232
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN =================== QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 i

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAMSỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

===================

QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

i

Page 2: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Tháng 5 năm 2017

ii

Page 3: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAMSỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN

i

Page 4: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

M C L CỤ ỤPHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH........................................................1II. CƠ SỞ PHÁP LÝ..............................................................................................22.1. Các văn bản của Trung ương..........................................................................22.2. Các văn bản của địa phương..........................................................................42.3. Các tài liệu tham khảo và sử dụng.................................................................5III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH.................................................53.1. Đối tượng........................................................................................................53.2. Phạm vi...........................................................................................................6IV. PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH.....................................................................64.1. Phương pháp chung........................................................................................64.2. Phương pháp cụ thể........................................................................................74.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu hiện có..........................................................74.2.2. Phương pháp khảo sát bổ sung, nghiên cứu trên thực địa...........................74.2.3. Phương pháp chồng xếp bản đồ GIS...........................................................84.2.4. Phương pháp đánh giá thích nghi................................................................94.2.5. Phương pháp chuyên gia...........................................................................11PHẦN I.....................................................................................................................................12KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC NGUỒN LỰC.....................12

LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU..............................................12

I. CÁC YẾU TỐ VỀ TỰ NHIÊN..........................................................................121.1.Vị trí địa lý....................................................................................................121.2. Địa hình........................................................................................................121.3. Khí hậu thời tiết............................................................................................131.4. Thủy văn, thủy lợi........................................................................................151.5. Tài nguyên nước ngầm.................................................................................161.6. Hải văn - Dòng chảy.....................................................................................171.7. Tài nguyên đất đai........................................................................................171.7.1. Nhóm đất cát.............................................................................................191.7.2. Nhóm đất mặn...........................................................................................191.7.3. Nhóm đất phèn..........................................................................................201.7.4. Nhóm đất phù sa........................................................................................211.7.5. Nhóm đất xám...........................................................................................211.7.6. Nhóm đất đỏ vàng.....................................................................................221.7.7. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi................................................................221.7.8. Nhóm đất thung lũng.................................................................................231.7.9. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá.....................................................................231.8. Tài nguyên cây dược liệu.............................................................................24

ii

Page 5: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

II. CÁC YẾU TỐ VỀ KINH TẾ............................................................................262.1. Đặc điểm chung............................................................................................262.2. Về tăng trưởng kinh tế..................................................................................262.3. Sản xuất nông lâm nghiệp............................................................................272.3.1. Sản xuất nông nghiệp................................................................................272.3.2. Sản xuất Lâm nghiệp.................................................................................28III. ĐÁNH GIÁ VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT.........................................................293.1. Giao thông và cơ sở hạ tầng.........................................................................293.2. Đánh giá hệ thống cung cấp dịch vụ kỹ thuật..............................................29IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ XÃ HỘI...................................................314.1. Dân số...........................................................................................................314.2. Lao động, việc làm.......................................................................................32PHẦN II...................................................................................................................................33ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU............................33

TỈNH QUẢNG NAM..........................................................................................................33

I. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU......................331.1. Tình hình sản xuất cây dược liệu.................................................................331.1.1. Tiểu vùng núi cao......................................................................................371.1.2. Tiểu vùng trung du....................................................................................401.1.3. Tiểu vùng Đồng bằng................................................................................401.2. Tình hình thu hái, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu..................................411.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng cây dược liệu so với các cây trồng khác trên cùng loại đất.................................................................................................421.4. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn cây dược liệu...........................................431.4.1. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu.....................................................431.4.2. Thực trạng công tác bảo tồn cây dược liệu...............................................44II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU......452.1.Thuận lợi và cơ hội........................................................................................452.2. Những khó khăn và thách thức.....................................................................452.3. Những tồn tại và hạn chế..............................................................................472.4. Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại trong việc bảo tồn, phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam........................................................48PHẦN III.................................................................................................................................50QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU..................50

I. DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG TỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU...............................................................................................501.1. Dự báo về thị trường....................................................................................501.1.1. Dự báo về thị trường cây dược liệu Thế giới............................................50

iii

Page 6: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

1.1.2. Dự báo về thị trường cây dược liệu trong nước, khả năng xuất khẩu cây dược liệu của Việt Nam đến các thị trường Quốc tế...........................................511.2. Dự báo sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật.......................................................541.3. Dự báo khả năng đầu tư xây dựng mới các xưởng chế biến, chiết xuất dược liệu trong vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.................................551.4. Dự báo nhân lực, vật lực cho phát triển cây dược liệu................................551.4.1. Dự báo dân số và lao động trong tương lai...............................................551.4.2. Dự báo về khả năng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật (từ các chương trình dự án khác) sẽ được xây dựng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp..........................561.5. Dự báo về khả năng đầu tư, khai thác các nguồn vốn cho sản xuất dược liệu và các ngành khác................................................................................................571.6. Dự báo và lựa chọn phương án quy hoạch...................................................58II. QUAN ĐIỂM CỦA QUY HOẠCH..................................................................59III. MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH...................................................................603.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................................603.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................60IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH DƯỢC LIỆU......................................................614.1. Đánh giá thích nghi đất đai cho cây dược liệu.............................................624.1.1. Phân hạng thích nghi đất đai cho cây dược liệu........................................624.1.2. Kết quả đánh giá thích nghi cây dược liệu................................................684.1.3. Đề xuất diện tích có khả năng trồng cây dược liệu....................................744.1.3.1. Diện tích có khả năng trồng cây dược liệu theo tiểu vùng.....................754.1.2.2. Diện tích đất đưa vào quy hoạch cây dược liệu.....................................864.2. Quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu...............................................994.3. Quy hoạch hệ thống Vườn bảo tồn Quốc gia về cây dược liệu, vườn ươm và vườn trồng bảo tồn chủ động kết hợp sản xuất giống cây dược liệu.................1024.3.1. Quy hoạch Vườn bảo tồn và phát triển dược liệu Quốc gia....................1024.3.2. Quy hoạch hệ thống vườn ươm sản xuất giống cây dược liệu chất lượng cao.....................................................................................................................1033.2.3. Quy hoạch hệ thống vườn bảo tồn chủ động kết hợp sản xuất giống.....1044.3. Quy hoạch hệ thống các cơ sở chế biến dược liệu.....................................1044.4. Quy hoạch nguồn nhân lực cho phát triển dược liệu..................................1064.4.1. Quy hoạch đào tạo nguồn lực..................................................................1064.4.2. Quy hoạch bố trí sử dụng nguồn lao động cho yêu cầu phát triển sản xuất dược liệu trong từng lĩnh vực, trong từng giai đoạn..........................................106V. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ....................................1075.1. Thành lập Vườn Quốc gia cây dược liệu....................................................1075.2. Các dự án phát triển trồng dược liệu theo các vùng quy hoạch trọng điểm...........................................................................................................................107

iv

Page 7: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

5.3. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh, chế biến. 1075.4. Xây dựng các mô hình trồng dược liệu......................................................1085.5. Xây dựng hệ thống kho chứa nguyên liệu..................................................1085.6. Xây dựng các cơ sở sơ chế và chế biến......................................................1085.7. Xây dựng trung tâm nghiên cứu phân tích dược liệu.................................108Phần IV..................................................................................................................................109

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH....................................................109

I. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH.......................................................109II. GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG....................................1092.1. Chính sách về đất đai, thuế và khuyến khích đầu tư..................................1092.2. Chính sách hỗ trợ phát triển cây dược liệu.................................................1102.3. Chính sách tín dụng cho phát triển cây dược liệu......................................110III. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.........................................111IV. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC..........112V. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM...........................................................................................................................112VI. GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ.................................................113VII. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ...................................................114VIII. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI LIÊN KẾT 4 NHÀ..............................115IX. GIẢI PHÁP VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ.........................................................116PHẦN V.................................................................................................................................118

TỔ CHỨC THỰC HIỆN................................................................................................118

I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ.............................................................1181.1. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.............................................................1181.2. Các sở ban ngành liên quan........................................................................1181.3. UBND các huyện, thành phố, thị xã...........................................................1201.4. Các chủ rừng và đất rừng...........................................................................1201.5. Các nhà đầu tư trồng cây dược liệu............................................................120II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN...............................................................................1212.1. Giai đoạn 2017- 2020.................................................................................1212.2. Giai đoạn 2020- 2025.................................................................................1212.3. Tầm nhìn giai đoạn 2025- 2030.................................................................121PHẦN VI................................................................................................................................122KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................122I. KẾT LUẬN.....................................................................................................122II. KIẾN NGHỊ..................................................................................................122PHẦN PHỤ LỤC................................................................................................................124

v

Page 8: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

DANH MỤC BẢNG

Bảng 01: Phân loại đất tỉnh Quảng Nam.............................................................18Bảng 02: Số lượng cây dược liệu được phát hiện tại các huyện.........................24Bảng 03: Diện tích cây dược liệu chủ yếu trồng trên địa bàn các huyện............34Bảng 04: Tổng hợp diện tích sản xuất dược liệu tiểu vùng núi cao....................38Bảng 05: Sản xuất cây dược liệu tiểu vùng Trung du.........................................40Bảng 07: So sánh lợi nhuận giữa việc trồng cây dược liệu và cây Keo..............42Bảng 08: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Đẳng sâm.....................63Bảng 09: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Ba kích.........................64Bảng 10: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Sa nhân tím..................64Bảng 11: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Đương quy...................65Bảng 12: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Giảo cổ lam..................65Bảng 13: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Lan kim tuyến..............66Bảng 14: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Đinh lăng.....................66Bảng 15: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Nghệ.............................67Bảng 16: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Cà gai leo.....................67Bảng 17: Tổng hợp kết quả đánh giá thích nghi cho từng cây dược liệu............68Bảng 18: Tổng hợp đánh giá thích nghi cây dược liệu theo tiểu vùng núi cao...69Bảng 19: Tổng hợp đánh giá thích nghi cây dược liệu theo tiểu vùng trung du. 71Bảng 20: Tổng hợp đánh giá thích nghi cây dược liệu theo tiểu vùng đồng bằng.............................................................................................................................73Bảng 21: Diện tích có thể trồng các loài cây dược liệu theo trạng thái tiểu vùng núi cao.................................................................................................................75Bảng 22: Diện tích có thể trồng các loài cây dược liệu theo trạng thái tiểu vùng Trung du..............................................................................................................78Bảng 23: Diện tích có thể trồng các loài cây dược liệu theo trạng thái tiểu vùng Đồng Bằng...........................................................................................................80Bảng 24: Diện tích đất đưa vào quy hoạch trồng cây dược liệu theo tiểu vùng núi cao.......................................................................................................................85Bảng 25: Diện tích đất đưa vào quy hoạch trồng cây dược liệu theo tiểu vùng trung du................................................................................................................91Bảng 26: Diện tích đất đưa vào quy hoạch trồng cây dược liệu theo tiểu vùng đồng bằng............................................................................................................94Bảng 27: Quy hoạch diện tích trồng cây dược liệu giai đoạn 2017-2025 tầm nhìn đến năm 2030......................................................................................................98Bảng 28: Quy hoạch thống nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu........................102Bảng 30: Dự báo nhu cầu nhân lực cho phát triển dược liệu............................103

vi

Page 9: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

DANH MỤC HÌNH

Biểu đồ 1: Tỉ lệ dân số dùng dược liệu một số nước trên thế giới......................51Biểu đồ 2: Dự báo nhu cầu sử dụng thuốc của Việt Nam...................................53Biểu đồ 3: Biểu đồ Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam.............................53

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

GACP-WHO (World Health Organization guidelines on Good Agricultural and Collection Practices for medicinal plants): Các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây dược liệu” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

GAP (Good Agriculture Practices): Thực hành nông nghiệp tốt.

GCP (Good Collection Practices): Thực hành thu hái tốt.

GLP (Good Laboratory Practice): Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm.

GSP (Good Storage Practice): Thực hành tốt bảo quản.

GMP (Good Manufacturing Practice): Thực hành tốt sản xuất.

YHCT: Y học cổ truyền.

WHO (World Health Organization): Tổ chức y tế thế giới.

vii

Page 10: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH

Cây dược liệu tại Việt Nam được đánh giá phong phú và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng do nhiều nguyên nhân như: tăng dân số, sử dụng rừng và đất để canh tác không hợp lý, khai thác trái phép….Cây dược liệu gây trồng còn hạn chế, phát triển một cách tự phát mất cân đối, chưa có sự đầu tư nghiên cứu, đầu tư phát triển đúng mức. Mặc khác, nhu cầu trong nước cũng như quốc tế về dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược để điều trị bệnh, bổ dưỡng sức khoẻ là rất cao và liên tục tăng. Trong khi đó, nguồn thảo dược hiện chủ yếu được khai thác tự nhiên ngày càng khan hiếm, một số loài quí có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác bừa bãi dẫn đến chúng ta phải đối mặt mâu thuẫn giữa cung và cầu, bảo tồn và khai thác sử dụng. Vì vậy, cần có sự quan tâm, đầu tư đúng mức để bảo tồn, phát triển, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này.

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, với tổng diện tích tự nhiên 1.043.837 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 729.756,8 ha (về quy hoạch: rừng đặc dụng 139,895,8 ha; rừng phòng hộ: 315.812,5 ha; rừng sản xuất: 274.048,5 ha) với nhiều kiểu địa hình và tiểu khí hậu. Tài nguyên thiên nhiên thực vật cây dược liệu từ rừng vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt là sự đa dạng về số lượng cây dược liệu quý với tổng số 832 loài thuộc 593 chi, 190 họ; trong đó có ¾ loài là những cây dược liệu mọc tự nhiên trong các quần xã rừng, đồi, nương rẫy và quanh làng bản, đặc biệt một số loại thuốc quý tiêu biểu như: Sâm ngọc linh, Quế Trà My, Sa nhân, Ngũ vị tử, Giảo cổ lam, Ba kích, Đẳng sâm…

Trong những năm qua, nguồn cung cấp cây dược liệu của Quảng Nam chủ yếu dựa trên việc thu hái, khai thác từ tự nhiên mà chưa chú trọng đến việc gieo trồng, tái sinh. Ngoài ra, việc thu hái còn mang tính tự phát và không được quản lý chặt chẽ dẫn tới tình trạng ngày càng nhiều thương lái từ khắp nơi, đặc biệt là thương lái Trung Quốc thu mua ồ ạt một số loại cây dược liệu dẫn tới việc khai thác tận diệt làm suy giảm rất nhanh số lượng và thành phần loài cây dược liệu quý ở Quảng Nam.

Để đảm bảo nguồn cung cấp và phát triển diện tích cây dược liệu trên địa bàn, đảm bảo nâng cao thu nhập cho người dân, rất cần thiết phải có sự đầu tư bảo tồn và phát triển cây dược liệu tại địa phương; đầu tư công nghệ chế biến, xây dựng thương hiệu, thị trường tiêu thụ ổn định; tạo ra các sản phẩm đặc trưng vùng miền, góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân, đồng thời phát huy thế mạnh của tỉnh và bảo tồn được những loài dược liệu quí, hiếm.

1

Page 11: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Việc phát triển dược liệu của tỉnh Quảng Nam đã được đề cập trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng, gồm “…phải đa dạng hóa sản phẩm từ rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao giá trị của rừng”. Tuy nhiên, cho đến nay việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu của tỉnh vẫn chưa thể triển khai một cách bài bản, phát triển manh mún, mạnh ai nấy làm và không thể phát triển thành hàng hóa. Việc xây dựng cơ chế để khuyến khích phát triển vùng dược liệu cũng hết sức hạn chế. Một trong những nguyên nhân chính và quan trọng đầu tiên là tỉnh Quảng Nam vẫn chưa có được quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu ở đâu? phạm vi như thế nào? quy mô ra sao? loài nào có thể phát triển được phù hợp và trở thành hàng hóa? lộ trình phát triển ra sao? trồng, chế biến và tiêu thụ như thế nào?

Để thực hiện được Tái cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, phát huy những lợi thế phát triển cây dược liệu quí của tỉnh, việc tổ chức lập Quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu dược liệu tập trung chủ yếu ở các vùng trọng điểm của tỉnh là cần thiết. Thông qua việc lập quy hoạch này nhằm đánh giá, điều tra, phân tích hiện trạng về cây dược liệu trên phạm vi toàn tỉnh để từ đó xây dựng các dự án đầu tư và có những định hướng; các giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát triển cây cây dược liệu một cách bền vững cho giai đoạn từ nay tới năm 2025 và định hướng đến 2030, làm cơ sở cho việc bố trí nguồn vốn đầu tư; thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu góp phần đáng kể thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tạo thu nhập ổn định cho hàng vạn người dân sống phụ thuộc vào rừng có thu nhập thấp vươn lên thoát nghèo, đồng thời bảo vệ rừng một cách bền vững.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

2.1. Các văn bản của Trung ương

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

- Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;

- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu thập gắn với chính sách giảm nghèo nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;

- Chỉ thị số 24/CT-TW ngày 04/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương

2

Page 12: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y trong tình hình mới;

- Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ngày 03/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chính sách Quốc gia về y dược học cổ truyền;

- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”;

- Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 15/QĐ-BYT ngày 4/01/2012 của Bộ Y tế về việc Ban hành Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường;

- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”;

- Quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”;

- Quyết định số 206/QĐ-BYT ngày 22/01/2015 của Bộ Y tế về ban hành danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2020;

- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Ban hành Định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Thông tư số 16/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y tế Quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ cây dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu

3

Page 13: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ cây dược liệu;

2.2. Các văn bản của địa phương

- Nghị quyết số 202/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về “Cơ chế khuyến kích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2025;

- Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020;

- Quyết định số 2277/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo quyết định số 899/QĐ-UBND ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 2905 /QĐ-UBND ngày 24 /9/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 3277/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2013 về Phê duyệt Đề án khung và Danh mục các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2020;

- Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 27/01/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Đề cương kỹ thuật và Dự toán xây dựng Quy hoạch bảo tồn và phát triển dược liệu tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1950/QĐ-UBND ngày 08/5/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc điều chỉnh một số nội dung của Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam việc phê duyệt Đề cương kỹ thuật và Dự toán xây dựng Quy hoạch bảo tồn và phát triển dược liệu tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2950/QĐ-UBND ngày 17/8/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết số 202/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về Cơ chế khuyến kích bảo

4

Page 14: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 1696/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

2.3. Các tài liệu tham khảo và sử dụng

- Kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Nam ban hành theo Quyết định 120/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;

- Kết quả kiểm kê rừng tỉnh Quảng Nam ban hành theo Quyết định 4379/QĐ-UBND ngày 13/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về Phê duyệt kết quả Kiểm kê rừng tỉnh Quảng Nam;

- Quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 27/01/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam;

- Quy hoạch phát triển cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1696/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam;

- Bản đồ lập địa tỉnh Quảng Nam 2004;

- Các quy trình, quy phạm lâm nghiệp hiện hành;

- Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2016.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH

3.1. Đối tượng

- Các loài cây dược liệu ưu tiên phát triển theo Nghị quyết số 202/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về “Cơ chế khuyến kích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020.

- Các loài cây dược liệu bản địa có giá trị kinh tế đã và đang được người dân bảo tồn và phát triển tại địa phương.

- Tất cả những loài cây dược liệu nằm trong danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển theo Quyết định số 206/QĐ-BYT ngày 22/01/2015 của Bộ Y tế về ban hành danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2020.

5

Page 15: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

(Xem chi tiết các loài cây tại Phụ lục 01)

3.2. Phạm vi

Tất cả các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

IV. PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH

4.1. Phương pháp chung

- Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ nêu tại các văn bản pháp lý: Định hướng phát triển dược liệu của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương; Chiến lược phát triển dược liệu của tỉnh; Các Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển dược liệu của tỉnh; Quy hoạch, Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng đến 2020; Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến 2020; Qui hoạch sử dụng đất đai của tỉnh đến 2020 và các qui hoạch ngành khác có liên quan đã được phê duyệt.

- Kế thừa các thông tin tư liệu, tài liệu hiện trạng từ các cơ quan của tỉnh Quảng Nam, các tổ chức quốc tế, các trường đại học và các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu tại tỉnh Quảng Nam; Các số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh và Phòng thống kê các huyện, thành, thị.

- Kế thừa có chọn lọc kết quả các đề tài nghiên cứu, các dự án đã được phê duyệt trong thời gian gần đây như: Điều tra xây dựng bản đồ địa chất, bản đồ đất, bản đồ lập địa, nghiên cứu xác định loài cây dược liệu tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Tổng hợp, lồng ghép và điều chỉnh các kết quả này vào quy hoạch phát triển dược liệu tỉnh Quảng Nam theo mục tiêu thống nhất.

- Điều tra thu thập bổ sung thông tin, số liệu thống kê có liên quan về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, thực trạng công tác phát triển dược liệu giai đoạn 2000-2015, các chương trình, dự án, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển về giống cây dược liệu.

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh; phân tích mô hình và dự báo; phân tích kinh tế - xã hội và môi trường; phân tích thực trạng công tác cung cấp giống cây dược liệu, công tác phát triển dược liệu, khai thác và chế biến dược liệu, các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và chế biến dược liệu.

- Sử dụng phương pháp chuyên gia để tư vấn, định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp,….trong suốt quá trình thực hiện quy hoạch từ giai đoạn chuẩn bị đề cương đến tổ chức thực hiện, viết báo cáo tổng hợp và công bố kết quả.

- Sử dụng phương pháp hội nghị, hội thảo để tham vấn ý kiến của các xin

6

Page 16: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

ý kiến của các địa phương, các bộ, ngành có liên quan; ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm, để hoàn thiện báo cáo trình UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt.

4.2. Phương pháp cụ thể

4.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu hiện có

a) Thu thập tài liệu, bản đồ:- Về bản đồ: Bản đồ địa hình tỉnh Quảng Nam tỷ lệ 1/100.000 hệ tọa độ

VN 2000; Bản đồ địa chất; Bản đồ đất; Bản đồ lập địa; Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất; Bản đồ quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Quảng Nam.

- Các loại tài liệu, số liệu: Phân vùng sinh thái lâm nghiệp, phân vùng khí hậu, thủy văn, địa mạo, địa chất, thổ nhưỡng, thực vật... Các tài liệu về điều tra cơ bản lâm nghiệp: Hiện trạng rừng và sử dụng đất lâm nghiệp, số liệu điều tra xây dựng bản đồ đất, số liệu khí hậu thủy văn, kinh tế - xã hội.

- Các báo cáo liên quan đến nghiên cứu cây dược liệu: Kết quả nghiên cứu loài cây dược liệu; Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng; Kỹ thuật trong công tác giống; Kỹ thuật về lĩnh vực chọn loài cây trồng; Kỹ thuật về lĩnh vực nhân giống và tạo cây con; kỹ thuật về trồng cây dược liệu; Kỹ thuật quản lý chăm sóc cây dược liệu; Danh mục các loài cây dược liệu đã được đề xuất trồng;…

- Thu thập các Văn bản pháp quy và chính sách hỗ trợ phát triển về cây dược liệu của Nhà nước, các ngành, các cấp.

b) Thu thập các kết quả dự án liên quan hiện có:- Kết quả thực hiện các dự án trồng dược liệu của các cơ quan, đơn vị, tổ

chức đã triển khai. - Tài liệu điều tra cơ bản phục vụ xây dựng các dự án, như: bản đồ lập địa

cấp II và đề xuất tập đoàn cây dược liệu phục các dự án trồng dược liệu, điều tra năng suất dược liệu,…

4.2.2. Phương pháp khảo sát bổ sung, nghiên cứu trên thực địa

a) Khảo sát nghiên cứu bổ sung tài liệu tại 18 huyện, thành trong tỉnh; các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ; các đơn vị trực tiếp tham gia công tác trồng và phát triển cây dược liệu; các cơ sở sản xuất giống cây dược liệu chủ yếu,… làm cơ sở xây dựng quy hoạch bao gồm: Thu thập tài liệu về cơ cấu loài cây dược liệu, thị trường tiêu thụ,…; nhu cầu phát triển cây dược liệu; tham vấn ý kiến với địa phương về phát triển cây dược liệu,…

b) Điều tra điều kiện tự nhiên và các hoạt động sử dụng đất lâm nghiệp:

7

Page 17: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, đất đai, khí hậu, thủy văn,..), tài nguyên rừng, kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển dược liệu tại các địa phương;

- Điều tra các mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp trên các nhóm dạng lập địa chủ yếu, nhằm xác định hiệu quả sử dụng đất và kỹ thuật sử dụng.

c) Phương pháp phỏng vấn, đánh giá nhanh nông thôn (PRA): Tiến hành phỏng vấn trực tiếp, thông qua các lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật các cấp tỉnh, huyện, xã; và những người cung cấp thông tin chủ chốt gồm: người dân, các đại lý thu mua dược liệu, các thầy thuốc y học cổ truyền ở địa phương để thu thập các thông tin và số liệu cần thiết như: Hiệu quả trồng cây dược liệu; tiềm năng phát triển cây dược liệu; các nhu cầu và khả năng cung cấp giống cây dược liệu tại địa phương; thu hái và sơ chế; thị trường tiêu thụ sản phẩm dược liệu; tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội ảnh hưởng tiêu cực tới công tác trồng và phát triển dược liệu.

4.2.3. Phương pháp chồng xếp bản đồ GIS

a) Sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS, chồng ghép các loại bản đồ thành phần để xác định và khoanh vẽ ranh giới các dạng lập địa theo nguyên lý tổng hợp các nhân tố cấu thành nên đơn vị đất đai (dạng lập địa) và cấp tiềm năng (nhóm dạng lập địa):

- Dạng lập địa, được tổng hợp bởi 5 yếu tố cơ bản với cùng một kiểu địa hình, một cấp địa thế, một loại đất và cùng kiểu nền vật chất hay một loại đá mẹ, cùng độ dày tầng đất và một số đặc trưng tương tự về kết cấu tầng đất và là đơn vị cuối cùng và cũng là đơn vị cơ sở trong hệ thống phân chia điều kiện lập địa. Các nhân tố này liên hệ mật thiết với nhau phản ánh điều kiện tự nhiên trung thực nhất và là căn cứ xác định mức độ kinh doanh lợi dụng hợp lý đất đai.

- Nhóm dạng lập địa là đơn vị trên dạng lập địa trong hệ thống phân loại, là tập hợp những dạng lập địa có đặc điểm, tính chất tương tự nhau, là phạm vi địa hình rộng lớn cơ bản đồng nhất về một số yếu tố cơ bản bên trong. Nhóm dạng lập địa sẽ được xác định một hướng kinh doanh sử dụng đất đai hay đưa ra một tập hợp cây dược liệu nhất định.

b) Sử dụng công nghệ GIS với các phần mềm chuyên dụng MapInfo, ArcView, Arc/Info...để số hóa và biên tập bản đồ các loại cấp vùng tỷ lệ 1/250.000. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất và phân tích tổng hợp các thông tin về tài nguyên đất.

4.2.4. Phương pháp đánh giá thích nghi

8

Page 18: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Trên cơ sở đặc tính nhu cầu sinh thái của các loài cây dược liệu và điều kiện tự nhiên của các tiểu vùng sinh thái. Sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu của các yếu tố được chọn để đánh giá mức độ sinh thái của các loài cây dược liệu đối với điều kiện tự nhiên của các tiểu vùng sinh thái.

a) Mức độ thích nghi của các loài cây dược liệu:- Nếu so sánh chỉ tiêu địa hình (độ cao so với mực nước biển) của các tiểu

vùng sinh thái với yêu cầu sinh thái về địa hình (độ cao so với mực nước biển) của các loài cây dược liệu, chênh lệch ở mức:

+ Trong giới hạn được đánh giá là rất thích nghi: S1+ Chênh lệch <100mm được đánh giá là thích nghi: S2+ Chênh lệch từ 100-200mm được đánh giá là ít thích nghi: S3+ Chênh lệch >200mm được đánh giá là không thích nghi: N- Nếu so sánh chỉ tiêu về nhóm loại đất (chính, phụ) của các tiểu vùng

sinh thái với yêu cầu sinh thái về nhóm loại đất (chính, phụ) của các loài cây dược liệu, chênh lệch ở mức:

+ Trùng với từ 02 nhóm loại đất (chính, phụ) trở lên, đất không có hạn chế đáng kể khi thực hiện canh tác được đánh giá là rất thích nghi: S1;

+ Trùng với 01 nhóm loại đất (chính, phụ), nhưng có hạn chế nhất định làm giảm năng suất cây trồng được đánh giá là thích nghi: S2;

+ Không trùng với nhóm loại đất (chính, phụ), có hạn chế đáng kể làm giảm mạnh năng suất cây trồng được đánh giá là ít thích nghi: S3;

+ Khác biệt lớn về đặc điểm đất đai đối với yêu cầu sinh thâí của loài cây dược liệu được đánh giá là không thích nghi: N;

- Nếu so sánh chỉ tiêu về độ dốc của các loài cây dược liệu chênh lệch ở mức:

+ Trong giới hạn được đánh giá là rất thích nghi: S1+ Chênh lệch 10o đánh rá là thích nghi: S2+ Chênh lệch 15o đánh giá là ít thích nghi: S3+ Chênh lệch 20o đánh giá là không thích nghi: N- Nếu so sánh chỉ tiêu độ dày tầng đất của các loài cây dược liệu chênh

lệch ở mức:+ Trong gới hạn được đánh giá là rất thích nghi: S1+ Chênh lệch 10 cm được đánh giá là thích nghi: S2+ Chênh lệch 15 cm được đánh giá là ít thích nghi: S3+ Chênh lệch 20 cm được đánh giá là không thích nghi; N

9

Page 19: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

b) Xây dựng hệ thống cho điểm:Để đánh giá thích nghi sinh thái, chúng tôi đã sử dụng phương pháp ma

trận và cho điểm các mức thích nghi của từng loài cây dược liệu. Cụ thể như sau: - Trong 06 chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá thích nghi, có 05 chỉ tiêu (đai cao

địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất mặt, thành phần cơ giới, đá lẫn, đã lộ đầu) được đánh giá theo mức sau:

+ Rất thích nghi: 4 điểm;+ Thích nghi: 3 điểm;+ Ít thích nghi: 2 điểm;+ Không thích nghi: 0-1 điểm ;- Riêng chỉ tiêu về nhóm loại đất được đánh giá theo mức sau: + Rất thích nghi: 7-8 điểm; + Thích nghi: 4 - 6 điểm; + Ít thích nghi: 2-3 điểm; + Không thích nghi: 0-1 điểm;Để tính khoảng cách giữa các hạng, ta vận dụng công thức tính khoảng

cách điểm sau:M= (Dmax – Dmin)/N

Trong đó: M : Khoảng cách điểm giữa các hạngDmax: Điểm đánh giá chung cao nhấtDmin: Điểm đánh giá chung thấp nhấtN : Số cấp thích nghiÁp dụng công thức ta có M= 7; Như vậy, cấp hạng đánh giá thích nghi sẽ

được phân cấp như sau: + Rất thích nghi: 22-26 điểm; + Thích nghi: 15-21 điểm; + Ít thích nghi: 8-14 điểm; + Không thích nghi: 0-7 điểm.

10

Page 20: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

4.2.5. Phương pháp chuyên gia

a) Dựa trên kiến thức chuyên gia về quy hoạch phát triển dược liệu; các cơ sở khoa học và thực tiễn và kết hợp với ý kiến tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý để xây dựng phương án qui hoạch.

b) Thông qua hội thảo chuyên gia, tập hợp ý kiến các nhà chuyên môn từ các viện nghiên cứu, trường đại học và cán bộ quản lý của các địa phương để có đánh giá khách quan về nội dung quy hoạch và thảo luận và bổ sung chỉnh sửa qui hoạch.

c) Thông qua kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ lập địa xác định điểm tiềm năng (hệ thống thang điểm tiềm năng, tính điểm tiềm năng cho mỗi điểm lập địa, xác định cấp tiềm năng cho mỗi điểm lập địa); xây dựng bản đồ phân vùng tiềm năng lập địa và đánh giá tiềm năng lập địa theo các vùng sinh thái lâm nghiệp và toàn tỉnh.

11

Page 21: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

PHẦN I

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC NGUỒN LỰC

LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU

I. CÁC YẾU TỐ VỀ TỰ NHIÊN

1.1.Vị trí địa lý

Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi là Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước và Nông Sơn; 9 huyện, thành đồng bằng: thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh; Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406 km2.

Quảng Nam có vị trí rất quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung bộ, nằm trên các trục lộ giao thông quan trọng (đường sắt, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14) nối liền Quảng Nam với các tỉnh phía Bắc, phía Nam và các tỉnh Tây Nguyên. Quảng Nam còn có sân bay Chu Lai, đặc biệt là cảng biển Kỳ Hà, một vị trí cảng quan trọng trong khu vực. Phía Bắc giáp Thành phố Đà Nẵng, đô thị lớn nhất Miền Trung. Phía Nam là Khu kinh tế mở Chu Lai nằm kề khu Kinh tế Dung Quất của Quảng Ngãi. Với vị trí địa lý như trên, cùng với các tiềm năng về đất đai, lao động và các nguồn tài nguyên sẵn có, Quảng Nam sẽ là một trong những tỉnh có sức thu hút về vốn đầu tư, khả năng hòa nhập vào thị trường trong nước và quốc tế là rất lớn.

1.2. Địa hình

- Địa hình núi cao, có độ cao trên 1.000 m: Bao gồm những dãy núi cao độ dốc lớn bao bọc toàn bộ phía Tây của tỉnh. Độ dốc phổ biến từ cấp IV đến cấp VIII. Các loại đất chính là đất đỏ vàng trên đá mác ma axit và đất mùn vàng đỏ trên đá mác ma axit. Dạng địa hình này có độ che phủ lớn do đa số diện tích là đất rừng nên quá trình xói mòn rửa trôi diễn ra chậm, một số nơi được tích lũy mùn. Tuy nhiên do nguồn gốc địa chất và đặc điểm phong hóa nên đa số diện tích đất có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu.

12

Page 22: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Địa hình này gồm các huyện miền núi phía Tây như: Đông Giang, Tây Giang, Nam giang, Bắc Trà My, Nam Trà My…

- Địa hình núi trung bình, có độ cao 500–1.000 m: Loại địa hình này phân bố kế tiếp địa hình núi cao. Tập trung nhiều ở huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành. Đất phân bố trên địa hình này là đất đỏ vàng trên đá mác ma axít. Dạng địa hình này có độ che phủ khá do đa số diện tích là đất rừng nên quá trình xói mòn rửa trôi diễn ra ít mãnh liệt. Tuy nhiên do nguồn gốc địa chất và đặc điểm phong hóa nên đa số diện tích đất có đá lẫn và đá lộ đầu, tầng trung bình.

- Địa hình núi thấp: Phân bố thành dãy hẹp. Tập trung nhiều ở huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành. Đất phân bố trên địa hình này là đất đỏ vàng trên đá trầm tích, biến chất và đá mác ma axít. Dạng địa hình này có độ che phủ thấp do đa số diện tích là đất trống đồi núi trọc nên quá trình xói mòn rửa trôi diễn ra mạnh, đa số diện tích đất có đá lẫn và đá lộ đầu, tầng trung bình và mỏng.

- Địa hình đồi thoải: Đây là dạng địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi cao. Địa hình chia cắt nhẹ, gồm các đồi gò lượn sóng. Các đất phân bố trên dạng địa hình này là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất nâu vàng trên phù sa cổ, và các loại đất xám. Do được khai thác sử dụng sớm nên đất gò đồi đã có sự biến đổi sâu sắc. Quá trình thoái hóa đất trở nên mãnh liệt ở những nơi đất canh tác không hợp lý, trên đất trống đồi núi trọc. Hậu quả đất trở nên bạc màu, độ phì nhiêu giảm, tầng đất canh tác giảm, chi phí cải tạo đất và đầu tư phân bón rất cao. Tập trung nhiều ở huyện Hiệp Đức, Núi Thành, Tiên Phước, Thăng Bình.

- Địa hình đồng bằng: Địa hình bằng phẳng xen kẽ có các gò, đồi rải rác. Độ dốc nhỏ, hướng dốc từ Tây sang Đông. Đất đai chủ yếu là các loại đất phù sa chưa biến đổi hoặc biến đổi mạnh, độ phì nhiêu khá. Đây là vùng đất trù phú và thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Tập trung nhiều ở phía Đông các huyện Tiên Phước, Núi Thành, Tiên Phước, và phần lớn các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Thành phố Tam Kỳ, Thành phố Hội An.

1.3. Khí hậu thời tiết

Quảng Nam chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng khí hậu đại dương. Theo ghi nhận tại 2 trạm Tam Kỳ, Trà My trong 10 năm gần đây, những đặc trưng chủ yếu là:

13

Page 23: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Tổng lượng bức xạ hàng năm 140-150 Kcal/cm2. Nền nhiệt độ khá cao và ít biến động. Tổng tích ôn trong năm trên 9.0000 C (Cao hơn đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ).

- Nhiệt độ cao đều quanh năm: bình quân 25-260C, nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5,6,7 và 8. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 29,50 C (Tam Kỳ). Nhiệt độ thấp vào các tháng 12, tháng 1, 2 năm sau (khoảng 20 – 210C). Biên độ ngày đêm trung bình 5-80C.

- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực. Lượng mưa trung bình năm dao động khá lớn giữa các vùng trong tỉnh. Vùng ven biển có lượng mưa thấp hơn, số ngày mưa ít, lượng mưa trung bình từ 2.000 – 2.700mm/năm (trạm Tam Kỳ). Vùng núi lượng mưa trung bình đều trên 3.200mm/năm, cao nhất là 3.900 mmm.

- Độ ẩm: Trung bình 80-85% .

- Bốc hơi: Trung bình tại Tam Kỳ là 1800mm/năm và cao nhất là 2.200 mm/năm. Các tỉnh miền núi lượng bốc hơi thấp hơn, khoảng 1.400 – 1.800 mm/năm.

- Gió: Quảng Nam chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính: Gió mùa mùa đông thịnh hành vào tháng 1 theo hướng Bắc - Đông Bắc, gió mùa mùa hạ thịnh hành vào tháng 7 với hướng gió chính là Đông - Đông Nam. Ngoài ra còn xuất hiện gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 và gió Tây khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8. Hàng năm chịu ảnh hưởng 3 - 5 cơn bão. Bão thường tập trung chủ yếu vào 3 tháng: Tháng 9, tháng 10 và tháng 11, lớn nhất là tháng 10 chiếm trên 40% tổng số cơn bão đổ bộ vào từ tháng 6 đến tháng 12. Tuy nhiên cũng có năm bão sớm vào tháng 5 hoặc tháng 6, hoặc có năm bão muộn vào tháng 12.

- Nắng: Số giờ nắng trung bình 2000h/năm tại Tam Kỳ và 1.800h/năm tại Nam Trà My, tháng 11 và 12 ít nắng nhất.

- Bão: Bão và áp thấp đổ bộ vào Quảng Nam nhiều hơn các tỉnh Duyên hải Nam trung bộ. Điều kiện khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến quá trình hình thành và biến đổi đất ở tỉnh Quảng Nam ở các khía cạnh:

- Nhiệt độ ấm nóng quanh năm, thời gian nắng kéo dài ảnh hưởng tới quá trình phong hóa của đá mẹ và quá trình khoáng hóa trong đất. Cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú. Năng suất cao trong các mùa vụ. Quảng Nam có một số địa phương như Đại Lộc, Điện Bàn năng suất lúa rất cao, cao nhất so với cả nước.

