30
MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 2 1. Sự cần thiết quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ......................................... 2 2. Các căn cứ văn bản pháp lý để xây dựng Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ................................................................................................................................................ 2 II. CHI TIẾT QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT LÚA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO......... 3 Phần 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tác động đến sản xuất ..................................... 3 1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tác động đến sản xuất ........................................ 3 1.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................................... 3 1.1.2. Các yếu tố tự nhiên ......................................................................................................... 3 1. 2. Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2010 -2012 ............... 5 1. 2.1. Thực trạng phát triển sản xuất lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2000 – 2012 ................... 5 1.2.2. Phân tích thực trạng phát triển sản xuất lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2010 – 2012..... 6 1.2.3. Đánh giá chung về phát triển sản xuất lúa trong vùng quy hoạch ................................ 7 Phần 2. Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước đến phát triển sản xuất lúa tỉnh An Giang .............................................................................................................................................. 10 2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ........................................................................................... 10 2.2. Dự báo các nhân tố tác động đến phát triển sản xuất lúa .................................................... 10 Phần 3. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ...................................................................................................................... 12 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển ........................................................................................... 12 3.1.1. Quan điểm phát triển.................................................................................................... 12 3.1.2. Mục tiêu phát triển ....................................................................................................... 12 3.2. Định hướng phát triển ngành hàng lúa cho vùng chuyên canh ........................................... 13 3.2.1. Định hướng phát triển sản xuất lúa, nếp cho vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (xem phụ lục 1 và 2 bảng chi tiết đính kèm) .................................................. 13 3.2.2 Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ....... 19 3.2.3 Bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch vùng sản xuất lúa CNC đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Phụ lục 3 và 4) .................................................................................. 20 Phần 4. Giải pháp thực hiện quy hoạch ......................................................................................... 21 4.1. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư ............................................... 21 4.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ......................................................................... 21 4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề và sử dụng nhân lực............................ 22 4.4. Giải pháp phát triển doanh nghiệp, nông dân phát triển sản xuất ....................................... 22 4.5. Giải pháp tổ chức thị trường................................................................................................ 23 4.6. Giải pháp khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường ......................................................... 23 4.6.1. Về giống ........................................................................................................................ 23 4.6.2. Củng cố, nâng cao chất lượng chương trình 3 giảm 3 tăng trên diện rộng, đồng thời triển khai nhân rộng chương trình 1 phải 5 giảm .................................................................. 24 4.6.3. Ứng dụng xử lý rơm rạ và phân hữu cơ, sinh học ........................................................ 24 4.6.4. Ứng dụng cơ giới hóa ................................................................................................... 24 4.6.5. Thủy lợi ......................................................................................................................... 24 4.6.6. Khuyến nông, chuyển giao tiến bộ KHKT .................................................................... 24 4.7. Giải pháp hợp tác với các đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh ..................................... 25 4.8. Giải pháp tổ chức thực hiện dự án quy hoạch ..................................................................... 25 Phụ lục ............................................................................................................................................ 28 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................... 29

quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

  • Upload
    vungoc

  • View
    226

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 2

1. Sự cần thiết quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ......................................... 2

2. Các căn cứ văn bản pháp lý để xây dựng Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ

cao ................................................................................................................................................ 2

II. CHI TIẾT QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT LÚA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ......... 3

Phần 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tác động đến sản xuất ..................................... 3

1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tác động đến sản xuất ........................................ 3

1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................................... 3

1.1.2. Các yếu tố tự nhiên ......................................................................................................... 3

1. 2. Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2010 -2012 ............... 5

1. 2.1. Thực trạng phát triển sản xuất lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2000 – 2012 ................... 5

1.2.2. Phân tích thực trạng phát triển sản xuất lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2010 – 2012 ..... 6

1.2.3. Đánh giá chung về phát triển sản xuất lúa trong vùng quy hoạch ................................ 7

Phần 2. Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước đến phát triển sản xuất lúa tỉnh An

Giang .............................................................................................................................................. 10

2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ........................................................................................... 10

2.2. Dự báo các nhân tố tác động đến phát triển sản xuất lúa .................................................... 10

Phần 3. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 ...................................................................................................................... 12

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển ........................................................................................... 12

3.1.1. Quan điểm phát triển .................................................................................................... 12

3.1.2. Mục tiêu phát triển ....................................................................................................... 12

3.2. Định hướng phát triển ngành hàng lúa cho vùng chuyên canh ........................................... 13

3.2.1. Định hướng phát triển sản xuất lúa, nếp cho vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao (xem phụ lục 1 và 2 bảng chi tiết đính kèm) .................................................. 13

3.2.2 Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ....... 19

3.2.3 Bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch vùng sản xuất lúa CNC đến năm 2020 và định

hướng đến năm 2030 (Phụ lục 3 và 4) .................................................................................. 20

Phần 4. Giải pháp thực hiện quy hoạch ......................................................................................... 21

4.1. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư ............................................... 21

4.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ......................................................................... 21

4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề và sử dụng nhân lực ............................ 22

4.4. Giải pháp phát triển doanh nghiệp, nông dân phát triển sản xuất ....................................... 22

4.5. Giải pháp tổ chức thị trường ................................................................................................ 23

4.6. Giải pháp khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường ......................................................... 23

4.6.1. Về giống ........................................................................................................................ 23

4.6.2. Củng cố, nâng cao chất lượng chương trình 3 giảm 3 tăng trên diện rộng, đồng thời

triển khai nhân rộng chương trình 1 phải 5 giảm .................................................................. 24

4.6.3. Ứng dụng xử lý rơm rạ và phân hữu cơ, sinh học ........................................................ 24

4.6.4. Ứng dụng cơ giới hóa ................................................................................................... 24

4.6.5. Thủy lợi ......................................................................................................................... 24

4.6.6. Khuyến nông, chuyển giao tiến bộ KHKT .................................................................... 24

4.7. Giải pháp hợp tác với các đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh ..................................... 25

4.8. Giải pháp tổ chức thực hiện dự án quy hoạch ..................................................................... 25

Phụ lục ............................................................................................................................................ 28

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................... 29

Page 2: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

2

QUY HOẠCH CHI TIẾT CÁC VÙNG SẢN XUẤT LÚA

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

An Giang là một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất lúa của ĐBSCL, với diện tích

canh tác lúa mỗi năm khoảng 600.000 ha. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng tiến

bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa đã giúp năng suất lúa trung bình của Tỉnh tăng và

duy trì ở mức cao qua nhiều năm. Trong các năm qua, công tác khuyến nông nói chung và

xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông nói riêng đã góp phần quan trọng vào việc

thâm canh, tăng năng suất cho nông dân, tuy nhiên phần lớn các mô hình đều có quy mô

nhỏ và áp dụng kỹ thuật đơn lẻ nên chưa mang lại hiệu quả cao, đồng thời sản phẩm hàng

hóa bán ra chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Xuất phát từ thực tế trên cũng như thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy

về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang, giai đoạn 2012 – 2020

tầm nhìn 2030 của địa phương, công tác quy hoạch chi tiết phát triển vùng sản xuất lúa

ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn An Giang là hết sức cần thiết.

2. Các căn cứ văn bản pháp lý để xây dựng Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp

công nghệ cao

Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.

Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình

quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.

Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/20212 của UBND tỉnh An Giang về Ban hành

Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-

2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 01/3/2013 của UBND tỉnh An Giang về Ban

hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang từ nay đến

năm 2015.

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về việc lập, thẩm

định và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung

một số điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về việc hướng

dẫn lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội:

Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về

phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020;

Page 3: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

3

II. CHI TIẾT QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT LÚA ỨNG DỤNG CÔNG

NGHỆ CAO

Phần 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tác động đến sản xuất

1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tác động đến sản xuất

1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh An Giang nằm ở địa đầu Tây Nam của lãnh thổ Việt Nam. Phía Bắc và Tây

Bắc tiếp giáp Campuchia với đường biên giới dài 104 km, chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế.

Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, đường ranh giới dài 69,789 km. Phía Nam có 44,734

km đất đai tiếp giáp với thành phố Cần Thơ. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Đồng

Tháp, ngăn cách bởi sông Tiền và rạch Cái Tàu Thượng, chiều dài đường ranh giới là

107,6 km.

Lãnh thổ An Giang bao gồm hai vùng: dãy cù lao nằm giữa sông Tiền - sông Hậu,

bao gồm các huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới; dãy đất nằm dọc bên hữu

ngạn sông Hậu, thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, bao gồm các huyện: Châu Phú, Châu

Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên. Chiều

dài nhất theo hướng Bắc - Nam là 86 km, Đông - Tây là 87 km, trong vùng tọa độ từ

10012' - 10

057' vĩ Bắc và 104

046' - 105

035' kinh Đông. Điểm cực Bắc nằm tại xã Khánh

An, huyện An Phú. Điểm cực Nam nằm tại xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn. Điểm cực

Tây tại xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn. Điểm cực Đông tại xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ

Mới.

1.1.2. Các yếu tố tự nhiên

a) Tài nguyên đất:

An Giang có 3 loại đất chính: đất phù sa, đất phèn và đất đồi núi.

- Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 66% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở

vùng nằm giữa sông Tiền - sông Hậu và dãy đất ven hữu ngạn sông Hậu từ Châu Đốc tới

Long Xuyên. Vùng đất này được phù sa bồi tụ hằng năm, có đặc tính chung là chứa nhiều

hữu cơ, thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Bao gồm

các huyện: Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn (Vĩnh Phú), thị xã

Châu Đốc.

- Nhóm đất phèn chiếm 23% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng tiếp giáp với tỉnh

Kiên Giang, thuộc địa phận huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và một phần của huyện Châu

Phú.

- Nhóm đất đồi núi chiếm 10% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu tại

huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn.

b) Tài nguyên nước (nước mặt và nước ngầm)

Lưu lượng nước mặt ở An Giang hiện khá dồi dào, do An Giang nằm ở trung tâm lưu

vực sông Mê Kông, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, với hệ thống hai sông chính chảy

qua địa phận An Giang: sông Tiền dài 80 km, sông Hậu dài 100 km, sông Vàm Nao dài 7

km. Hàng năm mùa lũ bắt đầu từ tháng 7-8 khi nhiễu động nhiệt đới hoạt động gây ra

mưa to và những cơn bão dài ngày, lũ thượng nguồn lại về, nước sông Tiền, sông Hậu lên

nhanh với cường suất 10-20 cm/ngày.

