66
Giới Thiệu Trong những năm gần đây, công nghệ CAD/CAM được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực từ cơ khí, nhựa, may mặc, giày da... Điều đó nói lên rằng vai trò của nó trong công cuộc cách mạng công nghiệp ngày càng có ý nghĩa trọng yếu. Theo khảo sát và nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy: sự có mặt của công nghệ CAD/CAM ngày nay đã giúp cho các nhà thiết kế và chế tạo giảm thiểu được hơn 50% thời gian, tăng năng suất sản xuất lên đến 45%. Hiện nay trên thế giới đã có hơn hàng trăm sản phẩm phần mềm CAD/CAM, tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất mà những nhà thiết kế và chế tạo có sự chọn lựa cho phù hợp với điều kiện cụ thể trong quá trình sản xuất. Phần mềm Proengineer của hãng PTC (Paramatric Technology Corp) là một trong những phần mềm CAD/CAM tiêu biểu đi đầu trong lĩnh vực cơ khí: thiết kế thông thường, khuôn, phân tích phần tử hữu hạn, lắp ráp, lập trình gia công cho máy phay từ 3 trục đến 5 trục, tiện, cắt dây đều có thể thực hiện trên Pro/E. Nhược điểm của Pro là khó học và khó sử dụng vì nó được thực hiện trên cửa sổ lệnh. Với mong muốn chia sẽ cho các bạn những kiến thức có được từ thực tiễn và học tập, tác giả biên soạn tập tài liệu này nhằm hướng dẫn cho các bạn có được một nền tảng vững chắc trong quá trình nghiên cứu phần mềm Pro/E. Vì phần mềm ProEngineer là phần mềm lớn gồm nhiều Module hỗ trợ cho quá trình thiết kế và sản xuất. Thời gian dành cho quá trình nghiên cứu và biên soạn tập tài liệu này còn hạn chế, tác giả chỉ dừng lại ở chương trình thiết kế cơ bản trong lĩnh vực cơ khí và khuôn mẫu. Mong rằng với tập tài liệu này sẽ giúp cho các bạn có

Su Dung Proe2001

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Su Dung Proe2001

Giới Thiệu

Trong những năm gần đây, công nghệ CAD/CAM được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực từ cơ khí, nhựa, may mặc, giày da... Điều đó nói lên rằng vai trò của nó trong công cuộc cách mạng công nghiệp ngày càng có ý nghĩa trọng yếu.

Theo khảo sát và nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy: sự có mặt của công nghệ CAD/CAM ngày nay đã giúp cho các nhà thiết kế và chế tạo giảm thiểu được hơn 50% thời gian, tăng năng suất sản xuất lên đến 45%.

Hiện nay trên thế giới đã có hơn hàng trăm sản phẩm phần mềm CAD/CAM, tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất mà những nhà thiết kế và chế tạo có sự chọn lựa cho phù hợp với điều kiện cụ thể trong quá trình sản xuất.

Phần mềm Proengineer của hãng PTC (Paramatric Technology Corp) là một trong những phần mềm CAD/CAM tiêu biểu đi đầu trong lĩnh vực cơ khí: thiết kế thông thường, khuôn, phân tích phần tử hữu hạn, lắp ráp, lập trình gia công cho máy phay từ 3 trục đến 5 trục, tiện, cắt dây đều có thể thực hiện trên Pro/E. Nhược điểm của Pro là khó học và khó sử dụng vì nó được thực hiện trên cửa sổ lệnh.

Với mong muốn chia sẽ cho các bạn những kiến thức có được từ thực tiễn và học tập, tác giả biên soạn tập tài liệu này nhằm hướng dẫn cho các bạn có được một nền tảng vững chắc trong quá trình nghiên cứu phần mềm Pro/E.

Vì phần mềm ProEngineer là phần mềm lớn gồm nhiều Module hỗ trợ cho quá trình thiết kế và sản xuất. Thời gian dành cho quá trình nghiên cứu và biên soạn tập tài liệu này còn hạn chế, tác giả chỉ dừng lại ở chương trình thiết kế cơ bản trong lĩnh vực cơ khí và khuôn mẫu. Mong rằng với tập tài liệu này sẽ giúp cho các bạn có được những kiến thức cơ bản nhất để từ những kiến thức cơ bản đó các bạn có thể nghiên cứu sâu hơn.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!!!!!!!!

Page 2: Su Dung Proe2001

BÀI 1.QUI TRÌNH THIẾT KẾ TRONG PRO2001

A.Tạo thư mục làm việc và sưa đường dẫn cho Pro2001, thiết lập thư mục công tác làm việc:

*Tạo Thư Mục Làm Việc

-Click vào biểu tượng My Computer trên Desktop, chọn ổ E và trong ổ này ta tạo một thư mục có tên HOC PRO, trong thư mục này ta tạo bốn thư mục con:

+Thiết Kế

+Lắp Ráp

+Gia Công

+Khuôn Mẫu

-Trong giáo trình này ta học 4 module như trên

*Sữa đường dẫn

-Click Right Mouse vào biểu tượng PRO2001 trên Desktop và sau đó chọn Properties xuất hiện hộp thoại. Trong mục Start in bạn sửa như hình sau: E:\HOCPRO

B.Khởi động ProEngineer2001 và thiết lập thư mục công tác làm việc:

*Có hai cách khởi động Pro/E

Page 3: Su Dung Proe2001

-Click đôi lên biểu tượng Pro2001 có trên nền Desktop

-Vào StartProgramPro2001. Màn hình Pro2001 xuất hiện

Giao diện Pro2001 gồm có: Một cửa sổ màu xanh Một thanh Standard Toobar Một thanh Menu Toolbar

*Thiết lập thư mục công tác làm việc

-Vào menu File Set Working DirectoryChọn thư mục thiết kế (Nếu bạn làm ở Module nào thì Set thư mục đó)

C.Làm việc tập tin trong PROENGINEER2001

1 Tạo đối tượng thiết kế mới:

Để tạo đối tượng thiết kế mới ta vào menu FileNew…(Ctrl+N) hoặc click vào nút lệnh

