23
1 So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 / Nguyễn Thị Mai Hương ; Nghd. : TS. Ngô Huy Cương MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………… 1 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................... ……………………………. 2 Chương 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ… 9 1.1. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.. ........................................................................ 9 1.2. Khái niệm giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ .......................................................... ……………………………. 9 1.3. Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ ...................................... …………………………… 13 Chương 2 – THOẢ THUẬN VÀ CÁC THÀNH TỐ CỦA THOẢ THUẬN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ… 20 2.1 Khái niệm về sự thoả thuận theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ ................................................... …………………………… 20 2.2. Các thành tố của thoả thuận .................... …………………………… 21 Chương 3 – HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ .. …... 47 3.1. Hình thức hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.. 47 3.2. Nội dung của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ… 53 Chương 4 - ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG………… 60 4.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam………. 60 4.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ...... …… 67 4.3. Nhận xét điều kiện hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật …tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38498/1/...trọng cho việc hình thành và phát triển các

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 / Nguyễn Thị Mai Hương ; Nghd. : TS. Ngô Huy Cương

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………… 1 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................... ……………………………. 2 Chương 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ… 9 1.1. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ..

........................................................................ 9

1.2. Khái niệm giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật

Hoa Kỳ .......................................................... ……………………………. 9

1.3. Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

và pháp luật Hoa Kỳ ...................................... …………………………… 13

Chương 2 – THOẢ THUẬN VÀ CÁC THÀNH TỐ CỦA THOẢ THUẬN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ… 20 2.1 Khái niệm về sự thoả thuận theo pháp luật Việt Nam và pháp

luật Hoa Kỳ ................................................... …………………………… 20

2.2. Các thành tố của thoả thuận .................... …………………………… 21

Chương 3 – HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ .. …... 47 3.1. Hình thức hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.. 47

3.2. Nội dung của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ…

53

Chương 4 - ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG………… 60 4.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam……….

60

4.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ ...... …… 67

4.3. Nhận xét điều kiện hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

2

và pháp luật Hoa Kỳ ..................................... ................................... ……. 79

Chương 5 – NHỮNG KIẾN NGHỊ RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHẾ ĐỊNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ .......................... …… 88 5.1. Kiến nghị về khái niệm “hợp đồng dân sự” trong Bộ luật dân sự

năm 2005 ........................................................ …………………………. 88

5.2. Kiến nghị về hình thức của hợp đồng theo quy định của Bộ luật luật

sự Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng dân sự do có vi phạm về hình thức..

89

5.3. Kiến nghị về quy định thời điểm giao kết hợp đồng dân sự và hiệu

lực của hợp đồng dân sự ............................... ………………………........ 92

5.4. Kiến nghị về rút, huỷ bỏ đề nghị giao kết đồng của bên đề nghị…… 94

5.5. Kiến nghị các trường hợp chấm dứt hiệu lực của đề nghị giao kết

hợp đồng ........................................................ …………………………… 95

5.6. Kiến nghị quy định về sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất..

95

5.7. Kiến nghị về độ tuổi tham gia giao kết hợp đồng trong một số lĩnh

vực nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích công cộng ................ ……. 96

KẾT LUẬN ................................................... ................................... ……. 99 Tài liệu tham khảo ............................................................................. …….101

3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Tác giả nhận thấy các quy định về giao kết hợp đồng là cơ sở quan

trọng cho việc hình thành và phát triển các quan hệ hợp đồng. Trong phạm

vi nghiên cứu của chương trình đào tạo cao học, tác giả chọn đề tài “So sánh

chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ”

vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, khi bắt đầu được tìm hiểu các quy định về giao kết hợp đồng

trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, tác giả đã thực sự cảm thấy hứng

thú và nghĩ đến việc nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các quy định về giao kết hợp

đồng ở Việt Nam.

Thứ hai, sự hiểu biết và kinh nghiệm của tác giả về giao kết hợp đồng ở Việt Nam chưa vững vàng nhưng trong thực tiễn tác giả thấy hàng ngày, hàng

giờ biết bao giao dịch được diễn ra mà cũng chưa thể hình dung hết được tính

phức tạp chúng khi được điều chỉnh theo các quy định của pháp luật Việt Nam

hiện hành.

Thứ ba, việc chọn đề tài “So sánh chế định giao kết hợp đồng theo

pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ” sẽ là cơ hội tốt nhất giúp tác giả

nghiên cứu sâu hơn về chế định giao kết hơp đồng của Việt Nam trên cơ sở

đối chiếu, so sánh với pháp luật Hoa Kỳ về các quy định tương ứng và các

quy định khác biệt. Việc tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ sẽ giúp tác giả hiểu biết

sâu sắc hơn về đặc trưng của hệ thống pháp luật của nước này cũng như

pháp luật thông lệ về hợp đồng.

2. Tình hình nghiên cứu về so sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.

Hiện nay, có một số công trình nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam

và pháp luật Hoa Kỳ, trong đó có lĩnh vực hợp đồng và có giá trị khoa học

trong nghiên cứu và phát triển luật học, đầu tiên phải kể đến sách tham khảo

“Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu

vực và thế giới” do TS Phạm Duy Nghĩa (2001) cùng một số nhà khoa học

4

khác viết (NXB Chính trị Quốc gia). Ngoài ra, một số luận án, bài viết, một

số sách và giáo trình khi viết về giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

có so sánh với pháp luật các nước trong đó có Hoa Kỳ, như luận án tiến sỹ

luật học của Nguyễn Vũ Hoàng (2008) với đề tài “Pháp luật Việt Nam về

giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài” hoặc

sách “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của TS Nguyễn

Ngọc Khánh (2007), NXB Tư pháp, Hà Nội…v.v. Tuy nhiên, với phạm vi

so sánh rộng hoặc chỉ dừng lại ở một số quy định tiêu biểu nên hiện tại chưa

có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về so sánh giữa Việt Nam và Hoa

Kỳ về giao kết hợp đồng. Như vậy, để có cái nhìn tổng quan và chuyên sâu

hơn về chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam với pháp luật

Hoa Kỳ, tác giả hy vọng rằng bằng công sức đóng góp của mình sẽ giải

quyết được những vấn đề còn bỏ ngỏ trên.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