- Về mùa mưa, đặc biệt trong giai đoạn mưa lớn và tập trung tình trạng xói mòn rửa trôi đất xảy ra mãnh liệt trên các đất có độ che phủ thấp và có độ

14

Page 24: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

dốc lớn. Đất đỏ vàng, đất xám bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá bị ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa và thời gian mưa. Mùa mưa hầu như các loại đất phù sa ở hạ lưu các sông ở Quảng Nam đều bị ngập lụt. Có năm hậu quả lũ lụt ở Quảng Nam rất trầm trọng. Điều này gây trở ngại cho việc bố trí cơ cấu mùa vụ và hoạt động sản xuất của con người, tuy nhiên mặt tích cực của hiện tượng lũ lụt là đất đai trở nên màu mỡ, ít sâu bệnh, chế độ luân canh cây trồng trở nên phong phú.

- Chế độ nhiệt có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phong hóa và các quá trình mùn hóa, khoáng hóa của đất. Đất ở vùng núi cao Quảng Nam quá trình mùn hóa thuận lợi, tỷ lệ C/N thường lớn hơn 10. Đất ở vùng bằng thấp quá trình khoáng hóa diễn ra mãnh liệt, tỷ lệ C/N khoảng 7-10. Yếu tố bất lợi về thời tiết trên lại là yếu tố tích cực để nâng cao chất lượng nông sản do cây trồng tích lũy về chất thuận lợi hơn. Quảng Nam có các nông sản nổi tiếng như lúa Đại Lộc, quế Trà My.

- Nhiệt độ ấm nóng quanh năm, thời gian nắng kéo dài ảnh hưởng tới quá trình phong hóa của đá mẹ và quá trình khoáng hóa trong đất. Cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú. Năng suất cao trong các mùa vụ.

- Trong mùa mưa, đặc biệt trong giai đoạn mưa lớn và tập trung, tình trạng xói mòn rửa trôi đất xảy ra mãnh liệt trên các đất có độ che phủ thấp và có độ dốc lớn. Đất đỏ vàng, đất xám bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá bị ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa và thời gian mưa. Mùa mưa hầu như các loại đất phù sa ở hạ lưu các sông ở Quảng Nam đều bị ngập lụt. Điều này gây trở ngại cho việc bố trí cơ cấu mùa vụ và hoạt động sản xuất của con người, tuy nhiên mặt tích cực của hiện tượng lũ lụt là đất đai trở nên màu mỡ, ít sâu bệnh.

- Nắng nóng và những trường hợp khí hậu thời tiết thay đổi đột ngột có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phong hóa và các quá trình mùn hóa, khoáng hóa của đất. Đất ở vùng núi cao Quảng Nam quá trình mùn hóa thuận lợi, tỷ lệ C/N thường lớn hơn 10. Đất ở vùng bằng thấp quá trình khoáng hóa diễn ra mãnh liệt, tỷ lệ C/N khoảng 7-10. Yếu tố bất lợi về thời tiết trên lại là yếu tố tích cực để nâng cao chất lượng nông sản do cây trồng tích lũy về chất thuận lợi hơn. Quảng Nam có các nông sản nổi tiếng là lúa Đại Lộc, khoai lang Thăng Bình, Quế Trà My.

1.4. Thủy văn, thủy lợi

Tài nguyên nước mặt Quảng Nam có mạng lưới sông ngòi khá phong phú, mật độ sông suối dày đặc, vùng núi mật độ 0,8-1,5km/km2 và vùng đồng bằng ven biển khoảng dưới 1,0km/km2. Phần lớn nằm trong ranh giới hành chính.

15

Page 25: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Tổng lượng dòng chảy tính theo đầu người vào loại cao, bình quân 9.500m3/người/năm, so với cả nước là 13.000m3/người/năm và thế giới là 12.000 m3/người/năm.

Toàn tỉnh có 3 hệ thống sông chính là:

- Hệ thống sông Vu Gia chảy ra cửa Đà Nẵng: Diện tích lưu vực 5.500 km2.

- Hệ thống sông Thu Bồn chảy ra cửa Hội An: diện tích lưu vực 3.825 km2.

- Hệ thống sông Tam Kỳ và sông Trầu chảy ra cửa Lở và cửa An Hoà: Diện tích lưu vực 800 km2. Sông Thu Bồn và sông Vu Gia ở hạ lưu có sự trao đổi qua lại nên có một số tài liệu gọi chung là hệ thống sông Thu Bồn. Đây là hệ thống sông lớn nhất miền Trung, diện tích lưu vực chiếm gần 86% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Ngoại trừ các sông lớn, phần lớn các sông suối về mùa khô thường cạn kiệt. Tổng lưu lượng dòng chảy kiệt chỉ chiếm 12-15% dòng chảy năm. Đặc biệt trong 3 tháng (4,5,6) của mùa hè, chỉ chiếm 7%. Vì vậy vụ Hè - Thu rất khó khai thác nước từ các dòng sông để tưới phục vụ sản xuất. Các sông suối nhỏ Do được bắt nguồn từ vùng núi có độ che phủ lớn nên các sông suối nhỏ ở huyện miền núi phía Tây thường xuyên có nước phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống. Ngược lại các sông suối nhỏ ở các huyện phía Đông tuy dòng chảy lớn hơn, lưu vực lớn hơn nhưng chỉ có nước về mùa mưa, do được bắt nguồn từ vùng đất gò đồi có độ che phủ thấp. Hệ thống sông suối ở Quảng Nam đa số thường bị nhiễm mặn vào mùa khô, đặc biệt là hệ thống sông Trường Giang, sông Tam Kỳ. Có năm nước mặn xâm nhập qua cửa sông tới trên 10 Km, gây khó khăn rất lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Với chế độ thủy văn như vậy nên nguồn nước tưới đáp ứng, diện tích đất nông nghiệp tăng. Qúa trình xói mòn rửa trôi diễn ra chậm, quá trình glây hóa diễn ra nhanh trong những đất ngập nước.

1.5. Tài nguyên nước ngầm

Các kết quả điều tra khảo sát đến nay cho thấy nguồn nước ngầm ở Quảng Nam khá phong phú, có trữ lượng và chất lượng tốt. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh qui mô còn quá nhỏ, phục vụ cho sinh hoạt là chính, sử dụng cho công nghiệp và nông nghiệp chưa đáng kể. Dự báo tiềm năng nước ngầm trên các khu vực như sau: Vùng đồng bằng tổng lượng nước ngầm tồn tại khoảng 3.540.000m3. Trừ diện tích chứa nước dưới đất bị nhiễm mặn thì trữ lượng nước ngầm khoảng trên 3 triệu m3. Ngoài tính chất phân bố và trữ lượng cũng cần phải xem xét thêm độ sâu xuất hiện mực nước ngầm.

Theo kết quả khảo sát của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam: các vùng đồng bằng ven biển phần lớn có mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 3-4m chiếm

16

Page 26: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

40%; từ 0,5-1m chiếm 10%; 1-2m chiếm 30% và từ 2-4m chiếm khoảng 20% diện tích khảo sát. Ở miền núi trữ lượng nước ngầm và độ sâu xuất hiện chưa được điều tra kỹ. Nhìn chung trữ lượng nước ngầm ở Quảng Nam tuy lớn, nhưng chưa được khai thác sử dụng bao nhiêu. Một số nơi ở Thăng Bình, Đại lộc đã khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhưng quy mô không lớn.

1.6. Hải văn - Dòng chảy

Theo quy luật trong vùng hướng dòng chảy thường đi về phía Nam, tốc độ trung bình 30 - 40cm/s, tốc độ cực đại là 70 - 80cm/s (tháng 12 đến tháng 2). Tốc độ dòng chảy tầng đáy nhỏ hơn tầng mặt. Dòng chảy mùa Đông: Hướng dòng đi về phía Đông Nam, tốc độ trung bình dòng chảy tầng mặt là 20 -30cm/s, tầng đáy là 20cm/s, tốc độ cực đại là 80-90cm/s. Dòng chảy mùa hè: Tốc độ trung bình 40cm/s, tốc độ cực đại là 90cm/s (tháng 12 đến tháng 2). Tốc độ dòng chảy tầng đáy nhỏ hơn tầng mặt. Tốc độ trung bình dòng chảy tầng mặt là 30-40cm/s, tầng đáy là 30cm/s, tốc độ cực đại là 80-90cm/s. Dòng chảy của nước biển như vậy kết hợp với chế độ gió đã tạo nên hiện tượng cát bồi ven biển chắn các cửa sông.

Ngoài cửa các sông lớn không bị chắn, các sông nhỏ trước khi đổ ra biển đều phải chuyển hướng dòng chảy theo hướng Bắc-Nam. Điển hình là sông Trường Giang bị chắn ngoài là dải cát biển, chạy dọc theo bờ biển từ Thăng Bình qua Tam Kỳ đến Núi Thành. Hiện tượng trên có tác dụng 2 mặt: Mặt tích cực là có một lượng nước ngọt lớn cung cấp cho sản xuất đời sồng suốt dải đất có tiềm năng nông nghiệp của các huyện từ Thăng Bình đến Núi Thành. Ngăn ảnh hưởng xấu của nước biển. Mặt trái là: Do hướng dòng chảy bị thay đổi, cửa sông bị chắn cát nên về mùa lũ không thoát nước kịp gây úng lụt nhiều nơi.

1.7. Tài nguyên đất đai

Theo số liệu thống kê của tỉnh Quảng Nam, tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam năm 2015 là 1.057.474 ha trong đó: sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 880.689 ha, chiếm 83,29%; sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp là 90.993 ha chiếm 8,6 %; đất chưa sử dụng còn 85.792 ha chiếm 8,11% diện tích tự nhiên.

Theo kết quả điều tra, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Quảng Nam, gồm có 10 nhóm đất chính, với 68 loại đất:

17

Page 27: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Bảng 01: Phân loại đất tỉnh Quảng Nam

ID Tên đất Ký hiệu Diện tích Tỷ lệ

I Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển C 23.846 2,292 Cồn cát trắng Cc 13.758 1,325 Đất cát biển C 10.088 0,97II Nhóm đất mặn M 22.341 2,158 Đất mặn sú vẹt đước Mm 1.137 0,119 Đất mặn nhiều Mn 12.179 1,17

10 Đất mặn ít và trung bình M 9.025 0,87III Nhóm đất phèn S 1.730 0,1715 Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn Sp2M 1.119 0,1116 Đất phèn tiềm tàng nông Sp1 611 0,06IV Nhóm đất phù sa P 65.190 6,2623 Đất phù sa được bồi chua Pbc 25.228 2,4225 Đất phù sa không được bồi chua Pc 3.015 0,2926 Đất phù sa gley Pg 10.430 1,0027 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 10.920 1,0528 Đất phù sa úng nước Pj 158 0,0229 Đất phù sa ngòi suối Py 14.899 1,4330 Đất phù sa trên nền đất cát biển P/C 540 0,05VI Nhóm đất xám và bạc màu X; B 38.994 3,7535 Đất xám trên phù sa cổ X 21.713 2,0936 Đất xám trên trên Macma axit và đá cát Xa 14.211 1,3737 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 2.767 0,2738 Đất xám bạc màu trên đá macma axit và đá cát Ba 303 0,03

VIII Nhóm đất đen R 168 0,0247 Đất đen cacbonat Rv 168 0,02IX Nhóm đất đỏ vàng F 748.385 1,9151 Đất nâu tím trên đá sét màu tím Fe 21.759 2,0952 Đất nâu đỏ trên đá Bazan Fk 2.707 0,2654 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 2.544 0,2455 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 309.183 29,7156 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 298.049 28,6457 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 85.755 8,2458 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 25.577 2,4659 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 2.811 0,27X Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi H 101.541 9,7662 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất Hs 26.592 2,5663 Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit Ha 70.361 6,7664 Đất mùn vàng đỏ trên đá cát Hq 4.588 0,44XII Nhóm đất thung lũng D 10.955 1,05

18

Page 28: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

ID Tên đất Ký hiệu Diện tích Tỷ lệ

67 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 10.955 1,05XIII Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá E 3.923 0,3868 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 3.923 0,38

Cộng 1.017.073 97,73

Sông suối, đất khác Diện tích tự nhiên

23.6101.040.683

2,27100

(Nguồn: Bản đồ Đất năm 2004, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung)

1.7.1. Nhóm đất cát

a. Diện tích: 23.846 ha, chiếm 2,29% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.

b. Phân bố

Đất cát biển gặp nhiều ở vùng ven biển thuộc các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên, Thành phố Hội An, Điện bàn, Quế Sơn và một ít ở Đại Lộc, Hiệp Đức, Thành phố Tam Kỳ.

c. Điều kiện hình thành

Đất cát biển ở Quảng Nam được tạo thành từ các trầm tích biển, và các trầm tích sông biển. Số ít hình thành từ các sản phẩm dốc tụ, lũ tích, từ sự phá hủy các đá giàu thạch anh như granit, quartzit, cát kết... (các huyện miền núi).

Đất cát biển ở Quảng Nam có cấu tạo phẫu diện kiểu AB hoặc ABC, tầng B bị biến đối theo hướng tích lũy sắt. Căn cứ vào đặc điểm phát sinh đất cát biển được phân thành các đơn vị sau:

+ Đất cồn cát, cát trắng vàng

+ Đất cát biển.

1.7.2. Nhóm đất mặn

a. Diện tích: 22.341 ha, chiếm 2,15% tổng diện tích tự nhiên.

b. Phân bố: Huyện Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên, Thành phố Tam Kỳ, Thành phố Hội An.

c. Điều kiện hình thành

Đất mặn hình thành do sản phẩm phù sa sông, trầm tích sông biển, trầm tích biển… bị ngập nước mặn, hoặc bị nhiễm mặn do nước ngầm nhiễm mặn.

19

Page 29: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Nhóm đất mặn có 3 đơn vị phân loại là: Đất mặn ít và trung bình; đất mặn nhiều và đất mặn sú vẹt.

d. Tính chất chung

- Thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, chủ yếu đất có thành phần cơ giới trung bình. Đất có kết cấu kém hoặc không có kết cấu do ngập nước.

- Đất có phản ứng hơi chua, hoặc trung tính, độ no bazơ > 50% trong đó chủ yếu trên 70%.

- Dung tích hấp thu của đất trung bình và thấp, CEC đa số < 10lđl/100g đất.

- Tỷ lệ tỷ lệ mùn cao, chủ yếu > 1,0%. Tỷ lệ N tổng số ở mức trung bình, phần lớn là > 0.1% N.

- Lân tổng số và dễ tiêu thấp, P2O5 % biến động 0,05 -0,10%, P2O5 dễ tiêu thay đổi từ 5-15 mg/100 g đất, chủ yếu <10mg/100g đất.

- Kali tổng số và trao đổi rất thấp, K2O<0,5%, K2O trao đổi <5mg/100g đất

Như vậy, tỷ lệ mùn của đất mặn khá, các chỉ tiêu khác của đất thấp.

e. Khả năng sử dụng

Đối với đất mặn ít và trung bình: Đất có thể sử dụng để trồng cói, lúa nước. Tuy nhiên biện pháp thủy lợi và phân bón phải được coi trọng đặc biệt khi sử dụng để trồng lúa nước.

Đối với đất mặn nhiều và mặn sú vẹt: Có thể nuôi tôm sú, làm muối. Tuy nhiên biện pháp thủy lợi, cải tạo đất phải được coi trọng.

1.7.3. Nhóm đất phèn

a. Diện tích: 1.730 ha, chiếm 0,17% tổng diện tích tự nhiên.

b. Phân bố: Huyện Núi Thành, Thăng Bình, Điện Bàn và một ít ở Thành phố Tam Kỳ, Thành phố Hội An.

c. Điều kiện hình thành

Đất phèn hình thành trên nền trầm tích sông biển, trầm tích biển… trên rừng ngập mặn ven biển (chủ yếu là sú vẹt, đước, bần…).

Nhóm đất phèn có 2 đơn vị phân loại là: Đất phèn tiềm tàng sâu mặn và Đất phèn tiềm tầng nông.

d. Khả năng sử dụng: Đất có thể sử dụng để trồng rừng ven biển hoặc nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm, sú). Đất phèn hiện tại chưa được khai thác sử

20

Page 30: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

dụng bao nhiêu. Một số diện tích ở Núi Thành, Thăng Bình còn bỏ hóa do rất thiếu nước ngọt.

1.7.4. Nhóm đất phù sa

a. Diện tích: 65.190 ha, chiếm 6,26% tổng diện tích tự nhiên.

b. Phân bố: Ở tất cả các huyện trong tỉnh trừ huyện Nam Trà My.

c. Điều kiện hình thành: Đất phù sa ở các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam được tạo thành do quá trình lắng đọng phù sa của các sông. Đối với các huyện miền núi hình thành trên các vật liệu phù sa và được bổ sung bởi các sản phẩm dốc tụ hay lũ tích. Các hệ thống sông ở Quảng Nam không có đê bao nên các trận lũ, nước sông ngập hết đồng ruộng. Đây là nguồn dinh dưỡng quý giá bổ sung cho đất. Nhóm đất phù sa chia thành 5 đơn vị là:

- Đất phù sa được bồi chua

- Đất phù sa không được bồi chua

- Đất phù sa gley

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng

- Đất phù sa úng nước

- Đất phù sa ngòi suối

- Đất phù sa trên nền đất cát biển

1.7.5. Nhóm đất xám

a.Diện tích: 38.994 ha, chiếm 3,75% diện tích tự nhiên của tỉnh.

b. Phân bố: Đất xám được phân bố ở tất cả các huyện trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ đồng bằng ven biển đến các huyện miền núi. Nhiều nhất ở các huyện Thăng Bình, Quế sơn, Nam Giang, Duy Xuyên, thành phố Tam Kỳ, Đại Lộc.

c. Điều kiện hình thành:

Đất hình thành phát triển trên các loại đá mẹ mẫu chất khác nhau trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, khoáng sét đã bị biến đổi, có quá trình rửa trôi sét và các cation kiềm tạo cho đất có tầng tích tụ sét. Đất có màu xám chủ đạo.

Nhóm đất xám có 4 đơn vị là:

- Đất xám trên phù sa cổ;

- Đất xám trên đá macma axit;

21

Page 31: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ;

- Đất xám bạc màu trên đá macma axit.

1.7.6. Nhóm đất đỏ vàng

a. Diện tích: 748.385 ha, chiếm 71,91% diện tích tự nhiên của tỉnh.

b. Phân bố: Trừ thành phố Hội An và huyện Điện Bàn, còn lại đất đỏ vàng được phân bố ở tất cả các địa phương trong tỉnh.

c. Điều kiện hình thành

Đất hình thành phát triển trên các loại đá mẹ mẫu chất khác nhau trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, quá trình rửa trôi diễn ra mãnh liệt, dẫn đến tích lũy sắt, nhôm…

Đất có màu đỏ vàng, vàng đỏ, vàng nhạt tùy thuộc mức độ tích lũy sắt, nhôm và các khoáng vật trong đá mẹ.

Đất đỏ vàng được chia thành các đơn vị sau:

- Đất nâu tím trên đá sét;

- Đất nâu đỏ trên đá bazan;

- Đất đỏ nâu trên đá vôi;

- Đất đỏ vàng trên đá sét;

- Đất đỏ vàng trên đá mác ma axít;

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ;

- Đất vàng nhạt trên đá cát;

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.

1.7.7. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Diện tích 101.541 ha chiếm 9,76% tổng DTTN. Phân bố ở các vùng núi cao>1000m thuộc các huyện Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn và một số địa phương khác. Đất không có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

Đất mùn vàng đỏ trên núi được chia thành các đơn vị sau:

- Đất mùn vàng đỏ trên đá sét;

- Đất mùn vàng đỏ trên đá mác ma a xít;

- Đất mùn vàng nhạt trên đá cát.

22

Page 32: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

1.7.8. Nhóm đất thung lũng

Nhìn chung đất có độ phì tương đối khá, đất chua, địa hình thấp trũng, khóthoát nước. Chủ yếu được sử dụng trồng cây hàng năm như lúa màu, cây lương thực.

a. Diện tích: 10.955 ha, chiếm 1,05% tổng diện tích tự nhiên.

b. Phân bố: Tập trung chủ yếu ở huyện Tiên Phước, Duy Xuyên, Thành phố Tam Kỳ.

c. Tính chất lý hóa học của đất

- Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất có kết cấu cục, tảng. Phản ứng của đất chua đến ít chua pHKCl từ 5,0 - 5,5.

- Độ no bazơ trên 60%.

- Dung tích hấp thu từ trung bình đến khá, CEC 15 - 20 lđl/ 100 g đất.

- Tỷ lệ tỷ lệ mùn khá cao, từ 2,0-2,5%. Tỷ lệ đạm tương ứng là từ 0,2% đến 0,3%.

- Lân tổng số nghèo, thường dưới 0,06%, lân dễ tiêu cũng rất nghèo từ 5 - 10 mg/100 g đất.

- Kali tổng số trung bình đến khá thường 1,0 – 1,50%; K2O dễ tiêu nghèo < 10mg/100 g đất.

Nhận xét: Đất có độ phì nhiêu tiềm tàng cao, nhưng còn một số hạn chế sử dụng là đất chua, địa hình thấp trũng, khả năng thoát nước kém, khả năng giữ nước và giữ phân kém.

d. Khả năng sử dụng:

Hầu hết diện tích đất đã được sử dụng để trồng lúa nước, rau màu. Tuy nhiên sản xuất bấp bênh do thường bị lũ quét, lũ ống. Một số nơi ở Thành phố Tam Kỳ, Duy Xuyên nuôi các nước ngọt trên đất dốc tụ cho hiệu quả kinh tế cao.

1.7.9. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

Diện tích 3.923 ha chiếm 0,38% tập trung rải rác ở các địa phương.

Đất hình thành là kết quả của quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, tầng đất mặt hầu như không còn. Đất ít có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chủ yếu sử dụng để khai thác vật liệu xây dựng và khoanh nuôi tái sinh rừng.

23

Page 33: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

1.8. Tài nguyên cây dược liệu

Từ 5/1979 đến năm 10/1983 tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã phối hợp với Viện dược liệu và Trường đại học Dược Hà Nội, tiến hành điều tra dược liệu trên diện rộng tại nhiều huyện, thị của tỉnh. Sau khi chia tách, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành y tế đánh giá lại nguồn tài nguyên này một cách đầy đủ để từ đó làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch và qui hoạch, bảo tồn phát triển, khai thác, nuôi trồng cây con làm thuốc góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Với sự phối hợp và giúp đỡ của Viện dược liệu - Bộ Y tế, trong hai năm 2002 - 2003 đã điều tra và lập danh lục, xác định được tên khoa học đến loài với 832 loài (từ năm 1979 - 1983 ≈ trên 600 loài). Riêng cây Ba kích không phải là cây dược liệu mới nhưng đây là cây dược liệu quí lần đầu tiên ghi nhận được ở miền Quảng Nam (ở rừng Coong zơng, thôn A rấh, xã Lăng, huyện Tây Giang) hiện người dân đã phát hiện thêm ở 03 xã A Tiêng, A Nông, Bhaa Lê.

Những cây dược liệu quí hiếm khác của Quảng Nam mà nhiều người, đặc biệt là những nhà khoa học chuyên ngành đã biết và đặc biệt quan tâm như: Đẳng sâm, Bạc hà, Giảo cổ lam, Nghệ, Sa nhân, Đinh lăng và Hoài sơn.

Trong số 832 loài đã xác định được tên khoa hoc và phần bố tự nhiên ở các huyện như sau:

Bảng 02: Số lượng cây dược liệu được phát hiện tại các huyệnTT Huyện Số lượng cây dược liệu

1 Đông Giang 695

2 Hiệp Đức 621

3 Nam Giang 684

4 Phước Sơn 660

5 Tiên Phước 643

6 Trà My 710

(Nguồn: Đề án “Cơ chế khuyến khích và bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2020”)

Quảng Nam có các vùng tiểu địa hình và khí hậu khá đa dạng, nên trong thành phần các loài cây dược liệu phát hiện cũng hội tụ đủ các yếu tố thực vật của các vùng:

24

Page 34: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Vùng núi cao Ngọc Linh (Trà My), vùng rừng Nước Lon, rừng Daksnam (Phước Sơn), vùng Ađuôl (Tây Giang), rừng Ta Um (Nam Giang),…do có độ cao từ 1800m trở lên, nên ở đây đã phát hiện thấy nhiều cây dược liệu quý hết sức độc đáo: Sâm Ngọc Linh, Ba kích, Đẳng sâm, Dầu nóng, Ngân đằng, Ngũ vị tử, Dương đào, Cẩu tích, Giảo cổ lam,… Tất cả những cây dược liệu này, ngoài các tỉnh vùng núi phía Bắc, đối với miền Nam, Quảng Nam là nơi duy nhất hội tụ các cây dược liệu cận nhiệt đới trên.

- Vùng núi trung bình: kiểu địa hình này chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ 4 huyện miền núi kể trên. Trong thành phần của thảm thực vật ở đây cây dược liệu chiếm một vị trí quan trọng. Có thể nói toàn bộ các loài Sa nhân, Vàng đắng, Thủy xương bồ, Nga truật, Râu hùm,… đều tập trung ở đây với trữ lượng lớn.

- Vùng núi thấp và trung du cũng chiếm một diện tích lớn ở huyện Tiên Phước, Hiệp Đức và một phần của 4 huyện miền núi cao. Cây dược liệu ở đây thường có mức độ đa dạng về số lượng loài, do có sự còn sót lại của vùng rừng nguyên sinh cộng với cây du nhập ưa sáng. Điển hình có các loài Sa nhân, Thổ phục linh, Đa đa, Trầm bầu, Chổi xuể,...

- Vùng đồng bằng ven biển: có một số cây dược liệu tiềm năng như: Đinh lăng, Nghệ, Cà gai leo, Mạn kinh biển, Sa sâm nam, Dành dành,…

Tổng số 832 loài cây dược liệu đã phát hiện, có tới 3/4 loài là những cây dược liệu mọc tự nhiên trong các quần xã rừng, đồi, nương rẫy và quanh làng bản. Số cây trồng thuộc nhóm cây ăn quả, cây lương thực, cây làm rau và cây cảnh có bộ phận được dùng làm thuốc chỉ có khoản trên 100 loài. Tại một số gia đình hay vườn thuốc mẫu ở các Trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã có trồng một số loài như: Xạ can, Đinh lăng, Nghệ, Bạc hà, Hương nhu, sả, Tía tô, Kinh giới, … chủ yếu để sử dụng tại chỗ trong phạm vi gia đình hoặc để làm mẫu.

Qua nghiên cứu của Viện Dược liệu cũng cho thấy Quảng Nam có 36 loài cây dược liệu có tên trong “Sách đỏ Việt Nam”, trong đó đáng lưu ý là: Sâm Ngọc Linh, Đẳng sâm, Bạc hà, Giảo cổ lam, Nghệ, Sa nhân và Hoài sơn....

Đánh giá chung: Tóm lại, Quảng Nam là nơi có nhiều cây dược liệu quí cần được bảo tồn và phát triển . Đây là khu vực hội tụ được đầy đủ và đa dạng các loài cây dược liệu của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

25

Page 35: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

II. CÁC YẾU TỐ VỀ KINH TẾ

2.1. Đặc điểm chung

Phát triển KTXH Quảng Nam năm 2016 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, so với cả nước và trong khu vực có những mặt nổi trội về tăng trưởng kinh tế (GRDP: +14,8%; cả nước dự kiến: +6,3%) và thu ngân sách trên địa bàn (19.450 tỷ đồng, vượt thu 40,5% dự toán); sản xuất công nghiệp tăng vượt bậc, đặc biệt sản xuất và lắp ráp ôtô (IIP: +40,2%; năm 2015: +33%; cả nước: +7,5%); thương mại - dịch vụ tăng trưởng khá (tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: +14%; năm 2015: +16,9%; cả nước: +9,5%); sản xuất nông lâm thủy sản ổn định (giá trị sản xuất giá 2010: +2,4%; năm 2015: +6,5%); bên cạnh đó còn có một số lĩnh vực đạt thấp như huy động vốn đầu tư toàn xã hội (gần 22 nghìn tỷ đồng, +5,5%; năm 2015: +11,5%; cả nước: +9%),CPI năm 2016 dự báo tăng khoảng 7% (năm 2015: +0,5%; cả nước: <5%); Các lĩnh vực xã hội được quan tâm và có những chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh - quốc phòng được tăng cường.

2.2. Về tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2016 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 62.315 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2015 tăng 14,83%. Cụ thể: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (NLTS) đạt 6.466 tỷ đồng, tăng 1,3%; công nghiệp và xây dựng (CN-XD) đạt 26.711 tỷ đồng, tăng 13,44% (trong đó khu vực công nghiệp đạt 24.129 tỷ đồng, tăng 13,95%) so với cùng kỳ; khu vực dịch vụ đạt 16.132 tỷ đồng, tăng 8,58%. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 13.005 tỷ đồng tăng 37,17% so với năm 2015. Trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực NLTS đóng góp 0,15%; khu vực CN-XD đóng góp 5,83%; khu vực dịch vụ đóng góp 2,35%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6,49%.

Cơ cấu kinh tế năm 2016 chuyển dịch giữa các khu vực không thay đổi. Tỷ trọng khu vực Công nghiệp, xây dựng chiếm lớn nhất, đạt 40,15% (trong đó khu vực công nghiệp chiếm 35,82%), giảm 0,74% ; khu vực dịch vụ chiếm 27,53%, giảm 1,26%; khu vực Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 12,05%,giảm 1,34%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 20,27% tổng sản phẩm trên địa bàn và tăng 3,34% so với năm 2015.

GRDP bình quân đầu người đạt trên 53 triệu đồng/người/năm; tăng 6,7 triệu đồng/người so với năm 2015. (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam tháng 12 và năm 2016).

26

Page 36: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

2.3. Sản xuất nông lâm nghiệp

Năm 2016, sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản (NLTS) diễn ra trong điều thời tiết không thuận lợi, các tác nhân như sâu, bệnh xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển cây trồng, con vật nuôi,... Dịch bệnh ở tôm nuôi; giá cả các loại vật tư nông nghiệp tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh bắt thủy sản và hạn chế đến việc đầu tư thâm canh cây trồng, con vật nuôi;...Song, được sự tập trung chỉ đạo của tỉnh và của các cấp, các ngành nên kết quả sản xuất nông, lâm, thủy sản tương đối ổn định, duy trì tốc độ phát triển so với cùng kỳ năm trước. Do đó kết quả cả năm ngành sản xuất nông lâm thủy sản đạt được thấp hơn so với kỳ vọng, dẫn đến tốc độ tăng trưởng (VA) của toàn ngành chỉ đạt mức tăng 1,3% so với 2015. Giá trị sản xuất NLTS năm 2016 (giá so sánh 2010) sơ bộ đạt trên 12,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó: nông nghiệp đạt 7.838 tỷ đồng (+0,9%); lâm nghiệp đạt 942 tỷ đồng (+8%); thuỷ sản đạt 3.535 tỷ đồng (+4,3%). (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam tháng 12 và năm 2016).

2.3.1. Sản xuất nông nghiệp

* Trồng trọt:

Năm 2016 toàn tỉnh gieo trồng được trên 152,2 nghìn ha cây hằng năm so với 2015 giảm hơn 2.100 ha (-1,4%); chủ yếu giảm đối với nhóm cây lương thực (-2.200 ha) trong đó cây lúa (-1.755ha), nguyên nhân do chuyển đổi một số diện tích lúa không hiệu quả sang trồng màu và một phần diện tích chuyển sang làm công trình công cộng: đường cao tốc, đường phục vụ dân sinh,... Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm 2016 sơ bộ đạt gần 500 nghìn tấn, giảm 18,6 nghìn tấn (-3,6%) so với năm 2015, trong đó: lúa đạt 441.741 tấn (- 2,3%; -19.452 tấn; do diện tích giảm cả 2 vụ: -1.755ha); năng suất lúa cả năm đạt khoảng 51 tạ/ha (-1,2 tạ/ha), trong đó vụ Đông Xuân đạt 51 tạ/ha (-4,3 tạ/ha), vụ mùa ước tính đạt 51 tạ/ha (+1,9 tạ/ha). Sản lượng ngô cả năm ước đạt 58.204 tấn (+1,5%; +844 tấn), năng suất tăng 2,3 tạ/ha và diện tích giảm cả 2 vụ (-461 ha). Năng suất các loại cây hàng năm khác năm 2016 ổn định có xu hướng tăng so năm 2015 như: dưa hấu (+10,9 tạ/ha); sắn (+5,5 tạ/ha); Thuốc lá (+0,6 tạ/ha); mè (+0,5 tạ/ha).... (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam tháng 12 và năm 2016).

*Chăn nuôi gia súc, gia cầm:

27

Page 37: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Tính đến nay chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển khá do giá bán sản phẩm chăn nuôi luôn ở mức cao và ổn định, dịch bệnh được khống chế. Theo kết quả điều tra chăn nuôi, đàn trâu cả tỉnh tại thời điểm 01/10/2016 có 69 nghìn con, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2015. Đàn bò có 192,4 nghìn con, (+15%), do chính sách hỗ trợ chăn nuôi bò được triển khai ở nhiều địa phương và giá thịt bò hơi ổn định, người chăn nuôi có lãi. Mô hình nuôi bò nhốt thâm canh kết hợp với vỗ béo đem lại nhiều cái lợi: thu nhập cao nhưng không tốn thời gian chăn dắt, đặc biệt là nuôi bò vỗ béo rất dễ bán, giá cao. Đến nay đã có 9/18 huyện có quy mô đàn bò trên 10 nghìn con, một số huyện có quy mô lớn như: Thăng Bình 22,7 nghìn con, Điện Bàn 21,9 nghìn con; Đại Lộc 19,3 nghìn con; Duy Xuyên 16,8 nghìn con, Phú Ninh 16,2 nghìn con;… Đàn bò lai tiếp tục tăng, hiện có 95,4 nghìn con, tăng 16,7% so với cùng kỳ và chiếm 49% tổng đàn. Đàn lợn cả tỉnh có 475,2 nghìn con, giảm 7,0% so với cùng thời điểm; do tâm lý người nuôi e ngại dịch bệnh mặc dù giá thịt lợn hơi ổn định ở mức cao nên chuyển sang nuôi bò và gia cầm. Chăn nuôi gia cầm phát triển khá do không xảy ra dịch bệnh, tại thời điểm 01/10/2016 đàn gia cầm có gần 6,1 triệu con, tăng 9,2% so với cùng kỳ, trong đó đàn gà có 4,6 triệu con (+8%). Sản lượng thịt hơi các loại năm 2016 ước đạt 53,4 nghìn tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thịt bò (+15,6%); sản lượng thịt lợn (+2,1%); sản lượng thịt gia cầm đạt 10,3 nghìn tấn (+17%); lượng trứng gia cầm các loại đạt 168,8 triệu quả (+58,3%)...(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam tháng 12 và năm 2016).

2.3.2. Sản xuất Lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng tập trung năm 2016 ước tính đạt 13.600 ha, tăng 3,7% so với năm 2015. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 13,5 triệu cây, tăng 3,8% so với năm trước. Sản lượng gỗ khai thác cả năm ước tính đạt 750 nghìn m3, tăng 6,8% so với năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu do tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu năm nay có nhiều thuận lợi và lượng gỗ thương phẩm đến kỳ khai thác của người sản xuất tăng. Sản lượng củi khai thác đạt 840 nghìn ste, tăng 5,0%. Trong năm 2016, cả tỉnh có 140,6 ha rừng bị thiệt hại, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó diện tích rừng bị cháy là 33,8 ha, (-42,8%); diện tích rừng bị phá là 106,8 ha (+4,8%). %)... (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam tháng 12 và năm 2016).

Đánh giá chung: Nhìn chung kết quả về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam 2016 là tương đối ổn định và duy trì được tốc độ phát triển so với cùng kỳ năm 2015, trong đó giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đều có sự gia tăng so với cùng kỳ năm trước đóng góp cho nền kinh tế chung của tỉnh. Đây là yếu

28

Page 38: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

tố thuận lợi để thúc đầy phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và phát triển sản xuất cây dược liệu nói riêng.

III. ĐÁNH GIÁ VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT

3.1. Giao thông và cơ sở hạ tầng

  Đường bộ: hiện nay có các tuyến đường quốc lộ đi qua địa phận tỉnh Quảng Nam là đường Hồ Chí Minh, 1A, 14B, 14D, 14E với chiều dài hơn 400km. Đường tỉnh lộ gồm 18 tuyến với tổng chiều dài gần 500 km. Đặc biệt, quốc lộ 14 là tuyến thông suốt với nước CHDCND Lào qua cửa khẩu Đắc ốc (huyện Nam Giang).

  Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh Quảng Nam có chiều dài 95 km.

  Đường biển: tỉnh Quảng Nam có cảng Kỳ Hà, là một cảng nước sâu nằm trong khu kinh tế mở Chu Lai và ngay cạnh khu kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi). Từ đây, hàng hoá có thể vận chuyển đến các nước, đồng thời là điểm dừng chân thuận lợi của các tuyến vận tải hàng hải quốc tế.

  Đường hàng không: Hiện nay, sân bay Chu Lai, là một trong sáu sân bay hiện đại nhất của Việt Nam, có khả năng phục vụ các loại máy bay có trọng tải lớn như: Boeing, Airbus... Trong tương lai, sân bay Chu Lai sẽ phục vụ các tuyến bay quốc tế vận tải hành khách, hàng hoá trong khu vực Bắc Á, Thái Bình Dương.

  Mạng lưới y tế: tỉnh Quảng Nam hiện có 2 bệnh viện cấp tỉnh, 24 phòng khám đa khoa, 13 bệnh viện cấp huyện và hàng trăm trạm y tế cấp xã, phường. 

 Mạng lưới trường học: Cả tỉnh hiện có gần 10 trường trung học, cao đẳng chuyên nghiệp và nhiều trung tâm giáo dục, dạy nghề.

Đánh giá chung cho thấy, tỉnh Quảng Nam có hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng về y tế, giáo dục tương đối đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế nói chung và sản xuất cây dược liệu nói riêng

3.2. Đánh giá hệ thống cung cấp dịch vụ kỹ thuật

- Về hệ thống tổ chức: Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 02 trung tâm giống do Sở NN và PTNT quản lý là Trung tâm giống Nông -Lâm nghiệp và Trung phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam. Trong đó: (i) Trung tâm giống Nông-Lâm nghiệp thực hiện các chức năng nhiệm vụ chủ yếu là: tổ chức nghiên cứu khảo nghiệm, thuần hóa lai tạo và dịch vụ các loại giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế cao; nhân giống và dịch

29

Page 39: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

vụ chuyển giao kỹ thuật về giống nông lâm nghiệp, dược liệu; Cung ứng cây, hạt giống, vật tư chuyên dùng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp; phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến đến người sản xuất …vv. (ii) Trung tâm phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu thực hiện chức năng chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu, nhân giống, bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh và một số loài cây dược liệu quý khác trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung trong những năm qua hai đơn vị đã hoàn thành tốt các công tác trong chức năng nhiệm vụ được giao; đặc biệt trong công tác nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống và phát triển cây Sâm Ngọc Linh nhằm tạo được vùng nguyên liệu ổn định cho việc khai thác, sản xuất các sản phẩm đặc hữu có giá trị cao, cung ứng giống và các nguyên liệu từ Sâm cho nhân dân và các tổ chức có nhu cầu.

