4
Phương pháp tính nhanh Bài 1: Thể tích dung dịch HNO3 1M loãng ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe; 0,15 mol Cu ( Biết phản ứng chỉ tạo ra chất khử NO): A 0,8 Ý tưởng: + sắt chỉ bị khử về Fe2+ + tính số mol NO (bảo toàn mol e) + áp dụng công thức nHNO3 = 4nNO Bài 2: Hoà tan m gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được khí NO duy nhất. Nếu đem khí NO thoát ra trộn với O2 vừa đủ để hấp thụ hoàn toàn trong nước được dung dịch HNO3. Biết thể tích oxi phản ứng là 0,336 lit (đktc). Giá trị của m là: A. 34,8g B. 13,92g C. 23,2g D. 20,88g Ý tưởng: + chỉ có Fe và O là thay đổi số oxi hóa: HNO3 NO HNO3. Cho nên từ số mol no2 ta tính được số mol e trao đổi. + định luật bảo toàn mol Fe3O4 (1 nFe3O4 = 4nO2) + tính m = 232*4*mO2 Bài 3: Cho hỗn hợp gồm 4 kim loại có hoá trị không đổi: Mg, Ni, Zn, Al được chia làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lit H2 - Phần 2: Hoà tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lit một khí không màu hoá nâu ngoài không khí (các thể tích đo ở đkc). Giá trị của V là: A. 2,24 lit Ý tưởng: + các kim loại không thay đổi hóa trị khi tác dụng với hai axit + bảo toàn e: (2nH2 = 3nNO) Bài 4: Chia m gam hỗn hợp X gồm Fe, Al thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 7,28 lit H2. - Phần 2: Hoà tan hết trong dung dịch HNO3 dư thu được 5,6 lit NO duy nhất. Các thể tích khí đo ở đktc. Khối lượng Fe, Al trong X là:

Phương pháp tính nhanh

Embed Size (px)

DESCRIPTION

tính nhanh

Citation preview

Page 1: Phương pháp tính nhanh

Phương pháp tính nhanh

Bài 1: Thể tích dung dịch HNO3 1M loãng ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe; 0,15 mol Cu ( Biết phản ứng chỉ tạo ra chất khử NO):

A 0,8

Ý tưởng:

+ sắt chỉ bị khử về Fe2+

+ tính số mol NO (bảo toàn mol e)

+ áp dụng công thức nHNO3 = 4nNO

Bài 2: Hoà tan m gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được khí NO duy nhất. Nếu đem khí NO thoát ra trộn với O2 vừa đủ để hấp thụ hoàn toàn trong nước được dung dịch HNO3. Biết thể tích oxi phản ứng là 0,336 lit (đktc). Giá trị của m là:

A. 34,8g B. 13,92g C. 23,2g D. 20,88g

Ý tưởng:

+ chỉ có Fe và O là thay đổi số oxi hóa: HNO3 NO HNO3. Cho nên từ số mol no2 ta tính được số mol e trao đổi.

+ định luật bảo toàn mol Fe3O4 (1 nFe3O4 = 4nO2)

+ tính m = 232*4*mO2

Bài 3: Cho hỗn hợp gồm 4 kim loại có hoá trị không đổi: Mg, Ni, Zn, Al được chia làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lit H2

- Phần 2: Hoà tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lit một khí không màu hoá nâu ngoài không khí (các thể tích đo ở đkc). Giá trị của V là:

A. 2,24 lit

Ý tưởng:

+ các kim loại không thay đổi hóa trị khi tác dụng với hai axit

+ bảo toàn e: (2nH2 = 3nNO)

Bài 4: Chia m gam hỗn hợp X gồm Fe, Al thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 7,28 lit H2.

- Phần 2: Hoà tan hết trong dung dịch HNO3 dư thu được 5,6 lit NO duy nhất. Các thể tích khí đo ở đktc. Khối lượng Fe, Al trong X là:

A. 5,6g và 4,05g B. 16,8g và 8,1g C. 5,6g và 5,4g D. 11,2g và 8,1g

Ý tưởng:

+ có sự thay đổi hóa trị

+ lập hai cái bảo toàn e cho h2 và no (2x+3y=0,65; 3x+3x=0,75)

+ chia làm hai phần nên khi tính phải nhân đôi.

Page 2: Phương pháp tính nhanh

Bài 5: Hoà tan a gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 4,48 lit hỗn hợp khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ mol lần lượt là 1:2:2. Giá trị của a là:

A. 14,04g B. 70,2g C.35,1g D. Đáp số khác

ý tưởng:

+bảo toàn e

+ tính số mol từng chất thì n/5 được 1 phần. 2 phần thì nhân đôi

Bài 6: Lấy 9,94g hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu cho tan trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 3,584 lit khí NO (đktc) duy nhất. Khối lượng muối khan tạo thành:

A. 39,7g B. 29,7g C. 39,3g D. 40,18g

Ý tưởng:

Muối = m kl + mNO3- mà nNO3- = 3nNO

Bài 7: Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu tan hết trong 2 lit dung dịch HNO3 thu được 1,792 lit (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với He là 9,25. Nồng độ CM của dung dịch HNO3 ban đầu là (Biết He = 4)

A. 0,28M B.1,4M C. 1,7M D. 1,2M

Bài 8: ĐH 2007 KA: Hoà tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe và Cu ( tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3 thu được V lit hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X so với H2 là 19. Giá trị của V là:

A. 2,24 B. 3,36 C. 4,48 D. 5,6

Bài 9: ĐH Y Dược HN 2000. Hoà tan 4,431g hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và 1,568 lit (đktc) hỗn hợp khí không màu có khối lượng 2,59g trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Số mol HNO3 phản ứng là:

A. 0,51 B. 0,455 C. 0,55 D. 0,49

Ý tưởng:

Dùng M trung bình thì tính được khí còn lại là N2O ()

Các bước còn lại tính bt

Không hiểu cho khối lượng kim loại để làm gì.

