232
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ NGUYỄN HIỆP PHƯỚC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ … _ Ngo... · nghiệp lần thứ tư, nhu cầu du lịch gia tăng, lưu lượng du khách tăng mạnh,

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGÔ NGUYỄN HIỆP PHƯỚC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGÔ NGUYỄN HIỆP PHƯỚC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 62 34 04 10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS,TS. Nguyễn Hữu Thắng

2. TS. Trần Thị Hằng

HÀ NỘI - 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là

trung thực. Những kết luận khoa học của luận án

chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình

nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Ngô Nguyễn Hiệp Phước

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch và quản lý nhà nước về du

lịch ở nước ngoài 8 1.2. Các công trình nghiên cứu về du lịch và quản lý nhà nước về du

lịch ở trong nước 15 1.3. Đánh giá về chung về kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra 23 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐIA BÀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 26 2.1. Khái quát chung về du lịch trên địa bàn thành phố 26 2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và các nhân tố tác động đến quản

lý nhà nước về du lịch cấp thành phố trực thuộc trung ương trong hội nhập quốc tế 35

2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở một số tỉnh, thành phố và bài học rút ra 64

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 71 3.1. Điều kiện, tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn

thành phố Cần Thơ 71 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ 91 3.3. Đánh giá chung đối với quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

thành phố Cần Thơ 120 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 131 4.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà

nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ 131 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

thành phố Cần Thơ 137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CNTT : Công nghệ thông tin

DLST : Du lịch sinh thái

DNDL : Doanh nghiệp du lịch

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn

HDV : Hướng dẫn viên

HĐDL : Hoạt động du lịch

HĐND : Hội đồng nhân dân

HNQT : Hội nhập quốc tế

KT-XH : Kinh tế - xã hội

MDEC : Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long

PATA : Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương

QLNN : Quản lý nhà nước

TMV : Thuyết minh viên

TTTƯ : Trực thuộc trung ương

UBND : Ủy ban nhân dân

UNWTO : Tổ chức du lịch của Liên hợp quốc

VH-TT-DL : Văn hóa, thể thao và du lịch

VNACCS/VCIS : Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia

WTTC : Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới

XHH : Xã hội học

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Các cơ sở lưu trú du lịch Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2017 76

Bảng 3.2 Nguồn nhân lực ngành du lịch Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2015 76

Bảng 3.3 Cơ sở lưu trú và kinh doanh du lịch Cần Thơ 2006 - 2017 80

Bảng 3.4 Số lượt khách theo mục đích du lịch của du khách dến Cần Thơ 83

Bảng 3.5 Lượng khách đến Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2017 84

Bảng 3.6 Doanh thu du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 -2017 85

Bảng 3.7 Số ngày du lịch của du khách ở Cần Thơ 87

Bảng 3.8 Điểm du lịch du khách lựa chọn khi đến Cần Thơ 88

Bảng 3.9 Số lượng cơ sở lưu trú năm 2017 115

Bảng 3.10 Ý kiến đánh giá về nguồn thông tin chọn du lịch đến Cần Thơ 122

Bảng 3.11 Ý kiến đánh giá một số nội dung quản lý nhà nước về du lịch ở Cần Thơ 123

Bảng 3.12 Ý kiến đánh giá về hạ tầng du lịch ở Cần Thơ 126

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống quản lý 36

Hình 2.2 Hệ thống quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ở thành phố 38

Hình 2.3 Kiến nghị vấn đề cần cải thiện mạnh nhất ở Cần Thơ hiện nay 57

Hình 3.1 Cơ cấu lao động Cần Thơ 2016 72

Hình 3.2 Cơ cấu kinh tế Cần Thơ năm 2016 72

Hình 3.3 Tỷ lệ nhựa hóa các tuyến đường Cần Thơ 73

Hình 3.4 Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2017 80

Hình 3.5 Doanh thu du lịch 2006 - 2017 85

Hình 3.6 Đánh giá ý nghĩa của hoạt động du lịch đối với thành phố Cần Thơ 86

Hình 3.7 Mức độ phát triển hoạt động du lịch Cần Thơ 86

Hình 3.8 Đánh giá sự hài lòng của du khách về hoạt động du lịch ở Cần Thơ 87

Hình 3.9 Tỷ lệ số ngày du lịch của du khách ở Cần Thơ 87

Hình 3.10 Tỷ lệ khách sạn đã phân hạng năm 2017 115

Hình 3.11 Mức độ hài lòng đối với kết quả quản lý nhà nước về du lịch ở Cần Thơ 121

Hình 3.12 Đánh giá mức độ khuyến khích phát triển hoạt động du lịch 121

Hình 3.13 Đánh giá các chính sách du lịch được chú trọng phát triển ở Cần Thơ 122

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển

nhanh nhất và phạm vi lớn nhất trên thế giới hiện nay, góp phần quan trọng vào

sự phát triển thịnh vượng của nhiều quốc gia. Theo báo cáo của Hội đồng Du

lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), năm 2015, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra

hàng triệu việc làm cho nền kinh tế thế giới, đóng góp hàng nghìn tỷ USD cho

GDP toàn cầu mỗi năm. Cũng theo tổ chức này, hoạt động du lịch (HĐDL)

có tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Trải qua các

biến cố, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, du lịch được xác định là ngành có

khả năng phục hồi nhanh nhất. Các nước phát triển hàng đầu như Mỹ coi du

lịch là động lực cho tăng trưởng kinh tế, còn đối với các nước đang phát

triển thì du lịch là công cụ xóa đói, giảm nghèo, đóng góp đáng kể cho nền

kinh tế quốc dân.

Ở Việt Nam, ngành du lịch cũng được chú trọng phát triển. Nhờ đó, du lịch

đóng góp ngày càng tăng trong nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai

đoạn 2010 - 2017, du khách quốc tế đến Việt Nam tăng từ 5 triệu lượt khách lên đến

trên 10 triệu lượt khách/năm; khách trong nước tăng từ 28 triệu lượt khách lên

đến 73,2 triệu lượt khách/năm; doanh thu ngành du lịch từ 96 nghìn tỷ đồng lên

trên 500 nghìn tỷ đồng mỗi năm [67].

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương (TTTƯ) được thành lập vào

đầu năm 2004, nằm ở vị trí trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) -

vùng kinh tế quan trọng, vựa lúa của cả nước. Đây là vùng đất giàu tiềm năng

phát triển du lịch, nhất là du lịch sông nước, miệt vườn, du lịch hội nghị, hội họp -

khuyến thưởng và hội chợ (MICE), du lịch khám phá nền văn hóa dân tộc và văn

minh nông nghiệp.

Trong những năm qua, ngành du lịch thành phố Cần Thơ đã phát triển khá

nhanh, chính quyền thành phố đã có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch,

2

hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý du lịch, tạo lập môi trường, điều kiện thuận

lợi cho các chủ thể kinh doanh du lịch. Nhờ đó, hoạt động du lịch trên địa bàn đã có

những bước khởi sắc và đạt được một số thành tựu quan trọng. Các sản phẩm du

lịch ngày càng đa dạng, doanh thu du lịch và lượt khách lưu trú ngày càng tăng.

Năm 2017, lượng du khách đến Cần Thơ trên 7,5 triệu lượt khách, trong đó, khách

có lưu trú tại thành phố trên 2 triệu lượt, tăng 4 lần so với năm 2006 và tăng 27% so

với năm 2016. Năm 2007, tổng thu nhập của toàn ngành du lịch mới đạt 365 tỷ

đồng thì đến năm 2017 thu nhập du lịch đạt 2.879 tỷ đồng [55].

Tuy nhiên, quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch còn nhiều hạn chế như

thiếu tầm nhìn tổng thể về phát triển du lịch nên sản phẩm du lịch còn đơn điệu,

trùng lặp, kém hấp dẫn và không thể hiện được tính đặc thù. Quản lý và quy hoạch

du lịch chưa hiệu quả, vấn đề liên kết phát triển du lịch chưa được chú ý. Ngoài

ra, còn hạn chế, yếu kém về kết cấu hạ tầng kỹ thuật du lịch, đội ngũ nhân lực du

lịch, năng lực xúc tiến quảng bá du lịch và thiếu sự ổn định về tổ chức bộ máy

QLNN trong lĩnh vực du lịch, nhiều di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng đang

trong tình trạng xuống cấp chưa được tu bổ, tôn tạo lại. Bên cạnh đó, so với tiềm

năng, lợi thế so sánh vốn có thì sự phát triển du lịch thành phố Cần Thơ vẫn chưa

tương xứng, số ngày lưu trú bình quân (1,5 ngày/khách) và chi tiêu của du khách

còn thấp, khách quốc tế đến Cần Thơ chưa nhiều.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế (HNQT) hiện nay và cách mạng công

nghiệp lần thứ tư, nhu cầu du lịch gia tăng, lưu lượng du khách tăng mạnh, đặc

biệt là khách quốc tế, xu hướng du lịch thay đổi, hình thức và loại hình du lịch gia

tăng. Bên cạnh những tích cực của HNQT đối với du lịch, thì những hiện tượng

tiêu cực cũng gia tăng, ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa và xã hội địa phương, như

hiện tượng "tour 0 đồng", mại dâm, gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến

văn hóa địa phương… Trong bối cảnh đó, yêu cầu đối với QLNN về du lịch tăng

cao. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm giải pháp đổi mới QLNN về du lịch nhằm

thúc đẩy HĐDL phát triển bền vững, góp phần làm cho du lịch thực sự trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Cần Thơ và phát triển bền vững là vấn đề

3

bức thiết hiện nay. Đây là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn ở địa

phương cũng như trong cả nước. Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài "Quản

lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế"

làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và

thực tiễn của QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố để đề xuất giải pháp hoàn

thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong điều kiện đẩy

mạnh HNQT.

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra gồm:

- Phân tích, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về du lịch ở cấp

thành phố TTTƯ; luận giải đặc thù và nội dung của QLNN về du lịch theo ngành

kết hợp lãnh thổ;

- Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về du lịch của thành phố Cần

Thơ, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu của

QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đặc biệt là quản lý của chính

quyền thành phố Cần Thơ; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du

lịch ở Cần Thơ, đặc biệt là trong điều kiện HNQT.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố

Cần Thơ trong HNQT và luận giải các điều kiện, kiến nghị các cơ quan chức

năng hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu đề tài là QLNN ở cấp thành phố TTTƯ đối với

HĐDL trên địa bàn thành phố, trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ được phân

cấp cho chính quyền cấp thành phố dưới góc độ quản lý kinh tế.

Phạm vi nghiên cứu:

Về phạm vi đối tượng quản lý, du lịch nói chung có thể được nhìn nhận

dưới nhiều giác độ: như một loại sản phẩm - dịch vụ du lịch; như một loại hoạt

động kinh tế - xã hội (KT-XH); như một ngành, lĩnh vực kinh tế. Trong luận án

4

này, du lịch - đối tượng của quản lý ở cấp chính quyền địa phương, được xem

xét như một loại hoạt động kinh tế.

Về phạm vi nội dung, việc nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ những

nội dung QLNN về du lịch của cấp thành phố TTTƯ, trong đó chú trọng việc

hoạch định phát triển các HĐDL ở thành phố TTTƯ; xây dựng và triển khai thực

hiện cơ chế, chính sách về HĐDL trên địa bàn; tổ chức HĐDL; phát triển kết cấu

hạ tầng du lịch trên địa bàn; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch

trên địa bàn; và kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn.

Về không gian, việc nghiên cứu QLNN về du lịch chủ yếu tập trung trên

địa bàn thành phố Cần Thơ, có khảo cứu các tỉnh lân cận để kết nối du lịch.

Về thời gian, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng QLNN về du lịch ở

thành phố Cần Thơ chủ yếu từ năm 2010 đến nay; các giải pháp đề xuất hoàn

thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định

hướng đến năm 2030.

4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Về cơ sở lý luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết về quản

lý kinh tế, trong đó có du lịch; lý luận về QLNN, các mô hình lý thuyết của quản

lý du lịch trong nước và trên thế giới.

Về phương pháp luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận

duy vật biện chứng để làm rõ vấn đề QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố

trong sự biến đổi không ngừng, trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, gắn

với những điều kiện cụ thể.

Về phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các phương pháp nghiên cứu cụ thể

được sử dụng bao hàm cả phương pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp;

phương pháp định tính, định lượng và phối hợp.

Việc sử dụng phương pháp diễn dịch nhằm hình thành khung lý thuyết về

QLNN đối với du lịch trên địa bàn thành phố theo cách tiếp cận QLNN nhằm phát

triển du lịch bền vững. Trên cơ sở đó để rút ra những kết luận cần thiết, những

kiến nghị về QLNN nhằm phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

5

Phương pháp quy nạp được sử dụng trên cơ sở các dữ liệu thực tế về HĐDL,

thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ để khái quát hóa (quy

nạp), rút ra những nhận định, kết luận về QLNN nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên

địa bàn thành phố Cần Thơ một cách có hiệu quả và bền vững.

Việc nghiên cứu đề tài đòi hỏi sử dụng cả phương pháp định tính, định

lượng và phối hợp cả hai phương pháp đó. Theo đó, phương pháp định tính được

sử dụng trong việc mô tả, đưa ra các khái niệm, đặc điểm của du lịch, nội dung và

phương thức QLNN nhằm phát triển du lịch ở đô thị nói chung và trên địa bàn

thành phố Cần Thơ nói riêng. Phương pháp định tính cho chúng ta biết như thế

nào và tại sao: QLNN về du lịch ở cấp thành phố TTTƯ nên như thế nào và tại

sao nhằm phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả trên địa bàn?

Phương pháp định lượng được sử dụng để xem xét, đánh giá sự phát

triển của HĐDL, những chuyển động trong QLNN về du lịch trên địa bàn thành

phố Cần Thơ cũng như lượng hóa một số vấn đề nghiên cứu có liên quan.

Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng gồm phương pháp nghiên

cứu tài liệu, phương điều tra xã hội học (XHH).

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được dùng để thu thập, phân tích các tư

liệu, tài liệu liên quan như giáo trình, các tài liệu về QLNN về du lịch, tìm hiểu các

bài báo, bài viết về du lịch và QLNN về du lịch, các báo cáo của cơ quan nhà nước

về HĐDL và QLNN về du lịch với trọng tâm là những nội dung, những yêu cầu,

những yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề liên quan đến QLNN về du lịch.

Phương pháp điều tra XHH được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp về

du lịch và QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

+ Mục đích điều tra: Nắm bắt thực trạng du lịch và QLNN về du lịch trên

địa bàn thành phố Cần Thơ, những đề xuất, kiến nghị đối với chính quyền Cần Thơ.

+ Việc điều tra được tiến hành theo ba khâu: chuẩn bị điều tra, tiến hành

điều tra, xử lý và sử dụng kết quả điều tra.

+ Đối tượng điều tra: Để đảm bảo tính khách quan trong kết quả điều tra,

việc chọn mẫu điều tra được cân nhắc kỹ lưỡng theo các nhóm đối tượng điều tra: du

khách - người thụ hưởng dịch vụ du lịch; các cơ sở kinh doanh du lịch - người cung

6

cấp dịch vụ du lịch và chịu tác động trực tiếp của QLNN; các cơ quan QLNN ở địa

phương; các đối tượng khác như các nhà nghiên cứu, người dân.

+ Quá trình điều tra được tiến hành theo ba loại phiếu hỏi: phiếu hỏi du

khách nước ngoài (100 phiếu), phiếu hỏi du khách trong nước (200 phiếu) và

phiếu hỏi 4 nhóm đối tượng khác (500 phiếu), gồm các cơ sở kinh doanh du lịch,

quan chức QLNN ở địa phương, các chuyên gia nghiên cứu du lịch và người dân

ở thành phố Cần Thơ. Tổng số phiếu thu được sau khi làm sạch là 800 phiếu.

Phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng SPSS và phân tích nhân

tố khám phá (EFA). Kết quả xử lý phiếu điều tra được sử dụng trong 3 chương

của luận án, đặc biệt là chương 3.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án đã có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn sau:

Xây dựng mô hình quản lý của chính quyền cấp thành phố TTTƯ về du

lịch trong sự kết hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên địa bàn

thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong bối

cảnh HNQT. QLNN về du lịch cấp thành phố trực thuộc trung ương có sự gắn kết

giữa chức năng, nhiệm vụ của chính quyền thành phố được giao để quản lý ngành

đặc thù, có tính nối kết phức tạp của HĐDL (liên ngành) để thực hiện mục tiêu phát

triển KT-XH địa phương và của ngành.

Phân tích, đánh giá có kiểm chứng bằng số liệu điều tra thực tế về thực

tiễn mô hình kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ trên địa bàn thành phố

Cần Thơ.

Đề xuất các giải pháp để vận hành mô hình QLNN này một cách hiệu

quả và phù hợp với các đặc thù của thành phố Cần Thơ, bao gồm từ thiết kế lại

tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, tăng cường công tác hoạch định,

phát triển, chính sách hỗ trợ, kiểm tra, kiểm soát.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa khoa học: Bổ sung một số vấn đề mang tính chất lý luận của

QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ trong sự kết hợp giữa quản lý theo ngành

và quản lý theo lãnh thổ trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.

7

Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần tạo cơ sở khoa học trong việc hoạch định cơ

chế, chính sách và phương hướng QLNN về du lịch nói chung và ở thành phố Cần

Thơ nói riêng. Làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy QLNN về

du lịch ở các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề cũng như biên soạn tài liệu

cho các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức QLNN về du lịch.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và ngày càng có

vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế

giới trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học và tổ chức xã hội

của các nước trên thế giới và Việt Nam đã có những nghiên cứu chuyên sâu về

du lịch và QLNN về du lịch.

Những công trình khoa học đó được đăng tải dưới các hình thức như: đề

tài khoa học, luận án tiến sỹ, sách, bài tạp chí, bài báo chuyên ngành.

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở nước ngoài

1.1.1.1. Về quan niệm, ý nghĩa và tác động của hoạt động du lịch

Ở các nước phát triển, việc nghiên cứu về du lịch được quan tâm và tiến

hành từ lâu. Chính vì thế, khi bàn về du lịch, có rất nhiều quan điểm nói về ý

nghĩa và tác động của HĐDL. Theo quan điểm của Guer Freuler, du lịch với ý

nghĩa hiện đại là một hiện tượng của thời đại, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu

khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát

sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên [60, tr. 8].

Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn

thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara -Edmod

cũng chỉ ra ý nghĩa của HĐDL, khi cho rằng: Du lịch là việc tổng hòa việc tổ

chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về

phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với

một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm

thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí [60, tr. 9].

Những học giả Trung Quốc nghiên cứu về du lịch cũng có chung quan

điểm với hai giáo sư trên nêu ra, họ đưa ra nhận định: Du lịch là một hiện

9

tượng kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hợp tất cả các quan hệ và hiện tượng

do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí

và văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của mọi

người dẫn đến [60, tr. 29].

Từ các quan điểm trên, có thể thấy HĐDL là tổng hợp của nhiều hoạt động,

bao gồm các hoạt động lữ hành, lưu trú và các hoạt động khác phục vụ cho nhu cầu

khác nhau của du khách. HĐDL sẽ giúp du khách khôi phục sức khỏe, phát sinh và

phát triển tình cảm với vẻ đẹp thiên nhiên, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa.

Thông qua HĐDL sẽ thúc đẩy tăng trưởng KT-XH địa phương.

Năm 1980, tại Hội nghị Manila, Tổ chức Du lịch Quốc tế đã chỉ ra ý

nghĩa của HĐDL, khi cho rằng: Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích

không phải di cư và một cách hòa bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự

phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần cùng với

việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người [33, tr. 12]. Còn theo

Tổ chức Du lịch của Liên hợp quốc (UNWTO) cho rằng du lịch là một hiện

tượng xã hội, văn hóa và kinh tế phát sinh do sự di chuyển tới các quốc gia hay

điểm đến ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người với các mục đích cá

nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn [11, tr. 5]. Từ đó, ta có thể thấy

rằng, HĐDL có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, đẩy mạnh

sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người.

Nhiều nhà khoa học đã khẳng định HĐDL là hoạt động tổng hợp và phát

triển nhanh với kết quả kinh tế, xã hội và chính trị. Giao lưu văn hóa, hòa bình,

thiện chí và hiểu biết được coi là những tác động tích cực của các luồng du lịch

quốc tế. Các điểm thu hút tự nhiên, văn hóa, vị trí địa lý, hệ thống giao thông

thuận lợi, sự an toàn xã hội và an ninh chính trị ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch

và đích đến. An ninh chính trị và an toàn xã hội cũng là một trong những yếu tố

quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển HĐDL [91].

Bàn về ý nghĩa của HĐDL, Salvo Creaco (2003) cho rằng: Du lịch bây

giờ là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới và là một trong

10

những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất. Đối với nhiều quốc gia, du lịch được

coi là một công cụ chính cho sự phát triển vì nó kích thích các hoạt động kinh tế

mới. Du lịch có thể có tác động tích cực về kinh tế đối với cán cân thanh toán, về

việc làm, thu nhập và sản xuất, nhưng cũng có thể có những tác động tiêu cực,

đặc biệt đối với môi trường [100].

Lelei Lelaulu - Chủ tịch Đối tác quốc tế thì khẳng định: HĐDL là

phương tiện chuyển giao của cải tự nhiên lớn nhất từ các nước giàu sang các

nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ còn

lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ [95].

Khi dự báo phát triển du lịch, Priya Chetty khẳng định: Dự báo phát triển

du lịch có giá trị kinh tế lớn đối với cả khu vực công và khu vực tư nhân. Bất kỳ

thông tin liên quan đến sự tiến triển trong tương lai của dòng chảy du lịch là rất

quan trọng đối với khách sạn, nhà điều hành tour du lịch và các ngành công

nghiệp khác liên quan đến du lịch [98];

Tác giả William Theobald (1994) làm rõ ý nghĩa của HĐDL đối với hòa

bình thế giới [108]. Tác giả đã làm rõ HĐDL thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và

hiểu biết lẫn nhau.

1.1.1.2. Về các loại hình du lịch

Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, tùy theo mục đích của du khách

mà có thể phân loại thành nhiều hình thức du lịch khác nhau.

Tác giả Iresh Singh (2011) cho rằng du lịch đề cập đến việc kinh doanh

cung cấp chỗ ở và các dịch vụ liên quan cho những người đến thăm các điểm

đến. Du lịch bao gồm hai yếu tố là hành trình tới đích và ở. Theo đó, các loại

hình du lịch được kể đến bao gồm: du lịch giải trí, du lịch sinh thái (DLST), du lịch

lịch sử, du lịch dân tộc, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du

lịch tôn giáo, du lịch âm nhạc, du lịch làng, du lịch sinh vật hoang dã [90].

Ngoài ra, còn có các bài viết khác cũng bàn về các loại hình du lịch như:

du lịch mạo hiểm, du lịch kinh doanh, du lịch sinh nở, du lịch ẩm thực, du lịch

văn hóa, du lịch đen, du lịch thiên tai, du lịch ma túy, du lịch y tế, du lịch gia

11

phả, du lịch biển, du lịch tình dục, du lịch khu ổ chuột, du lịch không gian, du

lịch thể thao, du lịch ảo, du lịch chiến tranh [103], [105].

Theo UNWTO, tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có của điểm đến để đa dạng

hóa và cung cấp nhiều hơn một loại hình du lịch. UNWTO đưa ra một số giải

thích ngắn gọn về các loại hình du lịch chính như du lịch giải trí, du lịch y tế, du

lịch giáo dục, du lịch kinh doanh, du lịch thăm bạn bè hoặc người thân, du lịch

tôn giáo, du lịch thể thao [109].

Ngoài ra, các công trình khác cũng đề cấp đến một vài loại hình du lịch

theo các cách khác như: du lịch giải trí, du lịch văn hóa [105], DLST [4], du lịch

kinh doanh [104], du lịch y tế [106], du lịch giáo dục [99].

1.1.1.3. Về hoạt động kinh tế du lịch và sự phát triển du lịch

Các công trình nghiên cứu về hoạt động kinh tế du lịch đã giúp người

đọc hiểu về ngành công nghiệp du lịch.

Bàn về hoạt động kinh tế du lịch, theo tác giả Robert Lanquar (1993) kinh

tế du lịch đó là ngành công nghiệp vì toàn bộ hoạt động nhằm khai thác các của cải

của du lịch, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ

và sản phẩm. Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu những vấn đề về yêu cầu, sự tiêu

dùng của du lịch, sản xuất phục vụ du lịch, đầu tư cho du lịch [45].

Trong nghiên cứu The Economics of Tourism, tác giả William S. Reece

(2009) sử dụng phân tích kinh tế hiện đại để giúp người đọc hiểu được hành vi thị

trường du lịch, đề cập đến thay đổi kỹ thuật vì nó liên quan tới việc điều chỉnh mô

hình kinh doanh và chiến lược, giải thích rõ ràng về quản lý doanh thu [107].

Các tác giả John Ward, Phil Higson và William Campbell (1994) trong

nghiên cứu Leisure and Tourism, đã nghiên cứu về ngành công nghiệp du lịch và

giải trí thông qua việc phân tích các hình mẫu và xu hướng, các sản phẩm và

dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động của nó đến kinh tế,

xã hội, văn hóa hay môi trường [93].

Công trình Tourism in Developing Countries, các tác giả tập trung bàn

về sự phát triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển. Bên cạnh đó, công trình

12

này còn đề cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích

phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát

triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du

lịch vùng ngoại ô [96].

John Tribe (1995), trong nghiên cứu The Economics of Leisure and

Tourism, đã làm rõ các vấn đề về tổ chức và quảng bá hoạt động giải trí và du

lịch; nghiên cứu về du lịch, du lịch giải trí ngoài trời, marketing du lịch ở các

nước đang phát triển [92].

Ngoài ra, còn có các công trình khác đề cập đến kinh tế du lịch và phát

triển du lịch như Political and Economic Factors Affecting Tourism Demand

between Countries: A Case from Bosnia Herzegovina and Turkey [91], Tourism

Economics [89], Tourism Economics and Policy [94].

1.1.2. Các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch ở

nước ngoài

1.1.2.1. Về vai trò và nội dung quản lý nhà nước về du lịch

Phutsady Phanyasith (2014), trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tác giả cho

rằng QLNN đối với HĐDL là phương thức nhà nước sử dụng pháp luật tác động

vào đối tượng HĐDL để định hướng hoạt động này vận động, phát triển đạt được

mục đích xác định [37].

W. Susan (1996) khi phân tích nguồn gốc của ngành thương mại giải trí

và du lịch, đã miêu tả về ngành thương mại giải trí và du lịch; miêu tả sứ mệnh

của ngành này; giải thích sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ; giới thiệu

những địa điểm mà thương mại giải trí và du lịch có thể diễn ra; giới thiệu các

cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên tốt nghiệp ngành này. Trên cơ sở đó, tác

giả làm rõ vấn đề quản lý và tổ chức sự kiện, lưu trú, thực phẩm và đồ uống,

nghề nghiệp [102].

Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả S.Medlik (1995) đã đề

cập về sự cạnh tranh trong ngành hàng không, quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự

quản lý du lịch, giới hạn cũng như thách thức đối với ngành du lịch [100].

13

Ngoài ra, còn có các công trình của các tác giả khác đề cập đến vấn đề

này như các tác giả Lelei LeLaulu (2006) [95], Mechthild Kuellmer (2007) [97],

Priya Chetty (2011) [98].

1.1.2.2. Về quản lý nhà nước về du lịch

S.Medlik (1995) đã cho rằng, trong QLNN về du lịch, các chính sách phải

dựa trên một kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về

không gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính

quyết định mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa

cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách trong du lịch

không phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển thông qua

sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch [100].

Khi đề cập đến vấn đề quản lý du lịch của Thái Lan để chuẩn bị sẵn sàng

cho hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, Sokxay Soutthaveth

kiến nghị Nhà nước Thái Lan phải chú ý đến vấn đề quản lý du lịch bền vững, sử

dụng tài sản vốn có gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường và sử dụng lợi ích lâu

dài, chú ý đến HĐDL gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, nhất là nền văn

hóa, phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư [113]. Tác giả Saknalin Keosi,

khi nghiên cứu các biện pháp pháp lý quản lý du khách trong việc mua bán dịch

vụ du lịch theo kiểu đóng tiền phí một lần giữa du khách và các công ty lữ hành,

đã phân tích đánh giá việc thực hiện các biện pháp pháp lý của Thái Lan và quốc

tế về quản lý du khách ở các nước Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản. Tác giả đã

phân tích các vấn đề khi có tranh chấp giữa du khách và các công ty lữ hành, đóng

tiền phí cho công ty lữ hành trước khi đi tham quan, đăng ký hợp đồng có điều

kiện trả lại cho du khách khi có vấn đề xảy ra trong chương trình du lịch, và đề ra

những vấn đề cần tiếp tục sửa đổi bổ sung trong nội dung của Nghị định năm 2007

về quản lý du khách trong việc mua bán dịch vụ du lịch ở Thái Lan [112].

Trong luận án của Phutsady Phanyasith chỉ ra nguyên nhân hạn chế trong

QLNN bằng pháp luật đối với HĐDL ở Lào. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải

pháp: Tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về du

14

lịch; đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch; tăng cường hoạt động

kiểm tra, thanh tra trong xử lý vi phạm hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với

HĐDL; tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất trong lĩnh

vực du lịch; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với

QLNN bằng pháp luật đối với lĩnh vực HĐDL [37].

Nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động kinh doanh du lịch

trong thời kỳ hội nhập, Xu Xeng (2015) cho rằng: Công tác ban hành và thực

hiện pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ khâu ban hành văn bản quy

phạm pháp luật nói chung; tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được kiện

toàn, ổn định nhanh chóng; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính

sách phát triển du lịch cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du

lịch; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du

lịch cần hướng đến việc làm trong sạch môi trường du lịch và áp dụng công nghệ

thông tin (CNTT) trong hệ thống quản lý du lịch [110].

Trong công trình Tourism Economics and Policy, các tác giả tập trung

chỉ ra nhu cầu du lịch và dự báo, nguồn cung cấp du lịch và giá, đo lường tác

động và lợi ích của những thay đổi trong nhu cầu du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng du

lịch và thuế du lịch, hàng không, du lịch và môi trường (bao gồm cả biến đổi khí

hậu) và năng lực cạnh tranh điểm đến. Từ đó cung cấp cơ sở để hiểu được sự

liên quan của phân tích kinh tế và các giải pháp cho vấn đề du lịch trong thực tế

cuộc sống, cũng như hoạch định chính sách du lịch [94].

Theo tác giả của công trình Economic Success of Tourism, du lịch là một

trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới ngày nay. Qua khảo sát sự

thành công kinh tế du lịch ở Peru và Bồ Đào Nha, tác giả khẳng định rằng sự

phát triển du lịch tùy thuộc vào hành chính công [97].

Trong công trình The Business of Rural Tourism International

Perspectives, các tác giả làm rõ những vấn đề cơ bản: chính sách, kế hoạch, các

tác động của nghiên cứu về thương mại du lịch tại khu vực nông thôn, trong đó

phân tích vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn,

15

đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung

Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân… và một số tác động đối với việc phát triển loại hình

du lịch tại khu vực này [101].

Đề tài nghiên cứu Leisure and Tourism, các tác giả đề cập đến cung cấp

các dịch vụ thông tin quản lý, việc lên kế hoạch và đánh giá các sự kiện cũng

như các nguồn cơ sở hạ tầng cho các dự án du lịch, giải trí [93].

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở TRONG NƯỚC

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở trong nước

1.2.1.1. Về vai trò của du lịch

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu có cách nhìn nhận về du lịch dưới nhiều

góc độ khác nhau. Trong cuốn Nhập môn khoa học du lịch của Trần Đức Thanh

(1999), du lịch được giải thích là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong

thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi

sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc

tiêu thụ một giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ của các cơ sở chuyên

nghiệp cung ứng; Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy

sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá

nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận

thức tại chỗ về thế giới xung quanh [60, tr. 14].

Luận án Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu

thế hội nhập [69], tác giả đã phân tích làm rõ khái niệm về du lịch, DLST, yêu

cầu và nội dung phát triển DLST trong điều kiện đẩy mạnh HNQT.

Như vậy khi du lịch trở thành một nhu cầu mang tính xã hội cao, nhu cầu

của đại bộ phận các tầng lớp dân cư trong xã hội thì quan niệm về du lịch được

thống nhất, bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay

ngoài nước, trừ việc di trú chính trị, tìm kiếm việc làm (di chuyển nhằm mục

đích sinh lợi) và xâm lược.

16

Về vai trò của du lịch:

Du lịch đóng góp tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân; tham

gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng; làm tăng

thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vào cân bằng cán cân thanh

toán quốc tế; là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả; góp phần củng cố và phát triển

các mối quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa

phương [18], [38].

Khi bàn về vai trò của du lịch, tác giả Nguyễn Đình Sơn (2002) cho rằng

du lịch là hoạt động của con người mà trong quá trình đó đồng thời diễn ra cả hai

mặt: sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm du lịch, người đi du lịch là những người

tiêu dùng các sản phẩm du lịch, người kinh doanh du lịch là người cung cấp các

sản phẩm du lịch, chỉ có hoạt động diễn ra đồng thời thì mới đảm bảo được một

tour du lịch hoàn chỉnh. Để phát triển kinh tế du lịch ở vùng Bắc Bộ kết hợp với

tăng cường củng cố quốc phòng an ninh trong thời gian tới nhằm góp phần tăng

trưởng KT-XH, giải quyết việc làm và tăng thu nhập người dân, tác giả đã đề

xuất phương hướng, mục tiêu và những giải pháp cơ bản để giải quyết những tồn

tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của kinh tế du lịch [57].

1.2.1.2. Về hoạt động kinh tế du lịch

Trong luận án Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách

cho Việt Nam, tác giả Nguyễn Trùng Khánh (2012) đã đưa ra bảy bài học thành

công về chiến lược phát triển, marketing, cung cấp dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ

tầng, đảm bảo an ninh, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. Từ phân

tích thực trạng phát triển ngành du lịch của Việt Nam, tác giả chỉ ra những thành

tựu, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành và đề xuất một số

giải pháp cơ bản, kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch cho

Việt Nam trong điều kiện HNQT hiện nay [27].

Luận án Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của

Việt Nam, trên cơ sở phân tích tiềm năng, thế mạnh và thực trạng phát triển bền

17

vững kinh doanh lưu trú du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, tác giả đề

xuất các giải pháp thúc đẩy kinh tế cho các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và các

chủ thể QLNN tại vùng du lịch Bắc Bộ tham khảo; tạo môi trường thuận lợi cho

phát triển bền vững kinh doanh lưu trú tại vùng du lịch Bắc Bộ [25].

Trong công trình Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có

tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, các tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề

lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch; phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống

sản phẩm du lịch Việt Nam theo tiêu chí cấu thành sản phẩm chung của điểm

đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch. Các tác giả đã chỉ ra mô hình 10 tiêu

chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản phẩm du lịch bao gồm: Tính hấp dẫn và độc

đáo của tài nguyên du lịch; tính đa dạng của dịch vụ du lịch; chất lượng sản

phẩm du lịch; tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch; đầu tư xúc tiến sản phẩm du

lịch; giá sản phẩm du lịch; khả năng tiếp cận sản phẩm; thương hiệu sản phẩm

du lịch; chu kỳ sống của sản phẩm du lịch; yếu tố đặc biệt của sản phẩm du lịch.

Đề tài còn đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh

tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường trong ngắn hạn [64].

Trong luận án Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, Hoàng Thị Ngọc Lan

(2007) xác định cầu du lịch là bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về

dịch vụ hàng hóa, đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của du khách ngoài nơi ở

thường xuyên của họ nhằm mục đích du lịch [29].

Trong cuốn Thị trường du lịch, tác giả đã nêu những vấn đề tổng quan về

thị trường du lịch: khái niệm và những đặc điểm của thị trường du lịch, các loại

thị trường du lịch, phân tích một số yếu tố cơ bản trên thị trường du lịch. Theo

tác giả, thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, phạm trù của sản xuất

và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa

người mua với người bán, giữa cung với cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông

tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực kinh tế du lịch [31].

Tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2010) trong công trình Năng lực cạnh tranh

điểm đến của du lịch Việt Nam, đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh

18

tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam; chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ

hội và áp lực đối với ngành du lịch Việt Nam cũng như nguyên nhân của hạn chế

về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam. Tác giả đề xuất

bốn quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt

Nam, trong đó đề xuất: ngành du lịch phải được phát triển theo hướng chất

lượng, hiệu quả, bền vững [70].

Trong luận án Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế

quốc tế, tác giả đã hướng nghiên cứu vào làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị

trường du lịch trong HNQT; phân tích thực trạng của thị trường du lịch Quảng

Ninh, trong đó tác giả đã phác họa rõ nét về những thành tựu, đặc biệt là nêu rõ

những vấn đề đặt ra cần khắc phục để mở rộng thị trường du lịch Quảng Ninh

đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Tác giả đã đề xuất bốn nhóm giải

pháp nhằm phát triển thị trường du lịch trong thời gian tới, trong đó chú trọng

tăng nguồn cung hàng hóa du lịch và kích cầu về du lịch [1].

Tác giả Nguyễn Duy Mậu (2011) trong luận án Phát triển du lịch Tây

Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đã đề xuất chín

giải pháp để phát triển du lịch Tây Nguyên trong quá trình HNQT, trong đó chú

trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà hàng; phát triển các hình thức

liên kết các DNDL trên địa bàn khu vực Tây Nguyên [32].

Trong luận án Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam

trong xu thế hội nhập, tác giả chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với phát

triển DLST trong xu thế hội nhập; phân tích những kinh nghiệm phát triển DLST

của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; đề xuất một số giải pháp

chủ yếu phát triển DLST ở Việt Nam [69].

Luận án Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng đã phân

tích các quan niệm về hệ thống đánh giá du lịch bền vững, các kinh nghiệm du

lịch bền vững và không bền vững trên thế giới và đề xuất các giải pháp phát triển

du lịch bền vững Phong Nha - Kẻ Bàng. Đây là luận án về du lịch bền vững ở một

vùng du lịch cụ thể, có tính đặc thù. Tuy nhiên, tác giả tập trung nghiên cứu quan

niệm về du lịch bền vững, cũng như chỉ tiêu đánh giá [13].

19

Trong luận án Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai,

tác giả phân tích các lý luận về phát triển du lịch gắn với quá trình xóa đói, giảm

nghèo ở một địa phương [58].

1.2.1.3. Về các loại hình du lịch

Theo Giáo trình Kinh tế du lịch của tác giả Nguyễn Văn Đính và cộng sự

(2006), du lịch phân loại theo các tiêu thức: theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi

(du lịch quốc tế, du lịch nội địa); theo phương tiện lưu trú (du lịch ở trong khách

sạn, trong motel, ở làng du lịch, ở lều, trại (camping)); theo thời gian đi du lịch

(du lịch dài ngày, ngắn ngày); theo nhu cầu làm nảy sinh HĐDL (du lịch chữa

bệnh, nghỉ ngơi giải trí, thể thao, văn hóa, công vụ, sinh thái, thương gia, tôn

giáo, thăm hỏi, quê hương, quá cảnh); theo đối tượng khách du lịch (du lịch

thanh thiếu niên, dành cho những người cao tuổi, phụ nữ, gia đình); theo phương

tiện giao thông (du lịch bằng ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay);

theo hình thức tổ chức chuyến đi (du lịch theo đoàn và cá nhân có/không thông

qua tổ chức du lịch); theo vị trí địa lý nơi đến du lịch (du lịch nghỉ núi, nghỉ biển,

sông hồ, đồng quê, thành phố) [18].

Theo các tác giả, trong các chuyến đi du lịch người ta thường kết hợp

một số loại hình du lịch với nhau. Chẳng hạn du lịch nghỉ ngơi, giải trí với du

lịch văn hóa; du lịch công vụ với du lịch văn hóa.

Trong luận án Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hóa loại

hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng, tác giả làm rõ các loại hình

du lịch và xu hướng đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch [44].

Ngoài các công trên còn nhiều công trình của các tác giả khác bàn về

phân loại du lịch như các tác giả Trương Sĩ Quý (2002) [44], Đỗ Cẩm Thơ (Chủ

nhiệm) (2007) [64], Nguyễn Thị Tú (2006) [69].

Cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới, các nhà nghiên cứu trong

nước cũng cho rằng tùy thuộc vào hình thức, mục đích chuyến đi của du khách mà

có thể chia ra nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch mạo hiểm, du lịch

tham quan, du lịch ẩm thực, du lịch thể thao, du lịch xanh, du lịch nhóm.

20

Nhìn chung, các tác giả đã đưa ra các cách phân loại du lịch dưới các góc

độ và mục đích phân loại khác nhau.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch ở

trong nước

1.2.2.1. Về vai trò của quản lý nhà nước về du lịch

Về vai trò của QLNN đối với du lịch, tác giả Nguyễn Tấn Vinh (2008)

cho rằng QLNN về du lịch có vai trò thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát

triển mạnh mẽ và bền vững; thị trường du lịch được mở rộng; thể chế thị trường

du lịch được xác lập, mở rộng và sự vận động của các yếu tố thị trường thông

suốt. Đồng thời, theo tác giả, cần xác định đúng chức năng, nhiệm vụ của các cơ

quan nhà nước, xác định rõ mức độ và hình thức can thiệp vào nền kinh tế nhằm

khai thác triệt để các lợi thế, đồng thời khắc phục những thất bại của nhà nước

lẫn thị trường [87].

Trong bài viết Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch năm 2012, tác giả

xác định vai trò quả QLNN về du lịch là định hướng cho du lịch phát triển và

khai thác lợi thế tối đa để mang lại lợi nhuận đóng góp ngày càng nhiều cho nền

kinh tế trên cơ sở phát triển bền vững [15].

Theo tác giả Nguyễn Văn Đính và cộng sự (2006), QLNN về du lịch có

vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch; đưa du lịch phát triển theo

định hướng chung, thúc đẩy HĐDL phát triển; hạn chế, tiến tới xóa bỏ các hiện

tượng không lành mạnh, mặt trái của du lịch qua HĐDL (mại dâm, văn hóa đồi

trụy, nghiện hút); bảo vệ môi trường du lịch [18].

Trong công trình Quản lý nhà nước về du lịch, tác giả cho rằng, QLNN về

du lịch không phải cầm tay chỉ việc, theo kế hoạch thầm kín, mà QLNN về du

lịch là tạo ra một môi trường cho công nghiệp du lịch phát triển và nhận thức

chung về ích lợi của nền công nghiệp này trong cộng đồng [59].

Theo tác giả, vấn đề quan trọng của QLNN đối với du lịch là xây dựng

môi trường an ninh chính trị, an toàn xã hội, cùng với đó là yếu tố kinh tế, thành

quả của các ngành kinh tế khác và đường lối phát triển du lịch [20].

21

Theo bài viết Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch,

tác giả cho rằng, QLNN về thương mại, du lịch là sự quản lý của Nhà nước đối

với toàn bộ hoạt động thương mại, du lịch trong nền kinh tế quốc dân và có chức

năng tạo ra và thực hiện một cơ chế hay phương thức quản lý cho tất cả các

thành phần kinh tế để đảm bảo hoạt động thương mại, du lịch phát triển theo

định hướng xã hội chủ nghĩa [19].

1.2.2.2. Về nội dung và giải pháp quản lý nhà nước về du lịch

Trong luận án Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng, khi bàn về nội dung QLNN về du lịch cấp tỉnh, tác giả đã nêu 3 cách

phân loại đó là: Thứ nhất, theo các giai đoạn của quá trình quản lý: định hướng

phát triển, điều hành, tổ chức hệ thống, kiểm tra và điều chỉnh; Thứ hai, theo

hướng tác động: tạo môi trường và điều kiện cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ sự

phát triển, bảo đảm sự thống nhất KT-XH, quản lý các định hướng; Thứ ba, theo

yếu tố lĩnh vực mới: quản lý trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, quản lý trong lĩnh

vực đối ngoại, quản lý về tài nguyên môi trường, quản lý về nhân lực. Tác giả đi sâu

phân tích nội dung QLNN về du lịch cấp tỉnh ở ba nội dung: định hướng phát triển

ngành du lịch ở địa phương; tạo lập khuôn khổ pháp luật thuận lợi cho sự phát triển

của ngành du lịch ở địa phương; và tổ chức chỉ đạo điều hành, kiểm tra, kiểm soát

hoạt động ngành du lịch ở địa phương. Bên cạnh đó, tác giả đã trình bày khái

quát QLNN về kinh tế trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa. Tác giải đã đưa ra các chức năng QLNN về kinh tế nói chung, nội dung

của QLNN về kinh tế và QLNN về phát triển kinh tế địa phương. Theo đó, QLNN

về phát triển kinh tế địa phương bao gồm quản lý theo ngành kinh tế kỹ thuật và

quản lý theo vùng lãnh thổ [87].

Theo các tác giả, QLNN về du lịch ở địa phương thực hiện các mặt chính

sau: Xây dựng các đề án về quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn;

nghiên cứu đề xuất việc xây dựng các chính sách, và bổ sung cụ thể hóa các chính

sách chung, phù hợp với tình hình hoạt động của địa phương; hướng dẫn và kiểm

tra việc thực hiện các chính sách quy định, nghiệp vụ chuyên môn; theo thẩm quyền

22

xét cấp giấy chứng nhận, đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp HĐDL; giúp đỡ

tổ chức đào tạo các cán bộ nghiệp vụ, chuyên môn cho các DNDL [18].

Theo Báo cáo kỹ thuật Hỗ trợ quản lý điểm đến - An Giang, Kiên

Giang và Cần Thơ, đã đề xuất Chiến lược quản lý điểm đến đến năm 2020,

trong đó có nêu các trụ cột của du lịch có trách nhiệm cho Việt Nam mà Dự

án EU đã xây dựng với Tổng cục Du lịch. Trụ cột 1: Áp dụng quản trị nhà

nước tốt trong du lịch; trụ cột 2: Thúc đẩy các DNDL cạnh tranh và thị trường

bền vững; trụ cột 3: Sử dụng du lịch cho phát triển kinh tế xã hội; trụ cột 4:

Xây dựng nhận thức và hiểu biết về du lịch có trách nhiệm; trụ cột 5: Phát

triển lực lượng lao động du lịch có tay nghề với điều kiện làm việc bền vững;

trụ cột 6: Bảo vệ và phát huy một cách nhạy cảm di sản thiên nhiên và văn

hóa. Trong các trụ cột trên, Trụ cột 1 "Áp dụng quản trị nhà nước tốt trong du

lịch cho An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ" được đề xuất thực hiện theo Bản

Thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch của ba tỉnh/thành thể hiện trong

nội dung Bản ghi nhớ cam kết các cơ quan thẩm quyền hợp tác trong các lĩnh

vực: cơ chế, chính sách quản lý và phát triển du lịch; phát triển sản phẩm du

lịch; quảng bá và xúc tiến du lịch; và phát triển nguồn nhân lực du lịch [46].

Trong luận án Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong lĩnh vực

kinh doanh du lịch ở Việt Nam, tác giả Hoàng Văn Hoan (2002) phân tích các

đặc trưng của kinh doanh du lịch, lao động trong kinh doanh du lịch, qua đó đưa

ra các cơ sở lý luận xác định rõ nội dung cơ bản QLNN đối với lao động trong

lĩnh vực kinh doanh du lịch; phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với lao

động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2002, đánh giá các

chính sách quản lý lao động trong kinh doanh du lịch trên góc độ vĩ mô; đề xuất

các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN đối với lao động trong kinh

doanh du lịch ở Việt Nam [21].

Tác giả Lê Văn Minh (2006) khi nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư

phát triển khu du lịch đã đề xuất mười giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đầu tư

phát triển du lịch, trong đó chú trọng đầu tư phát triển các khu du lịch; giải pháp về

đầu tư, bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường [33].

23

Trong luận án Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị

du lịch Việt Nam, tác giả Hồ Đức Phớc (2010) đã luận giải một số cơ sở khoa

học của QLNN trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị du lịch; phân tích và đánh

giá thực trạng QLNN trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng và sự phát triển cơ sở hạ

tầng tại các đô thị du lịch Việt Nam; đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN

trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng cho các đô thị Việt Nam [36].

Trong cuốn Quy hoạch du lịch, tác giả Bùi Hải Yến (2009) đã làm rõ cơ sở

khoa học của quy hoạch du lịch. Tác giả đưa ra những khuyến nghị về quy hoạch du

lịch vùng nông thôn và ven đô ở Việt Nam, chỉ rõ phát triển du lịch cần gắn với việc

bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững [88].

Các công trình, luận án, bài báo, bài viết đăng trên tạp chí, kỷ yếu khoa học

trên là những tài liệu giúp tác giả có thêm những tư liệu để hoàn thành luận án.

1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN

ĐỀ ĐẶT RA

1.3.1. Những kết quả đạt được và khoảng trống trong nghiên cứu

quản lý nhà nước về du lịch

1.3.1.1. Những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu

Tổng hợp các công trình nghiên cứu trên cho thấy, một số vấn đề có liên

quan đến đề tài đã được làm rõ:

Một là, nhận diện du lịch dưới nhiều góc độ: du lịch nói chung, HĐDL,

ngành du lịch; đưa ra các quan niệm, khái niệm và định nghĩa dưới các góc nhìn

khác nhau.

Hai là, chỉ rõ vai trò, ý nghĩa và tác động của HĐDL trong việc tạo việc làm,

tăng thu nhập, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế theo vùng.

Ba là, xác định rõ các loại hình du lịch theo các tiêu chí phân loại cụ thể;

làm rõ hoạt động kinh tế du lịch dưới các góc độ khác nhau.

Bốn là, làm rõ một số đặc điểm và vai trò của QLNN đối với du lịch và

các nội dung của QLNN đối với du lịch nói chung dưới các góc nhìn khác nhau;

đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện QLNN về du lịch nói chung.

24

1.3.1.2. Những khoảng trống nghiên cứu về quản lý nhà nước về du lịch

Tuy nhiên, hiện còn một số vấn đề của QLNN về du lịch nói chung, đặc

biệt là ở cấp tỉnh, thành phố TTTƯ cần tiếp tục làm rõ.

Một là, chưa làm rõ được các đặc điểm QLNN về du lịch cấp tỉnh, thành

phố TTTƯ gắn với chức năng, nhiệm vụ của cấp tỉnh theo phân cấp. Trong đó,

cấp tỉnh là cấp thừa hành, nhưng được phân công một số trách nhiệm cụ thể.

Hai là, chưa làm rõ được nội dung QLNN ở cấp thành phố TTTƯ đối

với du lịch theo quan điểm quản lý theo địa bàn đối với HĐDL mang tính liên

ngành, liên vùng.

Ba là, việc nghiên cứu QLNN ở cấp tỉnh, thành phố TTTƯ nhằm khai

thác tiềm năng, thế mạnh của một vùng có nhiều đặc thù như vùng đồng bằng

sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, nội dung,

yêu cầu của QLNN về du lịch ở cấp tỉnh gắn với vùng, miền như thành phố Cần

Thơ, cũng như cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện QLNN về du lịch cấp thành phố

TTTƯ nói chung chưa được luận giải một cách có hệ thống, chưa gắn kết được

quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.

1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nghiên

cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau:

Một là, luận giải sâu sắc hơn cơ sở lý luận của QLNN cấp tỉnh, thành

phố TTTƯ đối với HĐDL trên địa bàn, dưới góc độ quản lý theo ngành kết hợp

quản lý theo lãnh thổ. Kết hợp chức năng, nhiệm vụ được giao của chính quyền

địa phương với quy định, tiêu chuẩn của ngành du lịch; kết hợp cơ chế tác động

đến đối tượng quản lý của trung ương và địa phương; kết hợp mục tiêu phát triển

KT-XH địa phương với mục tiêu ngành.

Hai là, luận giải đặc điểm, nội dung của QLNN về du lịch nhằm khai

thác tiềm năng, lợi thế về du lịch để phát triển HĐDL của một vùng, một thành

phố như Cần Thơ theo hướng bền vững. Chẳng hạn, Cần Thơ có đặc điểm đô thị,

thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm vùng ĐBSCL, có thể kết nối với các

địa phương khác, đặc điểm địa lý, cảnh quan thiên nhiên, sông nước, miệt vườn.

25

Ba là, luận giải các đặc thù QLNN về du lịch cấp tỉnh, thành phố đặt ra trong

HNQT và liên kết khu vực, vùng. Chính quyền cấp thành phố trực thuộc trung ương,

vừa thừa hành vừa chủ động trong QLNN với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bốn là, phân tích đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp

nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong bối cảnh

hiện nay.

Ngoài ra, làm rõ các yêu cầu và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch

trên địa bàn tỉnh, thành phố TTTƯ.

26

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC

TRUNG ƯƠNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

2.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch

Du lịch đã và đang ngày càng trở thành hoạt động khá phổ biến của con

người trong thời đại ngày nay. Khái niệm du lịch đã được sử dụng rộng rãi trên

sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, qua mỗi thời kỳ

phát triển, khái niệm về du lịch cũng mang những nét đặc trưng khác nhau và

được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn. Khái niệm du lịch có thể được được định

nghĩa theo quan niệm sản phẩm - dịch vụ du lịch hoặc theo HĐDL.

Theo UNWTO: Du lịch là một hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế

phát sinh do sự di chuyển tới các quốc gia hay điểm đến ngoài nơi cư trú thường

xuyên của con người với các mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc,

chuyên môn [11, tr. 5].

Ở Việt Nam, Luật Du lịch 2017 tại Điều 3 định nghĩa: Du lịch là các

hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường

xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham

quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp

với mục đích hợp pháp khác [42].

Những quan niệm nêu trên mới nhìn nhận du lịch từ góc độ thay đổi/dịch

chuyển không gian cư trú tạm thời từ phía du khách cùng với mục tiêu hưởng thụ

các nhu cầu khác nhau của họ, mà chưa đề cập đến góc độ kinh tế - du lịch gắn

chặt với hoạt động kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách ta có hàng

loạt các hoạt động kinh doanh như khách sạn, nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tiệm

giải khát, môi giới, hướng dẫn du lịch, vui chơi… để phục vụ nhu cầu này.

Khác với các quan niệm trên, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp tại

Rome - Italia (1963), các chuyên gia quốc tế đưa ra quan niệm: Du lịch là cả một

27

quy trình gồm tất cả các hoạt động của du khách từ lúc dự trù chuyến đi cho đến lúc

di chuyển và đến nơi cư trú, ăn ở, mua sắm, giải trí, giao tiếp, nghỉ ngơi đến lúc trở

về nhà và hồi tưởng. Như vậy, du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh tế bắt nguồn

từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường

xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình [26, tr. 9].

Từ các quan niệm về du lịch như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu

du lịch theo hai nghĩa cơ bản sau: thứ nhất, du lịch là nói đến sự di chuyển và lưu

trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú

nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh,

thỏa mãn các nhu cầu giải trí; thứ hai, du lịch là tổng hợp các hoạt động thuộc

lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ tiêu thụ một số giá trị kinh tế, văn hóa và dịch vụ

nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời

trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú.

Hoạt động du lịch liên quan đến nhiều chủ thể. Theo quy định tại Điều 3

của Luật Du lịch 2017: "Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ

chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư

có liên quan đến du lịch" [42].

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: HĐDL là tổng hợp các hoạt động tổ

chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên

ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên

môn, tìm kiếm việc làm, thực hiện thăm viếng thường xuyên, thực hiện sự phát triển

cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển,

giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người.

Như vậy, HĐDL là một hoạt động đặc thù, gồm nhiều đối tượng tham

gia vào đó là du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương

nơi đón du khách và dân cư sở tại. HĐDL có mối quan hệ kết hợp và tương tác

giữa các đối tượng trên. Đối với du khách là cuộc hành trình và lưu trú ở một nơi

ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần. Đối

với nhà cung ứng dịch vụ du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất dịch vụ

28

phục vụ du khách để đạt lợi nhuận. Đối với chính quyền địa phương đó là quản lý,

tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ du

khách; tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ việc lưu trú, hành trình du lịch của du

khách; tổ chức tiêu thụ sản phẩm địa phương, nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ

môi trường tự nhiên, xã hội. Đối với dân cư là tham gia HĐDL địa phương nhằm

tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm tới mức thấp

nhất những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền

thống văn hóa và điều kiện sống của dân cư địa phương.

HĐDL gồm nhiều hoạt động tham gia vào để phục vụ nhu cầu của du

khách trong một chuyến du lịch, nhu cầu từ mục đích chính của chuyến đi như

tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, học tập và các nhu cầu khác như ăn, ngủ, đi lại,

mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, đổi tiền, gọi điện, gửi thư, vui chơi. Do đó,

tham gia vào HĐDL gồm tổng hợp các hoạt động như sản xuất, kinh doanh, giao

thông, bưu chính viễn thông.

HĐDL tồn tại dưới các loại hoạt động phổ biến sau: lữ hành, lưu trú, vận

chuyển du khách và các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch khác. Hoạt động lữ

hành là thực hiện một chuyến đi theo kế hoạch, lộ trình và chương trình định

trước; hoạt động lưu trú là hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú

của du khách; hoạt động vận chuyển du khách là hoạt động nhằm giúp cho du

khách dịch chuyển được từ nơi lưu trú của mình đến điểm du lịch cũng như dịch

chuyển tại điểm du lịch; hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch khác như ăn uống,

mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền, quảng cáo

du lịch, tư vấn đầu tư du lịch.

