15
Quyền hành pháp và tổ chc quyền hành pháp Vit Nam Nguyn ThKhoa Lut Luận văn ThS. ngành: Lý luận và lịch snhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 Người hướng dn: PGS.TS. Bùi Xuân Đức Năm bảo v: 2010 Abstract. Nghiên cứu nhng vấn đề lý luận vquyền hành pháp và cách tổ chc thc hin quyền hành pháp ở Vit Nam nhằm đánh giá ưu, nhược điểm trong các quy định của pháp luật Việt Nam. Nêu thực trng tchc thc hin quyền hành pháp Việt Nam. Đề ra các phương hướng và giải pháp hoàn thiện tchc thc hin quyền hành pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Vit Nam hin nay. Keywords. Quyền hành pháp; Pháp luật Vit Nam; Luật hành chính; Nhà nước pháp quyn Content MĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyn lực nhà nước là vấn đề đã được quan tâm, nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên, đối vi nước ta để đáp ứng cho công cuộc đổi mới đất nước, việc nghiên cứu vtchc quyn lực nhà nước vẫn được đặt ra như một nhu cu cấp bách. Cùng với schuyn biến vkinh tế, bmáy nhà nước cũng cần có sự thay đổi tương ứng sao cho phù hợp với các yêu cầu của xã hội. Chtrương của Đảng và Nhà nước trong sut thi gian qua vviệc xây dựng Nhà nước Pháp quyền của dân, do dân và vì dân, trong đó quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hp cht chgiữa các cơ quan nhà nước trong vic thc hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là đồng nhất. Nghiên cứu cấu trúc quyền lực nhà nước smđường cho quá trình tìm hiểu vtính cht quyn lực nhà nước, làm sáng tỏ ni dung ca quyn lực nhà nước và từ đó tạo ra khnăng khái quát cao hơn trong việc tchc thc hin quyn lực nhà nớc trong điều kiện đổi mi hin nay. Mặc dù Hiến pháp đã ghi nhận khá rõ về các quyền trong hthng quyn lực nhà nước, nhưng làm sao có thể đảm bo thc hiện đúng trên thực tế, lại là vấn đề không đơn giản, nhất là đối vi vic thc hin quyền hành pháp. Các cơ quan hành pháp là nơi chỉ đạo việc thi hành pháp lut, trc tiếp quản lý các lĩnh vực của xã hội, có liên quan trực tiếp đến người dân. Trong cơ chế thc hin quyn lực nhà nước Vit Nam hin nay, việc xác định chính xác vị trí, vai trò của quyền hành pháp có ảnh hưởng rt lớn đến các quyền khác trong cơ cấu quyn lực nhà nước và toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thế nào để có thể phát huy hơn nữa hiu quca vic thc hin quyền này là một vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Vi mong mun góp phần

Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp

ở Việt Nam

Nguyễn Thị Hà

Khoa Luật

Luận văn ThS. ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01

Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Xuân Đức

Năm bảo vệ: 2010

Abstract. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền hành pháp và cách tổ chức

thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam nhằm đánh giá ưu, nhược điểm trong các

quy định của pháp luật Việt Nam. Nêu thực trạng tổ chức thực hiện quyền hành pháp

ở Việt Nam. Đề ra các phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện

quyền hành pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện

nay.

Keywords. Quyền hành pháp; Pháp luật Việt Nam; Luật hành chính; Nhà nước pháp

quyền

Content

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quyền lực nhà nước là vấn đề đã được quan tâm, nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên, đối với

nước ta để đáp ứng cho công cuộc đổi mới đất nước, việc nghiên cứu về tổ chức quyền lực nhà

nước vẫn được đặt ra như một nhu cầu cấp bách. Cùng với sự chuyển biến về kinh tế, bộ máy nhà

nước cũng cần có sự thay đổi tương ứng sao cho phù hợp với các yêu cầu của xã hội. Chủ trương

của Đảng và Nhà nước trong suốt thời gian qua về việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền của dân,

do dân và vì dân, trong đó quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt

chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là

đồng nhất. Nghiên cứu cấu trúc quyền lực nhà nước sẽ mở đường cho quá trình tìm hiểu về tính

chất quyền lực nhà nước, làm sáng tỏ nội dung của quyền lực nhà nước và từ đó tạo ra khả năng

khái quát cao hơn trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nớc trong điều kiện đổi mới hiện

nay. Mặc dù Hiến pháp đã ghi nhận khá rõ về các quyền trong hệ thống quyền lực nhà nước,

nhưng làm sao có thể đảm bảo thực hiện đúng trên thực tế, lại là vấn đề không đơn giản, nhất là

đối với việc thực hiện quyền hành pháp. Các cơ quan hành pháp là nơi chỉ đạo việc thi hành pháp

luật, trực tiếp quản lý các lĩnh vực của xã hội, có liên quan trực tiếp đến người dân. Trong cơ chế

thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, việc xác định chính xác vị trí, vai trò của

quyền hành pháp có ảnh hưởng rất lớn đến các quyền khác trong cơ cấu quyền lực nhà nước và

toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thế nào để có thể phát huy hơn nữa hiệu quả của

việc thực hiện quyền này là một vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Với mong muốn góp phần

Page 2: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

vào công cuộc nghiên cứu đó, tôi chọn đề tài "Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở

Việt Nam" làm đề tài nghiên cưu của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, quyền hành pháp và cách tổ chức thực hiện, cũng

như vị trí, vai trò và ảnh hưởng của quyền này trong đời sống thực tế là một đề tài được khá nhiều

học giả nghiên cứu. Công cuộc cải cách hành chính quốc gia đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn

nhận và nghiên cứu một cách nghiêm túc, đầy đủ nội dung, ý nghĩa của loại quyền lực này. Đặc

biệt trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nước đang từng bước tổ chức xây dựng Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Các công trình nghiên cứu của các học giả

trong nước liên quan đến quyền hành pháp cũng như các công trình của các học giả nước ngoài về

lĩnh vực này đã đóng góp những kinh nghiệm, hiểu biết quý báu cho công cuộc cải cách hành chính

ở nước ta. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này như: Hành chính học và vấn đề

cải cách hành chính, Nxb Sự thật, 1992; Quyền hành pháp và chức năng của quyền hành pháp, của

PGS.TS Lê Minh Tâm. Bên cạnh đó còn rất nhiều các bài viết của PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung,

PGS.TS. Bùi Xuân Đức, TS. Thái Vĩnh Thắng… đăng trên tạp chí Luật học, Tạp chí Lập pháp, Tạp

chí Cộng sản, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật… và trong các giáo trình Luật Hiến pháp, Luật Hành

chính, Luật Hiến pháp các nước tư bản… vấn đề này cũng được đề cập và nghiên cứu. Trong các

tác phẩm nêu trên, các tác giả đề cập về quyền hành pháp, chức năng, vị trí, vai trò, cách tổ chức

hoạt động trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước; cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan

hành pháp; cũng như các cách thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Mặc dù có rất nhiều các

tác phẩm nghiên cứu có liên quan. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một công trình nào

nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ mọi khía cạnh của đề tài. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách

đầy đủ, cụ thể hơn về các vấn đề của đề tài vẫn là nhu cầu cấp thiết ở nước ta.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền hành pháp và cách tổ chức

thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam, nhằm đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong

các quy định của pháp luật và cách tổ chức thực hiện quyền này trong thực tế qua các thời kỳ,

găn vơi cac Hiên phap năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992. Luận văn nêu ra những

yêu cầu đổi mới trong công cuộc cải cách đất nước hiện nay, đồng thời đưa ra một số phương

hướng, giải pháp hoàn thiện việc tổ chức, thực hiện nhánh quyền lực này. Để làm nổi bật các

vấn đề nêu trên, luận văn cũng đề cập đến quyền hành pháp và cách tổ chức thực hiện quyền

hành pháp ở một số nước trên thế giới. Thông qua đó, nhằm góp phần nhận thức đúng đắn,

sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của quyền hành pháp đối với mọi hoạt động của đời sống xã hội.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn có đề cập một cách sơ lược về quyền hành pháp và cách tổ chức thực hiện

quyền hành pháp ở một số nước trên thế giới. Trọng tâm của luận văn là tập trung nghiên cứu

về quyền hành pháp, vị trí, vai trò của nó trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước và cách tổ

chức, thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam theo các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm

1980, năm 1992. Tuy nhiên, đây là một đề tài khó và rộng, khả năng còn hạn chế, do vậy, chúng

tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng những vấn đề lý luận cơ bản; phân tích quy định của pháp

luật Việt Nam về quyền hành pháp và khái quát thực trạng tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở

Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Ở Việt Nam, quyền hành pháp được thực hiện bởi khá nhiều

chủ thể, bao gồm các chủ thể nắm quyền hành pháp ở trung ương và chủ thể nắm quyền hành

pháp ở địa phương, luận văn cũng đề cập và phân tích về các chủ thể này. Đối với cơ cấu

quyền lực nhà nước luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về quyền hành pháp mà không nghiên

cứu sâu sang các thiết chế quyền lực khác.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch

sử, phép biện chứng duy vật.

- Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, thống kê so sánh, quy nạp, diễn dịch...

Page 3: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

6. Những điểm mới và ý nghĩa của luận văn

- Luận văn nghiên cứu cụ thể các quy định của pháp luật về quyền hành pháp, vị trí, vai

trò, ý nghĩa của quyền hành pháp trong cơ cấu tổ chức quyên lưc nhà nước, cách tổ chức thực

hiện quyền hành pháp ở Việt Nam qua các thời kỳ thông qua các bản Hiến pháp.

- Đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam về vị

trí, vai trò của quyền hành pháp, cũng như các chủ thể thực hiện quyền này.

- Luận văn đưa ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện quyền

hành pháp ở Việt Nam.

Luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn

áp dụng, tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam. Đồng thời góp phần nhận thức đúng đắn

hơn về vị trí, vai trò, ý nghĩa của quyền hành pháp đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước

cũng như của toàn xã hội. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang xây dựng Nhà nước

pháp quyền và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế theo sự vận hành của nền kinh tế thị trường.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm

3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt

Nam.

Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện quyền hành pháp

trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HÀNH PHÁP

VÀ TỔ CHỨC QUYỀN HÀNH PHÁP Ở VIỆT NAM

1.1. Khái niệm về quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam

1.1.1. Quyền hành pháp và mô hình tổ chức quyền hành pháp ở một số nước trên thế

giới

1.1.1.1. Quyền hành pháp

Quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật

Quyền hành pháp không xuất hiện trong mọi chế độ của xã hội loài người mà nó chỉ xuất

hiện khi có sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Tuy ra đời cùng với nhà nước và pháp luật

nhưng không phải ở mọi thời kỳ quyền hành pháp đều được quan niệm giống nhau, mà có sự

phát triển theo thời gian.

1.1.1.2. Mô hình tổ chức quyền hành pháp ở một số nước trên thế giới

a. Mô hình tổ chức quyền hành pháp ở Anh

Tổ chức bộ máy nhà nước Anh là một mô hình đặc sắc của chế độ phân quyền mềm dẻo,

chế độ không có sự tách biệt hoàn toàn mà có sự liên hệ thường xuyên giữa lập pháp và hành

pháp. Nguyên thủ quốc gia chỉ là hành pháp tượng trưng vì bộ máy hành pháp trực thuộc Thủ

tướng và Thủ tướng mới phải chịu trách nhiệm trước lập pháp. Quyền hành pháp ở Anh nằm

trong tay Nữ hoàng và Thủ tướng. Nhưng chỉ có quyền hành pháp của Thủ tướng mới là thực

quyền, còn quyền hành pháp của Nữ hoàng chỉ mang tính hình thức.

b. Mô hình tổ chức quyền hành pháp ở Mỹ

Ở Mỹ chính phủ không chịu trách nhiệm trước Nghị viện mà chịu trách nhiệm trước cử

tri, và đó là chịu trách nhiệm trực tiếp. Theo quy định của Hiến pháp Mỹ quyền hành pháp

được giao cho một người đó là nguyên thủ quốc gia - Tổng thống Mỹ. Hành pháp không phải

chịu trách nhiệm trước lập pháp, Tổng thống về nguyên tắc phải chịu trách nhiệm trước cử

tri. Tổng thống Mỹ là người có rất nhiều quyền hạn.

- Tổng thống có quyền lãnh đạo Chính phủ và Nội các.

- Tổng thống có những quyền hạn hết sức to lớn trong các lính vực đối nội.

Page 4: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

- Tổng thống nắm giữ các quyền trong lĩnh vực đối ngoại.

Có thể nói, quyền hành pháp trong nhà nước Mỹ được quy định trong Hiến pháp đã cho

phép Tổng thống - người nắm giữ quyền hành pháp có rất nhiều quyền năng, là người nắm giữ

và quyết định sự phát triển của đất nước.

c. Mô hình tổ chức quyền hành pháp trong chính thể Cộng hòa hỗn hợp (Pháp)

Chính thể Cộng hòa hỗn hợp hay còn gọi là Cộng hòa lưỡng tính là dạng chính thể có các

đặc trưng của cả Cộng hòa đại nghị lẫn Cộng hòa Tổng thống. Trong những nước áp dụng

nguyên tắc này, bộ máy hành pháp gồm hai cơ quan, một là Tổng thống, hai là Thủ tướng

Chính phủ và Nội các. Chính phủ không những chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện, mà còn

cả Tổng thống - người đứng đầu nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm trước cử tri, thông qua

các cuộc bầu cử Tổng thống. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia đồng thời là người có tác

động trực tiếp đến bộ máy hành pháp. Thủ tướng là người đứng đầu bộ máy hành pháp, có

quyền chỉ đạo Chính phủ thực thi chính sách quốc gia của Tổng thống và phải chịu trách

nhiệm trước Quốc hội và Tổng thống về việc thực hiện chính sách này

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của quyền hành pháp ở Việt Nam

1.1.2.1. Khái niệm

Đa số các nước xã hội chủ nghĩa quyền lực nhà nước không được phân chia theo cơ chế

phân quyền mà được tổ chức theo cơ chế tập quyền.

Trong cơ cấu quyền lực nhà nước quyền hành pháp là một khái niệm chung dùng để chỉ

một bộ phận quyền lực - quyền thi hành pháp luật, phản ánh mối quan hệ quyền lực giữa các

bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước. Chủ thể chủ yếu của quyền hành pháp là Chính

phủ (cơ quan hành pháp ở trung ương) với tính chất điển hình của cơ quan này là thực hiện

hoạt động chấp hành và điều hành các hoạt động của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, các chủ

thể thực hiện quyền hành pháp không chỉ có Chính phủ, các cơ quan hành pháp ở trung ương,

mà một số các cơ quan nhà nước ở địa phương cũng thực hiện quyền lực này.

1.1.2.2. Đặc điểm của quyền hành pháp

Là một trong ba bộ phận cơ bản cấu thành quyền lực nhà nước, quyền hành pháp cũng có

những đặc điểm cơ bản của quyền lực nhà nước. Ngoài ra, nó còn có những đặc điểm đặc thù

sau đây:

Quyền hành pháp có tính quyền lực nhà nước và độc lập tương đối so với các nhánh

quyền lực khác. Ở Việt Nam các cơ quan hành pháp là do các cơ quan dân cử lập ra, thực

hiện các hoạt động chấp hành và điều hành. Mặc dù các cơ quan hành pháp là do cơ quan

quyền lực lập ra, nhưng không có nghĩa là quyền hành pháp chỉ là quyền phái sinh từ cơ quan

quyền lực.

Quyền hành pháp có khả năng phản ánh một cách chính xác nhất những nhu cầu của xã

hội. Quyền hành pháp không chỉ dừng lại ở việc thi hành pháp luật mà nó còn bao gồm cả

việc quản lý, điều hành, lãnh đạo các hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã

hội. Đây là một trong các nhánh quyền lực có sự đụng chạm mạnh nhất tới quyền và lợi ích

của công dân trong quá trình thực thi và quản lý…

1.2. Nội dung của quyền hành pháp ở Việt Nam

1.2.1. Tính chất của quyền hành pháp

1.2.1.1. Tính chấp hành (tính chất thi hành pháp luật)

Tính chấp hành của hành pháp là khả năng làm cho pháp luật được thực hiện trên thực tế

bằng sức mạnh của nhà nước, hay nói một cách khác là khả năng đưa pháp luật vào đời sống của

các cơ quan nắm giữ quyền hành pháp. Với tính chất là cơ quan chấp hành của Quốc hội như

Hiến pháp năm 1992 sửa đổi đã quy định, Chính phủ là chủ thể cơ bản nắm quyền hành pháp ở

trung ương. Chính phủ có trách nhiệm đưa pháp luật vào đời sống xã hội và đảm bảo cho mọi

chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước được thực hiện, và được tuân thủ một cách nghiêm

minh. Chính phủ Việt Nam trong quá trình chấp hành Hiến pháp, pháp luật của Quốc hội, chỉ có

nhiệm vụ thực thi đúng và đầy đủ mà không có quyền " phủ quyết" như ở một số nước tư bản.

Page 5: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

Không có tính chất chấp hành của Chính phủ - chủ thể nắm quyền hành pháp chủ yếu ở trung

ương thì các văn bản pháp luật của nhà nước không thể thực hiện được. Bên cạnh đó Uỷ ban

nhân dân các cấp cũng là các cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân. Các chủ thể này

thực hiện quyền hành pháp ở địa phương.

1.2.1.2. Tính hành chính Nhà nước

Ngoài tính chất chấp hành, quyền hành pháp ở Việt Nam còn hàm chứa tính chất hành

chính. Hành chính nói một cách ngắn gọn nhất đó là hoạt động quản lý, điều hành và phục vụ

trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong đó hành chính công (hành chính

nhà nước) giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Ngoài tính chất chấp hành, các cơ quan hành pháp ở

Việt Nam còn được xác định là các cơ quan hành chính Nhà nước, thực hiện chức năng quản

lý, điều hành. Tính hành chính làm cho quyền hành pháp có tính độc lập tương đối, có khả

năng phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình trong việc quản lý các lĩnh vực của đời

sống xã hội.

1.2.2. Chức năng của quyền hành pháp

Chức năng của quyền hành pháp là những phương diện hoạt động mà thông qua đó

quyền hành pháp được triển khai để thực thi pháp luật và tiến hành các hoạt động quản lý,

điều hành và phục vụ xã hội.

1.2.2.1. Chức năng đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội

1.2.2.2. Chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

1.2.2.3. Chức năng thực thi pháp luật

1.2.2.4. Chức năng tài phán

1.2.2.5. Chức năng quản lý, điều hành

1.2.3. Mô hình tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam

1.2.3.1. Mô hình Chính phủ ở trung ương

Ở các nước theo chế độ Tổng thống thì Tổng thống là người đảm nhiệm các chức năng

hành pháp, trực tiếp lãnh đạo và điều hành Chính phủ. Ở mô hình này Hiến pháp không quy

định rõ Chính phủ bao gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng, mà tất cả quyền hành pháp được

trao cho Tổng thống.

Còn ở các nước có chính thể Cộng hoà lưỡng tính thì bộ máy hành pháp được trao cho

Nguyên thủ quốc gia - Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ - người đứng đầu Chính phủ,

cùng các thành viên Chính phủ. Các chủ thể này đều có thực quyền trong quá trình thực hiện

quyền hành pháp.

Ở nước ta, mỗi thời kỳ khác nhau, cách tổ chức quyền lực nhà nước cũng như quyền

hành pháp có những nét khác nhau. Chính phủ là chủ thể cơ bản nhưng không phải là chủ thể

duy nhất thực hiện quyền hành pháp. Bên cạnh Chính phủ một số cơ quan nhà nước khác

cũng thực hiện quyền hành pháp, nhưng các cơ quan này không phải là chủ thể chủ yếu thực

hiện quyền hành pháp. Qua các thời kỳ khác nhau, chủ thể thực hiện quyền hành pháp có sự

khác nhau. Nhưng nhìn chung, mô hình tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam tập trung chủ

yếu vào Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Hiện nay Nguyên thủ quốc gia không có

nhiều thẩm quyền về lĩnh vực hành pháp giống như Nguyên thủ quốc gia ở các nước Cộng

hoà Tổng thống và Cộng hoà lưỡng tính, cũng như theo Hiến pháp năm 1946.

1.2.3.2. Mô hình Uỷ ban nhân dân ở địa phương

Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, được lập ra để

thực hiện những chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Uỷ ban nhân dân được tổ chức

theo ba cấp: Tỉnh (Thành phố trực thuộc trung ương và tương đương), Huyện (quận, thành

phố thuộc tỉnh, thị xã), Xã (phường thị trấn). Mô hình tổ chức các đơn vị hành chính theo cấp

tạo thuận lợi cho việc chỉ đạo, triển khai mệnh lệnh quản lý từ trên cũng như việc phân cấp

quản lý cho cấp dưới.

Trên thế giới đã có nhiều hình thức tổ chức cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Mô

hình bổ nhiệm từ trên là mô hình được áp dụng từ rất xa xưa. Sau này hình thức này được bổ

Page 6: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

sung bởi một hội đồng địa phương, hội đồng này do dân cư bầu ra và chỉ đóng vai trò tư vấn.

Có mô hình quản lý địa phương là việc quản lý được thực hiện bởi một uỷ ban do dân cư trực

tiếp bầu ra(ở Mỹ) hoặc do các hội đồng địa phương cấp dưới bầu ra (Uỷ ban hành chính

huyện của Việt Nam trước đây). Hiện nay mô hình quản lý địa phương ở một số nước trên

thế giới được thực hiện bởi một hội đồng (Hội đồng tự quản, Hội đồng nhân dân), Hội đồng

lập ra cơ quan chấp hành của mình như Uỷ ban chấp hành, Uỷ ban nhân dân (Ở Việt Nam và

các nước xã hội chủ nghĩa), Thị trưởng ở Pháp, quản trị trưởng ở Mỹ. Ở Việt Nam Mô hình

tổ chức cơ quan chính quyền địa phương theo kiểu Hội đồng nhân dân và cơ quan chấp hành

của nó được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN

QUYỀN HÀNH PHÁP Ở VIỆT NAM

2.1. Tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam qua các Hiến pháp

2.1.1. Tổ chức quyền hành pháp theo Hiến pháp 1946

Quyền hành pháp theo Hiến pháp năm 1946 được thể hiện qua nhiệm vụ, quyền hạn của

Chủ tịch nước, Chính phủ và Nội các (chủ thể của quyền hành pháp). Mặc dù Hiến pháp năm

1946 đã ít nhiều đề cập đến Chính phủ - với tư cách là cơ quan nắm quyền hành pháp ở trung

ương nhưng không quy định rõ ràng, cụ thể các hình thức hoạt động của cơ quan này mà chủ

yếu quy định cho Chủ tịch nước rất nhiều quyền hạn trong lĩnh vực hành pháp. Hoạt động

chủ yếu của Chính phủ thông qua hoạt động của Chủ tịch nước. Chủ tịch nước là người đứng

đầu cơ quan hành pháp, nắm quyền hành pháp ở trung ương. Chủ tịch nước vừa nắm giữ

những quyền hạn của một nguyên thủ quốc gia, vừa nắm giữ những quyền hạn của người

đứng đầu cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc.

Khác với Chủ tịch nước, Hiến pháp năm 1946 không quy định cho Thủ tướng Chính phủ

và Nội các có quá nhiều quyền hành trong lĩnh vực hành pháp.

Nhìn chung, Hiến pháp năm 1946 đã vận dụng được những tinh hoa của học thuyết phân

quyền mà vẫn bảo đảm được nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước là tất cả quyền lực nhà

nước thuộc về nhân dân. Đồng thời đã xây dựng được một quyền hành pháp mạnh mẽ, đảm

bảo cho việc tổ chức, điều hành cũng như thực thi các đạo luật, chính sách của Nghị viện.

Hội đồng nhân dân lúc này được xác định là "cơ quan thay mặt cho dân", các Ủy ban hành

chính là "cơ quan hành chính vừa thay mặt cho dân vừa đại diện cho Chính phủ". Về tính chất,

Ủy ban hành chính lúc này mặc dù có cấp do Hội đồng nhân dân bầu ra và có trách nhiệm thi

hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân nhưng chưa xác định là cơ quan chấp hành của Hội

đồng nhân dân mà là cơ quan hành chính vừa thay mặt cho dân vừa đại diện cho Chính phủ.

2.1.2. Tổ chức quyền hành pháp theo Hiến pháp năm 1959

Theo Hiến pháp này quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Chủ

tịch nước và Chính phủ. Chế định Chính phủ có sự thay đổi tên gọi, nó được đổi thành Hội

đồng Chính phủ, là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính cao nhất của

nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Với tính chất này, quyền hành pháp không còn độc lập

hoàn toàn như trước, quyền hạn của cơ quan lập pháp lại được mở rộng hơn. Nhưng với quy

định Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã làm

cho Chính phủ có sự độc lập nhất định trong hoạt động của mình. Chính phủ vẫn giữ vai trò

chủ thể nắm quyền hành pháp chủ yếu và tổ chức triển khai thực hiện quyền đó, tăng cường

hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước, đặc biệt là bộ máy hành pháp.

Về cơ bản, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước bị thu hẹp hơn so với Hiến pháp năm

1946. Theo đó, Chủ tịch nước đã tách khỏi Chính phủ và không còn là người đứng đầu Chính

phủ, lãnh đạo Chính phủ nữa mà trở thành nguyên thủ quốc gia, đại diện cho đất nước trong

lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước chỉ có chức năng là người đại diện, hợp thức hóa

các văn bản mà Quốc hội và Hội đồng Chính phủ thông qua và chỉ còn ảnh hưởng nhất định

tới quyền hành pháp thông qua việc Chủ tịch nước khi nào xét thấy cần thiết mới tham gia và

Page 7: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

chủ tọa phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Chức năng nguyên thủ quốc gia được tách khỏi chức

năng hành pháp, song Chủ tịch nước vẫn còn quyền hành pháp tượng trưng thông qua việc tham

dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ khi xét thấy cần thiết. Trong giai đoạn này

nguyên tắc tập trung quyền lực vào Quốc hội đã được áp dụng ở nước ta làm cho lập pháp

chiếm ưu thế và được coi trọng hơn hành pháp.

Chính quyền địa phương vẫn tiếp tục được củng cố và phát triển. Hội đồng nhân dân

được thành lập ở tất cả các cấp và được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương. Hội đồng nhân dân bầu ra Ủy ban hành chính là cơ quan chấp hành của Hội đồng

nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Nguyên tắc tập trung dân chủ

trong tổ chức bộ máy nhà nước được tăng cường.

2.1.3. Tổ chức quyền hành pháp theo Hiến pháp năm 1980

Theo Hiến pháp năm 1980 nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước theo hướng tập quyền

đã được quán triệt một cách triệt để, quan điểm làm chủ tập thể được thể hiện rõ. Quốc hội là

cơ quan nhà nước có quyền lực tối cao, có vai trò chi phối tuyệt đối đối với các cơ quan khác

trong bộ máy nhà nước. Quốc hội được xây dựng theo đúng tinh thần cơ quan quyền lực nhà

nước cao nhất thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giám sát, là "tập thể hành

động". Hội đồng Bộ trưởng thực hiện chức năng hành pháp qua sự bảo đảm việc thi hành Hiến

pháp và pháp luật, tổ chức thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước, thống nhất quản lý việc cải

tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, việc xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục,

khoa học, kỹ thuật... Theo Hiến pháp năm 1980 quyền hành pháp vẫn được ghi nhận, nhưng

có sự thay đổi lớn, nó không còn độc lập với lập pháp. Vì quyền hành pháp được nhập lại với

quyền lập pháp và thuộc về cơ quan lập pháp.

Quy định Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của

cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đã làm cho trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước

ở nước ta lúc đó không có sự phân biệt giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. Thiết

chế Chủ tịch nước tập thể làm cho sự phản ứng nhanh nhạy của hành pháp phần nào bị hạn

chế, không phù hợp với yêu cầu mà chức năng hành pháp cần thực hiện. Cơ quan hành chính

cao nhất của nhà nước không còn độc lập như trước đây, mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào cơ

quan quyền lực nhà nước cao nhất. Cơ quan nắm quyền hành pháp gần như thuộc về cơ quan

lập pháp.

2.2. Tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam theo Hiến pháp năm 1992

Điều 2 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: " Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân

công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp

và tư pháp". Lần đầu tiên trong Hiến pháp của nước ta có sự quy định khá rõ ràng về các quyền

lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền hành pháp ở nước ta không được tuyên bố và giao cho

một cơ quan cụ thể nào mà nó được thực hiện bởi nhiều chủ thể như Chủ tịch nước, Chính phủ,

các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan hành pháp ở địa phương.

