69
KỲ 2 - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)

- SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

KỲ 2 - SỐ 347 (6/2019)

KỲ 2 - Số 347 (6/2019)

Page 2: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

[2]

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

[2] Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV diễn ra thành

công tốt đẹp và để lại nhiều dấu ấn quan trọng

>VĂN PHONG

[5] Những tháng đầu năm, kinh tế - xã hội duy trì

tăng trưởng ổn định >TÙNG LÂM

[8] Kinh tế tư nhân - động lực quan trọng của nền

kinh tế đất nước >THANH TRÌ

[12] Xu hướng phát triển lao động và động lực phát

triển kinh tế - xã hội đất nước >CHÍNH BÌNH

[14] Nhiều giải pháp cấp bách phòng chống dịch

bệnh tả lợn châu Phi >QUANG VINH

[17] Chung tay hạn chế rác thải nhựa

>QUANG THANH

[20] Xử trí tình huống biểu tình, bạo loạn: Cần chủ

động bám sát cơ sở, thực tiễn >MINH VÂN

[22] Vùng biên giới ấm no nhờ có nữ Bí thư chi bộ trẻ

>MỸ BÌNH

[24] Chung tay vì người nghèo: Cần duy trì bền vững

>CƯỜNG NGÂN

[26] Vì nền báo chí cách mạng vững mạnh

>VĂN TOÀN

[28] Công tác quản lý báo chí truyền thông trong

bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam

hiện nay (Kỳ I) >PGS. TS. ĐỖ THỊ THU HẰNG

[32] Ký kết EVFTA và EVIPA: Cơ hội để Việt Nam bứt

phá phát triển >HÀ ANH[38]

NỘ I D U N G6/2019

[8]

Page 3: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

Giá: 30.000 đồng

TỔNG BIÊN TẬPVũ Chí Kiên

Liên hệ Phòng Kinh doanhQuảng cáo, phát hành

Tel: (024) 37737136; Fax: 024 37737130Mobile: 0911073220

Email: [email protected]

Địa chỉ: 18 NGUYỄN DU - HÀ NỘITòa soạn: 86 A LÊ VĂN HƯU

Tel: (024) 39432157 - 39430308 - 39432158Email: [email protected]: http://ictvietnam.vnLiên hệ bài viết: [email protected]

Chi nhánh tại TP. HCMSố 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm,

Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí MinhTex/Fax: 028. 39105379

Giấy phép báo chí: 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014;

Giấy phép sửa đổi, bổ sung số:233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017

ISSN 1859 - 3550

Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội

KỲ 2 - Số 347 (6/2019)CUỘC SỐNG SỐ

[36] Số hóa và ứng dụng công nghệ trong chống thấtthu và gian lận thuế

>HOÀNG CÔNG DANH

[38] Bắc Ninh: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào cải cáchhành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

>ĐÀI SƠN

VĂN HÓA

[40] Định hình văn hóa truyền thông kỹ thuật số dướigóc nhìn xã hội học >NGUYỄN TÙNG LÂM

[42] Đào tạo nguồn nhân lực đưa du lịch phát triểnthành ngành kinh tế mũi nhọn >THIỆN NHÂN

[44] Quản lý hoạt động tôn giáo – tín ngưỡng tại ditích cấp quốc gia đặc biệt chùa Hương>ThS. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG - NGUYỄN ĐÌNH TOÀN

QUỐC TẾ

[52] Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34: “Đẩy mạnhquan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH

[55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hộiđồng Bảo an Liên Hợp Quốc: Khẳng định uy tín vàvị thế trên trường quốc tế >VÂN KHÁNH

[58] Ngày Môi trường thế giới năm 2019: Ô nhiễmkhông khí và hành động của chúng ta

>ÁNH DƯƠNG

[61] An ninh mạng và chính sách chống khủng bốmạng ở châu Âu

>ĐỖ HỒNG HUYỀN - ThS. ĐẶNG THỊ VÂN CHI - ThS. PHẠM VĂN PHÚ

Page 4: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Kỳ họp đã hoàn thànhchương trình nghị sựvới nhiều nội dungquan trọng

Tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7,chiều 14/6/2019, QH biểu quyếtthông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ7 Quốc hội khóa XIV với 93,6% đạibiểu QH tán thành.

QH đã hoàn thành chươngtrình với các nội dung được xemxét, quyết định, trong đó thôngqua 7 luật (Luật Giáo dục; LuậtKiến trúc; Luật Quản lý thuế; LuậtĐầu tư công; Luật Thi hành ánhình sự; Luật Phòng, chống tác hạicủa rượu, bia; Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Kinhdoanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trítuệ); cho ý kiến 9 dự án luật gồm:Luật Chứng khoán (sửa đổi); LuậtThư viện; Luật Lực lượng dự bịđộng viên; Luật Dân quân tự vệ(sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhậpcảnh của công dân Việt Nam; Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ

chức chính quyền địa phương;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Cán bộ, công chức và

Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Kiểm

toán Nhà nước; Bộ luật Lao động

(sửa đổi).

QH thông qua 10 Nghị quyết,

bao gồm Nghị quyết gia nhập

Công ước số 98 của Tổ chức Lao

động quốc tế về áp dụng nhữngnguyên tắc của quyền tổ chức vàthương lượng tập thể; Nghị quyếtvề Chương trình xây dựng luật,pháp lệnh năm 2020, điều chỉnhChương trình xây dựng luật, pháplệnh năm 2019; Nghị quyết phêchuẩn quyết toán ngân sách Nhànước năm 2017; Nghị quyết bổsung một điều vào Nghị quyết số81/2014/QH13 ngày 24 tháng 11

VĂN PHONG

Sau 20 ngày làm việc với tinh thần trách nhiệm, dân chủ, trí tuệ (từ ngày20/5 đến ngày 14/6/2019), Quốc hội (QH) đã hoàn thành toàn bộ chươngtrình kỳ họp và thành công tốt đẹp với nhiều nội dung trên tất cả các lĩnhvực: lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIVdiễn ra thành công tốt đẹp và đểlại nhiều dấu ấn quan trọng

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hộikhóa XIV.

Page 5: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

3TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

năm 2014 của Quốc hội về việc thihành Luật Tổ chức Tòa án nhândân; Nghị quyết về hoạt động chấtvấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hộikhóa XIV; Nghị quyết về tiếp tụchoàn thiện, nâng cao hiệu lực,hiệu quả thực hiện chính sách,pháp luật về quy hoạch, quản lý,sử dụng đất đai tại đô thị; Nghịquyết về Chương trình giám sátcủa Quốc hội năm 2020; Nghịquyết thành lập Đoàn giám sát“Việc thực hiện chính sách, phápluật về phòng, chống xâm hại trẻem”; Nghị quyết phê chuẩn đềnghị của Chánh án TAND Tối caovề việc bổ nhiệm Thẩm phánTAND Tối cao và Nghị quyết Kỳhọp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.

QH cũng đã giám sát tối caochuyên đề “Việc thực hiện chínhsách, pháp luật về quy hoạch,quản lý, sử dụng đất đai tại đô thịtừ khi Luật Đất đai năm 2013 cóhiệu lực đến hết năm 2018”; tiếnhành chất vấn và trả lời chất vấnđối với 4 nhóm vấn đề liên quanđến các lĩnh vực giao thông vậntải, xây dựng, an ninh trật tự, antoàn xã hội, văn hóa, thể thao vàdu lịch; xem xét các báo cáo vềkinh tế - xã hội, ngân sách Nhànước và nhiều báo cáo quan trọngkhác; phê chuẩn nhân sự.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị KimNgân cho biết, Kỳ họp thứ 7 đãhoàn thành chương trình nghị sựvới nhiều nội dung trên tất cả cáclĩnh vực: lập pháp, giám sát vàquyết định các vấn đề quan trọngcủa đất nước. “Các luật, nghị quyếtđược QH xem xét một cách thậntrọng, kỹ lưỡng, đã cân nhắc đếntừng phương án và được thông

qua với sự đồng thuận cao. Đây lànhững cơ sở pháp lý quan trọng đểkịp thời giải quyết các vấn đề phátsinh từ thực tiễn cuộc sống, gópphần phát triển kinh tế - xã hộinhanh và bền vững, nâng cao chấtlượng cuộc sống của nhân dân”.

Kỳ họp với nhiều điểmnhấn đáng chú ý

Đây là một kỳ họp với nhiềuđiểm nhấn được chú ý như lần đầutiên, QH tổ chức báo cáo, giám sátchuyên đề bằng video với âmthanh, hình ảnh rõ nét, nêu bậtđược vấn đề và công tác tiến hànhgiám sát tối cao của QH. Một điểmnhấn nữa là về vấn đề chất vấn vàtrả lời chất vấn, chỉ trong thời gian2,5 ngày, đại biểu QH đã chất vấngọn, rõ, bám sát nhóm vấn đề, thểhiện sự đồng hành, chia sẻ nhữngkhó khăn trong quản lý, điều hànhcủa Chính phủ. Thành viên Chínhphủ đã trả lời thẳng thắn, tráchnhiệm, đưa ra nhiều cam kết

nhằm khắc phục các hạn chế, bấtcập và nâng cao hiệu quả, hiệu lựctrong lĩnh vực phụ trách.

Lần đầu tiên áp dụng côngnghệ thông tin hiện đại tại Kỳ họpthứ 7 đã rất thành công, thay bằngviệc phải mang theo hàng chục kgtài liệu, giờ đây, các đại biểu chỉviệc cầm theo 01 máy tính bảnghoặc điện thoại thông minh là đủ.Cũng tại kỳ họp này đã áp dụngphần mềm chuyển đổi giọng nóisang văn bản giúp đại biểu có thểnắm bắt thông tin nhanh nhất, kịpthời nhất. Việc lấy ý kiến qua điệnthoại thông minh cũng rất thànhcông khi các thông tin của đạibiểu QH được phản hồi nhanhnhất đến Ban soạn thảo… Việc ápdụng này là một thành công lớn,tiết kiệm thời gian, tiền của vàcông sức của nhiều đại biểu, Vănphòng Quốc hội.

Lần đầu tiên, một vấn đề nóng,gây bức xúc dư luận được đưa ngay

Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

Page 6: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

4 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

vào Nghị trường, cũng như đượcđưa vào Nghị quyết để giao Chínhphủ xử lý. Đó là Nghị quyết Kỳ họpthứ 7, Quốc hội khóa XIV, trong đó,giao Chính phủ khẩn trương sửađổi, bổ sung quy định về xử lý cáchành vi vi phạm pháp luật về bảođảm trật tự, an toàn giao thông,tăng chế tài, xử phạt nghiêm cáctrường hợp sử dụng ma túy, rượu,bia, chất kích thích khi điều khiểnphương tiện giao thông.

Tại kỳ họp này, QH đã dànhnhiều thời gian để lắng nghe ýkiến của cử tri và nhân dân, đồngthời tiếp thu ý kiến góp ý của cácđại biểu QH; tập trung xem xétnhững vấn đề, nội dung quantrọng đối với quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước. Trongđó, các đại biểu QH đã thẳng thắnchỉ ra, phân tích, đánh giá nhữnghạn chế, yếu kém cũng như nguycơ, thách thức của nền kinh tế, củatình hình an ninh, trật tự, an sinhxã hội để đề xuất những chủtrương, giải pháp và quyết sáchphù hợp.

Thực hiện chức năng lập phápcủa mình, QH đã xem xét, thôngqua một số dự án luật, các nghịquyết và cho ý kiến các dự án luậtkhác. QH đã tiến hành giám sát tốicao chuyên đề việc thực hiệnchính sách, pháp luật về quyhoạch, quản lý, sử dụng đất đai tạiđô thị.

Trong năm 2020, QH sẽ thựchiện giám sát tối cao việc thực hiệnchính sách, pháp luật về phòng,chống xâm hại trẻ em... Các đạibiểu QH đã tiến hành chất vấn PhóThủ tướng Chính phủ và các thành

viên Chính phủ, trưởng ngành vớinhiều vấn đề nóng của đất nước,của xã hội. Phiên chất vấn diễn rasôi nổi, trách nhiệm và thẳng thắnvới việc nâng cao chất lượng câuhỏi, cách chất vấn cũng như phầntrả lời đã đáp ứng được kỳ vọngcủa nhân dân và cử tri cả nước.

Báo chí luôn đồng hànhcùng Quốc hội góp phầnphát triển đất nước

Cũng tại Kỳ họp, QH, Chính phủđã thống nhất mục tiêu đề ratrong thời gian tới là: Tập trungmọi nỗ lực để vượt qua khó khăn,thách thức; kiên định các mục tiêu,chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tập trungtriển khai thực hiện quyết liệt,đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ,giải pháp theo các nghị quyết củaÐảng, QH, Chính phủ. Theo dõi sát,nắm chắc diễn biến tình hìnhquốc tế, trong nước để có đối sáchphù hợp, kịp thời; chú trọng khắcphục những hạn chế, yếu kém,tháo gỡ khó khăn, vướng mắc vàgiải quyết các vấn đề mới phátsinh. Chủ động nghiên cứu, cóchính sách, giải pháp phù hợp đểthúc đẩy các lĩnh vực có tiềmnăng, lợi thế tạo động lực chophát triển.

Tiếp tục đẩy mạnh cải thiệnmôi trường đầu tư kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh.Huy động sự vào cuộc của cả hệthống chính trị, phát huy hơn nữatiềm năng, sức mạnh của nhândân và cộng đồng doanh nghiệp.Nhiều giải pháp cụ thể đã đượcxác định, đáng chú ý là: Quyết liệtcơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổimới mô hình tăng trưởng, nâng

cao năng suất, chất lượng, hiệuquả và sức cạnh tranh. Chú trọngphát triển văn hóa, xã hội, nângcao đời sống vật chất, tinh thầncủa nhân dân. Ðẩy mạnh cải cáchhành chính, thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; tăng cườngphòng, chống tham nhũng, lãngphí. Chủ động đẩy mạnh thông tinvà truyền thông…

Với tinh thần làm việc tráchnhiệm cao trước nhân dân, Kỳ họpthứ 7, QH khóa XIV đã kết thúcthành công với nhiều dấu ấn tốtđẹp và kết quả cụ thể. Thách thức,nhiệm vụ trước mắt đối với đấtnước là rất nặng nề, đòi hỏi sựđồng lòng, quyết liệt khắc phụchạn chế, yếu kém, nỗ lực phấn đấuhoàn thành tốt các mục tiêu, chỉtiêu phát triển kinh tế - xã hội. Từđó, tạo cơ sở vững chắc để toànÐảng, toàn quân và toàn dân vượtqua khó khăn, vươn lên mạnh mẽ.

Tại buổi họp báo công bố kếtquả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóaXIV, thay mặt QH, đồng chí NguyễnHạnh Phúc, Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Tổng Thư kýQuốc hội, Chủ nhiệm Văn phòngQuốc hội đã gửi tới các phóngviên, nhà báo lới chúc mừng nhânngày Báo chí Cách mạng Việt Nam21/6. Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúckhẳng định, báo chí luôn đồnghành cùng các hoạt động của QH,là cầu nối thông tin quan trọnggiữa Đại biểu QH và cử tri đồngthời mong muốn báo chí tiếp tụcđưa các thông tin về hoạt độngQH, tuyên truyền sâu rộng tới cử tricả nước về các chính sách củaĐảng, Nhà nước, góp phần pháttriển đất nước.v

Page 7: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

5TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Mục tiêu tăng trưởngđến cuối năm từ 6,6%-6,9% là khả thi

Theo Tổng cục Thống kê, tổngsản phẩm trong nước (GDP) quýII/2019 ước tính tăng 6,71% so vớicùng kỳ năm trước, trong đó khuvực nông, lâm nghiệp và thủy sảntăng 2,19%; khu vực công nghiệpvà xây dựng tăng 9,14% và khuvực dịch vụ tăng 6,85%.

Tổng Cục trưởng Nguyễn BíchLâm cho biết, GDP 6 tháng đầunăm 2019 tăng 6,76%, tuy thấphơn mức tăng của 6 tháng đầunăm 2018 nhưng cao hơn mứctăng của 6 tháng các năm 2011 -2017. Điều này khẳng định tínhkịp thời và hiệu quả của các nhiệmvụ, giải pháp chủ yếu được Chínhphủ ban hành để thực hiện Kếhoạch phát triển kinh tế - xã hộinăm 2019; sự nỗ lực của cácngành, các địa phương trong thựchiện mục tiêu tăng trưởng.

Trong mức tăng chung củatoàn nền kinh tế, khu vực nông,lâm nghiệp và thủy sản tăng2,39%, đóng góp 6% vào mứctăng trưởng chung; khu vực côngnghiệp và xây dựng tăng 8,93%,đóng góp 51,8%; khu vực dịch vụtăng 6,69%, đóng góp 42,2%.

Về triển vọng tăng trưởng, ôngDương Mạnh Hùng, Vụ trưởng VụHệ thống tài khoản quốc gia phân

tích: Mục tiêu tăng trưởng đếncuối năm từ 6,6% - 6,9% trongnăm 2019 là khả thi. Bởi lẽ, sảnxuất công nghiệp chế biến chế tạotuy không tăng nhanh bằng năm2018, nhưng vẫn duy trì mức khácao. Các doanh nghiệp khá lạcquan, ông Hùng dẫn số liệu có83,5% doanh nghiệp chế biến chếtạo đánh giá tình hình sản xuấtkinh doanh quý II khả quan hơn

TÙNG LÂM

Kinh tế - xã hội nước ta những tháng đầu năm 2019 diễn ra trong bốicảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tốrủi ro, thách thức gia tăng. Trong nước, mặc dù phải đối mặt với khókhăn, thách thức như tăng trưởng chậm lại của một số mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực, giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, biến đổi khí hậu,thiên tai, dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, nhờnhững thuận lợi từ kết quả đạt được trong năm 2018, nền kinh tếnhững tháng đầu năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ môổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2019 ước tính tăng 4,6% sovới tháng trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Những tháng đầu năm kinh tế - xã hộiduy trì tăng trưởng ổn định

Page 8: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

6 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

quý I và 88,6% tin là quý III hơnquý II.

Về Sản xuất nông, lâmnghiệp, thủy sản

Sản xuất nông nghiệp trongtháng 5 tập trung chủ yếu vàochăm sóc lúa đông xuân ở các địaphương phía Bắc; thu hoạch lúa,hoa màu vụ đông xuân và gieotrồng lúa hè thu ở các địa phươngphía Nam. Vụ lúa đông xuân nămnay cả nước gieo cấy được 3.123,4nghìn ha, bằng 100,7% cùng kỳnăm trước, trong đó các địaphương phía Bắc đạt 1.116,7 nghìnha, bằng 99% (giảm 10,9 nghìn ha)do một số địa phương chuyển đổimột phần diện tích trồng lúa sangsử dụng cho mục đích khác; cácđịa phương phía Nam đạt 2.006,7nghìn ha, bằng 101,6%.

Chăn nuôi trâu, bò trong tháng5 nhìn chung ổn định, chăn nuôigia cầm tiếp tục đạt khá, riêng chănnuôi lợn gặp khó khăn do dịch tảlợn châu Phi đang lây lan trên diệnrộng và đã xảy ra ở các địa phươngcó quy mô chăn nuôi lớn. Đàn trâucả nước trong tháng ước tính giảm3,2% so với cùng kỳ năm trước; đànbò tăng 2,9%; đàn gia cầm tăng7,1%; đàn lợn giảm 5,5%.

Sản xuất lâm nghiệp tháng5/2019 chủ yếu tập trung vàochăm sóc rừng trồng ở các địaphương phía Bắc, chuẩn bị chomùa trồng rừng vụ thu ở phíaNam. Diện tích rừng trồng tậptrung tháng 5 ước tính đạt 29nghìn ha, giảm 9,4% so với cùngkỳ năm trước; số cây lâm nghiệptrồng phân tán đạt 5,7 triệu cây,giảm 0,9%; sản lượng gỗ khai thác

đạt 1.428 nghìn m3, tăng 4,9%.

Sản lượng thủy sản tháng 5ước tính đạt 764,1 nghìn tấn, tăng6,5% so với cùng kỳ năm trước.Tính chung 5 tháng đầu năm, sảnlượng thủy sản ước tính đạt3.004,5 nghìn tấn, tăng 6,2% so vớicùng kỳ năm trước, trong đó sảnlượng thủy sản nuôi trồng đạt1.496,7 nghìn tấn, tăng 7%; sảnlượng thủy sản khai thác đạt1.507,8 nghìn tấn, tăng 5,4% (sảnlượng khai thác biển đạt 1.441,3nghìn tấn, tăng 5,5%).

Sản xuất công nghiệpSản xuất công nghiệp 5 tháng

đầu năm 2019 đạt mức tăng khánhờ kết quả sản xuất tích cựctrong tháng 5 của ngành chế biến,chế tạo; ngành sản xuất, phânphối điện và cung cấp nước, xử lýrác thải, nước thải. Trong đó, côngnghiệp chế biến, chế tạo đóng vaitrò chủ chốt dẫn dắt mức tăngchung của toàn ngành với chỉ sốsản xuất tháng 5 tăng cao nhất 5năm qua, đáng chú ý là ngành sảnxuất sản phẩm điện tử, máy vi tính,sản phẩm quang học tháng 5 bắtđầu phục hồi sau 2 tháng liên tiếptăng trưởng âm. Chỉ số sản xuấttoàn ngành công nghiệp (IIP)tháng 5/2019 ước tính tăng 4,6%so với tháng trước và tăng 10% sovới cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm2019, IIP ước tính tăng 9,4% so vớicùng kỳ năm trước, thấp hơn mứctăng 10,3% của cùng kỳ năm 2018nhưng cao hơn mức tăng 7,4% và6,6% của cùng kỳ năm 2016 vànăm 2017. Trong đó, ngành côngnghiệp chế biến, chế tạo tăng

10,9% (cùng kỳ năm trước tăng12,1%), đóng góp 8,4 điểm phầntrăm vào mức tăng chung; ngànhsản xuất và phân phối điện tăng10,3%, đóng góp 0,9 điểm phầntrăm; ngành cung cấp nước và xửlý rác thải, nước thải tăng 7,9%,đóng góp 0,1 điểm phần trăm...

Trong 5 tháng đầu năm 2019,chỉ số sản xuất công nghiệp của59/63 tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương tăng so với cùng kỳnăm trước, trong đó Thanh Hóa tiếptục dẫn đầu với mức tăng 44,8% doCông ty TNHH Lọc hóa dầu NghiSơn mới đi vào sản xuất từ giữanăm 2018; Trà Vinh tăng 37,8% doCông ty Nhiệt điện Duyên hải tăngsản lượng điện sản xuất; Hà Tĩnhtăng 32,8% chủ yếu do đóng gópcủa Tập đoàn Formosa.

Tình hình đăng kýdoanh nghiệp

Làn sóng khởi nghiệp tiếp tụclà kênh huy động nguồn vốn chonền kinh tế. Trong 5 tháng đầunăm 2019 có gần 54 nghìn doanhnghiệp đăng ký thành lập mới, sốlượng doanh nghiệp đăng ký caonhất trong 5 năm qua. Nếu tínhchung cả vốn đăng ký mới và vốnđăng ký tăng thêm, trong 5 thángđầu năm nay ước tính các doanhnghiệp bổ sung vốn đăng ký chonền kinh tế gần 1,7 triệu tỷ đồng.

Tính chung 5 tháng đầu nămnay, cả nước có gần 54 nghìndoanh nghiệp đăng ký thành lậpmới với tổng vốn đăng ký là 669,7nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% về sốdoanh nghiệp và tăng 29,6% về sốvốn đăng ký so với cùng kỳ năm2018; vốn đăng ký bình quân một

Page 9: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

7TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

doanh nghiệp thành lập mới đạt12,4 tỷ đồng, tăng 25,6%.

Về Thương mại, dịch vụHoạt động thương mại dịch vụ

5 tháng đầu năm nay tăng khá,lượng cung hàng hóa trên thịtrường dồi dào, đáp ứng nhu cầusản xuất và tiêu dùng. Tổng mứcbán lẻ hàng hóa và doanh thu dịchvụ tiêu dùng tháng 5/2019 ướctính đạt 403,8 nghìn tỷ đồng, tăng1,9% so với tháng trước và tăng11,4% so với cùng kỳ năm 2018.Tính chung 5 tháng đầu năm2019, tổng mức bán lẻ hàng hóavà doanh thu dịch vụ tiêu dùngước tính đạt 1.983,7 nghìn tỷđồng, tăng 11,6% so với cùng kỳnăm trước, nếu loại trừ yếu tố giátăng 8,6% (cùng kỳ năm 2018 tăng8,5%). Xét theo ngành hoạt động,doanh thu bán lẻ hàng hóa 5tháng đầu năm ước tính đạt 1.518nghìn tỷ đồng, chiếm 76,5% tổngmức và tăng khá với mức tăng12,7% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất, nhập khẩu hànghóa

Tổng kim ngạch xuất nhậpkhẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm2019 ước tính đạt 202,02 tỷ USD,trong đó xuất khẩu đạt 100,74 tỷUSD, tăng 6,7% so với cùng kỳ nămtrước, thấp hơn nhiều mức tăng19% và 17,5% của 5 tháng đầunăm 2017 và 2018, đáng chú ý làxuất khẩu một số mặt hàng nôngsản như gạo, cà phê, hạt điều, hạttiêu trong 5 tháng đầu năm tiếptục giảm về giá trị so với cùng kỳnăm trước. Cán cân thương mạihàng hóa tháng 5 ước tính nhập

siêu tới 1,3 tỷ USD, tính chung 5tháng nhập siêu 548 triệu USD.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩutháng 5/2019 ước tính đạt 21,50 tỷUSD, tăng 5,2% so với tháng trước,trong đó khu vực kinh tế trong nướcđạt 6,71 tỷ USD, tăng 3,9%; khu vựccó vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầuthô) đạt 14,79 tỷ USD, tăng 5,8%.

Tính chung 5 tháng đầu năm2019, kim ngạch hàng hóa xuấtkhẩu ước tính đạt 100,74 tỷ USD,tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018,trong đó khu vực kinh tế trongnước đạt 30,33 tỷ USD, tăng 11,6%,chiếm 30,1% tổng kim ngạch xuấtkhẩu; khu vực có vốn đầu tư nướcngoài (kể cả dầu thô) đạt 70,41 tỷUSD, tăng 4,7%, chiếm 69,9% (tỷtrọng giảm 1,3 điểm phần trăm sovới cùng kỳ năm trước).

Kim ngạch hàng hóa nhậpkhẩu tháng 5 ước tính đạt 22,8 tỷUSD, tăng 8,6% so với tháng trước,trong đó khu vực kinh tế trongnước đạt 10,2 tỷ USD, tăng 8,4%;khu vực có vốn đầu tư nước ngoàiđạt 12,6 tỷ USD, tăng 8,8%.

Tính chung 5 tháng đầu năm2019, kim ngạch hàng hóa nhậpkhẩu ước tính đạt 101,28 tỷ USD,tăng 10,3% so với cùng kỳ năm2018, trong đó khu vực kinh tếtrong nước đạt 43,61 tỷ USD, tăng15,2%; khu vực có vốn đầu tư nướcngoài đạt 57,67 tỷ USD, tăng 6,9%.

Về chỉ số giá tiêu dùng Giá xăng dầu tăng theo giá thế

giới cùng với giá điện tăng do sảnlượng điện tiêu thụ tăng cao đãảnh hưởng tới tăng chỉ số giá tiêudùng trong tháng 5, tuy nhiên

diễn biến của dịch tả lợn châu Phikhiến giá thịt lợn tiếp tục giảm vàviệc kiên định chính sách tiền tệlinh hoạt giữ vững mục tiêu ổnđịnh kinh tế vĩ mô của Chính phủgóp phần kiểm soát lạm phát. Chỉsố giá tiêu dùng (CPI) tháng5/2019 tăng 0,49% so với thángtrước, CPI bình quân 5 tháng đầunăm 2019 tăng 2,74% so với cùngkỳ năm 2018, đây là mức tăng bìnhquân 5 tháng đầu năm thấp nhấttrong 3 năm trở lại đây.

Trong mức tăng 0,49% của CPItháng 5/2019 so với tháng trước có9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ cóchỉ số giá tăng. Nhóm giao thôngcó mức tăng cao nhất 2,64% doảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnhtăng giá xăng, dầu vào thời điểm2/5/2019 và thời điểm 17/5/2019(tác động làm CPI chung tăng0,25%). Nhóm nhà ở và vật liệu xâydựng tăng 1,28% chủ yếu do giáđiện sinh hoạt tăng 6,86%; giá gastăng 0,6%; giá vật liệu bảo dưỡngnhà ở tăng 0,66% và giá dịch vụsửa chữa nhà ở tăng 0,54%...

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân5 tháng đầu năm 2019 tăng 2,74%so với bình quân cùng kỳ năm2018. CPI tháng 5/2019 tăng 1,5%so với tháng 12/2018 và tăng2,88% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh những kết quả đã đạtđược thì công tác an sinh xã hội,chăm lo đời sống nhân dân tiếp tụcđược bảo đảm; các lĩnh vực vănhóa, xã hội, thông tin và truyềnthông; bảo vệ môi trường, chủđộng phòng chống thiên tai, ứngphó với biến đổi khí hậu được quantâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả...v

Page 10: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

8 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

THANH TRÌ

Quan điểm, chủ trươngnhất quán và xuyênsuốt của Đảng ta vềphát triển kinh tế tư

nhân trở thành một động lực quantrọng của nền kinh tế là hoàn toànđúng đắn, đặc biệt là việc banhành Nghị quyết 10 của Hội nghiTrung ương 5 khóa XII là kịp thời,đáp ứng nguyện vọng và sự mongmỏi của nhân dân, từ đó củng cốniềm tin của nhân dân với Đảng vàNhà nước trong sự nghiệp đổi mớivà phát triển kinh tế của đất nướctrong tình hình mới.

Sự “trỗi dậy” mạnh mẽcủa kinh tế tư nhângóp phần không nhỏphát triển thương hiệuquốc gia

Kinh tế tư nhân bước đầu có sựphát triển mạnh mẽ hơn và từngbước khẳng định vai trò quan trọngcủa nền kinh tế - Số lượng doanhnghiệp (DN) thành lập mới và sốlượng DN tạm ngừng hoạt độngquay trở lại hoạt động tăng lên.

Theo thống kê về biến độngDN của Tổng cục Thống kê, từ năm2016, mỗi năm có thêm hơn 100nghìn DN thành lập mới. Hai năm2017 - 2018 có 258.134 doanh

nghiệp được thành lập mới và60.458 doanh nghiệp tạm ngừnghoạt động quay trở lại nhờ môitrường kinh doanh được cải thiệnvà các chính sách của Nhà nước hỗtrợ, phát triển DN.

Điểm tích cực trong 2 năm qualà tinh thần khởi nghiệp lan tỏarộng rãi trong xã hội và sự pháttriển mạnh mẽ của kinh tế tư nhântrong một số lĩnh vực như xâydựng, chế biến, chế tạo, côngnghiệp ô tô, vận tải hàng không,tài chính, ngân hàng,... góp phầnkhông nhỏ trong phát triểnthương hiệu quốc gia Việt Nam

trong những ngành, lĩnh vực cónhiều tiềm năng, thế mạnh. Xuhướng phát triển các mô hình kinhdoanh khởi nghiệp sáng tạo diễnra sôi động; hiện có hơn 3.000công ty khởi nghiệp sáng tạo(startup) đang hoạt động, trongđó có nhiều DN thành công.

Các chuyên gia kinh tế đánhgiá: “Kinh tế tư nhân ngày càngđóng vai trò quan trọng trong nềnkinh tế, nhất là về tăng trưởng, đầutư, thương mại, tạo việc làm, đónggóp vào ngân sách Nhà nước. Kinhtế tư nhân đóng góp lớn trongGDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh

KINH Tế TƯ NHÂN -động lực quan trọng của nền kinh tế đất nước

Thủ tướng Chính phủ mới đây đã thăm Nhà máy sản xuất ô tô VinFast.

ẢN

H: C

HIN

HPH

U.V

N

Page 11: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

9TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

tế nhanh. Khu vực kinh tế tư nhânđóng góp trên 40% GDP của nềnkinh tế và có dấu hiệu tăng lên nhờtốc độ tăng trưởng kinh tế nhanhhơn tốc độ tăng trưởng chung củanền kinh tế. Đến năm 2018, ướctính kinh tế tư nhân đóng góp42,1% GDP của nền kinh tế và códấu hiệu tăng lên”.

