8
H2018 NSM II2018 # 1 Nếp Sống Mới Tờ báo dưỡng sinh, dưỡng tâm, dưỡng linh cho người cao niên 10006 Logan Falls Ct Jacksonville, FL 32222-1898 Số Hạ 2018 Cân Đo Đong Đếm Anh Thanh, một thành viên trong nhóm cao niên, có thói quen sau khi mua hàng, về nhà hay “hạo” lại, tức là anh dùng cân kiểm lại trọng lƣợng món hàng, dùng thƣớc đo lại khúc vải để biết chắc là đúng tiền, đúng vật. Lúc nhỏ, anh Thanh sống gần chợ, nên thấy và biết những trò gian lận của con buôn. Anh biết một bà dùng cái lon đặc biệt đong gạo. Cái lon này có đáy làm lõm vô hay lồi ra theo ý. Khi mua vô, bà ấn cho đáy lon lồi, để thu đƣợc nhiều gạo hơn; khi bán lại, bà làm cho đáy lon lõm, ngƣời mua sẽ nhận gạo ít hơn. Hôm nay, trong buổi họp mặt, anh kể chuyện xƣa “Cái cân thủy ngân” của vợ chồng ngƣời buôn bán gian giảo, dùng cái cân xách có ngầm đổ một muỗng thủy ngân vào cán cân (rỗng ruột). Khi mua hàng, ông ta trút đầu cán xuống, để thủy ngân chảy về phía cán thành “cân già”, hàng 1 ký lô bây giờ cân chỉ 900 gr. Khi bán hàng, ông điều khiển cho thủy ngân chạy về phía tay xách, ngƣời mua 1 ký lô hàng, về nhà hạo lại, thấy chỉ là 900 gr (cân non). Vợ chồng này do làm ăn gian lận nên giàu có, nhƣng bị quả báo là sanh 2 đứa con trai, gốc là 2 con quỷ sứ… Anh nhắc câu ca dao về cân già, cân non: Trồng hoa cho biết mùi hoa, Cầm cân để biết cân già, cân non. Mọi ngƣời nhƣ đƣợc truyền cảm hứng đóng góp ý kiến về cân, đo, đong, đếm. Những động từ này cho chúng ta hình ảnh và khái niệm về sự sòng phẳng cần phải có trong việc trao đổi, buôn bán giữa ngƣời với ngƣời và cũng nói lên sự công bình, công lý của ngƣời cầm quyền. Thành ngữ “cầm cân, nẩy mực” chỉ hành động xét xử của quan chức, cần liêm khiết và chí công vô tƣ. Các tòa án thƣờng có hình “Bà Đầm Công Lý” (Lady Justice) có nguồn gốc từ thần thoại La Mã. Tay mặt bà cầm cái cân, tay trái cầm gƣơm. Cân có hai dĩa tƣợng trƣng sự công bình của ngành tƣ pháp. Tòa án cân nhắc, xét xử hai bên nguyên cáo, bị cáo một cách kỹ lƣỡng và hợp lý. Cây gƣơm bên tay trái tƣợng trƣng cho quyền hành của quan tòa không phải bị đe dọa hay bị ảnh hƣởng bởi thế lực nào. Từ thế kỷ 15, ngƣời ta còn cho bà Công Lý chiếc khăn bịt mắt, để không vì bề ngoài của kẻ nọ ngƣời kia mà mất sự khách quan. Có nơi còn cho chân bà đạp lên con rắn, tƣợng trƣng cho công lý nghiêm minh, thẳng tay với kẻ ác để cứu dân lành thấp cổ bé miệng. Anh Minh đóng góp 2 câu chuyện trong Kinh Thánh: Ông Phi-lát (Pontius Pilate) khi xử án Chúa Giê- su dù biết Chúa Giê-su vô tội, nhƣng vì áp lực của quần chúng, đi đến quyết định không công bình là đóng đinh Chúa trên thập giá. Cựu Ƣớc ghi chuyện Bên-xát-sa, vua Ba-by-lôn đã phạm thƣợng với Đức Chúa Trời. Lúc ngồi ăn tiệc với hàng ngàn quan thần, thì một bàn tay xuất hiện viết lên tƣờng hàng chữ: Mê-nê, Mê- nê, Tê-ken, U-phác-sin. Câu nói này đƣợc nhà tiên tri Đa-ni-ên giải: -nê là: Đức Chúa Trời đã đếm nƣớc vua và khiến nó đến cuối cùng. Tê-ken là: Vua đã bị cân trên cái cân, và thấy là

Nếp Sống Mới - songdaoonline.com Ha.pdf · không thể lọt. "Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu"*: lƣới trời lồng lộng tuy thƣa mà khó lọt. Hay gì

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nếp Sống Mới - songdaoonline.com Ha.pdf · không thể lọt. "Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu"*: lƣới trời lồng lộng tuy thƣa mà khó lọt. Hay gì

Hạ 2018 NSM II– 2018 # 1

Nếp Sống Mới Tờ báo dưỡng sinh, dưỡng tâm, dưỡng linh cho người cao niên

10006 Logan Falls Ct

Jacksonville, FL 32222-1898

Số Hạ 2018

Cân Đo Đong Đếm

Anh Thanh, một thành viên trong nhóm

cao niên, có thói quen sau khi mua hàng, về nhà

hay “hạo” lại, tức là anh dùng cân kiểm lại trọng

lƣợng món hàng, dùng thƣớc đo lại khúc vải để

biết chắc là đúng tiền, đúng vật. Lúc nhỏ, anh

Thanh sống gần chợ, nên thấy và biết những trò

gian lận của con buôn. Anh biết một bà dùng

cái lon đặc biệt đong gạo. Cái lon này có đáy

làm lõm vô hay lồi ra theo ý. Khi mua vô, bà ấn

cho đáy lon lồi, để thu đƣợc nhiều gạo hơn; khi

bán lại, bà làm cho đáy lon lõm, ngƣời mua sẽ

nhận gạo ít hơn. Hôm nay, trong buổi họp mặt,

anh kể chuyện xƣa “Cái cân thủy ngân” của vợ

chồng ngƣời buôn bán gian giảo, dùng cái cân

xách có ngầm đổ một muỗng thủy ngân vào cán

cân (rỗng ruột). Khi mua hàng, ông ta trút đầu

cán xuống, để thủy ngân chảy về phía cán thành

“cân già”, hàng 1 ký lô bây giờ cân chỉ 900 gr.

Khi bán hàng, ông điều khiển cho thủy ngân

chạy về phía tay xách, ngƣời mua 1 ký lô hàng,

về nhà hạo lại, thấy chỉ là 900 gr (cân non). Vợ

chồng này do làm ăn gian lận nên giàu có,

nhƣng bị quả báo là sanh 2 đứa con trai, gốc là 2

con quỷ sứ…

Anh nhắc câu ca dao về cân già, cân non:

Trồng hoa cho biết mùi hoa,

Cầm cân để biết cân già, cân non.

Mọi ngƣời nhƣ đƣợc truyền cảm hứng đóng góp

ý kiến về cân, đo, đong, đếm. Những động từ

này cho chúng ta hình ảnh và khái niệm về sự

sòng phẳng cần phải có trong việc trao đổi, buôn

bán giữa ngƣời với ngƣời và cũng nói lên sự

công bình, công lý của ngƣời cầm quyền. Thành

ngữ “cầm cân, nẩy mực” chỉ hành động xét xử

của quan chức, cần liêm khiết và chí công vô tƣ.

Các tòa án thƣờng có hình “Bà Đầm Công Lý”

(Lady Justice) có nguồn gốc từ thần thoại La

Mã. Tay mặt bà cầm cái cân, tay trái cầm

gƣơm. Cân có hai dĩa tƣợng trƣng sự công bình

của ngành tƣ pháp. Tòa án cân nhắc, xét xử hai

bên nguyên cáo, bị cáo một cách kỹ lƣỡng và

hợp lý. Cây gƣơm bên tay trái tƣợng trƣng cho

quyền hành của quan tòa không phải bị đe dọa

hay bị ảnh hƣởng bởi thế lực nào. Từ thế kỷ 15,

ngƣời ta còn cho bà Công Lý chiếc khăn bịt

mắt, để không vì bề ngoài của kẻ nọ ngƣời kia

mà mất sự khách quan. Có nơi còn cho chân bà

đạp lên con rắn, tƣợng trƣng cho công lý

nghiêm minh, thẳng tay với kẻ ác để cứu dân

lành thấp cổ bé miệng.

Anh Minh đóng góp 2 câu chuyện trong Kinh

Thánh:

Ông Phi-lát (Pontius Pilate) khi xử án Chúa Giê-

su dù biết Chúa Giê-su vô tội, nhƣng vì áp lực

của quần chúng, đi đến quyết định không công

bình là đóng đinh Chúa trên thập giá.

Cựu Ƣớc ghi chuyện Bên-xát-sa, vua Ba-by-lôn

đã phạm thƣợng với Đức Chúa Trời. Lúc ngồi

ăn tiệc với hàng ngàn quan thần, thì một bàn tay

xuất hiện viết lên tƣờng hàng chữ: Mê-nê, Mê-

nê, Tê-ken, U-phác-sin. Câu nói này đƣợc nhà

tiên tri Đa-ni-ên giải: Mê-nê là: Đức Chúa Trời

đã đếm nƣớc vua và khiến nó đến cuối cùng.

Tê-ken là: Vua đã bị cân trên cái cân, và thấy là

Page 2: Nếp Sống Mới - songdaoonline.com Ha.pdf · không thể lọt. "Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu"*: lƣới trời lồng lộng tuy thƣa mà khó lọt. Hay gì

Hạ 2018 NSM II– 2018 # 2

kém thiếu. U-phác-sin: nƣớc vua sẽ bị mất và

vua sẽ chết. Vua Bên-xát-sa bị Đức Chúa Trời

đếm và cân. Kết quả là thấy thiếu, nghĩa là kém

về giá trị đạo đức vì nhà vua ngạo mạn, phạm

thƣợng. Và quả thật, ngay đêm đó, vua Bên-

xát-sa bị giết.

Trên đời, khi làm ăn ngƣời ta hay tìm những lổ

hổng để phạm luật mà không bị tội. Dầu lƣới

luật đời có thể qua đƣợc nhƣng lƣới trời thì

không thể lọt. "Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất

lậu"*: lƣới trời lồng lộng tuy thƣa mà khó lọt.

Hay gì lừa đảo kiếm lời,

Cả nhà ăn uống, tội trời riêng mang.

Chi bằng ăn ở lƣơng thiện, thành thật và nếu có

thể đƣợc tập tinh thần rộng lƣợng, hào phóng,

nhƣ ca dao nhắc nhở:

Khôn ngoan chẳng đọ thật thà,

Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.

Kinh Thánh (Luca 6:37b-38) còn dạy chúng ta

vƣợt quá sự sòng phẳng, hãy ban cho nhiều hơn

thì sẽ nhận lại nhiều hơn:

“Hãy tha thứ thì các con sẽ đƣợc tha thứ. Hãy

cho, các con sẽ đƣợc cho lại; ngƣời ta sẽ lấy đấu

lớn đong đầy, nhận xuống, lắc cho đến khi đầy

tràn, rồi đổ vào vạt áo các con; vì các con lƣờng

cho ngƣời ta mực nào, thì các con sẽ nhận lại

mực ấy.”

* 天罔恢恢,疏而不漏

Cân Đo Đong Đếm

Đường đời cân đếm đo lường,

Hơn thua lớn nhỏ là thường xảy ra,

Cạnh tranh cho kịp người ta,

Nhưng rồi cũng sẽ yếu già mất đi!

Tốt hơn vui thỏa mọi thì,

Ban cho, giúp đỡ, tiếc chi với người,

Yêu thương chăm sóc, rộng rời,

Đến khi hữu sự, phước Trời đến ngay!

Đừng nên so sánh cân hoài,

Sống mà chắt bóp, tháng ngày có vui?

Thời gian bỗng chốc bay rồi,

Hỏi ai còn lại mà ngồi hưởng chi?

Gieo chi gặt nấy chứ gì,

Ban cho có phước, mọi thì thỏa vui,

Chúa cho tất cả sẵn rồi,

Đủ ăn đủ mặc, thật ôi an bình!

Theo gương Đấng Christ hiển vinh,

Không hề tính lợi, tiếc mình điều chi,

Hy sinh chịu chết cũng vì,

Yêu người lầm lạc đã đi sai đường!

Chớ nên đong đếm đo lường,

Nhưng luôn kính Chúa, yêu thương mọi người,

Công bình, duy Đức Chúa Trời,

Đấng hằng cân nhắc lòng người thế gian!

Tiểu Minh Ngọc (– Lu-ca 6:38, - Ga-la-ti 6:7, - Châm-ngôn

16:2, - Công-vụ các Sứ-đồ 20:35b)

Mời đọc 2 bài thơ nhỏ của TMN:

“Các đường lối của người đều là trong sạch theo mắt

mình; song Đức Giê-hô-va cân nhắc cái lòng.” - Châm-

ngôn 16:2

Các đường lối của thế nhân,

Thảy đều trong sạch theo tâm trí mình;

Song Ngài biết rõ sự tình,

Trong lòng họ đã nghĩ xin điều gì!?

“Trái cân và vá cân công bình thuộc về Đức Giê-hô-va;

Các trái cân trong bao là công việc của Ngài.” - Châm-

ngôn 16:11

Trái cân và vá công bình,

Thuộc về Thiên Chúa hiển vinh xét dò;

Ngài làm công việc cân đo,

Mọi điều công chính, là do tay Ngài!

Page 3: Nếp Sống Mới - songdaoonline.com Ha.pdf · không thể lọt. "Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu"*: lƣới trời lồng lộng tuy thƣa mà khó lọt. Hay gì

Hạ 2018 NSM II– 2018 # 3

Thánh Đƣờng toàn hảo

Ngôi thánh đường tôi gặp trong tương lai?

Một nơi mà mọi thứ đều rất đẹp

Tín hữu đi Cửa chật và Đường hẹp

Không một ai lỡ bước lạc loài.

-Mục sư thấy không còn hàng ghế trống

Tinh thần ông cao hứng chẳng suy vi

Các chấp sự phục vụ đều đáng trọng

Không lên mình mà tất cả nhu mì.

Không ai huỡn bán rao lời nói xấu

Không nặng lời chỉ trích, chẳng phàn nàn

Tất cả đều nhẹ nhàng và tử tế

Yêu anh em không bới móc lỗi lầm.

Thánh đường toàn hảo chắc ở nơi xa

Gần hết đời người tôi chưa thấy ra!

Thôi, chúng ta hãy dốc lòng cầu nguyện

Gầy dựng nên cho tốt hội thánh nhà.

Châu Sa phỏng dịch từ Roseville Bulletin

The Perfect Church

I think that I shall never see

A Church that's all it ought to be:

A Church whose members never stray

Beyond the strait and narrow way.

A Church that has no empty pews,

Whose Pastor never has the blues.

A Church whose Deacons always “deak”

And none is proud but all are meek.

Where gossips never peddle lies

Or make complaints or criticize

Where all are always sweet and kind

And all to other's faults are blind

Such perfect churches there may be

But none of them are known to me

But still we'll work, and pray and plan

To make our Church the best we can!

Lời Chúa

Lời Chúa trong lòng con

Như đồng cỏ tươi non

Cho chiên thơ lạc lối

Được sung túc, no tròn.

Lời Chúa là bình minh

Chiếu nắng hồng lung linh

Khiến lòng con tươi thắm

Như muôn hoa đẹp xinh.

Con mê say Lời Chúa

Như chim én say xuân

Và xuân tô cánh én

Đẹp lộng lẫy vô cùng.

Lời Chúa khiến lòng con

Được vui thỏa luôn luôn

Ai có được Lời Chúa

Hơn có cả kiền khôn!

Thái Trịnh

Tuổi Già Xin Chớ Ỷ Y

Xin giới thiệu với Thần Già, đây là ngài

Giáo sƣ; thƣa Giáo sƣ, đây là Thần Già.

Thần Già: Chào Giáo sƣ, tôi hy vọng là

ngài vẫn đƣợc mạnh khỏe. Tôi đã có hân hạnh

đƣợc biết đến ngài từ lâu rồi, nhƣng chắc ngài

không nhận ra tôi. Liệu chúng ta có thể đi dạo

một vòng đƣợc không?

Giáo sƣ.-(hơi khựng lại) Tôi nghĩ

chúng ta có thể nói chuyện một cách yên tịnh

hơn trong phòng làm việc của tôi. Tôi có cảm

tƣởng là hầu nhƣ ngài đều quen bất cứ ngƣời

nào đƣợc giới thiệu, trong khi đó thì ...họ lại

không biết ngài là ai.

Thần Già.- Vâng, tôi có một quy luật là

không ép ai phải nhận ra tôi, cho tới khi tôi đã

biết rõ ngƣời đó đƣợc 5 năm

Giáo sƣ.- Nói nhƣ vậy thì Ngài đã biết

Page 4: Nếp Sống Mới - songdaoonline.com Ha.pdf · không thể lọt. "Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu"*: lƣới trời lồng lộng tuy thƣa mà khó lọt. Hay gì

Hạ 2018 NSM II– 2018 # 4

tôi từ lâu rồi hay sao?

Thần Già.- Dạ đúng vậy. Tôi đã để dấu

ấn của tôi trên ngƣời Giáo sƣ từ lâu, nhƣng tôi e

là không bao giờ giáo sƣ nhận ra, mặc dù Giáo

sƣ vẫn mang nó trên mình.

Giáo sƣ.- Nào tôi có thấy gì đâu.

Thần Già.- Ngay nơi đây, giữa cặp lông

mày của Giáo Sƣ, với ba vết nhăn ngang dọc

mà quan tòa nào cũng công nhận đó là”Dấu

Hiệu Thần Già”. Bây giờ xin hãy để ngón tay

trỏ lên góc trong một bên lông mày, ngón tay

giữa lên góc trong của lông mày bên kia, rồi

dang hai ngón tay ra: làm nhƣ vậy Giáo sƣ đã

sóa bỏ ấn dấu của tôi và trở lại hình dáng thanh

xuân.

Giáo sƣ.- Thƣờng thƣờng khi ngài tới

thăm thì phản ứng của ngƣời ta ra sao?

Thần Già.-“ Không có ai ở nhà” .

Thấy vậy thì tôi bỏ đi sau khi để lại một

tấm thiếp với lời chào. Năm sau tôi trở lại và

cũng đƣợc trả lời đi vắng, tôi cũng để một thiếp

tên. Và liên tục trong dăm năm, có khi mƣời

năm hoặc lâu hơn nữa. Sau chót, khi mà họ

không chịu tiếp, thì tôi đành đạp tung cửa mà

vào.

Cứ nhƣ vậy, chúng tôi nói chuyện với

nhau một lúc lâu.

Sau cùng Thần Già lại gợi ý: nào bây giờ

chúng ta cùng đi bộ ra ngoài vƣờn một lúc.

Ông đƣa cho tôi một cái gậy, cặp kính

lão, chiếc khăn choàng và đôi giày đi lạnh.

– Rất cảm ơn Ngài, nhƣng tôi đâu có

cần những thứ đó.

Tôi với tay lấy một cái áo mỏng sặc sỡ

mặc vào rồi nhanh nhẹn bƣớc ra khỏi phòng

một mình...

Tôi té ngã, bị cảm lạnh, nằm liệt giƣờng

với tấm lƣng đau ê ẩm.

Và với nhiều thì giờ suy gẫm về sự việc

đã xẩy ra.

Oliver W. Holmes (1809- 1894)

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức chuyển ý.

Lắng Nghe

Lắng tai nghe tƣởng dễ, nhƣng khó thực hành.

Chỉ vì chúng ta thiếu kiên nhẫn, chƣa nghe hết

câu chuyện đã vội vàng phản ứng đối đáp.

Châm Ngôn 18:13 cho biết đây là điều không

hay: “Trả lời trƣớc khi nghe, Ấy là sự điên dại

và hổ thẹn cho ai làm vậy.” Ông Gia-cơ thì

khuyên: “ngƣời nào cũng phải mau nghe mà

chậm nói, chậm giận”

Lắng nghe là sự tu dƣỡng tâm tính

Đợi ngƣời khác nói xong là một loại năng lực,

cũng là sự tu dƣỡng tâm tính. Có một cách lắng

nghe gọi là trầm tĩnh. Đó là một bầu không khí

hài hòa, yên lặng và uy nghiêm, không lời

nhƣng cũng rất ấm áp, và đầy sức cuốn hút. Có

một cách lắng nghe là quên mất cả bản thân

mình, yên lặng nghe tiếng tuyết rơi, nghe tiếng

gió luồn qua mái nhà, nghe tiếng chim hót buổi

sớm mai, nghe một giai điệu du dƣơng. Điều

này cũng thể hiện cảnh giới và sự tu dƣỡng của

một ngƣời. Chỉ khi có đƣợc một nội tâm an hòa

mới có thể hiểu đƣợc sự tĩnh lặng của năm

tháng thật tuyệt vời.

Đợi ngƣời khác nói hết cũng là một phẩm chất

của bậc trí huệ, chứ không phải nói thao thao

bất tuyệt mới thể hiện mình là ngƣời có năng

lực.

Trí huệ của cha ông dạy chúng ta về nghệ thuật

lắng nghe

Kỳ thực trí huệ về việc lắng nghe đã đƣợc ông

cha ta gửi gắm trong chữ Nho, loại ký tự đã

từng gắn liền với cuộc sống và sử sách của dân

tộc Việt chúng ta thời xƣa. Chữ “Thính聽” (lắng

nghe) ở dạng chính thể gồm bộ “Nhĩ耳” (tai),

bộ “Vƣơng 王” (vua), chữ “Thập 十” (mƣời),

chữ “Mục目” (mắt), chữ “Nhất一” và chữ

“Tâm 心”. Nếu ghép các bộ này vào nhau

chúng ta sẽ hiểu đƣợc hàm ý mà ông cha ta

muốn gửi gắm. Khi lắng nghe một ai đó, chúng

ta phải khiến ngƣời ấy cảm thấy mình quan

trọng nhƣ một vị vua (chữ Vƣơng), và lắng nghe

bằng đôi tai của mình (bộ Nhĩ). Đồng thời

chúng ta còn phải dồn mọi ánh nhìn và sự chú ý

tới họ (chữ Thập, chữ Mục). Nhƣng nhƣ vậy

vẫn chƣa đủ, điều quan trọng nhất là phải dành

Page 5: Nếp Sống Mới - songdaoonline.com Ha.pdf · không thể lọt. "Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu"*: lƣới trời lồng lộng tuy thƣa mà khó lọt. Hay gì

Hạ 2018 NSM II– 2018 # 5

trọn trái tim để cảm nhận những điều họ nói

(chữ Nhất Tâm). Chỉ có nhƣ vậy chúng ta mới

có thể lắng nghe trọn vẹn những thông điệp mà

họ muốn truyền tải, mới biết cách thấu hiểu và

trân trọng ngƣời khác.

Ngày nay, trong tiếng Hán hiện đại chúng ta

cũng có chữ “Thính听” (lắng nghe) nhƣng lại ở

dạng giản thể. Và điều kỳ lạ là nội hàm của chữ

này lại bị thay đổi hoàn toàn, đi ngƣợc hẳn lại

với những giá trị trong văn hoá chính thống

(vốn đƣợc viết bằng chữ phồn thể/chính thể).

Chữ “Thính听” giản thể gồm bộ “Khẩu口” (cái

miệng) và bộ “Cân斤” (cái rìu). Đại ý là không

phải dùng tai, dùng mắt, hay dùng tâm để lắng

nghe nhƣ văn hóa truyền thống, mà là nghe

bằng miệng, bằng những lời búa rìu sắc nhọn.

Chữ Hán chính thể bị thay thế bằng chữ giản

thể, kéo theo đó là giá trị giáo dục và nhân văn

sâu sắc bị đánh cắp một cách tài tình. Văn vốn

là phƣơng tiện để giáo hoá con ngƣời, khi văn tự

bị biến đổi mất đi nội hàm chân chính của nó,

thay bằng một nội hàm khác hẳn thì đƣơng

nhiên giá trị giáo dục ấy bị thay đổi rồi. Vậy nên

việc cắt lời ngƣời khác, để mau chóng biểu đạt

suy nghĩ của mình, mới trở thành một thói quen

quá phổ biến nhƣ bây giờ.

Thay vì lắng nghe bằng cái Tâm, bằng cảm

nhận từ trái tim nhƣ ngƣời xƣa nhắn nhủ, thì con

ngƣời ngày nay thƣờng xuyên ngắt lời, chỉ

muốn nói mà không đủ kiên nhẫn để lắng nghe,

có nghe cũng là với tâm thái tranh đấu phản

biện. Nội hàm của chữ giản thể mới dẫn đến

một các biểu hiện văn hoá trở nên phố biến nhƣ:

„chƣa nói xong đã cãi xong‟, „cƣớp diễn đàn‟,

„đốp lại‟, „bật tanh tách‟… Lời nói thay vì là

phƣơng tiện của sự thấu hiểu, thì nay là phƣơng

tiện để tranh đấu.

“Đợi ngƣời khác nói xong”, điều tƣởng chừng

vô cùng đơn giản, sao giờ đây lại khó khăn đến

vậy? Đó là hệ lụy của lối sống chỉ biết nghĩ đến

lợi ích của riêng mình, chỉ quen tranh giành để

bản thân luôn là vị trí số 1 trong mắt ngƣời

khác. Lắng nghe với thái độ khiêm nhƣờng cầu

thị trở thành thứ gì đó xa xỉ khó hình dung trong

văn hoá ngƣời hiện đại. Bằng cách đó nét đẹp

của văn hóa tu dƣỡng truyền thống ngày một bị

lãng quên.

Ngƣời ta không ngừng than thở về chuyện xã

hội thiếu vắng niềm tin, tình yêu thƣơng, lòng

nhân ái. Thực ra nếu chúng ta có thể quay trở về

với những giá trị đạo lý truyền thống, biết „đợi

ngƣời khác nói xong‟, biết nghe bằng sự tập

trung của đôi mắt, sự chân thành của trái tim

nhƣ chữ „Thính‟ mà ông cha ta để lại nhƣ một

bài học uyên bác, thì hẳn rằng, chúng ta có thể

thấu hiểu nhau nhiều hơn, và xã hội không thể

thiếu vắng đi tình yêu thƣơng và lòng nhân ái.

Nhã Văn

Hễ Được Là Được

“Sống một kiếp người, bình an là được

2 bánh 4 bánh, đi được là được

Tiền ít tiền nhiều, đủ ăn là được.

Người xấu người đẹp, dễ coi là được.

Người già người trẻ, miễn khỏe là được

Nhà giàu nhà nghèo, hòa thuận là được.

Ông xã về trễ, miễn về là được.

Bà xã càu nhàu, thương mình là được.

Con ngoan con quấy, biết nghe là được.

An lành bệnh tật, miễn lớn là được.

Tiến sỹ cũng được, bán rau cũng được.

Sau khi trưởng thành, sống được là được.

Nhà to nhà bé, ở được là được

Hàng hiệu hay không, mặc được là được.

Tất cả phiền não, biết buông là được

Bảo thủ cố chấp, biết quên là được.

Không phải có tiền muốn gì cũng được

Tâm tốt, việc tốt, số mệnh đổi được

Ai đúng ai sai, Chúa biết là được

Người lạ người quen, yêu thương là được.

Thiên địa vạn vật, gặp nhau là được

Có rất nhiều việc, nhìn xa sẽ được

Nói nhiều như vậy, hiểu được là được

Vẫn còn chưa hiểu, xem lại là được.”

(ST)

Phương Diệp chuyển

Page 6: Nếp Sống Mới - songdaoonline.com Ha.pdf · không thể lọt. "Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu"*: lƣới trời lồng lộng tuy thƣa mà khó lọt. Hay gì

Hạ 2018 NSM II– 2018 # 6

Cám Ơn

Ngƣời ta thƣờng nói lời cám ơn khi ai đó giúp

đỡ mình. Đây là phép lịch sự tối thiểu mà cha

mẹ dạy bạn từ khi còn nhỏ. Thế nhƣng, trong

một vài tình huống khác bạn vẫn có thể sử dụng

cụm từ “cảm ơn”. Thủ thuật này chẳng những

giúp cho cuộc đối thoại bớt trở nên nhàm chán

mà còn khiến cho bạn trở nên thân thiện hơn

trong mắt ngƣời đối diện.

Dƣới đây là một số trƣờng hợp mà James Clear

– Tác giả cuốn sách Transform Your Habits

(Thay đổi thói quen của bạn) gợi ý cho tất cả

chúng ta.

Cảm ơn khi ai đó khen bạn

Hãy tƣởng tƣợng bạn đến một buổi tiệc nhẹ, và

có ai đó khen rằng chiếc áo của bạn thật đẹp.

Thông thƣờng, chúng ta sẽ khiêm tốn phủ định

nó: “Ôi cái áo này tôi mua lâu rồi” hoặc “thế à,

thế mà tôi thấy nó không hợp với mình lắm!”.

Mọi ngƣời thƣờng nghĩ rằng cách đáp lễ này

thật lịch sự và khiêm tốn, thế nhƣng việc phủ

định ý kiến của ngƣời đối diện xem ra lại khiến

cho họ cảm thấy có phần gƣợng gạo. Vì vậy,

cách tốt nhất để đáp lại lời tán dƣơng trên là hãy

nói: “Cảm ơn bạn, mình cũng thích cái áo này

lắm”.

Cảm ơn khi bạn đến muộn

Không phải lúc nào bạn cũng có thể đến cuộc

hẹn đúng giờ. Tuy nhiên, chỉ nói một câu “Xin

lỗi” và nói về lý do đến muộn chắc chắn sẽ

không thể khiến mọi ngƣời cảm thấy hài lòng vì

đã phải chờ đợi bạn. Thay vào đó, hãy thể hiện

sự biết ơn với họ vì đã dành thời gian cho mình,

hãy nói “Cảm ơn vì đã kiên nhẫn chờ tôi”.

Cảm ơn khi bạn an ủi ai đó

Nghe có vẻ nực cƣời, nhƣng thực ra điều này rất

dễ hiểu. Việc an ủi một ai đó trong lúc họ đang

đau buồn là việc rất khó khăn, nhiều khi ta

không biết phải nói gì để biểu thị sự đồng cảm

và để họ không hiểu lầm rằng đây là một kiểu

an ủi khách sáo. Cho nên, thay vì cố gắng đem

đến cho họ những thông điệp tích cực và cảm

thông nhƣ: “Chú cún của bạn bị mất ƣ, không

sao rồi nó sẽ quay trở về thôi”, tốt nhất, bạn nên

nói, “Cảm ơn vì đã kể cho mình nghe câu

chuyện về chú cún của bạn. Đây chắc hẳn là

một khoảng thời gian khó khăn, gọi cho mình

bất cứ lúc nào nếu cậu cảm thấy cô đơn nhé”.

Cảm ơn khi bạn nhận đƣợc lời khuyên chân

thành

“Sự thật mất lòng”, đôi khi những lời góp ý

chân thành lại nghe khó lọt tai, đặc biệt là khi

chúng đụng chạm đến lòng tự tôn của chúng ta.

Vì vậy, mọi ngƣời thƣờng có xu hƣớng phủ

nhận những lời góp ý, thậm chí là tấn công

ngƣợc lại ngƣời nói. Tuy nhiên, cách làm này

thực sự rất tệ, cho dù lời nhận xét đó có đúng

hay sai, trƣớc hết hãy nói 2 từ “Cảm ơn” để bày

tỏ sự tôn trọng của mình tới ngƣời đối diện. Ví

dụ: Khi Sếp góp ý về năng suất làm việc của

bạn trong tuần vừa qua đã giảm xuống, thay vì

giải thích và đổ lỗi, trƣớc hết hãy nói: “Cảm ơn

anh đã góp ý cho em” rồi sau đó mới đề cập đến

những khó khăn mà mình đang gặp phải.

Cảm ơn cả những lời chỉ trích không có tính

xây dựng

Luôn có những ngƣời thích chỉ trích ngƣời khác,

họ đƣa ra những lời chê bai không có tính xây

dựng và dễ làm chúng ta nổi nóng. Tuy nhiên,

hãy giữ cho mình một đầu óc sáng suốt. Lão Tử

từng nói: “Trên thế gian không có thứ gì yếu

mềm nhƣ nƣớc, nhƣng lại không có thứ mạnh

mẽ nào có thể thắng đƣợc”. Vì vậy, đừng cố

gắng cãi nhau tay đôi với những ngƣời chỉ trích,

hậu quả mang tới chỉ là sự ganh ghét và hằn thù

mà thôi.

Thay vào đó, hãy lịch sử nói với họ rằng “Cám

ơn”. Ví dụ nhƣ bạn vừa mới vẽ xong một bức

tranh rất đẹp. Bạn muốn chia sẻ nó lên mạng xã

hội để khoe với bạn bè về tác phẩm mới này.

Thế nhƣng, có ngƣời bình luận rằng bức vẽ thật

xấu xí, cứ nhƣ thể là do một đứa trẻ tạo ra vậy.

Hãy vui vẻ trả lời họ rằng: “Cám ơn đã cho tôi

lời khuyên, kỹ năng của tôi còn chƣa tốt, tôi còn

cần học hỏi thêm nhiều điều”.

Cảm ơn những lời khuyên không có giá trị

Có những ngƣời thích đƣa ra lời khuyên kiểu

“Đẽo cày giữa đƣờng”, nó không có ý chỉ trích

nhƣng về cơ bản chỉ là một lời khuyên bâng quơ

để thể hiện sự hiểu biết của họ, dù họ không biết

Page 7: Nếp Sống Mới - songdaoonline.com Ha.pdf · không thể lọt. "Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu"*: lƣới trời lồng lộng tuy thƣa mà khó lọt. Hay gì

Hạ 2018 NSM II– 2018 # 7

tình huống bạn gặp phải đang khó khăn nhƣ thế

nào. Vậy thì thay vì đáp trả bằng lời thách thức

kiểu nhƣ: “Cậu mà giỏi thế thì cậu làm thử cho

tôi xem!”, hãy cứ trả lời một cách thiện ý: “Cảm

ơn lời khuyên nhé”, rồi quay lại làm tiếp công

việc của bạn.

Khi bạn không chắc có nên nói lời cảm ơn

hay không

Với những trƣờng hợp này, hãy cứ nói cám ơn.

Lời nói chẳng mất tiền mua, huống hồ là một lời

nói chân thành.

Bạn đừng suy nghĩ rằng nói lời cảm ơn chỉ là

một hành động nhằm đáp lại một cách xã giao

khi mang ơn ngƣời khác. Thực ra, nó có nhiều

quyền năng hơn thế, khi lời cảm ơn thoát ra từ

miệng của bạn, cũng chính là bạn đang gửi đến

ngƣời đối diện sự tôn trọng, sự đồng cảm. Và

hơn thế nữa nó còn mang về cho chính bạn sự tự

trọng và nhân cách.

Nguyên Trực

Cha mẹ nào con cái nấy: Ảnh

hƣởng tâm lý trong Giáo Dục

Ca dao Việt Nam có câu: “Cha mẹ hiền lành để

đức cho con”. Đối với những phụ huynh lơ là

trong vấn đề gƣơng sáng và giáo dục con cái,

tiền nhân nhắc nhở họ: “Đời cha ăn mặn, đời

con khát nƣớc”, hoặc “Cha nào con nấy”.

Sau đây là một vài tiêu chuẩn kinh nghiệm

thông thƣờng về giáo dục, về những tích cực và

tiêu cực mà cha mẹ có thể để lại cho con cái

mình. Đây không phải là những khảo cứu về

tâm lý, tâm lý giáo dục, nhƣng chỉ là hội tụ

những kinh nghiệm từ nhiều ngƣời, và nhiều

đời. Tuy nhiên, đây cũng chính là những kinh

nghiệm rất quí báu, những kinh nghiệm có thể

giúp cho cha mẹ, phụ huynh trong lãnh vực giáo

dục, huấn luyện con cái.

Những ảnh hƣởng tiêu cực:

Cha mẹ CẨU THẢ = Con cái BỪA BÃI

Cha mẹ NÓI NHIỀU = Con cái KHINH

THƢỜNG

Cha mẹ hay KÊU CA = Con cái hay PHÀN

NÀN

Cha mẹ HAM CHƠI = Con cái SỐNG HƢỞNG

THỤ

Cha mẹ LA LỐI = Con cái CÃI LẠI

Cha mẹ hay CHÊ BAI = Con cái thích PHÊ

BÌNH

Cha mẹ BỐC ĐỒNG = Con cái NÓNG NẢY

Cha mẹ ĐÕI HỎI = Con cái KHÓ CHỊU

Cha mẹ hay CAN THIỆP = Con cái BỎ MẶC

Cha mẹ ẢO TƢỞNG = Con cái NGỘ NHẬN

Cha mẹ ÁP ĐẶT = Con cái PHẢN ĐỐI

Những ảnh hƣởng tích cực:

Cha mẹ TÍCH CỰC = Con cái TỰ TIN

Cha mẹ ĐIỀM ĐẠM = Con cái LẮNG NGHE

Cha mẹ LỊCH SỰ = Con cái LỄ PHÉP

Cha mẹ RỘNG LƢỢNG = Con cái QUẢNG

ĐẠI

Cha mẹ có LẬP TRƢỜNG = Con cái biết TỰ

LẬP

Cha mẹ KIÊN NHẪN = Con cái PHẤN ĐẤU

Cha mẹ NGUYÊN TẮC = Con cái KỶ LUẬT

Cha mẹ CỞI MỞ = Con cái THÂN THIỆN

Cha mẹ KHIÊM TỐN = Con cái NHÖN

NHƢỜNG

Cha mẹ THÔNG THÁI = Con cái THÔNG

MINH

Nguồn: Langmaster (Phƣơng Diệp chuyển)

Chuyện Vui (từ Internet)

GIẦU QUÁ

Nhà giàu than vãn:

Một lão nhà giàu vừa buôn bán vừa cho vay

nặng lãi, bóp nặn từng xu, nhƣng lại cứ làm ra

vẻ ta đây không thích giàu sang. Một hôm lão

ngồi than thở với bạn:

- Nhiều của cũng chẳng làm gì! Của càng nhiều

càng khổ thân mà thôi.

Ngƣời bạn mới bảo:

- Tôi chỉ thấy thiên hạ có của, ít thì mong đựơc

nhiều, nhiều lại mong nhiều hơn, chứ chƣa thấy

ai phàn nàn nhƣ ông bao giờ! Hay là nếu ông

thấy khổ quá thì chia bớt cho tôi?

Lão vội từ chối:

- Ấy chết! Đâu dám! Tôi có của đã lấy làm khổ

rồi, đâu dám làm khổ lây đến ông!

Page 8: Nếp Sống Mới - songdaoonline.com Ha.pdf · không thể lọt. "Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu"*: lƣới trời lồng lộng tuy thƣa mà khó lọt. Hay gì

Hạ 2018 NSM II– 2018 # 8

CHẾT LÀ SƢỚNG

Có một ông lão bệnh nặng sắp chết nhƣng ông

rất sợ. Một ngƣời bạn tới thăm, ông liền than

thở:

- Tôi chắc chết mất. Không biết chết có sƣớng

không?

- Dĩ nhiên là sƣớng rồi.

- Sao ông biết?

- Nếu sau khi chết mà không sƣớng, ngƣời chết

sẽ trốn về cả chứ. Đàng này chẳng thấy một

ngƣời chết nào về cả, đủ biết chết là sƣớng rồi!

Tri ân

Xin cảm tạ quý vị có hảo tâm, giúp NSM thêm

phƣơng tiện gửi tặng món quà tinh thần này tới các

đồng hƣơng trong và ngoài nƣớc:

Ô. Ẩn Danh, Jacksonville, FL $20

ÔB Bùi Duy Đoài, Oklahoma, OK $50

ÔB BS Cao Tấn Phƣơng, Jacksonville, FL $25

Bà Đào L. Ánh Tuyết, San Jose, CA $50

Bà Donovan Kim, Palm Coast, FL $50

ÔB MS Đoàn H. Qui, Douglasville, GA $20

Bà Lâm Ngọc Mai, Winnipeg, Canada $100

ÔB Lê V. Hồng Bích, Jacksonville, FL $50

ÔB Lê Nhƣ Thành, Jacksonville, FL $20

Cô Hoàng Lise, Ontario, Canada $100

ÔB Huỳnh Anh & P. Lan, St Pete, FL $50

ÔB Huỳnh Q. Khải, Lawrenceville, GA $30

Cô Huỳnh Quế Phƣơng, Leola, PA $120

Ông Huỳnh H. Tài, Worcester, MA $30

Bà Mạch Phƣớc Hƣng, Ocoee, FL $40

ÔB BS Nguyễn Tiến Cảnh, Flemmings Isl, FL $50

ÔB BS Nguyễn Ý Đức, Arlington, TX $100

Bà Nguyễn Kym Mai, Santa Ana, CA $100

Ông Nguyễn Văn Ngọ, Honolulu, HI $40

ÔB Nguyễn Thành Nhẫn, Harvey, LA $50

ÔB BS Nguyễn Trọng Tín, Jacksonville, FL $50

ÔB Nguyễn Năng Tựu, Fairfax, VA $20

Bà Nguyễn H. Vân-Phi, San Jose, CA $100

Cô Nguyễn Hoa-Viên, Lafayette, LA $100

ÔB Phan H. Lợi, Gilbert, AZ $20

ÔB Trần T. Martin, San Antonio, TX $30

Bà Trịnh T. Trang, F. Valley, CA $20

ÔB MS Võ Xuân Sinh, Lakewood, CA $30

Bà Vũ Văn Ngân, York, PA $30

Nếp Sống Mới do một số ngƣời cùng chí hƣớng

thực hiện và phát hành mỗi năm 4 lần, nhằm mục

đích: Gây dựng một nếp sống lành mạnh, cân bằng,

tích cực, tƣơi trẻ, lạc quan và hƣớng thƣợng cho

ngƣời cao niên. Số tới Thu 2018 sẽ in ra vào giữa

tháng 7, năm 2018.

Các bạn có thể đọc NSM trên vietchristian.com,

vanhoaniemtin.com, songdaoonline.com,

facebook hiep chau…

Quý vị nào muốn nhận báo biếu này, hay góp ý

kiến xây dựng, hoặc góp phần ủng hộ, xin liên lạc về

tòa soạn. Email: [email protected]

Chi phiếu xin đề tên người nhận : Hiep Chau

Trong số này:

Cân Đo Đong Đếm tr. 1-2

Cân Đo Đong Đếm (thơ TMN) tr. 2

Thánh Đƣờng toàn hảo (The P. Church)tr. 3

Lời Chúa (thơ Thái Trịnh) tr. 3

Tuổi Già Xin Chớ Ỷ Y (BS NYD) tr. 3-4

Lắng Nghe tr. 4-5

Hễ Đƣợc Là Đƣợc tr. 5

Cám Ơn tr. 6-7

Cha mẹ nào con cái nấy tr. 7

Chuyện Vui tr. 7-8

Nếp Sống Mới

10006 Logan Falls Ct

Jacksonville, FL 32222-1898