Để có cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn về chế định giao kết hợp đồng

của pháp luật Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu so sánh pháp luật của Hoa

Kỳ, nhận diện những mặt tiến bộ và phù hợp của pháp luật Việt Nam để tiếp tục duy trì và phát huy, đồng thời kiến nghị, đề xuất các điểm mới tiến bộ

theo pháp luật Hoa Kỳ và vận dụng một cách phù hợp trong điều kiện pháp

luật Việt Nam hiện nay, tác giả tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan

đến giao kết hợp đồng, các quy định của hai nước về các điều kiện và trình

tự giao kết hợp đồng và các nội dung khác có liên quan chặt chẽ đến quá trình giao kết hợp đồng như hình thức và nội dung của hợp đồng, điều kiện

có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, vì lần đầu tiên tác giả tiếp cận nghiên

cứu theo một hướng mới còn khó khăn, trong khi điều kiện về thời gian và

trình độ còn hạn chế, nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, bất

cập và hạn chế. Chính vì vậy, tác giả rất mong nhận được mọi ý kiến phê

bình và đóng góp của các chuyên gia.

Trân trọng cảm ơn!

5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ

1.1. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.

1.1.1. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

Pháp luật hợp đồng Việt Nam trải qua các thời kỳ hình thành và phát

triển với các quan điểm và khái niệm khác nhau về hợp đồng. Khái niệm

hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 1995, được quy định tại Điều 395 theo

đó: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay

đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sư”. Khái niệm này vẫn được giữ

nguyên theo Bộ luật dân sự năm 2005, nhưng mang một ý nghĩa bao quát

cho tất cả các loại hợp đồng trong lĩnh vực đời sống sinh hoạt, kinh doanh,

thương mại và lao động, theo đó khái niệm “hợp đồng kinh tế” không còn

tồn tại nữa. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật hiện hành đã thể hiện đầy đủ

hơn bản chất của hợp đồng, đó là sự thoả thuận giữa các bên mà sự thoả

thuận đó làm phát sinh quan hệ giữa các bên trong hợp đồng.

1.1.2. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ.

Thuật ngữ hợp đồng (contract) được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau

theo pháp luật Hoa Kỳ thể hiện nguồn gốc thông luật (commom law) được du nhập từ nước Anh. Nhìn chung, hợp đồng là một hoặt nhiều lời hứa mà

việc thực hiện những lời hứa đó luật pháp quy định thừa nhận như là những

nghĩa vụ, nếu vi phạm thì pháp luật sẽ có những chế tài nhất định. Bản chất

của hợp đồng là sự thoả thuận hay lời hứa có hiệu lực bắt buộc. Sự thoả

thuận hay lời hứa có thể làm hoặc không làm một hoặc một số hành vi nhất

định. Tuy nhiên, không phải tất cả các lời hứa và sự thoả thuận đều là hợp

đồng. Lời hứa hay sự thoả thuận là hợp đồng chỉ khi pháp luật chấp nhận có

hiệu lực.

Như vậy, về bản chất, khái niệm hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ về

cơ bản không khác so với khái niệm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam khi

thừa nhận sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng và quy định chỉ khi

6

những thoả thuận đó có hiệu lực bắt buộc thì mới coi là hợp đồng. Nhưng về

thuật ngữ thì pháp luật Việt Nam có dùng cụm từ “hợp đồng dân sự”, còn

pháp luật Hoa Kỳ cũng như nhiều nước khác trên thế giới dùng thuật ngữ

“hợp đồng” (contract). Thêm vào đó, hợp đồng của Hoa Kỳ mang đặc

điểm chung của hệ thống luật thông lệ, trong khi quan điểm hợp đồng

của luật Việt Nam mang đặc điểm của hệ thống dân luật, nên trong một

số trường hợp, theo pháp luật nước này là hợp đồng mà pháp luật nước

kia không được coi là hợp đồng.

1.2. Khái niệm giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.

Giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và giao kết hợp đồng theo

pháp luật Hoa Kỳ bao gồm tập hợp các quy định pháp luật điều chỉnh quá

trình thiết lập quan hệ hợp đồng giữa các bên chủ thể, là quá trình các bên

thoả thuận với nhau để xác lập quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

1.3. Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.

1.3.1. So sánh chung về pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo

pháp luật Việt Nam và theo pháp luật Hoa Kỳ.

Sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về luật hợp đồng mang tính

hệ thống và thể hiện mối liên hệ giữa luật chung - Bộ luật dân sự và luật

chuyên ngành – các luật và nghị định có liên quan. Với pháp luật Hoa

Kỳ, sự điều chỉnh của nó thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật liên bang

và bang. Tuy nhiên, không giống như pháp luật Việt Nam là hệ thống

pháp luật thực định thì nguồn của pháp luật Hoa Kỳ chủ yếu là án lệ.

Nhìn chung, pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt

Nam và pháp luật Hoa Kỳ mang tính linh hoạt và phong phú đa dạng

nhưng thể hiện đặc trưng riêng theo pháp luật mỗi nước. Để thấy được sự

so sánh tổng quát như trên, dưới đây là phần trình bày các quy định của

pháp luật Hai nước về giao kết hợp đồng.

1.3.2. Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam.

1.3.1.1. Bộ luật dân sự năm 2005.

7

Bộ luật dân sự năm 2005 được thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 mang

tính điều chỉnh chung cho các quan hệ hợp đồng trong giai đoạn giao kết.

1.3.1.2. Các luật chuyên ngành.

Các luật chuyên ngành quy định việc giao kết hợp đồng trong từng lĩnh

vực cụ thể dựa trên cơ sở luật gốc là Bộ luật dân sự. Mỗi lĩnh vực tương ứng

với luật điều chỉnh riêng, có thể kể đến như Luật thương mại, Luật đầu tư

năm 2005; Luật đất đai năm 2003; Luật doanh nghiệp năm 2005; Luật giao

dịch điện tử năm 2005; Luật kinh doanh bảo hiểm 2000; Luật xây dựng;

Luật nhà ở; Luật giao dịch bảo đảm; Luật chứng khoán; Luật đấu thầu…v.v.

và toàn bộ hệ thống các văn bản dưới luật trong lĩnh vực có liên quan.

