17
1 viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CHỐNG SÉT TẠI CÁC TRẠM VIỄN THÔNG (Sửa đổi ngày 12/04/2009) Tác giả: Nguyễn Hữu Huy I/- GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 - Phạm vi áp dụng - Qui trình này chỉ áp dụng đối với công việc bảo dưỡng định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần đối với hệ thống chống sét tại các trạm VT. Các trạm VT ở đây được hiểu là: Các trạm tổng đài ,các trạm vi ba (trạm đầu cuối và trạm khuyếch đại trung gian ), trạm cáp quang,trạm liên hợp thuộc các cấp 1,2,3 của mạng VT Việt nam. - Phạm vi của trạm gồm: Nhà làm việc , nhà đặt thiết bị VT, nhà máy nổ, cột cao. - Hệ thống điện lực tính từ sau trạm biến thế trở vào trạm VT. - Hệ thống cáp điện thoại thì tính từ giá đấu dây MDF trở vào . 1.2 - Các căn cứ Là các văn bản pháp qui của Nhà nước , quốc tế và các ngành liên quan: - TCXD 46-1984: TC chống sét cho các công trình xây dựng – Bộ XD - TCN 68-135:1995:TC chống sét bảo vệ các công trình VT _TCBBĐ - TCN 68-140:1995: TC chống quá áp quá dòng để bảo vệ đương dây và thiết bị thông tin_TCBĐ. - TCN 68-141 :1995 :TC tiếp đất cho các công trình VT _TCBBĐ - TCN 68-167 : 1997 : Thiết bị chống quá áp , quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện –TCBĐ. - QPN 68-017/59 :1998: Chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông - TCN 68-174 :1998 : TC chống sét và tiếp đất cho các công trình VT-TCBĐ - TCN 68-135 :2000 : Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông - IEEE587 , IEC 1024 ,... UL 1449 Edition 2 : Các TC quốc tế về An toàn cho thiết bị chống sét. - CV số 5266 NĐ/VT ngày11/12/1997 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định ‘Biện pháp chống sét cho mạng viễn thông”. - Quy định tạm thời số 637/KTNV ngày 5/3/2001 của Trung tâm viễn thông khu vực 1 về “Đấu nối tiếp đất công tác, đất chống sét, đất bảo vệ - Quy cách và yêu cầu kỹ thuật” cho một trạm viễn thông liên tỉnh.

QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

1

viÔn th«ng th¸i b×nh

QUI TRÌNH KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CHỐNG SÉT TẠI CÁC TRẠM VIỄN THÔNG

(Sửa đổi ngày 12/04/2009) Tác giả: Nguyễn Hữu Huy

I/- GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 - Phạm vi áp dụng

- Qui trình này chỉ áp dụng đối với công việc bảo dưỡng định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần đối với hệ thống chống sét tại các trạm VT. Các trạm VT ở đây được hiểu là: Các trạm tổng đài ,các trạm vi ba (trạm đầu cuối và trạm khuyếch đại trung gian ), trạm cáp quang,trạm liên hợp thuộc các cấp 1,2,3 của mạng VT Việt nam.

- Phạm vi của trạm gồm: Nhà làm việc , nhà đặt thiết bị VT, nhà máy nổ, cột cao.

- Hệ thống điện lực tính từ sau trạm biến thế trở vào trạm VT. - Hệ thống cáp điện thoại thì tính từ giá đấu dây MDF trở vào .

1.2 - Các căn cứ Là các văn bản pháp qui của Nhà nước , quốc tế và các ngành liên quan:

- TCXD 46-1984: TC chống sét cho các công trình xây dựng – Bộ XD - TCN 68-135:1995:TC chống sét bảo vệ các công trình VT _TCBBĐ - TCN 68-140:1995: TC chống quá áp quá dòng để bảo vệ đương dây và

thiết bị thông tin_TCBĐ. - TCN 68-141 :1995 :TC tiếp đất cho các công trình VT _TCBBĐ - TCN 68-167 : 1997 : Thiết bị chống quá áp , quá dòng do ảnh hưởng của

sét và đường dây tải điện –TCBĐ. - QPN 68-017/59 :1998: Chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông - TCN 68-174 :1998 : TC chống sét và tiếp đất cho các công trình VT-TCBĐ - TCN 68-135 :2000 : Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông - IEEE587 , IEC 1024 ,... UL 1449 Edition 2 : Các TC quốc tế về An toàn cho

thiết bị chống sét. - CV số 5266 NĐ/VT ngày11/12/1997 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định ‘Biện pháp chống sét cho mạng viễn thông”. - Quy định tạm thời số 637/KTNV ngày 5/3/2001 của Trung tâm viễn thông khu vực 1 về “Đấu nối tiếp đất công tác, đất chống sét, đất bảo vệ - Quy cách và yêu cầu kỹ thuật” cho một trạm viễn thông liên tỉnh.

Page 2: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

2

II/- QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG 2.1 -Xác định cấp bảo vệ cho công trình xây dựng của trạm : Các công trình xây dựng trong phạm vi trạm VT đều được coi là các công trình Cấp 3 –Theo sự phân cấp trong TCXD 46:1984 Bộ XD . Theo đó qui phạm áp dụng chống sét cho các công trình trên là qui phạm áp dụng cho các công trình Cấp 3. Xác định cấp chống sét cho trạm viễn thông : - Cấp chống sét cho các trạm VT được qui định trong TCN68-135:1995. Theo đó các trạm VT được chia thành 2 cấp chống sét: cấp thông thường và cấp đặc biệt. Cơ sở cho việc xác định cấp chống sét đó là căn cứ vào số ngày dông trung bình trong 1 năm và điện trở suất đất nơi xây dựng trạm VT đó.

a. Cấp đặc biệt: + Các công trình VT có tầm quan trọng đặc biệt, phục vụ thông tin quốc tế, liên tỉnh và các đầu mối trung tâm của tỉnh .

+ Công trình VT đã , hoặc thường xuyên bị sét đánh . + Các công trình nằm trong vùng nguy hiểm, có : Số ngày dông D > 100 ngày / năm Điện trở suất đất > 100 Ω .m b.Cấp thông thường: Các công trình VT còn lại. Từ đó các trạm VT sẽ được áp dụng các tiêu chuẩn, qui phạm tương ứng. - Xác định số ngày dông trung bình trong 1 năm từ bản đồ dông của Tổng cục khí tượng thuỷ văn. Từ đó, tính số lần trung bình sét đánh xuống đất trên một đơn vị diện tích mặt đất ở vùng xây dựng trạm VT, theo công thức : n = nE . D ( lần / km vuông ) với nE = 0,1565 ( lần / km vuông ) D : số ngày dông ở vùng xây dựng ( ngày / năm ) Lưu ý: có thể xác định cấp chống sét theo tiêu chuẩn NFC17-102: 1995. 2.2 - Đối chiếu hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công các hệ thống chống sét của công trình xây dựng nhà trạm, cột cao, tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ...với thực tế. - Tìm hiểu sự thay đổi, bổ sung, vị trí của hệ thống mới. - Đánh giá về hồ sơ thiết kế, hoàn công. Đề xuất, kiến nghị,những điều cần lưu ý. 2.3 - Đo điện trở suất đất để tính toán điện trở suất của đất : + Đo điện trở suất bằng phương pháp 4 điểm Wenner : Sử dụng máy đo Saturn GEO-Xs của hãng ERICO, đấu máy đo theo hình dưới đây :

Page 3: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

3

a a a * đóng 4 cọc trên cùng một đường thẳng , cách đều nhau một khoảng a với độ sâu tối đa là a / 3 * tiếp theo: vặn chuyển mạch về vị trí “ RE 4pole ”, nhấn nút ″ START ” đọc giá trị RE trên mặt hiển thị. * từ đó tính: ρđo = 2π.RE.a với RE là giá trị điện trở chỉ ở trên đồng hồ (Ω), a là khoảng cách giữa các điện cực (m) Phương pháp này phụ thuộc vào độ sâu chôn cọc và khoảng cách a giữa 2 cọc. Bằng cách gia tăng a và chiều sâu chôn cọc có thể đo và kiểm tra tính đồng nhất của đất. Nếu với các trị số a khác nhau mà vẫn có được trị số ρ giống nhau (hoặc gần giống nhau ), điều đó chứng tỏ ở các độ sâu khác nhau đất có thành phần cấu tạo giống nhau. Ngược lại, nếu các trị số ρ khác nhau thì đất có sự phân chia ra làm nhiều lớp có thầnh phần cấu tạo khác nhau. Tương ứng với chiều sâu đo đạc, a được lựa chọn giữa 2m và 30m. + Cuối cùng: ρtt = k.ρđo Với k là hệ số mùa, trung bình lấy k = 1,6 - Tìm hiểu tình trạng sét đánh tại lân cận và khu vực trạm. Số lần sét đánh và thiệt hại cụ thể (rất khó nếu không có trang bị thiết bị đo ghi) - Đánh giá kết quả đo, kết luận cấp chống sét cho trạm . 2.4 - Xác định vùng bảo vệ của kim thu sét đối với công trình được kim thu sét bảo vệ : Công trình có thể có nhiều kim thu sét. Các công trình trong phạm vi trạm VT phải hoàn toàn nằm trong vùng bảo vệ an toàn của các kim thu sét đó. Phạm vi bảo vệ của kim thu sét trong điều kiện bình thường là khoảng không gian mà bên trong công trình xây dựng cần chống sét đánh thẳng được bảo đảm an toàn. Bề mặt của phạm vi bảo vệ có mức độ nhỏ nhất càng tiến vào phía trong mức độ an toàn càng tăng. - Phạm vi bảo vệ của một kim thu sét: là một hình nón gẫy, đỉnh trùng với đỉnh kim, đáy là một hình tròn có bán kính bằng 1,5 lần chiều cao của kim

Saturn GEO-Xs

Comment [DPD1]:

Page 4: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

4

ro =1,5.h Ở độ cao hx bất kỳ, bán kính bảo vệ của kim thu sét là rx được xác định: + Nếu hx/h ≤ 2/3 thì rx =1,5(h –1,25 hx) + Nếu hx/h > 2/3 thì rx = 0,75(h – hx) Nếu đã biết rx , hx thì chiều cao của kim thu sét được xác định: + Nếu hx/rx ≤ 2,67 thì h = ( rx + 1,9hx )/ 1,5 + Nếu hx/rx >2,67 thì h = ( rx +0,75 hx )/ 0,75 - Kim thu sét đặt trên đỉnh cột tháp anten phải có góc bảo vệ α=30° cho các cột cao để bảo đảm an toàn cho bản thân cột tháp và các thiết bị anten đặt trên cột. Các anten lắp trên cột phải nằm trong phạm vi bảo vệ. - Nếu có công trình nào còn chưa nằm trong vùng bảo vệ của các kim thu sét thì phải kiến nghị bổ sung ngay. 2.5 - Kiểm tra vật liệu , qui cách và tình trạng hiện tại của các kim thu sét, các dây dẫn sét : - Kim thu sét có thể bằng thép tròn, thép dẹt , thép ống, thép góc, thép bọc đồng, thép không rỉ. - Tiết diện phần kim loại của đỉnh kim ≥ 100 mm2 ( Φ 12 ) thép dẹt bề dày ≥ 3,5 mm , thép ống thì bề dày thành ống ≥ 3mm - Chiều dài hiệu dụng của kim ≥ 200 mm . Đỉnh kim phải cao hơn đỉnh cột từ 200 mm trở lên. - Kim thu sét có thể mạ kẽm , mạ thiếc hoặc sơn dẫn điện.Tại những nơi dễ bị ăn mòn kim thu sét phải mạ kẽm. - Dây thu sét phải làm bằng đồng , tiết diện dây ≥ 50 mm2 - Kim và dây thu sét phải được lắp đặt chắc chắn. - Dây xuống bằng thép tròn, dẹt tiết diện ≥ 35 mm2 ( Φ7 ), và bề dầy thép dẹt ≥3 mm. Tiết diện ≥50 mm2 (Φ8 ) nếu chỉ có một dây xuống. - Dây xuống phải đi theo đường ngắn nhất, phải căng, thẳng kẹp chắc chắn. - Với cột anten, dây dẫn dòng sét xuống hệ thống tiếp đất có thể làm riêng, nối trực tiếp từ kim thu sét xuống hệ thống tiếp đất bằng một dây đồng trần tiết diện ≥ 50mm2 cho cột có chiều cao từ 60m trở xuống và hai dây đồng trần tiết diện ≥ 50mm2 cho cột có chiều cao trên 60m. Nếu thân cột bằng kim loại, hoặc bằng bê tông cốt thép, cho phép dùng thân cột làm dây dẫn dòng sét từ kim thu sét xuống hệ thống tiếp đất ở chân cột, xong các chỗ giáp nối và mặt bích cột phải hàn nối đoạn cột tại 2 điểm bằng sắt ụ10 để đảm bảo luôn thông về mặt điện khí. Độ bền cơ và độ dẫn điện của các mối hàn, mối nối: Phải được hàn điện,hơi hoặc hàn hoá nhiệt. Chiều dài mối hàn phải ≥ 6 lần đường kính của thanh nối lớn hoặc không được nhỏ hơn 2 lần bề rộng của thanh nối dẹt. Khoảng cách an toàn cho phép trong không khí, đoạn gẫy khúc, uốn cong:

