9
Xã hi hc, s4 (136), 2016 91 BN QUYN THUC VIN XÃ HI HC | ios.vass.gov.vn SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN: NHÌN TỪ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH TẠI MỘT TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI NGÔ THỊ CHÂM * Tóm tắt: Tính phổ biến và tiện lợi trong việc kết nối xã hội, tìm kiếm và chia sẻ thông tin đã đưa Facebook trở thành trang mạng xã hội được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Những người trẻ tuổi, đặc biệt là sinh viên đang có xu hướng dành nhiều thời gian cho việc tham gia mạng xã hội Facebook, mà bản thân họ không tự đánh giá được mức độ sử dụng cũng như ảnh hưởng của Facebook đến công việc và học tập, đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Dựa vào nguồn dữ liệu thực nghiệm của đề tài “Sử dụng Mạng xã hội Facebook của sinh viên Hà Nội hiện nay”, khảo sát tại Khoa Công tác xã hội, trường Đại học Lao động - Xã hội, bài viết tập trung nhận diện thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trên cơ sở so sánh, đối chiếu với kết quả của những công trình nghiên cứu đi trước, đồng thời chỉ ra một số điểm khác biệt về giới có liên quan đến đề tài mà các nghiên cứu trước chưa đi sâu làm rõ. Từ khóa: mạng xã hội, facebook, sinh viên. 1. Dẫn nhập Trong những năm gần đây, Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung đang phát triển mạnh và thu hút số lƣợng lớn ngƣời sử dụng, chủ yếu là thanh thiếu niên và sinh viên. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của mạng xã hội trong đời sống của giới trẻ và những giá trị mà mạng xã hội đem đến. Nó đã và đang có những tác động mạnh mẽ vào nhận thức, lối sống và văn hóa của thế hệ thanh niên. Song song với đó là nhiều băn khoăn trƣớc những mặt trái của mạng xã hội trong bối cảnh thông tin đa chiều. Do đó, sử dụng mạng xã hội Facebook của thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng là vấn đề cần đƣợc quan tâm nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi Facebook đƣợc xem là cuộc sống thứ hai của rất nhiều ngƣời, trong đó có một bộ phận không nhỏ sinh viên Việt Nam (Hoàng Anh, 2014). Nguồn dữ liệu của bài viết trích từ kết quả khảo sát định tính chọn mẫu 16 sinh viên (8 sinh viên nam, 8 sinh viên nữ đƣợc phân đều từ năm thứ nhất đến năm thứ tƣ) * Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIľN: NHŅN …

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Xã hội học, số 4 (136), 2016 91

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN:

NHÌN TỪ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH

TẠI MỘT TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI

NGÔ THỊ CHÂM*

Tóm tắt: Tính phổ biến và tiện lợi trong việc kết nối xã hội, tìm kiếm và chia sẻ

thông tin đã đưa Facebook trở thành trang mạng xã hội được nhiều người ưa chuộng sử

dụng. Những người trẻ tuổi, đặc biệt là sinh viên đang có xu hướng dành nhiều thời gian

cho việc tham gia mạng xã hội Facebook, mà bản thân họ không tự đánh giá được mức

độ sử dụng cũng như ảnh hưởng của Facebook đến công việc và học tập, đến sức khỏe

thể chất và tinh thần. Dựa vào nguồn dữ liệu thực nghiệm của đề tài “Sử dụng Mạng xã

hội Facebook của sinh viên Hà Nội hiện nay”, khảo sát tại Khoa Công tác xã hội, trường

Đại học Lao động - Xã hội, bài viết tập trung nhận diện thực trạng sử dụng mạng xã hội

Facebook của sinh viên trên cơ sở so sánh, đối chiếu với kết quả của những công trình

nghiên cứu đi trước, đồng thời chỉ ra một số điểm khác biệt về giới có liên quan đến đề

tài mà các nghiên cứu trước chưa đi sâu làm rõ.

Từ khóa: mạng xã hội, facebook, sinh viên.

1. Dẫn nhập

Trong những năm gần đây, Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung đang phát

triển mạnh và thu hút số lƣợng lớn ngƣời sử dụng, chủ yếu là thanh thiếu niên và sinh

viên. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của mạng xã hội trong đời sống của giới trẻ và

những giá trị mà mạng xã hội đem đến. Nó đã và đang có những tác động mạnh mẽ vào

nhận thức, lối sống và văn hóa của thế hệ thanh niên. Song song với đó là nhiều băn

khoăn trƣớc những mặt trái của mạng xã hội trong bối cảnh thông tin đa chiều. Do đó, sử

dụng mạng xã hội Facebook của thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng là vấn đề cần

đƣợc quan tâm nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi Facebook đƣợc xem là

cuộc sống thứ hai của rất nhiều ngƣời, trong đó có một bộ phận không nhỏ sinh viên Việt

Nam (Hoàng Anh, 2014).