Bên cạnh đó, kinh tế tư nhâncũng là khu vực tạo ra nhiều việclàm mới. Thống kê trong năm2018 ước tính số lượng lao độngtừ 15 tuổi trở lên đang làm việctrong khu vực kinh tế chiếm đa sốlực lượng lao động và ngày càngtăng. Năm 2019, số lao động đanglàm việc trong khu vực kinh tế tưnhân chiếm 83,3% tổng số laođộng từ 15 tuổi trở lên đang làmviệc của cả nước, tương đươnggần 45,2 triệu người (năm 2017:44,9 triệu người). Thống kê theocơ cấu lao động thì ước tính trong2 năm 2017 - 2018: số DN thànhlập mới đã tạo gần 2,3 triệu việclàm mới.

Các chuyên gia kinh tế cũngđánh giá kinh tế tư nhân đóng vaitrò ngày càng quan trọng trongđầu tư phát triển và thương mại.Theo cơ cấu vốn đầu tư toàn xãhội, ước tính trong 2 năm 2017 -2018, vốn đầu tư của kinh tế tưnhân tăng trưởng lần lượt 17,1%và 18,5% so với năm trước, caohơn tốc độ tăng trưởng của tổngvốn đầu tư toàn xã hội (khoảng 11- 12%/năm).

Theo đó, tỷ trọng vốn đầu tưcủa khu vực kinh tế tư nhân trongtổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng

nhanh và đã vượt mức 40% (năm2017: 40,6% và năm 2018:43,27%). Kinh tế tư nhân huy độngnguồn vốn lớn trong xã hội chophát triển kinh tế. Trong 2 năm2017 - 2018, số DN thành lập mớicó tổng số vốn đăng ký là 2,77triệu tỷ đồng (chưa bao gồm gần4,28 triệu tỷ đồng vốn tăng thêmcủa các DN đang hoạt động).

Có thể thấy, những nỗ lực củaChính phủ trong thúc đẩy phongtrào khởi sự kinh doanh và cảithiện môi trường kinh doanh đãđem lại kết quả bước đầu. Thungân sách Nhà nước từ các DNngoài quốc doanh liên tục tăngtrên 16%. Năm 2018 là năm đầutiên thu ngân sách Nhà nước từsản xuất kinh doanh của khu vựckinh tế tư nhân vượt khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài và khu vựcDN Nhà nước. Những tín hiệu nàyphản ánh sự lớn mạnh về quy mô,số lượng chủ thể và sự cải thiện vềhiệu quả của kinh tế tư nhân.

Nhiều đề xuất, hiến kếtừ các chuyên gia

Những kết quả đạt được nêutrên của kinh tế tư nhân mới chỉ làbước đầu. Nhiều hạn chế, yếu kémvà khó khăn, thách thức còn đókhiến một số mục tiêu phát triểnkinh tế tư nhân đến năm 2020 khóđạt được, nhất là mục tiêu đạtđược ít nhất 1 triệu DN, tỷ trọngđóng góp của khu vực kinh tế tưnhân vào GDP khoảng 50% và tốcđộ tăng trưởng của kinh tế tưnhân cao hơn tốc độ tăng trưởngchung của nền kinh tế.

Một số vấn đề đáng quan tâmcần tập trung xử lý trong thời giantới đó là: môi trường kinh doanhcủa Việt Nam chưa thực sự thuậnlợi, chưa được cải thiện vững chắc,thậm chí có dấu hiệu chững lại;còn nhiều rào cản đối với pháttriển kinh tế tư nhân chưa đượctháo gỡ. Xếp hạng môi trườngkinh doanh của Việt Nam đứngthứ 69/190 quốc gia, giảm 1 bậc so

Nhà máy sản xuất ô tô VinFast.

ẢN

H: 2

4H.C

OM

.VN

Page 12: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

10 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

với năm 2018 và xếp thứ 5 trongcác nước ASEAN (sau Singapore,Malaysia, Thái Lan, Brunei)...

Các chuyên gia đề xuất, cần xâydựng và hoàn thiện hệ thốngpháp luật về kinh doanh minhbạch, công bằng, lành mạnh, rõràng; một hệ thống thủ tục hànhchính đơn giản, thuận tiện choDN. Ban hành hệ thống chính sáchđồng bộ, ổn định lâu dài đối vớihoạt động của kinh tế tư nhân đểtạo điều kiện phát triển kinh tế tưnhân Việt Nam bền vững.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnhhơn nữa việc tạo lập môi trườngđầu tư, kinh doanh thuận lợi chophát triển kinh tế tư nhân. Quyếtliệt trong công tác xóa bỏ tệ nạntham nhũng, nhũng nhiễu DN.Đồng thời, đẩy mạnh cải cáchhành chính để cơ quan Chính phủcác cấp phục vụ có hiệu quả. Cầntiếp tục thực hiện các cơ chế chínhsách của Chính phủ trong việc cảicách các mức thuế quan, cắt giảmcác thủ tục đăng ký DN cùng vớicác “chi phí không chính thức”. Ápdụng công nghệ vào các hoạtđộng quản lý, xóa bỏ các điều kiệnkinh doanh không phù hợp, cácgiấy phép “con”, giấy phép “cháu”bất hợp lý. Có cơ chế cắt giảmthuế thu nhập DN để hỗ trợ DNgiải quyết bài toán việc làm cho xãhội, với quy định cụ thể về việc sửdụng phần ưu đãi thuế thu nhậpDN đó để tái đầu tư, tạo công ănviệc làm mới.

Tiếp đó, Nhà nước cần có chínhsách công bằng đối với các DN

kinh doanh trên lãnh thổ ViệtNam, tạo môi trường cạnh tranhbình đẳng và sòng phẳng giữa cácDN Việt Nam và DN có vốn đầu tưnước ngoài. Kiên quyết và côngminh loại bỏ tệ nạn “tư bản thânhữu”, “lợi ích nhóm”, “thamnhũng”… trong bộ máy côngquyền. Không để kinh tế tư nhânphối hợp với nước ngoài thaotúng chính sách phát triển kinh tếxã hội của Nhà nước.

Một giải pháp khác nhằm hỗtrợ và tạo điều kiện thuận lợi chocác DN tư nhân được tiếp cận cácnguồn lực (như đất đai, tài chính,lao động, khoa học công nghệ,…)cần tính tới đó là có cơ chế, chínhsách để xây dựng và phát triển hạtầng thông tin dữ liệu về DN hoạtđộng cùng ngành hàng, về thịtrường vốn, về thị trường lao động,thị trường khoa học công nghệ,…

Song song với đó cần hoànthiện thể chế - hoàn thiện cơ sởpháp lý, phát triển đa dạng các thịtrường tài chính và thị trườngchứng khoán, qua đó hỗ trợ choDN tư nhân huy động vốn trên thịtrường chứng khoán, vay vốn trênthị trường trái phiếu DN. Gia tăngkhả năng vay vốn cho các DN tưnhân. Các ngân hàng thương mạihỗ trợ đối với các DN tư nhân khitư vấn về xây dựng kế hoạch tàichính. Đẩy mạnh việc phát triểnnguồn nhân lực, đặc biệt là đàotạo đại học, đào tạo nghề, đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao đểđáp ứng nhu cầu về số lượng vàchất lượng nhân sự cho phát triểnkinh tế tư nhân; phát triển giáodục nghề nghiệp phù hợp với xuthế hội nhập; hoàn thiện quyhoạch mạng lưới cơ sở giáo dụcnghề nghiệp; nâng cao chất lượngdạy nghề, tiếp cận các chuẩn khu

Hãng máy bay mới ra mắt của một công ty khu vực kinh tế tư nhân.

ẢN

H: F

LC

Page 13: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

11TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

vực và thế giới, thu hút chất xám của độingũ Việt Kiều.

Các chuyên gia cũng cho rằng, các cơquan quản lý Nhà nước cần tìm hiểu thịtrường, cảnh báo thị trường, kết nối và mởrộng thị trường, tận dụng các lợi thế củacác hiệp định thương mại đa phương,song phương, cũng như có các chính sáchhỗ trợ tài chính, công nghệ. Có chính sáchxây dựng, bảo vệ thị trường nội địa cho DNtrong bối cảnh mở cửa với tình hình quốctế diễn biến phức tạp. Đẩy mạnh công táctuyên truyền góp phần nâng cao nhậnthức của các DN, doanh nhân trong việcthực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hànhTrung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII vềphát triển kinh tế tư nhân.

Một giải pháp cần được chú trọng đó làtruyền thông để nâng cao trách nhiệm xãhội của DN, đạo đức, văn hóa kinh doanhcủa doanh nhân. Nhà nước có cơ chế phânđịnh rõ các ngành hàng sản xuất, kinhdoanh của kinh tế tư nhân, không nên banhành “Chính sách kinh tế tư nhân chung”cho mọi ngành hàng sản xuất, kinh doanhvà quy mô đầu tư như hiện tại. Hỗ trợ xâydựng chiến lược phát triển và có chươngtrình, kế hoạch hành động cụ thể đểkhuyến khích, hỗ trợ nhóm DN tư nhân lớncó tiềm năng phát triển kinh doanh ra thịtrường khu vực và thế giới. Hỗ trợ cácnhóm lập nghiệp, khởi nghiệp đổi mới vàsáng tạo để phát triển cộng đồng doanhnhân tư nhân cả về số lượng và chất lượng.Nhà nước hỗ trợ, tổ chức giải đáp các vấnđề vướng mắc về luật pháp, đăng ký kinhdoanh cũng có thể mở thêm hoạt động tưvấn kinh doanh cho DN hoặc thành lậpriêng một cơ quan chuyên trách.v

Những đề xuất cụ thể về cơ chếchính sách đáng chú ý:+ Theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC khiến DN phải tiếnhành thủ tục nộp thuế tại Hải quan và cơ quan Thuế nộiđịa gây phát sinh thủ tục hành chính. Do vậy cần gộp 2thủ tục nộp thuế tại 1 cơ quan quản lý Nhà nước về thuế.+ Cần Sửa đổi Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 theohướng: miễn Giấy phép xây dựng dựng đối với công trìnhcủa dự án đầu tư thuộc khu vực đã được phê duyệt.+ Cần sửa đối một số quy định theo Luật Lao động đểđiều chỉnh các nội dung về đóng bảo hiểm xã hội, kinhphí công đoàn. Cần miễn giảm các loại thuế cho DN đểgiúp DN tái đầu tư lợi nhuận vào hoạt động sáng tạo vàphát triển thị trường, giúp DN tăng trưởng về quy mô vàtạo ra các việc làm mới cho người lao động.+ Cần có chính sách phù hợp về hạn điền, cũng như cácchính sách về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp sao chophù hợp. Việc giao đất cho các dự án nông nghiệp cầnchọn đúng đối tượng, mạnh dạn thu hồi các khu đất đãgiao mà DN không thực hiện được dự án. Cần có chínhsách phù hợp về hạn điền, cũng như các chính sách vềthời hạn sử dụng đất nông nghiệp sao cho phù hợp. Việcgiao đất cho các dự án nông nghiệp cần chọn đúng đốitượng, mạnh dạn thu hồi các khu đất đã giao mà DNkhông thực hiện được dự án.+ Cần có cơ chế chính sách mới cho ngân hàng có thể cócăn cứ cấp tín dụng theo chuỗi giá trị và giải ngân theo đơnđặt hàng trên cơ sở chi phí nguyên vật liệu và chi phí lương.+ Cần hoàn thiện cơ sở pháp lý, phát triển đa dạng cácthị trường tài chính và thị trường chứng khoán qua đó hỗtrợ cho DN tư nhân huy động vốn trên thị trường chứngkhoán, vay vốn trên thị trường trái phiếu DN. Thay bằngdựa chủ yếu vào hệ thống Ngân hàng, các DN tư nhân cóthể huy động từ nhiều nguồn và kênh khác nhau từ đóhạn chế được tín dụng đen và vay nặng lãi.+ Cần hỗ trợ các DN tư nhân bằng cách giải đáp các vấnđề vướng mắc về luật pháp, đăng ký kinh doanh cũng cóthể mở thêm hoạt động tư vấn kinh doanh cho DN hoặcthành lập riêng một cơ quan chuyên trách.

Page 14: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

12 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Xu hướng phát triển lao độngvà động lực phát triển kinh tế -xã hội đất nướcCHÍNH BÌNH

Để chất lượng nguồnlao động đáp ứng nhucầu của doanh nghiệpngoài nhà nước

(DNNNN) thì công tác đào tạo,nâng cao chất lượng đào tạo đápứng tốt hơn cầu lao động trên thịtrường cần có những giải phápđủ mạnh tương ứng. Mới đây,tham dự Tháng công nhân 2019với chủ đề “Công nhân kỹ thuậtcao là một trong những động lựcphát triển đất nước”, Thủ tướngnhấn mạnh: “Phát triển đất nướckhông chỉ dựa vào vốn, lao độnggiá rẻ mà còn phải dựa vào năngsuất lao động”.

Xu hướng phát triểnnào cho lao động đếnnăm 2030?

Theo nhận định của nhómchuyên gia đến từ Trung tâmthông tin và Dự báo kinh tế xã hộiquốc gia, DNNNN đang ở trong xuhướng ngày càng phát triển, vớitốc độ ngày một mạnh hơn, đặcbiệt là sẽ có sự gia tăng mạnh vềsố lượng DN nên tất yếu sẽ kéotheo xu hướng phát triển của laođộng trong thời gian tới trên haibình diện: thứ nhất là nhu cầu sử

dụng lao động của loại hình DNnày ngày một nhiều hơn; thứ hailà chất lượng lao động đòi hỏingày càng cao hơn do chính thựctiễn phát triển của DNNNN đặt ra.Hơn nữa, một trong những nhântố quan trọng và đóng vai trò nềntảng tạo ra cơ hội thúc đẩy sự pháttriển của lao động trong loại hìnhDN này thời gian tới là các văn bảnquy phạm pháp luật và Nghị quyếtsố 10 về phát triển kinh tế tư nhântrở thành một động lực quantrọng của nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN.

Theo TS. Nguyễn Văn Thuật,Trung tâm Thông tin và Dự báokinh tế - xã hội quốc gia, số laođộng làm việc trong DNNNN sẽđạt khoảng 12.845 nghìn ngườivào năm 2022, 16.020 nghìn ngườivào năm 2026 và 19.400 nghìnngười vào năm 2030. Tính bìnhquân hàng năm trong giai đoạn từnay đến năm 2030, cầu lao độngtrong DNNNN sẽ tăng bình quân733 nghìn lao động/năm.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các công dân ưu tú, trong đó cóanh Tạ Đình Huy một điển hình của công nhân được đào tạo tay nghề chất lượngcao, có khả năng sáng chế nhiều máy móc.

Page 15: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

13TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Từ nay đến 2030, số DNNNN sẽtăng mạnh và nhìn chung hoạtđộng ngày một hiệu quả hơn, quađó sẽ thu hút thêm nhiều lao độngcó trình độ chuyên môn, kỹ năngtheo nhu cầu phát triển củaDNNNN nói chung, chủ yếu là loạihình DN như công ty TNHH, Côngty Cổ phần và DN tư nhân nói riêng.

Chất lượng nguồn lao độngđáp ứng nhu cầu của DNNNNtrong thời gian tới cũng sẽ đượccải thiện ngày một nhiều hơn bởicác cơ sở giáo dục và đào tạo nghềmuốn tồn tại và phát triển phải xácđịnh được nhu cầu của thị trườnglao động để đào tạo và nâng caochất lượng đào tạo đáp ứng tốthơn cầu lao động trên thị trường.

Công nhân kỹ thuậtcao là một trong nhữngđộng lực phát triển đấtnước

Mới đây, tại TP. Hồ Chí Minh,Thủ tướng Chính phủ NguyễnXuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ đốithoại với công nhân, lao động kỹthuật cao của 7 địa phương thuộccác vùng kinh tế trọng điểm củađất nước. Trong chủ đề “Công nhânkỹ thuật cao là một trong nhữngđộng lực phát triển đất nước”, Thủtướng nhấn mạnh: “Phát triển đấtnước không chỉ dựa vào vốn, laođộng giá rẻ mà còn phải dựa vàonăng suất lao động”.

Nhiều ý kiến đề cập đến bấtcập trong: chính sách thuế quanđối với việc nhập khẩu thiết bịcông nghệ cao hiện nay tốn nhiềuthời gian, gây tốn kém chi phí vàthời gian; công tác đào tạo nghềhiện chưa theo kịp xu hướng phát

triển công nghệ; mặt bằng côngtác đào tạo nghề hiện nay chưađáp ứng được đòi hỏi của thịtrường lao động cạnh tranh...

Thực trạng hiện nay là trong17,5 triệu lao động có quan hệ laođộng, trong tổng số hơn 53 triệulao động thì chưa đầy 19% côngnhân có trình độ kỹ thuật cao, cònlại là lao động phổ thông. Đó làvấn đề mà các bộ, ngành cần phảinhìn nhận và có chính sách cụ thểđể thay đổi để tạo ra một đội ngũcông nhân có trình độ tay nghềcao, đáp ứng nhu cầu của doanhnghiệp và của xã hội.

Thủ tướng khẳng định, lựclượng công nhân lao động cótrình độ kỹ thuật chính là tài sản,tài nguyên, vốn quý của quốc giabởi đây là nguồn động lực pháttriển kinh tế, thu hút các nhà đầutư nước ngoài.

Nhiều ý kiến cũng đồng tình,

công nhân tay nghề cao là cơ hội

cho sự phát triển cạnh tranh khi

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu

rộng vào kinh tế thế giới. Đây cũng

là lực lượng quan trọng của nước

nhà bởi người lao động kỹ thuật

cao có hiệu suất lao động cao, có

khả năng tiếp thu kỹ thuật mới

nhất là trong thời đại cách mạng

công nghiệp 4.0 và kỹ thuật số. Từ

đó có thể nâng cao thu nhập.

Nhấn mạnh đến vấn đề phát

triển nguồn nhân lực là 1 trong 3

khâu đột phá đưa nước ta phát

triển nhanh theo Nghị quyết của

Trung ương, Thủ tướng đề cập đến

mục tiêu, quan tâm xây dựng thế

hệ công nhân trẻ có học vấn,

chuyên môn kỹ năng nghiệp vụ

cao ngang tầm khu vực và quốc tế

có lập trường giai cấp, bản lĩnh

chính trị vững vàng làm nòng cốt

của giai cấp công nhân Việt Nam.v

Thực tế đào tạo nghề của anh Tạ Đình Huy với công nhân.

Page 16: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

14 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Phải đổi mới công táctổ chức phòng, chốngdịch bệnh, lấy phòng làchính

Để khắc phục tình trạng tồn tại,bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quảcông tác phòng, chống bệnh dịch,và thực hiện nghiêm chỉ đạo củaBan Bí thư Trung ương Đảng tạiChỉ thị số 34-CT/TW ngày 20 tháng5 năm 2019, Chính phủ ban hànhNghị quyết về việc triển khai mộtsố giải pháp cấp bách trongphòng, chống bệnh Dịch tả lợnchâu Phi.

Theo quan điểm chỉ đạo từChính phủ, các bộ ngành, địaphương phải coi nhiệm vụ phòng,chống, khống chế bệnh Dịch tảlợn châu Phi là nhiệm vụ trọngtâm, cấp bách của các cấp ủyĐảng, chính quyền, doanh nghiệpvà người chăn nuôi trong thờiđiểm hiện nay và thời gian tới;phải huy động cả hệ thống chínhtrị vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo,điều hành triển khai công tácphòng, chống, khống chế dịchbệnh với phương châm “dập dịch

như chống giặc”; phát huy vai tròvà trách nhiệm của người đứngđầu trong công tác phòng, chống,khống chế dịch bệnh.

Bên cạnh đó, phải đổi mới côngtác tổ chức phòng, chống dịchbệnh, “phòng là chính, cơ sở,người dân và doanh nghiệp làchính”; phải đẩy mạnh công táctuyên truyền, chủ động, quyết liệttriển khai đồng bộ các giải pháp,không để đến khi xảy ra bệnh dịchrồi mới chống; việc tiêu hủy lợn bịnhiễm bệnh phải đảm bảo theo

đúng hướng dẫn của cơ quanchuyên môn, không làm ảnhhưởng đến môi trường, cuộc sốngvà sức khỏe của người dân; đẩymạnh phát triển các loại vật nuôikhác nhằm bù đắp thiết hụt thịtlợn, đảm bảo đáp ứng nhu cầuthực phẩm và cuộc sống củangười dân.

“Huy động nguồn lực, trong đóưu tiên bố trí ngân sách Nhà nướcđể nâng cao năng lực của 02 phòngthí nghiệm thú y quốc gia, nghiêncứu sản xuất vắc-xin, các hoạt động

Các hộ gia đình chăn nuôi lợn được hỗ trợ nếu có lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phithực hiện đúng theo các bước quy định.

ẢN

H: Q

UA

NG

VIN

H

Nhiều giải pháp cấp báchphòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi

QUANG VINH

Sau khi Thủ tướng Chính phủ có Công điện về việc tập trung chỉđạo, triển khai quyết liệt các biện pháp Phòng, chống bệnh Dịch tảlợn châu Phi, mới đây, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số:42/NQ-CP về triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòngchống dịch bệnh tả lợn châu Phi theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bíthư Trung ương Đảng tại Chỉ thị 34-CT/TW ngày 20/5/2019.

Page 17: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

15TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

phục vụ trực tiếp công tác phòng,chống bệnh dịch tả lợn châu Phi vàhỗ trợ cho các chủ vật nuôi có lợnbị tiêu hủy, đảm bảo đúng đốitượng, kịp thời, tuyệt đối không đểxảy ra tình trạng trục lợi chính sách,xử lý nghiêm các trường hợp viphạm; ưu tiên việc phân bổ, quản lý,sử dụng kinh phí phải tuân thủđúng quy định của pháp luật” -Nghị quyết của Chính phủ nêu.

Chính sách hỗ trợ kịpthời đến với người dânvà doanh nghiệp

Theo tinh thần của Nghị quyết42/NQ-CP của Chính phủ, từngthành viên Chính phủ, Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ươngphải tích cực, trách nhiệm, chỉ đạo,điều hành quyết liệt, thực hiệnđồng bộ các nhiệm vụ, giải phápphòng, chống bệnh Dịch tả lợnchâu Phi theo đúng tinh thần chỉđạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số34-CT/TW và các chỉ đạo, côngđiện của Chính phủ.

Đáng chú ý, Thủ tướng Chínhphủ ban hành Quyết định về cơchế, chính sách đặc thù hỗ trợ kinhphí trong phòng, chống bệnhDịch tả lợn châu Phi, cụ thể: Hỗ trợngười chăn nuôi, hộ nông dân,chủ trang trại, gia trại, các cơ quan,đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổhợp tác, hợp tác xã sản xuất tronglĩnh vực chăn nuôi (gọi chung là cơsở chăn nuôi) có lợn buộc phảitiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn châuPhi với mức hợp lý trên cơ sở giáthành, chi phí chăn nuôi lợn vàphù hợp cho từng loại lợn (đối với

lợn nái, lợn đực giống đang khaithác được mức hỗ trợ cao hơn cácloại lợn khác).

Việc triển khai hỗ trợ phải bảođảm công khai, minh bạch, đúngđối tượng, dưới sự giám sát củaMặt trận Tổ quốc các cấp và ngườidân, không để xảy ra hiện tượngtrục lợi chính sách.

Đối với đối tượng doanhnghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theotiêu chí quy định của Luật hỗ trợdoanh nghiệp nhỏ và vừa số04/2017/QH14 ngày 12/6/2017 cólợn buộc phải tiêu hủy do bệnhdịch tả lợn châu Phi thì được hỗtrợ với mức bằng: 30% mức hỗ trợcho chủ cơ sở chăn nuôi nêu trênnhưng tối đa không quá 30% số lỗdo dịch bệnh sau khi đã sử dụngcác quỹ dự phòng và tiền bồithường bảo hiểm (nếu có).

Trong khi doanh nghiệp nhỏ vàvừa theo tiêu chí quy định củaLuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vàvừa số 04/2017/QH14 ngày12/6/2017 và chủ hộ nuôi giữ lợngiống cụ kỵ, ông bà được hỗ trợvới mức 500.000 đồng/con lợnđến ngày 31/12/2019 nhằm nângcao các biện pháp an toàn sinhhọc, sát trùng tiêu diệt các loạimầm bệnh đảm bảo duy trì đànlợn giống phục vụ tái đàn khi kiểmsoát được dịch bệnh.

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục hỗtrợ được thực hiện theo quy địnhtại Nghị định số 02/2017/NĐ-CPngày 09/01/2017 của Chính phủvề cơ chế, chính sách hỗ trợ sảnxuất nông nghiệp để khôi phụcsản xuất vùng bị thiệt hại do thiêntai, dịch bệnh.

Ban hành và thực hiệnKế hoạch tổng thể vàkịch bản phòng, chốngbệnh dịch

Theo Quyết định từ Nghị quyết,bên cạnh việc chỉ đạo, phân côngtrách nhiệm của các bộ, ngànhTrung ương và các địa phương,Chính phủ yêu cầu Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thônchủ trì, phối hợp với các cơ quanliên quan tham mưu Ban Chỉ đạophòng, chống bệnh Dịch tả lợnchâu Phi ban hành và tổ chức thựchiện Kế hoạch tổng thể và kịchbản phòng, chống bệnh dịch vớinhiều tình huống khác nhau;hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cácđịa phương về công tác phòng,chống dịch.

Đồng thời, chỉ đạo hướng dẫn,kiểm tra, đôn đốc các địa phươngđẩy mạnh cấu trúc lại ngành chănnuôi, đa dạng hóa vật nuôi, trướcmắt tập trung phát triển chăn nuôiđại gia súc, gia cầm, thủy sản,... đểbù đắp thiếu hụt sản phẩm thịtlợn nhằm phục vụ tốt đời sốngngười dân.

Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn còn phải chủ trì, phốihợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộTài chính và các cơ quan liên quanxây dựng, trình Thủ tướng Chínhphủ xem xét phê duyệt Dự án đầutư nâng cấp 02 phòng thí nghiệmthú y quốc gia và cơ sở nuôi độngvật sạch bệnh đạt chuẩn quốc tếvới mức an toàn sinh học cấp độ IIItrở lên theo quy định tại Nghị định103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7năm 2016 của Chính phủ để bảođảm an toàn trong chẩn đoán, xét

Page 18: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

16 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

nghiệm phục vụ công tác chốngdịch và nghiên cứu sản xuất cácloại vắc xin, chế phẩm sinh học.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp vớicác cơ quan liên quan khẩn trươngrà soát, chỉnh sửa, bổ sung để banhành hoặc trình cấp có thẩmquyền ban hành các văn bản quyphạm pháp luật, văn bản hướngdẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhằmnâng cao hiệu lực, hiệu quả quảnlý Nhà nước, đảm bảo sát thực,khả thi hơn đối với các lĩnh vực: Hỗtrợ kinh phí; phòng, chống bệnh;kiểm dịch vận chuyển các loại lợn;tái đàn sau khi dịch bệnh đượckiểm soát; quản lý, kiểm soát giếtmổ lợn, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn;xử lý, tiêu hủy lợn bệnh, sản phẩmlợn bệnh; sản xuất, nhập khẩu, sửdụng thuốc, hóa chất, chế phẩmphòng, chống dịch bệnh, xử lý môitrường,... trong công tác phòng,chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

Phối hợp với các Bộ, ngành vàđịa phương tổng hợp báo cáo đánhgiá thiệt hại do bệnh Dịch tả lợnchâu Phi gây ra; phối hợp với Bộ Tàichính tổng hợp nhu cầu kinh phí từcác địa phương trong phòng,chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi,báo cáo Chính phủ về biện phápkịp thời cho các địa phương; hướngdẫn, giám sát, đôn đốc, thanh tra,kiểm tra và kịp thời xử lý nhữngvướng mắc nảy sinh trong quá trìnhthực hiện Nghị quyết này.

Tiếp đó, cần chủ động kêu gọivà phối hợp với các tổ chức quốctế, cơ quan chuyên môn các nướcchia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗtrợ tài chính và kỹ thuật cho ViệtNam để tổ chức phòng, chống

dịch bệnh, nghiên cứu vắc xin.

Trong khi đó, Bộ Thông tin vàTruyền thông tổ chức thông tin,tuyên truyền kịp thời, chính xáccho người dân theo nguyên tắcvừa đảm bảo yêu cầu phòng,chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn,tránh gây hoang mang trong xãhội; về chính sách hỗ trợ của nhànước theo nguyên tắc Nhà nướcvà người chăn nuôi cùng chia sẻnhững gánh nặng về kinh tế dophát sinh dịch bệnh.

Đối UBND các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, Thủ tướngChính phủ yêu cầu người đứng đầucó trách nhiệm: thực hiện nghiêmchỉ đạo của Ban Bí thư về việc kiệntoàn, củng cố hệ thống thú y cáccấp theo đúng quy định của LuậtThú y, tăng cường năng lực thú ycác cấp đủ sức thực thi nhiệm vụ.Chủ động sử dụng dự phòng ngânsách địa phương và các nguồn tàichính hợp pháp khác để thực hiệncông tác phòng, chống dịch tả lợnchâu Phi và hỗ trợ chủ chăn nuôi cólợn bị tiêu hủy.

Quyết định hoặc trình Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh xem xétquyết định mức hỗ trợ kinh phícho cán bộ thú y và những ngườitham gia phòng, chống dịch bệnhđộng vật, với mức không thấp hơnngày công lao động phổ thông tạiđịa phương; khuyến khích các cơsở, doanh nghiệp tổ chức thumua, giết mổ, cấp đông thịt lợnsạch nhằm bình ổn thị trường.

Bên cạnh đó, tổ chức thống kê,đánh giá thiệt hại do bệnh dịch tảlợn châu Phi gây ra và chịu trách

nhiệm về tính chính xác của sốliệu báo cáo; tổng hợp báo cáo, đềxuất nhu cầu hỗ trợ gửi Bộ Tàichính, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn để tổng hợp, báocáo Thủ tướng Chính phủ.

Các địa phương còn phải thựchiện công khai chính sách và mứchỗ trợ trên các phương tiện thôngtin đại chúng và tại thôn, xã, bảođảm hỗ trợ trực tiếp đến chủ chănnuôi bị thiệt hại; kinh phí cho côngtác phòng, chống dịch và mức bồidưỡng cho các lực lượng tham giaphòng, chống dịch theo quy định.Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mụcđích, có hiệu quả, không để thấtthoát lãng phí và xảy ra tiêu cực.

Đồng thời, tổ chức xử lý tiêuhủy lợn bệnh kịp thời, bảo đảmyêu cầu không để lây lan dịchbệnh, không để gây ô nhiễm môitrường; tổ chức tốt công tác kiểmdịch vận chuyển động vật, kiểmsoát giết mổ, mua bán thịt lợn vàcác sản phẩm thịt lợn đúng quyđịnh của pháp luật hiện hành,theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ và của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn.

Ban chỉ đạo quốc gia về phòngchống bệnh Dịch tả lợn châu Phi,các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ và UBND cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trungương căn cứ nhiệm vụ được giaotại Nghị quyết42/NQ-CP, xây dựngkế hoạch triển khai cụ thể tổ chứcthực hiện; hàng tháng có báo cáođánh giá tình hình thực hiện gửivề Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn để tổng hợp báo cáoChính phủ.v

Page 19: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

17TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Theo số liệu của Liên HợpQuốc, mỗi năm con ngườithải ra một khối lượngnhựa đủ để trải quanh trái

đất 4 lần, với khoảng 500 tỷ túinhựa được tiêu thụ. Tuy nhiên,phần lớn lượng rác thải nhựa nàykhông được xử lý trong các bãichôn lấp. Mỗi năm có khoảng 8 -13 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra đạidương, ảnh hưởng xấu đến hệsinh thái và sinh kế của cộng đồngdân cư ven biển. Lượng rác thảităng nhiều nhất tập trung tại cácquốc gia châu Á và châu Phi cậnSahara, và phần lớn nguồn gốc rácthải là từ thành thị. Ước tính đếnnăm 2030, thế giới sẽ thải rakhoảng 111 triệu tấn chai nhựa,hộp đựng thức ăn và các loại rácthải nhựa khác.