Create a new Object

Xuất hiện hộp thoại New

Page 4: Su Dung Proe2001

Các bạn thấy hàng loạt các đối tượng thiết kế được liệt kê. Tuy nhiên trong phần căn bản này chúng ta chỉ quan tâm đến những Module sau:

Part Solid(*.prt): Thiết kế các chi tiết ba chiều Assmbly Design(*.asm): Lắp ráp các cụm chi tiết lại với nhau Manufacturing NC Assembly(*.mfg): Gia công chi tiết Manufacturing Moule Cavity(*.mfg): Tách khuôn cho sản phẩm

Name: Nhập tên cho chi tiết hoặc chấp nhận mặc định

Use default template: Sử dụng thiết lập mặc định của PRO. Khi mới sử dụng bạn nên chọn mục này2.Lưu đối tượng: Để lưu một đối tượng bạn vào menu File Save …(CTR+N) hoặc click vào nút Save active object

xuất hiện hộp thoại ngay dưới thanh Toolbar bạn chỉ việc click vào nút

Nếu bạn Save nhiều lần thì trong thư mục làm việc của bạn sẽ xuất hiện nhiều phiên bản

3.Lưu đối tượng mới:

Để lưu đối tượng mới bạn vào File Save a CopyXuất hiện hộp thoại Save a Copy

Page 5: Su Dung Proe2001

Look in: Duyệt đến thư mục mới

Model Name: Tên mẫu được tạo bằng lệnh New

New Name: Nhập vào tên mới Tye: Lựa chọn định dạng để lưu(*.prt, *.iv, *.igs…) nhờ đó mà có thể tương tác với các phần mềm CAD/CAM khác.

4.Mở đối tượng đã tạo:

Để mở một đối tượng đã tạo, bạn vào menu FileOpen…(Ctrl+O) hoặc Click vào nút lệnh Open an

existing object Trong hộp thoại Open bạn cần chú ý những điểm sau đây: -Click nút Preview để xem trước các đối tượng cần mở -Do một tập tin có nhiều version(xem phần save) vì vậy nếu muốn hiển thị các version này bạn

click vào nút All version Nếu biết chính xác version muốn mở bạn có thể nhập trực tiếp số chỉ version này ngay sau tên đối tượng

-Nếu muốn mở một đối tượng chỉ để tham khảo(không chỉnh sửa) bạn click vào nút Open Rep…

5.Tạo một bản sao đối tượngTrong trường hợp bạn muốn lưu lại đối tượng ở một bước thiết kế nào đó, nếu dùng lệnh Save sau này muốn mở lại rất khó(vì không biết nó là phiên bản thứ mấy) Cho nên PRO/E cung cấp cho các

Page 6: Su Dung Proe2001

bạn một công cụ khác là lệnh Back up. Đối tượng được lưu bằng lệnh Back Up sẽ có cùng tên với đối tượng gốc và ở một thư mục khác do bạn chỉ định

Để sử dụng Back Up bạn làm như sauVào menu FileBack upchọn thư mục để chứa File Back UpClick Ok để kết thúc

lệnh

6.Đổi tên một đối tượng Khi dùng lệnh Save thì không thể thay đổi tên của nó(đã được đặt khi dùng lệnh New) cho

nên muốn đổi tên của đối tượng,bạn phải thực hiện trước khi lưu bằng lệnh Rename như sau:Vào menu File Rename,xuất hiện hộp thoại Rename,bạn nhập vào tên mới Click OK để kết

thúc lệnh

Chú ý :Nếu không thật sự cần thiết thì bạn không nên đổi tên

7.Xoá các đối tượng ra khỏi bộ nhớ

Khi ta đóng một cửa sổ có chứa một đối tượng trong PRO/E thì thực chất đối tượng ấy vẫn còn nằm trong bộ nhớ máy .Việc lưu đối tượng lại trong bộ nhớ máy như vậy có tiện lợi là bạn có thể mở lại đối tượng đó một cách nhanh chóng nhưng dần sẽ làm cho máy của bạn chậm lại.Do đó nếu thấy không cần thiết bạn có thể xoá nó hoàn toàn ra khỏi bộ nhớ máy bằng lệnh Erase như sau

Bạn vào FileErase

Current:Đóng và xoá khỏi bộ nhớ đối tượng hiện hành

Not Display…:Xóa tất cả những đối tượng còn nằm trong bộ nhớ

Click OK để kết thúc lệnh

Page 7: Su Dung Proe2001

8.Xóa phiên bản cũ

Như các bạn đã biết,mỗi khi dùng lệnh Save thì PRO/E không ghi đè lên File Cũ ma tạo ra một Version mới hơn.Do đó nếu thấy các Version cũ không cần thiết và để tiết kiệm không gian dĩa,bạn có thể xóa bớt các Version cũ này bằng cách sau

Vào Menu File Delte và chọn một hai trong tuỳ chọnOld Version :Xóa tất cả các phiên bản củ và chừa lại phiên bản mới nhất All Versions:Xóa tất cả các phiên bảnVới lựa chọn Old Version,các tập tin phải nằm trong thư mục đã được chỉ định là Working

DirectoryD.Những thao tác cơ bản khi sư dụng PRO/E20011Phóng to thu nhỏ đối tượng

Trong quá trình làm việc bạn có thể phóng to thu nhỏ đối tương theo các cách sau:

a.Giữ phím Ctrl và chuột trái kết hợp Drag chuột

b.Hoặc click vào biểu tượng Zom In và chọn khu vực cần phóng to

c.Hoặc click nút Zom out và click vào chi tiết

d.Xem ở trạng thái đầy mà hình bằng cách Click vào nút lệnh

2Xoay đối tượngNhấn phím Ctrl+chuột giữa và Drag chuột

Page 8: Su Dung Proe2001

3.Di chuyển đối tượng

Nhấn Ctrl+chuột phải và Drag chuột đến vị trí mong muốn

4.Hiển thị các đối tượng

Trong quá trình làm việc,Proengineer cho phép hiển thị đối tượng trong 4 cách sau

