36
Số ra ngày 20/02/2019 Đơn vị thực hiện: - Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Tel: 024.22205440; Email: [email protected]; [email protected]; - Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương Tel: 024.22192875; Email: [email protected] Mọi thông tin phản hồi xin liên hệ theo số điện thoại và email trên. Giấy phép xuất bản số: 56/GP- XBBT ngày 28/08/2018 TÌNH HÌNH CHUNG...................................................................................2 THỊ TRƯỜNG CAO SU ..............................................................................3 1. Thị trường thế giới...................................................................................3 2. Thị trường cao su trong nước..................................................................4 3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam..............................................4 4. Thị phần cao su của Việt Nam tại Hoa Kỳ ............................................................ 5 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ ..............................................................................7 1. Thị trường cà phê thế giới......................................................................7 2. Thị trường cà phê trong nước: giá cà phê nhân xô Robusta giảm.........8 3. Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 1/2019 giảm...........................8 4. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Bỉ năm 2018 và thị phần của Việt Nam.............................................................................................10 THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU...........................................................................12 1. Thị trường hạt điều thế giới......................................................................12 2. Tháng 1/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt điều tăng so với tháng trước đó.....................................................................................................13 3. Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt điều Ấn Độ năm 2018 và thị phần của Việt Nam............................................................................14 THỊ TRƯỜNG CHÈ...................................................................................16 1. Thị trường thế giới................................................................................16 2.Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam..............................................17 3. Dung lượng thị trường nhập khẩu chè In-đô-nê-xi-a và thị phần của Việt Nam.18 THỊ TRƯỜNG SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮN............................................20 1. Thị trường thế giới..................................................................................20 2. Thị trường trong nước............................................................................20 3. Tình hình xuất khẩu................................................................................21 4. Thị phần sắn của Việt Nam tại Hàn Quốc.........................................22 THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN.........................................................................23 1. Thị trường thủy sản thế giới....................................................................23 2. Thị trường trong nước..........................................................................24 3. Tình hình xuất khẩu thủy sản.................................................................24 THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ................................................227 1. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới......................................................27 2.Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ...........................................27 3. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Nhật Bản và thị phần của Việt Nam.............................................................................28 TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ...............................................................31 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản..31 Bộ Công Thương tổ chức phổ biến về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPPP ...................................................................................32

Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019

Đơn vị thực hiện:

- Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ Công Thương

Tel: 024.22205440;

Email:

[email protected];

[email protected];

- Trung tâm Thông tin

Công nghiệp và Thương

mại, Bộ Công Thương

Tel: 024.22192875;

Email: [email protected]

Mọi thông tin phản hồi xin

liên hệ theo số điện thoại

và email trên.

Giấy phép xuất bản số:

56/GP- XBBT

ngày 28/08/2018

TÌNH HÌNH CHUNG...................................................................................2THỊ TRƯỜNG CAO SU ..............................................................................31. Thị trường thế giới...................................................................................32. Thị trường cao su trong nước..................................................................43. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam..............................................44. Thị phần cao su của Việt Nam tại Hoa Kỳ............................................................5THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ ..............................................................................71. Thị trường cà phê thế giới......................................................................72. Thị trường cà phê trong nước: giá cà phê nhân xô Robusta giảm.........83. Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 1/2019 giảm...........................84. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Bỉ năm 2018 và thị phần của Việt Nam.............................................................................................10THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU...........................................................................121. Thị trường hạt điều thế giới......................................................................122. Tháng 1/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt điều tăng so với tháng trước đó.....................................................................................................133. Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt điều Ấn Độ năm 2018 vàthị phần của Việt Nam............................................................................14THỊ TRƯỜNG CHÈ...................................................................................161. Thị trường thế giới................................................................................162.Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam..............................................173. Dung lượng thị trường nhập khẩu chè In-đô-nê-xi-a và thị phần của Việt Nam.18THỊ TRƯỜNG SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮN............................................201. Thị trường thế giới..................................................................................202. Thị trường trong nước............................................................................203. Tình hình xuất khẩu................................................................................214. Thị phần sắn của Việt Nam tại Hàn Quốc.........................................22THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN.........................................................................231. Thị trường thủy sản thế giới....................................................................232. Thị trường trong nước..........................................................................243. Tình hình xuất khẩu thủy sản.................................................................24THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ................................................2271. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới......................................................272.Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ...........................................273. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Nhật Bản và thị phần của Việt Nam.............................................................................28TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ...............................................................31Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản..31 Bộ Công Thương tổ chức phổ biến về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPPP...................................................................................32

Page 2: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 2

TÌNH HÌNH CHUNG

Thị trường thế giới- Cao su: Trong 10 ngày giữa tháng

02/2019, giá cao su trên thị trường thế giới tăng.

- Cà phê: Giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất trong 10 ngày giữa tháng 2/2019, giá cà phê Arabica giảm.

- Hạt điều: Trong 10 ngày giữa tháng 2/2019, giá hạt điều trên thị trường thế giới giảm.

- Chè: Dự báo giai đoạn 2019 -2023, thị trường chè toàn cầu tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) gần 5%.

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Thái Lan giảm giá sàn xuất khẩu sắn thêm 5 USD/tấn; giá chào xuất khẩu tinh bột sắn tăng.- Thủy sản: Ngành thủy sản Sri Lan-ka dự kiến tập trung vào nuôi tôm với mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong vòng 3 năm tới. Bộ Thủy sản và Nghề cá In-đô-nê-xi-a đặt mục tiêu xuất khẩu cá tra đạt 15.000 tấn, trị giá 25 triệu USD trong năm 2019.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Trong 11 tháng năm 2018, đơn đặt hàng đồ nội thất mới tại Hoa Kỳ tăng 6%.

Thị trường trong nước- Cao su: Giá mủ cao su nguyên liệu

trong nước ổn định ở mức thấp. Tháng

1/2019, lượng cao su xuất khẩu tăng 16% so với cùng kỳ năm 2018.

- Cà phê: Giá cà phê Robusta nhân xô trong nước giảm theo giá cà phê toàn cầu. Xuất khẩu cà phê tháng 1/2019 tăng mạnh so với tháng 12/2018. Nhập khẩu cà phê của Bỉ từ Việt Nam tăng mạnh, thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Bỉ tăng.

- Hạt điều: Tháng 1/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt điều tiếp tục giảm so với tháng trước. Năm 2018, thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm.

- Chè: Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của In-đô-nê-xi-a giảm mạnh. Tháng 1/2019, xuất khẩu chè của Việt Nam tăng mạnh.

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Trong 20 ngày đầu tháng 02/2019, giá sắn nguyên liệu nội địa tăng nhẹ. Tháng 1/2019, giá xuất khẩu bình quân sắn và sản phẩm sắn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

- Thủy sản: Giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang giảm, giá tôm bán buôn tại Cà Mau ổn định. Xuất khẩu thủy sản tháng 1/2019 tăng trưởng khả quan.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Thị phần đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam trong tổng nhập khẩu Nhật Bản tăng mạnh. Tháng 1/2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh

Page 3: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/20193

THỊ TRƯỜNG CAO SU

- Trong 10 ngày giữa tháng 02/2019, giá cao su trên thị trường thế giới tăng.- Giá mủ cao su nguyên liệu trong nước ổn định ở mức thấp.- Tháng 1/2019, lượng cao su xuất khẩu tăng 16% so với cùng kỳ năm 2018.

1. Thị trường cao su thế giớiTrong 10 ngày giữa tháng 02/2019,

giá cao su trên thị trường thế giới tăng so với 10 ngày trước đó. Cụ thể:

+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su tăng lên mức cao nhất trong 4 tuần vừa qua. Chốt phiên giao dịch ngày 19/02/2019, giá cao su giao kỳ hạn tháng 3/2019 đạt mức 183,2 Yên/kg (tương đương 1,66 USD/kg), tăng 1% so với 10 ngày trước đó.

+ Giá cao su giao kỳ hạn tháng 3/2019 tại sàn Thượng Hải (SHFE) ngày 19/02/2019 giao dịch ở mức 12.015 NDT/tấn (tương đương 1,77 USD/kg), tăng 6,3% so với 10 ngày trước đó.

+ Tại Thái Lan, ngày 19/02/2019, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 49,78 Baht/kg (tương đương 1,59 USD/kg),

tăng 2,3% so với 10 ngày trước đó.Giá cao su trên thị trường thế giới

tăng do: (i) thị trường lạc quan về đàm phán thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc; (ii) Trung Quốc thông báo sẽ trợ cấp cho người mua ô tô trên toàn quốc trong nỗ lực nhằm kích thích tiêu thụ mặt hàng này; (iii) Thị trường kỳ vọng các nước sản xuất cao su chính có thể thỏa thuận các biện pháp để thúc đẩy giá. Bộ Thương mại In-đô-nê-xi-a sẽ đề xuất thực hiện Chương trình thỏa thuận lượng cao su xuất khẩu tại cuộc họp 3 nước sản xuất cao su hàng đầu trong tháng 02/2019; (iv) Có sự sụt giảm nguồn cung từ các nước sản xuất lớn do yếu tố mùa vụ (mùa khô diễn ra ở các nước sản xuất cao su lớn trong khu vực như Thái Lan, Ma-lai-xi-a), đồng thời nguồn vốn đầu tư đã quay trở lại thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Page 4: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 4

THỊ TRƯỜNG CAO SU

Trung Quốc: Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong tháng 01/2019, nhập khẩu cao su của nước này đạt 619 nghìn tấn, trị giá 905,4 triệu USD, giảm 7,2% về lượng và giảm 9,7% về trị giá so với tháng 12/2018; giảm 11,2% về lượng và giảm 19,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Ma-lai-xi-a: Tháng 12/2018, sản lượng cao su tự nhiên của Ma-lai-xi-a tăng 5,4% so với tháng 11/2018, lên 54.992 tấn, nhưng giảm 18% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu cao su tự nhiên của Ma-lai-xi-a trong tháng 12/2018 đạt 48.183 tấn, giảm 9% so với tháng 11/2018 và giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong tháng 12/2018, Ma-lai-xi-a nhập khẩu 84.035 tấn cao su tự nhiên, giảm 5% so với tháng 11/2018 và giảm 29,8% so với cùng kỳ năm 2017. Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Ma-lai-xi-a trong tháng 12/2018 cũng giảm 2,7% so với tháng 11/2018, xuống còn 41.823 tấn và so với cùng kỳ năm 2017 giảm 4,1%. Cao su tự nhiên của Ma-lai-xi-a được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp găng tay cao su với mức tiêu thụ 31.883 tấn, chiếm 76,2% tổng lượng tiêu thụ cao su tự nhiên của Ma-lai-xi-a. Dự trữ cao su thô tại Ma-lai-xi-a tính đến cuối tháng 12/2018 đạt 173.848 tấn, tăng 2,3% so với tháng 11/2018, nhưng giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2017.

2. Thị trường cao su trong nướcTrong 10 ngày giữa tháng 02/2019,

giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh ổn định ở mức thấp. Công ty cao su Phú Riềng báo giá thu mua mủ tạp và mủ nước ổn định so với 10 ngày trước đó, hiện giao dịch ở mức 250 Đ/độ TSC đối với mủ tạp và 260 Đ/độ TSC đối với mủ nước.

