99
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng PHẦN MỞ ĐẦU (Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơ) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia mà còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một đất nước. Bạn bè quốc tế trước đây biết đến Việt Nam là một quốc gia phải trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh với các thế lực xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần và họ đã anh hùng đánh bại các thế lực xâm lược đó, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ non sông của đất nước. Bởi vậy, ngày nay, khi khách du lịch đến Việt Nam họ thường ngạc nhiên và tự hỏi không hiểu vì sao những con người mãnh liệt, dũng cảm, lập nhiều kỳ tích trong chiến tranh như vậy lại cuốn hút khách tham quan bởi sự hiền hậu, chân tình và thân thiện chứ không phải bằng những ánh hào quang của chiến thắng. Có lẽ một phần câu trả lời đang ẩn mình trong tính cách và truyền thống của người Việt, bởi trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã tạo dựng cho mình một phong cách, một nền văn hoá, thuần phong, mỹ tục r iêng. Và đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng điều được hưởng thụ những tính cách ấy. Thế mạnh du lịch của Bạc Liêu là du lịch sinh thái, du lịch biển với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo như vườn chim, vườn nhãn… đồng thời với những di tích lịch sử - văn hoá như: tháp cổ Vĩnh Hưng, di tích đồng Nọc Nạng, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, hệ thống đình, chùa… Sự hấp dẫn của du lịch Bạc Liêu còn ở những nét độc đáo trong ẩm thực, trang phục, lễ hội, dân tộc Việt và một bộ phận dân cư người Khmer, người Hoa. Tiềm năng du lịch của tỉnh Bạc Liêu đa dạng và phong phú, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tuy nhiên, từ trước đến nay Bạc Liêu vẫn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch sẵn có bởi nhiều nguyên nhân. Vì thế, em chọn đề tài “giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc

PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

PHẦN MỞ ĐẦU

(Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơ)

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất

yếu của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia mà còn

là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một đất nước. Bạn

bè quốc tế trước đây biết đến Việt Nam là một quốc gia phải trải qua nhiều thập kỷ

chiến tranh với các thế lực xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần và họ đã anh hùng

đánh bại các thế lực xâm lược đó, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ non sông của đất nước.

Bởi vậy, ngày nay, khi khách du lịch đến Việt Nam họ thường ngạc nhiên và tự

hỏi không hiểu vì sao những con người mãnh liệt, dũng cảm, lập nhiều kỳ tích

trong chiến tranh như vậy lại cuốn hút khách tham quan bởi sự hiền hậu, chân tình

và thân thiện chứ không phải bằng những ánh hào quang của chiến thắng. Có lẽ

một phần câu trả lời đang ẩn mình trong tính cách và truyền thống của người Việt,

bởi trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã tạo dựng cho mình một phong

cách, một nền văn hoá, thuần phong, mỹ tục riêng. Và đồng bằng Sông Cửu Long

nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng điều được hưởng thụ những tính cách ấy.

Thế mạnh du lịch của Bạc Liêu là du lịch sinh thái, du lịch biển với những

cảnh quan thiên nhiên độc đáo như vườn chim, vườn nhãn… đồng thời với những

di tích lịch sử - văn hoá như: tháp cổ Vĩnh Hưng, di tích đồng Nọc Nạng, đền thờ

Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, hệ thống đình,

chùa… Sự hấp dẫn của du lịch Bạc Liêu còn ở những nét độc đáo trong ẩm thực,

trang phục, lễ hội, dân tộc Việt và một bộ phận dân cư người Khmer, người Hoa.

Tiềm năng du lịch của tỉnh Bạc Liêu đa dạng và phong phú, có vai trò quan

trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tuy nhiên, từ trước đến nay

Bạc Liêu vẫn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch sẵn có bởi nhiều nguyên nhân.

Vì thế, em chọn đề tài “giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc

Page 2: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Liêu từ nay đến năm 2020” để phần nào hiểu rõ hơn về du lịch Bạc Liêu . Đồng

thời với mong muốn du lịch Bạc Liêu phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Tác giả chọn đề tài này nhằm mục tiêu chính là:

Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Bạc Liêu để từ đó đánh

giá tiềm năng tài nguyên du lịch của tỉnh nhằm nhận định đúng đắn về những

thuận lợi và khó khăn mà ngành du lịch tỉnh phải giải quyết qua việc quy hoạch,

điều chỉnh, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, các dự án sao cho phù hợp và có căn

cứ khoa học.

Thứ hai, sau khi đã xem xét đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch Bạc

Liêu, xác định được không gian du lịch cần triển khai khai thác các tuyến, điểm du

lịch mới cũng như tăng tính đa dạng về các loại hình du lịch đã được khai thác

trước đó. Từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị, định hướng du lịch tỉnh Bạc Liêu.

PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Về không gian: Đề tài được thực hiện trên khu vực tỉnh Bạc Liêu.

Về thời gian: Từ nay đến năm 2020.

Về nội dung: Nhìn nhận lại thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Bạc Liêu

trong những năm qua. Sau đó, có định hướng giải pháp cụ thể. Toàn bộ nội dung

của đề tài “ giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay

đến năm 2020” được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch.

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Bạc Liêu trong thời gian

qua.

Chương 3: Một số giải pháp phát triển tiềm năng du lịch tỉnh Bạc Liêu từ

nay đến năm 2020.

Page 3: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Phƣơng pháp khảo sát thực địa:

Sử dụng phương pháp này là tác giả đã đến một số nơi du lịch của tỉnh để

quan sát, thu thập số liệu để đánh giá hiện trạng, tiềm năng du lịch của các

vùng.

2. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin:

Các nguồn tư liệu từ sách, báo và những thông tin thu thập được của các sở

ban ngành của tỉnh liên quan đến đề tài. Đó là cơ sở để lựa chọn phân tích và

vận dụng vào đề tài một cách chính xác và hợp lý.

3. Phƣơng pháp chuyên gia:

Tuy có những nguồn thông tin từ những phương tiện khác, phương pháp

chuyên gia là rất cần thiết và hữu hiệu khi chúng ta nghiên cứu ảnh hưởng của

một số lớn các nhân tố chồng chéo, thậm chí một số nhân tố trùng nhau. Và

nhân tố này nhiều khi là duy nhất trong các trường hợp thiếu thông tin xác

thực, thông tin ít được lượng hóa hay không thể lượng hóa.

4. Phƣơng pháp phân tích xu thế:

Dựa vào sự vận động mang tính quy luật của các yếu tố mang tính xu thế để

đưa các dự báo về chỉ tiêu phát triển trong tương lai. Phương pháp này có thể

mô hình hóa bằng các phương pháp toán học do đó xu hướng phát triển trong

tương lai được suy ra là khó tránh khỏi tính sai số.

5. Phƣơng pháp toán và tin học:

Mặc dù sai số nhưng áp dụng các công thức toán học để tính được kết quả

kinh doanh du lịch cũng như hiệu quả kinh tế- xã hội mà ngành du lịch mang

lại. Đồng thời dựa vào đó để đưa ra các con số dự báo phát triển.

Page 4: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Áp dụng công cụ tin học là việc không thiếu của bất cứ đề tài khoa học nào.

Cũng như trong tổ chức hoạt động du lịch hiện nay đã sử dụng rộng rãi công cụ

tin học trong việc quảng cáo, thiết kế các chương trình du lịch.

6. Phƣơng pháp so sánh:

Áp dụng phương pháp này để thấy điểm giống và khác nhau về các đối

tượng trong hoạt động du lịch của tỉnh Bạc Liêu với các tỉnh bạn trong khu vực

đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó có những chiến lược phát huy những thế

mạnh, khai thác các tiềm năng đặc sắc của tỉnh.

7. Phƣơng pháp cân đối kinh tế:

Đây là phương pháp quan trọng trong việc quy hoạch phát triển tiềm năng

du lịch. Qua đó cần xem xét lại sự cân bằng giữa tài nguyên du lịch và khả

năng đáp ứng nhu cầu cho du khách cũng như số lượng khách du lịch. Hay nói

đúng hơn là sự cân đối giữa cung và cầu du lịch.

Page 5: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DL

1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1. KHÁI NIỆM DL

1.1.1.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH:

Đến nay người ta vẫn chưa xác định chính xác khái niệm du lịch có từ bao

giờ. Chỉ biết rằng du lịch đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành một nhu cầu quan

trọng trong đời sống con người. Khái niệm du lịch vẫn đang là đối tượng nghiên

cứu và thảo luận của nhiều nhà khoa học và quản lý du lịch. Vì thế cũng có rất

nhiều khái niệm du lịch.

Theo tổ chức du lịch thế giới: “du lịch là một hoạt động du hành đến một

nơi khác với địa điểm thường trú thường xuyên của mình nhằm mục đích thỏa mãn

những thú vui của họ, không vì mục đích làm ăn.

Du lịch là tập hợp các mối quan hệ hiện tượng kinh tế bắt nguồn từ hành

trình và cư trú của các cá thể ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa

bình, nơi họ đến cư trú không phải là nơi làm việc của họ”.

Theo các học giả người mỹ (Mcintosh và Goeldner): du lịch là một ngành

tổng hợp của các lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các yếu tố cấu

thành các kể cả việc xúc tiến quảng bá nhằm phục vụ các nhu cầu và những mong

muốn đặc biệt của du khách.

Luật du lịch Việt Nam định nghĩa như sau: du lịch là hoạt động của con

người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham

quan, nghĩ dưỡng, giải trí trong một khoảng thời gian nhất định.

Hay nói như Mill và Morrison: du lịch là một hoạt động xảy ra khi con

người vượt khỏi biên giới của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ… để nhằm

mục đích giải trí và lưu trú tại đó ít nhất 24h nhưng không quá 1 năm.

Page 6: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Có thể nói du lịch bắt nguồn từ nhu cầu muốn khám phá, giao tiếp và học

hỏi thế giới xung quanh vốn phong phú đa dạng và chứa nhiều tiềm ẩn. Du lịch

xuất hiện và trở thành một hiện tượng đặt biệt trong đời sống con người.

Trước đây du lịch được xem là đặc quyền của giới thượng lưu, tầng lớp

giàu có nhưng ngày nay nó đã, đang và sẽ trở thành một nhu cầu phổ biến, đáp

ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của nhiều tầng lớp trong xã hội. Du

lịch góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người.

Vì thế đặc tính của du lịch có thể khái quát 3 yếu tố cơ bản sau:

Du lịch là sự di chuyển đến một nơi mang tính tạm thời và trở về sau thời

gian một vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn.

Du lịch là hành trình tới điểm đến, lưu trú lại đó là bao gồm các hoạt động

ở điểm đến. Hoạt động ở các điểm đến của người đi du lịch làm phát sinh các hoạt

động khác với những hoạt động của người dân địa phương.

Chuyến đi có thể có nhiều mục đích nhưng không vì mục đích định cư và

tìm kiếm việc làm tại điểm đến.

1.1.1.2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH:

Con người có 3 nhu cầu: nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu

phát triển.

Sự phát triển kinh tế của thế giới ngày càng mạnh, quy mô kinh tế và thu

nhập của dân cư tăng lên nhanh chóng, con người đã thỏa mãn được cơ bản nhu

cầu sinh tồn, và có điều kiện tiến tới thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển, tạo

điều kiện cho sự phát triển du lịch.

Do vậy, hoạt động kinh doanh du lịch có những ý kiến to lớn sau:

Hoạt động du lịch là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời:

Hoạt động du lịch góp phần vào tái sản xuất sức lao động, phục hồi sức

khoẻ cho con người.

Nền sản xuất của xã hội loài người ngày càng phát triển và hiện đại, đòi hỏi

cường độ lao động, nhịp độ sinh hoạt của con người ngày càng trở nên khẩn

trương, căng thẳng. Thêm vào đó là môi trường công nghiệp hoá, đô thị hoá làm

Page 7: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

cho ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn gia tăng bắt buộc con người phải nghĩ ngơi

thư giãn và khôi phục thể lực, trí lực.

Chính vì vậy mà hoạt động du lịch giải trí, chữa bệnh và nghỉ ngơi đáp ứng

được nhu cầu giải trí, giảm sự mệt mỏi, tăng cường sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ.

Một trong các loại hình du lịch có tác động tích cực nhất là du lịch biển. Các quốc

gia có tuổi thọ trung bình cao của thế giới như Aixơlen, Hà Lan, Na Uy, Nhật Bản,

Thuỷ Điển có đặc điểm chung là đảo quốc có biển bao quanh hoặc quốc gia bán

đảo.

Du lịch trên biển đặc biệt có lợi cho sức khoẻ của mọi người, có nhiều

nguyên nhân:

Thứ nhất, không khí ở bờ biển trong lành, mát mẻ, lại thêm tác dụng điều

tiết của biển cả, sự chênh lệch nhiệt độ thấp, mùa đông ấm, mùa hè mát, rất thích

hợp với thân nhiệt và sự lưu thông khí huyết trong cơ thể con người làm tăng năng

lực hoạt động của cơ thể, chữa trị tốt một số bệnh tật như viêm mũi, cổ họng mãn

tính, cao huyết áp…

Thứ hai, hoạt động lưu thông không khí ở khu vực bờ biển rất lớn, có nhiều

gió, khiến cơ thể con người thường được không khí mát kích thích, việc tắm

không khí tạo khả năng điều tiết và rèn luyện cơ chế trong cơ thể con người rất tốt.

Thứ ba, tắm nước biển là một hoạt động vui chơi và rèn luyện thân thể lý

tưởng.

Thứ tư, sản vật biển ở khu vực bờ biển hết sức phong phú có khả năng cung

cấp dinh dưỡng cao cho du khách, làm tăng sức khoẻ.

Hoạt động du lich là hoạt động nhằm nâng cao và làm phong phú hoá

kiến thức của con ngƣời.

Hoạt động du lịch là một bộ phận trong hoạt động văn hoá của loài người

và cũng là một hình thức học tập đặc biệt, nó lấy xã hội và giới tự nhiên rộng lớn

làm trường học, lấy tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn và xã hội làm sách giáo

khoa. Thông qua việc thưởng ngoạn du lịch, phỏng vấn, khảo sát làm phương pháp

học tập, du khách sẽ thu thập được rất nhiều kiến thức bổ ích về các lĩnh vực khoa

Page 8: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

học như địa chất, địa lý, thiên văn- khí tượng, sinh học, lịch sử, văn hoá, phong tục

tập quán…

Hoạt động du lịch là hoạt động rèn luyện đạo đức tinh thần cho con

ngƣời:

Thông qua hoạt động du lịch làm tăng thêm lòng yêu đất nước, yêu quê

hương và lòng yêu đời, yêu cuộc sống cho du khách. Trong quá trình đi du lịch, du

khách tận mắt chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, những tinh

hoa văn hoá dân tộc, sự nghiệp của thế hệ đi trước và thành tựu xây dựng vĩ đại

của thời hiện đại, từ đó làm tăng thêm niềm tự hào về Tổ Quốc, về con người và

tình cảm đối với cuộc sống.

Thông qua các tour du lịch ra nước ngoài, du khách cũng có thể thông qua

việc tham quan để từ đó so sánh và làm nổi bật được nét đặc sắc, độc đáo của nền

văn hoá đầy bản sắc của quốc gia mình, làm cho du khách có chí hướng giữ gìn,

phát triển và làm vẻ vang, rạng rỡ cho Tổ Quốc.

1.2. CÁC KHÁI NIỆM KHÁC

1.2.1. Khách du lịch:

Xuất phát từ những nhận định về khái niệm du lịch nên có nhiều định nghĩa

về khách du lịch như sau:

Nhà kinh tế học người anh (Ogilvie) cho rằng: khách du lịch là tất cả

những người thõa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời

gian dưới một năm và chỉ tiêu tiền tại nơi họ đến mà không kiếm tiền ở đó.

Theo nhà xã hội học Cohen: khách du lịch là một người tự nguyện rời khỏi

nơi cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian nhất định với mong muốn được

giải trí khám phá những điều mới lạ từ những chuyến đi tương đối xa và không

thường xuyên.

Định nghĩa khách du lịch còn phân biệt rõ khách du lịch quốc tế và khách

du lịch nội địa:

Page 9: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Khách du lịch quốc tế: là người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá

một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác

nhau ngoài hoạt động để trả lương ở nơi đến.

Ngoài ra, Pháp lệnh du lịch Việt Nam còn quy định: khách du lịch quốc tế

là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam đi du

lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài

du lịch.

Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc gia, không kể

quốc gia nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong

quốc gia đó, ở một thời gian ít nhất 24 giờ và không quá 1 năm, với các mục đích:

giải trí, công vụ, hội họp, thăm thân… ngoài những hoạt động để lãnh lương ở nơi

đến.

Pháp lệnh du lịch Việt Nam còn quy định: khách du lịch nội địa là công

dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi

lãnh thổ Việt Nam.

1.2.2. Khái niệm nhu cầu:

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.

Con người có nhiều nhu cầu, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu thì vô hạn và

thay đổi theo thời gian, theo đà phát triển của xã hội. Xã hội phát triển cao thì con

người cũng có những nhu cầu cao. Theo Abraham Maslow, nhu cầu chia làm 5

bậc:

Nhu cầu sinh lý (Psychological needs) như: ăn, uống…

Nhu cầu an toàn (Safety needs) như an ninh trật tự, không ai quấy rầy…

Nhu cầu xã hội (Social needs) như tình cảm, giao lưu bạn bè…

Nhu cầu được tôn trọng (Esteem needs) như địa vị trong xã hội để được

mọi người tôn trọng…

Nhu cầu tự khẳng định mình: (Self actualisation needs) như làm những gì

mình thích để phát huy hết tài năng của mình.

Page 10: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Maslow cho rằng nhu cầu của con người được sắp xếp trật tự theo thứ bậc ý

nghĩa quan trọng từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất. Và theo ông, trong thời

gian khác nhau, con người lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau.

1.2.3. Khái niệm sản phẩm dịch vụ:

1.2.3.1. Khái niệm sản phẩm:

Có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần

không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn,

cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên

du lịch.

Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình.

Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa, tiến sĩ sử học, uỷ viên đoàn chủ

tịch hội người Việt Nam tại Pháp: sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu

dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn, ở và giải trí.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc, sản phẩm du lịch bao gồm 2 mặt chính:

Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của

nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch, cung cấp cho du khách để thỏa

mãn nhu cầu hoạt động du lịch.

Xuất phát từ góc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du

khách bỏ qua thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được.

Theo các tác giả Trần Ngọc Nam và Trần Duy Khang: sản phẩm du lịch là

một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình.

Theo Michael M.Coltman: Sản phẩm du lịch có thể là món hàng cụ thể như

thức ăn hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí

nơi nghỉ mát.

Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn

hơn: sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp

Page 11: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du

lịch.

1.2.3.2. Khái niệm dịch vụ:

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Thanh: dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt, nó

có những nét đặc trưng riêng mà hàng hóa hiện hữu không có.

Dịch vụ du lịch về cơ bản cũng có 4 đặc điểm nổi bật như sau.

Dịch vụ có tính chất không hiện hữu (vô hình): là đặc điểm cơ bản của

dịch vụ. Tuy vậy sản phẩm dịch vụ vẫn mang nặng tính vật chất (như khách du

lịch có thể thưởng thức nội dung, chương trình văn nghệ, nghe một bài hát….

Không tồn tại dưới dạng vật chất nào, không cầm được nó. Tính chất không hiện

hữu biểu hiện khác nhau ở từng loại sản phẩm.

Do vật chất có tính chất không hiện hữu nên người mua đứng trước sai số

lớn khi nua dịch vụ. Vì thế để xây dựng niềm tin nơi khách hàng, doanh nghiệp

cần cụ thể hóa các yếu tố vô hình thông qua các vật liệu như tờ rơi, hình ảnh trực

quan sinh động…

Dịch vụ có tính không đồng nhất: việc cung cấp dịch vụ không thể tạo ra

dịch vụ như nhau trong thời gian khác nhau. Vì thế ở mỗi thời điểm, mỗi đối

tượng khách cũng có những cảm nhận vầ chất lượng khác nhau. Vì vậy sản phẩm

dịch vụ du lịch sẽ có giá trị cao khi thỏa mãn nhu cầu riêng biệt của khách hàng.

Dịch vụ có tính chất không tách rời: Sản phẩm dịch vụ gắn liền với

những hoạt động cung cấp dịch vụ. Các sản phẩm cụ thể là không đồng nhất

nhưng đều mang tính hệ thống. Quá trình sản xuất gắn liền với việc tiêu dùng dịch

vụ. Người tiêu dùng cũng tham gia vào hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ cho

chính mình. Có nhu cầu, có khách hàng thì quá trình thực hiện dịch vụ mới có thể

thực hiện được.

Page 12: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Dịch vụ có tính không lƣu trữ: dịch vụ không thể tồn kho, không cất trữ

và không thể vận chuyển từ khu vực này đến khu vực khác. Vì vậy việc sản xuất,

phân phối và tiêu dùng dịch vụ cũng giới hạn bởi thời gian.

1.2.4. Khái niệm du lịch sinh thái

Định nghĩa về du lịch sinh thái ở việt nam:

Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn

hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và bền

vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

Sự khác nhau giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch thiên nhiên

khác thể hiện ở các mặt:

Có mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những

hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề.

Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã

cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân du khách thành những người đi

tiên phong trong công tác bảo tồn môi trường.

Phát triển du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác động tiêu cực của du

khách đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương hưởng nguồn lợi tài

chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo

tồn thiên nhiên.

1.2.5. Khái niệm du lịch sinh thái cộng đồng:

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa trên sự đa dạng về điều kiện sinh

thái tự nhiên, sự phong phú của các làng nghề truyền thống và nét đặc sắc của các

dân cư bản địa tại những điểm đến. Tham gia loại hình du lịch này du khách được

đến với cộng đồng dân cư địa phương, thực hiện những cuộc đối thoại, tìm hiểu

những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa, tắm mình trong cuộc sống của người dân.

Page 13: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Loại hình du lịch cộng đồng đã khuyến khích các cộng đồng dân cư tại nơi

khách đến tham quan vào các hoạt động du lịch và tạo thêm thu nhập, giảm nhẹ

một phần khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần mà họ đang phải chịu

đựng, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

1.2.6. Vai trò của DLST cộng đồng:

Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người

trong đời sống công nghiệp hiện đại, càng ngày càng có nhiều người thích phương

thức du lịch đến với các cộng đồng dân cư địa phương, thực hiện những cuộc đối

thoại, tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa, tắm mình trong cuộc sống

của người dân. Sự đa dạng về văn hóa và sinh thái là những nét mới trong nhu cầu

tìm hiểu của du khách tham quan. Vì thế loại hình du lịch cộng đồng đã khuyến

khích cộng đồng dân cư tại nơi khách đến tham gia vào các hoạt động du lịch và

tạo thêm thu nhập, giảm nhẹ một phần những khó khăn trong đời sống vật chất và

tinh thần mà họ đang phải chịu đựng.

Một trong những điều kiện góp phần phát triển du lịch cộng đồng là phát

triển các làng nghề. Làng nghề hình thành lâu đời ở nước ta nhưng sự ra đời của

nó không đồng điều trong các vùng của cả nước và thực sự chỉ phát triển kể từ khi

đất nước bước vào công cuộc đổi mới.

Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, nhiều làng nghề năng động đã tìm

hướng đi cho mình bằng sự phát triển các làng nghề truyền thống. Bằng những nổ

lực đó, nhiều làng nghề đã khôi phục lại những sản phẩm truyền thống như: dệt

lụa, dệt thổ cẩm, thêu ren, đan mây, gốm sứ, đồ gỗ, đúc đồng…nổi tiếng một thời

bị mai mọt vì không được khuyến khích. Những làng nghề đó đang dần dần trở

thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách, không những chỉ giới thiệu được

truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc mà còn sáng tạo ra những sản phẩm đáp

ứng nhu cầu, thị hiếu của khách tham quan, tăng thêm thu nhập cho cá nhân và gia

đình.

1.2.7. Khái niệm cơ sở làng nghề:

Page 14: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Làng nghề là những làng trước đây nguồn thu chủ yếu vào nông nghiệp là

chủ yếu nhưng do điều kiện khách quan nào đó (vị trí địa lí thuận lợi, nghề phụ có

thị trường tiêu thụ rộng lớn trên bình diện vùng, miền…) các làng nghề đã chuyển

hẳn sản xuất các sản phẩm mang tính chuyên biệt và nguồn thu của các sản phẩm

là nguồn thu nhập chính của làng.