- Về tổ chức sản xuất:

+ Trung tâm giống Nông Lâm nghiệp Quảng Nam có 43 cán bộ, Trong đó trình độ thạc sĩ 02 người, đại học 23 người, cao đẳng và trung cấp 16 người, với nhiều chuyên môn đa dạng, phù hợp với các loại hình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất. Trung tâm có tổng diện tích đất là 41.140m2; trong đó: Đất xây dựng cơ bản: 7.960 m2; Vườn thực nghiệm sản xuất: 23.416m2;

Ngoài ra, Trung tâm còn có 4 đơn vị trực thuộc có chức năng nhiệm vụ khác nhau được bố trí ở 4 huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với các cơ sở vật chất, bao gồm: Trại Phát triển giống nấm Điện Ngọc (Diện tích 1,0 ha); Trại Giống cây trồng Nam Phước (Khu xây dựng cơ bản, nhà kho: 2ha; Đất sản xuất nông nghiệp: 10ha; Đất trồng cây hàng năm: 5ha); Trại Giống cây trồng vật nuôi Bình Trung (Đất xây dựng cơ bản, nhà kho: 1,3 ha; Đất nông nghiệp: 43ha; Khu chăn nuôi: 3,3ha); Trại Phát triển Công nghệ Giống cây trồng Tam An (Diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng: 105,9 ha; Diện tích vườn ươm: 02ha; Nhà nuôi cấy mô: Năng lực sản xuất 2-3 triệu cây giống/năm).

Trong những năm gần đây gần đây trung tâm đã trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến các loài cây dược liệu như: Nghiên cứu nhân giống Invitro một số loài Lan rừng quý hiếm; Nghiên cứu nhân giống invitro để bảo tồn Lan Kim Điệp; Nhân giống invitro cây Ba kích, cây Chuối và cây Hoa chuông; Nhân giống và cung ứng giống cây Ba kích nuôi cấy mô; thực hiện mô hình trồng cây Sa nhân dưới tán rừng...

+ Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam hiện có 41 cán bộ, công nhân viên chức, trong đó có 27 viên chức và 14 công nhân hợp

30

Page 40: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

đồng. Tổng diện tích trung tâm có 28 ha, trong đó có 11 ha lúa. Hiện tại trung tâm có 3.000m2 hệ thống kho gồm 5 nhà kho; 1 hệ thống sấy; 1 nhà hệ thống nuôi cấy mô; 1 hệ thống kho lạnh 200 m3; 14 nhà lưới sản xuất cây ăn quả diện tích 120m2/nhà; 1 máy cày và 1 máy gặt đập liên hợp để phục vụ sản xuất. Trong năm 2012, hoạt động của trung tâm chủ yếu là khảo nghiệm và duy trì, nhân giống lúa, đậu tương, ngô; xây dựng mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật; thực hiện đề tài khoa học; đưa cơ giới hóa vào sản xuất…vv.

- Về mặt quản lý nhà nước:

Tại các Huyện đều có các trạm khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, và có hệ thống cán bộ cơ sở đến đơn vị xã làm các nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn và chuyển giao quy trình, tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi, điều tra và dự báo xử lý các tình hình về dịch bệnh; tổ chức xây dựng các mô hình khuyến nông, cung cấp thông tin thị trường giá cả cho bà con nông dân. Tuy có nhiều cố gắng nhưng do lực lượng mỏng, trình độ chưa đồng đều ở cấp cán bộ cơ sở, nên việc quản lý giống cây trồng vật nuôi, vật tư phân bón chưa được chặt chẽ. Mặt khác nhận thức của người dân ở nhiều vùng còn hạn chế nên các mô hình trồng trọt và chăn nuôi đã áp dụng thành công và được kiểm chứng qua thực tế nhưng lại không được nhân ra diện rộng.

Việc cung cấp vật tư, phân bón chủ yếu được thực hiện thông qua các đại lý nằm tập trung ở trung tâm các Huyện và các khu vực thị trấn, thị tứ; và các HTX dịch vụ nông nghiệp.

Một số công ty, doanh nghiệp, HTX cũng phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu tham gia cung ứng giống cây trồng dược liệu nhưng số lượng không nhiều. Tại huyện Nam Trà My hiện có vườn ươm giống cây dược liệu do Trạm kỹ thuật Tổng hợp Nông nghiệp huyện Nam Trà My quản lý với diện tích 2,0 ha; năng lực sản suất 1,5-2,0 triệu cây giống/năm.

Đánh giá chung: Nhìn chung tỉnh Quảng Nam đã bước đầu hình thành được một số cơ sở cung cấp dịch vụ vật tư và kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và sản xuất cây dược liệu nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của các hệ thống trên vẫn chủ yếu mang tính đơn lẻ và dừng ở quy mô thử nghiệm, chưa áp dụng và phát triển rộng rãi.

IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ XÃ HỘI

4.1. Dân số

31

Page 41: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Ước tính dân số trung bình năm 2016 có khoảng 1.488 nghìn người (+8,4 nghìn người so với năm 2015), trong đó nữ có 758,2 nghìn người chiếm tỷ lệ 50,9% dân số, dân số khu vực thành thị có 360,4 nghìn người chiếm 24,2%.

Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ước đạt 883 nghìn người, số lao động ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có 425 nghìn lao động chiếm 48,1%, số lao động công nghiệp- xây dựng có gần 222 nghìn người chiếm gần 25,1% tăng hơn 1,3% và dịch vụ có trên 236 nghìn lao động chiếm 26,8% tăng 0,8% so với năm trước. Cơ cấu lao động của tỉnh đang chuyển dịch theo chiều hướng tích cực tỷ lệ lao động trong ngành nông lâm thuỷ sản giảm và tăng ở các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; tuy nhiên tộc độ dịch chuyển vẫn còn chậm, chưa tương xứng với cơ cấu kinh tế hiện nay của tỉnh. (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam tháng 12 và năm 2016).

4.2. Lao động, việc làm

Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam tháng 12 và năm 2016 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam: Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2016 tăng 1,09% so với cùng thời điểm năm trước và tăng 4,96% so cộng dồn cùng kỳ năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 13,02%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 11,24% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 1,76%. Cũng tại thời điểm trên, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 30,79% so với cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 6,44%; sản xuất và phân phối điện giảm 2,66%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 8,67%. Chỉ số sử dụng lao động tăng mạnh ở các ngành chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ (+51,51%); sản xuất xe ô tô (+ 35,14%); hoạt động thu gom, xử lý rác thải tăng (+12,14%); khai thác, xử lý và cung cấp nước (+ 2,03%); sản xuất chíp điện tử (+ 3,24%); sản xuất giày da (+ 1,01%), sản xuất đồ uống (+ 13,18%).

Một số ngành có chỉ số sử dụng lao động giảm trong 12 tháng như khai thác quặng kim loại (-73,29%), khai thác than giảm 5,61%, khai khoáng khác giảm 5,92%, sản xuất chế biến thực phẩm giảm 10,97%... (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam tháng 12 và năm 2016).

Đánh giá chung: Quảng Nam có nguồn lao động rồi rào, đặc biệt là lao động trong ngành nông, lâm nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.

32

Page 42: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

PHẦN II

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU

TỈNH QUẢNG NAM

I. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất cây dược liệu

Theo số liệu điều tra khảo sát ban đầu cho thấy, tổng diện tích cây dược liệu trên toàn tỉnh là 6.575,5 ha, phân bố ở hầu hết các huyện. Trong đó, tiểu vùng núi cao có diện tích là 6.243,0 ha, chiếm tỷ lệ 95,0%; tiểu vùng Trung du diện tích 208,5 ha, chiếm tỷ lệ 3,2% và tiểu vùng Đồng bằng có diện tích 124 ha, chiếm tỷ lệ 1,8%. Qua số liệu về hiện trạng dược liệu trên cho thấy cây dược liệu được trồng tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc tiểu vùng núi cao, một số ít diện tích phân bố tiểu vùng trung du và vùng đồng bằng. Số liệu về diện tích cây dược liệu tỉnh Quảng Nam được thể hiện tại bảng 03.

33

Page 43: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Bảng 03: Diện tích cây dược liệu chủ yếu trồng trên địa bàn các huyện

Đơn vị tính: Ha

STT Hạng mục Tổng số

Ba kích

Đảng sâm

Sa nhân

Đương quy

Giảo cổ

lam

Lan kim

tuyến

Sâm Ngọc Linh

Nghệ Gừng Đinh lăng

Cà gai leo

QuếCây khác (*)

  Tổng số 6.586,5 264,0 600,0 308,7 150,0 157,0 100,0 71,4 53,0 2,0 45,0 0,0 3.749,

4 1.075,0

I Tiểu vùng núi cao 6.243,0 247,0 578,0 174,2 150,0 93,0 100,0 71,4 0,0 0,0 5,0 0,0 3.749,

4 1.075,0

1 Huyện Đông Giang 585,0 60,0 40,0 30,0             5,0     4502 Huyện Tây Giang 567,0 149,0 393,0 10,0   9,0   1,0           53 Huyện Nam Giang 85,0 30,0 10,0 25,0                   204 Huyện Phước Sơn 132,0 8,0 15,0 45,0   9,0 50,0 5,0            5 Huyện Bắc Trà My 788,6     34,2   5,0             749,4  

6 Huyện Nam Trà My 4.085,4   120,0 30,0 150,0 70,0 50,0 65,4         3.000,

0 600II Tiểu vùng Trung du 208,5 17,0 22,0 65,5 0,0 64,0 0,0 0,0 0,0   40,0 0,0 0,0  1 Huyện Đại Lộc 2,0     2,0                    2 Huyện Nông Sơn 55,0   10,0 15,0   30,0                3 Huyện Hiệp Đức 41,5 17,0 12,0 3,5   9,0                4 Huyện Tiên Phước 110,0     45,0   25,0         40,0      

III Tiểu vùng Đồng bằng 135,0 0,0 0,0 69,0 0,0 0,0 0,0 0,0 53,0 2,0 0,0 0,0 0,0  

1 TX.Điện Bàn 0,0                          2 TP.Hội An 0,0                          3 Huyện Duy Xuyên 0,0                          4 Huyện Quế Sơn 30,0     8,0         12,0         105 Huyện Thăng Bình 53,0     53,0                    6 Huyện Phú Ninh 45,0     5,0         40,0          7 TP.Tam Kỳ 3,0               1,0 2,0        8 Huyện Núi Thành 4,0     3,0                   1,0

34

Page 44: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

35

Page 45: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Qua bảng 03 cho thấy cây dược liệu đươc trồng ở trên địa bàn các huyện, thị gồm nhiều loài cây, trong đó có 11 loài chính có diện tích lớn như: Ba kích, Sa nhân, Đẳng sâm, Đương quy, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến, Sâm Ngọc Linh, Quế, Nghệ, Đinh lăng, Cà gai leo.

- Ba kích: Diện tích trồng hiện đạt 264 ha, chiếm 4,0% tổng diện tích cây dược liệu trong tỉnh. Ba kích là cây trung tính tới ưa sáng, sống dưới tán rừng thưa, ưa đất ẩm mát, tơi xốp, hơi chua hoặc trung tính trong rừng kín thường xanh, rừng thứ sinh... Vì vậy loại cây này tập trung chủ yếu ở huyện Tây Giang, Nam Giang. Trong số 264 ha Ba kích, hiện có 37,5 ha đến thời kỳ thu hoạch chủ yếu ở các huyện thuộc tiểu vùng núi cao; còn các huyện ở tiểu vùng trung du chưa tiến hành thu hoạch. Năng suất bình quân toàn tỉnh nhìn chung chưa cao đạt 1,14 tấn/ha nguyên nhân là do trồng chưa đủ mật độ và thâm canh thấp hoặc không thâm canh.

- Đẳng Sâm: Diện tích đạt 600 ha, chiếm 9,14 % tổng diện tích cây dược liệu trong tỉnh; trong đó diện tích cho thu hoạch 60 ha, năng suất đạt 2,45 tấn/ha. Phát triển chủ yếu ở vùng núi có độ cao từ 900 – 1.200 m, thích hợp với loại đất nâu tím trên đá sét màu tím thuộc các huyện Tây Giang, Bắc Trà My. Đây là cây trồng hiện nay chỉ mới phát triển ở Quảng Nam.

Cây Ba kích và Đẳng sâm: Được xác định là cây dược liệu quý mọc tự nhiên (chủ yếu trên địa bàn huyện Tây Giang). Xác định được lợi thế và vai trò đó, Hội đồng nhân dân huyện Tây Giang đã ban hành Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 27/12/2011 về việc thông qua Đề án phát triển cây bản địa (Ba kích, Đẳng sâm, Tr’Đin) trên địa bàn huyện Tây Giang năm 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Trên cơ sở Nghị quyết, đến nay UBND huyện Tây Giang đã triển khai trồng mới 48 ha và tổ chức bảo tồn 25 ha cây Ba kích; trồng mới 96 ha và tổ chức bảo tồn 12 ha cây Đẳng sâm.

- Sa nhân: Diện tích đạt 308,7 ha, chiếm 4,6% tổng diện tích cây dược liệu của toàn tỉnh. Loại cây này thích hợp được trồng rải rác ở dưới tán rừng tự nhiên tập trung ở vùng núi có độ cao trên 300 - 600m, loại đất thích hợp là đất vàng đỏ trên đá macma axit thuộc các huyện Bắc Trà My và Nam Giang, diện tích cho thu hoạch 172 ha, năng suất bình quân 272,8 kg khô/ha. Sa nhân được đánh giá là một trong những loại cây dược liệu Nam quý, có nhiều tác dụng chữa bệnh và có giá trị dược liệu cao; hiện trên địa bàn huyện Phú Ninh, cây Sa nhân được người dân các xã Tam Lãnh, Tam Dân, Tam Lộc gây trồng trên diện tích khoảng 3,5 ha, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, sản phẩm đầu ra chủ yếu là bán cho thương lái, chưa có chính sách đầu tư hỗ trợ và phát triển cụ thể nên diện tích gây trồng chưa được mở rộng.

36

Page 46: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Đương quy: Diện tích là 150 ha, chiếm 2,3% tổng diện tích cây dược liệu của toàn tỉnh. Loại cây này thích hợp nhất trên đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Cây trồng chủ yếu ở rẫy cũ phân bố chủ yếu ở 2 huyện Nam Trà My và Bắc Trà My, những nơi có địa hình núi cao từ 1300 - 1600 m. Diện tích thu hoạch thực tế là 64 ha, đạt năng suất bình quân đạt 2,22 tấn/ha.

- Giảo cổ lam: Diện tích dược liệu là 157 ha, chiếm 2,3% tổng diện tích cây dược liệu của toàn tỉnh. Giảo cổ lam mọc tự nhiên phân bố chủ yếu tại huyện Nông Sơn và Nam Trà My. Loại cây này thích hợp nhất ở các vùng có độ cao từ 800 – 1200 m, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-1600 mm. Năng suất bình quân của Giảo cổ lam là 3,3 tấn tươi/ha.

- Lan kim tuyến: Diện tích trồng là 100,0 ha, chiếm 1,5% tổng diện tích cây dược liệu của toàn tỉnh và thấp hơn các loài khác, thích hợp trồng ở độ cao từ 800-1200m, điều kiện ẩm ướt, phù hợp nhất với loại đất nâu tím và đất đỏ vàng trên đá sét, diện tích trồng tập chung chủ yếu ở huyện Phước Sơn. Diện tích cho thu hoạch vào khoảng 16,5 ha, phương thức thu hoạch còn nhỏ lẻ nên khó đánh giá được năng suất, sản lượng của loài cây này.

- Sâm Ngọc Linh: Diện tích trồng là 71,4 ha, chiếm 1,08% tổng diện tích cây dược liệu của toàn tỉnh. Đây là loại cây dược liệu quý hiếm, đã được UBND tỉnh Quảng Nam quyết định phê duyệt quy hoạch với diện tích 66,35 ha tại huyện Nam Trà My. Sâm Ngọc Linh hiện tập trung chủ yếu tại những vùng phân bố tự nhiên trên đai cao từ 1500-2200 m, và hiện nay được tăng cường nhân giống và gây trồng dưới tán rừng tại khu vực 7 thôn thuộc 3 xã: Trà Linh, Trà Nam và Trà Cang thuộc huyện Nam Trà My, cho thu hoạch với chất lượng sâm tương đối tốt, năng suất đạt 4,5 tạ/ha. Cây Sâm Ngọc Linh đã được HĐND, UBND tỉnh có cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển riêng

- Đinh lăng, Nghệ, Cà gai leo: Đây là các loại cây dược liệu phân bố chủ yếu ở các huyện vùng thấp và đồng bằng, mọc phân tán trên đất vườn hộ gia đình. Đặc biệt, tại các huyện Phú Ninh, Tiên Phước, chính quyền và người dân đã và đang quan tâm mở rộng, phát triển loài cây này thông qua việc ban hành các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020.

- Quế: Là loại cây dược liệu có diện tích lớn nhất 3.763,9 ha, chiếm tỷ lệ 57,1% tổng diện tích cây dược liệu của toàn tỉnh và tập trung chủ yếu ở huyện Nam Trà My và Bắc Trà My, được người dân gây trồng lâu đời trên đất canh tác sản xuất. Đây là một trong các loại cây dược liệu đang được ưu tiên phát triển. Năng suất vỏ khô đạt 3 tạ/ha/năm.

37

Page 47: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Các loài cây dược liệu khác bao gồm: Chè dây, dây khai, dây cứt quạ, Thông đất, Ngũ vị tử, Mật nhân, Thất diệp nhất chi hoa, Bạc hà,.. có diện tích 1.075,0 ha (chiếm tỷ lệ 16,3% diện tích cây dược liệu tự nhiên của toàn tỉnh). Những loài cây này phân bổ chủ yếu ở huyện Nam Trà My và Tây Giang. Đặc biệt loài Thất diệp nhất chi hoa có phân bố ở Nam Trà My và Nam Giang, là một loài cây dược liệu quí đang có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy phân bố nơi đây.

Ngoài ra còn một số loài cây dược liệu khác như: Bách bệnh, Thiên niên kiện, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo,... mọc rải rác trên đất vườn hộ gia đình tại các huyện Phước Sơn, Thăng Bình, Đại Lộc. Tuy nhiên, việc phân bố rãi rác khắp vùng nên không thống kê được số liệu chính xác về quy mô, diện tích.

Kết quả sản xuất cây dược liệu theo từng tiểu vùng trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

1.1.1. Tiểu vùng núi cao

Tổng hợp diện tích sản xuất cây dược liệu tại tiểu vùng núi cao được tổng hợp tại bảng 04.

38

Page 48: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Bảng 04: Tổng hợp diện tích sản xuất dược liệu tiểu vùng núi cao

STT Hạng mục Tổng số Ba kích Đảng

sâmSa

nhânĐương

quyGiảo

cổ lam

Lan kim

tuyến

Sâm Ngọc Linh

Đinh lăng Quế Cây

khác (*)

I Tiểu vùng núi cao 6.243,0 247,0 578,0 174,2 150,0 93,0 100,0 71,4 5,0 3.749,4 1.075,0

1 Huyện Đông Giang 585,0 60,0 40,0 30,0         5,0   450

2 Huyện Tây Giang 567,0 149,0 393,0 10,0   9,0   1,0     5

3 Huyện Nam Giang 85,0 30,0 10,0 25,0             20

4 Huyện Phước Sơn 132,0 8,0 15,0 45,0   9,0 50,0 5,0      

5 Huyện Bắc Trà My 788,6     34,2   5,0       749,4  

6 Huyện Nam Trà My 4.085,4   120,0 30,0 150,0 70,0 50,0 65,4   3.000,0 600

39

Page 49: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Qua bảng 04 cho ta thấy: Tổng diện tích cây dược liệu được trồng toàn tiểu vùng núi cao là 6.243,0 ha, chiếm 95,1% diện tích cây dược liệu toàn tỉnh. Phần lớn diện tích tập trung tại huyện Nam Trà My, huyện Tây Giang, huyện Bắc Trà My. Các cây trồng dược liệu chính của vùng như: Ba kích, Đảng sâm, Sa nhân, Đương quy, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến, Sâm ngọc linh, Quế.

 Diện tích các loại cây dược liệu tại các huyện thuộc Tiểu vùng núi cao cụ thể như sau:

- Cây Ba kích: Diện tích 247 ha phân bố chủ yếu ở 03 huyện Tây Giang, Đông Giang và Nam Giang. Cây sinh trưởng phát triển tốt từ độ cao 400 -800 m, độ dầy tầng đất mặt từ 50-70 cm, đất giàu mùn, tơi xốp.

- Cây Đẳng sâm: Diện tích khoảng 578 ha, phân bố ở chủ yếu các huyện Tây Giang, Nam Trà My và Bắc Trà My; cây thích hợp ở độ cao từ 900-1.200 m so với mặt nước biển.

- Cây Sa nhân: Diện tích khoảng 147,2 ha, phân bố chủ yếu ở huyện Bắc Trà My, một số ít diện tích ở các huyện Nam Giang, Phước Sơn và Nam Trà My. Loài cây này phân bố phổ biến ở khu vực có độ che bóng từ 50% trở lên, đất có độ ẩm cao và còn tính chất đất rừng.

- Cây Đương quy: Diện tích khoảng 150 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Nam Trà My. Loài cây này được trồng xen với lúa, ngô, lạc..và trồng trên đất trống, đất nương rẫy của các hộ dân. Cây sinh trưởng phát triển tốt ở những diện có đất đai màu mở, mùn nhiều.

- Giảo cổ lam: Diện tích khoảng 93 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Nam Trà My, phân bố phổ biến ở khu vực rừng nguyên sinh, có độ che phủ từ 50% trở lên, hầu hết từ độ cao từ 800m trở lên so với mặt nước biển. Do phân bố phát triển tại những khu rừng tự nhiên, nên được cộng đồng quản lý và người dân có thể tự khai thác khi đến mùa.

- Lan kim tuyến: Diện tích khoảng 100 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Nam Trà My và huyện Phước Sơn. Loài cây này phân bố phổ biến ở khu vực rừng nguyên sinh, có độ che phủ từ 50% trở lên, hầu hết từ độ cao từ 900-1.600m trở lên so với mặt nước biển. Do phân bố phát triển tại những khu rừng tự nhiên, nên được cộng đồng quản lý và người dân có thể tự khai thác khi đến mùa.

- Cây Sâm ngọc linh: Diện tích 71,4 ha, trong đó tập trung chính ở huyện Nam Trà My. Hiện nay Sâm Ngọc Linh đã được UBND tỉnh Quang Nam phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số: 395/QĐ-UBND ngày 27/01/2016.

- Cây Quế: Diện tích 3.763,9 ha, tập trung chính ở huyện Nam Trà My với diện tích 3.000 ha và Bắc Trà My 749,4 ha. Hiện nay cây Quế cũng đã được

40

Page 50: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

UBND tỉnh Quang Nam phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số: 1696/QĐ-UBND ngày 16/5/2017

- Các cây dược liệu khác gồm: Chè dây, dây khai, dây cứt quạ, Thông đất, Ngũ vị tử, Mật nhân, Bạc hà, Thất diệp nhất chi hoa,... diện tích 1.075 ha tập trung chủ yếu ở huyện Đông Giang và Nam Trà My và một số ít ở huyện Tây Giang. Các loài cây dược liệu này mọc rải rác, phân tán trên đất vườn rừng của các hộ dân.

1.1.2. Tiểu vùng trung du

Bảng 05: Sản xuất cây dược liệu tiểu vùng Trung duSTT Hạng mục Tổng số Ba kích Đảng

sâmSa

nhânGiảo cổ

lamĐinh lăng

II Tiểu vùng Trung du 208,5 17,0 22, 0 65,5 64,0 40,01 Huyện Nông Sơn 55,0   10, 0 15,0 30,0  2 Huyện Hiệp Đức 41,5 17,0 12, 0 3,5 9,0  3 Huyện Tiên Phước 110,0     45,0 25,0 40,04 Huyện Đại Lộc 2,0     2,0    

Qua bảng 05 cho thấy: Cây dược liệu ở tiểu vùng trung du phân bố hầu hết các huyện và chủ yếu là các loài dược liệu như Ba kích, Đảng sâm, Sa nhân, Giảo cổ lam và Đinh lăng. Trong đó, huyện Tiên Phước chiếm diện tích nhiều nhất 110 ha, tiếp đến là huyện Nông Sơn (55,0 ha) và Hiệp Đức (41,5 ha) với các loài cây dược liệu như: Ba kích, Đảng sâm, Sa nhân, Giảo cổ lam và Đinh lăng. Bên cạnh đó, tại huyện Đại Lộc, ngoài diện tích 2,0 ha trồng Sa nhân cũng còn một số loài cây dược liệu khác như: Đinh lăng, Cà gai leo, Xạ đen,...trồng rải rác.

1.1.3. Tiểu vùng Đồng bằng

Tổng hợp số liệu sản xuất cây dược liệu theo tiểu vùng đồng bằng được thể hiện tại bảng 06.

Bảng 06: Sản xuất cây dược liệu tiểu vùng Đồng bằng

STT Hạng mục Tổng số Sa nhân Nghệ Gừng Đinh

lăngCà gai

leo

Cây khác (*)

III Tiểu vùng Đồng bằng 135,0 69,0 53,0 2,0 0,0 0,0 11,01 TX.Điện Bàn 0,0            2 TP.Hội An 0,0            3 Huyện Duy Xuyên 0,0            4 Huyện Quế Sơn 30,0 8,0 12,0       10

41

Page 51: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

5 Huyện Thăng Bình 53,0 53,0          6 Huyện Phú Ninh 45,0 5,0 40,0        7 TP.Tam Kỳ 3,0   1,0 2,0      8 Huyện Núi Thành 4,0 3,0         1,0

Từ bảng 06 cho thấy: Diện tích cây dược liệu ở tiểu vùng đồng bằng là 114,0 ha, trong đó chủ yếu trồng trên địa bàn các huyện Thăng Bình và Phú Ninh với các loại cây dược liệu chính như Sa nhân, Nghệ và Cà gai leo. Ở các huyện Núi Thành, Quế Sơn, Duy Xuyên qua điều tra phỏng vấn cho thấy có một số loài cây dược liệu khác như: Đinh lăng, Cà gai leo, Nghệ, Sả chanh,... trồng rải rác nhưng không thống kế được số liệu chính xác.

1.2. Tình hình thu hái, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu

Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy, hiện nay người dân địa phương vẫn thu hái trong tự nhiên một số loài cây dược liệu có giá trị như: Sa nhân, Quế, Tuyết nhung, Đảng Sâm, Vằng đắng, Lan kim tuyến, Ươi, Sâm trúc, Chè vằng, Sâm quy, Sâm nước, Cút chuột, Thục địa, Ngũ gia bì, Đinh lăng, Bách bộ …. để cung cấp cho thị trường và một phần nhỏ phục vụ nhu cầu tại chỗ của gia đình.

Công tác thu hái dược liệu chủ yếu là thu hái thủ công. Hiện tại chưa có đơn vị nào đứng ra tổ chức sản xuất, thu mua và chế biến sản phẩm cho người dân. Cây dược liệu thu hoạch sau khi sơ chế được người dân tiêu thụ tại chợ hoặc lái buôn đến tận xã để thu mua. Việc tiêu thụ cây dược liệu hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, do đó giá thành không ổn định và khả năng rủi ro cao.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam một số loài cây dược liệu đã cho sản phẩm cung cấp cho thị trường phải kể đến như: Quế (Năng suất thu hoạch trung bình 4 tấn vỏ quế/ha; 15 tấn lá quế/ha); Sa nhân ( năng suất 200-300 kg sản phẩm quả tươi/ha), Bạc hà (năng suất 6 tấn/ha),...

Trên địa bàn tỉnh hiện có Công ty Cổ phần thương mại Dược-Sâm Ngọc Linh có chức năng sản xuất, bào chế và chiết xuất dược liệu các sản phẩm có nguồn gốc từ củ và lá Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Ba kích tím và có rất nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và cơ sở khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền và kinh doanh cây thuốc. Do vậy, nhu cầu nguồn dược liệu trong tỉnh là rất lớn, cung không đủ cầu; hầu hết các nguồn nguyên liệu cây làm thuốc chủ yếu lấy từ Trung Quốc và một số ít khai thác tự nhiên trong tỉnh. Đây là một điều kiện thuận lợi để phát triển gây trồng cây dược liệu tại tỉnh Quảng Nam ở hiện tại và tương lai.

42

Page 52: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng cây dược liệu so với các cây trồng khác trên cùng loại đất

Qua kết quả điều tra thực tế tại các địa phương cho thấy: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân vùng dự án từ trồng rừng là cây Keo. Thu nhập trung bình khi phát triển trồng cây Keo khoảng 16 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó giá trị thu nhập khi trồng cây dược liệu dao động từ 31-182 triệu đồng/ha/năm (tùy loại cây), cao gấp 2-11 lần trồng cây Keo. Ngoài việc trồng Keo, thu nhập chính của họ là trồng cây ngắn ngày trên đất nương rẫy, nhưng thu nhập thấp hơn so với cây Keo.

Kết quả so sánh lợi nhuận giữa việc trồng cây dược liệu với cây Keo thể hiện tại bảng 07.

43

Page 53: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Bảng 07: So sánh lợi nhuận giữa việc trồng cây dược liệu và cây Keo

TT Loài câyDiện tích (ha)

Thời gian trồng (năm)

Mật độ (c/ha)

Năng suất

Giá bán (1000đ)/kg

Tổng thu(1.000đ) Suất đầu tư

Lợi nhuậnSố lần

thu hoạch/ chu kỳ trồng

Kg Chu kỳ Năm

I Dược liệu1 Ba kích tíma Xen dưới tán 1 3 6.000 1 3.600

5001.800 97. 032 1.702.968 567.656

b Đất trống, NR 1 3 8.000 1 4.500 2.250.000 122.486 2.127.514 709.171

2 Sa nhân tímXen dưới tán 1 7 2.500 5 500 600 300.000 60.457 239.543 31.939

3 Đảng sâma Xen dưới tán 1 3 5.000 1 1.600

120192.000 67.582 124.418 41.472

b Đất trống, NR 1 3 8.000 1 2.500 300.000 92.086 207.914 69.304

4 Đương quya Xen dưới tán 1 1 6.000 1 2.220 150 333.000 93.400 239.600 110.2285 Giảo cổ lama Xen dưới tán 1 1 8.000 6 3.300 60 198.000 89.000 109.000 109.000

6 Lan kim tuyến

a Xen dưới tán 0,8 1 15.000 2 216 2.000 432.000 289.890 142.110 177.637II Keo

1 4 5.000 1 75,000 1.130 84.750 18.500 66.250 16.562

44

Page 54: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Qua bảng 07 cho thấy:

- Mô hình trồng Ba kích có thu nhập cao hơn 30 lần so với mô hình trồng Keo.

- Mô hình trồng Đẳng sâm cao gấp từ 2,5-4,1 lần so với mô hình trồng Keo.

- Mô hình trồng Sa nhân tím cao gấp từ 1,9 lần so với mô hình trồng Keo.

Nếu so sánh với trồng rừng, hoặc trồng cây nông nghiệp, thì rõ ràng thu nhập từ trồng cây dược liệu là cao hơn nhiều. Tuy nhiên, việc phát triển cây dược liệu còn phụ thuộc nhiều yếu tố về sự thích nghi cây trồng, đầu tư ban đầu, nguồn giống chất lượng cao, trình độ kỹ thuật thâm canh tốt, thị trường đầu ra, … chứ không đơn thuần như trồng cây Keo. Hơn nữa, hầu hết các loài cây này thích nghi dưới tán rừng, đất còn tính chất đất rừng, nên việc trồng thường tiến hành dưới tán rừng, và như vậy vừa phát triển cây dược liệu và vừa bảo vệ được rừng.

1.4. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn cây dược liệu

1.4.1. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu

Theo kết quả thống kê, giai đoạn 1997-2005, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã triển khai được hơn 100 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, tuy nhiên trong đó chỉ có 04 nhiệm vụ tập trung nghiên cứu về bảo tồn và phát triển cây dược liệu theo phương pháp truyền thống (như đề tài: Bảo vệ và phát triển nguồn sâm K5; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển cây sâm Việt Nam tại xã vùng cao Trà Linh, huyện Trà My, Quảng Nam; Khôi phục và di thực sâm Ngọc Linh; Xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng cây Ba kích tại huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam).

Giai đoạn 2006-2015, trong số 117 nhiệm vụ cấp tỉnh, chỉ có 03 nhiệm vụ giành cho nghiên cứu về giống cây dược liệu (như đề tài: Phân bố, thử nghiệm trồng và sản xuất thực phẩm chức năng từ rễ cây Mật nhân tại Quảng Nam; Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; Điều tra hiện trạng, ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống và trồng thử nghiệm một số cây dược liệu có giá trị tại Quảng Nam, gồm cây Đương quy, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Ngũ gia bì gai, Giảo cổ lam 5 lá). Năm 2012, tỉnh Quảng Nam đã triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) tại Quảng Nam”, tuy nhiên đề tài cũng chỉ thành công tạo cây con trong ống nghiệm, chưa phát triển được trên quy mô rộng.

Thực tế khảo sát cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam công tác nghiên cứu về nhân giống cây dược liệu còn gặp nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư trong hoạt động nghiên cứu triển khai còn ít; thiếu chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực dược liệu; cán bộ

43

Page 55: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

làm công tác nghiên cứu khoa học chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng công tác nghiên cứu khoa học.

1.4.2. Thực trạng công tác bảo tồn cây dược liệu

Quảng Nam là tỉnh có lợi thế, tiềm năng phát triển về cây dược liệu; tuy nhiên, thời gian qua tỉnh mới chỉ tập trung chủ yếu cho việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Từ năm 2004, được sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được Trạm dược liệu Trà Linh tại thôn 2 xã Trà Linh. Đến 2013, thành lập được Trung tâm phát triển Sâm Ngọc Linh (nay là Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam). Tại vùng trồng sâm đã hình thành được các đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh như: Trại dược liệu Trà Linh do UBND tỉnh quản lý, Trại sâm giống Tắk Ngo do huyện Nam Trà My quản lý. Bên cạnh đó, nhiều chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được triên khai nhằm khôi phục, bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh như: dự án bảo vệ và phát triển nguồn sâm K5; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển cây sâm Việt Nam tại xã vùng cao Trà Linh, huyện Trà My, Q.Nam; đề tài khôi phục và di thực cây sâm Ngọc Linh,…Ngoài ra, Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để bảo tồn và phát triển cây sâm thành nguyên liệu hàng hóa: như Quyết định số 2821/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2014 về cơ chế khuyến khích, bảo tồn phát triển sâm Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2020; Quyết định 395/QĐ-UBND ngày 37/01/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030 với tổng diện tích quy hoạch 15.568 ha, trong đó diện tích vùng đệm 6.712 ha, diện tích vùng lõi 8.856 ha; quy hoạch bảo tồn 2.238 ha (Trà Linh Trà Cang Trà Dơn), quy hoạch phát triển 10.256 ha (Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, Trà Dơn, Trà Tập, Trà Leng, Trà Don); Nhờ vậy, cây sâm Ngọc Linh dần được khôi phục và bước đầu phát triển. Đến nay, hàng trăm ha sâm Ngọc Linh được trồng và nhân rộng ở huyện Nam Trà My, bước đầu thu hoạch có hiệu quả, một số hộ đã nhanh chóng xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu; giải quyết một số vấn đề khó khăn của địa phương.

Bên cạnh sâm Ngọc Linh, còn nhiều loài dược liệu khác có giá trị như: Ba kích, Sa nhân, Đinh lăng, Nghệ, Bạc Hà,… đã được một số địa phương gây trồng tự phát nhằm cải thiện đời sống vừa kết hợp bảo tồn nhưng kết quả còn khiêm tốn.

Trước thực trạng và nhu cầu cấp thiết, mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành “Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020” nhằm tập trung bảo tồn chủ

44

Page 56: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

động nguồn gen, sản xuất cây giống và phát triển cây dược liệu, đưa cây dược liệu thoát khỏi nguy cơ khai thác cạn kiệt và trở thành cây hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao, góp phần xói đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc vùng cao.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU

2.1.Thuận lợi và cơ hội

- Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, thuận lợi cho việc nuôi trồng và phát triển. Có tiềm năng và khả năng phát triển nuôi trồng nhiều loại cây dược liệu bản địa và nhiều cây dược liệu di thực. Môi trường thiên nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho nuôi trồng và phát triển nhiều loại dược quý hiếm.

- Phần lớn diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có chủ (được UBND tỉnh giao đất) và giao khoán cho nhóm hộ thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng nên dễ dàng trong việc lồng ghép các chính sách để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu.

- Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu rất lớn do thói quen và truyền thống phòng và chữa bệnh bằng Y học cổ truyền (YHCT) của nhân dân.

- Dược liệu, thuốc từ dược liệu được sử dụng rất phổ biến và thông dụng từ lâu đời, hàng ngàn năm tại Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng.

- Các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thuốc từ dược liệu được kế thừa nền Y học cổ truyền từ cha ông để lại, đã đúc kết thành những bài thuốc cổ truyền.

- Kết hợp Y học cổ truyền với những tiến bộ của nền Y- Dược học hiện đại, sử dụng trang bị máy móc hiện đại để cho ra đời những loại thuốc có dạng bào chế phù hợp vừa giữ được những đặc tính tự nhiên của dược liệu, vừa thuận tiện cho việc sử dụng của người bệnh.

- Xu hướng của người dân trong và ngoài nước vẫn có niềm tin trong việc sử dụng các sản phầm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên.

- Công tác phát triển dược liệu đang được Đảng, nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành quan tâm ủng hộ.

2.2. Những khó khăn và thách thức

- Việc nuôi trồng, thu hoạch còn manh mún, mang tính tự phát. Nhà nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng chưa có cơ chế chính sách đồng bộ và phù hợp để đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, sơ chế, chế biến và bảo quản dược liệu trong tỉnh. Chưa có cơ

45

Page 57: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

chế và giải pháp đảm bảo đầu ra cho dược liệu cũng như quyền lợi của các nhà đầu tư.

- Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống cây dược liệu, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng giống cây dược liệu chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn (giống cây trồng không đạt chuẩn, năng suất cây trồng còn thấp...). Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến sau thu hoạch; bảo tồn và phát triển nguồn gen cây dược liệu chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong việc chế biến, bảo quản dược liệu và sản xuất thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu chưa được chú trọng đổi mới để có những sản phẩm thương mại. Chính vì thế năng suất và tính cạnh tranh các sản phẩm dược liệu của nước ta trên địa bàn còn thấp.

- Việc tổ chức và quản lý khai thác, thu mua dược liệu ở Việt Nam trong những năm vừa qua còn nhiều bất cập, đặc biệt từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia khai thác và thu hái dược liệu trong tự nhiên, việc thu hái nhiều năm không có ý thức bảo tồn, tái sinh đã làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên cây dược liệu.

- Việc nghiên cứu phát triển giống cây làm thuốc phục vụ công tác phát triển dược liệu còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết thế mạnh tiềm năng vốn có về tài nguyên dược liệu cùng các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng do thiên nhiên ưu đãi.

- Với nhu cầu sử dụng các loài dược liệu làm thuốc ngày càng tăng, do khai thác liên tục trong nhiều năm không chú ý tới việc trồng tái tạo lại sau khai thác, cộng với nhiều nguyên nhân khác đã làm cho nguồn tài nguyên dược liệu Quảng Nam bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo điều tra dược liệu của sở Y tế năm 2015 đã phát hiện nhiều vùng có cây dược liệu phong phú nay đã hoàn toàn bị mất đi. Bên cạnh đó còn rất nhiều vùng phân bố tự nhiên của các loài cây dược liệu quý như Bạc hà, Ngũ vị tử, Đương Qui, Hoàng đằng và Vàng đắng… cũng bị thu hẹp do người dân phát nương làm rẫy dẫn đến rừng bị tàn phá và thảm thực bì dưới tán rừng bị mất đi.

- Nguồn dược liệu cung cấp cho YHCT và nguyên liệu cho công nghiệp dược đang bị mất cân đối và phụ thuộc ngày càng nhiều vào dược liệu nhập khẩu. Trong đó là sự suy giảm nghiêm trọng nguồn cây dược liệu mọc tự nhiên, nhiều loài cây có giá trị sử dụng và kinh tế cao trước kia khai thác được nhiều nhưng hiện đã mất khả năng khai thác, thậm chí một số loài như Hà thủ ô đỏ, Sa nhân, Vàng đắng, ... đã phải nhập khẩu.

46

Page 58: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Tình trạng nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta nói chung và Quảng Nam nói riêng hiện nay còn tự phát, qui mô nhỏ, chưa có định hướng nên dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến động.

- Dược liệu không được sản xuất theo quy trình, quy hoạch cụ thể: Dược liệu được trồng lẫn với vùng trồng hoa màu khác; Kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây dược liệu chủ yếu theo kinh nghiệm; Việc sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới… còn tùy tiện. Điều này không những gây ảnh hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu.

- Vùng trồng dược liệu liệu trong cộng đồng hiện đã bị thu hẹp đáng kể, thậm chí một số vùng trồng cây dược liệu truyền thống đã không còn. Nhiều cây dược liệu Nam như Hương nhu tía, Đậu ván trắng… đang có xu hướng bị lãng quên. Công tác tuyển chọn giống cây dược liệu chưa được quan tâm và thiếu chuyên gia nên năng suất và chất lượng chưa tốt;

- Cán bộ làm công tác dược liệu thiếu trầm trọng, chưa chú trọng công tác đào tạo và chính sách ưu đãi khác.

2.3. Những tồn tại và hạn chế

- Chính sách về phát triển dược liệu chưa được triển khai đồng bộ và triệt để.

- Đầu tư chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng phát triển của cây dược liệu. Chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh về dược liệu của tỉnh.

- Nghiên cứu khoa học chưa áp dụng nhiều vào thực tiễn, chưa thương mại hóa thành sản phẩm dược liệu từ các công trình nghiên cứu. Chưa áp dụng đúng mức thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu.

- Cơ chế quản lý thị trường dược liệu chưa đồng bộ, nhiều sản phẩm chưa rõ xuất xứ chưa đảm bảo tính đúng, nguồn gốc và chất lượng. Công tác tiêu chuẩn hóa, kiểm tra chất lượng chưa thật sự được thực thi một cách nghiêm túc từ nguyên liệu đến thành phẩm.

- Chưa có quy hoạch tổng thể để bảo tồn, phát triển cây dược liệu bền vững. Nhận thức về việc phát triển một giống cây dược liệu (loài cây dược liệu) trong ngành dược còn đơn giản, nên chưa làm sáng tỏ hết các đặc điểm sinh học của loài cây dược liệu dẫn đến trong sản xuất chưa tạo được giống tốt có năng suất cao, không tạo được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Nuôi trồng, khai thác, sản xuất còn manh mún, tự phát, có nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Chưa tuyên truyền đúng mức về phát triển cây dược liệu theo hướng thương mại.

- Thiếu cán bộ làm công tác dược liệu, thiếu đào tạo cho cán bộ làm công tác bảo tồn, thiếu trao đổi học tập kinh nghiệm, tham quan nước ngoài.

47

Page 59: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

2.4. Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại trong việc bảo tồn, phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

a) Do vị trí địa lý

Do Quảng Nam có địa hình rất phức tạp, từ vùng núi cao, núi thấp đến vùng đồng bằng duyên hải cùng với đó là các vùng tiểu khí hậu khác nhau; theo ước tính, vùng đồi núi chiếm tới 72% diện tích tự nhiên của tỉnh (diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh chiếm 68,97 %) với nhiều ngọn núi cao trên 2.000m tạo nên sự phân bố của các loài cây dược liệu cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình phức tạp cũng tạo khó khăn trong công tác quy hoạch, quản lý khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên dược liệu của tỉnh.

b) Do điều kiện kinh tế, xã hội

So với mặt bằng chung trong cả nước thì Quảng Nam vẫn là một tỉnh nghèo với 81,4% dân số sinh sống ở nông thôn. Nguồn lực kinh tế của toàn tỉnh chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp, khai thác và gieo trồng lâm sản, thủy sản và thủy điện. Ngoài ra, 7,2% dân số toàn tỉnh là đồng bào các tộc thiểu số như Cơ Tu, Cor, Giẻ Triêng, Xơ Đăng…phân bố rải rác ở các vùng núi cao và vừa, đời sống còn phụ thuộc chủ yếu từ khai thác tài nguyên thiên nhiên (chủ yếu là tài nguyên rừng), cụ thể như:

- Thứ nhất, do tập quán canh tác là phát nương làm rẫy dẫn tới làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên, phá hủy môi trường sống của rất nhiều loài cây dược liệu, làm suy giảm thành phần loài cây dược liệu với tốc độ rất cao.

- Thứ hai, do chỉ quan tâm tới cái lợi trước mắt mà dễ bị các thương lái lôi kéo để thu hái tận diệt nhiều loài cây dược liệu quý.

- Thứ 3, do khả năng tiếp thu kỹ thuật canh tác còn hạn chế và chưa thực sự chăm chỉ lao động nên mặc dù một số địa phương đã đầu tư khoa học kỹ thuật để gieo trồng dược liệu nhưng thực tế không phát triển được.

c) Do công tác quản lý nhà nước

Mặc dù thời gian qua Quảng Nam đã có chủ trương bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu nói chung thông qua thực hiện nghiên cứu “Điều tra tiềm năng dược liệu một số huyện điểm tỉnh Quảng Nam. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển”. Cùng với đó là rất nhiều các văn bản về công tác phát triển dược liệu nhưng nhìn chung các ngành, các cấp có trách nhiệm chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác dược liệu, vẫn coi công tác dược liệu là phụ bên cạnh công tác phân phối thuốc. Do đó, một số thực tế còn tồn tại như sau:

48

Page 60: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Chưa có quy hoạch, kế hoạch khai thác, bảo quản và chế biến cụ thể để đảm bảo chất lượng dược liệu, đảm bảo khả năng tái sinh sau khai thác.

- Chưa có cơ chế khuyến khích các tổ chức, công ty đầu tư sản xuất giống, gieo trồng cũng như chế biến dược liệu.

- Chưa có các chế tài đủ mạnh trong việc quản lý khai thác, thu mua của người dân và thương lái; quản lý thị trường dược liệu.

- Chưa đẩy mạnh việc đầu tư nghiên cứu cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc khai thác, bảo quản, chế biến, sản xuất giống, kỹ thuật gieo trồng để đảm bảo chất lượng sản phẩm dược liệu.

- Chưa tìm được đầu ra ổn định cho các sản phẩm dược liệu sẵn có của địa phương.

- Công tác thuần hóa, nhập nội, chọn tạo giống, khả năng cung cấp giống cây dược liệu cho các vùng sản xuất dược liệu.

49

Page 61: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

PHẦN III

QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU

I. DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG TỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU

1.1. Dự báo về thị trường

1.1.1. Dự báo về thị trường cây dược liệu Thế giới

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến y học cổ truyền (YHCT) hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây dược liệu để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ... Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD.

Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh...ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi...ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay...

Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.

Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Hơn nữa hiện còn nhiều triệu chứng và bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị, người ta hi vọng rằng từ nguồn động thực vật tự nhiên hoặc từ vốn trí tuệ bản địa của các cộng đồng, qua nghiên cứu sàng lọc có thể cung cấp cho nhân loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao

50

Page 62: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

để làm ra các loại thuốc mới có hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Nghiên cứu sàng lọc cây dược liệu hiện cũng được chú trọng ở nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực như dược liệu, công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm ...

Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng YHCT khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD.

Bi ểu

đồ 1: Tỉ lệ dân số dùng dược liệu một số nước trên thế giới(Nguồn: Đề án quy hoạch phát triển cây dược liệu toàn quốc đến năm

2020, tầm nhìn 2030)

Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.

1.1.2. Dự báo về thị trường cây dược liệu trong nước, khả năng xuất khẩu cây dược liệu của Việt Nam đến các thị trường Quốc tế

a) Hiện trạng sản xuất và xuất nhập khẩu:

Theo thống kê của Cục quản lý dược, năm 2015 giá trị thuốc sản xuất trong nước ước tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt hơn 1,649 tỷ USD, tăng 18% so với cả năm 2014, đáp ứng được 48% nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân. Cùng với đó, tiền sử dụng thuốc bình quân đầu người ở nước ta đạt mức 37,9 USD/người/năm, tăng 10% so với năm 2014 và tăng gần gấp đôi so với năm 2009.

Về tiêu chuẩn đánh giá ngành dược, theo các chuyên gia về GMP của Tổ chức y tế thế giới, của Úc, của Nhật đều đánh giá Việt Nam đã triển khai GMP nhanh và có chất lượng. Theo đánh giá, ở nước ta các cơ sở sản xuất ở tỉnh phía Nam đã hội nhập nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu GMP, trong khi đó ở một số vùng như: Tây Bắc, Đông Bắc hiện chưa có nhà máy đạt GMP.

51

90,0% 90,0%

60,0%

80,0%

48,5% 50,0%45,1%

50,0%

0,0%10,0%

20,0%30,0%

40,0%50,0%

60,0%70,0%

80,0%90,0%

100,0%

TrungQuốc

Hàn Quốc Nhật Bản Các nướcChâu Phi

Australia Singapore Indonesia.

Việt Nam

Tỉ lệ dân số

Page 63: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Về xuất khẩu nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,... và một số loài cây dược liệu mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Becberin, Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông Âu và Liên bang Nga.

b) Hợp tác của Việt Nam với các nước trong lĩnh vực dược liệu:

Cho đến nay đã có nhiều hình thức hợp tác quốc tế với các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài trong việc nghiên cứu sàng lọc cây dược liệu (về mặt hóa học) cũng như cung cấp giống cây dược liệu mới để sản xuất nguyên liệu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài.

Hợp tác với Trung Quốc: Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, bằng đường ngoại giao chúng ta đã nhập nội các giống cây dược liệu quý như: Đương quy, Bạch chỉ, Bạc hà, Ngưu tất... Đây là một điển hình cho công cuộc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trồng và chế biến dược liệu với một nước láng giềng rộng lớn và giàu tiềm năng, có kinh nghiệm và sử dụng YHCT có truyền thống như Trung Quốc (nhập nội giống cây con làm thuốc, học tập kinh nghiệm, trao đổi chuyên gia, nhập khẩu dược liệu...).

Với Nhật Bản: Từ những năm 1990, Nhật Bản bắt đầu quan tâm đưa cây dược liệu vào trồng ở Việt Nam thông qua hợp tác giữa Bộ Y tế với Công ty dược phẩm của Nhật Bản. Hàng chục giống dược liệu được nhập nội từ Nhật, có nhiều cây đã trồng thành công ở Việt Nam để thành hàng hoá xuất khẩu đi Nhật Bản như: Đương quy Nhật Bản, Lão quan thảo, Chè xanh, Long đờm thảo, Đương quy dại, Sâm nhật...

Với Ấn Độ: Bằng nhiều con đường khác nhau mà hiệu quả nhất là trao đổi sinh viên, đã nhập nội từ Ấn Độ về một số cây quan trọng như củ Nêm, Sả hoa hồng, Húng chanh, Diếp cá, Rau má....

Với các nước khác: Việt Nam đã thông qua nhiều con đường để nhập nội giống và trao đổi sinh viên cũng như thực tập sinh và nghiên cứu sinh khoa học với các nước trên toàn thế giới.

c) Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam và khả năng cung ứng thuốc đến năm 2025:

- Thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm và đạt giá trị (sản xuất trong nước và xuất khẩu) trên 2 tỷ USD vào năm 2013 theo dự đoán của hãng nghiên cứu thị trường Business Monitor International Ltd (BMI) của Anh Quốc.

52

Page 64: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

BMI dự báo, trong 5 năm tới thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ là mảnh đất giàu tiềm năng cho các công ty nước ngoài do thị trường bắt đầu mở cửa rộng hơn cho các doanh nghiệp và thị trường Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng: 17%-19%/năm và tiền thuốc tăng gấp đôi sau 5 năm.

Theo cam kết của WTO, các công ty dược phẩm nước ngoài có quyền mở chi nhánh tại Việt Nam và được tham gia nhập khẩu trực tiếp dược phẩm, mặc dù chưa được quyền phân phối. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ giảm thuế cho sản phẩm y tế là 5% và 2,5% cho thuốc nhập khẩu trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO.

Biểu đồ 2: Dự báo nhu cầu sử dụng thuốc của Việt Nam

Biểu đồ 3: Biểu đồ Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam(Nguồn: Đề án quy hoạch phát triển cây dược liệu toàn quốc đến năm

2020, tầm nhìn 2030)

d) Dự báo về cung cầu thị trường dược liệu trong nước, khả năng xuất khẩu dược liệu của Việt Nam đến các thị trường Quốc tế:

Nhu cầu trong nước về dược liệu: Với trên 86 triệu dân Việt Nam, hứa hẹn cho dược liệu một thị trường tiềm năng khi nhu cầu sử dụng mặt hàng này của mặt hàng này ngày càng lớn, có tốc độ tăng trưởng bình quân cao 11,7%/năm. Không chỉ là thuốc, xu thế mỹ phẩm dùng nguyên liệu từ thiên nhiên thay thế nguyên liệu tổng hợp đã chiếm 90% tổng số mỹ phẩm được sản xuất.

53

Dự báo tiền sử dụng thuốc đến năm 2030 của Việt Nam

13,3916,45

19,7722,25

27,4 29,4 31,433,83 35

4045

50

0

10

20

30

40

50

60

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020 2025 2030

Tiền

thuố

c sử

dụn

g

0,00

20,00

40,00

60,00

80,00

100,00

120,00

Dân

Số

BQ tiền thuốcđầungười/USDDân Số (triệudân)

Page 65: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Khả năng xuất khẩu dược phẩm: Trong những năm gần đây cũng có nhiều khởi sắc, tuy nhiên, so với giá trị sản xuất thuốc trong nước, con số này còn quá khiêm tốn. Thị trường xuất khẩu dược phẩm chủ yếu của Việt Nam trong những năm gần đây là châu Phi, Nga, một số nước láng giềng. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các công ty là thuốc từ dược liệu, thuốc kháng sinh, một số loại Vitamin tổng hợp ... và một số mặt hàng khác theo yêu cầu của đối tác.

Với tiềm năng sẵn có về nguồn dược liệu tự nhiên, kết hợp với quy hoạch nuôi trồng dược liệu, đồng thời xây dựng một số nhà máy chế biến và chiết xuất thì khả năng cung ứng, xuất khẩu dược liệu và thuốc từ dược liệu trong giai đoạn tới là rất có khả năng. Hàng năm khối lượng dược liệu xuất khẩu có thể đạt tới 15.000 – 20.000 tấn nguyên liệu/năm, cung ứng cho sản xuất trong nước khoảng 20.000 tấn/năm, các sản phẩm từ dược liệu đảm bảo sức cạnh tranh với thị trường quốc tế.

1.2. Dự báo sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật

- Dược liệu là sản phẩm của nông nghiệp, gắn với nông thôn ở giai đoạn tạo nguồn nguyên liệu và sau đó là sang giai đoạn chế biến bào chế, chiết xuất, tức là công nghệ sau thu hoạch. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi các khâu từ trồng trọt, thu hái, bào chế, bảo quản... để đảm bảo dược liệu có đủ các tiêu chuẩn: đúng, tốt, sạch tinh khiết cũng khắt khe hơn. Chọn tạo giống dựa trên các tiến bộ về công nghệ sinh học sẽ tạo ra các loại giống dược liệu mới theo hướng có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng được với điều kiện biến đổi khí hậu. Xu hướng phát triển các kĩ thuật tổng hợp, bao gồm các giải pháp về bảo vệ đất, nâng cao độ phì, kỹ thuật điều chỉnh ánh sáng, thay đổi mật độ trồng, sớm áp dụng được các kĩ thuật công nghệ mới, lựa chọn giải pháp để có được năng suất dược liệu cho từng vùng sản xuất và từng loại sản phẩm...; chú ý nâng cao chất lượng, hiệu quả hơn là nâng cao quy mô, số lượng sản phẩm; áp dụng các giải pháp phát triển an toàn và bền vững đối với môi trường và xã hội tại vùng sản xuất.

- Xu hướng nghiên cứu áp dụng các loại thiết bị canh tác, bảo vệ thực vật nhỏ và vừa, dễ cơ động, thích hợp với địa hình vùng sản xuất, sử dụng tiết kiệm năng lượng, đơn giản, có hiệu quả; xu hướng nghiên cứu và áp dụng các thiết bị công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa, với các mô đun hợp lý, sử dụng phù hợp, có hiệu quả, áp dụng tự động hóa trong các dây truyền chế biến, giảm thiểu lao động, nâng cao tiêu chuẩn kĩ thuật, dễ điều khiển.

- Xu hướng sử dụng tổng hợp các loại công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm (thiết bị sấy khô, thiết bị chưng cất, công nghệ chiết xuất dược liệu bằng dung môi xăng cho các nhà máy lớn); gắn sản

54

Page 66: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

xuất với thị trường và du lịch sinh thái, giảm số lao động sản xuất trong ngành sản xuất dược liệu.

1.3. Dự báo khả năng đầu tư xây dựng mới các xưởng chế biến, chiết xuất dược liệu trong vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Theo dự thảo đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ Y tế thì việc xây dựng một số nhà máy chế biến dược phẩm đạt chuẩn GMP ở khu vực miền Trung để giảm thiểu chi phí vận chuyển nguyên liệu và đảm bảo chất lượng nguyên liệu sản xuất rất được chú trọng.

Như vậy, với quyết tâm hình thành vùng dược liệu chủ lực của miền Trung, Việt Nam thì khả năng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến có sự tham gia của công nghệ cao tại tỉnh Quảng Nam là hoàn toàn mang tính khả thi. Tuy vậy, tỉnh Quảng Nam phải rất linh hoạt trong kêu gọi các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

1.4. Dự báo nhân lực, vật lực cho phát triển cây dược liệu

1.4.1. Dự báo dân số và lao động trong tương lai

Căn cứ vào tỷ lệ dân số trong những năm gần đây có thể thấy tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên ngày càng cao. Dự báo đến giai đoạn 2017 -2025 tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên toàn tỉnh đạt khoảng 0,9-1%. Dân số trong độ tuổi lao động đạt 64 - 65% tổng dân số trong giai đoạn 2015 đến 2020. Dân số trong độ tuổi lao động và số lao động cần việc làm cũng tăng ngày nhanh.

Để giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tăng thêm này, cần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong những ngành nghề phi nông nghiệp. Phát triển mạnh các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, mở mang ngành nghề ở nông thôn để chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động ở nông thôn.

Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề theo chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề và các chương trình dự án khác...

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm; tạo điều kiện về vốn, môi trường, kinh nghiệm, thông tin thị trường cho người lao động thông qua các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm.

1.4.2. Dự báo về khả năng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật (từ các chương trình dự án khác) sẽ được xây dựng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

55

Page 67: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Đối với lĩnh vực hạ tầng, giao thông:

+ Xúc tiến nâng cấp mở rộng và hoàn thiện các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây như: Quốc lộ 14B, 14D, 14E, 14G, 40B; Tập trung công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình qui mô lớn, có sức lan tỏa như đường Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua Quảng Nam.

+ Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ tạo ra các mạng lưới liên kết và đảm bảo cân bằng giữa vùng Đông và vùng Tây, giữa đô thị và nông thôn. Nâng cấp mạng lưới hạ tầng trọng điểm, chiến lược làm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Phát triển, khớp nối hạ tầng giao thông thông suốt, kết nối các tuyến giao thông chính giữa quốc lộ và tỉnh lộ, giữa các tuyến đường huyện (ĐH) và đường tỉnh (ĐT), liên kết các tuyến ven biển như: ĐT 607, ĐT 607B, ĐT 609; ĐT 610 đoạn quốc lộ IA nối đường ven biển và đoạn nối Nông Sơn; ĐT 615 đoạn Kỳ Lý đi Tam Thăng; Nâng cấp tuyến Tam Kỳ - Tam Thanh; đường Tam Kỳ-Phú Ninh-Tiên Phước; đường Điện Biên phủ; Đề án nâng cấp các tuyến ĐH.

+ Tập trung nguồn lực và huy động các nguồn vốn để hoàn thành các công trình trọng điểm vào năm 2015, đồng thời tiếp tục thực hiện để sau 2015 hoàn thành đường dẫn Cầu Cửa Đại, Cầu Giao Thủy, các đường cứu hộ Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành, Nâng cấp ĐT 608.

+ Tiếp tục nâng cấp cảng Kỳ Hà; cảng hàng không Chu Lai thành cảng hàng không trung chuyển hàng hóa quốc tế và khu vực và một số dự án quan trọng tại Khu Kinh tế mở Chu Lai để cụ thể hóa là một trong 5 nhóm Khu Kinh tế được ưu tiên đầu tư theo kết luận và Qui hoạch vùng, qui hoạch biển và ven biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Bên cạnh phát triển hạ tầng giao thông, ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế. Từng bước giải quyết một phần tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu như cơ sở khám chữa bệnh cho lao động tại các khu công nghiệp trong Khu Kinh tế mở Chu Lai, Điện Nam Điện Ngọc. Tiếp tục phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề theo qui hoạch.

56

Page 68: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Cấp điện:

Theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2015 đã được duyệt thì giai đoạn 2011 - 2015: Xây dựng mới 34 dự án thủy điện với tổng công suất là 1.057,7 MW và sản lượng dự kiến 4.269,8 triệu kWh/năm. Hoàn thành xây dựng nhà máy nhiệt điện Nông Sơn với công suất 30 MW và sản lượng điện dự kiến là 126 triệu kWh/năm. Giai đoạn 2016 - 2020: Bổ sung quy hoạch, đầu tư xây dựng mới 14 dự án thủy điện với tổng công suất là 118,7 MW và sản lượng dự kiến 586,6 triệu kWh/năm.

Để đáp ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng của dân cư cần thực hiện tốt quy hoạch phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ của tỉnh Quảng Nam đã được phê duyệt; đồng thời nghiên cứu, ứng dụng và phát triển hệ thống thủy điện cực nhỏ hoặc sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời và các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân ở những vùng không thể đưa điện lưới đến được. Lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn: khấu hao cơ bản của ngành điện, ngân sách địa phương,...để đầu tư cải tạo hệ thống lưới điện hiện có kéo điện đến thôn bản, khu dân cư tập trung.

1.5. Dự báo về khả năng đầu tư, khai thác các nguồn vốn cho sản xuất dược liệu và các ngành khác

Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2017-2020 khoảng 125 đến 130 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 1,6 lần tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 7,5%/năm.

Theo Hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tốc độ tăng bình quân các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước khoảng 10%/năm; trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư công năm 2015, dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công 5 năm giai đoạn 2016-2020 do tỉnh quản lý khoản 27.900 tỷ đồng, dự kiến đưa vào cân đối khoảng hơn 27.500 tỷ đồng, chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

- Nguồn vốn cân đối địa phương đưa vào cân đối khoảng 9.500 tỷ đồng, trong đó:

+ Nguồn ngân sách tập trung, xổ số kiến thiết 2.600 tỷ đồng;

+ Nguồn tăng thu dự kiến 2.500 tỷ đồng;

+ Nguồn khai thác quỹ đất khoảng 2.500 tỷ đồng;

+ Nguồn kết dư, vượt thu năm trước khoảng 1.500 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn vay ngân hàng 800 tỷ đồng, dự kiến đưa vào cân đối 400 tỷ đồng.

- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương khoảng hơn 11.000 tỷ

57

Page 69: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

đồng, trong đó:

+ Nguồn hỗ trợ theo mục tiêu hơn 8.440 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia hơn 2.600 tỷ đồng;

- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ dự kiến 5.800 tỷ đồng.

- Nguồn vốn nước ngoài đưa vào cân đối khoảng hơn 1.200 tỷ đồng (chưa kể nguồn vốn vay ODA của tỉnh để thực hiện các dự án: Đường dẫn phía Bắc cầu Cửa Đại, nâng cấp ĐT 608, Nâng cấp các tuyến ĐH quan trọng...).

Như vậy, để trả nợ xây dựng cơ bản và trả nợ cho nhu cầu vốn các công trình chuyển tiếp giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn đầu tư công còn lại dự kiến đưa vào cân đối cho các dự án chương trình khởi công mới giai đôạn 2016-2020 khoảng hơn 18.000 tỷ đồng.

1.6. Dự báo và lựa chọn phương án quy hoạch

Trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện liên quan đến trồng và phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh, đề án quy hoạch cây dược liệu toàn quốc; dự kiến đưa ra hai phương án quy hoạch như sau:

Phương án I: Quy hoạch trồng bổ sung và tăng cường thâm canh nâng cao năng suất cho 6.575,5 ha dược liệu hiện có; trồng mới 5.000 ha dược liệu tại 10 huyện vùng cao và trung du đối với 06 loại dược liệu có giá trị lợi nhuận. Đây là phương án phát huy được lợi thế về khí hậu để phát triển các cây dược liệu có nguồn gốc á nhiệt đới, vốn đầu tư ít nên dễ thu hút đầu tư.

Phương án II: Quy hoạch mở cả về không gian và loài. Quy hoạch trồng bổ sung và tăng cường thâm canh nâng cao năng suất cho 186.818,8 ha dược liệu giai đoạn từ 2017-2030, trong đó phát triển trên địa bàn tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Sau khi nghiên cứu hiện trạng, tiềm năng cơ hội cũng như các khó khăn, thách thức cho phát triển dược liệu tại Quảng Nam, chúng tôi lựa chọn phương án II làm phương án quy hoạch vì những lý do sau đây:

- Khai thác được diện tích đất đai đang sử dụng kém hiệu quả kể cả đất canh tác nông nghiệp chuyển sang trồng cây dược liệu.

- Đáp ứng được tất cả nhu cầu về phát triển dược liệu của người dân địa phương của 18 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.

- Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Nâng cao trình độ thâm canh cho người dân.

- Tạo nên vùng sản xuất dược liệu hàng hóa lớn, chất lượng cao cung cấp 58

Page 70: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Có điều kiện để thử nghiệm và phát triển các loài dược liệu mới trên các vùng sinh thái trong tỉnh, thay thế dần những cây trồng không có giá trị hàng hóa.

- Tạo thành chuỗi sản xuất hàng hóa về dược liệu ở tất cả các vùng sinh thái của tỉnh.

- Nâng cao đóng góp của sản xuất dược liệu cho GDP toàn tỉnh.

II. QUAN ĐIỂM CỦA QUY HOẠCH

- Quy hoạch bảo tồn và phát triển dược liệu tỉnh Quảng Nam phải dựa trên chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước (Quyết định số  1976/QĐ- TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 206/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2020); cơ chế, chính sách của tỉnh Quảng Nam về cây dược liệu (Nghị quyết số 202/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020) và tình hình, nhu cầu phát triển dược liệu tại các địa phương.

- Quy hoạch phát triển dược liệu hàng hóa phải gắn với thị trường tiêu thụ và công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm phải đa dạng, đảm bảo được an toàn và chất lượng; quy hoạch phải gắn với việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ đầu tư cho khoa học-công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dược liệu theo chuỗi giá trị.

- Quy hoạch bảo tồn dược liệu phải gắn với việc đánh giá về mức độ nguy cấp, quý hiếm và mức độ phân bố của loài cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; vai trò của cây dược liệu đối với đời sống của người dân (về giá trị kinh tế, giá trị chữa bệnh và tín ngưỡng...). Trên cơ sở đánh giá loài cây bảo tồn, tiếp tục xây dựng phương án khoanh vùng bảo tồn, trồng bảo tồn chủ động.

- Phát huy được lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu, vị trí địa lý của vùng dự án, nguồn nhân lực tại chỗ cơ sở vật chất kỹ thuật đã có, tạo việc làm cho lao động nông thôn, huy động đầu tư được từ các nguồn lực trong dân, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn để phát triển mở rộng vùng nguyên liệu dược liệu của tỉnh, thực hiện được mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và chiến lược, quy hoạch phát triển ngành dược liệu Việt Nam, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững đi đôi với bảo vệ và phát triển rừng.

59

Page 71: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai vào bảo vệ môi trường phát triển vùng nguyên liệu trên quan điểm không tranh chấp đất với những cây trồng có tính chiến lược trong vùng như lúa nước, cây thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả… Đẩy mạnh đầu tư thâm canh, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất, hạ giá thành, tăng lợi nhuận tạo cho cây dược liệu của tỉnh phát triển thành vùng nguyên liệu với sản lượng lớn, ổn định, sản phẩm có đủ sức cạnh tranh, tham gia vào thị trường cung cấp nguyên liệu cho hệ thống các cơ sở chế biến dược liệu trong nước, từng bước tiến tới xuất khẩu sản phẩm.

- Đến năm 2025, Quảng Nam trở thành vùng sản xuất dược liệu lớn nhất khu vực miền Trung gắn với chế biến các loại dược sạch có thương hiệu riêng.

III. MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH

3.1. Mục tiêu tổng quát

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây dược liệu quý phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, gắn với Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2025 và định hướng đến năm 2030, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa ngành nghề trồng cây dược liệu tại các vùng quy hoạch trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam; từng bước xây dựng các vùng cây dược liệu phát triển ổn định, qua đó góp phần tạo thêm việc làm xóa đói, giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân tham gia bảo tồn, phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

3.2. Mục tiêu cụ thể

a) Bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên

- Quy hoạch các vùng rừng có dược liệu tự nhiên ở 03 tiểu vùng dược liệu trọng điểm bao gồm Núi cao, Trung dung và Đồng bằng ven biển để lựa chọn và khai thác hợp lý 11 loài dược liệu thế mạnh của tỉnh.

- Xây dựng 01 vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đại diện cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên, là nơi tập trung, bảo tồn và trồng mới nhiều loài cây thuốc được thu thập ở các địa phương khác nhau, đại diện cho vùng khí hậu đặc trưng để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu.

60

Page 72: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Tập trung bảo hộ, bảo tồn nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Từng bước bảo vệ an toàn số loài cây thuốc đang có nguy cơ tuyệt chủng để phát triển bền vững trong tự nhiên.

b) Phát triển trồng cây dược liệu

- Quy hoạch phát triển 11 loài dược liệu thế mạnh của 3 tiểu vùng sinh thái và các loài cây dược liệu nằm trong danh mục ưu tiên phát triển của Bộ Y tế (Phụ lục II) phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây thuốc để đến năm 2025 đáp ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong tỉnh, tăng cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước.

- Xây dựng các vùng trồng dược liệu tập trung phù hợp với từng vùng sinh thái, có quy mô đáp ứng nhu cầu thị trường; phấn đấu đến năm 2025 quy hoạch phát triển 114.968,0 ha trồng dược liệu tập trung , trong đó 60% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO); phấn đấu đến năm 2030 quy hoạch phát triển 71.850,8 ha trồng dược liệu tập trung , trong đó 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).

c) Phát triển nguồn giống dược liệu

- Phấn đấu cung cấp đủ giống dược liệu cho nhu cầu trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn. Đến năm 2025 cung ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% giống dược liệu sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao.

- Phục tráng, nhập nội, di thực, thuần hóa và phát triển các giống dược liệu có nguồn gốc là vị thuốc bắc sử dụng nhiều trong y học cổ truyền.

- Nghiên cứu chọn, tạo các giống dược liệu mới có năng suất và chất lượng cao, đặc tính tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái phục vụ sản xuất dược liệu.

d) Tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị trường. Quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, sử dụng quy trình kỹ thuật GACP-WHO, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và ít gây ô nhiễm.

e) Đầu tư xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến, chiết xuất dược liệu, các trung tâm kinh doanh dược liệu để tạo lập thị trường thuận lợi cho việc cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

61

Page 73: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH DƯỢC LIỆU

4.1. Đánh giá thích nghi đất đai cho cây dược liệu

4.1.1. Phân hạng thích nghi đất đai cho cây dược liệu

a) Các cấp phân vị và phương pháp xác định mức độ thích hợp đối với cây dược liệu:

- Các cấp phân vị:

Theo hướng dẫn của FAO, khả năng thích nghi của đất đai được phân ra 4 cấp: Nhóm, hạng, hạng phụ và đơn vị đất thích nghi.

+ Nhóm (Suitable group) được chia ra nhóm thích nghi và nhóm không thích nghi (Ký hiệu: S và N).

+ Nhóm thích nghi chia làm 3 hạng: Rất thích nghi, Thích nghi trung bình và Kém thích nghi (Ký hiệu: S1, S2 và S3).

+ Nhóm không thích nghi được chia làm 2 hạng: Không thích nghi tạm thời và Không thích nghi vĩnh viễn (Ký hiệu: N1 và N2).

+ Đối với hạng thích nghi trung bình (Ký hiệu: S2) và kém thích nghi (Ký hiệu: S3) được chia ra nhiều hạng phụ, để chỉ rõ bản chất của các yếu tố giới hạn.

+ Từ hạng phụ có thể chia nhỏ ra các đơn vị thích nghi, khi có yêu cầu chi tiết về quản lý và sử dụng đất đai.

Vận dụng hướng dẫn của FAO trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đánh giá phân hạng thích nghi đất đai cho cây dược liệu tỉnh Quảng Nam, đất đai được phân cấp như sau:

S1: Rất thích nghi.

S2: Thích nghi trung bình.

S3: Kém thích nghi.

N: Không thích nghi.

- Phương pháp xác định hạng:

FAO đã đề ra 4 phương pháp để lựa chọn:

1. Phân hạng chủ quan.

2. Phân hạng theo giới hạn cao nhất.

3. Phân hạng theo phương pháp số học, tham số hoặc mô hình toán.

4. Phân hạng theo phương pháp làm mẫu.

62

Page 74: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Trong đánh giá phân hạng đất đai cho cây dược liệu tỉnh Quảng Nam sẽ áp dụng phương pháp phân hạng theo giới hạn cao nhất.

b) Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu phân hạng mức độ thích nghi

Các loại đất có ranh giới cụ thể trên bản đồ và phản ánh những đặc trưng môi trường tự nhiên. Đặc biệt cần quan tâm đến đặc điểm đất trong mối quan hệ với khả năng thích nghi cho các loại hình sử dụng đất khác nhau.

Các yếu tố tự nhiên được sử dụng để phân hạng thích nghi cho cây dược liệu là: các loại đất có điều kiện tương tự về độ dốc, độ dày tầng đất mịn, thành phần cơ giới, mức độ kết von đá lẫn và đá lộ đầu, độ sâu của mực nước ngầm, được hình thành trên cùng một độ cao tuyệt đối nhất định và có lượng mưa trung bình hàng năm như nhau.

c) Yêu cầu sử dụng đất của cây dược liệu:

Căn cứ vào yêu cầu sinh lý, sinh thái của các cây dược liệu theo quyết định số 15/QĐ – BYT ngày 4/1/2012 về danh mục dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường và một số loài cây dược liệu khác;

Theo các tác giả Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc trong “ Khí hậu Việt Nam”, theo tác giả Fridland.V.M trong “Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm”, theo bảng phân loại đất Việt Nam đã xác định rằng tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi - trung du, vùng đồng bằng và ven biển; đồng thời là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo nên sự đa dạng về loại đất.

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng và phát triển của cây dược liệu. Có thể lựa chọn 6 loài dược liệu dự kiến phát triển trên các tiểu vùng núi cao và tiểu vùng trung du là: Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Đương quy, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến. Đối với tiểu vùng đồng bằng phát triển các loài cây: Nghệ, Cà Gai Leo, Đinh Lăng.

Yêu cầu sử dụng đất cụ thể cho từng loài cây như sau:

63

Page 75: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Bảng 08: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Đẳng sâm

Yếu tố hạn chếMức độ thích hợp

S1 S2 S3 N

Loại đất Fe Ha,Pg,Pf,Fs,Fa,Fq,Fp Pc,Py,Fl,Fk Các loại đất

còn lại

Độ cao tuyệt đối (m) 900-1.200

700 – 900; 1200-1500

1.500-1800 < 700; >1800

Độ dốc 10-20o 20 - 30o 30-35o > 35o

Độ dày tầng đất măt (cm) > 50 40 - 50 30 – 40 < 30

Thành phần cơ giới Thịt nhẹ Thịt TB Thịt nặng,

Cát pha Cát, sét

Đá lẫn, đá lộ đầu Không Ít Trung bình Nhiều

Ghi chú: S1: Rất thích hợp. S2: Thích hợp trung bình. S3: Kém thích hợp.

N: Không thích hợp.

Bảng 09: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Ba kích

Yếu tố hạn chếMức độ thích hợp

S1 S2 S3 N

Loại đất Fs,Fa Fp, Fq Fl, Fv, Pbc, Pc

Các loại đất còn

lại

Độ cao tuyệt đối (m) 400-600 >600, <800

800-1000 hoac 200-400

>1000hoặc <200

Độ dốc 0- 10o 10 - 20o 20-25o

<10> 25o

Độ dày tầng đất (cm) > 70 70 - 50 50 – 30 < 30

Thành phần cơ giới Thịt nhẹ Thịt TB Cát pha, Thit nang Cát

Đá lẫn, đá lộ đầu Không ít trung bình nhiều

Ghi chú: S1: Rất thích hợp. S2: Thích hợp trung bình. S3: Kém thích hợp.

N: Không thích hợp.64

Page 76: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Bảng 10: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Sa nhân tím

Yếu tố hạn chếMức độ thích hợp

S1 S2 S3 N

Loại đất FaFs, Fp,Fq, Fe, Hs, Ha, Pg,

Pf

Fk, Fv, Fl,Pbc, Pj,Py

Các loại đất còn lại

Độ cao tuyệt đối (m) 300-600 600-800 800-1000> 1000 hoặc <

300

Độ dốc 10- 15o 15 - 20o 20-25o hoặc <10 > 25o

Độ dày tầng đất (cm) > 70 50 - 70 30 – 50 < 30

Thành phần cơ giới Thịt nhẹ Thịt TB Cát pha, Thịt nặng Cát

Đá lẫn, đá lộ đầu Không Ít Trung bình Nhiều

Ghi chú: S1: Rất thích hợp. S2: Thích hợp trung bình. S3: Kém thích hợp.

N: Không thích hợp.

Bảng 11: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Đương quy

Yếu tố hạn chếMức độ thích hợp

S1 S2 S3 N

Loại đất FsFa, Fe, Fp, Fq, Hs, Ha,

Pbc

Pc, Pf, Py,Hq

Các loại đất còn lại

Độ cao tuyệt đối (m) 1300-1600 1600-18001800-2000 hoặc 1000-

1300

<1000 hoặc >2000

Độ dốc 10-15o 15-20o 20-25o > 25o

Độ dày tầng đất (cm) > 70 50 - 70 30 – 50 < 30

Thành phần cơ giới Thịt nhe Thịt TB Cát pha,

Thit nặngCát

Đá lẫn, đá lộ đầu Không Ít Trung bình Nhiều

Ghi chú: S1: Rất thích hợp. S2: Thích hợp trung bình. S3: Kém thích hợp.

N: Không thích hợp.65

Page 77: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Bảng 12: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Giảo cổ lam

Yếu tố hạn chếMức độ thích hợp

S1 S2 S3 N

Loại đất Fs Fe, Fa, Fq, Ha, Hs

Fk,Fv,Py,Hq

Các loại đất còn lại

Độ cao tuyệt đối (m) 800-1200 1200-1600 > 1600 <800

Độ dốc 0- 10o 10 - 20o 20-25o > 25o

Độ dày tầng đất (cm) > 70 50 - 70 30 – 50 < 30

Thành phần cơ giới Thịt nhẹThịt trung

bình, cát phaThịt nặng Cát

Đá lẫn, đá lộ đầu Không ít trung bình nhiều

Ghi chú: S1: Rất thích hợp. S2: Thích hợp trung bình. S3: Kém thích hợp.

N: Không thích hợp.

Bảng 13: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Lan kim tuyến

Yếu tố hạn chếMức độ thích hợp

S1 S2 S3 N

Loại đất Fe,FsPy, Pg, Fq, Fp, Hs, Ha

Pbc, Pf, Fl, Fk,Fv

Các loại đất còn

lại

Độ cao tuyệt đối (m) 800-1200m 1200-1600m > 1600 <800

Độ dốc 10- 15o 15 - 20o 20-25o > 25o

Độ dày tầng đất (cm) > 70 50 - 70 30 – 50 < 30

Thành phần cơ giới Thịt nhẹ Thịt trung bình, Cát pha

Thịt nặng Cát

Đá lẫn, đá lộ đầu Không Ít Trung bình Nhiều

Ghi chú: S1: Rất thích hợp. S2: Thích hợp trung bình. S3: Kém thích hợp.

N: Không thích hợp.

Bảng 14: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Đinh lăng

66

Page 78: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Yếu tố hạn chếMức độ thích hợp

S1 S2 S3 N

Loại đất FeHa,Pg,Pf,Fs,Fa,Fq,Fp,Ha,Hq

Pc,Py,Fl,FkCác loại đất còn lại

Độ cao tuyệt đối (m) 100-200 300-600 600-900<100 >900

Độ dốc 0- 10o 10 - 20o 20-25o > 25o

Độ dày tầng đất (cm) > 70 50 - 70 30 – 50 < 30

Thành phần cơ giới Cát pha, Thịt nhẹ

Thịt trung bình

Thịt nặng Cát

Đá lẫn, đá lộ đầu Không Ít Trung bình Nhiều

Ghi chú: S1: Rất thích hợp. S2: Thích hợp trung bình. S3: Kém thích hợp.

N: Không thích hợp.

Bảng 15: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Nghệ

Yếu tố hạn chếMức độ thích hợp

S1 S2 S3 N

Loại đất Fe,FsPy, Pg, Fq, Fp, Hs, Ha

Pbc, Pf, Fl, Fk,Fv

Các loại đất còn lại

Độ cao tuyệt đối (m) 100-300 300-600 600-900<100

>900

Độ dốc 0- 10o 10 - 20o 20-25o > 25o

Độ dày tầng đất (cm) > 70 50 - 70 30 – 50 < 30

Thành phần cơ giới Đất pha cát, Thịt nhẹ

Thịt trung bình

Thịt nặng Sét

Cát

Đá lẫn, đá lộ đầu Không Ít Trung bình Nhiều

Ghi chú: S1: Rất thích hợp. S2: Thích hợp trung bình. S3: Kém thích hợp.

N: Không thích hợp.

67

Page 79: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Bảng 16: Phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho cây Cà gai leo

Yếu tố hạn chếMức độ thích hợp

S1 S2 S3 N

Loại đất FsFe, Fa, Fq,

Ha, HsFk,Fv,Py,H

qCác loại đất còn

lại

Độ cao tuyệt đối (m) 100-300 300-600600-900

<100>900

Độ dốc 0- 10o 10 - 20o 20-25o > 25o

Độ dày tầng đất (cm) > 70 50 - 70 30 – 50 < 30

Thành phần cơ giới Thịt nhẹ Thịt trung bình, cát pha

Thịt nặng Cát

Đá lẫn, đá lộ đầu Không ít trung bình nhiều

Ghi chú: S1: Rất thích hợp. S2: Thích hợp trung bình. S3: Kém thích hợp.

N: Không thích hợp.

4.1.2. Kết quả đánh giá thích nghi cây dược liệu

Những loài được đánh giá rất thích nghi, thích nghi, ít thích nghi và không thích nghi đối với các tiểu vùng sinh thái là không trùng hợp với nhau. Có loài rất thích nghi với tiểu vùng này nhưng ít thích nghi hoặc không thích nghi với các tiểu vùng khác. Kết quả đánh giá thích nghi các loài cây dược liệu được tổng hợp ở bảng 08.

Bảng 17: Tổng hợp kết quả đánh giá thích nghi cho từng cây dược liệu

STT Tên loài cây Diện tích Mức độ thích hợpS1 S2 S3

1 Đẳng sâm 303.430 71.079 184.522 47.8292 Ba kích 153.176 62.271 61.617 29.2873 Sa nhân tím 169.551 56.070 82.649 30.8314 Đương quy 348.160 12.684 206.622 128.8545 Giảo cổ lam 328.593 18.555 201.737 108.3016 Lan kim tuyến 234.097 56.701 119.120 58.2767 Nghệ 8.228 1.415 3.564 3.2488 Cà gai leo 9.484 1.500 6.929 1.0559 Đinh lăng 9.327 2.839 5.409 1.079

68

Page 80: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Qua bảng 17 cho thấy: Đảng Sâm có diện thích thích hợp S1 nhiều nhất, 71.079 ha, tiếp theo là Ba kích (62.271 ha), Sa nhân tím (56.070 ha). Đây là những loài cây phù hợp với điều kiên trồng dưới tán rừng tự nhiên của các huyện vùng núi cao và trung du, nơi có diện tích đất lâm nghiệp lớn.

Nghệ có diện tích thích hợp ít nhất, 1.415 ha, tiếp theo là Cà Gai Leo và Đinh lăng, đây là những loài cây thích hợp ở vùng núi thấp và đồng bằng, nơi có diện quỹ đất ít.

Từ kết quả đánh giá mức độ thích nghi, sẽ làm cơ sở để đề xuất các loài cây trồng. Những vùng đất S1 sẽ ưu tên đưa vào quy hoạch.

Tổng hợp đánh giá thích nghi theo từng tiểu vùng cụ thể như sau:

* Tiểu vùng núi cao:

Kết quả đánh giá thích nghi cây dược liệu theo tiểu vùng núi cao được thể hiện ở bảng 18

Bảng 18: Tổng hợp đánh giá thích nghi cây dược liệu theo tiểu vùng núi caoSTT Tên loài cây Diện tích

(ha)Mức độ thích hợp

S1 S2 S3 1. Huyện Bắc Trà My

1.1 Đẳng sâm 20.585 4.014 13.471 3.1011.2 Ba kích 10.131 7.703 1.670 7581.3 Sa nhân tím 10.134 6.989 2.818 3271.4 Đương quy 10.688 60 5.361 5.2671.5 Giảo cổ lam 20.319 837 13.631 5.851

1.6 Lan kim tuyến 21.022 2.606 12.893 5.523

2. Huyện Đông Giang 2.1 Đẳng sâm 77.649 23.079 41.443 13.1272.2 Ba kích 14.827 3.747 6.567 4.5142.3 Sa nhân tím 14.827 3.507 6.536 4.7852.4 Đương quy 75.443 1.992 43.050 30.4002.5 Giảo cổ lam 76.078 5.539 33.964 36.575

2.6 Lan kim tuyến 74.060 16.884 34.265 22.911

3. Huyện Nam Giang 3.1 Đẳng sâm 46.976 8.075 34.297 4.6043.2 Ba kích 33.101 9.860 20.618 2.6233.3 Sa nhân tím 38.841 10.777 26.126 1.9383.4 Đương quy 113.476 1.200 82.729 29.547

69

Page 81: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

3.5 Giảo cổ lam 76.101 3.490 53.496 19.116

3.6 Lan kim tuyến 23.487 7.626 12.217 3.645

4. Huyện Nam Trà My 4.1 Đẳng sâm 38.699 12.135 22.079 4.4854.2 Ba kích 19.176 10.220 3.762 5.1944.3 Sa nhân tím 21.772 9.785 7.371 4.6154.4 Đương quy 37.779 1.585 17.421 18.7734.5 Giảo cổ lam 56.433 1.385 34.080 20.969

4.6 Lan kim tuyến 35.053 5.459 18.025 11.569

5. Huyện Phước Sơn 5.1 Đẳng sâm 24.715 3.589 17.537 3.5905.2 Ba kích 20.836 8.603 6.816 5.4185.3 Sa nhân tím 32.565 7.756 12.405 12.4055.4 Đương quy 24.789 826 23.879 23.0615.5 Giảo cổ lam 22.417 1.426 15.200 5.791

5.6 Lan kim tuyến 22.293 3.277 14.699 4.317

6. Huyện Tây Giang 6.1 Đẳng sâm 44.764 18.329 16.535 9.9006.2 Ba kích 24.109 10.823 7.784 5.5026.3 Sa nhân tím 18.355 8.741 5.713 3.9006.4 Đương quy 44.618 6.838 28.212 9.5686.5 Giảo cổ lam 43.905 2.820 30.764 10.321

6.6 Lan kim tuyến 45.222 19.038 21.372 4.813

Qua biểu 18 cho thấy tại tiểu vùng núi cao xác định được 06 loài cây thích nghi bao gồm: Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam, Đương quy và Lan kim tuyến. Trong đó, cụ thể từng loài cây như sau:

- Đẳng sâm: Có diện tích thích nghi nhiều nhất (S1) tại huyện Đông Giang (23.079 ha) và Tây Giang (18.329 ha). Đây là 02 địa phương có điều kiện về các yếu tố độ cao, độ dốc và độ dày tầng đất cho cây Đẳng sâm phát triển.

- Ba kích: Có diện tích thích nghi nhiều nhất (S1) tại huyện Tây Giang (10.823 ha) và Nam Trà My (10.220 ha). Đây là 02 địa phương có cây Ba kích tự nhiên phân bố chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các huyện vùng cao.

- Sa nhân tím: Diện tích thích nghi nhiều nhất (S1) tập trung tại 03 huyện Nam Giang (10.777 ha), Nam Trà My (9.785 ha) và Tây Giang (8.741 ha). Đây

70

Page 82: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

là những huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn, có yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho cây Sa nhân sinh trưởng và phát triển dưới tán rừng.

- Đương quy: Diện tích thích nghi nhiều nhất (S1) chủ yếu tập trung tại huyện Tây Giang (6.838 ha). Đây là huyện có nhiều diện tích rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình, phù hợp cho cây Đương quy phát triển.

- Giảo cổ lam: Diện tích thích nghi nhất (S1) tập trung chủ yếu tại 02 huyện Đông Giang (5.539 ha) và Nam Giang (3.490 ha); thấp nhất là huyện Bắc Trà My (837 ha).

- Lan kim tuyến: Diện tích thích nghi nhất (S1) tập trung tại 02 huyện Tây Giang (19.038 ha) và Đông Giang (16.884 ha). Đây là 02 huyện có nhiều diện tích rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX giàu và trung bình, có các yếu tố về địa hình và thổ nhưỡng phù hợp cho cây Lan kim tuyến phát triển

* Tiểu vùng trung du

Kết quả đánh giá thích nghi cây dược liệu theo tiểu vùng trung du được thể hiện ở bảng 19

Bảng 19: Tổng hợp đánh giá thích nghi cây dược liệu theo tiểu vùng trung du

STT Tên loài cây Diện tích Mức độ thích hợp

S1 S2 S31. Huyện Đại Lộc1.1 Đẳng Sâm 14.286 497 9.876 3.9131.2 Ba Kích 9.013 2.029 4.901 2.0831.3 Sa Nhân tím 9.164 1.903 5.666 1.5951.4 Đương Quy 8.221 64 2.991 5.1671.5 Giảo Cổ Lam 12.102 2.047 5.492 4.563

1.6 Lan Kim Tuyến 4.536 425 3.493 618

2. Huyện Nông Sơn2.1 Đẳng Sâm 21.625 466 17.984 3.1762.2 Ba Kích 8.296 2.588 3.189 2.5182.3 Sa Nhân tím 7.440 2.091 5.027 3222.4 Giảo Cổ Lam 9.662 714 5.892 3.057

2.5 Lan Kim Tuyến 3.249 943 1.036 1.270

3. Huyện Hiệp Đức3.1 Đẳng Sâm 12.438 828 10.023 1.5873.2 Ba Kích 8.784 3.750 4.604 430

71

Page 83: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

3.3 Sa Nhân tím 8.379 2.551 5.398 4303.4 Đương Quy 10.168 118 2.980 7.0713.5 Giảo Cổ Lam 11.286 297 8.929 2.060

3.6 Lan Kim Tuyến 3.850 422 604 2.824

4. Huyện Tiên Phước4.1 Đẳng Sâm 1.693 68 1.278 3474.2 Ba Kích 1.451 892 443 1174.3 Sa Nhân Tím 1.451 738 651 634.4 Giảo Cổ Lam 289 - 289 -

4.5 Lan Kim Tuyến 1.323 21 515 787

4.6 Đinh Lăng 2.208 788 908 512

Qua biểu 19 cho thấy tại tiểu vùng trung du đã xác định được 07 loài cây thích nghi bao gồm: Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam và Lan kim tuyến và Đinh lăng và Đương quy. Trong đó, cụ thể từng loài cây như sau:

- Đẳng sâm: Có diện tích thích nghi nhiều nhất (S1) tại huyện Hiệp Đức (828 ha), Đại Lộc (497 ha) và Nông Sơn (466 ha). Đây là 03 địa phương có một số diện tích rừng tự nhiên núi đất thường xanh ở độ cao từ 00-1.000 m, phù hợp cho cây Đẳng sâm phát triển.

- Ba kích: Có diện tích thích nghi nhiều nhất (S1) tại huyện Hiệp Đức (3.750 ha), Nông Sơn (2.588 ha) và Đại Lộc (2.029 ha). Mặc dù không có nhiều diện tích rừng tự nhiên như các huyện ở tiểu vùng núi cao, song đây cũng là 03 địa phương những điều kiện về địa hình, thỗ nhưỡng phù hợp cho cây Ba kích phát triển.

- Sa nhân tím: Diện tích thích nghi nhiều nhất (S1) tập trung tại 03 huyện Hiệp Đức (2.551 ha), Nông Sơn (2.091 ha) và Đại Lộc (1.903 ha). Đây là 03 huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn, có yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho cây Sa nhân sinh trưởng và phát triển dưới tán rừng.

- Giảo cổ lam: Diện tích thích nghi nhất (S1) tập trung chủ yếu tại huyện Đại Lộc (2.047 ha). Đây là huyện có diện tích rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình lớn, phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cây Giảo cổ lam.

- Lan kim tuyến: Diện tích thích nghi nhất (S1) tập trung tại 02 huyện Nông Sơn (943 ha) và Đại Lộc (424 ha). Đây là 02 huyện có nhiều diện tích rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX giàu và trung bình, có độ cao từ 800-1.200 m, có các yếu tố về địa hình và thổ nhưỡng phù hợp cho cây Lan kim tuyến phát triển.

72

Page 84: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Đương quy: Diện tích thích nghi nhiều nhất (S1) chủ yếu tập trung tại huyện Hiệp Đức (118 ha). Đây là huyện có nhiều diện tích rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình, phù hợp cho cây Đương quy phát triển.

- Cây Đinh lăng: Diện tích thích nghi nhất (S1) chủ yếu tập trung tại huyện Tiên Phước (788 ha). Đây là địa phương có nhiều diện tích núi đất vùng thấp và đất nông nghiệp quy hoạch cho lâm nghiệp, phù hợp cho việc gây trồng cây Đinh lăng, đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương.

* Tiểu vùng đồng bằng Kết quả đánh giá thích nghi cây dược liệu theo tiểu vùng đồng bằng được

thể hiện ở bảng 20

Bảng 20: Tổng hợp đánh giá thích nghi cây dược liệu theo tiểu vùng đồng bằng

STT Tên loài cây Diện tích Mức độ thích hợp

S1 S2 S31. Núi Thành1.1 Ba kích 3.093 1.948 1.131 141.2 Sa nhân tím 3.278 660 2.580 371.3 Đinh lăng 4.137 1.385 2.652 100

2. Điện Bàn2.1 Nghệ 167 126 - 402.2 Cà gai leo 167 - 126 402.3 Đinh lăng 167 126 - 40

3. Duy Xuyên3.1 Ba kích 6.206 1.979 2.709 1.5173.2 Sa nhân tím 5.863 1.930 2.240 1.6933.3 Nghệ 6.030 812 2.488 2.7303.4 Cà gai leo 6.287 1.031 4.335 9213.5 Đinh lăng 366 86 235 46

4. Phú Ninh4.1 Sa nhân tím 895 247 573 754.2 Nghệ 413 71 342 04.3 Cà gai leo 413 71 342 04.4 Đinh lăng 413 74 339 0

5. Quế Sơn5.1 Ba kích 596 97 469 305.2 Sa nhân tím 1.662 165 1.306 1915.3 Nghệ 564 172 30 3615.4 Cà gai leo 1.667 314 1.311 425.5 Đinh lăng 596 97 469 30

73

Page 85: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

6. TP. Tam Kỳ6.1 Nghệ 215 107 74 346.2 Cà gai leo 144 35 74 346.3 Đinh lăng 215 39 142 34

7. Tp.Hội An7.1 Nghệ 18 - - 187.2 Cà gai leo 18 - - 187.3 Đinh lăng 18 - - 18

8. Thăng Bình8.1 Sa nhân tím 750 162 478 1108.2 Nghệ 1.384 300 659 4258.3 Cà gai leo 1.384 245 1.097 428.4 Đinh lăng 1.705 421 922 363

Qua Bảng 20 cho thấy tại tiểu vùng đồng bằng đã xác định được 05 loài cây thích nghi bao gồm: Ba kích, Sa nhân tím, Nghệ, Cà gai leo và Đinh lăng. Trong 05 loài cây dược liệu ở trên, các loài cây như: Ba kích, Sa nhân tím thích nghi chủ yếu với các trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo và trung bình, có độ cao từ 400-600 m tại các huyện Núi Thành và Duy Xuyên; các loài cây dược liệu khác như Nghệ, Cà gai leo và Đinh lăng thích nghi nhất với các kiểu địa hình núi thấp tại huyện vùng đồng bằng như: Núi Thành, Duy Xuyên và Thăng Bình, nơi có độ cao < 200 m so với mức nước biển. 4.1.3. Đề xuất diện tích có khả năng trồng cây dược liệu

Phạm vi đề xuất đất có khả năng trồng cây dược liệu là những vùng đất nằm trong các khu vực sau:

- Đối với tiểu vùng núi cao và tiểu vùng trung du đề xuất Đẳng Sâm, Ba Kích tím, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến Sâm Ngọc Linh và Quế trong các khu vực sau:

+ Đất rừng đặc dụng, phòng hộ.+ Đất rừng sản xuất có trữ lượng trung bình và giàu.+ Đất rừng sản xuất có trữ lượng nghèo và nghèo kiệt - Đối với tiểu vùng đồng bằng:+ Đối với các huyện có rừng thì phạm vi đề xuất như đối với tiểu vùng

núi cao và tiểu vùng trung du+ Đối với các không có rừng thì đề xuất thêm các loài Nghệ, Đinh Lăng,

Cà Gai leo tại các khu vực đất trống và đất nông nghiệp.4.1.3.1. Diện tích có khả năng trồng cây dược liệu theo tiểu vùng

a) Tiểu vùng núi cao:Tổng hợp diện tích đất có khả năng trồng cây dược liệu theo tiểu vùng núi

74

Page 86: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Bảng 21: Diện tích có thể trồng các loài cây dược liệu theo trạng thái tiểu vùng núi cao

Hạng mục Tổng sốTiểu vùng núi cao

Huyện Đông Giang

Huyện Tây Giang

Huyện Nam Giang

Huyện Phước Sơn

Huyện Bắc Trà My

Huyện Nam Trà My

Rừn

g tự

nhi

ên n

ghèo

kiệ

t (T

XK

)

Đẳng sâmS1 358     278   38 41 S2 939     598   287 54 S3 327     118   161 48

Ba kíchS1 1.044 29   437 196 288 94 S2 587 94   218 185 69 21 S3 443 128   6 150 131 28

Sa nhân tímS1 1.069 29   680   275 85 S2 655 99   343   203 10 S3 204 123   23   10 48

Giảo cổ lamS1 33     33      

S2 1.271     1.271      

S3 108     108      

Rừn

g tự

nhi

ên n

ghèo

(TX

N)

Đẳng sâmS1 29.234 2.898 6.026 7.796 3.589 2.140 6.785 S2 82.153 6.322 6.694 33.699 17.537 5.988 11.913 S3 21.417 5.334 3.732 4.487 3.590 1.440 2.835

Ba kíchS1 45.928 3.718 6.839 9.423 8.406 7.415 10.126 S2 44.559 6.473 5.713 20.400 6.631 1.601 3.741 S3 21.965 4.386 3.900 2.617 5.268 627 5.166

Sa nhân tím S1 46.486 3.478 8.741 10.097 7.756 6.713 9.700 S2 60.314 6.437 5.713 25.783 12.405 2.615 7.361 S3 27.767 4.662 3.900 1.915 12.405 318 4.568

75

Page 87: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Đương quyS1 2.482 254 1.512 110 98 41 467 S2 82.784 6.206 10.726 38.507 11.986 4.820 10.539 S3 52.580 7.418 4.099 13.734 12.705 4.664 9.960

Giảo cổ lamS1 2.217 109 1.037 710   94 267 S2 67.286 4.355 9.393 37.132   6.041 10.365 S3 39.480 6.267 5.508 13.899   2.984 10.822

Lam Kim Tuyến

S1 1.597         1.597  S2 6.041         6.041  S3 2.984         2.984  

Rừn

g ph

ục h

ồi (T

XP) Ba kích

S1 3.984   3.984        

S2 2.071   2.071        

S3 1.602   1.602        

Đương quyS1 19         19  S2 541         541  S3 603         603  

Giảo cổ lamS1 44         44  S2 738         738  S3 328         328  

Rừn

g tự

nhi

ên tr

ung

bình

Đẳng sâmS1 19.448   12.303     1.836 5.309 S2 27.149   9.841     7.196 10.113 S3 9.269   6.168     1.499 1.601

Đương quyS1 10.001 1.738 5.326 1.090 728   1.118 S2 117.327 36.844 17.486 44.222 11.893   6.882 S3 63.433 22.982 5.469 15.813 10.356   8.813

Giảo cổ lam S1 8.808 4.368 1.783   1.426 699 531 S2 78.719 23.954 21.372   15.200 6.852 11.341 S3 44.678 26.469 4.813   5.791 2.538 5.067

76

Page 88: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

(TX

B)

Lam Kim Tuyến

S1 36.812 13.606 19.038     1.009 3.159 S2 66.118 29.198 21.372     6.852 8.696 S3 32.350 19.876 4.813     2.538 5.123

Rừn

g tự

nhi

ên

giàu

(TX

G) Giảo cổ lam

S1 4.396 1.062   2.748     587 S2 33.121 5.656   15.093     12.373 S3 14.027 3.839   5.109     5.079

Lam Kim Tuyến

S1 16.480 3.277   7.626 3.277   2.300 S2 41.312 5.067   12.217 14.699   9.329 S3 17.443 3.035   3.645 4.317   6.446

Tổng 1.295.129 269.790 220.973 331.983 170.593 92.879 208.912

77

Page 89: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Qua bảng 21 cho thấy, tại các huyện tiểu vùng núi cao có 06 loài cây dược liệu được xác định thích nghi gồm Ba kích, Đảng sâm, Sa nhân tím, Đương quy, Giảo cổ lam và Lan kim tuyến. Các loài cây dược liệu này phân bố chủ yếu ở trạng thái rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (TXG), trung bình (TXB), phục hồi (TXP), nghèo (TXN) và nghèo kiệt (TXK); trong đó trạng thái rừng tự nhiên giàu và trung bình có khả năng thích nghi nhiều nhất với các loài cây dược liệu và tập trung chủ yếu ở huyện Nam Giang và huyện Nam Trà My.

b) Tiểu vùng trung du:

Tổng hợp diện tích đất có khả năng trồng cây dược liệu theo tiểu vùng trung du được thể hiện tại bảng 22.

Bảng 22: Diện tích có thể trồng các loài cây dược liệu theo trạng thái tiểu vùng Trung du

Đơn vị tính: ha

Hạng mục Tổng sốTiểu vùng Trung Du

Huyện Đại Lộc

Huyện Nông Sơn

Huyện Hiệp Đức

Huyện Tiên Phước

Rừn

g tự

nhi

ên n

ghèo

kiệ

t (T

XK

) Đẳng sâm

S1 129 65 45 13 6 S2 3.691 959 677 1.992 63 S3 565 180 121 264 -

Ba kíchS1 811 402 104 240 65 S2 3.242 527 705 2.006 4 S3 331 274 34 24 -

Sa nhân tím

S1 624 331 43 225 25 S2 3.545 837 667 1.996 44 S3 216 35 133 48 -

Đương quy

S1 - - - - - S2 643 643 - - - S3 560 560 - - -

Rừn

g tự

nhi

ên n

ghèo

(TX

N) Đẳng

sâm

S1 902 222 143 476 62 S2 16.219 5.150 5.648 4.448 973 S3 4.928 2.589 807 1.185 347

Ba kíchS1 8.449 1.627 2.484 3.511 827 S2 9.894 4.374 2.484 2.598 439 S3 4.412 1.809 2,484,29 1 117

Sa nhân tím

S1 6.658 1.572 2.047 2.326 713 S2 13.197 4.828 4.361 3.402 607 S3 2.194 1.560 189 382 63

Đương quy

S1 103 64 - 39 -

78

Page 90: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

S2 4.234 2.347 - 1.886 -

S3 8.792 4.607 - 4.185 -

Giảo cổ lam

S1 231 189 - 42 - S2 8.537 3.841 - 4.697 - S3 4.349 2.980 - 1.370 -

Lam Kim

Tuyến

S1 21 - - - 21 S2 515 - - - 515 S3 787 - - - 787

Rừn

g ph

ục h

ồi

(TX

P)

Đẳng sâm

S1 52 52 - - - S2 7.773 3.041 4.732 - - S3 3.049 2.188 860 - -

Giảo cổ lam

S1 172 - - 172 - S2 593 - - 593 - S3 355 - - 355 -

Rừn

g tự

nhi

ên tr

ung

bình

(TX

B) Đẳng

sâm

S1 827 210 278 338 - S2 14.519 3.767 6.927 3.583 242 S3 2.716 1.144 1.388 137 47

Đương quy

S1 79 - - 79 - S2 1.093 - - 1.093 - S3 2.886 - - 2.886 -

Giảo cổ lam

S1 2.560 1.858 618 83 - S2 10.195 1.652 4.615 3.639 289 S3 4.728 1.583 2.809 336 -

Lam Kim

Tuyến

S1 1.332 425 485 422 - S2 4.620 3.493 485 604 37 S3 4.156 618 485 2.824 228

Rừn

g tự

nhi

ên

giàu

(TX

G) Giảo cổ

lam

S1 95 - 95 - - S2 1.277 - 1.277 - - S3 248 - 248 - -

Lam Kim

Tuyến

S1 458 - 458 - - S2 551 - 551 - - S3 784 - 784 - -

Đất

trốn

g nú

i đất

(DT

1)

Đinh Lăng

S1 212 212 - - -

S2 453 453 - - 1

S3 296 296 - - -

Đất

cây

gỗ

Đinh Lăng

S1 354 77 - - 276

79

Page 91: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

tái s

inh

núi

đất (

DT

2) S2 775 380 - - 395

S3 44 44 - - -

Nôn

g N

ghiệ

p (N

N) Đinh

Lăng

S1 512 - - - 512 S2 512 - - - 512 S3 512 - - - 512

Qua bảng 22 cho thấy, tại tiểu vùng trung du có các loài cây dược liệu thích nghi bao gồm: Đảng sâm, Ba kích, Sa nhân, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến, Nghệ, Đinh lăng, Cà gai leo. Trong 04 huyện tiểu vùng trung du diện tích có khả năng trồng cây dược liệu như: Đảng sâm, Ba kích, Sa nhân và Lan kim tuyến tập trung ở các trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo (TXN) và nghèo kiệt (TXK) tại 03 huyện Đại Lộc, Nông Sơn và Hiệp Đức; diện tích có khả năng trồng các loài cây dược liệu còn lại như Đinh lăng, Nghệ, Cà gai leo chủ yếu ở các trạng thái đất trống núi đất (DT1) và đất trống núi đất có cây gỗ tái sinh (DT2)

Các huyện tiểu vùng trung du có các diện tích đất thích hợp để trồng cây dược liệu chủ yếu tập trung ở trạng thái rừng tự nhiên nghèo và nghèo kiệt. Huyện Đại Lộc có diện tích đất phân bố ở tất các trạng thái nhiều nhất.

c) Tiểu vùng đồng bằng:

Tổng hợp diện tích đất có khả năng trồng cây dược liệu theo tiểu vùng đồng bằng được thể hiện tại bảng 23.

Bảng 23: Diện tích có thể trồng các loài cây dược liệu theo trạng thái tiểu vùng Đồng Bằng

Đơn vị tính: ha

Hạng mục Tổng số

Tiểu vùng Đồng BằngHuyện Điện Bàn

Huyện Duy

Xuyên

Huyện Núi

Thành

Huyện Phú Ninh

Huyện Quế Sơn

TP. Tam Kỳ

Huyện Thăng Bình

TP. Hội An

Rừn

g tự

nhi

ên n

ghèo

kiệ

t (T

XK

) Sa nhân tím

S1            S2 20             20  S3              

NghệS1              S2 8       8        S3              

Cà Gai Leo

S1              S2 8       8        S3        

Đinh Lăng

S1        S2 8       8        S3          

80

Page 92: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Rừn

g tự

nhi

ên n

ghèo

(TX

N)

Ba kích

S1 1955     1955          S2 1309     1309          S3 14     14          

Sa nhân tím

S1 660     660      S2 2647     2580       67  S3 37     37        

Giảo cổ

lam

S1 163     163          S2 2090     2090          S3 901     901          

NghệS1 2053     2053        S2 843     664 179        S3 661     661        

Cà Gai Leo

S1 973     856 117      S2 3442     2309 179 954      S3 213     213      

Đinh Lăng

S1 1345     1226 2 117      S2 3183     2052 177 954      S3 100     100      

Rừn

g ph

ục h

ồi (T

XP)

Ba kích

S1 1870   1870            S2 2576   2576            S3 1402   1402            

Sa nhân tím

S1 3210   1930 707 247 165   162  S2 10201   2229 5702 573 1306   391  S3 2531   1693 462 75 191   110  

NghệS1 830   760         70  S2 2532   2288         245  S3 2963   2616         347  

Cà Gai Leo

S1 1039   956         82  S2 4669   4089         580  S3 864   864        

Cà Gai Leo

S1 153             153  S2 510             510  S3          

Rừn

g tự

nhi

ên tr

ung

bình

(TX

B)

Ba kích

S1            S2 11   11            S3            

Sa nhân tím

S1 441   441          S2 1692   11 1680          S3 10   10          

Giảo cổ

lam

S1 202   202          S2 1385   1385          S3 545   545          

Cà Gai

S1              S2              

81

Page 93: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Leo S3 11   11            R

ừng

gỗ tr

ồng

núi đ

ất

(RT

G)

NghệS1 218 111         107  S2 74         74  S3 65 25         34   6

Cà Gai Leo

S1 35       35  S2 186 111         74  S3 65 25         34   6

Đinh Lăng

S1 150 111         39  S2 142       142  S3 65 25         34   6

Đất

trốn

g nú

i đất

(DT

1)

Đẳng sâm

S1 46     23   23      S2 250     125   125      S3 15     7   7      

Ba kích tím

S1 36   10     25      S2 132   10     123      S3 16   8     8      

NghệS1 110 15 17 20   58    S2 77 8 64   5    S3 110 15 4   88     2

Cà Gai Leo

S1 82 0 6 16   60    S2 196 15 23 68   90    S3 23 15   5     2

Đinh Lăng

S1 110 15 17 18   60    S2 168 0 12 66   90    S3 23 15   5     2

Đất

cây

gỗ tá

i sin

h nú

i đất

(DT

2)

Đẳng sâm

S1 30     15   15      S2 771     385   385      S3 81     41   41      

Ba kích tím

S1 170   99     71      S2 459   112     347      S3 130   107     23      

NghệS1 268   34 89 5 114   26S2 518   193 242 42 25   15S3 772   110 344 273   35 10

Cà Gai Leo

S1 306   69 95 5 137   0S2 1187   223 579 42 268   76S3 92   46 37   10

Đinh Lăng

S1 383   69 141 10 137   26S2 1110   223 534 37 267   50S3 92   46 37   10

Nôn

g N

ghiệ

p (N

N) Nghệ

S1 270       66     203  S2 512       113     399  S3 44       0     43  

Cà S1 229       66     163  

82

Page 94: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Gai Leo

S2 555       113     442  S3 42       0     42  

Đinh Lăng

S1 305       63     242  S2 479       116     363  S3 363       0     363  

Qua bảng 23 cho thấy, tại tiểu vùng đồng bằng có khả năng trồng được các loài cây dược liệu bao gồm: Đảng sâm, Ba kích, Giảo cổ lam, Đinh lăng, Nghệ và Cà gai leo. Những diện tích có khả năng trồng cây dược liệu chủ yếu tập trung ở 05 huyện Núi Thành, Duy Xuyên, Thăng Bình, Phú Ninh và Quế Sơn và ở trên các trạng thái rừng tự nhiên nghèo (TXN), rừng tự nhiên phục hồi (TXP), đất trống núi đất (DT1), đất trống núi đất có cây gỗ tái sinh (DT2) và đất Nông nghiệp. Trong đó diện tích có khả năng trồng dược liệu nhiều nhất ở các trạng thái đất trống có cây gỗ tái sinh núi đất (DT2), Đất trống núi đất (DT1) và đất Nông Nghiệp (NN).

4.1.2.2. Diện tích đất đưa vào quy hoạch cây dược liệuDiện tích các loài cây đưa vào quy hoạch cây dược liệu là diện tích đất

trong phạm vi đề xuất và có mức độ thích nghi là S1 đối với tiểu vùng núi cao và tiểu vùng trung du. Đối với tiểu vùng đồng bằng, do quỹ đất ít hơn, nên diện tích đưa vào quy hoạch bao gồm cả diện tích đất S1 và S2, trên cơ sở nhu cầu và quỹ đất thực tế của của từng địa phương.

Trên cơ sở sở đánh giá thích nghi, diện tích đất đưa vào quy hoạch trồng cây dược liệu theo từng tiểu vùng trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

83

Page 95: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

a) Tiểu vùng núi cao:

Diện tích đất đưa vào quy hoạch trồng cây dược liệu tại tiểu vùng núi cao được tổng hợp tại bảng 24.

Bảng 24: Diện tích đất đưa vào quy hoạch trồng cây dược liệu theo tiểu vùng núi caoĐơn vị tính: ha

STT Tên loài Diện tích (ha) Đông Giang Tây

GiangNam

Giang Phước Sơn Bắc Trà My Nam Trà My

I Diện tích thích hợp trồng 1 loài 92243 16226 16152 18225 11121 2952 275671 Đẳng sâm 12719 947 2125 3276 1389 1158 38242 Ba kích 12395 855 4474 3209 2200 823 8343 Sa nhân tím 6661 323 1008 3554 1250 318 2094 Đương quy 3956 2104 65 1090 651 19 265 Giảo cổ lam 16965 11997 1099 1371 1349 183 9666 Lan kim tuyến 19564 7382 5724 3277 451 27307 Đinh Lăng 1005       1005    8 Quế 3939           39399 Sâm 15039           15039II Diện tích thích hợp trồng 2 loài 44766 5454 11615 9283 5013 4815 85871 Ba Kích Tím, Đương Quy 106   76   30    2 Ba Kích, Quế 59       0 59  3 Ba Kích, Giảo Cổ Lam 108     102   5  4 Ba kích tím, Sa nhân tím 20475 1443 2936 3871 4434 3807 39845 Ba Kích, Lan Kim Tuyến 87         87  6 Đương quy, Giảo cổ lam 1   1        7 Đương Quy, Lan Kim tuyến 2793   474 1901 77   3408 Đẳng sâm, Ba kích tím 1971 145 305 1346 156 19  9 Đẳng sâm,Đương quy 430   51   1   378

84

Page 96: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

10 Đẳng sâm, Giảo cổ lam 890 71 341 64   263 15111 Đẳng sâm, Lan Kim Tuyến 7558   5522     342 169512 Đẳng sâm, Sa nhân tím 4552 437 1619 1998 308 1 19013 Đẳng Sâm, Quế 14           1414 Đẳng Sâm, Sâm Ngọc Linh 466           46615 Đinh Lăng, Quế 1       1    16 Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 3872 3358 285     228  17 Giảo cổ Lam, Sâm Ngọc Linh 65           6518 Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam 5   5        19 Sa Nhân Tím, Quế 11       7 4 020 Lan Kim Tuyến, Quế 1         1  21 Lan Kim Tuyến, Sâm Ngọc Linh 1304           1304III Diện tích thích hợp trồng 3 loài 21203 1048 7083 1290 1812 2896 7073

1 Ba Kích Tím, Sa Nhân Tím, Đương Quy 67   18   48    

2 Ba kích tím, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 293 4 57     31 201

3 Ba Kích Tím, Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến 814         814  

4 Ba Kích Tím, Sa Nhân Tím, Quế 503       31 293 179

5 Đương Quy, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 130   130        

6 Đương Quy, Lan Kim Tuyến, Sâm Ngọc Linh 227           227

7 Đẳng Sâm, Ba Kích Tím, Đương Quy 25   1 6 19    

8 Đẳng sâm, Ba kích tím, Sa nhân tím 12061 1044 1501 1276 1715 1537 4989

9 Đẳng Sâm, Ba Kích Tím, Giảo Cổ Lam 8     8      

10 Đẳng Sâm, Ba Kích Tím, Lan Kim 99         99  

85

Page 97: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Tuyến

11 Đẳng Sâm, Đương Quy, Lan Kim Tuyến 5320   4625       695

12 Đẳng Sâm, Đương Quy, Giảo Cổ Lam 23   23        

13 Đẳng Sâm, Đương Quy, Sâm Ngọc Linh 248           248

14 Đẳng Sâm, Sa Nhân Tím, Đương Quy 11   11        

15 Đẳng Sâm, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam 133   133        

16 Đẳng Sâm, Sa Nhân Tím, Quế 1           117 Đẳng Sâm, Lan Kim Tuyến, Quế 8         8  

18 Đẳng Sâm, Lan Kim Tuyến, Sâm Ngọc Linh 534           534

19 Đẳng Sâm, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 700   585     115  

IV Diện tích thích hợp trồng 4 loài 2910 256 1489 0 1 498 666

1 Ba Kích, Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến, Quế 3         3  

2 Đẳng sâm, Ba kích tím, Sa nhân tím, Đương quy 1729 254 1327   1   146

3 Đẳng sâm, Ba kích tím, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 635 2 128     439 67

4 Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Quế 231         57 174

5 Đẳng Sâm, Đương Quy, Lan Kim Tuyến, Sâm Ngọc Linh 278           278

6 Đẳng Sâm, Đương Quy, Giảo Cổ Lam, lan Kim Tuyến 34   34        

V Diện tích thích hợp trồng 5 loài 43 0 0 0 0 43 0

86

Page 98: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

1 Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Đương quy, Lan kim tuyến 41         41  

2 Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 2         2  

3 Đẳng sâm, Ba kích tím, Sa nhân tím, Lan kim tuyến, Quế 1         1  

Tổng   161165 22983 36339 28798 17948 11205 43892

87

Page 99: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

* Huyện Đông Giang

Huyện Đông Giang có diện tích đưa vào quy hoạch các loài cây dược liệu là 22.983 ha trong đó:

- Diện tích thích hợp chỉ trồng được một loài là 16.226 ha bao gồm các loài cây: Đẳng Sâm, Ba Kích tím, Sa Nhân tím, Đương Quy, Giảo Cổ Lam.

- Diện tích thích hợp trồng 2 loài là 5454 ha bao gồm Đẳng Sâm và Ba Kích Tím; Đẳng Sâm và Giảo Cổ Lam; Đẳng Sâm và Sa Nhân Tím; Giảo cổ Lam và Lan Kim Tuyến.

- Diện tích thích hợp trồng 3 loài là 1.048 ha

- Diện tích thích hợp trồng 4 loài là 256 ha.

Đối với diện tích thích hợp trồng 2 loài trở lên, tùy theo điều kiện cụ thể của từng năm mà có thể trồng xen kẽ nhiều loài hoặc ưu tiên trồng một loài cây có giá trị kinh tế hơn.

* Huyện Tây Giang

Huyện Tây giang có tổng diện tích đưa vào quy hoạch các loài cây dược liệu là 36.339 ha. Trong đó:

- Diện tích chỉ thích hợp trồng 1 loài là 16.152 ha bao gồm các loài cây Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Đương quy, Giảo cổ Lam và Lan Kim Tuyến.

- Diện tích thích hợp trồng 2 loài là 11.615 ha, bao gồm tổ hợp của 2 trong 6 loài được lựa chọn.

- Diện tích thích hợp trồng 3 loài (tổ hợp của 3 trong 6 loài được chọn) là 7038 ha

- Diện tích thích hợp trồng 4 loài (tổ hợp của 4 trong 6 loài được chọn) là 1.489 ha

Diện tích thích hợp trồng 2 loài trở lên, tùy theo điều kiện củ thể của từng năm mà có thể trồng xen kẽ nhiều loại hoặc ưu tiên phát triển một loài phù hợp

* Huyện Nam Giang

Huyện Nam Giang có tổng diện tích đưa vào quy hoạch là 28.798 ha trong đó:

- Diện tích thích hợp trồng 1 loài là 18.225 ha bao gồm các loài cây Đẳng Sâm, Ba Kích tím, Sa Nhân tím, Đương quy và Lan Kim Tuyến.

- Diện tích thích hợp trồng 2 loài là 9.283 ha

88

Page 100: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Diện tích thích hợp trồng 3 loài là 1.290 ha

Huyện Nam Giang không có diện tích thích hợp trồng 4 loài.

Đối với diện tích thích hợp trồng 2 loài trở lên, tùy thuộc vào điều kiện củ thể của từng năm mà có thể trồng xen hoặc ưu tiên trồng một loài phù hợp.

* Huyện Phước Sơn

Huyện Phước Sơn có tổng diện tích đưa vào quy hoạch các loài cây dược liệu là 17.948 ha. Phước Sơn là huyện thuộc vùng quy hoạch quế, tuy nhiên, diện tích trồng Quế đã trùng với diện tích trồng các loài cây dược liệu. Cụ thể như sau:

- Diện tích thích hợp trồng 1 loài cây dược liệu là 11.121 ha bao gồm các loài: Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Đương Quy, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến và Đinh Lăng

- Diện tích thích hơp trồng hai loài là 5.013 ha, trong đó diện tích trồng dưới tán quế như sau: Ba Kích trồng dưới tán Quế là 0,47 ha, Đinh Lăng Quế là 0,51ha và Sa Nhân tím, Quế là 6,72 ha.

* Huyện Bắc Trà My

Huyện Bắc Trà My có tổng diện tích đưa vào quy hoạch cây dược liệu là 11.205 ha trong đó:

- Diện tích thích hợp trồng một loài cây dược liệu là 2.952 ha bao gồm các loài cây: Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Đương Quy, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến và Đinh Lăng.

- Diện tích thích hợp trồng hai loài dược liệu là 4.815 ha trong đó có 63 ha cây dược liệu trồng dưới tán quế.

- Diện tích thích hợp trồng ba loài liệu là 2.896 ha, trong đó có 302 ha trồng dưới tán Quế

- Diện tích thích hợp trồng bốn loài là 498 ha, trong đó có 60 ha trồng dưới tán quế.

- Diện tích thích hợp trồng năm loài là 43 ha trong đó trồng dưới tán quế là 0,59 ha

* Huyện Nam Trà My

Huyện Nam Trà My có tổng diện tích đất đưa vào quy hoạch cây dược liệu là 43.892 ha trong đó:

89

Page 101: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Diện tích thích chỉ thích hợp một loài cây dược liệu là 27.567 ha, gồm các loài Đẳng sâm, Ba Kích tím, Sa Nhân tím, Đương Quy, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến, Đinh Lăng, Quế, và Sâm Ngọc linh, trong đó diện tích trồng Quế là 3.939 ha và Sâm Ngọc Linh là 15.039 ha

- Diện tích thích hợp trồng 2 loài cây trong 8 loài trên là 8.587 ha trong đó diện tích trồng xen với Sâm Ngọc Linh là 1835 ha

- Diện tích thích hợp trồng 3 loài cây dược liệu trong 8 loài trên là 7.073 ha. Trong đó diện tích trồng xen với Sâm Ngọc Linh là 1.009 ha

- Diện tích thích hợp trồng 4 loài cây dược liệu là 666 ha, trong đó diện tích trồng xen với Sâm Ngọc Linh là 278 ha.

b) Tiểu vùng trung du:

Diện tích đất đưa vào quy hoạch trồng cây dược liệu tại tiểu vùng trung du được tổng hợp tại bảng 25.

Bảng 25: Diện tích đất đưa vào quy hoạch trồng cây dược liệu theo tiểu vùng trung du

TT Tên loài Diện tích (ha) Đại Lộc Hiệp

ĐứcNông Sơn

Tiên Phước

I Diện tích thích hợp trồng 1 loài 8672 2831 2142 2237 14631 Đẳng Sâm 334 77 36 221  2 Ba Kích 2977 524 1523 900 313 Sa Nhân Tím 1155 337 412 404 24 Giảo Cổ Lam 2062 1601 172 243 475 Lan Kim Tuyến 471 2   469  6 Đinh Lăng 1672 290     13827 Quế 1       1II Diện tích thích hợp trồng 2 loài 6063 1648 2163 1922 3301 Đẳng Sâm, Ba Kích 103 14 88 1  2 Đẳng Sâm, Lan Kim Tuyến 349 85 259 4  3 Ba Kích, Sa Nhân Tím 4451 1210 1732 1509  4 Ba Kích, Giảo Cổ Lam 30 17     135 Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam 91 91      6 Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 722 230 83 408  7 Đẳng Sâm, Giảo Cổ Lam 205       2058 Ba Kích, Sa Nhân Tím 8       89 Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến 95       9510 Đinh Lăng, Quế 10       10III Diện tích thích hợp trồng 3 loài 1205 308 450 240 208

1 Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 723 200 327 178 17

90

Page 102: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

2 Đẳng Sâm, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 207 107   62 37

3 Đẳng Sâm, Ba Kích, Đương Quy 1   1    

4 Ba Kích, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam 195   42   153

5 Đẳng Sâm, Đương Quy, Lan Kim Tuyến 79   79    

IV Diện tích thích hợp trồng 4 loài 728 64 37 0 627

1 Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Đương Quy 101 64 37    

2 Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam 601       601

3 Ba Kích, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 21       21

4 Ba Kích, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam, Quế 5       5

V Diện tích thích hợp trồng 5 loài 475 0 0 0 475

1Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến

406       406

2 Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam, Quế 69       69

VI Diện tích thích hợp trồng 6 loài 14 0 0 0 14

1Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến, Quế

14       14

  Tổng 17158 4851 4792 4400 3116

* Huyện Đại Lộc

Huyên Đại Lộc có tổng diện tích đưa vào quy hoạch huyện cây dược liệu là 4.851 ha trong đó:

- Diện tích thích hợp trồng một loài cây là 2.831 ha bao gồm các loài cây: Đẳng Sâm, Ba Kích tím, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim tuyến, và Đinh Lăng.

- Diện tích thích hợp trồng 2 trong 7 loài trên là 1.648 ha.

- Diện tích thích hợp trồng 3 trong 7 loài trên là 308 ha.

- Diện tích thíc hợp trồng 4 trong 7 loài trên là 64 ha.

91

Page 103: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

* Huyện Hiệp Đức

Huyện Hiệp Đức có tổng diện tích đưa vào quy hoạch cây dược liệu là 4.792 ha trong đó:

- Diện tích thích hợp trồng một loài là 2.142 ha bao gồm các loài cây: Đẳng Sâm, Ba Kích tím, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam.

- Diện tích thích hợp trồng 2 loài trong 5 loài trên là 2.163 ha, trong đó diện tích thích hợp trồng Ba kích tím và Sa nhân tím nhiều nhất là 1.732 ha

- Diện tích thích hợp trồng 3 trong 5 loài trên là 450 ha.

- Diện tích thích hợp trồng 4 loài la 37 ha.

* Huyện Nông Sơn

Huyện Nông Sơn có tổng diện tích đưa vào quy hoạch cây dược liệu là 4.400 ha trong đó:

- Diện tích thích hợp trồng môt loài là 2.237 ha bao gồm các loài cây: Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến.

- Diện tích thích hợp trồng 2 loài trong 6 loài trên là 1.922 ha

- Diện tích thich hợp trồng 3 loài trong 6 loài trên là 240 ha

* Huyện Tiên Phước

Huyện Tiên Phước có tổng diện tích đưa vào quy hoạch cây dược liệu là 3.116 ha trong đó:

- Diện tích thích hợp trồng 1 loài là 1.463 ha bao gồm các loài cây: Ba Kích tím, Sa nhân tím, Giảo cổ lam, Đinh lăng và Quế

- Diện tích thích hợp trồng 2 trong 6 loài trên là 330 ha

- Diện tích thích hợp trồng 3 loài trong 6 loài trên là 208 ha

- Diện tích thích hợp trồng 4 loài trong 6 loài trên là 627 ha

- Diện tích thích hợp trồng 5 loài trong 6 loài trên là 475 ha

- Diện tích thích hợp trồng 6 loài là 14 ha.

c) Tiểu vùng đồng bằng

Diện tích đất đưa vào quy hoạch trồng cây dược liệu tại tiểu vùng đồng bằng được tổng hợp tại bảng 26.

92

Page 104: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Bảng 26: Diện tích đất đưa vào quy hoạch trồng cây dược liệu theo tiểu vùng đồng bằng

STT Tên loàiDiện tích (ha)

Điện Bàn

Duy Xuyên

Núi Thành

Phú Ninh

Quế Sơn

Tp. Tam Kỳ

Tp. Hội An

Thăng Bình

I Diện tích thích hợp trồng 1 loài                  

1 Ba kích 775 - 65 669 - 40 - - - 2 Đinh lăng 413 - - 413 - - - - - 3 Giảo cổ lam 345 - 345   - - - - - 4 Nghệ 155 - 150   - 5 - - - 5 Sa nhân tím 1010 -     820 103 - - 876 Cà gai leo 2291 - -   - 2291 - - -

II Diện tích thích hợp trồng 2 loài                  

1 Ba kích tím, Sa nhân tím 313 -   313 - - - - - 2 Nghệ, Cà gai leo 611 - 611   - - - - - 3 Cà gai leo, Đinh lăng 217 -     100 117 - -  4 Sa nhân tím, Cà gai leo 62 - - - - 62 - - -

III Diện tích thích hợp trồng 3 loài                  

1 Ba kích, Cà gai leo, Đinh lăng 35 - 35   - - - - -

2 Ba kích, Nghệ, Đinh lăng 5 - 5   - - - - -

3 Ba kích, Sa nhân tím, Đinh lăng 283 -   283 - - - - -

93

Page 105: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

4 Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 1537 126 36   313 140 181 18 722

IV Diện tích thích hợp trồng 4 loài   -              

1 Ba kích, Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 23 - 4 - - 19 - - -

5 Sa nhân tím, Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 662 - - - - - - - 662

1 Đẳng sâm, Ba kích, Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 38 - -   - 38 - - -

Tổng   8776 126 1251 1679 1233 2816 181 18 1471

94

Page 106: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

* Huyện Điện bàn

Tổng diện tích đưa vào quy hoạch cây dược liệu của huyện Điện Bàn là 126,31 ha bao gồm diện tích thích hợp trồng Nghệ, Cà Gai Leo và Đinh Lăng.

* Huyện Duy Xuyên

Tổng diện tích đưa vào quy hoạch cây dược liệu của huyện Duy Xuyên là 1.251 ha Trong đó:

- Diện tích thích hợp trồng 1 loài là 561 ha bao gồm: Ba Kích, Giảo Cổ Lam và Nghệ.

- Diện tích thích hợp trồng 2 loài trong 3 loài trên là 611 ha.

- Diện tích thích hợp trồng cả 3 loài trên là 75 ha.

- Diện tich thích hợp trồng 4 loài là 4 ha bao gồm các loài Ba Kích, Nghệ, Cà Gai Leo và Đinh Lăng.

* Huyện Núi Thành

Huyện Núi Thành có tổng diện tích đưa vào quy hoạch cây dược liệu là 1679 ha trong đó:

- Diện tích thích hợp trồng 1 loài là 1.083 ha bao gồm Ba Kích tím và Đinh Lăng.

- Diện tích thích hợp trồng 2 loài là 313 ha gồm các loài cây Ba Kích tím và Sa Nhân Tím.

- Diện tích thích hợp trồng 3 loài là 283 ha gồm các loài Ba Kích tím, Sa Nhân tím và Đinh Lăng.

* Huyện Phú Ninh

Huyện Phú Ninh có tổng diện tích đưa vào quy hoạch cây dược liệu là 1.233 ha trong đó:

- Diện tích thích hợp trồng Sa Nhân Tím là 820 ha

- Diện tích thích hợp trồng 2 loài là 100 ha bao gồm Cà Gai Leo và Nghệ

- Diện tích thích hợp trồng ba loài Nghệ, Cà Gai Leo và Đinh Lăng là 313,46 ha.

* Huyện Quế Sơn

Huyện Quế Sơn có tổng diện tích đưa vào quy hoạch cây dược liệu là 2816 ha trong đó:

95

Page 107: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Diện tích thích hợp trồng 1 loài cây dược liệu là: 2.440 ha bao gồm các loài cây Ba Kích tím, Nghệ, Sa Nhân tím và Cà Gai Leo.

- Diện tích thích hợp trồng 2 loài cây dược liệu là 179 ha.

- Diện tích thích hợp trồng 3 loài cây dược liệu là 140 ha.

- Diện tích thích hợp trồng 4 loài là 19 ha.

- Diện tích thích hợp trồng 5 loài là 38 ha gồm Đẳng sâm, Ba kích, Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng.

* Thành phố Tam Kỳ

Tp Tam Kỳ có tổng diện tích đưa vào quy hoạch cây dược liệu là 181 ha, bao gồm diện tích thích hợp trồng 3 loài Nghệ, Cà Giai Leo và Đinh Lăng.

* Thành phố Hội An

TP. Tam Kỳ có tổng diện tích đưa vào quy hoạch cây dược liệu là 18 ha bao gồm diện tích thích hợp cho 3 loài là Nghệ, Cà Gai Leo và Đinh Lăng.

* Huyện Thăng Bình

Tổng diện tích đưa vào quy hoạch cây dược liệu huyện Thăng Bình là 1.471 ha trong đó:

- Diện tích thích hợp trồng Sa Nhân Tím là 87 ha

- Diện tích thích hợp trồng 3 loài: Nghệ, Cà Gai Leo và Đinh Lăng là 722 ha

- Diện tích thích hợp trồng 4 loài: Sa nhân tím, Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng là 662 ha

(Xem chi tiết diện tích đề xuất quy hoạch theo từng địa phương tại Phụ lục 02)

4.2. Quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu

Diện tích quy hoạch cây dược liệu giai đoạn 2017-2025 và định hướng đến năm 2030 được tổng hợp tại bảng 27.

96

Page 108: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Bảng 26: Quy hoạch diện tích trồng cây dược liệu giai đoạn 2017-2025 tầm nhìn đến năm 2030

STT Huyện Hiện trạng

DT có khả năng

trồng dược liệu

Quy hoạch

Diện tích quy

hoạch

Giai đoạn

2017 – 2025

Giai đoạn 2025 - 2030

I Tiểu vùng núi cao 6.243 161.134 78.525 33.153 45.3721 Đông Giang 585 22.983 9.683 3.539 6.1442 Tây Giang 567 36.339 14.810 6.450 8.3603 Nam Giang 85 28.798 10.798 4.078 6.7204 Phước Sơn 132 17.948 8.333 4.285 4.0485 Bắc Trà My 789 11.173 9.171 4.301 4.8706 Nam Trà My 4.085 43.892 25.730 10.500 15.230II Tiểu vùng trung du 209 16.920 14.609 5.763 8.8461 Tiên Phước 110 3.116 2.816 1.084 1.7322 Nông Sơn 55 4.400 3.860 1.356 2.5043 Hiệp Đức 42 4.553 3.836 1.456 2.3804 Đại Lộc 2 4.851 4.097 1.867 2.230

III Tiểu vùng đồng bằng 135 8.776 7.237 3.246 3.9901 Huyện Điện Bàn - 126 126 46 802 Huyện Duy Xuyên - 1.251 998 483 5153 Huyện Núi Thành 4 1.679 1.537 647 8904 Phú Ninh 45 1.233 1.233 473 7605 Huyện Quế Sơn 30 2.816 1.931 951 9806 TP. Tam Kỳ 3 181 181 69 1127 Huyện Thăng Bình 53 1.471 1.212 567 6458 TP.Hội An - 18 18 10 8  Tổng 6.587 186.829 100.371 42.162 58.209

Trên cơ sở khoa học (xác định vùng tiềm năng phát triển dược liệu) cho thấy tiềm năng phát triển dược liệu của tỉnh Quảng Nam rất lớn đối với việc trồng xen dược liệu dưới tán rừng tự nhiên với tổng diện tích là 186.829 ha. Tuy nhiên, việc phân kỳ quy hoạch phát triển dược liệu phải xem xét các yếu tố, bao gồm: 1) Thực trạng phát triển cây dược liệu của từng vùng hiện tại; 2) Dự báo mức độ sử dụng dược liệu trên thị trường tiêu thụ; 3) Tiềm lực kinh tế ở các vùng tiềm năng phát triển dược liệu; 4) Thực trạng cung cấp giống; 5) Trình độ canh tác ; 6) Cơ sở vật chất hạ tầng, giao thông vận chuyển.  Đặc biệt ở các huyện vúng núi cao, hệ số sử dụng đất 0,4-0,6 (trong 1ha không thể chổ nào cũng trồng được) do đó diện tích thực có thể trồng dược liệu chiếm 45-60% diện

97

Page 109: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

tích.Vì vậy, mặc dầu có tiềm năng lớn, song chưa thể phát triển dược liệu trên quy mô quá lớn, đơn thuần nguồn giống có chất lượng cao chưa thể đáp ứng với quy mô lớn, và cần có lộ trình cho giai đoạn sau 2025. Vì vậy, tổng diện tích quy hoạch giai đoạn 2017-2025 là 42.162 ha. Giai đoạn tiếp theo 2025-2030 là 58.209 ha. Tùy theo điều kiện thực tế sau năm 2025 xem xét điều chỉnh dưa trên điều kiện thực tế của địa phương.

Bên cạnh 11 loài cây dược liệu chính đã trình bày ở trên, trên cơ sở nhu cầu và điều kiện thực tế của các địa phương, giai đoạn từ năm 2017-2025 và định hướng đến năm 2030 sẽ tiến hành quy hoạch thêm các loài cây dược liệu khác như: Chè dây, Dây khai, Dây cứt quạ, Thông đất, Ngũ vị tử, Bạc hà, Thất diệp nhất chi hoa, Mật nhân,...cho các huyện thành thị.

(Chi tiết quy hoạch loài cây dược liệu của các huyện xem Phụ lục 03).

4.3. Quy hoạch hệ thống Vườn bảo tồn Quốc gia về cây dược liệu, vườn ươm và vườn trồng bảo tồn chủ động kết hợp sản xuất giống cây dược liệu

4.3.1. Quy hoạch Vườn bảo tồn và phát triển dược liệu Quốc gia

Quảng Nam là tỉnh hội tụ được đầy đủ các yếu tố để bảo tồn và phát triển cây dược liệu của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên, với giá trị và nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng cao đã làm cho việc khai thác cạn kiệt, dẫn tới nguồn nguyên liệu tự nhiên gần như không còn nữa và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều loại dược liệu quý có nguy cơ bị mất hẳn do sử dụng rừng và đất để canh tác không hợp lý, khai thác bừa bãi, tự phát trong khi việc đầu tư, khuyến khích bảo tồn, gây trồng, phát triển chưa được quan tâm đúng mức đã làm suy giảm nhanh số lượng và thành phần loài cây dược liệu. Bên cạnh đó, trong khu vực chưa hình thành được vườn bảo tồn cây dược liệu mang tầm quốc gia và khu vực, từ đó làm cho công tác phát triển dược liệu chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực. Do vậy việc quy hoạch Vườn bảo tồn và phát triển cây dược liệu Quốc gia là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết.

* Mục đích

- Xây dựng Vườn cây dược liệu cấp Quốc gia là nơi tập trung, bảo tồn và trồng (mới) nhiều loài cây dược liệu, được thu thập ở nhiều địa phương khác nhau (bao gồm cả một số cây dược liệu nội nhập).

- Là nơi bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen cây dược liệu, cây có nguy cơ tuyệt chủng và đang bị đe dọa, là những loài ưu thế về sinh thái của khu vực. Là nơi cung cấp nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn lọc giống dược liệu có chất lượng, cung cấp giống cho khu vực và các khu vực khác.

98

Page 110: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

* Yêu cầu

- Vườn phải được quy hoạch và thiết kế đảm bảo tính khoa học và có mỹ quan. Cây dược liệu được trồng trước hết phải phù hợp với đặc điểm sinh thái của loài theo dạng sống của cây và theo các họ thực vật. Trong các họ thực vật mới trồng theo nhóm công dụng làm thuốc. Vườn cây dược liệu sẽ trở thành một công viên quốc gia, đáp ứng thuận lợi cho công tác học tập, nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch.

* Phương pháp xác định

- Địa hình, khí hậu: Địa hình tương đối bằng phẳng, đối với khu vực miền núi có độ cao khoảng 600 - 800m trở xuống, có khí hậu tương đối ôn hòa thích hợp với nhiều loại cây trồng.

- Về diện tích: Diện tích đủ rộng, khoảng từ 100 - 300 ha, có mặt bằng để xây dựng cơ sở làm việc, phòng thí nghiệm, nhà lưới, nhà kinh và khu dịch vụ (từ 10 -15 ha). Diện tích còn lại có thể là núi đất và núi đá vôi thấp để quy hoạch trồng các loại cây dược liệu. Đặc biệt ở đây phải có nguồn nước và thuận tiện về điều kiện tưới tiêu.

- Là địa điểm thuận lợi về giao thông, thuận lợi về điện nước, gần các khu du lịch và có ưu thế cảnh quan du lịch, là nơi có điều kiện tập hợp được các nhà khoa học sống và làm việc. Là nơi thuận lợi nhất để phục vụ cho phát triển vùng nuôi trồng dược liệu của khu vực.

* Dự kiến địa điểm: Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

4.3.2. Quy hoạch hệ thống vườn ươm sản xuất giống cây dược liệu chất lượng cao

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay chủ yếu là các vườn ươm cỡ vừa và nhỏ tại các Công ty lâm nghiệp, các Lâm trường với nhiệm vụ là sản xuất các cây con từ hạt giống, hoặc sản xuất cây hom từ các cây đầu dòng tiếp nhận từ các đơn vị ngoài tỉnh về. Toàn tỉnh chưa có cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp và dược liệu bằng nuôi cấy mô ở quy mô kinh doanh. Như đã nói ở trên với hệ thống này việc sản xuất giống gốc hết sức bị động và khó quản lý về chất lượng. Do vậy để khắc phục tình trạng này, cần phải xây dựng một Cơ sở sản xuất cây lâm nghiệp chất lượng cao (bao gồn nhà nuôi cây mô, phòng bảo quản giống, phòng kiểm nghiệm giống và một vườn ươm trung tâm) quy mô lớn với nhiệm vụ chính là: (i) Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ và vật liệu nhân giống mới; (ii) Tiếp nhận và lưu giữ giống gốc, hạt giống cây mầm để sản xuất cây con; (iii)

99

Page 111: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Là nơi huấn luyện đào tạo kỹ thuật nhân giống bằng công nghệ sinh học, các kiến thức cơ bản về quản lý và sản xuất cây con cho các cán bộ có liên quan trên địa bàn tỉnh; (iv) Sản xuất, cung cấp giống gốc, giống mới cho các đơn vị nhân giống trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận; (v) Sản xuất cung cấp cây con chất lượng cao cho các đơn vị có yêu cầu.

- Công suất sản xuất: 5-10 triệu cây giống/năm

- Quy mô, diện tích: 05 vườn; Bình quân 25.000 m2/vườn

- Địa điểm: Tại 05 huyện Tây Giang, Phú Ninh, Tiên Phước, Nam Trà My và Thăng Bình.

3.2.3. Quy hoạch hệ thống vườn bảo tồn chủ động kết hợp sản xuất giống

Thiết lập 04 khu vực bảo tồn chủ động (trồng bảo tồn) kết hợp sản xuất, cung cấp nguồn giống gốc cây dược liệu từ nguồn cây mọc tự nhiên tại khu vực rừng tự nhiên.

- Mục tiêu: Bảo tồn và phát triển nguồn gen phục vụ công tác sản xuất giống cây dược liệu bản địa có giá trị kinh tế.

- Quy mô: 20 ha; 05 ha/vườn.

- Địa điểm: Tại 04 huyện Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang và Nam Trà My.

4.3. Quy hoạch hệ thống các cơ sở chế biến dược liệu

Căn cứ vào sản lượng thu hoạch dự kiến qua các năm, bố trí cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh bao gồm các nhà xưởng chế biến như sau:

* Tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng

- Các cơ sở, nhà máy sơ chế chế biến phải gắn với vùng sản xuất dược liệu (gắn với vùng trồng, vùng khai thác)

- Thuận lợi về giao thông đi lại, mặt bằng sử dụng cho xây dựng các công trình và không ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan

- Các cơ sở xây dựng phải tránh được các ảnh hưởng bất lợi của thời tiết

* Yêu cầu trong quá trình xây dựng

Các nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu phải đảm bảo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu

* Quy hoạch xây dựng cơ sơ chế, chế biến dược liệu, nhà máy chiết xuất

100

Page 112: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Khâu sơ chế dược liệu là khâu quan trọng trong việc sản xuất thuốc từ dược liệu, vì thế để kịp thời sơ chế dược liệu sau khi thu hoạch tại các vùng sản xuất thì các nhà máy, cơ sở sơ chế biến phải gắn liền với vùng nguyên liệu dược liệu. Quy hoạch đề xuất trong giai đoạn tới sẽ xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo hệ thống các cơ sở chế và sản xuất chế biến dược liệu, đảm bảo mỗi vùng có từ 01- 02 nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GMP. Các nhà máy chế biến dược liệu chủ yếu tập trung vào phát triển 5 nhóm sản phẩm chính như sau:

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dược, mỹ phẩm, hương liệu, thực phẩm chức năng và nguyên liệu xuất khẩu

+ Sản xuất sản phẩm từ chiết xuất: Cao tiêu chuẩn (Rau Đắng biển; giảo cổ lam); Hoạt chất (Rutin, Berberin, Menthol, Curcumin, ...); Bột nguyên liệu (Quế, Nghệ, Gừng, ...); chiết xuất các loại tinh dầu: Quế, Bạc hà, Sả, ... Sử dụng các công nghệ mới như: Chiết xuất bằng khí hóa lỏng, chiết xuất bằng siêu âm.

+ Thuốc từ dược liệu: Kim tiền thảo, Sâm, tuần hoàn não, xuyên Tâm liên, Garlic, Giảo cổ lam, ...

Như vậy, căn cứ vào phân vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; quy hoạch đề xuất xây dựng 06 nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GMP tại các vùng, cụ thể như sau:

Bảng 27: Quy hoạch hệ thống nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu

Stt Tên vùng ĐVT Số lượng Ghi chú

I Tiểu vùng núi cao Nhà máy 02

1 Huyện Tây Giang Nhà máy 01

2 Huyện Nam Trà My Nhà máy 01

II Tiểu vùng trung du Nhà máy 02

1 Huyện Tiên Phước Nhà máy 01

Huyện Hiệp Đức Nhà máy 01

III Tiểu vùng đồng bằng Nhà máy 02

1 Huyện Núi Thành Nhà máy 01

101

Page 113: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

2 Huyện Quế Sơn Nhà máy 01

Tổng cộng Nhà máy 06

- Nhà máy chiết xuất: Công nghệ chiết xuất dược liệu có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của thuốc thành phẩm. Tuy nhiên để xây dựng nhà máy chiết xuất đạt tiêu chuẩn thì chi phí đầu tư lớn. Tại Quyết định 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển ngành công nghiệp hóa dược đã dự kiến xây dựng 01 nhà máy chiết xuất tại miền Bắc hoặc miền Trung. Chính vì thế, giai đoạn từ nay đến năm 2030, sẽ đề xuất xây dựng 01 nhà máy chiết xuất theo quyết định số 81/2009/QĐ-TTg tại tỉnh Quảng Nam.

4.4. Quy hoạch nguồn nhân lực cho phát triển dược liệu

4.4.1. Quy hoạch đào tạo nguồn lực

Để đáp ứng nhu cầu về nhân lực có kỹ thuật trong từng công đoạn của quá trình sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh, dự kiến kế hoạch đào tạo như sau:

+ Huấn luyện GAP, GCP và quản lý sản xuất hộ gia đình: 60 khóa học/10 huyện

+ Đào tạo, nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp cộng đồng: 200 khóa học/10 huyện thị bao gồm các lĩnh vực: Hình thành doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh, Đánh giá nhanh thị trường, Tiếp thị, GAP, GCP, GMP, GLP, GSP, Tư vấn tại chỗ, Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, Xây dựng thương hiệu.

+ Đào tạo lấy bằng, cấp chứng chỉ: đại học 46 người, trung học chuyên nghiệp 69 người, Sơ học 115 người, các khóa ngắn ngày lấy chứng chỉ 1.188 lượt.

4.4.2. Quy hoạch bố trí sử dụng nguồn lao động cho yêu cầu phát triển sản xuất dược liệu trong từng lĩnh vực, trong từng giai đoạn

Bảng 28: Dự báo nhu cầu nhân lực cho phát triển dược liệu

Hạng mục

Dự báo nhân lựcNhân lực trực

tiếpNhân lực lao động trong các nhà

máy xí nghiệp Nhân lực gián tiếp trong các

ngành nghề phụ

Tổng nhân lực

Nhân lực

trồng thu hái

Cán bộ kỹ thuật

Công nhân

Chuyên gia, cán bộ kỹ thuật

Nhân viên văn

phòng

Chuyên gia, cán bộ kỹ thuật

Năm 2020 59.841 499 3.716 69 206 735 2.000 67.065

Năm 2025 77.677 647 3.716 69 206 735 3.000 86.049

102

Page 114: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Với khối lượng thực hiện dự án như đã quy hoạch, dự báo đến năm 2020, nhu cầu nhân lực là trên 67 ngàn người; năm 2025 nhu cầu nhân lực là trên 86 ngàn người hoạt động trực tiếp và gián tiếp trong các công đoạn sản xuất dược liệu.

Theo báo cáo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020, dự báo tổng cung lao động đến năm 2020 là 523,4 ngàn người. Như vậy phát triển mở rộng, thâm canh cây dược liệu cũng góp phần đáng kể trong chương trình giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

V. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

5.1. Thành lập Vườn Quốc gia cây dược liệu

a) Mục tiêu: Xây dựng được Vườn bảo tồn và phát triển cây dược liệu quốc gia nhằm bảo tồn những nguồn gien quý hiếm, cung cấp nguyên liệu, phát triển thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, qua đó tạo sự lan tỏa ra các địa phương lân cận, tạo động lực hình thành các vùng nuôi trồng, chế biến dược liệu tập trung, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực miền Trung và Tây Nguyên nói chung.

b) Nội dung: - Quy mô diện tích: 240 ha, tại huyện Nam Trà My. - Xây dựng khu vực bảo tồn và tham quan; khu vực nghiên cứu phát triển

cây dược liệu (gồm các khu nghiên cứu chọn, tạo giống ; bảo tồn nguồn gen,...).c) Thời gian: từ năm 2018 đến năm 2020d) Hình thức tổ chức: Vốn ngân sách Nhà nước.

5.2. Các dự án phát triển trồng dược liệu theo các vùng quy hoạch trọng điểm

a) Mục tiêu: trồng mới 186.818,8 ha, chăm sóc cây dược liệu hiện có.b) Nội dung tiến độ:- Giai đoạn 2017 – 2025, trồng mới 114.968,0 ha.- Giai đoạn 2025 – 2030, trồng mới 71.850,8 ha.c) Địa điểm: Trên các địa bàn trọng điểm phát triển một số loài cây dược

liệu có khả năng sản xuất hàng hóa và cạnh trạnh thị trường trong khu vực và quốc tế.

d) Hình thức tổ chức sản xuất: liên kết liên doanh các hộ, các doanh

103

Page 115: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

5.3. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh, chế biến

a) Mục tiêu: Chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng các diện tích trồng mới; chuyển giao các kĩ thuật chế biến dược liệu.

b) Nội dung, tiến độ:

- Tập huấn nhân giống (2018-2020)

- Tập huấn GAP (2018 - 2020)

- Tập huấn GCP (2018-2020)

- Tập huấn kĩ thuật chế biến các loại dược liệu (2020 – 2025).

c) Quy mô: 60 khóa học trên địa bàn các huyện.

d) Thời gian thực hiện: 2018 – 2025.

5.4. Xây dựng các mô hình trồng dược liệu

a) Mục tiêu: Xây dựng mô hình trồng dược liệu theo các hình thức: dưới tán rừng, trồng thuần, trồng xen canh, trồng luân canh.

b) Quy mô: Mỗi huyện xây dựng 1 đến 2 mô hình cho mỗi hình thức canh tác.

c)Thời gian thực hiện: 2018 – 2025

d) Hình thức đầu tư: vốn ngân sách tỉnh, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình.

5.5. Xây dựng hệ thống kho chứa nguyên liệu 

a) Mục tiêu: Đáp ứng được nhu cầu tập kết giống và các vật tư phân bón chuẩn bị cho trồng và chăm sóc cây dược liệu

b) Quy mô: xây dựng tại các vùng sản xuất tập trung

c)Thời gian thực hiện: 2017 – 2025

d) Hình thức tổ chức: vốn ngân sách tỉnh, vốn doanh nghiệp và vốn vay

5.6. Xây dựng các cơ sở sơ chế và chế biến

a) Mục tiêu: Đáp ứng được nhu cầu chế biến để đảm bảo chất lượng dược liệu trước khi bán ra thị trường hoặc đưa vào các công đoạn sản xuất sản phẩm thứ và cao cấp.

b) Quy mô: xây dựng tại các vùng sản xuất tập trung .

c)Thời gian thực hiện: 2018– 2025.

104

Page 116: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

d) Hình thức tổ chức: vốn doanh nghiệp và vốn vay.

5.7. Xây dựng trung tâm nghiên cứu phân tích dược liệu

a) Mục tiêu: Phân tích, nghiên cứu chất lượng dược liệu và chất lượng của Thuốc Y học cổ truyền; đào tạo nhân lực kiểm nghiệm cho địa phương cũng như các tỉnh lân cận.

b) Quy mô: Diện tích khoảng 2000 m2 xây dựng tại khu công nghệ cao dược liệu dự kiến.

c) Thời gian thực hiện: 2018 – 2025.

d) Hình thức tổ chức: Vốn ngân sách Nhà nước.

105

Page 117: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Phần IV

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

- Phân công đầu mối quản lý và trách nhiệm cụ thể của các Sở, ban ngành trong công tác quản lý và phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ rõ ràng về quỹ đất, thuế, nguồn vốn nhằm giúp các doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nuôi trồng” GAP-WHO đối với các dược liệu trong quy hoạch.

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu trong nước, tập trung vào các dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường.

- Tập trung sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản, chính sách về phát triển dược liệu, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý về dược liệu, thuốc từ dược liệu, xây dựng quy chế đăng ký lưu hành sản phẩm đặc thù đối với dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu phù hợp với thực tiễn và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy thị trường tiêu dùng thuốc Đông dược.

- Xây dựng chính sách sử dụng nguồn vốn ngân sách, bảo hiểm y tế tại các tuyến điều trị theo định hướng tăng dần tỷ trọng các thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước.

- Để thực hiện tốt công tác quản lý trên địa bàn tỉnh, cần thiết phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước về phát triển dược liệu, muốn vậy, phải kiện toàn bộ máy quản lý từ tỉnh đến địa phương đủ điều kiện và năng lực để thực thi nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến dược liệu.

II. GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG

2.1. Chính sách về đất đai, thuế và khuyến khích đầu tư

- Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi về sử dụng đất trong trồng, chế biến dược liệu và đất để xây dựng các công trình dịch vụ kĩ thuật, thương mại sản phẩm dược liệu, các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế vùng dược liệu như giao thông, thủy lợi.

106

Page 118: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách ưu tiên về vay vốn, chính sách huy động vốn.

- Xây dựng cơ chế để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cây dược liệu.

2.2. Chính sách hỗ trợ phát triển cây dược liệu

- Trợ giá giống dược liệu mới cho các hộ trồng mới 100 % giá trị tiền cây giống.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp.... liên doanh đầu tư vào phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dược liệu trên địa bàn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các HTX, các hộ sản xuất dược liệu sản xuất dược liệu an toàn, chất lượng; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm dược liệu Quảng Nam, từng bước xây dựng thương hiệu dược liệu Quảng Nam.

- Hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, các trung tâm dịch vụ kĩ thuật thương mại, tiêu thụ dược liệu

- Hỗ trợ xây dựng các làng nghề dược liệu, bảo tồn và phát huy công nghệ thủ công truyền thống kết hợp công nghệ và thiết bị chế biến hiện đại.

- Hỗ trợ nghiên cứu và bảo tồn các cây dược liệu quý hiếm của Quảng Nam (bảo tồn tại chỗ và bảo tồn tại các trung tâm).

+ Ưu đãi khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu và sử dụng nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên của tỉnh trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân địa phương.

+ Ưu đãi hợp lý đối với các tổ chức cá nhân trong tỉnh có những đóng góp lớn trong việc cống hiến bản quyền cây dược liệu, trong nghiên cứu kế thừa và bảo tồn nguồn tài nguyên dược liệu, trong bao tiêu sản phẩm.

2.3. Chính sách tín dụng cho phát triển cây dược liệu

- Ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư cho phát triển cây dược liệu

- Có chính sách ưu tiên về vốn và lãi suất:

+ Vốn ngân sách cấp cho đào tạo tập huấn: 100%

+ Vốn bù lãi suất vay ngân hàng (bằng ngân sách của tỉnh):

- Bù 100% lãi suất cho trồng mới và chăm sóc cơ bản, xây dựng xưởng, mua thiết bị máy móc.

- Bù lãi suất 50% cho thâm canh, chăm sóc và bảo tồn.

107

Page 119: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Nhà nước đầu tư trực tiếp vào công tác nghiên cứu, tuyển chọn và sản xuất giống cây dược liệu phục vụ công tác nuôi trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn; đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo vệ và tái sinh dược liệu.

- Đầu tư nguồn lực vào việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho công tác nghiên cứu tại các vùng dược liệu trọng điểm, đào tạo và huấn luyện, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, truyền thông và xuất bản, công nghệ, quy hoạch, xây dựng vùng nuôi trồng dược liệu; Đầu tư cho doanh nghiệp xây dựng mô hình hợp tác bốn nhà; Đầu tư theo cách cấp đất, cấp vốn không hoàn lại, cho vay dài hạn không lãi suất và miễn thuế,... tùy thuộc vào từng dự án cụ thể; Các hoạt động kết gắn chặt chẽ và lâu dài với địa phương, chính quyền địa phương đóng vai trò lớn tạo điều kiện hỗ trợ các dự án thành công.

- Đầu tư có trọng điểm xây dựng, nâng cấp các cơ sở chiết xuất dược liệu, sản xuất nguyên liệu dược, nghiên cứu sản xuất các dạng thuốc bào chế dùng cho trẻ em và người già, tạo nguồn dược liệu sản xuất các thuốc chữa bệnh có tỷ trọng cao vẫn đang nhập khẩu; tập trung đầu tư các sản phẩm quốc gia.

III. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Kết hợp chặt chẽ nguồn lực về con người và trang thiết bị của ngành dược trên địa bàn tỉnh với nguồn lực của các bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học khác để nghiên cứu về dược liệu và thuốc từ dược liệu, gắn quá trình nghiên cứu với thực tiễn nuôi trồng dược liệu, thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất thuốc.

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chủ động hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu để chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất giống, nuôi trồng, khai thác và bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn.

- Phát triển, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ về bào chế thuốc, công nghệ sinh học để phục vụ sản xuất cây dược liệu mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành từ khâu nuôi trồng, khai thác đến chế biến, sử dụng dược liệu trong sản xuất thuốc, khám chữa bệnh và các ngành khác (sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, công nghiệp chiết xuất).

- Đề xuất với cấp có thẩm quyền để xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng công nghệ để sản xuất nguyên liệu dược liệu làm thuốc cũng như các hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu các sản phẩm dược liệu.

108

Page 120: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

IV. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác dược liệu từ khâu nuôi trồng đến khai thác đến chế biến, sử dụng. Đào tạo chuyên ngành sau đại học hoặc các chương trình đào tạo phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu c ủa doanh nghiệp, tổ chức.

- Đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dược, thực hiện cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ để khắc phục sự mất cân đối nguồn nhân lực dược giữa các vùng, đặc biệt chú ý bảo đảm đủ nhân lực cho các vùng khai thác dược liệu lớn, các dự án trọng điểm phát triển.

- Tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực biển phục công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường; Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về biển để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

V. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Hệ thống các tổ chức tham gia phát triển dược liệu tại Quảng Nam: bao gồm sản xuất, thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản, bào chế và kinh doanh dược liệu. Được hình thành và liên kết với nhau tạo nên chuỗi giá trị phát triển dược liệu Quảng Nam. Dự kiến có 4 hình thức sau:

a) Các hộ gia đình trồng dược liệu:

Trồng và thu hái cây dược liệu trên diện tích đất đai do mình quản lý (theo các tiêu chuẩn GCP và GAP).

Các hộ có thể trồng và thu hái theo hợp đồng với các doanh nghiệp hoặc HTX; được cung ứng về giống và hỗ trợ kỹ thuật đồng thời chịu sự giám sát của các tổ chức này.

Các hộ có thể tham gia góp vốn với các công ty cổ phần hoặc HTX bằng các hình thức khác nhau như đất, tiền mặt...Trong trường hợp này, các hộ có thể vừa là chủ thể sản xuất, vừa được hưởng cổ tức hàng năm đối với góp vốn một phần hoặc làm lao động ăn lương và hưởng cổ tức đối với góp vốn hoàn toàn (ví dụ như đất đai...)

b) Các hợp tác xã (hoặc doanh nghiệp cộng đồng):

Chức năng chính là biến dược liệu tươi thành sản phẩm cung cấp ra thị trường hoặc cho các doanh nghiệp cao cấp hơn. Các sản phẩm chính gồm: dược liệu khô, dược liệu đóng gói, thuốc phiến đóng gói có yêu cầu chế biến đơn giản, trà túi lọc, bột thuốc, rượu thuốc...).

109

Page 121: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Các đơn vị này đồng thời cũng tham gia trồng dược liệu và cung cấp dược liệu tươi khi có yêu cầu.

Các cổ đông tham gia doanh nghiệp gồm các hộ gia đình trên quy mô từ 1 – 3 xã, với các hình thức góp vốn khác nhau như đất, tiền, lao động... và được quy thành cổ phần.

Dự kiến sẽ thành lập khoảng 44 doanh nghiệp loại này trên địa bàn toàn tỉnh, bình quân mỗi huyện có 4 doanh nghiệp cộng đồng.

c) Doanh nghiệp:

Chức năng chính là biến dược liệu thô thành sản phẩm cao cấp hơn gồm: dược liệu đóng gói, cao định chuẩn, tinh dầu, thuốc phiến đóng gói có yêu cầu chế biến phức tạp, các chế phẩm hoàn thiện ( viên nén, viên nang, trà tan...) cung cấp cho thị trường y học cổ truyền và bán lẻ.

Tổ chức bao gồm công ty mẹ và các trang trại phân tán trong các vùng sản xuất.

Công ty đồng thời cũng tham gia sản xuất dược liệu sơ cấp làm nguyên liệu đầu vào cho hệ thống chế biến và đảm nhiệm chức năng phân phối sản phẩm.

Dự kiến có 3 doanh nghiệp loại này đầu tư trên địa bàn tỉnh, vị trí đóng tại khu công nghệ cao về dược liệu và 19 cơ sở sản xuất chế biến trên địa bàn các Huyện.

d) Hiệp hội dược liệu tỉnh Quảng Nam:

Dự kiến thành lập Hiệp hội dược liệu tỉnh Quảng Nam, trụ sở tại khu công nghệ cao về dược liệu nhằm bảo đảm lợi ích, tiếng nói và nâng cao vị thế cạnh tranh nhờ xây dựng thương hiệu tập thể (Dược liệu Quảng Nam) và cung ứng đủ lượng hàng hóa cho thị trường.

Thành phần: Bao gồm các chủ thể tham gia chuỗi sản xuất dược liệu Quảng Nam

Nhiệm vụ chính của Hiệp hội là xây dựng các mối liên kết, phân công các vùng trồng và cung cấp thông tin về thị trường.

VI. GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

- Xây dựng hệ thống quảng bá tiếp thị thương hiệu: Hệ thống được hình thành nhằm thể hiện nổi bật vai trò quản lý của Nhà nước trong các vấn đề về:

+ Quảng bá về vùng dược liệu Quảng Nam;

110

Page 122: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

+ Quảng bá về các chiến lược chính sách khuyến khích phát triển dược liệu tại Quảng Nam;

+ Kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại Quảng Nam.

- Hiện nay tại tỉnh đã hình thành Trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch Quảng Nam đóng vai trò giới thiệu và quảng bá tiếp thị cho các hoạt động đầu tư nói chung tại Quảng Nam. Tuy nhiên, với thế mạnh nổi trội về phát triển cây dược liệu, cần thiết phải được làm nổi bật hơn trong công tác quảng bá. Đặc biệt là cần xây dựng một trung tâm thương mại, hội nghị - hội thảo, giới thiệu về các đặc điểm, đặc thù và tính chất quý hiếm của cây dược liệu.Với yêu cầu nhiệm vụ và tính chất quan trọng, trung tâm quảng bá tiếp thị và kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực trồng phát triển bảo tồn cây dược liệu nên được đặt tại trung tâm thành phố Quảng Nam. Nhằm đảm bảo tốt nhất các vấn đề về giao lưu trao đổi thông tin từ Quảng Nam đi các khu vực khác. Trong khu vực trung tâm, nên có sự bổ sung và kết hợp với các doanh nghiệp đã và đang hoạt động hiệu quả trên lĩnh vực dược liệu tại Quảng Nam. Dự kiến quy mô xây dựng trung tâm khoảng 1-1,5ha. Diện tích xây dựng công trình 6000 m2.

- Ngoài ra, nhằm củng cố và phát huy hiệu quả hơn trong công tác tiếp thị về đầu tư phát triển cây dược liệu. Trong điều kiện có thể, kiến nghị Tỉnh nên mở rộng mạng lưới các trung tâm giới thiệu đặt tại các khu vực cửa khẩu- đặc biệt là cửa khẩu Thanh Thủy tại Quảng Nam; và các thành phố lớn trong cả nước: Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh – Đà Nẵng.

- Thị trường xuất khẩu: Dự kiến chiếm 30% sản lượng dược liệu của Tỉnh, trong đó các bạn hàng bao gồm các nước Nhật Bản, Châu Âu và các nước láng giềng.

- Thị trường trong nước: chiếm khoảng 70% sản lượng dược liệu thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đơn vị như Viện dược liệu , Công ty dược Tuệ Linh, Công ty dược Traphaco, công ty Nam Dược ...vv.

- Tiêu thụ dược liệu thông qua mua bán trực tiếp người sản xuất và người tiêu dùng, tiêu thụ dược liệu thông qua người du lịch tại các trung tâm dịch vụ qua các điểm, tuyến du lịch trong nước và Quảng Nam, tiêu thụ dược liệu thông qua các đại lý tiêu thụ ở các trung tâm và thành phố lớn; tiêu thụ dược liệu thông qua các hợp đồng trực tiếp hay ủy thác với các nhà tiêu thụ dược liệu nước ngoài.

VII. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ

111

Page 123: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Vốn ngân sách: Tập trung chủ yếu cho các dự án điều tra hiện trạng, lập danh lục các loài cây dược liệu, khoanh vùng bảo vệ cấm khai thác; lập dự án bảo tồn và phát triển cây dược liệu; xây dựng vườn ươm tạo giống, xây dựng các mô hình,…

- Vốn tín dụng: Tập trung cho các chủ rừng vay để gây trồng cây dược liệu khi có hợp tác với các Công ty, doanh nghiệp.

- Vốn huy động từ doanh nghiệp và vốn khác: Xây dựng cơ chế với các chính sách đầu tư, hỗ trợ thích đáng, thu hút, huy động mọi nguồn lực trong xã hội và ngoài nước cùng tham gia thông qua các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án hoặc hợp tác gây trồng và bao tiêu sản phẩm dược liệu.

- Vốn từ người dân: Trồng, chăm sóc, khai thác, thu hoạch sản phẩm dược liệu.

VIII. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI LIÊN KẾT 4 NHÀ

- Đẩy mạnh xây dựng mô hình liên kết. Sớm tập trung xây dựng và kiện toàn một số mô hình nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ (tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ) trong từng vùng sản xuất dược liệu tập trung, có khối lượng hàng hoá lớn theo quy hoạch; trong đó lấy doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt, đầu tầu hướng dẫn, giúp đỡ các nông hộ, HTX (doanh nghiệp cộng đồng) và các thành phần kinh tế khác sản xuất dược liệu hàng hóa.

- Đa dạng hoá các hình thức liên kết, trong đó có hai hoặc nhiều chủ thể tham gia, như: doanh nghiệp chế biến dược liệu + chủ thầu, tư thương + nông hộ; doanh nghiệp chế biến dược liệu + hợp tác xã; hoặc các doanh nghiệp chế biến, cung ứng vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm + hợp tác xã + hộ xã viên hợp tác xã, nông dân + các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ,... trong đó, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với hợp tác xã (Doanh nghiệp cộng đồng) - người đại diện về lợi ích và trách nhiệm của hộ xã viên cần được khuyến khích phát triển.

- Các mô hình liên kết trên cần triển khai các bước đi, cách làm cho phù hợp, từ thấp đến cao, trên cơ sở gắn được sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong từng địa bàn, vùng nguyên liệu. Thông qua đó, các yếu tố đầu vào của sản xuất (vốn, giống, vật tư, đất đai, lao động,...) và đầu ra của sản phẩm (mua bán nguyên liệu, dự trữ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm sau chế biến,...) gắn với nhau một cách đồng bộ, thống nhất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Trình độ phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đòi hỏi mô hình liên kết ngày càng phải hoàn thiện; chính vì vậy, quá trình hoàn thiện mô

112

Page 124: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

hình liên kết là quá trình chuyển từ các phương thức liên kết đơn giản, lỏng lẻo lên các phương thức liên kết phức tạp hơn, chặt chẽ hơn và ổn định hơn; từ việc trao đổi, mua bán thông thường trên thị trường, chuyển sang liên kết với nhau bằng các hợp đồng kinh tế và cao hơn là góp vốn cổ phần để cùng nhau chia sẻ một cách bình đẳng về lợi ích, rủi ro trong sản xuất - kinh doanh.

- Cần có chính sách khuyến khích việc gắn kết giữa sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế biến. Xây dựng các chế tài đủ hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện hợp đồng liên kết giữa nhà máy và nông hộ. Có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết giữa nhà máy và vùng nguyên liệu; trong đó cơ sở, nhà máy chế biến làm nòng cốt trong việc bảo đảm lợi ích của các bên tham gia liên kết.

- Đảm bảo liên kết hiệu quả, bền vững. Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và quan trọng hơn là sự bình đẳng giữa các chủ thể về lợi ích, trong đó cần ưu tiên lợi ích đối với nông dân, hợp tác xã, những người sản xuất nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến nhằm tạo động lực tăng nhanh năng suất chất lượng dược liệu, giảm chi phí đầu vào của sản xuất nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm của công nghiệp chế biến.

- Tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước để gắn kết mối quan hệ nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu thông qua việc: tạo thuận lợi về hành lang pháp lý, cung ứng tín dụng, xây dựng các quỹ bảo hiểm rủi ro, quỹ hỗ trợ xuất khẩu; xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng hệ thống thông tin, dự báo thị trường; phát triển sự nghiệp khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế,...

- Các cấp chính quyền địa phương cần chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các chính sách phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng chế biến dược liệu và ký kết hợp đồng sản xuất, chế biến, tiêu thụ dược liệu; kiểm tra, phát hiện kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp và nông hộ, những trường hợp vi phạm hợp đồng. Hướng dẫn nông dân dùng giá trị quyền sử dụng đất để liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp chế biến dược liệu, hoặc góp vốn cổ phần. Chính quyền cấp huyện, nhất là cấp xã cần tích cực chỉ đạo, hỗ trợ nông dân thực hiện bố trí sản xuất theo quy hoạch vùng nguyên liệu; giải quyết kịp thời các tranh chấp giữa người sản xuất.

IX. GIẢI PHÁP VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

- Thực hiện các đề tài, dự án hợp tác với các quốc gia, tổ chức, cá nhân khoa học nước ngoài, các nhà khoa học ở nước ngoài để nghiên cứu bảo tồn nguồn gen, giống cây dược liệu, xây dựng các vườn cây dược liệu quốc gia;

113

Page 125: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Tăng cường hợp tác đa phương và song phương với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế đã và đang có chính sách hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam về duy trì đa dạng sinh học. Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác quốc tế, nhất là với các nước quan tâm đến dược liệu Việt Nam để tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, trí lực, tài lực và thu hút đầu tư nhằm phát triển nhanh, mạnh và bền vững khoa học công nghệ trong lĩnh vực dược liệu và ngành công nghiệp dược của nước ta.

- Tăng cường đào tạo nhân lực tại các nước có thế mạnh trong công tác nuôi trồng, chế biên, tạo nguồn gen, giống dược liệu nhằm sớm tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả cao các thành quả tiến bộ khoa học trên thế giới.

- Mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư phát triển dược liệu, sản phẩm chiết suất từ dược hướng tới xuất khẩu một số nguyên liệu và thuốc từ dược liệu, trở thành nước cung cấp một số dược liệu sạch đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

114

Page 126: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

PHẦN V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ

Để Quy hoạch bảo tồn và phát triển dược liệu tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2025 và định hướng đến năm 2030 thực hiện có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam, sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở, Ban, ngành và chính quyền địa phương, sự quan tâm của các chủ rừng, các doanh nghiệp đầu tư trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh bằng những chương trình, kế hoạch cụ thể như sau:

1.1. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

- Chỉ đạo cơ quan, tổ chức có liên quan quán triệt, triển khai thực hiện toàn diện, có hiệu quả những nội dung và nhiệm vụ của đề án này.

- Căn cứ vào đặc điểm tình hình của địa phương xây dựng và ban hành kế hoạch của tỉnh, thành phố và bố trí ngân sách để triển khai kịp thời đề án này; Bố trí quỹ đất để nuôi trồng, phát triển dược liệu là thế mạnh của địa phương.

- Xây dựng cơ chế ưu đãi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương. Mở rộng công tác tuyên truyền, vận đồng cho cộng đồng dân cư ở vùng biên giới nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn tài nguyên cây dược liệu. Chỉ đạo các sở ban ngành hướng dẫn cho đồng bào cách thu hái dược liệu hợp lý đi đôi với tái sinh phát triển trồng mới cây dược liệu và phổ biến kinh nghiệm sử dụng dược liệu làm thuốc phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

- Tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, cơ sở vật chất, duy trì và bổ sung biên chế để các cấp Hội Đông y hoạt động và phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm gửi báo cáo về Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện đề án này.

1.2. Các sở ban ngành liên quan

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan xây dựng và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư, các hộ dân phát triển Sâm Ngọc Linh theo quy hoạch được duyệt.

115

Page 127: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý bảo vệ rừng vùng quy hoạch một cách có hiệu quả, tránh bị tác động; Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định; Chủ trì tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch và báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.

b) Sở Kế hoạch và đầu tư

- Chịu trách nhiệm bố trí và cân đối các nguồn lực đầu tư cho Ngành dược để thực hiện quy hoạch theo đúng tiến độ. Giám sát việc thực hiện quy hoạch trong phạm vi cả nước.

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan lĩnh vực đầu tư, các chính sách liên quan đến ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư để phát triển dược liệu bền vững.

- Triển khai thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh vào đầu tư trồng cây dược liệu trên vùng quy hoạch. Nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo thuận lợi trong việc kêu gọi thu hút, khuyến khích đầu tư vào trồng, chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh.

c) Sở Tài chính

- Chịu trách nhiệm bảo đảm nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Ngành Nông nghiệp &PTNT theo kế hoạch 5 năm và hàng năm, cân đối ngân sách toàn ngành và cho các lĩnh vực ưu tiên trong quy hoạch.

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế tỉnh nghiên cứu, đề xuất về cơ chế chính sách tài chính miễn, giảm tiền thuê rừng (theo hướng tính tiền thuê rừng bằng giá chi trả dich vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh ) để thu hút khuyến khích đầu tư.

d) Sở Khoa học & Công nghệ

- Nghiên cứu, theo dõi sự phát triển cây dược liệu trên các loại đất, loại hình trồng để khuyến cáo doanh nghiệp, người dân bố trí hình thức trồng một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế. Tập trung nghiên cứu nhân giống cây dược liệu bằng các công nghệ sinh học hiện đại đáp ứng nhu cầu giống dược liệu trên địa bàn.

- Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Quảng Nam hoàn thiện chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cây dược liệu trên địa bàn tỉnh. Vận động và hướng dẫn các doanh nghiệp và các hộ dân tham gia Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh dược liệu.

116

Page 128: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

- Phối hợp với các Bộ ngành trung ương xây dựng và phát triển sản phẩm dược liệu Quảng Nam thành thương hiệu quốc gia nhằm quảng bá thương hiệu và tăng giá bán sản phẩm dược liệu trên thị trường trong nước và quốc tế.

e) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành, thị, các chủ rừng xác định diện tích cụ thể các dự án đầu tư trồng cây dược liệu.

- Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt việc giao đất, cho thuê đất của từng dự án trồng cây dược liệu trên địa bàn.

f) Sở Thông tin truyền thông, Đài phát thanh, truyền hình tỉnh

- Công bố Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2025 và định hướng đến năm 2030.

- Thường xuyên đưa tin việc triển khai thực hiện Quy hoạch để các tổ chức, cá nhân biết đầu tư trồng cây dược liệu tại vùng quy hoạch.

g) Sở Giao Thông vận tải: Nghiên cứu, đề xuất việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ vùng quy hoạch nhằm thu hút đầu tư phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

h) Sở Công thương: Phối hợp với Sở thông tin và truyền thông nghiên cứu đề xuất việc xây dựng hệ thống điện, trạm thông tin liên lạc phục vụ vùng quy hoạch nhằm thu hút đầu tư.

1.3. UBND các huyện, thành phố, thị xã

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các chủ rừng, UBND các xã, các hộ dân xung quanh vùng quy hoạch thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng trong vùng quy hoạch.

1.4. Các chủ rừng và đất rừng

- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án.

- Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng vùng quy hoạch.

1.5. Các nhà đầu tư trồng cây dược liệu

Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung quy hoạch được phê duyệt; liên hệ với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị để được tạo điều kiện hướng dẫn thực hiện theo quy định.

117

Page 129: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

2.1. Giai đoạn 2017- 2020

- Xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về lĩnh vực phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh.

- Có cơ chế, chính sách đầu tư nguồn lực và nhân lực cho lĩnh vực phát triển dược liệu, đặc biệt chú trọng đến các vùng khai thác và vùng nuôi trồng dược liệu.

- Triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên thực hiện.

2.2. Giai đoạn 2020- 2025

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

- Trên cơ sở tổ chức và nguồn lực hiện có, tham gia một cách chủ động vào “chuỗi giá trị “ từ khâu nuôi trồng đến khâu sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm từ dược liệu, cung cấp ổn định một số nguyên liệu (dược liệu) cho sản xuất thuốc hoặc các ngành công nghiệp khác ở trong nước cũng như để xuất khẩu.

- Hình thành các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc từ dược liệu có tiềm lực đủ mạnh và có thương hiệu không chỉ trong nước mà các đối với lĩnh vực xuất khẩu.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên thực hiện.

2.3. Tầm nhìn giai đoạn 2025- 2030

Tiếp tục cũng cố, phát triển mạnh và bền vững năng lực cạnh tranh của dược liệu là thế mạnh của Quảng Nam bảo đảm chủ động cung ứng thường xuyên, kịp thời và chất lượng, giá cả hợp lý nguồn nguyên liệu làm thuốc phục vụ tốt sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

118

Page 130: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

PHẦN VI

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Quảng Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển đa dạng các loài dược liệu, với trên tổng số 832 loài thuộc 593 chi, 190 họ; đặc biệt một số loại thuốc quý tiêu biểu như: Sâm ngọc linh, Quế Trà My, Sa nhân, Ngũ vị tử, Giảo cổ lam, Ba kích, Đẳng sâm,…. Năm 2016, toàn tỉnh có 6.575,5 ha cây dược liệu được gieo trồng với 11 loài, trong đó: Tiểu vùng núi cao 6.243,0 ha (tập trung chủ yếu ở các huyện vùng núi cao: Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang và Nam Giang); Tiểu vùng trung du 208,5 ha; và Tiểu vùng đồng bằng 124,0 ha

2. Nhìn chung công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, bất cập; thiếu vốn và trình độ khoa học kỹ thuật cho sản xuất giống, trồng thâm canh, thu hái và chế biến sản phẩm; thị trường tiêu thụ không ổn định là những nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả sản xuất cây dược liệu chưa cao.

3. Qua kết quả nghiên cứu, chọn ra 11 loài cây dược liệu thích nghi với 03 tiểu vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh và có tiềm năng phát triển thị trường để đưa vào sản xuất trong giai đoạn đến năm 2030.

4. Kết quả nghiên cứu về thích nghi đất đai và các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội cho thấy Quảng Nam có thể quy hoạch phát triển trồng dược liệu giai đoạn từ 2017-2025 và định hướng đến 2030 với tổng diện tích 186.818,8 ha; trong đó: giai đoạn từ 2017-2025 là 114.968,0 ha, giai đoạn 2025-2030 là 71.850,8 ha.

II. KIẾN NGHỊ

1. Phát triển dược liệu đòi hỏi có nguồn vốn lớn, đặc biệt đối với nhiều loài có thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài. Do vậy, ngoài chính sách cho phát triển dược liệu đã ban hành theo nghị quyết số 202/2016/NQ - HĐND của hội đồng nhân dân tỉnh và các chính sách khác, đề nghị UBND tỉnh tiếp tục nghiên cứu bổ sung hỗ trợ nguồn lực cho các hộ sản xuất dược liệu như: trợ giá giống, trợ giá cước vận chuyển, trợ giá vật tư phân bón..., bố trí kinh phí cho đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ thâm canh, chế biến, kinh phí cho xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường.

119

Page 131: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

2. Phát triển dược liệu đa dạng với nhiều loài cây trồng mới, kỹ thuật sản xuất phức tạp nên để quy hoạch đạt hiệu quả cao, UBND tỉnh cần phối hợp hết sức chặt chẽ với Viện Dược liệu, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu trong các lĩnh vực cung cấp giống, chuyển giao tiến bộ khoa học trong sản xuất và chế biến, đặc biệt là trong đào tạo cán bộ kỹ thuật và lao động.

3. Tạo điều kiện thuận lợi thuận lợi thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh. Có cơ chế đặc biệt cho thành lập mới và cổ phần hóa các doanh nghiệp; khuyến khích các hộ, đơn vị chế biến thay thế, cải tiến trang thiết bị để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.

4. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sớm phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 -2025, định hướng đến năm 2030” để có cơ sở triển khai kịp thời, đúng tiến độ.

120

Page 132: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

PHẦN PHỤ LỤC

121

Page 133: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

PHỤ LỤC 01DANH MỤC CÂY DƯỢC LIỆU ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 206/QĐ-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2015)

STT Tên cây dược liệu Tên khoa học1 Actisô Cynara scolymus L., Asteraceae2 Ba kích Morinda officinalis How., Rubiaceae3 Bạc hà Mentha arvensis L., Lamiaceae

4 Bạch chỉAngelica dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook.f.; A. dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook. f. var. formosana (Boiss.) Shan et Yuan, Apiaceae

5 Bạch truật Atractyloides macrocephala Koidz, Asteraceae6 Bình vôi Stephania glabra (Roxb.) Miers, Menispermaceae7 Bụp giấm Hibiscus sabdariffa L, Malvaceae8 Cát cánh Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC., Campanulaceae9 Cúc hoa vàng Chrysanthemum indicum L., Asteraceae10 Đại hồi Illicium verum Hook.f., Illiciaceae

11 Đảng sâm Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.; C. javanica (Blume) Hook.f, Campanulaceae

12 Đậu ván trắng Lablab purpureus (L.) Sweet, Fabaceae13 Địa liền Kaempferia galanga L, Zingiberaceae

14 Diệp hạ châu Phyllanthus urinaria L.; P. amarus Schum. et Thomn., Euphorbiaceae

15 Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms, Araliaceae16 Đỗ trọng Eucommia ulmoides Oliv. Eucommiaceae17 Độc hoạt Angelica pubescens Maxim, Apiaceae18 Dừa cạn Catharanthus roseus (L.) G. Don, Apocynaceae19 Dương cam cúc Matricaria chamomilla L, Asteraceae20 Đương quy Angelica sinensis (Oliv.) Diels, Apiaceae21 Gấc Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng. Cucurbitaceae22 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, Cucurbitaceae23 Gừng Zingiber officinale Rosc, Zingiberaceae24 Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson, Polygonaceae25 Hoa hòe Styphnolobium japonicum (L.) Schott, Fabaceae26 Hoài sơn Dioscorea persimilis Prain et Burkill, Dioscoreaceae27 Hoàn ngọc Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk., Acanthaceae

28 Hoàng bá Phellodendron spp. (Phellodendron amurense Rupr; P. chinensis Schneid), Rutaceae

29 Hương nhu trắng Ocimum gratissimum L, Lamiaceae

30 Huyền sâm Scrophularia buergeriana Miq.; Scrophularia ningpoensis Hemsl., Scrophulariaceae

31 Ích mẫu Leonurus japonicus Houtt., Lamiaceae

122

Page 134: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

32 Kim tiền thảo Desmodium styracifolium (Osb.) Merr., Fabaceae33 Mã đề Plantago major L, Plantaginaceae34 Mộc hương Aucklandia lappa DC, Asteraceae35 Nghệ Curcuma longa L., Zingiberaceae36 Ngưu tất Achyranthes bidentata Blume, Amaranthaceae37 Nhàu Morinda citrifolia L, Rubiaceae

38 Ô đầu Aconitum spp. (Aconitum fortunei Hemsl; A. carmichaeli Debx.), Ranunculaceae

39 Quế Cinnamomum cassia Presl; Cinnamomum spp., Lauraceae40 Rau đắng biển Bacopa monnieri (L.) Wettst, Scrophulariceae41 Râu Mèo Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr, Lamiaceae42 Sả Cymbopogon citratus (DC.) Stapf Poaceae

43 Sa nhân Amomum villosum Lour. / Amomum longiligulare T.L.WuZingiberaceae

44 Sâm Ngọc linh Panax vietnamensis Ha et Grushv, Araliaceae45 Sinh địa Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch., Scrophulariaceae46 Tam thất Panax notoginseng (Barkill) F. H Chen, Araliaceae47 Thanh hao hoa vàngArtemisia annua Asteraceae48 Trạch tả Alisma plantago - aquatica L, Alismatalaceae49 Tràm Melaleuca cajuputi Powell, Myrtaceae

50 Trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium L., Amaryllidaceae

51 Tục đoạn Dipsacus japonicus Miq., Dipsacaceae52 Xuyên khung Ligusticum wallichii Franch., Apiaceae

53 Xuyên tâm liên Andrographis paniculata (Barm. f.) Wall ex Nees, Acanthaceae

54 Ý dĩ Coix lachryma-Jobi L., Poaceae

55 Thất diệp nhất chi hoa Paris Polyphylla Sm Var chinensis (Franch) Hara

56 Ngũ vị tử Kadsura logipedunculata Fin. Et Gagnep57 Sả chanh Cymbopogon citratus (DC ex Nees) Stapf

123

Page 135: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

PHỤ LỤC 02

Diện tích đề xuất quy hoạch phân theo địa phương thuộc tỉnh Quảng NamI. TIỂU VÙNG NÚI CAO

1. Huyện Đông Giang  

TT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1 A Rooi   1476,71      Đương quy 147,09      Đẳng sâm 66,21      Lan kim tuyến 1245,76      Ba kích, Sa nhân tím 15,51      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 2,14  2 A Ting   825,45      Ba kích 37,36      Lan kim tuyến 175,82  

    Ba kích, Sa nhân tím 280,95      Đẳng sâm, Ba kích 11,81      Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 300,07      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 19,44  3 Ba   4414,01      Đẳng sâm 222,47      Giảo cổ lam 1106,86      Lan kim tuyến 1273,4      Ba kích, Sa nhân tím 370,24      Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 1274,59      Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 4,22      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 162,23  4 Jơ Ngây   470,74      Ba kích 96,21  

124

Page 136: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Lan kim tuyến 195,81      Sa nhân tím 4,61      Ba kích, Sa nhân tím 139,43      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 33,04  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 1,64  

5 Ka Dăng   590,83      Ba kích 53,03      Đẳng sâm 129,79      Lan kim tuyến 362,65      Ba kích, Sa nhân tím 23,95      Đẳng sâm, Sa nhân tím 8,26      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 13,15  6 Mà Cooi   6574,2      Ba kích 546,48      Đẳng sâm 526,45      Giảo cổ lam 208,14      Lan kim tuyến 2997,26      Sa nhân tím 318,59      Ba kích, Sa nhân tím 101,72      Đương quy, Lan kim tuyến 307,94      Đẳng sâm, Giảo cổ lam 70,83      Đẳng sâm, Sa nhân tím 335,41      Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 348,72      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 605,96  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Đương quy 206,7  

7 Sông Kôn   945,08      Giảo cổ lam 543,91      Lan kim tuyến 393,87  

125

Page 137: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Ba kích, Sa nhân tím 7,3  8 Tà Lu   5001,03      Ba kích 6,99      Đẳng sâm 1,65      Giảo cổ lam 245,06      Lan kim tuyến 3647,01      Ba kích, Sa nhân tím 16,06      Đương quy, Lan kim tuyến 16,48      Đẳng sâm, Sa nhân tím 93,03      Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 974,19      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 0,56  9 TT. P Rao   1232,55      Ba kích 24,07      Lan kim tuyến 62,47      Ba kích, Sa nhân tím 68,28      Đương quy, Lan kim tuyến 959,06      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 71,41  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Đương quy 47,26  

10 Tư   1019,3      Ba kích 27,33      Đương quy 63,06      Lan kim tuyến 273,89      Sa nhân tím 0,03      Ba kích, Sa nhân tím 408,37      Đẳng sâm, Ba kích 132,95      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 113,67  

11 Za Hung   433,3      Ba kích 63,61      Ba kích, Sa nhân tím 11,36  

126

Page 138: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Đương quy, Lan kim tuyến 244,63      Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 91,63      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 22,07  

Tổng 22983,2  

2. Huyện Tây Giang

TT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1 A Nông   1.148,69  Đẳng Sâm 0,55

Ba kích 135,43

Sa nhân tím 56,84

Lan kim tuyến 137,60

Đẳng Sâm, Sa nhân tím 177,77

Đẳng Sâm, Lan kim tuyến 7,32

Ba kích, Sa nhân tím 124,36

Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím 138,37

Đẳng Sâm, Ba kích,Đương quy 1,10

Đẳng Sâm, Đương quy, Lan kim tuyến 245,13Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím,Đương quy 124,22

2 A Tiêng 1.713,37

Ba kích 54,38

Đẳng Sâm 188,44

Sa nhân tím 256,71

Giảo cổ lam 48,41

Lan kim tuyến 354,73

Đẳng Sâm, Ba kích 14,25

Đẳng Sâm, Sa nhân tím 24,83

Đẳng Sâm, Giảo cổ lam 10,68

Đẳng Sâm, Lan kim tuyến 278,54

127

Page 139: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Ba kích, Sa nhân tím 367,67

Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 21,62

Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím 29,98

Đẳng Sâm, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 63,13

3 A Vương 6.957,04

Ba kích 948,90

Đẳng Sâm 81,73

Sa nhân tím 120,35

Lan kim tuyến 919,51

Đẳng Sâm, Sa nhân tím 929,47

Đẳng Sâm, Lan kim tuyến 921,14

Ba kích,Sa nhân tím 148,52

Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím 109,54

Đẳng Sâm, Đương quy, Lan kim tuyến 1.906,69Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Đương quy 860,23

Đẳng Sâm, Sa nhân tím, Đương quy 10,96

4 A Xan 2.050,04

Đẳng Sâm 69,88

Ba kích 220,09

Giảo cổ lam 717,89

Lan kim tuyến 236,68

Đẳng Sâm, Ba kích 94,90

Đẳng Sâm, Giảo cổ lam 49,67

Đẳng Sâm, Lan kim tuyến 137,62

Ba kích, Sa nhân tím 43,74

Ba kích, Đương quy 75,89

Đương quy, Lan kim tuyến 323,79

Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím 11,11Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Giảo 68,78

128

Page 140: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

cổ lam5 Bha Lê 2.769,35

Đẳng Sâm 221,55

Ba kích 223,97

Sa nhân tím 19,55

Lan kim tuyến 500,28

Đẳng Sâm, Ba kích 0,56

Đẳng Sâm, Sa nhân tím 252,00

Đẳng Sâm, Lan kim tuyến 418,69

Ba kích, Sa nhân tím 340,10

Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 70,53

Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím 126,14

Đẳng Sâm, Đương quy, Lan kim tuyến 369,22

Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 21,25Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Đương quy 205,51

6 Ch'Ơm 969,44

Đẳng Sâm 31,83

Ba kích 15,97

Sa nhân tím 2,34

Đương quy 65,20

Giảo cổ lam 93,97

Lan kim tuyến 115,08

Đẳng Sâm, Đương quy 2,90

Đẳng Sâm, Giảo cổ lam 80,03

Đẳng Sâm, Lan kim tuyến 26,05

Đương quy, Giảo cổ lam 0,94

Đương quy, Lan kim tuyến 35,56

Sa nhân tím, Giảo cổ lam 4,16

Đẳng Sâm, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 73,53

129

Page 141: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím 25,87

Đẳng Sâm, Đương quy, Giảo cổ lam 23,08

Đẳng Sâm, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 161,84

Ba kích, Sa nhân tím, Đương quy 18,49Đương quy, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 130,22

Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Đương quy 28,15

Đẳng Sâm, Đương quy, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 34,23

7 Dang 2.878,12

Ba kích 117,04

Đẳng Sâm 263,85

Giảo cổ lam 30,98

Lan kim tuyến 525,55

Sa nhân tím 50,75

Ba kích, Sa nhân tím 879,05

Đẳng Sâm, Ba kích 1,69

Đẳng Sâm, Đương quy 48,27

Đẳng Sâm, Giảo cổ lam 131,38

Đẳng Sâm, Sa nhân tím 143,74

Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím 600,01

Đẳng Sâm, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 48,40Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 37,41

8 Ga Ri 990,98

Ba kích 64,02

Đẳng Sâm 143,47

Giảo cổ lam 94,94

Lan kim tuyến 74,25

Ba kích, Sa nhân tím 0,79

Đẳng Sâm, Giảo cổ lam 68,91

130

Page 142: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Đẳng Sâm, Lan kim tuyến 324,67

Đẳng Sâm, Sa nhân tím 20,34

Sa nhân tím, Giảo cổ lam 0,37

Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam; 35,53

Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím 133,43

Đẳng Sâm, Đương quy, Lan kim tuyến 0,89Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Đương quy 7,90

Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 21,47

9 Lăng 12.384,99

Ba kích 2.492,23

Đẳng Sâm 1.044,64

Giảo cổ lam 112,73

Lan kim tuyến 2.755,33

Sa nhân tím 190,96

Ba kích, Sa nhân tím 974,17

Đương quy, Lan kim tuyến 114,84

Đẳng Sâm, Ba kích 193,83

Đẳng Sâm, Lan kim tuyến 2.655,56

Đẳng Sâm, Sa nhân tím 45,88

Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 193,34

Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím 182,51

Đẳng Sâm, Đương quy, Lan kim tuyến 998,28

Đẳng Sâm, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 359,54

Đẳng Sâm, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 10,82Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Đương quy 60,33

10 Tr'Hy 4.477,40

Ba kích 201,61

Đẳng Sâm 78,87

131

Page 143: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

Lan kim tuyến 1.763,10

Sa nhân tím 310,08

Ba kích, Sa nhân tím 57,66

Đẳng Sâm, Lan kim tuyến 752,30

Đẳng Sâm, Sa nhân tím 24,52

Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím 143,54

Đẳng Sâm, Đương quy, Lan kim tuyến 1.104,66Đẳng Sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Đương quy 41,06

Tổng 36.339,42  

3. Huyện Nam Giang

TT Tên xã Loài cây Diện tíchGhi chú

1 Cà Dy Ba kích 2,52  

    Đương quy 42,74  

    Đẳng sâm 667,02  

    Giảo cổ lam 85,05  

    Lan kim tuyến 678,01  

    Sa nhân tím 807,98  

    Ba kích, Sa nhân tím 3,11  

    Đẳng sâm, Ba kích 20,18  

    Đẳng sâm, Đương quy 32,25  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím 580,07  

    Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 167,08  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 25,55  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím, Đương quy 28,4  

2 Chà Vàl Ba kích 1124,21  

    Đẳng sâm 439,19  

    Sa nhân tím 737,27  

    Ba kích, Giảo cổ lam 18,37  

132

Page 144: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Ba kích, Sa nhân tím 1189,56  

    Đẳng sâm, Ba kích 406,6  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím 401,09  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 485,3  

3 Chơ Chun Ba kích 119,1  

    Đương quy 466,31  

    Đẳng sâm 404,48  

    Giảo cổ lam 82,61  

    Lan kim tuyến 263,9  

    Sa nhân tím 42,7  

    Ba kích, Giảo cổ lam 25,06  

    Ba kích, Sa nhân tím 53,68  

    Đẳng sâm, Ba kích 20,28  

    Đẳng sâm, Giảo cổ lam 12,61  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím 19,89  

    Đẳng sâm, Ba kích, Giảo cổ lam 2,03  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 6,54  

4 Đại Sơn Ba kích 133,21  

    Sa nhân tím 24,41  

    Đẳng sâm, Ba kích 12,24  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím 74,7  

5 Đắc Pre Ba kích 166,12  

    Đẳng sâm 77,96  

    Lan kim tuyến 85,04  

    Sa nhân tím 13,74  

    Ba kích, Sa nhân tím 195,37  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím 11,29  

    Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 204,12  

    Đẳng sâm, Ba kích , Sa nhân tím 39,42  

133

Page 145: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

6 Đắc Pring Ba kích 194,07  

    Đương quy 236,3  

    Đẳng sâm 605,2  

    Giảo cổ lam 779,89  

    Lan kim tuyến 1265,52  

    Sa nhân tím 141,98  

    Ba kích, Đương quy 33,44  

    Ba kích, Giảo cổ lam 54,41  

    Ba kích, Sa nhân tím 251,42  

    Đẳng sâm, Ba kích 42,05  

    Đẳng sâm, Giảo cổ lam 31,94  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím 143,07  

    Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 694,94  

    Ba kích, Sa nhân tím, Đương quy 7,21  

    Đẳng sâm, Ba kích, Đương quy 5,63  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 137,77  

7 Đắk Tôi Ba kích 13,66  

    Đương quy 15,43  

    Giảo cổ lam 90,66  

    Lan kim tuyến 582,89  

    Sa nhân tím 34,75  

    Ba kích, Sa nhân tím 31,78  

    Đẳng sâm, Ba kích 7,31  

    Đẳng sâm, Giảo cổ lam 19,68  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím 2,68  

    Đẳng sâm, Ba kích, Giảo cổ lam 6,36  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 8,27  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 35,72  

8 La Dêê Ba kích 12,47  

134

Page 146: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Đương quy 96,11  

    Đẳng sâm 69,75  

    Giảo cổ lam 72,39  

    Lan kim tuyến 1376,04

    Sa nhân tím 10,32  

    Ba kích, Sa nhân tím 26,76  

    Đẳng sâm, Ba kích 18,78  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím 66,25  

    Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 755,75  

    Sa nhân tím, Giảo cổ lam 1,76  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 58,71  

   Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 0,55  

9 La Êê Ba kích 92,58  

    Đương quy 207,41  

    Đẳng sâm 121,64  

    Giảo cổ lam 67,87  

    Sa nhân tím 105,71  

    Ba kích, Giảo cổ lam 4,59  

    Ba kích, Sa nhân tím 65,05  

    Đẳng sâm, Ba kích 122,46  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím 58,1  

    Sa nhân tím, Giảo cổ lam 4,78  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 29,57  

10 Tà Bhing Ba kích 356,17  

    Đẳng sâm 359,42  

    Giảo cổ lam 133,37  

    Lan kim tuyến 244,1  

    Sa nhân tím 403,12  

    Ba kích, Sa nhân tím 268,42  135

Page 147: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Đẳng sâm, Ba kích 187,66  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím 470,77  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 185,66  

11 Tà Pơơ Ba kích 866,64  

    Đương quy 0,69  

    Đẳng sâm 434,76  

    Giảo cổ lam 92,06  

    Sa nhân tím 819,47  

    Ba kích, Sa nhân tím 1458,76

    Đẳng sâm, Ba kích 358,3  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím 200,21  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 149,52  

12 TT Thạnh Mỹ Ba kích 63,85  

    Đẳng sâm 33,39  

    Lan kim tuyến 1232,59  

    Sa nhân tím 207  

    Ba kích, Sa nhân tím 145,42  

    Đẳng sâm, Ba kích 107,21  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím 27  

    Giảo cổ lam, Lan kim tuyến 79,55  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 82,29  

13 Zuôich Ba kích 31,27  

    Đương quy 25,48  

    Đẳng sâm 6,72  

    Sa nhân tím 229,95  

    Ba kích, Sa nhân tím 181,39  

    Đẳng sâm, Sa nhân tím 17,4  

    Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 67,57  

Tổng 28944,97  

136

Page 148: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

4. Huyện Phước Sơn

TT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1 Phước Công   695,62      Đinh Lăng 6,28      Đẳng Sâm 41,71      Giảo Cổ Lam 138,94      Lan Kim Tuyến 41,05      Ba Kích, Sa Nhân Tím 241,44      Đẳng Sâm, Ba Kích 15,61      Đẳng Sâm, Sa Nhân Tím 3,82      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 206,77  2 Phước Chánh   784,28      Quế 4,5      Đinh Lăng 42,02  

    Đẳng Sâm 57,46      Sa Nhân Tím 206,54      Ba Kích, Sa Nhân Tím 170,08      Đẳng Sâm, Ba Kích 139,44      Đẳng Sâm, Sa Nhân Tím 1,22      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 163,02  3 Phước Đức   798,85      Ba Kích 69,74      Đinh Lăng 221,73      Đẳng Sâm 0,52      Giảo Cổ Lam 28,77      Sa Nhân Tím 1,41      Ba Kích, Sa Nhân Tím 394,81      Đẳng Sâm, Ba Kích 1,24  

137

Page 149: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 80,63  4 Phước Hiệp   2179,72      Ba Kích 378,46      Đinh Lăng 144,79      Giảo Cổ Lam 360,43      Sa Nhân Tím 493,6      Ba Kích, Sa Nhân Tím 505,39      Đẳng Sâm, Sa Nhân Tím 73,55      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 223,5  5 Phước Hòa   2826,6      Ba Kích 712,82      Đinh Lăng 99,37      Đương Quy 71,59      Đẳng Sâm 147,41      Lan Kim Tuyến 738,67      Sa Nhân Tím 121,92      Ba Kích, Đương Quy 29,82      Ba Kích, Sa Nhân Tím 733,45      Đẳng Sâm, Đương Quy 0,61      Đẳng Sâm, Sa Nhân Tím 104,35      Ba Kích, Sa Nhân Tím, Đương Quy 48,03      Đẳng Sâm, Ba Kích, Đương Quy 18,56  6 Phước Kim   1967,18      Quế 324,35      Sa Nhân Tím dưới tán Quế 5,87      Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 26,31      Ba Kích 10,06      Đinh Lăng 92,94      Đương Quy 265,81  

138

Page 150: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Đẳng Sâm 218,98      Giảo Cổ Lam 76,7      Lan Kim Tuyến 494,27      Sa Nhân Tím 70,32      Ba Kích, Sa Nhân Tím 159,52      Đẳng Sâm, Sa Nhân Tím 17,95      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 204,1  7 Phước Lộc   1209,05      Quế 101,03      Ba Kích dưới tán Quế 0,47      Sa Nhân Tím dưới tán Quế 0,85      Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 4,19      Ba Kích 20,01      Đương Quy 56,89      Đẳng Sâm 259,13      Lan Kim Tuyến 148,14      Sa Nhân Tím 81,76  

    Ba Kích, Sa Nhân Tím 129,72      Đẳng Sâm, Sa Nhân Tím 62,26      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 344,6  8 Phước Mỹ   1029,66      Ba Kích 72,5      Đinh Lăng 2,76      Đẳng Sâm 5,84      Giảo Cổ Lam 103,79      Lan Kim Tuyến 400,61      Sa Nhân Tím 40,02      Ba Kích, Sa Nhân Tím 380,67      Đẳng Sâm,Ba Kích,Sa Nhân Tím 23,47  

139

Page 151: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

9 Phước Năng   2791,38      Ba Kích 282,58      Đinh Lăng 54,67      Đẳng Sâm 347,41      Giảo Cổ Lam 325,78      Lan Kim Tuyến 518,88      Sa Nhân Tím 168,8      Ba Kích, Sa Nhân Tím 660      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 433,26  

10 Phước Thành   1900,39      Quế 364,67      Đinh Lăng dưới tán Quế 0,51      Đinh Lăng 8,29      Đương Quy 257,13      Đẳng Sâm 126,17      Giảo Cổ Lam 120,74      Lan Kim Tuyến 935,43      Sa Nhân Tím 6,2      Đương Quy, Giảo Cổ Lam 76,87      Đẳng Sâm, Sa Nhân Tím 0,62      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 3,76  

11 Phước Xuân   2253,57      Ba Kích 530,98      Đinh Lăng 317,77      Đẳng Sâm 184,82      Giảo Cổ Lam 139,86      Sa Nhân Tím 0,72      Ba Kích, Sa Nhân Tím 1003,87      Đẳng Sâm, Sa Nhân Tím 43,94  

140

Page 152: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Đẳng Sâm,Ba Kích,Sa Nhân Tím 31,61  12 TT. Khâm Đức   269,89      Quế 2,25      Ba Kích 122,08      Đinh Lăng 13,73      Giảo Cổ Lam 54,08      Sa Nhân Tím 51,58      Ba Kích, Sa Nhân Tím 24,99      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, TQ 1,18  

Tổng 18706,19  

5. Huyện Bắc Trà My

TT Tên xã Loài cây Diện tíchGhi chú

1 TT. Trà My   66,41      Ba Kích 4,04      Ba Kích, Sa Nhân Tím 62,37  2 Trà Bui   2346,42      Quế 83,23      Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 8,17      Ba Kích 40      Đẳng Sâm 228,26      Giảo Cổ Lam 1,88      Sa Nhân Tím 75,43      Ba Kích, Lan Kim Tuyến 27,24      Ba Kích, Sa Nhân Tím 991,39      Ba Kích, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam 1,72      Ba Kích, Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến 95,5      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 793,6  3 Trà Dương   64,62  

141

Page 153: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Ba Kích 43,45      Đương Quy 15,88      Sa Nhân Tím 1,4      Ba Kích, Sa Nhân Tím 3,89  4 Trà Đốc   511,53      Quế 252,84      Sa Nhân Tím dưới tán Quế 3,77      Ba Kích dưới tán Quế 13,72      Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 1,35  

    Đẳng Sâm, Lan Kim Tuyến dưới tán Quế 7,76  

    Ba Kích 21,62      Đẳng Sâm 47,61      Sa Nhân Tím 32,09      Ba Kích, Sa Nhân Tím 54,35      Đẳng Sâm, Ba Kích 16,26      Đẳng Sâm, Lan Kim Tuyến 16,56      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 40,22  

    Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến 3,38  

5 Trà Đông   102,87      Quế 1,12      Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 32,1      Ba Kích 22,27      Sa Nhân Tím 1,33      Ba Kích, Sa Nhân Tím 3,31      Đẳng Sâm,Ba Kích,Lan Kim Tuyến 19,57  

    Đẳng Sâm,Ba Kích,Sa Nhân Tím,Đương Quy,Lan Kim Tuyến 23,17  

6 Trà Giác   4498,6      Quế 695,85  

142

Page 154: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 84,66  

    Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 8,78  

    Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến dưới tán Quế 0,59  

    Ba Kích 232,27      Đương Quy 3,31      Đẳng Sâm 27,57      Giảo Cổ Lam 7,85      Lan Kim Tuyến 324,01      Sa Nhân Tím 68,65      Ba Kích, Lan Kim Tuyến 38,43      Ba Kích, Sa Nhân Tím 1467,71      Đẳng Sâm, Giảo Cổ Lam 107,38      Đẳng Sâm, Lan Kim Tuyến 117,15      Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 0,71      Ba Kích, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam 27,56      Ba Kích, Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến 667,4      Đẳng Sâm, Ba Kích, Lan Kim Tuyến 1,87      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 391,93  

    Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam 8,91  

    Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến 198,12  

    Đẳng Sâm,Ba Kích,Sa Nhân Tím,Đương Quy,Lan Kim Tuyến 17,89  

7 Trà Giang   237,93      Quế 58,61      Ba Kích dưới tán Quế 1,5      Ba Kích 12,02      Đẳng Sâm 72,4      Giảo Cổ Lam 53,45  

143

Page 155: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Ba Kích, Sa Nhân Tím 21,99      Ba Kích, Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến 3,36      Đẳng Sâm,Ba Kích,Sa Nhân Tím 14,6  8 Trà Giáp   1629,4      Quế 543,01      Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 23,66  

    Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 30,7  

    Ba Kích 23,79      Đẳng Sâm 311,85      Giảo Cổ Lam 39,73      Lan Kim Tuyến 27,91      Ba Kích, Lan Kim Tuyến 5,75      Ba Kích, Sa Nhân Tím 158,86      Đẳng Sâm, Giảo Cổ Lam 9,17      Đẳng Sâm, Lan Kim Tuyến 106,77      Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 158,81      Ba Kích, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam 1,73      Ba Kích, Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến 1,6      Đẳng Sâm, Ba Kích, Lan Kim Tuyến 41,37      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 143,41  

    Đẳng Sâm,Ba Kích,Sa Nhân Tím,Lan Kim Tuyến 1,28  

9 Trà Ka   1105,05      Quế 433,31      Ba Kích dưới tán Quế 1,74      Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 29,17      Ba Kích 35,1      Đẳng Sâm 48,61      Giảo Cổ Lam 0,7  

144

Page 156: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Lan Kim Tuyến 96,77      Sa Nhân Tím 2,33      Ba Kích, Giảo Cổ Lam 5,09      Ba Kích, Sa Nhân Tím 288,79      Đẳng Sâm, Ba Kích 2,43      Đẳng Sâm, Lan Kim Tuyến 71,05      Đẳng Sâm, Sa Nhân Tím 1,07      Đẳng Sâm, Ba Kích, Lan Kim Tuyến 29,11      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 58,23  

    Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam 1,55  

10 Trà Kót   1288,2      Quế 396,67      Ba Kích dưới tán Quế 1,13      Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 31,08      Ba Kích 207,45      Đẳng Sâm 140,12      Ba Kích, Sa Nhân Tím 159,44      Đẳng Sâm, Giảo Cổ Lam 146,34      Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 68,56      Đẳng Sâm, Ba Kích, Lan Kim Tuyến 2,29      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 1,44  

    Đẳng Sâm, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 115,32  

    Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến 16,71  

    Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 1,65  

11 Trà Nú   1107,6      Quế 245,48      Ba Kích dưới tán Quế 10,2      Lan Kim Tuyến dưới tán Quế 0,6  

145

Page 157: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 5,68  

    Ba Kích, Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến dưới tán Quế 3,2  

    Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 17,19  

    Ba Kích 69,43      Đẳng Sâm 108,25      Giảo Cổ Lam 79,38      Lan Kim Tuyến 1,5      Sa Nhân Tím 125,97      Ba Kích, Lan Kim Tuyến 15,82      Ba Kích, Sa Nhân Tím 111,17      Đẳng Sâm, Lan Kim Tuyến 22,28      Ba Kích, Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến 42,47      Đẳng Sâm, Ba Kích, Lan Kim Tuyến 4,57      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím 36,39  

    Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhân Tím, Lan Kim Tuyến 208,02  

12 Trà Sơn   555,53      Quế 189,75      Ba Kích dưới tán Quế 30,33      Ba Kích, Sa Nhân Tím dưới tán Quế 77,54      Ba Kích 26,39      Đẳng Sâm 173,17      Sa Nhân Tím 3,22      Ba Kích, Sa Nhân Tím 55,13  

13 Trà Tân   165,96      Ba Kích 26,87      Sa Nhân Tím 3,86      Ba Kích, Sa Nhân Tím 135,23  

Tổng 13680,12  

146

Page 158: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

6. Huyện Nam Trà My

TT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1 Phước Thành 325,2      Lan kim tuyến 120,16      Sâm ngọc linh 67,02      Lan kim tuyến, Sâm ngọc linh 138,02  

2 Trà Bui   400,98      Sâm ngọc linh 315,41      Lan kim tuyến, Sâm ngọc linh 85,57  

3 Trà Cang   5319,91      Sâm ngọc linh 4045,99      Quế 1,86      Ba kích, Sa nhân tím trồng dưới tán quế 2,49      Đẳng sâm 243,8      Ba Kích 185,65      Sa nhân tím 11,78      Ba Kích, Sa nhân tím 536,39      Đẳng sâm, Ba Kích, Sa nhân tím 291,95  

4 Trà Don   3993,54      Đẳng sâm 171,77      Ba Kích 4,93      Lan kim tuyến 69,88      Đẳng sâm, Sa nhân tím 151,73      Đẳng sâm, Lan kim tuyến 208      Ba Kích, Sa nhân tím 72,38      Đẳng sâm, Ba Kích, Sa nhân tím 830,5      Quế 149,02      Ba Kích, Sa nhân tím trồng dưới tán quế 0,66  

   Đẳng sâm, Ba Kích, Sa nhân tím trồng dưới tán quế 0,9  

   Đẳng sâm, Đương quy, Lan kim tuyến trồng dưới tán quế 2,51  

    Đăng sâm, Sâm ngọc linh 395,49      Lan kim tuyến, Sâm ngọc linh 34,02      Đẳng sâm, Đương quy, Sâm ngọc linh 248,17  

   Đẳng sâm, Lan kim tuyến, Sâm ngọc linh 195,29  

   Đương quy, Lan kim tuyến, Sâm ngọc linh 227,21  

147

Page 159: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

   Đẳng sâm, Đương quy, Lan kim tuyến, Sâm ngọc linh 210,53  

    Sâm ngọc linh 871,53      Quế 149,02  

5 Trà Dơn   5578,04      Ba kích 28,99      Ba kích, Sa nhân tím 256,68      Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 27,73      Đẳng sâm 997,05      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 1249,1      Đẳng sâm, Đương quy 42,59      Đẳng sâm, Giảo cổ lam 58,54      Đẳng sâm, Lan kim tuyến 4,87      Giảo cổ lam 164,99      Lan kim tuyến 47,82      Sa nhân tím 37,81      Ba kích, Sa nhân tím trồng dưới tán quế 70,17  

   Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím trồng dưới tán quế 77,6  

   Đẳng sâm, Lan kim tuyến, Sâm ngọc linh 84,68  

    Sâm ngọc linh 1649,1      Quế 780,32  

6 Trà Giác   70,83      Ba kích, Sa nhân tím 4,52      Đẳng sâm, Giảo cổ lam 66,31  

7 Trà Giáp   151,07      Quế 142,83      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 8,24  

8 Trà Leng   7133,8      Quế 1179,17      Ba kích, Sa nhân tím trồng dưới tán quế 45,73      Sâm ngọc linh 970,73      Đẳng sâm, Sâm ngọc linh 44,74      Lan kim tuyến, Sâm ngọc linh 1046,17  

   Đẳng sâm, Lan kim tuyến, Sâm ngọc linh 253,79  

   Đẳng sâm, Đương quy, Lan kim tuyến, Sâm ngọc linh 67,72  

    Ba kích 114,1      Đẳng sâm 657,09      Lan kim tuyến 368,38  

148

Page 160: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Sa nhân tím 103,67      Ba kích, Sa nhân tím 907,74      Đẳng sâm, Lan kim tuyến 239,46      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 934,38      Đẳng sâm, Đương quy, Lan kim tuyến 200,93  

9 Trà Linh   3836,7      Ba kích 28,65      Đẳng sâm 0,41      Ba kích, Sa nhân tím 20,94      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 35,77      Quế 1,83      Sâm ngọc linh 3749,1  

10 Trà Mai   3823,84      Quế 630,59  

   Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím trồng dưới tán quế 44,99  

    Ba kích,Sa nhân tím trông dưới tán quế 4,29      Ba kích 390,64      Ba kích, Sa nhân tím 1267,31      Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 127,02      Đương quy 21,21      Đẳng sâm 103,96      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 306,75  

   Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 15,78  

    Đẳng sâm, Lan kim tuyến 102,04      Lan kim tuyến 784,5      Sa nhân tím 24,76  

11 Trà Nam   2385,4      Đẳng sâm 36      Sa nhân tím 6,44      Đẳng sâm, Sa nhân tím 2,17      Ba kích, Sa nhân tím 62,2      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 33,55      Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 2,77  

   Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 0,94  

    Quế 4,99      Sa nhân tím trồng dưới tán quế 0,23      Sâm ngọc linh 2236,11  

12 Trà Tập   3928,26      Quế 522,24  

149

Page 161: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Ba kích, Sa nhân tím trồng dưới tán quế 40,67      Đẳng sâm trồng dưới tán quế 13,58  

   Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím trồng dưới tán quế 38,49  

    Sâm ngọc linh 1134,9      Đẳng sâm, Sâm ngọc linh 26,09      Giảo cổ lam, Sâm ngọc linh 64,81      Đẳng sâm 303,2      Ba kích 80,78      Sa nhân tím 23,95      Giảo cổ lam 716,31      Đẳng sâm, Giảo cổ lam 26,64      Ba kích, Sa nhân tím 476,08      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 413,25      Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 43,18  

   Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 4,09  

13 Trà Vân   953,87      Quế 143,12  

   Đẳng sâm, Sa nhân tím trồng dưới tán quế 0,99  

    Ba kích, Sa nhân tím trồng dưới tán quế 14,73  

   Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím trồng dưới tán quế 9,8  

    Đẳng sâm 195,09      Lan kim tuyến 6,44      Đẳng sâm, Sa nhân tím 35,05      Đẳng sâm, Đương quy 18,73      Đẳng sâm, Lan kim tuyến 103,35      Ba kích, Sa nhân tím 136,19      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 268,74      Đẳng sâm, Đương quy, Lan kim tuyến 9,21  

   Đẳng sâm,Ba kích,Sa nhân tím,Đương quy 12,43  

14 Trà Vinh   2133,63      Quế 15,35      Đẳng sâm 632,12      Đương quy 4,7      Lan kim tuyến 29,04      Đẳng sâm, Đương quy 68,35      Đẳng sâm, Lan kim tuyến 483,19      Ba kích, Sa nhân tím 23,72  

150

Page 162: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Đương quy, Lan kim tuyến 112,81      Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím 378,11      Đẳng sâm, Đương quy, Lan kim tuyến 206,27  

   Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Đương quy 134,04  

   Đẳng sâm, Ba kích, Sa nhân tím, Giảo cổ lam 45,93  

Tổng 40035,07  II. TIỂU VÙNG TRUNG DU

1. Huyện Đại Lộc

TT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1 Đại Đồng Ba Kích 28,18      Đinh Lăng 0,56      Giảo Cổ Lam 850,97      Ba Kích, Giảo Cổ Lam 15,33  2 Đại Chánh Ba Kích 33,83      Đinh Lăng 40,16      Đẳng Sâm 9,46      Giảo Cổ Lam 8,6      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 7,41  3 Đại Hồng Đinh Lăng 17,01      Đẳng Sâm 35,42  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Đương Quy 61,95  

4 Đại Hiệp Đinh Lăng 2,32  5 Đại Hưng Ba Kích 169,31      Đinh Lăng 58,17      Đẳng Sâm 17,57      Giảo Cổ Lam 42,24      Lan Kim Tuyến 2,04      Sa Nhâm Tím 0,7      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 445,26      Đẳng Sâm, Lan Kim Tuyến 72,73      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím 75,93  

   Đẳng Sâm, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 107,35  

6 Đại Lãnh Ba Kích 61,48  

151

Page 163: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

  Đinh Lăng 12,57      Giảo Cổ Lam 481,22      Ba Kích, Giảo Cổ Lam 1,84      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 9,03  7 Đại Nghĩa Đinh Lăng 1,25  8 Đại Quang Ba Kích 31,98      Giảo Cổ Lam 79,54  9 Đại Sơn Ba Kích 198,84      Đinh Lăng 129,19      Đẳng Sâm 14,93      Giảo Cổ Lam 138,22      Sa Nhâm Tím 336,44      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 748,51      Đẳng Sâm, Ba Kích 13,95      Đẳng Sâm, Lan Kim Tuyến 12,62      Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 230,22      Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam 91,47      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím 124,41  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Đương Quy 2,05  

10 Đại Thạnh Đinh Lăng 28,42  Tổng 4850,68  

2. Huyện Hiệp Đức

TT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1 Bình Sơn Ba Kích 0,94    Sa Nhâm Tím 0,34  2 Hiệp Hòa Ba Kích 192,62      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 248,89      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím 14,59  3 Hiệp Thuận Ba Kích 135,65      Giảo Cổ Lam 171,51      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 175,53      Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 83,45      Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam 42,17  4 Phước Gia Ba Kích 131,99      Đẳng Sâm 3,95      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 225,55  

152

Page 164: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Đẳng Sâm, Ba Kích 10,52      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím 260,78  5 Phước Trà Ba Kích 240,37      Đẳng Sâm 7,64      Sa Nhâm Tím 101,01      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 921,24      Đẳng Sâm, Ba Kích 0,43      Đẳng Sâm, Lan Kim Tuyến 259,32      Đẳng Sâm, Ba Kích, Đương Quy 1,36      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím 20,11      Đẳng Sâm, Đương Quy, Lan Kim Tuyến 79,11  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Đương Quy 37,14  

6 Quế Lâm Ba Kích 24,04  7 Quế Lưu Ba Kích 10,71      Đẳng Sâm 24,5      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 136,12      Đẳng Sâm, Ba Kích 76,57      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím 31,79  8 Quế Ninh Ba Kích 193,3  9 Quế Thọ Sa Nhâm Tím 310,3      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 0,5  

10 Sông Trà Ba Kích 52,22  11 Thăng Phước Ba Kích 540,7  

    Ba Kích, Sa Nhâm Tím 24,61  Tổng 4791,57  

3. Huyện Nông Sơn

TT Tên xã Loài cây Diện tíchGhi chú

1 Phước Ninh Ba Kích 268,38    Đẳng Sâm 212,05      Giảo Cổ Lam 150,78      Lan Kim Tuyến 366,02      Sa Nhâm Tím 84,9      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 374,66      Đẳng Sâm, Ba Kích 1,41      Đẳng Sâm, Lan Kim Tuyến 3,88      Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 214,48      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím 152,3  2 Quế Lâm Ba Kích 402,6  

153

Page 165: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Đẳng Sâm 8,62      Giảo Cổ Lam 92,34      Lan Kim Tuyến 102,72      Sa Nhâm Tím 284,71      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 719,01      Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 95,31      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím 25,76  

   Đẳng Sâm, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 62,29  

3 Quế Lộc Ba Kích 15,27      Sa Nhâm Tím 34,68      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 58,58  4 Quế Ninh Ba Kích 214,1      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 356,25      Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 98,51  

Tổng 4399,61  

4. Huyện Tiên Phước

TT Tên xã Loài cây Diện tíchGhi chú

1 Tiên An Đinh Lăng 35,84      Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím 17,16  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 1,09  

2 Tiên Cảnh Đinh Lăng 92,47      Đinh Lăng, Quế 0,76  3 Tiên Cẩm Đinh Lăng 62,1      Quế 0,91  4 Tiên Châu Đinh Lăng 297,13      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 1,36  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam 67,86  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 84,41  

5 Tiên Hà Đinh Lăng 100,8  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam 55,93  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 3,67  

154

Page 166: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Quế 12,32  

6 Tiên Hiệp Đinh Lăng 19,35      Ba Kích, Giảo Cổ Lam 11,44  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam 33,14  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Quế 6  

7 Tiên Lãnh Ba Kích 30,5      Đinh Lăng 293,92      Giảo Cổ Lam 46,9      Ba Kích, Giảo Cổ Lam 1,15      Đẳng Sâm, Giảo Cổ Lam 99,68  

    Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam 153,18  

   Đẳng Sâm, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 37,18  

   Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 20,9  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam 90,69  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 268,19  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Quế 4,12  

8 Tiên Lộc Đinh Lăng 13,13  9 Tiên Lập Đinh Lăng 167,93      Sa Nhâm Tím 2,09      Ba Kích, Sa Nhâm Tím 6,7      Sa Nhâm Tím, Lan Kim Tuyến 95,31  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 39,93  

   Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Quế 5,09  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến, Quế 9,77  

10 Tiên Mỹ Đinh Lăng 9,93  11 Tiên Ngọc Đinh Lăng 205,96      Đẳng Sâm, Giảo Cổ Lam 104,9      Đinh Lăng, Quế 8,84  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam 353,68  

155

Page 167: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến 8,95  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Quế 42,8  

   Đẳng Sâm, Ba Kích, Sa Nhâm Tím, Giảo Cổ Lam, Lan Kim Tuyến, Quế 4,14  

12 Tiên Phong Đinh Lăng 10,83  13 Tiên Sơn Đinh Lăng 16,9  14 Tiên Thọ Đinh Lăng 54,38  15 TT Tiên Kỳ Đinh Lăng 1,44  

Tổng 3112,85  

III. TIỂU VÙNG ĐỒNG BẰNG

1. Huyện Điện Bàn

TT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1 Điện Thọ Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 25,78  

2 Điện Tiến Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 100,53  

Tổng 126,31  

2. Huyện Duy Xuyên    

TT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1 Quế Trung Nghệ, Cà gai leo 3,31  

2 Duy Phú Nghệ 85,03  

    Nghệ, Cà gai leo 363,23  

    Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 22,02  

3 Duy Sơn Ba kích 65,38  

    Cà gai leo 187,69  

    Nghệ 62,74  

    Nghệ, Đinh lăng 0,4  

    Nghệ, Cà gai leo 243,83  

    Ba kích, Cà gai leo, Đinh lăng 34,93  

156

Page 168: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 13,85  

4 Duy Trung Nghệ, Cà gai leo 0,51  

    Cà gai leo 157,62  

    Nghệ 2,04  

5 Duy Trinh Nghệ, Đinh lăng 0,15  

    Ba kích, Nghệ, Đinh lăng 4,6  

   Ba kích, Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 4,18  

6 Duy Châu Nghệ, Đinh lăng 5,87  

Tổng 1257,38  

3. Huyện Núi Thành TT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1Tam Mỹ Tây Ba kích 40,19  

    Đinh lăng 20,77      Sa nhân tím, Đinh lăng 6,35      Ba kích, Đinh lăng 11,47  2 Tam Trà Ba kích 629,27      Đinh lăng 292,76      Sa nhân tím 25,18      Ba kích, Đinh lăng 644,77      Ba kích, Sa nhân tím 297,14      Ba kích, Sa nhân tím, Đinh lăng 248,85  3 Tam Sơn Đinh lăng 39,71      Sa nhân tím 33,05      Ba kích, Đinh lăng 25,05      Ba kích, Sa nhân tím 15,78      Ba kích, Sa nhân tím, Đinh lăng 9,61  

4Tam Anh Nam Đinh lăng 1,8  

5 Tam Nghĩa Đinh lăng 5,07  

6Tam Quang Đinh lăng 3,25  

7Tam Thạnh Đinh lăng 50,03  

    Ba kích, Đinh lăng 1,03  

157

Page 169: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

    Ba kích, Sa nhân tím, Đinh lăng 24,5  Tổng 2425,63  

4.Huyện Phú Ninh      TT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1 Tam Lãnh Sa nhân tím 603,73      Cà gai leo, Đinh lăng 40,43      Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 206,1  2 Tam Lộc Sa nhân tím 211,07      Ca gai leo, Đinh lăng 13,65      Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 20,36  3 Tam Đại Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 25,07  4 Tam Dân Cà gai leo, Đinh lăng 45,53      Sa nhân tím 5,09      Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 29,55  

5Tam Thành Cà gai leo, Đinh lăng 0,13  

    Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 0,44  6 Tam Thái Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 4,92  7 Tam Vinh Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 26,26  

8TP.Phú Thịnh Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 0,76  

Tổng 1233,09  

5. Huyện Quế Sơn      TT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1 Quế phong Ba kích 40,36      Cà gai leo 1039,06  

   Ba kích, nghệ, cà gai leo , đinh lăng 1,12  

    sa nhân tím 103  2 Bình Lâm Cà gai leo 1,68  3 Bĩnh Lãnh Ca gai leo 21,24  4 Phú Thọ Cà gai leo 21,74  5 Quế An Cà gai leo 392,7  6 Quế Cường Cà gai leo 50,72  7 Quế Hiệp Cà gai leo 352,94      Nghệ 1,31      Sa nhân tím, Cà gai leo 61,65    Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 127,56  

158

Page 170: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

   Ba kích, nghệ, cà gai leo, đinh lăng 17,42  

    Đẳng sâm, Nghệ, Cà gai leo 0,37  

   Đẳng sâm, Ba kích, Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 37,69  

8 Quế Long Cà gai leo 149,2      Nghệ 3,78      Nghệ, Đinh lăng 0,29      Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 5,98  9 Quế Minh Cà gai leo 33,44  

10 Quế Phú Cà gai leo 211,37  11 Quế Thọ Cà gai leo 6,35  

12Quế Xuân 2 Cà gai leo 10,71  

13 Quế Lộc Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 6,84      Cà gai leo, Đinh lăng 117,18  

Tổng 2815,7  

6. Thành phố Tam KỳTT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1Phường An Phú Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 25,91  

2 Tam Ngọc Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 150,6  3 Tam Phú Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 4,61  

Tổng 181,12  

7. Thành phố Hội AnTT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1 Tân Hiệp Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 18,19  Tổng 18,19  

8. Huyện Thăng Bình     TT Tên xã Loài cây Diện tích Ghi chú

1 Bình An Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 40,55  

2Bình Chánh Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 4,79  

3Bình Dương Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 61,27  

4Bình Định Bắc Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 61,09  

5Bình Định Nam Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 49,36  

159

Page 171: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

6 Bình Lãnh Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 27,32  

   Sa nhân tím, Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 18,53  

7 Bình Nam Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 62,99  

8Bình Nguyên Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 1,49  

9 Bình Phú Sa nhân tím 87,13    Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 87,07  

   Sa nhân tím, Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 453,63  

10 Bình phục Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 31,32  11 Bình Quế Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 20,3  

12Bình Quang Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 27,96  

13 Bình Sa Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 85,75  14 Bình Tú Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 6,62  15 Bình Trị Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 57,5  

   Sa nhân tím, Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 190,33  

16 Bình Triều Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 70,2  

17Bình Trung Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 25,22  

18TT. Ha Nam, Nghệ, Cà gai leo, Đinh lăng 1,02  

Tổng 1471,44  

160

Page 172: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNsnnptnt.quangnam.gov.vn/QTIUpload/GiayMoiPublic/2017615/... · Web view- Mưa: Quảng Nam có lượng mưa lớn trong khu vực

PHỤ LỤC 03Quy hoạch cây trồng dược liệu khác 2017-2025, định hướng đến năm 2030

STT Tên huyện Tên loài cây dược liệu Địa điểm ưu tiên phát triển

Tiểu vùng núi cao    1 Tây Giang Sả Chanh Tr'Hy, Ch'ơm, A Xan, Ga Ri

2 Nam Trà My

Thất Diệp Nhất Chi Hoa, Chè Dây, Dây Khai, Khổ Qua Rừng, Thông Đất, Ngũ Vị Tử

Trà Ka, Trà Leng, Trà Dơn, Trà Nam, Trà Linh, Trà Tập, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Don, Trà Mai

3 Bác Trà My Khổ Sâm  Tiểu vùng trung du    

1 Đại Lộc

Trinh Nữ Hoàng Cung, Diệp Hạ Châu Đắng, Bụp Giấm, Kim Tiền Thảo, Hạ Thủ Ô Đỏ, Ngũ Gia Bì, Sâm Cau, Hương Như Trắng, Nhàu.

Đại Nghĩa, Đại Đồng, Đại Hiệp, Đại Hồng, Đại Quang, Đại Thành, Đại Sơn, Đại Hưng

2 Hiệp Đức Hoài Sơn Các xã toàn huyệnTiểu vùng đồng bằng    

1 Quế Sơn Sâm Cau, Sả Quế Long, Quế Minh, Quết Thuận, Quế Hiệp

2 Núi Thành Bạc Hà, Sâm Chi Tam Hiệp, Núi Chúa, Tam Trà

3 Thăng Bình

Diệp Hạ Châu, Gừng, Hoa Hòe, Kim Tiền Thảo, Râu Mèo, Sả, Tràm, Trinh Nữ Hoàng Cung, Chè Cát, Dầu Chồi, Hoàng Ngọc

Các xã toàn huyện

161