1.3.1.3. Mối quan hệ giữa Bộ luật dân sự và các luật chuyên ngành.

Giữa Bộ luật dân sự và các luật chuyên ngành có mối liên hệ gắn bó

nhau thể hiện ở chỗ bổ sung cho nhau. Bộ luật dân sự có vai trò là bộ luật

gốc, còn luật chuyên ngành có quy định điều chỉnh về các trường hợp cụ thể.

Nếu luật chuyên ngành không có quy định thì áp dụng Bộ luật dân sự.

1.3.3. Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ.

1.3.2.1. Tuyển tập về luật hợp đồng (Restatements of contracts).

Tuyển tập luật hợp đồng là một trong những công trình của Viện

nghiên cứu luật Hoa Kỳ quan tâm nhiều đến các nguyên tắc cơ bản trong

giao kết hợp đồng cũng như vấn đề hiệu lực của hợp đồng. Những nội dung

chính liên quan đến giao kết hợp đồng được thể hiện trong tuyển tập như chế

định về lời hứa, đề nghị và chấp nhận đề nghị, hiệu lực của hợp đồng... tuy

không mang giá trị như các quy định của pháp luật thành văn tại các nước

theo hệ thống dân luật nhưng lại có thể được trích dẫn trong các quy định

của toà án, là cơ sở để tìm ra những quyết định quan trọng trong những vụ

việc tương tự.

1.3.2.2. Bộ luật thương mại chuẩn thống nhất Hoa Kỳ.

Bộ luật thương mại chuẩn thống nhất Hoa Kỳ là tuyển tập các án lệ

điều chỉnh những vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại, mua bán và

cho thuê hàng hoá. Bộ luật chia thành 11 điều, trong đó tập trung về điều

8

chỉnh giao kết hợp đồng tại Điều 1 (những quy định chung) và Điều 2 (mua

bán hàng hoá).

CHƯƠNG 2 : THOẢ THUẬN VÀ CÁC THÀNH TỐ CỦA THOẢ THUẬN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ

2.1. Khái niệm về sự thoả thuận theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.

Pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ đều thừa nhận thoả thuận là

yếu tố cơ bản của hợp đồng, thể hiện bản chất của hợp đồng, qua đó thể

hiện sự thống nhất ý chí của các bên. Về cơ bản, những yêu cầu của thoả

thuận làm phát sinh hiệu lực hợp đồng theo pháp luật hai nước cũng có

nhiều quan điểm tương đồng nhau. Quan điểm về sự thoả thuận chính vì

vậy mà có thể phân biệt được với hợp đồng. Thoả thuận không đồng nghĩa

với hợp đồng, nhưng hợp đồng thì đương nhiên là thoả thuận, vì hợp đồng

bao hàm sự thoả thuận. Sự thoả thuận chỉ được coi là hợp đồng nếu nó có

đầy đủ những yếu tố cơ bản của hợp đồng.

2.2. Các thành tố của sự thoả thuận.

2.2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng.

2.2.1.1. khái niệm, bản chất đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.

Bản chất của khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đều khẳng định là hành vi pháp lý đơn phương

thể hiện ý định giao kết hợp đồng của bên đề nghị với bên được đề nghị.

2.2.1.2. Điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng.

Pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật Việt Nam có điểm chung về điều kiện

để coi một trường hợp là đề nghị giao kết hợp như ý định giao kết hợp

đồng rõ ràng, đề nghị có tính xác định và được truyền đạt tới bên được đề

nghị một cách cụ thể. Tuy nhiên, mỗi điều kiện có một số nội dung không

hoàn toàn giống nhau. Với các điều kiện đó theo pháp luật hai nước đều có

thể dễ dàng thấy sự phân biệt giữa đề nghị giao kết hợp đồng với các hành

9

vi mang tính chất là lời mời giao kết như bày bán hàng hoá để bán, bán đấu

giá, mời thầu, quảng cáo, trưng bày, thông báo phát hành trái phiếu, cổ

phiếu…v.v.

2.2.1.3. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng.

Thời điểm bắt đầu hiệu lực của đề nghị.

Tương tự quy định về thời điểm bắt đầu có hiệu lực của đề nghị giao

kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, pháp luật Hoa Kỳ cũng quy định

thời điểm hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng được xác định từ thời

điểm đề nghị được gửi tới người nhận. Đề nghị không thể có hiệu lực trước khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Ngoài ra, hiệu lực của đề nghị

có thể theo sự thoả thuận của các bên.

Thời điểm hết hiệu lực của đề nghị.

Vấn đề hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ

liên quan đến quyền được tự do rút lại hoặc huỷ bỏ đề nghị giao kết đồng

trước khi đề nghị được chấp nhận. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam lại

hạn chế quyền này của bên đề nghị. Những trường hợp khác dẫn tới mất

hiệu lực của đề nghị theo pháp luật Hoa Kỳ như đối tượng chính liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng không còn, nội dung đề nghị phạm pháp,

bên đề nghị chết hoặc mất năng lực hành vi trước khi đề nghị được chấp

nhận trừ trường hợp đồng với hợp đồng tuỳ chọn (option contract).

2.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

2.2.2.1 khái niệm, bản chất của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt

Nam và pháp luật Hoa Kỳ đều có cùng bản chất, phản ánh ý chí chủ quan

của bên được đề nghị nhất trí với toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp

đồng. Cũng giống như đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao

kết hợp đồng là hành vi pháp lý đơn phương nhưng nó là sự đáp lại của bên

được đề nghị với bên đề nghị về chấp nhận giao kết hợp đồng.

2.2.2.2. Điều kiện của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

10

Pháp luật Việt nam và pháp luật Hoa Kỳ về cơ bản có điểm chung về

yêu cầu đối với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đó là chấp nhận toàn

bộ nội dung đề nghị và thông báo trả lời chấp nhận được gửi đi đúng thời

hạn trả lời nhưng xuất phát từ điều kiện khác nhau của mỗi nước mà có sự

quy định cụ thể khác nhau. Pháp luật Hoa Kỳ có khái niệm“counter offer”

có ý nghĩa không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mà là

một cách huỷ bỏ đề nghị. pháp luật Hoa Kỳ không có ngoại lệ nào cho việc

thông báo đến muộn để được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

như pháp luật Việt Nam đã quy định. Pháp luật Hoa Kỳ quy định khác nhau

giữa hợp đồng song vụ và đơn vụ về hình thức thể hiện chấp nhận đề nghị.

