22
1 ĐẠ I HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠ I HC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN …………………………………….. TRN VI ỆT DŨNG SÁNG TẠO VÀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG T O CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HI VIT NAM HIN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HC Hà Nội - 2016

sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

  • Upload
    ngoliem

  • View
    227

  • Download
    7

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

……………………………………..

TRẦN VIỆT DŨNG

SÁNG TẠO VÀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG

TẠO CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG

HẢI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2016

Page 2: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

……………………………………..

TRẦN VIỆT DŨNG

SÁNG TẠO VÀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG

TẠO CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG

HẢI VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng &

Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số : 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà

Hà Nội - 2016

Page 3: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn

của PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà. Các số liệu, tài liệu

trong luận án trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu có nguồn gốc xuất

xứ rõ rang.

Tác giả

Trần Việt Dũng

Page 4: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Phân loại vấn đề

Bảng 2.2: Biểu hiện cái mới có giá trị khi giải quyết 3 loại vấn đề

Bảng 3.1: Mối quan hệ giữa năng lực sáng tạo và mức độ sáng tạo

Bảng 3.2: Nhân tố thúc đẩy sáng tạo và nhân tố kìm hãm sáng tạo

Bảng 3.3: Nhân tố thuận lợi của sáng tạo và nhân tố cản trở sáng tạo

Bảng 4.1: Kết quả tốt nghiệp của sinh viên ĐHHHVN

Bảng 4.2: Nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHHHVN

Bảng 4.3: Yêu cầu đối với sinh viên mới tốt nghiệp ĐHHHVN

Bảng 4.4: Tần suất đưa ra sáng kiến, ý tưởng sáng tạo của sinh viên

Bảng 4.5: So sánh số lượng học hàm, học vị của 3 Trường Đại học

Bảng 4.6: Về cấu trúc công việc – kiến thức – môn học

Bảng 4.7: Các nguồn tri thức – kỹ năng

Page 5: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 7

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI ..... Error!

Bookmark not defined.

1.1. Các công trình nghiên cứu về sáng tạo, năng lực sáng tạo Error! Bookmark

not defined.

1.2. Các nghiên cứu về nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên Trường Đại học

Hàng hải Việt Nam hiện nay .............................. Error! Bookmark not defined.

1.3. Những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên

cứu…………………………..Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG TẠO . Error! Bookmark not defined.

2.1. Định nghĩa khái niệm “sáng tạo” ............... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Các định nghĩa tiêu biểu về sáng tạo ...Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Định nghĩa khái niệm “sáng tạo” trên lập trường duy vật biện chứng ...

Error! Bookmark not defined.

2.2. Những bộ phận hợp thành của hoạt động sáng tạo .. Error! Bookmark not

defined.

2.2.1. Chủ thể sáng tạo và tư duy sáng tạo ....Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Vấn đề của sáng tạo ................................Error! Bookmark not defined.

2.2.3. Môi trường và sản phẩm sáng tạo ........Error! Bookmark not defined.

2.3. Các giai đoạn, đặc trưng và những thuộc tính của hoạt động sáng tạo Error!

Bookmark not defined.

2.3.1. Các giai đoạn của hoạt động sáng tạo Error! Bookmark not defined.

2.3.2. Những thuộc tính và đặc trưng của hoạt động sáng tạo .............. Error!

Bookmark not defined.

Page 6: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

6

Chƣơng 3. NĂNG LỰC SÁNG TẠO VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP CHUNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA CON NGƢỜI .. Error! Bookmark

not defined.

3.1. Khái niệm “Năng lực sáng tạo” ...................Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Định nghĩa khái niệm “Năng lực sáng tạo” ...... Error! Bookmark not

defined.

3.1.2. Mức độ sáng tạo .....................................Error! Bookmark not defined.

3.2. Nâng cao năng lực sáng tạo của con người: những yếu tố làm cơ sở và các

phương pháp chung ..............................................Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Những yếu tố làm cơ sở nâng cao toàn diện năng lực sáng tạo của con

người ...................................................................Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Các phương pháp chung nâng cao năng lực sáng tạo của con người

..............................................................................Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 4. NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM HIỆN NAY .. Error! Bookmark

not defined.