Wirefram:Hiển thị đối tượng trong Pro Engineer ở dạng khung dây

Hidden Line:Hiển thị đối tượng trong Pro EnGineer ở dạng nét khuất

No Hidden Line: :Hiển thị đối tượng trong Pro EnGineer không có nét khuất

Shade:Tạo tô bóng cho chi tiết

5Bật tắt các đối tượng chuẩn

HiddenLline Wirefram

No Hidden LineShade

Page 9: Su Dung Proe2001

Trong PRO/E các đối tượng như điểm,trục,mặt phẳng,được dùng để làm chuẩn trong quá trình thiết kế,tuy nhiên việc thể hiện các đối tượng chuẩn có thể gây ra khó khăn khi quan sát các đối tượng thiết kế nên bạn có thể bật tắt các đối tuợng này bằng các nut lệnh sau đây

Bật tắt các mặt phẳng chuẩn

Bật tắt các trục chuẩn

Bật tắt các điểm chuẩn

Bật tắt các gốc toạ độ

Tất cả các đối tượng chuẩn đều được bật Gốc toạ độ được bật

Gốc toạ độ và trục chuẩn được bật Các đối tượng chuẩn đều tắt

Page 10: Su Dung Proe2001

E.Thiết lập đơn vị đo1.Từ Menu Part chọn SetupUnits.Xuất hiện hộp thoại Units Manager

2.Chọn Systems of UnitsMikimeter Newton Second(mmNs) setđánh dấu kiểm ở hàng Interpert Exissting Numbers(Same Dime)

3.Set Dung Sai PROE:Từ menu part chọn Setup Accuracy(thông thường là 0.0001

Page 11: Su Dung Proe2001

B ÀI 2.LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG SKETCH

1Giới thiệu

Trong thiết kế, một vật thể dù đơn giản hay phức tạp đều được xây dựng từ những đối tượng cơ sở như điểm, đường, tiết diện…Với Pro/ENGINEER, hầu hết những đối tượng đó đều được tạo ra trong một môi trường riêng biệt gọi là môi trường Sketch (vẽ phác)

2Giao diện trong môi trường sketch

3Trình tự làm việc trong môi truờng sketch

Phác thảo sơ bộ tiết diện cần vẽ, không cần chính xác về kích thước.

Thêm các ràng buộc hình học (song song, vuông góc), ghi lại kích thước nếu cần thiết.

Hiệu chỉnh lại kích thước cho đúng với ý định thiết kế và kiểm tra lần cuối.

4. Các lệnh vẽ trong môi trường Sketch

a)Lệnh line

Dùng để vẽ đường thẳng.Trong Pro/E đường thẳng được chia làm 2 loại

Page 12: Su Dung Proe2001

Geometry: : vẽ hình học

Centerline : vẽ đường tâm

b)Lệnh RectangDùng để vẽ hình chữ nhật,các cạnh của hình chữ nhật không liên kết mà là những đoạn thẳng riêng biệt

c)Lệnh vẽ đường trònTrong Pro lệnh vẽ đường tròn chia làm hai loại-Solid:dùng để vẽ những đường tròn bình thường-Construction:dùng làm chuẩn để vẽ những đối tượng khác

Đường tròn trong PRO co thể vẽ theo các cách sau

Page 13: Su Dung Proe2001

Centerline and point:chọn một điểm làm tâm và một điểm khác để xác định bán kính

Concentric : đường tròn cần vẽ đồng tâm

với đường tròn hay cung tròn cho trước

Ellipse : vẽ hình elip bằng cách định tâm

elip

d) Lệnh ArcDùng để vẽ cung tròn.Các cung tròn trong Pro/E được vẽ theo các cách sau

3 Point or tangent : dùng khi chưa xác định

được tâm của cung tròn

Center and Endpoint : dùng khi đã biết được

tâm của cung tròn

Concentric arc:dùng để vẽ cung tròn đồng

tâm với đường tròn hoặc cung tròn

Conic : vẽ cung conicRho : thông số xác định dạng đường conic

0.05 – 0.5 : cung elip0.5 : cung parabol

0.5 – 0.95 : cung hyperbol

Page 14: Su Dung Proe2001

e) Lệnh Fillet

Dùng để nối hai đối tượng bởi một cung.Có thể chọn một trong hai cách sau đây

Circular : cung nối tiếp là cung tròn

Eliptical : cung nối tiếp là cung elip

f) Lệnh Spline

Dùng để vẽ những đường cong không đều.Thực hiện bằng cách chọn những điểm mà đường cong đi qua.Những điểm này gọi là control point.Khi muốn hiệu chỉnh spline, ta click and drag những điểm này để được đường spline như ý

g) Lệnh PointDùng để vẽ điểm

Trong thiết kế nâng cao, điểm được dùng làm cơ sở để xây dựng những bề mặt phức tạp

Ngoài ra điểm thường được dùng làm đại diện để ghi kích thước.

Page 15: Su Dung Proe2001

h) Lệnh Text Dùng để viết chữ trong môi trường Sketch.Chữ viết ra là một tiết diện kín

5.Các lệnh hỗ trợ trong quá trinh vẽ phác

5.1 Dynamically trim section entitiesDùng để xóa một hay nhiều đối tượng hình học được chọn

5.2 Trim entities (cut or extend) Lệnh này dùng cắt hoặc kéo dài 2 đối tượng để tạo ra góc giao giữa chúng

Page 16: Su Dung Proe2001

5.3 Divide Dùng để chia một đối tượng thành nhiều phân đoạn nhỏ hơn

Khi chia các đối tượng bạn không cần quan tâm đến vị trí chính xác của điểm chia vì mặc dù Pro/E tự động lên kích thước cho các phần được chia, bạn vẫn có thể chỉnh lại kích thước theo ý mình

5.4 Mirror Lệnh này dùng để lấy đối xứng những đối tượng được chọn qua một đường tâm

5.5 Copy Dùng để copy một hay nhiều đối tượng được chọn

-Click trái chuột vào để di chuyển đối tượng đến vị trí mới-Click trái chuột vào để thay đổi