Và một bảng xếp hạng mới đâycông bố Việt Nam là 1 trong 5quốc gia hàng đầu phải chịu tráchnhiệm cho khoảng 13 triệu tấnnhựa được thải ra đại dương/năm.Và tình trạng lạm dụng đồ nhựadùng một lần vẫn tiếp tục gia tăngmọi nơi.

Người dân vẫn thờ ơMột chiếc túi nilông, một ống

hút nhựa, một chiếc cốc hay mộtvỏ chai nhựa… để sản xuất chỉtrong vài giây, sử dụng trong vàiphút, quẳng đi chẳng chút vướngbận nhưng hậu quả nó để lại chomôi trường thật sự hãi hùng.

Một người đi chợ mang về đếnhàng chục chiếc túi nilông. Tại cácquán nước, khách ngồi uống tạichỗ nhưng ly nhựa, ống hút nhựa

thải ra mỗi ngày nhiều không đếmxuể. Các quán bún, mỳ, phở,cháo… nóng nghi ngút khóinhưng nhiều người vẫn có thóiquen đựng thức ăn bằng túinilông và hộp nhựa mang về nhàmà không hề biết tác hại của nó làkhôn lường.

Hay như mấy tháng hè, thời tiếtnắng nóng, thay vì đi ra ngoài ănuống thì dịch vụ đặt hàng trựctuyến rồi giao tận nơi được ưu tiên

Chung tay hạn chế rác thải nhựa QUANG THANH

Rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái vàmôi trường vùng ven biển toàn cầu. Báo cáo tổng kết mới đây do Ngânhàng Thế giới (WB) công bố cho thấy, mức rác thải toàn cầu đang tiến đếngần ngưỡng 3,4 tỷ tấn vào năm 2050, tăng mạnh so với con số 2 tỷ tấnvào năm 2016. Trong đó, đồ nhựa - tác nhân có thể gây ô nhiễm nguồnnước và hệ sinh thái chiếm tới 12% tổng lượng rác thải toàn cầu hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia đi bộ kêu gọi cộng đồng chống rác thải nhựa.

Page 20: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

18 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

hơn hết. Chỉ cần một kích chuộthoặc một cuộc điện thoại, thức ănsẽ nhanh chóng được giao đến nơivà sau đó là lỉnh kỉnh nào hộpnhựa, bịch nhựa, ly nhựa... đượcdồn vào thùng rác.

Thực tế, theo xu hướng pháttriển công nghệ, hình thức bánhàng giao tận nơi ngày càng phổbiến. Kèm theo đó là sự gia tăngrác thải nhựa theo cấp số nhân.Lạm dụng sản phẩm nhựa là vấnđề vô cùng đáng lo ngại.

Thực trạng này cứ tiếp tục kéodài, càng khó khắc phục hậu quảvề sau. Chúng ta biết nilông nguyhại thế nào với sức khỏe, chúng tanghe nhiều về hạt vi chất nhựaxâm nhập cơ thể, chúng ta đượccảnh báo thường xuyên về sự tấncông của rác thải nhựa đối với môitrường sống. Vậy nhưng, chúng tavẫn còn khá thờ ơ với việc thay đổi

thói quen sử dụng túi nilông và đồnhựa dùng một lần.

Mỗi một sản phẩm từ nhựa cầntừ 20 - 1.000 năm để có thể phânhủy hoàn toàn. Trong khi chờ đồnhựa phân hủy, chúng ta và concháu đã sống cùng rác nhựa, ănphải chất độc hại từ nhựa.

Rõ ràng nếu nhận thức và ýthức trách nhiệm của mỗi ngườikhông thay đổi thì đây thực sự làvấn đề nan giải đối với môi trườngsống của chúng ta.

Nhà nhà hạn chế rácthải nhựa, người ngườiphòng chống ô nhiễmrác thải nhựa

Phát biểu tại Lễ ra quân toànquốc phong trào chống rác thảinhựa, Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc nhấn mạnhrác thải nhựa đang là vấn đề nhức

nhối mang tính toàn cầu. Mỗinăm, lượng rác thải nhựa do conngười thải ra đủ để phủ kín 4 lầndiện tích bề mặt trái đất, trong đó13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi, đổ rađại dương. Rác thải nhựa đang tácđộng tiêu cực đến hệ sinh thái,môi trường sống, sức khỏe conngười và sự phát triển bền vữngcủa mỗi quốc gia.

Năm 2018, Liên Hợp Quốc đãphát động chủ đề “Giải quyết ônhiễm nhựa và nilông" nhằmtuyên truyền, vận động, kêu gọicộng đồng cùng thay đổi thóiquen sử dụng sản phẩm nhựadùng một lần, giảm thiểu ô nhiễmmôi trường và bảo vệ sức khỏecon người.

Nhiều quốc gia trên thế giới đãcó những hành động cụ thể đểgiảm thiểu và cấm sử dụng một sốsản phẩm nhựa không thân thiện

Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn nhựa được thải ra đại dương/năm.

Page 21: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

19TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

với môi trường, đồng thời tăngcường tái chế, tái sử dụng chất thảinhựa. Cùng chung nỗ lực đó củacác quốc gia trên thế giới, Việt Namđã tích cực đề xuất các sáng kiếnvà tham gia các cơ chế hợp táctoàn cầu, khu vực để giải quyết vấnđề rác thải nhựa, đặc biệt trong bốicảnh tác động, ảnh hưởng của rácthải nhựa ngày càng gia tăng, cùngvới quá trình phát triển kinh tế - xãhội của đất nước.

Thủ tướng Chính phủ NguyễnXuân Phúc khẳng định: "Với quanđiểm nhất quán phát triển kinh tếđi đôi với bảo vệ môi trường. Kinhtế - xã hội - môi trường là ba trụcột của phát triển bền vững, lànhiệm vụ trọng tâm của quá trìnhphát triển. Chúng ta đã tập trunghoàn thiện và triển khai thực hiệnnghiêm túc, hiệu quả các cơ chế,chính sách, pháp luật về bảo vệmôi trường, trong đó có việc quảnlý, kiểm soát ô nhiễm môi trườngdo rác thải nhựa, nhất là sản phẩmnhựa dùng một lần và túi nilôngkhó phân hủy".

Tuy nhiên, Thủ tướng cũngthẳng thắn cho rằng công tácphòng chống rác thải nhựa cònnhiều tồn tại, hạn chế, từ nhậnthức của một bộ phận doanhnghiệp, người dân đến thói quenphổ biến trong sinh hoạt, sử dụngtúi nilông. Do vậy, ngay từ bây giờ,chúng ta cần có những hành độngthiết thực, cụ thể để kiểm soát,ngăn chặn phát sinh rác thải nhựađể người dân Việt Nam hiện tại, cácthế hệ tương lai, con cháu chúngta được sống trong môi trườngtrong lành, an toàn và bền vững.

Thủ tướng Chính phủ kêu gọi:"Nhà nhà hạn chế rác thải nhựa;người người phòng chống ônhiễm rác thải nhựa; xã hội tiếnđến nói không với rác thải nhựa.Các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng,khu du lịch… không sử dụng túinilông, sản phẩm nhựa sử dụngmột lần. Cả nước phấn đấu đếnnăm 2025 không sử dụng đồ nhựadùng một lần"...

Trên tinh thần đó, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc đề nghị lãnhđạo các ban, bộ, ngành, cơ quanTrung ương và địa phương, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức thành viên quan tâm hơnnữa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổchức thực hiện các hoạt độngchống rác thải nhựa.

Từng cơ quan, đơn vị cóchương trình, kế hoạch thực hiệnngay các hoạt động cụ thể chốngrác thải nhựa như hạn chế, tiếnđến không dùng sản phẩm nhựasử dụng một lần trong cơ quan,đơn vị; hạn chế sử dụng kinh phíNhà nước mua sắm các sản phẩmnhựa sử dụng một lần...

Từng cán bộ, đảng viên, côngchức, viên chức, nhất là ngườiđứng đầu cấp ủy, chính quyền cáccấp, các ngành, các cơ quan, đơnvị phải đi đầu, gương mẫu trongviệc nói không với sản phẩmnhựa, túi nilông sử dụng một lần.

Từng cộng đồng, mỗi gia đìnhvà từng người dân ngay từ bây giờhãy thực hiện khẩu hiệu “nóikhông với rác thải nhựa” ngay từnhững hành động nhỏ nhất, gópphần bảo vệ môi trường sống chochúng ta và các thế hệ mai sau.

Mỗi người hãy tự ý thức vềhành động bảo vệ môi trường,thay đổi thói quen hằng ngàybằng cách hạn chế việc sử dụngcác sản phẩm nhựa dùng một lần,túi nilông, tiến tới sử dụng các sảnphẩm thân thiện với môi trường làbảo vệ chính mình và tương laicon em chúng ta.

Sống xanh, tiêu dùng có ýthức không chỉ là một xu hướngcủa những người trẻ mà cần trởthành lối sống tích cực trong cảcộng đồng.v

Nhiều quán cà phê cũng đã có ý thức hưởng ứng lối sống xanh bằng cách thay thế sửdụng ống hút nhựa bằng ống hút tre, inox và các vật dụng thân thiện với môi trường.

Page 22: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

20 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Xử lý điểm nóng chínhtrị - xã hội

Xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảovệ hòa bình, trật tự an toàn xã hội,vững chắc Tổ quốc xã hội chủnghĩa luôn là nhiệm vụ chiến lược,được Đảng, Nhà nước đặt lênhàng đầu. Trước diễn biến tìnhhình thế giới luôn biến động, việcxử lý các tình huống chính trị,trong đó có xử lý các điểm nóngchính trị - xã hội, phải được xâydựng trên cơ sở khoa học, gắn lýluận với thực tiễn đời sống. Có thểnói điểm nóng chính trị - xã hộidiễn ra trong lĩnh vực chính trị - xãhội khi mà sự chống đối của đámđông quần chúng của các lựclượng đối lập đã hướng trực tiếpvào những người nắm quyền lựcchính trị, cơ quan quyền lực và thể

chế chính sách của chính quyềnNhà nước. Thực tiễn thường xảy racác điểm nóng xã hội nhiều hơn làcác điểm nóng chính trị - xã hội.Điểm nóng chính trị - xã hội tuyxảy ra ít hơn, nhưng phức tạp vàquyết liệt hơn vì nó liên quan trựctiếp tới quyền lực Nhà nước. Tuynhiên, điểm nóng xã hội trong cáclĩnh vực khác đều có khả năng trựctiếp trở thành điểm nóng chính trị- xã hội. Đã có những cuộc đìnhcông, bãi công của người lao độngđòi tăng quyền lợi lao động, cáctranh chấp đất đai… nếu khôngcó cách xử lý, giải quyết đúng đềucó thể chuyển thành cuộc đấutranh chống chính quyền Nhànước. Như vậy, nếu chúng ta xử lýtốt điểm nóng xã hội thì sẽ hạnchế sự phát sinh điểm nóng chính

trị - xã hội. Chúng ta cần xử lý cácđiểm nóng chính trị - xã hội bằngnhững giải pháp làm cho điểmnóng nguội dần và hạn chế sự lantỏa sang nơi khác. Đây là cách hạnhiệt “rút ngòi nổ”, ví như phải dậptắt một đám cháy sao cho nókhông bùng phát lớn hơn, khônglan tỏa sang nơi khác mà nguộidần đi.

Khi giải quyết điểm nóng, việclàm phân hóa quần chúng lôi cuốnđược quần chúng về phía mình làmột điều có ý nghĩa quan trọng.Bởi, chỉ khi tranh thủ được sự đồngtình ủng hộ của đa số quần chúngvấn đề điểm nóng mới có thể giảiquyết. Trong trường hợp nhân dânbị kẻ xấu, phản động lôi kéo, kíchđộng thì cần phải đánh giá bảnchất của nhân dân nơi xảy ra điểm

Xử TRÍ TÌNH HUốNG BIểU TÌNH, BạO LOạN:

Cần chủ động bám sát cơ sở,thực tiễn

MINH VÂN

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tếgắn liền với ổn định, hòa bình, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trái ngượcvới mục tiêu tốt đẹp đó, một số tổ chức, cá nhân, các thế lực thù địch,phần tử phản động trong, ngoài nước lợi dụng nhân dân, kích động gâymất ổn định chính trị, bạo động nhằm chống phá chính quyền. Để đối phó,phá tan những âm mưu phản động hại nước, dân, Đảng, Nhà nước, cấpngành, đoàn thể cần tăng cường, chủ động hơn nữa nhằm bám sát cơ sở,thực tiễn, địa bàn để xử lý, đập tan mọi âm mưu các thế lực thù địch,phản động, xử lý theo quy định nghiêm minh pháp luật.

Page 23: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

21TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

nóng, tìm hiểu nguyên nhân vàmức độ bị lôi cuốn, kích động đểtìm ra những giải pháp nhằmchuyển hóa quần chúng theohướng tích cực.

Chúng ta cần xử lý điểm nóngchính trị - xã hội không chỉ vớimục tiêu thiết lập sự ổn định chínhtrị, mà cơ bản hơn là củng cố sựbền vững của cơ sở chính trị. Sựbền vững ấy chính là chính sáchan dân, chiếm được lòng dân và sựđồng tình ủng hộ của nhân dânvới Nhà nước, huy động sự thamgia của nhân dân vào công việcNhà nước. Xử lý điểm nóng chínhtrị - xã hội cần có sự chỉ đạo thốngnhất của các cấp, các ngành từTrung ương đến cơ sở. Bởi vì, đâylà một vấn đề nhạy cảm, phạm vitác động không chỉ ở nơi xảy rađiểm nóng mà còn ảnh hưởngđến các nơi khác trong phạm vi cảnước, thậm chí nó có thể ảnhhưởng đến an ninh khu vực vàquốc tế. Do vậy, cần phải có sựthống nhất, phối hợp của cả hệthống chính trị mới có thể tìm racách giải quyết đúng đắn.

Chủ động bám sát cơsở, thực tiễn, địa bàn

Có thể nói hiện nay, các thế lựcphản động, phần tử xấu quá khíchtrong và ngoài nước đã lợi dụngphát huy tối đa những tiện ích củamạng xã hội, Internet để côngkhai kích động người dân. Cónhững sự việc đơn giản, nhưng bịthổi phồng, bị vu khống theohướng không phân biệt đúng sai.Có rất nhiều người, vì nhận thức

yếu kém đã bị lôi kéo tham giatheo. Để không diễn ra tình trạngtrên, các cấp, ngành, đoàn thể,nhất là các ngành chức năng cầnchủ động bám sát cơ sở, thực tiễn,địa bàn để kịp thời ngăn chặnngay khi trong giai đoạn “trứngnước”. Việc chủ động, bám sát cơsở, nắm thực tiễn, địa bàn có vaitrò quan trọng, góp phần nắm bắttư tưởng, dư luận xã hội, kịp thờiphát hiện những vấn đề nảy sinh,định hướng thông tin đúng tầm,đúng hướng. Để làm tốt công tácnày chúng ta cần phát huy vai tròcông tác Tuyên giáo. Công tácTuyên giáo phối hợp chặt chẽ vớiMặt trận Tổ quốc các cấp thành lậpcác tổ công tác thường xuyênxuống địa bàn, nhất là các địa bàntrọng điểm, đến từng hộ gia đìnhđể tuyên truyền, vận động, đốithoại với người dân. Cần phát huyvai trò của đội ngũ tuyên truyềnviên cơ sở và công tác tuyêntruyền miệng. Tăng cường cácbuổi thông tin chuyên đề, trao đổi,thảo luận của các tổ chức hội,đoàn thể quần chúng. Khi có vụviệc xảy ra, cần thông tin kháchquan, đúng sự thật về sự việc.Không mô tả chi tiết, không tườngthuật, hạn chế thống kê chi tiếtthiệt hại để tránh bị kẻ xấu lợidụng, xuyên tạc, phô trươngthanh thế. Nhanh chóng thành lậpTrung tâm thông tin trong tìnhhuống khẩn cấp, thống nhất đầumối để kịp thời cung cấp thông tinchính thống cho các cơ quan chứcnăng, cơ quan báo chí, lực lượngbáo cáo viên, tuyên truyền viên để

định hướng dư luận, tuyên truyền.Đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng vàthông tin liên lạc trong hoạt độngthông tin truyền thông, nhất là hệthống phát thanh - truyền hìnhcác cấp, các trung tâm văn hóahuyện, thị xã, thành phố, cácphương tiện thông tin lưu động.Chúng ta cần tăng cường tácchiến trên không gian mạng. Bêncạnh lực lượng tác chiến chuyênnghiệp, các cấp ủy Đảng, Mặt trậnTổ quốc, các đoàn thể yêu cầu cánbộ, đảng viên, công chức, viênchức, đoàn viên, hội viên sử dụngmạng xã hội để trực tiếp đấu tranhmột cách chủ động, tuyên truyềnnội dung chính thống, thông tintích cực, tạo sự lan tỏa sâu rộng.Nên coi đây là một trong nhữngnhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảngviên, hội viên, đoàn viên. Đối vớicác vụ việc tụ tập đông ngườiđang có các hành vi biểu tìnhmang tính bạo động, vi phạmpháp luật nghiêm trọng xảy ra,cần linh hoạt bằng các hình thứctuyên truyền, định hướng dư luận(như sử dụng tin nhắn với các nộidung ngắn gọn, súc tích, kêu gọinhân dân không nghe theo cácluận điệu xuyên tạc, không thamgia biểu tình…). Sau khi vụ việc đãđược xử lý, cần phối hợp với các cơquan chức năng nhanh chóng giảiphóng đám đông, đưa đời sốngcộng đồng trở lại bình thường, giảiquyết kịp thời những vướng mắccó liên quan, tạo tiền đề cho sựphát triển mới.v

Page 24: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

22 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Một trong những ngườitích cực phát triểnphong trào trồngchuối tại địa phương

là chị Phàn Thị Phương - Bí thư Chibộ bản La Vân, xã Huổi Luông. Đãnhiều năm nay, người phụ nữ trẻdân tộc Dao ấy đã không quảnnắng mưa, tích cực đến từng giađình để động viên, giúp đỡ làmkinh tế, xóa đói giảm nghèo.Thành quả chị mang về cho bảnngười Dao nơi non cao này thậtđáng ghi nhận. Cả bản có tổng số37 hộ dân sinh sống hiện chỉ còncó 5 hộ nghèo; thu nhập bìnhquân đầu người hơn 5 triệuđồng/năm của 5 năm trước, đếnnay đã tăng lên hơn 2 - 3 lần.

Trồng chuối giờ đã trở thànhthế mạnh không chỉ ở La Vân màcòn ở nhiều bản khác của xã HuổiLuông. “Vì cho giá trị kinh tế cao,loại cây này đã nhanh chóng đượcnhân rộng và trở thành sản phẩmhàng hóa, cũng như thu nhậpchính của bà con các dân tộc tạiđịa phương. Cây chuối đã giúp xã

Huổi Luông giảm tỷ lệ hộ nghèotừ trên 70% năm 2010 xuống còndưới 15% như hiện nay. Đời sốngcủa bà con trong xã nhờ đó cũngđược cải thiện nhiều” - ông Lê VănDung, Bí thư Đảng ủy xã HuổiLuông khẳng định như vậy khi giớithiệu thêm về chị Phương vàphong trào xóa đói giảm nghèo tạibản La Vân.

Mất khoảng một giờ đi bằng xemáy từ trung tâm xã Huổi Luông,

chúng tôi đã có mặt ở bản La Vân.Tiếp chúng tôi, nữ Bí thư chi bộduy nhất và trẻ nhất của Đảng bộxã Huổi Luông Phàn Thị Phươngthân thiện, niềm nở và nhiệt tình.

Chị kể rằng, năm 2009, chị khiấy mới 21 tuổi đã vinh dự đượcđứng vào hàng ngũ của Đảng. Từviệc trở thành một đảng viên, chịnhận thức rằng bản thân phảiphấn đấu, nỗ lực đưa gia đình vàbà con trong bản cùng thoát

Vùng biên giới ấm nonhờ có nữ Bí thư chi bộ trẻ

MỸ BÌNH

Dọc theo đường biên giới vào trung tâm xã Huổi Luông (Phong Thổ,Lai Châu), trên những triền đồi bạc màu trơ trọc đất đá ngày nào, giờđây là bạt ngàn màu xanh của chuối. Loại cây này đã giúp xã vùngbiên ổn định, phát triển trong đó nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươnlên làm giàu chính đáng.

Chị Phàn Thị Phương cùng chị em phụ nữ trong bản chăm sóc vườn chuối trên diệntích đất dốc.

Page 25: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

23TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

nghèo. Nghĩ là làm, hàng ngày,sau khi hoàn tất công việc giađình, chị Phương tích cực tham giatuyên truyền, vận động bà conphát triển kinh tế, xóa đói giảmnghèo cũng như chấp hành chủtrương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước. Buổi tối,chị cùng cán bộ phụ nữ đến từngđịa bàn nắm tâm tư, nguyện vọngcủa bà con và hướng dẫn cáchchuyển đổi cây trồng từ diện tíchtrồng ngô, sắn kém hiệu quả sangtrồng cây chuối.

26 tuổi, chị Phương được bầulàm Bí thư Chi bộ bản La Vân. Giữtrọng trách này chị càng lo hơnbởi nếu chỉ vận động dân bản thayđổi tập quán canh tác mà chưacho họ thấy được làm như vậy sẽcó cuộc sống khá lên chưa chắcmọi người đã nghe theo.

Thế là chị bàn bạc với chồng vàquyết định chuyển khu đất rộng,gần khu vực của khẩu Ma Lù Thàngvốn là đất trồng ngô, sắn bạc màusang trồng 800 gốc chuối. Câychuối dễ trồng, phù hợp với đấtđồi dốc nơi đây và phát triển tốthơn cây trồng cũ. Bởi vậy, sau 2năm trồng và chăm sóc vất vả,vườn chuối đã cho thu hoạch. Trừchi phí, gia đình chị để ra hơn 100triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, vợchồng chị Phương còn đến cácbản, thu mua chuối của bà con rồibán cho thương lái. Việc làm đógiúp đỡ dân bản tiêu thụ chuối khiđến thời vụ thu hoạch cũng là mộtcách tạo “đầu ra” cho loại nông sảnnày. Giờ đây, trung bình mỗi tháng,gia đình chị Phương có thu nhậpgần 20 triệu đồng.

Thấy được kết quả đó, nhiềungười dân trong bản, trong xã đãhọc theo chị Phương. Trong bản LaVân giờ đây nhà ít thì trồngkhoảng 1.000 gốc, nhà nhiều có từ2.000 đến 3.000 gốc.

La Vân vốn là bản biên giớinghèo, phần lớn là người dân tộcDao sinh sống. Nhờ chuyển đổicây trồng phù hợp, đến nay hộnghèo trong bản đã giảm đáng kểqua từng năm. Nhiều gia đình đãxây được nhà kiên cố, mua ti vi,mua xe máy, sắm tủ lạnh… Trongbản không xảy ra trộm cắp, khôngcó trường hợp nào nghiện hút, anninh trật tự luôn đảm bảo.

Cùng với việc vận động đảngviên đi đầu trong phát triển kinhtế, xóa đói, giảm nghèo, Bí thư chibộ Phàn Thị Phương thườngxuyên nghiên cứu Chỉ thị, Nghịquyết, hướng dẫn của cấp trêntrong đổi mới, nâng cao chấtlượng sinh hoạt chi bộ. Chị cũng

chuẩn bị tốt, thường xuyên đổimới nội dung sinh hoạt chi bộ bảođảm đúng quy định, hướng dẫn,phù hợp với tình hình, đặc điểmcủa địa phương.

Khi hỏi về nữ Bí thư chi bộ 31tuổi này, ông Lê Văn Dung, Bí thưĐảng ủy xã Huổi Luông (huyệnPhong Thổ) hào hứng: Chị PhànThị Phương là Bí thư chi bộ luônhoàn thành tốt nhiệm vụ đượcĐảng ủy xã giao cho. Với bà controng bản, chị Phương luôn tậntình giúp đỡ để các hộ dân vươnlên thoát nghèo. Nhờ đó, bản LaVân là điểm sáng trong công tácxóa đói giảm nghèo của địaphương. Đặc biệt, nhiều năm liềnChi bộ bản La Vân đã đạt danhhiệu Chi bộ trong sạch vữngmạnh. Chị Phương luôn đượcĐảng ủy xã tặng Giấy khen vìhoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao.v

Người dân đưa chuối ra điểm tập kết bán cho thương lái.

Page 26: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

CHUNG TAY VÌ NGườI NGHÈO:

Cần duy trì bền vữngCƯỜNG NGÂN

Nhiều chính sách giảm nghèo được Đảng, Nhà nước quan tâm, ban hành.Nhiều tấm lòng vàng đến từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm chung taygiúp đỡ người nghèo. Tất cả vì mục tiêu cao đẹp “thương người như thểthương thân”, không quay lưng với cái đói cái nghèo, đẩy lùi cái nghèo vì sựphát triển, cuộc sống bền vững.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh số 588, phê duyệt Đề án “Vận độngxã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khókhăn thuộc vùng dân tộc thiểu số vàmiền núi giai đoạn 2019 – 2025”.

Đây được xem là giải pháp tăng cường điều phốicác nguồn lực xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợđối với trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, miềnnúi. Đề án trên được phát động vào Tháng hành độngvì trẻ em năm 2019 cũng là bắt đầu phong trào lớncả nước chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộcthiểu số. Ba mục tiêu được tập trung thực hiện là cảithiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ emthông qua khám chữa bệnh, hỗ trợ bữa ăn dinhdưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học; Hỗ trợđể có nhiều hơn điểm trường, lớp học trở thành điểmvăn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em; Hỗ trợ đồ ấm chotrẻ em.

Đánh giá chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2020 và mụctiêu, nhiệm vụ của giai đoạn2021 - 2030.

Đây là nội dung chính của Hội thảo gópý vào Dự thảo (lần 4) báo cáo “Đánh giáchính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2020 vàmục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021 -2030”. Với mục đích nhằm đánh giá nhữngđiểm cơ bản về tình hình kinh tế - xã hộivùng dân tộc thiểu số và miền núi; đánh giámột cách toàn diện những kết quả đạt đượccũng như những tồn tại, hạn chế trong lĩnhvực công tác dân tộc, thực hiện chính sáchdân tộc giai đoạn 2011 - 2020. Tại Hội thảo,nhiều ý cho rằng, trong giai đoạn mới cầncó bước đột phá về công tác dân tộc, thựchiện chính sách dân tộc; đặc biệt là trong tưduy xây dựng, thực thi chính sách. Theo đó,chính sách dân tộc phải xây dựng dưới dạngcác Chương trình mục tiêu. Các bộ, ngànhTrung ương, cấp ủy, chính quyền các cấpvùng dân tộc thiểu số và miền núi phải đưacông tác dân tộc, thực hiện chính sách dântộc là một trong những nhiệm vụ trọng tâmcủa cả hệ thống chính trị, từ đó có tiêu chíđể kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của cácbộ, ngành, địa phương. Việc đánh giá lầnnày là cơ sở để xây dựng, ban hành và thựcthi chính sách dân tộc trong giai đoạn mới.

24 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Sự quan tâm của các cấp ngành, doanh nghiệp, các nhà hảotâm… sẽ góp phần giảm bớt những khó khăn, tiếp bước cho cácem học sinh vùng khó khăn đến trường.

Page 27: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

Long An với công tác giảm nghèoThực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020(theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016của Thủ tướng Chính phủ), Long An đã tích cựcđẩy mạnh triển khai áp dụng các chính sách,chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo để tạođiều kiện cho hộ nghèo trong tỉnh ổn định đờisống, phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.Nhờ đó, số hộ nghèo trong tỉnh đã giảm từ 4,03%(năm 2016) xuống còn 2,93% (tháng 6/2018). Đờisống vật chất và tinh thần của người nghèo,người cận nghèo cũng được cải thiện, góp phầnthu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sốnggiữa nông thôn và thành thị… Để thực hiện đượcviệc này, tỉnh cho triển khai nhiều dự án đầu tư

xây dựng các công trình thiết yếu, duy tu bảodưỡng công trình cho 18 xã nghèo biên giới vàbãi ngang trong tỉnh. Thời gian qua, thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bềnvững, tỉnh Long An đã đạt được nhiều kết quảtích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của ngườinghèo, người cận nghèo được cải thiện, gópphần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mứcsống giữa nông thôn và thành thị. Ngoài ra, tỉnhcũng tích cực thực hiện chính sách tín dụng ưuđãi cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh,sinh viên nghèo, hộ mới thoát nghèo… Trongthời gian tới, tỉnh tập trung thực hiện nhiều giảipháp để phát huy kết quả đạt được, thực hiệnthành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảmnghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.v

Lai Châu tối ưu hóa các nguồn lực đểthoát nghèo.

Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới, có 4/8huyện, thành phố là huyện nghèo theo Nghịquyết 30a; 696 thôn bản đặc biệt khó khăn. Thựchiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảmnghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lai Châu giaiđoạn 2012 - 2018, từ tỉnh đến các huyện, thànhphố đã ban hành các nghị quyết, chương trìnhvề giảm nghèo và chỉ đạo thực hiện. Việc ápdụng cơ chế đặc thù giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020, bằng việc chỉ đạo các cơ quan chuyênmôn phối hợp với các tổ chức đoàn thể huyđộng mọi nguồn lực hỗ trợ cho công tác giảmnghèo, đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảmnghèo để tạo thành phong trào sâu rộng, thuhút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Cùngvới các nguồn lực của Trung ương và tỉnh, hàngnăm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phát độngcác cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệpđóng góp xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” đểthực hiện các chính sách an sinh xã hội chongười nghèo. Trong đó, giai đoạn 2012 - 2018, đãhuy động được 31.568,3 triệu đồng. Thông qua

các chính sách: hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng khuvực dân tộc thiểu số, miền núi; hỗ trợ sản xuất,giáo dục đào tạo và dạy nghề, nhân rộng môhình giảm nghèo; hỗ trợ nâng cao năng lực giảmnghèo; hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cậnnghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việccó thời hạn ở nước ngoài... Đến nay, toàn tỉnh có29 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt13,67 tiêu chí/xã, tăng 0,89 tiêu chí/xã so với cuốinăm 2017; có hai huyện Tân Uyên và Than Uyênđược công nhận ra khỏi huyện nghèo…

25TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Pháp huy thế mạnh nghề, làng nghề truyền thống khôngchỉ tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phươngmà còn góp phần đẩy lùi cái nghèo, tăng thu nhập kinh tế.

Page 28: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

26 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Nâng tầm vị thế đất nướcBáo chí thực sự có vai trò quan trọng trong đời

sống, xã hội, đã đóng góp tích cực, hiệu quả trên mặttrận thông tin tuyên truyền, thực hiện vai trò địnhhướng dư luận xã hội, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nướcvà nhân dân, tham gia giám sát, phản biện, giúp cáccơ quan ban ngành xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiệnnhiều chủ trương, chính sách, thực hiện vai trò củamình trong việc đấu tranh phòng chống tiêu cực,tham nhũng, tham ô, tiêu cực, lãng phí… góp phầnxây dựng xã hội, đất nước ngày càng văn minh, côngbằng, hạnh phúc… Như Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc khẳng định trong buổi lễ kỷ niệm94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2019): “Báo chí, phản ánh trung thực hình ảnhcủa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâurộng, góp phần nâng tầm vị thế đất nước”. Phát huyhơn nữa những thế mạnh trên mặt trận thông tin,Thủ tướng mong muốn báo chí cần phát huy hơn nữanhững lợi thế trong việc định hướng, dẫn dắt thôngtin, không để mạng xã hội chi phối hay chạy theothông tin mạng xã hội, không kiểm chứng, dẫn đếnsai phạm đáng tiếc. Người làm báo phải nhất quántrên lập trường tư tưởng đúng định hướng, khôngđược “hai mặt”. Báo chí phải đi đầu trong những vấnđề lớn, vấn đề mới của đất nước. Thông tin nhanh

nhạy, kịp thời, chính xác là một yêu cầu, vì nếu thôngtin đi sau thì không còn giá trị. Viết gì, khen hay chê,đưa tin tốt hay xấu đều phải vì lợi ích cộng đồng, lợiích của đất nước, lợi ích của đại cục, không được làmxói mòn niềm tin xã hội. Những gương tốt, người tốt,việc tốt phải được phản ánh nhiều hơn trên tất cả cácloại hình của báo chí...