4.1. Năng lực sáng tạo của sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện

nay: quan điểm, thực trạng, nguyên nhân ..........Error! Bookmark not defined.

4.1.1. Một số quan điểm về đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân Error!

Bookmark not defined.

4.1.2. Về thực trạng và nguyên nhân ..............Error! Bookmark not defined.

4.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học

Hàng hải Việt Nam hiện nay ...............................Error! Bookmark not defined.

4.2.1. Các giải pháp góp phần hình thành tư duy sáng tạo và động cơ sáng tạo

ở sinh viên ..........................................................Error! Bookmark not defined.

4.2.2. Các giải pháp có tác dụng gián tiếp trong việc nâng cao năng lực sáng

tạo của sinh viên ............................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.

Page 7: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

7

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN .................................................................................................................... 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 13

PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined.

Page 8: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

8

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sáng tạo là năng lực đặc biệt mang tính đặc trưng của con người, thể hiện khả

năng vượt trội của con người so với thế giới loài vật. Bằng lao động sáng tạo, nhân

loại đã tạo ra một nền văn minh rực rỡ, tạo ra những sản phẩm kì diệu mà thiên

nhiên hào phóng cũng không thể có được. Những thành quả mà con người đạt

được hiện nay trong mọi lĩnh vực từ khoa học công nghệ đến kinh tế, văn hóa, xã

hội... đều là kết quả của hoạt động tạo ra sản phẩm mới có giá trị.

Hiện nay, thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa

về kinh tế. Quá trình đó một mặt làm cho các quốc gia xích lại gần nhau, ảnh

hưởng, ràng buộc nhau ngày càng nhiều và chặt chẽ hơn trên mọi phương diện của

đời sống xã hội; mặt khác, đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nền

kinh tế, giữa các tổ chức và cá nhân. Muốn tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia,

ngay cả mỗi tổ chức, cá nhân đều phải không ngừng năng động sáng tạo, tạo ra

những sản phẩm mới ưu trội hơn, những giải pháp tối ưu và những quyết định

mang tính đột phá. Do đó, nâng cao năng lực sáng tạo là đòi hỏi cấp thiết đối với

sự tồn tại, phát triển của mọi quốc gia.

Với tầm quan trọng của sáng tạo, nên đã từ rất sớm vào khoảng năm 300,

Pappos - nhà toán học Hy Lạp nổi tiếng đã đặt nền móng chính thức cho khoa học

sáng tạo. Trong tập 7 của tác phẩm “Tuyển tập toán học” của mình, Pappos đã viết

về một bộ môn khoa học (viết theo tiếng Anh) đặt tên là Heuristics (có gốc là từ

Eureka - tìm ra rồi). Heuristics hay Sáng tạo học có mục đích nghiên cứu tư duy

sáng tạo, nhận thức các quy luật của nó và xây dựng các phương pháp, qui tắc tạo

ra các phát minh và sáng chế. Sau Pappos, các nhà khoa học đã cố gắng tiếp tục

phát triển Heuristics để xây dựng nó thành một bộ môn khoa học hoàn chỉnh.

Trong số đó, phải kể đến các nhà triết học như Descartes, Leibnitz, Bolzano và

Poincaré… Tuy nhiên, Heuristics bị quên lãng trong một thời gian dài bởi như theo

nhận xét của G.Polya – nhà toán học người Mĩ gốc Hungary về Heuristics: “Đó là

lĩnh vực nghiên cứu không có hình dáng rõ ràng… Nó được trình bày trên những

Page 9: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

9

nét chung chung, ít khi đi vào chi tiết” [trích theo 89, tr.5]. Chỉ từ sau Thế chiến

thứ hai, cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, ở những nước công nghiệp đã

bắt đầu xuất hiện nhu cầu phải giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các vấn đề nảy

sinh trên con đường phát triển. Nhờ vậy, Heuristics đã hồi sinh, chuyển sang thời

kỳ phát triển mới theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bắt đầu từ đây nhiều tổ chức,

trung tâm nghiên cứu về sáng tạo, phương pháp luận sáng tạo ra đời và phát triển ở