2.2.1. Nguyên thủ quốc gia - Chủ tịch nước - một chủ thể của quyền hành pháp

Các Hiến pháp của nước ta có sự khác nhau trong việc quy định về chế định Nguyên thủ

quốc gia (Chủ tịch nước). Chủ tịch nước là một khâu rất quan trọng trong việc kết nối, liên

kết, phối hợp hoạt động giữa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính

phủ. Chủ tịch nước thực hiện cả hoạt động lập pháp và hành pháp và tư pháp. Chủ tịch nước

có ảnh hưởng đến quyền hành pháp chủ yếu thông qua các quyền như quyền đề nghị Quốc hội

bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ (Khoản 3 Điều 103). Đối

với các chức vụ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ thì Quốc hội

(hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp) phê chuẩn việc bổ nhiệm,

miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch nước căn cứ vào nghị

quyết của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,

cách chức các thành viên đó. Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ

Page 8: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

khi cần thiết nhưng không có quyền chủ tọa phiên họp của Chính phủ như quy định trong

Hiến pháp năm 1959.

2.2.2. Chính phủ - chủ thể cơ bản của quyền hành pháp

Chính phủ là thiết chế có vị trí và vai trò to lớn trong cơ chế quyền lực nhà nước. Pháp

luật còn quy định rõ ràng cách thức hoạt động của Chính phủ - chủ thể cơ bản của quyền

hành pháp, góp phần làm cho hành pháp được thực thi có hiệu quả hơn.

Hiến pháp năm 1992 quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành

chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ không còn là

cơ quan hành chính cao nhất của Quốc hội nữa mà là của nhà nước. Chính phủ Việt Nam thể hiện

chức năng chấp hành và điều hành. Với tính chất là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của

đất nước cho thấy Chính phủ vẫn có sự độc lập trong lĩnh vực hoạt động của mình. Phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về cơ bản giống như trước, nhưng có một số điều chỉnh

quan trọng thể hiện sự tăng cường vị trí, vai trò của Chính phủ theo hướng là cơ quan hành

chính nhà nước cao nhất có tính độc lập nhất định trong lĩnh vực này. Chính phủ là cơ quan

thực hiện chức năng quản lý chung, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Sự độc lập và quyền hạn của Thủ tướng cũng cao hơn và được quy định cụ thể hơn so với

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Hiến pháp đã có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của

Chính phủ với tính cách là tập thể với trách nhiệm của cá nhân Thủ tướng, các Bộ trưởng.

Các quy định của Hiến pháp năm 1992 đã tạo ra khung pháp lý cơ bản cho Thủ tướng Chính

phủ có thể tiến hành tốt hoạt động quản lý của mình.

Mặc dù trách nhiệm của cá nhân những người đứng đầu đã được đề cao nhưng Hiến pháp

vẫn coi trọng hình thức làm việc tập thể: "những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của

Chính phủ phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số".

2.2.3. Các cơ quan hành pháp ở địa phương

Cơ quan chính quyền địa phương được Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng

nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994 và năm 2003 xác định vẫn gồm có Hội đồng nhân dân

và Ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân có vai trò rất lớn trong việc tổ chức thực hiện các văn

bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên cũng như xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội địa phương. Vị trí pháp lý và nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp được xác định rất rõ

trong Hiến pháp, Ủy ban nhân dân là cơ quan trực tiếp thực thi nhiệm vụ đưa Hiến pháp và

pháp luật vào đời sống trong địa bàn mình quản lý.

2.3. Đánh giá những ƣu điểm và hạn chế trong quy định của các Hiến pháp về vị trí,

vai trò của quyền hành pháp và cách tổ chức thực hiện quyền hành pháp.

- Ưu điểm và hạn chế của Hiến pháp năm 1946

Việc quy định cho Chủ tịch nước rất nhiều quyền hạn, chính là sự điều chỉnh hợp lý từ mô hình

bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân cấp độ cao xuống cấp độ thấp hơn, phù hợp với hoàn cảnh cụ

thể của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Do tình hình phức tạp của đất

nước trong giai đoạn đó cần phải thiết lập và thực thi một bộ máy hành chính mạnh mẽ và sáng

suốt, có tính độc lập, chủ động trong việc điều hành đất nước, lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến

thắng lợi. Chế định Chủ tịch nước được quy định khá đặc biệt. Sự quy định địa vị pháp lý của

nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp năm 1946 là một sáng tạo lịch sử, thích ứng với mô hình

chính thể Cộng hòa dân chủ nhân dân. Tuy nhiên, còn áp dụng một số yếu tố phân quyền phù hợp

với điều kiện của chế độ dân chủ nhân dân (tức dân chủ rộng rãi, đa dạng các lợi ích, các nhóm xã

hội)

- Ưu điểm và hạn chế của Hiến pháp năm 1959

Theo Hiến pháp năm 1959 Chủ tịch nước đã không còn nằm trong cơ cấu của Chính phủ,

người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là lần đầu tiên trong Hiến pháp

quy định "Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất". Việc tổ

chức cơ quan chấp hành, hành chính cao nhất cũng không hoàn toàn lệ thuộc vào Quốc hội, vì

Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nhưng vẫn

Page 9: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Điều này làm

cho Hội đồng Chính phủ còn tương đối độc lập trong lĩnh vực hành chính nhà nước. Đây cũng là

một ưu điểm của Hiến pháp năm 1959 vì nó vẫn thể hiện được sự phân công tương đối rành

mạch, rõ ràng giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, tạo điều kiện cho các cơ

quan hành chính nhà nước phát huy được vai trò quản lý và điều hành các hoạt động xã hội của

mình. Hiến pháp năm 1959 theo quan điểm lịch sử đó là bước lùi thích hợp cho cơ chế nhà nước

chưa hoàn toàn là xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1959 vẫn có nhiều điểm cần phải

tiếp tục khắc phục, hoàn thiện.

- Ưu điểm và hạn chế của Hiến pháp năm 1980

Mặt tích cực trong cơ chế quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 1980 là vẫn tiếp tục

duy trì nguyên tắc bảo đảm thống nhất quyền lực, bảo đảm thực sự quyền lực nhân dân. Đồng

thời tập trung quyền lực vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân, là cơ sở để đảm bảo quyền lực

nhân dân. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1980 cũng đã bộc lộ rất nhiều hạn chế. Về chế định Chủ

tịch nước qua một thời gian đã tỏ ra không mấy hiệu quả bởi có những công việc trong lĩnh

vực hành pháp đòi hỏi phải quyết định nhanh chóng thì Hội đồng nhà nước không đáp ứng

được yêu cầu. Thẩm quyền của Hội đồng nhà nước bao gồm những thẩm quyền của cơ quan

thường trực của Quốc hội cộng với những thẩm quyền của Nguyên thủ quốc gia. Sự thống

nhất hai cơ quan này tạo nên sự tập quyền thái quá trong tay một cơ quan duy nhất, dễ dẫn

đến sự lạm quyền của cơ quan đó. Hội đồng Chính phủ được thay bằng Hội đồng Bộ trưởng,

là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước. Tính

chất này đã làm cho Hội đồng Bộ trưởng không còn tính độc lập tương đối mà lệ thuộc hoàn

toàn vào Quốc hội. Qua đó ta thấy rằng Hiến pháp năm 1980 đã tập trung quá nhiều quyền

lực cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong khi với phương thức hoạt động như hiện nay là

chưa thể thực hiện được. Trong cơ cấu quyền lực nhà nước cũng thiếu sự phân công, phối

hợp rành mạch giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư

pháp.

- Ưu điểm và hạn chế của Hiến pháp năm 1992

Hiến pháp năm 1992 đã hoàn thiện hơn trong nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước.

Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: "…quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công

và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp

và tư pháp". Hiến pháp cũng xác định " Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền

lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam". Chính phủ được xác định là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của

nước ta, là cơ quan đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương thực

hiện hoạt động hành chính còn mang tính độc lập tương đối, chỉ do các cơ quan hành chính

nhà nước điều hành.

Tại Hiến pháp năm 1992, bộ máy nhà nước có nhiều đổi mới nhằm mục đích vừa bảo

đảm sự thống nhất quyền lực nhà nước, vừa có sự phân công rành mạch chức năng nhiệm vụ

của mỗi cơ quan, tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước. Cũng bắt đầu từ đây các khái

niệm quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, đi liền với nó là việc sử dụng các

thuật ngữ cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp để chỉ các cơ quan trong bộ

máy nhà nước được sử dụng chính thức và rộng rãi.

Hiến pháp năm 1992 đã đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của cá nhân của Thủ tướng

Chính phủ. Đây cũng là điểm mới so với các quy định trong các bản Hiến pháp trước, là một

phương pháp hữu hiệu để xây dựng một Chính phủ hành pháp mạnh mẽ.

Hiến pháp năm 1992 thực hiện một sự tăng cường chế độ thủ trưởng và trách nhiệm cá

nhân bằng việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể Chính phủ và của cá nhân Thủ

tướng. Tuy nhiên, nhiệm vụ quyền hạn của cá nhân Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ trong

nhiều trường hợp còn trùng lặp, không được phân định rõ ràng.

Page 10: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

Hiến pháp năm 1992 đã bắt đầu quá trình tổ chức lại cơ cấu Chính phủ theo hướng đa

ngành, đa lĩnh vực bằng quá trình sáp nhập, điều chuyển chức năng và tổ chức lại các cơ quan

thuộc Chính phủ theo hướng không còn các cơ quan thuộc Chính phủ làm chức năng quản lý nhà

nước, mà chỉ còn cơ quan làm chức năng chuyên môn, sự nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của

Chính phủ vẫn còn vẫn còn cồng kềnh, số lượng các Bộ, cơ quan ngang Bộ còn nhiều.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ có quá nhiều chức danh Phó Thủ tướng, đặc biệt có cả chức

danh Phó Thủ tướng thường trực. Sự tồn tại của các Phó Thủ tướng phụ trách các khối Bộ và liên

Bộ đã làm giảm đi trách nhiệm của các Bộ trưởng phụ trách các ngành, và lĩnh vực trên toàn vẹn

lãnh thổ đất nước, mà đúng ra theo quy định của Hiến pháp, họ là những người phải chịu trách

nhiệm.

Nhìn chung, Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện mức độ hoàn thiện cao hơn các Hiến pháp

trước ở chỗ nó quy định rõ ràng hơn trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể nắm quyền hành

pháp, góp phần làm cho quyền hành pháp phát huy được tác dụng của nó. Song, luật cần phải

quy định rõ ràng hơn trách nhiệm, quyền hạn cho từng chủ thể nắm quyền hành pháp, tạo

điều kiện cho quyền hành pháp được tổ chức thực hiện tốt, phát huy được chức năng, vai trò

của hành pháp với xã hội và sự phát triển của Nhà nước.

Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994

và năm 2003 đã đặt nền móng cho việc đổi mới tổ chức chính quyền địa phương theo hướng

gọn nhẹ, có hiệu lực trong điều hành, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương.

Nhưng so với nhiều nước trên thế giới thì cách thức tổ chức cơ quan chính quyền địa phương

giống nhau ở tất cả các cấp hành chính đã tạo ra một hệ thống cơ quan chính quyền địa

phương rập khuôn, cứng nhắc, không phân biệt được sự khác nhau trong quản lý hành chính

nhà nước ở đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo, và cũng không bảo đảm được tính quản lý

hành chính tập trung cao từ trung ương xuống địa phương. Để phát huy hơn nữa vai trò của

các cơ quan nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, chúng ta cần

phải khắc phục những hạn chế, yếu kém của các cơ quan này.

Chương 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN

HÀNH PHÁP TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức quyền hành pháp ở nƣớc ta hiện nay

Bước sang mô hình kinh tế mới với các đòi hỏi của sự phát triển và những nhu cầu hội

nhập đã đặt chúng ta trước những thách thức mới cần phải tiếp tục đổi mới, đặc biệt là đối với

bộ máy hành pháp nhằm đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi khách quan của thực tế xã hội.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hành pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước

pháp quyền cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Cần tiếp tục củng cố, phát triển quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước trong việc nhận thức về bản chất của Nhà nước ta. Đó là nhà nước của nhân dân,

mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Tất cả các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước

được nhân dân uỷ quyền, vì lợi ích của nhân dân mà không vì lợi ích của một cá nhân, một giai

cấp nào.

- Công cuộc hoàn thiện bộ máy nhà nước của nước ta hiện nay vẫn tiếp tục đặt ra nhu cầu

nhận thức và vận dụng đúng đắn nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa trên tinh thần vừa bảo

đảm tính nguyên tắc, vừa thể hiện sự đổi mới và phát triển. Trong lĩnh vực tổ chức quyền lực nhà

nước cần tiếp tục quán triệt quan điểm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối

hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Bảo đảm sự độc lập của quyền hành pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước. Cơ quan

hành chính nhà nước phải tạo thành một hệ thống thống nhất về nhiệm vụ, quyền hạn, chức

năng từ trung ương đến địa phương, cơ sở đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất

Page 11: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

từ Chính phủ, nhưng chỉ ở những mặt cơ bản nhất để tránh sự tập trung, quan liêu. Như vậy,

trong điều kiện mới hiện nay bộ máy hành chính phải được xây dựng hợp lý với những

phương hướng hoạt động chủ đạo của quyền hành pháp;

- Xây dựng hệ thống hành chính nhà nước theo hướng bảo đảm tính công khai, minh

bạch phù hợp với công cuộc hội nhập khu vực và quốc tế.

- Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng đối với công cuộc cải cách hành chính nhà

nước…

3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hành pháp trong điều kiện

xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam

3.2.1. Đổi mới trong nhận thức và vận dụng nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa

theo hướng tăng cường sự phân công để xây dựng một nhánh hành pháp độc lập tương

đối

Nguyên tắc thống nhất, tập trung quyền lực là một trong những nguyên tắc cơ bản của

việc tổ chức bộ máy nhà nước nước ta. Cần phải khẳng định rằng quyền lực nhà nước là

thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền

lực nhà nước. Đến giai đoạn hiện nay, tổ chức bộ máy nhà nước của nước ta vẫn bảo đảm

tính tập quyền xã hội chủ nghĩa song có sự vận dụng mạnh mẽ hạt nhân hợp lý của thuyết

phân quyền tức nhấn mạnh khía cạnh phân công quyền lực. Đây có thể được coi là một bước

phát triển về mặt nhận thức của Đảng ta về nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa trong thời

kỳ mới.

3.2.2. Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền

hành pháp theo hướng xây dựng quyền hành pháp mạnh

3.2.2.1. Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của Chính phủ ở Trung ương

Việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ phải nhằm đảm bảo cho Chính

phủ thực hiện tốt quyền hành pháp - một bộ phận của quyền lực nhà nước mà Chính phủ là chủ

thể thực hiện chủ yếu. Để thực hiện tốt quyền hành pháp chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến vấn

đề đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Chủ tịch nước, các cơ quan nắm quyền hành

pháp khác.