Theo pháp luật Việt Nam, ở một vài khía cạnh cũng gián tiếp có một số

quy định tương tự. Pháp luật hai nước đều không thừa nhận sự im lặng là

chấp nhận giao kết hợp đồng trừ khi hai bên có thoả thuận sự im lặng là

chấp nhận giao kết hợp đồng.

2.2.2.3. Hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Thời điểm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hiệu lực.

Pháp luật Việt Nam quy định chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có

hiệu lực kể từ thời điểm bên đề nghị nhận được thông báo chấp nhận đề nghị

trong khi đó pháp luật Hoa Kỳ lại có quy định thời điểm có hiệu lực của trả

lời chấp nhận đề nghị theo đó thông báo trả lời chấp nhận đề nghị được coi

là có hiệu lực kể từ thời điểm thông báo đó được gửi đi (mail box rule).Tuy

nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này theo pháp luật Hoa Kỳ cũng có một số

hạn chế

Trường hợp các bên trao đổi trực tiếp với nhau bằng lời nói thì hiệu

lực của chấp nhận đề nghị theo pháp luật Hoa Kỳ được xác định từ thời

điểm bên đề nghị nghe được thông báo chấp nhận đề nghị, trong khi đó,

pháp luật Việt Nam xác định từ thời điểm bên đã thoả thuận về nội dung

của hợp đồng.

Rút thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Pháp luật Việt Nam cho phép bên được đề nghị được quyền rút thông

báo trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trước khi nó có hiệu lực, còn pháp

11

luật Hoa Kỳ chưa bao giờ đặt ra vấn đề rút thông báo chấp nhận giao kết

hợp đồng một khi nó đã được gửi đi.

CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ.

3.1. Hình thức hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.

3.1.1. Những vẫn đề chung về hình thức hợp đồng.

Hình thức hợp đồng là sự thể hiện ra bên ngoài sự thoả thuận của các

bên trong việc làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Hình

thức được thể hiện dưới dạng lời nói (hay còn gọi là hợp đồng miệng), hình

thức bằng văn bản và hình thức được thể hiện bằng hành vi cụ thể.

3.1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về hình thức hợp đồng.

Nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ là khi

pháp luật không quy định hợp đồng phải giao kết bằng một hình thức nhất

định thì hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng

hành vi cụ thể.

Pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ quy định hình thức văn bản

được áp dụng với hợp đồng liên quan đến bất động sản, hoặc do tính chất đặc

thù của một số loại hợp đồng trong dân sự, thương mại.

Luật hợp đồng Hoa Kỳ chấp nhận hợp đồng chỉ cần có chữ ký của một

bên có nghĩa vụ thì hợp đồng đó vẫn có giá trị pháp lý. Còn pháp luật Việt

Nam quy định rõ hợp đồng bằng văn bản phải có chữ ký của hai bên mới

được coi là đã giao kết.

Đối với hợp đồng điện tử, pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ

đều thừa nhận hình thức pháp lý của hợp đồng này có giá trị như hợp đồng

12

bằng văn bản, do vậy, ngoài những quy định riêng biệt do tính đặc thù của

loại hợp đồng điện tử thì các quy định khác đối với hợp đồng văn bản truyền

thống cũng được áp dụng đối với hợp đồng điện tử.

Về giá trị pháp lý của hình thức hợp đồng. Pháp luật Việt Nam quy

định trong các trường hợp hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của

hợp đồng nên nếu các bên không tuân thủ hình thức về hợp đồng thì hợp

đồng đó sẽ vô hiệu. Pháp luật Hoa Kỳ cũng thừa nhận hình thức văn bản của

hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong một số trường hợp nhưng cách xử lý hợp đồng vô hiệu khác với pháp luật Việt Nam.

3.2. Nội dung của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.

Tương tự như pháp luật Việt Nam, pháp luật Hoa Kỳ cũng không quy

định cụ thể nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng, do đó các bên được tự

do thoả thuận những cũng phải đảm bảo tính hợp pháp. Nhưng hệ thống luật

thông lệ cũng như pháp luật Hoa Kỳ vì ít những điều khoản tuỳ nghi, nên

nội dung của hợp đồng phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên khi giao kết

hợp đồng. Trong khi đó, theo pháp luật Việt Nam, nếu các bên không thoả

thuận hoặc thoả thuận không rõ ràng thì những điều khoản tương ứng được

quy định trong luật thực định được áp dụng.

Quy định về hợp đồng mẫu, pháp luật hai nước có một số điểm quy

định tương đối giống nhau nhằm hạn chế quyền củan bên chủ động đưa ra điều khoản giao kết bất lợi cho bên kia do vị thế bất bình đẳng giữa các bên.

Trong việc giải thích, xác định nội dung các điều khoản của hợp đồng, về

nguyên tắc chung, pháp luật hai nước dựa vào ý chí chung của hai bên để

giải thích hợp đồng.

CHƯƠNG 4: ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG.

13

4.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

4.1.1. Điều kiện về chủ thể.

Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp người tham gia giao dịch là cá nhân, thì bản thân người đó phải

có năng lực hành vi dân sự tức là người có khả năng bằng hành vi của mình

xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Người có năng lực hành vi dân

sự đầy đủ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, tức là người thành niên theo

quy định của pháp luật Việt Nam. Năng lực hành vi dân sự của người chưa

thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi. Chủ thể này tuy được

coi là có năng lực hành vi dân sự nhưng không đầy đủ mà chỉ một phần.

Trường hợp người tham gia hợp đồng là pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình

khi thực hiện quan hệ giao kết hợp đồng phải thông qua một cá nhân cụ thể

với tư cách đại diện cho tổ chức đó. Việc đại diện có thể đại diện theo pháp

luật hoặc đại diện theo uỷ quyền.

4.1.2. Điều kiện về mục đích và nội dung của hợp đồng.

Để bảo vệ trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể

khác cũng như đảm bảo sự an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự, pháp luật

Việt Nam quy định điều kiện trên xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong giao

kết hợp đồng là tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái đạo đức,

pháp luật.

