195

niemphat-thichgiacqua

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 1/195

Page 2: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 2/195

Page 3: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 3/195

MỤC LỤC

Mục lục .......................................................................Đôi lời về quyển Tuyển Chọn: ....................................

Pháp Niệm Phật: ........................................................ 1Lời Tựa: ..................................................................... 3Chương I: Hai Môn (Nhị môn) ................................ 25

Chương II: Hai Hạnh (Nhị hạnh) ............................. 37Chương III: Bổn Nguyện ......................................... 52

Chương IV: Ba Bậc (Tam bối) ................................. 70

Chương V: Lợi Ích ................................................... 81Chương VI: Đặc Cách Lưu Lại ................................ 86

Chương VII: Thâu Nhiếp ......................................... 93Chương VIII: Ba Tâm (Tam tâm) ............................ 98Chương IX: Bốn Tu (Tứ tu) ................................... 124

Chương X: Hóa Thân và Tán Thán ........................ 131

Chương XI: Tán Thán Niệm Phật ..........................134

Chương XII: Phú Chúc Niệm Phật ........................ 144Chương XIII: Nhiều Căn Lành .............................. 162Chương XIV: Chư Phật Chứng Thật ...................... 165

Chương XV: Hộ Niệm ........................................... 171

Chương XVI: Tha Thiết Phú Chúc ........................175

Page 4: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 4/195

4 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Page 5: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 5/195

 ĐÔI LỜI VỀ QUYỂN TUYỆN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT 5

ĐÔI LỜI VỀ QUYỂNTUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Quyển Tuyển Chọn: Pháp Niệm Phật 1  mà quý vị đang cầm trên tay

là tác phẩm quan trọng nhất của Thượng nhân Pháp

 Nhiên nói riêng và tông Tịnh Độ nói chung, do Pháp sư

Huệ Tịnh biên đính. Thượng nhân là vị sơ Tổ khai sáng

tông Tịnh Độ Phật giáo Nhật Bản vào thế kỷ XII TL.Ý nghĩa tên sách đã hàm ẩn nội dung của tác phẩm.

Đại để, tác phẩm giới thiệu con đường tu tập nương vào

tha lực duy nhất trong Phật giáo, hành giả cần phải tin

tưởng tuyệt đối vào Bổn nguyện của đức Phật A-di-đà,

và thuần nhất tinh chuyên xưng niệm danh của đứcPhật, ngoài ra không tu thêm bất cứ một pháp nào

nữa, mới khế hợp Bổn nguyện của Đức Phật, thực

1. Nguyên văn Hán-Việt: Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập, nói gọn: Tuyển Trạch Tập. Dịch rõ nghĩa : Tuyển chọn : Pháp Niệm

 Phật Đúng Bổn Nguyện Phật A-di-đà.

Page 6: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 6/195

6 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

hiện được như thế thì chắc chắn được vãng sanh

thế giới Cực Lạc, thoát ly sanh tử, chứng Bất thối

chuyển. Đây là con đường tất yếu ra khỏi sanh tửtrong thời đại hiện nay cho những ai muốn thoát ly đau

khổ triền miên của ba cõi.

Để xác minh pháp tu thuần nhất chủ yếu này,

Thượng nhân đã căn cứ vào một số Kinh, Luận căn

 bản của tông Tịnh Độ, đó là kinh Vô Lượng Thọ,kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh A-di-đà; một số tác

 phẩm của Đại sư Thiện Đạo như Quán Kinh Sớ,

Quán Niệm Pháp Môn, Vãng Sanh Lễ Tán, và  An

 Lạc Tập của Đại sư Đạo Xước v.v… Với những tài

liệu này, Thượng nhân đã hệ thống để phô diễn quaXVI chương, đại để trong nội dung ấy gồm các điểm

chính sau:

- Thánh Đạo môn và Tịnh Độ môn: Toàn bộ giáo

lý Phật giáo, Thượng nhân đã quy kết thành hai hệ,

đó là Thánh Đạo môn và Tịnh Độ môn. Giáo lý chủ

yếu của tông Tịnh Độ có ba Kinh, một Luận (kinh Vô

 Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh A-di-đà và

luận Vãng Sanh); giáo lý của Thánh Đạo môn bao gồm

tất cả Kinh-Luật-Luận còn lại. Tiếp đến, Thượng nhân

Page 7: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 7/195

 ĐÔI LỜI VỀ QUYỂN TUYỆN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT 7

xác định, thời Mạt pháp bây giờ tu theo giáo nghĩa của

Thánh Đạo môn thì rất khó đạt được giải thoát sanh

tử ( Nan hành đạo); vì thế, hành giả cần buông bỏ các pháp khó tu ấy trở về tu theo Tịnh Độ môn, đây là pháp

tu giản lược mà kết quả nhất định ra khỏi tử sanh ( Dị

hành đạo).

- Chánh hạnh và Tạp hạnh: Tiếp tục tuyển chọn,

Thượng nhân quy kết Tịnh Độ môn thuộc Chánh hạnh,Thánh Đạo môn thuộc Tạp hạnh, rồi xác định các pháp

tu tập thuộc Tạp hạnh không phải giáo nghĩa của tông

Tịnh Độ, và kết quả không bảo đảm được vãng sanh

Cực Lạc; thế nên, hành giả cần từ bỏ Tạp hạnh, nhất

hướng tu tập theo Chánh hạnh. Nội dung Chánh hạnh lại có hai loại, đó là Chánh định nghiệp và Trợ nghiệp.

Chánh định nghiệp là chỉ thuần nhất trì niệm danh

hiệu đức Phật A-di-đà; về Trợ nghiệp là tu bốn pháp:

một là tụng đọc ba Kinh, một Luận căn bản của Tịnh

Độ; hai là quán sát Chánh báo, Y báo của cõi Cực

Lạc; ba là chỉ lễ bái đức Phật A-di-đà; bốn là chỉ tán

thán, cúng dường đức Phật A-di-đà. Vẫn tuyển chọn

tiếp, Thượng nhân trích dẫn các chứng cứ đưa đến

xác định Trợ nghiệp không phải là Bổn nguyện của

Page 8: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 8/195

8 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

đức Phật A-di-đà; thế nên, cần từ bỏ Trợ nghiệp, chỉ

thuần nhất xưng niệm danh hiệu đức Phật gọi là Chánh

định nghiệp, có như vậy mới đích thực tương ứng vớiBổn nguyện của Ngài.

Khi thuần nhất tu pháp Niệm Phật (Chánh định

nghiệp) tức hành giả đang thực hiện để thành tựu Ba

 pháp căn bản, đó là Tín (đức tin), Nguyện (thệ nguyện),

 Hạnh (sự niệm Phật) nhằm đón nhận kết quả vãng sanhtheo sở nguyện khi thọ mạng chấm dứt. Thực hiện Tín-

 Nguyện-Hạnh cũng chính là thực hiện Ba tâm (tâm Chí 

thành, tâm Thâm tín, tâm Hồi hướng phát nguyện), và

Bốn tu (tu Cung kính, tu Vô dư, tu Vô gián, tu Trường 

thời). Qua đấy, dù chỉ tu pháp Niệm Phật, nhưng phápnày vốn dung nhiếp hết thảy pháp tu của Thánh Đạo

môn hay hết thảy pháp tu của Phật giáo; vì rằng, A-di-

đà là bản thể của chư Phật, là thực thể của Chánh pháp;

chính thế, đức Thích Tôn mới phú chúc cho Tôn giả

Xá-lợi-phất và Tôn giả A-nan bảo trì và phổ biến danh

hiệu  A-di-đà cho hậu thế, Ngài còn đặc biệt lưu lại

danh hiệu này 100 năm sau thời Mạt pháp, để độ thoát

những người có duyên sau cùng, ra khỏi thế giới năm

thứ ô trược, đầy dẫy mười điều ác dữ. Tóm lại, bất cứ

Page 9: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 9/195

 ĐÔI LỜI VỀ QUYỂN TUYỆN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT 9

hành giả nào thuần nhất niệm Phật A-di-đà, thì những

hành giả ấy đã chọn pháp tu đúng Bổn nguyện đức Phật

A-di-đà, đồng thời là người có nhiều thiện căn và luônđược hào quang của Ngài chiếu soi không gián đoạn,

đến khi lâm chung sẽ được đức Phật A-di-đà, Bồ-tát

Quán Âm, Thế Chí thân lâm tiếp dẫn về Cực Lạc. Nói

cách khác, những hành giả này nhất định được vãng

sanh, do vì đã được:l Đức Phật Thích-ca xác minh,

l Đức Phật A-di-đà xác minh,

l Mười phương chư Phật xác minh,

l Đại sư Thiện Đạo xác minh,

l Nhân quả xác minh.Với các điểm chính của nội dung vừa trình bày, đã

được mười sáu chương của tác phẩm khai triển phong

 phú trong một cấu trúc nhất quán chặt chẽ, làm nổi bật

giá trị và bản chất của pháp tu xưng niệm sáu chữ Nam

mô A-di-đà Phật của tông Tịnh Độ là thiết thực hiện

tại và cao thâm. Tuy vậy, ở một góc độ khác, trong tác

 phẩm xem ra cũng có nhiều chương tác giả đi vào chi

tiết quá xa, có thể gây khó khăn cho độc giả; dù thế,

người dịch vẫn giữ nguyên không dám tự ý thêm bớt.

Page 10: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 10/195

10 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Tựu trung, với tâm Đại Từ bi thương tưởng nhân

loại sanh vào thời Mạt pháp, chư Phật chư Tổ đã phân

tích và xác định rằng, trong thời hiện tại chỉ duy nhất pháp tu Niệm Phật mới có thể giúp con người thoát

khỏi sanh tử, ngoài ra không có một pháp tu nào khác.

Tác phẩm mang sứ mệnh cao thượng, sâu xa và thiết

thực như thế; do diệu dụng pháp bảo là vậy bút giả trân

trọng giới thiệu đến quý độc giả và hành giả Tịnh Độ,cầu chúc hết thảy quý vị sớm đạt kết quả viễn ly sanh

tử, hội nhập thế giới Cực Lạc trời Tây.

Sau cùng, trong việc dịch thuật một tác phẩm quan

trọng như tập sách này, chắc hẳn có nhiều sai lầm, rất

mong chư vị Thiện tri thức hoan hỷ tha thứ và chỉ giáo,nhằm bổ túc lần tái bản được hoàn thiện hơn.

Chùa Hồng Đức – Mùa Phật Đản 2556

TK. Thích Giác Quả

Kính ghi.

 

Page 11: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 11/195

LỜI TỰA 11

LỜI TỰA

Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập nói gọn

là Tuyển Trạch Tập, là nội dung được chắt lọc trongquyển thứ 83 của  Đại Chánh Đại Tạng Kinh, tác

giả là một vị Cao Tăng cách đây đã 800 năm, đấy

là Thượng nhân Pháp Nhiên2 - Vị Tổ khai sáng tông

Tịnh Độ Nhật Bản.

Phật giáo Nhật Bản kể từ thời Thượng nhân Pháp

 Nhiên trở về trước, dù đã có các tông phái Tiểu thừa,

Đại thừa, nhưng vẫn chưa có tông Tịnh Độ, do vậy mà

chẳng có giáo đồ Tịnh Độ; đồng thời, cũng vì thế mà

chẳng có kinh điển cụ thể nào xác lập về Chánh báo,

Y báo của cõi Tịnh độ, cũng như giáo tướng chính xác

để lý luận xây dựng ngôi nhà Tịnh Độ; do vậy, chẳng

 biết đạo lý nội dung vãng sanh như thế nào để tu tập.

2. Tượng nhân Pháp Nhiên sinh năm 1133, tịch năm 1212.

Page 12: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 12/195

12 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Tuy nhiên, bấy giờ những hành giả cầu nguyện vãng

sanh về Tịnh độ phương Tây không phải là ít, nhưng

tất cả đều nương dựa vào giáo nghĩa của các tông pháivà là môn hạ của các tông phái ấy, các hành giả này tu

tập đan xen nhiều pháp, nhiều giáo nghĩa khác nhau,

được gọi là  Ngụ tông  (Tông nương nhờ); đồng thời,

mỗi tông phái dựa vào giáo lý của mình để xác lập một

cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà mỗi sai khác, do đâymà sự lý - giải về Chánh báo, Y báo cõi Tịnh độ và

 pháp tu chủ yếu để vãng sanh tùy thuộc vào giáo nghĩa

của các tông đó.

 Như tông Thiên Thai thành lập bốn cõi Tịnh độ

và xác định cõi Tịnh độ Cực Lạc đã có hạng phàm phuvãng sanh, thì cõi ấy rất thấp kém, nên gọi là Tịnh độ

Thánh Phàm đồng cư trú (Thánh Phàm đồng cư độ).

Hay như tông Pháp Tướng xác định cõi Tịnh độ của

đức Phật A-di-đà rất cao diệu, nhưng cho rằng hàng

 phàm phu không thể vãng sanh. Những hiểu biết trên

là sai lầm, không đúng với tâm nguyện của đức Phật

A-di-đà, Đại sư Thiện Đạo gọi những nhận biết này là:

“Tự mình sai lầm và truyền sai lầm đến người khác, tai

hại không phải là nhỏ”.

Page 13: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 13/195

LỜI TỰA 13

Thượng nhân Pháp Nhiên chứng kiến thực trạngấy, nên kiên quyết thành lập một tông Tịnh Độ độc lập

với các tông đã hiện hữu, bằng cách chọn lọc và viếtquyển Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập này, làQuyển Kinh căn bản để xây dựng giáo nghĩa, thành lậptông phái; chủ đích của Kinh chính là xiển dương Bổnnguyện của đức Phật A-di-đà, nội dung của Kinh chính

là thâu tóm toàn bộ pháp môn tu tập để hình thành một pháp tu chủ yếu chắc chắn được vãng sanh. Đại sưThân Loan3 cúi đầu kính ngưỡng quyển Kinh này vàtán thán: “Lý-nghĩa niệm Phật uyên áo của tông Tịnh Độ đã được thâu tóm ở quyển này, người nào đọc được

thì rất dễ hiểu, thật là đường lối tu tập hy hữu tối thắng,là Kinh điển quý báu thậm thâm Vô thượng.” Thế nên,hành giả nào muốn tu học pháp môn Tịnh Độ thì xinhãy đem tâm niệm trong sáng và tế nhị đọc quyển sáchnày, thực tế hơn nữa là phải cứu xét tận cùng nghĩa-lý

đến tận cội nguồn. Nếu chỉ đọc vài ba lần thì khó lãnhhội được tôn chỉ sâu kín của Kinh, do vậy cần được đọcnhiều lần thì chắc chắn phát khởi tín tâm sâu xa hơn.

Trong sách này, đa phần là trích dẫn những đoạn

3. Đại sư Tân Loan (1173-1262): Đệ tử của Tượng nhân Pháp Nhiên.

Page 14: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 14/195

14 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

văn giải thích Quán Kinh của Đại sư Thiện Đạo. Đại sư

Thiện Đạo chính là đức Phật A-di-đà hóa thân, Ngài đã

trước tác năm bộ4 gồm chín quyển, nghĩa-lý rất phong phú, người mới học đạo thật khó nhận hiểu được. Quyển

Tuyển Trạch Tập này đã thâu tóm những tư tưởng chủ

yếu mà Đại sư Thiện Đạo đã diễn đạt trong năm bộ

chín quyển ấy; nói cách khác, những điểm cốt tủy của

năm bộ chín quyển đã được quy kết tại Tuyển TrạchTập này; nếu đọc Tuyển Trạch Tập một cách tinh tế thì

sẽ nhận ra tôn chỉ của năm bộ chín quyển rất rõ ràng,

như nhìn vào chỗ có ánh sáng chiếu soi.

Từ xưa đến nay, những người đặc biệt tất nhiên

sẽ có những hành hoạt phi thường. Thượng nhân Pháp Nhiên chính là Bồ-tát Đại Thế Chí hóa thân, nên lúc tại

thế cũng như sau khi thị tịch có nhiều điềm lành linh

thiêng kỳ lạ xuất hiện; nơi đây, trước khi trình bày nội

dung của Tuyển Trạch Tập, xin được điểm qua một số

sự kiện linh ứng ấy để tăng thêm niềm tin.

Thân phụ của Thượng nhân Pháp Nhiên tên là Tất

Gián Thời Quốc, ông phụng mạng triều đình đảm nhận

4. Năm bộ: Đó là Quán Kinh Sớ, Vãng Sanh Lễ án, Pháp Sự án,

Quán Niệm Pháp Môn và Bát Chu án.

Page 15: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 15/195

LỜI TỰA 15

quản lý một bộ lạc; mẹ là Thái thị. Ông bà thường than

thở đã trên bốn mươi mà chưa có con để nối dõi tông

đường; do thế, ông bà phát nguyện ăn chay, tắm rửasạch sẽ rồi đến một ngôi chùa gần nhà, tụng kinh niệm

Phật bảy ngày đêm không biết mệt mỏi để cầu tự, đến

đêm thứ bảy, trong khi nửa thức nửa ngủ, bà thấy một

lão Tăng trao cho một con dao cạo đầu người xuất gia,

 bảo bà hãy nuốt đi, từ đó bà mang thai. Ông Thời Quốcđoán rằng, sẽ sanh con trai và lớn lên sẽ xuất gia trở 

thành một bậc Tôn sư danh tiếng. Từ khi mang thai trở 

đi, bà Thái thị phát tâm ăn trường trai, quy y thâm tín

Tam bảo, luôn hướng về điều thiện, thân tâm thường

an lạc, hoan hỷ. Khi đản sanh Ngài, có hai lá phướn từkhông trung bay xuống quấn vào cây Lương5 ở trước

sân nhà, và tiếng linh lảnh lót reo lên, lại có hai luồng

ánh sáng chiếu soi rực rỡ, do thế nên cây này được gọi

là cây Lương hai phướn.

Đầu Thượng nhân vuông vắn có góc, mắt trong

trẻo có hai tròng màu vàng, luôn phát ra ánh sáng. Khi

còn nhỏ thường hướng về phương Tây cung kính đảnh

5. Cây Lương: Một loài cây cảnh xưa của Nhật Bản thuộc họ ùng,

Bách; còn có tên là ùng Dương, Đăng Đài Tọ hay Vô Hoạn ử.

Page 16: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 16/195

16 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

lễ, lại tự xưng là Thế Chí ; vì thế, song thân Ngài mới

đặt tên là Thế Chí Hoàng ; về kiến thức, từ nhỏ đến bốn,

năm tuổi thì tương tự như các trẻ khác.Vào lúc chín tuổi, thân phụ của Ngài bị quân địch

đả thương, trước khi lâm chung gọi Ngài đến bên cạnh

 bảo rằng: Cha bị tai họa này là do nghiệp ác đời trước

của cha; vì vậy, tuyệt đối không được thù hận kẻ đã

 giết cha, lấy oán trả oán thì oán thù không thể chấmdứt, nếu đem tâm báo thù thì đời đời kiếp kiếp oan-oan

tương báo, mãi bị trôi lăn trong sanh tử luân hồi không 

bao giờ chấm dứt. Ta đau đớn thì người khác cũng 

biết đau đớn, ta tiếc thương thân mạng thì người khác

cũng biết tiếc thương thân mạng. Tâm lý mọi người thìtương tự như nhau, hãy suy nghĩ bản thân mình thì sẽ 

rõ tâm niệm kẻ khác. Con người sống trên đời này, hầu

như ai cũng sát hại sinh mạng sinh vật, tất nhiên đời

 sau phải đón nhận sự báo ứng ấy. Do vậy, đời này hãy

 phát nguyện đoạn tuyệt những hành vi tội lỗi đó, bằng 

cách quên lãng mọi việc oán thù, nếu không quên lãng 

thì đời nào, kiếp nào có thể thoát khỏi sự trói buộc của

tử sanh? Sau này con thành nhân hãy tu tập cầu sanh

Cực Lạc, đem đến sự lợi ích bình đẳng cho tự thân và

Page 17: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 17/195

LỜI TỰA 17

tha nhân. Sau khi di chúc, ông Thời Quốc hướng về

 phương Tây lớn tiếng niệm Phật rồi bình thản lìa trần.

Thượng nhân chính là Bồ-tát phương tiện hóahiện, khi tuổi còn nhỏ đã mất cha, đó cũng là một sự

kiện mở lối đưa đường; tức biểu thị rằng, thế gian là vô

thường, đời người là đau khổ. Vậy nên, với tuổi thiếu

niên đã có chí hướng cầu đạo, chán ghét sâu xa danh

lợi thế gian, đồng thời cũng không quên di ngôn cuốicùng của đấng cha lành.

Còn trôi lăn trong ba cõi thì không thể cắt đứt ái

ân, buông bỏ ái ân để đi vào vô vi chính là nghĩa cử báo

ân Chân thật. Vào năm ấy, Thượng nhân đến chùa Bồ-

đề ở quê nhà cầu học với Pháp sư Quán Giác, Trí tuệcủa Ngài rất bén nhạy, chỉ nghe qua một lần là thông

suốt gốc ngọn. Pháp sư Quán Giác không nhẫn tâm

để một người tài năng mai một ở chốn biên địa này,

nên dẫn Thượng nhân lên kinh đô tu học với Pháp sư

 Nguyên Quang ở núi Tỷ Duệ Sơn. Đi được nửa đường,

khi ngang qua chùa Pháp Tánh bỗng gặp ông Trung

Thông, ông đặc biệt xuống xe tỏ vẻ rất tôn kính, đoàn

tùy tùng thấy vậy đều kinh ngạc; ông Trung Thông bảo

rằng: Con ngươi của thiếu niên này phóng chiếu ánh

Page 18: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 18/195

18 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

 sáng như vậy, đủ biết là hạng người phi thường . Đến

trú tại núi Tỷ Duệ sơn chưa bao lâu, Pháp sư Nguyên

Quang bảo:  Đây là bậc kỳ tài không nên lưu giữ lại! Pháp sư lại dẫn Ngài đến nương học với A-xà-lê Hoàng

Viên, là bậc Long-Tượng của tông Thiên Thai. Vừa

trông thấy Thượng nhân với thần thái xuất chúng, ngài

Hoàng Viên biết là bậc đại pháp khí, rất hoan hỷ bảo

rằng:  Hồi hôm mộng thấy một vầng trăng tròn chiếuvào chùa, há đây không phải điềm lành ấy hay sao! 

Rồi Ngài nhận làm đệ tử, mở đàn truyền giới pháp, bấy

giờ Thượng nhân vừa 15 tuổi. Từ đó, Thượng nhân

ngày đêm miệt mài nghiên cứu giáo nghĩa Thiên Thai,

chưa đầy ba năm, Thượng nhân triệt ngộ toàn diện yếuchỉ của Tông. Pháp sư Hoàng Viên vô cùng hân hoan

và trao ngôi vị Tổ sư cho Thượng nhân thay Ngài lãnh

đạo Tông pháp; dù vậy, Thượng nhân không thích địa

vị danh vọng nên kiên quyết tạ từ ra đi, bấy giờ Thượng

nhân 18 tuổi. Thượng nhân lại tìm đến Hắc cốc, xin tu

học với Pháp sư Duệ Không, Pháp sư là vị viên mãn đại

giới và là bậc Long-Tượng của Mật tông, thấy Thượng

nhân dù tuổi còn nhỏ mà tâm địa siêu trần, không ai

khích lệ mà tinh tấn vượt bậc, nên lại càng khen ngợi và

Page 19: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 19/195

LỜI TỰA 19

đặt pháp hiệu cho Thượng nhân là Pháp Nhiên, nghĩa

là pháp vốn như vậy; pháp danh là Nguyên Không, tức

lấy chữ Nguyên của Pháp sư Nguyên Quang và chữKhông của Pháp sư Duệ Không; tại đây, Thượng nhân

được thọ đại giới và được truyền thụ bí pháp Du già trở 

thành một Pháp tử chánh thống.

Thượng nhân rất hiếu học, tất cả Kinh-Luật-Luận

đều nghiên cứu đến tận cùng nghĩa-lý, không bỏ sótmột quyển nào, kể cả hết thảy các tác phẩm Sớ-Sao

của mọi tông phái đều tìm hiểu không biết mệt mỏi.

Bên cạnh, Thượng nhân còn tìm đọc tất cả các truyện

ký của hai nước Nhật Bản, Trung Hoa và mọi tác phẩm

của các bậc hiền triết xưa nay; đồng thời, trao đổi luận bàn nghĩa-lý với các bậc uyên bác mọi tông phái, nhờ 

vậy mà thông suốt những yếu chỉ cao xa của các tông

ấy. Thượng nhân thường nói: Tôi đọc bất cứ kinh sách

 gì vài ba lần tự nhiên hiểu rõ ý thú, không cần phải lao

nhọc trầm tư . Vì vậy, những kinh luận của các tông

 phái, Thượng nhân không đến học hỏi bất cứ một vị

nào mà tự thông suốt tôn chỉ. Thượng nhân cũng đọc

Đại tạng kinh đến năm lần, qua đây làm tăng thêm năng

lực Trí tuệ; không những Thượng nhân tinh thông nội

Page 20: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 20/195

20 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

điển mà các sách bác học của Bách gia Chư tử và các

sách có giá trị thời bấy giờ đều thấu đạt. Chính thế, mọi

người đương thời đều tôn xưng Thượng nhân là vị Trí tuệ bậc nhất .

Thượng nhân không chỉ thông hiểu giáo lý của

các tông phái mà trên mặt tu tập cũng có nhiều chứng

nghiệm. Chẳng hạn, khi Thượng nhân nhập thất tu

Tam-muội Pháp Hoa trong ba tuần, cảm ứng đến Bồ-tát Phổ Hiền, Ngài cỡi voi trắng đến chứng minh, Thần

núi hiện hình bảo vệ. Hoặc, khi Thượng nhân đọc

kinh Hoa Nghiêm, có một con rắn nhỏ màu xanh nằm

khoanh tròn trên bàn, đệ tử của Ngài là Tín Không thấy

thế rất sợ hãi, lấy cành cây bắt rắn đem ra khỏi phòng,khi trở lại vẫn thấy nó nằm nguyên chỗ cũ. Đêm ấy,

Tín Không mộng thấy một con rồng rất lớn đến bảo

rằng: Tôi là Thần rồng bảo vệ kinh Hoa Nghiêm, xin

thầy chớ lo sợ. Hoặc, mỗi khi Ngài nhập thất thiền

quán Bí Mật Chân Ngôn thường cảm ứng các tướng tốt

xuất hiện, như Hoa sen, Bảo châu, Yết-ma v.v... Hoặc,

hằng đêm Ngài đọc kinh, trong phòng không thắp đèn

mà ánh sáng vẫn tỏa sáng cả phòng, các đệ tử thấy vậy

rất kinh ngạc, nhìn vào phòng thì hoàn toàn không có

Page 21: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 21/195

LỜI TỰA 21

một cây đèn mà ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào; các

đệ tử chứng kiến sự kiện ấy cho là bất khả tư nghị, vừa

vui mừng vừa rơi lệ. Hoặc, ban đêm Thượng nhân đọckinh sách không có thắp đèn, ánh sáng từ trán Ngài tỏa

ra chiếu sáng cả phòng như ban ngày, các hiện tượng

như thế thường hiện ra không kể xiết trong cuộc đời

của Ngài.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy rằng: “ Bồ-tát ĐạiThế Chí còn có danh hiệu là Vô Biên Quang, tức là

dùng ánh sáng Trí tuệ soi chiếu khắp tất cả”. Thượng

nhân vốn là Bồ-tát Đại Thế Chí hóa thân nên hào quang

thường chiếu sáng là việc hẳn nhiên.

