34
1 Phát triển sn xut giống lúa nếp Khu Nua Lếch Ngân Sơn, tnh Bc Kn 1. Tên dự án: Phát triển sn xut giống lúa nếp Khu Nua Lếch Ngân Sơn, tnh Bc Kn 2. Tchc chtrì dự án: Vin Khoa hc Kthuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc 3. Chnhim dán: TS. Lưu Ngọc Quyến 4. Mục tiêu của dán: - Xác định vùng sản xut giống lúa nếp Khu Nua Lếch ti huyện Ngân Sơn, tỉnh Bc Kạn cho năng suất cao, chất lượng. - Hoàn thiện kthuật canh tác giống lúa nếp Khu Nua Lếch ti huyn Ngân Sơn, tỉnh Bc Kn. - Tchc sn xuất và mở rng diện tích giống lúa nếp Khu Nua Lếch lên 20 - 30 ha, năng suất đạt trên 4 tấn/ha, chất lượng gạo ngon (cơm dẻo, hương thơm) giữ được đặc tính gốc ca giống, hướng ti sn xuất hàng hóa. - Đăng ký nhãn hiệu tp thgo nếp Khu Nua Lếch Ngân Sơn nhằm bo vtên và chất lượng ca sn phẩm trong tiêu thụ, góp phần đẩy mnh vic sn xuất hàng hóa giống lúa đặc sản này. 5. Kết quthc hin: 5.1. Kết quđiều tra xác định vùng mở rng sn xut ging Khu Nua Lếch Trên cơ sở các kết quđiều tra đánh giá về điều kin tnhiên, kinh tế - hi, thc trng sn xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng phân tích đất, nước và chất lượng go tại xã Thượng Quan, là nơi sản xuất chính giống Khu Nua Lếch và 4 xã dự kiến mrng diện tích gồm: Thun Mang, Bằng Vân, Thượng Ân và Cốc Đán thuộc huyện Ngân Sơn. Từ các kết quđiều tra đưa ra một skết lun vkhnăng mở rng sn xut ging Khu Nua Lếch tại các điểm dkiến mrng thuc huyện Ngân Sơn như sau:

Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

1

Phát triển sản xuất giống lúa nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn,

tỉnh Bắc Kạn

1. Tên dự án: Phát triển sản xuất giống lúa nếp Khẩu Nua Lếch Ngân

Sơn,

tỉnh Bắc Kạn

2. Tổ chức chủ trì dự án: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp

miền núi phía Bắc

3. Chủ nhiệm dự án: TS. Lưu Ngọc Quyến

4. Mục tiêu của dự án:

- Xác định vùng sản xuất giống lúa nếp Khẩu Nua Lếch tại huyện Ngân

Sơn, tỉnh Bắc Kạn cho năng suất cao, chất lượng.

- Hoàn thiện kỹ thuật canh tác giống lúa nếp Khẩu Nua Lếch tại huyện

Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

- Tổ chức sản xuất và mở rộng diện tích giống lúa nếp Khẩu Nua Lếch lên

20 - 30 ha, năng suất đạt trên 4 tấn/ha, chất lượng gạo ngon (cơm dẻo, hương

thơm) giữ được đặc tính gốc của giống, hướng tới sản xuất hàng hóa.

- Đăng ký nhãn hiệu tập thể gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn nhằm bảo

vệ tên và chất lượng của sản phẩm trong tiêu thụ, góp phần đẩy mạnh việc sản

xuất hàng hóa giống lúa đặc sản này.

5. Kết quả thực hiện:

5.1. Kết quả điều tra xác định vùng mở rộng sản xuất giống Khẩu

Nua Lếch

Trên cơ sở các kết quả điều tra đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội, thực trạng sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng phân tích đất, nước và

chất lượng gạo tại xã Thượng Quan, là nơi sản xuất chính giống Khẩu Nua Lếch

và 4 xã dự kiến mở rộng diện tích gồm: Thuần Mang, Bằng Vân, Thượng Ân và

Cốc Đán thuộc huyện Ngân Sơn. Từ các kết quả điều tra đưa ra một số kết luận

về khả năng mở rộng sản xuất giống Khẩu Nua Lếch tại các điểm dự kiến mở

rộng thuộc huyện Ngân Sơn như sau:

Page 2: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

2

Bảng 1: Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng mở rộng sản xuất giống

Khẩu nua lếch

T

T

Địa

điểm

Độ cao

địa hình,

khí hậu

Điều kiện kinh tế-

xã hội Điều kiện sản xuất

Kết

luận

Tập

quán

canh

tác, sử

dụng

giống

KNL

Áp dụng

kỹ thuật

mới,

đầu tư

thâm

canh

Phân

tích đất

Phân

tích

nước

Chất

lượng

gạo

1 Thượng

Quan

Độ cao

địa hình

441 m,

Khí hậu

nhiệt đới

gió mùa,

mùa mưa

và mùa

khô rõ rệt

truyền

thống từ

lâu, có

kinh

nghiệm

sản

xuất, sử

dụng

gạo

Khẩu

Nua

Lếch

dịp lễ

tết hằng

năm

Đa số

hộ nông

dân

chưa áp

dụng kỹ

thuật

mới;

chưa

chú

trọng

đầu tư

thâm

canh

TPCG

đất thịt

pha sét,

hàm

lượng

yếu tố

đa

lượng

khá cao;

yếu tố

vi lượng

biến

động

không

đồng

đều

pH

kiềm,

hàm

lượng

các yếu

tố biến

động

không

đồng

đều

Mùi

thơm

đặc

trưng,

màu

trắng

ngà, hạt

bóng,

rất ngon

Mẫu

so

sánh

với

các

điểm

2 Thuần

Mang

Độ cao

(438 m)

và đăc

Điều

kiện

tương

Điều

kiện

tương

Đặc

điểm

tương

Đặc

điểm

tương

Đánh

giá chất

lượng

Đạt

Page 3: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

3

điểm khí

hậu cùng

điều kiện

đồng đương đồng đồng tương

đương

3 Bằng

Vân

Độ cao

(448 m)

và đặc

điểm khí

hậu cùng

điều kiện

Điều

kiện

tương

đồng

Điều

kiện

tương

đương

Đặc

điểm

tương

đồng

Đặc

điểm

tương

đồng

Đánh

giá chất

lượng

tương

đương

Đạt

4 Thượng

Ân

Độ cao

gần tương

đương

(392 m),

đặc điểm

khí hậu

cùng điều

kiện

Điều

kiện

tương

đồng

Điều

kiện

tương

đương

Đặc

điểm

tương

đồng

Đặc

điểm

tương

đồng

Đánh

giá chất

lượng

tương

đương Đạt

5 Cốc

Đán

Độ cao

(492 m)

và đặc

điểm khí

hậu cùng

điều kiện

Điều

kiện

tương

đồng

Điều

kiện

tương

đương

Đặc

điểm

tương

đồng

Đặc

điểm

tương

đồng

Chất

lượng

về độ

ngon

thấp

hơn

Chưa

đạt

- Điều kiện tự nhiên không có sự khác biệt nhiều như: Thời tiết khí hậu

đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng

10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Các vùng đều có sự chênh lệch

nhiệt độ giữa các mùa khá lớn, từ 10 – 120C. Độ cao địa hình nằm ở độ cao gần

tương đương nhau, trung bình từ 441 – 492 m so với mực nước biển, riêng điểm

Thượng Ân có độ cao thấp hơn khoảng từ 46 - 100 m so các điểm khác. Với

Page 4: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

4

điều kiện địa hình, thời tiết đặc thù tại các điểm hình thành những tiểu vùng khí

hậu có điều kiện tương đồng nhau, phù hợp yêu cầu sinh thái giống lúa Khẩu

Nua Lếch.

- Điều kiện kinh tế - xã hội tại các xã nhìn chung có nhiều nét tương đồng

về văn hóa (người Tày), về tập quán và trình độ canh tác, hạ tầng giao thông,

chủ trương phát triển cây trồng đặc sản tương đồng, thuận lợi và phù hợp cho

việc phát triển mở rộng giống lúa Khẩu Nua Lếch.

- Thực trạng sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa chiếm đa số, do đó lúa

vẫn là một cây trồng chính chủ đạo của các xã. Cơ cấu giống lúa chủ yếu là

giống địa phương. Những năm gần đây có bổ sung vào cơ cấu giống của các địa

phương một số giống lúa lai nhưng diện tích chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 10 – 12%,

chủ yếu gieo cấy vụ xuân. Như vậy, quỹ đất canh tác lúa tại các xã có thể sử

dụng chuyển đổi sang trồng giống lúa có giá trị cao hơn còn nhiều tiềm năng.

- Giống lúa Khẩu Nua Lếch đã được người dân trồng từ rất lâu tại các địa

phương nơi đây, trong đó xã Thượng Quan được coi là nguồn gốc và vùng sản

xuất chính giống lúa này. Người dân nơi đây đã có kinh nghiệm canh tác giống

Khẩu Nua Lếch nên sẽ thuận lợi trong việc phát triển mở rộng quy mô sản xuất.

- Kết quả phân loại đất, phân tích mẫu đất, mẫu nước tưới tại các điểm

cho kết quả nhìn chung gần tương đương nhau, ít có sự sai khác hoặc sai khác

không theo quy luật, nhất là hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng. Trong

các yếu tố sinh hóa đất, duy nhất có yếu tố bo (B) tại Thượng Quan (điểm sản

xuất chính giống Khẩu Nua Lếch) có hàm lượng thấp hơn so với các điểm khác

(thấp hơn từ 4,9 - 8,7 lần). Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu dự án, hiện chưa

thấy có các tài liệu nào cho thấy Bo ảnh hưởng đến chất lượng gạo, vấn đề này

cần tiếp tục nghiên cứu để có đánh giá cụ thể.

- Kết quả thử nếm đánh giá cảm quan, phân tích sinh hóa gạo xát cho thấy

chất lượng nhìn chung ở các điểm cũng gần tương đương nhau, ít có sự sai khác.

Duy nhất chất lượng gạo tại Cốc Đán qua đánh giá cảm quan và phân tích sinh

hóa cho kết quả thấp hơn các điểm khác như: hàm lượng protein và độ ngon

thâp nhất so với các điểm khác. Đây là những chỉ tiêu cơ bản quyết định chất

Page 5: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

5

lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn hàng hóa. Như vậy giống Khẩu Nua Lếch được

trồng tại xã Cốc Đán về mặt chất lượng chưa hoàn toàn đạt tiêu chuẩn đặt ra, tuy

nhiên mức đánh giá chất lượng nằm trong phạm vi bảo hộ nhãn hiệu của giống,

nhưng cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá để có kết quả đầy đủ phục vụ việc mở

rộng sản xuất giống lúa này.