Mỹ, Tây Âu, Liên Xô (cũ)... Như vậy, hiện nay Sáng tạo học nói chung, Phương

pháp luận sáng tạo nói riêng đã được nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng ở nhiều nước

phát triển. Ở Việt Nam, năm 1991, được sự chấp thuận của lãnh đạo Đại học Tổng

hợp thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Sáng tạo khoa học - kỹ thuật (TSK) ra đời

và trở thành cơ sở chính thức đầu tiên ở nước ta giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu

Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới với quy mô nhỏ, hẹp. Nhìn chung, Sáng tạo

học cả về lý thuyết lẫn thực tiễn chưa được phát triển, phổ biến ở Việt Nam.

Từ xưa đến nay, người Việt Nam vốn có tư chất thông minh - sáng tạo nhưng

do hoàn cảnh lịch sử (luôn phải chống lại trước sự bành trướng, xâm lăng từ

phương Bắc - kể cả hiện nay) mà người Việt chưa có điều kiện, môi trường để phát

huy, phát triển năng lực sáng tạo của mình. Bên cạnh đó, qua 30 năm đổi mới,

dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đời sống

nhân dân được cải thiện rõ rệt, thế và lực của đất nước ngày càng tăng cao. Tuy

nhiên, nền kinh tế của Việt Nam vẫn là một nền kinh tế mang tính chất gia công,

kém hiệu quả và đang đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước khác

trong khu vực và trên thế giới, chịu sự thách thức của “bẫy thu nhập trung bình”.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác định mô hình phát triển kinh tế chuyển từ

xây dựng nền kinh tế theo chiều rộng sang kết hợp với phát triển kinh tế theo chiều

sâu. Muốn vậy, cần phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, trong đó

xây dựng nền giáo dục sáng tạo và đẩy mạnh sự sáng tạo trong khoa học - công

nghệ là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao năng suất lao động xã hội, tăng cường

hàm lượng chất xám trong sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế ở cấp vi mô và vĩ

mô. Ngoài ra, vấn nạn tham nhũng, suy thoái đạo đức, văn hóa xuống cấp đang

Page 10: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

10

gây bức xúc trong toàn xã hội buộc chúng ta phải có những giải pháp sáng tạo để

giải quyết.

Do vậy, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực sáng tạo cho người lao

động là nhu cầu cấp thiết trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội

phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Muốn nâng cao năng lực sáng tạo, cần phải có sự

nghiên cứu chuyên sâu một cách hệ thống trước hết về bản chất của sáng tạo, năng

lực sáng tạo, để lấy đó làm cơ sở lý luận vững chắc cho việc nghiên cứu các

phương pháp sáng tạo (công cụ quan trọng nâng cao năng lực sáng tạo) và các

chính sách, cơ chế xã hội nhằm kích thích, phát huy, phát triển năng lực sáng tạo

của con người Việt Nam.

Bên cạnh đó, hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền

giáo dục - đào tạo của đất nước nói chung và giáo dục - đào tạo đại học nói riêng

đang từng bước tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện. Và trường Đại học Hàng

hải Việt Nam - một trong những cơ sở đào tạo lớn nhất của ngành giao thông vận

tải, không phải là một ngoại lệ. Về mục tiêu đổi mới giáo dục Đại học, trong Nghị

quyết số 29-NQ/TW của BCHTW Đảng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục đại học, tập

trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và

năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học…” [114]. Như vậy,

nâng cao năng lực sáng tạo là một trong những mục tiêu của đổi mới giáo dục đại

học nói chung và của trường Đại học Hàng hải nói riêng. Tuy nhiên, cần phải có

biện pháp cụ thể hơn trên cơ sở vận dụng quan điểm lý luận về sáng tạo để từng

bước nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Với những lí do trên, tôi chọn vấn đề Sáng tạo và việc nâng cao năng lực

sáng tạo của sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay làm đề tài

nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Làm sáng tỏ bản chất của sáng tạo, năng lực sáng tạo, xác định các

phương pháp chung nâng cao năng lực sáng tạo của con người cùng với việc khảo

Page 11: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

11

sát thực trạng (và nguyên nhân) năng lực sáng tạo của sinh viên Hàng hải hiện nay,

từ đó nêu các giải pháp nâng cao năng lực sáng tạo cho đối tượng này.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đó, luận án cần giải quyết

những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Thứ nhất: làm rõ bản chất của sáng tạo thông qua việc xác định và phân tích

khái niệm sáng tạo; những bộ phận hợp thành của hoạt động sáng tạo; các giai

đoạn, đặc trưng và những thuộc tính của hoạt động sáng tạo.