Vị thế trong thời đại kỹ thuật sốBài viết về chủ đề "Truyền thông xã hội đối với ổn

định chính trị, xã hội" ở Việt Nam, đồng chí Võ VănThưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ươngĐảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnhviệc phát huy vai trò chủ động, tiên phong, dẫn dắt,định hướng của báo chí trong thông tin tích cực. Theođồng chí Võ Văn Thưởng, báo chí cách mạng cầnkhẳng định hơn nữa vai trò, vị thế của mình trongthời đại kỹ thuật số. Truyền thông xã hội là một “dòngchảy thông tin” trên nền tảng, dịch vụ công nghệ chophép người dùng tạo ra, chia sẻ, trao đổi, thảo luận vàthay đổi các nội dung. Sự tiếp cận đến từng cá nhânngười dùng với tốc độ nhanh tạo ra nhiều cơ hội vàlợi ích về truyền tải. Nhưng cũng từ đây bộc lộ nhữngtác động tiêu cực, ẩn chứa những nguy cơ phức tạp,khó lường. Trong bối cảnh bất ổn gia tăng ở nhiều nơitrên thế giới, sự ổn định chính trị, xã hội của Việt Namlà một lợi thế quan trọng để phát triển. Việt Nam

94 NăM BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925 – 21/6/2019)

Vì nền Báo chí cách mạng vững mạnh

VĂN TOÀN

Qua 94 năm hình thành, phát triển, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã luônđồng hành cùng dân tộc, góp sức trong sự đổi thay đất nước, tạo dựngđược niềm tin sâu sắc trong lòng độc giả, nhân dân. Tất cả điều có được ấylà nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ… để báo chí ViệtNam ngày càng chính quy, hiện đại, phát triển vững mạnh.

Page 29: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

đang khai thác và phát huy những đặc tính ưu việtcủa truyền thông xã hội, đồng thời, cũng đang phảiđối mặt với những tác động tiêu cực khó kiểm soáttừ dạng thức truyền thông mới này. Một số tổ chứcthù địch bên ngoài, lợi dụng những bất cập trongquản lý Nhà nước về Internet, mạng xã hội, đã thâmnhập vào các nền tảng truyền thông xã hội. Với nhiềuthủ đoạn tinh vi được hỗ trợ bởi công nghệ, chúngtập trung chống phá nền tảng tư tưởng, phủ nhậnthành tựu của công cuộc đổi mới, đòi xóa bỏ vai tròlãnh đạo của Đảng, gieo rắc tư tưởng cực đoan, tạobất đồng, xung đột trong nội bộ Đảng và nhân dân.Sự lệch lạc trong nhận thức về các vấn đề chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ dẫn đến sai lầm trong hànhvi, tạo nên những mối nguy về an ninh, bất ổn chínhtrị, xã hội. Một bộ phận người sử dụng mạng xã hội ởViệt Nam thường có xu hướng quan tâm, thích (like)và chia sẻ (share) thông tin giật gân, tiêu cực, tráichiều hơn thông tin tích cực, một cách cố tình hoặcvô ý thức, bất chấp các hậu quả. Những hành vi lệchlạc này có thể làm khủng hoảng đời sống của cánhân, tổ chức, gây nặng nề và trầm cảm xã hội.Vì thế,chúng ta không thể chủ quan, lơ là mà cần phải chủđộng nhận diện, ngăn chặn kịp thời những nhân tốlợi dụng truyền thông xã hội để tác động đến ổn địnhchính trị, xã hội từ nhiều hướng, nhiều cách thức khácnhau. Do đó việc quản lý báo chí điện tử, mạng xã hộivà các loại hình truyền thông trên Internet phải pháttriển đúng hướng, chặt chẽ”. Phải chủ động đánh giá,dự báo chính xác tình hình; chú trọng giải quyết thấuđáo các vấn đề bức xúc của người dân; khắc phụchiệu quả những hạn chế, bất cập, không để hìnhthành “điểm nóng”. Các cơ quan chức năng cần cungcấp thông tin cho báo chí một cách đầy đủ, côngkhai, minh bạch, kịp thời, nhất là với các vấn đề quantrọng được người dân quan tâm, không để cho cácthế lực thù địch lợi dụng, chiếm lĩnh truyền thông xãhội. Đồng thời, giữ nghiêm kỷ luật thông tin, kiênquyết đấu tranh, xử lý nghiêm khắc với các phần tử cơhội chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cố tìnhlàm lộ lọt, cung cấp thông tin nội bộ, hỗ trợ cho cácphần tử mạng xã hội đưa tin sai sự thật, kích động,

tấn công vào nội bộ. Thông tin tích cực của báo chívẫn phải là dòng chủ lưu với thông tin chất lượng,chính xác, kịp thời, khách quan, là bộ lọc đáng tin cậyvề mọi vấn đề xã hội, dư luận quan tâm. Tạo lập môitrường thông tin lành mạnh, an toàn, trong đó,truyền thông xã hội là một trong những nguồn lựcthông tin quan trọng, sẽ góp phần tích cực, hiệu quả,bảo vệ, gìn giữ môi trường chính trị, xã hội ổn địnhlàm nền tảng cho đất nước phát triển bền vững.v

27TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

“Báo chí phải vượt qua thách thức mới để gópphần đưa dân tộc, đất nước đến bến bờ thịnhvượng, phát triển, dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, văn minh. Báo chí áp dụng công nghệnhiều hơn, thậm chí đi đầu trong áp dụng côngnghệ mới vì chính công nghệ sẽ giúp giải quyếtđược các vấn đề, nhất là vấn đề cạnh tranh thôngtin… Chính phủ sẽ tạo cơ chế mới cho báo chíphát triển, như cơ chế đặt hàng. Chính phủ sẽquan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo báo chí,sẽ tạo điều kiện hình thành một số cơ quan báochí có quy mô lớn, làm đầu tàu cho báo chí ViệtNam”- Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Namnhân kỷ niệm 94 năm ngày Báo chí Cách mạngViệt Nam 21/6.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc vớiHội Nhà báo Việt Nam.

Page 30: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

28 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

* Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền .

Sự biến đổi của nềnbáo chí truyền thôngvà yêu cầu mới trongquản lý báo chí truyềnthông trong bối cảnhphát triển xã hội thôngtin ở Việt Nam hiện nay

Trong cuốn sách “Xã hội thôngtin” (Information Society), NickMoore đã đưa ra một số quan điểmvề đặc điểm của xã hội thông tin.Đầu tiên, thông tin được sử dụngnhư là một nguồn tài nguyên kinhtế. Tổ chức sử dụng thông tin lớnhơn để tăng hiệu quả của họ, đểkích thích sự sáng tạo và để tăngtính hiệu quả và sự cạnh tranh,thường là thông qua cải thiện chấtlượng của hàng hóa và dịch vụ màhọ sản xuất, có lợi cho nền kinh tếcủa một quốc gia. Thứ hai, trong xãhội thông tin, công chúng sử dụngvà khái thác thông tin cả chiều rộng,

chiều sâu, với hiệu quả cao hơn.Trong thị trường hàng hóa, số ngườisử dụng thông tin chuyên sâu trongcác hoạt động vì người tiêu dùngtăng lên. Hệ thống thông tin pháttriển sẽ mở rộng nguồn thông tincho giáo dục và văn hóa. Đặc điểmthứ ba của xã hội thông tin là sựphát triển của một ngành thông tintrong nền kinh tế. Chức năng củalĩnh vực thông tin là để đáp ứng nhucầu chung của thiết bị và dịch vụthông tin. Một phần quan trọng củangành liên quan với các cơ sở hạtầng công nghệ: các mạng viễnthông và máy tính. Trong tất cả cácxã hội thông tin, lĩnh vực thông tinnày đang tăng nhanh hơn nhiều sovới các nền kinh tế tổng thể. Liênminh Viễn thông quốc tế (ITU) ướctính rằng trong năm 1994, ngànhthông tin toàn cầu đã tăng hơn 5%trong khi các nền kinh tế thế giớităng trưởng ít hơn 3%.

Năm 2014, Frank Webster đãđưa ra nghiên cứu của mình trongcuốn sách “Các lý thuyết của xã hộithông tin” (Theories of informationsociety), đã được dịch ra nhiều thứtiếng và được sử dụng như lànhững lý thuyết cơ bản về xã hộithông tin. Frank Webster đã đưa ra6 quan điểm về xã hội thông tin vàđã xem xét lại các lý thuyết về xãhội thông tin của các học giả khácnhư quan điểm của Daniel Bell vềmột xã hội thông tin thời hậucông nghiệp, quan điểm củaAnthony Giddens về "tăng cườnggiám sát và mở rộng các quốc gia",quan điểm của Manuel Castel về"thành phố thông tin"... Theo ông,thông tin được coi là một tínhnăng đặc biệt của thế giới đạichúng. Trước đây, nền kinh tế đãđược xây dựng trên nền côngnghiệp và sự chinh phục của loàingười, bây giờ, chúng ta trở thành

Công tác quản lý báo chí truyền thôngtrong bối cảnh phát triển xã hội thôngtin ở Việt Nam hiện nay

(Kỳ 1)PGS. TS. ĐỖ THỊ THU HẰNG*

Sự phát triển của xã hội thông tin và Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác độngmột cách toàn diện, sâu sắc đến nền báo chí truyền thông Việt Nam đang đặtra những yêu cầu mới với công tác quản lý báo chí truyền thông. Nghiên cứunày tập trung vào sự biến đổi của nền báo chí, truyền thông trong bối cảnhphát triển xã hội thông tin ở Việt Nam, vấn đề đặt ra và từ đó đề xuất một sốgiải pháp đổi mới công tác quản lý báo chí truyền thông hiện nay.

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Page 31: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

29TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

một phần của một nền kinh tếthông tin toàn cầu. Các phươngtiện truyền thông phổ biến, mởrộng ngành nghề thông tin và sựphát triển của Internet thuyếtphục nhiều người sống trong mộtxã hội thông tin tin rằng đây là sốphận của tất cả chúng ta. Đối phótrong một thời đại của các luồngthông tin, các mối quan hệ ảo vàthay đổi chóng mặt đặt ra tháchthức cho tất cả.[4]

Ngay từ năm 1999, nghiên cứuvề Xã hội thông tin, việc làm và thếhệ của các hình thức mới(Information Society, Work and theGeneration of New Forms of SocialExclusion (SOWING)) của G.Shcienstock [5] đã chỉ ra có 6 góc độnghiên cứu khái niệm xã hội thôngtin: như một nền kinh tế thông tin,như thời xã hội hậu công nghiệp,như sự kết thúc của xã hội Lao độngcông nghiệp, như một xã hội trithức, như một xã hội công nghiệpthông tin, như là một xã hội học tập.

Sự biến đổi các dòng thông tintrong xã hội thông tin ở Việt Nam

Sự hình thành và phát triển xãhội thông tin tạo sự thay đổi lớncho nền báo chí truyền thông ở 5bình diện cơ bản bao gồm: Kinh tếtruyền thông, Cách mạng côngnghệ và khuếch tán công nghệ, Sựbiến đổi cơ cấu và tính chất cácnghề trong xã hội, Dòng chảythông tin và Các dấu hiệu mởrộng. Theo đó, trong xã hội thôngtin hình thành 3 dòng chảy thôngtin lớn nhất bao gồm: 1. Các loạihình và phương tiện truyền thôngliên cá nhân; 2. Báo chí và cácphương tiện truyền thông đại

chúng; 3. Truyền thông xã hội. Bathành phần này có quan hệ chặtchẽ với nhau và có mối quan hệbiện chứng, qua lại và tương tácvới nhau. (Mô hình 1)

Xu hướng biến đổi của nền báochí truyền thông và yêu cầu đặt ravới nền báo chí truyền thông baogồm những vấn đề cụ thể sau đây:

Thứ nhất, phát triển kinh tế báochí, hình thành các tập đoàn báochí - truyền thông và các tổ hợpbáo chí - truyền thông ở cácngành và địa phương [1]

Thứ hai, vẽ lại bản đồ sản phẩmbáo chí - truyền thông theo luậtcung cầu và cạnh tranh thị trường,vì lợi ích của công chúng. [1]

Thứ ba, đòi hỏi phải phát triểnmạnh hơn ngành công nghiệptruyền thông, đặc biệt là sản xuấtsản phẩm số, nội dung số, ứngdụng các phương tiện truyềnthông mới trong lĩnh vực báo chítruyền thông.

Thứ tư, cần phát triển songsong sản phẩm báo chí, truyềnthông tổ chức (trong đó nòng cốtlà truyền thông chính phủ, truyền

thông chính sách) và truyền thôngdoanh nghiệp. Điều này đòi hỏiyêu cầu tương ứng trong lĩnh vựcquản lý báo chí truyền thông.

Quản lý báo chí truyền thôngtrong bối cảnh phát triển xã hộithông tin cần xem xét gắn liền vớiviệc đổi mới mô hình, nâng caohiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quảnlý báo chí để phát triển nền báochí - truyền thông theo hướnghiệu quả, hiện đại và chất lượng,khắc phục các tình trạng chồngchéo, đầu tư dàn trải và buônglỏng quản lý. Cần tôn trọng cácnguyên tắc tập trung dân chủtrong quản lý báo chí - truyềnthông; nguyên tắc quản lý theongành, địa phương và vùng lãnhthổ; nguyên tắc phân biệt rõ chứcnăng quản lý Nhà nước về truyềnthông và chức năng quản lý kinhdoanh của các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực truyền thông;nguyên tắc dựa trên trách nhiệmnghĩa vụ và chức năng của truyềnthông; nguyên tắc công khai, đòihỏi quản lý Nhà nước cần đượccông khai trên các phương tiệntruyền thông.

Mô hình 1. Mô hình các dòng chảy thông tin trong xã hội thông tin và vai trò củamạng xã hội trong xã hội thông tin.

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Page 32: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

30 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

Những thách thức đốivới công tác quản lýbáo chí truyền thôngtrong bối cảnh pháttriển xã hội thông tin ởViệt Nam

Bối cảnh phát triển xã hộithông tin đang đặt ra cho công tácquản lý báo chí truyền thông mộtsố thách thức sau đây:

Thứ nhất, vấn đề nhận thứccủa chủ thể quản lý truyền thông

Trong thời đại mới nhận thứccủa chủ thể quản lý truyền thôngđối với sự ảnh hưởng của báo chí -truyền thông 4.0 là rất quan trọng.Theo đó, chủ thể quản lý cần bắtkịp các thay đổi cả về chất và lượngcủa các sản phẩm báo chí - truyềnthông cũng như sự thay đổi củacông chúng số. Các sản phẩm báochí - truyền thông đang dần hìnhthành như là một loại hàng hóa,dịch vụ tuân theo sự thay đổi vàvận động tất yếu của nền kinh tế.Các nhà lãnh đạo quản lý hoạtđộng truyền thông chính phủ vàtruyền thông chính sách cần tiếpcận các mô hình quản lý truyềnthông trong xã hội thông tin. Cầnphân định rõ các dòng thông tinvà nguyên tắc đặc thù và khả năngtác động qua lại lẫn nhau giữa 3dòng thông tin trong xã hội thôngtin ở Việt Nam, tránh tình trạngphiến diện và chia cắt trong quảnlý thông tin, truyền thông. Chẳnghạn: Quản lý báo chí và cácphương tiện truyền thông xã hộihiện nay không thể tách rời quảnlý mạng xã hội và truyền thông xãhội. Ngược lại, kinh tế báo chí sốcần phải tuân thủ Luật Báo chí,

Luật Sở hữu trí tuệ, có kiến thức cơbản vấn đề bản quyền nội dungtrong môi trường số .

Thứ hai, về nội dung vànguyên tắc quản lý báo chítruyền thông

Nội dung và nguyên tắc quảnlý truyền thông dần thay đổi theohướng hiện đại hóa. Cách mạngcông nghiệp 4.0 với đặc trưng làsự tích hợp của công nghệ thôngminh, trí thông minh nhân tạo vàkết nối của các thiết bị thông quamôi trường số và môi trườngInternet. Chính vì vậy, nguyên tắcquản lý truyền thông dần bị thayđổi và chi phối bởi các nền tảngcông nghệ, trong đó các hệthống quản lý thông minh dầndần thay thế sự can thiệp của conngười trong chế định vấn đề tổchức, quản lý sản xuất các sảnphẩm truyền thông. Sự thay đổinày đòi hỏi các nhà quản lý phảiđối mặt với sự thay đổi của côngchúng. Việc quản lý báo chí -truyền thông sẽ đối mặt với cácthay đổi của dòng chảy thông tinhơn là quản lý theo định hướng.Cần phải nghiên cứu và ứng dụngmô hình mới trong quản lý báochí truyền thông, chẳng hạn, theoGS. Thomas A. Bauer (2014, 2017),Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục vàTruyền thông châu Âu thì “Thay vìđưa ra ý kiến hoặc dẫn dắt ý kiếnlà chia sẻ ý kiến; Thay vì quản lýthông tin từ trên xuống (chiềudọc) là các mô hình phụ thuộctruyền thông theo phươngngang; Thay vì báo chí tuyến tính(từ một đến nhiều đối tượng) làquản lý diễn ngôn công cộng;thay vì chuyên nghiệp cá nhân là

hiểu biết về truyền thông (xã hội)rộng rãi”.

Quá trình này đòi hỏi thông tinmặc dù được tạo ra rất nhanhchóng, kịp thời nhưng tính chínhxác và sự tin cậy lại cần được kiểmchứng một cách khắt khe hơn khicác hệ thống thông minh đượcứng dụng để tạo ra các sản phẩmbáo chí - truyền thông.

Thứ ba, về cơ sở chính trị, cơsở pháp lý, cơ sở khoa học củacông tác quản lý truyền thông

Cần quan tâm nghiên cứu đầyđủ các nguyên tắc tập trung dânchủ trong quản lý báo chí - truyềnthông; nguyên tắc quản lý theongành, địa phương và vùng lãnhthổ; nguyên tắc phân biệt rõ chứcnăng quản lý Nhà nước về truyềnthông và chức năng quản lý kinhdoanh của các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực truyền thông;nguyên tắc dựa trên trách nhiệmnghĩa vụ và chức năng của truyềnthông; nguyên tắc công khai, đòihỏi quản lý Nhà nước cần đượccông khai trên các phương tiệntruyền thông như là một ngànhkhoa học. Có thể cân nhắc đến cácquy mô của các đơn vị quản lý, tổchức, sản xuất báo chí - truyềnthông để dần bắt kịp với sự thayđổi của thế giới.

Thứ tư, về mô hình quản lýtrong lĩnh vực truyền thông, baogồm cả quản lý Nhà nước và môhình quản lý cơ quan báo chí và tổchức, doanh nghiệp truyền thông

Cuộc cách mạng công nghiệp4.0 với đặc thù là sự thay đổi củatổ chức sản xuất, quản lý, phát

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Page 33: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

31TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

hành báo chí - truyền thông theohướng hiện đại hơn, thông minhhơn. Với sự thay đổi đó các kháiniệm về báo chí - truyền thông cầnthay đổi theo hướng phục vụ côngchúng và tiếp cận công chúngtheo hướng mở. Công chúngđồng thời là các “nhà báo côngdân” có vai trò giám sát và phảnbiện các sự kiện vấn đề diễn ratrong xã hội. Chính vì vậy, mô hìnhquản lý Nhà nước và mô hìnhquản lý cơ quan báo chí và tổchức, doanh nghiệp truyền thôngcần được xây dựng nhằm đáp ứngđược yêu cầu trong công tác quảnlý nội dung và chất lượng sảnphẩm cũng như các bài toán vềchính sách phải bắt kịp với sự thayđổi của công nghệ.

Thứ năm, thách thức trongcạnh tranh báo chí và cácphương tiện truyền thông mới

Sự ra đời của các phương tiệntruyền thông mới làm cho các sảnphẩm báo chí truyền thống đốimặt với sự cạnh tranh mang tínhsống còn. Với đặc thù nhanh - cậpnhật - đa dạng - phong phú, cácphương tiện truyền thông mới đặcbiệt là mạng xã hội và truyềnthông xã hội đã làm cán cân củacác phương tiện truyền thôngthay đổi nhanh chóng. Hiện nay, ởnước ta, mạng xã hội và truyềnthông xã hội đang dần lấn lướt cáchoạt động báo chí - truyền thôngtruyền thống. Song song với cáclợi ích của các phương tiện truyềnthông mới thì các vấn nạn về tingiả, tin đồn, tin thất thiệt ngàycàng gia tăng. Vấn đề quản lýthông tin trên mạng xã hội vàtruyền thông xã hội đang ngày

càng phải đối mặt với các vấn đềkhó khăn hơn. Chính bản thân cácphương tiện truyền thông mớicũng đang là nơi để tội phạm pháttán phần mềm, thông tin độc hạiđến công chúng. Bên cạnh cácvirus và phần mềm độc hại, cáccuộc tấn công, các ứng dụng giảmạo, vấn nạn tin giả, tin đồn, thưrác … đã và đang là vấn đề đauđầu cho các nhà tổ chức, quản lýtruyền thông và cả công chúng.Thông tin cá nhân, thông tin kinhdoanh, thông tin nhạy cảm cũnglan truyền một cách nhanh chóng,đơn giản và khó kiểm soát hơnnhư các thông tin về chính sáchnội bộ, dự án có tính bảo mật,thông tin mật, chiến lược, …

Thứ sáu, thách thức về lĩnhvực an ninh truyền thông, vănhoá truyền thông

Trong xu thế của các phươngtiện đều có thể kết nối Internet,bản thân các thiết bị có khả năngtự chia sẻ và cập nhật thông tintrên Intenet. Bên cạnh đó, các ứngdụng thông minh có khả năng tựphân tích dữ liệu hoặc trao đổi dữliệu với nhau. Khi đó người dùngkhó có thể kiểm soát được các dữliệu của mình. Vấn đề về an toànvà bảo mật thông tin đã và đanglà các thách thức cho tất cả cáclĩnh vực, trong đó có báo chí -truyền thông. Một thực tế mà cácđơn vị truyền thông phải đối mặtlà các rủi ro của an ninh truyềnthông, khủng hoảng truyềnthông. Ở đó, các nhà cung cấpdịch vụ nền tảng truyền thông xãhội đang dần dần nắm quyềnkiểm soát và điều khiển ngườidùng theo xu hướng do chính các

đơn vị tạo ra. Một ví dụ với hơn 2tỷ tài khoản sử dụng facebook đãvà đang trở thành một đế chếtoàn cầu về thông tin và dữ liệu.Thực tế cho thấy rằng, ở một kỷnguyên của công nghệ số, ai nắmđược thông tin và dữ liệu thì ngườiđó có quyền điều khiển và địnhhướng công chúng. Đây cũng làkhởi nguồn của nhiều vấn đề tiêucực như vấn đề cung cấp thông tinsai sự thật, thông tin được cungcấp không được kiểm định, cácthông tin thiếu lành mạnh nhưbạo lực, khiêu dâm, đồi trụy ngàycàng phổ biến hơn. Nghiêm trọnghơn là sự lệch lạc của bộ phậnkhông nhỏ công chúng về các vấnđề kinh tế - chính trị - xã hội, từ đóxuất hiện các nguy cơ đối với anninh, chính trị, xã hội và ảnhhưởng tiêu cực tới cộng đồng.Trong đó các vấn đề về tư tưởng,văn hóa, chính trị, xã hội đang làcác nguồn thông tin bị ảnh hưởngnhiều nhất.

Thứ bảy, thách thức về cơ sởhạ tầng - kỹ thuật và công nghệvà nguồn lực quản lý truyềnthông đáp ứng yêu cầu của Cáchmạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp lần thứtư gắn liền với công nghệ thông tinvà truyền thông, trong đó côngnghệ thông tin là cầu nối, có ảnhhưởng trực tiếp và quyết định đểthực hiện thành công các hoạt độngbáo chí - truyền thông hiện đại. Dovậy các thách thức về thể chế, pháttriển nguồn nhân lực và xây dựnghạ tầng đồng bộ gắn liền với sựphát triển và đảm bảo an toàn, anninh thông tin đang là các tháchthức lớn nhất cho truyền thông. v

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Page 34: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

32 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Đưa quan hệ đối tácvà hợp tác toàn diệnViệt Nam - EU lên tầmcao mới

Sau gần 30 năm, kể từ khi thiếtlập quan hệ ngoại giao vào tháng11/1990, quan hệ Việt Nam và EUđã phát triển nhanh chóng. Năm2012, hai bên đã ký Hiệp địnhkhung Đối tác và Hợp tác toàn diện(PCA), tạo khuôn khổ pháp lý quantrọng để mở rộng quan hệ ViệtNam - EU theo hướng đối tác bìnhđẳng, hợp tác toàn diện và lâu dài.Việc ký kết EVFTA và EVIPA sau 7năm đàm phán sẽ tạo những độnglực mới nâng tầm quan hệ Việt Nam- EU trong thập kỷ thứ tư của chặngđường phát triển quan hệ hai bên.

Thứ trưởng Thường trực BộNgoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết,cùng với Hiệp định PCA, Hiệp địnhEVFTA và EVIPA đánh dấu bướcchuyển quan trọng trong quan hệđối tác và hợp tác toàn diện Việt

Nam - EU. Hợp tác kinh tế thươngmại song phương đã chuyển từchỗ cơ bản là Việt Nam nhận hỗ trợcủa EU để phát triển, xóa đói, giảmnghèo và chuyển đổi nền kinh tếsang quan hệ đối tác hợp tác bìnhđẳng, cùng có lợi với các cam kếtcủa một hiệp định thương mại tựdo (FTA) “thế hệ mới”.

Là hiệp định có mức độ camkết sâu rộng, toàn diện, bao quátcác lĩnh vực kinh tế, thương mại,đầu tư và các vấn đề phát triểnbền vững, EVFTA và EVIPA sẽ mở ranhững cơ hội to lớn để hai bênkhai thác tối đa tiềm năng và sự bổtrợ cho nhau, đẩy mạnh trao đổithương mại, đầu tư, thúc đẩy pháttriển bền vững, từ đó góp phầnlàm sâu sắc và tạo đan xen lợi íchlâu dài giữa hai bên.

EVFTA sẽ giúp GDP của ViệtNam tăng thêm 4,6% và xuất khẩucủa Việt Nam sang EU tăng thêm42,7% vào năm 2025; GDP của EU

ước tính sẽ tăng thêm 29,5 tỷ USDvà xuất khẩu tăng 29% vào năm2035. Như vậy, EVFTA và EVIPAmang lại những lợi ích kinh tế rấtcụ thể và thiết thực cho nền kinhtế, doanh nghiệp và người dâncủa cả hai bên.

Cũng theo Thứ trưởng BùiThanh Sơn, theo đánh giá của EU,EVFTA là hiệp định thương mại tựdo tham vọng nhất mà EU từngthỏa thuận với một quốc gia đangphát triển. Việc ký kết Hiệp địnhkhẳng định lợi ích chung của ViệtNam và EU trong việc cùng đónggóp thúc đẩy liên kết kinh tế quốctế, tự do hóa thương mại và đầu tưbình đẳng, minh bạch và dựa trênluật lệ. Với việc ký kết EVFTA, EU đãký và triển khai FTA với 4 quốc giachâu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc,Singapore và Việt Nam, qua đó,tạo cơ sở để đẩy mạnh hợp tác,liên kết kinh tế liên khu vực Á - Âuvà hợp tác ASEAN - EU.

KÝ KếT EVFTA VÀ EVIPA:

Cơ hội để Việt Nam bứt phá phát triểnHÀ ANH

16 giờ chiều ngày 30/6/2019, tại Hà Nội, Việt Nam và Liên minh châu Âu(EU) đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp địnhBảo hộ đầu tư (EVIPA) sau nhiều năm đàm phán.Tại lễ ký, dưới sự chứngkiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Cao ủythương mại Cecilia Malmstrom, Bộ trưởng Romania phụ trách kinh doanh,thương mại và doanh nghiệp Stefan-Radu Oprea đại diện cho EU cùng Bộtrưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh (được ủy quyền, đại diện Chínhphủ Việt Nam) đã ký vào bản Hiệp định lịch sử này. Đây là sự kiện có ýnghĩa quan trọng và được trông đợi sau nhiều năm nỗ lực đàm phán.

Page 35: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

33TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Có thể nói, việc ký EVFTA vàEVIPA là một trong những thờikhắc lịch sử quan trọng trongchặng đường 30 năm phát triểnquan hệ Việt Nam - EU. Dấu mốcmới chứa đựng những cơ hội hợptác to lớn song cũng đòi hỏi rấtnhiều nỗ lực chung. Chúng ta hyvọng, EVFTA và EVIPA sẽ sớm đượcQuốc hội Việt Nam và Nghị việnchâu Âu phê chuẩn để chính thứcđi vào triển khai, góp phần quantrọng đưa quan hệ đối tác và hợptác toàn diện Việt Nam - EU lêntầm cao mới, đóng góp cho hòabình, ổn định, phát triển của haibên cũng như của hai khu vực Á -Âu và trên thế giới.

Tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũngđã có bài phát biểu khẳng định

tầm quan trọng của hai hiệp địnhnày đối với cả hai nền kinh tế."Việc ký kết các Hiệp định vềthương mại và đầu tư giữa ViệtNam và EU là một sự kiện quantrọng, đánh dấu một bước pháttriển mới trong quan hệ Đối tác vàHợp tác toàn diện giữa Việt Namvà EU đã được khởi xướng từ năm2012, phù hợp với định hướngphát triển vì sự thịnh vượng chungcủa 2 nền kinh tế, thể hiện sự ghinhận và coi trọng của EU đối với vịthế, vai trò của Việt Nam trong khuvực và trên trường quốc tế với tưcách là một nền kinh tế năngđộng, sẵn sàng cải cách để hộinhập. Đồng thời, các hiệp địnhđược ký kết ngày hôm nay cònmang ý nghĩa hết sức quan trọngtrong việc thúc đẩy kết nối kinh tếgiữa cộng đồng kinh tế ASEAN và

EU cũng như góp phần phát triểnkinh tế toàn cầu".

Phát biểu ngay sau lễ ký Hiệpđịnh EVFTA và EVIPA, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc khẳng định,Hiệp định được ký kết là mốc sonsau quá trình bắt đầu đàm phánvà hoàn tất các thủ tục nhiều nămqua và mở ra chân trời mới cho sựphát triển của hai bên. Việt Namrất vui mừng hợp tác với EU - mộtnền văn minh tiên tiến, khối kinhtế phát triển để mở rộng hợp tácvới 28 thành viên với EU.

Cơ hội xuất khẩu hànghóa Việt Nam vào EU

Theo Hiệp định EVFTA, giaiđoạn đầu ngay khi có hiệu lực,EVFTA sẽ xóa 65% thuế nhập khẩuhàng EU xuất sang Việt Nam, trong

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Hiệp định được ký kết mở ra chân trời mới cho sự phát triển giữa Việt Nam và EU.

Page 36: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

34 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

khi phần còn lại sẽ được xóa tronggiai đoạn 10 năm (chiếm 99,8%kim ngạch nhập khẩu). Đối vớikhoảng 1,7% số dòng thuế còn lạicủa EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏthuế nhập khẩu dài hơn 10 nămhoặc áp dụng hạn ngạch thuếquan theo cam kết WTO.

Ngược lại, ở thời điểm đầu cóhiệu lực, 71% thuế quan hàng ViệtNam xuất khẩu sang EU sẽ đượcgỡ bỏ. Tối đa sau 7 năm, EU sẽ xóabỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2%số dòng thuế, tương đương 99,7%kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam. Đối với khoảng 0,3% kimngạch xuất khẩu còn lại, EU camkết dành cho Việt Nam hạn ngạchthuế quan với thuế nhập khẩutrong hạn ngạch là 0%.

Như vậy, có thể nói gần 100%kim ngạch xuất khẩu của Việt Namsang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhậpkhẩu sau một lộ trình ngắn. Vì thế,khi được đưa vào thực thi, EVFTAsẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩucủa Việt Nam, đặc biệt là các mặthàng nông, thủy sản cũng nhưnhững mặt hàng Việt Nam vốn cónhiều lợi thế cạnh tranh.