độ lớn của đối tượng (hoặc nhập số trực tiếp vào ô Scale)Click trái chuột vào để thay đổi góc

quay của đối tượng (hoặc nhập trực tiếp vào ô Rotate)Ta có thể thay đổi vị trí của các điểm chuẩn bằng cách click phải chuột vào các điểm chuẩn và di chuyển đến vị trí mới sau đó click trái chuột để cố định điểm chuẩn mới

5.6 Sclae & Rotate Dùng để thay đổi vị trí, độ lớn và xoay đối tượng được chọnLệnh này thực hiện tương tự như lệnh Copy chỉ khác là những thay đổi xảy ra trực tiếp trên đối tượng gốc chứ không tạo ra đối tượng mới

Page 17: Su Dung Proe2001

6 Ràng buộc hình họcTrong khi vẽ phác, bạn có thể áp dụng các ràng buộc hình học cho các đối tượng được vẽ để hạn chế số lượng kích thước được ghi giúp cho việc hiệu chỉnh kích thước nhanh chóng và chính xác

Làm cho hai đối tượng song song với nhau

Làm hai đối tượng được chọn có cùng tọa độ

Làm cho một điểm nằm trên một đối tượng

Làm cho hai đoạn thẳng nằm trên cùng một phương

Làm đường xiên thành đường thẳng hoặc 2 điểm có cùng hoành độ

Làm cho đường xiên thành đường nằm ngang hoặc 2 điểm có cùng tung độ

Làm cho hai đối tượng được chọn vuông góc với nhau

Làm cho hai đối tượng tiếp xúc nhau

Làm cho hai đỉnh (vertices) đối xứng qua đường tâm

Page 18: Su Dung Proe2001

7 Ghi kích thước

Các kích thước do Pro/E đưa ra đủ để xác định độ lớn và vị trí đối tượng .Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thể hiện đúng ý tưởng thiết kế của ta.Vì vậy ta cần ghi lại kích thước để tiện cho việc quản lí và hiệu chỉnh sau này.Việc ghi kích thước phụ thuộc vào cách click chọn đối tượng bằng chuột.

7.1 Ghi kích thước khoảng cách

Click nút trái chuột (NTC) vào hai đối tượng hoặc hai điểm trên đối tượng, sau đó click nút giữa chuột (NGC) ở vị trí muốn đạt kích thước.

7.2 Ghi kích thước chiều dài

Chọn đoạn thẳng cần ghi kích thước rồi di chuyển chuột đến vị trí muốn đặt kích thước click NGC

7.3 Ghi KT bán kính đuờng tròn hay cung trònClick chọn đường tròn hay cung tròn rồi click NGC vào vị trí muốn đặt kích thước

7.4 Ghi kích thước đường kính đường trònClick chọn đường tròn 2 lần rồi di chuyển chuột đến vị trí muốn đặt kích thước click NGC

7.5 Ghi kích thước góc giữa hai đường thẳngClick NTC vào 2 đường thẳng rồi di chuyển chuột đến vị trí muốn đặt kích thước click NGC

7.6 Ghi kích thước góc của cung trònClick vào hai điểm cuối của cung, sau đó click vào một điểm trên cung tròn cuối cùng click NGC vào vị trí muốn đặt kích thước

7.7 Ghi kích thước cho tiết diện tròn xoayTrước tiên chọn cạnh của tiết diện, rồi chọn đuờng tâm, sau đó chọn cạnh đó một lần nữa, cuối cùng click NGC vào vị trí muốn đặt kích thước

8 Hiệu chỉnh kích thướcKhi bắt đầu vẽ phác trong Pro/E bạn chỉ cần vẽ đúng hình dáng tiết diện do đó sau khi vẽ xong, bạn phải tiến hành hiệu chỉnh lại kích thước cho đúng với yêu cầu thiết kế.Trong Pro/E có ba cách hiệu chỉnh một kích thước

1. Hiệu chỉnh kích thước động2. Hiệu chỉnh trực tiếp trên đối tượng3. Dùng hộp thoại Modify Dimension

8.1 Hiệu chỉnh kích thước độngDùng khi không cần con số kích thước chính xác mà chỉ cần thay đổi kích thước để thể hiện được ý đồ thiết kế.Ví dụ : đối với đường tròn, bạn có thể

- Click vào tâm để di chuyển đường tròn- Click vào một điểm trên đường tròn để thay đổi bán kính

Page 19: Su Dung Proe2001

8.2 Hiệu chỉnh trực tiếp trên đối tượng

Khi cần hiệu chỉnh 1 kích thước, ta double click vào con số kích thước trên màn hình và nhập vào con số kích thước mới

8.3 Sử dụng hộp thoại Modify Dimension

Cách này dùng để chỉnh sửa một loạt nhiều kích thước.Khi dùng hộp thoại này, nên bỏ tùy chọn Regenerate để tránh sự biến dạng quá mức tiết diện cần vẽ dẫn đến khó hiệu chỉnh những kích thước còn lại

8.4 Hộp thoại Reslove SketchHộp thoại này xuất hiện khi có sự trùng lặp các ràng buộc hoặc kích thước được ghi

- Undo : hủy kích thước vừa ghi- Delete : xóa một trong những kích thước gây ra sự trùng lặp- Dim > Ref : chuyển sang kích thước tham khảo- Explain : lựa chọn này để Pro/E đưa ra giải thích về sự xung đột kích thước

Page 20: Su Dung Proe2001

BÀI 3CÁC LỆNH THIẾT KẾ CƠ BẢN

3.1EXTRUDE3.1.1Khái niệm: Extrude là phương pháp xây dựng hoặc cắt vật thể từ tiết diện 2D thông qua phép đùn có phương vuông góc vơí mặt phẳng vẽ phác và tạo vơí nó một khoảng cách nhất định

3.1.2Các dạng Extrude

Extrude bình thường Extrude có chiều dày

Khi đùn vật thể dạng solid thì tiết diện phải kín và không cắt nhau.Đối với những trường hợp còn lại (đùn dạng surface, cắt vật thể, đùn hay cắt dạng thành mỏng) thì tiết diện có thể kín hoặc hở.