Phân loại du lịch trên địa bàn thành phố

Dựa trên các tiêu chí và mục đích phân loại để phân loại HĐDL thành

các loại hình khác nhau. Việc phân loại du lịch cùng với các loại hình du lịch

khác nhau là nhằm làm rõ bản chất, đặc điểm của từng loại hình du lịch, đặc

điểm hoFạt động của chúng để có biện pháp QLNN phù hợp với từng loại hình

du lịch. Theo cách phân loại phổ biến hiện nay, du lịch có thể được phân theo

các tiêu chí với các loại hình tương ứng như sau:

29

Thứ nhất, theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi: du lịch quốc tế và du lịch

nội địa. Du lịch quốc tế là loại hình du lịch có đối tượng du khách là những người

lưu trú tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong

khoảng thời gian từ 24 giờ trở lên. Loại hình du lịch này gắn với yếu tố nước ngoài,

điểm đi và đến ở các quốc gia khác nhau; các yếu tố khác như nhu cầu về ăn, ở, đi

lại của du khách có nhiều khác biệt với điểm đến; các yêu cầu về nhập cảnh, visa…

cũng rất khác nhau. Điều này, đòi hỏi QLNN về du lịch phải thích ứng.

Thứ hai, theo nhu cầu làm nảy sinh HĐDL: du lịch chữa bệnh, du lịch

nghỉ ngơi giải trí, du lịch thể thao, du lịch văn hóa, du lịch công vụ, DLST, du

lịch thương gia, du lịch tôn giáo, du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương, du lịch

quá cảnh. Trong QLNN đối với HĐDL cần phải chú ý tới các nhu cầu làm nảy

sinh HĐDL ngày càng đa dạng chảng hạn Du lịch chữa bệnh là loại hình du lịch

phục vụ du khách do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần, có thể

là chữa bệnh bằng khí hậu, nước khoáng, bằng bùn. Đây là loại hình du lịch mà

du khách tìm kiếm cách điều trị đặc biệt, cách xa nhà, ở nơi khác… Du lịch nghỉ

ngơi, giải trí là loại hình du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi để phục hồi thể lực

và tinh thần của du khách. Loại hình này có tác dụng giải trí, làm cuộc sống đa

dạng, giải thoát con người khỏi áp lực công việc. DLST là loại hình du lịch

dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng

góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng

đồng địa phương.

Thứ ba, theo thời gian đi du lịch: du lịch dài ngày, du lịch ngắn ngày. Du

lịch dài ngày là loại hình du lịch mà hành trình đi và ở của du khách có thời gian

dài ngày và do đó thời gian lưu trú dài hơn và chi tiêu cao hơn.

Thứ tư, theo phương tiện lưu trú: du lịch ở trong khách sạn, du lịch ở

trong motel, du lịch ở Làng du lịch, du lịch ở lều, trại (camping).

Thứ năm, theo đối tượng khách du lịch: du lịch thanh thiếu niên, du lịch

dành cho những người cao tuổi, du lịch phụ nữ, gia đình.

Dựa trên tiềm năng du lịch và các loại hình du lịch hiện có của thành phố

ta có thể phân thành các loại hình du lịch sau: du lịch đô thị; du lịch thương mại,

30

công vụ; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch tham quan; du lịch văn hóa, lễ hội; DLST;

du lịch tham quan nghiên cứu; du lịch thể thao, vui chơi giải trí; du lịch học tập,

chữa bệnh; du lịch ẩm thực, du lịch cuối tuần, du lịch vui chơi giải trí ngoài trời.

Từ những phân tích trên cho thấy, hiện có rất nhiều loại hình du lịch

đang hoạt động trên khắp thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo tính

phù hợp với các loại hình hiện có và các loại tiềm năng tương đồng với thành

phố Cần Thơ, các loại hình du lịch sau đây được xem xét cụ thể hơn:

Thứ nhất, du lịch miệt vườn (thuộc nhóm du lịch cảnh quan). Đây là loại

hình du lịch gắn với cảnh quan thiên nhiên, không gian ngoài trời rộng lớn. Các

điểm này thường cách xa trung tâm nên yêu cầu về thời gian và phương tiện vận

chuyển lớn.

Thứ hai, du lịch đô thị. Đây là loại hình du lịch gắn với yếu tố đô thị

trung tâm, phục vụ tham quan đô thị, mua sắm, vui chơi giải trí mang tính chất

đô thị và phù hợp với các vai trò cụ thể là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,

giao thông của Vùng.

Thứ ba, du lịch thương mại, hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan du

lịch. Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa công tác và tham quan du lịch, gắn với

vai trò trung tâm Vùng của thành phố thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị,

kinh tế, VH-TT-DL của Vùng. Loại hình du lịch này thường diễn ra quanh năm

và có đối tượng du khách có khả năng chi tiêu khá cao.

Thứ tư, du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa. Đây là loại hình du lịch

gắn với các di sản văn hóa của thành phố với nét đặc trưng riêng hấp dẫn du

khách. Những di sản văn hóa này rất hấp dẫn các du khách có mục đích nghiên

cứu văn hóa.

Chẳng hạn, kết quả điều tra XHH cho thấy du lịch văn hóa ở Cần Thơ

được du khách ưa chuộng, có 55% - 77% ý kiến điều tra chọn đến các điểm văn

hóa của Cần Thơ như bến Ninh Kiều (77%), Chợ nổi Cái Răng (71%), Chùa

Ông (55%) (Bảng PL2.1). Theo kết quả điều tra XHH, các HĐDL được du

khách yêu thích nhất là du lịch sông nước chợ nổi (90%), tham quan các làng

nghề (77,5%), thưởng thức ẩm thực địa phương (70%), trải nghiệm cuộc sống

31

người dân (62,5%), thăm các di tích lịch sử (61%), xem biểu diễn văn nghệ

truyền thống (61%) (Bảng PL2.3).

Thứ năm, du lịch sinh thái. Đây là loại hình du lịch gắn với điều kiện tự

nhiên của thành phố với những sông, rạch chằng chịt, cù lao, cồn, những vườn

cây xanh tươi mát, cùng nhiều loại đặc sản trái cây của Vùng.

Theo kết quả điều tra XHH, các đối tượng cho rằng loại hình du lịch phổ

biến nhất ở Cần Thơ là DLST (75,7%), du lịch văn hóa (12,3%) (Bảng PL2.4).

2.1.2. Vai trò và tác động của hoạt động du lịch đối với kinh tế trên

địa bàn thành phố trong hội nhập quốc tế

2.1.2.1. Vai trò của hoạt động du lịch

Vai trò của hoạt động du lịch được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau:

đối với du khách, đối với người dân địa phương, đối với các nhà kinh doanh, đối

với nền kinh tế. Hoạt động du lịch có vai trò quan trọng:

Một là, góp phần phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững. HĐDL có

quan hệ với các hoạt động khác và tạo thu nhập quan trọng cho ngân sách của

quốc gia và địa phương có tuyến điểm du lịch. HĐDL dựa trên các tài nguyên du

lịch phong phú, các giá trị về di sản văn hóa, âm nhạc, đời sống dân cư và môi

trường, khí hậu. Các sản phẩm du lịch được tiêu dùng ở nơi sản xuất, đồng thời

tạo nên khả năng sản xuất các sản phẩm được tiêu thụ bởi du lịch và du lịch cần

đáp ứng. Từ đó, HĐDL sẽ tạo ra thu nhập qua hệ thống cung cấp hàng hóa, dịch

vụ. Bên cạnh đó, HĐDL phát triển góp phần kích thích đầu tư trong nước và

ngoài nước, qua đó làm tăng tổng cầu và tăng trưởng kinh tế địa phương. Chính

vì vậy, phát triển HĐDL không chỉ mang lại nguồn thu cho ngành du lịch mà

còn tác động làm gia tăng nguồn thu ở các ngành khác. Ở Việt Nam, hơn một

phần ba GDP được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó, du lịch đóng góp 7,5% GDP

năm 2017 [30]. Ngoài ra, HĐDL còn tác động tích cực đến kết cấu hạ tầng vật

chất KT-XH và các nguồn lực khác nhau làm cho kinh tế địa phương phát triển.

Theo kết quả điều tra XHH, các đối tượng được điều tra cho rằng HĐDL

góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH (83,97%), tăng thu ngân sách (52,71%)

cho thành phố Cần Thơ (Bảng PL2.4).

32

Hai là, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. HĐDL là một hoạt động

phức tạp, trong đó chi tiêu du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành

kinh tế và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, khi HĐDL phát triển, nó thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế và góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế. HĐDL phát

triển sẽ góp phần gia tăng giá trị dịch vụ, đồng thời tác động làm chuyển dịch cơ

cấu kinh tế địa phương theo hướng tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP sẽ

giảm dần và tỷ trọng khu vực dịch vụ sẽ tăng lên. Kết quả điều tra XHH, cho

thấy các đối tượng cho rằng du lịch phát triển có tác động làm thay đổi diện mạo

đô thị (56,51%) (Bảng PL2.4).

Ba là, tạo việc làm, tăng thu nhập. Sự phát triển HĐDL góp phần tăng

qui mô việc làm, thu nhập của người dân và xã hội. HĐDL sử dụng nhiều lao

động, do đó, phát triển HĐDL sẽ góp phần tích cực tạo việc làm cho một lực

lượng lao động xã hội và cải thiện đời sống cho người dân địa phương. HĐDL

có nhu cầu về lao động cao cả về lao động trực tiếp (trực tiếp phục vụ du lịch,

làm việc trực tiếp trong ngành du lịch thường bao gồm những công việc có liên

hệ trực tiếp với khách như người làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở

lưu trú, cơ sở kinh doanh du lịch, điểm du lịch, vận chuyển du lịch, nhà hàng,

bán lẻ và các cơ sở giải trí), cũng như lao động gián tiếp (từ các hoạt động kinh

tế khác, làm việc cho các cơ sở cung ứng cho HĐDL, như dịch vụ giặt là, cung

cấp thực phẩm, bán buôn, kế toán, các cơ quan nhà nước, các công ty xây dựng

và sản xuất hàng xuất khẩu và hàng sử dụng trong ngành du lịch gồm sản xuất

sắt thép, gỗ và xăng dầu).

Kết quả điều tra XHH cho thấy các đối tượng đánh giá du lịch giúp tạo

công ăn việc làm (63,13%), tăng thu nhập cho người dân (63,73%), góp phần

xóa đói giảm nghèo (34,47%) (Bảng PL2.4).

Bốn là, liên kết vùng và phát triển kinh tế đối ngoại. HĐDL còn thông qua

các hình thức liên kết giữa các tỉnh, giữa các vùng, giữa các nước để mở các tour du

lịch. Du khách không chỉ dừng lại ở một điểm du lịch mà có nhu cầu tham quan các

điểm du lịch ở các vùng, miền khác nhau. Do đó, để cạnh tranh và phát triển, các

tỉnh, thành phố sẽ mở rộng liên kết với nhau và liên kết với các vùng, các nước để

33

đa dạng các tour du lịch. Theo kết quả điều tra XHH, các đối tượng được điều tra

cho rằng du lịch thúc đẩy giao lưu văn hóa (64,73%) (Bảng PL2.4).

2.1.2.2. Tác động của hoạt động du lịch

Tác động tích cực

Một là, HĐDL phát triển góp phần hỗ trợ cho công nghiệp và nông

nghiệp, góp phần vào sự tăng trưởng bền vững. Có thể thấy, HĐDL phát triển

góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm

nghèo, san sẻ thu nhập cho các nhóm xã hội (người nghèo), vì đa phần du khách

là những người có thu nhập cao. Chính điều này có tác dụng lớn trong việc giảm

áp lực trong việc giải quyết việc làm cho chính quyền địa phương, giảm tình

trạng thất nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đối

với những nơi lạc hậu, xa xôi, hẻo lánh, kinh tế khó khăn không thích hợp phát

triển công nghiệp thì phát triển HĐDL sẽ có ý nghĩa quan trọng đến việc xóa đói,

giảm nghèo. Đối với các đô thị, ở những nơi tỷ trọng nông nghiệp giảm, khi phát

triển HĐDL sẽ có tác dụng hỗ trợ, góp phần thúc đẩy những hộ sản xuất nghề

nông chuyển biến mạnh mẽ sang chuyên canh các sản phẩm phục vụ cho du lịch,

nhờ đó thu nhập gia tăng, nhiều hộ đã thoát nghèo. Đồng thời, sự phát triển của

HĐDL kéo theo các ngành có liên quan phát triển, sẽ làm gia tăng nguồn thu của

nơi đón tiếp và gia tăng nguồn thu thuế.

Hai là, đa dạng hóa ngành nghề và việc làm. HĐDL với những hoạt

động phong phú của nó sẽ tạo ra việc làm, tăng thu nhập và các cơ hội phát triển

cho người nghèo tại cộng đồng của họ. Phát triển HĐDL ở các vùng nông thôn,

khó khăn không chỉ góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường mà

còn giảm thiểu tình trạng di cư về đô thị lớn làm công, ảnh hưởng các cân đối vĩ

mô và quản lý đô thị.

Theo thống kê năm 2010 của Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch là ngành

tạo việc làm quan trọng: cứ 2,4 giây tạo ra được một việc làm mới. Tỷ lệ giữa

lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thường là 1/2,2. Số lao động cần thiết

trong dịch vụ bổ sung có thể tăng lên nhiều lần, nếu các dịch vụ này được nâng

cao về chất lượng và phong phú về chủng loại. Chính vì vậy, phát triển HĐDL

34

được coi là một trong những phương thức hữu hiệu để giải quyết nạn thất nghiệp

hiện nay [35], [75].

Ba là, thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, quốc gia, vùng. HĐDL tác

động làm hình thành các mối quan hệ kinh tế giữa các tổ chức quốc tế, các tổ

chức chính phủ và phi chính phủ, giữa các địa phương của các quốc gia. Du lịch

quốc tế làm hình thành, phát triển ngành giao thông quốc tế, quan hệ ngoại hối

quốc tế để đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế. Du lịch đóng góp cho lĩnh vực

xuất khẩu với hiệu quả cao thông qua "Xuất khẩu tại chỗ" và "Xuất khẩu vô

hình". "Xuất khẩu tại chỗ" những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ

công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản… theo gia bán lẻ cao cho du khách

và thông qua con đường du lịch nên không phải chịu thuế mậu dịch quốc tế.

"Xuất khẩu vô hình" sản phẩm du lịch như cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, ánh

nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị di tích lịch sử - văn hóa, truyền thống

phong tục tập quán đến với người dân ở các nước khác trên thế giới. Phát triển

HĐDL còn góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho địa phương để xây dựng

cơ sở hạ tầng cho phát triển địa phương đồng thời xây dựng cơ sở vật chất phục

vụ HĐDL là cần thiết và có lợi cho cả đôi bên. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư

trong ngành du lịch thường cao nên có khả năng hấp dẫn vốn đầu tư trong nước

cũng như nước ngoài.

Bốn là, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau. Điều này

làm cho các quốc gia, dân tộc hiểu nhau hơn và giúp cho việc HNQT ngày càng

sâu rộng. Khi thực hiện các chuyến du lịch, người ta có dịp trực tiếp đối thoại,

tìm hiểu lẫn nhau giữa du khách hoặc với cộng đồng dân cư tại nơi đến du lịch,

nên con người có cơ hội để thông cảm, hiểu biết nhau hơn. Thông qua HĐDL

tăng cường được các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau

giữa các dân tộc; Thông qua du lịch, du khách sẽ tăng sự hiểu biết về văn hóa, xã

hội của quốc gia và địa phương, tạo ra sự "giao thoa" về văn hóa giữa các vùng,

các miền, các dân tộc trên thế giới; phát triển tình đoàn kết, hữu nghị, thân ái của

nhân dân giữa các vùng, địa phương, các quốc gia với nhau.

35

Tác động tiêu cực

Một là, gây áp lực lên kết cấu hạ tầng địa phương, đặc biệt khi du lịch tăng

đột biến. HĐDL gia tăng, tăng đột biến hoạt động lữ hành, hoạt động lưu trú làm

gia tăng áp lực đối với nguồn cung khách sạn, cơ sở lưu trú phục vụ du khách. Bên

cạnh đó, cũng làm gia tăng áp lực về điều kiện phương tiện vận tải và đường sá đảm

bảo nhu cầu đi lại và các cơ sở phục vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu du khách.

Hai là, gây áp lực cho QLNN. Để đảm bảo cho yêu cầu du lịch và sự phát

triển của HĐDL ngày càng gia tăng, đòi hỏi cơ quan QLNN phải cải cách thủ tục

hành chính, tạo điều kiện thuận lợi thu hút du khách đến du lịch địa phương và các

cơ sở kinh doanh du lịch tham gia HĐDL. Ngoài ra, đòi hỏi QLNN phải đảm bảo

vai trò của mình thúc đẩy phát triển HĐDL, góp phần phát triển KT-XH của địa

phương, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho du khách.

Ba là, nguy cơ làm phương hại các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp

của dân tộc. HĐDL có thể gây ảnh hưởng tiêu cực thông qua hành vi của du

khách. Hành vi, văn hóa xấu của du khách có thể xâm hại đến văn hóa, làm thay

đổi lối sống, truyền thống văn hóa của địa phương.

Bốn là, nguy cơ mất an ninh, an toàn. HĐDL có thể gây ra các tệ nạn xã

hội chẳng hạn như du lịch tội phạm, ma túy, mại dâm, văn hóa đồi trụy, tour 0

đồng "chặt chém" du khách, lây lan dịch bệnh.

Năm là, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. HĐDL quá mức có thể gây ô

nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên. Lượng du khách gia tăng

ở điểm du lịch sẽ làm gia tăng rác thải, ảnh hưởng đến sức chứa, gia tăng nhu cầu

phục vụ, từ đó, sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

2.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC

ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CẤP THÀNH PHỐ TRỰC

THUỘC TRUNG ƯƠNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố

2.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, chẳng hạn, các nhà khoa học

như Koonz đã đưa ra khái niệm quản lý được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.

36

Theo đó, quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng

quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra. Như vậy, quản lý là hoạt động có chủ đích của

chủ thể tác động vào đối tượng bằng cơ chế tác động (nguyên tắc, phương pháp,

công cụ). Có thể khái quát hóa quản lý như hình 2.1 dưới đây.

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống quản lý

Nguồn: [22]

Từ khái niệm chung về quản lý, có thể thấy QLNN là sự tác động của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền đến đối tượng chịu sự quản lý, nhằm hướng hành

vi của họ đến các mục tiêu nhà nước mong muốn thực hiện.

Các thành phần tham gia vào HĐDL bao gồm: khách du lịch; các doanh

nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch; chính quyền sở tại; cộng

đồng dân cư địa phương. Từ đó, ta có thể thấy rằng các thành tố trong hoạt động

QLNN về du lịch, gồm: Chủ thể quản lý (các cơ quan QLNN về du lịch); đối

tượng quản lý (các hoạt động trong lĩnh vực du lịch); công cụ quản lý (chiến

lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch).

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm QLNN về du lịch là sự

tác động có tổ chức vào các HĐDL nhằm định hướng các hoạt động này theo các

mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn.

QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ đó là sự tác động của chính quyền

thành phố tới HĐDL theo phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý tới HĐDL để đạt

mục tiêu KT-XH của địa phương và quốc gia đề ra trong từng giai đoạn.

Nguyên tắc,

phương pháp,

công cụ,… Mục tiêu quản lý

Đối tượng quản lý Thực hiện

Xác định

Chủ thể quản lý

37

Như vậy, chủ thể QLNN về du lịch gồm: Cơ quan QLNN về du lịch cấp

thành phố TTTƯ là Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)

thành phố cùng với các cơ quan tư vấn, giúp việc như Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch (VH-TT-DL), các sở ngành có liên quan. Cơ quan QLNN về du lịch cấp

thành phố TTTƯ thực hiện quản lý theo phân cấp được quy định, dưới sự chỉ

đạo của các cơ quan quản lý cấp trung ương và chịu sự giám sát của nhân dân.

Đối tượng quản lý: là các HĐDL và các hoạt động liên quan đến du lịch

trên địa bàn của thành phố TTTƯ.

Công cụ quản lý: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở thành phố TTTƯ

thực hiện quản lý các HĐDL bằng hệ thống các công cụ quản lý kinh tế như các

chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển HĐDL, các quy định của

pháp luật trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.

Từ các phân tích trên, QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ là sự tác

động có tổ chức của chính quyền nhà nước cấp thành phố TTTƯ tới HĐDL trên

địa bàn nhằm thúc đẩy HĐDL phát triển bền vững và có hiệu quả, góp phần

thực hiện các mục tiêu KT-XH đề ra của địa phương.

Quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền thành phố trực thuộc trung

ương là sự tác động có tổ chức của chính quyền cấp tỉnh trong phạm vi thẩm

quyền của mình lên hoạt dộng du lịch trên địa bàn, đáp ứng các yêu cầu, tiêu

chuẩn ngành nhằm đạt mục tiêu của ngành và mục tiêu của địa phương trong

từng giai đoạn phát triển. Đó là mô hình quản lý theo ngành dọc kết hợp với

quản lý theo lãnh thổ trên cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính

quyền cấp tỉnh trong khung khổ được phân cấp.

Sự tác động của chính quyền nhà nước cấp thành phố TTTƯ tới HĐDL

là sự tác động nhằm quản lý thông qua các nguyên tắc, phương pháp, công cụ

quản lý như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch. Sự tác động ở đây

nhằm thực hiện chức năng quản lý đối với HĐDL, không làm chức năng kinh

doanh thay các doanh nghiệp.

38

Hình 2.2: Hệ thống quản lý nhà nước về hoạt động du

lịch ở thành phố trực thuộc trung ương

Nguồn: Tác giả xây dựng

Như vậy, tác động lên HĐDL trên địa bàn thành phố TTTƯ bao gồm cả

3 cấp - thành phố, quận - huyện, xã - phường với phạm vi và mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, trong luận án, chỉ tập trung nghiên cứu các tác động tới HĐDL của

cấp thành phố TTTƯ.

Phân cấp quản lý nhà nước về du lịch

Quản lý nhà nước về du lịch ở thành phố TTTƯ được phân cấp quản lý

theo ngành kết hợp lãnh thổ.

Quản lý nhà nước về du lịch theo ngành ở thành phố TTTƯ là sự tác

động của nhà nước đến HĐDL ở địa phương, nhằm định hướng HĐDL đến mục

tiêu đã định, mang tính chuyên môn, có tiêu chuẩn ngành, được thực hiện trên

phạm vi địa phương. Hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương

thực hiện hoạt động quản lý ngành giúp cho ngành hoạt động, phát triển theo

mục tiêu riêng, mặt khác phối, kết hợp với cơ quan QLNN khác để thực hiện

những mục tiêu chiến lược quốc gia. Cơ quan QLNN đối với ngành du lịch, bao

gồm: ở trung ương gồm Bộ VH-TT-DL, Tổng cục Du lịch cùng các vụ chức

năng; ở địa phương gồm Sở VH-TT-DL ở thành phố cùng với các đơn vị chuyên

môn ở các quận, huyện, xã, phường.

HĐND UBND

Các sở, ngành

liên quan UBND quận, huyện Sở VH-TT-DL

UBND

phường, xã

Các HĐDL trên địa bàn thành phố

39

Quản lý nhà nước về du lịch theo lãnh thổ: Phạm vi các công việc của

Nhà nước cần quản lý là trên toàn lãnh thổ quốc gia. QLNN về du lịch ở thành

phố TTTƯ là quản lý theo địa phương nằm trong nội dung phân cấp QLNN theo

quy định. Các cơ quan nhà nước ở địa phương chỉ thực hiện quản lý trên địa bàn

và chịu sự chỉ đạo của các cơ quan ngành dọc ở trung ương. Để giúp cho UBND

các cấp thực hiện tốt hoạt động QLNN của mình, các sở, phòng, ban chuyên

môn được thành lập. Các cơ quan chuyên môn này thực hiện quản lý HĐDL trên

lãnh thổ của địa phương. HĐDL là một hoạt động kinh tế dịch vụ tổng hợp có

tính liên ngành, liên vùng. Do đó, căn cứ vào tính chất và quy mô của công việc

mà chính quyền địa phương có thể ban hành quy chế phối, kết hợp trong quản lý.

2.2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố trực

thuộc trung ương

Đặc điểm về đối tượng quản lý: HĐDL là một hoạt động phức tạp, gắn

với sự hiện diện của du khách mà phần lớn đến từ địa phương khác, nước khác.

Bên cạnh đó, HĐDL mang tính đa dạng và có yếu tố quốc tế. Đây còn là dịch vụ

mang tính liên ngành, liên vùng, mang tính tổng hợp có sự tham gia của các

ngành khác nhau. Do đó, QLNN về du lịch cần có sự phối hợp liên ngành, liên

vùng. Bên cạnh đó, HĐDL trên địa bàn thành phố còn mang đặc điểm gắn với

yếu tố đô thị. Chẳng hạn, HĐDL trên địa bàn thành phố Cần Thơ với các tài

nguyên du lịch gắn với yếu tố đô thị trung tâm vùng, gắn với điều kiện tự nhiên,

cảnh quan, sông nước, miệt vườn.

Đặc điểm về cấp quản lý: đặc thù của cấp tỉnh, thành phố là cấp thừa

hành, có phân quyền, vừa thực hiện pháp luật, chính sách của trung ương, vừa

ban hành chính sách theo thẩm quyền. Cấp trung ương sẽ ban hành luật và các

chính sách thống nhất QLNN về du lịch trên cả nước, từ đó, cấp tỉnh, thành phố

sẽ cụ thể hóa và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách

của trung ương để phát triển HĐDL phù hợp với thực tế địa phương. Trong

phạm vi thẩm quyền, cấp tỉnh, thành phố ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút

đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; quản lý tài

40

nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và

hướng dẫn du lịch trên địa bàn. Do đó, khác với QLNN ở trung ương và ở

huyện, xã, cấp thành phố trực thuộc trung ương là cấp thừa hành, triển khai các

chính sách của Trung ương, và là đầu mối QLNN cao nhất ở địa phương (xây

dựng chính sách phù hợp với đặc thù địa phương trong phạm vi chức năng,

nhiệm vụ được giao).

Đặc điểm về địa bàn quản lý: QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố

TTTƯ gắn với đặc thù địa bàn, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh du lịch

trên địa bàn. Gắn với điều kiện đô thị, ngoài các yếu tố về kết cấu hạ tầng cơ

bản, các đô thị lớn thường có nhiều công trình văn hóa, tập trung nhiều vật kiến

trúc lớn, do đó, tạo thành nhiều điểm tham quan và có thể trở thành trung tâm

dịch vụ du lịch và đầu mối điều phối khách cho toàn vùng.

2.2.2. Nội dung của quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố trực

thuộc trung ương trong điều kiện hội nhập quốc tế

Ở thành phố TTTƯ, QLNN về du lịch có chức năng quản lý trên địa bàn

và chịu sự chỉ đạo của các cơ quan ngành dọc ở trung ương. Trong phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chính quyền cấp thành phố TTTƯ có trách

nhiệm thực hiện QLNN về du lịch tại địa phương theo sự phân cấp, cụ thể hóa

chính sách phát triển HĐDL phù hợp với thực tế địa phương, có biện pháp bảo

vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du

lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Từ các phân tích trên, có thể tiếp cận QLNN về du lịch dưới giác độ

chính quyền cấp thành phố TTTƯ được phân cấp thực hiện, gồm các nội dung cụ

thể như sau: Hoạch định phát triển HĐDL ở thành phố TTTƯ; xây dựng và thực

hiện chính sách về HĐDL trên địa bàn; tổ chức hoạt HĐDL trên địa bàn; phát

triển kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh

doanh du lịch trên địa bàn; kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn.

2.2.2.1. Hoạch định phát triển các hoạt động du lịch

Hoạch định phát triển các HĐDL là việc định hướng phát triển thông qua

các công cụ như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thông tin và các nguồn lực của

41

nhà nước. Để HĐDL phát triển cần phải có hoạch định phát triển du lịch, đây là

một trong những nội dung QLNN có tính quyết định đối với sự phát triển HĐDL

trên địa bàn của chính quyền cấp thành phố TTTƯ. Hoạch định phát triển du lịch

để định hướng HĐDL địa phương phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu KT-XH

đã được định ra, hướng dẫn các nhà kinh doanh, các tổ chức kinh tế hoạt động

hướng đích theo các mục tiêu chung. Việc định hướng phải đảm bảo theo các

nguyên tắc của thị trường, mang tính mềm dẻo, uyển chuyển, vừa đảm bảo tính

tự chủ vừa thực hiện mục tiêu chung. Việc hoạch định phát triển các HĐDL ở

địa phương phải đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển chung

của vùng và cả nước, phù hợp với nhu cầu hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền

kinh tế thế giới gắn với tiến trình phát triển đất nước.

Xây dựng và công khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

các HĐDL là công việc rất quan trọng quyết định định hướng phát triển và có tác

dụng định hướng dài hạn cho các cá nhân, tổ chức tham gia HĐDL phát triển.

Chính quyền địa phương xác định rõ xu hướng chung phát triển HĐDL, mục tiêu

phát triển dài hạn, đồng thời cân đối đủ các nguồn lực cần thiết và xác định rõ lộ

trình thực hiện mục tiêu.

Xây dựng chiến lược để phát triển các HĐDL là xác định các nhiệm vụ

và mục tiêu dài hạn, lựa chọn chính sách thích hợp với điều kiện trong nước,

quốc tế và phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đề ra. Chiến

lược xác định các mục tiêu căn bản, chủ yếu để phát triển các HĐDL dựa trên

các căn cứ khoa học. Bên cạnh đó, để đạt các mục tiêu phát triển các HĐDL,

chiến lược phải xác định rõ các nguồn lực, phương tiện, chọn lựa các phương án

thích hợp để thực hiện. Việc tổ chức xây dựng và thực thi chiến lược phát triển

các HĐDL có ý nghĩa to lớn đối với việc định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát

triển cũng như việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong phát triển HĐDL trên địa bàn

thành phố TTTƯ.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch trên địa bàn. Chính quyền thành

phố góp phần xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch trên địa bàn, đưa các

42

biện pháp, định hướng lớn về phát triển du lịch của địa phương vào chiến lược

phát triển KT-XH.

Quy hoạch phát triển các HĐDL trên địa bàn thành phố TTTƯ là việc bố

trí sắp xếp nguồn lực nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả tài nguyên du lịch

trên địa bàn nhằm đạt được mục tiêu phát triển các HĐDL nói riêng và KT-XH

nói chung trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, còn phải xây dựng

các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn về phát triển du lịch.

Quy hoạch phát triển các HĐDL trên địa bàn thành phố bao gồm quy

hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể:

Quy hoạch tổng thể phát triển các HĐDL được lập cho phạm vi toàn

thành phố, bao gồm các nội dung: Xác định vị trí, vai trò, lợi thế của các HĐDL

trong phát triển KT-XH của địa phương, vùng và cả nước; đánh giá tiềm năng,

thực trạng tài nguyên và các nguồn lực để phát triển; xác định quan điểm, mục

tiêu, tính chất, quy mô phát triển khu vực quy hoạch, dự báo các chỉ tiêu phát

triển, luận chứng các phương án phát triển; tổ chức không gian lãnh thổ du lịch,

cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch (thường là từ 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa);

chọn các khu vực và đối tượng ưu tiên phát triển, hình thành danh mục các

chương trình và dự án đầu tư, cân đối yêu cầu vốn đầu tư, nguồn nhân lực; đánh

giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch; kế

hoạch thực hiện kèm theo chính sách, cơ chế, biện pháp quản lý đầu tư theo quy

hoạch được duyệt. Chẳng hạn, ở Cần Thơ đã xây dựng "Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến 2020" và phê

duyệt "Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến

năm 2020, định hướng đến 2030".

Quy hoạch cụ thể để phát triển các HĐDL: được lập cho các khu chức

năng trong khu du lịch, điểm du lịch có tài nguyên du lịch tự nhiên, các dự án

đầu tư phát triển các HĐDL trên địa bàn thành phố TTTƯ. Bao gồm các nội

dung cụ thể sau: Xác định tính chất, quy mô, nội dung đầu tư và các chỉ tiêu kinh

tế - kỹ thuật phát triển các HĐDL; phân khu chức năng, bố trí mặt bằng tổng thể

43

quy hoạch cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng du lịch; sử dụng đất; quy định quản lý

xây dựng, phát triển, khai thác và sử dụng; xác định danh mục các dự án đầu tư;

phân tích hiệu quả KT-XH và môi trường; đề xuất các biện pháp, kế hoạch thực

hiện quy hoạch. Quy hoạch các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch là công

việc hết sức quan trọng để phát triển HĐDL địa phương.

Công tác quy hoạch có chất lượng sẽ tạo ra cân bằng cung - cầu, phát

triển lành mạnh trên thị trường du lịch, gia tăng lợi ích từ HĐDL và giảm thiểu

những tác động tiêu cực có thể đem lại cho cộng đồng, cho DNDL. Ngược lại,

công tác này không tốt có thể dẫn đến phát triển HĐDL thiếu tính kiểm soát.

Nếu chạy theo những lợi ích ngắn hạn trước mắt có thể gây thiệt hại cho các

nguồn lực du lịch như: suy giảm tài nguyên môi trường, giảm sự hấp dẫn sản

phẩm du lịch, lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lao động và

vốn… và làm giảm hiệu quả KT-XH.

Xây dựng các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn về phát triển du lịch. Xây

dựng kế hoạch, xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp tiến hành

về phát triển HĐDL. Kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì bắt

buộc cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện và hoàn thành đúng thời hạn.

Chương trình, kế hoạch có vai trò quan trọng, giúp đạt được mục tiêu một cách

tương đối chính xác, góp phần đảm bảo tính ổn định trong hoạt động, tăng tính

hiệu quả, tiết kiện thời gian, chi phí, nhân lực. Chương trình, kế hoạch đảm bảo

cho chủ trương của chính quyền địa phương hoạt động được thống nhất, tránh

chồng chéo và mâu thuẫn, làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá.

2.2.2.2. Xây dựng và thực thi chính sách về hoạt động du lịch trên địa bàn

Xây dựng và thực thi chính sách về HĐDL trên địa bàn bao gồm triển

khai việc thự hiện pháp luật, chính sách của trung ương và xây dựng, triển khai

chính sách đặc thù về HĐDL thuộc thẩm quyền phân cấp cho thành phố.

Xây dựng và thực thi các chính sách nhằm tạo lập môi trường thuận lợi

cho các doanh nghiệp và các HĐDL hoạt động hiệu quả. Tạo lập môi trường thuận

lợi, bao gồm: môi trường chính trị ổn định; môi trường văn hóa xã hội phù hợp

44

nền kinh tế thị trường; xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng; môi trường an

ninh trật tự, kỷ luật, kỷ cương; môi trường thông tin. Thực hiện nội dung này,

chính quyền địa phương có chức năng tạo ra các dịch vụ công về môi trường

chính trị, pháp lý, an ninh, thủ tục quản lý, điều kiện kinh doanh, thông tin, an

toàn xã hội. Đồng thời, ban hành và bảo đảm thi hành pháp luật, bảo đảm các

điều kiện và nguyên tắc cơ bản như: quyền sở hữu, tự do kinh doanh, xử lý tranh

chấp, bảo đảm xã hội phát triển lành mạnh, có văn hóa. Nhà nước tạo lập môi

trường thuận lợi cho các HĐDL thông qua xây dựng các chính sách như: chính

sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách khuyến khích đầu tư, giảm thuế,

phát triển vùng sâu, vùng xa, trợ cấp, phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách kích

cầu, chính sách việc làm, chính sách xã hội. Các văn bản, chính sách sau đây có

tác động trực tiếp đến QLNN về du lịch ở thành phố TTTƯ: Luật Du lịch, Luật

Di sản văn hóa, Luật Đầu tư; chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách tài chính - tín

dụng, thuế, lãi suất; chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng ngành du lịch; chính

sách hỗ trợ xúc tiến du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch và đào tạo nguồn nhân

lực du lịch; chính sách đất đai; chính sách giá cả các dịch vụ cấu thành sản phẩm

du lịch; chính sách cạnh tranh.

Để phát triển các HĐDL trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh

của địa phương, chính quyền cấp thành phố TTTƯ phải tích cực cải thiện môi

trường pháp lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thông qua việc cụ thể hóa và tổ

chức thực hiện chính sách, pháp luật chung của Nhà nước về phát triển HĐDL

phù hợp với điều kiện ở địa phương (nghiên cứu đặc điểm, hoàn cảnh địa

phương, ra văn bản hướng dẫn, tổ chức thực thi, kiểm tra, uốn nắn lệch lạc, đánh

giá kết quả thực thi chính sách).

Chính quyền thành phố nghiên cứu, ban hành và triển khai các cơ chế,

chính sách thuộc thẩm quyền mang tính đặc thù ở địa phương như chính sách

khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi tiền thuê đất, thời hạn thuê đất, chính

sách ưu đãi tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin tưởng cho

các tổ chức, cá nhân (kể cả trong nước và ngoài nước) khi bỏ vốn đầu tư tham

45

gia HĐDL. Tuy nhiên, việc ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương vừa

phải bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà

nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa

phương để khuyến khích phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và

bình đẳng, tính nghiêm minh trong quá trình thực thi.

Hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những

điều kiện quan trọng để phát triển các HĐDL của thành phố. Vì vậy chính quyền

cấp thành phố TTTƯ cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho đầu tư xây dựng kết

cấu hạ tầng du lịch cho các khu, điểm du lịch như mở rộng đường giao thông,

xây dựng hệ thống điện, cung cấp nước sạch, phát triển hệ thống thông tin liên

lạc, hỗ trợ trong việc tôn tạo di tích văn hóa lịch sử, các công trình kiến trúc,

cảnh quan du lịch. Ngoài ra, chính quyền cấp thành phố TTTƯ cần phải bình ổn

giá tiêu dùng và thị trường du lịch, có chính sách điều tiết thu nhập hợp lý và

hướng các DNDL tham gia thực hiện các chính sách xã hội ở địa phương. Để

thực hiện điều này, chính quyền cấp thành phố TTTƯ phải sử dụng linh hoạt các

công cụ quản lý để hạn chế tình trạng nâng giá, độc quyền trong hoạt động kinh

doanh du lịch ở địa phương.

Hoạt động du lịch là khâu đột phá, kích thích sự phát triển của nhiều hoạt

động khác trong các ngành, lĩnh vực và cũng là hoạt động tạo ra lợi nhuận cao. Vì

vậy phải có chính sách hợp lý để hướng doanh nghiệp sử dụng nguồn lợi nhuận thu

được tiếp tục đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững, khai thác hợp lý tiềm

năng du lịch sẵn có của địa phương để góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh

thần cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mạnh mẽ và bền vững.

2.2.2.3. Tổ chức hoạt hoạt động du lịch trên địa bàn

Tổ chức HĐDL trên địa bàn là nhiệm vụ của chính quyền địa phương

nhằm tổ chức điều hành HĐDL làm cho sự phát triển HĐDL địa phương đi đúng

hướng theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã định. Tham gia HĐDL gồm có:

các chủ thể kinh doanh du lịch, du khách, cộng đồng dân cư địa phương, chính

quyền sở tại, hàng hóa và dịch vụ du lịch. Trong đó, để có hàng hóa, dịch vụ du

lịch cần phải có tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng du lịch. Do đó, Chính quyền

46

địa phương tổ chức HĐDL có thể phân chia các yếu tố trên thành đối tượng và

chủ thể tổ chức, điều hành. Đối tượng tổ chức, điều hành chủ yếu là: các chủ thể

kinh doanh du lịch, tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng du lịch. Chủ thể tổ chức,

điều hành là chính quyền địa phương.

Tổ chức HĐDL chính là chức năng tổ chức hoạt động kinh tế của nhà

nước, gồm có: tổ chức HĐDL và tổ chức bộ máy QLNN về du lịch.

Tổ chức hoạt động du lịch

Tổ chức hoạt động du lịch từ tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, các

tuyến du lịch, vận tải phục vụ du khách, các cơ sở ăn uống, nghỉ dưỡng. Tổ chức

HĐDL của chính quyền địa phương bao gồm: tạo ra tài nguyên du lịch, tổ chức các

tuyến du lịch và tổ chức các doanh nghiệp phục vụ HĐDL.

Tạo ra tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra (tài

nguyên thiên nhiên) và cũng có thể do con người tạo ra (tài nguyên nhân văn).

Tài nguyên thiên nhiên, gồm: Địa hình, khí hậu, động thực vật, tài

nguyên nước, vị trí địa lý.

Tài nguyên nhân văn, gồm: Các giá trị lịch sử, các giá trị văn hóa, các

phong tục tập quán cổ truyền, các thành tựu về kinh tế.

Tổ chức các tuyến du lịch: gồm có tuyến du lịch nội đô, tuyến du lịch

liên tỉnh, thành phố và tuyến du lịch liên vùng. Tạo ra các cơ sở hạ tầng chung

và cơ sở vật chất kỹ thuật đặc trưng của ngành du lịch. Quy hoạch hệ thống các

điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch của địa phương, trên cơ sở đó đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đặc trưng cho các HĐDL.

Tổ chức hệ thống doanh nghiệp tham gia HĐDL: đảm bảo hiệu quả phục

vụ và lợi ích của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh du lịch

gồm các doanh nghiệp ở các khu vực tư nhân, khu vực nhà nước và khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, trong khu vực phi kết cấu, còn có loại hình hộ

gia đình, trang trại, hoặc cá nhân, nhóm kinh doanh.

Các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân cần được chú trọng, sự tham gia

của khu vực tư nhân có ý nghĩa huy động nguồn lực và ý nghĩa về mặt quản lý

(kiểm chứng hiệu quả các quyết định và chính sách của chính quyền).

47

Chú trọng sắp xếp, củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, đây là việc

cấp thiết. Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước tùy theo sự phân cấp và ủy

quyền của Chính phủ mà UBND tỉnh, thành phố TTTƯ có trách nhiệm đại diện

chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp trên một số chức năng nhất định

nhưng phải tôn trọng quyền tự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp, không

can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với hệ thống DNDL, Nhà nước tác động vào hoạt động của doanh

nghiệp thông qua các công cụ kinh tế và hành chính, định hướng hoạt động

của doanh nghiệp theo các mục tiêu chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát

triển HĐDL.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Chủ thể QLNN về du lịch là các cơ quan chức năng trong bộ máy QLNN thực

hiện nhiệm vụ quản lý HĐDL ở thành phố TTTƯ. Trong giai đoạn hiện nay, Nhà

nước tiến hành sắp xếp lại các cơ quan QLNN về kinh tế, đổi mới thể chế và thủ

tục hành chính, đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp lại cán bộ công chức QLNN và

quản lý doanh nghiệp. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý sẽ được thực

hiện bởi các cán bộ, công chức trong bộ máy. Chất lượng cán bộ, công chức,

cách làm việc của các cơ quan quản lý có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng

HĐDL. Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch cần

phải được quan tâm, cơ cấu lại đội ngũ công chức, tăng cường đào tạo, bồi

dưỡng về kiến thức, kỹ năng, về ngoại ngữ, tin học và nâng cao đạo đức công

chức, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút nhân tài, tạo động lực

khuyến khích công chức nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác.

Trong tổ chức cơ quan QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ cần điều

chỉnh cơ cấu tổ chức tinh gọn theo hướng giảm bớt đầu mối, khắc phục tình

trạng chồng chéo, trùng lắp về chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan trong bộ

máy. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng đề

cao vai trò và trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, bảo đảm tính thống nhất,

48

thông suốt, nhanh nhạy của quản lý, điều hành. Chính quyền thành phố phải

chuyển mạnh sang nền hành chính “phục vụ”, kiến tạo. Đảm bảo thu hút mạnh

mẽ sự tham gia của người dân vào QLNN, đảm bảo tính công khai, minh bạch

trong thể chế, chính sách, thủ tục hành chính cũng như trong thực thi công vụ.

Cải cách mạnh mẽ khu vực sự nghiệp, dịch vụ công theo hướng đổi mới cơ chế

hoạt động, cơ chế quản lý và đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công.

Đối với chủ thể quản lý, chính quyền cấp thành phố TTTƯ cần tập trung

thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế đã xác định, bảo đảm các điều kiện cho

HĐDL phát triển, ngăn chặn tình trạng tiêu cực, tham nhũng. Trong tổ chức,

điều hành HĐDL chính quyền cấp thành phố TTTƯ cần phải tổ chức thực hiện

việc tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong HĐDL, và giữa

địa phương và trung ương trong QLNN về du lịch.

2.2.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn

Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch sẽ thúc đẩy phát triển HĐDL, mang lợi

ích đến cho nhiều thành phần hơn và góp phần tăng trưởng kinh tế thành phố.

Tuy nhiên, HĐDL phải trong giới hạn cho phép sức chứa của kết cấu hạ tầng du

lịch của thành phố. Do đó, chính quyền thành phố cần phải có chính sách đầu tư

phát triển kết cấu hạ tầng du lịch phù hợp nhu cầu phát triển HĐDL.

Kết cấu hạ tầng cho phát triển HĐDL là nhân tố tác động trực tiếp đến sự

phát triển nhanh hay chậm, là một trong các yếu tố để chính quyền thành phố tổ

chức HĐDL, bán các sản phẩm du lịch và phát triển du lịch ở địa phương nhằm

tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Kết cấu hạ tầng

du lịch là bộ phận của cơ sở hạ tầng ở địa phương. Trong những điều kiện về sự

sẵn sàng phục vụ du khách, điều kiện không thể thiếu đó là kết cấu hạ tầng xã

hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Về hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội: Hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay,

bến cảng, đường sắt, đường thủy, công viên, mạng lưới thương nghiệp, hệ thống

thông tin viễn thông, hệ thống điện.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của

khách du lịch về ăn, ở, đi lại,... Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn

49

bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác

các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá cung cấp, làm

thỏa mãn nhu cầu của du khách, bao gồm Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu

vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển, các công trình kiến trúc bổ trợ.

Có thể thấy phát triển kết cấu hạ tầng du lịch sẽ bao gồm phát triển hệ

thống kết cấu hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch để phục vụ nhu

cầu du khách và sự phát triển HĐDL địa phương. Chính sách đầu tư phát triển

kết cấu hạ tầng du lịch có thể thực hiện theo hướng sau:

Thứ nhất, khuyến khích, huy động nguồn vốn với nhiều hình thức để đầu

tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch. Khuyến khích huy động các nguồn lực để

dành cho việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật chung và đặc trưng của ngành

du lịch;

Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư xây dựng kết

cấu hạ tầng du lịch. Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch phải theo xu hương phát

triển hiện nay: đa dạng hóa (phục vụ nhu cầu đa dạng); hiện đại hóa (phục vụ

chất lượng cao, tiện nghi hơn); phát triển kết hợp hiện đại với truyền thống, xây

dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch hài hòa với môi trường thiên nhiên.

Kinh doanh du lịch có cạnh tranh thu hút được nhiều du khách hay

không một phần lớn là nhờ vào mức độ hiện đại của kết cấu hạ tầng du lịch. Mức

độ hiện đại của kết cấu hạ tầng du lịch hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô, hiệu

quả sử dụng nguồn vốn đầu tư.

2.2.2.5. Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn

Các cơ sở kinh doanh du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng

dịch vụ nên du khách muốn tiêu dùng dịch vụ thì phải đến các cơ sở kinh doanh

du lịch. Có 4 loại hình kinh doanh du lịch tiêu biểu: kinh doanh lữ hành, kinh

doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh các dịch

vụ du lịch khác. Hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể được phân

thành 4 nhóm như sau: Toàn bộ hoạt động phục vụ du lịch, đáp ứng trực tiếp nhu

cầu du khách: các doanh nghiệp lữ hành, đại lý du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng

50

du lịch, cơ sở vận chuyển du lịch, điểm cung cấp thông tin du lịch, các quầy kiốt

tại các điểm và khu du lịch; Một phần hoạt động phục vụ du lịch, đáp ứng trực

tiếp nhu cầu du khách: giao thông bưu điện, quán ăn, cơ sở dịch vụ khác, các

quầy đổi tiền, cơ sở bảo hiểm; Toàn bộ hoạt động phục vụ du lịch, đáp ứng gián

tiếp nhu cầu du khách: cơ sở sản xuất đồ lưu niệm, biểu tượng, sách, ấn phẩm

liên quan đến du lịch, các thiết bị liều trại, trang bị leo núi; Một phần hoạt động

phục vụ du lịch, đáp ứng gián tiếp nhu cầu du khách: cơ sở cung cấp nước, lương

thực, thực phẩm. Ngoài ra còn có thể kể đến những chủ thể gián tiếp tham gia

vào du lịch có thể ở vị trí rất xa nơi các HĐDL diễn ra nhưng có ảnh hưởng rất lớn

đến toàn bộ hệ thống như các doanh nghiệp xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui

chơi giải trí. Các cơ sở phục vụ HĐDL này thường được xây dựng xong, bán và sau

đó được quản lý bởi các DNDL. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, khách du

lịch không phải là khách hàng chính, mà chính là người dân địa phương và các

doanh nghiệp. Chính vì vậy, có nhiều khu giải trí, nhà hàng không được xem là

phục vụ HĐDL (bởi vì khách hàng của họ chủ yếu là người dân địa phương). Do

đó, các cơ sở kinh doanh du lịch nằm trong khái niệm này là các doanh nghiệp,

thương nhân và cơ sở hoạt động kinh doanh trực tiếp từ du khách.

Để đảm bảo được tính hiệu quả kinh tế, tính cạnh tranh giúp các doanh

nghiệp tham gia HĐDL tồn tại, phát triển và đạt lợi nhuận lâu dài, bên cạnh việc

tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, chính quyền thành phố

cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các cơ sở kinh doanh du lịch

trên địa bàn, bao gồm các chính sách về vốn, thuế; chính sách ổn định thị trường,

phát triển sản phẩm du lịch; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du

lịch; chính sách liên kết phát triển HĐDL. Việc khuyến khích, hỗ trợ có thể thực

hiện theo hướng sau:

Thứ nhất, hỗ trợ các DNDL từng bước trở thành các doanh nghiệp kinh

doanh hiện đại; hỗ trợ doanh nghiệp liên kết mạng lưới với nhau và với các hộ

kinh doanh cá thể, các trang trại, các nhóm và các cá nhân kinh doanh du lịch, từ

đó có khả năng mở rộng các HĐDL liên vùng, khu vực và kinh doanh lữ hành

51

quốc tế; hỗ trợ hình thành những loại hình doanh nghiệp mới và tạo điều kiện dễ

dàng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Khuyến khích các DNDL phát triển

theo hướng đảm bảo tính bền vững và có trách nhiệm;

Thứ hai, hỗ trợ vốn cho các DNDL với nhiều hình thức để đầu tư mở

rộng quy mô, đầu tư vào công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo chiều sâu

nhằm tăng cường khả năng canh tranh. Khuyến khích đa dạng hóa các loại hình

sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng địa phương, độc đáo và có

sức hút đối với du khách;

Thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du

lịch, cơ sở vật chất hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

và quy hoạch phát triển HĐDL trên địa bàn thành phố, như: mở đường giao thông,

xây dựng hệ thống điện, cung cấp nước sạch, phát triển hệ thống thông tin liên lạc,

tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc, cảnh quan du lịch;

Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn và kiến

nghị cho doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh du lịch; cung cấp các

thông tin liên quan đến HĐDL; các thủ tục hành chính liên quan đến HĐDL;

Thứ năm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch.

Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp trong quảng bá du lịch và thương hiệu.

Phân tích nhân tố EFA được sử dụng để kiểm định lại khái niệm, rút gọn

và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu

hết chúng có tương quan với nhau và cần được rút gọn để có thể dễ dàng quản

lý. Mỗi nhân tố duy nhất tương quan với mỗi nhân tố khác và với các nhân tố

chung (xem mô tả phân tích nhân tố EFA Phụ lục 3). Các nhân tố chung có sự

kết hợp tuyến tính của các biến được quan sát theo mô hình sau:

Fi = wi1x1 + wi2x2 +...+ wikxk

Trong đó:

Fi: Ước lượng nhân tố thứ i

Wi: Trọng số hay hệ số điểm nhân tố

k: Số biến

Từ kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch trên địa

52

bàn thành phố Cần Thơ, ta có nhân tố F1 Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia HĐDL

(Xem PL3.1; Bảng PL3.1):

F1 = 0,741*QL9 + 0,705*QL8 + 0,699*QL7 + 0,675*QL2 + 0,561*QL3 + 0,542*QL1

QL9: Tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch thu hút doanh nghiệp/hộ gia

đình kinh doanh du lịch và người dân tham gia

QL8: Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, hộ gia

đình kinh doanh du lịch

QL7: Tổ chức chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch

QL2: Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn

QL3: Đảm bảo sự tham gia của doanh nghiệp, người dân trong HĐDL

QL1: Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chủ trương, pháp luật du lịch của

chính quyền địa phương

Từ kết quả trên, ta thấy QL9 là có hệ số lớn nhất (0,714), nghĩa là nó có

ảnh hưởng lớn nhất đối với nhân tố chung, tiếp đến là QL8, QL7, QL2, QL3,

QL1. Do đó, trong QLNN về du lịch chính quyền Cần Thơ cần chú trọng tổ chức

hội thảo về du lịch, tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch, đồng thời tổ

chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, hộ gia đình kinh

doanh du lịch và người dân địa phương. Bên cạnh đó chú trọng khuyến khích, hỗ

trợ các cơ sở kinh doanh du lịch (đầu tư, đất đai, tài chính, thủ tục…) và đảm bảo

doanh nghiệp, người dân tham gia HĐDL.

2.2.2.6. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch trên địa bàn

Trong sự phát triển của du lịch và thực hiện các HĐDL sẽ phát sinh các

hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô

nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch không lành

mạnh, trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương. Do đó, chính

quyền cấp thành phố TTTƯ phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm

tra, thanh tra và giám sát đối với HĐDL nhằm phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp

thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra.

Kiểm tra, kiểm soát là tổng thể các hoạt động của cơ quan QLNN nhằm

phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm, thông qua đó để nắm được những khó

khăn, trở ngại của các chủ thể kinh doanh du lịch nhằm thúc đẩy HĐDL địa phương

53

phát triển đúng hướng và vững chắc. Việc kiểm tra, kiểm soát gồm: Kiểm tra, giám

sát; thanh tra chuyên ngành du lịch và thanh tra nhà nước; xử lý vi phạm. Thông

qua các hình thức này có thể đánh giá chuẩn xác và xác định các can thiệp cần thiết

của nhà nước đối với HĐDL ở thành phố. Kiểm tra, kiểm soát HĐDL cần sâu sát,

kịp thời, nhưng không làm ảnh hưởng đến HĐDL.

Để thực hiện tốt nội dung này, chính quyền cấp thành phố TTTƯ cần làm

tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của thành

phố TTTƯ về đầu tư khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn; thực hiện việc

đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh

có điều kiện như kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành; đồng thời, cần xử lý

nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn.

Từ kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch trên địa

bàn thành phố Cần Thơ, ta có nhân tố F2 Kiểm tra và giải quyết việc chấp hành

trong HĐDL (Xem PL3.1; Bảng PL3.1):

F2 = 0,817*QL6 + 0,737*QL5 + 0,688*QL4

QL6: Giải quyết các vụ việc liên quan HĐDL

QL5: Kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn

QL4: Việc chấp hành của doanh nghiệp và người dân trong HĐDL

Do đó, trong QLNN về du lịch chính quyền thành phố cần đảm bảo kiểm

tra, kiểm soát việc chấp hành trong HĐDL và giải quyết nhanh chóng, kịp thời,

chính xác các vụ việc liên quan HĐDL (chèo kéo du khách, ‘chặt/chém’ du khách)

nhằm đảm bảo quyền lợi của du khách và các bên khi tham gia HĐDL.

2.2.3. Tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước

về du lịch cấp thành phố

2.2.3.1. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố

Có nhiều cách đánh giá QLNN về du lịch, nhưng phổ biến là đánh giá

theo chất lượng và tác động. Đánh giá theo chất lượng là đánh giá về hiệu lực,

hiệu quả và năng lực.

Hiệu lực quản lý là chỉ tiêu chất lượng của QLNN, được xác định bởi

việc so sánh giữa kết quả cuối cùng của QLNN về du lịch so với mục tiêu đề ra.

54

Kết quả cuối cùng (đầu ra) của du lịch có thể là doanh thu du lịch, tăng trưởng

du lịch, tổng số lượt khách, tổng lợi nhuận du lịch, thu nhập du lịch bình

quân/người, tổng số cơ sở lưu trú. Kết quả QLNN về du lịch còn thể hiện ở mức

độ đáp ứng về tạo lập môi trường, đặc biệt là mức độ đáp ứng về chiến lược,

chính sách, kế hoạch phát triển HĐDL. Mục tiêu đề ra thường bao gồm các chỉ

tiêu kết quả như doanh thu du lịch, tăng trưởng du lịch, tổng lợi nhuận du lịch, số

lượt khách, thu nhập du lịch bình quân/người, tổng số cơ sở lưu trú. Các chỉ tiêu

này được đề ra trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của thành phố.

Hiệu quả quản lý là việc so sánh giữa kết quả cuối cùng của QLNN về du

lịch với chi phí cho quản lý để tạo ra kết quả cuối cùng đó. Kết quả cuối cùng (đầu

ra) thường là các chỉ tiêu giá trị như Doanh thu du lịch, tổng lợi nhuận. Tổng chi phí

bao gồm chi phí cho bộ máy và các chi phí khác phục vụ cho QLNN về du lịch.

Năng lực quản lý là chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý, điều hành

HĐDL, thể hiện ở khả năng hoạch định chính sách, khả năng dự báo, tầm nhìn

quản lý, năng lực tổ chức HĐDL.