3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 01/2019 đạt 157,15 nghìn tấn, trị giá 199,78 triệu USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 5,1% về trị giá so với tháng 12/2018. So với cùng kỳ năm 2018, tăng 16% về lượng và tăng 0,8% về trị giá.

Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 01/2019 đạt bình quân 1.271,3 USD/tấn, tăng 4,2% so với tháng 12/2018 nhưng giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong tháng 01/2019, Trung Quốc là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam với khối lượng đạt 104,09 nghìn tấn, trị giá 131,63 triệu USD, giảm 13,1% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với tháng 12/2018; so với cùng kỳ năm 2018 tăng 39,8% về lượng và tăng

21,8% về trị giá; chiếm 65,9% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018.

Đáng chú ý, trong tháng 01/2019, một số thị trường tăng nhập khẩu cao su của Việt Nam so với cùng kỳ năm 2018 như Hà Lan tăng 182,6%, Phần Lan tăng 100%, Cộng Hoà Séc tăng 53,8%, Ấn Độ tăng 26%, In-đô-nê-xi-a tăng 19,1%, Bra-xin tăng 53,7%, Mê-xi-cô tăng 78,5%...

Page 5: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/20195

THỊ TRƯỜNG CAO SU

Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 01/2019

Thị trườngTháng 01/2019 So với tháng

12/2018 (%)So với tháng 01/2018 (%)

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 157.150 199.780.578 -9,1 -5,1 16,0 0,8Trung Quốc 104.095 131.630.705 -13,1 -8,7 39,8 21,8Ấn Độ 13.515 17.785.676 16,5 17,7 26,0 7,8Hàn Quốc 4.624 6.180.430 33,3 32,6 0,8 -13,2Đức 4.460 5.991.862 42,4 44,4 2,0 -12,7Hoa Kỳ 3.563 4.224.595 -12,3 -6,9 -9,7 -30,5Ma-lai-xi-a 3.197 3.888.465 -29,9 -26,9 -72,3 -75,7Thổ Nhĩ Kỳ 2.506 3.148.396 -9,0 -5,2 -10,8 -23,0In-đô-nê-xi-a 1.919 2.557.121 105,9 107,0 19,1 8,4Đài Loan 1.865 2.492.064 -52,2 -51,3 -44,7 -53,0Hà Lan 2235 2.406.237 -23,2 -23,4 182,6 135,0Tây Ban Nha 1.649 1.994.125 49,5 51,1 -3,6 -21,6Ý 1.559 1.841.823 14,3 10,3 -30,5 -41,9Nhật Bản 1.050 1.549.634 -23,2 -20,9 -4,0 -15,9Bra-xin 884 911.762 -10,7 -14,6 53,7 12,0Bỉ 827 759.494 194,3 172,8 -44,7 -57,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

4. Thị phần cao su của Việt Nam tại Hoa Kỳ

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong 11 tháng năm 2018, Hoa Kỳ nhập khẩu 1,78 triệu tấn cao su, trị giá 3,71 tỷ USD, tăng 4% về lượng nhưng giảm 2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Ca-na-da là 3 thị trường cung cấp cao su chính cho Hoa Kỳ. Trong 11 tháng năm 2018, Hoa Kỳ giảm nhập khẩu cao su từ Việt Nam, với 30,89 nghìn tấn, trị giá 47,05 triệu USD, giảm 10,8% về lượng và giảm 18% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Hoa Kỳ cũng giảm từ 2% trong 11 tháng năm 2017 xuống còn 1,7% trong 11 tháng năm 2018.

Trong 11 tháng năm 2018, Hoa Kỳ nhập khẩu 926,99 nghìn tấn cao su tự nhiên (mã HS: 4001, trị giá 1,61 tỷ USD, tăng 4,9% về lượng, nhưng giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Trong 11 tháng năm 2018, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Hoa Kỳ với thị phần chiếm 3,3% về lượng, đạt 30,8 nghìn tấn, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Lượng cao su tổng hợp (mã HS: 4002) nhập khẩu của Hoa Kỳ trong 11 tháng năm 2018 đạt 619,06 nghìn tấn, trị giá 1,51 tỷ USD, tăng 1,3% về lượng và tăng 0,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga là 3 thị trường cung cấp cao su tổng hợp chính cho Hoa Kỳ trong 11 tháng năm 2018.

Page 6: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 6

THỊ TRƯỜNG CAO SU

15 thị trường cung cấp cao su chính cho Hoa Kỳ trong 11 tháng năm 2018 (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005)

(Tỷ trọng tính theo lượng)

Thị trường11T/2018 So với 11T/2017

(%)Tỷ trọng 11 tháng (%)

Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng Trị giá Năm

2017Năm 2018

Tổng 1.779.673 3.711.702 4,0 -2,0 100 100In-đô-nê-xi-a 568.438 1.006.601 3,0 -11,6 32,3 31,9 Thái Lan 199.254 390.364 7,7 -6,9 10,8 11,2 Ca-na-da 176.937 401.371 3,2 12,2 10,0 9,9 Hàn Quốc 95.657 226.881 -4,5 0,6 5,9 5,4 Nhật Bản 89.029 262.522 18,0 17,7 4,4 5,0 Đức 81.707 226.825 0,2 1,3 4,8 4,6 Nga 75.536 148.313 3,5 -0,2 4,3 4,2 Mê-hi-cô 72.104 177.454 1,5 16,4 4,2 4,1 Bờ Biển Ngà 54.179 88.979 23,0 2,1 2,6 3,0 Pháp 48.443 125.092 -8,6 -8,2 3,1 2,7 Li-bê-ri-a 37.970 57.729 17,9 -1,6 1,9 2,1 Việt Nam 30.896 47.045 -10,8 -18,0 2,0 1,7 Trung Quốc 30.562 66.700 26,8 8,9 1,4 1,7 Đài Loan 28.891 75.847 47,0 45,9 1,1 1,6 Ma-lai-xi-a 23.829 41.645 -23,7 -31,3 1,8 1,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế

Page 7: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/20197

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

1. Thị trường cà phê thế giới10 ngày giữa tháng 2/2019, giá cà phê

Robusta giao kỳ hạn biến động không đồng nhất, giá cà phê Arabica giảm.

+ Trên sàn giao dịch London, ngày 18/2/2019 giá cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 3/2019 đạt mức 1.529 USD/tấn, giảm 0,1% so với ngày 9/2/2019 và giảm 1,7% so với ngày 18/1/2019; giao kỳ hạn tháng 5/2019 ở mức 1.355 USD/tấn, tăng 0,3% so với ngày 9/2/2019, nhưng giảm 1,8% so với ngày 18/1/2019.

+ Trên sàn giao dịch New York, ngày 18/2/2019, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 3/2019 giao dịch ở mức 97,95 Uscent/lb, giảm 4,5% so với ngày 9/2/2019 và giảm 4,3% so với ngày 18/1/2019; kỳ hạn tháng 5/2019 giao dịch ở mức 101,65 Uscent/lb, cùng giảm 3,7% so với ngày 31/1/2019 và so với ngày 18/1/2019.

+ Trên sàn BMF của Bra-xin, ngày 18/2/2019, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2019 giảm 5,2% so với ngày 9/2/2019 và giảm 8,4% so với ngày 18/1/2019, xuống mức 119,5 Uscent/lb;

hợp đồng giao kỳ hạn tháng 9/2019 giảm 4,1% so với ngày 9/2/2019, xuống mức 126 Uscent/lb, giảm 3,5% so với ngày 18/1/2019.

+ Tại cảng thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/2/2019 cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 1.444 USD/tấn, trừ lùi 85 USD/tấn, giảm nhẹ 0,07% so với ngày 9/1/2019 và giảm 1,1% so với ngày 18/2/2019.

Giá cà phê Arabia giảm trong bối cảnh đồng Real tăng do lạc quan về tình hình kinh tế Bra-xin, xuất khẩu cà phê của Bra-xin tăng tháng thứ 4 liên tiếp và nước này cũng sắp bước vào vụ thu hoạch mới trong năm 2019.

Dự báo trong ngắn hạn, giá cà phê Robusta sẽ phục hồi nhẹ trở lại. Tình hình kinh tế lạc quan giúp đồng Real tăng so với đồng USD sẽ khiến người trồng cà phê Bra-xin hạn chế bán ra. Bên cạnh đó, thị trường còn xuất hiện lực mua mới của ngành công nghiệp chế biến do nhu cầu tiêu dùng cà phê tăng khá, nhất là ở các thị trường mới nổi. Trong khi tồn kho

- Giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất trong 10 ngày giữa tháng 2/2019, giá cà phê Arabica giảm.- Giá cà phê Robusta nhân xô trong nước giảm theo giá cà phê toàn cầu.- Xuất khẩu cà phê tháng 1/2019 tăng mạnh so với tháng 12/2018.- Nhập khẩu cà phê của Bỉ từ Việt Nam tăng mạnh, thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Bỉ tăng.

Page 8: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 8

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã giảm 1.260 tấn, tương ứng giảm 1,03% trong tuần kết thúc ngày 11/2/2019 so với tuần trước đó, xuống 121.580 tấn.

Trong khi đó, giá cà phê Arabica sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp do nguồn cung dư thừa.

2. Thị trường cà phê trong nước: giá cà phê nhân xô Robusta giảm

Trong 10 ngày giữa tháng 2/2019, giá cà phê Robusta nhân xô trong nước

giảm theo giá cà phê toàn cầu. So với ngày 9/2/2019, giá cà phê Robuta nhân xô giảm từ 0,9 – 1,5%. Ngày 18/2/2019, giá cà phê Robusta nhân xô thấp nhất là 32.700 đ/kg tại các huyện Di Linh và Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng); mức cao nhất là 33.400 đ/kg tại huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk; tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 giảm 1,2% so với ngày 9/2/2019, giao dịch ở mức 34.300 đ/kg, ổn định so với ngày 18/1/2019.

Giá cà phê tại một số tỉnh/huyện khu vực khảo sát ngày 18/02/2019Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát)Đơn giá (đ/kg)

So với ngày 9/2/2019 (%)

So với ngày 18/1/2019 (%)

Tỉnh Lâm ĐồngBảo Lộc (Robusta) 32.800 -0,9 -0,6Di Linh (Robusta) 32.700 -1,2 -0,6Lâm Hà (Robusta) 32.700 -0,9 -0,9Tỉnh Đắk LắkCư M’gar (Robusta) 33.400 -1,5 -1,2Ea H’leo (Robusta) 33.300 -1,5 -0,9Buôn Hồ (Robusta) 33.300 -1,5 -1,2Tỉnh Gia Laila Grai (Robusta) 33.200 -1,5 -1,2Tỉnh Đắk NôngGia Nghĩa (Robusta) 33.300 -1,2 -0,6Tỉnh Kon TumĐắk Hà (Robusta) 33.200 -1,5 -0,6TP. Hồ Chí MinhR1 34.300 -1,2 0,0

Nguồn: Tintaynguyen.com3. Giá xuất khẩu bình quân cà

phê tháng 1/2019 giảmTheo số liệu thống kê từ Tổng cục

Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 01/2019 đạt 183,7 nghìn tấn, trị giá 324,24 triệu USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 17,6% về trị giá so với

tháng 12/2018, nhưng giảm 15,1% về lượng và giảm 22,7% về trị giá so với tháng 01/2018 .

Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê tháng 01/2019 đạt mức 1.765 USD/tấn, giảm 1,5% so với tháng 12/2018 và giảm 9,6% so với tháng 01/2018.

Page 9: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/20199

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

Lượng và giá xuất khẩu bình quân cà phê năm 2018 - 2019(ĐVT: Lượng: nghìn tấn; Giá XKBQ: USD/kg)

0

80

160

240

T1/18 T2 T3

T4/18 T5 T6

T7/18 T8 T9

T10/1

8T1

1T1

2T1

/19

1,61,71,71,81,81,91,92,02,0

Lượng Giá XKBQ

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Tháng 1/2019, xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường tăng trưởng khả quan so với tháng trước đó, trừ xuất khẩu sang Đức giảm. Lượng cà phê xuất khẩu sang Ý tăng 123,1%, Tây Ban Nha tăng 44,1%, Nga tăng 61,2%, Nhật Bản tăng 80,8%, Bỉ tăng 44,8%, Phi-líp-pin tăng 40,7%, Anh tăng 69% và An-giê-ri tăng 49,5%.

Mặc dù giảm, nhưng Đức vẫn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất với lượng đạt 25.918 tấn, trị giá 43,6 triệu USD, giảm 1,1% về lượng, nhưng tăng 0,5% về trị giá so với tháng 12/2018, giảm 8,9% về lượng và giảm 15,8% về trị giá so với tháng 1/2018.

10 thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất trong tháng 1 năm 2019

Thị trườngTháng 1 năm 2019 So với tháng 12 năm

2018 (%)So với tháng 1 năm

2018 (%)Lượng(tấn)

Trị giá(USD)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Đức 25.918 43.583.643 -1,1 0,5 -8,9 -15,8Hoa Kỳ 18.254 32.444.088 3,2 6,0 -25,0 -31,7Ý 17.361 28.602.408 123,1 124,7 18,9 3,4Tây Ban Nha 17.054 27.650.158 44,1 37,4 43,0 23,1Nga 13.335 24.483.644 61,2 59,2 66,8 52,6Nhật Bản 12.149 21.988.218 80,8 77,7 13,9 2,3Bỉ 11.082 18.258.133 44,8 44,2 27,4 17,5Phi-líp-pin 7.298 15.077.697 40,7 36,3 -6,6 -1,8Anh 6.907 11.371.041 69,0 57,5 73,6 46,9An-giê-ri 6.589 10.558.223 49,5 41,9 -31,0 -41,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 10: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 10

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

4. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Bỉ năm 2018 và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ ITC, nhập khẩu cà phê của Bỉ năm 2018 đạt 102.156 tấn, trị giá 471,62 triệu USD, giảm 1,2% về lượng và giảm 6,4% về trị giá so với năm 2017. Trong đó, Bra-xin là nguồn cung cấp cà phê cho Bỉ lớn nhất với lượng nhập khẩu đạt 18.884 tấn, trị giá 56,75 triệu USD, tăng 0,9% về lượng, nhưng giảm 6,1% về trị giá so với năm 2017.

Năm 2018, Việt Nam là thị trường cung cấp cà phê lớn thứ 2 cho Bỉ, đạt 18,5 nghìn tấn, trị giá 36,07 triệu USD, tăng 45% về lượng và tăng 20,7% về trị giá so với năm 2017, mức tăng cao nhất trong 10 nguồn cung cấp cà phê lớn nhất cho Bỉ.

Cô-lôm-bi-a là nguồn cung cấp cà phê lớn thứ 3 cho Bỉ, đạt 9.845 tấn, trị giá 37,81 triệu USD năm 2018, giảm 6,7%

về lượng và giảm 11,5% về trị giá so với năm 2017.

Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Bỉ năm 2018 đạt mức 4,62 USD/kg, giảm 5,4% so với năm 2017. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân mặt hàng cà phê từ Việt Nam đạt mức thấp nhất 1,95 USD/kg và cũng ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong tổng số 10 nước cung cấp cà phê lớn nhất cho Bỉ trong năm 2018.

10 thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Bỉ năm 2018 (HS: 0901)

Thị trường

Năm 2018 So với năm 2017 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá NKBQ

(USD/kg)Lượng Trị giá Giá NKBQ

Tổng 102.156 471.628 4,62 -1,2 -6,4 -5,4Bra-xin 18.884 56.752 3,01 0,9 -6,1 -6,9Việt Nam 18.503 36.074 1,95 45,0 20,7 -16,7Cô-lôm-bi-a 9.845 37.817 3,84 -6,7 -11,5 -5,1Pa-pua Niu Ghi-nê 7.948 24.520 3,09 -13,3 -16,2 -3,3Ấn Độ 6.998 19.156 2,74 -3,0 -6,2 -3,3Hon-đu-rát 5.738 17.149 2,99 39,3 25,9 -9,6Đức 4.102 34.586 8,43 -4,6 -9,6 -5,2Ý 3.898 25.402 6,52 -21,4 -33,4 -15,3Ê-ti-ô-pi-a 3.855 16.626 4,31 -17,2 -21,2 -4,9In-đô-nê-xi-a 2.638 11.392 4,32 -60,0 -51,8 20,7

Nguồn: ITCNăm 2018, thị phần cà phê Việt

Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Bỉ tăng từ 12,3% trong năm 2017, lên 18,1%. Thị phần cà phê của Bra-xin và Hon-đu-rát trong tổng lượng nhập khẩu

của Bỉ cũng tăng lần lượt từ 18,1% và 4,0% năm 2017, lên 18,5% và 5,6% trong năm 2018. Trong khi thị phần cà phê Cô-lôm-bi-a, Pa-pu Niu Ghi-nê, Ấn Độ... trong tổng lượng nhập khẩu của Bỉ giảm.

Page 11: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/201911

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

Cơ cấu nguồn cung cà phê cho Bỉ(Tỷ trọng tính theo lượng)

Năm 2018 Năm 2017

Nguồn: ITCQua số liệu phân tích trên cho thấy,

xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Bỉ có sự tăng trưởng mạnh về lượng và đứng ở vị trí nhà cung cấp lớn thứ 2, chỉ sau Bra-xin. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng mặt hàng cà phê của Việt Nam tại Bỉ tăng mạnh nhất 45% về lượng, trong khi Bra-xin chỉ tăng trưởng 0,9%. Điều này cho thấy mặt hàng cà phê của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại Bỉ. Trong năm 2019, nếu ngành cà phê Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng 2 con số, có khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Bra-xin, trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Bỉ.

Giá trị mặt hàng cà phê của Việt Nam hiện đang thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Năm 2018, giá cà phê xuất khẩu giảm theo xu hướng chung toàn cầu, song giá nhập khẩu bình quân mặt hàng cà phê của Bỉ từ Việt Nam đạt mức thấp nhất và ghi nhận mức giảm mạnh nhất.

Để nâng cao giá trị mặt hàng cà phê xuất khẩu, ngành cà phê Việt Nam cần có sự chuyển đổi về cơ cấu mặt hàng, gia tăng xuất khẩu chủng loại cà phê chế biến thay vì xuất khẩu cà phê thô như hiện nay.

Page 12: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 12

THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU

1. Thị trường hạt điều thế giớiTrong 10 ngày giữa tháng 2/2019,

giá hạt điều trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất. Cụ thể như sau:

Tại cảng Delhi của Ấn Độ, giá xuất khẩu hạt điều 10 ngày giữa tháng 2/2019 ổn định so với 10 ngày đầu tháng 2/2019, nhưng giảm so với cùng kỳ tháng 1/2019. Giá hạt điều loại WW180 và WW 210 cùng giảm 2,3% so với ngày 18/1/2019, xuống còn 1.060 Rs/kg (tương đương 14,8 USD/kg) và 955 Rs/kg (tương đương 13,4 USD/kg); giá hạt điều loại WW240 và WW320 giảm lần lượt 2,5%

và 3,1%, xuống còn 787,5 Rs/kg (tương đương 11 USD/kg) và 715 Rs/kg (tương đương 10 USD/kg); giá hạt điều nhân vỡ 2 mảnh giảm 2,8%, xuống 692,5 Rs/kg (tương đương 9,7 USD/kg).

Tại Việt Nam, giá xuất khẩu hạt điều tăng (tùy từng chủng loại, thị trường) so với tháng 1/2019. Cụ thể: Giá xuất khẩu hạt điều loại WW320 sang thị trường Hoa Kỳ ở mức 8,27 USD/kg, tăng 1,1%. Giá xuất khẩu hạt điều loại WW240 sang Hoa Kỳ tăng 0,07%, lên mức 9,02 USD/tấn. Trong khi đó, giá xuất khẩu hạt điều loại WW240 sang Trung Quốc tăng 7,3%, lên mức 9,6 USD/tấn.

- Trong 10 ngày giữa tháng 2/2019, giá hạt điều trên thị trường thế giới giảm.- Tháng 1/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt điều tiếp tục giảm so với tháng trước.- Năm 2018, thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm.

Tham khảo giá xuất khẩu một số lô hàng hạt điều trong 10 ngày giữa tháng 2/2019

Mặt hàng Đơn giá (USD/kg) Thị trường Cảng, cửa khẩu Đk

giaoHạt điều nhân loại WW320 7,72 Úc Cát Lái FOBNhân hạt điều rang muối 800gx8 13,20 Ca-na-đa Cát Lái FOBHạt điều nhân WW320 7,94 Ca-na-đa Tây Nam FOBHạt điều đã bóc vỏ loại: WW210 9,90 Trung Quốc Nà Nưa EXWHạt điều đã bóc vỏ loại: WW240 9,60 Trung Quốc Nà Nưa EXWHạt điều đã bóc vỏ loại: WW320 9,20 Trung Quốc Nà Nưa EXWHạt điều đã bóc vỏ loại: WW450 8,60 Trung Quốc Nà Nưa EXWHạt điều nhân đã qua sơ chế loại WW320 7,89 Hà Lan Cái Mép FOB

Hạt điều nhân (đã bóc vỏ, chưa rang) loại WW370 8,60 Niu -Di-Lân Cát Lái C&F

Hạt điều nhân loại WW320 8,44 Tây Ban Nha Cát Lái CFR

Page 13: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/201913

THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU

Mặt hàng Đơn giá (USD/kg) Thị trường Cảng, cửa khẩu Đk

giaoHạt điều nhân - Organic Cashew Kernels W320 10,13 Thái Lan Phước Long 3 FOB

Hạt điều nhân loại WW320 8,16 Anh Cát Lái FOBNhân hạt điều WW240 8,99 Hoa Kỳ Tây Nam FOBHạt điều nhân WW320 8,27 Hoa Kỳ Phước Long 3 FOB

Hiện đang là thời điểm thu hoạch của nhiều nước sản xuất hạt điều lớn như Bra-xin, In-đô-nê-xi-a, Bê-nanh, Ni-giê-ri-a, Mô-dăm-bích, Kê-ni-a. Dự báo, giá hạt điều sẽ phục hồi trở lại kể từ giữa tháng 3/2019 nhờ nhu cầu hạt điều của Trung Quốc tăng.