3.2Revolve

3.2.1Khái NiệmRevolve là phương pháp xây dựng vật thể hoặc cắt vật thể dạng tròn xoay bằng cách xoay một tiết diện theo một góc quanh một trục

Page 21: Su Dung Proe2001

3.2.2Các dạngRevolveRevolve dạng Solid 360º Revolve dạng Solid 270º

Revolve dạng Thicken270ºRevolve dạng Thicken360º

3.3 Sweep

3.3.1 Nguyên lí

Sweep xây dựng vậ thoặc cắt vật thể bằng cách quét một tiết diện theo một quĩ đạo cho trước

Page 22: Su Dung Proe2001

3.3.2Các dạng Sweep

Sweep thicken Sweep Solid

Sweep SurfaceSweep Cut

Ngoài ra nếu quĩ đạo khép kín ta còn có thể chia chúng thành 2 dạng khác

No Inn Fcs : tiết diện kín Adds Inn Fcs : tiết diện hở

3.4 Blend

3.4.1 Khái NiệmBlend dùng để tạo ra vật thể hoặc cắt bỏ một phần vật liệu bằng cách trùm qua nhiều tiết

diện cho trước và nằm cách nhau những khoảng cách cho trước

Page 23: Su Dung Proe2001

Sản phẩm lệnh Blend

3.4.2 Ba kiểu xây dựng vật thể bằng lệnh Blend

Theo vị trí tương đối của các tiết diện, vật thể Blend được tạo ra từ ba cách sau đâyParallel Blend : các tiết diện song song với nhauRotational Blend : các tiết diện hợp với nhau một góc quanh trục OyGeneral Blend : các tiết diện của vật thể xoay tương đối theo cả 3 trục Ox, Oy, Oz

Page 24: Su Dung Proe2001

BÀI4.CÁC LỆNH LÀM BIẾN DẠNG VẬT THỂ

4.1 Hole4.1.1 Khái niệm

Lệnh Hole dùng để tạo lổ.Các loại lỗ có thể tạo trong Pro/E bao gồm lổ thẳng, lổ bậc và các loại lỗ ren tiêu chuẩn trên

vật thể đã có4.1.2 Vị trí đặt lổ

Để tạo được chi tiết lổ trong Pro/E trước tiên ta phải xác định chính xác vị trí của lổ.Vị trí này được xác định qua hai đối tượng tham chiếu sauF Primary : bề mặt đặt lổF Secondary : có thể là một trong các kiểu sau đây

LinearLổ tạo ra cách 2 cạnh hay 2 mặt phẳng một

khoảng do ta chỉ định

CoaxialĐường tâm lổ nằm trên một trục cho trước

RadialLổ tạo ra cách đối tượng tham chiếu một khoảng được chỉ định và xoay một góc so

với mặt phẳng tham chiếu khác

DiameterLổ tạo ra nằm trên đường tròn có đường

kính cho trước và xoay một góc so với mặt phẳng tham chiếu

Page 25: Su Dung Proe2001

4.2 RibDùng để tạo ra những gân trợ lực – một kết cấu thường gặp trong cơ khí dùng để tăng độ

cứng vững ngăn ngừa sự uốn cong của chi tiếtMặt dù trong một số trường hợp đơn giản, bạn có thể dùng lệnh Extrude để tạo gân nhưng tốt

nhất bạn nên dùng lệnh Rib vì hai lí do sau đây -Với lệnh Rib, bạn chỉ cần vẽ đường giới hạn bên ngoài của gân chứ không cần phải vẽ toàn bộ tiết diện gân như Extrude -Extrude không thể vẽ gân cho bề mặt không thẳng (tròn xoay hoặc cong bất kì)

4.3 Draft4.3.1 Khái niệm

Lệnh Draft dùng để thay đổi hình dáng của vật thể bằng cách quay những bề mặt được chọn

quanh một cạnh (hoặc một mặt phẳng) khác một góc từ -30o đến 30o

4.3.2 Các dạng Draft trong Pro/ENGINEER

Base Feature Base Draft

Split Draft Variable Draft

Page 26: Su Dung Proe2001

4.3.3 Các thông số cần định nghĩa trong Draft

Draft surfaces : các mặt phẳng muốn áp dụng lệnh Draft

Excld Loop : các đối tượng không bị biến dạng khi áp dụng lệnh draft

Pull direction : đối tượng làm chuẩn khi xác định góc xoay

Draft angle : là góc hợp bởi Draft surfaces và Pull direction có giá trị từ -30o đến 300

4.4 Round

4.4.1 Giới thiệu

Thông thường các chi tiết được chế tạo ra đều có các góc lượn, cung tròn tại phần giao nhau của các bề mặt hay tại các góc, đỉnh của chi tiết.Việc tạo ra các phần bo tròn này có nhiều nguyên nhân : tăng tính thẩm mĩ về kiểu dáng, giảm sự tập trung ứng suất, tăng tính công nghệ khi chế tạo.4.4.2 Các dạng Round trong Pro/ENGINEER

Trong Pro/E việc bo tròn được thực hiện bằng lệnh Round theo một trong bốn cách sau đây.

Constant Radius Variable Radius

Full Round

Through Curve

Page 27: Su Dung Proe2001

4.5 Chamfer

Corner chamfer Edge chamfer

4.6 ShellLệnh Shell dùng để làm rỗng phần bên trong của vật thể bằng cách xóa bỏ các mặt được

chọn và định độ dày của các mặt còn lại

BÀI5.

Page 28: Su Dung Proe2001

CÁCH TRUY NHẬP VÀO CÁC LỆNH TẠO KHÔI CƠ BẢN

5.1Lệnh Extrude:Từ Menu Manager ta làm theo hướng dẫn như hình sau

Sau đó ta chỉ cần chọn mặt phẳng để vẽ tiết diện đùn

5.2Lệnh Revolve

Tương Tự như trên ta chọn

Trong mục PlanPick hoặc Query Sel ta chọn mặt phẳng để vẽ tiết diện xoayThoát môi trương

SketchGóc độ xoay

5.3Lệnh Sweep

Page 29: Su Dung Proe2001

Nếu ta chưa có đường dẫn thì ta chọn mục Sketch traj nếu đã có đường dẫn trước đó thì ta chọn

Select traj

5.4Lệnh Blend

BÀI 6.