Page 5: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

5

- Các dây tiếp đất tại những chỗ đổi hướng phải đảm bảo độ vòng quy định (góc uốn lớn hơn 135°). Khoảng cách gần nhất tại chỗ uốn cong ≥ 1/10 chiều dài đoạn dây uốn cong đó. - Dây xuống đặt ở vị trí ít người và gia súc qua lại. Khoảng cách từ dây xuống đến mép các cửa ra vào, cửa sổ từ 1,5m đến 5m . - Những vị trí người , gia súc có thể tiếp xúc đoạn dây xuống từ mặt đất đến độ cao 2,5 m phải đặt trong ống cách điện. - Củng cố và sử lý những điểm không đạt yêu cầu. - Đánh giá, kiến nghị , những điều cần lưu ý . 2.6 – Kiểm tra vật liệu , qui cách và tình trạng hiện tại của các hệ thống nối đất:

- Trong phòng thiết bị viễn thông phải có “tấm tiếp đất” bằng đồng mạ thiếc. Các dây tiếp đất của tổng đài, truyền dẫn, giá đấu dây (MDF) phải được kéo trực tiếp từ “tấm tiếp đất “ của phòng máy. Dây dẫn từ tổ tiếp đất tới “tấm tiếp đất” phòng máy phải bọc cách điện, nếu là dây đồng thì tiết diện không nhỏ hơn 100mm². Các điểm đấu nối bằng bulong, ốc vít phải được mạ đồng hoặc kền và phải được vặn chặt. - Bộ phận nối đất chống sét có thể làm bằng đồng hoặc bằng thép .Điện cực bằng thép tròn, thép dẹt, thép góc, thép ống với tiết diện phần kim loại ≥100mm2 (bề dầy thép dẹt, thép góc ≥4mm và bề dầy thép ống ≥3,5mm). Điện cực bằng ống đồng có chiều dầy( 2- 3 )mm, đường kính (25-42)mm - Dây nối các điện cực tiếp đất bằng đồng có tiết diện ≥ 38 mm hoặc thép cán dạng thép dẹt, thép góc hoặc thép ống - Các điện cực và dây nối được chôn ở độ sâu từ 0,5 đến 0,8m so với mặt đất - Độ bền cơ và độ dẫn điện của các mối hàn, mối nối: Phải được hàn điện, hơi, hàn hoá nhiệt, bulon ghép nối nhất thiết phải dùng loại M.10 trở lên và có vòng đệm. Các mối nối phải sạch, không han rỉ. - Khoảng cách an toàn cho phép trong đất: Các hệ thống tiếp đất phải cách xa nhau một khoảng ≥5m. Khoảng cách giữa các điện cực tiếp đất ≥2 lần chiều dài của điện cực. Khoảng cách giữa các dãy điện cực ≥ 0,5 chiều dài của dãy - Kiểm tra tình trạng lớp đất tại chỗ chôn hệ thống nối đất : Nếu lún phải lấp thêm đất ngay. - Kiểm tra việc đấu đẳng thế các hệ thống với nhau bằng Van TEC 100 hoặc bằng các phương pháp sau: + Lưới san bằng điện thế (cách hệ thống tiếp đất ≤ 5m ) : Đào ở độ sâu từ (0,5 - 0,8) m . Lưới làm bằng dây đồng hay dây thép mạ kẽm có đường kính (3-5)mm tạo thành các mắt lưới có kích cỡ 30cm × 30cm hoặc 50cm × 50cm . Các mắt lưới phải được hàn với nhau để tạo thành 1 lưới dẫn điện liên tục. Hàn nối lưới với hệ thống tiếp đất bằng dây đồng trần có tiết diện ≥ 14 mm2, chiều dài dây ≤ 5m .

Page 6: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

6

+ Nối trực tiếp các hệ thống tiếp đất : Bằng cáp đồng hoặc thanh đồng trần có tiết diện ≥ 50 mm2 chôn sâu dưới mặt đất từ (0,5 – 0,7)m .Nếu là cáp đồng nhiều sợi thì đường kính 1 sợi phải ≥ 1 mm . + Nối trực tiếp các cực tiếp đất: Chỉ áp dụng cho trạm VT đang khai thác - Kiểm tra và vệ sinh các hốc đo kiem . - Củng cố và sử lý những điểm không đạt yêu cầu . - Đo điện trở tiếp đất của các hệ thống : Sử dụng máy đo Saturn GEO Xs : Với chức năng sử dụng các kẹp chọn lọc nó cho phép đo điện trở cọc nối đất liên kết mà không cần tách biệt ra khỏi các hệ thống nối đất song song. Sơ đồ đo như sau

......................................4 pole.......