Dù Thượng nhân đã thông hiểu cả Tam tạng Kinhđiển, nhưng vẫn cảm thấy chưa bằng lòng, đến khi

được đọc Quán Kinh Sớ của Đại sư Thiện Đạo thì rất

kính ngưỡng hân hoan, đọc đến lần thứ ba thì bỗng

nhiên đại ngộ Bổn nguyện siêu thế của đức Phật A-di-

đà; nghĩa là, Những kẻ phàm phu nghiệp chướng sâu

nặng, tư tưởng mê lầm hỗn độn, nhờ vào nhân duyên

cực mạnh của năng lực Bổn nguyện đức Phật A-di-đà,

thì nhất định được vãng sanh về Báo độ Cực Lạc. Khi

trực ngộ, Thượng nhân rất hoan hỷ phấn khích, như

Page 22: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 22/195

22 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

đêm đen có được ánh đèn, liền từ bỏ các pháp đã và

đang tu tập thuộc Thánh Đạo môn, trở về chuyên tu

Tịnh Độ môn là  pháp Niệm Phật cầu vãng sanh làmý thú. Vào một đêm, Thượng nhân mộng thấy Đại sư

Thiện Đạo đến bảo rằng: Tôi là sư Thiện Đạo đời nhà

 Đường đây! Thấy Thầy tinh chuyên niệm Phật nên Tôi

đến chứng minh. Từ nay về sau, Thầy có thể truyền bá

 pháp môn Tịnh Độ khắp cả bốn phương - Đại sư ThiệnĐạo chính là đức Phật A-di-đà hóa thân, Thượng nhân

tu tập đúng Bổn nguyện của đức Phật nên Ngài đến

chứng minh.

Vào năm 43 tuổi, Thượng nhân rời Hắc cốc đến

lưu trú tại Đông Các Thủy khai sáng tông Tịnh Độ,hoằng dương pháp Niệm Phật sâu rộng, ảnh hưởng

khắp cả Tứ chúng bốn phương, ai cũng cảm phục quy

đầu, như trăm sông đều chảy về biển cả.

Thiên hoàng Cao Thương nghe được đạo phong

của Thượng nhân đặc biệt kính ngưỡng, liền hạ chiếu

thỉnh Ngài vào cung thuyết giảng yếu chỉ tông Tịnh Độ;

tại hoàng cung, hoàng hậu, cung phi, cung nữ, khanh

tướng, bách quan đều vân tập nghe pháp. Một hôm,

Thái hậu ở cung Tây, thỉnh Thượng nhân đến viện Tây

Page 23: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 23/195

LỜI TỰA 23

môn giảng thuyết bảy ngày, có con rắn khoanh tròn

trên cánh cửa, cứ nằm như vậy nghe pháp cho đến ngày

cuối thì bỗng nhiên chết, đầu rời khỏi thân, có ngườitrong hội chúng thấy thần thức bay lên hư không như

người cõi Trời. Đây là sự kiện nhờ công đức được nghe

 pháp mà thoát khỏi nghiệp báo súc sanh, hóa sanh lên

cõi Trời.

Bấy giờ, Tể tướng Đằng Nguyên Kiêm hết lòngkính ngưỡng Thượng nhân, hôm ấy cung thỉnh Ngài

đến điện Nguyệt Luân giảng giải về yếu nghĩa tông

Tịnh Độ; khi giảng xong Ngài từ tạ ra về, vừa đến chiếc

cầu trước điện, Tể tướng Kiêm xúc động rơi lệ hướng

về Ngài đảnh lễ sát đất, giây lát đứng dậy nhìn đoàntùy tùng đứng hai bên hỏi rằng: Các ngươi có thấy trên

đầu Thượng nhân có vòng hào quang màu vàng, hai

chân bước trên các đóa hoa sen cách mặt đất mà đi,

thân tướng như Bồ-tát Đại Thế Chí hay không?- Người

trả lời thấy, người trả lời không. Do sự kiện này, chiếc

cầu được đặt tên là cầu Viên Quang; nhờ vậy, Tể tướng

hiểu rõ Thượng nhân chính là Bồ-tát Thế Chí hóa thân

nên càng ngưỡng mộ tôn kính hơn. Và một dịp khác, ở 

chùa Linh Sơn tổ chức ba tuần Phật thất, đến nửa đêm

Page 24: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 24/195

24 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

ngày thứ năm, một số người thấy Bồ-tát Đại Thế Chí

đang hướng dẫn đại chúng kinh hành niệm Phật, liền

hướng về Bồ-tát vừa lễ bái vừa chiêm ngưỡng; hồi lâu,Bồ-tát chuyển thành hình tướng Thượng nhân, qua đây

mới rõ Thượng nhân chính là Bồ-tát Thế Chí hóa thân.

Lại nữa, vào đêm thứ bảy các đèn ở đạo tràng được tắt

hết, nhưng trong giảng đường vẫn sáng tỏ như thường,

đại chúng chứng kiến điều ấy rất hoan hỷ phấn khíchcho là sự kiện không thể nghĩ bàn, nên lại càng tinh tấn

tu tập hơn.

Thêm nữa, ông Dận tăng Chánh lại mộng thấy

Thượng nhân trước khi thuyết pháp nói bài kệ rằng:

“Bổn thân của Nguyên Không vốn là Đại Thế Chí, vì giáo hóa chúng sanh nên đến thế giới này.”

Đệ tử hiệu Thắng Pháp vẽ chân dung Thượng nhân

xong, thỉnh Ngài chấp bút giới thiệu, Ngài chẳng cần

suy nghĩ cầm bút viết ngay đoạn văn trong phẩm Thế 

Chí Viên Thông rằng: “Nhân duyên của con, nhờ pháp

 Niệm Phật, chứng Vô sanh nhẫn, nay đến cõi này, độ

người niệm Phật, sanh về phương Tây.” 

Lại nữa, thời gian Thượng nhân ở tại chùa Sanh

Phước thuộc châu Tán, có chạm một tượng Bồ-tát Đại

Page 25: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 25/195

LỜI TỰA 25

Thế Chí và đề một bài kệ trong đó có câu: “ Bổn thân

của Pháp Nhiên là Bồ-tát Thế Chí, vì hóa độ chúng 

 sanh ứng hiện đạo tràng này.”Lại thêm, đệ tử Thượng nhân là Trực Thánh, trú

tại núi Hùng Dã bị bệnh, tâm tưởng luôn nhớ nghĩ đến

Thượng nhân, muốn trở về kinh đô để hầu thăm, đêm

đến mộng thấy một vị Thần bảo rằng: Thọ mạng của

ông sắp hết không nên trở về, Thượng nhân Pháp Nhiênvốn là Bồ-tát Đại Thế Chí hóa thân, không có gì để ông 

lo nghĩ!

Thượng nhân vốn là Bồ-tát Đại Thế Chí hóa thân,

nên Ngài âm thầm tùy căn cơ của mỗi đối tượng để

giáo hóa, các hiện tượng linh ứng chứng thật như trênrất nhiều, kể không xiết.

Thượng nhân thị tịch vào lúc chánh ngọ ngày

25 tháng 2 thọ 80 tuổi, trước khi vãng sanh ít ngày,

 Ngài bảo các đệ tử rằng: Tiền thân của Thầy vốn

là một vị Tăng Thanh Văn ở Thiên Trúc thường tu

hạnh đầu-đà; nay đến Nhật Bản để học giáo nghĩa

tông Thiên Thai, sau cùng sẽ thành lập tông Tịnh

 Độ chuyên hoằng dương pháp Niệm Phật. Đệ tử

Thương nhân là Thế Quán thưa: Vị Tăng Thanh

Page 26: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 26/195

26 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Văn ấy là vị nào?- Thượng nhân đáp:  Đấy là ông 

 Xá-lợi-phất. Một đệ tử khác thưa: Đời này Thầy có

vãng sanh thế giới Cực Lạc không?- Thượng nhânđáp: Thầy vốn là người của cõi Cực Lạc thì hẳn

nhiên sẽ trở về Cực Lạc. Xá-lợi-phất là vị có Trí 

tuệ bậc nhất  trong mười Đại đệ tử của đức Thích

Tôn, khi đức Phật giảng về kinh A-di-đà đã gọi

 Ngài đến 36 lần, vì Ngài phải tường trình lại chotất cả đại chúng. Tôn giả Xá-lợi-phất vốn là Bồ-

tát Đại Thế Chí hóa thân, Bồ-tát Thế Chí lại là Trí

tuệ của đức Phật A-di-đà biểu hiện, chính thế mới

gọi là Trí tuệ bậc nhất , tương ứng với thật nghĩa

của pháp môn Tịnh Độ là  Pháp vốn như vậy. Hiệntại, Thượng nhân Pháp Nhiên cũng như thế, tức là

 Bồ-tát Thế Chí tái hiện, Trí tuệ bậc nhất , khai sáng 

tông Tịnh Độ; qua đây, bậc Thánh thời kỳ trước và

 bậc Thánh thời kỳ sau đạo lý vẫn nhất quán.

Các đệ tử thiết trí hình tượng Phật A-di-đà thỉnh

Thượng nhân chiêm ngưỡng, Ngài chỉ lên hư không

 bảo: Chân thân đức Phật hiện trên kìa, các con không 

thấy sao?- Hơn mười năm qua, Thầy thường thấy chân

thân của đức Phật, chư vị Bồ-tát và cảnh tượng trang 

Page 27: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 27/195

LỜI TỰA 27

nghiêm của cõi Tịnh độ; song, tuyệt đối không nói với

các con, nay Thầy sắp lâm chung nên không ngại gì mà

không nói cho các con rõ.Vào ngày 22, các đệ tử đều giải tán đi nghỉ,

chỉ một mình thầy Thế Quán ở lại hầu, bỗng thấy

một phụ nữ cốt cách quý phái đi xe đến, xin được

gặp riêng Thượng nhân, hai vị đàm đạo rất lâu, Thế

Quán cảm thấy kỳ lạ, nên khi phụ nữ ra về thầy liềnđi theo, nhưng được một đoạn đường thì bỗng nhiên

người phụ nữ ấy biến đâu mất, Thế Quán trở về

 bạch hỏi Thượng nhân, Ngài bảo:  Phụ nữ ấy chính

là phu nhân Vi-đề-hi đấy!

Từ ngày 23-25, Thượng nhân lớn tiếp niệm Phậtcùng với đại chúng để kết duyên lành cuối cùng, đến

chánh ngọ ngày 25 Thượng nhân đắp y Tăng-già-lê, rồi

nằm nghiêng đầu hướng về phương Bắc, mặt hướng

về phương Tây, tụng bài kệ: “ Hào quang chiếu khắp

thế giới mười phương, nhiếp thâu liên tục chúng sanh

niệm Phật ” (Quán Kinh), rồi an nhiên thị tịch thọ tám

mươi tuổi, sáu mươi sáu Tăng lạp.

Trước khi Thượng nhân thị tịch năm ngày (tức 20

tháng 02), một đám mây màu đỏ tía (tử vân) màu sắc

Page 28: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 28/195

28 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

rực rỡ che phủ cả chùa, hình dáng như tranh Phật; trong

hàng xuất gia, tại gia, người nào thấy thì xúc động rơi

lệ, người nào nghe thì cho là kỳ dị. Các đệ tử nói vớinhau rằng: Đã có điềm lành tử vân xuất hiện thì Thầy

 sắp vãng sanh rồi! Thượng nhân bảo: Tốt lành thay!

 Người nào thấy-nghe được điều này thì đức tin sẽ tăng 

trưởng thêm.

Vào ngày 23, người ta loan tin rằng, có điềm lànhmây đỏ tía xuất hiện ở núi phía Đông.

Vào ngày 24, đám mây đỏ tía lại xuất hiện rộng

lớn che phủ cả ngọn núi phía Tây, cả nhóm tiều phu

mười người đều thấy rõ.

Lại có vị Ni sư đến thăm chùa Quảng Long, giữađường thấy đám mây đỏ tía, liền kể điềm lành kỳ dị ấy

cho đại chúng nghe.

Sau khi Thượng nhân vãng sanh được 16 năm, các

đệ tử khai mở tháp đá chứa thi thể của Ngài, toàn thân

ngài vẫn nguyên vẹn, sắc tướng vẫn tươi nhuận như khi

còn sống, lại có mùi thơm lạ đặc biệt tỏa ra. Hơn ngàn

người Tăng-Tục hộ tống di thể của Ngài về Tây Dao

làm lễ trà tỳ, bấy giờ hương thơm kỳ dị ngào ngạt cả

vùng, đám mây đóa tía che phủ cả vườn tùng, do đây

Page 29: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 29/195

LỜI TỰA 29

mà gọi vườn tùng ấy là Tử vân tùng ; đồng thời, tại đây

ngôi giảng đường được xây dựng để tiếp tục thực hiện

 pháp Niệm Phật dài lâu; hiện nay chùa Quang Minhchính là di tích ấy.

 Những đám mây rực rỡ kỳ dị khi Thượng nhân

vãng sanh, hay sắc tướng đặc biệt của di thể trước

khi trà tỳ, hoặc những điềm lành linh ứng khi tại

thế hay sau khi thị tịch như đã lược thuật ở trên, thìrất nhiều khó kể hết. Những hiển thị linh dị ấy là

xác thật rằng, Thượng nhân không phải là một kẻ

 phàm phu đang bị chi phối của nghiệp lực để trôi

lăn trong dòng sanh tử; trái lại, Thượng nhân là một

 bậc đại quyền Bồ-tát, vì lân mẫn hàng chúng sanhmê muội trong thế giới đầy dẫy năm thứ ô trược,

nên cỡi thuyền Từ bởi năng lực Vô biên quang ,

không đến mà lại đến cõi Ta-bà này, khai sáng pháp

môn Tịnh Độ với yếu nghĩa Thuần nhất tinh chuyên

niệm Phật và xác minh sự thật kẻ phàm phu nghiệp

ác sâu nặng vẫn chắc chắn được vãng sanh về Báo

độ Cực Lạc. Tương tự, cũng như đức Thích Tôn đã

trải qua 80 năm ứng hóa, khi thị tịch, đầu hướng về

 phương Bắc, mặt hướng về phương Tây tụng bài kệ:

Page 30: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 30/195

30 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

“ Hào quang chiếu khắp thế giới mười phương…”

(Quang minh biến chiếu, thập phương thế giới…),

không về mà lại trở về cõi Cực Lạc.Tóm lại, nếu bàn vấn đề những cảm ứng linh

hiển thì các tôn giáo khác, kể cả những tín ngưỡng

Quỷ Thần của dân gian, các điều ấy không phải là

ít; nếu môn đồ Phật giáo cũng tôn sùng những điều

linh dị ấy như các tôn giáo khác và dân chúng, thìkhông chỉ dễ dàng dẫn dắt người khác rơi vào con

đường mê tín, mà còn dễ dàng hãm hại mọi người

rơi vào hố sâu tà đạo. Thế nên, đằng sau sự linh ứng,

việc cần thiết là phải tu học giáo lý hướng đến Đại

đạo trong sáng để chứng đạt cứu cánh giải thoát.Khi đạo lý đã minh bạch, niềm tin đã sâu sắc, dù có

cảm ứng hay không có cảm ứng cũng không mảy

may gây trở ngại; nếu không có quan điểm đúng

đắn như thế, thì các linh ứng ấy chẳng những không

 phải là phương tiện dẫn dắt tu tập mà còn là các

duyên ác đội đưa con người trầm luân trong sanh tử.

Đại sư Đàm Loan từ bỏ bốn bản Luận đang thuyết

giảng, thuần nhất trở về với Tịnh Độ. Đại sư Đạo Xước

từ bỏ sở trường giảng dạy kinh  Niết Bàn để hoằng

Page 31: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 31/195

LỜI TỰA 31

dương pháp tu Niệm Phật, vãng sanh Cực Lạc. Huệ

Tịnh tôi là kẻ ngu si ám độn, thuộc hạng cùng hung cực

ác, bất ngờ gặp được pháp môn Tối thắng Cực thiệnVô thượng này, có thể nói rằng, ngàn đời khó gặp, ức

kiếp khó tìm, Tịnh tôi quá cảm động khóc mãi không

nguôi; do thế, khi trình bày tác phẩm này chắc hẳn có

nhiều thiếu sót, mong quý độc giả lượng thứ và hoan

hỷ chỉ giáo.Trung Hoa Dân Quốc,

 Ngày 23 tháng 10 năm 82

(1993)

Huệ Tịnh kính ghi.

Page 32: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 32/195

32 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Page 33: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 33/195

HAI MÔN 33

TUYỂN CHỌNPHÁP NIỆM PHẬT

Trước tác : Thượng nhân Pháp Nhiên. Biên đính : Pháp sư Huệ Tịnh.

 Dịch giả : Tỷ-kheo Giác Quả.

Chương I:

HAI MÔN (Nhị môn)

 Đoạn văn diễn bày: Đại sư Đạo

 Xước kiến lập hai môn, đó là Thánh

 Đạo và Tịnh Độ, rồi khuyên từ bỏ

Thánh Đạo trở về tu tập Tịnh Độ.

Trong An Lạc Tập ghi: “Hỏi: Tất cả chúng sanh

đều có Phật tánh, từ vô thỉ đến nay họ đã từng hội ngộ

rất nhiều đức Phật; vậy vì nguyên nhân gì, đến bây giờ 

chúng sanh vẫn bị sanh tử luân hồi chưa thoát khỏi

nhà lửa?

Page 34: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 34/195

34 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

 Đáp: Căn cứ vào Thánh giáo Đại thừa, vấn đề 

ấy do vì không liễu đạt hai loại thắng pháp để cắt đứt 

 sanh tử, thế nên không thể thoát khỏi nhà lửa. Hailoại thắng pháp ấy là gì?- Một là Thánh đạo, hai là

Vãng sanh Tịnh độ6 . Hiện nay, sự tu tập theo Thánh

đạo rất khó chứng ngộ; bởi lẽ, thứ nhất vì xa cách

thời đức Phật quá lâu, thứ hai vì giáo lý uyên áo

khó hiểu rõ rốt ráo. Do thế, kinh Đại Tập Nguyệt Tạng bảo: “Trong thời Mạt pháp, hàng triệu người

 phát tâm tu tập giáo pháp của Ta, khó có một người

chứng ngộ.”

Thời Mạt pháp bây giờ đang đầy đủ năm thứ ô

trược, chỉ có pháp tu Tịnh Độ mới có thể ra khỏi sanhtử. Chính thế, Đại Kinh dạy: “Giả như người nào

 suốt đời đã làm các việc ác độc, trong giờ phút lâm

chung mà niệm danh hiệu Con mười niệm liên tục,

nếu không được vãng sanh thì Con không giữ ngôi

Chánh Giác.”

6. ịnh độ: Tế giới thanh tịnh. Để chỉ các thế giới thanh tịnh củachư Phật trong mười phương, như thế giới của đức Phật Dược Sưở phương Đông v.v… ại sách này, ịnh độ là chỉ thế giới Cực Lạc

thanh tịnh của đức Phật A-di-đà ở phương ây.

Page 35: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 35/195

HAI MÔN 35

 Hơn nữa, tất cả chúng sanh hầu như không tự 

đo lường khả năng của mình. Xét về Chân như Thật 

tướng, Đệ nhất nghĩa Không của giáo nghĩa Đại thừathì chưa từng lưu tâm nghiên cứu trải nghiệm; xét về 

 giáo nghĩa Tiểu thừa, không luận tại gia hay xuất gia,

đối với vấn đề tiêu diệt Ngũ hạ phần kiết sử, đoạn tận

 Ngũ thượng phần kiết sử để chứng đạt những quả vị

từ Tu-đà-hoàn đến A-la-hán thì hầu như không ai thựchiện. Thậm chí ngay cả việc hành trì nghiêm túc Ngũ

 giới, Thập thiện để chiêu cảm những Quả báo tốt đẹp

cõi Trời, cõi Người cũng rất hiếm người tu tập; trái lại,

 xét về việc khởi ác tạo tội thì sao mà quá dễ dàng, hung 

bạo như cuồng phong đại hồng thủy! Vì thế và chínhthế, chư Phật với tâm Đại Từ bi của mình, khuyến hóa

mọi người trở về với pháp môn Tịnh Độ; giả như người

nào suốt đời lỡ tạo nhiều tội ác, nhưng rồi thuần nhất 

tinh chuyên niệm Phật A-di-đà thì hết thảy tội chướng 

mặc nhiên tiêu diệt, chắc chắn sẽ được vãng sanh. Đây

là sự kiện không thể tư duy tính toán mà hiểu được,

trăm vạn lần xin chớ bỏ ngoài tâm!”

 Nói thêm rằng, khi lập giáo thì quan điểm của các

tông phái có sự sai khác nhau. Chẳng hạn, tông Hữu

Page 36: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 36/195

36 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Tướng lập Tam thời để quy kết giáo nghĩa mà đức Phật

đã tuyên thuyết 49 năm, đó là Hữu, Không và Trung ;

tông Vô Tướng lập Nhị tạng , đó là tạng Bồ-tát và tạng Thanh Văn; tông Hoa Nghiêm lập Ngũ giáo, đó là Tiểu

thừa giáo, Thỉ giáo, Chung giáo, Đốn giáo và Viên

 giáo; tông Pháp Hoa lập Tứ giáo, Ngũ vị; Tứ giáo là

Tạng, Thông, Biệt và Viên;  Ngũ vị là  Nhũ (sữa),  Lạc 

(sữa cô), Sanh (crème), Thục (bơ) và Đề hồ (phô-mát);tông Chân Ngôn lập Nhị giáo, đó là Hiển giáo và Mật 

 giáo. Với tông Tịnh Độ, theo ý kiến của Đại sư Đạo

Xước, Ngài kiến lập  Nhị môn để thâu nhiếp toàn bộ

giáo nghĩa mà đức Phật đã dạy, đó là Thánh Đạo môn 

và Tịnh Độ môn.Hỏi: Khi thành lập các tông phái, chỉ có tám

hay chín tông, như tông Hoa Nghiêm, tông Thiên

Thai v.v..., chứ không nghe đề cập đến tông Tịnh

Độ; nhưng hiện nay lại có tông Tịnh Độ thì chứng

cứ từ đâu?

Đáp: Chứng cứ về tông Tịnh Độ không phải chỉ

có một. Chẳng hạn trong Du Tâm An Lạc Đạo của Đại

sư Nguyên Hiểu ghi: “Ý chỉ của tông Tịnh Độ căn bản

là vì hàng phàm phu và cả Thánh nhân”. Trong Phương 

Page 37: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 37/195

HAI MÔN 37

Tây Yếu Quyết , Đại sư Từ Ân ghi: “… Nương tựa vào một 

tông này”. Lại nữa, trong Tịnh Độ Luận, Đại sư Ca Tài

 bảo: “... Chỉ duy nhất tông này là đạo lộ chính yếu”. Cácchứng cứ như vậy không đủ để xóa tan nghi ngờ hay sao!

Hơn nữa, khi các tông phái thành lập thì tông Tịnh Độ

chưa được hình thành. Tóm lại, theo quan điểm của tông

Tịnh Độ, toàn bộ giáo lý được quy kết thành Nhị môn,

một là Thánh Đạo môn, hai là Tịnh Độ môn.Trước hết, đề cập đến Thánh Đạo môn, đại lược

để nói gồm hai nội dung, một là Đại thừa, hai là Tiểu

thừa. Xét về  Đại thừa, đại để thì có  Hiển giáo,  Mật 

 giáo, Quyền giáo, Thật giáo sai khác nhau, nhưng từ

lâu chỉ tồn tại  Hiển giáo và Quyền giáo; do vậy, trảiqua nhiều thế kỷ đến bây giờ chỉ tu tập theo hai hệ

 Hiển giáo và Quyền giáo này mà thôi. Đây là cơ sở 

để chúng ta cảm nhận sự thật bây giờ của Mật giáo và

Thật giáo là như thế nào rồi! Như thế cần hiểu rằng,

giáo nghĩa của tám tông phái hiện tại là Chân Ngôn,

 Phật Tâm, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Tam Luận, Pháp

Tướng, Địa Luận và Nhiếp Luận đều nằm trong phạm

vi tư tưởng ấy. Bây giờ xét về Tiểu thừa, tổng quát để

nói, nội dung của  Kinh-Luật-Luận Tiểu thừa là xiển

Page 38: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 38/195

38 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

dương các pháp tu tập để đoạn trừ các lậu hoặc chứng

ngộ chân lý, tức hội nhập các quả vị Thánh Hiền Thanh

Văn, Duyên Giác. Đây chính là tư tưởng tu tập củacác tông Câu Xá, Thành Thật và các bộ Luật của tông

 Luật . Tóm lại, đại ý nội dung giáo lý của Thánh Đạo

môn bao gồm cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa, là để chúng

sanh ở trong thế giới Ta-bà này tu tập Đạo lý Tứ thừa

nhằm chứng đạt quả vị Tứ thừa. Tứ thừa là Tam thừacọng thêm Phật thừa nữa vậy.

Thứ đến, bàn về Tịnh Độ môn, cũng có hai nội

dung, một là giáo nghĩa Chủ yếu Vãng sanh Tịnh độ,

hai là giáo nghĩa Phụ trợ Vãng sanh Tịnh độ. Xét về

 giáo nghĩa Chủ yếu Vãng sanh Tịnh độ, gồm có baKinh một Luận. Ba Kinh là kinh Vô Lượng Thọ, kinh

Quán Vô Lượng Thọ và kinh A-di-đà; một Luận là luận

Vãng Sanh do Bồ-tát Thiên Thân tạo. Hay chỉ nói vắn

tắt Ba Bộ Kinh với danh xưng Tịnh Độ Tam Bộ Kinh 

(Ba bộ Kinh Tịnh Độ).

Hỏi: Quy ước về danh xưng  Ba Bộ Kinh phải

chăng chỉ có một?

Đáp: Quy ước về danh xưng  Ba Bộ Kinh có rất

nhiều. Chẳng hạn, một là Ba Bộ Kinh Pháp Hoa, gồm

Page 39: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 39/195

HAI MÔN 39

kinh Vô Lượng Nghĩa, kinh  Pháp Hoa và kinh  Phổ 

 Hiền Quán; hai là  Ba Bộ Kinh Đại Nhật , gồm kinh

 Đại Nhật , kinh  Kim Cang Đỉnh và kinh Tô Tất Địa; ba là Ba Bộ Kinh Trấn Hộ Quốc Gia, gồm kinh Pháp

 Hoa, kinh  Nhân Vương  và kinh  Kim Quang Minh;

 bốn là Ba Bộ Kinh Di Lặc, gồm kinh Thượng Sanh,

kinh  Hạ Sanh và kinh Thành Phật . Hiện nay, duy

nhất chỉ có  Ba Bộ Kinh A-di-đà nên gọi là  Ba Bộ Kinh Tịnh Độ; Ba Bộ Kinh A-di-đà là các Kinh diễn

đạt về Chánh báo, Y báo Tịnh độ Cực Lạc. Xét về

 giáo nghĩa Phụ trợ Vãng sanh Tịnh độ có các Kinh

làm rõ thêm sự tu tập vãng sanh ấy, như kinh  Hoa

 Nghiêm, Pháp Hoa, Tùy Cầu, Tôn Thắng v.v… Về cácLuận thì có luận Khởi Tín, Thập-Trụ Tỳ-Bà-Sa, Thật 

Tánh, Nhiếp Đại thừa v.v…

Ý thú tập sách này khi xiển dương  Nhị môn

(Thánh Đạo và Tịnh Độ) là nhằm khích lệ hành giả

 buông xả Thánh Đạo môn trở về tu tập theo Tịnh Độ

môn, đại khái bởi hai lí do, thứ nhất vì cách xa đức

 Phật (Chánh Pháp) quá lâu, thứ hai vì giáo lý uyên

áo khó lý giải rốt ráo. Bên cạnh, khi tông Tịnh Độ

kiến lập Nhị môn không phải chỉ dựa vào ý kiến của

Page 40: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 40/195

40 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

một số Đại sư, như Đạo Xước, Đàm Loan, Thiên

Thai, Ca Tài, Từ Ân .v.v… Bằng chứng, trong Vãng 

Sanh Luận Chú Đại sư Đàm Loan ghi: “Cung kínhđọc bộ luận Thập-Trụ Tỳ-Bà-Sa của Bồ-tát Long 

Thọ, ghi rằng: Hàng Bồ-tát cầu chứng đạt quả vị

 Bất thối chuyển thì có hai con đường (Nhị đạo), một 

là Nan hành đạo, hai là Dị hành đạo.