- Thứ hai: làm rõ bản chất của năng lực sáng tạo qua việc xác định và phân

tích khái niệm năng lực sáng tạo, cấu trúc của năng lực sáng tạo, các cấp độ của

năng lực sáng tạo, mức độ sáng tạo.

- Thứ ba: từ sự phân tích toàn diện các nhân tố làm cơ sở, luận án xác định các

phương pháp chung nâng cao năng lực sáng tạo của con người.

- Thứ tư, từ cơ sở lý luận ở trên, luận án thực hiện khảo sát thực trạng, nguyên

nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên

trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về sáng tạo và năng lực sáng tạo

của con người trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, lấy đó làm cơ sở

nghiên cứu về năng lực sáng tạo của sinh viên trường đại học Hàng hải Việt Nam

hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án không nghiên cứu sáng tạo như một diễn trình

lịch sử và cũng không nghiên cứu nó ở một lĩnh vực riêng biệt, mà dưới góc độ

triết học luận án nghiên cứu sáng tạo, năng lực sáng tạo của con người trong mọi

lĩnh vực của đời sống xã hội ở tầm khái quát. Đối với năng lực sáng tạo của sinh

viên Hàng hải Việt Nam, luận án chỉ khảo sát nó từ năm 2013 đến nay. Luận án

cũng không quá đi sâu vào thực trạng, nguyên nhân yếu kém ở năng lực sáng tạo

của sinh viên Hàng hải Việt Nam, mà chủ yếu đi từ lý luận để xây dựng các nhóm

giải pháp nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt

Nam hiện nay.

Page 12: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

12

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: dựa trên quan điểm triết học Mác - Lênin về tư duy, hoạt động

nhận thức và thực tiễn của con người; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về

đổi mới giáo dục - đào tạo; vận dụng quan điểm định hướng trong Nghị quyết số

29-NQ/TW của BCHTW Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào

tạo; ngoài ra, luận án kế thừa có chọn lọc những quan điểm đúng đắn, hợp lý của

các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về sáng tạo, bản chất của sáng tạo.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy

vật với các phương pháp cụ thể như thống nhất lịch sử - lôgíc; phân tích - tổng

hợp; khái quát hoá và hệ thống hoá; thống kê, so sánh, điều tra xã hội học.

5. Đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, luận án đã nêu và luận chứng một cách hệ thống những nội dung về

bản chất của sáng tạo, năng lực sáng tạo; xác định những phương pháp chung nâng

cao năng lực sáng tạo của con người.

Thứ hai, luận án xác định thực trạng, nguyên nhân và nêu các giải pháp năng

cao năng lực sáng tạo của sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Thứ nhất, luận án góp phần làm sáng tỏ bản chất của sáng tạo, năng lực sáng

tạo và xác định các phương pháp chung nâng cao năng lực sáng tạo của con người,

từ đó tạo cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng chính sách, quy chế nhằm nâng cao

năng lực sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, luận án có thể cung cấp luận cứ để Ban giám hiệu Trường Đại học

Hàng hải Việt Nam (và có thể, cho nhiều trường đại học khác) đưa ra chính sách,

biện pháp cụ thể hơn nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên Hàng hải,

nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường.

Thứ ba, luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên cũng

như các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến sáng tạo và đổi mới giáo dục

Đại học ở Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

Page 13: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

13

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Việt Dũng (2009), “Sáng tạo và những yếu tố của sáng tạo”, Tạp chí

Kinh tế & Phát triển (148 (kỳ 2)), tr. 131 – 134, tr.144.

2. Trần Việt Dũng (2010), “Những nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả trong

công việc”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển (151(II)), tr.10 – 13, tr.30.