Nguồn nước mặt ở An Giang hiện nay phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt, sản xuất

nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Về nguồn nước ngầm:

Page 4: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

4

Theo đánh giá của các tài liệu địa chất - thuỷ văn, nước ngầm ở An Giang có trữ

lượng khá dồi dào, nhưng việc quản lý khai thác trong các năm qua chưa được chặt chẽ do

chưa có quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Theo thống kê, toàn tỉnh

có trên 5.000 giếng khoan, phục vụ sinh hoạt và sản xuất, trong số có tỷ lệ không nhỏ

giếng bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn các loại cần phải xử lý để bảo vệ nguồn

nước.

c) Tài nguyên sinh vật

Do khí hậu thuận lợi và đất đai màu mỡ nên động thực vật ở An Giang phát triển

phong phú, có nhiều loài. Năm 2003, toàn tỉnh có 583 ha diện tích rừng tự nhiên và

11.8884 ha diện tích rừng trồng. Năm 2007, diện tích rừng của tỉnh đạt 14.000 ha, trong

đó, có 600 ha rừng tự nhiên và 13.400 ha rừng trồng. Rừng tập trung chủ yếu ở huyện Tri

Tôn và Tịnh Biên

* Thực vật

Trước đây, thảm thực vật tự nhiên của An Giang rất phong phú cả về số lượng lẫn

chủng loại. Qua nhiều thế kỷ, thảm thực vật này đã biến đổi mạnh do tác động của con

người, nhiều hệ sinh thái ngập nước và hệ sinh thái rừng trên đồi núi đã chuyển dần sang

hệ sinh thái nông nghiệp.

- Thảm thực vật ngập nước: Thực vật chiếm ưu thế là tràm, phát triển ở vùng ngập

nước, bưng trũng đất phèn và than bùn ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Cây tràm ở An

Giang cao từ 15 - 20 m, có khi đạt tới 25 m. Cách đây gần 1 thế kỷ, tràm mọc thành rừng,

phủ kín cả vùng đồng bằng, song do con người khai thác bừa bãi nên rừng tràm bị thu hẹp

dần. Ngoài tràm, còn có hơn 100 loài thực vật thuộc các họ khác nhau, trong đó nhiều loài

có giá trị phát triển và khai thác như: chà là nước, mốp, trâm sẻ, trâm khế, sộp, mây nước,

nắp bình, bòng bòng, choại, bồn bồn.....Thảm thực vật này có vai trò ngăn cản quá trình

oxid hóa khoáng sinh phèn và quá trình khoáng phèn ở tầng đất dưới, đồng thời góp phần

điều hoà khí hậu, độ ẩm, cản dòng chảy, giữ phù sa.

- Thảm thực vật đồi núi: Tập trung chủ yếu ở vùng Bảy Núi thuộc huyện Tri Tôn,

Tịnh Biên, Châu Đốc và Thoại Sơn. Ngày trước, thảm thực vật ở đây thuộc kiểu rừng kín

nửa rụng lá ẩm nhiệt đới có cấu trúc 3 tầng rõ rệt, phong phú về chủng loại, có nhiều loại

cây quý hiếm. Qua nhiều thế kỷ, do tác động của con người, thảm thực vật này đã giảm

sút nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Cây tái sinh kém và lớp tái sinh không

liên tục, cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Con người đã trồng tỉa hoa màu, cây ăn quả, tạo nên

những thảm thực vật nhân tạo thay thế các thảm thực vật tự nhiên. Hiện nay, thảm thực

vật này còn giữ được một số loài gỗ quý như: mật, căm xe, giáng hương, dầu, sao, tếch....

Để tạo sự cân bằng sinh thái, điều hoà khí hậu, cải tạo đất, tạo nguồn nước ngọt và

hạn chế lũ lụt, tỉnh cần phải khôi phục lại rừng tràm và phủ xanh đồi trọc ở vùng Bảy Núi.

d) Tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng

Theo dự báo của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ khí quyển tăng thêm 2oC thì mực

nước biển sẽ dâng cao hơn 1m; Việt Nam sẽ bị mất hơn 12% diện tích đất, 23% số dân

mất nơi cư trú, khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất nhà. Một phần lớn diện tích của đồng

bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung có thể bị ngập

lụt.

Trong thực tế, đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam

và được xem là nơi chịu ảnh hưởng sớm và lớn nhất từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ

thập niên qua, thời tiết vùng đồng bằng sông Cửu Long biến đổi bất thường. Mùa khô

nắng nóng gay gắt, nước biển sớm xâm nhập sâu vào đất liền. Ở An Giang, các năm qua

mặn đã vào đến Vĩnh Gia (kinh Vĩnh Tế) và Ba Thê (Thoại Sơn), trong lúc mùa mưa lũ

Page 5: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

5

kéo dài hơn, đôi khi còn xuất hiện một vài cơn bão ngoài khơi hướng vào đất liền, điều

mà trước đây rất hiếm xảy ra.

Theo tính toán trong 60 năm nữa, biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ làm môi trường tự

nhiên, kinh tế- xã hội ĐBSCL thay đổi, nước biển dâng cao làm ngập lụt phần lớn

ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ

15.000- 20.000 km2 vùng đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn, lưu lượng nước sông

Mêkông giảm từ 2-24% trong mùa khô, tăng từ 7-15% vào mùa lũ, hạn hán xuất hiện

nhiều hơn, nước lũ cao hơn và thời gian ngập lũ kéo dài hơn, việc tiêu thoát nước cũng

khó khăn hơn. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông

nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, cấp nước sinh hoạt, sức khoẻ con người, tăng

nguy cơ cháy rừng... Diện tích rừng ngập mặn và một số vùng đất ngập nước sẽ bị giảm.

Cơ sở hạ tầng, nhất là các tỉnh ở ven biển bị uy hiếp nghiêm trọng.

Nước biển dâng cao sẽ làm thay đổi môi trường sống nhiều loài sinh vật biển,

trước hết là tôm cá tự nhiên. Các mô hình nuôi thuỷ sản truyền thống có nguy cơ bị phá

sản. Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc

Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và nước ngọt sẽ khan hiếm

nhiều hơn. Bờ biển, bờ sông sẽ bị xâm thực mạnh hơn, sản xuất nông nghiệp có nguy cơ

suy thoái, nhất là cây lúa, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng

lớn. Đời sống của hàng triệu dân sẽ bị xáo trộn.

An Giang là một trong bốn tỉnh (An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau)

thuộc vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long, đang chịu nhiều ảnh hưởng

do biến đổi khí hậu toàn cầu. Đất đai bị bạc màu, đa dạng sinh học bị giảm mạnh, diện

tích đất bị xâm nhập mặn, khô hạn, nhiễm phèn ngày càng tăng, nhiệt độ tăng cao và hạn

hán bất thường, lũ lụt không theo quy luật, nhiều dịch bệnh mới hình thành...đã tác động

không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đe doạ đến đời sống và hoạt

động của người dân trong tỉnh.

1. 2. Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2010 -2012

1. 2.1. Thực trạng phát triển sản xuất lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2000 – 2012

An Giang là tỉnh có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông mà đặc biệt là sản xuất

lúa, năng suất và sản lượng lúa của An Giang có xu hướng tăng trong 12 năm qua. Theo

kết quả phân tích, sản lượng lúa của toàn tỉnh An Giang tăng qua các năm là nhờ vào năng

suất được cải thiện cùng với việc thâm canh ngày càng tăng và tăng diện tích sản xuất lúa

vụ 3 (Thu Đông).

Năng suất lúa bình quân năm 2001: 4,6 tấn/ha; đến năm 2012: 6,33 tấn/ha; sản

lượng lúa của tỉnh cũng không ngừng tăng qua các năm: năm 2001 sản lượng lúa đạt

khoảng 2.113,3 tấn đến năm 2012: 3.956,6 tấn. Một sự tăng trưởng hết sức có ý nghĩa, đó

là nhờ kết quả của một quá trình dài cải tạo đất cũng như đầu tư về hệ thống thủy lợi và

trình độ canh tác của người dân được cải thiện thông qua hoạt động khuyến nông.

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh An Giang từ năm 2001 - 2012

Năm DT (ha) NS (Tấn/ha) SL (ngàn tấn)

2001 459.051 4,60 2.113,3

2002 477.180 5,43 2.593,6

2003 503.856 5,33 2.686,2

2004 523.037 5,75 3.006,9

Page 6: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

6

2005 529.698 5,93 3.141,5

2006 503.464 5,80 2.923,2

2007 520.322 6,04 3.142,7

2008 564.425 6,23 3.519,3

2009 557.290 6,14 3.421,5

2010 589.253 6,21 3.659,0

2011 607.590 6,34 3.856,7

2012 625.186 6,32 3.956,9 Nguồn: Niên giám thống kê 2007, Niên giám thống kê 2012 - Cục thống kê An Giang

Cơ cấu giống lúa tiếp tục được chuyển đổi mạnh, những năm 2000 tỉ lệ sử dụng

giống chất lượng cao còn thấp, đến năm 2012 gần 80% diện tích sử dụng các loại giống

có chất lượng cao để sản xuất (chủ yếu là các loại giống OM), một số loại giống có diện

tích chiếm tỷ trọng cao như: OM6976: 63.800 ha chiếm 20,08% diện tích (DT); OM4218:

46.500 ha chiếm 7,44% DT; OM2514: 56.200 ha chiếm 4,49% DT; các loại giống đặc sản

diện tích tăng đáng kể, đặc biệt là nếp hơn 122.000 ha chiếm 19,52% DT, Jasmine gần

16.000 ha chiếm 2,55%. Riêng loại giống IR50404, tuy được các ngành chức năng

khuyến cáo hạn chế sử dụng song do năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, ít sâu

bệnh, đặc biệt thị trường vẫn tiêu thụ mạnh nên diện tích sử dụng vẫn còn chiếm tỷ trọng

cao chiếm 20,09% DT.

1.2.2. Phân tích thực trạng phát triển sản xuất lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2010 –

2012

Trong những năm qua, giá trị nông nghiệp của tỉnh đã đạt nhiều thành tựu to lớn,

đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xóa đói giảm

nghèo, là nguồn thu ngoại tệ lớn và góp phần ổn định chính trị - xã hội. Tuy nhiên, tăng

trưởng của nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào tăng diện tích và sản lượng, sử dụng ngày

càng nhiều các yếu tố đầu vào và tài nguyên thiên nhiên.

