51

SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con
Page 2: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

SỔ TAY NỮ TRƯỞNG Ban Huẩn Luyện Hội N.H.Đ.V.N. 1966 - 1967 Tú sách Gấu Tận Tụy Ebook Thái Thuần

Mục lục của sách Nghề Trưởng Mục đích và phương pháp Hướng Đạo Luật và Lời Hứa Phương Pháp Hàng Đội Tâm Lý Trẻ Nghi Lễ Những hiệu lệnh Quốc Tế Dự Thảo Chương trinh Xuất du Tài liệu thủ công trại Thám du Thành lập đơn vị Hướng Đạo với gia đình và xã hội Hướng Đạo và Tôn Giáo Lịch Sử Nữ Hướng Đạo Thế Giới Ý Nghĩa ngày Tưởng Niệm Tài liệu giờ tinh thần

Ban Huẩn Luyện Hội N.H.Đ.V.N. 1966 - 1967

Nghề Trường "Phong trào H.Đ. ở trong tay các Trưởng"

B.P.

Nhiệm vụ _ Đức tin H.Đ: phương pháp giáo dục công dân cho thanh thiếu niên bằng trò chơi.

Page 3: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Trưởng H.Đ: người tự nguyện giữ một Toán, Đoàn, Bầy để hướng dẫn trò chơi đó.

Nhiệm vụ Đối với Phong trào: Phổ biến trung thành và tận tâm với mục đích và phương pháp H.Đ. Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. và làm nẫy nở tinh đoàn thể giữa các cá nhân.

Đức tin

1) Gương mẫu B.P. đã nói: việc giáo dục trẻ đưọc thành công tùy thuộc sự làm gương của trưởng. Tuổi trẻ thường giầu lòng ngưởng mộ các vị Anh Hùng, giầu trí tưởng tượng, dễ lý tưởng hóa những người họ yêu mến. Khi trẻ được lôi cuốn vàơ trò chơi thích hợp, việc Trưởng trở nên mẫu người lý tưởng họ khâm phục là điều dĩ nhiên. Và lúc đó tác phong của Trưởng sẽ là tác phong của các em của mình, họ rập theo Trưởng từ dáng điệu lời nói, Trưởng đã thành một dụng cụ giáo dục hiệu nghiệm nhất. Như vậy, muốn cho trẻ thực hành luật H.Đ., phát triển đức tính thì không gì bằng Trưởng hãy thực hành luật, lo phát triển đức tinh trong đời sống hàng ngày. Chẳng cần phải nhiều lời dạy bảo, trẻ sẽ noi theo gương mẫu Trưởng.

2) Có tâm hồn trẻ Trưởng hãy đặt mình lại tuổi trẻ, nhìn sự vật theo quan điểm trẻ, đem tính hồn nhiên để hòa mình trong các cuộc chơi, những thú vui của trẻ. Vàđừng nhìn chúng với con mắt nghiêm khắc của nhà mô phạm, của bậc cha mẹ, hãy đặt mình vào địa vị ngưòi chị, người chị trong gia đình H.Đ. Với những truyền thống tốt đẹp, người chị giàu tình thương và cũng giầu lòng hiểu biết để hướng dẫn trẻ trên con đường ngay.

Page 4: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

3) Hiểu nghề a. Hiểu biết H.Đ.: với mục đich phương pháp cũng như phương diện hoạt động như trại, kỹ thuật, thủ công, chuyên môn, cách chơi, hát. Theo rõi. những tiến triển của phong trào trong và ngoài nước. b. Hiểu trẻ: Tìm hiểu tâm trạng, ước vọng, nhu cầu của trẻ qua từng lớp trẻ nói chung vá bản chất, tính khí, hoàn cảnh của từng cá nhân trẻ nói riêng để đáp ứng những sở thích của trẻ và lợi dụng những sở thích đó làm tăng thêm phần tốt, loại trừ phần xấu cùa trẻ. c. Hiểu biết những vấn đề liên quan đến thanh, thiếu niên như: giáo dục, hoạt động, sinh hoạt để thu lượm điều hay, theo rõi những biến chuyển của cả một thế hệ thanh, thiếu niên, mà Trưởng đang nắm vững một phần. Với một tầm hiểu biết rộng rãi. một kiến thức được lưu ý phát triển, Trưởng bao quát được đại cương mọi vấn đề để phụng sự đắc lực cho phong trào, và giữ uy tín với trẻ.

4) Tin tưởng ở nhiệm vụ cao đẹp của mình Đào luyện cho một lớp trẻ trở nên những người công dân tốt và hữu ích thật là một công việc tốt đẹp, Lòng tin ở ý nghĩa, cao đẹp ấy sẽ làm Trưởng bền chí và nhiệt thành để đi tới thành công.

5) Tự chủ. Lẽ thường có làm chủ được mình mới chỉ huy nỗi người. a. Làm chủ lời nói của mình: Trưởng hãy nghe nhiều, nói vừa đủ, và đúng lúc. Tránh sự bộc lộ tâm trạng, kể lể dự định trong bất cứ lúc nào. Ởđịa vị chỉ huy, không có gì dễ hỏng việc và mất tình cảm, uy tín bằng tật gặp gi nói nấy. b. Làm chủ tâm thần: Dễ hoảng hốt trong lúc nguy hiểm, lo lắng, thất vọng khi gặp việc khó khăn, dễ nóng nẫy. cáu giận lúc gặp chuyện bất ưng, chỉ đem đến sự rối loạn cho trẻ. Trưởng trái lại phải là người bình tĩnh trong mọi lúc, phải tạo cho trẻ một bầu không khí yên vui. c. Làm chủ tình cảm: Mặc dầu có lòng tốt, khoan dung có tinh thần hiểu biết nhưng trưởng đừng bao giờ để cảm tình chế ngự

Page 5: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

lý tri. Lòng yêu ghét cá nhân không đem lại kết quả trong việc giáo dục trẻ mà chĩ đem lại sự ganh ty nhỏ nhen.

6) Óc thực tế Không bi quan, không quá lạc quan và mơ mộng. Trưởng hãy nhìn vào sự việc với thực trạng của nó. Với con mắt thực tế, lấy lương tri nhận định đúng mức với những lợi ích cũng như khó khăn của nó, và lượng khả năng, sức lực của người để tránh những chương trình công việc đã vạch sẵn. Dù hay, dù tốt đến đâu, nếu nó không thich hợp với phương tiện, hoàn cảnh của mình cũng trở nên vô ich.

7) Cương quyết và kiên nhẫn. Làm sao Trưởng có thê thành công khi đứng trước công việc, không dám định đoạt dứt khoát. Trẻ sẽ nghĩ gì khi Trưởng của họ thay đổi ý kiếnluôn luôn vì những lời bàn ra tán vào. Một quyết định dù không được hoàn hảo trọn vẹn nhưng nếu được cương quyết thực hành vá kiên nhẫn làm tới cùng có giá trị hơn một việc dự định lý tưởng không bao giờ thành hình. Việc giáo hóa trẻ không thê ngày một ngày hai hoàn thành ngay được. Nó đòi hỏi chí cương quyết và lòng kiên nhẫn của trưởng rất nhiều.

8) Tính thần kỷ luật Một Trưởng chân chinh bao giờ cũng tôn trọng người trên mình, tôn trọng quy luật của đoàn thể. Tinh thần kỷ luật không làm hạ nhân cách con người mà trái lại nâng cao con người lên một địa vị xứng đáng trong trật tự xã hội.

9) Tình thân thiện Trưởng nên liên lạc thân hữu với Trưởng khác để trao đổi ý kiến, kinh nghiệm, tài liệu cho phong trào tiến triển được đồng đều và tinh thần đoàn kết chặt chẽ.

Page 6: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Mục đích và Phương pháp Hướng Đạo

I. Mục đích Hướng Đạo là gì? B.P. đã tóm tắt những mục đích H.Đ. trong lời này: «Trong việc Huấn luyện H.Đ.S, ta hãy đặt những đich cao cả lên hàng đầu, đừng đề nhữrg công việc giai đoạn làm ta quá bận rộn, đừng để chuyên môn lấn bước đạo dức, sinh hoạt hữu ich tại đồng quê, cuộc sống rừng, cắm trại, xuất du, việc thiện, những mối kết giao ở trại họp bạn đều là những phương tiện chứ không phải là mục đích». Mục đích của H.Đ. là gây chí khí, mục đích ấy phải là gây thế hệ tương lai lành mạnh trong một thế giới không lành mạnh và phát triển sự thực hiện cao cả, tinh thần phụng sự, phát huy tình thương và biirn phận đối với tạo hóa và đồng loại. Đào luyện chí khí bằng cảch tạo cho thanh thiếu niên những lý tưởng cao siêu, tự tin, tinh thần nhiệm vụ, dũng cảm, tự trọng, trọng kẻ khác. Một phương pháp giáo dục chỉ chú trọng đến hình thức, sẽ thất bại. Tuy nhiên ta thấy H.Đ. luôn luôn chú trọng để gây tinh thần sâu rộng dưới hình thức giản dị cùa bộ Đồng phục, các bài ca, lối chào v.v... Tinh thần H.Đ. được tạo lập qua sự áp dụng và thực hành bốn điểm chính sau đây:

1) Châm ngôn: Gắng sức, sắp sẵn, giúp ích. Mọi người bình thường cần có mộl lý tưởng để hường dẫn mọi hành động. Vậy châm ngôn là một công thức giản dị để bày tỏ rõ ràng một lý tưởng. Châm ngôn cho mỗi H.Đ S. hiểu ý nghĩa của cuộc đời, thúc đẩy họ làm tròn bốn phận. Đó là một yếu tố cá nhàn. B.P. nói: «Sự giáo dục chân chỉnh làm nẩy nở mãnh liệt thiện chí cầu tiến mà bắt buộc mỗi người phải có». Hướng đạo áp dụng châm ngôn từng giai đoạn tuổi: a) Chim non: Gắng sức học tập và noi gương Trưởng. b) Thiếu: Sắp sẵn để đáp ứng với mọi trường hợp.

Page 7: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

c) Nữ tráng: Giúp ich trong mọi lãnh vực: gia đình, phong trào, xã hội.

2) Luật: Châm ngôn có vẻ trừu tượng và mờ ảo cho trẻ em. B.P. qui định rõ ràng Luật là nền căn bản của nền giáo dục H.Đ.

3) Lời hứa: Người H.Đ. tuyên hứa bởi ý tự nguyện của chính mình, cam kết trên danh dự để phụng sự Đấng tạo hóa, Tổ Quốc và đồng loại. Trước hết ta phải ghi nhớ rằng lời hứa là tự ý cam kết, sau nữa là ghi nhớ lời hứa «Trên đanh dự tôi xin hứa...)). B P. nhận thấy rằng một trong những bước quan trọng là phát triển tinh thần danh dự trong đứa trẻ. Điểm sau cùng để ghi nhớ là B.P. đã đặt câu: «Tôi làm hết sức» trong những danh từ lời hứa.

4) Bổn phận đối với tạo hóa: Bổn phận đối với Tạo Hóa là một điều bắt buộc, căn bản cho mỗi hướng đạo sinh. Trong phong trào tin ngưỡng Tôn Giáo của Hướng Đạo Sinh được hoàn toàn bảo đảm. Đoàn sinh được nhắc nhở và khuyến khích làm mọi bổn phận đối vói giáo hội. Những H.Đ.S. không thuộc các giáo hội, đều đưọc dìu dắt để tiếp xúc với các tư tưởng Tôn Giáo. Kẻ nào không công nhận sự hiện hữu của đấng tạo hóa thì không thể là H.Đ.S. được.

II. Phương pháp Hướng Đạo Giáo dục không thể trừu tượng được, phải có phương tiện cụ thể, tức là phải có phương pháp để huấn luyện. Phương pháp H.Đ. do B.P. đã phát minh và hoàn thành gồm năm điều chính:

1) Phương pháp hàng đội: Chìa khóa của phương pháp H.Đ. là phương pháp hàng đội tức là đặt các trẻ vào từng nhóm dưới quyền điều khiển của một em trong bọn chúng, đó cũng là tổ chức tự nhiên trẻ thường dùng để chơi đùa. Đội từ 6 đến 8 em là vừa đủ số để mỗi em có thể tự

Page 8: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

thấy dự phần chơi của minh như một phần tử trong nhóm. Mỗi cá nhân trong đội có trách nhiệm ở đội, trong phạm vi đã ấn định rõ rệt để phối hợp mọi hoạt động của toàn khối.