Pháp luật Việt Nam quy định mục đích và nội dung của hợp đồng

không vi phạm điều cấm của pháp luật tức là không vi phạm những quy định

của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc các chủ thể được làm những điều mà

pháp luật không cấm.

4.1.3. Điều kiện về sự tự nguyện của người tham gia hợp đồng.

Điều kiện này xuất phát từ nguyên tắc “tự nguyện, bình đẳng, thiện

chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng’’ trong pháp luật về giao kết hợp

đồng của Việt Nam. Các trường hợp hợp đồng được xác lập do giả tạo,

nhầm lẫn, do bị lừa dối, đe doạ hoặc trong tình trạng chủ thể bị hạn chế năng

lực hành vi dân sự đều bị vô hiệu.

14

4.1.4. Điều kiện về hình thức.

Hình thức của hợp đồng chỉ được coi là điều kiện có hiệu lực của hợp

đồng trong trường hợp pháp luật có quy định. Nhưng với các quy định hiện

hành về hình thức của hợp đồng còn có nhiều cách hiểu khác nhau về điều

kiện hình thức của hợp đồng.

Theo một số quan điểm về quy định tại đoạn cuối khoản 2, Điều 401,

Bộ luật dân sự hợp đồng vi phạm về hình thức mà hình thức đó là điều kiện

có hiệu lực của hợp đồng sẽ chưa có giá trị pháp lý nhưng không thể bị coi

vô hiệu ngay, việc hợp đồng chưa có giá trị pháp lý không có nghĩa là hợp

đồng vô hiệu. . Hợp đồng vi phạm về hình thức chỉ vô hiệu nếu sau đó khi

một hoặc các bên không thực hiện đúng quy định về hình thức của hợp đồng

trong một thời hạn theo quyết định của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, các bên có thể khắc phục lỗi hình thức của hợp đồng để làm cho

hợp đồng có giá trị pháp lý nếu yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có

thẩm quyền can thiệp.

Tuy nhiên, theo một quan điểm khác khi lý giải về khoản 2, Điều 410 đó

là việc một hợp đồng khi vi phạm quy định về hình thức mà pháp luật quy định,

hợp đồng này không bị vô hiệu, nó vẫn có giá trị đối với các bên trong hợp

đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng này vô hiệu. Nhưng, vấn

đề để ngỏ là chưa xác định những trường hợp pháp luật có quy định khác là

những trường hợp nào.

4.2. Điều kiện có hiệu lực theo pháp luật Hoa Kỳ.

4.2.1. Thoả thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng (Đề nghị và

chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng).

Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là

một yếu tố không thể thiếu của hợp đồng và được coi là điều kiện có hiệu

lực của hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ. Như vậy, cần sự tồn tại của đề

nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với những

điều kiện của nó mới đảm bảo có sự tồn tại của hợp đồng.

15

4.2.2. Năng lực chủ thể giao kết hợp đồng.

4.2.2.1. Tuổi chịu trách nhiệm pháp lý và vấn đề năng lực hợp đồng của người chưa thành niên.

Để phù hợp với Hiến Pháp liên bang Hoa Kỳ, các bang đều ban hành

các luật mới quy định độ tuổi của người thành niên là dưới mười tám tuổi.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự khác nhau giữa các bang về yêu cầu độ tuổi của

người thành niên để tham gia các giao dịch thuộc một số lĩnh vực như liên

quan tới việc sử dụng đồ uống có cồn và hoạt động điều khiển phương tiện

mô tô.

4.2.2.2. Hợp đồng giao kết với người bị mất hoặc hạn chế nhận thức.

Hợp đồng do người bị mất khả năng nhận thức tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ mất khả năng nhận thức hoặc có bị tuyên bố là mất trí hay không mà toà án tuyên là vô hiệu. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng một bên đã lợi dụng tình trạng say xỉn hoặc tình trạng hạn chế khả năng nhận thức của người khác thì sẽ bị từ chối trả lại lợi ích đối ứng. Đối với người bị tuyên bố là mất hoàn toàn khả năng nhận thức thì họ không có năng lực giao kết hợp đồng. Do đó, bất kỳ một hợp đồng nào do họ giao kết đều vô hiệu.

4.2.3. Thống nhất ý chí giữa các bên.

Theo pháp luật Hoa Kỳ, những trường hợp hợp đồng được giao kết thể hiện sự vi phạm nguyên tắc thống nhất ý chí như hợp đồng giao kết do có sự lừa dối, gian lận; do nhầm lẫn, hiểu lầm, do có sự ép buộc hoặc lạm dụng ảnh hưởng. Những hợp đồng này có thể bị coi là hợp đồng vô hiệu.

4.2.4. Nghĩa vụ đối ứng (consideration).

Nghĩa vụ đối ứng hay còn gọi là nghĩa vụ đền bù hoặc cân nhắc lợi ích (consideration) là một khái niệm đóng vai trò quan trọng trong luật hợp đồng thể hiện đặc trưng của truyền thống luật thông lệ để nói tới một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, là sự trả giá của bên được hứa để đổi lấy lời hứa của bên đưa ra lời hứa mà sự trả giá đó có thể là sự có lợi cho bên đưa ra lời hứa hoặc bất lợi cho bên được hứa. Quan điểm này gắn liền với thuyết mặc cả (bargain theory). Yêu cầu của nghĩa vụ đối ứng là phải được đưa ra trong quá trình mặc cả, phụ thuộc vào lời hứa được nhận; liên quan đến một cái gì

16

đó có giá trị nhưng không đòi hỏi phải tương đương với giá trị có được từ lời hứa; nghĩa vụ đối ứng phải hợp pháp.

Sự tồn tại của nghĩa vụ đối ứng đã phủ nhận quan hệ tặng cho tài sản không phải là quan hệ hợp đồng theo hệ thống thông luật trong khi ở các nước theo hệ thống dân luật đây lại là quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, nguyên tắc nghĩa vụ đối ứng không có giá trị áp dụng một cách tuyệt đối trong mọi trường hợp. Pháp luật Hoa Kỳ cũng có những ngoại lệ cho những thoả thuận không có nghĩa vụ đối ứng nhưng thoả thuận vẫn có hiệu lực.