Đánh giá tác động của QLNN về du lịch tới HĐDL gồm: Tác động tích

cực (mức độ tác động của các yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch); tác động tiêu

cực (các tác động làm hạn chế, cản trở phát triển du lịch); tác động trực tiếp phát

triển HĐDL (tăng doanh thu, tạo việc làm, tăng số lượt khách, số lượng cơ sở lưu

trú); tác động gián tiếp của QLNN về du lịch (có thể là góp phần thúc đẩy phát triển

kinh tế xã hội địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, cải thiện đời

sống người dân địa phương, xóa đói giảm nghèo).

2.2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố

Các nhân tố chủ quan

Năng lực, cơ cấu tổ chức QLNN về du lịch có ảnh hưởng lớn đến sự phát

triển HĐDL. Tổ chức bộ máy QLNN đối với HĐDL phù hợp với yêu cầu phát

triển thì sẽ thúc đẩy HĐDL phát triển nhanh và mạnh. Ngược lại, sẽ làm cho

HĐDL chậm phát triển, thậm chí không phát triển và sử dụng lãng phí tài

nguyên du lịch. Nếu xây dựng được tổ chức có năng lực sẽ giúp cho QLNN về du

lịch thuận lợi và hiệu quả.

55

Năng lực, trình độ của cán bộ QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ.

Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan

QLNN về du lịch, tham mưu xây dựng chính sách phát triển HĐDL, ban hành

các văn bản, quy định và tổ chức, điều hành, quản lý các HĐDL của địa phương.

Do đó, họ sẽ là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng, tạo lập môi trường cho

HĐDL như: Lập kế hoạch quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn

nhân lực; phát triển sản phẩm, công nghệ và phát triển các hệ thống; các ngành

liên quan và mua sắm.

Trong bối cảnh HNQT và phát triển hiện nay, QLNN về du lịch cấp thành

phố TTTƯ đòi hỏi ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển. Năng

lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý có ý

nghĩa quyết định đến hiệu quả và hiệu lực của QLNN về du lịch. Nếu năng lực quản

lý giỏi, trình độ chuyên môn cao và có phẩm chất đạo đức thì việc xây dựng chính

sách, hoạch định, quy hoạch phát triển và việc tổ chức, điều hành HĐDL của địa

phương sẽ sát thực tế, khả thi, nhanh chóng và hiệu quả… Ngược lại, sẽ làm cho việc

QLNN về du lịch trì trệ, kém hiệu quả, làm cho HĐDL địa phương chậm phát triển.

Cơ chế, chính sách QLNN về du lịch của chính quyền thành phố TTTƯ.

Cơ quan QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ thực hiện quản lý theo phân cấp,

dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trung ương, chịu sự giám sát của

nhân dân và kiểm nghiệm của thị trường. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở

thành phố TTTƯ thực hiện quản lý du lịch bằng hệ thống các công cụ quản lý

kinh tế như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch, các quy

định của pháp luật trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.

Chính quyền địa phương căn cứ vào thẩm quyền của mình sẽ tổ chức

thực hiện pháp luật và chủ trương, chính sách của Nhà nước Trung ương trên

địa bàn thành phố. Đồng thời, xây dựng và thực thi các chính sách phát triển

của thành phố nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho HĐDL và các DNDL. Do

đó, chính quyền địa phương có các chính sách, cơ chế phù hợp với yêu cầu

thực tiễn của địa phương và pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước

56

Trung ương sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của QLNN về du lịch. Việc QLNN

về du lịch của địa phương tốt sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc, giải

phóng các rào cản để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch, đảm

bảo sử dụng nguồn lực đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ được môi

trường sinh thái; khai thác được nguồn lực du lịch phục vụ quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các mục tiêu

KT-XH, quốc phòng, an ninh.

Chính quyền địa phương thiếu quan tâm, buông lỏng QLNN về du lịch,

thiếu kiểm tra, kiểm soát việc thực thi chủ trương, chính sách về HĐDL của các

bên tham gia sẽ làm phát sinh các hiện tượng vi phạm, tác động tiêu cực đến phát

triển HĐDL. Vì vậy, các cấp chính quyền của thành phố phải có trách nhiệm

thực hiện đúng chức năng QLNN đối với du lịch, tạo sự ảnh hưởng tích cực

trong hoạt động QLNN của mình.

Kết quả điều tra XHH, cho thấy ý kiến của các đối tượng được điều tra

đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động QLNN về du lịch ở

thành phố Cần Thơ thể hiện như sau (Xem Bảng PL2.5):

Yếu tố ảnh hưởng Tỷ lệ %

Định hướng phát triển hoạt động du lịch 43,57

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế 47,39

Số lượng cán bộ trong lĩnh vực du lịch chưa đủ 14,86

Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch còn chung chung, chưa cụ thể 46,99

Qua các yếu tố trên, ta thấy yếu tố về số lượng cán bộ trong lĩnh vực du

lịch là tác động thấp nhất.

Đánh giá về thách thức và khó khăn trong QLNN về du lịch của chính

quyền địa phương, bao gồm: Chính sách thu hút du lịch (49,8%); Năng lực đội

ngũ cán bộ (46,4%); Tầm nhìn quản lý (44,2%); Thực hiện theo yêu cầu gấp của

lãnh đạo (12,4%) (Xem Bảng PL2.5).

Đánh giá các vấn đề cần cải thiện nhất hiện nay, các đối tượng cho rằng

cần cải thiện các vấn đề như sau (Xem Hình 2.3):

57

(i) Các vấn đề có tỷ lệ đánh giá trên 31% gồm: Chất lượng các cơ sở dịch

vụ du lịch (35,8%), Các vấn đề vệ sinh môi trường (33,2%), Năng lực quản lý du

lịch (31,8%) được cho là cần cải thiện mạnh nhất;

(ii) Các vấn đề kiến nghị có tỷ lệ trên 22% dưới 30% gồm: Cơ chế thu

hút đầu tư (29,4%), Cơ sở hạ tầng (29,4%), Chất lượng lao động du lịch (23,4%)

và Cơ chế đặc thù của thành phố cho phát triển du lịch (22,4%);

(iii) Các vấn đề được kiến nghị thấp nhất là Quản lý an ninh trật tự, xử lý

hàng rong (14%).

Hình 2.3: Kiến nghị vấn đề cần cải thiện mạnh nhất ở Cần Thơ hiện nay

Nguồn: Kết quả điều tra XHH của tác giả tháng 6/2017 (Bảng PL2.8)

Đồng thời, các đối tượng khảo sát cũng đưa ra kiến nghị với các chính sách

để phát triển HĐDL, thể hiện như sau: Hỗ trợ (vốn, thủ tục) người dân tham gia

kinh doanh du lịch (51,6%), Đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực

du lịch (45,8%), Cụ thể hóa chính sách (26%), Đánh giá và cải thiện việc thực hiện

chính sách (19,2%) (Xem Bảng PL2.8).

Đánh giá các vấn đề người dân có thể tham gia tích cực để phát triển HĐDL ở

Cần Thơ gồm: quảng bá các điểm du lịch (65,2%), vệ sinh môi trường (63,2%), an

ninh trật tự (32,6%) và an toàn giao thông (23,6%) (Xem Bảng PL2.5).

147 147 159

112

179

117

166

70

4 29,4 29,4 31,8 22,4 35,8 23,4 33,2

14 0,8 0

50

100

150

200

Cơ chế thu hút đầu tư

Cơ sở hạ tầng

Năng lực quản

lý du lịch

Cơ chế đặc thù

của thành

phố cho phát

triển du lịch

Chất lượng các cơ sở dịch vụ du lịch

Chất lượng

lao động du lịch

Các vấn đề vệ

sinh môi trường

Quản lý an ninh trật tự, xử lý hàng rong

Khác

Số lượng %

58

Các nhân tố khách quan

Thứ nhất, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước

Để thống nhất QLNN về du lịch trên toàn quốc, các cơ quan nhà nước ở

trung ương sẽ phân định chức năng, thẩm quyền QLNN về du lịch cho chính

quyền địa phương thông qua các quy định pháp luật. Đồng thời, thông qua việc

ban hành các chủ trương, chính sách sẽ định hướng, tạo động lực, đầu tư phát

triển HĐDL, ưu tiên vốn phát triển, mở rộng thị trường và môi trường đầu tư

phát triển. Do đó, hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước đầy đủ, đồng bộ,

rõ ràng, cụ thể và khoa học, xuất phát từ thực tiễn thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi

cho cơ quan QLNN về du lịch của thành phố TTTƯ triển khai các hoạt động

QLNN về du lịch một cách hiệu quả.

Cơ quan QLNN ở trung ương quản lý, điều hành tạo môi trường kinh tế,

chính trị và xã hội ổn định là yếu tố quan trọng cho phát triển HĐDL địa phương và

QLNN về du lịch ở địa phương. HĐDL vận hành theo nguyên tắc thị trường, cung

cầu giữa bên mua và bên bán, nên môi trường kinh doanh là yếu tố rất quan trọng.

Bên cạnh đó, các điểm du lịch của các nước có sự ổn định và an toàn mới thu hút

được du khách. Ngược lại, ở những nơi bất ổn về chính trị, tranh chấp giữa các đảng

phái, đảo chính quân sự, đấu tranh, biểu tình liên miên v.v. thì khó có thể phát triển.

Cơ quan QLNN ở trung ương có chức năng hoạch định chiến lược, quy

hoạch phát triển du lịch cho cả nước. Hoạch định phát triển du lịch để định

hướng HĐDL địa phương phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu KT-XH đã được

định ra. Quy hoạch phát triển du lịch nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả tài

nguyên du lịch đạt được mục tiêu phát triển du lịch nói riêng và KT-XH nói

chung trong một khoảng thời gian nhất định. Việc hoạch định phát triển HĐDL ở

địa phương phải đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển chung của

vùng và cả nước, phù hợp với nhu cầu hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế

thế giới gắn với tiến trình phát triển đất nước.

Thứ hai, các nhân tố từ môi trường

Trong QLNN về du lịch ở địa phương phải đảm bảo môi trường an ninh

- chính trị, trật tự an toàn xã hội hòa bình, ổn định. Địa phương có môi trường an

59

ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định tạo điều kiện phát triển HĐDL, có

sức thu hút đối với du khách vì họ có cảm giác an toàn, yên ổn và đảm bảo trong

chuyến du lịch. Ngược lại, địa phương sẽ không thu hút được du khách, nếu

không đảm bảo được an toàn, khó khăn trong việc đi lại, cơ sở vật chất kỹ thuật

du lịch bị tàn phá. Điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển HĐDL. Xu hướng phổ

biến hiện nay là du khách luôn tìm đến những nơi có điều kiện an ninh, chính trị

ổn định, nhằm đảm bảo sự an toàn cho chuyến đi.

Vị trí địa lý cũng có vai trò quan trọng đối với QLNN về du lịch. Vị trí

địa lý được coi là thuận lợi đối với du lịch gồm điểm du lịch nằm trong khu vực

phát triển du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch

không quá xa (khách không mất nhiều thời gian và chi phí đi lại trong chuyến du

lịch của mình). Trong một số trường hợp, khoảng cách xa lại có sức hút đối với

du khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ. Thành phố TTTƯ là

trung tâm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ, đầu mối giao thông và những lợi thế

khác sẽ thu hút du khách mạnh hơn. Có vị trí địa lý thuận lợi, chính quyền thành

phố TTTƯ sẽ tạo được mối liên hệ, liên kết với các vùng khác trong sự phát triển

của đô thị và HĐDL.

Điều kiện về kinh tế sẽ có tác động đến QLNN về du lịch của thành phố

TTTƯ. Khi thành phố TTTƯ có một nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho

việc khai thác hiệu quả HĐDL. Với nền kinh tế phát triển, sẽ đảm bảo cung cấp

hàng hóa thiết yếu cho HĐDL và nguồn vốn để duy trì, phát triển HĐDL cũng

như thiết lập các mối quan hệ kinh tế với bạn hàng trong việc cung ứng hàng hóa

và dịch vụ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Từ đó tạo điều kiện tăng thu

ngoại tệ cho các tổ chức du lịch và cho địa phương. Do đó, với điều kiện kinh tế

phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan QLNN về du lịch của thành phố

xây dựng chính sách phát triển HĐDL.

Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

và tài nguyên du lịch, danh lam thắng cảnh, công trình, di sản văn hóa, lịch sử, nghệ

thuật, phong tục tập quán,… là yếu tố giúp cho việc QLNN về du lịch hiệu quả.

60

Đây là cơ sở để khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du

lịch, đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của du khách, thu hút đa dạng du khách và giữ

vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.

Du lịch là ngành sử dụng nhiều nhân lực, vì vậy, nguồn nhân lực là một

trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến HĐDL và QLNN về du lịch. Người

lao động sẽ trực tiếp thực hiện các HĐDL, khai thác các nguồn lực phục vụ du

lịch, cung cấp hàng hóa, sản phẩm phục vụ du khách. Thành phố xây dựng được

nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là yếu tố quan trọng để tạo ra nhiều sản

phẩm du lịch có chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của

điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.

Nguồn vốn và quy mô, chất lượng hoạt động của các cơ sở cung ứng sản

phẩm, dịch vụ du lịch cũng ảnh hưởng lớn đến QLNN về du lịch của thành phố.

HĐDL là một hoạt động kinh tế tổng hợp nên rất cần vốn để đầu tư phát triển

như đầu tư trang bị cơ sở vật chất - hạ tầng, cơ sở lưu trú du lịch. HĐDL địa

phương có cạnh tranh thu hút được nhiều du khách hay không một phần lớn là

nhờ vào mức độ hiện đại của cơ sở vật chất - hạ tầng và cơ sở lưu trú du lịch và

điều này phụ thuộc vào quy mô, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư. Số lượng,

quy mô và chất lượng hoạt động của các cơ sở cung ứng sản phẩm, dịch vụ du

lịch có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển HĐDL. Do đó, QLNN về du lịch

cần đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và hoạt động kinh doanh du

lịch của các doanh nghiệp. Các DNDL cung ứng ra thị trường những sản phẩm du

lịch đáp ứng nhu cầu của du khách; đồng thời, cùng tồn tại và phát triển sẽ tạo ra

sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng phục vụ; đầu tư mở rộng quy mô để có

điều kiện đầu tư chiều sâu, ứng dụng khoa học - công nghệ, mở rộng liên doanh

liên kết, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đồng bộ các loại hình du lịch để hợp

tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Từ kết quả điều tra XHH, tiến hành phân tích nhân tố ảnh hưởng đến

HĐDL trên địa bàn thành phố Cần Thơ, ta có (PL3.2,Bảng PL3.2):

61

Nhân tố (H1) "Chất lượng hạ tầng du lịch":

H1 = 0,807*GT + 0,791*DV + 0,739*TT + 0,660*LT

Đối với nhân tố "Chất lượng hạ tầng du lịch", chính quyền Cần Thơ cần

quan tâm cải thiện Hệ thống giao thông (GT), Mạng lưới dịch vụ tiện ích (DV),

Hệ thống thông tin liên lạc (TT) và Mạng lưới điểm lưu trú (LT). Trong đó hệ

thống giao thông và mạng lưới dịch vụ tiện ích có tác động mạnh nhất.

Nhân tố (H2) "Năng lực tổ chức dịch vụ và ứng dụng công nghệ":

H2 = 0,738*TC + 0,673*VC + 0,659*NN + 0,608*SP + 0,532*CN

Đối với nhân tố này, cần quan tâm đến các yếu tố sau: Cách thức tổ chức

tour du lịch (TC); Hoạt động vui chơi giải trí (VC); Ngoại ngữ của nhân viên

(NN); Sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn (SP) và Ứng dụng công nghệ

khai thác du lịch (CN).

Nhân tố (H3) "Cơ sở Lưu trú":

H3 = 0,867*TB + 0,838*CL + 0,765*DT

Đối với nhân tố "Cơ sở lưu trú", có các yếu tố: Trang thiết bị, tiện nghi

(TB); Chất lượng dịch vụ (CL) và Diện tích buồng ngủ (DT). Do đó, cần quan

tâm nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, các trang thiết bị, tiện nghi

và diện tích buồng để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Nhân tố (H4) "An toàn thực phẩm và môi trường, vệ sinh du lịch":

H4 = 0,807*MT + 0,779*VS + 0,589*TP

Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đó là Vệ sinh môi

trường (MT), Nhà vệ sinh công cộng (VS) và Vệ sinh an toàn thực phẩm (TP).

Do đó, cần chú trọng nâng cao chất lượng và số lượng nhà vệ sinh công cộng,

đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch. Bên cạnh đó,

cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhân tố (H5) "Tình trạng bán hàng rong, ăn xin":

H5 = 0,952*HR + 0,934*AX

Yếu tố về tình trạng bán hàng rong (HR) và ăn xin (AX) có tác động làm

giảm sự hài lòng của du khách. Do đó, thành phố Cần Thơ cần cải thiện vấn đề này.

62

Nhân tố (H6) "Sản phẩm du lịch và an toàn, an ninh":

H6 = 0,784*DTh + 0,726*AT + 0,541*CD

Nhân tố "Sản phẩm du lịch và an toàn, an ninh", trong đó cần phải chú

trọng các vấn đề về Danh thắng và điểm du lịch (DTh); Đảm bảo an toàn, an

ninh cho du khách (AT). Đồng thời, sự mến khách, thân thiện của cư dân (CD)

sẽ tạo được ấn tượng tốt cho khách du lịch.

Nhân tố (H7) "Ẩm thực":

H7 = 0,740*ATh + 0,614*NC + 0,575*NH

Nhân tố "Ẩm thực" tác động đến sự hài lòng của du khách, trong đó có

các yếu tố: Ẩm thực địa phương đa dạng, phong phú (ATh); Đáp ứng được nhu

cầu (NC) và Mạng lưới nhà hàng, dịch vụ ăn uống (NH).

Nhân tố (H8) "Giá cả":

H8 = 0,773*GS + 0,568*GC

Nhân tố "Giá cả", gồm các yếu tố: Giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch (GS)

và Giá cả hợp lý (GC). Đây cũng là yếu tố cạnh tranh và thu hút khách du lịch

đến Cần Thơ khi chọn đi du lịch vùng ĐBSCL.

Thứ ba, các nhân tố từ phía du khách

Nhu cầu, sở thích của du khách rất đa dạng. Du khách có thể là sinh viên,

học sinh, người trong độ tuổi lao động, người cao tuổi quan tâm đến giá cả phải

chăng nhiều hơn. Nhiều du khách không mua chương trình du lịch trọn gói mà

muốn tự do trong chuyến đi về ăn, ngủ, thời gian... Ngoài ra, du khách khi đi du

lịch có nhiều nhu cầu chi tiêu, nếu đáp ứng, kích thích được nhu cầu trong chi

tiêu của du khách, tức chi tiêu càng nhiều thì HĐDL càng phát triển, nguồn thu

của địa phương càng gia tăng. Du khách ngoài chi tiêu các dịch vụ cơ bản (ăn, ở,

vận chuyển), còn chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hóa, đặc sản,

đồ lưu niệm, tham quan, giải trí…). Vì vậy, trong QLNN về du lịch của chính

quyền thành phố TTTƯ cũng như các DNDL cần nắm bắt được nhu cầu này để

đưa ra các chính sách phát triển sản phẩm du lịch nói riêng và HĐDL nói chung.

Thứ tư, cạnh tranh quốc tế

63

HNQT sẽ làm gia tăng tiếp cận nguồn khách quốc tế, mở rộng thị trường

và phát triển những loại hình du lịch mới. HNQT về du lịch sẽ tác động đến năng

lực cạnh tranh trong HĐDL, từ đó tác động nâng cao chất lượng, đa dạng hóa

sản phẩm du lịch và quảng bá du lịch. Hội nhập quốc tế có nhiều biến động,

nhiều yếu tố mới vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với ngành Du lịch.

Trong hội nhập quốc tế, đi liền với hợp tác là cạnh tranh. Cạnh tranh quốc

gia, nhất là giữa các quốc gia trong cùng khu vực ngày càng gay gắt hơn. Kinh

nghiệm quản l ý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao là công

cụ cạnh tranh chủ yếu trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động du lịch.

Tùy thuộc vào mức độ hội nhập và trình độ thích ứng của nền kinh tế,

HĐDL chịu sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ. Cách mạng khoa

học - công nghệ thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, tác động đến sự phát triển

của kinh tế thế giới, mở ra triển vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia vào phân

công lao động toàn cầu. Công nghệ mới làm thay đổi căn bản phương thức quan

hệ kinh tế, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh

trong du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nhân lực du lịch sẽ chịu ảnh hưởng

sâu sắc của tác động này, vừa có cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức. Internet

đã kết nối cả thế giới lại với nhau, sự cách trở về không gian địa lý từng bước

thu hẹp lại. Các ngành, nghề biến đổi liên tục, chu kỳ vòng đời của mỗi loại sản

phẩm du lịch ngày càng ngắn lại, sản phẩm mới liên tục xuất hiện, khu vực dịch

vụ phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn về giá trị giá tăng và việc làm.

Hoạt động kinh tế liên kết giữa các quốc gia tạo thành chuỗi giá trị gia

tăng toàn cầu. Các địa phương buộc phải tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn

cầu để cạnh tranh và hưởng lợi nhiều hơn. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng

trong lĩnh vực du lịch. Hợp tác ASEAN ngày càng tăng cường cả bề rộng lẫn

chiều sâu. Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày

càng có tiêu điểm hơn, đang thu hẹp chênh lệch giữa các nước thành viên thông

qua các sáng kiến hợp tác mới.

64

Các quan hệ kinh tế quốc tế được hình thành thông qua các thương nhân

bằng con đường du lịch để tìm hiểu và hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại với

nhau. Cũng chính điều này có tác động thúc đẩy sự phát triển du lịch của quốc

gia, địa phương.

Quá trình hội nhập du lịch đòi hỏi hệ thống các văn bản pháp luật, chính

sách liên quan đến phát triển HĐDL phải phù hợp với quy định và thông lệ của

quốc tế, khu vực (UNWTO, ASEAN…). Đồng thời, HNQT cũng tác động tích

cực đến nhận thức và kiến thức quản lý về du lịch.

Hội nhập quốc tế sẽ tạo nên sự giao lưu, đa văn hóa, tác động mạnh đến

các tài nguyên nhân văn, mặt tích cực được khai thác, phát triển, tôn tạo. Quá

trình giao lưu, hội nhập quốc tế có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện

mạo, đặc điểm, loại hình du lịch. Sự bùng nổ của công nghệ truyền thông, giải trí

tạo nên những tác động cả tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội.

Tuy nhiên, HNQT có tác động tiêu cực khi du lịch tăng trưởng gia tăng sức

ép lên môi trường, chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột,

khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế, tài chính tại các nước đối tác,

các thị trường truyền thống. Bên cạnh đó, HNQT còn có các tác động tiêu cực lên

môi trường KT-XH, văn hóa và cản trở sự phát HĐDL của địa phương.

2.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở MỘT SỐ

TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ BÀI HỌC RÚT RA

2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hóa thế giới của khu

vực miền Trung (Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế), có cảng biển,

sân bay quốc tế, hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch khá đồng bộ, có nguồn tài

nguyên du lịch phong phú như danh thắng Ngũ Hành Sơn, bảo tàng điêu khắc

Chăm, bán đảo Sơn Trà, khu nghỉ mát sinh thái Bà Nà Hills, các bãi tắm được

ca ngợi đẹp nhất thế giới (Mỹ Khê, Non Nước, Bắc Mỹ An). Đà Nẵng đã và

đang trở thành điểm đến an toàn và thân thiện đối với du khách. Lượng khách

du lịch đến Đà Nẵng ngày càng đông, tăng trưởng hàng năm. Tổng thu du lịch

65

6 tháng đầu năm 2018 của Đà Nẵng ước đạt hơn 13.925 tỷ đồng. Trong 6 tháng

đầu năm 2018, thành phố đón hơn 1,6 triệu lượt khách quốc tế.

Đà Nẵng đã chú trọng đầu tư phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, chất

lượng dịch vụ du lịch được củng cố và nâng cao, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của

du khách với các sản phẩm mới như: quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ,

Bán đảo Sơn Trà, các khu du lịch Hòa Phú Thành, Phước Nhơn; Công viên suối

khoáng nóng Núi Thần Tài.

Đà Nẵng quan tâm đầu tư cho xúc tiến quảng bá du lịch, tham gia các hội

chợ, triển lãm du lịch; quảng bá đến các thị trường quốc tế với qui mô ngày càng

tăng về số lượng và chất lượng; Thành phố tổ chức nhiều sự kiện lớn: Cuộc thi

trình diễn pháo hoa quốc tế, cuộc thi marathon quốc tế, Cuộc đua thuyền buồm

quốc tế Clipper Race, Khai trương mùa du lịch biển.

Có được điều đó, phải kể đến những thành công của Đà Nẵng trong việc

QLNN về du lịch, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thành công về giải quyết các mối quan hệ giữa các đối tác có

liên quan. Chính quyền có tầm nhìn trong quy hoạch và phát triển hạ tầng đảm

bảo cho thành phố Đà Nẵng phát triển bền vững không gặp phải những thách

thức về tình trạng quá tải trong mấy chục năm kế tiếp; có những chính sách đúng

đắn, để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược;

Thứ hai, thành công trong việc vận động cộng đồng dân cư thực hiện

những chính sách của chính quyền thành phố và tạo ra sự hưởng lợi cho người dân

địa phương gắn với du lịch. Người dân địa phương vừa là người thực hiện những

chính sách của thành phố, vừa là người được hưởng lợi từ các chính sách đó. Người

dân địa phương thấy được niềm tự hào về thành phố của mình. Đây là một giá trị

tinh thần mang ý nghĩa động lực để tạo ra sự phát triển cho du lịch Đà Nẵng;

Thứ ba, thành công trong hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch,

tạo điều kiện thuận lợi nhất thông qua các thủ tục hành chính, ban hành các cơ

chế chính sách, tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển;

66

Thứ tư, thành công về quản lý điểm đến thông qua kết nối các điểm đến

trên địa bàn với các sản phẩm ở trung tâm thành phố kết hợp mua sắm và giải trí,

sản phẩm nghỉ dưỡng biển, sản phẩm nghỉ dưỡng núi. Bên cạnh đó là sự kết nối

liên tỉnh với Hội An, Mỹ Sơn ở phía Nam; và Huế, Quảng Bình ở phía Bắc. Như

vậy, Đà Nẵng không chỉ phát triển du lịch của mình mà còn hỗ trợ và mang đến

dòng khách quốc tế và nội địa cho các điểm đến khác trong vùng.

Bên cạnh đó, du lịch Đà Nẵng vẫn còn những vấn đề như tour giá rẻ hay

tour “0 đồng”; tình trạng kinh doanh lữ hành trái phép, hướng dẫn viên xuyên tạc

lịch sử; một số doanh nghiệp lữ hành ý thức pháp luật chưa đầy đủ, cạnh tranh

không lành mạnh, tiếp tay cho người Trung Quốc, Hàn Quốc kinh doanh lữ hành

và hoạt động hướng dẫn du lịch trái pháp luật; các tổ chức xã hội nghề nghiệp về

du lịch chưa kết nối được các doanh nghiệp để nâng cao năng lực kinh doanh.

Tour giá rẻ hay tour “0 đồng”, chủ yếu xuất hiện ở thị trường khách

Trung Quốc. Tour này phụ thuộc vào chi tiêu mua sắm từ du khách để thu lợi

nhuận bù lại cho giá rẻ, nên có sự thỏa thuận ngầm giữa doanh nghiệp lữ hành,

hướng dẫn viên và cơ sở mua sắm. Cơ sở mua sắm bán hàng không rõ nguồn gốc

xuất xứ, kém chất lượng với giá cao hơn so với giá trị thực tế, giao dịch bằng

ngoại tệ trái phép; thanh toán qua máy chấp nhận thanh toán thẻ của ngân hàng

nước ngoài (POS) hoặc ứng dụng thanh toán điện tử trên thiết bị di động

(Wechatpay… ), không xuất hóa đơn tài chính, làm thất thuế của Đà Nẵng.

Tình trạng kinh doanh lữ hành trái phép, hướng dẫn viên xuyên tạc lịch sử.

tour giá rẻ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch Đà Nẵng… Doanh nghiệp lữ

hành có quy mô nhỏ, chưa khai thác được thị trường quốc tế, do đó chịu sự ép giá,

chi phối nguồn khách từ đối tác nước ngoài. Một số doanh nghiệp lữ hành ý thức

pháp luật chưa đầy đủ, cạnh tranh không lành mạnh, tiếp tay cho người Trung

Quốc, Hàn Quốc kinh doanh lữ hành và hoạt động hướng dẫn du lịch trái pháp luật.

Một số bộ phận HDV tiếng Trung, tiếng Hàn còn yếu về kỹ năng và ngoại ngữ, có

biểu hiện xuống cấp về đạo đức, nặng về lợi ích kinh tế, chèn ép khách vào các

67

điểm mua sắm; có tình trạng một số HDV sử dụng bằng cấp giả, thẻ giả để hoạt

động gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.

Có thể thấy việc QLNN về du lịch ở Đà Nẵng bên cạnh những thành

công vẫn còn có những hạn chế nhất định: Đội ngũ những người làm công tác

QLNN về du lịch gặp khó cả về số lượng lẫn chất lượng; Vấn đề phân cấp, phân

quyền quản lý HĐDL ảnh hưởng tới chất lượng của công tác QLNN. Điều này

thể hiện rõ nhất thông qua việc kiểm tra, kiểm soát những vi phạm của các

DNDL. Chính điều này đã gây nên những khó khăn cho chính quyền thành phố

Đà Nẵng trong công tác chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành như thời gian

vừa qua. Việc kiểm soát, thống kê số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ

hành nội địa, quốc tế, đại lý lữ hành, cũng như việc nắm bắt hạng sao của các cơ

sở lưu trú trên địa bàn còn nhiều bất cập, chủ yếu là do chưa có sự phối hợp

đồng bộ giữa các ban, ngành của thành phố. Đó là nguyên nhân khiến du lịch Đà

Nẵng chưa thể "cất cánh".

2.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Kiên Giang

Là một tỉnh có nhiều nét tương đồng với thành phố Cần Thơ, Kiên Giang

được nhiều người biết đến là vùng đất du lịch nổi tiếng ở khu vực ĐBSCL, qua

danh thắng nổi bật là đảo Phú Quốc và hòn Phụ Tử. Kiên Giang có trung tâm là

thành phố Rạch Giá - một thành phố biển duy nhất ở miệt vườn sông nước, kế

đến là địa danh Hà Tiên - một thời vang bóng với "thập cảnh" xưa. Ngoài ra,

Kiên Giang có nền văn hóa phong phú, thể hiện qua các lĩnh vực văn học, nghệ

thuật, ẩm thực, các làng nghề đậm chất truyền thống như đan đệm bàng, dệt chiếu

Tà Niên, nắn nồi Hòn Đất, làm hàng thủ công mỹ nghệ bằng đồi mồi, làm huyền

phách ở Hà Tiên. Nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm.

Những năm gần đây, du lịch Kiên Giang đã có sự phát triển đáng khích

lệ. Tính từ năm 2013 đến 2017, Kiên Giang đã đón khoảng 20,4 triệu lượt khách,

trong đó có 1,1 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân hằng năm là

12,2%. Hệ thống cơ sở lưu trú toàn tỉnh có hơn 14.000 phòng, trong đó 3.455

phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao; doanh thu du lịch đạt 8.525 tỷ đồng. Các

chuyến bay, chuyến tàu ra Phú Quốc rất đông hành khách, nhất là trong dịp Tết

68

Nguyên đán vừa qua, các hãng hàng không, tàu cao tốc phải tăng chuyến mới đủ

cho nhu cầu đi lại [39].

Sự phát triển đó có được là có sự đóng góp to lớn của việc tăng cường

công tác QLNN về du lịch, cụ thể:

Thứ nhất, việc nắm bắt được thời cơ để có những định hướng phát triển

du lịch cho phù hợp với tình hình thức tế của tỉnh; triển khai thực hiện tốt pháp

luật và các chính sách phát triển du lịch nhằm tạo lập môi trường pháp lý, kinh

tế, xã hội và kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sự phát triển du lịch ở địa phương.

Thứ hai, trong quá trình phát triển, Kiên Giang đã và đang triển khai

nhiều chính sách đồng bộ, đặc biệt là chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư

trong và ngoài nước vào khai thác ngày càng có hiệu quả các tiềm năng du lịch

địa phương. Tỉnh cũng rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện quy hoạch phát

triển du lịch, nhất là quy hoạch chi tiết các khu, điểm, tuyến du lịch ở các vùng

du lịch trọng điểm, triển khai nhanh các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu,

kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh

tập trung huy động nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, từng bước hiện đại cho 4

vùng du lịch trọng điểm.

Thứ ba, chú trọng đầu tư, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa,

danh thắng và xây dựng công trình văn hóa, thể thao tạo điểm nhấn, ấn tượng

phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Thứ tư, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch quản

lý và có những điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh đó, Kiên Giang đã thành lập được Sở Du lịch, đây là điều kiện

thuận lợi để quản lý và thúc đẩy HĐDL phát triển.

Tuy vậy, việc QLNN về du lịch ở Kiên Giang cũng còn những hạn chế

như đội ngũ những người làm công tác quản lý du lịch thiếu và yếu; tình hình

cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn phức

tạp; nhân lực du lịch thiếu, chất lượng, trình độ chuyên môn chưa đảm bảo; hoạt

động xúc tiến và quảng bá du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chưa

mang tính chuyên nghiệp; công tác quản lý đất ở Kiên Giang mà đặc biệt là khu

69

vực Phú Quốc còn bộc lộ nhiều yếu kém. Đó là những vấn đề mà đòi hỏi công

tác QLNN về du lịch ở Kiên Giang cần phải giải quyết để du lịch Kiên Giang

ngày một phát triển hơn, xây dựng Phú Quốc thành khu kinh tế đặc biệt mà du

lịch là ngành kinh tế hàng đầu.

2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước về du lịch ở

thành phố Cần Thơ

Từ thành công và hạn chế trong công tác QLNN về du lịch của hai địa

phương Đà Nẵng và Kiên Giang, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho thành phố

Cần Thơ, như sau:

Một là, phải xây dựng được quy hoạch tổng thể để phát triển du lịch cho

thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm

năng, thúc đẩy HĐDL phát triển vững chắc. Để phát triển HĐDL, chính quyền

thành phố cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch dài hạn.

Công tác này thực hiện tốt sẽ gia tăng những lợi ích từ du lịch cho cộng đồng,

doanh nghiệp và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà HĐDL có thể gây ra.

Thực hiện công tác này tốt sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển HĐDL, khắc phục

những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Ngoài ra, việc lập chiến lược, kế

hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng du lịch sẽ thiết lập được các mục

tiêu và tìm ra giải pháp để thực hiện được mục tiêu đó; tạo sự thống nhất trong

phát triển HĐDL tổng thể của thành phố, thiết lập các mối liên kết giữa HĐDL

với hoạt động của các ngành kinh tế khác; đưa ra những định hướng cơ bản về

quy mô phát triển các điểm du lịch.

Hai là, ban hành các chính sách để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch,

đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du

khách. Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù

của địa phương sẽ thu hút nhiều du khách đến với Cần Thơ. Do đó, chính quyền

thành phố cần tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ các DNDL phát triển đa

dạng, phong phú các sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm mới mang tính đặc thù.

Ba là, hoàn thiện bộ máy QLNN về du lịch và quan tâm đến việc đào tạo,

phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao

70

năng lực quản lý, điều hành của cơ quan tham mưu về quản lý du lịch. Để cơ

quan này phát huy được vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình trong công tác

QLNN về du lịch, cần phải quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, áp

dụng các hình thức điều động, luân chuyển, tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện

tiếp cận thực tiễn, đồng thời cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu

với các địa phương, tỉnh bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, tổ

chức điều hành HĐDL. Coi trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

với trình độ chuyên môn, kiến thức về du lịch đáp ứng được nhu cầu phát triển

ngày càng cao của du lịch trong HNQT.

Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch, và đẩy mạnh sự liên

kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp để phát triển du lịch.

Có thể nói, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là một trong những kinh

nghiệm quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển. Mục đích của tuyên truyền, xúc

tiến du lịch là nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương đến với

du khách và tìm kiếm thị trường tiềm năng, từ đó thu hút khách đến tham quan

nhiều hơn. Ngoài ra, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý đối với công tác này. Trong

bối cảnh HNQT hiện nay, QLNN về du lịch phải coi trọng sự liên kết, hợp tác với

các địa phương, vùng, các DNDL để hỗ trợ, bổ sung cho nhau, góp phần nâng cao

hiệu quả HĐDL. Liên kết càng chặt chẽ, bền vững càng làm tăng sức mạnh tổng

hợp, nâng cao sức cạnh tranh và càng mở rộng khả năng thu hút khách.

Năm là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với

HĐDL. Qua thực tiễn QLNN về du lịch ở hai địa phương trên cho thấy, cùng với

sự phát triển nhanh của du lịch thì các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát

triển HĐDL cũng nảy sinh và phát triển nhanh chóng. Vì vậy, cần phải thường

xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để ngăn chặn những hiện tượng tiêu

cực, giúp HĐDL phát triển lành mạnh.

71

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1. ĐIỀU KIỆN, TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động du

lịch của thành phố Cần Thơ

3.1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mekong và ở vị trí trung

tâm ĐBSCL, có tổng diện tích tự nhiên gần 1.439 km², chiếm 3,49% diện tích toàn

vùng. Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá chằng chịt là phụ lưu của 2 sông lớn

là sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua các quận, huyện của thành phố. Địa hình tương

đối bằng phẳng, có rất nhiều vườn cây ăn trái, đồng ruộng mênh mông. Đây là điều

kiện để Cần Thơ phát triển DLST, sông nước, miệt vườn.

Bên cạnh đó, Cần Thơ có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển du lịch, nằm

trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm và không có mùa

lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm

sau. Tháng nóng nhất là tháng 7 và mát nhất là tháng 12. Với điều kiện khí hậu này có

thể phát triển du lịch quanh năm, bổ sung cho du lịch ở các vùng, miền khác. Chẳng

hạn, mùa lạnh ở Miền Bắc, du khách có thể vào Cần Thơ để du lịch.

Do đó, đối với du lịch, điều kiện tự nhiên này phù hợp phát triển du lịch

miệt vườn, DLST, du lịch sông nước, và thích hợp để phát triển Cần Thơ thành

trung tâm dịch vụ du lịch và điều phối khách cho toàn vùng.

3.1.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số và lao động

Tính đến năm 2016, dân số trung bình toàn thành phố Cần Thơ là 1.263

nghìn người với các dân tộc chủ yếu là người Kinh (chiếm đa số), người Hoa,

người Khmer và người Chăm. Cần Thơ có mạng lưới các cơ sở đạo tạo và mạng

lưới y tế phục vụ cho nhân dân thành phố và khu vực ĐBSCL. Số người trong độ

tuổi lao động là 964 nghìn người, chiếm 76 % dân số toàn thành phố. Số lao

72

động làm việc trong các ngành kinh tế là 708 nghìn người (chiếm 56 % dân số

toàn thành phố), trong đó số lao động dịch vụ là 310 nghìn người, chiếm 44%, tỷ

lệ lao động đã qua đào tạo là 19 % [10].

Hình 3.1: Cơ cấu lao động Cần Thơ 2016

Nguồn: [10]

Tăng trưởng và quy mô nền kinh tế

Cần Thơ là một đô thị trẻ, năng động, kinh tế phát triển nhanh và ổn định

với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2017 đạt trên 11,8%. Quy mô

nền kinh tế đến năm 2017 đạt 66.6274 tỷ đồng, tăng 7,83% so với năm 2016;

năm 2016, giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 6.732 tỷ đồng

(9,6%), Công nghiệp và xây dựng đạt 22.785 tỷ đồng (32,4%), Dịch vụ đạt

36.433 tỷ đồng (51,8%); năm 2017, trong cơ cấu kinh tế: Khu vực nông nghiệp -

thủy sản giảm nhẹ 0,04%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 100% kế hoạch,

khu vực thương mại - dịch vụ tăng 0,04% GRDP [10], [47], [49].

Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế Cần Thơ năm 2016

Nguồn: [10]

249.726 35%

147.977 21%

310.035 44%

Nông lâm, thủy sản

CNXD

Dịch vụ

-

10,000

20,000

30,000

40,000

Nông lâm, thủy sản CNXD Dịch vụ

6.732

22.785 36.433

9,60%

32,40%

51,80%

Tỷ

đồng

73

Hệ thống giao thông

Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn thành phố Cần Thơ là 2.106 km, tỷ

lệ nhựa hóa đạt trên 59%. Cần Thơ có 6 tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều

dài trên 130 km, có 11 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 158,6 km. Tỷ lệ

đường đô thị và nông thôn được cứng hóa còn thấp.

Hình 3.3: Tỷ lệ nhựa hóa các tuyến đường Cần Thơ

Nguồn: [75]

Mạng lưới đường thủy do thành phố quản lý có chiều dài 85,1km, do các

quận, huyện quản lý dài 380km. Thành phố có 3 tuyến vận tải thủy quan trọng

gồm: Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương

(qua kênh Rạch Sỏi- sông Hậu) và tuyến Rạch Ô Môn - Kênh Thị Đội - Cửa sông

Cái Bé. Cần Thơ có ba cảng hàng hóa lớn là Hoàng Diệu, Trà Nóc và Cái Cui

phục vụ cho cả vùng; có 3 bến tàu khách là Bến tàu khách Cần Thơ, Bến tàu du

lịch Ninh Kiều và Bến tàu Ô Môn.

Bên cạnh đó, Cần Thơ có Cảng hàng không quốc tế hoạt động phục vụ

các chuyến bay trong nước và quốc tế với năng lực phục vụ hiện tại là 3 - 5 triệu

khách/năm và là sân bay lớn nhất tại ĐBSCL [75].

Hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước và thu gom xử lý chất thải

Mạng lưới truyền tải và phân phối gồm nguồn điện lưới quốc gia và nhà máy

nhiệt điện Trà Nóc đảm bảo tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99,85%, trong đó gần 92%

hộ có điện sinh hoạt an toàn kỹ thuật. Mạng lưới chiếu sáng đô thị được mở rộng.

Hệ thống cấp nước tập trung và nối mạng trên địa bàn thành phố có tổng

công suất trên 142.000 m3/ngày đêm, đảm bảo tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ

48 84 100

49

100 100 59

0

50

100

150

Đường đô thị

Đường huyện

Đường tỉnh

Đường xã Quốc lộ Trục chính đô thị

Tổng

Tỷ

lệ %

Tuyến đường

74

sinh đạt 92% (tuy nhiên tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch chỉ là 58%), trong

đó, khu vực nông thôn đạt 83%.

Thành phố sử dụng chung mạng thoát nước hỗn hợp nước mưa và nước

thải và đổ xả trực tiếp ra sông, rạch. Dự án thoát nước và xử lý nước thải do

KfW (Ngân hàng Tái thiết Đức) tài trợ được triển khai, đầu tư xây dựng các

tuyến cống thu gom nước thải tại khu vực quận Ninh Kiều, các trạm bơm và Nhà

máy xử lý nước thải công suất 30.000 m3/ngày đêm.

Thu gom và xử lý rác thải, trên địa bàn thành phố chưa có bãi rác hợp vệ

sinh. Hình thức thu gom, phân loại rác tại nguồn chưa được triển khai. Đến nay,

tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom là 80%.

Hệ thống bưu chính viễn thông

Hệ thống cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông đã phủ kín toàn thành phố.

Số đại lý dịch vụ viễn thông khoảng trên 2.000 điểm và gần 200 điểm phục vụ

bưu chính trên địa bàn thành phố. Bán kính phục vụ bưu chính là 1,7km/điểm

phục vụ, với số dân phục vụ bình quân là 7.729 người/điểm, 85/85 phường xã thị

trấn có báo đến trong ngày.

Mạng lưới viễn thông được hiện đại hóa nhanh chóng, đáp ứng kịp thời

nhu cầu phát triển KT-XH. Phần lớn các xã đã có điểm truy nhập Internet công

cộng. Bảo đảm 100% người sử dụng được truy nhập miễn phí đến các dịch vụ

bắt buộc: thông tin cứu hỏa; cấp cứu y tế; thông tin khẩn cấp về an ninh, trật tự

xã hội. Chính quyền thành phố và quận, huyện được kết nối Internet băng rộng

và kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của Chính phủ; 100% viện

nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ

thông có kết nối để truy nhập Internet băng rộng; trên 90% các trường trung học

cơ sở, bệnh viện được kết nối Internet.

3.1.2. Lợi thế và tiềm năng phát triển hoạt động du lịch của Cần Thơ

3.1.2.1. Lợi thế cơ bản phát triển hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ

Cần Thơ có vị trí đô thị trung tâm vùng, với vai trò trung tâm kinh tế, chính

trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông quan trọng, thuận lợi cho việc

75

giao thương giữa các tỉnh, thành trong khu vực. Với lợi thế này có thể phát triển

Cần Thơ thành trung tâm dịch vụ và đầu mối điều phối khách cho toàn vùng.

Hệ thống giao thông phát triển cả đường bộ, đường thủy và hàng không,

kết nối Cần Thơ với tất cả các địa phương khác trong vùng. Cảng hàng không

quốc tế Cần Thơ - Cửa ngõ hàng không của cả vùng, cùng với hệ thống cảng biển

là một trong những lợi thế để phát triển giao thương với các tỉnh trong khu vực,

với các vùng, miền và cả nước, đồng thời cũng là lợi thế phát triển HĐDL Cần

Thơ. Bên cạnh đó, Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, đã và

đang từng bước khẳng định vai trò đầu mối về giao thương, kinh doanh, mua bán,

phân phối hàng hóa giữa vùng với các vùng, miền khác trong cả nước và quốc tế.

Với lợi thế này có thể phát triển du lịch gắn với đầu tư, kinh doanh.

Hệ thống mạng lưới học viện, các trường đại học, cao đẳng phát triển,

có vai trò là trung tâm nghiên cứu, giáo dục và đào tạo của vùng; đào tạo, phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gồm: 06 trường đại học và phân hiệu đại

học; 07 trường cao đẳng và phân hiệu trường cao đẳng; 15 trường trung cấp

chuyên nghiệp; 73 cơ sở dạy nghề và Học viện Chính trị Khu vực IV. Lợi thế

này giúp phát triển du lịch gắn với giáo dục, đào tạo, hội nghị, hội thảo [63].

Mạng lưới y tế phát triển, hiện có 134 cơ sở y tế, trong đó có thể kể đến các

bệnh viện lớn như Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường

Đại học Y dược Cần Thơ do Bộ Y tế quản lý, Bệnh viện 121 do Quân khu 9 quản lý,

Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, Bệnh viện Công an và 3 bệnh viện ngoài

công lập, góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực ĐBSCL. Với lợi thế

này có thể phát triển du lịch gắn với chăm sóc sức khoẻ [10].

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển với phần lớn các khách sạn từ 1

đến 5 sao đang ngày càng phát triển, cùng với một số du thuyền có phòng ngủ,

các cơ sở homestay, các điểm vườn lưu trú và nhiều loại hình khác ngày càng

nâng cao chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó, Cần Thơ cũng đã thu hút được nhiều

hãng lữ hành quốc tế về lập chi nhánh. Đây cũng là lợi thế để phát triển Cần Thơ

thành trung tâm dịch vụ du lịch và điều phối khách cho toàn vùng.

76

Bảng 3.1: Các cơ sở lưu trú du lịch Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2017

Năm Nội dung

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Số cơ sở lưu trú 174 177 190 197 204 226 245 270 Số buồng 4.086 4.173 4.749 4.980 4.764 6.286 6.681 6.931

Nguồn: [56]

Bộ máy QLNN về du lịch Cần Thơ có đủ năng lực trình độ để thực hiện

công tác quản lý và tham mưu cho UBND thành phố thực hiện tốt công tác

QLNN về du lịch trên địa bàn. Đồng thời, đảm bảo sự tham gia của các doanh

nghiệp, hiệp hội du lịch. Đây là lợi thế thúc đẩy sự phát triển HĐDL của Cần

Thơ mạnh hơn so với các tỉnh khác trong vùng.

Các cơ sở vui chơi, giải trí - thể thao, dịch vụ phục vụ du khách ở Cần

Thơ được chú trọng đầu tư. Thành phố đã tiến hành quy hoạch nhiều khu vui

chơi giải trí, dịch vụ phục vụ du lịch với các dự án tập trung chủ yếu ở trung

tâm thành phố Cần Thơ và ở một số vùng phụ cận. Đây là lợi thế để phát

triển, đa dạng và kết hợp các loại hình du lịch (du lịch vui chơi giải trí, DLST,

du lịch nghỉ dưỡng, du lịch đô thị sông nước miệt vườn, du lịch cộng đồng, du

lịch làng nghề) nhằm tăng sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu đa dạng của du

khách. Bên cạnh đó, lợi thế này cũng góp phần thúc đẩy Cần Thơ trở thành

trung tâm dịch vụ du lịch và điều phối khách cho toàn vùng.

Nguồn nhân lực ngày càng phát triển với lực lượng lao động du lịch tăng

đều qua các năm và hơn hẳn so với một số địa phương khác trong vùng. Lợi thế

này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nhanh và mạnh hơn (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Nguồn nhân lực ngành du lịch Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2015

Đơn vị tính: người

Nguồn nhân lực 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Đại học và trên đại học 350 371 400 410 425 435 Trung cấp và Cao đẳng 735 825 900 925 955 985 Trình độ đào tạo khác 750 975 1.100 1.169 1.251 1.364 Chưa qua đào tạo 690 824 840 849 852 858 Tổng số 2.795 2.995 3.240 3.353 3.485 3.642

Nguồn: [56]

77

3.1.2.2. Tiềm năng cơ bản phát triển hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ

Tài nguyên du lịch gắn với điều kiện tự nhiên

Cần Thơ có các tài nguyên du lịch gắn với điều kiện tự nhiên, mang đặc

trưng của hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt bao phủ xung quanh, hình thành

nên các cồn, cù lao trên sông và những vườn cây ăn trái sum suê, có thể kể đến:

Vườn du lịch Mỹ Khánh, Ba Cống, Vàm Xáng, Vườn cò Bằng Lăng, Điểm vườn

Sơn Ca, Cao cao Mười Cương, Du lịch Ông Đề, đặc biệt Cần Thơ có các cù lao và

các cồn lớn trên sông Hậu gồm cồn Ấu, cồn Khương, cồn Sơn và cù lao Tân Lộc

đang khai thác DLST, hấp dẫn du khách và mang những đặc trưng miệt vườn, sông

nước mà các nơi khác không có được (Xem Phụ lục 5.1).

Tài nguyên du lịch gắn với điều kiện kinh tế - xã hội

Cần Thơ với vai trò đô thị trung tâm vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng

phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của thành phố và cả vùng. Và từ

lâu đời Cần Thơ đã có khá nhiều làng nghề nổi tiếng được hình thành và duy trì

đến ngày nay. Tài nguyên du lịch này cụ thể như sau:

Tài nguyên du lịch gắn với yếu tố đô thị trung tâm vùng: Hệ thống

các tài nguyên du lịch gắn với vai trò đô thị trung tâm vùng, bao gồm: hệ

thống các bảo tàng gồm Bảo tàng Cần Thơ, Bảo tàng Quân khu 9 và Thư

viện Cần Thơ; các nhà hát, rạp chiếu phim và công trình văn hóa phục vụ du

khách; các điểm nhấn đô thị như Cầu đi bộ, Cầu Cần Thơ; các công viên,

khu vui chơi giải trí; Biển Cần Thơ (bãi biển nhân tạo); Trung tâm hội chợ,

triển lãm Cần Thơ; Viện lúa ĐBSCL tại Cần Thơ; các nông trường; hệ thống

các trường đại học và cao đẳng; nhiều trung tâm thương mại lớn; hệ thống

các cơ sở thể dục thể thao có khả năng phục vụ cho cả vùng; hệ thống các cơ

sở chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe có năng lực phục vụ vùng; các khu công

nghiệp tập trung được quy hoạch xây dựng ở các vị trí thuận tiện về giao

thông đường thủy, đường bộ, lại nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu nông -

thủy - hải sản.

78

Hiện nay, Cần Thơ được Ngân hàng Thế giới (WB) và HABITAT

(Chương trình Nhân cư Liên hợp quốc) hỗ trợ nâng cấp đô thị, tạo diện mạo đô

thị loại I, đô thị trung tâm vùng.

Các làng nghề truyền thống ở Cần Thơ đa dạng, phong phú và được gìn

giữ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hiện có hơn 10 làng nghề truyền thống với

ngành nghề đa dạng, trong đó có 4 làng nghề lâu đời nhất và vẫn duy trì hoạt

động, sẵn sàng chào đón du khách đến tham quan, đó là: làng bánh tráng Thuận

Hưng, làng đan lưới Thơm Rơm, làng đan lọp Thới Long, làng hoa Bà Bộ (Xem

Phụ lục 5.2).

Tài nguyên du lịch nhân văn

Cần Thơ có các tài nguyên du lịch gắn với văn hóa, lịch sử hấp dẫn đối

với du khách quốc tế, bao gồm các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Di sản văn hóa vật thể, bao gồm: Di sản gắn với lịch sử phát triển Cần

Thơ - Tây Đô và Di sản gắn với lịch sử - cách mạng.

Di sản gắn với lịch sử phát triển Cần Thơ - Tây Đô: Gồm các công trình

được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp thành phố. Đây là các di tích đã gắn

bó với địa danh Cần Thơ - Tây Đô suốt chiều dài lịch sử: Bến Ninh Kiều, đình

Bình Thủy, chùa Nam Nhã, Long Quang cổ tự, chùa Munir Ansây, chùa Ông

(Quảng Triệu Hội Quán), nhà cổ Bình Thủy, di tích khảo cổ văn hóa Óc Eo,

Thiền viện Trúc lâm Phương Nam (Xem Phụ lục 5.3).

Bên cạnh các di sản được công nhận trên, Cần Thơ còn nhiều di sản

mang nét văn hóa của các dân tộc và địa phương để phát triển du lịch văn hóa.

Di sản gắn với lịch sử - cách mạng, gồm các di tích, địa danh gắn với

lịch sử - cách mạng rất phong phú có ý nghĩa giáo dục truyền thông yêu nước

cách mạng: Khu di tích Di tích lịch sử địa điểm trạm quân y tiền phương và nơi

cất giấu vũ khí trong kháng chiến chống Mỹ trên tuyến Lộ Vòng Cung (gọi tắt

là Di tích Lộ Vòng Cung); địa điểm thành lập Chi bộ An Hòa tại đền thờ Hải

Thượng Lãn Ông; chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ; đền thờ Châu Văn

79

Liêm; chùa Nam Nhã, nơi hoạt động của các sĩ phu yêu nước Việt Nam Quang

Phục hội; Cơ quan đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang; mộ nhà thơ

Phan Văn Trị; khu tưởng niệm thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa; khám lớn Cần Thơ;

chiến thắng ông Hào; căn cứ Ban Chỉ huy Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu

Thân; địa điểm chiến thắng đội cảm tử - quốc gia tự vệ Cần Thơ, còn gọi là

trận Lê Bình; địa điểm chiến thắng Ông Đưa; Lộ vòng cung.

Di sản văn hóa phi vật thể, gồm các di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng

thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế, gồm: Chợ nổi Cái Răng; đờn ca tài

tử; lễ hội, văn hóa - lịch sử theo phong tục truyền thống của các dân tộc (như

Hoa, Khmer); Hệ thống ẩm thực đa dạng phong phú của các dân tộc Kinh, Hoa,

Khmer, Chăm với các sản phẩm ẩm thực nổi tiếng mang tính truyền thống của

khu vực ĐBSCL (Xem Phụ lục 5.4).

3.1.3. Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn

Giai đoạn 2006 - 2017, hệ thống cơ sở lưu trú ở Cần Thơ phát triển với

tốc độ khá nhanh. Năm 2006, toàn thành phố chỉ có 115 cơ sở lưu trú đi vào hoạt

động với 2.892 phòng, thì đến năm 2016 số cơ sở lưu trú toàn thành phố đã tăng

lên 245 cơ sở lưu trú với tổng số 6.681 phòng và 17 điểm vườn du lịch, cơ bản

đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của mọi đối tượng khách đến Cần Thơ, kể cả

trong những dịp lễ hội, sự kiện lớn của thành phố. Tăng trưởng trung bình cho

giai đoạn 2006 - 2017 về cơ sở lưu trú du lịch là 8%/năm. Đặc biệt là từ năm

2006 đến nay, sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của Cần Thơ đã và đang phát

triển nhanh chóng. Năm 2017, Cần Thơ có 270 cơ sở lưu trú, 6.931 phòng và 26

điểm vườn du lịch. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh lưu trú du lịch tại Cần

Thơ đang diễn ra khá thuận lợi (Bảng 3.3).

Năm 2006, toàn thành phố chỉ có 14 doanh nghiệp lữ hành thì đến năm

2017, có 54 doanh nghiệp lữ hành hoạt động trên địa bàn, tăng 32,5% so với

năm 2016, tăng 3,8 lần so với năm 2006 (Bảng 3.3).

80

Bảng 3.3: Cơ sở lưu trú và kinh doanh du lịch Cần Thơ 2006 - 2017

Năm

Cơ sở lưu trú Cơ sở kinh doanh du lịch

Số lượng Số phòng Điểm, vườn

Du lịch Homestay

Chi nhánh, Văn phòng, Cty lữ hành

2006 115 2.892 14 - 14

2007 135 3.269 21 - 17

2008 154 3.737 21 - 18

2009 165 3.950 17 - 19

2010 174 4.086 17 - 17

2011 177 4.173 12 - 28

2012 190 4.749 11 - 28

2013 189 4.980 13 4 30

2014 187 4.764 17 7 36

2015 226 6.218 17 11 40

2016 244 6.517 17 10 40

2017 270 6.931 26 10 54

Nguồn: [56]

Từ số liệu Bảng 3.3 có thể biểu diễn tăng trưởng cơ sở lưu trú Cần Thơ

giai đoạn 2006 - 2017 bằng biểu đồ như Hình 3.4:

Hình 3.4: Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2017

Năm 2017, Cần Thơ có 133 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 5 sao,

gồm: 2 khách sạn chuẩn 5 sao, 14 khách sạn đạt chuẩn 3 - 4 sao, 32 khách sạn

chuẩn 2 sao với 4.100 phòng (chiếm 50% số cơ sở lưu trú, 59% số phòng). Ngoài

ra, Cần Thơ có 20 cơ sở homestay và điểm vườn lưu trú, 26 điểm vườn du lịch [55].

115 135 154 165 174 177 190 189

187 226

244 270

17,39 14,07

7,14 5,45 1,72

7,34

-0,53 -1,06

20,86

8,41 10,2

-50510152025

0

100

200

300

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Cơ sở lưu trú % tăng so với năm trước

81

Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có loại hình du thuyền có phòng ngủ như

Bassac, Mekong Eye đi vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng phục vụ du

lịch của thành phố. Nhiều hãng lữ hành quốc tế đã về Cần Thơ lập chi nhánh như

Transmekong, Saigontourist, Vietravel, Fidi, TST, Vietcircle.

Các sản phẩm du lịch trên địa bàn

Những năm gần đây, Cần Thơ tích cực đa dạng hóa các loại hình sản phẩm

du lịch nhằm tăng sức hấp dẫn đối với du khách, phục vụ thị trường quốc tế và nội

địa. Hiện nay, trên địa bàn Cần Thơ có các loại hình sản phẩm du lịch như sau:

Một là, DLST gắn với các những khu DLST, điểm vườn cây trái như:

vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn Ba Cống, Vàm Xáng, vườn lan Bình Thủy, trên

các tuyến sông Phong Điền và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt

Nốt. Bên cạnh đó Cần Thơ còn có các cồn, cù lao và sông Hậu, sông Cần Thơ để

phục vụ DLST như DLST đường sông.

Hai là, du lịch đô thị là loại hình du lịch phù hợp nhất với điều kiện và

vai trò của thành phố Cần Thơ trong tổng thể du lịch vùng ĐBSCL, đang có nhu

cầu rất cao đối với thị trường du lịch vùng.

Ba là, du lịch thương mại, công vụ phục vụ cho du lịch MICE (tour du

lịch hội nghị, hội họp - khuyến thưởng và hội chợ), du lịch kèm theo những sự

kiện đặc biệt, đáp ứng nhu cầu cho khách quốc tế và nội địa nhờ lợi thế về vị trí,

vai trò của đô thị trung tâm vùng cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật

chất của Cần Thơ.

Bốn là, du lịch nghỉ dưỡng giữ vai trò quan trọng phục vụ nhu cầu tham

quan, nghỉ dưỡng của du khách.

Năm là, du lịch tham quan nghiên cứu khá đa dạng trên cơ sở khai thác,

phát triển các sản phẩm phục vụ cho du lịch văn hóa - lịch sử, tham quan sông

nước, miệt vườn, các làng nghề truyền thống, làng cổ phục vụ mọi đối tượng

khách trong và ngoài nước.

Sáu là, du lịch thể thao, vui chơi giải trí được nghiên cứu phát triển đáp

ứng các đối tượng khách khác nhau, ví dụ vui chơi giải trí sông nước, vui chơi

82

giải trí cao cấp phục vụ khách quốc tế, và các loại hình vui chơi giải trí phù hợp

với nhu cầu thị trường thành phố Cần Thơ và ĐBSCL.

Bảy là, du lịch học tập, chữa bệnh. Với nhiều cơ sở đào tạo và y tế, Cần

Thơ có điều kiện khai thác phát triển du lịch học tập và chữa bệnh phục vụ không

chỉ các địa phương trong vùng ĐBSCL mà cả thị trường Campuchia.

Tám là, du lịch làng nghề theo hướng cộng đồng. Khai thác các làng

nghề truyền thống, sản xuất thủ công mỹ nghệ ở Cần Thơ để phục vụ nhu cầu

tham quan, tìm hiểu của du khách kết hợp du lịch cộng đồng như du lịch cộng

đồng ở Cồn Sơn, cù lao Tân Lộc.

Bên cạnh đó du khách đến Cần Thơ còn với các hình thức du lịch khác

như du lịch tôn giáo, thăm người thân, thưởng thức ẩm thực.

Hoạt động lữ hành

Hoạt động lữ hành tăng trưởng khá nhanh, năm 2006 đón 45.093 khách,

thì sang năm 2017 đón 135.000 khách, tăng gấp 3 lần năm 2006. Trong đó,

khách du lịch quốc tế tăng tương ứng 3,6 lần và khách du lịch nội địa tăng 2,9

lần so với năm 2006 (Xem Phụ lục 1).

Giai đoạn 2006 - 2016, Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng trung bình năm về

lượng khách du lịch đạt 12,8 %. Năm 2017, lượng khách du lịch đến Cần Thơ có

lưu trú gần 2,2 triệu lượt khách tăng 1,9 lần so với năm 2012 và 4 lần so với năm

2006; trong đó khách du lịch quốc tế tăng tương ứng là 1,6 và 2,5 lần; so với năm

2016, lượt khách lưu trú tăng 27%. Tốc độ tăng trưởng về du khách quốc tế giai

đoạn 2007 - 2017 đạt 9,4 %/năm, tốc độ tăng trưởng du khách nội địa 15,2 %/năm -

đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Cần Thơ, đã góp phần đáng

kể vào kết quả HĐDL của địa phương (Xem Phụ lục 1).

Bên cạnh lượng du khách đến Cần Thơ có sử dụng dịch vụ lưu trú, do

đặc thù về vị trí địa lý là trung tâm vùng ĐBSCL, trung điểm trên tuyến du lịch

quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau - Kiên Giang và du lịch miệt vườn,

lượng du khách đến Cần Thơ những năm qua ngoài mục đích tham quan, nghỉ

dưỡng còn có nhiều mục đích du lịch khác nhau.

83

Bảng 3.4: Số lượt khách theo mục đích du lịch của du khách dến Cần Thơ

Mục đích du lịch Khách quốc tế

Khách trong

nước

Số lượng % Số lượng %

Tham quan/ nghỉ dưỡng 67 67 131 66

Làm ăn/kinh doanh 14 14 34 17

Du lịch tín ngưỡng 6 6 42 21

Du lịch vui chơi các dịch vụ giải trí chất lượng cao

2 2 50 25

Thăm bạn bè, người thân 18 18 62 31

Phục vụ hội nghị/nghiên cứu 4 4 22 11

Du lịch mua sắm 8 8 65 33

Khác 11 11 1 0,5

Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng P2.4.1), (Bảng P2.4.2)

Hoạt động lưu trú

Du khách đến Cần Thơ ngày càng tăng, do đó hoạt động lưu trú của Cần

Thơ cũng tăng trưởng qua các năm. Năm 2006, khách lưu trú đạt trên 543.650

lượt khách, bình quân lưu trú (ngày/khách) là 1,16. Năm 2015, khách lưu trú ở

Cần Thơ đạt 1.619.070 lượt khách, bình quân lưu trú (ngày/khách) là 1,5. Lượt

khách lưu trú của năm 2017 so với năm 2006 tăng gấp 4 lần, tuy nhiên bình quân

lưu trú (ngày/khách) tăng không đáng kể (Bảng 3.5).

Trong tổng số lượt khách lưu trú, trong đó lượt khách quốc tế lưu trú ở

Cần Thơ còn thấp và tăng trưởng qua các năm không cao. Năm 2006, lượt

khách lưu trú quốc tế là 121.221 thì 10 năm sau, đến năm 2015 đạt 207.060,

tăng 1,7 lần, và đến năm 2017 đạt 305.167 tăng 2,5 lần so với năm 2006. Qua

các số liệu trên cho thấy tỷ lệ khách quốc tế đến Cần Thơ có lưu trú còn khá

thấp (Bảng 3.5).

84

Bảng 3.5: Lượng khách đến Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2017

Năm Tổng Khách quốc tế

(lượt khách)

Khách trong

nước (lượt

khách)

Bình quân lưu

trú (ngày/khách)

2006 543.650 121.221 422.429 1,16

2007 693.055 155.735 537.320 1,23

2008 817.250 175.094 642.156 1,31

2009 723.528 150.300 573.228 1,29

2010 880.252 163.835 716.417 1,33

2011 972.450 170.325 802.125 1,37

2012 1.174.823 190.116 984.707 1,68

2013 1.251.625 211.357 1.040.628 1,42

2014 1.367.726 220.280 1.147.446 1,40

2015 1.619.070 207.060 1.421.010 1,50

2016 1.726.531 258.400 1.468.131 -

2017 2.184.385 305.167 1.879.218 -

Nguồn: [56]

Thu nhập từ HĐDL

Thu nhập từ HĐDL thuần túy năm 2016 đạt 1.826 tỷ đồng, tăng 5 lần so

với năm 2007, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa

phương. Nếu như năm 2007 tổng thu nhập của toàn ngành du lịch mới đạt

365,09 tỷ đồng thì đến năm 2013, thu nhập du lịch đạt 976 tỷ đồng, tăng 2,67 lần

so với năm 2007. Năm 2017, thu nhập du lịch đạt 2.879 tỷ đồng (đạt 90% so với

kế hoạch dự báo năm 2020 là 3.208,8 tỷ đồng của Báo cáo Điều chỉnh Quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng

đến năm 2030). Tăng trưởng trung bình về thu nhập du lịch giai đoạn 2007 -

2017 đạt khoảng 25%/năm (Bảng 3.6).

85

Bảng 3.6: Doanh thu du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 -2017

Năm Doanh thu (tỷ đồng) Tăng so với năm trước (%)

2006 270 -

2007 365 34,73

2008 455 24,68

2009 508 11,59

2010 649 27,87

2011 761 17,20

2012 851 11,81

2013 976 14,67

2014 1.169 19,83

2015 1.747 49,38

2016 1.826 4,52

2017 2.879 57,66

Nguồn: [56]

Từ số liệu Bảng 3.6 có thể biểu thị tăng trưởng doanh thu du lịch Cần

Thơ giai đoạn 2006 - 2017 bằng biểu đồ ở Hình 3.5:

Hình 3.5: Doanh thu du lịch 2006 - 2017

Lao động du lịch

Lực lượng lao động trong ngành du lịch tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn

trong lực lượng lao động của thành phố. Theo số liệu thống kê, lực lượng lao

động trong ngành du lịch của thành phố năm 2006 là trên 2.010 người, năm 2015

270 365 455 508 649 761 851 976 1.169

1.747 1.826

2.879

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

86

tăng lên 3.642 người; tốc độ tăng trưởng trung bình lao động trong giai đoạn

2006 - 2015 là 6,94 %/năm (Xem Phụ lục 1).

3.1.4. Những kết quả đạt được trong hoạt động du lịch trên địa bàn

Đánh giá ý nghĩa của HĐDL đối với thành phố Cần Thơ, hầu hết các đối

tượng cho rằng HĐDL thúc đẩy phát triển KT-XH (83,97%), chỉ có 34,47% cho

rằng du lịch sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo (Hình 3.6).

Hình 3.6: Đánh giá ý nghĩa của hoạt động du lịch đối với thành phố Cần Thơ

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.4)

Đánh giá mức độ phát triển của HĐDL ở thành phố Cần Thơ, đa số các

đối tượng đều cho là bình thường, tỷ lệ 62,4% (Hình 3.7).

Hình 3.7: Mức độ phát triển hoạt động du lịch Cần Thơ

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.4)

Đánh giá mức độ hài lòng đối với HĐDL ở Cần Thơ, 60% khách trong

nước và 48% khách quốc tế cho là hài lòng, rất ít du khách cho là không hài lòng

(Hình 3.8).

419

263 172

323 318 315 282

5 83,97 52,71 34,47 64,73 63,73 63,13 56,51 1 0

100

200

300

400

500

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Tăng thungân sách

Góp phần xóa đói giảm nghèo

Thúc đẩy giao lưu văn hóa

Tăng thu nhập cho người dân

Tạo công ăn việc

làm

Thay đổi diện mạo

đô thị

Khác

Số lượt Tỷ lệ %

29

312

137

22 5,8

62,4 27,4 4.4 0

100

200

300

400

Không tốt Bình thường Tốt Không có ý kiến Số lượt %

87

Hình 3.8: Đánh giá sự hài lòng của du khách về hoạt động du lịch ở Cần Thơ

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.1)

Kết quả điều tra XHH cho thấy loại hình lưu trú phổ biến được du khách

lựa chọn khi đến Cần Thơ là khách sạn (68% khách quốc tế, 42,5% khách trong

nước), tiếp đến là nhà khách, phòng trọ (Xem Bảng PL2.1).

Theo số liệu khảo sát du khách đến Cần Thơ cho thấy, số ngày du khách

ở Cần Thơ còn thấp, hầu hết là dưới 3 ngày (Bảng 3.7).

Bảng 3.7: Số ngày du lịch của du khách ở Cần Thơ

Số ngày Khách quốc tế

Khách trong nước

Số lượt % Số lượt % Dưới 3 ngày 55 55 140 70 3-5 ngày 24 24 38 19 5-10 ngày 9 9 10 5 Trên 10 ngày 10 10 12 6

Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra XHH của tác giả tháng 6/2017 (Phụ lục 2)

Từ bảng trên ta có thể biểu đồ hóa tỷ lệ số ngày du lịch của du khách ở Cần Thơ.

Hình 3.9: Tỷ lệ số ngày du lịch của du khách ở Cần Thơ

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017

3 1,5 2 2

69

34,5 46 46

120

60 48 48

8 4 4 4 0

50

100

150

Số lượt khách trong nước

% khách trong nước Số lượt khách quốc tế % khách quốc tế

Không hài lòng Bình thường Hài lòng Không có ý kiến

55 70

24 19 9 5 10 6

0

20

40

60

80

% %

Khách quốc tế Khách trong nước

Dưới 3 ngày 3-5 ngày 5-10 ngày Trên 10 ngày

88

Theo kết quả điều tra XHH, hình thức đi du lịch đến Cần Thơ được du

khách chọn nhiều nhất là tự tổ chức (61,5% khách trong nước, 46% khách quốc

tế), tiếp theo là đặt tour công ty và do cơ quan, đơn vị tổ chức (Bảng PL2.1).

Đánh giá về cách thức tổ chức tour du lịch, chỉ 38% khách trong nước và 28%

khách quốc tế đánh giá tốt (Bảng PL2.3).

Kết quả điều tra XHH cho thấy, điểm du lịch yêu thích nhất được du khách

chọn có tỷ lệ rất thấp. Điểm yêu thích nhất là Bến Ninh Kiều có tỷ lệ cao nhất cũng

chỉ có 37% khách quốc tế và 32% khách trong nước chọn (Bảng PL2.1).

Theo kết quả điều tra XHH, đa số du khách đến Cần Thơ chỉ chọn một

số điểm du lịch để đến như Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng, Làng du lịch Mỹ

Khánh, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Bảng 3.8).

Bảng 3.8: Điểm du lịch du khách lựa chọn khi đến Cần Thơ

Điểm đến hoặc địa danh du lịch Khách quốc tế

Khách trong

nước

Lượt % Lượt %

Bến Ninh Kiều 77 77 186 93

Chợ nổi Phong Điền 25 25 52 26

Vườn du lịch Mười Cương 9 9 60 30

Nhà cổ Bình Thủy 22 22 96 48

Chùa Ông 55 55 105 53

Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam 30 30 182 91

Homestay Mỹ Thuận (Khu DLST Vườn Nhãn) 4 4 56 28

Chợ nổi Cái Răng 71 71 145 73

Vườn cò Bằng Lăng 6 6 68 34

Làng du lịch Mỹ Khánh 27 27 142 71

Đền Bình Thủy 20 20 60 30

Chùa Munir Ansay 2 2 23 12

Khác 2 2 3 1,5

Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.1)

89

Kết quả điều tra XHH cho thấy, khi đến Cần Thơ, hầu hết du khách thích

tham gia các hoạt động: thăm các di tích lịch sử; du lịch sông nước, chợ nổi; xem

biểu diễn văn nghệ truyền thống; trải nghiệm cuộc sống người dân; thưởng thức

ẩm thực địa phương; tham quan các làng nghề. Tuy nhiên, tỷ lệ du khách quốc tế

thích tham quan làng nghề thấp, chỉ 34% (Bảng PL2.3).

Kết quả điều tra XHH, đánh giá về loại hình du lịch phổ biến nhất trên

địa bàn thành phố Cần Thơ, tỷ lệ cao nhất là 75,7% các đối tượng cho rằng loại

hình DLST là phổ biến nhất (Bảng PL2.4).

Với những lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng du lịch và điều kiện cơ sở hạ

tầng, sau hơn 10 năm phát triển (2006 - 2017), du lịch Cần Thơ đã đạt những kết

quả chủ yếu sau:

Một là, lượng khách du lịch không ngừng tăng lên, năm 2017 tăng 2,5

lần so với năm 2010 và 4 lần so với năm 2006. Du khách đến Cần Thơ có sử

dụng dịch vụ lưu trú, ngoài mục đích tham quan, nghỉ dưỡng còn có nhiều mục

đích du lịch khác nhau và tăng trưởng đáng kể (Xem Phụ lục 1).

Hai là, thu nhập từ HĐDL từng bước được nâng cao, năm 2017 đạt

2.879 tỷ đồng, tăng 10,6 lần so với năm 2006, đóng góp tích cực vào sự nghiệp

phát triển KT-XH và sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế - xã hội của

thành phố Cần Thơ (Xem Phụ lục 1).

Ba là, đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển HĐDL, thị

trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch dần được đa dạng hóa và

nâng cao chất lượng. Cần Thơ đang chú trọng khai thác những tiềm năng du lịch

như: du lịch văn hóa - lịch sử - danh nhân, du lịch miệt vườn, du lịch sông nước, du

lịch nghỉ dưỡng làng quê, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh, du lịch hội nghị -

hội thảo và du lịch tham quan cảnh quan - sinh thái, hình thành một số khu du lịch

có sức cạnh tranh ở Cồn Ấu, chợ nổi Cái Răng, Phong Điền.

Bốn là, hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển đã thúc

đẩy sự phát triển HĐDL trên địa bàn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

như các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí được chú

90

trọng đầu tư, xây dựng tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển

HĐDL, góp phần tạo nên diện mạo mới cho thành phố.

Năm là, nguồn nhân lực du lịch được chú trọng và đang từng bước được

hoàn thiện với việc kết hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo,

đào tạo lại và đào tạo bổ sung nguồn nhân lực.

Đánh giá về chất lượng của đội ngũ nhân viên du lịch, tỷ lệ du khách

đánh giá tốt về chất lượng thấp (39,5% khách trong nước và 38% khách quốc tế

đánh giá tốt về sự chuyên nghiệp, tận tình; 21,5% khách trong nước và 23%

khách tế đánh giá tốt về ngoại ngữ của nhân viên) (Bảng PL2.3). Nhóm các đối

tượng khác đánh giá tốt về chất lượng của đội ngũ nhân viên du lịch cũng có tỷ

lệ thấp: ngoại ngữ nhân viên (7,4%), tính chuyên nghiệp của nhân viên (23%),

phục vụ tận tình chu đáo của nhân viên (32%) (Bảng PL2.6).

Sự thận thiện, mến khách của dân cư và an toàn, an ninh được đánh giá tốt ở tỷ

lệ cao, tuy nhiên cao nhất cũng chỉ đạt 75%. Sự thận thiện, mến khách của dân cư có tỷ

lệ 64,5% khách trong nước, 72% khách quốc tế và 55,8% các đối tượng khác đánh giá

tốt; an toàn, an ninh có 59% khách trong nước, 75% khách quốc tế và 46% các đối

tượng khác đánh giá tốt. Tuy nhiên, tình trạng ăn xin và bán hàng rong chưa được du

khách đánh giá cao (Bảng PL2.3, Bảng PL2.6).

3.1.5. Hạn chế của hoạt động du lịch và những vấn đề đặt ra

Thời gian qua, HĐDL Cần Thơ phát triển còn chưa tương xứng với vị

trí, tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương cũng như vai trò của hoạt động

kinh tế quan trọng, đặc biệt là còn chưa phát huy được thế mạnh là trung tâm đầu

mối điều phối khách cho toàn vùng ĐBSCL. Việc khai thác tài nguyên du lịch, tài

sản và vốn của các DNDL chưa mang lại hiệu quả tương xứng.

Lượng khách vẫn còn thấp hơn mức trung bình trên cả nước, đặc biệt là

khách quốc tế. Tổng lượt du khách năm 2017 đạt 7,5 triệu lượt, trong đó, khách

quốc tế có lưu trú đạt 305 nghìn lượt khách, khách trong nước có lưu trú đạt 1,9

triệu lượt khách. Tỷ lệ khách đến Cần Thơ có số ngày bình quân lưu trú còn thấp

chỉ đạt gần 2 ngày/khách, năm 2015 bình quân lưu trú chỉ đạt 1,5 ngày/khách.

91

Chưa xây dựng được khu vui chơi giải trí tổng hợp, khu Trung tâm văn hóa tây

Đô chưa hoàn thành; khách đến Cần Thơ còn thiếu nơi vui chơi, giải trí, nhất là

vào ban đêm.

Các sản phẩm lưu trú, dịch vụ du lịch chất lượng cao còn ít, còn thiếu

sản phẩm du lịch đặc thù cao. Sản phẩm du lịch của Cần Thơ và các địa phương

khác trong vùng ĐBSCL còn trùng lắp, na ná giống nhau, cũng như các khu,

điểm du lịch vẫn còn nhỏ lẻ và trùng lắp. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch tuy

có phát triển, song chất lượng chưa cao, chưa đủ sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của du khách. Các sản vật du lịch như quà lưu niệm, các món ẩm

thực có mức độ phong phú, đa dạng còn chưa cao.

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.2.1. Thực trạng hoạch định phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ

Cần Thơ được xác định là có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của

ĐBSCL, đặc biệt là đối với vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL gồm các tỉnh Cà

Mau, Kiên Giang, An Giang và thành phố Cần Thơ. Vùng kinh tế trọng điểm

ĐBSCL là trung tâm sản xuất lúa gạo, nông thủy sản quan trọng của cả nước, là

trung tâm năng lượng của cả nước, là cầu nối trong hội nhập kinh tế, giữ vị trí

quan trọng trong an ninh quốc phòng, và đặc biệt là trung tâm dịch vụ và du lịch

lớn của cả nước [5].

Để phát huy vai trò quan trọng của mình, đặc biệt là vai trò của HĐDL,

chính quyền Cần Thơ đã triển khai hoạch định HĐDL trên địa bàn dựa trên các

định hướng của trung ương được ghi nhận trong các văn bản như: Luật du lịch,

các nghị định, thông tư, đặc biệt là Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị

(khóa IX) "Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ "về

một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới"; Nghị

quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị "Về phát triển du lịch trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn" [3], [7], [8], [9], [16], [17]. Trên cơ sở đó, thành phố Cần Thơ

92

đã ban hành các văn bản có liên quan để triển khai thực hiện trên địa bàn thành

phố Cần Thơ [61], [62], [79], [80], [86].

Có thể thấy Cần Thơ đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác

định hướng phát triển du lịch và đã xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển du

lịch trên địa bàn phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Với vai trò và tiềm năng

về du lịch của mình, Cần Thơ đã triển khai xây dựng quy hoạch phát triển

HĐDL trên địa bàn, cụ thể vào năm 2006, UBND thành phố Cần Thơ đã phê

duyệt "Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch thành phố Cần Thơ đến 2010 và

định hướng đến 2020". Quy hoạch này đáp ứng nhu cầu phát triển mới của thành

phố sau khi chia tách tỉnh Hậu Giang từ tỉnh Cần Thơ cũ, và đã góp phần tích

cực vào sự phát triển HĐDL của thành phố với số lượt khách quốc tế cũng như

nội địa hàng năm đều có mức tăng trưởng đáng kể [71].

Cùng với sự phát triển của cả nước, nhiều chiến lược, quy hoạch mới có

liên quan tới HĐDL được ban hành như Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

(2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam (2013), Đề án phát triển

du lịch ĐBSCL (2010). Những văn bản, đề án này đã xác định đường hướng

phát triển phù hợp với tình hình và điều kiện mới cho du lịch cả nước cũng như

ĐBSCL. Do đó, để phù hợp với tình hình phát triển mới, UBND thành phố đã

ban hành "Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch thành

phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030". Quy hoạch này là cơ sở

để quản lý, lập các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn đầu tư phát triển cho du lịch bền

vững, lập mới và điều chỉnh các quy hoạch chi tiết và các dự án phát triển HĐDL

thành phố Cần Thơ phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới [77].

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ,

chính quyền đã tiến hành lập các quy hoạch cụ thể cho các khu chức năng trong khu

du lịch, điểm du lịch có tài nguyên du lịch tự nhiên, các dự án đầu tư phát triển

HĐDL trên địa bàn thành phố. Quy hoạch này còn là cơ sở cho công tác chỉ đạo

và quản lý xây dựng các kế hoạch phát triển HĐDL của Cần Thơ.

Cần Thơ đã tiến hành xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư cho các

khu du lịch như Khu du lịch Cồn Sơn, Khu DLST Phong Điền, Khu DLST cù lao

93

Tân Lộc, Khu du lịch vườn cò Bằng Lăng; phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng

Khu đô thị DLST Cồn Ấu, Khu du lịch và biệt thự Aman Phù Sa (thuộc phường

Hưng Phú, quận Cái Răng); quy hoạch chi tiết Khu biệt thự sinh thái, nhà phố, nhà

đón tiếp và bến thuyền tổng hợp (phường Hưng Phú, quận Cái Răng).

Gần đây, thành phố đã chú trọng quy hoạch một số khu vui chơi giải trí

nhưng các dự án này tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố Cần Thơ và ở một

số vùng phụ cận của Cần Thơ như: Dự án phát triển tổng hợp khu DLST Cồn Ấu

(quận Ninh Kiều), dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng Sông Hậu (quận Ninh Kiều), dự

án phát triển đô thị sinh thái Phong Điền (huyện Phong Điền), dự án DLST cộng

đồng Tân Lộc (quận Thốt Nốt), DLST Cồn Sơn (quận Bình Thủy). Hiện tại, các cơ

sở vui chơi giải trí, thể thao, các dự án đang xây dựng và sắp hoàn thành đưa vào sử

dụng sẽ làm phong phú thêm cho hệ thống sản phẩm du lịch của Cần Thơ góp phần

phát triển du lịch bền vững.

Kết quả của việc hoạch định phát triển HĐDL, thành phố đã thu hút

được nhiều đầu tư vào các khu quy hoạch cụ thể cho HĐDL của Cần Thơ như

Tập đoàn FLC (tổ hợp công trình khách sạn 5 sao kết hợp khu trung tâm thương

mại cao cấp ở quận Ninh Kiều; dự án sinh thái với đầy đủ tiện ích phục vụ nghỉ

dưỡng và khu bảo tồn tạo cảnh quan thiên nhiên sinh thái đặc trưng vùng sông

nước ĐBSCL ở huyện Phong Điền; quần thể đô thị DLST, dịch vụ nghỉ dưỡng

và thể thao giải trí cao cấp ở quận Cái Răng), Tập đoàn Novaland (khu đô thị,

DLST - Nova Phù sa ở Cồn Ấu), Tập đoàn Mường Thanh (Khách sạn 5 sao),

Tập đoàn Vingroup (Khách sạn 5 sao, Vincom Plaza; sân golf, khu biệt thự và

khu vui chơi giải trí ở Cồn Ấu). Tuy nhiên, hầu hết các dự án này đang triển

khai, rất ít dự án hoàn thành.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện và quản lý quy hoạch đã đạt được

nhiều kết quả khả quan: đầu tư, tôn tạo phát triển các công trình văn hóa, di tích

lịch sử, cơ sở vật chất hạ tầng du lịch như Công viên sông Hậu, công viên Hồ

xáng thổi, Cầu đi bộ, công viên Lưu Hữu Phước, công viên tượng đài Bác Hồ tại

bến Ninh Kiều, di tích Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Di tích chiến thắng Ông Hào,

94

Di tích lịch sử Lộ vòng cung, Thiền viện Trúc lâm Phương Nam, Trung tâm hội

nghị - nhà hàng Hoa Sứ - cồn Cái Khế, mở rộng làng Du lịch Mỹ Khánh. Đây là

những công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách

cũng như người dân.

3.2.2. Thực trạng triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về hoạt

động du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

3.2.2.1. Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách của trung ương

Một là, tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Trung ương và địa

phương về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Chính quyền thành phố đã tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến văn

bản mới về phát triển HĐDL đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người

lao động; các doanh nghiệp hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn

thành phố.

Tổ chức các Hội nghị triển khai các chủ trương, chính sách văn bản về

đẩy mạnh phát triển du lịch cho các sở, ban ngành, quận, huyện và các đơn vị

thuộc sở, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hướng dẫn

viên và thuyết minh viên du lịch nhằm góp phần nâng cao nhận thức về vai trò

và vị trí của du lịch. Tổ chức Tọa đàm "Giải pháp phát triển du lịch Cần Thơ

thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020 theo Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày

01/8/2016 của Thành ủy Cần Thơ".

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật trong hoạt động thương mại

đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố, đặc biệt là

các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các điểm du lịch. Chẳng hạn, tổ chức triển khai

các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, quy định chi tiết thi hành một số điều

của Luật du lịch, hướng dẫn báo cáo thống kê, triển khai thực hiện thư điện tử và

ứng dụng CNTT trong việc cung cấp thông tin giữa cơ quan QLNN và DNDL, giáo

dục truyền thống và phát huy di sản văn hóa trong học đường.

Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các hộ dân về vận chuyển

du khách, quy định về kinh doanh, vận chuyển đường thủy nội địa, đảm bảo an

95

toàn cho du khách, xếp hạng sao cho các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch; phối

hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị Quán triệt chủ trương nâng cao chất

lượng dịch vụ trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch.

Phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các khu, điểm du lịch

và làng nghề; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi

trường và ứng phó với biến đổi khí hậu với các hoạt động hưởng ứng Ngày nước

Thế giới, Giờ Trái đất, tổ chức Mittinh Ngày Môi trường Thế giới và Tuần lễ

Biển và Hải đảo.

Hướng dẫn Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh truyền hình thành phố Cần

Thơ, Văn phòng đại diện các báo trung ương và các địa phương khác đóng trên

địa bàn thành phố, Phòng Văn hóa thông tin, Đài Truyền thanh quận, huyện tập

trung thực hiện tuyên truyền có hiệu quả các nghị quyết, kế hoạch và văn bản

của trung ương, thành phố liên quan về phát triển HĐDL; Định hướng trong Báo

cáo điểm báo hàng tuần để các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên

truyền về phát triển HĐDL trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Thực hiện băng rôn,

pa nô tuyên truyền, chương trình văn nghệ tuyên truyền lưu động, chủ đề xây

dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị, xây dựng con người Cần Thơ theo

Nghị quyết số 45-NQ/TW.

Hai là, triển khai thực hiện pháp luật, chính sách cụ thể

Để tạo lập môi trường thuận lợi cho các HĐDL, Cần Thơ đã tổ chức

triển khai các chính sách liên quan HĐDL như sau:

Triển khai chính sách đầu tư của trung ương cho HĐDL trên địa bàn

thành phố Cần Thơ

Trên cơ sở các chính sách đầu tư của trung ương, Cần Thơ đã tổ chức

thực hiện chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, khuyến hích đầu tư vào

phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đại, cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch, và

thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư để phát triển HĐDL. Đồng thời, Chính

quyền Cần Thơ cũng quan tâm đến tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích

phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm đặc biệt ở vùng sâu, vùng

96

xa; khuyến khích việc đóng góp từ thu nhập du lịch cho hoạt động bảo tồn, phục

hồi các giá trị về sinh thái, văn hóa và phát triển du lịch xanh, thích ứng với biến

đổi khí hậu.

Thành phố Cần Thơ đã tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thương mại,

du lịch, đẩy mạnh các hoạt động gắn kết với các Bộ, ngành trung ương và các

địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh ĐBSCL, tìm kiếm cơ hội giao thương

hợp tác phát triển với các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và thế giới. Năm

2011, Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND để nâng

cao hiệu quả và chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.

Trên cơ sở đó, Cần Thơ đã tổ chức thực hiện các hoạt động sau: Thứ nhất, tích

cực và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong

và ngoài nước đến tìm hiểu, khảo sát và thực hiện các dự án đầu tư, các chương

trình hợp tác phát triển về thương mại và du lịch tại địa phương mình; Cung cấp

thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong việc phát triển đầu tư -

thương mại - du lịch và đào tạo nguồn nhân lực; Thứ hai, xây dựng danh mục

các dự án mời gọi đầu tư dài hạn và hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển

KT-XH và quy hoạch ngành của thành phố Cần Thơ; Xây dựng chính sách hỗ

trợ đầu tư của thành phố phù hợp với quy định của pháp luật [72].

Năm 2012, UBND Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2011 - 2015, để thực hiện chính sách của

Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV và các giải pháp nhằm thu hút đầu tư

và hỗ trợ DNNVV phát triển bền vững [73]. Đồng thời, chính quyền thành phố

cũng đã ban hành văn bản về thống nhất Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

cùng các ưu đãi đối với các dự án [76], [84]. Trong lĩnh vực nâng cao năng lực

cạnh tranh, Cần Thơ đã tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và

triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(PCI năm 2017, xếp hạng 10/63 tỉnh, tăng 1 bậc so với năm 2016; thứ 5/13 tỉnh

ở ĐBSCL; được xếp nhóm địa phương có chất lượng điều hành "Tốt"), tích cực

thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành

97

chính công cấp tỉnh (PAPI năm 2017 xếp thứ 9/63 tỉnh, đạt 38,3 điểm thấp hơn

39,57 điểm của năm 2016; nằm trong nhóm 16 tỉnh đạt điểm cao nhất). Năm

2016 và 2017, Cần Thơ đã xác định chủ đề năm là "Đẩy mạnh thu hút đầu tư;

nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế", qua đó thúc đẩy cả hệ thống

chính trị thành phố, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân quyết tâm triển khai

thực hiện để đạt được nhiều kết quả.

Trong tình hình mới, năm 2016, để triển khai chính sách của trung ương

về đầu tư phát triển HĐDL, Thành ủy Cần Thơ đã ban hành Nghị quyết về đẩy

mạnh phát triển du lịch, xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về huy động các

nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở dịch vụ phát triển du lịch;

và UBND Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch để thực hiện như sau: Một là, tập

trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu

hạ tầng tại các quận, huyện trọng điểm phát triển du lịch; Hai là, tiếp tục hoàn

thiện cơ chế quản lý đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển

dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút nhà đầu tư; Ba là, ban hành cơ chế chính sách

phù hợp, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư để thu hút vốn đầu tư từ các

thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào các dự án du lịch

và phát triển hạ tầng, dịch vụ du lịch; khuyến khích đầu tư vào các điểm du lịch

trọng điểm, gồm: bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, chùa Nam Nhã, chùa Ông,

đình Bình Thủy, nhà cổ Bình Thủy, khu DLST Phong Điền, Thiền viện Trúc

Lâm Phương Nam, Vườn cò Bằng Lăng, Cù lao Tân Lộc, Cồn Ấu, Cồn Sơn;

đầu tư các phương tiện du thuyền, tàu du lịch, xe điện sử dụng công nghệ mới,

thân thiện với môi trường; Bốn là, thu hút đầu tư phát triển các dự án lớn về du

lịch, hình thành hệ thống các khách sạn cao cấp, du lịch cộng đồng tại cồn Sơn,

cù lao Tân Lộc, vườn cò Bằng Lăng, khu nghỉ dưỡng và giải trí tại cồn Cái

Khế, khu DLST cồn Ấu và huyện Phong Điền; đầu tư các công trình dịch vụ

phụ trợ để phát triển du lịch tại chợ nổi Cái Răng, phát triển DLST miệt vườn

huyện Phong Điền, nâng dần lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh

trong lĩnh vực du lịch [61], [80].

98

Năm 2017, Thành ủy Cần Thơ đã ban hành chương trình để thực hiện

Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị "Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn", xác định nhiệm vụ, giải pháp về đầu tư như sau: Thứ nhất, ban hành

các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch, nhất là các địa bàn trọng

điểm về du lịch (quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, huyện Phong Điền) có

tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù và nguồn nhân lực dồi dào. Tăng

cường hợp tác công - tư, các nguồn vận động xã hội hóa, tạo môi trường thông

thoáng để thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, dịch vụ du lịch. Ưu tiên bố trí

vốn ngân sách thành phố cho công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo nguồn nhân

lực, quảng bá xúc tiến du lịch; Thứ hai, thành lập và có cơ chế quản lý sử dụng

hiệu quả Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch thành phố Cần Thơ. Bước đầu, ngân sách

thành phố hỗ trợ cho Quỹ và hàng năm được bổ sung từ nguồn thu lệ phí, phí

dịch vụ du lịch, huy động đóng góp của doanh nghiệp, khách du lịch và các

nguồn hợp pháp khác [62].

Nhìn chung, thành phố đã tích cực triển khai có hiệu quả các cơ

chế, chính sách tạo môi trường đầu tư; thúc đẩy doanh nghiệp phát triển cả

về số lượng và chất lượng; góp phần đóng góp cho ngân sách, giải quyết

việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thực hiện tốt an sinh xã hội

cho thành phố. Kết quả, vốn đầu tư vào thành phố năm 2016 tăng hơn so

với năm 2015, tiêu biểu như: số lượng dự án nước ngoài tăng 7 dự án; số

vốn đầu tư nước ngoài tăng gần 205 triệu USD (2015: 19,100 triệu USD,

2016: 223,970 triệu USD); vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 10.022

tỷ đồng, tăng 4.768 tỷ đồng; viện trợ phi chính phủ (NGO) tăng 2 dự án,

tăng 60 tỷ đồng. Tính đến tháng 7 năm 2017, toàn thành phố có 74 dự án

đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 649 triệu USD, vốn thực hiện 411

triệu USD (trong đó vốn thực hiện 7 tháng năm 2017 là 6,4 triệu USD),

chiếm 63,4% tổng vốn đăng ký), cuối năm 2017 vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài đạt 1.443 tỷ đồng [10], [48], [49].

99

Triển khai chính sách đất đai, tài nguyên liên quan hoạt động du lịch

trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Căn cứ vào Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành trong lĩnh

vực đất đai, thành phố Cần Thơ đã tiến hành giao đất, cho thuê đất, thu tiền thuê

đất, thuê mặt nước; quy hoạch sử dụng đất, ban hành bảng giá đất, thu hồi đất,

bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố.

Cần Thơ đã ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (giai đoạn 2011 - 2015), xác định một số nhiệm vụ giải

pháp liên quan đến đất đai: UBND thành phố dành quỹ đất và thực hiện các biện

pháp khuyến khích để thực hiện đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, làng

nghề cho các DNNVV; trường hợp sử dụng đất ở, đất mua để làm mặt bằng tổ

chức sản xuất kinh doanh thì được chuyển mục đích sử dụng để sản xuất kinh

doanh, được thế chấp vay vốn ngân hàng, góp vốn thành lập doanh nghiệp; cho

thuê đất, thuê mặt nước ngoài khu công nghiệp và thực hiện miễn, giảm tiền thuê

đất theo quy định [73], (Xem Phụ lục 6.1).

Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch là yêu cầu quan trọng đối với sự

phát triển HĐDL. Loại hình và sản phẩm du lịch được xây dựng trên cơ sở đặc

điểm tài nguyên du lịch và nhu cầu thị trường khách. Chính vì vậy, đối với phát

triển HĐDL Cần Thơ, loại hình và sản phẩm du lịch được phát triển theo hai

hướng: theo lãnh thổ du lịch và theo thị trường khách du lịch. Chính quyền Cần

Thơ đã định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch, xác định rõ 4 không gian du lịch

chính: (1) Nội đô Cần Thơ; (2) Cụm du lịch Phong Điền; (3) Cụm du lịch Ô

Môn - Cờ Đỏ và (4) Cụm du lịch Thốt Nốt. Trong đó cụm du lịch trung tâm

được xác định là trọng điểm động lực với các dịch vụ công cộng hiện đại [75].

Đồng thời, chính quyền Cần Thơ xác định để phát triển hệ thống các khu,

điểm du lịch cần dành quỹ đất hợp lý theo từng giai đoạn và từng khu vực dựa trên

đặc điểm tài nguyên, khả năng khai thác và tiêu chí khu du lịch của Luật Du lịch.

Trên cơ sở định hướng phát triển không gian du lịch toàn thành phố và quy hoạch

sử dụng đất thành phố, chính quyền Cần Thơ xác định nhu cầu diện tích sử dụng đất

100

phát triển du lịch bao gồm: Đất chuyên dùng để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

trong các khu du lịch là 721 ha (năm 2015) và 2.666 ha (năm 2020); Đất phát triển

các điểm tham quan và mục đích khác cho du lịch. Loại đất này được tính trong đất

chuyên dùng dành cho các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Một số

khu vực cần dành quỹ đất lớn cho phát triển du lịch là: Cồn Sơn khoảng 40 ha (trên

tổng diện tích 60 ha), Cồn Ấu khoảng 140 ha (trên tổng diện tích 177 ha), Cù lao

Tân Lộc khoảng 500 ha (trên tổng diện tích 3.260 ha), Khu đô thị sinh thái Phong

Điền 1.500 ha (trong đó diện tích dành cho du lịch khoảng 300 ha), Trung tâm văn

hóa Tây Đô 172 ha [71], [75].

Bên cạnh đó, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành các công văn về

thống nhất Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, xác định quy mô diện tích đất và

các ưu đãi kèm theo đối với dự án [76], [84]. Thành phố Cần Thơ cũng đã thực hiện

chính sách khuyến khích xã hội hóa giảm tiền thuê đất đối với các hoạt động trong

lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường [82].

Cần Thơ đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho 09/09 quận, huyện, kế

hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch xây dựng, quy hoạch các ngành và lồng

ghép với Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo mục đích tiết kiệm,

hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu

cầu phát triển KT-XH trên địa bàn thành phố.

Trên cơ sở đó, UBND thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo thực hiện công tác

về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư;

đồng thời, tập trung giải quyết nhanh nhất các thủ tục về đất đai để triển khai các

dự án đầu tư cho phát triển các HĐDL trên địa bàn thành phố.

Triển khai chính sách tài chính liên quan hoạt động du lịch trên địa

bàn thành phố Cần Thơ

Cần Thơ đã tiến hành triển khai thực hiện chính sách tài chính của trung

ương để các tổ chức, cá nhân tham gia HĐDL, theo định hướng: Thứ nhất, cho

vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án ưu tiên; cho phép kinh doanh du lịch

quốc tế hưởng chế độ ưu đãi của ngành hàng xuất khẩu, có chính sách thuế phù

101

hợp, đặc biệt về thuế đất đối với các khu du lịch, nhập khẩu trang thiết bị,

phương tiện vận chuyển cao cấp phục vụ du lịch; rà soát, điều chỉnh phương

pháp tính thuế, phí, lệ phí; áp dụng thống nhất chính sách một giá; Thứ hai, hỗ

trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường; tăng cường hỗ trợ ngân

sách và xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá; thông qua chính sách và cơ chế

phù hợp với giá cả và các điều kiện kèm theo để khai thác tốt thị trường lớn du

khách nội địa tại trung tâm đô thị và ở các vùng nông thôn.

Cần Thơ đã tiến hành lập các bộ thuế như: lệ phí môn bài, thuế sử dụng

đất phi nông nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân; tập trung rà soát

các hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, phân loại hộ kinh doanh và lập Sổ bộ

thuế năm 2017 theo đúng quy trình của Tổng cục Thuế về việc quản lý thuế đối

với cá nhân kinh doanh [65]. Thành phố đã ban hành quy định giá dịch vụ áp

dụng cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; cơ quan nhà

nước; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trên

địa bàn thành phố Cần Thơ [83].

Chính quyền Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp

nhỏ và vừa 2011 - 2015, xác định trợ giúp tài chính như sau: Thực hiện bảo lãnh

tín dụng theo quy định; Tài trợ các chương trình giúp nâng cao năng lực cạnh

tranh cho DNNVV (Xem Phụ lục 6.1).

Năm 2014, HĐND thành phố Cần Thơ đã thông qua Đề án thành lập

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Cần Thơ, là một

tổ chức tài chính, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; thực hiện chức năng

bảo lãnh tín dụng cho các đối tượng là các DNNVV theo quy định của pháp luật

hiện hành [23].

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Danh mục các dự án

kêu gọi đầu tư với các hỗ trợ tài chính như sau: Hỗ trợ 20% lãi suất vay vốn đầu

tư của các tổ chức tín dụng trong hạn của dự án, mức hỗ trợ tối đa không quá hai

tỷ đồng đến mười tỷ đồng/dự án, từ ngân sách nhà nước; Tùy theo từng dự án, tỷ

lệ để tính đơn giá cho thuê đất một năm tính bằng 0,75% hoặc 1,3% hoặc 1,5%

102

giá đất theo bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố ban hành tính từ thời

điểm bàn giao đất cho nhà đầu tư; Ngoài ra, nhà đầu tư còn được hỗ trợ về công

tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [76].

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Chương trình đổi mới

công nghệ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Cần Thơ giai đoạn

2013 - 2017, xác định định mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án,

trường hợp đặc biệt, mức hỗ trợ cao hơn 300 triệu đồng/dự án, Sở Khoa học công

nghệ và Sở Tài chính sẽ trình UBND thành phố phê duyệt [74], [77].

Chính quyền thành phố Cần Thơ cũng quan tâm chỉ đạo các công tác về

thuế và tài chính. Tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, thực hiện

kiểm tra, giám sát, quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh và các doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giải

trí). Đẩy mạnh cải cách hành chính ngành Thuế thành phố toàn diện, hiện đại để

giảm thời gian và chi phí trong thực hiện thủ tục hành chính về thuế, nhằm góp

phần giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và phát triển sản xuất kinh doanh,

cải thiện môi trường đầu tư.

3.2.2.2. Xây dựng và triển khai chính sách đặc thù về hoạt động du

lịch của Cần Thơ

Để thúc đẩy phát triển HĐDL, chính quyền Cần Thơ đã xây dựng và

triển khai các chính sách đặc thù về HĐDL trên địa bàn thành phố, bao gồm các

chính sách liên quan đến hoạt động lưu trú, hoạt động lữ hành, hoạt động mua

sắm, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí.

Chính quyền thành phố Cần Thơ đã phê duyệt và triển khai thực hiện

"Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch thành phố Cần Thơ đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030". Đồng thời, Cần Thơ đã tổ chức hội nghị

triển khai tăng cường công tác QLNN và đẩy mạnh phát triển HĐDL trên địa

bàn thành phố; tổ chức hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Sở VH-TT-DL và Phòng Văn hóa thông tin thuộc UBND cấp quận,

huyện; lập kế hoạch hành động về triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ

103

trương, chính sách và kế hoạch của thành phố về đẩy mạnh phát triển HĐDL, cụ

thể như sau:

Một là, chính quyền Cần Thơ đã phối hợp Sở VH-TT-DL, UBND các

quận, huyện và Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố giải ngân cho 582 hộ

dân, với tổng số tiền là 30 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các hộ nông

dân làm du lịch chủ động mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

góp phần phát triển HĐDL của thành phố [55].

Hai là, năm 2016, Thành ủy Cần Thơ đã ban hành nghị quyết để đẩy

mạnh phát triển HĐDL [61], và UBND thành phố đã ban hành kế hoạch để triển

khai thực hiện với các nội dung cụ thể [80]. Bên cạnh đó, để thực hiện Nghị

quyết số 08 của Bộ Chính trị "Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn", Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ đã đề ra chương trình thực hiện cụ thể

cho thành phố Cần Thơ, từ đó UBND thành phố đã ban hành công văn để tổ

chức triển khai thực hiện [62], [86].

Ba là, thành phố Cần Thơ đã ban hành chính sách kêu gọi đầu tư liên

quan đến HĐDL với mức hổ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, như sau: Hỗ

trợ 20% lãi suất vay vốn của các tổ chức tín dụng (tối đa không quá 10 tỷ

đồng/dự án đầu tư Khu đô thị DLST Cồn Ấu, Khu du dịch Cồn Sơn; và tối đa

không quá 03 tỷ đồng/dự án đầu tư Trung tâm hội nghị thành phố và các khách

sạn 5 sao, resort tại quận Ninh Kiều, Cái Răng); hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; hỗ trợ

về đơn giá thuê đất; và hỗ trợ về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [76],

(Xem Phụ lục 6.2).

Để phù hợp về tình hình mới, Cần Thơ đã rà soát và thống nhất ban hành

danh mục dự án kêu gọi đầu tư và các ưu đãi kèm theo trong lĩnh vực HĐDL và

cơ sở hạ tầng du lịch, gồm: Khu du lịch Cồn Sơn, Khu DLST Phong Điền, Khu

DLST cù lao Tân Lộc, Khu du lịch vườn cò Bằng Lăng [84].

Khu du lịch cồn Sơn với quy mô khoảng 74.4 ha với mục tiêu phát triển

tiềm năng du lịch cồn Sơn, hình thành khu vui chơi giải trí cao cấp kết hợp

DLST và nghỉ dưỡng đặc thù sông nước có tầm cỡ khu vực ĐBSCL; Khu DLST

104

cù lao Tân Lộc (Quận Thốt Nốt) với quy mô khoảng 41 ha với mục tiêu góp

phần khai thác tiềm năng du lịch của thành phố Cần Thơ, tăng thêm điểm tham

quan, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo việc làm cho lao động địa phương và góp

phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của thành phố; Khu DLST Phong Điền (huyện

Phong Điền) với quy mô khoảng 40 ha với mục tiêu khai thác các lợi thế sông nước

miệt vườn nơi đây thành khu vui chơi giải trí cao cấp kết hợp DLST và nghỉ dưỡng

đặc thù sông nước có tầm cỡ của khu vực ĐBSCL; Khu du lịch vườn cò Bằng Lăng

với quy mô khoảng 5 ha với mục tiêu xây dựng điểm tham quan DLST và các loại

hình dịch vụ du lịch kèm theo nhằm phục vụ du khách, đa dạng hóa sản phẩm du

lịch, tạo việc làm cho lao động địa phương và góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế

thành phố (Xem Phụ lục 6.3).

Ngoài ra, Cần Thơ còn thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa

giảm tiền thuê đất đối với các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao với

nhiều loại hình văn hóa, các dịch vụ văn hóa, thể thao, thương mại, du lịch, vui

chơi giải trí công nghệ cao, phục vụ theo nhu cầu của các nhóm đối tượng. Mức

giảm được quy định gồm 40%, 80% và 100% tiền thuê đất tùy từng dự án [82],

(Xem Phụ lục 6.3).

Chính quyền Cần Thơ cũng quan tâm công tác quy hoạch, tổ chức đào

tạo, bồi dưỡng lao động phục vụ du lịch. Cần Thơ đã ban hành và triển khai Kế

hoạch phân công thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch và

nâng cao nhận thức của thành phố Cần Thơ; Phối hợp với Trường Cao đẳng

nghề Du lịch Sài Gòn hoàn chỉnh đề cương Chương trình phát triển nguồn nhân

lực du lịch và nâng cao nhận thức của thành phố Cần Thơ.

Bên cạnh đó, Cần Thơ còn ban hành Quy chế phối hợp giữa các Sở, ban,

ngành, UBND các quận, huyện trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá

cảnh, cư trú của người nước ngoài, Quy chế phối hợp hoạt động Đường dây

nóng hỗ trợ du khách trên địa bàn thành phố; phối hợp Sở VH-TT-DL, Sở Giao

thông Vận tải, Công an thành phố, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV ban

hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động tại Cảng thủy nội địa Hành khách du

lịch Ninh Kiều và hoạt động vận tải hành khách du lịch trên địa bàn thành phố.

105

Với việc triển khai các chính sách của trung ương cũng như các chính

sách đặc thù của Cần Thơ về HĐDL đã thúc đẩy các HĐDL ngày càng phát

triển, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, thu hút ngày càng nhiều các thành phần kinh

tế tham gia HĐDL, các dự án đầu tư cho HĐDL vào Cần Thơ ngày càng gia

tăng, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú.

3.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt hoạt động du lịch trên địa bàn Cần Thơ

3.2.3.1. Tổ chức các hoạt động du lịch

Đối với tổ chức các HĐDL (lữ hành, lưu trú, vận chuyển khách và các

hoạt động dịch vụ khác), Cần Thơ đã tổ chức thực hiện như sau:

Tổ chức hoạt động lữ hành

Phục vụ cho hoạt động lữ hành, Cần Thơ đã tiến hành hình thành các

tour, tuyến du lịch trên cơ sở: Khảo sát, hướng dẫn các khu, điểm du lịch đầu tư

nâng cấp, tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển điểm du lịch tiêu biểu cấp

thành phố và cấp ĐBSCL; Tổ chức khảo sát du lịch đường sông tuyến: Ninh

Kiều - Cái Răng - Phong Điền và Ninh Kiều - Cái Răng - Bình Thủy; Khảo sát

một số điểm du lịch quận Ô Môn, Bình Thủy, hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch

của từng địa phương; Khảo sát rạch Cái Sơn để có biện pháp khai thông tuyến du

lịch đường thủy từ chợ nổi Cái Răng đến đình Bình Thủy; Tổ chức khảo sát một

số điểm du lịch mới hình thành tại huyện Phong Điền và quận Ninh Kiều: Vàm

Xáng, Mười Cương, Giàn Gừa, Út Dzách, Sáu Hoài.

Cần Thơ đã tổ chức triển khai các tour, tuyến du lịch thành phố Cần Thơ.

Chính quyền Cần Thơ đã xây dựng tài liệu thông tin, tuyên truyền, họp các doanh

nghiệp lữ hành để giới thiệu các tour du lịch mới trên cơ sở những điểm du lịch

mới; họp bàn với các doanh nghiệp về việc hỗ trợ mở đường bay và hỗ trợ việc xây

dựng tour, tuyến du lịch mới; thông báo cho các DNDL về chương trình biểu diễn

nghệ thuật tại bến Ninh Kiều phục vụ du khách hàng tuần. Đồng thời, chính quyền

Cần Thơ cũng đã tổ chức giới thiệu tour du lịch đường sông gắn với di tích lịch sử -

văn hóa và làng nghề đến doanh nghiệp lữ hành.

Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ cũng đã triển khai kế hoạch phát triển du

lịch đường sông thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020; công bố các tuyến du

106

lịch di tích lịch sử - văn hóa kết hợp DLST; liên hệ Viện Nghiên cứu Phát triển

Du lịch viết đề án Xây dựng Điểm du lịch quốc gia Bến Ninh Kiều.

Để hình thành đa dạng các tour và phát triển hoạt động lữ hành, Cần Thơ

đã thống nhất với Sở VH-TT-DL các tỉnh, thành: An Giang, Kiên Giang, Cà

Mau và Bạc Liêu về phương án sắp xếp tour du lịch đặc trưng vùng kinh tế trọng

điểm vùng ĐBSCL "Một điểm đến bốn địa phương +".

Qua tổ chức các hoạt động trên, đã hình thành trên địa bàn thành phố

Cần Thơ các tour du lịch phổ biến sau: tour đường bộ, tour đường sông, tour du

lịch trong ngày, tour nửa ngày, tour liên kết vùng, tour 2 ngày 1 đêm, tour tham

quan công tình kiến trúc, văn hóa (Xem Phụ lục 6.4).

Tổ chức xây dựng các sản phẩm du lịch và bảo tồn di tích văn hóa

Chính quyền Cần Thơ xem trọng việc xây dựng các sản phẩm du lịch và

bảo tồn các di tích văn hóa trên địa bàn phục vụ cho phát triển các HĐDL, thể

hiện như sau: Xúc tiến xây dựng sản phẩm du lịch đường sông kết hợp làng nghề

và tham quan di tích văn hóa lịch sử; Xây dựng và thực đề án "Bảo tồn và Phát

triển Chợ nổi Cái Răng", đưa Chợ nổi Cái Răng và Văn hóa Chợ nổi Cái Răng

trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của vùng ĐBSCL nói chung và của thành phố

Cần Thơ nói riêng; Phê duyệt Đề án bảo vệ và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử

Nam Bộ tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020 và ra mắt CLB Đờn ca tài

tử phục vụ du khách, tổ chức đờn ca tài tử trên chợ nổi Cái Răng phục vụ khách

du lịch vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần, các ngày Lễ, Tết…; Triển khai thực hiện

dự án "Xây dựng mô hình làng hoa kiểng thành phố Cần Thơ phục vụ du lịch";

Hỗ trợ nhóm chuyên gia EU về việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của vùng

và địa phương, tại các điểm: Cồn Sơn, chợ nổi Phong Điền, Vườn Trái cây Vàm

Xáng, cù lao Tân Lộc, Nhà cổ Tân Lộc và Vườn Cò Bằng Lăng. Khảo sát một số

điểm du lịch quận Ô Môn, Bình Thủy và tiến hành xây dựng sản phẩm du lịch

của từng địa phương; Phối hợp viện Nghiên cứu phát triển du lịch khảo sát các

điểm, tuyến du lịch thành phố, phục vụ cho công tác xây dựng sản phẩm du lịch

đặc thù của ĐBSCL và thành phố Cần Thơ.

107

Có thể thấy rằng, Cần Thơ đang dần hình thành hệ thống sản phẩm dịch

vụ du lịch để đáp ứng các nhu cầu tham quan, trải nghiệm, vui chơi, giải trí của

du khách. Tuy nhiên việc phát triển các sản phẩm du lịch trên vẫn chưa hiệu quả,

chưa hấp dẫn được du khách.

Cần Thơ đã quan tâm thực hiện kế hoạch đầu tư, tôn tạo các công trình

di tích trên địa bàn phục vụ HĐDL, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích Lịch

sử - Văn hóa trên địa bàn thành phố Cần Thơ; thi công các công trình lịch sử

văn hóa phục vụ cho giáo dục truyền thống, cộng đồng và du khách như khu

tưởng niệm cố soạn giả Mộc quán Nguyễn Trọng Quyền, Đền thờ Châu Văn

Liêm, Mộ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa; triển khai áp dụng thử nghiệm Bộ tiêu chí

bảo vệ môi trường tại 05 di tích, gồm chùa Ông, đình Bình Thủy, chùa Pôthi

Somrôn, đình Thuận Hưng, đình Thường Thạnh; tổ chức thực hiện công tác

xếp hạng các di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố (Đình Thạnh Hòa, Chùa

Cảm Thiên Đại Đế).

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 12 di tích cấp quốc gia và

15 di tích cấp thành phố; 10 điểm du lịch phổ biến; 11 điểm du lịch tiêu biểu cấp

thành phố, và 04 điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL; các sự kiện văn hóa du lịch Cần

Thơ; và các món ẩm thực Cần Thơ. Ngoài ra, còn có các sản phẩm du lịch mới

như du lịch làng nghề (các làng nghề ở quận Thốt Nốt, cù lao Tân Lộc), du lịch

cộng đồng Cồn Sơn (Xem Phụ lục 6.5).

Tổ chức hoạt động lưu trú và vận chuyển khách

Để tổ chức hoạt động lưu trú, Cần Thơ đã thực hiện công tác xúc tiến và

cung cấp thông tin dự án mời gọi đầu tư trên lĩnh vực lưu trú tại Cồn Sơn, Cồn

Khương, Cù lao Tân Lộc, DLST Phong Điền, Trung tâm Văn hóa Tây Đô,

Khách sạn hội nghị tiêu chuẩn 5 sao, Khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao và Khu

resort, khách sạn 5 sao tại Cồn Cái Khế.

Chính quyền Cần Thơ đã chỉ đạo phối hợp Trung tâm Xúc tiến đầu tư -

Thương mại - Du lịch và các sở, ban ngành có liên quan cung cấp các thông tin kịp

thời giới thiệu với nhà đầu tư và hỗ trợ cho các nhà đầu tư tìm hiểu, khảo sát hiện

108

trường, xác định địa điểm dự án, hỗ trợ về mặt bằng và tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho việc triển khai xây dựng các dự án trên địa bàn của địa phương.

Kết quả là Cần Thơ đã có các dự án quan trọng đã hoàn thành như Khách

sạn Azerai (Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại Cồn Ấu), Khách sạn Mường

Thanh (5 sao), Khách sạn Vinpearl (5 sao) và các dự án đang được đầu tư vào như

Tập đoàn FLC đầu tư dự án quần thể DLST, dịch vụ nghỉ dưỡng và thể thao giải

trí cao cấp (1.300 ha); khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Cần Thơ do Công ty

trách nhiệm hữu hạn nghỉ dưỡng sinh thái Cần Thơ đầu tư.

Cần Thơ đã đầu tư, xây dựng các bến xe khách như Bến xe 91B, Bến xe

khách trung tâm thành phố Cần Thơ; tổ chức đa dạng các phương tiện di chuyển

khi du lịch Cần Thơ (xe đạp, xe máy, ô tô, xe điện du lịch, tàu, thuyền, máy

bay); lấy ý kiến đóng góp về việc đầu tư dự án Bến tàu tổng hợp Hành khách -

du lịch - hàng hóa tại bến phà Cần Thơ cũ, gửi Sở Kế hoạch & Đầu tư tổng hợp.

Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch

Để đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia HĐDL, Cần Thơ đã triển

khai Kế hoạch "Phân công thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực du

lịch và nâng cao nhận thức của thành phố Cần Thơ"; triển khai thực hiện Nghị

quyết "Về đẩy mạnh phát triển du lịch"; hoàn thiện và phát huy du lịch cộng

đồng tại Cồn Sơn (Q. Bình Thủy); và đề xuất chủ trương đầu tư dự án Cầu từ

đường Trần Phú qua Cái Khế để thúc đẩy HĐDL.

Để thúc đẩy phát triển HĐDL, Cần Thơ đã triển khai các chương trình

kích cầu du lịch đến các DNDL trên địa bàn; và phối hợp với Hiệp hội Du lịch

thành phố Cần Thơ ra mắt 04 Câu lạc bộ (Câu lạc bộ vận chuyển Bến Tàu du

lịch Ninh Kiều, Câu lạc bộ Quần vợt ngành du lịch, Câu lạc bộ Lữ hành và Câu

lạc bộ Khách sạn).

Đồng thời, chính quyền cũng quan tâm đến công tác tăng cường hướng dẫn

doanh nghiệp, nhà vườn về các quy định pháp luật trong kinh doanh du lịch; đảm bảo

an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường để phát triển du lịch bền vững.

109

Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ đã đẩy mạnh cải cách hành chính trong

lĩnh vực thành lập và hoạt động doanh nghiệp; lĩnh vực hải quan, trọng tâm là

"Giảm thời gian thông quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ việc kê khai

hải quan điện tử qua hệ thống VNACCS/VCIS", tiến tới hệ thống một cửa liên

thông quốc gia, sẵn sàng gia nhập ASEAN. Từ đó, Cần Thơ đã đạt tỷ lệ doanh

nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 100%, số doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử

với cơ quan thuế đạt 99,51%, nộp thuế bằng phương thức điện tử chiếm 99,95%

trên tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách [85].

Kết quả là đến năm 2017, Cần Thơ đã thu hút nhiều thành phần kinh tế

tham gia HĐDL, các doanh nghiệp tham gia hoạt động lưu trú gia tăng (trên 270 cơ

sở lưu trú, 26 điểm vườn du lịch và các tàu du lịch có lưu trú), doanh nghiêp lữ hành

trên địa bàn gia tăng so với các năm trước, các hộ dân tham HĐDL cũng gia tăng

(trên 15 hộ dân tham gia HĐDL ở Cồn Sơn, và nhiều hộ dân ở các làng nghề)

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

Con người là yếu tố quan trọng tham gia HĐDL, do đó, Cần Thơ đã quan

tâm đến công tác tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, cụ thể như sau:

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về du lịch (501 học viên/năm 2016)

như tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức, phong cách ứng xử cho các hộ tiểu

thương trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa chợ nổi Cái Răng; tập huấn

nghiệp vụ du lịch cho người lái phương tiện vận chuyển khách du lịch và nhân viên

phục vụ trên tàu, xe, và cấp giấy chứng nhận cho 162 học viên.

Tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch,

các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng thuyết minh và cấp giấy chứng nhận

cho học viên (29 HDV/năm 2014, 31 HDV/năm 2016, 29 TMV/2016,…). Tổ

chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch và

tham dự lớp QLNN về du lịch (318 học viên); Tập huấn công tác QLNN cho

Phòng Văn hóa thông tin quận, huyện.

Phối hợp Ban quản lý Dự án EU tổ chức các lớp tập huấn: xây dựng

chính sách và quy hoạch du lịch có trách nhiệm cho cán bộ quản lý ở địa phương

(47 học viên); nâng cao nhận thức cho quản lý trong các cơ sở lưu trú (50 học

110

viên) về du lịch trách nhiệm cho cơ sở lưu trú; nâng cao nhận thức cho các hộ

nâng dân làm du lịch (45 học viên) về du lịch trách nhiệm cho cộng đồng; Quản

lý khách sạn theo tiêu chuẩn các kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) cho

giám đốc, phó giám đốc khách sạn và giáo viên trường Cao đẳng nghề Du lịch

Cần Thơ (25 học viên), tổ chức khóa đào tạo "Kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà

dân" (Homestay Operation) tại nhà Văn hóa xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền

(27 học viên là các hộ nông dân làm du lịch được cấp giấy chứng nhận).

Phối hợp với Viện Du lịch bền vững Việt Nam tổ chức lớp quản lý khách

sạn hiện đại và sử dụng phần mềm quản lý khách sạn PMS cho nhân viên điều

hành, quản lý khách sạn trên địa bàn thành phố Cần Thơ (97 người tham dự);

phối hợp với Vụ Đào tạo - Bộ VH-TT-DL tổ chức lớp tập huấn kỹ năng nghề du

lịch cho cán bộ quản lý du lịch, các giáo viên trường du lịch (120 học viên các

tỉnh, thành tham dự). Ngoài ra, Cần Thơ còn tập huấn nghiệp vụ điều tra chi tiêu

của khách du lịch cho các DNDL vào năm 2013.

Liên kết phát triển hoạt động du lịch

Cần Thơ khai thác vị trí trung tâm trung chuyển khách cho toàn vùng và

cả nước, đã mở các tuyến du lịch từ Cần Thơ đến các tỉnh khác trong và ngoài

vùng. Cần Thơ tiến hành cũng cố, nâng cấp các tuyến du lịch từ Cần Thơ - đến

các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng,

Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.

Chính quyền Cần Thơ đã phối hợp tổ chức khai trương các đường bay

như Cần Thơ - Lâm Đồng, Cần Thơ - Bangkok. Đón tiếp các đoàn Famtrip, đoàn

khảo sát và xúc tiến du lịch (Đà Nẵng, Huế, Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng)

nhằm phối hợp tổ chức chương trình liên kết và ký kết hợp tác phát triển du lịch.

Năm 2014, Cần Thơ đã tham gia ký Biên bản thỏa thuận Hợp tác phát

triển liên kết phát triển du lịch chung với tỉnh An Giang và Kiên Giang, hình

thành "tam giác du lịch" mạnh nhất ĐBSCL với các loại hình du lịch sông nước,

biển đảo, núi. Bên cạnh đó, Cần Thơ đã cùng với các tỉnh An Giang, Kiên

111

Giang, Cà Mau và Bạc Liêu hình thành liên kết phát triển du lịch "Một điểm đến

bốn địa phương +".

Ngoài ra, Cần Thơ cũng quan tâm đến hợp tác phát triển du lịch với các

nước và đã đề xuất hợp tác với Pilsen, Cộng hòa Séc; Hyogo, Nhật Bản; Hoa

Kỳ; Pháp; Singapore. Tham gia đoàn khảo sát sản phẩm du lịch Campuchia,

Thái Lan [55].

Chính quyền Cần Thơ đã quan tâm đến liên kết phát triển HĐDL với các

địa phương, tuy nhiên việc liên kết phát triển này còn hạn chế, chưa thúc đẩy

được sự phát triển HĐDL của các địa phương vùng ĐBSCL, chưa phát huy được

vai trò là đầu tàu phát triển, đầu mối điều phối khách cho toàn vùng.

Tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch

Cần Thơ đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch, tuyên truyền, giới

thiệu, quảng bá du lịch. Các Phòng Văn hóa thông tin quận Ninh Kiều, quận Bình

Thủy, Trung tâm Du lịch quận Cái Răng, Trung tâm xúc tiến Thương mại Du lịch

huyện Phong Điền đã tích cực chủ động trong tuyên truyền quảng bá, thực hiện

nhiều ấn phẩm quảng bá tiềm năng của địa phương cũng như hỗ trợ các đơn vị nhà

vườn in ấn phẩm các brochure giới thiệu sản phẩm.

Chính quyền thành phố đã phát hành bản đồ và sách hướng dẫn du lịch

thành phố Cần Thơ song ngữ Việt - Anh, lắp đặt các Pano tấm lớn quảng bá du

lịch, triển khai kế hoạch bình chọn biểu trưng (Logo) và khẩu hiệu (Slogan) Du

lịch Cần Thơ, thực hiện tờ gấp (brochure) giới thiệu ẩm thực Cần Thơ, tờ gấp

giới thiệu 10 điểm đến của thành phố Cần Thơ và tờ gấp tuyên truyền, giới thiệu

hành vi ứng xử văn minh văn hóa, bảo vệ môi trường cho tiểu thương và khách

du lịch trên chợ nổi Cái Răng, các biện pháp QLNN, "Bảo tồn và phát triển chợ

nổi Cái Răng". Đồng thời, chính quyền Cần Thơ đã phối hợp Hiệp hội Du lịch

ĐBSCL phát hành brochure và đĩa DVD về tour du lịch "ĐBSCL một điểm đến

bốn địa phương +";

Cần Thơ cũng quan tâm tham dự các Hội chợ quốc tế, Hội nghị liên kết

phát triển du lịch; tham gia trưng bày và triển lãm về du lịch trong và ngoài nước,

112

để quảng bá du lịch Cần Thơ với các hoạt động như tái hiện văn hóa địa

phương/vùng, giới thiệu ẩm thực và quảng bá du lịch Cần Thơ; tham gia các sự

kiện (như Roadshow tại Hà Nội) để giới thiệu du lịch Cần Thơ và ĐBSCL.

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố đã tổ chức các hội chợ triển lãm, sự

kiện để quảng bá du lịch như Hội chợ triển lãm thành tựu 10 năm thành phố Cần

Thơ, Hội chợ Thương mại Cần Thơ, Hội chợ MDEC tổ chức tại các tỉnh ĐBSCL,

Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam tại Cần Thơ, kỷ niệm ngày Du lịch Thế

giới (27/9), "Ngày hội Bánh Dân gian Nam bộ", "Ngày hội vườn cây".

Cần Thơ đã tích cực tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện

thông tin đại chúng như thực hiện chuyên mục về du lịch, sản xuất đĩa DVD giới

thiệu ẩm thực và đĩa DVD giới thiệu du lịch Cần Thơ; và mỗi tháng có một

phóng sự về du lịch Cần Thơ phát trên đài Phát thanh truyền hình thành phố Cần

Thơ; phối hợp Báo Cần Thơ thực hiện mỗi tháng một chuyên trang (1/2 trang báo)

về du lịch Cần Thơ; phối hợp, hỗ trợ Đoàn làm phim sản xuất chương trình "Việt

Nam - Vẻ đẹp bất tận" quảng bá hình ảnh du lịch và ẩm thực Cần Thơ phát sóng

trên Đài truyền hình Việt Nam; hỗ trợ thực hiện số báo chuyên đề "ĐBSCL, tiềm

năng và cơ hội đầu tư" của Báo Đầu Tư; cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu phục

vụ công tác xúc tiến đầu tư cho các tỉnh phía Nam.

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng đã triển khai đưa thông tin du

lịch Cần Thơ lên website của Sở VH-TT-DL và của Hiệp hội Du lịch thành phố

Cần Thơ như giới thiệu chương trình biểu diễn nghệ thuật do Câu lạc bộ Nghệ

thuật dân tộc - Nhà hát Tây Đô thực hiện lên website Sở, đồng thời mời các

doanh nghiệp kinh doanh du lịch đến tham dự buổi biểu diễn ra mắt Câu lạc bộ

Nghệ thuật dân tộc - Nhà hát Tây Đô và tham dự buổi biểu diễn nghệ thuật phục

vụ khách du lịch của Trung tâm Văn hóa thành phố.

Nhìn chung, công tác tổ chức xúc tiến du lịch của Cần Thơ đã được đẩy

mạnh, và ngày càng có tính chuyên nghiệp cao. Đặc biệt sự phối hợp chặt chẽ

với Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cũng như việc thực hiện chương trình liên kết hợp

tác với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL đã mang lại những

113

hiệu quả bước đầu hết sức khích lệ. Cần Thơ đã tổ chức thành công nhiều sự

kiện lớn như các Festival, Năm Du lịch Quốc gia, Ngày hội VH-TT-DL, sự kiện

APEC tại Cần Thơ (2017).

3.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Cần Thơ

Hội đồng nhân dân và UBND là cơ quan cao nhất, thực hiện thống nhất

QLNN về du lịch trên địa bàn. Các cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND và

UBND thành phố trong bộ máy QLNN về du lịch gồm:

Sở VH-TT-DL là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có chức

năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN về du lịch ở

địa phương. Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý tổ chức, biên chế và hoạt động của

UBND thành phố Cần Thơ; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,

thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ VH - TT - DL.

Cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở VH-TT-DL gồm: Lãnh đạo, Khối

QLNN và Đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Lãnh đạo: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.

Khối QLNN: Văn phòng, Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình,

Phòng Nghệ thuật, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Tổ chức pháp chế, Ban

Quản lý xây dựng cơ bản, Phòng Quản lý văn hóa, Phòng Quản lý thể dục thể

thao, Phòng Thể thao thành tích cao, Thanh tra, Phòng Quản lý du lịch.

Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Thư viện, Bảo tàng, Trung tâm Văn hóa,

Nhà hát Tây Đô, Trường Văn hóa nghệ thuật, Ban Quản lý di tích, Trung tâm

Thể dục thể thao, Trường Phát triển năng khiếu Thể dục thể thao, Trường trung

cấp Thể dục thể thao, Hiệp hội du lịch Cần Thơ, Trung tâm phát triển du lịch.

Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch ở Cần Thơ không chỉ là sự quản lý

của UBND thành phố giao cho Sở VH-TT-DL mà còn liên quan tới các sở ban

ngành khác:

- Sở Giao thông vận tải: Quản lý về lĩnh vực giao thông, đi lại, là yếu tố

quyết định cho hoạt động di chuyển du lịch.

114

- Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư: Quản lý về việc cấp

nguồn kinh phí để duy trì, bảo tồn và xây dựng mới các điểm du lịch địa phương.

- Sở Xây dựng: Quản lý về việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội

phục vụ cho việc phát triển KT-XH nói chung và ngành du lịch nói riêng.

- Công an thành phố: Đảm bảo an toàn và trật tự xã hội phục vụ cho phát

triển du lịch.

- Sở Y tế: Đảm bảo sức khỏe cho người dân và du khách khi xảy ra sự cố

về sức khỏe, tính mạng.

Đơn vị thực hiện chức năng QLNN về du lịch cấp quận, huyện:

Hội đồng nhân dân và UBND quận, huyện với cơ quan tham mưu, giúp

việc là phòng Văn hóa thông tin giúp UBND cấp quận, huyện thực hiện chức năng

QLNN về du lịch, các dịch vụ công liên quan đến HĐDL trên địa bàn quận, huyện.

Cơ quan chuyên môn này chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế

và công tác của UBND cấp quận, huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về

chuyên môn nghiệp vụ của Sở VH-TT-DL Cần Thơ.

3.2.4. Thực trạng phát triển hạ tầng du lịch trên địa bàn Cần Thơ

3.2.4.1. Hệ thống các công trình thể thao, văn hóa

Bao gồm hệ thống các bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện, công

viên, các sân vận động và nhà thi đấu. Trực thuộc Sở VH-TT-DL Cần Thơ hiện có

các đơn vị: Bảo tàng thành phố Cần Thơ, Thư viện thành phố Cần Thơ, Trung tâm

văn hóa thành phố Cần Thơ, Nhà hát Tây Đô thành phố Cần Thơ, Trung tâm thể

dục thể thao thành phố Cần Thơ. Ngoài các đơn vị trực thuộc sở, còn có các cơ sở,

đơn vị khác như: Nhà thi đấu đa năng Thành phố, Các rạp chiếu phim, Nhà văn

hóa lao động thành phố Cần Thơ, Sân vận động Cần Thơ, Công viên Lưu Hữu

Phước, Bảo tàng quân khu 9, Công viên văn hóa miền Tây, Trung tâm hội chợ

triển lãm quốc tế Cần Thơ, Trung tâm thể dục thể thao Quân khu 9.

Cần Thơ đã xây dựng Trạm vệ tinh ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi

vật thể các dân tộc Việt Nam tại Cần Thơ; Sưu tầm và xác minh 327 hiện vật

(164 hiện vật thuộc văn hóa Óc Eo), đạt 163% kế hoạch năm 2016; triển khai

115

kiểm kê rà soát, bổ sung di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố; tổ

chức thực hiện việc "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và quảng bá

Bảo tàng thành phố Cần Thơ".

3.2.4.2. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch

Năm 2017, Cần Thơ có 133 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 5 sao,

trong đó, khách sạn 1 sao nhiều nhất chiếm 63% số cơ sở lưu trú). Ngoài ra, còn

có 20 cơ sở homestay và điểm vườn lưu trú, 26 điểm vườn du lịch…

Hình 3.10: Tỷ lệ khách sạn đã phân hạng năm 2017

Nguồn: [55]

Bảng 3.9: Số lượng cơ sở lưu trú năm 2017

Đã xếp hạng Số lượng Chưa xếp hạng Số lượng

Khách sạn 5 sao 2 Nhà khách 7

Khách sạn 4 sao 5 Homestay 10

Khách sạn 3 sao 9 Điểm vườn có lưu trú 10

Khách sạn 2 sao 32 Khách sạn chưa xếp hạng 103

Khách sạn 1 sao 85 - -

Nhà nghỉ du lịch 7 - -

Tổng cộng 140 Tổng cộng 130

Nguồn: [55]

Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có loại hình du thuyền có phòng ngủ như

Bassac, Mekong Eye đi vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng phục vụ du

lịch của thành phố. Nhiều hãng lữ hành quốc tế đã về Cần Thơ lập chi nhánh như

Khách sạn 5 sao 2%

Khách sạn 4 sao 3%

Khách sạn 3 sao 6%

Khách sạn 2 sao 26%

Khách sạn 1 sao

63%

116

Transmekong, Saigontourist, Vietravel, Fidi, TST, Vietcircle. Tính đến năm

2017, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 54 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt

động (Xem Phụ lục 1).

Với hệ thống các cơ sở lưu trú hiện nay, Cần Thơ đáp ứng đủ nhu cầu du

khách trong nước và quốc tế các kỳ lễ hội, tết, hội nghị, hội thảo quốc tế, quốc

gia và khu vực. Đồng thời, với các cơ sở lưu trú đạt giải thưởng quốc gia và quốc

tế như khách sạn Mường Thanh Cần Thơ, khách sạn Victoria Cần Thơ, khách sạn

Cửu Long là tín hiệu vui về chất lượng dịch vụ được khẳng định.

3.2.5. Thực trạng khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch

trên địa bàn thành phố Cần Thơ

3.2.5.1. Hỗ trợ về đăng ký kinh doanh

Các DNDL được hỗ trợ trong đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa,

một cửa liên thông do UBND thành phố quy định và theo Quy chế về việc thực

hiện cơ chế một cửa của Sở VH-TT-DL. Mô hình một cửa liên thông trong cấp

giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và

con dấu (liên thông giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an thành phố và Cục

Thuế Cần Thơ). Năm 2014, Cần Thơ tiến hành rút ngắn thời gian thực hiện thủ

tục đăng ký kinh doanh để thành lập mới doanh nghiệp là 2 ngày làm việc.

Ngoài việc đăng ký kinh doanh trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, doanh

nghiệp có thể đăng ký kinh doanh trực tiếp qua mạng Internet bằng cách sử dụng

chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh [53].

Chính quyền thành phố quan tâm hỗ trợ DNDL thực hiện thủ tục, hồ sơ

để cấp giấy phép kinh doanh lữ hành và thành lập và hoạt động điểm vườn du

lịch. Đến cuối năm 2016, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 17 điểm vườn du

lịch, có 10 điểm vườn và 10 Homestay có lưu trú. Năm 2017, trên địa bàn thành

phố Cần Thơ có nhiều doanh nghiệp tham gia HĐDL (Xem Phụ lục 1).

3.2.5.2. Hỗ trợ tiếp cận các yếu tố sản xuất đầu vào và các hỗ trợ khác

Ngoài những ưu đãi về đất đai cho các DNDL theo quy định, các DNDL

còn được hỗ trợ cung cấp thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư; hỗ trợ trong việc

117

tìm hiểu, khảo sát hiện trường, xác định địa điểm dự án, hỗ trợ về mặt bằng và

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc triển khai xây dựng các dự án trên địa bàn

của địa phương; hỗ trợ về giải tỏa đền bù, xác định địa điểm và chuẩn bị mặt

bằng trong thời gian nhanh nhất cho các dự án đầu tư đã được UBND thành phố

chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp: chính quyền đã tổng hợp danh sách

các hộ dân có nhu cầu vay vốn làm du lịch, bố trí nguồn vốn cho Ngân hàng

Chính sách Xã hội thành phố, hỗ trợ các chủ vườn, hộ nông dân làm du lịch vay

vốn với lãi suất ưu đãi, nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ du

lịch góp phần phát triển du lịch thành phố Cần Thơ. Đến năm 2017, đã giải ngân

cho 582 hộ dân, với tổng số tiền là 30 tỷ đồng [55].

Chính quyền còn hỗ trợ cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực du

lịch cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Cần

Thơ như: Thông báo đến các doanh nghiệp về việc tham gia các hội thi, hội chợ

triển lãm về du lịch, xúc tiến thương mại và đầu tư, liên hoan, festival liên quan

đến du lịch trong vùng ĐBSCL và cả nước. Cung cấp thông tin, tuyên truyền

trên Cổng Thông tin điện tử thành phố về các HĐDL diễn ra trên địa bàn thành

phố Cần Thơ.

Thực hiện những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh

nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo quy định của Chính phủ, Cần Thơ đã

quan tâm sâu sắc đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp. Hàng tháng UBND thành

phố tổ chức đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt tình hình

hoạt động, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn và kiến nghị cho doanh nghiệp

phát triển hoạt động kinh doanh. Tổ hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố được

kiện toàn, tập trung giải quyết khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ, phát triển doanh

nghiệp về tiếp cận vốn giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại, bán hàng

thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao chất

lượng sản phẩm, thương hiệu và hỗ trợ xử lý các tranh chấp thương mại của các

định chế, nhất là lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa.

118

Cần Thơ đã tiến hành tổ chức họp mặt các DNDL, các cán bộ lãnh đạo

đã và đang công tác trong ngành du lịch, gặp gỡ trao đổi với các DNDL nhằm

đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DNDL, kêu gọi các doanh nghiệp hưởng

ứng giảm giá dịch vụ nhằm đẩy mạnh các hoạt động kích cầu du lịch, tạo điều

kiện thuận lợi thu hút khách du lịch đến thành phố Cần Thơ.

Hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch: Cần Thơ đã chú trọng, quan tâm công

tác quy hoạch, xây dựng sản phẩm du lịch. Thành phố đã phối hợp và hỗ trợ

nhóm chuyên gia EU xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của vùng và địa

phương, tại các điểm Cồn Sơn, chợ nổi Phong Điền, Vườn Trái cây Vàm Xáng,

cù lao Tân Lộc, Nhà cổ Tân Lộc và Vườn Cò Bằng Lăng; xây dựng "Sản phẩm

lưu niệm, quà tặng du lịch đặc trưng thành phố Cần Thơ" với 4 sản phẩm: áo

thun và nón kết, mô hình cầu Cần Thơ, đĩa chợ cổ Cần Thơ, và cầu Cần Thơ; tổ

chức chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch hàng tuần tại bến

Ninh Kiều, Nhà hát Tây Đô, ra mắt Câu lạc bộ Đờn ca Tài tử phục vụ khách du

lịch tại Khách sạn Ninh Kiều 2 và từng bước đổi mới, cải tiến nội dung, hình

thức cho phù hợp yêu cầu du khách; hỗ trợ đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ

cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể Làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ và

nhãn hiệu Gạo Cần Thơ.

Chính quyền Cần Thơ còn hỗ trợ DNDL thông qua việc hướng dẫn đăng

ký xếp hạng sao cho cơ sở lưu trú du lịch, đồng thời phối hợp với Vụ khách sạn -

Tổng cục Du lịch thẩm định và tái thẩm định cơ sở lưu trú du lịch hạng 3 - 4 sao;

thẩm định mới và thẩm định lại cơ sở lưu trú du lịch từ 1 - 2 sao và Nhà nghỉ du

lịch. Tính đến tháng 8/2017, trên địa bàn thành phố Cần Thơ, các cơ sơ lưu trú

được xếp hạng gồm: 6 khách sạn 4 - 5 sao, 9 khách sạn 3 sao, 32 khách sạn 2

sao, 85 khách sạn 1 sao, 07 nhà nghỉ du lịch, 10 Homestay và 10 Điểm vườn có

lưu trú (Xem Phụ lục 1), [55].

Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn còn hướng dẫn đăng ký cấp biển hiệu

đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du

lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch; và hỗ trợ thực hiện thủ tục, hồ

sơ đối với các cơ sở lữ hành để thẩm định cấp, đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch.

119

3.2.6. Thực trạng kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch trên địa bàn

thành phố Cần Thơ

Công tác kiểm tra, thanh tra HĐDL là nhiệm vụ thường xuyên mà các cơ

quan QLNN về du lịch phải đảm bảo trong quản lý, điều hành. UBND thành phố

sẽ thành lập đoàn thanh tra đối với những vấn đề quan trọng, liên ngành thuộc

thẩm quyền. Cơ quan chuyên môn sẽ thanh tra, kiểm tra những vấn đề chuyên

ngành, mang tính cục bộ thuộc thẩm quyền, chức năng được giao và chịu trách

nhiệm trước UBND thành phố, cơ quan nhà nước cấp trên. Các vấn đề do UBND

thành phố quan tâm kiểm tra, kiểm soát là: thực hiện chính sách về đất đai, chính

sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển HĐDL, đầu tư xây dựng hạ tầng, thực hiện các quy

định về giá, phí, lệ phí, thuế.

Chính quyền Cần Thơ đã quan tâm thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với

các vấn đề sau: tình hình thực hiện các quy định về trật tự trị an, bảo vệ môi

trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ đảm

bảo môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố; công tác thẩm

định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du

lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật

cho nhân dân, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các

quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn

bản pháp luật của các cơ quan nhà nước các cấp cho các DNDL; xây dựng môi

trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra,

kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.

Chính quyền thành đã tổ chức kiểm tra các cơ sở lưu trú du lịch, doanh

nghiệp lữ hành, điểm vườn du lịch nhằm nhắc nhở, hướng dẫn các DNDL trong

công tác an toàn vệ sinh thực thẩm, xử lý nước thải, thu gom rác bảo vệ môi

trường, hướng tới xây dựng môi trường du lịch đảm bảo các yêu cầu: an toàn,

thân thiện, chất lượng; kiểm tra các hoạt động đưa đón khách du lịch tại Bến

Ninh Kiều, chỉ đạo Tổ kiểm tra liên ngành tiếp tục lập lại trật tự tại Bến Ninh

120

Kiều và làm việc với Ban Điều hành Bến tàu Du lịch, Công ty Cổ phần Du lịch

Cần Thơ trong việc tổ chức, sắp xếp bến tàu theo hướng văn minh trật tự.

Cần Thơ đã tiến hành rà soát cơ sở kinh doanh lưu trú, lập danh sách

kiểm tra các cơ sở không đăng ký xếp hạng khách sạn và không báo cáo thống

kê theo quy định; thẩm định và thẩm định lại hồ sơ đề nghị xếp hạng cơ sở

lưu trú du lịch 1-2 sao và Nhà nghỉ du lịch; đề nghị Vụ Khách sạn - Tổng Cục

Du lịch thẩm định khách sạn 3 - 4 sao; thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, đổi thẻ

HDV du lịch quốc tế và nội địa; thẩm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh

doanh lữ hành quốc tế và làm văn bản đề nghị Tổng cục Du lịch cấp phép.

Chính quyền Cần Thơ qua tiến hành kiểm tra, kiểm soát đã xử lý vi phạm

với rất nhiều lượt và nhiều cơ sở như các cơ sở quảng cáo, karaoke, vũ trường,

quán bar, cơ sở game; cơ sở dịch vụ văn hóa, cơ sở lưu trú, lữ hành, điểm vườn du

lịch, cơ sở dịch vụ thể dục thể thao ngoài công lập, cơ sở mua, bán băng đĩa, các

lượt phát tờ rơi tại các ngã tư, đồng thời lập biên bản vi phạm, nhắc nhở, chấn

chỉnh, hoặc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tịch thu tờ rơi, tháo dỡ

băng rôn tuyên truyền, băng rôn thương mại treo không đúng quy định. Đồng thời,

phối hợp thành lập Đội kiểm tra liên ngành thành phố, kiểm tra các cơ sở.

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố còn tiến hành kiểm tra tại các cơ

quan QLNN, các đơn vị trực thuộc về du lịch như Nhà hát Tây Đô, Ban Quản lý

Di tích và Trung tâm Phát triển Du lịch thành phố.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.3.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về du lịch

trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Đánh giá chung đối với QLNN về du lịch trên địa bàn thể hiện tập trung

nhất qua đánh giá chất lượng, sự hài lòng của du khách và các đối tượng liên quan

đối với QLNN về du lịch. Kết quả điều tra XHH cho thấy:

Đánh giá mức độ hài lòng đối với QLNN về du lịch ở Cần Thơ, đa số đối

tượng đều hài lòng và hài lòng phần nào, chỉ 9,8 % là không hài lòng (Hình 3.11).

121

Hình 3.11: Mức độ hài lòng đối với kết quả quản lý nhà nước về du lịch ở

Cần Thơ

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.5)

Đánh giá về mức độ khuyến khích phát triển HĐDL của chính quyền

Cần Thơ thì đa số các đối tượng đều cho là chú trọng (43,4%) và chú trọng

chưa đúng mức (42,8%). Thực tế, ta thấy các chính sách khuyến khích phát

triển HĐDL ở địa phương hiện đang được Cần Thơ chú trọng thực hiện để

đảm bảo ngành du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn (Hình 3.12).

Hình 3.12: Đánh giá mức độ khuyến khích phát triển hoạt động du lịch

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.5)

Đánh giá về chính sách đối với các HĐDL được chú trọng phát triển

hiện nay, tỷ lệ đánh giá còn thấp. Chính sách đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

được đánh giá là chú trọng phát triển có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ đạt 30,5%

(Hình 3.13).

49

282

118 51

9,8 56,4 23,6

10,2 0

100

200

300

Không hài lòng Hài lòng phần nào Hài lòng Không có ý kiến

Số lượng Tỷ lệ %

25

216 213

44

5,02 43,37 42,77

8,84

Không chú trọng Chú trọng Chú trọng chưa đúng mức

Rất chú trọng

Số lượt %

122

Hình 3.13: Đánh giá các chính sách du lịch được chú trọng phát triển ở Cần Thơ

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.5)

Kết quả đạt được trong hoạch định phát triển du lịch: Thành phố xác định

du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, xác định được các ưu tiên trong phát triển

HĐDL, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch sát thực phát triển HĐDL.

Đánh giá về nguồn thông tin chọn đi du lịch đến Cần Thơ, đa số du khách

trong nước chọn từ bạn bè, gia đình (70,5%), tiếp đến là từ trang web, mạng xã hội

(45%); đối với khách quốc tế đa số chọn từ các trang web, mạng xã hội (52%), tiếp

đến là từ sách báo, tạp chí (31%) và từ bạn bè gia đình (30%), (Bảng 3.10).

Bảng 3.10: Ý kiến đánh giá về nguồn thông tin chọn du lịch đến Cần Thơ

Nguồn thông tin chọn du lịch đến Cần

Thơ

Khách trong

nước Khách quốc tế

Lượt % Lượt %

Các trang web, mạng xã hội 90 45 52 52

Hội chợ, liên hoan du lịch 77 38,5 4 4

Các lễ hội văn hóa, du lịch 41 20,5 4 4

Các thông tin quảng cáo, truyền thông 77 38,5 22 22

Bạn bè, gia đình 141 70,5 30 30

Các công ty lữ hành 42 21 19 19

Sách báo, tạp chí 24 12 31 31

Khác 4 2 5 5

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng P2.4.1), (Bảng P2.4.2)

152

90

129

126

1

30,52

18,07

2599

25,3

0,2

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Chính sách đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

Chính sách hỗ trợ đầu tư cho cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh du lịch

Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề du lịch

Chính sách phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng

Khác

Tỷ lệ % Số lượng

123

Kết quả trong xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về du

lịch trên địa bàn: Cần Thơ đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều cuộc tuyên

truyền, phổ biến, vận động thực hiện pháp luật, chính sách về du lịch trên địa bàn.

Nhờ đó, các cơ sở kinh doanh du lịch, người dân và du khách hiểu rõ hơn pháp luật,

chính sách về du lịch trên địa bàn.

Kết quả điều tra XHH cho thấy, đánh giá nguồn thông tin tiếp cận chủ

trương chính sách, các đối tượng khác cho là từ hội chợ triển lãm, lễ hội du lịch

(68,5%) và các phương tiện thông tin đại chúng (67,8%). Rất ít người tiếp cận

qua tờ rơi, băng ron, ấn phẩm do do cơ quan nhà nước phát hành; hội thảo, hội

nghị; trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; đặc biệt là rất ít người tiếp

cận qua các buổi nói chuyện tuyên truyền pháp luật, chính sách và cán bộ quận,

phường đến tận các hộ dân để truyên truyền (Bảng PL2.5).

Đánh giá về một số nội dung QLNN về du lịch ở Cần Thơ, hầu hết các nội

dung có tỷ lệ đánh giá tốt trên 50%, trong đó đánh giá về tuyên truyền, phổ biến,

hướng dẫn chủ trương, pháp luật, chính sách du lịch của chính quyền địa phương có

tỷ lệ cao nhất là 70,2%. Đánh giá về giải quyết các vụ việc liên quan HĐDL và việc

chấp hành của doanh nghiệp và người dân trong HĐDL có tỷ lệ đánh giá tốt thấp,

dưới 50%. Bên cạnh đó, Tổ chức các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận

thức về du lịch trong HNQT có tỷ lệ đánh giá tốt là 57%, chỉ mới trên mức trung

bình. Nên có thể thấy rằng các vấn đề này vẫn còn hạn chế (Bảng 3.11).

Bảng 3.11: Ý kiến đánh giá một số nội dung quản lý nhà nước về du lịch ở Cần Thơ

Nội dung Tốt

Lượt %

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chủ trương, pháp luật du lịch của chính quyền địa phương

351 70,2

Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn 298 59,6

Đảm bảo sự tham gia của doanh nghiệp, người dân trong HĐDL 269 53,8

Việc chấp hành của doanh nghiệp và người dân trong HĐDL 258 49,6

124

Nội dung Tốt

Lượt %

Việc kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn của Nhà nước 259 51,8

Giải quyết các vụ việc liên quan HĐDL 235 47,0

Tổ chức các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch

285 57,0

Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch

276 55,2

Tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch thu hút doanh nghiệp/hộ gia đình kinh doanh du lịch và người dân tham gia

300 60,0

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.7)

Kết quả tổ chức HĐDL: Cần Thơ tổ chức được các tuyến du lịch, các sản

phẩm du lịch; tổ chức lại bộ máy QLNN về du lịch ở cấp tỉnh theo hướng tinh

giản, gọn nhẹ.

Tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch được Cần Thơ ngày càng quan tâm

thông qua các hoạt động khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch, tour, tuyến du lịch

mới, đặc biệt gắn du lịch với các điểm di tích lịch sử - văn hóa. Công tác phối

hợp xúc tiến, quảng bá du lịch, liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh,

thành bạn có sự tiến bộ rõ rệt. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ

ngày càng tốt, có nhiều dịch vụ mới đáp ứng được nhu cầu giải trí của khách

trong những dịp lễ, tết. Các sản phẩm du lịch Cần Thơ từng bước đã phát huy

được hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ngày càng nhiều hơn. Khảo

sát thực tế cho thấy, loại hình du lịch, ẩm thực và cảnh quan thiên nhiên trên địa

bàn Cần Thơ đều được đa số đánh giá tốt.

Quảng bá xúc tiến du lịch với nhiều hoạt động phong phú như: tham gia

sự kiện hội chợ, triển lãm tại các tỉnh thành phố, thông tin trên báo, đài, phát

hành DVD giới thiệu du lịch, bản đồ du lịch, sách hướng dẫn du lịch, góp phần

quảng bá giới thiệu quảng bá du lịch thành phố Cần Thơ. Công tác xây dựng sản

phẩm du lịch, tuyên truyền, quảng bá và liên kết, hợp tác phát triển du lịch được

đẩy mạnh, huy động được nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp tham gia.

125

Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực được quan tâm tốt hơn, ngày

một mở rộng nhiều đối tượng, cả trong cán bộ công chức và các đơn vị kinh

doanh dịch vụ du lịch (hướng dẫn viên, thuyết minh viên, lái tàu, lái xe, phục

vụ). Các đối tượng được khảo sát đa số đánh giá tốt đối với việc tổ chức các lớp

tập huấn nghiệp vụ du lịch và tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch thu hút doanh

nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch và người dân tham gia. Điều này cho thấy

rằng, trong thực tế công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn

nghiệp vụ và hiểu biết về du lịch Cần Thơ ngày được chú trọng.

Kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn thành phố: Hệ thống

hạ tầng giao thông, các công trình thể thao, văn hóa phục vụ du lịch được được

quan tâm đầu tư, nâng cấp. Các cơ sở lưu trú du lịch được quy hoạch, xây dựng với

số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Các cơ sở kinh doanh du lịch, du lịch lữ

hành trên địa bàn thành phố ngày càng nhiều. Trong đó có thể kể đến các kết quả

sau: thành phố đã có di tích 12 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp thành phố, 10

điểm du lịch phổ biến, 11 điểm du lịch tiêu biểu cấp thành phố, 04 điểm du lịch tiểu

ĐBSCL (Xem Phụ lục 6.5).

Đánh giá về cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch, trên 50% du khách đánh giá

tốt về Mạng lưới nhà hàng dịch vụ ăn uống, Mạng lưới điểm lưu trú, Mạng lưới

dịch vụ tiện ích, tuy nhiên tỷ lệ cao nhất cũng chỉ đạt 66%. Trên 50% du khách

trong nước đánh giá tốt về Hệ thống thông tin liên lạc (59%), Cơ sở vật chất tại

điểm du lịch (55%), Hệ thống giao thông (54%); với các yếu tố này khách quốc tế

đánh giá thấp. Các yếu tố có tỷ lệ đánh giá tốt thấp là Vệ sinh môi trường (20%

khách trong nước, 19% khách quốc tế), Ứng dụng công nghệ khai thác du lịch

(19,5% khách trong nước, 32% khách quốc tế), Nhà vệ sinh công cộng (17% khách

trong nước, 14% khách quốc tế), (Bảng PL2.3).

Trong nhóm các đối tượng khác có rất ít đối tượng cho rằng hạ tầng du

lịch không tốt, tuy nhiên tỷ lệ đánh giá tốt cũng không cao (cao nhất là 59% đánh

giá tốt về khách sạn). Về cơ bản, hạ tầng du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

đã từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của HĐDL trên địa

bàn (Bảng 3.12).

126

Bảng 3.12: Ý kiến đánh giá về hạ tầng du lịch ở Cần Thơ

Về hạ tầng du lịch Không tốt

Bình

thường Tốt

Không có

ý kiến

Lượt % Lượt % Lượt % Lượt %

Nhà hàng/địa điểm ăn uống 13 2,6 252 50 224 44,8 11 2,2

Khách sạn 12 2,4 183 37 296 59,2 9 1,8

Địa điểm tham quan du lịch 37 7,4 267 53 182 36,4 14 2,8

Hệ thống giao thông công cộng 86 17,2 296 59 107 21,4 11 2,2

Hệ thống thông tin liên lạc 24 4,8 236 47 222 44,4 18 3,6

Khác (ngân hàng, viễn thông, y tế,…)

14 2,8 198 40 217 43,4 71 14,2

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.6)

Đánh giá về sản phẩm, dịch vụ du lịch, tỷ lệ du khách đánh giá tốt chưa

cao: sản phẩm đa dạng, độc đáo, hấp dẫn (48,5% khách trong nước, 34% khách

quốc tế); hoạt động vui chơi giải trí (56,5% khách trong nước, 32% khách quốc

tế). Tuy nhiên, đánh giá về danh thắng và điểm du lịch thì tỷ lệ khách trong nước

(66%) đánh giá tốt cao hơn khách quốc tế (34% đánh giá tốt, 62% cho là bình

thường) (Bảng PL2.3). Nhóm các đối tượng khác đánh giá về loại hình sản

phẩm, dịch vụ du lịch, trong đó loại hình du lịch, ẩm thực và cảnh quan thiên

nhiên có tỷ lệ đánh giá tốt trên 50%; còn hoạt động vui chơi giải trí và làng nghề

có tỷ lệ đánh giá tốt thấp, đa số cho là bình thường; về chất lượng phục vụ của

các dịch vụ chỉ có 19% đánh giá tốt (Bảng PL2.6).

Đánh giá về giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch thì chỉ 34,5% khách trong

nước đánh giá tốt, nhưng tỷ lệ khách quốc tế đánh giá tốt cao hơn là 58% (Bảng

PL2.3). Nhóm đối tượng khác đánh giá về phí/giá dịch vụ phù hợp với nhu cầu,

cạnh tranh cao và cung cấp thông tin đầy đủ về giá dịch vụ cho du khách đều có tỷ

lệ đánh giá tốt thấp dưới 30%, đa số đều cho là bình thường (Bảng PL2.6).

Kết quả khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch: Hỗ trợ thủ

tục hành chính và hỗ trợ các tiếp cận đầu vào. Chính quyền đã hỗ trợ, khuyến

khích các tổ chức, hộ nông dân và cá nhân thành lập, đăng ký kinh doanh và

127

tham gia các HĐDL; Tổ chức, hướng dẫn và cung cấp thông tin liên quan đến

HĐDL cho các cơ sở kinh doanh du lịch ngày được chú trọng; Giúp các DNDL

tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tiếp cận vốn, đảm bảo tham gia các HĐDL.

Kết quả thanh tra, kiểm tra HĐDL. Công tác kiểm tra kiểm soát HĐDL

được chú trọng, nắm bắt thực tế hoạt động của cơ sở, tình hình hoạt động của

DNDL, kịp thời chỉ đạo giúp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đồng thời xử

lý vi phạm kịp thời, từ đó tạo được sự gắn bó với các địa phương quận, huyện

trên địa bàn và sự tin tưởng của doanh nghiệp và du khách.

3.3.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

thành phố Cần Thơ

Một là, việc hoạch định phát triển du lịch còn hạn chế, do đó, HĐDL của

Cần Thơ có phát triển nhưng chưa xứng tầm với thành phố TTTƯ, chưa phát

huy, khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch thành phố, thiếu những khu vui chơi

giải trí tầm cỡ, hiện đại, những công trình tạo điểm nhấn nhằm thu hút khách du

lịch. Sản phẩm du lịch của thành phố tuy có phát triển và thu được những kết

quả đáng ghi nhận, nhưng còn thiếu tính độc đáo, hấp dẫn; dịch vụ du lịch chưa

đa dạng, phong phú. Sản phẩm du lịch phân bố không đồng đều, chưa phong

phú, một số tuyến, điểm du lịch mới hình thành nhưng chưa bổ sung dịch vụ thu

hút du khách. Quy mô sản phẩm du lịch của thành phố còn nhỏ, cần nâng cao

chất lượng, và cần có đề án, kế hoạch cụ thể để duy trì ổn định và phát triển.

Hai là, trong xây dựng và thực thi chính sách về HĐDL trên địa bàn

còn chậm chuyển biến trong việc thu hút đầu tư vào các dự án lớn, chưa có

những dự án quy mô, đột phá cho HĐDL. Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng du lịch còn hạn chế, chưa đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển. Số dự án

du lịch triển khai thực tế còn ít, các công trình, dự án trọng điểm về du lịch

triển khai và hoàn thành còn chậm để đưa vào phục vụ HĐDL. Hạ tầng giao

thông tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn hạn chế so với yêu

cầu. Việc đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố triển khai

còn chậm, nhất là tuyến du lịch đường sông liên quận, huyện, tỉnh, thành,..

128

(Tàu du lịch cỡ lớn với đầy đủ các dịch vụ trên tàu còn thiếu). Môi trường du

lịch tuy được cải thiện nhưng một số nơi vẫn còn nhiều bất cập, nhất là vệ

sinh môi trường.

Việc phối hợp giữa các cơ quan QLNN để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển du lịch

chưa được triển khai đồng bộ và quyết liệt, năng lực tổ chức quản lý HĐDL còn yếu

kém ở tầm nhìn dài hạn về phát triển du lịch bền vững; chưa khai thác hết tiềm năng

du lịch; chưa có chiến lược phát triển HĐDL phù hợp; chưa kết nối được các điểm du

lịch; chưa tạo được điểm du lịch riêng hấp dẫn, bền vững… Vì vậy, du lịch trên địa

bàn phát triển chưa vững chắc và còn nhiều hiện tượng tiêu cực. Kết quả khảo sát

cũng cho thấy, đánh giá về thách thức và khó khăn trong QLNN về du lịch của chính

quyền địa phương, bao gồm: Tầm nhìn quản lý, Năng lực đội ngũ cán bộ và Chính

sách thu hút du lịch (Xem Bảng PL2.5).

Ba là, xúc tiến và tổ chức HĐDL còn chưa thật chuyên nghiệp, sức cạnh

tranh của DNDL còn yếu. Sự liên kết giữa các quận, huyện trong khai thác

tuyến, điểm du lịch chưa chặt chẽ. Việc gắn du lịch với các làng nghề truyền

thống chưa được quan tâm đúng mức, qua khảo sát thực tế tỷ lệ du khách quốc tế

thăm quan làng nghề thấp (Xem Bảng PL2.3).

Bốn là, hoạt động liên kết, phát triển HĐDL với các địa phương trong

vùng và cả nước chưa thể hiện được vai trò trung tâm của vùng ĐBSCL; cũng

như vai trò trung tâm dịch vụ du lịch và đầu mối điều phối khách cho toàn vùng

chưa thực sự được triển khai hiệu quả.

Năm là, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chậm đáp ứng yêu cầu, tỉ lệ

lao động qua đào tạo chuyên ngành còn thấp so với nhu cầu ngày càng phát triển.

Đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên của thành phố còn thiếu và yếu về

chuyên môn, nghiệp vụ. Các quận, huyện trên địa bàn thành phố gặp khó khăn

về nhân sự chuyên trách du lịch và kinh phí HĐDL.

Sáu là, một số kết cấu hạ tầng, điểm du lịch, môi trường du lịch ở một số

lĩnh vực đã xuống cấp, đặc biệt là môi trường tự nhiên với tình hình biến đổi khí

hậu. Việc quản lý bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa còn chưa bắt kịp với

129

phát triển của HĐDL. Thành phố nói chung và các điểm du lịch nói riêng còn thiếu

các khu vệ sinh đạt chuẩn.

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn

Nguyên nhân chủ quan

Một là, nhận thức của các bên liên quan về vai trò du lịch, ngành kinh tế mũi

nhọn trong sự phát triển KT-XH của thành phố Cần Thơ chưa sâu sắc. Hiểu biết về

du lịch và QLNN về du lịch trong bối cảnh Việt Nam HNQT ngày càng sâu rộng

hiện nay còn hạn chế. Trong tình hình và điều kiện hiện nay, khi phát triển du lịch

thành ngành kinh tế mũi nhọn, nội dung, phương thức HĐDL và QLNN về du lịch

thay đổi mạnh mẽ, nhưng hiểu biết về du lịch, cũng như QLNN về du lịch còn chưa

theo kịp với tình hình mới.

Hai là, tính chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vướng mắc của cán

bộ phụ trách du lịch các cấp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một số cán bộ làm

công tác QLNN về du lịch còn thiếu nghiệp vụ chuyên ngành du lịch hoặc dịch

vụ liên quan, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức bộ máy

phụ trách du lịch còn bất cập. Theo kết quả điều tra XHH cho thấy, có 47,4% các

đối tượng cho rằng chất lượng đội ngũ cán bộ còn hạn chế, 46,4% cho rằng năng

lực đội ngũ cán bộ là thách thức khó khan trong QLNN về du lịch của chính

quyền Cần Thơ.

Ba là, chưa quan tâm đầu tư đúng mức công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác

trong phát triển du lịch và xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin du lịch. Việc liên

kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL còn chậm,

nhiều bất cập. Cần Thơ vẫn chưa đủ điều kiện để phát huy được vai trò trung tâm

vùng ĐBSCL, là nơi kết nối và điều phối khách để phát triển du lịch cả vùng.

Bốn là, chưa quan tâm đúng mức việc phổ biển, tuyên truyền để nâng

cao hiểu biết về du lịch, QLNN về du lịch.

Năm là, chưa chủ động, kiến tạo vươn ra thị trường, gắn bó với thị

trường, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tình hình HNQT.

Sáu là, mức đầu tư từ ngân sách cho kết cấu hạ tầng du lịch còn thấp,

kinh phí nhà nước cho HĐDL chưa đáp ứng yêu cầu trong khi nguồn kinh phí xã

130

hội hóa thì có hạn. Ngân sách đầu tư cho các hoạt động còn nhiều hạn chế, đặc

biệt là kinh phí đầu tư cho hoạt động ứng dụng CNTT.

Nguyên nhân khách quan

Một là, nguồn nhân lực tham gia HĐDL, phục vụ cho phát triển du lịch

còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Khảo sát thực tế cho thấy, yếu tố con người và

dịch vụ khách hàng có tỷ lệ đánh giá tốt còn thấp.

Hai là, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn chậm trong xây dựng

chiến lược kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển ngành của thành phố,

còn thụ động chưa vươn ra các thị trường mới, đáp ứng thị trường quốc tế.

Ba là, các hộ nông dân làm du lịch gặp khó khăn về vốn đầu tư, một số

điểm du lịch xa trung tâm, gặp trở ngại về giao thông như: Khu du lịch Cái Nai

(Q. Cái Răng), homestay Nguyễn Shark (Q. Cái Răng), khu DLST Long Tuyền

(Q. Bình Thủy), vườn du lịch Ba Cống (Q. Bình Thủy), vườn DLST Út Dzách

(H. Phong Điền), điểm dừng chân Hoàng Anh (H. Phong Điền).

Bốn là, các di tích lịch sử còn thiếu dịch vụ phụ trợ để phát triển du lịch.

131

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

4.1. BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1.1. Bối cảnh hiện nay tác động đến quản lý nhà nước về du lịch

trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Một là, Việt Nam HNQT ngày càng sâu rộng. Trong HNQT, HĐDL sẽ

chịu tác động của sự di chuyển du khách quốc tế (đặc biệt trong cộng đồng

ASEAN) giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Nguồn khách quốc tế gia tăng,

tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế và hoạt động văn hóa được giao thoa. Đồng

thời, HNQT tạo cơ hội có được hệ thống chính sách hỗ trợ có hiệu quả cho phát

triển du lịch và những loại hình du lịch mới.

Hội nhập quốc tế sẽ làm lượng du khách gia tăng từ nhiều nước với nhiều

mục đích du lịch khác nhau. Chẳng hạn nhiều du khách đi du lịch để tìm hiểu về

văn hóa địa phương và dành thời gian với gia đình họ khi đi du lịch, trong khi

những thành viên gia đình có thể có những sở thích khác nhau như người lớn tuổi

thích một hành trình thoải mái hơn, những người trẻ thích những chuyến du ngoạn

phiêu lưu hơn; hoặc du khách đi du lịch với nhiều chuyến đi lặp lại đến cùng một

quốc gia hoặc các điểm đến vì họ đã quen thuộc với văn hóa địa phương, ngôn ngữ,

và họ đã trở lại địa danh đó nhiều hơn; hoặc du khách thích mạo hiểm hơn và rất vui

khi khám phá thế giới một mình hoặc với một nhóm bạn bè.

Nhu cầu du lịch gia tăng làm cho các hình thức du lịch và tour du lịch

gia tăng. Ngày nay, các công ty bắt đầu cho phép nhân viên kết hợp những

cuộc vui chơi giải trí vào công việc; dân du lịch chuyên nghiệp quan tâm tới

những trải nghiệm phiêu lưu hơn như những môn thể thao mạo hiểm (nhảy dù,

vượt thác, băng qua rừng, leo núi), lựa chọn một quốc gia, điểm du lịch xa lạ ít

132

người biết tới; hoặc du khách không chú trọng mua sắm hàng hóa chất liệu đắt

tiền nữa, thay vào đó, họ quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm trong chuyến đi

như thưởng thức ẩm thực địa phương, trải nghiệm hành trình và ngắm cảnh, trải

nghiệm cuộc sống ở những con phố náo nhiệt, gặp một người bạn mới tại quán bar

xinh xắn, chụp ảnh, tận hưởng từng khoảnh khắc của kỳ nghỉ.

Bên cạnh đó, trong HNQT, Việt Nam đã tham gia các tổ chức và Hiệp

ước khu vực, thế giới, gia nhập vào thị trường du lịch quốc tế như WTO, các

FTA thế hệ mới, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, do đó, phải tuân thủ các cam kết,

chuẩn mực quốc tế. Chẳng hạn, Cộng đồng Kinh tế ASEAN thừa nhận lẫn nhau

về văn bằng của người lao động, về nghề du lịch (MRA-TP), và cho phép

chuyển dịch việc làm của người lao động du lịch lành nghề giữa các quốc gia

thành viên, đồng thời, công nhận các kỹ năng, văn bằng của người lao động du

lịch từ các quốc gia thành viên khác trong ASEAN theo tiêu chuẩn chung. Do

đó, người lao động Việt Nam phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng

để đáp ứng tiêu chuẩn này.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của HNQT thì đó là những

tác động tiêu cực. Những hiện tượng tiêu cực nảy sinh và ngày càng gia tăng

chẳng hạn hiện tượng tour 0 đồng, mại dâm, tội phạm quốc tế, văn hóa truyền

thống địa phương thay đổi (hành vi ứng xử của người dân địa phương thay đổi),

ảnh hưởng môi trường cảnh quan, đời sống dân cư.

Do đó, trong QLNN về du lịch cần phải nắm bắt được các vấn đề trên để

từ đó có các biện pháp quản lý hiệu quả, hạn chế những mặt tiêu cực và thúc đẩy

mặt tích cực để phát triển HĐDL địa phương.

Hai là, trên thế giới, xu hướng chủ đạo là phát triển du lịch theo hướng

bền vững và có trách nhiệm. Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu

thiên niên kỷ của thế giới và cũng là mục tiêu hàng đầu cho phát triển của Việt

Nam. Phát triển du lịch bền vững là đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không

làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của các thế hệ tương lai.

Quá trình phát triển phải đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, bền vững về tài

133

nguyên môi trường và bền vững về văn hóa xã hội [14]. Bên cạnh đó, du lịch có

trách nhiệm nhằm tạo ra những trải nghiệm tích cực cho du khách, dân cư địa

phương nâng cao nhận thức về môi trường và văn hóa, giảm đến mức thấp nhất

những tác động xấu do HĐDL, chú trọng tới người nghèo, trao quyền cho người

dân địa phương và tăng đến mức tối đa thu nhập và việc làm cho họ từ du lịch.

Xu hướng phát triển du lịch ngày càng tăng. Theo nhận định chung của

UNWTO, trong thời gian tới, du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu.

Lượng khách quốc tế năm 2020 đạt khoảng 1,6 tỷ và khoảng 1,8 tỷ năm 2030.

Dự báo đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và

tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng du khách quốc tế; với mục đích tham quan,

nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; và với mục đích công việc và nghề

nghiệp chiếm 15% [24].

Xu hướng miễn thị thực visa cho du khách. Nhiều quốc gia trong khu

vực Châu Á có chính sách miễn thị thực visa cho du khách quốc tế để thu hút

lượng du khách. Đối với HĐDL Việt Nam, đây là vấn đề hạn chế. Việc miễn

visa giống như một thái độ chào đón, giúp khách quốc tế khỏi phải đau đầu về

thủ tục. Khi doanh nghiệp quảng bá, chào bán tour du lịch cho khách quốc tế thì

câu hỏi của khách là "Tại sao tôi phải đến một nước mà có yêu cầu visa?", và tại

hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam diễn ra hồi tháng 3/2018 đã có khách đặt vấn

đề họ có còn được tiếp tục miễn thị thực khi đến Việt Nam không. Theo các

DNDL thì điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho HĐDL, sẽ ảnh hưởng đến lượng

khách đến Việt Nam từ các quốc gia.

Xu hướng thay đổi việc lựa chọn các loại hình du lịch của khách du lịch

quốc tế. Theo nhiều tổ chức nghiên cứu du lịch quốc tế, xu hướng nổi bật của

ngành du lịch thế giới trong năm 2016 là du lịch trên sông, các điểm đến vùng

Bắc Âu, du lịch mạo hiểm. Trong đó, các nhà tổ chức du lịch đặc biệt quan tâm

đến loại hình du lịch theo chủ đề, du lịch đơn lẻ và du thuyền trên sông. Bên

cạnh đó, một hình thức du lịch khác cũng trở thành xu hướng mới với 60% du

khách có độ tuổi từ 22 - 42 tuổi thích sử dụng dịch vụ chia sẻ với người cùng

134

mục đích trong hành trình du lịch, và 78% du khách cho rằng các chuyến du lịch

sẽ thú vị hơn khi có một người bạn hướng dẫn tại chỗ [40].

Ba là, QLNN hiện nay theo hướng bộ máy nhà nước được thu gọn, hiệu

lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước được nâng lên. Nghị quyết Trung

ương 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã đề ra các nội dung

về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt

động hiệu lực, hiệu quả (Xem Phụ lục 6.6). Do đó, để thực hiện quan điểm này,

phải xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả hơn

nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa đây là một xu hướng

mới trong hoạt động của nhà nước. Nền hành chính chuyển dần sang chức năng

"phục vụ", kiến tạo, cung cấp các dịch vụ công cho xã hội, nhà nước (người cung

ứng) - công dân (khách hàng tiêu dùng). Nhà nước có trách nhiệm (phục vụ) đáp

ứng đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu của công dân chính là phong cách quản lý

dân chủ, văn minh [28].

Bốn là, cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối là xu thế

của thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được phát triển trên nền tảng khoa

học công nghệ. Trong cuộc cách mạng này nếu không đi đúng hướng, tiếp cận

với xu thế này thì địa phương sẽ chậm phát triển. Trong QLNN hiện nay, cần

phải áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động hành chính, dịch vụ công của

các cơ quan nhà nước, từ đó tạo môi trường kinh doanh, sản xuất thuận lợi cho

người dân và doanh nghiệp. Sự phát triển của CNTT được đánh giá là đã làm

thay đổi phương thức tiếp cận và chia sẻ thông tin của du khách, đặc biệt là ảnh

hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng trên internet, điện thoại di động ngày

càng phổ biến, đòi hỏi cơ quan QLNN về du lịch phải thay đổi phương thức.

Cũng nhờ việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ mà

du lịch đã được khu vực hóa, quốc tế hóa trên toàn cầu. Các tour du lịch giữa các

nước gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu du lịch nhiều nước trong một chuyến

hành trình của khách, sản phẩm du lịch được quốc tế hóa.

135

Trong thời đại công nghệ phát triển, thông tin luôn được truy cập nhanh

chóng và miễn phí. Vì vậy, rất nhiều du khách đã tự lên kế hoạch cho chuyến đi của

mình, tự tìm hiểu và học lỏm vài mẹo khi đi du lịch và họ đã trở thành hướng dẫn

viên du lịch của chính mình. Du khách có thể so sánh các dịch vụ nhờ thông tin trên

mạng. Các trang web như Viator, Trip Advisor là nơi tất cả mọi người công khai

đánh giá trải nghiệm của mình về các dịch vụ hay sản phẩm du lịch.

Sử dụng Mobile Booking, du khách đặt phòng thông qua trang web của nhà

điều hành tour du lịch, và những đặt phòng đó, gần một nửa (49%) được thực hiện

trên Smartphone. Những bài đánh giá trực tuyến có tác động nhiều nhất đến việc đặt

phòng, 9 trong số 10 du khách nghĩ rằng tham khảo trước các bài đánh giá trực tuyến

là rất quan trọng và 95% du khách tin tưởng các bài đánh giá [68].

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa

bàn thành phố Cần Thơ

4.1.2.1. Mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

thành phố Cần Thơ

Về mục tiêu, phấn đấu đến năm 2025 - 2030, đưa du lịch thành phố Cần

Thơ cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định thương hiệu, phát triển

bền vững; và đưa Cần Thơ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch và đầu mối điều

phối khách cho toàn vùng ĐBSCL. Phát triển HĐDL theo hướng chuyên nghiệp,

hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; dịch vụ, sản phẩm

du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và mang đậm bản sắc văn hóa,

dân tộc, xứng tầm vị thế trung tâm vùng ĐBSCL.

Chỉ tiêu cụ thể

Từ thực trạng phát triển HĐDL và mục tiêu kế hoạch phát triển du lịch

của Cần Thơ có thể đề ra chỉ tiêu sau:

Đến năm 2025, đón 16 triệu lượt khách tham quan, tăng bình quân

10%/năm; đón khoảng 5 triệu lượt khách lưu trú (trong đó có 680 ngàn lượt

khách quốc tế), tăng bình quân 10%/năm; tổng doanh thu du lịch đạt 9.900 tỷ

đồng, tăng bình quân 16%/năm; số ngày lưu trú bình quân của du khách đạt 2,5

136

ngày; chi tiêu trung bình một ngày của khách quốc tế đạt 90 USD, khách trong

nước đạt 30 USD.

Từ năm 2025 - 2030, đón 26 triệu lượt khách tham quan, tăng bình quân

10%/năm; đón khoảng 8 triệu lượt khách lưu trú (trong đó có 1 triệu lượt khách quốc

tế), tăng bình quân 10%/năm; tổng doanh thu du lịch đạt 15.900 tỷ đồng, tăng bình

quân 10%/năm; số ngày lưu trú bình quân của du khách đạt 3 ngày; chi tiêu trung

bình một ngày của khách quốc tế đạt 120 USD, khách trong nước đạt 40 USD.

4.1.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên

địa bàn thành phố Cần Thơ

Để tăng cường hiệu lực QLNN, tạo bước chuyển biến mới, nâng cao sức

cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển du lịch Cần Thơ, QLNN về du lịch ở Cần Thơ

phải được hoàn thiện với phương hướng như sau:

Một là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy QLNN về du lịch. Tổ

chức bộ máy nhà nước thu gọn, tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả

điều hành của bộ máy chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính toàn

diện về bộ máy tổ chức, thể chế và thủ tục.

Hai là, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong QLNN của chính quyền.

Đổi mới tư duy kinh tế về vai trò của HĐDL trong phát triển KT-XH, đổi mới

nhận thức QLNN theo hướng chuyển từ quản lý điều hành, "cai trị" là chính sang

quản lý kiến tạo, phụng sự, phục vụ là chính theo quan điểm "nhà nước phục vụ",

nhà nước (người cung ứng) - công dân (khách hàng tiêu dùng).

Ba là, Nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy và đội ngũ cán

bộ QLNN về du lịch. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và

phẩm chất đạo đức cho cán bộ QLNN về du lịch.

Bốn là, nâng cao, tăng cường hợp tác, liên kết trong QLNN về du lịch. Tăng

cường hợp tác giữa các cơ quan và các địa phương trong quản lý để thúc đẩy phát

triển du lịch. Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch trên địa bàn thành phố.

Năm là, chú trọng hỗ trợ phát triển dịch vụ theo hướng bao trùm và bền vững.

Sáu là, hiện đại hóa QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố chú trọng

chuẩn mực quốc tế, chú trọng công cụ quản lý du khách, đặc biệt khách quốc tế.

137

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU

LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà

nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Để khắc phục các hạn chế về phía bộ máy QLNN về du lịch, cần thực

hiện các biện pháp sau:

Một là, tiến hành rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ,

công chức ngành du lịch từ thành phố tới cấp xã, phường đủ về số lượng, đảm

bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu QLNN về du lịch theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy gắn liền với sắp xếp nhân sự, khắc phục cơ bản

những hạn chế về bộ máy và cán bộ của ngành du lịch trong thời gian qua, đảm

bảo được tính kế thừa, không bị gián đoạn và phát huy được vai trò của HĐDL

trong thời gian tới.

Cần có cơ chế phân công phân nhiệm rõ ràng, phân cấp cụ thể, không để

tình trạng chồng chéo chức năng giữa các ngành, các cấp.

Xây dựng phong cách làm việc chủ động và có tổ chức, một mặt có đủ

năng lực chủ động để kiến tạo thị trường, mặt khác để thu hút đầu tư cho HĐDL

từ các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đưa ra những chính sách hỗ trợ, lợi thế kinh

doanh rõ ràng, cụ thể và cách thức làm việc với các nhà đầu tư (hội thảo, đến tận

nơi gặp nhà đầu tư, các cuộc họp,…), cũng như các phương pháp để hỗ trợ cho

các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Cần Thơ nên thành lập Sở Du lịch để thực hiện QLNN về

du lịch. HĐDL ở Cần Thơ ngày càng phát triển nhanh và được xác định là ngành

kinh tế mũi nhọn của thành phố. Và Cần Thơ có vai trò là trung tâm điều phối du

khách cho toàn vùng, nhưng quản lý HĐDL chỉ có một bộ phận nằm trong Sở

VH-TT-DL Cần Thơ.

Hai là, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch trên mọi

mặt: năng lực chuyên môn, năng lực điều hành, năng lực ứng xử. Xác định đây là

công tác đột phá đầu tiên nhằm tăng cường vai trò QLNN đối với HĐDL trong

HNQT. Đây là vấn cần được cải thiện trong thời gian tới, với các biện pháp:

138

- Xây dựng đội ngũ công chức QLNN về du lịch có tính chuyên nghiệp cao,

tập huấn định kỳ cho cán bộ du lịch về chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng

nâng cao trình độ lý luận chính trị, kỹ năng giao tiếp, chế độ chính sách mới về

quản lý du lịch và các lĩnh vực khác có liên quan. Mở các lớp ngắn hạn, tiến hành

đào tạo lại, bổ sung kiến thức mới và cần thiết. Mở các lớp dài hạn đào tạo cơ bản

kiến thức hiện đại về chuyên ngành, kiến thức liên quan, đảm bảo phù hợp trong

vận hành HĐDL của địa phương. Tổ chức hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về

thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trong việc chấp hành chính

sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển HĐDL, hoạt động của các ban

quản lý các khu, điểm du lịch của thành phố.

- Có chính sách thu hút, sử dụng nhân tài và đội ngũ trí thức khoa học

trên địa bàn thành phố, trong nước và nước ngoài.

4.2.2. Nâng cao năng lực hoạch định và hiệu lực của chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động du lịch

Để đảm bảo cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạch định kinh

doanh phù hợp với chiến lược phát triển ngành của thành phố, và có thể vươn ra

các thị trường mới, đáp ứng thị trường quốc tế, chính quyền thành phố Cần Thơ

cần phải chú trọng điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển

HĐDL trên địa bàn thành phố trong bối cảnh HNQT hiện nay. Đồng thời, cần

phải nâng cao tính pháp lý và hiệu lực của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát

triển HĐDL. Chính quyền Cần Thơ cần chú trọng các biện pháp sau:

Nâng cao tính pháp lý của các dự án quy hoạch được duyệt, đặc biệt vấn đề

triển khai thực hiện theo quy hoạch. Đảm bảo các dự án quy hoạch về HĐDL được

phê duyệt của thành phố phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch của cả nước, của

vùng và của thành phố Cần Thơ. Các dự án quy hoạch phải do cơ quan nhà nước có

thẩm quyền phê duyệt và được quy chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật

theo đúng quy trình ban hành. Để các dự án quy hoạch được triển khai thực hiện

theo quy hoạch cần phải sử dụng cách thức bắt buộc kết hợp với cách thức tự

nguyện. Cách thức bắt buộc là cách thức đạt mục tiêu kế hoạch chủ yếu thông qua

139

các biện pháp hành chính - tổ chức. Cách thức tự nguyện, dựa vào lợi ích kinh tế để

thực hiện đạt các mục tiêu đề ra.

Nâng cao hiệu lực của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển HĐDL

trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Trong đó, việc xác định các mục tiêu cần phải

đáp ứng các yêu cầu đảm bảo phát triển ổn định, bền vững; giải quết hợp lý mối

quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định, công bằng và tiến bộ xã hội; thỏa

mãn nhu cầu cuộc sống và nâng cao đời sống của người dân địa phương, bảo vệ

và giữ gìn môi trường sinh thái, mục tiêu mong muốn phải sát thực tế, không quá

cao thiếu hiện thực.

Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển HĐDL trên địa bàn để

khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh du lịch và trở thành trung tâm trung dịch

vụ du lịch và đầu mối điều phối khách cho toàn vùng. Xây dựng và quản lý quy hoạch

cần phải tập trung lực lượng có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết hợp thuê chuyên

gia, tư vấn quy hoạch ngoài nước, xin ý kiến của nhiều tổ chức, chuyên gia hàng đầu

thế giới, trong nước và điều đặc biệt là tổ chức lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch… Có

mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa quy hoạch HĐDL với các ngành khác để tạo nên sự

cân đối, hài hòa về mặt cảnh quan, không làm ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể các

ngành khác. Công khai hóa các dự án, quy hoạch, các sơ đồ, nội dung quy hoạch với

các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan. Cần Thơ nên thành lập một Văn

Phòng Quản lý các dự án, cơ quan này sẽ xây dựng kế hoạch thời gian chi tiết cho từng

dự án, chỉ định người chịu trách nhiệm cho các công việc, đảm bảo triển khai thực hiện

các dự án theo đúng tiến độ.

4.2.3. Hoàn thiện xây dựng và triển khai thực hiện các quy định,

chính sách về hoạt động du lịch trên địa bàn

Chủ động, tích cực triển khai thực hiện pháp luật, chính sách của trung

ương về du lịch trên địa bàn. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách về

HĐDL trên địa bàn bằng nhiều hình thức và đảm bảo các đối tượng liên quan

tiếp cận được chính sách phát triển HĐDL.

140

Để nâng cao chất lượng HĐDL, đáp ứng nhu cầu du khách và thị trường

du lịch trong bối cảnh HNQT, cần phải Xây dựng và thực thi chính sách phát

triển du lịch trong phạm vi được phân cấp: Chú trọng chính sách hỗ trợ đối với

các HĐDL; đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ du lịch và bảo vệ môi

trường; chính sách liên kết du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch; chính

sách xúc tiến du lịch.

Chú trọng chính sách phát triển các hoạt động du lịch

Để du lịch Cần Thơ phát triển, trở thành trung tâm dịch vụ và đầu mối du

lịch của vùng ĐBSCL, cần phải chú trọng chính sách phát triển các HĐDL đây

là giải pháp then chốt. Cần Thơ phải thực hiện các biện pháp sau:

- Ưu tiên đầu tư hệ thống các khu, điểm du lịch quan trọng nhất, có vị trí

chiến lược đối với việc xây dựng hình ảnh và sản phẩm du lịch của Cần Thơ. Trong

giai đoạn từ nay đến 2025 và tầm nhìn đến 2030, Cần Thơ cần chú trọng chính sách

ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch như sau: Khu trung tâm dịch vụ du lịch đô

thị Ninh Kiều; Khu đô thị dịch vụ DLST miệt vườn Phong Điền; Khu nghỉ dưỡng,

vui chơi giải trí cao cấp cồn Ấu, cồn Cái Khế; Khu nghỉ dưỡng DLST sông nước

cồn Sơn; Khu DLST cộng đồng sông nước cù lao Tân Lộc;

- Ưu tiên đầu tư, phát triển hoạt động lưu trú và mua sắm đáp ứng nhu

cầu tham quan, lưu trú và mua sắm, vui chơi giải trí. Các hoạt động này sẽ đáp ứng

yêu cầu của du khách trong và ngoài nước, đồng thời cũng tạo điều kiện cho Cần

Thơ trở thành trung tâm dịch vụ và điều phối khách cho vùng ĐBSCL.

Đối với hoạt động mua sắm

Hình thành khu vực tập trung các dịch vụ du lịch (nhà hàng, quán bar, văn

phòng lữ hành, cafe giải khát, mua sắm và vui chơi giải trí) và cải tạo, nâng cấp hạ

tầng đô thị, cải thiện môi trường đô thị. Điều này sẽ góp phần thu hút, giữ chân và

tăng chi tiêu của du khách. Có thể học tập mô hình của Hà Nội (khu vực xung quanh

hồ Hoàn Kiếm, Phố cổ) hoặc Thành phố Hồ Chí Minh (khu vực Phạm Ngũ Lão,

Nguyễn Huệ); Hình thành khu tập trung thu nhỏ trong đó tái hiện lại mô hình với nét

141

lịch sử, văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân các địa phương trong vùng để giới

thiệu với du khách về các đặc điểm của vùng ĐBSCL.

Hình thành đầu mối giao thương, mua bán các đặc sản của vùng

ĐBSCL; đầu mối quảng bá, xúc tiến các chương trình, tour du lịch, các sản

phẩm du lịch của các địa phương trong vùng; đầu mối nông sản của vùng trên cơ

sở phát triển chợ nổi Cái Răng, điều này vừa phát triển vừa tái tạo và bảo tồn

được văn hóa chợ nổi Cái Răng và phục vụ nhu cầu du khách.

Nâng cấp, mở rộng các công viên, quảng trường phục vụ cho hoạt động

vui chơi giải trí, các sự kiện lớn của thành phố; hình thành mạng lưới đường dạo

bộ; khu cắm trại trên các cồn, cù lao; sân golf đẳng cấp quốc tế.

Đối với hoạt động lưu trú

Cần Thơ cần quan tâm đầu tư, xây dựng khu phức hợp nghỉ dưỡng, khu

nghỉ dưỡng sinh thái có các hoạt động vui chơi giải trí gắn với khu trung tâm

mua sắm cao cấp, kinh doanh sản phẩm hạ giá; Đầu tư phát triển hệ thống các cơ

sở lưu trú, tập trung phát triển những loại hình lưu trú du lịch mà Cần Thơ có thế

mạnh như du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Trên góc độ thị trường, thực hiện đồng

bộ các biện pháp nhằm xây dựng và duy trì hình ảnh sản phẩm lưu trú du lịch

Cần Thơ là nơi nghỉ hấp dẫn và an toàn.

Đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng hệ thống các cơ sở lưu trú

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Về số lượng: phát triển đủ số

lượng theo nhu cầu thị trường du lịch. Về chất lượng: đến năm 2025 cần thiết

đầu tư xây dựng thêm khách sạn 5 sao, phát triển hệ thống khách sạn 3 - 4 sao để

đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hạng sang, nhất là đối tượng khách kinh

doanh thương mại, công vụ.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khách sạn,

sản phẩm lưu trú du lịch tương xứng với luồng khách nội địa và quốc tế, hạn chế

các hiện tượng bắt chẹt khách, tăng giá quá mức và cạnh tranh không lành mạnh.

Xác định các khu vực mục tiêu phát triển khách sạn và số lượng buồng phòng

gia tăng cần có cho mỗi khu vực. Trong quá trình phát triển sản phẩm lưu trú du

142

lịch, chính quyền thành phố cần có biện pháp tăng cường kỷ cương QLNN nhằm

bảo đảm thực hiện đúng quy hoạch, bảo toàn được môi trường thiên nhiên, giữ

gìn được bản sắc văn hóa địa phương.

Đối với hoạt động lữ hành

Phát triển đa dạng các loại hình du lịch sẽ làm tăng thời gian lưu trú và mức

chi tiêu của khách du lịch. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, thế

mạnh và kết hợp các sản phẩm du lịch bổ trợ khác để đáp ứng nhu cầu cụ thể của du

khách. Xây dựng sản phẩm du lịch gắn với các di sản văn hóa phi vật thể đáp ứng

nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, thưởng thức đầy đủ, ý nghĩa và mang đậm bản sắc

văn hóa miền Tây Nam Bộ như kết nối các điểm di tích văn hóa, lịch sử để hình

thành hành trinh du lịch văn hóa, lịch sử trong lòng thành phố; xây dựng những

hành trình có chủ điểm tập trung dài ngày hơn; tổ chức các lễ hội, sự kiện du lịch; tổ

chức các giải đấu thể thao gắn với tour du lịch.

Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ du lịch và bảo vệ môi trường

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cấp các tuyến đường

giao thông quan trọng có ảnh hưởng lớn tới tổ chức không gian du lịch, đặc biệt

là các tuyến gắn với các điểm, cụm, trung tâm du lịch trên địa bàn, các tuyến

giao thông qua các tuyến du lịch quan trọng của vùng ĐBSCL và Cần Thơ. Đẩy

nhanh tiến độ dự án các tuyến giao thông nối liền với các tỉnh trong vùng

ĐBSCL, Campuchia và Hồ Chí Minh. Cơ sở hạ tầng đường bộ yếu kém chính là

rào cản lớn đối với phát triển HĐDL, những dự án này sẽ làm tăng đáng kể khả

năng kết nối, thu hút du khách tới Cần Thơ.

Xây dựng và nâng cấp, mở rộng các cảng hành khách, phương tiện vận

chuyển khách bằng tuyến đường thủy để làm động lực cho phát triển du lịch

sông nước, miệt vườn. Mở các tuyến đường thủy nội vùng kết nối với các địa

phương khác như Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, đặc biệt là với các địa

phương trên sông Hậu như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc

Trăng. Đồng thời, tăng cường khai thác năng lực Sân bay Cần Thơ, mở thêm các

đường bay nội địa tới các thành phố lớn trong nước và đường bay quốc tế tới các

nước trong khu vực.

143

Cải thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ xe khách, xe buýt và có các biện pháp

giúp du khách, đặc biệt là khách phương Tây đi lại bằng xe khách, xe buýt dễ

dàng, thuận tiện hơn, đặc biệt là các phương tiện thân thiện với môi trường như xe

đạp (đi trên cù lao Tân Lộc và từ Ninh Kiều - Bình Thủy đi Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh

Thạnh), xe điện du lịch (tham quan nội đô, tham quan miệt vườn).

Cải thiện và thực thi công tác quản lý môi trường, quản lý nguồn rác thải

tốt hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng cường kế hoạch chương trình kiểm

tra tình trạng môi trường. Xây dựng chương trình thu gom và xử lý rác thải cho

chợ nổi Cái Răng và các khu điểm du lịch. Thực hiện hợp tác công tư trong bảo

vệ môi trường, tổ chức các chương trình, dự án cùng với người dân, du khách

thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, vớt rác trên sông, trồng cây xanh.

Hình thành và phát triển liên kết du lịch

Cần Thơ là trung tâm vùng ĐBSCL, nằm trên tuyến du lịch quốc gia,

trục giao thông quốc gia liên vùng, với vị trí này, Cần Thơ là điểm xuất phát của

các tuyến du lịch nội vùng. Do đó, liên kết phát triển HĐDL sẽ nâng cao hiệu

quả đầu tư, sức cạnh tranh của du lịch Cần Thơ và ĐBSCL, nâng cao hiệu quả

công tác quảng bá, xúc tiến cũng như góp phần hạn chế những yếu kém, bất cập

hiện nay trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của các địa phương

cũng như cả vùng. Cần Thơ cần thực hiện các biện pháp sau:

Liên kết để đa dạng tour và xây dựng sản phẩm du lịch. Để thực hiện

được cần phải dựa trên cơ sở các định hướng chiến lược chung của ĐBSCL, cần

có sự thống nhất triển khai chung trong vùng và tại từng địa phương, lên kế

hoạch chi tiết phát triển sản phẩm - thị trường cho từng sản phẩm cụ thể theo

định hướng chung. Kế hoạch chi tiết cần cụ thể hóa từng phân đoạn thị trường

cho từng sản phẩm du lịch đặc thù, chuyên đề và liên kết để một mặt xây dựng

sản phẩm sát với nhu cầu thị trường, đúng đối tượng khách sử dụng, mặt khác

nhằm thực hiện các biện pháp xúc tiến, quảng bá thị trường đúng tới từng đối

tượng. Kế hoạch này cũng chỉ rõ các sản phẩm cụ thể cần phát triển của từng địa

phương để thống nhất và hướng dẫn chung cho từng địa phương cũng như cùng

các địa phương khác liên kết thực hiện.

144

Liên kết đa dạng các Tour du lịch, có thể bao gồm: Đa dạng loại hình vận

chuyển như đi ô tô, đi thuyền, đi xe đạp, đi xuồng, ghe trong một chuyến du lịch;

Tour trải nghiệm sản phẩm du lịch tiềm năng chuyên biệt của ĐBSCL; Tour theo

chuyên đề; Tour liên vùng; Tour quốc tế, chẳng hạn chương trình du lịch dọc sông

Mekong từ ĐBSCL qua Phnom Pênh, lên Siem Reap (qua biển Hồ) quay lại sông và

vượt qua Champasak tới Luang Prabang ở Thượng Lào. Cần Thơ có thể trở thành

tâm dịch vụ và điều phối khách cho toàn vùng ĐBSCL với sự thuận lợi ngày càng

lớn trong giao thông giữa các nước trong khu vực để hình thành các chương trình kết

nối giữa ĐBSCL, Campuchia, Thái Lan và Myanmar.

Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

Kết hợp đa dạng các loại hình, phương thức đào tạo bồi dưỡng, thu hút

nguồn nhân lực để đảm bảo cho HĐDL Cần Thơ đến năm 2020 có đủ lực lượng

lao động theo yêu cầu. Sở VH-TT-DL, Sở Giáo dục đào tạo và các doanh nghiệp

làm việc với các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề về các nội dung,

nhu cầu đào tạo, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật theo chuẩn mực khu

vực, quốc tế và có chính sách thu hút nhân lực cụ thể.

Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản, ngắn hạn dành cho

các đối tượng lao động tay nghề thấp, lao động phổ thông đơn giản, dân cư tại

các điểm DLST, du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố; hỗ trợ các doanh

nghiệp, cơ sở du lịch tự tổ chức các lớp truyền nghề, đào tạo tại chỗ.

Xúc tiến du lịch

Theo chia sẻ của các chuyên gia, doanh nghiệp và khách du lịch cho rằng

đa số khách du lịch chưa biết đến du lịch Cần Thơ, đặc biệt là du khách quốc tế.

Thậm chí có khách quốc tế chỉ biết đến địa danh Mekong chứ không biết Cần

Thơ. Do đó, quảng bá xúc tiến du lịch là vấn đề quan trọng của Cần Thơ. Để hỗ

trợ xúc tiến du lịch, thành phố Cần Thơ cần thực hiện giải pháp sau:

Một là, xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch đến năm 2025, tầm nhìn

2030 với các mục tiêu, định hướng cho từng giai đoạn gắn với thị trường truyền

thống và các thị trường có tiềm năng. Xây dựng kế hoạch, chương trình quảng

145

bá, xúc tiến về du lịch hàng năm. Củng cố bộ máy của Trung tâm phát triển du

lịch đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ. Thiết lập các cơ chế phối hợp giữa các cơ

quan ban ngành của thành phố trong quảng bá du lịch. Liên kết chặt chẽ với các

thành phố lớn và các địa phương trong vùng ĐBSCL để lên kế hoạch và tổ chức các

hoạt động xúc tiến quảng bá. Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan

quan trọng, đặc biệt là Tổng cục Du lịch Việt Nam, đồng thời đặt gian hàng du

lịch tại các địa điểm quan trọng trong và ngoài nước, ví dụ như các phòng du

lịch nước ngoài tại các quốc gia thị trường mục tiêu.

Hai là, xây dựng hình ảnh du lịch Cần Thơ là một trong những thành phố

lớn nhất nằm trực tiếp ngay bên dòng sông Mêkong. Sử dụng khẩu hiệu và biểu

tượng du lịch Cần Thơ làm đòn bẩy cho thương hiệu du lịch Cần Thơ. Xúc tiến

chương trình dán nhãn sinh thái cho sản phẩm, dịch vụ du lịch Cần Thơ, nhãn du

lịch bền vững Bông xen xanh. Xây dựng bản sắc riêng biệt cho thành phố và các

quận, huyện của Cần Thơ nhằm làm nổi bật giá trị văn hóa, lịch sử và môi

trường của thành phố và mỗi quận, huyện.

4.2.4. Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch

Việc khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch sẽ giúp tăng

cường năng lực phục vụ du khách, từ đó làm tăng lượng du khách, kéo dài thời

gian lưu trú và nâng cao mức chi tiêu. Đặc biệt, để thu hút nguồn vốn trong dân

đầu tư phát triển du lịch, phải thể hiện rõ lợi ích người dân sẽ được hưởng khi

tham gia trong thực tế hoặc có thể tồn tại được từ các HĐDL. Thành phố Cần

Thơ cần thực hiện các biện pháp sau:

Hỗ trợ về thủ tục hành chính và các dịch vụ công liên quan hoạt động

du lịch

Cần Thơ có thể xây dựng "Trung tâm dịch vụ công" cung cấp các dịch

vụ về thủ tục hành chính dành cho doanh nghiệp, người dân và các nhà đầu tư,

doanh nhân nước ngoài, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan tới việc

thành lập và vận hành một doanh nghiệp hay các vấn đề liên quan đến HĐDL.

"Trung tâm dịch vụ công" sẽ cung cấp cả các văn bản bằng tiếng nước ngoài, có

146

cán bộ sử dụng được tiếng nước ngoài. "Trung tâm dịch vụ công" sẽ thực hiện

công việc có tính phí theo yêu cầu.

Khuyến khích các nhà đầu tư và người dân địa phương thiết lập quan hệ

đối tác với nhau và với các đối tác quốc tế trong các HĐDL (nhà hàng, khách

sạn, lữ hành, vui chơi giải trí) để đầu tư vào HĐDL Cần Thơ. Hỗ trợ thiết lập

quan hệ đối tác với các thương hiệu khách sạn nổi tiếng, tiếp cận tới những điểm

du lịch văn hóa trọng điểm, thành lập trường dạy nấu ăn và kinh doanh nhà hàng,

khuyến khích khu tập trung kinh doanh những món ăn đường phố của địa

phương. Hướng dẫn xếp hạng sao cho khách sạn. Xây dựng các đường dây nóng

phục vụ HĐDL.

Hỗ trợ về thông tin du lịch

Sở VH-TT-DL cần xây dựng cơ sở dữ liệu (trang web) liên quan tới các

HĐDL rõ ràng, dễ truy cập, đáng tin cậy, hấp dẫn nhằm cung cấp các dữ liệu toàn

diện về du lịch, và đảm bảo được thông tin tổng quan về du lịch Cần Thơ và

ĐBSCL; các thông tin hỗ trợ du khách; các thủ tục liên quan đến HĐDL; các dự án

đầu tư và yêu cầu pháp lý với các dự án; cơ chế ưu đãi đầu tư và cách thức hỗ trợ

nhà đầu tư của chính quyền; các số liệu thống kê cơ bản về HĐDL để giúp các

doanh nghiệp có quan tâm muốn thiết lập hoạt động kinh doanh tại Cần Thơ.

Cung cấp thông tin qua Bản tin hàng tháng, hội nghị bàn tròn (với các

doanh nghiệp lớn), họp mặt trực tiếp giữa hai bên, đường dây nóng cho doanh

nghiệp (địa chỉ thư điện tử).

Tổ chức và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham dự các hội thảo, hội nghị

quan trọng về HĐDL và các lĩnh vực liên quan tới du lịch trong và ngoài nước.

Sở VH-TT-DL cung cấp các thông tin về quy chuẩn xếp hạng độ an toàn

vệ sinh thực phẩm, xếp hạng sao khách sạn. Cung cấp thông tin đánh giá khách

sạn, xếp hạng độ an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo thông báo minh bạch

thông tin cho du khách để có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các khách

sạn, độ an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở dịch vụ ăn uống.

147

Cập nhật biển báo đường dây nóng, bổ sung một số chi tiết giải thích

cũng như (một số) ngôn ngữ tại các biển báo, và lắp các biển hiệu đường dây

nóng du lịch tại tất cả các khu, điểm du lịch.

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố Cần Thơ cần hỗ trợ các DNDL xây

dựng thượng hiệu và xây dựng mạng trong hoạt động kinh doanh du lịch.

4.2.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch

Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn Thành phố Cần

Thơ nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong HĐDL, phát hiện các sai phạm, chệch

hướng với chiến lược, chính sách nhằm bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích của nhân

dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Cần đổi mới

phương thức kiểm tra, kiểm soát theo hướng sau:

- Nhận thức đúng mục đích kiểm tra, kiểm soát là nhằm phát hiện sai sót

lệch lạc, từ đó cần thiết điều chỉnh, bổ sung phù hợp và phải chỉ rõ địa chỉ, trách

nhiệm trong lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh đó, kết luận kiểm tra phải có sức thuyết

phục, chỉ rõ vi phạm, khuyết điểm, nguyên nhân và hướng giải quyết.

- Xác định chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh

nghiệp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh

du lịch và hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra.

- Tích hợp các hoạt động kiểm tra, kiểm soát (giám sát, kiểm tra, thanh

tra) của các lĩnh vực tham gia vào xây dựng, phát triển và khai thác du lịch trước

đây thuộc các sở, ngành chuyên môn về một đầu mối mang tính tổng hợp để

thanh tra, kiểm tra. Các Sở, ngành chỉ đảm nhận các hoạt động thanh tra hành

chính, mang tính nội bộ và những lĩnh vực quản lý chuyên môn đặc thù, ít liên

quan trực tiếp đến HĐDL.

Để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, Cần Thơ cần thực hiện các

biện pháp sau:

Thứ nhất, các cơ quan QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố cần phải

công bố cụ thể, đầy đủ, rõ ràng, minh bạch các quy trình thanh tra, kiểm tra để

làm cơ sở cho việc thanh tra, kiểm tra có hiệu quả.

148

Thứ hai, áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, giám sát định kỳ,

kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm nhanh chóng phát hiện và xử phạt kịp thời các

cơ sở kinh doanh vi phạm trong HĐDL; Tập trung kiểm tra, thanh tra các điểm

nóng về du lịch gây bức xúc, đặc biệt vi phạm về giá dịch vụ, chèo kéo du

khách, gây ô nhiễm môi trường tại các khu, điểm, bãi tắm du lịch, bảo đảm an

ninh, an toàn cho du khách, tạo ra môi trường đầu tư tốt nhất cho các tổ chức, cá

nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia HĐDL.

Thứ ba, kiên quyết xử lý vi phạm đối với các HĐDL. Nếu phát hiện có vi

phạm, cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc để răn đe. Mức phạt phải đủ nặng,

thậm chí cần phải áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép và đình chỉ

hoạt của các doanh nghiệp.

Thứ tư, xác lập cơ chế phối kết hợp với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức

có liên quan đến HĐDL để tiến hành gọn nhẹ, không chồng chéo, trùng lặp,

giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh

doanh du lịch, nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát và đánh giá mức độ tuân

thủ các quy định về HĐDL. Sở VH-TT-DL sẽ theo dõi HĐDL, phối hợp với các

cơ quan nhà nước có liên quan để giám sát việc thực hiện các HĐDL nhằm đảm

bảo điều phối được các hoạt động này.

Thứ năm, nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát

HĐDL trên địa bàn thành phố để có đủ năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu của

kiểm tra, kiểm soát và có nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra, kiểm soát.

Đội ngũ làm công tác kiểm tra kiểm soát HĐDL phải có trình độ chuyên môn

vững vàng và sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển KT-XH.

Thứ sáu, thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của dự án trong

quá trình thực hiện để xử lý kịp thời các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, gây

tác động tới môi trường tài nguyên và kinh tế, xã hội, đồng thời để đảm bảo tiến

độ và hiệu quả thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố nên thành lập Đội Trật tự Du lịch,

lực lượng làm công tác cứu hộ và quản lý an ninh trật tự du lịch nhằm xây dựng

149

Cần Thơ với hình ảnh an toàn, thân thiện, văn minh đối với du khách. Thực hiện

có hiệu quả công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại các khu,

điểm du lịch.

4.2.6. Hiện đại hóa quản lý nhà nước về du lịch

Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng nhu cầu QLNN về du lịch tăng cao,

chính quyền thành phố Cần Thơ cần hiện đại hóa QLNN về du lịch trên địa bàn

thành phố Cần Thơ như sau:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về du lịch. Ứng dụng CNTT, xây dựng số liệu

thống kê và đăng tải lên mạng các số liệu thống kê cơ bản về du lịch (kể cả bằng

tiếng Anh) để giúp các nhà đầu tư có quan tâm muốn thiết lập hoạt động kinh

doanh, làm ăn tại thành phố, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan

trong phối hợp quản lý. Ứng dụng CNTT đưa các thông tin về du lịch Cần Thơ và

các thủ tục hành chính liên quan lên website cơ quản lý du lịch.

- Ứng dụng CNTT vào quản lý như sử dụng mạng, kết nối mạng với các

bộ phận, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để quản lý HĐDL; áp dụng mô hình

chính phủ điện tử trong quản lý ở địa phương.

- Áp dụng mô hình lý thuyết quản trị hiện đại trong QLNN về du lịch.

Ứng dụng mô hình quản lý hiện đại để quản lý HĐDL hiệu quả, giải quyết các

vấn đề nhanh chóng, kịp thời. Đề cao trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu.

Phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các khâu, cấp thực hiện và chịu trách nhiệm với

nội dung công việc.

- Thực hiện bán vé điện tử tại các khu du lịch lớn. Triển khai các chương

trình kiểm soát an ninh số hóa.

- Triển khai chương trình QLNN về du lịch online để việc quản lý được

linh hoạt, mạnh mẽ, nhanh chóng và chính xác hơn.

150

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Du lịch là ngành công nghiệp không khói, có vai trò quan trọng trong phát

triển bền vững và bao trùm. Phát triển các HĐDL không chỉ tạo thêm việc làm, tăng

thu nhập dân cư, góp phần tăng trưởng kinh tế, mà còn góp phần quan trọng vào

việc đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm dịch vụ.

Trong những năm qua, ngành du lịch thành phố Cần Thơ đã đạt được

những thành quả đáng khích lệ, tuy nhiên, QLNN nhằm phát triển HĐDL thành

phố Cần Thơ, cũng như phát huy vai trò trung tâm dịch vụ du lịch vùng ĐBSCL

vẫn còn những bất cập, hạn chế cần được tháo gỡ, như: chưa thu hút được đông

đảo du khách đến Cần Thơ, thời gian lưu trú của du khách còn ngắn, chi tiêu của

du khách còn thấp, các tỉnh địa phương trong vùng còn cạnh tranh nhau với các

sản phẩm du lịch giống nhau, chồng chéo, chưa tạo được kết nối trong du lịch.

Do đó, cần phải hoàn thiện QLNN về du lịch, kết nối với các địa phương trong

vùng để thúc đẩy phát triển HĐDL, thu hút ngày càng nhiều du khách, phát huy

vai trò trung tâm dịch vụ du lịch và điều phối khách cho toàn vùng là cần thiết.

Trước thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước về du lịch

trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế" có ý nghĩa quan trọng

đối với phát triển du lịch thành phố Cần Thơ trong thời gian tới. Từ mục tiêu,

nhiệm vụ đặt ra, nội dung luận án đã đạt một số kết quả chính sau:

Một là, luận giải sâu sắc hơn cơ sở lý luận của QLNN về du lịch cấp

thành phố TTTƯ, dưới góc độ quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo vùng, địa

bàn. Trong đó, làm rõ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh

hưởng đến QLNN về du lịch cấp thành phố.

Hai là, phân tích tiềm năng, lợi thế về du lịch để phát triển HĐDL trong

HNQT của thành phố như Cần Thơ; đánh giá đúng thực thực trạng QLNN về du

lịch của thành phố Cần Thơ tập trung chủ yếu từ giai đoạn 2010 đến nay, chỉ ra

những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; xác định các nhân

tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Ba là, xác định rõ mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch ở thành phố

151

Cần Thơ và đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành

phố Cần Thơ trong HNQT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Các nhóm

giải pháp đó là: Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực QLNN về du lịch

trên địa bàn thành phố Cần Thơ; nâng cao năng lực hoạch định và hiệu lực của

chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển HĐDL; hoàn thiện xây dựng và triển

khai thực hiện các quy định, chính sách về HĐDL trên địa bàn; khuyến khích, hỗ

trợ các cơ sở kinh doanh du lịch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát HĐDL; hiện đại

hóa QLNN về du lịch.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố

Cần Thơ, cần sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức liên quan, cụ thể như sau:

Đối với chính quyền trung ương

Chính phủ cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho Cần Thơ phát huy vai trò là Trung

tâm dịch vụ du lịch và đầu mối điều phối khách cho toàn vùng ĐBSCL; Chấp thuận

cho Cần Thơ thành lập Sở Du lịch; và khuyến khích chính sách thị thực, mở rộng

miễn thị thực cho du khách quốc tế.

Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch

Các cơ sở lưu trú nên tập trung vào việc cải thiện diện tích buồng ngủ,

trang thiết bị tiện nghi và gia tăng chất lượng dịch vụ lưu trú.

Các doanh nghiệp lữ hành cần cải thiện cách thức, phương thức đặt tour

và nâng cao chất lượng phục vụ lữ hành.

Các cơ sở kinh doanh ẩm thực cần tăng cường cải thiện điều kiện vệ sinh

an toàn thực phẩm để phục vụ du khách.

Các cơ sở kinh doanh du lịch nên áp dụng một mức giá phù hợp và công

khai giá cả, không tự tiện nâng giá sản phẩm, dịch vụ du lịch để tạo sự tin cậy

đối với du khách.

Đối với du khách

Tìm hiểu và tuân thủ các quy định của điểm du lịch, địa phương.

Nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường và tránh có những hành vi

hủy hoại cảnh quan, di tích lịch sử - văn hóa.

152

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Ngô Nguyễn Hiệp Phước (2015), "Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác

quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ", Tạp chí

Lao động và Công đoàn, (577), Kỳ 1, tr. 18-19.

2. Ngô Nguyễn Hiệp Phước (2015), "Giải pháp phát triển chất lượng nguồn

nhân lực đối với các doanh nghiệp du lịch tại Cần Thơ", Tạp chí Lao

động và Công đoàn, (579), Kỳ 1, tr. 18-19.

3. Ngô Nguyễn Hiệp Phước (2015), "Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách

phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ", Tạp chí Lao động và

Công đoàn, (581), Kỳ 1, tr. 18-19.

4. Ngô Nguyễn Hiệp Phước (2015), "Khai thác nguồn vốn đầu tư phát triển du

lịch thành phố Cần Thơ", Tạp chí Lao động và Công đoàn, (580), Kỳ 2,

tr. 40-41.

5. Ngô Nguyễn Hiệp Phước (2018), "Lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của

thành phố Cần Thơ", Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (102), tr. 3-15.

6. Ngô Nguyễn Hiệp Phước (2018), "Đổi mới quản lý nhà nước để phát triển

thành phố Cần Thơ thành trung tâm du lịch đồng bằng sông Cửu Long",

Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (03), tr. 47-50.

7. Ngô Nguyễn Hiệp Phước (2018), "Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về

du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ", Tạp chí Kinh tế và Dự báo,

(15), tr. 82-84.

153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Trần Xuân Ảnh (2011), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh

tế quốc tế, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Berkener (1998), Dự báo thế kỷ 21, (Biên dịch: Trần Du, Trần Thanh,

Nguyễn Thanh Bích, Trần Đăng Thao), NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch (2010), Đề án phát

triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, Hà Nội.

4. "Các khái niệm về du lịch sinh thái", htp://culaochammpa.com.vn, truy cập

ngày 12/6/2017.

5. Chính phủ (2009), Quyết định số 492/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt "Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông

Cửu Long", Hà Nội.

6. Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn 2030, Hà Nội.

7. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 92/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh

phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.

8. Chính phủ (2015), Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng

cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc

đẩy phát triển du lịch, Hà Nội.

9. Chính phủ (2016), Quyết định số 2227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông

Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

10. Cục Thống kê thành phố Cần Thơ (2017), Niên giám thống kê thành phố

Cần Thơ 2016, Nxb Thống Kê, Cần Thơ.

154

11. Dự án EU-ESRT (2013), Bộ tài liệu đào tạo du lịch có trách nhiệm,

Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi

trường và xã hội.

12. Trịnh Xuân Dũng (2000), "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong chiến lược

phát triển kinh tế-xã hội của đất nước", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (11).

13. Trần Tiến Dũng (2007), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ bàng,

Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14. Nguyễn Anh Dũng (2017), "Bàn về nguyên tắc phát triển bền vững của

ngành Du lịch Việt Nam", http://tapchitaichinh.vn, [Truy cập ngày

07/3/2017].

15. Nguyễn Dũng (2012), "Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch năm 2012",

http://vinhphuc.tourism.vn, [Truy cập ngày 16/6/2017].

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính

trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị

về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (chủ biên) (2006), Giáo trình Kinh

tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

19. Nguyễn Minh Đức (2006), "Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương

mại, du lịch", http://www.vtr.org.vn, [Truy cập ngày 21/3/2016].

20. Giaoviendulich’s Blog (2010), "Giáo trình du lịch", http://giaoviendulich.

wordpress.com, [Truy cập ngày 24/01/2017].

21. Hoàng Văn Hoan (2002), Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong

lĩnh vực kinh doanh du lịch ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

22. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Quản lý kinh

tế, Tập 12, Hà Nội.

23. Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ (2014), Nghị quyết số 10/NQ-HĐND

thông qua đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp

nhỏ và vừa thành phố Cần Thơ, Cần Thơ.

155

24. Thu Hồng (2016), "Xu hướng phát triển của du lịch thế giới đến năm 2030",

http://baophapluat.vn, [Truy cập ngày 19/7/2016].

25. Hoàng Thị Lan Hương (2011), Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại

vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường

Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

26. Lê Thu Hương (2011), Giáo trình Nhập môn du lịch, Nxb Giáo dục Việt

Nam, Hà Nội.

27. Nguyễn Trùng Khánh (2012), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á

và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Khoa

học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

28. Bùi Huy Khiên (2014), "Nghiên cứu mô hình quản lý công mới góp phần

đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng hiệu lực, hiệu quả",

http://tcnn.vn, [Truy cập ngày 25/8/2016].

29. Hoàng Thị Ngọc Lan (2007), Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, Luận án tiến

sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

30. Phương Liên (2017), "Du lịch Việt Nam 2017: Nhiều dấu ấn đặc biệt,

baochinhphu.vn, [Truy cập ngày 30/12/2017].

31. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

32. Nguyễn Duy Mậu (2011), Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp

ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Lê Văn Minh (Chủ nhiệm) (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư

phát triển khu du lịch, Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch.

34. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hóa Thông tin,

Hà Nội.

35. Y Nhung (2010), "Cứ 2,4 giây ngành du lịch tạo ra một việc làm mới",

https://vietstock.vn, [Truy cập ngày 12/5/2017].

156

36. Hồ Đức Phớc (2010), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng

đô thị du lịch Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh

tế quốc dân, Hà Nội.

37. Phutsady Phanyasith (2016), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt

động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ

chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

38. Hoàng Phượng (2016), "Du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội",

http://khachsannhahang.vn, [Truy cập ngày 05/8/2016].

39. Xuân Quang (2018), "Xây dựng kế hoạch quản lý và phát triển điểm đến

vùng du lịch Hà Tiên - Kiên Lương", https://sdl.kiengiang.gov.vn,

[Truy cập ngày 16/5/2018].

40. Anh Quân (2016), "Du lịch thế giới: Kỳ vọng cho năm 2016",

http://bnews.vn, [Truy cập ngày 05/3/2017].

41. Quốc hội (2005), Luật Du lịch, Hà Nội.

42. Quốc hội (2017), Luật Du lịch, Hà Nội.

43. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội.

44. Trương Sĩ Quý (2002), Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hóa

loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Luận án tiến

sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

45. Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới, Hà Nội.

46. Robert Travers, Đỗ Đình Cương và Hà Thanh Hải (2015), Báo cáo kỹ thuật

Hỗ trợ quản lý điểm đến - An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ, Cần Thơ.

47. Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ (2017), Báo cáo Tình hình thực hiện các

mục tiêu phát triển bền vững thành phố Cần Thơ năm 2017, Cần Thơ.

48. Sở Kế hoạch và đầu tư Cần Thơ (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

tháng 7 và 7 tháng các công tác trọng tâm tháng 8 năm 2017, Cần Thơ.

49. Sở Kế hoạch và đầu tư Cần Thơ (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

tháng 12 và 12 tháng năm 2017 các công tác trọng tâm tháng 01 năm

2018, Cần Thơ.

157

50. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2013), Báo cáo tình hình hoạt

động du lịch năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Cần Thơ.

51. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động du

lịch năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, Cần Thơ.

52. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2015), Báo cáo công tác văn

hóa, thể thao và du lịch năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm

2016, Cần Thơ.

53. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2016), Quyết định số 599/QĐ-

SVHTTDL về việc thực hiện cơ chế một cửa của Sở Văn hóa, Thể thao

và Du lịch Cần Thơ, Cần Thơ.

54. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2016), Báo cáo tổng kết hoạt

động du lịch năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Cần Thơ.

55. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2018), Báo cáo tổng kết công

tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ

năm 2018, Cần Thơ.

56. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2018), Báo cáo số liệu du lịch trên

địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2017, Cần Thơ.

57. Nguyễn Đình Sơn (2002), Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ

và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh, Luận án tiến sĩ kinh tế,

Học viện Chính trị - Quân sự, Hà Nội.

58. Phạm Ngọc Thắng (2010), Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo ở Lào

Cai, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

59. Trương Điện Thắng (2010), "Quản lý nhà nước về du lịch",

http://www.baodanang.vn, [Truy cập ngày 05/11/2017].

60. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

61. Thành uỷ Cần Thơ (2016), Nghị quyết số 03-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển

du lịch, Cần Thơ.

158

62. Thành ủy Cần Thơ (2017), Chương trình số 21-CTr/TU đề ra chương trình

thực hiện trên đại bàn thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 08-

NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị, Cần Thơ.

63. Ngọc Thiện (2017), "Cần Thơ tập trung hướng đến nguồn nhân lực chất

lượng cao", http://baodansinh.vn, [Truy cập ngày 26/9/2017].

64. Đỗ Cẩm Thơ (Chủ nhiệm) (2007), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch

Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, Đề tài cấp Bộ,

Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch.

65. Tổng cục Thuế (2015), Quy trình số 2371/QĐ-TCT về việc quản lý thuế đối

với cá nhân kinh doanh, Hà Nội.

66. Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2016,

Hà Nội.

67. Tổng cục Du lịch (2017), "Số liệu thống kê", http://vietnamtourism.gov.vn, [Truy

cập ngày 31/12/2017].

68. Trekksoft (2018), "9 Xu hướng thúc đẩy ngành du lịch trong năm 2018",

https://www.vietiso.com, [Truy cập ngày 20/4/2018].

69. Nguyễn Thị Tú (2006), Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt

Nam trong xu thế hội nhập, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học

Thương mại, Hà Nội.

70. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt

Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

71. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2006), Quyết định số 67/2006-QĐ-

UBND về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành

phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến 2020", Cần Thơ.

72. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2011), Chỉ thị số 03/CT-UBND về

việc tăng cường, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư,

thương mại và du lịch, Cần Thơ.

73. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2012), Quyết định số 460/QĐ-UBND

về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm

(giai đoạn 2011 - 2015), Cần Thơ.

159

74. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2013), Quyết định số 4452/QĐ-

UBND phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ hỗ trợ phát triển

doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Cần Thơ giai đoạn 2013 - 2017,

Cần Thơ.

75. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2014), Báo cáo điều chỉnh Quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030, Cần Thơ.

76. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2014), Quyết định số 07/2014/QĐ-

UBND về hỗ trợ đầu tư trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Cần Thơ.

77. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2015), Quyết định số 1358/QĐ-UBND

về việc phê duyệt điều chỉnh "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến 2030", Cần Thơ

78. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2015), Quyết định số 1780/QĐ-

UBND về việc sửa đổi, bổ sung Chương trình đổi mới công nghệ hỗ

trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Cần Thơ giai đoạn

2013 - 2017, Cần Thơ.

79. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2016), Công văn 2077/UBND-KT về

thống nhất Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, Cần Thơ.

80. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2016), Kế hoạch số 111/KH-UBND

về thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01 tháng 8 năm 2016 của

Thành ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch, Cần Thơ.

81. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2016), Kế hoạch số 35/KH-UBND về

việc thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng

cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc

đẩy phát triển du lịch, Cần Thơ.

82. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2016), Quyết định số 22/2016/QĐ-

UBND về chính sách khuyến khích xã hội hóa giảm tiền thuê đất đối

với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể

thao, môi trường và giám định tư pháp, Cần Thơ.

160

83. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2016), Quyết định số 40/2016/QĐ-UBND

quy định mức thu giá dịch vụ trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Cần Thơ.

84. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2017), Công văn số 1644/UBND-KT

về thống nhất Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, Cần Thơ.

85. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2017), "Thực hiện Nghị quyết số 19-

2016/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP: Rút ngắn thời gian đăng ký

thành lập doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ khởi sự doanh

nghiệp, doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo", http://cchccantho.gov.vn, [Truy

cập ngày 06/01/2017].

86. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2017), Công văn số 1911/UBND-KGVX về

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Cần Thơ.

87. Nguyễn Tấn Vinh (2008), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa

bàn tỉnh Lâm Đồng, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

88. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

89. Donald E.Lundberg, M.Krishnamoorthy, Mink H. Stavenga (1995),

Tourism Economics, Jonh Wiley & Sons.

90. Iresh Singh (2011), "What is tourism and its types?", http://www.

indiastudychannel. com, [Truy cập ngày 13/5/2017].

91. Istanbulludincer, Fusun and kizilirmak, Ismail and Muganertugrul,

Suna and Cetin, Gurel (2013), Political and Economic Factors

Affecting Tourism Demand between Countries: A Case from Bosnia

Herzegovina and Turkey.

92. John Tribe (1995), The Economics of Leisure and Tourism), Butterworth -

Heinemann Ltd.

93. John Ward, Phil Higson, William Campbell (1994), Leisure and Tourism,

Stanley Thornes Ltd.

161

94. Larry Dwyer, Peter Forsyth, Wayne Dwyer (2010), Tourism Economics and

Policy, Channel View.

95. Lelei LeLaulu (2006),"Global Tourism drives history’s greatest shift of

wealth", https://sflcn.com, [Truy cập ngày 02/12/2016].

96. Martin Oppermann, Kye-Sung Chon (1997), Tourism in Developing

Countries, International Thomson Business.

97. Mechthild Kuellmer (2007), Economic Success of Tourism, Muenster

University, Germany.

98. Priya Chetty (2011), "Advantages of demand forecast for the tourism

industry", http://www.projectguru.in, [Truy cập ngày 08/11/2016]

99. Rakesh Bairathi (2015), "What is educational tourism?", https://www.quora.com,

[Truy cập ngày 07/11/2016].

100. S.Medlik (1995), Managing Tourism, Butterworth - Heinemann Ltd.

101. Salvo Creaco (2003), The role of tourism in sustainable economic

development, http://ideas.repec.org, [Truy cập ngày 08/11/2016].

102. Stephen J. Page, Don Getz (1997), The Business of Rural Tourism

International Perspectives, International Thomson Business.

103. Susan A.Weston (1996), Commercial Recreation & Tourism - An

Introduction to Business Oriented Recreation, Brown & Benchmark.

104. Types of Tourism, http://vacayholics.com, [Truy cập ngày 10/9/2016].

105. The different types of tourists in tourism industry,

http://www.hotelresortinsider.com, [Truy cập ngày 12/2/2017]

106. What Are The Different Types Of Tourism?, http://www.careerigniter.com,

[Truy cập ngày 15/6/2016].

107. Wikipedia (2017), "Medical tourism", http://en.wikipedia.org, [Truy cập

ngày 12/8/2016].

108. William S. Reece (2009), The Economics of Tourism, Elsvier Ltd.

109. William Theobald (1994), Global Tourism - The next decade, utterworth -

Heinemann Ltd.

162

110. World Tourism Organization (2007), A Practical Guide to Tourism

Destination Management, Published and printed by the World

Tourism Organization, Madrid, Spain.

111. Xu Xeng (2015), "State management for business travel activities in

China", http://en.people.cn, [Truy cập ngày 12/5/2016].

112. Saknalin Keosi (2013), การใชมาตรการทางกฎหมายในการบริหารจัดการนักทองเท่ียว

ในการซ้ือแ นการซ้ือและขายบรกิารทองเท่ียวในประเทศไทยในรูปแบบของกา

รชําระเพียงครั้งเดยีวเท่ียวในป,วิทยานิพนธปริญญาเอกทางเศรษฐศาสตร,

มหาวทิยาลัยแหงชาติกรงุเทพ, ประเทศไทย.

113. Sokxay Soutthaveth, (ผูจัดการ) (2014), การจัดการการทองเท่ียวอยางย่ังยืนกําลั

งเตรียมท่ีจะรวมเขากับประชาคมเศรษฐกิจอาเซียน, วารสารการเมืองการปกคร

อง, ประเทศไทย.

1-PL

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

SỐ LIỆU DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

GIAI ĐOẠN 2006 - 2017

2006 2007 2008 2009 2010 2011

1. Hoạt động lưu trú (lượt

khách) 543.650 693.055 817.250 723.528 880.252 972.450

% tăng so với năm trước 27,48 17,92 -11,47 21,66 10,47

+ Khách quốc tế 121.221 155.735 175.094 150.300 163.835 170.325

% tăng so với năm trước 28,47 12,43 -14,16 9,01 3,96

+ Khách trong nước 422.429 537.320 642.156 573.228 716.417 802.125

% tăng so với năm trước 27,2 19,51 -10,73 24,98 11,96

% so với tổng 77,7 77,53 78,58 79,23 81,39 82,48

+ Bình quân lưu trú (ngày khách) 1,16 1,23 1,31 1,29 1,33 1,37

2. Hoạt động lữ hành (khách) 45.093 53.997 76.591 63.648 72.134 88.133

+ Lữ hành nội địa 38.100 11.940 11.498 13.223 55.058 65.195

+ Lữ hành quốc tế 6993 42.057 65.093 50.425 17.076 22.177

3. Cơ sở lưu trú 115 135 154 165 174 177

% tăng so với năm trước 17,39 14,07 7,14 5,45 1,72

+ Số phòng 2.892 3.269 3.737 3.950 4.086 4.173

% tăng so với năm trước 13,04 14,32 5,7 3,44 2,13

4. Doanh thu (tỷ đồng) 270,98 365,09 455,2 507,94 649,53 761,23

5. Tổng số lao động 2.010 2.025 2.336 2.695 2.795 2.995

% tăng so với năm trước 0,75 15,36 15,37 3,71 7,16

- Trong đó: Lao động nữ 1.145 1.152 1.267 1.519 1.300 1.410

+ Đại học & trên đại học 240 245 255 350 371

+ Trung cấp & Cao đẳng 470 603 637 735 825

+ Đào tạo khác 488 567 690 750 975

+ Chưa qua đào tạo 611 664 613 690 824

6. Cơ sở kinh doanh du lịch

- Điểm, vườn Du lịch 14 21 21 17 17 12

2-PL

- Homestay

- CN, VP, Cty lữ hành 14 17 18 19 17 28

2012 2013 2014 2015 2016 2017

1. Hoạt động lưu trú (lượt khách) 1.174.823 1.251.625 1.367.726 1.619.070 1.726.531 2.184.385

% tăng so với năm trước 20,81 6,54 9,28 18,38 6,64 26,52

+ Khách quốc tế 190.116 211.357 220.280 207.060 258.400 305.167

% tăng so với năm trước 11,62 11,17 4,22 -6 24,79 18,1

+ Khách trong nước 984.707 1.040.628 1.147.446 1.412.010 1.468.131 1.879.218

% tăng so với năm trước 22,76 5,68 10,26 23,06 3,97 28

% so với tổng 83,82 83,14 83,89 87,21 85,03 86,03

+ Bình quân lưu trú (ngày khách) 1,68 1,42 1,4 1,5

2. Hoạt động lữ hành (khách) 97.611 100.278 114.149 115.220 120.880 135.000

+ Lữ hành nội địa 70.839 72.964 84.974 94.130 98.242 110.000

+ Lữ hành quốc tế 25.921 26.338 28.005 21.090 22.638 25.000

3. Cơ sở lưu trú 190 189 187 226 245 270

% tăng so với năm trước 7,34 -0,53 -1,06 20,86 8,41 10,20

+ Số phòng 4.749 4.980 4.764 6.218 6.681 6.931

% tăng so với năm trước 13,8 4,86 -4,34 30,52 7,45 3,74

4. Doanh thu (tỷ đồng) 851,13 975,99 1.169,53 1.747,00 1.826,00 2.879,00

5. Tổng số lao động 3.240 3.353 3485 3642

% tăng so với năm trước 8,18 3,49 3,94 4,51

- Trong đó: Lao động nữ 1.783 1.853 1.928

+ Đại học & trên đại học 400 410 425 435

+ Trung cấp & Cao đẳng 900 925 955 985

+ Đào tạo khác 1.100 1.169 1251 1364

+ Chưa qua đào tạo 840 849 852 858

6. Cơ sở kinh doanh du lịch

- Điểm, vườn Du lịch 11 13 17 17 17 10

- Homestay 4 7 11 10 10

- CN, VP, Cty lữ hành 28 30 36 40 40 54

Nguồn: Sở VH-TT-DL Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2017 [56]

4-PL

Phụ lục 2

PHÁP ĐỀU TRA VÀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

1. Mục đích điều tra xã hội học

- Nắm bắt thực trạng du lịch và QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố

Cần Thơ trong những năm qua.

- Nắm bắt các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa

bàn thành phố Cần Thơ, cũng như phát triển thành phố Cần Thơ.

2. Phương pháp đều tra xã hội học

2.1. Đối tượng điều tra xã hội học

Phương pháp chọn mẫu: Hiện nay có rất nhiều cách chọn mẫu khác nhau

như chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản lặp và không lặp, mẫu ngẫu nhiên hệ thống,

phân tầng, mẫu theo cụm. Trong luận án này, tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu

nhiên theo nhóm đối tượng du khách (quốc tế và trong nước) và các đối tượng

khác (tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; quan chức; chuyên gia du lịch; người

dân địa phương tại các điểm du lịch và các đối tượng khác).

Du khách (quốc tế và trong nước) là người trực tiếp đi du lịch, cảm nhận

về dịch vụ du lịch, sẽ có những nhận xét đánh giá về sự hài lòng/đáp ứng nhu

cầu đối với thực trạng HĐDL và QLNN về du lịch ở Cần Thơ. Các nhóm đối

tượng khác là những chủ thể tham gia vào HĐDL, chịu ảnh hưởng từ HĐDL,

cũng như có những nghiên cứu về du lịch ở Cần Thơ. Vì vậy, luận án chọn

những đối tượng này để tiến hành đánh giá thực trạng HĐDL và QLNN về du

lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Quy mô khảo sát

Phương pháp xác định cỡ mẫu

Có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến việc quyết định số mẫu cần chọn: (1) độ

biến động của dữ liệu, (2) độ tin cậy trong nghiên cứu, và (3) khoảng sai số cho

phép. Căn cứ vào ba yếu tố này ta sẽ thiết lập công thức xác định cỡ mẫu dưới đây:

2

2/2Z

MOE

p1pn

5-PL

(1) Độ biến động của dữ liệu (Variation): V = p (1- p)

Trong đó: p được định nghĩa là tỷ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn

vị lấy mẫu đúng như mục tiêu chọn mẫu (0 p 1).

+ Nếu tổng thể điều tra ít biến động có nghĩa là các đơn vị mẫu đều đồng

nhất với nhau, khi đó tỷ lệ xuất hiện p sẽ 1 và rõ ràng V 0.

+ Nếu tổng thể điều tra có sự biến động lớn có nghĩa là đa số đơn vị mẫu

có sự khác biệt nhau đáng kể, khi đó tỷ lệ xuất hiện p sẽ rất nhỏ và tiến dần tới 0,

khi đó V tiến dần tới 1.

Trong nghiên cứu Marketing rất hiếm khi có trường hợp tổng thể đồng

nhất (hay có độ biến động nhỏ). Nếu gặp trường hợp tổng thể đồng nhất hoàn

toàn thì chỉ cần chọn ra một mẫu duy nhất cũng đủ kết luận, suy rộng cho tổng

thể. Từ đây ta suy ra qui luật thứ nhất trong chọn mẫu là: "nếu độ biến động của

dữ liệu càng lớn thì số mẫu được chọn ra càng nhiều và ngược lại". Điều này có

nghĩa là cỡ mẫu n tỷ lệ thuận với độ biến động của dữ liệu.

(2) Độ tin cậy trong nghiên cứu (confidence level)

Trong thực tế để tiết kiệm thời gian và chi phí ta thường sử dụng độ tin

cậy ở các mức 90%, 95% hoặc 99%, trong đó phổ biến nhất là 95%. Nếu chúng

ta mong muốn kết quả nghiên cứu có độ tin cậy càng lớn (đồng nghĩa với mong

muốn tính chính xác của tài liệu nghiên cứu càng cao) thì cần phải chọn mẫu lớn

để phân tích đánh giá. Điều này có nghĩa là cỡ mẫu n sẽ tỷ lệ thuận với độ tin

cậy trong nghiên cứu để bảo đảm kết quả suy rộng chính xác hơn. Sau đây là kết

quả tóm tắt giá trị tra bảng của Z.

0,5% 1% 2,5% 5% 10%

Z 2,575 2,33 1,96 1,645 1,28

(3) Tỷ lệ sai số (margin of error: MOE)

Việc chọn mẫu từ tổng thể và dựa trên quan sát mẫu để suy rộng, ước

lượng cho tổng thể, do vậy trong quá trình ước lượng đương nhiên sẽ có sai số

hay còn được gọi là sai số trong ước lượng hoặc tỷ lệ sai số. Tỷ lệ này được ký

6-PL

hiệu là MOE. Các tỷ lệ sai số thông dụng thường là 1%, 2%, 5%, 10% hay 30%

là tùy thuộc vào phạm vi nghiên cứu.

Nếu điều tra toàn bộ tổng thể thì MOE = 0 và ngược lại nếu ta chọn mẫu

nhỏ thì thường xử lý quan sát mẫu với tỷ lệ sai số lớn. Điều này có nghĩa là cỡ

mẫu n sẽ tỷ lệ nghịch với MOE.

Trong công thức trên ta thấy cỡ mẫu n sẽ phụ thuộc vào các thông số p,

MOE và Z (Z là biến chuẩn tắc trong phân phối chuẩn, giá trị tra bảng của Z phụ

thuộc vào độ tin cậy (hay sai lầm ) mà điều này hoàn toàn do nhà nghiên cứu

quyết định trong quá trình xử lý thông tin mẫu để suy rộng cho tổng thể.

Trở lại ý nghĩa của hệ số p trong độ biến động của dữ liệu đã trình bày ở

phần trước: V = p (1 - p) ta thấy:

+ Nếu tổng thể ít biến động thì V 0 hay p 1

+ Nếu tổng thể biến động lớn thì V max hay p 0

Vậy p nằm trong khoảng [0,1]. Câu hỏi đặt ra là thông thường thì p sẽ là

bao nhiêu? Câu trả lời sẽ là chọn trường hợp dữ liệu biến động cao nhất (trường

hợp bất lợi nhất xảy ra), nghĩa là p = 0,5:

Trong thực tế nhà nghiên cứu thường sử dụng độ tin cậy 95% (hay =5%

Z/2 = Z2,5% = 1,96), và sai số cho phép là 10%, vậy với giá trị p = 0,5 ta có cỡ

mẫu n tối đa sẽ được xác định như sau: n = (1,96)2 (0,25)/ (0,1)2 = 96

Thông thường, các nghiên cứu trong thực tế nhà nghiên cứu mặc nhiên

sử dụng cỡ mẫu bằng hoặc lớn hơn 100 mà không cần tính toán cỡ mẫu vì cỡ

mẫu này đã thuộc mẫu lớn bảo đảm cho tính suy rộng.

Ngoài ra, còn có công thức tính toán dung lượng mẫu như sau:

Trong đó:

N - kích thước của tổng thể

n - dung lượng mẫu đại diện

7-PL

t - Độ tin cậy

- tính đại diện

Chọn cỡ mẫu cho ước lượng tỷ lệ với độ tin cậy là 99,7%, mức sai số là

10% tra bảng t = 3.

Tổng lượng khách du lịch có lưu trú đến Cần Thơ năm 2016 là 5,3 triệu

lượt, thế vào công thức trên ta có:

n = �.���.��.(�)���,��

�.���.���.(�,�)��(�)���,�� = 225

Từ đó, cỡ mẫu đối tượng khảo sát được xác định gồm: (i) nhóm đối

tượng du khách, gồm 100 khách quốc tế và 200 khách trong nước; (ii) nhóm đối

tượng khác gồm 125 đối tượng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch trên

địa bàn thành phố Cần Thơ; 125 đối tượng là các quan chức của thành phố Cần

Thơ; 125 đối tượng là các chuyên gia du lịch Cần Thơ; 125 đối tượng là người dân

địa phương ở các khu, điểm du lịch, nơi diễn ra hoạt động du lịch.

2.2. Các bước tiến hành điều tra xã hội học

Điều tra XHH được tiến hành như sau: lập kế hoạch điều tra, thiết kế

phiếu hỏi, điều tra thử nghiệm và điều tra chính thức.

Lập kế hoạch đều tra

- Thời gian thực hiện: 15/5 - 30/6/2017,

- Phạm vi không gian khảo sát: trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Gửi 210 phiếu khảo sát khách du lịch trong nước và 110 khách du lịch quốc

tế tại các khu, điểm du lịch trọng điểm, các khách sạn, nhà hàng, quán ăn,…

- Gửi 125 phiếu khảo sát cho các đối tượng doanh nghiệp, hộ nông dân

kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố.

- Gửi 125 phiếu khảo sát cho các đối tượng nhà nghiên cứu về du lịch

Cần Thơ.

- Gửi 130 phiếu khảo sát cho các đối tượng quan chức ở Cần Thơ.

- Gửi 130 phiếu khảo sát cho người dân địa phương ở các khu điểm du

lịch và các đối tượng khác.

8-PL

Thiết kế mẫu phiếu khảo sát: Sử dụng 2 mẫu phiếu cho 2 nhóm đối

tượng khảo sát. Các mẫu phiếu được thiết kế phù hợp với yêu cầu và mục đích

nghiên cứu. Các câu hỏi được trình bày sao cho rõ ý, dễ hiểu, phù hợp với đối

tượng được hỏi. Nội dung phiếu đã xin ý kiến của người hướng dẫn khoa học.

Các câu hỏi nêu trong các mẫu phiếu bao gồm:

Nhóm câu hỏi có mục đích nắm bắt thông tin cá nhân của đối tượng

được điều tra, khảo sát (giới tính, tuổi, thu nhập, trình độ đào tạo, nghề nghiệp).

Để tạo độ tin cậy, thuyết phục sự hợp tác của các đối tượng khảo sát, tác giả cam

kết bảo mật thông tin và quan điểm trả lời của người được hỏi;

Nhóm câu hỏi chính phục vụ trực tiếp cho mục đích nghiên cứu hầu hết

được thiết kế ở dạng câu hỏi đóng;

Nhóm câu hỏi được thiết kế mở để tham khảo ý kiến, sáng kiến của các

đối tượng khảo sát cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước

về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ phù hợp với điều kiện của Cần Thơ và

đáp ứng xu hướng nhu cầu thực tế.

Giai đoạn điều tra thử nghiệm: Sau khi xây dựng phiếu hỏi, tiến hành

điều tra thử nghiệm để đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực của bảng hỏi.

Giai đoạn điều tra chính thức: Sau khi điều tra thử nghiệm để hoàn thiện

phiếu hỏi, đánh giá các câu hỏi đúng nội dung cần khảo sát thì tiến hành điều tra

chính thức.

3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Các phiếu sau khi thu được sẽ được làm sạch phiếu.

Các phiếu sau khi làm sạch được nhập liệu bằng phần mềm Epidata để từ

đó sử dụng phân tích số liệu.

Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS: sau khi làm sạch dữ liệu, tiến hành

phân tích số liệu thu thập được bằng các phép tính thống kê mô tả và suy diễn như

tính tỷ lệ phần trăm, tần số xuất hiện. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của công

cụ đo lường, sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ

mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá

9-PL

(EFA) được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng HĐDL và

QLNN về du lịch, đây là phương pháp phân tích hiệu quả trong việc tìm ra các

nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu nghiên cứu, đồng thời xác định tầm quan

trọng của từng nhân tố trong nhóm nhân tố (Xem Phụ lục 3).

Xác định công cụ đo lường

Công cụ đo lường được sử dụng, bao gồm:

Thang định danh là thang đo mà các con số được dùng để phân loại đối

tượng hoặc sử dụng như một ký hiệu để phân biệt và nhận dạng đối tượng.

Thang đo định danh chỉ biểu hiện về mặt ý nghĩa định danh mà không biểu hiện

về định lượng của đối tượng đó. Một thang định danh được sử dụng với mục

đích chỉ danh, nó tồn tại quan hệ tương ứng giữa con số và đối tượng (một đối

tượng chỉ tương ứng một con số và mỗi con số chỉ gắn với mỗi đối tượng).

Trong luận án, thang đo định danh dùng để biểu thị giới tính, thu nhập, trình độ

đào tạo, nghề nghiệp, chức vụ.

Phiếu hỏi khảo sát sự đánh giá của du khách và các đối tượng khác về

thực trạng HĐDL và QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ chia

thành các mức độ: Không tốt, Bình thường, Tốt và Không có ý kiến; Không hài

lòng, Bình thường, Hài lòng và Không có ý kiến; Không thích, Bình thường,

Thích và Không có ý kiến.

Các biến quan sát đánh giá thuộc các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến

thực trạng HĐDL và QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ được đo

lường bằng thang đo Likert 3 mức độ.

4. Thống kê cơ bản kết quả đều tra

4.1. Kết quả đều tra đối tượng du khách trong nước

Thống kê số lượng phiếu

- Số phiếu khảo sát được phát ra: 210 phiếu

- Số phiều thu về: 206 phiếu

- Số phiếu có ý nghĩa thống kê: 200 phiếu

10-PL

- Số phiếu không có ý nghĩa thống kê: 06 phiếu (do người trả lời không

hiểu ý câu hỏi, lựa chọn nhiều phương án trả lời, hoặc để trống nhiều câu hỏi trong

nội dung phiếu).

Tác giả sử dụng 200 phiếu này cho việc xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu

điều tra, khảo sát.

Kết quả thống kê điều tra XHH du khách trong nước:

Bảng P2.4.1: Thông tin cơ bản về du khách trong nước

Thông tin cơ bản của du khách trong nước Số lượng Tỷ lệ % Giới tính Nam 94 47,0 Nữ 106 53,0 Độ tuổi Dưới 18 15 7,5 18-25 77 38,5 26-35 57 28,5 36-60 41 20,5 Trên 60 10 5,0 Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên 37 18,5 Làm nông 9 4,5 Kinh doanh, thương mại 27 13,5 Nhân viên doanh nghiệp/công ty 59 29,5 Các nghề thủ công 14 7,0 Cán bộ, công viên chức 44 22,0 Khác 10 5,0 Thu nhập bình quân/tháng Dưới 5 triệu 78 39,0 Từ 5 đến 10 triệu 90 45,0 Trên 10 triệu 32 16,0 Từ đâu đến du lịch ở Cần Thơ Các tỉnh miền Bắc 31 15,5 Các tỉnh miền Trung 17 8,5 Các tỉnh miền Đông Nam Bộ 40 20,0 Các tỉnh miền Tây Nam Bộ 73 36,5 Tại Thành phố Cần Thơ (từ các quận, huyện) 39 19,5 Số lần đến du lịch TP. Cần Thơ Lần đầu tiên 52 26,0 2-3 lần 55 27,5 4-5 lần 38 19,0 Trên 5 lần 55 27,5 Có ghé du lịch các tỉnh khác Chỉ du lịch Cần Thơ 127 63,5

11-PL

Có tham quan du lịch các tỉnh khác 73 36,5 Thời điểm du lịch Mùa hè 78 39,0 Lễ tết 70 35,0 Cuối tuần 96 48,0 Khác 49 24,5 Số ngày du lịch Dưới 3 ngày 140 70,0 3-5 ngày 38 19,0 5-10 ngày 10 5,0 Trên 10 ngày 12 6,0 Mục đích du lịch Tham quan/ nghỉ dưỡng 131 65,5 Làm ăn/kinh doanh 34 17,0 Du lịch tín ngưỡng 42 21,0 Du lịch vui chơi các dịch vụ giải trí chất lượng cao 50 25,0 Thăm bạn bè, người thân 62 31,0 Phục vụ hội nghị/nghiên cứu 22 11,0 Du lịch mua sắm 65 32,5 Khác 1 0,5 Nguồn thông tin chọn du lịch đến Cần Thơ Các trang web, mạng xã hội 90 45,0 Hội chợ, liên hoan du lịch 77 38,5 Các lễ hội văn hóa, du lịch 41 20,5 Các thông tin quảng cáo, truyền thông 77 38,5 Bạn bè, gia đình 141 70,5 Các công ty lữ hành 42 21,0 Sách báo, tạp chí 24 12,0 Khác 4 2,0

Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra XHH của tác giả tháng 6/2017

- Kết quả trả lời các câu hỏi còn lại được thống kê trong các Bảng PL2.1,

PL2.2, PL2.3 kèm theo Phụ lục này.

4.2. Kết quả thống kê cơ bản đối với đối tượng du khách quốc tế

Thống kê số lượng phiếu

- Số phiếu khảo sát được phát ra: 110 phiếu

- Số phiều thu về: 102 phiếu

- Số phiếu có ý nghĩa thống kê: 97 phiếu

- Số phiếu không có ý nghĩa thống kê: 05 phiếu (do người trả lời không

hiểu ý câu hỏi, lựa chọn nhiều phương án trả lời, hoặc để trống nhiều câu hỏi trong

nội dung phiếu).

12-PL

Tác giả sử dụng 97 phiếu này cho việc xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu

điều tra, khảo sát.

Kết quả thống kê điều tra XHH du khách quốc tế:

Bảng P2.4.2: Thông tin cơ bản của du khách trong nước

Thông tin cơ bản của du khách quốc tế Số lượng Tỷ lệ % Giới tính Nam 49 49 Nữ 48 48 Độ tuổi Dưới 18 4 4 18-25 32 32 26-35 47 47 36-60 13 13 Trên 60 2 2 Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên 26 26 Làm nông 2 2 Kinh doanh, thương mại 37 37 Nhân viên doanh nghiệp/công ty 13 13 Các nghề thủ công 6 6 Cán bộ, công viên chức 15 15 Khác 0 0 Quốc tịch Anh 30 30 Mỹ 6 6 Đức 6 6 Úc 9 9 Trung Quốc 6 6 Pháp 14 14 Canada 4 4 Ý 2 2 Nga 2 2 Tây Ban Nha 2 2 Lào 1 1 Cộng Hoà Séc 2 2 Số lần đến du lịch TP. Cần Thơ Lần đầu tiên 87 87 2-3 lần 6 6 4-5 lần 0 0 Trên 5 lần 5 5 Có ghé du lịch các tỉnh khác Chỉ du lịch Cần Thơ 16 16 Có tham quan du lịch các tỉnh khác 82 82 Thời điểm du lịch

13-PL

Mùa hè 40 40 Lễ tết 51 51 Cuối tuần 8 8 Khác 2 2 Số ngày du lịch Dưới 3 ngày 55 55 3-5 ngày 24 24 5-10 ngày 9 9 Trên 10 ngày 10 10 Mục đích du lịch Tham quan/ nghỉ dưỡng 67 67 Làm ăn/kinh doanh 14 14 Du lịch tín ngưỡng 6 6 Du lịch vui chơi các dịch vụ giải trí chất lượng cao 2 2 Thăm bạn bè, người thân 18 18 Phục vụ hội nghị/nghiên cứu 4 4 Du lịch mua sắm 8 8 Khác 11 11 Nguồn thông tin chọn du lịch đến Cần Thơ Các trang web, mạng xã hội 52 52 Hội chợ, liên hoan du lịch 4 4 Các lễ hội văn hóa, du lịch 4 4 Các thông tin quảng cáo, truyền thông 22 22 Bạn bè, gia đình 30 30 Các công ty lữ hành 19 19 Sách báo, tạp chí 31 31 Khác 5 5

- Kết quả trả lời các câu hỏi còn lại được thống kê chung trong các Bảng

PL2.1, PL2.2, PL2.3 kèm theo Phụ lục này.

4.3. Kết quả thống kê cơ bản đối với nhóm đối tượng khác

Thống kê số lượng phiếu

- Số phiếu khảo sát được phát ra: 510 phiếu

- Số phiều thu về: 500 phiếu

- Số phiếu có ý nghĩa thống kê: 500 phiếu

- Số phiếu không có ý nghĩa thống kê: 10 phiếu (do người trả lời không

hiểu ý câu hỏi, lựa chọn nhiều phương án trả lời, hoặc để trống nhiều câu hỏi trong

nội dung phiếu).

Tác giả sư dụng 500 phiếu này cho việc xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu

điều tra, khảo sát.

14-PL

Kết quả thống kê điều tra XHH các đối tượng khác:

Bảng P2.4.3: Thông tin cơ bản của các đối tượng khách

Thông tin cơ bản của các đối tượng khác Số lượng Tỷ lệ % Giới tính Nam 243 48,60 Nữ 257 51,40 Độ tuổi 18 - 25 104 20,84 26 - 35 204 40,88 36 - 60 188 37,68 Trên 60 3 0,60 Trình độ Biết chữ 6 1,20 Tiểu học 2 0,40 Trung học phổ thông 23 4,61 Trung cấp 29 5,81 Cao đẳng, Đại học 362 72,55 Sau đại học 77 15,43 Chuyên ngành đào tạo Chuyên ngành du lịch 117 23,49 Chuyên ngành liên quan đến du lịch 84 16,87 Quản lý hành chính nhà nước 38 7,63 Chuyên ngành khác 259 52,01 Nghề nghiệp Doanh nhân 81 16,23 Người địa phương làm ở các nghề khác 179 35,87 Cán bộ, công chức nhà nước 126 25,25 Nhà nghiên cứu 113 22,65

- Kết quả trả lời các câu hỏi còn lại được thống kê trong các Bảng PL2.4,

PL2.5, PL2.6, PL2.7, PL2.8 kèm theo Phụ lục này.

4.4. Các bảng kết quả đều tra xã hội học

Bảng PL2.1: Đánh giá về thực trạng hoạt động du lịch của du khách

Nội dung

Khách trong nước

Khách quốc tế

Số lượt Tỷ lệ (%)

Số lượt Tỷ lệ (%)

Loại hình lưu trú thường được lựa chọn khi đến Cần Thơ

Nhà bạn bè, người thân 49 24,5 2 2 Nhà khách 19 9,5 18 18 Khách sạn 85 42,5 68 68 Phòng trọ/ nhà nghỉ 46 23 10 10 Khác 1 0,5 2 2

15-PL

Hình thức đi du lịch được lựa chọn Đặt tour Công ty 45 22,5 33 33 Tự tổ chức 123 61,5 46 46 Cơ quan/Đơn vị tổ chức 27 13,5 18 18 Khác 5 2,5 1 1 Điểm đến hoặc địa danh du khách đến khi du lịch Cần Thơ

Bến ninh kiều 186 93 77 77 Chợ nổi Phong Điền 52 26 25 25 Vườn du lịch Mười Cương 60 30 9 9 Nhà cổ Bình Thủy 96 48 22 22 Chùa Ông 105 52,5 55 55 Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam 182 91 30 30 Homestay Mỹ Thuận (Khu du lịch sinh thái Vườn Nhãn) 56 28 4 4 Chợ nổi Cái Răng 145 72,5 71 71 Vườn cò Bằng Lăng 68 34 6 6 Làng du lịch Mỹ Khánh 142 71 27 27 Đền Bình Thủy 60 30 20 20 Chùa Munir Ansay 23 11,5 2 2 Khác 3 1,5 2 2 Điểm đến hoặc địa danh được yêu thích Bến ninh kiều 64 32 37 37 Nhà cổ Bình Thủy 4 2 6 6 Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam 56 28 2 2 Homestay Mỹ Thuận (Khu du lịch sinh thái Vườn Nhãn) 5 2,5 2 2 Chợ nổi Cái Răng 25 12,5 18 18 Vườn cò Bằng Lăng 3 1,5 2 2 Làng du lịch Mỹ Khánh 19 9,5 25 25 Chùa Munir Ansay 1 0,5 8 8 Khác 23 11,5 0 0 Dự định quay trở lại TP. Cần Thơ du lịch Có 157 78,5 45 45 Không chắc chắn 42 21 41 41 Không 1 0,5 14 14 Mức độ hài lòng đối với du lịch ở Cần Thơ Không Hài lòng 3 1,5 2 2 Bình thường 69 34,5 46 46 Hài lòng 120 60 48 48 Không có ý kiến 8 4 4 4

16-PL

Bảng PL2.2: Đánh giá về chính sách hỗ trợ du lịch ở Cần Thơ của du khách

Nội dung

Khách trong nước

Khách quốc tế

Số lượt Tỷ lệ (%)

Số lượt Tỷ lệ (%)

Dịch vu hỗ trợ được biết đến Số đường dây nóng hỗ trợ du khách tại Cần Thơ 19 9,5 10 10 Liên hệ chính quyền địa phương 85 42,5 3 3 Liên hệ công ty du lịch 78 39 69 69 Khác 44 22 18 18 Hỗ trợ của chính quyền được biết đến khi đi du lịch Cần Thơ

Hỗ trợ du khách về thông tin (n=75) 60 80 2 2 Hỗ trợ giá khi mua sắm (n=75) 10 13,33 4 4 Giảm, hoàn thuế cho du khách (n=75) 3 4 7 7 Đơn giản hóa cấp visa cho du khách quốc tế (n=75) 2 2,67 2 2 Các hỗ trợ được yêu thích Hỗ trợ du khách về thông tin (n=64) 28 43,75 2 2 Hỗ trợ giá khi mua sắm (n=64) 34 53,13 0 0 Giảm, hoàn thuế cho du khách (n=64) 1 1,56 0 0 Đơn giản hóa cấp visa cho du khách quốc tế (n=64) 1 1,56 2 2 Ý kiến hoặc đề nghị về du lịch đối với chính quyền Cần Thơ

Chính sách hỗ trợ du khách 9 4,5 0 0 Cải thiện chất lượng phục vụ 8 4 0 0 Cải thiện, nâng cấp điểm du lịch 7 3,5 0 0 Khác Thêm nhiều xe buýt để ra ngoại thành 0 0 2 2 Nhiều nhà vệ sinh 0 0 2 2 Thường xuyên làm sạch bờ sông 0 0 1 1

Bảng PL2.3: Đánh giá về sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Cần Thơ của du khách

Khách trong nước

Nội dung Không tốt

Binh thường

Tốt Không có

ý kiến Lượt % Lượt % Lượt % Lượt %

Về lưu trú Chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ

1 0,5 73 36,5 102 51 24 12

Trang thiết bị, tiện nghi 1 0,5 80 40 98 49 21 10,5 Diện tích buồng ngủ 4 2 91 45,5 86 43 19 9,5 Về ăn uống Ẩm thực địa phương đa dạng, phong phú 2 1 43 21,5 149 74,5 6 3 Đáp ứng được nhu cầu 0 0 84 42 105 52,5 11 5,5 Giá cả hợp lý 10 5 91 45,5 89 44,5 10 5 Vệ sinh an toàn thực phẩm 5 2,5 138 69 47 23,5 10 5

17-PL

Về cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch Cơ sở vật chất tại điểm du lịch 4 2 75 37,5 110 55 11 5,5 Ứng dụng công ngệ khai thác du lịch 14 7 130 65 39 19,5 17 8,5 Mạng lưới nhà hàng, dịch vụ ăn uống

0 0 50 25 132 66 18 9

Mạng lưới điểm lưu trú 1 0,5 57 28,5 119 59,5 23 11,5 Mạng lưới dịch vụ tiện ích 1 0,5 70 35 104 52 25 12,5 Hệ thống giao thông 3 1,5 78 39 108 54 11 5,5 Hệ thống thông tin liên lạc 0 0 72 36 118 59 10 5 Nhà vệ sinh công cộng 25 12,5 128 64 34 17 13 6,5 Vệ sinh môi trường 10 5 139 69,5 40 20 11 5.50 Khác Sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn

2 1 93 46,5 97 48,5 8 4

Giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch 5 2,5 115 57,5 69 34,5 11 5,5 Cư dân thân thiện, mến khách 1 0,5 65 32,5 129 64,5 5 2,5 Nhân viên chuyên nghiệp, tận tình 2 1 109 54,5 79 39,5 10 5 Ngoại ngữ của nhân viên 7 3,5 125 62,5 43 21,5 25 12,5 Cách thức tổ chức tour du lịch 0 0 101 50,5 76 38 23 11,5 Hoạt động vui chơi, giải trí 0 0 81 40,5 113 56,5 6 3 Tình trạng bán hàng rong 37 18,5 115 57,5 23 11,5 25 12,5 Tình trạng ăn xin 41 20,5 111 55,5 23 11,5 25 12,5 Danh thắng và điểm du lịch 1 0,5 57 28,5 132 66 10 5 An toàn, an ninh 1 0,5 69 34,5 118 59 12 6

Hoạt động du lịch được yêu thích Không thích

Bình thường

Thích Không có

ý kiến Lượt % Lượt % Lượt % Lượt %

Thăm các di tích lịch sử 0 0 69 34,5 122 61 9 4,5 Du lịch sông nước, chợ nổi 0 0 19 9,5 180 90 1 0,5 Xem biểu diễn văn nghệ truyền thống

1 0,5 65 32,5 122 61 12 6

Trải nghiệm cuộc sống người dân 0 0 62 31 125 62,5 13 6,5 Thưởng thức ẩm thực địa phương 0 0 52 26 140 70 8 4 Tham quan các làng nghề 0 0 36 18 155 77,5 9 4,5 Khác Du lịch trên thuyền tới thành phố khác 0 0 0 0 0 0 0 0 Tour thành phố để xem đặc thù của dân cư 0 0 0 0 0 0 0 0

Khách quốc tế

Nội dung Không tốt

Binh thường

Tốt Không có

ý kiến Lượt % Lượt % Lượt % Lượt %

Về lưu trú Chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ 0 0 56 56 42 42 2 2 Trang thiết bị, tiện nghi 2 2 60 60 32 32 6 6 Diện tích buồng ngủ 0 0 56 56 36 36 8 8

18-PL

Về ăn uống Ẩm thực địa phương đa dạng, phong phú

0 0 48 48 52 52 0 0

Đáp ứng được nhu cầu 2 2 60 60 32 32 6 6 Giá cả hợp lý 0 0 30 30 70 70 0 0 Vệ sinh an toàn thực phẩm 8 8 58 58 24 24 10 10 Về cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch

Cơ sở vật chất tại điểm du lịch 4 4 52 52 30 30 14 14 Ứng dụng công ngệ khai thác du lịch 4 4 56 56 32 32 8 8 Mạng lưới nhà hàng, dịch vụ ăn uống

0 0 40 40 58 58 2 2

Mạng lưới điểm lưu trú 0 0 40 40 60 60 0 0 Mạng lưới dịch vụ tiện ích 2 2 38 38 54 54 6 6 Hệ thống giao thông 48 48 18 18 24 24 10 10 Hệ thống thông tin liên lạc 2 2 40 40 48 48 10 10 Nhà vệ sinh công cộng 62 62 14 14 14 14 10 10 Vệ sinh môi trường 25 25 48 48 19 19 8 8 Khác Sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn

4 4 62 62 34 34 0 0

Giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch 2 2 40 40 58 58 0 0 Cư dân thân thiện, mến khách 0 0 28 28 72 72 0 0 Nhân viên chuyên nghiệp, tận tình 10 10 52 52 38 38 0 0 Ngoại ngữ của nhân viên 7 7 64 64.0 23 23 6 6 Cách thức tổ chức tour du lịch 0 0 58 58 28 28 14 14 Hoạt động vui chơi, giải trí 6 6 54 54 32 32 8 8 Tình trạng bán hàng rong 6 6 46 46 44 44 4 4 Tình trạng ăn xin 20 20 34 34 24 24 22 22 Danh thắng và điểm du lịch 4 4 62 62 34 34 0 0 An toàn, an ninh 0 0 25 25 75 75 0 0

Hoạt động du lịch được yêu thích Không thích

Bình thường

Thích Không có

ý kiến Lượt % Lượt % Lượt % Lượt %

Thăm các di tích lịch sử 2 2 24 24 74 74 0 0 Du lịch sông nước, chợ nổi 0 0 8 8 92 92 0 0 Xem biểu diễn văn nghệ truyền thống

8 8 50 50 36 36 6 6

Trải nghiệm cuộc sống người dân 0 0 14 14 86 86 0 0 Thưởng thức ẩm thực địa phương 0 0 15 15 79 79 6 6 Tham quan các làng nghề 2 2 60 60 34 34 4 4 Khác Du lịch trên thuyền tới thành phố khác

0 0 2 2 0 0 0 0

Tour thành phố để xem đặc thù của dân cư

0 0 0 0 2 2 0 0

19-PL

Bảng PL2.4: Đánh giá về du lịch Cần Thơ của các đối tượng

Nội dung Số lượt Tỷ lệ (%) Ý nghĩa của ngành du lịch đối với Tp Cần Thơ Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (n=499) 419 83,97 Tăng thu ngân sách (n=499) 263 52,71 Góp phần xóa đói giảm nghèo (n=499) 172 34,47 Thúc đẩy giao lưu văn hóa (n=499) 323 64,73 Tăng thu nhập cho người dân (n=499) 318 63,73 Tạo công ăn việc làm (n=499) 315 63,13 Thay đổi diện mạo đô thị (n=499) 282 56,51 Khác (n=498) 5 1 Mức độ phát triển của hoạt động du lịch ở Cần Thơ Không tốt 29 5,8 Bình thường 312 62,4 Tốt 137 27,4 Không có ý kiến 22 4,4 Loại hình du lịch nào phổ biến nhất trên địa bàn Cần Thơ Du lịch sinh thái 377 75,7 Du lịch Nghỉ dưỡng 12 2,41 Du lịch phiêu lưu, mạo hiểm 1 0,2 Du lịch Văn hóa 61 12,25 Du lịch Homestay 47 9,44 Khác 0 0

Bảng PL2.5: Đánh giá chính sách phát triển du lịch ở Cần Thơ của các đối tượng khác

Nội dung Số lượt Tỷ lệ (%) Mức độ khuyến khích phát triển du lịch của chính quyền Cần Thơ Không chú trọng 25 5,02 Chú trọng 216 43,37 Chú trọng chưa đúng mức 213 42,77 Rất chú trọng 44 8,84 Chính sách được khuyến khích phát triển nhất hiện nay ở Cần Thơ

Chính sách đầu tư phát triển hạ tầng du lịch 152 30,52 Chính sách hỗ trợ đầu tư cho cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh du lịch 90 18,07 Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề du lịch 129 25,9 Chính sách phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng 126 25,3 Khác 1 0,2 Nguồn tiếp cận chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển du lịch ở Cần Thơ

Các phương tiện thông tin đại chúng (n=498) 338 67,87 Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (n=498) 175 35,14 Các buổi nói chuyện, phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật (n=498)

92 18,47

Tờ rơi, băng ron, ấn phẩm do cơ quan nhà nước phát hành (n=498) 182 36,55

20-PL

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc (n=498) 143 28,71 Hội thảo, hội nghị (n=498) 178 35,74 Hội chợ triển lãm, lễ hội về du lịch (n=498) 341 68,47 Cán bộ phường, quận đến tận các hộ dân để tuyên truyền (n=498) 30 6,02 Khác (n=498) 3 0,6 Những yếu tố ảnh hưởng kết quả hoạt động QLNN về du lịch ở Cần Thơ

Định hướng phát triển hoạt động du lịch (n=498) 217 43,57 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế (n=498) 236 47,39 Số lượng cán bộ trong lĩnh vực du lịch chưa đủ (n=498) 74 14,86 Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch còn chung chung, chưa cụ thể (n=498)

234 46,99

Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ (n=498) 209 41,97 Khác (n=498) 7 1,41 Mức độ hài lòng đối với kết quả quản lý nhà nước về du lịch ở Cần Thơ

Không hài lòng 49 9,8 Hài lòng phần nào 282 56,4 Hài lòng 118 23,6 Không có ý kiến 51 10,2 Các vấn đề người dân có thể tham gia tích cực để phát triển du lịch Cần Thơ

An toàn giao thông 118 23,6 An ninh trật tự 163 32,6 Vệ sinh môi trường 316 63,2 Quảng bá các điểm du lịch, văn hóa, con người Cần Thơ 326 65,2 Khác 5 1 Thách thức và khó khăn trong QLNN về du lịch của chính quyền địa phương

Tầm nhìn quản lý 221 44,2 Thực hiện theo yêu cầu gấp của lãnh đạo 62 12,4 Năng lực đội ngũ cán bộ 232 46,4 Chính sách thu hút du lịch 249 49,8 Khác 3 0,6

Bảng PL2.6: Đánh giá về thực trạng du lịch ở Cần Thơ của các đối tượng khác

Không tốt Binh

thường Tốt

Không có ý kiến

Lượt % Lượt % Lượt % Lượt % Về hạ tầng du lịch Nhà hàng/địa điểm ăn uống 13 2,6 252 50,4 224 44,8 11 2,2 Khách sạn 12 2,4 183 36,6 296 59,2 9 1,8 Địa điểm tham quan du lịch 37 7,4 267 53,4 182 36,4 14 2,8 Hệ thống giao thông công cộng 86 17,2 296 59,2 107 21,4 11 2,2 Hệ thống thông tin liên lạc 24 4,8 236 47,2 222 44,4 18 3,6 Khác (ngân hàng, viễn thông, y tế,...) 14 2,8 198 39,6 217 43,4 71 14,2

21-PL

Về loại hình sản phẩm, dịch vụ Loại hình du lịch 18 3,6 167 33,4 302 60,4 13 2,6 Ẩm thực 10 2 216 43,2 263 52,6 11 2,2 Hoạt động vui chơi, giải trí 95 19 291 58,2 103 20,6 11 2,2 Làng nghề 33 6,6 319 63,8 126 25,2 22 4,4 Cảnh quan thiên nhiên 17 3,4 201 40,2 255 51 27 5,4 Về giá/phí dịch vụ Phù hợp nhu cầu của khách du lịch 39 7,8 310 62 118 23,6 33 6,6 Cạnh tranh cao (thấp hơn các địa phương khác)

41 8,2 308 61,6 103 20,6 48 9,6

Các doanh nghiệp cung cấp thông tin đầy đủ về giá dịch vụ cho khách

53 10,6 262 52,4 151 30,2 34 6,8

Yếu tố con người và dịch vụ khách hàng

Tính chuyên nghiệp của nhân viên 59 11,8 307 61,4 115 23 19 3,8 Phục vụ tận tình, chu đáo của nhân viên 34 6,8 291 58,2 160 32 15 3 Ngoại ngữ của nhân viên 140 28 293 58,6 37 7,4 30 6 Mức độ thân thiện của người dân với du khách

12 2,4 182 36,4 279 55,8 27 5,4

Về yếu tố tin cậy Điều kiện an toàn, an ninh 25 5 218 43,6 234 46,8 23 4,6 An toàn vệ sinh, thực phẩm 55 11 282 56,4 139 27,8 24 4,8 Chất lượng phục vụ của các dịch vụ du lịch

18 3,6 268 53,6 95 19 119 23,8

Bảng PL2.7: Đánh một số nội dung QLNN về du lịch ở Cần Thơ của các đối tượng khác

Nội dung Không tốt

Binh thường

Tốt Không có

ý kiến Lượt % Lượt % Lượt % Lượt %

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chủ trương, pháp luật du lịch của chính quyền địa phương

50 10 16 3,2 351 70,2 83 16,6

Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn

52 10,4 22 4,4 298 59,6 128 25,6

Đảm bảo sự tham gia của doanh nghiệp, người dân trong hoạt động du lịch

29 5,8 20 4 269 53,8 182 36,4

Việc chấp hành của doanh nghiệp và người dân trong hoạt động du lịch

101 20,2 23 4,6 258 49,6 128 25,6

Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch trên địa bàn của Nhà nước

78 15,6 28 5,6 259 51,8 135 27

Giải quyết các vụ việc liên quan hoạt động du lịch

140 28 28 5,6 235 47 97 19,4

Tổ chức các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch

61 12,2 31 6,2 285 57 123 24,6

22-PL

Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch

77 15,4 45 9 276 55,2 102 20,4

Tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch thu hút doanh nghiệp/ hộ gia đình kinh doanh du lịch và người dân tham gia

64 12,8 32 6,4 300 60 104 20,8

Bảng PL2.8: Kiến nghị đối với chính quyền Cần Thơ của các đối tượng khác

Nội dung Số lượt Tỷ lệ (%)

Vấn đề cần cải thiện mạnh nhất trên địa bàn Tp Cần Thơ hiện nay

Cơ chế thu hút đầu tư 147 29,4 Cơ sở hạ tầng 147 29,4 Năng lực quản lý du lịch 159 31,8 Cơ chế đặc thù của thành phố cho phát triển du lịch 112 22,4 Chất lượng các cơ sở dịch vụ du lịch 179 35,8 Chất lượng lao động du lịch 117 23,4 Các vấn đề vệ sinh môi trường 166 33,2 Quản lý an ninh trật tự, xử lý hàng rong 70 14 Khác 4 0,8 Chính sách của chính quyền địa phương Đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực du lịch 229 45,8 Hỗ trợ (vốn, thủ tục) người dân tham gia kinh doanh du lịch 258 51,6 Cụ thể hóa chính sách 130 26 Đánh giá và cải thiện việc thực hiện chính sách 96 19,2 Khác 18 3,6 Hạ tầng du lịch Giao thông công cộng 11 2,2 Giao thông nông thôn 8 1,6 Khu nghỉ dưỡng 5 1 Khác 128 25,6

23-PL

Phụ lục 3

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)

Để phân tích các nhân tố có liên quan đến thực trạng du lịch và QLNN

về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ, nghiên cứu sử dụng phương pháp

phân tích nhân tố.

Phương pháp phân tích nhân tố:

Phân tích nhân tố là một phương pháp thống kê được sử dụng để phân

tích mối liên hệ tác động qua lại giữa một số lượng lớn các biến và giải thích các

biến này dưới dạng các nhân tố "ẩn".

Phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm định lại khái niệm, rút gọn và tóm

tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ có thể có rất nhiều biến để nghiên

cứu, hầu hết chúng có tương quan với nhau và cần được rút gọn để có thể dễ dàng

quản lý. Trong phân tích hồi qui, tất cả các biến nghiên cứu sẽ có một biến phụ

thuộc còn các biến còn lại là các biến độc lập, nhưng đối với phân tích nhân tố thì

không có sự phân biệt này. Hơn nữa, phân tích nhân tố có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau

giữa các biến trong đó mối quan hệ phụ thuộc này được xác định. Vì những lý do

trên, phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau:

i) Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến.

ii) Nhận dạng các biến mới thay thế cho các biến gốc ban đầu trong phân

tích đa biến (hồi qui).

iii) Nhận dạng một bộ nhân tố có số biến [tiềm ẩn] ít hơn cho việc sử

dụng phân tích đa biến.

Phương pháp phân tích nhân tố là một phương pháp thông dụng nhất để

nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến quan sát được và biến tiềm ẩn. Phân

tích nhân tố được sử dụng để nghiên cứu chiều hướng của mối quan hệ giữa các

biến phụ thuộc với mục tiêu nhằm phát hiện ra một điều gì đó về bản chất của

các biến độc lập đã ảnh hưởng đến các biến phụ thuộc đó, mặc dù các biến độc

lập này không đo được một cách trực tiếp. Biến độc lập được suy luận đó được

gọi là "nhân tố-factor".

24-PL

Phân tích nhân tố đề xuất câu trả lời cho bốn câu hỏi chính:

i) Có bao nhiêu nhân tố cần thiết để giải thích về chiều hướng mối quan

hệ giữa các biến này?

ii) Bản chất của các nhân tố này là gì?

iii) Các nhân tố được giả định đó giải thích được đến mức độ nào các số

liệu quan sát được?

iv) Mỗi biến quan sát được giải thích được bao nhiêu phần trăm phương sai?

Như vậy, bản chất của phân tích nhân tố là để rút gọn và tóm tắt dữ liệu.

Phân tích hồi qui nghiên cứu mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với các biến

còn lại là các biến độc lập, nhưng đối với phân tích nhân tố thì không có sự phân

biệt này. Hơn nữa, phân tích nhân tố có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các

biến trong đó mối quan hệ phụ thuộc này được xác định.

Nguyên tắc cơ bản trong phân tích nhân tố:

Về mặt toán học, mô hình phân tích nhân tố giống như phương trình hồi

qui nhiều chiều mà trong đó mỗi biến được đặc trưng cho mỗi nhân tố. Những

nhân tố này không được quan sát một cách riêng lẻ trong mô hình. Nếu các biến

được chuẩn hóa mô hình nhân tố có dạng như sau:

Xi = Ai1F1 + Ai2F2+... + AimFm +ViUi

Trong đó:

Xi: Biến được chuẩn hóa thứ i

Aij: Hệ số hồi qui bội của biến được chuẩn hóa i trên nhân tố chung j

F: Nhân tố chung

Vi: Hệ số hồi qui của biến chuẩn hóa i trên nhân tố dị biệt i

Ui: Nhân tố dị biệt của biến i

m: Số nhân tố chung.

Mỗi nhân tố duy nhất tương quan với mỗi nhân tố khác và với các nhân tố

chung. Các nhân tố chung có sự kết hợp tuyến tính của các biến được quan sát.

Fi = wi1x1 + wi2x2 +...+ wikxk

Trong đó:

Fi: Ước lượng nhân tố thứ i

Wi: Trọng số hay hệ số điểm nhân tố

25-PL

k: Số biến

Trong phân tích này có thể chọn trọng số (hay hệ số điểm nhân tố) để

nhân tố thứ nhất có tỷ trọng lớn nhất trong tổng phương sai. Các nhân tố có thể

được ước lượng điểm nhân tố của nó. Theo ước lượng này, nhân tố thứ nhất có

điểm nhân tố cao nhất, nhân tố thứ hai có điểm nhân tố cao thứ hai,…

Trong luận án này, các yếu tố sử dụng để phân tích là những biến quan

sát đưa vào mô hình đều có liên quan với nhau và được kiểm tra, chọn lọc sao

cho có thể đảm bảo đủ tính đại diện và mức ý nghĩa. Những nhân tố mới được

tạo ra có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách và các đối tượng khác đối với

thực trạng hoạt động du lịch và kết quả QLNN về du lịch được phân tích qua

hàm nhân tố sau:

Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 +… + WikXk

Fi: ước lượng trị số của nhân tố thứ i

Wi: quyền số hay trọng số nhân tố (weight or factor score coefficient)

K: số biến trong nhân tố thứ i

Xi: Các biến độc lập

Để xác định các yếu tố có ảnh hưởng trực diện đến QLNN về du lịch trên

địa bàn thành phố Cần Thơ, trên cơ sở lý thuyết về nội dung QLNN về du lịch,

tác giả tham khảo ý kến của các chuyên gia, quan chức, cơ sở kinh doanh du lịch

và người dân địa phương tại các điểm, khu du lịch, các yếu tố ảnh hưởng được

xác định gồm:

TT Nội dung

QL1 Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chủ trương, pháp luật du lịch của chính quyền địa phương

QL2 Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn QL3 Đảm bảo sự tham gia của doanh nghiệp, người dân trong hoạt động du lịch QL4 Việc chấp hành của doanh nghiệp và người dân trong hoạt động du lịch QL5 Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch trên địa bàn của Nhà nước QL6 Giải quyết các vụ việc liên quan hoạt động du lịch QL7 Tổ chức các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch

QL8 Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch

QL9 Tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch thu hút doanh nghiệp/hộ gia đình kinh doanh du lịch và người dân tham gia

26-PL

Để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động du lịch trên địa

bàn Cần Thơ, trên cơ sở lý thuyết và qua tham khảo ý kiến chuyên gia, du khách,

xác định các yếu tố ảnh hưởng gồm:

TT Yếu tố ảnh hưởng 1 CL: Chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ 2 TB: Trang thiết bị, tiện nghi 3 DT: Diện tích buồng ngủ 4 ATh: Ẩm thực địa phương đa dạng, phong phú 5 NC: Đáp ứng được nhu cầu 6 GC: Giá cả hợp lý 7 TP: Vệ sinh an toàn thực phẩm 8 CVC: Cơ sở vật chất tại điểm du lịch 9 CN: Ứng dụng công nghệ khai thác du lịch 10 NH: Mạng lưới nhà hàng, dịch vụ ăn uống 11 LT: Mạng lưới điểm lưu trú 12 DV: Mạng lưới dịch vụ tiện ích (ngân hàng, tư vấn pháp lý,..) 13 GT: Hệ thống giao thông 14 TT: Hệ thống thông tin liên lạc 15 VS: Nhà vệ sinh công cộng 16 MT: Vệ sinh môi trường 17 SP: Sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn 18 GS: Giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch 19 CD: Cư dân thân thiện, mến khách 20 NV: Nhân viên chuyên nghiệp, tận tình 21 NN: Ngoại ngữ của nhân viên 22 TC: Cách thức tổ chức tour du lịch 23 VC: Hoạt động vui chơi, giải trí 24 HR: Tình trạng bán hàng rong 25 AX: Tình trạng ăn xin 26 DTh: Danh thắng và điểm du lịch 27 AT: An toàn, an ninh

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số kiểm định thống kê về mức độ tin

cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát thang đo. Nó dùng để đánh giá

độ tin cậy của các nhóm nhân tố và từng biến quan sát nhỏ bên trong nhóm nhân

tố đó. Theo Peterson, 1994 thì hệ số Cronbach’s Alpha phải nằm trong giới hạn

từ 0,7 đến 1,0. Trong các trường hợp cỡ mẫu nhỏ thì hệ số tin cậy Cronbach’s

Alpha bằng 0,6 vẫn có thể được chấp nhận. Đồng thời, các biến quan sát phải có

hệ số tương quan giữa các biến và tổng (item-total correlation) phải lớn hơn 0,3.

27-PL

Một lưu ý khác khi nhận - loại biến là chú ý tới cột Cronbach’s Alpha if item

Deleted, nếu biến nào có giá trị lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng thì sẽ bị

loại.

Trong luận án này, các biến quan sát đều có hệ số nhỏ hơn Cronbach’s

Alpha tổng, nếu loại bỏ bớt 1 mục nào đó không có sự khác biệt lớn với

Cronbach’s Alpha của mô hình, và nếu loại bỏ thì không đủ biến để giải thích ý

nghĩa, nên được giữ lại.

PL3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở CẦN THƠ

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

0,811 9

- Reliability Statistics: Thống kê độ tin cậy

- Cronbach's Alpha: Giá trị Cronbach Alpha

- N of Items: Số biến quan sát

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach’s Alpha if Item

Deleted QL1 16,80 10,191 0,461 0,798 QL2 16,72 9,708 0,529 0,790 QL3 16,56 10,082 0,426 0,802 QL4 16,82 9,386 0,512 0,792 QL5 16,76 9,284 0,577 0,783 QL6 16,96 9,724 0,414 0,806 QL7 16,74 9,522 0,568 0,785 QL8 16,82 9,500 0,571 0,785 QL9 16,78 9,691 0,524 0,791

- Item-Total Statistics: Thống kê biến - tổng

- Scale Mean if Item Deleted: Trung bình thang đo nếu biến bị loại bỏ

- Scale Variance if Item Deleted: Phương sai thang đo nếu biến bị loại bỏ

- Corrected Item-Total Correlation: Tương quan biến - tổng hiệu chỉnh

- Cronbach's Alpha if Item Deleted: Giá trị Cronbach Alpha nếu biến bị

loại bỏ

28-PL

Kết quả phân tích nhân tố

Sau khi chạy hàm phân tích nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch ta

thu được kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test với 0,5 < KMO = 0,865 <

1, nên thực hiện phân tích nhân tố là thích hợp và Sig.(P.value) = 0,000 < 5%

nghĩa là bác bỏ giả thuyết H0 (H0 là các biến không tương quan với nhau) và

chấp nhận H1 (H1 là các biến có tương quan với nhau).

KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,865 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square Giá trị 1097,507

Df 36Sig. 0,000

- Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy: Hệ số KMO

- Bartlett's Test of Sphericity: Kiểm định Barlett

- Approx. Chi-Square: Giá trị Chi bình phương xấp xỉ

Total Variance Explained

Nhân tố

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings

Total % of

Variance

Cumulative %

Total % of

Variance

Cumulative %

Total % of

Variance

Cumulative %

1 3,635 40,385 40,385 3,635 40,385 40,385 2,787 30,965 30,965 2 1,061 11,784 52,169 1,061 11,784 52,169 1,908 21,203 52,169 3 ,871 9,677 61,846 4 ,769 8,549 70,395 5 ,627 6,969 77,364 6 ,568 6,312 83,676 7 ,502 5,578 89,254 8 ,491 5,458 94,711

9 ,476 5,289 100,00

0

Extraction Method: Principal Component Analysis.

- Total Variance Explained: Tổng phương sai trích

- Component: Nhân tố

- Initial Eigenvalues: Eigenvalues khởi tạo

- Extraction Sums of Squared Loadings: Tổng rút trích bình phương tải nhân tố

- Rotation Sums of Squared Loadings: Tổng xoay bình phương tải nhân tố

- Total: Tổng cộng

- % of Variance: Phần trăm của phương sai

29-PL

- Cumulative %: Phần trăm tích lũy

- Component Matrix: Ma trận nhân tố

- Rotated Component Matrix: Ma trận xoay nhân tố

Ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrix)

Biến quan sát Nhân tố

1 2 QL9 0,741 QL8 0,705 QL7 0,699 QL2 0,675 QL3 0,561 QL1 0,542 QL6 0,817 QL5 0,737 QL4 0,688

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 3 iterations.

Bảng PL3.1: Các nhân tố ảnh hưởng kết quả QLNN về du lịch

Yếu tố ảnh hưởng Nhân tố

1 2 QL9 0,741 QL8 0,705 QL7 0,699 QL2 0,675 QL3 0,561 QL1 0,542 QL6 0,817 QL5 0,737 QL4 0,688

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát

30-PL

PL3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN THỰC

TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items 0,835 27

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item

Deleted CL 62,5150 33,648 0,320 0,832 TB 62,5350 33,878 0,281 0,833 DT 62,6100 33,043 0,406 0,829 ATh 62,2850 34,064 0,282 0,833 NC 62,4950 33,327 0,386 0,829 GC 62,6250 32,798 0,399 0,829 TP 62,8100 33,290 0,428 0,828

CVC 62,4900 34,020 0,238 0,835 CN 62,8950 34,004 0,266 0,834 NH 62,3600 34,262 0,238 0,834 LT 62,4300 33,432 0,365 0,830 DV 62,5050 33,307 0,380 0,830 GT 62,4950 33,065 0,404 0,829 TT 62,4300 33,472 0,367 0,830 VS 62,9750 32,688 0,456 0,827 MT 62,8700 33,511 0,374 0,830 SP 62,5450 33,043 0,417 0,828 GS 62,7000 33,075 0,413 0,828 CD 62,3800 33,734 0,321 0,832 NV 62,6350 34,022 0,258 0,834 NN 62,8400 33,874 0,315 0,832 TC 62,6400 33,337 0,398 0,829 VC 62,4550 33,184 0,415 0,828 HR 63,0900 33,228 0,364 0,830 AX 63,1100 32,892 0,405 0,829 DTh 62,3650 33,288 0,406 0,829 AT 62,4350 32,729 0,490 0,826

31-PL

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,703

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2157,925 Df 351 Sig. 0,000

Ma trận xoay nhân tố

(Rotated Component Matrix(a))

Biến quan sát

Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 8

GT 0,808 DV 0,792 TT 0,738 LT 0,664 TC 0,715 NN 0,688 VC 0,651 SP 0,577 NV MT 0,742 VS 0,741 TP 0,595 CN 0,514 0,515 CVC TB 0,864 CL 0,839 DT 0,764 HR 0,953 AX 0,935 DTh 0,765 AT 0,726 CD 0,554 Ath 0,76 NC 0,555 GC 0,552 NH 0,538 GS 0,631

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a Rotation converged in 9 iterations.

32-PL

Kết quả phân tích EFA lần 2: sau khi loại biến NV và CVC

Kết quả cho thấy chỉ số KMO = 0.714 (0,5=<KMO<=1) và giá trị kiểm

định Sig. = 0,000 < 0,05 nên có thể kết luận các biến có tương quan với nhau

trong tổng thể nên có thể tiến hành phân tích nhân tố.

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,714

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1994,398 Df 300 Sig. 0,000

Rotated Component Matrix(a)

Biến quan sát

Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 8

GT 0,807 DV 0,791 TT 0,739 LT 0,660 TC 0,738 VC 0,673 NN 0,659 SP 0,608 CN 0,532 TB 0,867 CL 0,838 DT 0,765 MT 0,807 VS 0,779 TP 0,589 HR 0,952 AX 0,934 DTh 0,784 AT 0,726 CD 0,541 ATh 0,740 NC 0,614 NH 0,575 GS 0,773 GC 0,568

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a Rotation converged in 6 iterations.

33-PL

Bảng PL3.2: Các nhân tố ảnh hưởng kết quả QLNN về du lịch

Yếu tố ảnh hưởng Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7 8

H1

GT: Hệ thống giao thông 0,807

DV: Mạng lưới dịch vụ tiện ích (ngân hàng, tư vấn pháp lý,...) 0,791

TT: Hệ thống thông tin liên lạc 0,739 LT: Mạng lưới điểm lưu trú 0,660

H2

TC: Cách thức tổ chức tour du lịch 0,738 VC: Hoạt động vui chơi, giải trí 0,673 NN: Ngoại ngữ của nhân viên 0,659

SP: Sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn 0,608

CN: Ứng dụng công nghệ khai thác du lịch 0,532

H3

TB: Trang thiết bị, tiện nghi 0,867

CL: Chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ 0,838

DT: Diện tích buồng ngủ 0,765

H4 MT: Vệ sinh môi trường 0,807 VS: Nhà vệ sinh công cộng 0,779 TP: Vệ sinh an toàn thực phẩm 0,589

H5 HR: Tình trạng bán hàng rong 0,952 AX: Tình trạng ăn xin 0,934

H6 DTh: Danh thắng và điểm du lịch 0,784 AT: An toàn, an ninh 0,726 CD: Cư dân thân thiện, mến khách 0,541

H7

ATh: Ẩm thực địa phương đa dạng, phong phú 0,740

NC: Đáp ứng được nhu cầu 0,614

NH: Mạng lưới nhà hàng, dịch vụ ăn uống 0,575

H8 GS: Giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch 0,773 GC: Giá cả hợp lý 0,568

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát

34-PL

Phụ lục 4

MẪU PHIẾU KHẢO SÁT

PL4.1: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT DU KHÁCH

Mã số phiếu:

PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH DU LỊCH

(Du khách trong nước)

Cuộc khảo sát thực tế này được thực hiện trong khuôn khổ nghiên cứu

khoa học "Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tại thành phố Cần Thơ".

Mục đích nghiên cứu khảo sát là đánh giá thực trạng phát triển du lịch và quản lý

nhà nước về du lịch, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ

theo hướng bền vững.

Các thông tin cá nhân có tính chất tham khảo cho nghiên cứu khoa học.

Chúng tôi cam kết giữ bí mật tuyệt đối.

Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau:

Q1. Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin cá nhân sau:

Họ và tên:

Giới tính: 1 Nam 2 Nữ

Độ tuổi: 1 Dưới 18 2 18 - 25 3 26 - 35 4 36 - 60 5

Trên 60

Nghề nghiệp:

1 Học sinh, sinh viên 4 Nhân viên doanh

nghiệp/công ty

2 Làm nông 5 Các nghề thủ công

3 Kinh doanh, thương mại 6 Cán bộ, công viên chức

9 Khác (Xin ghi cụ thể):

Thu nhập bình quân/tháng:

1 Dưới 5 triệu 2 Từ 5 đến 10 triệu

3 Trên 10 triệu

35-PL

Q2. Ông/Bà vui lòng cho biết Ông/Bà từ đâu đến du lịch ở Cần Thơ:

1 Các tỉnh miền Bắc 2 Các tỉnh miền Trung

3 Các tỉnh miền Đông Nam Bộ 4 Các tỉnh miền Tây Nam Bộ

5 Tại Thành phố Cần Thơ (từ các quận, huyện)

6 Đến từ nước ngoài (vui lòng cho biết tên nước): ..................................

Q3. Đây là lần thứ mấy Ông/Bà du lịch đến TP. Cần Thơ? (Chọn 01 đáp án)

1 Lần đầu tiên 2 2 - 3 lần 3 4 - 5 lần 4 Trên 5 lần

Lần du lịch này, Ông/Bà có ghé tham quan du lịch các tỉnh khác khi đi

du lịch Cần Thơ?

1 Chỉ du lịch Cần Thơ

2 Có tham quan du lịch các tỉnh khác (xin liệt kê): .................................

Q4. Ông/Bà thích đến đi du lịch Cần Thơ vào thời điểm nào? (có thể chọn nhiều

đáp án)

1 Mùa hè 2 Lễ tết 3 Cuối tuần

9 Khác ......................................................................................................

Q5. Lần du lịch này của ông/bà kéo dài mấy ngày:

1 Dưới 3 ngày 2 3 - 5 ngày 3 5 - 10 ngày 4

Trên 10 ngày

Q6. Lần du lịch này đến TP. Cần Thơ của Ông/Bà với mục đích gì? (Có thể

chọn nhiều đáp án)

1 Tham quan/nghỉ dưỡng 5 Thăm bạn bè, người thân

2 Làm ăn/kinh doanh 6 Phục vụ hội nghị/nghiên cứu

3 Du lịch tín ngưỡng 7 Du lịch mua sắm

4 Du lịch vui chơi các dịch vụ giải trí chất lượng cao

9 Khác (Xin ghi cụ thể): ............................................................................

Q7. Ông/Bà chọn du lịch đến Cần Thơ dựa vào nguồn thông tin nào? (Có

thể chọn nhiều đáp án)

1 Các trang web, mạng xã hội 5 Bạn bè, gia đình

2 Hội chợ, liên hoan du lịch 6 Các công ty lữ hành

36-PL

3 Các lễ hội văn hóa, du lịch 7 Sách báo, tạp chí

4 Các thông tin quảng cáo, truyền thông

9 Khác (Xing hi cụ thể): ...........................................................................

Q8. Ông/Bà biết đến dịch vụ hổ trợ nào khi du lịch tại Cần Thơ:

1 Số đường dây nóng hỗ trợ du khách tại Cần Thơ

2 Liên hệ chính quyền địa phương

3 Liên hệ công ty du lịch

9 Khác ......................................................................................................

Q9. Loại hình lưu trú nào sau đây mà Ông/Bà thường lựa chọn khi đến TP.

Cần Thơ? (Chọn 01 đáp án)

1 Nhà bạn bè/người thân 3 Khách sạn

2 Nhà khách 4 Phòng trọ/Nhà nghỉ

9 Khác (Xin ghi cụ thể): ...........................................................................

Q10. Ông/Bà thích đi du lịch Cần Thơ bằng hình thức nào nhất? (Chọn 01

đáp án)

1 Đặt tour Công ty 3 Cơ quan/Đơn vị tổ chức

2 Tự tổ chức

9 Khác (Xin ghi cụ thể): ...........................................................................

Q11. a. Ông/Bà cho biết các điểm đến hoặc địa danh mà Ông/Bà đã từng

đến (Có thể chọn nhiều đáp án):

1 Bến Ninh Kiều 8 Chợ Nổi Cái Răng

2 Chợ Nổi Phong Điền 9 Vườn Cò Bằng Lăng

3 Vườn Du lịch Mười Cương 10 Làng Du lịch Mỹ Khánh

4 Nhà Cổ Bình Thủy 11 Đền Bình Thủy

5 Chùa Ông 12 Chùa Munir Ansay

6 Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam

7 Homestay Mỹ Thuận (Khu du lịch sinh thái Vườn Nhãn)

99 Khác (Xin ghi cụ thể): .........................................................................

37-PL

b. Ông/Bà thích nhất điểm đến hoặc địa danh nào (Chọn 01 đáp án)

1 Bến Ninh Kiều 8 Chợ Nổi Cái Răng

2 Chợ Nổi Phong Điền 9 Vườn Cò Bằng Lăng

3 Vườn Du lịch Mười Cương 10 Làng Du lịch Mỹ Khánh

4 Nhà Cổ Bình Thủy 11 Đền Bình Thủy

5 Chùa Ông 12 Chùa Munir Ansay

6 Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam

7 Homestay Mỹ Thuận (Khu du lịch sinh thái Vườn Nhãn)

99 Khác (Xin ghi cụ thể): .........................................................................

Q12. a. Ông/bà có biết hỗ trợ nào của chính quyền khi đi du lịch ở Cần

Thơ không?

1 có 2 không

Nếu có, Ông/bà biết đến các hỗ trợ nào của chính quyền khi đi du lịch ở

Cần Thơ? (Có thể chọn nhiều đáp án)

1 Hỗ trợ du khách về thông tin

2 Hỗ trợ giá khi mua sắm

3 Giảm, hoàn thuế cho du khách

4 Đơn giản hóa cấp visa cho du khách quốc tế

9 Khác (Xin ghi cụ thể): ...........................................................................

Nếu có, Ông/bà thích nhất hỗ trợ nào: .....................................................

Q14. Ông/Bà cho biết mức độ hài lòng của mình về sản phẩm, dịch vụ du lịch tại

Cần Thơ?

(Xin đánh X vào ô thích hợp)

a. Về Lưu trú 1 Không hài lòng

2 Bình thường

3 Hài lòng

4 Không có ý kiến

1. Chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ

2. Trang thiết bị, tiện nghi

3. Diện tích buồng ngủ

38-PL

b. Về Ăn uống 1 Không hài lòng

2 Bình thường

3 Hài lòng

4 Không có ý kiến

1. Ẩm thực địa phương đa dạng, phong phú

2. Đáp ứng được nhu cầu

3. Giá cả hợp lý

4. Vệ sinh an toàn thực phẩm

c. Về cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch 1 Không hài lòng

2 Bình thường

3 Hài lòng

4 Không có ý kiến

1. Cơ sở vật chất tại điểm du lịch

2. Ứng dụng công nghệ khai thác du lịch

3. Mạng lưới nhà hàng, dịch vụ ăn uống

4. Mạng lưới điểm lưu trú

5. Mạng lưới dịch vụ tiện ích (ngân hàng, tư vấn pháp lý,..)

6. Hệ thống giao thông

7. Hệ thống thông tin liên lạc

8. Nhà vệ sinh công cộng

9. Vệ sinh môi trường

d. Khác 1 Không hài lòng

2 Bình thường

3 Hài lòng

4 Không có ý kiến

1. Sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn

2. Giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch

3. Cư dân thân thiện, mến khách

4. Nhân viên chuyên nghiệp, tận tình

5. Ngoại ngữ của nhân viên

6. Cách thức tổ chức tour du lịch

7. Hoạt động vui chơi, giải trí

8. Tình trạng bán hàng rong Tình trạng ăn xin

9. Danh thắng và điểm du lịch

10. An toàn, an ninh

39-PL

Q15. Ông/Bà mong muốn tham gia các hoạt động du lịch nào tại Cần Thơ?

(Xin đánh X vào ô chọn)

Nội dung 1 Không

thích 2 Bình thường

3 Thích 4 Không có ý kiến

1. Thăm các di tích lịch sử

2. Du lịch sông nước, chợ nổi

3. Xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống

4. Trải nghiệm cuộc sống người dân

5. Thưởng thức ẩm thực địa phương

6. Tham quan các làng nghề

9. Khác (Xin ghi cụ thể): ............................

Q16. Mức độ hài lòng của Ông/Bà đối với du lịch Cần Thơ nói chung là:

1 Không hài lòng 2 Bình thường 3 Hài lòng 4 Không có ý kiến

Q17. Ông/bà có dự định quay trở lại TP. Cần Thơ du lịch trong lần tới:

1 Có 2 Không chắc chắn 3 Không

Q18. Ông/Bà vui lòng cho ý kiến hoặc đề nghị gì về du lịch đối với chính

quyền TP.Cần Thơ:

Chính sách hỗ trợ du khách? ................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cải thiện chất lượng phục vụ? ................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cải thiện, nâng cấp điểm du lịch? ........................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Khác ........................................................................................................................ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà!

40-PL

PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH DU LỊCH

(Du khách quốc tế)

ID:

QUESTONNAIRE FOR FOREIGN TOURISTS

This survey is carried out within the framework of the scientific study

"State management in tourism in Can Tho city". This survey aims to evaluate

the current status of tourism development and state management in tourism to

propose recommendation for sustainable tourism development in Can Tho city.

Provided information will be secured and only used for research purposes.

Please provide your ideas on the following issues:

Q1. Please fill in your personal information:

Full name: …………………………………… ……

Gender: 1 Male 2 Female

Age: 1 < 18 2 18 - 25 3 26 - 35 4 36 - 60 5 > 60

Occupation:

1 Student 4 Staff of private enterprises

2 Farmer 5 Crafts

3 Businessmen 6 Officials and civil servants

9 Other (Please specify): ...............................................................

Q2. Nationality:

.....................................................................................................................

Q3. Is this your first time to visit Can Tho city?

1 Yes 2 No

If no, how many times have you visited Can Tho city?

1 2 - 3 times 2 4 - 5 times 3 > 5 times

Q4. For this trip, have you visited other cities/provinces together with Can Tho city?

1 Yes (Please specify the name of city/province): ...................................

2 No

41-PL

Q5. When would you like to visit Can Tho city? (More than one answer

allowed)

1 Summer 2 Holiday, festival 3 Weekend 9 Other

...............................

Q6. How long is your trip?

1 < 3 days 2 3 - 5 days 3 5 - 10 days 4 >10 days

Q7. What is the aim of your trip to Can Tho city? (More than one answer

allowed)

1 Rest/relaxation 5 A visit to see friends or relatives

2 Business reasons 6 Attending workshops,

conferences

3 Religious tourism 7 Shopping

4 High quality entertainment services

9 Other (Please specify): ..........................................................................

Q8. How did you get information to decide your trip to Can Tho city (More

than one answer allowed)

1 Websites, social media 5 Friends, family

2 Trade fair 6 Travel agencies

3 Cultural, tourism festivals 7 Books, magazines

4 Advertising and communication information

9 Other (Please specify): ..........................................................................

Q9. Which of the following supporting services have you known when

travelling to Can Tho city?

1 Hotline for supporting tourists 3 Contacting travel agencies

2 Contacting the local government

9 Other (Please specify): ....................................................................

Q10. What type of accommodation have you stayed during your trip? (One

choice allowed)

1 Friends/family houses 3 Hotels

2 Guest houses 4 Renting rooms/hostels

9 Other (Please specify): ...........................................................................

Q11. How did you organize your trip? (One choice allowed)

1 By a travel agency 3 By your organization/company

2 On your own

9 Other (Please specify): ..........................................................................

Q12. a.Where have you been in Can Tho city? (More than one answer

allowed):

1 Ninh Kieu quay 8 Cai Rang floating market

2 Phong Dien floating market 9 Bang Lang Stork Colony

3 Muoi Cuong garden house 10 My Khanh tourist village

4 Binh Thuy Ancient House 11 Binh Thuy communal house

5 Ong Pagoda 12 Munir Ansay Pagoda

6 Truc Lam Nam Phuong Monastery

7 My Thuan Homestay

99 Other (Please specify): ........................................................................

b. Which destination/attraction do you like the most in Can Tho city?

(One choice allowed)

1 Ninh Kieu quay 8 Cai Rang floating market

2 Phong Dien floating market 9 Bang Lang Stork Colony

3 Muoi Cuong garden house 10 My Khanh tourist village

4 Binh Thuy Ancient House 11 Binh Thuy communal house

5 Ong Pagoda 12 Munir Ansay Pagoda

6 Truc Lam Nam Phuong Monastery

7 My Thuan Homestay

99 Other (Please specify): ........................................................................

Q13. a. Do you know any supporting services of the Government when

travelling to Can Tho city?

1 yes 2 no

If yes, which supporting services of the Government have you known

when travelling to Can Tho city? (More than one answer allowed):

1 Supporting on information

2 Supporting on price when shopping

3 Discount or refund for tourists

4 Simplify visa procedures for foreign tourists

9 Other (Please specify): ..........................................................................

If yes, which of the above supporting services do you like the most?

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Q14. How would you rate the tourism services and products in Can Tho city?

(Please check the appropriate box)

a. Accommodation Dissatisfied Average Satisfied Don’t know

1. Quality of hotels and hostels

2. Equipment, facilities

3. Area of bedroom

b. Cuisine Dissatisfied Average Satisfied Don’t know

1. Variety of local foods

2. Meet the requirements

3. Reasonable price

4. Food hygiene and safety

c. Facilities and infrastructure for tourism Dissatisfied Average Satisfied Don’t know

1. Infrastructure at the visiting places

2. Application of technology in tourism

3. Network of restaurants and food service

4. Network of accommodations (hotel, motel,...)

5. Network of services (bank, legal aspects,...)

6. Public transportation system (bus,...)

7. Communication system (phones, laptops, computers)

8. Public toilets

9. Environmental sanitation (litters,...)

d. Others Dissatisfied Average Satisfied Don’t know

1. Unique, diverse, attractive tourism products

2. Price of tourism products & services

3. Local people are friendly and hospitable

4. Professional & dedicated staff

5. Foreign languages of staff

6. Ways to organize tours

7. Entertainment activities

8. The status of street food

9. The status of beggars

10. Attractions and destinations

11. Safety and security

Q15. What activities of tourism would you like to take part in in Can Tho

city? (Please check the appropriate box)

Content Don’t like

Average Like Don’t know

1. Visit historical sites

2. River cruises, floating markets

3. See traditional art performances

4. Experience lives of local people

5. Enjoy local foods

6. Visit the craft villages

9. Others (Please specify): ..............................

Q16. Overall, how would you rate the tourism in Can Tho city?

1 Dissatisfied 2 Average 3 Satisfied 4 Don’t know

Q17. Do you plan to take another trip to Can Tho city again?

1 Yes 2 Not sure 3 No

Q18. Do you have any ideas/suggestions related to tourism for the

government of Can Tho city?

Policy to support tourists? ....................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Ways to improve services’ quality? ......................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. mprove /enhance destinations? ................................................................................ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Others ...................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

Thanks for your cooperation!

PL4.2: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC

Mã số phiếu:

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TẾ

Về thực trạng du lịch và quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Tp. Cần Thơ

Cuộc khảo sát thực tế này được thực hiện trong khuôn khổ nghiên cứu

khoa học "Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tại TP. Cần Thơ". Mục

đích nghiên cứu khảo sát là đánh giá thực trạng phát triển du lịch và quản lý nhà

nước về du lịch, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch TP. Cần Thơ theo

hướng bền vững.

Các thông tin cá nhân có tính chất tham khảo cho nghiên cứu khoa học.

Chúng tôi cam kết giữ bí mật tuyệt đối.

Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau:

Q1. Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:

Giới tính: 1 Nam 2 Nữ

Độ tuổi: 1 18 - 25 2 26 - 35 3 36 - 60 4 Trên 60

Trình độ:

1 Biết chữ 4 Trung cấp

2 Tiểu học 5 Cao đẳng, Đại học

3 Trung học phổ thông 6 Sau đại học

Chuyên ngành đào tạo:

1 Chuyên ngành du lịch

2 Chuyên ngành liên quan đến du lịch

3 Quản lý hành chính nhà nước

4 Chuyên ngành khác (xin ghi cụ thể): .........................................

Nghề nghiệp:

1 Doanh nhân 3 Cán bộ, công chức nhà nước

2 Người địa phương làm ở các nghề khác 4 Nhà nghiên cứu

Q2. Theo Ông/Bà, ngành du lịch có ý nghĩa thế nào đối với TP.Cần Thơ? (Có

thể chọn nhiều đáp án)

1 Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 5 Tăng thu nhập cho người dân

2 Tăng thu ngân sách 6 Tạo công ăn việc làm

3 Góp phần xóa đói giảm nghèo 7 Thay đổi diện mạo đô thị

4 Thúc đẩy giao lưu văn hóa 9 Khác (xin ghi cụ thể):...................

Q3. Theo Ông/Bà, hoạt động du lịch ở TP. Cần Thơ phát triển như thế nào:

(Chọn 01 đáp án)

1 Không tốt 2 Bình thường 3 Tốt 4 Không có ý kiến

Q4. Theo Ông/Bà, loại hình du lịch nào phổ biến nhất trên địa bàn TP.Cần

Thơ? (Chọn 01 đáp án)

1 Du lịch sinh thái 4 Du lịch Văn hóa

2 Du lịch Nghỉ dưỡng 5 Du lịch Homestay

3 Du lịch phiêu lưu, mạo hiểm

9 Khác: (vui lòng liệt kê) .........................................................................

Q5. Theo Ông/Bà, mức độ khuyến khích phát triển du lịch của chính quyền

Cần Thơ như thế nào?

1 Không chú trọng 3 Chú trọng chưa đúng mức

2 Chú trọng 4 Rất chú trọng

Q6. Theo Ông/Bà, chính sách nào được khuyến khích phát triển nhất hiện nay ở

Cần Thơ?

1 Chính sách đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

2 Chính sách hỗ trợ đầu tư cho cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh du lịch

3 Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề du lịch

4 Chính sách phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng

9 Khác (xin ghi cụ thể): ...........................................................................

Q7. Ông/Bà cho biết bằng các hình thức nào, Ông/Bà biết về chủ trương,

chính sách khuyến khích phát triển du lịch ở Cần Thơ? (Có thể chọn

nhiều phương án)

1 Các phương tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh, truyền hình và

báo chí chính thống)

2 Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

3 Các buổi nói chuyện, phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật

4 Tờ rơi, băng ron, ấn phẩm do cơ quan nhà nước phát hành

5 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc

6 Hội thảo, hội nghị

7 Hội chợ triển lãm, lễ hội về du lịch

8 Cán bộ phường, quận đến tận các hộ dân để tuyên truyền

9 Khác (xin ghi cụ thể) .............................................................................

Q8. Xin Ông/Bà cho biết mức độ hài lòng của mình với kết quả quản lý nhà

nước về du lịch ở Cần Thơ hiện nay?

1 Không hài lòng 2 Hài lòng phần nào 3 Hài lòng 4 Không có ý kiến

Q8a. Theo Ông/Bà, những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động

quản lý nhà nước về du lịch ở Cần Thơ ?

1 Định hướng phát triển hoạt động du lịch

2 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế

3 Số lượng cán bộ trong lĩnh vực du lịch chưa đủ

4 Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch còn chung chung, chưa cụ thể

5 Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ

9 khác: ......................................................................................................

Q9. Theo Ông/Bà, những vấn đề sau đây được thực hiện ở mức độ nào trên

địa bàn Tp.Cần Thơ? (Đánh X vào ô chọn)

Nội dung Không

tốt Bình

thường Tốt

Không có ý kiến

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chủ trương, pháp luật du lịch của chính quyền địa phương (quy hoạch, kế hoạch, quy định, dự án…)

Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn (về tài chính, đầu tư, thủ tục hành chính,…)

Đảm bảo sự tham gia của doanh nghiệp, người dân trong hoạt động du lịch (kinh doanh, hội chợ triển lãm, quảng bá, xúc tiến, hợp tác,…)

Việc chấp hành của doanh nghiệp và người dân trong hoạt động du lịch (thủ tục, tiêu chuẩn, vệ sinh,

Nội dung Không

tốt Bình

thường Tốt

Không có ý kiến

giá/phí,…)

Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch trên địa bàn của Nhà nước (lưu trú, ăn uống, lữ hành, đầu tư, giá, an ninh...)

Giải quyết các vụ việc liên quan hoạt động du lịch (chèo kéo khách du lịch, ‘chặt/chém’ khách du lịch,...).

Tổ chức các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch. (ý nghĩa của du lịch, du lịch trong hội nhập quốc tế, thuận lợi, khó khăn… của du lịch)

Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch.

Tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch thu hút doanh nghiệp/hộ gia đình kinh doanh du lịch và người dân tham gia.

Khác (xin ghi cụ thể):......................................................

Q10. Ông/Bà nhận định thế nào về các vấn đề sau đây của Cần Thơ? (Đánh X

vào ô chọn)

Về hạ tầng du lịch Không tốt Binh

thường Tốt

Không có ý kiến

Nhà hàng/địa điểm ăn uống

Khách sạn

Địa điểm tham quan du lịch

Hệ thống giao thông công cộng

Hệ thống thông tin liên lạc

Khác (ngân hàng, viễn thông, y tế,…)

Về loại hình sản phẩm, dịch vụ Không tốt Binh

thường Tốt

Không có ý kiến

Loại hình du lịch (du lịch sông nước, miệt vườn, văn hoá…)

Ẩm thực

Hoạt động vui chơi, giải trí

Làng nghề

Cảnh quan thiên nhiên

Về giá/phí dịch vụ Không tốt Binh

thường Tốt

Không có ý kiến

Phù hợp nhu cầu của khách du lịch

Cạnh tranh cao (thấp hơn các địa phương khác)

Các doanh nghiệp cung cấp thông tin đầy đủ về giá dịch vụ cho khách

Yếu tố con người và dịch vụ khách hàng Không tốt Binh

thường Tốt

Không có ý kiến

Tính chuyên nghiệp của nhân viên

Phục vụ tận tình, chu đáo của nhân viên

Ngoại ngữ của nhân viên

Mức độ thân thiện của người dân với du khách

Về yếu tố tin cậy Không tốt Binh

thường Tốt

Không có ý kiến

Điều kiện an toàn, an ninh

An toàn vệ sinh, thực phẩm

Chất lượng phục vụ …………………

Q11. Theo Ông/Bà, người dân có thể tham gia tích cực trong vấn đề nào sau

đây để phát triển du lịch Tp. Cần Thơ?

1 An toàn giao thông 3 Vệ sinh môi trường

2 An ninh trật tự 4 Quảng bá các điểm du lịch, văn hóa, con

người Cần Thơ

9 Khác: .....................................................................................................

Q12. Theo Ông/Bà, những thách thức và khó khăn trong quản lý nhà nước

về du lịch của chính quyền địa phương là gì?

1 Tầm nhìn quản lý 3 Năng lực đội ngũ cán bộ

2 Thực hiện theo yêu cầu gấp của lãnh đạo 4 Chính sách thu hút du lịch

9 Khác: .....................................................................................................

Q13. Theo Ông/Bà, cần cải thiện vấn đề gì mạnh nhất trên địa bàn Tp. Cần Thơ

hiện nay?

1 Cơ chế thu hút đầu tư 5 Chất lượng các cơ sở dịch vụ du lịch

2 Cơ sở hạ tầng 6 Chất lượng lao động du lịch

3 Năng lực quản lý du lịch 7 Các vấn đề vệ sinh môi trường

4 Cơ chế đặc thù của thành phố cho phát triển du lịch

8 Quản lý an ninh trật tự, xử lý hàng rong

9 Khác (Xin ghi cụ thể): .............................................................................

Q14. Xin Ông/Bà cho biết một vài kiến nghị của mình nhằm nâng cao hiệu

quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trong thời gian tới tại Cần Thơ

- Chính sách của chính quyền địa phương

1. Đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực du lịch

2. Hỗ trợ (vốn, thủ tục) người dân tham gia kinh doanh du lịch

(homestay,...)

3. Cụ thể hóa chính sách

4. Đánh giá và cải thiện việc thực hiện chính sách ..................................

- Năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về du lịch: ............................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. - Chất lượng đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch: ............................................ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. - Hạ tầng du lịch (giao thông công cộng, giao thông nông thôn, khu nghỉ dưỡng,....): ............................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

Chân thành cảm ơn sự hợptác của Ông/Bà!

Phụ lục 5

Phụ lục 5.1

Vườn du lịch Mỹ Khánh là một trong những điểm DLST nổi tiếng, được

du khách đến nhiều nhất khi du lịch Cần Thơ, với hình thức "trình diễn" mô

phỏng thực tế và được đầu tư lớn trong thời gian dài, tổ chức các hoạt động vui

chơi giải trí, nhà hàng, cưới hỏi. Một số phòng nghỉ khách sạn có dạng nghỉ tại

nhà dân được hỗ trợ bởi Danida (tổ chức Hợp tác Phát triển Đan Mạch, trực

thuộc Bộ Ngoại giao Đan Mạch) xây dựng có chất lượng mỹ thuật khá tốt. Mỹ

Khánh có quy mô lớn nhất và hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất với đặc thù

các sản phẩm hiện nay, Mỹ Khánh hướng tới khai thác thị trường nội địa rất

thành công.

Vườn Ba Cống và vườn Vàm Xáng: đây là kiểu nhà vườn ĐBSCL điển

hình. Các giống cây ăn trái, phương thức trồng "hữu cơ" an toàn với người sử

dụng và thân thiện với môi trường là nét độc đáo. Các điểm vườn này khai thác

thị trường khách quốc tế và rất thành công.

Vườn cò Bằng Lăng nằm dọc theo bờ sông ở thị trấn Thốt Nốt. Đây là

một sân chim lớn của ĐBSCL với hàng vạn con cò đủ loại: cò trắng, cò xám, cò

đen, cồng cộc. Thu hút du khách đến tham quan vườn cò với cảnh làng quê yên

bình của vùng.

Điểm vườn Sơn Ca (nơi có rượu mận 6 Tia) chủ yếu chỉ kinh doanh vào

dịp lễ Tết. Trước đây, đã từng khai thác du lịch tương đối thành công, nhưng do

đầu tư và định hướng phát triển chưa phù hợp, nên hoạt động gần như dừng.

Cù lao và các cồn lớn trên sông Hậu gồm cồn Ấu, cồn Khương, cồn Sơn

và cù lao Tân Lộc đang khai thác DLST, hấp dẫn du khách và mang những đặc

trưng miệt vườn, sông nước mà các nơi khác không có được. Cù lao Tân Lộc là lớn

nhất (quận Thốt Nốt) có diện tích trên 3.200ha, với nhiều vườn cây ăn trái, nhà cổ

có khả năng khai thác phục vụ du lịch. Cồn Khương đã có cầu kết nối với Thành

phố, có thể phát triển du lịch gắn với đô thị. Cồn Sơn và cồn Ấu là hai cồn nhỏ

nhất, nhưng có tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch. Cồn Sơn có diện tích

khoảng 60ha, địa hình chưa thực sự ổn định với các tuyến rạch hiện có, có thể

phát triển DLST sông nước cộng đồng và một số khu nghỉ dưỡng dạng sông

nước. Cồn Ấu (150ha), là cồn đẹp nhất trong chuỗi các cồn trên sông Hậu với

nét độc đáo của cầu Cần Thơ chạy cắt ngang cồn.

Phụ lục 5.2

Các làng nghề truyền thống: Làng nghề ở Cần Thơ đa dạng, phong phú

và được gìn giữ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hiện có hơn 10 làng nghề truyền

thống với ngành nghề đa dạng, có thể kể đến như: Xóm thúng ven sông (Thới

Thuận, Thốt Nốt); Làng lò đất Bà Rui (Thới Long, Ô Môn); Xóm cơm rượu

(Trung Thạnh, Thốt Nốt); Làng Bánh tráng Thuận Hưng (Thuận Hưng, Thốt

Nốt); Làng hoa Bà Bộ (làng hoa Thới Nhựt ở An Bình, Ninh Kiều); Làng hoa

kiểng Phó Thọ - Bà Bộ (Long Tuyền - Long Hòa, Bình Thủy); Làng Đan lưới

Thơm Rơm (Thuận Hưng, Thốt Nốt); Làng đan lọp Thới Long (Thới Long, Ô

Môn). Hiện nay, trong số các làng nghề trên có 4 làng nghề lâu đời nhất và vẫn

duy trì hoạt động, sẵn sàng chào đón du khách đến tham quan, đó là: Làng Bánh

tráng Thuận Hưng (Thuận Hưng, Thốt Nốt), Làng Đan lưới Thơm Rơm (Thuận

Hưng, Thốt Nốt), Làng đan lọp Thới Long (Thới Long, Ô Môn), Làng hoa Bà

Bộ (làng hoa Thới Nhựt ở An Bình, Ninh Kiều).

Phụ lục 5.3

Bến Ninh Kiều: được quy hoạch là một trong 7 điểm du lịch quốc gia,

tên "Ninh Kiều" gắn với lịch sử kỷ niệm một chiến thắng của nghĩa quân Lam

Sơn do Lê Lợi chỉ huy. Nằm bên phía hữu ngạn sông Hậu, Bến Ninh Kiều ngày

nay có diện tích 7.665 m2, là nơi tập kết của tàu bè vận chuyển các sản vật của

vùng. Bên cạnh cảnh quan đặc thù sông nước của đô thị Cần Thơ, nơi đây còn

hình thành khu tập trung dịch vụ du lịch.

Đình Bình Thủy: trước đây có tên gọi là Long Tuyền, được xây dựng từ

năm 1844, gắn với phong tục truyền thống, lễ hội được duy trì và có sức hấp dẫn

lớn đối với du khách. Đình có giá trị về kiến trúc ở Tây Nam Bộ với những

mảng chạm khắc gỗ có họa tiết tinh tế, sinh động mang đậm nét dân tộc, quy mô

diện tích vào loại lớn nhất trong các đình làng Cần Thơ (trên 4000 m2), được xây

dựng theo hình chữ Nhất, mặt hướng ra sông Bình Thủy.

Chùa Nam Nhã: có vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm, gắn với các hoạt động

sôi nổi của các sĩ phu yêu nước trong phong trào Đông Du, của Đặc ủy Hậu Giang và

Xứ ủy Nam kỳ trong những năm đầu đấu tranh của Cách mạng Việt Nam.

Long Quang cổ tự: đây là một di tích chùa cổ có 50 tượng thờ được

chạm trổ từ cây giáng hương, trong đó có bộ Thập bát la hán. Long Quang cổ tự

được xây dựng từ năm 1824. Hiện nay chùa vẫn thường đón tiếp du khách thập

phương đến tham quan và vào các ngày rằm, lễ lớn thu hút rất đông người dân

và du khách.

Chùa Munir Ansây: đây là ngôi chùa với kiến trúc của người Khmer lớn

và đẹp nhất Cần Thơ, thu hút lượng lớn khách du lịch của Cần Thơ. Chùa nằm

tại số 36 đại lộ Hòa Bình.

Chùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán): thiết kế theo lối kiến trúc của người

Hoa, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa của người Hoa tại Cần Thơ, được

xây dựng năm 1894 - 1896, chùa vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc

độc đáo lúc ban đầu.

Nhà cổ Bình Thủy: được gia đình họ Dương xây dựng vào năm 1870

theo kiến trúc kiểu Pháp cổ độc đáo, có năm gian hai mái, mặt tiền tòa nhà có

nhiều phù điêu đắp nổi, tòa nhà tạo được sự thông thoáng với nền nhà cao hơn

mặt sân 1m, có bốn bậc thang hình cánh cung tao nhã, khoảng sân rộng, trần cao,

nhiều hoa văn trang trí với nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt đơn giản.

Di tích khảo cổ văn hóa Óc Eo: gắn với nền ván hoá Óc Eo trước đây,

được khai thác phục vụ du lịch tham quan nghiên cứu. Di tích này nằm tại Rạch

Bào, Phong Điền.

Thiền Viện Trúc lâm Phương Nam: một trong 2 điểm du lịch khách đến

nhiều nhất khi đến Cần Thơ, gắn với du lịch tâm linh rất cao, là nơi tham quan

của khách du lịch, người dân địa phương và cả vùng. Toạ lạc ở địa điểm gắn với

làng du lịch Mỹ Khánh, Di tích chiến thắng Ông Hào và đô thị sinh thái Phong

Điền, Thiền viện và toàn khu vực trở thành một trọng điểm phát triển du lịch

quan trọng của Cần Thơ.

Phụ lục 5.4

Chợ nổi Cái Răng: hình thành và phát triển hàng trăm năm nay, xuất phát từ

nhu cầu giao thương phong phú các chủng loại hàng hóa. Đây là một trong 4 điểm du

lịch tiêu biểu của Cần Thơ. Chợ nổi Cái Răng thu hút đông đảo du khách trong nước

và quốc tế, được đánh giá cao về trải nghiệm đặc trưng chợ nổi. Năm 2016, văn hoá

chợ nổi Cái Răng được công nhận là văn hoá phi vật thể quốc gia.

Đờn ca tài tử: được hình thành vào cuối thế kỷ thứ XIX và đã được công

nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Cần Thơ vinh dự là 01 trong 21 tỉnh,

thành Nam Bộ được sở hữu di sản. Đây là những tinh hoa, vốn liếng văn hóa

mang bản sắc văn hóa địa phương, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công

chúng, thông qua các cuộc liên hoan đờn ca tài tử, sinh hoạt thực hành đờn ca tài

tử trong các câu lạc bộ, ấp văn hóa, trong các quán ca cổ, trong các đám tiệc…

Lễ hội, văn hoá: Cần Thơ có hệ thống các lễ hội văn hoá - lịch sử theo

phong tục truyền thống của các dân tộc (như Hoa, Khmer). Một số lễ hội có

tiếng nhất của Cần Thơ: Lễ hội đình Bình Thủy vào14-15/12 và 12-14/4 âm lịch;

Lễ hội chùa Ông vào 4 ngày Tết và 4 lễ chính là vía ông Bổn (2/2 âm lịch), vía

Thiên Hậu Thánh Mẫu (23/3 âm lịch), cúng Quan Công (24/6 âm lịch), cúng

Thần Tài (22/7 âm lịch); Lễ Cholchonam Thomay lễ đón năm mới của đồng bào

người Khmer từ 13-15/3 âm lịch; Lễ đưa nước - Okombook vào tháng 10 âm

lịch; Lễ cúng ông bà - Dolta vào tháng 8 âm lịch, được tổ chức tươi vui tại tất cả

các chùa Khmer.

Ẩm thực: hệ thống ẩm thực đa dạng phong phú của các dân tộc Kinh,

Hoa, Khmer, Chăm với các sản phẩm ẩm thực nổi tiếng mang tính truyền thống

của khu vực ĐBSCL được nhiều người biết đến, như: cháo cá lóc rau đắng đồng,

cá lóc nướng trui, canh chua cá linh bông so đũa, chè bưởi Cần Thơ, bánh cống

Cần Thơ, bánh tét lá cẩm, bánh xèo nam bộ, nem nướng Thanh Vân. Gần đây,

rượu mận Sáu Tia, sô cô la của vườn Mười Cương cũng thu hút được nhiều sự

quan tâm của du khách qua các đợt triển lãm trên cả nước.

Phụ lục 6

Phụ lục 6.1

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (giai đoạn 2011 -

2015), đã xác định một số nhiệm vụ giải pháp liên quan đến đất đai (i) Trên cơ

sở công khai quy hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,

quy hoạch xây dựng và các quy hoạch phát triển kinh tế ngành của thành phố,

Ủy ban nhân dân thành phố dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp khuyến

khích để thực hiện đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề cho

các DNNVV có nhu cầu thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời cơ

sở sản xuất gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch ra khỏi nội thành, nội thị;

(ii) Đối với trường hợp DNNVV sử dụng đất ở, đất mua để làm mặt bằng tổ

chức sản xuất kinh doanh: Nếu đất hợp pháp, phù hợp quy hoạch thì được

chuyển mục đích sử dụng để sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp được dùng giá

trị quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng, góp vốn thành lập doanh

nghiệp; (iii) Nhà nước thực hiện cho DNNVV thuê đất, thuê mặt nước ngoài

khu công nghiệp và thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất theo Nghị định

142/2005/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và Nghị

định số 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của

Nghị định số 142/2005/NĐ-CP [73].

Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 2011 - 2015, xác định trợ

giúp tài chính như sau: (i) Thực hiện bảo lãnh tín dụng theo quy định. Thông qua

các chương trình trợ giúp đào tạo, Nhà nước hỗ trợ các DNNVV nâng cao năng

lực xây dựng và thực hiện dự án đầu tư, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng

yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ cho vay; (ii) Nhà nước tài trợ

các chương trình giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV, chú trọng hỗ

trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện

với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát

triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp [73].

Phụ lục 6.2

Các dự án được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư để đầu tư tài sản cố định trong

phạm vi tổng số vốn đầu tư tài sản cố định được duyệt và được các tổ chức tín

dụng cho vay vốn đã đưa vào đầu tư theo hạng mục gói thầu của dự án [76];

Hỗ trợ về đơn giá thuê đất: (i) đối với Dự án đầu tư Khu đô thị DLST

Cồn Ấu và Dự án Khu du dịch Cồn Sơn, tỷ lệ để tính đơn giá cho thuê đất (các

dự án đầu tư du lịch, vui chơi giải trí và thể dục thể thao) một năm tính bằng

0,75% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê của bảng giá các loại đất trên địa

bàn do UBND thành phố ban hành tính từ thời điểm bàn giao đất thuê cho nhà

đầu tư. (ii) Dự án đầu tư Trung tâm hội nghị thành phố và các dự án khách sạn 5

sao, resort tại quận Ninh Kiều, quận Cái Răng, tỷ lệ để tính đơn giá cho thuê đất

một năm tính bằng 1,5% giá đất tại quận Ninh Kiều và 1,3% giá đất tại quận Cái

Răng theo mục đích sử dụng đất thuê của bảng giá các loại đất trên địa bàn do

UBND thành phố ban hành tính từ thời điểm bàn giao đất thuê [76].

Hỗ trợ về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Trung tâm Phát

triển quỹ đất thành phố và Trung tâm Phát triển quỹ đất các quận, huyện là cơ

quan đầu mối có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban

ngành liên quan thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho nhà đầu

tư (chủ đầu tư). Trung tâm Phát triển quỹ đất các cấp tùy theo tính cấp bách của

từng dự án và yêu cầu của nhà đầu tư có hợp đồng cụ thể về kinh phí, thời gian và

trách nhiệm của các bên liên quan theo hợp đồng ký kết [76].

Phụ lục 6.3

Khu du lịch cồn Sơn với quy mô khoảng 74.4ha, được ưu đãi đầu tư theo

Quyết định 07/2014/QĐ-UBND, chia làm các khu chức năng: Khu DLST văn

hoá, khu DLST vườn, khu tái định cư, khu nghỉ dưỡng và khu nhà ở, khu vui

chơi giải trí cao cấp và các khu chức năng khác. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 50

triệu USD, với mục tiêu phát triển tiềm năng du lịch cồn Sơn, hình thành khu vui

chơi giải trí cao cấp kết hợp DLST và nghỉ dưỡng đặc thù sông nước có tầm cỡ

khu vực ĐBSCL [76].

Khu DLST cù lao Tân Lộc (Quận Thốt Nốt) với quy mô khoảng 41 ha,

đầu tư xây dựng khu resort, khu vực homestay, khu nhà hàng ẩm thực, khu vui

chơi giải trí đặc thù của miệt vườn sông nước, khu trải nghiệm văn hóa miệt

vườn, khu sinh hoạt cộng đồng và hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch. Vốn đầu tư

dự kiến khoảng 41 triệu USD, với mục tiêu góp phần khai thác tiềm năng du lịch

của thành phố Cần Thơ, tăng thêm điểm tham quan, đa dạng hóa sản phẩm du

lịch, tạo việc làm cho lao động địa phương và góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh

tế của thành phố.

Khu DLST Phong Điền (huyện Phong Điền) với quy mô khoảng 40ha,

gồm các khu chức năng: Khu DLST vườn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí

cao cấp, khu cắm trại và sinh hoạt tập thể, khu vườn cây ăn trái bốn mùa,.. Vốn

đầu tư dự kiến khoảng 40 triệu USD, với mục tiêu khai thác các lợi thế sông

nước miệt vườn nơi đây thành khu vui chơi giải trí cao cấp kết hợp DLST và

nghỉ dưỡng đặc thù sông nước có tầm cỡ của khu vực ĐBSCL.

Khu du lịch vườn cò Bằng Lăng (quận Thốt Nốt) với quy mô khoảng

5ha, gồm các khu chức năng: Khu vực homestay, khu vườn cò, khu nhà hàng ẩm

thực, khu vui chơi giải trí đặc thù của miệt vườn sông nước, khu trải nghiệm văn

hóa miệt vườn, hệ thống hạ tầng phục vụ. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 5 triệu

USD, với mục tiêu xây dựng điểm tham quan DLST và các loại hình dịch vụ du

lịch kèm theo nhằm phục vụ du khách, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo việc

làm cho lao động địa phương và góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế thành phố.

Chính sách khuyến khích xã hội hóa giảm tiền thuê đất đối với các hoạt

động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, cụ thể gồm: Trung tâm văn hóa ngoài

công lập cấp xã, cơ sở chiếu phim, khu văn hóa đa năng ngoài công lập đáp ứng

tiêu chuẩn như tổ chức nhiều loại hình văn hóa, các dịch vụ văn hóa, thể thao,

thương mại, du lịch, vui chơi giải trí công nghệ cao, phục vụ theo nhu cầu của

các nhóm đối tượng, đặc biệt là trẻ em… Hoặc Sân thể thao (bao gồm: sân điền

kinh, sân bóng đá, sân bóng chuyền, sân cầu lông, sân quần vợt, sân bóng rổ, sân

bóng ném, sân tập, sân vận động, khu liên hợp thể thao), nhà tập luyện thể thao,

Bể bơi, bể nhảy cầu, bể vầy, bể hỗn hợp, câu lạc bộ bơi lội, câu lạc bộ thể thao

dưới nước, Cụm hồ bơi trung tâm thành phố Cần Thơ. Mức giảm được quy định

như sau: (i) Được giảm 100% tiền thuê đất đối với các dự án xã hội hóa thực

hiện tại địa bàn các huyện. (ii) Được giảm 80% tiền thuê đất đối với các dự án xã

hội hóa thực hiện tại địa bàn các quận: Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt.

(iii) Được giảm 40% tiền thuê đất đối với các dự án xã hội hóa thực hiện tại địa

bàn quận Ninh Kiều [82].

Phụ lục 6.4

Tour đường bộ: (i) Chùa Munir Ansay - Di tích lịch sử khám lớn - Bến

Ninh Kiều - Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Ông - Chợ cổ Cần Thơ; (ii) Bến

Ninh Kiều - Chợ nổi Cái Răng - Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam - Làng du

lịch Mỹ Khánh - Vườn du lịch, homestay ở Phong Điền; (iii) Chùa Hội Linh -

Chùa Nam Nhã - Khu tưởng niệm Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa - Đình Bình Thủy -

Vườn trái cây Cồn Sơn.

Tozur đường sông: (i) Bến Ninh Kiều - Chợ nổi Cái Răng - Vườn trái

cây Ba Cống - Nhà cổ Bình Thủy - Đình Bình Thủy; (ii) Bến Ninh Kiều - Chợ

nổi Cái Răng - Vườn du lịch Vàm Xáng - Homestay Mỹ Thuận; (iii) Bến Ninh

Kiều - Chợ nổi Cái Răng - Vườn du lịch Vũ Bình.

Tour trong ngày: (i) Chợ nổi - Làng nghề hủ tiếu; (ii) Chợ nổi - Làng

nghề hủ tiếu - Vườn trái cây; (iii) Chợ nổi - Làng nghề hủ tiếu - Làng du lịch Mỹ

Khánh; (iv) Chợ nổi Cái Răng - Phong Điền - Vườn trái cây - City tour; (v) Chợ

nổi Cái Răng - Phong Điền - Xe đạp làng quê - Vườn trái cây; (vi) Nhà cổ Bình

Thủy - Du lịch cộng đồng Cồn Sơn.

Tour nửa ngày (Buổi sáng): (i) Chợ nổi Cái Răng - Vườn trái cây - Chùa

Ông - Chùa Kh'me; (ii) Chợ nổi Cái Răng - Xe đạp làng quê - Vườn trái cây -

Chùa Ông; (iii) Chợ nổi Phong Điền - Cái Răng - Vườn trái cây.

Tour nửa ngày (Buổi chiều): (i) Văn hóa Chùa, Đình, Nhà cổ Nam Bộ tại

Cần Thơ; (ii) Chùa Ông, Chùa Muniransay - Xe đạp làng quê - Vườn cây ăn trái.

Tour liên kết vùng: (i) Tour Miền Tây (Sa Đéc - Cần Thơ - Cà Mau -

Bạc Liêu - Sóc Trăng (4 ngày)); (ii) Tour Cà Mau - Cần Thơ (3 ngày); (iii) Châu

Đốc - Chùa Bà - Rừng tràm Trà Sư - Hà Tiên - Mũi Nai - Rạch Giá - Cần Thơ -

Chợ nổi Cái Răng - Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (4 ngày).

Tour (2 ngày 1 đêm): Ngày 01: Chợ nổi - Thiền viện Trúc lâm Phương

Nam - Vườn Cacao Mười Cương - Vườn trái cây Vàm Xáng - Cơ sở sản xuất

bánh hỏi Út Dzách - Du thuyền Cần Thơ, Ngày 02: Nhà cổ Bình Thủy - Đình

Bình Thủy.

Tour tham quan chùa Hoa, chùa Khmer, bảo tàng, khám lớn.

Phụ lục 6.5

12 (mười hai) Di tích cấp quốc gia: Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình

Bình Thủy; Di tích lịch sử Cơ Quan Đặc Ủy An Nam Cộng Sản Đảng Hậu

Giang (1929 - 1930); Di tích lịch sử Chùa Nam Nhã; Di tích lịch sử Mộ Nhà Thơ

Phan Văn Trị; Di tích nghệ thuật Chùa Long Quang, Di tích lịch sử Chùa Hội

Linh, Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Ông, Di tích lịch sử Mộ Thủ khoa Bùi

Hữu Nghĩa; Di tích lịch sử Khám Lớn Cần Thơ; Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà

Thờ Họ Dương; Di tích lịch sử Địa Điểm Chuyển Quân, Trạm Quân Y Tiền

Phương và Nơi Cất Giấu Vũ Khí Thuộc Lộ Vòng Cung Cần Thơ Trong Kháng

Chiến Chống Mỹ; Di tích lịch sử Địa Điểm Thành lập Chi Bộ An Nam Cộng Sản

Đảng Cờ Đỏ.

15 (mười lăm) Di tích cấp thành phố: Di tích lịch sử - Văn hóa Chiến

Thắng ông Hào; Di tích lịch sử - Văn hóa Đình Thới An; Di tích lịch sử - Văn

hóa Căn Cứ Ban Chỉ Huy Tổng Tấn Công Và Nổi Dậy Xuân Mậu Thân; Di tích

lịch sử - Văn hóa Chùa PooThi Somrôn; Di tích lịch sử - Văn hóa Địa Điểm

Chiến Thắng của Đội Cảm Tử - Quốc Gia Tự Vệ Cần Thơ Năm 1945 (Trận Lê

Bình); Di tích lịch sử - Văn hóa Đình Thuận Hưng; Di tích lịch sử - Văn hóa

Linh Sơn Cổ Miếu; Di tích lịch sử - Văn hóa Đình Thường Thạnh; Di tích lịch

sử - Văn hóa Hiệp Thiên Cung; Di tích lịch sử - Văn hóa Địa Điểm Chiến Thắng

Ông Đưa 1960; Di tích lịch sử - Văn hóa Nhà Lồng Chợ Cần Thơ; Di tích lịch sử

- Văn hóa Địa Điểm Thành Lập Chi Bộ An Hòa Tại Đền Thờ Hải Thượng Lãn

Ông Lê Hữu Trác; Di tích lịch sử Giàn Gừa; Di tích lịch sử Địa Điểm Chiến

Thắng Của Tiểu Đoàn Tây Đô Tại Rạch Ông Cửu Năm 1968; Di tích lịch sử -

Văn hóa Địa Điểm Khảo Cổ Học Nhơn Thành.

10 (mười) điểm du lịch phổ biến: Chợ nổi Cái Răng, Vườn trái cây,

Vườn cò Bằng Lăng, Bến Ninh Kiều, Chùa Ông, Chợ cổ Cần Thơ, Đình Bình

Thủy, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Nhà cổ

Bình Thủy.

11 (mười một) điểm du lịch tiêu biểu cấp thành phố: Nhà cổ Bình Thủy,

Đình Bình Thủy, khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, vườn trái cây Ba

Cống, Pizza hủ tiếu Sáu Hoài, Homestay Út Hiên, du lịch sinh thái Lê Lộc, vườn

sinh thái Bảo gia trang viên, vườn trái cây Vàm Xáng, khu du lịch Lung Cột

Cầu, vườn sinh thái Giáo Dương.

04 (bốn) điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL: Làng du lịch Mỹ Khánh, Chợ

nổi Cái Răng, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, Bến Ninh Kiều.

Các sự kiện văn hóa du lịch Cần Thơ: Liên hoan ca nhạc, ca cổ; Chương

trình sắc xuân miệt vườn; Hội thi Lân Sư Rồng toàn quốc; Đường hoa nghệ thuật;

Giải đua xe mô tô toàn quốc; Lễ giỗ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa; Lễ hội bánh dân

gian Nam Bộ; Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy; Lễ hội Ok-Om-Bok;

Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ; Hội chợ hàng Việt Nam

chất lượng cao; Hội chợ Vietbuild; Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam; Hội

chợ mua sắm & ẩm thực hàng Thái Lan; Ngày hội vườn trái cây Tân Lộc; Ngày hội

Chợ nổi Cái Răng; Ngày hội sông nước miệt vườn Phong Điền,…

Các món ẩm thực Cần Thơ: Bánh tét lá cẩm, Bánh xèo Cần Thơ, Bánh hỏi

mặt võng, Ốc nướng tiêu, Cá lóc nướng trui, Nem nướng, Lẩu mắm, Vịt nấu chao.

Phụ lục 6.6

Nghị quyết Trung ương 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa

XII) đã đề ra các nội dung về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ

thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, như sau: (i) Rà soát, sắp

xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong của các tổ chức theo nguyên tắc một

tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc; một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu

trách nhiệm chính, gắn với việc tái cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức, viên chức; giảm tỉ lệ người phục vụ, nhất là khối hành chính; (ii)

Tăng cường phân cấp, phân quyền hợp lý giữa cấp trên với cấp dưới, giữa Trung

ương và địa phương; xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực bằng các

quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu

quả; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đề cao trách nhiệm giải trình, xử

lý; (iii) Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng rộng rãi khoa học - công nghệ,

nhất là CNTT phục vụ lãnh đạo, điều hành; tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế.

Thực hiện giao và quản lý chặt chẽ biên chế trên cơ sở phân loại tổ chức, xác

định rõ vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.

Tiến hành tổng kết việc thi tuyển, bổ nhiệm, sử dụng, đánh giá và thực hiện chế

độ, chính sách đãi ngộ phù hợp.

Phụ lục 7

LOGO - SLOGAN DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phụ lục 8

BẢN ĐỒ DU LỊCH CẦN THƠ