Nguồn dữ liệu của bài viết trích từ kết quả khảo sát định tính chọn mẫu 16 sinh

viên (8 sinh viên nam, 8 sinh viên nữ đƣợc phân đều từ năm thứ nhất đến năm thứ tƣ)

* Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Ngô Thị Châm 92

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

đang học tập tại Khoa Công tác xã hội, trƣờng Đại học Lao động - Xã hội. Công tác xã

hội là chuyên ngành thuộc khối xã hội, sinh viên ở đây đƣợc đào tạo nghiên cứu các

ngành về khoa học xã hội nên sẽ có những đặc thù riêng. Việc sử dụng mạng xã hội

Facebook có thể ảnh hƣởng tới tri thức, hiểu biết cũng nhƣ cách thức tiếp cận vấn đề

của sinh viên khác với các khối ngành khác (kinh tế, kỹ thuật,…). Trong điều kiện có

hạn về thời gian và nguồn lực, đề tài bƣớc đầu tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đối

với sinh viên một khoa thuộc khối xã hội của một trƣờng đại học trên địa bàn Hà Nội.

Từ đó, xây dựng phƣơng hƣớng nghiên cứu tiếp theo về sử dụng mạng xã hội Facebook

đối với sinh viên thuộc các khối ngành khác nhằm so sánh sự khác biệt và đảm bảo tính

khái quát.

Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với kết quả của những nghiên cứu đi trƣớc, bài viết

trình bày một số kết quả chính về thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook với đối tƣợng

là sinh viên đang sinh sống và học tập tại địa bàn Hà Nội ở 3 nội dung: mục đích sử dụng,

mức độ sử dụng và đối tƣợng tƣơng tác trên mạng xã hội Facebook của sinh viên.

2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên

Điểm qua một số công trình nghiên cứu về mạng xã hội cho thấy, hầu hết thanh

thiếu niên đều có thể truy cập Internet và sử dụng mạng xã hội hàng ngày. Trên các trang

mạng xã hội, họ tham gia vào các hoạt động đa dạng nhƣ: trò chuyện, nhắn tin, bình luận

bài viết của bạn bè, đăng tải các cập nhật trạng thái của bản thân (Lenhart và cộng sự,

2011). Nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc cũng đã chỉ ra mục đích khi tham gia sử

dụng mạng xã hội của sinh viên. Theo đó, sinh viên thƣờng xuyên chat, gửi tin nhắn trên

mạng xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất (53,7%), xem phim nghe nhạc (41,4%) và cập nhật

thông tin, sự kiện xảy ra trong xã hội (41,4%) (Trần Hữu Luyến và cộng sự, 2015). Sinh

viên tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook phần lớn để giải trí (71%) và mở rộng mối

quan hệ (34,6%) (Trần Khánh An, 2012).

Hộp 1. Mục đích chính khi tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên

“Em dùng Facebook để giao lưu với các bạn mà mình quen và thỉnh thoảng đọc các tin

tức liên quan đến hoạt động giải trí thôi”.

(Nam, sinh viên năm thứ hai)

“Em lên Facebook để xem các thông tin nào mà bạn bè của mình đăng tải lên và để

thông báo cho các nhóm bạn bè, bạn thân, bạn bè gần gũi về lịch học, lịch sinh hoạt mọi ngày.

Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là để giải trí, giao lưu kết bạn là nhiều hơn”.

(Nam, sinh viên năm thứ hai)

“Chủ yếu mình có thể kết bạn được nhiều với bạn bè, thứ hai là được cập nhật các thông

tin hàng ngày trên mạng, tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội Facebook thông qua các nhóm

tìm việc làm”.

