15
1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. BẢO LỘC TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG TỔ: NGOẠI NGỮ Chuyên Đề: PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2Học kỳ I, Năm học 2019-2020

PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. BẢO LỘC

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

TỔ: NGOẠI NGỮ

Chuyên Đề:

“PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP

KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2”

Học kỳ I, Năm học 2019-2020

Page 2: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

2

1

A.Đặt vấn đề:

Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia

trên thế giới trong lĩnh vực thông tin, tri thức, khoa học , kỹ thuật, giáo dục và văn hóa.

Trong bối cảnh đó Tiếng Anh đóng vai trò là một công cụ giao tiếp quan trọng đố với sự

phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của đất nước và hội nhập khu vực. Năng lực giao tiếp

Tiếng Anh trở thành năng lực cơ bản cần được hình thành cho thế hệ trẻ Việt Nam. Với mục

đích trên, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Dạy và

học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020.” và bộ sách giáo

khoa tiếng Anh THCS được biên soạn theo Chương trình Tiếng Anh THCS do Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 01 năm 2012 ra đời.

SGK tiếng Anh THCS lấy năng lực giao tiếp của học sinh dưới các hình thức nghe, nói, đọc,

viết phải là đích của quá trình dạy học (SẢN PHẨM ĐẦU RA), lấy các thành phần ngữ liệu

như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp là phương tiện phải được cung cấp (dạy) cho học sinh (thông

qua rèn luyện) để học sinh có thể sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp dưới dạng

nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình

huống gần gũi và thường nhật ở trình độ tương đương với Cấp độ A2 của Khung Tham chiếu

Chung Châu Âu về ngôn ngữ.

Cùng với sự thay đổi đó, phương pháp dạy và học ngoại ngữ hiện nay cũng chú trọng

phương pháp giao tiếp như là task-based, content-based và cooperative learning, tất cả đều

đòi hỏi việc sử dụng các kỹ năng một cách thật hiệu quả. Và phương pháp “Intergrating

Skills” là chìa khóa giúp giáo viên có được một tiết dạy thật sự thú vị, tạo được một môi

trường giao tiếp chủ động tích cực hơn, và phát triển sự tư duy sáng tạo cho học sinh.

Phương pháp kỹ năng tích hợp, kết hợp nghe, nói, đọc và viết, đã trở thành một xu hướng

mới trong bối cảnh EFL bởi vì nó chinh là một cách tiếp cận hiệu quả:

- Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết.

- Cải thiện phương pháp dạy học tiếng Anh đương thời trong các trường học.

- Tăng cường thúc đẩy lớp học bằng cách tổ chức các hoạt động giao tiếp trong và

ngoài lớp học.

- Nhận thức được công nghệ có sẵn và ứng dụng sáng tạo của giáo viên trong việc giảng

dạy ngôn ngữ.

- Tạo cho học sinh môi trường học ngoại ngữ ,thúc đẩy việc đam mê học ngoại ngữ.

- Giúp cho học sinh sử dụng tiếng Anh in-class and out-of-class.

- Để phát triển năng lực giao tiếp của học sinh và khả năng sử dụng tiếng Anh tiếp cận

với xã hội, cơ hội nghề nghiệp, giáo dục, hoặc chuyên nghiệp.

Page 3: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

3

Để đạt được mục tiêu đó, cần đòi hỏi sự tâm huyết của người thầy. Cái tâm ấy sẽ giúp chúng

ta vượt qua bao rào cản khó khăn với thực trạng nào là học sinh bây giờ lười lắm, các cháu

không chịu ghi chép bài, các cháu hay nói chuyện riêng trong giờ học và vân vân với muôn

vàn lý do khác nhau.

Vì vậy, hôm nay tổ Ngoại Ngữ trường THCS Quang Trung mạnh dạn đưa ra chuyên đề:

“ PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS

2 ” nhằm muốn cùng các thầy cô giáo chia sẻ bí quyết dạy học mới và làm nóng lại phong

trào dạy và học đáp ứng thời đại 4.0 này.

B.Nội dung

I. THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi

- Sách giáo khoa THCS chương trình mới được biên soạn theo hướng tích hợp các kỹ năng

trong một tiết dạy đặc biệt ở các tiết dạy Skills, các task trong skills được biên soạn sẵn

và có sự kết hợp các kỹ năng trong các task nên việc vận dụng phương pháp dạy học kết

hợp rất thuận lợi cho giáo viên.

- Hầu hết giáo viên trong Thành phố đã tiếp cận và giảng dạy chương trình mới ít nhất

cũng được ba năm, nên cũng có ít nhiều bề dày kinh nghiệm.

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng và Phòng Giáo dục Đào tạo TP Bảo Lộc cũng tổ

chức nhiều tập huấn cho các giáo viên về phương pháp dạy học theo chương trình mới và

hiện giờ đang tổ chức tập huấn cho một số giáo viên cốt cán về Phương pháp giảng dạy

mới, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức môi trường học Ngoại Ngữ trong và ngoài lớp.

- Đặc điểm của dạy học kết hợp các kỹ năng là một trong những phương pháp dạy học hiện

đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tự học nghiên cứu của học sinh,

đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay.

2. Khó khăn

2.1 Về phía giáo viên:

- Việc tập huấn chưa được phổ biến đồng bộ đến toàn thể giáo viên và các trường dạy sách

đề án. Trường nào, giáo viên nào được chỉ định dạy là giáo viên ấy phải tự mày mò tìm

hiểu học hỏi .

- Một số giáo viên còn mơ hồ về phương pháp dạy kết hợp các kỹ năng.

- Một số giáo viên còn ngại dạy các bài kỹ năng nên đã biến thành bài dạy từ vựng, ngữ

pháp.

- Việc daỵ học quá đặt nặng đến việc kiểm tra đánh giá . Dạng đề kiểm tra quá tủn mủn,

mang tính thách đố học sinh. Kiểm tra ngữ pháp rời rạc hơn là thông hiểu, vận dụng nắm

bắt ngôn ngữ.

- 2.2 Về phía sách giáo khoa:

Page 4: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

4

- Sách giáo khoa THCS chương trình mới tuy được biên soạn theo hướng tích hợp các kỹ

năng trong một tiết dạy, nhưng ở một số bài Skills các task vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của

tiết dạy kết hợp các kỹ năng một cách hiệu quả. Ở một số tiết listening không liên quan

đến nội dung bài viết, Reading không liên quan đến Speaking.

- Chữ trong sách giáo khoa quá nhỏ. File nghe giọng đọc chậm chạp và rời rạc.

- Áp lực về thời gian cho bài dạy skills quá mức.

- Nguồn tài liệu hổ trợ chưa dồi dào.

2.3 Về phía học sinh:

- Áp lực thời gian cũng là một vấn đề khó khăn cho giáo viên khi dạy tiết Skills2 vì nó gồm

2 kỹ năng khó với học sinh.

- Trình độ ngôn ngữ của học sinh trong một lớp học Ngoại Ngữ chưa đồng đều, sĩ số lớp có

học sinh quá đông ( 40hs). Nhiều học sinh vốn dĩ đã không có năng khiếu về tiếng Anh

cũng như các môn khác: không chịu học vì nhiều lí do khác nhau.Trong khi đó một số em

hầu như là vừa có năng khiếu vừa ham học vừa có động cơ học tập thì chưa có đất để

dụng võ. Các em ấy lại co mình lại để giống bằng các học sinh bình thường. Rồi từng giờ

từng ngày các em ấy bị mai một kiến thức.Vì thế việc chọn lựa lớp học sinh năng khiếu

môn tiếng Anh cần được thực hiện ngay đầu vào lớp 6.Vì ngoài các buổi học bồi dưỡng

thì các tiết dạy trên lớp giáo viên đã có thể bồi thêm cho học sinh ngay trong các tinh

huống, đó là môi trường học Ngoại Ngữ thực tế dựa vào nguồn sách giáo khoa xác thực.

- Tỷ lệ học sinh tích cực chủ động trong học tập còn ít. Khả năng tự học của học sinh còn

hạn chế, nên cũng gây khó khăn cho giáo viên khi giao bài tập về nhà cho học sinh .