Theo Bộ Công thương, mứccam kết trong EVFTA có thể coi làmức cam kết cao nhất mà ViệtNam đạt được trong các FTA đãđược ký kết cho tới nay. Trong khiđó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhậnđịnh, Hiệp định sẽ giúp kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam sang EUtăng thêm khoảng 20% vào năm2020, 42,7% vào năm 2025 và44,37% vào năm 2030 so vớikhông có Hiệp định.

Hội nhập sâu vào nềnkinh tế thế giới

Hiệp định Thương mại Tự doEU - Việt Nam (EVFTA) và Hiệpđịnh Bảo hộ Đầu tư EU - Việt Nam(EVIPA) được kỳ vọng không chỉnâng tầm quan hệ kinh tế, chínhtrị giữa Việt Nam và EU mà còn làđộng lực để Việt Nam thực hiệncác cải cách sâu rộng, tạo lòng tinmạnh hơn đối với nhà đầu tưnước ngoài. Về mặt chiến lược,việc đàm phán và thực thi cácHiệp định EVFTA và EVIPA gửi đimột thông điệp tích cực về quyếttâm của Việt Nam trong việc thúcđẩy sự hội nhập sâu rộng vào nềnkinh tế thế giới trong bối cảnhtình hình kinh tế địa chính trịđang có nhiều diễn biến phức tạpvà khó đoán định.

Thông qua EVFTA và EVIPA, nhàđầu tư EU cũng sẽ có cơ hội tiếpcận thị trường các nước đã ký FTAvới Việt Nam với những đối xử ưuđãi hơn. Hiệp định này cũng giúpthúc đẩy quan hệ giữa EU với từng

nước ASEAN nói riêng và cả khốiASEAN nói chung, tạo tiền đềhướng tới việc thảo luận một Hiệpđịnh FTA giữa EU và ASEAN trongtương lai.

Bày tỏ lạc quan về triển vọnghợp tác kinh tế mà EVFTA mở ragiữa hai bên, bà CeciliaMalmstrom, Cao ủy thương mạicủa Liên minh châu Âu nhấnmạnh EVFTA là thỏa thuận thươngmại tự do “tham vọng nhất từtrước tới nay” mà EU từng ký vớimột quốc gia đang phát triển,theo đó 99% dòng thuế hàng ViệtNam sang EU sẽ được xóa bỏ và1% còn lại sẽ được gỡ bỏ thôngqua hạn ngạch thuế quan. Điềunày sẽ xóa bỏ tệ quan liêu màdoanh nghiệp, nhất là doanhnghiệp vừa và nhỏ phải đối diện.Người tiêu dùng Việt Nam tiếp cậnđược hàng hóa từ châu Âu vàngược lại.

Người phụ trách các vấn đềthương mại của EU cũng hoan

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan triển lãm ảnh về quanhệ Việt Nam - EU.

Page 37: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

35TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

nghênh Việt Nam mở cửa thịtrường mua sắm, nhờ đó các doanhnghiệp châu Âu có thể đáp ứngnhu cầu mua sắm thiết bị của ViệtNam với giá cạnh tranh. Đầu tư củaEU vào Việt Nam sẽ tăng trưởngvượt bậc nhờ các hiệp định này doquyền lợi của nhà đầu tư được bảovệ tốt hơn và các khoản đầu tư tuânthủ các tiêu chuẩn cao về bảo vệmôi trường và người lao động.

Đồng quan điểm về vấn đề này,Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưNguyễn Chí Dũng cho biết, EVIPAvới những cam kết toàn diện vàcân bằng hơn về bảo hộ đầu tư sẽgóp phần củng cố niềm tin củanhà đầu tư EU về tính hấp dẫn, antoàn, thân thiện và cạnh tranh caohơn của môi trường đầu tư kinhdoanh tại Việt Nam, và ngược lại.

Những thách thứcBên cạnh sự lạc quan về những

cơ hội rộng mở sau lễ ký kết, đạidiện của cả Chính phủ Việt Namvà EU đều ý thức rõ được nhữngthách thức to lớn trước mắt. Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc chorằng, việc ký hai hiệp định EVFTAvà EVIPA là bước khởi đầu, hai bêncần nỗ lực hợp tác để quá trìnhtriển khai hợp tác thành công.Theo đó, Việt Nam sẽ ban hành“Chương trình hành động quốcgia” thực hiện hai hiệp định vớicác nhiệm vụ, biện pháp cụ thểthực thi nghiêm túc, đầy đủ cáccam kết.

Tại buổi họp báo sau lễ ký, Bộtrưởng Bộ Công thương Trần TuấnAnh lưu ý việc ký kết hai hiệp địnhchỉ là sự khởi đầu cho một chặngđường mới, bởi để được phê

chuẩn hai hiệp định đó cần đếnnhiều nỗ lực của cả từ phía ViệtNam và các cơ quan của EU cũngnhư nghị viện 28 nước thành viên.

Ngoài ra, chương trình hànhđộng sắp tới của Chính phủ sẽphải tạo điều kiện cho doanhnghiệp và người dân tiếp cậnthuận lợi các nội dung của haihiệp định. Theo kết quả khảo sátcủa Phòng Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam (VCCI), có đếnhơn 70% doanh nghiệp vừa vànhỏ không nắm rõ thông tin củahai hiệp định này. Đồng thời, đểhòa vào sân chơi ở cấp cao hơn,các doanh nghiệp cần tổ chức lạichiến lược thị trường để đáp ứngđược các hàng rào kỹ thuật của EU,đồng thời chuẩn bị tốt để ứng phóvới các tranh chấp đầu tư vàthương mại thông qua hệ thốngtòa án.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũngcũng cho biết, để hiện thực hóaEVIPA, Chính phủ đang chỉ đạo ràsoát, đề xuất trình Quốc hội sửađổi hoặc ban hành một số đạo luậtquan trọng như Luật Đầu tư, LuậtDoanh nghiệp, Luật Đầu tư theophương thức đối tác công tư, LuậtĐất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảovệ môi trường, Bộ Luật lao độngvà một số Luật về thuế.

Theo chuyên gia kinh tế VũVinh Phú thì Cơ hội và thách thứclà đan xen. EVFTA sẽ tạo cơ hội chonhiều ngành hàng trong đó cóngành bán lẻ. Bởi EVFTA yêu cầumở cửa thị trường với gần như100% dòng thuế sẽ được cắt giảmtrong vòng 7 năm. Việc cắt giảmthuế, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải

quan, vệ sinh an toàn thực phẩmvà kiểm dịch động, thực vật, ràocản kỹ thuật trong thương mại,logistics sẽ tạo cơ hội cho doanhnghiệp (DN) bán lẻ tiếp cận nguồnhàng nhập khẩu từ EU với giá rẻ,thời gian và chi phí vận chuyểnngắn và thấp hơn trước khi ký kếtEVFTA. Đặc biệt DN bán lẻ ViệtNam có thêm cơ hội hợp tác, liêndoanh với DN EU từ đó học hỏikinh nghiệm, đào tạo nguồn nhânlực để từng bước tham gia chuỗicung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, bên cạnh nhữngthuận lợi, DN bán lẻ Việt Namcũng đối mặt với không ít tháchthức khi DN EU được miễn kiểmtra nhu cầu kinh tế (ENT) khi mởđiểm bán lẻ thứ 2 có diện tích dưới500m2 trong khu vực quy hoạchcho hoạt động kinh doanh và đãhoàn thành xây dựng cơ sở hạtầng. Như vậy, cam kết của EVFTAsẽ tạo điều kiện cho nhà phânphối EU mở rộng mạng lưới tạiViệt Nam, gia tăng thách thứccạnh tranh với DN bán lẻ.

Để hạn chế đến mức tối đa mấtthị phần bán lẻ vào tay DN EU đòihỏi DN tăng cường xây dựng mốiliên kết, hỗ trợ cùng nhau pháttriển. Đồng thời hợp tác với cácnhà sản xuất qua đó tạo nguồnhàng đa dạng, chất lượng với giácả cạnh tranh để cung ứng cho cáccơ sở phân phối. DN bán lẻ quymô lớn nên liên kết các hộ kinhdoanh bán lẻ để thiết lập chuỗicửa hàng tiện ích, đây là mô hìnhmà Vin Mart đang thực hiện kháthành công.v

Page 38: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

36 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

CUỘC SốNG Số

Trong bối cảnh toàn cầuhóa, cuộc cách mạng 4.0của nền kinh tế nước tahiện nay, việc thu đúng,

thu đủ tiền thuế cho ngân sáchNhà nước đã tạo áp lực lớn đối vớingành thuế nói riêng và ngành tàichính nói chung, và tình trạng nợthuế, trốn thuế và gian lận thuếngày một diễn ra phức tạp và tinhvi hơn. Do đó, để nâng cao nănglực và hiệu quả quản lý thuế, hoànthiện chính sách thuế, tăng cườngchế tài xử lý tình trạng vi phạm hiệnnay cần triển khai đồng bộ các giảipháp để chống thất thu thuế.

Theo ThS. Nguyễn Đình Tuấn,Phó Chánh thanh tra, Thanh traKiểm toán Nhà nước, giải phápquan trọng hàng đầu đó là tăngcường hơn nữa việc áp dụng khoahọc công nghệ thông tin, tin họchóa, số hóa dữ liệu nhằm phục vụtốt nhất cho công tác quản lý thuế,qua đó nắm bắt, cập nhật kịp thờithông tin về người nộp thuế, tạolập cơ sở dữ liệu về người nộp thuế

là các thông tin rất quan trọng đốivới công tác quản lý thuế.

Hệ thống thông tin về ngườinộp thuế giúp cho các cơ quanquản lý thuế nắm bắt được tìnhhình thành lập, hoạt động và chấphành pháp luật của cơ quan thuếcủa người nộp thuế, từ đó có cácgiải pháp cụ thể đối với từngtrường hợp khác nhau, nâng caohiệu quả quản lý thuế, hạn chế cáchành vi gian lận của người nộpthuế. Hệ thống thông tin về ngườinộp thuế cũng là cơ sở để cơ quanquản lý thuế và hải quan áp dụngcó hiệu quả kỹ thuật quản lý rủi rovào hoạt động thanh tra, kiểm trathuế, qua đó nâng cao hiệu quảhoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.

Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ,kịp thời và công khai, minh bạch;minh bạch chính sách ưu đãi vềthuế cho các doanh nghiệp; tạothuận lợi góp phần giúp doanhnghiệp sớm phục hồi và phát triểnsản xuất kinh doanh; tăng cườngcác biện pháp quản lý thu, khai

thác nguồn thu, chồng thất thu vànợ đọng thuế.

Một giải pháp quan trọng khácđó là nâng cao hiệu quả hoạtđộng tuyên truyền, giáo dục phápluật về thuế; nâng cao ý thức tuânthủ của người nộp thuế kết hợpvới hỗ trợ người nộp thuế trongtuân thủ pháp luật thuế. Tăngcường công tác tuyên truyềnthông qua các lĩnh vực như đổimới phương thức, phát triển đadạng, phong phú các hình thứctuyên truyền, biểu dương, khenthưởng kịp thời những tổ chức, cánhân chấp hành tới chính sáchpháp luật thuế.

“Đây được coi là nội dung tiềnđề rất quan trọng trong công tácquản lý thuế, đi sâu vào giải quyếtcác nguyên nhân dẫn đến hành vigian lận thuế xuất phát từ nhân tốý thức của người nộp thuế” - ThS.Nguyễn Đình Tuấn nhấn mạnh.

Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợngười nộp thuế đóng một vai tròquan trọng trong việc nâng cao ý

Số hóa và ứng dụng công nghệ trong chống thất thu và gian lận thuế

HOÀNG CÔNG DANH

Giải pháp được đánh giá quan trọng hàng đầu trong chống thất thuvà gian lận thuế mà toàn cầu công nhận hiện nay là áp dụng khoahọc công nghệ thông tin, tin học hóa. Việc số hóa dữ liệu nhằm phụcvụ tốt nhất cho công tác quản lý thuế, qua đó nắm bắt, cập nhật kịpthời thông tin về người nộp thuế, tạo lập cơ sở dữ liệu về người nộpthuế là các thông tin rất quan trọng đối với công tác quản lý thuế.

Page 39: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

thức tuân thủ pháp luật về thuế củangười nộp thuế, hạn chế các hànhvi gian lận thuế thông qua việc giúphọ hiểu rõ các quyền hạn, nghĩa vụvà trách nhiệm của về thuế theoquy định pháp luật cũng như cáchxác định nghĩa vụ thuế để có thểthực hiện hành vi tuân thủ phápluật thuế thuận lợi nhất. Đồng thời,kịp thời công khai doanh nghiệp cóhành vi trốn thuế, gian lận thuế,nhất là doanh nghiệp sử dụng hóađơn bất hợp pháp.

Theo các chuyên gia, hoànthiện chính sách thuế là giải phápkhông thể thiếu. Cụ thể là hoànthiện các văn bản pháp luật vềthuế nhằm đảm bảo có được hệthống thuế thống nhất phù hợpvừa đáp ứng yêu cầu về nguồn thungân sách Nhà nước, vừa phù hợpvới khả năng kiểm soát, kiếm toánnội bộ hoạt động có hiệu lực, hiệuquả để hạn chế tối đa gian lận của

các doanh nghiệp. Có chế tài xử lýmạnh đối với các doanh nghiệpkhông thực hiện tổ chức được bộphận kiểm soát, kiểm toán nội bộhoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Đi kèm với việc có một hànhlang pháp lý đồng bộ và đủ mạnhlà giải pháp về thanh tra, kiểm tra,kiểm soát.

Cụ thể, cần nâng cao hiệu quảquản lý thuế, chú trọng công táckiểm tra, thanh tra thuế và hiệu lựccủa các biện pháp cưỡng chế, xửlý vi phạm về thuế. Trong đó, tăngcường trao đổi thông tin, chia sẻdữ liệu của người nộp thuế với cáccơ quan có liên quan như: Bảohiểm xã hội, Công ty Bảo hiểm,Ngân hàng Thương mại, Ngânhàng Nhà nước (Cục Chống rửatiền, Cơ quan Thanh tra Giám sátngân hàng), Thanh tra Bộ Tàichính, Hải quan…

Hiệu lực, hiệu quả của hoạtđộng thuế nói chung, công tácthanh tra, kiểm tra và xử lý viphạm về thuế nói riêng là yếu tốtrực tiếp tác động đến ý thức vàkhả năng thực hiện hành vi gianlận của người nộp thuế trong tuânthủ pháp luật thuế. Trong đó, hoạtđộng thanh tra, kiểm tra vừa có tácdụng giám sát, vừa có tác dụngngăn ngừa, răn đe và xử lý.

Tiếp đó, cần triển khai đồng bộcác biện pháp thu hồi nợ đọngthuế, trong đó bám sát nhữngdoanh nghiệp nợ đọng thuế lớn;kiểm tra, giám sát chặt chẽ kếtquả thu nợ thuế của các địaphương, đôn đốc nhắc nhở kịpthời số tiền nợ thuế vào ngân sáchNhà nước, phối hợp chặt chẽ vớiKho bạc Nhà nước, Ngân hàngthương mại trong thu hồi nợ thuếvào ngân sách.v

37TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

Hóa đơn điện tử làmột giải pháp số hóagiúp công tác quản lýtốt hơn.

Page 40: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

38 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

CUỘC SốNG Số

Cải cách hành chính làkhâu then chốt xây dựngchính quyền điện tử

Trong những năm qua, tỉnhluôn quan tâm, đầu tư ứng dụng vàphát triển công nghệ thông tin(CNTT), coi đây là yếu tố đặc biệtquan trọng nâng cao năng lựcquản lý điều hành của cơ quan Nhànước, thúc đẩy CCHC, tạo điều kiệnthuận lợi cho người dân và doanhnghiệp. Bắc Ninh liên tục duy trìnằm trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu cảnước về mức độ sẵn sàng cho ứngdụng và phát triển CNTT. Đến nay,toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu nềntảng, cơ sở dữ liệu dịch vụ nền tảngđã được hoàn thành và người dâncó thể sử dụng 117 dịch vụ côngtrực tuyến mức độ 3, 4 thuộc 44nhóm dịch vụ do Chính phủ yêucầu triển khai trong năm 2016.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám

đốc Sở TT&TT tỉnh Bắc Ninh cho

biết: Cổng dịch vụ công trực tuyến

tích hợp Hệ thống một cửa điện tử

dùng chung toàn tỉnh Bắc Ninh từ

cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã tại

địa chỉ http://dvc.bacninh.gov.vn

được khai trương và đưa vào sử

dụng từ đầu tháng 1/2017 với 335

dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.

Trong giai đoạn 2 (2018 - 2020),

BắC NINH:

Đẩy mạnh ứng dụng CNTTvào cải cách hành chính phụcvụ người dân, doanh nghiệp

ĐÀI SƠN

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai dịch vụ công trựctuyến, thời gian qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã triển khai Quyết định số 846/QĐ-TTg và Quyết định số 877/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai dịchvụ công trực tuyến đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện. Việc ứng dụngdịch vụ công trực tuyến góp phần quan trọng thực hiện cải cách hành chính(CCHC) và xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Bắc Ninh; cung cấp dịch vụ côngtrực tuyến mức độ cao, đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệpmọi lúc mọi nơi, giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh nhấn nút khai trương Cổng dịch vụ công trực tuyến tíchhợp Hệ thống một cửa điện tử dùng chung toàn tỉnh Bắc Ninh từ cấp tỉnh, cấp huyệnđến cấp xã tháng 2/2019.

Page 41: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

39TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

thực hiện các Quyết định 846 và877 của Thủ tướng Chính phủ vềban hành Danh mục dịch vụ côngtrực tuyến mức độ 3, 4 thực hiệntại các bộ, ngành, địa phươngtrong các năm 2017 - 2019, tỉnhBắc Ninh đã bổ sung 484 dịch vụcông trực tuyến được xây dựnglên mức độ 3, 4 thuộc các sở,ngành, cấp huyện và cấp xã.

Như vậy, thời điểm hiện tại trênCổng dịch vụ công trực tuyến tỉnhBắc Ninh có thể cung cấp chongười dân và doanh nghiệp 819dịch vụ công trực tuyến mức độ 3và 4/1.789 dịch vụ công, đạt tỷ lệ46%; trong đó có 104 dịch vụ côngmức độ 4 chiếm gần 6% tổng sốdịch vụ.

Bên cạnh việc bổ sung 484 dịchvụ công trực tuyến theo các Quyếtđịnh số 846/QĐ-TTg và Quyết địnhsố 877/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ, Cổng dịch vụ công trựctuyến tích hợp Hệ thống một cửađiện tử dùng chung toàn tỉnh BắcNinh đã được tính hợp, kết nối liênthông với các hệ thống Trungương gồm Cơ sở dữ liệu (CSDL)quốc gia về thủ tục hành chính; Hệthống triển khai từ Trung ươngđến địa phương của Bộ Giaothông Vận tải và Bộ Tư pháp.

Đặc biệt, Cổng dịch vụ côngtrực tuyến của tỉnh còn được tíchhợp với các hệ thống khác để hỗtrợ và tăng tiện ích tạo điều kiệnthuận lợi cho người dân và doanhnghiệp như: tương tác hai chiềuqua Zalo; đa dạng kênh thanhtoán, đặc biệt là tích hợp với hệthống của Tổng Công ty Bưu điệnViệt Nam (VNPost) để các điểm

Bưu điện văn hóa xã vừa hỗ trợngười dân và doanh nghiệp làmdịch vụ công trực tuyến vừa tiếpnhận hồ sơ như bộ phận một cửa.Công tác lắng nghe ý kiến phảnánh của người dân, doanh nghiệpdùng dịch vụ cũng đã được quantâm đặc biệt, năm 2018 đã tiếpnhận 544 phản ánh, kiến nghị củangười dân và doanh nghiệp, cáccơ quan Nhà nước đã tiếp nhận,xử lý và trả lời được 367 phản ánh,kiến nghị (364 phản ánh kiến nghịđược trả lời đúng hạn chiếm99.18%)...

Hiện đại hóa Cổng dịchvụ công hỗ trợ ngườidân, doanh nghiệp

Để đẩy mạnh việc việc triểnkhai xây dựng chính quyền điện tửtỉnh Bắc Ninh theo tinh thần chỉđạo tại Quyết định số 846/QĐ-TTgvà Quyết định số 877/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ, UBND tỉnhBắc Ninh đã lựa chọn Công ty DTTSolutions là đối tác công nghệtham gia xây dựng và triển khai hệthống Chính quyền điện tử tỉnhBắc Ninh trong cả 2 giai đoạn 1(2016 - 2017) và 2 (2018 - 2020).

Cùng với việc cung cấp 819 dịchvụ công trực tuyến mức 3, 4, hiệnCổng dịch vụ công trực tuyến mộtcửa điện tử Bắc Ninh do Công tyCông nghệ DTT Solutions phát triểnđã được tính hợp nhiều hệ thốngkhác như hỗ trợ, tăng tiện ích chongười dân và doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2, Công ty DTTSolutions tiếp tục nâng cấp, bổsung nhiều thành phần và tínhnăng mới, cập nhật các công nghệtiên tiến nhất vào hệ thống Cổng

dịch vụ công trực tuyến, một cửađiện tử liên thông giải quyết thủtục hành chính tỉnh Bắc Ninh, đápứng các quy định mới của Chínhphủ và Bộ TT&TT như Nghị định 61ngày 23/4/2018 của Chính phủ vềviệc thực hiện cơ chế một cửa,một cửa liên thông trong giảiquyết thủ tục hành chính; Thôngtư 01 ngày 23/11/2018 của Vănphòng Chính phủ hướng dẫn thihành một số quy định của Nghịđịnh 61/NĐ-CP…

Về cổng dịch vụ công trựctuyến cung cấp công cụ cho cánhân, doanh nghiệp, tổ chức đăngký sử dụng dịch vụ công trựctuyến qua môi trường Internetthông qua hệ thống hồ sơ điện tửthay thế cho các hình thức hồ sơgiấy thông thường được thực hiệntrực tiếp tại cơ quan hành chínhNhà nước. Ngoài ra, nhằm nângcao tính công khai, minh bạch,Cổng dịch vụ còn cung cấp côngcụ theo dõi về tiến trình, nhật kýhồ sơ, ghi nhận tất cả nội dungtrao đổi, giao dịch điện tử giúpcho cá nhân, tổ chức, doanhnghiệp trực tiếp theo dõi, giám sáthồ sơ của mình, đồng thời qua đótạo thành công cụ để giám sát việctriển khai dịch vụ công của các cơquan Nhà nước. Thông qua việctriển khai dịch vụ công trực tuyếnđể khẳng định sự đổi mới mạnhmẽ trong quá trình CCHC của tỉnhBắc Ninh, tạo điều kiện thuận lợinhất cho mọi hoạt động của xãhội, thúc đẩy phát triển doanhnghiệp từ đó góp phần thúc đẩyquá trình phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh.v

Page 42: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

V � N H Ó A - V � N N G H �

39TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

Page 43: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

V�N HÓA

40 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

NGUYỄN TÙNG LÂM

Theo TS. Tống Văn Chung(Đại học Khoa học Xã hộivà Nhân văn) truyềnthông thời kỹ thuật số đã,

đang và sẽ làm gia tăng sự lantruyền và ảnh hưởng của các nềnvăn hóa với nhau, và bản thân cácphương tiện truyền thông kỹthuật số tạo ra văn hóa hưởng thụvà sử dụng chúng trong xã hộiđương đại. Báo chí truyền thôngkỹ thuật số không chỉ truyền tảikhuôn mẫu, giá trị văn hóa mà còntạo ta những biến đổi của văn hóaxã hội – văn hóa truyền thông kỹthuật số.

“Nguyên tắc 6T” cốt lõiđể xây dựng nhữngkhuôn mẫu, giá trị mới

Nguyên tắc Báo chí có tác độngmạnh mẽ, nhanh và rộng đếncông chúng qua các kênh truyềnthông. Do đó, báo chí ảnh hưởngmạnh đến định hướng nhận thứcvà hình thành những khuôn mẫuhành vi mới của những người tiếpcận thông tin qua các kênh truyềnthông này. Như vậy, qua hoạt độngtruyền thông, báo chí tạo ra mộtmôi trường cho quá trình xã hộihóa cá nhân: Những người hưởng

thụ thông tin qua hoạt độngtruyền thông sẽ nhận được các hệtri thức, những giá trị, nhữngchuẩn mực mới để bổ sung vàokho “văn hóa cá nhân” của mình,làm cơ sở cho việc hoạch định, raquyết định hành động của mìnhtrong những hoàn cảnh (bối cảnh)tương tự. Hệ quả xã hội của báochí, xét đến cùng, tạo ra những đặctrưng xã hội của mỗi cá nhân vàrộng hơn làm thay đổi nhận thức, ýthức chung của xã hội.

Việc tuyên truyền và phổ biếnnhững “cái mới, hay, đẹp” đếncông chúng đòi hỏi sự nhanh,nhạy, công phu và tỉ mỉ của đội

ngũ những người làm báo. Nhữngmô hình (xã hội) điển hình, nhữnghình ảnh hay, những ý tưởngđẹp,... cần được “rút ra” từ chínhtrong cuộc sống đương đại, cầnđược “sàng lọc”, “nhào nặn”, “xâydựng”, “sáng tạo”... một cách côngphu để phổ biến công chúng. Đểxây dựng được những khuôn mẫu,giá trị mới đòi hỏi phải dựa trên“nguyên tắc 6T” – Trí – Tâm – Tầm -Tài – Trúng – Tín. Trong đó, 4 chữ Tđầu là do chính báo chí tạo ra, cònchữ T cuối cùng (Tín tưởng) dochính hoạt động truyền thôngthực hiện.

Theo đánh giá của chuyên gia,

Định hình văn hóa truyền thông kỹthuật số dưới góc nhìn xã hội học

Page 44: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

41TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

V � N H Ó A

nguyên tắc này tạo ra chất lượng,uy tín của các loại hình báo chí: vềtính thời sự của thông tin, sựchuẩn mực của việc truyền tin,tính thuyết phục công chúng cao,hệ quả là tạo ra “sự tin cậy” và “họchỏi” của công chúng qua chínhbáo chí truyền thông. Việc khôngtuân thủ nguyên tắc trên tronghành động của báo chí dẫn đếnđịnh hướng thiếu chuẩn mực ngàynay thể hiện rõ điều đó.

Văn hóa truyền thôngthời kỹ thuật số

Thế kỷ XXI là thế kỷ của thời đạimới với nền văn minh tin học. Sựra đời và phát triển của Internet đãlàm thành một “thế giới phẳng”trong giao tiếp và thông tin đối vớicác cá nhân trong xã hội hiện đại.Các phương tiện truyền thông tintrên Internet trở nên có sức mạnhdiệu kỳ.

Thực tế sự xuất hiện của báođiện tử tạo ra mạng lưới xã hộitrên các trang Web sản xuất. Sựphân tích, truyền bá những tin tứcvà thông tin, những khuôn mẫu,các giá trị văn hóa – xã hội tới côngchúng được liên kết với nhau bằngcông nghệ, mà không bị hạn chếbởi khoảng cách địa lý. Đó là sứcmạnh của thời đại kỹ thuật số.

Sự ảnh hưởng sâu, rộng củaInternet tạo ra một môi trường xãhội hóa mới, đem lại khả năng tiếpcận tính toàn cầu nội dung từnhững nguồn vô tận, những nộidung cho phép tăng cường sự

tham gia của công chúng vào lĩnhvực tin tức và thông tin có ảnhhưởng xã hội.

Đồng thời, những yêu cầuhoàn toàn mới mẻ trong việc vậndụng kỹ thuật, công nghệ số tạora văn hóa mới đối với hoạt độngbáo chí hiện nay. Một mặt nó phảiđảm bảo thông tin, nhưng mặtkhác đảm bảo bí mật của nhữngtin tức được phép hay không đượcphép. Những tin tức đưa lên trangbáo phải đáp ứng đòi hỏi của luậtpháp, và đảm bảo an ninh, trật tựxã hội, không được để xảy ranhững đáng tiếc ảnh hưởng đếntrật tự xã hội...

Một thực tế đặt ra trong thờiđại số, có sự gia tăng của các kênhtruyền hình vệ tinh quốc tế, ghinhận sự phát sóng của các kênhnước ngoài đã vượt qua các biêngiới để đưa tin tức tới mọi lúc, mọinơi trên thế giới. Sự mở rộng vùngphủ sóng của truyền hình này tạora một môi trường xã hội hóa cánhân mở.

Chưa kể, điện thoại và các thiếtbị di động – đặc biệt là thiết bịthông minh góp nên một khuônmẫu ứng xử mới trong nền vănhóa xã hội hiện đại – văn hóa giaotiếp và sử dụng thiết bị di độngtrong hoạt động truyền thông.

Có thể nói, truyền thông thờikỹ thuật số đã, đang và sẽ làm giatăng sự lan truyền và ảnh hưởngcủa nền văn hóa với nhau, và bảnthân các phương tiện truyền

thông kỹ thuật số tạo ra văn hóahưởng thụ và sử dụng chúngtrong xã hội đương đại. Cácphương tiện truyền thông kỹthuật số đang làm định hình mộtvăn hóa mới – văn hóa truyềnthông số.

Theo TS. Tống Văn Chung,những phương tiện truyền thônghiện đại đã gia tăng tốc độ củaphổ biến thông tin truyền tải vănhóa đến công chúng, chúng cùnghợp với truyền thông số truyềnthống truyền bá và tôn tạo các giátrị, chuẩn mực văn hóa. Và qua sựphát triển của truyền thông kỹthuật số hình thành văn hóatruyền thông số.

Đối với báo chí truyền thôngluôn và cần hướng đến phổ biếnnhững giá trị truyền thống tốt đẹpđến công chúng trong nước vàphổ biến giới thiệu với côngchúng nước ngoài trên “nguyêntắc 6T”.

“Truyền thông thời kỹ thuật sốđã, đang và sẽ làm gia tăng sự lantruyền và ảnh hưởng của các nềnvăn hóa với nhau, và bản thân cácphương tiện truyền thông kỹthuật số tạo ra văn hóa hưởng thụvà sử dụng chúng trong xã hộiđương đại. Chính báo chí truyềnthông kỹ thuật số không chỉtruyền tải khuôn mẫu, giá trị vănhóa mà còn tạo ta những biến đổicủa văn hóa xã hội – văn hóatruyền thông kỹ thuật số” - TS.Tống Văn Chung nhấn mạnh.�

Page 45: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

Đáp ứng nguồn nhânlực du lịch - vấn đề vôcùng cấp thiết

Theo thống kê sơ bộ củangành Du lịch Việt Nam, nước tahiện có khoảng 1,3 triệu lao độngphục vụ trong lĩnh vực du lịch(chiếm 2,5% tổng số lao độngtrong cả nước), trong đó cókhoảng 20% chỉ được huấn luyệntại chỗ, chưa qua đào tạo chínhquy với chất lượng mang tínhchuyên nghiệp. Do vậy, cùng vớitiến độ tăng trưởng du lịch nhưhiện nay, đòi hỏi mỗi năm cầnphải đào tạo thêm khoảng 25.000lao động mới, kết hợp với công táckhông ngừng đào tạo và bồidưỡng nâng cao chất lượngnguồn nhân lực hiện có với sốlượng tương tự.

Hiện tại, cả nước có 346 cơ sởđào tạo về du lịch các cấp từ sơcấp đến bậc đại học. Riêng tại TP.Hồ Chí Minh, hiện có 63 cơ sở đàotạo du lịch (với 24 trường Đại học,20 trường Cao đẳng và 19 trườngTrung cấp) cung cấp khoảng 3.000lao động hàng năm cho cả nước.Như vậy, cùng với chủ trương pháttriển ngành Du lịch trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn thì vấn đềđáp ứng nguồn nhân lực du lịchcũng vô cùng cấp thiết.

Mới đây, Diễn đàn Nguồn nhânlực du lịch Việt Nam với chủ đề"Đào tạo nguồn nhân lực Việt Namđể phát triển ngành kinh tế mũinhọn" lần đầu tiên được tổ chức.Các ý kiến tại Diễn đàn cho rằnghợp tác giữa Nhà nước, doanhnghiệp và trường đại học là xuhướng mang lại hiệu quả caotrong đào tạo nhân lực, trong đócó nhân lực du lịch. Tuy nhiên, thờigian qua, liên kết “3 bên” này chưatốt khi mà vai trò trung tâm củaNhà nước trong việc kết nối giữadoanh nghiệp và trường đại họcchưa được thể hiện.