CÁCH TRUY NHẬP CÁC LỆNH BIẾN DẠNG CHI TIẾT

6.1Lệnh tạo lỗ

Page 30: Su Dung Proe2001

6.2Lệnh Round

6.3Lệnh Chamfer

BÀI 7

LẮP RÁP

Page 31: Su Dung Proe2001

7.1khái niệmMôi trường Assembly dùng để lắp ráp những chi tiết riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh hay một cơ cấu máy nào đó.7.2 Các ràng buộc vị trí trong Assembly7.2.1 Mate

Ràng buộc Mate dùng để tạo ra sự đồng phẳng cho hai bề mặt

Trong ràng buộc Mate còn có tùy chọn Mate Offset dùng để ghép 2 bề mặt song song và cách nhau 1 khoảng nhất định

7.2.2 AlignRàng buộc Align dùng để ràng buộc hai bề mặt đồng phẳng, hai trục đồng trục hoặc hai điểm

trùng khớp nhau

Align offset : định khoảng cách giữa hai bề mặt song song nhauChú ý : khi dùng Mate và Align thì hai đối tượng phải giống nhau

7.2.3 InsertRàng buộc Insert dùng để lồng một bề mặt tròn xoay vào một bề mặt tròn xoay khác

Page 32: Su Dung Proe2001

7.2.4 Coord SysRàng buộc này tạo sự trùng khớp hệ trục tọa độ của hai chi tiết

7.2.5 Edge On SrfRàng buộc Edge On Srf tạo nên sự tiếp xúc của một bề mặt với một cạnh

7.2.6 AngleRàng buộc Angle dùng để chỉ định góc xoay của một chi tiết với một chi tiết khác và chỉ có

tác dụng khi trước đó bạn đã áp dụng kiểu ràng buộc Align

Chú ý : việc lắp ráp được coi là hoàn chỉnh khi Pro/E đưa ra thông báo “Full Constraned”

BÀI 8.GIA CÔNG

Page 33: Su Dung Proe2001

Pro Engineer là phần mềm không chỉ tạo mẫu cho chi tiết mà nó còn hỗ trợ cho quá trình gia công sản xuấtt chi tiết.Trong trường hợp này thì các bạn phải tạo mẫu trước khi thực hiện quá trình gia côngĐể gia công sản phẩm bạn phải thực hiện hàng loạt các quá trình sau:

Tạo Manufacturing Model Cài đặt hệ đơn vi Gọi chi tiết gia công Tạo Phôi Chọn máy và thiết lập gốc toạ độ chi tiết gia công Chọn khả năng công nghệ cho phù hợp với việc sản xuất sản phẩm Chọn chế độ cắt Chọn mặt phẳng Retract Chọn mặt gia công Mô phỏng đường chạy dao Kiểm tra việc gia công Xuất chương trình NC

Các khả năng công nghệ của Pro Engineer Volume :phay thể tích Local mill:phay những phần còn lại của bước nguyên công trước đó Surface Milling:phay mặt cong Face:phay hết mặt mặt của phôi Profile:phay các mặt bên Pocketing:phay mặt bên và mặt đáy Trajectory:phay theo đường dẫn Holemaking;gia công lỗ Thread:phay ren Engraving:khắc chữ Plunge:phay thô kiểu khoét Rounghing:phay thô Reroughing:phay thô lại Finishing:phay tinh Tuy nhiên trong giới hạn của giáo trình này tôi chỉ dừng lại ở những bước công nghệ sau: Volume :phay thể tích Pocketing:phay mặt bên và mặt đáy Trajectory:phay theo đường dẫn Holemaking:gia công lỗ

Lập trình gia công chi tiết như hình sau

Page 34: Su Dung Proe2001

Công việc đầu tiên của chúng ta là thiết kế được chi tiết với bản vẽ như trên.

Page 35: Su Dung Proe2001

8.1Tạo file cho quá trình gia côngVào FileNewManufacturingNC AssemblyName:Gia_CongOK8.2Thiết lập hệ đơn vịTừ Menu MannagerManufactureSetupUnitsmillimeter Newton Second(mmNs)SetOK8.3Gọi chi tiết gia côngTừ Menu ManagerManufacture AssembleRef ModelChọn chi tiếtOKDone Return8.4Tạo phôi gia côngTừ Menu ManagerManufactureMfg ModelCreateWorkpeiceĐặt tên PhôiProtrusionExtrudeSolidDoneOne Side( hoặc Both Side tuỳ thuộc vào chi tiết mà chúng ta chọn cho phù hợp để thuận lợi trong quá trình làm việc với Proe) Query SelChọn mặt dưới hoặc mặt dưới chi tiết chi tiết để làm mặt phẳng vẽ phác tiết diện phôi

Chọn mặt trên của chi tiết làm mặt phẳng vẽ phác tiết diện của phôi sau đó thoát khỏi môi trường sketch và đùn kích thước phôi bằng với kích thước của chi tiết gia công.Ta chọn kiểu đùn kích thước cho phôi là up to surface và chọn mặt dưới hoặc mặt trên của chi tiết làm mặt phẳng cần đùn tới.

Lưu ý với các bạn là phôi chúng ta tạo ra có màu xanh lá cây

Page 36: Su Dung Proe2001

8.5Chọn máy và thiết lập gốc toạ độ chi tiết gia công

Từ Menu ManagerMfg SetupXuất hiện hộp thoại Operation SetupClick vào biểu tượng

(Nếu chúng ta đã tạo gốc toạ độ chi tiết gia công trong quá trình thiết kế chi tiết thì khi click vào biểu tượng này ta chỉ việc chọn nó thế là xong.Còn ở đây chưa tạo,do dó muốn thiết lập ta dựa vào phôi )createQuery SelChọn vào phôiAccept3planesDone(Gốc toạ được tạo bởi ba mặt phẳng giao nhau) Chọn Rightchấp nhậnFrontchấp nhậnChọn mặt trên chi tiếtXuất hiện gốc toạ độ với các hướng khác nhau(Không phù hợp với gốc toạ độ trên máy CNC)