3. Trần Việt Dũng (2013), “Một số suy nghĩ về năng lực sáng tạo và phương

hướng phát huy năng lực sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí

Khoa học – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (49), tr.160 –

169.

4. Trần Việt Dũng (2013), “Những nguyên tắc chung phát huy trí tuệ tập thể

trong quá trình giải quyết vấn đề”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học

Đà Nẵng (9), tr.9 – 14.

5. Trần Việt Dũng (2015), “Nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên đại học ở

nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (235), tr.105 – 106, tr.127.

6. Trần Việt Dũng (2015), “Tính đặc thù của hoạt động sáng tạo”, Tạp chí Khoa

học xã hội Việt Nam (12/2015), tr.41 – 46.

Page 14: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. G.S. Altshuller (2012), Sáng tạo - một khoa học chính xác, Dương Xuân Bảo

dịch, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

2. Thomas Armstrong (2012), 7 loại hình thông minh, Mạnh Hải và Thu Hiền

dịch, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

3. Samm S. Baker (2001), Luyện trí sáng tạo, Dương Hội biên dịch, NXB Trẻ

& Báo Giáo dục - Sáng tạo, Hà Nội.

4. David Bohm (2011), Tư duy như một hệ thống, Tiết Hùng Thái dịch, NXB

Tri thức, Hà Nội.

5. Gustave Le Bon (2013), Tâm lí học đám đông, Nguyễn Xuân Khánh dịch,

NXB Tri thức, Hà Nội.

6. Edward De Bono (2003), 6 chiếc mũ tư duy, Thanh Châu dịch, NXB Mũi Cà

Mau, Cà Mau.

7. Edward De Bono (2005 ), Tư duy hoàn hảo: Tự học cách tư duy, Tuấn Anh

dịch, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

8. George P. Boulden (2004), Tư duy sáng tạo, Ngô Đức Hiếu biên dịch, NXB

Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Tony Buzan (2007), Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Lao động xã hội,

Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Ca (2011), Quản lý chất lượng đào tạo theo ISO 9001:2000

trong trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục,

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

11. Nguyễn Bá Cần (2009), Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học

Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà

Nội.

12. Nguyễn Chân - Dương Xuân Bảo - Phan Dũng (1983), Algôrit sáng chế,

NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Page 15: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

15

13. Doãn Chính - Đinh Ngọc Thạch (Chủ biên) (2003), Vấn đề triết học trong

tác phẩm của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin, NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

14. John Dewey (2010), Dân chủ và giáo dục, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Tri

thức, Hà Nội.

15. William Duggan (2010), Trực giác chiến lược, Nguyễn Kim Thi dịch, NXB

Lao động, Hà Nội.

16. Phan Dũng (2005), Phương pháp luận sáng tạo khoa học - kỹ thuật: Giải

quyết vấn đề và ra quyết định (Giáo trình tóm tắt), Trung tâm Sáng tạo Khoa

học - Kỹ thuật (TSK), Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Phan Dũng (2010), Giới thiệu phương pháp luận sáng tạo và đổi mới, (tập 1

bộ sách “Sáng tạo và đổi mới), NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Phan Dũng (2012), Thế giới bên trong con người sáng tạo, (tập 2 bộ sách

“Sáng tạo và đổi mới), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Phan Dũng (2012), Tư duy lôgích, biện chứng và hệ thống, (tập 3 bộ sách

“Sáng tạo và đổi mới), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Phan Dũng (2012), Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (phần I), (tập

4 bộ sách “Sáng tạo và đổi mới), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí

Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Phan Dũng (2012), Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (phần II),

(tập 5 bộ sách “Sáng tạo và đổi mới), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ

Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Phan Dũng (2012), Các phương pháp sáng tạo, (tập 6 bộ sách “Sáng tạo và

đổi mới), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ

Chí Minh.