Theo chuẩn của các trường đạihọc quốc tế thì sinh viên du lịchphải có tỷ lệ lý thuyết và thực hànhlà 50-50. Thực tập được xem là mộttrong những thành tố chính củachương trình đào tạo ngành kháchsạn. Do đó, liên kết giữa nhà trườngvà doanh nghiệp được đánh giá làgiải pháp khả thi nhất có thể trựctiếp nâng cao chất lượng đào tạonhân lực du lịch hiện nay. Một vấnđề cần giải quyết nữa đó là, cần ban

hành chuẩn chung về nghề du lịchđể áp dụng tại các cơ sở đào tạotrên toàn quốc.

Bài toán chiến lược chonguồn nhân lực du lịch

Tại Diễn đàn, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc nêu lên cácvấn đề chiến lược đối với nhân lựcngành du lịch Việt Nam. Thứ nhất,Thủ tướng đặt ra là liệu có đủnguồn nhân lực chất lượng, đápứng tốt nhu cầu ngành du lịch haykhông? "Ngành du lịch liệu có đủhấp dẫn để cạnh tranh, thu hútnhân tài, lực lượng lao động có kỹnăng, không những trong nướcmà cả quốc tế tham gia vào lĩnhvực này hay không?”.

Các chính sách đào tạo, đãi ngộ,phát triển nghề nghiệp và thu hútnhân tài, lao động có kỹ năng sẽquyết định khả năng thu hútnguồn nhân lực của chúng ta.Những công ty, mô hình kinhdoanh hoạt động tốt nhất trongngành Du lịch Việt Nam cũngchính là những đơn vị trả lời tốtnhất câu hỏi này, bởi “các bạnchính là những nhà tuyển dụng tốtnhất, những môi trường làm việc,

42 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

V�N HÓA

Đào tạo nguồn nhân lực đưa du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọnTHIỆN NHÂN

Trong xu thế hội nhập và phát triển, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đã có nhữngbước phát triển vượt bậc cả về số lượng và cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực du lịchngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, ngành Du lịch vẫn còn gặp những bất cập trongkhâu tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Do vậy, công tác đào tạo và bồidưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trở nên cấp thiết hơn bao giờ.

Page 46: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

văn hóa công ty được đánh giá caoso với các công ty trong nhữngngành và lĩnh vực khác”. Các chínhsách nguồn nhân lực không thểđược xây dựng một cách rời rạc màphải được đặt trong tổng thể cácchính sách. Môi trường kinh doanhcủa ngành du lịch cũng như môitrường du lịch nói chung có tácđộng đến khả năng thu hút nguồnnhân lực tham gia vào lĩnh vực nàynên cơ chế thu hút con người là rấtquan trọng.

Thứ hai, “Chúng ta xác định dulịch là ngành kinh tế mũi nhọn,được kỳ vọng chiếm trên 10%GDP, tạo sức lan tỏa sâu rộng chosự phát triển kinh tế - xã hội nóichung của cả nước. Vậy, chúng tađã làm gì để tương xứng với haichữ mũi nhọn, làm gì để thu hútđược lao động có kỹ năng thamgia vào du lịch, làm gì để tối ưuhóa được nguồn lực sẵn có?”.Nguồn nhân lực du lịch không chỉở các công ty du lịch mà còn làngười dân và cả cộng đồng, nơidiễn ra các hoạt động du lịch.

Chính cộng đồng, người dân sẽquyết định hệ trọng đến sức hấpdẫn của du lịch Việt Nam.

Trong ngành Du lịch, tính hiệuquả của nguồn nhân lực gắn liềnvới giá trị mà con người mang lạiqua chất lượng dịch vụ mà họ cungcấp. Những người có năng lực, thânthiện, hữu ích có tác động rất lớnđến sự hài lòng của du khách khiđến địa điểm du lịch hơn là các cơsở hạ tầng xa hoa. “Vậy tại saochúng ta lại không tìm cách pháthuy nguồn lực quan trọng đó? Đólà chưa kể chúng ta còn một lựclượng lao động lớn, có trình độ đạihọc trong các ngành như lịch sử,văn hóa, truyền thông, đối ngoại…Vấn đề là ngành du lịch cần có cơchế tốt để thu hút họ”.

Vấn đề thứ ba là, “Xây dựngchiến lược thế nào để nguồn nhânlực thật sự là một đột phá chiếnlược đối với chính ngành du lịchViệt Nam?”. Đây là trách nhiệmđồng thời của Bộ GD&ĐT, BộVHTT&DL, các địa phương có thế

mạnh về du lịch… có sự tham vấntrách nhiệm và hiệu quả của cácdoanh nghiệp và tổ chức hoạtđộng trong ngành Du lịch. Tại saochúng ta chỉ đón 15 - 16 triệukhách quốc tế mà không phải 45 -50 triệu khách? Chính nhữngngười làm trong ngành Du lịch,những công ty lữ hành, khách sạn,khu nghỉ dưỡng, người dân vànhất là cơ quan quản lý Nhà nướcphải trả lời các câu hỏi này, Thủtướng nhấn mạnh.

Du lịch không chỉ là một lĩnhvực kinh tế giàu tiềm năng mà cònlà niềm tự hào, là sức mạnh mềmvà ảnh hưởng văn hóa của ViệtNam trên toàn cầu. Do vậy, pháttriển du lịch không chỉ là mộtnhiệm vụ kinh tế đơn thuần. Trongmọi hoạch định chiến lược, nguồnnhân lực luôn đóng vai trò thenchốt, đặc biệt là trong ngành Dulịch, bởi lẽ sự tương tác về phươngdiện văn hóa và con người sẽđóng vai trò quyết định đối với sứccạnh tranh của du lịch Việt Namtrong khu vực và trên toàn cầu.

Với 100 triệu người Việt Namtrong nước và ở nước ngoài,nguồn nhân lực của chúng tahoàn toàn không thiếu cả lượnglẫn chất. Điều cốt yếu là chúng taphát huy được tốt nhất nhữngtiềm năng và kỹ năng tiềm ẩntrong mỗi người Việt Nam. Chúngta cần có một môi trường chínhsách tốt, mỗi doanh nghiệp cần cómột cơ chế quản trị, chính sách đãingộ tương xứng với thành quả,năng lực đóng góp, đồng thời thuhút những lao động có kỹ năng từcác lĩnh vực khác tham gia vàongành du lịch.�

43TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

V � N H Ó A

Du khách nước ngoài tham quan chùa Thiên Mụ, Huế.

Page 47: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

44 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

V�N HÓA

Được hình thành và pháttriển mạnh mẽ vào đờivua Lê Thánh Tông(1460 - 1497), đến thế

kỷ VXI - XVII chùa Hương đã trởthành một quẩn thể di tích vàdanh lam thắng cảnh nổi tiếng ởViệt Nam. Sự dung hợp tôn giáo -tín ngưỡng trong quần thể di tíchvà danh thắng đã đem lại chochùa Hương những giá trị văn hóatâm linh đặc biệt mà ít nơi nào cóđược. Chính vì lẽ đó, Thủ tướngChính phủ đã ra Quyết định số2082/QĐ-TTg ngày 25/12/2017 vềviệc công nhận chùa Hương là ditích cấp quốc gia đặc.

Cùng với sự tăng trưởng mạnhmẽ của du khách trong nước vàquốc tế đến với di sản đã tạonguồn thu rất lớn cho nguồn ngânsách của địa, nhưng nó cũng đemlại những khó khăn thách thức đốivới công tác quản lý hoạt độngtôn giáo - tín ngưỡng. Việc thiếuvắng một cơ quan chủ trì quản lýNhà nước là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến việc pháttriển tự phát, lệch chuẩn nhậnthức của một bộ phận không nhỏngười dân về hoạt động tôn giáo -

tín ngưỡng, lợi dụng tôn giáo - tínngưỡng để vi phạm pháp luật.

Do đó việc nâng cao hiệu quảnội dung quản lý và cơ chế phốihợp quản lý Nhà nước tại di sảnnhằm nâng cao nhận thức củangười dân về thực hành tínngưỡng, hình thành nếp sống vănhóa trong cộng đồng, giữ gìnnhững giá trị văn hóa truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, thiếtlập trật tự kỷ cương trong hoạtđộng tín ngưỡng tại di sản là việc

làm cấp thiết hiện nay.

Giá trị đặc trưng tínngưỡng thờ tự ở di tíchcâp quốc gia đặc biệtchùa Hương

Tín ngưỡng thờ tự ở di tích cấpquốc gia đặc biệt chùa Hương làmột minh chứng điển hình củaquá trình Phật giáo và Đạo giáocùng song hành, tồn tại. Yếu tốtrên khiến cho hai dòng văn hóanày có sự biến đổi cả về nội dung

Quản lý hoạt động tôn giáo - tín ngưỡng tạidi tích cấp quốc gia đặc biệt Chùa HươngThS. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG1 - NGUYỄN ĐÌNH TOÀN2

1 Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc Gia Việt Nam.2 Ban quản lý Khu di tích và danh lam thắng cảnh Hương Sơn.

Chùa Hương mùa lễ hội vô cùng đông đúc khi hàng nghìn người đổ về mỗi ngày.

Page 48: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

45TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

V � N H Ó A

lẫn hình thức. Trong đó Phật giáokhông những quy tụ tín ngưỡngTam phủ và Tứ phủ mà còn làmcho tín ngưỡng này trở nên quanhệ chặt chẽ, hòa quyện vào nhauthành một chỉnh thể thống nhất.Giá trị đặc trưng tín ngưỡng thờ tựở di tích câp quốc gia đặc biệtchùa Hương được thể hiện trênmột số phương diện sau:

Đặc trưng tín ngưỡngthờ tự

Sự giao thoa giữa Phật giáo vàtín ngưỡng dân gian trong cách bàitrí thờ tự được thể hiện rõ nét trongđộng Hương Tích. Hiện tượng BàChúa Ba là sự giao thoa văn hóatrong tín ngưỡng thờ tự của ngườiViệt. Theo kinh Bi Hoa thì đức Bồ TátQuan Thế Âm tên là Thái tử Bất Tuẫnvốn là nam giới nhưng sang đếnViệt Nam lại hóa thân thành nữ giới.Sự biến đổi về giới tính này liênquan đến sự tích về quan niệm tâmlinh của cư dân nông nghiệp lúanước, đề cao vai trò của người phụnữ. Tượng Phật bà Quán Thế Âm ở

động Hương Tích là sự giao thoagiữa Phật giáo và đạo Mẫu(13).

Tín ngưỡng thờ Tam phủ đượcbiểu hiện rõ nét ở cụm chùa GiảiOan. Mặc dù gọi là chùa, nhưngkhi nghiên cứu tượng thờ cúng vànghi lễ, chúng ta thấy đó là nơi thờTam Phủ. Bên trái chùa Giải Oan làđộng Tuyết Quỳnh là nơi thờ thầnthổ địa, một biến dạng của tínngưỡng thờ Mẫu Cửu Trùng. Kếbên cạnh chùa Giải Oan là AmPhật Tích, trong cùng có vũngnước mà theo các nhà nghiên cứuvăn hóa dân gian có thể là nơi thờMẫu Thoải. Tiếp đến là đền CửaVõng thờ Mẫu Thượng Ngàn,tương truyền là nơi bà mắc vọngtại đây(14). Từ những yếu tố nhưđã phân tích ở trên, có thể rút ramột số đặc điểm về tín ngưỡngthờ tự ở chùa Hương như sau:

Sự kết hợp hài hòa giữa Phậtgiáo và Đạo giáo đã trở thành mộthình thái tôn giáo lưỡng hợp, vừathờ Phật vừa thờ Mẫu. Hiện tượngnày được thể hiện thông qua tín

ngưỡng thờ tự ở chùa Giải Oan vàam Phật Tích, nên lễ vật cúng tiếncũng mang màu sắc phong phúvà đa dạng.

Sự dung hợp giữa Phật giáo vớitín ngưỡng thờ Tam phủ trongcách bài trí thờ tự ở chùa Hương làmột quá trình tương thích tínngưỡng tự nguyện. Ở đây, giữaPhật giáo với Đạo giáo đã hòađồng với nhau để tạo nên một khotàng tri thức văn hóa dân gian vôcùng độc đáo của người Việt.

Đặc trưng tín ngưỡngtrong lễ hội truyềnthống

Lễ hội chùa Hương là một hìnhthức sinh hoạt văn hóa lưỡng hợpgồm Phật giáo – Nho giáo – Đạogiáo. Hiện tượng này thể hiện ởđộng Hương Tích có lễ dânghương, gồm hương, hoa, đèn, nến,xôi, oản và hoa quả. Chùa Ngoài(chùa Thiên Trù) thờ các vị sơnthần thượng đẳng với đủ màu sắccủa đạo giáo. Đền Cửa Võng thờbà chúa Thượng Ngàn, là người cai

Cảnh đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh trên đường vào chùa Hương.

Page 49: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

V�N HÓA - V�N NGH�

46 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

quản cả vùng rừng núi xungquanh quần thể di tích. Chùa BắcĐài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả vàđình Quân thờ ngũ hổ và tínngưỡng cá thần.

Như vậy, lễ hội chùa Hươngngoài các nghi lễ thờ Phật, chúngta có thể bắt gặp hình thức sinhhoạt cầu đồng của các tín đồ theotín ngưỡng thờ Tam phủ và Tứphủ. Lễ hội là sự kết tinh giữa Phậtgiáo với tín ngương dân gian và làmột nét đẹp truyền thống, hướngđến những cái thiện để tìm thấy sựbình an ở mỗi con người với thiênnhiên, góp phần củng cố tinh thầnđoàn kết các dân tộc. Với nhữngyếu tố như trên, lễ hội chùa Hươngđã đón nhận mọi tầng lớp trongxã hội, không phân biệt dân tộc,đẳng cấp, tôn giáo.

Hoạt động tín ngưỡngtại di tích cấp quốc giađặc biệt chùa Hươngnhững năm gần đây

Những năm gần đây, lượng dukhách đến vãn cảnh chùa và thamgia các hoạt động tín ngưỡng tạidi tích cấp quốc gia đặc biệt chùaHương không ngừng tăng. Tínhriêng năm 2018 có tới 1.520,000lượt khách, nguồn thu ước đạt113.600,000,000 đồng(3). Cùngvới sự tăng trưởng mạnh mẽ củahoạt động du lịch, là vấn đề nhậnthức của cộng đồng trong thựchành tín ngưỡng tại di sản. Một bộphận không nhỏ người dân cónhận thức lệch chuẩn về tínngưỡng và làm “biến tướng” hoạtđộng tín ngưỡng tại di sản.

Về hoạt động tín ngưỡng nơithờ tự, chúng ta có thể dễ dàng bắt

gặp một bộ phận không nhỏngười dân cúng tiến các mâm lễ cógà, thịt lợn, rượu, bia và một số đồmặn trên ban thờ Phật ở độngHương Tích, chùa Giải Oan, AmPhật Tích. Hiện tượng trên đã vôtình làm biến dạng tín ngưỡng tốtđẹp của Phật pháp. Bên cạnh đó,hành vi ứng xử thô bạo với di sảnnhư: vẽ bậy, viết bậy lên hangđộng, xâm hại đồ thờ tự, xả rác bừabãi… đã làm ảnh hưởng nghiêmtrọng đến vẻ tôn nghiêm và cảnhquan môi trường của di sản.

Về hoạt động tín ngưỡng tronglễ hội truyền thống, đó là sự kếttinh giữa Phật giáo và tín ngưỡngdân gian trong một chỉnh thểthống nhất. Sự nhiễu loạn về vănhóa xảy ra khi xuất hiện các hoạtđộng tôn giáo và tín ngưỡng dângian được thực hành cùng mộtthời điểm tại di sản. Đó là sự ồn àonáo nhiệt và hình thức cúng tiếncủa các con nhang, đệ tử trongsinh hoạt cầu đồng đã làm ảnhhưởng không nhỏ đến tâm thức,tín ngưỡng của những người tìmđến sự bình an nơi cửa Phật.

Là một trong những di sản

(hỗn hợp) nổi tiếng ở Việt Nam, ditích cấp quốc gia đặc biệt chùaHương đang chịu những tác độngtiêu cực do số lượng du khách quáđông vào một thời điểm nhất địnhtrong năm đã tạo nên sức ép rấtlớn đến cơ sở thờ tự. Đó là cáchoạt động dịch vụ ăn uống bàybán la liệt thịt thú rừng, ăn uốngnhếch nhác, xả ra bừa bãi… gâynên hình ảnh phản cảm, mất mỹquan, ảnh hưởng không tốt đếnmôi trường văn hóa và hoạt độngtín ngưỡng; số lượng con nhangđệ tử tham gia sinh hoạt động cầuđồng (lên đồng) tương đối lớn,gây sức ép rất lớn đến cơ sở hạtầng của di tích; nhận thức củamột bộ phận không nhỏ ngườidân về hoạt động tôn giáo – tínngưỡng còn nhiều hạn chế.

Vấn đề đặt ra đối vớicông tác quản lý hoạtđộng tôn giáo - tínngưỡng tại di tích cấpquốc gia đặc biệt chùaHương những năm tới

Về quan điểm:

Một là, hoạt động tôn giáo - tínngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và

ẢN

H:

KEN

H14

.VN

Page 50: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

47TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

V � N H Ó A - V � N N G H �

phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống tốt đẹp của dân tộc. Việc tổchức hoạt động tôn giáo - tínngưỡng phải bảo đảm an ninh trậttự, an toàn xã hội, bảo vệ môitrường văn hóa và môi trường tựnhiên tại di sản.

Hai là, nhận diện những giá trịđặc trưng của tôn giáo - tínngưỡng trong thực hành nghi lễthờ tự và lễ hội truyền thống,nhằm tránh những sai sót, làmphương hại đến hoạt động tínngưỡng văn hóa tại di sản. Tíchcực tuyên truyền sâu rộng đếnngười dân để có biện pháp bài trừnhững nghi lễ, tín ngưỡng biếntướng, không đúng với giá trị củadi sản văn hóa.

Ba là, nâng cao hiệu quả côngtác quản lý và cơ chế phối hợpquản lý Nhà nước đối với hoạtđộng tôn giáo – tín ngưỡng tại disản. Phát huy hơn nữa vai trò củanhà sư, nhất là các sư trụ trì trongviệc bảo tồn và phát huy giá trị văn

hóa truyền thống dân tộc tronghoạt động tôn giáo – tín ngưỡng.

Về định hướng quản lý Nhànước:

+ Xây dựng quy định tổ chức bộmáy quản lý và cơ chế phối hợpgiữa các ngành chức năng của địaphương trong việc quản lý hoạtđộng tôn giáo - tín ngưỡng tại disản. Ban hành và triển khai các vănbản quy phạm pháp luật xuống cơsở, đồng thời tích cực tuyên truyềncho người dân và du khách thậpphương nâng cao nhận thức đối vớihoạt động tôn giao - tín ngưỡng.

+ Ban quản lý Khu di tích vàdanh lam thắng cảnh Hương Sơnphối hợp với các ngành chức năngcủa địa phương thường xuyênkiểm tra, giám sát về hoạt độngtôn giáo – tín ngưỡng tại cơ sở thờtự và trong mùa lễ hội.

+ Xử lý nghiêm các tổ chức, cánhân có hành vi vi phạm pháp luậtvề tôn giáo - tín ngưỡng, hoặc lợi

dụng tôn giáo – tín ngưỡng để viphạm pháp luật. Tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm mà bị xử lývi phạm hành chính hoặc bị truycứu trách nhiệm hình sự, nếu gâythiệt hại thì phải bồi thường theoquy định của pháp luật.

+ Nhận diện các giá trị đặctrưng trong hệ thống thờ tự tạiđộng Hương Tích, cụm chùa GiảiOan, động Tuyết Quỳnh, Am PhậtTích, đền Cửa Võng. Đây là các thiếtchế văn hóa diễn ra các hoạt độngtôn giáo - tín ngưỡng cần được chútrọng bảo vệ nguyên gốc.

+ Quy hoạch phân khu chứcnăng: Khu vực bảo tồn cấp I, quyhoạch chi tiết các cụm di tích vàcông trình phụ trợ để phục vụ nhưcầu sinh hoạt tín ngưỡng văn hóacủa du khách; khu vực bảo tồn cấpII, quy hoạch phân khu dịch vụthương mại, ăn uống, nghỉ ngơicho du khách và các công trìnhphụ trợ cấp thoát nước, vệ sinhmôi trường.�

Tài liệu tham khảo1. Minh Chi, “Về xu hướng thế tục hóa và dân tộc hóa của Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 3, tr. (26 - 29), năm

2011; 2. Nguyễn Hồng Dương (2004), “Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam”, Nxb KHXH, Hà Nội.3. Phạm Đức Hiếu (2013), Chùa Hương Tích, Cảnh quan và Tín ngưỡng, Nxb Văn hóa Thông tin.4. Thích Minh Hiền (2005), “Chùa Hương – lễ hội Quán Thế Âm”, Đặc san số P.L 2549 – D.L 2005.5. Lê Như Hoa (chủ biên) ( 2001), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, trang 21-22. 6. Trần Ngọc Khánh trong “Mấy cơ sở tiếp cận lý thuyết nghiên cứu văn hóa”, năm 2011, Đại học Quốc gia.Tp.HCM-Trường

Đại học KHXH&NV.7. Nguyễn Lang (2008), “Việt Nam Phật giáo sử luận”, Nxb Phương Đông.8. Nguyễn Thị Minh Ngọc, “Phật giáo dân gian: con đường nhập thế của Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số

8, tr. (25 - 32), năm 20089. Thành Nhân (2008), Di tích lịch sử chùa Hương, Nxb Văn hóa Thông tin. 10. Nguyễn Thị Minh Ngọc (2008), “Phật giáo dân gian: con đường nhập thế của Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu

Tôn giáo số 8, tr. (25 - 32)11. Lê Mạnh Thát (2003),“Lịch sử Phật giáoViệt Nam”, Nxb Tổng hợp Tp.HCM.12. Nguyễn Tài Thư (1989), “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”, Nxb KHXH, Hà Nội.13. Thích Viên Thành (2009), “Quần thể di tích chùa Hương”, Đặc san số P.L 2553 – D.L 2009.14. Vũ Hồng Thuật (2005), “Động Hương Tích – một kho tàng văn hóa dân gian”, Đặc san số P.L 2549 – D.L 2005.

Page 51: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

V�NH PHÚC - TI�M N�NG VÀ TRI�N V�NG HÒA NH�P P 4.0

48 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

Để đẩy mạnh ứng dụngCNTT trong các cơ quanNhà nước đạt hiệu quảcao hơn nữa, trong thời

gian tới, các ngành, cấp của Tỉnhtiếp tục tổ chức tuyên truyền,nâng cao nhận thức cho CBCCVC,nhân dân và doanh nghiệp (DN)về các chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước và của tỉnh vềứng dụng CNTT. Tăng cường phốihợp, tuyên truyền quán triệt việcsử dụng các ứng dụng nền tảngxây dựng chính quyền điện tửtỉnh, sử dụng dịch vụ công trựctuyến mức độ 3, 4; tuyên truyền đểcơ quan Nhà nước, DN, tổ chứccông dân hiểu biết, nhận thức rõvề cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh đó cónhững hướng dẫn các cơ quan,đơn vị, địa phương triển khai thựchiện ứng dụng CNTT hiệu quảtheo định hướng Kiến trúc Chínhquyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc,phiên bản 1.0, giai đoạn 2018 -2020, báo cáo đề xuất UBND tỉnhlộ trình, tiến độ xây dựng Chính

quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh

nghiên cứu, đề xuất triển khai thực

hiện Quyết định số 950/QĐ-TTg

ngày 01/8/2018 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Đề

án phát triển đô thị thông minh

bền vững Việt Nam giai đoạn 2018

- 2025 và định hướng đến năm

2030, thí điểm triển khai trên địa

bàn tỉnh. Tích cực định hướng, đẩy

mạnh việc thuê dịch vụ CNTT

trong cơ quan Nhà nước và các

quy định nhằm thúc đẩy ứng

dụng CNTT-TT trong các cơ quan

Đảng, Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc;…

Đẩy mạnh triển khai ứng dụng

chữ ký số trong các cơ quan Nhà

nước; các giao dịch điện tử của tổ

V�NH PHÚC PHÁT TRI�N CÔNG NGH� THÔNG TIN:

Luôn đ�ng hành k�t n�i, h� tr� doanh nghi�p

VĂN CƯỜNG

Trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), Vĩnh Phúc luônxác định phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin (CNTT) là nhiệm vụưu tiên chiến lược, tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức; là công cụ,động lực phát triển kinh tế xã hội, rút ngắn quá trình CNH-HĐH. Trong đó,ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT…xây dựng Tỉnh trở thành Tỉnh phát triển mạnh về CNTT.

Phát huy thế mạnh về CNTT, góp phần đưa Vĩnh Phúc sớm về đích phát triển.

Page 52: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

49TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

V � N H P H Ú C - T I � M N � N G V À T R I � N V � N G H Ò A N H � P P 4 . 0

chức, công dân với cơ quan Nhà nước, Sở TT&TT phốihợp Sở Nội vụ kiểm tra, rà soát, đề xuất áp dụng chữký số đối với các loại văn bản, hồ sơ điện tử… thaythế dần cho các phần mềm nguồn đóng có bảnquyền, hệ thống thư điện tử, hệ thống hội nghịtruyền hình trực tuyến... �

Trên 90% doanh nghiệp sử dụng Internet phục vụcông việc

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36 của BộChính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTTđáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhậpquốc tế, Vĩnh Phúc đã tập trung đẩy mạnh ứng dụngCNTT gắn với công tác cải cách hành chính, bảo đảmđơn giản hóa, chuẩn hóa hồ sơ, giảm thời gian, chiphí, đáp ứng nhu cầu của người dân và DN. Việc đầutư phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh chủ yếu tậptrung ở các ứng dụng CNTT nền tảng xây dựng chínhquyền điện tử, phục vụ người dân và DN; công khai,minh bạch hoạt động các cơ quan Nhà nước. Đếnnay, không chỉ khối cơ quan Đảng, cơ quan Nhànước mới chú trọng đẩy mạnh ứng dụng CNTT tronghoạt động, điều hành, các DN trên địa bàn tỉnh cũngđã nhận thức tốt về ứng dụng CNTT và có đầu tư vềcơ sở hạ tầng, ứng dụng CNTT hiệu quả trong côngviệc. Theo Sở TT&TT, hiện các DN FDI, các DN lớnhoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảohiểm, bưu chính, viễn thông… trên địa bàn đã quantâm đầu tư cho ứng dụng CNTT vào quản lý sản xuấtkinh doanh và đạt kết quả tốt. Nhiều phần mềmđược ứng dụng có hiệu quả cao trong các DN như:Phần mềm quản lý khách hàng; Phần mềm quản lýnhân sự, kế toán; Phần mềm quản lý hàng hóa; Phầnmềm quản lý cước… Hiện toàn tỉnh có trên 90% DNsử dụng Internet phục vụ công việc; một số DN đã cówebsite hoặc có kết nối giới thiệu sản phẩm trênmạng Internet qua các ứng dụng: Facebook, Zalo,…Hầu hết các DN đã triển khai sử dụng các phần mềmvăn phòng như: Word, Excel, thư điện tử và một sốDN đã triển khai sử dụng phần mềm ERP, phần mềmxác lập quy trình sản xuất, quản lý khách hàng, quảnlý nguyên liệu, quản lý tài chính kế toán. Hiện cókhoảng 70% hệ thống các siêu thị, trung tâm thươngmại, cơ sở phân phối hiện đại, DN cung cấp điện,nước, viễn thông sử dụng phương thức thanh toánbằng thẻ thanh toán và thanh toán qua phương tiệnđiện tử. Trong hoạt động quản lý, hằng năm, SởTT&TT tham mưu UBND tỉnh triển khai các hoạtđộng hỗ trợ phát triển thương mại điện tử trên địabàn, đưa thương mại điện tử trở thành một ứngdụng phổ biến trong các DN, người tiêu dùng. Đồngthời, mở các lớp tập huấn về thương mại điện tử chocán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhànước và các DN, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Sản xuất hiện đại, tạo đà cho sự phát triển.

Vượt chỉ tiêu 10.000 doanh nghiệp Nhờ cải thiện môi trường đầu tư, thu hút bằng các cơ chế

chính sách, hỗ trợ, phát triển DN phát huy hiệu quả… đếnnay, Vĩnh Phúc đã hoàn thành vượt chỉ tiêu 10.000 DN. Báocáo của UBND tỉnh, ước 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 570DN được thành lập mới, với số vốn đăng ký trên 4.348 tỷđồng, tăng 6,7% về số DN và 33% về số vốn đăng ký so vớicùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, tiếp tục có 518 lượt DN làmthủ tục đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh. Lũy kế đến hết30/6, toàn tỉnh có 10.142 DN, với tổng vốn đăng ký trên93.000 tỷ đồng, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh lần thứ XVI đề ra, trong đó, có 7.302 DN đang hoạtđộng. Có được kết quả này là nhờ môi trường đầu tư, kinhdoanh được cải thiện, thị trường tiêu thụ khởi sắc, hầu hếtcác DN đều sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Nhiều DN đãđiều chỉnh tăng vốn, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nângcấp dây chuyền sản xuất, đổi mới mẫu mã, nâng cao cấplượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, không chỉ gópphần giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, đưatổng thu ngân sách Nhà nước đạt trên 15.600 tỷ đồng trong6 tháng đầu năm mà còn tạo bước đột phá mới trong pháttriển công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo nền móng vững chắcsớm đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp theo hướnghiện đại vào năm 2020.

Page 53: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

50 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

V�NH PHÚC - TI�M N�NG VÀ TRI�N V�NG HÒA NH�P P 4.0

Năm 2019, Vĩnh Phúc đặtmục tiêu thu hút 500triệu USD vốn đầu tư từcác dự án FDI và 3.000

tỷ đồng từ các dự án DDI. Nhờ môitrường đầu tư được cải thiện, cáchoạt động chăm sóc các nhà đầutư tại chỗ phát huy được hiệu quả,6 tháng đầu năm, tỉnh đã vượt xachỉ tiêu thu hút đầu tư DDI và xấpxỉ đạt mục tiêu thu hút vốn FDIcủa cả năm 2019. Tỉnh đã cấp giấychứng nhận đầu tư mới cho 37 dựán FDI, tổng vốn đăng ký 224,78triệu USD; điều chỉnh tăng vốn 23lượt dự án FDI, tổng vốn đăng ký197,33 triệu USD, tăng gần 72% sovới cùng kỳ năm 2018 và đạt gần85% mục tiêu thu hút vốn FDI củacả năm 2019. Ước hết tháng 6,toàn tỉnh có 1.095 dự án đầu tư,gồm 357 dự án FDI, tổng vốn đăngký 4.738 triệu USD và 738 dự ánDDI, tổng vốn đầu tư hơn 76.774,7tỷ đồng. Trong số các dự án, nhàđầu tư giúp Vĩnh Phúc sớm chạmvà vượt mục tiêu thu hút vốn đầutư. Nhờ có những kết quả đó, đầu

năm 2019, UBND tỉnh đã ban hànhQuyết định số 114 về phê duyệtdanh mục dự án kêu gọi đầu tưtỉnh Vĩnh Phúc; chỉ đạo các sở,ngành, địa phương tiếp tục làmtốt công tác cải cách hành chính,hướng dẫn, tư vấn cho nhà đầu tư,chủ đầu tư về trình tự, thủ tục,thành phần hồ sơ thực hiện thủtục hành chính. Đồng thời, tíchcực cải thiện môi trường đầu tư,

chủ động phối hợp với các cơquan xúc tiến đầu tư ở Trungương, tổ chức các hoạt động xúctiến đầu tư trong và ngoài nước đểgiới thiệu môi trường đầu tư, kinhdoanh của tỉnh với các doanhnghiệp đến từ nhiều quốc gia,vùng lãnh thổ. Với những thuận lợivề cơ chế chính sách trên, cho thấycơ hội đầu tư tại Vĩnh Phúc luônrộng mở với tất cả các nhà đầu tư

V�NH PHÚCphát triển năng động, hiện đại… về đích sớm

MINH ANH

Để trở thành đô thị Vĩnh Phúc theo hướng hiện đại vào năm 2020,những năm qua, tỉnh chú trọng kêu gọi các nhà đầu tư, ưu tiên cácdoanh nghiệp bằng cơ chế, chính sách mới, triển khai đầu tư xây dựngnhiều công trình, dự án, hoàn thiện hạ tầng khung đô thị… thúc đẩykinh tế - xã hội phát triển, góp phần đưa Vĩnh Phúc sớm về đích.

