17
Pháp luật vgii quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chng tVit Nam Đặng ThPhương Thủy Khoa Lut Luận văn Thạc sĩ ngành: Lut kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dn: PGS.TS. Lê Thị Thu Thy Năm bảo v: 2012 Abstract. Nghiên cứu các vấn đề lý luận vphương thức thanh toán tín dụng chng tvà hệ thng quy phạm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong thanh toán tín dụng chng từ. Phân tích các tranh chấp phbiến trong thanh toán bằng tín dụng chng tti Việt Nam và cách gii quyết, đánh giá thực thc trạng pháp luật vgii quyết tranh chấp. Đưa ra các kiến nghtrong việc hoàn thiện pháp luật vthanh toán bằng tín dụng chng tViệt Nam và các kiến nghnhằm tăng cường tính hiệu quca các phương thức gii quyết tranh chp. Keywords. Pháp luật Vit Nam; Lut kinh tế; Thanh toán tín dụng chng t; Gii quyết tranh chp Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thi khin nay, sphát triển mnh mca các hoạt động ngoại thương đã thúc đẩy nn kinh tế thế giới tăng trưởng không ngừng. Các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế cũng nhờ thế mà gia tăng với slượng và quy mô ngày một lớn, kéo theo sự phát triển ca hoạt động thanh toán. Trải qua nhng tiến bvkthut, tchchđơn thuần là sự giao nhn trc tiếp giữa người giao tiền và người nhn tin, việc thanh toán ngày nay đã được thc hiện thông qua hệ thống thanh toán điện tvi thời gian lưu chuyển tiền tính bằng phút. Từ chviệc thanh toán diễn ra đồng thi vi chuyển giao hàng hóa và tiềm ẩn đầy bt trắc, ngày nay sra đời ca những phương thức thanh toán hiện đại đã tạo ra sràng buộc trách nhiệm các bên, giúp giảm thiu tối đa rủi ro cho cngười mua cũng như người bán. Trong những hình thức thanh toán, đặc biệt là thanh toán quốc tế thông dụng hin nay, thanh toán bằng tín dụng chng tđược sdng phbiến hơn cả. Vi sđảm bo một cách hợp lý quyn lợi chính đáng của hai bên: người bán chỉ nhận được tiền sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người mua chthanh toán khi yên tâm là hàng hóa đã được giao, phương thức thanh toán thanh toán tín dụng chng tgiúp cho các doanh nghiệp bt kcác nước khác nhau chưa hiểu biết vnhau nhưng vẫn có thể tham gia giao dịch. Đối với các doanh nghip ca

Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

  • Upload
    doandan

  • View
    220

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh

trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng

chứng từ ở Việt Nam

Đặng Thị Phương Thủy

Khoa Luật

Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50

Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy

Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng

từ và hệ thống quy phạm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong thanh toán tín dụng

chứng từ. Phân tích các tranh chấp phổ biến trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ

tại Việt Nam và cách giải quyết, đánh giá thực thực trạng pháp luật về giải quyết

tranh chấp. Đưa ra các kiến nghị trong việc hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng

tín dụng chứng từ ở Việt Nam và các kiến nghị nhằm tăng cường tính hiệu quả của

các phương thức giải quyết tranh chấp.

Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Thanh toán tín dụng chứng từ; Giải

quyết tranh chấp

Content

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động ngoại thương đã thúc

đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng không ngừng. Các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế

cũng nhờ thế mà gia tăng với số lượng và quy mô ngày một lớn, kéo theo sự phát triển của

hoạt động thanh toán. Trải qua những tiến bộ về kỹ thuật, từ chỗ chỉ đơn thuần là sự giao

nhận trực tiếp giữa người giao tiền và người nhận tiền, việc thanh toán ngày nay đã được thực

hiện thông qua hệ thống thanh toán điện tử với thời gian lưu chuyển tiền tính bằng phút. Từ

chỗ việc thanh toán diễn ra đồng thời với chuyển giao hàng hóa và tiềm ẩn đầy bất trắc, ngày

nay sự ra đời của những phương thức thanh toán hiện đại đã tạo ra sự ràng buộc trách nhiệm

các bên, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro cho cả người mua cũng như người bán.

Trong những hình thức thanh toán, đặc biệt là thanh toán quốc tế thông dụng hiện nay, thanh

toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến hơn cả. Với sự đảm bảo một cách hợp lý

quyền lợi chính đáng của hai bên: người bán chỉ nhận được tiền sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ

giao hàng, người mua chỉ thanh toán khi yên tâm là hàng hóa đã được giao, phương thức thanh

toán thanh toán tín dụng chứng từ giúp cho các doanh nghiệp bất kỳ ở các nước khác nhau dù

chưa hiểu biết về nhau nhưng vẫn có thể tham gia giao dịch. Đối với các doanh nghiệp của

Page 2: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

một nền kinh tế mới mở cửa, vẫn đang trong quá trình tìm kiếm đối tác và gây dựng quan hệ

ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì những đảm bảo của thanh toán bằng tín

dụng chứng từ càng tỏ ra ưu việt. Điều này lý giải vì sao tín dụng chứng từ là phương thức có

sử dụng tỷ lệ cao nhất trong tổng số các giao dịch thanh toán ở Việt Nam hiện nay.

Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng do sự đa dạng của các chủ thể tham gia quan hệ thanh toán

bằng tín dụng chứng từ cùng những khác biệt về tập quán kinh doanh, ngôn ngữ, đặc điểm văn

hóa, pháp lý… và bản thân sự phức tạp trong quy trình nghiệp vụ của phương thức này đã làm

nảy sinh trên thực tế một số lượng không nhỏ các vụ tranh chấp. Các tranh chấp phát sinh trong

giao dịch bằng tín dụng chứng từ thường liên quan đến các chủ thể không cùng quốc tịch và chịu

sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, giải quyết tranh chấp phát sinh trong

phương thức này cũng vì thế mà trở nên phức tạp. Ở Việt Nam các tranh chấp trong hoạt động

thanh toán bằng tín dụng chứng từ diễn ra rất phổ biến song việc giải quyết tranh chấp còn nhiều

bất cập và chưa đáp ứng được đòi hỏi của các quan hệ kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến

tình trạng này nhưng lý do chủ yếu nhất là do các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ

phát sinh trong hoạt động chứng từ còn chưa rõ ràng và đầy đủ.

Nghiên cứu thực trạng các quy phạm được sử dụng để giải quyết tranh chấp và từ đó đưa

ra các kiến nghị nhằm hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn của tranh chấp cũng như giải quyết hiệu

quả các tranh chấp từ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã phát sinh là một yêu cầu

cấp thiết mà thực tế đang đặt ra. Vì lý do đó tôi đã chọn: "Pháp luật về giải quyết tranh chấp

phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam" làm đề tài cho

khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ luật của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam cho đến nay thanh toán bằng thư tín dụng là một đề tài thu hút sự quan tâm

nghiên cứu của nhiều tác giả, bên cạnh các bài viết, bài phân tích trên các tạp chí, có thể kể ra

ở đây một số công trình nghiên cứu:

- "Vận dụng UCP 500 để giải quyết các tranh chấp trong thanh toán xuất nhập khẩu

bằng phương thức tín dụng chứng từ", Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Thu, 1998, Trường

Đại học Ngoại thương. Với đề tài này, tác giả đi sâu vào phân tích những tranh chấp có thể có

trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ theo UCP và vận dụng những quy

định của UCP để giải quyết những tranh chấp đó.

