62
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM VF4

QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM VF4

Page 2: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Với tinh thần tiết kiệm, Báo cáo Thường niên (BCTN) 2008 được thiết kế đơn giản hơn, sáng tạo hơn nhưng vẫn đảm bảo được thể hiện đầy đủ thông tin về hoạt động của Quỹ trong năm 2008 và những thông tin tài chính liên quan. Tổng chi phí dự kiến dành cho việc thiết kế, in ấn Báo cáo này đã được cắt giảm đáng kể.

Kính thưa Quý nhà đầu tư,

Năm 2008, sự kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ các nước Châu Mỹ lan tỏa đến Châu Âu, châu Úc, Châu Á và cả các nước Đông Nam Á khiến nền kinh tế các nước này bị ảnh hưởng trầm trọng.

Trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các công ty đều tìm mọi cách để giảm thiểu tối đa các chi phí hoạt động để bảo toàn sự tồn tại.

Trước bối cảnh trên, công ty VFM đã luôn tìm mọi cách để cắt hoặc giảm thiểu các chi phí hoạt động của Quỹ mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất trong các hoạt động.

Với tinh thần tiết kiệm, Báo cáo Thường niên (BCTN) 2008 được thiết kế đơn giản hơn, sáng tạo hơn nhưng vẫn đảm bảo được thể hiện đầy đủ thông tin về hoạt động của Quỹ trong năm 2008 và những thông tin tài chính liên quan. Tổng chi phí dự kiến dành cho việc thiết kế, in ấn Báo cáo này đã được cắt giảm đáng kể.

Việc thể hiện nội dung Báo cáo được trình bày theo hai hình thức:

Cuốn Báo cáo bao gồm các thông tin tóm tắt liên quan đến hoạt động của Quỹ như tình hình giải ngân, thanh hoán, kết quả hoạt động của Quỹ trong năm 2008 và bản tóm tắt phần báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Báo cáo được thể hiện đầy đủ nội dung các thông tin trên trong đĩa VCD được đính kèm theo cuốn Báo cáo và được đăng tại trang web của công ty .

Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Quý nhà đầu tư cũng như những góp ý xây dựng của Quý vị để hoạt động chăm sóc nhà đầu tư của chúng tôi ngày càng được hoàn thiện hơn nữa.

Kính chúc Quý nhà đầu tư năm mới an khang, thịnh vượng.

Thư gửi Nhà đầu tư

Page 3: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

NộI DuNG

Chữ viết tắt 2Điểm tài chính nổi bật 3Phát biểu của Chủ tịch Ban đại diện Quỹ đầu tư VF4 4Phát biểu của Chủ tịch Hội Đồng Quản trị / Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ 5

TìNH HìNH HOạT độNG Của Quỹ 6Báo cáo NAV 8Danh mục đầu tư 9Tình hình giải ngân 10Tình hình thanh hoán 12Kết quả hoạt động 14Danh mục đầu tư điển hình 16

HOạT độNG Của BaN đạI DIệN Quỹ 24

Giới thiệu Ban Đại diện Quỹ 26Các hoạt động của Ban Đại diện Quỹ trong năm 2008 28

CôNG Ty QuảN lý Quỹ VIeTFuND MaNaGeMeNT (VFM) 30Giới thiệu chung 32Văn hóa công ty VFM 33Sản phẩm & Dịch vụ 34Quản trị doanh nghiệp 35Quản trị rủi ro 36Hoạt động chăm sóc nhà đầu tư 37

BÁO CÁO TàI CHíNH 38

Page 4: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

2 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

CHữ VIếT TắT

VN-Index

HASTC-Index

ccq

Công ty CP

Công ty VFM, Công ty Quản lý Quỹ VFM

DNNN

HĐQT

NAV

QI/08

Quỹ đầu tư VF1

Quỹ VF2

Quỹ đầu tư VF4

SGDCK Tp.HCM

Tp. HCM

TTCK

TMCP

TTGDCK Hà Nội

Chỉ số VN-Index

Chỉ số HASTC-Index

Chứng chỉ quỹ

Công ty Cổ phần

Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam

Doanh nghiệp nhà nước

Hội đồng quản trị

Giá trị tài sản ròng

Quý I/2008

Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam

Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam

Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Thị trường chứng khoán

Thương mại cổ phần

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

Page 5: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

2008 (*) 3 tháng 6 tháng 9 tháng

Quy mô quỹ (tỷ đồng) 806,5

NAV (tỷ đồng) 687,7

NAV/ccq (đồng) 8.527

NAV cao nhất 52-tuần (đồng) 10.937

NAV thấp nhất 52-tuần (đồng) 8.193

Chi phí/NAV bình quân (%) 1,9

Vòng quay vốn đầu tư (%) 38,5

Tăng trưởng trong kỳ (%) (17,4) (14,5) (7,3) (13,0)

VN-Index (66,0) (30,9) (21,0) (38,9)

HASTC-Index (67,5) (29,2) (6,7) (42,1)

Tăng trưởng lũy kế từ khi hoạt động (%) (14,7)

VN-Index (53,5)

HASTC-Index (54,8)

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 3

đIểM TàI CHíNH NổI BậT

(*) Do thời gian hoạt động của Quỹ đầu tư VF4 không đủ 12 tháng (Quỹ bắt đầu đi vào hoạt động ngày 28/02/2008) nên tăng trưởng một năm là tăng trưởng bình quân năm của 10 tháng hoạt động.

Page 6: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Đến hết năm 2008, Quỹ đầu tư VF4 đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, điển hình là giá trị NAV của Quỹ vào ngày 31/12/2008 chỉ giảm xấp xỉ 14,7%, trong khi so với cùng kỳ VN-Index giảm 53,5% HASTC-Index giảm 54,8%. Tuy nhiên, quan trọng nhất là hiện nay Quỹ đầu tư VF4 đang sở hữu một danh mục đầu tư hiệu quả bao gồm cổ phiếu của những doanh nghiệp hàng đầu và mang tính chiến lược hướng tới mục tiêu tăng trưởng NAV, tạo lợi nhuận cao, bền vững và lâu dài.

PHÁT BIểu Của CHủ TịCH BaN đạI DIệNQuỹ đầu TƯ VF4Kính thưa Quý nhà đầu tư,

Đại diện cho Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4), tôi xin được phép mở đầu bằng lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Quý Nhà đầu tư, tất cả thành viên Ban Đại diện Quỹ, các đối tác và cơ quan hữu quan đã có những hỗ trợ tích cực cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ đầu tư VF4 trong năm 2008 vừa qua.

Quỹ đầu tư VF4 đã chính thức hoạt động vào ngày 28 tháng 02 năm 2008 với tổng số vốn huy động đuợc là 806,46 tỷ đồng. Dự kiến trong thời gian đầu đi vào hoạt động, Quỹ đầu tư VF4 chủ yếu giải ngân nguồn vốn huy động theo danh mục đầu tư đã được xây dựng trong quá trình huy động vốn. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế năm 2008 khó khăn và cùng với sự đi xuống của thị trường chứng khoán, Quỹ đầu tư VF4 đã nỗ lực điều chỉnh các mục tiêu đầu tư, xây dựng cơ cấu danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro và đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài. Bên cạnh đó, chúng tôi tăng cường tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, cập nhật thông tin đầy đủ về tình hình của Quỹ đến nhà đầu tư và nắm bắt những yêu cầu, góp ý của nhà đầu tư để có thể điều chỉnh kịp thời các quyết định sao cho quỹ hoạt động hiệu quả nhất. Vì vậy, đến hết năm 2008, Quỹ đầu tư VF4 đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, điển hình là giá trị NAV của Quỹ vào ngày 31/12/2008 chỉ giảm xấp xỉ 14,7%, trong khi so với cùng kỳ VN-Index giảm 53,5% HASTC-Index giảm 54,8%. Tuy nhiên, quan trọng nhất là hiện nay Quỹ đầu tư VF4 đang sở hữu một danh mục đầu tư hiệu quả bao gồm cổ phiếu của những doanh nghiệp hàng đầu và mang tính chiến lược hướng tới mục tiêu tăng trưởng NAV, tạo lợi nhuận cao, bền vững và lâu dài.

Sang năm 2009, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng được dự báo sẽ có những khó khăn và

thách thức mới. Tình hình lạm phát đang giảm dần và nền kinh tế vẫn tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2009 sẽ tạo cơ hội cho Quỹ đầu tư VF4 đẩy mạnh kiện toàn danh mục theo tiêu chí và mục tiêu đầu tư ban đầu. Ý thức được những thách thức và cơ hội mới, Ban Đại diện Quỹ đầu tư VF4 và Ban điều hành Công ty VFM càng chú trọng hơn nữa mục tiêu phát triển và định hướng chiến lược cho hoạt động đầu tư, đồng thời tiếp tục phát huy việc nhận định thị trường để có bước phát triển tích cực hơn nữa nhằm đảm bảo việc hoàn thành các kế hoạch đặt ra cho năm 2009.

Thay mặt Ban Đại diện Quỹ, tôi xin trân trọng cảm ơn sự tin tưởng, tín nhiệm và ủng hộ của Quý nhà đầu tư, Quý đối tác đầu tư, cảm ơn những nỗ lực của tập thể Ban điều hành và nhân viên Công ty VFM cùng sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Tài Chính, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM cùng các cơ quan chức năng để có được sự thành công của Quỹ đầu tư VF4 ngày hôm nay.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn quý vị.

Trân trọng,

Đặng Thái Nguyên

Chủ tịch Ban Đại diện

Page 7: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

PHÁT BIểu Của CHủ TịCH HộI đồNG QuảN Trị /TổNG GIÁM đốC CôNG Ty QuảN lý Quỹ Kính thưa Quý nhà đầu tư,

Năm 2008 được nhìn nhận là một năm mà tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo những xu hướng trái chiều. Cuộc khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng sang hầu hết các nước trên thế giới, không loại trừ Việt Nam. Vì vậy, đối với một thị trường chứng khoán non trẻ như Việt Nam thì cơn sóng tài chính năm 2008 thật sự đã đánh bật sự tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt thời gian qua của thị trường chứng khoán; và gây suy giảm nặng nề đến toàn thị trường.

Trong năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào cơn suy thoái của nền kinh tế nói chung khi VN-Index và HASTC-Index cùng lần lượt giảm 66,0% và 67,5% so với đầu năm 2008. Tuy nhiên, cùng với Ban Đại diện Quỹ, Công ty Quản lý Quỹ VFM đã nỗ lực dẫn dắt Quỹ đầu tư VF4 vượt qua giai đoạn khó khăn bằng việc quản lý hiệu quả giá trị tài sản ròng của Quỹ đầu tư VF4 giảm sút ở mức thấp nhất. Trong giai đoạn thị trường tuột dốc không phanh, VN-Index tiếp tục dò đáy mới, Công ty Quản lý Quỹ VFM đã nắm bắt kịp thời những cơ hội đầu tư tốt và nhiều tiềm năng để chờ đón sự hồi phục của thị trường.

Mặc dù năm 2008 trôi qua đầy thử thách và chông gai đối với toàn thị trường và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung, nhưng Công ty VFM lại nhận thấy sự thành công trong việc nâng cao, tăng cường các công tác quản lý rủi ro hiệu quả, cơ sở hạ tầng cùng với hoạch định chiến lược đầu tư sắc bén phù hợp với tiêu chí đã đề ra và chuyên nghiệp trong việc quản lý tài sản. Đồng thời chúng tôi cũng nâng cao các công tác xây dựng chặt chẽ quan hệ nhà đầu tư và đối tác, và đã thực sự trở thành cầu nối hiệu quả trong việc cung cấp thông tin đến nhà đầu tư một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn khi trang bị và nâng cấp các hệ thống thông tin truyền thông.

Như vậy, năm 2009 tiếp tục là một năm có nhiều thách thức hơn trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước cũng như đối với hoạt động tài chính của Quỹ đầu tư VF4. Cùng nắm bắt những tín hiệu tốt từ sự hỗ trợ tích cực của chính phủ trong việc kích cầu thúc đẩy nền kinh tế, chúng tôi luôn tự tin và nỗ lực phát huy những nền tảng giá trị vững chắc của Quỹ đầu tư VF4 trong giai đoạn khủng hoảng, đẩy mạnh kiện toàn danh mục theo tiêu chí và mục tiêu đề ra ban đầu để đón đầu những cơ hội đầu tư khi thị trường có hướng chuyển biến tốt. Đồng thời, Công ty VFM vẫn tiếp tục đặt trọng tâm dịch vụ chăm sóc nhà đầu tư lên hàng đầu trong năm 2009.