Cần tiếp tục cải cách cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ, làm rõ hơn vị

trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ trong nền hành chính. Hoạt động hành chính là

lĩnh vực hoạt động dễ xảy ra sự lạm dụng, vi phạm quyền công dân, vì vậy cần phải có sự kiểm

soát chặt chẽ đối với các hoạt động này. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng nhà nước pháp

quyền vẫn cần phải giao cho chúng quyền hạn đầy đủ, tương xứng, độc lập và chủ động.

Cần tăng cường sự chủ động, sáng tạo, độc lập cũng như tính chịu trách nhiệm của Chính phủ và

của từng thành viên Chính phủ một cách cụ thể và đầy đủ hơn. Trách nhiệm của Chính phủ và Thủ

tướng Chính phủ cần được phân định rõ ràng hơn.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ. Tiến tới tinh giảm đến mức

thấp nhất các cơ quan thuộc Chính phủ.

3.2.2.2.Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành pháp ở địa phương:

từ mô hình chấp hành, hành chính chuyển sang mô hình cơ quan hành chính Nhà nước

Cơ quan chính quyền địa phương là nơi tổ chức, thực hiện quyết định, chỉ thị của cấp trên

tại địa phương, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và thi hành nghiêm

chỉnh. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là một khâu rất quan

trọng trong quá trình cải cách nền hành chính ở nước ta hiện nay. Đối với những cấp hành

chính trung gian có thể nghiên cứu không thành lập Hội đồng nhân dân ở những đơn vị này,

để có thể phát huy hiệu quả của các cơ quan hành chính cơ bản và Uỷ ban nhân dân các cấp

trong việc điều hành, quản lý các lĩnh vực ở địa phương.

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện quyền hành pháp trong điều kiện

xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

3.3.1. Kiện toàn bộ máy hành pháp

Page 12: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

3.3.1.1. Đối với Chính phủ:

Để có một Chính phủ tinh gọn, Chính phủ nước ta phải tiếp tục kiện toàn theo hướng gọn

nhẹ, hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy cần xác định cơ cấu tổ chức và cơ cấu thành viên Chính phủ

cũng như sắp xếp lại chúng. Về cơ cấu tổ chức, Chính phủ chỉ gồm có các Bộ và cơ quan

ngang Bộ. Chỉ các cơ quan này mới cấu thành Chính phủ và người đứng đầu của chúng là các

thành viên Chính phủ. Về cơ cấu chức danh, Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ

tướng, các Bộ trưởng, và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Sắp xếp lại cơ cấu Bộ, cơ quan

ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành các Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, giảm bớt

đầu mối trực thuộc Chính phủ, tập trung vào sắp xếp lại đối với các cơ quan thuộc Chính phủ.

3.3.1.2. Đối với Ủy ban nhân dân các cấp

Đi đôi với việc kiện toàn bộ máy của Chính phủ phải kiện toàn bộ máy chính quyền địa

phương. Cần xác định rõ sự phân cấp trách nhiệm và thẩm quyền giữa trung ương và địa

phương.

3.3.2. Hoàn thiện cơ chế chịu trách nhiệm của cơ quan hành pháp

Để hành pháp hoạt động hiệu quả và hạn chế sự lạm quyền của hành pháp, hoạt động của

hành pháp phải gắn với cơ chế chịu trách nhiệm của của các cơ quan thực hiện quyền lực này.

Hiện nay, pháp luật có quy định Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước

Quốc hội, Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban

nhân dân cấp trên. Trong cơ chế chịu trách nhiệm này có những điểm chưa được quy định rõ:

pháp luật có quy định Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội nhưng chưa chỉ rõ

hình thức trách nhiệm cụ thể cũng như trình tự xử lý trách nhiệm như thế nào. Cần thiết phải

quy định rõ hơn khi nào, ai có quyền nêu vấn đề bất tín nhiệm Chính phủ và thủ tục cũng như

hậu quả của nó.

3.3.3. Tăng cường trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu các cơ quan hành

pháp

Cần tăng cường vai trò của Thủ tướng Chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính

phủ. Người đứng đầu Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc lãnh đạo, điều hành các

hoạt động chung của Chính phủ, điều phối các chức năng của các thành viên Chính phủ thông

qua hệ thống thể chế; kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách; giải quyết vấn đề

quan trọng liên ngành, các vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các Bộ.

Tăng cường trách nhiệm của các Bộ trưởng. Cơ chế chịu trách nhiệm của các thành viên

khác của Chính phủ trước Thủ tướng Chính phủ cũng cần phải được xác định cụ thể.

Cần đề cao vai trò và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

3.3.4. Thực hiện công khai, minh bạch trong bộ máy nhà nước, chống tham nhũng

Sự minh bạch trong tổ chức và hoạt động của hành pháp là một trong những đòi hỏi rất quan

trọng của nhà nước pháp quyền. Thực hiện việc công khai, minh bạch đối với tổ chức và hoạt

động của hành pháp nước ta hiện nay là một vấn đề rất quan trọng. Khi mà từ trước tới nay bộ máy

hành pháp rất cồng kềnh, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, hoạt động thiếu công khai, minh

bạch, hoạt động hành chính công truyền thống thường được thực hiện một cách bí mật, gây khó

khăn cho người dân trong việc theo dõi hoạt động của các cơ quan này.

Ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới quan liêu, tham nhũng đã được xem như là

vấn đề quốc nạn. Sự minh bạch có vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu tham nhũng, đặc

biệt là sự công khai, minh bạch đối với các khoản chi, tiêu của các công chức, làm cho bộ máy

nhà nước vận hành tốt hơn.

3.3.5. Hoàn thiện, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan hành pháp

Hoạt động của bộ máy công chức có ý nghĩa quyết định đến kết quả bộ máy nhà nước. Trong

thời gian tiếp theo, cần tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Xây dựng kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại công chức giúp công chức có khả năng nắm vững các

kiến thức chính trị, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, kiến thức hành

chính, pháp luật, ngoại ngữ, tin học…đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Page 13: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

3.3.6. Hiện đại hóa quyền hành pháp bằng việc áp dụng khoa học công nghệ trong bộ

máy quản lý

Hiện nay nhận thức và khả năng của cán bộ quản lý nhà nước về công nghệ thông tin còn

thấp. Để công tác quản lý nâng lên một tầm cao mới, đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước trong

nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật tin học và nâng cao trình

độ tin học của cán bộ quản lý là một vấn đề cần phải được nhà nước quan tâm và đầu tư đúng

mức, góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa nền hành chính điện tử của nước ta.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu: "Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam"

chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:

Đề tài nghiên cứu làm rõ nội dung, tính chất, vai trò của quyền hành pháp trong cơ cấu tổ

chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Đồng thời phân tích thực trạng tổ chức quyền hành

pháp ở Việt Nam qua các giai đoạn, đưa ra một số phương hướng, giải pháp để hoàn thiện

việc tổ chức, thực hiện quyền này. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước không

những không giảm đi mà còn ngày càng tăng lên và là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn

định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vị trí, vai trò của quyền hành pháp ngày càng trở

nên quan trọng và có tính chất quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt đối

với Việt Nam, khi nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và đồng thời vẫn tiếp tục quán triệt quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa thì vị trí, vai trò của quyền hành pháp càng quan trọng.