(Nữ, sinh viên năm thứ tƣ)

Ngô Thị Châm 93

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Kết quả nghiên cứu từ đề tài đã phản ánh một phần tính tƣơng đồng về mục đích sử

dụng mạng xã hội của sinh viên so với kết quả của những nghiên cứu trƣớc đó. Quá trình

phỏng vấn sâu cho thấy, sinh viên hiện nay sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nhiều

mục đích khác nhau: giao lƣu kết bạn; giải trí; gia nhập các hội/nhóm; tham gia bình luận

các chủ đề; phục vụ học tập; tìm kiếm thông tin, việc làm. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên

đƣợc phỏng vấn trả lời mục đích chính khi tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook chủ

yếu vẫn là để giao lƣu kết bạn, giải trí và tìm kiếm thông tin.

Phục vụ giải trí, giao lưu kết bạn

Thông qua các hoạt động giải trí, giao lƣu kết bạn, sinh viên cho biết mạng xã hội

Facebook đã góp phần giúp họ mở rộng các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, Facebook

là một trong những trang mạng xã hội hiện đang có nhiều tính năng nhƣ: cung cấp lƣợng

thông tin rất lớn qua các hoạt động đăng tải, chia sẻ thông tin từ các cá nhân tham gia sử

dụng mạng, các hội/nhóm trên tài khoản. Những thông tin cập nhật, đăng tải trên các

trang báo, trang tin tức giải trí đƣợc sinh viên lựa chọn chia sẻ, giới thiệu với bạn bè

thông qua việc tƣơng tác, trò chuyện trên mạng xã hội Facebook. Đây cũng là nơi sinh

viên lựa chọn để chia sẻ hình ảnh, hoạt động cá nhân hay những suy nghĩ, cảm xúc của

bản thân mà sinh viên thƣờng gọi là các “status tâm trạng”. Điều đó cho thấy, tính lan tỏa

mạnh các thông tin đa chiều, khả năng kết nối rộng giữa các cá nhân với nhau và giữa cá

nhân với hội/nhóm trong quá trình tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook. Cũng thông

qua những hoạt động nhƣ vậy, các bạn sinh viên có cơ hội giao lƣu, tƣơng tác với rất

nhiều ngƣời bạn có quen biết ngoài thực tế (bạn bè, thầy cô, ngƣời thân trong gia đình)

trên mạng xã hội Facebook.

Trao đổi các thông tin phục vụ học tập

Không chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích giao lƣu kết bạn, giải trí mà thông qua

việc tƣơng tác giữa các thành viên, sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook nhƣ một

công cụ hữu ích để trao đổi các thông tin phục vụ học tập. Tham gia trả lời phỏng vấn,

sinh viên cho biết, mỗi lớp thƣờng có một group (nhóm) riêng để thông báo các thông tin

có liên quan đến vấn đề học tập nhƣ lịch học, lịch thi, chia sẻ các tài liệu chuyên ngành và

tài liệu tham khảo cũng nhƣ thông báo những hoạt động chung của trƣờng, lớp. Thành

viên trong group của lớp thông thƣờng là các bạn học cùng lớp, ngoài ra, trong một số

group còn có sự tham gia của đội ngũ giảng viên là thầy/cô chủ nhiệm hoặc thầy/cô dạy

bộ môn. Theo các bạn, việc thầy cô cùng tham gia vào các trang hội/nhóm của lớp trên

Facebook sẽ hỗ trợ các bạn hiệu quả hơn trong việc trao đổi kiến thức, tài liệu về học tập,

về các hoạt động ngoại khóa. Hơn nữa, qua việc tƣơng tác và trao đổi trong các group trên

Facebook giúp gắn kết giữa giảng viên và sinh viên, nâng cao chất lƣợng giảng dạy, đào

tạo hơn.

Khác biệt mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook giữa sinh viên nam và sinh

viên nữ

Điều đáng chú ý từ quá trình phân tích dữ liệu định tính cho thấy có sự khác biệt về

việc sử dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động giải trí giữa sinh viên nam và sinh

Ngô Thị Châm 94

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

viên nữ. Một số sinh viên nam tham gia trả lời phỏng vấn cho biết, ngoài việc sử dụng

mạng xã hội Facebook để giao lƣu, kết bạn hay xem các video/clip giải trí, họ chủ yếu

theo dõi những tin tức mang tính thời sự, chơi game hoặc quan tâm các trang thông tin về

thể thao, bóng đá. Kết quả phỏng vấn sâu cũng chỉ ra mức độ quan tâm của sinh viên nam

đến tính xác thực của thông tin đƣợc đăng tải. Sinh viên chỉ chọn lọc và tiếp nhận những

thông tin họ cho là có tính xác thực cao nhƣ những thông tin mang tính thời sự, các vấn

đề xã hội từ những đƣờng link đã đƣợc kiểm chứng, có độ tin cậy cao, thông tin đƣợc

đăng trên các trang mạng của Chính phủ hay những trang thông tin về thể thao chính

thống trên mạng xã hội Facebook.