Thay mặt cho Công ty Quản lý Quỹ VFM, tôi chân thành gửi đến lời cảm ơn và lòng biết ơn đối với sự tín nhiệm của Quý nhà đầu tư, các cơ quan, đối tác trong cộng đồng đầu tư trong suốt thời gian qua. Công ty VFM luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ, cộng tác, đóng góp ý kiến quý báu và tiếp tục tin tưởng vào công ty chúng tôi.

Trân trọng,

Trần Thanh Tân

Chủ tịch Hội đồng Quản trị/ Tổng Giám đốc.

Năm 2009 tiếp tục là một năm có nhiều thách thức hơn trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước cũng như đối với hoạt động tài chính của Quỹ đầu tư VF4. Cùng nắm bắt những tín hiệu tốt từ sự hỗ trợ tích cực của chính phủ trong việc kích cầu thúc đẩy nền kinh tế, chúng tôi luôn tự tin và nỗ lực phát huy những nền tảng giá trị vững chắc của Quỹ đầu tư VF4 trong giai đoạn khủng hoảng, đẩy mạnh kiện toàn danh mục theo tiêu chí và mục tiêu đề ra ban đầu để đón đầu những cơ hội đầu tư khi thị trường có hướng chuyển biến tốt.

Page 8: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Page 9: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

TìNH HìNH HOạT độNG Của Quỹ

Page 10: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

VN-IndexHASTC-Index

NAV VF4

VN-IndexHASTC-Index

Đơn vị: %

8 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

TăNG TrƯởNG lũy kế Từ kHI HOạT độNG (28/02/2008 = 100)

CHÊNH lệCH GIữa TăNG TrƯởNG NaV Và TăNG TrƯởNG INDex – lũy kế Từ kHI HOạT độNG

Sau 10 tháng đi vào hoạt động, tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của Quỹ đầu tư VF4 tại ngày 31/12/2008 đạt 687,7 tỷ đồng, tương ứng 8.527 đồng/chứng chỉ quỹ, chiết khấu 118,8 tỷ đồng so với tổng vốn huy động, tương đương mức giảm 14,7%. Mức giảm này chỉ tương ứng khoảng trên 25% mức giảm của VN-Index và HASTC-Index trong cùng kỳ nhờ vào chiến lược giải ngân thận trọng trong tình hình biến động nhanh và phức tạp của thị trường chứng khoán Việt Nam đặt trong bối cảnh ảnh hưởng chung của thị trường chứng khoán thế giới.

Vào 2 đợt giảm sâu của thị trường trong tháng 06/2008 và tháng 12/2008, chênh lệch giữa mức sụt giảm NAV và sụt giảm Index ở cả hai sàn khá lớn, tương đương 40%-45%. Khi thị trường đảo chiều tăng lại trong tháng

08/2008, giúp NAV tăng trưởng 9,1% lũy kế từ khi hoạt động, khoảng cách giữa tăng trưởng NAV và sụt giảm Index lũy kế từ khi hoạt động xoay quanh mức 30%.

Với cơ cấu phân bổ tài sản tương đối cân bằng giữa tỷ trọng cổ phiếu và tiền mặt, duy trì ở quanh mức 50:50, sự thay đổi (tăng/giảm) của NAV của Quỹ đầu tư VF4 ổn định hơn so với thị trường. Đó là lý do NAV của Quỹ đầu tư VF4 luôn giảm ít hơn mức sụt giảm của Index ở cả hai sàn từ 14%-50% tại các mốc so sánh 30/09/2008 (3 tháng), 30/06/2008 (6 tháng), 31/03/2008 (9 tháng), 31/01/2008 (bình quân năm), và 28/02/2008 (lũy kế từ khi hoạt động). Tuy nhiên, mối tương quan giữa NAV và Index ngày càng lớn hơn khi tỷ lệ giải ngân càng cao.

BÁO CÁO NaV

Page 11: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cổ phiếu chưa niêm yết

Cổ phiếu niêm yết

Tiền mặt - Tài sản khác

4,4

45,3

50,3

Đơn vị: % NAV

Vật liệu - Khai khoáng

Thực phẩm - Nước giải khát

Bán lẻ

Ngân hàng

Năng lượng

Dược phẩm

Cơ sở hạ tầng - Bất động sản

Tiện ích công cộng

Vận tải

Tiền mặt - Tài sản khác

7,9

10,6

50,3

4,2

4,7

5,8

5,8

3,93,43,4

Đơn vị: % NAV

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 9

Danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư VF4 đến cuối năm 2008 bao gồm 14 khoản đầu tư, tập trung vào 9 nhóm ngành, trong đó 3 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong NAV (chiếm 24,2% NAV và 48,8% tổng giá trị đầu tư) bao gồm:

Vật liệu - Khai khoáng (10,6%),

Thực phẩm - Nước giải khát (7,9%),

Bán lẻ (5,8%).

PHâN Bổ TàI sảN

DaNH MụC đầu TƯ

Cơ cấu phân bổ tài sản của Quỹ đầu tư VF4 tại ngày 31/12/2008 tương đối cân bằng giữa tỷ trọng cổ phiếu và tiền mặt, duy trì ở quanh mức 50:50, tạo sự linh hoạt cho danh mục và sẵn sàng cho các cơ hội đầu tư của thị trường.

Các khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết giữ vai trò chủ đạo hơn so với cổ phiếu chưa niêm yết, 45,3% so với 4,4%, tương ứng. Từ khi Quỹ đầu tư VF4 ra đời đến nay, tiến trình cổ phần hóa của các Tổng công ty, doanh

nghiệp lớn bị trì hoãn so với kế hoạch, gần như không có đợt phát hành nào của các doanh nghiệp lớn, tổng công ty ngoại trừ Vietinbank… Tuy nhiên, Quỹ đầu tư VF4 đã năng động chuyển hướng đầu tư vào các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam đã cổ phần hóa và niêm yết theo đúng định hướng và tiêu chí đầu tư dựa vào giá trị đã nêu trong Bản cáo bạch của Quỹ.

Cơ Cấu DaNH MụC

Page 12: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

QI (**) QII QIII QIV 2008Tổng vốn huy động

802,3 806,5

200,3

308,6

138,3155,0

(**) Do mới bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối tháng 02/2008 nên số liệu trong QI/2008 chỉ bao gồm tháng 03/2008.

Đơn vị: tỷ đồng

10 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

Quy Mô GIảI NGâN

Giá trị giải ngân lũy kế từ khi hoạt động đạt 802,3 tỷ đồng, tương đương 99,5% tổng vốn huy động.

Giải ngân trong tháng 03/2008, tức một tháng sau khi Quỹ đầu tư VF4 đi vào hoạt động, đạt 19,3% tổng giá trị giải ngân lũy kế.

Trong QII/2008, khi bức tranh về tình hình kinh tế vĩ mô chưa thực sự rõ ràng và thị trường chứng khoán Việt Nam biến động phức tạp, Index tiếp tục giảm mạnh và thiết lập mức đáy thứ nhất vào tháng 06/2008 (VN-Index đạt 366,02 điểm, HASTC-Index đạt 107,76 điểm), Quỹ đầu tư VF4 tiến hành giải ngân cẩn trọng với giá trị đầu tư chiếm 17,2% tổng giải ngân năm 2008.

Giá trị giải ngân trong QIII/2008 chiếm 38,5% tổng giá trị giải ngân lũy kế, trong đó Quỹ đầu tư VF4 thực hiện giải ngân mới vào cổ phiếu ngành Thực phẩm - Nước giải khát, vốn là cổ phiếu phòng thủ do tính chất ngành nghề ít bị ảnh hưởng mạnh bởi sự suy thoái của nền kinh tế.

Với giá trị giải ngân trong QIV/2008 bằng 1/4 tổng giá trị giải ngân lũy kế, Quỹ đầu tư VF4 thực hiện giải ngân lại vào ngành Ngân hàng và ngành Cơ sở hạ tầng & Bất động sản, là những ngành có khả năng phục hồi nhanh sau khi nền kinh tế phục hồi.

TìNH HìNH GIảI NGâN

Page 13: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

4,0

96,0

Cổ phiếu chưa niêm yết

Cổ phiếu niêm yết

Đơn vị: % tổng giá trị giải ngân

Dược phẩm

Thực phẩm - Nước giải khát

Hàng tiêu dùng

Tiện ích công cộng

Vận tải

Bán lẻ

Cơ sở hạ tầng - Bất động sản

Ngân hàng

Năng lượng

Vật liệu - Khai khoáng

10,84,8

22,4

15,5

8,9 10,912,5

7,8

6,2

0,1

Đơn vị: % tổng giá trị giải ngân

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 11

Cơ Cấu GIảI NGâN lũy kế 2008

Cổ phiếu niêm yết là đối tượng giải ngân chủ đạo, chiếm 96,0% giá trị đầu tư lũy kế, phần còn lại là giải ngân vào cổ phiếu chưa niêm yết.

Khoản đầu tư mới vào cổ phiếu chưa niêm yết được thực hiện trong QIII/2008.

Lũy kế 2008, giải ngân tập trung chủ yếu vào ngành Vật liệu - Khai khoáng, Năng lượng và Bán lẻ, chiếm 50,5% tổng giá trị giải ngân lũy kế. 49,5% giá trị đầu tư phân bổ khá đều vào 6 ngành còn lại.

Page 14: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

287,4

142,8

49,4

91,8

3,4

QI (**) QII QIII QIV 4Q Đơn vị: tỷ đồng

(**) Do mới bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối tháng 02/2008 nên số liệu trong QI/2008 chỉ bao gồm tháng 03/2008.

12 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

Quy Mô THaNH HOÁN

TìNH HìNH THaNH HOÁN

Giá trị thanh hoán lũy kế từ khi hoạt động đạt 287,4 tỷ đồng, tương ứng 35,6% tổng vốn của quỹ và 35,8% giá trị giải ngân trong năm. Vòng quay vốn đầu tư (portfolio turnover ratio) đạt 38,5%/năm, thể hiện sự tích cực của Quỹ đầu tư VF4 trong chiến lược đầu tư khi thị trường chứng khoán có nhiều biến động trong năm 2008.

Trong QII/2008, Quỹ đầu tư VF4 đã tiến hành chiến lược mua/bán (trading) một số khoản đầu tư, chủ yếu trong ngành Năng lượng, Vật liệu - Khai khoáng và Tiện ích công cộng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ chênh lệch giá cổ phiếu đã thực hiện. Song song với việc đầu tư thận trọng vào các cổ phiếu chủ chốt, Quỹ đầu tư VF4 cũng nhận biết tình hình ngày càng xấu đi của thị trường chứng khoán, Quỹ đã chuyển sang cắt lỗ (stop loss) các cổ phiếu ngành bất động sản khi yếu tố vĩ mô của ngành bắt đầu thể hiện một số bất ổn, để nắm giữ tiền mặt sẵn

sàng cho thời điểm quay trở lại thị trường thích hợp, nắm bắt các cơ hội đầu tư với giá vốn. Giá trị thanh hoán trong quý chiếm 31,9% tổng giá trị thanh hoán lũy kế.

Quỹ đầu tư VF4 đã tận dụng cơ hội thị trường đi lên trong ngắn hạn vào cuối QIII/2008 để thanh hoán một phần danh mục theo chiến lược mua-bán (trading), chủ yếu tập trung ngành Vật liệu - Khai khoáng, Bán lẻ và Năng lượng. Thanh hoán trong kỳ chiếm 17,2% tổng giá trị thanh hoán của năm 2008.

Với giá trị thanh hoán trong QIV/2008 tương đương 1/2 tổng giá trị thanh hoán lũy kế, Quỹ đầu tư VF4 đã thành công trong việc đổi cổ phiếu với chi phí thấp hơn và tăng cường tính linh hoạt cho danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư VF4. Bên cạnh đó, thanh hoán cũng mang lại một phần lợi nhuận ròng cho danh mục đầu tư.

Page 15: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Vật liệu - Khai khoáng

Dược phẩm

Thực phẩm - Nước giải khát

Hàng tiêu dùng

Tiện ích công cộng

Vận tải

Bán lẻ

Cơ sở hạ tầng - Bất động sản

Ngân hàng

Năng lượng

18,1

27,7

4,210,1

21,7

7,9

6,7

1,7

0,1

1,9

Đơn vị: % tổng giá trị thanh hoán

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 13

Cơ Cấu THaNH HOÁN lũy kế 2008

Lũy kế 2008, Quỹ đầu tư VF4 thanh hoán chủ yếu các khoản đầu tư vào ngành Năng lượng, Bán lẻ và Vật liệu & Khai khoáng, chiếm tổng cộng 67,5% giá trị thanh hoán lũy kế.

Thanh hoán hoàn toàn tập trung vào các khoản đầu tư cổ phiếu niêm yết.

Page 16: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

kếT Quả HOạT độNG

Nội dung 2008 (tỷ đồng)

Chênh lệch giá cổ phiếu thực hiện (71,1)

Chênh lệch giá cổ phiếu chưa thực hiện (101,8)

Cổ tức 11,2

Lãi/(lỗ) từ hoạt động đầu tư (161,7)

Lãi ngân hàng 57,5

Chi phí 14,6

Lợi nhuận ròng/(lỗ) (118,8)

14 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

lợI NHuậN ròNG / (lỗ)

Thị trường tiếp tục giảm sâu vào thời điểm 31/12/2008, nên phần lớn các khoản đầu tư của Quỹ đầu tư VF4 đều có ghi nhận lỗ so với giá thị trường. Đây là xu thế tất yếu khi Quỹ đang trong quá trình đầu tư theo bình quân giá xuống. Đồng thời, với chiến lược cắt giảm lỗ (stop-loss strategy) và chiến lược mua/bán để đổi cổ phiếu với giá vốn thấp hơn, các khoản thanh hoán cổ phiếu ghi nhận lỗ 71,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, Quỹ đầu tư VF4 xác định đây

là xu thế tạm thời và là cơ hội đầu tư khi thị trường xuống thấp để có được danh mục đầu tư tốt.

Bên cạnh đó, Quỹ đầu tư VF4 tối đa hóa khoản lợi nhuận tiền mặt thông qua hình thức tiền gửi tại các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng nước ngoài có tính thanh khoản tốt và lãi suất cao. Tỷ suất lợi nhuận từ lãi ngân hàng đạt 11,3%.

Page 17: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Tỷ suấT lợI NHuậN đầu TƯ Của DaNH MụC

Tăng trưởng của danh mục (%)Tăng trưởng của thị trường (%)

Ngành (% NAV tại ngày 31/12/2008)

Vận tải (3,4)

Hàng tiêu dùng (0,0)

Cơ sở hạ tầng - Bất động sản(3,9)

Vật liệu - Khai khoáng (10,6)

Ngân hàng (5,8)

Thực phẩm - Nước giải khát (7,9)

Dược phẩm (4,2)

Năng lượng (4,7)

Tiện ích công cộng (3,4)

Bán lẻ (5,8)

Tổng cộng (49,7)

(53,4)(62,1)

(41,5)(48,4)

(35,6)(49,9)

(28,6)(47,4)

(25,2)(58,9)

(14,4)(50,1)

(11,6)51,6

(8,3)(25,6)

(6,6)

3,1(48,4)

(20,2)(53,5)

(53,1)

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 15

Tổng giá trị các khoản đầu tư tính đến ngày 31/12/2008 chiếm 49,7% NAV và đang ghi nhận mức sụt giảm thấp hơn mức sụt giảm của VN-Index 30,1%, hay nói một cách khác, mức sụt giảm của các khoản đầu tư của Quỹ đầu tư VF4 chỉ tương đương 40% mức sụt giảm của thị trường lũy kế từ khi Quỹ đầu tư VF4 mới thành lập.

Ngành Bán lẻ, chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong danh mục (5,8% NAV và 11,7% tổng giá trị các khoản đầu tư), dẫn đầu hiệu quả tăng trưởng với tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) đạt 3,1%, trong khi ngành Bán lẻ của thị trường sụt giảm 48,4%. Mức lợi nhuận từ thanh hoán và từ chênh lệch giá cổ phiếu chưa thực hiện trong ngành Bán lẻ đã góp phần làm giảm tổng lỗ từ hoạt động đầu tư.

Tất cả các ngành còn lại trong danh mục đều có mức sụt giảm thấp hơn từ 7% - 46% so với mức sụt giảm của các ngành tương ứng của thị trường trong cùng kỳ.

Ngành Vận tải và Vật liệu - Khai khoáng có mức sụt giảm khá cao mặc dù Quỹ đầu tư VF4 nhận biết được xu hướng của ngành và tình hình biến động của thị trường, nhưng do hạn chế về tính thanh khoản của các cổ phiếu, nên việc thanh hoán đã không hoàn tất kịp thời.

Ngành Năng lượng với tỷ lệ giải ngân lớn thứ hai (15,5% giá trị giải ngân lũy kế) có mức sụt giảm thấp thứ hai, 8,3%, tương đương 32,5% mức sụt giảm của ngành này trong thị trường. Qua đó thấy rằng Quỹ đầu tư VF4 thực hiện tốt việc quay vòng cổ phiếu nhằm giảm giá vốn của các cổ phiếu trong ngành Năng lượng.

Ngành Cơ sở hạ tầng - Bất động sản có mức sụt giảm lớn thứ ba do ảnh hưởng của việc cắt giảm lỗ trong ngành này trong QII/2008. Tuy nhiên, với việc Quỹ đầu tư VF4 cân nhắc và quay trở lại ngành này vào QIV/2008 đã giúp cho ngành Cơ sở hạ tầng - Bất động sản trong danh mục đầu tư đạt mức lợi nhuận từ chênh lệch do đánh giá lại theo giá thị trường vào cuối năm.

Page 18: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Page 19: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

DaNH MụC đầu TƯ đIểN HìNH

Page 20: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chỉ tiêu 2008 (*) 2007

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 13.110,00 28.120,00

Doanh thu (tỷ đồng) 6.603,00 3.779,04

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 1.330,00 1.329,48

Tỷ suất lợi nhuận ròng (%) 20,14 35,18

ROE (%) 26,25 29,45

Tăng EPS (%) 0,04 14,46

P/E (x) 9,86 21,15

P/B (x) 2,27 6,44

Tỷ suất cổ tức (%) 2,90 1,35

(*) Số liệu chưa kiểm toán

18 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

Chính thức đi vào sản xuất từ năm 2004, DPM là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ sản xuất phân đạm (ure) từ khí đồng hành với quy trình khép kín, công nghệ hiện đại từ Châu Âu.

Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất phân đạm với công suất 740.000 tấn/năm, chiếm 40% thị phần phân urê của cả nước và dần dần tạo dựng vị thế của mình thông qua việc nhập khẩu.

Doanh thu và lợi nhuận có sự tăng trưởng đột biến với chỉ số tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2004–2007 lần lượt là 100% và 108% với việc gia tăng sản lượng ure sản xuất là 54%. Năm 2007 và 2008 - giai đoạn đánh dấu bước chuyển biến lớn trong sản xuất của DPM với việc nhà máy chạy vượt công suất thiết kế, đạt sản lượng thương mại lần lượt là 764.620 tấn và 741.185 tấn.

Mục tiêu chiến lược của DPM là cung cấp cho thị trường trong nước nguồn phân bón ổn định có chất lượng cao, dần dần chiếm lĩnh thị trường phân bón trong nước: đầu tiên là ure và mở rộng sang Diamoni Photphat (DAP).

Trong giai đoạn 2008 – 2010, DPM hướng tới việc đáp ứng 60–70% nhu cầu ure trong nước thông qua việc nâng công suất sản xuất ure hiện tại lên 800.000 tấn/năm và nhập khẩu ure khoảng 300.000–500.000 tấn/năm.

Xa hơn nữa, trong giai đoạn 2011–2015, DPM tiến hành nghiên cứu và vận hành dự án sản xuất DAP với công suất 1 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 1 tỷ đô la Mỹ tại Maroc.

Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (DPM)Công ty hàng đầu Việt Nam về sản xuất & phân phối phân bón

TrIểN VỌNG

Page 21: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chỉ tiêu 2008 (*) 2007

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 14.547,88 29.096,00

Doanh thu (tỷ đồng) 8.280,03 6.648,19

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 1.229,57 963,40

Tỷ suất lợi nhuận ròng (%) 14,84 14,49

ROE (%) 27,20 27,75

Tăng EPS (%) 21,70 25,28

P/E (x) 11,83 22,20

P/B (x) 3,00 4,50

Tỷ suất cổ tức (%) 3,50 1,70

(*) Số liệu chưa kiểm toán

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 19

Doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa và sản phẩm dinh dưỡng với hơn 200 mặt hàng.

Các dòng sản phẩm chia thành bốn nhóm chính: sữa đặc, sữa nước, sữa bột và sữa chua với ưu thế vượt trội các đối thủ trong ngành về quy mô và sản lượng.

Trong nước, Vinamilk chiếm 35% thị phần sữa tươi, 79% thị trường sữa đặc và 90% thị trường sữa chua. Ngoài ra công ty còn xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường như Trung Đông, Đông Nam Á… với doanh thu khoảng 10% tổng doanh thu năm 2007.

Là doanh nghiệp tuân thủ tốt các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Là doanh nghiệp hàng đầu với những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự cố melamine của ngành sữa nói chung có thể sẽ là một yếu tố vô hình hỗ trợ cho sự tăng trưởng của Vinamilk trong thời gian sắp tới, đặc biệt trong tương quan nhu cầu về các sản phẩm từ sữa, bột dinh dưỡng đang còn tiềm năng rất lớn ở Việt Nam.

Đầu tư phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm: Café Moment, bia Zorok từ liên doanh với SAB Miller.

Đầu tư mạnh vào phát triển con người và quảng bá thương hiệu Vinamilk.

Tiến hành niêm yết cổ phiếu tại SGDCK Singapore (SGX) khi có điều kiện thuận lợi, việc này sẽ giúp cho tên tuổi của Vinamilk ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.

Công ty CP sữa Việt Nam VinamilkDoanh nghiệp sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam

TrIểN VỌNG

Page 22: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chỉ tiêu 2008 (*) 2007

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 11.234,25 16.741,24

Doanh thu (tỷ đồng) 3.208,26 2.738,61

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 934,11 571,90

Tỷ suất lợi nhuận ròng (%) 29,12 20,88

ROE (%) 47,08 43,07

Tăng EPS (%) 5,73 298,52

P/E (x) 12,03 22,74

P/B (x) 5,48 9,15

Tỷ suất cổ tức (%) 4,97 2,53

(*) Ước tính của VFM

20 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

Trong 15 năm tới, Việt Nam sẽ có khoảng 900 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí trên đất liền và thềm lục địa, trong đó giai đoạn 2006–2010 là 300 giếng.

Trong giai đoạn 2008–2012, thế giới cần thêm khoảng 700 giàn khoan mới. Riêng tại Châu Á, tỉ lệ sử dụng giàn khoan hiện tại là 90%. Trong giai đoạn 2008 – 2012, khu vực Đông Nam Á cần khoảng 42 giàn nâng tự động/năm, trong đó Việt Nam cần khoảng 8–10 giàn khoan/năm.

Mục tiêu và định hướng lâu dài của PVD là trở thành nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ khoan và các dịch vụ liên quan tới khoan. Do đó, PVD đã và đang tiến hành đầu tư và xây dựng vào hai giàn khoan biển mới là PV Drilling 2 & PV Drilling 3 và có thể đưa vào sử dụng vào cuối năm 2009, đầu năm 2010.

Công ty CP khoan & Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD)Công ty hàng đầu trong ngành dịch vụ dầu khí – đặc biệt dịch vụ khoan

TrIểN VỌNG

PVD là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về dịch vụ khoan và cho thuê giàn khoan tại Việt Nam với thị phần dịch vụ khoan và cho thuê thiết bị khoan chiếm lần lượt khoảng 10% và trên 80% tại Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bình quân trong giai đoạn 2002–2007 lần lượt là 52,8% và 135,9%. Công ty đã đưa vào khai thác giàn khoan tự nâng 90m nước (PV Drilling I) và giàn khoan đất liền (PV Drilling 11) giúp mang lại doanh thu và lợi nhuận ổn định cho công ty trong tương lai, dẫn đến tốc độ tăng trưởng đột biến trong năm 2007.

Tiếp tục lợi thế của năm 2007, PVD đã thực hiện khai thác tối đa công suất giàn khoan biển PVDrilling I trong năm 2008, đóng góp lớn vào kết quả hoạt động chung của toàn công ty. Mức lợi nhuận cam kết của toàn công ty năm 2008 tăng gần 150% so với năm 2007.

Chủ động phát triển theo chiều sâu các dịch vụ chuyên ngành liên quan đến dịch vụ giàn khoan để PVD trở thành một doanh nghiệp có giải pháp dịch vụ trọn gói trong lĩnh vực dịch vụ khoan.