- "Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng", Luận văn

thạc sĩ của Đỗ Văn Sử, 2004, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đề tài này tác giả đã tìm

hiểu các quy định hiện hành về thanh toán bằng thư tín dụng, so sánh đối chiếu với thông lệ quốc

tế và tìm kiếm giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thanh toán bằng tín dụng

chứng từ.

- "Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế

quốc tế", Luận văn thạc sĩ của Cao Xuân Quảng, 2008, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tại đây tác giả đã nghiên cứu bản chất của thư tín dụng, thực tiễn các tranh chấp phát sinh

phổ biến từ đó đề ra phương hướng về việc xây dựng một văn bản có tính pháp lý cao điều

chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ.

Các đề tài trên đã đóng góp những kết luận khoa học có giá trị trong quá trình tìm hiểu

phương thức thanh toán thú vị này, tuy nhiên vẫn chưa đi sâu nghiên cứu những đặc trưng của

tranh chấp trong thanh toán tín dụng chứng từ cũng như thực trạng pháp luật giải quyết các

tranh chấp này ở Việt Nam. Vì thế tác giả nhận thấy đề tài nghiên cứu của mình là hoàn toàn

cần thiết, phù hợp với xu thế chung và không có sự trùng lặp trong quá trình nghiên cứu so

với những đề tài khác đã được đưa ra cho tới thời điểm hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Page 3: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

Mục đích nghiên cứu của luận văn là khẳng định vai trò của phương thức thanh toán tín

dụng chứng từ trong đời sống kinh doanh cũng như sự tồn tại phổ biến của các tranh chấp về

phương thức này trên thực tế, đồng thời luận văn cũng chứng minh sự cần thiết của việc xây dựng

hệ thống quy phạm pháp luật để giảm thiểu rủi ro xảy ra tranh chấp và giải quyết hiệu quả các

tranh chấp đã phát sinh. Trên cơ sở đó, luận văn tìm kiếm các giải pháp trong việc xây dựng

và hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng tín dụng chứng từ.

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, tác giả đã xác định cho mình những nhiệm vụ

nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và hệ

thống quy phạm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ.

- Phân tích các tranh chấp phổ biến trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Việt Nam

và cách giải quyết, đánh giá thực thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp.

- Đưa ra các kiến nghị trong việc hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng tín dụng chứng

từ ở Việt Nam và các kiến nghị nhằm tăng cường tính hiệu quả của các phương thức giải

quyết tranh chấp.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh

toán bằng tín dụng chứng từ. Các tranh chấp có thể phát sinh trong một quy trình thanh toán

tín dụng chứng từ rất đa dạng, trong khả năng còn hạn chế của mình, tác giả chỉ có tham vọng

tìm hiểu chủ yếu nhóm tranh chấp phát sinh trong quan hệ giữa bên mua (người yêu cầu mở

thư tín dụng) với bên bán (người thụ hưởng), bên mua với ngân hàng phát hành tín dụng thư,

quan hệ giữa bên bán với ngân hàng thông báo. Các tranh chấp phát sinh giữa các ngân hàng

với nhau trong quá trình thanh toán và cách giải quyết, phần nhiều có liên quan đến kỹ thuật

chuyên môn đặc thù của ngành ngân hàng, sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn

này.

5. Đóng góp khoa học của luận văn

Luận văn đã làm sáng tỏ hơn nữa các vấn đề lý luận về thanh toán quốc tế bằng tín dụng

chứng từ, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp trong phương thức này.

Luận văn hệ thống lại các quy phạm pháp luật hiện điều chỉnh các hoạt động thanh toán

bằng tín dụng chứng từ, đánh giá thực tiễn pháp luật về giải quyết các tranh chấp phát sinh

trong thanh toán tín dụng chứng từ ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn bổ sung những vấn

đề trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ cần được điều chỉnh bởi pháp luật, nêu các kiến

nghị liên quan đến quy trình giải quyết tranh chấp đặc thù đối với các tranh chấp về thanh

toán tín dụng chứng từ.

6. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng trong nghiên cứu luận văn này.

Đồng thời, luận văn còn thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu tài liệu,

phân tích, tổng hợp, logic và so sánh luật học.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm

2 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt

động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ.

Chương 2: Thực tiễn pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh

toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam và các kiến nghị hoàn thiện.

Page 4: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1 Một số vấn đề lý luận về thanh toán tín dụng chứng từ

1.1.1 Khái niệm thanh toán và dịch vụ thanh toán

Theo nghĩa chung nhất, thanh toán là hoạt động trả tiền của một chủ thể đối với một chủ

thể khác trong quan hệ dân sự, thương mại.

Dịch vụ thanh toán theo luật Việt Nam được hiểu là: "việc ung ứng phương tiện thanh

toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các

loại dịch vụ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh

toán theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán" (khoản 5 Điều 3 Nghị định số

64/2001/NĐ-CP ngày 20/8/2001).

Pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận 5 loại dịch vụ thanh toán chủ yếu được thực hiện

bởi các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm:

- Thanh toán bằng séc

- Thanh toán bằng lệnh chi/ ủy nhiệm chi

- Thanh toán bằng thu/ủy nhiệm thu

- Thanh toán bằng thẻ ngân hàng

- Thanh toán bằng thư tín dụng

1.1.2. Thanh toán bằng thư tín dụng

1.1.2.1. Khái niệm thư tín dụng

Thư tín dụng hay tín dụng thư, tín dụng chứng từ, L/C là một văn bản cam kết thanh toán

của ngân hàng đối với đích danh một chủ thể trong một thương vụ cụ thể, trong nội dung thư

tín dụng thể hiện những yêu cầu mà nếu tuân thủ những yêu cầu đó, người thụ hưởng sẽ được

ngân hàng thanh toán.

1.1.2.2. Nội dung của thư tín dụng

Nội dung của thư tín dụng thể hiện những yêu cầu của ngân hàng đối với người thụ

hưởng, cũng là những cam kết của ngân hàng về việc thanh toán. Tùy vào từng ngân hàng

cũng như tùy loại thư tín dụng mà các điều khoản trong thư tín dụng được sắp xếp khác nhau,

nhưng về cơ bản một thư tín dụng phải có các nội dung sau:

A, Các điều khoản chung

- Số hiệu

- Loại thư tín dụng

- Ngày phát hành

- Địa điểm và ngày hết hạn

- Quy tắc áp dụng (dẫn chiếu áp dụng UCP)

B, Các bên tham gia

- Người yêu cầu phát hành (tên và địa chỉ)

- Người thụ hưởng (tên và địa chỉ)

- Ngân hàng phát hành

- Ngân hàng trả tiền

- Ngân hàng thông báo

- Ngân hàng chiết khấu

- Điều kiện xác nhận

C, Nội dung về vận tải

- Tên cảng xếp hàng

Page 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

- Tên cảng giao hàng

- Thời hạn giao hàng

- Điều kiện giao hàng từng phần

- Điều kiện chuyển tải

D, Nội dung về hàng hóa

- Mô tả hàng hóa (thường bao gồm điều kiện giao hàng)

E, Nội dung về chứng từ

- Các chứng từ xuất trình (loại chứng từ, quy cách, số bản)

- Thời hạn xuất trình chứng từ

G, Các nội dung khác

- Cam kết của ngân hàng phát hành

- Điều khoản phạt đối với trường hợp chứng từ có sai sót

- Hướng dẫn đối với ngân hàng trả tiền, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng thông báo

- Chữ ký, dấu của ngân hàng phát hành

1.1.2. Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ

1.1.2.1. Khái niệm

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán được sử dụng

phổ biến trong thương mại quốc tế, theo đó, các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa thỏa

thuận sử dụng thư tín dụng làm công cụ để thực hiện việc chi trả cho các nghĩa vụ tài chính

phát sinh từ giao dịch mua bán.

Các bên tham gia trong giao dịch thanh toán bằng tín dụng chứng từ:

- Người yêu cầu/người mở/người xin mở (Applicant)

- Người thụ hưởng/người hưởng/người hưởng lợi (Beneficiary)

- Ngân hàng phát hành (Issueing Bank)

- Ngân hàng thông báo (Advising Bank)

- Ngân hàng xác nhận (Comfirming Bank)

- Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank)

1.1.2.2. Đặc điểm

- Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành cam kết thanh toán đối với

người thụ hưởng thư tín dụng.

- Giao dịch tín dụng chứng từ độc lập với hợp đồng cơ sở.

- Các giao dịch trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chỉ dựa trên cơ sở chứng

từ.

- Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán giảm thiểu tối đa rủi ro cho người mua và

người bán trong các giao dịch thương mại quốc tế.

1.2. Hệ thống quy phạm điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ

1.2.1. Thông lệ quốc tế

Hiện nay, thông lệ quốc tế phổ biến nhất điều chỉnh các quan hệ thuộc phương thức thanh

toán tín dụng chứng từ là bộ Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ - UCP.

UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế

(ICC) soạn thảo và ban hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong

giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu việc tuân thủ UCP.

Tính chất pháp lý đặc trưng nhất của UCP là tính tùy ý trong áp dụng, thể hiện ở các

điểm:

- Chỉ khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP thì nó mới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt

buộc điều chỉnh các bên tham gia.

- Các bên có thể thỏa thuận không thực hiện hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều

khoản quy định trong UCP hoặc bổ sung trong L/C những điều khoản UCP không đề cập.

Page 6: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

1.2.2. Pháp luật quốc gia

1.2.2.1. Vai trò của pháp luật quốc gia đối với hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng

từ

Các giao dịch trong thanh toán bằng L/C không chỉ là công cụ thanh toán quốc tế mà còn

là giao dịch trong nước xét về mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành với người mua và giữa

ngân hàng thông báo với người bán nên chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia.

Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ gắn bó mật thiết với các nghiệp vụ kinh

tế khác như mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm… đòi hỏi phải vận dụng đến nhiều luật lệ,

tập quán đặc thù của các nghiệp vụ này ở hai hay nhiều nước khác nhau khi giải quyết các

tranh chấp liên quan đến phương thức và do vậy làm sự nảy sinh xung đột giữa các nguồn

luật. Khi đó việc lựa chọn luật để áp dụng được thực hiện theo các nguyên tắc về xung đột

pháp luật quy định tại các hệ thống pháp luật quốc gia, và những nguyên tắc này có sự khác

nhau tùy theo từng nước.

1.2.2.2 Các quy định của pháp luật Việt Nam về thanh toán tín dụng chứng từ

Với tư cách là một dịch vụ thanh toán thường được sử dụng trong thương mại quốc tế,

thanh toán bằng tín dụng chứng từ trước hết chịu sự điều chỉnh của các quy định thuộc quản

lý ngoại hối, tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, thanh toán và thanh toán quốc

tế.

Cho đến nay mới có bốn văn bản pháp luật có các quy định trực tiếp về thanh toán bằng

thư tín dụng là Nghị định số 64/2001/NĐ-CP; Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN, Quyết định

1092/2002/QĐ-NHNN... song chỉ đề cập đến những nội dung hết sức sơ khai về phương thức

thanh toán này.

Khái niệm thư tín dụng được đưa ra tại Điều 16 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN

ngày 26/03/2011 về cơ bản có sự tương thích với khái niệm của UCP về thanh toán tín dụng

chứng từ.

Thủ tục mở thư tín dụng và thủ tục thanh toán thư tín dụng trong các quy trình được quy

định chủ yếu trong Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002, nhưng những quy

định này không phản ánh những đặc trưng của quy trình thanh toán tín dụng chứng từ cũng

như quyền lợi và trách nhiệm của ngân hàng từ những giao dịch thanh toán hay mối quan hệ

của ngân hàng với các bên. Thực chất những quy định tại Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN

chỉ gói gọn trong phạm vi thủ tục "lập, kiểm soát, luân chuyển, xử lý chứng từ và hạch toán

các giao dịch thanh toán" mà thôi.

Để lấp khoảng trống về pháp luật đối với thanh toán bằng thanh toán tín dụng chứng từ,

Điều 19 Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 đã mở đường cho việc áp dụng UCP:

"Việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ thanh toán và quyền, nghĩa

vụ của các bên liên quan trong thanh toán bằng tín dụng thực hiện theo các quy tắc chung về tín

dụng chứng từ do Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành, do các bên tham gia thanh toán

thoả thuận mại dụng và theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam".

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài hay tập quán, thông lệ quốc tế cũng được thừa nhận

tại nhiều văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật nước ta. Tuy nhiên các quy định này đều thể

hiện một điểm quan trọng là chỉ áp dụng tập quán, thông lệ quốc tế với điều kiện việc áp

dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

1.3. Tranh chấp trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ

1.3.1. Tính tất yếu của các tranh chấp trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ

Thuật ngữ "tranh chấp" nói chung được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi và

nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan.

Các doanh nghiệp không mong đợi tranh chấp vì nó gây tổn thất cho họ, song trong nền

Page 7: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

kinh tế thị trường với sự đa dạng của các chủ thể và các loại hình kinh doanh như hiện nay thì

tranh chấp là một điều tất yếu. Đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các bên

tham gia có những đặc điểm về tập quán kinh doanh, ngôn ngữ và cả các đặc điểm văn hóa

rất khác nhau nên việc tranh chấp xảy ra là gần như không thể tránh khỏi.

1.3.2. Nguyên nhân của các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín

dụng chứng từ

1.3.2.1. Tính phức tạp của quy trình thanh toán bằng L/C

Không thể phủ nhận một điều rằng thanh toán bằng L/C là phương thức thanh toán có kỹ

thuật phức tạp nhất hiện nay. Một quy trình thanh toán tín dụng chứng từ bắt đầu từ việc

người yêu cầu mở L/C làm đơn đề nghị ngân hàng phát hành L/C cho người thụ hưởng, sau

khi L/C được mở ngân hàng phát hành sẽ chuyển L/C đến ngân hàng thông báo. Tại đây, ngân

hàng thông báo sẽ xác minh tính chân thực của L/C và thông báo cho người thụ hưởng. Tiếp đó

người thụ hưởng tiến hành giao hàng hóa và chuẩn bị bộ chứng từ, xuất trình chứng từ đến ngân

hàng trả tiền thông qua ngân hàng thông báo. Nếu được ngân hàng mở L/C ủy quyền hoặc L/C

được phép chiết khấu, ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra chứng từ và thực hiện thanh toán cho

người bán, sau đó chuyển bộ chứng từ để đòi lại tiền từ ngân hàng mở L/C. Ngân hàng mở L/C

lúc này sẽ kiểm tra chứng từ và trả tiền nếu chứng từ phù hợp. Cuối cùng, bộ chứng từ được

chuyển đến người yêu cầu để đi nhận hàng với điều kiện người này trả tiền hoặc chấp nhận

trả tiền. Trong mỗi bước của quy trình thanh toán bằng L/C đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro dẫn

đến tranh chấp.

1.3.2.2. Sự đa dạng của luật điều chỉnh

Phương thức tín dụng chứng từ có liên quan đến ba quan hệ hợp đồng, đó là quan hệ mua

bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và xuất khẩu, quan hệ dịch vụ giữa ngân hàng phát

hành L/C và người yêu cầu và quan hệ giữa các ngân hàng với nhau. Mỗi quan hệ hợp đồng

có chủ thể và khách thể khác nhau cho nên luật điều chỉnh các quan hệ đó cũng khác nhau.

1.3.2.3. Sự thiếu chặt chẽ trong xây dựng nội dung hợp đồng ngoại thương và thư tín dụng

Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ được ghi

nhận chủ yếu tại hợp đồng và L/C, tuy nhiên do sự sơ suất hoặc do hạn chế về nghiệp vụ,

ngoại ngữ, trình độ pháp lý của những người xây dựng mà nội dung hợp đồng và L/C không

rõ ràng hay khả thi sẽ nảy sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện.

1.4. Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán

bằng tín dụng chứng từ

Nguy cơ xảy ra tranh chấp đối với các doanh nghiệp phương thức thanh toán bằng tín dụng

chứng từ cao hơn do sự phức tạp trong quy trình vận hành, sự đa dạng của chủ thể tham gia cũng

như luật điều chỉnh, vì lẽ đó họ rất quan tâm đến cách thức để giải quyết khi các tranh chấp xảy

ra. Thông thường, pháp luật các nước ghi nhận bốn phương thức giải quyết tranh chấp cơ bản sau

đây:

1.4.1. Phương thức thương lượng

1.4.2. Phương thức hòa giải

1.4.3. Phương thức trọng tài

1.4.3. Phương thức khởi kiện tại Tòa án

Chương 2

THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở VIỆT

NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.1. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán quốc

tế bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam

2.1.1. Thực tiễn các quy định của pháp luật Việt Nam về các phương thức giải quyết

Page 8: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

tranh chấp

Tại mục này, tác giả tìm hiểu từ các vụ việc cụ thể để thấy được thực tiễn quy định của pháp

luật Việt Nam về các phương thức giải quyết tranh chấp.

2.1.1.1. Phương thức khởi kiện tại Tòa án

Vụ việc:

Công ty U ở Sóc Trăng có hợp đồng mua bán tôm với Công ty Galaxy ở Ấn độ, phương thức

thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Bộ chứng từ thanh toán theo LC do Công ty Galaxy (người

bán) lập không có sai sót. Tuy nhiên số lượng hàng hóa trên thực tế thiếu hụt so với thỏa thuận tại

hợp đồng. Công ty U làm đơn khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Tòa án nhân dân

tỉnh S đã thụ lý và giải quyết vụ việc dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và

đưa ra phán quyết buộc ngân hàng mở L/C ngừng thanh toán cho bên bán.

Các quy tắc chủ đạo chi phối quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án được ghi nhận tại

Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Luật tổ chức Tòa án 2002.

Tòa án thực hiện việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến thanh toán bằng tín dụng

chứng từ là các tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố. Tòa án bắt đầu tham gia

vào việc giải quyết tranh chấp khi có đơn khởi kiện của một bên.

Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp bị giới hạn bởi thời hiệu khởi kiện và thẩm

quyền theo lãnh thổ của Tòa án.

Khi xét xử, nguồn luật được Tòa án sử dụng để xem xét vụ việc là các văn bản pháp luật

Việt Nam hiện hành.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp

tạm thời để ngăn chặn các hành vi có thể gây ra tổn thất cho bên bị vi phạm. Đối với những

tranh chấp có liên quan đến hoạt động thanh toán, biện pháp khẩn cấp tạm thời thường được

áp dụng là phong tỏa tài khoản hoặc đình chỉ thanh toán.

Quyết định của Tòa án về giải quyết tranh chấp được đảm bảo bằng bộ máy thi hành và

giám sát thi hành án của Nhà nước. Tuy nhiên, xu hướng tìm đến Tòa án để giải quyết bất

đồng kinh doanh đang ít dần đi bởi những sự gò bó về thủ tục tố tụng, sự lệ thuộc của các bên

vào cán bộ Tòa án và sự tốn kém về thời gian cho các bên.

2.1.1.2. Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài

Vụ việc:

Công ty R ký hợp đồng mua tàu với một người bán Hoa Kỳ, thanh toán bằng L/C, Ngân

hàng V là ngân hàng phát hành L/C. Bộ chứng từ do người bán cung cấp có sai sót dẫn đến

việc hàng hóa bị bắt giữ trên đường vận chuyển. Công ty R và Ngân hàng V bất đồng trong phân

định trách nhiệm để xảy ra lỗi của chứng từ. Vụ việc được thỏa thuận đưa ra trung tâm trọng

tài C.

Trọng tài cũng là cơ quan tài phán nhưng mang tính chất của một tổ chức xã hội nghề

nghiệp. Ở nước ta hiện nay, các tổ chức trọng tài thương mại đã được thành lập và ngày càng

phát triển.

Các trung tâm trọng tài thương mại được tổ chức và hoạt động theo các quy định tại Luật

Trọng tài thương mại 2010 (trước đây là Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003) và Quy tắc trọng

tài của từng trung tâm. Nhìn chung, Luật Trọng tài thương mại 2010 đã tiếp thu tối đa tinh thần

của Luật mẫu Uncitral 2006, nâng cao vị thế và quyền lực của Trọng tài khi giải quyết tranh chấp

kinh doanh.

Các quy tắc tố tụng của trọng tài được xây dựng theo hướng tôn trọng quyền tự quyết của

các bên có tranh chấp như việc các bên có quyền tự do lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn luật

áp dụng, thủ tục tố tụng, địa điểm tố tụng. Ưu thế của giải quyết bằng phương thức trọng tài

đối với các tranh chấp liên quan đến thanh toán tín dụng chứng từ thể hiện ở việc các bên có

thể tận dụng kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng để xem xét

vụ việc - điều mà giải quyết tranh chấp bằng Tòa án không có được. Ngoài ra, hầu hết các

Page 9: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

tranh chấp liên quan đến thanh toán bằng tín dụng chứng từ giải quyết tại Trọng tài đều được

phân tích dưới giác độ các quy định của UCP - quy tắc được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.

2.1.2. Các tranh chấp phổ biến trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở

Việt Nam và thực tiễn giải quyết

2.1.2.1. Tranh chấp trong quá trình phát hành L/C

Tóm tắt vụ việc:

Công ty A ký hợp đồng nhập khẩu đạm với Công ty của Hàn quốc. Sau khi hợp đồng được ký

kết, Công ty A đưa ra dự thảo nội dung của L/C có nhiều điểm khác biệt với thỏa thuận ban đầu,

song bị Công ty phía Hàn quốc từ chối. Trong khi Công ty phía Hàn quốc yêu cầu Công ty A bồi

thường tiền chậm mở L/C thì Công ty A khiếu nại với lý do Công ty của Hàn quốc đã không đưa

vào hợp đồng những điều khoản mẫu mà Công ty A đã chuyển cho Công ty của Hàn quốc trước

khi ký hợp đồng.Tranh chấp được đưa ra Trọng tài để giải quyết.

Khi giải quyết vụ việc, cơ quan trọng tài đã dựa trên những quy định về trách nhiệm từ

hợp đồng để xem xét quyền và nghĩa vụ của các bên.Trọng tài xác định hợp đồng đã được ký

kết một cách hợp pháp, vì vậy các bên sẽ bị ràng buộc bởi nghĩa vụ từ hợp đồng, trong đó có

nghĩa vụ mở L/C của người mua do đã được hợp đồng quy định. Hợp đồng có hiệu lực với

các bên kể từ thời điểm ký kết và hành vi vi phạm nghĩa vụ do không mở L/C đúng hạn của

Công ty A đã dẫn đến việc họ phải chịu phạt vi phạm.

Vụ việc 4

Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh là ngân hàng phát hành L/C thanh

toán cho hợp đồng mua bán giữa Công ty Lương thực TP Hồ Chí Minh và Công ty Lacota

(Nga). Do một số trục trặc trong quá trình mở L/C giữa các ngân hàng mà L/C bị mở chậm 3

ngày so với quy định của hợp đồng mua bán và bên bán đã phạt Công ty Lương thực Thành

phố Hồ Chí Minh vì sự chậm trễ này. Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh Ngân

hàng yêu cầu Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh bồi thường thiệt hại.

Ngân hàng phát hành tuy không tham gia quan hệ mua bán nhưng hành động của ngân

hàng lại liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên mua bán. Trong

tình huống này, việc ngân hàng phát hành lựa chọn một ngân hàng thông báo không phù hợp

đã l kéo dài thời gian mở L/C, là nguyên nhân gây ra vi phạm hợp đồng cho người nhập khẩu.

Lỗi thuộc về ngân hàng nhưng người gánh chịu rủi ro lại là người mở L/C. Tuy vậy, hiện nay

chưa có văn bản pháp luật nào quy định trách nhiệm giữa các bên khi xảy ra tình huống tranh

chấp dạng này.

2.1.2.2. Tranh chấp trong quá trình thông báo L/C

Vụ việc 5

Công ty Vinahancoop xuất khẩu đá mỹ nghệ cho Công ty Wangich Hong Kong, phương

thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Đến sát ngày giao hàng, Công ty Wangich Hong

Kong đã tự động điện trực tiếp đến Ngân hàng Ngoại thương một sửa đổi L/C mà không

thông qua ngân hàng mở L/C. Ngân hàng Ngoại thương nhận được bức điện đó đã thông báo

cho Vinahandcoop bằng một mẫu thông báo sửa đổi L/C in sẵn.Vinahancoop lập chứng từ

theo sửa đổi này và do đó, không đúng theo yêu cầu của L/C gốc. Vinahancoop kiện Ngân

hàng Ngoại thương vì đã thông báo một L/C chưa được xác thực nhưng Ngân hàng cho rằng

mình không có trách nhiệm do đã ghi chú chữ "test" trên bản thông báo L/C sửa đổi.

Xét theo quy định của UCP, Ngân hàng Ngoại thương mắc lỗi đã thông báo sửa đổi L/C

cho người thụ hưởng theo cách thức thông báo một bản tu chỉnh xác thực mặc dù nó được

chuyển đến từ người yêu cầu và lỗi đã kiểm tra chứng từ trên bản L/C sửa đổi chưa được xác

thực. Người thụ hưởng ở đây là Công ty Vinahancoop cũng đã để mất quyền của mình khi

không từ chối những sửa đổi cũng như yêu cầu ngân hàng thông báo xác thực bản tu chỉnh.

Page 10: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

Tuy vậy, khi đưa ra xét xử, bản thân cơ quan Tòa án cũng gặp khó khăn trong việc phân

định rõ ràng và chính xác mức độ trách nhiệm của từng bên. Vụ việc giữa Công ty

Vinahandcoop và Ngân hàng Ngoại thương trên thực tế đã trải qua 4 lần xét xử ở các cấp Tòa

án, thời gian kéo dài từ năm 1995 đến năm 2001, các lần xét xử ở mỗi Tòa lại có một mức

phán quyết khác nhau.

Vụ việc 6

Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I (Sở Giao dịch I) mở L/C

cho hợp đồng nhập khẩu 10.000 tấn phân Urea giữa Chi nhánh Công ty XNK tổng hợp II tại Hà

Nội (Chi nhánh Centrimex) và Công ty Helm (Đức). Thực hiện hợp đồng, bên mua đã tiến hành

giao hàng tại cảng Hải phòng như cam kết và xuất trình bộ chứng từ đòi tiền theo L/C. Sở Giao

dịch I sau khi kiểm tra bộ chứng từ đã thông báo 03 lỗi, Chi nhánh Centrimex phát hiện thêm 03

lỗi của chứng từ, Chi nhánh Centrimex từ chối nhận hàng và đề nghị Sở Giao dịch I từ chối

thanh toán do chứng từ sai sót. Tuy nhiên, ngân hàng phục vụ người bán không đồng ý với những

lỗi mà Sở Giao dịch I đưa ra. Giữa lúc đó, Bộ Thương mại có công văn yêu cầu Sở Giao dịch I

ngừng thanh toán với người bán. Ngân hàng phục vụ người bán sau khi Sở Giao dịch I kiên quyết

từ chối thanh toán đã trích tài khoản của Sở Giao dịch I tương đương số tiền hàng cộng thêm lãi

chậm trả. Con tàu chở hơn 10.000 tấn Urea sau đó cũng rời cảng Hải Phòng mang theo toàn bộ

hàng hóa đem bán để bù chi phí. Sau khi bị mất tiền, mất hàng, cả SGD I và Chi nhánh

Centrimex đã khiếu kiện đến Tòa án nhân dân TP Hà Nội và Tòa án nhân dân tối cao. Cả hai cả

hai cấp tòa án đều ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc này với tư cách là vụ án kinh tế, vì thấy

có dấu hiệu của hành vi phạm tội, gây thất thoát tài sản lớn của Nhà nước.

Trong tình huống này, các lỗi của chứng từ mà Sở Giao dịch cũng như Chi nhánh

Centrimex đưa ra đều không phù hợp với UCP, vì lẽ đó mà không được sự chấp thuận của

ngân hàng phục vụ người bán. Thay vì từ chối thanh toán, Sở Giao dịch nên giao bộ chứng từ

cho Chi nhánh Centrimex đi nhận hàng.

Bộ Thương mại là cơ quan quản lý nhà nước, việc ra công văn yêu cầu một ngân hàng

ngừng thanh toán là không đủ cơ sở pháp lý và không phù hợp với quy trình nghiệp vụ thanh

toán tín dụng chứng từ.

Mặc dù Ngân hàng phát hành L/C là người giữ chứng từ thanh toán nhưng người thụ

hưởng mới là chủ sở hữu thực sự đối với lô hàng. Sở Giao dịch I có lỗi trong việc không có

biện pháp quản lý tài sản (lô hàng) đảm bảo cho khoản vay (cấp tín dụng thông qua hoạt động

mở L/C) nhưng lỗi của Chi nhánh Centrimex còn lớn hơn do họ đã từ chối nhận hàng và làm

mất quyền sở hữu của mình với lô hàng.

Dù đã có tổn thất xảy ra song các quan hệ trong vụ việc này vẫn thuộc phạm vi dân sự -

thương mại và hoàn toàn có thể xử lý trên cơ sở các quy tắc bồi thường thiệt hại của pháp luật

thương mại. Việc Tòa án thay vì thụ lý vụ việc theo thủ tục giải quyết các vụ việc kinh tế lại

truy tố theo thủ tục hình sự đã tạo ra một tiền lệ xấu trong giải quyết tranh chấp kinh doanh.

Vụ việc 8

Ngân hàng Ngoại thương Vũng Tàu phát hành L/C trả ngay, không hủy ngang, tự do

thương lượng theo lệnh Công ty XNK Vũng Tàu, người thụ hưởng là một công ty của Ấn độ,

ngân hàng thông báo là India Bank, Ấn độ

Sau khi giao hàng, người thụ hưởng xuất trình chứng từ cho India Bank để thương lượng,

trong đó vận đơn được xuất trình là bản sao chứng từ vận tải, India Bank khi kiểm tra chứng từ

đã phát hiện bất hợp lệ trên và điện báo cho ngân hàng phát hành. Ngân hàng ngoại thương

Vũng Tàu sau khi hỏi ý kiến người thụ hưởng đã chấp nhận thanh toán với bất hợp lệ của

chứng từ.

Sau khi L/C được thanh toán và Công ty XNK đã nhận hàng theo bảo lãnh của Ngân

Page 11: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

hàng ngoại thương Vũng Tàu, Ngân hàng ngoại thương Vũng Tàu lại nhận được một bộ

chứng từ nhờ thu của một nhà xuất khẩu khác đòi tiền Công ty XNK Vũng Tàu trong đó có xuất

trình bộ vận đơn bản gốc. Ngân hàng ngoại thương Vũng Tàu từ chối thanh toán với lý do họ

đã thanh toán tiền cho bộ chứng từ trên cho nhà nhập khẩu là Công ty XNK Vũng Tàu.

Ở tình huống này, Ngân hàng Ngoại thương Vũng Tàu đã mắc phải sai sót nghiêm trọng

là đã chấp nhận thanh toán với bộ chứng từ chỉ bao gồm bản sao vận đơn. Sai lầm tiếp theo

của Ngân hàng là đồng ý phát hành bảo lãnh nhận hàng trong khi chưa nắm giữ vận đơn gốc

của hàng hóa. Mặc dù sau đó Ngân hàng làm đơn yêu cầu truy tố khách hàng về tội lừa đảo

song khó tìm thấy căn cứ pháp lý để chứng minh cho yêu cầu của họ.

2.1.2.3. Các tranh chấp liên quan đến hàng hóa

Vụ việc 9

Công ty của tỉnh T nhập khẩu 01 lô hàng của một doanh nghiệp Thái Lan, thanh toán

bằng L/C. Sau khi hàng đến cảng, kiểm tra thấy hàng hóa không đúng chất lượng, Công ty

của tỉnh T đã chỉ thị cho ngân hàng phát hành ngừng thanh toán và đưa ra yêu cầu với bên

bán hoặc giảm giá lô hàng, hoặc giao hàng hóa thay thế thì mới thanh toán. Với mong muốn

nhận được tiền hàng, doanh nghiệp Thái Lan đã chấp nhận giảm giá lô hàng. Tranh chấp về

chất lượng hàng hóa đã được giải quyết.

Mặc dù theo UCP nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng là độc lập với hợp đồng, với hàng

hóa/ dịch vụ, các giao dịch mà nhờ đó chứng từ hình thành song trên thực tế khi có tranh chấp

xảy ra các bên thường tận dụng những lợi thế mà mình có được để ép đối tác chấp nhận những

yêu cầu của mình. Việc các doanh nghiệp Việt Nam liên kết với ngân hàng phục vụ mình (ngân

hàng mở L/C) đưa ra lời đe dọa ngừng thanh toán với bên mua nhằm giảm giá hàng hóa đã từng

thành công song để lại hậu quả lâu dài là sự mất uy tín trên thị trường quốc tế.

2.1.2.4.. Tranh chấp liên quan đến thời hạn xuất trình chứng từ

Vụ việc 10

Công ty B, ký hợp đồng bán hàng cho Công ty M, nước P, thanh toán bằng thư tín dụng

không hủy ngang, có xác nhận. L/C được phát hành bởi Ngân hàng I nước P và được thông

báo qua Ngân hàng A, Việt Nam.

Trước ngày hết hạn xuất trình hai ngày theo L/C, Công ty B gửi chứng từ đến Ngân hàng

A nhưng bị từ chối thanh toán do chứng từ có khác biệt.

Khi nhận được thông báo từ chối thanh toán, Công ty B bảo lưu khác biệt và yêu cầu Ngân

hàng A xin chỉ thị thanh toán bộ chứng từ. Ngân hàng A lập tức điện báo cho Ngân hàng I xin

được thanh toán. Sau khi tham khảo ý kiến của công ty M, Ngân hàng I thông báo chấp nhận thanh

toán bộ chứng từ nói trên.

Vào thời điểm Ngân hàng A nhận được sự chấp thuận thanh toán bộ chứng từ từ Ngân

hàng I thì tình hình kinh tế và chính trị của nước P xấu đi do có cuộc bạo động về chính trị

và quân sự, và vì vậy tài khoản của Ngân hàng I bị phong tỏa và tài khoản của Ngân hàng I

tại Ngân hàng A không còn số dư. Ngân hàng A thông báo không thanh toán cho Công ty B

theo bộ chừng từ mà Công ty B đã xuất trình đòi tiền theo thư tín dụng. Công ty B cho rằng

việc từ chối của Ngân hàng là bất hợp lệ.

Ngân hàng xác nhận có nghĩa vụ thanh toán cho bộ chứng từ chỉ khi xuất trình phù hợp,

ở đây bộ chứng từ mà Công ty B xuất trình có sai sót nên Ngân hàng A được miễn trách

nhiệm thanh toán. Hành động của họ là phù hợp với Điều 16 UCP 600 "Khi một ngân hàng

chỉ thị hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát

hành xác định rằng việc xuất trình là không phù hợp, thì ngân hàng đó có thể từ chối thanh

toán hoặc thương lượng thanh toán".

Việc Ngân hàng I chỉ thị cho Ngân hàng A thanh toán bộ chứng từ cho dù có bất hợp lệ

Page 12: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

không làm phát sinh nghĩa vụ phải thanh toán cho người thụ hưởng, bởi vì "sự cam kết của

một ngân hàng về việc thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong tín dụng

không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc kiện cáo của người yêu cầu phát hành tín dụng phát

sinh từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng" (UCP 600, Đoạn

2 Điểm a Quy tắc số 4)

Trong trường hợp này, Công ty B đã có những lợi thế nhất định trong việc đòi tiền nhưng

do sự thiếu cẩn trọng và kém hiểu biết về các nguyên tắc của tín dụng chứng từ, Công ty B đã

tự gánh lấy rủi ro về phía mình. Vì lẽ đó, yêu cầu của Công ty B đòi Ngân hàng phải bồi

thường trong trường hợp này là không khả thi và trên thực tế đã không được Trọng tài giải

quyết.

2.1.3. Nhận xét về thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động tín dụng

chứng từ ở Việt Nam

2.1.3.1. Thiếu quy định pháp luật nội dung để làm cơ sở giải quyết tranh chấp

Việt Nam hiện chưa có quy định điều chỉnh các quan hệ cơ bản phát sinh từ hoạt động

thanh toán bằng tín dụng chứng từ như quan hệ giữa các ngân hàng, vai trò của chứng từ xuất

trình, quyền và trách nhiệm của các bên… Thực trạng thiếu vắng này gây khó khăn cho các

cơ quan giải quyết tranh chấp khi phân định trách nhiệm giữa các bên trong các vụ tranh

chấp, một mặt làm kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp, mặt khác khiến cho các phán

quyết trở nên thiếu tính chính xác.

Ngoài ra, đối với các vụ tranh chấp mà hành vi vi phạm được thực hiện bởi đối tác nước

ngoài, Tòa án Việt Nam cũng không có các cơ sở pháp luật trực tiếp về thanh toán tín dụng

chứng từ để bảo vệ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay ngân hàng nước mình.

Một thực tế khác đang tồn tại là việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế khi giải quyết các

tranh chấp liên quan đến thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Kéo theo việc truy tố hình sự

một cá nhân là việc áp dụng các biện pháp như tạm giữ, tạm giam, kê biên tài sản… gây ra

những thiệt hại hết sức nặng nề không những đối với riêng người bị truy tố mà còn với cả

doanh nghiệp hay ngân hàng mà họ quản lý.

2.1.3.2. Xung đột giữa pháp luật quốc gia và thông lệ quốc tế

Tình huống xung đột phổ biến là việc Tòa án ra phán quyết yêu cầu ngân hàng ngừng

thanh toán trong khi chiếu theo quy định của UCP thì nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng theo

L/C là không thể hủy ngang được.

2.1.3.3. Xu hướng lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng các phương thức phi Tòa án

Một thực tế đang diễn ra hiện nay là đa số doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn các phương thức

phi Tòa án để giải quyết tranh chấp thay vì khởi kiện ra Tòa.

Đối với trường hợp tranh chấp trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ, các bên có xu

hướng tận dụng mọi lợi thế mà mình có, kể cả trái quy tắc chung, để đẩy rủi ro về phía đối tác tạo

ra những định hướng có lợi cho mình trong việc giải quyết tranh chấp. Đây là các cách thức giải

quyết tranh chấp tự phát, manh mún, gây ảnh hưởng xấu đến các quan hệ kinh tế và uy tín của doanh

nghiệp Việt Nam.

Bỏ qua yếu tố truyền thống văn hóa, thói quen ứng xử của doanh nhân thì bản thân sự

non kém của các phương thức giải quyết tranh chấp chính là nguyên nhân chủ yếu lý giải

hiện tượng này.

2.2. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh

trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ

2.2.1. Hoàn thiện pháp luật về thanh toán tín dụng chứng từ

2.2.1.1. Ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ

Khi xây dựng văn bản quy phạm về thanh toán tín dụng chứng từ trước hết phải tôn trọng

những nguyên tắc mà UCP đã đặt ra, bởi lẽ các quan hệ trong phương thức thanh toán L/C có

Page 13: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

lịch sử hình thành lâu dài và cơ bản đã được định hình theo một trật tự ổn định dựa trên cơ sở

các quy định của UCP. Căn cứ vào thực tế giao dịch thanh toán L/C ở Việt Nam, văn bản

pháp luật điều chỉnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cần tham chiếu đầy đủ các

quy định của UCP có bổ sung các nội dung sau:

Thứ nhất, quy định về quyền của Ngân hàng phát hành đối với hàng hóa nếu người mua

không nhận hàng hoặc mất khả năng thanh toán

Xét về lý thuyết quan hệ mua bán, thì người yêu cầu mở L/C (người mua) là chủ sở hữu

đối với hàng hóa, Ngân hàng chỉ thực hiện nghĩa vụ thanh toán giúp người mua. Nhưng thực tế

đã xảy ra các trường hợp người yêu cầu mở L/C bị phá sản, giải thể, mất khả năng thanh toán

hoặc cố tình không nhận bộ chứng từ để nhận hàng. Trong khi đó nghĩa vụ thanh toán cho người

thụ hưởng của Ngân hàng đã xuất hiện ngay từ khi chấp nhận bộ chứng từ. Đối với trường

hợp này, quyền của Ngân hàng đối với hàng hóa và các thủ tục phải tiến hành để thực hiện

quyền của mình phải được quy định trong luật.

Thứ hai, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp xuất hiện yếu tố

lừa đảo. Trên thực tế những ràng buộc của L/C theo UCP đang bị lợi dụng để gian lận và lừa đảo

ngày một nhiều. UCP hiện không có quy định đối với trường hợp xuất hiện hành vi gian dối của

người bán dẫn đến thiệt hại cho lợi ích của người mua cũng như của ngân hàng nếu như nghĩa vụ

thanh toán vẫn tiếp tục được thực hiện. Vì vậy, để bảo vệ người bị hại, luật các nước đã xem xét

việc, đưa thêm điều khoản áp dụng riêng cho trường hợp lừa đảo khi xây dựng luật về tín dụng

chứng từ. Quy định này sẽ cho phép các bên tham gia được quyền lựa chọn cách ứng xử ngoại

lệ khi xuất hiện hành vi lừa đảo của một bên để tránh xảy ra thiệt hại với mình. Cách ứng xử

này bao gồm việc dừng thanh toán ngay cả khi bộ chứng từ đã được xuất trình đầy đủ. Có thể

tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc áp dụng biệt lệ đối với trường hợp lừa

đảo trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ.

2.2.1.2. Xây dựng cơ chế giải quyết đặc thù cho các tranh chấp phát sinh trong phương

thức tín dụng chứng từ

Thứ nhất, cần cụ thể hóa về cách giải quyết khi có xung đột giữa pháp luật Việt Nam,

luật của các quốc gia khác và thông lệ quốc tế.

Theo ý kiến của tác giả, nên có sự phân loại các nhóm vụ việc và quy định về luật áp

dụng tương ứng với từng nhóm. Đối với các tranh chấp liên quan đến việc phát hành, thông

báo, tu chỉnh, hủy ngang, xác nhận, chiết khấu, và thanh toán L/C cho phép áp dụng luật do

các bên lựa chọn trong trường hợp có sự thỏa thuận trước, hoặc áp dụng UCP trong trường

hợp hai bên không thỏa thuận trước về luật. Đối với những tranh chấp giữa người yêu cầu mở

L/C và ngân hàng phát hành, các tranh chấp về bảo lãnh và tài trợ theo L/C là quan hệ dễ xảy

ra các hành vi lạm dụng, lừa đảo, gây tổn hại đến quyền lợi chính đáng của các bên thì luật áp

dụng sẽ là luật Việt Nam.

Thứ hai, xây dựng thủ tục pháp lý trong một số trường hợp cụ thể

Đây là thủ tục pháp lý để thực hiện: (i) quyền của Ngân hàng đối với hàng hóa khi bên

mua hàng rơi vào tình trạng mất thanh toán và (ii) quyền của các bên liên quan khi xảy ra

trường hợp lừa đảo.

2.2.2. Tăng cường hiệu quả của các phương thức giải quyết tranh chấp đối với tranh

chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ

Các thẩm phán ở Việt Nam hầu hết không được đào tạo về chuyên môn kinh tế - tài chính

nên còn gặp hạn chế khi tiếp cận các vụ việc phức tạp. Sự hạn chế này dẫn đến khả năng đánh giá

một vụ việc tranh chấp có liên quan đến tín dụng chứng từ của cán bộ Tòa án nhiều khi không

toàn diện, phán quyết của Tòa không phản ánh được hiện thực khách quan và do đó, không thể

giải quyết tranh chấp một cách triệt để. Trong khi đó, tồn tại đối với giải quyết tranh chấp

bằng trọng tài thường là sự chênh lệch về kiến thức chuyên môn và kỹ năng tố tụng giữa các

trọng tài viên trong một Hội đồng trọng tài. Để tăng cường hiệu quả của các phương thức giải

Page 14: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

quyết tranh chấp thì việc cần làm trước hết là bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm xét xử cho

các cán bộ xét xử.