4.2.5. Tính hợp pháp của hợp đồng.

Theo pháp luật Hoa Kỳ, tính hợp pháp của hợp đồng được xác định dựa

trên nội dung, mục đích của hợp đồng và được coi là điều kiện cơ bản để hợp

đồng có hiệu lực. Những hợp đồng được xác lập với mục đích và nội dung bất

hợp pháp sẽ không đảm bảo hiệu lực của hợp đồng. Những hợp đồng bất hợp

pháp được xác định bao gồm:

- Hợp đồng tham gia các hoạt động bất hợp pháp như hoạt động tội

phạm hoặc gây thiệt hại cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

- Hợp đồng bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật: Hợp đồng

trả giá cao, hợp đồng cá cược, hợp đồng liên quan đến hoạt động không có

giấy phép, hợp đồng trái đạo đức và hợp đồng ngày chủ nhật (thực hiện vào

ngày chủ nhật).

Tính trái đạo đức xã hội trong hợp đồng thể hiện một quan hệ hợp

đồng giữa hai hoặc nhiều bên không cân bằng hoặc có một bên yếu thế trong

quá trình đàm phán hoặc mặc cả nên đã cam kết hợp đồng hoặc một số điều

khoản không thoả đáng, thiếu lương tâm.

- Những thoả thuận trái với chính sách công cộng bao gồm thoả thuận

gây cản trở sự công bằng (Obstruct justice); thoả thuận cản trở dịch vụ công

cộng; thoả thuận lừa dối trong hoạt động tín dụng; thoả thuận trốn tránh

nghĩa vụ pháp lý; thoả thuận kiềm chế thương mại;…v.v.

4.2.6. Điều kiện về hình thức.

Đặc điểm nổi bật của việc đòi hỏi hình thức hợp đồng theo pháp luật

Hoa Kỳ được thể hiện ở chỗ nhằm hướng tới vấn đề chứng cứ hơn là hiệu

17

lực hợp đồng. Theo đó, sự vi phạm về hình thức là cơ sở để toà án từ chối

giải quyết khi một hoặc các bên yêu cầu. Hình thức thể hiện bằng văn bản có

giá trị là chứng cứ để chứng minh cho sự giao kết và tồn tại hợp đồng giữa

các bên. Như vậy, trong trường hợp các bên không có hợp đồng bằng văn

bản thì sẽ không có cơ sở để chứng minh quan hệ hợp đồng và do đó sẽ

không thể yêu cầu toà án giải quyết. Các bên sẽ tự giải quyết với nhau. Tuy

nhiên, trong một số trường hợp, toà án một số bang sẽ xem xét hiệu lực của

hợp đồng để bắt buộc thi hành.

4.3. Nhận xét điều kiện hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.

4.3.1. Quy định về điều kiện chủ thể.

Pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ đều có quy định độ tuổi từ 18 tuổi trở

lên đối với một cá nhân để có năng lực chủ thể giao kết hợp đồng. Ngoài ra,

theo pháp luật Hoa Kỳ trong một số trường hợp thuộc một số lĩnh vực nhất

định độ tuổi có quy định khác như sử dụng đồ rượu hay chất kích thích có

cồn hoặc điều khiển phương tiện mô phải từ hai mươi mốt tuổi là một điểm khác biệt so với pháp luật Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ đều cho phép người dưới mười tám

tuổi được giao kết những hợp đồng mà nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt

cần thiết hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Nhưng điểm khác biệt là trong một

số trường hợp hợp đồng người chưa thành niên theo pháp luật Hoa Kỳ giao

kết vẫn có hiệu lực trong khi pháp luật Việt Nam không có quy định này, ví

dụ như giao kết hợp đồng vì lợi ích công cộng.

Với người mất năng lực hành vi dân sự theo pháp luật Việt Nam và

theo pháp luật Hoa Kỳ thì mọi giao dịch do họ tham gia đều không có hiệu

lực pháp lý.

4.3.2. Điều kiện về nội dung và mục đích của hợp đồng

Pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ đều yêu cầu mục đích và nội

dung của hợp đồng phải hợp pháp, không trái với đạo đức xã hội mặc dù

quan niệm cụ thể về tính hợp pháp và đạo đức mỗi nước không giống nhau.

Bên cạnh đó, pháp luật Hoa Kỳ lại xác định cụ thể nhiều loại hợp đồng vô

18

hiệu do xâm phạm lợi ích công cộng hoặc do yêu cầu thực hiện vào ngày

chủ nhật trong khi pháp luật Việt Nam không có quy định này.

4.3.3. Điều kiện về sự tự nguyện theo pháp luật Việt Nam và sự

thống nhất ý chí theo pháp luật Hoa Kỳ.

Pháp luật hai quốc gia đều coi sự lừa dối, gian lận, sự nhầm lẫn, hiểu

lầm, sự ép buộc, đe doạ là sự vi phạm thống nhất ý chí giữa các bên trong

hợp đồng. Hậu quả pháp lý do vi phạm điều kiện trên giữa hai nước quy

định về cơ bản là không thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng. Tuy nhiên,

tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có quy định khác nhau, như trường hợp hai

bên giao kết mà trong đó có ít nhất một bên nhầm lẫn thì theo pháp luật Việt

Nam hợp đồng đó sẽ vô hiệu. Với pháp luật Hoa Kỳ không phải lúc nào có

sự nhầm lẫn đều dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Do có sự phân biệt giữa sự

nhầm lần của một bên và nhầm lẫn hai bên, nên theo pháp luật Hoa Kỳ, hợp

đồng có sự nhầm lẫn của một bên ít khi bị tuyên vô hiệu, còn hợp đồng hai

bên nhầm lẫn thường bị tuyên vô hiệu do nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của

hợp đồng. Pháp luật Hoa Kỳ còn quy định trong trường hợp lạm dụng ảnh

hưởng là sự vi phạm điều kiện thống nhất ý chí giữa các bên trong giao kết hợp đồng. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam chưa đề cập đến trường hợp

này.

4.3.4. Điều kiện về hình thức.

Pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ đều quy định một số loại hợp đồng phải được lập bằng một hình thức nhất định để đảm bảo hợp đồng có

hiệu lực. Tuy nhiên, tư duy pháp lý về hình thức hợp đồng giữa hai nước có

điểm khác nhau như quy định về yêu cầu chữ ký của các bên trong hợp

đồng, pháp luật Hoa Kỳ không yêu cầu bắt buộc phải có chữ ký của hai bên

mới coi là hợp đồng được giao kết trong khi pháp luật Việt Nam lại quy định

rõ hợp đồng bằng văn bản phải có chữ ký của bên mới được coi là đã giao

kết. Về hậu quả pháp lý của hợp đồng do vi phạm về hình thức theo pháp

luật Việt Nam, sự vi phạm hình thức dẫn đến hợp đồng vô hiệu và do vậy

coi như hợp đồng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa

vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, nhưng theo pháp luật Hoa

19

Kỳ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, hợp đồng bằng văn bản mang ý

nghĩa là chứng cứ hơn là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

4.3.5. Điều kiện về nghĩa vụ đối ứng, đề nghị và chấp nhận đề nghị

theo pháp luật Hoa Kỳ.

Theo pháp luật Hoa Kỳ, nghĩa vụ đối ứng là điều kiện đặc trưng để có

hiệu lực của hợp đồng trong khi pháp luật Việt Nam cũng như các nước theo

hệ thống dân luật không tồn tại khái niệm này. Điều này xuất phát từ quan

điểm, tư tưởng rất khác nhau giữa hai hệ thống pháp luật. Cũng chính vì vậy

mà trong nhiều trường hợp theo pháp luật Việt Nam được ghi nhận là hợp

đồng nhưng theo pháp luật Hoa Kỳ thì không coi là hợp đồng, ví dụ như hợp

đồng tặng cho.

Bên cạnh đó, quy định về điều kiện nghĩa vụ đối ứng cũng tạo ra một

số hợp đồng mà ở Việt Nam không thừa nhận là hợp đồng, ví dụ như hợp

đồng tiền hôn nhân. Đó là thoả thuận trước khi hai bên nam nữ kết hôn về

những nghĩa vụ đền bù trong thời kỳ hôn nhân mà luật về hôn nhân không

quy định.

Trong khoa học pháp lý về hợp đồng của Việt Nam không đặt ra vấn

đề điều kiện về đề nghị và chấp nhận đề nghị để hợp đồng có hiệu lực mà

vấn đề này được nhìn nhận dưới góc độ của quá trình giao kết hợp đồng

hình thành sự thoả thuận giữa các bên. Còn đối với pháp luật Hoa Kỳ, đề

nghị và chấp nhận đề nghị vừa là yếu tố của hợp đồng vừa là điều kiện của hợp đồng.

CHƯƠNG 5: NHỮNG KIẾN NGHỊ RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHẾ ĐỊNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT

NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ.

5.1. Kiến nghị về khái niệm “hợp đồng dân sự” trong Bộ luật dân sự năm 2005.

Tác giả đồng ý với quan điểm đề xuất của một số chuyên gia khác về

việc sửa đổi thuật ngữ “hợp đồng dân sự” thành “hợp đồng” trong lần sửa

đổi, bổ sung Bộ luật dân sự đợt tới vì bản chất pháp lý của thuật ngữ “hợp

20

đồng dân sự” theo Điều 388, Bộ luật dân sự năm 2005 là hợp đồng bao quát

các loại hợp đồng mang tính chất “dân sự”. Hơn nữa, thực tế do quan niệm

truyền thống về sự phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế, nên

trong tư duy nhận thức của nhiều người vẫn chưa thể hình dung hết được ý

nghĩa thực sự của một khái niệm “hợp đồng” nói chung trong dân sự nếu nó

được diễn đạt bằng thuật ngữ “hợp đồng dân sự”. Kham thảo luật hợp đồng

các nước trên thế giới, trong đó có pháp luật Hoa Kỳ cho thấy thuật ngữ

“hợp đồng” được dùng để ám chỉ hợp đồng trong các lĩnh vực dân sự. Chính

vì vậy, việc dùng cụm từ “dân sự” đi kèm theo hợp đồng để nói tới hợp đồng

nói chung là không cần thiết, thậm chí tạo ra nhận thức sai cho nhiều người

tham gia vào quan hệ hợp đồng.

5.2. Kiến nghị về hình thức của hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam và hiệu lực của hợp đồng dân sự do có vi phạm về hình thức.

Tác giả kiến nghị hoàn thiện quy định về hình thức hợp đồng theo

hướng: một mặt thừa nhận quyền tự do hình thức của các bên trong giao

dịch, mặt khác nhằm siết chặt trật tự pháp lý, đảm bảo an toàn trong giao dịch giữa các bên cũng như đảm bảo lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng

trong mối hài hoà với lợi ích của cá nhân, tổ chức. Theo đó, cần quy định rõ

trong luật thực định những quy định về hình thức của hợp đồng liên quan

đến bất động sản cần phải là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

5.3. Kiến nghị về quy định thời điểm giao kết hợp đồng dân sự và hiệu lực của hợp đồng dân sự.

Kiến nghị quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự theo quy

định của Bộ luật dân sự Việt Nam theo hướng loại bỏ quy định tại khoản 4,

Điều 404, Bộ luật dân sự để cho phù hợp và tránh xảy ra những bất cập

trong thực tiễn về việc xác định thời điểm giao kết của hợp đồng. Theo

hướng đó, chỉ cần áp dụng quy định chung về thời điểm giao kết hợp đồng

theo quy định tại khoản 1, Điều 404, Bộ luật dân sự.

21

5.4. Kiến nghị về rút, huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị.

Kiến nghị xem xét lại quy định này trên cơ sở tham khảo quy định của

Hoa Kỳ để đảm bảo quyền tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng, tránh

gây những thiệt hại mà bên đề nghị có thể dự phòng được. Có lẽ quy định

của pháp luật Hoa Kỳ về quyền tự do rút đề nghị sẽ là quy định phù hợp hơn

với thực tiễn, có tính khả thi cao và có thể vận dụng vào pháp luật hợp đồng

ở Việt Nam cho lần sửa đổi tới của Bộ luật dân sự về giao kết hợp đồng.

5.5. Kiến nghị về các trường hợp chấm dứt hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng.

Để tăng thêm tính khả thi và phù hợp của quy định về chấm dứt hiệu

lực của đề nghị giao kết hợp đồng, cần thiết có sự điều chỉnh và bổ sung

một trường hợp tại Điều 394 là “những trường hợp khác theo quy định của

pháp luật”.