2) Trò chơi: Trò chơi thỏa mãn tinh thần đấu tranh của mọi ngưi. Trò chơi cần thiết để kích thích nhân cách, sửa soạn hành động khi trưởng thành và thúc đằy sự phát triển thể chất và tâm lý

3) Chương trình đẳng thứ: Chương trình đẳng thứ là chương trình tối thiểu phải qua để hiều biết về đời sống và phát triền khả năng phụng sự. H.Đ. có chương trinh đẳng thứ như tân sinh, hạng nhì và hạng nhất.

4) Bằng chuyên môn: B.P. nói huy hiệu chuyên môn phát triển nhân cách cùa trẻ, hướng dẫn cho chúng tự tim thấy khả năng và thiên khiếu để hướng nghiệp mai sau.

5) Trại và xuất du: Cơ hội cho đoàn sinh sống đời sống ngoài trời, gần thiên nhiên, tháo vát trong sinh hoạt trại và trao đổi kinh nghiệm. Trại tập cho đoàn sinh sống cộng đồng, luyện những đức tính vâng lời vui vẻ, kiên nhẫn và nhất là vui lòng chịu đựng chị em với những tính tốt và nết xấu.

III. Ảnh hưởng của Hướng Đạo với tâm lý thiếu niên Nếu ta phân tách tâm lý trẻ em và thiếu niên ta thấy những điều sau đây: Thích phiêu lưu tìm tòi, thích một đời sống khác hẳn tập quán và lối sống ngày thường, Phương pháp Hưởng Đạo đã thỏa mãn đầy đủ những nguyện vọng ấy dưới hình thức bộ đồng phục với các huy hiệu tượng trưng, bài hát, nghi lễ, lời chào, những kỹ thuật: hoạt động ngoài trời, cắm trại, thám đu.

Page 9: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Kết luận: Phong trào Hướng Đạo tuy có thêm về chi tiết và tổ chức cho thich hợp những điều kiện quổc gia chỉ có thể công nhận là chân chính nếu tôn trọng và dựa trên những nguyên tắc căn bản sau đây để giáo dục thanh thiếu nhi:

1. Luật và Lời Hứa 2. Phương pháp Hàng Đội tự trị 3. Chương trình Đẳng thử và Chuyên môn 4. Sống ngoài trời 5. Phổ biến tình thân hữu quổc tế.

Luật và Lời Hứa Bàí giảng của Chị RAJA SURYA

Tổng ủy Viên Hội N.H.Đ. Tích Lan Tháng Giêng, 1967 Luật và Lời Hứa là nền móng trên đó được xây đắp đời sống H.Đ. Luật và Lời Hứa là cả một bộ luật về đạo lý và tạo một lý tưởng cần thiết đề làm cho đời sống của tuồi trẻ thèm huy hoàng và sung túc. Lời Hứa và Luật được thi hành một cách tinh nguyện. Hai cơ sở này là căn bàn của nhiều hoạt động khác biệt của chương trình Nữ H.Đ., xuyến qua cảc giai đoạn Tráng, Thiếu và Ấu. Trong thời Ấu, một em Chim Non cần tìm gương để theo, tìm một mẫu để bắt chước, và người kiểu mẫu đó sẽ là Bầy Trưởng. Người Trưởng phải làm sao giúp các em tự tạo và sửa đổi «cách nhìn đời» (cách cư xử hoặc một nếp sống) của các em vào những khuôn khổ mong muốn , trong tương lai. Một Thiếu sinh đã sẵn sàng lấy ba điều trong lời hứa để hướng dẫn mình. Em dần dần đì vào một tập thể lớn hơn và góp phần hoạt động xã hội với mọi người. Lúc này người Trưởng phải gây cho các em nhiều cảm hứng hơn trong thời Ấu sinh, và chính những cảm hứng đó sẽ là một khuyến khich cho sự suy luận và huấn-luvện của chính người Trưởng. Lúc này chị phải là một gương sáng phản chiếu những điều tốt và chị phải cố gắng hết sức thực hành những điều gì chị muốn dạy các em. Chị nên tự hỏi nay chị đã có thể hiểu

Page 10: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

thấu được chút gì về mục-đích của H.Đ. trong khi chị một ngày một hiểu thêm về Luật và Lời hứa. Tới thời Tráng, một Nữ Tráng đã phải sẵn-sàng chấp nhận Luật và Lời Hứa và thực-hiện Luật và Lời Hứa một cách đầy đủ, xâu xa và rộng lớn hơn, với các nhu cầu khắt-khe và những thách tức không thể tránh hoặc bỏ qua được. Bức tranh diễn tả cuộc huấn-luyện cùa Nữ H.Đ. như trình bày một thử-thách lớn nhất đối với người Trưởng. Chính lúc này mời là đúng lúc ta phải xử dụng những gì ta đã thâu thập được từ trước, và khi nào có thể, nên nhận hết những việc thành bại, ngõ hầu thực hiện các mục tiêu chính cùa H.Đ. một cách đắc-lực hơn trong tương lai. Ta thử nghĩ lại tới thời gian 50 năm về trước. Hồi đó bên Âu-châu đương có một cuộc cách.mạng lớn về kỹ-nghệ, làm đảo lộn cả đời sống của mọi ngưòi. Đó là lúc BP có ý nghĩ phát động phong trào Hưởng Đạo. Ý nghĩ đó lan tràn từ nứởc này sang nước nọ, gây cảm hứng trong nam và nữ giới, cho những người đã hiểu rõ ý nghĩa của H.Đ. và nhất quyết theo người để hy sinh cho lý tưởng của phong trào đã được xây dựng trên những nguyên tắc giản dị nhưng có hiệu lực, lại có thể phổ thông mọi giới và sửa đổi tùy theo nhu cầu. Hiện nay, nếu ta nhìn lại các nước Á-Châu, mà phần đông đã giành được độc-lập nhưng hiện đương tranh đấu mãnh liệt với những vấn-đề kinh tế, xã-hội, tôn giảo và giáo-dục, ta sẽ thấy một cảnh tượng không khác gì tại Âu-Châu 50 năm về trước. Tuy-nhiên khung cảnh mà chúng ta hiện đương thực hiện lý tưởng và mục đích H.Đ. đã thay đổi rất nhiều. Trên một vài phương-diện vật chất, một vài vẩn đề của chúng ta lại gặp rất nhiều khó khăn vì sự nẩy nở của nhiều lý tưởng sự phục hưng của những cạnh tranh về đoàn thể và tôn giáo, ngôn ngữ văn-hóa mà ta tưởng đã qua và không trở lại nữa. Tất cả những vấn đề mới đó đã dồn dập tràn vào Á-Châu như một cơn giông tố, ta lại còn phải chống đối với hàng ngàn ý nghĩ tương phản với lý tưởng của chúng ta ; tất cả những điều đó làm cho các vấn-đề của ta càng khó giải quyểt. Và giờ đây, có một nhiệm vụ hoàn toàn mới, ta phải cố gắng hết sức để ngăn cản nhân loại đi tới sự tự cao tự đắc, vị kỷ, là những con đường đưa tới sự cô lập và làm lệch lạc đầu óc con người, trong khi

Page 11: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

lý tưởng của ta đòi hỏi hơn bao giờ hết, một tình thân yêu giữa các chị em trên thế-giời mỗi ngày một rộng lớn. Bởi vậy, nếu ta muốn giữ vững lập trường đã do hội Nữ H.Đ. Quốc-Tế định trong quy-trình và Nội-lệ, ta sẽ phải phát triển đường lối và phương tiện để bảo thủ các nguyên tắc của chúng ta, bằng cách nhấn mạnh cho các em đã được phó thác cho chúng ta, hiểu rõ rằng chúng ta phải giữ vững lý tưởng và không nên bị lung-lạc bởi các cơn giông tố gào thét quanh ta. Mặc dầu khuynh-hướng chinh trị của một nưởc, nhiệm-vụ cùa chúng ta là phải đặt và thực hiện các chương-trinh đã đặt ra và cố suy-nghĩ và nghiên-cứu về nhu-cầu của một khung cảnh luôn luôn thay đổi. Ta lại phải đặt ra và chỉ rõ cho các em các chương-trình ngắn đã được phác họa để đạt những mục-đich xác-định, trong khi duy trì những kế hoạch dài hạn. Vậy trong khi thảo luận, chúng ta nên ý niệm rõ ràng về một phương pháp hoàn hảo nhất mà làm để rèn luyện và làm cho đẹp đẽ đời của hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới trong đại gia đình H.Đ. Các nguyên tắc căn bản mà lạ dùng trong sự rèn luyện đó, ta phải coi như một ngọn đèn pha để đưa tới cuộc sống có lợi ich, vui vẻ và sung sướng, ngõ hầu tạo nên một tình tỉ muội trên khắp thế giới, một tình thân thiện đã từng khắc phục được mọi trở ngại.

Phương pháp Hàng Đội "Đội trưởng đặt Đội trên cá nhân mình và đặt Đoàn trên Đội»

BADEN POWELL Hướng Đạo chúng ta dùng Hệ Thống Hàng Đội để đào tạo Đội Trưởng và Đoàn sinh. Hệ Thống Hàng Đội gồm có các Đội và Hội Đồng Đội Trưởng. — Đội: là một nhóm gồm một số Đội Sinh tối đa là 8 người. Đội lập nên theo sở thich, tuổi, trường, lớp hay có khi do ngẫu nhiên. — Hội Đồng Đội Trưởng: Thành phần của Hội Đồng Đội Trưởng gồm: 1. Chủ Tịch:

Page 12: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Khi Đoàn mới thành lập, Chủ tịch Hội đồng Đội Trưởng thường là Chị Đoàn Trưởng. Sau các Đội Trường có thể thay phiên nhau Chủ tọa Hội Đồng Đội Trưởng. Khi Đội Trưởng Chủ tọa Hội Đồng Đội Trưởng, Đội phó sẽ làm Đại diện cho Đội cùa mình trong Hội Đồng. 2. Đội Trưởng Đại diện cho Đội, mang theo sổ đội ghi những điều cần báo cáo và trình bày những đề nghị của Đội cùng ghi những quyết định cùa Hội Đồng. 3. Thư ký: Do Đoàn bầu ra, nhiệm kỳ một năm. Thư ký làm biên bản buổi họp, trả lời thư từ: gửi giấy mời, thư cám ơn và giữ sồ sách của Đoàn. 4. Thủ Quỹ: Do Đoàn bầu ra, nhiệm kỳ một năm. Giữ sổ chi thu của Đoàn và Quỹ Đoàn. Nhiệm vụ của Hội Đồng Đội Trưởng là lập Chương trình và điều hành mọi hoạt động cùa Đoàn bằng cách: 1) Thâu nhận ý kiến các Đội sinh và Đội Trưởng. 2) Nghe báo-cáo của các Đội Trưởng và các Trưởng Ban. 3) Đưa ý-kiến của Hội Đồng về các Đội để được chấp-thuận. 4) Định thời gian và địa-điểm cho các hoạt động của Đoàn. 5) Kiểm điểm những chương-trình đã thực hiện 6) Thảo luận về chương trình hoạt động, tài chánh, kỷ luật Đoàn, Hội Đồng Đội Trưởng họp mỗi lần chừng 30 phút, thường họp trước hoặc sau mỗi buổi họp Đoàn. Mỗi tháng cần họp một buổi thời-gian dài hơn ngoài kỳ họp Đoàn. Một buổi họp đầu năm cần có để hoạch định chương trình và cuối năm đểkiềm điểm hoạt động đã làm. — Hội Đồng khoáng đại: Thỉnh thoảng nên có một Hội Đồng Khoáng đại với mục đích huấn luyện tất cả các Đoàn-sinh về các công việc của Hội Đồng Đội Trưởng. Trong trường hợp này tất cả các Đoàn-sính đều được dự họp nhưng không được bầu.

