18
PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 02 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 03 I. Những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta ............... 03 1.Khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ....................................................... 03 2.Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về Công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay................................................................................................... 04 3.Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá .............................................................. 06 3.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................ 06 3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 07 II. Các giai đoạn phát triển công nghiệp của Việt Nam………………………..07 1.Giai đoạn trước năm 1945……………………………………………………….07 2.Giai đoạn từ 1945 đến năm 1985………………………………………………..07 3.Giai đoạn từ 1986 – 2007 (Gia nhập WTO) ........................................................ 08 4.Giai đoạn hậu WTO (đến 2010)………………………………………………....10 III.Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.................................................... 12 1.Cơ cấu công nghiệp theo vùng………………………………………………….12 2.Cơ cấu công nghiệp theo ngành ........................................................................... 13 3.Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ....................................................... 13 IV.Đề xuất các giải pháp góp phần đảm bảo cho sự phát triển CNH-HĐH nền vững ........................................................................................................................ 14 1. Giải pháp quản lý kinh tế và các nguồn lực……………………………………15 2. Giải pháp về công tác quản lý, xây dựng giai cấp công nhân…………………16 3. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng và hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy vai trò của mặt trận và các đoàn thể nhân dân ............................... 16 Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................... 18

Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 02

PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 03

I. Những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta ............... 03

1.Khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ....................................................... 03

2.Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về Công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở

Việt Nam hiện nay ................................................................................................... 04

3.Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá .............................................................. 06

3.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................ 06

3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 07

II. Các giai đoạn phát triển công nghiệp của Việt Nam………………………..07

1.Giai đoạn trước năm 1945……………………………………………………….07

2.Giai đoạn từ 1945 đến năm 1985………………………………………………..07

3.Giai đoạn từ 1986 – 2007 (Gia nhập WTO) ........................................................ 08

4.Giai đoạn hậu WTO (đến 2010)………………………………………………....10

III.Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp .................................................... 12

1.Cơ cấu công nghiệp theo vùng………………………………………………….12

2.Cơ cấu công nghiệp theo ngành ........................................................................... 13

3.Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ....................................................... 13

IV.Đề xuất các giải pháp góp phần đảm bảo cho sự phát triển CNH-HĐH nền

vững ........................................................................................................................ 14

1. Giải pháp quản lý kinh tế và các nguồn lực……………………………………15

2. Giải pháp về công tác quản lý, xây dựng giai cấp công nhân…………………16

3. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng và hiệu lực quản lý của nhà

nước, phát huy vai trò của mặt trận và các đoàn thể nhân dân ............................... 16

Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................... 18

Page 2: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

2

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, việc tập

trung phát triển kinh tế là cuộc chạy đua dường như không có hồi kết giữa các quốc

gia trên thế giới. Các nước luôn tìm mọi cách nhằm đưa đất nước của mình tiến xa

hơn so với các nước khác, đặc biệt là các nước TBCN với nguồn vốn lớn và kỹ

thuật hiện đại luôn có tham vọng muốn thâu tóm thị trường thế giới.

Trước tình hình đó, đối với Việt Nam, ngoài việc đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ

quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước lên tiêu chí hàng đầu, thì cần phải chú trọng

nhiều hơn nữa vào công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Một đất nước nghèo nàn, lạc hậu thì cũng đồng nghĩa

với đất nước đó sẽ là con nợ, sẽ lệ thuộc, và thậm chí có thể trở thành thuộc địa của

những nước khác. Điều này đúng đối với Việt Nam, khi mà nước ta đi lên CNXH

từ một nước phong kiến nghèo nàn lạc hậu, bỏ qua giai đoạn TBCN. Việc tiến hành

CNH, HĐH là một chiến lược “đi tắt đón đầu” hết sức cần thiết và cấp bách. Công

cuộc này đã và đang được toàn thể Đảng và dân tộc Việt Nam thực hiện hết sức

khẩn trương và bước đầu đã đem lại nhiều thành công thắng lợi.

Có thể nói công nghiệp hoá,hiện đại hoá là một tất yếu lịch sử trong quá trình

xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đó là con đường chắc chắn sẽ giúp nước nhà thoát

khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, đưa nước ta trở thành một nước có nền kinh tế

vững mạnh, có thể sánh vai cùng các cường quốc kinh tế trên thế giới.

Từ thực tế đó, kết hợp với những kiến thức tổng hợp từ các tài liệu có liên

quan, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ

LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (GIAI ĐOẠN 1945 ĐẾN 2010)”

Page 3: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

3

PHẦN NỘI DUNG

I.Những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta

1.Khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Từ cuối thế kỷ XVIII đến nay trong lịch sử đã diễn ra các loại công nghiệp

hóa khác nhau:

+ Công nghiệp hóa TBCN

+ Công nghiệp hóa XHCN

*Xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa học - công nghệ là giống nhau

*Khác nhau về mục đích, phương thức tiến hành và sự chi phối của quan hệ

sản xuất thống trị.

Công nghiệp hóa diễn ra ở các nước khác nhau, thời điểm lịch sử khác nhau,

điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Do vậy, nội dung khái niệm cũng có sự khác

nhau.Nhưng theo nghĩa chung nhất, khái quát nhất thì: công nghiệp hóa là quá trình

biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp.

Quan niệm của Đảng ta: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển

đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh

tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ

biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa

trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng xuất

lao động xã hội cao. Quan niệm cho thấy, đây là một quá trình kết hợp chặt chẽ

công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong quá trình phát triển:

+ Nó không chỉ đơn thuần là phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện

chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, lĩnh vực và tòan bộ nền kinh tế quốc dân

theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

+ Là một quá trình không chỉ tuần tự từ cơ giới hóa sang tự động hóa, tin học

hóa mà còn kết hợp giữa thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi

nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định.

Page 4: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

4

Do những biến đổi của nền kinh tế và điều kiện cụ thể của đất nước, CNH,

HĐHH ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau:

+ CNH, HĐH theo đính hướng XHCN, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"

+ CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế trí thức

+ CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước

+ CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu kinh tế và Việt Nam tích cực, chủ động

hội nhập kinh tế quốc tế

2. Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về công nghiệp hoá - hiện đại

hoá ở việt nam hiện nay

Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự

chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Nhiệm vụ trung tâm của cách

mạng nước ta trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư

bản chủ nghĩa là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,

trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học tiên tiến.

Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng đó, nhất thiết phải tiến hành công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, tức là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền

kinh tế công nghiệp văn minh. Thực chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là

chuyển toàn bộ nền sản xuất xã hội từ lao động thủ công là chính sang lao động với

phương tiện và phương pháp tiên tiến có năng suất cao. Công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, chúng ta phải xây

dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Nền kinh tế độc lập, tự chủ, trước hết là độc lập,

tự chủ về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, không lệ

thuộc vào những điều kiện kinh tế - chính trị do người khác áp đặt, đồng thời có

tiềm lực kinh tế đủ mạnh; có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế…có

năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ; bảo đảm an ninh lương thực, an toàn

năng lượng, tài chính, môi trường…Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đi đôi với

Page 5: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

5

chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, từ đó phấn đấu đến năm 2020 đưa

nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất

phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo quy luật chung nhất về sự phù

hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì bất cứ

sự thay đổi nào của quan hệ sản xuất, cũng đều là kết quả tất yếu sự phát triển của

lực lượng sản xuất. Trong suốt cả quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và

Nhà nước ta rất chú trọng ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, nhiều ngành kinh tế

được đầu tư, từng bước hiện đại. Mặt khác, chúng ta cũng không coi nhẹ việc xây

dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới phù hợp. Thực tế những năm vừa qua,

trong nông nghiệp, nông thôn, sự thích ứng giữa trình độ phát triển của lực lượng

sản xuất với quan hệ sản xuất mới đã tạo ra những bước phát triển quan trọng trong

khu vực kinh tế này.

Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn ngoại lực và chủ động hội

nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Trong bối cảnh

khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế, Đảng ta chỉ rõ phải phát huy cao độ nội lực,

coi nội lực là quyết định, nhưng không được coi nhẹ nguồn ngoại lực, tranh thủ

nguồn vốn, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lý…được xem là nguồn bổ

sung quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách chênh lệch với các nước trong khu vực và trên

thế giới, thuận lợi trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá trong nước

(những mặt hàng có lợi thế). Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển

nhanh, có hiệu quả và bền vững, điều này cần phải được quán triệt trong tất cả các

ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, cả trước mắt cũng như lâu dài.

Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời

sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo

vệ và cải thiện môi trường. Khái niệm phát triển ngày nay được nhìn nhận một cách

đầy đủ, toàn diện hơn. Ngoài chỉ số về tăng trưởng kinh tế (thu nhập bình quân đầu

Page 6: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

6

người), phát triển còn bao hàm nhiều chỉ số quan trọng khác về những giá trị văn

hoá và nhân văn. Đối với nước ta, phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng

xã hội, nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ và cải

thiện môi trường; khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với xoá đói, giảm

nghèo…phải được thực hiện ngay trong từng bước đi của quá trình phát triển.

Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh. Xây

dựng đất nước đi đôi với bảo vệ Tổ quốc, điều đó được quán triệt trong việc kết

hợp phát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng, an ninh. Kinh tế phát triển tạo cơ sở

để tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh. Quốc phòng, an ninh mạnh tạo môi

trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Chủ nghĩa đế quốc

và các lực lượng thù địch chống chủ nghĩa xã hội vẫn không ngừng chạy đua vũ

trang. Hoà bình, ổn định đối với từng quốc gia luôn luôn bị đe doạ. Vì vậy, chúng

ta phải không ngừng nâng cao cảnh giác, cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn

mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh.

3. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3.1. Mục tiêu tổng quát

Công nghiệp hóa là mục tiêu lâu dài, xây dựng Việt Nam trở thành nước công

nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ

sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản suất, đời sống vật

chất, tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản

trở thành nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các

ngành khác.

Page 7: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

7

3.2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2010, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp với tỷ trọng

trong GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp khoảng 40-41%, dịch vụ

chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng lao động xã hội, lao động công nghiệp

và dịch vụ là 50%, nông nghiệp là 50%.

II.Các giai đoạn phát triển của công nghiệp Việt Nam

Quá trình phát triển công nghiệp của nước ta trong những thập niên qua đã trải

qua 4 giai đoạn. Việc phân chia các giai đoạn dựa theo các biến cố lịch sử có tác

động nhiều đến phương hướng phát triển và phân bố cũng như cơ cấu ngành công

nghiệp của nước ta.

1.Giai đoạn trước năm 1945

Trong giai đoạn này, công nghiệp Việt Nam hầu như chủ yếu là các làng nghề

thủ công truyền thống, thị trường tiêu thụ rất nhỏ hẹp. Dưới chế độ thực dân Pháp

xâm lược, cơ cấu công nghiệp nước ta đã nhỏ bé lại càng phụ thuộc nặng nề vào

công nghiệp chính quốc. Máy móc thiết bị nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho việc

khai thác tài nguyên và hầu như không có công nghệ chế biến các loại tài nguyên

này. Một số mỏ hình thành nhưng không trở thành khu công nghiệp vì trình độ

trang bị kỹ thuật lạc hậu, mức độ cơ giới hoá thấp.

2.Giai đoạn từ 1946 đến 1985

Mặc dù còn non yếu về tiềm lực, thiếu động lực phát triển, cơ cấu vẫn còn

được xây dựng dựa trên cơ chế kế hoạch hóa tập trung,… nhưng với sự giúp đỡ của

các nước XHCN, công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này đã có những chuyển

biến tích cực, chẳng hạn như: đã có 19 ngành công nghiệp nhỏ khá hoàn thiện ra

đời và có thể so sành được với các nền công nghiệp phát triển hơn. Đại hội lần thứ

IV của Đảng (12-1976) có phương hướng: "Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

Page 8: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

8

một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ...". Theo đó

kế hoạch 1976-1980 đề ra là ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp nặng then

chốt, sau đó là phát tiển công nghiệp cơ bản và công nghiệp cho xuất khẩu. Tuy

nhiên, do cơ cấu công nghiệp trong giai đoạn này vẫn còn theo cơ chế kế hoạch hóa

tập trung nên việc chuyển đồi cơ cấu kinh tế vẫn bi gò bó trong khuôn khổ này, đối

tác quốc tế vẫn là các nước XHCN. Đến cuối thập niên 80, do sự thất bại của các

nước XHCN trong chuyển đổi kinh tế nên công nghiệp Việt Nam cũng bị ảnh

hưởng không nhỏ. Việt Nam phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức khi

phải tham gia vào một nền kinh tế mới mẽ, tình hình công nghiệp trong nước hiện

tại không cho phép Việt Nam có các sản phẩm để cạnh tranh tên thị trường thế

giới,…

3.Giai đoạn từ 1986 đến trước khi gia nhập WTO (năm 2007)

Đai hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới tiến hành công

nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Từ đó, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh

tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất, tạo tiền đề cho

giai đoạn phát triển mới. thông qua việc nước ta thực hiện các kế hoạch 5 năm

1986-1990, 1991- 1995, 1996-2000, 2001-2005 đã đạt được một số thành tựu được

xác định là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh CNH-HĐH

đất nước:

- Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986-1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những

thành tựu bước đầu rất quan trọng, GDP tăng 4,4%/năm. Việc thực hiện tốt 3

chương trình mục tiêu phát triển về lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng

xuất khẩu được đánh giá là thành công bước đầu nhằm cụ thể hóa nội dung của

công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên đã được ĐH IV thông qua.

Thành công trong kế hoạch 5 năm 1986-1990 là đã chuyển đổi cơ bản cơ chế quản

lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh

tế - xã hội và giải phóng sức sản xuất.

Page 9: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

9

- Trong 5 năm (1991-1995), nền kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương

đối cao liên tục và tương đối toàn diện, thực hiện vượt mức hầu hết các chỉ tiêu chủ

yếu của kế hoạch 5 năm 1991-1995. GDP bình quân hàng năm trong thời kỳ 1991-

1995 tăng 8,2%, vượt mức kế hoạch đề ra.

- Thời kỳ 5 năm (1996-2000), được xác định là bước rất quan trọng của thời

kỳ phát triển mới, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

- Thời kỳ 5 năm 2001-2005, kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh theo hướng

tích cực, năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản phẩm trong nước 5 năm 2001-2005

tăng bình quân 7,5%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Từ sau khi đổi mới vào năm 1986, trong đó thực hiện chính sách đổi mới về

công nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam thì nền công

nghiệp Việt Nam đã có những sự chuyển biến khá rõ rệt. Đất nước ra khỏi khủng

hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ

phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ngoài ra, trong giai đoạn này tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh

và liên tục. Năm 1988 là 21,6%, năm 2005 tăng lên 41%. Riêng trong kế hoạch 5

năm từ năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng

15,9%/năm, giá trị tăng thêm đạt 10,2%/năm. Từ chỗ chưa khai thác dầu mỏ và đến

nay thì mỗi năm Việt Nam đã khai thác được khoảng gần 20 triệu tấn quy ra dầu.

Ngành công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản lượng công nghiệp. Công nghiệp

xây dựng phát triển mạnh với thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại.

Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng: Máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện; hàng dệt may, da giày; sản phẩm của công nghiêp. thực phẩm

và tiêu dùng... và có được chỗ đứng trong những thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU,

Trung Quốc và Nhật Bản. Cơ cấu xuất nhập khẩu có sự chuyển biến theo hướng

tích cực. Tỷ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 37,2% năm 2000

xuống còn 36% năm 2005, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ

38,8% lên 39,8%.

Page 10: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

10

Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ

lệ lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 1990, tỷ trọng lao động

của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% năm 2000 lên 17,9% năm

2005và lao động đã qua đào tạo cũng tăng từ 20% năm 2000 lên 25% năm 2005.

Sau 20 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, nhìn chung Việt Nam

đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, tăng cường cơ sở vật chất

và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản

trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó là những thành tựu đáng

tự hào về sự phát triển của công nghiệp mà Việt Nam đã đạt được qua 20 năm đổi

mới (1986 – 2006).

4 Giai đoạn hậu WTO

Căn cứ công văn số 3174/VPCP-CN ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Thủ

tướng Chính phủ về việc Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Công

nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến 2010, tầm nhìn đến

2020. Phát triển công nghiệp hỗ trợ là nền tảng vững chắc để phát triển các ngành

công nghiệp chủ lực. Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong xu thế hội nhập phải gắn

với phân công hợp tác quốc tế và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên dựa

trên tiềm năng, lợi thế của Việt Nam, với công nghệ tiên tiến, gắn liền với mục tiêu

nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp xuất khẩu. Phát triển công nghiệp hỗ trợ

theo hướng phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là

các đối tác chiến lược,các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Phát triển công nghiệp hỗ

trợ theo hướng tập trung theo từng nhóm ngành công nghiệp để phát huy tối đa hiệu

quả cạnh tranh.

Theo đó, Việt Nam đã tăng cường xây dựng các khu công nghiệp, chủ yếu là

cho các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tính đến đầu tháng 12/2010, cả nước có 21

Page 11: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

11

KCN được thành lập mới tổng vốn đầu tư đăng ký của 21 dự án phát triển kết cấu

hạ tầng KCN đạt gần 7.000 tỷ đồng. Hiện tại, cả nước đã có 255 KCN được thành

lập với tổng diện tích đất tự nhiên 69.253 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có

thể cho thuê đạt trên 45.000 ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên.

Trong đó, 171 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 43.580 ha

và 84 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản

với tổng diện tích đất tự nhiên 25.673 ha.

Nhờ đó, ngành công nghiệp Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nỗi bật. Số liệu

thống kê, Tính chung năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 794,2 nghìn

tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009, cho thấy sự phục hồi khá tốt của sản xuất và

kinh doanh sản phẩm công nghiệp trong năm qua.

Sự tăng tốc trở lại của công nghiệp trong năm nay có sự đóng góp lớn của

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Giá trị sản xuất ngành này cả năm ước đạt

710,9 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,5% toàn ngành công nghiệp, tăng 14,9% so

với năm 2009 (năm trước chỉ tăng 7,3%). Trong năm 2010, nhiều sản phẩm chủ

yếu của ngành công nghiệp có tốc độ tăng so với năm 2009 cao hơn mức tăng

chung của toàn ngành như khí hoá lỏng, sơn hoá học, sữa bột, bia, giày thể thao,

kính thuỷ tinh, tủ lạnh, tủ đá, khí đốt nhiên liệu dạng khí, điện sản xuất, xe máy, xi

măng, quần áo mặc cho người lớn,... Tính chung 12 tháng năm 2009, GDP công

nghiệp và xây dựng tăng 5,4%, riêng công nghiệp tăng 3,8%; giá trị sản xuất công

nghiệp toàn ngành ước đạt 696,577 tỷ đồng, tăng 7,6% so với thực hiện năm 2008;

công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 9,9%, cao nhất trong các khu vực kinh tế. Kim

ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 56,73 tỷ USD, giảm 9,5% so với năm

2008, nhập siêu ước đạt 56,73 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/ xuất khẩu là 21,1%,

giảm so với năm 2008 (năm 2008 là 28,5%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

xã hội cả năm ước đạt 1.200.000 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2008. Sản xuất

công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn

đạt tốc độ tăng trưởng cao (9,9% và 8,1%), góp phần quan trọng vào kết quả tăng

Page 12: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

12

trưởng của toàn ngành công nghiệp. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tiếp tục

chuyển dịch tích cực theo hướng thị trường, giảm dần tỷ trọng của khu vực kinh tế

nhà nước (Quốc doanh trung ương và quốc doanh địa phương), tăng tỷ trọng kinh

tế ngoài nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài. Một số tỉnh, thành phố có tỷ trọng

giá trị sản xuất công nghiệp lớn vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng công nghiệp

cao đã góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng của toàn ngành như: Hà Nội, Hải Phòng,

Quảng Ninh, Thanh Hoa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,

Đồng Nai và Cần Thơ (chiếm 59,7% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước). Qua đó,

ta có thể thấy thấy rằng ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này đã có

những bước tiến rõ rệt và đang trên đà tăng trưởng mạnh.

III. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

(CNH,HĐH) đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt

Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia

văn minh, hiện đại.

1. Cơ cấu công nghiệp theo vùng.

Trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng

góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6 vùng

kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc

Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và

vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng

động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.

Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng

các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất

hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Điều này

Page 13: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

13

tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về

xuất khẩu.

2.Cơ cấu công nghiệp theo ngành.

Nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. Đó là : nhóm công nghiệp khai

thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân

phối điện, khí đốt, nước (2 ngành). Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự

chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị

trường khu vực và thế giới.

Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay đang nổi lên một số ngành trọng

điểm, đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội

và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác như : công

nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt

– may, công nghiệp hóa chất – phân bón – cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng,

công nghiệp cơ khí – điện tử…

Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, Đẩy mạnh các

ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu

dùng Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao

chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

3.Cơ cấu công nghiệp theo các thành phần kinh tế.

Nhờ kết quả của công cuộc Đổi mới, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh

tế đã có những thay đổi sâu sắc. Trong những năm gần đây, các thành phần kinh tế

tham gia các họat động công nghiệp đã được mở rộng nhằm phát huy mọi tiềm

năng cho việc phát triên sản xuất. Cơ cấu theo TPKT hiện nay đang chuyển dịch

theo xu hướng chung là giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước và tăng tỉ trọng

của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Page 14: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

14

Từ năm 1991, khu vực ngoài quốc doanh đã từng bước phát triển do có mặt

của đầu tư nước ngoài, nó đã và đang làm cơ cấu thành phần kinh tế của công

nghiệp có sự thay đổi.khu vực Nhà nước tăng 9,1%, khu vực ngoài Nhà nước tăng

3,9% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18% và trong năm 2005, tỉ trọng

trong giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta của khu vực Nhà nước là 25,1% và

khu vực ngoài Nhà nước là 31,2%. Điều này cho thấy cơ cấu công nghiệp đang

chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh

tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có

hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

IV.Đề xuất các giải pháp góp phần đảm bảo cho sự phát triển CNH-HĐH

bền vững

1.Giải pháp quản lý kinh tế và các nguồn lực

- Chú trọng vấn đề chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành

công nghiệp và khả năng mở rộng thị trường

Cần coi trọng công tác điều tra nghiên cứu thị trường và dự đoán sự thay đổi

của thị trường. Dựa trên cơ sở dự báo tiến bộ khoa học công nghệ của ngành và tác

động của nó tới phát triển ngành, đánh giá đầy đủ nguồn lực, cơ hội, thách thức,

khả năng cạnh tranh để từ đó có quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch từng cơ sở

sản xuất kinh doanh.Cần chú trọng phát triển đồng bộ các loại thị trường: Sản

phẩm, nguyên vật liệu, công nghệ, thông tin, lao động, vốn… Doanh nghiệp cần

duy trì và mở rộng thị trường nhờ nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản

phẩm, sản xuất sản phẩm mới.

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả

Page 15: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

15

Sự nghiệp CNH-HĐH đòi hỏi nguồn vốn rất to lớn. Do đó mở rộng quy mô

huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là một điều kiện, tiền đề quan trọng để

CNH-HĐH được thành công.

Vấn đề của nước ta hiện nay là phải nỗ lực sản xuất cho hiệu quả, khắc phục

tình trạng yếu kém, gây thất thoát, lãng phí tiền của Nhà nước và nhân dân, tập

trung vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.

- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư

Đầu tư có trọng điểm, tránh tràn lan. Hướng ưu tiên là đầu tư xây dựng cho

kết cấu hạ tầng và đầu tư vào các ngành trọng điểm, nhất là các ngành mũi nhọn.

Chuyển hướng mạnh mẽ từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu trong

tất cả các ngành kinh tế, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới và thiết bị máy móc mới

vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị

trường.

- Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện thuận

lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển.

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành

phần để cho công dân, các thành phần kinh tế khác yên tâm đầu tư vào sản

xuất.Cần phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước, phát triển kinh tế tập

thể, hợp tác xã. Thúc đẩy kinh tế tư nhân và kinh tế có nguồn vốn nước ngoài phát

triển.

Nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh, áp dụng khoa học công nghệ trong

sản phẩm công nghiệp xuất khẩu.

Cần nhận thức rằng mục tiêu đặt ra cho công nghiệp nước ta là phải thay đổi

căn bản tỷ lệ của 3 nhóm sản phẩm công nghiệp phục vụ xuất khẩu: chế tạo, gia

công- chế biến và nguyên liệu... Thay đổi tỷ lệ này là thay đổi đáng kể đến cơ cấu

kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và có tác động rất lớn đến cơ cấu các ngành sản xuất

công nghiệp trong nước, cũng như cơ cấu nội bộ mỗi phân ngành công nghiệp.