Sự đổi thay phát triển của thành phố hiện đại.

Page 54: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

51TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

V � N H P H Ú C - T I � M N � N G V À T R I � N V � N G H Ò A N H � P P 4 . 0

ở các quốc gia và vùng lãnh thổtrên thế giới.

Năm 2017, thành phố Phúc Yênđứng ở vị trí thứ 5 trong bảng xếphạng chỉ số cải cách hành chính(CCHC) các huyện, thành phố trênđịa bàn tỉnh. Không chấp nhậnthực tế đó, năm 2018, thành phốđã đặt ra mục tiêu phấn đấu nângbậc chỉ số CCHC với việc thực hiệnđồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả.Nhờ vậy, năm 2018, Phúc Yên đãvươn lên xếp vị trí thứ 2 trong bảngxếp hạng này, chỉ sau huyện YênLạc với tổng số 85,11 điểm. Trongđó, điểm đánh giá trực tiếp là 53,5điểm, điều tra xã hội học đạt 31,56điểm. Các chỉ số đạt điểm cao gồm:Công tác chỉ đạo, điều hành CCHCđạt 16,16/18 điểm; Cải cách thủ tụchành chính là 5,63/6 điểm; Cải cáchtổ chức bộ máy hành chính Nhànước đạt 8,55/9 điểm; Đổi mới cơchế tài chính tại cơ quan 6/6 điểm.Đặc biệt, chỉ số thực hiện cơ chếmột cửa, một cửa liên thông đạt19,89/25 điểm, dẫn đầu 9 huyện,thành phố trên địa bàn tỉnh về chỉsố này. Thành phố đã đổi mớiphương thức, hiện đại hóa nềnhành chính địa phương, nâng caotinh thần trách nhiệm, ý thức phụcvụ của cán bộ, công chức các xã,phường, qua đó góp phần thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội. Năm2018 và những năm tiếp theo,thành phố đã đổi mới quy trình,nâng cao chất lượng công tác xâydựng và ban hành văn bản quyphạm pháp luật; chỉ đạo cácphòng, ban, UBND các xã, phươ ngđẩy mạnh công tác cải cách hànhchính; kịp thời cập nhật, công khaicác thủ tục hành chính thuộc thẩm

quyền giải quyết, các thủ tục hànhchính mới ban hành trên cácphương tiện thông tin đại chúngvà niêm yết công khai tại bộ phận"một cửa", "một cửa liên thông".Đến nay, với việc đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin, duy trìhiệu quả hoạt động của phần mềmquản lý văn bản và điều hành trongcông việc, 100% văn bản được traođổi dưới dạng điện tử. Việc ápdụng, duy trì, cải tiến hệ thốngquản lý chất lượng theo Tiêu chuẩnquốc gia TCVN ISO 9001:2008 đượcthành phố và các xã, phường thựchiện đầy đủ theo quy định. Để thựchiện hiệu quả công tác CCHC,Trung tâm Hành chính công thànhphố Phúc Yên đã thực hiện tốt vaitrò là đầu mối hướng dẫn, thẩmđịnh, tiếp nhận hồ sơ, trả kết quảgiải quyết thủ tục hành chính chocông dân; tiếp nhận kết quả giảiquyết từ các phòng, ban chuyênmôn, cơ quan, đơn vị; trả kết quả,phục vụ các dịch vụ hỗ trợ quátrình giao dịch thủ tục hành chínhcủa cá nhân, tổ chức và cung ứngdịch vụ hành chính công thuộcthẩm quyền Nhà nước trên địa bàn.

Với mục tiêu duy trì thứ hạng trongbảng xếp hạng chỉ số CCHC cáchuyện, thành phố trong năm 2019và những năm tiếp theo, thời giantới, thành phố Phúc Yên tiếp tục ràsoát, đơn giản hóa và công khai thủtục hành chính ở tất cả các ngành,lĩnh vực; kiến nghị cấp có thẩmquyền bãi bỏ, hủy bỏ hoặc sửa đổi,bổ sung các thủ tục không còn phùhợp. Đồng thời, tăng cường sự lãnhđạo của cấp ủy Đảng, chính quyềnđối với công tác CCHC trên địa bànthành phố; thực hiện hiệu quảNghị định 61 của Chính phủ vềthực hiện cơ chế một cửa, một cửaliên thông trong giải quyết thủ tụchành chính; tăng cường kiểm tratrách nhiệm thực thi công vụ, côngtác CCHC năm 2019. Thành phốcũng chỉ đạo các phòng, ban, đơnvị đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dụcđể cán bộ, công chức, viên chứcnhận thức sâu sắc, đầy đủ tầmquan trọng của CCHC đối với quátrình hội nhập và phát triển, cảithiện môi trường đầu tư, khai tháctiềm năng, thế mạnh của địaphương phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.�

Quảng trường rộng, khang trang giữa trung tâm thành phố.

Page 55: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

QU�C T�

Tại Hội nghị lần này, Thủtướng Thái Lan đề nghịcác nhà lãnh đạo ASEANtrao đổi về các biện pháp

để tăng cường xây dựng Cộngđồng ASEAN, mà đầu tiên cần dựatrên nền tảng của tinh thần đoànkết, an ninh cho tương lai củaCộng đồng ASEAN với 640 triệungười dân. Bởi vì người dân chínhlà trái tim của Cộng đồng ASEANvà mục tiêu của tiến trình xâydựng Cộng đồng ASEAN cũng là vìcuộc sống của người dân và lấyngười dân làm trung tâm, để họkhông phải đối mặt với những tổnthương bởi những thách thức.

Xây dựng một ASEANbền vững, thống nhất

Hội nghị cấp cao ASEAN lầnthứ 34 diễn ra trong bối cảnh tìnhhình thế giới và khu vực có nhiềubiến động cả về chính trị - an ninh,lẫn kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa bảohộ thương mại, cạnh tranh giữa

các nước lớn ngày càng gay gắt, và

cuộc Cách mạng công nghiệp lần

thứ 4 đang tác động mọi mặt đời

sống. Đây là những yếu tố cho

thấy, các nước ASEAN phải tiếp tục

đoàn kết hơn nữa để cùng nhau

chung tay vượt qua thách thức.

Trong bối cảnh này, nước chủ

nhà Thái Lan, Chủ tịch ASEAN năm

2019 đã chọn chủ đề "Tăng cường

quan hệ đối tác vì sự phát triển

bền vững" và nhận được sự đồng

thuận cao của các nước thành

viên, trong đó có Việt Nam.

Với chủ đề “Tăng cường quan

hệ đối tác vì sự bền vững”, ASEAN

H�I NGH� C�P CAO ASEAN L�N TH 34:

“Đy m�nh quan h� đ�i tác vì s� b n v�ng”

AN BÌNH

Đây là chủ đề của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 diễn ra tại TháiLan. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dựHội nghị. Thông qua Hội nghị ASEAN 34, Việt Nam tiếp tục khẳng địnhluôn là thành viên có trách nhiệm, kêu gọi phát huy tinh thần, gắn kếtnội khối, phát huy vai trò trung tâm và hiệu quả của các cơ chế khuvực do ASEAN chủ trì và dẫn dắt.

52 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

Các nhà Lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị.

ẢN

H V

GP

Page 56: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

Q U � C T �

thể hiện ước mơ tiến tới mộtcộng đồng bền vững trên cả 3 trụcột, hướng tới người dân, lấyngười dân làm trung tâm vàkhông để ai bị bỏ lại phía sau; duytrì hòa bình, ổn định và hướng tớitương lai; tranh thủ các cơ hội doCách mạng công nghiệp 4.0mang lại thúc đẩy kinh tế số, tăngtrưởng xanh; tăng cường quan hệvới các đối tác nhằm phát triểnbền vững và giành vị thế toàn cầucao hơn cho ASEAN; thúc đẩy kếtnối trong mọi lĩnh vực, tiến tớimột ASEAN không rào cản. Thôngđiệp chính gửi đi là mong ước xâydựng một ASEAN bền vững mọimặt từ an ninh, kinh tế, an ninhcon người... với khái niệm “vạn vậtbền vững” (Sustainable of Things- SOT), coi đây như một ADN củaASEAN để tiếp tục truyền lại chocác thế hệ sau.

Trên cơ sở này, các nước thốngnhất sẽ tăng cường tính tương hỗgiữa Tầm nhìn ASEAN 2025 vớiMục tiêu phát triển bền vững(SDG) 2030 của Liên Hợp Quốc;hợp tác giải quyết vấn nạn rácthải, ô nhiễm môi trường, biến đổikhí hậu…

Trên tinh thần đó, lãnh đạo cácnước đã thảo luận về thúc đẩy 3trụ cột hợp tác là chính trị - anninh, kinh tế và văn hóa. Các nướckhẳng định nhu cầu duy trì mộtnền an ninh bền, bảo đảm vai tròtrung tâm của ASEAN.

Về chính trị - an ninh, các nướckhẳng định nhu cầu duy trì mộtnền an ninh bền vững trên cơ sở

những nguyên tắc cơ bản củaHiệp ước Thân thiện và hợp tácASEAN (TAC), bảo đảm vai tròtrung tâm của ASEAN và địnhhướng ứng xử với đối tác bênngoài trên cơ sở tài liệu quan điểmASEAN về Ấn Độ Dương - TháiBình Dương, tăng cường lòng tinchiến lược và hợp tác đối phó vớinhững thách thức an ninh xuyênquốc gia, nhất là an ninh mạng,quản lý biên giới...

Về kinh tế, các nhà lãnh đạonhất trí thúc đẩy hơn nữa thươngmại nội khối; một ASEAN khôngrào cản (Seamless ASEAN) thôngqua tăng cường kết nối, kết nốitiểu vùng, triển khai Kế hoạch tổngthể về kết nối ASEAN (MPAC) 2025,Cơ chế một cửa ASEAN (ASW),Sáng kiến Mạng lưới các thànhphố thông minh ASEAN (ASCN);thúc đẩy kinh tế số và một ASEANsố hóa, dự báo vào năm 2025, kinh

tế số sẽ mang lại thêm cho ASEANkhoảng 1.000 tỷ USD; kết thúc đàmphán Hiệp định Đối tác Kinh tếToàn diện Khu vực (RCEP) trongnăm 2019, nhằm tạo ra một khốithương mại tự do lớn nhất thế giới.Điều này sẽ giúp ASEAN kiểm soátđược sự thay đổi và bất ổn trongkhu vực, đặc biệt là những ảnhhưởng từ căng thẳng thương mạigiữa các đối tác thương mại quantrọng của ASEAN.

Về văn hóa xã hội, các nhà lãnhđạo quyết định chọn 2019 là nămVăn hóa ASEAN nhằm tăng cườnggiao lưu văn hóa và thúc đẩy bảnsắc văn hóa ASEAN; Xây dựng mộtCộng đồng ASEAN bền vững,hướng tới người dân, lấy ngườidân làm trung tâm, nhìn về tươnglai và không để ai bị bỏ lại phíasau; Thúc đẩy sự tương hỗ giữaTầm nhìn ASEAN 2025 với Mụctiêu phát triển bền vững 2030 của

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Nhà lãnh đạo ASEAN thực hiện nghi thứckhai trương Kho vệ tinh ASEAN trong chương trình hậu cần ASEAN về thiên taikhẩn cấp.

53TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

ẢN

H :

CON

GLY

.VN

Page 57: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

54 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

QU�C T�

Liên Hợp Quốc; Hợp tác giải quyếtcác vấn đề rác thải biển, cơ cấudân số già hóa...

Hội nghị đã thông qua Tuyênbố Tầm nhìn lãnh đạo ASEAN vềQuan hệ đối tác vì sự bền vững;Tuyên bố của lãnh đạo ASEAN vềNăm Văn hóa ASEAN 2019; Tuyênbố Bangkok về Chống rác thảibiển ở khu vực ASEAN.

Bên cạnh đó, ASEAN cũng đãnhất trí tập trung vào vấn đề rácthải biển, yếu tố ảnh hưởng tiêucực tới sức khỏe, môi trường sốngcủa người dân cũng như tàinguyên và sinh vật biển. Vì thế, Hộinghị đã thông qua “Tuyên bốBangkok về chống rác thải biển ởkhu vực ASEAN”, điều này cho thấycam kết của ASEAN nhằm giảiquyết vấn đề rác thải biển.

Các nhà lãnh đạo đã khaitrương Kho vệ tinh tại tỉnh Chai-nat(Thái Lan), hỗ trợ triển khai nhu yếuphẩm đến các vùng chịu thảm họa;chống khủng bố, ma túy; ứng phóvới tình trạng cơ cấu dân số già hóathông qua việc thành lập Trungtâm tuổi già năng động và sáng tạoASEAN (ACAI)...

Thông điệp của Thủ tướng

Với vai trò Chủ tịch kế nhiệmASEAN, Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc đã chia sẻ và đánh giá caochủ đề và những ưu tiên do Chủtịch ASEAN 2019 Thái Lan đề xuất.Để thúc đẩy sự phát triển bềnvững của ASEAN trong thời gian

tới, Thủ tướng nhấn mạnh ASEANcần đặt ưu tiên hàng đầu tiếp tụccủng cố đoàn kết, gắn kết nộikhối, phát huy vai trò trung tâm vàhiệu quả của các cơ chế khu vựcdo ASEAN chủ trì và dẫn dắt.

ASEAN cần đẩy mạnh liên kếtkinh tế nội khối, tận dụng hiệuquả các cam kết và thỏa thuận đãký, sớm hoàn tất đàm phán Hiệpđịnh RCEP, tạo môi trường kinhdoanh thông thoáng, nâng caonăng lực ứng phó với các cơ hội vàthách thức của Cách mạng côngnghiệp 4.0 và chú trọng kết nối vàphát triển các mạng lưới trungtâm công nghệ 4.0. Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc cũng kêu gọicác nước ASEAN tiếp tục thúc đẩyhợp tác trong các lĩnh vực manglại lợi ích thiết thực cho người dân,đẩy mạnh cải cách thể chế vànâng cao hiệu quả bộ máy hoạtđộng của ASEAN.

Về Biển Đông, Thủ tướng chorằng ASEAN cần nhìn nhận thẳngthắn, ghi nhận những tiến triểntích cực trong đàm phán COC,song cũng không bỏ qua nhữngdiễn biến phức tạp trên thực địa.ASEAN cần vừa khuyến khích đốithoại và hợp tác, vừa có tiếng nóitrách nhiệm với những diễn biến

tác động tiêu cực đến hòa bình, anninh và ổn định của khu vực.

Trong quan hệ giữa các thànhviên, Thủ tướng đề nghị cần cóbản lĩnh vững vàng, chân thành,thẳng thắn. Chân thành giúp đemlại niềm tin, tình cảm gắn bó, hợptác, hỗ trợ lẫn nhau cùng pháttriển và cùng xây dựng cộng đồngvững mạnh.

ASEAN vốn là một mẫu hình vềsự “thống nhất trong đa dạng” vàkhi tôn trọng sự đa dạng, khác biệtcũng cần tránh làm phương hạiđến lợi ích và tình cảm của nhaumà tất cả hãy đoàn kết, nỗ lực vì lợiích chung của Cộng đồng ASEAN.

Thủ tướng nhấn mạnh, Cộngđồng ASEAN có phát triển bềnvững hay không phụ thuộc phầnlớn vào đoàn kết, bản lĩnh và ý chícủa các nước thành viên. Chúng tacần cân bằng trong tiếp cận, hàihòa trong quan hệ, chủ độngtrong hành động, bởi đó chính là“chìa khóa” giúp ASEAN kiến tạochỗ đứng vững vàng, tiếp tục pháttriển giữa những nhiễu động củadòng chảy thời đại.

Nhắc tới cương vị Chủ tịchASEAN 2020, Việt Nam cam kết sẽkế thừa và phát huy các thành tựucủa ASEAN, phối hợp chặt chẽ vớicác nước trên cương vị Ủy viênKhông thường trực Hội đồng Bảoan Liên Hợp Quốc, góp phần nângcao vị thế quốc tế của ASEAN.�

H�i ngh� l�n này �ã thông qua04 v�n ki�n: Tuyên b� t�mnhìn ca các nhà lãnh �o v�

s� phát tri n b�n v�ng; Tuyên b� v�ch�ng rác th�i; Tuyên b� ch�n N�m2019 là N�m V�n hóa ASEAN và tài li�uQuan �i m ASEAN v� �n �� D��ng -Thái Bình D��ng.“

Page 58: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

55TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

Q U � C T �

VI�T NAM TRÚNG C �Y VIÊN KHÔNG TH� NG TR�C H�I Đ�NG B�O AN LIÊN H�P QU�C:

Kh�ng đ�nh uy tín và v� th�trên tr��ng qu�c t�

VÂN KHÁNH

Ngày 7/6/2019 lại một lần nữa đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sửchính trị ngoại giao của Việt Nam, khi Việt Nam chính thức trở thành ủyviên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc nhiệmkỳ 2020 - 2021 với số phiếu ủng hộ gần như tuyệt đối: 192/193.

Việc trúng cử với số phiếuủng hộ gần như tuyệt đốiđã chứng tỏ khả năng, vịthế, uy tín của Việt Nam

đối với thế giới, đồng thời là minhchứng rõ ràng nhất cho nhữngđóng góp tích cực, thực chất, cótrách nhiệm của Việt Nam đối vớiLiên Hợp Quốc nói chung vàHĐBA nói riêng.

Cùng với Estonia - đại diệnĐông Âu, Saint Vincent vàGrenadines - đại diện Nam Mỹ,Tunisia và Niger - đại diện châuPhi, Việt Nam - với tư cách đại diệncho khối nước châu Á - Thái BìnhDương, sẽ chính thức đảm nhiệmcông việc tại HĐBA từ ngày từ1/1/2020.

Tư cách ủy viên không thườngtrực HĐBA Liên Hợp Quốc manglại trách nhiệm to lớn hơn cho ViệtNam, nhưng đi kèm với đó cũng lànhững cơ hội và lợi ích tiềm tàngvề ngoại giao trong tương lai.

Khẳng định vị thế và uytín của Việt Nam

Kết quả này phản ánh sự tínnhiệm của cộng đồng quốc tếdành cho Việt Nam, và ngược lạicũng là thành quả xứng đáng củaViệt Nam sau một quá trình dàivận động và đóng góp vào hòabình, an ninh thế giới - nhữngnhiệm vụ cốt lõi của HĐBA.

Trong thông điệp nhân dịp ViệtNam trúng cử Ủy viên khôngthường trực HĐBA ngày 7/6, TổngBí thư, Chủ tịch nước Nguyễn PhúTrọng khẳng định đây là sự ghinhận quan trọng và đánh giá caocủa cộng đồng quốc tế đối với vaitrò và đóng góp xứng đáng củaViệt Nam vào công việc quốc tế vàkhu vực, thể hiện vị thế, uy tínngày càng cao của Việt Nam trêntrường quốc tế.

"Việc Việt Nam trở thành thànhviên không thường trực của Hộiđồng Bảo an là một vinh dự lớn lao

song cũng là trách nhiệm nặng nề,đòi hỏi nỗ lực để hoàn thành trọngtrách mà cộng đồng quốc tế giaophó", lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bàytỏ tin tưởng Việt Nam sẽ đảmnhiệm thành công trọng trách Ủyviên không thường trực HĐBA vàkhẳng định Việt Nam đã và sẽ tiếptục là bạn, là đối tác tin cậy vì hòabình bền vững và thành viên cótrách nhiệm của cộng đồng quốctế, thúc đẩy tuân thủ Hiến chươngLiên Hợp Quốc và luật pháp quốctế, góp phần tích cực vào những nỗlực chung của cộng đồng quốc tếvì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Việc hai lần tham gia ứng cửlàm Ủy viên không thường trựcHĐBA đã khẳng định chính sáchđối ngoại nhất quán của nước ta làmột thành viên tích cực, là đối táctin cậy và có trách nhiệm của cộngđồng quốc tế. Theo đó, Việt Namcam kết làm hết sức mình, trong

Page 59: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

56 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

QU�C T�

khả năng và điều kiện cho phépđể đóng góp hiệu quả hơn nữavào công việc chung của cộngđồng quốc tế, vì một thế giới hòabình, hợp tác và phát triển; mộttrật tự chính trị và kinh tế quốc tếcông bằng, dân chủ và dựa trênluật lệ.

Đóng góp đối ngoại của ViệtNam đã để lại những dấu ấn đậmnét được cộng đồng quốc tế ghinhận và đánh giá cao, đặc biệt làtrong hoạt động của Đại hội đồng,Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhânquyền, Hội đồng Kinh tế - xã hội vàcác cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc.

Đặc biệt, trong vai trò Ủy viênkhông thường trực của HĐBA LiênHợp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009,

Việt Nam đã có đóng góp vào nỗlực chung xử lý xung đột ở một sốkhu vực, tăng cường hoạt độnggìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc,có sáng kiến cụ thể về tăng cườngvai trò của phụ nữ trong lĩnh vựchòa bình và an ninh. Kể cả khi kếtthúc nhiệm kỳ 2008 - 2009, ViệtNam vẫn tiếp tục cống hiến khôngngừng nghỉ với các vai trò nhưthành viên Hội đồng nhân quyềnnhiệm kỳ 2014 - 2016, Hội đồngkinh tế và xã hội Liên Hợp Quốc(2015 - 2019) và Hội đồng chấphành UNESCO (2017 - 2021).

Dấu ấn rõ nét gần nhất của ViệtNam trong công tác thúc đẩy giảipháp hòa bình là việc tổ chứcthành công Thượng đỉnh Mỹ -Triều tại Hà Nội, một sự kiện cầu

nối để Tổng thống Mỹ DonaldTrump và Chủ tịch Triều Tiên KimJong-un đối thoại và tiến gần hơntới các vấn đề xung quanh tìnhhình hạt nhân Triều Tiên.

Theo Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc, việc Việt Nam trúng cửHĐBA với mức tín nhiệm rất cao làcơ hội để Việt Nam khẳng định vịthế đất nước và nâng cao uy tínquốc gia trên trường quốc tế, tựtin tiếp bước đẩy mạnh hội nhậpquốc tế toàn diện, sâu rộng vàhiệu quả trong hệ thống quản trịtoàn cầu, làm sâu sắc thêm quanhệ song phương với các nước, cácđối tác trên thế giới, thể hiện hìnhảnh đất nước và con người ViệtNam thân thiện, năng động và yêuchuộng hòa bình.

Khoảnh khắc công bố kết quả bỏ phiếu đối với đoàn Việt Nam.

NG

UỒ

N: T

TXVN

Page 60: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

57TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

Q U � C T �

Vinh dự lớn, tráchnhiệm nặng nề

Với vinh dự lớn, nhiệm vụ sắptới trên cương vị mới của Việt Namlại càng nặng nề. Việt Nam đã đềra trong chương trình hành độngkhi vận động trước bầu cử vớinhững mục tiêu được cộng đồngquốc tế đánh giá là đáp ứng đượcyêu cầu và kỳ vọng của người dânthế giới, đó cũng là một trongnhững lý do khiến Việt Nam đượcquốc tế ủng hộ và bầu chọn vàoHĐBA, và giờ là lúc Việt Nam bắtđầu chuẩn bị thật chu đáo để thựchiện cam kết của mình với cộngđồng quốc tế trong năm tới.

Việt Nam đón nhận nhiệm vụmới tại HĐBA trong bối cảnh cụcdiện thế giới phức tạp và hứa hẹntiếp tục nhiều diễn biến trong giaiđoạn tới, trùng với việc Việt Namđảm nhiệm công việc ở HĐBA vàchủ tịch luân phiên ASEAN (năm2020). Vị trí đặc biệt này mang lạithách thức cho Việt Nam, đồngthời cũng chính là cơ hội để chúngta chứng tỏ khả năng của mình,đóng vai trò quan trọng cho các sựkiện khu vực và toàn cầu trong bốicảnh thế giới đang phải đối mặtvới những thách thức to lớn.

Những ưu tiên của Việt Namtrong việc đóng góp vào nghị trìnhcủa HĐBA sau khi trúng cử là tăngcường hơn nữa vai trò của chủnghĩa đa phương, mong muốnthúc đẩy chủ nghĩa đa phương,tôn trọng luật pháp quốc tế, giảiquyết những vấn đề toàn cầu, vấnđề liên quan đến hòa bình, anninh. Đó là mục đích cao nhất mà

Việt Nam mong muốn đóng gópvào HĐBA Liên Hợp Quốc.

Đương nhiên, HĐBA sẽ giảiquyết rất nhiều vấn đề. Với vai trò,kinh nghiệm của mình, Việt Nammong muốn đóng góp vào nhữngvấn đề như giải quyết sau xungđột; vấn đề phụ nữ, trẻ em trongxung đột; xử lý bom mìn sau xungđột. Qua quá trình tham gia, ViệtNam nhận thấy đây là những vấnđề quan trọng và là những ưu tiêncủa Việt Nam khi tham gia HĐBA.Việc Việt Nam tham gia HĐBA cònnhằm mục đích xây dựng môitrường hòa bình, ổn định ở khuvực và thế giới, qua đó bảo đảmmột môi trường hòa bình để pháttriển hơn nữa. Trải qua năm thángdài chiến tranh với những hy sinhvà tổn thất vô cùng to lớn, ViệtNam hơn ai hết thấu hiểu giá trịcủa hòa bình và luôn phấn đấu, nỗlực hết sức mình cho hòa bình, ổnđịnh ở khu vực cũng như trên toànthế giới. Với trách nhiệm kép Chủtịch ASEAN năm 2020, Việt Namcũng kỳ vọng sẽ gắn kết đượcnhững vấn đề của khu vực vàochương trình nghị sự của HĐBAnhằm thúc đẩy sự ổn định, hòabình và phát triển bền vững chokhu vực châu Á - Thái Bình Dương,đồng thời giúp Liên Hợp Quốchiểu rõ hơn khu vực này. Một sựkết nối đẹp về mặt thời điểm, thờicơ để Việt Nam khẳng định mìnhtrên một sân chơi lớn, cấp độ khuvực và toàn cầu. Lợi ích dân tộc, lợiích quốc gia và lợi ích chung củanhân loại vì mục tiêu hòa bình,độc lập dân tộc, phồn vinh, dânchủ và tiến bộ xã hội. Đấy chính là

mục tiêu chứa đựng vô vàn thửthách, nhưng cũng là trọng tráchcao cả, đầy tự hào và nhân vănmang tên Việt Nam.

Với những kinh nghiệm đã cótừ nhiệm kỳ 2008 - 2009, cộng vớisự ủng hộ của cộng đồng quốc tếvà quyết tâm của mình, Việt Nam,ủy viên không thường trực HĐBAnhiệm kỳ 2020 - 2021, hoàn toàncó đủ khả năng hoàn thành tốtnhiệm vụ quốc tế mới, đáp ứng kỳvọng của tất cả các nước đã ủnghộ và bỏ phiếu cho mình.

Là quốc gia từng phải trải quanhiều cuộc chiến tranh khốc liệt,Việt Nam cảm nhận sâu sắc nhữngđau thương, mất mát do chiếntranh gây ra và những giá trị củahòa bình. Do đó, từ tháng 6/2014,Việt Nam đã lần đầu tiên cử lựclượng tham gia các hoạt động gìngiữ hòa bình của Liên Hợp Quốcvà Bệnh viện dã chiến Việt Namsau khi tới Sudan vào tháng10/2018 đã có những hoạt độnghiệu quả, tích cực trong việc thựchiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bìnhLiên Hợp Quốc tại quốc gia châuPhi này.

Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ độichiếc mũ nồi xanh của lực lượnggìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc làmột biểu tượng mà Việt Nammuốn gửi tới bạn bè quốc tế trongcác diễn đàn và hoạt động quốc tếđa phương. Với truyền thống, đạolý yêu chuộng hòa bình của conngười và đất nước, Việt Nam luônnỗ lực chung tay với trách nhiệmcao nhất, góp sức vì một tương laitốt đẹp hơn cho nhân loại.�

Page 61: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

58 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

QU�C T�

NGÀY MÔI TR� NG TH� GI�I N�M 2019:

Ô nhiễm không khívà hành động của chúng ta

ÁNH DƯƠNG

Ô nhiễm không khí đã và đang là một thách thức lớn đối với cộng đồngtoàn cầu. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc lựa chọn “Ô nhiễmkhông khí” là chủ đề của năm 2019 nhân ngày Môi trường thế giới 5/6.Chủ đề này là thông điệp mạnh mẽ kêu gọi tất cả các quốc gia, cộng đồngvà cá nhân cùng hành động để cải thiện chất lượng không khí ở tất cả cácthành phố và khu vực trên toàn thế giới.

Theo chuyên gia của LiênHợp Quốc, không khítrong lành là một thànhphần thiết yếu của quyền

được hưởng một môi trường lànhmạnh, cũng như nước sạch và vệsinh đầy đủ... Quyền được hưởngmột môi trường lành mạnh là điềucần thiết cho sức khỏe con ngườivà được 150 quốc gia công nhận ởcấp quốc gia và khu vực. Cần táikhẳng định trên toàn thế giới đểbảo đảm việc thực hiện các quyềnnày bởi tất cả mọi người, ở khắpmọi nơi trên thế giới, đồng thờitôn trọng các nguyên tắc của tínhphổ quát và không phân biệt đốixử về quyền con người.

Thực trạng đáng báo động

Theo Báo cáo Chất lượngkhông khí toàn cầu 2018 doAirVisual hợp tác với GreenpeaceĐông Nam Á phát hành, ô nhiễmkhông khí vẫn ở mức nguy hiểmtại nhiều nơi trên thế giới. Trongđó, ô nhiễm khói bụi là một trong

những dạng ô nhiễm phổ biến vànghiêm trọng. Đây được xem lànguyên nhân lớn nhất gây bệnhtật và tử vong sớm trên toàn cầu,đặc biệt trong bối cảnh ô nhiễmkhói bụi ở các đô thị trở nên đángbáo động.

Theo báo cáo của Liên HợpQuốc, mỗi năm trên toàn thế giớicó khoảng 7 triệu người chết sớmdo ô nhiễm không khí, trong đó cókhoảng 600.000 trẻ em. Trung bìnhcứ 5 giây lại có 1 trường hợp tử

vong sớm vì ô nhiễm không khí. Ônhiễm không khí ảnh hưởng đếnsức khỏe con người và tăng trưởngkinh tế với khoảng 92% người dântrên toàn thế giới không được hítthở không khí sạch, gây thiệt hạicho nền kinh tế toàn cầu 5 nghìntỷ đô la mỗi năm. Ô nhiễm ôzôntrên mặt đất dự kiến sẽ làm giảm26% năng suất cây trồng chủ lựcvào năm 2030. Ô nhiễm không khícũng góp phần làm trầm trọnghơn tình trạng nóng lên toàn cầu,

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người.Ả

NH

: VO

X

Page 62: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

59TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

Q U � C T �

là mối đe dọa hiện hữu với môitrường sống của toàn nhân loại vàkéo theo nhiều hệ lụy khác.

Hơn 90% trường hợp tử vongsớm hay mắc các bệnh do ô nhiễmkhông khí tới từ các nước có điềukiện sống kém hiện đại và đôngdân. Trong đó, Trung Quốc và ẤnĐộ là hai quốc gia đứng đầu danhsách chịu ảnh hưởng của các vấnđề môi trường, chiếm 50% số ca tửvong do ô nhiễm không khí trêntoàn cầu.

Không chỉ ở các nước đangphát triển, các nước phát triển vàcó hệ thống chính sách, quy địnhchặt chẽ về bảo vệ, giữ gìn môitrường như Mỹ, châu Âu cũng phảichứng kiến hàng chục nghìn ca tửvong mỗi năm liên quan đến ônhiễm không khí.

