152
SINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM SINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM Tác giả: ThS. Đào Thị Minh Tâm LỜI NÓI ĐẦU Cuốn giáo trình Giải phẫu - Sinh lý trẻ em được biên soạn dùng cho sinh viên trường Đại học sư phạm. Cuốn sách được soạn thảo dựa trên chương trình của bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhằm giúp cho sinh viên trường ĐHSP nắm vững những kiến thức về Giải phẫu - Sinh lý trẻ em, đặt cơ sở nền móng cho sự tiếp thu kiến thức của các bộ môn khoa học khác. Khi biên soạn cuốn giáo trình này, chúng tôi cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu tạo và cơ chế hoạt động của các cơ quan bộ phận trong cơ thể người, đặc điểm về giải phẫu - sinh lý trẻ em ở các giai đoạn phát triển, các quy luật phát triển ở cơ thể trẻ nhằm giúp cho sinh viên có những kiến thức để chăm sóc và giáo dục trẻ em cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ em. Nội dung cuốn giáo trình chắc chắn còn có nhiều thiếu sót rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. TÁC GIẢ Chương 1: MỞ ĐẦU I. KHÁI NIỆM VỀ GIẢI PHẪU – SINH LÝ NGƯỜI 1. Giải phẫu người

Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

SINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM SINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM

Tác giả: ThS. Đào Thị Minh Tâm

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn giáo trình Giải phẫu - Sinh lý trẻ em được biên soạn dùng cho

sinh viên trường Đại học sư phạm. Cuốn sách được soạn thảo dựa trên

chương trình của bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhằm giúp cho sinh viên

trường ĐHSP nắm vững những kiến thức về Giải phẫu - Sinh lý trẻ em, đặt cơ

sở nền móng cho sự tiếp thu kiến thức của các bộ môn khoa học khác. Khi

biên soạn cuốn giáo trình này, chúng tôi cung cấp những kiến thức cơ bản về

cấu tạo và cơ chế hoạt động của các cơ quan bộ phận trong cơ thể người,

đặc điểm về giải phẫu - sinh lý trẻ em ở các giai đoạn phát triển, các quy luật

phát triển ở cơ thể trẻ nhằm giúp cho sinh viên có những kiến thức để chăm

sóc và giáo dục trẻ em cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ em.

Nội dung cuốn giáo trình chắc chắn còn có nhiều thiếu sót rất mong sự

góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn.

TÁC GIẢ

Chương 1: MỞ ĐẦU

I. KHÁI NIỆM VỀ GIẢI PHẪU – SINH LÝ NGƯỜI1. Giải phẫu người

Giải phẫu người là một bộ môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo, hình

dạng và các quy luật phát triển của cơ thể người, cũng như các cơ quan trong

cơ thể.

Cơ thể con người cấu tạo từ nhiều cơ quan, song các cơ quan trong cơ

thể người được cấu tạo như một thể thống nhất. Sự phát triển của cơ thể con

Page 2: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

người luôn luôn chịu tác động của môi trường sống. Đồng thời con người

cũng luôn tác động lên môi trường của mình. Giải phẫu học nghiên cứu mối

tương quan giữa những bộ phận khác nhau trong cơ thể người, sự thống

nhất trong cơ thể và sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường sống nhờ hệ

thần kinh. Từ đó người ta có thể tìm ra các biện pháp tác động đến môi

trường xung quanh giúp cho cơ thể phát triển tốt hơn.

2. Sinh lý người

Sinh lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về những hoạt động

chức năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể như cơ quan tiêu hoá, tuần

hoàn, hô hấp...Hiện nay, với sự tiến bộ của các ngành khoa học cho phép

sinh lý học nghiên cứu các hoạt động chức năng của các tế bào, và sâu hơn

là các hoạt động chức năng của các phân tử. Trong thế kỷ mới các nhà khoa

học đang nghiên cứu giải mã bộ gen của con người nhằm ứng dụng trong

công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho con người.

Sinh lý học các cơ quan trong cơ thể người đều có ảnh hưởng đến

nhau. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động phối hợp nhịp nhàng để thực hiện

các chức năng sống của cơ thể. Các hoạt động của cơ thể và môi trường

xung quanh có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Cơ thể và môi trường hợp lại

thành một hệ thống tự điều chỉnh, trong đó cơ thể con người đóng vai trò tích

cực, chủ động.

Cơ thể con người là một khối thống nhất và cơ thể thống nhất với môi

trường xung quanh. Cơ thể con người có khả năng thích nghi với điều kiện

sống, trên cơ sở đó làm cho con người có thể tồn tại và phát triển.

II. VAI TRÒ CỦA BỘ MÔN GIẢI PHẪU – SINH LÝ TRẺ EMBộ môn giải phẫu sinh lý trẻ em có vai trò quan trọng trong công tác

nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, các

cơ quan và chức phận của chứng phát triển chưa hoàn chỉnh và rất dễ bị ảnh

hưởng bới tác động của môi trường xưng quanh. Vì vậy, muốn công tác

Page 3: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

chăm sóc và giáo dục có hiệu quả chúng ta cần nắm vững những đặc điểm

về cấu tạo, chức năng của các cơ quan trong cơ thể trẻ, đặc điểm phát triển

qua từng giai đoạn khác nhau của trẻ, nhằm giúp cho trẻ phát triển một cách

toàn diện.

Bộ môn giải phẫu sinh lý học còn cung cấp các kiến thức cơ sở đê tiếp

thu các kiên thức của các môn học khác như tâm lý học mầm non, giáo dục

học mầm non, các bộ môn phương pháp khác.

Giải phẫu sinh học có liên quan tới nhiều ngành khoa học khác nghiên

cứu về con người như y học, tâm lý học, dinh dưỡng, giáo dục học, thể dục

thể thao...Ví dụ, sự phát triển về tâm lý ở trẻ em diễn ra trên cơ sở sự phát

triển giải phẫu sinh lý trẻ, đặc biệt là trên cơ sở của sự phát triển não bộ và hệ

thần kinh của trẻ. Vì vậy, muốn hiểu tâm lý của trẻ trước hết phải hiểu về giải

phẫu sinh lý của trẻ.

Giải phẫu sinh lý trẻ em đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y học và

một nhánh của nó là vệ sinh. Điều kiện quan trọng nhất đề giữ gìn sức khoẻ

là cần phải đảm bảo chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Các cô giáo cũng

cần biết những đặc điềm sinh lý đặc biệt của trẻ trong từng lứa tuổi để hiểu

được những thay đổi xảy ra trong cơ thể trẻ khi trẻ bị bệnh, cách điều trị

bệnh.

Vệ sinh trẻ em, trong đó có vệ sinh trường học, nghiên cứu điều kiện

sống cần thiết để đảm bảo sự phát triển tốt về thể chất và trí tuệ của trẻ, bảo

vệ và tăng cường sức khoẻ của trẻ em, được xây dựng trên cơ sở những yêu

cầu vệ sinh mà cũng dựa trên cơ sở các đặc điểm về giải phẫu và sinh lý trẻ

em từng lứa tuổi.

Các đặc điểm về sinh lý trẻ em được sử dụng để làm ra các yêu cầu về

vệ sinh trường lớp của trẻ em, trong đó có yêu cầu vệ sinh về quy hoạch

trường lớp, điều kiện ánh sáng.

Page 4: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Khi nghiên cứu bộ môn dinh dưỡng, chúng ta cũng cần nghiên cứu các

đặc điểm về sinh lý của trẻ trong các giai đoạn khác nhau, từ đó có chế độ ăn

hợp lý nhằm đảm bảo sự phát triển tốt cho trẻ.

Tóm lại: Giải phẫu sinh lý trẻ em là một bộ môn khoa học rất quan trọng

trong trường sư phạm, là cơ sở của nhiều bộ môn khoa học khác trong các

lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ. Nắm vững những kiến thức về giải phẫu

sinh lý giúp cho chúng ta thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

III. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜICơ thể người được bao bọc bởi một lớp da..Trên da có chứa nhiều

lông mao nhỏ, phân bố không đều nhau. Bên trong da có mạch máu, đầu mút

dây thần kinh và các tuyến mồ hôi. Dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là lớp cơ

và xương. Cơ tạo nên hình dạng của cơ thể. Cơ hoành chia cơ thể làm hai

khoang: khoang ngực có chứa tim, phổi, khoang bụng chứa các cơ quan gan,

ruột, dạ dầy, bóng đái..

Cơ thể con người có các hệ cơ quan sau:

- Hệ thần kinh: gồm não bộ, tủy sống, các dây thần kinh.

- Hệ van ứng: gồm hệ cơ và hệ xương.

- Hệ tuần hoàn: gồm tim, các động mạch, tĩnh mạch, mạch bạch huyết,

máu.

- Hệ hô hấp: gồm mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi, phế nang.

- Hệ tiêu hoá: gồm miệng, hầu họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột

già, hậu môn.

- Hệ bài tiết: gồm thận, niệu quản, bóng đái, niệu đạo, lỗ niệu, các tuyến

mồ hôi.

- Hệ sinh dục:

Page 5: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Hệ sinh dục nữ gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm hộ, âm

đạo.

Hệ sinh dục nam gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh, dương vật, các tuyến

tiết.

IV. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CƠ THỂ Ở TRẺ EMTrẻ em là những cơ thể đang lớn và phát triển. Quá trình lớn và phát

triển của trẻ em cũng tuân theo quy luật chung của sự tiến hoá của sinh vật,

có nghĩa là đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình phát triển

của trẻ em không diễn ra một cách tuần tiến mà có những bước nhảy vọt, có

sự biến đổi về chất chứ không đơn thuần là chỉ biến đổi về lượng. Vì vậy,

người ta có thể chia các giai đoạn phát triển của trẻ em ra làm các thời kỳ,

mỗi thời kỳ có những đặc điểm sinh học riêng chi phối sự phát triển bình

thường của trẻ.

Theo các nhà Nhi khoa Liên xô cũ, người ta chia ra làm 6 thời kỳ như

sau:

Các thời kỳ phát triển của trẻ Tuổi

Thời kỳ tử cung Từ lúc thụ thai đến khi đẻ

Thời kỳ sơ sinh Từ khi trẻ sinh ra đến 28 ngày

Thời kỳ bú mẹ Từ 1 - 12 tháng

Thời kỳ răng sữa Từ 1 - 6 tuổi

Thời kỳ niên thiếu Từ 7 – 15 tuổi

Thời kỳ dậy thì Từ khoảng 12 - 13 tuổi đến tuổi trưởng

thành

1. Thời kỳ tử cung

Page 6: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Tính từ lúc thụ thai cho tới khi đẻ. Sự phát triển của thai nhi trong tử

cung trung bình kéo dài khoảng 280 - 290 ngày, tính từ ngày đầu tiên của kỳ

kinh nguyệt cuối cùng. Thời kỳ này cũng được chia ra làm hai giai đoạn: giai

đoạn phát triển phôi và giai đoạn phát triển thai nhi.

1.1. Giai đoạn phát triển phôi

Giai đoạn này kéo dài trong vòng 3 tháng đầu của phôi thai. Thời gian

này các cơ quan bộ phận của cơ thể bắt đầu được hình thành và biệt hoá.

Vào cuối tuần thứ 8, phôi nặng khoảng 1g và có chiều dài 2,5 cm. Khi phôi

được 12 tuần, phôi nặng 14 g và dài khoảng 7,5 cm. Như vậy trong giai đoạn

này, phôi tăng cân chậm, chủ yếu phát triển chiều dài. Đến cuối thời kỳ này,

các bộ phận của cơ thể đã được hình thành và tạo nên một con người thật

sự. Trong thời kỳ này, nếu bị tác động của một số yếu tố độc hại bên ngoài

như các hoá chất đioxin, các chất phóng xạ, virut làm thai nhi có thể bị quái

thai hoặc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho các bà

mẹ mang thai, nhất là trong ba tháng đầu là rất quan trọng.

1.2. Giai đoạn phát triển thai nhi

Đến tháng thứ tư đã hình thành rau thai và qua đó, thai nhi lấy ô xy và

các chất dinh dưỡng của người mẹ. Vì vậy, sự phát triển của thai nhi trong

thời kỳ này hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, sức khoẻ, bệnh tật

của người mẹ. Trong thời kỳ này, thai lớn rất nhanh, ở tuần thứ 16 cân nặng

của thai nhi được 100 gam và chiều dài khoảng 17 cm, ở tuần thứ 28 cân

nặng đạt được 1000 g và chiều dải 35 cm; đến cuối thời kỳ sơ sinh trẻ có cân

nặng khoảng 3 kg và chiều dài là 50 cm.

Sự tăng cân của thai nhi phụ thuộc trực tiếp vào sự tăng cân của bà

mẹ, cũng như khả năng giãn nở của tử cung.

Sự tăng cân của bà mẹ mang thai:

Quý I : Tăng từ 0 - 2 kg.

Quý II : Tăng từ 3 - 4 kg.

Page 7: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Quý III : Tăng từ 5 - 6 kg.

Tính chung đến cuối thai kỳ, người mẹ tăng được từ 10 - 12 kg.

Hiện nay tình trạng dinh dưỡng của các bà mẹ mang thai còn kém, nên

sự tăng cân còn thấp (ở nông thôn là 6,6 kg và ở thành phố là 8,5 kg). Theo

tiêu chuẩn của tổ chức nông lương thế giới, trong thời kỳ mang thai người mẹ

phải tăng cân được 12,5 kg, trong đó có 4 kg là mỡ là nguồn dự trữ để sản

xuất sữa, tương đương với 36.000 calo. Nếu người mẹ không tăng đủ cân

trong quá trình mang thai thì sẽ có nguy cơ bị suy kiệt, cân nặng trẻ sơ sinh

thấp và tỷ lệ tử vong cao.

Vì vậy trong thời gian mang thai, người mẹ nên làm các việc như sau:

- Khám thai định kỳ ít nhất 3 lần.

- Thận trọng khi dùng thuốc, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây độc hại.

- Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tử 2400 ~ 2500 Calo/ ngày.

2. Thời kỳ sơ sinh

Tính kể từ lúc trẻ được sinh ra cho tới khi trẻ được 1 tháng. Thời kỳ này

là thời kỳ trẻ phải thích nghi với điều kiện sống ở môi trường bên ngoài.

So sánh sự khác biệt giữa môi trường nước và sau khi sinh

Trước sinh Sau sinh

Môi trường vật lý Nước Không khí

Nhiệt độ môi trường 37 độ C Thay đổi

Các kích thích cảm giác Rung độngNhiều loại kích thích

khác nhau

Dinh dưỡngCác chất dinh dưỡng

trong máu mẹ

Sữa mẹ và các sữa thay

thế

Page 8: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Cung cấp oxy Qua máu mẹ Hô hấp bằng phổi

Bài tiết sản phẩm chuyển

hoáQua máu mẹ

Qua các bộ phận như

da, phổi, thận, đường

tiêu hoá

Như vậy ngay sau khi sinh ra, trẻ cần phải thích nghi ngay với các điêu

kiện sống bên ngoài.

- Hô Hấp: phổi bắt đầu hoạt động.

- Tuần hoàn: vòng tuần hoàn kín thay thế vòng tuần hoàn nhau thai.

Vòng tuần hoàn được chia ra làm hai vòng tuần hoàn: lớn và nhỏ.

- Hệ tiêu hoá: bắt đầu hoạt động.

- Các cơ quan khác như hệ thần kinh, hệ bài tiết… cũng có những biến

đổi để thích nghi. Hệ thần kinh trung ương của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh.

Mọi kích thích bên ngoài cho dù rất nhỏ đều là quá sức so với trẻ. vỏ não của

trẻ luôn ở trạng thái ức chế, do vậy trẻ ngủ gần như suốt ngày.

Một đặc điểm nổi bật là chức năng của các cơ quan trong cơ thể trẻ sơ

sinh đều chưa hoàn chinh, nhưng nó được biến đổi để thích nghi rất nhanh,

đặc biệt là trong tuần thứ nhất sau sinh.

Chỉ tiêu cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh:

- Cân nặng 2,8 - 3,2 kg.

- Chiều cao: 40 - 50 cm.

- Vòng đầu 34 - 35 cm.

Trong thời kỳ này, trẻ có một số dấu hiệu sinh lý bình thường như sụt

cân, bong da, vàng da sinh lý, rụng rốn.

Muốn hạn chế tỷ lệ tử vong cho trẻ cần:

- Chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ mang thai.

- Hạn chế tai biến khi đẻ.

Page 9: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Vô khuẩn trong chăm sóc và giữ ấm cho trẻ sơ sinh.

- Đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ.

3. Thời kỳ bú mẹ (thời kỳ nhũ nhi)

- Kể từ khi trẻ được 1 tháng cho tới khi trẻ được 12 tháng (các tác giả

Pháp - Mỹ tính đến 24 tháng).

- Tốc độ tăng trưởng của trẻ rất nhanh, nhất là trong 3 tháng đầu. Do

vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao, quá trình đồng hoá chiếm ưu thế hơn

so với quá trình dị hoá.

- Mặt khác chức năng của các cơ quan bộ phận trong cơ thể trẻ phát

triển nhanh nhưng cũng chưa được hoàn thiện, đặc biệt chức năng tiêu hoá.

Do vậy, đối với trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, phù hợp với khả

năng hấp thu của cơ thể trẻ, đủ về số lượng và chất lượng.

- Tình trạng miễn dịch thụ động của trẻ từ mẹ truyền sang con giảm

nhanh, trong khi khả năng tạo miễn dịch của trẻ còn kém. Vì vậy cần phải

tiêm chủng cho trẻ đúng thời hạn, tránh các bệnh nhiễm khuẩn gây ảnh

hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

- Đã hình thành hệ thống tín hiệu thứ nhất (trẻ có các phản xạ có điều

kiện) và đến cuối năm thứ nhất trẻ đã bắt đầu hình thành hệ thống tín hiệu

thứ hai (trẻ bắt đầu nói được những từ đơn giản).

- Các bệnh thường gặp ở thời kỳ này: suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi

xương, tiêu chảy cấp. Các bệnh nhiễm khuẩn thường có xu hướng lan toả,

thường gặp các bệnh như viêm phổi, viêm màng não mủ, viêm tai giữa...Vì

vậy, trong công tác chăm sóc trẻ thời kỳ này cần chú ý đảm bảo vệ sinh, cho

trẻ ăn dặm đủ chất, đúng thời điểm và cho trẻ bú mẹ. Ngoài ra cần chú ý phát

triển về mặt tinh thần vận động, tiêm chủng đúng thời hạn và liều lượng cho

trẻ.

4. Thời kỳ răng sữa

Page 10: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Kéo dài từ khi trẻ được 1 tới 6 tuổi. Có thể chia thời kỳ này ra làm hai

giai đoạn: giai đoạn nhà trẻ từ 1 – 3 tuổi và giai đoạn mẫu giáo từ 4 – 6 tuổi.

4.1. Đặc điểm giai đoạn nhà trẻ

- Tốc độ tăng trưởng còn nhanh, nhưng giảm dần so với thời kỳ trước.

- Trẻ bắt đầu mọc răng sữa khi sáu tháng và có đủ bộ răng sữa khi trẻ

khoảng 24 tháng.

- Khi trẻ 3 tuổi, tần số nhịp thở của trẻ giảm xuống còn khoảng 20 - 24

lầm phút, nhịp đập của tim giảm xuống còn 100 - 90 lần/ phút.

- Hệ thần kinh của trẻ phát triển nhanh và hoàn thiện dần. Xuất hiện

khả năng phân tích và tổng hợp ở vỏ não, bé thành lập được nhiều phản xạ

có điều kiện.

- Sự phát triển của hệ cơ cùng với sự điều khiển của hệ thần kinh dẫn

đến sự hình thành và phát triển những kỹ năng cho trẻ như ngồi, đứng, đi.

Khả năng phối hợp vận động của trẻ tăng nhanh, các động tác của trẻ trở nên

khéo léo hơn.

- Thể hiện của trẻ 2 - 3 tuổi mang tính chất nghiên cứu rõ rệt. Trẻ muốn

cầm, nắm tất cả các vật. Trong lứa tuổi này trẻ thường hay bị chấn thương do

quá tò mò, chưa có kinh nghiệm. Trẻ thường hay bị mắc các bệnh truyền

nhiễm do tăng tiếp xúc với thế giới xung quanh.

- Sang năm thứ hai trẻ thành lập được rất nhiều phản xạ có điều kiện

với kích thước, độ nặng và khoảng cách của vật.

- Lời nói phát triển mạnh trong năm thứ hai, trẻ bắt đầu nói có ngữ

pháp, hệ thống tín hiệu thứ hai được hình thành. Cuối năm thứ hai trẻ nói

được khoảng 300 từ.

4.2. Giai đoạn mẫu giáo

- Cơ thể trẻ phát triển, hoàn thiện về mặt giải phẫu và chức năng. Trọng

lượng của trẻ tăng chậm hơn so với thời kỳ nhà trẻ, khoảng 2 kg/ năm, chiều

cao của trẻ tăng khoảng 4 - 5 cm/ năm.

Page 11: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Chức năng vận động phát triển nhanh, động tác của trẻ trở nên khéo

léo.

- Đến 3 - 5 tuổi não của trẻ đạt khoảng 1250- 1300 gam, tăng gấp 3 lần

so với não trẻ sơ sinh. Khả năng tập trung chú ý và làm việc tri óc của trẻ

không cao, ở 5 - 7 tuổi trung bình trẻ có khả năng tập trung khoảng 15 phút.

- Đến 6 - 7 tuổi trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Hệ tiêu

hoá của trẻ đã phát triển tốt.

- Hoạt động vui chơi đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triền

của trẻ lứa tuổi trước đi học. Lời nói của trẻ trở nên đa dạng, phong phú với

số lượng từ dự trữ rất lớn. Trẻ nói thành từng câu có văn phong rõ ràng.

- Hệ thần kinh cấp cao của trẻ phát triển mạnh, trẻ thường đặt câu hỏi:

vì sao? Từ 5 - 7 tuổi các tế bào thần kinh ở vỏ não được biệt hoá và hoàn

thiện về cấu trúc và chức năng rất nhanh dẫn đến sự tăng về sức mạnh và sự

linh hoạt của các quá trình thần kinh.

- Trẻ em ở giai đoạn này tăng chức năng của các phản xạ bắt chước.

Khi chơi búp bê, trẻ bắt chước y hệt dáng điệu, cử chỉ, lời nói của cô giáo, bố

mẹ và những người xung quanh.

Về mặt bệnh lý:

- Các bệnh của trẻ ít có xu hướng lan toả hơn.

- Do tiếp xúc rộng rãi nên trẻ hay bị mắc các bệnh truyền nhiễm, nhưng

hiện nay nhờ có công tác tiêm chủng tốt nên tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh giảm rõ rệt.

- Trong thời kỳ này, cần chú ý đến việc giáo dục thể chất và tạo điều

kiện môi trường thuận lợi cho việc phát triển tâm sinh lý của trẻ.

5. Thời kỳ thiếu niên (từ 7 - 15 tuổi)

Sự phát triển ở lứa tuổi học sinh nhỏ diễn ra tương đối đều đặn Chiều

cao thân thể tăng khoảng 4 cm/ năm, cân nặng của trẻ tăng khoảng 2 - 3 kg/

năm.

- Các cơ quan bộ phận trong cơ thể phát triển và đã được hoàn thiện.

Page 12: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Giai đoạn tiền dậy thì tốc độ phát triển rất nhanh. Thời kỳ dậy thì ở trẻ

gái thường sớm hơn ở trẻ trai 1 - 2 năm.

- Hệ cơ phát triển mạnh. Lực cơ của tay và chân phát triển nhanh. Đặc

điểm của thời kỳ này là sự phát triển của các cơ lớn ở thân mình. Vào 9 - 10

tuổi các xương bàn chân được cốt hoá, các cơ bàn tay được phát triển làm

cho những cử động khéo léo, nhỏ nhặt được tăng cường.

- Bộ xương của trẻ vẫn tiếp tục được cốt hoá và phát triển. Các cơ sâu

ở lưng phát triển yếu và cột sống của trẻ mềm nên trẻ rất dễ bị biến đổi tư thế

khi ngồi viết không đúng hoặc khi bàn ghế có kích thước không phù hợp.

- Răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Bộ máy tiêu hoá vẫn

tiếp tục được phát triển và hoàn thiện. Giảm sự tiêu hao năng lượng dẫn đến

giảm nhịp đập của tim và giảm nhịp thở.

- Tế bào vỏ não đã hoàn toàn được biệt hoá, chức năng của vỏ não

phát triển mạnh. Trẻ có khả năng tư duy, trừu tượng. Nhưng cũng giống như

ở lứa tuổi mẫu giáo, quá trình hưng phấn ở trẻ chiếm ưu thế hơn so với quá

trình ức chế, nên các tế bào thần kinh của trẻ nhanh chóng bị mệt mỏi dẫn

đến sự phát triển mệt mỏi nhanh chóng ở trẻ. Đến 10 - 11 tuổi sự phát triển

của vỏ não đạt mức độ như của người lớn. Vỏ não chiếm chức năng chính

trong quan hệ giữa vỏ và dưới vỏ, đó là yếu tố quan trọng trong sự hình thành

phản ứng thần kinh cấp cao và hình thành tâm lý ở trẻ.

- Ở lứa tuổi này ở trẻ hình thành rõ rệt tâm lý giới tính.

Về mặt bệnh lý:

Trẻ có thể bị mắc các bệnh như của người lớn như thấp tim, viêm cầu

thận cấp. Có thể bị mắc các bệnh trong quá trình học tập như biến dạng cột

sống, cận thị, rối nhiễu tâm lý... Vì vậy trong quá trình dạy học, các nhà giáo

dục cần phải sửa tư thế cho các em học sinh, tránh các bệnh gây ảnh hưởng

đến sức khoẻ của các em.

6. Thời kỳ dậy thì

Page 13: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Thời kỳ dậy thì có thể bắt đầu từ lứa tuổi thiếu niên.

- Thời kỳ này diễn ra sự thay đổi về hệ thần kinh - nội tiết. Sự tăng hoạt

động của tuyến yên, mà đặc biệt là các hooc môn thùy trước của tuyến yên

kích thích sự phát triển của cơ thể và sự hoạt động của các tuyến nội tiết

trong cơ thể như các tuyến sinh dục, tuyến giáp và tuyến thượng thận gây ra

những biến đổi về hình thái và tâm lý của trẻ vào thời kỳ này. Xuất hiện các

đặc tính sinh dục phụ như ở trẻ nam bắt đầu mọc lông mu, râu, vỡ giọng, trẻ

gái bắt đầu phát triển tuyến vú, mọc lông... Sau khi dậy thì hoàn toàn, tốc độ

tăng trưởng chậm dần và kết thúc ở nữ khoảng 19 - 20 tuổi; ở nam khoảng

21 - 25 tuổi.

- Trẻ tăng trọng lượng và chiều cao rất nhanh (khoảng 5 - 8 của năm).

Trẻ gái phát triển mạnh vào năm 12 - 13 tuổi, còn trẻ trai phát triển mạnh vào

năm 13 - 14 tuổi, sau 15 tuổi, chiều cao trẻ trai đuổi kịp trẻ gái. Tốc độ tăng

trưởng của cơ thể không kịp với tốc độ tăng trưởng của hệ xương, nên ảnh

hưởng đến hình dáng của trẻ ở trong thời kỳ này (trẻ thường có hình dạng

kéo dài ra, xương xấu, không tròn trịa).

- Sự thay đổi hệ vận động dẫn đến một số cử động thừa ở trẻ. Các cử

động của trẻ thường vụng về, chưa hoàn thiện trong phối hợp định hướng

các vận động.