Từ những đánh giá nêu trên, xác định được vùng canh tác giống lúa Khẩu

Nua Lếch (vùng bảo hộ nhãn hiệu) có đủ điều kiện sản xuất tạo sản phẩm gạo

Khẩu Nua Lếch đảm bảo đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đăng ký nhãn hiệu hàng

hóa, bao gồm 4 xã: Thượng Quan, Thuần Mang, Thượng Ân và Bằng Vân.

Vùng bảo hộ nhãn hiệu tập thể được xác định bằng bản đồ Vùng sản xuất giống

lúa nếp Khẩu Nua Lếch mang nhãn hiệu tập thể “Gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Ngân Sơn” (phụ lục 2).

Trên cơ sở xác định các vùng mở rộng sản xuất, dự án tổ chức xây dựng

các mô hình sản xuất lúa thương phẩm giống Khẩu Nua Lếch phục vụ xây dựng

nhãn hiệu tập thể “Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn” cho giống lúa đặc sản

của tỉnh Bắc Kạn.

5.2. Hoàn thiện kỹ thuật canh tác giống lúa Khẩu Nua Lếch

5.2.1. Thí nghiệm tuổi mạ giống Khẩu Nua Lếch

* Đánh giá các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Trong thí nghiệm, CT1 (đ/c) tuổi mạ dài ngày nhất là 40 ngày với thời vụ

gieo vào 5/5, đây là thời vụ gieo mạ truyền thống của người dân địa phương.

Các CT thí nghiệm tiếp theo gồm CT2, CT3, CT4 có tuổi mạ lần lượt là 30 ngày

tuổi, 20 ngày tuổi và 15 ngày tuổi.

Theo dõi và đánh giá cá giai đoạn sinh trưởng, phát triển cho thấy, thời

điểm trỗ bông của CT1 (đ/c) (tuổi mạ 40 ngày) trỗ cùng thời điểm với CT2 (tuổi

mạ 30 ngày), vào khoảng từ 13 – 14/9, sớm hơn các CT 3 (tuổi mạ 20 ngày) và

CT4 (tuổi mạ 15 ngày). Hai công thức CT3 và CT4 trỗ muộn hơn khoảng 6

ngày. Khẩu Nua Lếch là giống lúa phản ứng yếu với ánh sáng ngày ngắn nên

những CT tuổi mạ ngắn ngày gieo ở thời vụ muộn (CT3, CT4) trỗ bông muộn

hơn so với các CT tuổi mạ dài ngày hơn (CT1, CT2).

Page 6: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

6

Thời gian thu hoạch của các CT cũng khác nhau, sớm nhất là CT1 (đ/c)

và CT2, lần lượt là 17/10 và 20/10, CT3 và CT4 cùng thu hoạch vào 25/10. Như

vậy, thời gian sinh trưởng của các CT tuổi mạ khác nhau cho kết quả khác nhau,

dài ngày nhất là CT1 (đ/c) 165 ngày, CT4 ngắn ngày nhất là 147 ngày (số liệu

trong bảng 5.2).

Bảng 5.2: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống Khẩu Nua

Lếch ở các tuổi mạ trong TN

T

T Công thức

Thời gian trỗ

(ngày)

TGST

(ngày)

Chiều cao

cây (cm)

Dài bông

(cm)

1 CT1 (đ/c) 131 165 163,7 23,4

2 CT2 122 158 163,5 22,9

3 CT3 117 153 162,8 23,0

4 CT4 112 147 161,2 23,2

*) Ghi chú: CT1: 40 ngày tuổi; CT2: 30 ngày tuổi; CT3: 20 ngày tuổi;

CT4: 15 ngày tuổi

Thời vụ gieo mạ giống Khẩu Nua Lếch của người dân địa phương thông

thường vào đầu tháng 5 dương lịch hằng năm. Như vậy, đối với những chân

ruộng cấy giống Khẩu Nua Lếch trên đất 2 vụ, trong đó cây vụ xuân thường là

ngô xuân hoặc thuốc lá xuân thu hoạch vào khoảng thời gian từ giữa cho đến

gần cuối tháng 5. Do vậy với thời gian gieo mạ sớm sẽ gây áp lực lên thời điểm

thu hoạch cây vụ xuân như phải thu non (ngô) hoặc không tận thu được sản

phẩm (thuốc lá) và thời gian làm đất gieo cấy lúa Khẩu Nua Lếch vụ mùa. Từ

yêu cầu của sản xuất như nêu trên, mục đích của việc nghiên cứu các tuổi mạ

khác nhau gắn với thời vụ gieo mạ nhằm xác định thời điểm gieo mạ có thể

muộn hơn thời vụ gieo mạ truyền thống, tức là sau từ 15/5 trở đi, để có đủ thời

gian thu hoạch cây vụ xuân cũng như thời gian cày ải đất gieo cấy lúa nhưng

không ảnh hưởng đến năng suất giống Khẩu Nua Lếch.

Như vậy, với các tuổi mạ thí nghiệm có thể gieo mạ từ sau 15/5, vừa tạo

khoảng thời gian thu hoạch cây vụ xuất cũng như chuẩn bị đất gieo cấy Khẩu

Nua Lếch, đồng thời gieo mạ muộn rút ngắn thời gian sinh trưởng (nhiều nhất là

Page 7: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

7

18 ngày), giảm rủi ro về điều kiện thời tiết, sâu bệnh hại trên đồng ruộng. Tuy

nhiên để có thể kết luận tuổi mạ cấy với thời vụ gieo mạ phù hợp và hiệu quả

nhất cần đánh giá các chỉ tiêu tiếp theo của các CT trong thí nghiệm.

Chiều cao cây và chiều dài bông của các CT tuổi mạ khác nhau không có

sự biến động, trung bình từ 161,2 - 163,7 cm.

* Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất

Chỉ tiêu số bông/khóm có sự khác nhau giữa các CT, trong đó 2 CT CT1

(đ/c) và CT2 đạt cao hơn, CT3 và CT4 chỉ bằng 76,8 – 79,5 % so với 2 CT nêu

trên. Như vậy, khi cấy mạ non 15 và 20 ngày tuổi, chỉ bằng khoảng 1/2 thời gian

so với tuổi mạ theo cách làm truyền thống và cấy cùng thời điểm làm giảm số

bông hữu hiệu so với cấy mạ 30 và 40 ngày tuổi.

Mặc dù tổng số hạt/bông của các CT không có biến động nhưng tỷ lệ hạt

chắc/bông giữa các CT có sự khác nhau. CT1 (đ/c) và CT2 có tỷ lệ hạt

chắc/bông cao hơn CT3 và CT4 từ 4,3 – 8,4 %. Điều này sảy ra do các CT cấy

tuổi mạ ngắn ngày (CT3 và CT4) thời gian trỗ bông diễn ra muộn hơn khoảng 6

ngày so với CT4 và CT5 cấy tuổi mạ dài ngày. Như vậy thời điểm trỗ bông và

thụ phấn muộn sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi như: nhiệt độ giảm,

ánh sáng giảm... làm giảm tỷ lệ hạt chắc ở các CT này. Đây là yếu tố hạn chế

ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa.

Chỉ tiêu khối lượng hạt của các CT chênh lệch không đáng kể, tuy nhiên

có xu hướng giảm ở các CT3 và CT4 cấy tuổi mạ ngắn ngày. Như vậy quá trình

làm hạt ở thời điểm có nhiều bất lợi về thời tiết đã làm giảm tích lũy vật chất

vào hạt, làm giảm khối lượng hạt.

Bảng 5.3 Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất giống Khẩu

Nua Lếch ở các tuổi mạ trong TN

TT Công

thức

Số bông

hữu

hiệu/khó

m

TS

hạt/bôn

g

TS hạt

chắc/bôn

g

KL

1.000

hạt (g)

NSTT

(tạ/ha) % so đ/c

1 CT1 (đ/c) 7,5 136 117 29,8 39,4* 100,0

Page 8: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

8

2 CT2 7,6 137 119 29,6 40,7* 103,3

3 CT3 6,0 135 112 29,4 29,8** 75,6

4 CT4 5,8 133 109 29,1 27,6** 70,1

LSD0,05 2,0

CV% 6,1

*) Ghi chú: CT1: 40 ngày tuổi; CT2: 30 ngày tuổi; CT3: 20 ngày tuổi;

CT4: 15 ngày tuổi

Kết quả năng suất của các CT có sự khác nhau đáng kể với 3 mức khác

nhau, trong đó CT2 đạt cao nhất và tương đương với CT1 (đ/c), đạt 40,7 tạ/ha.

Năng suất giảm dần ở CT3 và CT4, chỉ đạt từ 27,6 – 29,8 tạ/ha. Kết quả năng

suất đạt cao ở các CT cấy mạ dài ngày và giảm dần ở các CT cấy mạ ngắn ngày

do các yếu tố cấu thành năng suất như: số bông hữu hiệu, số hạt chắc của các CT

này thấp hơn. Giá trị năng suất so sánh có ý nghĩa ở mức sai khác α = 0,05 (các

số liệu trong bảng 5.3.

* Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại, tính chống đổ

- Sâu bệnh hại: Hầu hết các CT thí nghiệm đều nhiễm sâu bệnh hại, tuy

nhiên tỷ lệ gây hại ở các CT có sự khác nhau. Các số liệu tổng hợp trong bảng

5.4.

Theo dõi 3 loại sâu gồm: sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu cho thấy rầy

nâu không xuất hiện ở các CT, sâu cuốn lá và sâu đục thân ở CT3 và CT4 mức

nhiễm nặng hơn so với CT1 (đ/c) và CT2. Đánh giá theo thang điểm cho thấy

CT3 và CT4 tỷ lệ cao hơn, có thể đến 35 % cây bị hại ở thời điểm sâu hại nặng

nhất, trong khi đó CT1 (đ/c) và CT2 có tỷ lệ nhiễm ở thời điểm cao nhất là chỉ

<20 % cây bị hại. Mức nhiễm sâu đục thân ở các CT3 và CT4 cũng có tỷ lệ cao

hơn, lên đến 30 % cây bị hại so với mức <20 % ở CT1 (đ/c) và CT2.

Bệnh đạo ôn lá gây hại nhiều hơn ở CT3 và CT4 cấy tuổi mạ ngắn ngày.

Sâu bệnh gây hại nhiều hơn ở các CT3 và CT4 do cấy mạ ngắn ngày nên

cây lúa sinh trưởng muộn hơn so với đại trà, từ đó thu hút lượng lớn sâu bệnh

hại. Đặc biệt trong thời điểm cuối tháng 6, đầu tháng 7, điều kiện thời tiết tại

vùng Ngân Sơn (Bắc Kạn) là thời kỳ nắng nóng, mưa nhiều đan xen, đó là điều

Page 9: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

9

kiện thuận lợi để bệnh đạo ôn lá phát triển. Đây là những điều kiện bất thuận ảnh

hưởng đến giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa khi cấy tuổi mạ ngắn

ngày như ở CT3 và CT4. Do đó tỷ lệ sâu bệnh hại ở các CT này nhiễm cao hơn

so với CT1 (đ/c) và CT2 cấy tuổi mạ dài ngày.

Bảng 5.4. Sâu bệnh hại, khả năng chống đổ của giống Khẩu Nua Lếch ở

các tuổi mạ trong TN

TT Công

thức

Sâu cuốn

lá (điểm)

Sâu đục

thân

(điểm)

Rầy nâu

(điểm)

Đạo ôn lá

(điểm)

Chống đổ

(điểm)

1 CT1 (đ/c) 1 - 3 1 - 3 - - 5

2 CT2 1 - 3 1 - 3 - - 5

3 CT3 3-5 5 - 5 5-7

4 CT4 3-5 5 - 5 5-7

*) Ghi chú: CT1: 40 ngày tuổi; CT2: 30 ngày tuổi; CT3: 20 ngày tuổi;

CT4: 15 ngày tuổi

- Đánh giá tính chống đổ: Đối với giống Khẩu Nua Lếch có đặc điểm là

giống cao cây, thân mảnh và yếu nên khá dễ đổ khi cây ở giai đoạn hạt đã vào

chắc. Trong thí nghiệm, theo dõi các CT cho thấy hầu hết cây lúa ở các CT đều

bị nghiêng ở giai đoạn sau trỗ 20 ngày. Tuy nhiên ở CT3 và CT4 mức đổ ngã

cao hơn, ở mức cây lúa đổ rạp. Điều này cho thấy khi cấy lúa ở tuổi mạ ngắn

ngày tạo bộ rễ phát triển sâu và rộng hơn, làm hạn chế mức độ đổ ngã vốn là hạn

chế của giống.

*) Nhận xét: Thí nghiệm cấy các tuổi mạ khác nhau, gồm: 40 ngày, 30

ngày, 20 ngày và 15 ngày cho kết quả như sau:

- Cấy mạ 20 ngày tuổi (CT3) và 15 ngày tuổi (CT4) gieo mạ muộn hơn so

với cách làm truyền thống từ 20 - 25 ngày, tạo khoảng thời gian để thu hoạch tối

đa sản phẩm cây vụ xuân (ngô, thuốc lá) và có thời gian chuẩn bị đất cấy cho

giống Khẩu Nua Lếch vụ mùa, tuy nhiên năng suất không cao, chỉ đạt 27,6 –

29,8 tạ/ha, bằng khoảng 70,1 – 75,6 % so với CT1 (đ/c). Dễ nhiễm sâu bệnh và

Page 10: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

10

tỷ lệ bị hại cao hơn các CT khác, nhất là sâu cuốn lá và bệnh đạo ôn lá, cây dễ

đổ ngã.

- Cấy mạ 40 ngày tuổi (CT1- đ/c) và 30 ngày tuổi (CT2) cây lúa sinh

trưởng, phát triển tốt, các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất đạt tối ưu và cho

năng suất cao nhất, đạt từ 39,4 – 40,7 tạ/ha. Mức độ chênh lệch năng suất của

CT 2 so với công thức (đ/c) tăng 3,3 %. Như vậy là năng suất tương đương công

thức (đ/c). Cây lúa cấy ở tuổi mạ này ít nhiễm sâu bệnh hại, cứng cây, tỷ lệ đổ

ngã thấp. Tuy nhiên để lựa chọn tuổi mạ với thời vụ gieo thuận lợi và hiệu quả

thì cấy mạ 30 ngày tuổi, thời vụ gieo 15/5 là phù hợp nhất vì so với thời vụ gieo

truyền thống đã rút ngắn được khoảng 10 ngày. Khoảng thời gian này rất có ý

nghĩa đối với việc thu hoạch hoàn toàn cây trồng vụ xuân và chuẩn bị đất gieo

cấy giống Khẩu Nua Lếch vụ mùa.

Như vậy, từ kết quả các mức thí nghiệm tuổi mạ kết hợp thời vụ gieo đối

với giống Khẩu Nua Lếch, lựa chọn tuổi mạ cấy là 30 ngày tuổi, gieo mạ vào

khoảng thời gian 15/5 để bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác giống

Khẩu Nua Lếch.

5.2.2. Thí nghiệm ảnh hưởng của số dảnh cấy đến sinh trưởng, phát

triển và năng suất giống Khẩu Nua Lếch

* Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các CT với số dảnh cấy khác

nhau gồm: 2 dảnh, 4 dảnh, 6 dảnh và 8 dảnh ít có sự chênh lệch về thời gian trỗ

bông, thời gian thu hoạch. Thời gian trỗ bông của các CT là 124 – 125 ngày sau

gieo. Tổng thời gian sinh trưởng của các CT đồng nhất là 164 ngày. Chiều cao

cây và chiều dài bông giữa các CT không có sự biến động, gần tương đương

nhau. Về chiều cao cây biến động trong khoảng từ 162,4 – 164,7 cm, chiều dài

bông trong khoảng 22,6 – 23,5 cm. (số liệu bảng 5.5).

Bảng 5.5: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống Khẩu Nua

Lếch ở các mức dảnh cấy

TT Công thức Thời gian

trỗ (ngày)

TGST

(ngày)

Cao cây

(cm)

Dài bông

(cm)

Page 11: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

11

1 CT1 124 164 162,4 22,8

2 CT2 125 164 164,1 23,5

3 CT3 124 164 163,6 22,6

4 CT4 (đ/c) 125 164 162,7 23,3

Ghi chú: CT1: Cấy 2 dảnh/khóm; CT2: Cấy 4 dảnh/khóm; CT3: Cấy 6

dảnh/khóm; CT4: Cấy 8 dảnh/khóm (đ/c)

* Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất,

năng suất

Đánh giá các chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất cá thể giống Khẩu

Nua Lếch của các CT cho thấy:

- Số bông hữu hiệu của CT1 đạt thấp nhất, trung bình 6,4 bông/khóm. Số

bông hữu hiệu có xu hướng tăng cao ở CT 2 là 7,7 bông/khóm, CT3 và CT4

(đ/c) tương đương nhau. Số bông hữu hiệu của CT1 cấy 2 dảnh/khóm đạt thấp

nhất do giống Khẩu Nua Lếch có đặc điểm đẻ nhánh thấp nên khi cấy ít dảnh chỉ

cho số bông hạn chế. Khi tăng số dảnh cấy lên 4 dảnh/khóm (CT3), 6

dảnh/khóm (CT4) thì số nhánh và số bông tăng lên, từ đó khả năng đạt số bông

hữu hiệu cao hơn. Tuy nhiên khả năng hình thành nhánh và đạt số bông hữu

hiệu tương quan nghịch với mật độ nên khi tăng số dảnh cấy lên 8 dảnh/khóm

thì số nhánh và bông hữu hiệu không tăng tiếp và có xu hướng giảm hơn so mức

cấy 4 và 6 dảnh/khóm (số liệu trong bảng 5.6).

Như vậy, để đạt số nhánh và bông hữu hiệu cao nhất đối với giống Khẩu

Nua Lếch có thể cấy 4 hoặc 6 dảnh/khóm. Để lựa chọn mức tối ưu thì cấy 4

dảnh/khóm là hiệu quả nhất bởi sẽ giảm được lượng giống, giảm diện tích gieo

mạ, giảm công nhổ mạ và vận chuyển đến ruộng cấy khi hạch toán trên quy mô

sản xuất lớn.

- Các chỉ tiêu khác: CT1 cấy ít dảnh cho các giá trị cao hơn cả như: số hạt

chắc/bông (119 hạt/bông), khối lượng hạt đạt 30,0 g/1.000 hạt trong khi ở các

CT khác chỉ đạt 115 – 117 hạt/bông và 29,0 – 29,4 g/1.000 hạt. Các chỉ tiêu về

tổng số hạt/bông, số hạt chắc/bông và khối lượng hạt của CT2 và CT3 có giá trị

của tương đương với CT4 (đ/c), tuy nhiên ở 2 CT này vượt trội hơn đ/c về số

Page 12: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

12

bông hữu hiệu do số dảnh cấy phù hợp, tạo tối đa số nhánh và số bông hữu

hiệu. Từ các kết quả trên, đánh giá NSTT của CT2 và CT3 tương đương nhau là

40,9 - 41,3 tạ/ha, và đạt giá trị cao nhất, tăng hơn 4,9 – 5,9 % so với CT4 (đ/c)

đạt 39,0 tạ/ha và CT1 36,3 tạ/ha. Giá trị năng suất so sánh có ý nghĩa ở mức sai

khác α = 0,05 (bảng 5.6).

Như vậy, thí nghiệm 4 mức dảnh cấy giống Khẩu Nua Lếch cho kết quả

năng suất cao nhất là cấy mức 4 dảnh/khóm và 6 dảnh/khóm, đạt từ 40,9 – 41,3

tạ/ha.

Bảng 5.6: Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất giống Khẩu Nua

Lếch ở các mức dảnh cấy

TT Công

thức

Số bông

hữu

hiệu/khó

m

TS

hạt/bông

TS hạt

chắc/bôn

g

KL

1.000 hạt

(g)

NSTT

(tạ/ha) % so đ/c

1 CT1 6,4 134 119 30,0 36,3* 93,1

2 CT2 7,7 131 116 29,2 41,3*** 105,9

3 CT3 7,6 132 117 29,4 40,9*** 104,9

4 CT4 (đ/c) 7,4 129 115 29,0 39,0** 100,0

LSD0,05 1,8

CV% 7,9

Ghi chú: CT1: Cấy 2 dảnh/khóm; CT2: Cấy 4 dảnh/khóm; CT3: Cấy 6

dảnh/khóm; CT4: Cấy 8 dảnh/khóm (đ/c)

* Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại

- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên các CT cho thấy, ở những CT cấy

nhiều dảnh hơn (CT3, CT4) với cùng mật độ có tỷ lệ sâu bệnh hại có xu hướng

tăng cao hơn các CT cấy ít dảnh hơn (CT1, CT2). Cụ thể:

+ Sâu cuốn lá nhiễm trên hầu hết các CT, mức độ hại ở CT1 và CT2 đánh

giá khoảng < 20 % cây bị hại ở thời kỳ gây hại cao điểm nhất. Trong khi đó ở

CT3 và CT4 tỷ lệ bị hại cao hơn, ở mức 20 – 25 % cây.

Page 13: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

13

+ Sâu đục thân cũng xuất hiện ở hẩu hết các CT, tỷ lệ hại tăng hơn ở các

CT cấy nhiều dảnh (CT3, CT4) mức 8 – 13% so với mức 5 - 6% bị hại ở CT1 và

CT2.

+ Bệnh đạo ôn lá gây hại chủ yếu ở CT3 và CT4 (đ/c), mức vết bệnh nhỏ,

hơi dài, đường kính 1 - 2 mm, xuất hiện nhiều ở các lá trên (điểm 3). Các CT1

và CT2 không xuất hiện đạo ôn lá.

Như vậy, khi cấy tăng số dảnh/khóm với cùng mật độ cho thấy, càng tăng

số dảnh cấy nguy cơ nhiễm sâu bệnh và tỷ lệ bị hại càng cao do khi cấy nhiều

dảnh tạo mật độ cây dày hơn, tạo điều kiện sâu bệnh phát triển, khó phòng trừ,

nhất là sâu cuốn lá và bệnh đạo ôn hại lá. Cấy ít dảnh tạo mặt rộng thông thoáng,

tạo môi trường hạn chế sâu bệnh ký sinh và gây hại.

- Khả năng chống đổ của các CT đánh giá ở mức điểm 5, tức hầu hết cây

lúa ở các CT bị nghiêng ở giai đoạn trước thu hoạch. Đây là một đặc tính hạn

chế của giống Khẩu Nua Lếch do cây cao, mảnh dẫn đến dễ đổ khi chắc hạt.

Bảng 5.7: Đánh giá sâu bệnh hại, khả năng chống đổ của giống Khẩu

Nua Lếch ở các mức dảnh cấy

TT Công

thức

Sâu cuốn

lá (điểm)

Sâu đục

thân

(điểm)

Rầy nâu

(điểm)

Đạo ôn lá

(điểm)

Chống đổ

(điểm)

1 CT1 1 - 3 1 - - 5

2 CT2 1 - 3 1 - - 5

3 CT3 3-5 3 - 3 5

4 CT4 (đ/c) 5 3 - 3 5

Ghi chú: CT1: Cấy 2 dảnh/khóm; CT2: Cấy 4 dảnh/khóm; CT3: Cấy 6

dảnh/khóm; CT4: Cấy 8 dảnh/khóm (đ/c)

Nhận xét: Thí nghiệm cấy các số dảnh khác nhau, gồm: 2 dảnh/khóm, 4

dảnh/khóm, 6 dảnh/khóm và 8 dảnh/khóm cho kết quả như sau:

- Cấy 2 dảnh/khóm cây sinh trưởng, phát triển tốt, các chỉ tiêu cá thể đạt

cao, ít sâu bệnh hại nhưng số bông hữu hiệu đạt thấp, do đó năng suất thực thu

đạt được không cao, chỉ bằng 93,1 % năng suất CT cấy 8 dảnh/khóm (đ/c), bằng

Page 14: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

14

87,9 – 88,8 % so với cấy 4 dảnh/khóm và 6 dảnh/khóm. Cấy ít dảnh có tỷ lệ sâu

bệnh hại thấp hơn.

- Cấy 4 dảnh/khóm (CT2) và 6 dảnh/khóm (CT3) có các chỉ tiêu cá thể

tương đương và có số bông hữu hiệu cao hơn so với mức cấy 8 dảnh/khóm (đ/c)

mà nông dân đang áp dụng cấy phổ biến, do vậy năng suất thực thu của 2 CT

này đạt tương đương nhau và cao nhất, lần lượt là 41,3 tạ/ha và 40,9 tạ/ha, cao

hơn 4,9 – 5,9 % so đ/c.

Như vậy, để lựa chọn số dảnh cấy đối với giống Khẩu Nua Lếch giữa 2

CT cấy 4 dảnh/khóm và 6 dảnh/khóm thì chọn mức cấy 4 dảnh/khóm là phù

hợp nhất, cho năng suất cao, ít sâu bệnh hại, giảm lượng giống, giảm công lao

động so với cách làm truyền thống của nông dân (cấy 8 – 9 dảnh/khóm).

*) Kết luận về việc hoàn thiện kỹ thuật canh tác:

Từ các kết quả của 2 thí nghiệm về tuổi mạ và thí nghiệm số dảnh cấy rút

ra định mức kỹ thuật canh tác như sau;

1) Cấy mạ 30 ngày tuổi (gieo mạ vào khoảng thời gian 15/5) giúp cây lúa

sinh trưởng, phát triển tốt, các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất đạt tối ưu

và cho năng suất 40,7 tạ/ha, đạt cao hơn các tuổi mạ khác như 40 ngày, 20 ngày

và 15 ngày tuổi. Cấy mạ 30 ngày tuổi ít sâu bệnh hại, tỷ lệ đổ ngã thấp. Với thời

điểm gieo mạ vào khoảng 15/5 và cấy mạ 30 ngày tuổi có thể gieo mạ muộn hơn

khoảng 10 ngày so với cách làm truyền thống của địa phương. Khoảng thời gian

này rất có ý nghĩa đối với việc thu hoạch hoàn toàn cây trồng vụ xuân và chuẩn

bị đất gieo cấy giống Khẩu Nua Lếch vụ mùa.

Cấy 4 dảnh/khóm, so với các mức dảnh cấy khác là 2 dảnh/khóm, 6

dảnh/khóm và 8 dảnh/khóm, có hiệu quả nhất, cho năng suất cao, ít sâu bệnh hại

đồng thời giảm lượng giống và công lao động (nhổ mạ, vận chuyển) đáng kể so

với cách làm truyền thống của nông dân (cấy 8 – 9 dảnh/khóm).

2) Bổ sung 2 biện pháp kỹ thuật hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác

giống Khẩu Nua Lếch là: Cấy mạ 30 ngày tuổi (gieo mạ vào khoảng thời gian

15/5); cấy 4 dảnh/khóm.

5.2.3. Kỹ thuật canh tác giống lúa Khẩu Nua Lếch

Page 15: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

15

Từ các kết quả nghiên cứu trên, dự thảo quy trình canh tác giống lúa Khẩu

Nua Lếch được hoàn thiện với các nội dung sau:

a) Thời vụ gieo cấy:

- Tuổi mạ: 30 ngày tuổi, gieo mạ vào khoảng thời gian 15/5; cấy khoảng

15/6.

- Lượng giống: 5,5 - 6,0 kg/1.000 m2, tương đương 55 - 60 kg/ha.

b) Xử lý hạt giống:

- Phơi lại hạt giống: Hạt giống cần phơi lại 6 - 8 giờ trong nắng nhẹ

(không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng) giúp hạt hút nước nhanh

khi ngâm, kích thích hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm.

- Loại bỏ hạt lép lửng bằng: quạt gió, sàng sảy hoặc trong quá trình ngâm

nước cần vớt hết những hạt nổi và giữ lại hạt chìm (hạt tốt).

- Xử lí hạt giống: Xử lí bằng nước nóng 540 C (pha tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh): có

tác dụng trừ nấm bệnh và tuyến trùng trên hạt, tạo cho hạt hút nước nhanh. Hoặc

xử lý bằng nước muối loãng 15% (pha 1,5 kg muối tinh vào 10 lít nước xử lý 10

kg thóc giống).

c) Kỹ thuật làm mạ:

- Làm đất:

+ Đất cày ngả sớm, bừa 4-6 lần, nhuyễn và sạch cỏ.

+ Lên luống rộng 1,2-1,4 m, có rãnh thoát, mặt luống hơi vồng để dễ thoát

nước.

- Ngâm ủ hạt giống:

+ Ngâm hạt: 1-2 ngày. Trong quá trình ngâm làm nước chua, nên cần phải

thay nước mỗi ngày một lần.

+ Ủ thúc mầm: Sau khi hạt đã hút đủ nước, đem ủ, để hạt nảy mầm. Trong

quá trình ủ, nên định kỳ vảy nước.

+ Khi hạt đã nhú mầm, nên xen kẽ “ngày ngâm đêm ủ” để phát triển cân

đối mầm và rễ. Vụ mùa, hè thu chỉ cần ủ nứt nanh, vụ đông xuân cần có mầm

dài hơn.

Page 16: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

16

- Gieo mạ: Hạt giống sau khi xử lí, ngâm ủ nảy mầm đều là đem gieo,

gieo hơi chìm hạt.

- Chăm sóc và quản lý ruộng mạ:

+ Tưới nước: Ở thời kỳ mạ non (từ gieo đến 3 lá), mặt luống cần được giữ

ẩm để rễ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá đến nhổ cấy tùy theo thời tiết và

sinh trưởng của mạ để quyết định chế độ tưới nước. Khi cần chỉ tưới nước vào

rãnh để luống mạ đủ ẩm. Trước khi nhổ có thể tưới trước 5-7 ngày cho đất mềm,

dễ nhổ, tránh đứt rễ.

+ Phòng chống sâu bệnh cho mạ: Đối với giống lúa Khẩu Nua Lếch trong

giai đoạn mạ cần chú theo dõi sâu năn để phòng trừ kịp thời.

+ Tiến hành nhổ cấy khi mạ được 5 - 6 lá (30 ngày tuổi).

d) Phân bón:

- Lượng phân bón (1 ha): 8 tấn phân chuồng, 100 - 120 kg urê + 500 kg

supe lân + 180 - 200 kg kali clorua.

- Cách bón: Bón lót 100 % lượng supe lân, 20 % urê; Bón thúc 1: sau cấy

khoảng 15 ngày, giai đoạn lúa đẻ nhánh, lượng bón 50 % đạm, 50 % kali clorua;

bón thúc 2: sau lần thúc 1 khoảng 30 - 35 ngày, giai đoạn lúa làm đốt, làm đòng,

lượng bón 30 % đạm, 50 % kali clorua còn lại.

Để tăng hiệu quả của phân bón thúc nên bón sâu, kết hợp với làm cỏ sục

bùn, giữ nước vừa phải. Không bón phân khi thời tiết xấu.

e) Kỹ thuật cấy và chăm sóc lúa sau cấy:

- Kỹ thuật làm đất: Đất cần cày sớm, phơi ải sau đó bừa kỹ cho đất

nhuyễn. San phẳng mặt ruộng để dễ điều tiết nước khi cấy.