1.2.8. Khái niệm cơ sở lƣu trú:

Cơ sở lưu trú du lịch là những cơ sở kinh doanh về buồng phòng, và các

dịch vụ khác phục vụ du khách.

Cơ sở lưu trú bao gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều, bãi

cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu.

1.2.9. Khái niệm điểm du lịch:

Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút du

khách.

1.2.10. Khái niệm tuyến du lịch:

Tuyến du lịch là lộ trình kết nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau về

chức năng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách.

1.2.11. Khái niệm tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách

mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử

dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du

lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.

1.2.11.1. Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình

thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng-

(Nguyễn Đức Qúy – Trung tâm Khoa học tự nhiên & Công nghệ Quốc gia –

2001).

Theo từ điển bách khoa toàn thƣ Việt Nam:

Toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự

nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống),

Page 15: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Tất cả những

dạng vật chất khi chưa được hiểu biết, khai thác, sử dụng thì chưa được gọi là

TNTN mà chỉ là điều kiện tự nhiên hay môi trường tự nhiên, cho nên TNTN mang

tính chất xã hội, được "xã hội hoá". TNTN là tư liệu sản xuất bao quát nhất, là

điều kiện không thể thiếu được của hoạt động sản xuất của xã hội. Thành phần của

chúng bao gồm các nguồn TNTN có thể phục hồi được và các nguồn TNTN

không thể phục hồi được. Có những TNTN có thể coi như vô tận, nhưng có những

TNTN sẽ bị cạn kiệt. TNTN được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau tuỳ

thuộc vào đặc điểm, tính chất và mục đích sử dụng của chúng. Nhưng có thể tổng

quát phân loại TNTN thành các dạng chính theo sơ đồ sau:

TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi

phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ

và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch.

Trong chuyến du lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp.

Phong cảnh theo một nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan

đến tài nguyên du lịch. Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người

tạo nên, có thể chia nó làm 4 loại:

- Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới)

Page 16: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

- Phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con

người.

- Phong cảnh nhân tạo (văn hoá), trước hết nó là những yếu tố do con người tạo

ra.

- Phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hoá khi có những thay đổi

không có lợi đối với môi trường tự nhiên).

Các thành phần của tự nhiên với tư cách là TNDL có tác động mạnh nhất

đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực – động vật.

Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên.

Địa hình

- Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh

và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, các dấu hiệu bên ngoài của

địa hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng có sức hấp dẫn du khách.

- Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng, chúng được

phân biệt bởi độ chênh cao của địa hình.

+ Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về mặt ngoại hình, ít gây cảm

hứng cho khách tham quan du lịch.

+ Địa hình vùng đồi thường tạo ra một không gian thoáng đãng, bao la…

tác động mạnh đến tâm lý của khách ưa thích dã ngoại, rất thích hợp với loại hình

du lịch cắm trại, tham quan…

+ Địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế đối với hoạt động du lịch vì có

sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của

thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Ở miền núi có nhiều đối

tượng cho hoạt động du lịch. Đó là các sông suối, thác nước, hang động, rừng cây

với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Miền núi còn là nơi cư trú của

đồng bào các dân tộc ít người với đời sống và nền văn hoá đa dạng đặc sắc.

Ở miền núi với sự kết hợp của địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên thực –

động vật và bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc ít người đã tạo nên tài

Page 17: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

nguyên du lịch tổng hợp có thể phát triển được nhiều loại hình du lịch khác nhau

và có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.

- Ngoài các dạng địa hình trên, địa hình Karst và địa hình ven bờ có ý nghĩa rất

lớn cho tổ chức du lịch.

+ Địa hình Karst là kiểu địa hình được thành tạo do sự lưu thông của nước

trong các đá dễ hoà tan (đá vôi, đôlômit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ…). ở Việt

Nam chủ yếu là đá vôi. Địa hình Karst có một số kiểu:

* Các công trình điều tra nghiên cứu hang động ở Việt Nam đã phát hiện được

khảng 200 hang động, trong đó tới 90% là hang động ngắn và trung bình có độ dài

dưới 100m và chỉ 10% số hang có độ dài trên 100m. Các hang động dài nhất và có

thể nói là đẹp nhất ở nước ta được phát hiện cho đến nay phần lớn tập trung ở tỉnh

Quảng Bình như động Phong Nha dài 7.729m, sâu 83m; hang Tối dài 5.258m, sâu

80m; hang Vòm dài 5.050m, sâu 145m… Ở Cao Bằng với hang Pắc Bó dài

3.248m, sâu 77m; hang Ngườm Sập dài 2.184m, sâu 31m; hang Ngườm Khu dài

804m sâu 36m; ở Lạng Sơn có hang Cả dài 3.342m, sâu 123m; hang Rù Moóc dài

1.560m, sâu 42m …

* Ngoài hang động Karst, kiểu địa hình Karst ngập nước, tiêu biểu là vịnh Hạ

Long – một di sản thiên nhiên thế giới; kiểu địa hình Karst đồng bằng tiêu biểu ở

vùng Ninh Bình được mệnh danh là “vịnh Hạ Long cạn” cũng rất có giá trị về du

lịch.

+ Địa hình ven bờ

Kiểu địa hình ven bờ, các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, hồ…) có ý

nghĩa quan trọng đối với du lịch.

Trên phạm vi thế giới, số khách đi du lịch biển thường chiếm số đông. Nhất

là các quốc gia ở vùng Địa Trung Hải.

Nước ta có đường bờ biển dài 3.260km với nhiều bãi tắm tốt (nhiều bãi

biển vẫn còn ở dạng sơ khai, chưa bị ô nhiễm) độ dốc trung bình từ 10 – 30 và một

hệ thống đảo ven bờ, trong đó một số đảo có giá trị về du lịch.

Page 18: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Từ Móng Cái đến Hà Tiên với rất nhiều bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy,

Đồ Sơn, Hải Thịnh, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhật Lệ, Cửa Tùng,

Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn,

Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phước

Hải.

Theo đánh giá của các chuyên gia Tổ chức du lịch thế giới, dải bờ biển có

những bãi tắm đẹp nhất nước ta kéo dài liên tục từ Đại Lãnh (dưới chân đèo Cả)

và vịnh Văn Phong cho đến Nha Trang. Đây là tiềm năng lớn để tạo nên các khu

du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển của các nước trong

khu vực (như Pattaya – Thái Lan, Bali – Inđônêxia…)

Khí hậu

Khí hậu cũng được coi là một dạng tài nguyên du lịch. Trong các chỉ tiêu

về khí hậu, đáng lưu ý nhất là hai chỉ tiêu: nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra

còn phải tính đến các yếu tố khác như gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời,

các hiện tượng thời tiết đặc biệt.

Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc

hoạt động dịch vụ du lịch. Nhìn chung, những nơi có khí hậu ôn hoà thường được

du khách ưa thích. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp với phát triển du

lịch. Mỗi loại hình du lịch thường đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau.

Chẳng hạn du khách đi nghỉ biển mùa hè thường chọn những dịp ít mưa, nắng

nhiều nhưng không gắt, nước mát, gió vừa phải. Như vậy, ở mức độ nhất định cần

phải chú ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở đến kế hoạch du

lịch. Đó là bão trên các vùng biển, duyên hải, hải đảo, gió mùa đông bắc, gió tây

khô nóng, lốc, lũ… vẫn xảy ra ở nước ta.

Tính mùa của khí hậu ảnh hưởng rất rõ rệt đến tính mùa vụ trong du lịch.

Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các

yếu tố khí hậu. Sự phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch

có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng.

Page 19: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

+ Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh ở

suối khoáng, du lịch trên núi (cả mùa đông và mùa hè). Ở vùng có khí hậu nhiệt

đới như các tỉnh phía Nam nước ta, mùa du lịch hầu như chưa diễn ra quanh năm.

+ Mùa đông là mùa du lịch trên núi, du lịch thể thao mùa đông…

+ Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì nó có thể phát triển nhiều loại hình

du lịch như du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và khu vực đồng bằng – đồi;

khả năng du lịch ngoài trời rất phong phú và đa dạng.

Nguồn nƣớc

Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du

lịch thì nước mặt có ý nghĩa quan trọng. Nó bao gồm nước đại dương, biển, sông,

hồ (tự nhiên, nhân tạo), suối phun, thác nước…

Nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng theo nhu cầu cá nhân, theo độ

tuổi và nhu cầu quốc gia. Nói chung giới hạn về nhiệt độ của lớp nước trên mặt tối

thiểu có thể chấp nhận được là 180C đối với người lớn, trên 20

0C đối với trẻ em,

ngoài ra còn phải chú ý tới tần số, tính chất của sóng, độ sạch của nước…

Đối với du lịch thể thao nên đánh giá tài nguyên cá, khả năng đánh bắt cá,

bảo vệ cá…

Tài nguyên nước mặt không chỉ có tác dụng hồi phục trực tiếp mà còn ảnh

hưởng nhiều đến thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt nó làm dịu đi khí

hậu ven bờ.

Hiện nay, trên thế giới đã mọc lên nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển,

ven hồ,… đã thu hút một lượng lớn du khách.

Nước ngầm nhìn chung ít có giá trị đối với du lịch, tuy nhiên cần phải nói

tới tài nguyên nước khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng

và chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát hiện

từ thời đế chế La Mã. Những nước có nhiều tài nguyên nước khoáng là Liên bang

Nga, Bungri, Italia, CHLB Đức, CH Séc… cũng là những nước phát triển loại

hình du lịch chữa bệnh.

Page 20: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Cho đến nay trên thế giới chưa có quy định thống nhất về giới hạn dưới của

các nguyên tố, độ khoáng hoá, thành phần khí để phân biệt nước khoáng và nước

bình thường, song có thể căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu dưới đây để xếp loại

nước thiên nhiên vào nước khoáng.

Để thuận lợi cho việc chữa bệnh, người ta đã tiến hành phân loại các nhóm

nước khoáng:

+ Nhóm nước khoáng Cacbonic: tác dụng giải khát, chữa bệnh cao huyết

áp, sơ vữa động mạch, các bệnh thần kinh ngoại biên.

Trên thế giới nổi tiếng với các muối khoáng Vichy (Pháp), Boczomi

(Grudia), Wisbađen (CHLB Đức).

Ở Việt Nam có nước khoáng Vĩnh Hảo được khai thác từ 1928, đã xuất

khẩu sang một số nước Đông Nam Á.

+ Nhóm nước khoáng Silíc: công dụng đối với các bệnh tiêu hoá, thần kinh,

thấp khớp, phụ khoa… Nổi tiếng trên thế giới là suối khoáng Kulđua (Liên Bang

Nga). Ở nước ta có nước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Phù Cát – Bình

Định)…

+ Nhóm nước khoáng Brôm – Iốt – Bo: công dụng chữa bệnh ngoài da,

thần kinh, phụ khoa… Nổi tiếng thế giới là nước khoáng Mar-geathia và

Fricarichshal (CHLB Đức). Ở Việt Nam là nước khoáng Quang Hanh (Quảng

Ninh), Tiên Lãng (Hải Phòng).

+ Ngoài 3 nhóm trên còn có một số nhóm nước khoáng khác (Liti, Sunphuahiđrô,

Asen – Fluo, phóng xạ…) cũng có giá trị với du lịch nghỉ ngơi và chữa bệnh.

Sinh vật

Ngày nay thị hiếu về du lịch ngày càng trở nên đa dạng. Sau thời gian lao

động mệt mỏi, con người cần được nghỉ ngơi để hồi phục sức khoẻ, đảm bảo khả

năng lao động lâu dài…Việc đi du lịch đến các nơi có phong cảnh đẹp, thiên nhiên

trong lành,… là cách nghỉ ngơi rất tốt. Bởi lẽ, con người cũng như mọi sinh vật

đều được phát sinh và phát triển trong môi trường tự nhiên – nguyên thuỷ – một

môi trường hoàn toàn trong lành và ổn định. Con người đã thích nghi với môi

Page 21: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

trường đó. Giờ đây sống trong một xã hội phát triển, có những điều kiện thuận lợi

do con người tạo ra, nhưng đồng thời môi trường lại bị ô nhiễm, biến đổi bất lợi

cho cuộc sống của con người.

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà y học, tâm lý – xã hội học đều

nhận thấy rằng, vẻ đẹp thiên nhiên, khung cảnh đất trời bao la, muôn hình muôn

vẻ có ảnh hưởng rất lớn tới trạng thái tâm hồn, sức khoẻ con người. Trong y học

gọi là phương pháp “cảnh quan trị liệu học”. Bác sĩ Iôn Boóc đieanu người

Rumani, trong cuốn sách “Làm thế nào để sống lâu” đã nói “Đối với con người,

khi mệt mỏi vì lao động hằng ngày nặng nhọc, thiên nhiên là cái giếng thần tiên

làm cho anh ta trẻ lại, trẻ lại thực sự”. Bác sĩ G. Bôtđa cũng nói: “Chỉ có thiên

nhiên như người mẹ hiền thực sự có khả năng đem lại cho con người cái thế thăng

bằng giữa tâm hồn và thể xác, mà không có nó thì chẳng có sức khoẻ, cũng chẳng

có hạnh phúc và niềm vui”. Như vậy có thể nói, cảnh quan thiên nhiên có một vai

trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ con người và là một trong những nhân tố

góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch, đặc biệt là loại hình Du lịch sinh thái.

Về tài nguyên sinh vật, rừng không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, sinh thái, mà

còn có giá trị đối với du lịch, nhất là rừng nguyên sinh hoặc thuần chủng. Tất

nhiên không phải mọi tài nguyên động thực vật đều là đối tượng tham du lịch. Để

phục vụ các mục đích du lịch khác nhau, người ta đưa ra các chỉ tiêu sau đây:

- Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch:

+ Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình.

+ Có loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quý hiếm đối với thế

giới và trong nước.

+ Có một số động vật (chim, thú, bò sát, côn trùng, cá…) phong phú và

điển hình cho vùng.

+ Có những loài có thể khai thác làm đặc sản phục vụ nhu cầu của khách du

lịch.

Page 22: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

+ Thực động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến có thể

quan sát bằng mắt thường, ống nhòm hoặc nghe được tiếng hót, tiếng kêu và chụp

ảnh.

+ Đường giao thông đi lại thuận tiện.

- Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao:

+ Quy định loài được săn bắn là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến số

lượng quỹ gen.

+ Loài động vật nhanh nhẹn.

+ Ngoài ra khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tương đối rộng, có địa

hình tương đối dễ vận động, xa dân cư, đảm bảo tầm bay của đạn và sự an toàn

tuyệt đối cho khách. Cấm dùng súng quân sự, mìn chất nổ nguy hiểm.

-Chỉ tiêu đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học:

+ Nơi có động thực vật phong phú và đa dạng.

+ Nơi có tồn tại loài quý hiếm.

+ Nơi có thể đi lại quan sát, chụp ảnh.

+ Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý…

Về phương diện tài nguyên du lịch, cần chú ý đến các khu bảo tồn thiên

nhiên. Nước ta đã thành lập được 105 khu bảo vệ tự nhiên, bao gồm 27 vườn quốc

gia (VQG), 44 khu bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường

với tổng diện tích khoảng 2.092 ha (2003).

Một trong những mục tiêu xây dựng hệ thống VQG là bảo vệ các khu cảnh

quan tự nhiên, phục vụ mục đích khoa học, giáo dục và du lịch sinh thái.

1.2.11.2. Tài nguyên du lịch nhân văn(TNDLNV):

Quan niệm.

TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con

người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch.

TNDLNV có các đặc điểm sau:

- Có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ

có ý nghĩa thứ yếu.

Page 23: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

- Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong thời gian ngắn.

- Số người quan tâm tới TNDLNV thường có văn hoá cao hơn, thu nhập và yêu

cầu cao hơn.

- TNDLNV thường tập trung ở các điểm quần cư và thành phố lớn.

- Ưu thế của TNDLNV là đại bộ phận không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội),

không bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên

khác.

- Sở thích của những người tìm đến TNDLNV rất phức tạp và rất khác nhau…

Các loại TNDLNV.

Các di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử – văn hoá:

* Di sản văn hoá thế giới

- Các tiêu chuẩn của văn hoá thế giới (6 tiêu chuẩn).

+ Là các tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài

năng con người.

+ Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ

thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn

hoá nhất định.

+ Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã bị biến mất.

+ Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc

phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa.

+ Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà truyền thống nói lên được

một nền văn hoá có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không thể cưỡng

lại được.

+ Có mối quan hệ trực tiếp với sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những

tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị

trí.

- Nhìn chung, các di sản văn hoá thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng

tạo văn hoá một dân tộc. Bất cứ một quốc gia nào nếu có những di tích được công

nhận là di sản văn hoá thế giới thì không những là một tôn vinh lớn cho dân tộc

Page 24: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

ấy, mà còn là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách

quốc tế.

Hết năm 2006, trên toàn thế giới Hội đồng di sản thế giới đã công nhận

được 840 di sản. Nước ta có 7 di sản thế giới, trong đó có 5 di sản văn hoá gồm cố

đô Huế (công nhận năm 1993), tháp Chàm Mỹ Sơn (1999), đô thị cổ Hội An

(1999) nhã nhạc cung đình Huế (2003), cồng chiêng Tây Nguyên (2005) và 2 di

sản tự nhiên gồm vịnh Hạ Long (1994) và Phong Nha – Kẻ Bàng (2003).

Trong số các di sản thế giới phải kể tới 7 kỳ quan do bàn tay khối óc con

người tạo ra tập trung ở những nôi của nền văn minh nhân loại. Đây là 7 kỳ quan

kỳ diệu được khắc mốc ghi tên từ thế kỷ VI sau công nguyên, như những chứng

tích điển hình. Cụ thể là:

Kim tự tháp Ai Cập.

Vườn treo Babilon (Irắc).

Tượng khổng lồ Hêliốt trên đảo Rốt (Hy lạp).

Lăng mộ vua Môdôn ở Halicacnasơ (Thổ Nhĩ Kỳ).

Đền thờ nữ thần Actêmis ở Ephedo (Thổ Nhĩ Kỳ).

Tượng thần Rớt trong ngôi đền tại Olympia (Hy Lạp).

Ngọn hải đăng ở Alêcxanđria (Ai Cập).

Trong 7 kỳ quan trên, chỉ còn kim tự tháp Ai Cập là vẫn tồn tại.

* Các di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá

Di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá là tài sản quý giá của mỗi địa phương,

mỗi dân tộc, đất nước và cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ

thể về đặc điểm văn hoá mỗi nước. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về

truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật

của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử – văn hoá có khả năng rất lớn góp phần vào việc

phát triển trí tuệ, tài năng của con người; góp phần vào việc phát triển khoa học

nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc

gia.

Page 25: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Trên thế giới những Kim Tự Tháp ở Ai Cập, chùa tháp dát vàng, bạc ở Ấn

Độ, Mianma, Angcovát ở Campuchia… và trong nước với thành Cổ Loa, đền

Hùng, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn… vẫn mãi là biểu tượng chói ngời cho kho

tàng văn hoá dân tộc và của nhân loại.

Được gọi chung là di tích lịch sử – văn hoá vì chúng được tạo ra bởi con

người (tập thể hoặc cá nhân) trong quá trình hoạt động, sáng tạo. Văn hoá ở đây

bao gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.

- Theo hiến chương Vơnidơ – Italia (1996) thì di tích lịch sử văn hoá bao

gồm những công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô thị hoặc nông thôn,

là những bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, của một sự tiến hoá có ý

nghĩa hay là một biến cố về lịch sử.

-Ở Việt Nam, theo pháp luật bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hoá và

danh lam thắng cảnh (04/04/1984), di tích lịch sử – văn hoá được quy định như

sau: “Di tích lịch sử – văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài

liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như các giá trị

văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá

– xã hội”.

Từ những quy định về di tích lịch sử – văn hoá các nước trên thế giới và ở

nước ta có thể rút ra những quy định chung có ý nghĩa khoa học và hệ thống như

sau:

+ Di tích lịch sử – văn hoá là những nơi ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hoá

khảo cổ.

+ Những điểm khung cảnh ghi dấu về một dân tộc học.

+ Những nơi diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy

lịch sử đất nước, lịch sử địa phương phát triển .

+ Những địa điểm ghi dấu chiến công chống xâm lược, áp bức.

+ Những nơi ghi dấu giá trị lưu niệm về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc,

danh nhân văn hoá, khoa học.

+ Những công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị toàn quốc hoặc khu vực.

Page 26: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

+ Những danh lam thắng cảnh do thiên nhiên bài trí sẵn và có bàn tay con

người tạo dựng thêm vào, được xếp vào một loại hình trong các loại hình di tích

lịch sử – văn hoá.

Di tích lịch sử – văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan,

trong đó chứa dựng những giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc do cá nhân

con người hoạt động sáng tạo trong lịch sử để lại.

- Phân loại di tích lịch sử – văn hoá

Di tích lịch sử – văn hoá chứa dựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau. Mỗi

di tích có nội dung, giá trị văn hoá, lượng thông tin riêng biệt. Cần phải phân biệt

các loại di tích để xác định tên gọi đúng với nội dung của nó và khai thác, sử dụng

và bảo vệ di tích một cách có hiệu quả.

Có 4 loại di tích lịch sử – văn hoá:

+ Loại hình di tích văn hoá khảo cổ: là những địa điểm ẩn dấu một bộ phận giá

trị văn hoá, thuộc về một thời kỳ lịch sử – xã hội loài người chưa có văn tự và thời

gian nào đó trong lịch sử cổ đại.

Đại đa số các di tích văn hoá khảo cổ nằm trong lòng đất, cũng có trường

hợp tồn tại trên mặt đất (các bức chạm khắc trên vách đá).

Di tích văn hoá khảo cổ còn được gọi là di chỉ khảo cổ, nó được phân thành

di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng, ngoài ra còn có cả những công trình kiến trúc cổ,

những thành phố cổ, tàu thuyền cổ bị chìm đắm.

+ Loại di tích lịch sử.

Di tích lịch sử là những di tích ghi nhận các sự kiện lịch sử hoặc các đặc

điểm lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình.

Lịch sử của mỗi quốc gia là một quá trình lâu dài với nhiều sự kiện được ghi dấu,

do vậy những di tích nào gắn với các sự kiện tiêu biểu mới được coi là di tích lịch

sử.

Loại hình di tích lịch sử bao gồm:

Di tích ghi dấu về dân tộc học: Sự ăn ở, sinh hoạt của các tộc người.

Page 27: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Di tích ghi dấu những sự kiện lịch sử chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý

nghĩa quyết định chiều hướng của đất nước, của địa phương .

Di tích ghi dấu chiến công xâm lược.

Di tích ghi dấu những kỷ niệm.

Di tích ghi dấu sự vinh quang lao động.

Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc, phong kiến.

+ Loại văn hoá – nghệ thuật

Các di tích văn hoá – nghệ thuật đặc biệt là các di tích lịch sử – văn hoá,

bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị hoặc các tác phẩm nghệ thuật khác như

tượng đài, các bích hoạ… Trên thế giới cũng như ở nước ta có rất nhiều di tích văn

hoá – nghệ thuật nổi tiếng như tháp Epphen, Khải hoàn môn, văn miếu Quốc tử

giám, toà thánh Tây Ninh…

Việc phân biệt loại di tích lịch sử với các di tích văn hoá – nghệ thuật rất

khó, bởi vì bản thân mỗi di tích văn hoá đều mang trong mình những giá trị lịch sử

và cũng như vậy, mỗi di tích lịch sử đều mang trong mình chất văn hoá, hay nói

cách khác cũng là những sản phẩm văn hoá. Chính vì vậy nhiều khi người ta gọi

chung loại hình này là loại hình di tích lịch sử.

+ Các danh lam thắng cảnh.

Thực tế loại hình này là sự tập hợp của 2 loại hình di tích: di tích nhân tạo

và di tích thiên tạo. Đây là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có chứa đựng

những công trình do con người tạo ra, thường là những ngôi chùa, ngôi đền hay

một công trình văn hoá nào đó… Phần lớn những danh lam thắng cảnh ở Việt

Nam đều có chùa thờ phật. Điển hình là danh lam thắng cảnh chùa Hương, Tam

Thanh, Yên Tử…

- Hiện nay, cả nước có gần 4 vạn di tích các loại. Là một quốc gia có hàng

ngàn năm lịch sử, di tích nước ta rất phong phú. Trong số này đã có 2.715 di tích

đã được Bộ văn hoá xếp hạng. Số di tích trên được phân theo các loại như sau:

+ Di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng.

+ Di tích kiến trúc nghệ thuật 44.2%.

Page 28: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

+ Di tích khảo cổ 1.3%.

+ Danh lam thắng cảnh 3.3%.

Các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Trung du miền núi phía Bắc

chiếm khoảng 80% tổng số di tích được xếp hạng trong cả nước. Các tỉnh thành

phố có số di tích được xếp hạng nhiều nhất là Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải

Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nghệ An, Vĩnh Phúc, TP Hồ Chí Minh,

Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Để đánh giá ý nghĩa của các di tích lịch sử – văn hoá phục vụ mục đích du

lịch, cần chú ý một số chỉ tiêu thể hiện số lượng và chất lượng di tích đó là:

+ Mật độ di tích .

+ Số lượng di tích .

+ Số di tích được xếp hạng.

+ Số di tích dặc biệt quan trọng.

Các lễ hội:

Trong các dạng TNDLNV, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị rất

lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phán ánh đời sống tâm linh

của mỗi dân tộc. Là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày

lao động vất vả hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng

đại của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân,

hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Nhìn chung,

các lễ hội nổi tiếng có tính hấp dẫn rất lớn đối với du khách.

Lễ hội gồm 2 phần:

- Phần lễ (hay còn gọi là phần nghi lễ).

Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với nghi thức nghiêm túc,

trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian. Tuỳ theo tính chất của lễ

hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng.

Page 29: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Phần lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử,

hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc có ảnh hưởng đến

sự phát triển của xã hội.

Nghi thức tế lễ nhằm tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh,

cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà.

Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hoá thiêng liêng,

một giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang

phần xem hội.

- Phần hội.

Là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn… mang bản sắc văn

hoá dân gian. Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hoá truyền thống, nhưng

phạm vi nội dung của nó thường không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn

luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hoá mới. Tuy nhiên những nơi nào bảo

tồn và phát triển được những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi

mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị cao và có sức hấp dẫn du khách.

Thông thường phần hội gắn với tình yêu, giao duyên nam nữ (hội Lim…).

Cũng có những lễ hội ở đó cả phần lễ và phần hội hoà quyện vào nhau,

trong đó trọng tâm là phần hội, nhưng bản thân phần hội mang tính tâm linh của

phần lễ (hội chọi trâu ở Đồ Sơn…).

Hội làng của người Việt ở đồng bằng sông Hồng là loại lễ hội truyền thống

rất tiêu biểu cho xã hội nông thôn Việt Nam. Có quan điểm cho rằng đồng bằng

sông Hồng là quê hương của văn hoá lúa nước, của hội làng. Như vậy để tìm hiểu

văn hoá Việt Nam, văn hoá làng xã cũng như văn hoá lúa nước, người ta có thể

tìm hiểu qua lễ hội, hoặc trực tiếp tham gia vào lễ hội. Từ đó có thể thấy lễ hội là

một dạng tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo.

- Ở nước ta trong một năm có nhiều lễ hội, tập trung chủ yếu vào mùa xuân,

ngoài ra còn có hội thu. Các lễ hội thường gắn với sinh hoạt văn hoá dân gian như

hát đối đáp của dân tộc Mường; ném cò, múa xoè của người Thái; hát Sli, hát

Page 30: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

lượn, hát then của người Nùng; lễ đâm trâu, hát trường ca thần thoại của các dân

tộc Tây Nguyên…

Về quy mô, có những lễ hội diễn ra trên một vùng rộng lớn, ngược lại có lễ

hội chỉ bó hẹp trong vài (thậm chí một) làng (xã). Có lễ hội kéo dài tới 3 tháng

(như lễ hội chùa Hương), nhưng có lễ hội chỉ một vài ba ngày. Một số lễ hội tiêu

biểu thu hút đông đảo du khách và người hành hương từ nhiều vùng tới: hội Đền

Hùng (Phú Thọ), lễ hội chùa Hương (Hà Tây), hội Đền Bà (Tây Ninh)…

- Khi đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích du lịch cần lưu ý đến các đặc

điểm sau:

+ Thời gian lễ hội.

+ Quy mô của lễ hội.

+ Các lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử tích lịch sử – văn

hoá.

+ Một số hình thức lễ hội chính:

Lễ hội mừng sự kiện đời sống,

Lễ hội “phục hồi” vì chúng làm sống lại một cách ngoạn mục ký ức về quá

khứ hay một nền văn hoá bị diệt vong.

Lễ hội mô phỏng một cuộc tế lễ, nó mang khía cạnh sân khấu và có vẻ đẹp

nghiêm trang.

Lễ hội kỷ niệm tất cả các chế độ, các quốc gia đều tổ chức một cách trang

nghiêm, long trọng để nhắc nhở bằng biểu tượng thích hợp một công ước hay khế

ước, giữa một dân tộc, hoặc một sự kiện khai sinh ra nhà nước hiện đại.

Khách du lịch thường có nhu cầu tham gia các lễ hội này. Họ thường thấy

một sự hoà đồng mãnh liệt, say mê nhập cuộc. Những hội hè như vậy gắn kết vào

kết cấu của đời sống khu vực hay quốc gia và chính tại đây tình cảm cộng đồng,

sự hiểu biết về dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ.

Các đối tƣợng du lịch gắn với dân tộc học:

Mỗi một dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá,

phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có

Page 31: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

những địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn

riêng đối với khách du lịch.

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập

tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trú, trang

phục, ca múa nhạc…

Việt Nam có 54 dân tộc. Nhiều dân tộc vẫn giữ được phong tục tập quán

của mình.Nước ta còn có hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống với những

sản phẩm nổi tiếng, độc đáo thể hiện tư duy triết học, tâm tư tình cảm của con

người, đặc biệt là các nghề chạm khắc, đúc đồng, thêu, dệt, sành sứ… Các món ăn

dân tộc độc đáo với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nướng. Nhiều kiến trúc có

bố cục theo thuyết phong thuỷ của triết học phương Đông, rồi những kiến trúc tôn

giáo (nhất là kiến trúc Chăm)… có giá trị, hấp dẫn du khách.

Các đối tƣợng văn hoá – thể thao và hoạt động nhận thức khác

Những đối tượng văn hoá như các trung tâm khoa học, các trường đại học,

các thư viện lớn, bảo tàng… đều có sức hấp dẫn rất lớn du khách tới tham quan và

nghiên cứu.

Những hoạt động mang tính sự kiện: các giải thể thao lớn, các cuộc triển

lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc

quốc tế… cũng là đối tượng hấp dẫn khách du lịch.

Thông thường những đối tượng văn hoá tập trung ở các thủ đô và các thành

phố lớn. Vì vậy những thành phố lớn đương nhiên trở thành những trung tâm du

lịch văn hoá của các quốc gia, vùng và khu vực và là hạt nhân của các trung tâm

du lịch.

1.2.12. Khái niệm thị trƣờng:

Theo luật cạnh tranh Châu Âu: Thị trường là một môi trường được xác định

bởi 2 yếu tố: sản phẩm( hàng hoá, dịch vụ) và khu vực địa lý của sản phẩm. Sản

phẩm bao gồm toàn bộ hàng hoá dịch vụ có thể thay thế một cách hợp lý cho hàng

hoá, dịch vụ mà cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét. Khu vực địa lý của sản phẩm

Page 32: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

là khu vực ở đó các điều kiện cung và cầu của các sản phẩm nói trên được coi là

đồng nhất.

Thị trường du lịch bao gồm tất cả những khách hàng tiềm năng cùng chung

một nhu cầu hay ước muốn được đi du lịch và mong muốn cũng như có khả năng

tham gia vào việc giao dịch để thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn đi du lịch đó.

Outbound: Là những chuyến đi ra ngoài biên giới (và có trở lại) – ý nói là

những tour du lịch dành cho khách trong nước đi tham quan ra nước ngoài.

Inbound là những chuyến đi ngược lại- dành cho những khách nước ngoài-

hay có quốc tịch nước ngoài- vào tham quan nước ta.

Thị trường nội địa: là những chuyến đi trong phạm vi một quốc gia chỉ

dành cho khách du lịch của quốc gia đó.

1.3. CƠ SỞ PHÁT TRIỂN DL BỀN VỮNG VÀ DLST CỘNG ĐỒNG

Những cơ sở để phát triển du lịch sinh thái

Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại của

các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự

nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật,

bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology),

sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology),

sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology).

Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh

học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể

hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ

giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp

lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí hậu... đó là các hệ sinh thái (eco-

systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats)

(Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de

Jannero về môi trường).

Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên

nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và

Page 33: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao

nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt

động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt

ở các vườn quốc gia, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao

và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số

loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại

điển hình.

Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh

thái ở 2 điểm:

- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch

sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am

hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này

rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh

thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình

tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên.

Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương để có

được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là

một người phiên dịch giỏi.

- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có

nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi

nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên,

họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự

nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi.

Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các

nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích

đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực,

cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du

khách.

Page 34: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt

động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần

được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”.

Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý

và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa

điểm vào cùng một thời điểm.

Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách

du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về

không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ.

Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt

đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn

hoá-xã hội, kinh tế- xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa

phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập.

Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu

du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực

quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý...) của khu du lịch

sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát

hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có

thể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác

nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách

tương đối bằng phương pháp thực nghiệm.

Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là “quan niệm”

về sự đông đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt trong những điều

kiện phát triển xã hội khác nhau (ví dụ giữa các nước Châu Á và châu Âu, giữa

các nước phát triển và đang phát triển ...). Rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, cần

phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà

có các quyết định về quản lý. Điều này cần được tiến hành đối với các nhóm đối

Page 35: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

tượng khách/thị trường khác nhau, phù hợp tâm lý và quan niệm của họ. Du lịch

sinh thái không thể đáp ứng được các nhu cầu của tất cả cũng như mọi loại khách.

Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của

khách du lịch. Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về

những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất

khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch

sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ

đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm.

Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững.

Điều đó không có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch. Đây là điểm

khác biệt cần nhấn mạnh trong thời điểm mà Việt Nam bắt đầu lo lắng về tốc độ

tăng trưởng của du lịch.

Từ những yêu cầu trên đây của du lịch sinh thái ta rút ra những nguyên tắc

cơ bản để phát triển du lịch sinh thái:

- Phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và

khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường tự nhiên.

- Không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về

môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự

nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó.

- Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự

công nhận các giá trị này.

- Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với

ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học).

- Phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên,

đó là những kinh nghiệm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ

cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể.

- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban ngành chức năng: địa phương, chính

quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau

chuyến đi).

Page 36: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu

biết và sự phối hợp với các ban ngành chức năng.

Các yếu tố để phát triển du lịch cộng đồng là:

Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhăn văn:

- Tài nguyên thiên nhiên, sinh thái được bảo tồn tốt và có sức thu hút du khách.

- Các giá trị văn hóa và truyền thống còn được lưu giữ và bảo tồn như chùa cổ,

nhà xưa, âm nhạc dân tộc, các làng nghề truyền thống, phong tục tập quán…

- Cơ sở hạ tầng phải đảm bảo: nhà hàng, cửa hàng bán thực phẩm, cửa hàng

lưu niệm, các phương tiện vận chuyển phải đến được điểm du lịch…

Con ngƣời:

- Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho cơ sở hoạt động du lịch cộng đồng.

- Các tình nguyện viên sẽ hỗ trợ các điểm du lịch mùa nước lũ…

- Phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm

quản lý du lịch cho các hộ gia đình.

- Nhân sự tiếp thị giỏi và tâm huyết với nghề.

Cơ sở vật chất:

Đầu tư và hoàn thiện về cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cho du khách:

- Cơ sở vật chất phục vụ du khách phải tôn thêm nét đẹp của điểm tham quan,

khu du lịch và hoài hoà với cảnh quan môi trường xung quanh như:

- Xây dụng nhà vệ sinh sạch đẹp và phù hợp với cảnh quan, kiến trúc (truyền

thống hay hiện đại).

- Cần có bảng hiệu chỉ dẫn đến khu vực nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh

khu dân cư.

- Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường như mây, tre, lá, lục bình…

- Trang bị sọt rác (rác sinh hoạt, rác công nghiệp) tại các nơi một cách khoa

học và thẩm mỹ.

Page 37: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

- Cơ sở vật chất phục vụ du khách (hệ thống phòng buồng, nhà hàng, vật

dụng…) phải thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam, tránh các yếu tố ngoại lai gây

phản cảm cho du khách

Môi trƣờng:

- Đảm bảo giữ gìn môi trường cảnh quan được sạch đẹp, văn minh.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch gắn với sự thân thiện môi

trường thiên nhiên như tận dụng năng lượng mặt trời, sử dụng các thiết bị tiết kiệm

điện, thiết kế phòng lấy ánh sáng, gió từ thiên nhiên, tránh các thiết bị gây hiệu

ứng nhà kính, hạn chế rác thải công nghiệp, nên sử dụng các sản phẩm từ địa

phương.

- Nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường

và cảnh quan tại tất cả các tuyến điểm phục vụ du khách.

Quản lý:

- Xây dựng chế độ phân chia lợi nhuận hợp lý.

- Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ

sinh môi trường, giá cả tại các cơ sở du lịch nhằm tránh tình trạng ô nhiễm, tình

trạng chèn ép, giành giật khách và các biểu hiện không lành mạnh khác…

1.4. Vận dụng ma trận SWOT

Vận dụng phương pháp ma trận SWOT là phân tích những mặt mạnh (S-

Strengths), những mặt yếu (W-Weaknesses), các cơ hội (O-Opportunities) và các

nguy cơ (T-Theats), phối hợp những mặt trên để xác định, lựa chọn chiến lược

kinh doanh cho phù hợp với công ty.

Vận dụng ma trận Swot trải qua các bước sau:

Bước 1: Liệt kê những cơ hội chính.

Bước 2: Liệt kê những mối đe doạ bên ngoài công ty.

Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu.

Bước 4: Liệt kê những điểm yếu của tỉnh.

Page 38: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất

phương án chiến lược S-O thích hợp. Chiến lược này để phát huy điểm mạnh và

tận dụng cơ hội.

Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất

phương án chiến lược WO thích hợp, để khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng

cơ hội.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất

phương án chiến lược S-T thích hợp nhằm tạo lợi thế mạnh để đối phó với nguy cơ

đe doạ từ bên ngoài.

Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe doạ bên ngoài và đề xuất

phương án chiến lược W-T thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng của điểm yếu và

phòng thủ trước mối đe doạ từ bên ngoài.

Phân tích SWOT Cơ hội(O)

O1

O2

O3

O4

Nguy cơ(T)

T1

T2

T3

T4

Điểm mạnh(S)

S1

S2

S3

S4

Phối hợp S-O

Sử dụng các điểm mạnh

để tận dụng cơ hội.

Phối hợp S-T

Sử dụng những điểm

mạnh để vượt qua các

mối đe doạ.

Page 39: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI

TỈNH BẠC LIÊU TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Khái quát về tỉnh Bạc Liêu:

2.1.1. Vị trí địa lý:

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của tổ quốc

Việt Nam. Tỉnh có chung địa giới nối tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang ở phía Tây Bắc,

Sóc Trăng ở phía Đông Bắc, Cà Mau ở phía Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển

Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km nối với các biển quan trọng như Gành Hào,

Nhà Mát, Cái Cùng.

Điểm yếu(W)

W1

W2

W3

W4

Phối hợp W-O

Tận dụng nhữNg cơ hội

để khắc phục những điểm

yếu.

Phối hợp W-T

Giảm thiểu các điểm yếu

để tìm cách tránh mối đe

doạ.

Page 40: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Diện tích tự nhiên 2.582,46 km2. Bạc Liêu có 6 huyện là: Hoà Bình, Vĩnh

lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Phƣớc Long, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu - trung tâm

hành chính của tỉnh.

Bạc Liêu là một trong những tỉnh đồng bằng Nam Bộ có điều kiện tự nhiên

thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp và các ngành kinh tế khác. Bạc

Liêu nằm trên trục phát triển kinh tế chiến lược quốc lộ 1A, cách TP.HCM 280

km, cách TP Cần Thơ 110km. Trong tương lai Bạc Liêu sẽ là cửa ngõ phía Nam

của vùng Tây bán đảo Cà Mau trong việc giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch

bằng đường biển với các nước trong khu vực. Mặc dù là vùng đất trẻ nhưng Bạc

Liêu là cái noi của nền văn hoá châu thổ sông Cửu Long giàu tiềm năng để phát

triển du lịch.

2.1.2. Tài nguyên du lịch:

2.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên:

Địa hình

Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên

dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng

ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ

Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh

Quảng Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai.

Khí hậu-thuỷ văn:

Về khí hậu: Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa

rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm

sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình

260C, cao nhất 31,5

0C, thấp nhất 22,5

0C. Số giờ nắng trong năm 2.500 - 2.600 giờ.

Độ ẩm trung bình mùa khô 80%, mùa mưa 85%. Vùng này ít chịu ảnh hưởng của

bão và áp thấp nhiệt đới, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt của hệ thống

sông Cửu Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thuỷ triều biển Đông và một

phần chế độ nhật triều biển Tây.

Page 41: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Về thuỷ văn: Bạc Liêu tiếp giáp với bờ biển đông, có chế độ bán nhật triều

không đều, độ đục cao: từ đoạn Gò Cát (Long Điền Tây) đến Gành Hào bờ biển có

hiện tượng lỡ, từ Gò Cát đến Thị Xã Bạc Liêu bồi lắng tương đối nhanh.

Tài nguyên đất:

Bạc Liêu là vùng đất trẻ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện đang có

hiện tượng bồi lỡ ở 2 phía bờ biển, lỡ mạnh nhất là đoạn từ Gành Hào đến Hố Gùi.

Vùng bồi nhiều từ Gò Cát (Đông Hải đến Nhà Mát). Tuy còn hạn chế do yếu tố

phèn, mặn nhưng về cơ bản đất đai của tỉnh cho phép khai thác với nhiều loại hình

sử dụng đất có hiệu quả. Trong đó có hơn 37,6% diện tích thuận lợi cho sản xuất

nông nghiệp nông ngư kết hợp, còn lại 8% hoàn toàn thích hợp cho sản xuất nông

nghiệp.

Đất đai của tỉnh được chia thành nhiều nhóm: nhóm đất mặn chiếm 32,6%

quỹ đất, nhóm đất phèn chiếm 59,9%, nhóm đất cát chiếm 0,18%, bãi bồi và đất

khác chiếm 4,4%, sông rạch chiếm 2,9% quỹ đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của

tỉnh là 258.247 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 98.309 ha, đất nuôi trồng thuỷ

sản và đất muối có 120.714 ha, đất lâm nghiệp có rừng 4.832 ha, đất chuyên dùng

11.323 ha, đất ở 4.176 ha, còn lại là đất chưa sử dụng.

Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công nghiệp hàng năm

là 98.295 ha, chiếm 38,1% tổng diện tích đất, đất có khả năng trồng rừng, nuôi

tôm, làm muối 125.546 ha, chiếm 48,62%. Phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất

phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, thích hợp với việc phát triển nền nông nghiệp

toàn diện.

Tài nguyên nƣớc:

Nguồn nước mặt: Nhìn chung hệ thống kênh rạch phía Bắc kinh Quảng Lộ

-Phụng Hiệp chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều biển Tây qua hệ thống sông Cái

lớn, khu vực còn lại phía Nam kinh Quảng Lộ- Phụng Hiệp chịu tác động của bán

nhật triều biển Đông. Tuy nhiên, do tác động của hệ thống thuỷ lợi tỉnh Bạc Liêu

Page 42: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

được chia thành 2 vùng: vùng ngọt hoá hầu như có nước ngọt quanh năm từ sông

Hậu về nhờ hệ thống thuỷ lợi Quảng Lộ -Phụng Hiệp, nên thích hợp cho sản xuất

nông nghiệp. Vùng mặn lợ hầu như nước kênh gạch mặn quanh năm, với độ mặn

từ mùa khô từ 28-30 0/00 và mùa mưa từ 16-20

0/00 rất thích hợp cho nuôi trồng

thuỷ sản nước mặn, sản xuất muối, trồng rừng ngập mặn.

Ngoài nguồn nước được đưa từ sông Hậu về thì nước mưa là nguồn nước

chủ yếu cho sản xuất. Lượng mưa của tỉnh trung bình hàng năm là: 1600-

1800mm, lượng mưa thấp nhất là khu vực ven biển Bạc Liêu.

Bạc Liêu có 4 tầng nước ngầm với trữ lượng lớn (cấp C2). Hiện nước ngầm

được khai thác cách mặt đất từ 80-130m, có trữ lượng tương đối lớn và chất lượng

tốt , đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và một phần cho sản xuất.

Nước mặn cũng là một phần tài nguyên của tỉnh để phát triển nuôi trồng

thuỷ sản, kinh doanh tổng hợp từ rừng ngập mặn, làm muối…

Sinh vật:

Động vật:

Bạc Liêu có 56 km đường bờ biển, chiếm 1,72% tổng chiều dài của cả

nước, với diện tích vùng biển khoảng 40.000 km2. Đây là vùng biển có trữ lượng

hải sản lớn, phong phú về chủng loại, với 661 loài cá trong đó có nhiều loại cá có

trữ lượng và giá trị kinh tế lớn như cá Hồng, cá Gộc, cá Thu…Trữ lượng cá đáy và

cá nổi ở vùng biển Bạc Liêu ước trên 800.000 tấn . Hàng năm có thể khai thác từ

240.000- 300.000 tấn.

Ngoài ra còn có trữ lượng tôm biển với 33 loài tôm khác nhau, hàng năm có

thể khai thác trên 10.000 tấn và có nhiều loại hải sản khác như cua, mực, sò

huyết…

Có thể xem sự phong phú về tài nguyên biển sẽ là điều kiện thuận lợi nhất

để tỉnh Bạc Liêu phát triển công nghiệp khai thác – chế biến thuỷ sản, vận tải

đường biển và nhất là dịch vụ du lịch.

Ăn thông ra biển là hệ thống sông và kênh gạch, những con sông, con kênh

là hình ảnh đẹp về vùng quê Nam Bộ nói chung và Bạc Liêu nói riêng.

Page 43: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Thƣc vật:

Rừng ở Bạc Liêu chủ yếu là rừng ngập nước (ngập mặn) có năng suất sinh

học và giá trị về phòng hộ, bảo vệ môi trường và kinh tế trên cơ sở phát triển tổng

hợp nghề rừng. Rừng Bạc Liêu là yếu tố đảm bảo cho việc phát triển bền vững các

nguồn tài nguyên khác. Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh năm 2005 là 5.879 ha ,

trong đó có rừng là 5.509 ha. Với mục đích môi trường sinh thái hiện nay rừng

Bạc Liêu đang từng bước khôi phục và phát triển, đặc biệt là rừng phòng hộ và các

khu bảo tồn thiên nhiên như sân chim Bạc Liêu, sân chim Phước Long, sân chim

Giá Rai .

2.1.2.2. Tài nguyên nhân văn:

Mặc dù là vùng đất trẻ của vùng đồng bằng Nam Bộ nhưng Bạc Liêu cũng

là một trong những cái nôi của nền văn hoá vùng châu thổ sông Cửu Long và có

nguồn tài nguyên nhân văn khá phong phú và đặc sắc để phát triển du lịch.

Về con ngƣời Bạc Liêu:

Bạc Liêu là nơi có nhiều dân tộc cộng cư, vì vậy cũng là nơi hội tụ nhiều

dòng văn hóa của người Kinh – Hoa và Kh’mer. Những dân tộc này đã “chung vai

sát cánh” từ thuở cùng nhau mở đất cho đến thời kỳ chống giặc ngoại xâm, cũng

như giai đoạn đổi mới hôm nay. Đó cũng là quá trình hình thành nên một dòng

văn hóa đậm đà bản sắc Bạc Liêu, trong đó đặc biệt là một “tính cách Bạc Liêu”

rất độc đáo.

Đây là một yếu tố rất quan trọng, vừa là nguồn nhân lực để phát triển du

lịch, vừa là nguồn khách du lịch nội địa.

Dân số Bạc Liêu đến cuối năm 2005 là 807.796 người , đây là điều kiện thị

trường quan trọng để phát triển du lịch nội tỉnh, du lịch nội địa nhất là trong điều

kiện mức sống của người dân ngày càng cao, có điều kiện để đi du lịch trong tỉnh,

trong nước và quốc tế.

Ở Bạc Liêu ngòai người Kinh còn có nhiều dân tộc anh em khác cùng

chung sống, đoàn kết gắn bó. Theo số liệu điều tra năm 2005 thì người Kinh

726.886 chiếm gần 89,98%, người Khơmer có 65.172 ngươì chiếm 8,06%, người

Page 44: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Hoa có 20.672 người chiếm 2,55%. Ngoài ra còn có người Chăm, Nùng, Ralai,

Thái…cùng chung sống. Tấc cả các dân tộc sống hoà thuận, đoàn kết tạo nên một

nền văn hoá đa dạng nhiều màu sắc.

Ngày nay do những hoàn cảnh khác nhau còn có hàng ngàn người quê ở

Bạc Liêu đang định cư, lao động, học tập ở nước ngoài. Đây cũng là nguồn lực cần

khai thác để phát triển du lịch tỉnh.

Về di tích lịch sử:

Di tích lịch sử ở Bạc Liêu đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận và xếp

hạng phản ánh quá trình đấu tranh giải phóng, chống áp bức bất công, truyền

thống chống giặt ngoại xâm của dân tộc, đó là di tích lịch sử đồng Nọc Nạng

huyện Gía Rai, di tích đền thờ Bác Hồ ở huyện Vĩnh Lợi, di tích chủ Choọc ở

huyện Phước Long.

Di tích lịch sử đồng Nọc Nạng

Di tích ở ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Tại đây,

ngày 17-02-1928, diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một gia đình nông dân với

địa chủ, để tranh chấp đất đai. Hiện di tích cánh đồng Nọc Nạng đã được xếp hạng

là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Nơi đây ghi dấu sự đấu tranh kiên cường

của người nông dân Bạc Liêu trước các thế lực cường bạo.

Nọc Nạng là tên một con rạch chạy từ lũng Non Vật đổ ra kinh xáng Bạc

Liêu - Cà Mau cắt quốc lộ 1A, tại km 2215. Cánh đồng ven rạch đó về phía Đông

gọi là đồng Nọc Nạng. Sự kiện đồng Nọc Nạng xảy ra vào năm 1928, anh em

nông dân Mười Chức không chịu sự áp bức của Pháp và địa chủ đã nổi dậy đấu

tranh bảo vệ đồng đất tại đây.

Chuyện bắt đầu vào năm 1927, Mã Ngân (một địa chủ có tiếng ở Cà Mau)

thấy đất đai của gia đình ông Nguyễn Văn Tại trù phú nên nảy sinh lòng tham. Sau

khi giở nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt mà không được, Mã Ngân bèn lừa bán phần

đất của gia đình ông Tại cho bà Hồ Thị Trân - vợ quan huyện. Hồ Thị Trân đến

lấy đất thì bị gia đình ông Tại phản đối kịch liệt, nên bà đã mượn thế lực quân

Pháp để trấn áp.

Page 45: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Ngày 17-02-2008, một nhóm quan chức chính quyền gồm: Tuorier,

Bouzou, phó quản vệ Danh Long, cảnh sát làng Diệp Chấn Phan, lính làng Lê Hữu

Lịch, Phan Văn The cùng thông ngôn xuống Giá Rai để tiếp tay với hương chức

làng thi hành ấn lệnh của quan tòa, lấy số lúa trên phần đất của anh em ông Tại.

Dẫn đường vô đồng Nọc Nạng có hương quản Cho, hào Biêu, tằng khạo Viết, lính

quận Khoa và một số người đi theo để đong lúa. Hay tin, anh em ông Tại, người

cầm dao mác, người lấy xà beng, người cầm gậy gộc sẵn sàng trong tư thế chiến

đấu...

Trong cuộc chống trả này, gia đình ông Tại mất 4 người là: Mười Chức (em

ông Tại), vợ ông Mười Chức (cùng đứa con trong bụng), Năm Mẫn (em ông Tại),

Sáu Nhịn (em ông Tại). Về phía bên kia thì tên Tounier bị thương nặng (qua ngày

sau thì chết) và vài tên khác bị thương. Mấy người còn lại trong gia đình ông Tại

đều bị bắt và kết tội là "dậy loạn, chống công quyền, giết người". Nhưng không vì

thế mà chùn bước, gia đình ông Tại lại tiếp tục gửi đơn khiếu nại… Báo chí cũng

lên án mạnh mẽ. Trước dư luận của công chúng cuối cùng bên Chính quyền Pháp

phải ra Nghị định trả đất cho gia đình ông Tại. Sự kiện này từng được tái hiện

trong vở cải lương Máu thắm đồng Nọc Nạng và bộ phim Đất Phương Nam của

đạo diễn Vinh Sơn - sản xuất năm 1997.

Di tích đền thờ Bác Hồ

Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) đã được

Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia. Đây là địa chỉ đỏ, nơi

hành hương về nguồn của nhân dân địa phương và du khách gần xa.

Đền thờ Bác được xây dựng bên bờ sông Bà Chăng, trong khuôn viên rộng

hơn 6.000m2, cách trung tâm tỉnh Bạc Liêu về phía Tây Bắc 15km theo đường

chim bay, 18km đường bộ đi theo Quốc lộ 1A về hướng Bắc. Phía sau đền có nhà

trưng bày với khoảng trên 300 tài liệu, hiện vật và hình ảnh tập trung hai chủ đề

chính: cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều nội dung phong

phú và quân dân xã Châu Thới chiến đấu bảo vệ Đền thờ Bác. Ở phía trước đền

thờ, nhìn từ nhà trưng bày, có hai bức phù điêu bề ngang 3m, dài 11m. Giữa trung

Page 46: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

tâm nhà trưng bày có tháp sen cao 4m. Tổng quy hoạch khu Đền thờ Bác và nhà

trưng bày là 2ha. Ngoài khu vực chính của di tích còn có hoa viên và hội trường để

chiếu phim tài liệu giới thiệu với du khách khái quát về lịch sử của quân và dân

Châu Thới chiến đấu, xây dựng và bảo vệ đền.

Cách đây 36 năm, khi nghe tin Bác Hồ đi xa, nhân dân cả nước nói chung

và nhân dân Châu Thới nói riêng, không ai cầm được nước mắt. Với tình cảm sâu

lắng ấy, sau lễ tang Bác được ít ngày, Huyện ủy Vĩnh Lợi có chủ trương và phát

động trong toàn huyện dựng đền thờ để tưởng nhớ công ơn trời biển của Người

với nhân dân ta. Đền thờ được khánh thành ngày 19/5/1972. Từ đây, tồn tại trong

suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Châu Thới đã anh

dũng chống lại giặc để bảo vệ đền thờ: Có 4 chiến sĩ bộ đội đã dũng cảm dùng

súng M16 bắn 4 chiếc máy bay địch, kéo chúng ra ngoài đồng để đánh lạc hướng

chúng không bắn phá nơi thiêng liêng nhất của đồng bào Châu Thới. Thiếu tá Mã

Thành Nghĩa, chỉ huy trưởng Tiểu khu 411 ngụy, dẫn lính phát quang và bắt hàng

trăm nhân dân địa phương vào phá đền. Nhưng toàn thể người dân đều nhất loạt

hô to: “Các ông có bắn chết hết, chúng tôi cũng không dám dẫn các ông vào khu

vực đền thờ, vì xung quanh có bãi mìn dày đặc, đến đó chỉ có đường chết mà

thôi”. Trước câu trả lời đanh thép ấy, Thiếu tá Mã Thành Nghĩa và bọn lính run sợ

rút lui. Nhiều lần địch xua quân hoặc máy bay trực thăng đổ quân xuống càn quét

căn cứ và Đền thờ Bác Hồ nhưng chúng luôn nếm mùi thất bại trước tinh thần bám

trụ, đấu tranh chính trị của nhân dân; tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân

xã Châu Thới và đội bảo vệ đền thờ đã loại khỏi vòng chiến hàng ngàn tên địch,

diệt và bắn bị thương hàng trăm tên; phá ấp chiến lược Tân Tạo (Châu Hưng); tập

kích không cho địch đóng quân ở ấp Giồng Bướm A và B; thu nhiều vũ khí, đạn

dược và chiến lợi phẩm khác...

Ngày nay, hằng năm, Đền thờ Bác Hồ ở Châu Thới luôn tổ chức các hoạt

động kỷ niệm nhân ngày sinh của Bác (19/5), ngày Bác đi xa (02/9), nhiều đoàn

viên thanh niên từ huyện đến tỉnh thường xuyên tổ chức về thăm đền thờ, tổ chức

sinh hoạt Đoàn, Đội và các loại hình sinh hoạt văn hóa khác, phát động phong trào

Page 47: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

thi đua lập thành tích dâng quà lên Bác kính yêu, tổ chức lễ báo công nhớ ơn

Người...

Đền thờ Bác Hồ ở Châu Thới, cũng như nhiều nơi khác trên đất nước ta,

vừa là di sản văn hóa của địa phương, vừa là di tích lịch sử văn hóa mãi mãi

trường tồn cùng non nước Việt Nam.

Các di tích văn hoá, lễ hội và phong tục tập quán:

Cũng như các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nền văn hoá Bạc Liêu

mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, văn hoá đồng bằng Nam Bộ. Những nét văn

hoá đó được kết tinh ở những di tích hiện có như: tháp cổ Vĩnh Hưng (đã được bộ

Văn hoá – Thông tin xếp hạng) nhà lưu niệm cố nghệ sĩ Cao Văn Lầu, hệ thống

các đình , chùa, miếu… Ở Bạc Liêu hiện có rất nhiều chùa lớn nhỏ các loại. Trong

đó có khoảng 30 chùa Khơmer, đây là một trong những nơi đáp ứng nhu cầu sinh

hoạt tinh thần của người dân, nhất là người Khơmer. Nổi tiếng về bố cục, kiến

trúc, tôn nghiêm và cảnh trí là chùa Xiêm Cán… Riêng các chùa Khơmer còn là

nơi tu học cho người Khơmer lúc còn trẻ để trở thành người có tri thức và đức

hạnh.

Ngoài những phong tục tập quán và lễ hội chung của cả nước như tết

Nguyên Đán , tết Trung Thu, tết Đoan Ngọ, tết Thanh Minh,… ở Bạc liêu còn có

những lễ hội đặc sắc, độc đáo như: lễ hội đua ghe ngo, lễ cúng tế cá Ông, các lễ

hội tôn giáo…

Tháp cổ Vĩnh Hƣng

Vị trí: Tháp cổ Vĩnh Hưng thuộc xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh

Bạc Liêu.

Đặc điểm: Tháp là di tích kiến trúc cổ duy nhất mang dáng dấp nghệ thuật

kiến trúc thời Ăng Ko của người Khmer còn được bảo tồn ở đồng bằng sông Cửu

Long.

Theo quốc lộ 1A, từ Bạc Liêu hướng Cà Mau 5km, đến cầu Sập, rẽ theo lối

đi chợ Vĩnh Hưng là đến tháp Vĩnh Hưng.

Page 48: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Tháp Vĩnh Hưng phát hiện năm 1911, được nhà cầm quyền thời đó xếp

hạng thứ 14 trong danh mục các di tích lịch sử ở Nam kỳ. Sau đó tháp còn có

nhiều tên gọi khác như; tháp Lục Hiền, tháp Bhah Dhat...

Trong thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học đã phát hiện tấm bia khắc chữ Phạn

ghi rõ tháng 814 tương ứng với năm 892 (sau CN) ở chùa cạnh tháp.

Tháp Vĩnh Hưng được dựng trên một doi đất, chân tháp hình chữ nhật, một

cạnh dài 5,6m; cạnh kia dài 6,9m, cao 8,9m xây bằng gạch ghép khít lại (không

nhìn thấy vữa kết dính). Tháp có cấu trúc khá đơn giản, có một gian hình chữ nhật,

tường dày, nóc cao uốn thành vòm với một cửa chính. Trong tháp có: một bàn tay

tượng thần bằng đồng; một phần thân dưới của tượng nữ thần; tượng nữ thần bằng

đá xanh; tượng nữ thần Brahma mặt bằng đồng; đầu tượng Phật bằng đồng... và

một số vật thờ khác.

Mỗi ngày nhà sư trong chùa tháp tụng kinh hai lần bằng tiếng Việt vào lúc

4 giờ sáng và 4 giờ chiều. Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức giỗ lớn tại tháp

vào ngày 15 tháng giêng âm lịch. Đây là dịp có đông Phật tử trong và ngoài tỉnh

đến cúng bái.

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Chùa Quan Đế

Vị trí: Chùa Quan Đế nằm ven sông Bạc Liêu, thuộc địa phận xã Vĩnh

Trạch, Tx. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Đặc điểm: Chùa Quan Đế là một kiến trúc đình chùa mang đậm bản sắc dân tộc

Hoa.

Người Hoa ở Bạc Liêu coi Chùa Quan Đế như một biểu tượng văn hoá của

dân tộc mình. Chùa được xây năm 1835, do ông chủ tô muối Châu Quai đứng ra

vận động đóng góp. Bên trong chùa còn giữ được khá nhiều bức hoành lớn. Một

số được các nghệ nhân người Hoa chạm khắc từ những năm 1865 - 1897. Ngoài ra

chùa Quan Đế còn có một án thư quí giá.

Page 49: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Chùa thờ Quan Vân Trường thời Tam Quốc. Trong điện thờ chùa Ông có

bức tượng Quan Công mặc giáp trụ uy nghi, hai bên là Quan Bình và Châu

Xương. Theo người Hoa ở Bạc Liêu, họ chọn thờ Quan Công bởi họ coi trọng chữ

tín trong làm ăn buôn bán, Chùa Ông là nơi họ đến cầu khẩn, thậm chí giao kèo

với nhau trong mua bán. Ngoài ra trong chùa còn thờ Thiên Hậu, Thần Tài. Chùa

Ông là một trong những điểm tham quan ở thị xã Bạc Liêu.

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Chùa Xiêm Cán

Vị trí: Chùa Xiêm Cán thuộc xã Hiệp Thành, Tx. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Đặc điểm: Chùa Xiêm Cán là một ngôi chùa của người Khmer, có kiến trúc

giống những ngôi chùa Khmer khác ở Trà Vinh và Sóc Trăng.

Được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor

của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các

hàng cột và cầu thang. Đối với chùa Khơ-mer, chánh điện thường quay về hướng

Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.

Bên trong chánh điện (hay còn gọi là sala) của chùa Xiêm Cán đã phản ánh

tính thẩm mỹ rất cao của người Khơ-me với những hoa văn độc đáo. Ở vị trí trung

tâm trên nóc sala trang trí hình ảnh đền Angkor Wat – nơi khởi nguồn của phong

cách kiến trúc Khơ-mer.

Quan sát trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những quái vật.

Theo triết lý của người Khơ-mer, đó là những thử thách đối với Phật tử trên bước

đường tu thành chánh quả. Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết

có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa

được loài vật nguy hiểm này.

Người Khơ-mer tu theo thuyết của Phật Thích Ca nhưng theo hướng của

Phật giáo Tiểu Thừa nên trong Chánh điện thờ Phật Thích Ca là chính. Một điều

đặc biệt nữa là xung quanh 4 bức tường của chánh điện bày trí rất nhiều hình vẽ

giải thích quá trình tu hành khổ luyện của Đức Phật từ lúc sinh ra, đến lúc làm

Thái tử cho đến khi vào cõi Niết bàn. Đối diện chánh điện là cột trụ biểu, là hình

Page 50: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ ngụ ý rằng giáo lý

Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính

loài rắn đã thiện.

Ngày nay, người ta có thể cảm nhận được một sắc thái văn hóa đang phồn

thịnh và rất đặc trưng của người Khơ-mer đang từng ngày được gìn giữ, phát huy

nhằm làm đẹp, phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa Việt Nam

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Chiếc đồng hồ đá ở Bạc Liêu

Có lẽ cái đồng hồ đầu tiên đã xuất hiện ở Trung Hoa vào thời nhà Đường,

nhà Tống. Đó là chiếc đồng hồ nước (lậu hồ), rồi sau đó người ta dùng cát thay

cho nước (sa lậu). Mãi đến thế kỷ 15, phương Tây mới chế tạo đồng hồ máy chạy

bằng dây thiều (dây cót), quả lắc… Ở Việt Nam thì có đồng hồ đá, có lẽ là duy

nhất, đang được gìn giữ tại Bạc Liêu.

Chiếc đồng hồ đá này do kỹ sư Lưu Văn Lang chế tạo vào đầu thế kỷ 20.

Trong một bài viết đăng trên tạp chí Xưa & Nay (số 136, tháng 3-2003), tác giả

Nguyễn Minh Mẫn cho biết: Tỉnh bạc Liêu ở vị trí 9 độ 38 vĩ độ Bắc, và 105 độ 51

phút 54 giây kinh độ Đông, bác vật Lang dùng công thức lượng giác để tính ra độ

lồi của mặt nghiêng; đó là 130 độ để chọn điểm thiết kế chiếc đồng hồ này.

Đồng hồ xây bằng gạch tàu và xi măng cao khoảng 1m, rộng 0,8m, mặt

quay về phía Đông, gồm 3 phần. Phần giữa hình chữ nhật đứng, nhô ra phía trước,

hai mặt hai bên xây hình vuông, mỗi mặt khắc 6 chữ số La Mã theo hình vòng

cung, biểu thị số giờ. Ánh nắng chiếu xuống phần hình chữ nhật tạo ra vệt sáng

tối. Con số nào nằm giữa hai vệt này là số giờ lúc ấy. Nhược điểm của đồng hồ

này là không “vận hành” được khi trời râm, mưa và đêm tối.

Hiện nay đồng hồ đá nằm trong khuôn viên (phía sau dãy nhà giữa) Trung

tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu (số 84 đường Hai Bà Trưng, thị xã Bạc

Liêu), được Bảo tàng tỉnh tôn tạo, giữ gìn theo tinh thần bảo vệ di tích lịch sử văn

Page 51: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

hóa. Đây là điểm tham quan vừa được Công ty Du lịch Bạc Liêu đưa vào chương

trình tour của họ. Từ chợ đêm tới đồng hồ chỉ cách một đoạn đường.

Bác vật Lưu Văn Lang sinh ngày 5-6-1880 (mất ngày 3-8-1969) tại Tân

Phú Đông, Sa Đéc (Đồng Tháp). Ông học trường Chasseloup Laubat, năm 17 tuổi

đậu tú tài 2 của Pháp với số điểm xuất sắc, được học bổng sang Pháp học École

Centrale de Paris – nơi đào tạo kỹ sư lớn nhất nước này.

Năm 1904, ông tốt nghiệp kỹ sư hạng ưu (đứng thứ 3 trong số 250 người)

là kỹ sư đầu tiên của Nam bộ thời bấy giờ. Về nước, ông được nhà cầm quyền cử

sang Vân Nam (Trung Quốc) tham gia xây dựng tuyến đường xe lửa nối Trung

Quốc với Đông Dương. Ông thường xuống Bạc Liêu theo dõi các công trình xây

dựng và sau đó đã xây dựng chiếc đồng hồ đá này.

Lễ hội “Quán Âm Nam Hải”:

Quán âm Nam Hải giàu giá trị văn hóa tâm linh, diễn ra 3 ngày từ ngày 21 -

23/3 âm lịch hàng năm tại Khu Phật Bà Nam hải, phường Nhà Mát, TX Bạc Liêu.

Lễ hội thu hút rất đông đảo khách hành hương trong và ngoài tỉnh đến đây tham

quan, chiêm bái.

Lễ hội “Nghinh Ông Gành Hào”

Lễ hội Nghinh Ông với nghi thức ra khơi của hơn 300 tàu đánh cá đầy ấn

tượng, diễn ra ngày 10/3 âl tại Lăng Ông thị trấn Gành hào, huyện Đông Hải.

Lễ hội Dấu ấn đồng Nọc Nạng

Lễ hội “Đồng Nọc Nạng” diễn ra từ ngày 15 - 17/2 âm lịch tại khu di tích

Lịch sử Nọc Nạng tại thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai. Lễ hội để tri ân các bậc tiền

nhân đã đứng lên đấu tranh chống lại bọn cường hào cướp đất của nông dân trước

khi có Đảng.

Lễ hội “Dạ cổ hoài lang”

“Dạ cổ hoài lang” được diễn ra 3 ngày từ 13 -15/ 08 âm lịch hằng năm tại

Khu lưu niệm của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, phường 2, TXBL. Lễ hội diễn ra nhiều

hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, giao lưu đờn ca tài tử, hội chợ Thương mại –

Page 52: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

du lịch, ẩm thực Nam bộ … với sự tham gia của đông đảo du khách, đặc biệt là

giới văn, nghệ sĩ.

Lễ hội Ok Om Bok

Đây là lễ cúng trăng được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch của dân tộc

Khmer, nhằm tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng. Người Khmer coi mặt trăng là vị thần

điều động mùa màng trong năm, đồ cúng chính là món cốm dẹp. Trong dịp lễ này

người Khmer còn tổ chức hội đua ghe ngo truyền thống rất tưng bừng và náo

nhiệt.

Nghệ thuật

Về nghệ thuật ở Bạc Liêu phải kể đến những nét đặc sắc đó là cố nghệ sỹ

Cao Vân Lầu với bài “ dạ cổ hoài lang”, nói thơ Bạc Liêu, hò trên sông nước. Đặc

biệt dạ cổ hoài lang đã làm rung động lòng người Việt Nam trong và ngoài nước,

đã tồn tại và phát triển theo dòng thời gian. Phong trào ca cổ nhạc tài tử ở Bạc

Liêu có đủ các yếu tố để tổ chức ca Huế trên sông Hương.

Đờn ca tài tử:

Đầu thế kỷ XX, ở Nam Bộ đã hình thành nhiều nhóm ca nhạc hoạt động

dưới hình thức tài tử và nhanh chóng phát triển khắp lục tỉnh Nam kỳ. Các nhóm

này hình thành nhiều trường phái do đặc thù của mỗi vùng, miền, chủ yếu là nhóm

miền Đông và nhóm miền Tây. Ở Bạc Liêu có Ông Nhạc Khị và Sƣ Nguyệt

Chiếu. Các ông và học trò của mình đã ra sức nghiên cứu, canh tân, hiệu đính các

bài nhạc lễ cổ truyền, cải biên các bài bản của ca Huế, tiếp thu các giá trị đặc sắc

của âm nhạc dân gian vùng miền, để tạo nên loại hình âm nhạc có giai điệu và nội

dung phù hợp với ngôn ngữ, phong cách, tâm hồn, tình cảm của người dân Nam

Bộ.

Nhạc Khị là người đã đứng ra thành lập Ban nhạc lễ. Đây là Ban nhạc lễ

đầu tiên trên vùng đất Bạc Liêu. Ông là một người khuyết tật nhưng là một nghệ

nhân nhạc lễ có tài và có phong cách tài tử. Ông Nhạc Khị được giới nghệ sĩ cổ

nhạc tôn làm Hậu tổ. Phong trào nhạc lễ ở Bạc Liêu được hình thành trong một

thời kỳ đen tối của đất nước, nước mất, nhà tan, dân tộc lầm than, Nhạc Khị đã có

Page 53: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

công lớn trong việc đào tạo đội ngũ nhạc sĩ kế thừa và sáng tác các bài bản cổ

nhạc để tuyên truyền, cổ suý cho các phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Đồng thời

Ông có công trong việc canh tân, hiệu đính 20 bản tổ và là tác giả của 4 bản nhạc

mà giới cổ nhạc Nam bộ gọi là Tứ bửu: Ngự giá đăng lâu, Minh hoàng thưởng

nguyệt, Ái tử kê và Phò mã giao duyên. Mọi hoạt động của Ông là làm sao để

phong trào đờn ca tài tử ở Bạc Liêu hơn hẳn các địa phương khác. Hơn không chỉ

về phong trào, bài bản mà phải nổi tiếng về đờn giỏi, hát hay, trình diễn điêu

luyện. Ông thường căn dặn các học trò : “ Chơi đờn ca tài tử là coi như ra trận, hễ

ca sai lời, sai nhịp, sai giọng, đờn sai nhạc, sai nhịp là coi như không phải là đờn

ca tài tử”

Bên cạnh Nhạc Khị, một người có công trong việc truyền bá nhạc lễ và

nhạc tài tử ở Bạc Liêu là Sƣ Nguyệt Chiếu. Có người cho rằng, Ông là thành viên

của phong trào Cần Vương, ẩn tu để hoạt động bí mật chống Pháp. Ông đã cùng

với Nhạc Khị hiệu đính, chỉnh tu bảy bản Bắc Lớn làm nòng cốt cho hoạt động

nhạc lễ Nam bộ. Chính 2 ông Nhạc Khị và Sư Nguyệt Chiếu là những người đặt

nền móng đầu tiên cho hoạt động nhạc lễ Bạc Liêu và âm nhạc tài tử của Bạc Liêu

sau này.

Ban đầu Ban nhạc lễ chỉ gồm những thầy đờn, nhưng ít lâu sau, Ban nhạc

bổ sung thêm người biết ca để thực hiện thêm phần ca diễn. Cao Văn Lầu là một

trong những học trò xuất sắc của Nhạc Khị. Thời gian sau này, tiếp nối sự nghiệp

của thầy, Ông Cao Văn Lầu cùng với các bạn đồng môn của mình đứng ra thành

lập Ban đờn ca tài tử Bạc Liêu. Nội dung phục vụ của Ban nhạc lúc này rất đa

dạng, đáp ứng các nhu cầu khác nhau về đờn nhạc lễ cũng như thoả mãn các nhu

cầu văn nghệ của gia chủ trong các đám tiệc tùng, liên hoan, tiếp tân, khánh tiết…

Thời điểm này, Ban nhạc có kết hợp với hình thức ca ra bộ. Các bài ca phổ biến

trong giai đoạn này là bài Bùi Kiệm thi rớt (Tứ đại oán), Ông Trượng - Tiên bửu

(Xuân tình), Tô Huệ chức cẩm hồi văn (Nam ai), Bá Lý Hề (Văn Thiên Tường),

bài Dạ cổ hoài lang nhịp đôi…

Page 54: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Thập niên 30 của thế kỷ XX, hoạt động đờn ca tài tử ở Bạc Liêu phát triển

rất mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Tiếng vang của phong trào lan rộng khắp

các tỉnh thành Nam bộ. Các nghệ nhân đờn ca tài tử Bạc Liêu xuất hiện ngày càng

nhiều và ngày càng nổi bật trong giới đờn ca tài tử Nam bộ, nhiều người đã trở

thành nghệ sĩ chuyên nghiệp và hầu hết đều do Nhạc Khị đào tạo như : Sáu Lầu,

Cai Đệ, Mười Khói, Ba Chột, Tư Bình, Hai Tài, Trịnh Thiên Tư, Mộng Vân, Năm

Nhỏ, Lý Khi, Tư Quận, Hai Tố, Năm Phát, Chín Khánh, Sáu Gáo, Mộc Thái,

…hoặc do Sư Nguyệt Chiếu rèn luyện như: Nghệ sĩ Lư Hoà Nghĩa, Sanh Xía,

Chín Quy, Thiện Ý, Thiện Ngộ, Thiện Thành…

Thời gian này, ở Bạc Liêu phổ biến chủ yếu là 20 bài bản tổ mà Nhạc Khị

và Sư Nguyệt Chiếu có công canh tân, hiệu đính. Ngoài ra các nghệ sĩ Bạc Liêu

còn đóng góp hàng trăm bản nhạc từ nhạc bản cũ đặt lời mới. Điểm nổi bật là các

nhạc sĩ Bạc Liêu thế hệ thứ hai như Ba Chột, Trịnh Thiên Tư, Sáu Lầu, Năm

Hưng, Năm Nghĩa, Tư Bình, Mộng Vân, Ba Khi, Hai Thơm, ngoài việc đặt lời

mới cho các bản nhạc còn cất công sáng tác hàng trăm bài bản mới (cả nhạc lẫn

lời) nổi tiếng và phổ biến khắp lục tỉnh Nam kỳ.

Năm 1919, bản “Dạ cổ hoài lang” nhịp 2 của nghệ sĩ Cao Văn Lầu ra đời.

Từ nỗi niềm riềg tư của một đôi vợ chồng trẻ, “Dạ cổ hoài lang” đã trở thành nỗi

niềm chung được các nghệ nhân và đông đảo công chúng mộ điệu đón nhận.

Chính dòng chảy của Bài Dạ cổ hoài lang có xuất xứ từ Bạc Liêu bắt đầu từ nhịp

2, rồi mở rộng ra nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32 và nhịp 64 đã mở ra một trào lưu

sáng tác mới, mở đường cho các nghệ nhân, nghệ sĩ thể hiện dấu ấn của mình qua

phong cách trình diễn; đồng thời định hình cho một dòng chảy âm nhạc cổ truyền

của dân tộc xuyên suốt trong lịch sử âm nhạc nước nhà, đó là vọng cổ. Bản vọng

cổ nhanh chóng trở thành bài ca chủ chốt trong hoạt động đờn ca tài tử và sân

khấu cải lương Nam bộ cho đến tận ngày nay. Bài Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao

Văn Lầu đã thực sự đánh dấu công cuộc khai phá vùng đất cổ nhạc Nam bộ. Theo

nhà văn Sơn Nam, vào thời điểm đó ở Tiền Giang, Sa Đéc, Cần Thơ, Bến Tre, Gò

Công cũng có vài nghệ nhân sáng tác nhiều bài phổ biến ở địa phương nhưng cũng

Page 55: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

chỉ tồn tại được vài năm nhưng trường hợp của nhạc sĩ Cao Văn Lầu như diều thả

lên trời cao liền gặp cơn gió lộng.

Khi bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1919 thì không những ở Bạc Liêu mà cả

vùng đất Nam bộ, phong trào đờn ca tài tử cũng như sân khấu cải lương càng lúc

càng phát triển mạnh mẽ. Đến năm 1935 ở Việt Nam công nghệ đĩa hát bắt đầu

xuất hiện đã tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nghệ sĩ mang lời ca tiếng đờn của

mình vang vọng trong Nam ngoài Bắc. Lúc này trong phong trào đờn ca tài tử

hình thành lối trình diễn kỹ xảo cá nhân, các nghệ nhân, nghệ sĩ có nhu cầu tạo

dấu ấn của mình rõ nét hơn trong tác phẩm mà mình trình diễn. Chất giọng và làn

hơi của ca sĩ cũng như cách nhấn, nhá, vuốt, kéo các ngón đờn của nghệ nhân

ngày càng thể hiện nhuần nhuyễn. Trong giai đoạn sau này, ngoài các bài bản tổ,

còn có các sáng tác mới như “Dạ cổ hoài lang” nhịp 2, “Văng vẳng tiếng chuông

chùa” nhịp 8, “Tôn Tẫn giả điên”, “Sầu vương biên ải” nhịp 16, tân cổ giao duyên

“Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà”, “Chuyện tình Lan và Điệp” nhịp 32… đã một thời

làm ngất ngây lòng người. Giới mộ điệu Bạc Liêu rất có ấn tượng với lối ca phá

đờn, lướt nhịp của nghệ sĩ Bảy Cao; lối ca buồn đến não lòng của nhạc sĩ Cao Văn

Lầu; lối ca cuối câu mùi mẫn, ngọt ngào như rót mật vào tim của nghệ sĩ Lư Hoà

Nghĩa… Thậm chí đối với người mộ điệu chỉ cần một giọng ca hay, một cây đờn

độc đáo như cây đờn ghi ta phím lõm thì người nghệ sĩ Bạc Liêu có thể biểu diễn

phục vụ người nghe thâu đêm suốt sáng.

Các buổi trình diễn đờn ca tài tử ở Bạc Liêu rất phong phú, trong 20 bản tổ,

trừ bảy bài nhạc lễ, các nghệ sĩ thường mở đầu bằng sáu bản Bắc (Lưu thuỷ, Phú

lục, Bình bán, Xuân tình ,Tây thi, Cổ bản) rồi dần dần chuyển sang các bản Nam

(Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung) sau đó là các bản Oán ( Phụng hoàng, Phụng

cầu, Giang nam, Tứ đại), cuối cùng là các nhạc bản do người Bạc Liêu sáng tác

như Ngự giá đăng lâu, Minh hoàng thưởng nguyệt, Phò mã giao duyên, Ái tử kê,

Bắc man tấn cống, Dạ cổ hoài lang, Liêu giang, Ngũ quan, Tứ bửu liêu thành…

Trong quá trình hòa đờn, phối khí hay minh hoạ trong các bài ca tài tử, giới đờn ca

tài tử Bạc Liêu luôn thể hiện phong cách độc đáo của riêng mình. Có nhiều kiểu

Page 56: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

lên dây đờn khác nhau như dây Rạch giá, dây Ngân vang, dây Tố Lan, dây Mỹ

Châu… nhưng giới đờn ca tài tử Nam bộ không thể nào quên ngón đờn và cách

lên dây độc đáo ở Bạc Liêu. Cách lên dây đó, nhiều người gọi đó là dây đờn Bạc

Liêu. Nhiều người mộ điệu cũng rất ấn tượng với âm thanh của cây đàn sến ba dây

do nghệ sĩ Ba Chột của Bạc Liêu sáng tạo ra. Đáng tiếc rằng cây đàn này đến nay

không còn nữa.

Nói thơ Bạc Liêu

Làn điệu nói thơ Bạc Liêu được nghệ nhân Thái Đắc Hàng sáng tạo vào

năm 1946 tại ấp Bàu Tròn, Xã Tân Hưng Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Bạc Liêu

cũ.

Ông Thái Đắc Hàng tham gia cách mạng năm 1945, đầu tiên là dạy học,

sau đó phân công làm cán bộ thông tin tuyên truyền xã Viên An, rồi làm đội phó

Đội Thông tin lưu động huyện Ngọc Hiển. Từ đây, với môi trường thích hợp cộng

với vốn có năng khiếu âm nhạc và tấm lòng say mê đờn ca tài tử, ông có dịp cống

hiến nhiều hơn cho phong trào văn hóa văn nghệ tỉnh nhà. Thời điểm này, phong

trào văn nghệ cả nước hết sức sôi nổi, nhất là giới thanh niên. Ở Bạc Liêu, đặc biệt

trong vùng kháng chiến, phong trào văn nghệ đang trong thời kỳ phát triển, bài ca

vọng cổ lại được nhiều người ưa thích và đang được phổ biến rộng rãi trong công

tác tuyên truyền. Song trong thời điểm này, để định hướng cho hoạt động văn hóa

văn nghệ trong thời chiến, đã có ý kiến cho rằng bài ca vọng cổ là bài ca có nội

dung ủy mỵ, sướt mướt không phù hợp với tinh thần chiến đấu của cách mạng, dễ

làm xiêu lòng các chiến sĩ vệ quốc Đoàn.

Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc (11/1946), Sở Thông tin Nam bộ đã nhanh

chóng triển khai chủ trương của hội nghị rộng rãi trong cán bộ và nhân dân. Phong

trào ca vọng cổ ở Nam bộ tạm thời lắng xuống. Sau đó Chi hội văn nghệ Nam bộ

nhận định : Từ nội dung cách mạng, chúng ta có thể cải tạo, biến đổi các hình thức

văn nghệ cũ trở nên tiến bộ và nghiên cứu, sử dụng các hình thức khác của văn

nghệ dân tộc để chứa đựng nội dung mới một cách đầy đủ”. Điều này đã khích lệ

Thái Đắc Hàng ấp ủ một ý định…

Page 57: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Vào một buổi trưa, tại trụ sở Đội thông tin lưu động huyện Ngọc Hiển, ấp

Bàu Tròn, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Bạc Liêu cũ. Ông Thái Đắc

Hàng ngồi với cây đàn măng-đô-lin làm bật lên những giai điệu. Khi giai điệu cơ

bản được định hình, tiếng đàn măng-đô-lin đã làm cho ông Phi Bằng – đội trưởng

Đội Thông tin tuyên truyền huyện đang nằm võng nghỉ trưa phía sau nhà bất chợt

tỉnh giấc. Ông Thái Đắc Hàng lúc này mới bày tỏ ý định của mình cùng người Đội

trưởng. Nghe qua, ông Phi Bằng thuận ý ngay và ngỏ ý hợp tác viết lời cho giai

điệu mới này. Bài thơ “Lấy chồng chiến sĩ” của Phi Bằng ra đời, được hai ông

chọn làm lời ca đầu tiên cho giai điệu mới mà ông Thái Đắc Hàng vừa soạn. Sau

này, được lưu truyền rộng rãi, mọi người còn gọi đó là bài “Mười thương”.

Bài thơ “Lấy chồng chiến sĩ ” nội dung như sau :

Má ơi ! Con chửa muốn chồng (1)

Con chờ chiến sĩ thành công đón chàng (2)

Đời nay chiến sĩ hiên ngang(3)

Đánh Tây giỏi quá nghĩ càng thêm thương (4)

Một thương chiến sĩ xa đường(5)

Hai thương chiến sĩ can trường hơn Tây(6)

Ba thương lặn lội bùn lầy(7)

Bốn thương súng nóp cả ngày nặng vai(8)

Năm thương khổ cực chẳng nài(9)

Sáu thương lễ phép mặt mày hân hoan(10)

Bảy thương bảo vệ giang san(11)

Tám thương cứu nước gian nan nhọc nhằn(12)

Chín thương gươm báu tay cầm(13)

Mười thương chiến thắng thương thầm má ơi!(14)

(Má ơi …chiến sĩ (con) thương thầm!)(15)

Vừa mới ra đời điệu nói thơ Bạc Liêu đã đáp ứng được sự mong mỏi của

người.Khi mới ra đời, tác giả Thái Đắc Hàng dùng cây Măng-đô-lin để đệm đàn

nên chưa thật sự hấp dẫn, về sau tác giả và nhiều nghệ nhân khác chuyển sang

Page 58: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

dùng cây đàn ghi ta phím lõm, làn điệu nói thơ Bạc Liêu trở nên hấp dẫn hơn

nhiều bởi đạt được độ “mùi”, nhất là tạo được giai điệu “hò xang” của bài ca vọng

cổ vốn từ lâu đã ăn sâu vào tình cảm của mọi người. Nhiều người còn sử dụng

nhiều nhạc cụ khác nhau như đàn bầu, đàn cò, đàn kìm… để đệm đàn cho điệu nói

thơ. Làn điệu nói thơ đã nhanh chóng lan tỏa khắp các tỉnh thành Nam bộ, ở đâu

điệu nói thơ cũng được sự trân trọng và hoan nghênh nhiệt liệt.

Năm 1951 đại hội Đảng họp tại Việt Bắc đưa ra chủ trương: Cần khai thác

vốn cổ văn nghệ dân tộc. Chủ trương này đã làm cho bài ca vọng cổ hồi sinh trở

lại, làn điệu nói thơ lúc này cũng song hành với bài vọng cổ theo chân các chiến sĩ

giải phóng đi khắp các chiến trường, đưa đường lối chủ trương của Đảng, chính

sách pháp luật của chính quyền cách mạng đến với đồng bào, chiến sĩ. Một số bài

nói thơ nổi tiếng lúc bấy giờ như Tấm áo chiến sĩ, Tẩy chay giấy bạc xen xanh,

Động vi dân tịnh vi binh, Nam kỳ khởi nghĩa, Khuyên chồng ra mặt trận , Đám

cưới, Quê hương Bạc Liêu, Binh vận, Tăng gia sản xuất, chống mù chữ…

Không dừng lại ở những bài thơ dân gian và diễn xướng dân gian, “Nói thơ Bạc

Liêu” đã bước lên sân khấu. Năm 1970 nhạc sĩ Liên Xô An-tô-ni Bu-Xcôp đã

mượn làn điệu nói thơ Bạc Liêu để mở đầu cho một vở kịch ca ngợi những thắng

lợi của quân và dân ta.

Sau khi đất nước thống nhất, nhạc sĩ Phan Nhân đã phát triển một số chi tiết

“nhạc láy” và lối thơ 6 - 8 của làn điệu nói thơ Bạc Liêu thành một ca khúc nổi

tiếng “Trên quê hương Minh Hải”. Sau ca khúc này, đã mở ra phong trào đưa làn

điệu nói thơ Bạc Liêu vào trong tác phẩm âm nhạc hiện đại.Một số bài ca tân nhạc

mang âm hưởng của làn điệu nói thơ Bạc Liêu tiếp tục ra đời: ”Bông điên

điển”,”Trở lại Bạc Liêu”, ”Cô gái Sài gòn đi tải đạn”...

Điệu nói thơ Bạc Liêu đang bị mai một, môi trường ca diễn hầu như đã

không còn trên thực tế, hình thức tập hợp quần chúng để cổ động như thời kỳ

chiến tranh không còn thích hợp nữa, hơn nữa các bài thơ lục bát dùng cho nói thơ

Bạc Liêu thường là những bài thơ dài mà cuộc sống nhộn nhịp của xã hội hiện đại

không có thời gian để cho làn điệu nói thơ thể hiện. Do đó để tiếp tục tồn tại điệu

Page 59: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

nói thơ Bạc Liêu đã tìm cách biến hoá, thay đổi, thâm nhập vào nhiều lĩnh vực. Từ

dân gian điệu nói thơ đã bước vào âm nhạc hiên đại, nhảy lên sân khấu ca kịch cải

lương, điện ảnh, quảng cáo...Trong thực tế, làn điệu này chỉ còn tồn tại trong ký ức

của những người già; giới trẻ Bạc Liêu ít người còn biết đến làn điệu này. Tuy

nhiên với bản chất là làn điệu dân ca dân gian được sản sinh ra trong vùng đất Bạc

Liêu giàu truyền thống nghệ thuật nên điệu nói thơ Bạc Liêu tiếp tục được dân

gian nuôi dưỡng và cố gắng tự cách tân để tồn tại theo dòng chảy của âm nhạc dân

tộc.

Hò chèo ghe

Hò chèo ghe Bạc Liêu là một làn điệu dân ca mang hình thức diễn xướng

của cư dân Bạc Liêu hình thành trong môi trường chèo xuồng, ghe trên sông nước

có từ thời khẩn hoang nhằm gửi gắm tình cảm, bày tỏ nỗi lòng của mình cho con

người và thiên nhiên .

Trong dân ca Bạc Liêu thì hò Bạc Liêu (chủ yếu là hò chèo ghe) chiếm vị

trí rất quan trọng trong kho tàng văn học dân gian của vùng đất trẻ này. Tiếp xúc

với những nghệ nhân cao tuổi hoặc tham khảo nhiều tư liệu về hò, sẽ thấy rằng

giọng hò Bạc Liêu xuất hiện gần như cùng lúc với giọng hò Đồng Tháp, Bến Tre,

Trà Vinh, hò sông Hậu… vì có xuất xứ cùng gắn liền với quá trình phiêu bạt

ngược xuôi trong hệ thống sông ngòi chằng chịt vùng Đồng bằng sông nước Cửu

Long.

Trong cuộc Nam tiến, nhiều dòng người từ các nơi đã đến vùng đất mới này

sinh cơ lập nghiệp, trên bước đường chinh phục hoang vu, từ những chiếc ghe bầu,

ghe chài, tam bản, xuồng ba lá…, hành trang mang theo của những cư dân mới có

cả những câu hò, điệu lý… làm chỗ dựa tinh thần trên bước đường xa xứ. Trên

bước đường bôn ba, lênh đênh sông nước, những hành trang tinh thần này được

các tiền nhân sáng tác, phổ biến, cách tân cho phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Thậm chí vùng đất Bạc Liêu thực tế đã lưu hành nhiều loại hò của cả vùng Đồng

bằng sông Cửu Long như hò sông Hậu, hò Bến Tre, hò Trà Vinh, hò Vĩnh Long,

Page 60: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

nhưng mỗi loại hò khi được sử dụng đều có pha trộn, giao thoa tiết tấu hay giai

điệu để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế.

Hò chèo ghe Bạc Liêu có 2 loại là hò đơn lẻ và hò đôi.

Hò đơn lẻ là loại hò suông. Trong thời kỳ đầu khẩn hoang đến đầu thế kỷ

XX giọng hò chèo ghe Bạc Liêu thường xuất hiện trên các ghe, xuồng xuôi ngược

trên các dòng sông như Gành Hào, Cái Tàu, Bảy Háp, sông Trẹm U Minh… hoặc

thịnh hành ở các bến sông có nhiều con đò ngang, đò dọc. Giai đoạn này hò chèo

ghe Bạc Liêu chủ yếu là hò đơn. Hò đơn có 2 giọng là hò chậm và hò nhanh. Câu

hò của lối hò chậm thường chỉ là một câu ca dao lục bát hoặc lục bát biến thể

ngắn. Nội dung hò đơn lẻ hầu hết mang tính tự sự, gửi gắm tâm trạng xa xôi với

thiên nhiên .Giọng hò mênh mang, chậm rãi trải dài trên sông nước rồi lan toả, tan

biến trong không gian vô tận. “Hò ơ… Bạc Liêu là xứ quê mùa – Dưới sông cá

chốt (ơ ơ ơ) trên bờ Triều Châu (ơ ơ). Nội dung giọng hò nhanh tuy vẫn mang tính

tự sự nhưng có chủ ý, có đối tượng cụ thể để gửi gắm tâm trạng, thời gian hò

nhiều hơn, một phần nhắn nhủ cho con người, một phần gửi vào thiên nhiên sông

nước vô tận để san sẻ nỗi lòng. Câu hò gồm một hoặc nhiều câu song thất lục bát

hay lục bát biến thể dài để có đủ dung lượng ngôn ngữ mà bày tỏ nỗi lòng. Lời kể

đều có ngân hơi (ờ ờ). Hơi hò đầu cần cao giọng (ơ ớ ơ )và hơi hò sau ngang giọng

một chút (ơ ơ ơ). Giai điệu và tiết tấu nhạc cũng như lời kể nhanh hơn phù hợp với

điều kiện con nước chảy nhanh, ghe xuồng đi nhanh hơn

Lối hò thứ hai là hò đôi. Sau cách mạng tháng Tám, cả nước bước vào cuộc

kháng chiến 9 năm chống Pháp, vùng đất Bạc Liêu là căn cứ cách mạng vững

chắc, giọng hò chèo ghe Bạc Liêu vẫn tiếp tục thịnh hành và phát triển, giọng hò

lúc này không còn mang tính tự sự đơn giản nữa mà mang đậm nét trữ tình, giao

lưu, trao đổi tình cảm, hình thức hò nhanh chóng trở thành sinh hoạt tập thể như

đối đáp, huê tình và được nâng lên thành hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ của

cộng đồng. Hò đối đáp chậm: Nam: “Hò ơ ớ ơ… Gió năm non thổi lòn hang chuột

– Tui thấy cô Ba chèo xuồng (ờ ờ) đứt ruột … đứt gan (ơ ơ) – Nữ: Hò ơ ớ ơ… Gió

năm non thổi lòn hang chuột – tui thấy anh chèo xuồng (ờ ờ) tui cũng đứt ruột …

Page 61: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

bầm gan (ơ ơ). Hò đối đáp nhanh: Nữ: “ Hò ơ ớ ơ …Thấy anh hay chữ, em hỏi thử

đôi lời - Sao trên trời mấy cái, nhái ngoài ruộng mấy con, đất Ba Xuyên một mẫu

mấy sào (ơ ờ) - Hò ơ ớ ơ ơ… Anh mà đối đặng…, gái má đào thương anh (ơ ơ)” -

Nam: “Hò ơ ớ ơ … Thấy em đố tức, anh nói phức cho rồi - Sao trên trời sao vua

chín cái, nhái ngoài ruộng bắt cặp hai con, đât Ba xuyên một mẫu mười sào (ơ ờ) -

Hò ơ ớ ơ ơ… Anh đà đối đặng… gái má đào tính sao? (ơ ơ)”

Hò chèo ghe Bạc Liêu có những nét tương đồng và giống với tiếng hò sông Hậu

song phần lấy hơi hò ( ơ ớ ơ ơ ơ) của Sông Hậu thường kéo dài hơn để phù hợp

với điều kiện sông nước mênh mông trên dòng sông Hậu và không nhiều tiếng

ngân hơi ờ ơ như hò Bạc Liêu.

Vào những năm 1960, phương tiện giao thông thuỷ từ chèo được thay bằng

phương tiện cơ khí nên giọng hò chèo ghe Bạc Liêu từ từ thưa dần, ít xuất hiện

trên các sông rạch. Tuy không còn thịnh hành trong thực tế nhưng nhiều nghệ

nhân, nghệ sĩ đã tìm cách đưa làn điệu hò chèo ghe lên bờ thành hò ru khi tiếng ru

đã cạn hoặc bước vào lĩnh vực âm nhạc hoặc lên sân khấu tham gia vào nhiều loại

hình nghệ thuật khác.

Ngày nay trong điều kiện phát triển của xã hội hiện đại, hò chèo ghe hầu

như không còn tồn tại trong thực tế, môi trường hò đã bị thu hẹp, điều kiện sông

nước thuận lợi cho các sinh hoạt chèo ghe, xuồng hầu như không còn. Từ đó làn

điệu hò cũng mai một dần, hầu như chỉ tồn tại trong ký ức của con người mà chủ

yếu là ký ức của những người lớn tuổi. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, hò chèo

ghe Bạc Liêu đã thâm nhập vào nhiều bộ môn nghệ thuật khác, hò chèo ghe thâm

nhập vào vọng cổ, tân nhạc, điện ảnh… thể hiện trên các đĩa CD, VCD, hoặc tham

gia vào hoạt động sân khấu hoá, quảng cáo... trên sóng phát truyền hình …Sự tồn

tại và biến đổi phù hợp theo hoàn cảnh xã hội này của hò chèo ghe đều mang tính

dân gian, tự phát. Với những nét gần gũi, trữ tình và với chủ trương bảo tồn phát,

huy giá trị văn hoá truyền thống, hy vọng rằng hò chèo ghe Bạc Liêu sẽ được bảo

tồn, phát huy và thích ứng với cơ chế thị trường, phục vụ cho yêu cầu phát triển

của đất nước.

Page 62: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

2.1.3. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du lịch của tỉnh Bạc Liêu:

2.1.3.1. Cơ sở lƣu trú

Về hệ thống khách sạn:

Toàn tỉnh hiện có 18 khách sạn với 400 phòng, trong đó có 100 phòng đạt

tiêu chuẩn phòng quốc tế( các phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế` ở đây mới tạm xếp

theo các tiêu chuẩn phòng có máy lạnh, tivi, điện thoại, tủ lạnh, nước nóng…)

Trong đó khách sạn Bạc Liêu thuộc công ty cổ phần khách sạn Bạc Liêu

đạt tiêu chuẩn 3 sao với 53 phòng, trong đó có 47 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra các khách sạn khác có quy mô vừa và nhỏ, từ 20 phòng đến 30 phòng.

Các khách sạn chủ yếu phân bổ ở nội ô thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi (kế cận

thị xã Bạc Liêu). Hầu hết các khách sạn ở khu vực Bạc Liêu đều mới tiến hành cải

tạo nâng cấp và xây dựng mới, nhưng nhìn chung hệ thống khách sạn Bạc Liêu đã

đáp ứng nhu cầu về số lượng, nhưng quy mô còn nhỏ chưa chú ý về mặt cảnh

quan, kiến trúc để đảm bảo tính hiện đại nằm trong bản sắc dân tộc và những nét

đặc sắc về sinh thái của vùng, chưa gắn được những nhu cầu lưu trú với các nhu

cầu về giải trí, sinh cảnh cho du khách…Chất lượng phục vụ ở các cơ sở lưu trú

còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách. Điều đáng lo ngại là sự phát triển

ồ ạt của các nhà trọ những năm qua, gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh

doanh của khách sạn, tạo thế cạnh tranh không lành mạnh, thiếu lành mạnh giữa

nhà trọ và khách sạn.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 41 cơ sở nhà trọ, với 516 phòng nghỉ (có

72 phòng máy lạnh). Trong đó thị xã Bạc Liêu 28 cơ sở, huyện Vĩnh Lợi 3 cơ sở,

huyện Gía Rai 6 cơ sở, huyện đông Hải 3 cơ sở, huyện Phước Long 1 cơ sở.

Gía phòng khách sạn bình quân:

- Loại phòng quốc tế: 30 USD/ngày.

- Loại phòng nội địa: 100.000- 250.000đ/ngày.

- Gía phòng nhà trọ từ: 50.000- 80.000đ/ngày.

Bảng 1: Cơ sở lƣu trú của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2001-2009

Page 63: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Đơn

vị

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Số cơ

sở

Cơ sở 10 10 12 13 20 20 19 17 18

Số

phòng

phòng

240 240 288 308 370 370 384 361 400

Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu

Về hệ thống nhà hàng ăn uống:

Toàn tỉnh hiện có 27 nhà hàng, bao gồm 5 nhà hàng trong khách sạn và 22

nhà hàng độc lập, với tổng sức chứa 6000 ghế. Trong đó:

Công ty cổ phần du lịch quản lý 2 nhà hàng, với tổng sức chứa 500 ghế.

Công ty cổ phần khách sạn quản lý 1 nhà hàng với sức chứa 1000 ghế.

Nhà khách tỉnh uỷ quản lý 2 nhà hàng với sức chứa 400 ghế.

Các doanh nghiệp tư nhân quản lý 22 nhà hàng với tổng sức chứa 4.100

ghế.

Ngoài số nhà hàng đăng ký kinh doanh theo doanh nghiệp trên, Bạc Liêu

còn có mạng lưới các quán ăn uống với quy mô nhỏ từ 20-50 ghế/1 quán. Bán các

món ăn theo mọi giá tuỳ theo khả năng và nhu cầu của khách. Toàn tỉnh có khoảng

800 hộ loại này.

Nhìn chung các nhà hàng ở Bạc Liêu hiện cơ bản đáp ứng được “nhóm

hàng ăn uống” trong kinh doanh du lịch. Món ăn uống tương đối phong phú, hấp

dẫn có nhiều món ăn đặc sản của tỉnh.

Những năm qua việc kinh doanh nhà hàng ăn uống chủ yếu là tập trung trên

địa bàn thị xã Bạc Liêu và những vùng lân cận dọc theo quốc lộ 1A. Các nhà hàng

ăn uống chủ yếu là kinh doanh tổng hợp, phục vụ tiệc cưới, liên hoan, sinh nhật,

hội nghị và kết hợp kinh doanh với đặc sản.

Trong hoạt động này tư nhân chiếm tỷ trọng 85 % về số lượng và trên 60%

số ghế phục vụ. Trên địa bàn tỉnh chưa có nhà hàng chuyên kinh doanh đặc sản, ăn

Page 64: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

uống chủ yếu là phục vụ khách địa phương, khách ngoài tỉnh đến du lịch còn rất ít,

lực lượng đầu bếp chưa chuyên nghiệp…

Bảng 2: Số lƣợng nhà hàng của tỉnh Bac Liêu giai đoạn 2001-2009

ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Số

nhà

hàng

sở

15 17 17 22 25 26 26 27 27

Số

ghế

Chỗ 2500 3100 3100 4000 5500 5700 5700 6000 6000

Công

suất

phòng

% 70 75 70 70 60 65 60 60 55

Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu

2.1.4. Kết cấu hạ tầng:

Đây là một nguồn lực, một điều kiện quan trọng để phát triển du lịch. Kết

cấu hạ tầng đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển và ngược lại.

2.1.4.1. Giao thông vận tải:

Đường bộ: trục giao thông chiến lược quốc lộ 1A xuyên qua tỉnh đang được

mở rộng và nâng cấp. Cầu Cần Thơ đã khánh thành, tạo điều kiện nối liền Bạc

Liêu với TPHCM và các tỉnh. Giao thông từ tỉnh đi các huyện và giao thông liên

huyện, liên xã đang từng bước được đầu tư.

Page 65: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Đường thuỷ: là giao thông quan trọng của vùng sông nước Bạc Liêu. Nhiều

tuyến đường thuỷ đã được nạo vét, giải tỏa thông thoáng. Nhiều loại phương tiện

của nhiều thành phần kinh tế đang tham gia vận chuyển đưa đón hành khách.

Sân bay dân dụng Bạc Liêu: đang được huy hoạch để đầu tư nhằm phục vụ

nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hoá.

2.1.4.2. Hệ thống cung cấp điện nƣớc:

Lưới điện quốc gia đã về đến 100% các huyện lỵ. Đến cuối năm 2005 đã

đưa tới 61/61 xã (chiếm 100%)và số hộ dùng điện toàn tỉnh tăng từ 48% năm 2001

lên 97% năm 2009.

Nước sinh hoạt chủ yếu được sử dụng từ nguồn nước ngẩm cách mặt đất từ

80-130m, những giếng bơm công nghiệp có độ sâu 250-300m. Hệ thống cấp nước

đô thị cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân nội ô. Ở nông thôn, mạng lưới các

giếng nước ngầm mỗi năm một nhiều hơn. Tỷ lệ hộ dùng nước sạch trong toàn

tỉnh đến cuối năm 2009 tăng lên 95%(tăng lên 43,5% so với năm 2001).

2.1.4.3. Mạng lƣới thông tin viễn thông:

Hiện nay thông tin liên lạc ở Bạc Liêu thông suốt trong và ngoài nước, điện

thoại đã phủ mạng đến tất cả các trung tâm xã và một số vùng nông thôn sâu, với

104.878 máy điện thoại, bình quân 13 máy/100 người dân.

2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH CỦA TỈNH BẠC

LIÊU THỜI GIAN QUA

Bạc Liêu là một tỉnh mới được tái lập từ đầu năm 1997, nằm trong tiểu

vùng du lịch Tây Nam Bộ, thuộc vùng du lịch đồng Bằng Sông Cửu Long, Bạc

Liêu có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch của vùng nói riêng và cả nước

nói chung.

Tỉnh Bạc Liêu nằm trên trục quốc lộ 1A, giao thông đi lại thuận tiện cả

đường bộ lẫn đường thuỷ. Nét đặc thù của tỉnh là có nhiều hệ sinh thái tự nhiên,

đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, các cửa sông ven biển, với những khu bảo

Page 66: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

tồn thiên nhiên nổi tiếng cả nước. Đồng thời, tỉnh cũng có những tài nguyên du

lịch nhân văn có giá trị nhất định trong phát triển du lịch.

Từ khi được tái lập đến nay, kinh tế của tỉnh luôn luôn tăng trưởng ở mức

cao và tương đối toàn diện. Cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo

hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ, kinh tế du lịch cũng được

quan tâm đầu tư phát triển. Về mặt xã hội, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá,

ngày càng được nâng cao rõ rệt, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả

về vật chất lẫn tinh thần.

Nằm trong vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu được xác

định có một vai trò trong phát triển du lịch trong tiểu vùng nói riêng và của vùng

du lịch Nam Bộ nói chung. Bạc Liêu cũng được xác định vai trò là vùng phụ cận

cho các trung tâm du lịch lớn của vùng và của cả nước như trung tâm du lịch

TPHCM, thành phố Cần Thơ.

Lượng khách du lịch đến Bạc liêu tăng liên tục trong những năm qua. Tuy

nhiên hoạt động du lịch và kinh tế du lịch của Bạc Liêu còn rất thấp so với nhiều

địa phương và so với cả nước, nhất là lượng khách du lịch quốc tế. Năm 2005 tổng

số du khách đến Bạc Liêu là 140.000 lượt khách tăng gấp 2 lần so với năm 2001,

năm 2009 tăng gấp gần 5 lần so với năm 2001 và lượng khách du lịch tăng bình

quân hàng năm trong giai đoạn 2001-2005 là 28,5%. Trong đó khách du lịch quốc

tế năm 2005 là 6000 lượt khách, bằng 0,15% số lượng khách quốc tế đến Việt

Nam, bằng 0,25% số lượng khách quốc tế đến thành phố HCM, và bằng 5,2% số

lượng du khách quốc tế đến thành phố Cần Thơ.

Doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh năm 2005 đạt 180 tỉ đồng, tăng gấp

2.3 lần so với năm 2001, nhưng chỉ bằng 0,17% doanh thu du lịch của cả nước,

bằng 6,5% doanh thu du lịch của các tỉnh vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long.

Số liệu thống kê của tỉnh cho thấy, nếu như năm 2007, Bạc Liêu đón được

209.000 lượt khách và doanh thu đạt 240 tỷ đồng thì đến năm 2008, doanh thu đạt

300 tỷ đồng, tăng 16,7% và số lượt khách đến Bạc Liêu là 280.000 tăng 27,2% so

với năm 2007, trong đó khách quốc tế khoảng 8.000 và 85.000 lượt khách sử dụng

Page 67: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

dịch vụ lưu trú. Cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch cũng từng bước được đầu tư

phát triển, nhiều dự án du lịch đã và đang được triển khai.

Với những kết quả đạt được tỉnh Bạc Liêu có một số hạn chế cần phải khắc

phục:

Bạc Liêu là tỉnh gần tận cùng về phía Nam, xa cách thành phố, các trung

tâm du lịch lớn. Vì vậy việc đưa đón nhận làm công đoạn du lịch lữ hành sẽ khó

khăn. Đồng thời Bạc Liêu không có lợi thế thu hút khách ở giữa các tuyến trục

giao thông như một số tỉnh, thành phố khác.

Tài nguyên và các hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh đang bị suy giảm, môi

trường ở một số vùng bị ô nhiễm cần phải đầu tư khôi phục.

Các di tích lịch sử đang bị xuống cấp thiếu vốn đầu tư để trùng tu, tôn tạo.

Giao thông đường bộ đến một số điểm du lịch còn khó khăn, đặt biệt là

thiếu các tuyến đường tốt dẫn đến các điểm du lịch hấp dẫn trong tỉnh, ví dụ như

đường đến các sân chim Phước Long và Đông Hải, đường đến tháp cổ Vĩnh

Hưng….

Như vậy, so với tiềm năng của du lịch tỉnh trong hệ thống du lịch cả nước

thì sự phát triển của du lịch Bạc Liêu thời gian qua tuy đã có bước phát triển khá

từ khi tỉnh được tái lập, nhưng chưa tương xứng với yêu cầu. Sự tham gia của du

lịch Bạc Liêu vào sự phát triển du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của

cả nước còn rất nhỏ bé, chưa tự khẳng định được vai trò của mình trong hệ thống

du lịch của vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.

2.2.1. Doanh thu du lịch:

Bảng 3: Doanh thu du lịch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2001-2009(theo dịch vụ)

Đơn vị: tỷ đồng

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Lƣu

trú

13.7 15.2 26.75 30.2 37.5 40.35 45.8 60.2 62.5

Ăn 18.75 20 28.7 33.8 48.45 53.8 61.5 85.4 96.7

Page 68: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

uống

Vận

chuyển

15 14.5 19.25 20.4 19.75 20.15 22.2 23.1 24.2

Lữ

hành

6.75 6.4 8.5 10.5 12.2 14.35 17.4 18.5 20.4

Mua

sắm

15.7 17 25.5 35.7 47.7 56.25 77.7 98.4 105.3

Khác

5.1 6.9 11.3 9.6 14.4 15.1 15.4 14.1 10.9

Bảng 4: Doanh thu du lịch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2001-2009(theo khách)

Đơn vị: tỷ đồng

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Doanh

thu

75 85 120 140 180 200 240 300 320

Quốc

tế

2.7 3.6 7 10 15.6 21.3 25 33.7 42

Nội

địa

72.3 76.4 113 130 164.4 178.7 215 266.3 278

Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu

2.2.2. Số lƣợng khách du lịch:

Bảng 5: Lƣợng khách du lịch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2001-2009

Đơn vị: ngàn lượt khách

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Khách

dl

75 80 90 120 140 185 209 280 350

quôc

tế

1.5 2 2.8 4 6 8 9 10 12

Page 69: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Nội

địa

73.5 78 87.2 116 134 177 200 270 338

Nguồn: sở văn hóa thể thao và du lịch Bạc Liêu

2.2.3. Ngày khách du lịch:

Bảng 6: Ngày khách du lịch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2001-2009

Đơn vị: ngàn ngày khách

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Ngày

khách

75 85 96 131 154 222 250 350 455

Quốc

tế

2.25 3 5.6 8 12 16.4 18.5 25 30

Nội

địa

72.75 82 90.4 123 142 205.6 231.5 325 425

Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu

2.3. Thực trạng về phát triển du lịch của tỉnh Bạc Liêu thời gian qua:

Sau khi chia tách tỉnh, cơ sở vật chất kỹ thuật về du lịch trên địa bàn tỉnh

Bạc Liêu hầu như không có, các tài nguyên về du lịch còn ở dạng tiềm năng chưa

được đầu tư khai thác. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh uỷ và UBND

tỉnh cùng với sự phối hợp có hiệu quả cảu các cấp, các ngành trong tỉnh, và đặc

biệt là sự cố gắng của ngành du lịch, trong những năm qua hoạt động du lịch có

hiệu quả đã có mức tăng trưởng tương đối khá so với các ngành kinh tế khác. Cơ

sở vật chất kĩ thuật đã được quan tâm cải tạo, mở rộng và đầu tư phát triển, đáp

ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Các chỉ tiêu cơ bản về lượng

Page 70: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

khách du lịch, về doanh thu, nộp ngân sách, về chỉ tiêu vốn đầu tư và lao động liên

tục tăng qua nhiều năm và năm sau cao hơn năm trước. Sự phát triển của ngành du

lịch đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng dần tỉ

trọng dịch vụ trong thu nhập GDP của tỉnh, giải quyết thêm nhiều công ăn việc

làm cho xã hội.

Doanh thu của ngành du lịch giai đọan 2001-2005 đạt 520 tỷ đồng, tăng

bình quân hàng năm là 18,72%.

Hàng năm hoạt động du lịch dịch vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước gần

20 tỷ đồng.

Tỷ trọng du lịch trong GDP của tỉnh chiếm 1,81% và GDP của ngành du

lịch cả nước là 0,61%.

Công suất sử dụng phòng nghỉ đạt 65-67%.

Tuy vậy, hoạt động du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua vẫn

gặp nhiều khó khăn, hạn chế cần sớm có giải pháp tháo gỡ để đáp ứng các nhu cầu

phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới, đó là:

Gía trị sản lượng ngành mới chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé trong tổng giá trị sản

xuất của tỉnh, sức đóng góp vào nền kinh tế tỉnh chưa nhiều, chưa tương xứng với

những tiềm năng và cơ hội của ngành.

Kinh doanh du lịch còn kém hiệu quả, chưa khai thác và đầu tư để khai thác

tối ưu các nhóm hàng du lịch, các doanh nghiệp và cơ sở tư nhân chủ yếu mới

kinh doanh vào nhóm hàng lưu trú và ăn uống.

Sự phối hợp giữa các ngành, các địa bàn đôi lúc chưa đồng bộ và thiếu chặt

chẽ, nhất là đối với các điểm tham quan du lịch. Sự nhận thức và sự tham gia của

nhân dân về kinh tế du lịch chưa cao.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu

cầu phục vụ du khách cũng như yêu cầu phát triển của vùng.

Tiếp thị và quản lý kinh doanh còn nhiều lung túng, chưa tạo được thị

trường khách du lịch trong nước và quốc tế ổn định. Sự phối hợp với các công ty

du lịch trong nước và quốc tế chưa đi vào chiều sâu, chưa có kết quả.

Page 71: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch của các thành phần kinh tế

ngoài quốc doanh đa dạng, nhanh nhạy nhưng việc quản lý chưa thống nhất, thiếu

sự phối hợp đồng bộ.

Năng lực của các bộ và nhân viên trong ngành còn yếu so với yêu cầu, nhất

là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, quản lý nhà hàng- khách

sạn, marketing…

Các điểm tham quan, các di tích lịch sử, văn hoá… đang bị xuống cấp và

suy giảm, nhưng nguồn vốn để đầu tư, tôn tạo và khôi phục còn hạn chế.

Cơ cấu kinh tế nông, ngư, lâm- công nghiệp và dịch vụ trong tỉnh đang

chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ,

trong đó dịch vụ du lịch cũng có bước phát triển tương đối khá.

Lao động du lịch:

Bảng 7: Lao động ngành du lịch giai đoạn 2001-2009

Đơn vị: ngƣời

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

ĐH và

trên

ĐH

6 8 8 10 10 15 18 27 32

CĐ,

TC

10 15 17 20 25 35 49 60 75

Page 72: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Đào

tạo

khác

50 50 70 100 150 190 230 300 400

Chưa

qua

đào tạo

784 182 805 820 825 910 908 868 853

Lao

động

ngành

DL

850 855 900 950 1.010 1.150 1.205 1.255 1.360

Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu

Cơ cấu kinh tế:

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu năm 2001:

54.819.6

20.6Nông- ngư- lâm

nghiệp

Công nghiệp-

xây dựng

Dịch vụ

Page 73: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu năm 2005:

Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu

Như vậy từ năm 2001 đến năm 2005 tổng sản phẩm dịch vụ có tăng lên

nhưng tỷ trọng dịch vụ trong nền kinh tế của tỉnh lại không tăng. Điều đó chứng tỏ

sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ của

tỉnh vẫn còn chậm, riêng ngành du lịch chiếm tỷ trọng còn rất nhỏ bé.

2.3.1. Vận dụng ma trận SWOT

2.3.1.1. Mặt mạnh:

Bạc Liêu là một tỉnh mới được tái lập từ đầu năm 1997, nằm trong tiểu

vùng du lịch tây Nam Bộ, thuộc vùng du lịch ĐBSCL. Bạc Liêu có vai trò trong

phát du lịch của vùng nói riêng và của cả nước nói chung.

Tỉnh Bạc Liêu nằm trên trục quốc lộ 1A, giao thông thuận tiện cả đường bộ

và đường thuỷ. Nét đặc thù của tỉnh là có nhiều hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là hệ

sinh thái rừng ngập mặn, các cửa sông ven biển với những khu bảo tồn tự nhiên

nổi tiếng cả nước. Đồng thời tỉnh cũng có tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị

nhất định trong phát triển du lịch.

57.722.1

20.2

Nông- ngư- lâm

nghiệp

Công nghiệp- xây

dựng

Dịch vụ

Page 74: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Từ khi tỉnh được tái lập đến nay, kinh tế của tỉnh luôn luôn tăng trưởng ở

mức cao và tương đối tòan diện. Cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo

hướng tăng dần tỉ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ, kinh tế du lịch cũng được

quan tâm đầu tư phát triển.

Về mặt xã hội, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá ngày càng được nâng

cao rõ rệt, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về mặt vật chất và

tinh thần. Thiên nhiên ưu đãi, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai mau mỡ.

Mặc dù ở miền biển nhưng Bạc Liêu có hệ thống nước ngầm nên có thể cung cấp

nước sinh hoạt cho người dân nơi đây.

Một số điểm du lịch đã nhận ra được tầm quan trọng của du lịch, cải thiện

cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên, một số điểm có đồng phục riêng cho nhân

viên không còn giống như trước kia, góp phần tạo cảm tình với du khách trong và

ngoài nước.

2.3.1.2. Mặt yếu

Bạc Liêu là tỉnh gần tận cùng về phía Nam, xa cách thành phố, xa các trung

tâm du lịch lớn. Vì vậy việc đưa đón, nhận làm công đoạn du lịch lữ hành sẽ khó

khăn. Đồng thời Bạc Liêu không có lợi thế thu hút khách ở giữa các tuyến trục

giao thông như một số tỉnh, thành phố khác.

Tài nguyên và các hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh đang bị suy giảm, môi

trường ở một số vùng bị ô nhiễn cần phải được khôi phục.

Các di tích lịch sử, văn hoá đang bị xuống cấp, thiếu vốn đầu tư để trùng tu

tôn tạo.

Giao thông đường bộ đến một số điểm du lịch còn khó khăn, đặc biệt thiếu

các tuyến đường tốt dẫn đến các điểm du lịch hấp dẫn trong tỉnh. Ví dụ như đường

đến các sân chim Phước Long và Đông Hải, đường đến tháp cổ Vĩnh Hưng…

Lao động trong lĩnh vực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về mặt chất

lượng.

2.3.1.3. Cơ hội:

Page 75: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Hệ thống giao thông đang dần cải thiện giúp cho việc giao thông đi đến các

điểm du lịch ngày càng thuận tiện.

Cầu Cần Thơ đã được khánh thành vào tháng tư vừa qua tạo, là cầu nối để

việc giao thông đến Bạc Liêu nhanh chóng, dễ dàng. Du khách không còn bị tình

trạng kẹt phà, chèo kéo mua hàng…

Giao thông thuận tiện vì thế Bạc Liêu sẽ có cơ hội là điểm dừng chân cho

các tour, đoàn du lịch…, không còn sợ hạn chế về thời gian.

Du khách từ lâu đã biết đến Bạc Liêu qua giai thoại “ công tử Bạc Liêu”,

bài hát “dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu.

2.3.1.4. Nguy cơ:

Khủng hoảng kinh tế tài chính vừa qua ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du

lịch ở Bạc Liêu.

Bạc Liêu nằm giữa Sóc Trăng và Cà Mau theo trục quốc lộ 1A, là 2 TP có

tiềm năng rất lớn về du lịch. Những loại hình du lịch của Bạc Liêu hầu như Cà

Mau và Sóc Trăng đều có trừ tháp cổ Vĩnh Hưng.

Một số sản phẩm, điểm du lịch còn đơn điệu chưa liên kết được các điểm

lại với nhau. Chưa có sản phẩm đặc trưng riêng mang thương hiệu của tỉnh.

2.3.2. Chiến lƣợc phát triển của các địa phƣơng lân cận:

2.3.2.1. Chiến lƣợc phát triển của tỉnh Sóc Trăng:

Sáng ngày 30/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH ,TT&DL) tổ chức

Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh du lịch tỉnh Sóc Trăng lần

thứ II năm 2010. Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở VH ,TT&DL, Uỷ

ban nhân dân thành phố Sóc Trăng, các Ban ngành hữu quan và doanh nghiệp,

doanh nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến dự.

Năm qua, tổng lượt khách du lịch đến Sóc Trăng ước đạt gần 600 ngàn lượt

người, tăng 1,63% so với năm trước. Trong đó, khách quốc tế hơn 6.000 lượt,

doanh thu ước đạt gần 60 tỷ đồng, đạt 112,77% kế hoạch năm. Các khách sạn

Page 76: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

được phổ biến theo tiêu chí về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy

định mới. Trong năm, có 05 cơ sở lưu trú du lịch thẩm định và thẩm định lại, trong

đó thẩm định mới 02 cơ sở, nâng tổng số khách sạn hiện có trong tỉnh là gần 30

khách sạn.

Tại Hội nghị, Ban Tổ chức thông qua Thông tư 88 và 89/2008/TT-

BVHTTDL của Bộ VH,TT&DL quy định một số nội dung về tiêu chí phân loại,

xếp hạng; hồ sơ đăng ký hạng, thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch và các vấn

đề về kinh doanh lữ hành, chi nhánh văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch

nước ngoài tại Việt Nam, những điều kiện đối với hướng dẫn viên du lịch.

Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến về tiềm năng phát triển du lịch của

tỉnh, tổ chức sự kiện văn hóa lễ hội, các dự án kêu gọi đầu tư, song song với đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức khu

dịch vụ ăn uống về đêm. Đồng thời, giới thiệu quảng bá sản phẩm Sóc Trăng, các

tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh… Các ngành chức năng cũng đã giải đáp những

vấn đề mà đại biểu đã đặt ra, cùng chung tay góp sức, xây dựng tỉnh ngày càng

giàu đẹp, văn minh.

2.3.2.2. Chiến lƣợc phát triển của tỉnh Cà Mau:

Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010, định

hướng đến năm 2020, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế mũi

nhọn, sẽ được chú trọng đầu tư nhằm giữ vai trò quan trọng hơn trong việc thực

hiện các mục tiêu về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết

việc làm, nâng cao mức sống cho người dân.

Theo tính toán của những nhà hoạch định kinh tế, du lịch Cà Mau đến năm

2010 sẽ thu hút được 775 ngàn lượt khách, đạt doanh thu 270 tỷ đồng, đóng góp

1,7% GDP của tỉnh. Đến năm 2020 sẽ thu hút 3 triệu lượt du khách (trong đó có

66 ngàn lượt khách quốc tế), doanh thu đạt 1500 tỷ đồng, đóng góp 4,06% GDP…

Page 77: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Những con số tuy khiêm tốn nhưng có tính khả thi cao bởi Cà Mau đang có bên

mình những tiềm năng mà không phải nơi nào cũng có được.

Hiện nay, nhiều điểm, khu du lịch trên địa bàn tỉnh đang được đầu tư đưa

vào khai thác như: Khu du lịch Khai Long, Hòn Đá Bạc, Mũi Cà Mau, khu đa

dạng sinh học LNT 184, LNT Sông Trẹm… đang có sức hút du khách mạnh mẽ.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư

nâng cấp, xây mới. Hệ thống khách sạn đang ngày càng được nhiều thành phần

kinh tế tham gia tạo nên một diện mạo mới cho cơ sở hạ tầng phục vụ du khách.

Tài nguyên du lịch của Cà Mau rất phong phú. Bên cạnh tài nguyên du lịch

thiên nhiên như hệ sinh thái rừng ngập mặn (có diện tích lớn thứ 2 thế giới) chỉ

sau rừng Amazon của Brazil), hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ, các điểm độc

đáo khác như Mũi Cà Mau, Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Bãi biển Khai Long, các khu

đa dạng sinh học ở các LNT…

Cà Mau còn có tài nguyên du lịch nhân văn như Làng Rừng, Khu chứng

tích tội ác chiến tranh Hải Yến - Bình Hưng và quan trọng hơn, Cà Mau là điểm

cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển đầy huyền thoại… có thể phát triển thành

nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc, có khả năng thu hút đông đảo du khách

trong và ngoài nước. Thêm vào đó, các công trình hạ tầng giao thông quan trọng

của vùng ĐBSCL đã và đang được tiến hành, chắc chắn góp phần thúc đẩy du lịch

Cà Mau phát triển nhanh hơn như: cầu Cần Thơ, tuyến cao tốc Tp.HCM - Cần

Thơ, nâng cấp tuyến Quốc lộ 1A: Cần Thơ - Năm Căn, đường Hồ Chí Minh nối

dài đến Đất Mũi… tất cả sẽ hoàn thành và rút ngắn về khoảng cách và thời gian từ

TP.HCM, Cần Thơ đến Cà Mau, Đất Mũi.

Trước những điều kiện thuận lợi này, ngành du lịch Cà Mau cần đầu tư để

xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao, đồng bộ

cả về cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển, các cơ sở

dịch vụ du lịch khác để có đủ điều kiện phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du

khách. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, phát huy lợi thế

các sản phẩm du lịch đặc thù của Cà Mau để cạnh tranh trên thị trường nhằm hấp

Page 78: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

dẫn du khách, phải có những chương trình đặc thù để kéo dài thời gian lưu trú và

tăng mức chi tiêu của du khách bằng những sản phẩm đặc trưng của vùng sông

nước này. Đặc biệt quan tâm đến lợi ích cộng đồng của khu dân cư, nơi có tài

nguyên du lịch; giữ gìn phát huy bảo tồn bản sắc văn hóa ở địa phương… Du lịch

Cà Mau sẽ có một hướng đi đúng để trở thành điểm đến thân thiện, Cà Mau sẽ là

vẻ đẹp tiềm ẩn cần được khai phá, nhất là trong năm du lịch Quốc gia Mekong -

Cần Thơ 2008 đã và đang được khai diễn…

2.3.3. Cơ sở dự báo:

2.3.3.1. Nguồn lực dân số trong tỉnh và trong vùng:

Theo dự báo của sở Lao Động- thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu, dân số

Bạc Liêu đến năm 2010 là 858.540 người và đến năm 2020 khoảng 914.495

người.

Dân số toàn vùng ĐBSCL theo quy hoạch tổng thể ĐBSCL dự báo dân số

vùng ĐBSCL năm 2010 là 21.517.500 người và khả năng đến năm 2020 tăng lên

22.5 triệu người.

Như vậy kể cả dân số của TPHCM thì nguồn nhân lực trong vùng giai đoạn

2002-2010 ở mức khoảng từ 22 lên 26.6 triệu người (chiếm khoảng ¼) dân số cả

nước). Đây là điều kiện tăng lượng du khách du lịch nội địa đến Bạc Liêu.

2.3.3.2. Căn cứ vào lƣợng du khách quốc tế đến Việt Nam và dự báo của

tổng cục du lịch:

Năm 2000 là 3.5- 4 triệu lượt khách, tăng bình quân giai đoạn 1996-2000 là

22.1%/năm.

Năm 2005 là 3- 3.5 triệu lượt khách, tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 là

10.3%/năm.

Năm 2010 là 5.5- 6 triệu lượt khách tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là

11%/năm.

2.3.3.3. Căn cứ lƣợng khách du lịch trong nƣớc và dự báo của Tổng cục

du lịch:

Page 79: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Giai đoạn 0995-2000 tăng bình quân hàng năm 20.5%.

Giai đoạn 2000-2005 tăng bình quân hàng năm 10%.

Giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân hàng năm 7%.

2.3.3.4. Điều kiện về kết cấu hạ tầng:

Giao thông trong vùng được cải thiện đặc biệt là quốc lộ 1A từ TPHCM đi

Cà Mau đang được nâng cấp, mở rộng và cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu xây

xong sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Bạc Liêu nhiều hơn trong

thời gian tới.

Với các yếu tố vị trí địa lý và khả năng thu hút du khách của tỉnh so với

trung tâm du lịch, các vùng trọng điểm du lịch của cả nước thì số lượng khách du

lịch quốc tế và nội địa đến Bạc Liêu trong những năm tới vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so

với cả nước. Dự báo khách du lịch đến Bạc Liêu chiếm khoảng 0.1%- 0.15%

lượng khách quốc tế và 1.8% lượng khách du lịch trong nước so với cả nước

tương ứng với các giai đoạn.

2.3.4. Dự báo số lƣợng du khách:

Bảng 8: Dự báo số lƣợng khách du lịch đến Bạc Liêu tính theo năm:

Đơn vị 2010 2015 2020

Tổng khách dl Lượt người 384.000 556.000 728.000

Khách quốc tế Lượt người 13.000 20.000 26.000

Khách nội địa Lượt người 371.000 536.000 702.000

Tổng ngày

khách

ngày khách 502.500 740.000 977.500

quốc tế ngày khách 33.468 50.812 68.156

Nội địa ngày khách 468.514 689.188 909.344

Page 80: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Ngày lưu trú

TB

Ngày 1,20 1,35 1,50

Nguồn: sinh viên thực hiện

2.3.5. Dự báo doanh thu dịch vụ du lịch:

Trong những năm tới, do cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư phát triển, chất

lượng khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ du lịch cũng tăng lên. Trên cơ sở đó dự

báo lượng du khách, thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của du khách.

Dự báo doanh thu dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010

và khả năng đến năm 2020 như sau:

Tổng doanh thu giai đoạn 2001-2010 tăng bình quân hàng năm là 20,8%.

Tộng doanh thu giai đoạn 2010-2020 tăng bình quân hàng năm là 18,6%.

Bảng 9: Dự báo doanh thu du lịch Bạc Liêu:

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2010 2015 2020

Tổng doanh thu 350 504 657

Quốc tế 47 71 96

Nội địa 303 433 561

Nguồn: sinh viên thực hiện

2.3.6. Dự báo nhu cầu về lao động:

Ước tính một phòng quốc tế cần 1.7 lao động trực tiếp, một phòng nội địa

cần 1.2 lao động trực tiếp. (1 lao động trực tiếp tương đương 2.2 lao động gián

tiếp)

Bảng 10: Dự báo nhu cầu lao động du lịch

Đơn vị: ngƣời

2010 2020

Tổng nhu cầu lao động 2.000 3.500

Lao động trực tiếp 1.400 2.500

Lao động gián tiếp 600 1.000

Page 81: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu

Biểu đồ 3: Dự báo nhu cầu lao động phân theo trình độ đào tạo

Đơn vị: %

Năm 2010

15

2560

đại học và trên

đại học

trung cấp

sơ cấp, nhân

viện

Năm 2020

20

30

50

đại học và trên

đại học

trung cấp

sơ cấp, nhân

viện

Page 82: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Nguồn: sở văn hóa thể thao du lịch Bạc Liêu

2.3.7. Dự báo nhu cầu về vốn:

Căn cứ vào nhu cầu đầu tư cơ sờ vật chất kĩ thuật, mua sắm trang thiết bị và

đào tạo phát triển nguồn lực từ nay đến năm 2020 (kể cả đầu tư đồng bộ nhiều cơ

sờ hạ tầng liên quan như: giao thông, điện, nước, khôi phục rừng, môi trường…).

Dự ước nhu cầu vốn đầu tư như sau:

Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2010-2020 là 250 tỷ đồng.

Trong đó dự kiến nguồn:

Vốn ngân sách nhà nước 5% ( kể cả nguồn vốn trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng

kỹ thuật du lịch).

Vốn vay: 40%.

Vốn liên doanh đầu tư: 45%.

Các nguồn khác: 10%.

CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU

LỊCH TỈNH BẠC LIÊU TỪ NAY ĐẾN HẾT NĂM 2020

3.1. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH:

Khách sạn:

Sự tiện nghi thoải mái và điều kiện vệ sinh tốt là những yếu tố cơ bản mà

bất cứ khách hàng nào cũng mong đợi nhưng để tạo sự khác biệt cho khách sạn

của mình so với đối thủ cạnh tranh thì mỗi khách sạn trong tỉnh phải có nét đặc

trưng riêng. Đó là những điều khách sạn muốn thêm vào để tỏ lòng mến khách và

để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách như:

Page 83: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Khách được cung cấp thêm một món đồ uống hoặc thức ăn thêm như một

món quà bất ngờ.

Khách đến nhận phòng thường đói và mệt sau những giờ đi đường, chuyến

bay bị hoãn lại, thất lạc hành lý… thì một bữa ăn lót dạ hay thức uống sẽ làm cho

khách cảm động.

Tặng hoa, rượu, trái cây hoặc quà được gói cẩn thận và đẹp mắt cho khách

nhân ngày sinh nhật hay khách hưởng tuần trăng mật.

Tặng phòng tân hôn khi khách đặt tiệc cưới tại khách sạn.

Khách sẽ ngạc nhiên và thú vị khi nhận được một chiếc bánh từ đầu bếp

khách sạn nhân kỉ niệm ngày cưới của họ.

Khách sạn nên có xe đưa đón khách ở sân bay, tặng hoa thậm chí Ban Giám

đốc khách sạn ra tận nơi đón thì thật sự gây ấn tượng cho khách.

Chuẩn bị sách về văn hoá, du lịch (kể cả bằng tiếng Anh, Pháp…) cho

những du khách quan tâm đến địa phương, nơi điểm đến hoặc muốn cập nhật các

tin tức mới…

Đa dạng hoá dịch vụ giải trí trong khách sạn như phòng chiếu phim hoặc

hoà nhạc.

Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của khách sạn.

Thường xuyên nghiên cứu sự thỏa mãn của khách hàng, đồng thời đánh giá

nội bộ định kì.

Xây dựng hệ thống thống tin rộng rãi trong khách sạn. Ví dụ có khách phàn

nàn về bộ phận lễ tân thì bộ phận này có nhiệm vụ thông báo các bộ phận khác

trong khách sạn để các bộ phận khác phục vụ du khách chu đáo hơn nhằm giảm

bớt những than phiền từ khách.

Hiện nay kinh doanh khách sạn không chỉ đơn thuần là kinh doanh phòng

ngủ mà khách sạn còn chào bán nhiều sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo đặc

biệt dưới dạng trọn gói bao gồm các dịch vụ đi liền với nhau như lưu trú, cho thuê

xe…

Page 84: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Khách sạn đa dạng hoá sản phẩm của mình bằng cách đưa khách đến các

điểm tham quan, các viện bảo tàng hoặc tham gia các hoạt động đặc biệt như lễ

hội, thể thao… và khách sạn không tính giá tour quá cao cho khách du lịch. Có thể

tạo ra nhiều tour, loại sản phẩm trọn gói như tour khám phá, dã ngọai, du lịch

nông thôn…

Tuy lợi nhuận trực tiếp khi bán các loại sản phẩm trọn gói này không cao

nhưng lợi ích gián tiếp mà khách sạn mang lại khá lớn. Những khách hàng khi

mua sản phẩm trón gói nếu được thỏa mãn họ sẽ trở lại khách sạn mua sản phẩm

trọn gói khác và giới thiệu với bạn bè của họ…

Khách sạn cần có nhiều loại hình vui chơi giải trí, nhiều loại hình hoạt động

văn hoá đặc sắc, mang tính truyền thống dân tộc nhân các ngày lễ của quốc gia…

Cần áp dụng chính sách giảm giá đối với khách ở lâu hoặc tăng thêm các

dịch vụ miễn phí khác.

Bán sản phẩm lưu niệm: giá cả phải chăng, vị trí của cửa hàng dễ nhìn thấy,

bao bì, đóng gói đẹp và lạ mắt, quảng cáo chân thật, uy tín… Sản phẩm phải đa

dạng, phong phú về mẫu mã và giá cả và cần sự hỗ trợ của chính phủ về thuế

khoá.

Nhà hàng- quán ăn:

Cải tiến công thức nấu ăn cũ:

Một món ăn ngon, hấp dẫn nhưng mười mấy năm vẫn mùi vị ấy thì khó mà

giữ chân được khách và sớm muộn gì khách sẽ không đến nữa.

Cho nên bếp trưởng phải thường xuyên học hỏi, tham gia các lớp huấn

luyện, tìm tòi trên internet trao dồi kiến thức để đưa ra những ý tưởng mới lạ về

công thức nấu ăn để làm mới sản phẩm của mình. Như vậy mới có thể tạo mối

quan hệ lâu dài với khách hàng cũ và lôi cuốn thêm những khách hàng mới.

Thay đổi cách trang trí đĩa thức ăn cho đẹp mắt:

Page 85: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Cùng với sự tiến bộ của xã hội thì văn hoá ẩm thực đã trở thành nghệ thuật.

ngày nay khi cuộc sống vật chất đã được đáp ứng đầy đủ thì con người lại có nhu

cầu cao hơn là thoã mãn về tinh thần. Cho nên khi ăn uống thực khách không chỉ

thưởng thức món ăn bằng vị giác mà còn thưởng thức bằng thị giác.

Tuy nhiên nếu chỉ trang trí một kiểu thôi thì khách nhìn vào cũng cảm thấy

nhàm chán. Cho nên đầu bếp phải khéo léo, thường xuyên thay đổi cách thức trang

trí cho đĩa thức ăn thêm đẹp mắt, phải luôn tạo cảm giác mới lạ, thú vị nơi khách

hàng.

Đƣa thêm món ăn mới vào thực đơn:

Đây là công việc cần thiết cho sự thành công của nhà hàng. Một quyển thực

đơn toàn những món ăn cũ khách ăn thường xuyên sẽ cảm thấy ngán thì khó lòng

mà kích thích được khẩu vị của khách hàng và khiến họ quay trở lại ủng hộ mình

nữa. Hầu hết thực khách điều yêu thích những món lạ, hấp dẫn. một món ăn ngon

cũng tạo nên thương hiệu nổi tiếng, vì thế món mới đưa vào thực đơn là món ăn

đặc biệt có thể lôi cuốn du khách. Tuy nhiên phải được thử nghiệm thật kỹ trước

khi đưa vào thực đơn.

Thay đổi thực đơn:

Để đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của khách hàng thì nhà hàng cần phải

thường xuyên duyệt lại thực đơn để đưa ra một thực đơn mới cho phù hợp với thị

trường.

Bởi vì thực khách mong đợi những điều ngạc nhiên, thú vị mà một nhà

hàng quen thuộc dành cho họ. Đồng thời việc thay đổi thực đơn là việc làm mới

mình với người quen cũ và hấp dẫn người mới.

Giao thông:

Hình thức tổ chức vận chuyển khách du lịch trong thời gian sắp tới vẫn chủ

yếu là hợp đồng theo các tour du lịch. Vì vậy cần đầu tư trang thiết bị hiện đại, an

toàn, chỉnh trang về hình thức, phương tiện gắn bảng hiệu du lịch Bạc Liêu và có

quy định hợp đồng cụ thể giữa ngành du lịch và chủ phương tiện.

Page 86: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Trong giai đoạn 2010-2020 phải mua sắm tàu du lịch hiện đại, thiết bị tiên

tiến, có các dịch vụ ăn uống, ca nhạc trên tàu. Đồng thời mua thêm một số loại tàu

du lịch vừa và nhỏ để khai thác tối ưu tuyến du lịch biển.

3.2. Đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du lịch:

Khách sạn:

Nghiên cứu xây dựng một số khách sạn gắn với thiên nhiên xanh để gắn

nhu cầu lưu trú với cảm nhận về tự nhiên của du khách. Đa dạng hoá kiến trúc

(khách sạn cao tầng, biệt thự độc lập, một số khách sạn quy mô nhỏ…) phù hợp

với từng điểm du lịch.

Trang bị nội thất khách sạn cần gắn giữa hiện đại với bản sắc dân tộc.

Trong xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp phải đảm bảo dịch vụ đồng bộ và hợp

lý với khả năng sử dụng của khách.

Cơ sở vật chất kĩ thuật cẩn phải được đầu tư mạnh, đổi mới thường xuyên

và bổ sung kịp thời cho phù hợp với tiến bộ, văn minh xã hội. Tránh tụt hậu không

đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Cần phải khai thác và sử dụng tối đa khả năng của cơ sở vật chất kĩ thuật.

Muốn vậy khách sạn phải áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật sử dụng được

những lợi thế do khoa học kĩ thuật mang lại cho việc kinh doanh của khách sạn.

Cần có phương án kinh doanh cụ thể, đặc biệt là mùa thấp điểm. Hạn chế

việc sử dụng không cân đối cơ sở vật chất trong năm.

Đa dạng hoá cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn vì nhu cầu hiện nay của

du khách rất phong phú. Do vậy cơ sở vật chất kĩ thuật, tiện nghi phục vụ trong

khách sạn cũng phải đa dạng.

Hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật vì khách hàng ngày đòi hỏi chất lượng

dịch vụ cao và đa dạng, xu hướng hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật là một xu

hướng tất yếu khách quan phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Xây dựng cơ sở vật chất kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, hài hoà với

thiên nhiên. Bên cạnh đó đòi hỏi sự thuận tiện, tiện nghi hiện đại, độc đáo thì du

khách cũng muốn hưởng thụ một môi trường trong lành.

Page 87: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Nhà hàng:

Nâng cấp và sửa chữa nhà hàng cũ:

Ấn tượng đầu tiên “đập” vào mắt thực khách và có thể thu hút họ là vẻ bề

ngòai sang trọng của nhà hàng. Con người ai cũng vậy luôn thích cái đẹp và cái

mới. Mặc dù nhà hàng là nơi ăn uống, thực khách đến chủ yếu là thưởng thức món

ăn ngon, nhưng ngồi trong nhà hàng với bầu không khí mát mẻ, ngồi trong nhà

hàng sang trọng thì ăn cũng ngon miệng hơn là ngồi trong nhà hàng cũ kĩ, chật

hẹp, nóng nực. Vì vậy cần phải quan tâm hơn đến vấn đề nâng cấp và sửa chữa

nhà hàng, thường xuyên làm mới chúng. Một số chủ nhà hàng quan niệm tốt gỗ

hơn tốt nước sơn điều đó đúng nhưng chưa đủ. Ngày nay không giống thời kỳ bao

cấp, không chỉ có một nhà hàng của tỉnh mà còn biết bao nhà hàng ở các tỉnh lân

cận đang cạnh tranh gay gắt. Cho nên cần phải hạn chế tối đa khuyết điểm của nhà

hàng và cố gắng thể hiện càng nhiều ưu điểm càng tốt.

mua sắm thêm những trang thiết bị mới phục vụ cho nhà hàng:

Trang thiết bị cũ kĩ, lỗi thời, chén dĩa sờn nứt và ố vàng sẽ không tạo được

cảm giác an tâm và thoải mái cho khách hàng. Vì họ không biết nhà hàng này có

vệ sinh không? Có đáng tin cậy không? Nhưng nếu trang thiết bị của nhà hàng mới

mẻ, trắng tinh và tươm tất thì khách hàng cũng có cái nhìn khác hơn về nhà hàng.

Họ cũng tin tưởng hơn và quyết định chọn nhà hàng mình để ăn uống.

Trồng thêm cây xanh tạo không khí trong lành:

Sống trong đô thị với nhiều khói bụi lại thêm bận bịu lo toan cho công việc,

cho gia đình nên một không khí trong lành và mát mẻ là sự lựa chọn tối ưu cho

những buổi điểm tâm, họp mặt gia đình, đi du lịch…

Quan tâm đến vệ sinh ẩm thực và quản lí tốt môi trƣờng:

An toàn thực phẩm là một trong những quan tâm hàng đầu trong việc điều

hành một nhà hàng. Quan tâm đến việc giữ gìn nhà hàng sạch sẽ và có tổ chức là

cách tốt nhất để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Page 88: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Thường xuyên lau chùi các tủ đựng thức ăn, bàn ghế, giá đựng dụng cụ, bát

đĩa… nhà hàng vốn là nơi thường bị côn trùng, vi khuẩn gây hại xâm nhập, tấn

công nhiều nhất đặc biệt là trong thùng rác hoặc đồ ăn thức uống không được bảo

quản kỹ. Nếu không vệ sinh sạch sẽ chúng sẽ phát tán và có thể truyền bệnh cho

thực khách ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.

Bên cạnh đó nhà hàng cần phải liên kết với sở vệ sinh để xử lý rác thải và

nước thải phù hợp tránh gây ô nhiễm cho môi trường, đồng thời đảm bảo sức khoẻ

cho thực khách và cả nhân viên.

Điểm du lịch:

Trùng tu tôn tạo một số điểm du lịch trong tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu du

lịch của du khách.

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong

khu, điểm du lịch.

Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ở các điểm du lịch phục vụ cho

du khách có nhu cầu ở lại qua đêm. Ví dụ như xây dựng một số phòng nghỉ cho du

khách ở khu du lịch vườn nhãn chẳng hạn…

Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá:

Về du lịch sinh thái: phát triển đầu tư vào vườn nhãn, vườn chim Bạc Liêu,

đầu tư CSHT- VCKT khu du lịch nhà mát hiệp thành. Phát triển, đầu tư du lịch

nhà vườn ở P8.

Về du lịch văn hoá: mở rộng khu phật bà Nam Hải, xây dựng lại bờ kè trên

sông đoạn thị xã Bạc Liêu để phục vụ hò trên sông Bạc Liêu.

Về văn hóa ẩm thực tại điểm du lịch: Với hệ thực vật đặc trưng rừng ngập

mặn và hệ động vật biển ven biển phong phú. Tỉnh bạc liêu có nhiều sản vật khá

đặc sắc, thêm vào đó mỗi dân tộc lại có cách chế biến món ăn khác nhau đã làm

nên nét văn hóa trong nghệ thuật ẩm thực khá độc đáo.

Người Hoa nổi tiếng với các món ăn truyền thống như cháo Quảng, chả

giò, vịt tiềm, cơm rang, hoành thánh, xíu mại, há cảo…, sử dụng nhiều gia vị, có

khi được chế biến chung với các loại thuốc Bắc. Nước chấm của người Hoa cũng

Page 89: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

rất ngon và làm công phu. Đặc biệt nghệ thuật nấu nướng của người Hoa càng đặc

sắc hơn khi tận mắt chứng kiến cách họ làm. Thợ nấu của người Hoa có khả năng

phục vụ cho nhiều thực khách, nên ở các bữa tiệc lớn người ta thường chọn món

ăn của người hoa. Nhược điểm lớn nhất là sử dụng rất nhiều mỡ động vật, gần đây

chuyển sang sử dụng dầu thực vật nhưng lượng dùng vẫn lớn dễ gây ngán.

Người Kinh chế biến đơn giản hơn, ít gia vị, dầu mỡ hơn. Canh chua cá kho

tộ được xem là món ăn truyền thống của dân Nam Bộ. Các món ăn đặc sản khác

của dân Bạc Liêu là: lẩu mắm và các loại mắm (làm bằng cá, tôm, ốc, thịt…), các

loại cá khô (cá kèo, cá khoai, cá sặc bổi, cá lóc…), các loại rượu đế, rượu nếp say

nồng nhưng ít gây mệt.

Người Khmer ăn uống đơn giản nhất, sử dụng nguyên liệu có sẵn trong tự

nhiên và chế biến đơn giản nên rất dân dã. Nổi bật là loại mắm bò hóc được làm từ

cá đồng hoặc cá biển, ăn chung với các loại rau quanh vườn, chuối chát, khế…

mắm bò hóc còn được dùng như một gia vị chính để nêm nếm khi chế biến món ăn

khác: canh thập cẩm, bún nước lèo ăn với rất nhiều rau và tất cả động vật mà họ có

thể bắt được (cá, tôm, lươn, rắn…) rượu của người Khmer cũng rất ngon, được

làm từ các loại gạo ngon (nếp nàng thơm…)

Tất cả các món ăn truyền thống của 3 dân tộc được tổ chức tại các điểm ăn

uống, điểm bán hàng lưu niệm tại các điểm ra vào của các điểm du lịch.

Nghiên cứu để định ra một công thức chung cho một số loại món ăn đặc

sản, các thợ nấu sẽ được hướng dẫn cách chế biến thống nhất, có thể pha chế thêm

nhưng phải giữ được những mùi vị đặc trưng cơ bản. Nghiên cứu chế biến một số

rượu đặc sản đóng chai như rượu nếp, rượu nhãn… và đặt tên gọi như một loại sản

vật của Bạc Liêu để du khách có thể dùng làm quà lưu niệm.

Vấn đề vệ sinh thực phẩm cần được coi trọng bởi các món ăn dân dã

thường tạo cảm giác kém vệ sinh, các điểm dịch vụ ăn uống phải thường xuyên

được các bộ, ngành có liên quan kiểm tra, xem xét.

Giao thông :

Xây dựng, nâng cấp các đoạn đường dẫn đến các điểm, khu du lịch.

Page 90: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Xây dựng hệ thống đường trong khuôn viên điểm, khu du lịch sạch sẽ,

thoáng mát.

Kiểm tra, nâng cấp thường xuyên thiết bị vận chuyển du khách. Mua thêm

các loại xe, tàu mới để phục vụ nhu cầu du lịch.

Xây dựng bờ kè trên khúc sông Bạc Liêu để phục vụ nhu cầu về du lịch

biển, du thuyền trên sông.

3.3. Đào tạo và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân sự phục vụ du lịch:

Khách sạn:

Bên cạnh việc nâng cấp trang thiết bị phục vụ kinh doanh, cần phải tổ chức

những khoá đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ,

công nhân viên. Hình thành đội ngũ công nhân viên của khách sạn mang phong

cách phục vụ chuyên nghiệp. Tổ chức lại cơ cấu nhân sự, phân công đúng người,

đúng việc.

Tuyển rất hạn chế và chọn lọc những người có năng lực và làm việc có

năng suất. Chỉ tuyển dụng thay thế trong trường hợp không thể choàng gánh công

việc hoặc không thể thay thế bằng nguồn nội bộ.

Đào tạo được xem như là công tác trọng yếu. Trong giai đoạn khủng hoảng

kinh tế như hiện nay, việc tăng cường các hoạt động đào tạo vừa là cơ hội, vừa là

cứu cánh và là nền tảng cho sức bật cao hơn trong nền kinh tế thế giới vực dậy sau

khủng hoảng.

Xây dựng hệ thống đánh giá nhân viên làm cơ sở để thưởng phạt và thúc

đẩy kết quả làm việc xuất sắc. Huấn luyện các trưởng bộ phận trong việc ứng dụng

đánh giá vào từng công việc, từng chức danh và từng cá nhân.

Nhà hàng

Đào tạo tại chỗ:

Để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho nhân viên nhưng vừa tiết kiệm

ngân sách cho nhà hàng thì cách tốt nhất là đào tạo tại chỗ. Nhà hàng đến thuê

chuyên gia đến giảng dạy thêm cho nhân viên, bồi dưỡng thêm kiến thức và kĩ

Page 91: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

năng cho họ để họ hiểu biết hơn về công việc của mình. Từ đó phục vụ khách tốt

hơn, chuyên nghiệp hơn, mang đến nhiều khách hơn cho nhà hàng.

Tuyển dụng thêm chất xám:

Sự thành bại của nhà hàng phụ thuộc vào tài lãnh đạo của nhà quản lý. Một nhà

quản lý tài ba sẽ biến một tập thể dưới quyền thành một đội quân xuất sắc, làm cho

mọi việc diễn ra thông suốt, trôi chảy hơn. Đội ngũ nhân viên cũng có thể kiểm tra

các sự cố. Vì thế hãy cất công tìm những người giỏi nhất để quản lý nhà hàng tuy

mất nhiều thời gian và tiền bạc nhưng đó là một công việc nên làm và phải làm bởi

vì họ là người hái ra tiền cho nhà hàng đồng thời giúp nhà hàng ngày một phát

triển hơn.

Khuyến khích sáng kiến:

Một sáng kiến hay sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà hàng. Vì vậy không

nên bỏ qua bất kỳ một sáng kiến nào của nhân viên mà còn phải tìm cách khuyến

khích nhân viên nhân viên của mình đưa ra càng nhiều ý kiến càng tốt. Từ đó chọn

lọc những sang kiến hay nhất, có lợi cho nhà hàng nhất để áp dụng. Tuy nhiên, nhà

hàng cần phải có chính sách khen thưởng đối với nhân viên có sáng kiến, ý tưởng

hay. Như vậy mọi người sẽ hăng hái hơn trong việc đưa ra sáng kiến.

Đào tạo nhân viên phục vụ là ngƣời biết cƣời, hiếu khách, hiểu ý khách

và tôn trọng khách:

Đây là điều quan trọng trong chiến lược thu hút khách. Bởi vì nhân viên là

người tiếp xúc trực tiếp với khách. Thái độ phục vụ và tác phong nghiệp vụ của

nhân viên sẽ tạo cho khách một ấn tượng tốt đẹp về nhà hàng. Ngoài ra, một phục

vụ viên tinh ý sẽ có những đánh giá khá chuẩn về khách hàng. Chẳng hạn như:

Khách thuộc loại nào? Có thể chi bao nhiêu cho một bữa ăn? Và trên cơ sở đó tìm

cách làm cho khách chi mạnh tay hơn qua những gợi ý tế nhị, kín đáo. Đồng thời

họ cũng có thể đọc được suy nghĩ của khách khi khách xem thực đơn để có những

phản ứng thích hợp. Một nhà hàng muốn thu hút khách ngoài món ăn ngon thì

nhân viên phục vụ cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy nhà hàng cần đào tạo

Page 92: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

thật kỹ và có chế độ khuyến khích, động viên kịp thời với những người làm tốt

công việc dẫn dụ khách và hài lòng khách.

Điểm du lịch

Điểm, khu du lịch cần có tổ chức quản lý tốt để đảm bảo việc thực hiện các

quy định nơi đây như vấn đề về sức chứa, an ninh, môi trường…

Hướng dẫn viên là người trực tiếp tiếp xúc, trò chuyện với du khách. Vì vậy

không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hướng dẫn viên.

Đào tạo, tuyển dụng hướng dẫn viên tại địa phương, từ các trường đại học, cao

đẳng của tỉnh nhà…

Có thái độ hòa nhã, hòa đồng với du khách, không phân biệt đối xử. đồng thời

nghiêm khắc với các hành vi gây hại đến văn hóa, môi trường tại điểm tham

quan…

Giao thông:

Một người không kém phần quan trọng trong tiến trình phục vụ khách du lịch

và tiếp xúc thường xuyên với du khách là bác tài trên các loại phương tiện vận

chuyển. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ này trong cách

cư xử với khách du lịch.

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bằng cách:

- Mở lớp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ nhân viên.

- Thực hiện các chương trình đào tạo theo chu kỳ

- Phải tạo điều kiện về giờ giấc làm việc khi nhân viên muốn đăng ký tham gia

các lớp học bên ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tổ chức các cuộc thi đua giữa các nhân viên của các bộ phận.

- Khen thưởng nhân viên đạt thành tích tốt hàng tháng, quý.

- Thường xuyên đưa ra các cơ hội thăng tiến để nhân viên cùng thi đua.

3.4. Duy trì đội ngũ nhân sự giỏi:

Page 93: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của công ty, mọi

cơ quan. Vì thế mọi doanh nghiệp của tỉnh phải có những chính sách đãi ngộ hợp

lý giúp duy trì đội ngũ nhân sự này.

Tiền lương, thưởng phải cao phù hợp với nỗ lực của từng thành viên.

Điều kiện làm việc tốt.

Có cơ hội hội thăng tiến.

Đào tạo và phát triển chuyên môn nghiệp vụ.

Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp tốt

Giờ giấc làm việc uyển chuyển cho từng bộ phận nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động.

3.5. Nâng cao công tác chiêu thị (quảng bá, xúc tiến) du lịch

Tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lịch thông qua các phương

tiện thông tin đại chúng để giới thiệu hình ảnh du lịch Bạc Liêu đến các địa

phương trong và ngoài nước.

Xây dựng trang web về Bạc Liêu để đưa lên mạng Internet.

Phối hợp với các địa phương trong vùng đồng bằng song Cửu Long tổ chức

các hội thảo chuyên đề về phát triển du lịch vùng, xây dựng các ấn phẩm và

thương hiệu du lịch để quản bá trên thị trường trong và ngoài nước.

Xuất bản cẩm nang xúc tiến du lịch Bạc Liêu và các ấn phẩm văn hoá đặc

trưng để giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển du lịch của Bạc Liêu.

Tìm và mở rộng thị trƣờng

Thị trường khách du lịch quốc tế là mục tiêu hướng tới của ngành, bao gồm

nguồn khách từ các khu vực chính: Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, đặc biệt là các

nước trong khu vực, các nước lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Trong điều kiện hiện nay việc khai thác khu vực quốc tế của du lịch Bạc

Liêu còn nhiều khó khăn, do đó phải tiếp tục liên doanh với công ty du lịch thành

phố HCM là phù hợp với trình độ và khả năng của tỉnh. Đây cũng là thị trường

tiềm năng của tỉnh vì hiện nay tỉnh chỉ khai thác trên dưới 1 % lượng khách. Sau

Page 94: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

đó cần vươn tới lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế bằng cách là công ty du lịch

Bạc Liêu phải tham gia kinh doanh lữ hành quốc tế tìm thị trường và trực tiếp khai

thác khách.

Thị trường khách trong nước ổn định và không ngừng phát triển, bao gồm

khách từ các tỉnh, thành phố đến tham quan du lịch và khách trong tỉnh đi tham

quan du lịch ở các tỉnh khác. Việc khai thác tốt nguồn khách này sẽ mang lại hiệu

quả kinh tế xã hội cao.

Tạo và mở rộng thị trường khách là một trong những yếu tố giúp cho ngành

du lịch ngày càng phát triển. Ngành du lịch cần đẩy mạnh các hoạt động: liên

doanh với các tỉnh và thành phố, tuyên truyền, quảng cáo… dưới nhiều hình thức

đa dạng để thu hút khách. Trước hết là liên doanh với các tỉnh vùng ĐBSCL và

TPHCM…

3.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng:

Du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang khách hàng đến sản phẩm chứ không

phải mang sản phẩm đến khách hàng. Sản phẩm ở đây bao gồm chỉ không gian

môi trường nơi công đồng địa phương sử dụng hoặc sở hữu, mà còn là chính cộng

đồng địa phương với bản sắc của họ. Chính vì điều đó mà chúng ta phải có sự

tham gia tích cực của cộng đồng địa phương mới có sự phát triển du lịch một cách

bền vững. Vì vậy cần phải:

Tuyên truyền vận động nhân dân xung quanh điểm du lịch cùng hợp tác,

đóng góp vào việc phát triển chung của du lịch.

Để họ tham gia vào việc lập quyết định liên quan đến phát triển của điểm

du lịch vì họ hiểu nơi đó hơn những người lãnh đạo.

Khuyến khích cộng đồng tham gia vào các dự án du lịch, đầu tư cơ sở dịch

vụ, làng nghề thủ công cung cấp sản phẩm cho du lịch, ủng hộ các quán ăn tự làm

chủ, các dịch vụ bổ sung tăng thu nhập cho người dân.

Tránh đưa ra những quyết định gây bất mãn chia rẽ. Chẳng hạn phải buộc

họ dọn đi nơi khác hay có những chính sách ưu đãi không đồng đều. Cần phải

Page 95: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

dung hoà để đôi bên cùng hợp tác có lợi không dẫn đến bất đồng và phản ứng từ

người dân.

Nêu lên những lợi ích thiết thực để người dân thấy họ được quan tâm và có

lợi khi tham gia vào hoạt động du lịch. Họ cảm nhận được điều đó khi đời sống

vật chất và tinh thần được nâng lên, có công ăn việc làm ổn định nơi mình sinh

sống trước đây.

KIẾN NGHỊ

UBND Tỉnh Bạc Liêu:

Để tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thị, đề nghị

UBND tỉnh, Tổng cục du lịch và bộ VHTTDL Bạc Liêu kiến nghị chính phủ cho

phép thành lập phòng văn hoá thể thao và du lịch ở các huyện thị trong tỉnh ở

những địa bàn có thế mạnh về du lịch.

Để tạo khả năng thu hút đối tác đầu tư, góp phần sớm hình thành các điểm

du lịch để thu hút du khách. Đề nghị tỉnh quan tâm ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng cho khu vực điểm du lịch, khu du lịch biển Nhà Mát – hiệp thành, dự án

Page 96: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

khu dịch vụ du lịch ngoài sân chim Bạc Liêu, dự án cụm khách sạn nhà hàng khu

hội nghị (nằm kế với khu nhà công tử Bạc Liêu), dự án khu du lịch biển Gành

Hào…nhằm thu hút du khách, đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng cho những khu vực này.

Đề nghị UBND sớm ban hành cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, các

đoàn thể trong phát triển và quản lý kinh doanh du lịch. Đồng thời sớm ban hành

các cơ chế cụ thể về bảo vệ môi trường, cảnh quan, bảo vệ các điểm du lịch và

danh lam thắng cảnh của tỉnh để phát triển du lịch

Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền ở

trung ương về cơ chế chính sách giảm thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập

khẩu thiết bị, phương tiện… phục vụ cho kinh doanh du lịch. Đồng thời nghiên

cứu cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút du khách

quốc tế đến Việt Nam nói chung và đến Bạc Liêu nói riêng.

Tổng cục du lich

Đề nghị Tổng cục du lịch quan tâm hỗ trợ đối với ngành du lịch tỉnh Bạc

Liêu trên cơ sở giới thiệu những đối tác hợp tác đầu tư về phát triển du lịch có khả

năng về vốn và nguồn khách. Đồng thời có sự quan tâm giới thiệu ngành du lịch

Bạc Liêu tham giam vào các hiệp hội du lịch của vùng và quốc tế.

Đề nghị Tổng cục du lịch quan tâm hỗ trợ vốn từ chương trình mục tiêu

quốc gia cho Bạc Liêu đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.

Đề nghị Tổng cục du lịch và hệ thống các viện du lịch quan tâm hỗ trợ Bạc

Liêu trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Sở văn hoá thể thao du lịch Bạc Liêu

Tổ chức hội nghị công bố quy hoạch cho các ngành và UBND các huyện,

thị trong tỉnh để cùng phối hợp thực hiện.

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, theo dõi hoạt động của các đơn

vị tham gia lĩnh vực du lịch. Đồng thời có những góp ý, hướng dẫn để các đơn vị

khắc phục những mặt hạn chế.

Page 97: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

Lập các đại lý du lịch ở các tỉnh lân cận nhằm phục vụ công tác tiếp thị

quảng bá hình ảnh du lịch Bạc Liêu đạt hiệu quả hơn.

Tổ chức tốt các hoạt động lữ hành, kết hợp chặt chẽ với các hãng lữ hành

lớn ở TPHCM và các tỉnh để phối hợp tạo nguồn khách ổn định cho các cơ sở dịch

vụ du lịch ở Bạc Liêu.

KẾT LUẬN

Đất đai Bạc Liêu màu mỡ, dân cư đông đúc, chủ yếu sống bằng nghề trồng

lúa, hoa màu, cây ăn trái, đánh bắt hải sản và nghề làm muối… Khi nhắc đến du

lịch Bạc Liêu người ta thường nói nhiều, nhớ nhiều tới những tour du lịch sinh thái

thú vị mà không phải nơi nào cũng có được, nhớ đến giai thoại công tử Bạc Liêu,

nhớ làn điệu đàn ca tài tử đậm chất Nam bộ… tất cả đã tạo cho du lịch Bạc Liêu

những nét độc đáo riêng của mình.

Là vùng đất trù phú thịnh vượng, người dân Bạc Liêu hiền hoà, hiếu khách,

có phong cách sống phóng khoáng đặc trưng của miền Nam bộ. Thời Pháp thuộc,

Bạc Liêu vốn là xứ của một số đại điền chủ Nam kỳ lục tỉnh, nên đến nay vẫn còn

khá nhiều dinh thự, biệt thự theo lối kiến trúc phương Tây đã tạo cho Bạc Liêu

một dấu ấn riêng rất thú vị.

Đã từ lâu Bạc Liêu được biết đến với những sân chim nằm ngay bên vành

đai của đô thị. Đến đây, du khách sẽ bắt gặp những đàn chim quay về tổ ấm cứ

mỗi độ hoàng hôn buông xuống. Sân chim Bạc Liêu chính là một trong những

điểm dừng chân lý tưởng dành cho du khách. Từ thị xã Bạc Liêu hướng ra phía

biển, du khách có thể ngắm nhìn sự bao la của biển, của trời. Biển Bạc Liêu không

có những bãi cát trắng phau như: Nha Trang, Vũng Tàu… nhưng lại có những nét

riêng của mình bởi nơi đây có những bãi bồi xa tít.

Đến Bạc Liêu du khách sẽ được khám phá những nét văn hóa Khmer với

những đặc thù riêng. Chùa Xiêm Cán – ngôi chùa Khmer cổ được xây dựng cách

đây hơn trăm năm, sẽ phần nào lý giải cho bạn những nét văn hóa dân tộc đặc sắc.

Chùa Xiêm Cán còn là nơi thường có những lễ hội để du khách đắm chìm trong

Page 98: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

màu sắc của Phật pháp, của cộng đồng dân tộc Khmer sống chan hòa trong lòng

dân tộc Việt.

Bạc Liêu còn nổi tiếng với đặc sản nhãn da bò. Đặc biệt, ở thị xã Bạc Liêu

có vườn nhãn cổ trên trăm tuổi, thu hút rất đông khách du lịch. Vườn nhãn rộng

khoảng 230ha, chạy dài trên địa phận 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông. Nếu

có dịp đặt chân đến đất Bạc Liêu các bạn sẽ có dịp thưởng thức nhiều món ăn vừa

ngon vừa lạ tai lại rất lạ miệng. Ví dụ như lẩu mắm mà ăn với các loại rau đồng

như: bông súng, rau dừa. Rồi đến các món cá lóc kho tộ ăn với dưa bồn bồn, bún

nước lèo cá lóc, cá lóc nướng trui rơm. Nhiều món như: khô cá sặc trộn gỏi xoài

xanh và nước mắm đường, gỏi ngó sen với tôm luộc, lẩu dưa chua, tôm khô ăn với

dưa kiệu…

Tiềm năng phát triển du lịch có nhiều nhưng thực tế ngành du lịch Bạc Liêu

cũng còn không ít khó khăn do chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh. Để thúc

đẩy hoạt động du lịch tiếp tục phát triển bền vững, ngành du lịch của tỉnh đã tập

trung khai thác những giá trị độc đáo của các điểm du lịch trong tỉnh, tạo cho du

lịch Bạc Liêu có những điểm nhấn để thu hút khách và phát triển bền vững. Theo

đó, Bạc Liêu tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng tour,

tuyến hợp lý, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các dự án khu, điểm du lịch trọng điểm để

du lịch Bạc Liêu tạo đà bứt phá.

Vốn được coi là chiếc nôi của du lịch văn hóa nên bên cạnh việc phát triển

du lịch sinh thái thì việc phát triển du lịch văn hóa cũng được tỉnh Bạc Liêu chú

trọng để khai thác. Bên cạnh việc tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, ngành du lịch

tỉnh còn tập trung khai thác các điểm nhấn văn hóa mang sắc thái riêng của Bạc

Liêu như: bản Dạ cổ hoài lang gắn với khu lưu niệm cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu, các

khu du lịch tâm linh gắn với chùa chiền; tháp cổ Vĩnh Hưng gắn với nền văn hóa

Óc Eo; phát triển các câu lạc bộ đờn ca tài tử để phục vụ khách du lịch tại các khu

di tích; tổ chức các lễ hội truyền thống địa phương.

Với những nỗ lực rất lớn của ngành du lịch Bạc Liêu, hy vọng du lịch Bạc

Liêu ngày càng khởi sắc, thu hút khách du lịch đến với Bạc Liêu nhiều hơn góp

Page 99: PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cần Thơmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/ptrien_dulich-baclieu.pdf · năng đáp ứng nhu cầu cho du

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng

phần thúc đẩy du lịch Bạc Liêu phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào thu nhập

kinh tế-xã hội của tỉnh.