> 20m >20m Khoảng cách giữa các cọc thường lớn hơn 20 m . Khoảng cách này sẽ tốt nhất khi giá trị đo RE không bị dao đông ( thay đổi ) + Vặn chuyển mạch về vị trí “RE 3pole” hoặc “RE 4pole”. Nếu đầu vào các đầu nối E ES S H không đúng thì đèn sẽ chớp + Nhấn nút START. + Đọc giá trị RE. + Phải tiến hành đo 3 lần , rồi lấy giá trị trung bình : REtđ = ( RE1 + RE2 + RE3 ) / 3 * Lần 1 : Đo theo kiểu 1 tia

* Lần 2 : Đo theo kiểu 2 tia * Lần 3 : Đo theo một trong 2 kiểu trên S

a. Kiểu 1 tia : E • • • H 40m 25m

E H S T S 3 ES 0

Comment [DPD2]:

Page 7: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

7

b. Kiểu 2 tia : • S • S a 30m E • ) 29° E • ) 60° 30m •H a •H Chú ý: - Nếu kết quả đo của lần 1 và lần 2 chênh lệch nhau quá 20% , thì thay đổi hướng cắm cọc hoặc kéo dài gấp từ 1,5 đến 2 lần khoảng đo cũ ( vẫn giữ đúng hướng cũ ) . - Để đảm bảo độ chính xác, trị số điện trở suất tại điểm khảo sát O, ta có thể xoay phương hướng của tuyến đo quanh điểm O - Trước khi đo điện trở đất ,chức năng đo điện áp và tần số nhiễu sẽ tự động thực hiện ở từng vị trí của công tắc.Nếu điện áp nhiễu ở mức cao thì phép đo sẽ tự động ngừng. Khi đó phải kiểm tra lại các hệ thống tiếp đất, cũng như ảnh hưởng của việc đấu đẳng thế, (lúc này có thể phải sử dụng van TEC 100 – nếu chưa dùng) + Giá trị điện trở tiếp đất theo tiêu chuẩn qui định : * Điện trở tiếp đất công tác: ≤ 5 Ω * Điện trở tiếp đất bảo vệ: ≤10 Ω với công suất thiết bị điện >50 kW ≤ 4 Ω với công suất thiết bị điện ≤50 kW * Điện trở tiếp đất cột anten: ≤ 10 Ω - Đánh giá kết quả đo đối với các hệ thống tiếp đất. - Vẽ lại (hoặc bổ sung ) sơ đồ các hệ thống tiếp đất làm cơ sở cho các lần sau - Kiến nghị bổ sung (nếu có ) để hoàn thiện các hệ thống tiếp đất đảm bảo về kỹ thuật cũng như đảm bảo các chỉ tiêu về điện trở tiếp đất. 2.7 - Kiểm tra sự liên hệ giữa hệ thống BV chống sét với các bộ phận kim loại không mang điện có sẵn bên trong hoặc bên ngoài công trình :

Các bộ phận kim loại của thiết bị chống sét phải đặt cách xa các vật bằng kim loại của công trình một khoảng ≥1,5 m nếu vật kim loại đó ở độ cao dưới 20m so với mặt đất, và ≥1:10 chiều dài của đoạn dây xuống nếu vật kim loại đó ở độ cao từ 20m trở lên. Đối với các đường ống bằng kim loại đặt nối vào công trình (trên cao hay nằm ở mặt đất ) đều phải nối đất cho ống với điện trở tản dòng điện tần số công nghiệp là ≤ 10 Ω. Xử lý các tồn tại, kiến nghị, những điều cần lưu ý.

Page 8: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

8

2.8 - Kiểm tra hệ thống bảo vệ chống sét lan truyền theo đường cáp anten của các thiết bị vi ba: - Các sợi cáp anten của thiết bị vi ba phải được tiếp đất cho vỏ cáp tại 2 đầu. Kiểm tra các tiếp xúc đó phải tốt .Đảm bảo điện trở tiếp đất không được lớn hơn 10 Ω. Cáp anten phải đi trong lòng cột, cầu cáp phải được che chắn bằng lồng kim loại. - Kiểm tra các thiết bị chống sét trên cáp anten: Các thiết bị đó phải không ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của vi ba. Đồng thời phải đảm bảo các tiêu chuẩn pháp qui, và được lắp đặt đúng qui phạm an toàn. Các thiết bị chống sét đó được lựa chọn phải thoả mãn theo các yêu cầu: + Phải có khả năng chịu dòng xung sét dạng 8/20 µs không nhỏ hơn 5 kA + Thời gian nhạy đáp của thiết bị đối với sóng xung áp có độ dốc 2kV/ns không lớn hơn 5ns. + VSWR cho toàn bộ giải tần làm việc không lớn hơn 1,5 : 1 . + Có suy hao xen vào nhỏ hơn 0,5 dB trong giải tần làm việc . + Có điện dung không lớn hơn 3 pF . + Giải nhiệt độ làm việc rộng từ 0oC đến +60oC + Có trở kháng thích hợp với loại cáp đồng trục được bảo vệ . + Có các loại đầu nối thích hợp trong lắp đặt . + Có tuổi thọ xung cao,với dòng sét 100A dạng 10/1000 µs phải đạt 400 lần .

- Xử lý những khiếm khuyết. Thay thế các bộ chống sét bị hỏng. - Đánh giá, kiến nghị, những điều cần lưu ý.