Quyền hành pháp được tổ chức khác nhau qua từng thời kỳ, phụ thuộc vào từng giai đoạn

phát triển cụ thể của đất nước. Có những giai đoạn quyền hành pháp rất mạnh mẽ như cách tổ

chức quyền hành pháp theo Hiến pháp năm 1946. Theo Hiến pháp năm 1946 quyền hành pháp

tập trung chủ yếu vào Chủ tịch nước, đã tạo ra cơ chế phản ứng nhanh nhạy của hành pháp. Với

sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền hành pháp đã phát huy được hiệu quả của

mình, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Nhưng có những giai đoạn các quy định của

pháp luật đã làm cho hành pháp không phát huy được hiệu quả của mình như theo Hiến pháp

năm 1980. Hiến pháp năm 1992 tập trung quyền hành pháp cho Chính phủ. Chính phủ không còn

là cơ quan hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, mà là cơ quan hành

chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyền hành pháp được tổ chức

khá độc lập, ngày càng phát huy được hiệu quả của mình trong hoạt động chấp hành và điều

hành các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong điều kiện đổi mới hiện nay quyền hành pháp của Việt Nam cần tiếp tục được xây dựng

theo hướng đề cao vai trò của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân. Đồng thời tăng cường trách nhiệm

của người đứng đầu hành pháp, thực hiện tinh giảm bộ máy. Quyền hành pháp của Việt Nam cần

phải được tổ chức lại theo hướng đề cao tính độc lập, năng động, chủ động trong hoạt động quản

lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội, gắn vai trò của Chính phủ với Chủ tịch nước.

Quyền hành pháp là hoạt động thi hành Hiến pháp pháp luật, quyền hành pháp chủ yếu

thuộc về Chính phủ. Chính phủ là chủ thể chủ yếu của quyền hành pháp. Bên cạnh đó quyền

hành pháp còn được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ở nước ta,

tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền là nhà nước thông

qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp - các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và

địa phương. Quyền lực nhà nước không tập trung vào một cơ quan hay cá nhân nào mà có sự

phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và

tư pháp. Chính phủ là chủ thể cơ bản, chủ yếu nắm quyền hành pháp ở trung ương nhưng

không phải là chủ thể duy nhất, mà có sự phân công cho các chủ thể khác cùng thực hiện.

Quyền lực nhà nước nói chung và quyền hành pháp nói riêng là một trong những vấn đề rất

phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu hết sức công phu. Trong phạm vi nghiên cứu của một đề tài

luận văn Thạc sĩ, còn nhiều vấn đề tác giả chưa kịp đi sâu như: quyền lập quy của cơ quan hành

Page 14: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

pháp, cơ chế trách nhiệm của quyền hành pháp, nhà nước pháp quyền. Hy vọng sẽ được nghiên cứu

tiếp trong thời gian tới. Việc tổ chức thực hiện tốt quyền lực nhà nước nói chung và quyền hành

pháp nói riêng là điều kiện thúc đẩy sự ổn định chính trị và làm cho xã hội ổn định, kinh tế phát

triển bền vững, tránh được những xung đột trong xã hội và phát huy được hiệu quả của từng loại

quyền. Quyền hành pháp là loại quyền có tác động trực tiếp tới mọi hoạt động của xã hội, đòi hỏi

phải có một bộ máy thực hiện thực sự năng động, nhạy bén. Để phù hợp với tốc độ phát triển của

xã hội, trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay cần phải hoàn thiện hơn nữa việc tổ chức, thực

hiện quyền hành pháp và hoàn thiện việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Việc đổi mới đó phải tiến hành đồng thời và dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta

là tiếp tục củng cố, phát huy nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xây dựng một Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng như đảm bảo yêu cầu khách quan đối với quyền hành pháp

trong việc xây dựng quyền hành pháp độc lập, năng động, sáng tạo, mạnh mẽ và hiệu quả.

References

1. Nguyễn Văn Bông (1967), Luật Hiến pháp và chính trị học, Sài Gòn.

2. Lê Đình Chân (1974), Luật Hiến pháp và các định chế chính trị, Sài Gòn.

3. Trường Chinh (1985), Mấy vấn đề về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

4. Chính phủ (2002), Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11 quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ và cơ quan ngang Bộ, Hà Nội.

5. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Nxb Sự

thật, Hà Nội.

6. Nguyễn Đăng Dung (1998), "Học thuyết phân chia quyền lực nhà nước- sự áp dụng

trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước ở một số nước", Nhà nước và pháp luật,

(2).

7. Nguyễn Đăng Dung (2001), Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao

thông vận tải, Hà Nội.

8. Nguyễn Đăng Dung (2004), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội.

9. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chính phủ trong nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Đăng Dung và Bùi Xuân Đức (1994), Luật Hiến pháp của các nước tư bản,

Khoa Luật, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb

Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb

Sự thật, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung

ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Bùi Xuân Đức (1997), "Tìm hiểu chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 và

sự phát triển qua các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992", Người đại biểu nhân dân, (7).

18. Bùi Xuân Đức (2000), "Vấn đề hoàn thiện bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay", Nhà

nước và Pháp luật, (4).

Page 15: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6056/1/00050000262.pdf · tôi chỉ nghiên cứu đề tài theo hướng

19. Bùi Xuân Đức (2007), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay,

Nxb Tư pháp, Hà Nội.

20. Bùi Xuân Đức (2010), "Xây dựng bộ đa ngành, đa lĩnh vực: một số vấn đề lý luận và

thực tiễn", Khoa học pháp lý, (6).

21. Nguyễn Thị Hạnh (2002), "Đổi mới cơ cấu tổ chức của Chính phủ", Nghiên cứu lập

pháp, (3).

22. Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ

máy nhà nước ở một số nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

23. Lê Quốc Hùng (2004), Thống nhất phân công và phối hợp quyền lực nhà nước ở Việt

Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

24. Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1960 (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Tư Long (2001), Quyền hành pháp - những vấn đề lý luận và thực tiễn vận dụng

ở một số nước trên thế giới, Luận văn thạc sĩ Luật học.

26. C. Mác - Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.

27. C.Mác và Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.

28. C.Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Mạnh (1991), "Nguyên tắc thống nhất quyền lực có phân công, phân cấp

trong tổ chức và hoạt động trong bộ máy nhà nước ta", Nghiên cứu lý luận, (5).

30. Hồ Chí Minh (1990), Về nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

31. S.L.Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, (Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm), Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

32. Hoàng Thị Kim Quế (2002), "Góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nhà

nước pháp quyền", Khoa học, (Kinh tế - Luật), Tập XVIII, (2).

33. Hoàng Thị Kim Quế (2004), "Nhận diện nhà nước pháp quyền", Nghiên cứu lập pháp,

(5).

34. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.

35. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.

36. Quốc hội (1960), Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ, Hà Nội.

37. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.

38. Quốc hội (1981), Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng, Hà Nội.

39. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

40. Quốc hội (1994), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội.

41. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

42. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Chính phủ, Hà Nội.

43. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội.

44. Lê Minh Tâm (2000), "Quyền hành pháp và chức năng của quyền hành pháp", Luật học,

(6).

45. Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

46. Đoàn Trọng Truyến (1993), Nhà nước và các tổ chức hành pháp của các nước tư sản,

Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

47. Nguyễn Cửu Việt (1999), "Vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của Chính phủ và Ủy

ban nhân dân: nhìn từ nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng",

Nhà nước và pháp luật, (6).

48. Nguyễn Cửu Việt, Đinh Thiện Sơn (1992), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Khoa

Luật, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xuất bản.