- Phổi phát triển và hoàn thiện hô hấp, kiểu thở được hình thành xong,

trẻ trai thở bụng, còn trẻ gái thở ngực. Ở thời kỳ này chúng ta cần phải giáo

dục trẻ thở đúng, điều khiển nhịp thở trong các quá trình lao động và hoạt

động chân tay giúp cho lồng ngực của trẻ phát triển tốt.

- Sự tăng trưởng mạnh của các cơ quan và các mô dẫn đến sự hoạt

động tích cực của tim. Trong thời kỳ này tim cũng phát triển nhanh, nhưng

các mạch máu lại có tốc độ phát triển chậm hơn so với tốc độ phát triền của

tim. Vì vậy trẻ ở tuổi dậy thì thường bị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và

nhanh chóng bị mệt mỏi. Hiện tượng thiếu máu não đôi khi gặp ở trẻ có thể

dẫn đến thiếu ôxy não và gây giảm trí nhớ. Các yếu tố tình cảm như sợ hãi,

đau khổ cũng ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động của hệ tuần hoàn.

Page 14: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Sự thay đổi môi trường bên trong cơ thể, tăng cường hoạt động của

các tuyến nội tiết dẫn đến sự thay đổi trạng thái hoạt động của hệ thần kinh.

Tuyến giáp trạng hoạt động mạnh làm tăng chuyển hóa và tiêu hao năng

lượng, thay đổi sự hưng phấn của hệ thần kinh trung ương. Điều đó được thể

hiện ra ngoài bằng hiện tượng tăng trạng thái bứt rứt, dễ nổi nóng, chóng mệt

mỏi, phá vở giấc ngủ ở trẻ lứa tuổi dậy thì.

- Lời nói của thời kỳ này chậm lại, quá trình hình thành phản xạ có điều

kiện với lời nói khó khăn hơn, có thể do giảm hoạt động chức năng trên vỏ

não. Tăng rối loạn thần kinh thực vật, tăng nhịp tim, khó thở là những bằng

chứng cho thấy sự tăng cường các ảnh hưởng của các tổ chức dưới vỏ và

giảm trương lực của vỏ não.

- Trong thời kỳ dậy thì có thể thấy sự giảm sút của tất cả các dạng kìm

hãm bên trong. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của các nhà giáo dục là phải phát

triển sự kìm hãm của vỏ não, hay là giáo dục sự kiềm chế.

- Chế độ sinh hoạt đúng đắn, hợp lý, điều kiện yên tĩnh hoạt động thể

dục thể thao cùng với nhiều hoạt động lôi cuốn và bổ ích có tác dụng lớn đối

với sự bình thường hóa các chức năng của cơ thể trẻ, giúp cho trẻ trải qua

thời kỳ quá độ mà không có nhũng rối loạn về chức năng và các biến chứng

khác.

Tóm lại:

Sự thay đổi và phát triển của trẻ em qua các thời kỳ phụ thuộc vào

nhiều yếu tố như di truyền, thời tiết, khí hậu, điều kiện sống... Ranh giới giữa

các thời kỳ là không cố định có thể sớm hơn hoặc muộn hơn ở từng cá thể.

Các nhà sư phạm cần nắm vững các đặc điểm phát triển của trẻ em qua các

thời kỳ để vận dụng vào công tác chăm sóc giáo dục và bảo vệ sức khoẻ cho

trẻ em, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.

Chương 2: HỆ THẦN KINH

Page 15: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

I. VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINHHệ thần kinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể người, vì nó

chịu trách nhiệm điều khiển các hoạt động của các cơ quan khác trong cơ

thể.

- Hệ thần kinh đảm bảo mối liên hệ giữa các cơ quan, đảm bảo sự

thống nhất hoạt động của các cơ quan trong cơ thể làm cho cơ thể hoạt động

giống như một thể thống nhất

- Hệ thần kinh đảm bảo mối liên hệ giữa cơ thể và môi trường Hệ thần

kinh giúp cho cơ thể tiếp nhận, phân tích và trả lời tất cả các kích thích từ môi

trường trong và bên ngoài cơ thể. Từ đó hệ thần kinh điều chỉnh hoạt động

của các cơ quan giúp cho cơ thể thích nghi với những biến đổi của môi

trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

- Hệ thần kinh điều khiển hoạt động tư duy và tâm lý của con người,

nhờ có vỏ não phát triển nên hoạt động tâm lý của con người rất phức tạp và

phong phú, con người có khả năng tư duy trừu tượng hơn hẳn các loài động

vật khác.

Sự điều khiển các chức phận của cơ thể thông qua cơ chế thần kinh là

hoàn hảo hơn so với cơ chế thể dịch. Bởi vì, sự dẫn truyền xung động theo

hệ thần kinh diễn ra nhanh hơn (100 - 120 m/s). Hơn nữa, các xung động

thần kinh được dẫn truyền đến các cơ quan riêng biệt, vì vậy phản ứng trả lời

thông qua hệ thần kinh không chỉ nhanh hơn so với cơ chế thể dịch mà còn

chính xác hơn.

Nhưng chúng ta cũng cần phải chú ý rằng, sự thích nghi hoàn toàn của

cơ thể đối với môi trường chỉ được thực hiện bởi sự liên kết giữa hai cơ chế

điều hoà bằng thần kinh và thể dịch.

II. CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THẦN KINHHệ thần kinh của người được cấu tạo bởi 10 - 16 tỷ tế bào thần kinh.

Nơron (tế bào thần kinh) - là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh.

Page 16: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Đó là những tế bào đã được biệt hoá cao, thích nghi với chức năng phát sinh

xung động và dẫn truyền xung động. Trong các tế bào thần kinh luôn diễn ra

quá trình tiếp nhận, chuyển giao và xử lý thông tin vô cùng phức tạp. Nhờ đó

mà hệ thần kinh nhận biết và có các đáp ứng kịp thời, thích hợp đối với mọi

kích thích từ bên ngoài hay bên trong cơ thể, giúp cho con người thích ứng

với sự biến đổi của môi trường sống. Căn cứ vào chức năng người ta chia hệ

thần kinh ra làm hai phần: hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật.

1. Hệ thần kinh động vật

Điều khiển các hoạt động của hệ vận động như hệ xương, cơ và một

số cơ quan như lưỡi, hầu, thanh quản.

Hệ thần kinh động vật bao gồm: thần kinh trung ương và thần kinh

ngoại biên.

1.1. Thần kinh trung ương

Gồm não bộ và tuỷ sống. Tuỷ sống và não bộ có chung màng bọc gọi là

màng não tuỷ. Màng não tuỷ có 3 lớp: màng cứng, màng nuôi và màng nhện.

Não bộ nằm trong hộp sọ, đó là phần phát triển nhất nằm ở phía trên

tuỷ sống. Cấu tạo của não bộ rất phức tạp, bạo gồm hai bán cầu đại não, trụ

não (gồm hành não, cầu não, não giữa và não trung gian) và tiểu não.

Hai bán cầu đại não là phần phát triển lớn nhất trong bộ não. Mặt ngoài

của hai bán cầu đại não có nhiều rãnh,bề mặt vỏ não có nhiều nếp nhăn. Diện

tích bề mặt lớp vỏ bán cầu đại não là 2500 cm2. Cắt ngang não bộ cho ta

thấy 2 lớp, ngoài có màu xám gọi là vỏ não, trong là chất trắng.

Vỏ não là một lớp chất xám dày khoảng 2 - 4 mm, gồm 14 - 17 tỷ tế bào

thần kinh. Các tế bào thần kinh có độ lớn và hình dạng khác nhau, được xếp

thành 6 lớp. Mỗi tế bào vỏ não có các chức năng khác nhau: cảm giác, vận

động, giác quan... Dựa vào chức năng và cấu trúc của tế bào người ta chia vỏ

não ra làm 50 vùng khác nhau, trong đó có những vùng chỉ có ở con người

như vùng hiểu tiếng nói, chữ viết.

Page 17: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Các vùng giác quan

- Vùng thị giác: thuộc thuỳ chẩm của hai bên bán cầu đại não (nhận

biết cảm giác sáng, tối, màu sắc, sự vật).

- Vùng thính giác: thuộc thuỳ thái dương của cả hai bên bán cầu đại

não (cảm giác âm thanh, nghe được tiếng).

- Vùng vị giác: ở phần dưới hồi đỉnh lên thuộc thuỳ đỉnh (cảm giác về

mặn, ngọt, chua, đắng).

- Vùng khứu giác: là vùng 34 hồi hải mã hay thái dương 5 (cảm giác

thơm, thối, tanh).

Các vùng cảm giác

Vùng cảm giác nằm ở hồi đỉnh lên thuộc thuỳ đỉnh của cả hai bên. Vùng

này là vùng tận cùng của tất cả các đường cảm giác. Vùng cảm giác một bên

chi phối nửa thân bên kia. Bộ phận nào của cơ thể có cảm giác tinh vi thì

vùng tương ứng ở vỏ não sẽ rộng. Nếu bị tổn thương vùng cảm giác một bên

thì sẽ gây rối loạn cảm giác của nửa thân bên kia.

Vùng vận động

Thuộc thuỳ trán của cả hai bên là nơi xuất phát của bó tháp. Vùng vận

động của một bên chi phối vận động theo ý muốn của nửa thân bên kia.

Vùng lời nói

- Vùng vận động để nói: Vùng Broca thuộc thuỳ trán bên bán cầu não

trái của người thuận phải và ngược lại.

- Vùng hiểu lời nói: Vùng Wemicke thuộc thuỳ thái dương bên trái đối

với người thuận phải. Nếu bị phá huỷ vùng này, con người sẽ không hiểu lời

nói nữa.

Chức năng của vỏ não: Vỏ não có các chức năng cảm giác giác quan

chức năng vận động và các chức năng thực vật. Ngoài ra, vỏ não còn là trung

tâm của những hoạt động tình cảm, tâm lý, trí khôn... được gọi chung là hoạt

động thần kinh cao cấp.

Page 18: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Dưới vỏ não là một lớp chất trắng được tạo thành bởi những đường

dẫn truyền thần kinh hướng tâm, ly tâm, các đường liên hợp cùng bên, các

đường dẫn truyền chéo.

1.2. Thần kinh ngoại biên

Gồm 12 đôi dây thần kinh não xuất phát từ não và 31 đôi dây thần kinh

tuỷ.

Ngoài ra còn có những hạch thần kinh là những khối tế bào thần kinh

nằm ngoài thần kinh trung ương. Hạch thần kinh có thể nằm xa hay bên cạnh

các cơ quan. Một số hạch thần kinh nằm hai bên cột sống tạo thành chuỗi

hạch thần kinh. Hạch thần kinh lớn nằm trong khoang bụng gọi là hạch mặt

trời.

2. Hệ thần kinh thực vật

Điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan bên trong cơ thể, ví dụ

như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hoá...

Hệ thần kinh thực vật được chia thành hệ thần kinh giao cảm và phó

giao cảm. Nó cũng bao gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

Sự phân chia ra hai bộ thần kinh cũng chỉ là tương đối. Trên thực tế,

chúng có quan hệ mật thiết với nhau, đều xuất phát từ nguồn gốc chung và

chịu sự điều khiển của trung ương thần kinh.

III. SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THẦN KINHTrong bào thai hệ thần kinh được phát triển rất sớm. Vào ngày thứ 18

của phôi, ống thần kinh đã được hình thành. Vỏ não mới bắt đầu phát triển từ

tháng thứ 3 của phôi, tiếp tục phát triển cho tới khi thai nhi chào đời. Não của

trẻ em cũng có 14 tỷ tế bào như của người lớn, nhưng phải tới 8 tuổi các tế

bào mới được biệt hoá hoàn toàn như của người lớn.

1. Não bộ và tủy sống

Page 19: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Trọng lượng: cân nặng não trẻ sơ sinh khoảng 370 - 390 gam (não

người lớn nặng khoảng 1400 gam). Trọng lượng não phát triển rất nhanh

trong năm đầu. Khi trẻ 1 tuổi, trọng lượng não tăng 2,5 lần. Khi trẻ 9 tuổi, não

nặng khoảng 1300 gam, khi trẻ 9 - 20 tuổi, nào chỉ tăng thêm 100 gam.

- Hệ thần kinh của trẻ khi sinh ra được phát triển ít nhất: Não trẻ sơ sinh

chưa trưởng thành vì chưa được myelin hoá. Sự phát triển quan trọng nhất là

sự myelin hoá tế bào thần kinh, nó góp phần làm cho hưng phấn truyền đi

riêng biệt theo các sợi thần kinh, vì vậy hưng phấn sẽ đi đến vỏ não một cách

chính xác. Sự myelin hoá các dây thần kinh bắt đầu từ tháng thứ 4 của phôi.

Ở não bộ, các đường dẫn truyền hướng tâm và miền cảm thụ được myelin

hoá trước, sau đó là các đường dẫn truyền ly tâm (miền vận động). Các sợi

dẫn truyền liên kết và phối hợp được myelin hoá muộn nhất. Đến khi trẻ được

12 - 18 tháng sự myelin hoá các dây thần kinh sọ não kết thúc. Ở tuỷ sống,

các rễ thần kinh vận động được myelin hoá sớm nhất, sau đó đến các dây

thần kinh pha, và muộn nhất là các dây thần kinh cảm giác. Khi trẻ được 3

tuổi thì quá trình myelin hoá được kết thúc. Tuy nhiên, các mang myelin còn

tiếp tục phát triển trong nhiều năm nữa. Tế bào thần kinh sẽ không hoạt động

nếu không được myelin hoá hoàn toàn.

- Khác với ớ người lớn, thân tế bào thần kinh không chỉ nằm trong vỏ

não mà còn nằm cả ở trong chất trắng. Vì vậy sự phân biệt giữa chất xám với

chất trắng ở não trẻ sơ sinh chưa rõ.

2. Tiểu não

Tiểu não có chức năng điều hoà tự vận động đối với sự vận động,

trương lực cơ, giữ thăng bằng và phối hợp các động tác.

Sự biệt hoá các tế bào thần kinh ở vỏ bán cầu tiểu não kết thúc vào

tháng thứ 9 - 11.

Page 20: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

IV. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAONgười và các loài động vật cao cấp có một số hành vi và thái độ đáp

ứng với hoàn cảnh mà các quy luật sinh lý thông thường không giải thích

được. Nhưng ở con người các hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện

phong phú hơn, phức tạp hơn.

Pavlơp và cộng sự đã nghiên cứu rất nhiều năm các hiện tượng hành

vi của động vật mà ông gọi là hoạt động thần kinh cao cấp, và ông đã xây

dựng nên học thuyết phản xạ có điều kiện.

1. Phản xạ

1.1. Khái niệm về phản xạ

Phản xạ là những phản ứng của cơ thể đối với các kích thích của môi

trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể

Cung phản xạ gồm 5 phần:

- Bộ phận cảm thụ

- Dây thần kinh truyền vào

- Trung tâm thần kinh

- Dây thần kinh truyền ra

- Bộ phận đáp ứng

Pavlốp phân biệt 2 loại phản xạ: phản xạ có điều kiện và phản xạ không

điều kiện.

Phản xạ không điều kiện (PXKĐK):

Phản xạ nào có cung phản xạ cố định vĩnh viễn, Pavlốp gọi là phản xạ

không điều kiện. Phản xạ không điều kiện có tính chất bẩm sinh, chủng loại.

Ví dụ: ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử

Phản xạ có điều kiện (PXCĐK):

Là phản xạ mới được hình thành trong quá trình sống. Phản xạ có điều

kiện là một phương thức thích nghi của cơ thể đối với môi trường sống.

Page 21: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

1.2. Sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Tính chất bẩm sinh:

PXKĐK có tính chất bẩm sinh. Ví dụ như trẻ lọt lòng đã có phản xạ mút

vú. Cơn gà mới nở đã có phản xạ mổ thức ăn... Còn PXCĐK được xây dựng

trong quá trình sống. Ví dụ như trong chiến tranh người dân thường có phản

xạ đi trú ẩn khi nghe tiếng máy bay. Như vậy, PXCĐK không mang tính chất

di truyền.

Tính chất loài:

PXKĐK có tính chất loài. Ví dụ con mèo, con nhím có những phản ứng

tự vệ khác nhau. Khi gặp nguy, con mèo gù lưng, con nhím cuộn mình chĩa

lông ra... PXCĐK có tính chất cá thề. Ví dụ con vịt bình thường không có

phản ứng gì đối với tiếng kẻng. Nhưng nếu mỗi khi cho vịt ăn theo giờ giấc và

đánh tiếng thì nó sẽ chạy về tập trung để ăn mỗi khi nghe thấy tiếng kẻng.

Trung tâm phản xạ ở các phần khác nhau của hệ thần kinh:

PXKĐK là hoạt động phần dưới của hệ thần kinh. Ví dụ như trung tâm

phản xạ đầu gối là ở tuỷ sống. Còn PXCĐK là hoạt động của vỏ bán cầu đại

não.

Ảnh hưởng của các tác nhân kích thích và của bộ phận cảm thụ:

PXKĐK phụ thuộc vào tính chất kích thích của tác nhân kích thích và bộ

phận cảm thụ. Ví dụ như ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử, nhưng khi

ánh sáng chiếu vào da không gây phản ứng gì. Còn PXCĐK không phụ thuộc

vào các tác nhân gây kích thích. Và bộ phận Cảm thụ mà chỉ phụ thuộc vào

điêu kiện gây ra phản xạ. Ví dụ như khi ánh sáng chiếu vào mắt có thể gây

tiết nước bọt, hoặc chuông reo bên tai cũng có thể tiết nước bọt.

1.3. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện được xây dựng trên cơ sở một đường liên lạc tạm

thời giữa hai điểm trên vỏ não do một kích thích có điều kiện và một kích thích

Page 22: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

không điều kiện gây ra. Đường liên lạc tạm thời đó chỉ là một đường liên lạc

chức năng, không phải đường liên lạc qua dây thần kinh cụ thể. Tính chất tạm

thời của đường liên lạc quan trọng ở chỗ đảm bảo tính chất linh hoạt của

phản ứng cơ thể đối với môi trường.

Ví dụ: khi con chó ăn, trên vỏ não cho có một điểm đại diện của vùng

nếm hưng phấn và quá trình ấy lan toả ra. Nếu cùng lúc đó hoặc trước lúc đó

con chó nhìn thấy ánh đèn thì trên vỏ não chó ở vùng nhìn xuất hiện điểm

hưng phấn về ánh đèn và hưng phấn ở đó cũng lan toả ra. Hai quá trình hưng

phấn tại vùng nhìn và vùng nếm đều lan toả và gặp nhau. Một đường liên lạc

đã được hình thành giữa hai điểm hưng phấn nhìn và nếm. Nếu ta lập đi lặp

lại nhiều lần tức là khi cho chó ăn thì bật đèn thì đường liên lạc nối liền hai

điểm sẽ được củng cố.

1.4. Điều kiện để một phản xạ có điều kiện được thành lập.

- Cơ sở của phản xạ có điều kiện là phản xạ không điều kiện. Ví dụ

phản xạ chảy nước bọt dưới ánh đèn dựa trên phản xạ không điều kiện chảy

nước bọt khi có thức ăn.

- Vỏ não phải toàn vẹn và các thành phần khác của cung phản xạ phải

lành mạnh.

- Muốn phản xạ có điều kiện được duy trì cần thường xuyên củng cố

bằng các tác nhân củng cố.

- Việc thành lập PXCĐK phải được tiến hành ở nơi yên tĩnh và tránh

những kích thích lạ.

1.5. Ý nghĩa của PXCĐK.

PXCĐK mang tính chất tạm thời, giúp cho cơ thế thích nghi với môi

trường sống.

Thói quen là một phức hợp phản xạ có điều kiện được rèn luyện củng

cố thường xuyên trong quá trình sống.

Page 23: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Trong các nhà trẻ và các trường mầm non, cần phải rèn luyện cho trẻ

những thói quen tốt, hay nói cách khác là phải tạo cho trẻ các phản xạ có điều

kiện. Ví dụ:

- Phản xạ có điều kiện về thời gian: tập cho trẻ ăn, ngủ, chơi vào các

giờ nhất định.

- Phản xạ có điều kiện về vệ sinh: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ

sinh.

- Phản xạ có điều kiện về nề nếp: dọn đồ chơi sau khi chơi.

Muốn rèn luyện được các thói quen cho trẻ, các cô phải thường xuyên

nhắc nhở, củng cố để tạo phản xạ có điều kiện một cách bền vững.

2. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người

Khi nghiên cứu về hoạt động thần kinh cấp cao ở người, người ta chia

ra làm 2 hệ thống tín hiệu:

Hệ thống tín hiệu thứ nhất:

Những tác nhân kích thích tác dụng trực tiếp lên các thụ quan làm xuất

hiện các xung động thần kinh đi lên vỏ não là những tín hiệu cụ thể xuất phát

từ bản thân của sự vật Cũng nhờ đó mà chúng ta có những ấn tượng, những

cảm giác và những khái niệm đối với thế giới xung quanh chúng ta. Hệ thống

tín hiệu thứ nhất chung cho cả người và động vật.

Hệ thống tín hiệu thứ hai:

Lời nói là hệ thống tín hiệu thứ hai của hiện thực, riêng cho loài người

chúng ta, nó là tín hiệu của hệ thống tín hiệu thứ nhất.

Trong hệ thống tín hiệu thứ hai những kích thích của lời nói và chữ viết

thông qua hoạt động cao cấp của vỏ não, đảm bảo mối liên lạc giữa người và

người, đảm bảo mối liên hệ giữa những sự vật, hiện tượng, quyết định mọi

hoạt động của cơ thể.

Page 24: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Lời nói có khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá hiện thực, giúp cho

con người chúng ta đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng. Từ đó hình

thành những khái niệm, quy luật của vận động và phát triển của thế giới.

Nhờ hệ thống tín hiệu thứ hai, xuất hiện một hình thức mới cao cấp của

đường liên hệ thần kinh tạm thời trên não bộ, tạo nên sự tư duy cao cấp ở

con người.

Bài đọc thêm:CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG THẦN KINH

1. Cơ sở khoa học của sự phân chia

1.1. Hypocrat

Căn cứ vào biểu hiện bên ngoài về đặc tính, thái độ của mỗi người

trước các sự vật hiện tượng, ông chia các loại hình thần kinh ra làm 4 loại:

- Âu sầu

- Nóng nảy.

- Hăng hái.

- Bình thản.

Đây là cơ sở để thành lập các loại hình thần kinh theo quan điểm hiện

đại.

1.2. Pavlop

- Dựa vào cường độ của quá trình hưng phấn và ức chế, Pavlop chia

các loại hình thần kinh ra làm 2 loại: loại mạnh và yếu.

- Dựa vào tính cân bằng của các quá trình thần kinh, tức mối tương

quan nữa hưng phấn và ức chế, người ta lại chia loại hình thân kinh mạnh ra

làm 2 loại: thăng bằng và không thăng bằng.

Page 25: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Dựa vào tính linh hoạt của hưng phấn và ức chế, tức là quá trình

chuyển đổi từ hưng phấn sang ức chế hoặc ức chế sang hưng phấn nhanh

hay chậm, người ta lại chia loại thăng bằng ra làm 2 loại: loại linh hoạt và loại

lỳ.

2. Các loại hình hoạt động của hệ thần kinh.

1.1. Loại yếu (âu sầu)

- Hưng phấn và ức chế đều kém. Quá trình ức chế mạnh hơn hưng

phấn.

- Không chịu được những kích thích mạnh và kéo dài.

- Rất khó hình thành và xoá các PXCĐK và các động hình.

Biểu hiện ở trẻ: nhút nhát, yếu đuối, hoạt động vận động ít, không bền

vững.

Biện pháp sư phạm: Cần phải nhẹ nhàng động viên khuyến khích trẻ,

hình thành lòng tự tin, tính mạnh dạn ở trẻ

1.2. Loại mạnh không thăng bằng (nóng nảy)

- Hưng phấn và ức chế đều mạnh. Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế

rõ rệt so với ức chế.

- Phản xạ có điều kiện dễ thành lập, nhưng xoá rất khó khăn.

Biểu hiện ở trẻ: trẻ hăng hái, nghịch ngợm, nhưng thiếu kỷ luật, khó

dạy, hay nổi nóng.

Biện pháp sư phạm: Chú ý giáo dục đức tính kiên trì cho trẻ, dạy trẻ

biết cách tự kiềm chế.

1.3 Loại mạnh thăng bằng linh hoạt (hăng hái)

- Hưng phấn và ức chế đều mạnh, ngang bằng nhau.

- Quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế và ngược lại nhanh và

dễ dàng.

Page 26: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Các phản xạ có điều kiện thành lập nhanh và dễ dàng. Khi các điều

kiện thay đổi dễ xoá những phản xạ cũ.

Biểu hiện: trẻ có nghị lực, tự chủ được mình, thích nghi nhanh chóng,

hăng hái học tập, dễ lạc quan, nhưng đồng thời cũng dễ bi quan khi gặp khó

khăn.

Biện pháp sư phạm: phát huy tính năng động tích cực ở trẻ đồng thời

chú ý giáo dục tính kiên trì cho trẻ.

1.4. Loại mạnh thăng bằng lỳ (bình thản)

- Hưng phấn và ức chế đều mạnh. Nhưng quá trình chuyển từ hưng

phấn sang ức chế và chuyền từ ức chế sang hưng phấn diễn ra chậm chạp.

- Biểu hiện: Người có nghị lực, điềm đạm, chín chắn, nhưng bảo thủ,

khó chuyển, lề mề.

Như vậy: các loại hình thần kinh phụ thuộc vào hai yếu tố đó là tính di

truyền trong hệ thần kinh và tác động bên ngoài của môi trường sống. Khi môi

trường thay đổi cũng có thể làm thay đổi loại hình hoạt động thần kinh. Theo

Pavlop, cải tạo các kiểu hoạt động thần kinh bằng rèn luyện giáo dục là sự

kiện sư phạm quan trọng nhất.

Đối với trẻ càng nhỏ, các tác động của môi trường xung quanh càng có

tác động mạnh mẽ, vững bền. Vì vậy các cô giáo trong các nhà trẻ và các

trường mẫu giáo cần phải nắm được các dạng hình thần kinh của từng trẻ, từ

đó đề ra các biện pháp thích hợp đúng đắn cho từng trẻ nhằm đạt được kết

quả giáo dục tốt nhất.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Anh (chị) hãy nêu rõ vai trò của hệ thần kinh

2. Hệ thần kinh gồm những bộ phận nào? Nêu rõ cấu tạo và chức năng

của não bộ.

Page 27: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

3. Thế nào là hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai? Hãy

nêu ý nghĩa của các hệ thống tín hiệu này đối với sự phát triển ở trẻ em

4. Thế nào là phản xạ không điều kiện và có điều kiện? Hãy so sánh sự

khác chau giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

5. Nêu rõ cơ chế, điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện. Dựa vào

đó anh (chị) hãy nêu những ứng dụng trong việc rèn thói quen cho trẻ

lứa tuổi mầm non.

Chương 3: CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH

I. VAI TRÒ - Các cơ quan phân tích giúp cho cơ thể tiếp nhận được những thông

tin từ môi trường, từ đó có những đáp ứng kịp thời. Mỗi cơ quan phân tích

giúp chúng ta nhận biết được các đặc tính đơn lẻ của sự vật hiện tượng. Sự

phối hợp của các cơ quan phân tích, sự hoạt động phức tạp trên vỏ não cho

chúng ta một thông tin đầy đủ về sự vật hiện tượng.

- Khi một giác quan bị thương tích và mất khả năng nhận kích thích,

các giác quan khác được tăng cường để thay thế một phần giác quan bi tổn

thương.

- Con người nhờ có hệ thống tín hiệu thứ hai là có khả năng nói và hiểu

lời nói, con người tiếp nhận được những thông tin kinh nghiệm và kiến thức

của người khác và của các thế hệ trước. Nhờ đó mà con người có những

thông tin rất rộng lớn, não bộ của con người phát triển vượt bậc. Con người

có khả năng tư duy trừu tượng, đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng.