5.6. Kiến nghị quy định về sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất.

Để đảm bảo về ý nghĩa điều kiện chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, theo tác giả, Điều 395 sẽ rõ ràng và rứt khoát hơn nếu như được quy

định là “trong trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng có nêu điều

kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới”.

5.7. Kiến nghị về độ tuổi tham gia giao kết hợp đồng trong một số lĩnh vực nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích công cộng.

Nghiên cứu pháp luật giao kết hợp đồng Hoa Kỳ cho thấy nhiều trường

hợp vì bảo vệ lợi ích công cộng mặc dù điều kiện giao kết không đảm bảo

hiệu lực của hợp đồng nhưng vẫn được thừa nhận. Trong khi đó, pháp luật

Việt Nam thiếu vắng các quy định này mà thường chỉ mang tính nguyên tắc

chung. Chính vì vậy, tác giả kiến nghị các quy định về giao kết hợp đồng đối

với hợp đồng vì lợi ích công cộng, thừa nhận hợp đồng mặc dù vi phạm một

số điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nhưng xem xét vì lợi ích xã hội nhiều

hơn thì vẫn có thể thừa nhận cho thi hành. Ngoài ra, cần xem xét một số lĩnh

vực giao dịch có tính chất đặc biệt thì có thể quy định độ tuổi cao hơn mức

22

quy định chung của pháp luật để được coi là đủ tư cách chủ thể để tham gia

giao kết hợp đồng.

KẾT LUẬN

Cùng đối tượng điều chỉnh là quan hệ giao kết hợp đồng, pháp luật

Việt Nam và pháp luât Hoa Kỳ đều có cách tiếp cận và điều chỉnh có điểm

chung với nhau cũng tương tự nhưng pháp luật các nước khác. Nhưng điều

đáng nói ở đây là điểm chung của hai nền pháp luật xuất phát từ hai luồng tư

tưởng pháp luật khác nhau, thuộc hai hệ thống pháp luật khác nhau tồn tại

độc lập cùng các hệ thống pháp luật khác trên thế giới. Nếu như pháp luật

Hoa Kỳ thuộc hệ thống luật thông lệ thì pháp luật Việt Nam thuộc hệ thống

pháp luật xã hội chủ nghĩa nhưng riêng lĩnh vực dân sự nói chung, hợp đồng

nói riêng chịu sự ảnh hưởng của hệ thống dân luật. Chỉ nhìn nhận riêng dân

luật và thông luật đã cho thấy nhiều mâu thuẫn và xung đột khác biệt giữa

hai hệ thống này. Mặc dù luật hợp đồng của Việt Nam đã lựa chọn con

đường là dân luật của châu âu lục địa thì điều đó không có nghĩa là con

đường đó là luôn luôn đúng và chỉ biết hướng tới con đường đó mà không

tham khảo các hệ thống pháp luật khác. Biết đâu đó việc nghiên cứu các ưu

điểm của luật án lệ lại có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho

việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam về luật hợp đồng. Đó cũng chính là mục đích của tác giả trong đề tài nghiên cứu so sánh

chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.

Qua toàn bộ nội dung tác giả đã trình bày về đặc điểm cũng như những

nhận định và so sánh pháp luật hai nước Việt nam và Hoa Kỳ về giao kết

hợp đồng, có thể rút ra những kết luận sau đây:

1. Từ việc nêu bật những quy định cơ bản về giao kết hợp đồng theo

pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ, cho thấy pháp luật hai nước có

nhiều điểm tương đồng ở một vài tiêu chí chung khi quy định về các điều

kiện của hợp đồng, của các thành tố thoả thuận, chỉ có một số khác biệt về

một số nội dung cụ thể của điều kiện hợp đồng cũng như các thành tố của

thoả thuận. Những điểm quy định khác phản ánh đặc trưng nền pháp luật

23

mỗi nước gắn liền với hoàn cảnh lịch sử và điều kiện phát triển kinh tế - xã

hội rất riêng của từng quốc gia.

2. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề cơ bản về giao kết hợp đồng

theo pháp luật hai nước, tác giả nhận xét những điểm khác biệt của pháp luật

Hoa Kỳ so với pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng và từ đó kiến nghị

vận dụng vào pháp luật về giao kết hợp đồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, không

phải pháp luật Hoa Kỳ có quy định nào khác pháp luật Việt Nam là tác giả

kiến nghị áp dụng xây dựng pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam theo những điểm khác đó mà phải dựa trên kết quả sự đánh giá những ưu điểm của chế

định giao kết hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ và sự phù hợp khi vận dụng

vào điều kiện pháp luật Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả đã kiến nghị các vấn

đề từ khái niệm hợp đồng đến vấn đề quyền tự do rút đề nghị của bên giao

kết hợp đồng, kiến nghị về hình thức hợp đồng, kiến nghị về việc bảo vệ lợi

ích cộng đồng và xã hội và các trường hợp khác đảm bảo về mặt kỹ thuật lập

pháp và thống nhất về nội dung pháp luật của chế định giao kết hợp đồng.

3. Việc nghiên cứu pháp luật Hoa Kỳ về giao kết hợp đồng một lần

nữa khẳng định vai trò của án lệ trong thực tiễn xét xử và có thể xem xét thêm một nguồn luật đặc biệt này được vận dụng ở Việt Nam. Nếu sự áp

dụng án lệ như là một nguồn luật cơ bản ở Hoa Kỳ thì ở Việt Nam chưa bao

giờ được thừa nhận một cách chính thức. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử ở

Việt Nam thì việc sử dụng án lệ không phải là ngoại lệ, chính vì vậy, còn

nhiều vấn đề tranh cãi về việc coi sử dụng án lệ như một nguồn luật trong pháp luật Việt Nam nói chung, luật hợp đồng nói riêng. Bất luận có thừa

nhận là nguồn luật hay không và bất luận có nhiều chuyên gia đề xuất coi án

lệ như một nguồn luật bổ sung cho luật thực định thì rõ ràng trong thực tiễn

xét xử không thể phủ nhận vai trò của án lệ.