12
diễn đàn của lớp k54 báo chí và truyền thông phóng bút NỘI SAN KHOABÁO CHÍVÀTRUYỀNTHÔNG - ĐHKHXHNV-ĐHQGHN SỐ 03 tháng 09.2010 Nhật ký ở rừng lắng đọng & ấp ủ ĐàoNgân Hụt hẫng khi xa lớp “nhiếp ảnh gia” Phùng Bá Hưng chia sẻ BC54 CUP 4-5 10-11 6-7 9

Phóng bút 3

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Nội san của BC54

Citation preview

Page 1: Phóng bút 3

d i ễ n đ à n c ủ a l ớ p k 5 4 b á o c h í v à t r u y ề n t h ô n gphóng bútN Ộ I S A N

KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG - ĐHKHXHNV-ĐHQGHN S Ố 0 3 tháng 09.2010

Nhật ký

ở rừng

lắng đọng & ấp ủ

Đ à o N g â nHụt hẫng khi xa lớp “nhiếp ảnh gia”

Phùng Bá Hưng chia sẻ

BC54 CUP

4-5

10-11

6-7

9

Page 2: Phóng bút 3

[2] PHóNG BúT 03

Lập kế hoạch cho Đại hội chi ĐoànTrong năm học mới 2010 –

2011, nhiệm vụ trước mắt của tập thể BC54 là tiến hành Đại hội chi đoàn, kiện toàn bộ máy cán bộ lớp trong thời gian nhanh nhất. Việc này có ảnh hưởng rất lớn đến nội bộ lớp nói chung và chất lượng của các phong trào, hoạt động tập thể sắp diễn ra nói riêng. Theo dự kiến, Đại hội Chi đoàn BC54 sẽ được tiến hành vào cuối tháng 9. Ban cán sự lớp rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của tất cả các bạn. (ViệT Nga)

hội trai nhân dịp 65 năm thành Lập trườngNằm trong chuỗi hoạt động

chào mừng 65 năm thành lập trường ĐHKHXH&NV, BCH Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên của trường đã đưa ra kế hoạch tổ chức hội trại cho tất cả sinh viên tham gia vào khoảng giữa tháng 11. Hưởng ứng hoạt động đó, chiều ngày 13-9, BCH Đoàn - Hội sinh viên K54 BC&TTđã chính thức họp bàn để đưa ra các ý tưởng và bản dự trù kinh phí cho hội trại. Đây là sự kiện do K54 và K55 đóng vai trò chủ chốt, hiện ban cán sự lớp đang rất cố gắng để hoàn tất ý tưởng trong thời gian ngắn nhất. Rất mong các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến để bản dự thảo hội trại của chúng ta vừa đáp ứng được tiêu chí của trường vùa mang đậm chất "Báo chí". (ViệT Nga)

Lời Tòa SoạnNhư một người bạn thân xa ta lâu ngày, hôm nay, Phóng bút

đã trở lại với tập thể K54BCTT.Một năm qua, có thể nói, “cây bút” BC54 mới chỉ lên được tới

“bệ phóng” chứ chưa sẵn sàng để phóng lên quỹ đạo. Đây là điều mà BBT “Phóng bút” thành thật xin lỗi những độc giả thân thuộc của báo.Để chuộc lại lỗi lầm trên, Phóng Bút đứa con tinh thần của

BC54 đã trở lại và… “lợi hại gấp nhiều lần”! J. Với nhiều mục mới, trang mới và tiếp cận những vấn đề gần gũi hơn, thiết thực với sinh viên hơn, giới thiệu nhiều gương mặt trong lớp hơn và cách tổ chức chuyên nghiệp hơn, BBT Phóng Bút hy vọng sẽ đem đến cho tờ báo lớp một luồng không khí mới; đem đến cho các bạn độc giả những cảm giác mới, góp phần phản ánh kịp thời những thông tin “nóng hổi”của lớp, của khoa, của trường, đồng thời còn góp phần gắn kết những thành viên trong lớp lại gần nhau hơn.Lần này quay trở lại, Phóng bút mong muốn nhận được nhiều

hơn sự ủng hộ, đóng góp của các thành viên trong đại gia đình báo cũng như tất cả các bạn độc giả đã dành sự quan tâm của mình cho tờ báo lớp. Ý kiến đóng góp, tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: phong-

[email protected]. Hoặc liên lạc trực tiếp tại địa chỉ: BBT báo Phóng bút, phòng G305, tiết 9, 10 thứ hai hàng tuần.BBT Phóng bút xin chân thành cảm ơn!

thông tin tòa soạn

CHịu TRáCH NHiệM

Nguyễn Thu giang

Tổ CHứC Nội duNg

Thọ PhướcVũ ĐàoViệt Nga

THiếT Kế Và TRìNH Bày7learn

Phát hành ngày 20 hàng tháng

Thư điện tử[email protected]

k55 BÁo chÍ nhập hỌc8h sáng ngày 05/09/2010 tại

giảng đường g106, khoa báo chí và truyền thông đã tiến hành làm thủ tục cho sinh viên k55 nhập trường. đến với buổi làm thủ tục nhập học gồm có hơn 100 bạn tân sinh viên báo chí và truyền thông k55 và đại diện khoa báo chí và truyền thông gồm có: thầy Kiền, thầy Lân và cô Huyền.Sau gần 4h đồng hồ làm việc

