116
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CÂU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN CÁC BÌNH DIỆN CÚ PHÁP - NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG PGS. TS. TRẦN HỮU MẠNH * DẪN NHẬP 1. Về cấu trúc ngữ nghĩa của câu Về cấu trúc nghĩa của ngôn ngữ ở cấp độ phát ngôn - câu, ta có thể xuất phát từ luận điểm sau (dựa trên những nét phổ quát của ngôn ngữ loài người đã nêu trên và luận thuyết cho rằng ngữ nghĩa chính là cách dùng cụ thể của phát ngôn): NGHĨA THỂ HIỆN (trong đầu óc/trong tư duy) CÁC THỰC THỂ (trong thế giới bên ngoài) Nghĩa hàm chứa óc / trong đầu óc(tư duy Nghĩa hàm chứa trong thế giới khách quanCÁC KÝ HIỆU TRONG NGÔN NGỮ X Ã H Nghĩa trong hành * Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh-Mỹ, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội 11 TÂM LÝ LÔGIC QUY CHIẾU

PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CÂUTIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRÊN CÁC BÌNH DIỆN

CÚ PHÁP - NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG

PGS. TS. TRẦN HỮU MẠNH *

DẪN NHẬP

1. Về cấu trúc ngữ nghĩa của câuVề cấu trúc nghĩa của ngôn ngữ ở cấp độ phát ngôn - câu, ta có

thể xuất phát từ luận điểm sau (dựa trên những nét phổ quát của ngôn ngữ loài người đã nêu trên và luận thuyết cho rằng ngữ nghĩa chính là cách dùng cụ thể của phát ngôn):

NGHĨA THỂ HIỆN(trong đầu óc/trong tư duy)

CÁC THỰC THỂ(trong thế giới bên ngoài)

“Nghĩa hàm chứa óc / “Nghĩa hàm chứa trong

* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh-Mỹ, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội

11

TÂM LÝ LÔGIC QUY CHIẾU

Page 2: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

trong đầu óc” (tư duy thế giới khách quan”

CÁC KÝ HIỆUTRONG NGÔN NGỮ

XÃH “Nghĩa trong hành động”ỘI

HÀNH ĐỘNG(thực thi qua ngôn ngữ)

Theo sơ đồ này ta có 3 cách tiếp cận ngữ nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, chủ yếu là từ và câu: theo tâm lý logic, theo qui chiếu và về mặt xã hội. Và 3 hướng tiếp cận này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các ý nghĩa theo hướng quy chiếu, tâm lý xã hội phụ thuộc lẫn nhau, quy định lẫn nhau.

Chẳng hạn, với câu “John is in the park” trong tiếng Anh và câu “Giôn ở trong công viên” trong tiếng Việt tương đương, John = Giôn và park = công viên, tham chiếu đến thực thể khách quan và cả câu được sử dụng để thông báo hay cảnh báo cho cho người nghe về một sự việc một sự kiện nào đó (có thể thông tin này cảnh báo cho người nghe hãy đừng vào công viên chẳng hạn) tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể.

Theo ngôn ngữ học tri nhận (có thể được coi là đường hướng tiếp cận mới nhất trong ngôn ngữ học) ta có thể xem xét cấu trúc ngữ nghĩa theo các khía cạnh sau đây.(1) Sự tổng hòa : Theo nguyên tắc tổng hòa, nghĩa của một biểu thức phức hợp là kết quả của sự kết hợp các ý nghĩa các phần cấu tạo nên nó và cách thức mà nó được kết hợp lại. Nguyên tắc này có thể được lý giải theo bốn tiểu định đề sau đây:(i) Mỗi một thành tố của biểu thức có một ý nghĩa cố định và được

xác định trong nội bộ hệ thống ngôn ngữ.(ii) Cách thức mà các chi tiết đơn giản hơn kết hợp để tạo thành các

biểu thức phức hợp (đã) tạo nên sự đóng góp cố định và được xác định theo ý nghĩa chung của biểu thức phức hợp đó.

12

Page 3: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

(iii) Các đặc tính về mặt ngữ nghĩa của các thành phần của một biểu thức được duy trì đầy đủ trong biểu thức đó.

(iv) Không có ý nghĩa thêm nào cho biểu thức mà không bổ nghĩa cho các phần của nó và cách thức mà các thành tố này tạo nên kết hợp.

Nhưng theo Taylor, (2002) nghĩa của các phát ngôn thường thay đổi (chứ không bất biến) tùy thuộc ngữ cảnh mà nó được sử dụng (nghĩa chính là sự sử dụng các từ, ngữ). Và ông đã dùng thuật ngữ sự linh hoạt ngữ nghĩa. Sự linh hoạt về ngữ nghĩa này có mối quan hệ mật thiết với hiện tượng đa nghĩa vốn rất phổ biến với các từ. Taylor đã nêu lên tính linh hoạt này được tính theo công thức: Nếu một ngữ hay một cú có sử dụng các từ W1 và W2 thì:

W1 + W2 n1 x n2 (nghĩa khác nhau)Trong đó W1 có thể có nghĩa n1 và W2 có thể có 2 nghĩa n2.

(2) Phi tổng hòa cũng theo Taylor, những trường hợp sau đây là những ví dụ về sự vượt ra khỏi sự kết hợp nghĩa nêu trên (có thể gọi là phi tổng hòa).(i) Các thành ngữ: Thành ngữ là biểu thức mà nghĩa của nó không

thể tính toán bằng máy tính từ các nghĩa của các thành tố tạo nên nó. Ví dụ:

[1] Don't spill the beans. (Đừng để lộ “bem” nhé!)[2] He kicked the bucket. (Hắn đã ngoẻo rồi.)

(ii) Ẩn dụ và lối nói bóng bẩy khác: ẩn dụ cũng đã thể hiện trong các thành ngữ nêu trên. Và một số ví dụ khác về ẩn dụ như:

[3] It's two a.m and the city is asleep. (Đã hai giờ sáng và cả thành phố đã chìm trong giấc ngủ.)

Hay châm biếm như: [4] A real genius he is! (Anh ta quả là một thiên tài!)

(iii) Sự thông hiểu Ngữ dụng: Mọi người đều công nhận rằng điều mà người nói muốn truyền đạt thông qua một phát ngôn có thể không trùng hợp với từ ngữ mà anh ta dùng - trường hợp ý tại ngôn ngoại. Chẳng hạn, nếu một người nói thốt lên: It' s stuffy in here! (trong này ngột ngạt quá) có thể hiểu phát ngôn này theo các cách hoặc yêu cầu người nghe mở cửa sổ ra, giảm bớt nhiệt độ lò sưởi (giải quyết điều kiện ngột ngạt trong phòng); hoặc người nói giải thích tại sao anh ta cảm thấy khó chịu và muốn đi ra ngoài. Như vậy trước hết phải hiểu được nghĩa đen của phát ngôn và sau đó hiểu được nghĩa mà người nói muốn biểu lộ thông qua ngôn cảnh. Ta cũng có thể kể đến ở đây trường hợp

13

Page 4: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

quy chiếu bên ngoài - ngoại chiếu - như: Where is the one hamburger-and-two sandwiches sitting? (Cái anh chàng gọi một hamburger và hai sandwich đang ngồi đâu)? (xem thêm Trần Hữu Mạnh, 2005: Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội).

(3) Ngôn cảnh và vị trí không gian tri nhận: Trong trường hợp này, ta có thể hiểu phát ngôn:

[5] The football (is) under the table. (Quả bóng ở dưới cái bàn) theo ba cách - ba vị trí không gian mà cái bàn chiếm lĩnh ở trong phòng: - Cái bàn đặt theo vị trí thông thường: quả bóng ở dưới gậm bàn. - Cái bàn đặt úp mặt xuống sàn: Quả bóng ở ngay sát dưới mặt bàn. - Cái bàn được dựng lên trên một mặt nghiêng (hay dựa lên hai chân ở trên bàn): quả bóng là một điểm tựa cho mặt nghiêng đó.

Như vậy vị trí tương đối của qủa bóng với mặt sàn không thay đổi, chỉ có vị trí giữa nó với cái bàn là thay đổi, nhưng ngôn ngữ lại chỉ có một biểu thức là under the table (Ở dưới cái bàn).(4) Sự thích nghi và năng động: thuật ngữ vùng năng động, hay hiện tượng vùng năng động do Langaker sử dụng có thể được hiểu như sau: Nếu một thực thể A tham gia vào một tình huống, thông thường (những) phần nhất định của thực thể này được huy động trực tiếp nhiều hơn so với các phần khác vào tình huống đó. Những phần này chính là phần năng động của A. Chẳng hạn xét câu sau đây:

[6] John kicked the table. (Giôn đá cái bàn.)Thực chất chỉ có một bàn chân (chứ không phải toàn cơ thể của

Giôn) đụng vào một phần nào đó (có thể là chân, ngăn kéo) của cái bàn. Và những bộ phận “tham chiếu” này được gọi là vùng năng động. Những vùng năng động này trên thực tế có thể thay cho cả thực thể, và cho ta những trường hợp hoán dụ kiểu như:

[7] I heard the piano. (Tôi nghe thấy tiếng dương cầm.)Trong đó, thực chất không phải là dương cầm mà là tiếng của nó

phát ra do một người nào đó chơi đàn.[8] I am in the phone - book. (Tôi có tên trong danh bạ điện thoại.)

Trong đó, không phải bản thân tôi mà chỉ một phần - tên của tôi - có trong danh bạ điện thoại.(5) Các không gian tâm linh và việc sử dụng quán từ xác định và không xác định.

Trước hết ta hãy xem xét ví dụ sau:[9] The girl with green eyes has blue eyes. (Cô gái với đôi mắt

xanh lục có mắt xanh lam.)

14

Page 5: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Ở đây, nghĩa của biểu thức có thể vượt qua nghĩa và chính các thành tố của nó góp lại. Nếu chỉ xét theo nghĩa tổng hòa thì dường như ở đây có mâu thuẫn (Green khác với blue: xanh lục khác với xanh lam). Nhưng chúng ta có thể hiểu nghĩa của cả câu bằng cách giả sử rằng có hai không gian tâm linh: một không gian do một cô gái mắt xanh lục chiếm lĩnh và một không gian khác do một cô gái mắt xanh lam chiếm lĩnh, và một quan hệ tương ứng giữa hai cô gái với các cặp mắt (mầu sắc khác nhau) trong hai không gian đó. Cả hai phạm trù: các không gian tâm linh lẫn các quan hệ tương ứng giữa các không gian đều không được mã hóa một cách rõ ràng trong biểu thức ngôn ngữ. Những khía cạnh này của sự thông hiểu ngữ liệu vượt ra ngoài phạm vi của phép tổng hòa nghĩa nghiêm ngặt. Và ở đây còn có vấn đề nghĩa của các quán từ xác định và không xác định.

Các trường hợp quán từ không xác định:Chúng ta hãy xét các ví dụ sau đây:

[10] Ursula wants to marry a millionaire. (Ursula muốn cưới một ông triệu phú.)

Câu này có thể được hiểu theo hai cách: - Có tồn tại một ông triệu phú và Ursula muốn cưới ông này. Chính “Ursula” có thể xác định ngay “ông triệu phú này” là ai, còn người nói thì không và người nghe cũng không biết ông ta là ai (a millionaire - một thông tin mới). Trường hợp này gọi là thông hiểu cụ thể không xác định (indefinite specific interpretation). - “Ursula vẫn chưa có một ý trung nhân triệu phú” (và có thể không bao giờ tìm ra cho được một ông như vậy. Nàng chỉ có ý định cuới cho được một tấm chồng như vậy (dù là ai chăng đi nữa). Đây là trường hợp thông hiểu không cụ thể không xác định (indefinite nonspecific).

Cũng có thể hiểu hai cách hiểu này được gọi dưới cái cái tên qui chiếu và phi quy chiếu. Và hai cách hiểu này có thể dẫn đến cách sử dụng he/him cho millionaire ở trường hợp thứ nhất và one ở trường hợp thứ 2. Ta có:

[11] Ursula wants to marry a millionaire. She met him at the casino.

Như vậy “a mitlionaire” ở đây có nghĩa quy chiếu (referential)[11b] Ursula muốn cưới một ông triệu phú. Nàng gặp chàng ta ở

sòng bạc.Còn trong trường hợp sau đây, “a millionaire” là phi quy chiếu

(non - referential).

15

Page 6: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

[12] Ursula wants to marry a millionaire. She hopes to meet one at the casino. (Ursula muốn cưới một ông triệu phú. Nàng hy vọng sẽ gặp được một ông như vậy ở sòng bạc.)

Cách dịch sang tiếng Việt nêu trên đã minh họa rõ nét hơn cách nhận biết “a millionaire”. Và chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng quán từ “a” là một quán từ đa nghĩa qua ví dụ này.

Quán từ xác định: quán từ xác định “the” hồi chiếu cũng có thể được hiểu theo các nghĩa khác nhau. Ví dụ:

[13] Twenty years ago the mayor of this city was a Communist. (Hai mươi năm trước đây ông thị trưởng của thành phố này là một đảng viên Cộng sản.)

Câu này được hiểu theo hai cách: - Cái người mà bây giờ là thị trưởng thành phố này hai mươi năm trước đây là một đảng viên Cộng sản (có thể bây giờ ông không còn là đảng viên cộng sản nữa và hai mươi năm trước đây chưa trở thành thị trưởng). - Cái người mà hai mươi năm trước là thị trưởng, hồi đó là một đảng viên cộng sản (người này bây giờ không còn là thị trưởng, và có thể không còn là đảng viên cộng sản, thậm chí ông ta đã có thể khuất núi) (Xem Taylor, Sđd, Tr. 97- 120).

Sau đây chúng ta sẽ tập trung phân tích đối chiếu hai ngôn ngữ Anh - Việt trên bình diện CÂU ĐƠN, và chủ yếu trong trường hợp nghĩa tổng hòa theo quan điểm ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng - hệ thống.2. Nội dung của chuyên luận

Với mục đích nghiên cứu và phương pháp đã nêu trong các phần II và III. Phần này của chuyên luận, sau phần dẫn nhập này, sẽ bao gồm hai chương chính:

Chương 1: Câu trong tiếng Anh, trong đó bàn về các quan điểm về câu qua các trường phái / đường hướng nghiên cứu ngôn ngữ: Ngữ pháp truyền thống, Ngữ pháp cấu trúc, Ngữ pháp tạo sinh - biến đổi, Ngữ pháp chức năng - hệ thống và những vấn đề nổi cộm được đề cập đến trong các cuốn sách ngữ pháp được xuất bản trong khoảng 15-20 năm trở lại đây để ta có khái niệm cơ bản về tiếng Anh đương đại.

Chương 2: Đối chiếu câu tiếng Anh và câu tiếng Việt (những nét cơ bản). Sau khi điểm xuyết các quan điểm mới nhất về Việt ngữ, chuyên luận sẽ tập trung vào đối chiếu các vấn đề: các mẫu câu cơ bản; các đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa của các thành tố Chủ ngữ, Tân ngữ, Bổ ngữ và Trạng ngữ; Thức, một phạm trù ngữ pháp của câu

16

Page 7: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

và cách phân loại câu theo mục đích phát ngôn. Trên cơ sở đối chiếu sẽ tổng kết những nét giống nhau chủ yếu và những nét khác nhau cơ bản của cách cấu tạo phát ngôn - câu tiếng Anh và tiếng Việt (ở phần kết luận).

Chương 1CÂU TRONG TIẾNG ANH

1.1. Những quan điểm về câu qua các trường phái ngữ pháp (của các nhà Anh ngữ học)

1.1.1. Trong Ngữ pháp truyền thốngRất nhiều các nhà Ngữ pháp truyền thống tiếng Anh như O.

Jespersen (1909-1949), H. Poutsma (1926-1929), B.A. Ilyish (1963) v.v. đều nêu lên định nghĩa về câu. Quan niệm của họ có thể tựu trung lại ở một số điểm cơ bản sau đây: a- Câu là một tập hợp các từ (tức là nhiều hơn một từ). b- Các từ đó được sắp xếp theo một thứ tự nhất định, tuân theo các quy tắc về tương hợp chủ-vị (Subject-Predicate concord) và các quy tắc về tổ chức nội bộ của từng thànhtố chủ/vị (regimen). c- Thông thường, các tập hợp này phải mang một ý nghĩa hoàn chỉnh (complete thought)

Nhưng chính tiêu chí thứ ba này lại là điểm mà nhiều nhà ngôn ngữ học hiện đại có ý kiến phản bác, hay chí ít là chưa thống nhất. Nhiều nhà ngôn ngữ học hiện đại, chẳng hạn S. Greenbaum (1996), đã chỉ ra sự phiền toái mà định nghĩa có tính chất khái niệm này đã đề cập đến. Thế nào là một ý nghĩ hoàn chỉnh? Trả lời câu hỏi này quả là không đơn giản chút nào. Một từ (John), một cụm từ (my friend), hay một đơn vị lớn hơn (My friend has gone out) đều có thể nói là diễn tả một ý nghĩ hoàn chỉnh nếu nhận thấy các đơn vị này trả lời cho câu hỏi “Who has gone out?”.1.1.2. Câu trong cuốn Ngữ pháp tiếng Anh mới xuất bản gần đây1.1.2.1. Trong “Grammar” của F. Palmer (1971-1990), câu được đề cập đến trong hai chương: Chương 2 và chương 4.

Ở chương 2 tác giả điểm xuyết các quan điểm về câu trong đó nhấn mạnh: - Ngữ pháp truyền thống đôi khi đưa ra định nghĩa kiểu như: “câu là một sự diễn tả một ý nghĩ hoàn chỉnh”. Nhưng định nghĩa này có tính khái niệm (notional) và có chung tất cả những khiếm khuyết mà các định nghĩa có tính khái niệm - dựa trên ý nghĩa - thường có (tr.66).

17

Page 8: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

- Một định nghĩa có tính chất ngôn ngữ học về câu phải xem xét đến cấu trúc nội tại của nó. Một câu sẽ bao gồm những thành tố cụ thể nhất định xếp trong một trật tự nhất định, và tất nhiên phải bao gồm các từ và các phần của từ khi xem xét đến cùng. Chẳng hạn có thể lập luận rằng các cấu trúc cơ bản của câu trong tiếng Anh thường là NV (Danh + Động), NVA (Danh + Động + Tính), NVN (Danh Động Danh), NVNN (Danh Động Danh Danh) ... Các câu khác có thể coi là xuất phát từ câu cơ bản này hoặc bằng cách thêm vào (addition) hay mở rộng (expansion) (tr.67). - Như vậy câu là đơn vị lớn nhất xét về cấu trúc ngữ pháp của nó. Nhưng thật là sai lầm nếu lại tin rằng vượt qua cấu trúc câu không còn những đặc điểm (features) giúp liên kết các câu lại với nhau. Ngược lại có rất nhiều những đặc điểm như vậy - chẳng hạn các trạng từ thay thế ... - Câu bao gồm các từ, và các từ lại thường được gộp lại thành các thành tố nhỏ hơn câu: cụm từ/ngữ (phrases) và cú (clauses) (tr 68, 70, 71).1.1.2.2. Trong “English Syntax” (Cú pháp tiếng Anh) của R.A. Jaccobs OUP (1995), tác giả đã bỏ qua định nghĩa câu và đi thẳng vào những khái niệm cơ bản (Part I pp.1- 46). Trong phần này, Jaccobs đã nêu rõ đặc tính của cấu trúc câu: Để hiểu rõ tổ chức nội tại của câu và sự phân bố của các đơn vị hình thành nên câu, chúng ta phải xem xét ba đặc tính chủ yếu của câu như sau: 1. Tính hình tuyến (linearity): Các câu thường được sản sinh và tiếp nhận theo một trình tự tuyến tính (Linear sequence). 2. Tính tầng bậc (hierarchy): Câu được cấu trúc theo tâng bậc, có nghĩa là, chúng không đơn giản là kết hợp của các từ đơn lẻ mà được cấu tạo từ các nhóm từ (word groupings) mà bản thân chúnglại là các tập hợp của các đơn vị nhỏ hơn (lesser groupings). 3. Tính phạm trù (categoriality): Các câu được cấu tạo từ các thành phần vốn dĩ thuộc về một tập hợp các phạm trù riêng biệt (distinct categories), trong đó mỗi tập hợp lại có các tính chất đặc biệt của nó.

Ba tính chất này của câu nói chung đã được phân tích cụ thể hơn như sau:

1.1.2.2.1. Tính hình tuyếnKhông ai có thể phát ấm cùng một lúc tất cả các từ của một câu.

Cho dù có phát âm được đồng thời thì cũng không ai có thể hiểu được phát ngôn đó. Các từ được nói/viết và nghe/đọc trong một trình tự thời gian theo thứ tự trước đến sau: Trong tiếng Anh, cùng như trong nhiều

18

Page 9: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

ngôn ngữ khác, đó là trình tự từ phải sang trái và trật tự từ thông thường (ordinary word order) là Chủ ngữ - Động từ - Tân ngữ (SVO).

Trong tiếng Anh, chẳng hạn, ta có câu:[1] Cassius sees Brutus. (cấu trúc SVO)

(Cassius nhìn thấy Brutus.)Khi ta đảo trật tự từ thành: Brutus sees Cassius, rõ ràng người nói

tiếng Anh sẽ nhận ra rằng trật tự từ vẫn là SVO nhưng nghĩa sẽ là khác đi.

Cũng theo Jacobs, những ngôn ngữ khác nhau có thể sử dụng các kiểu trật tự từ khác nhau (different orderings). Chính kiểu sắp xếp từ hay cụm từ theo cấu trúc nhất định này được gọi là tham số trật tự từ (word order parameter). Trong một số ngôn ngữ (chẳng hạn tiếng Latin, tiếng Nga.v.v.) trật tự từ không được sắp xếp nghiêm ngặt như trong tiếng Anh. Trong các ngôn ngữ đó có sự lệ thuộc lớn hơn vào các hậu tố (suffixes) và các cách khác để đánh dấu các thành tố của câu. Do vậy trật tự từ xem ra là một kiểu tập hợp dựa trên một tham số chung mang tính phổ quát hơn trong việc thể hiện chức năng của câu (function marking), nhưng không có ngôn ngữ nào mà ở đó trật tự từ là hoàn toàn vô nghĩa (totally insignificant).

1.1.2.2.2. Tính tầng bậcTừ không nhất thiết là các thành tố duy nhất của câu. Thực tế, có

những thành tố ở cấp độ cao hơn hình thành lên câu. Kiểu cấu trúc tầng bậc này, giống như tính hình tuyến, thể hiện chiến lược chung hơn (more general strategy) mà óc người đã sử dụng để tổ chức trải nghiệm của mình (organize experience). Trong câu, các thành tố nhỏ hơn (lesser elements) là bộ phận của các chỉnh thể lớn hơn (larger wholes) và những chỉnh thể lớn hơn này đến lượt chúng lại là bộ phận của chỉnh thể lớn hơn nữa. Các sự vật sẽ được dễ dàng xem xét hơn nếu chúng có thể được đặt trong một khung bao lớn hơn (larger frame), một chiến lược từ bộ phận - đến - tổng thể, hoặc nếu chúng có thể được xem như bao gồm các bộ phận có thể phân biệt được với nhau (distingguishabbe parts) theo chiến lược từ tổng thể - đến - bộ phận.

Như vậy, câu:[2] The Government expelled the officers from Thailand. (Chính

phủ trục xuất các sĩ quan đến từ Thái Lan / ra khỏi Thái Lan.)có thể được phân tích theo các tầng bậc như sau: a- Sentence NP + VP (= V + NP + PP)

Câu Danh ngữ + Động ngữ (= Động từ + Danh ngữ + Giới ngữ) b- Sentence NP + VP [=V+NP(= Det. + headN + PP)]

19

Page 10: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Câu Danh ngữ + Động ngữ [Động từ + Danh ngữ (= Từ xác định + Danh từ chính + Giới ngữ)]

Sự phân tích sâu hơn các cấu trúc tầng bậc được gộp lại trong động ngữ theo hai cách a và b đã giúp ta lý giải được hai kiểu biểu đồ hình cây - hai cấu trúc sâu tương ứng:

S

The Government expelled the officers from Thailand(= trục xuất các sĩ quan ra khỏi Thái Lan)

Chủ + Động + Tân + Trạng (S + V + O + A)

S

The Government expelled the officers from ThaiLand (=trục xuất các sĩ quan đến từ Thái Lan)

Chủ + Động + Tân (S + V + O)Với cách phân tích trên đây, rõ ràng cụm từ (ngữ) là một thành tố

thuộc câu nhưng lại ở trên cấp độ từ. Chỉ qua cấu trúc của cụm từ ta mới có thể lý giải hai cách hiểu của cùng một câu mơ hồ trên dây.

Cũng có thể hiểu tương tự như vậy, còn một cấp độ đơn vị nữa trên từ và cụm từ nhưng lại nằm dưới cấp độ câu: cú (clause). Các câu sau đây không thể hiểu cấu trúc sâu của nó nếu không xem xét chúng qua cấp độ cú:

[3] a. Flying planes can be dangerous.b. Visiting relatives can be boring.

Với các câu này, ta chỉ có thể làm rõ nghĩa của câu khi phân tích rõ cách kết cấu cú của cú có động từ không biến (v-ing) S’ (cú) S’ (cú)

planes fly-ing và someone (flies) planes flying (máy bay) (đang bay) (ai đó) (đi) (máy bay)

Như vậy, cấu trúc tầng bậc của câu được thể hiện qua các cấp độ: từ = cụm từ = cú= câu.

20

Page 11: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Và cần lý giải: đơn vị ở cấp độ lớn hơn có thể chỉ là kết hợp của một/hơn một đơn vị ở cấp độ ngay dưới nó.

1.1.2.2.3. Tính phạm trùCác biểu đồ cây cấu trúc thành tố (nghiên cứu trên đây là biểu thị

(1) trật tự tuyết tính của cấu và (2) những cảm nhận chủ quan của người bản ngữ về cấu trúc tầng bậc của các thành tố đó. Nhưng các biểu đồ hình cây đó đã không thể biểu đạt những phép tạo sinh gay cấn (crucial generalizations) về sự giống nhau và khác biệt. Nhiều thành tố là thuộc cùng một loại và chúng lại có đặc tính khác biệt so với các thành tố khác trong kết cấu tuyến tính (kết hợp). Người bản ngữ khai thác những sự đồng nhất và khác biệt này bằng cách sử dụng các thành tố thuộc cùng loại trong cùng vị trí; nghĩa là các thành tố chia sẻ cùng một sự phân bố (same distribution).

Ngữ pháp miêu tả phải phân biệt được các yếu tố giống nhau và khác nhau này. Các từ và các thành tố cấu tạo từ từ thuộc vào một tập hợp của các phạm trù tách biệt, mỗi phạm trù có những đặc tính riêng của nó. Đây chính là đặc tính chung của cấu trúc câu - tính phạm trù.

Tính phạm trù thể hiện ở cấp độ từ (1) các từ loại (danh, tính, động, trạng, giới từ, ...) được sử dụng trong câu; (2) các đặc tính kết hợp của chúng - để chúng tạo thành đơn vị ở cấp độ lớn hơn; và (3) các hình thái của từ (word forms) được sử dụng để thể hiện các phạm trù ngữ pháp đặc trưng cho mỗi từ loại (giống, số, cách của danh từ; thì, thể, thức và dạng của động từ,.v.v)

Bên cạnh đó còn có các phạm trù ngữ/cụm từ (phrasal categories) Như câu (2) trên đây chẳng hạn “the government” và “the officers” có chung các đặc tính có thể được, bao hàm trong một phạm trù: cả hai có chung danh từ làm chính tố - cả hai đều có thể dùng làm chủ ngữ hay tân ngữ (a) và có thể có hậu tố số nhiều (b). Nhưng Thái Lan chỉ có đặc tính (a) mà không có đặc tính (b) và được gọi là cụm danh từ chỉ có một từ (one-word noun phrase). Phạm trù ngữ NP còn bao gộp cả đại từ (đại từ nhân xưng, đại từ quan hệ, ...)

Theo Jacobs, các cấu trúc thành tố của câu có thể được biểu thị bằng một biểu đồ hình cây - biểu đồ này có thể phản ánh chung cả ba đặc tính của câu nói chung (như đã phân tích trên đây)

S câu

NP (Danh ngữ) V(Động ngữ)

Det N V NP21

Page 12: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

(Từ xác định) (Danh từ) (Động từ) Det N’

N P.P(giới ngữ) P NP

The government expelled the officers from Thailand(Đây là một trong hai cách hiểu ý nghĩa của câu này. Và danh ngữ đứng sau động từ là danh ngữ phức thuộc cấp độ cao hơn so với danh ngữ cuối cùng. Từ cách phân tích này, ta có thể suy ra biểu đồ hình cây của cách hiểu thứ hai đối với câu này với VP = V + NP + PP.1.1.2.3. Một vài nhận định chung

Khi F. Palmer bàn về câu ông đã nêu lên một định nghĩa mang tính khái quát cao độ và đồng thời đã xem xét những quan điểm thuộc các trường phái ngữ pháp: truyền thống, cấu trúc và cả tạo sinh-cải biên về câu nói chung.

R. Jacobs cũng đã xem xét các đặc tính cuả câu và áp dụng các thành tựu mà ngữ pháp tạo sinh- cải biên đem lại trong nghiên cứu ngôn ngữ học vào việc phân tích cấu trúc câu. Hiện tại, nhiều nhà ngôn ngữ học đã áp dụng cách phân tích này để tìm hiểu cấu trúc câu tiếng Anh.1.1.3 Ngữ pháp Chức năng - Hệ thống: đơn vị Trung tâm - Cú

Trong cuốn “An Introduction to Functional Grammar” (Dẫn luận Ngữ pháp chức năng) của M.A.K. Halliday (1985,1994), đơn vị ngôn ngữ được chú ý xem xét là cú (clause). Phần đầu của cuốn sách (Part I), từ trang 1 đến trang 176 tập trung mô tả kết cấu của cú, trong đó các chương 3, 4 và 5 nêu lên các nét đặc trưng của cú: chương 3 - Cú với tư cách là một thông điệp - đi sâu mô tả cấu trúc của Đề ngữ (Theme) và Thuyết ngữ (Rheme), đồng thời xem xét các địa hạt ngôn ngữ có liên quan: Đề ngữ và Thức (Mood), Đề ngữ được vị ngữ hoá (predicated themes), hiểu một văn bản theo Đề ngữ (thematic interpretation of a text).

Chương 4 - Cú với tư cách là sự trao đổi thông tin - đề cập chủ yếu các vấn đề: bản chất của đối thoại, cấu trúc của Thức (mood), các thành tố của thức, các loại cú Wh-nghi vấn, cảm thán và mệnh lệnh, phân cực và tính tình thái,.v.v. Chương 5: Cú với vai trò tường giải/ thể hiện - đề cập đến các vấn đề ngữ nghĩa của cú: tiến trình, tham tố và chu cảnh(process, participant and circumstance) với các tiến trình 22

Page 13: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

cơ bản là vật chất, tinh thần, quan hệ, hành vi, phát ngôn, và tồn tại; các tham tố thông thường: hành thể (actor), đích thể (goal), cảm nhận thể (sensor), hiện tượng (phenomenon), đương thể (carrier); và các chu cảnh: thời gian (temporal), không gian (spatial), cách thức (manner), nguyên nhân (reason), v.v.

Phần II của cuốn sách: Trên cú, dưới cú, và ngoài cú - đề cập đến các vấn đề dưới cú - Cụm từ và tiểu cú (PP) - Chương 6; Cấp độ trên cú: Cú phức - Chương 7. Chính ở chương 7 này Halliday đã lý giải tại sao ông không coi câu là đơn vị cơ bản của ngữ pháp. Theo ông : “Có cùng một mối quan hệ tồn tại giữa câu và cú giống như mối quan hệ giữa cụm từ và từ: câu được tiến hóa bằng việc mở rộng ra khỏi phạm vi cú” ... “Trong thực tế, một câu có thể được định nghĩa như một cú phức”. Chính “cú phức là đơn vị ngữ pháp duy nhất trên cú cần được thừa nhận, ...” không nhất thiết phải đưa khái niệm câu “như một phạm trù ngữ pháp tách biệt" - “câu được dùng thuần túy để chỉ một đơn vị văn tự được chứa giữa hai dấu chấm. Điều này sẽ giúp tránh được sự mập mờ nước đôi (ambiguity): Câu là thành tố của bút ngữ, trong khi cú phức là thành tố ngữ pháp”. (cf .Halliday, sđd. tr.215-216). Các chương sau đó của phần II này đi xem xét các bình diện: Bên cạnh cú: Ngữ điệu và Nhịp điệu - chương 8; Xung quanh cú: Liên kết Ngôn bản - Chương 9; và Bên ngoài Cú: Các phương thức thể hiện ẩn dụ - Chương 10.

Như vậy, có thể khái quát chung lại là Ngữ pháp Hệ thống chức năng đã cố gắng rất lớn để bứt ra khỏi khái niệm truyền thống về câu, coi câu là đơn vị của văn bản chứ không phải là đơn vị cơ bản của Ngữ pháp / Cú pháp.1.1.4. Trong cuốn “Language, Grammar and Communication” (Ngôn ngữ, Ngữ pháp và Giao tiếp) của G.P.Delahunty và J.Garvey(1994), các chương bàn đến cấp độ trên cụm từ gồm có :

1. Chương 8 (của phần II) Các Mẫu cú cơ bản (Basic Clause Patterns). Trong chương này, tác giả cũng lý giải coi cú như cấu trúc ngữ pháp cơ bản của ngôn ngữ (Basic grammatical structure of language) với các lý do (a) Ta chỉ cần có một cú để cấu tạo thành một câu; (b) Trong giao tiếp thực thụ, các phát ngôn ngắn hơn thường được tái cấu trúc và được hiểu bằng cách quy chiếu từ các cú (Chẳng hạn “Over here” có thể được hiểu là rút gọn từ cú “I’m over here” hay “Shine the light over here”). Tầm quan trọng về mặt ngữ pháp của cú có lẽ phản ánh một thực tế là cú tường giải một cách trực tiếp nhất cái cấu trúc sơ đẳng nhất của ý nghĩa - mệnh đề (proposition) (cf. G.P.

23

Page 14: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Delahunty & J.J. Garvey, sđd. tr.207). Trong chương 8 này, các vấn đề được đề cập đến là cấu trúc nội tại của cú (các thành tố của cú), chức năng chủ ngữ và vị ngữ của cú, các vai trò Đề ngữ và ngữ nghĩa, các trợ động từ cơ bản và các mẫu cú cơ bản - với 8 mẫu: (1) Nội hướng; (2) Ngoại hướng đơn; (3) Bổ ngữ của chủ ngữ; (4) Bổ ngữ của Tân ngữ; (5) Tân ngữ gián tiếp; (6) Tiếp thể (Recipient) / Thụ hưởng (Benefactive); (7) Địa điểm (Location) và (8) Bị động (Passive).

2. Chương 9: Các cách thể hiện bằng sơ đồ các thành tố của câu đề cập đến cách trình bày các thành tố của câu qua sơ đồ của A. Reed & B. Kellogg - sơ đồ R.K - các thành tố Chủ ngữ, Vị ngữ, Tân ngữ, Bổ ngữ và các Định ngữ (Modifiers) bao gồm các định ngữ đứng trước (Premodifiers) trong Danh ngữ, các Tính ngữ (Adjective phrases), Trạng ngữ (Adverbial phrases), Giới ngữ (Prepositional phrases) - trong chức năng chung Modifiers. Sau đó các tác giả cũng bàn đến vấn đề kết hợp (Coordination) kết hợp ngữ và cú (Phrasal and clausal coordination) các câu không cơ bản: mệnh lệnh và câu hỏi, cũng như các kiểu sơ đồ chính thức (formal diagrams) với các kiểu cú và danh ngữ chủ yếu.

3. Chương 10: Phát triển các Mẫu câu cơ bản (Elaborations of Basic Sentence Patterns) giải quyết các vấn đề quan hệ giữa cú và câu, cú và ngữ, các loại cú biến vị và không biến vị (finite and non-finite clauses), cú chính và cú phụ, câu phức chính phụ (complex sentences) và câu phức đẳng lập (Compound sentences).

4. Chương 11: Ngữ pháp tạo sinh (Generative Grammar). Trong chương này, các tác giả giới thiệu ngắn gọn về một đường hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới hiện nay: lý thuyết chi phối-gắn kết (Government-Binding, gọi tắt là GB) được N. Chomsky và cộng sự phát triển trong những năm 1980. Trong khi mô tả GB, các đặc tính cơ bản nhất của ngôn ngữ cũng được đề cập: ngôn ngữ của con người mang tính mô-đun (Modular) - các câu sử dụng trong bất kỳ ngôn ngữ nào cũng là kết quả của các mối tương tác giữa các thành tố khác nhau của ngữ pháp của ngôn ngữ đó. Các thành tố đó bao gồm: âm vị học, hình thái học, và vốn từ ngữ (Lexicon), cú pháp học, ngữ nghĩa học và ngữ dụng học. Mỗi một thành tố nêu ở đây mang tính tự lập (autonomous) với ý nghĩa là tính chất của nó đều hoàn toàn tách biệt với những tính chất của các thành tố “khác” và đồng thời mỗi thành tố lại tương tác theo cách thức nhất định với các thành tố khác. GB tập trung hầu hết vào cú pháp của ngôn ngữ tự nhiên và đề xuất luận

24

Page 15: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

thuyết rằng thành tố cú pháp bản thân nó mang tính mô-đun, bao gồm một số mô-đun nhất định.

Trong cuốn “Aspects of the Theory of Syntax” (Các Bình diện của Lý thuyết Cú pháp) của N. Chomsky (1965), Chomsky đã đưa ra luận thuyết là ngữ pháp phải được xem xét theo ba cấp độ thích hợp: thích hợp về mặt quan sát (observationally adequate - “good”), thích hợp về mặt miêu tả (descriptively adequate - “better”), và cao nhất là thích hợp về mặt lý giải (explanatorily adequate - “best”), trong đó cấp độ thứ ba bao gồm cả ba yêu cầu:(1) Phân biệt đúng các đơn vị đúng ngữ pháp với các tập hợp không

đúng ngữ pháp (“good”);(2) Phân tích đúng các câu (“better”); và(3) Các bước phân tích được thể hiện đúng theo các phạm trù phổ

quát (“best”).Đồng thời, ông cũng nêu lên các cấp độ của sự thể hiện về mặt cú

pháp: Cấu trúc sâu (Deep Structure), Cấu trúc bề mặt (Surface Structure) và các phép biến đổi (transformations), và gợi ý sử dụng các quy tắc cấu trúc ngữ đoạn (Phrase structure rules - PSRs) trong việc phân tích cấu trúc của câu và các cụm từ. Những quy tắc này như đã nêu trên đây (I.2.2.) đang được các nhà ngôn ngữ học sử dụng rộng rãi.1.1.5. R. Huddleston trong cuốn “An Introduction to the Grammar of English” (Dẫn luận Ngữ pháp tiếng Anh) (1984 - 1995) CUP, cũng đi sâu nghiên cứu cấu trúc của các loại cú cơ bản (structure of kernel clauses) - Chương 5 của cuốn sách với sự phân biệt các khái niệm Bổ ngữ (Complements), Trạng ngữ (Adjuncts), Tân Ngữ (Objects) với các cấu trúc động từ ngoại hướng phức (complex transitive), động từ ngoại hướng kép (ditramsitive), v.v.; và các kiểu cú đựa trên khái niệm về lực ngôn trung (illocutionary force): tuyên bố (declaratives), mệnh lệnh (imperatives), nghi vấn (interrogatives), cảm thán (exclamatives) cùng với các đuôi nghi vấn (interrogative tags) và các câu đáp (echoes) - chương 11 - trọng tâm của cuốn sách này là khái niệm cú. Nhưng trước khi đi sâu vào trình bày các khái niệm này, tác giả cũng đã giành một phần khá thoả đáng để lý giải về mối quan hệ giữa câu và cú. Theo ông, Cú pháp đi sâu nghiên cứu cách thức các từ được kết hợp với nhau tạo thành câu: câu là giải ngôn ngữ lớn nhất (largest stretch of language) hình thành nên một kết cấu cú pháp (syntactic construction) ... Trong khuôn khổ của câu ta có sự phân biệt sâu sắc (hơn nhiều so với cấu trúc của văn bản) giữa các kết hợp được phép (permissible) và không được phép (impermissible), điều này

25

Page 16: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

giúp cho ta tạo nên các quy tắc phân biệt rõ ràng giữa cái tuân theo đúng ngữ pháp và cái không đúng ngữ pháp.

Như vậy, cũng theo R.Huddleston, một câu có thể bao gồm một cú, chẳng hạn các câu:

[4] a. Your mother has borrowed the car. (Mẹ anh đã mượn cái xe đó.)

b. She should be back in an hour. (Nàng phải trở về sau một giờ nữa.)

Câu (a) là một cú với cấu trúc Chủ ngữ + Vị tố (Predicator) + Tân ngữ; và câu (b) là một cú với cấu trúc Chủ ngữ + Vị tố + Trạng ngữ (Adjunct) địa điểm + Trạng ngữ thời gian.

Còn khi một câu bao gồm một chuỗi với hai hay ba cú, mối quan hệ giữa các cú sẽ trở nên mang ít tính khu biệt trực giác hơn (less readily distinguishable) so với những mối liên hệ giữa hai câu (4a-b) trong một văn bản. Chẳng hạn với câu:

[5] He’s staying with his aunt because the College food is wretched and the rooms aren’t heated. (Anh ta đang ở nhà bà cô vì thức ăn ở nhà ăn Trường ĐH quá tệ và phòng ở thì không có lò sưởi.)

ta có cấu trúc cú theo kiểu Chủ ngữ + Vị tố + Bổ ngữ (with his aunt) + Phụ ngữ (because ... heated). Trong phụ ngữ này ta có hai cú nhỏ hơn được nối với nhau bằng liên từ đẳng lập (and).

Vì câu là một kết cấu cú pháp tối đa (maximal syntactic construction) ta không thể cho phép một câu được xuất hiện trong nội bộ một câu khác (loại trường hợp dẫn lời nói trực tiếp). Do vậy câu là một kiểu khái niệm khác của cú; liệu một hình thái có là một cú hay không lệ thuộc vào cấu trúc nội tại của nó: trong các trường hợp chính, một cú thường có một chủ ngữ và một Vị ngữ (bao gồm một vị tố phần mở rộng hay không). Nhưng một cú hay một chuỗi kết hợp với các cú về mặt cú pháp sẽ là một câu nếu nó không phải là một bộ phận của kết cấu cú pháp lớn hơn. Trong trường hợp các ranh giới của câu và cú trùng hợp với nhau, ta sẽ nói rằng câu có hình thức của một cú hay một cách giản đơn là câu chính là cú đó. (cf. sđd, tr.18-20). Như vậy câu phức (complex sentences) và câu ghép (compound sentences) có thể gồm hai hay nhiều cú kết hợp với nhau.1.1.6. Như vậy, cho đến nay đã có nhiều luận thuyết về khái niệm câu. Nhìn chung, trừ trường phái ngữ pháp chức năng hệ thống với luận thuyết nhấn mạnh vai trò của cú và phần nào đó sao nhãng cấu trúc câu

26

Page 17: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

(thực chất cấu trúc của cú có thể được hiểu là cấu trúc của câu đơn gồm có một cú), các sách ngữ pháp đều đi sâu nghiên cứu cấu trúc của câu theo các mức độ nhất định. Cuốn sách “A Grammar of Contemporary English” (Ngữ pháp tiếng Anh đương đại) của R. Quirk et al (1973) và sau này là cuốn “A Comprehensive Grammar of the English Language” (Ngữ pháp tường giải tổng hợp ngôn ngữ Anh) cũng của các tác giả này (1985) đã đi sâu nghiên cứu rất chặt chẽ và đầy đủ về câu đơn và các thành tố của chúng. Chúng tôi thấy cách phân tích lý giải trong hai cuốn này có thể làm cơ sở vững chắc cho việc phân tích đối chiếu bởi lẽ lập luận của các nhà ngôn ngữ học này là sự kết hợp rất thuyết phục các quan niệm truyền thống và hiện đại, và có thể gọi là Truyền thống Tân biên (Revised Traditional Grammar).

1.2. Câu đơn - Các đặc điểm cú pháp của các thành tố của câu1.2.1. Mẫu câu cơ bản1.2.1.1. Câu đơn và câu phức

Trong R.Quirk et al (1985), có sự phân biệt giữa câu đơn (simple sentences) và câu đa cú (multiple sentences) hay câu phức.

Câu đơn là một câu chỉ có một cú độc lập đơn nhất (a single independent clause). Một câu đa cú gồm có một hay nhiều cú phụ thuộc làm thành tố trực tiếp cho nó. Câu đa cú này có thể là câu ghép (compound sentence) hay câu phức chính phụ (complex sentence).

Các thành tố như Chủ ngữ và Động từ là các thành tố của câu và cũng là các thành tố của cú trong phạm vi một câu dẫn toí khái niệm cú và cấu trúc của cú (clause structure).

Một câu phức với một mệnh đề phụ thuộc có thể được phân tích hai lần-một lần với câu là một tổng thể (cú chi phối) và lần thứ hai với cú phụ thuộc được hàm chứa trong phạm vi của câu.Như vậy:

[6] You can borrow my car if you need it.(Bạn có thể mượn xe của tôi nếu bạn cần nó) conj S V Od

S V Od A= cú phụ thuộc (subordinate clause)Chủ ngữ Động từ Tân ngữ trực tiếp Trạng ngữ Cú chi phối (syperordinate clause)

1.2.1.2.Cấu trúc của cú (câu đơn) a- Chúng ta có thể phân tích tách biệt năm thành tố khác nhau của một cú ( đồng thời là một câu đơn):

Chủ ngữ (Subject) (S)27

Page 18: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Động từ (Verb) (V)Tân ngữ (Object) (O): - Tân ngữ trực tiếp: Od

- Tân ngữ gián tiếp: OiBổ ngữ (Complement) (C): - Bổ ngữ của chủ ngữ: Cs

- Bổ ngữ của tân ngữ: CoTrang ngữ (Adverbials) (A) - Có liên quan đến chủ ngữ: As

- Có liên quan đến Tân ngữ: AoTrong tiếng Anh hiện đại, bằng cách loại trừ các thành tố tùy ý là

Trạng ngữ (optional Adverbials) ta có thể thiết lập nên bảy kiểu cấu trúc cú cơ bản (seven major clause types) dựa trên các kiểu kết hợp cho phép của bảy phạm trù chức năng của các thành tố của cú. Ta có thể thấy bảy kiểu cú chính (seven clause types) theo thứ tự xuất hiện thường thấy trong một câu trần thuật đơn trong bảng dưới đây. (Xem bảng II.1).

Bảng II.1. Các kiểu cú chínhKiểu S

(Chủ ngữ)V

(Động từ)O

(Tân ngữ)C

(Bổ ngữ)A

(Trạng ngữ)SV The sun

(Mặt trời)Nội hướng (intransitive) is shining (đang chiếu sáng)

SVO That lecture(Bài giảng đó)

Ngoại hướng đơn (monotransitie)interested cuốn hút

me (Od)tôi

SVC Your dinner (Bữa chiều của anh

Kết nối / quan hệ (copular) seemshình như

(Cs)ready đã sẵn sàng

SVA My office(Phòng tôi)

(như trên)isở

AS

in the next building (trong toà nhà bên)

28

Page 19: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Kiểu S(Chủ ngữ)

V(Động từ)

O(Tân ngữ)

C(Bổ ngữ)

A(Trạng ngữ)

SVOO

Itôi

Ngoại hướng kép (ditransitive) (Oi) (Od)must send myparents a cardphải gửi cho bố mẹ tôi một bưu ảnh

SVOC Most studentsĐa số sinh viên

Ngoại hướng phức (complex transitive) Od Cohave found her reasonably helpful đã thấy bà giáo hỗ trợ rất hợp lý

SVOA Youbạn

Can putcó thể dễ

Od the dishcái đĩa thức ăn

Apl on the tablelên trên

bàn

b- Rõ ràng trong bảng kiệt kê các kiểu câu này, các kiểu động từ đã chi phối cấu trúc cú /câu:

Động từ nội hướng (nội động từ - intransitive verb) không cần đi với một thành tố nào sau đó. Ví dụ: come, live, go out, take off

Động từ ngoại hướng đơn (ngoại động từ đơn - monotransitive verb) cần có một Tân ngữ đi kèm. Ví dụ: buy, interest, give up, cut down on

Động từ kết nối hay hệ từ (copular verbs) cần đi với một Bổ ngữ (Cs) hay một Trạng ngữ (Cs). Ví dụ: be, appear, become.

Động từ ngoại hướng kép (ditransitive verbs) cần phải kết hợp với hai thành tố Tân ngữ gián tiếp Oi và Tân ngữ trực tiếp Od. Ví dụ: give, get, inform of, supply with.

Động từ ngoại hướng phức (complex-transitive verbs) lại cần phải đi với Tân ngữ (Od) và Bổ ngữ (Cs) hay Trạng ngữ (Ao). Ví dụ: call, consider, elect, paint; put, place, hang. c- Trong tiếng Anh, một động từ (điển hình như GET và KEEP) có thể thuộc nhiều trong số năm loại kể trên:

Động từ GET: - Ngoại hướng đơn (SVO):

[7a] He’ll get a surprise. (Hắn sẽ có một sự ngạc nhiên.) - Hệ từ (SVC):

[7a] He’s getting angry. (Nó đang nổi cáu.)(SVA):

[7b] He got through the window. (Hắn chuồn qua cửa sổ.)29

Page 20: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

- Ngoại hướng kép (SVOO):[8] He got her a nice present. (Chàng sắm cho nàng một món

quà đẹp.) - Ngoại hướng phức (SVOC):

[9] He got his shoes wet. (Chàng có làm đôi giày ướt sũng)(SVOA):

[10a] He got himself into trouble. (Chàng tự đưa mình vào tròng.) - và Nội hướng (SV):

[10b] He’s getting up. (Nó đang ngủ dậy.)Sự biến đổi này nhiều khi phụ thuộc vào ngữ cảnh:

[11a] He’s teaching (V-intrans) (SV)[11b] He’s teaching chemistry (V-monotrans) (SVO)[11c] He’s teaching them chemistry (V-ditrans) (SVOO)

1.2.2. Các đặc điểm cú pháp của các thành tố của cúVới các thành tố còn lại của cú - ngoài thành tố Động từ đã nói ở

trên, ta có thể thấy các đặc điểm cú pháp của chúng thông qua các đặc trưng sau đây:

a. cách biểu đạt (hay hình thái) của từng thành tốb. vị trí của chúngc. các đặc tính (cú pháp) điển hình giúp nhận biết chúng:

Bảng II.2. Đúc kết các đặc điểm cú pháp nàyTHÀNH

TỐHÌNH THÁI BIỂU ĐẠT

VỊ TRÍ ĐẶC TRƯNGCÚ PHÁP

S(Chủ ngữ)

- Danh ngữ (nounplwasse) (câu đơn)

- Cú danh tính (nominal clause) (câu phức)

- Thường được đặt trước Động từ trong các câu trần thuật hay sau từ điều phối ( ) trong câu nghi vấn

- Là bắt buộc trong các cú biến vị (trừ các mệnh lệnh).

- Quyết định sự phù hợp chủ ngữ - Động từ (S-V concord) và các sự phù hợp khác với các thành tố khác của câu (với Cs, Od...)

- Trong các câu bị động chủ ngữ không chỉ tác nhân (agentive) mà chỉ cái bị tác động (affected)

O(Tân ngữ)<Od&Oi>

- Danh ngữ (câu đơn)

- Cú danh tính (như chủ ngữ) <câu phức>

- Tân ngữ thường đứng sau chủ ngữ và động từ. Nếu cả hai Tân ngữ (trực tiếp và gián tiếp)

- Đại từ nhân ở tân cách (Kể cả đại từ phân thân)

- Tân ngữ của một cú chủ động (active clause) thường trở thành chủ ngữ của cú bị động

30

Page 21: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

THÀNH TỐ

HÌNH THÁI BIỂU ĐẠT

VỊ TRÍ ĐẶC TRƯNGCÚ PHÁP

đều xuất hiện, Tân ngữ gián tiếp thường đứng trước.

tương ứng (passive clause).

- Tân ngữ gián tiếp thường tương ứng với một giới ngữ (prepositional phrase).

C(Bổ ngữ)

<Cs&Co>

- Danh ngữ- Tính ngữ (AdjP)

<câu đơn >- Cú danh tính <câu

phức>

- Cs thường đi sau Chủ ngữ và động từ kết nối; Co thường đi sau Tân ngữ - Trực tiếp (trong kiểu câu SVOC).

- Cs thường phù hợp về số với S, Co thường phù hợp với Od.

- Cs và Co không tham gia vào phép biến đổi bị động (passive transformation) Kiểu câu SVC không thể có dạng bị động tương ứng. Kiểu câu SVOC có một dạng bị động với O chủ động trở thành S bị động

A - Trạng ngữ (adverb phrase)

- Giới ngữ (prepositional phrase) <câu đơn>

- Cú trạng ngữ (adverbial clause) <câu phức>

- A thường có khả năng cơ động: có thể chiếm các vị trí khác nhau trong câu: đầu câu (I), giữa câu (M) hay cuối câu (E) trừ trường hợp SVA và SVOA.

- A thường được dùng tùy thích (optional) trong cấu trúc câu có loại trừ trường hợp SVA và SVOA (trong đó A là bắt buộc)

- Các đặc điểm tiềm tàng khác về mặt cú pháp dựa theo các loại trạng ngữ: Phụ ngữ (Adjunct), Biệt ngữ (Disjunct) và Liên ngữ (Conjunct)

1.2.2.1. Những trường hợp trạng ngữ bắt buộc a- Trạng ngữ bắt buộc (obligatory adverbials) thường được yêu cầu như bổ tố của động từ BE (động từ quan hệ) trong kiểu câu SVA hoặc của một số động từ khác thuộc cùng nhóm.

[12] a. Your children are outside. (Các con anh đang ở bên ngoài)b. We are now living in a small village. (Chúng tôi đang sống

tại một làng nhỏ)c. Dorothy remained at Oxford. (Dorothy vẫn lưu lại ở

Oxford)Các Trạng ngữ ở đây thường có quan hệ về địa điểm hay thời gian

với chủ ngữ, chỉ rõ địa điểm hay thời gian của chủ ngữ.Địa điểm

31

Page 22: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

[13] a. We got off the train. (Chúng tôi xuống tàu)b. All roads lead to Rome. (Tất cả mọi con đường đều dẫn tới

Rome)Thời gian

[14] a. Their holiday extended through the summer. (Đợt nghỉ của họ kéo dài suốt mùa hè)

b. The next meeting is on Monday. (Buổi họp sau sẽ vào ngày thứ hai)

Cũng có thể có trường hợp trạng ngữ có quan hệ địa điểm hay thời gian với Tân ngữ (object-related Adverbial)

Địa điểm[15] a. I put the kettle on the stove. (Tôi đặt cái ấm lên bếp lò)

Od Ab. I’m keeping most of my money in the bank. (Tôi đang gửi

hầu hết tiền của tôi ở ngân hàng này)c. You should have your hands on the wheel. (Bạn cần đặt cả

hai tay lên tay lái)Địa điểm

[16] We’d better put off the meeting till tomorrow. (Chúng ta nên hoãn cuộc họp đến ngày mai)

b- Có sự tương đương về nghĩa giữa các Trạng ngữ này (còn gọi là Trạng ngữ là một phần của Vị ngữ - Predication Adjunct ) với Bổ ngữ.

[17] a. They were out of breath They were breathless (Họ mệt đứt hơi)

b. That is of no importance That’s unimportant (Điều đó không quan trọng)

c. She’s in good health She’s healthy (Nàng vẫn khỏe) * Diệp Quang Ban (2005) dùng thuật ngữ Gia ngữ cho Adjunct

d. We felt quite at ease We felt quite relaxed (Chúng tôi thấy rất thoải mái)

c- Thậm chí, có thể có trường hợp một số trạng từ đứng ở vị trí bổ ngữ:

[19] a. The milk seems off (= sour) (Sữa bị chua rồi)b. The performance is over. (Buổi diễn kết thúc rồi)c. I’m behind in my rent. (Tôi bị nợ tiền thuê nhà)d. He imagined himself ahead. (Hắn tự cho là mình (đang) dẫn

đầu)e. We declare the meeting over. (Chúng tôi tuyên bố cuộc họp

kết thúc)

32

Page 23: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

1.3.2.2. Vị trí của các thành tố của câu a- Các thành tố của câu/cú thường chiếm vị trí cố định trong câu. Nhưng có thể có một số yếu tố thường can thiệp vào trật tự thông thường đó. Đó là: các Trạng ngữ.

[20] a. Does it often rain in London?b. They may in fact be at home now.

b- Trong trưòng hợp các câu hỏi, trật tự từ này bị ảnh hưởng bởi các sự biến đổi với sự xuất hiện của từ điều phối (operator) (hay tác tử)

[21] a. Have you heard from Roger? (Bạn có tin tức gì về Rog không?)b. Do you like maths? (Anh có thích môn Toán không?)

(operator)c. What did they tell you? (Họ nói gì với em nào?)d. Where are you staying? (Bạn đang ở đâu?)

c- Trong các quan hệ (relative clause) trong câu phức từ quan hệ thường ở vị trí nối giữa cú chính với cú phụ:

[22] a. I know the food that they like (that = Od). (Tôi biết món ăn mà họ thích.)

b. Can you tell me the room where [A] the lecture [S] is being held. (Bạn có thể cho tôi biết, phòng đang tiến hành bài giảng này.)

c. This is the friend about whom [A] you [S] have heard so much. (Đây là ông bạn mà anh đã nghe nói nhiều.)

d- Trong các câu cảm thán, các cụm từ với ‘what/how’ thường đứng trước chủ ngữ:

[23] a. What a good time [Od] we had! (Chúng ta vui quá!)b. How polite [Cs] they are! (Họ lịch sự ghê!)

e- Trong các trường hợp cần nhấn mạnh một thông tin nào, ta có thể đặt nó ở vị trí đặc biệt:

[24] a. That question (Od) I won't answer. (Câu hỏi đó tôi sẽ không trả lời.)

b. Sheila wants to leave, and so does Henry [S]. (Sheila muốn chuồn và cả Henry nữa)

c. Here comes the winner [S]. (Người thắng cuộc đến rồi kìa) f- Thành tố phức hợp hơn trong vị ngữ, đặc biệt nếu nó là một cú, thường được đặt sau thành tố ngắn, đơn giản hơn:

[25] The discovery has made possible [C0] new techniques for brain surgery [Od]. (Khám phá này đã cho phép các kỹ thuật phẫu thuật nào mới có thể thực thi) (= cho phép thực thi các kỹ thuật ...)

33

Page 24: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

g- Đồng thời thành tố đi sau động từ thường dài hơn, phức tạp hơn thành tố đứng trước nó (dẫn đến sự tách biệt cụm từ làm chủ ngữ):

[26] A petition [S] was cisculated [V] asking for a longer lunch break. (Người ta đưa ra một kiến nghị yêu cầu được nghỉ ăn trưa lâu hơn) <cấu trúc câu khác nhiều trong tiếng Việt>.

1.2.3. Các vai nghĩa (Vai trò ngữ nghĩa) của các thành tố của câu1.2.3.1. Các tham tố - những khái niệm cơ bản

Về mặt ý nghĩa, mỗi một cú miêu tả một tình huống với sự tham gia của nhiều tham tố. THAM TỐ ở đây có thể được hiểu là những thực thể được thể hiện bằng các danh ngữ (cụ thể là các thành tố của câu như S, O, C), cho dù các thực thể này mang ý nghĩa cụ thể hay trừu tượng.

Trong câu:[27] John found a good spot for the magnolia tree. (Giôn tìm

được một chỗ tốt cho cây mộc lan). a- Các tham tố tác nhân (agentive), bị tác động (affected) và đối tượng (recipient) - Vai nghĩa điển hình nhất của chủ ngữ trong một cú có chứa Tân ngữ trực tiếp là TÁC NHÂN - có nghĩa là người hoặc động vật (animate being) gây ra hành động do động từ biểu thị. Đồng thời, vai nghĩa điển hình nhất của Tân ngữ trong trường hợp này là BỊ TÁC ĐỘNG (affected) - cái bị trực tiếp kéo theo vào hành động này. Ví dụ:

[28] a. Margaret is mowing the grass. (Magarret đang cắt cỏ). tác nhân (agentive) bị tác động (affected)

b. Many MPs criticized the Prime Minister. (Nhiều nghị sĩ chỉ trích Thủ tướng)

- Vai nghĩa tiêu biểu nhất của Tân ngữ gián tiếp là ĐỐI TƯỢNG nhận hành động (reciptent)

[29] I’ve found you a place. (Tôi đã được tìm một chỗ cho anh rồi) đối tượng (recipient)

b- Vai nghĩa ĐỊNH TỐ (attribute) của Bổ ngữĐịnh tố là vai nghĩa tiêu biểu của bổ ngữ của chủ ngữ (subject

complement) và bổ ngữ của tân ngữ (object complement). Ta có thể phân biệt hai tiểu loại định tố: định tố xác định/nhận biết và định tố dặc trưng hóa (identification and characterization). * Định tố xác định:

[30] a. Kevin is my brother. (Kevin là em trai tôi)

34

Page 25: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

b. Brenda became their accountant. (Brenda trở thành kế toán viên của họ.)

c. His response to the reprimand seemed a major reason for his dismissal. (Phản ứng của anh ta trước sự quở trách xem ra là nguyên nhân chính cho sự thải hồi.)

* Định tố đặc trưng hóa: [31] a. Dwight is an honest man ~ Dwight is honest. (Dwight là

một người trung thực.)b. The operation seemed a success /The operation seems

successful. (Cuộc phẫu thuật dường như thành công.)c. The soup is too hot. (Xúp nóng quá.)

Có ba đặc tính cú pháp giúp phân biệt giữa hai tiểu loại này:(i) Chỉ các định tố xác định cho phép đảo ngược giữa chủ ngữ và bổ

ngữ mà không ảnh hưởng đến các quan hệ ngữ nghĩa trong phạm vi cú nếu hệ từ là ‘Be’.

(ii) Chỉ các định tố đặc trưng hóa mới có thể biểu đạt bằng tính từ/tính ngữ.

(iii) Các định tố xác định thường gắn với danh ngữ xác định (definite NPs). Các danh ngữ sử dụng cho loại đặc trưng hóa thường là không xác định (indefinite NPs).

Bên cạnh việc phân loại này, còn có thể phân loại định tố theo ý nghĩa: định tố đương đại (current attribute) và định tố kết quả (resulting attribute).

Đương đại (Current) Kết quả (Resulting)He’s my brother.

(Hắn là em trai tôi)We became restless

(Chúng tôi trở nên hoang mang)He seems unhappy.

(Nó xem rất bất hạnh)She’ll make a good worker

(Nàng sẽ là một công nhân tốt)They consider me their

closest friend(Họ coi tôi là bạn thân nhất

của họ)

They elected him president (Họ bầu ông ấy làm Tổng thống)

She drove me mad (Nàng làm tôi điên đầu)

c. Các vai nghĩa khác của chủ ngữ:Chủ ngữ ngoài vai nghĩa tiểu biểu trên còn có thể thực hiện các

vai nghĩa sau đây:(i) Nguyên cớ ngoại lai (external causer)

[32] The avanlanche destroyed several houses. (Trận lũ quét phá huỷ mấy ngôi nhà)

(ii) Công cụ (instrumental):

35

Page 26: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

[33] a. A stone broke his glasses. (Một viên đá làm vỡ mắt kính của anh ta.)

b. The computer has solved the problem. (Máy tính đã giải được bài toán này.)

(iii) Bị tác động (affected): đây là vai nghĩa của chủ ngữ thường xảy ra với trường hợp động từ nội hướng:

[34] a. Jack fell down. (Jack bị ngã.)b. The pencil was lying on the table. (Cái bút chì đang nằm ở

trên bàn.)(iv) Đối tượng (recipient)

Chủ ngữ có thể đóng vai trò đối tượng với các động từ have, own, possess, benefit from:

[35] a. His son has a radio. (He gave his son a radio). Con trai anh ấy có một đài.

b. Their daughter benefited from this property. (Con gái họ được hưởng tài sản này.)

Vai nghĩa này cũng có thể xảy ra với các động từ chỉ cảm quán (perceptual verbs): see, hear, taste, smell

[36] a. We saw the book on the table. (Chúng tôi thấy cuốn sách trên bàn.)

b. The soup tasted good. (Món xúp này có vị ngon) * Lưu ý: Với listen to, look at, taste trong các trường hợp sau, chủ ngữ vẫn giữ vai nghĩa tác nhân:

[37] a. We listened to the radio. (Chúng tôi nghe đài.)b. He tasted the soup. (Anh ta nếm món xúp.)

(v) Định vị (positioner)Chủ ngữ có vai trò định vị trong các trường hợp với các động từ

nội hướng chỉ tư thế: sit, stand,lie, live, remain[38] a. I’ve lived in London most of my life. (Tôi đã sống gần như

suốt đời ở London.)b. The hijacker was holding a revolver. (Tên không tặc đang

cầm một khẩu súng ngắn.)(vi) Nơi chốn (locative), thời gian (temporal) và sự kiện (eventive).

Nơi chốn: [39] a. Los Angeles is foggy ( It’s foggy in Los Angeles)

b. My tent sleeps four people ( Four people can sleep in my tent) (Lều tôi ngủ được bốn người)

Thời gian:

36

Page 27: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

[40] a. Yesterday was a holiday ( It was a holiday yesterday) (Hôm qua là ngày nghỉ.)

b. Tomorrow will be warmer. (Ngày mai trời sẽ ấm hơn.)Sự kiện:

[41] a. The match is tomorrow. (Trận đấu vào ngày mai đấy.)b. The Norman invasion took place in 1066. (Cuộc xâm lăng

của người Norman xảy ra năm 1066.)(vii) Bên cạnh các vai nghĩa thường thấy, trong tiếng Anh còn một

trường hợp rất lý thú: Đại từ ‘IT’ làm chủ ngữ với các ý nghĩa khác nhau:

• Thời gian:[42] a. It’s ten o’clock precisely. (Đã mười giờ đúng rồi)

b. It’s our wedding anniversary next month. (Tháng sau là kỷ niệm ngày cưới của chúng tôi.)

• Khoảng cách:[43] a. It’s not very far from New York. ((Nó) không cách xa New

York lắm.)b. It’s a long way to Denver. (Đến Dover là cả một đoạn

đường dài.)• Thời tiết:[44] a. It was windy then. (Lúc đó trời nổi gió.)

b. Is it raining/snowing? (Trời đang mưa /tuyết rơi à?) d. Các vai nghĩa khác của Tân ngữ(i) Tân ngữ trực tiếp (Od) có thể có các vai nghĩa sau đây:

* Nơi chốn (locative): với các động từ: walk, swim, pass, jump, turn, leave, reach, cross, climb

[45] a. We walked (through) the street. (Chúng tôi đi dạo phố.)b. The horse jumped (over) the fence. (Con ngựa nhảy vượt

rào.)c. She swam (across) the river. (Nàng bơi ngang qua sông.)

* Kết cục/tạo dựng (Resultant/ Effected): Chỉ kết cục của hành động: invent, paint, write, make, design

[46] a. Baird invented the television. (Baird phát minh ra ti vi.)b. They were designing a new car. (Họ đang thiết kế một mẫu

xe mới.) * Đồng nguyên (cognate): Tân ngữ có cùng nguồn gốc về ý nghĩa với động từ thường xảy ra với các cụm từ: sing a song, live a good life, fight a ... fight/battle, die a ... death

37

Page 28: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

[47] They fought a clean fight ( They fought cleanly) (Họ đánh rất ngoạn mục/ đánh một trận đẹp)

* Sự kiện (eventive)Tân ngữ dùng sau các động từ: do, give, have, make, take ...

thường mang ý nghĩa chỉ sự kiện.[48] a. They’re having an argument. (Họ đang đấu khẩu.)

b. She was making an effort. (Nàng đang nỗ lực.)c. He took offence at my remarks. (Hắn nổi đoá vì các nhận

xét của tôi.) * Công cụ (instrumental)

Tân ngữ chỉ công cụ trong các trường hợp sau đây:[49] a. We employed a calculator. (Chúng tôi sử dụng một máy

tính.)b. She played the piano. (Nàng chơi pianô.)

(ii) Tân ngữ gián tiếp: Bên cạnh vai nghĩa đối tượng (recipient) Tân ngữ gián tiếp (Oi) còn có thể đóng vai trò bị tác động (affected) với các động từ đi với tân ngữ trực tiếp chỉ sự kiện (eventive) phái sinh từ hành động.

[50] a. She gave me a push ( She pushed me) (Nàng đẩy tôi)b. We should give the car a wash. (Chúng ta cần rửa xe.)c. Judith paid me a visit. (Judith đến thăm tôi.)

Sau đây là bảng tóm tắt các vai nghĩa của các thành tố của câu với bảy, kiểu cấu trúc câu/ cú cơ bản ( tr. 754 trong Ngữ pháp tường giả bộ C.G.E.L.).

1.3. Sự tương hợp giữa các thành tố của câu1.3.1. Tổng quan

Sự tương hợp (concord) - còn gọi là sự phù hợp hay tương hiệp (agreement) có thể được định nghĩa là mối quan hệ giữa hai đơn vị ngữ pháp mà trong đó một đơn vị thể hiện một đặc điểm riêng biệt (ví dụ số nhiều) phù hợp với một đặc điểm được thể hiện rõ (hay hiển ngôn về ý nghĩa) ở đơn vị kia.

Có thể có nhiều loại tương hợp trong tiếng Anh nhưng quan trọng nhất là sự phù hợp về ngôi thứ 3 số ít giữa Chủ ngữ và Động từ - thường gọi là sự phù hợp hay tương hợp Chủ - Vị (S-V concord). Bên cạnh đó còn phải kể đến sự tương hợp về số giữa các danh từ/đại từ trong mối quan hệ danh tính.1.3.2. Sự tương hợp Chủ - Vị (S-V concord)

Có 3 loại tương hợp Chủ-Vị:38

Page 29: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

1.3.2.1. Tương hợp về mặt ngữ pháp (Grammatical concord) a) Quy tắc bao trùm nhất là: * Chủ ngữ ở số ít đòi hỏi Động từ số ít; Chủ ngữ số nhiều đòi hỏi Động từ số nhiều.

Quy tắc này áp dụng với đại từ nhân xưng ngôi thứ ba và các cụm danh từ làm chủ ngữ, chủ yếu ở thì hiện tại thức chỉ định.

[51] a. My little daughter watches television after supper. (Cô con gái nhỏ của tôi xem ti vi sau bữa ăn tối.)

b. My little daughters watch television after supper. (Các cô con gái nhỏ của tôi xem ...)

c. He is conscious of his role. (Anh ta giác ngộ về vai trò của mình.)

d. They are conscious of their role. (Họ giác ngộ về vai trò của mình.)

b) Các cú biến vị và không biến vị thường được coi là số ít:[52] a. How you got there doesn't concern me. (Anh đến đó bằng

cách gì chẳng liên quan gì đến tôi!)b. To treat them as hostages is criminal. (Việc coi họ là con tin

là có tội đấy.)c. Smoking cigarettes is dangerous to your health. (Hút thuốc

là rất nguy hiểm đối với sức khoẻ của bạn.) c) Với động từ ở thì quá khứ, sự phân biệt số nhiều số ít chỉ tồn tại với động từ BE- động từ chính với thì quá khứ đơn, hoặc trợ động từ với thì quá khứ tiếp diễn:

[53] a. He was a teacher of English. (Anh ấy là giáo viên tiếng Anh.)b. They were teachers of English. (Họ là giáo viên tiếng Anh.)c. My daughter was watching TV in my bedroom. (Con gái tôi

đang xem ti vi.)d. My daughters were watching TV in my bedroom. (Các con

gái tôi đang xem ti vi.) d) Những trường hợp ngoại lệ: - Quy tắc trên không áp dụng với các trường hợp động từ không biến vị (có chủ ngữ hoặc không có chủ ngữ), động từ ở các thức mệnh lệnh và giả định. - Với trợ động từ tình thái, chỉ có một hình thái cho tất cả các ngôi và số.1.3.2.2. Tương hợp về ý nghĩa (Notional concord)

Tương hợp về nghĩa là sự phù hợp của động từ với chủ ngữ dựa trên cơ sở ý nghĩa về số chứ không phải tuỳ thuộc vào dấu hiệu về mặt

39

Page 30: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

ngữ pháp thực sự hiện diện trong ngữ liệu. Trong tiếng Anh người ta phân biệt một số trường hợp cụ thể tương hợp về nghĩa: a) Với các danh từ chỉ sự tập hợp (collective nouns) + Khi làm chủ ngữ, các danh từ này được dùng với Động từ số ít nếu nó mang ý nghĩa coi tập hợp đó là một đơn vị.

[54] a. The government has approved of his proposal. (Chính phủ đã phê chuẩn ý kiến đề xuất của ông)

nhưng: b. The government have broken all their promises. (Chính phủ đã không giữ đúng lời hứa của mình/họ)

Trong câu sau, khái niệm số nhiều được thể hiện ở đaị từ sở hữu their, chứng tỏ "các thành viên của chính phủ" được kể đến và do vậy động từ 'have broken' được dùng ở số nhiều. + Tương tự, ta có thể có trường hợp số nhiều.

[55] a. The audience were enjoying every minute of it. (Cử toạ đang thưởng thức từng chi tiết của buổi diễn.)

b. England have won the cup. (Đội Anh đã giành được cúp.)song hành với trường hợp số ít: The audience was enormous. (Cử toạ rất đông)

Nhìn chung, số nhiều được dùng phổ biến hơn trong khẩu ngữ nhất là trong tiếng Anh Anh (BrE). Trong tiếng Anh-Mỹ (AmE) nếu chủ ngữ là danh từ tập hợp ở số ít thì động từ cũng được dùng ở số ít (giống trường hợp bút ngữ trong tiếng Anh-Anh).

[56] a. The administration has announced its plans for stimulating the economy. (Chính quyền đã công bố các kế hoạch của mình nhằm kích thích nền kinh tế.)

b. America has won the cup. (Đội Mỹ đã giành được cúp.) b) Chủ ngữ là sự kết hợp hai/nhiều danh ngữ:

Khi chủ ngữ là sự kết hợp hai/nhiều danh ngữ nối với nhau bằng ‘and', cần phân biệt đó là sự kết hợp giữa hai/nhiều thực thể hay là đồng vị ngữ kết hợp (coordinative apposition) chỉ một thực thể: ta có các trường hợp cụ thể sau đây:(i) Với kết hợp của hai/nhiều thực thể, động từ vị ngữ được dùng ở

số nhiều:[57] a. Tom and Alice are now ready. (Tom và Alice đều đã sẵn sàng.)

b. What I say and what I think are my o wn affair. (Điều tôi nói và điều tôi nghĩ hoàn toàn là công việc của riêng tôi.)

c. His camera, his radio and his money were confiscated by the customs officials. (Máy ảnh, đài và tiền của anh ta bị nhân viên hải quan tịch thu.)

40

Page 31: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

(ii) Một danh từ không đếm được có thể được bổ nghĩa bởi hai/nhiều tính từ nối với nhau bằng and và với tư cách chủ ngữ, cụm danh từ này có thể hàm chứa nhiều câu tách biệt và do vậy có thể được dùng với động từ ở số nhiều:

[58] a. American and Dutch beer are (both) much lighter than British beer. (Bia Mỹ và bia Hà Lan đều nhẹ hơn bia Anh rất nhiều.)

nhưng: b. Beer from America and Holland is much lighter than British beer.

(iii) Một cụm danh từ mang ý nghĩa bao quát (generic NP) với một danh từ đếm được số ít đòi hỏi một động từ số nhiều khi danh từ đó được bổ nghĩa bởi hai định ngữ đứng trước nối với nhau bằng ‘and’:

[59] The short-term and (the) long-term loan are handled very differently by the bank. (Các khoản cho vay dài hạn và ngắn hạn được ngân hàng xử lý theo các cách rất khác nhau.)

(iv) Đồng vị ngữ kết hợp (Coordinative apposition): Trong trường hợp này chỉ có một thực thể được nói đến, nên chỉ dùng với động từ số ít.

[60] This temple of ugliness and memorial to Victorian bad taste was erected in the main street of the city. (Ngôi đền xấu xí này và là sự hồi tưởng lại khiếu thẩm mỹ tồi tệ thời Victoria đã được xây dựng ở đường phố chính của thành phố)

* Do vậy trường hợp sau đây có thể mang hai ý nghĩa và dùng với động từ ở số ít và số nhiều tuỳ thuộc nghĩa đó:

[61] His aged servant and the subsequent editor of his collected papers was/were with him at his death bed.

- ‘was’ được dùng khi hai cụm danh từ này chỉ một người (và nên dịch sang tên tiếng Việt):

Người nô bộc già nua và (đồng thời là) người biên tập sau đó của các bài viết được tập hợp lại của ông đã đến cùng ông trong lúc ông hấp hối. - ‘were’ được dùng khi hai cụm danh từ này chỉ hai người nhau:

Người nô bộc già nua cùng với người biên tập sau đó của các bài viết được tập hợp lại của ông đã đến cùng với ông trong lúc ông hấp hối. c) Chủ ngữ là cú danh ngữ quan hệ (nominal relative clause)(i) Trường hợp cú này được giải nghĩa bằng danh từ số ít + cú quan

hệ -khi làm chủ ngữ đòi hỏi động từ ở số ít:

41

Page 32: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

[62] What he likes best is coffee (= The thing he likes best is ...) (Cái mà ông ấy thích nhất là cà phê.)

(ii) Nhưng khi được giải nghĩa bằng danh từ số nhiều + cú quan hệ ở vai trò chủ ngữ nó đòi hỏi động từ ở số nhiều:

[63] a. What he likes best are coffee and table tennis (= The things he likes best are ...) (Những thứ mà ông thích nhất là cà phê và bóng bàn.)

b. What ideas he has are his wife’s (= The ideas that he has ...) (Những ý kiến mà ông ta có đều là ý của bà vợ cả thôi)

(iii) Trường hợp cú danh ngữ quan hệ có chứa liên từ ‘and’ có thể giải nghĩa theo hai cách:

[64] a. What I say and do are my own affair (= What I say is ... and what I do is ...) (Những điều tôi nói và làm là công việc riêng của tôi.)

b. What I say and do is my own affair (= That which I say and do is ...) (Cái mà tôi nói và làm là công việc của riêng tôi ...)

1.3.2.3. Tương hợp do gần kề (Concord by proximity)Nguyên tắc gần kề (principle of proximity) còn gọi là sự hấp dẫn

(attraction) chỉ sự phù hợp của động từ với cụm danh từ đứng ngay sát nó (thường ở trước, nhưng cũng có khi ở sau) chứ không nhất thiết với danh từ chính tố trong vai trò chủ ngữ.

Ta có thể có một số ví dụ:[65] a. No one except his own supporters agree with him. (Không

ai khác ngoài những người ủng hộ ông đồng ý với ông.)b. There is one table and four chairs in the room. (Có một cái

bàn và bốn cái ghế ở trong phòng.)nhưng: There are four chairs and one table in the room. (Có bốn cái

ghế và một cái bàn ở trong phòng.)c. Either your brakes or your eyesight is/?are at fault. (Hoặc là

phanh của bác hoặc thị lực của bác có vấn đề rồi.)nhưng: Either your eyesight or your brakes are/?is at fault.

d. Either/Neither of them are welcome. (Trong cả hai người ai cũng được đón tiếp/ không được hoan nghênh.)None of them have been placed on the shelves. (Chẳng có cuốn nào trong số đó được đặt lên giá sách.)

* Đôi khi có sự kết hợp cả hai quy tắc tương hợp về (ý) nghĩa và do gần kề:

[66] One man with his wife, both looking very anxious, were pleading with a guard to let them through. (Một người đàn

42

Page 33: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

ông, cùng với bà vợ, cả hai nom rất lo lắng sợ sệt, đang khẩn nài một người lính gác để cho họ đi qua.)

1.3.2.4. Tóm lạiNhững quy tắc khái quát hóa sau đây cần được áp dụng cho

trường hợp Tương hợp Chủ-vị: (a) Nguyên tắc Tương hợp Ngữ pháp thường được áp dụng trong trường hợp trang trọng (formal usage), được tuân thủ trong truyền thống giảng dạy và biên tập. (b) Nguyên tắc Tương hợp về Nghĩa được áp dụng trong lối nói hàng ngày (colloquial English) (c) Nguyên tắc Tương hợp gần kề, xem ra thường thiếu tính hiệu lực và logic, thường đóng vai trò trợ thủ cho nguyên tắc (b) và trong lời nói hàng ngày. 1.3.3. Các kiểu tương hợp khác1.3.3.1. Tương hợp Chủ ngữ - Bổ ngữ và Tân ngữ - Bổ ngữ a. Giữa Chủ ngữ và Bổ ngữ của nó và giữa Tân ngữ vơi Bổ ngữ của nó thường có sự phù hợp về số:

[67] a. My child is an angel I consider my child an angel. (Con tôi là (một) thiên thần Tôi coi con tôi như (một) thiên thần)

b. My children are angels I consider my children angles. (Các con tôi (đều) là thiên thần ~ Tôi coi con cái mình là (các) thiên thần.)

Kiểu tương hợp này được suy ra tự nhiên từ vai trò ngữ nghĩa của hai loại Bổ ngữ kể trên.

Tuy nhiên có những trường hợp ngoại lệ sau:[68] a. My only hope for the future are/is my children. (Hy vọng

duy nhất của tôi về tương lai là con cái.)b. Their principal crop is potatoes/ the potato. (Vụ mùa chính

của họ là vụ khoai tây.)c. Good manners are/is a rarity there days. (Cách cư xử tốt là

sự hiếm có ở thời buổi này.)d. Dogs are good company. (Loại chó là người bạn đường tốt.)

1.3.3.2. Trường hợp đại từ phản thân / nhấn mạnh : (đại từ phân chỉ)Khi dùng đại từ phản thân/nhấn mạnh cần lưu ý sự tương hợp về

số, ngôi và cả giống nữa -ở đây ta có sự tương hợp giữa chủ ngữ với tân ngữ hay bổ ngữ (nhấn mạnh) (thường được dịch khác đi sang tiếng Việt - 69 a&c)

43

Page 34: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

[69] a. He injured himself in both legs. (Anh ta bị thương ở cả hai chân.)

b. She bought herself a raincoat. (Cô ấy mua cho mình một cái áo mưa.)

c. I haven’t been myself for weeks. (Đã nhiều tuần này tôi không được khỏe.)d. They’ve got themselves into serious trouble. (Họ đã tự đưa mình vào tròng.)

1.3.3.3. Tương hợp đại từ nhân xưng và đại từ sở hữu: a. Đại từ nhân xưng và đại từ sở hữu ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba thường phù hợp với tiền ngữ của nó (antecedent) về số:

[70] a. Tom hurt his foot. (Tom bị đau chân) b. Tom and Mary hurt their feet. (Tom và Mary bị đau chân.)c. Beatrice knows that she is late and her friends are late too.

(Beatrice biết rằng nàng đến chậm và cả các bạn mình cũng bị chậm.)

d. The books were too heavy, so I left them. (Sách nặng quá, do vậy tôi bỏ chúng lại.)

b. Đại từ nhân xưng ‘they’ và đại từ sở hữu ‘their’ có thể có những cách dùng rất linh hoạt: they, their và them selves trong các ví dụ sau đây có nghĩa hồi chiếu.

[71] a. Everyone think(s) they have the answer. (Mọi người đều nghĩ (họ) đã có được câu trả lời.)

b. Has anybody bought their camera? (Có ai mang theo máy ảnh không.)

c. No one could have blamed themselves for that. (Không một ai lại có thể tự trách mình vì việc đó.)

c. Ta có thể có hai trường hợp:[72] a. Every student has to hand in his or her paper today. (Mọi

sinh viên đều phải nộp bài viết của mình hôm nay.)b. All students have to hand in their paper today. (Tất cả các

sinh viên đến phải nộp bài hôm nay.)1.3.3.4. Đại từ phiếm chỉ ‘one’

Trong văn phong trang trọng trong tiếng Anh ‘one’ được dùng với ‘one’s’ trong trường hợp:

[73] One should choose one’s friends carefully. (Người ta/ Mọi người phải chọn bạn thật cẩn thận.)

Nhưng trong tiếng Anh-Mỹ; người ta dùng his.[74] One should choose his friends carefully.

44

Page 35: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

1.4. Phủ định1.4.1. Những nét chung: Phủ định là một quá trình cú pháp của ngôn ngữ. Có thể phân loại phủ định thành ba kiểu chính: a. Phủ định toàn cú -trong đó toàn bộ cú (câu) được coi là phủ định về mặt cú pháp (clause negation) b. Phủ định cục bộ, trong đó một thành tố (không nhất thiết cả một thành tố của cú) bị phủ định (local negation) c. Phủ định vị tố -một loại phủ định không phổ biến lắm chỉ áp dụng sau một số trợ động từ, trong đó chỉ có vị tố (predication) bị phủ định (predication negation)

Trong ba loại này loại phủ định toàn cú là loại phổ biến và quan trọng nhất.1.4.2. Phủ định toàn cú (Clause negation)1.4.2.1. Các yếu tố xác định, không xác định và phủ định (assertive,

non-assertive and negative items):Đây là ba loại yếu tố song hành -yếu tố xác định được dùng trong

câu khẳng định, yếu tố không xác định và phủ định dùng trong câu phủ định. Ta có bảng thống kê sau với các trường hợp phủ định mang ý nghĩa phủ định mạnh hơn. Đồng thời kết hợp giữa NOT (n’t) và từ không xác định (hay không xác nhận) có tính chất thành ngữ và thông dụng hơn so với việc dùng từ phủ định. (phần sau của trang 782 & 783)1.4.2.2. Từ phủ định NOT -Hình thái đầy đủ và rút gọn (Full and

contracted negative):NOT được sử dụng sau từ điều phối để biến một

câu khẳng định thành một câu phủ định. Ta có bảng tương phản sau đây:

KHẲNG ĐỊNH PHỦ ĐỊNHĐẦY ĐỦ RÚT GỌN

She works hard She does not work hard She doesn’t work hardThey know you They do not know you They don’t know youI have finished I have not finished I haven’t finished

I’ve not finishedThe children are playing

The children are not playing

The children aren’t playingThe children’re not playing

I paid the porter I did not pay the porter I didn’t pay the porter

45

Page 36: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Jane is responsible Jane is not responsible Jane isn’t responsibleJane’s not responsible

We are ready We are not ready We aren’t readyWe’re not ready

She will object She will not object She won’t objectShe’ll not object

1.4.2.3. Đặc điểm cú pháp của phủ định toàn cúCó một số đặc điểm cú pháp phân biệt giữa các cú phủ định và các

cú khẳng định a. Chúng được tiếp nối bằng dạng câu hỏi khẳng định; do vậy có hai trường hợp:

[75] She doesn’t work hard, does she? vs. She works hard, doesn’t she? (Nàng không làm việc chăm chỉ, đúng không vs Nàng làm việc chăm chỉ đấy chứ.)

b. Chúng được tiếp nối bằng các cú đuôi phủ định với ý nghĩa hưởng ứng/thêm:

[76] I haven’t finished, and neither/ nor have you. (Tôi chưa làm xong và cả anh cũng chưa.)

hoặc với ý nghĩa tương phản:[77] I haven’t finished, but you have. (Tôi chưa làm xong nhưng

anh làm xong rồi.) c. Trong diễn ngôn, chúng được tiếp nối bằng các lời hưởng ứng đồng thuận phủ định:

[78] A:He doesn’t know Russian. (Anh ấy không biết tiếng Nga.)B: No, he doesn’t. (Không. Đúng vậy.)

d. Chúng được tiếp nối bằng các yếu tố không xác nhận:[79] A.He won’t notice any change in you. (Anh ta sẽ không nhận

thấy bất kỳ thay đổi nào trong anh cả.)[80] B. She won’t (notice any change in you), either. (Nàng cũng

không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong anh đâu.) e. Chúng không thể dùng cùng với các yếu tố có thiên hướng khẳng định. Không thể nói: It isn’t pretty late.1.4.2.4. Phủ định cú không qua động từ (ngoài động từ) a. Các từ có cả ý nghĩa và hình thái phủ định

Ta phân biệt hai kiểu phủ địnhPhủ định động từ Phủ định yếu tố ngoài động từ

That was not an accident(Đấy không phải là tai nạn)

That was no accident đầu

46

Page 37: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

(Đấy chẳng phải là tai nạn)He’s not a friend of yours(Hắn không phải là bạn của anh)

He’s no friend of yours(Nó chẳng là bạn bè gì của anh đâu)

She isn’t any different(Nàng chẳng khác gì trước)

She’s no different(Nàng chẳng khác gì sất)

They’re not staying with us any longer(Họ không còn ở đây với chúng tôi nữa)

They are no longer staying with us

I won’t make that mistake ever again(Tôi sẽ không phạm phải lỗi này nữa đâu)

I will never make that mistake again(Tôi sẽ không bao giờ mắc lại lỗi đó nữa)

Nếu chủ ngữ được phủ định không mang ý nghĩa chung chung, sẽ không có sự phủ định tương ứng với một từ điều phối:

[81] a. Not one guest arrived late. (Không phải chỉ một khách đến muộn.)

b. Neither of them wanted to stay. (Cả hai người đều không muốn ở lại.)

c. No one listens to me. (Không ai nghe tôi cả.)d. Not many people come to the party. (Không có nhiều người

đến dự tiệc.)Trong văn phong trang trọng, yếu tố phủ định không được phép

đưa ra ngoài vị trí thường thấy của nó ở đầu câu - do vậy, có sự đảo giữa chủ ngữ và từ điều phối (S-operator inversion).

[82] a. Not a word would he say. (Chàng sẽ chẳng nói một lời nào nữa.)

b. Not a moment dit she waste. (Nàng không phí phạm giấy phút nào.)

c. Under no circumstances will she return here. (Nàng sẽ không bao giờ trở lại đây dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.)

d. To no one will they admit their guilt. (Họ sẽ không thú nhận tội lỗi của mình với bất kỳ ai.)

b. Các từ chỉ có ý nghĩa phủ định (hình thái không phủ định):Có một số trạng từ và các từ xác định về hình thái không mang

dáng dấp phủ định nhưng lại mang ý nghĩa phủ định. Đó là seldom, rarely, scarcely, hardly (= hiếm khi, ít khi, hi hữu), little, few ( determinerr). Các từ này có tác động đến phủ định toàn cú: dùng với từ không xác nhận/dùng với đuôi câu hỏi khẳng định.

[83] a. I seldom get any sleep. (Tôi ít khi chợp mắt đi được.)b. Hardly anyone wants the job. (Hiếm có ai đó lại muốn làm

việc này.)

47

Page 38: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

c. They scarcely seem to care, do they? (Họ rất hiếm khi tỏ ra để ý, đúng không?)

d. Scarcely has any wine arrived, has it? (Chưa có rượu nào được chở đến hả?)

Động từ, tính từ và giới từ với ý nghĩa phủ định có thể đi cùng với các yếu tố không xác nhận (non - assertves), đặc biệt là “any” và các từ ghép với nó:

[84] a. He denies I ever told him. (Hắn phủ nhận là tôi đã từng nói với hắn.)

b. We’re unaware of any hostility. (Chúng tôi không nhận thấy có sự thù địch nào.)

c. They’re against going out anywhere tonight. (Họ chống lại ý định đi ra ngoài bất cứ đâu đêm nay.)

1.4.2.5. Các ngữ cảnh sử dụng từ không xác nhận (non-assertwes)Ngoài việc sử dụng với các cú phủ định, các từ không xác nhận

có thể được sử dụng thêm trong một số ngữ cành sau đây: a- Các câu hỏi yes/no trông đợi câu trả lời phủ định hay mang tính chất mong đợi trung tính:

[85] Do you know any of the teachers here? (Em có biết bất kỳ thầy cô nào ở đây không?)

b- Trong câu hỏi với các từ để hỏi “wh”:[86] Who has ever read the play? (Ai đã từng đọc vở kịch đó ?)

c- Các cú có “should” cầu khiến /tiếc nuối :[87] It’s odd that he should ever notice it. (Việc anh ta lại có thể

đã nhận biết điều đó thật trớ trêu.) d- Trong các cú điều kiện hay so sánh:

[88] a. If anyone ever says that, pretend not to hear. (Nếu có ai từng nói điều đó, cứ giả tảng như không nghe thấy.)

b. I have more stamps that I’ve yet shown you. (Tôi có nhiều con tem hơn là đã từng chỉ cho anh.)

e- Sau các từ có các tiền tố mang ý nghĩa phủ định hoặc tự thân phủ định như unlikely, too, prevent, fail, v.v...

[89] a. It’s unlikely that she’s ever been to Scotland. (Thật khó tin rằng nàng đã từng đặt chân đến Scotlen.)

b. He’s too old to play any rigorous games. (Ông ấy đã quá già để chơi bất kỳ trò chơi chính xác nào)

c. I fail to see any force in your argument. (Tôi chẳng thể tìm ra bất kỳ sức thuyết phục nào ở lập luận của bác.)

48

Page 39: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

1.4.2.6. Việc tăng ý nghĩa phủ định a- Có nhiều cách làm tăng ý nghĩa phủ định theo cảm xúc. “At all” được dùng trong trường hợp này cùng với các cụm từ không xác nhận chỉ mức độ như “by all means”, “in any way”, “in the least”, “a bit”.

[90] a. I found nothing at all the matter with him. (Tôi thấy chẳng có một tí gì là vấn đề với hắn cả.)

b. You have no excuse whatever. (Anh chẳng có một cớ gì khả dĩ.)

c. They can’t say so by any means. (Họ không thể nào nói kiểu đó được.)

b- Đồng thời, có thể có các thành ngữ với các động từ cụ thể làm tăng ý nghĩa phủ định:

[91] a. He won’t lift a finger to help you. (Anh ta sẽ không mảy may động hề để giúp anh.)

b. I didn’t sleep a wink. (Tôi không hề chợp mắt đi một chút nào.)

c. We didn’t see a soul. (Chúng tôi chẳng gặp lấy một mống nào.)

1.4.2.7. Hai/ nhiều yếu tố không xác nhậnYếu tố không xác nhận có thể được coi là sự tiếp tục của ý nghĩa

phủ định. Có những trường hợp hai/nhiều yếu tố này được sử dụng trong một câu:

[92] a. I’ve never travelled anywhere by air yet. (Tôi chưa từng bao giờ được đi đâu bằng máy bay sất.)

b. No one has ever said anything to either of us. (Chưa có ai đã từng nói bất kỳ điều gì với một trong hai chúng tôi.)

c. I haven’t ever been on any of the big liners, either. (Tôi cũng chưa từng bao giờ được đi trên một con tàu lớn cả.)

1.4.3. Phạm vi và trọng tâm phủ định (Scope and focus of negation)1.4.3.1. Phạm vi phủ định

Phạm vi phủ định có thể được định nghĩa là dải ngữ liệu nằm trong ảnh hưởng ngữ nghĩa của từ/yếu tố phủ định.

Phạm vi phủ định thông thường trải rộng từ bản thân từ phủ định đến cuối của cú/câu, nhưng nó không nhất thiết bao gồm cả trạng từ đặt ở cuối câu.

[93] a. I didn’t speak to him at all. (Tôi không nói gì với hắn cả.)

b. She definitely didn’t speak to him. (Chắc chắn nàng không

49

Page 40: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

nói gì với chàng.)c. I wasn’t listening all the time. (Tôi không phải lúc nào cũng

lắng nghe.)Nếu có một yếu tố xác nhận (assertive item), phạm vi phủ định

cũng bị thu hẹp.[95] a. I didn’t listen to some of the speakers.

(Tôi không (chăm chú) nghe một vài diễn giả.)

b.He won’t meet us somewhere. (Hắn sẽ không gặp chúng

ta ở một vài nơi.)1.4.3.2. Trọng tâm phủ định

Với thuật ngữ này, ta có thể hiểu: Trong tiếng Anh, một dấu trọng âm đặc biệt hay trọng âm hạt nhân tương phản (contrastive nuclear stress) rơi vào một phần đặc biệt nào của câu chỉ rõ rằng sự tương phản về nghĩa được hàm ẩn trong phủ định được đặt vào chỗ đó, và phần còn lại của câu có thể đựoc hiểu theo ý nghĩa khẳng định (positive sense). Để phân biệt các phần (của câu) mang ý nghĩa phủ định và khẳng định, cần lưu ý trường hợp phạm vi phủ định có thể bao gộp phạm vi không liên tục (discontinuous scope) và cho phép phần/yếu tố đứng trước yếu tố phủ định có thể hội nhập trong phạm vi phủ định. Ta có thể đặt trọng tâm phủ định để phân biệt ý nghĩa trong các câu sau -(các phần không nằm trong phạm vi phủ định có thể được hiểu theo ý nghĩa khẳng định).

[96] a. I didn’t take Joan to swim in the pool TODAY. (Tôi quên không làm điều này)

b.I didn’t take JOAN to swim in the pool today. (Tôi đưa

Mary đi bơi)c. I didn’t take Joan to SWIM in the pool today.

(Tôi đưa Joan đi chỉ để xem người khác bơi...)

d.I didn’t take Joan to swim in the POOL today. (Tôi đưa

Joan đến bờ biển)Phạm vi và trọng tâm phủ định có quan hệ lẫn nhau theo cách

phạm vi bao hàm cả trọng tâm. Như vậy có thể có cách nhận biết mức độ trải rộng của phạm vi dựa theo vị trí của trọng tâm phủ định (cũng là trọng tâm của thông tin).50

Page 41: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

1.4.4. Phủ định cục bộ (Local negation) a- Phủ định cục bộ phủ định một từ hay cụm từ mà không gây ra phủ định toàn bộ cú/câu.

Trong câu:She’s a not unattractive woman in some ways/ *in any respect

‘not’ phủ định từ ‘unattractive’ chứ không phải toàn câu, do vậy chỉ cho phép sử dụng từ xác nhận (in some ways) chứ không thể nói theo cách sau (với any). Hiệu lực của từ ‘not’ ở đây chỉ là đảo ngược lực phủ định đã tồn tại của cấu trúc tiếp sau đó (unattractive woman). Đây cũng có thể được coi là trường hợp phủ định đúp/kép (phủ định của phủ định), và câu này có nghĩa tiếng Việt tương đương:

Nàng đâu/không phải là người phụ nữ không/kém hấp dẫn.Ta có thể thêm một số ví dụ:

[97] a. He’s not a too sympathetic doctor. (Ông không phải là một bác sĩ quá ư đồng cảm.)

b. They made some not unintelligent observations. (Họ nêu ra một số điều nhận xét không phải là không thông minh.)

c. I visit them not infrequently. (Tôi đến thăm họ đâu phải không thường xuyên.)

b- Một số trường hợp khác của phủ định cục bộ:(i) ‘Not’ dùng với trạng từ chỉ mức độ bổ nghĩa cho tính từ/trạng từ

phân cấp (gradable adj/adv)[89] a. They own two not very fierce dogs. (Họ có hai con chó

không thật dữ dằn.)b. I visit them not very often. (Tôi đến thăm họ không thật

thường xuyên cho lắm.)c. Janet arrived not much earlier than Bob. (Janet đến không

sớm hơn Bob là mấy.)(ii) ‘Not’ còn có thể bổ nghĩa cho trạng ngữ chỉ mức độ khoảng cách

hay thời gian:[99] a. They live not far from us. (Họ sống không cách xa chúng

tôi lắm.)b. I saw Dave not long ago. (Tôi gặp Dave cách đây không lâu

lắm.)(iii) ‘Not’ còn có thể dùng với ‘a few/ a little’ và ‘no’ với ‘little’

[100]a. I sensed not a little hostility in his manner. (Tôi cảm nhận không có một chút thù địch nào trong phong thái của anh ấy.)

51

Page 42: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

b. They displayed no little interest in her progress. (trang trọng). (Họ để lộ không hề ít sự quan tâm đến tiến bộ của cô ấy.)

(iv) Cụm giới từ cũng có thể được phủ định bằng một từ phủ định nằm trong bổ ngữ giới từ (complement)

[101]a. He was decorated by none other than the President. (Anh ta được không ai khác ngoài Tổng thống gắn mề đay.)

b. We cleared the table in no time. (Chúng tôi dọn bàn ngay tức thì.)

c. She replied with not a moment of hesitation. (Nàng trả lời không hề có giây phút nào lưỡng lự.)

1.4.5. Phủ định với các trợ động từ tình tháiVới các trợ động từ tình thái trong tiếng Anh người ta phân biệt hai

trường hợp chính: phủ định (đi với) trợ động từ và phủ định (đi với) động từ chính.1.4.5.1. Phủ định trợ động từ (auxiliary negation)

Bao gồm các trường hợp: Phạm vi phủ định bắt đầu từ trợ động từ a- ‘May not’: Chỉ sự cho phép

[102]You may not go swimming. (Anh không được phép đi

Bơi.) b- ‘Cannot’ -với tất cả các ý nghĩa: chắc chắn, cho phép và năng lực:

[103]a. You can’t be serious. (Anh không thể/ chắc không nghiêm túc đâu.)

b. You can’t go swimming. (Anh không được phép đi bơi.)

c. He can’t ride a bicycle. (Hắn không biết đi xe đạp.)

c- ‘Need not’/ ‘needn’t’ chỉ sự cần thiết:[104]a. You needn’t pay that fine. (Bạn không cần phải nộp tiền

phạt đó.)b. It needn’t always be my fault. (Điều đó không nhất thiét là

lỗi của tôi.) d- ‘Dare not’ chỉ sự quả cảm, (dám làm một việc):

[105] I daren’t quarrel with them. (Tôi không dám cãi nhau với họ.)

1.4.5.2. Phủ định động từ chínhXảy ra với tất cả các trường hợp còn lại của động từ tình thái với

52

Page 43: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

tất cả ý nghĩa của chúng. Phạm vi phủ định chỉ bắt đầu từ động từ chính: a- ‘may not’ - chỉ khả năng xảy ra (possibility)

[106] They may not bother to come. (Họ có khi chẳng thèm đến đâu.)

b- ‘shan’t’ -chỉ sự cam đoan, đoán nhận:[107] Don’t worry. You shan’t lose your reward. (Đừng lo. Bạn

chắc sẽ không mấtgiải thưởng đâu (mà sợ)) (Tôi cam đoan)

c- “Musn’t’ -chỉ sự bắt buộc:[108] You mustn’t keep us waiting. (Anh không được bắt chúng tôi

chờ đấy nhé.) d- ‘Oughtn’t’ to -chỉ bắt buộc:

[109] He oughtn’t to be long. (Anh ta không được phép ở lâu.)

* Trường hợp WON’T+V co thể hiểu theo cả hai cách nói trên:[110] I won’t interfere

= I don’t intend to interfere (Tôi không có ý định can thiệp)= I intend not to interfere (Tôi dự định sẽ không can thiệp)

1.4.6. Phủ định Vị tố (Predication negation)Trong một số trường hợp hi hữu, phủ định vị tố xảy ra trong ngữ

cảnh phủ nhận và cho phép. Chẳng hạn:[110]a. They may not go swimming. (Họ được phép không cần đi

bơi.)b. You can (simply) not obey the order. (Anh có thể đơn giản

không phải tuân thủ lệnh này.)Và trong lối nói hàng ngày, ta có thể sử dụng cấu trúc ‘can’t help

+ V-ing/ can’t help but + V’ và thậm chí ‘can’t not + V’[112] I can’t help obeying her.

= I can’t (help) but obey her.= I can’t not obey her. (Tôi không thể không phục tùng bà ấy.)

1.4.7. Phủ định hai lần (đúp) képĐôi khi hai yếu tố phủ định cùng xảy ra trong một câu.

[113]a. Not many people have nowhere to live. (Không có nhiều người không còn nơi nào để trú ngụ cả = Ai cũng có nơi ...)

b. No one has nothing to offer to society. (Không (có) ai chẳng có gì cống hiến cho xã hội = Ai cũng cống hiến một chút gì đó cho xã hội.)

53

Page 44: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

c. Never before had none of the committee members supported the mayor. (Xưa nay chưa bao giờ không có ai đó trong các thành viên của uỷ ban ủng hộ ông thị trưởng = Luôn có ai đó ủng hộ ông ta.)

Phủ định hai lần (kép) trong tiếng Anh tiêu chuẩn hoàn toàn khác với phủ định kép trong tiếng Anh dưới chuẩn. Trong tiếng Anh dưới chuẩn - phương ngữ - thì phủ định thêm vào được thay cho (một) từ không xác nhận (non-assertive word). Còn trong tiếng Anh chuẩn mực, mỗi từ phủ định có giá trị tách biệt của nó và do vậy nghĩa của toàn câu là khẳng định.

1.5. Các kiểu câu và chức năng diễn ngôn1.5.1. Các kiểu câu theo đặc điểm cú pháp

Câu đơn (trong mọi ngôn ngữ) đựoc phân chia thành bốn kiểu chính về mặt cú pháp học - các kiểu được phân biệt với nhau theo hình thái của nó. Việc sử dụng các kiểu câu này có liên quan đại thể đến các chức năng diễn ngôn khác nhau.1.5.1.1. Câu trần thuật - là các câu trong đó Chủ ngữ luôn có mặt và

thường đứng trước Động từ[114] Pauline gave Tom a digital watch for his birthday. (Pauline

tặng Tom một đồng hồ mặt số nhân ngày sinh nhật của Tom.)1.5.1.2. Câu nghi vấn - là các câu được mang một trong hai dấu hiệu

sau a- Nghi vấn Có-không: từ điều phối đứng trước Chủ ngữ (ở vị trí đầu câu):

[115] Did Pauline give Tom a digital watch for his birthday? b- Nghi vấn với từ để hỏi ‘wh’ đặt ở đầu câu:

[116] What did Pauline give Tom for his birthday? (Pauline tặng gì cho Tom nhân ngày sinh nhật của anh ấy?)

1.5.1.3. Câu mệnh lệnh - là các câu thường không có chủ ngữ ngữ pháp hiển hiện và động từ ở dạng nguyên

[117] Give Tom a digital watch for his birthday. (Hãy đưa tặng Tom một đồng hồ mặt số nhân ngày sinh nhật của anh ấy.)

1.5.1.4. Câu cảm thán - là các câu có cụm từ ở đầu câu được bắt đầu bằng ‘What’ hay ‘How’

[118]a. What a fine watch he received for his birthday! (Anh ta nhận được một chiếc đồng hồ rất chi là oách.)

b. How fine the watch Tom received for his birthday is!

54

Page 45: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

1.5.2. Các chức năng diễn ngônGắn với bốn kiểu câu (được phân chia về mặt cú pháp) này có bốn

loại chức năng diễn ngôn): sCâu kể (Statements) được dùng trước hết để truyền tải thông tin.Câu hỏi (Questions) dược dùng chủ yếu để tìm hiểu thông tin ở

một điểm cụ thể nào đó.Câu khuyến lệnh (Directives) được dùng chủ yếu để yêu cầu ai đó

thực hiện một hành động.Câu than (Exclamations) được dùng chủ yếu để diễn tả mức độ mà

người nói/viết có ấn tượng về một sự việc nào đó.Thông lệ có sự tương ứng giữa các kiểu câu và chức năng diễn

ngôn, nhưng cũng có các trường hợp ngoại lệ. Ta sẽ xem xét cụ thể sau.1.5.3. Các hành động ngôn trung (ở lời) (Illocutionary acts)

Các phát ngôn/ các câu là các hành động lời nói (speech acts) - các hoạt động của hành vi nói năng (verbal behaviour). Khi một người thực thi một hành động lời nói, người đó đã tạo ra phát ngôn (khẩu ngữ hay bút ngữ), hay thực thi một hành vi tạo lời (a locutionary act). Ta dùng hành vi ở lời/ngôn trung để nói đến một hành vi lời nói được xác định bởi ý định của người nói/viết đối với người nghe/đọc. Phát ngôn có lực ngôn trung của nó (illocutionary force).1.5.3.1. Các hành động ngôn trung thường được gắn với các kiểu câu xét về mặt ngữ nghĩa cụ thể. Chẳng hạn: tham vấn gắn với câu hỏi; lời yêu cầu/mệnh lệnh và lời mời gắn với câu khuyến lệnh -còn câu kể thường có liên quan đến một tầm rất rộng lớn của các hành động ngôn trung. Ta có thể có một loạt ví dụ về các câu kể như sau:

[119] Engineers are building massive hydro-electric projects in China. (Các kỹ sư đang xây dựng một loạt các công trình thủy điện ở Trung Quốc) - câu cả quyết/khẳng định (assertion)

[120] It’s going to rain any minute now. (Trời mưa ngay bây giờ ấy mà.) (Câu tiên đoán)

[121] I’m sorry about the delay. (Tôi rất lấy làm tiếc về sự chậm trễ.) (Câu xin lỗi)

Câu khẳng định, tiên đoán và xin lỗi là ba kiểu phạm trù dụng học (pragmatic categories) chỉ rõ cách thức thể hiện các loại câu về mặt ngữ nghĩa học trong các phát ngôn cụ thể.

55

Page 46: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

1.5.3.2. Đôi khi ta có thể thấy trường hợp một người nói hiển nhiên đề cập đến một hành động ngôn trung được thực thi bằng một động từ ngữ vi (performative verb)

[122]a. I apologize for my remarks. (Tôi xin lỗi về các nhận xét của mình.)

b. Your presence at the meeting is requested. (Yêu cầu anh phải có mặt tại cuộc họp.)

c. I promise you a bicycle for your birthday. (Tôi hứa tặng bác một cái xe đạp nhân ngày sinh nhật bác.)

1.5.3.3. Sự tương ứng đề cập đến trong V.3.1. có thể bị vi phạm trong trường hợp các hành động lời nói gián tiếp sau đây (indirect speech acts)

[123]a. I think you’d better leave at once. (Tôi nghĩ tốt hơn hết bác nên rời ngay đi thì hơn.) [yêu cầu / khuyên nhủ thông qua câu kể]

b. Dinner is ready. (Bữa chiều xong rồi.) [yêu cầu đến qua câu kể]

c. Could you please make less noise? (Anh có thể bớt ồn đi được không?) [yêu cầu qua câu hỏi]

d. Tell me what you want. (Hãy nói với tôi anh cần gì.) [tham vấn qua khuyến lệnh]

e. Do you want another cup? (Anh có muốn tách nữa không?) [mời mọc qua câu hỏi]

f. Why don’t you take an aspirin? (Sao bác không dùng thuốc aspirin?) [khuyên nhủ qua câu hỏi]

Lực ngôn trung của một phát ngôn dựa chủ yếu vào ngữ cảnh và một phát ngôn cụ thể có thể có lực ngôn trung khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau. Chẳng hạn câu ‘My husband will be back soon’ có thể được hiểu là một lời hứa, một lời đe dọa, hay một lời cảnh báo (Nhà em sắp về rồi bác ạ!). Qua các phần phân tích ở trên, ta có thể đi đến một sơ đồ về các kiểu câu như sau:

56

Page 47: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

CÂU Đơnkép + phức

Trần thuật Nghi vấn Mệnh lệnh Cảm thánĐặc điểmcú pháp

Trật tự từ S-V(trình bày sự thật)

Trật tự từ(Wh) operator+S+V

Bắt đầu bằngV (base)

Bắt đầu bằngWhat + NPHow + Adj

Chức năngdiễn ngôn

KỂ(statement)

HỎI(question)

KHUYẾN LỆNH(directives)

THAN(exclamation)

Ngữ dụng khẳng định

Tiên đoán

Xinlỗi

Thanvãn

Yêucầu

Khuyênbảo

Ralệnh

Yêucầu

Mời mọc

Diễn tả(cảm xúc)

Phànnàn

Xét theo lực ngôn trung

Trong các phần trên (II, III, IV) ta đã xem xét các câu kể. Trong phần này sẽ tập trung vào các loại câu hỏi, câu sai khiến, câu than vãn1.5.4. Câu hỏi1.5.4.1. Có thể chia câu hỏi ra làm ba loại chính a- Câu hỏi yes-no: Các câu hỏi trông đợi sự khẳng định hay phủ định về phía người nghe. Ví dụ: Have you finished the book? b- Câu hỏi wh-: các câu hỏi điển hình trông chờ một câu trả lời vào một phần nào đó (với tầm trả lời khá rộng): What’s your name? c- Câu hỏi lựa chọn: Các câu hỏi trông chờ câu trả lời câu trả lời một trong hai phương thức cho sẵn trong phát ngôn: Did you come by train or by bus?

Tuy nhiên, trên đây là cách quy định phân loại chung. Quyền lựa chọn câu đáp (reply) hoàn toàn phụ thuộc vào người nghe. Có những

57

Page 48: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

câu đáp thoạt nghe không liên quan nhưng thực ra lại có quan hệ nhất định với câu hỏi.

Chẳng hạn:[124]a. A: Have you seen my chocolates?

(Ông có nhìn thấy sôcôla của tôi đâu không?)B: Well, the children were in your room this morning.

(Ồ, sáng nay bọn trẻ vào trong phòng bà đấy)b. A: Are you going to watch television again?

(Hôm nay bà có xem lại ti vi không?)B: What else is there to do?

(Có thú vui nào nữa đâu?)c. A: Why don’t you ask for another banana?

(Tại sao anh không xin thêm quả chuối nữa)B: O.K, sir. I’ll try to do it now.

(Được thôi, thưa ngài. Tôi sẽ làm việc đó ngay bây giờ)1.5.4.2. Câu hỏi yes - no a- Công thức chung để hình thành loại câu hỏi này đặt từ điều phối (operatorr) trước chủ ngữ và về mặt ngữ âm: dùng ngữ điệu thăng (rising intonation).

[125]a. Has the boat left? (Thuyền rời bến chưa?) Yes, it has / No it hasn't (Đã /chưa)

b. Is Ann writing a paper? (An đang viết bài hả) Yes, she is (Vâng)

c. Will she be waiting outside? No, she won,t (Bả sẽ đợi bên ngoài chứ? Không đâu)

d. Do they live in Sydney?Yes, I think they do (Họ sống ở Sidney chứ?) Vâng tôi nghĩ thế

Từ điều phối có thể là trợ động từ như các trường hợp kể trên, song đôi khi nó là chính động từ chính ‘BE’ hay ‘HAVE’ (trong BrE):

[126]a. Was Patrick late? Pat đến chậm hảNo, I don’t think he was Không, tôi không cho là vậy.

b. Has she (got) a cold? (Bả đã bị cảm lạnh à?)(BrE) Yes, she has. (Vâng.)

c. Does she have a cold (AmE) Yes, she does b- Phân loại tiếp câu hỏi yes-no khẳng định. Tên đầy đủ của loại câu hỏi này là câu hỏi có thiên hướng Khẳng định (positive orientation) - nghiêng về trả lời khẳng định. Loại câu hỏi này được dùng với các từ xác nhận (assertives).

58

Page 49: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

[127]a. Did someone call last night? (= Đêm qua có ai đó gọi phải không?)

b. Has the boat left already? (= Con thuyền đã rời bến rồi chứ?)

c. Do you live somewhere near Dover? (= Bác sống ở một nơi gần Dover chứ gì?)

Câu hỏi yes-no phủ định: Với loại câu hỏi này, thiên hướng phủ định được thể hiện ở yếu tố phủ định nằm trong câu hỏi?

[128]a. Don’t you believe me? (Bác không tin em ư?)b. Aren’t you joining us this evening? (Bác không đi với

chúng em tối nay sao?)c. Have they never invited you home? (Họ chưa bao giờ mời

em về nhà à?)Nếu một câu hỏi phủ định lại được dùng với yếu tố xác nhận

(assertive) nó sẽ có thiên hướng khẳng định:d. Didn’t someone call last night? (Chả nhẽ không có một ai

đó gọi tối hôm qua ư?) c- Câu hỏi với vế hỏi đặt ở phía sau (câu hỏi có đuôi để hỏi). Vế để hỏi của câu hỏi này thường được đặt sau phần kể (statement), thường với kết cấu ngược lại với phần câu kể:

Câu kể Đuôi để hỏi• Khẳng định • Phủ định[129] Joan recognized you didn’t she?• Phủ định • Khẳng định[130] The boat hasn’t left has it?

Quy tắc chung hình thành loại câu hỏi này: Phần đuôi để hỏi theo trật tự operator-subject: is he? didn’t she?

can’t I you?Trong tiếng Anh trang trọng: Did they not? Is she not?

Từ điều phối / Tác tử (operator) thường giữ nguyên nếu như đã có sẵn trong câu kể; hoặc nếu chưa có sẵn, dùng trợ động từ ‘Do’.

[131]a. I haven’t seen you before, have I?b. She knows you, doesn’t she?

Chủ ngữ của phần đuôi thường phải là một đại từ (pronoun) - có thể nhắc lại hay đồng quy (in co-reference) với chủ ngữ của phần Kể (với sự tương hợp về số, ngôi và giống).

Ngữ điệu của phần đuôi thường là lên giọng hoặc xuống giọng và bắt đầu ngay từ trợ động từ điều phối.Hai vế này của câu thường có liên quan đến hai yếu tố: GIẢ

59

Page 50: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

THIẾT (assumption - phần kể) và TRÔNG ĐỢI (expectation - phần hỏi) theo nguyên tắc này, kết hợp với ngữ điệu THĂNG hoặc GIÁNG ta có thể có bốn trường hợp cụ thể:

Ngữ điệu GIẢ THIẾT TRÔNG ĐỢITHĂNG (i) Khẳng định Trung tính

(S, T) He likes his job, doesn’t he? Yes, he doesNo, he doesn’t

(ii) Phủ định Trung tínhShe hasn’t come, has she? No, she hasn’t

Yes, she hasGIÁNG (iii) Khẳng định Khẳng định(S, T) She knows you, doen’t she? Yes, she does

(iv) Phủ định Phủ địnhHe isn’t coming, is he? No, he isn’t

Ngoài ra còn có loại câu hỏi với đuôi để hỏi trong đó cả hai vế (S & T) đều là khẳng định, thường với ngữ điệu THĂNG.

[132] Your car is ontside, is it? d- Đuôi để hỏi còn có thể dùng với các câu mệnh lệnh và câu cảm thán(i) Với câu mệnh lệnh, ta có thể có các trường hợp sau:

+ Đuôi lên giọng, có cùng hình thái với lần kể< S, T >

[133] Open the door, won’t you? (ít kèm sự nài nỉ) + Đuôi xuống giọng

< S, T>[134] Open the door, won’t you? (có sự nài nỉ)

< S, T>[135] Open the door, will you? (với sự nài nỉ lớn nhất)

+ Có thể có trường hợp chủ ngữ của đuôi là ngôi thứ ba:[136]a. Hand me the knife, won’t somebody?

b. Turn on the light, will some body or other?(ii) Với câu cảm thán, đuôi để hỏi thường mang ý mời mọc sự đồng

thuận của người nghe[137]a. How thin she is, isn’t she? (Nàng gầy quá, phải không?)

b. What a beautiful painting it is, isn’t it? (Bức tranh thật là đẹp, đúng không nào? (don’t you agree?)

e- Câu hỏi với đuôi để hỏi không đổi.Đuôi để hỏi thường là: am I right? isn’t that so?

don’t you think? wouldn’t you say? và có thể dùng 60

Page 51: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

thêm vào sau câu kể dù ở khẳng định hay phủ định.they forgot

to attend the lecture

am I right?didn’t forget

don’t you think?wouldn’t you say?right? (không trang trọng)

f- Câu hỏi trần thuật (declarative questions)Loại câu hỏi này có cùng một hình thái với câu kể, chỉ khác ở chỗ

người nói lên giọng ở cuối câu (thay vì xuống giọng) - Giọng điệu xuồng xã:

[138]a. You’ve got the explosive? (Bác đã nhận được thuốc nổ rồi chứ?)

b. They’ve spoken to the ambassador, of course? (Họ đã nói chuyện với ngài đại sứ rồi chứ gì?)

c. He didn’t finish the race? (Ổng không chạy nốt ư?)Với các câu hỏi kiểu này thường gặp từ xác nhận nếu muốn khẳng

định:[139] He wants something to eat? (Hắn muốn một thứ gì để

chén?)hoặc từ không xác nhận nếu muốn phủ định:

[140] Nobody ever stays at your place? (Không có ai ở cùng với bác à?)

g- Câu hỏi yes-no với các trợ động từ tình thái:Thường khi dùng câu hỏi yes-no trong trường hợp các trợ động từ

tình thái, ta dễ nhận thấy sự thay đổi về nghĩa của toàn câu. Nghĩa cho phép (với may/can) và bắt buộc (must, have to) thường kéo theo thẩm quyền (authouty) về phía người nói trong câu kể và về phía người nghe trong câu hỏi.

[141]a. May I leave now? Will you permitme ...?Can (= cho phép tôi đi nhé ?)

b. Must I stop smoking? [Are you telling me ...?]Do I have to

Shall dùng ở câu hỏi thường mang ý nghĩa gợi ý.Shall we carry your suit cases? [= Would you like us to ...]

[142] ( = Các bác để chúng em xách giúp vali nào!)Yes, please do. (Vâng tốt quá)

Thường với các loại câu hỏi này, câu trả lời thường dùng động từ tình thái cùng nghĩa nhưng thay đổi ở nét nghĩa đi kèm:

[143]a. A: Can they have missed the bus?Could61

Page 52: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

B: Yes they may havemight have

b. A: Might I call you by your first name?B: Yes, you may

can1.5.4.3. Câu hỏi Wh- a- Câu hỏi wh - là loại câu hỏi thắng bắt đầu bằng từ để hỏi và hỏi về một thành tố của câu.

Có hai loại bắt đầu bằng wh- + Đại từ : who, what, which và cả whose, whom + Trạng từ: where, when, how, why, kể cả how + adj/adv.

Khác với các câu hỏi yes-no, câu hỏi wh- thường có ngữ điệu giáng, với (i) thành tố wh- đứng ở đầu câu và (ii) chính các từ wh- chiếm vị trí trước tiên trong cụm từ với wh-.

[144]a. Where did he go last night?b. How long did the meeting last?

(wh-element)Với cụm giới từ là thành tố wh-, ta có thể có hai vị trí của từ để hỏi:

c. On what did you base your prediction? (trang trọng)d. What did you base your prediction on? (Bạn dựa vào

đâu/(cơ sở nào) để đưa ra lời tiên đoán?) (Cả c và d) b- Các chức năng cú pháp của từ wh- hoặc thành tố wh-:(i) Các đại từ wh- thường thực hiện các chức năng S, O, C

[145]a. Who ever opened my letter (từ wh- = S)b. Which books have you lent him? (cụm từ wh- = Od)c. Whose beautiful antiques are these? (cụm từ wh- = Cs)d. What did you call this? (từ wh- = Co)

(ii) Các trạng từ where, when, why, how thực hiện các chức năng A (trạng ngữ) nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, cách thức

[146]a. Where did you spend your summer? (từ wh- = A place)b. When will she be promoted? (từ wh- = A time)c. Why are they always complaining? (từ wh- = A reason)d. How did you mend it? ( từ wh- = A manner)

(iii) Từ ‘how’ còn có thể đặt câu hỏi cho Cs cùng với how+adj:[147]a. How are you today? (từ wh- = Cs)

b. How old is she? (từ wh- = Cs)c. How far is it from here to your house?d. How + Adv (trạng từ) hỏi về A:

[148]a. How long have you bên waiting? (A time)62

Page 53: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

b. How high could he jump? (A measurement)c. How often do you go there? (A frequency)

c- Tiền giả định đối với các trường hợp câu hỏi wh- khẳng định và phủ định

Tiền giả định (TGĐ) Câu hỏi khẳng địnhSomeone opened my letter Who opened my letter?You have lent him some of the books What have you lent him?You visit New York sometimes When do you visit New

YorkShe was born somewhere Where was she born?

Tiền giả định (TGĐ) Câu hỏi phủ địnhYou didn’t tell me for some reasons Why didn’t you tell me?She didn’t clean in some place Where didn’t she clean?He didn’t pay his rent a number of times

How many times/ How often didn’t he pay his rent?

We haven’t heard from them for some time

How long haven’t you heard from them?

d- Thành tố wh- hạ cấp (pushdown wh-element)Ngoài những trường hợp nêu trên, thành tố wh- có thể hoạt động

với tư cách là một phần của thành tố khác của cú.(i) Thành tố wh- là Bổ ngữ giới từ trong khuôn khổ danh ngữ:

[149]a. What side of the road was he drinving on? (Anh ta đang láu xe ở phía nào của con đường)On what side of the road was he driving? (trang trọng)

b. Which country is Caracas the capital of? (thân mật) (Caracas là thủ đô của nước nào?)Of which country is Caracas the capital?

(ii) Thành tố wh- là thành tố trong cú danh ngữ với that, hay động từ nguyên dạng có ‘to’, hay cú có V-ing

[150]a. How long did he tell you (that) he waited? (Anh ta nói với anh là đã chờ được bao lâu rồi?)

b. What would you like me to buy? (Anh muối tôi mua gì nào?)

c. Which kinds of novels do you enjoy reading? (Anh thích đọc loại tiểu thuyết gì?)

(iii) Thành tố wh- là bổ ngữ giới từ trong phạm vi một danh ngữ mà danh ngữ này là một thành tố của một cú danh ngữ:

63

Page 54: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

[151] Who did the textbook say (that) Queen Elizabeth was the daughter of? (Cuốn sách giáo khoa này nói Nữ hoàng Elizabeth là con gái của ai?)

(iv) Thành tố wh- là thành tố (hay một phần của thành tố) trong một cú làm bổ tố cho tính từ

[152] What is he ready to confess to? (= To what is he ready to confess?) (Anh ta đã chuẩn bị thú nhận tội gì?)

[153] How much is she obliged to pay? (Cô ta bị buộc phải trả bao nhiêu tiền)

e- Nhiều thành tố wh- trong một câu hỏi:[154] Which present did you give to whom? (Anh đưa quà gì cho

ai?)[155] Who accused whom of what? (Ai buộc tội ai phải về tội gì?)[156] What have you hidden where? (Anh ta đã giấu gì ở đâu?)[157] When and where did they meet? (Họ gặp nhau khi nào và ở

đâu?)[158] How and why did it happen? (Tại sao chuyện đó xảy ra và

như thế nào?)Tiền giả định cho các loại câu hỏi đa thành tố wh này cũng phức

hợp. Chẳng hạn câu [158] có TGĐ: It happened in some way and for some reason.1.5.4.4. Câu hỏi lựa chọn (Alternative questions)

Có hai loại câu hỏi lựa chọn: Loại thứ nhất giống câu hỏi yes-no và loại kia giống câu hỏi wh-. Với cùng một ngữ cảnh ta có thể hỏi:

[159]a. Would you like chocolate, vanilla or strawberry (ice cream)?

b. Which ice cream would you like? Chocolate, vanilla or strawberry?

Kiểu thứ nhất nói chung khác với câu hỏi yes-no ở ngữ điệu: nó gồm hai hạt nhân (giọng) khác biệt: “Thăng” ở vế (đầu) trước ‘or’và ‘giáng’ ở vế sau để chỉ rằng danh mục hỏi đã hết.

Song, đôi khi, người ta vẫn dùng ngữ điệu ‘thăng’ với toàn câu. Đây chính là sự kết hợp giữa loại câu hỏi này với câu hỏi yes-no.

[160] A: Shall we go by train or bus?B: No, let’s take the car.

Cấu trúc của loại câu hỏi này có thể coi là trường hợp rút gọn của một câu ghép (compound sentence) với liên kết đẳng lập8

[161]a. Did Italy win the World Cup or did Brazil win the World Cup?

64

Page 55: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

b. Did Italy win the World Cup or did Brazil?c. Did Italy win the World Cup or Brazil?d. Did Italy or Brazil win the World Cup?

1.5.4.5. Các kiểu câu hỏi ít dùng (minor types) a- Câu hỏi cảm thán (exclamatory questions)

Đây là loại câu hỏi có cấu trúc của câu nghi vấn nhưng có lực ngôn trung của một câu khẳng định cảm thán (exclamatory assertion). Nó là một câu hỏi yes-no phủ định dùng với ngữ điệu giáng”

[162]a. Has she grown!b. Wasn’t it a marvellous concert!

Câu hỏi loại này thường thỉnh cầu sự tán thưởng từ phía người nghe. Nghĩa của nó, hoàn toàn ngược với việc sử dụng từ bề mặt, thường là khẳng định một cách mạnh mẽ. Do vậy ta có tiếng Việt tương đương:

Con bé lớn nhanh chưa kìa! (= Chẳng phải con bé đã lớn quá nhanh đó sao?)

Chẳng phải đấy là một buổi hoà nhạc tuyệt vời ư? b- Câu hỏi tu từ (rhetorical questions)

Câu hỏi tu từ (/hùng biện/phản đề) là loại câu có cấu trúc nghi vấn nhưng có lực ngôn trung của một câu khẳng định. Nó thường không trông đợi một câu trả lời. Có hai loại nhỏ:(i) Câu hỏi tu từ khẳng định về hình thái nhưng mang ý nghĩa phủ

định rõ rệt:[163]a. Is that a reason for despair? (Surely, that is not a reason...)

b. Can anyone doubt the wisdom of this action? (Certainly, no one can doubt the...)

(ii) Câu hỏi tu từ phủ định về hình thái nhưng mang ý nghĩa khẳng định hiển nhiên

[164]a. Haven’t you got anything better to do? (Surely, you have something better to do) (Chúng mày không còn trò nào tốt hơn ư?)

b. Isn’t the answer obvious? (Câu trả lời đã rõ mồn một còn gì?)

Có thể có loại câu hỏi tu từ với các từ wh-:[165]a. What difference does it make? (= It makes no difference)

b. How can I help it? (= There is no reason to suppose I can help it)

1.5.5. Khuyến lệnh (Directives)

65

Page 56: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Khuyến lệnh/thỉnh cầu về mặt hình thái có thể chia làm ba loại chính (dựa trên bảng liệt kê sau đây) và năm loại nhỏ:

Ngôi Ngôi thứ nhất Ngôi thứ hai Ngôi thứ baKhông có chủ ngữ (a)

(i) Open the door. Shut up.

Có chủ ngữ

Không có LET (b)

(ii) You open the door.

(iii) Someone open the door.

Với LET (c) (iv) Let me open the door

Let’s open the door

(v) Let someone open the door

Ba loại chính gồm:a. Khuyến lệnh không có chủ ngữb. Khuyến lệnh có chủ ngữ (không dùng LET)c. Khuyến lệnh (có chủ ngữ) với LETTa sẽ lần lượt đi vào khảo sát các loại này:

1.5.5.1. Khuyến lệnh không có chủ ngữ a- Đây là loại khuyến lệnh thông thường - động từ dùng ở mệnh lệnh thức với dạng nguyên (base form: V). Nó khác với câu trần thuật ở chỗ: (i) thường không có chủ ngữ và (ii) chỉ dùng dạng nguyên của động từ - kể cả dạng nguyên của trợ động từ néu nó có mặt (tuy không nhiều) trong động ngữ.

Bảy kiểu câu nêu ở phần I đều có thể dùng với khuyến lệnh (với chủ ngữ ẩn).

[166]a. V: Jump e. VOO: Tell me the truthb. VO: Open the door f. VOC: Consider yourself luckyc. VC: Be reasonable g. VOA: Put the flowers on the tabled. VA: Get inside

b- Đặc điểm: Động từ ở mệnh lệnh thức thường không có sự phân biệt về thì

và không có phép dùng với động từ tình thái. Hình thái Tiếp diễn (progressive form) là khá hiếm.

[167] Be listening to this station the same time tommorow night. (Hãy nghe đài này vào cùng giờ này ngày mai.)

Dạng bị động thường xảy ra với khuyến lệnh phủ định.[168]a. Don’t be deceived by his looks. (Đừng bị đánh lừa bởi vẻ

mặt của hắn.)

66

Page 57: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

= Don’t let yourself be deceived by his looks. (Đừng để bản thân bạn bị vẻ mặt của hắn đánh lừa.)

b. Don’t be told what to do. (Đừng để bị người ta nhắc phải làm gì.)

Dạng bị động ở khẳng định cũng ít xảy ra:Be guided by what I say (Hãy theo chỉ dẫn của tôi đây)

1.5.5.2. Khuyến lệnh có chủ ngữ:Có thể xảy ra với:

a- Chủ ngữ là you: (kiểu thứ ii)[169]a. You (there) be quiet! (Thằng kia / cậu ngõi kìa hãy im đi!)

b. You mind your own business, and leave this to me. (Ông hãy lo việc của ông đi, còn mặc xác tôi!)

Có thể trong khi dùng ‘you’ người nói xen lẫn bực dọc, giận dỗi. b- Chủ ngữ là ngôi thứ ba: someone, somebody, nobody, v.v... (kiểu thứ iii)

[170]a. Somebody open this door! (Ai đó hãy mở cửa này!)b. Everybody shut their eyes! (Mọi người hãy nhắm mắt lại!)c. Don’t anyone say anything! (Đừng ai nói gì nhé!)d. Nobody move! (Không ai được cử động!)e. Parents with children go to the front! (Cha mẹ nào có con

hãy đi lên phía trước!)1.5.5.3. Khuyến lệnh với LET

Đây là loại khuyến lệnh dùng với động từ ‘LET’ và đại từ ở ngôi thứ nhất là chủ yếu (kiểu thứ iv) và có thể dùng với đại từ ở ngôi thứ ba (kiểu v) a- Với us/me (kiểu iv)

[171]a. Let us all work hard (Chúng mình cùng làm việc chăm chỉ nhé!)

b. Let me think what to do next (Hãy để tôi nghĩ phải làm gì tiếp theo nhé)

b- Với ngôi thứ ba (him, her, each man...) (kiểu v)[172]a. Let him do it himself. (Hãy để cho nó tự mình làm việc đó)

b. Let someone open the door. (Hãy để một người nào đó ra mở cửa)

c. Let each man decide for himself. (Hãy để cho mỗi người tự quyết định lấy)

1.5.5.4. Mệnh lệnh phủ địnhCả 5 kiểu loại khuyến lệnh trên đều có thể dùng ở phủ định:

67

Page 58: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

[173]a. Don’t open the door! (Đừng mở cửa)!b. Don’t be quiet! (Đừng có lặng im (như thóc)!)c. Don’t anyone say anything! Nobody move! (Đừng ai nói gì.

Không ai được động đậy)d. Let’s not say anything about it!/ Don’t let’s say anything

about it! (Chứng minh đừng ai nói gì về việc đó.)e. Don’t let anyone tell him about it! (Đừng ai kể với hắn về

việc đó nhé!)1.5.5.5. Lực ngôn trung của mệnh lệnh

Các câu mệnh lệnh được sử dụng với một tầm rộng lớn các hành động ngôn trung, trong đó lực ngôn trung tuỳ thuộc khá nhiều vào quyền lực tương đối giữa người nói/viết và người nghe/đọc, và vào lợi ích tương đối của hành động đối với mỗi thực thể. Sau đây là một số ví dụ về các hành động ở lời đó:

[174]a. - Ra lệnh: Fire! (Bắn!) c.- Gợi ý: Let’s have a party!(Chúng ta mở tiệc nhé)

b. - Cấm đoán: Don’t touch! d.- Mời mọc: Make yourself at home

(Đừng sờ tay!) (Hãy tự nhiên như ở nhà!)e. - Yêu cầu: Shut the door, i.- Cho phép: Help yourself!

please! (Đóng cửa lại) (Mời anh ăn đi!)

f. - Khẩn cầu: Help! j.- Chúc tụng: Have a good time! (Giúp tôi với!) (Chúc vui vẻ nhé)

g. - Khuyên nhủ: Lock the k.- Chửi rủa: Go to hell! door carefully!

(Đóng cửa cẩn thận nhé) (Cút mẹ mày đi!)h. - Cảnh báo: Look out!

(Hãy nhìn ra ngoài kìa)1.5.6. Cảm thán

Đây là kiểu câu dùng trong các ngữ cảnh cụ thể để biểu lộ cảm xúc, cảm nhận của người nói về một sự việc, một vật nào đó. Do vậy một số nhà ngôn ngữ học gọi là ‘diễn tả’ (expressive).

Có hai loại câu cảm thán chính: a- What + danh ngữ: dùng với các câu có chứa danh ngữ đó với trật tự từ ở câu trần thuật. Ta có thể có các trường hợp:

[175]a. Thành tố ‘what’ làm chủ ngữ:What an enormous crowd came! (Đông người đến quá kìa!)

b. Thành tố với ‘what’ làm tân ngữ:

68

Page 59: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

What a time we’ve had today! (Hôm nay chúng mình vui quá trời!)

c. Thành tố với ‘what’ làm bổ ngữ:What a naughty boy he is! (Thật là một thằng bé quỷ sứ)

d. Thành tố với ‘what’ làm trạng ngữ: What a long time we’ve been waiting! (Chúng tôi đã chờ quá lâu rồi đấy!)What a mess we’re in! (Chúng ta đang rối bòng bong đây!)

b- How + tính từ/ trạng từ: cả cấu trúc này có thể làm các chức năng sau:

[176]a. Bổ ngữ:How delightful her manners are! (Nàng hôm nay rửng mỡ quá)

b. Trạng ngữ:How quickly you eat! (Bác xơi mới nhanh làm sao)How often I have bitterly regretted that day! (Mình quá thường xuyên ngậm ngùi cay đắng về cái ngày hôm đó)

Bản thân ‘how’ có thể dùng làm yếu tố cảm thán (= Trạng ngữ)[177] How I used to hate geography! (Dạo đó mình mới ghét môn

Địa lý làm sao!)

1.6. Câu = Phát ngôn trong giao tiếpTrong giao tiếp hàng ngày, ta có thể gặp ngoài các kiểu câu đã kể

ở trên một số kiểu phát ngôn sau đây:1.6.1. Các phát ngôn láy (Echo utterances)1.6.1.1. Các câu hỏi láy tóm lược:

Đây là câu hỏi nhắc lại toàn bộ hay một phần của thông điệp theo kiểu muốn nội dung của phát ngôn được khẳng định lại

[178]a. A: I didn’t like that meal (Tôi không thích bữa ăn đó!)B: You didn’t like it? (Bác không thích nó à?Thật ư?)

b. A: The Browns are emigrating (Nhà Brown đang xuất ngoại)B: (What?) Emigrating? (Cái gì? Xuất ngoại à?)

Cũng có thể có trường hợp câu hỏi phản hồi là câu trong đó từ wh- được dùng để hỏi lại phần anh ta nghe chưa ra

[179]a. A: It cost five dollars (Cái này giá 5 đô la)B: How much did it cost? (Giá này bao nhiêu cơ?)

b. A: He’s a dermatologist. (Anh ta là bác sĩ da liễu)B: What is he?/ He’s a what? (Anh ta là gì cơ?)

c. A: She sat there and ratiocinated. (Nàng ngồi đó và suy ngẫm)69

Page 60: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

B: She sat there and whatted? (Nàng ngồi đó và gì cơ?)1.6.1.2. Câu hỏi đáp lại câu hỏi

Đôi khi trong giao tiếp người ta thường gặp câu hỏi được sử dụng để đáp lại một câu hỏi:

[180]a. A: Have you borrowed my pen? (Anh đã mượn cái bút của tôi phỏng?)

B: (Have I) borrowed your pen? (Tôi mà mượn bút của anh à?)b. A: What do you think of the picture? (Anh nghĩ gì về bức

tranh?)B: What do I think of it? (Tôi nghĩ gì về nó à?)

c. A: Have you ever ben to Valladolid? (Bạn đã đến Vallađili chưa?)

B: (Have I ever been) where? (Mình đã đến đâu cơ?)Có khi ta gặp câu hỏi yêu cầu giải thích rõ hơn:

[181]a. A: Take a look at this. (Hãy xem cái này đi!)B: Take a look at what? (Hãy xem cái gì đây?)

b. A: Oh, dear. I’ve lost the letter. (ồ, em yêu. Anh vừa đánh mất bức thư!)

B: Which letter have you lost? (Anh đã đánh mất thư nào cơ?)

1.6.1.3. Cảm thán láyLoại câu cảm thán này cũng giống câu hỏi láy, nhắc lại một phần

hay toàn bộ phát ngôn trước đó. Ngữ điệu dùng ở đây là thăng-giáng. Đây là phản ứng với câu cảm thán, câu kể, mệnh lệnh...

[182]a. A: What a beautiful day! (Thật là một ngày đẹp trời)B: What a beautiful day! You must be joking. (Một ngày

đẹp trời à! Anh đang đùa chắc)b. A: I’m going to London for a holiday. (Mình sắp đi nghỉ ở

London)B: To London! That’s not my idea of rest. (London ư? Đó

không phải là nơi nghỉ đâu)c. A: Open the door, please. (Mở cửa ra à! Anh nhầm tôi là người

coi cửa chắc!)B: Open the door! Do you take me for a doorman.

1.6.2. Các câu khuyết thiếuCòn gọi là các câu bất quy tắc - không tuân thủ quy tắc thông

thường về một câu (không đủ Chủ - Vị)

70

Page 61: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

[185]a. Long live the Queen! (Subjunctive - Giả định công thức) (Nữ hoàng muôn năm)

b. If only I had been there! (Giả định: ước muốn không có thực) (ồ giá mà mình đã được đến đó nhỉ).

c. Sorry to hear about that (Rất tiếc phải nghe về việc đó)d. (A: When can I see you?) B: Tomorrow morning.

(Khi nào tôi có thể gặp anh) (Sáng mai nhé) a- Có thể có loại câu hỏi bất quy tắc với các từ wh-

[184] - Gợi ý:How about another cup? (Thế nào, một tách nữa nhé!)What about following us in your car? (Đi theo xe chúng tôi trong xe các bạn nhé!)

[185] - Khuyên nhủ:Why not listen to him? (Sao không lắng nghe ông ấy?)

[186] - Cật vấn:Why no classes today? (Tại sao hôm nay không có lớp học nào?)

How come you’re so late? (Cơn cớ nào mà các bạn bị muộn vậy?)What to do next? (Làm gì bây giờ?)Which way to go? (Đi lối nào đây?)When to send in your application? (Khi nào (các bạn) sẽ gửi đơn/nộp đơn?)

b- Có khi người ta sử dụng trạng ngữ làm các mệnh lệnh/yêu cầuForward (Tiến lên) On your feet (Đứng dậy)Faster (Nhanh lên) To the left (Sang trái, quay!)At ease (Nghỉ) Back to work (Trở lại làm việc)

A Ahoặc N + A (= mệnh lệnh):

[188]a. Back to the wall! (Quay lưng vào tường!)b. Hands up! (Giơ tay lên)c. Eyes down! (Nhắm mắt vào)

hoặc Particle + Prepositional Phrase (Tiểu từ + Giới ngữ):[189] Off with your jackets (= Take off your jackets)

hoặc khẩu hiệu (Particle + P.P):[190] Up with democracy (Nền dân chủ bất diệt!)

Down with racism (Đả đảo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc)

1.7. Ngôn ngữ quảng cáo, tiêu đề (BLOCK LANGUAGE)

71

Page 62: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Đây là loại ngôn ngữ đặc biệt - có thể nói là các câu rút gọn - xuất hiện ở các nhãn hiệu, tên sách, đầu đề các báo, áp phích, quảng cáo. Các thông điệp dùng ở đây có tên gọi chung là bất thành câu (nonsentences) thường là một cụm danh từ, cú danh ngữ không có động từ bởi lẽ ngữ liệu được sử dụng thường trong ngữ cảnh nhất định và được hiểu đầy đủ trong ngữ cảnh đó. Ta thường gặp trong đời sống hàng ngày:

[191] Entrance: Lối vào Exit: Lối raNo entry: Miễn vào English Department: Khoa AnhFor sale: Bán buôn For rent: Cho thuêThe New York Times: Thời báo New YorkA Grammar of Contemporary English: Ngữ pháp tiếng Anh đương đạiIntroduction to Functional Grammar: Dẫn luận Ngữ pháp chức năng (ngôn ngữ rút gọn)

Đặc biệt cần lưu ý cách dùng của block language ngôn ngữ rút gọn ở: a- Đầu đề các báo: thường phải đạt yêu cầu xúc tích ngắn gọn nên thường bỏ quán từ, động từ thì hiện tại thể hiện hành động quá khứ, to+V để chỉ tương lai.

[192] FILM STAR MARRIES EX-PRIEST (SVOd) (Minh tinh màn bạc cưới Cựu Tổng thống)PRESIDENT CALLS FOR CALM (SVA) (Tổng thống kêu gọi bình tĩnh)THREE JOCKEYS HURT (SV) (Ba nài ngựa bị thương)SENATOR TO SEEK REELECTION (SVOd) (Thượng nghệ sĩ tìm kiếm sự tái đắc cử)STUDY LINKS DEATHS TO CROWDING IN PRISONS (SVOdA) (Học tập gắn các tử từ tụ tập trong nhà giam).SHARE PRICES NOW HIGHER THAN EVER (SACs) (Giá cổ phần hiện nay cao nhất)

b- Trong các thư từ, điện mừng/báo, bưu thiếp, tiếng Anh được nói rất ngắn gọn.

[193] Sorry about Jane (= I’m sorry about the news about Jane) (Rất tiếc chi Giên).Wish you were here (= I wish you were here) (Giá bạn ở đây nhỉ!)Having wonderful time (= I’m having a wonderful time) (Mình đang vui vẻ hết mức!)

72

Page 63: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Know who I saw (= Do you know who I saw) (Có biết mình gặp ai không?)

Đặc biệt trong điện báo: No money send hundred (= I have no money. Send me

$100). (Hết tiền. Gửi 100 đô)NEGOTIATIONS PROGRESSING RETURNING END JULY STOP LETTER FOLLOWING (= The negotiations are progressing well. I’m returning at the end of fuly. A letter will follow this cable). (Thương thuyết đang tiến triển, về cuối tháng Bảy sẽ gửi thư tiếp).

Chương 2PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CÂU TIẾNG ANH VÀ CÂU TIẾNG VIỆT

Trong chương ngày, chúng ta sẽ đi sâu xem xét những đặc trưng cơ bản của câu tiếng Việt (do các nhà Việt ngữ học xem xét trên cơ sở thực tại của tiếng Việt) và sau đó sẽ phân tích đối chiếu những địa hạt ngôn ngữ chính sau đây:(1) Các mẫu câu cơ bản Anh - Việt (còn có thể gọi là các kiểu cấu

trúc cú tiếng Anh và cú tiếng Việt.(2) Các đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các thành tố

chủ ngữ, tân ngữ, bổ ngữ và trạng ngữ (S, O, C & A).(3) Thức: một phạm trù cú pháp của câu.(4) Phân loại câu theo mục đích phát ngôn và các đặc điểm ngữ dụng

của câu.

2.1. Quan điểm của giới Việt ngữ học về câu tiếng ViệtTrong khoảng hai thập kỷ trở lại đây (từ 1985-2007) nhiều nhà

Việt ngữ học đã tập trung nghiên cứu về các địa hạt ngôn ngữ tiếng Việt. Có một số công trình tiêu biểu xem xét về từ loại tiếng Việt như: Đinh Văn Đức (1986 & 2001), Đỗ Hữu Châu (1986), Diệp Quang Ban & Hoàng Văn Thung (1992), Nguyễn Phú Phong (2002), Nguyễn Tài Cẩn (1975 & 1999), Cao Xuân Hạo (1988) ...

Nghiên cứu về cấu trúc đoản ngữ và câu đơn, tiếng Việt, ta có thể nêu lên những quan điểm chính trong các cuốn: Nguyễn Tài Cẩn (1999), Nguyễn Tài Cẩn & Nonna Stankievich (1976), Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1998), Hoàng Trọng Phiến (1978 & 1996), Cao Xuân Hạo (1998 & 2005), Nguyễn Đức Dân (1996), Lưu Vân Lăng (1992), Diệp Quang Ban (2004 & 2005). Trong khuôn khổ chuyên luận này, để làm cơ sở cho việc phân tích đối chiếu câu tiếng Anh và câu tiếng Việt, chúng tôi xin nêu lên một số quan điểm cơ bản

73

Page 64: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

trong các sách của Cao Xuân Hạo (1998), Diệp Quang Ban (2005) và một vài công trình khác có liên quan.2.1.1. Theo quan điểm của Cao Xuân Hạo (1998)

Tiếng Việt, giống như tiếng Hán, là một ngôn ngữ Đề - Thuyết, vốn dĩ là một ngôn ngữ không biến hình và không có chủ ngữ ngữ pháp. Trong các ngôn ngữ đơn lập này cấu trúc của các cú pháp của câu chỉ có thể làm cái việc tự nhiên nhất là phản ánh trực tiếp cấu trúc của mệnh đề.

Theo ông, cái vẫn thường được gọi là chủ ngữ trong loại ngôn ngữ này thật ra là cái ngữ đoạn biểu thị chủ đề logic của câu hoặc là tham tố thứ nhất của khung vị ngữ, tức là một yếu tố ngữ nghĩa chứ không phải ngữ pháp (Sđd: 421- 422).

Cao Xuân Hạo (1991) đã lấy từ THÌ làm tiêu chí phân đoạn câu. THÌ có thể được thay thế bằng LÀ, hoặc phối hợp với LÀ tạo thành một loại kết cấu chính phụ. Theo ông, vị trí của từ THÌ có thể được xác định như sau:

1. THÌ được đặt / có thể được đặt như sau (nghĩa là ta có thể thêm vào sau mà không làm cho câu sai ngữ pháp hoặc làm thay đổi nghĩa biểu hiện của nó) những ngữ đoạn đứng đầu câu, cụ thể là:(a) Những danh ngữ xác định chỉ sự vật được nói đến trong phần sau

của câu, sự vật mà điều được nói ra trong câu có thể được ứng dụng cho nó.

(b) Những giới ngữ (thường là giới từ + Danh ngữ) chỉ điều kiện thời gian, không gian hay cảnh huống trong đó điều nói ra trong câu có hiệu lực, có giá trị chân lý.

(c) Những ngữ đoạn vị từ hay những tiểu cú (những cấu trúc Chủ - Vị) chỉ cái sự tình trong đó điều nói ra trong phần sau của câu có hiệu lực.2. THÌ được đặt hoặc có thể được đặt trước

(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá trình hay một trạng thái của sự vật được nêu lên ở phần Đề hoặc có hiệu lực trong khuôn khổ của sự vật hay hoàn cảnh được nêu lên ở phần Đề ấy.

(b) Một tiểu cú chỉ một sự tình (state of affair) được nhận định là có giá trị chân lý trong khuôn khổ sự vật được nêu ra ở phần đi trước.

(c) Một danh ngữ hay giới ngữ chỉ một sự vật được đồng nhất hóa với sự vật được biểu thị bằng danh ngữ đi trước hoặc do tính cách của nó.

74

Page 65: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

(d) Một cấu trúc định lượng (lượng từ + DN) chỉ một tính chất của sự vật được nêu ở phần đi trước.Ông nhấn mạnh: chức năng của THÌ là đánh dấu biên giới giữa

hai phần ĐỀ và THUYẾT của câu. Mức cần thiết của việc sử dụng nó là tùy ở mối quan hệ giữa hai thành phần đó.

Dựa theo Cao Xuân Hạo có thể nêu lên ví dụ dùng THÌ trong chuỗi hội thoại sau:

[1] a. Các bạn uống gì?b. Tôi uống bia.c. Mình thì uống nước chanh.d. Tớ thì uống gì cũng được. (CXH Sđd 423-424)

Cao Xuân hạo cho rằng: “Cấu trúc Đề - Thuyết là một thuộc tính của câu với tính cách là sự thể hiện của một hành động nhận định / hành động mệnh đề (propositional act) chứ không phải là của phát ngôn với tính cách là một hành động giao tiếp giữa những người nói cụ thể trong một tình huống cụ thể ... Cấu trúc Đề - Thuyết không phụ thuộc bình diện Dụng pháp. Nó thuộc bình diện logic ngôn ngữ (logico - discursive) của Nghĩa học” (Sđd 426).

Theo ông, Đề ngữ của câu tiếng Việt có những mối quan hệ hết sức đa dạng với phần thuyết ngữ của câu. Những mối quan hệ này có thể vượt rất xa ra ngoài phạm vi cấu trúc tham tố của vụi từ làm hạt nhân cho phần thuyết (nếu phần này có vị từ). Có những trường hợp Đề ẩn (vắng mặt trên bình diện cú pháp) khi sở chỉ của yếu tố tỉnh lược (đế ẩn) là người nói, người nghe hay yếu tố ngầm thuộc tiền giả định. (Điều này cũng có thể thấy trong các trường hợp tương tự của tiếng Anh thuộc cái gọi là collognial English - tiếng Anh giao tiếp hàng ngày - TG).

Ông quan niệm rằng phần đề có những đặc quyền cú pháp tiêu biểu:(i) Phần Đề của câu, dù trên bình diện Ngữ nghĩa có những biểu thị

(tham tố), nào trong sự tĩnh được trần thuật thì có quyền chi phối yếu tố hồi chỉ zero (hay tỉnh lược yếu tố đồng sở chỉ). Ví dụ: với

[2] a. “Tôi tên là Nam” có câu đẳng kết “Tên tôi là Nam”Đề Đề có thể thêm phần thuyết (một hay hai)

[2] b. Tôi tên là Nam, Tôi sinh ở Hà Nội, có 3 con (3 cú có chung một đề). Những câu đẳng kết ở đây với 2.b sẽ là:

[2] b'. Tên tôi là Nam, tôi sinh ở Hà Nội, có ba con75

Page 66: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Đề Đề(ii) Đề là “đối tượng của tư duy” hay “trung tâm của sự chú ý”: Sở

để hiện diện trong tâm trí người nói (và cả người nghe) trong suốt thời gian thực hiện phát ngôn và cả thời gian sau đó (các phát ngôn khác) có thể cho đến hết cuộc hội thoại. Chừng nào chưa có một cái Đề mới được đưa vào ngôn từ, người nghe vẫn tiếp tục hiểu tất cả các phần thuyết như điều nói về hoặc trong khuôn khổ cái đề cũ (xem 2a, 2b trên đây).

(iii) Ngoài quyền chi phối hồi chỉ zero, phần Đề trong câu tiếng Việt còn có quyền chi phối cách dùng đại từ phản chi (reflexive pronon) và vị từ tình thái 'đều trong toàn câu trong khi tham tố thứ nhất của khung vị ngữ chỉ có những quyền chi phối đó trong phạm vi của tiểu cú trong đó nó làm tiểu đề mà thôi:

[3] Đồ mới đồ cũ lão đều mua hết nhưng lão mua hết cả đồ mới lẫn đồ cũ (đều không thể được dùng ở vị trí câu bình thường SVO) (8 Sđd 428 - 29)

Cao Xuân Hạo cũng nêu lên một số trường hợp tiêu biểu của câu tiếng Việt hàm chứa nhiều bậc Đề thuyết theo các sơ đồ sau đây

[4] a. Cậu Bình ở đây, có gì phiền anh cứ nói sẽ đi ngay.b. Tôi dạo này ở nhà các cháu đứa đi học - đứa đi làm (nên)

phải nấu lấy mà ăn.

76

Page 67: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Sơ đồ Câu có nhiều bậc Đề - Thuyết

Sơ đồ 2.1. (ví dụ 4a) (CXH Sđd: 432)

Sơ đồ 2.2. (ví dụ 4b) (CXH, sđd: 435)

Chuyên luận của Cao Xuân Hạo trong mảng ngữ pháp khi nghiên cứu về cấu trúc của câu đã nêu lên đặc trưng rất nổi bật của tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập không biến hình. Tuy nhiên, có thế thấy những ví dụ nêu lên trong đó (các ví dụ 1, 2, 3, 4) đều dẫn từ khẩu ngữ tiếng Việt. Có thể thấy trong bút ngữ tiếng Việt, “thì' ít được sử dụng hơn, đặc biệt trong các thể loại văn phong (registers) như bình luận, báo cáo khoa học, báo chí (trừ loại kể chuyện vốn liên quan nhiều đến khẩu ngữ - khi thuật lại các lời nói trực tiếp).

Đúng như Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (2001) đã chỉ rõ: ... “Điểm nổi bật là các tiểu luận, luận văn khoa học sử dụng chủ yếu là loại câu hoàn chỉnh, có kết cấu câu chặt chẽ, quan hệ giữa các vế câu rõ ràng nhằm diễn đạt chính xác các nội dung khoa học loại trừ đến mức tối đa tình trạng có thể hiểu nước đôi (sử dụng câu mơ

77

Page 68: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

hồ)” (tr164). Câu hoàn chỉnh ở đây là các câu có hai thành phần Chủ ngữ và Vị ngữ, trong đó Chủ ngữ là sự hội tụ của ba loại Chủ ngữ (Chủ ngữ ngữ pháp, Chủ ngữ logic và Chủ ngữ chủ điểm - tức là Chủ ngữ = Đề ngữ).

Nói chính xác hơn, có thể khẳng định tiếng Việt là loại ngôn ngữ chủ đề kết hợp với chủ ngữ trong cả hai loại hình khẩu ngữ và bút ngữ thể hiện ở việc sử dụng các loại câu: hoàn chỉnh, vô nhân xưng, câu khuyết chủ ngữ, câu có chủ ngữ phiếm chỉ và cả loại câu chủ đề có 'thì' làm yếu tố phân đoạn câu.

Diệp Quang Ban (2004 & 2005), dựa trên lý thuyết và Ngữ pháp Chức năng của M.A.K Halliday đã nêu lên “những giải pháp khả chấp cho Ngữ pháp tiếng Việt” (tr19). Theo ông, “câu là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ” và “cú được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị tố, và được dùng để diễn tả một sự thể/sự việc” (tr22).

Diệp Quang Ban cũng trên cơ sở lý luận mà Halliday và cộng sự nêu lên về cú - đơn vị cơ bản của ngôn ngữ (theo NPCN) - đã khẳng định “câu được dùng với ba chức năng: chức năng biểu hiện (representational), chức năng trao đổi/ liên nhân (interpersonal) và chức năng văn bản (textual)”. “Ngoài ra câu còn có thêm chức năng logic - diễn đạt các quan hệ trong tư duy" và “được thể hiện trong các bộ phận chỉ sự việc trong câu và trong mối quan hệ giữa các câu với nhau” (tr.23) (có thể hiểu quan hệ logic này được thể hiện qua việc mở rộng (expansion) và xạ ảnh (poojection).

Cũng trong cuốn ngữ pháp Việt Nam (2004) Diệp Quang Ban đã xử lý một cách khá đầy đủ, toàn diện các vấn đề cần lưu ý về Ngữ pháp tiếng Việt: cấu trúc thực hiện ba chức năng được cụ thể hóa thành cấu trúc nghĩa biểu hiện, cấu trúc thức (và phần dư) và cấu trúc đề - thuyết; cũng như mối quan hệ giữa cấu trúc thực hiện các chức năng và cấu trúc cú pháp của câu (tr.31-63). Ông cũng nêu lên mười hai kiểu câu cơ bản của tiếng Việt (xét theo cấu trúc cú pháp - Nghĩa biểu hiện). Đó là:(1) Câu chứa vị tố động từ tính / tính từ tính / danh từ tính.(2) Câu có vị tố là từ quan hệ dùng không độc lập (là, bằng, do, đề,

như ...).(3) Câu có chủ ngữ chỉ nguyên nhân được cấu tạo từ từ / cụm từ / cú.(4) Câu khiển động.(5) Câu có chủ ngữ chỉ phương tiện.(6) Câu có cấu tạo “thuận - nghịch".78

Page 69: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

(7) Câu có quan hệ chỉnh thể - bộ phận (chủ ngữ chỉ chỉnh thể).(8) Câu có đề ngữ nhấn mạnh (thematic fronting).(9) Câu bị động.(10) Câu tồn tại; không có chủ ngữ.(11) Câu gọi - đáp: không có chủ ngữ.(12) "Câu cảm thán" là phát ngôn đặc biệt. (Sđd: 247-249).

Quan niệm của Diệp Quang Ban bao gộp những loại câu có Chủ ngữ và loại câu có Chủ đề/đề ngữ trong tiếng Việt và giải thích các kiểu cấu tạo câu thường thấy trong tiếng Việt. Chúng tôi thấy đây có thể là cơ sở để đi sâu xem xét phân tích đối chiếu Anh Việt, trong đó tiếng Việt là ngôn ngữ nguồn (source language) và tiếng Anh là ngôn ngữ đích (target language).

Trong khuôn khổ có hạn của chuyên luận, chúng tôi xin tập trung vào phân tích đối chiếu các vấn đề sau:(1) Về các mẫu câu cơ bản.(2) Về các đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa của các thành tố S, O, C và

A - Chủ ngữ, Tân ngữ, Bổ ngữ và Trạng ngữ.(3) Đối chiếu việc sử dụng phủ định trong câu tiếng Anh và tiếng

Việt.(4) Thức - Phạm trù cú pháp của câu. và(5) Phân loại câu theo mục đích phát ngôn.

2.2. Về các mẫu câu cơ bản2.2.1. Những nét tương đồng (Similarities)

Như đã nêu sơ bộ ở trang, ta có thể thấy bảy mẫu câu cơ bản trong tiếng Anh có bảy kiểu câu tương đương trong tiếng Việt

Bảng 2: Các kiểu câu tương đương Anh - ViệtTiếng Anh Tiếng Việt

• Kiểu 1: S + V Chủ ngữ + Động từ[5] The bird sang

The sun is shiningThe plane has taken off

Con chim hótMặt trời đang chiếu sángMáy bay đã cất cánh

• Kiểu 2 S + V + O Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ[6] The lecture interested me

They gave off smokingWe depend on your help

Bài giảng cuốn hút tôiHọ bỏ (hút) thuốcChúng tôi trông cậy vào sự giúp đỡ của bác

• Kiểu 3: S + V + C Chủ ngữ + Động từ + Bổ ngữ

79

Page 70: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Tiếng Anh Tiếng Việt[7] Your dinner seems ready

They will become teachersShe got tired

Bữa chiều của anh hình như sẵn sàng rồiHọ sẽ trở thành giáo viên* Nàng (bị (?)) mệt

• Kiểu 4: S + V + A Chủ ngữ + Động từ + Trạng ngữ [8] My office is in the next building

They were here last nightWe got off/on the bus

Phòng làm việc của tôi ở trong toà nhà bên cạnhHọ ở đây đêm qua* Chúng tôi (trèo) xuống/lên xe buýt

• Kiểu 5: S + V + O + O Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ 1 + Tân ngữ 2

[9] I must send my parents a card

She gave me a bookThey informed him of the news

Tôi phải gửi cho bố mẹ tôi một bưu ảnhNàng cho tôi một cuốn sách* Họ (thông) báo cho anh ta cái tin đó

• Kiểu 6: S + V + O + C Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ + Bổ ngữ

[10] Most students have found her reasonably helpful

They left the house emptyThey regarded him as their godfather

Đa số sinh viên đã thấy bà giáo hỗ trợ rất hợp lý. Họ bỏ lại ngôi nhà trống rỗng* Họ coi ông ta như (là) cha đỡ đầu

• Kiểu 7: S + V + O + A Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ + Trạng ngữ

[11] You can put the dish on the shelf

They took him up the stairs

Bạn có thể để cái đĩa lên cái giá đóHọ đưa hắn lên gác

2.2.1.1. Nhận xét thêm về những nét giống nhau:Sự phân chia thành các thành tố của câu (sentence elements) tồn

tại một cách phổ quát cho mọi ngôn ngữ - dù đó là ngôn ngữ tổng hợp tính hay ngôn ngữ phân tích tính và kể cả ngôn ngữ đơn lập. Câu trong mọi ngôn ngữ đều có thể chia thành S (chủ ngữ), V (động từ), O (tân ngữ), C (bổ ngữ), A (trạng ngữ).

Bảy kiểu câu trên đây là bảy kiểu câu cốt lõi - chí ít đây là những nét giống nhau đặc trưng cho tiếng Anh và tiếng Việt (và có lẽ cũng là

80

Page 71: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

chung cho nhiều ngôn ngữ khác). Tuy nhiên nếu đi phân tích sâu hơn có thể còn có một vài khác biệt chi tiết hơn (xem phần Dị biệt I.2 dưới đây).

Việc phân chia thành các thành tố và các mẫu câu dựa rất nhiều vào thành tố quyết định của câu: Động từ trong cả hai ngôn ngữ Anh và Việt. Ta có thể có 5 nhóm động từ phân theo các bổ tố của chúng trong cả hai ngôn ngữ trong bảng đơn chiếu động từ Anh - Việt (Chương 2, tr.83). * Những trường hợp có dấu (*) chỉ có sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ và sẽ được phân tích sâu hơn ở phần sau.2.2.2. Những khác biệt chính2.2.2.1. Về kiểu cấu trúc câu

Trước hết về phương diện cấu trúc câu tiêu biểu, trong tiếng Việt ta có hai kiểu câu có thể coi la tương ứng với SVC trong tiếng Anh nhưng có đặc trưng của tiếng Việt (cũng giống tiếng Trung Quốc):

Kiểu 3b (S + (V) + C)[12] Anh ta là người Thanh Hoá đấy! (He - person Thanh Hoa

He’s from Thanh Hoa)Động từ (là) ở đây là thành tố không cần thiết trong câu.Kiểu 3c (S + Predicate = Adj)

[13] Hôm nay trời đẹp lắm. (Today heaven beautiful too Today it is very nice)Thân phụ ông lại tài hoa hơn. (His father even talented more His father was even more talented)

Trong các câu trên đây [13] tính từ làm chức năng Vị ngữ, chứ không phải động từ như các kiểu câu khác và kiểu câu tiếng Anh tương đương.

Thêm nữa, tương đương với kiểu câu SVOC trong tiếng Anh ngoài trường hợp câu tương đương như đã kể trên đây, còn có câu tiếng Việt dạng:

Kiểu 6b[14] Chúng tôi bầu ông ấy làm chủ tịch ba khoá liền. (We elect

him be chairman three terms of office continual) We elected him our chairman for three running terms of office.

Ở đây, ta thấy sau động từ ‘bầu’ có tân ngữ là một cú (tương đương cấu trúc O + C trong tiếng Anh) ‘ông ấy làm chủ tịch ba khóa liền’ (= he works as chairman for three running terms of office). Cú

81

Page 72: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

này có thể làm một câu độc lập được, và do vậy câu này có thể coi là một câu phức trong tiếng Việt.

Do vậy, theo một số nhà Việt ngữ học như Nguyễn Tài Cẩn, và N. Stankievich, trong tiếng Việt có thể có chín (hay mười) mẫu câu chứ không phải chỉ có bảy mẫu câu tiêu biểu như trong tiếng Anh.

Xem xét theo quan điểm về các kiểu câu cơ bản tiếng Việt (12) của Diệp Quang Ban, ta có thể thấy khá nhiều mẫu câu này tương đương với các câu là biến thái (transform) của các câu cơ bản tiếng Anh kể cả trong đó có những câu phức có chứa cú phụ/cú bao. Cụ thể là:• Kiểu câu 1B & 1E của Diệp Quang Ban tương ứng với kiểu câu 3

tiếng Anh đã phân tích ở trên (phần 2.2.2.1 trang 373).• Kiểu câu 2a tương ứng SVC (kiểu 3 tiếng Anh); 2b tương ứng với

câu bị động kiểu S + Vpassive + P.P (biến thể của SVA).[16] Cái áo này bằng lụa tơ tằm = This blouse is made of silk.2c. tương ứng với kiểu câu SVC (C = adj + PP) hay SVA.[17] Việc này tại Bính = This state of affair is due to Binh' hay

This results from Binh's carelessness'.Bài thơ này do anh A làm = This poem was written by A (biến thể của SVO - Vpassive).

2d. tương đương với kiểu câu SVA (hoặc SVOA passive).[18] Cái bàn này để uống nước = This table is (used) for

refreshment (drinking tea).• Kiểu câu 3 tương đương SVO với S chỉ công cụ - instrument.

[19] Bão (làm) đổ cây = The storm killed / fell the trees down.• Kiểu câu 4 tương đương với kiểu câu SVOC (C = to infinitive)

[20] Họ bắt nó nghĩ = They forced him to rest.• Kiểu câu 5 tương đương với SVA (A = P.P).

[21] Giấy này in báo = This sort of paper is (used) for printing newspaper.

• Kiểu câu 6 = SVO / SVC[22] a. Nước đầy thùng = Water filled the pale.

b. Thùng đầy nước = The pale was full of water.• Kiểu câu 7 = SVOC hoặc SVO với O mở rộng.

[23] a. Ghế này gẫy chân = This chair has its leg (5) broken.b. Cây này vàng lá = This tree has got yellow leaves.

• Kiểu câu 8 = biến thái của câu thông thường (SVO, SVC với O và C được đề hóa - thematized).[24] Sách này tôi đọc rồi = this book I have read already.

82

Page 73: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

• Kiểu câu 9 = câu bị động, biến thái của SVO nhưng với kiểu trật tự từ điển hình của tiếng Việt.[25] Giáp được họ khen = Giap was praised by them.

Sơn bị Đức phạm lỗi = Sơn was faulted by Duc• Kiểu câu 10 - câu tồn tại (không có chủ ngữ?) - tương ứng biến thái

SVA.[26] a. Có chuột kìa = There are mice there.

b. Trong tủ có quần áo = There are clothes in the wardrobe.• Kiểu câu 11 - câu gọi đáp (khong có chủ ngữ) là loại câu dùng hô

ngữ:[27] Nam: Giáp ơi = Nam: Giáp (Oh. Giap) (vocative)

Giáp: Dạ = Giap: Here I am. (SVA transf)• Kiểu câu 12. Câu cảm thán là phát ngôn đặc biệt.

[28] Ối trời đất ơi = Oh, my God!Dear me!

Đây là loại câu có thể xếp theo loại hành động lỗi nói đưa đẩy (phatic speech act!).

Tất nhiên, khi đi sâu phân tích, với từng tiểu loại câu thuộc các nhóm mà GS Diệp Quang Ban liệt kê cũng còn nhiều vấn đề về cấu trúc và ngữ nghĩa cần phải bàn đến. Nhưng họ khuôn khổ của chuyên luận, chúng tôi xin dừng lại ở đây (đồng thời, xem thêm phần 2.3 - trang 325).2.2.2.2. Về các động từ tương đương

Trong nhiều trường hợp, động từ đơn tiếng Anh tương đương với động từ kép trong tiếng Việt.

Ví dụ: Nhóm 1: work = làm việc; walk = đi bộ; answer = trả lờiNhóm 2: make = tạo raNhóm 3: become = trở thành, trở nên; get = biến thành;

appear = xem ra; feel = cảm thấyNhóm 5: see = nhìn thấy; hear = cảm thấy

Đôi khi trong tiếng Anh ta có động từ được kết hợp bởi ba thành tố thì động từ tiếng Việt tương ứng chỉ có hai thành tố:

Ví dụ: Nhóm 2: cut down on = giảm bớt; do away with = tiêu diệtNhóm 4: take care of = chăm sóc

Đồng thời, có những trường hợp, động từ đơn tiếng Anh tương đương với một nhóm kết hợp động từ + giới từ hay động từ phụ trong tiếng Việt:

Ví dụ: Nhóm 5: call = gọi ... là, consider = coi ... như là; elect = bầu ... làm

83

Page 74: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

Do vậy, với các câu tiếng Anh: [29] Let’s call a spade a spade (5a)

We consider him our brother (5b)Ta có các nghĩa tiếng Việt tương đương:

[29b] Chúng ta hãy (cứ) goi cái xẻng (là) cái xẻng (5a’)(~ hãy nói toạc móng heo)Chúng tôi coi anh ta như anh trai vậy! (5b’)

Trong câu 5a’ nếu để nguyên cú SVC “cái xẻng là cái xẻng” thì rõ ràng rất ngô nghê không chấp nhận, nhưng cú đó đặt trong toàn câu thì nghĩa rất ổn. Do vậy có thể coi là ở đây là trường hợp một động từ liên kết (intensive verb) với vai trò động từ/ thực từ bị mờ nhạt dần và nó rất giống với hư từ ‘như’ (trong câu 5b’). Do vậy có thể coi ‘gọi ... là’, ‘coi ... như’ là trường hợp động từ tương liên (correlative verbs) gồm động từ + phụ từ - phần nào khác với tiếng Anh. Đây chính là lý do tại sao người Việt Nam học tiếng Anh trong giai đoạn đầu hay mắc lỗi thừa ‘động từ ‘kiểu: * We should call him be/to be a doctor. * She considered me be/like her brother.

2.3. Về các đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa của các thành tố S, O, C và A

2.3.1. Các đặc điểm cú pháp của bốn thành tố nàyXét trên bình diện cú pháp và xem xét các kiểu cấu trúc câu dùng

trong ngôn ngữ văn hoá (trong khẩu ngữ và đặc biệt bút ngữ - educated speech & writing) có thể thấy:2.3.1.1. Những nét giống nhau cơ bản a- S, O, C trong tiếng Anh và và Chủ ngữ, Tân ngữ, Bổ ngữ trong tiếng Việt đều có thể được diễn tả bằng danh ngữ (noun phrases) hay cú danh tính (nominal clauses). b- C trong tiếng Anh và Bổ ngữ trong tiếng Việt còn được diễn đạt bằng một tính ngữ (adjectival phrase) hay một cú tính ngữ (adjectival clause). c- A trong tiếng Anh và Trạng ngữ trong tiếng Việt thường được diễn đạt bằng một trạng ngữ (adverb) một giới ngữ (prepositional phrase) hay một cú trạng ngữ (adverbial clause). d- Vị trí thông thường của các thành tố của câu trong cả hai ngôn ngữ là giống nhau.

Những vấn đề cơ bản này đã được đề cập đến trong rất nhiều công trình đối chiếu Anh - Việt trong các luận văn thạc sỹ và đặc biệt các 84

Page 75: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

luận án tiến sỹ đã được bảo vệ trong hai ba thập kỷ gần đây (cf. Trần Hữu Mạnh (1978), Thái Duy Bảo (1989), Vũ Ngọc Tú (1996), Nguyễn Thượng Hùng (1994), Nguyễn Hòa (1999), Võ Đại Quang (2000), Trần Văn Phước (2000), Nguyễn Cảnh Hoa (2001), Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2004) và Tôn Nữ Mỹ Nhật (2005), v.v...2.3.1.2. Những nét khác nhau cơ bản a- Trước hết phải nói đến những nét khác nhau (hay dị biệt) về cấu trúc các đơn vị cú pháp:

Danh ngữ (noun phrases)Cú danh tính (nominal clauses)Tính ngữ (adjectival phrases)Cú tính ngữ (adjectival clauses)Trạng ngữ và cú trạng ngữ (adverbial phrases and clauses)

b- Nếu so sánh hai danh ngữ lý tưởng (ideal phrases) trong tiếng Anh và tiếng Việt (trên cơ sở các quan điểm của R. Quirk et al (1972-1985), Nguyễn Tài Cẩn (1976-1999), Diệp Quang Ban (1983-1998), Cao Xuân Hạo (1991-2000) ta có thể thấy sự khác biệt thông qua số lượng và vị trí của các định ngữ đứng trước (premodifiers) và định ngữ đứng sau (postmodifiers) cũng như việc tính đến yếu tố trung tâm (head noun) mà theo Nguyễn Tài Cẩn (1999) thì trong danh ngữ tiếng Việt thường có hai trung tâm (Head 1 và Head 2) trong khi tiếng Anh chỉ có một danh từ chính (head noun) (xem thêm phần III - tr...........). c- Cú danh ngữ (cú danh tính) tiếng Anh và tiếng Việt.

