18
Phụ lục I Phiếu thông tin về giáo viên dự thi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/TP:...QUẢNG BÌNH....................... Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là giáo viên Tiểu học, THCS):...................................... ............................................ ........ Họ tên giáo viên: Hoàng Quảng Hoàn Ngày sinh: 19-7-1977 Trường:....................THPT TRẦN HƯNG ĐẠO......................... Địa chỉ:.xã HƯNG THỦY, huyện LỆ THỦY........................... Điện thoại:.................0935009896........... ....................................... Email:......[email protected]...... ................ Ảnh 4 x 6

Phụ lục I - Microsoft · Web viewĐã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phụ lục I - Microsoft · Web viewĐã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng

Phụ lục I

Phiếu thông tin về giáo viên dự thi

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/TP:...QUẢNG BÌNH.......................

Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là giáo viên Tiểu học,

THCS):..........................................................................................

Họ tên giáo viên: Hoàng Quảng Hoàn

Ngày sinh: 19-7-1977

Trường:....................THPT TRẦN HƯNG ĐẠO.........................

Địa chỉ:.xã HƯNG THỦY, huyện LỆ THỦY...........................

Điện thoại:.................0935009896..................................................

Email:[email protected]......................

Ảnh 4 x 6

Page 2: Phụ lục I - Microsoft · Web viewĐã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng
Page 3: Phụ lục I - Microsoft · Web viewĐã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng

Phụ lục IIPhiếu mô tả sản phẩm dự thi của giáo viên

1. Tên sản phẩmỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC GIÁO DỤC Ý

THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

2. Mục tiêu dạy học/giáo dụca-Kiến thức:- HS hiểu được thế nào là môi trường. Vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người.- Biết được thực trạng môi trường hiện nay.- Nguyên nhân của các vấn đề về môi trường- Hậu quả của của các vấn đề môi trường đối với cuộc sống của con ngườib- Kỷ năng:- Biết đánh giá thực trạng, nguyên nhân, hậu quả tình hình môi trường ở địa phương.- Biết khai thác thông tin trên mạng internet.- Biết sử dụng phần mềm Microsoft Office Powpoint trong việc báo cáo nội dung kiến thức.- Biết xữ lý một số phần mềm để tạo ra các sản phẩm như video ngắn.- Biết sử dụng mạng xã hội, you tube vào mục đích tuyên truyền bảo vệ môi trường.c-Thái độ:- HS có ý thức bảo vệ môi trường.- Tham gia các hoạt động góp phần bảo vệ môi trường.- Tích cực tuyên truyền để góp phần chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường.

3. Đối tượng dạy học/giáo dục- Toàn thể HS trường THPT Trần Hưng Đạo - Quảng Bình.- Số lượng 1000 HS.- Khối 10: 350- Khối 11: 350

Page 4: Phụ lục I - Microsoft · Web viewĐã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng

- Khối 12: 300Học sinh ở đây có đa số ngoan, có đạo đức tốt. Luôn có ý thức cao trong học tập và rèn luyện.Qua khảo sát cho thấy đa số các em sử dụng tốt máy vi tính, thường xuyên sử dụng mạng internet trong học tập, giải trí...Đặc biệt trên 70% học sinh có tài khoản mạng xã hội facebook. Đây là một trong những yếu tố cơ bản và thuận lợi cho việc triển khai dự án giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trên nền tảng CNTT.

4. Ý nghĩa của sản phẩm

Môi trường sống đang là sự quan tâm mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống ngày càng nặng nề, ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề xa lạ mà nó đã hiện hữu khắp nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, từ thành thị đến nông thôn với các mức độ và biểu hiện khác nhau

Về nguyên nhân, ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của con người còn kém. Vì vậy, vấn đề nâng cao ý thức trách nhiệm của con người trong bảo vệ môi trường là vấn đề thiết thực là một trong những giải pháp quan trọng để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Phải làm cho mọi người thấy được bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Bảo vệ môi trường sống không phải của riêng ai, mỗi người dân phải nâng cao nhận thức và có ý thức  giữ gìn vệ sinh, tại mỗi gia đình và nơi công cộng. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn, không phải thuộc trách nhiệm của bất kỳ đất nước, cơ quan tổ chức hay cá nhân riêng biệt, không phân biệt già trẻ, lớn bé, sang hèn. Nó là trách nhiệm, bổn phận của tất cả cư dân đang sống và tồn tại trên hành tinh xanh này.

Toàn thể học sinh trong toàn trường tham gia dự án với một cách chủ động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên đã tự tìm hiểu về vấn đề môi trường trên tất cả các mặt ( thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp...) với một tiến trình cụ thể: tìm hiểu, xây dựng nội dung báo cáo, được nghe tuyên truyền Luật bảo vệ môi

Page 5: Phụ lục I - Microsoft · Web viewĐã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng

trường, viết thu hoạch, xâm nhập thực tế, tự xây dựng và làm phóng sự về các vấn đề môi trường, thực hiện hoạt động làm sạch môi trường, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Từ việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các môn học với thời lượng ít ỏi trên lớp. Thông qua dự án chung tay bảo vệ môi trường, các em học sinh đã có thời gian tìm hiểu sâu. Đã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng trình chiếu Microsoft Powpoint, quay phim, sử dụng các phần mềm biên tập video, qua việc ứng dụng và phát huy mặt tích cực của mạng xã hội facebook, you tube tạo ra một cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường. Thông qua trang facebook cộng đồng, you tube đó các sản phẩm phóng sự của các em được upload lên. Qua trang cộng đồng các em có thể chủ động bày tỏ quan điểm về môi trường, trao đổi các giải pháp bảo vệ môi trường. Tất cả quan điểm đó nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng, các thành viên luôn được cập nhật kịp thời.

Từ sự hiểu biết, tất cả học sinh đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Các em trở thành những người vừa thực hiện các hoạt động bảo về môi trường vừa là các tuyên truyền viên trong cộng đồng dân cư, là tuyên truyền viên trên mạng xã hội.

Dự án có ý nghĩa rất lớn đối với thực tiễn đời sống xã hội - Ý nghĩa thực tiễn: Các vấn đề có tính cấp thiết của toàn cầu đã và đang tác động trực tiếp đến toàn nhân loại, đến tất cả cuộc sống của cư dân trên thế giới. Tuy nhiên các vấn đề này vừa có tính toàn cầu, vừa có tính khu vực và có những nét riêng của từng nước, từng khối...Các vấn đề này đòi hỏi cấp thiết phải có nhận thức hiểu biết của tất cả nhân loại từ đó nâng cao trách nhiệm và có hành động thiết thực trong cuộc sống. Giáo dục có vai trò cực kỳ quan trọng trong những vấn đề cấp thiết này, vì nó tác động đến từng thành viên trong xã hội, làm thay đổi từ kiến thức, ý thức đến hành vi của học sinh trong mọi hoạt động. Việc xây dựng thành chủ đề học tập giúp HS có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu sâu các vấn đề trên mà trong các tiết học truyền thống các em không có được. Từ việc hiểu sâu và nắm bắt được vấn đề, học sinh sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm, sẽ có hành động thiết thực trong cuộc sống để chung tay góp phần vào việc giải quyết các vấn đề chung. Đồng thời các em sẽ là

Page 6: Phụ lục I - Microsoft · Web viewĐã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng

một kênh tuyên truyền hiệu quả các vấn đề này để nâng cao hiểu biết và ý thức cho cộng đồng.

5. Nội dung sản phẩm dự thiKế hoạch thực hiện: Dự án được thực hiện trong 01 tháng với 6 hoạt động:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động dự án. Tuần thứ 01.* Mục tiêu: HS nắm được khái quát chung về vấn đề môi trường: thế nào là môi trường, vai trò môi trường, thực trạng môi trường, nguyên nhân, hậu quả.* Cách tiến hành:- Giáo viên chọn mỗi lớp 03 học sinh, đó là những học sinh có tinh thần trách nhiệm cao, nhanh nhẹn, có khả năng sử dụng thành thạo máy tính...( ưu tiên cán bộ lớp). - Giáo viên tổ chức một buổi ngoại khóa cho các học sinh nồng cốt này. Nội dung của buổi ngoại khóa này giáo viên đặt vấn đề khái quát về môi trường, về việc thực hiện dự án môi trường, ý nghĩa của dự án.- Giáo viên tiếp tục chia học sinh thành 5 nhóm thực hiện 5 nhiệm vụ sau:NHÓM 1:- Môi trường là gì? Những yếu tố cơ bản của môi trường?- Vai trò của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người ?NHÓM 2: - Vấn đề biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ôzôn: + Phân tích khái quát thực trạng.+ Phân tích nguyên nhân.+ Phân tích hậu quả.NHÓM 3- Vấn đề ô nhiểm nguồn nước:+ Phân tích khái quát thực trạng.+ Phân tích nguyên nhân.+ Phân tích hậu quả.NHÓM 4 - Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học: + Phân tích khái quát thực trạng.+ Phân tích nguyên nhân.

Page 7: Phụ lục I - Microsoft · Web viewĐã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng

+ Phân tích hậu quả.NHÓM 5- Cần phải thực hiện các biện pháp gì để góp phần bảo vệ môi trường?

- Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện nội dung trên bằng việc nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa ( Bài 3 Địa Lý 11; Bài 15 GDCD 10; Bài 19 Công nghệ 10...), tìm kiếm thông tin trên mạng internet...sau đó thiết kế bài báo cáo bằng phần mềm trình chiếu Microsoft Powpoint ( giáo viên yêu cầu bài trình chiếu phải đầy đủ thông tin, có tranh ảnh, video minh họa).- Thời gian thực hiện trong 4 ngày.- Các nhóm học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, phân công nhóm trưởng, nhiệm vụ của các thành viên. Có bản kế hoạch chi tiết, nhật kí làm việc.- Trong quá trình các nhóm thực hiện nhiệm vụ, giáo viên và học sinh thường xuyên trao đổi giải quyết những vướng mắc.- Sản phẩm của các nhóm là các bản báo cáo được thiết kế bằng phần mềm trình chiếu Microsoft Powpoint. Sản phẩm đầy có đủ thông tin, tranh ảnh, video minh họa, địa chỉ lấy tư liệu ...và được giáo viên duyệt trước khi báo cáo.- Sau khi hoàn thành sản phẩm giáo viên tổ chức cho HS buổi ngoại khóa thứ hai.- Đại diện các nhóm học sinh báo cáo. Sau đại diện mỗi nhóm báo cáo, các thành viên trong nhóm có thể bổ sung, các nhóm khác đặt thêm câu hỏi. Cuối cùng giáo viên sẽ kết luận.

HOẠT ĐỘNG 2: Báo cáo các vấn đề về môi trường cho tất cả học sinh trong toàn trường.* Thời gian: Cuối tuần 01 ( Thời gian báo cáo trong 2 tiết: Ngày thứ 7 thời khóa biểu của nhà trường có 4 tiết, tiết 4 là tiết sinh hoạt. Vì vậy các lớp tự báo cáo trong tiết sinh hoạt và thêm tiết 05).* Mục tiêu: Tất cả học sinh trong toàn trường nắm bắt được cơ bản các vấn đề về môi trường.* Cách tiến hành:

Page 8: Phụ lục I - Microsoft · Web viewĐã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng

- Sau buổi ngoại khóa chung, HS cốt cán ở các lớp có nhiệm vụ báo cáo lại các nội dung trên cho lớp mình trong tiết sinh hoạt lớp. Cũng sử dụng trình chiếu Microsoft Powpoint thông qua hệ thống màn hình ở các lớp học.

HOẠT ĐỘNG 3 : Tổ chức cuộc thi làm video clip phóng sự về môi trường.* Thời gian: Tuần 02 và 03* Mục tiêu: - Các lớp học sinh làm được các video clip phóng sự ngắn phản ảnh vấn đề môi trường ở địa phương mình đang sống.- Học sinh thâm nhập thực tế tại địa phương, phát hiện được các vấn đề bất cập về môi trường, nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục.- Thiết kế được các sản phẩm video clip ngắn. Thao tác được cơ bản các phần mềm để biên tập, chỉnh sữa các video đó.* Cách tiến hành:- Giáo viên xây dựng thể lệ và phổ biến cho học sinh. Đồng thời định hướng cơ bản cho học sinh về nội dung phóng sự.- Nghiên cứu, tìm hiểu sau đó giới thiệu cho học sinh sử sụng thiết bị để làm phóng sự như điện thoại, máy quay phim...- Giới thiệu và hướng dẫn học sinh một số phần mềm biên tập, xữ lý video cơ bản...* Tổ chức chấm và sử dụng sản phẩm:- Thành lập Ban giám khảo chấm các sản phẩm của HS.- Các sản phẩm video được đưa lên trang Facebook cộng đồng " CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG" nhằm chia sẻ, kết nối, trảo đổi ...nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống. (www.facebook.com/Chungtaybaovemoitruong999)

- Các sản phẩm video cũng đồng thời được đưa lên trang YOU TOBE cũng với mục đích chia sẻ, trao chia sẻ, kết nối, trảo đổi ...nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống. https://www.youtube.com/playlist?list=PLL9K5NfJfbuhofEeTu1y7OqOOX24UM0AB

HOẠT ĐỘNG 4: Tổ chức tuyên truyền pháp luật Bảo vệ môi trường cho toàn thể học sinh.* Thời gian: Tiết chào cờ ngày thứ 2 tuần 2

Page 9: Phụ lục I - Microsoft · Web viewĐã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng

* Mục tiêu: Giúp HS nắm và hiểu được những nội dung cơ bản của "LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2014".* Cách tiến hành: - Phối hợp với Ban Phổ biến GDPL nhà trường tổ chức tuyên truyền cho toàn thể học sinh trong tiết chào cờ đầu tuần.- Sau buổi tuyên truyền tất cả học sinh viết thu hoạch.

HOẠT ĐỘNG 5: Tham gia các hoạt động cải thiện môi trường trong cộng đồng. Tuyên truyền cho nhân dân hiểu biết và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.* Thời gian: Ngày thứ 7 tuần 04 tháng 04* Mục tiêu: - Học sinh trong toàn trường tham gia vệ sinh phong quang trường học, vệ sinh các trục đường giao thông trên địa bàn dân cư xung quanh khu vực trường đóng.- Tham gia phát tờ rơi tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, tác hại của túi nilon...đến người dân sống trên địa bàn.* Cách tiến hành: - Phối hợp với Đoàn trường tổ chức phân công nhiệm vụ, khu vực làm vệ sinh. Quản lý và chấm điểm thi đua cho các chi đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ và trừ điểm thi đua các chi đoàn không làm tốt.- In sẵn tờ rơi tuyên truyền đến nhân dân trong khu vực.

HOẠT ĐỘNG 6:

- Lập trang mạng xã hội Facebook Cộng đồng " CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG" . Thông qua mạng xã hội xây dựng cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường. (www.facebook.com/Chungtaybaovemoitruong999)

- Xây dựng kênh " CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG" trên You tube: https://www.youtube.com/playlist?list=PLL9K5NfJfbuhofEeTu1y7OqOOX24UM0AB

* Thời gian: Bắt đầu khi dự án thực hiện.* Mục tiêu:

Page 10: Phụ lục I - Microsoft · Web viewĐã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng

- Tận dụng mặt tích cực của mạng xã hội facebook, kênh you tube xây dựng một trang cộng đồng với tên gọi " CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG".- Kết nối tất cả các học sinh trong toàn trường. Trang cộng đồng sẽ là nơi các sản phẩm phóng sự của học sinh được đưa lên. Là nơi học sinh bày tỏ quan điểm về môi trường, là nơi học sinh có thể chia sẻ sáng kiến, cập nhật những hình ảnh, video phê phán những hành động gây ảnh hưởng đến môi trường, những hành động đẹp trong bảo vệ môi trường v.v...- Trang là nơi phổ biến, chia sẽ các kiến thức, quy định về bảo vệ môi trường.- Về lâu dài trang cộng đồng " CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG" phải càng ngày phát triển, phong phú về các vấn đề môi trường đủ sức hút với nhiều thành viên tham gia, vượt ra ngoài giới hạn học sinh của trường và hội nhập chung vào cộng đồng xã hội.- Song song với thành lập và vận hành hoạt động của trang facebook. Nhóm sẽ đưa các sản phẩm video phóng sự lên trang YOU TUBE* Cách tiến hành: - Thành lập nhóm HS nồng cốt, yêu thích hoạt động môi trường, có năng lực tốt trong việc sử dụng máy tính, CNTT...với mục đích thành lập và quản lý trang cộng đồng facebook này.- Giáo viên thường xuyên theo dõi hoạt động của trang để định hướng và có những điều chỉnh kịp thời.

6. Kết quả đạt được:Thông qua việc thực hiện dự án dạy học này HS đạt được nhiều kĩ

năng, đặcbiệt là những kỉ năng của thế kỷ 21.- Năng lực tự học: Khác với phương pháp dạy học truyền thống.

Trong dự án này học sinh (HS) hoàn toàn chủ động tìm hiểu lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kiến thức về môi trường không còn chỉ bó hẹp trong sách giáo khoa mà được mở rộng trên kho kiến thức vô tận trên internet, trên thực tế cuộc sống để giúp n HS có sự trải nghiệm, nắm sâu kiến thức, thực trạng của môi trường.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Vấn đề môi trường là một trong những vấn đề cấp thiết của nhân loại, có nghĩa vấn đề này ( có thể không phải tất

Page 11: Phụ lục I - Microsoft · Web viewĐã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng

cả) đang xảy ra ở trên thế giới, đang xảy ra ở Việt Nam, đã và đang xảy ra ở địa phương các em sống. Thông qua việc quan tâm, tìm hiểu để làm các phóng sự video về môi trường ở địa phương các em đang sống sẽ giúp học sinh thấy rõ thực trạng, nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm môi trường và từ đó các em đề ra các biện pháp giải quyết.

- Năng lực giao tiếp: Để hoàn thành dự án, các học sinh trong một nhóm, các nhóm học sinh phải thường xuyên liên hệ, trao đổi với nhau. Việc thâm nhập, tìm hiểu thực tế làm phóng sự, xâm nhập thực tế tham gia vệ sinh môi trường, tuyên truyền môi trường trong cộng đồng dân cư đã giúp học sinh mạnh dạn tự tin trong giao tiếp xã hội, nhiều em rèn luyện được kỷ năng dẫn chương trình, trình bày một vấn đề. Thực tế đông đảo học sinh hào hứng khi tham gia dự án.

- Năng lực hợp tác: Để thực hiện dự án môi trường này, đặc biệt là trong quá trình làm phóng sự, quá trình tuyên truyền bảo vệ môi trường trong cộng đồng đòi hỏi các nhóm HS, tập thể lớp HS phải có sự phân công công việc, thường xuyên hợp tác cùng nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Năng lực sử dựng công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng thành thạo máy tính, các phần mềm của của Microsoft Word, Powpoint...; biết tìm kiếm khai thác dữ liệu trên internets đặc biệt là dữ liệu ở các trang mạng chính thống, các trang dữ liệu có độ tin cậy và chính xác cao...Qua hoạt động làm phóng sự học sinh đã có những kỷ năng ban đầu trong việc sử dụng các phần mềm biên tập video. Việc sử dụng mặt tích cực của CNTT nói chung mạng xã hội nói riêng trong việc tuyên truyền môi trường giúp học sinh nhìn nhận và sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả.

* Điều quan trọng của dự án này là học sinh đã được tìm hiểu khá đầy đủ về vấn đề môi trường, cùng với việc tìm hiểu thực tế...đã giúp học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm, có những hành động thiết thực phù hợp để bảo vệ môi trường. Đồng thời các em sẽ trở thành những thành viên tuyên truyền về môi trường trong gia đình, bạn bè người thân và trong cộng đồng. Để hình thành nên một quan điểm sống, một thái độ tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Thông qua trang facebook, kênh you tube CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG những hoạt động của HS, những chia sẻ, những ý kiến đóng góp, những phản ánh, hay những nội dung tuyên truyền khác về môi

Page 12: Phụ lục I - Microsoft · Web viewĐã ứng dụng hiệu quả những lợi ích của CNTT, từ việc tìm kiếm thông tin môi trường, xây dựng bài báo cáo bằng

trường v.v..sẽ nhanh chống lan tỏa ra cộng đồng với một mong muốn góp một sức nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

*Những kết quả đạt được của học sinh thông qua thực hiện dự án này thể hiện rất rõ trên trang fcebook: www.facebook.com/Chungtaybaovemoitruong999

Trên kênh you tube:

https://www.youtube.com/playlist?list=PLL9K5NfJfbuhofEeTu1y7OqOOX24UM0AB

Với thời gian chưa đầy một tháng, trang cộng đồng facebook “ Chung tay bảo vệ môi trường” đã nhận được hơn 1000 thành viên tham gia, các sản phẩm video của các chi đoàn đưa lên nhận được rất nhiều lượt xem, có những video nhận được vài ngàn lượt xem cùng với đa số ý kiến đồng tình với các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của dự án. Thời gian tiếp theo sau khi kết thúc dự án, nhưng với sự tâm huyết của giáo viên, của học sinh toàn trường trang cộng đồng sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng trong cộng đồng góp phần giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.