liên tục, buổi làm thủ tục nhập học cho các bạn tân sinh viên k55 đã kết thúc thành công. Ban cán sự "lâm thời" của K55BC gồm: Lớp trưởng: Phạm phương Ly (29/01/1993) đến từ Hà Nội; Bí thư: Lê Thị Kiều diễm (28/11/1992) đến từ Quảng Bình; Hội trưởng hội sinh viên: Lê Hữu Mạnh (01/08/1992) đến từ Hà Nội.(THàNH TRuNg)

| TiN TứC |

Page 3: Phóng bút 3

PHóNg Bút 03 [3]

hình ảnh cha mẹ hun Đúc Động Lực hỌc

Tiếng anh là môn học “tủ” của Tình. Với vốn từ khá “khủng”, ngữ pháp cực chắc, lại thêm khoản chăm chỉ nên điểm tổng kết môn này của Tình luôn đáng “nể”. (kỳ i :B+(8.3) kỳ ii: a+ (8.5)

Kết quả học tập luôn “chót vót” nhưng ít ai biết rằng để đi học Đại Học và đạt được kết quả đó, Tình phải trải qua bộn bề những khó khăn mà phải thực sự có ý chí và lòng quyết tâm mới có thể vượt qua. Một trong những khó khăn lớn nhất là tìm được phòng trọ ưng ý. Nhờ người quen, Tình có được chỗ trọ nhưng cả 2 lần đều không nổi “dăm bữa nửa tháng”.

Lần thứ 3 chuyển phong trọ, chỗ ở của Tình gần trường hơn nhưng cũng chẳng khấm khá gì. Một cái phản dưới chân cầu thang vừa bụi bặm, vừa không có chút riêng tư nào. “Ngày sắp thi hết học kỳ ii thì chuyện nhà trọ với mình càng bức bách. Không

thể cứ tiếp tục khi họ ngày càng quá đáng, mình quyết định tìm nhà trọ. Ngày nào cũng đạp xe khắp các ngõ ngách nên bài vở chẳng ôn được bao nhiêu. Chưa tìm được phòng và cũng chưa hết tháng nhưng mình đã đề nghị chủ nhà cho chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Nhất quyết không ở lại nơi đó thêm nữa, mình đã phải ngậm ngùi nộp phạt 1 tháng tiền nhà và mang đồ sang nhà Trường ở nhờ.”

Tình tâm sự: “Khi học mình thường tập trung cao độ, bỏ hết những ý nghĩ vẩn vơ trong đầu. Nếu tập trung không được thì hình ảnh cha mẹ lam lũ lại hiện lên trong mình, nhắc nhỏ mình phải học hành chăm chỉ hơn. Thế là bài vở “học tuốt”. Mình nghĩ không hẳn thức đến 3 hay 4 giờ sáng mới là học mà quan trọng là khi học bạn phải thực sự tập trung.”

mong Được "Lăn Lộn" với nghề

Không phải con nhà nòi, không hẳn là đam mê mà có

lẽ là “duyên phận”. Ngày học cấp iii, ước mơ của Tình là ngành Tiếng anh phiên dịch của trường Đại học Ngoại Ngữ. “Lúc làm hồ sơ mình đã nộp cả 2 trường, nhưng rồi vì lý do cá nhân (không thể tiết lộ) và gia đình mà mình quyết định thi Báo chí. Đến với nghề báo Tình muốn học được nhiều hơn ở cách lập luận, khả năng thuyết trình, bản lĩnh và sự tự tin….

“Thực sự thì thời gian qua mình chưa làm được gì nhiều, mình rất muốn bước ra thực tế, lăn lộn với cuộc đời đúng với "bản chất báo chí" nhưng thực sự mình chưa biết cách và cũng không có cơ hội. Mình mong năm nay có thể làm được nhiều hơn”, Tình thật thà bộc bạch. “Các hoạt động trong lớp cũng

ít có sự góp mặt của bạn ý. Hãy tự tin tham gia vào phong trào của lớp để lớp mình thêm vui và đoàn kết”, Bảo Lâm mong muốn.

Lẽ ra, thay cho những dòng chữ này là ảnh cá nhân của Tình. Tuy nhiên, Ban biên tập đã không nhận được ảnh từ phóng viên đảm nhận nhiệm vụ chụp ảnh. BBT xin gửi lời xin lỗi tới bạn Tình và độc giả. Qua đây, BBT cũng mong mỗi chúng ta có thêm trách nhiệm với công việc mình nhận hoặc được giao.

• nguyễn thắm

Ngô Đức Tình: Chàng trai 3,5cả 2 kỳ liên tiếp trong thứ nhất, tình đều đạt kết quả học tập cao nhất lớp Bc54 (kỳ i: 3.55, kỳ ii: 3.49, kết quả trung bình trung là 3,51). Bí quyết nào làm nên thành tích của chàng trai Xứ nghệ này?

Họ tên: ngô Đức tìnhBiệt danh: “tình cốp”Ngày sinh: 20.08.1991Quê quán: Quỳnh yên - Quỳnh Lưu - nghệ anSở thích: nghe đài (đặc biệt thích đấy!), đọc sách, nghe tiếng anh, dạy trẻ em học,…..Sở đoản: đối diện với các bạn nữ mình rất “ngại”SĐT: 01649734705

PROFILE

| CHÂN duNg |

Page 4: Phóng bút 3

[4] PHóNG BúT 03

Nhật ký ở rừngkhi phát hiện đề tài rừng quốc gia thần sa phượng hoàng thuộc huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên đang ngày đêm bị “xẻ thịt”, tôi đã lên kế hoạch để thâm nhập vào nơi những lâm tặc đang hoành hành để có được thông tin, tư liệu thực hiện loạt bài điều tra.

thoÁt nạn rồi!

Một ngày cuối tháng 11/2009, tôi, một đồng nghiệp và một loạt an em trong chuồng báo 53, 54 đã vượt gần 100km để có mặt tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên để liên hệ với nguồn tin. Sau một ngày bàn bạc, nhóm chúng tôi gồm 7 thành viên quyết định vào rừng.Quãng đường 40 km từ Thái

Nguyên vào khu rừng Thần Sa Phượng Hoàng tưởng như dài vô tận bởi đá chông lởm cản bước. Những chiếc xe máy dã chiến được đổ đầy xăng cũng ì ạch rú ga lên từng hồi mới qua được những cung đường hiểm trở. Thi thoảng, những chiếc xe lại đổ dốc rồi bất ngờ lao xuống một con xuối nằm vắt ngang qua con đường. “May mà mùa nước cạn, nếu không chỉ còn cách vất xe lại mà bơi qua” – một người dẫn đường cho chúng tôi nói.

Khi còn cách cửa rừng chừng 3km, chúng tôi tạm nghỉ. Và quả thực, nếu biết trước được quãng đường sắp tới nguy hiểm như thế nào thì chắc là chúng tôi sẽ chùn chân mà vơi đi lòng quyết tâm. Chỉ 3km nhưng có thể coi đây là con đường tử thần bởi lòng đường chỉ rộng chừng 50cm, đốc dựng đứng nằm chệnh vênh khi một bên là núi đá, 1 bên là vực sâu chừng vài trăm m. Chúng tôi nín thở theo từng động tác của người cầm lái. Một lát người đi trước lại nhìn về người đằng sau vì sợ chuyện chẳng lành. 2h chiều, sau gần 6 tiếng “hành quân” nhóm chúng tôi mới vượt qua đoạn đường gần 40km để có mặt tại chân núi. ai cũng mệt nhoài, thở dốc nhưng không quên reo vui: Thoát nạn rồi!Đi một ngày đàng, học 1 sàng

khôn Sửa soạn đồ đạc, gửi lại

những con ngựa sắt, chúng

tôi chính thức bước vào cuộc băng rừng. Lúc này khoảng 2h30 chiều.Rừng Thần Sa bình thường

vốn tấp nập người qua kẻ lại nhưng dịp chúng tôi vào lại tan hoang xơ xác. Hỏi ra mới biết: dịp này, kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên phối hợp với công an, quân đội truy quét lâm tặc vì thế lâm tặc tìm đường lui hết bỏ lại xác rừng đang quằn quại, ngổn ngang những thân gỗ còn rướm “máu” tươi từ những lưỡi cưa tử thần.Để vào sâu trong rừng, chúng

tôi phải trèo qua 2 con núi dựng đứng. Khí hậu cuối thu chẳng còn oi nóng nhưng mồ hôi thì ướt đãm áo quần chúng tôi. Ban đầu, chúng tôi cứ hí hửng khi người dẫn đường nói: “Chỉ mất vài con dao quăng là tới nơi”. ai cũng nghĩ quăng con dao đi thật xa thì quãng đường vài con dao quăng cộng lại cũng chẳng đáng bao nhiêu.

• thục uyên

| CHia SẺ |

Page 5: Phóng bút 3

PHóNg Bút 03 [5]

Tuy nhiên, cứ đi mãi mà không thấy tới đích, chúng tôi thắc mắc thì được giả thích: Đo đường bằng dao quăng không phải là cầm con dao để quăng ra xa mà tính đường mà người miền núi, khi đi thường đeo con dao một bên hông. Khi nào mệt lại quăng sang hông bên kia. Lúc đó được tính là 1 con dao quăng” Mặt ai nấy đều tiu ngỉu. Thế mới biết, đi đường rừng phải nhanh, khóe, khỏe.5h30 chiều, đoàn chúng tôi đi

được chừng 5km. Lúc này, cả đoàn mệt lử. Chúng tôi quyết định dừng chân. 6 thành viên trong nhóm, người thì nhặt củi, người thì đi kiếm nước, người nhóm lửa, người nấu ăn. Mọi việc diễn ra hết sức khó khăn vì bong tối bao phủ khắp nơi. Từng giọt nước được kiếm về được coi là thứ quý giá nhất. Bữa tối diễn ra dưới ánh lửa bập bùng. Sau khi ăn tối, cả nhóm quay quần nói chuyện. Lúc này, mọi

người đem thứ hạt nhặt được ban chiều rất giống hạt giẻ ra để rang và ăn. 5?6 người trong nhóm tin rằng đây là hạt dẻ và quả thực, thứ hạt này ăn bùi chẳng kém gì hạt giẻ thứ thiệt. Tuy nhiên, lần lượt 4 người ăn thứ hạt này bị Tào Tháo đuổi khắp cánh rừng. ai nấy, méo mặt vì những cơn đau. Lúc này, mọi người bắt đầu hoảng vì biết rằng mình đã bị ngộ độc và có thể bỏ mạng lại nơi rừng sâu. Đêm tối qua đi trong tĩnh lặng. Sớm mai bình yên, ai nấy đều thoát khỏi sự truy đuổi của “Tào Tiên Sinh”. Lúc đó, mọi người mới thấm thía lời dạy của một người dân tộc dưới chân núi: Ở rừng, những gì không biết thì đừng ăn..

những ngày Làm Lâm tặc

Sau khi thâm nhập thực tế, chứng kiến cảnh rừng xanh “rên xiết” dưới lưỡi hái tử thần

của lâm tặc, tôi quyết định tìm hiểu căn nguyên của sự lộng hành. Sự thật tôi tìm thấy là: Có sự tiếp tay của một số cán bộ kiểm lâm cho những lâm tặc.Ý thức được điều này, tôi thu

xếp những chuyến lên rừng trong vai một kẻ vất vưởng tìm việc. Lân la làm quen với những lâm tặc cộm cán, tôi thấy được rõ chi tiết cảnh xẻ gỗ, vận chuyển gỗ qua những cung đường tử thần. Khi đã có mối quan, tôi cũng tập chở gỗ, con xe máy cũ được tôi dung để chở những thanh gỗ qua những đoạn đường dốc dựng đứng, 1 bên là núi, 1 bên là vực. dù rất tự tin vào tay lái của mình nhưng con đường quá hiểm trở nên hơn 1 lần tôi bị đổ xe. Lần nay hiểm nhất, thanh gỗ chằng sau xe tuột ra, va vào thành núi đẩy chiếc xe tôi chênh vênh sang bên vực. Chẳng kịp do dự, tôi nhào người ra khỏi con xe. Đó cũng là lúc, chiếc xe của tôi lao xuống vực. Tôi thoát nạn trong gang tấc.Khi đã than quen hơn, tôi đề

nghị những lâm tặc giới thiệu cho tôi được “làm luật” trực tiếp với kiểm lâm. Đề nghị trên tưởng như bị chìm vào quên lãng khi 1 tháng, 2 tháng trôi qua không được nhắc tới. Đang trong lúc thất vọng, tôi nhận được điện thoại từ 1 lâm tặc: “Lên rừng đi, cuối năm chở gỗ là kiếm nhất.” Tôi lập tức lên đường. Lúc này là 28/12 âm lịch.Lúc này, do tất bật với những

chuyến gỗ nên tôi được lâm tặc cho mối làm luật với một cán bộ chủ chốt tại trạm kiểm lâm gần rừng. Với những điều đã được trải nghiệm, tôi nhanh chóng tiếp cận vị kiểm lâm trên. 21h đêm 29 tết, tôi thực hiện xong công đoạn làm luật. 23h đêm, một mình tôi vượt hơn 200km để về với gia đình đón chào xuân mới.

“với những tư liệu có được, tôi đã có loạt bài: rừng xanh “rên xiết”. Loạt bài này dài 6 kỳ, đăng trên báo pháp luật việt nam. ngoài ra, có 3 kỳ phóng sự hình được phát trên chương trình tiêu Điểm của vtc1. niềm vui được nhân lên sau khi loạt bài này ra, thủ tướng nguyễn tấn dũng đã có văn bản chỉ đạo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, uBnd tỉnh thái nguyên phải lập đoàn kiểm tra những nội dung báo đăng, xử lý các cá nhân sai phạm và lập những dự án bảo bệ khẩn cấp rừng thần sa phượng hoàng.

Page 6: Phóng bút 3

[6] PHóNG BúT 03

“Tớ rất hụt hẫng khi phải xa lớp”

với việc đạt được thành tích học tập xuất sắc, cộng với những yếu tố may mắn, … ‘Báo non” ngân đã chính thức giành được suất học bổng du học tại Liên Bang nga chuyên ngành Báo chí. dưới đây là tâm sự của ngân trước ngày “bay”.

phóng viên (pv): Chào Ngân, được biết là bạn chuẩn bị đi du học ở Nga, bạn có thể chia sẻ một chút với lớp về chuyến đi này được không?

ngân: Chà… chà… câu hỏi này của bạn làm mình bỗng nhiên thấy nhớ lớp quá! Hì, sắp tới mình sẽ đi du học tại Liên bang Nga, ngành học mà mình chọn vẫn là ngành Báo chí bởi ước mơ trở thành một nhà báo luôn là động lực thôi thúc mình. Điều mà mình chưa biết đó là sẽ học ở trường nào, thành phố nào mà thôi (vì gần đến ngày đi Bộ giáo dục mới thông báo). Ngày nào mình cũng chỉ mong nhanh có danh sách phân trường, biết được ngôi trường mới sẽ gắn bó với mình trong

5 năm sắp tới để còn chuẩn bị trước “tâm lý” nữa chứ! Nhiều khả năng là cuối tháng này mình sẽ đi!

pv: Bí quyết và con đường dẫn bạn đến với suất học bổng này cho các bạn?

ngân: Thành thực mà nói, mình có được suất học bổng này một phần là do may mắn. Hồi cấp iii mình học Chuyên Tiếng Nga và cũng thuộc “Top” học được ngoại ngữ trong lớp. Điều may mắn đầu tiên là lên Đại học mình vẫn tiếp tục được học tiếng Nga. Nhờ vậy nên kết quả ngoại ngữ năm đầu tiên Đại học của mình khá tốt. Điều may mắn thứ hai là mình có điều kiện tiếp xúc nhiều với

máy vi tính, chính vì thế nên môn tin học mình đã vượt qua một cách dễ dàng với số điểm cao. Về việc học hành, nói ra hơi ngượng chứ từ khi vào Đại học, mình bị mắc “bệnh lười”. Chơi hết mình, tụ tập với bạn bè là thường xuyên, cuối tuần mới chịu mở sách ra xem để…khỏi quên kiến thức. Đến gần kỳ thi mình mới lao vào học ngày học đêm. dù học hành có hơi thiếu khoa học một chút nhưng thần may mắn đã mỉm cười với mình. Cuối cùng mình cũng bước đầu vượt “vũ môn” thuận lợi và thế là suất học bổng này đã đến với mình. ^_^

pv: Bạn đã chuẩn bị được những gì cho chuyến du học lần này rồi?

Đào Ngân

| TiÊu ĐiỂM |

Page 7: Phóng bút 3

PHóNg Bút 03 [7]

ngân:Trong thời gian nghỉ hè, mình đã tranh thủ thời gian lên mạng tìm kiếm một số thông tin về việc đi du học, những cảm nhận, suy nghĩ của những người đi trước về ngành Báo chí đào tạo ở bên Nga. Bên cạnh đó, việc học tiếng cũng rất quan trọng. Mặc dù đã biết tiếng Nga nhưng mình vẫn cố gắng luyện lại một số câu giao tiếp cơ bản để khi sang đấy không bị bỡ ngỡ. Tất nhiên việc mua sắm quần áo, giày dép, đồ dùng cá nhân cũng không thể bỏ qua rồi. J J

pv: Kế hoạch sắp tới của bạn là gì?

Ngân: Bây giờ đã bắt đầu năm học mới và vẫn chưa đến ngày đi, bởi vậy sắp tới mình vẫn đi học ở trường bình thường. Những việc gì chưa làm được mình sẽ cố gắng giải quyết trong quãng thời gian này. Kế hoạch xa hơn một chút, năm đầu tiên sang Nga mình phải học lớp dự bị tiếng. Học và làm quen với cuộc sống mới là mục tiêu tiếp theo của mình.

pv: Bấy giờ bạn cảm thấy thế nào? Bạn có điều gì muốn nhắn nhủ tới BC54 không?

ngân: Cảm giác lúc này của mình là tiếc nuối và có phần hụt hẫng! Mặc dù quãng thời gian 1 năm không dài nhưng cũng có nhiều ấn tượng khó phai. Ấn tượng về lực lượng con trai “đông đảo” của khoa mình, ấn tượng về tài ăn nói, ca hát, tổ chức sự kiện của một số bạn… Mình rất tự hào vì là một thành viên BC54. Lời cuối mình muốn chúc tập thể BC54 nói riêng và khoa Báo chí – Truyền thông nói chung ngày càng vững mạnh. Các thành viên và thầy cô trong khoa luôn mạnh khỏe, vui vẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và đặc biệt là thành công trên con đường học tập và ng-hiên cứu.

pv: Cảm ơn Ngân đã chia sẻ những dự định và tình cảm của bạn cho mọi người đựoc biết. Thay mặt cả lớp mình chúc bạn lên đường may mắn, đạt kết quả cao trong học tập và đạt được ước mơ của mình. BC54 sẽ luôn nhớ và luôn bên bạn. Hẹn gặp lại nhé!

>> chuyện của BÍ thư diệpPhóng Bút đã có những cuộc trò chuyện, chia sẻ với bạn diệp, người được bầi làm Bí thư lớp mình vào đầu năm học 2009-2010. Tuy nhiên, vì những lý do đặc biệt, diệp đã "lận mất tăm" khá lâu. Vậy nguyên nhân vì đâu? Mời các bạn đọc Phóng Bút số tiếp theo.

• hoài thưƠng (thực hiện)

Tên: Đào thúy ngânBiệt danh: ngân chơiNgày sinh: 19.07.1991Quê quán: hà nộiSở thích: Xem phim, ca nhạc, tụ tập bạn bèThành tích:• hsg tỉnh môn Lịch sử

(lớp 9)• giải nhì thi hsg tphn • môn tiếng nga (lớp 12)• giả khuyến khích thi

hsg Qg môn tiếng nga

PROFILE

Page 8: Phóng bút 3

[8] PHóNG BúT 03

Kết thúc năm học thứ nhất

Lắng đọng và ấp ủ… một mùa hè nữa lại trôi qua với bao kỷ niệm của năm đầu tiên ngồi dưới mái trường nhân văn. mỗi người lại có những cảm nhận riêng về quãng thời gian đã qua nhưng sinh viên năm nhất với biết bao cảm xúc: từ bỡ ngỡ, lo lắng, hoang mang, vui sướng và hạnh phúc..

mong có nhiều dịp “Đập phÁ”.

Bạn Hòa “xinh” vui vẻ nói: “Mình cũng tiếc vì đã không có cơ hội để tham gia vào đợt du hý ở Ba Vì hồi đầu năm ngoái. Mình hy vọng năm tới, lớp sẽ có thêm nhiều những buổi đi chơi hơn nữa để mọi người có thể gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và còn tăng thêm tinh thần đoàn kết. Tuy nhiên mình còn cảm thấy hơi buồn vì trong lớp có nhiều bạn còn hơi trầm, các bạn nên chủ động tham gia vào các hoạt động cũng như các bạn năng động trong lớp nên tiếp xúc và khuấy động phong trào hơn nữa.”Còn đối với Thành “stupid” –

người em nhỏ tuổi trong lớp thì năm qua đối với bạn ấy thật nhiều vất vả nhưng một điều quan trọng là bạn ý đã trưởng thành hơn và đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc quản lí lớp nhờ sự chia sẻ hướng dẫn của những thủ lĩnh Đoàn – Hội khóa trên. “ Việc gắn kết giữa các thành viên trong tập thể cũng như sự thống nhất trong ban cán sự lớp là việc mà mình mong mỏi và trăn trở nhất trong năm vừa qua cũng như trong năm tới.”_Thành nói (đấy mùi lãnh đạo nhỉ!) Nếu nói về lớp mình năm qua thì Thành chỉ có một từ: “Vui vẻ”.

Trung “mụn” thì lại có những suy nghĩ của riêng mình. Là một người có nhiều những điểm “đáng yêu” bạn ý hy vọng lớp mình sẽ có nhiều dịp đi chơi hơn nữa để phục vụ cho nhu cầu “tự sướng ” của các bạn nữ và cũng là dịp để mọi người xích lại gần nhau hơn.

Ấm Áp tình thân…

Riêng đối với những bạn xa quê như ở Nghệ an, Hà Tĩnh, Quảng Bình thì sự thân thiện của những người bạn đất Bắc chính là ấn tượng đặc biệt của các bạn ấy trong năm nhất. Nó giúp cho các bạn vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà và quen dần với những món ăn, khí hậu cũng như thói quen sinh hoạt của các bạn ngoài này. Cô bạn nhỏ nhắn Lê Hiền chia sẻ: “Mới hôm nào mình còn khóc lóc gọi điện về cho bố vì nhớ nhà giờ đã thành sinh viên năm 2 rồi, nhanh quá. Cảm giác ra Bắc, gặp những người bạn đồng hương hoặc cùng từ miền trung ra học cũng mang lại cho mình nhiều cảm xúc rất lạ. gặp nhau, cảm giác vui sướng lắm ý! Tuy nhiên mình mong muốn năm tới đây, cán bộ lớp sẽ hoạt động tích cực hơn cũng như có tổ chức nhiều hoạt động tập thể hơn nữa để lớp thêm đoàn kết”.Đặng Thị Hoài Thu, tâm sự:

“Nhớ lúc mới vào học bạn bè ai cũng lạ, giờ thì quen nhau hết rồi. Mình khá ấn tượng với Tùng Lâm, một bạn nam với vóc dáng nhỏ nhắn nhưng có khá nhiều kiến thức về cuộc sống, biết nhiều và nói cũng khá nhiều”Cũng nói về cảm nhận sau

một năm học tập tại trường, bạn Đào “bí già” lớp mình tâm sự: “ Quãng thời gian năm nhất với mình thật nhiều cảm giác. Mình sẽ nhớ mãi vụ 8/3 năm vừa rồi, cảm giác thật tự hào khi các bạn nam trong lớp đã tổ chức một buổi liên hoan thật vui, thật chân tình cho các bạn nữ mà không phải con trai lớp nào cũng làm được. Đến bây giờ, quả thật mình đã từ bỏ tư tưởng “con trai Nhân Văn hiếm nhưng không quí”

Một mong muốn thay cho lời kết của bài viết này là sự đoàn kết gắn bó của các thành viên nhà BC54 mong sao lớp mình sẽ luôn là một tập thể vững mạnh, là con thuyền lớn giúp chúng ta vượt sóng gió để đến với đại dương mênh mông của tri thức. Chúng ta hãy mở lòng mình ra để gần nhau, hiểu nhau hơn, để những tháng năm học tập dưới mái nhà BC – TT này thực sự là những quãng thời gian không thể nào quên!

• ngỌc uyên

| diỄN ĐàN |

Page 9: Phóng bút 3

PHóNg Bút 03 [9]

“Nhiếp ảnh gia” Phùng Bá Hưng chia sẻ kinh nghiệmcanon photo marathon là cuộc thi thường niên của canon tổ chức. Đây là một cuộc thi quy tụ được nhiều tay máy có thương hiệu. phùng Bá hưng (pBh), sinh viên lớp k53 Báo chí và truyền thông, đã bất ngờ giành giải nhất chủ đề “hoài niệm” cuộc thi chụp ảnh nhanh canon photo marathon 2010 được tổ chức vào ngày 11/09/2010 tại trung tâm hội chợ triển lãm giảng võ. phóng Bút đã có cuộc trò chuyện với anh hưng sau khi anh nhận giải thưởng.

PV: Khi được ban tổ chức cuộc thi liên lạc thông báo anh được giải, anh có cảm giác thế nào?

pBh: Khoảng gần 18h thì tôi nhận được điện thoại từ ban tổ chức, họ yêu cầu bắt buộc tôi phải có mặt tại triển lãm giảng Võ, nhưng không thông báo là tôi được giải. Nhưng khi nhận được điện thoại tôi biết là mình đã “có gì rồi..”

PV: Anh biết đến cuộc thi này như thế nào?

pBh: Tôi đã từng tham gia cuộc thi này năm ngoái, năm

nay ban tổ chức lại gửi email mời tham gia cuộc thi, vậy là đúng ngày thi tôi đi thi.

PV: Anh có thể cho biết bức ảnh được giải của mình được chụp tại đâu không?

pBh: à! Bức ảnh này tôi chụp tại khu trọ của mình, ở Triều Khúc. Một địa chỉ quen thuộc với anh em khoa báo chúng ta. Bức ảnh chụp một bàn tay nhăn nheo cầm một tấm hình nhỏ màu đen trắng đã ố màu thời gian. Trong tấm hình là một người phụ nữ tuổi thanh xuân.

PV: Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình khi tham cuộc thi này để anh chị em khoa báo có thể học hỏi thêm?

pBh: Thứ nhất, nên bám sát chủ đề của cuộc thi, không chỉ ở cuộc thi này mà ở bất kì cuộc thi nào cũng vậy. Thứ hai, về mặt ý tưởng, chúng ta phải có thật nhiều những ý tưởng trong đầu, sau đó lọc ra ý tưởng nào khả thi và gần với chủ đề cuộc thi nhất. Thứ ba, bức ảnh chụp không cần phức tạp, chỉ cần truyền tải thông điệp của mình một cách rõ ràng nhất là tốt rồi..

PV: Anh có muốn nhắn gì đến độc giả của Phóng Bút và toàn thể anh chị em khoa báo nhà ta không?

pBh: Nhắn nhủ à, ồ được. Các bạn là sinh viên báo chí điều cần đó là các bạn cần phải xông xáo, nên tham gia những cuộc thi để được cọ sát và thu thêm kinh nghiệm. Chỉ có vậy!

PV: Tạm biệt anh, chúc anh sẽ có thêm những bức ảnh đẹp!

• thành trung

| NgHiệP VỤ |

Page 10: Phóng bút 3

[10] PHóNG BúT 03

khai mạc giải bóng đá Bc54 mở rộng

Tổng duyệt trước trận đánh lớndự kiến, cuối tháng 11, giải Báo chí mở rộng lần 3 (Jco 2010) do Bc54 tổ chức sẽ diễn ra. Đây là niềm vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm rất lớn đến với Bc54. do hạn chế về kinh nghiệm tổ chức nên Bc54 quyết định tổ giải đấu giao hữu Báo chí và truyền thông mở rộng.

dịp “tận thu” kinh nghiệm

giải giao hữu có 8 đội tham dự thi đấu trong khoảng thời gian từ 18/9 đến 24/10. Một loạt những “hội” sẽ được thành lập nhằm phục vụ cho giải đấu năm nay. Có thể kể đến những đội nòng cốt như Ban điều hành giải, Đội cổ vũ, Đội truyền thông…Các đội tham gia được chia

làm 2 bảng, theo thể thức đá vòng tròn 1 lượt tìm ra 2 đội

nhất, nhì của 2 bảng vào đá bán kết, chung kết. Các đội tham gia giải bao gồm: Bảng a cóa các đội: K53BC, K55BC, K55 CTXH, Báo Pháp Luật Việt Nam. Bảng B gồm các đội: K54BC, K54 XHH, K54 Chính Trị, K54 Quốc Tế.Theo kinh nghiệm từ các anh

chị khóa trên, việc tổ chức những giải bong đá không đơn thuần mang lại những trận bóng mà còn giúp K54BC hoàn thiện

thêm về kỹ năng tổ chức sự kiện, tổ chức đội truyền thong, nâng cao tinh thần đoàn kết…

QuÁ nhiều sự cố từ sự vô trÁch nhiệm

“Mình hy vọng giải đấu tập huấn này sẽ mang lại cho K54BC những kinh nghiệm giúp ích cho việc tổ chức giải đấu chính thức. Thực tế diển ra cho thấy, ở 2 ngày đầu tiên khai

Đây là lúc BC54 cần phải cùng nhìn về một hướng.

| THỂ THaO |

Page 11: Phóng bút 3

PHóNg Bút 03 [11]

mạc giải, đã có quá nhiều sự cố xảy ra ngoài dự kiến như việc các đội xin đổi giờ thi đấu, ban tổ chưc không chủ động được công tác trọng tài, điều hành… Nếu là giải đấu chính thức thì mọi chuyện đã rất tồi tệ” một vận động viên tham dự giải chia sẻ.Trên thực tế, rất nhiều dự định

mà ban tổ chức đề ra đã không thể thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu trách nhiệm từ các thành viên trong ban tổ chức. Việc lập đội truyền thong thất bại, trang Web riêng của giải đấu không được ra đời, một số thành viên của đội bóng không có mặt đúng lịch thi đấu khiến một loạt trận đấu có nguy cơ bị đổ bể.‘Thực tâm, mình mong giải đấu

này sẽ là cơ hội để lớp mình gần nhau hơn, đoàn kết hơn. Các bạn sẽ thu được nhiều kinh nghiệm trong cách tác nghiệp, tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì mình thấy thất vọng rất nhiều. Mong rằng, tuần tới lớp mình sẽ đồng hành cùng giải đấu với sự đoàn kết và trách nhiệm lớn nhất. Không còn nhiều dịp để chúng ta vừa học, vừa chơi như thế này nữa đâu”, Thọ Phước tâm sự.

BC54 và BC53 chụp ảnh lưu niệm tại ngày khai mạc giải BC54 mở rộng, 19.09.2010

• Bảo ngỌc

Cả 3 đội bóng của khoa Báo chí và Truyền thông đều đã kết thúc lượt đấu thứ nhất với những kết quả chấp nhận được.Ở trận khai mạc BC54 đã

phải chia điểm với K54 Quốc tế với một thế trận giằng co khá cân sức. Tại bảng a là cuộc nội chiến

giữa BC53 và BC55 đã kết thúc với tỉ số 2-0 nghiêng về K53BC. Nhưng nhìn lại, BC55 đã có một trận đấu không tệ. Toàn đội đã chơi khá ăn ý, chắc chắn chống được hầu hết các đợt tấn công từ

K53BC. Tuy nhiên, chỉ một tình huống lơ là cuối trận và tình huống cản phá thiếu kinh nghiệm dẫn tới quả penalty không đáng có mà BC55 đã phải nhận một thất bại. BC53 có được 3 điểm với cơ

hội tràn trề đi tiếp. Ngược lại, BC54 sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hai trận cuối khi phải gặp những đối thủ rất mạnh là K54 Chính trị và K54 Xã hội học. Với BC55, nếu phát huy được những phẩm chất của mình, cơ hội giành vé đi tiếp vẫn rộng mở.

Ba Đội KHOa BáO Sau VòNg ĐẤu THứ NHẤT

Chấp nhận được!

Page 12: Phóng bút 3

[12] PHóNG BúT 03

Báo non BC54 và phong trào tình nguyện

Nơi đất hóa tâm hồnhai mươi ngày thấm thoát trôi qua, Đội sinh viên tình nguyện (svtn) chúng tôi đành phải chia tay mảnh đất tân Lập (mộc châu-sơn La) để về hà nội. những chuyện về đất và người ở nơi này sẽ còn đọng mãi và trở thành những kỉ niệm không thể nào quên trong mỗi svtn chúng tôi.

Lạ Lẫm những ngày Đầu

Những ngày đầu đặt chân đến mảnh đất vùng cao Tân Lập đối với tình nguyện viên chúng tôi đó là những điều lạ lẫm. Từ những bếp lửa, mái nhà sàn hay cả những bữa cơm nếp, với ngôn ngữ của người bản địa. Lần đầu tiên được thấy tận mắt những bộ trang phục truyền thống của người Thái, người Mông, thấy cả những rừng mơ trải dài thẳng tắp hai bên đường hay những buổi sáng bản làng sương giăng, những đêm trăng treo trên đầu núi.

những ký ức khó phai

Hai mươi ngày ở vùng cao. Hai mươi ngày đi và trải nghiệm, để sẻ chia, để học cách yêu thương. Hai mươi ngày để chúng ta thêm yêu quê hương, yêu Đất nước của mình. Hai mươi ngày để thấy được đồng bào mình còn nhiều gian khó nhưng người dân ân tình sâu nặng. Hai mươi ngày đủ để cho và nhận, đủ để biết “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Hai mươi ngày để màu áo xanh

vẫn cháy, để những khúc hát tình nguyện, để niềm say mê, lòng nhiệt huyết còn vang vọng mãi. Hai mươi ngày để mọi người chúng ta đoàn kết, để chúng ta xích lại gần nhau. Hai mươi ngày để những bàn tay, khối óc dựng xây những công trình tuổi trẻ. Hai mươi ngày đủ để được gọi bằng tiếng thân thương, trìu mến “thầy, cô!”. Và Hai mươi ngày để những vốn sống của chúng ta được tích lũy thêm nhiều…Quên làm sao được những

sáng sớm mai, ở dưới bếp, các mẹ, các chị đã nhóm lửa thổi xôi để mỗi khi thức dậy, chúng tôi đã có những nắm xôi màu đỏ, xanh nóng hổi. Đi xa lại nhớ về nơi ấy, nhớ bản Hoa, Nà Pháy, Phiêng Cành, hay Nà Tân, Tà Phềnh, bản dọi,…những tên bản, tên làng đã trở nên thân thuộc trong mỗi chúng tôi. Nhớ những điệu múa mượt mà, thanh toát trong tiếng nhạc trẩm bổng mà sâu lắng của người Thái trong những buổi giao lưu văn nghệ. Nhớ từng đường kim, mũi chỉ trong sự cần mẫn để dệt nên những bộ trang phục sặc sỡ của người

Mông. Nhớ những trận thi đấu bóng giao hữu gắn kết các chiến sĩ màu áo xanh với thanh niên các bản.Thương lắm những ánh mắt

ngây thơ, trong sáng thèm được đến trường của của các em nhỏ vùng cao. Nhớ những bức thư, những dòng lưu bút viết vội vàng còn sai chính tả của em nhỏ khi bế giảng lớp học hè. Nghẹn ngào với những giọt nước mắt lăn dài trên má, những vòng tay xiết chặt trong giờ phút chia xa: “Các anh, các chị đừng rời xa chúng em, hãy ở lại với chúng em đi mà! Về rồi các anh chị có còn quay lại đây nữa không?”, lời thổn thức của bé Vy Thị Quỳnh (Bản Hoa i) lúc ra chào tạm biệt chúng tôi khiến ai cũng nín lặng. Rời xa Tân Lập, mảnh đất

sâu nặng nghĩa tình, không ít thành viên trong đội chúng tôi đã không cầm được nước mắt. Tôi lại nhớ đến hai câu thơ đầy triết lý của nhà thơ Chế La Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.

• duy ngợi

| TỰ SƯỚNg |