Page 16: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

16

23. Phan Dũng (2012), Các quy luật phát triển (các quy luật của hoạt động sáng

tạo và đổi mới), (tập 7 bộ sách “Sáng tạo và đổi mới), NXB Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Phan Dũng (2012), Hệ thống các chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế,

(tập 8 bộ sách “Sáng tạo và đổi mới), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ

Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Phan Dũng (2012), Algôrit giải các bài toán sáng chế (Ariz), (tập 9 bộ sách

“Sáng tạo và đổi mới), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Phan Dũng (2012), Phương pháp luận sáng tạo: Những điều muốn nói thêm

, (tập 10 bộ sách “Sáng tạo và đổi mới), NXB Đại học Quốc gia Thành phố

Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Vũ Dũng (2012), Từ điển thuật ngữ Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa,

Hà Nội.

28. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa

học & Kỹ thuật, Hà Nội

29. Vũ Cao Đàm (2014), Nghịch lý và lối thoát, NXB Thế giới, Hà Nội.

30. V.V. Đavưđôv (2000), Các dạng khái quát hóa trong dạy học, người dịch

Nguyễn Mạnh Hưởng - Dương Diệu Hoa - Nguyễn Thị Mùi - Phan Trọng

Ngọ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

31. Rob Eastaway (2012), Đổi mới tư duy 101 cách khơi nguồn sáng tạo, Phạm

Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

32. Jack Foster (2005), Bí quyết sáng tạo, Nguyễn Minh Hoàng biên dịch, NXB

Trẻ, Hà Nội.

33. Maichael J. Gelb (2014), Tư duy như Leonardo da Vinci, Vũ Phương Hoa -

Bùi Thị Thanh Hoa - Nguyễn Thị Lan dịch, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

34. Daniel Goleman (2008), Trí tuệ xã hội, Nguyễn Trang và Hồng Việt dịch,

NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

Page 17: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

17

35. Daniel Goleman (2011), Trí tuệ xúc cảm, Nguyễn Kiến Giang dịch, NXB

Lao động - Xã hội, Hà Nội.

36. Trương Thị Bích Hà (1999), Tưởng tượng sáng tạo của sinh viên khoa diễn

viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Việt Nam, Luận án tiến sỹ Tâm lý

học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

37. Nguyễn Ngọc Hà (1998), Một số vấn đề về nhận thức quy luật và mâu thuẫn,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

38. Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2011), Đặc điểm tư duy và lối sống của con

người Việt Nam hiện nay: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

39. Phạm Minh Hạc (2011), Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, NXB Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.

40. G.W.F. Hegel (2006), Hiện tượng học tinh thần, Bùi Văn Nam Sơn dịch và

chú giải, NXB Văn học, Hà Nội.

41. G.W.F. Hegel (2008), Bách khoa thư các khoa học triết học I: khoa học

Lôgíc, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, NXB Tri thức, Hà Nội.

42. Trần Văn Hiếu (2014), Giáo trình Đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học

Huế, Huế.

43. Nguyễn Minh Hoàng (biên dịch) (2005 ), Bí quyết sáng tạo, NXB Trẻ, Hà

Nội.

44. Lê Huy Hoàng (2002), Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích sự

sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

45. Dương Hội và Tạ Văn Doanh (biên soạn) (2006), Luyện trí sáng tạo, NXB

Lao động, Hà Nội.

46. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2000),

Từ điển Bách khoa Việt Nam, T.1, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

47. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia các Bộ môn

Khoa học Mác - Lênin, Tý týởng Hồ Chí Minh (2011), Giáo trình Triết học

Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 18: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

18

48. Tô Duy Hợp (2012), Khinh - Trọng: Cơ sở lý thuyết (quyển 2), NXB Thế

giới, Hà Nội.

49. Nguyễn Văn Huyên (1988), “Văn hoá thẩm mỹ và hoạt động sáng tạo của

con người”, Tạp chí Triết học (2), tr.39 - 45.

50. Nguyễn Văn Huyên (1995), “Quá trình sáng tạo và sự phát triển nhân cách”,

Tạp chí Triết học (3), tr.9 - 12.

51. Nguyễn Văn Huyên (1997), “Sự hình thành con người với tư cách chủ thể

sáng tạo”, Tạp chí Triết học (4), tr.12 - 15.

52. E.V. Ilencov (2003), Lôgíc biện chứng, Nguyễn Anh Tuấn dịch, NXB Văn

hóa - Thông tin, Hà Nội.