Bài 10: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được 1,12 lit hỗn hợp khí X (đkc) gồm NO2 và NO. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 18,2. Thể tích dung dịch HNO3 37,8% (d = 1,242g/ml) cần dùng là

A. 20,18 ml B. 11,12 ml C. 21,47 ml D. 36,7 ml

Bài 11: Hoà tan 15,2g hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 500ml dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,24 lit khí NO (00C và 2 at). Để trung hoà axit còn dư phải dùng vừa đủ 80g dung dịch NaOH 20%. Nồng độ mol/l ban đầu của dung dịch HNO3 ban đầu là: A. 3,6M B. 1,8M C. 2,4M D. Đáp số khác

Chẳng hiểu cho hỗn hợp làm gì

Bài 12: ĐH 2009KA: Cho 3,024g một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được 940,8 ml khí NxOy (đktc, sản phẩm khử duy nhất) có tỉ khối so với H2 là 22. Khí NxOy và kim loại M là:

A. NO và Mg B. N2O và Fe C. NO2 và Al D. N2O và Al

Page 3: Phương pháp tính nhanh

Bài 13: Hoà tan hoàn toàn 2,6g kim loại X bằng dung dịch HNO3 loãng, lạnh thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thấy thoát ra 224 cm3 khí (đkc). Kim loại X là: A. Mg B. Al C. Zn D. Fe

Ý tưởng: loãng lạnh tạo NH4NO3

Bài 14: Hoà tan 15,6g hỗn hợp kim loại R có hoá trị không đổi vào dung dịch HNO3 loãng dư. Khi phản ứng kết thúc thu được 896ml khí N2. Thêm vào dung dịch mới thu được một lượng dung dịch NaOH nóng dư được 224ml một chất khí. (Các thể tích khí đo ở đktc). Kim loại R là: A. Zn B. Cu C. Al D. Mg

Bài 15: Hoà tan 4,95g hỗn hợp X gồm Fe và Kim loại R có hoá trị không đổi trong dung dịch HCl dư thu được 4,032 lit H2. Mặt khác, nếu hoà tan 4,95g hỗn hợp trên trong dung dịch HNO3 dư thu được 0,336 lit NO và 1,008 lit N2O. Tìm kim loại R và % của nó trong X:(Các thể tích khí đo ở đktc). A. Mg và 43,64% B. Zn và 59,09% C. Cr và 49,09% D. Al và 49,09%

Ý tưởng: nFe = ne trong trường hợp HNO3 – ne trong tưởng hợp HCl

(3nFe+3nAl ) – (2nFe + 3nAl) = nFe

Vẫn còn cách nhanh hơn đặt hệ với nR luôn

Bài 16: Cho 3,6g Mg tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư sinh ra 2,24 lit khí X (sản phẩm khử duy nhất ở đktc), Khí X là: A. N2O B. NO2 C. N2 D. NO

Bài 17: ĐH 2009 KA: Hoà tan 12,42g Al bằng dung dịch HNO3 loãng dư được dung dịch X và 1,344 lit (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O và N2, tỉ khối của Y so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan: A. 106,38g B. 34,08g C. 97,98g D. 38,34g

Ý tưởng: vẫn còn muối amoni

Bài 18: Hoà tan hoàn toàn 8,4g Mg vào 1 lit dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 0,672 lit khí N2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 55,8g muối khan. Nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 đã dùng: A. 0,76M B. 0,86M C. 0,96M D. 1,06M

Ý tưởng: vẫn còn muối amoni

Bài 19: ĐH 2010 KB: Nung 2,23g hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Al, Zn trong oxi sau một thời gian thu được 2,71g hỗn hợp Y. Hoà tan hết Y vào dung dịch HNO3 dư được 0,672 lit khí NO ở đkc (sản phẩm khử duy nhất). Số mol HNO3 phản ứng: A. 0,12 B. 0,14 C. 0,16 D. 0,18

f Ý tưởng

- Áp dụng ĐLBTKL tính khối lượng O fff số mol O (a mol)

- Trong bài toán này, các kim loại, O, N thay đổi số o.x.h

- Áp dụng ĐLBT electron tìm số mol electron nhường (chính là số mol HNO3 tạo muối)

- Số mol HNO3 phản ứng = tạo muối + tạo khí

Phương pháp quy đổi

http://luanvan.co/luan-van/ren-luyen-ki-nang-bam-may-tinh-de-giai-nhanh-bai-toan-trac-nghiem-ve-axit-nitric-579/