2. Tháng 1/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt điều tăng so với tháng trước đó

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều tháng 1/2019 đạt 32,7 nghìn tấn, trị giá 266,3 triệu USD, giảm 3,7% về lượng và giảm 3,2% về trị giá so với tháng 12/2018, tăng 7,2% về lượng, nhưng giảm 14,9% về trị giá so với tháng 1/2018.

Giá xuất khẩu bình quân hạt điều tháng 1/2019 đạt mức 8.137 USD/tấn, tăng 0,6% so với tháng 12/2018, nhưng giảm mạnh 20,6% so với tháng 1/2018. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức 8.118 USD/tấn, giảm nhẹ 0,1% so với tháng 12/2018 và giảm 22,1% so với tháng 1/2018. Đáng chú ý, giá xuất khẩu bình quân hạt điều sang thị trường Hà Lan tháng 1/2019 tăng 10,7% so với tháng 12/2018, đạt mức 8.835 USD/tấn, so với tháng 1/2018 giảm tới 21%. Giá xuất khẩu bình quân hạt điều sang hai thị trường Ý và Phi-líp-pin tăng mạnh với mức tăng lần lượt 17,4% và 36,2% so với tháng 12/2018.

Lượng và giá xuất khẩu bình quân hạt điều năm 2018 - 2019(ĐVT: Lượng - nghìn tấn; Đơn giá - USD/kg)

0

20

40

60

T1/18 T2 T3 T4/18 T5 T6 T7/18 T8 T9 T10/18 T11 T12 T1/190,0

2,0

4,0

6,0

8,0

10,0

12,0

Lượng Giá XKBQ

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quanTháng 1/2019, Hoa Kỳ là thị trường

xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam, đạt 10.822 tấn với trị giá 87,85 triệu USD, tăng 20,4% về lượng và tăng

20,3% về trị giá so với tháng 12/2018, so với tháng 1/2018 tăng 17,1% về lượng, nhưng giảm 8,7% về trị giá. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Ý ghi

Page 14: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 14

THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀUnhận mức tăng trưởng cao nhất trong 10 thị trường xuất khẩu chủ lực với mức tăng 57,7% về lượng và tăng 85,1% về trị giá so với tháng 12/2018, đạt 719 tấn với trị giá 4,54 triệu USD, so với tháng 1/2018 giảm 13% về lượng và giảm 43,2% về trị giá.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam trong tháng 1/2019, đạt 4.997 tấn với trị giá 41,45 triệu USD, giảm mạnh 30,9% về lượng và giảm 31,8% về trị giá so với tháng 12/2018, so với cùng kỳ năm 2018 giảm 17,5% về lượng và giảm 30,8% về trị giá.

10 thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất tháng 1/2019

Thị trường

Tháng 1 năm 2019 So với tháng 12 năm 2018 (%)

So với tháng 1 năm 2018 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá XKBQ

(USD/tấn)Lượng Trị

giáGiá

XKBQ Lượng Trị giá Giá XKBQ

Hoa Kỳ 10.822 87.852 8.118 20,4 20,3 -0,1 17,1 -8,7 -22,1Trung Quốc 4.997 41.453 8.296 -30,9 -31,8 -1,2 -17,5 -30,8 -16,0Hà Lan 3.148 27.811 8.835 -30,3 -22,8 10,7 -11,7 -30,3 -21,0Úc 1.544 12.365 8.009 23,9 23,9 0,0 85,4 51,7 -18,2Anh 1.264 9.332 7.383 -1,0 -2,8 -1,8 25,9 -7,8 -26,8Đức 1.187 10.135 8.538 21,9 28,8 5,7 62,4 31,6 -18,9Nga 899 7.062 7.855 -7,5 -8,0 -0,6 103,4 58,9 -21,9Thái Lan 816 6.173 7.565 5,6 2,7 -2,7 -7,5 -27,6 -21,7Ý 719 4.541 6.315 57,7 85,1 17,4 -13,0 -43,2 -34,7Ca-na-đa 619 5.255 8.490 -1,9 -3,7 -1,9 -53,0 -65,1 -25,8

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

3. Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt điều Ấn Độ năm 2018 và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Ấn Độ, nhập khẩu hạt điều của nước này năm 2018 đạt 4.156 tấn, trị giá 35,44 triệu USD, tăng 3,9% về lượng, nhưng giảm 2,6% về trị giá so với năm 2017.

Năm 2018, Ấn Độ mở rộng nguồn cung hạt điều ra các thị trường như Bờ Biển Ngà, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, tuy nhiên Việt Nam vẫn đóng vai trò là nguồn cung hạt điều số 1 tại Ấn Độ. So với năm 2017, thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu

của Ấn Độ giảm mạnh từ 97,9%, xuống 83,7% trong năm 2018. Ấn Độ gia tăng nhập khẩu hạt điều từ các thị trường gồm Bờ Biển Ngà với lượng đạt 156 tấn, trị giá 930 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 3,8% trong tổng lượng nhập khẩu. Đặc biệt, nhập khẩu hạt điều từ hai thị trường Ghi-nê Bít –xao và Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng mạnh, nâng thị phần hạt điều của hai thị trường trên trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ lên chiếm lần lượt 2,7% và 2,2% trong năm 2018.

Dự báo, năm 2019 Việt Nam vẫn là nguồn cung hạt điều số 1 tại Ấn Độ, song thị phần sẽ giảm do Ấn Độ nhiều khả năng sẽ tiếp tục đa dạng nguồn cung.

Page 15: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/201915

Một số nguồn cung hạt điều cho Ấn Độ năm 2018 (mã HS: 080132)

Thị trường

Năm 2018 So với năm 2017 (%) Thị phần tính theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá NKBQ (USD/tấn) Lượng Trị giá Giá

NKBQNăm 2018

Năm 2017

Tổng 4.156 35.440 8.527 3,9 -2,6 -6,2 100,0 100,0Việt Nam 3.481 29.530 8.484 -11,2 -17,1 -6,7 83,7 97,9Bờ Biển Ngà 156 930 5.962 3,8 0,0Ghi-nê Bít-xao 111 770 6.929 1.816,0 7.600,0 301,9 2,7 0,1

Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất

89 580 6.482 18.938,3 5.700,0 -69,5 2,2 0,0

Hàn Quốc 41 480 11.634 1,0 0,0Nhật Bản 24 190 7.771 0,6 0,0Hoa Kỳ 24 30 1.276 0,6 0,0Pháp 20 230 11.535 0,5 0,0Ả rập Xê út 17 180 10.626 0,4 0,0Ba Lan 16 180 11.257 0,4 0,0

Nguồn: Cơ quan Hải quan Ấn Độ

THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU

Page 16: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 16

THỊ TRƯỜNG CHÈ

1. Thị trường thế giớiThế giới: Theo báo cáo của

Technavio, thị trường chè dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong 5 năm tới. Tiêu thụ và sản xuất chè có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Theo FAO, sản lượng và tiêu thụ chè đều tăng trưởng 4,4%/năm trong giai đoạn năm 2007- 2016. Xu hướng tăng trưởng tiêu thụ và sản xuất chè được dự báo sẽ tiếp tục trong giai đoạn 2019-2023, với sự nhận thức ngày càng tăng về lợi ích của chè. Những thị trường tiêu thụ chè bình quân đầu người cao trên thị trường thế giới như: Thổ Nhĩ Kỳ, Ai-len, Pa-ra-goay, Ác-hen-ti-na, Cô-oét và Anh. Các thị trường khác như: Trung Quốc, Xri Lan-ca, Ấn Độ, Kê-ni-a và In-đô-nê-xi-a là những thị trường tiêu thụ và sản xuất chè lớn nhất trên thế giới. Xuất khẩu chè cũng tăng trưởng đáng kể trong vài năm qua để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Những yếu tố này góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường chè trên toàn cầu. Dự báo thị trường chè toàn cầu tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR gần 5% trong giai đoạn 2019 -2023, với quy mô thị trường chè đạt gần 12,62 tỷ USD.

Thị trường chè theo khu vực địa lý được phân thành: Thị trường Châu Mỹ; thị trường châu Á - Thái Bình Dương; thị trường châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Trong đó châu Á - Thái Bình Dương

được đánh giá là khu vực đóng góp vào sự tăng trưởng cao nhất của thị trường chè trong suốt giai đoạn dự báo. Sự gia tăng tiêu thụ chè là một trong những lý do chính cho sự tăng trưởng cao của thị trường chè ở khu vực này.

Theo nghiên cứu, chè đen vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường chè toàn cầu.

Ấn Độ: Theo Hội đồng chè Ấn Độ, năm 2018, xuất khẩu chè của nước này đạt 249,11 nghìn tấn, giảm 1,1% so với năm 2017. Giá xuất khẩu trung bình đạt 206,03 Rs/kg (tương đương 2,9 USD/kg), tăng 4,1% so với năm 2017. Năm 2018, xuất khẩu chè của Ấn Độ sang hầu hết các thị trường đều tăng, trừ Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS). Năm 2018, xuất khẩu chè sang khối CIS của Ấn Độ đạt 61,1 nghìn tấn, giảm 4,5% so với năm 2017; xuất khẩu sang I-ran đạt 30,6 nghìn tấn, tăng 3,5%; xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 10,2 nghìn tấn, tăng 20%; Pa-ki-xtan đạt 15,83 nghìn tấn, tăng 7,5%; Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đạt 20,94 nghìn tấn, tăng nhẹ so với năm 2017.

Theo Bloomberg, xuất khẩu chè từ Ấn Độ, thị trường sản xuất chè lớn thứ hai thế giới, có thể giảm trong năm 2019, do vụ mùa bội thu ở Kê-ni-a làm tăng nguy cơ cung vượt cầu. Sản lượng chè của Kê-ni-a có thể tăng thêm 60 nghìn tấn

- Dự báo giai đoạn 2019 -2023, thị trường chè toàn cầu tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) gần 5%.- Năm 2018, xuất khẩu chè của Ấn Độ giảm 1,1% và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm 2019.- Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của In-đô-nê-xi-a giảm mạnh.- Tháng 1/2019, xuất khẩu chè của Việt Nam tăng mạnh.

Page 17: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/201917

THỊ TRƯỜNG CHÈ

làm tăng khối lượng chè trên thị trường toàn cầu, điều này dẫn tới giá chè giảm. Kê-ni-a là thị trường cung cấp chè chất lượng tốt và giá thấp, trong khi chè của Ấn Độ cùng loại giá lại khá đắt vì thế rất khó cạnh tranh. Xuất khẩu chè của Ấn Độ giảm sẽ tác động tiêu cực tới các nhà sản xuất trong nước, vốn cũng đang bị dư cung, dự kiến giá chè tại thị trường Ấn Độ có thể chỉ duy trì và tăng nhẹ trong năm 2019.

2. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 01/2019 xuất khẩu chè đạt 12 nghìn tấn, trị giá 21,2 triệu USD, tăng 14,3% về lượng và tăng 26,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân chè trong tháng 1/2019 đạt 1.767,2 USD/tấn, tăng 10,2% so với tháng 01/2018.

Xuất khẩu chè của Việt Nam qua các tháng năm 2018-2019(ĐVT: Triệu USD)

21,2

0

5

10

15

20

25

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12

Năm 2018 Năm 2019

Nguồn: Tổng cục Hải quanTháng 1/2019, xuất khẩu chè sang

hầu hết các thị trường lớn giảm so với cùng kỳ năm trước, trừ xuất khẩu sang thị trường Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a và U-crai-na.

Tháng 1/2019, xuất khẩu chè sang thị trường Pa-ki-xtan đạt 4,3 nghìn tấn, trị giá 8,3 triệu USD, tăng 113,1% về lượng và tăng 92,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.916,3 USD/tấn, giảm 9,6% so với tháng

01/2018. Xuất khẩu chè sang thị trường In-đô-nê-xi-a đạt 1,1 nghìn tấn, trị giá 1 triệu USD, tăng 71,8% về lượng và tăng 52,4% về trị giá so với tháng 01/2018, giá xuất khẩu bình quân đạt 941,6 USD/tấn, giảm 11,3% so với tháng 01/2018.

Đáng chú ý, mặc dù lượng chè xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm, nhưng giá xuất khẩu bình quân tăng mạnh nên trị giá xuất khẩu lại tăng 120% so với cùng kỳ năm 2018.

Việt Nam xuất khẩu chè tới 10 thị trường chính trong tháng 01/2019

Thị trườngTháng 01/2019 So với tháng 01/2018 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Đơn giá (USD/tấn) Lượng Trị

giá Đơn giá

Pa-ki-xtan 4.349 8.334 1.916,3 113,1 92,7 -9,6Nga 1.613 2.470 1.531,4 -0,1 -2,6 -2,5Đài Loan 1.135 1.761 1.551,9 -16,2 -4,7 13,7

Page 18: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 18

THỊ TRƯỜNG CHÈ

Thị trườngTháng 01/2019 So với tháng 01/2018 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Đơn giá (USD/tấn) Lượng Trị

giá Đơn giá

In-đô-nê-xi-a 1.062 1.000 941,6 71,8 52,4 -11,3Trung Quốc 582 2.665 4.579,7 -29,3 120,0 211,1Hoa Kỳ 471 574 1.219,3 -6,0 2,8 9,3Ả Rập Xê-út 273 671 2.459,6 -6,8 -20,4 -14,6Ma-lai-xi-a 235 182 773,2 -56,7 -63,0 -14,5U-crai-na 151 254 1.683,6 23,8 15,3 -6,9Ba Lan 109 138 1.264,3 -53,4 -62,2 -18,9

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan3. Dung lượng thị trường nhập

khẩu chè In-đô-nê-xi-a và thị phần của Việt Nam

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu chè của In-đô-nê-xi-a trong 9 tháng năm 2018 đạt 11,1 nghìn tấn, trị giá 21,3 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 17,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng chè của In-đô-nê-xi-a ở mức 1.927,9 USD/tấn, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2017. Nhu cầu tăng nhanh trong khi ngày càng ít vườn chè còn hoạt động sản xuất, khiến In-đô-nê-xi-a đang chuyển dần thành nước nhập khẩu chè.

Trong 9 tháng năm 2018, Việt Nam là

thị trường cung cấp chè lớn nhất cho In-đô-nê-xi-a với lượng đạt 6,8 nghìn tấn, trị giá 6,3 triệu USD, giảm 6,6% về lượng và giảm 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017; Giá nhập khẩu bình quân ở mức 923,9 USD/tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2017. Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của In-đô-nê-xi-a giảm xuống còn 61,7% trong 9 tháng năm 2018, từ mức 68,3% trong cùng kỳ năm 2017.

Trong khi giảm nhập khẩu chè từ 2 nguồn cung cấp lớn nhất là Việt Nam và Kê-ni-a, In-đô-nê-xi-a tăng nhập khẩu chè từ Ấn Độ, Thái Lan, Đức, Ma-lai-xi-a và Trung Quốc.

10 thị trường cung cấp chè chính cho In-đô-nê-xi-a trong 9 tháng năm 2018

Thị trường

9 tháng năm 2018 So với 9 tháng năm 2017 (%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn)

Lượng Trị giá Giá TB

9 tháng 2018

9 tháng 2017

Việt Nam 6.831 6.311 923,9 -6,6 -2,2 4,7 61,7 68,3Kê-ni-a 1.717 4.972 2.895,6 -5,2 -7,3 -2,2 15,5 16,9Ấn Độ 750 1.081 1.440,5 13,1 5,1 -7,1 6,8 6,2Thái Lan 477 2.696 5.654,5 561,4 624,7 9,6 4,3 0,7Đức 390 103 264,2 24.719,6 1.616,7 -93,1 3,5 0,0Đài Loan 301 1.112 3.690,2 72,2 112,2 23,2 2,7 1,6Xri Lan-ca 146 1.317 9.001,5 -26,0 -13,4 16,9 1,3 1,8Ma-lai-xi-a 137 165 1.206,9 1.086,7 587,5 -42,1 1,2 0,1Trung Quốc 99 668 6.757,2 27,0 82,5 43,7 0,9 0,7Nhật Bản 82 1.270 15.573,1 -3,8 17,8 22,5 0,7 0,8

Nguồn: ITC

Page 19: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/201919

THỊ TRƯỜNG CHÈ

Chè đen và chè xanh là hai chủng loại chè chính In-đô-nê-xi-a nhập khẩu trong 9 tháng năm 2018.

Trong 9 tháng năm 2018, In-đô-nê-xi-a nhập khẩu 8 nghìn tấn chè đen, trị giá 14,6 triệu USD, tăng 0,1% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Việt Nam là thị trường cung cấp chè đen lớn nhất cho In-đô-nê-xi-a trong năm 2018. Tuy nhiên, thị phần chè đen Việt Nam trong tổng nhập khẩu của In-đô-nê-xi-a giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2017 mặc dù nhập khẩu từ Việt Nam vẫn ổn định so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 9 tháng năm 2018, In-đô-nê-xi-a tăng nhập khẩu chè đen từ Ấn Độ, Thái Lan và Đức.

Nhập khẩu chè xanh của In-đô-nê-xi-a trong 9 tháng năm 2018 đạt 3,1 nghìn tấn, trị giá 6,7 triệu USD, tăng nhẹ về lượng và tăng 30,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017 do giá nhập khẩu bình quân tăng mạnh. Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Đức... là các thị trường cung cấp chè xanh lớn nhất cho In-đô-nê-xi-a. Trong đó, chè xanh nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tới 77,6% tổng lượng nhập khẩu của In-đô-nê-xi-a.

Mặt hàng chè chính In-đô-nê-xi-a nhập khẩu trong 9 tháng năm 2018

Mặt hàng

9 tháng năm 2018 9 tháng năm 2017 (%)Tỷ trọng theo lượng 9 tháng

(%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn)

Lượng Trị giá Giá TB

Năm 2018

Năm 2017

Chè đen 7.963 14.580 1.831,1 0,1 12,2 5,0 100,0 100,0Việt Nam 4.427 4.097 925,4 0,0 2,3 1,9 55,6 59,2Kê-ni-a 1.717 4.972 2.895,7 -0,1 -7,3 -2,2 21,6 24,3Ấn Độ 739 1.049 1.419,9 0,3 33,5 6,4 9,3 7,9Thái Lan 289 1.410 4.885,0 6,2 781,3 21,7 3,6 0,5Đức 262 65 248,4 13.771,3 1.616,7 -93,1 3,3 0,0Chè xanh 3.098 6.738 2.174,6 0,0 30,2 36,5 100,0 100,0Việt Nam 2.403 2.214 921,2 -0,2 -9,6 9,1 77,6 89,3Thái Lan 188 1.286 6.835,1 4,8 509,5 4,4 6,1 1,0Đài Loan 130 480 3.701,0 0,5 78,4 20,9 4,2 2,7Đức 128 35 273,2 83,2 600,0 -91,7 4,1 0,0Trung Quốc 81 496 6.094,7 1,1 110,2 -1,0 2,6 1,2

Nguồn: ITC

(Ghi chú: Mã HS: 090210, 090220, 090230, 090240)

Page 20: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 20

THỊ TRƯỜNG SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮN

1. Thị trường thế giớiTrong 20 ngày đầu tháng 02/2019,

Hiệp hội Thương mại sắn Thái Lan thông báo giảm giá sàn xuất khẩu sắn thêm 5 USD/tấn, xuống còn 205 USD/tấn, FOB Băng Cốc. Trong khi đó, theo báo giá của Hiệp hội tinh bột sắn Thái Lan, chào giá xuất khẩu tinh bột sắn được điều chỉnh tăng thêm 5 -10 USD/tấn, so với cuối tháng 01/2019, lên 450 -455 USD/tấn, FOB Băng Cốc. Giá tinh bột sắn nội địa được điều chỉnh giảm 0,3 Baht/kg, so với cuối tháng 01/2019 xuống mức 13,5 Baht/kg, giá sắn nguyên liệu nội địa giữ ổn định so với cuối tháng 01/2019, ở mức 2,30 – 2,60 Baht/kg.

2. Thị trường trong nướcTrong 20 ngày đầu tháng 02/2019,

giá sắn nguyên liệu nội địa tăng nhẹ do nguồn cung đưa về nhà máy ít hơn.

Tại Tây Ninh, do đang trong mùa

nắng nóng cao điểm, nền đất cứng khiến việc thu hoạch sắn gặp khó khăn, do đó lượng sắn nội địa đưa về các nhà máy ít, chủ yếu là sắn từ Căm-pu-chia, hiện giá sắn thu mua tại các nhà máy dao động quanh mức 2.700 – 2.900 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg so với cuối tháng 01/2019.

Tại Kon Tum, giá sắn thu mua tại các nhà máy dao động quanh mức 2.300 – 2.500 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với cuối tháng 01/2019. Do lượng hàng bán nội địa và biên mậu chậm nên chào giá xuất khẩu của các nhà máy Việt Nam dao động trong khoảng 420 - 430 USD/tấn FOB cảng thành phố Hồ Chí Minh.

Theo nhận định của các thương nhân, do lượng sắn củ từ Căm-pu-chia được Thái Lan, Việt Nam thu mua mạnh và đưa về các nhà máy chế biến tinh bột sắn, nên khả năng trong khoảng hơn một tháng nữa nguồn cung sắn củ từ Căm-pu-chia sẽ cạn.

- Thái Lan giảm giá sàn xuất khẩu sắn thêm 5 USD/tấn; giá chào xuất khẩu tinh bột sắn tăng.- Trong 20 ngày đầu tháng 02/2019, giá sắn nguyên liệu nội địa tăng nhẹ.- Tháng 1/2019, giá xuất khẩu bình quân sắn và sản phẩm sắn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

Page 21: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/201921

THỊ TRƯỜNG SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮN

Giá sắn củ tươi thu mua nội địa và giá sắn lát xuất khẩu của Việt Nam

Nội dung Giá ngày 10/01/2019 Giá ngày 25/01/2019

Giá ngày 18/02/2019

Sắn nguyên liệu (trữ bột 30%):Tây Ninh (sắn Căm-pu-chia và nội địa)

2.700 - 3.000 đ/kg 2.400 - 2.650 đ/kg 2.700 - 2.900 đ/kg

Kon Tum 2.600- 2.700 đ/kg 2.200- 2.300 đ/kg 2.300- 2.500 đ/kgMiền Bắc (mua xô) 2.350- 2.550 đ/kg 1.600 - 2.200đ/kg 1.600 - 2.200đ/kgSắn lát:FOB Quy Nhơn 250 USD/tấn 230 USD/tấn 230 USD/tấn

Tinh bột sắn:FOB cảng TP. Hồ Chí Minh 450-460 USD/tấn 420-430 USD/tấn 420-430 USD/tấn

DAF Lạng Sơn 3.350 – 3.600 CNY/tấn

3.150 – 3.250 CNY/tấn

3.150 – 3.250 CNY/tấn

FOB Băng Cốc, Thái Lan 445USD/tấn 445USD/tấn 450 - 455 USD/tấn

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp3. Tình hình xuất khẩuTheo Tổng cục Hải quan, tháng

01/2019 xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 274,18 nghìn tấn, trị giá 99,64 triệu USD, tăng 35,5% về lượng và tăng 27,8% về trị giá so với tháng 12/2018; nhưng giảm 31,5% về lượng và giảm 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá xuất khẩu bình quân tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2018 lên 363,4 USD/tấn.

Lượng sắn xuất khẩu trong tháng 01/2019 đạt 66,42 nghìn tấn, trị giá 10,4 triệu USD, tăng 104% về lượng và tăng 152,6% về trị giá so với tháng 12/2018; nhưng giảm 63,2% về lượng và giảm 68,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá xuất khẩu bình quân giảm 15% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 156,6 USD/tấn.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn chủ yếu, chiếm 92,7% tổng lượng xuất khẩu, đạt

254,26 nghìn tấn, trị giá 90,92 triệu USD, tăng 34,5% về lượng và tăng 25,7% về trị giá so với tháng 12/2018, nhưng giảm 31,9% về lượng và giảm 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá xuất khẩu bình quân tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2018, lên mức 357,6 USD/tấn.

Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc là Phi-líp-pin có mức tăng mạnh so với tháng 12/2018, tăng 433,9% về lượng và tăng 359,8% về trị giá với khối lượng 6,18 nghìn tấn, trị giá 2,6 triệu USD; tăng 7,7% về lượng và tăng 23,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2018, lên mức 420,9 USD/tấn.

Ma-lai-xi-a là thị trường lớn tiếp theo với tốc độ xuất khẩu tăng 34,3% về lượng và tăng 24,5% về trị giá so với tháng 12/2018, đạt 3,08 nghìn tấn, trị giá 1,34 triệu USD; giá xuất khẩu bình quân tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2018 lên mức 434,1 USD/tấn.

Page 22: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 22

THỊ TRƯỜNG SẮN VÀ SẢN PHẨM TỪ SẮNThị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn tháng 01/2019

Thị trườngTháng 01/2019 So với tháng

12/2018 (%)So với tháng 01/2018 (%)

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 274.186 99.642.305 35,5 27,8 -31,5 -18,6 Trung Quốc 254.258 90.926.437 34,5 25,7 -31,9 -18,6 Phi-líp-pin 6.182 2.601.309 433,9 359,8 7,7 23,2 Ma-lai-xi-a 3.086 1.339.520 34,3 24,5 -9,6 -4,3 Đài Loan 2.709 1.204.833 58,4 39,4 -17,0 -18,3 Hàn Quốc 1.335 389.306 -43,4 -46,6 -18,8 -1,9 Nhật Bản 8 21.113 -92,7 -64,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quanTrong năm 2019, xuất khẩu sắn sẽ

tiếp tục gặp khó khăn do Trung Quốc tăng cường kiểm tra, điều chỉnh chính sách và áp dụng nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà máy quy mô nhỏ, hộ gia đình phải thực hiện nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm; Người dân và các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức sản xuất, quản lý, tăng cường khâu chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng.

4. Thị phần sắn của Việt Nam tại Hàn Quốc

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, năm 2018, Hàn Quốc

nhập khẩu 228,01 nghìn tấn sắn lát và tinh bột sắn, trị giá 52,97 triệu USD, giảm 19,8% về lượng nhưng tăng 6,8% về trị giá so với năm 2017, chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn từ Thái Lan đạt 139,50 nghìn tấn, trị giá 24,6 triệu USD, giảm 32,5% về lượng và giảm 15,1% về trị giá so với năm 2017; nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn từ Việt Nam đạt 88,15 nghìn tấn, trị giá 28,17 triệu USD, tăng 14,6% về lượng và tăng 37,8% về trị giá so với năm 2017. Trong năm 2018, lượng sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam chỉ chiếm 27,5% trong tổng lượng sắn lát và tinh bột sắn nhập khẩu của Hàn Quốc. Trong khi đó, lượng sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan chiếm tới 72,9%.

Page 23: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/201923

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

- Ngành thủy sản Sri Lan-ka dự kiến tập trung vào nuôi tôm với mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong vòng 3 năm tới.- Bộ Thủy sản và Nghề cá In-đô-nê-xi-a đặt mục tiêu xuất khẩu cá tra đạt 15.000 tấn, trị giá 25 triệu USD trong năm 2019.- Giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang giảm, giá tôm bán buôn tại Cà Mau ổn định.- Xuất khẩu thủy sản tháng 1/2019 tăng trưởng khả quan.- Ngành thủy sản đặt mục tiêu trị giá xuất khẩu đạt 10 tỷ USD trong năm 2019.

1. Thị trường thủy sản thế giới- Sri Lan-ka: Ngành thủy sản của

Sri Lan-ka phấn đấu xuất khẩu đạt 350 triệu USD trong năm 2019 và đặt mục tiêu 1 tỷ USD đến năm 2022. Năm 2018, giá trị xuất khẩu thủy sản của Sri Lan-ka vượt 300 triệu USD, tăng 24% so với năm 2017. Xuất khẩu cua của Sri Lanka năm 2018 đạt 25 triệu USD và dự báo đạt 30 triệu USD trong năm 2019. Ngành thủy sản nước này dự kiến sẽ tập trung vào nuôi tôm với mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong vòng 3 năm tới.

- In-đô-nê-xi-a: Bộ Thủy sản và Nghề cá In-đô-nê-xi-a đặt mục tiêu xuất khẩu cá tra đạt 15.000 tấn, trị giá 25 triệu USD trong năm 2019. Theo Bộ Thủy sản và Nghề cá In-đô-nê-xi-a, việc ra mắt thương hiệu “Cá tra In-đô-nê-xi-a” tại Trung Đông vào cuối năm 2018 của nước này có tác động tích cực lên việc tiêu thụ sản phẩm cá da trơn của In-đô-nê-xi-a. Theo dữ liệu FAO, nhập khẩu cá tra (philê và cắt miếng) của Ả rập Xê Út đạt 50 triệu USD hàng năm. Bên cạnh đó, In-đô-nê-xi-a có kế hoạch tăng xuất khẩu cá tra philê sang thị trường Hoa Kỳ.

- Trung Quốc: Năm 2018, chiến dịch môi trường của Trung Quốc tiếp tục nhằm vào các trại nuôi trồng thủy sản vì nước này muốn kiểm soát các ngành công nghiệp gây ô nhiễm và năm 2019 tình hình có thể tiếp tục diễn ra. Theo dữ liệu của Tạp chí Nuôi trồng thủy sản của

Trung Quốc, cuộc chiến chống ô nhiễm của Trung Quốc có quy mô rất lớn: xóa sổ 300.000 lồng nuôi và 2,4 triệu mu trang trại nuôi trồng thủy sản (tương đương 160.000 ha).

Tính đến nay, Trung Quốc là nhà sản xuất thủy sản nuôi trồng lớn nhất, chiếm khoảng 2/3 sản lượng cá, tôm và các loài thủy sản nuôi khác của thế giới. Nguy cơ sụt giảm sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc do vấn đề môi trường có thể dẫn đến sự sụt giảm sản lượng thủy sản nuôi toàn cầu. Chiến dịch môi trường cũng có thể khiến giá thủy sản tăng cao hơn.

Năm 2018, tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc có nhiều trại nuôi tôm bị đóng cửa. Tại tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc, 50.000 trại nuôi đã bị đóng cửa. Tại tỉnh Quảng Đông và Hải Nam, hai trong số các khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất Trung Quốc cũng bị đóng cửa nhiều trại nuôi. Tại Hải Nam, tổng cộng 10.000 mu trại nuôi nằm trong kế hoạch đóng cửa năm 2018 và 2019. Trong khi đó, ở miền bắc Trung Quốc, Thiên Tân, một đô thị cấp tỉnh, đã đóng cửa các trang trại bất hợp pháp vào năm 2018 và tuyên bố sẽ không còn cấp giấy phép nuôi biển năm 2019.

Bên cạnh sự sụt giảm mạnh sản lượng nuôi trồng thủy sản tại Trung Quốc, sản lượng thủy sản khai thác năm 2018 cũng giảm vì có sự quản lý chặt chẽ hơn nghề khai thác thủy sản.

Page 24: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 24

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

2. Thị trường thủy sản trong nướcTrong tuần tính đến ngày 14/2/2019, giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang giảm

900-1.000 đ/kg so với tuần trước đó và giảm 2.000 -2.500 đ/kg so với cùng kỳ năm 2018. Giá tôm bán buôn tại Cà Mau ổn định so với tuần trước đó.

Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang đến ngày 14/2/2019

Mặt hàng Kích cỡDạng sản

phẩmĐơn giá (đ/kg)

So sánh giá với

tuần trước (đ/kg)

So sánh giá với cùng kỳ năm trước

(đ/kg)Cá Tra thịt trắng (mua tại hầm, quầng)

0,8-1kg/con Tươi 29.000 -

30.000 (-) 1.000 (-) 2.000

Cá Tra thịt hồng (mua tại hầm, quầng)

0,8-1kg/con Tươi 28.000 -

28.900(-) 900 - 1.000

(-) 2.000 - 2.500

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợpGiá nguyên liệu thủy sản bán buôn tại Cà Mau đến ngày 14/2/2019

Mặt hàngGiá tuần

trước (đ/kg)

Giá tuần này

(đ/kg)Mặt hàng

Giá tuần trước (đ/kg)

Giá tuần này

(đ/kg)Cua gạch 300.000 300.000 Cá Sóc 45.000 45.000Cua thịt ( Cua Y nhất) 230.000 230.000 Cá Lạt loại 1 115.000 115.000Cua yếm vuông 130.000 130.000 Cá Lạt loại 2 75.000 75.000Mực ống tươi loại 1 165.000 165.000 Cá Đỏ 70.000 70.000Mực ống tươi loại 2 145.000 145.000 Cá Mú 110.000 110.000Cá Thu loại 1 160.000 160.000 Cá chim trắng 195.000 195.000Cá Thu loại 2 96.000 96.000 Cá Bò 105.000 105.000Cá Bóp 180.000 180.000 Cá Phân 160.000 160.000Cá Ba Thú 45.000 45.000 Tôm sú loại 20 con 255.000 255.000Cá Ngừ loại 1 30.000 30.000 Tôm sú loại 30 con 190.000 190.000Cá Ngừ loại 2 27.000 27.000 Tôm the loại 50 con 150.000 150.000Cá Sòng 55.000 55.000 Tôm the loại 100 con 100.000 100.000

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp

3. Tình hình xuất khẩu thủy sảnTheo Tổng cục Hải quan, tháng

1/2019 xuất khẩu thủy sản đạt 741,1 triệu USD, giảm 3,5% so với tháng 12/2018, nhưng tăng 11,3% so với tháng 1/2018.

Tháng 1/2019, xuất khẩu thủy sản sang nhiều thị trường lớn giảm so với tháng 12/2018, nhưng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy

sản lớn nhất trong tháng 1/2019 với trị giá 123,5 triệu USD, tăng 6,5% so với tháng 12/2018 và tăng 17,7% so với tháng 1/2018. Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ mặc dù giảm 17,1% so với tháng 12/2018, nhưng tăng tới 24,9% so với tháng 1/2018.

Số liệu thống kê cho thấy, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ, Mê-xi-cô, Ca-na-đa có tín hiệu khả quan, thì xuất khẩu sang EU vẫn gặp khó khăn.

Page 25: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/201925

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

15 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất tháng 1/2019Thị trường Tháng 1/2019

(nghìn USD)So với tháng 12/2018 (%)

So với tháng 1/2018 (%)

Nhật Bản 123.494 6,5 17,7Hoa Kỳ 117.673 -17,1 24,9EU 108.073 -6,8 0,5Trung Quốc 77.756 -11,9 7,0Hàn Quốc 73.654 -7,2 10,3Thái Lan 30.370 36,9 6,8Mê-xi-cô 19.843 14,8 32,4Ca-na-đa 19.410 -13,3 27,8Úc 17.890 -11,1 5,4Hồng Kông 16.583 2,7 1,5Bra-xin 12.262 17,0 18,0Phi-lip-pin 11.965 35,4 14,3Xing-ga-po 11.827 31,7 10,0Ma-lai-xi-a 10.154 -0,1 5,6Nga 9.726 4,5 53,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quanTình hình xuất khẩu thủy sản trong

tháng đầu năm 2019 cho thấy những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu cả năm. Năm 2019, ngành Thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu lên 10 tỷ USD, hoàn thành sớm mục tiêu được đặt ra đến năm 2020. Một số khó khăn mà ngành thủy sản đang phải đối mặt cụ thể như sau:

- Nguồn nguyên liệu: Việc chủ động được nguồn nguyên liệu luôn là thế mạnh cho các doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay việc kiểm soát nguồn nguyên liệu chưa thật sự tốt do: (i) Sự biến đổi khí hậu, xâm ngập mặn hay dịch bệnh chưa được kiểm soát tốt là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu. (ii) Doanh nghiệp không đủ khả năng để kiểm soát đồng bộ quá trình sản xuất nguyên liệu như chất lượng con giống, việc sử dụng các hoá chất kháng sinh cấm trong quá trình nuôi, cũng như việc bơm chích tạp chất. (iii) Việc không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu sản xuất thức ăn

chăn nuôi đã ảnh hưởng đến giá thành nguyên liệu thủy sản nuôi khiến thủy sản Việt Nam kém cạnh tranh và phụ thuộc vào sự lên xuống của thị trường nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thức ăn.

- Rào cản thị trường: (i) Thuế chống bán phá giá, chương trình thanh tra cá da trơn hay mới nhất là chương trình SIMP của Mỹ đã tạo nên sức ép lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường này; (ii) The vàng IUU đã trở thành trở ngại lớn cho gia tăng xuất khẩu hải sản Việt Nam vào thị trường Châu Âu. (iii) Vấn đề truyền thông bôi xấu, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ tại thị trường EU cũng là trở ngại lớn cho mặt hàng tôm và cá tra khi xuất khẩu vào thị trường này.

- Sức cạnh tranh: Giá tôm nguyên liệu ở Việt Nam đang cao hơn so với các nước trong khu vực, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động chế biến xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam trên thế giới. Việc tăng giá các

Page 26: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 26

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

yếu tố chi phí đầu vào khác cũng đã góp phần ảnh hưởng đến giá thành và sức cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam với các nước xuất khẩu thủy sản khác trong khu vực.Để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD trong năm 2019, ngành thủy sản cần phải xây dựng chiến lược phát triển nuôi hợp lý, nâng cao công nghệ chế biến và thúc đẩy xuất khẩu, trong đó tập trung giải quyết các vấn đề:- Tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề hóa chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản và 4 loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi hiện nay nhằm củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm tôm Việt Nam và tăng cường xuất khẩu tôm vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Úc,…- Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện kế hoạch hành động trên cơ sở khả thi để kịp thời ứng phó, xử lý các vấn đề về lây nhiễm hóa chất, kháng sinh, tạp chất

trên sản phẩm thủy sản Việt Nam trên cả ba phương diện ngăn ngừa, xử lý vi phạm và xử lý khủng hoảng truyền thông một cách kịp thời và hiệu quả với các biện pháp đồng bộ và được tiên lượng trước.- Sau khi hiệp định FTA giữa Việt Nam và EU chính thức có hiệu lực, các mặt hàng hải sản của Việt Nam có được ưu đãi về thuế quan ngay lập tức hoặc theo lộ trình từ 3 - 7 năm, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào các quốc gia EU trong thời gian tới.- Tác động và quảng bá hình ảnh đến người tiêu dùng về cam kết nâng cao chất lượng và an toàn cho sản phẩm thủy sản Việt Nam, trong đó năm 2019 tập trung củng cố và mở rộng các loại hình chứng nhận quốc tế để đảm bảo tạo niềm tin tuyệt đối cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm chứng nhận của Việt Nam.

Page 27: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/201927

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

- Trong 11 tháng năm 2018, đơn đặt hàng đồ nội thất mới tại Hoa Kỳ tăng 6%.- Xuất khẩu đồ nội thất của Đức tăng 2,4% trong 11 tháng năm 2018, nhập khẩu giảm 0,6%.- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam trong tổng nhập khẩu Nhật Bản tăng mạnh.- Tháng 1/2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh.

1. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới

- Hoa Kỳ: Theo ITTO, theo khảo sát của Smith Leonard, trong tháng 11/2018 đơn đặt hàng mới đối với mặt hàng đồ nội thất tại Hoa Kỳ tăng 3% so với cùng kỳ năm 2017, giảm so với mức tăng 7% trong tháng 10/2018 và mức tăng 9% trong tháng 9 và tháng 8/2018. Trong 11 tháng năm 2018, đơn đặt hàng đồ nội thất mới tại Hoa Kỳ tăng 6% so với cùng kỳ năm 2017.

- Đức: Theo Hiệp hội Công nghiệp đồ nội thất Đức (VDM), xuất khẩu đồ nội thất của Đức trong tháng 11/2018 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, xuất khẩu đồ nội thất văn phòng tăng 12,4%; đồ nội thất nhà bếp tăng 3,8%; xuất khẩu nệm giảm 16%; đồ nội thất bọc phủ giảm 11,9%; đồ nội thất phòng khách, phòng ăn và phòng ngủ giảm 11,1%... Trong 11 tháng năm 2018, xuất khẩu đồ nội thất của Đức tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Tháng 11/2018 nhập khẩu đồ nội thất của Đức tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2017, mức tăng liên tiếp trong bốn tháng vừa qua. Tháng 11/2018, nhập khẩu hầu hết các mặt hàng nội thất của Đức đều giảm, trừ mặt hàng đồ nội thất cửa hàng tăng 22% và đồ nội thất văn phòng tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017. 11 tháng năm 2018, nhập khẩu đồ nội thất của Đức giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nhập khẩu đồ nội thất văn phòng tăng 9,2%; đồ nội thất khác tăng 3,6%; Đồ nội thất nhà bếp giảm 10,4%; đồ nội thất phòng khách, phòng ăn và đồ nội thất phòng ngủ giảm 6,5%; đồ nội thất cửa hàng giảm 6,4%...

2. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 01/2019 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 981,1 triệu USD, tăng 16,8% so với tháng 12/2018 và tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu

Page 28: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 28

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

sản phẩm gỗ đạt 731,7 triệu USD, tăng 16% so với tháng trước và tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Tháng 01/2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hầu hết các thị trường lớn tăng mạnh so với tháng 12/2018 và so

với tháng 1/2018, trừ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với trị giá 474,7 triệu USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp theo là Nhật Bản đạt 115,5 triệu USD, tăng 12%; Trung Quốc đạt 93,3 triệu USD, giảm 10,1%...

10 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất trong tháng 01/2019

Thị trườngTháng

01/2019 (Nghìn USD)

So với tháng

12/2018 (%)So với tháng 01/2018 (%)

Tỷ trọng theo trị giá (%)Tháng

01/2019Tháng

01/2018Tổng 981.079 16,8 24,6 100,0 100,0Hoa Kỳ 474.675 19,7 48,9 48,4 47,2Nhật Bản 115.536 9,0 12,0 11,8 12,6Trung Quốc 93.285 27,9 -10,1 9,5 8,7Hàn Quốc 86.485 18,6 2,9 8,8 8,7Anh 35.850 25,9 24,3 3,7 3,4Đức 18.047 26,5 45,1 1,8 1,7Ca-na-đa 18.019 3,5 13,2 1,8 2,1Úc 16.558 -8,8 11,2 1,7 2,2Pháp 16.336 5,6 7,5 1,7 1,8Hà Lan 11.610 18,7 16,2 1,2 1,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan3. Dung lượng thị trường nhập

khẩu đồ nội thất bằng gỗ Nhật Bản và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ trong năm 2018 đạt

726,5 nghìn tấn và 246,6 tỷ Yên (tương đương với 2,23 tỷ USD), giảm 0,5% về lượng và tăng 0,9% về trị giá so với năm 2017. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản trong năm 2018 đạt 339,4 nghìn Yên/tấn, tăng 1,4% so với năm 2017.

Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản năm 2018-2019(ĐVT: tỷ Yên)

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12

Năm 2017 Năm 2018

Nguồn: Cơ quan Hải quan Nhật Bản

Page 29: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/201929

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Thị trường nhập khẩu:Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất bằng

gỗ chủ yếu từ một số thị trường chính trong năm 2018 như: Trung Quốc, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a. Đáng chú ý, trong số những thị trường này thì Việt Nam là thị trường duy nhất có thị phần tăng, thị phần tăng lên 26,4% trong năm 2018, từ mức 24,9% trong năm 2017. Điều này cho thấy, mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Nhật Bản.