Đặc biệt, Tổ chức Y tế thế giới(WHO) nhấn mạnh, trẻ em là đốitượng dễ bị tổn thương hơn bởitác động của ô nhiễm không khí.Nguyên nhân do trẻ em thởnhanh hơn người lớn do đó hítvào nhiều chất ô nhiễm hơn ở thờiđiểm não và cơ thể đang pháttriển. Trẻ em cũng thường tiếp xúcvới mặt đất, nơi tập trung các chấtô nhiễm đạt mức tối đa. Theothống kê, mỗi ngày có 93% trẻ emdưới 15 tuổi bị hít thở không khí ônhiễm nguy hiểm. Ô nhiễm khôngkhí sẽ làm giảm trung bình 20tháng tuổi đời của trẻ em sốngtrong giai đoạn hiện tại.

Tại một hội nghị của Tổ chức Ytế thế giới (WHO) diễn ra vàotháng 11 năm ngoái, Tổng Giámđốc WHO Tedros AdhanomGhebreyesus nhận định ô nhiễm

không khí chính là “khói thuốc lámới” đe dọa sức khỏe con người,nhưng ở cấp độ nguy hiểm hơnhẳn. Ô nhiễm không khí khôngbuông tha một quốc gia nào.Những điểm nóng về ô nhiễmkhông khí như Ấn Độ với 14 thànhphố nằm trong danh sách 20thành phố ô nhiễm không khínhất hành tinh, có 2,7 triệu ca tửvong/năm, tương đương 25% sốca tử vong vì ô nhiễm không khítrên toàn thế giới xảy ra tại Ấn Độ.Trung bình, tuổi thọ toàn cầu giảm1,8 năm do ô nhiễm không khí.

Trong một tuyên bố được đưara, ông David Boyd, Báo cáo viênđặc biệt về nhân quyền và môitrường của Liên Hợp Quốc nhấnmạnh: "Không bảo đảm một bầukhông khí trong lành là vi phạmquyền được sống, sức khỏe vàphúc lợi, cũng như quyền đượcsống trong một môi trường lànhmạnh. Các quốc gia phải tiến hànhcác bước khẩn cấp nhằm cải thiệnchất lượng không khí để thực hiệnnghĩa vụ của mình liên quan đếnquyền con người".

Rõ ràng ô nhiễm không khíđang ở tình trạng báo động đỏ. Nóthực sự đã và đang là thách thứclớn đối với toàn nhân loại.

Chung tay vì một hànhtinh xanh

Trong thông điệp được đưa ranhân Ngày Môi trường thế giới,Tổng thư ký Liên Hợp QuốcAntonio Guterres đã nhấn mạnhmối liên hệ giữa mức độ ô nhiễmkhông khí ngày càng tồi tệ và cuộckhủng hoảng khí hậu hiện nay.

Người đứng đầu tổ chức đaphương lớn nhất thế giới cũngphát đi thông điệp rõ ràng vàmạnh mẽ kêu gọi các quốc gia tậptrung vào hành động cụ thể, baogồm xem xét ban hành chính sáchthuế ô nhiễm carbon, dừng trợcấp nhiên liệu hóa thạch, khôngcấp giấy phép xây dựng các nhàmáy than mới, tiến tới duy trì mộtnền kinh tế xanh và bền vững đểcó cuộc sống trong lành hơn.

Đánh giá được nguy cơ do ônhiễm không khí gây ra, các tổ chứcquốc tế đã nhìn nhận và đưa ra yêucầu cấp thiết về một thế giới khôngô nhiễm không khí. Hội nghị toàncầu lần thứ nhất về ô nhiễm khôngkhí và sức khỏe của Tổ chức Y tế Thếgiới diễn ra vào đầu tháng 11/2018cho thấy, các hành động giải quyếtô nhiễm môi trường không khí vàgiảm thiểu biến đổi khí hậu có thểthực hiện kết hợp nhằm mang lạilợi ích bền vững hơn. Yêu cầu cấpthiết về một thế giới không ônhiễm không khí và đưa ra mục tiêuđầy tham vọng là giảm thiểu 2/3 sốngười chết do ô nhiễm không khítới năm 2030. Giảm các chất gây ônhiễm không khí sẽ dẫn đến giảmnồng độ các chất gây ô nhiễm khíhậu ngắn hạn như carbon đen, gópphần giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Nhiều quốc gia hiện cũng đãnhận thức được rõ hiểm họa từ ônhiễm không khí và quyết tâm lấylại “bầu trời xanh” thông qua nhiềuchính sách cụ thể. Như tại Pháp,nhà chức trách thủ đô Paris đã đặthàng 3 nhà doanh nghiệp trongnước là Heuliez Bus, Bollore vàAlsto sản xuất 800 xe buýt điện vớitổng trị giá hợp đồng 450 triệu

Page 63: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

60 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

USD, nhằm thay thế các xe chạybằng diezel. Hay như Ủy ban Môitrường Mexico đưa ra chương trìnhphòng chống ô nhiễm không khí,gồm các biện pháp hạn chế lưuthông ô tô và trồng mới 10 triệucây xanh tại thung lũng Mexico,bao gồm cả thủ đô Mexico…

Nhiều quốc gia châu Á - điểmnóng của ô nhiễm không khí toàncầu cũng đang tăng cường các nỗlực nhằm đương đầu với cuộcchiến sống còn này. Trong đó, nỗlực của Trung Quốc để giải "bàitoán khó" được coi là một trongnhững kinh nghiệm đáng học hỏi.Chính quyền trung ương và địaphương của Trung Quốc đã thựchiện nhiều biện pháp khác nhauđể khắc phục ô nhiễm không khínhư tạo ra mưa nhân tạo, thay thếthan đá bằng các loại khí đốt tựnhiên trong sinh hoạt và hoạtđộng công nghiệp, thương mại.

Quốc hội Hàn Quốc gần đây đãthông qua 8 dự luật liên quan tìnhtrạng bụi mịn nồng độ cao trongkhông khí tại quốc gia Ðông Á này.Mật độ bụi mịn trung bình ở thủđô Seoul trong tháng 3 đã chạmngưỡng cao kỷ lục kể từ năm 2015.Trước tình hình cấp bách này, Tổngthống Hàn Quốc Moon Jae-in đềxuất thành lập ngân sách bổ sungnhằm đối phó bụi mịn, cũng nhưyêu cầu các ban, ngành xem xétviệc đóng cửa những nhà máynhiệt điện chạy bằng than đá đãhoạt động hơn 30 năm.

Cùng với Hàn Quốc, quốc giachâu Á khác là Thái Lan, cũng quyếtliệt thực hiện các biện pháp hạn chếtình trạng ô nhiễm khói bụi, bảo vệ

sức khỏe người dân. Chính quyềnthủ đô Bangkok đã triển khai vòirồng phun nước vào không khí,đồng thời cung cấp khẩu trangchống độc cho người dân. Thái Lancam kết sẽ tận dụng mọi nguồn lựcđể phát triển hệ thống giao thôngcông cộng và thúc đẩy việc sử dụngcác loại phương tiện sử dụng nănglượng sạch.

Còn tại Ấn Ðộ, chính quyềnthành phố New Delhi cho biết, sẽtích cực áp dụng các biện phápgiảm ô nhiễm như cấm đốt rác vàrơm rạ, hạn chế các hoạt động xâydựng, cấm xe tải đi vào thành phố,tăng tần suất hoạt động của giaothông công cộng.

Tại Việt Nam, để hạn chế sự giatăng ô nhiễm không khí ở cácthành phố lớn cũng như các địaphương trong cả nước, thời gianqua Bộ Tài Nguyên và Môi trườngcùng các bộ, ngành, địa phươngđã triển khai nhiều hoạt độngthiết thực như đẩy mạnh hoạtđộng quan trắc, kiểm kê khí thải,kiểm soát môi trường không khítại các đô thị và các khu côngnghiệp... Trong đó, chú trọng thựchiện các biện pháp kiểm soát chặtnguồn khí thải gây ô nhiễm khôngkhí và tiếng ồn do giao thông,hoạt động xây dựng; trồng câyxanh trong các khu vực đô thị;quan tâm đầu tư, lắp đặt, vậnhành, kết nối hệ thống truyền sốliệu quan trắc khí thải tự động liêntục từ các đô thị, cơ sở sản xuất cónguồn khí thải lớn thông suốt từTrung ương đến địa phương đểphục vụ công tác quản lý, dự báo,cảnh báo chất lượng không khí...

Trên thực tế, thế giới còn hơn 3tỷ người chủ yếu tại các nước cóthu nhập trung bình và thấp vẫn sửdụng các phương tiện thô sơ như:Đốt lửa, bếp lò, bếp củi trong cuộcsống hàng ngày. 90/193 quốc giakhông có các tiêu chuẩn phát thảicho các phương tiện giao thông.86% quốc gia trên thế giới sử dụngphương pháp đốt đối với rác thảisinh hoạt và rác thải công nghiệp.

Ngày Môi trường thế giới nămnay là cơ hội để mỗi cá nhân bằngnhiều cách góp phần chống lại ônhiễm không khí trên toàn thế giới.Theo các chuyên gia, hành độngnhỏ của mỗi cá nhân có thể giúpnâng cao chất lượng không khí.

Có rất nhiều điều chúng ta cóthể làm từ sử dụng phương tiệngiao thông công cộng, hạn chế cácphương tiện giao thông cá nhân (ôtô, xe máy) đến việc tái chế ráckhông hữu cơ, trồng cây cải thiệnkhông gian xanh trong môi trườngsống. Hoặc hãy tắt đèn và thiết bịđiện tử không sử dụng, sử dụngcác thiết bị ít phát thải; không đốtrác, chất thải nông nghiệp sau thuhoạch nhằm góp phần trực tiếpvào giảm thiểu nguồn gây ô nhiễmkhông khí, chung tay cải thiện chấtlượng không khí...

Cuộc chiến chống ô nhiễmkhông khí không phải cuộc chiếncủa riêng ai, mà cần có sự chungtay góp sức của cả cộng đồng, baogồm việc tích cực triển khai các kếhoạch cải thiện chất lượng khôngkhí của các cấp chính quyền, cũngnhư chủ động tham gia bảo vệmôi trường sống của người dâncác nước.�

QU�C T�

Page 64: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

61TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

Q U � C T �

An ninh mạng và chính sách chống khủng bố mạng ở châu Âu

ĐỖ HỒNG HUYỀN* - ThS. ĐẶNG THỊ VÂN CHI** - ThS. PHẠM VĂN PHÚ***

Trong vài thập kỷ qua, sự phát triển của Internet và không gian mạng đãcó những tác động to lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế,chính trị, xã hội ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Một không gianmạng mở đã phá vỡ rào cản giữa các quốc gia, cộng đồng và công dân,cho phép tương tác và chia sẻ thông tin, ý tưởng trên toàn cầu; cung cấpmột diễn đàn tự do ngôn luận và thực hiện các quyền cơ bản, trao quyềncho mọi người trong cuộc tìm kiếm dân chủ và các giá trị xã hội. Song,khi thế giới số mang lại những lợi ích to lớn thì đồng thời nó cũng tiềmẩn rất nhiều rủi ro về bảo mật và mất an toàn. Sự cố an ninh mạng, cóthể là cố ý hay vô tình, đang gia tăng với tốc độ đáng báo động và cóthể làm gián đoạn việc cung cấp thông tin, khiến cho việc bảo mật thôngtin trong thế giới kỹ thuật số ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp.Nghiên cứu này làm rõ các nguyên tắc hướng dẫn chính sách an ninhmạng nói chung và chính sách chống khủng bố mạng ở EU.

Thực trạng khủng bốmạng

Khái niệm khủng bố mạng

Khủng bố mạng(Cyberterrorism) là tội phạm sửdụng máy tính, công nghệ thôngtin để thực hiện các hành vi bạolực, đe dọa gây mất ổn định cuộcsống nhằm đạt được lợi ích chínhtrị. Đôi khi khủng bố mạng còn làhành vi cố ý gây ra sự gián đoạnnghiêm trọng của mạng máy tính,đặc biệt là máy tính cá nhân có kếtnối với Internet bằng các công cụ

như virus máy tính, sâu máy tính,lừa đảo, và các phương pháp sửdụng các phần mềm độc hại vàcác tập lệnh lập trình.

Khủng bố mạng là một thuậtngữ gây nhiều tranh cãi. Một số tácgiả lựa chọn định nghĩa hẹp liênquan đến việc triển khai bởi các tổchức khủng bố tấn công chống lạicác hệ thống thông tin nhằm mụcđích chính là tạo ra sự cố giánđoạn, gây ra hoang mang trong xãhội. Các tác giả khác lại định nghĩarộng hơn, bao gồm tội phạm

mạng. Loại tội phạm này tham giavào các cuộc tấn công mạng nhằmmục tiêu đe dọa khủng bố, ngay cảkhi hành vi khủng bố không thựchiện theo hướng bạo lực [2].Những kẻ khủng bố mạng thườnglà những hacker rất lành nghề,hoạt động của chúng có thể gâyhại lớn cho hệ thống chính quyền,hồ sơ bệnh viện, các chương trìnhan ninh quốc gia, để lại những hậuquả nghiêm trọng, gây nên sự bấtan, sợ hãi trong số đông dânchúng về các cuộc tấn công tiếptheo có thể nổ ra.

* Viện Nghiên cứu châu Âu ** Trường Đại học Tây Bắc*** Học viện Kỹ thuật quân sự

Page 65: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

62 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

QU�C T�

Cuộc tranh luận về định nghĩacơ bản cũng như phạm vi củakhủng bố mạng giữa các chuyêngia vẫn chưa đi đến kết luận cuốicùng, chưa có một khái niệmthống nhất trong giới chuyên gia,học giả quốc tế về vấn đề này. Tùythuộc vào hoàn cảnh, khủng bốmạng có thể bị chồng chéo với tộiphạm mạng, chiến tranh mạnghoặc tội phạm khủng bố thôngthường [6]. Eugene Kaspersky –người sáng lập ra Kaspersky Lab –cho rằng thuật ngữ khủng bốmạng là thuật ngữ chính xác hơnchiến tranh mạng. Ông cho rằng:với các cuộc tấn công ngày nay,chúng ta không biết gì về ngườiđã đứng ra thực hiện hoặc khi nàohọ sẽ thực hiện lại hành động tấncông này thêm một lần nữa. Đóhoàn toàn không phải là chiếntranh không gian mạng, mà làkhủng bố mạng. Ông cũng khẳngđịnh vũ khí mạng như Flame virusmà công ty ông phát hiện, với vũkhí sinh học, trong một thế giớikết nối với nhau, thì đều có khảnăng phá hoại như nhau.

Nếu nhìn nhận khủng bố mạngtương tự như khủng bố truyềnthống, thì nó chỉ bao gồm các cuộctấn công đe dọa tài sản hoặc cuộcsống, và có thể được định nghĩa làtận dụng các công cụ máy tính vàthông tin, đặc biệt qua Internet đểgây ra những thiệt hại vật chất,hoặc phá hủy nghiêm trọng cơ sởhạ tầng. Loại tội phạm này thiên vềđộng cơ chính trị là chính, để phân

biệt với các loại tội phạm kinh tế,tội phạm buôn bán người...

Như vậy, về bản chất, khủng bốmạng có thể được nhận diện quanhững điểm sau: (1) Được thúc đẩybởi nguyên nhân chính trị, tưtưởng hoặc tôn giáo; (2) Nhằm mụcđích đe dọa một chính phủ hoặcmột bộ phận công chúng với cácmức độ khác nhau; (3) Can thiệpnghiêm trọng vào cơ sở hạ tầng.

Các hình thức hoạt động củakhủng bố mạng

Tội phạm khủng bố qua mạngthường sử dụng Internet như mộtphương tiện để thông qua đó khởiđộng các cuộc tấn công. Những kẻkhủng bố có thể xâm nhập vào hệthống an ninh, hoặc phát tán mộtloại virus máy tính độc hại. Khủngbố mạng sử dụng Internet như mộtphương tiện giao tiếp với nhau vàvới phần còn lại của thế giới. Thờigian qua đã có rất nhiều các hìnhảnh, video tuyên truyền được đăngtải trên các trang web khủng bố vàphát lại trên các trang mạng tin tứccủa thế giới. Internet là một côngcụ mạnh mẽ cho những kẻ khủngbố, chúng sử dụng các công cụ trựctuyến để kết nối, chia sẻ thông tin,phối hợp tấn công, tuyên truyền,gây quỹ và tuyển dụng. Chính phủphương Tây đã tăng cường giámsát các trang web như vậy, songviệc truy tố các đối tượng điềuhành trang web có nội dung tuyêntruyền kích động khủng bố bị cảntrở bởi những lo ngại về tự do dân

sự, yếu tố bí mật, ẩn danh vốn cócủa Internet.

Các trang web khủng bố có thểđóng vai trò là cơ sở đào tạo ảo,cung cấp hướng dẫn về tạo bom,bắn tên lửa… Các trang web khủngbố cũng lưu trữ tin nhắn và videotuyên truyền giúp nâng cao tinhthần và mở rộng hơn nữa mạng lướituyển dụng và gây quỹ. Đây đượccoi là cánh tay đắc lực về truyềnthông cho Al- Qaeda, As-Sahab.

Xác định một trang web khủngbố cũng gây ra nhiều tranh cãinhư việc xác định chủ nghĩakhủng bố. Các nhà nghiên cứu tạiMỹ khẳng định rằng họ đã theodõi vài trăm nghìn trang webjihadi, và đặc biệt tập trung vàotheo dõi chặt chẽ khoảng dưới100 trang web được cho là cónhiều tư tưởng thù địch nhất [4].Các trang web khủng bố bao gồmcác trang web chính thức của cáctổ chức khủng bố được chỉ định,cũng như các trang web củanhững đối tượng ủng hộ, sùng báicác tổ chức này.

Cách hiệu quả nhất để nhữngkẻ khủng bố lan truyền thông tinlà qua việc sử dụng Internet. Cácphần tử Al-Qaeda của Abu Musabal-Zarqawi ở Iraq đặc biệt quantâm đến việc sử dụng trang web,thu hút sự chú ý bằng cách đăngtải các vụ đánh bom, các vụ cướpbóc và bắt cóc các nhà ngoại giaotrước khi hành quyết. Ở Iraq, cácvideo tuyên truyền khủng bố

Page 66: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

63TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

Q U � C T �

giành được sự chú ý, quan tâm đặcbiệt của dư luận xã hội và côngchúng. Việc đăng trực tuyến cácvideo này khiến nó lan truyền vớitốc độ chóng mặt.

Lợi thế lớn nhất của Internet làcó thể giúp những kẻ khủng bốtuyên truyền sâu rộng tư tưởngcực đoan mà không bị lộ diện.Chúng phát triển các công cụ mãhóa phức tạp và các kỹ thuật sángtạo, làm cho Internet trở thànhmột phương tiện hiệu quả và antoàn. Chúng có thể truyền thôngtin qua các bản nháp email đã lưutrong tài khoản email trực tuyếnvà có thể truy cập được với bất kỳai có mật khẩu.

Các biện pháp ứng phóvới khủng bố mạng ởchâu Âu

Công nghệ đang thay đổi thếgiới, và châu Âu là khu vực có mậtđộ kết nối rất cao, song cũng đứngtrước những thách thức hơn baogiờ hết bởi những mối đe dọa anninh mạng, khủng bố mạng.

Mặc dù có nhiều khác biệt,song tất cả các quan điểm đềugặp nhau ở một điểm chung đó làcoi khủng bố mạng là một loại tộiphạm quốc tế. Vì thế ứng phó vớiloại tội phạm này cũng phải là sựứng phó mang tầm quốc tế. Bất kỳ

quốc gia nào bị tấn công cũng cóthể yêu cầu luật pháp quốc tế tìmkiếm công lý về thiệt hại khủng bốmạng gây ra. Ngoài ra quyền phánquyết chung này phải được thựchiện qua các tổ chức quốc tế vàcác tòa án của họ.

Đối với mục đích này, EU đã cóTòa án Hình sự quốc tế và Tòa án Tưpháp quốc tế do Hiệp định Romevà Liên Hợp Quốc thiết lập. Nói cáchkhác, các tổ chức quốc tế cung cấpcơ sở pháp lý, thông qua các điềuước để thực hiện quyền phán quyếtchung về khủng bố mạng.

Về mặt pháp lý

Theo quan điểm của HeliTiirmaa-Klaar, cố vấn chính sáchbảo mật mạng châu Âu (EEAS), EUđã tăng cường chuẩn bị để đốiphó với các mối đe dọa an ninhmạng trong một thời gian khá dài.Trong lĩnh vực khủng bố mạng,các thỏa thuận chính trị đầu tiênxuất hiện năm 2005. Hiện tại EU có3 Chỉ thị để giải quyết các mối đedọa trên mạng. Ngoài ra, còn cómạng lưới hợp tác để chống tộiphạm mạng và mỗi quốc gia EUđều có một tổ chức phụ trách tộiphạm công nghệ cao. Các tổ chứcnày liên kết với nhau, hợp tác vàđưa ra các chương trình điều trachung, dưới sự giúp đỡ của Trung

tâm tội phạm mạng châu Âu trongEuropol. Về an ninh mạng, châuÂu đang hoàn thiện Chỉ thị anninh mạng và thông tin. Hầu hếtcơ sở hạ tầng quan trọng của châuÂu đều thuộc khu vực tư nhân, dođó luật pháp mới đưa ra yêu cầutối thiểu đối với quản lý côngnghệ thông tin cho các công tylớn. Đồng thời cần đảm bảo sựchuẩn bị sẵn sàng trên toàn Liênminh châu Âu cho bất cứ tìnhhuống bất ổn an ninh nào có thểxảy ra1.

EU đã có nhiều sáng kiến đượcđề ra bởi Hội đồng châu Âu, có đầyđủ hệ thống cơ sở pháp luật, thểchế và thực tiễn giải quyết vấn đềkhủng bố mạng. EU có thể trởthành khu vực điển hình cho việcxây dựng hệ thống an ninh mạnghiệu quả cao.

Sau Chỉ thị về các cuộc tấncông chống lại hệ thống thông tin2005, EU đã xây dựng Chiến lượcan ninh mạng châu Âu và được bổsung ở chương trình nghị sự châuÂu về an ninh. Trong Chiến lượccủa mình, EU nhấn mạnh 3nguyên tắc cơ bản2:

1. Các giá trị cốt lõi, các mứcphạt áp dụng trong thực tiễn cũngáp dụng đối với không gian mạng.

2. Internet là một phương tiện

1. Is Europe ready to deal with cyber terrorism?https://www.debatingeurope.eu/2016/02/29/europe-prepared-cope-new-security-threats/#.W8W1JdczbIU

2, 11. Ramona Manescu (2017), Towards holistic legislative framework cyber,https://www.linkedin.com/pulse/towards-holistic-legislative-framework-cyber-ramona-manescu, truy cập 15/9/2018.

Page 67: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

64 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (6/2019)

NHÌN RA TH� GI I

thiết yếu, vì thế mạng Internet nêncó sẵn và tất cả mọi người đều cóthể truy cập được.

3. Mô hình quản trị Internetphải là chính sách an ninh dân chủvà được chia sẻ giữa các bên cóliên quan.

EU và các nước phương Tâyđang ủng hộ mô hình quản trịInternet giữa nhiều bên có liênquan. Việc xây dựng những quytắc chung trong việc đối phó vớikhủng bố mạng thời CMCN 4.0 rấtcần sự hợp tác và nỗ lực của tất cảcác bên.

Ngoài Chiến lược an ninhmạng, EU cũng có các công cụpháp lý cụ thể về an ninh mạng vàchống khủng bố như:

- Chương trình Theo dõi Tàichính Khủng bố EU – Hoa kỳ(TFTP) năm 2010.

- Chỉ thị về An ninh mạng và hệthống thông tin (chỉ thị NIS) năm2016.

- Quy định và Chỉ thị EU về Bảovệ dữ liệu năm 2016.

Về mặt thể chế

EU là khu vực điển hình về việcxây dựng các thiết chế chống tộiphạm mạng nói chung, khủng bốmạng nói riêng. Cơ quan Liên minhchâu Âu về an ninh mạng và thôngtin (ENISA), hoạt động từ năm 2004,được coi là trung tâm chuyên mônvề bảo mật mạng ở châu Âu. Trungtâm tội phạm mạng châu Âu củaEuropol (EC3), hoạt động từ năm2013, được xây dựng để tăng

cường thực thi pháp luật đối với tộiphạm mạng ở EU. Ngoài ra còn cóTrung tâm Nghiên cứu và Đào tạomạng lưới chống tội phạm thôngminh, điều phối bởi 10 quốc giachủ chốt trên toàn EU.

Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2012,EU cũng triển khai Đội phản ứngnhanh về máy tính (CERT-EU), baogồm tất cả các tổ chức, cơ quancủa EU. Đội phản ứng này đượcthiết lập ngay ở từng quốc gia,theo khuyến nghị của Chươngtrình nghị sự kỹ thuật số.

EU không có biên giới chokhủng bố mạng và tội phạmmạng. Trong phản ứng chính sáchcủa mình, EU đã vượt ra ngoàikhuôn khổ khu vực và kết nối vớicác đối tác và đồng minh khác.Đầu tiên là kết nối với Hoa Kỳ vàNATO. Vào tháng 4/2017, Trungtâm Helsinki được thành lập đểchống lại các mối đe dọa bênngoài. Đây chỉ là một trong nhiềuví dụ về hợp tác EU-NATO liênquan đến vấn đề khủng bố mạng.Trung tâm này tập hợp các nướcEU và NATO, bao gồm cả Mỹ vàtuân theo các văn bản chiến lượctrước đây như:

- Các thông báo EU - NATO vềchống lại các mối đe dọa thôngqua vào tháng 4/2016.

- Tuyên bố chung Warsawtháng 7/2016 gồm 7 lĩnh vực hợptác, trong đó có chống lại các mốiđe dọa bên ngoài, an ninh mạngvà quốc phòng.

Về tăng cường sự phối hợp ởcấp độ EU

EU và các quốc gia thành viêncũng đã đưa ra những quy địnhmạnh mẽ để giải quyết khủng bốmạng. Hội đồng Công ước châuÂu về tội phạm mạng, còn đượcgọi là Công ước Budapest, là mộtHiệp ước quốc tế đưa ra khuônkhổ hiệu quả cho việc thông qualuật pháp ở cấp độ quốc gia. Ủyban châu Âu cũng yêu cầu cácnước thành viên chưa phê chuẩnCông ước Budapest về tội phạmmạng phải phê chuẩn và thực thicác điều khoản của mình càngsớm càng tốt.

EU cũng chủ trương xây dựngchính sách không gian mạng liênquan đến khuôn khổ chính sáchan ninh và quốc phòng chung(CSDP). Các nỗ lực an ninh mạngtrong EU liên quan đến quy môphòng thủ trên mạng. Để tăngcường khả năng phục hồi của cáchệ thống thông tin truyền thônghỗ trợ quốc phòng và lợi ích anninh quốc gia của các nước thànhviên, phát triển năng lực khônggian mạng nên tập trung vào pháthiện, phản hồi và phục hồi từ cácmối đe dọa tinh vi qua mạng. Docác mối đe dọa hết sức đa dạngnên cần tăng cường phối hợp giữacác cách tiếp cận dân sự và quânsự trong việc bảo vệ tài sản mạngquan trọng. Những nỗ lực này cầnđược hỗ trợ bởi nghiên cứu vàphát triển, sự hợp tác chặt chẽgiữa các chính phủ và người dân.

Các mục tiêu chính EU cần đạtđược dưới sự phối hợp giữa cácquốc gia thành viên và Cơ quanhợp tác quốc phòng châu Âu:

Page 68: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội

Danh mục tài liệu tham khảo[1] BERNARD MARR (2016), Why everyone must get ready for 4th industrial revolution[2] DAPHNA CANETTI, MICHAEL GROSS, ISRAEL WAISMEL-MANOR, ASAF LEVANON, HAGIT COHEN

(2017), How Cyberattacks Terrorize: Cortisol and Personal Insecurity Jump in the Wake of Cyberattacks[3] European Commission, DG Employment, Social Affairs and Inclusion (2015), Industry 4.0 for the future of manufacturing

in the EU[4] FIONA MCKENZIE (2016), Fourth industrial revolution and internation migration[5] KLAUS SCHWAB (2016), The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond[6] RAMONA MANESCU (2017), Towards holistic legislative framework cyber

- Đánh giá các yêu cầu về anninh mạng và thúc đẩy phát triểnnăng lực và công nghệ của EU,bao gồm việc quản lý, lãnh đạo, tổchức, nhân sự…

- Xây dựng khung chính sáchan ninh mạng của EU để bảo vệmạng Internet trong các nhiệm vụvà hoạt động của CSDP, bao gồmquản lý rủi ro, phân tích mối đedọa và chia sẻ thông tin; cải thiệnnăng lực an ninh mạng cho quânđội các nước EU.

- Thúc đẩy đối thoại và phốihợp giữa các thành viên dân sự vàquân sự tại EU, đặc biệt chú trọngđến trao đổi thông tin và cảnh báosớm, khả năng phản ứng sự cố,nâng cao nhận thức và thiết lập anninh mạng.

- Đảm bảo đối thoại với các đốitác quốc tế, bao gồm NATO, các tổchức quốc tế khác và các Trungtâm đa quốc gia để đảm bảo khảnăng phòng thủ hiệu quả, xácđịnh các lĩnh vực hợp tác và tránhtrùng lặp các nỗ lực.

Lồng ghép các vấn đề an ninhmạng vào quan hệ đối ngoại củaEU và Chính sách đối ngoại và anninh chung, Ủy ban châu Âu và

các nước thành viên cần nêu rõchính sách không gian mạng quốctế của EU, nhằm tăng cường sựtham gia và hợp tác chặt chẽ hơnvới các đối tác và tổ chức quốc tếquan trọng. Để giải quyết cácthách thức toàn cầu, EU cần tìmkiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn vớicác tổ chức hoạt động trong lĩnhvực này như OECD, UN, OSCE,NATO, AU, ASEAN và OAS. Ở cấpđộ song phương, hợp tác với Mỹđặc biệt quan trọng và sẽ đượcphát triển hơn nữa, đặc biệt làtrong bối cảnh của nhóm công tácEU - Mỹ về an ninh mạng và tộiphạm mạng.

Internet có vai trò quan trọngtrong cuộc sống của chúng tangày nay, đó là không gian cho tấtcả mọi người, giúp dễ dàng truyềnbá tư tưởng cũng như tiếp cậnthông tin. Song, những tiện íchvượt bậc mà Internet mang lại đãbị lợi dụng cho những mục đíchphi pháp xuyên biên giới của tộiphạm. Internet cho phép nhữngkẻ khủng bố tiếp cận quốc tế từnhững nơi mà không ai có thểphát hiện ra. Khủng bố mạng cóthể xâm nhập vào bất kỳ hệ thốngnào và là mối đe dọa đầu tiên trên

thế giới có thể nhắm mục tiêu đếncả một quốc gia hay chế độ. Rấtkhó để phát hiện kẻ tấn côngkhủng bố mạng kịp thời. Hầu hếtlà không xác định được thủ phạmthực sự.

Khủng bố mạng thực sự là mốiđe dọa lớn đối với an ninh của bấtkỳ quốc gia nào. Mối đe dọa thậmchí còn lớn hơn nếu kẻ thù pháthiện ra các lỗ hổng an ninh mạng.Để ngăn chặn khủng bố khônggian mạng, điều quan trọng là phảixác định đâu là những kẻ khủng bố.Việc xác định khủng bố mạng dựachủ yếu vào việc theo dõi nhữnghoạt động của chúng trên mạngInternet. Tuy nhiên, có những tháchthức về mặt pháp lý và kỹ thuật cảntrở việc theo dõi này. Đối với mộtkhông gian mạng mở, sử dụnghoàn toàn miễn phí, những nguyêntắc và giá trị mà EU duy trì cũng nênđược áp dụng “trực tuyến” để có thểđến được với đông đảo công dânEU một cách nhanh chóng nhất.Các quyền cơ bản, dân chủ và quytắc pháp luật cần được bảo vệ vàduy trì trong không gian mạngngày càng mở rộng bởi tốc độ pháttriển nhanh chóng của Internet thờicách mạng Công nghiệp 4.0.�

Page 69: - SỐ 347 (6/2019) KỲ 2 - Số 347 (6/2019)€¦ · quan hệ đối tác vì sự bền vững” >AN BÌNH [55] Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội