8
TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Trồng quýt từ nước cốt cá tươi, thu hơn 6 tỷ đồng mỗi năm TRANG 7 CHÍNH TRỊ Giải quyết thỏa đáng kiến nghị cử tri, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước TRANG 2 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4966 - THỨ SÁU NGÀY 19/1/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY Kinh nghiệm thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng TRANG 6 Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. (DI CHÚC, 10/5/1969, T. 12, TR. .510) Thay đổi diện mạo từ sự đồng thuận TRANG 3 TRANG 5 Ngành Thuế đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến để theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh: Thành Lương Gia đình 3 thế hệ gắn bó với kèn bầu Cùng với chiêng, trống, tiếng kèn bầu vang lên như mang theo bao khát vọng của buôn làng hòa vào bản hùng ca giữa đại ngàn. Không ghi chép qua sách vở, tất cả những gì giúp những làn điệu Rơkel truyền thống của người Churu còn lưu giữ đến tận ngày nay là bàn tay, khối óc và cái tâm từ những người con của núi rừng. TRANG 4 Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người nộp thuế Thủ tướng phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công Tin từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025 nhằm chuyển đổi và hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư công và chất lượng thể chế quản lý đầu tư công; thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu. Mục tiêu của Đề án là tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ công; phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hàng năm trên 90%; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công trong tất cả các khâu của quy trình quản lý đầu tư công, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của đầu tư công. Đồng thời, xác định rõ vai trò và định hướng đầu tư công theo nguồn vốn và các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước bình quân đạt khoảng 10 - 11% GDP; tiếp tục đẩy mạnh thu hút tối đa, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, mở rộng các hình thức đầu tư. N.T.N Gần 15 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 12 Ngày 16/1, UBND tỉnh đã ra quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 12 gây ra trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các huyện bị thiệt hại nặng như: huyện Đam Rông được hỗ trợ 5 tỷ 452 triệu đồng; Đơn Dương được hỗ trợ 3 tỷ 234 triệu đồng; Lạc Dương được hỗ trợ 2 tỷ 666 triệu đồng; Đạ Huoai được hỗ trợ 1 tỷ 876 triệu đồng. Các huyện bị thiệt hại ít hơn như Đức Trọng, Lâm Hà, thành phố Đà Lạt và Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, Trung tâm QLĐT & KTTL Lâm Đồng cũng được hỗ trợ từ 60 triệu đến hơn 500 triệu đồng để khắc phục hậu quả. NGUYÊN THI

N.T.N Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27074_Bao_Lam_Dong... · 2018. 1. 19. · - , ĐƯỜNG DÂY

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: N.T.N Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27074_Bao_Lam_Dong... · 2018. 1. 19. · - , ĐƯỜNG DÂY

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCTrồng quýt từ nước cốt cá tươi,

thu hơn 6 tỷ đồng mỗi nămTRANG 7

CHÍNH TRỊ

Giải quyết thỏa đáng kiến nghị cử tri, nâng cao hiệu quả

quản lý nhà nước TRANG 2

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4966 - THỨ SÁU NGÀY 19/1/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Kinh nghiệm thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

TRANG 6

Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.

(DI CHÚC, 10/5/1969, T. 12, TR. .510)

Thay đổi diện mạo từ sự đồng thuận

TRANG 3

TRANG 5

Ngành Thuế đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến để theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh: Thành Lương

Gia đình 3 thế hệ gắn bó với kèn bầuCùng với chiêng, trống, tiếng kèn bầu vang lên như mang theo bao

khát vọng của buôn làng hòa vào bản hùng ca giữa đại ngàn. Không ghi chép qua sách vở, tất cả những gì giúp những làn điệu Rơkel truyền thống của người Churu còn lưu giữ đến tận ngày nay là bàn tay, khối óc và cái tâm từ những người con của núi rừng.

TRANG 4

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người nộp thuế

Thủ tướng phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư côngTin từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025 nhằm chuyển đổi và hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư công và chất lượng thể chế quản lý đầu tư công; thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, đầu tư hệ thống kết cấu

hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu.Mục tiêu của Đề án là tổ chức thực hiện hiệu

quả kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ công; phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hàng năm trên 90%; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công trong tất cả các khâu của quy trình quản lý đầu tư công, nâng cao hiệu quả và tính bền vững

của đầu tư công. Đồng thời, xác định rõ vai trò và định hướng đầu tư công theo nguồn vốn và các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước bình quân đạt khoảng 10 - 11% GDP; tiếp tục đẩy mạnh thu hút tối đa, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, mở rộng các hình thức đầu tư. N.T.N

Gần 15 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 12

Ngày 16/1, UBND tỉnh đã ra quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 12 gây ra trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các huyện bị thiệt hại nặng như: huyện Đam Rông được hỗ trợ 5 tỷ 452 triệu đồng; Đơn Dương được hỗ trợ 3 tỷ 234 triệu đồng; Lạc Dương được hỗ trợ 2 tỷ 666 triệu đồng; Đạ Huoai được hỗ trợ 1 tỷ 876 triệu đồng.

Các huyện bị thiệt hại ít hơn như Đức Trọng, Lâm Hà, thành phố Đà Lạt và Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, Trung tâm QLĐT & KTTL Lâm Đồng cũng được hỗ trợ từ 60 triệu đến hơn 500 triệu đồng để khắc phục hậu quả.

NGUYÊN THI

Page 2: N.T.N Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27074_Bao_Lam_Dong... · 2018. 1. 19. · - , ĐƯỜNG DÂY

2 THỨ SÁU 19 - 1 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong cải cách hành chính

Đây là một trong những nội dung được UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các ngành, các cấp trong tỉnh chú ý trong công tác cải cách hành chính năm 2018, đặc biệt là nâng cao hiệu quả của chương trình gặp gỡ “Đối thoại về CCHC” tỉnh đang thực hiện lâu nay.

Trong năm 2017, Sở Nội vụ Lâm Đồng đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng và các cơ quan hữu quan thực hiện tổng cộng 11 chuyên mục “Đối thoại về CCHC” trên sóng phát thanh truyền hình Lâm Đồng; mỗi cuộc đối thoại có 2 đơn vị tham dự. Thông qua chương trình, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tham gia chương trình đã trả lời những vướng mắc, kiến nghị của người dân về CCHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị mình.

Đồng thời trong năm 2017, Lâm Đồng đã tổ chức thành công Hội thi CCHC toàn tỉnh theo chủ đề “Vì nhân dân phục vụ” từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2017, tỉnh cũng chú ý đến công tác truyền thông CCHC thông qua việc lồng ghép các chương trình tập huấn, bồi dưỡng về công tác CCHC cho lãnh đạo, chuyên viên, tham mưu công tác CCHC tại các sở, ban, ngành; cơ quan Trung ương đóng tại địa phương; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. GIA KHÁNH

Trong 2 ngày 17 và 18/1, Liên Đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Bảo Lộc đã tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Hơn 160 đại biểu đại diện cho gần 6.200 đoàn viên Công Đoàn của 144 Công đoàn cơ sở (CĐCS) đã về dự Đại hội.

Trong nhiệm kỳ qua, Công đoàn TP Bảo Lộc đã thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ V đã đề ra. Các chỉ tiêu vượt cao là tỷ lệ phát triển đoàn viên mới đạt gần 163%, tỷ lệ thành lập CĐCS trong doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 187%, số doanh nghiệp có CĐCS được kiểm tra chế độ, chính sách và thực hiện pháp luật lao động đạt gần 159%,

số CĐCS doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động đạt hơn 142%. Các chỉ tiêu còn lại hầu hết đều đạt trên 100%. Trong 5 năm qua, Công đoàn TP Bảo Lộc đã thực hiện tốt việc chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước; phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; làm tốt công tác nữ công và công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra. Từ những kết quả đạt được, trong 5 năm, các CĐCS đã nhận được 147 giấy khen của UBND TP Bảo Lộc, 420 giấy khen của LĐLĐ TP, 7 cờ thi đua và 143 bằng

khen của LĐLĐ tỉnh, 9 cờ thi đua và 23 bằng khen của Tổng LĐLĐ. Riêng LĐLĐ TP Bảo Lộc đã nhận được 6 bằng khen của Tổng LĐLĐ và UBND tỉnh, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Trong nhiệm kỳ tới, Công đoàn TP đã đề ra nhiều phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm với phương châm hành động là “tiếp tục hướng về cơ sở, vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và sự phát triển bền vững của TP Bảo Lộc”. Đại hội Công đoàn TP Bảo Lộc cũng đã tiến hành bầu BCH Công đoàn gồm 25 người và bầu 20 đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ IX. ĐÔNG ANH

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TP BẢO LỘC: Hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (NNCĐDC) huyện Đức Trọng vừa tổ chức tổng kết hoạt động công tác hội năm 2017 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.

Báo cáo tại hội nghị cho biết, toàn huyện hiện có 174 cán bộ hội viên trực tiếp hưởng chế độ đãi ngộ nạn nhân chất độc da cam. Năm 2017, Hội NNCĐDC các cấp trong huyện đã phối hợp với các ngành đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức đến các tầng lớp nhân dân và các NNCĐDC.

Cùng với công tác củng cố tổ chức, Hội đã quan tâm tới công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân đạt kết quả đáng ghi nhận. Hội đã tổ chức thăm, tặng quà các NNCĐDC nhân các dịp như: Tết Đinh Dậu, ngày vì NNCĐDC; thăm, tặng quà các hội viên có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ sửa nhà, thăm cán bộ, hội viên ốm đau… Ngoài ra, các chi hội tại các xã, thị trấn cũng thường xuyên quan tâm, chăm lo đời sống NNCĐDC trên địa bàn.

Tại hội nghị, 5 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác Hội đã được trao kỷ niệm chương “Vì nạn nhân chất độc da cam” của Hội NNCĐDC Việt Nam. Ngoài ra, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong năm 2017 đã vinh dự nhận giấy khen của Tỉnh Hội, UBND huyện Đức Trọng và Hội NNCĐDC huyện. N.MINH

Nhiều hoạt động chăm lo nạn nhân chất độc da cam

Suy cho cùng, người dân có ý thức tham gia xây dựng thành phố, xây dựng phường, khu dân cư nơi mình sinh sống thì mới tìm ra

những bất cập, tồn tại tại cơ sở để kiến nghị các cấp và chính quyền giải quyết.

Ngay sau các buổi tiếp xúc, trước các kỳ họp HĐND, nhiều ý kiến của cử tri đã được lãnh đạo thành phố Đà Lạt quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời.

Điển hình như nhân dân kiến nghị về việc đề nghị chính quyền thành phố cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để quản lý, chấn chỉnh tình trạng “cò” mứt, “cò” dịch vụ du lịch, chèo kéo, ép khách mua hàng vẫn còn xảy ra ở các khu, điểm du lịch tại Phường 3, Phường 8. Cần có biện pháp quản lý đối với tình trạng giả thương hiệu, làm giảm giá trị hàng hóa nông sản Đà Lạt. Về vấn đề này, UBND thành phố Đà Lạt đã tăng cường chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chức năng trực thuộc tuyên truyền cho các đơn vị kinh doanh hàng đặc sản về việc chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về chất lượng, chấp hành quy định về việc niêm yết giá bán, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, yêu cầu các đơn vị không thực hiện

các hình thức kinh doanh thiếu lành mạnh như sử dụng lao động tiếp thị để mời chào, lôi kéo du khách gây phản cảm, lừa dối khách hàng, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch nói chung của thành phố.

Trong năm 2017, Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã chỉ đạo Công an thành phố Đà Lạt lập Tổ kiểm tra, xử lý hoạt động kinh doanh tiếp thị không lành mạnh. Theo đó, lực lượng Công an thành phố đã tăng cường tuần tra, mật phục nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện xử lý những vấn đề cử tri quan tâm. Trong năm qua, lực lượng chức năng thành phố đã xử lý 52 đối tượng có hành vi tiếp thị dưới dạng “cò” với số tiền gần 100 triệu đồng, tịch thu hàng hóa có giá trị gần 165 triệu đồng. Cùng đó, toàn thành phố đã tiến hành kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với gần 12 ngàn lượt cơ sở kinh doanh các mặt hàng, đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 15 cơ sở với số tiền trên 32 triệu đồng.

Đối với những nội dung nhân dân kiến nghị về việc đẩy nhanh tiến độ cấp biển số nhà đường hẻm, đến thời điểm này, thành phố đã hoàn thành việc đánh biển số nhà cho toàn bộ các tuyến đường chính, đường hẻm Phường 1, Phường 2 và Phường 3. Hiện thành phố đã cấp giấy chứng nhận số nhà cho trên 20 ngàn trường hợp; đồng thời đang chỉ đạo tiếp tục khẩn trương việc cấp biển số nhà cho đường

Giải quyết thỏa đáng kiến nghị cử tri, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

hẻm tại các phường còn lại.Bên cạnh đó, tại một số buổi tiếp xúc cử tri,

người dân còn kiến nghị UBND thành phố cần có biện pháp hiệu quả ngăn chặn xả rác thải nông nghiệp và rác thải sinh hoạt ra suối thượng nguồn hồ Xuân Hương. Để khắc phục tình trạng trên, UBND thành phố đã chỉ đạo thực hiện việc thu gom bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường kiểm soát các nguồn thải đổ vào hồ Xuân Hương. Đồng thời, xây dựng thùng rác chuyên dụng để bỏ vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật cạnh các vườn rau, hoa để nâng cao ý thức người dân, giảm dư lượng thuốc tránh ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước.

Về lĩnh vực an ninh - trật tự, cử tri kiến nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp mạnh mẽ để chấn chỉnh những quán bar, vũ trường, quán cà phê khu vực chợ Đà Lạt do mở nhạc qúa lớn gây ồn ào khu dân cư, hoạt động quá giờ quy định, đánh nhau gây mất an ninh - trật tự... Tiếp thu ý kiến của người dân, dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố, thời gian qua, Công an thành phố đã phối hợp với Phòng PC64 (Công an tỉnh), Phòng Văn hóa thành phố kiểm tra, nhắc nhở các quán bar, vũ trường chấp hành đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Công an thành phố cũng đã thành lập tổ công tác tăng cường kiểm tra, xứ lý các trường hợp thanh thiếu niên uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông gây mất an ninh - trật tự vào ban đêm khi rời vũ trường. Trong năm qua, cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản 174 trường hợp vi phạm Luật Giao thông, trong đó có 128 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Về quán cà phê gây ồn ào, Công an thành phố đã phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với quán cà phê Jager ở tầng lầu Đà Lạt center, tiến hành xử phạt vi phạm 2,5 triệu đồng về hành vi mở nhạc quá âm lượng cho phép. Qua theo dõi, đến nay quán cà phê trên đã chấp hành nghiêm chỉnh quy định, không còn mở nhạc quá lớn gây phiền hà cho khu dân cư...

Ông Tôn Thiện San - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt phát biểu tại kỳ họp thứ 7, kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND thành phố Đà Lạt khóa XI nhận định: Những ý kiến về các vấn đề tồn tại, bất cập tại các địa phương, cơ sở của thành phố được cử tri và nhân dân đưa ra cũng nhằm góp phần xây dựng thành phố ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn. Qua đây, UBND thành phố và các phòng, ban liên quan sẽ tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thỏa đáng những thắc mắc chính đáng của nhân dân. Từ đó, góp phần tăng cường, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay, hướng đến xây dựng một Chính phủ kiến tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân. NGUYỆT THU

Một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền chính là việc quan tâm, xem xét, giải quyết kịp thời, thỏa đáng những kiến nghị của cử tri và nhân dân. Năm 2017, thành phố Đà Lạt đã làm tốt công tác này, góp phần nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước, từng bước tạo niềm tin trong nhân dân.

Nhiều ý kiến cử tri được các đại biểu HĐND thành phố gửi đến các cơ quan liên quan.

Page 3: N.T.N Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27074_Bao_Lam_Dong... · 2018. 1. 19. · - , ĐƯỜNG DÂY

3 3 THỨ SÁU 19 - 1 - 2018KINH TẾ

Ngày 22/12/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số 8668/UBND-TC chỉ

đạo về việc tuyên truyền thực hiện thủ tục hành chính về thuế mức độ 4; đồng thời, giao Cục Thuế Lâm Đồng xây dựng nội dung tuyên truyền đến người nộp thuế sử dụng DVCTT mức độ 4 trong việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế điện tử.

Theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, ngày 13/6/2011 của Chính phủ: DVCTT mức độ 4 - mức độ cao nhất, cho phép các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ tải về các mẫu văn bản, khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu; thực hiện các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và thanh toán lệ phí (nếu có) trực tuyến trên môi trường mạng. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng. Việc cung cấp DVCTT được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử. Sử dụng DVCTT giúp giảm thời gian gửi/nhận hồ sơ, giảm công sức, tăng hiệu quả kinh tế. Người dân, doanh nghiệp, các tổ chức... có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày trên môi trường mạng, tại bất cứ đâu có kết nối internet.

Ngày 9/6/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 846/QĐ-TTg 2017 công bố Danh mục DVCTT mức độ 3 và 4 tại bộ ngành địa phương. Theo đó, Danh mục gồm 707 thủ tục hành chính triển khai DVCTT; gồm có 354 thủ tục hành chính triển khai DVCTT ở cấp bộ, ngành và 353 thủ tục hành chính triển khai DVCTT ở cấp địa phương (cấp tỉnh 315 dịch vụ, cấp huyện 36 dịch vụ, cấp xã 2 dịch vụ). Đối với ngành Tài chính, đến hết ngày 25/4/2017, đã triển khai cung cấp 917 thủ tục DVCTT; trong đó: 254 DVCTT mức độ 1, 332 DVCTT mức độ 2, 85 DVCTT mức độ 3 và 246 DVCTT mức độ 4.

DVCTT trong lĩnh vực thuế được triển khai mở rộng là hệ thống dịch vụ thuế trên mạng như: hệ thống khai thuế công nghệ mã vạch (offline), khai thuế

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người nộp thuế

Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng, gồm 4 mức độ và mức độ 4 là cao nhất. DVCTT trong lĩnh vực thuế cụ thể là dịch vụ thuế điện tử, và ngành Thuế Lâm Đồng đang đẩy mạnh cung cấp DVCTT mức độ 4.

trực tuyến (online); cổng điện tử trao đổi thông tin về thuế với các ngân hàng để thực hiện nộp thuế điện tử; kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để triển khai hệ thống hỗ trợ nhắn tin qua điện thoại (SMS)… Khi thực hiện DVCTT trong lĩnh vực thuế, người nộp thuế tự kê khai, nộp thuế và kiểm soát được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời tránh được rủi ro trong kinh doanh. Cụ thể DVCTT trong lĩnh vực thuế là Dịch vụ thuế điện tử, gồm: khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo phương thức hiện đại, tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Dịch vụ thuế điện tử là dịch vụ cho phép người nộp thuế trực tiếp gửi hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và nhận thông báo về việc cơ quan thuế chấp nhận/không chấp nhận việc nộp hồ sơ khai thuế điện tử của người nộp thuế, nhận kết quả đã nộp thuế, giải quyết hoàn thuế bằng phương thức điện tử một cách nhanh chóng tại một địa chỉ truy cập duy nhất là Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Dịch vụ thuế điện tử mang lại nhiều tiện ích cho người nộp thuế khi tham gia, góp phần giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch.

Theo lộ trình triển khai của Tổng cục Thuế, ngành Thuế Lâm Đồng đã triển khai và thực hiện tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên hỗ trợ người nộp thuế sử dụng DVCTT để giải quyết thủ tục hành chính về thuế ở mức độ 3 và 4, gồm: dịch vụ khai thuế điện tử từ tháng 7/2011, dịch vụ nộp thuế điện tử từ tháng 4/2015 cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; dịch vụ hoàn thuế điện tử từ tháng 8/2017 đối với doanh nghiệp hoàn thuế hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và dự án đầu tư.

Dịch vụ thuế điện tử đã được cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng ghi nhận và tích cực tham gia, đến nay đã có trên 99% doanh nghiệp thực hiện khai thuế qua mạng, 100% hồ sơ hoàn thuế dự án đầu tư và xuất khẩu đã được giải quyết hoàn thuế bằng phương thức điện tử, 95,44% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện

tử, tỷ lệ số chứng từ nộp thuế điện tử và số tiền nộp NSNN qua hình thức điện tử hàng tháng đạt gần 95%.

Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng mong nhận được sự phối hợp từ phía các doanh nghiệp trong việc triển khai dịch vụ công điện tử do ngành thuế cung cấp để thực hiện đăng ký khai thuế điện tử ngay sau khi thành lập doanh nghiệp và thực hiện nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế điện tử đối với tất cả các khoản thuế phát sinh phải nộp vào ngân sách; Lập và gửi hồ sơ hoàn thuế bằng phương thức điện tử tất cả các hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và dự án đầu tư.

Sự phối hợp của cộng đồng doanh nghiệp trong việc sử dụng, thực hiện dịch vụ thuế điện tử là chìa khóa thành công góp phần cùng ngành thuế thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, ngày càng tạo thuận lợi cho người nộp thuế, theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng và hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP đã đề ra.

LÊ HOA

Ngành Thuế đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến để theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh: Thành Lương

Toàn tỉnh có hơn 80.700 thành viên hợp tác xã

Theo UBND tỉnh, hiện nay mô hình liên kết sản xuất phổ

biến trên địa bàn tỉnh là liên kết giữa doanh nghiệp với xã viên thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, THT). Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh

đã phát triển mới 58 HTX (tăng 163% so với kế hoạch),

nâng tổng số toàn tỉnh lên 227 HTX với 80.748 thành viên. Trong đó, có 145 HTX nông

nghiệp, 33 HTX công thương, 24 quỹ tín dụng nhân dân, 23 HTX vận tải, 1 HTX dịch vụ

du lịch, 1 HTX xây dựng. Đồng thời, phát triển mới 97 THT, nâng tổng số toàn

tỉnh lên 286 THT với 5.877 thành viên. Ngoài ra, trong

tỉnh còn có 3 Liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực

nông nghiệp và công thương với 17 thành viên.

Các mô hình kinh tế hợp tác ngày càng phát triển theo

Luật HTX năm 2012, hình thành các hình thức liên kết,

hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, giúp

nông dân có định hướng tốt hơn trong tổ chức sản xuất

và giải quyết đầu ra cho sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

AN NHIÊN

Petrolimex Lâm Đồng đứng thứ 2 nộp ngân sách trong tỉnh Trong điều kiện có nhiều khó

khăn do ảnh hưởng thời tiết bất thường, thị trường bị cạnh tranh mạnh... nhưng với chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, năm 2017, Công ty kinh doanh Xăng dầu (Petrolimex) Lâm Đồng đã có sự điều hành sâu sát, quyết liệt cùng sự nỗ lực của toàn thể CBCNV, Petrolimex Lâm Đồng đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu nhiệm vụ được cấp trên giao. Cụ thể, các mặt hàng kinh doanh đều tăng so với

cùng kỳ như: Xăng dầu đạt gần 100,5% KH, tăng 6,7%; dầu nhờn đạt trên 100,5% KH, tương đương cùng kỳ, gas đạt hơn 102,4% KH, tăng 9,6%; bảo hiểm đạt 121% KH, tăng 27%; mặt hàng sơn đạt hơn 100,4% KH, tăng 33,8% so cùng kỳ… Doanh thu đạt 106,4% KH, tăng 26,8%; lợi nhuận đạt 165,4% KH, tăng 38,6% và nộp ngân sách đạt 103,1% KH, tăng 6,7% so cùng kỳ - là đơn vị đứng thứ hai trong tỉnh Lâm Đồng về nộp ngân sách.

Bên cạnh đó, Petrolimex Lâm Đồng luôn đảm bảo công tác an toàn trong kinh doanh, chú trọng đầu tư sửa chữa, nâng cấp các cửa hàng xăng dầu, phát triển 2 cửa hàng mới nhằm phục vụ tốt công tác kinh doanh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy uy tín thương hiệu Petrolimex trên địa bàn. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người lao động, đảm bảo điều kiện làm việc, việc làm và thu nhập cho người lao động tăng 16% so cùng kỳ. Đồng

thời thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn thị trường xăng dầu trong tỉnh Lâm Đồng và công tác xã hội từ thiện tại địa phương.

Tại hội nghị tổng kết, Petrolimex Lâm Đồng đã công bố quyết định khen thưởng cho 16 tập thể lao động tiên tiến, 9 tập thể lao động xuất sắc, 13 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 171 cá nhân đạt lao động tiên tiến. Riêng đơn vị được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đề nghị Bộ Công thương tặng Cờ thi đua năm 2017. HOÀNG YÊN

Phát hiện bọ trĩ gây hại cây điều 3 huyện phía Nam

Đến thời điểm giữa tháng 1/2018, qua kiểm tra tại 3

huyện phía Nam Lâm Đồng là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát

Tiên, Chi cục Trồng trọt &BVTV Lâm Đồng phát hiện

bọ trĩ gây hại trên cây điều với mật độ từ 10 - 47 con/đọt non, chùm hoa, chùm quả…

nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch niên vụ năm

2017 - 2018. Chi cục Trồng trọt &

BVTV Lâm Đồng khuyến cáo nông dân thường xuyên làm sạch cỏ dại, phát quang

bụi rậm, tỉa cành tạo tán, giúp cho vườn điều thông

thoáng, nhằm hạn chế môi trường bọ trĩ phát triển.

Đồng thời cần luân phiên sử dụng các loại thuốc đã

đăng ký trong danh mục để phòng trừ bọ trĩ, chú ý bơm

phun sau 9 giờ sáng gồm: Emamectin benzoate (Angun

5 WG, Tungmectin 1.0EC); Abamectin (Tineromec

3.6EC, Tungatin 3.6EC); Thiamethoxam (Actara 25WG); Dimethoate +

Fenvalerate (Fenbis 25 EC); Abamectin + Cypermethrin

(Shepatin 18EC); Abamectin + Azadirachtin (Goldmectin 36EC);

Abamectin + Chlorfluazuron (Confitin 18 EC)…

VŨ VĂN

Page 4: N.T.N Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27074_Bao_Lam_Dong... · 2018. 1. 19. · - , ĐƯỜNG DÂY

4 THỨ SÁU 19 - 1 - 2018

Tổ dân phố (TDP) Trần Quang Diệu được biết đến là kho lương thực cũ - nơi xếp hàng mua

gạo thời bao cấp, cách biệt và heo hút. Gần 200 hộ gia đình thuộc chung cư Trần Quang Diệu với nhiều dãy nhà cạnh Dinh I từ nhiều năm qua quần tụ quanh khoảng sân rộng vừa là nơi đi lại, vừa là không gian sinh hoạt chung trông như một bãi đất trống lổn ngổn đá sỏi.

Muốn thay đổi cuộc sống thì phải bắt đầu từ thay đổi giao thông; việc gì huy động sức dân có thể tự làm được thì không nên trông chờ ỷ lại vào nhà nước vì trên đất nước này có hàng trăm ngàn thôn, buôn, TDP - nhiều nơi còn khó khăn hơn mình. Nghĩ thế, Ban điều hành tổ dân phố, cụ thể là ông Phạm Ngọc Khanh - Bí thư chi bộ, ông Nguyễn Văn Thu - tổ trưởng TDP đã đứng ra họp dân, thông báo làm đường, vận động đóng góp, thảo luận thống nhất 4 mức thu từ 1 - 4 triệu đồng/hộ gia đình tùy vào vị trí, ích lợi từ khoảng sân rộng mang lại. Do chờ đợi sự thay đổi đã lâu nên việc thu tiền đã tiến hành nhanh chóng và được phần lớn các hộ dân trong tổ nhiệt tình hưởng ứng.

Trên cơ sở số tiền thu được là 392,84 triệu đồng, tổ tiếp tục tổ chức họp để người dân cùng đóng góp ý kiến, bàn bạc đưa ra phương án làm đường, cùng vạch ra các hạng mục cần làm như san ủi, trải bê tông, làm cống thoát nước, chọn phương thức mua bê tông trộn sẵn (tuy đắt hơn mua vật liệu thô xi măng, cát, đá nhưng rút ngắn thời gian thi công). Anh Lợi là tổ đội trưởng dân quân đã cùng anh Thanh (vốn có nghề thợ xây) và anh em dân quân tự vệ đã đứng ra nhận thi công công trình. Chị Vân - một người dân trong tổ làm thủ quỹ, cùng với việc tính toán các khoản thu, chi rõ ràng, đã được Ban điều hành thực hiện minh bạch đến từng chi tiết. Chỉ

trong 2 ngày, con đường rộng hơn 8 m, chiều dài hơn 100 m nối từ cổng khu chung cư vào đến hội trường tổ dân phố, độ dày 18 - 20 cm đã được đổ cứng, bằng phẳng, tổng chi phí 295 triệu đồng. Niềm vui hiện rõ trên từng gương mặt bà con trong tổ, họ cùng phân công nhau trực gác đường để tránh xe trọng tải lớn đi vào trong suốt thời gian bảo trì.

Số tiền còn lại cộng với sự tự nguyện đóng góp thêm 0,3 - 1 triệu đồng của nhiều hộ dân tiếp tục được chi cho việc gia cố lại mương thoát nước và cứng hóa lề đường trên đoạn đường đã làm trước đó, làm taluy đá và bồn hoa, cây cảnh để tôn tạo cảnh quan phía trước hội trường tổ với kinh phí 60,4 triệu đồng.

Hưởng ứng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,

TDP Trần Quang Diệu đã cùng với Công an phường 10 lắp đặt 4 camera an ninh dọc tuyến đường qua TDP với chi phí 13,11 triệu đồng. Tổng chi phí cho tất cả các hạng mục xấp xỉ 369 triệu đồng. Tất cả được công khai, minh bạch trong cuộc họp dân thông báo kết quả.

Đến TDP Trần Quang Diệu vào những ngày này, nơi đây bừng lên sắc hồng rực rỡ của hoa mai anh đào, trong khung cảnh khang trang sạch đẹp. Nhiều du khách đã tìm đến ngắm hoa, tạo dáng chụp hình cùng hoa. Đó là thành quả duy trì đều đặn “Chủ nhật xanh” vào chủ nhật tuần cuối hàng tháng của cả TDP trong suốt nhiều năm qua. Từ một khu dân cư hẻo lánh, cả khu chung cư trở nên nhộn nhịp. 5 năm trở lại đây, nhân dân TDP Trần Quang Diệu

đã tự đóng góp thực hiện các công trình phúc lợi như: làm đường; xây hội trường; làm taluy, bồn hoa, cây cảnh với tổng số tiền gần 800 triệu đồng.

Với rất nhiều dự định, ông Phạm Ngọc Khanh - Bí thư chi bộ tự hào: Thời gian tới, tổ sẽ làm sân cầu lông tại khoảng sân rộng, thực hiện các biển cảnh báo giao thông an toàn khi đi vào khu chung cư, trồng thêm nhiều cây mai anh đào vào những khoảng đất trống, mùa hè tạo không gian xanh, để xuân đến trở thành khu phố hoa đào, níu chân du khách. Với tinh thần dân chủ, đoàn kết, chung sức đồng lòng xây dựng các công trình công cộng, TDP Trần Quang Diệu đang là một trong những điểm sáng trong phong trào xây dựng đô thị văn minh của TP Đà Lạt.

QUỲNH UYỂN

Thay đổi diện mạo từ sự đồng thuận100% kinh phí do dân đóng góp, tự vận động thu - chi, tự thi công giám sát, xây dựng nên một tổ dân phố khang trang, sạch sẽ - đó là câu chuyện tôn tạo không gian sống tươi đẹp ở tổ dân phố Trần Quang Diệu, Phường 10, Đà Lạt.

Chiều ngày 17/1, tại hội trường UBND huyện Đức Trọng, Cụm thi đua số 1 (gồm các đơn vị: TP Bảo Lộc, TP Đà Lạt, huyện Đức Trọng và huyện Di Linh) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2017. Đồng chí Nguyễn Đình Quyến - Phó Ban thi đua, khen thưởng tỉnh đã tới dự.

Theo báo cáo, trong năm 2017, các đơn vị trong cụm đã xây dựng kế hoạch thi đua, tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2017, từ đó tiến hành phân chia và tổ chức cho các cụm, khối thuộc địa phương mình ký kết giao ước và đăng ký thi đua. Đồng thời xây dựng kế hoạch phát động thi đua và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua đến toàn thể nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, địa

phương, tạo động lực thực hiện thắng lợi trên mọi mặt đời sống của từng địa phương trong Cụm thi đua số 1.

Trong năm, các địa phương

trong cụm thi đua đã phát động các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước, tiếp tục

nâng cao việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” cùng với phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai ở lại phía sau”... đặc biệt chú trọng phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Trong năm 2017, Cụm thi đua số 1 đã ký kết giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua với mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể như: Phong trào thi đua hoàn thành đạt và vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; xây dựng và nhân rộng điển hình… Năm 2018, TP Đà Lạt đảm nhận vai trò cụm trưởng cụm thi đua số 1.

T.VŨ

Tổ dân phố Trần Quang Diệu khang trang, rực rỡ hoa mai anh đào. Ảnh: Q.U

Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm thi đua số 1 năm 2017

Đồng chí Nguyễn Đình Quyến phát biểu tại hội nghị.

62 học sinh THPTtham gia đội tuyểnthi học sinh giỏiquốc gia năm 2018

Chiều 17/1, BCH Đoàn trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt tổ chức chung kết hội thi Rung chuông vàng năm 2018.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Lan - Bí thư Đoàn Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt cho biết, khác với những năm trước, hội thi Rung chuông vàng năm nay được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Đây là hoạt động thường niên của Đoàn Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt nhằm tạo ra một sân chơi kiến thức bổ ích, thú vị cho sinh viên trên tinh thần học mà chơi, chơi mà học.

100 sinh viên xuất sắc nhất đến từ 6 khoa trong trường đã trả lời 25 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm trên phần mềm kahoot.it. Các câu hỏi xoay quanh các chủ đề lịch sử, xã hội, tìm hiểu về lịch sử Đoàn Thanh niên nhân kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên... Trải qua 3 phần thi, bạn Nguyễn Thị Như Quỳnh (sinh viên năm I khoa Du lịch) đã xuất sắc trả lời các câu hỏi và giành được giải Nhất.

HỒNG THẮM

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa tổng kết Hội đồng Bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2017 - 2018. Năm nay, Lâm Đồng có 62 học sinh THPT tham gia đội tuyển dự thi quốc gia đến từ 5 trường, gồm: THPT Chuyên Thăng Long 43 học sinh, THPT Chuyên Bảo Lộc 15 học sinh, THPT Trần Phú 1 học sinh, THPT Đức Trọng 2 học sinh và THPT Bảo Lộc 1 học sinh. Số lượng học sinh THPT tham gia đội tuyển dự thi quốc gia năm nay nhiều hơn năm ngoái 2 học sinh.

Để động viên học sinh tham gia đội tuyển quốc gia trước khi bước vào Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2018, Sở GDĐT đã tặng giấy khen và Hội Khuyến học tỉnh tặng quà cho 62 học sinh dự thi.

VIỆT HÙNG

Trao giấy khen cho học sinhtrong đội tuyển dự thi học sinh giỏi

quốc gia THPT năm 2018.

Thi Rung chuông vàng theo hình thức trực tuyến

Sinh viên thích thú khi sử dụng smartphoneđể trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Page 5: N.T.N Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27074_Bao_Lam_Dong... · 2018. 1. 19. · - , ĐƯỜNG DÂY

5 THỨ SÁU 19 - 1 - 2018

Gần 20 năm nay, tài làm kèn bầu của già Ha Sen (thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương)

nổi tiếng khắp vùng và con gái ông, chị Ma Tham đã đem tiếng kèn của cha đi lưu diễn ở khắp nơi. Giờ đây, Ma Tham lại nhìn thấy bóng hình của mình ở người con gái nhỏ Ma Viên khi em thổi kèn bầu ở tuổi 12.

3 thế hệ đều học “chay”Về Ma Đanh những ngày đầu

năm, cùng với cái nắng và gió hanh hao giữa đại ngàn, tiếng kèn bầu của người Churu vẫn còn vang lên trầm bổng.

Già Ha Sen cũng vừa qua tuổi 70 nhưng ông vẫn còn rất minh mẫn. Ha Sen chào đón chúng tôi bằng một điệu kèn đón khách phương xa. Ông bảo mình chỉ giỏi làm và sửa kèn, chứ thổi thì không thể hay bằng những nghệ nhân khác.

Gần 20 năm nay, đôi bàn tay chai sạn của một lão nông đã khéo léo chế tạo ra hàng ngàn chiếc kèn bầu cho cộng đồng người Churu. “Cái này mình tự học đấy, nhìn anh trai làm rồi bắt chước làm theo thôi. Nghề này cũng phải có năng khiếu và cái tâm thì mới có thể làm được”, già Ha Sen cười bảo.

Tuy chỉ mới làm kèn bầu nhưng từ lâu, già Ha Sen cũng đã biết thổi và sửa kèn bầu. Khả năng cảm âm tinh tế giúp ông nhận ra chiếc kèn này, âm thanh còn chưa chuẩn ở ống nào, cần phải sửa ra sao… Già Ha Sen bảo, đó là khả năng mà Yàng (trời) ban, là niềm tự hào không gì sánh bằng.

Già Ha Sen còn có thêm 2 niềm tự hào nữa, là con gái và cháu gái. Chị Ma Tham, con gái già Ha Sen năm nay 43 tuổi, nhưng đã biết thổi kèn bầu hơn 2/3 quãng thời gian ấy. Đến giờ khi được hỏi lại, chị Ma Tham vẫn không thể lý giải được cảm giác vui sướng khi lần đầu tiên được nghe người già trong thôn thổi kèn bầu.

“Mình nghe rồi cảm nhận nó hay lắm. Khi ấy còn nhỏ, còn mắc cỡ nên cũng không dám đi hỏi người này người kia, chỉ biết tự ghi nhớ trong đầu vậy thôi. Mình hay lén lấy kèn bầu của cha rồi trốn ra sau nhà để tập thổi. Mình nhớ gì thì thổi lại thôi chứ có được chỉ dạy đàng hoàng

Gia đình 3 thế hệ gắn bó với kèn bầuCùng với chiêng, trống, tiếng kèn bầu vang lên như mang theo bao khát vọng của buôn làng hòa vào bản hùng ca giữa đại ngàn. Không ghi chép qua sách vở, tất cả những gì giúp những làn điệu Rơkel truyền thống của người Churu còn lưu giữ đến tận ngày nay là bàn tay, khối óc và cái tâm từ những người con của núi rừng.

đâu”, chị Ma Tham tâm sự.Khi những đứa trẻ 13, 14 tuổi

cùng trang lứa đang tụ tập với những trò chơi của tuổi thơ thì cô bé Ma Tham lẳng lặng trốn sau nhà, cầm chiếc kèn bầu và hình dung lại cách đặt tay vào lỗ thoát hơi trên ống nứa… Rồi, người lớn trong làng bắt gặp, nhận ra năng khiếu của cô nên mỗi khi đến nhà nhờ già Ha Sen sửa kèn bầu, lại thổi một điệu khác nhau cho cô nghe. Cứ như thế mà có được một Ma Tham cũng nổi tiếng khắp vùng như bây giờ.

“Đợi chút Ma Viên con gái mình đi học về, nó sẽ thổi cho các bạn nghe vài điệu. Con bé còn nhỏ nhưng cũng tự học được của mẹ 5, 6 bài rồi đấy”, Ma Tham khoe.

Ma Tham bảo, không giống như nhạc hiện đại bây giờ, kèn bầu hay cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số không có sách vở nào ghi chép, nên chị không tìm cách dạy lại cho cô con gái Ma Viên. Nhưng may mắn thay, Ma Viên dường như thừa hưởng được tài năng của mẹ, chỉ cần nghe cũng có thể tập và thổi một cách thành thục. Dẫu tiếng kèn của Ma Viên còn đôi chỗ ngập ngừng nhưng nhìn cái cách em cầm

chiếc kèn một cách nâng niu và ánh mắt trân trọng, tôi tin rằng em cũng sẽ trở thành một Ma Tham thứ hai.

Làm kèn bầu để giữ nghề truyền thống Nghe tiếng kèn vang lên, ông

Ha Sen chỉ cho ông Ya Đơm (thôn Rlơm, xã Tu Tra) - người bạn già của mình biết ống trúc dài nhất trong chiếc kèn cần phải sửa lại. Gọi là bạn nhưng ông Ha Sen thua bạn mình

12 tuổi, đây cũng là khách hàng thường xuyên của ông. “Cả làng này chỉ có ông này làm và sửa kèn bầu hay nhất, đúng ý của mình”, ông Ya Đơm đưa ánh mắt thân tình về phía người bạn của mình.

Bắt đầu biết thổi kèn từ những năm đôi mươi, nhưng dường như trời không cho ông Ya Đơm khối óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo như già Ha Sen. Một người làm kèn, một người thổi kèn từ cái duyên ấy

mà trở thành đôi bạn thân thiết hơn chục năm nay. Chiếc kèn bầu của ông Ha Sen đã cùng với Ya Đơm đi khắp các lễ hội, giao lưu cồng chiêng ở các huyện trong tỉnh và cả khu vực Tây Nguyên.

Không chỉ trong ở thôn, xã, kèn bầu của ông Ha Sen theo chân người yêu nhạc cụ truyền thống có mặt ở trăm nhà, vượt đèo Ngoạn Mục xuống Ninh Thuận, vượt đại dương theo chân Việt Kiều đến nước Mỹ xa xôi…

Một chiếc kèn bầu được làm khá công phu, từ 1 trái bầu và 6 ống nứa tròn. Trải qua công đoạn tỉ mỉ, ống nứa khô sẽ được cắm vào trong quả bầu khô, 4 ống liền nhau có vai trò giữ giai điệu, 2 ống khác dùng để đệm, bè. “Một chiếc kèn tượng trưng cho một gia đình, có cha mẹ, con trai và con gái”, già Ha Sen giải thích.

Với già Ha Sen, làm một chiếc kèn bầu sẽ phải mất 1 tuần và giá bán khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng/chiếc. Nhưng ông bảo, ông làm kèn bầu không phải để kiếm tiền, mà là để giữ cái nghề truyền thống đang từng ngày mai một. Đó cũng là lý do mà mãi đến khi hơn 50 tuổi, ông mới chính thức nhận làm theo đặt hàng, còn trước đó thì chỉ sửa kèn cho bà con họ hàng, làng xóm. Ai muốn nhờ ông làm thì cũng chỉ cần đem tới cây nứa, quả bầu để ông làm giúp chứ ông không lấy tiền.

Khi văn hóa truyền thống của cộng đồng đang ngày càng mai một thì những người như già Ha Sen, Ya Đơm, chị Ma Tham như đang cầm nắm những sợi dây kết nối vô cùng mỏng manh. “Mình cũng có học thổi kèn bầu như chị Ma Tham nhưng khó quá, dường như cũng không có năng khiếu nên không thể nào thổi hay được, cuối cùng đành bỏ cuộc” - Ma Biên, cô gái 31 tuổi ở Ma Đanh thú nhận.

Những người con dân tộc Churu, dẫu biết rằng là truyền thống thì phải lưu giữ nhưng dường như chẳng còn nhiều động lực để làm điều này. Chứng kiến bé Ma Viên ngồi thổi kèn bầu bên mẹ, ông Ha Sen ngồi lặng lẽ nở nụ cười mãn nguyện. Cái cách ông nhìn con cháu một cách trìu mến, đúng như cái cách Ma Tham nhìn Ma Viên, đó đơn giản là tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

HỒNG THẮM

Già Ha Sen đang thổi kèn bầu để kiểm tra âm thanh của các ống nứa. Ảnh: H.T

Chị Ma Tham tự hào khi nhìn cô con gái Ma Viên thổi kèn bầu một cách thuần thục. Ảnh: H.T

Đó là chỉ đạo của đồng chí Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Trưởng ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Lâm Đồng tại cuộc họp BCĐ với sự tham dự của hơn 30 thành viên là lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể trong tỉnh vừa diễn ra sáng 18/1/2018.

Năm 2017, phong trào Toàn dân ĐKXDĐSVH trên địa bàn tỉnh cơ bản đạt được các chỉ tiêu đã đề ra trong việc thực hiện 5 nội dung của phong trào: đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo; thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật; xây dựng môi trường văn hóa; xây dựng

các thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao cơ sở; xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh.

Theo đó, đã có trên 10 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo được giúp đỡ ổn định cuộc sống, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo; nhà nước đã hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, sửa chữa 5 nhà văn hóa xã, xây mới và sửa chữa 44 nhà sinh hoạt cộng đồng, toàn tỉnh đã có 127/147 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa, 1.221/1.541 thôn, buôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng.

Toàn tỉnh có 265.063/301.105 hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa (88%); 1.458/1.541

thôn, buôn, tổ dân phố được công nhận khu dân cư văn hóa (94,6%); 102/147 xã - phường - thị trấn được công nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới ” và “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” (69,3%); 1.497/1.609 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt danh hiệu văn hóa (93%); số người thường xuyên tập thể dục thể thao đạt 28%, số gia đình thể thao 19%, đã có 825 CLB TDTT.

Phong trào xây dựng “Người tốt việc tốt” và điển hình tiên tiến đã lan tỏa trong cộng đồng dân cư, đã tạo ra những hạt nhân tích cực, hình thành các điểm sáng văn hóa, mẫu

người có tư tưởng, đạo đức lối sống lành mạnh làm gương cho cộng đồng học tập.

Tại cuộc họp nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên đã đi sâu vào phân tích tình hình, bàn giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của phong trào, tránh hình thức, loại bỏ “bệnh” thành tích, đưa phong trào ngày càng thiết thực, tác động cụ thể đến từng người dân, từng hộ gia đình, từng cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị.

Trong năm 2018, Ban chỉ đạo phong trào các cấp phải nhanh chóng được bổ sung, kiện toàn bởi kết quả của phong trào phụ thuộc

vào hoạt động của BCĐ; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của phong trào; thường xuyên kiểm tra, phúc tra để các danh hiệu văn hóa đi vào thực chất. Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng, phấn đấu nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa sau khi được công nhận; thực hiện nghiêm túc, công khai việc kiểm tra, bình xét, công nhận và khen thưởng các danh hiệu văn hóa theo quy định; kiên quyết loại bỏ “bệnh” hình thức, chạy theo thành tích trong xét tặng các danh hiệu văn hóa.

QUỲNH UYỂN

Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu chất lượng

Page 6: N.T.N Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27074_Bao_Lam_Dong... · 2018. 1. 19. · - , ĐƯỜNG DÂY

6 THỨ SÁU 19 - 1 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Để triển khai, Ban chỉ đạo cấp t ỉnh được thành lập, do Phó chủ

tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, thành viên là lãnh đạo các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố. Theo đó, sở NN&PTNT cùng các sở, ngành, địa phương tham mưu xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện… Kết quả đạt được thời gian qua như sau: chi phí quản lý của Quỹ BV&PTR tỉnh 9% tổng thu, chi cho chủ rừng 91%; hai lưu vực sông chính thu và chi theo từng lưu vực. Các chủ rừng là tổ chức nhà nước có diện tích chi trả lớn nhất (chiếm tỷ lệ 93,6% tổng diện tích chi trả hàng năm và trong số diện tích này chủ yếu đã khoán BVR trực tiếp đến hộ (chiếm tỷ lệ 96,1% diện tích chi trả). Diện tích chi trả cho các đối tượng chủ rừng khác như hộ gia đình, cộng đồng không đáng kể, chỉ chiếm 3,9%.

Ở Lâm Đồng đã chi cho chủ rừng với tổng số tiền 975.789 triệu đồng; chiếm tỷ lệ khoảng 90%; diện tích rừng được chi trả tiền DVMTR để QLBV và số hộ tăng dần theo từng năm (từ 272.537 ha năm 2011 lên 370.154 ha năm 2017 (bình quân 330.000 ha/năm).

Đối tượng được chi trả (hưởng lợi trực tiếp) chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, tổ chức có hợp đồng nhận khoán BVR với chủ rừng (khoảng 16.000 hộ/năm, trong đó 70% đồng bào dân tộc thiểu số). Chi phí quản lý của Quỹ tỉnh 103.074 triệu đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 10% (bao gồm cả chi hỗ trợ cho các chương trình, dự án khác) và chi trích lập quỹ dự phòng 15.785 triệu đồng.

Thực hiện chính sách chi trả DVMTR thực tế đã có nhiều tác động rất rõ: nhận thức của người cung cấp (người BVR) và đơn vị sử dụng; diện tích rừng khoán BVR từ nguồn chi trả DVMTR cao và tăng hàng năm; rừng được bảo vệ tốt hơn; người dân được cải thiện sinh

Với tổng diện tích đất có rừng 532.081 ha, Lâm Đồng giữ vị trí quan trọng trong điều tiết nguồn nước cho các sông suối, hồ trên địa bàn và khu vực Đông Nam bộ với 2 lưu vực sông chính là Đồng Nai và Sêrêpôk. Vì vậy, là một trong 2 tỉnh được chọn thí điểm triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) từ năm 2009 nên có nhiều kinh nghiệm quý được chia sẻ trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

kế… Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại hạn chế theo ông Nguyễn Văn Bằng - Phó Giám Đốc Quỹ BV&PTR tỉnh Lâm Đồng, trước hết là các quy định, hướng dẫn thực hiện chính sách (cả về thu và chi tiền DVMTR), tiếp tục cần nghiên cứu điều chỉnh.

Chia sẻ về bài học kinh nghiệm, ông Bằng cho rằng, việc triển khai thành công và thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR cần sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các đối tượng sử dụng và cung ứng DVMTR. Mặt khác, sự chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo UBND tỉnh, của các Sở, ngành thông qua Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Cùng đó, vai trò quan trọng của Quỹ BV&PTR tỉnh trong công tác tham mưu. Để chính sách chi trả DVMTR hiệu quả cao, đó còn là phải coi trọng hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về chính sách chi trả cho các đối tượng liên quan; tích cực chủ động làm việc, đôn đốc các đơn vị sử dụng DVMTR thực hiện việc nộp tiền ủy thác theo đúng các quy định; thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ các đơn

vị chủ rừng trong quá trình lập các hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc thụ hưởng tiền, quản lý sử dụng tiền DVMTR có hiệu quả, hợp pháp, hợp lý và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Q u a 9 n ă m t r i ể n k h a i thực hiện chính sách chi trả DVMTR, đâu là sự triển vọng ở Lâm Đồng? Ông Nguyễn Văn Bằng cho biết: Nghị định số 147/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã điều chỉnh mức thu nộp tiền DVMTR, đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch từ 40 đồng/m3 nước tăng lên 52 đồng/m3 nước (tăng 1,3 lần và áp dụng từ ngày 1/1/2017); đối với các cơ sở sản xuất thủy điện từ 20 đồng/kwh điện tăng lên 36 đồng/kwh điện (tăng 1,8 lần, áp dụng 1/12/2017). Với thực tế thu và tỷ lệ thu từ các nguồn của 3 đối tượng (thủy điện (93,8%), nước sạch (5,7%) và du lịch (0,5%) trên địa bàn tỉnh hiện nay thì từ năm 2018 dự kiến tổng số tiền DVMTR thu ước khoảng 280 tỷ đồng/năm, tăng thêm khoảng 100 tỷ đồng/năm với so Nghị định số 99. “Với nguồn thu này thì toàn bộ diện tích rừng nằm trong các lưu vực chi trả sẽ được chi trả

với đơn giá dự kiến 600.000 đồng/ha/năm, sẽ góp phần đáng kể vào công tác BVR và các hoạt động liên quan khác”, ông Nguyễn Văn Bằng khẳng định.

Cũng bàn về kinh nghiệm từ việc triển khai thực hiện chia sẻ lợi ích BVPTR từ các bên, ông Lê Văn Hương, Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cho rằng, quan trọng là sự chia sẻ và cùng cộng tác của nhiều phía, nhiều đối tượng: nhà quản lý, chủ rừng, chính quyền địa phương, người dân, cơ quan truyền thông… Đây là đơn vị chủ rừng có tổng diện tích hơn 69.688 ha, trong đó 66.270 ha có rừng và đã chi trả 60.272 ha. Thời gian qua, có thể thấy mức chi trả cho các hộ nhận khoán QLBVR ở đây hàng năm lớn nhất nước. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Hương, nếu bắt đầu thực hiện chính sách này nên mở rộng phạm vi theo hướng chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái, không bó hẹp DVMTR như ở Việt Nam đang triển khai. Theo mô hình mới sẽ vừa bao quát quản lý BVR diện rộng, vừa thu được kinh phí “nuôi lại rừng” từ đối tượng sử dụng rừng.

ĐẠO PHAN

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt trực tiếp tìm hiểu công tác QLBV&PTR qua bà con dân tộc thiểu số thụ hưởng chính sách chi trả DVMTR. Ảnh: Đạo Phan

Đánh giá chung trong năm 2017 cho biết, công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn Lâm Đồng vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế.

So với cùng kỳ năm 2016, độ che phủ của rừng tăng lên 0,5%, nhưng chỉ đạt 53,6% (thiếu 0,3% so với chỉ tiêu);

tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp và gây thiệt hại tài nguyên rừng vẫn diễn ra hầu hết các huyện, thành phố; hàng tuần vẫn phát sinh từ 15-20 vụ xâm hại rừng.

Nguyên nhân do các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và đơn vị chủ

rừng chưa thực sự vào cuộc quyết l iệt quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là trong công tác kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý còn chậm, thiếu kiên quyết.

Trong năm 2018, Lâm Đồng đề cao trách nhiệm người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên

chức trong công tác quản lý bảo vệ rừng; phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể: 54% độ che phủ rừng; so với năm 2017 giảm 20% số vụ vi phạm và 30% khối lượng lâm sản thiệt hại; đạt kế hoạch trồng rừng tập trung…

MẠC KHẢI

Mỗi tuần phát sinh hơn 15 vụ xâm phạm rừng

Phổ biến pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, trong thời gian tới tiếp tục triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp (DN) giai đoạn 2017 - 2021” trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và nâng cao ý thức trách nhiệm về chấp hành pháp luật lao động cho NLĐ và người sử dụng lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa trong DN nhà nước, DN nước ngoài, DN tư nhân và HTX.

Đối tượng thực hiện Đề án bao gồm: NLĐ, người sử dụng lao động thuộc các DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN tư nhân, HTX hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Phấn đấu đến năm 2021 đạt ít nhất 95% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của DN; có từ 70% trở lên NLĐ được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ.

AN NHIÊN

ĐỨC TRỌNG: Số vụ gian lận thương mại và hàng giả giảm 28,8%

Theo UBND huyện Đức Trọng, trong năm 2017, các ban, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng của huyện Đức Trọng đã triển khai đồng thời nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác đấu tranh chống gian lận thương mại, hàng giả. Qua đó, tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua một số địa bàn trọng điểm trên địa bàn huyện từng bước được kiềm chế và có chiều hướng giảm.

Cụ thể, đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện và cấp xã đã kiểm tra, nhắc nhở trên 2.444 trường hợp (tăng 39% so với cùng kỳ), tham mưu xử lý 301 trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật (giảm 28,8% so cùng kỳ), với số tiền phạt vi phạm hành chính gần 1,3 tỷ đồng (tăng 22% so với 2016). N.MINH

ĐAM RÔNG: Tình hình tai nạn giao thông tăng cả 3 mặt

Thông tin từ UBND huyện Đam Rông cho biết, trong năm 2017, trên địa bàn huyện, tình hình tai nạn giao thông có nhiều diễn biến phức tạp, tăng về cả 3 mặt: số vụ, số người chết và số người bị thương. So sánh với cùng kỳ 2016 số vụ tăng (7/4 vụ), số người chết tăng (6/5 người chết), số người bị thương tăng (3/2 người). Nguyên nhân xảy ra tai nạn chủ yếu tập trung ở phần lỗi vi phạm phần đường, tránh và vượt sai quy định, thời gian xảy ra tai nạn chủ yếu từ 18h đến 22h.

Trước tình hình đó, Công an huyện cũng đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm giao thông như: không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, chở quá số người quy định, hệ thống giảm thanh không đủ tiêu chuẩn, điều khiển phương tiện đi sai làn đường quy định, chở quá tải trọng thiết kế… Theo đó, trong năm 2017, lực lượng chức năng huyện Đam Rông đã lập biên bản xử lý 1.249 trường hợp, thu nộp ngân sách trên 689 triệu đồng. HOÀNG YÊN

Page 7: N.T.N Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27074_Bao_Lam_Dong... · 2018. 1. 19. · - , ĐƯỜNG DÂY

7 THỨ SÁU 19 - 1 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Khám bệnh đông y từ thiện cho hơn 15.000 bệnh nhân

Tổng kết năm 2017, Phòng chẩn trị đông y từ thiện Tuệ Tĩnh đường Linh

Quang (địa chỉ 146 Ngô Quyền, Phường 6, Đà Lạt) đã khám bệnh cho hơn 15.000

bệnh nhân, cấp phát miễn phí 77.990 thang thuốc.

Phòng khám áp dụng các phương pháp điều trị y học cổ truyền chữa các bệnh mãn tính cho cộng đồng, đã thực hiện châm cứu cho 8.210 trường hợp,

xung điện 7.228 trường hợp, chiếu đèn hồng ngoại 6.335 trường hợp, hướng

dẫn tập vận động trị liệu cho 6.599 trường hợp và siêu âm trị liệu cho 6.144

trường hợp.Hiệu quả điều trị cao đã tạo niềm tin cho

người bệnh, do đó số lượng bệnh nhân mới đến phòng khám chiếm gần 2/3 lượng

bệnh nhân của phòng khám. Trong năm qua, Phòng khám đã thực hiện 243 buổi

khám bệnh miễn phí phục vụ cho hơn 15.000 bệnh nhân, trong đó có 5.719 bệnh

nhân cũ, số còn lại là bệnh nhân mới. AN NHIÊN

Đức Trọng hỗ trợ làm nhà cho 71 hộ nghèo

Theo kết quả rà soát hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều có khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện

Đức Trọng cho thấy: Tổng số hộ nghèo năm 2017 là 1.032 hộ, trong đó có 34 hộ

nghèo khó khăn về nhà ở tại các xã: Hiệp An 2 hộ, N’Thôn Hạ 25 hộ, Phú Hội 1

hộ, Đạ Quyn 6 hộ.Kết quả hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo

theo Đề án 654 của UBND tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 của UBND tỉnh thực hiện theo

Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn huyện Đức Trọng được phê

duyệt phân bổ 105 căn (xây mới 100 căn, sửa chữa 5 căn). Đến hết năm 2017, trên

địa bàn đã có 71 hộ được hỗ trợ nhà ở theo Đề án 654, còn 34 hộ chưa được hỗ trợ nhà ở. Bên cạnh đó, qua rà soát, số hộ theo tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều có nhu cầu về nhà ở là 34 hộ (gồm 33 hộ DTTS, 1 hộ

đang sống tại vùng khó khăn).DIỆU HIỀN

Năm 2017, 29 ngàn lao độngđược giải quyết việc làm

Theo số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB&XH), tổng số lao động được giải quyết việc làm năm 2017 khoảng 29 ngàn người, đạt 100% kế hoạch năm. Trong đó, tạo việc làm mới cho 9 ngàn người, vượt 12,5% so

với kế hoạch, số lao động tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) 604 người, đạt

100% kế hoạch.Đa số lao động được giải quyết việc

làm thông qua các phiên giao dịch việc làm (GDVL). Trong năm 2017, Trung

tâm dịch vụ việc làm (Sở LĐ - TB&XH) đã tổ chức 35 phiên GDVL định kỳ, 1

phiên GDVL chuyên đề XKLĐ, 1 phiên GDVL cho đoàn viên thanh niên… Qua

các phiên GDVL, có 3.732 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với 23.900 vị trí việc làm, gần 12 ngàn lượt người tham

gia tư vấn và hơn 6.500 lượt lao động được giới thiệu việc làm tại các doanh

nghiệp, 8 ngàn lao động đăng ký việc làm được kết nối trên trang web của Trung

tâm dịch vụ việc làm.Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 6 đơn vị

dịch vụ việc làm, gồm 5 doanh nghiệp và 1 Trung tâm trực thuộc Sở LĐ - TB&XH.

VIỆT HÙNG

Từ anh bán trái cây dạoTrong một chuyến công tác tại

huyện Đạ Tẻh vào dịp cuối năm, chúng tôi được ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh giới thiệu và đưa đến thăm mô hình trồng quýt đường của anh Nguyễn Thành Nhân (46 tuổi, ngụ Thôn 7, xã Quảng Trị, huyện Đạ Tẻh). Theo ông Hùng, đây là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp mà ông tâm đắc nhất về hiệu quả kinh tế cao đã và đang mang lại cũng như khả năng nhân rộng cho người dân tại địa phương.

Trước khi bắt đầu câu chuyện trồng quýt cùng anh Nhân, chúng tôi đã có dịp dạo quanh vườn quýt xanh tốt, trĩu quả rộng 4,7 ha mà anh đang sở hữu. Sinh ra trong một gia đình đông con tại TP Cần Thơ, vì gia đình khó khăn, nên đang học cấp 2 thì anh Nhân phải nghĩ học để đi làm thuê, làm mướn phụ giúp gia đình. Năm 2003, anh lập gia đình và chuyển về quê vợ ở huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) sinh sống. Tại quê vợ, do không có đất đai sản xuất, kinh tế gia đình lại khó khăn nên anh đã chọn việc bán trái cây dạo để lo cơm áo, gạo tiền. Công việc này tuy thu nhập không cao, nhưng cũng đủ để vợ chồng anh Nhân trang trải cuộc sống. Cứ thế, anh đeo đuổi và gắn bó với công việc này hơn 5 năm cho đến khi đầu tư mở vựa thu mua trái cây rồi mua đất trồng quýt.

Theo tâm sự của anh Nhân, năm 2009, anh mở vựa thu mua trái cây, trung bình mỗi ngày anh thu mua từ 7 - 8 tấn các loại trái cây như quýt đường, chôm chôm, mít và sầu riêng. Trong thời gian này, anh thường xuyên tìm đến tận các vườn trồng cây ăn trái để mua hàng. Từ đó, anh chủ động tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật trồng quýt đường từ các chủ vườn là bạn hàng của anh. Rồi anh nhận thấy, quýt đường là loại cây ăn trái dễ trồng, phù hợp với đất đồi núi và chi phí đầu tư không quá cao so với các loại cây ăn quả khó tính khác. Để tăng thêm nguồn thu nhập, anh Nhân đã quyết định thuê lại 1 vườn quýt 7 sao của người dân ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) để tự chăm sóc, thu hoạch.

Đến tỷ phú trồng quýt trên đất cằnAnh Nhân cho biết: “Mỗi năm,

trừ chi phí đầu tư, vườn quýt 7

Trồng quýt từ nước cốt cá tươi, thu hơn 6 tỷ đồng mỗi năm

Để cây quýt đường phát triển tốt, sai quả với vị ngọt đầm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), ngoài việc áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, người nông dân này còn mua các loại cá về ủ ép lấy nước cốt để bón cho quýt. Đây là cách làm mới chưa được người trồng quýt nào áp dụng, nhưng đã giúp anh thu về hơn 6 tỷ đồng/năm từ vườn quýt 4,7 ha.

sào thuê lại mang về cho gia đình tôi nguồn thu nhập khoảng 400 triệu đồng. Nhưng thuê được 3 năm thì bị chủ vườn lấy lại nên tôi tiếc lắm. Vì vậy, tôi đã quyết định tìm tới các huyện Đạ Huoai và Đạ Tẻh (Lâm Đồng) để mua đất trồng quýt”.

Năm 2013, sau nhiều tháng “ăn nằm” ở Đạ Huoai và Đạ Tẻh, anh Nhân đã chọn được lô đất 4,7 ha mà mình ưng ý tại Thôn 7 (xã Quảng Trị, huyện Đạ Tẻh) và quyết định đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng để mua. Ngay sau đó, anh tiến hành làm đất, đầu tư hệ thống tưới tự động, dùng lưới B40 rào quanh vườn và xuống giống 2.700 cây quýt đường trên toàn bộ diện tích. Nhờ áp dụng tốt các biện pháp KHKT vào chăm sóc, vườn quýt của anh cứu thế phát triển xanh tốt, ít sâu bệnh và đúng 26 tháng sau cây bắt đầu ra hoa cho trái bói. Theo anh Nhân, để vườn quýt phát triển tốt, cần thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển để biết cây cần gì mà kịp thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng. Ví dụ, khi thấy lá cây quýt mỏng thì phải biết cây thiếu đạm; còn thấy cây còi cọc là chắc chắn thiếu can xi; hay khi cho trái da bị sần sùi, múi sượng là do thiếu kali... nên phải bổ sung ngay cho cây.

Nói về kinh nghiệm, anh Nhân chia sẻ: “Theo tự nhiên, quýt thường ra hoa vào các tháng 10 - 11 âm lịch hàng năm

và đến các tháng 6 - 7 thì cho thu hoạch. Nhưng muốn mang lại hiệu quả cao, cần áp dụng các biện pháp KHKT để quýt ra hoa, đậu trái theo ý muốn. Có nghĩa mình phải biết nắm bắt nhu cầu và giá cả thị trường để từ đó tìm cách cho quýt ra hoa, đậu trái vào thời điểm không ai có mà mình có mới bán được giá cao”.

Một điều khác biệt với những người trồng quýt khác là anh hạn chế sử dụng các loại phân hóa học bón cho cây nhằm đảm bảo các điều kiện VSATTP cho người tiêu dùng. Ngoài việc sử dụng các loại phân bón vi sinh trên thị trường, anh Nhân còn tìm mua các loại cá tươi về ủ lấy nước bón cho vườn quýt. Hiện, anh có 6 bể ủ cá, với sức chứa từ 700 - 800 kg. Sau khi mua cá về, anh trộm với các chế phẩm sinh học để “tiêu diệt” mùi hôi khó chịu và mầm bệnh rồi lấy nước cốt pha với nước lạnh bón cho cây quýt. Cứ thế, mỗi tuần anh bón nước cốt cá tươi cho vườn quýt một lần. Là một dạng phân bón vi sinh, trong nước cốt cá tươi có đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, kali, can xi... giúp bộ rễ cây quýt phát triển tốt. Nhờ vậy, vườn quýt lúc nào cũng xanh tốt, trái to, da bóng và độ ngọt cao.

Bằng việc áp dụng hiệu quả các biện pháp KHKT vào sản xuất, cùng với các chế độ chăm sóc “đặc biệt” nên vụ thu hoạch vào các tháng 4 - 5/2017 vừa qua, gia đình

anh thu được tổng sản lượng gần 250 tấn quýt. Với giá bán trung bình từ 25 - 30 ngàn đồng/kg, mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập hơn 6 tỷ đồng/năm. Cùng với đó, anh đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động tại địa phương, với mức thu nhập từ 5,5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Hiện tại, anh đã mua thêm gần 15 ha đất tại xã Quốc Oai (Đạ Tẻh) để trồng quýt và một số cây ăn trái khác như bưởi da xanh và nhãn...

Ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh khẳng định: “Thời gian qua, địa phương có chủ trương khuyến khích người dân chuyển đổi các diện tích điều già cỗi đưa các giống cây ăn quả như sầu riêng, bưởi da xanh, quýt đường... vào trồng. Bước đầu các mô hình cây ăn trái, trong đó có mô hình trồng quýt đường của anh Nhân đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này cho thấy Đạ Tẻh rất có tiềm năng để phát triển cây ăn trái thay thế cho các cây trồng kém hiệu quả. Trong thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương tiến hành đánh giá các vùng đất thích hợp để có chính sách hỗ trợ giúp bà con chuyển đổi trồng cây ăn trái. Chúng tôi phấn đấu trong 10 năm tới sẽ đưa địa phương trở thành một trong những vùng phát triển cây ăn trái trọng điểm của tỉnh”. KHÁNH PHÚC

Anh Nguyễn Thành Nhân bên vườn quýt tiền tỷ của gia đình.Ảnh: Khánh Phúc

Tặng 765 suất quà “Nghĩa tình cán bộ Hội”Nhằm động viên, giúp đỡ

những cán bộ Hội Phụ nữ các cấp khi có hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, hoạn nạn xảy ra và động viên, khuyến khích con em của cán bộ hội có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên học giỏi nhân dịp đầu năm học mới, Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh

Lâm Đồng lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2011-2016 đã phát động đến toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh hưởng ứng đóng góp “Quỹ Nghĩa tình cán bộ Hội” và duy trì hoạt động hiệu quả cho đến nay.

Được biết, từ năm 2011 đến nay, Ban Chấp hành Hội LHPN

tỉnh đã tổ chức trao tặng 765 suất quà với trị giá trên 355 triệu đồng (trong đó có hơn 300 suất quà cho học sinh và hơn 400 suất cho cán bộ hội các cấp) từ nguồn Quỹ để kịp thời thăm hỏi, động viên, chia sẻ gánh nặng khó khăn về vật chất lẫn tinh thần để chị em cán bộ Hội

yên tâm làm công tác hội, gắn bó với phong trào phụ nữ tỉnh nhà. Với ý nghĩa nhân văn cao đẹp trên, hoạt động của Quỹ đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam đánh giá cao về ý tưởng sáng tạo của phong trào phụ nữ Lâm Đồng thời gian qua.

NGUYỄN THỊ THỦY

Page 8: N.T.N Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho ...baolamdong.vn/upload/others/201801/27074_Bao_Lam_Dong... · 2018. 1. 19. · - , ĐƯỜNG DÂY

8 THỨ SÁU 19 - 1 - 2018

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

SỨC KHỎE

Phủ tổng thống Hàn Quốc hoan nghênh kết quả đối thoại liên Triều

Ngày 18/1, Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã hoan nghênh kết quả cuộc đối thoại liên Triều trước đó một ngày về việc Triều Tiên tham dự Thế vận hội (Olympic) mùa Đông PyeongChang 2018, coi đây là một cơ hội để giảm căng thẳng giữa hai miền.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức cấp cao yêu cầu giấu tên của Phủ Tổng thống Hàn Quốc nêu rõ: “Chúng tôi cho rằng các thỏa thuận là kết quả của những nỗ lực tốt nhất từ cả hai phía. Chúng tôi đánh giá cao kết quả này”.

Bên cạnh đó, quan chức này còn bác bỏ những ý kiến cho rằng việc Triều Tiên tham dự Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 chỉ để tránh tác động của các biện pháp trừng phạt từ cộng đồng quốc tế. Ông khẳng định, việc Triều Tiên tham gia có thể góp phần đảm bảo thành công và an toàn của Olympic mùa Đông Pyeongchang.

Trước đó, Tổng thống Moon Jae-in cũng cho rằng việc Triều Tiên tham gia Olympic mùa Đông tạo cơ hội để cải thiện liên Triều cũng như có thể dẫn tới khả năng

nối lại đối thoại về việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Hàn Quốc đã đưa ra những phát biểu trên một ngày sau khi hai miền nhất trí thành lập một đội khúc côn cầu trên băng của nữ cho Olympic mùa Đông diễn ra tại Hàn Quốc từ ngày 9-25/2 tới.

Cũng trong cuộc đàm phán song phương thứ ba chỉ trong hơn một tuần, Hàn Quốc và Triều Tiên còn nhất trí các vận động viên và quan chức của hai nước sẽ diễu hành chung trong lễ khai mạc Olympic mùa Đông PyeongChang 2018.

TTXVN

Cuba và Mỹ tiến hành cuộc họp về hợp tác trong lĩnh vực hình sựTheo thông cáo ngày 17/1 của

Bộ Ngoại giao Cuba (Minrex), quan chức của đảo quốc Caribe này và Mỹ đã tiến hành cuộc họp kỹ thuật thứ 2 về hợp tác trong lĩnh vực hình sự.

Sự kiện diễn ra 1 ngày trước đó tại Washington (Mỹ) này nằm trong khuôn khổ đối thoại song phương về áp dụng và tuân thủ pháp luật, bắt đầu từ tháng 11/2015 sau khi hai nước tái thiết

lập quan hệ ngoại giao. Cuộc họp này đã “diễn ra trong

bầu không khí tôn trọng và chuyên nghiệp. Cả 2 phái đoàn đã nhất trí về hiệu quả tích cực của cuộc gặp và thống nhất duy trì các cuộc đối thoại trong tương lai".

Cũng giống như cuộc thảo luận về an ninh mạng trung tuần tháng 1 vừa qua, phái đoàn Cuba bao gồm đại diện các Bộ Nội vụ, Truyền thông và Ngoại giao; trong

khi phái đoàn của Mỹ bao gồm quan chức của các Bộ An ninh nội địa, Tư pháp và Ngoại giao.

Washington và La Habana đã hạn chế các cuộc gặp hợp tác xuống mức tối thiểu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngừng quá trình cải thiện quan hệ song phương giữa hai nước, vốn được triển khai từ năm 2015 dưới thời Tổng thống Barack Obama. TTXVN

Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức sẽ thảo luận về tương lai của EUThông báo của văn phòng Tổng

thống Pháp cho biết, Tổng thống nước này Emmanuel Macron dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 19/1 tại Paris để thảo luận về tương lai của Liên minh châu Âu (EU) và những ưu tiên sắp tới.

Trước đó một ngày cũng tại Paris, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire sẽ gặp người đồng cấp Đức Peter Altmaier, một trong những đồng minh thân cận nhất của bà Merkel.

Ông Macron đang làm hết sức để thúc đẩy sự ủng hộ tài chính của

Đức cho các nỗ lực cải cách đầy tham vọng của ông đối với của EU. Ông muốn EU đưa ra nhiều chính sách cho phép chuyển đổi tài chính giữa các quốc gia thành viên. Theo ông, điều này sẽ giúp khu vực đồng euro chuẩn bị tốt hơn trong trường hợp xảy ra cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Pháp và Đức từ lâu đã chia sẻ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các vấn đề của EU. Các kế hoạch về cải tổ EU của ông Macron luôn ở trung tâm các cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên minh của bà Merkel. Các kế hoạch này vẫn

bị trì hoãn vì bà Merkel đang phải đối mặt với các vấn đề chính trị nội bộ nước Đức.

Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà Merkel sẵn sàng ký một thoả thuận với đảng Dân chủ xã hội (SPD) để thành lập một liên minh mới, sau gần bốn tháng nước Đức không có chính phủ.

Cuộc gặp Macron-Merkel diễn ra một ngày sau cuộc họp giữa Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh Theresa May về việc Anh tăng các khoản thanh toán để giải quyết việc kiểm soát vùng biên giới Calais của Pháp. TTXVN

VẤN ĐỀ BREXIT: Hạ viện Anh "bật đèn xanh" cho dự luật rời khỏi EUSau nhiều tuần lễ tranh cãi, ngày

17/1, các nghị sỹ tại Hạ viện Anh đã phê chuẩn Dự luật Brexit về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Văn kiện này đã được chuyển lên Thượng viện xem xét.

Dự luật Brexit đã được thông qua với 324 phiếu thuận và 295 phiếu phản đối. Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong tiến trình dài hơi hướng đến việc xây dựng các nền tảng pháp lý cho Brexit. Các nghị sỹ đã thảo luận hơn 500 sửa đổi và mất hơn 80 giờ tranh luận về văn kiện này.

Dự luật Brexit bãi bỏ Đạo luật năm 1972 về các Cộng đồng của châu Âu (ECA), bộ luật có vai trò nền móng đối với tư cách

thành viên EU của Anh, đồng thời chuyển đổi các đạo luật của EU thành đạo luật của Anh. Vấn đề này đã trở thành tiêu điểm tranh luận xung quanh cách thức mà Anh tìm kiếm trong quá trình “ly hôn”, đồng thời là phép thử đối với khả năng đưa ra một chiến lược Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May trong bối cảnh đảng Bảo thủ không chiếm đa số ghế trong Quốc hội.

Phát biểu trước thềm cuộc bỏ phiếu, Chủ tịch đảng Bảo thủ Brandon Lewis đã kêu gọi Công đảng đối lập, vốn luôn phản đối chiến lược Brexit của Thủ tướng May, ủng hộ dự luật và cho thấy rằng họ không tìm cách đảo ngược

kết quả cuộc trưng cầu ý dân về Brexit hồi năm 2016.

Ông Lewis nêu rõ: “Công đảng luôn nói rằng họ ủng hộ kết quả cuộc trưng cầu ý dân và có thể tin tưởng rằng họ hành động một cách trách nhiệm, song hiện là lúc điều này sẽ được kiểm nghiệm. Họ có thể hoặc là ủng hộ dự luật, hoặc là lựa chọn sự hỗn loạn”.

Tuyên bố của ông Lewis được đưa ra sau khi thủ lĩnh Công đảng đối lập Jeremy Corbyn cho biết sẽ chỉ đạo đảng này bỏ phiếu chống Dự luật Brexit nếu một số quan ngại liên quan đến việc bảo vệ người lao động, môi trường và quyền lợi của người tiêu dùng không được giải quyết. TTXVN

Hàng chục nghìn người châu Phi chết mỗi năm vì thuốc giả tràn lan

Hãng tin AFP ngày 17/1 đăng bài viết về tình trạng thuốc giả tràn lan ở châu Phi gây ra hàng chục nghìn ca tử vong mỗi năm ở lục địa nghèo nhất thế giới này.

Theo bài viết, khu chợ Roxy nằm ngay tại Abidjan - thành phố lớn nhất và là trung tâm thương mại của Cote d'Ivoire - là nơi giao dịch tất cả các loại thuốc giả, được coi là thiên đường của thuốc giả. Khu chợ này vẫn tồn tại dù giới chức khu vực đã nhiều lần nỗ lực triệt phá cũng như tiêu hủy các dược phẩm giả. Một nhóm người điều hành khu chợ này định giá và số lượng hàng cung cấp.

Bài viết dẫn số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trung bình cứ 10 sản phẩm thuốc trên thế giới thì có 1 sản phẩm bị làm giả, nhưng tỷ lệ này ở một số quốc gia là 7/10 đặc biệt là tại châu Phi. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEFF) ước tính hoạt động buôn bán thuốc giả chiếm 10% tổng doanh thu của ngành dược toàn thế giới, tương đương hàng chục tỷ USD/năm và con số này tăng gần

như gấp ba trong vòng 5 năm. Đơn vị hợp tác chống dược phẩm

giả của hãng dược Sanofi (Pháp) cho biết dược phẩm là mặt hàng bị làm giả nhiều nhất trên thế giới và tình trạng này đang ngày càng gia tăng do lợi nhuận hấp dẫn các băng nhóm tội phạm.

Theo WHO, mỗi năm có 100.000 ca tử vong tại châu Phi do dùng thuốc giả. Hồi tháng 8 vừa qua, Interpol cho biết đã thu giữ 420 tấn dược phẩm giả trong một chiến dịch triển khai tại các quốc gia Tây Phi. Tình trạng thuốc giả được kiểm soát tốt hơn cả tại Nam Phi do nước này có hệ thống cấp phép rất nghiêm ngặt.

Hiện những đối tượng buôn bán thuốc giả chỉ phải đối mặt với cáo buộc vi phạm bản quyền mà không phải chịu những mức phạt đủ sức răn đe liên quan tới tính mạng của hàng trăm nghìn người. Vì vậy, giới chuyên gia kêu gọi phát động cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán dược phẩm giả.

TTXVN

WHO cảnh báo 11% thuốc chữa bệnh tại các nước đang phát triển là giả

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cho biết khoảng 11% thuốc chữa bệnh tại các quốc gia đang phát triển là thuốc giả và có thể là nguyên nhân gây tử vong cho hàng chục nghìn trẻ em mắc các chứng bệnh như sốt rét hay sưng phổi mỗi năm.

Đây là nỗ lực lần đầu tiên của WHO để đánh giá vấn đề này. Các chuyên gia đã duyệt xét 100 cuộc nghiên cứu liên quan đến 48.000 loại thuốc chữa bệnh và thấy rằng trong số các loại thuốc giả, thuốc chữa trị sốt rét và nhiễm trùng chiếm gần 65%.

Theo Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, vấn đề trên ảnh hưởng đến hầu hết các nước nghèo. Có khoảng từ 72.000

đến 169.000 trẻ em chết vì sưng phổi mỗi năm sau khi được điều trị bằng thuốc giả.

Thuốc giả cũng có thể là nguyên nhân gây tử vong thêm 116.000 ca mắc bệnh sốt rét, hầu hết tại các nước ở miền Nam sa mạc Sahara của châu Phi.

Theo WHO, thuốc giả bao gồm những sản phẩm chưa được các nhà ban hành quy định chấp thuận, không đạt tiêu chuẩn chất lượng hay cố ý ghi sai các thành phần trong thuốc. Những trường hợp thuốc giả được phát hiện chỉ là “một phần nhỏ” và vô số trường hợp có thể đã không được báo cáo. WHO ước tính các nước đã thiệt hại khoảng 30 tỷ USD vì thuốc giả. TTXVN

WHO cảnh báo 11% thuốc chữa bệnh tại các nước đang phát triển là giả. Ảnh minh họa: Fox News

Nhân viên y tế thu giữ thuốc giả tại một cửa hàng ở chợ Adjame, Abidjan, Cote d'Ivoire ngày 3/5/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)