2.9 - Kiểm tra hệ thống bảo vệ chống sét lan truyền theo đường cáp điện thoại nhập đài : - Cáp nhập đài phải thực hiện tốt việc nối đất dây treo và vỏ kim loại của cáp. - Điện trở tiếp đất vỏ kim loại của cáp : Sử dụng máy Saturn GEO Xs để đo theo tiêu chuẩn của bảng dưới đây :

Diện trở suất của đất , Ωm ≤ 100 101-300 301-500 > 500

điện trở tiếp đất Ω ≤ 20 ≤ 30 ≤ 35 ≤ 45

- Kiểm tra sự tiếp đất bảo vệ cho giá đấu dây MDF. - Các phiến đấu dây trên MDF phải có đầy đủ các bộ chống sét cho tất cả các thuê bao. Các phiến đấu dây phải được tiếp đất bảo vệ tốt. - Kiểm tra sự lựa chọn thiết bị chống sét trên đường dây thuê bao: Thiết bị chống sét trên đường dây thuê bao được lựa chọn phải thoả mãn các yêu cầu sau : + Có điện áp đánh xuyên danh định một chiều giữa mỗi dây a hoặc b với đất nằm trong giải từ 190V đến 276V.

Page 9: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

9

+ Phải chịu được điện áp/dòng phóngđiện xoay chiều tần số 50/60 Hz như sau : 650 V/5 A trong thời gian là 1s 430 V/5 A trong thời gian là 2s. + Phải chịu được dòng xung sét dạng 8/20 µs giữa các dây a hoặc b với đất không nhỏ hơn 5 kA. + Khi sóng xung áp 10/700 µs ở đầu vào giữa các dây a và b với đất là 5 kV hoặc khi xung kép ở đầu vào là 6 kV (sóng 1,2/50 µs )/3 kA (sóng 8/20 µs ) thì điện áp xung ở đầu ra của thiết bị chống sét trên đường dây thuê bao giữa các dây a và b với đất không lớn hơn 100V. + Thời gian nhạy đáp của dụng cụ không lớn hơn 1ns. + Suy hao xen vào của thiết bị trên dường dây thuê bao với tải 600 Ω trong dải (300-3400) Hz không lớn hơn 0,2 dB. + Chênh lệch điện trở giữa 2 dây do thiết bị chống sét sinh ra ≤ 1 Ω. + Phải có khả năng chịu được dòng liên tục trên đường dây đến 110 mA. + Suy hao trở kháng cân bằng do dụng cụ gây ra phải lớn hơn 52 dB . + Phải có nhiều mức bảo vệ khác nhau và phải có khả năng chống quá áp và chống quá dòng. + Phải được chế tạo có điện áp làm việc khác nhau thích hợp trong yêu cầu lắp đặt và bảo vệ. + Làm việc bình thường trong giải nhiệt độ từ 0°C đến 60°C . - Xử lý các khiếm khuyết , dùng thiết bị TLP TESTER đo kiểm tra thiết bị chống sét đã lắp đặt trên MDF, thay thế những thiết bị không đảm bảo . - Đánh giá , kiến nghị , những điều cần lưu ý. 2.10 - Kiểm tra hệ thống bảo vệ chống sét lan truyền theo đường điện lực ( hạ áp AC ): - Kiểm tra việc áp dụng các biện pháp chống sét cho đường điện hạ áp AC: Sử dụng cáp điện lực có lưới che chắn được tiếp đất tốt hoặc chôn ngầm. Lợi dụng các che chắn tự nhiên cho các đường dây hạ áp khi lắp đặt. Lắp đặt các thiết bị chống sét trên các đường điện hạ áp . - Có thể lắp nhiều cấp chống sét tiếp theo ( Sơ cấp –SC và Thứ cấp-TC ) trên đường điện hạ áp . Nhưng trong mọi trường hợp nhất thiết phải lắp thiết bị chống sét tại chỗ đường điện hạ áp chính vào nhà trạm VT. Cấp SC có thể sử dụng loại thiết bị chống sét có hoặc không có lọc .Sau cấp SC có thể lắp thêm một hoặc vài cấp TC . Cấp bảo vệ TC nhất thiết phải chọn loại có lọc L-C, với cuộn dây là không bảo hoà trong mọi điều kiện làm việc. - Kiểm tra việc thực hiện các qui định lắp đặt thiết bị bảo vệ theo mặt bằng cụ thể của từng trạm VT : + Lắp đặt bảo vệ tối thiểu trên đường điện hạ áp vào nhà trạm VT :

Đường điện

hạ áp

Tải yêu cầu bảo vệ cao Tải yêu cầu bảo vệ thông thường

TC

SC

Page 10: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

10

+ Trường hợp đường điện hạ áp vào một nhà chính rồi tiếp tục dẫn sang một nhà phụ khác, với đường điện hạ áp giữa 2 nhà dài hơn 30m :

Đường điện

hạ áp

vào nhà

+ Trạm VT có sử dụng máy nổ, cần kiểm tra độ méo sóng hài với thiết bị kiểm tra chất luợng điện năng Power Quality Analyser Model MI 2192 của Hãng Metrel. Nếu độ méo sóng hài tổng vượt quá 5%, cần liên hệ với nhà sản xuất thiết bị chống sét để có các chỉ dẫn cụ thể. Nếu máy nổ cùng đặt trong nhà trạm VT, cầu dao chuyển điện lưới sang điện máy nổ phải bảo đảm cắt toàn bộ điện lưới , kể cả cắt dây trung tính đề phòng dòng sét lan truyền theo dây trung tính gây quá áp do tăng thế đất của trạm :

Đường điện

hạ áp

Tải yêu cầu bảo vệ cao Tải yêu cầu bảo vệ Cầu dao thông thường Máy nổ Nhà trạm VT

TC

GSC

• • •

Tải yêu cầu bảo vệ cao Tải yêu cầu bảo vệ Nhà chính thông thường

TC

Tải yêu cầu bảo vệ cao Tải yêu cầu bảo vệ Nhà phụ thông thường

TC

SC

SC

Page 11: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

11

+ Đường điện vào ngay nhà trạm VT, đường điện giữa nhà VT và nhà máy nổ dài hơn 30m :