Do đó công việc của chúng ta là phải định hướng lại các trục sau cho phù hợp,bàng cách click vào câu lệnh Revious và Reverse và xác định trục thêo qui tắc bàn tay phải trên máy CNC

Page 37: Su Dung Proe2001
Page 38: Su Dung Proe2001

8.6Chọn bước công nghệPhân tích chi tiết gia công Đối với chi tiêt như hình minh hoạ như trên ta cần thực hiện 4 nguyên công

Phay biên dạng ngoài với chiều sâu là 5mm băng Phương pháp trajectory hoặcVolume Phay biên dang ngoài Với biên dạng 3mm bằng trajectory hoặc là Volume Phay hốc hình chữ nhật bằng pp Volume hoặc Phay rãnh bằng pp trajectory

8.6.1Phay biên dạng 5mm bằng phương pháp trajectoryTừ menu ManagerManufactureNC SquenceTrajectoryDoneCheck vào ô name,Tool,Parameters,Retract, DoneĐặt tên cho bước nguyên côngxuất hiện hộp thoại Tool setup ta khai báo thông số dao như hình sau:

Sau đó chọn Done trên cửa sổ lệnhThiết lập mặt phẳng lùi dao như hình sau

Page 39: Su Dung Proe2001

Click InsertEdgeDoneCheck vào mục Start Hight(Gia công nhiều Pass theo phương dọc trục dao) DoneQuery SelChọn từng cạnh dưới theo biên dạng ngoàiDone selDoneOkeyXác định biên dạng cắt(ở đay tôi chọn Left) DoneQuery selChọn mặt trên chi tiết để xác định Chiều sâu cắt và nó sẽ xác định chính xác số pass cần gia côngAppceptDone Return

Sau đó Click chọn Build cut Approachlead in(Xây dựng chế độ vào dao) Chọn điểm đầu của pass thứ nhất chấp nhậnChọn hướng ra chi tiếtnhập bán kính vào dao 60chấp nhậnExitLead out(chế độ ra dao) đê hướng mặc định(Vì vào như thế nào thì ra như thế đó) DoneDone CutOkay

Mô Phỏng đường chạy daoClick chọn Play path Creen play

8.6.2Phay biên dạng 5mm bằng volume+Từ menu ManagerManufactureNC SquencevolumeDonecheck vào các ô trống sau:Name(Tên bước công nghệ),Parametes(Thông số công nghệ của nguyên công),Retract(mặt phẳng lùi dao hay còn gọi là mặt phẳng chuyển vùng gia công),Volume(thể tích gia công) DoneĐặt tên bước công nghệchấp nhậnxuất hiện hộp thoại dao cụ.Ở đây tôi chọn dao phay ngón có đường kính là 8Click ok để thoát khỏi hộp thoại dao cụSau đó ta chọn set(trong trình đơn sổ dọc)để thiết lập thông số công nghệ cho quá trình gia công.

Page 40: Su Dung Proe2001

+Hình Minh hoạ

+Chọn thông số công nghệ như hộp thoại sau:

+Sau khi thiết lập thông số công nghệ ta chọn DoneThiết lập mặt phẳng RetractOkCreat Volume để tạo thể tích gia côngĐặt tên cho thể tích gia công Chấp nhậnSketch(tạo phôi bằng phương pháp đùn)

Page 41: Su Dung Proe2001

+Hình minh hoạ

Chọn mặt trên chi tiết để vẽ tiết diện của thể tích cần gia công

+Thoát môi trường Sketch ta nhập chiều cao cho thể tích là 5mm.Sau đó mô phỏng đường chạy dao xem có hợp lý hay không nếu không hợp lý ta có thể định nghĩa lai đường chạy dao bằng cách Click vào Seq SetupParametersThiết lập thông số công nghệ lại cho phù hợp

Page 42: Su Dung Proe2001

8.6.3Phay biên dạng ngoài 3mmĐôi với biên dạng 3mm ta cũng có thể gia công bằng phương pháp Trajectory hoặc bằng phương pháp volume+Phay bằng phương pháp trajectoryCách truy nhập vào phương pháp phay bằng trajectory như sau:Từ Menu ManuafactureMachiningNC SequenceTrajectoryDoneName,Tool,Parameters,Retract.Done+Hình Minh Họa

+Đặt tên cho nguyên công

+Sau đó chúng ta chọn bước công nghệ ,dao cụ, tốc độ cắt, mặt phẳng lùi dao giống như nguyên công trên. Ở đây tôi chọn dao có đường kính là 8,chế độ cắt theo hình sau:

Page 43: Su Dung Proe2001

+Tương tự như phay biên dạng 5mm ta chọn cạnh để làm đường dẫn cho quá trình gia côngTa vào insert chọn edgeDoneStart hight(Gia công nhiều lớp theo phương dọc trục dao) DoneChọn cạnh ở biên dạng 3mm

Chấp nhận hướng cắt DoneLeft(Hiệu chỉnh bán kính dao) Okey+Sau đó chọn mặt phẳng trên của chi tiết để hê thống tự động tính toán bước cần gia công theo phương dọc trục daoChú ý:Trong thông số gia công nếu chúng ta không chọn mục Step_depth thì hệ thống sẽ gia công một pass với chiều sâu cắt là 3mm Mô phỏng đường chạy dao

Page 44: Su Dung Proe2001

+Phay bằng phương pháp VolumeTruy nhập vào phương pháp gia công bằng VolumeVào MachiningNC sequenceVolumeDoneChọn Name,Tool,Parameters,volumeDoneĐặt tên cho bước công nghệ

+Hình Minh Hoạ

Page 45: Su Dung Proe2001

+Chọn daocụ(D8), chế độ cắt, mặt phẳng lùi dao,tưới nguội,mặt phẳng an toàn,tốc độ trục chính theo hình sau:

Tạo thể tích gia công bằng phương pháp đùn

Page 46: Su Dung Proe2001

+Chọn mặt trên của chi tiết để vẽ phác tiết diện hốc có chiều sâu 3mm sau đó thoát môi trường vẽ phác và nhập chiều cao đùn bằng chiều sâu thiết kế Done ReturnPlay pathScreen play mô phỏng đường chạy dao