Chỉ khi cán bộ tòa án có đủ sự am hiểu về kiến thức kinh tế, kỹ năng xét xử và thực sự

coi giải quyết tranh chấp kinh tế là một dịch vụ mà nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp thì

mới mong đưa doanh nghiệp đến với tòa án để giải quyết tranh chấp một cách tích cực hơn.

2.2.3. Một số kiến nghị cụ thể đối với các bên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ

Nếu xem tranh chấp gồm tranh chấp hiện tại và tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai thì việc

giải quyết tranh chấp phải bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp đã xảy ra và tranh chấp trong

tương lai. Khi đã xây dựng được các cơ chế phòng ngừa rủi ro có thể nói doanh nghiệp đã đạt được

hiệu quả trong ngăn chặn tranh chấp. Khi tham gia hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ

các bên cần nắm vững những nguyên lý cơ bản để phòng tránh rủi ro, đó là: Độ tin cậy của đối tác;

phát hiện tính bất thường của hợp đồng; đảm bảo nội dung L/C đầy đủ, chặt chẽ về khía cạnh kỹ

thuật, pháp lý là nguyên tắc quan trọng nhất để phòng tránh rủi ro.

KẾT LUẬN

Trong một nền kinh tế mà tính minh bạch về tài chính còn hạn chế và mức độ tin cậy đối

với đối tác chưa cao như Việt Nam, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã và sẽ vẫn

đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi các nước trên thế giới đang

trong xu hướng đẩy hợp tác kinh tế với các nước thuộc khu vực Châu Á, trong đó có Việt

Nam.

Mặc dù phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã được sử dụng khá lâu ở Việt Nam, nhưng

sự am hiểu cũng như khả năng vận dụng của các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả các ngân

hàng thương mại vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng chứng từ đòi tiền bị từ chối và các

tranh chấp liên quan đến giao dịch tín dụng chứng từ diễn ra phổ biến. Một thực tế cần phải thừa

nhận rằng các công cụ pháp lý làm cơ sở cho việc ngăn chặn rủi ro và giải quyết tranh chấp vẫn

còn thiếu và yếu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp về tín dụng chứng từ.

Từ thực trạng quy định về thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam, có thể nhận thấy yêu

cầu cấp bách đối với việc xây dựng một hệ thống quy phạm riêng biệt điều chỉnh các quan hệ phát

sinh trong tín dụng chứng từ. Các quy định này một mặt phải đảm bảo tính tương thích với hệ

thống quy phạm được áp dụng thống nhất trên thế giới (UCP), một mặt đáp ứng được yêu cầu bảo

vệ người có lợi ích bị tổn hại do hành vi gian lận của một bên trong quan hệ tín dụng chứng từ.

Những quy phạm như vậy sẽ hướng dẫn cho các bên khi tham gia giao dịch thanh toán bằng tín dụng

chứng từ đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết một cách triệt để và công bằng những tranh chấp

nếu có phát sinh. Ngoài ra, chú trọng đến việc hoàn thiện yếu tố con người cho hoạt động giải

quyết tranh chấp cũng chính là biện pháp để nâng cao tính hiệu quả của những phương thức giải

quyết tranh chấp đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Trong quá trình vận hành của một

giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ, để ngăn chặn rủi ro tranh chấp, cũng rất cần sự "tỉnh táo"

của bản thân các bên tham gia giao dịch trong việc vận dụng một cách thông minh các quy định

pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của mình.

References

Tiếng Việt

1. Chính phủ (2001), Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9 về hoạt động thanh toán qua

các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Hà Nội.

2. Chính phủ (2004), Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12 về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Hà Nội.

3. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 16/07 về tổ chức và hoạt động của ngân

Page 15: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

hàng thương mại, Hà Nội.

4. Nguyễn Bá Diến (2003), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội.

5. Nguyễn Hữu Đức (2008), "Quy định của Trung Quốc về một số vấn đề khi xét xử các vụ

án liên quan đến các tranh chấp thư tín dụng", Thông tin Ngân hàng Ngoại thương, tr 18,

19, 20, 21.

6. "Giải quyết tranh chấp kinh doanh vẫn nặng về thủ tục" (2009), vietbao.vn.

7. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2003), Một số thủ đoạn của bọn tội phạm trong lĩnh vực

ngân hàng, Nxb Lao động, Hà Nội.

8. Nguyễn Khắc Hình (2009), Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

tại các doanh nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp hạn chế, Luận văn thạc sĩ,

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

9. "Môi trường pháp lý đối với hoạt động thanh toán quốc tế" (2007), vietship.vn, ngày 4/8.

10. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/5 về việc ban

hành Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1233/2001/QĐ-NHNN ngày 26/9 về việc sửa

đổi, bổ sung một số quy định của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/05/2001

về việc ban hành Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước (2002), Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3 về ban hành

Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Hà Nội.

13. Ngân hàng Nhà nước (2002), Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định thủ tục thanh toán qua các

tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Hà Nội.

14. Ngân hàng Nhà nước (2003), Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8 về việc ban

hành Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân

hàng, Hà Nội.

15. Ngân hàng Nhà nước (2008), Quyết định số 12/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4 về việc sửa

đổi bổ sung Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/08/2003 về việc ban hành Quy

chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng, Hà Nội.

16. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội.

17. Lê Nguyên (1995), Những tình huống đặc biệt trong thanh toán quốc tế, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

Page 16: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

18. Cao Xuân Quảng (2008), Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.

20. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

21. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

22. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.

23. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội.

24. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

25. Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Quy (2006), Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng

L/C, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

27. Đỗ Văn Sử (2004), Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn

áp dụng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

28. "Thanh toán quốc tế thực hiện theo phán quyết của Tòa hay thông lệ quốc tế" (2009),

vietship.vn, ngày 5/5.

29. Hoàng Ngọc Thiết (2002), Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu, án lệ trọng tài và

kinh nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Phan Hữu Thư (1999), "Bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án kinh tế", Dân chủ và

pháp luật, (1), tr. 7, 8, 9.

31. Nguyễn Văn Tiến (2007), Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C, Nxb Thống kê, Hà Nội.

32. "Tòa án ngập đầu - Trọng tài ế khách" (2010), baokinhteht.com.vn.

33. Đinh Xuân Trình (2006), Bộ tập quán quốc tế về L/C, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà

Nội.

34. Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nxb Lao

động xã hội, Hà Nội.

35. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (2004) Quy tắc tố tụng Trọng tài ngày

01/07/2004, Hà Nội.

36. Vũ Hữu Tửu, Nguyễn Đức Di, Đỗ Mộng Hùng, Vũ Hoài Thụy (1985), Từ điển Ngoại

thương, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

37. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh Ngoại hối, Hà Nội.

38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Trọng tài thương mại, Hà Nội.

Page 17: Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinhrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5696/1/... ·  · 2016-04-01ngoại thương như các doanh nghiệp Việt Nam thì

Tiếng Anh

39. Albert K. Fiadjoe (2004), Alternative Dispute Resolution: A Developing World

Perspective, Taylor & Francis Group.

40. Audi Gozlan (1999), International Letters of Credit: Resolving Conflict of Law Disputes,

Kluwer Law International.

41. Christopher W.Moore (2003), The Mediation Process, John Wiley & Sons Inc.

42. ICC (1993), UCP 500.

43. ICC (2007), UCP 600.

44. ICC (2007), eUCP 1.1.

45. ICC (2007), ISBP 681.

46. ICC (2008), URR 725.