3
Sơ lược về phương án sửa chữa đường Hà Khê 1. Kết quả khảo sát Cuối tuyến giao với đường Nguyễn Tất Thành Đường Nguyễn Tất Thành gần ngã 3 cuối tuyến vẫn tốt

Sơ lược về phương án sửa chữa đường Hà Khê.pdf

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sơ lược về phương án sửa chữa đường Hà Khê.pdf

Sơ lược về phương án sửa chữa đường Hà Khê

1. Kết quả khảo sát

Cuối tuyến giao với đường Nguyễn Tất Thành

Đường Nguyễn Tất Thành gần ngã 3 cuối tuyến vẫn tốt

Page 2: Sơ lược về phương án sửa chữa đường Hà Khê.pdf

Hư hỏng phân bố tương đối đều toàn tuyến, bê tông nhựa thấm nước và rời rạc

Điểm đầu tuyến, chỉ có đường Hà Khê hư hỏng nặng. Phía xa là các đường Hà Huy Tập và Trân Cao Vân vẫn còn tốt

Chiều dài tuyến 130m, rộng mặt đường 10,5m. Diện tích mặt đường khoảng 1400m2.

2. Đánh giá sơ bộ dạng hư hỏng và nguyên nhân: Bê tông nhựa qua quan sát bị rời rạc, không dính kết, bị thấm nước mưa và bong tróc dần từ trên xuống. Một số chỗ bong tróc nặng tạo thành ổ gà. Đây là khu vực nền cao ráo, không ảnh hưởng nước ngầm (bằng chứng là các đoạn tuyến Nguyễn Tất Thành, Trần Cao Vân và Hà Huy Tập vẫn tốt).

Page 3: Sơ lược về phương án sửa chữa đường Hà Khê.pdf

Như vậy, nguyên nhân hư hỏng là do chất lượng bê tông nhựa.

3. Giải pháp sửa chữa

Giải pháp sửa chữa sẽ bao gồm giải pháp cào bóc bê tông nhựa hư hỏng và giải pháp kết cấu thay thế.

a. Giải pháp cào bóc: - Phương pháp truyền thống: Bóc bằng máy đào. Phương pháp này thi

công chậm, vật liệu bóc lên không tận dụng được phải đem đổ thải. Ưu điểm là giá thành thấp (khoảng 16.000đ/m2).

- Phương pháp cơ giới hóa: Dùng máy cào bóc (planer), có ưu điểm là thi công nhanh, vật liệu bóc lên được phay nhỏ có thể tận dụng làm móng đường. Tuy nhiên chi phí đắt hơn (khoảng 60.000đ/m2, tương ứng diện tích cần bóc khoảng 1400m2 thì cao hơn phương án thủ công là 61 triệu).

b. Giải pháp kết cấu: - Phương án 1: Rải lại 2 lớp bê tông nhựa dày tổng cộng 11cm. Đơn giá 2

lớp BTN và các lớp thấm bám, dính bám khoảng 605.000đ/m2, kinh phí xây dựng khoảng 850 triệu. Ưu điểm: Đồng bộ các tuyến lân cận. Nhược điểm: Kinh phí đắt, đường nhựa mới làm dễ xuất hiện vệt hằn bánh xe, thi công mùa mưa khó đảm bảo chất lượng, đặc biệt là móng cấp phối hiện rất ẩm ướt, phải chờ khô ráo mới tưới thấm bám được.

- Phương án 2: Làm mặt đường gạch tự chèn dày 10cm trên lớp vữa đệm dày 2cm (có thể dùng cát đệm). Đơn giá khoảng 555.000đ/m2, kinh phí xây dựng khoảng 777 triệu, thấp hơn 73 triệu so với phương án BTN. Ưu điểm: Giá thấp hơn, có thể tạo màu đẹp, chịu xe nặng tốt, có thể thi công mùa mưa. Nhược điểm: Phải bổ sung rãnh thu nước đáy mặt đường ở hai bên tuyến và vị trí ngang tuyến giáp với đường Nguyễn Tất Thành (là chỗ tụ nước, hiện đang bị đọng nước).

4. Biện pháp thi công dự kiến:

Công tác cào bóc cũng như làm lại kết cấu đều thực hiện tuần tự trên ½ bề rộng đường để ĐBGT.

Đối với mặt đường gạch tự chèn: thi công ½ mặt đường, tại tim đường dùng bó vỉa tạm bằng gỗ cố định bằng cọc sắt. Có thể dùng đệm cát thay cho đệm vữa để đẩy nhanh tiến độ thi công (Đệm cát là theo hướng dẫn gốc của nước ngoài), khi đó giá thành có thể hạ hơn nữa.