Từ bảng số liệu 1.1 cho thấy diện tích sản xuất lúa năm 2012 tăng 35.933ha so với

năm 2010, nhưng năng suất lúa năm 2012 không tăng mà có chiều hướng giảm 0,29% so

với năm 2011, theo đánh giá của các chuyên gia và nhà khoa học thì năng suất lúa đã đạt

đến đỉnh, có nghĩa là sẽ không có khả năng tăng năng suất như những năm 2004 – 2008.

Trong khi đó chất lượng, khả năng cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo còn thấp; kết cấu

hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến như kho tàng, sân phơi, bến bãi v.v… còn thiếu và

yếu.

Sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môi trường

như mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, tăng chi

phí sản xuất và đe dọa tính bền vững của tăng trưởng. Theo Chi cục Tài nguyên và Môi

trường An Giang năm 2.000 lượng phân bón sử dụng cho nông nghiệp cho cả nước

khoảng 4 triệu tấn đến năm 2011 tăng lên 9 triệu tấn các loại và trong 10 năm qua, lượng

thuốc bảo vệ thực vật tăng gấp 2,5 lần.

Tại An Giang diện tích sản xuất lúa năm 2012 là 625.186 ha, năng suất bình quân

6,32 tấn/ha. Theo số liệu Cục BVTV cung cấp, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tính

cho 1 ha đất sản xuất nông nghiệp trung bình trên toàn quốc là 11,5kg/ha (Khoảng

1,7kh/ha vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật). Như vậy với diện tích lúa 625.186 ha thì tổng

lượng bao bì thuốc bảo vệt thực vật thải ra môi trường hàng năm ở An Giang tính riêng

cho diện tích trồng lúa khoảng: 1.062 tấn (lượng thuốc còn bám lại trên vỏ bao bì trung

Page 7: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

7

bình chiếm 1,85% tỉ trọng bao bì). Chính vần đề này đã làm môi trường ngày càng bị ô

nhiễm bởi dư lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng và sự

bền vững của tăng trưởng nông nghiệp của tỉnh là vấn đề cần được quan tâm trong giai

đoạn tới.

Theo Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2012) trong tương lai, nguồn lực cho sự tăng trưởng

nông nghiệp sẽ không còn được dồi dào, nông nghiệp sẽ phải cạnh tranh với các ngành

công nghiệp và dịch vụ khác. Chí phí sản xuất ngày càng cao cũng bắt đầu làm giảm khả

năng cạnh tranh của nông nghiệp nói chung và mặc hàng lúa gạo nói riêng.

Do đó các mặc hàng nông nghiệp mà cụ thể là lúa gạo sẽ phải nâng cao vị thế cạnh

tranh trên cơ sở nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều

này có thể đạt được thông qua tận dụng tiềm năng và cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất

nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng hàng nông sản, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến

môi trường. Từ những cơ sở trên cần có những thay đổi tích cực góp phần xây dựng nền

nông nghiệp tiên tiến và bền vững.

1.2.3. Đánh giá chung về phát triển sản xuất lúa trong vùng quy hoạch

a) Thành tựu

Trong hơn 10 năm qua An giang đã không ngừng nâng cao sản lượng lúa gạo của

Tỉnh, từng bước cải thiện chất lượng lúa, gạo hàng hóa, áp dụng hoàn thiện các quy trình

kỹ thuật giúp năng suất, sản lượng và chất lượng lúa gạo của tỉnh không ngừng được gia

tăng, lấy chất lượng để nâng cao giá trị xuất khẩu và góp phần phát triển bền vững.

Thông qua các hoạt động khuyến nông, nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản

xuất, đã đem lại hiệu quả cao:

Công tác giống đã góp phần thành công trong sản xuất lúa của Tỉnh, An Giang là

Tỉnh có phong trào sản xuất giống cộng đồng phát triển mạnh nhất ở vùng ĐBSCL, hình

thành mạng lưới cung cấp giống ở khắp các huyện và số lượng tăng dần qua các năm:

năm 2004 có 64 tổ giống (704 hộ nông dân), năm 2006: 177 tổ giống (2.353 hộ nông

dân), năm 2008: 216 tổ nhân giống (3.339 hộ nông dân) và năm 2009: 225 tổ giống

(3.301 hộ nông dân), năm 2010: 221 tổ (3.429 nông dân) tham gia sản xuất và cung cấp

lúa giống cho nhu cầu tại địa phương với giá cả hợp lý, đã góp phần giải quyết nguồn

giống tại chỗ cho nông dân. Năm 2004 hệ thống nhân giống cộng đồng cung cấp được

30% nhu cầu giống phục vụ cho sản xuất, đến năm 2006 là 50% (với diện tích nhân giống

9.722 ha) và đến năm 2008 đạt 90% (12.659,16 ha giống) và tỉ lệ này ổn định đến nay.

Việc ứng dụng các các chương trình như “3 giảm 3 tăng” (đạt trên 85% diện tích)

và “1 phải 5 giảm”, xuống giống tập trung né rầy,... đã có tác dụng tích cực góp phần làm

giảm chi phí sản xuất, hạn chế tác động đến môi trường và nâng cao được hiệu quả sản

xuất.

Với nhiều chính sách, chủ trương hỗ trợ của Chính phủ và của Tỉnh về việc đầu tư

máy móc, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp nên khâu cơ giới hoá trong nông nghiệp

đã phát triển, hiện tỉ lệ ứng dụng máy móc trong khâu làm đất, tưới tiêu và thu hoạch

chiến trên 90%, khâu gieo sạ bằng máy chiếm 48% và sau thu hoạch (sấy lúa) chiếm 70%

sản lượng lúa hè thu của Tỉnh

b) Cơ sở của các thành tựu

An Giang có lợi thế rất lớn để phát triển sản xuất lúa:

- Điều kiện tự nhiên: nguồn nước mặt phong phú, đất đai màu mỡ,

- Khả năng đa dạng hóa canh tác trên nền lúa

Page 8: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

8

- Lực lượng nông dân canh tác lúa ở An Giang có kinh nghiệm sản xuất, có trình

độ canh tác khá cao, luôn nhạy bén trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Được sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị các cấp

- Sự hỗ trợ hệ thống khuyến nông của ngành nông nghiệp.

- Nhiều chính sách, chủ trương của Trung ương, Tỉnh ban hành kịp thời phc5 vụ

cho sản xuất lúa.

c) Các vấn đề tồn tại

- Hệ thống kho chứa lúa, gạo còn thiếu nên khả năng tồn trữ, chủ động nguồn hàng

thấp, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu.

- Tổ chức lại sản xuất dưới các hình thức hợp tác còn hạn chế, chậm được nhân

rộng, còn nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã yếu kém, trang trại ít và nhỏ bé, chưa thực sự là

đầu mối để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu của một nền sản xuất hàng hóa

quy mô lớn. Đường giao thông nông thôn tuy đã được tôn cao, mở rộng, nhưng nhìn

chung mặt đường còn hẹp, cầu yếu làm cho giao thông, vận chuyển máy móc, thiết bị còn

hạn chế. Hệ thống điện đã kéo về đến nông thôn nhưng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu

cho sản xuất.

- Quy mô sản xuất còn phân tán, nhỏ lẻ; việc xây dựng các vùng nguyên liệu tập

trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chủ trương “liên kết 4 nhà” bước đầu đã

được hình thành, nhưng quy mô còn nhỏ, chậm được triển khai nhân rộng do nhiều doanh

nghiệp chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cuối cùng để gắn kết một

cách chặt chẽ các tác nhân trong cả chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu, vận chuyển, sơ

chế, chế biến và tiêu thụ.

- Sức cạnh tranh của chất lượng sản phẩm trên thị trường chưa cao.

- Xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa gắn

với chế biến, nhu cầu tiêu thụ của thị trường và phù hợp với điều kiện đất đai của từng

vùng sinh thái; mặt khác, thị trường luôn biến động dẫn đến quy hoạch thường bị phá vỡ,

gây khó khăn trong công tác quản lý.

- Việc biến đổi khí hậu, dẫn đến môi trường biến động phức tạp, thiên tai, dịch

bệnh gia tăng tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.

d) Nguyên nhân của các tồn tại

- Thị trường thiếu tính ổn định (đầu ra, giá không ổn định); ảnh hưởng của dịch

bệnh; chưa có quy hoạch đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu cây

trồng.

- Quy mô sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, việc hợp tác mở rộng quy mô sản xuất chậm

phát triển do phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo chưa có chiến lược

xây dựng thương hiệu sản phẩm nên chưa thấy cần thiết phải liên kết với nông dân, tổ

hợp tác, hợp tác xã xây dựng vùng nguyên liệu theo những tiêu chuẩn nhất định để bảo

đảm quy mô, chất lượng nguyên liệu sản phẩm và đầu tư kho chứa trữ lượng lớn.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là giao thông thủy lợi chưa đồng bộ và việc đầu tư

phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi giao thông nội đồng còn thấp dẫn đến việc đưa tiến bộ

khoa học công nghệ và máy móc, thiết bị vào đồng ruộng còn nhiều hạn chế.

đ) Bài học kinh nghiệm

* Điểm mạnh:

Page 9: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

9

- An giang có nguồn nước dồi dào đảm bảo cho tưới tiêu ổn định trên đa phần diện

tích canh tác lúa nước và nguồn phù sa bồi đắp hàng năm.

- Cán bộ và nông dân có kinh nghiệm áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các biện pháp

khác để phòng chống dịch bệnh và tăng năng suất, chất lượng nông sản.

- Kết quả thi đua thực hiện Chương trình sản xuất lúa theo hướng công nghiệp hoá

trong 2 năm 2008-2009 giúp nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất của nông dân cùng

các ngành, các cấp ở địa phương.

- Lãnh đạo các ngành, các cấp nhạy bén trong việc cập nhật và ứng dụng nhanh

những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Người nông dân đã có ý thức được sự liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo

hướng chất lượng

* Điểm yếu:

- Chất lượng nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn người làm nông nghiệp còn

hạn chế. Nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường của cộng đồng

chưa cao.

- Tích lũy từ sản xuất nông nghiệp thấp so với nhu cầu đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng.

- Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc xây dựng vùng nguyên liệu còn

yếu.

- Tổ chức sản xuất nông nghiệp chậm được đổi mới, cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục

vụ sản xuất còn nhiều yếu kém; thu nhập của người sản xuất còn thấp.

Dần thiết lập hệ canh tác cây trồng theo hướng nông nghiệp bền vững, làm cơ sở

cho việc quy hoạch sản xuất cho những năm tiếp theo

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả lâu dài và bền vững, cần phải giải quyết các vấn

đề:

- Mặt bằng đồng ruộng phải tương đối bằng phẳng, thiết kế đồng ruộng còn manh

mún, thiết kế lại giao thông thủy lợi nội đồng, tưới tiêu hợp lý, khoa học.