Trong tiếng Anh, cú danh ngữ có thể bao gồm:Cú biến vị

(Finite Nominal clause)Cú không biến vị

(Non-Finite Nominal clause)- That clause

(cú với that)- To infinitive (động từ

nguyên dạng có To)- Wh-interrogative clause

(cú nghi vấn với từ để hỏi)- Ing participle (phân từ -

ing)- Yes/No interrogative clause

(cú nghi vấn có/không)- Ed participle (phân từ - ed)

- Nominal relative clause (cú quan hệ danh tính)

Những cú danh ngữ này đều có thể có các ngữ tương đương trong tiếng Việt và do vậy ta có bảng so sánh sau đây:

Tiếng Anh Tiếng Việt 1- Cú biến vị (làm tân ngữ trong câu)

[30] a. I know that he’s a student (Od)

Tôi biết rằng nó là một sinh viên.

85

Page 76: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

b. Tell me who he is (Od) Hãy nói /cho tôi biết/ nó là ai /giùm tôi/

c. He didn’t say whether he would come or not He didn’t say whether he would come or not

Ông không nói là liệu ông có đến hay không

d. They gave whoever went there a book. (Oi)

Họ đưa cho bất kỳ ai đến đấy một cuốn sách

2- Cú không biến vị (làm chủ ngữ trong câu)e. To help him is my task Giúp anh ta là nhiệm vụ của

tôif. It’s no use crying over the

spilt milkKhóc than về sự việc đã rồi thì có ích gì đâu (Khóc than thì sự đã rồi)

Trong các trường hợp cụ thể, ta có thể thấy sự giống nhau về mặt tổng thể giữa hai ngôn ngữ trong cấu trúc câu đơn, câu phức và cấu trúc từng loại cú (hay câu phụ) nhưng đồng thời sự khác nhau trong các trường hợp cụ thể :

Vấn đề trật tự từ nghi vấn [30b].Sự không phân biệt nhỏ hơn hai loại động ngữ

trong tiếng Việt tương đương với to-infinitive (động từ nguyên dạng) và ing-participle (phân từ - ing) trong tiếng Anh. Đồng thời trong tiếng Việt hoàn toàn không có cấu trúc tương ứng với kiểu câu tiếng Anh bắt đầu bằng ‘It’

[31] It’s no use to tell him this (a)telling him this (b)your telling him this (c)

(a) và (b) tương ứng với câu tiếng Việt: “(Có) nói với nó điều này chẳng có ích gì đâu”

Và (c) tương ứng với câu “Anh nói với nó điều này cũng vô ích thôi”.

Còn nhiều điều lý thú khác nữa nếu so sánh danh ngữ và cú danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt một cách đầy đủ hơn. Nhưng trong phạm vi chuyên khảo này chúng tôi xin dừng lại ở đây. d- Một khác biệt nổi bật và cũng rất điển hình giữa tiếng Việt - một ngôn ngữ đơn lập và tiếng Anh - một ngôn ngữ có tính phân tích cao thuộc ngữ hệ Ấn- Âu- là ở chỗ: Trong tiếng Việt tính ngữ (kể cả các cú tính ngữ) có thể đóng vai trò vị ngữ trong câu, và thực tế về mặt hình thái không thể phân biệt đâu là tính ngữ đâu là trạng ngữ. Do vậy 86

Page 77: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

trong tiếng Việt, ta không thể phân biệt các trường hợp tương ứng với tiếng Anh sau đây nếu chỉ xem xét hình thái của từ:

Tiếng Việt Tiếng Anh[32] a. Con cá này nhanh lắm

vị ngữ (tính từ)This fish is very quick. (động từ + bổ ngữ)=vị ngữ

b. Con cá này bơi nhanh lắm (Trạng ngữ)

This fish swims very quickly. (Adv)

c. Nhanh chân lên chứ. Đã muộn lắm rồi.

( Động từ - câu mệnh lệnh)

Quicken yours steps. It’s very late now.

Be fasterChỉ với ba ví dụ này ta đã thấy một (tính) từ nhanh trong tiếng

Việt đã có thể tương ứng với ‘quick’ - tính từ tiếng Anh hay ‘quickly’ - trạng từ tiếng Anh, và cả ‘quicken’ - một động từ phái sinh từ tính từ. Đây có thể là một khó khăn cho người nói tiếng Anh học tiếng Việt - một trường hợp lạ mà người bản ngữ tiếng Anh thấy rất khó chấp nhận về mặt logic.

Một ví dụ nữa khá điển hình của tiếng Việt là câu “Cô ta vừa nhanh trí vừa nhanh tay nhanh chân lại nhanh mồm nhanh miệng nữa”, mà có thể dịch sang tiếng Anh: “ She is both quick-minded and very fast in her physical and aural responses”.

Rõ ràng trong câu tiếng Anh không diễn tả được sự lặp lại của từ “nhanh” (= quick/fast) như trong tiếng Việt được. Chắc chắn đây sẽ là một điều lý thú đối với người nước ngoài học tiếng Việt.

KẾT LUẬN

Phân tích đối chiếu tiếng Anh và tiếng Việt ở cấp độ câu ta có thể thấy có những giống nhau và khác nhau dưới đây.

1. Những nét giống nhau chủ yếu1.1. Việc phân chia các thành tố của câu thành S, V, O, C và A.

Cả hai ngôn ngữ đều có số lượng mẫu câu cơ bản nhất định. Bảy mẫu câu cơ bản trong tiếng Anh bảy mẫu hoàn toàn tương ứng trong tiếng Việt – là bảy kiểu sắp xếp có thể có được trong ngôn ngữ này của các thành tố của câu.

Cách thức thể hiện các thành tố của câu cũng có nhiều nét giống nhau: S, O, C có thể được diễn đạt bằng danh ngữ hay mệnh đề danh ngữ; A có thể được thể hiện bằng trạng từ hay giới ngữ; v.v…1.2. Từ đó khi xem xét cấu trúc ngữ nghĩa của câu cần lưu ý những sự giống nhau trong tiếng Anh và tiếng Việt theo các đặc điểm: nghĩa của

87

Page 78: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

câu là sự tổng hòa các thành tố, vị trí không gian tương đối của các vật thể khi xem xét và vai trò của cái gọi là vùng năng động thể hiện trong phát ngôn.

Các vai nghĩa của các thành tố của câu cũng giống nhau ở nhiều điểm.1.3. Động từ thực nghĩa trong hai ngôn ngữ đều là yếu tố quyết định các cấu trúc cơ bản có thể có được của câu và có thể phân loại theo năm nhóm: nội động từ, động từ quan hệ, động từ ngoại hướng đơn, ngoại hướng kép và ngoại hướng phức.1.4. Cách thể hiện phủ định bằng các từ phủ định NOT và KHÔNG có nhiều nét tương đồng đặc biệt về mặt ngữ nghĩa.1.5. Thức được hiểu là một phạm trù cú pháp thuộc câu để thể hiện thái độ của người nói đối với hành động do chủ ngữ thực hiện.1.6. Cách phân chia câu theo mục đích phát ngôn (hay hành động ngôn trung) là giống nhau. 2. Những khác nhau cơ bản2.1. Trong tiếng Việt ngoài bảy mẫu câu có bản kể trên, còn có ba cấu trúc câu đặc trưng nữa: S + Adj (làm vị ngữ); S + (V+) C (nhận biết); S + V + O + làm + Co. 2.2. Về cách diễn đạt/ thể hiện các thành tố của câu, điểm khác nhau thể hiện ở cách cấu trúc danh ngữ, tính ngữ, trạng ngữ, cú danh ngữ, cú tính ngữ và cú trạng ngữ, cũng như sự phân biệt giữa các loại cú biến vị (finite clause) và cú không biến vị (non-finite clauses) trong tiếng Anh, trong khi tiếng Việt chỉ có cú động ngữ.2.3. Về ngữ nghĩa – cụ thể hơn các vai nghĩa của các thành tố của câu – có sự khác biệt trong vai nghĩa của C trong tiếng Anh: vai nghĩa định tính, hay định danh (xác định) trong khi ở tiếng Việt vai nghĩa này được thể hiện bằng Vị ngữ (kiểu câu (Chủ ngữ + Tính từ) (S + Adj = Predicate)) và chủ ngữ + danh ngữ (S + N = Predicate).2.4. Một khác biệt cơ bản nữa là sự tương hợp giữa các thành tố của câu. Trong tiếng Anh, một ngôn ngữ phân tích tính cao (có sự tham gia của biến hình và chắp dính) những quy tắc về sự tương hợp Chủ ngữ và Động từ làm vị ngữ rất đa dạng và phong phú (và cũng rất rối rắm đối với người Việt Nam học tiếng Anh người mà tiếng mẹ đẻ là một ngôn ngữ đơn lập và ngôn ngữ chủ đề).2.5. Khi xem xét câu phủ định tiếng Anh và tiếng Việt, ta có thể thấy sự khác nhau trong vị trí của từ phủ định NOT và KHÔNG, sự đa 88

Page 79: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

dạng hơn của phương tiện phủ định trong tiếng Việt, và những vấn đề về phạm vi phủ định và trọng tâm phủ định. Điều nay cần lưu ý khi xử lý văn bản dịch.2.6. Về việc phân loại câu theo mục đích phát ngôn, có thể thấy sự khác biệt trong việc cấu tạo - đặc biệt về trật tự từ – của các loại câu hỏi: câu hỏi yes/no (+ câu hỏi có đuôi để hỏi), câu hỏi dùng từ để hỏi; của các câu khuyến lệnh và mệnh lệnh; và câu cảm thán.2.7. Trong việc sử dụng các câu rút gọn và tỉnh lược, đặc biệt các phát ngôn láy, các câu khuyết thiếu và ngôn ngữ quảng cáo, ta có thể thấy sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ về phương tiện biểu hiện và hình thái của từ.2.8. Bên cạnh đó cần chú ý sự khác biệt về thức tiếng Anh và thức tiếng Việt như đã nêu ở phần trên, đặc biệt về hình thái của động từ biến vị tiếng Anh và động từ tiếng Việt với một hình thái duy nhất.

Đồng thời, cần đặc biệt lưu ý xem xét những đặc điểm khác biệt về cấu trúc ngữ nghĩa của câu: đó là sự sử dụng các thành ngữ trong các phần của câu (động ngữ, danh ngữ, giới ngữ...) hoặc trong toàn câu (tục ngữ, phương ngôn...), sự sử dụng các lời nói bóng bẩy thường gắn bó rất chặt chẽ với các nền văn hóa (ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ, ví von,...), cũng như sự xem xét về các không gian tâm linh cũng như sự sử dụng quán từ và quán ngữ thường không tách rời các nền văn hóa phương Tây - Anh và phương Đông - Việt

SÁCH THAM KHẢO

TIẾNG ANH 1. Alexander, L.G. 1988. Longman English Grammar. New York: Longman. 2. Asher, R.E. (ed). 1994. The Encyclopedia of Language and

Linguistics. New York: Pergamon Press. 3. Austin, J.L. 1975. How to Do Things with Words. Oxford: OUP. 4. Bach, R. and Harnish, R.M. 1979. Linguistic Communication and

Speech Acts. Cambridge: The MIT Press. 5. Blum-Kulka, S., House, J., and Kasper, G. (eds.). 1989. Cross-cultural

Pragmatics: Requests and Apologies (Vol.XXXI). Norwood: Ablex. 6. Borsley R 1999. Syntactic Theory. A Unified Approach. Arnold. London. 7. Brazil, D. 1995. A Grammar of Speech. Oxford: OUP. 8. Bright, W. (ed.). 1992. International Encyclopedia of Linguistics.

Oxford: OUP.

89

Page 80: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

9. Brown, P., and Levinson, S.C. 1987. Politeness: Some Universals in Language Usage. Cambridge: CUP.

10. Byram, M. and Fleming M. 1998. Language Learning in Intercultural Perspective: Approaches through Drama and Ethnography. Cambridge: CUP.

11. Chafe W.L.1976 Givenness, Contractiveness, Definiteness, Subjects, Topic and Point of View. In Li, ed. 27.55.Chafe W.L.1976 Givenness, Contractiveness, Definiteness, Subjects, Topic and Point of View. In Li, ed. 27.55.

12. Chafe W. L.1987. Cognitive Constraints on Information Flow. In Tomlin ed: 21-52.Chafe W. L.1987. Cognitive Constraints on Information Flow. In Tomlin ed: 21-52.

13. Chomsky N. 1977. Essays and Interpretation. New York-Holland 14. Chomsky N 1986, Knowledge of Language, its Nature and Use. New

York. 15. Chesterman, A.1989. Readings in Translation Theory. Finland:

Loimaan Kirjapaino Oy. 16. Civikly, J.M. (ed.). Contexts of Communication. New York: Holt,

Rinehart and Winston. 17. Clyne, M.1994. Inter-cultural Communication at Work: Cultural value

in Discourse. Cambridge: CUP. 18. Cook V, 1988. Chomsky's Universal Grammar. CUP. 19. Coulmas, F. (ed). 1997. The Handbood of Sociolinguistics. Oxford:

Blackwell Publishers. 20. Crystal D. 1992. The Cambridge Encyclopedia of Language. CUP. 21. Cutting, J. 2002. Pragmatics and Discourse: A Resource Book for

Students. London: Routledge. 22. Delahunty, G.P., and Garvey, J.J.1994. Language, Grammar, and

Communication: A course for Teachers of English. New York: McGraw-Hill, Ine.

23. Downes, W.1988. Language and Society (2nd Edition). Cambridge: CUP. 24. Dryer M.S. 1996. Focus, Pragmatic Presupposition and Actuated

Propositions. Journal of Pragmatics 26: 475 - 523. 25. Duranti, A. 1997. Linguistic Anthropology. Cambridge: CUP. 26. Eastwood, J. 1994. Oxford Guide to English Grammar. Oxford: OUP. 27. Fairclough, N. 2001. Language and Power (2nd Edition). Harlow:

Longman. 28. Finegan, E. 2004. Language: Its Structure and Use (2nd Edition)

Orlando: Harcourt Brace College Publishers. 29. Geis, M. 1995. Speech Acts and Conversational Interaction.

Cambridge: CUP.

90

Page 81: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

30. Given T. 1984. Syntax: a Functional - Typological Introduction. Amsterdam. Philadelphia.

31. Green, G. M. 1989. Pragmatics and Natural Language Understanding. Hillsdale: Lawrence Erlbaum Associates, Publishers.

32. Greenbaum, S. and Quirk, R. 1990. A Student's Grammar of The English Language. Essex: Longman.

33. Green baim S. 1996. The Oxford English Grammar. OUP. 34. Grundy, P. 2000. Doing Pragmatics (2nd Edition). London: Arnold. 35. Halliday M.A.K. 1967. Notes on Transitivity and Theme in English.

Journal of Linguisties 3: 37-81 and 1999 - 244. 36. Halliday M.A.K. 1977-2002. Text as Semantic Choice in Social

Contexts, vol.2. Collected Works. 37. Halliday, M.A.K. 1944. An Introduction to Functional Grammar. 2nd

edn, Arnold London; and 2004 - 3rd edn (revised). 38. Hart, C. 1998. Doing a Literature Review - Releasing the Social

Science Research Imagination. London: Sage Publications. 39. Hewings, M. 1999. Advanced Grammar in Use. Cambridge: CUP. 40. Holmes, J. 1992. An Introduction to Sociolinguistics. London: Longman. 41. Huddleston, R. 1985. Introduction to the Grammar of English.

Cambridge: CUP. 42. Hudson, R. A. 1999. Sociolinguistics (2nd Edition). Cambridge: CUP. 43. Hybels, S, and Weaver II. R.L. 1992. Communicating Effectively (3rd

Edition). New York: McGraw-Hill, Ine. 44. Hymes, D, 1964. Culture and Society: A Reader in Linguistics and

Anthropology. New York: Harper & Row. 45. Jackson, H. 1990. Grammar and Meaning: A Semantic Approach to

English Grammar. London: Longman. 46. Jeffries, L. 1998. Meaning in English: An Introduction to Language

Study. New York: St. Martin's Press, Ine. 47. Kasper, G., and Blum - Kulka, S. (eds.). 1993. Interlanguage

Pragmatics. Oxford: OUP. 48. Kramsch, C. 1998. Language and Culture. Oxford: OUP. 49. Kreidler, C.W. 1998. Introducing English Semantics. London: Routledge. 50. Kuno S 1991. Remarks on Quantifier Scope. In H. Nakajma (ed)

Current English linguists in Japan - Berlin & New York. 51. Lambrecht. 1994. Information Structure and Sentence Form. CUP 52. Leech, G. 1983. Principles of Pragmatics. New York: Longman. 53. Levinson, S. C. 1983. Pragmatics. Cambridge: CUP. 54. Lyons, J. 1995. Linguistic Semantics: An Introduction. Cambridge: CUP. 55. Martin JR + White PR 2005. The Language of Evaluation. Palgrave.

91

Page 82: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

56. McCarthy, M, 1998. Spoken Language and Applied Linguistics. Cambridge: CUP. Newmark, P. 1988. Applied Linguistics. Cambridge: CUP.

57. Newmeyer, F. J. (ed). 1988. Linguistics: The Cambridge Survey (Vol. IV: Language: The Socio - cultural Context. Cambridge: CUP.

58. Palmer, F. R. 1981. Semantics (2nd Edition). Cambridge: CUP. 59. Parrott, M. 2000. Grammar for English Language Teachers.

Cambridge: CUP. 60. Peccei, J. S. 2001. Pragmatics. London: Routledge. 61. Pride, J. B. (ed.). 1985. Cross-cultural Encounters. Melbourne: River

Seine Publications. 62. Quirk, R., Greenbaum, S., Leech, G., and Svartvik, J. 1972. A

Grammar of Contemporary English. London: Longman. 63. Quirk, R., Greenbaum, S., Leech, G., and Svartvik, J. 1985. A

Comprehensive Grammar of the English Language. Harlow: Longman 64. Richards, J., and Schmidt, R. W. (eds.). 1983. Language and

Communication. New York: Longman. 65. Sag I. et al, 2003. Syntactic Theory. OUP. 66. Saville - Troike, M. 1982. The Ethnography of Communication: An

Introduction. Oxford: Basil Blackwell. 67. Searl, J. R. (?). Expression and Meaning: Studies in The Theory of

Speech Acts. Cambridge: CUP. 68. Swan, M. 1995. Practical English Usage (2nd Edition). Oxford: OUP. 69. Sweetser, E.B. 1990. From Etymology to Pragmatics: Metaphorical

and Cultural Aspects of Semantic Structure. Cambridge: CUP. 70. Taylor J.R 2002. Cognitive Grammar. OUP. 71. Thomas, J. 1995. Meaning in Interaction: An Introduction to

Pragmatics. New York: Longman. 72. Tomalin, B and Stempleski, S. 1993. Cultural Awareness. Oxford: OUP. 73. Tran Huu Manh, 1978. The Teaching of English Grammar to Speakers

of Vietnamese. Unpublished PhD dissertation - Bucharest Rumania. 74. Trudgill, P. 1983. Sociolinguistics: An Introduction to Language and

Society. London: Penguin Books. 75. Ungerer F. Shmid J.J. 1977. An Introduction toCognitive Linguistics.

Longman. 76. VanValin and La Polla, 1999. Syntax (2nd edn.). OUP 77. Verschueren, J. 1999. Understanding Pragmatics. London: Arnold. 78. Widdowson,. H. G. 1996. Linguistics. Oxford: OUP 79. Whitney, P. 1998. The Psychology of Language. Boston: Houghton

Mifflin Company.

92

Page 83: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

80. Wierzbicka, A. 1991. Cross-cultural Pragmatics: The Semantics of Human Interaction. Berlin: Mouton de Gruyter.

81. Yule, G. 1996. The Study of Language (2nd Edition). Cambridge: CUP. 82. Yule, G. 1996. Pragmatics. Oxford: OUP. 83. Yule, G. 1988. Explaining English Grammar. Oxford: OUP.Quirk, R.,

Greenbaum, S., Leech, G., and Svartvik, J. 1972. A Grammar of Contemporary English. London: Longman.

TIẾNG VIỆT (Xếp theo alphabet Họ của các tác giả) 84. Bùi Minh Toán. 1999. Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt. Hà Nội:

Nxb Giáo dục. 85. Cao Xuân Hạo (1998-2005). Tiếng Việt: Mấy vấn đề Ngữ âm, Ngữ

pháp, Ngữ nghĩa. Hà Nội: Nxb Giáo dục. 86. Cao Xuân Hạo... Bùi Tất Tươm, 1991. Tiếng Việt: Sự thảo Ngữ pháp

chức năng. Hà Nội: Nxb Giáo dục. 87. Diệp Quang Ban. 1989. Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông (2 tập). Hà

Nội: Nxb Đại học và Giáo dục phổ thông. 88. Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung. 2001. Ngữ pháp tiếng Việt (2

tập). Hà Nội: Nxb Giáo dục. 89. Diệp Quang Ban. 2005. Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục. 90. Đinh Trọng Lạc. 1999. Phong cách học tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo

dục. 91. Đinh Trọng Lạc. 2002. 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt.

Hà Nội: Nxb Giáo dục. 92. Đinh Văn Đức. 2001. Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: Nxb ĐHQG Hà Nội. 93. Đỗ Hữu Châu. 1997. Các Bình diện của từ và từ tiếng Việt. Hà Nội:

Nxb ĐHQG Hà Nội. 94. Đỗ Hữu Châu. 1999. Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: Nxb

Giáo dục. 95. Hoàng Phê (chủ biên). 2000. Từ điển tiếng Việt. Đà Nẵng: Nxb Đà Nẵng. 96. Hoàng Phê, 1984. Toán tử logic - tình thái (qua cứ liệu tiếng Việt). Tạp

chí Ngôn ngữ số 4/1984 (tr.5-21). Hà Nội: Viện Ngôn ngữ học. 97. Hoàng Trong Phiến 1996. Ngữ pháp tiếng Việt - Câu. Hà Nội: Nxb

ĐHQG Hà Nội 98. Hữu Quỳnh. 2001. Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: NXB Từ điển bách

khoa. 99. Hữu Quỳnh, 1980. Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại. Hà Nội: Nxb Giáo dục.100. Lê A, Nguyễn Quang Ninh và Bùi Minh Toán, 2001. Phương pháp

dạy học tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục101. Lê Biên, 1993. Từ loại tiếng Việt hiện đại. Hà Nội: Trường ĐHSP Hà

Nội I.

93

Page 84: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

102. Lê Hùng Tiến, 1999. Một số đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt (Luận án tiến sĩ). Hà Nội: ĐH KH-XHNV, ĐHQG Hà Nội.

103. Lê Xuân Thại, 1999. Tiếng Việt trong trườờng học. Hà Nội: Nxb ĐHQG Hà Nội

104. Ngô Hữu Hoàng, 2002. Vai trò của quán ngữ trong việc kiến tạp phát ngôn (luận án tiến sĩ). Hà Nội: ĐH KH-XHNV, ĐHQG Hà Nội.

105. Nguyễn Anh Quế, 1996. Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục.106. Nguyễn Anh Quế, 1988. Hư từ trong tiếng Việt hiện đại. Hà Nội: Nxb

KHXH107. Nguyễn Đức Dân, 2000. Tiếng Việt (Dùng cho đại học đại cương). Hà

Nội: Nxb Giáo dục.108. Nguyễn Hòa, 2006. Phân tích Diễn ngôn phê phán: Lý luận và phương

pháp. Hà Nội: Nxb ĐHQG Hà Nội109. Nguyễn Kim Thản, 1997. Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội:

Nxb Giáo dục110. Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp 1998. Thành phần Câu

tiếng Việt. Hà Nội: Nxb ĐHQG Hà Nội111. Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp, 2001. Tiếng Việt thực

hành. Hà Nội: Nxb ĐHQG Hà Nội112. Nguyễn Quang, 2002. Giao tiếp và giao tiếp văn hóa. Hà Nội: Nxb

ĐHQG Hà Nội.113. Nguyễn Quang, 2004. Một số vấn đề giao tiếp nội văn hóa và giao tiếp

văn hóa. Hà Nội: NXB ĐHQG Hà Nội.114. Nguyễn Phú Phong, 2002. Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt: Loại từ

và chỉ thị từ. Hà Nội: Nxb ĐHQG Hà Nội115. Nguyễn Tài Cẩn 1999. Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng - Từ ghép - Đoản

ngữ. Hà Nội: Nxb ĐHQG Hà Nội.116 Nguyễn Tài Cẩn và Stankevich N.V. 1976. Structura Vietnamskovo

Iazuuka - Mossow.117. Nguyễn Thiện Giáp, 1999. Từ vựng tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục118. Nguyễn Văn Khang, 1999. Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ

bản. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.119. Nguyễn Văn Thành, 2003. Tiếng Việt hiện đại. Hà Nội: Nxb KHXH120. Trần Hữu Mạnh, 2004. Cấu trúc thông tin ở cấp độ câu. Tạp chí Ngôn

ngữ số 10 (185) ISNN 0866 - 7519.121. Trần Hữu Mạnh, 2005. Để hiểu đúng và đủ về quy chiếu và nội suy -

Hai khái niệm trong Dụng học. Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội. TXXI.

122. Trần Hữu Mạnh, 2005. Danh ngữ và vấn đề danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Báo cáo tại Hội thảo Quốc tế Ngôn ngữ học Liên Á lần thứ VI. Kỷ yếu Hội thảo. Nxb KHXH.

94

Page 85: PhÇn II: §èi chiÕu c©u tiÕng Anh vµ c©u tiÕng ViÖtdata.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/925/1/61... · Web view(a) Một ngữ đoạn vị từ chỉ một quá

123. Trần Ngọc Thêm, 1999. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

124. Trung tâm KHXH và NV Quốc gia. 2002. Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: Nxb KHXH.

95