Đường điện

hạ áp

+ Đường điện vào ngay nhà máy nổ , đường điện giữa nhà VT và nhà máy nổ dài hơn 30m :

Đường

điện

hạ áp

- Kiểm tra sự lựa chọn thiết bị cắt sét (bảo vệ SC ) : Thiết bị cắt sét trên đường điện hạ áp AC được lựa chọn phải thoả mãn các yêu cầu sau :

Tải yêu cầu bảo vệ cao Tải yêu cầu bảo vệ Cầu dao thông thường Nhà trạm VT

TC

G

SC

• • •

Máy nổ Nhà máy nổ SC

G

Nhà máy nổ

G SC

• •

Tải yêu cầu bảo vệ cao Tải yêu cầu bảo vệ thông thường Nhà trạm VT

TC

SC

Page 12: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

12

+ Thiết bị được chế tạo theo một trong các môdul bảo vệ sau : “Dây pha-Dây trung tính” và “Dây trung tính- Đất” “Dây pha-Dây trung tính”, “Dây pha-Đất” và “Dây trung tính-Đất” “Dây pha-Dây pha”, “Dây pha-Đất” và “Dây trung tính -Đất” “Dây pha-Đất” và “Dây trung tính-Đất” + Thiết bị phải có điện áp làm việc lớn nhất theo qui định : ( 275-277 )Vrms/AC giữa dây pha và dây trung tính. ( 475-480 )Vrms/AC giữa dây pha và dây pha . + Giải tần làm việc cho phép là 50 Hz + Thời gian nhạy đáp của thiết bị chống sét SC không lớn hơn 1 ns. + Khả năng thoát dòng xung sét dạng 8/20 µs với 12 xung lặp là ≥ 20 kA + Có khả năng làm việc bình thường trong giải nhiệt độ từ 0°C đến 60°C + Có khả năng làm việc bình thường trong giải độ môi trường ( 5-95 )% + Có các hệ thống báo hiệu giám sát trạng thái làm việc của thiết bị CSSC + Dụng cụ có vỏ hộp bọc kín đảm bảo an toàn cho con người khi đến gần. + Các MOV trong các thiết bị chống sét SC phải bảo đảm khả năng hấp thụ năng lượng sét cao , thoả mãn các tiêu chuẩn thiết bị chống quá áp và quá dòng. + Thiết bị cắt sét SC phải luôn trong tình trạng kết nối vào lưới điện và sẵn sáng làm việc trong mọi điều kiện làm việc, ngay cả trong mạng điện có chất lượng điều áp thấp. - Kiểm tra sự lựa chọn thiết bị cắt và lọc sét (bảo vệ TC ): Thiết bị cắt và lọc sét trên đường điện hạ áp AC được lựa chọn phải thoả mãn các yêu cầu sau: + Thiết bị được chế tạo theo một trong các môdul bảo vệ sau : “Dây pha-Dây trung tính” và “Dây trung tính- Đất” “Dây pha-Dây trung tính”, “Dây pha-Đất” và “Dây trung tính-Đất” “Dây pha-Dây pha”, “Dây pha-Đất” và “Dây trung tính -Đất” “Dây pha-Đất” và “Dây trung tính-Đất” + Thiết bị phải có điện áp làm việc lớn nhất theo qui định : (275 -277) Vrms/AC giữa dây pha và dây trung tính. 475 Vrms/AC giữa dây pha và dây pha . + Giải tần làm việc cho phép là 50 Hz + Thời gian nhạy đáp của thiết bị chống sét TC không qui định vì phụ thuộc vào điện cảm của mắt lọc . + Thiết bị chống sét TC phải có lọc . Bộ lọc trong các thiết bị chống sét TC gồm các điện cảm và tụ điện , phải bảo đảm triệt hoàn toàn các đột biến xung và làm suy giảm nhiễu trên các mạch “dây-dây” và “dây-đất” . Cuộn cảm phải bảo đảm không bị bão hoà trong quá trình làm việc + Khả năng thoát dòng xung sét 8/20 µs với 12 xung lặp là ≥ 5 kA + Có khả năng làm việc bình thường trong giải nhiệt độ từ 0°C đến 60°C + Có khả năng làm việc bình thường trong giải độ môi trường (5-95 )% + Có các hệ thống báo hiệu giám sát trạng thái làm việc của thiết bị CSTC + Dụng cụ có vỏ hộp bọc kín đảm bảo an toàn cho con người khi đến gần .

Page 13: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

13

+ Thiết bị chống sét TC phải chọn loại có nhiều mức bảo vệ khác nhau . + Các MOV và SAD trong các thiết bị cắt và lọc sét phải bảo đảm khả năng hấp thụ năng lượng sét cao , thoả mãn TCN 68-167:1997