8.6.4Phay Hốc Hình Chữ nhật bằng phương pháp Volume+Truy nhập vào phương pháp gia công bằng Volume:Vào MachiningNC sequenceVolumeDoneChọn Name,Tool,Parameters,volumeDoneĐặt tên cho bước công nghệ

+Hình Minh Họa

Page 47: Su Dung Proe2001

+Chọn daocụ(D8), chế độ cắt, mặt phẳng lùi dao,tưới nguội,mặt phẳng an toàn,tốc độ trục chính theo hình sau:

+Tạo thể tích gia công bằng phương pháp đùn+Hình Minh Họa

Page 48: Su Dung Proe2001

+Chọn mặt trên của chi tiết để vẽ phác tiết diện hốc kín có chiều sâu có chiều sâu 6mm sau đó thoát môi trường vẽ phác và nhập chiều cao đùn bằng chiều sâu thiết kế Done ReturnPlay pathScreen play mô phỏng đường chạy dao

+Gia công hai rãnh bằng phương pháp trajectoryCách truy nhập vào phương pháp phay trajectoryTừ Menu ManuafacturingMachiningNC SequenceTrajactoryDoneName,Tool,Parameters,RetractDone

+Hình Minh Họa

Page 49: Su Dung Proe2001

+Đặt tên cho cho bước công nghệ

+Chọn dao,chế độ cắt ,mặt phẳng Retract,tưới nguội

+Sau khi thiết lập thiết lập thông số công nghệ click vào Done xuất hiện hộp thoại customize.ở đây chung ta không chọn là edge nữa mà chọn là curve

Page 50: Su Dung Proe2001

Xác định hướng cắt,vì chúng ta gia công theo đường dẫn nên ở đây chúng ta chọn là None(Ăn theo tâm dao)

Để gia công rãnh thứ 2 ta chọn insert tiếp trên hộp thoại Customize,sau đó chọn curve thứ 2.Tương tự như các bước ở trên ta sẽ gia công được 2 rãnh.Click Ok trên hộp thoại customize để mô phỏng qua trình gia công

Page 51: Su Dung Proe2001

8.6.5Gia công lỗTruy nhập vào lệnh gia công lỗ +Từ menu manuafactureMachiningNC SequenceNew NC SequenceHolemakingDoneDeepConst peckDoneDoneDặt tên(Gia công lỗ)Chọn kiểu dao khoan Thiết lập chế độ cắtDoneXuát hiện hộp thoại HolesetChọn tất cả các lỗOKPlay Path Creen play+Hình Minh Họa

+Chọn dao,chế độ cắt ,mặt phẳng Retract,tưới nguội

Page 52: Su Dung Proe2001

Chấp nhận các thiết lập như trên,sau dó click vào Done và chọn các lỗ như hình bên dưới

Chọn các lỗ và thiết lập chiều sâu cần khoanMô phỏng

8.6.6 Xuất chương trình gia công

+Xuất từng nguyên công -Truy nhập như sau:Từ Menu ManuafactureCL DataNC SquenceChọn nguyên công cần xuấtFileMCD FileDoneĐặt tên chương trình gia côngClick okDoneUNCX01.P12Done outputDone Return

Page 53: Su Dung Proe2001

+Xuất tất cả chương trình-Truy nhập như sau:Từ Menu ManuafactureCL DataOperationSelect setCreateĐặt tên chương trìnhChọn tất cả các nguyên côngDone selChọn tên chương trình mà ta đặt tên trước đóFileMCD FileDoneĐặt tên chương trìnhOKDoneChọn UNCX01.P12.Chương trình xuất ra có dạng .tap

Page 54: Su Dung Proe2001

CHƯƠNG TRINH GIA CÔNGPHAY HAI RÃNHN5 G71

Page 55: Su Dung Proe2001

N10( / MFG0001)N15 G0 G17 G99N20 G90 G94N25 G0 G49N30 T1 M06N35 S3000 M03N40 G0 G43 Z30. M08 H1N45 X-37. Y3.314N50 Z5.N55 G1 Z3. F800.N60 X-11.686 Y-22. Z-1.N65 Z30.N70 G0 X-37. Y3.314N75 Z4.N80 G1 Z2. F800.N85 X-11.686 Y-22. Z-2.N90 Z30.N95 G0 X-37. Y3.314N100 Z3.N105 G1 Z1. F800.

N110 X-11.686 Y-22. Z-3.N115 Z30.N120 G0 X-37. Y3.314N125 Z2.N130 G1 Z0. F800.N135 X-11.686 Y-22. Z-4.N140 Z30.N145 G0 X-37. Y3.314N150 Z1.N155 G1 Z-1. F800.N160 X-11.686 Y-22. Z-5.N165 Z30.N170 G0 Y-5.029N175 Z5.N180 G1 Z3. F800.N185 X-37. Y20.284 Z-1.N190 Z30.N195 G0 X-11.686 Y-5.029N200 Z4.N205 G1 Z2. F800.

N210 X-37. Y20.284 Z-2.N215 Z30.N220 G0 X-11.686 Y-5.029N225 Z3.N230 G1 Z1. F800.N235 X-37. Y20.284 Z-3.N240 Z30.N245 G0 X-11.686 Y-5.029N250 Z2.N255 G1 Z0. F800.N260 X-37. Y20.284 Z-4.N265 Z30.N270 G0 X-11.686 Y-5.029N275 Z1.N280 G1 Z-1. F800.N285 X-37. Y20.284 Z-5N290 Z30.N295 M30%

Page 56: Su Dung Proe2001

CHƯƠNG TRÌNH GIA CÔNG KHOANN5 G71N10( / MFG0001)N15 G0 G17 G99N20 G90 G94N25 G0 G49N30 T2 M06N35 S250 M03N40 G0 G43 Z30. H2N45 X37.392 Y7.N50 G83 X37.392 Y7. Z-11.803 Q1. R2. F80.N55 X27. Y1.N60 X16.608 Y7.N65 Y19.N70 X27. Y25.N75 X37.392 Y19.N80 G80N85 G0 Z30.N90 M30