Gọi là Nan hành đạo (Con đường khó tu tập) bởilẽ, đang ở trong thế giới đầy đủ năm thứ ô trược, lại

không có đức Phật mà cầu chứng quả vị Bất thối chuyển

là điều rất khó khăn. Sự khó này có nhiều phương diện,

nơi đây chỉ nêu lên năm điểm làm đại biểu: Thứ nhất, 

hàng ngoại đạo cũng làm việc thiện gây rối loạn conđường tu hạnh Bồ-tát; thứ hai, hàng Thanh Văn chỉ lo

tự lợi gây chướng ngại sự tu tập hạnh Đại Từ bi; thứ 

ba, kẻ ác tự do phá hoại những  công  đức tốt đẹp của

người hiền thiện; thứ tư, mê mờ trong phước báo làm

hủy hoại phạm hạnh; thứ năm, chỉ duy nhất nương vào

tự lực chứ không có tha lực gia trì. Những chướng ngại

tương tự như thế nhiễu nhương khắp mọi lúc mọi nơi

trong sự tu tập, ví như du khách mà đi bộ thì sẽ gặp

nhiều tai họa hiểm nguy.

Page 41: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 41/195

HAI MÔN 41

Gọi là Dị hành đạo (Con đường dễ tu tập) nghĩa

là, chỉ thuần nhất nương vào nguyện lực của đức

 Phật A-di-đà để cầu được vãng sanh về cõi thanhtịnh Cực Lạc. Nhờ nguyện lực của đức Phật gia trì

mà được hội nhập vào Chánh định Đại thừa, Chánh

định này chính là thật tại Bất thối chuyển; trong 

trường hợp này tương tự như du khách đi bằng tàu

thuyền thì rất dễ dàng và an ổn.”Tóm lại, tại đây  Nan hành đạo chính là Thánh

 Đạo môn;  Dị hành đạo chính là Tịnh Độ môn.  Nan

hành với Thánh đạo, Dị hành với Tịnh độ trên danh

tự thì có sai khác, nhưng trên ý nghĩa thì tương đồng.

Điểm này Đại sư Thiên Thai, Đại sư Ca Tài v.v… đãtừng xác minh rõ.

Lại nữa, Phương Tây Yếu Quyết ghi rằng: “ Ngưỡng 

vọng suy niệm về quá khứ khi đức Thích Tôn chuyển vận

 Pháp luân đem đến sự lợi lạc lớn lao cho những chúng 

 sanh hữu duyên, giáo pháp được khai mở tùy theo từng 

 xứ sở, bất cứ ai được Ngài giáo hóa đều thấm nhuần

Chánh pháp, chứng ngộ được đạo quả Tam thừa; bên

cạnh, khi gặp những ai Phước đức yếu kém thì Ngài

khích lệ trở về với Tịnh Độ. Đã tu tập theo Tịnh Độ thì

Page 42: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 42/195

42 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

cần phải tinh chuyên niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà

và hết thảy mọi thiện căn đều hồi hướng cầu vãng sanh

thế giới Cực Lạc. Bổn nguyện của đức Phật A-di-đà làthề cứu độ chúng sanh ở thế giới Ta-bà này, kể từ những 

người trọn đời niệm Phật cho đến những người khi lâm

chung chỉ niệm được mười câu, tất cả đều chắc chắn sẽ 

được vãng sanh”. Lại nữa, phần cuối của Phương Tây

Yếu Quyết ghi: “Phàm sanh vào thời kỳ Tượng phápthì đã xa rời Chánh pháp, nên sự tu tập để khế hợp và

chứng đạt những quả vị trong Tam thừa khó có cơ hội

thành tựu; ngay cả hai hàng Trời, Người cũng vọng 

động bất an, chức năng về tâm thức của họ cũng không 

thể bảo lưu dài lâu được. Qua đây, kiến thức thì mê mờ,tu tập thì thô thiển rất dễ rơi vào con đường tăm tối; thế  

nên, cần xả ly thế giới Ta-bà, nhanh chóng trở về Tịnh

độ Cực Lạc”.

 Như trình bày trên, nội dung của Tam thừa chính

là nội dung của Thánh Đạo môn, nội dung của Tịnh

 Độ chính là nội dung của Tịnh Độ môn. Tam thừa với

Thánh Đạo môn, Tịnh Độ với Tịnh Độ môn mặc dầu

danh xưng khác nhau, song ý nghĩa thì tương đồng. Là

học giả của tông Tịnh Độ, trước hết cần hiểu rõ tiêu chí

Page 43: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 43/195

HAI MÔN 43

này; đó là, giả như thời gian vừa qua đã là người học

tập theo Thánh Đạo môn, nếu hiện giờ có chí hướng

với Tịnh Độ môn, thì cần phải buông xả Thánh đạo trở về với Tịnh độ. Chẳng hạn, như Pháp sư Đàm Loan

từ bỏ bốn bộ Luận7 đang thuyết giảng mà nhất tâm

trở về với Tịnh Độ, hay Thiền sư Đạo Xước từ bỏ sự

giảng dạy và tu tập giáo nghĩa kinh Niết Bàn mà xoay

lại tu tập và hoằng truyền Tịnh Độ. Các bậc hiền triếttrong quá khứ có động thái tương tự như thế rất phổ

 biến, những kẻ ngu tối trong thời Mạt pháp bây giờ sao

chẳng chịu noi gương!

Hỏi: Các tông phái thuộc Thánh Đạo môn đều có

sự kế thừa, như tông Thiên Thai, thỉ Tổ là ngài Tuệ Văn,tiếp theo là các ngài Nam Nhạc, Thiên Thai, Chương

An, Trí Uy, Tuệ Uy, Huyền Lãng, Trạm Nhiên v.v…;

hay tông Chân Ngôn, thỉ Tổ là Đại Nhật Như Lai, kế

đến là các ngài Kim Cang Tát-đỏa, Long Thọ, Long

Trí, Kim Trí, Bất Không v.v… Các tông phái đều có sự

7. Bốn bộ Luận (ứ Luận): Đó là, luận rung Quán (4 quyển, Bồ-tát Long Tọ soạn), Bách Luận (2 quyển, Ngài Đề Bà soạn), luận Tập Nhị Môn (1 quyển, Bồ-tát Long Tọ soạn), luận Đại rí Độ (100

quyển, Bồ-tát Long Tọ soạn).

Page 44: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 44/195

44 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

truyền thừa tương tự như thế, vậy tông Tịnh Độ có sự

kế thừa không?

Đáp: Tương tự như các tông phái của Thánh Đạomôn, tông Tịnh Độ vẫn có sự truyền thừa, chỉ sai khác

ở điểm là có nhiều Chi phái. Chẳng hạn, như Chi phái

của Pháp sư Tuệ Viễn ở Lô Sơn, Chi phái của Tam

tạng Từ Mẫn, và Chi phái của Đại sư Đạo Xước, Đại

sư Thiện đạo v.v… Nếu căn cứ vào thuyết của hai Đạisư Đạo Xước và Thiện Đạo, thì tông Tịnh Độ có hai

Chi phái:

- Thứ nhất, thỉ Tổ là Tam Tạng Bồ-đề Lưu-chi, kế

tiếp là Pháp sư Huệ Sủng, Pháp sư Đạo Tràng, Pháp sư

Đàm Loan, Thiền sư Đại Hải, Pháp sư Pháp Nhiên8 v.v.- Thứ hai, thỉ Tổ là Tam Tạng Bồ-đề Lưu-chi,

kế tiếp là Pháp sư Đàm Loan, Thiền sư Đạo Xước,

Thiền sư Thiện Đạo, Pháp sư Hoài Cảm, Pháp sư Thiếu

Khương9 v.v.

8 Teo An Lạc ập.

9 Teo Đường ống Lưỡng ruyện.

Page 45: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 45/195

HAI HẠNH 45

Chương II:

HAI HẠNH(Nhị hạnh) Đoạn văn diễn bày: Hoà thượng 

Thiện Đạo kiến lập Hai hạnh là

Chánh hạnh và Tạp hạnh, rồi

khuyên từ bỏ Tạp hạnh trở về tu tập

theo Chánh hạnh.

Phần bốn của Quán Kinh Sớ ghi: “Tựu trung, khi

tu tập phải xác lập sự thành tín; chẳng hạn, nội dung 

tu tập thì có hai phương diện, thứ nhất là Chánh hạnh,

thứ hai là Tạp hạnh:

- Gọi là Chánh hạnh: Hành giả thuần nhất nương 

vào Kinh điển căn bản của T  ị nh Độ để tu tập. Nội dung 

ấy như thế nào? Đó là:

Page 46: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 46/195

46 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

+ Nhất tâm tinh chuyên đọc tụng kinh Vô Lượng 

Thọ, kinh A-di-đà và kinh Quán Vô Lượng Thọ.

+ Nhất tâm tinh chuyên tư duy, quán tưởng, nhớ nghĩ về Chánh báo, Y báo trang nghiêm của thế giới

Cực Lạc.

+ Nếu lễ bái thì nhất tâm tinh chuyên đảnh lễ đức

 Phật A-di-đà.

+  Nếu xưng niệm thì nhất tâm tinh chuyên xưng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà.

+ Nếu tán thán, cúng dường thì nhất tâm tinh

chuyên tán thán, cúng dường đức Phật A-di-đà.

Thực hiện năm điều này thì gọi là Chánh hạnh.

Tuy vậy, trong Chánh hạnh lại có hai thứ:* Thứ nhất, nhất tâm tinh chuyên xưng niệm

danh hiệu đức Phật A-di-đà, dù đi-đứng-nằm-ngồi

không luận thời gian, không gian nào, niệm này nối

kết niệm kia không bao giờ gián đoạn, đây được

 gọi là Chánh định nghiệp, bởi lẽ thích ứng với Bổn

nguyện của đức Phật.

* Thứ hai, thực hiện bốn điều còn lại, như lễ bái,

tụng Kinh v.v… được gọi là Trợ nghiệp.

- Gọi là Tạp hạnh: Ngoài Chánh định nghiệp và

Page 47: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 47/195

HAI HẠNH 47

Trợ nghiệp trên, mà tu tập các thiện pháp khác được

 gọi là Tạp hạnh.

 Nếu tu tập hai hạnh Chánh định nghiệp và Trợ nghiệp thì tâm niệm luôn thân gần với đức Phật 

 A-di-đà, hằng ngày luôn nhớ nghĩ đến Ngài không 

quên, gọi là không gián đoạn. Ngược lại, nếu tu tập

theo Tạp hạnh thì tâm niệm thường gián đoạn, dù có

thể hồi hướng cầu vãng sanh, nhưng cách tu này là xarời đức Phật và gọi là tu Tạp.”

 Nói thêm rằng, đoạn văn trên chuyên chở hai ý:

Thứ nhất, xiển dương Hành tướng vãng sanh; thứ hai,

 phân định Hai hạnh Được-Mất .

* Trước hết, luận về Hành tướng vãng sanh: Theoý kiến của Hoà thượng Thiện Đạo, nội dung tu tập để

được vãng sanh có nhiều pháp, đại lược thì có hai loại,

đó là Chánh hạnh và Tạp hạnh.

l Về Chánh hạnh, tại đây có hai nghĩa, đó là khai

triển và qui kết; phần trước là khai triển thành năm

điều, phần sau là qui kết năm điều ấy thành hai thứ.

- Phần khai triển thành năm điều: Thứ nhất, đọc

tụng Chánh hạnh; thứ hai, quán tưởng Chánh hạnh;

thứ ba, lễ bái Chánh hạnh; thứ tư, xưng danh Chánh

Page 48: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 48/195

48 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

hạnh; thứ năm, tán thán, cúng dường Chánh hạnh.

+ Thứ nhất, đọc tụng Chánh hạnh: Tinh chuyên

đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ v.v… Như đoạn văn trênđã ghi: “ Nhất tâm tinh chuyên đọc tụng kinh Vô Lượng 

Thọ, kinh A-di-đà và kinh Quán Vô Lượng Thọ”.

+ Thứ hai, quán tưởng Chánh hạnh: Tinh chuyên

quán tưởng Chánh-Y báo của thế giới Cực Lạc. Như

đoạn văn trên đã ghi: “ Nhất tâm tinh chuyên tư duy,quán tưởng, nhớ nghĩ Chánh báo, Y báo trang nghiêm

của thế giới Cực Lạc”.

+ Thứ ba, lễ bái Chánh hạnh: Tinh chuyên lễ

 bái đức Phật A-di-đà. Như đoạn văn trên đã ghi:

“ Nếu lễ bái thì nhất tâm tinh chuyên đảnh lễ đức Phật A-di-đà”.

+ Thứ tư, xưng danh Chánh hạnh: Tinh chuyên

xưng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà. Như đoạn văn

trên đã ghi: “ Nếu xưng niệm thì nhất tâm tinh chuyên

 xưng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà”.

+ Thứ năm, tán thán, cúng dường Chánh hạnh:

Tinh chuyên tán thán, cúng dường đức Phật A-di-đà.

 Như đoạn văn trên đã ghi: “ Nếu tán thán, cúng dường 

thì nhất tâm tinh chuyên tán thán, cúng dường đức

Page 49: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 49/195

HAI HẠNH 49

 Phật A-di-đà”. Nếu phân tích tán thán và cúng dường

thành hai nghĩa thì có thể gọi là sáu điều Chánh hạnh.

Tại đây, hợp hai nghĩa ấy lại, nên gọi là năm điềuChánh hạnh.

- Phần qui kết năm điều thành hai thứ: Thứ nhất,

Chánh định nghiệp; thứ hai, Trợ nghiệp.

+ Thứ nhất, Chánh định nghiệp: Trong năm điều

vừa trình bày, điều thứ tư là xưng niệm danh hiệu đượcgọi là Chánh định nghiệp. Như đoạn văn trên đã ghi:

“ Nhất tâm tinh chuyên xưng niệm danh hiệu đức Phật 

 A-di-đà, dù đi-đứng-nằm-ngồi không luận thời gian,

không gian nào, niệm này nối kết niệm kia không bao

 giờ gián đoạn, đây được gọi là Chánh định nghiệp, bởilẽ thích ứng với Bổn nguyện của đức Phật ”.

+ Thứ hai, Trợ nghiệp: Ngoài điều thứ tư là Xưng 

niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà, bốn điều còn lại,

như đọc tụng v.v… được gọi là Trợ nghiệp. Như đoạn

văn trên đã ghi: “ Nếu thực hiện đọc tụng v.v… thì gọi

là Trợ nghiệp”.

Hỏi: Tại sao trong năm điều, chỉ có  Xưng niệm

danh hiệu đức Phật được gọi là Chánh định nghiệp?

Đáp: Bởi vì thích ứng với Bổn nguyện của đức

Page 50: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 50/195

50 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

 Phật . Nghĩa là, xưng niệm danh hiệu đức Phật là đúng 

với lời thệ nguyện khi đang tu tập của Ngài. Do vậy,

hành giả nào xưng niệm danh hiệu đức Phật thì sẽnương vào nguyện lực của Ngài, nên chắc chắn được

vãng sanh. Nội dung của ý nghĩa Bổn nguyện đức Phật

sẽ được giải thích ở sau.

l Về Tạp hạnh, như đoạn văn trên đã ghi: “ Ngoài

Chánh định nghiệp và Trợ nghiệp mà tu tập các thiện pháp khác thì gọi là Tạp hạnh”. Tạp hạnh thì nhiều vô

số không có thể diễn tả hết được, nơi đây chỉ đối chiếu

năm điều của Chánh hạnh để làm sáng tỏ năm điều

Tạp hạnh mà thôi. Đó là: thứ nhất, đọc tụng Tạp hạnh;

thứ hai, quán tưởng Tạp hạnh; thứ ba, lễ bái Tạp hạnh;thứ tư, xưng niệm Tạp hạnh; thứ năm, tán thán, cúng

dường Tạp hạnh.

+ Thứ nhất, đọc tụng Tạp hạnh: Trừ ba Kinh

căn bản của Tịnh Độ như kinh Vô Lượng Thọ v.v…;

ngoài ra, thọ trì đọc tụng các Kinh thuộc  Đại thừa 

hay Tiểu thừa, Hiển giáo hay Mật giáo đều gọi là đọc

tụng Tạp hạnh.

+ Thứ hai, quán tưởng Tạp hạnh: Trừ Chánh báo,

Y báo cõi Cực Lạc; ngoài ra, quán tưởng sự-lý thuộc

Page 51: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 51/195

HAI HẠNH 51

các Kinh điển Đại thừa hay Tiểu thừa, Hiển giáo hay

 Mật giáo, đều gọi là quán tưởng Tạp hạnh.

+ Thứ ba, lễ bái Tạp hạnh: Trừ lễ bái đức PhậtA-di-đà; ngoài ra, lễ bái hết thảy chư Phật, chư Bồ-tát

hay các vị Trời, Thần v.v… đều gọi là lễ bái Tạp hạnh.

+ Thứ tư, xưng niệm Tạp hạnh: Trừ xưng niệm

danh hiệu đức Phật A-di-đà; ngoài ra, xưng niệm danh

hiệu hết thảy chư Phật, chư Bồ-tát hay các vị Trời,Thần v.v… đều gọi là xưng niệm Tạp hạnh.

+ Thứ năm, tán thán, cúng dường Tạp hạnh:

Trừ tán thán cúng dường đức Phật A-di-đà; ngoài ra,

tán thán, cúng dường hết thảy chư Phật, chư Bồ-tát

hay các vị Trời, Thần v.v… đều gọi là tán thán cúngdường Tạp hạnh.

Bên cạnh, vô số hạnh tu khác như Bố thí,

trì Giới v.v…, tất cả đều được tóm thâu trong phạm vi

của Tạp hạnh này.

* Bây giờ, phân định  Hai hạnh Được-Mất . Như

đoạn văn trên đã ghi: “ Nếu tu tập hai hạnh Chánh định

nghiệp và Trợ nghiệp thì tâm niệm luôn thân gần với

đức Phật A-di-đà, hằng ngày luôn nhớ đến Ngài không 

quên, gọi là không gián đoạn. Ngược lại, nếu tu tập

Page 52: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 52/195

52 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

theo Tạp hạnh thì tâm niệm thường gián đoạn, dù có

thể hồi hướng cầu vãng sanh, nhưng cách tu này là xa

rời đức Phật và gọi là tu Tạp”.l Đại ý đoạn văn này là diễn đạt về Chánh hạnh 

và Tạp hạnh. Trong này có năm cặp đối nghĩa nhau:

Thứ nhất, Thân đối với Sơ ; thứ hai, Gần đối với  Xa;

thứ ba, Không gián đoạn đối với Có gián đoạn; thứ tư,

 Không hồi hướng đối với Hồi hướng ; thứ năm, Thuần đối với Tạp.

+ Thứ nhất, Thân đối với Sơ : Trước hết, Thân 

nghĩa là tu tập hai hạnh Chánh định nghiệp và Trợ 

nghiệp, nên đối với đức Phật A-di-đà rất Thân gần.

Chính thế, trong Quán Kinh Sớ ghi: “ Hành giả nào khitu tập, miệng thường xưng niệm danh hiệu đức Phật 

(A-di-đà), nên Ngài nghe rõ tiếng người ấy đang niệm,

thân thường lễ bái đức Phật, nên Ngài thấy rõ người

ấy đang lễ bái; tâm thường niệm Phật, nên Ngài biết 

rõ tâm người ấy đang niệm Phật. Qua đây, hành giả

thường nhớ nghĩ đến đức Phật thì Ngài cũng nhớ nghĩ 

đến hành giả; ba nghiệp thân-khẩu-ý của đức Phật 

và hành giả không tách rời nhau”. Do thế được gọi

là Thân duyên. Kế đến, Sơ chính là Tạp hạnh; tức là

Page 53: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 53/195

HAI HẠNH 53

khi hành giả tu tập, miệng không xưng niệm danh hiệu

đức Phật, nên Ngài không nghe tiếng người ấy niệm,

thân không lễ bái đức Phật, nên Ngài không thấy ngườiấy lễ bái; tâm không niệm Phật nên Ngài không biết

người ấy niệm Phật. Như vậy, hành giả không nhớ nghĩ 

đến đức Phật thì Ngài cũng không nhớ nghĩ đến hành

giả, ba nghiệp thân-khẩu-ý của đức Phật và hành giả

thường tách rời nhau, do thế được gọi là Sơ hạnh.+ Thứ hai, Gần đối với Xa: Trước hết, Gần nghĩa

là tu tập hai hạnh Chánh định nghiệp và Trợ nghiệp,

nên đối với đức Phật A-di-đà rất Gần gũi; vì vậy, trong

Quán Kinh Sớ ghi: “ Hành giả nào nguyện được thấy

đức Phật, nên Ngài liền đáp ứng hiện ra trước mắt ”;do thế được gọi là Cận duyên. Kế đến,  Xa chính là

Tạp hạnh; tức là hành giả không nguyện được thấy

đức Phật, nên Ngài không đáp ứng hiện ra trước mắt,

do thế được gọi là Xa. Thật ra, nghĩa của Thân và Gần 

tương tự nhau, nhưng Đại sư Thiện Đạo lại phân làm

hai, điều này đã trích dẫn lời giải thích của Ngài trong

Quán Kinh Sớ ở trên.

+ Thứ ba, Không gián đoạn đối với Có gián đoạn:

Trước hết,  Không gián đoạn nghĩa là tu tập hai hạnh

Page 54: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 54/195

54 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Chánh định nghiệp và Trợ nghiệp, nên thường nhớ nghĩ 

đến đức Phật A-di-đà không gián đoạn; do thế được gọi

là Không gián đoạn. Kế đến, Có gián đoạn chính là tutập Tạp hạnh; tức là đối với đức Phật A-di-đà sự nhớ 

nghĩ thường gián đoạn, do thế được gọi là Tâm thường 

 gián đoạn.

+ Thứ tư,  Không hồi hướng đối với  Hồi hướng :

Trước hết, Không hồi hướng nghĩa là tu tập hai hạnhChánh định nghiệp và Trợ nghiệp, nên không nhất thiết

 phải hồi hướng mà vẫn thành tựu năng lực vãng sanh.

Chính thế, trong Quán Kinh Sớ ghi: “ Xưng niệm danh

hiệu đức Phật A-di-đà mười câu tức là thành tựu đầy

đủ mười nguyện, mười hạnh. Đầy đủ như thế nào?- Đólà ý nghĩa của hai chữ Nam mô chính là Quy mạng và

cũng là Phát nguyện hồi hướng; ý nghĩa của bốn chữ 

 A-di-đà Phật chính là động thái tu tập của hành giả,

do ý nghĩa đó quyết định được vãng sanh”. Kế đến,

 Hồi hướng chính là tu tập Tạp hạnh; nếu phát tâm hồi

hướng thì chỉ tạo nhân vãng sanh, còn không phát tâm

hồi hướng thì không liên hệ gì đến vãng sanh; do thế

được gọi là có thể hồi hướng để được vãng sanh.

+ Thứ năm, Thuần đối với Tạp: Trước hết, Thuần 

Page 55: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 55/195

HAI HẠNH 55

nghĩa là tu tập hai hạnh Chánh định nghiệp và Trợ 

nghiệp, tức thuần nhất tu tập cầu vãng sanh về Tịnh

độ Cực Lạc. Kế đến, Tạp nghĩa là tu tập không thuầnnhất cầu vãng sanh Cực Lạc, mà tu tập tổng quát cả

 Ngũ thừa và các cõi Tịnh độ khắp mười phương; do

thế được gọi là Tạp. Qua đây, ai là hành giả tông Tịnh

Độ, cần thiết phải buông bỏ Tạp hạnh mà thuần nhất tu

theo Chánh hạnh.Hỏi: Ý nghĩa của Thuần và Tạp này, có bằng

chứng trong Kinh-Luận không?

Đáp: Trong Kinh-Luật-Luận của  Đại thừa lẫn

Tiểu thừa, thành lập hai môn Thuần và Tạp này không

 phải chỉ có một; chẳng hạn: Trong Tám tạng kinh của Đại thừa, Bảy tạng là Thuần, Một tạng là Tạp. Trong

Bốn bộ A-hàm của Tiểu thừa, Ba bộ là Thuần, Một bộ

là Tạp. Về luật, thành lập Hai mươi Kiền-độ (Chương)

để xiển dương Giới hạnh, trong này Mười chín Kiền độ

đầu là Thuần, Kiền độ sau cùng là Tạp. Về luận, thành

lập Tám Kiền độ để xiển dương tánh tướng của các

 pháp, trong này Bảy Kiền độ đầu là Thuần, Kiền độ

sau cùng là Tạp. Trong tập  Hiền Thánh Đường Tống 

 Lưỡng Truyện, thành lập Mười loại để xiển dương đức

Page 56: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 56/195

56 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

hạnh của chư vị cao Tăng, trong này Chín loại đầu là

Thuần, loại sau cùng là Tạp. Cho đến, trong Đại thừa 

 Nghĩa Chương cũng thành lập Năm tụ (Mục hay Tiết),Bốn tụ đầu là Thuần, tụ sau cùng là Tạp. Đồng thời,

không riêng gì Hiển giáo mà Mật giáo cũng vẫn phân

chia Thuần-Tạp, như trong  Phật Pháp Huyết Mạch

 Phổ , Thai tạng giới Mạn-đà-la và Kim cang giới Mạn-

đà-la thuộc Thuần, còn Tạp  Mạn-đà-la thuộc Tạp.Vấn đề phân chia Thuần-Tạp trong giáo điển thì rất

nhiều, tại đây chỉ trích dẫn một ít làm tiêu biểu mà

thôi. Bên cạnh, cần nắm rõ ý nghĩa của Thuần và Tạp 

là tuỳ theo từng pháp môn không mang tính cố định;

qua đây, trong tập này bàn về Thuần và Tạp là dựa vàoý kiến của Hoà thượng Thiện Đạo luận về hướng tu tập

của tông Tịnh Độ. Cần nói thêm, từ ngữ Thuần và Tạp 

được áp dụng trong phạm vi nội điển và cả ngoại điển

rất phong phú, vì sợ phức tạp nên không dám trích dẫn

nhiều. Riêng về đường hướng tu tập để được vãng sanh

thì phân thành Hai hạnh, nhưng giới hạn chỉ tuân theo

ý kiến của Hoà thượng Thiện Đạo; nếu căn cứ ý kiến

của Thiền sư Đạo Xước, thì đường hướng tu tập để

được vãng sanh có rất nhiều, nhưng qui kết trong hai

Page 57: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 57/195

HAI HẠNH 57

 phương diện, thứ nhất là Niệm Phật vãng sanh, thứ hai

là Vạn hạnh vãng sanh. Về ý kiến của Thiền sư Hoài

Cảm cũng tương tự như thế, Ngài qui kết thành  Haihạnh, thứ nhất là Niệm Phật vãng sanh, thứ hai là Chư 

hạnh vãng sanh. Như vậy, ba vị Sư, vị nào cũng thành

lập Hai hạnh để thống nhiếp hết thảy pháp môn tu tập

vãng sanh Cực Lạc, hành giả cần tư duy điểm này!.

Vãng Sanh Lễ Tán, ghi: “… Nếu thường niệm Phật,niệm niệm liên tục, lấy tuổi thọ của mình làm giới hạn,

thì mười người sẽ được vãng sanh trọn mười người, trăm

người sẽ vãng sanh trọn trăm người. Tại sao như thế?-

 Bởi lẽ: Vì không có Tạp duyên bên ngoài xen vào chỉ 

thuần nhất Chánh niệm, vì tương ứng với Bổn nguyệncủa đức Phật (A-di-đà), vì không trái ngược với giáo 

nghĩa, vì thuận theo lời dạy của đức Phật.

Giả như, muốn bỏ Chuyên để tu Tạp thì trăm người

hy vọng chỉ có một, hai người được vãng sanh, ngàn

người hy vọng chỉ có ba, năm người được vãng sanh.

Tại sao như thế?- Bởi lẽ: Vì Tạp duyên làm loạn động 

đánh mất Chánh niệm, vì không tương ứng với Bổn

nguyện của đức Phật, vì trái ngược với giáo nghĩa, vì

không thuận theo lời dạy của đức Phật, vì niệm niệm

Page 58: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 58/195

58 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

không liên tục, vì nhớ nghĩ gián đoạn, vì phát nguyện

hồi hướng không khẩn thiết chân thật, vì tham lam sân

hận và mọi thấy biết phiền não xen vào làm gián đoạnniệm Phật, vì không có tâm niệm  tàm quí bỏ ác làm

lành; lại nữa, vì không có tâm niệm liên tục báo đền ân

huệ của đức Phật, tâm thường khinh lờn, dù có tu tập

nhưng luôn thích ứng với lợi danh, bị đoanh vây bởi

nhân-ngã, vì chẳng cần thân gần với pháp hữu Thiệntri thức, lại thích thú cận kề với Tạp duyên làm chướng 

ngại Chánh hạnh vãng sanh cho tự thân và tha nhân.