Phỏng vấn sâu sinh viên nữ cho thấy, mạng xã hội Facebook là trang mạng chủ yếu

phục vụ họ trong việc giải trí; trò chuyện, tƣơng tác với bạn bè; tìm kiếm và theo dõi các

thông tin liên quan đến thời trang và làm đẹp. Với khối lƣợng khổng lồ các thông tin đƣợc

đăng tải, mạng xã hội Facebook nhanh chóng đáp ứng đƣợc nhu cầu tìm kiếm thông tin

về các mảng nhƣ ẩm thực, làm đẹp, thời trang, giải trí,… của các bạn sinh viên nữ. Họ

cũng ít quan tâm tin tức liên quan tới chính trị, xã hội hay thể thao nhƣ sinh viên nam. Kết

quả khảo sát còn cho thấy, sinh viên nữ trong mẫu nghiên cứu sử dụng mạng xã hội

Facebook để giao lƣu, kết bạn, trò chuyện với bạn bè ở mức độ thƣờng xuyên hơn so với

sinh viên nam.

Nhƣ vậy có thể thấy, mỗi một cá nhân với những cách suy nghĩ, quan điểm khác

nhau sẽ lựa chọn việc sử dụng mạng xã hội Facebook với những mục đích chính của họ

cũng khác nhau. Tuy nhiên, mục đích đƣợc ƣu tiên khi tham gia sử dụng mạng xã hội

Facebook của đa phần các sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn vẫn là kết bạn, giao lƣu,

giải trí và tìm kiếm thông tin.

2.2. Mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên

Thực trạng mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên

Kết quả phỏng vấn sâu 16 sinh viên đã chỉ ra các mức độ khác nhau về thời gian

trung bình tham gia truy cập Internet nói chung và truy cập mạng xã hội Facebook trong

một ngày nói riêng của sinh viên. Khi đi sâu làm rõ vấn đề này, một số sinh viên chia sẻ

rằng họ luôn truy cập mạng và sử dụng song song giữa Facebook với một hay nhiều trang

web khác nhau. Vì vậy, có thể coi việc truy cập Facebook vào bất cứ thời điểm nào, bất

kỳ nơi nào đều rất dễ dàng đối với sinh viên. Tuy nhiên, mức độ truy cập của sinh viên

không liên tục mà ngắt quãng.

Nhƣ vậy, không kể thời gian sử dụng nhiều hay ít, thói quen truy cập mạng xã hội

thƣờng xuyên đã khiến sinh viên đang dần bị lệ thuộc vào Facebook. Có sinh viên tham

gia trả lời phỏng vấn dành 7 tiếng một ngày sử dụng mạng internet thì dùng đến 4 tiếng

để truy cập mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, sử dụng mạng xã hội Facebook còn đƣợc

xem là một phần hoạt động để lấp đầy khoảng thời gian nhàn rỗi trong đời sống hàng

ngày của sinh viên.

Ngô Thị Châm 95

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Hộp 2. Mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên

“Thường em mở 3G 24/24. Em truy cập 13 đến 15 tiếng một ngày,… Vì 3G em mở

thường xuyên nên lúc nào Facebook cũng có thông báo liên tục, em hay có thói quen cầm lên

check tin nhắn. Còn nếu vào Facebook để lướt, tìm thông tin thì s kéo dài thời gian hơn so với

thời gian mình ngồi trên laptop hoặc máy tính”.

(Nữ, sinh viên năm thứ hai)

“Có những ngày em vẫn mở mạng bình thường nhưng mỗi lần vào thì chỉ trung bình là

năm, sáu phút xong rồi em thoát. Có nghĩa là em vào nhiều lần nhưng không liên tục. Nếu tính

liên tục thì s là 1 tiếng, còn thỉnh thoảng em lên cứ một, hai phút em lại thoát thôi”.

(Nữ, sinh viên năm thứ tƣ)

“Ít nhất phải 4 đến 5 tiếng đấy ạ vì cứ rảnh cái không có việc gì làm thì mình cứ lướt

Facebook, xem có thông tin gì hay trên mạng không, bạn bè có chia sẻ gì thì mình xem...”.