Page 23: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Page 24: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chỉ tiêu 2008 (*) 2007

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 17.732,72 43.132,98

Tổng tài sản (tỷ đồng) 115.453,43 85.391,68

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 2.114,83 1.759,79

Cho vay/ Huy động (%) 55,38 42,80

ROE (%) 23,65 44,49

Tăng EPS (%) (9,01) 110,03

P/E (x) 8,38 20,32

P/B (x) 1,98 6,89

Tỷ suất cổ tức (%) 8,96 3,35

(*) Ước tính của VFM

22 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập vào năm 1993 với định hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, ngân hàng đã có 140 chi nhánh và phòng giao dịch với hơn 200 sản phẩm và dịch vụ.

Hoạt động của ngân hàng tăng trưởng mạnh với tổng tài sản tăng trưởng 70%, cho vay và huy động tăng trưởng 58% giai đoạn 2004–2007. Lợi nhuận tăng trưởng 8,2 lần so với năm 2004. Bình quân ACB tăng trưởng cao gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng Việt Nam.

ACB đã mở rộng mạnh mảng hoạt động phi ngân hàng với việc thành lập các công ty con là công ty chứng khoán ACBS, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACBA, công ty địa ốc ACBR, công ty cho thuê tài chính ACBL, và công ty quản lý quỹ ACBC.

Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ hai Châu Á, sau Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng GDP hơn 7% trong năm năm qua, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng.

Dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển ban đầu với tỷ lệ số dân tiếp cận dịch vụ ngân hàng ước tính khoảng 10%, thuộc hàng thấp nhất thế giới. Đây là cơ hội lớn để các ngân hàng phát triển mảng dịch vụ bán lẻ.

Ngân hàng Á Châu là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất ngành ngân hàng hiện nay với tổng tài sản lớn nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần và thứ 5 trong ngành ngân hàng Việt Nam (sau 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước).

Ngân hàng dự kiến đạt quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 15 ngàn tỷ đồng, tổng tài sản vào khoảng 315 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 7 ngàn tỷ đồng vào năm 2010–2011 và đặt mục tiêu trở thành một trong 3 tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu Việt Nam vào năm 2015.

Ngân hàng TMCP Á Châu Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam

TrIểN VỌNG

Page 25: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chỉ tiêu 2008 (*) 2007

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 7.058,10 20.594,63

Doanh thu (tỷ đồng) 16.806,17 13.498,89

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 838,65 737,47

Tỷ suất lợi nhuận ròng (%) 4,99 6,52

ROE (%) 34,34 37,26

Tăng EPS (%) (25,64) 7,80

P/E (x) 8,42 27,93

P/B (x) 2,89 10,40

Tỷ suất cổ tức (%) 7,20 (**) 1,61(**)

(*) Số liệu chưa kiểm toán(**) Tỷ suất cổ tức bằng tiền mặt (3.600 đồng) tính trên giá cổ phiếu cuối năm; trong 2 năm

2007-2008 FPT đều chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 2:1

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 23

20 năm phát triển đã đưa FPT thành tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam. Công ty đang dần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển về công nghệ và chiếm vị trí số 1 Việt Nam về xuất khẩu phần mềm, tích hợp hệ thống sau một thời gian phát triển việc kinh doanh phân phối các sản phẩm công nghệ và điện thoại di động. FPT cũng đa dạng hóa sang các lĩnh vực đầy tiềm năng đang phát triển rất nhanh như viễn thông (internet băng rộng và các dịch vụ trên internet), giải trí, đào tạo nhân lực công nghệ...

Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn 2003–2008 đạt 38%/năm, năm 2008 doanh số vượt 1 tỷ đô la Mỹ. Lợi nhuận tăng trưởng cực nhanh, bình quân 74% giai đoạn 2003-2008.

FPT đang dịch chuyển mạnh mẽ sang lĩnh vực phần mềm, tích hợp hệ thống, internet, đào tạo là những hoạt động có tỷ suất lợi nhuận cao và tỷ trọng trong tổng doanh thu đang tăng dần mỗi năm.

Dịch vụ internet, đào tạo công nghệ thông tin, giải trí đa phương tiện, quảng cáo trực tuyến sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt. Tuy vậy, giai đoạn 2009-2010 có thể là giai đoạn khó khăn đối với lĩnh vực xuất khẩu phần mềm và phân phối hàng hóa công nghệ do kinh tế khó khăn và cạnh tranh tăng lên với sự tham gia của các nhà phân phối nước ngoài, chi tiêu cho công nghệ (nhất là phần cứng) dự báo sẽ giảm sút.

Công ty có sự đầu tư đúng hướng để phát triển mạnh các dịch vụ mang lại lợi nhuận cao và có tiềm năng phát triển dài hạn tốt (nổi bật là đào tạo và phần mềm).

Chính phủ xác định công nghệ thông tin là ngành công nghiệp mũi nhọn mà lao động Việt Nam có lợi thế nên sẽ tiếp tục có các chính sách ưu tiên phát triển ngành này.

Công ty Cổ phần FPTTập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam

TrIểN VỌNG

Page 26: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Page 27: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

HOạT độNG Của BaN đạI DIệN Quỹ

Page 28: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

26 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

Ban Đại diện Quỹ của Quỹ đầu tư VF4 do Đại hội nhà đầu tư bầu ra để đại diện cho quyền lợi của nhà đầu tư, với nhiệm kỳ 3 (ba) năm. Các thành viên Ban Đại diện Quỹ đầu tư VF4 chịu trách nhiệm thiết lập, phê chuẩn mục tiêu đầu tư, các chính sách, tiêu chuẩn và các hạn chế đầu tư; chấp thuận và ủy quyền cho Công ty Quản lý Quỹ VFM chịu trách nhiệm trong việc ký kết hoặc thanh lý các hợp đồng tư vấn, dịch vụ giữa Quỹ đầu tư VF4 và công ty kiểm toán, công ty tư vấn luật, ngân hàng giám sát. Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam,

ÔNg ĐặNg Thái NguyêNChủ tịch

Bà NguyễN MiNh ChâuPhó Chủ tịch

GIớI THIệu BaN đạI DIệN Quỹ

Ông Đặng Thái Nguyên tốt nghiệp Trường Cao cấp Ngân hàng (nay là Học viện Ngân hàng) với bằng Cử nhân Kinh tế và từng tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Ông gia nhập Ngân hàng Bắc Á từ năm 1996. Ông đã kinh qua các vị trí của một chuyên viên kinh doanh tín dụng đặc trách khối khách hàng doanh nghiệp, Phó Trưởng phòng Kinh doanh Tín dụng, Trưởng phòng Đầu tư và Chứng khoán. Năm 2003, ông được bổ nhiệm Giám đốc Chi nhánh của Ngân hàng tại Thanh Hóa, kiêm phụ trách các mảng đầu tư tài chính của Ngân hàng Bắc Á.

Với nhiều kinh nghiệm trong công tác điều hành trong lĩnh vực cho vay tín dụng, đầu tư dự án, đầu tư tài chính, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình hoạt động của ngân hàng, tham gia tích cực vào các thương vụ đầu tư dự án, thành lập và triển khai hoạt động chi nhánh Ngân hàng Bắc Á tại Thanh Hóa; sáng lập và triển khai hoạt động Công ty Chứng khoán Việt tại Nghệ An. Từ tháng 10/2006 ông là thành viên HĐQT và là Tổng Giám đốc của Công ty Chứng khoán Việt.

Bà Nguyễn Minh Châu tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Tài chính – Ngân hàng của trường Đại học kinh tế Pari Dauphine và Trường cao học quản trị Châu Âu ESCP-EAP và từng tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Bà gia nhập Chi nhánh Ngân hàng Hanil tại Hà Nội từ năm 1995 với vai trò của một chuyên viên Quan hệ khách hàng, chuyên viên Kinh doanh Nguồn vốn và Ngoại hối, và sau đó là chuyên viên Kinh doanh cao cấp Nguồn vốn và Ngoại hối. Năm 2000, bà giữ vai trò là Phó Giám đốc phụ trách Nguồn vốn và Ngoại hối, kế toán tài chính của chi nhánh Ngân hàng Woori tại Hà Nội và năm 2002, bà được bổ nhiệm Giám đốc Phụ trách Kinh doanh. Từ năm 2005, bà đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Nguồn vốn & Kinh doanh Tiền tệ của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex. Đến năm 2007, bà được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.

Với nhiều kinh nghiệm trong công tác điều hành trong lĩnh vực Nguồn vốn & Kinh doanh Tiền tệ, bà đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình hoạt động và phát triển của ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.

ÔNg TRầN ĐắC TàiPhó Chủ tịch

Ông Trần Đắc Tài tốt nghiệp trường Đại học Praha (CH Séc) với bằng Cử nhân Kinh tế.

Sau khi tốt nghiệp, ông đã kinh qua các vị trí như Trợ lý Tổng Giám đốc công ty Dalat, Giám đốc điều hành của nhà hàng Đông Đô, một nhà hàng có quy mô lớn nhất của người Việt Nam tại CH Séc lúc bấy giờ. Ông thành lập doanh nghiệp AT Ltd. từ năm 1992 với vai trò Tổng Giám đốc. Năm 2004, ông là một trong ba đồng sở hữu của Trung tâm thương mại lớn tại Thành phố Decin, CH Séc, phụ trách việc điều hành. Năm 2007, ông thành lập Công ty cổ phần đầu tư Đông Âu tại Việt Nam với quy mô vốn 120 tỷ đồng và nắm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT của công ty.

Trong suốt thời gian hơn 18 năm, với nhiều kinh nghiệm trong công tác điều hành trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư tài chính, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình hoạt động của các doanh nghiệp ông thành lập, kinh doanh tại CH Séc và Việt Nam.

Page 29: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 27

ÔNg Lê hOàNg ANhThành viên

Ông Lê Hoàng Anh tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Budapest (nay là Đại học Corvinus) chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại và nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế về Giao dịch kỳ hạn vào năm 1999. Ông cũng đã tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực phân tích tài chính, chứng khoán và giao dịch kỳ hạn.

Ông đã công tác tại công ty ABM Trading và công ty NLN Trading, Hungary với vai trò của một chuyên viên phân tích tài chính. Năm 1998, ông đảm nhiệm chức vụ chuyên viên kinh tế Sở kế hoạch và Đầu tư TP.HCM. Đến năm 2000, ông gia nhập Dragon Capital với vai trò của một chuyên viên phân tích đầu tư cao cấp. Từ năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc nghiệp vụ phụ trách Nghiên cứu đầu tư của Dragon Capital.

Với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình hoạt động và phát triển của Dragon Capital. Hiện nay, ông là Giám đốc phụ trách mảng Nghiên cứu của Dragon Capital.

ÔNg huỳNh VăN ThòNThành viên

ÔNg Lê TRuNg ThàNhThành viên

Ông Lê Trung Thành tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân với bằng Cử nhân Kinh tế và từng tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực Tài chính, Chứng khoán.

Ông gia nhập Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn từ năm 1992 với vai trò của Giám đốc Chi nhánh Hà Nội. Năm 2002, ông tham gia học lớp Cao cấp lý luận Chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Năm 2003, ông được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, phụ trách kinh doanh.

Với nhiều kinh nghiệm điều hành trong lĩnh vực kinh doanh, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình hoạt động của Công ty CP mía đường Lam Sơn; sáng lập và triển khai hoạt động Công ty TNHH Lam Thành tại Bình Dương. Từ tháng 10/2004 ông là Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Lam Thành.

Ông Huỳnh Văn Thòn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp. HCM và có tham dự nhiều khóa nâng cao về quản trị kinh doanh, marketing ở nước ngoài.

Ông Huỳnh Văn Thòn đã kinh qua nhiều vị trí quản lý trong bộ máy nhà nước như Phó phòng kế hoạch Sở Nông nghiệp An Giang, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp An Giang. Ông còn được tín nhiệm bầu làm Tỉnh ủy viên tỉnh An Giang. Với những đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam, năm 2002, ông đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.

Từ năm 1995 đến 2004, ông giữ chức vụ giám đốc Công ty dịch vụ Bảo vệ Thực vật An Giang. Từ năm 2004 đến nay, ông đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang.

trong đó có ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán. Trước tình hình khó khăn trên, kể từ khi được chính thức cấp giấy phép thành lập và tổ chức Đại hội thành lập Quỹ đầu tư VF4 lần đầu tiên vào cuối tháng 2/2008, Ban Đại diện Quỹ VF4 đã liên tục tiến hành 4 (bốn) cuộc họp, theo dõi sát sao và đưa ra các quyết định quan trọng cho hoạt động của Quỹ như chiến lược đầu tư, kế hoạch giải ngân nhằm thu được kết quả tốt nhất có thể cho hoạt động Quỹ.Ban Đại diện Quỹ đầu tư VF4 gồm các thành viên là đại diện nhà đầu tư cá nhân, pháp nhân, có nhiều uy tín và am hiểu về thị trường tài chính, chứng khoán.