Tại sao như thế?- Chúng ta đã từng nghe thấy rõ

rằng, hàng xuất gia cũng như hàng tại gia khắp mọi xứ 

 sở, về kiến giải và pháp tu của họ không giống nhau,vấn đề tu Chuyên, tu Tạp cũng bất đồng. Xét về những 

hành giả tu Chuyên thì mười người sẽ được vãng sanh

trọn cả mười người; xét về hàng tu Tạp, vì tâm niệm

không chí thành, nên trong một ngàn người khó có một 

người được vãng sanh.

Qua Hai hạnh Được-Mất như trên đã bàn luận,

ngưỡng nguyện hết thảy hành giả tông Tịnh Độ, hãy tư 

duy tinh tế để ngay trong đời này nguyện sanh về thế 

 giới Cực Lạc, bằng cách chế ngự dục vọng của tự thân,

Page 59: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 59/195

HAI HẠNH 59

tinh tấn niệm Phật dù đi-đứng-nằm-ngồi ngày hay đêm

không bao giờ bỏ quên, lấy thời gian trọn đời làm giới

hạn cho công   phu tu tập, để rồi niệm trước vừa tắt thở thì niệm sau có mặt tại thế giới Cực Lạc. Khi đã hiện

hữu tại đây, hành giả sẽ trải qua thời gian rất dài lâu

an trú trong pháp lạc vô vi, và không còn rơi vào sanh

tử cho đến khi thành tựu quả vị Phật-đà, kết quả này

há không phải hạnh phúc hay sao!- Cần ghi nhận!” Nói thêm rằng: Như chúng ta đã thấy rõ sự lợi

ích của đoạn văn trên; thế nên, cần  Buông bỏ Tạp, tu

tập Chuyên. Nếu buông bỏ trở về tu Chuyên (Chánh

hạnh), kết quả trăm người sẽ vãng sanh trọn cả trăm

người; ngược lại, kiên trì chấp thủ tu Tạp (Tạp hạnh),kết quả ngàn người khó có một người được vãng sanh,

hành giả cần tư duy kỹ điểm này!

Page 60: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 60/195

60 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Chương III:

BỔN NGUYỆN Đoạn văn diễn bày: Đức Như Lai

 Di-đà không chọn Các pháp tu

khác làm Bổn nguyện, mà chỉ duy

nhất chọn pháp Niệm Phật làm Bổn

nguyện vãng sanh.

 Kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Giả như khi Con thành

 Phật, chúng sanh nào trong mười phương chí tâm tin

tưởng vui thích muốn sanh về thế giới của Con, dù chỉ 

niệm mười niệm mà không được vãng sanh thì Con

không giữ ngôi Chánh giác”.

Trong Quán Niệm Pháp Môn trích dẫn đoạn văn

trên như sau: “Nếu Con thành Phật, chúng sanh nào

trong mười phương nguyện sanh về thế giới của Con,

Page 61: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 61/195

BỔN NGHUYỆN 61

nên xưng niệm danh hiệu của Con tối thiểu mười niệm,

nương vào nguyện lực của Con, nếu không được vãng 

 sanh thì Con không giữ ngôi Chánh Giác”.Tương tự , trong Vãng Sanh Lễ Tán cũng trích dẫn

đoạn văn trên như sau: “Nếu Con thành Phật, chúng 

 sanh nào trong mười phương xưng niệm danh hiệu của

Con tối thiểu chỉ mười niệm, nếu không được vãng 

 sanh thì Con không giữ ngôi Chánh Giác”. Hiện giờ, đức Phật ấy đã thành Phật, do thế 

chúng ta cần hiểu rõ rằng, Bổn nguyện - lời thề vĩ 

đại ấy, không một chút dối trá; tức là bất cứ chúng 

 sanh nào xưng niệm danh hiệu của Ngài, tất nhiên

 sẽ được vãng sanh.” Nói thêm rằng: Hết thảy chư Phật, mỗi vị đều có

nguyện chung và nguyện riêng. Nguyện chung chính

là Tứ hoằng thệ nguyện, về nguyện riêng, như đức Phật

Thích-ca có Năm trăm Đại nguyện, đức Phật Dược Sư

có  Mười hai Thượng nguyện; hiện tại  Bốn mươi tám

 Đại nguyện trong kinh Vô Lượng Thọ chính là nguyện

riêng của đức Phật A-di-đà vậy.

Hỏi: Đức Như Lai Di-đà phát thệ nguyện này vào

thời gian nào, vào thời đức Phật nào?

Page 62: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 62/195

62 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Đáp: Kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Đức Phật bảo

 A-nan rằng, vào thời quá khứ thật quá lâu xa, không 

thể tính toán là bao nhiêu kiếp, thời ấy có đức Như  Lai Đỉnh Quang thị hiện ra đời, giáo hoá độ thoát vô

lượng chúng sanh đều chứng đạo quả, rồi Ngài mới

diệt độ. Kế đến, có đức Như Lai danh hiệu Quang 

Viễn… Kế đến có đức Như Lai danh hiệu Xử Thế, các

đức Phật tuần tự như thế đến năm mươi ba vị, và các Ngài đều đã tịch diệt. Bấy giờ, đức Như Lai danh hiệu

Thế Tự Tại Vương ứng hiện, trong thời gian này có

vị quốc vương được nghe đức Phật thuyết pháp, tâm

tư khai mở, hỷ lạc dâng trào liền phát tâm Vô thượng 

 Bồ-đề, lìa bỏ ngôi vua xa lánh trần tục xuất gia làm Samôn, đạo hiệu là Pháp Tạng. Ngài vốn là bậc Trí-Đức

 siêu phàm, sau khi tu học một thời gian, Ngài đến hầu

đức Như Lai Thế Tự Tại Vương… Đức Phật Thế Tự 

Tại Vương vì Tỷ-kheo Pháp Tạng mà giảng rộng về 

hai mươi mốt triệu thế giới của chư Phật, mọi sự kiện

thiện-ác của hàng Trời, Người; mọi sự tốt đẹp, thô xấu

của các thế giới ấy theo tâm nguyện của Tỷ-kheo Pháp

Tạng đều được hiện bày rất rõ ràng. Bấy giờ, Tỷ-kheo

 Pháp Tạng được nghe đức Phật thuyết minh các thế 

Page 63: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 63/195

BỔN NGHUYỆN 63

 giới trang nghiêm thanh tịnh, sau khi đã thấy rõ, Tỷ-

kheo liền phát tâm nguyện thù thắng Vô thượng. Kể 

từ đây, tâm niệm của Tỷ-kheo hoàn toàn thanh tịnh, ýthức không chấp thủ, vướng mắc bất cứ điều gì, trong 

thế gian không ai có thể sánh bằng. Với hạnh nguyện

thanh tịnh ấy, Tỷ-kheo Pháp Tạng tinh tấn trải qua

 Năm kiếp tu quán kiến lập một cõi Phật trang nghiêm

thù thắng. A-nan bạch đức Phật rằng: Đức Phật ở thế  giới ấy có thọ mạng dài bao lâu?- Đức Phật bảo: Thọ

mạng của đức Phật ấy dài lâu đến bốn mươi hai kiếp.

 Bấy giờ, Tỷ-kheo Pháp Tạng thâu nhiếp những pháp tu

thanh tịnh của hai mươi mốt triệu thế giới vi diệu của

chư Phật”.Lại nữa, kinh Đại A-di-đà10 ghi: “ Khi đức Phật 

 Lâu-di-cắng-la11 thuyết giảng Kinh xong, tâm niệm Tỷ-

kheo Đàm-ma-ca12 được thanh tịnh, chứng đắc Thiên

nhãn, tự mình thấy rõ mọi sự kiện thiện-ác của hàng 

10. inh. inh Đại A Di Đà: ức kinh Phật thuyết A Di Đà, 2 quyển, do Chihiêm đời Ngô dịch. Nói đủ là kinh Phật Tuyết A Di Đà am Da amPhật át Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo. Ngoài ra, lại có kinh Đại ADi Đà, 2 quyển, do Vương Nhật Hưu soạn vào đời riệu ống.11. Đức Phật Lâu-di-cng-la: ức đức Phật Tế ự ại Vương.. Đức Phật Lâu-di-cng-la: ức đức Phật Tế ự ại Vương.

12. �-kheo Đà-ma-ca: ức �-kheo Pháp ạng.. �-kheo Đà-ma-ca: ức �-kheo Pháp ạng.

Page 64: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 64/195

64 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Trời-Người và mọi sự tốt đẹp, thô xấu của thế giới ấy,

liền theo sở nguyện lựa chọn một thế giới như kinh Nhị

Thập Tứ Nguyện13 đã diễn tả”.Ở trên, hai từ Lựa chọn chính là ý nghĩa Chọn lấy 

và Buông bỏ. Tức là trong hai mươi mốt triệu thế giới

của chư Phật, buông bỏ hàng Trời-Người ác độc mà

chọn lấy hàng Trời-Người hiền thiện; đồng thời, buông 

bỏ mọi sự thô xấu của các thế giới mà chọn lấy mọi sựtốt đẹp trong các thế giới ấy. Ý nghĩa hai từ  Lựa chọn 

trong Kinh Đại A-di-đà cũng như hai Kinh14 kia là như

thế. Nghĩa là Sử dụng các pháp tu thanh tịnh và các sự

tốt đẹp trong hai mươi mốt triệu thế giới của chư Phật.

 Lựa chọn và Sử-dụng trên âm thanh thì sai khác, nhưngtrên ý nghĩa thì giống nhau, chúng ta cứ dựa theo đây

để hiểu.

Dưới đây sẽ luận bàn về ý nghĩa Lựa chọn và Sử 

dụng các Đại nguyện tiêu biểu của 48 Đại nguyện:

13. inh. inh Nhị Tập ứ Nguyện: ương đương với kinh Vô Lượng Tanh ịnh Bình Đẳng Giác, 4 quyển, do Chi Lâu Ca Sấm dịch đờiHậu Hán (gọi tt là kinh Bình Đẳng Giác). Hai inh này với kinh Đại A Di Đà được dịch trước kinh Vô Lượng Tọ, trong ba inh này chỉlược ghi 24 lời nguyện của �-kheo Pháp ạng mà thôi.

14. Hai inh: ức kinh. Hai inh: ức kinh Nhị Tập ứ Nguyện và kinh Bình Đẳng Giác.

Page 65: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 65/195

BỔN NGHUYỆN 65

- Nguyện thứ nhất,  Nguyện không có ba đường 

ác dữ : Khi Tỷ-kheo Pháp Tạng được thấy rõ trong hai

mươi mốt triệu thế giới, mà trong các thế giới ấy, hoặccó ba đường ác dữ hay không có ba đường ác dữ, Ngài

chọn bỏ các thế giới có ba đường ác dữ và thô xấu, mà

chọn lấy các thế giới không có ba đường ác dữ và tốt

đẹp; như thế được gọi là Lựa chọn.

- Nguyện thứ hai,  Nguyện không tái sanh vào bađường ác dữ : Trong các thế giới của chư Phật, dù các

thế giới ấy không có ba đường ác dữ, nhưng khi thọ

mạng của hàng Trời-Người chấm dứt, có thể tái sanh

vào các thế giới có ba đường ác dữ, hay không có ba

đường ác dữ, Tỷ-kheo Pháp Tạng chọn bỏ tái sanh vàocác thế giới có ba đường ác dữ và thô xấu, mà chọn lấy 

tái sanh vào các thế giới không có ba đường ác dữ và

tốt đẹp; như thế được gọi là Lựa chọn.

- Nguyện thứ ba,  Nguyện tất cả sắc thân màu

vàng ròng: Trong các thế giới của chư Phật, hoặc có

một thế giới mà thân thể của hàng Trời-Người có hai

màu vàng-trắng sai khác; hoặc có một thế giới mà thân

thể của hàng Trời-Người chỉ thuần màu vàng ròng,

Tỷ-kheo Pháp Tạng chọn bỏ thế giới thân thể hàng

Page 66: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 66/195

66 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Trời-Người có hai màu vàng-trắng thô xấu sai khác,

mà chọn lấy thế giới thân thể của hàng Trời-Người chỉ

một màu vàng ròng tốt đẹp mà thôi; như thế được gọilà Lựa chọn.

- Nguyện thứ tư, Nguyện không có đẹp-xấu sai 

khác: Trong các thế giới của chư Phật, hoặc có một

số thế giới mà thân thể của hàng Trời-Người đẹp-xấu

khác nhau, hoặc có một số thế giới mà thân thể củahàng Trời-Người hoàn toàn giống nhau, không có sự

đẹp-xấu sai khác, Tỷ-kheo Pháp Tạng chọn bỏ các thế

giới có hàng Trời-Người đẹp-xấu khác nhau, chọn lấy 

thế giới có hàng Trời-Người hoàn toàn tốt đẹp giống

nhau; như thế được gọi là Lựa chọn.- Cho đến Nguyện thứ mười tám, Nguyện niệm

 Phật được vãng sanh: Trong các thế giới của chư Phật,

hoặc có thế giới lấy tu Bố thí để cầu vãng sanh, hoặc có

thế giới lấy tu Trì Giới để cầu vãng sanh, hoặc có thế

giới lấy tu Nhẫn nhục để cầu vãng sanh, hoặc có thế

giới lấy tu Tinh tấn để cầu vãng sanh, hoặc có thế giới

lấy tu Thiền định để cầu vãng sanh, hoặc có thế giới

lấy tu Trí tuệ để cầu vãng sanh, hoặc có thế giới lấy

 phát Tâm Bồ-đề để cầu vãng sanh, hoặc có thế giới lấy

Page 67: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 67/195

BỔN NGHUYỆN 67

xưng niệm sáu chữ Nam mô A-di-đà Phật để cầu vãng

sanh, hoặc có thế giới lấy trì Kinh để cầu vãng sanh,

hoặc có thế giới lấy trì Chú để cầu vãng sanh, hoặc cóthế giới lấy việc xây dựng chùa tháp tạc tượng, cúng

dường thực phẩm cho hàng Sa môn, cho đến các việc

 phụng sự Sư trưởng, hiếu dưỡng cha mẹ v.v… để cầu

vãng sanh, hoặc có thế giới chỉ xưng niệm danh hiệu

đức Phật của thế giới ấy để cầu vãng sanh, hoặc tu tậpmột hạnh tương xứng với đức Phật của thế giới ấy để

cầu vãng sanh, hoặc trong thế giới ấy chỉ có một đức

Phật lấy tu tập nhiều hạnh của Ngài để cầu vãng sanh,

hoặc trong thế giới ấy có nhiều đức Phật lấy tu tập một

hạnh mà dung thông với chư Phật ấy để cầu vãng sanh;tóm lại, các pháp tu tập để cầu vãng sanh tương tự như

thế có rất nhiều phương diện, không thể nói hết được.

Bây giờ, Tỷ-kheo Pháp Tạng chọn bỏ các hạnh từ Bố

thí, Trì Giới cho đến hiếu dưỡng cha mẹ mà chỉ chọn

lấy  Chuyên xưng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà;

như thế được gọi là  Lựa chọn. Tựu trung, ở trên vừa

luận bàn về ý nghĩa Lựa chọn của năm Đại nguyện tiêu

 biểu, các Đại nguyện còn lại dựa theo đây để hiểu.

Hỏi: Tổng quát để nói, trong các Đại nguyện thì

Page 68: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 68/195

68 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

chọn bỏ sự thô xấu mà chọn lấy sự tốt đẹp, điều này

khá rõ rồi. Còn, tại sao trong Đại nguyện thứ mười tám

lại chọn bỏ hết thảy các pháp, mà chỉ duy nhất chọnlấy pháp Niệm Phật làm Bổn nguyện vãng sanh?

Đáp: Ý của đức Phật thì khó hiểu rõ được, không

có thể tự ý giải thích; tuy nhiên, tại đây thử dùng ý

nghĩa của hai cặp thuật ngữ này để giải bày, một là Hơn

- Kém Thắng-Liệt), hai là Khó -  Dễ ( Nan-Dị).Trước hết, bàn về ý nghĩa  Hơn-Kém (Thắng-

 Liệt ): Niệm Phật là  Hơn, Các hạnh khác là  Kém, tại

sao như thế?- Bởi danh hiệu là chỗ quy tụ vô lượng

công đức; nghĩa là hết thảy những công đức nội chứng,

như: Bốn trí, Ba thân, Mười lực, Bốn Vô uý v.v… và,tất cả các công đức ngoại dụng, như Tướng hảo, Hào

quang, Thuyết pháp, Lợi ích chúng sanh v.v… đều

quy tụ trong danh hiệu đức Phật A-di-đà; vì vậy, công

đức của danh hiệu rất tối ưu, nên gọi là  Hơn. Ngược

lại, Các hạnh khác chỉ chiếm một phần các công đức

trên, chính thế được gọi là Kém. Tương tự, như các tên

gọi trong phạm vi nhà cửa thì hết thảy đồ dùng trong

nhà đều được thâu nhiếp dưới đòn tay và hai mái nhà,

nếu xét riêng từng cái, như đòn dong, cột nhà v.v… thì

Page 69: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 69/195

BỔN NGHUYỆN 69

không có khả năng thâu nhiếp hết thảy đồ đạc trong

nhà. Qua trên để thấy rằng, công đức danh hiệu đức

Phật A-di-đà là thù thắng vượt trội công đức của hếtthảy pháp tu khác; chính thế, cần Bỏ Kém-Lấy Hơn làm

Bổn nguyện.

Kế đến, bàn về ý nghĩa Khó-Dễ  (Nan-Dị): Niệm

Phật (A-di-đà) là pháp tu Dễ , tu Các pháp khác là Khó,

vì thế trong Vãng Sanh Lễ Tán ghi:“ Hỏi: Tại sao không khuyến khích tu Quán mà

khẳng định phải tinh chuyên niệm danh hiệu đức Phật,

là bởi ý nghĩa gì?

 Đáp: Bởi lẽ, chúng sanh vốn có nghiệp chướng 

quá sâu nặng, đối tượng để Quán thì rất vi tế, tâm thứcthì luôn vọng động và nông cạn, nên tu Quán khó có kết 

quả. Do thế, bậc Đại Thánh (Phật) với lòng bi mẫn của

mình, khẳng định và khích lệ hành giả hãy tinh chuyên

niệm danh hiệu đức Phật, chính vì niệm danh hiệu là

 Dễ, và nếu niệm liên tục thì sẽ được vãng sanh”.

Lại nữa Vãng Sanh Yếu Tập, ghi:

“ Hỏi: Hết thảy các pháp tu thiện, pháp nào cũng 

có lợi ích, pháp nào cũng có thể cầu vãng sanh, tại sao

chỉ khích lệ duy nhất pháp Niệm Phật?

Page 70: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 70/195

70 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

 Đáp:Vấn đề khích lệ pháp môn Niệm Phật không 

hẳn  phủ nhận mọi pháp tu vi diệu khác; chỉ vì pháp Niệm

 Phật không phân biệt nam-nữ, giàu-nghèo; không luậnlà thời gian, không gian hay duyên sự gì; không kể là

đang đi-đứng-nằm-ngồi, tất cả mọi trường hợp đều tu

tập được không trở ngại; kể cả đến giờ phút lâm chung,

 pháp tu thuận tiện nhất cho việc cầu nguyện vãng sanh

thì không có pháp nào bằng pháp Niệm Phật.”Thế nên, cần hiểu rằng Niệm Phật là Dễ , vì thích

ứng với mọi căn cơ; còn Các pháp tu khác là Khó, vì

không dung nhiếp mọi căn cơ. Qua đây, để giúp hết

thảy chúng sanh Bình đẳng vãng sanh thì phải Bỏ Khó-

 Lấy Dễ làm Bổn nguyện.Giả như lấy việc Tạo tượng, xây dựng chùa tháp 

làm Bổn nguyện, thì hạng bần cùng nghèo khó tuyệt

đối không thể hy vọng được vãng sanh; hơn nữa, người

giàu sang thì rất ít mà kẻ nghèo hèn thì chiếm đa phần.

Giả như lấy Trí tuệ tài cao làm Bổn nguyện, thì

hạn trí hèn ngu độn tuyệt đối không thể hy vọng được

vãng sanh; hơn nữa, người trí thì rất ít mà kẻ ngu si thì

chiếm đa phần.

Giả như lấy việc Nghe nhiều thấy rộng làm Bổn

Page 71: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 71/195

BỔN NGHUYỆN 71

nguyện, thì hạng nghe ít, thấy ít tuyệt đối không thể hy

vọng được vãng sanh; hơn nữa, người nghe nhiều thì ít

mà kẻ nghe ít thì chiếm đa phần.Giả như lấy việc trì Giới, trì Luật làm Bổn nguyện,

thì hạng phá Giới, không thọ Giới tuyệt đối không thể

hy vọng được vãng sanh; hơn nữa, người trì Giới thì rất

ít mà kẻ phá Giới, không thọ Giới thì chiếm đa phần.

Qua trên, các pháp tu tập khác theo đây để hiểu.Tóm lại, chúng ta cần hiểu rằng, lấy các pháp tu vừa

kể trên làm Bổn nguyện, hy vọng được vãng sanh thì

rất hạn hữu, mà nhất định không được vãng sanh thì

chiếm đa phần.

Thế nên, xưa kia Tỷ-kheo Pháp Tạng-Như Lai Di-đà, với tâm Từ bi, Bình đẳng thúc đẩy, muốn hóa độ hết

thảy chúng sanh, nên Ngài không dạy lấy các pháp tu

Tạo tượng, xây dựng chùa tháp v.v… làm Bổn nguyện

tu tập, mà chỉ dạy lấy một pháp Xưng niệm danh hiệu

đức Phật làm Bổn nguyện tu tập. Chính thế, trong Ngũ

 Hội Pháp Sự Tán Thiền sư Pháp Chiếu ghi:

“ Đức Phật ấy vốn lập nguyện rộng:

 Ai niệm tên Tôi, Tôi đến đón,

 Không kể bần cùng hay phú quý,

Page 72: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 72/195

72 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

 Không kể trí hèn hay thông thái,

 Không kể đa văn, giữ tịnh Giới,

 Không kể phá Giới tội nặng sâu,Chỉ cần hồi tâm chuyên niệm Phật,

Sỏi đá có thể biến thành vàng ”.

Hỏi: Sự lập nguyện của hết thảy chư vị Bồ-tát, thì

có những vị đã thành tựu, cũng có những vị chưa thành

tựu; tuy vậy, chưa cứu xét Bốn mươi tám Đại nguyệncủa Bồ-tát Pháp Tạng là đã thành tựu hay chưa?

Đáp: Tất cả Đại nguyện của Bồ-tát Pháp Tạng,

nguyện nào cũng đã thành tựu, sao vậy?- Bởi lẽ, tại thế

giới Cực Lạc không có ba đường ác dữ, nên biết rằng,

 Nguyện không có ba đường ác dữ đã thành tựu. Tạisao biết được?- Vì đoạn văn ghi nguyện ấy đã thành

tựu rằng: “Cũng không có các tai nạn của ba đường 

 Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh”. Lại nữa, sau khi thọ

mạng của hàng Trời-Người trong thế giới ấy kết thúc

cũng không tái sanh vào ba đường ác dữ, nên biết rằng,

 Nguyện không tái sanh vào ba đường ác dữ đã thành

tựu. Tại sao biết được?- Vì đoạn văn ghi nguyện ấy đã

thành tựu rằng: “ Hơn nữa, các vị Bồ-tát ấy cho đến khi

thành Phật cũng không còn tái sanh vào con đường 

Page 73: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 73/195

BỔN NGHUYỆN 73

ác dữ ”. Lại nữa, hàng Trời-Người ở thế giới Cực Lạc

không có một vị nào là không đầy đủ Ba mươi hai

tướng tốt, nên biết rằng, Nguyện đủ Ba mươi hai tướng tốt đã thành tựu. Tại sao biết được?- Vì đoạn văn ghi

nguyện ấy đã thành tựu rằng: Ai vãng sanh về thế giới

ấy thì tất cả đều đầy đủ Ba mươi hai tướng tốt . Như thế,

từ Đại nguyện đầu tiên -  Nguyện không có ba đường 

ác dữ đến nguyện cuối cùng - Nguyện chứng Ba phápnhẫn, tất cả thệ nguyện ấy đều đã thành tựu. Do vậy,

Đại nguyện thứ mười tám - Nguyện người niệm Phật 

được vãng sanh há độc nhất không được thành tựu hay

sao?- Qua đây, hết thảy người niệm Phật đều được vãng

sanh. Tại sao biết được?- Vì đoạn văn ghi về  Nguyệnngười niệm Phật được vãng sanh ấy đã thành tựu rằng:

“Có những chúng sanh được nghe danh hiệu đức Phật 

ấy, khởi tâm tin tưởng hoan hỷ, dù chỉ niệm một niệm

rồi chân thành hồi hướng nguyện cầu vãng sanh về 

thế giới của đức Phật đó, liền được vãng sanh chứng 

quả Bất thối chuyển”. Phàm trong Bốn mươi tám Đại

nguyện để trang nghiêm Tịnh độ Cực Lạc, như hồ sen

 báu, lầu gác báu v.v… không có sự kiện gì là không do

nguyện lực, sao lại có thể nghi ngờ độc nhất Nguyện

Page 74: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 74/195

74 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

người niệm Phật được vãng sanh? Hơn nữa, khi kết

thúc mỗi thệ nguyện đều có lời này: “… Nếu không như 

thế thì Con không giữ ngôi Chánh giác”, và đức PhậtA-di-đà thành Phật đến nay đã mười kiếp (Đại kiếp);

như vậy, thệ nguyện thành Phật của Ngài đã thành tựu

viên mãn, và mỗi câu thệ nguyện của Ngài không thể

là hư dối. Chính thế, Đại sư Thiện Đạo bảo: “ Đức Phật 

ấy hiện nay đã thành Phật tại thế giới ấy, cho nên biết rằng Bổn nguyện thâm trọng đó không chút hư dối,

nếu chúng sanh nào xưng niệm danh hiệu Ngài thì tất 

nhiên được vãng sanh”.

Hỏi: Kinh gọi là Thập niệm, giải thích là Thập

thanh, ý nghĩa của niệm và thanh là như thế nào?Đáp:  Niệm và thanh là giống nhau. Tại sao biết

được? - Vì đoạn văn trong Hạ phẩm Hạ sanh của Quán

 Kinh ghi: “ Khiến tiếng niệm, xưng Nam mô A-di-đà

 Phật không gián đoạn đầy đủ trong mười niệm; nhờ 

 xưng danh hiệu đức Phật nên trong từng niệm trừ diệt  

được những tội nặng trong đường sanh tử tám mươi ức

kiếp”. Căn cứ vào đoạn văn này, thì ý nghĩa của thanh 

và niệm đã quá rõ; thanh chính là niệm, niệm chính

là thanh. Thêm nữa, kinh  Đại Tập Nguyệt Tạng ghi:

Page 75: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 75/195

BỔN NGHUYỆN 75

“ Niệm lớn thấy Phật lớn, niệm nhỏ thấy Phật nhỏ”.

Pháp sư Hoài Cảm chú thích: “ Niệm lớn tức lớn tiếng 

niệm Phật, niệm nhỏ tức nhỏ tiếng niệm Phật ”. Thếnên, niệm là xướng lên, cất tiếng lên vậy.

Hỏi: Kinh gọi là Nãi chí (Cho đến), giải thích là

 Hạ chí (Dưới đến), ý nghĩa đó như thế nào?

Đáp: Ý nghĩa của Nãi chí và Hạ chí là giống nhau.