Theo đó, cần tập trung nguồn lực vào phát triển nhóm ngành đang có lợi thế cạnh

Page 16: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

16

tranh và có thị trường, gồm các ngành điện, than, dầu khí, hàng may mặc, giày dép,

chế biến khoáng sản... và các ngành có thể nâng cao nhanh chóng kim ngạch xuất

khẩu trong thời gian ngắn, có khả năng chiếm lĩnh được thị trường về hàng tiêu

dùng thiết yếu. Đây là những ngành chủ yếu dựa trên nguồn lao động rẻ và tài

nguyên thiên nhiên sẵn có, nhưng cũng cần lưu ý là những lợi thế này cũng đang có

xu hướng giảm nhanh.

- Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu và tạo ra những đột phá mới trong xuất

khẩu hàng công nghiệp chế biến, chế tạo hàng có hàm lượng khoa học công nghệ,

tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

- Chuyển xu hướng gia tăng mạnh xuất khẩu sản phẩm “thô” trong thời gian

qua sang xu hướng tăng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, phục vụ

xuất khẩu trên cơ sở định hướng công nghiệp kỹ thuật cao. Hạn chế và tiến tới

chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và các mặt hàng chưa qua chế biến.

2.Giải pháp về công tác quản lý, xây dựng giai cấp công nhân.

Phải coi việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính của

đầu tư phát triển, giáo dục đào tạo phải là nhiệm vụ hàng đầu để tạo ra một cơ cấu

nhân lực đồng bộ về tất cả các mặt. Việc xây dựng nguồn nhân lực phải phù hợp

với từng thời kỳ và phải bố trí, sử dụng tốt nguồn nhân lực đã đào tạo. Phải phát

huy được khả năng sáng tạo của từng người để nâng cao nâng suất, chất lượng và

hiệu quả kinh tế.

3.Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng và hiệu lực quản lý của

nhà nước, phát huy vai trò của mặt trận và các đoàn thể nhân dân

- Để tăng cường nâng cao nâng lực lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp

CNH-HĐH, trước hết phải tiếp tục giữ vững ổn định chính trị.

- CNH-HĐH phải tiến hành theo đường lối, quan điểm của Đảng.

Page 17: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

17

- Đảng phải không ngừng đổi mới về lý luận cho vững chắc, đẩy mạnh công

tác chỉnh đốn Đảng, nâng cao trình độ của Đảng viên.

Đối với Nhà nước thì phải đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, làm cho

bộ máy hành chính gọn nhẹ, có nâng lực quản lý cao.

Page 18: Phan Tich Qua Trinh Cong Nghiep Hoa Hien Dai Hoa o Viet Nam Trong Thoi Ki Qua Do Len Chu Nghia Xa Hoi 3534

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.GS.Ts.Vũ Thị Ngọc Phùng (2006). Giáo trình kinh tế phát triển. NXB Lao

động Hà Nội.

2.Nguyễn Văn Thường (2004). Một số vấn để kinh tế xã hội Việt Nam trong

thời kì đổi mới. NXB Chính Trị Quốc Gia.

3.PGS.TS.Võ Thị Thanh Lộc (2010). Giáo trình phương pháp nghiên cứu

khoa học và viết để cương nghiên cứu (Ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế xã hội).

NXB Đại học Cần Thơ.

4.TS. Lê Thành Nghiệp (2006). Quá trình phát triển kinh tế Việt Nam. NXB

Khoa học kỹ thuật.

5.Bùi Thị Thiêm (2007). Một số vấn đề về cơ cấu công nghiệp Việt Nam.

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.Lê Du Phong & Nguyễn Thành Độ (1999). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong

điều kiện hội nhập với quốc tế và khu vực. NXB Chính Trị Quốc Gia.

7.Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện đại hội Đảng Cộng Sản Toàn Quốc lần

thứ 7,8,9. NXN Chính Trị Quốc Gia. (1991, 1996, 2001).

8.Tình hình kinh tế - xã hội năm 2008.

(http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2008)

9.Tình hình kinh tế - xã hội năm 2010.

(http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2010)

10.Triển vọng công nghiệp điện tử Việt Nam

(http://vneconomy.vn/2008091110405730P0C5/trien-vong-cong-nghiep-dien-tu-

viet-nam.htm).

11. Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam đến năm 2020 - VOV

(http://www.baomoi.com/Chien-luoc-cong-nghiep-hoa-cua-Viet-Nam-den-nam-

2020/45/1469378.epi)