II. NHỮNG VẤN ĐỀ GIÁO VIÊN CẦN HIỂU VÀ NẮM RÕ VỀ PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC KẾT HỢP CÁC KỸ NĂNG.

1. KẾT HỢP CÁC KỸ NĂNG LÀ GÌ?

Mục tiêu lâu dài của người học Ngoại Ngữ là đạt được năng lực giao tiếp: Communicative

Competence”, là khả năng giao tiếp trong trong một môi trường mục đích đầy ý nghĩa. Khả

năng ấy đòi hỏi việc sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ kết hợp cùng nhau trong sự tương tác

của xã hội. Đó là lí do cho các định hướng hiện nay cho việc dạy và học ngoại ngữ,TPR:

Total physical Response ( Việc dạy ngoại ngữ kết hợp việc học Ngoại Ngữ với các động

tác cơ thể đựa vào các mệnh lệnh) như là:

- Task-based: Hướng dạy mà học sinh phải cùng nhau để giải quyết vấn đề, hoàn thành bài

tập, hoặc tạo nên một sản phẩm . Việc học thông qua một trải nghiệm bên ngoài lớp học.

- Content-based : Là việc sử dụng các nội dung cấu trúc chương trình học , bài học xung

quanh các chủ đề học theo chủ điểm.

- Cooperative learning : là khả năng giao tiếp trong môi trường có mục đích đầy ý

nghĩa.Khả năng đó đòi hỏi phải có việc sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ kết hợp cùng nhau

trong sự tương tác của xã hội.

Page 5: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

5

Ví dụ :Trong thực tế làm sao bạn có thể nói mà không nghe? Hoặc viết mà không đọc?Khi

chúng ta dùng ngôn ngữ, chúng ta định hướng dùng toàn bộ nó, vậy ưu tiên kỹ năng nào

trước : nghe, nói, đọc, hay viết? Tất cả các kỹ năng đều cần thiết để mà giao tiếp một cách

hiệu quả. Mặc dù có lúc chúng ta tập trung vào một kỹ năng, đặc biệt ở cấp độ đầu tiên,

nhưng mục tiêu cuối cùng là SỬ DỤNG CÁC KỸ NĂNG CÙNG NHAU CHO VIỆC

GIAO TIẾP. Việc sử dụng các kỹ năng cùng nhau cho việc giao tiếp có thể dẫn đến khả

năng ghi nhớ ngôn ngữ tốt hơn (Retention).Về mặt hiệu quả của việc dạy học, giáo viên

người mà kết hợp các kỹ năng có thể làm cho bài học thú vị hơn, khích lệ hơn , tạo được môi

trường học Ngoại Ngữ năng động hơn.

2. CÁC LOẠI KỸ NĂNG:

Theo truyền thống, có 4 kỹ năng cơ bản (primary language skills)

- Kỹ năng Nghe, và Đọc (Receptive skills): Kỹ năng tiếp thu.

- Kỹ năng Nói và Viết (Productive skills) : Kỹ năng sản xuất.

Những kỹ năng phụ (Sub-skills) như là Ngữ pháp, từ vựng, phát âm, đánh vần , research,

analysis (critical thinking), synthesis, negotiation, cooperartion,soft skills…rất cần thiết

cho việc sử dụng thành thạo cho các kỹ năng cơ bản (Nói, nghe , đọc, viết).

- Để cho việc giao tiếp hiệu quả nhất, Non-verbal skills như là động tác, biểu cảm của

khuôn mặt và hiểu biết về văn hóa rất cần thiết.

III. CÁCH TIẾN HÀNH DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY

SKILLS CỤ THỂ LÀ SKILLS 2 ”

1.Tổng quan về cấu trúc trong tiết dạy Skills 2

- Kỹ năng viết được dùng để củng cố vốn ngữ liệu đã được học, giúp học sinh mở rộng

thêm vốn từ vựng, hiểu và sử dụng được các cấu trúc câu cơ bản, văn phong ngôn ngữ mà

mình đang học. Viết cũng là mục đích cuối cùng để họ kiểm tra lại mình đã nghe, đã đọc

đã nói được những gì và thể hiện những hiểu biết đó qua bài viết của mình.