- Cần ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ

sinh học, xây dựng nền nông nghiệp sạch, sản xuất hàng hóa lớn theo hướng công nghiệp

hóa, hiệu quả cao và bền vững.

Page 10: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

10

Phần 2. Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước đến phát triển

sản xuất lúa tỉnh An Giang

2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

- Nhu cầu lương thực trên thế giới rất lớn và ngày càng tăng do tăng dân số, ảnh

hưởng biến đổi khí hậu và nhu cầu chế biến nhiên liệu sinh học.

- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển nhanh, nhiều thành tựu

khoa học kỹ thuật mới sẽ được ứng dụng mạnh vào sản xuất, tạo những bước đột phá mới

về năng suất, chất lượng nông sản, trong đó có lương thực.

- Chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và Nhà nước

tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nói chung và lương thực nói riêng.

- Cơ chế, chính sách quản lý chất lượng nông sản ngày càng chặt chẽ giúp nâng

cao chất lượng và giá trị nông sản.

2.2. Dự báo các nhân tố tác động đến phát triển sản xuất lúa

- Nhiều cơ quan trong và ngoài nước dự báo dân số Việt Nam đến năm 2030:

105.477 ngàn người, tăng so với hiện nay khoảng trên 10.000 ngàn người (Hoàng Bá

Thịnh, 2011). Do đó nhu cầu lượng thực cũng như đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề

cần được quan tâm

- Dịch bệnh trên cây trồng như dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá luôn có

nguy cơ bùng phát do xu thế tăng vụ ở các tỉnh ĐBSCL.

- Giá cả nông sản trên thị trường thế giới biến động mạnh, cạnh tranh gay gắt giữa

các nước xuất khẩu.

- Giá vật tư nông nghiệp, phân bón và nhiên liệu biến động mạnh; còn nhiều hàng giả,

hàng kém chất lượng.

- Rào cản kỹ thuật đối với nông sản của một số nước có xu hướng gia tăng để bảo

hộ sản xuất trong nước.

- Nhiều chính sách của Trung Ương, địa phương ban hành liên quan đến phát triển

nông nghiệp: đầu năm 2013 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức lấy ý kiến

đóng góp của các doanh nghiệp và địa phương cho Dự thảo Quyết định về các chính sách

hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị gia tăng đối với sản xuất lúa gạo.

- Thị trường: sự gia tăng nhập khẩu gạo của một số nước (Trung Quốc), mưa lũ bất

thường cũng là những yếu tố chính xảy ra ảnh hưởng đối với sự biến động giá cả lúa gạo

- Biến đổi khí hậu:

+ Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của liên hợp quốc

(IPCC, 2007), lượng mưa trên lưu vực sông Mekong được “dự báo” (projected) là sẽ tăng

trong khoảng thời gian mùa mưa, thậm chí có thể cả trong mùa khô ở một số vùng thuộc

lưu vực. Hệ quả là, lưu lượng dòng chảy trên sông Mekong sẽ tăng lên trong hầu hết các

tháng trong năm, đặc biệt là vào mùa mưa. Do vậy, các trận lũ lớn sẽ xuất hiện với tần

suất nhiều hơn cũng như với cường độ lớn hơn (Hoanh và nnk, 2003; Kiem và nnk, 2008;

Eastham và nnk, 2008).

+ Mực nước biển cũng được dự báo sẽ tăng lên, sẽ có thể làm vấn đề xâm nhập

mặn trở nên trầm trọng hơn. Nước biển dâng cũng sẽ làm có những tác động bất lợi tới

vấn đề lũ ở vùng thượng lưu của đồng bằng (Wassmann và nnk, 2004).

Page 11: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

11

Biến đổi khí hậu toàn cầu hạn hán, lũ lụt, xâm nhiễm mặn,… gia tăng một phần sẽ

làm ảnh hưởng đến An Giang (mặn xâm nhiễm ở Thoại Sơn).

Page 12: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

12

Phần 3. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa công nghệ cao tỉnh An

Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển

3.1.1. Quan điểm phát triển

- Thực hiện Nghi quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Tỉnh ủy về phát triển

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến

năm 2030, UBND tỉnh An Giang ban hành kế hoạch cụ thể phát triển nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao tỉnh An Giang 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, cơ bản đến

năm 2020 hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong các

lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tạo ra sản phẩm an toàn, nâng cao năng suất và

phẩm chất, tăng thu nhập cho nông dân.

- Quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, theo hướng sản xuất hàng hóa

- Phát huy nội lực và sự dụng tốt mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả các tiềm

năng, lợi thế của địa phương để phát triển nông nghiệp theo hướng xuất khẩu, sản xuất

hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu

thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng.

- Xây dựng những chính sách đồng bộ, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với triển khai

ứng dụng thực tế. Chú trọng công tác thị trường, sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường;

Xây dựng mối quan hệ sản xuất tiên tiến trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, phù hợp

với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát.

Phát triển và ứng dụng rộng rãi, hiệu quả các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao

trong sản xuất lúa, liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu

thị trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh; đồng thời đảm bảo an ninh lương thực

và tăng thu nhập cho nông dân.

Khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên trong việc sản xuất lúa.

Phát triển sản xuất lúa theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, mở rộng quy

mô, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người sản xuất góp phần xóa đói

giảm nghèo

Nâng cao kiến thức, kỹ năng (quản lý) thay đổi tập quán canh tác của nông dân góp

phần giúp nông dân vững tin trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể

- Ứng dụng tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật theo hướng công nghệ cao trong sản xuất

lúa để đến năm 2020:

+ Tăng năng suất 0,3 - 0,4 tấn/ha so với không ứng dụng CNC

+ Giảm giá thành sản xuất từ 15 - 20 % so với nông dân không tham gia mô hình,

nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.

+ Mỗi huyện hình thành ít nhất 01 – 03 vùng sản xuất lúa ứng dụng tiến bộ kỹ

thuật theo hướng công nghệ cao với quy mô tập trung: 80-100ha/vùng, liên kết 4 nhà góp

phần giải quyết hạ giá thành sản xuất, bảo đảm đầu ra ổn định.

Page 13: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

13

- Định hướng đến năm 2030 mỗi huyện có khoảng 3-5 vùng sản xuất lúa theo

hướng công nghệ cao với quy mô tập trung: 100 – 200 ha, bảo đảm đầu ra ổn định.

3.2. Định hướng phát triển ngành hàng lúa cho vùng chuyên canh

3.2.1. Định hướng phát triển sản xuất lúa, nếp cho vùng sản xuất nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao (xem phụ lục 1 bảng chi tiết đính kèm)

Để đáp ứng yêu cầu mục tiêu đề ra cần xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại,

bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, hướng về xuất khẩu, có năng suất ổn định, chất lượng,

hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường

Đầu tư tập trung, tăng cường liên kết giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp

trong chuỗi giá trị. Tại các vùng sản xuất chuyên canh lúa, phối hợp với các tổ chức,

doanh nghiệp quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển các cụm trọng điểm (kho, bãi, nơi

sơ chế sản phẩm).

Ở mỗi vùng quy hoạch, có các tổ hợp tác liên kết nông nghiệp, tổ sản xuất giống

nguyên chủng và xác nhận, cơ sở thu mua và sơ chế biến nông sản, đại lý cung cấp vật tư

nông nghiệp, văn phòng tư vấn dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp,...áp dụng công nghệ, tiêu

chuẩn tiên tiến, khép kín xử lý chất thải như rơm, trấu để tái tạo năng lượng phục vụ cho

sản xuất thông qua các hình thức kết hợp trồng nấm rơm, sử dụng nấm trichoderma xử lý

rơm rạ và ủ rơm thành dạng phân hữu cơ, ép trấu dạng than, sử dụng trấu sấy lúa,...

Xung quanh các tổ, cơ sở này là các vùng cung cấp nguyên liệu đồng bộ sản xuất

1-3 loại giống lúa, liên kết bằng hợp đồng với công ty, doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra

cho sản phẩm đồng thời đáp ứng được nhu cầu thị trường.

3.2.1.1. Sản xuất lúa giống:

Bố trí thời vụ của vùng sản xuất lúa giống: trên cơ sở lịch thời vụ chung của cả khu

vực; quy hoạch-chọn tiểu vùng để sản xuất lúa giống ở mỗi huyện, thị thành có lịch xuống

giống sớm hơn lịch thời vụ phổ biến của vùng 5-10 ngày để khi thu hoạch đảm bảo cung

cấp giống cho vùng quy hoạch sản xuất lúa hàng hóa;

Tập trung nâng chất các cơ sở sản xuất lúa giống tại mỗi huyện, thị (ít nhất 01 cơ

sở/huyện): đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác sản xuất lúa giống; đăng ký kiểm định –

kiểm nghiệm để chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn hạt giống; lúa giống được đóng bao, có

nhãn mác (đăng ký kinh doanh), ....;

Gắn kết các cơ sở sản xuất lúa giống vào vùng nguyên liệu cánh đồng mẫu lớn để

cung cứng giống;

Chọn giống để nhân: tập trung nhân các giống lúa trong cơ cấu giống chủ lực của

Tỉnh (3-5 giống, tùy vùng), vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp về

chủng loại giống.

a/ Giai đoạn 2013 – 2015: Sản xuất lúa giống: 1.654 ha ở 11 huyện, thị thành

b/ Giai đoạn 2016 – 2020: Sản xuất giống: 2.806 ha ở 11 huyện, thị thành

c/ Định hướng 2030: Sản xuất giống: 2.870 ha ở 11 huyện, thị thành

Bảng 1. Diện tích sản xuất lúa giống ĐVT: ha

Tt Huyện 2013-2015 2016-2020 2021-2030

1 Long Xuyên

Mỹ Thạnh 20 40 30

Mỹ Thới 40 40 50

Mỹ Hòa 40 40 50

Bình Đức 20 20 20

Mỹ Khánh 30 30 40

Page 14: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

14

2 Châu Đốc 5 32 32

3 Châu Phú

Bình Thủy 32 32 32

Bình Mỹ 194 194 194

Bình Long 44 44 44

TT.Cái Dầu 21 21 21

Vĩnh Thạnh Trung 103 103 103

Mỹ Phú 108 108 108

Khánh Hòa 82 82 82

Mỹ Đức 28 28 28

Đào Hữu Cảnh 9 9 9

Bình Chánh 50 50 50

Thạnh Mỹ Tây 183 183 183

Bình Phú 60 60 60

Ô Long Vĩ 92 92 92

4 An Phú 2,5 5 19,5

5 Tịnh Biên 6,5 14,5 12

6 Tri Tôn 100 500 500

7 Chợ Mới 300 500 500

8 Thoại Sơn 14,5 22 22

9 Tân Châu 24 48 48

10 Châu Thành 60 500 500

11 Phú Tân 0 23 60

Tổng cộng 1,645 2,806 2,870

3.2.1.2. Sản xuất lúa theo GlobalGAP:

Trên cơ sở các vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP đã hình thành từ

năm 2010 tiếp tục duy trì hoạt động và đảm bảo các điều kiện để tái chứng nhận đạt yêu

cầu. Ưu tiên tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm lúa theo tiêu chuẩn Global GAP.