Đáng chú ý, Hiệp định thương mại

song phương Việt Nam – Nhật Bản đã miễn thuế cho 42% các sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản vào Việt Nam, nhưng hiệp định CPTPP đã nâng tỷ lệ miễn thuế này lên mức 70,2% cho các sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản. Việc này sẽ hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam trong việc nhập khẩu các sản phẩm máy móc hiện đại từ Nhật Bản, từ đó sẽ nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm phù hợp với xu hướng và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nội thất trên thị trường toàn cầu.

Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất gỗ từ 10 thị trường chính trong năm 2018

Thị trường

Năm 2018 So với năm 2017 (%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Triệu Yên)

Trị giá (Triệu USD)

Lượng Trị giá Năm 2018

Năm 2017

Tổng 726.513 246.582 2.234 -0,5 0,9 100 100Trung Quốc 313.942 115.246 1.044 -1,5 -0,3 43,2 43,7Việt Nam 191.526 56.001 507 5,5 2,6 26,4 24,9Ma-lai-xi-a 84.492 15.109 137 -5,1 -8,1 11,6 12,2Thái Lan 48.066 11.820 107 -2,1 -2,7 6,6 6,7In-đô-nê-xi-a 35.870 10.863 98 -14,6 -13,5 4,9 5,8Phi-líp-pin 14.759 12.554 114 33,7 34,3 2 1,5Đài Loan 13.954 4.889 44 -6,8 -6,5 1,9 2,1Ba Lan 5.667 1.634 15 2,3 12,1 0,8 0,8Ý 4.869 5.527 50 3,4 10 0,7 0,6Lít-va 2.526 655 6 -4,2 28,9 0,3 0,4

Nguồn: Cơ quan Hải quan Nhật Bản

(Tỷ giá 1USD=110,38 Yên)Mặt hàng nhập khẩuĐồ nội thất phòng khách và phòng

ăn (mã HS 940360) là mặt hàng chính Nhật Bản nhập khẩu trong năm 2018 với lượng đạt 424,5 nghìn tấn, trị giá 125,64 tỷ Yên (tương đương với 1,14 tỷ USD), giảm 1,5% về lượng và tăng 0,4% về trị giá so với năm 2017. Trung Quốc và Việt Nam là hai thị trường chính cung cấp mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng

ăn tới Nhật Bản trong năm 2018, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 147,3 nghìn tấn, giảm 1,6% và Việt Nam đạt 102,2 nghìn tấn, tăng 3,3%, lượng nhập khẩu từ hai thị trường này chiếm 58,8% tổng lượng nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Nhật Bản.

Trong khi tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất nhà bếp (mã HS 940340) thì Nhật Bản lại giảm mạnh nhập khẩu

Page 30: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 30

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖđồ nội thất văn phòng trong năm 2018.

+ Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp chủ yếu từ thị trường Việt Nam trong năm 2018 với lượng đạt 21,9 nghìn tấn, trị giá 5,7 tỷ Yên (tương đương với 51,8 triệu USD), tăng 5,3% về lượng và tăng 1,3% về trị giá so với năm 2017, chiếm 52,5% tổng lượng đồ nội thất nhà bếp của Nhật Bản. Tiếp theo là các thị trường khác như: Phi-líp-pin, Trung Quốc,Thái Lan, Ma-lai-xi-a...

+ Mặt hàng đồ nội thất văn phòng Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu từ một số thị trường chính trong năm 2018 như: Trung Quốc, Ba Lan, Ý, Bồ Đào Nha, Đài Loan và Đức. Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất văn phòng lớn thứ 8 cho Nhật Bản, tuy nhiên lượng và trị giá nhập khẩu từ Việt Nam đều giảm, đạt 110,2 tấn, trị giá 20,7 triệu Yên (tương đương với 188 nghìn USD), giảm 0,8% về lượng và 32,1% về trị giá so với năm 2017. Thị phần nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 1,8% tổng lượng nhập khẩu đồ nội thất văn phòng của Nhật Bản.

Mặt hàng đồ nội thất gỗ Nhật Bản nhập khẩu trong năm 2018

Mặt hàngNăm 2018 So với năm

(%)Tỷ trọng

theo lượng(%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Triệu Yên)

Trị giá (Triệu USD)

Lượng Trị giá

Năm 2018

Năm 2017

Tổng 726.513 246.582 2.234 -0,5 0,9 100 100940360 424.472 125.641 1.138 -1,5 0,4 58,4 59940161+9401699 147.284 78.490 711 -2 -1,1 20,3 20,6940350 104.432 23.741 215 6,9 4,5 14,4 13,4940340 41.696 16.282 148 3,9 14,6 5,7 5,5940330 8.628 2.429 22 -22,9 -15,7 1,2 1,5

Nguồn: Cơ quan Hải quan Nhật Bản

(Tỷ giá 1USD=110,38 Yên)

Page 31: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/201931

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm dịch

động vật, sản phẩm động vật thủy sảnBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn đã ban hành Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT (TT36/2018) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10/02/2019.

Theo đó, Thông tư 36/2018 sửa đổi Khoản 3, Điều 4 của TT26/2016 như sau:

Hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài, nhập khẩu gián tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài chuyển tải tại các cảng trung chuyển của quốc gia khác để làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu; sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về:

(1) Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

(2) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, trừ sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản của nước ngoài, nhập khẩu gián tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài chuyển tải tại các cảng trung chuyển của quốc gia khác về Việt Nam, hàng mẫu có trọng lượng dưới 50 kg. Trường hợp gửi bản sao hoặc tại thời điểm gửi hồ sơ chưa cung cấp Giấy

chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi kiểm tra hàng hóa.

(3) Bản sao Giấy phép theo quy định tại điểm C, Khoản 2 Điều này.

(4) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp Vận tải đơn đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu (trừ sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài);

(5) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp các giấy tờ liên quan đến lô hàng khi xuất khẩu (Giấy chứng nhận ATTP nếu có, thông báo triệu hồi lô hàng của doanh nghiệp, tờ khai hải quan, bảng kê danh mục hàng hóa) đối với sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về;

(6) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp Giấy chứng nhận của thuyền trưởng “Captain’s Statement” hoặc Giấy chứng nhận của người bán. Nội dung các giấy này thể hiện các thông tin sau: Tên tàu đánh bắt; Số đăng ký của tàu; Quốc gia treo cờ; phương pháp đánh bắt; thời gian đánh bắt; khu vực đánh bắt đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài;

(7) Trường hợp sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu gián tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài chuyển tải tại các cảng trung chuyển của nước ngoài về Việt Nam thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, c, d và e của khoản

Page 32: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 32

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

này, doanh nghiệp bổ sung Bản sao Giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi có cảng trung chuyển cấp (có xác nhận của doanh nghiệp). Nội dung giấy xác nhận thể hiện các thông tin sau: tên; số đăng ký, quốc gia treo cờ của tàu đánh bắt và tàu vận chuyển; tên loại sản phẩm thủy sản, số lượng, thời gian bốc dỡ, địa điểm bốc dỡ, điều kiện lưu trữ sản phẩm, sản phẩm thủy sản

được giữ nguyên trạng, không trải qua công đoạn nào khác ngoài hoạt động bốc dỡ.

Chủ hàng chịu trách nhiệm về việc kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu, không phải nộp cho cơ quan hải quan Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lô hàng xuất khẩu để thông quan hàng hóa.

Bộ Công Thương tổ chức phổ biến về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPPP

Ngày 22/01/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 08/3/2019.

Để cập nhật thông tin và hướng dẫn về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP cho cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong việc tiếp cận thị trường các nước thành viên Hiệp định, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Hướng dẫn tận dụng lợi ích từ quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)”. Cụ thể:

Tại miền Nam- Thời gian: 08g00 - 12g00, Thứ Tư, ngày 27 tháng 02 năm 2019- Địa điểm: Trung tâm Hội nghị 272, số 272 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. HCM

Tại miền Bắc:- Thời gian: 08g00 - 12g00, ngày 05 tháng 3 năm 2019- Địa điểm: Hội trường Sở Công Thương tỉnh Hải Dương.

Giấy mời và chương trình chi tiết đính kèm.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) xin thông tin đến quý Hiệp hội và đề nghị quý Hiệp hội trao đổi với các doanh nghiệp hội viên quan tâm đến lĩnh vực nêu trên để tham dự Hội thảo./.

Lưu ý: Thông tin sử dụng trong bản tin được thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo, các ước tính, dự báo có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường.

Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả để Bản tin ngày càng chất lượng hơn.

Page 33: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/201933

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Page 34: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 34

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾNHƯỚNG DẪN TẬN DỤNG LỢI ÍCH TỪ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)

Thời gian: 08g00 – 12g00, Thứ Tư, ngày 27 tháng 02 năm 2019

Địa điểm: Trung tâm Hội nghị 272, Đường Võ Thị Sáu, P. 7, Quận 3, TP. HCM

Thời gian Nội dung

08:00 - 08:30 Đón khách và Tiếp nhận đăng ký đại biểu

08:30 – 08:40Phát biểu khai mạc Hội thảo

Đại diện Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

08:40 – 08:45Phát biểu đề dẫn

Đại diện Lãnh đạo Trung tâm Hội nhập quốc tế/ Viện nghiên cứuphát triển thành phố Hồ Chí Minh

08:45 - 09:00

Cơ hội và thách thức đến từ quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP

Trình bày: Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhậpkhẩu, Bộ Công Thương

09:00 – 10:00

Một số nội dung tại Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Trình bày: Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

10:00 – 10:15 Nghỉ giải lao

10:15 – 11:00

C/O mẫu CPTPP và kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Trình bày: Ông Vũ Hùng Thịnh, Phó Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

11:00 – 11:30 Giải đáp vướng mắc

11:30 – 12:00 Bế mạc Hội thảo

Page 35: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/201935

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Page 36: Số ra ngày 20/02/2019...khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng 54,9% của cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong tháng

Số ra ngày 20/02/2019 36

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN

TẬP HUẤN THÔNG TƯ SỐ 03/2019/TT-BCT QUY ĐỊNHQUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG CPTPP

- Thời gian: ngày 05 tháng 3 năm 2019- Địa điểm: Hội trường Sở Công Thương tỉnh Hải Dương

Thời gian Nội dung

8g00 – 08g30 Đăng ký đại biểu

08g30 – 08g40 Phát biểu khai mạc…………………………..

08g40 – 08g45 Thông qua chương trình tập huấn Đại diện Ban tổ chức

08g40 – 09g15

Hướng dẫn tra cứu quy định về xuất xứ hàng hóa tại Hiệp định CPTPP và tại Thông tư số 03/2019/TT-BCT quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong CPTPPLãnh đạo Phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

09g15 – 10g00

Một số nội dung tại Thông tư số 03/2019/TT-BCT quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong CPTPPLãnh đạo Phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

10g00 – 10g15 Nghỉ giải lao

10g15 – 11g00

Hướng dẫn thực hành khai báo C/O mẫu CPTPP của ViệtNamLãnh đạo Phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

11g00 – 11g45

Một số vấn đề cần lưu ý khi triển khai Thông tư số03/2019/TT-BCTLãnh đạo Phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

11g45 – 12g00 Trao đổi – Thảo luận