- Mật độ, khoảng cách: Mật độ cấy 25 khóm/m2, khoảng cách: 20 x 20

cm. Cấy 4 dảnh/khóm.

- Kỹ thuật cấy: Cấy thẳng hàng, cấy nông tay ở độ sâu 2 - 3 cm.

- Chăm sóc lúa sau cấy:

+ Làm cỏ: Từ khi cây lúa bén rễ hồi xanh chủ động làm cỏ để ruộng luôn

sạch cỏ dại, thoáng, hạn chế sâu bệnh. Kết hợp làm cỏ, sục bùn với các đợt bón

thúc.

Page 17: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

17

+ Trừ rong rêu: Những ruộng lúa có nhiều rong rêu thì nên trừ bằng cách

tháo cạn nước 5 - 6 ngày kết hợp bón vôi bột (5 - 10 kg/ha).

+ Tưới nước: Duy trì mức nước dưới 5 cm vào thời kỳ sau cấy đến thời kỳ

đẻ nhánh hữu hiệu, trên 20 cm vào thời kỳ cuối đẻ nhánh để hạn chế đẻ nhánh

vô hiệu. Duy trì 5 - 10 cm nước vào thời kỳ làm đòng đến chín sữa. Trước khi

thu hoạch khoảng 10 - 15 ngày tiến hành rút cạn nước, để ruộng khô nhằm hạn

chế hiện tượng đổ và thuận lợi khi thu hoạch.

g) Phòng trừ sâu bệnh:

Với Khẩu Nua Lếch hàng năm thường nhiễm khá nhiều loài sâu bệnh.

Trong đó xuất hiện và gây hại phổ biến những năm qua là:

- Sâu đục thân hai chấm: Gây hại trong suốt tời kỳ sinh trưởng của lúa (kể

cả giai mạ). Gây hại nặng nhất lứa 5 (giữa tháng 9 đầu tháng 10) làm xuất hiện

bông bạc.

Phòng trừ: Làm đất bằng phương pháp làm dầm (ngâm nước) sau thu

hoạch vụ xuân để diệt nhộng. Ngắt dảnh héo, ngắt ổ trứng, bẫy đèn đồng loạt bắt

bướm. Sử dụng biện pháp hóa học khi mật độ ổ trứng từ 0,5-0,7 ổ/m2 (lúa đẻ

nhánh) hoặc 0,2- 0,3 ổ trứng/m2 (lúa sắp trỗ) cần phòng trừ bằng phương pháp

hóa học bằng các loại thuốc: Padan 95SP, Regent 800WP sau khi bướm xuất

hiên 5 - 7 ngày. Dùng thuốc Basudin 10G, Diaphos 10G trộn với đất bột, rắc khi

có dảnh héo hoặc lúa sắp trỗ. Khi rắc thuốc chú ý ruộng phải có nước.

- Sâu năn: Muỗi năn phá hại chủ yếu thời kỳ mạ đã lớn và lúa cấy mới hồi

xanh.

Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại. Dùng bẫy đèn diệt muỗi.

Khi ruộng chớm bị sâu năn cần kịp thời tháo nước phơi ruộng hạn chế sự lây lan

phát triển của sâu. Có thể dùng một số loại thuốc dạng hạt như Vibasu 10H,

Basudin 10H hoặc Furadan 3G trộn với đất bột rắc theo từng ổ để diệt sâu non

khi mật độ gây hại cao.

- Bệnh đạo ôn: Đây là loại bệnh nguy hiểm nhất đối với các diện tích cấy

lúa nếp Khẩu Nua Lếch. Bệnh hại trên lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt. Thời tiết

âm u, ẩm ướt, có sương, bón đạm nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển.

Page 18: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

18

Phòng trừ: Không dùng hạt giống ở ruộng bị bệnh. Khi phát hiện có bệnh

không được bón đạm, giữ nước xăm xắp. Phun thuốc Kasai 21,2%, Tilsuper

300EC trừ đạo ôn lá, thuốc Fujione 40EC, Beam 75WP trừ đạo ôn lá, cổ bông.

Để phòng trừ đạo ôn cổ bông phun thuốc hai lần: trước khi trỗ và khi hạt bắt đầu

chín sữa.

h) Thu hoạch, bảo quản:

- Thu hoạch: Để đảm bảo năng suất cũng như chất lượng Khẩu Nua Lếch

cần tiến hành thu hoạch vào thời điểm sau trỗ 30 ngày. Thu hoạch và ngày trời

nắng ráo.

- Cất trữ và bảo quản: Sau khi lúa đã phơi khô đạt độ ẩm khoảng 14%,

quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào bao có lót nylon kín và đặt bảo quản ở nơi khô

ráo, thoáng mát.

5.3. Tổ chức nông dân sản xuất lúa giống và lúa thương phẩm giống

Khẩu Nua Lếch

5.3.1. Xây dựng mô hình sản xuất lúa giống Khẩu Nua Lếch bằng

phương pháp chọn lọc quần thể

Dự án tổ chức xây dựng mô hình sản xuất lúa giống quy mô nông

hộ tại xã Thượng Quan nhằm cung cấp hạt giống đảm bảo tiêu chuẩn hạt giống

tốt, cung cấp cho mô hình sản xuất lúa thương phẩm tại các điểm mở rộng năm

2015. Kết quả mô hình sản xuất đạt được như sau:

- Quy mô: 01 ha

- Số hộ tham gia: 8 hộ

- Địa điểm thực hiện: Thôn Đông Van, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn

- Thời gian thực hiện: Tháng 5 – tháng 11/2014

Đặc điểm ruộng mô hình sản xuất giống trên đất lúa 2 vụ (thuốc lá vụ

xuân - lúa vụ mùa), đất vàn cao, đất có độ phì tốt, đủ ánh sáng, thoát nước,

không lầy thụt, chủ động tưới tiêu. Trước khi gieo cấy dọn sạch cỏ dại, tàn dư

cây vụ trước, cày ải.

Page 19: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

19

Bố trí ruộng giống cách ly đúng khoảng cách với các ruộng sản xuất lúa

đại trà theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa (QCVN

01-54:2011/BNNPTNT).

- Kỹ thuật áp dụng:

+ Về giống: Sử dụng hạt giống đã được phục tráng từ kết quả đề tài “Phục

tráng và phát triển giống lúa Khẩu Nua Lếch huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”,

chất lượng hạt giống đạt cấp xác nhận.

+ Về kỹ thuật: Áp dụng kỹ thuật canh tác và bảo quản đã được hoàn thành

từ kết quả đề tài “Phục tráng và phát triển giống lúa Khẩu Nua Lếch huyện Ngân

Sơn, tỉnh Bắc Kạn”, kết hợp các giai đoạn khử lẫn đồng ruộng và kiểm nghiệm

hạt giống tạo cấp hạt xác nhận.

Mật độ cấy 22 – 23 khóm/m2, khoảng cách 25 x 20 cm. Cấy lúa theo băng

rộng 1,25 m, mỗi băng cách nhau 0,4 m làm lối đi lại khử lẫn.

Phân bón cho 1 ha gồm: 10 tấn phân chuồng, 100 kg urê + 500 kg supe

lân + 180 kg kali clorua.

Thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của ruộng giống.

Căn cứ vào bản mô tả giống để loại bỏ những cây có tính trạng không phù hợp

(cây khác dạng) như: những cây khác dạng, cây sinh trưởng kém, cây trỗ bông

quá sớm hoặc quá muộn, cây bị sâu bệnh... vào các giai đoạn lúa đẻ nhánh, trỗ

bông, trước thu hoạch 1 - 2 ngày. Thu hạt từ các cây đạt yêu cầu, đánh giá năng

suất sau đó phơi khô hạt giống đến độ ẩm 13%, bảo quản nơi khô ráo.

*) Kết quả mô hình sản xuất giống:

- Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất: Mô hình sản xuất giống

được thực hiện đúng thời vụ, đảm bảo điều kiện thời tiết thuận lợi từ gieo mạ

đến cấy và thu hoạch. Các loại vật tư phân bón cung cấp đủ cho mô hình theo

định mức kỹ thuật, bón đúng thời điểm và liều lượng, kết hợp chăm sóc và

phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ... từ đó đảm bảo cây lúa từ giai đoạn sau cấy

nhanh hồi xanh, đẻ nhánh tốt, nhiều dảnh và cho số bông hữu hiệu cao. Các chỉ

tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển và năng suất được đánh giá đạt kết quả

cao, cụ thể như trong bảng 5.8.

Page 20: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

20

Bảng 5.8: Kết quả một số chỉ tiêu theo dõi mô hình sản xuất giống Khẩu

Nua Lếch, năm 2014

TT Chỉ tiêu theo dõi Kết quả

1 Tuổi mạ (ngày) 38

2 Thời gian từ gieo - trỗ bông (ngày) 129

4 Thời gian từ gieo - thu hoạch (ngày) 156

5 Chiều cao thân (cm) 163,5

6 Chiều dài bông (cm) 23,2

7 Số dảnh/khóm 8

8 Số bông hữu hiệu/khóm 6

9 Số hạt chắc/bông 128

10 Khối lượng 1.000 hạt (gam) 29,5

11 Năng suất thực thu (tạ/ha) 36,2

12 Sâu cuốn lá nhỏ (điểm) 1-3

13 Sâu đục thân (điểm) 3

14 Bệnh khô vằn (điểm) -

15 Bệnh đạo ôn (điểm) -

16 Độ cứng cây (điểm) 3

Kết quả năng suất mô hình khá cao, đạt 36,2 tạ/ha. Chất lượng hạt giống

qua kiểm nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn hạt xác nhận. Lượng hạt giống này được

bảo quản cung cấp cho mô hình sản xuất lúa thương phẩm năm sau của dự án.

- Đánh giá độ cứng cây và tình hình sâu bệnh hại:

+ Độ cứng cây: Thời điểm 12 ngày trước khi thu hoạch đã điều chỉnh rút

cạn nước trên ruộng, tạo cho cây cứng thân hơn. Quan sát trên các ruộng giống

cây lúa ít đổ ngã, nhất là tình trạng đổ rạp thân như các năm. Đánh giá độ cứng

cây của mô hình sản xuất giống mức khá tốt, điểm 3.

+ Tình hình sâu bệnh hại: Xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ giai đoạn lúa đẻ

nhánh, ở một số ruộng tỷ lệ gây hại từ 4 - 12 % (điểm 1 - 3), sâu đục thân xuất

hiện ở giai đoạn làm đòng và trỗ bông, gây hại ở mức thấp (điểm 1 - 3 ). Tỷ lệ

Page 21: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

21

sâu hại không ảnh hưởng đến năng suất của mô hình giống. Theo dõi bệnh đạo

ôn lá và khô vằn hầu như không xuất hiện ở các giai đoạn.

- Kiểm định đồng ruộng: Kết quả kiểm định đồng ruộng về độ thuần

giống ở 3 giai đoạn chính đẻ nhánh, trỗ bông, trước thu hoạch của mô hình sản

xuất giống cho thấy qua các giai đoạn từ đẻ nhánh đến trỗ bông tỷ lệ cây khác

dạng giảm dần từ 3,3 % giai đoạn đẻ nhánh xuống còn 0,8 % giai đoạn trước thu

hoạch. Cỏ dại theo giảm từ 17 cây xuống còn 2 cây/100 m2 ở cùng 2 giai đoạn

như trên. Như vậy độ thuần đồng ruộng của ruộng sản xuất giống tính đến giai

đoạn thu hoạch đạt 99,2%. So với quy chuẩn về chất lượng hạt giống (QCVN

01–54:2011/BNNPTNT), độ thuần đồng ruộng mô hình giống đạt cấp xác nhận

(số liệu trong bảng 5.93).

Bảng 2: Độ thuần giống và cỏ dại ở 3 giai đoạn chính ruộng sản xuất

giống bằng chọn lọc quần thể, năm 2014

Giai đoạn Cây đúng giống

(%)

Cây khác dạng

(%)

Cỏ dại (cây/

100 m2)

Đẻ nhánh 96,7 3,3 17

Trỗ bông 98,4 1,6 5

Trước thu hoạch 99,2 0,8 2,0

- Kiểm nghiệm hạt giống: Kết quả kiểm nghiệm mẫu hạt giống của mô

hình sản xuất giống bằng chọn lọc quần thể được trình bày trong bảng 5.10.

Bảng 5.10: Kết quả kiểm nghiệm hạt giống của mô hình sản xuất giống

bằng chọn lọc quần thể, năm 2014

Chỉ tiêu Hạt giống xác nhận

1. Độ sạch, % khối lượng 99,7

2. Hạt khác giống có thể phân biệt được, % số hạt 0,3

3. Hạt cỏ dại nguy hại, số hạt/1000 g 11

4. Tỷ lệ nảy mầm, % số hạt 82

5. Độ ẩm, % khối lượng 13,0

Page 22: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

22

Các chỉ tiêu của lô giống về độ sạch, hạt khác giống, hạt cỏ dại, tỷ lệ nảy

mầm, độ ẩm hạt phù hợp so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt

giống lúa (QCVN 01-54:2011/BNNPTNT) đạt cấp xác nhận.

*) Kết quả: Xây dựng 01 ha mô hình sản xuất lúa giống bằng phương

pháp chọn lọc quần thể quy mô nông hộ đạt năng suất 36,2 tạ/ha, chất lượng hạt

giống đạt cấp xác nhận, không sâu bệnh hại, đạt tiêu chuẩn làm giống cung cấp

cho mô hình lúa thương phẩm của dự án năm 2015 và phục vụ sản xuất tại địa

phương.

Lượng thóc giống sản xuất từ mô hình được bảo quản và sử dụng cung

cấp cho sản xuất, gồm:

- Cung cấp 1.000 kg hạt giống cho 20 ha mô hình lúa thương phẩm năm

2015 của dự án tại các xã Thượng Quan, Thuần Mang và Thượng Ân.

- Số thóc giống còn lại cung cấp toàn bộ cho sản xuất đại trà tại địa

phương.

5.3.2. Tổ chức nông dân sản xuất lúa thương phẩm giống Khẩu Nua

Lếch

* Thành lập nhóm hộ nông dân và tổ chức hoạt động

Cơ sở để tổ chức các nhóm/tổ sản xuất căn cứ vào một số điều kiện như:

những người có đất canh tác, có kiến thức và kinh nghiệm trồng trọt, có cùng sở

thích trồng và chế biến giống Khẩu Nua Lếch để tổ chức thành lập Nhóm sản

xuất. Trong điều kiện về lao động và thực trạng sản xuất của địa phương, Ban

quản lý dự án lựa chọn xã Thượng Quan, là vùng sản xuất chính giống Khẩu

Nua Lếch, cùng với với lãnh đạo xã Thượng Quan, các hộ nông dân có đủ điều

kiện và cùng sở thích thương thảo, bàn bạc và tự nguyện thành lập nhóm để tổ

chức sản xuất.

Kết quả việc thành lập nhóm đã tổ chức thành lập được 1 nhóm có tên

gọi: Nhóm sản xuất và chế biến tại xã Thượng Quan (sau đây gọi tắt là Nhóm).

Nhóm có cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động, cụ thể như sau:

- Cơ cấu tổ chức Nhóm: Nhóm có 20 thành viên (phụ lục 4) là các hộ

nông dân đang định cư tại 3 thôn gồm: Đông Van, Cò Luồng và Pù Áng xã

Page 23: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

23

Thượng Quan. Nhóm có Ban đại diện gồm 3 người, trong đó có Trưởng ban và

2 ủy viên; có 17 hội viên.

- Quy chế hoạt động: Nhóm hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự

quản, dân chủ và bình đẳng, với mục đích giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong sản xuất và

chế biến. Nhóm xây dựng Quy chế hoạt động làm căn cứ tổ chức thực hiện các

hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh liên quan đến chất lượng sản phẩm gạo

nếp Khẩu Nua Lếch.

- Tổ chức thực hiện: Từ khi thành lập, Nhóm đã tiến hành các hoạt động

gồm:

+ Lập kế hoạch sản xuất giống Khẩu Nua Lếch ngay từ đầu vụ gieo cấy

năm 2015. Trong đó lựa chọn vùng gieo cấy chính, ưu tiên những diện tích đất

canh tác tốt, lựa chọn các ruộng liền kề để tập trung gieo cấy thành vùng riêng

biệt. Lựa chọn 2 vùng sản xuất chính tại cánh đồng của thôn Đông Van, Cò

Luồng và thôn Pù Áng.

+ Tổ chức cho các hội viên tham gia các lớp tập huấn của dự án. Tuyên

truyền, vận động các hội viên áp dụng chặt chẽ quy trình kỹ thuật mới trong

từng khâu sản xuất từ gieo cấy đến thu hoạch, đảm bảo tăng năng suất và chất

lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Hình 1: Hội nghị Nhóm sản xuất và chế biến xã Thượng Quan, 6/2014

Các hội viên của Nhóm đa số là các hộ trực tiếp tham các mô hình sản

xuất tại xã Thượng Quan, gồm mô hình sản xuất lúa giống quy mô nông hộ (1

ha năm 2014); mô hình sản xuất lúa thương phẩm (tổng 21 ha trong 2 năm 2014

Page 24: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

24

và 2015). Các hội viên đã tích cực đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

mới vào sản xuất. Năng suất lúa của các ruộng mô hình thuộc dự án tăng đáng

kể, đạt trên 41 tạ/ha, chất lượng gạo đồng đều, giữ được phẩm chất ngon, mùi

thơm.

+ Nhóm đã hỗ trợ cho 1 hộ gia đình tổ chức say xát gạo tại xã Thượng

Quan. Bước đầu lượng sản phẩm gạo Khẩu Nua Lếch của dự án mang giới thiệu

tại các hội nghị của Huyện và hội chợ của Tỉnh được Nhóm say xát thực hiện

đạt yêu cầu kỹ thuật.

+ Trên cơ sở sản phẩm lúa, gạo Khẩu Nua Lếch đã được cấp Giấy chứng

nhận đăng ký nhãn hiệu, Nhóm đã phối hợp với Hội Nông dân huyện Ngân Sơn,

là chủ sở hữu nhãn hiệu tập “Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn”, tổ chức hợp

đồng thiết kế và in ấn bao bì cho sản phẩm. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của dự án,

Nhóm đã in được 2.000 bao bì mang nhãn hiệu tập thể. Hiện nay Nhóm cùng

đơn vị chủ sở hữu nhãn hiệu quản lý bao bì và chất lượng gạo đảm bảo theo tiêu

chuẩn khi đóng gói mang nhãn hiệu tập thể “Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân

Sơn”.

+ Trong năm 2015, Nhóm đã cùng đơn vị chủ trì dự án là Viện Khoa học

kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, đơn vị chủ sở hữu nhãn hiệu là Hội

Nông dân huyện Ngân Sơn, lãnh đạo xã Thượng Quan tổ chức 2 cuộc họp

thường kỳ vào tháng 6 nhằm bàn kế hoạch tổ chức triển khai mô hình sản xuất

tại xã Thượng Quan, đánh giá kết quả các hoạt động của Nhóm và bàn hướng

tiêu thụ cho sản phẩm ngay trong năm 2015 và các năm sau.

+ Trên cơ sở cách thức tổ chức hoạt động theo nhóm thông qua quy chế

hoạt động, Nhóm sản xuất và chế biến xã Thượng Quan tiếp tục phối hợp với

các cấp chính quyền địa phương từ cấp xã, cấp huyện để chủ động lập kế hoạch

và tổ chức thực hiện theo phương án sản xuất cho các năm tiếp theo có hiệu quả.

Tự quản lý và tổ chức sản xuất giống lúa Khẩu Nua Lếch theo quy trình để có

sản phẩm đạt tiêu chuẩn, từng bước nâng cao thương hiệu cho giống lúa đặc sản

của địa phương.

Page 25: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

25

Đánh giá chung: Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động theo

hình thức mới nhưng Nhóm sản xuất và chế biến gạo Khẩu Nua Lếch xã

Thượng Quan đã hình thành một cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ: có Ban đại diện

Nhóm, có Quy chế hoạt động Nhóm và vận hành các hoạt động theo quy chế.

Các hoạt động sản xuất, chế biến bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định

như: quy hoạch vùng trồng lúa tập trung của xã; áp dụng đồng bộ quy trình kỹ

thuật mới; tổ chức sơ chế và say xát tạo sản phẩm gạo đạt yêu cầu chất lượng; tổ

chức in ấn bao bì và tham gia quản lý chất lượng sản phẩm khi đóng gói bao bì

mang nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.

Từ mô hình Nhóm sản xuất và chế biến xã Thượng Quan, làm cơ sở để

phát triển quy mô mô hình Nhóm/Tổ/HTX sản xuất, chế biến, thương mại sản

phẩm lúa, gạo Khẩu Nua Lếch tại các điểm mở rộng sản xuất thuộc huyện Ngân

Sơn.

* Xây dựng mô hình sản xuất lúa thương phẩm

Trên cơ sở các kết quả của dự án đã đạt được như: Xác định được vùng có

khả năng canh tác giống Khẩu Nua Lếch; hoàn thiện kỹ thuật canh tác; thành lập

Nhóm sản xuất, trong giới hạn về quy mô diện tích và nguồn kinh phí, dự án lựa

chọn 3 xã có ưu thế về điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất và số hộ có kinh

nghiệm canh tác giống Khẩu Nua Lếch để xây dựng mô hình sản xuất lúa

thương phẩm gồm: Thượng Quan, Thuần Mang và Thượng Ân thuộc huyện

Ngân Sơn.

- Mô hình năm 2014:

+ Xây dựng được 10 ha lúa thương phẩm tại xã Thượng Quan, năng suất

bình quân đạt 41,2 tạ/ha, chất lượng hạt gạo đều, tỷ lệ gạo gãy thấp, giữ được

hương thơm đặc trưng, chất lượng cảm quan rất ngon. Sản lượng thóc thương

phẩm thu từ mô hình năm 2014 đạt trên 40 tấn. Các chỉ tiêu đánh giá gạo Khẩu

Nua Lếch của mô hình dự án đạt tiêu chuẩn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

+ Về tiêu thụ sản phẩm: Toàn bộ sản lượng thóc của mô hình dự án (40

tấn) được Nhóm tổ chức giới thiệu, bán sỉ và lẻ cho một số điểm thu mua và

Page 26: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

26

khách hàng tại thị trường huyện Ngân Sơn và thành phố Bắc Kạn ngay vào cuối

năm 2014.

- Mô hình năm 2015:

+ Xây dựng mô hình tại 3 xã gồm: Thượng Quan và 2 xã mở rộng là

Thuần Mang và Thượng Ân. Đánh giá kết quả mô hình tại các điểm như sau:

Áp dụng biện pháp kỹ thuật mới, các điểm mô hình tiến hành gieo mạ vào

15/5, đồng thời cấy khi mạ đạt 30 ngày tuổi vào thời điểm 15 – 17/6. Đánh giá

giai đoạn lúa sau cấy tại các điểm, cho thấy cây lúa sinh trưởng tốt, nhanh hồi

xanh, quần thể lúa đồng đều. Mặc dù tuổi mạ cấy trong mô hình rút ngắn hơn 10

– 15 ngày so cách làm truyền thống nhưng qua theo dõi và đánh giá khả năng đẻ

nhánh khá tốt, nhánh đẻ tập trung, từ đó giai đoạn lúa trỗ khá đồng đều ở hầu hết

các ruộng của mô hình tại các điểm, diễn ra trong khoảng 15 – 17/9. Thời gian

thu hoạch mô hình các điểm từ 18 – 20/10, như vậy tổng thời gian sinh trưởng

trong khoảng 165 – 167 ngày. Năng suất của mô hình tại các điểm đạt cao. Cụ

thể: năng suất tại Thượng Quan trung bình đạt 43,2 tạ/ha, Thuần Mang đạt 41,5

tạ/ha và Thượng Ân đạt 39,2 tạ/ha. Tổng sản lượng lúa thương phẩm năm 2015

đạt 84 tấn. Như vậy, tổng sản lượng 2 năm của dự án đạt được là 124,0 tấn.

Bảng 5.11: Một số chỉ tiêu đánh giá mô hình lúa thương phẩm tại Thượng

Quan, Thuần Mang và Thượng Ân năm 2014 và 2015

TT Nội dung Xã Thượng

Quan

Xã Thuần

Mang

Xã Thượng

Ân Tổng số

1 Quy mô

- Năm 2014:

10 ha

- Năm 2015:

11 ha

- Năm 2014:

0 ha

- Năm 2015:

5 ha

- Năm 2014:

0 ha

- Năm 2015:

4 ha

Năm 2014 và

2015: 30 ha

2 Địa điểm

thực hiện

Tại 2 thôn:

Đông Van

và Pù Áng

Tại 2 thôn:

Khu Chợ và

Bản Băng

Tại 2 thôn:

Nà Choán và

Nà Hin

Tại 6 thôn

của 3 xã

Thượng

Quan, Thuần

Mang và

Page 27: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

27

Thượng Ân

3 Số hộ tham

gia 37 hộ 26 hộ 18 hộ 81 hộ

4 Năng suất TB 43,2 tạ/ha 41,5 tạ/ha 39,2 tạ/ha 41,3 tạ/ha

5 Sản lượng

- Năm 2014:

40 tấn;

- Năm 2015:

47,5 tấn

- Năm 2015:

20,8 tấn

- Năm 2015:

15,7 tấn

Tổng: 124,0

tấn

Kết quả năng suất bình quân đạt cao tại các điểm triển khai dự án nhờ

cách tổ chức sản xuất nhóm, áp dụng chặt chẽ quy trình sản xuất theo hướng

thâm canh tại các điểm. Như vậy, với sự mở rộng diện tích tại các điểm của dự

án đã tăng diện tích trồng giống Khẩu Nua Lếch toàn huyện năm 2015 đạt trên

70 ha.

Đánh giá tình hình sâu bệnh hại, cho thấy giai đoạn cây lúa đẻ nhánh ở

hầu hết các ruộng mô hình xã Thượng Quan, Thuần Mang đều nhiễm sâu cuốn

lá, tỷ lệ gây hại đánh giá ở mức thấp, dưới 5,1% số cây có lá bị hại (điểm 1),

riêng điểm xã Thượng Ân bị nhiễm tỷ lệ cao hơn là 9,4 – 11,3% số cây (điểm 1

– 3). Mức nhiễm sâu cuốn lá giai đoạn này ở các điểm mô hình không ảnh nhiều

đến sinh trưởng và phát triển các giai đoạn sau. Giai đoạn sau trỗ cây lúa ở hầu

hết các ruộng bị sâu đục thân gây hại, tỷ lệ hại ở Thượng Quan và Thượng Ân

thấp, có dưới 3,2% số cây theo dõi có dảnh héo (điểm 1). Tỷ lệ sâu đục thân ở

Thuần Mang cao hơn, bị hại từ 4,8 – 12,5% (điểm 1 – 3). Bệnh đạo ôn lá xuất

hiện ở hầu hết các ruông mô hình tại các điểm vào giai đoạn cây lúa đẻ nhánh,

tuy nhiên tỷ lệ hại không đáng kể, mức triệu trứng gây hại mới chỉ xuất hiện các

vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sinh sản bào tử ở

các lá theo dõi. Mức bệnh đạo ôn gây hại ở các điểm mô hình được đánh giá

điểm 1.

Mức độ đổ của cây lúa tại các điểm mô hình đánh giá đã hạn chế hơn so

với các năm trước đây. Diện tích lúa đổ nhiều nhất ở Thượng Ân là 14,2% trên

tổng diện tích đánh giá vào giai đoạn trước thu hoạch. Ở 2 điểm Thượng Quan

Page 28: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

28

và Thuần Mang tỷ lệ đổ thấp hơn, lần lượt là 9,7 % và 7,5%. Có được kết quả

này là do áp dụng biện pháp kỹ thuật hợp lý về tuổi mạ, số dảnh cấy, mật độ,

mức phân bón, chăm sóc... tạo cho cây lúa có bộ rễ khỏe, ít bị sâu bệnh hại đồng

thời rút cạn nước trước thu hoạch khoảng 15 ngày.

Hình 2: Mô hình sản xuất lúa thương phẩm năm 2015 tại xã Thuần Mang

(a) và Thượng Quan (b)

+ Về tiêu thụ sản phẩm: Sản lượng thóc thương phẩm năm 2015 được

được trao đổi mua bán thông qua các kênh:

1) Nhóm sản xuất và chế biến xã Thượng Quan đứng ra thu mua, sơ chế

và làm đầu mối bán cho khách hàng được 9 tấn thóc, trong đó đó bán cho: tư

thương là 7 tấn; hộ bán lẻ tại các chợ là 2 tấn. Sản lượng thóc bán ra được đóng

gói bao bì mang nhãn hiệu tập thể có chất lượng theo tiêu chuẩn đã được bảo hộ

chiếm 10,7% tổng sản lượng 84 tấn thóc thu được từ mô hình các điểm của dự

án.

2) Các hộ nông dân tại các điểm thực hiện dự án tự trao đổi mua bán

khoảng 30 tấn, chiếm 37,5% tổng sản lượng. Số thóc còn lại được nông hộ sử

dụng, tự trao đổi hoặc làm quà. Như vậy, phần lớn sản lượng thóc thương phẩm

từ các mô hình năm 2015 của dự án được tiêu thụ hoặc sử dụng tại chỗ, đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

(a)

(b)

Page 29: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

29

Sản phẩm thóc thương phẩm của dự án cũng được Nhóm sản xuất và chế

biến xã Thượng Quan tổ chức xay xát và đóng gói bao bì giới thiệu đến một số

hội nghị của huyện Ngân Sơn, gian hàng hội chợ tại tỉnh Bắc Kạn và bán lẻ cho

người tiêu dùng (sơ đồ 1).

Qua điều tra khảo sát nhu cầu về sản phẩm gạo Khẩu Nua Lếch phục vụ

dịp tết nguyên đán 2016 tại thị trường tỉnh Bắc Kạn tại thời điểm tháng 1/2016

còn rất lớn, nhất là sản phẩm gạo được đóng gói mang nhãn hiệu tập thể được

bảo hộ. Như vậy, với sản lượng thóc thương phẩm của dự án chỉ đáp ứng một

phần của nhu cầu thị trường tại chỗ. Đó là cơ hội để phát triển mở rộng sản xuất

giống Khẩu Nua Lếch tại địa phương với thương hiệu đã được bảo hộ.

5.4. Xây dựng nhãn hiệu tập thể gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn

5.4.1. Lập bản đồ vùng sản xuất giống Khẩu Nua Lếch mang NHTT

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đánh giá về điều kiện tự nhiên, tình hình

kinh tế xã hội, điều kiện sản xuất của các vùng dự kiến mở rộng sản xuất giống

Khẩu Nua Lếch tại huyện Ngân Sơn, đã xác định được 4 xã gồm: Thượng Quan,

Thuần Mang, Thượng Ân và Bằng Vân có khả năng canh tác giống Khẩu Nua

Lếch sản phẩm đạt tiêu chuẩn, Hội Nông dân huyện Ngân Sơn - đơn vị chủ sở

hữu nhãn hiệu đã tổ chức xây dựng bản đồ vùng sản xuất giống Khẩu Nua Lếch

gồm các xã được bảo hộ nhãn hiệu, đồng thời đề nghị UBND tỉnh Bắc Kạn cho

phép sử dụng tên địa danh "Ngân Sơn" để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản

phẩm.

Bản đồ vùng sản xuất giống Khẩu Nua Lếch mang NHTT đã được UBND

tỉnh Bắc Kạn. Bản đồ với tỷ lệ 1:230.000 mô tả phân biệt rõ những vùng sản

xuất giống Khẩu Nua Lếch sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu với các vùng khác

không được bảo hộ. Việc sử dụng tên địa danh "Ngân Sơn" để đăng ký nhãn

hiệu tập thể sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch đã được UBND tỉnh Bắc Kạn

phê duyệt và giao cho Hội Nông dân huyện Ngân Sơn xây dựng và tổ chức quản

lý nhãn hiệu, đảm bảo chất lượng và uy tín của sản phẩm.

5.4.2. Lựa chọn chủ sở hữu NHTT, lập đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Page 30: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

30

a) Lựa chọn chủ sở hữu NHTT: Căn cứ vào điều kiện một tổ chức hoặc

đơn vị có đủ tư cách pháp nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể, với chức

năng của Hội Nông dân huyện Ngân Sơn, đã được UBND tỉnh Bắc Kạn giao

nhiệm vụ là đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, có trách

nhiệm xây dựng và tổ chức quản lý nhãn hiệu tập thể Gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Ngân Sơn. Hội Nông dân huyện Ngân Sơn là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể “Gạo

nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn”.

b) Lập đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Hội Nông dân huyện Ngân Sơn –

Chủ sở hữu nhãn hiệu lập hồ sơ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nộp cho Cục Sở hữu trí

tuệ đề nghị cấp giấy chứng nhận.

- Thiết kế logo, nhãn bao bì: Chủ sở hữu nhãn hiệu là Hội Nông dân

huyện Ngân Sơn đã tổ chức thiết kế logo, nhãn bao bì sản phẩm dựa trên cơ sở:

những đặc điểm về ngoại hình và đặc tính của sản phẩm lúa, gạo Khẩu Nua

Lếch; những đặc trưng về địa hình đồi núi cao của vùng miền núi huyện Ngân

Sơn lên ý tưởng và thiết kế các mẫu logo cho sản phẩm. Mẫu logo, nhãn bao bì

được thiết kế trên 5 mẫu. Hội Nông dân huyện Ngân Sơn đã phối hợp với Sở

Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn, đơn vị chủ trì dự án, các cơ quan liên

quan tại địa phương, chính quyền các xã vùng bảo hộ sản phẩm… đã tổ chức

Hội nghị đánh giá và lựa chọn logo, nhãn bao bì sản phẩm. Tại hội nghị này, từ

các mẫu dự kiến, qua trao đổi, đánh giá đã thống nhất lựa chọn logo, nhãn bao

bì, sử dụng đăng ký NHTT cho sản phẩm (hình 3).

Hình 3: Logo và nhãn bao bì sản phẩm Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân

Sơn

Page 31: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

31

5.4.3. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ NHTT và quản lý khai

thác nhãn hiệu

a) Cấp Giấy chứng nhận NHTT:

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân

Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn, thẩm định và ra Quyết định số:

49729/QĐ-SHTT ngày 19/8/2015 cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số

249213 cho nhãn hiệu tập thể Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn, chủ NHTT là

Hội Nông dân huyện Ngân Sơn

Hội Nông dân huyện Ngân Sơn đã phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ

tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Ngân Sơn và Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm

nghiệp miền núi phía Bắc tổ chức Hội nghị công bố Nhãn hiệu tập thể “Gạo nếp

Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn” và hội thảo đánh giá kết quả dự án, phương hướng

phát triển thương hiệu sản phẩm vào tháng 10/2015 tại huyện Ngân Sơn. Hội

nghị đã trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đơn vị chủ sở hữu nhãn

hiệu là Hội Nông dân huyện Ngân Sơn với sản phẩm mang tên gọi “Gạo nếp

Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn”.

b) Quản lý và khai thác nhãn hiệu:

Việc quản lý và khai thác NHTT của cơ quan quản lý và các đơn vị, cá

nhân sử dụng nhãn hiệu với mục tiêu:

+ Xây dựng, giữ gìn uy tín và không ngừng phát triển danh tiếng cho sản

phẩm mang nhãn hiệu tập thể Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn có nguồn gốc

từ huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

+ Bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể Gạo nếp

Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn.

+ Quản lý và khai thác có hiệu quả NHTT Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân

Sơn, so sánh và phân biệt gạo nếp Khẩu Nua Lếch có nguồn gốc từ huyện Ngân

Sơn với các sản phẩm gạo nếp khác.

+ Gia tăng giá trị sản phẩm gắn NHTT trên thị trường.

Như vậy, trong quản lý và khai thác NHTT, cơ quan quản lý và đơn vị, cá

nhân sử dụng nhãn hiệu cần có nghĩa vụ và trách nhiệm như sau:

Page 32: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

32

- Đối với cơ quan quản lý NHTT là Hội Nông dân huyện Ngân Sơn (chủ

sở hữu NHTT) có quyền:

+ Cấp và thu hồi Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu tập thể đối với các

tổ chức, cá nhân liên quan.

+ Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng nhãn hiệu tập thể của các

tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn của

sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.

+ Quản lý việc sử dụng NHTT của các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy

chứng nhận sử dụng.

+ Đình chỉ việc sử dụng nhãn hiệu tập thể đối với các tổ chức, cá nhân

trong các trường hợp: Tổ chức, cá nhân không đáp ứng đủ các điều kiện sử dụng

nhãn hiệu tập thể theo quy định hoặc vi phạm các quy định về nghĩa vụ sử dụng

nhãn hiệu tập thể nêu tại Quy chế quản lý và sử dụng NHTT.

+ Đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy

định của pháp luật khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối

với NHTT.

+ Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến NHTT cho thành

viên sử dụng; tổ chức các hoạt động quảng bá, phát triển và nâng cao uy tín của

nhãn hiệu tập thể trong và ngoài nước.

+ Có trách nhiệm làm các thủ tục sửa đổi, bổ sung và gia hạn hiệu lực văn

bằng bảo hộ NHTT.

+ Phối hợp với các cơ quan chuyên trách quản lý các khâu: sản xuất - chế

biến - đóng gói sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã

được bảo hộ tiêu thụ trên thị trường (sơ đồ 2).

Page 33: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

33

Sơ đồ 2: Quản lý, giám sát kênh tiêu thụ chính sản phẩm Gạo nếp Khẩu

Nua Lếch Ngân Sơn

Ngoài ra, Hội Nông dân huyện Ngân Sơn thành lập Ban Quản lý (BQL)

NHTT Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn. BQL có nhiệm vụ quản lý, giám sát

và chỉ đạo trực tiếp quá trình sử dụng nhãn hiệu tập thể. BQL thông báo danh

sách các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua

Lếch sử dụng NHTT đến các cơ quan có thẩm quyền liên quan theo quy định

của pháp luật và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đối với cá nhân, đơn vị sử dụng NHTT (có 20 thành viên):

+ Chỉ được phép sử dụng NHTT cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

nguyên liệu có nguồn gốc được sản xuất tại vùng đã được bảo hộ thuộc huyện

Ngân Sơn.

+ Sản phẩm mang NHTT phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo

đúng quy định.

+ Có cam kết thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng NHTT, có trách

nhiệm gìn giữ và nâng cao giá trị, hình ảnh của NHTT Gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Ngân Sơn.

+ Tổ chức quản lý sản xuất áp dụng chặt chẽ quy trình kỹ thuật canh tác,

bảo quản đảm bảo sản phẩm có chất lượng đạt theo tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu.

5.5. Tập huấn, hội thảo

5.5.1. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật

Page 34: Phát triển sản xuất giống lúa nế ẩ ếch Ngân Sơn,khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 Khau nua Lech NS.pdfTrên cơ sở các kết quả điều tra đánh

34

Dự án đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác, hướng dẫn kỹ

thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản thóc thương phẩm nhằm giảm hao hụt đồng

ruộng và hạn chế giảm chất lượng sau thu hoạch cho hộ nông dân tham gia dự

án. Tổng số có 6 lớp tập huấn được tổ chức tại các điểm triển khai dự án trong 2

năm 2014 và 2015.

Kết quả sau các lớp tập huấn học viên nắm chắc được các quy trình sản

xuất giống và kỹ thuật canh tác tạo sản phẩm nếp Khẩu Nua Lếch chất lượng

gạo ngon, năng suất cao

Nội dung tập huấn chuyển giao cho cán bộ khuyến nông xã, nông dân

tham gia mô hình các kỹ thuật sản xuất giống quy mô nông hộ, kỹ thuật canh tác

mới giống Khẩu Nua Lếch, trong đó chú trọng biện pháp kỹ thuật mới về thời

gian gieo mạ và tuổi mạ cấy, số dảnh cấy/khóm nhằm giảm áp lực về thời gian

thu hoạch cây vụ xuân, có thời gian chuẩn bị đất cấy thuận lợi khi xuống giống

khi chọn thời vụ gieo mạ vào trung tuần tháng 5 và cấy vào trung tuần tháng 6.

Lựa chọn số dảnh cấy phù hợp để giảm lượng giống gieo, công nhổ và vận

chuyển mạ khi cấy. Kết hợp với một số biện pháp kỹ thuật thâm canh, bảo quản

sau thu hoạch cũng được trao đổi, tuyên truyền với học viên nhằm tăng năng

suất giống Khẩu Nua Lếch trong mô hình tại các điểm sản xuất, hạn chế hao hụt

và giữ ổn định chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân đã được ban chủ

nhiệm dự án tổ chức gắn với từng nội dung cụ thể, bài giảng đi đôi với thực tế

đồng ruộng, từ đó giúp cho nông dân tiếp thu tốt những kỹ thuật mới áp dụng

được ngay trên đồng ruộng của mình. Kết quả của công tác tập huấn đào tạo góp

phần nâng cao nhận thức cho cán bộ chuyên trách, hộ nông dân trong việc áp

dụng những tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

cây trồng nói chung, giống lúa Khẩu Nua Lếch nói riêng, tăng hiệu quả sản xuất.

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2015

7. Kinh phí thực hiện: 870 triệu đồng