Tổ hợp tác, HTX nông nghiệp “liên kết ngang” với các công ty cung ứng giống,

vật tư nông nghiệp đến cuối vụ cho những nông hộ có nhu cầu, đồng thời Tổ hợp tác,

HTX nông nghiệp đảm bảo việc kiểm soát đầu vào, đầu ra sản phẩm

Đơn vị quản lý hệ thống chất lượng xây dựng quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn

Global GAP từ khâu chuẩn bị đất, xuống giống đến thu hoạch. Yêu cầu nông dân tuyệt

đối tuân thủ việc mua, bảo quản, sử dụng vật tư nông nghiệp, đặc biệt là dư lượng thuốc

bảo vệ thực vật và bảo vệ nghiêm ngặt môi trường đồng ruộng.

Mô hình này đòi hỏi tính tập thể cao và vai trò có tính quyết định của tổ hợp tác,

HTX trong việc quản lý, kiểm soát dư lượng thuốc hóa học, ghi chép nhật ký sản xuất và

đại diện ký hợp đồng hợp tổ chức tiêu thụ sản phẩm, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên

thị trường quốc tế và hướng đến phát triển bền vững cho ngành hàng lúa gạo xuất khẩu

trong tương lai.

a/ Giai đoạn 2013 – 2015: Ổn định sản xuất lúa theo GlobalGAP: 100 ha

b/ Giai đoạn 2016 – 2020: Sản xuất lúa theo GlobalGAP: 600 ha

c/ Định hướng 2030: Sản xuất lúa theo GlobalGAP: 1.200 ha

Page 15: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

15

Bảng 2. Diện tích sản xuất lúa theo GlobalGAP: ĐVT: ha

Tt Huyện xã 2013-2015 2016-2020 2021-2030

1 Châu Phú Bình Chánh 35 200 400

2 Tri Tôn Tân Tuyến 35 200 400

3 Thoại Sơn Vĩnh Khánh 30 200 400

Tổng cộng 100 600 1.200

3.2.1.3. Sản xuất lúa thơm đặc sản:

Cần phải đảm bảo chỉ gieo sạ một vài giống chủ lực, có phẩm cấp gần nhau, sản

lượng lớn, chất lượng cao để đáp ứng công tác xây dựng thương hiệu đối với sản xuất lúa

thơm cũng như nếp đặc sản.

Thực hiện áp dụng quy trình sản xuất theo “1 phải 5 giảm”, diện tích thu hoạch

bằng máy đạt 97% diện tích xuống giống. Hệ thống sấy đủ sức đáp ứng nhu cầu.

a/ Giai đoạn 2013 – 2015: Sản xuất lúa thơm đặc sản: 2.428,5 ha ở 4/11 huyện, thị

thành (Long Xuyên, Châu Phú Tri Tôn và Tịnh Biên)

b/ Giai đoạn 2016 – 2020: Sản xuất lúa thơm đặc sản: 3.688 ha ở 4/11 huyện, thị

thành (Long Xuyên, Châu Phú, Tịnh Biên và Tri Tôn)

c/ Định hướng 2030: Sản xuất lúa thơm đặc sản: 4.378 ha ở 4/11 huyện, thị thành

(Long Xuyên, Châu Phú, Tịnh Biên và Tri Tôn)

Bảng 3. Diện tích sản xuất lúa thơm đặc sản ĐVT: ha

Tt Huyện xã 2013-2015 2016-2020 2021-2030

1 Châu Phú

Bình Mỹ 500 500 500

Bình Chánh 373.5 498 498

Bình Phú 440 740 740

Bình Long 210 390 390

2 Long Xuyên

Mỹ Thạnh 90 90 305

Mỹ Thới 299 299 325

Mỹ Hòa 258 258 501

Bình Đức 130 130 130

Mỹ Khánh 123 123 289

3 Tri Tôn 500 500

4

Tịnh Biên

TT. Tịnh Biên 5 30 30

Văn Giáo 30 30

An Hảo 100 140

Tổng cộng 2,428.50 3,688.00 4,378.00

3.2.1.4. Sản xuất lúa chất lượng cao theo dạng cánh đồng lớn :

Thực hiện liên kết, các cơ quan quản lý Nông nghiệp của tỉnh đã làm cầu nối để

các doanh nghiệp kinh doanh lương thực và các doanh nghiệp cung ứng đầu vào gặp nhau

thông qua hợp đồng cụ thể. Sở Nông nghiệp & PTNT sẽ giới thiệu doanh nghiệp kinh

doanh lương thực trao đổi trực tiếp chính quyền địa phương huyện, xã, các Hợp tác xã và

một số nông dân giỏi về hợp đồng tiêu thụ trước khi xuống thảo luận trực tiếp với nông

dân để tiến đến ký hợp đồng tiêu thụ.

Nông dân sẽ được tập hợp theo tổ hợp tác, hợp tác xã do UBND xã, Phòng

NN&PTNT, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức xây dựng. Nhà nước hỗ trợ thành

lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã và đầu tư hoàn chỉnh đê bao đảm bảo sản xuất, nạo vét

Page 16: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

16

kênh mương phục vụ tưới tiêu, chính sách cho vay đầu tư máy gặt đập liên hợp, đầu tư

trạm bơm điện; hỗ trợ cán bộ và kinh phí tập huấn kỹ thuật 1 phải 5 giảm.

Liên kết với Doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV với giá đại lý

cấp I cung ứng cho nông dân đến cuối vụ không tính lãi. Doanh nghiệp tiêu thụ thu mua

theo giá thị trường có thưởng cho nông dân từ 100-300 đồng/kg nếu lúa đạt yêu cầu về độ

lẫn, tạp chất .v..v.. Trên các cánh đồng mẫu lớn nông dân chỉ trồng 1 - 2 loại giống đạt

tiêu chuẩn xuất khẩu, thường tập trung vào các giống chính như: Jasmine 85, OM 4218,

OM 6976, Nếp CK92, CK 2003.... Tất cả nông dân đều phải áp dụng áp dụng và phát

triển cơ giới hóa vào sản xuất lúa là điều rất cần thiết nhằm phát huy công suất hoạt động

do quy mô diện tích lớn và tính đồng loạt của hoạt động sản xuất nông nghiệp như chuẩn

bị đất, xuống giống, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, phơi sấy.

Ngoài ra, cơ giới hóa trong cùng một thời điểm giúp ứng dụng đồng bộ các tiến bộ

kĩ thuật và các hoạt động cơ giới vào sản xuất như cày ải kết hợp san phẳng mặt ruộng

điều khiển bằng tia lazer kết hợp bón lót, phòng trừ cỏ dại, gặt đập liên hợp, thu hoạch,

giúp giảm được khoảng 50% chi phí so với thu hoạch thủ công. Đặc biệt, trong bối cảnh

năng lực phơi sấy, tồn trữ của người dân còn khó khăn thì thu hoạch bằng máy giúp tránh

tình trạng giảm chất lượng do không được bảo quản tốt.

a/ Giai đoạn 2013 – 2015: Sản xuất lúa, nếp chất lượng cao theo dạng cánh đồng

lớn: 18.034 ha ở 10/11 huyện, thị thành

b/ Giai đoạn 2016 – 2020: Sản xuất lúa, nếp chất lượng cao theo dạng cánh đồng

lớn: 71.793 ha ở 10/11 huyện, thị thành

c/ Định hướng 2030: Sản xuất lúa, nếp chất lượng cao theo dạng cánh đồng lớn:

90.932 ha ở 10/11 huyện, thị thành

Bảng 4. Diện tích sản xuất lúa chất lượng cao theo dạng cánh đồng ĐVT: ha

Tt Huyện Xã 2013-2015 2016-2020 2021-2030

1

Châu Đốc

600 927 927

Vĩnh Tế 300 427 427

Vĩnh Châu 300 500 500

2

Châu Phú

8,367 14,455 14,455

Bình Mỹ 2,082 4,164 4,164

Bình Long 1,700 3,600 3,600

Mỹ Đức 2,850 2,850 2,850

Bình Chánh 1,735 3,760 3,760

TT. Cái Dầu 81 81

3

An Phú

100 300 300

Vĩnh Trường 20 20 20

Vĩnh lộc 40 40 40

Vĩnh Hậu 40 40 40

Phú Hữu 200 200

4

Tịnh Biên

2,000 5,000 7,000

Tân Lập 500 1,200 1,500

Núi Voi 500 800 1,500

Tân Lợi 500 800 1,000

An Nông 500 1,000 1,000

Văn Giáo 600 1,000

Page 17: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

17

Vĩnh Trung 600 1,000

5 Tri Tôn 100 500 500

6 Chợ Mới

2,867 3,637 3,637

Long Điền A 704 704 704

Long Điền B 888 888 888

Nhơn Mỹ 100 100 100

Kiến An 270 270 270

Hòa Bình 310 310 310

Kiến Thành 373 373 373

Tấn Mỹ 222 222 222

An Thạnh Trung 425 425

Long Kiến 345 345

7 Thoại Sơn

1.500 3.779 7.236

An Bình 600 1,218 1,819

Tây Phú 150 615 1,072

Vọng Thê 750 1,320 2,170

Vĩnh Khánh 400 400

Định Thành 226 226

Vọng Đông 233

Bình Thành 1,123

Thoại Giang 193

8

Tân Châu

1,000 2,000 5,345

Tân An 200 1,010

Tân Thạnh 1,000 1,800 2,600

Long An 755

Châu Phong 980

9

Châu

Thành

1.500 4,590 4,590

Vĩnh Bình 1,500 1,500

Vĩnh Nhuận 1,250 1,250

Vĩnh An 1,400 1,400

Tân Phú 440 440

10

Phú Tân

- 959 2,494

Phú Lâm - 959 959

Phú An 1,535

Tổng cộng 16,534 71,793 90,932

3.2.1.4. Sản xuất lúa Japonica:

Nông dân phải liên kết với nhau theo các tổ hợp tác để tận dụng ưu thế sản xuất

theo quy mô (như bơm nước tưới tiêu, xuống giống đồng loạt, gia cố đê bao, chia sẻ kinh

nghiệm…), để giảm chi phí chăm sóc và thu hoạch

Nông dân được Công ty ký hợp đồng cung ứng giống, vật tư nông nghiệp đến cuối

vụ và tiêu sản phẩm lúa với giá cố định từ đầu vụ nên tránh được rủi ro biến động giá, yên

tâm sản xuất. Công ty Angimex – Kitoku chủ động được vùng nguyên liệu lúa đạt tiêu

chuẩn xuất khẩu.