Page 13: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Đoàn Trưỏng cần Huấn luyện Đội Trưởng ra sao ? Đội-Trưởng cần được huấn-luyện thêm, ngoài những giờ họp Đoàn và Hội-Đồng Đội-Trưởng để có thể: 1) Là một lãnh-đạo thực-thụ mà không tỏ ra cho mọi người thấy ta là « chủ ». 2) Làm chương-trình họp Đội. 3) Hướng-dẫn các buổi bàn luận của Đội. 4) Biết chia việc với Đội-Phó theo khả-năng của họ. 5) Biết cách làm việc với mọi người. Tại sao em được làm Đội-Trưởng ? Khi cảc Đội-sinh chọn em làm Đội-Trưởng họ nghĩ rằng em là người: 1) Thẳng-thắng đối với mọi người. 2) Nhanh tri và tháo vát. 3) Có nhiều sáng-kiến. 4) Làm được việc mà không khoe khoang. 5) Giúp các Đội-sinh. 6) Thực-hành Lời Hứa và Luật. Mười điều Đội-Trưởng nên nhớ: 1) Những hành-dộng theo Luật và Lời Hứa có ảnh-hưởng nhiều hơn những lời nói suông. 2) Mỗi Đội-sinh có một cá-tính, đừng nhọc công làm cho họ giống nhau. 3) Phải kiên-nhẫn, hiểu biết và lịch-sự. 4) Nói cho Đội, không nói cho cá-nhân mình. 5) Đặt Đoàn trên Đội. 6) Là một Đội-sinh kiểu-mẫu khi không giữ chức-vụ chỉ-huy. 7) Tự nguyện và cố-gắng giữ thêm nhiều trách nhiệm. 8) Đi họp đúng giờ. 9) Không bao giờ nhắc lại những nhận xét cá-nhân về các Đoàn-sinh. 10) Là bạn tất cả mọi người và coi các N.H.Đ. khác như ruột thịt.

Page 14: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Tâm lý trẻ

Tuổi Ấu (từ 8 đến 13)

I. Đặc tính của trẻ từ 8 đến 13 tuổi 1) Trẻ trong lứa tuổi này. bắt đầu ít tùy thuộc về cha mẹ và hướng về một người lớn khảc. Các em ít thích nghe theo các điều cba mẹ nói và thich coi xem các anh chị mình làm gì và nghe theo các anh chị hơn là nghe theo cha mẹ. Vì thế, nên họ đã hướng về một người lớn khác. 2) Nhận thấy và tự cho mình là một cá nhân, là một người lớn có trách nhiệm trong các công việc mà các em nhận thấy là quan trọng. Các em không thích cha mẹ nói đến minh nữa. Cha mẹ dạy điều gi lúc nhỏ thì nhớ, vì thế nếu cha mẹ nhắc đi nhắc lại các lời khuyên thì cảc em tỏ ra không bằng lòng vì họ cho là đã biết bổn phận, phận sự và trách nhiệm của họ. 3) Bắt đầu lập phe đảng, nghĩa là một nhóm bạn đồng tuổi để đi chơi. Các em thích những trò chơi có luật lệ. Nếu một người nào trong cuộc làm sai thì phải làm lại. Họ bắt đầu các cuộc sưu tầm đủ loại. Họ có mộtý niệm về sự thứ tự như sắp các đồ đạc ngăn nắp và kỹ lưỡng. Nhưng sự ngăn nắp này không giữ được lâu. 4) Tuy tỏ ra mình là một người lờn, nhưng các em vẫn còn có những cử chỉ làm cha mẹ bực mình như không dùng ngôn ngữ thường mà dùng tiếng lóng, bắt chước trẻ khác về cách ăn mặc và chải tóc, cỏ vài tật như nheo mắt, le lưỡi, nhún vai, hoặc giả bộ ho... Đừng nên la và sửa cảc tật đó. Trẻ trong các gia đình nghiêm khắc thường có những tật này. Sự không muốn tùy thuộc cha mẹ nữa là các em chỉ muốn thoát ra khỏi sự đùm bọc của cha mẹ. Thật ra, các em rất kính trọng cha mẹ và on trọng luân lý. Trong các gia đình, cha mẹ hiểu lâm lý trẻ thì các bậc cha mẹ không thấy phiền hà gì về trẻ và đứa trẻ cũng không chống đối lại.

Page 15: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

II. Sự phát triển của các em trong tuổi Ấu 1) Tập tài khéo léo cần cho những trò chơi thông thường. Trên nền tảng tâm lý, nhóm bạn sẽ tán thưởng một trẻ em khi em thành công trong phận sự này và phạt bằng sự lãnh đạm hay khinh bỉ khi thất bại. Các em được bạn cùng tuối hay người lớn tán thưởng hay chê bai tùy theo khả năng và tài khéo léo. Những trò chơi hoạt động là một nguồn vui lớn lao. 2) Xây dựng thái độ lành mạnh đối với chính mình. Các em làm nẩy nở những tập quán, săn sóc thân thể sạch sẽ và an toàn. 3) Hoặc cách giao tiếp hòa đồng với chúng bạn cùng lứa. Các em học sự chia sẻ trong cuộc sống xã hội của nhóm, cách kiếm bạn và giao tiếp với kẻ thù và làm nầy nở nhân cách xã hội. 4) Làm nầy nờ những quan niệm cần thiết cho một cuộc sống hằng ngày: Trẻ thâu lượm được những quan niệm để có thể suy nghĩ một cách hữu hiệu một khi thâu lượm đưọc những quan niệm này, trẻ có thể làm phát triển những quan niệm mới và sẽ còn tiếp tục phát triên những quan niệm mới do sự đọc sách mà có. 5) Làm nẩy nở lương tâm luân lý và một bậc thang giá trị. Trẻ làm phát triển đức tự kiểm soát, tự giác, tôn trọng luật lệ luân lý và nhận định giá trị một cách hợp lý. Từ nền tảng lương tâm, trẻ nẩy nở đức tự giác. 6) Thực hiện sự độc lập của cá nhân. Trẻ trở nên một cá nhân tự minh định đoạt lấy mọi chương trinh hoạt động. Trẻ trở nên dộc lập đối với cha mẹ về phương diện thể chất nhưng vẫn phụ thuộc cha mẹ về phương diện tình cảm tinh thần. Trẻ do đó sẽ không coi những gì cha mẹ và thầy giáo nói là «độc đáo», là «chân lý» mà phải tìm hiểu thêm, không chỉ dừng nơi những gì thầy giáo, cha mẹ truyền dạy. Sau này chúug có thể sẽ thấy thầy giáo cũng như cha mẹ có nhiều điểm lầm lẫn. Chính trẻ em sẽ có thể biẽt nhiều điều đúng hơn cha mẹ hay thầy giáo. Trẻ sẽ bắt đầu phát triển riêng kho kiến thức của chúng và với những kiến thức riêng này, chúng sẽ làm phát triển sự tự chủ độc lập và tự quyết trong những sự chọn lựa. Sự thành công trong thế giới nhỏ bé của nhóm bạn cũng giúp trẻ trở nên độc lập đối với người lớn. Nhóm bạn cũng giúp cho trẻ

Page 16: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

những dịp đểquyết định và dự thảo công việc mà phạm vi gia đình nhiều khi không đem lại. Sự độc lập đối với người lớn sẽ tiến triển dần dần và không hẳn là sẽ hoàn tất vào khoảng cuối tuổi ấu.

III. Trẻ đã học hỏi những gì khi chơi với các bạn cùng lứa tuổi: Trẻ học tìm thấy sự vui thich thỏa mãn trong sự sống chung với các bạn cùng lứa tuổi. Tất cả sự học hỏi giao tiếp với các bạn cùng lứa tuồi chính là 1) Sự học hỏi để có một nhân cách xã hội 2) Một nhận thức những giá trị xã hội 3) Cách đến gần người lạ 4) Xử dụng thân mật hay nghiêm khắc với các bạn tùy theo trường hợp. 5) Sự tiếp đãi bạn bè 6) Sự công bằng thẳng thắn trong những trò chơi. Một khi có được tập quán này trẻ sẽ áp dụng cho chính trường đời sau này. Do đó trẻ 9, 10 tuổi có thể khiến ta thấy rõ chúng sẽ làm gì khi chúng 50 tuổi.

Tuổi niên thiếu (Từ 13 đến 18 tuổi) Trong những năm cuối cùng của tuổi thơ ấu, trẻ cũng thích sống chung và làm việc cùng nhau. Lúc đầu họ chỉ thích chơi với bạn cùng phái và nhóm bạn trở nên càng ngày càng quan trọng. Trong những lúc chơi với các bạn. người thiếu niên thu được nhiều kinh nghiệm cần thiết để hoàn tất những phận sự cùa người trưởng thành. Bắt đầu từ thời kỳ này, người niên thiếu:

1) Chấp nhận tình trạng thể chất của mình: Đây là thời kỳ trưởng thành về phương diện sinh lý, ngirời thiếu nữ trong thời kỳ này nẩy nở sớm hơn người thanh niên. Những thay đổi về vấn đề sinh lý cùa thanh thiếu niên không những đưa đến những sự thay đổi về hình dạng sự phát triển cùa thân thể mà còn ảnh hưởng đễn thái độ và sở thích nữa.

Page 17: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

2) Đạt được sự liên lạc giữa 2 phái cùng lứa tuổi: Vào đầu tuổi niên thiếu, 2 phái nam và nữ có sự cách biệt giữa nhau và không thích nhau lắm. Nhưng vài năm sau đối với người khác phái họ thấy thích nhau và họ bắt đầu học cách xử sự và tài khéo léo trong việc giao thiệp và giao tế xã hội.

3) Đạt được Ý thức xã hộl: Từ 13, 14 tuồi trở lên, người thiếu niên quan tâm đến công-việc xã hội và việc chính là thực hành các công việc trên. Trong cùng một phái, họ học cách đối xử như người lớn, tổ chức những hoạt động thể dục, thề thao, hướng đạo, xã hội, chọn người ỉãnh-đạo và tạo nên một xã hội nhỏ bé với những vai trò tương tự như trong xã hội người lớn..

4) Đạt được phận sự xã hội đành riêng cho nam nữ: Người thiếu niên chấp nhận và học hỏi những phận sự được xã hội công nhận và dành riêng cho nam hoặc nữ. Phần nhiều, các cô gái chấp nhận dễ dàng vai trò làm vợ và làm mẹ, sự lệ thuộc, sự cung cấp, và sự dìu dắt của người đàn ông. Một số khác, thán phục người đàn ông nhưng không muốn bị nhiều ảnh hưởng của họ.

5) Đạt được sự độc lập về tình cảm đối với cha mẹ và những người khác: Người thiếu niên ra khỏi sự phụ thuộc cha mẹ trong thời thơ ấu. Từ nay họ làm nẩy nở tình cảm yêu quý cha mẹ mà không lệ thuộc họ. Tuy không muốn lệ thuộc nhưng họ vẫn muốn được có sự an ninh, che chở như trong khi còn nhỏ. Cha mẹ muốn con cái mình ra đời, chung đụng với đời nhưng họ luôn luôn lo lắng về sự đối đãi của xã hội bên ngoài, e rằng con mình còn quá ngây thơ và ít kinh nghiệm. Đôi khi vì cha mẹ săn sóc quá nhiều hoặc không đồng ý kiến, người thiếu niên có những cuộc « nổi dậy » về tinh thần và phản đối lại cha mẹ.

Page 18: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

II. Vai trò của người lãnh đạo và hướng dẫn các thiếu niên Người lãnh đạo và hướng dẫn đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành về phưong diện tâm lý của thanh thiếu niên độc lập với cha mẹ, có thể thiết lập gia đình riêng của họ và giữ những công tác thỏa đàng trong xã hội người lớn. Để giúp những thanh thiếu niên về phương diện tâm lý, người lãnh dạo nên: 1) Nghiên cứu những thay đổi xã hội ảnh hưửng đến luân lý, như sự hiều lầm giữa thanh niên nam nữ, thụ thụ bất thân. 2) Học vai trò hữu ích trong khi trưởng thành tâm lý, người lãnh đạo cần phải học và hiếu biết về những sự phát triến nẫy nở về tình cảm cúa thanh thiếu niên để giúp họ phát triển trong những giai đoạn phát triển sau. 3) Giúp cha mẹ hiếu những vấn đề về thanh thiếu niên và giải quyết những vấn đề này một cách xây dựng.

III. ẢNH HƯỜNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI NHÓM BẠN CÙNG LỨA TUỔI Người lãnh đạo nên: 1) Đưa ra những hoạt động hợp với sở thich và khả năng của các em. 2) Đưa ra những vật liệu mà học sinh thích làm và học bằng cách xử dụng bằng tay chân. 3) Duy trì một bầu không khí thân mật, cởi mở trong đó người lãnh đạo tôn trọng những gì người thiếu niên thực hiện được. Điều này quan trọng hơn cả. Một khi công việc hoàn thành người thiếu niên sẽ có đức tự tin để giúp họ trưởng thành và góp phần trong xã hội. Trẻ tìm thấy sự vui thú trong khi họàn thành một công việc và trong khi góp phần hữu dụng cho cả nhóm bạn. Nóỉ tóm lại, người lãnh đạo nên tôn trọng những gì trẻ làm được và khuyến khích trẻ cộng tác với nhau, cùng nhau làm việc bằng cách khuyến khích đức tự tin và sự vui thú khi được nhận là một thành phần hữu dụng của nhóm. Sau này trẻ sẽ theo đó góp

Page 19: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

phần vào nhiều hoạt động khác nhau và cảm thấy sự vui thú và hăng hái trong cuộc sống.

Sự phát triển lứa tuổi thanh thiếu niên (từ 18 tuổi trở lên)

A. Sự phát triển về tinh thần: Thanh thiếu niên có rất nhiều sở thích nhưng họ không có đủ thì giờ để theo đuổi tất cả các sơ thích của mình.

B. Sự phát triển về tình cảm: Thanh-thiếu-niên thường sợ những hoàn cảnh xã hội mà trong đó địa vị xã-hội của họ bị ảnh hưởng tới như thi hỏng v.v... Họ xử sự dễ dàng với nhiều tế nhị, nhưng nếu bị áp lực chi-phối họ sẽ xử sự như hồi còn thơ-ấu. Vào tuồi này, thanh-thiếu-niên quan tâm đến sự liên-lạc giữa hai phái nam nữ. Đầu tiên sự quan tâm này được đặt vào nhiều đối tượng, sau đóchỉ tập trung vào hai hay ba người khác phái mà thôi. Trong tuổi thanh thiếu niên, những đòi hỏì bị kiềm chế hay không được thỏa mãn họ có thể đưa đến những sự ấm ức và những mâu thuẫn trong nội tâm sau này.

C. Sự phát triển về xã hội - tình bạn: Có 2 yếu tố: 1) Một số tình bạn đặt căn bàn trên sự cùng có chung sở-thích và đặc điểm giống nhau. 2) Một số tình bạn khác có thể là một hình thức của một người lãnh đạo và những người tùy tùng. Thêm vào đó những tình bạn trong đó ưu và nhược điểm của hai người bồ túc cho nhau.

D. Sự phát triển về xã hội - gia đình: Gia đình là yếu tố chính góp phần vào sự lập thành cá-tính và thái độ của một cá nhân.

Page 20: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Khi trẻ bước vào tuồi thanh niên, một số yếu tố trong gia-đình càng có ảnh hưỏng quan trọng hơn. Một gia đình kiểu mẫu tốt dẹp nhất là một gia đình trong đó cha mẹ để cho thanh niên trưởng thành và nhận trách nhiệm với chính mình khi họ có thể làm thế được. Cha mẹ không truyền lại cho con cái những vấn đề của chinh cha mẹ đã không được giải quyết. Người thanh niên thanh nữ nên tự hào về gia đình và sự hòa hợp trong gia đình của họ. Những vấn đề còn cần sự kiểm soát của cha mẹ nên được cả cha lẫn mẹ cùng người thanh nièn giải quyết. Muốn gia đình tốt đẹp thực sự, vào lúc con cái họ trưởng thành, bậc cha mẹ cần trở nên những cộng tác viên, những «bạn» của con cái hơn là những kiểm soát viên đối với con cái. Nếu gia đình không có đủ những yếu tố này, thanh thiếu niên không thế thoát khỏi tình trạng tình cảm bế tắc của thời thơ ấu hay họ có thể sẽ «nổi loạn» để phá vỡ những sự bó buộc.

E. Sự phát triển luân lý - hành vi luân lý: Thanh thiẽu niên thường nhận mình giống một người lớn tuổi hơn: một người bà con, một người bạn cùa gia đình họ, đoàn trưởng Hướng Đạo hoặc thầy giáo v.v... Trong tuồi tiền niên thiẽu (preadoleseence) và trong giai đoạn đầu cùa thời nên thiều, nhiều thanh niên thiếu nữ thường chọn một nhân vật lịch sử hay một người đã thành công để làm nhân vật lý tưởng. Lý tưởng thông thường nhất của thanh thiếu niên, thiếu nữ trong giai đoan cuối cùng của tuổi thanh niên là một nhân vật tưởng tượng có những đức tính giống như những nhân vật lý tưởng trong giai đoạn trước và họ sẽ hành động như thẽ.

G. Sự phát triển về phương diện luân lý: ảnh hưởng của cộng đồng (Commuimity): Cộng đồng trong bài này có ý nghĩa là nơi mình cư ngụ. Cộng đồng có ảnh hưởng đến thanh thiếu niên trong nhiều cách: Cộng dồng đặt ra tiêu chuẩn hành vi cho môi trường hoạt động và học hỏi đưa lại sự nhàn nhã hay vui thú của cuộc đời, cộng động ảnh hưởng và kiềm soát hành vi của thiếu niên.

Page 21: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Cộng đồng cũng góp phần một cách gián tiếp vào hạnh phúc và sự an toàn của thanh-thiếu niên. Cộng đồng có thể cộng tác với học đường hoặc đoàn thể để khiến thanh thiểu niên có những cơ hội giáo dục tốt đẹp nhất và phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. Sau khi đã nói sơ lược về sự phát triển của lứa tuồi thanh thiếu niên, ta hãy định nghĩa thế nào là trưởng thành: Một người trưởng thành thật sự, một người lớn thực sự là một người có đủ sức khỏe thể chất và sự nẩy nở về tình cảm, tinh thần, có thể kiếm soát những phàn ứng tinh-cảm và có nhiều thái độ khoan dung. Người trưởng thành có thể giao tiếp với những người khác một cách khách quan. Họ độc lập tách khỏi sự kiêm soát của cha mẹ, thỏa-mãn một cách hợp lý với quan điềm của họ về cuộc sống và nung nấu một cách hữu lý trong công việc cùa mình. Họ độc lập về phương diện tài chánh, họ không để ý kiến người khác chi phối mình và bó buộc mình, họ cũng không nổi loạn, chống lại qui ưởc xã hội. Họ có thể tiếp xúc một cách hòa hảo với mọi người trong mọi hoàn cảnh xã hội và nhất là họ đã chấp nhận sự thật về chính minh và nhìn thẳng vào thực tế thay vì trốn tránh và cố ý quên thực tế.

KIM-SƠN Không nên coi lỗi lầm của trẻ như sự biểu hiệu của một trạng thái trường cửu », hãy cho đó là điều xảy ra tình cờ

Nghi lễ

Nghi lễ là gì ? Nghi lễ là cách biểu diễn một cách tượng trưng những tư tưởng, cảm xúc và tinh cảm của một tập thề.

Hướng đạo đặt ra các nghi lễ để làm gì ? Để biểu lộ cảm nghĩ của thanh thiếu nhi theo phong tục và truyền thống, tập cho có trật tự và kỷ luật khiến cho cuộc sống thêm ý vị và thích thú và biểu hiệu trí tường tượng.

Page 22: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Nghi lễ ngành Ấu

1) Khai mạc Buối họp có thể tổ chức theo nhiều cách. a) Tất cả chim non đi trốn. Hạc trắng (Bầy trưởng) và Tích Ly (Bầy phó) đi ra, Hạc Trắng hỏi Tich Ly: Đến giờ họp Bầy rồi mà sao tôi không thấy bóng một chim non nào, Chị có thấy không ? Tich ly trả lời: Tôi cũng không thấy có lẽ các em đã sẵn sàng rồi nếu chúng ta gọi các em sẽ chạy tới. Tích Ly cất tiếng gọi: Cú cu... Các chim non bay tới miệng trả lời Cú cu, Cú cu, và làm thành vòng tròn quanh Chị Tích ly để sửa soạn làm Tiếng hót chung. b) Khai mạc một cách yên lặng: Tất cả chim non ngồi thành vòng tròn, khoanh tay lại và đầu cúi xuống đặt trên vòng tay. Bầy trưởng và Bầy Phó cũng bước vào vòng lấy ngón tay sẽ động lên đầu mỗi em, các em sẽ đứng giây.

2) Bế mạc: a) Sau khi ca bài tạm biệt các chim non lùi lại một bước và chào. Chị Bầy Trường và Bầy phó lấy hai tay tự bịt mắt lại và đếm từ 1 đến 10 trong khi đó các chim non từ từ giải tán. b) Sau bài ca Tạm biệt, lần lượt từng em chim non bưóc lên một bước chào và nói: chào em chim non Thế giới. Em thứ hai bước lên và nói: chào em chim non Á châu Em thứ ba bước lên và nói: chào em chim non Việt Nam Em thứ tư bước lên và nói: chào em chim non Saigon Em thứ năm bước lên và nói: chào em Chim non (tên Bầy chim). Nghi thức khi phát biểu ý kiến: Một chim non muốn phát biểu hoặc đặt câu hỏi. Trong khi họp bầy nếu đứng: dơ 2 ngón tay lên khỏi đầu, nếu ngồi trong vòng tròn dơ 2 ngón tay đặt xuống phía trước mặt.

Page 23: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

3) Lễ trao huy hiệu đẳng thứ: (mỏ cứng cánh cứng) Các chim non, cứ 2 em làm một vòng cung mang 1 tấm biển ghi điều kiện để đạt bằng mỏ cứng hoặc cánh cứng. Em chim non sắp lĩnh huy hiệu sẽ phải trả lời lần lượt các câu hỏi, mỗi lần trả lời xong nếu đúng, 2 chim non sẽ hạ vòng cung xuống để em thí sinh nhảy qua. Khi đã qua tất cả các chặng em sẽ được chị Bầy Trưởng và phụ tá đón ở chặng cuối và trao huy hiệu cho em, Nghi lễ này có thể tồ chức với lối tập họp vòng tròn. Chim non muốn lãnh huy hiệu bước vào vòng tròn và đến trước mặt mỗi đầu đàn, trả lời những câu hỏi thuộc các điểm ghi trong chương trình, cho đến khi đã trả lời hết các câu hỏi chim non, thí sinh sẽ lại đến trước mặt Chị Bầy Trưởng để nhận huy hiệu. Các nghi lễ trên đây đặt ra với mục đích thay đổi không khí, không bắt buộc, tùy theo Bầy Trưởng xếp đặt cho linh dộng. Nghi lễ bắt buộc: Tiếng hót chung, lễ tuyên hứa, lên Đoàn (xin xem Bản Nội lệ Ngành).

Nghi Lễ Ngành Thiếu:

Nghi lễ khai mạc buổi họp: Đoàn Trưởng ra lệnh cho đoàn sinh chú ý bằng hiệu còi hay tay; sau đó tập họp Đội Trưởng bằng hiệu lệnh tay (chữ L). Các Đội Trưởng chạy đến trước mặt Chị Đoàn Trường, dừng lại khi cách Chị 2 bước, xếp thành hàng ngang cách nhau 1 với tay, đứng nghiêm và chào rồi quay lại ra hiệu cho đội chạy tới. Đội Trưởng ghi các đội sinh có và vắng mặt, thâu tiền nguyệt liễm hay các loại đóng góp khác đã báo cáo cho các đoàn sinh ở buổi họp trước. Khi thấy các Đội Trưởng đã làm xong nhiệm vụ và trở lại chỗ cũ. Chị Đoàn Trưởng sẽ hô: "Các Đội-Trưởng bảo cáo". Các Đội-Trưởng tiến lên phía trước mặt Chị Đoàn Trưởng cách Chị 1 bước và báo cáo cùng góp quỹ. Sau đó Chị Đoàn-Trưởng cùng quay sau và bước đều trở về Đội. Đoàn Trưởng hô: "Nghiêm" và sau đó ra lệnh tập họp Đoàn hay giải tán để họp đội.

Page 24: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Nghi lễ bế mạc: Đứng vòng tròn (đứng yên hoặc di chuyển), nắm tay nhau, cánh tay trái chéo trên cánh tay phải và hát bài Tạm biệt; khi hát xong lùi lại bước và chào rồi giải tản. (Các nghi lễ khác xem bản Nội lệ Ngành Thiếu).

Những Hiệu lệnh Quốc Tế

Hiệu lệnh còi: 1) Chú ý: một tiếng còi ngắn 2) Tập Họp: nhiều tiếng còi ngắn liên tiếp 3) Giải Tán: nhiều tiẽng còi dài liên tiếp 4) Tập họp Đội Trưởng: chữ V (...—) 5) Tập họp Hàng Đội: nhiều chữ L (..) liên tiếp 6) Nguy hiểm: nhiều chữ A (.—) liên tiếp

Hiệu lệnh tay 1) Im lặng chú ý: tay phải (mặt) giơ cao khỏi đầu, để yên không cử động. 2) Tập họp: tay phải giơ cao khỏi đầu, bàn tay vẫy vẫy nhiều lần. 3) Giải tán: tay phải đưa ngang vai, cánh tay đưa lên đưa xuống nhiều lần. 4) Họp hàng hai: hai tay giơ ngang trước mặt. 5) Họp Đội Trưởng: tay phải giơ thẳng khỏi đầu; tay trái đưa ngang làm thành hình chữ L. 6) Họp hình móng ngựa: hai tay buông xuống làm thành góc chừng 30 độ với người và đưa từ bên ra trước mặt làm thành hình nửa vòng tròn. 7) Họp vòng tròn: Như trên, hai tay làm thành cả vòng tròn từ trước ra sau lưng. 8) Mỗi Đội làm một vòng tròn: tay phải giơ lên, lấy ngón cái và ngón nhỏ làm thành một vòng tròn.

Page 25: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Dự thảo chương trình Chương trình hoạt động của Bầy, Thiếu Đoàn cũng như Tráng Đoàn đều phải dựa vào năm nguyên tắc căn bản của Hướng Đạo là: 1) Lời hứa và Luật 2) Hàng- Đội tự trị 3) Chương trình đẳng thử và chuyên môn 4) Sống ngoài trời 5) Tình Thân hữu Quốc Tế

Page 26: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Chương trình cần phải thích nghi với hoàn cảnh và linh dộng tùy từng trường họp. Gồm từng những mục chính yếu như:

Trò chơi Họp đội Hát Nghi lễ Thủ công Kỹ thuật Hướng Đạo Kể chuyện

Chương trình một buổi họp Bầy: 10 phút: tiếng hót chung 10 phút: kiểm điểm y phục — vệ sinh cá nhân — việc thiện 10 phút: trò chơi mạnh 15 phút: họp đàn 15 phút: học chuyên môn 15 phút: bài hát mới hoặc cũ 10 phút: trò chơi nhẹ 15 pbút: Thủ công hoặc kể chuyện 5 phút : Thông báo và tạm biệt.

Buổi họp nên giới hạn trong vòng từ 1 giờ 30 đến 2 giờ.

Chương trình một buổi họp Đoàn 10 phút: Nghi lễ khai mạc: chào cờ và hội ca Câu chuyện dưới cờ (tinh-thần và kỷ luật) 20 phút: Chơi mạnh 20 phút: Hát hoặc vũ, kịch 30 phút: (thủ công hoặc chuyên môn) Họp độì 10 phút: Chơi nhẹ 5 phút: Thông cáo tạm biệt.

Họp đội trưởng trước hoặc sau Họp đoàn, dài chừng 30 phút.

Chương trình một buổi họp Toán 10 phút: Nghi lễ khai mạc Chào cờ Hội ca Đọc biên bản buổi họp trước

Page 27: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

5 phút: Kiểm điểm việc đã làm — báo cáo 30 phút: Thảo luận 15 phút: Chơi 30 phút: Kỹ thuật Hướng Đạo 20 phút: Hát. Vũ kịch 10 phút: Dự định mới và phân công.

Buổi họp Toán dài trung bình 2 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên thời gian có thể thay đổi tùy theo nhu cầu hội thảo và chương trinh.

Xuất du Tùy theo phương tiện và thời gíờ, Đoàn sẽ tổ chức các buổi Xuất Du về thôn quê, ra khỏi thành phố, mục đích để các Đoàn sinh có dịp học hỏi về thiên nhiên, tập đi bộ, nấu ăn ngoài trời, ngủ lều, làm thủ công và nhất là để tập tháo vát. Chương trình một buổi xuất du do Hội Đồng Đội Trưởng làm ra gồm những mục sau đây ;

1) Học hỏi về thiên nhiên 2) Nhận xét về các giống chim 3) Đi bộ 4) Nấu ăn 5) Làm thủ công trại 6) Chơi lớn: đi theo dấu đường và tìm vết

Đồ dùng đem theo:

1) Thực phầm để nấu ăn, đồ làm và nấu bếp 2) Sổ tay, bút và giây thừng cho mỗi đoàn sinh 3) Địa bàn cho mỗi Đội 4) Bát đĩa thìa ly cho mỗi người 5) Hộp Cứu thương 6) Sà bông và khăn lau 7) Bình nước cho mỗi Đoàn sinh 8) Y phục gọn gàng, nón và giầy dễ đi

Địa điểm: không nên chọn địa điểm quá xa thành phố, địa điểm phải hoàn toàn an ninh Ngày xuất du: phải thuận tiện cho tất cả mọi người

Page 28: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Thời gian xuất du: không nên dài quá một ngày Mỗi buồi xuất du đều phải có chủ đỉch và báo tin cho phụ huynh một tuần trước, phải đưọc phép phụ huynh. Thu giấy phép phụ huynh trước khi khởi hành Khởi hành đúng giờ và trở về đúng thời hạn

Tài liệu chuyên môn thủ công trại.

Nút buộc giây chữ thập

Page 29: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Buộc 2 cây và 3 cây

Page 30: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con
Page 31: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con
Page 32: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con
Page 33: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Thám du Thám Du là một danh từ rút ngắn, có tính cách điều tra, tìm hiểu. Muốn kết quả tốt cần phải sửa soạn chu đáo. Chia làm 3 giai đoạn:

1) Sửa soạn 2) Thực hiện 3) Tổng kết

Mục đích Tùy theo mục đích, hành trình mà sửa soạn. Đi cắm trại hoặc điều tra một tỉnh nào, 1 vùng nào, 1 làng nào. Đi thám du phải có trinh độ hạng nhất, cần có sức khỏe, có đủ trình độ kỹ thuật. Hướng đạo đối phó với sự bất ngờ; đối với H.Đ, Thám du là 1 hoạt động đầy đủ nhất vì phải đem hết khả năng ra.

Sửa soạn Trong khi sửa soạn, ta phải tìm hiểu khu vực đó bằng cách hỏi người lân cận hoặc thu thập ờ báo chí, họa đồ về khu vực ấy. Điều này quan trọng vì nó giúp mình lập lộ trình để biết gần xa. Nếu ấn định lộ trình, biết được đi bao nhiêu ngày ở lại bao nhiêu ngày. Nếu khu vực đó cần phải xin phép, ta xin phép hành chánh. Không bao giờ hấp tấp về cuộc thám du bao giờ vì đi thám du bao giờ cũng phải dự tinh.

Dụng cụ Dụng cụ thám du cần phải có bút để họa đồ lộ trình, ghi nhật ký, giây đề buộc v.v. Nhật ký ghi ngày giờ, cái gì xảy ra trên đường, giờ tứi nơi và chấm dứt bằng ngày giờ về tới nhà. Quan trọng là chú trọng đẽn khung cảnh và sinh hoạt địa phương,

Đi thám du phải có những điểm sau: Khung Cảnh: Ranh giới, địa thế núi rừng v.v. trụ sở, cơ quan công cộng, trước khi tới, nếu có địa điểm nào cao nhất, sẽ lên

Page 34: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

đó để quan sát địa điểm một cách rõ ràng, trong khung cảnh này, điều tra luôn cả động vật, thực vật, địa chất, khu vực thám du và nên ghi nét đặc biệt về khí hậu nữa. Sinh hoạt địa phương Dân cư: Thu thập tài liệu về dân chủng, luật lệ, thành phần dân số, (già trẻ, nam, nữ). Phong tục, tin ngưỡng, (trong phong tục ghi ngày tế lễ) Văn hóa: Tìm hiểu thồ ngữ, trình độ học lực, dân số ở đó, điệu múa, bài hát dân ca, ca dao, trò chơi đặc biệt của địa pbưong, tổ chức hành chánh quản trị. Kinh tế: Nguồn lợi của địa phương qua tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên về tiểu kỹ nghệ, công nghệ, tim hiểu tình hình trong nhân công, vấn đề sản xuất, có thể tìm hiểu các nghiệp đoàn địa phương hay họp tác xả, lịch trinh tiến triền của từng thời kỳ, tìm hiểu sự thiếu thốn, sự sung túc với hậu ý có thể giúp vào mực sống của địa phương. Muốn có tài liệu hữu hiệu, ta có thể chụp hình khu vực ta thám du hoặc khảo sát. Sau khi làm xong công việc đó, ta có thể trở về làm báo cáo tổng kết. Báo cáo: Có 2 lối báo cáo: a) Bằng miệng: Như đi tìm địa điểm trại có thể về nói ngay. b) Báo cáo viết tay: Báo cáo này có tính cách chung, cần phảỉ rành mạch và ghi những khoản cần yếu, cho ý kiến riêng của mình để định giá trị tài liệu thu thập được. Bản báo cáo kèm theo bản đồ lộ trình, tài liệu sưu tầm. Tìm dấu vết: Hướng đạo sinh phải biết cảc dấu vết mình tìm gặp trên đường để tìm hiểu hoặc điều tra một việc gì hay tlm tòi một vật gì. Dấu vết là gì: Dấu vết là 1 câu viết một cách sơ sài trên 1 tờ giấy xấu (giấy xấu tức là trên đất). một câu viết không phải bằng mực bởi một nhà văn đãng trí. Dù một câu nói ra sao, 1 H.Đ.S. cũng phải đọc được, mỗi 1 nét dấu là nói lên 1 điều.

Page 35: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Đứng trước một dấu vết ta phải tự hỏi: «Dấu gì thế này»?, «ai để dấu vết này đây»?, «Dấu vểt này làm ra là tại sao»?, «làm vào lúc nào»?, và tại sao dấu vết lại có hình thù này»?. Các loại dấu vết sau đây cần phải biết: 1) Dấu xe bò: Muốn biết xe bò đi về hướng nào, ta coi vết móng bò in trên đường. 2) Dấu người đi; Ta có thể biết người này đi đến đâu bằng cách theo vết chân người ta để lại trên mặt đường. Nếu ta nhận xét kỹ dấu chân ta vẫn có thể tiếp tục tìm được hướng đi mà người đó đi dù có lúc thật dài khộng có dấu chân trên đường. Nhận xẻt dấu chân những người đi chân không có thề biết: Người đó nặng bao nhiéu ký lô hay nhẹ, người đó có mang đồ gì nặng trên người hay không ? Ví dụ: Người nhẹ, dấu chân không hằn rõ trên mặt đường, người nặng dấu chân lún xuống, hoặc nếu 1 bàn chân lún nặng hơn bàn chân bên kia như vậy biết ngay là ngưòi mang nặng trên 1 bên vai. 3) Dấu chân chim (coi trong quyển Manuel Éclaireur) 4) Dấu chân các xúc vật (----nt---)

Lẩn tránh dấu vết kẻ khác. Muốn tìm dấu vết người khác mà mình không muốn để cho người ta biẽt, có 9 cách sau đây:

a) Tránh mầu đỏ, trắng, vàng. b) Dễ tránh có thể khiến ngưòi ta tưởng ngờ mình theo dõi là mầu xanh hay nâu. c) Không mang vật lóng lánh, chiếu ánh sáng, d) Không mang vật làm tiếng động e) Dùng giầy loại êm g) Tránh dùng thứ có mùi, Thí dụ: thuốc lá, nườc hoa h) Rình chim, vật, phải đi sau đừng đi trước i) Không nên đi theo hướng mà đi chẽch sang bên cạnh k) Đi theo ngược chiều gió.

Page 36: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Những quy ước về họa đồ Đường đất hẹp đi chân được

Đường khá rộng, dễ đi Đường tráng nhựa

Đường xe hỏa (rây)

Cầu bắc ngang sông

Cầu bắc ngang sông có đường

xe lửa Cây

Nhà

Nhà thờ

Chùa Vũng lầy

Nước

Thành lập Đơn Vị Sau khi đã dự các khỏa Huấn Luyện hoặc tự học hỏi về phong trào qua tài liệu sách báo, nếu cảm thẩy sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm làm Trưởng, ao ước có một đơn vị để thực hiện ước muốn của mình Bạn cần có những sửa soạn sau đây:

1) Kiếm một người Phụ Tá 2) Lập một Đội kiểu mẫu, huấn luyện các em để trở thành Đội Trưởng Đội Phó

Page 37: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

3) Thâu nhận đoàn sinh bằng cách liên lạc vời các trường học, bạn bè và bà con họ hàng 4) Lập một quỹ dự trù cho các khoản chi tiêu về giấy tờ hành chánh và dụng cụ 5) Chọn tên, châm ngôn và bài hát cho đơn vị 6) Chọn mầu khăn quàng 7) Chọn nơi họp 8) Gửi đơn xin thành lập cho Đạo Trưởng hoặc Bộ Tổng Uỷ Viên (xin xem điều lệ thành lập đơn vị trong Bản Nội Lệ các ngành)

Những sách cần có để khảo cứu

1) Thủ Bản N.H.Đ. (Girl Guiding của B.P.) 2) Sách trò chơi 3) Sách Hát 4) Sách dạy cắm trại 5) Sách dạy kỹ thuật H.Đ.

Những sổ sách và giấy tờ cần thiết

1) Sồ Đoàn để ghi: Tên Đoàn sinh, tên Phụ Huynh và địa chỉ lý lịch Đoàn sinh, ngày nhập Đoàn, Tuyên Hứa và các cấp bằng chuyên môn, ngày ra khỏi Đơn VỊ hay lên Đoàn 2) Đơn xin gia nhập Hội Nữ H.Đ.V.N. (xin mẫu in sẵn của Hội) 3) Sổ Tài Chánh ghi các mục chi thu 4) Sổ dụng cụ 5) Sổ lưu trữ hồ sơ 6) Đơn xin Bảo Hiểm đơn vị (xin mẫu in sẵn của Hội)

Hướng Đạo với gia đình và xã hội Ta đã hiểu phục vụ là một trong những mục đích của H.Đ. và vì vậy phục-vụ được gồm trong chương trình cả ba ngành. Hướng-Đạo khởi sự phục vụ trong gia-đình và người đàn bà với chức vụ làm vợ và làm mẹ, sẽ là người chinh-yếu trong vấn-đề này. Người đàn bà là người dự phần lớn nhất trong việc xếp đặt nền móng luân-lý cho mỗi đứa con. Và đứa trẻ sẽ được hấp-thụ giáo dục đó để ra đời đóng vai trò của mỗi nhân viên độc-lập và hữu trách trong xã-hội.

Page 38: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Đối với cảc trẻ trong các gia đình thuận-hòa, nhiệm-vụ của người trưởng không lấy gì làm nặng nề, nhưng nếu có các em không may sống trong một khung cảnh gia-đình địa ngục và trở nên hư hỏng, người Trưởng cần phải hiểu rõ vấn đề đó và sẵn sàng dự bị để đối phó một cách hữuhiệu trong những trường hợp đó. Ngoài sự tiếp xúc với gia đình, người Trưởng còn phải tiếp-xúc với học-đường để hiếu thấu cá tinh của các trẻ và dạy cho chúng có thói quen giúp đỡ mọi người. Tới tuồi Thiếu, một thiếu sinh đã có thể nhận định được các sự việc xảy ra gần mình, một tinh thần công dân hữu trảch được nẫy-nở nơi thiếu sinh, em sẵn-sàng đề phục vụ. Lúc này mới là lúc người Trưởng phải gây cảm hứng cho em bằng cách dẫn dắt em, và giúp em đi ra ngoài xã hội, mang theo ngọn đuốc phục-vụ và làm sáng tỏ nó lên mỗi khi cần. Người Trưởng còn phải hiểu thấu những nhu cầu của dân trong vùng mà cảc thiếu sinh của chị phục-vụ, trước khi chỉ bảo các em trong công việc làm. Tuối Tráng là bậc thang đưa tới đời sống Trưởng thành, và vi vậy là thời kỳ rất đáng chú ý và cũng rất thắc-mắc cùa đời người con gái. Tới tuổi này, một Nữ-Tráng muốn độc-lập và tự làm lấy nhiều công chuyện, và nếu được trao trách nhiệm và những chỉ dẫn đúng thì thường thường tỏ ra rất xứng đáng. Những cơ hội phục-vụ khác nhau như thử thảch người Nữ-Tráng, có thể có kết quả khả-quan nếu được trao cho người đó một cách cẩn thận và hạp cách. Điềm này rất đúng khi nói về cảc kế-hoạch mới phải cần một thời-gian để thí-nghiệm. Lúc đó ta phải tìm những chuyên-viên về ngành đó đề chỉcho ta những phương-pháp thich-đáng. Một điều nữa ta nên ghi mỗi khi thực hiện những kế hoạch mới là trước nhất phải được lòng tin của những người ta muốn giúp. Ta đã biết mục-đich hội Nữ H.Đ. là phục-vụ, từ người nhỏ cho tới người lờn, vậy trách-nhiệm lớn của chúng ta là những người trưởng thành trong một hội quốc gia là phải cố-gắng hết sức thực hiện những kế-hoạch có thề đáp lại những nhu cầu địa phương và quốc-gia. Ta lại còn có nhiệm vụ hiểu thấu những nhu cầu đó mỗi khi chúng xuất hiện và phải luôn luôn tim tòi nhu cầu. Ta lại phài làm sao để trách-nhiệm này được chia đều trong tất cả nhân-viên Trung-Ương,

Page 39: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Mỗi hội quốc-gia lại nên nhờ tới những công cuộc của tổ chức Quốc-Tế thường giúp các chương-trình quốc gia tại các nước bên Á-châu như UNESCO, UNICEF. CARE, FAO, để có thể nhờ họ cộng tác hoặc cộng tác với họ trong các công cuộc xã-hội. Ta lại có thể tự hào vì quỹ Ngày Tưởng Niệm của Hội Nữ H.Đ. Quốc-Tế đã giúp được hết các nước trên Thế-giới mỗi khi cần. Vậy ta không nên sao nhãng trong nhiệm-vụ phục-vụ nhân loại vì Thế-giới cần chúng ta hơn bao giờ hết. Chúng ta nên tiếp tục phân phát tình yêu và phục-vụ một cách đầy đủ và được như vậy, ta đã góp phần vào sự xây dựng một Thế-giới Hòa-bình và Hạnh-phúc.

Hướng Đạo và Tôn Giáo

I. HĐ lấy tôn giáo làm nền tảng 1) Đặt tôn-giáo lên hàng đầu (trong lời Hứa H.Đ: Tôn-Giáo đặt trước Tồ-Quốc. 2) B.P. và Hội-Nghị Thế-Giới đã tuyên bố nhiều lần và luôn luôn nhắc lại điều này.

II. Tại sao HĐ lấy tôn giáo làm nền tảng 1) Vì H.Đ. là một phong trào giáo-dục toàn diện:

a) Không thể toàn diện «nếu không có giáo- dục tinh thần và đạo-lý, tức là Giáo-dục Tôn-Giáo là phần cao quý nhất. b) Bất cứ nền giáo-dục nào cũng là để sửa soạn một «người lớn tương lai», để giúp con người sống một cuộc đời đầy đủ và xứng đáng mà đời sống con người không thể đầy đủ và xứng đáng nếu không có phần tinh thần đạo lý tức là phần Tôn-giáo.

2) Vì phong-trào H.Đ. là một phong trào huynh đệ và hòa bình toàn Thế-Giới nhận thấy rằng cuộc đại khủng hoảng và những tai hại Thế-Giới hiện tại là do phần lớn sự sa sút hoặc sự gạt bỏ tinh- thần và đạo lý (...)

III. Tôn giáo là gì?: 1) Tôn-Giáo là cơ sở đời sống tinh-thần và đạo-lý cùa con người: tôn-giáo là tín ngưỡng tinh-thần (đức tin) phát huy thành đường lối

Page 40: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

(Đạo lý) và thể hiện trong cuộc sống (Đạo đức). Nói cách khác tôn-giáo là tin-ngưỡng tinh-thần (Đức tin) phát huy thành hệ-thống đưòng lối (Đạo-lý) và thể hiện trong cuộc sống cá nhân và xã-hội (Đạo-đức) Nói cách khác:

a) Tôn-giáo căn cứ trên tinh thần (tâm linh) chấp nhận một Thế giới tinh-thần (linh hồn con người và các thần linh): đặt tinh thần trên vật chất và chú trọng đến sự phát huy đời sống tinh-thần. b) Tinh-thần nơi con người và Thế-Giới tinh thần đều là những thứ vô hình không thể chứng minh bằng khoa học thực nghiệm: do đấy mà có tín-ngưỡng và Đức-Tin tức là có Tôn-Giảo. c) Như vậy tức là Tôn-giáo phát ngôn từ bản tính con người và bản chất vũ-trụ.

2) Sự khác biệt về chi tiết trong Tin-Ngưỡng dẫn tới sự khác biệt về Đạo-Lý và Đạo-Đức, và tạo ra các tôn-giáo khác nhau. Mỗi tôn-giáo lại chia thành những tông phái khác nhau do khác biệt về chi tiết trong Đạo lý và Đạo Đức của mỗi tôn-giáo. Nhưng mỗi tôn-giáo đều chung một yẽu tính như đã nói ở trên: 3) Cần phân biệt:

a) Tín ngưỡng với Mê-tín hoặc Cuồng-tín b) Tôn-giáo và Tà-giáo c) Trong tôn-giáo cũng nên nhận định thế nào là giáo điều, giáo lý. giáo hội. giáo phái v.v... (vi dụ: có những tôn-giáo không tổ chức thành giáo hội: Khổng giáo, lão-giáo hoặc theo một tôn-giáo mà không đứng trong một giáo phái hay giáo hội nào của tôn-giáo ấy.

IV. Đường lối tôn giáo của Phong trào HĐ. 1) Đoàn viên phải có tôn-giáo hoặc đang tìm một tôn-giáo 2) Chấp nhận mọi tôn-giáo mà không có sự phân biệt nào. 3) Hòa hợp (thân thiện và liên kết) các tôn giáo. 4) Củng cố và phát huy tinh-thần tôn-giáo cho mỗi đoàn sinh và cho phong trào. 5) Triệt để gạt bỏ: duy vật, vô thần mê-tín, tà-giáo 6) Bởi vậy không thể có những tổ chức H.Đ. vô thần hoặc vô tôn giáo: Phong trào H.Đ. cả Nam lẫn Nữ không thừa

Page 41: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

nhận hội H.Đ. nào gạt bỏ tôn-giáo khỏi Lời Hứa H.Đ. hoặc đặt tôn-giáo xuống hàng thứ yếu. 7) H.Đ. không là một tôn-giáo, H.Đ. không thể thay thế được tôn-giáo nhưng H Đ. đặt căn cứ trên tôn-giáo và đưa đoàn sinh đến với tôn-giáo. Đã có những khuynh hường sai lạc: những khuynh hướng này đã bị B.P. lên án và các đoàn theo những khuynh hướng đó bị loại ra khỏi phong trào.

Lịch sử phong trào Nữ Hướng Đạo Thế Giới Năm 1909, vào một chiều mưa ướt át tại lâu đài Pha Lê (Crystal palace), Luân Đôn, 11.000 nam HĐS tổ chức trại họp bạn lần thứ nhất để chào mừng vị thủ lãnh cùa họ: Huân Tước Baden Powell. Theo sau đoàn thanh niên đó người ta (thấy) một nhóm thiếu nữ bẽn lẽn vi họ không được mời tham dự và cũng không được đón tiẽp. Khi nhận ra họ là những thiếu nữ mượn y phục nam HĐ của các anh em họ để tới dự trại, BP rất cảm động và đã từ giờ phút đó công nhận sự hiện hữu của NHĐ. Ngài ủy cho em gái là Agnes BP đứng ra lập phong trào NHB tại Anh Quốc. Vào thời đóAgnes cũng như hầu hết các thiếu nữ khác, sống thầm lặng trong ngưỡng cửa gia đình. Agnes, em gái độc nhất của BP là một nhạc sĩ và nghệ sĩ có tài lại rất khéo tay, từ khi được anh trao cho nhiệm vụ thành lập đoàn NHĐ đã dồn hết mọi khả năng và thiện chí cũng như hứng thú vào đơn vị của minh. Không bao lâu sau khi đơn vị đầu tiên cùa Agnes ra đời người ta thấy các đơn vị NHĐ lần lượt xuất hiện tại các quốc gia khác như Gia Nã Đại, Đan Mạch, Nam Phi, Úc Châu, Phần Lan. Tất cả cảc đơn vị này đều hoạt động biệt lập và lấy cuốn thủ bản HĐ (Scouting for boys) làm căn bản. Mối liên lạc quốc tế giữa các quổc gia trên chưa kịp phát triển đã bị gián đoạn bởi thế chiến 1919 Ngay sau khi chiến tranh kết liễu, BP phu nhân đã để tâm tìm kiếm và lập danh sách các quốc gia ở đó phong trào NHĐ đã được thành lập. Do đó BP phu nhân đã là người đặt viên gạch đầu tièn xây dựng nền móng Hội Nữ Hướng Đạo Thế Giới. Ngày 21-2-1919 Hội Đồng Quốc tế lần đầu tiên đã nhóm họp qua lời mời cùa BP phu nhân, hội đồng này gồm một số nhân viên

Page 42: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

có nhiệm vụ liên lạc các hội NĐH tại các quốc gia. Kết quả khả quan đến nỗi ngay năm sau 1920, Hội Nghị Quõc tế lần đầu tiên đã nhóm họp tại St Hugh's College Oxford với sự tham dự cùa mỗi Quốc gia 2 Nữ Trưởng. Trong diễn văn chào mừng các đại diện, BP phu nhân đã nhấn mạnh rằng cuộc gặp gỡ này không có mục đích đem phong trào NHĐ Anh Quốc để ảnh hưởng phong trào tại các quốc gia khác, mà đối tượng chính là để gây mối thông cảm và tinh bẳng hữu giữa các hội NHĐ trên thế giới. Đối tượng này đă được toàn thế chấp nhận và quvẽt định Hội Nghị Quốc tẽ sẽ họp thường xuyên hai năm một lần. Trại họp bạn quốc tế lần đầu tiên được tổ chức năm 1924 cùng với Hội Nghị quốc tế lần thứ ba tại Foxlease, Anh Quốc. Tại đây, Julietle Low, sáng lập viên của Hội NHĐ Hoa Kỳ đã đề nghị Hội nghị lần thứ tư sẽ họp năm 1926 tại Macy, Hoa Kỳ và chính tại đây, hội NHĐ Thế Giới đã được đề nghị thành lập. Vào thời kỳ này một nhân vật mới đã đi vào lịch sử NHB thế giời. Dame Katherine Furse, người được coi là vị kiến trúc sư của hội NHĐTG, nhân vật chinh trong việc soạn thảo điều lệ của hội để đưa ra thảo luận vào kỳ hội nghị thứ năm nhóm tại Parad, Hung Gia Lợi. Sau đó Bà đã trở thành Giám Đốc Văn Phòng Thế Giới NHĐ và chính sách của Bà đã gây ảnh hưỏng trong phong trào vào khoảng 10 năm sau khi thành lập. Bản điều lệ của Hội NHĐTG được chính thức duyệt y vào năm 1930 tại Hội Nghị thế giới lần thứ sáu ở Foxlease. Cho tới nay nền móng ban đầu vẫn không thay đổi. Trọng tâm đặt trên nguyên tắc căn bản chứa đựng trong lời hứa và luật HĐ do vị sáng lập đặt ra. Các quốc gia hội vièn tình nguyện thâu nhận tất cả trẻ em nữ không phân biệt mầu da, tôn giáo hay giai cấp. Với thời gian, lẽ tự nhiên bản điều lệ đã được tu bổ một vải chi tiết để phong trào luôn luôn ăn nhịp với tình thế. Năm 1932, một điềm mới về Hội Viên Tân nhập được áp dụng cho các quốc gia chưa thể là Hội Viên thực thụ của Hội NHĐTG và một đồng phục được quyết định cho các nhân viên của ủy ban Thế giới và Văn Phòng Thế Giới, mục đích tránh cho các nhàn viên khỏi mặc cảm thuộc về các quốc gia khác nhau. Sau đỏ Quỹ Tường Niệm cũng được lập ra với mục đích giúp cơ hội cho NHĐ góp phần vào phong trào chung trong dịp lễ Sinh Nhật BP và Phu nhân.

Page 43: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Hội NHĐTG vi nhự Mẫu Hội của toàn thể NHB thế giới, nhưng khác với bà mẹ thực tế, Hội NHĐTG đã ra đời vài năm sau hầu hễt các con. Năm 1928 hội chính thức thành lập với số hội viên thực thụ gồm 28 quốc gia được công nhận là sảng lập hội viên với tống số NHB là 886,627. Hai mươi chín năm sau, nghĩa là vảo năm 1957, số hội viên tăng lên 43 quốc gia với số NHĐ là 4.5000.000. Tài liệu do hội NHĐTG phát hảnh vào kỳ Hội Nghị năm 1966 cho biết Hội đã có tới 43 hội vièn thực thụ và 38 hội viên liên hiệp tổng cộng là 81 quốc gia hội viên với số NHĐ trên 5 triệu. Mỗi quốc gia muốn gia nhập Hội NHĐTG đều phải có điều lệ phù hợp với điều lệ của hội NHĐTG. Hội Nghị Thế Giới NHĐ họp hai năm một kỳ cho đến năm 1954 khi một đề nghị họp 3 năm một lần được chấp thuận trên nguyên tắc thí nghiệm,vì mỗi điều chỉnh của bản điều lệ đều phái thông báo cho các quốc gia hội viên it nhất là 4 thảng trước ngày Hội Nghị và phải được 2/3 phiếu chuần tại Hội nghị, nên mãi đển năm 1956, kỳ hạn ba năm mới được chinh thức coi là một điều lệ. Các quyết định của Hội Nghị Thế giới trao cho một cơ quan đại diện NHĐ để thực hiện gọi là Uỷ Ban Thế Giới. Khi mới thành lập ủy ban này gồm 9 nhân viên nhưng nay đã tăng lên 12. Những nhân viên này do cảc Quốc gia Hội Viên Thực thụ đề cử và do Hội Nghị Thế Giởi bỏ phiểu tín nhiệm, kỳ hạn của Uỷ Ban Thế Giới là 3 năm ; Nhân viên phải tự coi minh là người của phong trào quốc tế chứ không phải là đại diện cùa quốc gia minh. Uỷ Ban Thế Giới họp ít nhất là một lần một năm và có thể lập các tiều ban để giúp việc. Để thừa hành mọi quyết định cùa Uỷ Ban Thẽ Giới, Văn Phòng Thế Gỉới NHĐ được thành lập đặt dưới quyền điều khiển của một vị giám đốc. Tuy điều lệ không bắt buộc nhưng chinh sảch chung của hội vẫn là mời các nhân vỉên giúp việc tại các quốc gia khác nhau để giúp việc cho văn phòng. Đối tượng chính của hội NHĐTG là: «Làm sao để phổ biến mục đích và sự hiểu biết thuần nhất về những nguyên tắc căn bản của NHĐ trên khắp thế giởi. Và khuyến khích tinh thần thân hữu giữa các trè em gái trong và ngoài ranh giới mọi quốc gia».

Page 44: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Ý nghĩa ngày tưởng niệm (22 tháng 2) Hàng năm, đến ngày 22 thảng 2 DL.., chị em NỮ Hướng-Đạo vẫn có một buổi lễ gọi là lễ Tưởng-Niệm. Hầu hết các chị em đều biết rằng ngày 22.2 là sinh nhật của Huân Tước Baden-Powell, vị sáng lập Phong-trào Hướng-Đạo và đồng thời cũng là sinh nhật cùa Baden-PowelI phu nhân, Chủ-Tịch Phong trào Nữ Hưỏrng-Đạo Thế-Giởi. Từ những năm mới có phong trào, sinh nhật của vị thủ lãnh vẫn được các Hướng-Đạo sinh ăn mừng lẻ tẻ, nhưng đến kỳ Hội-Nghị Quốc-tế thứ4 tại Mỹ Quốc (năm 1926), các đại biểu dự Hội Nghị mới đề nghị nhân ngày ấy các Nữ Hưởng- Đạo khắp thế-giới tưởng nhớ đến nhau và nối dây thân ái quanh địa cầu. Do đó danh từ ngày Tưởng Niệm đã được đặt ra. Như vậy buổi lễ ngày 22-2 còn có ý nghĩa sâu rộng hơn một buổi lễ mừng sinh nhật, dù là sinh nhật của hai ngưởi mà chúng ta đặc biệt quý trọng. Ngày tưởng niệm còn là ngày hơn năm triệu chị em Nữ Hướng Đạo ở khắp thế giới tưởng nhở đến nhau và thông cảm mối thâm tình giữa tất cả chúng ta, tuy thuộc những quốc tịch, có những màu da và tôn giáo khảc nhau, nhưng cùng chung một chí hướng, cùng đã tuyên ba lời hứa, và cùng tuân giữ mười Điều luật. Đó là tinh thần cùa ngày Tưỏng Niệm. Nhưng ta làm sao cụ thể hóa sự ghi nhớ công ơn hai vị thủ lãnh, và sự thắt chặt giây thân ái giữa các chị em Nữ Hưởng-Đạo? Chúng ta có thề thể hiện điều đó bằng nhiều cách. Chúng ta có thề hội họp với các chị em gần chúng ta. Chúng ta có thể trao đổi thư từ với các chị em ờ xa. Vàchúng ta đóng góp vào Quỹ Tưởng Niệm. Quỹ Tưởng Niệm là ý kiến của một chị Trưởng người Bỉ. Năm 1932, chị nghĩ rẵng không tặng vật sinh nhật nào làm đẹp lòng vị sáng lập Phong Trào bằng một cố gắng chung của tắt cả các Nữ Hướng Đạo để mở rộng Phong trào trên khắp thế giới. Nếụ mỗi người chủng ta chỉ đóng góp một số tiền nhỏ (thường trị già 1 penny của Anh khoảng 10 đồng bạc của ta), là Hội đã được một số tiền khá lởn để lo phát triển phong trào trên thế giới.Ý kiẽn cùa chị được hoan nghênh và được phổ biến khắp nơi. Ngày nay, mỗi năm, Văn-phòng Thẽ giới nhận được rất nhiều thư từ kèm theo những ngân phiếu đóng góp vào Quỹ Tưởng Niệm.

Page 45: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Số tiền đóng góp gần dây lên đến hàng ngàn bảng Anh mỗi năm. Những thư từ gởi về thường bày tỏ tình thân ái đối các Nữ Hướng-Đọo sinh khác, kể lại những hoạt động trong ngày Tưởng Niệm, và những công tác mà chị em đã thực hiện để kiếm ra số tiền đóng góp vào Quỹ Tưởng Niệm, cảm động nhất là một số người di cư ở Ấn Độ và Hồi-Quốc, được Văn-phòng Thế giới giúp đỡ bằng Quỹ Tưởng Niệm, mỗi năm đều nhớ gởi thiệp chúc mừng Hội. và những ngưòi trong bọn họ đã trở nên khá giả, lại gởi tiền đóng gòp vào Quỹ Tường Niệm nữa. Như chị em đã thấy ở trên, Quỹ Tưỏng Niệm dùng vào việc mở rộng Phong trào. Chính chị em Nữ Hướng Đạo Việt Nam đã nhiều lần được Hội Thế giới giúp đỡ bằng Quỹ Tưỏng Niệm. Năm 1960. Hội đã gởi 2 chị huấn luyện viên quổc-tế là Mildred Mode và chị Anu Karkare sang mở lớp huấn luyện ủv viên cho chúng ta. Năm 1964, Văn Phòng cũng đã gởi cho chúng ta 75 bảng Anh để giúp các đồng bào bị nạn lụt ờ miền Trung. Chị em chúng ta, ở thủ đô cũng như ờ các địa phương, quyẽt tâm từ nay sẽ tuân giữ tinh thần Tường Niệm một cách có ý thửc hơn, và sẽ tham gia hăng hái hơn vào việc đóng góp vào Quỹ Tưởng Niệm, để Phong trào ngày thêm vững mạnh, để số chị em chúng ta khắp nơi trén thế giới ngày một đông, và để mối giây thân ái giữa chúng ta thêm thắm thiết.

Tài liệu giờ tinh thần:

Suy gẫm về tinh thần nhân loại Hãy suy gẫm theo những điều sau đây: Tâm hồn ta trong sạch Thoát mọi ham muốn, hận thù u mê. Gạt bỏ mọi tư tưởng đen tối — Tâm hồn ta trong sạch như tấn gương sáng — Như bình nước trong, chứa đầy nước tinh khiết, ta trau dồi tâm tri bằng những tư tưởng trầm lặng và trong sáng như tinh yêu nhân loại, niềm vui thiện cảm và luật binh đẵng tuyệt đối. — Giờ ta đă xua đuổi khỏi tâm hồn những hờn giận, trối bỏ, ác nghiệt, bạo động, ghen ghét, ham muốn, đam mê...

Page 46: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Hãy suy ngẫm mười lần: — Cầu cho chúng ta được sức khỏe và hạnh phúc. — Cầu cho chúng ta được thoát khỏi sự đau khổ, bệnh tật. buồn thương và giận hờn. — Cầu chúng ta được sức mạnh, tự tin và bình an. --- Hãy reo rẵc tinh yêu quanh ta, chối bỏ mọi tư tưởng chống-đối, biến điều xấu thành tốt, giận dữ thành yêu thương, sự dữ thành lành, ghen ghét thành thiện cảm. Tâm hồn ta yên tĩnh và thăng bằng. — Hãy hiến cho người những gì ta có. — Hãy nghĩ đẽn những người thân của ta trong gia đình, từng người một và từng tập thể. Cầu cho họ được bình an và hạnh phúc, cầu cho tất cả được sức khỏe và hạnh phúc. Hãy nghĩ đến những vật vô hinh cũng như hữu hình, gần cũng như xa, mọi người và mọi vật, tất cả sinh vật ờ đông cũng như tây, nam cũng như bắc, trên cũng như dưới, hãy reo rắc tình thương vô biên mọi nơi, không phân biệt giai cấp, tin ngưỡng, chủng tộc hay nam nữ. — Hãy tin rằng chúng ta đều là anh chị em trôi trên biển đời, chúng ta đều giống nhau. --- Cầu cho tất cả được sức khỏe và hạnh phúc... Cầu cho tất cả bình an và hạnh phúc.

Suy gẫm về «Cái Tôi» Hãy suy ngẫm: Ta là ai ? Có thật là ta hiện hữu không ? « Cái tôi » là căn nguyên cùa ưu phiền, buồn rầu, khó-khăn và đau khổ. Khi « cái tôi » ưa thích điều gì, tất có sự hắt hủi. giận dữ hoặc hận thù. Khi «Cái tôi » chán ghét tất có sự đau khổ, buồn phiền, hối-tiếc, thất-vọng và có thể đi đển chỗ tự tử hoặc ám sát. Khi « cái tôi » gặp nguy hiẽm, tất có sự sợ hãi. Khi « cái tôi » chỉ, giới hạn Irong bản thân tất có sự phân chia, ghen ghét và ham muổn.

Page 47: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

Khi « cái tôi » được coi là quan trọng, tất có sự huyênh hoang và khoác lác. Khi « cai tôi » hòa với mọi người, tất có sự bất vụ lợi, tình thương vô bờ bển, tình nhân loại và sự hòa hợp hoàn toàn. Khi « cái tôi » được lãng quên hay bỏ qua đi, tất có sự thăng bằng, bình đẳng. « HẠNH-PHÚC tách rời mọi vật trên trái đất ». « HẠNH-PHÚC lớn nhất là sự diệt trừ lòng kiêu-hãnh » « HẠNH-PHÚC có hay không là do mình » « Người tự làm mình nhơ bẩn Người tự làm mình trong sạch Sự trong sạch và nhơ bẩn là ở ta mà ra ! » « Sự thắng khó khăn nhât salf thắng ta"

Suy gẫm về sự toàn thiện 1) Cầu cho ta giữ được lòng quảng đại và luôn giúp ích. 2) Cầu cho ta luôn được tự chủ và không làm điều gi đáng trách. Cầu cho ta được trong sạch trong mọi hành động. Cầu cho tư tưởng, lời nói và việc làm ta luôn luôn trong sạch. 3) Cầu cho ta không ich kỷ và tham lam, biết hy sinh sở thích của mình vì tinh thương kẻ khác. 4) Cầu cho ta đủ khôn ngoan và sáng suốt thấy ánh sáng của sự thật để hường dẫn kẻ khác tìm sự thật. Hãy chia sẻ sự hiẽu biết của mình cho kẻ khác. 5) Cầu cho được cưong quyẽt, có nghị lực và tiến tới. Cố gắng không biết mệt mỏi để đi tới đich. Không sợ nguy hiểm và can đảm thắng mọi trở ngại: Gắng sức giúp kẻ khác. 6) Cầu cho ta luôn luôn kiên nhẫn, luôn luôn bỏ qua lỗi của kẻ khác, biết tha thứ và chỉ tìm những khía cạnh thiện mỹ cùa người khác. 7) Cầu cho ta thẳng thắn và lương thiện. Không dấu diếm sự thật vi lịch sự, không xa tránh sự thật. 8) Cầu cho ta cứng rắn và cương nghị, giàu nghị lực. Cầu cho ta dịu dàng như bông hoa và cứng rắn như đá. Cầu cho ta luôn luôn có những nguyên tắc và hành vi cao thượng.

Page 48: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

9) Cầu cho ta luôn luôn sáng suốt, có thiện cảm và đầy tlnh-thương. Coi tất cả như anh chị em ruột thịt. 10) Cầu cho luôn binh tĩnh, trầm lặng không bị lay chuyển và bình an. Tâm hồn thăng bằng và được tự binh đẳng tuyệt đối. Cầu cho ta giúp ích để được hòan toàn để giúp ích.

Mục lục ebook SỔ TAY NỮ TRƯỞNG ...........................................................2 Mục lục của sách......................................................................2 Nghề Trường............................................................................2

Nhiệm vụ _ Đức tin ............................................................2 Nhiệm vụ.........................................................................3 Đức tin.............................................................................3 1) Gương mẫu...............................................................3 2) Có tâm hồn trẻ ..........................................................3 3) Hiểu nghề ...................................................................4 4) Tin tưởng ở nhiệm vụ cao đẹp của mình ..............4 5) Tự chủ. ......................................................................4 6) Óc thực tế..................................................................5 7) Cương quyết và kiên nhẫn......................................5 8) Tính thần kỷ luật ........................................................5 9) Tình thân thiện...........................................................5

Mục đích và Phương pháp Hướng Đạo.....................................6 I. Mục đích Hướng Đạo là gì? ..........................................6

1) Châm ngôn:...............................................................6 2) Luật: ...........................................................................7 3) Lời hứa: .....................................................................7 4) Bổn phận đối với tạo hóa: .......................................7

II. Phương pháp Hướng Đạo ...........................................7 1) Phương pháp hàng đội:...........................................7

Page 49: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

2) Trò chơi: ....................................................................8 3) Chương trình đẳng thứ:...........................................8 4) Bằng chuyên môn: ...................................................8 5) Trại và xuất du: .........................................................8

III. Ảnh hưởng của Hướng Đạo với tâm lý thiếu niên....8 Kết luận:..............................................................................9

Luật và Lời Hứa .......................................................................9 Phương pháp Hàng Đội ..........................................................11 Tâm lý trẻ...............................................................................14

Tuổi Ấu (từ 8 đến 13) ......................................................14 I. Đặc tính của trẻ từ 8 đến 13 tuổi ............................14 II. Sự phát triển của các em trong tuổi Ấu.................15 III. Trẻ đã học hỏi những gì khi chơi với các bạn cùng lứa tuổi: .........................................................................16

Tuổi niên thiếu (Từ 13 đến 18 tuổi) ...............................16 1) Chấp nhận tình trạng thể chất của mình: ............16 2) Đạt được sự liên lạc giữa 2 phái cùng lứa tuổi:..17 3) Đạt được Ý thức xã hộl: ........................................17 4) Đạt được phận sự xã hội đành riêng cho nam nữ:.......................................................................................17 5) Đạt được sự độc lập về tình cảm đối với cha mẹ và những người khác: .................................................17 II. Vai trò của người lãnh đạo và hướng dẫn các thiếu niên ......................................................................18 III. ẢNH HƯỜNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI NHÓM BẠN CÙNG LỨA TUỔI ..................................18

Sự phát triển lứa tuổi thanh thiếu niên (từ 18 tuổi trở lên)...............................................................................19

A. Sự phát triển về tinh thần: ......................................19 B. Sự phát triển về tình cảm: ......................................19 C. Sự phát triển về xã hội - tình bạn: .........................19 D. Sự phát triển về xã hội - gia đình: .........................19

Page 50: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

E. Sự phát triển luân lý - hành vi luân lý:...................20 G. Sự phát triển về phương diện luân lý: ảnh hưởng của cộng đồng (Commuimity):....................................20

Nghi lễ ...................................................................................21 Nghi lễ là gì ? ...................................................................21 Hướng đạo đặt ra các nghi lễ để làm gì ?.....................21 Nghi lễ ngành Ấu .............................................................22

1) Khai mạc .................................................................22 2) Bế mạc: ....................................................................22 3) Lễ trao huy hiệu đẳng thứ: ....................................23

Nghi Lễ Ngành Thiếu: .....................................................23 Nghi lễ khai mạc buổi họp:..........................................23 Nghi lễ bế mạc: ............................................................24

Những Hiệu lệnh Quốc Tế......................................................24 Hiệu lệnh còi:................................................................24 Hiệu lệnh tay.................................................................24

Dự thảo chương trình......................................................25 Chương trình một buổi họp Bầy:....................................26 Chương trình một buổi họp Đoàn ..................................26 Chương trình một buổi họp Toán...................................26

Xuất du...................................................................................27 Tài liệu chuyên môn thủ công trại...........................................28 Thám du .................................................................................33

Mục đích ...........................................................................33 Sửa soạn ..........................................................................33 Dụng cụ.............................................................................33 Đi thám du phải có những điểm sau:.............................33 Lẩn tránh dấu vết kẻ khác. .............................................35 Những quy ước về họa đồ..............................................36

Thành lập Đơn Vị...................................................................36 Hướng Đạo với gia đình và xã hội ..........................................37 Hướng Đạo và Tôn Giáo ........................................................39

Page 51: SỔ TAY NỮ TRƯỞNGgiupich.org/sites/default/files/so-tay-nu-truong.pdf · Đối với đoàn sinh: giáo dục cá nhân bằng phương pháp H.Đ. ... hạ nhân cách con

I. HĐ lấy tôn giáo làm nền tảng ......................................39 II. Tại sao HĐ lấy tôn giáo làm nền tảng .......................39 III. Tôn giáo là gì?: ...........................................................39 IV. Đường lối tôn giáo của Phong trào HĐ. ..................40

Lịch sử phong trào Nữ Hướng Đạo Thế Giới..........................41 Ý nghĩa ngày tưởng niệm (22 tháng 2) ...................................44 Tài liệu giờ tinh thần: .............................................................45

Suy gẫm về tinh thần nhân loại ......................................45 Suy gẫm về «Cái Tôi» .....................................................46 Suy gẫm về sự toàn thiện ...............................................47

Mục lục ebook........................................................................48