14
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ ------------------ PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 NĂM HỌC: 2019 - 2020 (Từ 27/4/2020 đến 2/5/2020) 1. Toán hc 2. Ngvăn 3. Tiếng Anh 4. Vt lí 5. Sinh hc 6. Lch s7. Địa lí

PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 - thcstrunghoa.edu.vnthcstrunghoa.edu.vn/upload/.../PBT_TONG_HOP_KHOI_7... · PHI ẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐN /5/2020) PHÒNG GIÁO DỤC

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • - 0 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

    PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY

    TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ

    ------------------

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7

    NĂM HỌC: 2019 - 2020

    (Từ 27/4/2020 đến 2/5/2020) 1. Toán học

    2. Ngữ văn

    3. Tiếng Anh

    4. Vật lí

    5. Sinh học

    6. Lịch sử

    7. Địa lí

  • - 1 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    NHÓM TOÁN 7

    PHIẾU BÀI TẬP SỐ 7

    MÔN: TOÁN – KHỐI 7

    NĂM HỌC 2019 – 2020

  • - 2 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

  • - 3 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

    LUYỆN TẬP

    VĂN BẢN: SỐNG CHẾT MẶC BAY

    TẬP LÀM VĂN: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

    CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

    A. Hướng dẫn học sinh luyện tập

    - Đọc lại bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, Cách làm bài văn lập luận giải thích

    và văn bản Sống chết mặc bay (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2).

    - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 2 - Đài phát thanh - Truyền

    hình Hà Nội).

    - Hoàn thành phiếu bài tập số 7.

    B. Luyện tập

    Phần I.

    Câu 1. Em hãy cho biết vì sao đoạn văn dưới đây được coi là đoạn văn giải thích? Theo em,

    điểm khác nhau cơ bản giữa phép lập luận chứng minh và phép lập luận giải thích là gì?

    “Ở đời mình giao thiệp với nhiều người, bè bạn tưởng vô số, nhưng hồ dễ đã được mấy

    người thực gọi là tri kỷ. Thế nào là tri kỷ? Tri kỷ là người biết mình, nghĩa là đồng thanh,

    đồng khí, đồng chí, đồng tâm với mình, chơi với mình rất thân thiết, bao bọc che chở cho

    mình, lúc sống cùng hưởng, họa cùng đau, lúc chết, tưởng cho chết với nhau cũng không hối.”

    Câu 2. Cho câu ca dao sau: “Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung

    một giàn.”

    a. Muốn làm được bài văn giải thích câu ca dao trên, em cần làm theo mấy bước. Đó là những

    bước nào? Hãy làm cụ thể bước 1 và bước 2.

    b. Từ kết quả ở câu a, em hãy viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh khoảng một trang giấy giải

    thích câu ca dao trên. Sau khi viết xong, em hãy thực hiện bước 4.

    c. Lời nhắn nhủ của ông cha ta ở câu ca dao trên được thể hiện như thế nào trong cuộc sống

    hôm nay khi cả nước đang nỗ lực hết mình chống lại dịch Covid-19? (Học sinh trình bày theo

    ý).

    Phần II. Dưới đây là một đoạn văn được trích từ truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm

    Duy Tốn:

    “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng

    xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới

    sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế

    đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất...”

    Câu 1. Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn văn trên và cho biết những câu đặc biệt ấy được dùng

    để làm gì?

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    NHÓM VĂN 7

    PHIẾU BÀI TẬP SỐ 7

    MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7

    NĂM HỌC 2019 - 2020

  • - 4 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

    Câu 2. Đoạn văn trên được trần thuật theo ngôi kể nào? Việc lựa chọn ngôi kể như thế có

    thích hợp không? Vì sao?

    Câu 3. Có bạn cho rằng có thể đổi nhan đề “Sống chết mặc bay” thành “Vỡ đê” hay “Nỗi khổ

    của người dân”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

    Câu 4. Trong truyện, Phạm Duy Tốn đã sử dụng rất thành công biện pháp tương phản. Em

    hiểu thế nào là phép tương phản? Hãy viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu làm rõ sự tương

    phản đó, trong đoạn có sử dụng câu bị động (gạch chân).

    -HẾT-

  • - 5 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

  • - 6 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

  • - 7 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

    Tiết 27 – Hiệu điện thế.

    I/ HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI

    1. HS đọc thông tin ở mục I – SGK trang 69:

    - Tìm hiểu về hiệu điện thế: kí hiệu của đại lượng, đơn vị.

    - Xác định giá trị hiệu điện thế giữa 2 cựa của 1 số nguồn điện có trong gia đình:pin tiểu, pin

    đại, ổ điện,….

    2. HS đọc thông tin ở mục II – SGK trang 69 và quan sát H25.2 – SGK trang 69 tìm hiểu Vôn

    kế.

    - Nhận biết dụng cụ đo có tên gọi là Vôn kế.

    - Chức năng của vôn kế?

    - Xác định GHĐ và ĐCNN của Vôn kế H25.2a,b-SGK trang 69.

    3. HS đọc thông tin mục III – SGK trang 70:

    - Vẽ sơ đồ mạch điện H25.3 SGK trang 70.

    - Nêu cách mắc Vôn kế trong mạch điện để nó hoạt động được.

    - Dự đoán mối quan hệ giữa số Vôn ghi trên mỗi nguồn điện với giá trị của hiệu điện thế giữa

    2 cực của nó khi chưa mắc vào mạch.

    4. HS đọc thông tin mục I – SGK trang 72 tìm hiểu hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn trong 2

    trường hợp:

    - TH1: Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện.

    + Quan sát H26.1-SGK trang 72.

    + Nhận xét về hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch.

    - TH2: Bóng đèn được mắc vào mạch điện.

    + Quan sát sơ đồ mạch điện H26.2-SGK trang 72, nêu cách mắc ampe kế và vôn kế

    trong mạch điện.

    + Dự đoán mối liên hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn và cường độ dòng điện

    chạy qua bóng đèn.

    + Tìm hiểu khái niệm hiệu điện thế định mức.

    II/ LUYỆN TẬP.

    Bài 1. Trắc nghiệm:

    Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

    1. Số vôn ghi trên nguồn điện có ý nghĩa nào dưới đây?

    A. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện kín.

    B. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ đang được mắc trong mạch điện kín với nguồn

    điện đó.

    C. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện để hở.

    D. Là giá trị hiệu điện thế định mức mà nguồn điện đó có thể cung cấp cho các dụng cụ điện.

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    NHÓM VẬT LÍ 7

    PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5

    MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 7

    NĂM HỌC 2019 - 2020

  • - 8 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

    2. Trường hợp nào dưới đây có một hiệu điện thế khác 0?

    A. Giữa hai cực Bắc, Nam của một thanh nam châm.

    B. Giữa hai đầu một cuộn dây dẫn để riêng trên bàn.

    C. Giữa hai cực của một pin còn mới.

    D. Giữa hai đầu bóng đèn pin chưa mắc vào mạch.

    3. Câu phát biểu nào dưới đây về nguồn điện là không đúng?

    A. Nguồn điện là nguồn tạo ra các điện tích.

    B. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

    C. Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó.

    D. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch điện kín.

    4. Vôn kế trong sơ đồ nào trong hình dưới đây có số chỉ khác 0?

    5. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn của đèn pin đang sáng có trị số như thế nào?

    A. Luôn bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện dùng cho đèn pin này khi mạch hở.

    B. Luôn nhỏ hơn hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện dùng cho đèn pin này khi mạch

    hở.

    C. Luôn lớn hơn hiệu điện thế định mức ghi trên bóng đèn pin đó.

    D. Luôn bằng hiệu điện thế định mức ghi trên bóng đèn pin đó.

    Bài 2. Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:

    a. 2,5 V = ... mV c. 110 V = ... kV

    b. 6 kV = ...V d. 1200 mV = ... V

    Bài 3. Quan sát mặt số của một dụng cụ đo điện ở

    hình bên và cho biết:

    a. Dụng cụ này có tên gọi là gì? Kí hiệu nào trên dụng

    cụ cho biết điều đó?

    b. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ .

    c. Kim của dụng cụ ở vị trí (1) chỉ giá trị bao nhiêu?

    d. Kim của dụng cụ ở vị trí (2) chỉ giá trị bao nhiêu?

    Bài 4. Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế giữa

    U1 = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng

    điện chạy qua đèn có cường độ I2.

    a. Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích tại sao có thể so sánh kết quả như vậy

    b. Phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu thì đèn sáng bình thường? Vì

    sao?

    -HẾT-

  • - 9 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

    TRƯỜNG THCS TRUNG HOÀ

    NHÓM SINH 7

    PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5

    MÔN SINH -KHỐI 7

    NĂM HỌC 2019 - 2020

    Em hãy nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học 7-Bài 56: Cây phát sinh giới động vật và hoàn

    thành các nhiệm vụ học tập sau.

    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

    Câu 1: Tiến hoá là gì?

    A. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để thích nghi với

    điều kiện sống.

    B. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để chống lại điều

    kiện sống.

    C. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện cơ thể để chống lại các điều

    kiện sống bất lợi.

    D. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng đơn giản hoá dần cơ thể để thích nghi với

    điều kiện sống.

    Câu 2: Trong các lớp động vật sau, lớp nào kém tiến hóa nhất ?

    A. Lớp Bò sát. B. Lớp Giáp xác.

    C. Lớp Lưỡng cư. D. Lớp Thú.

    Câu 3: Trong các động vật sau, động vật nào có quan hệ họ hàng gần với nhện nhà nhất?

    A. Trai sông. B. Bọ cạp. C. Ốc sên. D. Giun đất.

    Câu 4: Cho các lớp động vật sau : (1) : Lớp Lưỡng cư ; (2) : Lớp Chim ; (3) : Lớp Thú ;

    (4) : Lớp Bò sát ; (5) : Lớp Cá sụn.

    Hãy sắp xếp các lớp trên theo chiều hướng tiến hóa.

    A. (5) → (1) → (4) → (2) → (3).

    B. (5) → (4) → (1) → (2) → (3).

    C. (5) → (4) → (1) → (3) → (2).

    D. (1) → (5) → (4) → (2) → (3).

    Câu 5: Phát biểu nào dưới đây về lưỡng cư cổ là đúng ?

    A. Vây đuôi biến thành chi sau.

    B. Không có vảy.

    C. Có vây lưng rất phát triển.

    D. Còn di tích của nắp mang.

    Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây có ở chim cổ ?

    A. Hàm có răng.

    B. Đuôi có nhiều vảy.

    C. Còn di tích của nắp mang.

    D. Thân phủ vảy sừng.

  • - 10 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

    Câu 7: Cho các ngành động vật sau : (1) : Giun tròn ; (2) : Thân mềm ; (3) : Ruột khoang ;

    (4) : Chân khớp ; (5) : Động vật nguyên sinh ; (6) : Giun đốt ; (7) : Giun dẹp ; (8) : Động vật

    có xương sống.

    Hãy sắp xếp các ngành động vật trên theo chiều hướng tiến hóa.

    A. (5) ; (3) ; (1) ; (7) ; (6) ; (4) ; (2) ; (8).

    B. (5) ; (3) ; (1) ; (7) ; (2) ; (6) ; (4) ; (8).

    C. (5) ; (3) ; (7) ; (1) ; (6) ; (2) ; (4) ; (8).

    D. (5) ; (3) ; (7) ; (1) ; (2) ; (6) ; (4) ; (8).

    Câu 8: Động vật nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần với sán lá gan nhất ?

    A. Châu chấu. B. Giun móc câu.

    C. Ốc sên. D. Hải quỳ.

    Câu 9: Trên Trái Đất, vi khuẩn và vi khuẩn lam xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng

    A. 600 triệu năm. B. 3000 triệu năm.

    C. 4600 triệu năm. D. 5000 triệu năm.

    Câu 10: Trong các động vật dưới đây, động vật nào kém tiến hóa nhất ?

    A. Sán lông. B. Rươi. C. Trai sông. D. Hải quỳ.

    II. PHẦN TỰ LUẬN:

    Câu 1: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật?

    Câu 2: Theo em cá heo có họ hàng gần với cá chép hay với thỏ hơn? Vì sao?

    -HẾT-

  • - 11 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    NHÓM LỊCH SỬ 7

    PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5

    MÔN LỊCH SỬ KHỐI 7

    NĂM HỌC 2019-2020

    Tiết 49: PHONG TRÀO TÂY SƠN

    Học sinh nghiên cứu bài 25 “Phong trào Tây Sơn” trong sách giáo khoa để làm các

    bài tập sau.

    I. Trắc nghiệm

    Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

    Câu 1. Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?

    A. Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần

    B. Chúa Trịnh liên tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam

    C. Chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc

    D. Vua Lê giành lại được thực quyền từ chúa Trịnh

    Câu 2. Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là gì?

    A. Nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm

    B. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong

    C. Nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh

    D. Yêu cầu thống nhất đất nước

    Câu 3. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII

    trong đoạn trích sau: "Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ... lấy sự phú quý phong

    lưu để khoe khoang lẫn nhau... Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô

    cùng”?

    A. Tình trạng sưu thuế nặng nề của nông dân

    B. Cuộc sống đầy đủ, sung túc của nhân dân

    C. Đời sống xa xỉ của quan lại

    D. Các cuộc đấu tranh của nông dân phát triển

    Câu 4. Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

    A. Tây Sơn thượng đạo B. Tây Sơn hạ đạo

    C. Truông Mây D. Phú Xuân

    Câu 5. Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì?

    A. Đánh xuống vùng Tây Sơn hạ đạo, mở rộng hoạt động ở vùng đồng bằng

    B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh

    C. Đánh vào Nam tiêu diệt quân Xiêm

    D. Đưa quân ra Bắc, phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy

    Câu 6. “Ban ngày những người khởi nghĩa xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung

    tên, có người mang súng…Người ta gọi họ là những kẻ nhân đức đối với người nghèo…Họ

    muốn giải phóng người dân khỏi ách chuyên chế của vua quan.” là lời mô tả của các giáo sĩ

    phương Tây về nghĩa quân nào?

    A. Lam Sơn. B. Tây Sơn.

    C. Chàng Lía. D. Hoàng Công Chất.

  • - 12 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

    Câu 7. Trong cuộc đấu tranh lật đổ triều đình nhà Nguyễn, từ năm 1776 đến 1783, nghĩa quân

    Tây Sơn mấy lần đánh vào Gia Định?

    A. 3 lần B. 4 lần

    B. 5 lần D. 6 lần

    Câu 8. Nguyên cớ quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt năm 1785 là gì?

    A. Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp - thuộc quốc của Xiêm.

    B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn.

    C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép từ phía quân Tây Sơn.

    D. Quân Tây Sơn cử xứ sang giao hảo với Xiêm.

    Câu 9. Sau khi làm chủ hầu hết các vùng ở Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây

    Sơn nhiệm vụ gì?

    A. Tiêu diệt nhà Lê lập ra triều đại mới.

    B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.

    C. Tiến quân ra Bắc, tiêu diệt chính quyền Lê-Trịnh, thống nhất đất nước.

    D. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

    Câu 10. Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân

    Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông -

    Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?

    A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.

    B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.

    C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.

    D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

    II. Tự luận

    Câu 1. Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.

    Câu 2 Em hãy lập niên biểu thể hiện diễn biến của phong trào Tây Sơn từ 1771 - 1789.

    -HẾT-

  • - 13 -

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020)

    TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA

    NHÓM ĐỊA LÍ 7

    PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5

    MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 7

    NĂM HỌC 2019 - 2020

    Em hãy nghiên cứu Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới, hoàn thành nội dung sau:

    I. Tự luận

    Câu 1: Sự tan băng của châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái

    Đất như thế nào?

    Câu 2: Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có

    nhiều chim và động vật sinh sống?

    II. Trắc nghiệm

    Câu 1: Châu Nam Cực bao gồm

    A. lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. B. lục địa Nam Cực.

    C. châu Nam Cực và các đảo ven bờ. D. một khối băng khổng lồ thống nhất.

    Câu 2: Loài vật biểu tượng cho châu Nam Cực là

    A. chim cánh cụt. B. hải cẩu.

    C. hải báo. D. cá voi xanh.

    Câu 3: Người dân vùng cực dùng chất gì để thắp sáng?

    A. Dầu hoả. B. Mỡ các loài động vật.

    C. Xăng. D. Khí đốt.

    Câu 4: Trong 6 châu lục, châu Nam Cực là châu lục đứng thứ mấy về diện tích?

    A. Thứ 3. B. Thứ 4. C. Thứ 5. D. Thứ 6.

    Câu 5: Châu Nam Cực còn được gọi là

    A. cực nóng của thế giới. B. cực lạnh của thế giới.

    C. lục địa già của thế giới. D. lục địa trẻ của thế giới.

    Câu 6: Diện tích của châu Nam Cực là

    A. 10 triệu km2. B. 12 triệu km2.

    C. 14,1 triệu km2. D. 15 triệu km2.

    Câu 7: Châu Nam Cực giàu có những khoáng sản nào?

    A. Vàng, kim cương, đồng, sắt. B. Vàng, đồng, sắt, dầu khí.

    C. Than đá, sắt, đồng, dầu mỏ. D. Than đá, vàng, đồng, manga.

    Câu 8: Nhiệt độ thấp nhất đo được ở châu Nam Cực là

    A. - 88,30C. B. - 900C. C. - 94,50C. D. - 1000C.

    Câu 9: Trong các loài vật dưới đây, loài nào không sống ở Nam Cực?

    A. Chim cánh cụt. B. Hải cẩu.

    C. Cá voi xanh. D. Đà điểu.

    Câu 10: Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào?

    A. Hoa Kì. B. Liên bang Nga.

    C. Của 12 quốc gia kí hiệp ước Nam Cực ngày 1/12/1959.

    D. Là tài sản chung của toàn nhân loại.

    -HẾT-