Page 18: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

18

a/ Giai đoạn 2013 – 2015: Sản xuất lúa nhật: 480 ha tại TP. Long Xuyên và huyện

Châu Phú

b/ Giai đoạn 2016 – 2020: Sản xuất lúa nhật: 510 ha tại TP. Long Xuyên và huyện

Châu Phú

c/ Định hướng 2030: Sản xuất lúa nhật: 860 ha tại TP. Long Xuyên và huyện

Châu Phú

Bảng 5. Diện tích sản xuất lúa nhật ĐVT: ha

Tt Huyện xã 2013-2015 2016-2020 2021-2030

1 Long Xuyên 400 400 750

2 Châu Phú Bình Phú 80 110 110

Tổng cộng 480 510 860

3.2.1.5. Sản xuất lúa Nàng nhen hữu cơ:

Trên cơ sở các vùng sản xuất lúa Nàng nhen của huyện Tri Tôn trong thời gian qua

tiếp tục duy trì hoạt động và nâng lên một bước mới sản xuất theo hướng hữu cơ đảm bảo

gạo đặc sản sạch.

Nông dân cần phải liên kết với nhau theo các tổ hợp tác để tận dụng ưu thế sản

xuất theo quy mô (như bơm nước tưới tiêu, xuống giống đồng loạt, gia cố đê bao, chia sẻ

kinh nghiệm…), để giảm chi phí chăm sóc và thu hoạch cũng như xây dựng thương hiệu

đối với sản xuất lúa Nàng nhen hữu cơ cũng như nếp đặc sản

a/ Giai đoạn 2013 – 2015: Sản xuất lúa Nàng nhen: 5ha ở Tịnh Biên

b/ Giai đoạn 2016 – 2020:

- Sản xuất lúa Nàng nhen hữu cơ: 500 ha ở Tri Tôn

- Sản xuất lúa Nàng nhen: 160ha ở Tịnh Biên (xã Văn Giáo 30ha; TT Tịnh Biên

30ha, An hảo 100ha tại Xà Nu xã An Hảo).

c/ Định hướng 2030:

- Sản xuất lúa Nàng nhen hữu cơ: 500 ha ở Tri Tôn

- Sản xuất lúa Nàng nhen: 200ha ở Tịnh Biên (xã Văn Giáo 30ha; TT Tịnh Biên

30ha, An hảo 140ha tại Xà Nu xã An Hảo)

Bảng 6. Diện tích sản xuất lúa nàng nhen ĐVT: ha

Tt Huyện xã 2013-2015 2016-2020 2021-2030

1 Tịnh Biên

5 160 200

TT. Tịnh Biên 5 30 30

Văn Giáo 30 30

An Hảo 100 140

2 Tri Tôn 500 500

Tổng cộng - 660 700

3.2.1.6. Sản xuất lúa mùa nổi:

Bảo tồn 100 ha vào năm 2016 và mở rộng lên 500 ha vào năm 2030 để khôi phục

mô hình canh tác lúa đặc sản của vùng Bảy Núi, sản xuất loại gạo sạch. Việc khôi phục

bảo tồn cây lúa mùa nổi còn với mục đích tận dụng rơm rạ để phát triển cây màu, tăng

vòng quay cho vùng đất Bảy Núi lên 1 vụ lúa - 1 vụ màu/năm.

Page 19: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

19

Xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ sạch cung cấp cho thị trường và phát triển du

lịch sinh thái vào mùa nước nổi.

Nghiên cứu phân bón hữu cơ trên lúa mùa nổi để qua đó tác động cho độ dẻo,

thơm của hạt gạo làm ra và tăng năng suất.

a/ Giai đoạn 2016 – 2020: Sản xuất lúa mùa nổi: 200 ha ở xã Vĩnh Phước, huyện

Tri Tôn

c/ Định hướng 2030: Sản xuất lúa mùa nổi: 500 ha ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri

Tôn

3.2.2 Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra cần ưu tiên xây dựng và triển khai thực hiện một số dự án

như sau:

a/. Dự án khảo nghiệm, tuyển chọn, nhân và phục tráng giống theo hướng công

nghệ cao:

- Nội dung thực hiện: tuyển chọn, khảo nghiệm, nhân và phục tráng giống theo

hướng ứng dụng kết quả tuyển chọn bằng công nghệ cao của Viện, Trường

- Địa điểm thực hiện: 11 huyện, thị thành trong tỉnh

- Đơn vị thực hiện: Sở NN&PTNT An Giang phối hợp Viện lúa ĐBSCL, Viện

NC.PTĐBSCL, Viện KHNN Miền Nam,...

- Dự kiến kinh phí thực hiện: 10 tỷ đồng. Trong đó có 4 giai đoạn

Tt Giai đoạn Kinh phí

(triệu đồng) Nội dung thực hiện

1 Giai đoạn 1 (2014-2015) 1.000 Tuyển chọn giống lúa mới theo công

nghệ cao

2 Giai đoạn 2 (2016 – 2020) 3.000 Khảo kiểm nghiệm và nhân giống phục

vụ vùng quy hoạch

3 Giai đoạn 3 (2021 - 2025) 3.000 Khảo kiểm nghiệm và nhân giống phục

vụ vùng quy hoạch

4 Giai đoạn 4 (2026 - 2030) 3.000 Khảo kiểm nghiệm và nhân giống phục

vụ vùng quy hoạch

- Nguồn kinh phí dự kiến: vốn Tỉnh và vốn đối ứng của nông dân

b/. Các dự án liên kết sản xuất lúa ứng dụng công nghệ

- Nội dung thực hiện: thực hiện các mô hình mẫu tại địa phương như, sản xuất

giống, sản xuất lúa theo GlobalGAP, sản xuất lúa thơm, nếp đặc sản, sản xuất lúa Nàng

nhen hữu cơ, sản xuất lúa mùa nổi, sản xuất lúa chất lượng cao theo dạng cánh đồng mẫu.

Huấn luyện đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ và nông dân

- Địa điểm thực hiện: 11 huyện, thị thành trong tỉnh

- Dự kiến kinh phí thực hiện: 95 tỷ đồng ở 4 giai đoạn (từ năm 2014 – 2030)

TT Giai đoạn Kinh phí

(triệu đồng) Nội dung thực hiện

1 Giai đoạn 1 (2014-2015) 5.000

Hỗ trợ mô hình sản xuất:

- Sản xuất giống

- Sản xuất lúa theo GlobalGAP

- Sản xuất lúa thơm, nếp đặc sản

Page 20: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

20

- Sản xuất lúa chất lượng cao theo dạng

cánh đồng mẫu

- Sản xuất lúa nhật

2 Giai đoạn 2 (2016 – 2020) 30.000

Hỗ trợ mô hình sản xuất:

- Sản xuất giống

- Sản xuất lúa theo GlobalGAP

- Sản xuất lúa thơm, nếp đặc sản

- Sản xuất lúa Nàng nhen hữu cơ

- Sản xuất lúa mùa nổi

- Sản xuất lúa chất lượng cao theo dạng

cánh đồng mẫu

- Sản xuất lúa nhật

3 Giai đoạn 3 (2021 - 2025) 30.000 Duy trì, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ

thuật và nhân rộng mô hình sản xuất hiệu

quả

4 Giai đoạn 4 (2026 - 2030) 30.000 Duy trì, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ

thuật và nhân rộng mô hình sản xuất hiệu

quả

- Nguồn kinh phí dự kiến: vốn Tỉnh; huyện; doanh nghiệp cung ứng vật tư nông

nghiệp và kinh doanh lúa gạo; vốn dân.

c/. Các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống kênh mương, trạm

bơm để chủ động tưới, tiêu cho vùng sản xuất lúa CNC. (chương trình mục tiêu quốc gia

và nguồn tỉnh)

3.2.3 Bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch vùng sản xuất lúa CNC đến năm 2020 và

định hướng đến năm 2030 (Phụ lục 2 và 3)

Page 21: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

21

Phần 4. Giải pháp thực hiện quy hoạch

4.1. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư

- Tranh thủ các nguồn kinh phí từ các dự án của Tỉnh, Trung ương

- Cần thực hiện tốt việc xã hội hóa tạo được nguồn kinh phí thực hiện ngoài nguồn

kinh phí của ngành Nông nghiệp còn có sự hổ trợ kinh phí của các doanh nghiệp, địa

phương.

- Tạo mối liên kết và lòng tin với các tổ chức quốc tế, Viện lúa IRRI để hỗ trợ, trao

đổi về kỹ thuật và kinh phí.

- Tranh thủ khai thác các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ cho việc thúc

đẩy phát triển sản xuất thân thiện môi trường.

- Mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng CNC

- Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay sản xuất nông nghiệp CNC, với lãi

suất ưu đãi.

4.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Công tác thủy lợi phục vụ nông nghiệp:

- Đầu tư nâng cấp các hệ thống tưới tiêu bảo đảm đáp ứng kịp thời cho diện tích

cánh tác. Tu bổ đê điều phòng chống thiên tai bảo vệ sản xuất

- Rà soát điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện mạng lưới trạm bơm. Thực hiện nâng cấp

các trạm bơm, cống tưới tiêu, bảo đảm tưới chủ động cho diện tích canh tác.

- Phát triển hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng: phù hợp với phát

triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhằm tạo sự gắn kết liên hoàn, thông suốt với mạng lưới

giao thông huyện, làm cầu nối các vùng nguyên liệu với nơi tiêu thụ, đảm bảo thuận tiện

cho các phương tiện cơ giới hóa nông nghiệp đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện trong

cả mùa khô và mùa mưa.