Page 30: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

28 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

kỳ họp lần thứ 1 Ngày 18/04/2008.

Chế độ công tác phí của các thành viên Ban Đại diện

Báo cáo hoạt động Quỹ đầu tư VF4 từ khi giải ngân đến ngày 31/03/2008

Kế hoạch đầu tư năm 2008 của Quỹ đầu tư VF4

Kế hoạch niêm yết của Quỹ đầu tư VF4

Số thành viên tham dự: 06.Nội dung phiên họp:

Báo cáo về việc thay đổi Điều lệ Tổ chức và hoạt động Quỹ đầu tư VF4

Thông qua Quy chế Tổ chức và hoạt động Ban Đại diện Quỹ đầu tư VF4

Phân công công việc giữa các thành viên trong Ban Đại diện Quỹ đầu tư VF4

Trong năm 2008, Ban Đại diện Quỹ đầu tư VF4 đã tổ chức các phiên họp với các nội dung cụ thể như sau:

Lễ Niêm yết Chứng chỉ Quỹ đầu tư VF4

CÁC HOạT độNG Của BaN đạI DIệN Quỹ TrONG NăM 2008

Page 31: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

kỳ họp lần thứ 2Ngày 11/06/2008.

kỳ họp lần thứ 4Ngày 17/10/2008.

Số thành viên tham dự: 05.Nội dung phiên họp:

Báo cáo tình hình hoạt động một tháng sau ngày niêm yết chính thức chứng chỉ Quỹ đầu tư VF4

Kế hoạch hoạt động sáu tháng cuối năm 2008 của Quỹ đầu tư VF4

Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR)

Lựa chọn công ty kiểm toán cho Quỹ đầu tư VF4

Số thành viên tham dự: 06.Nội dung phiên họp:

Báo cáo hoạt động tháng 4 & 5 năm 2008

Kế hoạch đầu tư từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2008

Báo cáo về việc chuẩn bị Chương trình cho buổi Lễ trao Quyết định niêm yết và Chào mừng ngày giao dịch chính thức của Chứng chỉ Quỹ VF4

Các tài liệu liên quan vấn đề pháp lý của Quỹ đầu tư VF4

Kế hoạch chăm sóc nhà đầu tư của Quỹ đầu tư VF4

Số thành viên tham dự: 06.Nội dung phiên họp:

Báo cáo tình hình hoạt động của Quỹ đầu tư VF4 Quý III năm 2008

Kế hoạch hoạt động Quý IV năm 2008 của Quỹ đầu tư VF4

Ý kiến Ban Đại diện về Kế hoạch thực hiện Báo cáo Thường niên, Đại hội Thường niên năm 2008

Các vấn đề khác

kỳ họp lần thứ 3Ngày 12/07/2008.

Kỳ họp Ban Đại diện lần thứ 4

Page 32: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Page 33: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

CôNG Ty QuảN lý Quỹ VFMVIeTFuND MaNaGeMeNT

Tầm nhìnLà Công ty Quản lý quỹ hàng đầu Việt Nam với tổng giá trị tài sản quản lý lớn nhất, mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất.

Sứ mệnhChúng tôi không ngừng nâng cao giá trị đầu tư thông qua quá trình nghiên cứu chuyên sâu, đầu tư và giao dịch hiệu quả. Ngoài ra, chúng tôi thiết lập và luôn gìn giữ môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, minh bạch dựa trên tinh thần đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm và tôn trọng văn hóa kinh doanh nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng và hiệu quả nhất cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Page 34: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

32 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

GIớI THIệu CHuNG

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư tại Việt Nam, công ty VFM cam kết cung cấp các giải pháp quản lý quỹ đầu tư và quản lý tài sản nhằm đáp ứng mục tiêu đầu tư đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước. Thành công liên tiếp của công ty VFM dựa trên nền tảng đoàn kết, liêm chính, sáng tạo và luôn đặt lợi ích nhà đầu tư lên hàng đầu.

Nền tảng vững chắcVietFund Management (VFM) thành lập vào tháng 7 năm 2003, là liên doanh giữa hai tổ chức tài chính hàng đầu tại Việt Nam:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – một trong những ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Dragon Capital Group – công ty quản lý quỹ nước ngoài hàng đầu và lâu đời nhất tại Việt Nam.

Phương châm hoạt độngPhương châm hoạt động của chúng tôi là quản trị rủi ro, hướng đến sự phát triển lâu dài và ổn định. Công ty VFM luôn lựa chọn và phát triển danh mục đầu tư hiệu quả với độ rủi ro thấp nhất cho nhà đầu tư. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, công ty luôn đề ra chiến lược đầu tư rõ ràng và kiên định triển khai những chiến lược này hiệu quả nhất. Ngoài ra, chúng tôi xem việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và các đối tác trong đầu tư là phương thức giám sát hoạt động công ty và gia tăng giá trị đầu tư hiệu quả nhất.

Đáp ứng nhu cầu đầu tư đa dạngCác sản phẩm và dịch vụ chính của công ty bao gồm quản lý các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, và quản lý danh mục đầu tư. Sản phẩm của chúng tôi được thiết kế theo từng mục tiêu đầu tư của các khách hàng trong và ngoài nước nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Hiện nay, các quỹ đầu tư công chúng do công ty VFM quản lý được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM. Ngoài ra, các nguồn vốn chuyên biệt khác từ các tổ chức, cá nhân có nguồn vốn lớn cũng được chúng tôi triển khai thông qua dịch vụ Quản lý Danh mục đầu tư.

Nghiên cứu toàn diện và kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính Việt NamCông ty VFM hiểu rõ tầm quan trọng của hệ thống thông tin, nghiên cứu chuyên sâu một cách chuyên nghiệp, hiệu quả. Chúng tôi tối đa hóa giá trị từ tiến trình cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) bằng cách xây dựng và duy trì mối quan hệ mật thiết với các công ty liên quan và liên tục cập nhật, phân tích tình hình thị trường. Đồng thời, chúng tôi cũng nắm bắt những cơ hội đầu tư hấp dẫn trong bộ phận kinh tế tư nhân đang không ngừng tăng trưởng.

Dựa trên nền tảng vững chắc đó, Công ty VFM tin tưởng vào khả năng giữ vững, đồng thời phát triển hơn nữa các thành quả đã đạt được và tiếp tục khẳng định thế mạnh của Công ty Quản lý Quỹ hàng đầu tại Việt Nam.

Nhằm cam kết hơn nữa về chất lượng dịch vụ và sản phẩm, công ty VFM đã chuyển đổi từ công ty liên doanh sang công ty cổ phần với sự góp vốn của hai cổ đông lớn trên.

Page 35: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 33

VăN Hóa CôNG Ty VFM

Từ số lượng nhân viên khiêm tốn trong những năm đầu thành lập, đến nay công ty VFM đã quy tụ được đội ngũ các chuyên gia với những kiến thức tài chính sâu rộng, kỹ năng chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý quỹ. Nhằm hỗ trợ, khuyến khích và động viên tinh thần nhân viên công ty chuyên tâm vào công tác chuyên môn hàng ngày, Công ty VFM luôn có những chương trình chăm lo đời sống tinh thần nhân viên như chế độ bảo hiểm sức khỏe nhân viên, các buổi rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe, các hoạt động ngoại khóa xây dựng tinh thần nhóm, các buổi chuyên đề về nghệ thuật ứng xử, giao tiếp do chuyên viên tư vấn của Trung tâm Tư vấn Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam giới thiệu v.v.

Ngoài ra, nhằm nâng cao tính chuyên môn trong công việc và mở rộng kiến thức, phát triển các mối quan hệ, nhân viên các phòng ban cũng thường xuyên tham gia vào các buổi hội thảo tài chính chuyên ngành.

Các hoạt động xã hội

Kinh doanh hiệu quả được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của công ty VFM. Tuy nhiên, việc gìn giữ những giá trị văn hóa của đất nước, sự chung tay góp sức phát triển cộng đồng, xã hội cũng là trách nhiệm của chúng tôi. Nhân viên VFM, ngoài việc chú trọng vào những công việc chuyên môn hằng ngày, họ còn dành nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội, đóng góp một phần không nhỏ và mang lại những lợi ích khác nhau cho xã hội. Để những công tác xã hội được thực hiện có tổ chức hơn, trong năm 2008 công ty đã thành lập Ban Từ thiện với các thành viên là nhân viên tình nguyện của công ty.

Trong năm qua, Ban Từ thiện đã ủng hộ bếp cơm từ thiện Bảo Hòa 300kg gạo hàng quý nhằm giúp đỡ các bệnh nhân nghèo đang chữa bệnh tại các bệnh viện trong thành phố, đã trao các suất học bổng cho các em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn giúp các em có cơ hội đến lớp với bạn bè, và đã hỗ trợ xây dựng cầu cho vùng sâu vùng xa ở tỉnh Bạc Liêu.

Tập thể nhân viên Công ty VFM tham gia các hoạt động từ thiện

Đại diện Công ty VFM (ngoài cùng bên trái) tặng quà và tiền mặt cho bà Nguyễn Thị Út với những đứa con bị tàn tật do ảnh hưởng chất độc màu da cam tại vùng quê hẻo lánh của

tỉnh Quảng Bình.

Ngoài ra, vào dịp cuối năm, toàn thể nhân viên và gia đình đã tham gia các chương trình “Chạy bộ từ thiện Terry Fox” do Lãnh sự quán Canada tổ chức hàng năm, tổ chức thăm viếng, tặng quà cho trẻ mồ côi, người già, người nghèo có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn chia sẻ và trợ giúp những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Page 36: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

34 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

sảN PHẩM - DịCH Vụ

Đặc điểm & lợi ích của dịch vụ Quản lý Danh mục đầu tư :

Dịch vụ được thực hiện riêng cho từng đối tượng khách hàng với giải pháp đầu tư riêng biệt.

Tài sản và danh mục đầu tư được quản lý một cách chuyên nghiệp nhất.

Danh mục và thông tin đầu tư mang tính bảo mật cao.

Phí dịch vụ linh động theo từng danh mục đầu tư.

Tài sản được phân bổ đến nhiều khoản đầu tư khác nhau với mức độ rủi ro khác nhau.

Khách hàng có thể nắm rõ các khoản đầu tư trong danh mục thông qua báo cáo định kỳ và tư vấn trực tiếp từ chuyên viên công ty.

Khách hàng có thể tiết kiệm thời gian, sức lực, và chi phí trong đầu tư.

DịCH Vụ QuảN lý DaNH MụC đầu TƯ

Hiện tại, các quỹ đầu tư do công ty VFM đang quản lý bao gồm:

Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) – được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM từ tháng 11/2004.

Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2) – quỹ thành viên được thành lập từ các tổ chức tài chính lớn của Việt Nam và quốc tế.

Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4) – được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM từ tháng 6/2008.

Các quỹ đã thu hút sự tham gia hơn 10.000 nhà đầu tư từ các tổ chức chuyên nghiệp, doanh nghiệp lớn và cá nhân trong và ngoài nước.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư đa dạng của nhiều đối tượng nhà đầu tư khác nhau, vông ty VFM đã và đang thiết kế và triển khai thêm nhiều quỹ đầu tư để nắm bắt và khai thác tối ưu những cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán và thị trường tài chính khác.

QuảN lý Quỹ đầu TƯ

Đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài, các quỹ đầu tư mà chúng tôi đang quản lý được thiết kế, quản lý chuyên nghiệp nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Công tác quản lý quỹ đầu tư được xem là cốt lõi trong hoạt động chung của công ty hướng đến giá trị lợi nhuận bền vững lâu dài.

Với khối lượng tài sản lớn được các tổ chức và cá nhân ủy thác, công ty VFM tiến hành quản lý và đầu tư hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận, đáp ứng mục tiêu đầu tư chuyên biệt. Dịch vụ này giúp cho khách hàng tận dụng lợi thế chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức từ của một công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp.

Hãy dành thời gian để tận hưởng cuộc sống của riêng mình – tài sản mà nhà đầu tư giao phó đã được công ty VFM quản lý một cách chuyên nghiệp nhất và nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm vì điều đó.