Đó chính là cơ sở giúp con người tìm hiểu những quy luật của thiên nhiên, cải

tạo thiên nhiên.

Page 28: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

II. CÁC LOẠI CƠ QUAN PHÂN TÍCH1. Cơ quan phân tích thị giác

1.1. Cấu tạo cơ quan phân tích thị giác

Cơ quan phân tích thị giác được cấu tạo gồm 3 bộ phận:

- Mắt là bộ phận nhận cảm

- Dây thần kinh thị giác là bộ phận dẫn truyền các xung động thần kinh

từ mắt về trung ương thần kinh

- Trung ương thần kinh nằm ở thùy chẩm trên vỏ não.

Mắt - cơ quan nhận cảm thị giác

Hình 3: Cấu tạo của mắt

Mắt nằm trong hốc mắt, có dạng hình cầu, đường kính trung bình

khoảng 25mm.

Mắt gồm có 3 lớp màng: Màng sợi, màng mạch và màng thần kinh.

Màng sợi: là lớp màng ngoài cùng, cứng và dày, 3/4 phía sau có màu

trắng đục được gọi là củng mạc, 1/4 phía trước hơi phồng lên và trong suốt,

có khả năng cho ánh sáng xuyên qua được gọi là giác mạc. Lớp màng ngoài

cứng còn có vai trò bảo vệ mắt.

Màng mạch: là lớp màng nằm giữa, có chứa nhiều các mạch máu nhỏ

và các sắc tố.

Màng thần kinh: hay còn gọi là võng mạc gồm các tế bào thần kinh

được sắp xếp thành các lớp:

Lớp biểu mô sắc tố.

Lớp tế bào nón và tế bào que. Trên võng mạc có khoảng 7 triệu tế bào

hình nón và 130 triệu tế bào hình que. Tế bào hình nón tập trung nhiều tại

điểm vàng (điểm vàng là điểm nằm trên trục quang học của mắt). Chính tại

Page 29: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

điểm này các tế bào khác lại ít, tách ra phía bên ngoài nên vùng này nhìn rõ

nhất.

Lớp tế bào song cực.

Lóp tế bào đa cực.

Các sợi trục của các tế bào đa cực họp lại thành dây thần kinh thị giác

xuyên qua màng mạch và củng mạc về não. Nơi tụ họp các sợi trục của lớp tế

bào đa cực không có tế bào cảm thụ được gọi là điểm mù.

Phía trước màng mạch, sau giác mạc là lòng đen. Lòng đen được cấu

tạo bởi cơ trơn, đó là loại cơ vòng và cơ phóng xạ, giữa là con ngươi. Sự co

giãn của cơ này làm co hay giãn đồng tử để thay đổi lượng ánh sáng đi qua

vào mắt. Lòng đen còn chứa các sắc tố quyết định màu của mắt.

Thuỷ tinh thể là một thấu kính lồi 2 mặt nằm sau lòng đen, trong suốt

và có thể thay đổi độ cong. Thuỷ tinh thể gắn chặt vào thể mi.

Khoảng trống giữa giác mạc và lòng đen, giữa lòng đen và thuỷ tinh

thể có chứa một chất dịch trong suốt được gọi là thuỷ dịch.

Trong lòng cầu mắt chứa chất keo trong suốt được gọi là thể pha lê.

Các phần phụ của mắt:

- Lông mi và mi mắt: có tác dụng bảo vệ mắt.

- Lông mày: ngăn chặn mồ hôi không tràn xuống mắt.

- Tuyến lệ: tiết nước mắt. Nước mắt có tác dụng làm ướt giác mạc, rửa

sạch bụi bẩn, vi khuẩn lọt vào mắt.

1.2. Chức năng của cơ quan phân tích thị giác

1.2.1. Thu nhận hình ảnh

- Kích thích tự nhiên với mắt là ánh sáng có bước sóng từ 380- 780

mm.

- Mắt có thể so sánh với một cái máy ảnh. Ánh sáng qua mắt lọt vào

đồng tử. Đồng tử có khả năng thu nhỏ lại (nhờ cơ vòng mống mắt co lại) hoặc

Page 30: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

giãn ra. Sau đó ánh sáng đi qua thuỷ tinh thể. Thuỷ tinh thể như một thấu kính

hội tụ, có khả năng thay đổi độ cong làm cho ảnh của vật luôn luôn nằm trên

võng mạc.

- Ảnh của vật trên võng mạc là ngược so với vật. Nhưng ta vẫn thấy

xuôi, thấy được khoảng cách và sự chuyển động của vật là do thói quen, do

phối hợp sờ - nhìn, do cử động của nhãn cầu. Như vậy, mắt chỉ là cơ quan

tiếp nhận, còn cơ quan phân tích là trung tâm thị giác nằm trên vỏ não với

nhiều vùng phối hợp.

1.2.2. Sự điều tiết của mắt

- Khi khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp. Ảnh của vật rơi đúng vào

võng mạc thì ta nhìn rất rõ.

- Khi khoảng cách từ vật đến mắt xa hoặc gần quá, ảnh của vật sẽ

nằm ở trước hoặc sau võng mạc, vì vậy, mắt phải thay đổi độ phồng của thuỷ

tinh thể để hình ảnh rơi đúng võng mạc. Khả năng thay đổi độ phồng của thuỷ

tinh thể là khả năng điều tiết của mắt.

- Muốn nhìn rõ vật thì vật đó không được quá nhỏ để mắt có thể phân

biệt được hai điểm riêng rẽ ở gần nhau. Khả năng phân biệt này còn gọi là thị

lực. Bình thường người ta đo thị lực bằng bảng thị lực đặt cách xa 5m.

- Nếu mắt luôn luôn phải điều tiết sẽ bị mệt mỏi, nếu tình trạng đó kẻo

đài thì sẽ dẫn đến các tật của mắt như cận thị hoặc viễn thị. Do vậy, đối với

trẻ nhỏ, cần hướng dẫn sao cho luôn đảm bảo khoảng cách từ các vật đến

mắt thích hợp, tránh các dị tật ở mắt. Trong các trường mầm non cần xây

dựng cao ráo, thoáng mát, đủ ánh sáng để bảo vệ mắt cho trẻ.

Sự điều hoà ánh sáng: nhờ sự co giãn của các cơ vòng và cơ nan

hoa của mống mắt.

- Ở chỗ sáng, các cơ vòng mống mắt co lại làm cho đồng tử thu nhỏ để

cản bớt ánh sáng.

Page 31: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Ở chỗ tối, các cơ nan hoa của mống mắt co lại làm cho đồng tử giãn

rộng ra cho ánh sáng lọt vào dễ dàng hơn.

1.3. Các dị tật của mắt

Cận thị: ảnh của vật rơi trước võng mạc nên chỉ nhìn rõ những vật ở

gần. Cân thị có thể do trục quang học của mắt dải quá hay do nhân mắt cong

hơn bình thường. Muốn điều chỉnh cần đeo thấu kính phân kỳ.

Nguyên nhân:

- Việc đọc nằm hay ngồi mà nằm cúi đầu nhiều cũng góp phần làm phát

triển chứng cận thị. Sự cúi đầu nhiều sẽ làm tăng sự đầy máu một cách liên

tục và tăng áp lực mắt dẫn đến sự to cầu mắt và biến đổi tiêu cự.

- Khi đọc viết trong điều kiện chiếu sáng kém, kích thước bàn ghế

không phù hợp cùng dẫn đến chứng cận thị

Vì vậy trong các nhà trẻ và các trường mẫu giáo cần phải có những

biện pháp phòng chống bệnh cận thị cho các cháu:

- Xây dựng phòng ốc đứng tiêu chuẩn vệ sinh, đủ ánh sáng.

- Tăng cường cho trẻ chơi ngoài trời.

- Kích thước bàn ghế phù hợp với tầm vóc trẻ.

- Sách giáo khoa in chữ to, thẳng, rõ ràng.

- Tránh cho trẻ nhìn tập trung lâu, cần 15 - 20 phút giải lao sau các giờ

tập đọc, tập viết, hội hoạ...

- Các cô chú ý rèn tư thế đúng cho trẻ, chú ý khoảng cách giữa mắt và

vở khi trẻ tập đọc, vẽ...

- Tăng cường cho trẻ tập luyện thể dục thể thao.

- Ăn uống đủ các chất dinh dưỡng.

- Khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các trường hợp trẻ bị cận thị, để

kịp thời điều chỉnh thị giác cho trẻ.

Viễn thị:

Page 32: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Ảnh của vật rơi vào phía sau võng mạc nên chi nhìn rõ những vật ở xa

mắt. Muốn điều chỉnh cần đeo thấu kính hội tụ.

Lão thị:

Thuỷ tinh thể của người già điều tiết kém nên người già nhìn xa và nhìn

gần đều khó. Để sửa tật này cần đeo thấu kính hội tụ hai tròng có hai tiêu cự

khác nhau, một để nhìn gần, hai để nhìn xa.

Loạn thị:

Do giác mạc cong không đều nên ảnh của vật bị méo mó: Trường hợp

này phải có lăng kính riêng để sửa.

Lác mắt:

Hai mắt lác có hai thị lực khác nhau. Muốn sửa thì phải đeo thấu kính

cho hai bên thị lực bằng nhau và sau một thời gian thì tiến hành phẫu thuật

cơ vận nhãn để điều chỉnh trục mắt.

Quáng gà:

Mắt không nhìn rõ khi trời tối. Nguyên nhân là do thiếu vitamin A.

Mù màu:

Mù màu là bệnh bẩm sinh, do thiếu một hay nhiều sắc tố trong tế bào

hình nón nên người bệnh không phân biệt được màu hoặc nhầm màu. Có thể

mù hai màu hoặc một màu.

Rối loạn thị trường:

Thị trường của mắt có thể bị rối loạn thu hẹp lại ở các phía khác nhau.

Hẹp thị trường có nhiều nguyên nhân khác nhau như: bong võng mạc, tổn

thương một phần của võng mạc, tổn thương trung tâm nhìn ở thuỳ chẩm gây

các chứng bán manh.

1.4. Đặc điểm phát triển cơ quan phân tích thị giác của trẻ

- Mắt cửa trẻ sơ sinh có trọng lượng 2 - 4 gam (người lớn là 6 - 8 gam).

Trọng lượng của mắt tăng chủ yếu trong năm đầu. Khi trẻ được 3 - 4 tuổi thì

Page 33: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

trọng lượng mắt tương tự như của người lớn. Tuyến lệ của trẻ hoạt động

ngay sau khi sinh, nhưng còn yếu. Phản xạ tăng cường nước mắt xuất hiện

khi trẻ được 3 - 4 tháng

- Hốc mắt của trẻ nông, mắt hơi lồi về phía trước.

- Cầu mắt của trẻ sơ sinh có đường kính trước sau ngắn. Thuỷ tinh thể

có khả năng đàn hồi lớn song mức độ hội tụ kém, vì vậy hình ảnh của vật

thường rơi vào phía sau võng mạc. Trẻ thường nhìn xa (viễn thị tự nhiên).

Nếu trẻ luôn phải nhìn những vật có khoảng cách bình thường như người lớn

thì mắt trẻ luôn luôn phải điều tiết dẫn tới cận thị. Vì vậy nên cho trẻ chơi

ngoài trời nhiều, tránh nhìn gần, nhìn tập trung lâu...

- Trẻ càng lớn đường kính cầu mắt tăng lên, độ đàn hồi của thuỷ tinh

thể giảm dần, độ hội tụ tăng lên, sự viễn thị tự nhiên cũng giảm dần.

- Trẻ sơ sinh đã có những phản ứng với ánh sáng.

- Trẻ 3 - 4 tháng có thể theo dõi được các vật đi chuyển chậm.

- Trẻ 6 tháng phân biệt được sự khác nhau giữa người lạ và người

quen.

- Trẻ 1 tuổi: nhận dạng được các đồ vật, nên cần cho trẻ chơi những đồ

chơi có hình dáng khác nhau như hình vuông, hình tròn, hình trụ....

Trẻ 2,5 tuổi nhận biệt được các màu cơ bản: đỏ, vàng, tím, xanh...Trẻ

càng lớn khả năng phân biệt màu sắc ngày càng phong phú, nhưng khả năng

đó phụ thuộc nhiều vào sự luyện tập.

l.5 Những phương thức cải thiện thị giác ở trẻ em

Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, thị giác cửa trẻ em được phát

triển trong các giờ hội hoạ, vẽ kỹ thuật, trong các trò chơi... nếu các quy tắc

vệ sinh được tuân thủ.

Sau các giờ học hay trò chơi có liên quan nhiều đến việc điều tiết của

mắt, cần khuyên các em nhìn ra xa khoảng 1 - 2 phút.

Page 34: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Những cảm giác thị giác về đồ chơi có các hình dạng khác nhau như

hình vuông, hình tròn, hình trụ được kết hợp với xúc giác và các cử động của

tay và đầu.

Đồ chơi, tranh ảnh, hoa quả.... có những màu sắc khác nhau cũng góp

phần làm phát triển sự hoàn thiện về thị giác.

Ở các học sinh lớn, muốn rèn luyện thị giác cần cho các em chơi các

môn thể thao: quần vợt, bóng rổ, bóng chuyền...xem các tranh ảnh, các chi

tiết máy móc...

Một điều cần nhớ là không nên bắt mắt làm việc quá sức và phải điều

tiết nhiều, như vậy mới tránh cho các em bị những tật của mắt.

2. Cơ quan phân tích thính giác

2.1. Cấu tạo cơ quan phân tích thính giác

Cơ quan phân tích thính giác được cấu tạo gồm 3 bộ phận:

- Tai là bộ phận nhận cảm

- Dây thần kinh thính giác là bộ phận dẫn truyền các xung động thần

kinh từ tai đến bộ phận trung ương thần kinh.

- Trung ương thần kinh là những tế bào thần kinh nằm trên vỏ não tại

thùy thái dương.

Tai - cơ quan nhận cảm.

Gồm tai ngoài, tai giữa, tai trong.

Tai ngoài: gồm vành tai, ống tai, màng nhĩ. Màng nhĩ là một màng

mỏng ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa. Tai ngoài có nhiệm vụ dẫn truyền

âm thanh vào tai giữa và tai trong.

- Vành tai của trẻ phát triển mạnh trong 2 - 3 năm đâu, sau đó tốc độ

phát triển chậm lại. ống tai của trẻ nhỏ có hình khe, phần giữa hẹp. ông tai

phát triển mạnh trong năm đầu. Khi trẻ 6 tuổi thì ống tai đạt kích thước như

người lớn.

Page 35: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Da của ống tai được bao phủ bởi những lông nhỏ và chứa tuyến chất

nhờn, có tác dụng bảo vệ và sát trùng.

Tai giữa: nằm trong hốc xương thái dương. Trong tai giữa có chứa 3

xương nhỏ nối với nhau: xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Xương búa

nối liền với mặt trong của màng nhĩ còn xương bàn đạp tỳ vào màng căng

cửa bầu, nối liền với tai trong.

- Tai giữa thông với hầu qua vòi Ostat (dài khoảng 3cm) đảm bảo sư

cân bằng áp lực không khí trong tai giữa và bên ngoài nhằm bảo vệ mảng nhĩ

khi có tiếng động mạnh, đồng thời tạo điều kiện cho việc truyền sóng âm từ

tai ngoài vào tai trong. Ở trẻ nhỏ ống Ostat ngắn, rộng và nằm ngang. Do vậy

mà trẻ em rất dễ bị viêm tai giữa, nhất là khi bị các bệnh nhiễm trùng vùng

hầu họng.

- Ở trẻ sơ sinh trong tai giữa chứa đầy chất dịch khác với ở người lớn

chứa không khí. Dần dần khi trẻ lớn chất dịch đó sẽ được thay thế bởi không

khí.

- Xương chũm nằm sau tai là một xương xấp, vì trong xương có nhiều

hốc rỗng gọi lả xoang chũm. Hốc ở giữa to nhất gọi là hang chũm. Hang này

thông với hòm tai bởi ống thông tai hay còn gọi là sào đạo. Như vậy, hòm tai

giữa vừa thông với họng bởi vòi ostat, vừa thông với các xoang chũm. Vì vậy,

khi trẻ em bị viêm nhiễm ở họng như viêm amiđan, viêm họng... thì sự viêm

nhiễm có thể lan tới hòm tai gây viêm tai giữa, và viêm xương chũm, có thể

gây nguy hiểm đến sức khoẻ của trẻ.

Tai trong: có cấu tạo phức tạp và đảm nhiệm hai chức năng chỉnh: thu

nhận cảm giác thinh giàc và cảm giác về thăng bằng.

Toàn bộ tai trong gồm 2 phần: mê đạo xương và mê đạo màng nằm

trong mê lộ xương. Mê lộ xương gồm có tiền đình, 3 ống bán khuyên và ốc tai

bằng xương. Mê lộ màng là một hệ thống phức tạp cấu tạo bằng một màng

mỏng lồng trong mê lộ xương. Giữa thành xương và mê đạo màng có chứa

Page 36: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

một chất lỏng được gọi là ngoại dịch, phía trong mê lộ màng có chứa đầy nội

dịch.

Mê đạo xương

Gồm có 3 phần ăn thông với nhau: ốc tai xương, tiền đình xương và

các ống bán khuyên.

- Ốc tai xương: có hình xoắn ốc gồm 2 vòng rưỡi, một đầu thông với

tiền đình, một đầu bịt kín. Bên trong ốc tai xương có một gờ nổi lên, cũng

xoắn theo ốc tai gọi là mảnh xoắn. Ốc tai là bộ phận thu nhận âm thanh.

- Tiền đình xương: là một các hốc hình bầu dục nằm ở giữa ốc tai

xương và các ống bán khuyên. Mặt ngoài liên quan tới hòm tai qua cửa sổ

bầu dục và cửa sổ tròn.

- Ba ống bán khuyên: hướng theo 3 chiều trong không gian và thông

với bộ phận tiền đình có chức năng giúp cho cơ thể giữ thăng bằng và

chuyển động trong không gian.

Mê đạo màng

Mê đạo màng cũng gồm các phần như mê đạo xương nhưng kích

thước nhỏ hơn. Thành của mê đạo màng là các lớp mô liên kết tạo nên một

cái màng xơ.

- Phần tiền đình màng gồm 2 túi: túi cầu thông với ốc tai màng, túi bầu

thông với bán khuyên màng. Túi cầu và túi bầu thông với nhau qua ống nối.

- Phần bán khuyên màng có hình dạng in hệt với bán khuyên xương.

Cả túi bầu, túi cầu và các ông bán khuyên màng được gọi chung là cơ quan

tiền đình. Ở đây có những thụ quan đặc biệt (gọi là vết thính giác và mào

thính giác) thu nhận những kích thích về sự thăng bằng của cơ thể trong

không gian. Đó là những tế bào có lông, trên bề mặt được bao phủ bởi một

khối chất nhày xen kẽ những hạt nhĩ thạch.

Page 37: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Ốc tai màng là phần chính của cơ quan thính giác, gồm 2 màng chạy

dọc ống xương ốc tai: màng phía trên mỏng gọi là màng tiền đình, màng dưới

đây hơn gọi là màng cơ sở. Ống ốc tai màng chứa nội dịch.

Màng cơ sở: gồm nhiều sợi liên kết chằng ngang, độ dài các sợi tăng

dần về phía đỉnh ốc. Trên màng cơ sở có chứa cơ quan Coocti, có nhiệm vụ

thu nhận các kích thích âm thanh. Cơ quan Coocti được cấu tạo bởi những tế

bào đệm xen lẫn các tế bào thính giác trên mặt có lông. Xung quanh các tế

bào này có nhiều nhánh tận cùng của những tế bào thần kinh nằm trong hạch

Cocti (hạch Cocti nằm ở chân mảnh xoắn). Sợi trục của các tế bào thần kinh

này tạo thành dây thần kinh ốc tai.

2.2. Chức năng của cơ quan phân tích thính giác

Chức năng nghe:

- Cơ quan thính giác có chức năng thu nhân âm thanh và truyền những

âm thanh đó về vùng thính giác trên não bộ để tổng hợp và phân tích.

- Giúp cho con người tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ

trước qua ngôn ngữ.

Cơ chế thu nhận âm thanh:

Âm thanh được thu nhận dưới dạng sóng âm. Sóng âm được truyền từ

tai ngoài vào tai giữa, sau khi được chuỗi xương tai khuyếch đại, màng căng

cửa bầu rung động làm ngoại dịch rung động ở ống tiền đình. Sóng âm tiếp

tục được truyền đi trong chất ngoại dịch. Sự rung chuyển của chất ngoại dịch

âm cho chất nội dịch trong ống ốc tai cũng rung chuyển theo. Sự chuyển động

của chất nội dịch làm cho các dây tương ứng trên màng cơ sở cũng rung

động và kích thích các tế bào thụ cảm thính giác làm xuất hiện những xung

động thần kinh. Những xung động này được truyền theo dây thần kinh thính

giác về vỏ não. Nhờ hoạt động phân tích trên vỏ não mà chúng ta nhận biết

và phân biệt được âm thanh.

- Âm thanh có những độ cao khác nhau, được đặc trưng bởi những

sóng âm có tần số khác nhau.

Page 38: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Trên màng cơ sở các sợi có độ căng và chiều dài không đồng đều.

Mỗi sợi có giao động cộng hưởng với một sóng âm tương ứng. Nghĩa là các

âm thanh có tần số xác định làm rung động phần tương ứng của màng cơ sở.

Theo Hẻm Holz, các sợi ngắn cộng hưởng với âm cao, các sợi dài cộng

hưởng với các âm thấp.

-Tai người có thể thu nhận những sóng âm có tần số từ 16 - 20 000 Hz,

và phân biệt rõ nhất các âm thanh có tần số 200 - 2000 Hz.

Chức năng về cảm giác thăng bằng

Chức năng này được thực hiện nhờ có các vết thính giác và mào thính

giác trong các túi tiền đình và ống bán khuyên, nên có hai loại cảm giác thăng

bằng: cảm giác thăng bằng tĩnh và cảm giác thăng bằng động.

2.3. Đặc điểm sự thu nhận âm thanh của trẻ

- Trẻ khi sinh ra đã có phản ứng với âm thanh (trẻ bị giật mình khi có

tiếng động lớn). Khả năng thu nhận âm thanh của trẻ cao hơn ở người lớn,

tới 22000 Hz. Song vì trong tai giữa của trẻ có chứa đầy chất dịch nên khả

năng thu nhận âm thanh của trẻ còn yếu. Trẻ lớn lên, chất dịch trong tai dần

dần được thay thế bởi không khí, nên khả năng thu nhận âm thanh ngày càng

tốt lên

- Trẻ 3 - 4 tháng có thể phân biệt được âm thanh có độ cao khác nhau:

phân biệt được giọng người lạ và người quen.

- Trẻ 8 -9 tháng có thể hiểu được những từ riêng biệt.

- Trẻ 1 tuổi có thể tập trung nghe một lát, nói được những từ đơn giản.

- Trẻ 18 tháng có khả năng nghe nhạc, thích hát...

- Trẻ 30 tháng: nghe và hiểu được những câu chuyện đơn giản.

- Trẻ 3 tuổi: có thể phân biệt được giai điệu của bài hát.

Khả năng nghe và phân biệt âm thanh mang tính di truyền nhưng cũng

phụ thuộc nhiều vào sự luyện tập của trẻ. Vì vậy chúng ta phải cho trẻ nghe

những bản nhạc, bài hát hay. Ngoài ra phải rèn cho trẻ định hướng trong

Page 39: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

không gian về nguồn phát ra những âm thanh thông qua các trò chơi như bịt

mắt bắt dê, trò chơi trốn tìm. Hay cho trẻ tìm hiểu thiên nhiên bằng các âm

thanh quanh ta như tiếng gà gáy tiếng chó, mèo kêu, tiếng chim hót, tiếng lá

xào xạc làm cho thính giác của trẻ phát triển phong phú hơn.

Do những đặc điểm cấu tạo của tai trẻ đã nêu ở trên nên đối với trẻ nhỏ

cần chú ý chăm sóc và bảo vệ tai phong chống các bệnh nhiễm khuẩn, đặc

biệt là phòng bệnh viêm tai giữa. Không được dùng những vật nhọn để ngoáy

tai làm tổn thương màng nhĩ. Phải giữ vệ sinh tai luôn luôn sạch sẽ bằng cách

lấy khăn sạch lau tai hàng ngày khi rửa mặt, dùng tắm bông đề lau khô tai.

Nhà trẻ và các trường mẫu giáo cần phải xây dựng ở nơi yên tĩnh để tránh

những nơi ồn ào, bởi những tiếng động mạnh thường xuyên tác động vào

màng nhĩ làm giảm khả năng nghe của tai. Hạn chế dùng các loại thuốc

kháng sinh có tác dụng gây điếc tai, ù tai.

3. Cơ quan phân tích xúc giác

3.1. Cấu tạo

Cơ quan phân tích xúc giác cấu tạo gồm 3 bộ phận:

- Bộ phận nhận cảm

- Bộ phận dẫn truyền

- Trung ương thần kinh nằm trên vỏ não

Bộ phận cảm thụ xúc giác nằm trên da là các tiểu thể Meckel, Meissner

và các đầu mút dây thần kinh quanh các chân lông. Các thụ thể này được

phân bố không đồng đều trên cơ thể. Ở các đầu ngón tay, đầu lưỡi, quanh

môi, đầu mũi có nhiều nhất, sau đó đến má, mi mắt, vòm họng, còn các vùng

khác thì có ít hơn. Có 3 loại cơ quan cảm thụ xúc giác:

- Thụ cảm tiếp xúc: tiếp thu những kích thích cơ học, cho ta cảm giác

về hình dạng, độ dài, tính chất bề mặt, áp lực của vật.

- Thụ cảm về nhiệt độ: thu nhận những kích thích về nhiệt

- Thụ cảm đau đớn: nhận những kích thích đau.

Page 40: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Các xưng động từ những cơ quan cảm thụ theo dây thần kinh hướng

tâm sẽ được truyền về vùng cảm giác vận động trên não tại thuỳ đỉnh.

3.2. Chức năng

Cơ quan cảm thụ xúc giác có vai trò quan trọng trong sự nhận thức thế

giới xung quanh, đó là nguồn gốc của các phản xạ, đặc biệt là các phản xạ

bảo vệ.

Đối với trẻ em, xúc giác đóng vai trò đặc biệt quan trọng:

- Kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh, giúp cho trẻ tìm hiểu thế

giới xung quanh.

- Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, chính vì vậy đối với trẻ nhỏ cần tạo

nhiều tiếp xúc thân thể: nuôi con bằng sữa mẹ, ôm ấp, xoa nắn chân tay cho

trẻ.

- Trẻ sơ sinh đã có cảm giác đau. Trẻ 18 tháng có thể chỉ vào chỗ đau.

Còn trẻ 3 tuổi có thể nói đau chỗ nào mà không cần chỉ.

- Cảm giác về nhiệt độ: trẻ sơ sinh chưa phân biệt được nóng lạnh. Khi

trẻ 3 tuổi có thể phân biệt được giữa ấm và lạnh.

- Cảm giác tiếp xúc: trẻ sơ sinh có phản ứng khi ta chạm vào chân trẻ.

Trẻ 3 tháng biết khóc khi bị ướt. Trẻ lớn hơn rất thích cầm đồ chơi bằng tay,

được bế ẵm. Trẻ 2 tuổi có thề lần giở một trang một lần trong cuốn sách, trẻ 4

tuổi có thề nhận ra đồ vật trong một cái túi đựng kín.

4. Cơ quan phân tích vị giác

Cơ quan cảm nhận vị giác là lưỡi. Trên lưỡi có các nhú vị giác và xúc

giác.

Đơn vị vị giác là các tế bào vi giác được bao quanh bởi các tế bào

chống đỡ. Tiếp xúc với các chồi vị giác có tận cùng với các sợi thần kinh vi

giác, dẫn truyền xung động thần kinh về vùng vị giác ở trên thuỳ đỉnh.

Cảm giác nếm là một cảm giác hỗn hợp, phức tạp, thường phối hợp với

khứu giác. Bốn cảm giác cơ bản của nếm là: mặn, ngọt, chua, đắng.

Page 41: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Ở trẻ sơ sinh có tất cả 4 thứ cảm giác mặn, ngọt, chua, đắng. Trẻ sơ

sinh đã trả lời sự kích thích vị ngọt bằng sự bú mút, và trả lời các kích thích

đối với vị đắng, chua bằng sự co cơ mặt.

Tính nhậy cảm của các cơ quan phân tích vị giác phụ thuộc vào nhu

cầu đòi hỏi của cơ thể đối với thức ăn. Trong thời gian ăn tính nhạy cảm

chung giảm dần, còn tính nhạy cảm phân biệt lại tăng lên. Ở trẻ khi bị rối loạn

tiêu hoá hay bị bệnh thì sẽ làm giảm cảm giác vị giác.

5. Cơ quan phân tích khứu giác

Cơ quan cảm thụ khứu giác là những tế bào khứu giác nằm trong niêm

mạc mũi, thu nhận những kích thích bằng hơi.

Các tề bào khứu giác là những nơron song cực, có lông khứu giác

hướng về phía mũi, còn sợi trục xuyên qua sàng xương bướm lên hành khứu

tiếp xúc với nơron đa cực. Từ các nơron đa cực các sợi trục đi ra tạo thành

dây khứu giác dẫn truyền các xung động thần kinh về vùng khứu giác nằm ở

dưới thuỳ trán.

Ở trẻ sơ sinh đã có những phản ứng đối với các mùi mạnh như co cơ

mặt.

Ở trẻ bú mẹ khoang mũi phát triển chưa đầy đủ nên khứu giác của trẻ

kém phát triển hơn so với trẻ lớn.

Ở trẻ mẫu giáo và trẻ lứa tuổi học sinh khứu giác nhạy hơn sơ với

người lớn. Độ nhạy bén của khứu giác được nâng lên khi trẻ đạt 6 tuổi, sau

đó dần đần bi giảm sút. Khả năng phân biệt mùi tăng dần theo lứa tuổi. Sự

luyện tập thường xuyên có tác dụng làm tăng cường sự phát triển khứu giác

ở trẻ.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu vai trò của các cơ quan phân tích

Page 42: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

2. Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của cơ quan phân tích thị giác. Hãy

nêu những nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em và các biện pháp phòng chống

cận thị.

3. Hãy nêu cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác và đặc điểm phát

triển cơ quan phân tích thính giác ở trẻ em. Hãy giải thích nguyên nhân tại

sao trẻ em hay bị bệnh viêm tai giữa.

4. Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của cơ quan phân tích xúc giác, khứu

giác và vị giác. Nêu đặc điểm các cơ quan phân tích này ở trẻ em.

Chương 4: HỆ VẬN ĐỘNG

I. HỆ XƯƠNG1. Cấu tạo xương

Hệ xương là một khung có cấu trúc đề nâng đỡ cơ thể con người. Mỗi

một loại xương có hình dáng đặc biệt và vai trò riêng. Trong các bộ phận của

bộ xương, những nơi được yêu cầu phải linh hoạt hơn thì sẽ được thay thế

bởi sụn. Các xương được nối với nhau bởi các khớp nối và các dây chằng,

đảm bảo sự vận động linh hoạt của bộ xương.

Cấu tạo của xương: xương được cấu tạo bởi lớp màng xương, mô

xương và ống tuỷ. Mỗi xương đều có mạch máu nuôi dưỡng và các dây thần

kinh. Dựa vào cấu tạo của xương người ta chia ra làm 2 loại xương: xương

chắc và xương xốp. Từ ngoài vào trong gồm có các lớp sau:

- Lớp màng xương: là lớp mô sợi mỏng nằm bên ngoài làm nhiệm vụ

bảo vệ.

- Lớp xương chắc: được cấu tạo bởi những trụ xương. Trụ xương bao

gồm nhiều tấm xương được xắp xếp thành hình ống có nhiều lớp, ở giữa có

một ống rỗng được gọi là ống Have, trong ống Have có chứa thần kinh và

mạch máu.

Page 43: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Lớp xương xốp: gồm một hệ thống nan xương mảnh đan vào nhau,

ở giữa có nhiều khoảng trống có chứa tuỷ xương và hầu như không có hệ

thống Have.

- Tuỷ xương: ở giữa các bè xương của xương xốp ở đầu xương dài và

xương dẹt có chứa tuỷ đỏ. Tuỷ đỏ có nhiệm vụ sản xuất hồng cầu. Trong lòng

ống xương có chứa tuỷ vàng, tuỷ vàng không có chức năng sản sinh hồng

cầu.

Bộ xương người trưởng thành gồm 206 chiếc, được cấu tạo từ nhiều

loại xương khác nhau.

- Loại xương dẹt (xương sọ, xương sườn): cấu tạo gồm 3 lớp

xương. Hai lớp xương đặc ở mặt ngoài, ở giữa là một lớp xương xốp.

- Loại xương ngắn (xương ngón tay, xương ngón chân): trong

thành phần của xương ngắn chủ yếu là xương xốp, mặt ngoài bao phủ lớp

xương đặc, mỏng. Loại xương dài: hai đầu xương dài có cấu tạo giống xương

ngắn. Thân xương cấu tạo bằng xương đặc làm cho thành xương dày, giữa

thân xương có ống tuỷ, trong đó có chứa tuỷ xương.

Thành phần hoá học của xương.

- Trong xương có 1/3 là chất hữu cơ và 2/3 là chất vô cơ, chủ yếu là

muối CaCO3, Ca (PO4)2. Tính đàn hồi của xương được đảm bảo là do các

chất hữu cơ, vì nếu ta đốt xương thì chất hữu cơ sẽ cháy, xương vẫn còn giữ

nguyên hình dạng nhưng rất giòn. Tính cứng của xương là do chất vô cơ.

Trong xương các chất vô cơ và hữu cơ kết hợp chặt chẽ với nhau, nhưng tỷ

lệ giữa chúng thay đổi theo lứa tuổi. Ở người trưởng thành xương có chứa

nhiều chất vô cơ hơn xương trẻ em, vì vậy mà xương của người lớn ít mềm

dẻo hơn xương của trẻ em. Người già rất dễ bị gãy xương khi ngã, vì xương

của người già có ít tính mềm dẻo.

- Xương trẻ em chưa phát triển đầy đủ, còn chứa nhiều tổ chức sụn.

Xương trẻ em được cấu tạo bằng các mạng lưới, các lá xương có ít ống Ha

ve, có chứa nhiều huyết quản, vì vậy xương của trẻ em khi bị gãy rất chóng

Page 44: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

lành. Sự hình thành và phát triển bộ xương của trẻ em còn tiếp tục cho tới 20

- 25 tuổi mới kết thúc.

- Trong thành phần xương trẻ em chứa nhiều nước, ít muối khoáng.

Càng lớn lượng nước trong xương càng giảm, khi trẻ được 12 tuổi thì thành

phần cấu tạo xương của trẻ gần giống như của người lớn.

Giới thiệu bộ xương người.

Bộ xương người gồm 206 chiếc, được chia ra làm 3 phần: xương đầu,

xương thân và xương chi.

Xương đầu: gồm hai phần là sọ não và sọ mặt

Sọ não là một hộp xương lớn, trong đó có chứa não bộ. Sọ não gồm

các xương bản dẹt khớp với nhau bởi khớp răng cưa bất động. Sọ não gồm 1

xương trán, 2 xương thái dương, 2 xương đỉnh, một xương chảm, một xương

bướm, một xương sàng tạo nên.

Sọ mặt do 15 xương tạo nên, trong đó có 3 xương lẻ là xương lá mía,

xương hàm dưới, xương móng và 6 đôi xương chẵn gồm xương hàm, xương

khẩu cái, xương gò má, xương thái dương và đôi xương lẻ. Tất cả các xương

sọ được cố định bất động, trừ xương hàm dưới là có thể cử động được.

Xương sọ tạo nên một hộp vững chắc bảo vệ não bộ và hệ thần kinh trung

ương. Sọ mặt còn tạo nên khung xương phần trên của các cơ quan hô hấp

và tiêu hoá.

Xương thân: gồm cột sống và xương lồng ngực.

Cột sống gồm 33 - 33 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống

ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt cùng dính lại thành một khối, cuối cùng là 4 - 5 đốt

sống cụt. Cột sống của người có 4 điểm cong là điểm cong cổ, ngực và thắt

lưng và cùng. Nó có liên quan mật thiết đến tư thế đứng thẳng của con người.

Mỗi đốt sống có thân đốt sống ở phía trước và một số mấu phía sau.

Một số mấu có tác dụng làm sợi bám của cơ một số mấu khác dùng để khớp

Page 45: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

với các mấu của các đốt lân cận. Ở giữa thân cột sống là ống tuỷ do các lỗ

đốt sống tạo nên.

Lồng ngực do 12 đôi xương sườn, các đốt ngực và xương ức tạo nên.

Những đôi xương sườn trên dính vào xương ức bởi một đoạn sụn, đoạn sụn

của đôi xương sườn thứ 8, 9, 10 dính liền nhau và dính vào đôi xương sườn

thứ 7. Đôi xương sườn thứ 11, 12 không nối với xương ức, một đầu tự do.

Lồng ngực có tác dụng bảo vệ các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim,

phổi và các cơ quan phần ngực.

Ở người lớn lồng ngực có chiều ngang rộng hơn chiều trước sau, liên

quan tới dáng đứng thẳng và sự giữ thăng bằng của cơ thể.

Xương chi: gồm xương chi trên và xương chi dưới.

Xương chi trên gồm xương cánh tay, xương cẳng tay (gồm xương trụ ở

phía trong và xương quay ở phía ngoài), xương bàn tay (xương bàn tay gồm

5 xương cổ tay, 5 xương đốt bàn tay, các xương ngón tay).

Xương chi dưới gồm khung chậu, xương đùi, xương cẳng chân

(xương cẳng chân gồm hai xương: xương chày ở trong và xương mác ở

ngoài), xương bàn chân (xương bàn chân gồm 7 xương cổ chân, 5 xương

bàn chân, và các xương ngón chân).

Các khớp xương: có 3 loại: khớp bất động, khớp bán động và khớp

động. Khớp bất động: là khớp được tạo nên bởi sự dính liền các xương với

nhau, tạo nên sự bất động ở xương. Ví dụ như xương hộp sọ.

Khớp bán động: các xương trong khớp có sự vận động nhưng rất hạn

chế. Ví dụ như xương ngón, xương đốt sống.

Khớp động: là loại khớp mà các xương trong đó có thể cử động được

đảm bảo sự cử động linh hoạt của cơ thể. Ví dụ như khớp gối, khớp tay. Hầu

hết các khớp được cấu tạo theo kiểu này.

Page 46: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Khớp được cấu tạo bởi bao khớp và diện khớp. Bao khớp được cấu

tạo từ mô liên kết dày tạo thành bao bám vào hai bờ của diện khớp. Diện

khớp là chỗ tiếp xúc giữa hai đầu xương.

2. Đặc điểm phát triển xương ở trẻ em

2.1. Xương sọ

Hộp sọ của trẻ em so với kích thước của cơ thể lớn hơn ở người lớn.

Hộp sọ lúc mới sinh có hai thóp: thóp trước và thóp sau. Thóp trước có kích

thước trung bình là 2 - 3 cm, được đóng kín khi trẻ được 12 tháng, muộn nhất

là 18 tháng, thóp sau nhỏ hơn và được đóng kín vào lúc trẻ được 5 tháng.

Nếu trẻ bị còi xương thì các thóp sẽ đóng chậm hơn. Nhờ có thóp mà trẻ

chuyển động được dễ dàng trong ống sinh.

Các xoang trán, xoang sàng ở trẻ trên 3 tuổi mới bắt đầu phát triển, vì

vậy ở trẻ nhỏ không bị viêm xoang.

2.2. Xương cột sống

Xương cột sống của trẻ thẳng, chưa ổn định. Khi trẻ được 3 tháng biết

lẫy thì xuất hiện đoạn cong ở cổ.

Khi trẻ được 6 tháng biết ngồi thì xuất hiện đoạn cong ở ngực.

Khi trẻ được 1 tuổi biết đi, cột sống vùng lưng cong về phía trước. Các

đoạn cong này không ổn định và rất dễ bị thay đồi tuỳ theo tư thế của trẻ.

Khi trẻ được 7 tuổi xương sống có hai đoạn cong vĩnh viễn ở cổ và

ngực, đến tuổi dậy thì thì có thêm đoạn cong vùng thắt lưng.

Do cột sống của trẻ còn yếu và có nhiều sụn, nên tư thế của trẻ dễ bị

thay đổi. Vì vậy chúng ta không nên cho trẻ ngồi đi quá sớm để tránh cho trẻ

bị gù lưng, vẹo cột sống.

2.3. Xương lồng ngực

Ở trẻ nhỏ xương lồng ngực tròn, đường kính trước sau bằng nhau và

xương sườn có tư thế nằm ngang. Càng lớn xương lồng ngực càng hẹp dần,

Page 47: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

xương sườn chếch theo hướng dốc nghiêng. Do cấu trúc như vậy nên ở trẻ

nhỏ lồng ngực kém di động.

2.4. Xương chi

Ở trẻ sơ sinh xương chi cong hơn ở người lớn. Khi trẻ càng lớn thì

xương dài ra và hết cong.

2.5. Xương chậu

Khung xương chậu gồm 2 xương cánh chậu, xương cùng và xương

cụt.

Dưới 6 tuổi xương chậu của trẻ trai và trẻ gái giống nhau. Nhưng sau

đó ở trẻ gái khung chậu phát triển hơn ở trẻ trai. Đối với các trẻ gái bị còi

xương thì khung chậu hẹp, sẽ gây khó khăn cho việc sinh đẻ sau này. Khung

chậu còn tiếp tục phát triển cho tới năm 20 - 21 tuổi.

2.6. Răng

Ở trẻ phát triển bình thường thì răng sữa bắt đầu mọc lúc trẻ được 6

tháng, khi trẻ được 24 tháng thì sẽ có đủ bộ răng sữa gồm 20 chiếc. Răng

cửa dưới xuất hiện đầu tiên, sau đó đến răng cửa trên, tiếp theo là răng nanh

và răng hàm. Công thức tính:

Số răng = Số tháng tuổi - 4

Khi trẻ được 6 - 7 tuổi thì bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn.

Mất khoảng 6 năm cho các răng sữa được thay thế hoàn toàn bằng 32 răng

vĩnh viễn. Khoảng hở xuất hiện giữa các răng cửa hàm trên là rất phổ biến,

nhưng chúng có khuynh hướng khít lại khi trẻ lớn lên.

Trẻ bị còi xương sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của men răng,

răng bị sâu, sún.

Mặt khác men răng của trẻ lại mỏng, dễ vỡ, vì vậy không nên cho trẻ ăn

các thức ăn quá nóng, quá lạnh, hoặc quá cứng. Vấn đề vệ sinh răng miệng ở

trẻ cũng rất quan trọng, cân tạo những thói quen vệ sinh tốt cho trẻ như đánh

răng sau khi ăn, không ăn nhiều bánh kẹo ngọt để bảo vệ bộ răng cho trẻ.

Page 48: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Chú ý bảo vệ tốt bộ răng sữa của trẻ sẽ đảm bảo sự phát triển tốt của răng

vĩnh viễn sau này.

II. HỆ CƠ1. Cấu tạo và hoạt động của cơ

1.1. Cấu tạo

Hệ cơ ở người gồm có 3 loại: cơ vân, cơ trơn và cơ tim.

Cơ vân

Là hệ cơ bao bọc toàn bộ cơ thể và cơ chi có khối lượng bằng 42%

trọng lượng cơ thể.

Cơ vân có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau: có cơ dài, cơ

ngắn và cơ rộng.

Mỗi cơ vân gồm có gân cơ và bụng cơ. Gân cơ nối với xương. Trong

bụng cơ có nhiều sợi cơ, tập trung thành từng bó song song với trục dọc của

bắp cơ.

Mỗi một sợi cơ được cấu tạo bởi một màng bao bọc bên ngoài, trong là

nguyên sinh chất có nhiều tơ cơ, còn ở giữa có chứa nhiều nhân. Mỗi sợi cơ

là một hỗn bào.

Khi quan sát tơ cơ dưới kính hiển vi, trên mỗi tơ cơ có đoạn đĩa tối và

đoạn đĩa sáng, chúng tạo nên các vân gọi là cơ vân.

Trong cơ vân có chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và các đầu

dây thần kinh.

Cơ trơn

Chiếm khoảng 200% trọng lượng cơ của cơ thể. Cơ trơn trong cơ thể

cấu tạo nên thành của các cơ quan rỗng như thành ruột, thành động mạch,

thành tĩnh mạch.

Page 49: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Ở cơ trơn mỗi sợi là một tế bào dài hình thoi. Cơ trơn không nằm trong

ý thức kiểm soát của não, nhưng có tác dụng co thắt cơ cần thiết cho các quá

trình hoạt động của cơ thể. Ví dụ như hệ tiêu hoá, nhờ sự co bóp của nhu

động ruột mà thức ăn được di chuyển trong hệ tiêu hoá.

Cơ tim

Cơ tim có cấu tạo gần giống với cơ vân, nhưng cơ tim có đặc điểm

khác là các sợi cơ tim phân nhánh nối với nhau thành mạng lưới. Sự hoạt

động cửa cơ tim không theo ý muốn của con người.

1.2. Sự hoạt động của cơ

Sự co cơ

Co rút là đặc tính cơ bản của cơ đảm bảo cho sự vận động của cơ thể

Có nhiều thuyết giải thích sự co cơ, những thuyết rộng rãi được mọi

người công nhận là thuyết A. Huxli: trong mỗi tơ cơ có đĩa tối và đĩa sáng: đĩa

sáng I do các sợi actin tạo nên, đĩa tối A do các sợi actin và myozin tạo nên.

Theo thuyết này thì khi cơ co, các sợi actin chui sâu vào trong các sợi myozin.

Như vậy làm cho đĩa sáng I ngắn lại, và chiều dài đĩa tối A không thay đổi. Kết

quả dẫn tới là các bắp cơ ngắn lại và phình to ra, cơ bám vào xương làm cho

xương chuyển động theo.

Điều kiện hoạt động thích hợp của cơ

Đối với trẻ nhỏ chúng ta cần chú ý không cho trẻ làm việc quá sức, quá

nặng mà cần phải chú ý cho trẻ lao động vừa sức, xen kẽ nghỉ ngơi, tạo

không khí vui tươi trong công việc, phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Điều

kiện hoạt động thích hợp của cơ là:

- Cơ phải mang vật có trọng lượng vừa phải.

- Nhịp điệu co cơ phải không quá nhanh hoặc quá chậm.

- Điều kiện sinh lý cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần thoải mái.

2. Đặc điểm cơ trẻ em

Page 50: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Hệ cơ của trẻ em phát triển yếu. Ở trẻ sơ sinh trọng lượng cơ chiếm

23% trọng lượng cơ thể. Đến tuổi trưởng thành hệ cơ chiếm 42% trọng lượng

cơ thể.

Các sợi cơ của trẻ có chứa nhiều nước, ít đạm và mỡ. Vì vậy khi trẻ đi

tiêu chảy mất nước rất nhanh, vì vậy chúng ta thấy trẻ bị sụt cân rất nhanh

chóng.

Sợi cơ của trẻ mảnh hơn so với người lớn, lực co cơ của trẻ còn yếu

nên trẻ chưa thể cầm những đồ vật nặng, hoặc lao động quá sức.

Cơ của trẻ em đàn hồi hơn so với cơ của người lớn. Chúng được gắn

vào xương xa trụ quay của các khớp nhiều hơn, còn ở người lớn chứng được

gắn gần khớp hơn, vì vậy ở trẻ em, sự co cơ mất ít sức lực hơn ở người lớn

Các cơ của trẻ em phát triển không đồng đều. Các cơ đùi cơ vai phát

triển trước, còn các cơ nhỏ như cơ ngón tay, cơ lòng bàn tay phát triển muộn

hơn, vì vậy mà đối với trẻ nhỏ không nên bắt trẻ tập viết quá sớm.

Ở trẻ 4 - 5 tuổi, cơ cánh tay và cơ cẳng tay phát triển, nhưng cơ bàn

tay chưa phát triển đầy đủ. Hệ cơ bàn tay đặc biệt phát triển khi trẻ được 6 -7

tuổi, lúc đó trẻ đã thực hiện được một số công việc nhẹ nhàng có tính khéo

léo và trẻ có thể học viết chữ.

Do sự phối hợp việc co của các cơ nhỏ bé chưa phát triển đầy đủ nên

trẻ em mẫu giáo chưa thực hiện được các thao tác nhỏ nhặt một cách chính

xác.

Trẻ em rất chóng mệt khi viết, vẽ, khâu kim...

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu cấu tạo của xương. Thành phần hóa học xương ở trẻ em và người

lớn khác nhau ở điểm nào?

2. Nêu đặc điềm phát triển hệ xương ở trẻ em.

3. Nêu cấu tạo và hoạt động của hệ cơ.

Page 51: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

4. Hãy nêu đặc điểm hệ cơ ở trẻ em. Từ đo hãy nêu những ứng dụng

trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ

Chương 5: HỆ TUẦN HOÀN VÀ MÁU

I. MÁU1. Chức năng của máu

Máu trong cơ thể có nhiều chức năng quan trọng, sáu chức năng chính

là:

Chức năng hô hấp

Hồng cầu trong máu có tác dụng vận chuyển oxy từ phổi tới các tế bào

và vận chuyển khí cacbonic từ các tế bào đưa về phổi và ra ngoài.

Chức năng dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng như các axit amin, glucozơ, axit béo và các

vitamin được hấp thụ từ ống tiêu hoá vào trong máu và được máu vận

chuyển đến nuôi dưỡng các tế bào.

Chức năng đào thải

Các sản phẩm bài tiết của cơ thể do các tế bào sinh ra trong quá trình

sống như cacbonic, urê, nước... được máu vận chuyên đến các cơ quan bài

tiết như thận, phổi, các tuyến mồ hôi... để đào thải ra ngoài.

Chức năng điều hoà nhiệt độ của cơ thể

Máu có khả năng điều hoà nhiệt độ của cơ thể bằng cách: khi trời nóng,

các mạch máu ngoại biên giãn ra để cơ thể dễ toả nhiệt. Ngược lại, khi trời

lạnh các mạch máu ngoại biên sẽ co lại giúp cho cơ thể giữ nhiệt.

Chức năng bảo vệ cơ thể

Trong máu có các tế bào bạch cầu có tác dụng thực bào, tiêu diệt vi

khuẩn. Ngoài ra, trong máu còn có nhiều các chất kháng thể, kháng độc tố

của huyết tương tạo ra khả năng miễn dịch của cơ thể.

Page 52: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Khi cơ thể bị chảy máu, máu có khả năng đông lại để bảo vệ cho cơ thể

khỏi chảy máu.

Chức năng điều hoà hoạt động các cơ quan

Máu vận chuyển các nội tiết tố từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan, có

tác dụng kích thích hoặc kìm hãm hoạt động của các cơ quan đó.

2. Cấu tạo của máu

Máu gồm hai thành phần chính: thể vô hình và thể hữu hình.

Thể vô hình (huyết tương)

Chiếm 54% thề tích máu. Đó là một chất lỏng màu vàng, trong đó có

90% là nước, 1% Nacl, NaHCO3, một ít muối vô cơ khác như Mg+, K+,

Ca+...., 7% prôtid, 0 1 % glucoza.

Protid của huyết tương gồm các loại: albumin, globulin, fibrinogen.

Trong đó fibrinogen là một chất sinh sợi huyết ở dạng hoà tan, chúng có thể

chuyển thành fibrin ở dạng không hoà tan quấn lấy thể hữu hình khi chảy máu

và tạo thành cục máu đông. Nếu lấy fibrin ra khỏi máu thì máu sẽ mất khả

năng đông.

Trong máu còn chứa các hooc môn, kháng thể, kháng độc tố....Ngoài

ra, trong huyết tương còn chứa một số chất thải như urê.

Thể hữu hình: gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

Hồng cầu

Hồng cầu được sản xuất ở trong tuỷ đỏ xương của các xương dẹt như

xương ức, xương sườn, xương đốt sống và ở đầu các xương dài như xương

đùi, xương cánh tay.

Hồng cầu có dạng hình đã lõm hai mặt và không có nhân.

Trung bình các hồng cầu sống được khoảng 120 ngày.

- Hồng cầu có kích thước nhỏ: 0.35 - 7.2 micron, nhưng tổng diện tích

các hồng cầu rất lớn, chiếm 3800m2.

Page 53: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Số lượng hồng cầu: có thể thay đối tuỳ thuộc vào lứa tuổi, giới tính,

tình trạng sức khoẻ, môi trường sống… Trung bình ở người trưởng thành có

khoảng 4 - 4.5 triệu hồng cầu mm3. Nam: 4,2 ± 210.000/ mm3, ở nữ: 3,8 triệu

±160.0001 mm3

- Thể tích huyết cầu (Hematocrit): là thể tích mà các hồng cầu chiếm

trong 100ml máu. Trị số trung bình ở nam giới là 47% ± 7và ở nữ giới là 42%

± 5.

Thể tích huyết cầu không cho biết khối lượng hồng cầu. Khối lượng

hồng cầu có thề bình thường trong khi thể tích huyết cầu giảm trong trường

hợp máu loãng, tiêm truyền tĩnh mạch nhiều; hoặc ngược lại khối lượng hồng

cầu có thể giảm khi thể tích huyết cầu tăng trong trường hợp cô đặc máu như

bị bỏng, cơ thể mất nước do tiêu chảy, ói mửa... ở những người sống ở vùng

núi cao nơi có phân áp oxy thấp có số lượng hồng cầu tăng. Số lượng hồng

cầu tăng khi lao động nặng và giảm khi ngủ.

- Số lượng hồng cầu có thề giảm gây thiếu máu do bị chảy máu, sốt rét,

các bệnh viêm loét hành tá tràng, suy tuỷ xương... Khi số lượng hồng cầu

giảm dưới 4 triệu/ mm3 là thiếu máu nhẹ, dưới 3 triệu/ mm3 là thiếu máu vừa,

dưới 2 triệu/ mm3 là thiếu máu nặng.

- Huyết cầu tố (Hemoglobin) là thành phần chính của hồng cầu và làm

cho hồng cầu có màu đỏ. Hemoglobin được cấu tạo từ hai thành phần chính

là Globin (94%) và Hem (5%). Hemoglobin là protein phức tạp có chứa sắt

hoá trị hai có khả năng kết hợp với các chất như oxy, khí cacbonic, khí CO

nên có vai trò quan trọng trong hô hấp. Nhờ có Hemoglobin mà máu có khả

năng vận chuyển khí oxy từ phổi đến các tế bào và khí cacbonic từ các tế bào

về phổi và ra ngoài.

Hb + O2 <=> HbO2

Hb + CO2 <=> HbCO2

Nhưng khi cơ thể bị nhiễm khí CO thì sẽ có phản ứng:

Hb + Co = HbCO (Cacboxyhemoglobin)

Page 54: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Cacboxyhemoglobin là một chất bền vững khó bị phân ly làm cho

Hemoglobin mất khả năng chuyên chở hồng cầu.

- Hồng cầu sống được khoảng 120 ngày, các hồng cầu già chết đi ở

gan và lách.

Bạch cầu

Là những tế bào hơi tròn có nhân nhưng không có màu. Tuổi thọ của

bạch cầu ngắn, khoảng vài giờ và dài nhất là 2 - 3 ngày.

- Số lượng bạch cầu ở người trưởng thành: ở nam khoảng 7000- 9000/

mm3, ở nữ khoảng 6000 - 8000/ mm3.

- Bạch cầu thường tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn và giảm

trong các trường hợp các bệnh do virut (cúm, sởi, viêm gan siêu vi B...).

Chức năng của bạch cầu:

Bạch cầu có khả năng thực bào để tiêu diệt các vi khuẩn và có khả

năng tiết ra kháng thể chống lại vi khuẩn và các chất độc để bảo vệ cơ thể.

Bạch cầu có các đặc tính như sau:

- Tính di chuyển: bạch cầu có thể di chuyển bằng những chân giả và

tìm đến những nơi có vi khuẩn và các vật lạ để tiêu diệt chúng.

- Bạch cầu còn có khả năng xuyên mạch: tập trung vào các nơi có vi

khuẩn, vật lạ rồi dùng chân giả ôm lấy chúng, tiết ra các men để tiêu diệt

chúng.

- Tính hoá ứng động: một số chất tiết của các mô có khả năng làm cho

bạch cầu di chuyển tới gần hay tránh xa khỏi chất đó. Ví dụ những sản phẩm

huỷ hoại trong mô viêm, một số độc tố của vi khuẩn.

- Tính thực bào: bạch cầu có khả năng thực bào để tiêu diệt các vi

khuẩn.

Hiện tượng viêm nhiễm:

Page 55: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Khi có vi khuẩn hoặc vật lạ xâm nhập vào cơ thể thì sau một thời gian

chúng sẽ sinh sản rất nhanh. Cơ thể bị xâm nhập cũng có những phản ứng

nhất định đối với sự xâm nhập đó. Dưới ảnh hưởng của hệ thần kinh và các

yếu tố thể dịch, tại chỗ xâm nhập cửa vi khuẩn sẽ xuất hiện hiện tượng viêm

nhiễm.

Tại đây, các mạch máu giãn ra, sự cung cấp máu tại chỗ viêm nhiễm

cũng được tăng cường. Nhờ đó tại các mô kẽ của các tế bào sẽ xuất hiện

nhiều tế bào bạch cầu. Các tế bào này có tác dụng thực bào và tiêu diệt các

vi khuẩn.

Trong các mô bị tổn thương tập trung nhiều các tế bào bạch cầu bị

chết, nguyên sinh chất của chúng có chứa đầy những sản phẩm tiêu hoá dở

là các mảnh xác của các vi khuẩn hoặc các vật lạ. Tất cả các tế bào bạch cầu

chết, xác vi khẩn, nước mô, bạch cầu... tạo thành mủ.

Khi ổ viêm nhiễm nằm gần bề mặt của cơ thể thì mủ sẽ vỡ ra và chạy

ra ngoài.

Khi ổ viêm nhiễm nằm sâu trong cơ thể thì hiện tượng thực bào sẽ diễn

ra cho tới khi nào ổ viêm nhiễm bị loại trừ hẳn.

Như vậy chúng ta thấy phản ứng viêm là phản ứng bảo vệ của cơ thể

khi có vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể; Nhưng trong những trường hợp sức đề

kháng của cơ thể yếu không đủ sức để chống lại các vi khuẩn gây bệnh, thì

phải dùng thêm thuốc kháng sinh đề giúp cơ thể tiêu diệt được các mầm

bệnh.

Tiểu cầu

Là những tế bào nhỏ không nhân hình đa giác không màu, đường kính

của tiểu cầu khoảng 2 - 3 micron.

Bình thường, số lượng tiểu cầu khoảng 200 000 - 300 000 / mm3 máu.

Số lượng tiểu cầu tăng khi ăn nhiều thịt, khi bị chảy máu, và số lượng tiểu cầu

giảm khi bị mắc bệnh ung thư máu.

Page 56: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Chức năng: Tiểu cầu có tác dụng giải phóng chất men tromboplastin

có tác dụng mở đầu cho hiện tượng đông máu.

- Tiểu cầu được sinh ra ở tuỷ xương và sống được khoảng 3 - 5 ngày.

II. HỆ TIM MẠCH VÀ TUẦN HOÀN MÁU 1. Cấu tạo và hoạt động của tim

Tim là cơ quan chính của hệ tuần hoàn. Tim là một khối cơ rỗng nằm

trong lồng ngực, ở giữa hai lá phổi và ở trung thất trước. Chức năng của tim

là hút máu từ các tĩnh mạch chủ và phổi về và bơm máu vào các động mạch

chủ và phổi.

- Tim của người trưởng thành có khối lượng khoảng 260 - 270 gam.

- Tim có hình tháp có trục hướng ra phía trước, xuống dưới và sang

trái.

- Tim gồm có 3 mặt: mặt trước ở ngay sau xương ức (hay mặt ức

sườn): có 2 rãnh dọc có động mạch vành trái nuôi dưỡng tim; mặt dưới áp sát

cơ hoành (hay mặt hoành): có hai rãnh trong có mạch vành phải nuôi dưỡng

tim; mặt trái: lấn vào phổi tạo thành khuyết tim.

- Tim được chia ra làm hai phần ngăn cách với nhau bởi vách ngăn: tim

phải và tim trái. Tim phải chứa máu tĩnh mạch và tim trái chứa máu động

mạch.

- Mỗi phần của tim lại được chia ra làm hai phần: tâm nhĩ và tâm thất.

- Giữa tâm thất và tâm nhĩ có van nhĩ thất (bên trái gọi là van hai lá, bên

phải là van ba lá).

- Giữa tâm thất trái và động mạch chủ và giữa tâm thất phải và động

mạch phổi có van bán nguyệt.

Kể từ ngoài vào trong, tim gồm có 3 lớp:

Page 57: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Màng ngoài tim: có 2 lá: lá thành ở ngoài và lá tạng ở trong dính sát

vào cơ tim. Giữa hai lá có ít thanh dịch làm cho tim co bóp được dễ dàng.

- Cơ tim: là loại cơ vân đặc biệt vì cơ tim vừa có đặc tính của cơ vân là

co bóp nhanh và mạnh, lại vừa có tính chất của cơ trơn là co bóp tự động. Cơ

tim gồm hai loại sợi:

Sợi co bóp cũng gồm có hai loại thớ: thớ riêng cho từng ngăn tâm thất

và tâm nhĩ và thớ chung bao trùm lên thớ riêng và liên hệ với các buồng tim.

Sợi cơ mang tính chất thần kinh (có nhiệm vụ điều hoà sự co bóp của

tim): đó là hệ thống nút, bao gồm nút Keith Flack, nút Tawara và bó His.

Nút Keith Flakc (nút xoang): ở trong thành tâm nhĩ phải, chỗ tĩnh mạch

chủ trên đổ vào tim. Nút này là trung tâm tự động chỉnh của tim, phát ra xung

động để điều khiển nhịp tim.

Nút Tawara (nút xoang nhĩ): nằm ở vách liên nhĩ. Nút này là trung tâm

tự động phụ của tim. Khi nút xoang bị tổn thương, nút xoang nhĩ sẽ nắm

quyền điều khiển nhịp tim và khi đó tim sẽ đập chậm hơn, cả tâm thất và tâm

nhĩ sẽ cùng co bóp một lúc.

Bó His: từ nút xoang nhĩ chia làm hai nhánh chạy dọc theo hai bên

vách liên thất xuống đến mỏm tim và chia làm nhiều nhánh nhỏ toả ra khắp

tâm thất. Bó His có chức năng dẫn truyền xung động. Từ nút xoang xung

động theo các thớ cơ lan dần sang tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái đến nút xoang

nhĩ, sau đó các xung động theo bó His sẽ truyền di khắp hai tâm thất. Khi bó

His bị tổn thương, tâm thất sẽ đập chậm lại và không ăn khớp với nhịp đập

của tâm nhĩ nữa.

- Màng trong tim (nội tâm mạc): là một màng mỏng nằm lót mặt trong

các buồng tim và nối liên tiếp với các màng trong các mạch máu lớn.

Hoạt động của tim

Chu kỳ của tim gồm 3 giai đoạn:

- Tâm nhĩ thu: kéo dài 0.1 giây.

Page 58: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Tâm thất thu: 0.3 giây.

- Tâm trương toàn bộ: 0.4 giây.

Khi tim đập 75 lần/ phút thì chu kỳ tim sẽ kéo dài 0.8 giây

Tâm nhĩ thu: Khi tâm nhĩ co, cơ vòng xoang tĩnh mạch co lại không

cho máu chảy từ tâm nhĩ vào tĩnh mạch. áp lực máu trong tâm nhĩ tăng, lúc

này van nhĩ thất đang mở, tâm nhĩ co đẩy nốt số máu từ tâm nhĩ xuống tâm

thất áp lực máu trong tâm thất tăng dần. Tâm nhĩ co lại 0.1 giây, sau đó giãn

ra suốt thời gian còn lại của chu kỳ (0,7 giây)

Tâm thất thu: Khi tâm nhĩ giãn ra, tâm thất bắt đầu co lại và cũng được

chia ra làm hai thời kỳ:

- Thời kỳ tăng áp (0,05 giây): tâm thất co lại làm cho áp suất trong tâm

thất tăng lên và cao hơn áp suất trong tâm nhĩ, van nhĩ thất đóng lại. Nhưng

lúc này, áp suất trong tâm thật vẫn thấp hơn áp suất của động mạch, do đó

van bán nguyệt vẫn đóng. Tâm thất tiếp tục co làm áp suất tăng cao.

- Thời kỳ tống máu nhanh (0,25 giây): áp suất trong tâm thất tăng

nhanh và cao hơn áp suất trong động mạch làm cho van bán nguyệt mở ra,

máu được tống vào động mạch. Mỗi lần tâm thất thu khoảng 60 ml máu được

tống vào động mạch (ở người lớn), còn ở trẻ em khoảng 23 ml máu.

Tâm trương toàn bộ (0,4 giây): là thời kỳ cơ tim giãn nghỉ toàn bộ đề

hút máu ở các tĩnh mạch về hai tâm nhĩ. Máu ở trong tâm thất đã vào hết

động mạch, áp suất trong các buồng tâm thất giảm xuống thấp hơn áp suất

trong động mạch làm cho máu chảy ngược về tâm thất khiến cho các van bán

nguyệt đóng lại, đồng thời các van như thất mở ra, máu ở tâm nhĩ lại được

hút về tâm thất.

Đặc điểm tim trẻ em

Tim của trẻ nhỏ nằm ngang, khi trẻ biết đi nằm chéo nghiêng, khi trẻ

được 4 tuổi tim có tư thế giống như ở người lớn.

Page 59: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Khi mới sinh, tim có trọng lượng 25 g. Khi trẻ 6 - 8 tháng tim tăng gấp

đôi, khi trẻ 1 - 2 tuổi tim tăng gấp 3 lần, khi trẻ 11 tuổi trọng lượng tim tăng

gấp 10 lần (240)

Tim trẻ sơ sinh có hình tròn, sau đó bề dài được phát triển hơn chiều

ngang. Cơ tim trẻ nhỏ yếu, rất dễ bị ảnh hưởng của bệnh tật gây suy tim.

Vòng tuần hoàn chính thức được hoạt động và chia ra làm hai vòng

tuần hoàn. lớn và nhỏ.

Vòng tuần hoàn lớn:

Máu động mạch giàu oxy và chất dinh dưỡng từ tâm nhĩ trái xuống tâm

thất trái vào động mạch chủ đến động mạch nhỏ và vào mao mạch, tại đây

xảy ra quá trình trao đổi khí và các chất Máu động mạch chuyển thành máu

tĩnh mạch, và từ các tĩnh mạch nhỏ chảy vào tĩnh mạch lớn hơn, sau đó vào

tĩnh mạch chủ vả ới vào tâm nhĩ phải.

Vòng tuần hoàn nhỏ:

Máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, sau đó lên động mạch phổi

để đến hai lá phổi. Sau khi trao đổi khí, máu tĩnh mạch trở thành máu động

mạch rồi theo các tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.

2. Hệ mạch

Mạch máu trong cơ thể người phân bố khắp cơ thể. Có thể chia ra 3

loại mạch máu: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

2.1. Động mạch

Là những mạch máu vận chuyển máu từ tim đến các tế bào. Từ động

mạch chủ, các mạch máu được chia thành những nhánh nhỏ nhánh động

mạch càng xa tim được gọi là các tiểu động mạch. Càng xa tim, máu chảy

trong động mạch với tốc độ càng nhỏ.

Thành của động mạch dày, gồm có 3 lớp:

- Lớp ngoài: là mô liên kết có nhiều sợi thần kinh.

Page 60: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Lóp giữa: là lớp quan trọng nhất, gồm những sợi chun xen kẽ với các

sợi cơ trơn làm cho động mạch có tính đàn hồi có tác dụng điều hoà lưu

lượng máu, làm cho dòng máu trong động mạch chảy liên tục và đều đặn.

- Lớp trong: là lớp liên tiếp với nội mạc của tim gồm có lớp mô liên kết

và một lá trun.

Phần lớn các động mạch nằm sâu, còn một số ít nằm ở nông sát ngay

xương.

Huyết áp động mạch:

Huyết áp là áp lực của máu tác động vào thành mạch, huyết áp giảm

dần từ đầu hệ thống mạch máu (các động mạch lớn từ tâm thất ra) đến cuối

hệ thống mạch máu (các tĩnh mạch lớn đổ vào tâm nhĩ. Do đó, có hai loại

huyết áp: huyết áp động mạch và huyết áp tĩnh mạch.

Huyết áp động mạch chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố:

- Sức co bóp của tim (khi sức co bóp của tim mạnh sẽ làm cho huyết áp

cao).

- Sức cản ngoại biên: sức cản ngoại biên càng cao thì huyết áp càng

cao. Sức cản ngoại biên tăng trong trường hợp xơ vữa động mạch hoặc

mạch máu co lại.

- Khối lượng máu: nếu khối lượng máu lớn thì huyết áp sẽ cao và

ngược lại. Vì vậy khi chúng ta bị chảy máu, mất đi một khối lượng máu thì

đồng thời gây tụt huyết áp.

- Độ quánh của máu: Độ quánh của máu càng lớn sẽ gây cản trở đến

sự lưu thông máu, sẽ dẫn đến tăng huyết áp. Độ quánh của máu tăng khi số

lượng hồng cầu tăng, các chất protid tăng. So với nước độ quánh là 1 thì độ

quánh trung bình của máu là 4.5 - 4.7.

Có hai loại huyết áp:

Page 61: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu): khi tim co bóp đây máu với một

áp lực cao nhất. Ở người lớn, huyết áp tối đa bình thường là 110 - 120 mm

Hg.

- Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương): khi tâm trương sức đàn

hồi của động mạch chỉ đủ để đẩy máu với một áp lực thấp nhất đủ để thắng

sức cản ngoại biên. Ở người lớn, huyết áp tối thiểu bình thường là 70 - 80

mm Hg.

Huyết áp động mạch có thể thay đồi theo sinh lý và bệnh lý. Ở nữ giới

huyết áp thường thấp hơn (khoảng 110/ 60 mm Hg), ở trẻ sơ sinh huyết áp

khoảng 70/ 40 mm Hg, lúc ngủ huyết áp giảm. Ở người già huyết áp thường

cao hơn (khoảng 140 / 90 mm Hg).

Khi huyết áp tối đa trên 140 mm Hg và huyết áp tối thiểu trên 90 mm Hg

là tăng huyết áp.

Khi huyết áp tối đa thấp hơn 100 mm Hg và huyết áp tối thiều thấp hơn

60 mm Hg là hạ huyết áp.

Mạch đập:

Khi ta ấn nhẹ ngón tay lên vùng động mạch nằm trên xương và dưới

lớp da, thường ở cổ tay, bẹn, cổ thì ta sẽ thấy mạch đập.

Tần số mạch đập tương đương với tần số tim: tức là 70 - 80 lần/ phút ở

người trưởng thành.

Mạch đập là do làn sóng rung động phát sinh ở động mạch chủ do ảnh

hưởng của tâm thất thu lan truyền tới chứ không phải do máu chảy tới nơi bắt

mạch. Làn sóng rung động càng xa tim càng yếu và đến đầu mao mạch thì

không còn nữa nên ta không thấy mạch đập ở trên tĩnh mạch.

2.2. Tĩnh mạch

Là những mạch máu dẫn máu từ các cơ quan tồ chức về tim. Máu của

tĩnh mạch chảy ngược dòng với máu của động mạch. Càng gần tim đường

kính của tĩnh mạch càng lớn.

Page 62: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Cấu tạo của tĩnh mạch gồm có 3 lớp như ở động mạch. Nhưng thành

của tĩnh mạch ít sợi chun và cơ hơn nên ít có khả năng đàn hồi và hay bị giãn

tĩnh mạch. Máu được chảy trong tĩnh mạch về tim nhờ các yếu tố sau:

- Sức bóp của tim: khi tâm trương, tim co bóp đẩy máu vào động

mạch, còn khi tâm trương, tim giãn ra hút máu từ các tĩnh mạch về.

- Sức hút của lồng ngực: khi hít vào, lồng ngực nở ra làn các tĩnh mạch

lớn ở trong lồng ngực cũng giãn ra có tác dụng hút máu về tâm nhĩ

- Sức ép của cơ hoành: khi ta hít vào, cơ hoành hạ xuống ép lên các cơ

quan trong ổ bụng, dồn máu từ các cơ quan đó về tĩnh mạch ngực và về tim.

- Động mạch đập: Động mạch và tĩnh mạch thường nằm cạnh nhau

trong một cái bao không co giãn nên khi động mạch đập sẽ ép vào tĩnh mạch

làm máu trong tĩnh mạch chuyển động. Máu trong tĩnh mạch chi chảy theo

một chiều về tim nhờ có các van trong tĩnh mạch.

- Sức co cơ: các cơ co sẽ ép vào tĩnh mạch dồn máu chảy về tim nhờ

các van tĩnh mạch, đặc biệt là các van ở tĩnh mạch chi dưới. Nhưng nếu cơ

co lâu quá thì sẽ làm cản trở tuần hoàn.

- Trọng lực: là một yếu tố thuận lợi cho các tĩnh mạch ở trên tim nhưng

lại bất lợi cho các tĩnh mạch ở bên dưới tủn nhưng nhờ có các van làm cho

máu không chảy ngược lại được.

2.3. Mao mạch

Là những mạch máu rất nhỏ nối giữa các tiểu động mạch và các tiểu

tĩnh mạch tạo thành một mạng lưới mao mạch

- Thành của mao mạch rất mỏng và gồm có hai lớp: ở ngoài là lớp mô

liên kết, trong là lớp tế bào nội mô. Thiết diện hệ mao mạch lớn nên máu lưu

thông trong mao mạch chậm: khoảng 0.5 - 0.8 m/ giây.

- Chức năng của mao mạch: Khi máu đến mao mạch, các chất dinh

dưỡng và ôxy được chuyển từ máu mao mạch vào dịch kẽ, ngược lại, khí

Page 63: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

cacbonic và các chất thải được vận chuyển từ dịch kẽ qua thành mao mạch

vào máu.

Sự trao đổi chất trong mao mạch chịu ảnh hưởng của các yếu tố:

- Áp suất thuỷ tĩnh của máu: có tác dụng đẩy nước và các chất hoà tan

trong máu từ máu vào dịch kẽ.

- Áp suất keo: có tác dụng giữ nước và các chất hoà tan ở lại trong mao

mạch.

Ở đầu mao đông mạch, áp suất thuỷ tĩnh lớn hơn áp suất keo (35 và 25

mm Hg), do đó khí oxy và các chất dinh dưỡng từ trong mao mạch thấm qua

màng mao mạch vào dịch kẽ.

Ở đầu mao tĩnh mạch, áp suất thuỷ tĩnh thấp hơn áp suất keo (15 và 25

mm Hg), vì vậy khí cácbonic và các chất thải từ dịch kẽ được thấm vào trong

mao tĩnh mạch.

2.4. Đặc điểm hệ mạch trẻ em

Lòng động mạch của trẻ em phát triển hơn tĩnh mạch và rộng hơn lòng

động mạch của người lớn. Trẻ càng lớn, lòng tĩnh mạch càng phát triển và

rộng hơn động mạch.

Do nhu cầu dưỡng khí cao nên hệ thống mao mạch ở trẻ phát triển

phong phú và rộng. Hệ thống này phát triển mạnh nhất trong 2 năm đầu và

tuổi dậy thì.

Trẻ càng nhỏ mạch càng nhanh, càng dễ thay đổi khi gắng sức hoặc

khi bị bệnh, sốt cao.

Trẻ sơ sinh : mạch 140 - 160 lần / phút.

Trẻ 1 tuổi : 120 - 125 lần / phút.

Trẻ 5 tuổi : 100 lần / phút.

Trẻ 7 tuổi : 90 lần / phút.

Trẻ 15 tuổi : 80 lần / phút.

Page 64: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Trẻ nhỏ có huyết áp thấp:

Huyết áp tối đa của trẻ sơ sinh là: 75 mmHg.

Trẻ 3 - 12 tháng: 75 - 80 mmHg.

Trẻ càng nhỏ khối lượng tuần hoàn so với trọng lượng cơ thể càng lớn:

Ở trẻ sơ sinh : 110 - 115 ml/kg

Trẻ dưới 1 tuổi : 75 - 100 ml/kg

Trẻ trên 7 tuổi : 50 - 90 ml/kg

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu chức năng của máu.

2. Hãy nêu cấu tạo của máu.

3. Hãy nêu cấu tạo và hoạt động của tim, đặc điểm tim ở trẻ em.

4. Hãy so sánh sự khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch. Hãy giải

thích tại sao máu lại chảy được trong tĩnh mạch

Chương 6: HỆ HÔ HẤP

I. CẤU TẠO HỆ HÔ HẤPCơ thể luôn có nhu cầu khí ôxy trong mọi hoạt động sống, và thải khí

cacbonic được sinh ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể sống và môi trường.

Sự cung cấp khí O2 và thải khí CO2 là chức năng chính của bộ máy hô hấp.

Cơ quan hô hấp người gồm có đường dẫn khí và phổi.

Đường dẫn khí bao gồm khoang mũi, miệng, thanh quản, khí quản, phế

quản.

1. Khoang mũi

Page 65: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Mũi được ngăn ra làm 2 khoang bởi xương lá mía và mảnh thẳng của

xương sàng.

Mũi có nhiệm vụ:

- Làm sạch không khí nhờ lông mũi và các chất nhày.

- Sưởi ấm không khí đảm bảo độ ẩm của nó bằng hệ thống mao mạch

và các chất nhày trong niêm mạc mũi.

- Nhận các kích thích về mùi nhờ các tổ chức thần kinh ở khoang mũi.

2. Thanh quản

Thanh quản là một liên kết sụn bao gồm các sụn: sụn phễu, sụn giáp,

thanh nhiệt. Trong thanh quản còn có thanh âm. Chức năng của thanh quản

là dẫn khí và phát thanh âm.

3. Khí quản

Là một ống nối tiếp với thanh quản và có hình trụ dẹp, gồm 16 vành

sụn chồng lên nhau. Lớp niêm mạc lót trong khí quản có nhiều tuyến nhày và

nhiều tiêm mao, các tiêm mao luôn luôn cử động quét từ trong ra ngoài để

đẩy các vật lạ ra ngoài.

4. Phế quản

Gồm có hai nhánh: phế quản phải và phế quản trái. Phế quản phải

ngắn và nằm ngang, phế quản trái dài hơn và đi xuống. Đến núm phối các

phế quản chia thành nhiều nhánh tạo thành các tiều phế quản, sau đó lại chia

thành các ống dẫn phế nang. Tận cùng là các phế nang.

Ở cuối phế quản hình thành núm phổi bao gồm các phế quản, động

mạch, tĩnh mạch và các dây thần kinh.

5. Phổi

Phổi nằm trong lồng ngực gồm hai lá phổi. Mỗi lá phổi lại chia làm

nhiều thuỳ, tiều thuỳ, phế nang. Các thuỳ phổi được bao bọc bởi một lớp

màng sơ, lớp màng này gồm hai lá mảng: lá thành dính sát lồng ngực, lá tạng

Page 66: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

dính vào mặt phổi, giữa lá thành và lá tạng có chứa chất dịch làm cho phổi cử

động được dễ dàng.

Phổi phải được chia thành 3 thuỳ, còn phổi trái được chia thành 2 thuỳ.

Bề mặt hô hấp của hai lá phổi rất lớn, trung bình ở người lớn là 60 m3, toàn

bộ được bao phủ bởi các mao mạch, giúp cho sự trao đổi khí được dễ dàng.

Đơn vị của phổi là phế nang. Phế nang có đường kính 0.1 - 0.2 mm,

phế nang là một túi kín chứa đầy khí cấu tạo bởi một lớp thượng bì dẹt có các

mao mạch xen kẽ dày đặc có khả năng thực bào các vật lạ, là nơi tiếp xúc

giữa máu và không khí và diễn ra sự trao đổi khí.

II. ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMBộ phận hô hấp ở trẻ em khác với người lớn về kích thước cũng như

các đặc điểm về giải phẫu và sinh lý. Các tổ chức tế bào của hệ hô hấp ở trẻ

em đang còn ở giai đoạn phát triển và chưa được biệt hoá hoàn toàn.

1. Mũi

Ở trẻ nhỏ sự hô hấp bằng mũi còn hạn chế vì mũi và khoang hầu tương

đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp.

Niêm mạc mũi mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc bao gồm những

biểu mô rung hình trụ giàu mạch máu và bạch huyết. Chức năng bảo vệ của

niêm mạc mũi còn yếu nên trẻ rất dễ bị viêm nhiễm mũi họng.

Các xoang hàm đến 2 tuổi mới phát triển, xoang sàng đã xuất hiện từ

khi mới sinh nhưng tế bào chưa được biệt hoá đầy đủ, cho nên trẻ em rất ít

khi bị viêm xoang.

2. Họng- hầu

Họng hầu của trẻ em hẹp và ngắn, có hình phễu, sụn mềm và nhẵn, có

hướng thẳng đứng. Họng phát triển mạnh nhất trong năm đầu và vào tuổi dậy

thì.

Page 67: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, họng của trẻ gái và trẻ trai dài như nhau. Từ 3

tuổi trở đi, họng trẻ trai dài hơn trẻ gái.

Vòng bạch huyết Waldayer (gồm hạch VA, tuyến amidan vòm miệng và

amidan lưỡi) phát triển mạnh từ 4 - 6 tuổi cho tới tuổi dậy thì. Ở trẻ nhỏ dưới

1 tuổi tổ chức bạch huyết ít phát triển, chỉ có VA là phát triển, còn amidan

khẩu cái chỉ phát triển sau 2 tuổi. Trẻ rất dễ bị viêm amidan, ảnh hưởng tới

chức phận hô hấp. Trẻ phải thở bằng miệng thì không khí không được sưởi

ấm, như vậy sẽ làm cho số lượng không khí trao đổi ít hơn, lồng ngực sẽ kém

phát triển và trẻ hay mắc các bệnh viêm họng.

3. Thanh, khí, phế quản

Ở trẻ thanh khí phế quản có đặc điểm là hẹp hơn so với người lớn tổ

chức đàn hồi kém phát triển, vòng sụn mềm nên rất dễ biến dạng, niêm mạc

có nhiều mạch máu. Do vậy khi trẻ bị viêm phế quản thì niêm mạch đường hô

hấp dễ bị phù nề, gây khó thở cho trẻ và rất dễ bị biến dạng.

4. Phổi

Trọng lượng phổi trẻ sơ sinh là 50 - 60 gam; Trẻ 6 tháng tuổi phổi tăng

gấp 3 và khi trẻ được 10 tuổi phổi tăng gấp 10 lần.

Thế tích phổi trẻ sơ sinh là 65 - 67 ml, khi trẻ 12 tuổi sẽ tăng gấp 10 lần.

Tổng số phế nang ở người lớn là 600 triệu - 700 triệu. Ở trẻ em có

khoảng 30 triệu, đến 8 tuổi số phế nang của trẻ tăng lên gấp 10 lần.

Phổi ở trẻ nhỏ có nhiều mạch máu, nhiều mạch bạch huyết và các sợi

cơ nhẵn cũng nhiều hơn. Vì vậy phổi trẻ em có khả năng co bóp lớn và tái

hấp thu các dịch trong phế nang nhanh chóng hơn.

Phổi trẻ em lại có rất ít những tổ chức đàn hồi, đặc biệt là xung quanh

phế nang và các thành mao mạch. Các cơ quan trong lồng ngực trẻ phát triển

chưa đầy đủ, lồng ngực di động kém, nên trẻ rất dễ bị xẹp phổi, khí phế thũng

giãn phế nang khi bị ho gà, viêm phổi....

5. Màng phổi

Page 68: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Màng phổi ở trẻ em rất mỏng, dễ bi giãn ra khi bị tràn dịch hoặc tràn khí

màng phổi.

Khoang màng phổi do 2 lá tạo nên, đó là lá thành và lá tạng. Khoang

màng phổi ở trẻ nhỏ dễ bị thay đổi vì lá thành của màng phổi dính vào lồng

ngực không chắc. Khi bị tràn dịch màng phổi dễ gây hiện tượng chuyển dịch

các cơ quan trung thất và gây viêm nhiễm, dẫn đến gây rối loạn tuần hoàn.

III. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÔ HẤP1.Nhịp thở

Trong thời kỳ sơ sinh và trong mấy tháng đầu, do trung tâm hô hấp

chưa hoàn chỉnh nên nhịp thở của trẻ dễ bi rối loạn, trẻ có thể thở lúc nhanh,

lúc chậm, lúc nông, lúc sâu.

Tần số thở ở trẻ em giảm dần theo tuổi:

Trẻ sơ sinh: 40-60 lần/phút

3 tháng: 40-45 lần/phút

6 tháng: 35-40 lần/phút

1 tuổi: 30 -35 lần/phút

3 tuổi: 25 -30 lần/phút

6 tuổi: 20 – 25 lần/phút

12 tuổi: 20 -22 lần/phút

15 tuổi: 18 - 20 lần/phút

Người lớn: 15 -16 lần/phút.

2. Sự trao đổi khí

Sự trao đổi khí xảy ra giữa phổi với máu tĩnh mạch và giữa động mạch

với các mô. Sự trao đổi khí thực hiện được nhờ hiện tượng khuyếch tán, chất

khí luôn vận chuyển từ nơi có phần áp cao đến nơi có phân áp thấp.

Page 69: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Thành phần không khí

% O2 % CO2 % N2

Khí hít vào 20,96 0,04 79

Khí thở ra 16,4 4,1 79,5

Bình thường không khí hít vào còn chứa một lượng nhỏ hơi nước. Còn

không khí thở ra bao giờ cũng bão hoà hơi nước ở 37 độ C.

Sự trao đổi khí ở phổi:

Trong máu tĩnh mạch đến phổi phân áp O2 là 40 mmHg. Chênh lệch

phân áp oxy giữa máu trong mao mạch phổi và phế nang là 60 mmHg, oxy

được khuyếch tán qua màng phế nang và màng mao mạch để vào máu.

Chênh lệch phân áp giữa CO2 trong máu và phế nang là 6 mmHg: như vậy

CO2 sẽ khuyếch tán từ mẫu qua phế nang. Tốc độ khuyếch tán khí CO2

nhanh hơn tốc độ khuếch tán O2 là 25 lần. Bề mặt tiếp xúc của mao mạch với

phế nang rất lớn. Nên thời gian máu chảy qua mao mạch phổi đủ để O2 và

CO2 khuyếch tán cho đến khi đạt cân bằng phân áp giữa phế nang và máu.

Trao đổi khí ở mô:

Phân áp oxy trong các tế bào rất thấp. Trong dịch gian bào phân áp O2

là 20 - 40 mmHg. Máu đỏ đến hệ thống mao mạch mô có phân áp oxy khoảng

100 mmHg. Oxy từ máu khuyếch tán qua màng mao mạch vào dịch gian bào

rồi qua màng tế bào vào trong các tế bào. Phân áp CO2 trong các tế bào là

60mmHg, trong dịch gian bào là 46 mmHg, Khí CO2 khuyếch tán từ tế bào

qua màng gian bào rồi vào máu. Sự khuyếch tán xảy ra cho tới khi đạt cân

bằng phân áp O2 và CO2 giữa máu và dịch gian bào. Phân áp oxy trong máu

tĩnh mạch là 40 mmHg, phân áp CO2 là 46 mmHg.

Đặc điểm sự trao đổi khí ở trẻ em

- Quá trình trao đổi khí ở phổi của trẻ em mạnh hơn người lớn. Ở trẻ

dưới 3 tuổi không khí hít vào trong một phút so với trọng lượng cơ thể trẻ

nhiều gấp đôi so với người lớn, do chuyển hoá năng lượng của trẻ em mạnh

Page 70: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

hơn ở người lớn nên cơ thể trẻ cần nhiều dưỡng khí hơn. Trong một phút trẻ

bú mẹ hấp thu được 10 ml oxy/ kg thế trọng, đồng thời thải ra 8 ml CO2 /kg

thể trọng. Trẻ lớn chỉ hấp thu được 4 ml oxy.

- Để đảm bảo nhu cầu O2 cao cho cơ thể như vậy, bộ phận hô hấp của

trẻ cũng có những cơ chế thích nghi. Ví dụ như để bù vào sự thở nông thì trẻ

phải thở nhanh hơn. Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu cung được thực

hiện mạnh hơn nhờ sự chênh lệch phân áp của oxy và khí CO2:

Thành phần O2 trong khí phế nang trẻ em cao hơn ở người lớn: trẻ bú

mẹ 17- 17.16%, trẻ 1 tuổi - 15 %.

Thành phần khí CO2 trong khí phế nang ở trẻ lại thấp hơn, ví dụ như trẻ

nhỏ 2,9%, trẻ 15 tuổi - 4,85%.

Phân áp riêng của khí O2 và CO2 ở phế nang của trẻ nhỏ là 120 mạng

và 21 mmHg, trẻ lớn là 110 mmHg và 38 mmHg.

Tuy nhiên sự cân bằng này ở trẻ không bền vững và dễ bị ảnh hưởng

bởi ngoại cảnh. Do đó trẻ em rất dễ bị rối loạn hô hấp.

Kết luận:

Nhu cầu ôxy ở trẻ cao hơn ở người lớn, mặt khác cấu tạo của cơ quan

hô hấp của trẻ chưa được hoàn thiện nên trẻ dễ bị thiếu oxy.

Do tổ chức phổi chưa hoàn toàn được biệt hoá, ít tổ chức đàn hồi,

nhiều mạch máu và bạch huyết nên dễ gây xẹp phổi. Mặt khác khi trẻ bị tổn

thương ở phổi dễ gây ra rối loạn tuần hoàn phổi, rối loạn quá trình ngoại hô

hấp cũng như quá trình trao đổi khí ở phổi. Do có những đặc điểm như vậy

nên trẻ nhỏ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu cấu tạo của hệ hô hấp

Page 71: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

2. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp ở trẻ em. Từ những đặc

điểm đó anh (chị) hãy nêu những ứng dụng trong công tác chăm sóc

giáo dục trẻ.

3. Hãy nêu quá trình trao đổi khí tại phổi và tại tế bào.

Chương 7: HỆ TIÊU HÓA

I. VAI TRÒCơ thể con người luôn luôn có nhu cầu về năng lượng và vật chất để

tồn tại và phát triền. Thức ăn vào cơ thể cung cấp toàn bộ nhu cầu về năng

lượng giúp cho cơ thể hoạt động được.

Thức ăn cấp toàn bộ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để xây

dựng tế bảo mới, thay thế tế bào cũ trong quá trình sống của cơ thế. Đối với

trẻ em là những cơ thể đang lớn và phát triển, thức ăn còn cung cấp những

nguyên vật liệu giúp cho trẻ phát triển, vì vậy nó có một ý nghĩa quan trọng

đặc biệt đối với trẻ em.

Ý nghĩa của sự tiêu hoá

Các thức ăn hàng ngày của cơ thể chúng ta có nhiều nguồn gốc và

chủng loại khác nhau: ví dụ như thịt, cá, gạo, mỳ, dầu, rau quả... Các thức ăn

này có đặc điểm cấu tạo và thành phần hoá học hoàn toàn khác nhau và rất

phức tạp, nên cơ thể không thể trực tiếp sử dụng chúng mà phải được cơ

quan tiêu hoá của cơ thể biến đổi thức ăn thành những dạng đơn giản hơn để

cơ thể có thể hấp thu được. Hay nói cách khác, sự tiêu hoá là một quá trình

biến đổi lý hoá học của thức ăn trong ống tiêu hoá tạo thành những chất đơn

giản để hấp thu vào máu cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Sự biến đổi lý học: được thực hiện bởi sự nhai của răng, và sự co bóp

của các cơ quan trong ống tiêu hoá như trong dạ dày, ruột non....nhờ đó mà

thức ăn được xé và nghiền nhỏ ra, trộn đều với dịch tiêu hoá.

Page 72: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Sự biến đổi hoá học: trong quá trình tiêu hoá thức ăn được biến đổi từ

những chất hữu cơ phức tạp thành những chất hữu cơ đơn giản nhờ các

men tiêu hoá được tiết ra trong hệ tiêu hoá. Men tiêu hoá là những chất xúc

tác sinh học, có tác dụng biến đổi các chất hữu cơ học tạp thành những chất

đơn giản, giúp cho cơ thể hấp thu dược. Mỗi một loại men chỉ tác dụng lên

một chất có cấu tạo và thành phần hoá học nhất định. Men chỉ có tác dụng

trong những môi trường và nhiệt độ nhất định.

II.SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂNHệ tiêu hoá được cấu tạo gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá:

Ống tiêu hoá gồm có miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột

Tuyến tiêu hoá gồm có tuyến nước bọt, tuyến tụy, gan

1. Tiêu hoá thức ăn trong miệng

Tiêu hoá cơ học ở miệng: thức ăn trong khoang miệng được răng cắn,

xé nhỏ, nghiền nát. Thức ăn được tầm nước bọt rồi sau đó được lưu đẩy

xuống hầu qua thực quản vào dạ dày đề tiếp tục tiêu hoá.

Biến đổi hoá học: trong nước bọt có men amylaza có tác dụng biến đổi

tinh bột thành đường mantoza. Protid và lipid không được tiêu hoá hoá học

trong miệng mà chỉ được tiêu hoá cơ học mà thôi.

2. Tiêu hóa thức ăn ở dạ dày

Tiêu hoá cơ học: sự co bóp của thành dạ dày có tác dụng nghiền,

nhào trộn thức ăn làm cho thức ăn ngấm các dịch tiêu hoá. Nhờ có làn sóng

nhu động ruột mà thức ăn được chuyển từ tâm vị đến môn vị.

Tiêu hoá hoá học: niêm mạc dạ dày có tiết ra dịch vị bao gồm: enzyme

pepsinogen và các enzyme khác như prezua, lipaza và chất nhày, axit

chlohydric (Hcl).

- Tiêu hoá protid: Enzyme pepsin khi tiết ra ở dạng pepsinogen không

hoạt động, sau đó nhờ có HCI hoạt hoá chúng mới có khả năng hoạt động.

Page 73: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Tác dụng của pepsin là cắt các liên kết peptid của các protein tạo thành các

polypeptid. Còn trong dịch vị của trẻ em có chứa nhiều men prezua, men này

hoạt động trong môi trường axit với sự có mặt của Canxi có tác dụng phân

giải Cazeinozen có trong sữa tạo thành Cazeinat Ca kết tủa.

- Tiêu hoà lipid: emzyme lipaza chỉ hoạt động trong môi trường Pa= 6,

chỉ phân giải các lipid đã nhũ tương hoá để tạo thành các axit béo và glyxerin.

Ở trong dạ dày lipaza có ít và hoạt động yếu.

- Tiêu hoá gluxid: gluxid không được tiêu hoá trong dạ dày bởi trong

dịch vị của dạ dày không chứa enzyme tiêu hoá gluxid. Nhưng trong dạ dày

thức ăn chưa kịp ngấm axit và men pepsin thì tinh bột vẫn được tiếp tục biến

đổi nhờ men có trong nước bọt, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Sau đó

khi men pepsin và axit ngấm vào thức ăn thì men ptyalin trong nước bọt sẽ

mất tác dụng.

3. Sự tiêu hoá thức ăn trong ruột non

Tiêu hoá cơ học: Ruột non có những hình thức cử động như sau: co

thất từng phần, cử động quả lắc, cử động nhu động nhu động ngược làm cho

thức ăn được nhào trộn một cách kỹ lưỡng, tăng thời gian tiêu hoá và hấp thu

trong ruột non.

Tiêu hoá hoá học: là do các dịch của tuyến tuy, dịch mật và dịch ruột.

Tuyến tuy tiết ra các men trypsin, chymotrisin có tác dụng phân giải

protid, men lipaza có tác dụng phân giải lipid, các men amylaza, mantaza,

lactaza, saccaroza có tác dụng phân giải gluxid. Muối mật có vai trò quan

trọng trong việc nhũ tương hoá lipid của thức ăn, giúp cho men lipaza có khả

năng phân giải lipid thành glyxerin và các axit béo. Muối mật còn có tác dụng

trong việc hấp thụ các sản phẩm tiêu hoá của lipid và các chất hoà tan trong

lipid như các vitamin A, D, E, K. Ngoài ra mật còn có tác dụng tạo môi trường

kiềm để giúp cho các men của dịch tuỵ hoạt động, làm tăng nhu động ruột.

Trong dịch ruột có men amynopeptidaza có tác dụng phân giải protid, men

Page 74: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

lipza, photpholipaza phân giải lipid, men amylaza, mantaza, saccaroza có tác

dụng phân giải gluxid.

4. Sự tiêu hóa thức ăn trong ruột già

- Ruột già có các cử động nhu động và nhu động ngược. Nhu động từ

ruột non có tác dụng đẩy các chất cặn bã từ ruột non xuống ruột già, còn nhu

động ngược có tác dụng kéo dài thời gian các chất ở trong ruột già.

- Trong ruột già không có các dịch tiêu hoá mà chỉ có dịch nhầy có tác

dụng bảo vệ niêm mạc ruột.

- Trong ruột già hệ vi sinh vật rất phát triển, 40 % trọng lượng phân là

xác các vi sinh vật chết. Vi khuẩn ở ruột già có tác dụng lên men các

monosacans và các axit quản không được hấp thụ ở ruột non và tạo thành

các axit lactic, axit butyric và các khí CO2, CH4, H2S... Các khí độc như Scatol,

1-2 indol...

5. Sự hấp thu các chất

Niêm mạc ruột non là nơi diễn ra sự hấp thu các chất dinh dưỡng như

các axit amin, glucoza, axit béo và glyxerin.... Trên bề mặt niêm mạc ruột non

có rất nhiều các nhung mao, làm tăng diện tích hấp thu lên nhiều lần.

Ngoài ra ở miệng cũng có thể hấp thu được rượu và một số ít các chất

khác nhưng với số lượng ít.

Dạ dày có thể hấp thu được rượu, glucoza, axit quan với số lượng ít.

Ruột già: ở đoạn đầu ruột già có khả năng hấp thu được nước qua cơ

chế chủ động. Nhờ vậy các chất cặn bã bị cô đặc lại và tạo thành phân rồi

được thải ra ngoài.

Sự hấp thu protid: protid được hấp thu dưới dạng các axit quan. Các

axit quan được hấp thu trong ruột non vào máu thông qua cơ chế hấp thụ chủ

động.

Sự hấp thu lipid: lipid được hấp thu dưới dạng glyxerin và các axit

béo. Hai chất này được hấp thu vào máu qua quá trình thẩm thấu. Tại dây

Page 75: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

chúng được tái tổng hợp lại thành lipid. Các lipid tạo thành sẽ được hấp thu

vào mạch bạch huyết là chủ yếu.

Sự hấp thu gluxit: gluxit được hấp thu dưới dạng glucoza theo cơ chế

hấp thu chủ động. Glucoza được hấp thu vào máu qua tĩnh mạch cửa vào

gan, một số ít theo đường bạch huyết.

Sự hấp thu các vitamin: phần lớn các vitamin được hấp thu theo cơ chế

chủ động qua niêm mạc ruột mà không cần có sự biến đổi hoá học nào.

Sự hấp thụ muối khoáng: thường theo cơ chế chủ động.

Sự hấp thu nước: ở ruột non nước được hấp thu theo cơ chế bị động

theo các chất hoà tan, còn tại ruột già nước được hấp thu bằng cơ chế chủ

động.

III. ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ EM1. Miệng

Miệng trẻ sơ sinh có đặc điểm là nhỏ, lưỡi tương đối lớn, rộng và dày,

có nhiều nang tân và gai lưỡi. Lớp niêm mạc mỏng, mịn và có nhiều mạch

máu. Cơ môi phát triển mạnh.

Tuyến nước bọt của trẻ sơ sinh còn ở trạng thái phôi thai đến 3 - 4

tháng mới phát triển hoàn toàn.

Răng sữa của trẻ bắt đầu mọc từ tháng thứ 6, khi trẻ được 24 tháng thì

sẽ có đủ bộ răng sữa gồm 20 chiếc. Công thức mỗi nửa hàm răng: 2 răng

cửa: 1 răng nanh: 2 răng hàm.

- Trẻ từ 6 - 12 tháng: xuất hiện 8 răng cửa.

- Trẻ 12 - 18 tháng: mọc 2 răng hàm nhỏ trên và 2 răng hàm nhỏ dưới

(số 4)

- Trẻ từ 18 - 24 tháng: xuất hiện 4 răng nanh.

Page 76: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Trẻ 24 - 36 tháng: xuất hiện 2 răng hàm nhỏ trên và 2 răng hàm nhỏ

dưới (số 5).

- Khi trẻ được 6 - 11 tuổi: răng sữa rụng dần và thay thế bằng răng vĩnh

viễn.

- Từ 6 - 7 tuổi: thay 4 răng cửa giữa (số 1).

- Từ 7 - 8 tuổi: thay 4 răng cửa bên (số 2).

- Từ 8 - 9 tuổi: thay 4 răng hàm đầu tiên (số 4).

- Từ 9 - 11 tuổi: thay 4 răng hàm thứ hai (số 5) và 4 răng nanh (số 3).

Bộ răng vĩnh viễn của người trưởng thành gồm 32 chiếc Công thức mỗi

nửa hàm răng là: 2 răng cửa: 1 răng nanh: 2 răng hàm nhỏ: 3 răng hàm lớn.

Các răng vĩnh viễn khác mọc ngay sau khi rụng răng sữa. Nhưng răng

hàm lởn số 6, 7 và răng khôn số 8 chỉ mọc vào khoảng 17 - 30 tuổi (một số

người thậm chí không mọc răng khôn).

2. Thực quản

Thực quản của trẻ sơ sinh hình chóp nón.

Thành thực quản mỏng, tổ chức đàn hồi và cơ chưa phát triển đầy đủ,

do đó trẻ dễ bị nghẹn.

Lớp niêm mạc thực quản mỏng, mịn, dễ chảy máu, các tổ chức tuyến

ít.

3. Dạ dày

Ở trẻ nhỏ dạ dày nằm ngang, cao. Khi trẻ biết đi dạ dày chuyển dần

sang đứng; đến tuổi mẫu giáo, dạ dày trẻ có vị trí như người lớn: 2/3 đứng,

1/3 nằm ngang.

Trẻ sơ sinh dạ dày có hình hơi tròn, 1 tuổi có hình thuôn dài.

Lớp cơ thành dạ dày của trẻ nhỏ chưa phát triển, cơ thắt tâm vị phát

triển yếu, cơ thắt môn vị phát triển tốt, động rất chặt, lỗ tâm vị rộng, do đó trẻ

rất dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn no.

Page 77: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Dung tích dạ dày:

- Trẻ sơ sinh: 30 - 35 ml

- Trẻ 3 tháng: 100 ml.

- Trẻ 1 năm: 250 ml.

Các tuyến tiêu hoá của dạ dày chưa phát triển đầy đủ.

Khả năng hấp thu của dạ dày trẻ em: Nếu trẻ bú sữa mẹ, dạ dày có thể

hấp thu được 25 % sữa, nếu trẻ bú sữa bò, dạ dày của trẻ có thể hấp thu

được một số ít đường, muối khoáng, một phần nước và chất đạm hoà tan,

còn lại phần lớn thức ăn được tiêu hoá ở ruột non.

4. Ruột

Trong 3 năm đầu ruột của trẻ em phát triển rất mạnh và trưởng thành

vào năm thứ 4.

Chiều dài ruột trẻ em trong 6 tháng đầu gấp 6 lần chiều dài cơ thể (ở

người lớn chỉ gấp 4 - 4,5 lần).

Lớp niêm mạc ruột rất phát triển, diện tích hấp thụ lớn, có nhiều mạch

máu. Do đó dễ dàng hấp thu những sản phẩm trung gian của quá trình

chuyển hoá, đồng thời vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ cũng dễ dàng. Chính

vì vậy khi thức ăn không đảm bảo chất lượng sẽ dễ làm cho trẻ bị rối loạn tiêu

hoá, đi tiêu chảy.

Màng treo ruột của trẻ dài, manh tràng ngắn và đi động nên trẻ rất dễ bi

lồng ruột, xoắn ruột.

Ruột thừa của trẻ dưới 1 tuổi có hình phễu, phát triển nhanh và thường

nằm sau manh tràng.

Đại tràng sigma của trẻ em tương đối dài và cong ngoằn ngoèo hơn.

Trực tràng của trẻ em dưới 1 tuổi dài hơn trực tràng ở người lớn. Thành ruột

có lớp niêm mạc ruột và hạ niêm mạc dính vào nhau rất yếu nên trực tràng dễ

bị sa. Lớp cơ ruột trẻ em phát triển chưa đầy đủ. Niêm mạc ruột của trẻ em có

Page 78: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

nhiều mạch máu. Màng treo ruột của trẻ em dài nên trẻ dễ bị lồng ruột, xoắn

ruột.

Khi trẻ mới đẻ trong ruột không có vi khuẩn. Nhưng chỉ sau 8 giờ, ruột

của trẻ đã có vi khuẩn từ bên ngoài vào, những vi khuẩn này bảo vệ cho trẻ

chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Ở trong ruột trẻ bú mẹ, vi

khuẩn Bifidus chiếm đa số, còn ở trẻ bú sữa bò, vi khuẩn E. Coli, vi khuẩn

Gram âm chiếm đa số.

5. Các tuyến bài tiết

Tuyến nước bọt

Ở trẻ sơ sinh tuyên nước bọt chưa được biệt hoá, trung tâm bài tiết

nước bọt chưa phát triển. Vì vậy, trẻ sơ sinh chưa tiêu hoá được chất bột

đường.

Khi trẻ được 3 - 4 tháng, tuyến nước bọt phát triển hoàn toàn, số lượng

nước bọt tăng dần lên. Trong nước bọt của trẻ có đủ các men amylaza,

ptyalin, mantaza. Hoạt tính của các men tăng dần theo tuổi.

Tuyến vị

Trẻ sơ sinh bài tiết dịch vị còn yếu, sự bài tiết dịch vị được tăng dần

theo lứa tuổi.

Thành phần dịch vị của trẻ em tương tự như ở người lớn. Song số

lượng và chất lượng dịch vi kém người lớn. Sự bài tiết axit thấp nên dịch vị có

độ Ph = 5.8 - 3.8 (ở người lớn độ Ph = 1.5 -2). Số lượng men pepxin ở trẻ bú

mẹ thấp.

Tính chất, số lượng dịch vị được bài tiết phụ thuộc vào thành phần, tính

chất và số lượng của thức ăn.

Tuyến tụy

Ở trẻ sơ sinh tuyến tuỵ có hình lăng trụ 3 mặt, đầu nhỏ hơn thân và

đuôi. Khi trẻ được 5 - 6 tuổi tuyến tuy có hình dạng giống như ở người lớn.

Page 79: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Tuyến tụy hoạt động ngay từ lúc trẻ mới sinh. Dịch tuỵ của trẻ sơ sinh

có đậm độ Trypxin = 1/ 10 của trẻ 1 tuổi.

Lipaza đã có ngay từ những ngày đầu nhưng với số lượng rất ít.

Amylaza chỉ xuất hiện trong những tuần lễ cuối cũng của thời kỳ thai

nhi. Hoạt tính của các men tăng dần vào cuối tháng thứ ba và trưởng thành

khi trẻ được 2 tuổi.

Gan

Gan của trẻ em tương đối to so với trọng lượng cơ thể.

Trọng lượng gan:

- Trẻ sơ sinh: 130 g.

- Trẻ 1 tuổi: 325 g.

- Trẻ 15 - 16 tuổi: 1200 g.

Ở trẻ sơ sinh trọng lượng gan so với trọng lượng cơ thể là 4.4 % (ở

người lớn là 2,4 %).

Gan của trẻ phát triển mạnh nhất vào tuổi dậy thì. Thuỳ phải của gan

phát triển mạnh hơn thuỳ trái.

Về tổ chức học, nhu mô của gan trẻ sơ sinh phát triển tương đối ít, các

mạch máu ở trong gan phát triền nhiều. Kích thước các tế bào nhỏ và chưa

được kiện toàn. Đến 8 tuổi, cấu trúc của gan mới được kiện toàn.

Vì gan của trẻ có nhiều mạch máu nên trẻ em dễ có những phản ứng ở

gan. Gan trẻ bè to ra hoặc bị thoái hoá nhiễm mỡ khi trẻ mắc bệnh nhiễm

khuẩn hay bị nhiễm độc

Tuyến ruột

Dịch ruột của trẻ nhỏ có thành phần và men tiêu hoá giống như ở

người lớn

Page 80: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Các tuyến tiêu hoá hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Các

dịch tiêu hoá được bài tiết theo cơ chế phản xạ và phụ thuộc vào thành phần

của thức ăn.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu sự tiêu hóa thức ăn

2. Hãy nêu đặc điểm sự tiêu hóa thức ăn ở trẻ em

Chương 8: DA VÀ CƠ QUAN BÀI TIẾT

I. DA1. Cấu tạo

Da người có bề dần thay đồi từ 0.5 - 3 mm tuỳ theo vị trí. Da được cấu

tạo gồm 3 lớp: biểu bì, lớp da và lớp dưới da.

Lớp biểu bì

Gồm 4 lớp tế bào: lớp sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy.

Tầng trên cùng là lớp tế bào bị hoá sừng và bong ra, phía dưới là lớp tế

bào có khả năng sinh tế bào mới. Màu của da do sắc tố nằm ở dưới hay ở

giữa các tế bào phân chia ở lớp đáy quyết định. Sắc tố đen được tạo ra bởi

các tế bào này được các tế bào khác trong hẳn còn lại của biểu bì hấp thu, có

tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ của tia cực tím.

Lớp bì (lớp da chính thức)

Bao gồm một lớp mô liên kết với các sợi collagen và các sợi chun đàn

hồi làm cho da bền chắc hơn. Lớp bì có những phần lồi nhú lên, đó là nơi

chứa các cung mao mạch và các tận cùng đầu dây thần kinh cảm giác, xúc

giác, khứu giác, các mạch máu và mạch bạch huyết, các nang lông và các

tuyến.

Lớp dưới da

Page 81: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Được tạo thành từ mô liên kết sợi xấp lẫn với những tế bào mỡ, tạo

thành lớp mỡ dưới da. Lớp mỡ dưới da có độ dày mỏng phụ thuộc vào từng

phần của cơ thể, lứa tuổi giới tính, thể trạng và chế độ dinh dưỡng của từng

người. Lớp mỡ có tác dựng giúp cơ thể cách nhiệt và có tác dụng đệm cơ

học bảo vệ cơ thể.

Các phần phụ khác

Tuyến nhờn

Nằm trong lớp da chính thức, thường có ở bên trong nang lông. Tuyến

nhờn tiết ra dịch nhờn giúp cho da mềm mại và không thấm nước, chất nhờn

còn có vai trò ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại.

Tuyến mồ hôi

Có hình ống, đầu dưới cuộn lại thành búi, nằm trong tầng lưới hoặc lớp

dưới da. Ở người có khoảng 200 triệu tuyến. Trong cơ thể có hai loại tuyến

mồ hôi: tuyến apocrine và tuyến eccrine. Hai tuyến này có chức năng khác

nhau:

Tuyến apocrine có nhiều ở vùng hố nách, háng và xung quanh núm

vú. Chúng tiết ra một chất dịch màu trắng chứa các chất hoá học gọi là

pheromon, chất này khi bị vi khuẩn phân huỷ tạo ra mùi hôi của cơ thể. Ở tai

ngoài, các tuyến apocrine có biến đổi đôi chút và tiết ra dáy tai.

Tuyến ecrine tiết ra mồ hôi. Các tuyến này tập trung nhiều ở vùng gan

bàn tay, bàn chân, nách, bẹn.

Thành phần hoá học của mồ hôi: Mồ hôi là một dung dịch trong, hơi

toan có chứa 99,5 % là nước, 0,05% Nacl, 0,01% urê, còn lại là các muối

sulfat, photphát, axit béo.

- Tuyến mồ hôi có chức năng bài tiết và điều hoà nhiệt. Bình thường

trong 24 giờ, cơ thể bài tiết khoảng 1 - 125 lít mồ hôi.

Lông

Page 82: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Lông bao phủ phần lớn bề mặt của cơ thể, trừ một vài nơi như gan bàn

chân, gan bàn tay, môi. Vào tháng thứ 5 của phôi lông dài xuất hiện ở cầm,

cùng mày, môi trên. Sau này lông dài rụng đi hoàn toàn và được thay bằng

lông mới. Màu sắc của lông phụ thuộc vào lượng sắc tố melanin ở lông. ở

người lông không có tác dụng cách nhiệt.

Móng

Móng được sinh ra từ lớp biểu bì. Đó là một tấm sừng dẹt, trong có

màu trắng hồng, nằm ở mặt lưng của các đầu ngón tay. Một bề của tấm sừng

có hình bán nguyệt đâm vào lớp biểu bì của da, đó là nơi sinh trưởng của

móng.

2. Chức năng của da

Chức năng bảo vệ

Da bao bọc toàn bộ cơ thể, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác

động có hại của môi trường xung quanh, ngăn cản sự xâm nhập của vi trùng,

ngăn sự ngoài nước hoặc các chất khí. Da còn bảo vệ cơ thể khỏi những tác

dụng cơ học nhờ có lớp sừng ở phía ngoài da.

Lớp biểu bì của da không quá dày đủ để chùm tia sáng của mặt trời

xuyên qua, có tác dụng kích thích sự sinh sản của các lớp tế bào sinh sản,

tạo ra nhiều tế bào có sắc tố. Như vậy sẽ làm cho lớp sừng dày lên, làm cho

da được bao phủ bởi một lớp sạm nắng, ngăn cản tác dụng của tia tử ngoại.

Nếu các tia tử ngoại tác động mạnh quá sẽ gây bỏng.

Bài tiết và điều hoà thân nhiệt

Da tiết mồ hôi bởi các tuyến mồ hôi có tác dụng điều hoà thân nhiệt.

Trong cơ thể luôn diễn ra quá trình trao đổi chất nên nhiệt luôn được tạo ra và

phân phối khắp cơ thể nhờ dòng máu. Muốn duy trì thân nhiệt không thay đổi,

cơ thể luôn luôn phải bài tiết ra ngoài một lượng nhiệt nhất định. Khoảng 90%

số nhiệt được mất đi được thực hiện qua da.

Page 83: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Khi nhiệt độ không khí tăng cao, các mạch máu trong da giãn rộng ra

cho nhiều máu chảy qua hơn, do đó da thải nhiệt ra môi trường nhiều hơn.

- Khi không khí môi trường bên ngoài thấp, các mạch máu trong da co

lại làm giảm sự thải nhiệt, giữ lại nhiệt cho cơ thể.

- Khi nhiệt độ môi trường lên quá cao, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi nhiều. Sự

bốc hơi của mô hôi ở bề mặt da làm giảm thân nhiệt. Tốc độ bốc hơi của mồ

hôi còn phụ thuộc vào nhiệt độ độ ẩm và sự đối lưu của không khí. Nếu không

khí không được lưu chuyển và bi bão hoà hơi nước thì mồ hôi sẽ không bốc

hơi được, dẫn đến rối loạn điều hoà nhiệt cho cơ thể.

Là cơ quan thu nhận cảm giác

Trong da có chứa các đầu tận cùng của thần kinh thu nhận các cảm

giác xúc giác, đau đớn và nóng lạnh giúp cho cơ thể có những phản ứng kịp

thời đối với môi trường.

Tham gia vào chuyển hoá của cơ thể

Da tham gia vào vai trò chuyển hoá nước, các chất miễn dịch và

chuyển hoá vitamin D.

3. Đặc điểm da trẻ em

Ở trẻ sơ sinh da mỏng mịn và chứa nhiều nước. Lớp tế bào sừng rất

mỏng, nhiều chỗ lớp tế bào sừng tiếp giáp nhau không chắc nên da trẻ em rất

dễ bị tổn thương. Ngoài ra, các cơ chế bảo vệ của da còn yếu nên da trẻ em

rất dễ bị nhiễm trùng.

Da trẻ em còn có tính cảm thụ cao với các kích thích, nên dễ bị dị ứng.

Trong lớp da chính thức của trẻ có nhiều sợi đàn hồi, lớp mỡ dưới da ít

hơn so với ở người lớn. Lớp mỡ ở dưới da được phát triển mạnh trong 6

tháng đầu.

Trẻ 3 - 4 tuổi lớp sừng của da dày lên, vững chắc hơn. Lớp mỡ ở dưới

da phát triển chậm dần, khi trẻ được 7 - 8 tuổi thì ngừng hoặc giảm phát triển.

Page 84: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Các tuyến nhờn bài tiết ngay sau khi sinh. Khi trẻ được 5 - 6 tháng các

tuyến nhờn phát triển mạnh và có cấu trúc tương tự như của người lớn.

Tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh còn hoạt động yếu, hoạt động của tuyến

mồ hôi tăng dần khi trẻ được 1 tuổi. Ở trẻ em phản ứng tiết mồ hôi, co giãn

mạch máu khi môi trường thay đổi còn yếu, nên khả năng điều hoà thân nhiệt

kém. Mặt khác, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển nên trẻ rất dễ bị rối loạn

điều hoà thân nhiệt.

Da còn tham gia vào việc tạo các chất miễn dịch, vitamin D chống còi

xương cho trẻ. Vì vậy cần phải cho trẻ tắm nắng thường xuyên để tránh bệnh

còi xương cho trẻ.

II. CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU1. Cấu tạo

Cơ quan bài tiết nước tiểu được cấu tạo gồm 2 quả thận 2 ống dẫn

nước tiểu (niệu quản), bàng quang và ống dẫn nước tiểu (niệu đạo).

Thận

Thận hình hạt đậu màu đỏ tím, mật độ chắc, chứa đầy máu và nước

tiểu nên dễ vỡ, nặng khoảng 135 - 140 gam. Trong cơ thể có hai quả thận

nằm 2 bên cột sống, ở khoảng 2 đốt sống ngực cuối và 2 đốt sống thắt lưng

trên. Thận phải nằm thấp hơn thận trái 2 - 3 cm. Thận của trẻ em nằm thấp so

với người lớn. Ở trẻ sơ sinh, trên bề mặt thận có nhiều múi.

Bổ dọc thận, từ ngoài vào trong có 3 phần: bao xơ, nhu mô thận và

xoang thận.

Bao xơ:

Thận được một bao xơ bọc quanh và nằm trong một ổ đầy mỡ được

gọi lả ổ thận.

Nhu mô thận:

Gồm có 2 miền: miền vỏ nằm ở ngoài và miền tuỷ nằm ở bên trong.

Page 85: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Miền vỏ: ở miền vỏ có những hạt lấm tấm nhỏ, đó là các vi thể

Manpighi.

Miền tuỷ: ở trong có khoảng 9 - 12 tháp Manpighi, đỉnh quay vào trong,

nền quay ra ngoài.

Đơn vị thận (Nephron): mỗi thận được cấu tạo bởi một triệu đơn vị

thận. Mỗi đơn vị thận bao gồm có cầu thận và ống thận.

- Cầu thận (tiểu thể Manpighi): các vi thể Manpighi gồm nang Bowman

bao quanh cuộn mao mạch gọi là tiểu cầu Tiều thể Manpighi nằm trong vùng

vỏ thận.

- Ống thận: tiếp theo vi thể Manpighi là ống lượn gần, quai Henle, ống

lượn xa, ống góp đổ vào đai thận qua gai thận vào bể thận.

Xoang thận:

Chiếm 1/3 giữa thận trong đó có chứa các thành phần của cuống thận

và phần đầu cửa ống dẫn niệu.

Thành xoang có những chỗ lồi là gai thận, chụp lấy đỉnh tháp Manpighi,

xoang thận có chứa 8 - 12 gai thận. Nước tiểu qua gai thận rồi vào ống thẳng

và vào đài con. Các đài con đổ chung vào 3 đài lớn để đổ vào bề thận.

Niệu quản

Dài khoảng 25 - 30 cm, có đường kính 4 - 5 mm.

Thành của niệu quản có 3 lớp: lớp cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở trong,

trong cùng là lớp niêm mạc. Niệu quản có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận

xuồng bàng quang.

Bàng quang

Nằm ở trong chậu hông, trước trực tràng ở nam và trước tử cung và

âm đạo ở nữ. Ở trẻ em, bàng quang nằm cao hơn ở người lớn.

Page 86: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Thể tích bàng quang thay đổi theo lứa tuổi. Trẻ sơ sinh có thể tích bàng

quang là 50 ml, trẻ 3 tháng -100 ml, trẻ 1 tuổi - 200 ml, trẻ 3 tuổi - 250 ml, trẻ

6 tuổi- 600 ml, trẻ lớn và người lớn - 700 - 1000 ml.

Thành bàng quang cũng được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp ngoài là lớp mô

liên kết có tác dụng bảo vệ, lớp giữa là lớp cơ lớp trong cùng là lớp niêm

mạc. Ở cổ bàng quang có cơ thắt bàng quang còn gọi là cơ vòng.

Ở trẻ em bàng quang phát triển chưa đầy đủ, lớp niêm mạc có đặc

điềm mỏng, mịn.

Niệu đạo

Có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.

Niệu đạo của nam dài hơn của nữ (khoảng 15 - 20 cm) và đồng thời là

đường dẫn tinh.

2. Sự hình thành và bài tiết nước tiểu

2.1. Sự bình thành nước tiểu

Cơ chế tạo thành nước tiểu ở các đơn vị của thận được thực hiện theo

quy luật về áp suất thẩm thấu và cơ chế vận chuyển tích cực. Sự tạo thành

nước tiểu gồm có hai giai đoạn: giai đoạn lọc ở cầu thận và tái hấp thu ở ống

thận

Giai đoạn lọc qua ở cầu thận:

Mỗi ngày có khoảng từ 800 - 900 lít máu được chảy qua hai thận, mỗi

phút có khoảng 1300 ml máu chảy qua 2 thận trong đó có khoảng 125 ml

huyết tương được lọc qua màng lọc vào nang Bowman. Ở cầu thận áp lực lọc

của máu trong các mao mạch khoảng 60 mm.Hg, lớn hơn áp lực trong nang

Bowman, nên phân lớn các chất trong huyết tương được tham từ máu qua

nang Bowman ngoại trừ protein, bởi vì protein có phân tử lượng tương đối lớn

và lại ở dạng keo.

Áp lực lọc = Áp lực mao mạch cầu thận(áp lực thẩm thấu thể keo của

máu mao mạch + áp lực thuỷ tĩnh nang Bowman).

Page 87: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Áp suất thẩm thấu thể keo do protein tạo nên.

Bình thường áp lực lọc = 60 mmHg - (32 mm Hg+ 18 mm Hg) = 10 mm

Hg.

Áp lực lọc càng cao thì lượng nước tiểu được tạo thành càng nhiều.

Mỗi ngày trung bình hai thận lọc được 170 lít dịch lọc.

Bảng so sánh tỷ lệ thành phần huyết tương và nước tiểu đầu

Thành phần Huyết tương Nước tiểu đầu

Nước 900-930 o/oo 990 o/oo

Protit 70-80 o/oo 0 o/oo

Lipit 6-7 o/oo 0 o/oo

Glucose 1 o/oo 1 o/oo

Natri 3 o/oo 3 o/oo

Clo 3.7 o/oo 3.7 o/oo

Ure 0.3 o/oo 0.3 o/oo

Axit 0.04 o/oo 0.04 o/oo

Creatinin 0.01 o/oo 0.01 o/oo

Thành phần dịch lọc gần giống như thành phần của huyết tương. Các

chất có nồng độ ngang với huyết tương là gluco, axit quan, Na+, K +, HC03-,

Cr-... Protid và lipit không có trong nước tiểu đầu. Điều này chứng tỏ:

- Áp lực máu trong cầu thận cao hơn áp lực trong ống thận nên huyết

tương từ búi mao mạch của cầu thận được lọc vào nang Bowman.

- Các chất như thoát và lipit không được lọc qua vì phân tử của chúng

quá to.

Page 88: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Trong các trường hợp làm tiểu cầu thận bị tổn thương các chất có phân

tử to có thể qua được nên khi xét nghiệm nước tiểu ta thấy có thoát xuất hiện

trong nước tiểu.

Giai đoạn tái hấp thu

Nước tiểu đầu khi chảy qua ống thận đã xẩy ra hiện tượng tái hấp thu,

từ 170 lít dịch lọc ban đầu chỉ còn lại 1,5 1it nước tiểu chính thức.

Bảng so sánh tỷ lệ thành phần nước tiểu đầu và nước tiểu cuối

Thành phần Huyết tương Nước tiểu đầu

Số lượng trong 1 ngày 170 lít 1.2-1.5 lít

Glucose 1 o/oo 0 o/oo

Natri 3 o/oo 4 o/oo

Clo 3.7 o/oo 7 o/oo

Ure 0.3 o/oo 20 o/oo

Axit Uric 0.04 o/oo 0.5 o/oo

Creatinin 0.01 o/oo 1.2 o/oo

Axit Hipuric 0 o/oo +

Urocrom 0 o/oo +

Amoniac 0 o/oo +

Quá trình tái hấp thu xảy ra suốt chiều dài của ống thận. Những chất

cần thiết cho cơ thể được tái hấp thu trở lại máu.

Các chất được hấp thu hoàn toàn như gluco, protid, lipid. Glucoza chỉ

xuất hiện trong nước tiểu khi nồng độ của nó trong máu gấp đôi bình thường

(có nghĩa là khoảng 200 mg%).

Các chất được hấp thu một phần: các điện giải và vitamin.

Các chất không được hấp thu hoàn toàn: axit uric, creatin, phối phát.

Page 89: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Nguyên nhân của sự tái hấp thu là trên thành của ống thận có các tế

bào như các nhung mao của ruột non có thể tái hấp thu các chất cần thiết kề

cả ngược chiều nồng độ nhờ cơ chế hoạt tải (nhờ áp lực máu mao mạch

xung quanh ống thận rất thấp, chỉ còn 20 - 25 mm Hg).

Phần lớn các chất được hấp thu ở ống lượn gần. Ở đoạn cuối của ống

thận, một số chất vẫn còn được tái hấp thu đồng thời xảy ra sự bài tiết một số

chất vào lòng ống như: NH3, K+, H+ để điều hoà Ph trong máu.

Sau khi qua ống góp, dịch lọc được cô đọng lại và trở thành nước tiểu

chính thức. Trong nước tiểu chính thức không chứa gluco, thoát và một số

muối, nhưng có chứa nồng độ urê cao.

Nước tiểu chính thức tập trung tai bể thận, sau đó được đưa xuống

bàng quang.

2.2. Sự bài xuất nước tiểu ra khỏi cơ thể

Nước tiểu từ niệu quản chảy vào bàng quang không theo dòng mà theo

cử động nhu động của niệu quản.

Sự bài tiết nước tiểu ra ngoài theo chu kỳ và là một hoạt động phản xạ

phức tạp, xảy ra đồng thời sự co cơ bóng đái và giãn cơ bóng đái và thắt niệu

đạo.

Khi lượng nước tiểu trong bóng đái đạt khoảng 250 - 300 ml, thành

bóng đái bị căng, áp suất trong bóng đái tăng lên đến 15 cm nước gây ra kích

thích các thụ quan trên thành bóng đái, gây nên xung động thần kinh. Các

xung động này theo dây thần kinh hướng tâm về trung khu tiểu thận ở tuỷ

sống, từ đó truyền lên não bộ, gây cảm giác muốn đi tiểu. Qua sự phân tích

của não bộ, nếu muốn đi tiểu sẽ phát ra xung động truyền về tuỷ sống qua

dây thần kinh chậu làm cho cơ trơn của bàng quang co bóp, cơ vòng trong

giãn ra, đồng thời qua dây thần kinh thẹn cũng làm cho cơ vòng ngoài giãn ra

và nước tiểu được bài tiết ra ngoài.

Phản xạ tiểu tiện thuộc loại phản xạ tự động của tuỷ sống, đồng thời lại

chịu sự chi phối của vỏ não.

Page 90: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

3. Đặc điểm sự bài tiết nước tiểu ở trẻ em

Ở trẻ nhỏ do hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ, nên việc tiểu tiện của

trẻ chưa mang tính chất chủ định.

Trẻ đi tiểu nhiều lần trong một ngày: trẻ dưới 3 tháng đi tiểu khoảng 25

lần/ngày, nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít.

Trẻ càng lớn, hệ thần kinh của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn, bóng đái

có khả năng duy trì tình trạng căng giãn lâu hơn, nên số lần đi tiểu giảm đi,

lượng nước tiểu mỗi lần cũng tăng lên. Trẻ đi tiểu có chủ định. Ví dụ: trẻ 1

tuổi đi tiểu khoảng 12 - 16 lần / ngày, trẻ 3 tuổi 8 lần/ ngày, trẻ 10 tuổi đi tiểu 6

lần/ ngày.

Khi trẻ lớn dần, các phản xạ có điều kiện sẽ được hình thành. Ví dụ:

sau bữa ăn hoặc giấc ngủ ta xi đái cho trẻ hoặc cho trẻ ngồi bô thì sau một

thời gian trẻ sẽ có phản xạ tiểu tiện khi xi đái hoặc ngồi bô.

Hiện tượng đái dầm ở trẻ: khoảng 5 - 10% trẻ em đến khoảng 13 - 14

tuổi có biểu hiện đái dầm.

Sự kiểm tra của não bị rối loạn, do đó có thể xảy ra tiểu tiện không chủ

định, dẫn đến việc đái dầm ở trẻ.

Khi trẻ mải chơi, hoặc nín đái quá lâu, trong vỏ não phát sinh cơ chế

cảm ứng làm ảnh hưởng của trung khu tiểu tiện bị yếu đi, tiểu tiện không chủ

định xảy ra, làm cho trẻ đái dầm.

Đặc biệt trong lúc ngủ, sự ức chế lan tràn khắp vỏ não đã làm giảm

hưng phấn của vùng tương ứng, vỏ não không cảm thụ với các kích thích từ

bóng đái đưa tới, do đó cũng gây ra tiểu tiện không chủ định ở trẻ.

Hiện tượng đái dầm ở trẻ em còn có thể do chế độ ăn không hợp lý: ví

dụ như cho trẻ ăn uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.

Ở trẻ nhỏ khi qua một cơn hoảng sợ hoặc bị chấn động thần kinh, các

xung động thần kinh đi đến trung khu thần kinh tiểu tiện hoặc là quá yếu, hoặc

là quá mạnh nên gây ức chế tại vỏ não. Do đó vỏ não không kiểm soát được

Page 91: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

tiểu tiện gây đái dầm. Ngoài ra, đái dầm ở trẻ còn có thể do nguyên nhân

viêm đường tiết niệu, do ký sinh trùng...

Trong nhà trẻ và các trường mẫu giáo, chúng ta phải luyện cho trẻ có

phản xạ có điều kiện đi tiểu trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy... Đồng thời các

cô không được đánh mắng, doạ nạt trẻ làm cho trẻ sợ hãi. Các cô cần phải

động viên, khuyến khích trẻ để trẻ cảm thấy an tâm tin tưởng, như vậy sẽ tác

động tốt đến tâm lý của trẻ, giúp cho trẻ giảm hiện tượng đái dầm. Các cô

phải tích cực phối hợp với phụ huynh học sinh, tìm nguyên nhân và khắc

phục tình trạng đái dầm ở trẻ. Ngoài ra, cần phải chú ý vệ sinh thân thể sạch

sẽ cho trẻ, tránh các bệnh nhiễm trùng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu cấu tạo và chức năng của da.

2. Hãy nêu đặc điểm da ở trẻ em, từ đó nêu những ứng dụng trong công

tác chăm sóc và giáo dục trẻ.

3. Hãy nêu cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu.

4. Hãy nêu đặc điểm bài tiết nước tiểu ở trẻ em. Nêu những nguyên nhân

gây đái dầm ở trẻ và các biện pháp nhằm giảm sự đái dầm ở trẻ em

Chương 9: HỆ NỘI TIẾT - SINH DỤC

I. HỆ NỘI TIẾT1. Khái niệm

Hệ nội tiết là hệ thống các tuyến trong cơ thể con người. Hệ thống nội

tiết có chức năng điều hoà hoạt động chức năng của các cơ quan bên trong

cơ thể bằng cách tiết ra các nội tiết tố gọi là hooc môn. Hooc môn là những

chất có tác dụng sinh học cao, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, sự sinh

trưởng và phát triển thể chất và tâm lý, sự phân hoá các cơ quan. Hệ nội tiết

Page 92: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

và hệ thần kinh có môi liên quan chặt chẽ với nhau, đảm bảo sự điều hòa

hoạt động các cơ quan trong cơ thể người.

Các tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, các hooc môn do

chúng tiết ra được đổ thẳng vào máu. Ví dụ như tuyến tụy sản xuất insulin,

tuyến giáp sản xuất hoặc môn thyrocxin, các hoặc môn này được đổ thẳng

vào máu.

Các tuyến nội tiết trong cơ thể hoạt động có liên quan và ảnh hưởng

đến nhau rất chặt chẽ, tạo thành một hệ thống thống nhất điều hoà hoạt động

của các cơ quan trong cơ thể. Tuyến yên đóng vai trò một tuyến cấp cao hơn

điều hoà hoạt động của các tuyến khác. Sự hoạt động của tuyến nội tiết này

có thể ức chế hoặc làm tăng sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác.

Hoạt động của từng tuyến có sự tự điều hoà thông qua mối liên hệ

ngược. Ví dụ khi đường trong máu tăng cao, tuyến tuy sẽ tiết insulin làm giảm

lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu xuống quá thấp thì

tuyến tuỵ sẽ ngừng tiết insulin. Đồng thời các tuyến như tuyến yên, tuyến

thượng thận sẽ tăng cường tiết hoặc môn đề làm tăng lượng đường trong

máu.

2. Các tuyến nội tiết

2.1. Tuyến yên

Tuyến yên nằm trong hố yên của xương bướm. Ở người lớn tuyến yên

chỉ có trọng lượng khoảng 0.5 g, còn ở trẻ em nhỏ hơn nhiều.

Tuyến yên có cấu tạo gồm 3 thuỳ: thuỳ trước lớn, thuỳ sau nhỏ và thuỳ

giữa phát triển yếu.

Thuỳ trước: tiết ra các hoặc môn có tác dụng đến sự trao đổi chất như

protid, gluxid, lipid, sự sinh trưởng của cơ thể. Tuyến yên là tuyến nội tiết

quan trọng bậc nhất của cơ thể vì các hooc môn của nó liên quan đến nhiều

tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận, sinh dục.

Thuỳ trước tuyến yên tiết ra các loại hooc môn:

Page 93: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

- Hooc môn sinh trưởng (GH): có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình sinh

trưởng của cơ thể, nó rất quan trọng đối với cơ thể trẻ em.

- Hooc môn kích thích tuyến giáp là TSH có tác dụng tăng hấp thu Iod

vào tuyến giáp trạng để tăng tổng hợp hoặc môn thyroxin. Nếu thiếu TSH

tuyến giáp trạng sẽ teo lại. Khi nồng độ thyroxin trong máu lên cao, tuyển yên

sẽ giảm sản xuất thyroxin và ngược lại.

- Hooc môn kích thích miền vỏ tuyến thượng thận là ACTH. ACTH có

tác dụng lên miền vỏ thượng thận gây tăng đường huyết, tăng tiết hooc môn.

- Hooc môn kích thích sinh dục (FSH và LH):

FSH đối với nam giới có tác dụng kích thích sự phát triển của ống sinh

tinh và làm cho tế bào tinh phát triển thành tinh trùng. Còn đối với nữ giới

FSH kích thích sự phát triền của bào noãn, vú.

LH đối với nam giới có tác dụng gây bài tiết testosteron, làm phát triển

các đặc tính sinh dục phụ ở đàn ông. Đối với nữ giới hooc môn này làm cho

bào noãn chín, gây rụng trứng, tạo thể vàng và kích thích thể vàng tiết ra

hoặc môn progesteron chuẩn bị cho màng tử cung đón trứng đã thụ tinh vào

làm tổ.

Prolactin (LTH) có tác dụng kích thích thể vàng tiết ra progesteron làm

cho tuyến vú phát triển, tăng tiết sữa. Đối với nam giới hoặc môn này kích

thích sự phát triển của tuyến tiền liệt.

Thuỳ giữa: tiết ra hoặc môn sắc tố. Hooc môn này kích thích sự phát

triển của các sắc tố non thành các sắc tố trưởng thành rồi kích thích các tế

bào này tổng hợp các sắc tố phân bố trên mặt da.

Thuỳ sau: tiết ra 2 hooc môn là vazopresin và oxytoxin

- Vazopresin có tác dụng tăng hấp thụ nước vào máu thông qua sự

điều hoà tái hấp thu trong ống thận.

- Oxytoxin có tác dụng kích thích sự bài xuất sữa, tăng co bóp tử cung.

2.2. Tuyến giáp

Page 94: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Tuyến này nằm phía trước sụn giáp trạng, gồm có hai thuỳ bên và một

eo thắt ở giữa. Ở người lớn tuyến giáp có trọng lượng ở nữ là 20 g, nam 25

g.

Ở nữ trọng lượng của tuyến thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lúc cho

con bú, trong thời kỳ mãn kinh. Trọng lượng của tuyến còn thay đổi theo sự

thu nhập iod của cơ thể

Trẻ sơ sinh tuyến giáp có trọng lượng là 1 g, trẻ 1 tuổi 2 g, trẻ 2 tuổi 3g,

trẻ 5-7 tuổi: tuyến giáp có trọng lượng khoảng 10 g.

Tuyến giáp sản xuất ra 2 loại hoặc môn: thyroxin và canxitonin. Các

hooc môn này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá. Chúng có

tác dụng làm tăng cường chuyển hoá năng lượng trong các tế bào, nhất là

các tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào cơ tim. Kết quả của quá trình này là

sinh năng lượng và tạo nhiệt. Hoocmôn còn tăng cường chuyển hoá các chất

như protid, lipid, nước, muối khoáng, canxi, iod. Hoạt động chức năng của

tuyến giáp liên quan trực tiếp đến sự chuyển hoá iod.

Đối với các cơ thể đang phát triển, hooc môn tuyến giáp có ảnh hưởng

đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Kích thích sự phát triển sạn

thành xương, đẩy mạnh quá trình biệt hoá, ảnh hưởng đến sự phát triển của

cơ quan sinh dục.

Các biểu hiện của rối loạn tuyến giáp:

- Nhược giáp: nguyên nhân chủ yếu do thức ăn thiếu iod. Nhược giáp

sẽ làm cho các chuyển hoá cơ bản giảm, thân nhiệt hạ, táo bón, nhịp tim đập

chậm, mặt to tròn, khả năng phát triển trí tuệ giảm sút, đần độn.

- Cường giáp: chuyển hoá tăng, người gầy, mắt lồi, tim đập nhanh, dễ

xúc cảm, run tay và khó ngủ.

2.3. Tuyến thượng thận

Gồm hai tuyến nhỏ (5 - 8 g) nằm trên hai quả thận. Mỗi tuyến gồm có

hai phần: phần vỏ và phần tuỷ.

Page 95: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Phần vỏ: tiết ra các hooc môn quan trọng gọi chung là corticoid. Các

hooc môn này có tác dụng:

- Điều hoà chuyển hoá nước và muối khoáng.

- Điều hoà chuyển hoá đường: tăng cường dự trữ glycogen trong gan,

tăng glucoza và giảm sử dụng glucoza ở ngoại vi cơ thể.

Điều hoà sinh dục nam: kích thích sự phát triển các đặc tính sinh dục

phụ ở nam.

Phần tủy: tiết ra hai loại hoặc môn là adrenalin và noradrenalin, có tác

dụng điều hoà sự trao đổi chất, tương tự hệ thần kinh giao cảm.

2.4. Tuyến tụy nội tiết

Tụy là một tuyến vừa ngoại tiết vừa nội tiết. Ngoại tiết tiết ra dịch tuỵ đổ

thẳng vào ruột non đề tiêu hoá thức ăn. Còn nội tiết của tuỵ tiết ra hooc môn

là glucagon và insulin.

- Insulin: có tác dụng giảm đường huyết.

- Glucagon: có tác dụng tăng đường huyết.

Nếu cơ thể bài tiết nhiều insulin sẽ gây hạ đường huyết kéo dài, cơ sẽ

bị yếu. Còn khi tuyền tuỵ sản xuất ít insulin thì cơ thể sẽ bị tăng đường huyết,

dẫn đến bệnh đái đường.

2.5. Tuyến sinh dục

Tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ là các tuyến sinh dục vữa có

chức năng sản xuất tinh hoàn và trứng, vừa có chức năng nội tiết là sản xuất

các hoặc môn sinh dục.

Các hooc môn của tinh hoàn:

- Testosteron (hooc môn sinh dục nam): có tác dụng kích thích sự

phát triển các dấu hiệu sinh dục phụ gây hiện tượng dậy thì. Giúp cơ thể đồng

hoá protid làm cho cơ thể lớn nhanh, khung xương nở nang, hệ cơ phát triển,

Page 96: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

mọc lông nách, lông trên bộ phận sinh dục, râu, vỡ giọng, biến đổi tâm lý.

Testosteron cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của tinh trùng.

Tinh hoàn còn sản xuất một ít hoặc môn sinh dục nữ gọi là Estrogen,

có tác dụng phát triển túi tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt.

Các hooc môn của buồng trứng là: Estrogen và Progesteron.

- Estrogen: có tác dụng kích thích nang trứng phát triển tạo ra những

biến đổi có chu kỳ ở tử cung, cổ tử cung, có tác dụng phát triển những dấu

hiệu sinh dục phụ như giọng nói, thân hình... đặc trưng cho phái nữ.

- Progesteron (hooc môn trợ thai): có tác dụng ức chế sự rụng trứng,

chuẩn bị cho trứng phát triển và làm tổ tạo điều kiện cho phôi thai phát triển.

Dưới tác dụng của Progesteron cổ tử cung mềm, tử cung không co bóp, niêm

mạc tử cung phát triển mạnh để tạo điều kiện cho bào thai phát triển. Ngoài

ra, nó còn có tác dụng làm phát triển tuyến sữa, ức chế tuyến yên bài tiết LH

và tăng cường bài tiết prolactin.

II. HỆ SINH DỤC1. Cơ quan sinh dục nam

1.1. Cấu tạo

Cơ quan sinh dục nam giới bao gồm các bộ phận như: tinh hoàn, ống

dẫn tinh, túi tinh, quy đầu, các tuyến sinh dục phụ (tuyến tiền liệt, tuyến tinh

nang, tuyến Gowper) và dương vật.

Dương vật

Dương vật là cơ quan đảm nhiệm chức năng giao hợp và là đường dẫn

nước tiểu, được bao bọc bên ngoài bởi một lớp da. Đầu dương vật có quy

đầu và bao quy đầu. Nếu trẻ em có da của bao quy đầu hẹp cần phải đưa

ngay đến bệnh viện để phẫu thuật, tránh tình trạng gây viêm bao quy đầu.

Tinh hoàn

Page 97: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Tinh hoàn là hai tuyến hình trứng, được nằm trong một túi da gọi là bĩu.

Tinh hoàn là bộ phận quan trọng nhất của cơ quan sinh dục nam, có nhiệm vụ

sản xuất ra các hooc môn sinh dục và chức năng ngoại tiết là sản xuất tinh

trùng.

Lúc phôi thai, hai tinh hoàn nằm hai bên cột sống thắt lưng, sau đó tinh

hoàn chui qua ống bẹn xuống hạ nang gọi là bỉu. Nếu có hiện tượng bất

thường là một hoặc hai tinh hoàn không xuống được bĩu thì người ta gọi đó là

chứng ẩn tinh hoàn hay tinh hoàn lạc vị.

Tinh hoàn bắt đầu sản xuất tinh trùng vào tuổi dậy thì. Tinh trùng được

sản xuất liên tục và cần ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 3 - 4 độ

C. Tinh trùng có hai loại: một loại mang nhiễm sắc thể X và một loại mang

nhiễm sắc thể V.

Đường dẫn tinh

Gồm ống dẫn tinh, túi tinh và ống phóng tinh.

Mỗi tinh hoàn gồm nhiều ống sinh tinh. Ống sinh tinh là nơi có các tế

bào sinh sản ra các tinh trùng.

Tinh trùng được sản xuất theo ống dẫn tinh chui qua lỗ bẹn vào ổ bụng

vòng qua bàng quang tới túi tinh. Khi phóng tinh, tinh trùng sẽ từ túi tinh qua

ống phóng tinh, qua niệu đạo và ra ngoài.

Ống phóng tinh nối tiếp với niệu đạo tại tuyến tiền liệt Vì vậy khi tuyến

tiền liệt bị phì đại có thể làm rối loạn hoạt động sinh dục ở nam.

Các tuyến sinh dục

Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục phụ cùng với túi tinh tiết ra tinh

dịch. Tiền liệt tuyến năm ở dưới bàng quang bao quanh niệu đạo tiền liệt.

Tuyến tiền liệt bắt đầu phát triển ở tuổi dậy thì tới 20 - 25 tuổi, nó có kích

thước to bằng quả mận. Tuyến tiền liệt có kích thước như vậy cho tới 45 tuổi.

Nhưng ở những người già thì tiền liệt tuyến lại phát triển, phì đại lên, có thể

Page 98: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

lớn gấp 2 - 3 lần bình thường, gây phì đại tuyến tiền liệt làm đẩy đáy bàng

quang gây bí tiểu.

Dịch tuyến tiền liệt giống như sữa, kiềm tính, cùng với dịch do túi tinh

tiết ra tạo nên tinh dịch để nuôi dưỡng tinh trùng

1.2. Sinh lý sinh dục nam

Tinh hoàn là bộ phận chủ yếu của cơ quan sinh dục nam. Tinh hoàn có

hai chức năng, đó là sản xuất tinh trùng và sản xuất testosteron.

- Trước tuổi dậy thì, trong ống sinh tinh chi có các tế bào sinh dục non.

- Đến tuổi dậy thì, dưới ảnh hưởng của kích dục tố A của thuỳ trước

tuyến yên, các tế bảo sinh dục non mới phát triển thành tinh trùng.

- Tinh trùng thường gồm các phần chính như sau: đầu, cổ thân và

đuôi. Đuôi có tác dụng làm cho tinh trùng di chuyển, còn đầu và cổ sẽ được

chui vào trứng để tạo thành trứng thụ tinh. Trong đường dẫn tinh, tinh trùng

có thể sống được vài tuần. Khi tinh trùng ra ngoài tiếp xúc với ngoại cảnh thì

tinh trùng có thể sống được vài giờ, nhưng trong tử cung, tinh trùng sống

được vài ngày.

- Tinh trùng hoạt động mạnh trong môi trường kiềm, nhiệt độ xấp xỉ

nhiệt độ cơ thể. Sau khi tinh trùng được sản sinh ra, chúng phải tập trung để

sống trong tinh dịch, môi trường kiềm do túi tinh tiết ra. Khi xuất tinh, tinh dịch

còn nhận thêm chất dịch của tuyến tiền liệt, tuyến Cooper đổ thẳng vào niệu

đạo.

Hiện tượng phóng tinh

Là hiện tượng túi tinh và ống dẫn tinh co bóp mạnh làm cho tinh dịch và

tinh trùng dồn vào niệu đạo và ra ngoài. Muốn thực hiện được phóng tinh phải

có các điều kiện sau: Kích thích và dương vật cương cứng.

Tinh dịch có độ Ph = 7,4. Mỗi lần phóng tinh có khoảng 2 - 4 ml tinh

dịch. Bình thường có khoảng 100 triệu tinh trùng trong 1 ml tinh dịch. Tối thiếu

là 20 triệu tinh trùng 1 ml tinh dịch, nếu lượng tinh trùng ít hơn thì sẽ bị vô

Page 99: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

sinh. Ngoài ra, nam giới còn bi vô sinh thứ phát do tắc ống dẫn tinh sau khi bị

các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.

2. Cơ quan sinh dục nữ

2.1. Cấu tạo

Cơ quan sinh đục nữ bao gồm: âm hộ, âm đạo, tử cung, buồng trứng,

vú.

Âm hộ

Gồm 2 môi lớn ở bên ngoài, 2 môi bé ở bên trong. Phía trên chỗ hai

môi bé dính với nhau là âm vật, dưới âm vật là lỗ niệu đạo, dưới lỗ niệu đạo

là lỗ âm đạo. Lỗ âm đạo được che bởi một màng mỏng gọi là màng trinh,

màng trinh có lỗ ở giữa cho máu kinh chảy qua.

Âm đạo

Âm đạo là một ống dài tù 8 - 10 em. Dưới tác dụng của các nội tiết tố

sinh dục, các tế bào âm đạo cũng thay đổi theo vòng kinh. Dựa vào sự thay

đổi đó người ta xét nghiệm đề đánh giá hoạt động nội tiết của buồng trứng.

Tử cung (dạ con)

Buồng tử cung có hình tam giác, 2 góc thông với 2 buồng trứng, góc

dưới thông với âm đạo. Kể từ ngoài vào trong, tử cung có 3 lớp:

- Lớp thanh mạc: do màng bụng tạo nên, có nhiệm vụ bảo vệ tử cung

và làm cho tử cung có vị trí cố định.

- Lớp cơ: là thành phần chủ yếu tạo nên tử cung.

- Lớp niêm mạc: có nhiều tuyến nang tiết ra dịch. Lớp niêm mạc thay

đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và cũng gồm có hai lớp: lớp nền không thay đổi

trong kỳ kinh và lớp chức năng bị bong ra khi hành kinh. Độ dày niêm mạc tử

cung thay đổi theo vòng kinh. Nếu người phụ nữ nạo hút thai nhiều có thể làm

tróc lớp niêm mạc tử cung, gây những biến chứng sau này khi sinh đẻ như

nhau bám vào cơ tử cung, như vậy sẽ gây tai biến khi sinh đẻ.

Page 100: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Niêm mạc của cơ tử cung không thay đổi theo chu kỳ, nhưng niêm dịch

cổ tử cung lại thay đồi theo chu kỳ kinh nguyệt, lúc rụng trứng niêm dịch

loãng, sau khi rụng trứng và khi mang thai niêm dịch quánh hơn.

Buồng trứng

Gồm 2 buồng rừng nằm 2 bên tử cung, ở trong chậu hông bé. Buồng

trứng là một tuyến sinh dục vừa có chức năng ngoại tiết (sinh sản ra trứng),

vừa có chức năng nội tiết (sản xuất hooc môn nữ).

Mỗi một buồng trứng có chứa nhiều nang trứng, mỗi nang trứng có

chứa một trứng chưa chín. Một em bé gái có khoảng 30.000 đến 300.000

nang trứng. Đến tuổi dậy thì có khoảng 300 - 400 trứng có thể chín. Trứng

chín và rụng theo chu kỳ, dưới tác dụng của các hooc môn sinh dục của tuyến

yên và tuyến sinh dục. Trứng rụng xuống chỉ có khả năng sống trong vòng 48

tiếng, trứng sau khi rụng sẽ rơi vào loa, rồi di chuyển qua ống dẫn trứng vào

tử cung. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ bị tiêu đi. Tất cả các trứng đều có

mang nhiễm sắc thể giới tính X.

Bề mặt buồng trứng thay đổi theo lứa tuổi, ở trẻ em bề mặt buồng trứng

nhẵn, ở tuổi phụ nữ buồng trứng bắt đầu xù xì do các noãn nang vỡ thành

sẹo, còn ở tuổi mãn kinh buồng trứng teo dần và trở nên nhẵn.

Vú gồm có bầu vú và núm vú. Vú bắt đầu phát triển ở trẻ gái ở tuổi dậy

thì và được phát triển mạnh trong thời kỳ mang thai. Mỗi buồng vú gồm nhiều

tuyến sữa, có nhiệm vụ sản xuất và bài tiết sữa.

Ngoài thời kỳ thai nghén, nếu thấy đầu vú có tiết dịch hoặc sữa thì cần

đi bác sỹ khám để tìm nguyên nhân.

Cần giữ gìn vệ sinh bầu vú, nhất là trong thời kỳ cho con bú, tránh hiện

tượng viêm tắc tuyến sữa.

2.2. Sinh lý sinh dục nữ

Page 101: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Tới tuổi dậy thì buồng trứng bắt đầu hoạt động theo chu kỳ và biểu hiện

ra ngoài bằng chu kỳ kinh nguyệt. Chính những hooc môn sản xuất ra trong

chu kỳ hoạt động của buông trứng đã quyết định chu kỳ kinh nguyệt.

Kinh nguyệt là sự chảy máu có chu kỳ của tử cung đi đôi với sự rụng

niêm mạc của tử cung. Theo quy ước chung, người ta lấy ngày đầu thấy kinh

kể là ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, chu kỳ kinh

nguyệt kéo dài khoảng 28 - 30 ngày. Nhưng ở một số trường hợp có thể kéo

dài tới 35 - 40 ngày, hoặc ngắn lại khoảng 20 - 25ngày. Chu kỳ kinh được

chia ra làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn nang tố):

Bắt đầu từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt.

- Tuyến yên: bài tiết FSH, kích thích một noãn bào nguyên thuỷ của

buồng trứng phát triển.

- Buồng trứng: nang trứng phát triển và tiết ra nhiều Estrogen vào

trong máu.

- Tử cung: ở niêm mạc tử cung, dưới tác dụng của nội tiết tố tế bào

tăng sinh, dày lên gấp 10 - 15 lần lúc thường mao mạch dài ra, xoắn lại,

chuẩn bị đón trứng vào làm tổ.

Trong thời kỳ này, thân nhiệt lấy lúc sáng sớm khi mới ngủ dậy luôn

luôn dưới 37oC.

Thời kỳ rụng trứng:

Thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh. Khi lượng

FSH và LH đạt tỉ lệ 113 thì nang trứng vỡ ra, trứng rụng vào vòi trứng.

Chất dịch ở cổ tử cung tiết ra ngày càng nhiều trong thời kỳ trưởng

thành của noãn. Vì thế, có thể đoán được ngày rụng rằng khi thấy ở âm đạo

ra nhiều chất nhầy. Chất nhầy ở cổ tử cung khi trứng rụng trở nên kiềm, tạo

điều kiện cho tinh trùng hoạt động mạnh hơn.

Page 102: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

Vào ngày rụng trứng, thân nhiệt tăng lên trên 37oC và giữ như vậy cho

đến trước ngày thấy kinh lần sau. Vì vậy, có thể đoán ngày rụng trứng bằng

cách đo thân nhiệt sáng sớm lúc mới ngủ dậy.

Thời kỳ hoàng thể:

Bắt đầu từ ngày thứ 14 và kéo dài đến ngày thứ 28 của chu kỳ kinh.

- Tuyến yên và buồng trứng: Khi trứng rụng, phần còn lại của noãn

bào sẽ bị vỡ ra, nang trứng biến thành thể vàng, dưới tác dụng của LH của

tuyến yên, thể vàng bắt đầu bài tiết progesteron.

- Tử cung: niêm mạc dày lên, các tuyến và động mạch phát triển

nhanh, tạo điều kiện thuận lợi để đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ.

Có thể có hai trường hợp xảy ra:

- Nếu có hiện tượng thụ thai, hoàng thể ngày càng phát triển và tiết ra

hoặc môn progesteron, giúp cho trứng làm tổ ở tử cung được tốt.

- Nếu trứng không được thụ thai, hoàng thể sẽ thoái hoá. Đến ngày thứ

26 của chu kỳ kinh, lượng progesteron trong máu giảm xuống đột ngột. Kết

quả là những mạch máu dưới niêm mạc tử cung xoăn lại gây chảy máu, niêm

mạc tử cung bong từng đoạn nhỏ, xuất hiện kinh nguyệt. Hiên tượng kinh

nguyệt kéo dài khoảng 3 - 4 ngày, nếu kéo dài quá 7 ngày thì đó là hiện

tượng bất thường. Mỗi lần có kinh cơ thể thường mất đi khoảng 100 - 150 ml

máu.

3. Hiện tượng thụ tinh

Sau khi phóng tinh, tinh trùng vào âm đạo, tiến vào cổ tử cung, qua tử

cung và theo ống dẫn trứng đi lên.

Còn tiểu noãn sau khi tung khỏi buồng ửng sẽ lọt vào loa, theo ống dẫn

trứng đi về phía tử cung.

Thông thường, tinh trùng gặp trứng ở 1/3 phía ngoài của vòi trứng, ở

đó trứng sẽ được thụ tinh bằng cách: tinh trùng tiết ra một chất men làm mềm

vỏ tiểu noãn, sau đó một tinh trùng chui lọt được đầu vào bên trong, đuôi đứt

Page 103: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

lại ở ngoài. Ngay sau đó trứng tiết ra một chất albumin bao bọc quanh trứng

đã được thụ tinh, ngăn không cho các tinh trùng khác xâm nhập vào.

Trứng được thụ tinh tiếp tục di chuyển về tử cung theo những nhu động

của vòi trứng. Tới đáy tử cung, trứng bám vào niêm mạc tử cung và khoét

sâu xuống làm tổ ở thành tử cung và phát triển dần thành thai nhi.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trong cơ thể có các tuyến nội tiết nào? Hãy nêu cấu tạo các tuyến nội

tiết và chức năng của các tuyến nội tiết.

2. Hệ sinh dục nam gồm những bộ phận nào? Nêu sinh lý sinh dục nam.

3. Hệ sinh dục nữ được cấu tạo gồm những bộ phận nào?

4. Chu kỳ kinh nguyệt được bắt đầu từ khi nào? Hãy nêu những yếu tố

ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

5. Sự thụ tinh được diễn ra như thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trần Xuân Nhĩ: Giải phẫu và sinh lý người. Nhà xuất bản giáo dục, 1982.

2. Trần Trọng Thuỷ: Giải phẫu sinh lý trẻ em. Nhà xuất bán giáo dục, 1998.

3. Trường Đại học y dược, thành phố Hồ Chí Minh. Sinh lý học y khoa. Nhà

xuất bản y học, 1998.

4. Bộ môn sinh lý học trường Đại học y Hà Nội. Bài giảng sinh lý học. Nhà

xuất bản y học, 1990.

5. Bộ môn nhi trường Đại học y khoa Hà Nội. Bài giảng nhi khoa tập 1, tập 2.

Nhà xuất bản y học, 2000.

6. X. L. Ganperin. Những đặc điểm sinh lý trẻ em. Nhà xuất bản giáo dục,

1978. Trần Trọng Thuỷ dịch.

Page 104: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

7. Bộ y tế. Giải phẫu - sinh lý. Nhà xuất bản y học Hà Nội, 2000.

8. A. G. Khripkova. Sinh lý lứa tuổi. Nhà xuất bản Chiếu sáng, Matxcova,

1978.

9. A.N.Kabanop, A.P. Tsabopxkaia, Giải phẫu sinh lý vệ sinh trẻ em, Nhà

xuất bản y học, 1978.

10. Phan Thi Ngọc Yến - Trần Minh Kỳ - Nguyễn Thị Dung: Đặc điểm Giải

phẫu - sinh lý Trẻ Em. 2001 - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

MỤC LỤCLời nói đầu

Chương 1: Mở đầu

I. Khái niệm về giải phẫu - sinh lý người

1. Giải phẫu người

2. Sinh lý người

II. Vai trò của bộ môn giải phẫu - sinh lý trẻ em

III. Khái quát về cơ thể người

IV. Các giai đoạn phát triển ở cơ thể trẻ em

1. Thời kỳ tử cung

1.1. Giai đoạn phát triển phôi

1.2. Giai đoạn pháp triển thai nhi

2. Thời kỳ sơ sinh

3. Thời kỳ bú mẹ (thời kỳ nhũ nhi)

4. Thời kỳ răng sữa

4.1. Đặc điểm giai đoạn nhà trẻ

4.2. Giai đoạn mẫu giáo

Page 105: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

5. Thời kỳ thiếu niên (từ 7-15 tuổi)

6. Thời kỳ dậy thì

Chương 2: Hệ thần kinh

I. Vai trò của hệ thần kinh

II. Các bộ phận của hệ thần kinh

1. Hệ thần kinh động vật

1.1. Thần kinh trung ương

1.2. Thần kinh ngoại biên

2. Hệ thần kinh thực vật

III. Sự phát triển hệ thần kinh

1. Não bộ và tủy sống

2. Tiểu não

IV. Hoạt động thần kinh cấp cao

1. Phản xạ

1.1. Khái niệm về phản xạ

1.2. Sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ

không điều kiện

1.3. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện

1.4. Điều kiện để một phản xạ có điều kiện được thành lập

1.5. ý nghĩa của PXCĐK

2. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người

Chương 3: Các cơ quan phân tích

I. Vai trò

II. Các loại cơ quan phân tích

1. Cơ quan phân tích thị giác

Page 106: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

1.1. Cấu tạo cơ quan phân tích thị giác

1.2. Chức năng của cơ quan phân tích thị giác

1.3. Các dị tật của mắt

1.4. Đặc điểm phát triển cơ quan phân tích thị giác của trẻ

1.5. Những phương thức cải thiện thị giác ở trẻ em

2. Cơ quan phân tích thính giác

2.1. Cấu tạo cơ quan phân tích thính giác

2. 2. Chức năng của cơ quan phân tích thính giác

2.3. Đặc điểm sự thu nhận âm thanh của trẻ

3. Cơ quan phân tích xúc giác

3.1. Cấu tạo

3.2. Chức năng

4. Cơ quan phân tích vị giác

5. Cơ quan phân tích khứu giác

Chương 4: Hệ vận động

I. Hệ xương

1. Cấu tạo xương

2. Đặc điểm phát triển xương ở trẻ em

2.1. Xương sọ

2.2. Xương cột sống

2.3. Xương lồng ngực

2.4. Xương chi

2.5. Xương chậu

2.6. Răng

Page 107: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

II. Hệ cơ

1. Cấu tạo và hoạt động của cơ

1.1. Cấu tạo

1.2. Sự hoạt động của cơ

2. Đặc điểm cơ trẻ em

Chương 5: Hệ tuần hoàn và máu

I. Máu

1. Chức năng của máu

2. Cấu tạo của máu

II. Hệ tim mạch và tuần hoàn máu

1. Cấu tạo và hoạt động của tim

2. Hệ mạch

2.1. Động mạch

2.2. tĩnh mạch

2.3. Mao mạch

2.4. Đặc điểm hệ mạch trẻ em

Chương 6: Hệ hô hấp

I. Cấu tạo hệ hô hấp

1. Khoang mũi

2. Thanh quản

3. Khí quản

4. Phế quản

5. Phổi

II. Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em

Page 108: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

1. Mũi

2. Họng - hầu

3. Thanh, khí, phế quản

4. Phổi

5. Màng phổi

III. Hoạt động của cơ quan hô hấp

1. Nhịp thở

2. Sự trao đổi khí

Chương 7: Hệ tiêu hóa

I. Vai trò

II. Sự tiêu hóa thức ăn

1. Tiêu hóa thức ăn trong miệng

2. Tiêu hóa thức ăn dạ dày

3. Sự tiêu hóa thức ăn trong ruột non

4. Sự tiêu hóa thức ăn trong ruột già

5. Sự hấp thụ các chất

III. Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ em

1. Miệng

2. Thực quản

3. Dạ dày

4. Ruột

5. Các tuyến bài tiết

Chương 8: Da và cơ quan bài tiết

I. Da

Page 109: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

1. Cấu tạo

2. Chức năng của da

3. Đặc điểm da trẻ em

II. Cơ quan bài tiết nước tiểu

1. Cấu tạo

2. Sự hình thành và bài tiết nước tiểu

2.1. Sự hình thành nước tiểu

2.2. Sự bài xuất nước tiểu ra khỏi cơ thể

3. Đặc điểm sự bài tiết nước tiểu ở trẻ em

Chương 9: Hệ nội tiết - sinh học

I. Hệ nội tiết

1. Khái niệm

2. Các tuyến nội tiết

2.1. Tuyến yên

2.2. Tuyến giáp

2.3. Tuyến thượng thận

2.4. Tuyến tụy nội tiết

2.5. Tuyến sinh dục

II. Hệ sinh dục

1. Cơ quan sinh dục nam.

1.1. Cấu tạo

1.2. Sinh lý sinh dục nam

2. Cơ quan sinh dục nữ

2.1. Cấu tạo

Page 110: Sinh Lý Đại Cương Và Sinh Lý Trẻ Em (Word)saomaidata.org/library/75.SinhLyDaiCuongVaSinhLyTreE…  · Web viewSINH LÝ ĐẠI CƯƠNG & SINH LÝ TRẺ EM . SINH LÝ ĐẠI

2.2. Sinh lý sinh dục nữ

3. Hiện tượng thụ tinh

Tài liệu tham khảo

---//---

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

SINH LÝ ĐẠI CƯƠNG VÀ SINH LÝ TRẺ EM

Biên soạn: ThS. ĐÀO THỊ MINH TÂM

Phản biện: PHẠM THỊ NHUẬN

(Cán bộ giảng dạy Trường Cao đẳng SPTW)

Tài liệu lưu hành nội bộ của Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP

TP.HCM, đăng ký phát hành nội bộ năm 2007, theo Biên bản sẽ 232/BCTGT

ngày 25/12/2007.

Ban Ấn Bản phát hành nội bộ ĐHSP sao chụp 500 cuốn khổ A5.

In xong ngày 25 tháng 02 năm 2008.