- Hệ thống các công trình điện nông thôn: nhằm đảm bảo cho nông nghiệp, nông

thôn có điều kiện phát triển cơ giới hóa trong các khâu trước, trong và sau thu hoạch, cơ

giới hóa thủy lợi (tưới, tiêu), phát triển ngành nghề nông thôn,...cần phát huy mọi nguồn

có thể khai thác, đẩy nhanh việc sử dụng điện trong các khâu cơ giới hóa trong nông

nghiệp, nông thôn

- Tập trung cải tạo mặt bằng đồng ruộng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủy lợi

nội đồng theo yêu cầu của các vùng quy hoạch. Hoàn chỉnh hệ thống cống dưới đê, đường

nước nội đồng, đường giao thông đồng ruộng (đường cộ) tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng

khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa các khâu trong sản xuất và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế. Tiếp tục tổ chức nhân rộng phong trào thủy lợi nội đồng, phấn đấu đến năm 2015

đạt 50.000 ha và đến năm 2020 đạt 100.000 ha.

- Cùng với sự hỗ trợ đầu tư của trung ương các công trình thủy lợi trọng điểm, các

công trình thóat lũ vùng Tứ giác Long Xuyên, vốn tài trợ quốc tế, tỉnh chi ngân sách hàng

năm và huy động vốn dân đóng góp để đào mới, nạo vét công trình thủy lợi. Triển khai

thực hiện dự án Nam Vàm Nao ở huyện Chợ Mới giai đoạn 2009-2015 với tổng mức đầu

tư trên 1.137 tỷ đổng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ.

- Tiếp tục việc đầu tư nâng cấp hệ thống đê bao kiểm soát lũ tháng tám và các vùng

có đê bao kiểm soát lũ triệt để.

Page 22: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

22

- Đầu tư phát triển trạm bơm điện theo tiêu chí nông thôn mới đến 2020, việc đầu

tư sẽ giúp chuyển bơm dầu thành bơm điện ở những vùng có điều kiện, nhất là những tiểu

vùng đê bao kiểm soát lũ triệt để, nhằm chủ động tưới tiêu phục vụ cho chuyển dịch cơ

cấu sản xuất.

4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề và sử dụng nhân lực

- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng

trọt và từng bước xã hội hóa đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công nghệ

sinh học.

- Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn về sản xuất lúa theo hướng công nghệ

cao nhằm nâng cao trình độ năng lực cán bộ kỹ thuật để đảm bảo công tác điều hành, tiếp

nhận và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện về sản xuất lúa (lý thuyết + thực hành)

cho nông dân, giúp nâng cao kỹ năng sản xuất, đạt hiệu quả cao

- Liên kết với các trung tâm nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài tỉnh có kinh

nghiệm trong công tác sản xuất nông nghiệp, tham quan học tập đúc kết kinh nghiệm và

ứng dụng thực tiễn.

- Đào tạo cán bộ chuyên môn thông qua các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và

phát triển công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ. Khuyến khích,

có chính sách hỗ trợ cán bộ công chức, viên chức nghiên cứu luận án thạc sĩ, tiến sĩ thuộc

lĩnh vực sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao.

- Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 được Chính

phủ phê duyệt tại quyết định số 1956 ngày 27/11/2009. Cụ thể là đề án đào tạo nghề cho

lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh được phê duyệt.

4.4. Giải pháp phát triển doanh nghiệp, nông dân phát triển sản xuất

- Có sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, người dân trong sản xuất, thu

mua và chế biến lúa gạo đảm bảo chất lượng, an toàn sinh học để đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng và tiến tới xuất khẩu.

- Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp về vốn, quỹ đất, thuế để khuyến khích

doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng công nghệ cao hoặc kho chứa

phục vụ việc sản xuất

- Tổ chức cho nông dân tham quan các mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ

cao đạt hiệu quả

- Tăng cường cơ chế chính sách đầu tư cho nông dân (vốn vay, lãi suất ưu đãi,....)

để hỗ trợ khuyến khích nông dân trang bị máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp

công nghệ cao.

- Đổi mới mô hình hoạt động hợp tác xã thời gian qua bằng cách đa dạng hoá hình

thức dịch vụ từ khâu làm đất, gieo sạ, tưới, tiêu, cung cấp kỹ thuật, thu hoạch … vừa kêu

gọi người dân, doanh nghiệp đầu tư để phát triển các lĩnh vực dịch vụ. Thí điểm xây dựng

mô hình hệ thống cung ứng phân bón từ công ty sản xuất đến đầu mối là Liên hiệp HTX,

từ đó giao đến nông dân thông qua tổ hợp tác, đặc biệt là các vùng dự án GlobalGAP,

VietGAP…

- Tổ chức lại sản xuất bằng các hình thức hợp tác thích hợp và tự nguyện (tổ hợp

tác, HTX, các dạng liên kết ngang, dọc và trang trại) trên những vùng quy hoạch để tạo ra

nông sản nguyên liệu có sản lượng lớn, chất lượng ổn định qua việc áp dụng các quy trình

sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế theo yêu cầu của thị trường (thông

Page 23: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

23

qua doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu); tập trung cho các vùng quy hoạch lúa chất lượng

cao, lúa đặc sản, rau, màu…Trên cơ sở đó, phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp và

nông dân để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.

- Tăng cường nâng cao năng lực cho nông dân thông qua việc xã hội hóa công tác

đào tạo các kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, quản lý kinh tế hộ, khởi sự doanh nghiệp,

marketing; …

4.5. Giải pháp tổ chức thị trường

Thị trường luôn là vấn đề quan trọng quyết định kết quả sản xuất, vì vậy cần quan

tâm:

- Thông tin và dự báo thị trường

- Tổ chức mạng lưới lưu thông và tiêu thụ sản phẩm

- Tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm

- Giới thiệu trên phương tiện truyền thông đại chúng (truyền thanh, truyền hình,

trang web,..)

- Đa dạng hóa các mô hình tiêu thụ theo hình thức phù hợp từng địa bàn

- Thực hiện việc kinh doanh có địa chỉ, tiến tới có thương hiệu, có bao bì đóng gói,

giá cả hợp lý, đảm bảo lợi ích của cả người sản xuất cũng như tiêu dùng

- Xây dựng thương hiệu nông sản để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của nông

sản. Yếu tố quan trọng để hình thành thương hiệu là sản phẩm phải có chất lượng cao và

ổn định, có doanh nghiệp chế biến liên kết tiêu thụ sản phẩm.

4.6. Giải pháp khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường

- Thực hiện tốt lịch thời vụ xuống giống và xuống giống tập trung từng đợt né rầy;

vùng đê bao kiểm soát lũ trồng được 3 vụ lúa trong năm thực hiện đúng qui định “3 năm 8

vụ” của UBND Tỉnh.

- Nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ sinh học, cơ

giới hóa, các tiến bộ kỹ thuật,...) trong nước và thế giới để đầu tư phát triển sản xuất lúa

theo quy trình ứng dụng công nghệ cao phù hợp điều kiện sản xuất của từng vùng, từng

địa phương với hiệu quả cao và bền vững. Trong đó tập trung áp dụng các tiến bộ kỹ thuật

vào quy trình canh tác:

4.6.1. Về giống

- Tiếp tục khảo nghiệm, tuyển chọn, phục tráng giống; từng bước ứng dụng công

nghệ cao để sản xuất các loại giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, có khả

năng kháng sâu bệnh và các tác động bất lợi của thời tiết.

- Phối hợp với Viện, Trường để chọn bộ giống lúa chất lượng cao có tính chống

chịu sâu bệnh, thích nghi với điều kiện canh tác tại địa phương và một số giống thích ứng

với biến đổi khí hậu (chịu hạn, chịu mặn,…) thực hiện nhân giống tại các huyện, ưu tiên

một số giống chủ lực của Tỉnh.

- Nông dân trong vùng quy hoạch nên sử dụng 1-3 giống chủ lực, giống chất lượng

cao, giống đặc sản, ... nhưng tiêu chuẩn giống phải đạt từ cấp xác nhận.

- Có kế hoạch nhân giống hàng vụ trong năm để chủ động nguồn giống cung cấp

cho sản xuất; đặc biệt là các loại giống lúa chất lượng cao, giống đặc sản,...

+ Tiến hành tổ chức thực hiện nhân giống nguyên chủng từ nguồn giống siêu

nguyên chủng tại một số tổ nhân giống lúa hoạt động mạnh để cung ứng nguồn giống

Page 24: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

24

nguyên chủng tại chỗ và phải được thực hiện trước 1 vụ. Trên cơ sở lượng giống nguyên

chủng được nhân ra từ các tổ giống – là nguồn để thực hiện nhân giống xác nhận - là

nguồn cung cấp cho sản xuất lúa hàng hóa.

+ Củng cố công tác nhân giống lúa, chú trọng nâng cao chất lượng giống để thương

mại hoá: hỗ trợ các tổ nhân giống trên địa bàn tỉnh về công tác kiểm định đồng ruộng,

kiểm nghiệm hạt giống để công nhận chất lượng

4.6.2. Củng cố, nâng cao chất lượng chương trình 3 giảm 3 tăng trên diện rộng, đồng

thời triển khai nhân rộng chương trình 1 phải 5 giảm

- Nhân rộng mô hình canh tác lúa theo 1 phải 5 giảm + trang bằng mặt ruộng bằng

tia lazer, công nghệ sinh thái, …

- Ứng dụng các biện pháp sinh học vào sản xuất như sử dụng chế phẩm nấm xanh,

nấm trắng trong phòng trừ rầy nâu

- Thực hành nông nghiệp tốt: VietGAP, GlobalGAP, canh tác lúa theo 1 phải 5

giảm, Công nghệ sinh thái,....

- Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý tiến độ xuống giống, dịch hại cây trồng

và xây dựng bản đồ chuyên đề về cây trồng ở từng vùng sinh thái,….

- Vận động nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo 4 đúng, an toàn và thu

gom vỏ chai bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định

- Sớm xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao khép kín nhằm đẩy mạnh nghiên

cứu, xây dựng và chuyển giao ứng dụng các mô hình canh tác bằng công nghệ cao và sản

xuất theo hướng sinh thái, thực hành nông nghiệp tốt - GAP.

4.6.3. Ứng dụng xử lý rơm rạ và phân hữu cơ, sinh học

- Xây dựng mô hình ứng dụng xử lý rơm rạ ngừa ngộ độc hữu cơ, cải thiện độ phì

của đất bằng sản phẩm Trichoderma, giúp nông dân giảm áp lực phân bón cũng như sâu

bệnh

- Giới thiệu các sản phẩm phân bón có hiệu quả: phân hữu cơ vi sinh, phân sinh

học, phân bón lá, .... dưới hình thức mô hình trình diễn.