Page 37: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 35

QuảN Trị DOaNH NGHIệP

Nhóm tư vấn tài chính doanh nghiệp gồm Trưởng nhóm, các thành viên hỗ trợ cùng với sự tư vấn từ Ban cố vấn gồm các Giám đốc nghiệp vụ. Các hoạt động của Nhóm tư vấn tài chính doanh nghiệp chủ yếu tập trung:

Tư vấn chiến lược kinh doanh và đầu tư;

Tư vấn cơ cấu tài chính;

Tái cấu trúc doanh nghiệp;

Tư vấn quản trị Công ty: Mô hình quản trị công ty hiện đại, ESOP…

Xây dựng các quy trình hoạt động của Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm Soát và Ban Điều Hành nhằm đảm bảo một cơ cấu quản trị và điều hành hiệu quả; Đối xử công bằng với các cổ đông; Minh bạch trong hoạt động của công ty và đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty.

Công ty VFM sẽ tiếp tục tập trung và đẩy mạnh hoạt động tư vấn quản trị doanh nghiệp theo mô hình quản trị hiện đại hiệu quả đối với hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư.

Công ty VFM cam kết thực hiện nâng cao giá trị đầu tư thông qua các khoản đầu tư của các Quỹ do công ty VFM quản lý. Chúng tôi nhận thức được rằng, để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư phải xuất phát từ đánh giá các hoạt động tư vấn quản trị doanh nghiệp của các khoản mà chúng tôi đã tham gia đầu tư.

Với lợi thế về nhân lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, công ty VFM mong muốn tạo ra giá trị tăng thêm cho các hoạt động đầu tư của các Quỹ, những giá trị mục tiêu tăng thêm là:

Nâng cao giá trị của các khoản đầu tư của các Quỹ do công ty quản lý;

Tạo cơ hội đầu tư từ những dự án đang có;

Nâng cao vị thế uy tín của công ty.

Quản trị doanh nghiệp là hoạt động mà công ty VFM đã và đang hướng tới với sự tư vấn hỗ trợ chuẩn mực theo mô hình quản trị hiện đại nhằm giúp cho các doanh nghiệp xây dựng cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh phù hợp.

Page 38: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

36 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

QuảN Trị rủI rO

Chiến lược đầu tư là xương sống, là kim chỉ nam của hoạt động đầu tư, xác định mục tiêu và hướng đi của quỹ đầu tư, danh mục đầu tư trong trung và dài hạn. Chiến lược đầu tư phù hợp kết hợp với kế hoạch đầu

tư trong ngắn hạn chặt chẽ sẽ ngăn chặn hoặc giảm thiểu tối đa các rủi ro chiến lược và rủi ro tài chính trong hoạt động đầu tư.

… và sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và quy trình Các quy định, quy trình và quy chế nội bộ của Công ty VFM,

như thể hiện dưới đây, nhằm mục đích phát hiện và giải quyết các rủi ro hoạt động phát sinh trong quá trình

thực hiện đầu tư:

Quy định đầu tư của các quỹ, các danh mục đầu tư quy định chặt chẽ chiến lược, mục tiêu đầu tư, phân bổ tài sản, tiêu chí đầu tư, tiêu chí thanh hoán và hạn mức quyết định đầu tư của các quỹ, các danh mục đầu tư.

Quy trình Nghiên cứu – Đầu tư – Giao dịch – Kế toán – Công bố thông tin chú trọng tính chặt chẽ và hiệu quả trong toàn bộ quy trình thực hiện đầu tư.

Quy trình xác định và giải quyết các xung đột lợi ích trong hoạt động đầu tư bao gồm xác định và giải quyết các xung đột lợi ích giữa các quỹ, các danh mục đầu tư do công ty VFM quản lý với nhau, với công ty VFM và với các bên có liên quan với các quỹ, các danh mục đầu tư và công ty VFM trên tinh thần bình đẳng về quyền và lợi ích của các bên. Lợi ích của các quỹ, các danh mục đầu tư luôn được đặt lên trên lợi ích của công ty quản lý quỹ.

Quy chế đạo đức nghề nghiệp áp dụng cho toàn bộ nhân viên của công ty VFM, đặc biệt là nhân sự các bộ phận chức năng tham gia vào quy trình đầu tư bao gồm Nghiên cứu – Đầu tư – Giao dịch – Kế toán – Công bố thông tin.

Với mục tiêu duy trì vị thế là công ty quản lý quỹ hàng đầu Việt Nam, công ty VFM luôn xem quản trị rủi ro hiệu quả, cùng với hoạch định chiến lược đầu tư phù hợp, là những yếu tố quyết định chất lượng và thành công của dịch vụ quản lý quỹ và quản lý tài sản; và là yếu tố cạnh tranh nổi bật để khẳng định vai trò công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp và uy tín của công ty VFM trên thị trường tài chính trong nước.

Mô HìNH QuảN Trị rủI rO Của CôNG Ty VFM

Quy trình kiểm soát nội bộ công ty VFM kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả việc thực hiện các quy định và quy trình xuyên suốt trong hoạt động đầu tư của công ty VFM.

Quản trị rủi ro hiệu quả dựa trên nền tảng của hoạch định chiến lược đầu tư phù hợp

1

2

3

4

5

6

Page 39: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 37

HOạT độNG CHăM sóC NHà đầu TƯ

Chăm sóc nhà đầu tư luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của công ty VFM. Hiện nay, công ty đã thành lập bộ phận chuyên phụ trách công tác chăm sóc nhà đầu tư nhằm đảm bảo dịch vụ này luôn đáp ứng nhanh chóng và kịp thời mọi thắc mắc, nhu cầu thông tin khác nhau từ phía nhà đầu tư, các đối tác, và khách hàng.

Năm 2008 được xem là một năm trọng tâm cho việc hoàn thiện và nâng cấp các hoạt động chăm sóc nhà đầu tư của công ty VFM. Nhiều chương trình chăm sóc cũng như các tiện ích mới được đưa vào phục vụ nhà đầu tư.

Cung cấp thông tin - Chăm sóc trực tuyến:

Một trong những điểm mới mà chúng tôi mang đến cho nhà đầu tư chính là việc cải thiện về các mặt nội dung lẫn hình thức của các báo cáo như: Điểm tin tháng, Bản tin Quý. Bên cạnh đó, công ty đã nâng cấp hệ thống trang web và chính thức hoạt động vào cuối tháng 11/2008 với giao diện đẹp, cấu trúc khoa học và những tiện ích mới giúp nhà đầu tư có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến hoạt động của quỹ, dịch vụ đầu tư một cách hiệu quả hơn. Nhà đầu tư cũng có thể đăng ký vào mục “Nhận Bản tin của chúng tôi” để nhận được đầy đủ các báo cáo về hoạt động quỹ của công ty VFM.

Chăm sóc khách hàng trực tiếp:

Hiện nay, tình hình kinh tế chung có nhiều biến động ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư. Hiểu được điều này, công ty VFM đã tăng cường các hoạt động gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với nhà đầu tư, chia sẻ thông tin giúp nhà đầu tư an tâm hơn về tình hình thị trường, nắm rõ hơn các hoạt động của quỹ. Ngoài ra, việc gặp gỡ trao đổi cũng giúp chúng tôi nắm bắt được các ý kiến đóng góp, phản hồi từ các nhà đầu tư để hoàn thiện hơn nữa các hoạt động của công ty VFM. Trong năm 2008, công ty VFM đã thực hiện nhiều chương trình gặp gỡ trực tiếp khách hàng tại các tỉnh lớn tại phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An…, khu vực miền Trung như Đà Nẵng, Pleiku và miền Nam như Tp. HCM, Tây Ninh, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương…

Ngoài ra, để việc chăm sóc nhà đầu tư được tốt hơn, công ty VFM đã chủ động tổ chức nhiều buổi hội thảo với các công ty chứng khoán và kết hợp với các công ty chứng khoán trong việc thực hiện các chương trình chăm sóc nhà đầu tư một cách hiệu quả và liên tục.

Trong năm 2008, Công ty VFM đã vinh dự nhận được giải thưởng Giải vàng Báo cáo thường niên 2007 thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng ở khu vực Đông bán cầu trong chương trình ACR Awards do Marcomn Inc tổ chức lần thứ 22 tại New York, Hoa Kỳ. Đây chính là thành quả của việc tuân thủ văn hóa doanh nghiệp, sự làm việc nghiêm túc, chuẩn mực cũng như mong muốn mang đến những giá trị tốt nhất cho nhà đầu tư.

Buổi trao đổi với các công ty chứng khoán tại Hà Nội

Buổi gặp gỡ các nhà đầu tư tại Đà Nẵng.

Hãy liên lạc với công ty VFM nếu bạn cần tìm kiếm thông tin về hoạt động của quỹ.

Bộ phận Phát triển Kinh doanh – Quan hệ Nhà đầu tư (iR)Điện thoại: Fax: Hotline: Email:

+84 8 3825 1488 +84 8 3825 1489+84 8 3825 1480 [email protected]

Page 40: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Page 41: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

BÁO CÁO TàI CHíNHQuỹ Đầu Tư Doanh Nghiệp hàng Đầu Việt Nam

Báo cáo tài chính đã được kiểm toáncho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ)

đến ngày 31 tháng 12 năm 2008

Page 42: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

40 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

04/UBCK-GCN cấp ngày 18 tháng 12 năm 2007

58/QĐ- SGDHCM cấp ngày 3 tháng 6 năm 2008

11/UBCK-GCN cấp ngày 28 tháng 2 năm 2008

Giấy Chứng nhận Đăng ký Thành lập do Ủy banChứng khoán Nhà nước cấp và có giá trị trong 10 năm.

Ông Đặng Thái Nguyên Chủ tịch

Bà Nguyễn Minh Châu Phó Chủ tịch

Ông Trần Đắc Tài Phó Chủ tịch

Ông Lê Hoàng Anh Thành viên

Ông Lê Trung Thành Thành viên

Ông Huỳnh Văn Thòn Thành viên

Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Việt Nam (trước đây là “Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam”)

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (trước đây là “Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”)

Lầu 10, Tòa nhà Central Plaza 17 Lê Duẩn,Phường Bến Nghé, Quận 1Thành phố Hồ Chí MinhViệt Nam

Công ty TNHH KPMGViệt Nam

giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng

giấy phép niêm yết chứng chỉ Quỹ

giấy Chứng nhận Đăng ký Thành lập

Ban Đại diện Quỹ

Công ty Quản lý Quỹ

Ngân hàng giám sát

Trụ sở đăng ký

Đơn vị kiểm toán

Thông tin chung

Page 43: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 41

Page 44: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

42 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

Báo cáo của Ban đại diện Quỹ

Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Việt Nam chịu trách nhiệm đối với các báo cáo tài chính được trình bày theo Quyết định 63/2005/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán quỹ đầu tư chứng khoán, Quyết định 45/2007/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành về quy chế thành lập và quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán, các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các nguyên tắc kế toán được chấp thuận rộng rãi tại Việt Nam, mà các báo cáo tài chính này phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính và kết quả hoạt động của Quỹ cho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến ngày 31 tháng 12 năm 2008. Trong quá trình lập báo cáo tài chính này, Công ty Quản lý Quỹ cần phải:

lựa chọn các chính sách kế toán phù hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán;

thực hiện các đánh giá và ước tính một cách hợp lý và thận trọng;

nêu rõ các chuẩn mực kế toán áp dụng cho Quỹ có được tuân thủ hay không và những sai lệch trọng yếu so với các chuẩn mực này đã được trình bày và thuyết minh trong các báo cáo tài chính; và

lập các báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục trừ trường hợp giả định Quỹ sẽ tiếp tục hoạt động không còn phù hợp.

Công bố trách nhiệm của Công ty Quản lý Quỹ đối với các báo cáo tài chính

Ban Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ cũng chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sổ sách kế toán đã được ghi chép đúng đắn và phản ánh tình hình tài chính của Quỹ với sự chính xác hợp lý tại bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo rằng việc ghi chép các sổ sách kế toán tuân thủ với các yêu cầu của Quyết định 63/2005/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán quỹ đầu tư chứng khoán, Quyết định 45/2007/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành về quy chế thành lập và quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán, các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các nguyên tắc kế toán được chấp thuận rộng rãi tại Việt Nam. Ban Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ cũng chịu trách nhiệm về việc quản lý các tài sản của Quỹ và do đó phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn và phát hiện các hành vi gian lận và những vi phạm khác.

Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Việt Nam cam kết rằng Công ty đã tuân thủ các yêu cầu nêu trên trong việc lập các báo cáo tài chính của Quỹ cho giai đoạn kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2008.