(Nam, sinh viên năm thứ ba)

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm tƣơng đồng so với các nghiên cứu đi

trƣớc về thời gian trung bình sử dụng mạng xã hội của sinh viên trong một ngày chiếm tỷ

lệ tƣơng đối lớn. Đáng chú ý, trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Châm

năm 2013, sinh viên tham gia sử dụng mạng xã hội chủ yếu vào buổi tối và đêm, trong

khi sử dụng khá ít vào buổi sáng, trƣa, chiều và sử dụng chủ yếu ngoài giờ học chính tại

trƣờng. Tuy nhiên, phỏng vấn sâu sinh viên Khoa Công tác xã hội, trƣờng Đại học Lao

động - Xã hội, việc truy cập và sử dụng mạng xã hội không chỉ tập trung thời gian nhiều

vào buổi tối và đêm mà sinh viên còn dùng nhiều vào thời gian nghỉ của buổi trƣa, miễn

là khi có thời gian rảnh.

Nhìn chung, sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook mọi lúc mọi nơi, thậm chí

truy cập ngay cả khi đang làm một việc khác trong cùng một thời điểm. Điều đặc biệt ở

đây không chỉ là thời gian truy cập nhiều mà tần suất truy cập vào mạng xã hội Facebook

của sinh viên khá cao. Có những sinh viên trong mẫu khảo sát cho biết, dù không có thời

gian dùng Facebook nhƣng họ vẫn cài sẵn chế độ online trên Facebook khi sử dụng các

thiết bị điện tử có kết nối internet (chủ yếu là điện thoại di động). Điều này cho thấy, sử

dụng mạng xã hội Facebook đã trở thành một thói quen, một nhu cầu không thể thiếu

trong đời sống học tập và đời sống tinh thần của sinh viên.

Khác biệt mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook ngày thường và ngày nghỉ giữa

sinh viên nam và sinh viên nữ

Quá trình tìm hiểu mức độ sử dụng mạng xã hội giữa ngày thƣờng và ngày nghỉ

cũng cho thấy sự khác biệt giữa sinh viên nam và sinh viên nữ tại địa bàn khảo sát.

Sinh viên nữ tham gia trả lời phỏng vấn cho biết vào ngày nghỉ thời gian truy cập

Facebook của họ nhiều hơn so với ngày thƣờng, do ngày nghỉ không phải tham gia học

tập trên trƣờng lớp, không phải đi làm thêm, thời gian chủ yếu là ở nhà nên những lúc

cảm thấy rảnh rỗi, chán nản thì sẽ tìm những ngƣời bạn trên Facebook để tâm sự. Đối với

một số sinh viên nam, giữa ngày thƣờng và ngày nghỉ không có sự khác biệt nhiều trong

Ngô Thị Châm 96

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Sinh viên nam chủ yếu dành thời gian của ngày nghỉ

tham gia các hoạt động ngoài thực tế (gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động thể thao,…)

và coi Facebook nhƣ một công cụ giải trí đứng sau những hoạt động thực tế mà họ tham

gia ngoài xã hội.

Có thể nói hàng ngày hàng giờ trên các trang mạng xã hội, giới trẻ có sự đa dạng

trong giao tiếp với nhiều đối tƣợng khác nhau, tạo ra cho mỗi cá nhân một mạng lƣới

quan hệ dày đặc, làm nên sự mở rộng và đan xen phức tạp của mạng lƣới xã hội đối với

cá nhân cũng nhƣ các nhóm trên mạng xã hội Facebook. Kết quả phân tích cho thấy, sinh

viên hiện nay có nhiều sự lựa chọn sử dụng quỹ thời gian rảnh rỗi của bản thân tùy thuộc

vào sở thích và quan điểm mỗi cá nhân. Sự khác biệt về tần suất, thời điểm và thời lƣợng

truy cập giữa sinh viên nam và sinh viên nữ một lần nữa khẳng định, mạng xã hội

Facebook đang có những tác động không nhỏ tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của sinh

viên. Mức độ tác động đó có thể khác nhau tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu cũng nhƣ sự

quan tâm riêng của từng giới.

2.3. Đối tượng tương tác trên mạng xã hội Facebook của sinh viên

Mạng xã hội đã tạo ra một mạng lƣới kết nối các thành viên có cùng sở thích với

nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian với sự đa dạng về đối

tƣợng tƣơng tác.

Kết quả nghiên cứu định tính của nhóm tác giả cho thấy, đối tƣợng tƣơng tác của

sinh viên khi sử dụng mạng xã hội Facebook chủ yếu là bạn bè, gia đình và những ngƣời

có quen biết ngoài đời thực. Trong đó, bạn bè là đối tƣợng tƣơng tác thƣờng xuyên nhất

đƣợc sinh viên lựa chọn khi tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook.

Bạn bè là đối tượng tương tác chủ yếu của sinh viên trên mạng xã hội Facebook

Mạng xã hội Facebook đƣợc coi là một hệ thống kết nối các thành viên với nhau bằng

các tính năng nhƣ kết bạn, chat, phim ảnh, nghe nhạc, game, video call dựa trên nền

internet. Chính vì vậy, đối tƣợng sử dụng Facebook nhiều nhất cũng chính là thanh thiếu

niên và sinh viên. Mạng xã hội Facebook với các tính năng tiện lợi, tiết kiệm chi phí, đa

dạng và phong phú về mặt thông tin đang là một phƣơng tiện giao lƣu kết nối phù hợp dành

cho đối tƣợng này - những ngƣời trẻ đƣợc coi là nhanh nhạy, dễ nắm bắt và phát huy tối đa

lợi ích của Facebook. Điều này đã một phần lý giải cho việc lựa chọn bạn bè là đối tƣợng

tƣơng tác chủ yếu chính của sinh viên Hà Nội. Thông qua Facebook, sinh viên không chỉ dễ

dàng trao đổi tài liệu, thông tin phục vụ học tập một cách nhanh chóng và tiết kiệm mà còn

giúp họ tƣơng tác với bạn bè hiệu quả trong điều kiện khó có thể thực hiện tƣơng tác trực

tiếp ngoài thực tế. Hơn nữa, bạn bè còn là đối tƣợng dễ tiếp xúc, dễ đồng cảm nên sinh viên

có thể thoải mái chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, giao lƣu trò chuyện với nhau.

Gia đình và người thân

Gia đình và ngƣời thân là nhóm đối tƣợng thứ hai mà sinh viên lựa chọn để tƣơng

tác khi truy cập mạng xã hội Facebook. Tuy nhiên, nhóm đối tƣợng này không phải là đối

tƣợng đƣợc sinh viên lựa chọn tƣơng tác chủ yếu. Để lý giải cho điều này, những sinh

viên đƣợc phỏng vấn cho rằng, mặc dù là ngƣời thân từ phía gia đình, họ hàng nhƣng

Ngô Thị Châm 97

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Facebook chỉ là một mạng lƣới xã hội chủ yếu đƣợc sử dụng từ những ngƣời trẻ tuổi, mà

nhóm đối tƣợng gia đình (bao gồm bố mẹ, anh chị, cô chú…) hoặc là không thƣờng

xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook, hoặc đã tƣơng tác trực tiếp với nhau ở ngoài đời

thực nên không cần tƣơng tác qua mạng xã hội Facebook. Một nguyên nhân nữa dẫn đến

sự khác biệt trong việc lựa chọn đối tƣợng tƣơng tác trên mạng xã hội Facebook của sinh

viên, đó chính là sự khác biệt về suy nghĩ, nhận thức giữa các thế hệ. Một số sinh viên

cho rằng quan điểm về các vấn đề xã hội, tâm tƣ tình cảm, lối sống, bạn bè của họ là khác

nhau so với quan điểm của ngƣời thân trong gia đình. Chính vì vậy, họ rất ngại giao lƣu

tƣơng tác với đối tƣợng là các thành viên trong gia đình trên mạng xã hội Facebook, thậm

chí họ sẽ lựa chọn không kết bạn, hoặc có kết bạn nhƣng sẽ không bộc lộ quá nhiều về

tâm tƣ tình cảm, suy nghĩ khi tƣơng tác với nhau.

Hộp 3. Đối tượng tương tác trên mạng xã hội Facebook của sinh viên

“Đối tượng của em chỉ là bạn bè cùng trang lứa, cùng độ tuổi, bạn học cùng trường,

cùng địa phương sống, bây giờ lên đại học là những bạn cùng học đại học với em”.

(Nữ, sinh viên năm thứ hai)

“Gia đình em từ mẹ cho đến cậu cũng sử dụng Facebook nên dù mình có hơi kêu ca và

thể hiện một số cảm xúc thì người nhà s biết, khi gọi điện s hỏi. Vì thế nên em hạn chế chia

sẻ trạng thái, thông tin lên Facebook, chỉ đăng ảnh đi chơi”.

(Nữ, sinh viên năm thứ nhất)

“Nhiều lúc chụp ảnh với ai, lúc tâm trạng không tốt đăng status bóng gió, hơi khó chịu

một chút thì mọi người trong gia đình cũng tỏ ra khó chịu, không thích nên em cũng hạn chế”.

(Nữ, sinh viên năm thứ ba)

Đối tượng tương tác khác

Sinh viên trong phạm vi khảo sát cho biết, ngoài bạn bè và ngƣời thân, họ cũng

tƣơng tác với những ngƣời có quen biết ngoài thực tế trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nhóm

đối tƣợng này chiếm số ít sự lựa chọn tƣơng tác ở mức độ thƣờng xuyên khi sử dụng

mạng xã hội Facebook của sinh viên nói chung. Đối với những ngƣời đã có quen biết thật

ngoài xã hội, một số sinh viên chia sẻ, tuy đã quen biết từ trƣớc nhƣng họ tƣơng tác với

những đối tƣợng này một cách rất xã giao.

Kết quả thu đƣợc cũng cho thấy, sinh viên còn tƣơng tác với những ngƣời họ không

quen biết ngoài thực tế nhƣng chỉ ở mức độ không thƣờng xuyên. Một vài sinh viên cho

biết, nếu tƣơng tác với những ngƣời không có quen biết, nội dung trao đổi giữa họ chỉ là

những câu chuyện đơn giản, họ không chia sẻ nhiều về bản thân, sự tƣơng tác đƣợc thể

hiện chủ yếu bằng hình thức “Like” hoặc “Share” các thông tin, bài đăng của nhau trên

mạng xã hội; không có sự trao đổi, trò chuyện qua tính năng chat hay gọi thoại của

Facebook. Điều này cho thấy tính chọn lọc cao trong việc lựa chọn đối tƣợng tƣơng tác

trên mạng xã hội Facebook của sinh viên trong mẫu nghiên cứu.

Theo một số nghiên cứu đi trƣớc, khi sử dụng mạng xã hội, sinh viên chủ yếu tƣơng

tác với bạn bè (Trần Hữu Luyến và cộng sự, 2015). Mặt khác, nhiều sinh viên cũng hứng

Ngô Thị Châm 98

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

thú với việc tham gia các hội/nhóm trên mạng xã hội Facebook, mở rộng mối quan hệ cá

nhân thông qua việc tƣơng tác với các thành viên (Trần Khánh An, 2012). Tƣơng đồng

với kết quả của một nghiên cứu khác, Facebook là mạng xã hội đƣợc giới trẻ sử dụng để

tƣơng tác chủ yếu với bạn bè và việc thực hiện hoạt động tƣơng tác trên mạng xã hội

Facebook của sinh viên ở mức cao, có nghĩa là những sinh viên thƣờng xuyên sử dụng

mạng xã hội để duy trì mối liên hệ với bạn bè đã có trong đời thực nhiều hơn những

ngƣời chƣa quen biết và những ngƣời thƣờng xuyên sử dụng mạng xã hội cảm thấy gần

gũi bạn bè hơn so với những ngƣời ít sử dụng mạng xã hội (Trần Thị Minh Đức và Bùi

Thị Hồng Thái, 2015). Nghiên cứu thực nghiệm cũng đƣa ra kết quả phù hợp với nghiên

cứu trên, sinh viên trong mẫu khảo sát chỉ kết bạn và tƣơng tác với những ngƣời có quen

biết ngoài thực tế, một số bạn dù mở rộng mối quan hệ (kết bạn trên mạng xã hội) với

những ngƣời không quen biết ngoài thực tế nhƣng mức độ tƣơng tác trên mạng xã hội với

nhóm đối tƣợng này còn hạn chế, dè chừng, sinh viên thƣờng ƣu tiên và tƣơng tác nhiều

với bạn bè, ngƣời quen biết ngoài thực tế hơn. Điều này đã góp phần lý giải rõ hơn về

việc lựa chọn đối tƣợng tƣơng tác khi sử dụng Mạng xã hội Facebook của sinh viên.

3. Kết luận

Dù xuất hiện ở Việt Nam chƣa lâu, song các trang mạng xã hội đã có những tác

động mạnh mẽ đến đời sống của ngƣời sử dụng. Ở Việt Nam hiện nay, Facebook đang là

một trong những trang mạng xã hội có số lƣợng ngƣời sử dụng lớn nhất, đặc biệt là giới

trẻ, trong đó không thể không kể đến nhóm đối tƣợng sử dụng là sinh viên.

Kết quả từ quá trình điều tra định tính 16 sinh viên của Khoa Công tác xã hội, trƣờng

Đại học Lao động - Xã hội tiếp tục khẳng định kết quả của những nghiên cứu đi trƣớc, là

minh chứng về sức ảnh hƣởng và lan tỏa của mạng xã hội Facebook khi đây đƣợc coi là

trang mạng xã hội phổ biến nhất và đƣợc ƣa chuộng nhất của giới trẻ hiện nay.

Sinh viên tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook vì nhiều mục đích khác nhau nhƣng

chủ yếu nhằm phục vụ mục đích giải trí, giao lƣu kết bạn và tìm kiếm thông tin. Đặc biệt, kết

quả nghiên cứu cũng cho thấy, có sự khác biệt giới về mục đích sử dụng mạng xã hội

Facebook của sinh viên. Cụ thể, sinh viên nữ chủ yếu trò chuyện, tƣơng tác với bạn bè và

theo dõi các trang thông tin liên quan đến thời trang, làm đẹp và các thông tin về ẩm thực;

trong khi đó, sinh viên nam chủ yếu theo dõi các thông tin thời sự, chính trị, thể thao.

Về mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook, sinh viên trong mẫu nghiên cứu dành

một khoảng thời gian tƣơng đối lớn truy cập mạng xã hội Facebook hàng ngày và coi đây

là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc gắn kết, tƣơng tác với bạn bè, ngƣời thân. Đa số

sinh viên đƣợc phỏng vấn cho biết sử dụng mạng xã hội Facebook vào ngày nghỉ với mức

độ nhiều hơn so với ngày thƣờng, sinh viên nữ trong mẫu nghiên cứu có mức độ sử dụng

mạng xã hội Facebook cao hơn so với sinh viên nam.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đối tƣợng tƣơng tác của sinh viên khi sử dụng

mạng xã hội Facebook chủ yếu là bạn bè, gia đình và những đối tƣợng quen biết ngoài

đời thực. Trong đó, bạn bè là đối tƣợng tƣơng tác thƣờng xuyên nhất đƣợc sinh viên lựa

chọn khi tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook.

Ngô Thị Châm 99

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Có thể thấy rằng, các vấn đề liên quan đến sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh

viên là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm nghiên cứu trong giai đoạn gần đây. Tuy

nhiên, mỗi một môi trƣờng học tập sẽ tạo nên những đặc thù riêng, có ảnh hƣởng nhất

định đến thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên. Do đó, cần có những

nghiên cứu trên phạm vi và quy mô lớn hơn đối với khách thể là sinh viên đƣợc đào tạo ở

các khối ngành khác nhau, nhằm đƣa ra những so sánh, đối chiếu, đánh giá mức độ ảnh

hƣởng của mạng xã hội Facebook đến sinh viên mỗi khối ngành có những vấn đề nào

đang đặt ra. Từ đó có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề nghiên cứu trong một khía cạnh

tiếp cận mới, đồng thời giúp giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng sử dụng có hiệu quả

mạng xã hội Facebook và hạn chế các tác động tiêu cực trong bối cảnh “xã hội thông tin”

nhƣ hiện nay.

Tài liệu tham khảo

Chính phủ. 2013. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2013 về Quản lý, cung cấp,

sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Hoàng Anh. 2014. Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ

thuật thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập từ http://vienspkt.hcmute.edu.vn.

Lenhart, A., Madden, M., Senior, A.S., Purcell, K., Zickuhr, K., Rainie, L. 2011. Teens, Kindness and

Cruelty on Social Network Sites: How American teens navigate the new world of “digital

citizenship”. Pew Research Center’s Internet & American Life Project. Washington, D.C.

Nguyễn Thị Phƣơng Châm. 2013. Internet: Mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc. Nxb Khoa học xã hội.

Hà Nội.

Trần Khánh An. 2012. Ảnh hƣởng của Facebook tới vốn xã hội của sinh viên hiện nay. Hội thảo khoa học

“Thanh niên Việt Nam hiện nay từ góc độ liên ngành khoa học xã hội” của Liên Chi đoàn cụm 27

Trần Xuân Soạn. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái. 2015. Các loại hình hoạt động trên mạng xã hội của sinh viên và

những yếu tố ảnh hƣởng. Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội: Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 2.

Trần Hữu Luyến, Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái. 2015. Mạng xã hội với sinh

viên. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.