4.6.4. Ứng dụng cơ giới hóa

Tùy theo điều kiện, mức độ tập trung quy mô diện tích của mỗi vùng sản xuất và

khả năng đầu tư để từng bước áp dụng các loại máy móc, thiết bị có công suất tương ứng,

phù hợp, như: trang bằng mặt ruộng bằng tia lazer, máy làm đất, máy cấy lúa, máy gặt

đập liên hợp, máy sấy, máy phun phân, máy phun thuốc, ...

Thực hiện cày phơi ải đất đầu vụ, thay đổi việc xới cạn bằng cày sâu khoảng 5 -

10cm

4.6.5. Thủy lợi

Tuỳ vào điều kiện cụ thể của các vùng sản xuất và khả năng để tiếp tục đầu tư xây

dựng hệ thống kênh mương, trạm bơm để đảm bảo tưới, tiêu chủ động cho vùng sản xuất

lúa.

4.6.6. Khuyến nông, chuyển giao tiến bộ KHKT

- Xây dựng mô hình, tăng cường tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,

quy trình ứng dụng công nghệ cao, an toàn và bảo vệ môi trường để nông dân từng bước

ứng dụng vào sản xuất.

Page 25: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

25

- Tổ chức ứng dụng mô hình quán cafe khuyến nông, cung cấp những thông tin-mô

hình hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất thông qua những bản tin, tờ rơi, tài liệu

bướm, sách báo,… tại các quán cà phê, nơi thường tập hợp nông dân

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông theo phương pháp “khuyến nông có sự tham

gia”, xuất phát từ nhu cầu của cơ sở và tạo điều kiện cho nông dân tham gia thử nghiệm,

thực hành.

- Xây dựng các điểm tư vấn cho nông dân về kỹ thuật, chủ trương, cơ chế chính

sách của Tỉnh, Trung Ương; tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kỹ năng quản lý kinh tế hộ,

trang trại,...

4.7. Giải pháp hợp tác với các đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh

- Phối hợp UBND huyện, thị nơi có vùng quy hoạch chỉ đạo thực hiện

- Phối hợp với Viện, Trường huấn luyện và tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật để

ứng dụng vào trong sản xuất

- Phối hợp với các công ty sản xuất kinh doanh lúa gạo, để gắn kết tìm đầu ra cho

sản phẩm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

- Phối hợp với Sở tài nguyên và môi trường thực hiện vệ sinh môi trường trong sản

xuất lúa

- Phối hợp với các tổ chức như: ngân hàng, quỹ tín dụng hỗ trợ vay vốn đầu tư (lãi

suất và thủ tục)

- Hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật và có biện

pháp tiêu hủy nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng các tiến

bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt như các chương trình xây dựng thương hiệu lúa gạo

theo hướng GAP, giảm phát thải khí nhà kính…

- Có chính sách gắn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông dược, lương thực

và thực phẩm trên địa bàn phối hợp xây dựng vùng nguyên liệu trên cơ sở liên kết với các

tổ hợp tác, hợp tác xã và tổ chức thu mua thông qua hợp đồng nhằm ổn định đầu ra cho

sản phẩm trồng trọt đồng thời tích cực tham gia trong việc bảo vệ môi trường hướng tới

một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Khuyến khích tích tụ ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi cho khâu cơ giới hóa trên

đồng ruộng, góp phần giảm giá thành sản phẩm và tạo sự chuyển dịch lao động trong

nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp.

4.8. Giải pháp tổ chức thực hiện dự án quy hoạch

* Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Chủ trì triển khai thực hiện dự án trên cơ sở phối hợp với các đơn vị liên quan

như: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Khoa học và Công nghệ; Hội Nông dân tỉnh; Ủy

ban nhân dân các huyện; doanh nghiệp xây dựng chương trình, dự án ứng dụng công nghệ

cao phù hợp quy hoạch từng giai đoạn.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham gia các hoạt động:

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân tham gia các chương trình, dự án theo

quy trình đã được xây dựng: tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng các mô hình điểm, hỗ trợ

nhân lực, kỹ thuật sản xuất, khảo kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng giống nông

nghiệp, hướng dẫn công bố chất lượng giống và chứng nhận chất lượng các cơ sở, trại sản

xuất giống, ....

+ Triển khai một số văn bản liên quan đến sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao.

Page 26: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

26

+ Tổng hợp, báo cáo tiến độ

+ Thông tin tuyên truyền bằng các phương thức: in tài liệu bướm, Pano điểm trình

diễn, mời Báo, Đài đưa tin…

- Đề xuất UBND tỉnh bổ sung kịp thời nguồn vốn theo tiến độ thực hiện các

chương trình, dự án.

- Tổ chức đánh giá hàng năm, và xem xét kiến nghị từ cơ sở để đề xuất UBND tỉnh

ban hành những chính sách liên quan đến sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao.

* Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Điều chỉnh sử dụng đất theo quy hoạch ứng dụng công nghệ cao từng giai đoạn.

* Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Thẩm định các chương trình, dự án trong quá trình thực hiện.

- Ghi vốn theo tiến độ, nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án;

- Tham gia nghiệm thu khi kết thúc từng giai đoạn quy hoạch.

* Sở Tài chính:

Chuẩn bị nguồn kinh phí cho các Sở, ngành tham gia các chương trình, dự án theo

tiến độ quy hoạch, thực hiện dự án.

* Sở Khoa học và Công nghệ:

Ưu tiên, hỗ trợ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, thực hiện đề tài, dự án

NN.CNC và tham gia phối hợp trong công tác triển khai.

* Sở Công thương:

Xây dựng các quy hoạch, đề án, dự án theo chuỗi liên kết để định hướng thị trường

cho các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao

* UBND các huyện, thị, thành phố:

- Tham gia các hoạt động trong khuôn khổ quy hoạch, có thể báo cáo điều chỉnh

quy hoạch hàng năm.

- Chỉ đạo các đoàn thể tại địa phương tham gia, phối hợp trong việc tổ chức chọn

điểm, tập hợp nông dân tham gia dự án.

- Tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đến địa phương xây dựng vùng nguyên

liệu.

* Ngân hàng và tổ chức tín dụng:

Ưu tiên hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và nông dân tham gia cánh đồng liên kết ứng

dụng công nghệ cao

* Doanh nghiệp:

- Cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng

- Có kế hoạch và phương án tham gia xây dựng vùng nguyên liệu, tiêu thụ lúa hàng

hóa.

* Hội Nông dân tỉnh:

- Phối hợp chỉ đạo Hội Nông dân huyện, xã và câu lạc bộ nông dân tham gia dự án.

- Tham gia đánh giá nghiệm thu khi kết thúc các chương trình, dự án, từng giai đoạn

quy hoạch.

Page 27: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

27

- Tham gia xây dựng phát triển các câu lạc bộ nông dân và tổ hợp tác trong trong

vùng dự án, nhằm làm cơ sở cho việc phát triển các hợp tác xã

- Hỗ trợ, xây dựng mối liên kết ngan giữa nông dân với nông dân, nhằm tạo ra hành

đông tập thể trong vùng và mối liên kết dọc giữa doanh nghiệp tiêu thụ với nông dân nhằm

tạo sự gắn bó hữu cơ, thực hiện đồng bộ huy trình sản xuất của các doanh nghiệp như: quy

hoạch sản xuất, sản xuất, bán sản phẩm và mối liên kết giữa người mua và người bán trong

vùng quy hoạch.

* Nông dân tham gia dự án:

- Tham gia đầy đủ các chương trình tập huấn, hội thảo, chăm sóc mô hình theo quy

trình kỹ thuật hướng dẫn.

Page 28: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

28

Phụ lục

1. Các văn bản 11 huyện thị, thành phố

2. Bản đồ hiện trạng vùng sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2013-11-22

3. Bản đồ quy hoạch địa bàn thực hiện huyện thị, thành phố

Page 29: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

29

Tài liệu tham khảo

Cục thống kê tỉnh An Giang, Niên giám thống kê năm 2007, 2012

Eastham, J., Mpelasoka, F., Mainuddin, F., Ticehurst, C., Dyce, P., Hodgson, G.., Ali, R.,

and Kirby, M., 2008: Mekong River Basin Water Resources Assessment: Impacts

of Climate Change. CSIRO: Water for a Healthy Country National Research Hoàng Bá Thịnh (2011), Biến đổi dân số nông thôn Việt Nam http://www.gopfp.gov.vn

Hoanh, C. T., Guttman, H., Droogers, P., and Aerts, J., 2003: Water, Climate, Food, and

Environment in the Mekong Basin in Southeast Asia. Final Report, Contribution to the

Adaptation Strategies to Changing Environments ADAPT Project. URL:

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp xử lý rác thải nông nghiệp (Bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực

vật) tỉnh An Giang”, 2012

Kiem, A. S., Ishidaira, H., Hapuarachchi, H. P., Zho, M. C., Hirabayashi, Y., and

Takeuchi, K., 2008: Future hydroclimatology of the Mekong River basin simulated

using the high resolution Japan Meteorological Agency (JMA) AGCM.

Hydrological Processes, 22, 1382 - 1394.

Liên Phương (2013), Cơ chế, chính sách nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo http://www.vietnamplus.vn

Mai Thị Vân Anh - Sở Tài Nguyên & Môi trường An Giang- Bảo vệ tài nguyên nước

trong điều kiện biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh An Giang http://angiang.gov.vn

Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang (2012). Báo cáo tổng kết nông nghiệp 2012

IPCC, 2007: Fourth Assessment Report: Climate Change 2007. Working Group I Report

"The Physical Science Basis". URL: http://www.ipcc.ch/ipccreports/ar4-wg1.htm.

Tổng quan An Giang http://www.vietgle.vn

Nguyễn Duy Khang (2009) - Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, Tuyển tập KHCN 50

năm XD&PT Tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn nước và ảnh hưởng của nó

tới sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, 210 – 220 Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2012) Viện Chính sách chiến lược phát triển NNNT, Những vấn đề nổi

bật của sản xuất trong khu vực nông nghiệp và khuyến nghị chính sách

Wassmann, R., Hien, N. X., Hoanh, C. T., and Tuong, T. P., 2004: Sea level rise affecting the

Vietnamese Mekong Delta: Water elevation in the flood season and implications for rice

production. Climatic Change, 66, 89-107.

Page 30: quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao