11
Đại học Kinh tế Đà Nẵng Nguyễn Văn Long Độc quyền nhóm (Tập quyền – Oligopoly) 1. Đặc điểm hình thái thị trường - Độc quyền nhóm – - Sản phẩm: đồng nhất hoặc có sự khác biệt sản phẩm - Doanh nghiệp o Số lượng doanh nghiệp: một vài (thường theo qui tắc – 4 doanh nghiệp hàng đầu chiếm hơn 40% thị phần thị trường) o Qui mô: Vừa hoặc lớn o Thâm nhập – rút khỏi thị trường: có khó khăn tương đối (hàng rào thâm nhập) - Thông tin: không hoàn hảo Phụ thuộc lẫn nhau Phản ứng qua lại (hành động chiến lược) 2. Mô hình thị trường - Đường cầu gẫy khúc - Cân bằng Cournot (các doanh nghiệp cùng nhau xác định sản lượng) - Dẫn đạo giá - Chiến tranh giá - Hợp tác (Cấu kết) - Cartel Nghiên cứu Lý thuyết trò chơi Page -1-

Oligopoly

  • Upload
    samyak

  • View
    379

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Oligopoly

Đại học Kinh tế Đà Nẵng Nguyễn Văn Long

Độc quyền nhóm (Tập quyền – Oligopoly)

1. Đặc điểm hình thái thị trường - Độc quyền nhóm –

- Sản phẩm: đồng nhất hoặc có sự khác biệt sản phẩm

- Doanh nghiệp

o Số lượng doanh nghiệp: một vài (thường theo qui tắc – 4 doanh nghiệp hàng

đầu chiếm hơn 40% thị phần thị trường)

o Qui mô: Vừa hoặc lớn

o Thâm nhập – rút khỏi thị trường: có khó khăn tương đối (hàng rào thâm

nhập)

- Thông tin: không hoàn hảo

Phụ thuộc lẫn nhau Phản ứng qua lại (hành động chiến lược)

2. Mô hình thị trường

- Đường cầu gẫy khúc

- Cân bằng Cournot (các doanh nghiệp cùng nhau xác định sản lượng)

- Dẫn đạo giá

- Chiến tranh giá

- Hợp tác (Cấu kết)

- Cartel

Nghiên cứu Lý thuyết trò chơi

3. Nội dung

3.1 Đường cầu gẫy khúc (Kinded demand curve)

- Đường cầu gẫy khúc - Sự cứng nhắc của giá làm đường cầu gẫy khúc, mỗi doanh

nghiệp đều gặp tại mức giá P* thịnh hành (không giải thích được vì sao có giá P* ban

đầu)

Page -1-

Page 2: Oligopoly

Đại học Kinh tế Đà Nẵng Nguyễn Văn Long

3.2 Lý thuyết trò chơi

Thực chất chúng ta quan tâm đến câu hỏi: nếu tôi tin rằng đối thủ cạnh tranh của tôi là

những người có lý trí và hành động để tối đa hoá lợi nhuận của họ thì tôi phải tính đến

hành vi của họ như thế nào khi ra quyết định tối đa hoá lợi nhuận của mình?

Giả định – Không có hợp tác

- Trò chơi không lặp lại như cũ

Nội dung:

- Cân bằng Nash

- Chiến lược vượt trội

- Chọn lựa sản lượng Mô hình Cournot

- Chọn lựa giá Mô hình Bertrand

- Chiến lược dẫn đầu Mô hình Stackelberg

Page -2-

MC

MC’

D

D’

MR

P*

Đường cầu gẫy khúc - Mỗi doanh nghiệp đều tin rằng nếu họ tăng giá trên điểm P*, thì không có đối thủ cạnh tranh nào phản ứng, vì vậy doanh nghiệp sẽ lỗ. Mỗi doanh nghiệp cũng tin rằng khi giảm giá thì đối thủ cạnh tranh cũng giảm giá để giữ thị phần, và lượng cầu tăng lên được chia sẽ cho các doanh nghiệp tập quyền (nhưng đối với một doanh nghiệp chỉ tăng một lượng nhỏ) đường cầu gẫy khúc tại mức giá P* và lượng Q*. Đường doanh thu biên mới sẽ có hệ số gấp hai lần hệ số góc của đường cầu mới tại điểm gãy khúc. Nếu chi phí biên tăng từ MC đến MC’ doanh nghiệp vẫn sản xuất tại Q* và đặt giá tại P*.

Q* Q

P

MR’

Page 3: Oligopoly

Đại học Kinh tế Đà Nẵng Nguyễn Văn Long

3.2.1. Cân bằng Nash

Trong thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền: Khi thị trường cân bằng, các hãng

đang làm cái tốt nhất mà họ có thể và không có lý do để thay đổi giá hoặc sản lượng của

họ. (Điều kiện cân bằng thị trường QD = QS)

Với một số thay đổi chúng ta có thể áp dụng nguyên lý này cho thị trường tập quyền. Nếu

cho biết những gì mà đối thủ cạnh tranh của DN đang làm, mỗi DN sẽ muốn làm những gì

tốt nhất mà nó có thể. Và các DN nên giả định là đối thủ cạnh tranh của mình đang làm gì?

Vì cho biết đối thủ cạnh tranh của DN làm gì DN sẽ làm những gì tốt nhất mà nó có thể,

nên có thể giả thiết một cách tự nhiên là các đối thủ này cũng sẽ làm cái tốt nhất họ có thể

nếu họ biết bản thân DN này đang làm gì.

Nhà toán học John Nash giải thích rõ ràng cân bằng thị trường tập quyền vào năm 1951.

Nghiên cứu cân bằng Nash qua các ví dụ

Thế lưỡng nan của người tù

Giả định – Không có hợp tác

- Trò chơi không lặp lại như cũ

Có hai người tù A & B cùng phạm một tội và bị bắt điều tra. Hai người này được nhốt và

điều tra tách biệt không có thông tin về nhau, không có sự hợp tác. Các kết quả về điều tra

cả hai người A&B sẽ đưa đến kết quả theo ma trận đánh đổi sau:

Quyết định của người tù A & B?

Cân bằng hiệu quả: Cả A & B đều không thú tội. Nhưng vì trò chơi không hợp tác và

không có thông tin lẫn nhau, không lặp lại, vì vậy cả A & B sẽ chọn thú tội.

Page -3-

Người tù A

Người tù B

Thú tội (số năm ở tù) Không Thú tội (số năm ở tù)

Thú tội (số năm ở tù)

Không Thú tội (số năm ở tù)

-5 -5 -1 -10

-10 -1 -2 -2

Page 4: Oligopoly

Đại học Kinh tế Đà Nẵng Nguyễn Văn Long

Kết luận: Cân bằng Nash là mỗi DN làm cái tốt nhất mà nó có thể nếu cho biết cái mà đối

thủ của nó đang làm. (Cân bằng không hợp tác)

Ví dụ: Cho 2 công ty nước giải khát Coca Cola và Pepsi có hàm cầu tương ứng

Cocal Cola Q1 = 12 – 2P1 + P2

Pepsi Q2 = 12 – 2P2 + P1

Giả định chi phí cố định của cả hai công ty FC = 20 và VC = 0

Ta có 1 = P1*Q1 – FC = 12P1 – 2P12 + P1P2 -20

Coca Cola cực đại hoá lợi nhuận tại 1’(P1) = 0

12 – 4P1 + P2 = 0

Đường phản ứng của Coca Cola P1 = 3 + P2(1/4)

Tương tự Pepsi cực đại hoá lợi nhuận tại 2’(P2) = 0

Đường phản ứng của Pepsi P2 = 3 + P1(1/4)

Lợi nhuận của thị trường tập quyền = 1 + 2 (tại mức giá thị trường P)

= 24P – 4P2 + 2P2 – 40

Nếu Coca Cola và Pepsi cấu kết để cực đại hoá lợi nhuận thì chọn giá P là

’p = 0 24 – 4P = 0 P = 6

= 32 , 1 = 2 = 16

Nếu không hợp tác, dựa vào đường phản ứng của 2 Cty để tính P

thế P1 vào P2 ta có P2 = 4 và P1 = 4

Vì vậy ta có các cặp quyết định giá giữa Coca Cola và Pepsi

Cân bằng Nash – P1 = 4 và P2 = 4

Page -4-

Coca Cola

Pepsi

Giá thấp P = 4 () Giá cao P = 6 ()

Giá thấp P =4 ()

Giá cao P = 6 ()

12 12 20 4

4 20 16 16

Page 5: Oligopoly

Đại học Kinh tế Đà Nẵng Nguyễn Văn Long

Chiến lược vượt trội (dominant strategy) - một chiến lược tối ưu đối với người chơi,

bất kể đối thủ có phản ứng thế nào đi chăng nữa.

Ví dụ về trò chơi quảng cáo giữa hai công ty A & B

Đầu tiên xem xét Công ty A

Công ty A chọn quảng cáo không quan tâm công ty B làm gì

o Nếu B quảng cáo, công ty A kiếm được lợi nhuận 10 nhưng chỉ bằng 6

nếu không quảng cáo

o Nếu B không quảng cáo, A kiếm được lợi nhuận 15 nhưng chỉ 10 nếu

không quảng cáo

Thứ hai, xem xét công ty B

Công ty B chọn quảng cáo không quan tâm công ty A làm gì

o Nếu A quảng cáo, công ty B kiếm được lợi nhuận 5 nhưng chỉ 0 nếu

không quảng cáo

o Nếu A không quảng cáo, công ty B kiếm được lợi nhuận 8 nhưng chỉ

2 nếu không quảng cáo.

Vì vậy cả công ty A & B chọn quảng cáo, chúng ta gọi kết quả đầu ra của trò chơi

là cân bằng với chiến lược vượt trội.

Page -5-

Công ty A

Công ty B

Quảng cáo () Không quảng cáo ()

Quảng cáo ()

Không quảng cáo ()

10 5 15 0

6 8 10 2

Page 6: Oligopoly

Đại học Kinh tế Đà Nẵng Nguyễn Văn Long

3.2.2. Mô hình Cournot ( chọn lựa sản lượng)

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một mô hình đơn giản về độc quyền hai công ty (lưỡng

độc quyền – duopoly) – hai công ty cạnh tranh với nhau - lần đầu tiên được nhà kinh

tế người Pháp Augustin Cournot đưa ra vào năm 1838.

Giả định

Hai công ty sản xuất sản phẩm đồng nhất

Biết được đường cầu thị trường

Mỗi công ty phải quyết định sản xuất bao nhiêu , hai công ty ra quyết định của mình cùng

một lúc. Bản chất của mô hình Cournot là mỗi công ty coi mức sản lượng của đối thủ của

mình là cố định và khi đó quyết định sản xuất bao nhiêu.

Ví dụ:Đường cầu thị trường P = a + bQ (b<0) và Q = Q1 + Q2 , giả định cả hai công

ty có MC = 0

Để tối đa hoá lợi nhuận ta có ’(Q1) = 0

(Q1) = P*Q – TC

’(Q1) = ((a + b(Q1 + Q2))*Q1)’ – TC’ = 0

’(Q1) = a + 2bQ1 + bQ2 = 0

Q1 = -(a/2b) – (1/2) Q2 (Đường phản ứng công ty 1)

Tương tự, đường phản ứng của công ty 2

Q2 = -(a/2b) – (1/2) Q1

Mức sản lượng cân bằng là các giá trị Q1 và Q2 ở điểm cắt hai đường phản ứng, thế Q2 vào phương trình đường phản ứng công ty 1 ta có

Q1 = Q2 = -(a/3b)

Tổng sản lượng sản xuất ra vì thế bằng Q = Q1 + Q2 và tính P = (1/3)*a

Ví dụ bằng số P = 30 – Q và MC1 = MC2 = 0

Chúng ta xác định đường phản ứng của hai công ty

Q1 = -(a/2b) – (1/2) Q2 = - (30/-2) – (1/2) Q2

Q2 = -(a/2b) – (1/2) Q1 = - (30/-2) – (1/2) Q1

Mức sản lượng cân bằng

Page -6-

Page 7: Oligopoly

Đại học Kinh tế Đà Nẵng Nguyễn Văn Long

Q1 = Q2 = -(a/3b) = -(30/-3*1) = 10

Tổng sản lượng Q = Q1 + Q2 = 20 và P = 30 – Q = 10

Nếu hai công ty có sự câu kết ta có MR = P* Q = MC = 0 30 – 2Q = 0 Q = 15

Nếu cả hai công ty đồng ý chia lợi nhuận cân bằng thì mỗi hàng sẽ sản xuất Q1=Q2= 7.5

3.2.3. Mô hình Bertrand (chọn lựa giá)

Mô hình Bertrand do một nhà kinh tế người Pháp tên Joseph Bertrand xây

dựng năm 1883.Như mô hình Cournot, các công ty sản xuất sản phẩm có sự

khác biệt. Nhưng bây giờ chọn giá thay vì sản lượng

Đường cầu công ty 1 Q1 = 12 – 2P1 + P2

Đường cầu công ty 2 Q2 = 12 – 2P2 + P1

Đường phản ứng của công ty 1 & 2 (tại cực đại hoá lợi nhuận)

Đường phản ứng công ty 1 P1 = 12/4 + (1/4)*P2

Đường phản ứng công ty 2 P2 = 12/4 + (1/4)*P1

Cân bằng giá, thế P2 vào đường phản ứng công ty 1 ta có P1 = 4 và tương tự tính P2 = 4

Nếu cả hai công ty câu kết với nhau giá bán sẽ là = 1 + 2 = 24P – 2P2

(P1 = P2 = P)

Cực đại hoá lợi nhuận P = P1 = P2 = 6

Page -7-

Q1

Q2

30

1510

10 15 30

đường phản ứng công ty 1

đường phản ứng công ty 2đường hợp đồng

Cân bằng Cournot

Page 8: Oligopoly

Đại học Kinh tế Đà Nẵng Nguyễn Văn Long

Các cặp quyết định giá P1 = 4&P2 = 4 ; P1 = 4&P2 = 6 ; P1 = 6&P2 = 4 ; P1=6&P2 = 6. Không có sự cấu kết cân bằng Nash P1 = 4&P2 = 4, và cân bằng cấu kết P1=6&P2 = 6.

3.2.4. Mô hình Stackelberg (lợi thế người đi đầu)

Đường cầu thị trường P = 30 – Q (Q = Q1+Q2)

Công ty 1 có lợi thế thiết lập sản lượng trước và sau đó công ty 2

Đường phản ứng công ty 2 Q2 = 15 – (1/2) Q1

Tối đa hoá lợi nhuận công ty 1 theo nguyên tắc

o TR1 = P*Q1= 30Q1 – Q12 – Q2*Q1

o TR1 = 30Q1 – Q12 – Q1* (15 – (1/2)Q1)

o MR1 = 15 - Q1 = MC = 0 Q1 = 15

o Thế vào đường phản ứng công ty 2 ta có Q2 = 7.5

3.2.5. Ngăn chặn gia nhập (entry deterrence)

Để ngăn chặn gia nhập, công ty đang ở trong ngành phải thuyết phục được

đối thủ cạnh tranh tiềm năng rằng sự gia nhập sẽ không có lợi.

Có rất nhiều rào cản khi thâm nhập ngành ví dụ:đầu tư R&D, chi phí đầu tư ban đầu lớn,

hiệu quả kinh tế theo qui mô, gây chiến tranh giá cả, pháp luật… Việc đầu tư tăng thêm để

ngăn chặn sự gia nhập này được bàn đến chi tiết trong “Lý thuyết tổ chức ngành” của

Jean Tirole (Cambridge, Mass: MIT Press,1988), và “Các chiến lược mở rộng năng lực

sản xuất” của Marvin B. Lieberman, Sloan Management Review (mùa hè 1987): 19-27.

Page -8-

Cty hiện trong ngành

Cty gia nhập tiềm ăng

Gia nhập () Đứng ngoài ()

Giá cao-thích ứng ()

Giá thấp – gây chiến tranh giá cả ()

50 10 100 0

30 -10 40 0