+ Thiết bị cắt sét SC phải luôn trong tình trạng kết nối vào lưới điện và sẵn sáng làm việc trong mọi điều kiện làm việc, ngay cả trong mạng điện có chất lượng điều áp thấp. - Kiểm tra việc lựa chọn thiết bị chống sét phù hợp với điều kiện cụ thể của trạm VT : + Loại hệ thống điện được sử dụng. + Điện áp danh định (L-N , L-L ) và tần số + Nếu công trình có hệ thống điều áp xấu thì cần phải biết giá trị quá áp tối đa có thể có. + Giá trị dòng tải tối đa tại nơi lắp đặt. Các thông số kỹ thuật của thiết bị bảo vệ cần quan tâm nhất là : - Mức chịu quá điện áp lâu dài và cực đại: Trên 20% mức điện áp danh định. - Điện áp thông qua:Trong giới hạn mà thiết bị được bảo vệ có thể chịu được. TBBV có điện áp thông qua thấp sẽ không phát huy hiệu quả bảo vệ, nếu thiết bị này được nối bằng dây dẫn dài - Khả năng tản xung sét và chế độ bảo vệ:Chịu được các xung sét lập lại.Bảo vệ đa chế độ :L-N , L-E , N-E , L-L . - Hệ thống chỉ thị và tuổi thọ :Cần có chế độ hiiển thị khả năng tản sét còn lại theo phần trăm ( là tốt nhất ). - Các điều kiện vật lý và môi trường. - Kiểm tra việc lắp đặt các bộ cắt –lọc sét phải theo đúng qui phạm của nhà sản xuất và đúng mục đích yêu cầu của trạm . - Đo kiểm tra các phần tử MOV, SAD của các bộ bảo vệ bằng thiết bị đo kiểm tra MGA TESTER . Thay thế và bổ sung những phần tử bị hỏng hoặc đã giảm tuổi thọ . - Kiểm tra việc bảo vệ chống sét cho các phụ tải lẻ : Dây dẫn điện cho đèn trang trí, đèn báo không cũng cần được bảo vệ bằng bộ cắt sét hoặc cầu dao tiếp đất (để nối đất khi có dông sét), kể cả khi điện được cung cấp từ nguồn bên ngoài . Đường điện cho bơm nước ,cho các máy công cụ, barie đóng mở cổng, dàn đèn trang trí...cũng phải được cắt lọc sét để tránh sét có thể truyền lan ngược về trạm . - Đánh giá hệ thống bảo vệ chống sét trên đường điện hạ áp AC . Kiến nghị,những điều cần lưu ý . 2.11 - Kiểm tra hệ thống chống sét cho cáp đồng trục , đường truyền số liệu : - Kiểm tra hệ thống chống sét cho cáp đồng trục: cáp đồng trục nối giữa thiết bị truyền dẫn sang tổng đài , hoặc nối giữa các máy tính trong mạng LAN phải được áp dụng một hoặc đồng thời các biện pháp chống sét bảo vệ như sau

Page 14: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

14

+ Chọn loại cáp với vỏ che chắn ngoài, có trở kháng truyền đạt nhỏ + Thực hiện tiếp đất vỏ che chắn một cách hợp lý. + Lắp thiết bị chống sét trên cáp đồng trục, thiết bị chống sét lắp càng gần thiết bị được bảo vệ càng tốt . + Lắp đặt cáp đồng trục trong vùng được che chắn điện từ trường của dông sét , cáp dài trên 30m phải chôn ngầm hoặc đặt trong máng cáp được tiếp đất tốt . - Kiểm tra sự lựa chọn thiết bị chống sét trên cáp đồng trục: Theo các tiêu chuẩn như đối với thiết bị chống sét trên cáp đồng trục dùng cho anten vi ba đã được nêu trong phần 8 . - Kiểm tra sự lựa chọn thiết bị chống sét trên đường dây truyền số liệu: Thiết bị chống sét trên các đường dây truyền số liệu được lựa chọn phải thoả mãn theo các yêu cầu sau : + Thiết bị phải có điện áp đánh xuyên danh định một chiều giữa dây với đất nằm trong giải từ 9V đến 72V . + Dòng phóng điện xung dạng 8/20 µs giữa dây với đất là ≥ 5 kA. + Suy hao xen vào điển hình trên tải 600 Ω ở giải tần số làm việc là ≤ 3dB + Khi điện áp xung đầu vào dạng 10/700 µs là 5kV thì điện áp đầu ra cho phép thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí lắp đặt loại dụng cụ bảo vệ từ 12V đến 76 V . + Công suất đỉnh đối với các diôd Zener bảo vệ ở cấp thứ hai trong thiết bị chống sét trên đường dây truyền số liệu với sóng xung dạng 10/1000 µs cho phép đến 1500 W . + Có dòng rò càng nhỏ càng tốt , trong mọi trường hợp luôn ≤ 100 µA . + Phải có nhiều mức bảo vệ khác nhau, và có khả năng chống quá áp hoặc chống quá dòng . + Phải được chế tạo có điện áp làm việc khác nhau thích hợp trong yêu cầu lắp đặt và bảo vệ . + Phải làm việc bình thường trong giải nhiệt độ từ 0°C đến 60°C. - Kiểm tra việc lắp đặt các thiết bị chống sét trên cáp đồng trục và trên đường truyền số liệu theo qui phạm lắp đặt. - Đo kiểm tra, thay thế nhũng thiết bị đã bị hỏng. - Đánh giá, kiến nghị, những điều cần lưu ý. 2.12 - Kiểm tra hệ thống dây tiếp đất trong nhà trạm: Mỗi nhà trạm VT phải có một mạng liên kết chung và được nối tới mạng tiếp đất của khu vực nhà trạm thông qua tấm tiếp đất chung. Tấm tiếp đất chung là một trang bị nhằm mục đích san bằng điện thế đất cho từng phòng, từng tầng hoặc hoàn toàn toà nhà. - Kiểm tra vị trí, qui cách, an toàn của các tấm đấu đất chung: Mỗi nhà trạm VT được trang bị một hoặc vài tấm tiếp đất chung, tấm tiếp đất chung phải bảo đảm những điều kiện sau: + Đặt gần nguồn cung cấp xoay chiều và các đường vào của cáp VT (càng gần càng tốt ) . + Nối trực tiếp đến các bộ phận sau:

Page 15: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

15

Mạng tiếp đất của nhà trạm VT thông qua đường cáp dẫn. Đường dẫn bảo vệ Vỏ kim loại của tất cả cáp nhập đài Mạng liên kết chung ( CBN ) Cực dương của nguồn một chiều Mỗi đầu dây đất của các bộ phận nêu trên phải được nối ở từng vị trí riêng trên tấm tiếp đất chung. Tấm tiếp đất chung được làm bằng đồng điện phân. Hai đầu tấm khoan 2 lỗ để thông qua quả đệm cách điện và giá đỡ cố định vào tường nhà . Bề mặt tấm đồng có thể để trần hoặc mạ nikel, song phải nhẵn bóng và không có vết xước sâu quá 1mm. Quả đệm cách điện phải có độ bền cách điện đến 2700 V. Tốt nhất là làm bằng sợi thuỷ tinh cách điện hoặc bằng bakelit. Tấm đồng thường có kích thước như sau : + Dày : 6 , 8, 10 mm + Rộng :50 , 80 , hoặc 100 mm + Dài :400 , 450 , hoặc500 mm + Lỗ khoan : Φ 12 đồng loạt . - Kiểm tra vị trí, qui cách, đường đi, khoảng cách, đầu cốt của dây tiếp đất: Trong nhà trạm VT các thiết bị cần được tiếp đất là : Các thiết bị VT, máy tính, thiết bị cấp nguồn, các khung giá máy, giá phối tuyến, máy phát, điện... - Kiểm tra vị trí đấu nối dây tiếp đất tại các thiết bị, khung giá được bảo vệ. Các dây tiếp đất phải đi theo đường ngắn nhất, phải căng, thẳng. Các đầu cốt phải được kẹp chặt, không han rỉ. Các bulon phải được xiết chặt . - Kiểm tra kích cỡ của dây dẫn liên kết theo tiêu chuẩn :

TT Tên dây dẫn liên kết Tiết diện tối thiểu

( mm2 ) 1

2

3

4

5

6

7

Dây dẫn liên kết vỏ kim loại của cáp thuê bao

(chôn)

Dây dẫn liên kết vỏ kim loại của cáp thuê bao

(treo )

Dây dẫn liên kết cho các bộ bảo vệ thuê bao trên

giá phối tuyến MDF

Dây dẫn liên kết cho thiết bị bảo vệ nguồn 220V (

thiết bị bảo vệ Sơ cấp )

Dây dẫn liên kết cho nguồn ắc qui

Dây dẫn liên kết cho phần kim loại khung giá bộ

nắn

Dây dẫn liên kết cho phần khung giá bộ đổi điện

14

14

14

100(L>50m)

14

100-300

14

Page 16: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

16

8

9

10

Dây dẫn liên kết cho các phần kim loại khung giá

tổng đài

Dây dẫn liên kết cho các phần kim loại khung giá

MDF

Dây dẫn liên kết cho các giá đỡ cáp

14

14

14

- Kiểm tra việc nối đẳng thế để thành hệ thống tiếp đất duy nhất của nhà trạm viễn thông. Đối với các trạm trên các núi cao thì cần phải thực hiện đẳng áp từng nhà.Tại mỗi nhà phải đặt các đai san bằng điện áp bao quanh từng nhà.Các dây xuống phải nối với đai san bằng điện áp và tất cả các bộ phận bằng kim loại kể cả các bộ phận kim loại không mang điện của các thiết bị , máy móc có ở từng nhà cũng phải được nối với đai san bằng điện áp bằng dây nối. Đai san bằng điện áp được làm bằng dải kim loại có tiết diện ≥ 100mm2 hoặc dây đồng có tiết diện ≥ 16mm2. - Kiểm tra hệ thống đóng ngắt , bảo vệ nguồn cung cấp như các cầu chì, cầu dao ,aptômat...

- Xử lý và thay thế những chỗ chưa đạt yêu cầu , giảm chất lượng . - Đánh giá hệ thống dây tiếp đất trong nhà trạm VT . Kiến nghị , những điều cần lưu ý .

2.13 - Kiểm tra việc trang bị các thiết bị an toàn ,phòng chống cháy nổ cho trạm : - Trạm VT phải có đầy đủ các nội qui an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. - Trạm VT phải được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, phương tiện phòng chống cháy nổ và có hướng dẫn sử dụng chi tiết cụ thể. Đồng thời có phương án cứu chữa khi sảy ra cháy nổ. - Xăng dầu, vật liệu và các chất cháy nổ phải để đúng nơi qui định,có biển báo . - Kiểm tra và loại bỏ các thiết bị, phương tiện hư hỏng hoặc giảm chấ lượng.

- Đánh giá, kiến nghị, những điều cần lưu ý.

2.14 - Tổng hợp , hoàn chỉnh biên bản kiểm tra và bảo dưỡng : - Mô tả tỉ mỉ, chi tiết mọi đặc điểm của trạm VT trên mọi góc độ như : Mặt bằng; các hệ thống thu sét và dẫn sét, các hệ thống nối đất, mạng liên kết đẳng thế; tình trạng hiện tại của các hệ thống cáp đồng trục, cáp nhập đài, đường điện hạ áp AC, mạng tiếp đất trong nhà trạm ... - Ghi nhận đầy đủ kết quả kiểm tra, đo đạc xử lý, thay thế . - Các kiến nghị ,đề xuất biện pháp tiếp theo .

Page 17: QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B O D NG H TH NG CH NG SÉT T I CÁC ... · viÔn th«ng th¸i b×nh QUI TRÌNH KI˚´M TRA VÀ B˚¢O Dfl ˚àNG H˚˘ TH˚—NG CH˚—NG SÉT T˚€I

17

III/- TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ BẢO DƯỠNG 3.1 - Trang bị về nhân lực 3.2 - Thiết bị đo và dụng cụ DANH MỤC THIẾT BỊ ĐO

TT TÊN THIẾT BỊ XUẤT XỨ SL ĐƠN GIÁ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

.

MGA Tester

TLP Tester

Saturn GEO Xs

Multimeter

Power Quality Analyser MI 2192

Kew AC/DC Clamp Meters

TOOL Kit

CADWELD Maxi Kit

Máy hàn điện

Thiết bị chống sét dự phòng

( các loại )

Erico – Australia

Erico – Australia

Erico – Australia

Fluke_ USA

Metrel- Slovenia

Kyoritsu_ Japan

Erico – Australia

Erico – Australia

Lioa – Việt nam

1

1

1

1

1

1

1

1

1

QMC Ltd cung cấp