Page 45: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 43

Báo cáo của Ban đại diện Quỹ (tiếp theo)

Tôi, Đặng Thái Nguyên, Chủ tịch Ban Đại diện Quỹ, thay mặt cho Nhà đầu tư của Quỹ Đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (“Quỹ”), phê duyệt các báo cáo tài chính đính kèm của Quỹ cho giai đoạn từ 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến 31 tháng 12 năm 2008 được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam, Quyết định 63/2005/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán Quỹ đầu tư chứng khoán, Quyết định 45/2007/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành về quy chế thành lập và quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán và tuân thủ các nguyên tắc kế toán được chấp thuận phổ biến tại Việt Nam.

Thay mặt Ban Đại diện Quỹ

________________________Ông Đặng Thái NguyênChủ tịch

Ngày: 10 tháng 2 năm 2009

Phê duyệt các báo cáo tài chính

Page 46: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh 31/12/2008 VNĐ’000

A. Tài sản

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 3 335.600.871

2. Đầu tư chứng khoán 120 4 341.688.130

3. Phải thu từ các hoạt động đầu tư 130 5 25.178.718

Tổng tài sản 270 702.467.719

B. Nguồn vốn

i. Nợ phải trả 300 14.807.669

1. Phải trả cho các hoạt động đầu tư 311 6 13.262.284

2. Phải trả cho Công ty Quản lý Quỹ và Ngân hàng Giám sát 315 7 1.185.388

3. Phải trả khác 318 359.997

ii. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 687.660.050

1. Vốn góp của các nhà đầu tư 410 8 806.460.000

1.1 Vốn góp 806.460.000

1.2 Thặng dư vốn -

2. Kết quả hoạt động chưa phân phối 420 (118.799.950)

Tổng nguồn vốn 430 702.467.719

44 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

Bảng cân đối kế toántại ngày 31 tháng 12 năm 2008

B01-QĐT

Page 47: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chỉ tiêu Thuyết minh 31/12/2008 VNĐ’000

1. Chứng khoán theo mệnh giá 78.231.960

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 45

B01-QĐT

Bảng cân đối kế toán (tiếp theo)tại ngày 31 tháng 12 năm 2008

Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán

Ngân hàng Giám sát Công ty Quản lý QuỹNgười lập:

Bà Lê Thị Thành TâmKế toán trưởng

Người duyệt:

Ông Trần Thanh TânChủ tịch kiêm Tổng Giám đốc

Page 48: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chỉ tiêu Mã số Thuyết minhGiai đoạn từ 28/2/2008

đến 31/12/2008 VNĐ’000

A. Xác định kết quả hoạt động đã thực hiện

i. Thu nhập từ hoạt động đầu tư đã thực hiện 10 (2.347.566)

1. Cổ tức nhận được 11 11.193.776

2. Lãi tiền gửi ngân hàng 13 57.529.372

3. Lỗ bán chứng khoán 14 (71.070.714)

ii. Chi phí 30 14.659.189

1. Phí quản lý Quỹ và thưởng hoạt động 31 9 12.767.495

2. Phí giám sát và quản lý tài sản Quỹ 31 9 414.944

3. Chi phí hội họp, đại hội 32 251.960

4. Phí kiểm toán 32 250.093

5. Các chi phí hoạt động khác 38 974.697

iii. Kết quả hoạt động ròng đã thực hiện trong kỳ 50 (17.006.755)

B. Xác định kết quả chưa thực hiện

i. Thu nhập 60 2.637.927

1. Thu nhập từ việc đánh giá lại các khoản đầu tư chứng khoán 61 2.637.927

ii. Chi phí 70 104.431.122

1. Chênh lệch lỗ từ việc đánh giá lại các khoản đầu tưchứng khoán 71 104.431.122

iii. Kết quả hoạt động chưa thực hiện trong kỳ 80 (101.793.195)

Lỗ trong kỳ (118.799.950)

Lỗ trên mỗi đơn vị quỹ 10 (1,473)

46 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

Báo cáo kết quả hoạt độngcho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến ngày 31 tháng 12 năm 2008

B02-QĐT

Các thuyết minh đính kèm là bộ phận hợp thành báo cáo tài chính này

Ngân hàng Giám sát Công ty Quản lý QuỹNgười lập:

Bà Lê Thị Thành TâmKế toán trưởng

Người duyệt:

Ông Trần Thanh TânChủ tịch kiêm Tổng Giám đốc

Page 49: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chỉ tiêu 31/12/2008VNĐ’000

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 335.600.871

2. Đầu tư chứng khoán 341.688.130

2.1. Cổ phiếu niêm yết 311.271.530

2.2. Cổ phiếu chưa niêm yết 30.416.600

3. Phải thu lãi tiền gửi ngân hàng 1.543.548

4. Tiền bán chứng khoán phải thu 23.635.170

Tổng tài sản 702.467.719

5. Tiền phải thanh toán giao dịch chứng khoán (13.262.284)

6. Phải trả cho Công ty Quản lý Quỹ và Ngân hàng giám sát (1.185.388)

7. Phải trả khác (359.997)

Tổng nợ (14.807.669)

giá trị tài sản ròng của Quỹ 687.660.050

Tổng số đơn vị quỹ 80.646.000

giá trị của mỗi đơn vị quỹ 8,527

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 47

ngày 31 tháng 12 năm 2008

B05-QĐT

Báo cáo tài sản

Ngân hàng Giám sát Công ty Quản lý QuỹNgười lập:

Bà Lê Thị Thành TâmKế toán trưởng

Người duyệt:

Ông Trần Thanh TânChủ tịch kiêm Tổng Giám đốc

Các thuyết minh đính kèm là bộ phận hợp thành báo cáo tài chính này

Page 50: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chỉ tiêuGiai đoạn từ 28/2/2008

đến 31/12/2008VNĐ’000

i. giá trị tài sản ròng đầu kỳ -

ii. Thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ 687.660.050

Trong đó:

1. Vốn góp của các nhà đầu tư 806.460.000

2. Thay đổi giá trị tài sản ròng do các hoạt động liên quan đến đầu tư của Quỹ trong kỳ (118.799.950)

3. Thay đổi giá trị tài sản ròng do việc phân phối thu nhập của Quỹ cho các nhà đầu tư trong kỳ -

iii. giá trị tài sản ròng cuối kỳ 687.660.050

48 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

B06-QĐT

Báo cáo thay đổi Giá trị tài sản ròngcho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến ngày 31 tháng 12 năm 2008

Các thuyết minh đính kèm là bộ phận hợp thành báo cáo tài chính này

Ngân hàng Giám sát Công ty Quản lý QuỹNgười lập:

Bà Lê Thị Thành TâmKế toán trưởng

Người duyệt:

Ông Trần Thanh TânChủ tịch kiêm Tổng Giám đốc

Page 51: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

STT Loại

Sốcổ phiếu

Quỹ nắm giữ

Tỷ lệ nắm giữ trên

vốn điều lệ

Giá thị trường trên

mỗi cổ phiếu tại ngày

31/12/2008VNĐ’000

Tổng giá trị tại ngày

31/12/2008VNĐ’000

Tỉ lệ % trên tổng giá

trị tài sản của Quỹ

i Cổ phiếu niêm yết

1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) 1.213.363 0,19% 27,90 33.852.828 4,82%

2 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) 93.470 0,68% 50,50 4.720.235 0,67%

3 Tổng Công ty Phân đạm và Hoá chất Dầu khí (DPM) 1.492.500 0,39% 34,50 51.491.250 7,33%

4 Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (DPR) 693.580 1,73% 30,40 21.084.832 3,00%

5 Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (FPT) 800.900 0,57% 50,00 40.045.000 5,70%

6 Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD) 380.858 0,29% 85,00 32.372.930 4,61%

7 Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và khu Công nghiệp Sông Đà (SJS) 500.640 1,25% 54,00 27.034.560 3,85%

8 Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH) 575.870 0,42% 28,00 16.124.360 2,30%

9 Công ty Cổ phần Đầu tư và vận tải dầu khí Vinashin (VSP) 441.485 2,78% 52,60 23.222.111 3,30%

10 Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) 137.620 0,04% 18,70 2.573.494 0,37%

11 Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thác Bà (TBC) 372.000 0,59% 12,70 4.724.400 0,67%

12 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) 650.910 0,37% 83,00 54.025.530 7,69%

Tổng 7.353.196 311.271.530 44,31%

ii Cổ phiếu chưa niêm yết

1 Công ty Cổ phần Dược SPM (SPM) 270.000 2,70% 90,00 24.300.000 3,46%

2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) 200.000 0,02% 30,58 6.116.600 0,87%

Tổng 470.000 30.416.600 4,33%

Tổng các loại chứng khoán 7.823.196 341.688.130 48,64%

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 49

ngày 31 tháng 12 năm 2008

Báo cáo danh mục đầu tưB07-QĐT

Các thuyết minh đính kèm là bộ phận hợp thành báo cáo tài chính này

Page 52: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

STT LoạiTổng giá trị tại ngày

31/12/2208VNĐ’000

Tỉ lệ % trên tổng giá trị tài sản của Quỹ

iii Các tài sản khác 25.178.718 3,58%

1 Phải thu lãi tiền gửi ngân hàng 1.543.548 0,22%

2 Tiền bán chứng khoán phải thu 23.635.170 3,36%

iV. Tiền và các khoản tương đương tiền 335.600.871 47,78%

Tổng giá trị danh mục 702.467.719 100,00%

50 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

ngày 31 tháng 12 năm 2008

Báo cáo danh mục đầu tư (tiếp theo)B07-QĐT

Các thuyết minh đính kèm là bộ phận hợp thành báo cáo tài chính này

Ngân hàng Giám sát Công ty Quản lý QuỹNgười lập:

Bà Lê Thị Thành TâmKế toán trưởng

Người duyệt:

Ông Trần Thanh TânChủ tịch kiêm Tổng Giám đốc

Page 53: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 51

1

2

Thuyết minh báo cáo tài chínhcho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến ngày 31 tháng 12 năm 2008

Quỹ Đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (“Quỹ”) là quỹ công chúng dạng đóng được thành lập theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Thành lập số 11/UBCK-GCN do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam cấp ngày 28 tháng 2 năm 2008. Quỹ được cấp phép hoạt động trong thời gian là 10 năm kể từ ngày cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Thành lập. Hoạt động chính của Quỹ là đầu tư ngắn hạn và dài hạn vào các doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong các ngành cơ bản, chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam và các dự án ở Việt Nam.

Tổng số vốn điều lệ của Quỹ được quy định trong Giấy Chứng nhận Đăng ký Thành lập là 8.000 tỷ Đồng Việt Nam. Vốn huy động đợt 1 là 806.460 triệu Đồng Việt Nam. Mỗi đơn vị quỹ có mệnh giá là 10.000 Đồng Việt Nam. Tổng số đơn vị quỹ là 80.646.000 đơn vị quỹ.

Quỹ do Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Việt Nam quản lý (trước đây là ”Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam”), một Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư được thành lập tại Việt Nam và được giám sát bởi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (trước đây là “Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”).

Quỹ được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy phép số 58/QĐ-SGDHCM ngày 3 tháng 6 năm 2008.

Các thuyết minh này là bộ phận hợp thành và cần được đọc đồng thời với các báo cáo tài chính đính kèm.

Đặc điểm hoạt động của Quỹ Đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

Các báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam làm tròn tới hàng nghìn (“VNĐ’000”), được lập theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam, Quyết định 63/2005/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán quỹ đầu tư chứng khoán, Quyết định 45/2007/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành về quy chế thành lập và quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán và các nguyên tắc kế toán được chấp thuận phổ biến tại Việt Nam.

Theo Quyết định 63/200/QÐ-BTC, các báo cáo tài chính của Quỹ bao gồm các báo cáo sau:

Bảng cân đối kế toánBáo cáo kết quả hoạt độngBảng thuyết minh BCTCBáo cáo tài sảnBáo cáo thay đổi giá trị tài sản ròngBáo cáo danh mục đầu tư

Các báo cáo tài chính của Quỹ được lập trên cơ sở dồn tích, ngoại trừ những thảo luận ở Thuyết minh số 2(d). Các chính sách kế toán sau này đã được Quỹ áp dụng một cách nhất quán trong kỳ.

Tóm tắt những chính sách kế toán chủ yếu

(a) Cơ sở lập báo cáo tài chính

Sau đây là những chính sách kế toán chủ yếu được Quỹ áp dụng trong việc lập các báo cáo tài chính này.

Page 54: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

52 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)cho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến ngày 31 tháng 12 năm 2008

(i). Phân loại

Quỹ phân loại các chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết được mua với mục đích kinh doanh là chứng khoán kinh doanh.

(ii) Ghi nhận

Quỹ ghi nhận chứng khoán kinh doanh và các khoản đầu tư khác tại ngày ký các hợp đồng đầu tư.

(iii) Đánh giá lại

Các chứng khoán kinh doanh (niêm yết và chưa niêm yết) được đánh giá lại theo giá thị trường của chứng khoán được tham khảo từ Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và báo giá của các Công ty Chứng khoán tại ngày lập bảng cân đối kế toán, theo Quyết định 45/2007-QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 5 tháng 6 năm 2007.

(iv) Chấm dứt ghi nhận

Các khoản đầu tư chứng khoán được chấm dứt ghi nhận khi quyền được nhận luồng tiền từ khoản đầu tư chứng khoán đó đã chấm dứt hoặc Quỹ đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu chứng khoán.

Giá vốn của chứng khoán kinh doanh được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.

(b) Năm tài chính

(c) Tiền và các khoản tương đương tiền

(d) Đầu tư

Năm tài chính đầu tiên của Quỹ từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến ngày 31 tháng 12 năm 2008. Các năm tài chính tiếp theo sẽ từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12.

Tiền bao gồm tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định, không có nhiều rủi ro về thay đổi giá trị và được sử dụng cho mục đích đáp ứng các cam kết chi tiền ngắn hạn hơn là cho mục đích đầu tư hay các mục đích khác.

Các khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo nguyên giá và được đánh giá lại tại ngày lập bảng cân đối kế toán theo Quyết định 63/2005/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán quỹ đầu tư chứng khoán và Quyết định 45/2007/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành về quy chế thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Tóm tắt những chính sách kế toán chủ yếu (tiếp theo)

2

Page 55: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 53

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)cho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến ngày 31 tháng 12 năm 2008

Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được phản ánh theo nguyên giá trừ đi dự phòng phải thu khó đòi.

(e) Các khoản phải thu

Tóm tắt những chính sách kế toán chủ yếu (tiếp theo)

Các khoản phải trả thương mại và khoản phải trả khác thể hiện theo nguyên giá.

(f) Các khoản phải trả thương mại và các khoản phải trả khác

Dự phòng được ghi nhận nếu, do kết quả của một sự kiện trong quá khứ, Quỹ có nghĩa vụ pháp lý hiện tại hoặc liên đới có thể ước tính một cách đáng tin cậy, và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế trong tương lai để thanh toán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó. Khoản dự phòng được xác định bằng cách chiết khấu dòng tiền dự kiến có thể phải trả trong tương lai với tỷ lệ chiết khấu trước thuế phản ánh đánh giá hiện tại của thị trường về giá trị thời gian của tiền và rủi ro cụ thể của khoản nợ đó.

(g) Dự phòng

Theo các quy định hiện hành tại Việt Nam, Quỹ không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp.(h) Thuế

Các đơn vị quỹ được phân loại như vốn chủ sở hữu. (i) Vốn

Quỹ trình bày lãi cơ bản trên mỗi đơn vị (“EPU”) cho các đơn vị quỹ. Lãi cơ bản trên mỗi đơn vị quỹ được tính bằng cách lấy lãi hoặc lỗ của Quỹ chia cho số đơn vị quỹ bình quân trong kỳ.

Giá trị mỗi đơn vị quỹ được tính bằng cách chia giá trị tài sản ròng của Quỹ cho số đơn vị quỹ tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Tài sản ròng được xác định bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả.

(j) Lãi trên mỗi đơn vị quỹ và giá trị mỗi đơn vị quỹ

Quỹ hoạt động như một bộ phận.(k) Báo cáo bộ phận

2

Page 56: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

54 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

(l) Doanh thu(i) Lãi tiền gửi và thu nhập cổ tức

Lãi tiền gửi được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cơ sở dồn tích trừ khi khả năng thu hồi không chắc chắn. Thu nhập cổ tức được ghi nhận khi quyền được chi trả hình thành.

(ii) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán

Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh chứng khoán được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi nhận được Thông báo thanh toán giao dịch kinh doanh chứng khoán từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (đối với chứng khoán đã niêm yết) và khi hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng tài sản (chứng khoán chưa niêm yết).

Tóm tắt những chính sách kế toán chủ yếu (tiếp theo)

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)cho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến ngày 31 tháng 12 năm 2008

(m) Các bên liên quanCác bên được xem là có liên quan nếu một bên có khả năng, trực tiếp hay gián tiếp, kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đến bên kia trong việc đưa ra các quyết định tài chính và hoạt động kinh doanh. Các bên cũng được xem là có liên quan nếu các bên cũng chịu sự kiểm soát chung hoặc chịu ảnh hưởng đáng kể chung.

Các quỹ đầu tư khác dưới sự quản lý của Công ty Quản lý Quỹ được xem là các bên liên quan với Quỹ.

(n) Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán theo định nghĩa trong Quyết định 63/2005/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán cho quỹ đầu tư chứng khoán và Hệ thống Kế toán Việt Nam được trình bày trong thuyết minh tương ứng của báo cáo tài chính này.

(o) Số dư bằng khôngCác khoản mục hay số dư được quy định trong Quyết định 63/2005/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán cho các quỹ đầu tư chứng khoán và Hệ thống Kế toán Việt Nam không được thể hiện trong các báo cáo tài chính này thì được hiểu là có số dư bằng không.

2

Page 57: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

31/12/2008VNĐ’000

Tiền gửi ngân hàng 30.600.871

Các khoản tương đương tiền 305.000.000

335.600.871

31/12/2008 VNĐ’000

Các khoản phải thu từ hoạt động đầu tư 23.635.170

Lãi phải thu từ tiền gửi ngân hàng 1.543.548

25.178.718

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 55

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)cho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến ngày 31 tháng 12 năm 2008

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tất cả các công ty đầu tư (niêm yết và không niêm yết) như trên báo cáo Danh mục đầu tư đều được thành lập tại Việt Nam.

Quỹ không tham gia hàng ngày vào các quyết định chính sách tài chính và hoạt động của các công ty đầu tư. Theo đó, Quỹ không có ý định kiểm soát hay có ảnh hưởng đáng kể đến các công ty đầu tư và do đó các khoản đầu tư của Quỹ được ghi nhận trên cơ sở được trình bày ở Thuyết minh 2(d), thay vì được ghi nhận theo phương pháp vốn chủ sở hữu hay hợp nhất.

Tiền và các khoản tương đương tiền tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 bằng Đồng Việt Nam.

Đầu tư chứng khoán

Các khoản phải thu từ hoạt động đầu tư

3

4

5

Page 58: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

31/12/2008 VNĐ’000

Khoản đầu tư chờ thanh toán 12.936.403

Phí môi giới 325.881

13.262.284

31/12/2008VNĐ’000

Phí quản lý Quỹ phải trả cho Công ty Quản lý Quỹ 1.148.076

Phí giám sát phải trả cho Ngân hàng giám sát 37.312

1.185.388

Giai đoạn từ 28/2/2008đến 31/12/2008

VNĐ’000

Vốn phát hành trong kỳ 806.460.000

Số dư cuối kỳ 806.460.000

56 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

Các khoản phải trả liên quan đến các hoạt động đầu tư

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)cho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến ngày 31 tháng 12 năm 2008

Theo chính sách kế toán về ngày giao dịch của Quỹ đối với các giao dịch mua chứng khoán thông thường, khoản đầu tư chờ thanh toán thể hiện các khoản phải trả cho các chứng khoán đã mua nhưng chưa thanh toán.

Các khoản phải trả cho Công ty Quản lý Quỹ và Ngân hàng giám sát

VốnVốn được duyệt tối đa của Quỹ là 8.000 tỷ Đồng Việt Nam, tương đương 800.000.000 đơn vị quỹ với mỗi đơn vị quỹ trị giá 10.000 Đồng Việt Nam. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, tổng số vốn được góp bởi các chủ đầu tư là 806.460 triệu Việt Nam đồng, tương đương 80.646.000 đơn vị quỹ.

Biến động vốn trong kỳ như sau:

6

7

8

Page 59: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bên liên quan Mối quan hệ Tính chất giao dịchGiai đoạn từ 28/2/2008 đến

31/12/2008VNĐ’000

Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Việt Nam Công ty Quản lý Quỹ Phí quản lý Quỹ 12.767.495

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) Ngân hàng Giám sát Phí giám sát 414.944

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 57

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)cho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến ngày 31 tháng 12 năm 2008

Phí quản lý Quỹ và thưởng hoạt động, phí giám sát và quản lý tài sản

Lỗ trên mỗi đơn vị quỹ tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 được tính trên cơ sở số lỗ của giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 là 118.800 triệu Đồng Việt Nam và số đơn vị quỹ bình quân trong kỳ là 80.646.000 đơn vị quỹ.

Theo Điều lệ của Quỹ, Quỹ phải trả cho Công ty Quản lý Quỹ một khoản phí quản lý hàng tháng bằng một phần mười hai của hai phần trăm giá trị tài sản ròng của Quỹ vào ngày làm việc cuối cùng của tháng.

Quỹ cũng phải trả cho Công ty Quản lý Quỹ khoản thưởng hoạt động khi tỉ lệ tăng trưởng giá trị tài sản ròng của Quỹ đạt một tỉ lệ nhất định. Không có khoản thưởng hoạt động nào cho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008.

Theo điều lệ của Quỹ, Quỹ phải trả cho Ngân hàng Giám sát một khoản phí giám sát và quản lý tài sản hàng tháng bằng một phần mười hai của không phẩy không sáu mươi lăm phần trăm giá trị tài sản ròng của Quỹ vào ngày làm việc cuối cùng của tháng.

Lỗ trên mỗi đơn vị quỹ

Các giao dịch chủ yếu với các bên liên quanTrong giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 Quỹ có các giao dịch với các bên liên quan như sau:

9

10

11

Page 60: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

STT Chỉ tiêu 31/12/2008

i Các chỉ số về tình hình hoạt động đầu tư

1 Tỷ lệ các loại chứng khoán /Tổng giá trị tài sản của Quỹ 48,64%

2 Tỷ lệ các loại cổ phiếu /Tổng giá trị tài sản của Quỹ 48,64%

3 Tỷ lệ các loại cổ phiếu niêm yết /Tổng giá trị tài sản của Quỹ 44,31%

4 Tỷ lệ các loại cổ phiếu không niêm yết /Tổng giá trị tài sản của Quỹ 4,33%

5 Tỷ lệ các loại trái phiếu /Tổng giá trị tài sản của Quỹ 0,00%

6 Tỷ lệ các loại chứng khoán khác /Tổng giá trị tài sản của Quỹ 0,00%

7 Tỷ lệ tiền gửi Ngân hàng /Tổng giá trị tài sản của Quỹ 47,78%

8 Tỷ lệ bất động sản /Tổng giá trị tài sản của Quỹ 0,00%

9 Tỷ lệ thu nhập bình quân /Tổng giá trị tài sản của Quỹ (14,82%)

10 Tỷ lệ chi phí bình quân /Tổng giá trị tài sản của Quỹ 2,09%

ii Các chỉ số thị trường

1 Tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành cuối kỳ (đơn vị quỹ) 80.646.000

2 Giá trị đơn vị quỹ cuối kỳ (VNĐ) 8.527

58 | QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4)

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)cho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến ngày 31 tháng 12 năm 2008

Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát

12

Page 61: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Ngày 10 tháng 2 năm 2009 Biến động

Đầu tư chứng khoán

Chứng khoán niêm yết 311.271.530 285.890.023 (25.381.507)

Chứng khoán chưa niêm yết 30.416.600 30.416.600 -

341.688.130 316.306.623 (25.381.507)

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 I 59

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)cho giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 năm 2008 (ngày thành lập Quỹ) đến ngày 31 tháng 12 năm 2008

Tại ngày phát hành các báo cáo tài chính này tổng giá trị hợp lý của các khoản đầu tư của Quỹ đã giảm 25.382 triệu Đồng Việt Nam xuống còn 316.307 triệu Đồng Việt Nam so với giá trị ghi sổ của các khoản đầu tư này tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 do sự sụt giảm chung của thị trường chứng khoán tại Việt Nam:

Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán

13

Ngân hàng Giám sát Công ty Quản lý QuỹNgười lập:

Bà Lê Thị Thành TâmKế toán trưởng

Người duyệt:

Ông Trần Thanh TânChủ tịch kiêm Tổng Giám đốc

VNĐ’000

Page 62: QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trụ sở chínhLầu 10, Cao ốc Central Plaza17 Lê Duẩn, Quận 1Tp. Hồ Chí MinhĐT: (84.8)3825.1488 | Fax: (84.8)[email protected] | www.vinafund.com

Chi nhánh tại Hà NộiPhòng 1208, tầng 12 Tòa nhà Pacific Place83B Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm Hà NộiĐT: (84.4)3942.8168 | Fax: (84.4)3942.8169