53. Lưu Hồng Khanh (2005), Tâm lý học chuyên sâu - Ý thức và những tầng sâu

vô thức, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

54. Trần Đức Khuê (2008), Phát triển tư duy sáng tạo kiến trúc ở sinh viên

trong quá trình đào tạo kiến trúc sư, Luận án tiến sĩ Kiến trúc, Đại học Kiến

trúc Hà Nội, Hà Nội.

55. Richard Koch (2010), Con người 80/20, Người dịch Thiên Kim và Anh Thy,

NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

56. Phúc Kỳ (2005), Sáng tạo sản phẩm mới, tập 1, NXB Lao động Xã hội, Hà

Nội.

57. Nguyễn Văn Lê (1998), Cơ sở khoa học của sự sáng tạo, NXB Giáo dục, Hà

Nội.

58. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, T.18, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.

59. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, T.29, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.

60. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, T.42, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.

61. Phạm Văn Linh (chủ biên) (2014), Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục

Việt Nam: Thời cơ, thách thức và những vấn đề đặt ra, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

62. Lê Nguyên Long (2005), Hãy trở thành người thông minh sáng tạo, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

Page 19: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

19

63. Hồng Long (2005), Giáo trình Lôgic biện chứng, NXB Giáo dục, Hà Nội.

64. Jnet Luongo (2010), 365 lời khẳng định hàng ngày về Sáng tạo, Nguyễn

Minh Quang dịch, NXB Thời đại & Đại học Hoa Sen, Thành phố Hồ Chí

Minh.

65. Mỹ Ly - Lan Khanh (2004), Suy nghĩ - hành động sáng tạo trong kinh

doanh, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

66. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, T.3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

67. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, T.20, NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

68. John Medina (2009), Luật trí não, Mai Khanh dịch, NXB Thế giới, Hà Nội.

69. Michael Michalko (2007), Đột phá sức sáng tạo Bí mật của những thiên tài

sáng tạo, Mai Hạnh và Quỳnh Chi dịch, NXB Tri thức, Hà Nội.

70. David Molden - Pat Hutchinson (2009), NLP Lập trình ngôn ngữ tư duy,

Thảo Linh dịch, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

71. Edgar Morin (2006), Phương pháp 3 Tri thức về tri thức, Lê Diên dịch, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

72. Phạm Thành Nghị (2008), “Đặc điểm nhân cách sáng tạo”, Tạp chí Nghiên

cứu Con người (3), tr. 25 – 36.

73. Phạm Thành Nghị (2011), Những vấn đề tâm lí học sáng tạo, NXB Đại học

Sư phạm, Hà Nội.

74. Phạm Thành Nghị (2012), Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

75. Phạm Thành Nghị (2013), “Tính sáng tạo của cá nhân và tổ chức trong

doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học (2), tr.1-12.

76. Phạm Thành Nghị (2013), “Quá trình sáng tạo của tổ chức trong các doanh

nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học (3), tr.1-11.

77. Lệ Nguyên (1986), Từ ước mơ đến tài năng sáng tạo, NXB Thành phố Hồ

Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 20: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

20

78. Nhiều tác giả (2008), Những vấn đề giáo dục hiện nay quan điểm và giải

pháp, NXB Tri thức, Hà Nội.

79. Nhiều tác giả (2012), Nhập môn Tư duy sáng tạo và phương pháp nghiên

cứu khoa học, NXB Tri thức, Thành phố Hồ Chí Minh.

80. Helga Nowotny - Peter Scott - Michael Gibbons (2009), Tư duy lại khoa

học, Đặng Xuân Lạng và Lê Quốc Quýnh dịch, NXB Tri thức, Hà Nội.

81. Victor Pekelis (2001), Rèn luyện tâm linh trí tuệ để nâng cao sức sáng tạo.

Vũ Liêm và Hải Thanh dịch, NXB. Thanh Niên, Hà Nội.

82. Daniel H.Pink (2008), Một tư duy hoàn toàn mới, Lotus dịch, NXB Lao

động - xã hội, Hà Nội.

83. Đào Trọng Quang (2002), Những thiên tài khoa học, NXB Thanh Niên, Hà

Nội.