- Sách giáo khoa chương trình mới thiết kế tiết skills 2 gồm 2 kỹ năng Listening ( receptive

skill) và Writing ( productive skill). Các bài luyện viết ở lớp 6, 7, 8 thường là dạng

Guided activity. Còn ở lớp 9 là dạng free activity.

- Viết ở lớp 6 là dạng viết bức thư, bưu thiếp, tin nhắn, và 1 đoạn văn ngắn có hướng dẫn

khoảng 40 - 60 từ về các chủ đề trong chương trình như gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ

hội, danh lam thắng cảnh, danh nhân, truyền hình, thể thao, …

- Viết ở lớp 7 là dạng viết 1 paragraph, review, letter…. có hướng dẫn khoảng 60 - 80 từ

về các chủ đề trong Chương trình như sở thích, âm nhạc, nghệ thuật, điện ảnh, lễ hội…..

- Viết ở lớp 8 là dạng viết 1 paragraph, review, letter , opinion, folk tale,… có hướng dẫn

hoặc free writing khoảng 80 - 90 từ về các chủ đề trong Chương trình như sở thích, âm

nhạc, nghệ thuật, điện ảnh, lễ hội…..

Page 6: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

6

- Viết ở lớp 9 đa số là dạng viết tự do 1 đoạn văn, lá thư…. khoảng 100-120 từ về các chủ

đề trong chương trình như môi trường, địa phương, cuộc sống thành thị, du lịch…

- Các tiết skills 2 ở các khối lớp 6,7,8 đa số đều biên soạn theo hướng thông qua hoạt động

đọc hiểu ( skills 1), học sinh nắm bắt format của một dạng bài viết nào đó. Các tasks cũng

được biên soạn theo hướng từ dễ đến khó, có các writing tips và chỉ dẫn giúp học sinh

viết hiệu quả hơn. Tiết skills 2 sẽ là phần học sinh thực hiện các bài tập viết theo yêu cầu

đề ra, có hướng dẫn thông qua các câu hỏi, hoặc có gợi ý. Riêng ở lớp 9, học sinh đã có

kiến thức cơ bản về các dạng viết qua chương trình lớp 6, 7, 8 nên học sinh cần có sự tư

duy sáng tạo nhiều hơn.

2. Các bước dạy bài kỹ năng skills 2

- Như giáo viên chúng ta vẫn đang thực hiện là khi gặp bài dạy skills, ta xem phần nào có

kiến thức quan trọng hơn , nặng hơn thì ta lấy phần đó làm Post, còn phần nào giáo viên coi

là nhẹ hơn, dễ triển khai hơn ta cho làm phần Warm-up hoặc pre.

- Có trường hợp giáo viên kết hợp dạy và soạn giảng bài Skills theo dạng 2 pre-, 2 While-, 2

Post- trong 1 bài dạy.

- Hôm nay tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm sau khi được tham dự 3 khóa học EFT,

EMT, ELA, ICT của Bộ giáo dục tổ chức tháng 8,9,10 vừa qua (Mặc dù chưa có văn bản

chỉ đạo của Phòng Giáo dục nhưng chúng tôi cảm thấy hợp lý và dễ thực hiện hiệu quả )

Vậy kiểu bài dạy kỹ năng sẽ được thực hiện theo các bước sau:

1, WARM UP/ LEAD IN.

2, ACTIVITIES:

-Activitiy 1

- Activitiy 2

3, DISCUSSIONS

-Discussion1

- Discussion2

4, Listening (Reading)

5,Writing (Speaking)

6, Homework.

Page 7: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

7

3. Cách tiến hành một tiết dạy Skills 2

1. Warm- up:

- Đây là họat động nhằm gây hứng thú, tạo không khí dễ chịu cho học sinh trước khi vào

bài, đồng thời là bước chuẩn bị về tâm lý và kiến thức cho bài mới, củng cố kiến thức ngữ

pháp, kiến thức ngôn ngữ nhằm làm dễ tiến trình viết cho học sinh, do vậy các họat động và

thủ thuật vào bài cần phải tiến hành sao cho nó có ý nghĩa như một phần của bài học và đóng

vai trò tạo tình huống bối cảnh cho phần giới thiệu của bài. Với ý nghĩa trên, khi dự định

làm gì trong phần này, giáo viên cần luôn đặt câu hỏi: Làm như vậy để làm gì? Nhằm vào

mục đích gì? Giáo viên có thể vào bài bằng các thủ thuật như: eliciting questions, tạo ngữ

cảnh tình huống qua tranh hoặc cho các em chơi một số trò chơi về từ vựng hoặc ngữ pháp

như: sing a song, jumbled words, matching, pelmanism, wordsquare, crossword, networks,

lucky numbers, Kim’s game…. Từ vựng phải liên quan đến nội dung các em đã học (70%)

sắp học có thể kết hợp với giới thiệu từ mới (30 %)

2. Activities

Sẽ có nhiều Activities, mỗi activitiy thực ra là Pre-để giáo viên đưa ra tasks nhằm dạy từ

mới, cấu trúc, giới thiệu ngữ liệu mới dưới hoạt động cặp nhóm với các kiểu bài tâp như :

True/False

Matching

Brainstorming/ eliciting

Interview

Answer questions orally

Listen and fill in the grid

Pictured story

Video clip

Ứng dụng công nghệ thông tin đẫn dắt các em làm việc.

-Các sub-skills Ngữ pháp, từ vựng, phát âm, đánh vần , research, analysis (critical

thinking), synthesis, negotiation, cooperartion, được sử dụng lúc này.

- Giáo viên sử dụng kỹ năng nói : Đưa ra sự chỉ dẫn, khen ngợi, đối thoại….

-Activitiy 1

- Activitiy 2

-Giáo viên yêu cầu học sinh làm các Task trong sách giáo khoa. (Pairwork, groupwork)

3. Discussion

- Đây là bước quan trọng trong tiết dạy viết. Thông qua các tasks giáo viên đưa ra, thông qua

hoạt động trên, học sinh có cơ hội:

+ Thảo luận .

+ Thu thập thông tin, dữ liệu.

Page 8: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

8

+ Trao đổi thông tin .

+ Xử lý thông tin.

+ Củng cố kiến thức.

Tự điều chỉnh, rút ra được nội dung thông tin, mục tiêu chính của bài hoc, format,

grammar, và ý tưởng cho bài viết.

Ví dụ: Dạy bài viết unit 4: Write about your neighbourhood/ Tiếng anh 6/ p45

- Để tiết dạy hiệu quả , giáo viên cần phải yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà những hình ảnh

liên quan đến nơi em ấy đang sống.(có thể là hình chụp, pictures, posters, sưu tập cắt ra từ

tạp chí hoặc lấy tự mạng). Chú ý là các hình ảnh nội dung thông tin phải mang tính xác thực

(Authentic), và đời sống thực (Real life) thì mới đáp ứng được nhu cầu giao tiếp thực tế.

- Học sinh sẽ rất phấn khởi tham gia vào các hoạt động khi được nhìn thấy những tấm hình

gần gũi với các em được giáo viên trưng bày trên bảng, trình chiếu cho cả lớp cùng tham

khảo và thảo luận.

- Học sinh sẽ rất thích nói về thực tế của nơi mình ở.

-Học sinh phải thực sự được biết mình sắp học gì thì mới có sự chuẩn bị tốt, phối hợp ăn ý

với giáo viên.

- Giáo viên phải hướng dẫn trước: lập bảng và cho học sinh chuẩn bị ý tưởng viết về Likes

và Dislikes about your neighbourhood. Học sinh chuẩn bị tranh và ý tưởng ở nhà, tìm nguồn

tài liệu, điều đó sẽ làm mềm và dễ cho quá trình dạy và học trên lớp và sẽ có một môi trường

sử dụng tiếng Anh thiết thực.

MY NEIGHBOURHOOD

Likes Dislikes

- There are many trees and flowers

- The vegetables are fresh.

- The streets are wide.

-The food is delicious and cheap.

- It’s convenient because everything I need

in a 5- minute walk.

-There is a supermarket, milk tea shops.

-The people are friendly and helpful.

-The neighbours are noisy .

-Someone litters.

-The fierce dogs bark and bite.

…..

4.. Listening.

Page 9: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

9

- Trước kia chúng ta thường mặc định listening là phần pre- writing or production, nhưng với

phương pháp kết hợp các kỹ năng, chúng ta có thể dùng kỹ năng listening một cách linh hoạt

tùy theo nội dung của nó.

- Listening có thể đã được giáo viên kết hợp vào các Activity cho học sinh làm phần trên để

lấy ideas và information từ đó thảo luận để lấy ra nội dung chính.

5. Writing:

- Đây là sản phẩm đầu ra, là cái đích cuối cùng của tiết dạy. Các em hoàn thành tốt các

Activities+ Discussions ở phần trên thì các em sẽ viết tốt . Vì vậy công việc của giáo viên

THIẾT KẾ CÁC ACTIVITIES VÀ DISCUSSIONS hiệu quả thì sẽ tạo ra những bài viết

hay.

- Học sinh có thể viết cá nhân hoặc theo nhóm .

- Phần viết lớp 9 là Free writing ở đây không có nghĩa là các em muốn viết gì thì viết. Ideas,

information, format phải được cung cấp ở các phần trên.

- Sau khi các em viết xong, chúng ta cho học sinh trao đổi bài cho nhau, gọi là Peer hoặc

Group Correction. Tìm ra lỗi sai về ý, ngữ pháp, chinh tả, nội dung, bố cục, ngữ pháp , cách

dùng từ và đưa nhận xét.

- Sau đó giáo viên sẽ trình chiếu bài của học sinh trước lớp:

+Sửa sai .

+ Góp ý.

+ Tư vấn

+ Nhận xét

+ Khen ngợi.

6. Homework:

- Đây là phần quan trọng nhất vì nó giúp học sinh tự học , tự nghiên cứu tài liệu và tìm tòi

nguồn tài liệu ở nhà mang tính thực tế và xác thực. Học sinh sẽ thích làm điều gì khi mà có

tiếng nói và sự đóng góp của mình trong đó. Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị cụ thể, rõ ràng,

thiết thực, vừa tầm sức của học sinh phần bài tập hướng dẫn về nhà , tránh qua loa, nói cho

có.

- Ví dụ : Dạy xong bài 6- skills1- trang 66 - tiếng anh 9

Bài tập về nhà , chuẩn bị Unit 6-skills 2 -tôi đã yêu cầu các em chuẩn bị những điều sau:

1. Tìm hiểu Types of Family(Extended family và nuclear family)

2. Sưu tập tranh ảnh của các loại gia đình (người nổi tiếng , hàng xóm, người em thích,

hoặc gia đình em)

3. Tìm hiểu lợi ích và bất lợi của kiểu gia đình nhiều thế hệ và gia đình hạt nhân 2 thế hệ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Page 10: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

10

- Thời gian thực hiện: Tuần …..

- Viết báo cáo: Cô Mai Thị Kim Dung + Cô Nguyễn Thị Kim Loan + Cô Lê Thị Minh Sa

- Thiết kế giáo án minh họa: Cô Mai Thị Kim Dung

- Chỉ đạo, kiểm tra nội dung báo cáo và giáo án minh họa: Cô Lê Thị Minh Sa.

- Giáo viên dạy minh họa: Cô Mai Thị Kim Dung.

- Bài dạy minh họa: Unit 6 - Skills 2- Tiếng anh 9-Trang 67

GIÁO ÁN TIẾT DẠY MINH HỌA English 9

Unit 6: VIET NAM: THEN AND NOW

Lesson 6 : SKILLS 2

LESSON PLAN PREPARATION

I. Content:

- Level: Grade 9

- Unit 6. Lesson 6: SKILLS 2

- Skill focus: Listening and writing.

II. Timing: 45 minutes

III.Objectives: By the end of this lesson, students will be able to

- get to know the similarities and difference between an extended family and a nuclear family.

- find advantages and disadvantages of each type.

- listen for general and specific information about life in an extended family

- write about some qualities a person needs to get along in an extended family

- Students’listening and writing skills are improved.

- Soft skills are intergrated.( Students love their family more, respect what they have; desire for living in an extended

family or in a nuclear family; know about advantages and disadvantages of living in such families in Viet Nam;

improve their qualities to get along with other members in an extended family.)

1. Language contents: 2. Techniques : Discussing, pairwork, and groupwork.

3. Teaching aids : Sub-board, cassette, pictures, CD, work sheets, computer, projector, videos, slides ,Textbook

grade 9

IV.Produces of the lesson:

Timing Content Teacher’s

activities

Students’ activities Rationale of

activities

Source of

materials

3mins 1. Warm up: Listen to the song

: Ba ngon nen

lung linh.

-T plays the

music with

videos -

Performed by

Phuong Thao,

Ngoc Le.

-After playing

the music, T asks

Ss to answer the

questions:

- Ss listen to the

song.

-watch the video

- Ss answer the

questions:

-What is the song

about?

-How do you feel

about family?

(individual)

- This warm up

activity aims to

motivate and help

SS to think about

Familythe topic of

the lesson today.

- Listening,

speaking and

writing skills are

improved.

- Board,

-Chalks

-Slide

shows

-Music

4mins

Activity 1

Describe what

T asks SS to

look at the

SS gives their

answer. (P1: There

-This task aims to

help SS to identify

-Text

books

Page 11: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

11

you see in each

picture . What are

the similarities

and differences

between them?

pictures and

present their

ideas.

-T helps the SS

to read the

names of schools

correctly.

are 6 members in the

family:

3 generations:

Grandparents,

parents, uncle and

aunt, children

P2:

1 generation: Parents

and children

extended and

nuclear

(pairwork)

the 3 similarities

and differences

between them.

-Chalks

-Slide

shows

4míns Activity 2 Listen and

decide if the

following

statements are

true (T) or false

(F)

1.Duong is living

in a nuclear

family.

2. Each member

in Duong’s family

has a private

room now.

3.Nick likes the

way the family

shared rooms in

the past.

4.Nick didn’t like

the way Mrs Ha’s

family had meals

together.Mrs Ha

admires her

grandma.

5.Nick admires

the way the

family reached an

agreement.

-T introduces a

talk between

Nick, and Mrs

Ha-Duong’s

mom about her

family in the

past. -Play the

recording twice.

- Correct the

answers.

-Listen and and

decide if the

following statements

are true (T) or false

(F)

-SS work

individually

-This aims to help

SS to do the T/F

exercises.

1.T

2.T

3.F

4.F

5.T

6.T

-Text

books

-Chalks

-Slide

shows

4 mins Activity 3 Fill in the blanks to

find the words from

the recording.

-T give out the

handouts about

Duong’s

mother’s family

in the past

-Listen and fill in the

blanks to find the

words from the

recording.

-Individually.

-SS give the answer.

-Public correction.

-This aims to help

SS to recognize 10

words:

1. extended family 2.

three generations

3. share 4. their day

5. their work

6. things happening

7. to be tolerant

8. talk 9. listen 10.

compromise

-Text

books

-Chalks

-Slide

shows.

3mins Activity -Assign the task -Groupwork -This task aims to -

Page 12: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

12

Match the

advantages and

disadvantages of

an extended

family.

consolidate the SS

knowledge about the

advantages and

disadvantages of an

extended family.

Handouts

4 mins

Discussion1

Discuss which

three of the

following

qualities would

be necessary for

people living in

an extended

family.

Remember to

give reasons:

“tolerant, obedient, hardworking patient, sympathetic

cooperative, ready

to share, helpful,

caring easy going”

-T ask the SS to

match the

qualities to the

reasons.

-SS read the

information in the

table carefully and do

the matching.

-Groupwork

“ I think you’d have

to be a patient person

because you’d be

living with lots of

others and if you

weren’t patient it

could lead to

problems. You’d

have to wait your

turn for everything-

the bathroom, the

food…”

This task aims to

check that SS

understand the

meaning of all

adjectives.

-Aim to collect

ideas , to help SS

get to know more

about the qualities

needed for people

living in an

extended family.

-Text

books

-Chalks

Handouts

(T/F)

-slide

shows

5 mins Discussion 2

Roleplay the

game: A hot

seat-interview an

extended family.

Discuss the

question which

following

qualities would

be necessary for

people living in

an extended

family?

-T introduces the

game.

-Interview family

members.

(Play the part of

Grandfather,

grandmother, father,

mother, uncle, aunt,

sister, brother….

-Listening and

Writing skills are

intergrated and

improved.

-This activity aims

to consolidate and

brainstorm the

knowledge about

qualities needed for

each member in an

extended family.

-The voice of

different characters

will make the

writing more

practically

-This aims to help

SS to do peer

review, to give SS

ideas of comments.

SS can write on

their

classmates’work.

text

books

-Chalks

Handouts

(T/F)

-slide

shows

8minutes Writing

Write the three

most important

qualities you

think a person

needs to be able

-T asks SS to

work in group of

6.

-SS base on the table,

easily talk about the

topic.

-SS use the ideas and

what they have talked

about the topic to

write down in the

Page 13: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

13

to get along with

other members in

an extended

family.

-Show some

samples on the

board.

subboard.

-Exchange their

writing to a partner.

-Check the accuracy.

-Add the comments

and corrections

7 mins

Games

Put the words

into the correct

order.

Play the games

Spin wheel.

T introduce the

game

Play in turns

-This activity aims

to sum up the

lesson, connect SS

to the real life

situations, help SS

to solve the

problems out-of-

class

-slide

shows

3 mins

5. Homework

- Which one do

you prefer, an

extended family

and a nuclear

family? Explain

your ideas.

- Do exercises in

LOOKING

BACK for the

next lesson.

-Educate SS to

show love for

their family and

have

responsibilities

for family.

-Listen and take

notes.

C. KẾT LUẬN

Qua những vấn đề được trình bày ở trên thì chúng ta nhận thấy rằng: tiết dạy theo phương

pháp kết hợp kỹ năng ngôn ngữ giúp học sinh tăng cường sự tập trung vào môi trường sử

dụng ngôn ngữ , vào cuộc sống thực trong và ngoài lớp học.

Vì thế, giáo viên chúng ta cần:

- Tạo nhiều hoạt động để các kỹ năng được kết hợp tốt.

- Khi tổ chức các hoạt động cần xác định rõ mục tiêu (aim) của hoạt động này là gì?

Để tránh tình trạng làm Good for nothing.

- Nắm rõ việc kết hợp các kỹ năng là tạo cho học sinh nhớ được ngôn ngữ tốt hơn (a better

language retention)

- Cần thúc đẩy tinh thần học cho học sinh bằng cách tạo ra nhiều hoạt động có hiệu quả.

- Cho học sinh nhiều cơ hội thực hành.

- Cung cấp nhiều cơ hội giao tiếp thiết thực. (nghĩa là tinh huống trải nghiệm thực tế, môi

trường sử dụng ngôn ngữ thực)

- Tạo một lớp học năng động, thú vị ,vui vẻ và hứng thú.

Trên đây là một vài kinh nghiệm của tổ Ngoại Ngữ trường THCS Quang Trung. Rất mong

được sự góp ý chân thành của Lãnh đạo Phòng Giáo dục Bảo lộc, Ban Giám Hiệu trường

THCS Quang Trung, quý thầy cô trong nhà trường và đồng nghiệp của các trường bạn đến

Page 14: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

14

tham dự chuyên đề cùng trau dồi những kinh nghiệm quý báu để nâng cao trình độ chuyên

môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn giáo dục phổ thông nước ta

đang từng bước đổi mới.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Bảo Lộc, ngày 02 tháng 11 năm 2019

Tổ Ngoại Ngữ

Page 15: PHÒNG GIÁO D O TP. BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/... · - Giúp cho giáo viên cải tiến phương pháp sáng tạo trong dạy nói-nghe-đọc-viết

15