84. Jean Jacques Rousseau (2010), Émile hay là về giáo dục, Lê Hồng Sâm và

Trần Quốc Dương dịch, NXB Tri thức, Hà Nội.

85. M.M. Rôdentan (1962), Nguyên lý lôgích biện chứng, NXB Sự thật, Hà Nội.

86. Kal.Russell (2008), Rèn luyện IQ phát triển tư duy sáng tạo, Minh Đức biên

dịch, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

87. A.P. Septulin (1987), Phương pháp nhận thức biện chứng, Nguyễn Đình

Lâm - Nguyễn Thanh Thủy dịch, NXB Sách giáo khoa Mác - Lê-nin, Hà Nội.

88. Karen Nesbitt Shanor (2007), Trí tuệ nổi trội, Vũ Thị Hồng Việt dịch, NXB

Tri thức, Hà Nội.

89. Huỳnh Văn Sơn (2009), Giáo trình Tâm lí học sáng tạo, NXB Giáo dục Việt

Nam, Hà Nội.

90. James Surowiecki (2009), Trí tuệ đám đông, Nguyễn Thị Yến dịch, NXB Tri

thức, Hà Nội.

91. Scott Thorpe (2008), Tư duy như Einstein, Phạm Trần Long dịch, NXB Lao

động - Xã hội, Hà Nội.

Page 21: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

21

92. Nguyễn Ngọc Thu (1998), Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển năng lực sáng

tạo của con người, Luận án tiến sỹ Triết học, Trung tâm Khoa học xã hội và

nhân văn Quốc gia, Hà Nội.

93. Nguyễn Văn Tiến (1999), Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ

quan cấp phân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Quân sự,

Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội.

94. Nguyễn Cảnh Toàn - Nguyễn Văn Lê - Châu An (2004), Khơi dậy tiềm năng

sáng tạo, NXB Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.

95. Phạm Ngọc Toàn (1976), Những con đường đi tới phát minh, NXB Thanh

Niên, Hà Nội.

96. Trần Quốc Toản (chủ biên) (2012), Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh

tế thị trường và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

97. Nguyễn Minh Triết (2001), Đánh thức tiềm năng sáng tạo, NXB Trẻ, Thành

phố Hồ Chí Minh.

98. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (2014), Sổ tay sinh viên, NXB Hàng hải

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Hải Phòng.

99. Hoàng Tụy (2011), Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng, NXB Tri thức, Hà Nội.

100. Vũ Bội Tuyển (2006), Con đường dẫn tới phát minh, phát hiện khoa học nổi

tiếng, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

101. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2005), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

102. Đức Uy (1999), Tâm lý học sáng tạo, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

103. Nguyễn Thúy Vân, Nguyễn Anh Tuấn (2013), Giáo trình Lôgíc học đại

cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

104. Phạm Viết Vượng (2014), Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

105. Đặng Thị Vân (2011), Biểu hiện sáng tạo trong học tập của sinh viên trường

Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Học viện Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

Page 22: sáng tạo và việc nâng cao năng lực sáng tạo của sinh viên trƣờng

22

106. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1975), Khái lược về lịch sử và lý luận phát

triển khoa học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

107. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung tâm

Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

108. L.X. Vưgốtxki (2008), Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa tuổi thiếu niên, NXB

Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

109. Jamie Whyte (2010), Tư duy lởm khởm, Đinh Minh Hương và Ngô Gia

Thuận dịch, NXB Lao động, Hà Nội.

110. http://www.chungta.com/PortletBlank.aspx/E87168AED88D45648F671CE3

F2BB4818/View/Tu+Duy/Nguoi_Viet_Nam_can_tu_duy_sang_tao/

111. http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Doi-moi-giao-duc-con-chay-vong-quanh-

den-bao-gio-post145781.gd

112. http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GS-Hoang-Tuy-chi-dich-danh-can-benh-

tan-pha-giao-duc-Viet-Nam-post97950.gd

113. http://nistpass.gov.vn/vi/tin-tuc/chien-luoc-chinh-sach/66-ng-ngc-dinh

114. http://tuoitre.vn/Giao+duc/578443/doi+moi+can+ban+toan+dien+giao+duc+

va+dao+tao.html

115. http://www.vimaru.edu.vn/