Khế Kinh bảo: Nãi chí là ý nghĩa từ nhiều giảm xuốngít ; nhiều là trên từ suốt đời, ít  là dưới từ mười tiếng

(niệm) đến một tiếng v.v…

Giải thích rằng,  Hạ chí  là ý nghĩa dưới đối với

trên; Dưới là dưới từ mười tiếng đến một tiếng v.v…

trên là trên từ suốt đời; chữ trên và dưới được sử dụngđối nhau trong Kinh khá nhiều. Như ở  Nguyện Túc

mạng thông ghi: “Giả như Con được thành Phật mà

hàng Trời-Người trong thế giới của Con không chứng 

Túc mạng thông, cho đến không biết rõ Nhân quả trong 

trăm ngàn ức vô số kiếp, thì Con không giữ ngôi Chánh

 giác”. Tương tự, trong các Đại nguyện về  Ngũ thần

thông , Hào quang , Thọ mạng v.v… nguyện nào cũng

dùng thuật ngữ  Hạ chí , là ý nghĩa từ nhiều giảm đến

ít , lấy dưới đối nghĩa với trên. Qua trích dẫn tám Đại

Page 76: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 76/195

76 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

nguyện trên cho chúng ta thấy rằng, ý nghĩa Nãi chí và

 Hạ chí chỉ là một; do vậy, tại đây Đại sư Thiện Đạo sử

dụng thuật ngữ Hạ chí thì không có sự trái nghĩa.Tuy nhiên, ý kiến của Đại sư Thiện Đạo và các Đại

sư khác có sự bất đồng; sự giải thích của các Đại sư thì

mang tính riêng biệt, đó là: “ Nguyện người niệm mười

niệm được vãng sanh”; chỉ riêng ý kiến của Đại sư

Thiện Đạo thì mang tính tổng quát, đó là Nguyện ngườiniệm Phật được vãng sanh. Xét về Nguyện người niệm

mười niệm được vãng sanh mang tính riêng biệt của

các Đại sư, thì ý nghĩa không rốt ráo; bởi lẽ, vì trên thì

 bỏ mất suốt đời niệm Phật, dưới thì bỏ mất niệm Phật

một niệm. Xét về “ Nguyện người niệm Phật được vãng  sanh” mang tính tổng quát của Đại sư Thiện Đạo, thì

ý nghĩa thật rốt ráo; bởi lẽ, vì trên thì lấy cả suốt đời

niệm Phật, dưới thì lấy cả chỉ niệm Phật một niệm.

Page 77: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 77/195

BỔN NGHUYỆN 77

Chương IV:

BA BẬC(Tam Bối) Đoạn văn diễn bày: Ba bậc Vãng  sanh của pháp Niệm Phật.

Quyển hạ, kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Đức Phật bảo A-nan rằng: Hết thảy hàng Trời-Người trong tất cả các thế giới ở khắp mười phương, nếu ai chí thànhnguyện vãng sanh về thế giới Cực Lạc thì sẽ sanh vào

một trong Ba bậc như sau: Hạng bậc Thượng là những người lìa bỏ gia đình,cắt đứt dục vọng, xuất gia làm Sa môn, phát tâm Bồ-đề, thuần nhất chuyên niệm danh hiệu đức Phật Vô

 Lượng Thọ và tu tập mọi công đức khác để nguyện

vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Những người thuộc

Page 78: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 78/195

78 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

hạng này đến giờ phút lâm chung sẽ được đức Phật Vô

 Lượng Thọ cùng chư vị trong đại chúng hiện ra trước

mắt, liền theo sau đức Phật và đại chúng vãng sanh về thế giới ấy. Tại đây, hành giả từ trong hoa sen bảy báu

tự hoá sanh ra, liền chứng đắc quả vị Bất thối chuyển

với thần thông tự tại, Trí tuệ rộng sâu. Thế nên, A-nan!

 Nếu chúng sanh nào mong cầu được thấy đức Phật Vô

 Lượng Thọ ngay trong đời này, thì cần phải phát tâmVô thượng Bồ-đề, tu tập mọi công đức để nguyện vãng 

 sanh về thế giới ấy.

 Đức Phật bảo A-nan: Hạng bậc Trung là các hàng 

Trời-Người trong tất cả thế giới ở khắp mười phương,

nếu ai chí thành nguyện vãng sanh về thế giới Cực Lạc, dù không thể xuất gia làm Sa môn và tu tập các

công đức to lớn, nhưng họ phát tâm Vô thượng Bồ-đề,

thuần nhất tinh chuyên niệm danh hiệu đức Phật Vô

 Lượng Thọ và tu tập ít nhiều công đức phước thiện,

như giữ gìn trai giới, xây dựng chùa tháp, tạo tượng,

cúng dường thực phẩm cho hàng Sa môn, treo cờ dâng 

hoa, đốt đèn thắp hương; rồi đem những công đức này

hồi hướng để nguyện sanh về thế giới Cực Lạc. Những 

người thuộc hạng này đến giờ phút lâm chung sẽ được

Page 79: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 79/195

BỔN NGHUYỆN 79

đức Phật Vô Lượng Thọ hoá thân với thân tướng đầy

đủ tướng tốt, hào quang rực rỡ như thân tướng chân

thật của Ngài, cùng chư vị trong đại chúng hiện ratrước mắt, liền theo sau đức hoá Phật và đại chúng 

vãng sanh về thế giới ấy, chứng đắc quả vị Bất thối

chuyển, về công đức và Trí tuệ thì kém thua các vị ở 

hạng bậc Thượng.

 Đức Phật bảo A-nan: Hạng bậc Hạ là các hàng Trời-Người trong tất cả thế giới ở khắp mười phương,

nếu ai chí thành muốn vãng sanh về thế giới Cực Lạc, dù

không thể làm được các công đức phước thiện, nhưng 

họ phát tâm Vô thượng Bồ-đề, thuần nhất chuyên ý

niệm danh hiệu đức Phật Vô Lượng Thọ, cho đến chỉ mười niệm để nguyện sanh về thế giới Cực Lạc. Hoặc

trường hợp, được nghe Kinh pháp sâu xa hoan hỷ tin

tưởng ưa thích, không khởi nghi ngờ, cho đến chỉ niệm

một niệm danh hiệu đức Phật, rồi chân thành nguyện

 sanh về thế giới ấy. Những người thuộc hạng này, đến

 giờ phút lâm chung sẽ được mộng thấy đức Phật A-di-

đà và được vãng sanh, về công đức và Trí tuệ thì kém

thua các vị ở hạng bậc Trung.”

Hỏi thêm rằng: Trong đoạn văn hạng bậc Thượng,

Page 80: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 80/195

80 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

ngoài pháp tu Niệm Phật vẫn thực hiện Các pháp khác,

như lìa bỏ gia đình, cắt đứt dục vọng v.v…; trong đoạn

văn hạng bậc Trung cũng tu tập các công đức khác nhưxây dựng chùa tháp, tạo tượng v.v…; trong đoạn văn

hạng bậc Hạ cũng tu tập Các hạnh khác, như phát tâm

Vô thượng Bồ-đề v.v…; như thế, tại sao chỉ xác định

 Do niệm Phật mà được vãng sanh?

Đáp: Trong Quán Niệm Pháp Môn, Hòa thượngThiện Đạo ghi: “Hơn nữa, trong quyển Hạ Kinh này,

đức Phật bảo: Căn tánh của tất cả chúng sanh thì

không giống nhau, có  Ba bậc là Thượng, Trung và Hạ;

tùy theo các căn tánh ấy, đức Phật đều khích lệ họ tinh

chuyên xưng niệm danh hiệu đức Phật Vô Lượng Thọ;nhờ vậy, những  người này đến giờ phút lâm chung sẽ 

được đức Phật và Thánh chúng đến nghinh tiếp để tất 

cả họ đều được vãng sanh”- Căn cứ vào ý nghĩa vừa

giải thích, nên xác định Ba bậc đều do niệm Phật mà

được vãng sanh.

Hỏi: Giải thích trên, đâu có phủ nhận tu Các hạnh

khác, vậy tại sao phải buông bỏ Các hạnh tu khác mà

chỉ tu pháp Niệm Phật ?

Đáp: Điều ấy có ba ý, thứ nhất, vì để buông bỏ

Page 81: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 81/195

BA BẬC 81

Các hạnh tu khác trở về tu pháp Niệm Phật mà trình

bày về Các hạnh tu đó; thứ hai, vì để Trợ hạnh sự thành

tựu pháp Niệm Phật mà trình bày về Các hạnh tu đó;thứ ba, vì để qui ước pháp Niệm Phật và Các hạnh là

 Hai môn sai khác và mỗi môn kiến lập Ba bậc mà trình

bày Các hạnh tu đó.

- Thứ nhất, vì để buông bỏ Các hạnh tu khác trở 

về tu pháp Niệm Phật  mà trình bày về Các hạnh tu đó. Căn cứ theo Hòa thượng Thiện Đạo ghi trong Quán

 Kinh Sớ rằng: “Phần trên, tuy có nói về sự lợi ích của

hai pháp tu Định và Tán, nếu căn cứ tâm ý của chúng 

 sanh hướng về Bổn nguyện của đức Phật, thì chỉ thuần

nhất tinh chuyên xưng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà”,đây là ý nghĩa giải thích cho câu trên. Trong bậc Thượng,

tuy có nói về phát tâm Bồ-đề và tu Các hạnh khác, nhưng

đúng ý nghĩa qui hướng về Bổn nguyện đức Phật, thì

chúng sanh chỉ thuần nhất tinh chuyên xưng niệm danh

hiệu đức Phật A-di-đà mà thôi, vì trong Bổn nguyện không

có bất cứ một pháp tu nào khác. Ba bậc đều căn cứ trên

Bổn nguyện này, nên được gọi là Thuần nhất tinh chuyên

niệm danh hiệu đức Phật Vô Lượng Thọ. Thuần nhất là

cặp từ đối nghĩa với thuần nhị, thuần tam; tương tự như

Page 82: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 82/195

82 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

 Năm ngọn núi ở Thiên Trúc15 (Ấn Độ) gồm có ba loại

Tự viện: Thứ nhất, Tự viện thuần nhất Đại thừa - là Tự

viện hoàn toàn không tu học giáo lý Tiểu thừa; thứ hai,Tự viện thuần nhất Tiểu thừa - là Tự viện hoàn toàn

không tu học giáo lý Đại thừa; thứ ba, Tự viện kiêm tu

cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa - là Tự viện kiêm tu học giáo

lý cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa, nên gọi là Tự viện kiêm

tu. Tại đây, chúng ta cần hiểu rằng, ý nghĩa của hai Tựviện Đại thừa và Tiểu thừa là thuần nhất, Tự viện kiêm

tu là không thuần nhất; do vậy, ý nghĩa từ thuần nhất

được sử dụng ở trên cũng như thế, nghĩa là, nếu đã tu

 pháp Niệm Phật mà tu thêm Các hạnh khác thì không

 phải thuần nhất, tương tự như Tự viện kiêm tu trên.Mặt khác, đã gọi là thuần nhất thì không thể kiêm tu

Các hạnh khác! Tóm lại, trước hết nói về Các hạnh tu

khác, sau đó lại nói Thuần nhất tinh chuyên niệm Phật ,

thì cần hiểu rõ là để buông bỏ Các hạnh tu khác mà chỉ

duy nhất niệm Phật mà thôi, ấy thế mới gọi là thuần

15. Năm ngọn n. Năm ngọn núi ở Tiên rúc (Tiên rúc ngũ sơn): Năm ngọn núicó nhiều ịnh xá để tọa thiền, đó là Bề-ba-la-bạt-thứ, át-đa-bát-na-cầu-ha (Nam sơn thạch thất), Nhân-đà-la-thế-la-cầu-ha, át-pha-

thứ-hồn-trực-ca-bát-bà-la và ỳ-xà-quật.

Page 83: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 83/195

BA BẬC 83

nhất, nếu không như vậy thì từ thuần nhất không thể

tiêu hoá được!

- Thứ hai, vì để Trợ hạnh sự thành tựu pháp Niệm Phật  mà trình bày Các hạnh tu đó. Điểm này cũng có

hai ý, thứ nhất, Trợ hạnh sự thành tựu pháp Niệm Phật 

cho hạng có thiện căn giống nhau; thứ hai, Trợ hạnh

 sự thành tựu pháp Niệm Phật cho hạng có thiện căn

khác nhau.Trước hết, bàn về Trợ hạnh sự thành tựu cho hạng 

có thiện căn giống nhau: Như trong Quán Kinh Sớ ,

Hòa thượng Thiện Đạo đã nêu lên năm loại hạnh tu để

Trợ hạnh cho sự thành tựu pháp Niệm Phật, điều này

đã trình bày đầy đủ tại  Hai hạnh Chánh-Tạp ở trên.Kế đến, bàn về Trợ hạnh sự thành tựu cho hạng có

thiện căn khác nhau: Như căn cứ vào bậc Thượng đã

trình bày ở trước mà luận về Chánh và Trợ, thì Thuần

nhất tinh chuyên xưng niệm danh hiệu đức Phật Vô

 Lượng Thọ là Chánh hạnh và cũng là Sở trợ . Lìa bỏ

gia đình, cắt đứt dục vọng, xuất gia làm Sa môn, phát

tâm Bồ-đề v.v… là Trợ hạnh cũng là Năng trợ . Nghĩa

là, Kết quả sự vãng sanh căn bản do niệm Phật ; chính

thế, vì thuần nhất tinh chuyên niệm Phật mà lìa bỏ

Page 84: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 84/195

84 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

gia đình, cắt đứt dục vọng, xuất gia làm Sa môn, lại

 phát tâm Bồ-đề v.v… Tựu trung, xuất gia, phát tâm

Bồ-đề v.v… là ý hướng để thực hiện pháp tu NiệmPhật suốt đời không thối tâm; như thế, đâu có trở ngại

cho pháp Niệm Phật! Trong bậc Trung cũng có Các

hạnh tu, như xây dựng chùa tháp, tạo tượng, treo cờ 

dâng hoa, đốt đèn thắp hương v.v… đó là Trợ hạnh sự

thành tựu pháp môn Niệm Phật, ý nghĩa này tham khảothêm ở Vãng Sanh Yếu Tập; nghĩa là, trong phương pháp

Trợ hạnh cho niệm Phật cần thực hiện các phương diện

ấy. Trong bậc Hạ cũng có phát tâm Bồ-đề, cũng có niệm

Phật, ý nghĩa Chánh hạnh, Trợ hạnh dựa theo nguyên

tắc ở trên để hiểu.- Thứ ba, vì để quy ước pháp Niệm Phật và Các

hạnh là Hai môn sai khác, và mỗi môn kiến lập Ba bậc

mà trình bày Các hạnh tu đó. Trước hết, tóm lược môn

 Niệm Phật mà kiến lập Ba bậc, tức là trong Ba bậc nói

trên đều nhất thống Thuần nhất tinh chuyên xưng niệm

danh hiệu đức Phật Vô Lượng Thọ, chính đây là tóm

lược pháp Niệm Phật mà kiến lập Ba bậc. Vì thế, hai

quyển Vãng Sanh Yếu Tập và  Niệm Phật Chứng Cứ 

 Môn đều đồng nhất rằng: “ Kết quả của Ba bậc tuy có

Page 85: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 85/195

BA BẬC 85

Cạn-Sâu, nhưng đều nhất thống pháp tu là Thuần nhất 

tinh chuyên xưng niệm danh hiệu đức Phật Vô Lượng 

Thọ”. Kế đến, tóm lược môn Các hạnh mà kiến lập Ba bậc, tức là trong Ba bậc nói trên đều có phát tâm Bồ-

đề và các hạnh…, chính đây là tóm lược Các hạnh mà

kiến lập Ba bậc. Vì thế, hai quyển Vãng Sanh Yếu Tập 

và Chư Hạnh Vãng Sanh Môn đều đồng nhất rằng Ba

bậc cũng không ngoài pháp Niệm Phật ấy.Ba ý được trình bày trên tuy có sự sai khác, nhưng

đều quy kết về Thuần nhất niệm Phật . Ý thứ nhất, vì

buông bỏ mà trình bày, nghĩa là vì buông bỏ Các hạnh

để kiến lập  pháp Niệm Phật mà trình bày. Ý thứ hai,

vì Chánh hạnh, Trợ hạnh mà trình bày, nghĩa là, vì trợ giúp Chánh hạnh niệm Phật mà trình bày Trợ hạnh của

Các hạnh tu đó. Ý thứ ba, vì Chánh, Phụ mà trình bày, 

nghĩa là tuy nói Niệm Phật và Các hạnh là Hai môn

nhưng chọn Niệm Phật là Chánh, Các hạnh là Phụ, vì

thế mới gọi là Ba bậc đều là nhất thống niệm Phật .

Thật ra, ba ý trình bày trên, xét kỹ thì rất khó hiểu;

do vậy, xin quý học giả tùy tiện hoặc ghi nhớ hoặc bỏ

qua. Nếu căn cứ ý kiến của Hòa thượng Thiện Đạo thì

chọn lấy Chánh hạnh là đủ.

Page 86: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 86/195

86 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Hỏi: Tu tập trong Ba bậc đều là niệm Phật , vấn

đề này thì hẳn nhiên rồi; nhưng xét về chín Phẩm trong

Quán Kinh16 và Ba bậc trong Thọ Kinh17 có sự trình bày sai khác nhau. Tại sao Ba bậc trong Thọ Kinh đều

là niệm Phật? Mà, chín Phẩm trong Quán Kinh thì sáu

 phẩm của bậc Thượng và bậc Trung không nói đến

niệm Phật, mãi đến ba phẩm của bậc Hạ mới nói?

Đáp: Vấn đề ấy có hai ý:- Thứ nhất, theo câu hỏi: Tại sao lại trình bày sai

khác về Ba bậc trong Thọ Kinh và chín Phẩm trong

Quán Kinh?- Điều này chúng ta nên biết rằng, trong

chín Phẩm đều hành trì niệm Phật. Tại sao biết được?-

Bởi lẽ, trong Ba bậc đều có niệm Phật thì tại sao trongchín Phẩm lại không có sự niệm Phật! Thế nên, trong

Vãng Sanh Yếu Tập ghi rằng: “ Hỏi: Vấn đề hành trì

niệm Phật thông nhiếp cả chín Phẩm như thế nào?-

 Đáp: Nếu nói đúng tiêu chuẩn pháp Niệm Phật thì cứu

cánh là phẩm Thượng bậc Thượng; như vậy, tuỳ theo

 sự Hơn-Kém (Thắng-Liệt) để chia thành chín Phẩm.

 Như Kinh đã dạy, sự tu tập trong chín Phẩm đều biểu

16.. Quán Kinh: ức kinh Quán Vô Lượng Tọ.

17.. Tọ Kinh: ức kinh Vô Lượng Tọ.

Page 87: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 87/195

BA BẬC 87

hiện một hướng, cái lý này thật là vô lượng ”. Qua đây,

chúng ta nên biết pháp tu Niệm Phật là thông nhiếp cả

chín Phẩm.- Thứ hai, theo tư tưởng của Quán Kinh: Trước

hết trình bày rộng về hai pháp Định và Tán để thích

ứng với mọi căn cơ của chúng sanh; sau đó, phế bỏ hai

 pháp thiện của Định và Tán để trở về pháp Niệm Phật 

mà thôi, vì thế mới có câu văn: Các ông hãy khéo léobảo trì lời nói ấy. Với ý nghĩa này, dưới đây sẽ trình

 bày đầy đủ hơn; tóm lại, chúng ta cần hiểu rằng: Tu tập

trong chín Phẩm chủ yếu chỉ là niệm Phật .

Page 88: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 88/195

88 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Chương V:

LỢI ÍCH Đoạn văn diễn bày: Lợi ích của

 pháp Niệm Phật.

Quyển Hạ , kinh Vô Lượng Thọ ghi rằng: 

“Phật bảo Di Lặc:

 Người nào được nghe,

 Danh hiệu Phật ấy,

 Mừng vui phấn khích,

 Dù niệm một niệm,

 Nên biết người ấy,

 Được Đại lợi ích,

 Đó là tròn đầy,

Công đức Vô thượng ”.

Trong Lễ Tán, Đại sư Thiện Đạo ghi:

Page 89: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 89/195

LỢI ÍCH 89

“Người nào được nghe biết, Danh hiệu Phật A-di-đà,

 Hoan hỷ niệm một niệm, Đều sanh về nước Ngài”.

Hỏi thêm rằng, theo đoạn văn trình bày về nội dungBa bậc ở trên, ngoài pháp Niệm Phật còn giới thiệu tuthêm các công đức khác, như phát tâm Bồ-đề v.v…Vậy,

tại sao không tán thán công đức tu tập Các pháp khác màchỉ duy nhất tán thán công đức niệm Phật ?

Đáp: Mật ý của đức Phật thì khó mà hiểu rõ; tuynhiên, để ước định thâm ý đó, chúng ta có thể căn cứvào ý kiến của Đại sư Thiện Đạo để hiểu một phần

nào. - Theo Đại sư, ý của đức Phật, mặc dầu chỉ muốnxác định pháp Niệm Phật là pháp tu chủ yếu, nhưng dotùy thuận nhiều căn cơ chúng sanh mà phải dạy thêmCác pháp tu khác, như phát tâm Bồ-đề v.v… để có sự phân định Ba bậc Sâu-Cạn sai khác. Dù vậy, Các phápấy cần được buông bỏ nên không tán thán, mà chỉ lựachọn duy nhất  pháp Niệm Phật, do đây mà được tánthán; chúng ta nên ghi nhận rõ như thế! Riêng về pháp Niệm Phật  thì chia thành Ba bậc, điều này có hai ý:Thứ nhất, tuỳ theo Quán Niệm Sâu-Cạn để chia; thứ

hai, căn cứ Niệm Phật Nhiều-Ít để chia.

Page 90: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 90/195

90 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Trước hết, bàn về Sâu-Cạn, như ở trước đã trích

dẫn, đó là: “Nếu nói đúng tiêu chuẩn pháp Niệm Phật 

thì cứu cánh là phẩm Thượng bậc Thượng ”.Kế đến, bàn về Nhiều-Ít - như trong đoạn văn trình

 bày về bậc Hạ đã nói đến con số mười niệm cho đến một

niệm; hai bậc Thượng và Trung căn cứ theo đây để tăng

thêm. Trong Quán Niệm Pháp Môn ghi rằng: “Mỗi ngày

niệm Phật một vạn câu và cũng nên có thời khoá cố địnhđể lễ bái, tán thán sự trang nghiêm của cõi Tịnh độ. Nếu

tinh tấn hơn thì có thể niệm Phật ba vạn hoặc sáu vạn

hay mười vạn câu, đây là những người Vãng sanh vào

 phẩm Thượng bậc Thượng ”. Tại đây cần lưu ý rằng, niệm

Phật từ ba vạn câu trở lên là nội dung tu tập để được vãngsanh vào phẩm Thượng bậc Thượng; niệm Phật từ ba vạn

câu trở xuống là nội dung tu tập để vãng sanh từ phẩm

Thượng bậc Thượng xuống đến phẩm Hạ bậc Hạ. Qua

đây, cứ theo sự niệm Phật nhiều hay ít để có thể hiểu là sẽ 

vãng sanh vào phẩm nào.

Tại đây, cặp từ Một niệm (Nhất niệm) chính là Một 

niệm trong thành tựu Đại nguyện niệm Phật đã nói ở trước

và Một niệm đã nói rõ trong bậc Hạ. Một niệm trong câu văn

thành tựu Đại nguyện chưa xác định là Công đức Đại lợi; và,

Page 91: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 91/195

LỢI ÍCH 91

 Một niệm trong câu văn bậc Hạ cũng chưa xác định là Công

đức Đại lợi; đến bây giờ, Một niệm mới được gọi là Đại lợi,

mới được tán thán là Vô thượng ; do thế, chúng ta cần hiểurằng, cặp từ Một niệm được sử dụng là hàm ẩn Công đức

 Đại lợi và Vô thượng.

Dùng cặp từ Đại lợi này là để đối nghĩa với cặp từ

Tiểu lợi, nhằm xác định rằng, tu Các hạnh như phát tâm

Bồ-đề v.v… là Tiểu lợi, còn tu pháp Niệm Phật dù chỉMột niệm là Đại lợi.

Lại nữa, dùng Công đức Vô thượng là nhóm từ đối

nghĩa với Công đức Hữu thượng (Có công đức cao hơn),

nhằm xác định rằng, tu Các pháp khác là Hữu thượng ,

còn tu  pháp Niệm Phật là Vô thượng . Qua đây, chúngta cần ghi nhận rằng, Một niệm là Một Vô thượng , Mười

niệm là Mười Vô thượng , Trăm niệm là Trăm Vô thượng ,

 Ngàn niệm là Ngàn Vô thượng ; niệm Phật tương tự như

thế từ ít đến nhiều, nhiều như số cát của sông Hằng (Hằng

sa) thì gọi là hằng hà sa số Công đức Vô thượng .

 Như thế, những người cầu nguyện vãng sanh thế

giới Cực Lạc, sao lại buông bỏ  pháp Niệm Phật với

 Đại lợi Vô thượng , mà gượng ép tu Các hạnh với Tiểu

lợi Hữu thượng!

Page 92: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 92/195

92 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Chương VI:

ĐẶC CÁCH LƯU LẠI Đoạn văn diễn bày: Sau thời Mạt 

 pháp một vạn năm, hết thảy Các

 pháp tu khác đều tận diệt, chỉ 

riêng pháp Niệm Phật được đặc

cách lưu lại.

Quyển Hạ, kinh Vô Lượng Thọ ghi rằng:

“Vào thời vị lai,

 Hết thảy kinh pháp,

 Đều bị tận diệt,

Với lòng Từ bi,

Thương xót chúng sanh,

Ta sẽ đặc cách,

 Lưu lại Kinh này,

Page 93: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 93/195

 ĐẠC CÁCH LƯU LẠI 93

Trong một trăm năm,

 Nếu chúng sanh nào,

Gặp được Kinh này,Tuỳ theo ước nguyện,

 Đều được vãng sanh”.

Hỏi thêm rằng: Trong Kinh chỉ nói: “ Đặc cách

lưu lại Kinh này trong một trăm năm”, chứ hoàn toàn

không nói: “ Đặc cách lưu lại pháp Niệm Phật   trong một trăm năm”; vậy, tại sao nơi đây lại nói: “ Đặc cách

lưu lại pháp Niệm Phật ”?

Đáp: Kinh này đã trình bày rõ ràng toàn bộ về

 pháp Niệm Phật, ý chỉ ấy đã đề cập ở trước, tại đây

không cần lặp lại; đồng thời, các Đại sư như ThiệnĐạo, Hoài Cảm v.v… đều nhất quán như thế. Qua

đây,  Kinh này lưu lại chính là  Pháp Niệm Phật lưu

lại. Hơn nữa, Kinh này tuy có nói về tâm Bồ-đề,

nhưng không nói về hành tướng tâm Bồ-đề; tuy có

nói trì Giới nhưng không nói về hành tướng của trì

Giới…- Về hành tướng của tâm Bồ-đề đã được đề

cập rộng rãi ở kinh tâm Bồ-đề v.v… Khi các kinh

này tận diệt thì căn cứ vào đâu để tu tập tâm

Bồ-đề ?- Về hành tướng trì Giới đã được đề cập

Page 94: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 94/195

94 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

rộng rãi ở các bộ luật của Đại thừa, Tiểu thừa; khi các

 bộ luật này tận diệt thì căn cứ vào đâu để trì Giới? Các

 pháp tu khác chúng ta dựa theo ý nghĩa này để hiểu.Vì thế, trong Vãng Sanh Lễ Tán Đại sư Thiện Đạo đã

giải thích đoạn văn trên như sau:

“Vạn năm sau Tam bảo tận diệt,

Chỉ Kinh này lưu lại trăm năm,

 Bấy giờ ai nghe niệm một câu, Đều được vãng sanh về nước ấy”.

Đồng thời, giải thích về đoạn văn này, tổng quát

có bốn ý: thứ nhất, giữa hai giáo nghĩa của Thánh

 Đạo và Tịnh Độ có sự tồn tại và tận diệt trước-sau;

thứ hai, giữa hai giáo nghĩa của Thập  phương và Tây  phương có sự tồn tại và tận diệt trước-sau; thứ ba,

giữa hai giáo nghĩa của Đâu-suất và Tây phương có

sự tồn tại và tận diệt trước-sau; thứ tư, giữa hai hạnh

tu là  Niệm Phật và Các hạnh khác có sự tồn tại và

tận diệt trước-sau.

- Thứ nhất, giữa hai giáo nghĩa của Thánh Đạo và

Tịnh Độ có sự tồn tại và tận diệt trước-sau: Các Kinh

điển của Thánh Đạo môn sẽ tận diệt trước, nên gọi là

 Kinh pháp tận diệt ; Kinh này của Tịnh Độ môn đặc

Page 95: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 95/195

 ĐẠC CÁCH LƯU LẠI 95

cách được lưu lại, nên gọi là  Lưu lại trăm năm. Qua

đây, chúng ta biết rằng, cơ duyên của Thánh Đạo thì

cạn mỏng mà cơ duyên của Tịnh Độ lại sâu dày.- Thứ hai, giữa hai giáo nghĩa của Thập phương  

và Phương Tây có sự tồn tại và tận diệt trước-sau: Các

giáo nghĩa tu tập để vãng sanh các cõi Tịnh độ trong 

mười phương sẽ tận diệt trước, nên gọi là  Kinh pháp

tận diệt ; Kinh này đặc cách được lưu lại để tu tập vãngsanh Tịnh độ phương Tây, nên gọi là Lưu lại trăm năm.

Qua đây, chúng ta biết rằng, cơ duyên của các Tịnh độ

Thập phương thì cạn mỏng mà cơ duyên của Tịnh độ

 phương Tây lại sâu dày.

- Thứ ba, giữa hai giáo nghĩa của  Đâu-suất  và Phương Tây có sự tồn tại và tận diệt trước-sau: Giáo

nghĩa của các kinh  Di Lặc Thượng Sanh, kinh  Đại

thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán v.v… để tu tập sanh

lên Đâu-suất sẽ tận diệt trước, nên gọi là Kinh pháp

tận diệt ; Kinh này đặc cách được lưu lại để tu tập

vãng sanh phương Tây, nên gọi là Lưu lại trăm năm.

Qua đây, chúng ta biết rằng, cõi  Đâu-suất  tuy gần

mà cơ duyên cạn mỏng , cõi Cực Lạc tuy xa nhưng

cơ duyên lại sâu dày.

Page 96: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 96/195

96 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

- Thứ tư, giữa hai hạnh tu là  Niệm Phật và Các

hạnh có sự tồn tại và tận diệt trước-sau: Các giáo nghĩa

vãng sanh của Các hạnh ấy sẽ tận diệt trước, nên gọilà Kinh pháp tận diệt ; Kinh này đặc cách được lưu lại

để Niệm Phật vãng sanh, nên gọi là Lưu lại trăm năm.

Qua đây, chúng ta biết rằng, tu tập Các hạnh để được

vãng sanh thì cơ duyên rất cạn mỏng mà Niệm Phật  

được vãng sanh lại rất  sâu dày. Nói thêm rằng, tuCác hạnh để được vãng sanh thì cơ duyên ít , mà tu

 Niệm Phật để được vãng sanh thì cơ duyên rất nhiều;

hơn nữa, tu Các hạnh để vãng sanh thì đến thời điểm

một vạn năm của thời Mạt pháp  sẽ chấm dứt , còn tu

 Niệm Phật để vãng sanh thì sẽ được kéo dài thêm trămnăm nữa.

Hỏi: Ở trước ghi rằng: “Với lòng Từ bi, thương 

 xót chúng sanh, Ta sẽ đặc cách, lưu lại Kinh này, trong 

một trăm năm”. Như thế, đức Thích Tôn vì lòng Từ bi

mà lưu lại Kinh pháp; vậy, tại sao không lưu lại các

kinh khác mà chỉ lưu lại Kinh này?

Đáp: Đức Thích Tôn không lưu lại một kinh nào

khác mà chỉ đặc cách lưu lại Kinh này, là hàm ẩn một

ý nghĩa rất sâu xa. Nếu căn cứ vào ý kiến của Đại sư

Page 97: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 97/195

 ĐẠC CÁCH LƯU LẠI 97

Thiện Đạo, thì nội dung Kinh này đã trình bày về niệm

Phật là Bổn nguyện của đức Như Lai Di-đà để được

vãng sanh, nên đức Thích-ca vì lòng Từ bi muốn lưulại pháp Niệm Phật, do vậy đặc cách lưu lại Kinh này.

Xét về nội dung của các kinh khác đức Thích-ca không

trình bày về niệm Phật là Bổn nguyện của đức Như

Lai Di-đà để được vãng sanh, do thế, vì lòng Từ bi

mà đức Thích Tôn không lưu lại các kinh ấy. Thậmchí, Bốn mươi tám Đại nguyện tuy đều là Bổn nguyện,

nhưng đặc thù chỉ chọn niệm Phật là tiêu chuẩn chủ

 yếu để vãng sanh. Chính vậy, Đại sư Thiện Đạo giải

thích rằng:

“ Bốn tám nguyện rộng có nhiều môn, Riêng nêu niệm Phật lắm thiết thân,

 Ai hay niệm Phật, Phật ghi nhớ,

 Ai chuyên tưởng Phật, Phật tri tường ”.

Qua đây, chúng ta nên ghi nhận rằng, trong Bốn

mươi tám Đại nguyện đã chọn Đại nguyện Niệm Phật 

 Để Vãng Sanh là Vua trong Bổn Nguyện. Chính thế,

đức Thích-ca Từ bi đặc cách lưu lại Kinh này một trăm

năm, tương tự như trong kinh Quán Vô Lượng Thọ,

 Ngài không phú chúc Các hạnh tu Định, Tán, mà chỉ

Page 98: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 98/195

98 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

duy nhất phú chúc pháp tu Niệm Phật, đây là do thuận

theo lời thệ nguyện của đức Phật A-di-đà, nên chỉ phú

chúc một pháp Niệm Phật mà thôi.Hỏi: Đặc cách lưu lại pháp Niệm Phật thời gian

một trăm năm, điều này rõ ràng rồi; nhưng pháp

 Niệm Phật này có thông dụng với các căn cơ chúng

sanh trong ba thời Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt

 pháp không?Đáp: Rất thông dụng cho cả ba thời Chánh pháp,

Tượng pháp và Mạt pháp. Tại đây, đề cập pháp Niệm

Phật được lưu lại sau cùng là để khích lệ chúng sanh

trong thời hiện tại, chúng ta cần ghi nhận tiêu chí

chương này là như thế.

Page 99: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 99/195

THÂU NHIẾP 99

Chương VII:

THÂU NHIẾP Đoạn văn diễn bày: Hào quang đức

 Phật A-di-đà không soi chiếu các

hành giả khác, mà chỉ duy nhất soi

chiếu thâu nhiếp những hành giả

niệm Phật.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ ghi rằng: “Đức Phật 

Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng tốt, trong 

mỗi tướng tốt lại có tám vạn bốn ngàn vẻ đẹp, trong 

mỗi vẻ đẹp lại có tám vạn bốn ngàn thứ hào quang,

mỗi hào quang này chiếu khắp tất cả các thế giới trong 

mười phương để thâu nhiếp không bỏ sót những hành

 giả niệm Phật ”.

Trong Quán Kinh Sớ ghi rằng: “Từ: ‘Đức Phật Vô

Page 100: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 100/195

100 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

 Lượng Thọ’ đến cuối câu: ‘Thâu nhiếp không bỏ sót 

những hành giả niệm Phật’. Ý câu này muốn nói rằng,

những người có duyên niệm Phật sẽ được thấy thântướng và hào quang riêng biệt của Ngài để  được lợi

lạc. Vấn đề này có năm điểm: thứ nhất, thấy tướng tốt 

nhiều hay ít; thứ hai, thấy vẻ đẹp nhiều hay ít; thứ ba,

thấy hào quang nhiều hay ít; thứ tư, thấy hào quang 

 gần hay xa; thứ năm, thấy hào quang soi chiếu khắpnơi đem lợi lạc riêng cho người niệm Phật ”.

Hỏi: Tu tập Các hạnh khác một cách đầy đủ, rồi

hồi hướng cầu vãng sanh thì đều được vãng sanh; vậy,

tại sao hào quang của đức Phật không soi chiếu khắp tất

cả những người tu Các pháp khác, mà chỉ thâu nhiếpriêng những người niệm Phật, là có ý nghĩa gì?

Đáp: Vấn đề này có ba ý:

- Thứ nhất, do Thân duyên: Hành giả tu tập, miệng

thường xưng niệm danh hiệu đức Phật, nên đức Phật

nghe rõ tiếng niệm Phật ấy; thân thường cung kính

lễ lạy đức Phật, nên đức Phật thấy rõ sự lễ lạy ấy; ý

thường nhớ nghĩ đến đức Phật, nên đức Phật biết rõ sự

việc ấy; tóm lại, hành giả luôn tưởng nhớ đức Phật thì

đức Phật cũng luôn tưởng nhớ hành giả. Với ba nghiệp

Page 101: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 101/195

THÂU NHIẾP 101

thân-khẩu-ý không bao giờ rời xa đức Phật như thế,

nên gọi là Thân duyên.

- Thứ hai, do Cận duyên: Hành giả ước nguyệnđược thấy đức Phật thì đức Phật liền đáp ứng hiện ra

trước mắt, nên gọi là Cận duyên.

- Thứ ba, do Tăng thượng duyên: Hành giả xưng

niệm danh hiệu đức Phật là trừ diệt được tội chướng

của nhiều kiếp; đến khi lâm chung đức Phật và Thánhchúng tự đến đón tiếp; các tà đạo và sự trói buộc của

nghiệp không thể ngăn cản được, nên gọi là Tăng 

thượng duyên.

Xét rằng, tu tập Các hạnh khác, nội dung đều là

thiện hạnh, nhưng so với pháp Niệm Phật thì hoàn toànkhông thể so sánh được. Vì vậy, các Kinh đều tán thán

rộng sâu về công năng niệm Phật. Như Bốn mươi tám

Đại nguyện trong kinh Vô Lượng Thọ, vẫn xiển dương

duy nhất sự tinh chuyên xưng niệm danh hiệu đức

Phật A-di-đà để được vãng sanh. Hoặc, như trong kinh

A-di-đà, cũng xiển dương sự niệm Phật tinh chuyên

ấy từ một ngày đến bảy ngày để được vãng sanh. Hay,

vô số chư Phật khắp các thế giới mười phương đều

chứng minh  Pháp Niệm Phật Để Vãng Sanh là chân

Page 102: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 102/195

102 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

thật không hư dối. Thêm nữa, trong nội dung trình bày

về Định thiện, Tán thiện của kinh Quán Vô Lượng Thọ,

cũng duy nhất nêu lên sự tinh chuyên xưng niệm danhhiệu để được vãng sanh, điều này không phải chỉ được

trình bày một lần, với tiêu chí là: Nhằm hiển bày rộng

rãi sự rốt ráo Pháp Niệm Phật Tam-muội.

Trong Quán Niệm Pháp Môn ghi: “Lại như các

thân tướng và hào quang của đức Phật nói ở trước,mỗi hào quang này chiếu khắp các thế giới trong mười

 phương, chỉ có những hành giả tinh chuyên xưng niệm

danh hiệu đức Phật A-di-đà mới được hào quang của

 Ngài soi chiếu nhiếp hộ không bỏ sót, chứ hoàn toàn

không hề đề cập đến việc soi chiếu thâu nhiếp những hành giả tu tập Các pháp khác”.

Hỏi thêm rằng: Hào quang đức Phật  chỉ soi chiếu

những hành giả niệm Phật  mà không soi chiếu những 

hành giả tu Các pháp khác là có ý nghĩa gì?

Đáp: Vấn đề này có hai ý: thứ nhất, do ba duyên là

Thân duyên… đã nói ở trên; thứ hai, do Bổn nguyện -

nghĩa là tu Các pháp khác không phải Bổn nguyện của

đức Phật nên không được soi chiếu thâu nhiếp, mà tu

 pháp Niệm Phật chính là Bổn nguyện của đức Phật, nên

Page 103: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 103/195

THÂU NHIẾP 103

hẳn nhiên được soi chiếu thâu nhiếp. Chính thế, Đại sư

Thiện Đạo đã ghi trong Lục Thời Lễ Tán rằng:

“Sắc thân Di-đà tự vàng ròng, Hào quang tướng hảo chiếu mười phương,

 Riêng người niệm Phật được soi chiếu,

 Nên biết Bổn nguyện rất hùng cường”. 

Hơn nữa, đoạn văn đã trích dẫn trên rằng: “Tu tập

Các hạnh khác nội dung đều là thiện hạnh, nhưng so sánh với pháp Niệm Phật thì hoàn toàn không thể so

 sánh được”, đây là ý nghĩa so sánh giữa Tịnh Độ môn 

và Thánh Đạo môn (Các hạnh khác). Pháp Niệm Phật

là Diệu hạnh đã được chọn lấy trong tất cả pháp tu của

hai mươi mốt triệu thế giới chư Phật; bên cạnh, Các pháp tu khác là Thô hạnh của hai mươi mốt triệu thế

giới chư Phật đã được buông bỏ; bởi thế, mới gọi là

“hoàn toàn không thể so sánh được”; hơn nữa, Niệm

Phật là Bổn nguyện của đức Phật, còn Các pháp tu khác

không phải Bổn nguyện của Ngài, cũng bởi thế mới gọi

là “hoàn toàn không thể so sánh được”.

Page 104: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 104/195

104 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Chương VIII:

BA TÂM(Tam tâm) Đoạn văn diễn bày: Hành giả

niệm Phật hẳn nhiên phải tu trọn

đủ Ba tâm.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ ghi rằng: “Nếu chúng 

 sanh nào, nguyện sanh về thế giới ấy thì phải phát Ba

thứ tâm mới được vãng sanh, Ba tâm ấy là gì?- Đó

là: tâm Chí thành, tâm Thâm tín, tâm Hồi hướng Phát 

nguyện; trọn đủ Ba tâm này tất nhiên được vãng sanh

về thế giới ấy”.

Kinh này và Quán Kinh Sớ ghi rằng:

l “Thứ nhất, tâm Chí thành: Chí là Chân, Thành

là Thật. Tức muốn xác minh rằng, sự biểu hiện thân-

Page 105: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 105/195

BA TÂM 105

khẩu-ý trong hai vấn đề tu-học của hết thảy hành giả

 phải được phát xuất từ tâm niệm Chân thật, không 

được bên ngoài thì phô bày sự tinh tấn hiền thiện, màtrong lòng lại giả dối chứa đầy chất liệu tham sân tà

ngụy, gian xảo trăm chiều, tánh ác dữ mỗi ngày mỗi

tăng, hành động độc hại như rắn, rết, bò cạp, dù xuất 

 xử của ba nghiệp có bóng dáng của thiện, nhưng thiện

ấy được gọi là hành động hư dối, cũng được gọi làthiện pha tạp độc ác, đây không thể là hành động tu tập

Chân thật. Nếu hành giả bằng lòng với sự tu tập như 

thế, đêm ngày trọn đủ mười hai thời, khổ công gắng sức

cả thân lẫn tâm, cấp tốc nhanh nhẹn không dừng nghỉ 

như đầu mình đang bị đốt cháy, thì tất cả hành động ấy gọi là thiện pha tạp độc ác. Muốn hồi hướng hành động 

tu tập pha tạp độc ác này để cầu sanh về Tịnh độ của

đức Phật A-di-đà, thì điều này hẳn nhiên không bao giờ 

có kết quả. Tại sao như thế?- Bởi lẽ, khi đức Phật A-di-

đà đang tu tập hạnh Bồ-tát, cho dù chỉ trong một giây,

một sát na, hành động ba nghiệp của Ngài đều phát 

 xuất từ tâm niệm Chân thật để xuất xử, bất cứ làm gì tất 

cả đều Chân thật.

 Lại nữa, sự Chân thật có hai loại, một là Chân

Page 106: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 106/195

106 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

thật tự lợi, hai là Chân thật lợi tha.

Chân thật tự lợi có hai phương diện:

- Phương diện thứ nhất, trong tâm Chân thật tự mình và giúp người luôn chế ngự, buông bỏ các điều

bất thiện cùng tất cả mọi sự xấu xa trong xã hội, đất 

nước; khi đi-đứng-nằm-ngồi đều có tư tưởng tương 

đồng với hết thảy chư vị Bồ-tát đang chế ngự và buông 

bỏ các điều bất thiện.- Phương diện thứ hai, trong tâm Chân thật tự 

mình và giúp người luôn nỗ lực tu tập các pháp hiền

thiện của hàng Phàm-Thánh; trong tâm Chân thật luôn

 phát xuất lời nói (khẩu nghiệp) tán thán đức Phật A-di-

đà và Chánh báo, Y báo của cõi Cực Lạc. Lại nữa, trong tâm Chân thật luôn phát xuất lời nói

(khẩu nghiệp) như phỉ báng, chán ghét hiện tượng của

 sáu đường ba cõi và mọi sự khổ đau ác dữ về Chánh

báo, Y báo của mình và người; đồng thời, tán thán mọi

việc hiền thiện mà ba nghiệp thân-khẩu-ý của tất cả

chúng sanh đã thực hiện; nếu là những hành động bất 

thiện thì xa lánh và không tùy hỷ chúng.

 Lại nữa, trong tâm Chân thật luôn phát xuất hành

động của thân (thân nghiệp) như chắp tay lễ lạy, cung 

Page 107: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 107/195

BA TÂM 107

kính cúng dường Tứ sự (nhà cửa, y phục, thực phẩm,

thuốc thang)… lên đức Phật A-di-đà và Chánh báo, Y 

báo cõi Cực Lạc. Lại nữa, trong tâm Chân thật luôn phát xuất hành

động của thân biểu hiện sự khinh khi, chán ghét, buông 

bỏ việc sanh tử trong sáu đường ba cõi, và Chánh báo,

Y báo của mình, của người.

 Lại nữa, trong tâm Chân thật luôn phát xuất hànhđộng của ý (ý nghiệp), như tư duy, quán sát, nhớ nghĩ 

về đức Phật A-di-đà và Chánh báo, Y báo cõi Cực Lạc

như hiện ra trước mắt.

 Lại nữa, trong tâm Chân thật luôn phát xuất hành

động của ý biểu hiện sự khinh khi, chán ghét, buông bỏviệc sanh tử trong sáu đường, ba cõi, và Chánh báo, Y 

báo của mình, của người.

 Ba nghiệp bất thiện phát khởi thì trong tâm Chân

thật cần buông bỏ, nếu ba nghiệp thiện phát khởi thì

trong tâm Chân thật cần thực hiện. Tóm lại, không phân

biệt hành động của nội tâm hay thân-khẩu, tất cả mọi

 xuất xử đều Chân thật thì được gọi là Chí thành tâm.

l Thứ hai tâm Thâm tín: Tâm Thâm tín cũng có

hai loại:

Page 108: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 108/195

108 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

- Loại thứ nhất, Thâm tín kiên định rằng, bản thân

hiện là kẻ phàm phu đang chứa đựng những tội ác của hiện

tượng sanh tử, từ vô thỉ đến nay mãi bị chìm đắm, trôi lăntrong vòng sanh tử ấy, không có cơ hội thoát khỏi.

- Loại thứ hai, Thâm tín kiên định rằng, Bốn mươi

tám Đại nguyện của đức Phật A-di-đà luôn nhiếp thọ

hết thảy chúng sanh, nên chẳng lo nghĩ, chẳng nghi

ngờ, mà chỉ nương vào nguyện lực của Ngài thì chắcchắn được vãng sanh.

 Lại nữa, Thâm tín kiên định rằng, đức Phật Thích-

ca thuyết giảng về Định thiện, Tán thiện và chín Phẩm

trong Ba bậc của kinh Quán Vô Lượng Thọ, nhằm

chứng thật và tán thán về Chánh báo, Y báo cõi Tịnhđộ của đức Phật A-di-đà, giúp mọi người mừng vui

luyến mộ.

 Lại nữa, Thâm tín kiên định rằng, trong kinh A-di-

đà có vô số chư Phật trong mười phương đều xác minh

lời thuyết giảng của đức Thích-ca là sự thật, và khích

lệ hết thảy phàm phu hãy tin tưởng tu tập thì nhất định

 sẽ được vãng sanh.

 Lại nữa, Thâm tín tức là ước nguyện hết thảy hành

 giả v.v… hãy tin tưởng duy nhất vào lời đức Phật dạy,

Page 109: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 109/195

BA TÂM 109

không tiếc thân mạng mà chỉ kiên định căn cứ theo

lời dạy ấy để tu tập. Đức Phật dạy, hãy buông bỏ liền

buông bỏ, đức Phật dạy hãy thực hành liền thực hành,đức Phật dạy hãy đi chỗ khác liền đi chỗ khác; như thế,

 gọi là tùy thuận lời đức Phật dạy, tùy thuận tâm ý của

đức Phật, tùy thuận thệ nguyện của đức Phật; chính

thế mới được gọi là đệ tử chân chánh của đức Phật.

 Lại nữa, hết thảy hành giả chỉ có thể căn cứ vào Kinh này để Thâm tín tu tập, thì không phải là hạng 

 phàm phu mê lầm. Tại sao như thế?- Bởi vì, đức Phật 

là vị đã hoàn thiện trọn vẹn tâm Đại Từ bi, nên lời

dạy của Ngài hoàn toàn Chân thật; do vậy, trong hiện

tại chỉ có trường hợp đức Phật  ứng hiện trở lại, cònnhững vị đang tu học xét về Trí tuệ và công hạnh vẫn

chưa viên mãn, do vì hai chướng đã huân tập từ xưa

đến nay chưa đoạn trừ, nên quả vị và thệ nguyện vẫn

chưa hoàn mãn. Qua đây, những vị Phàm-Thánh đang 

tu học muốn đo lường ý thú lời dạy của chư Phật thì

cũng không thể đoán định chính xác được; chính thế,

dù một đoạn kinh văn nào, cốt yếu phải được chư Phật 

chứng minh xác định. Nếu đoạn văn nào đúng ý chư 

 Phật tức chư Phật ấn chứng lời nói ấy là: Như vậy!

Page 110: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 110/195

110 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

 Như vậy! Nếu đoạn văn nào không đúng ý chư Phật 

thì lời nói ấy chính do các vị nói; và ý nghĩa là: Không 

như vậy!- Đã không có ấn chứng thì lời nói ấy tương đồng Vô ký, Vô lợi, Vô ích. Chúng ta tuân theo ấn

chứng của đức Phật chính là tùy thuận Chánh giáo

của Ngài; nghĩa là những gì đức Phật đã dạy chính

đó là Chánh giáo, là Chánh nghĩa, là Chánh hạnh,

là Chánh giải, là Chánh nghiệp, là Chánh trí… Dothế, dù nhiều hay ít, nhất thiết không nên thưa hỏi

hàng Người, Trời, Bồ-tát v.v… đoán định sự đúng sai

về pháp Niệm Phật này; bởi lẽ, đã do đức Phật chỉ dạy

tức là Liễu giáo, còn hàng Bồ-tát v.v… thuyết giảng thì

nhất định đều là Bất Liễu giáo. Chúng ta cần được ghinhận minh bạch như thế !

Qua trình bày trên, giờ đây ngưỡng cầu hết thảy

những người… có duyên vãng sanh, chỉ nên duy nhất 

Thâm tín lời đức Phật dạy rồi chuyên chú, trân trọng 

tu tập; đồng thời, không nên tin dùng những giáo nghĩa

không tương ứng với vấn đề vãng sanh do các hàng 

 Bồ-tát v.v… giảng dạy, vì sẽ gây nghi ngờ, nắm lấy sự 

mê hoặc, bỏ mất kết quả Đại lợi của việc vãng sanh.

 Lại nữa, tâm Thâm tín nghĩa là kiên định xây

Page 111: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 111/195

Page 112: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 112/195

112 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

tuyệt đối tôi vẫn giữ niềm tin của tôi; hơn nữa, khi đức

 Phật giảng thuyết về các kinh ấy thuộc trú xứ khác,

thuộc thời  gian khác, đáp ứng căn cơ khác và có lợi íchkhác. Thêm nữa, khi đức Phật giảng thuyết các kinh

ấy, chẳng phải thời điểm Ngài giảng về kinh Quán Vô

 Lượng Thọ, kinh A-di-đà v.v… Đồng thời, khi thuyết 

 giảng giáo pháp, đức Phật đã chọn lựa từng căn cơ của

thính chúng, và thời gian thuyết giảng sai khác nhau.Tóm lại, các kinh ấy, diễn bày về giáo nghĩa và pháp tu

chung cho hàng Người, Trời, Bồ-tát; còn khi đức Phật 

 giảng về Định thiện, Tán thiện của Quán Kinh là dành

riêng cho Hoàng hậu Vi-đề-hy và hết thảy phàm phu

ở giai đoạn đầy đủ năm thứ ô trược, năm thứ khổ đauv.v…,  sau khi đức Phật diệt độ, đây chính là chứng cứ:

 Những người trí cạn chướng sâu vẫn được vãng sanh.

Qua sự kiện này, giờ đây tôi tuyệt đối căn cứ vào lời

đức Phật dạy mà kiên định tu tập, giả như các ông trải

qua trăm ngàn vạn ức lần nói rằng, những phàm phu

trí cạn chướng sâu chắc chắn không được vãng sanh,

thì kết quả lời nói ấy chỉ làm tăng thêm sức mạnh cho

niềm tin, là tôi chắc chắn được vãng sanh mà thôi.

 Lại nữa, hành giả tiếp tục nói với họ rằng: Xin

Page 113: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 113/195

BA TÂM 113

 Nhân  giả vui lòng lắng nghe! Bây giờ tôi sẽ nói về 

thái độ niềm tin kiên định của tôi: Giả như hàng Bồ-

tát của bậc Trụ, bậc Hạnh, bậc Hướng hay bậc A-la-hán, Bích-chi Phật, hoặc một vị hay nhiều vị cho đến

hết thảy các vị khắp mười phương, đều trích dẫn kinh

luận để làm chứng cứ cho vấn đề: “Hàng phàm phu trí 

cạn chướng sâu không được vãng   sanh”, Dù vậy, tôi

cũng không khởi lên một tơ hào nghi ngờ; trái lại, chỉ tăng thêm sức mạnh cho niềm tin trong sáng của tôi

mà thôi. Tại sao như thế?- Bởi lẽ, lời đức Phật dạy thì

 ý nghĩa tuyệt đối rốt ráo (Liễu nghĩa), không bị bất cứ 

điều gì phá hoại được.

 Lại nữa, xin Nhân giả vui lòng lắng nghe! Giả sử từ quả vị Sơ địa đến Thập địa, hoặc một vị hay nhiều

vị cho đến hết thảy các vị khắp mười phương, khác

miệng cùng lời tuyên bố rằng: Đức Phật Thích-ca tán

thán cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà và hủy báng sáu

đường trong ba cõi của cõi Ta-bà; đồng thời, khích lệ

tất cả chúng sanh hãy nỗ lực tinh chuyên niệm Phật 

và tu tập các thiện pháp khác, khi lâm chung tất nhiên

 sẽ được vãng sanh về Tịnh độ ấy - tất cả điều này là

hư dối, không thể tin tưởng được. Mặc dù tôi nghe rõ

Page 114: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 114/195

114 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

các lập luận đó, nhưng chẳng khởi lên một tơ hào nghi

ngờ; trái lại, chỉ làm niềm tin của tôi càng kiên định

vượt bậc mà thôi. Tại sao như thế?- Bởi lẽ, lời do đức  Phật dạy thì hoàn toàn chân thật, ý nghĩa thì luôn tuyệt 

đối rốt ráo (Liễu nghĩa). Đức Phật là vị hiểu biết chân

thật, lý giải chân thật, thấy nghe chân thật, chứng ngộ

chân thật, nên lời dạy của Ngài hoàn toàn không phải

 phát xuất từ tâm niệm nghi ngờ mê hoặc; chính thế,không thể bị những thấy biết khác, nhưng lý giải khác

của chư vị Bồ-tát phá hoại được. Hơn nữa, nếu là một 

vị Bồ-tát chân chính thì tuyệt đối không bao giờ nói

ngược lại lời đức Phật đã dạy.

 Lại nữa, qua các điểm vừa trình bày, hành giảcần ghi nhận rằng, giả như các đức Phật hóa thân, các

đức Phật báo thân, hoặc một vị hay nhiều vị cho đến

hết thảy các vị khắp mười phương. Mỗi vị đều phóng 

quang chiếu sáng, và hiện ra tướng lưỡi rộng dài phủ

che hết cả thế giới trong mười phương, đồng thời cùng 

tuyên bố rằng, điều mà đức Thích-ca đã giảng, đã tán

thán và khích lệ tất cả phàm phu hãy tinh chuyên niệm

 Phật, cùng tu tập các thiện pháp khác nhằm hồi hướng 

để vãng sanh về Tịnh độ ấy; đây là sự hư dối, nhất 

Page 115: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 115/195

BA TÂM 115

định không có sự thật đó. Mặc dầu tôi nghe rõ những 

lời tuyên bố của chư Phật như thế, nhưng hoàn toàn

không khởi lên một tơ hào nghi ngờ, thối chí và lo sợ không được vãng sanh về Tịnh độ của đức Phật ấy.

Tại sao như thế?- Bởi lẽ, dù một đức Phật hay hết thảy

đức Phật, xét về các mặt công đức như sự thấy biết, lý

 giải, tu tập, chứng ngộ, quả vị, Từ bi v.v… hoàn toàn

 giống hệt nhau không có một điểm sai khác; do thế,điều gì do một đức Phật chế định chính là hết thảy đức

 Phật cùng chế định. Tương tự, như một đức Phật ra

đời trước, Ngài chế định rằng, người tu tập thì phải

đoạn trừ tội Sát sanh, Thập ác v.v…; tuyệt đối không 

làm, không phạm, được như thế gọi là Thập thiện,Thập hạnh thuận theo ý nghĩa của Lục độ. Nếu một 

đức Phật ra đời sau, há có thể bãi bỏ Thập thiện do

đức Phật trước chế định, để khiến người tu tập thực

hành Thập ác hay sao! Do thế, chúng ta cần hiểu rõ

rằng, đã là Đạo lý (Chân lý) thì không bao giờ thay

đổi - lời nói và hành động của chư Phật không bao giờ 

có sự trái ngược nhau. Ví như đức Thích-ca khích lệ tất 

cả phàm phu hãy tinh tấn suốt đời tinh chuyên tu tập,

tinh chuyên niệm Phật đến khi lâm chung nhất định sẽ 

Page 116: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 116/195

116 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

được vãng sanh về thế giới Cực Lạc, thì hết thảy chư 

 Phật trong mười phương đều cùng tán thán, cùng khích

lệ, cùng chứng tri. Tại sao như thế?- Bởi lẽ, chư Phật cùng một thực thể Đại bi vậy. Một đức Phật giáo hóa

chúng sanh chính là tất cả chư Phật giáo hóa, tất cả

chư Phật giáo hóa chúng sanh chính là một đức Phật 

 giáo hóa; như trong kinh A-di-đà trình bày rằng: Đức

 Phật Thích-ca tán thán mọi thứ trang nghiêm của thế  giới Cực Lạc, lại khích lệ tất cả phàm phu hãy thuần

nhất tinh chuyên xưng niệm danh hiệu đức Phật A-di-

đà, tối thiểu từ một ngày đến bảy ngày thì nhất định sẽ 

được vãng sanh. Đoạn văn ở sau lại ghi rằng: “Có vô

 số chư Phật ở khắp mười phương, mỗi vị đều tán thánđức Phật Thích-ca có thể ở trong thế giới đầy năm thứ 

ô trược rất sung mãn, đó là thời đại ô trược, thế giới

ô trược, chúng sanh ô trược, thấy biết ô trược, tà kiến

ô trược mà vẫn có ý thú tán thán danh hiệu đức Phật 

 A-di-đà và khích lệ chúng sanh hãy nỗ lực xưng niệm

thì nhất định vãng sanh, tức là chư Phật đã xác minh

 pháp Niệm Phật được vãng sanh là sự thật”.

 Lại nữa, chư Phật trong mười phương sợ rằng,

chúng sanh không tin tưởng lời thuyết giảng, vì lời

Page 117: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 117/195

BA TÂM 117

ấy chỉ do một đức Phật Thích-ca trình bày, nên hết 

thảy chư Phật cùng thời gian ấy, mỗi vị đều hiện ra

tướng lưỡi rộng dài che phủ cả một ngàn triệu Tháidương hệ (Tam thiên đại thiên thế giới), rồi tuyên bố 

lời chân thật rằng: Này tất cả chúng sanh! Hãy tin

tưởng những điều đức Thích-ca đã thuyết giảng, đã

tán thán, đã xác minh là: “Tất cả phàm phu không 

kể tội nhiều hay ít, phước ít hay nhiều; không kể thờiđiểm gần hay xa, mà trọn đời hay thậm chí bảy ngày

hoặc một ngày, thuần nhất tinh chuyên xưng niệm

danh hiệu đức Phật A-di-đà thì nhất định được vãng 

 sanh”; tất cả các điểm ấy không nên nghi ngờ. Tóm

lại, một đức Phật thuyết giảng điều gì, thì hết thảychư Phật cùng xác minh lời giảng ấy là chân thật,

không hư dối.

l Thứ ba tâm Hồi hướng Phát nguyện: Tâm Hồi

hướng Phát nguyện nghĩa là từ quá khứ cho đến hiện

tại, ba nghiệp thân-khẩu-ý của mình đã tu tập được

các pháp thiện thuộc thế gian, xuất thế gian, và đã tùy

hỷ ba nghiệp thân-khẩu-ý của hết thảy chư vị Phàm-

Thánh đã tu tập được các pháp thiện thế gian, xuất 

thế gian, rồi với tâm thuần nhất Chân thật, Thâm tín

Page 118: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 118/195

Page 119: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 119/195

BA TÂM 119

buộc các ông và chúng sanh vào những con đường xấu

ác của ba cõi; như thế, tại sao chỉ một đời niệm Phật tu

 phước mà được hội nhập vào thế giới Vô sanh, Vô lậu,vĩnh viễn được chứng ngộ quả vị Bất thối?

 Đáp: Giáo nghĩa và pháp tu của chư Phật về số 

lượng còn vượt trên số lượng của cát bụi, cơ duyên của

chúng sanh đối với giáo pháp ấy chẳng phải chỉ có một 

 pháp. Chẳng hạn, như mọi người trong thế gian, mắt họ có thể thấy điều này, có thể tin điều kia, ví dụ như 

ánh sáng có thể phá hủy sự tối tăm, không gian có thể 

chứa đựng mọi vật có hình tướng, đất có thể nâng đỡ 

và nuôi dưỡng mọi loài vật, nước có thể tạo sự nhuận

mát, lửa có thể phá hủy mọi vật đang hiện hữu. Tất cảnhững sự kiện tương tự như thế đều được gọi là hiện

tượng đối đãi, và đôi mắt con người có thể trông thấy

ngàn vạn sự kiện sai khác, huống gì Phật pháp vốn có

hiệu lực không thể nghĩ bàn, há không có một lợi ích

nào hay sao! Tùy theo duyên, nếu vượt qua một pháp

chính là vượt qua một pháp phiền não, nếu hội nhập

một pháp chính là hội nhập một pháp Trí tuệ giải thoát.

 Như vậy, mỗi người tùy theo duyên của mình để tu tập

mong cầu giải thoát; thế thì, tại sao các ông lại đem

Page 120: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 120/195

120 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

các pháp tu tập mà chúng tôi không có duyên để gây

chướng ngại cho chúng tôi!- Bởi lẽ, pháp mà chúng tôi

ưa thích chính là pháp tu có duyên với chúng tôi, lạilà pháp mà các ông không mong muốn; trái lại, pháp

mà các ông ưa thích chính là pháp tu có duyên với các

ông, lại là pháp chúng tôi không mong muốn. Qua đó,

mỗi người tùy theo sở thích của mình để chọn hạnh tu

thích hợp thì sẽ đạt được giải thoát nhanh hơn. Hành giả cần ghi nhận rằng, nếu muốn thông suốt 

hết thảy sở học từ hàng phàm phu đến quả vị Phật-đà

không có trở ngại, thì nhờ vào sự học tập thích đáng;

nếu muốn hạnh nguyện tu tập có kết quả cao thì phải

nhờ vào pháp tu có duyên, công phu hành trì ít mà đạt được lợi ích lớn.

Thêm nữa, nay lại vì hành giả mà trình bày rõ về 

những vị được vãng sanh qua một thí dụ, để tăng trưởng 

đức tin nhằm đề phòng những kiến giải sai khác của

hàng ngoại đạo tà kiến gây nghi ngờ. Thí dụ ấy như 

thế nào?- Đó là: Giả như có một người đi về hướng 

Tây, khi đi được mười vạn dặm, bỗng giữa đường hiện

hai con sông, một là sông lửa ở phía Nam, hai là sông 

nước tại phái Bắc. Sông nào cũng rộng trăm bước và

Page 121: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 121/195

BA TÂM 121

 sâu vô đáy, trải dài về hai phía Nam-Bắc vô tận. Giữa

hai dòng sông lửa-nước ấy có một con đường sáng sủa

(Bạch đạo) rộng khoảng bốn năm tấc, đường ấy từ bờ  Đông đến bờ Tây cũng dài khoảng trăm bước. Trên con

đường ấy vừa bị từng đợt sóng tràn ướt, vừa bị từng 

khối lửa đốt cháy, nước và lửa cứ đan xen hoành hành

mãi như thế không bao giờ dừng nghỉ. Người ấy đã

đến chỗ xa xôi vắng vẻ không một bóng người, những kẻ đạo tặc, ác thú thấy một người đơn độc, tranh nhau

đến giết hại. Sợ chết, người ấy chạy thẳng về hướng 

Tây, bỗng thấy hai dòng sông lớn, nghĩ thầm: Hai con

 sông ở phía Nam-Bắc thì không thấy bờ mé, ở giữa chỉ 

có một con đường sáng sủa nhưng nhỏ hẹp, hai bờ từ  Đông sang Tây thì khá gần; song, bây giờ làm sao để 

đi, chắc phải chết! Bấy giờ muốn trở về, thì những đạo

tặc, ác thú chạy đến vây hảm; chạy trốn về phía Nam,

 phía Bắc ác thú, độc trùng vẫn tranh nhau vây đuổi; lại

muốn xoay về hướng Tây tìm đường mà chạy, lại sợ rơi

vào hai sông lửa-nước ấy. Quá sợ hãi, không thể phát 

ra lời, người ấy suy nghĩ: Tình hình bây giờ mình trở 

về cũng chết, đứng lại cũng chết, mà đi cũng chết, chỉ 

có một cách duy nhất thoát chết, đó là mình cứ hướng 

Page 122: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 122/195

122 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

về con đường phía trước mà đi, đã có con đường hẳn

nhiên sẽ được thoát nạn. Vừa suy nghĩ xong, bỗng ở 

bờ Đông có tiếng người khuyên rằng: Nhân giả! Hãykiên định tìm đường để đi tất nhiên sẽ thoát nạn chết,

nếu dừng lại thì sẽ chết. Lại trên bờ Tây có tiếng người

bảo rằng: Ông hãy kiên định Chánh niệm tiến thẳng về 

 phía trước, tôi sẵn sàng bảo vệ ông, đừng lo sợ rơi vào

 sông lửa hay sông nước. Được nghe lời này, người ấyrất tin tưởng, ổn định thân tâm, tìm đường thẳng tiến,

không nghi ngờ, sợ hãi, thối chí; đi được một phần

đoạn đường, rồi hai phần đoạn đường, thì bọn đạo

tặc ở phía Đông lên tiếng rằng: Nhân giả! Hãy trở lui,

đường ấy rất nguy hiểm không nên đi, nếu vẫn đi chắcchắn sẽ bị chết. Chúng tôi nói như vậy không có ác ý gì

đâu! Dù nghe rõ lời nói, người ấy vẫn không nhìn lại,

cứ kiên định thẳng tiến, chú ý vào con đường tuần tự 

tiến bước, không bao lâu đến bờ Tây, vĩnh viễn thoát ly

hết thảy tai họa, được gặp chư vị Thiện hữu, hân hoan

an lạc vô bờ.

 Bây giờ giải thích thí dụ trên: Bờ Đông là dụ cho

nhà lửa thế giới Ta-bà này. Bờ Tây là dụ cho thế giới

Cực Lạc quý báu. Đạo tặc, ác thú giả hiện thân thuộc

Page 123: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 123/195

BA TÂM 123

là dụ cho Lục căn, Lục thức, Lục trần, Ngũ ấm, Tứ đại

của chúng sanh. Đến chỗ xa xôi vắng vẻ không có một 

bóng người là dụ cho chúng sanh thường thân cận và phụ thuộc vào bạn bè xấu ác mà không thân cận các

Thiện hữu tri thức chân thật. Sông nước, sông lửa là

dụ cho chúng sanh tham ái như nước, sân hận như lửa.

Giữa hai dòng sông ấy có một con đường sáng sủa

rộng khoảng bốn năm tấc là dụ cho tâm tham lam, sânhận, phiền não của chúng sanh có thể phát khởi tâm

niệm thanh tịnh nguyện cầu vãng sanh; chỉ vì tâm tham-

 sân… quá mạnh mẽ nên dụ như nước-lửa; bên cạnh,

tâm thiện thì rất yếu nhỏ nên dụ như con đường sáng 

 sủa. Lại nữa, từng đợt sóng thường tràn ướt đường làdụ cho tâm tham ái thường sinh khởi làm ô-nhiễm tâm

thiện. Từng khối lửa thường đốt cháy đường là dụ cho

tâm sân hận thường đốt cháy các công đức của pháp

tài. Người ấy đi trên đường thẳng tiến về phía Tây là

dụ sự hồi hướng các công hạnh tu tập để thẳng tiến về 

Cực Lạc phương Tây. Bờ Đông có tiếng người khuyên

rằng, hãy tìm đường thẳng tiến về phía Tây là dụ cho

đức Phật Thích-ca đã diệt độ, con người các thời đại

 sau không thể thấy Ngài được, nhưng Phật pháp thì có

Page 124: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 124/195

124 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

thể tìm được, dụ cho tiếng người nói ở trên. Đi được

một phần đoạn đường, hai phần đoạn đường thì bọn

đạo tặc v.v… kêu gọi trở lui là dụ những lý giải khác,những pháp tu khác của những người thấy biết độc hại,

rồi tuyên truyền bậy bạ làm người nghe bị mê lầm, đưa

đến gây ra tội lỗi, thối chí tu tập. Trên bờ Tây có tiếng 

người bảo là dụ ý nghĩa Đại nguyện đức Phật A-di-

đà. Không bao lâu đến bờ Tây được thấy Thiện hữurất hân hoan là dụ cho chúng sanh từ vô thỉ đến nay

đã chìm đắm quá lâu trong sanh tử luân hồi, do bởi tự 

mê lầm điên đảo trói buộc không có cơ hội thoát khỏi;

ngưỡng nhờ đức Phật Thích-ca chỉ bày con đường quy

hướng phương Tây, lại được nương nhờ tâm Đại bimời gọi của đức Phật A-di-đà, nay tin tưởng và thuận

theo tâm ý của hai đức Từ Tôn, không còn nhìn lại

hai sông Nước-Lửa, ý niệm này nối tiếp ý niệm kia

liên tục nương vào nguyện lực của đức Phật A-di-đà

để tu tập, đến khi lâm chung sẽ được vãng sanh về thế 

 giới Cực Lạc diện kiến đức Phật, thật là hân hoan an

lạc cùng cực!

Lại nữa, hành giả trong mọi sinh hoạt đi-đứng-

nằm-ngồi, sự tu tập của ba nghiệp thân-khẩu-ý không 

Page 125: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 125/195

BA TÂM 125

kể thời gian là ngày hay đêm thường tu tập minh bạch

như thế, thường tác ý nghĩ tưởng như thế, thì được gọi

là tâm Hồi hướng Phát nguyện. Lại nữa, gọi là Hồihướng tức khi đã vãng sanh về thế giới Cực Lạc, lại

 phát tâm Đại bi trở về thế giới sanh tử để giáo hóa

chúng sanh cũng gọi là Hồi hướng.

 Ba tâm đã đầy đủ thì không có hạnh nguyện

nào là không thành tựu. Khi hạnh nguyện đã thànhtựu nếu không được vãng sanh vấn đề này không 

thể xảy ra.

 Lại nữa, Ba tâm này cũng tương thông và dung 

nhiếp ý nghĩa của Định thiện và Tán thiện (trong Quán

Kinh ), chúng ta cần ghi nhận rõ như vậy.”Trong Vãng Sanh Lễ Tán, ghi rằng: “Hỏi: Nay

muốn khuyến khích người tu tập vãng sanh mà chưa

biết chọn lựa cách an tâm nào, cách phát khởi hạnh

tu nào và cách tu tập nào để chắc chắn được vãng 

 sanh về thế giới Cực Lạc?- Đáp: muốn chắc chắn

được vãng sanh về thế giới ấy, theo Quán Kinh bảo,

cần phải đầy đủ Ba tâm mới chắc chắn được vãng 

 sanh. Ba tâm ấy là gì?

- Thứ nhất, tâm Chí thành: Thân lễ lạy đức Phật 

Page 126: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 126/195

126 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

 A-di-đà, miệng tán thán xưng niệm danh hiệu đức Phật 

ấy, ý thuần nhất quán tưởng, nghĩ nhớ đức Phật ấy. Tất 

cả hành động tu tập của ba nghiệp thuần túy Chân thật thì được gọi là tâm Chí thành.

- Thứ hai, tâm Thâm tín: Chính là tâm Thâm tín

Chân thật. Tức tin hiểu rằng, bản thân là một kẻ phàm

 phu chứa đầy những lậu-hoặc phiền não, thiện căn thì

 yếu mỏng mãi bị trôi lăn trong ba cõi không ra khỏinhà lửa; bây giờ tin hiểu vào Bổn thệ nguyện rộng sâu

của đức Phật A-di-đà mà xưng niệm danh hiệu của

 Ngài, tối thiểu mười niệm thậm chí một niệm vẫn

chắc chắn được vãng sanh; bên cạnh, cho đến chỉ 

một niệm không khởi tâm nghi ngờ cũng được gọi làtâm Thâm tín.

- Thứ ba, tâm Hồi hướng Phát nguyện: Hết thảy

các pháp thiện tu tập đều đem hồi hướng để cầu nguyện

vãng sanh, như thế được gọi là tâm Hồi hướng Phát 

nguyện.

 Đầy đủ trọn vẹn Ba tâm này thì nhất định được

vãng sanh, nếu thiếu một tâm thì sẽ không được vãng 

 sanh, điều này Quán Kinh đã trình bày rõ ràng, chúng 

ta cần ghi nhận rõ như thế.”

Page 127: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 127/195

BA TÂM 127

  Nói thêm rằng: Tại sao ở trên khẳng định Ba tâm 

là rất cấp thiết đối với hành giả?- Như Quán Kinh đã

ghi rằng: “ Đầy đủ Ba tâm thì nhất định vãng sanh về thế giới ấy”; qua đây, chúng ta cần hiểu rõ rằng, đầy đủ

 Ba tâm là điều kiện để vãng sanh. Lại nữa, Quán Kinh

Sớ giải thích rằng: “ Nếu thiếu một tâm sẽ không được

vãng sanh”; như thế, thiếu bất cứ một tâm nào thì sẽ

không được vãng sanh. Do vậy, ai muốn vãng sanh vềCực Lạc thì phải hoàn thiện trọn vẹn cả Ba tâm.

Ở trên, tâm Chí thành chính là tâm Chân thật , ý

nghĩa đã được trình bày; riêng về “ Bên ngoài thì phô

bày sự tinh tấn hiền thiện mà trong lòng chứa đầy sự 

 giả dối”; tại đây, từ  Ngoài là đối nghĩa với từ Trong ,tức tướng trạng bên ngoài và tâm niệm bên trong mâu

thuẫn lẫn nhau - bên ngoài cố tình phô bày Trí tuệ

mà bên trong lại Ngu muội; từ  Hiền là đối nghĩa với

từ Ngu, tức bên ngoài Hiền mà bên trong lại Ngu; từ

Thiện là đối nghĩa với từ Ác, tức bên ngoài Thiện mà

 bên trong lại Ác, từ Tinh tấn là đối nghĩa với từ Giải

đãi, tức bên ngoài cố tình phô bày tướng trạng Tinh

tấn mà bên trong lại chứa đầy sự Giải đãi. Nếu chuyển

đổi tướng trạng bên ngoài thành tâm địa bên trong thì

Page 128: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 128/195

128 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

trở thành một tâm địa hoàn mỹ. Lại xét về “Trong lòng 

lại chứa đầy sự giả dối”; tại đây, từ Trong là đối nghĩa

với từ  Ngoài, tức tâm niệm bên trong và tướng trạng bên ngoài mâu thuẫn lẫn nhau - bên trong Giả dối

mà bên ngoài lại Chân thật; từ Giả là đối nghĩa với

từ Thật , tức bên trong Giả mà bên ngoài lại Thật; từ

 Dối là đối nghĩa với từ Chân, tức bên trong Dối mà

 bên ngoài lại Chân. Nếu chuyển đổi tướng trạng bênngoài thành tâm địa bên trong thì cũng trở thành một

tâm địa hoàn mỹ.

Kế đến, là tâm Thâm tín, nên biết:

“Nhà sanh tử do Nghi bị lưu giữ,

Cõi Niết-bàn nhờ Tín được quay về.”Do thế, tại đây thành lập hai loại tâm Thâm tín để

nhất định được vãng sanh trong Chín phẩm. Lại nữa,

trong bản văn này nói về hết thảy các lý giải khác, các

 pháp tu khác, các học thuật khác, các thấy biết khác

v.v... thì đấy chính là lý giải, pháp tu, học thuật, thấy

 biết... của Thánh Đạo môn; ngoài ra, những pháp còn

lại là nội dung của Tịnh Độ môn như những đoạn văn

ở trên đã trình bày. Bên cạnh, ý nghĩa về  Hai môn đã

được Đại sư Thiện Đạo phô diễn ở trên, tại đây không

Page 129: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 129/195

BA TÂM 129

cần lặp lại nữa.

Ý nghĩa của tâm Hồi hướng Phát nguyện thì không

cần giải thích thêm nữa, hành giả nên ghi nhận như thế.Tóm lại, với ý nghĩa của Ba tâm này, nếu nói rộng

là dung thông hết thảy pháp tu; nếu nói riêng biệt là

thích ứng cho hạnh tu tập vãng sanh. Tại đây, nêu lên

cái dung thông để quay về cái riêng biệt thì ý nghĩa thật

hoàn chỉnh. Quý hành giả hãy tinh tấn dụng công thậtdõng mãnh chớ đánh mất sự nghiệp của mình!

Page 130: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 130/195

130 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Chương IX:

BỐN TU(Tứ tu) Đoạn văn diễn bày: Hành giả

niệm Phật cần ứng dụng pháp

 Bốn tu.

Trong Vãng Sanh Lễ Tán Đại sư Thiện Đạo ghi

rằng: “Lại nữa, khuyến khích tu tập pháp Bốn tu”, Bốn

tu là gì?

- Thứ nhất, tu Cung kính: Cung kính lễ lạy đức

 Phật A-di-đà và hết thảy Thánh chúng của Ngài thì

được gọi là tu Cung kính. Lấy thời gian trọn đời làm

 giới hạn, trong thời gian ấy thệ nguyện không dừng 

nghỉ thì gọi là tu Trường thời (tu thời gian dài lâu-

trọn đời).

Page 131: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 131/195

Page 132: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 132/195

132 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

nhân duyên thanh tịnh, hoàn toàn không thối tâm.

- Thứ hai, tu Cung kính: Có năm phương diện:

+ Một, Cung kính những bậc Thánh nhân códuyên với hành giả: Khi đi-đứng-nằm-ngồi không 

được xoay lưng về phương Tây; khi khạc nhổ, tiểu

tiện, đại tiện, cũng không được hướng về phương Tây.

+ Hai, Cung kính Hình tượng, Kinh điển có duyên

với hành giả: Khi tạo vẽ hình ảnh đức Phật A-di-đàbiểu tượng cảnh phương Tây thì không nên quá rộng,

chỉ cần một hình đức Phật và hai vị Bồ-tát Quán Âm,

Thế Chí là được; về Kinh điển thì gồm các Kinh căn

bản như kinh A-di-đà, kinh Vô Lượng Thọ v.v...; hãy

tự mình đọc tụng và trợ duyên cho người khác đọctụng. Các Kinh, Tượng ấy hãy tôn trí nơi trang 

nghiêm trong nhà, mỗi ngày sáu thời tụng Kinh, lễ 

lạy, sám hối, và dùng hương hoa cúng dường với

tâm niệm tôn trọng.

+ Ba, Cung kính các vị Thiện tri thức có duyên

với hành giả: Những vị xiển dương giáo nghĩa Tịnh Độ

trong phạm vi cách xa mười do-tuần19 đến một ngàn do-

tuần, cần phải thân cận, tôn trọng, cúng dường; những 

19.. Do-tuần: Còn gọi là Du-thiện na. Một do-tuần có 30 dặm.

Page 133: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 133/195

BỐN TU 133

vị có sở học riêng (về Tịnh Độ) đều khởi tâm cung kính,

những vị có tư tưởng bất đồng vẫn phải cung kính; nếu

 sanh tâm khinh chê thì mang tội vô cùng. Thế nên, tất cả Thiện tri thức cần được cung kính thì sẽ đoạn trừ 

được những hành động gây nên phiền não.

+ Bốn, Cung kính các Đạo bạn cùng duyên: Những 

người cùng tu pháp môn Tịnh Độ, xét về tự thân, người

nào cũng nghiệp chướng sâu dày, nếu tu tập một mìnhthì khó thành đạt, điều cốt yếu là cần phải nương nhờ 

 Đạo bạn tốt mới có thể tu hành thành tựu; gặp khi ách

nạn nghịch cảnh thì giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần Đạo

bạn cùng duyên này rất sâu sắc cần được tôn trọng và

bảo vệ.+ Năm, Cung kính Tam bảo: Dù Tam bảo Đồng 

thể, Tam bảo xuất thế, hay Tam bảo trú trì thế gian đều

 phải cung kính sâu sắc. Tại đây, chỉ trình bày khái lược

về Tam bảo trú trì thế gian:

lĐược gọi Phật Bảo: Những hình tượng chư Phật 

được khắc chạm bằng gỗ thơm, bằng đá quý, bằng 

ngọc quý, hoặc được đúc bằng đất, bằng kim loại, hay

được thêu một màu, nhiều màu v.v...những hình tượng ấy

đặc biệt phải được tôn trọng và duy trì. Nếu đem tâm

Page 134: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 134/195

Page 135: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 135/195

BỐN TU 135

cay; bỗng nhiên nhớ đến cha mẹ muốn trở về cố hương 

nhưng tiền bạc không có, ngày đêm nhớ nghĩ lòng dạ

quặn thắt, không lúc nào không nghĩ đến mẹ cha. Dovậy, ngày đêm tính toán sớm có điều kiện hồi hương 

 sum họp với cha mẹ để được tròn đầy hạnh phúc. Hành

 giả cũng tương tự như thế, những mầm mống phiền

não xưa nay đã não loạn phá hoại thân tâm làm nguồn

 Phước đức Trí tuệ trân quý đều bị tiêu mất; vì thế,mãi bị trôi lăn trong sanh tử luân hồi không chút tự 

do, thường làm nô lệ cho Ma vương, rong ruổi qua lại

trong sáu loài, thân tâm chịu đủ khổ đau thống thiết.

Giờ đây, may mắn gặp được thiện duyên nghe về đức

Từ phụ A-di-đà, là vị không bao giờ quên Đại nguyệncứu độ quần sanh, nên ngày đêm nôn nóng phát nguyện

 sanh về thế giới Cực Lạc. Do vậy, tinh cần không biết 

mỏi mệt, thường nhớ nghĩ đến ân đức của đức Phật,

muốn báo đền cũng không bao giờ trọn vẹn nên đêm

ngày tính toán nghĩ suy.

- Thứ tư, tu Vô dư: Thuần nhất niệm danh hiệu

và lễ lạy đức Phật A-di-đà để nguyện cầu được vãng 

 sanh thế giới Cực Lạc, chứ không khởi lên tạp niệm tu

tập Các pháp khác; tức là, các thời khóa hằng ngày

Page 136: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 136/195

Page 137: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 137/195

HÓA THÂN VÀ TÁN THÁN 137

Chương X:

HÓA THÂNvàTÁN THÁN Đoạn văn diễn bày: Đức hóa Phật 

 A-di-đà đến tiếp dẫn, và không tán

thán người có duyên lành đượcnghe kinh, mà chỉ tán thán những 

hành giả niệm Phật mà thôi.

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ ghi rằng: “Hoặc

chúng sanh nào tạo nhiều tội ác, nhưng không phỉ báng 

các kinh điển thuộc thời kỳ Phương đẳng 20; những 

người này dù đã tạo nhiều tội ác song chẳng biết tàm

quý, đến khi lâm chung gặp được Thiện tri thức vì họ

mà tán thán đề kinh của Mười hai bộ Đại thừa, nhờ 

được nghe tên kinh như thế mà diệt trừ được những 

tội ác rất  nặng của một ngàn kiếp về trước. Vị Thiện

tri thức lại bảo họ chấp tay xưng niệm danh hiệu đức

20. inh điển. inh điển Phương đẳng : ức inh điển thuộc hệ Bc tông.

Page 138: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 138/195

138 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

 Phật A-di-đà, nhờ niệm danh hiệu đức Phật mà trừ diệt 

được tội chướng của năm mươi ức kiếp sanh tử trong 

quá khứ. Bấy giờ, đức Phật A-di-đà cắt cử vị hóa Phật,hóa Bồ-tát Quán Âm, hóa Bồ-tát Thế Chí đến trước

người ấy khen rằng: Thiện nam tử! Vì ông xưng niệm

danh hiệu đức Phật nên các tội chướng tiêu trừ, Ta đến

nghênh đón ông đây.”

Trong Quán Kinh Sớ  ghi rằng: “Chỉ nghe đứchóa Phật (A-di-đà) tán thán do công đức niệm Phật 

mà Ngài đến tiếp dẫn, chứ không nói đến do công đức

nghe kinh.”

 Đúng vậy, dựa theo tâm nguyện chủ yếu của đức

Phật, Ngài chỉ khích lệ xưng niệm danh hiệu để sớmđược vãng sanh, điểm này không tương đồng với tu Tạp

của Định thiện, Tán thiện. Tóm lại, trong Kinh này và các

Kinh Tịnh Độ, chỗ nào cũng khích lệ sự xưng niệm danh

hiệu đức Phật, đây là điểm chủ yếu để đạt kết quả Đại lợi

ích, hành giả cần được ghi nhận rõ như thế.

 Nói thêm rằng, công đức lành được nghe kinh

chẳng phải là Bổn nguyện, mà thuộc về tu Tạp nên đức

hóa Phật không tán thán. Hạnh tu Niệm Phật chính là

Bổn nguyện thuộc về Chánh định nghiệp nên đức hóa

Page 139: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 139/195

Page 140: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 140/195

140 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Chương XI:

TÁN THÁN NIỆM PHẬT Đoạn văn diễn bày: Đối chiếu các

 pháp tu Tạp thiện để tán thán pháp

 Niệm Phật.

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ ghi rằng: “Nếu

người nào niệm Phật nên biết người ấy là hoa Phân-

đà-lợi (Hoa sen trắng trăm cánh quý hiếm) trong loài

người; Bồ-tát Quán Thế Âm và Bồ-tát Đại Thế Chí là

những thân hữu tối thắng, đến khi xả bỏ thân mạng 

được sanh vào nhà chư Phật (Cực Lạc), hội nhập đạo

tràng Tịnh độ”.

Trong Quán Kinh Sớ ghi rằng: “Từ thời điểm niệm

 Phật cho đến khi được sanh vào nhà chư Phật đến nay,

người ấy đã biểu hiện Niệm Phật Tam-muội với công 

Page 141: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 141/195

TÁN THÁN NIỆM PHẬT 141

đức siêu tuyệt, chẳng phải những công đức tu tập Tạp

thiện mà có thể so sánh được. Ý nghĩa này xác minh

năm điểm:- Thứ nhất, xác minh về sự tinh chuyên xưng niệm

danh hiệu đức Phật A-di-đà.

- Thứ hai, xác minh rằng, chỉ tán thán người nào

tinh chuyên niệm Phật.

- Thứ ba, xác minh người nào niệm Phật không  gián đoạn, thì người ấy rất hy hữu không có đối

tượng để so sánh, nên dùng hoa Phân-đà-lợi để ví 

dụ. Được gọi Phân-đà-lợi là hoa đẹp nổi tiếng trong 

cõi người, cũng là hoa hy hữu, hoa đẹp hạng thượng 

thượng, hoa đẹp tuyệt diệu trong cõi người. Tương truyền hoa này được gọi là Thái Hoa. Qua đây,

người nào niệm Phật chính là người hiền thiện trong 

cõi người, cũng là người hiền thiện hạng thượng 

thượng, người hiền thiện tuyệt diệu, người hy hữu,

người tối thắng trong cõi người.

- Thứ tư, xác minh rằng, người nào tinh chuyên

 xưng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà thì hai vị Bồ-

tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí thường thân cận bảo hộ

 giống như Thiện hữu tri thức.

Page 142: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 142/195

142 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

- Thứ năm, xác minh rằng, khi đang sống hành giả

niệm Phật đã được lợi ích như thế, đến khi xả bỏ thân

mạng lại được sanh về nhà chư Phật - tức cõi Tịnh độCực Lạc. Khi đã về đây, hành giả luôn được nghe pháp

và đi cúng dường chư Phật khắp cả mười phương; cứ 

như thế cho đến thời điểm Nhân quả tròn đầy, an trú

đạo tràng Tịnh độ dài lâu.”

Hỏi thêm rằng, trong Quán Kinh ghi: “Nếu ngườinào niệm Phật thì nên biết người ấy v.v...” đây là câu

tóm tắt nói về người niệm Phật để tán thán họ; vậy,

ý người giải thích như thế nào, khi nói: “Chẳng phải

những công đức tu tập Tạp thiện mà có thể so sánh

được”, tức nêu lên các pháp Tạp thiện để đối chiếu, rồichỉ tán thán pháp Niệm Phật?

Đáp: Ngôn từ đoạn văn ấy tuy súc tích nhưng

ý nghĩa thì đã quá rõ. Bởi lẽ, trong nội dung của

Quán Kinh đã trình bày về Định thiện, Tán thiện và

 pháp Niệm Phật, trong nội dung này, tiêu đích duy

nhất vẫn chỉ là pháp Niệm Phật và được ví dụ như

hoa Phân-đà-lợi. Do thế, đâu cần phải đem Tạp thiện

để đối chiếu nhằm xiển dương công đức Niệm Phật

là siêu tuyệt so với các pháp tu thiện khác! Nhưng

Page 143: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 143/195

Page 144: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 144/195

144 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

chỉ có năng lực Niệm Phật mới trừ diệt được các tộilỗi rất nặng; do vậy, vì đối chiếu với người cực ác

tối hạ nên mới nói có Pháp tu cực thiện tối thượng.Tương tự, như cơn bệnh vô minh cội rễ kia ngoàikho thuốc Trung đạo ra, không có bất cứ một loạithuốc nào có thể chữa trị được; giờ đây, cơn bệnhcực nặng Ngũ nghịch cội rễ này cũng chỉ nhờ kho

thuốc Niệm Phật, ngoài kho thuốc Niệm Phật ra,chẳng có một loại thuốc nào chữa trị bệnh ấy được.Do thế, trong Nhị Giáo Luận, Đại sư Hoằng Pháp đãtrích dẫn kinh Lục Ba-la-mật rằng: “Thứ ba là Phápbảo, nghĩa là trong quá khứ vô lượng chư Phật đã

thuyết giảng Chánh pháp, hôm nay Ta tiếp tục giảng  gồm Tám vạn bốn ngàn các pháp nhiệm mầu uẩn áo, giúp những chúng sanh có duyên điều phục và thuầnthục tâm tánh của mình, trong đó kể cả các Đại đệ tử của Ta như A-nan-đà v.v... các vị này chỉ được nghequa một lần là ghi nhớ và hành trì không sai sót. Nội

dung được thuyết giảng ấy gồm Năm tạng: Thứ nhất,

Tố-đát-lãm21; thứ hai, Tỳ-nại-da22; thứ ba, A-tỳ-đạt-

21.. ố-đát-lãm: Còn gọi là ô-đát-lãm, phiên âm mới là u-đa-la, tứctạng inh.

22.. ỳ-nại-da: ức tạng Luật.

Page 145: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 145/195

Page 146: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 146/195

146 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

đoạn tận các tội lỗi sâu nặng ấy, để sớm được giải

thoát an trú Niết-bàn, thì thuyết giảng cho họ về 

tạng Đà-la-ni. Năm tạng Phật pháp này dụ như Sữa(Nhũ), Sữa cô (Lạc), Cờ-rem (Sanh tô), Bơ (Thục

tô) và Phô-mát ngon bổ (Đề hồ). Khế kinh như Sữa,

Giới-Luật như Sữa cô, Luận như Cờ-rem, Bát-nhã

như Bơ, Mật giáo như Đề hồ. Mùi vị của Đề hồ xuất 

 phát từ Sữa, Sữa cô,... chứa mùi vị vi diệu bậc nhất có thể đoạn trừ tất cả bệnh tật, giúp thân tâm con

người được an lạc. Mật giáo xuất phát từ Khế kinh,

Giới-Luật v.v... là giáo pháp tối thượng bậc nhất,

có thể đoạn tận các tội lỗi sâu dày giúp chúng sanh

 giải thoát sanh tử, sớm chứng Niết-bàn, đạt Phápthân an lạc.” Trong này, tội Ngũ Vô gián chính là

tội Ngũ nghịch, nếu không có vị thuốc vi diệu Đề

hồ thì bệnh Ngũ vô gián rất khó trị liệu. Pháp Niệm

Phật cũng tương tự như thế, trong giáo nghĩa tu tập

vãng sanh thì Niệm Phật Tam-muội giống như Đà-

la-ni ( Mật giáo), cũng giống như Đề hồ, nếu không

nhờ vị thuốc Đề hồ Niệm Phật Tam-muội, thì bệnh

tình sâu dày của Ngũ nghịch rất khó trị liệu. Hành

giả cần hiểu rõ như thế.

Page 147: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 147/195

Page 148: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 148/195

Page 149: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 149/195

Page 150: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 150/195

Page 151: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 151/195

Page 152: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 152/195

Page 153: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 153/195

PHÚ CHÚC NIỆM PHẬT 153

Tịnh Độ môn. Không phụng sự các Thầy-Tổ dạy bảo

Các pháp tu khác mà chỉ phụng sự các vị dạy bảo pháp

tu để được vãng sanh.• Tâm Từ không sát hại chúng sanh, tu Mười

thiện nghiệp:  Nói gọn có hai loại, loại thứ nhất, tâm

Từ không sát hại chúng sanh, đó là tâm Từ vô lượng

trong Tứ vô lượng tâm, tại đây chỉ nêu lên tâm đầu

tiên làm tiêu biểu cho cả Bốn tâm. Không tu tập Cáchạnh khác mà chỉ tu tập Tứ vô lượng tâm là pháp tu

cho sự vãng sanh. Kế đến tu Mười thiện nghiệp; đó là,

thứ nhất, không được sát sanh; thứ hai, không được

trộm cướp; thứ ba, không được tà dâm; thứ tư, không 

được nói dối; thứ năm, không được nói thêu dệt; thứsáu, không được nói thô ác; thứ bảy, không được nói

hai lưỡi; thứ tám, không được tham lam; thứ chín,

không được sân hận; thứ mười, không được tà kiến.

Loại thứ hai, nếu hợp hai câu tâm Từ không sát hại

chúng sanh và tu Mười thiện nghiệp thành một câu,

thì tâm Từ  trong câu tâm Từ không sát hại chúng 

 sanh không phải tâm Từ vô lượng của Tứ vô lượng 

tâm, mà là điều thiện không được sát sanh, đứng

vị trí thứ nhất trong Mười thiện nghiệp; do thế, tu

Page 154: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 154/195

Page 155: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 155/195

PHÚ CHÚC NIỆM PHẬT 155

tông đã trình bày đầy đủ. Lại nữa, Đại sư Thiện Đạo

cũng có giải thích về tâm Bồ-đề, như đã thuật đầy đủ

trong tập Sớ. Phát tâm Bồ-đề trên ngôn ngữ chỉ có một,nhưng tùy theo sở kiến của mỗi tông phái nên ý nghĩa

có sự sai khác. Tuy nhiên, thuật ngữ tâm Bồ-đề luôn

được đề cập khắp các kinh điển, bao gồm cả Hiển giáo 

lẫn Mật giáo, ý thú uyên bác sâu xa đã được giải thích

tường tận đầy đủ, rất mong các hành giả không nên cốchấp một ý kiến mà bỏ quên ngàn vạn ý nghĩa; riêng

về những hành giả mong cầu vãng sanh thì hãy phát

tâm Bồ-đề theo ý nghĩa của tông Tịnh Độ, chứ không

tuân theo ý nghĩa của các tông khác; tức phát tâm Bồ-

đề theo Tịnh Độ để làm sự nghiệp vãng sanh theo tiêuchí của mình.

•Tin sâu Nhân quả:  Nói gọn, cũng có hai loại,

một là Nhân quả thế gian; hai là Nhân quả xuất thế

gian. Nhân quả thế gian chính là Nhân quả trong sáu

đường (Sáu loài), như kinh Chánh Pháp Niệm đã trình

 bày. Nhân quả xuất thế gian chính là Nhân quả của Bốn

quả Thánh (Tứ Thánh), như các kinh của Đại thừa,

Tiểu thừa đã trình bày. Nếu căn cứ vào hai loại Nhân

quả này để đối chiếu khắp các Kinh điển, thì các Đại

Page 156: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 156/195

Page 157: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 157/195

Page 158: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 158/195

158 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

cũng thuộc Kinh điển Đại thừa; do vậy, đều được thâu

nhiếp trong một câu “ Đọc tụng Kinh điển Đại thừa”.

•  Khuyến khích Tinh tấn Tu tập: Khuyến khíchĐạo bạn tinh tấn tu tập các pháp Định thiện, Tán thiện

và Niệm Phật Tam-muội v.v...

+ Xét về vãng sanh Chín phẩm, chính là khai triển

Tu Ba Phước đức ở trước thành Chín phẩm vãng sanh,

Chín phẩm ấy là:•  Thượng phẩm Thượng sanh (Sanh vào phẩm

Thượng bậc Thượng): Tương ứng với câu tâm Từ 

không sát hại chúng sanh là ý nghĩa câu thứ ba thuộc

Phước đức thứ nhất. Kế đến, tương ứng với câu hành

trì đầy đủ các Giới là ý nghĩa câu thứ hai thuộc Phướcđức thứ hai. Kế đến, tương ứng với câu đọc tụng Kinh

điển Đại thừa là ý nghĩa câu thứ ba thuộc Phước đức

thứ ba. Kế đến, tương ứng với câu Tu tập Lục niệm,

ý nghĩa tương tự như ý nghĩa câu thứ ba thuộc Phước

đức thứ ba.

• Thượng phẩm Trung sanh: Tương ứng với câu

khéo hiểu rõ nghĩa-lý, ý nghĩa tương tự như ý nghĩa

là rinh Nguyên ân Định Tích Giáo Mục Lục, còn gọi Viên Chiếu

Lục v.v...

Page 159: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 159/195

Page 160: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 160/195

160 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

•  Hạ phẩm Hạ sanh: Những người phạm tội Ngũ

nghịch, khi lâm chung niệm được mười niệm, tội nghiệp

liền tiêu diệt và được vãng sanh.Ba hạng người trong Ba phẩm bậc Hạ này, suốt

đời chỉ tạo tội ác, dù không có ý niệm cầu vãng sanh,

khi lâm chung mới gặp Thiện tri thức khuyên bảo mà

được vãng sanh. Nếu đối chiếu với ba Phước đức nói ở 

trước thì Ba phẩm này tương ứng với câu thứ ba thuộcPhước đức thứ ba.

Tóm lại, Định thiện và Tán thiện được trình

 bày đại lược như đoạn văn ở trước đã ghi: “Ở trên

tuy có trình bày về lợi ích của hai môn Định thiện

và Tán thiện.”- Về Niệm Phật: Ý nghĩa của Niệm Phật như

thường dùng; tức là Tinh chuyên xưng niệm danh hiệu

đức Phật A-di-đà. Nhưng tại đây lại nói rằng: “Chính

là xác minh sự phú chúc bảo trì danh hiệu đức Phật 

 A-di-đà mãi được lưu truyền lâu xa trong tương lai”.

- Mặc dù, trong Kinh này đã trình bày khá phong phú

các pháp tu tập của Định thiện, Tán thiện, nhưng đức

Phật không phú chúc các pháp Định thiện, Tán thiện

này cho A-nan để lưu truyền hậu thế; mà chỉ phú chúc

Page 161: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 161/195

Page 162: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 162/195

162 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

làm tôn chỉ, cũng lấy Niệm Phật   Tam-muội  làm tôn

chỉ”. Như thế, đã lấy hai pháp làm tôn chỉ của một

Kinh, thì tại sao lại phế bỏ pháp Quán Phật Tam-muộimà chỉ phú chúc pháp Niệm Phật Tam-muội?

Đáp: Ở trước đã ghi rằng: “... Nhưng hướng về 

 Bổn nguyện đức Phật A-di-đà, thì tâm ý chúng sanh

chỉ thuần nhất chuyên niệm danh hiệu của Ngài mà

thôi. ” Các pháp tu Định thiện, Tán thiện không phảiBổn nguyện của đức Phật, nên không được phú chúc.

Đồng thời, pháp Quán Phật Tam-muội mặc dù là hạnh

tu thù thắng nhưng không phải Bổn nguyện của đức

Phật nên cũng không được phú chúc. Về câu hướng 

về Bổn nguyện đức Phật A-di-đà là chỉ Đại nguyệnthứ mười tám trong Bốn mươi tám Đại nguyện của hai

Kinh. Còn câu thuần nhất chuyên niệm là chỉ Ba bậc

vãng sanh trong Kinh phải thuần nhất chuyên niệm. Về

ý nghĩa của Bổn nguyện thì đã được giải thích đầy đủ

ở trước rồi.

Hỏi: Nếu như vậy, tại sao không xác định thẳng

 pháp Niệm Phật là đúng Bổn nguyện của đức Phật, mà

 phải phiền phức trình bày các pháp Định thiện, Tán

thiện vốn không phải Bổn nguyện?

Page 163: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 163/195

PHÚ CHÚC NIỆM PHẬT 163

Đáp: Pháp Niệm Phật là đúng Bổn nguyện đức

Phật thì hai Kinh đã trình bày đầy đủ, tại đây không

nói lại nữa. Còn pháp Định thiện, Tán thiện vẫn đượctrình bày, mục đích để xiển dương pháp Niệm Phật

là siêu việt so với các pháp thiện khác. Nếu không đề

cập đến Định thiện, Tán thiện thì làm sao xiển dương

 pháp Niệm Phật là ưu việt, đặc thù! Tương tự, như kinh

 Pháp Hoa trình bày Tam thừa (Tam Xa), nếu khôngthuyết minh Tam thừa thì lấy gì để xiển dương kinh

 Pháp Hoa là bậc nhất!- (vua trong các kinh). Thế nên,

tại đây thuyết minh Định thiện, Tán thiện là để phế bỏ

nhằm tôn vinh pháp Niệm Phật Tam-muội; hơn nữa,

các pháp tu Định thiện, Tán thiện rất khó mà thẩmđịnh hiệu quả; giả như, xét về Định thiện, nếu tu quán

Chánh báo, Y báo khi đối tượng quán chiếu hiện tiền,

thì tâm nguyện vãng sanh sớm được thành tựu. Hoặc

công đức tu quán một pháp có thể trừ diệt tội nghiệp

nhiều kiếp; hoặc là do tích chứa công đức đầy đủ, cuối

cùng đạt được Tam-muội có lợi lạc thù thắng.

Qua đây, hành giả tu tập cầu vãng sanh cũng nên

tu quán các pháp Định thiện; chẳng hạn, quán Chân

thân thứ chín, tức pháp Quán Phật Tam-muội. Nếu tu

Page 164: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 164/195

Page 165: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 165/195

PHÚ CHÚC NIỆM PHẬT 165

Về tu tập  phát tâm Bồ-đề , nếu hành giả nào

 phát tâm Bồ-đề là hội nhập được cương yếu của

Tịnh Độ; trái lại, không phát tâm Bồ-đề thì không thể vãng sanh.

Về tu tập hiểu rõ Nghĩa đệ nhất 28 (Hiểu nghĩa như

thật), đây là tu quán về lý; người tu tập phải dựa vào lý,

lý là nguồn cội của Phật, nên không thể lìa lý mà cầu

về cõi Phật, nếu tu quán không dựa vào lý thì không thể vãng sanh.

Về tu tập đọc tụng Kinh điển Đại thừa, mọi người

tu tập đều nhờ đọc tụng Kinh điển Đại thừa mà có thể

vãng sanh, nếu hành giả nào không đọc tụng thì không 

thể vãng sanh. Vấn đề đọc tụng có hai loại, một, trìđọc Kinh; hai, trì đọc Chú. Trì đọc Kinh là trì đọc các

kinh Đại thừa, như kinh Pháp Hoa, Bát-Nhã v.v...; trì

đọc Chú là trì đọc các Thần chú, như chú Tùy cầu, Tôn

thắng, Quang minh, A-di-đà.

Mười một pháp tu của Tán thiện, các hành giả

đều trân quý, nhưng trong này  Bốn pháp tu vừa kể

trên được hành giả đương thời ưa thích tu tập – (Lấy

Bốn pháp tu này mà che lấp pháp Niệm Phật). Nhưng,

28. Là ngha của câu: . Là ngha của câu: in sâu Nhân quả”.

Page 166: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 166/195

166 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

khách quan tìm hiểu ý chỉ trong Kinh, thì Bốn pháp

tu này không được phú chúc lưu lại, chỉ duy nhất một

 pháp Niệm Phật là được phú chúc lưu truyền cho hậuthế - cần ghi nhận rõ như vậy. Sở dĩ, đức Thích Tôn

không phú chúc Các pháp tu khác, bởi vì Các pháp

ấy không phải Bổn nguyện của đức Phật A-di-đà; và,

 sở dĩ pháp Niệm Phật được phú chúc bởi vì pháp này

chính là Bổn nguyện của đức Phật. Thêm nữa, hiệnnay sở dĩ Đại sư Thiện Đạo buông bỏ Các pháp tu khác

trở về tu pháp Niệm Phật, bởi lẽ, Các pháp ấy không

 phải Bổn nguyện của đức Phật A-di-đà; đồng thời,

cũng không phải là pháp mà đức Thích Tôn phú chúc.

Qua đây, chúng ta cần hiểu rằng, Các pháp ấy khôngcòn thích ứng với căn cơ con người thời đại bây giờ,

về pháp Niệm Phật cầu vãng sanh chính là pháp thích

hợp với căn cơ con người hiện giờ, pháp tu tương ứng

giữa hành giả và đức Phật, há lếu láo vứt bỏ hay sao!

Tóm lại, cần hiểu rằng, tùy theo căn cơ của đại chúng,

trước tiên tạm thuyết minh về hai môn Định thiện, Tán

thiện; nhưng sau đó, vì lợi ích thiết thực của tự thân

mỗi hành giả Tịnh Độ, nên phế bỏ hai môn Định-Tán

này; chỉ duy nhất pháp Niệm Phật, một lần xiển dương

Page 167: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 167/195

PHÚ CHÚC NIỆM PHẬT 167

là mãi đến tương lai vĩnh viễn không bị phế bỏ. Ý thú

chủ yếu mà đức Thích Tôn phú chúc Bổn nguyện đức

Phật A-di-đà là ở điểm này đây, hành giả Tịnh Độ cầnghi rõ điều này. Đồng thời, trong này câu Lâu xa trong 

tương lai là căn cứ ý nghĩa của hai Kinh - Lâu xa là chỉ

thời gian một trăm năm sau một vạn năm của thời Mạt

 pháp, tức là Nêu lên cái xa để nói cái gần. Qua đây, sau

thời Pháp diệt, pháp Niệm Phật vẫn hiện hữu huống gìthời Mạt pháp! Thời Mạt pháp, pháp Niệm Phật vẫn

hiện hữu huống gì thời Tượng pháp, Chánh pháp! Thế

nên, chúng ta cần hiểu rằng, pháp Niệm Phật cầu vãng 

 sanh là Đạo lý xuyên suốt cả ba thời Chánh-Tượng-

 Mạt pháp, kể cả một trăm năm của thời Pháp diệt.

Page 168: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 168/195

Page 169: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 169/195

Page 170: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 170/195

Page 171: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 171/195

CHƯ PHẬT CHỨNG THẬT 171

Chương XIV:

CHƯ PHẬT CHỨNG THẬT Đoạn văn diễn bày: Vô lượng chư 

 Phật trong sáu phương không chứng 

thật Các pháp tu khác, mà duy nhất 

chứng thật pháp tu Niệm Phật.

Trong Quán Niệm Pháp Môn, Đại sư Thiện Đạo

nói rằng: “Lại như trong kinh A-di-đà bảo rằng:

Trong sáu phương, phương nào cũng có vô lượng,

vô số (Hằng hà sa số) chư Phật, đức Phật nào cũng 

hiện tướng lưỡi rộng dài che phủ cả một ngàn triệu

Thái dương hệ (Tam thiên đại thiên thế giới) nói lời

chân thật: Hoặc đức Phật tại thế hay sau khi đức

 Phật diệt độ, mọi phàm phu đã tạo tội, nếu hồi tâm

niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà nguyện sanh Tịnh

Page 172: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 172/195

Page 173: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 173/195

Page 174: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 174/195

174 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

tạo tác lâu xa hay hiện tại, chỉ cần hoặc là trọn đời

cho đến bảy ngày hay một ngày, thuần nhất chuyên

niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà, thì nhất định vãng  sanh, chắc chắn không có nghi ngờ.”

Tương tự , trong Pháp Sự Tán nói rằng:

“Thuần nhất niệm Phật chớ nghi ngờ,

Chư Phật sáu phương đã chứng thật,

 Ba nghiệp tinh chuyên không Tạp nhiễm, Hoa sen trăm báu hiện tức thời.”

Trong Tịnh Độ Ngũ Hội Pháp Sự Tán, Thiền sư

Pháp Chiếu nói rằng:

“Hạnh tu nhanh nhất trong vạn pháp,

Chẳng thể sánh bằng pháp Tịnh Độ, Lời vàng không chỉ Thích Tôn dạy,

Chư Phật mười phương cũng ấn chứng.”

Hỏi thêm rằng: Tại sao chư Phật trong sáu phương

chỉ chứng thật pháp Niệm Phật?

Đáp: Nếu căn cứ vào ý kiến của Đại sư Thiện

Đạo, pháp Niệm Phật chính là Bổn nguyện của đức

Phật A-di-đà, do thế mới chứng thật pháp ấy; xét về

Các pháp khác thì không phải Bổn nguyện, nên không

chứng thật là điều hẳn nhiên.

Page 175: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 175/195

CHƯ PHẬT CHỨNG THẬT 175

Hỏi: Nếu căn cứ vào Bổn nguyện của đức Phật mà

chứng thật pháp Niệm Phật, thì hai Kinh và kinh Quán

Vô Lượng Thọ đều có trình bày pháp Niệm Phật, tạisao không chứng thật?

Đáp: Giải thích vấn đề này có hai nghĩa: Thứ nhất,

trong hai Kinh và kinh Quán Vô Lượng Thọ v.v... dù

có trình bày về Niệm Phật là Bổn nguyện, nhưng có

trình bày thêm về Các pháp tu khác, vì thế mà khôngchứng thật, riêng Kinh này (kinh A-di-đà), chỉ thuần

nhất trình bày pháp Niệm Phật nên được chứng thật.

Thứ hai, trong hai Kinh và kinh Quán Vô Lượng Thọ,

dù không có lời chứng thật, nhưng Kinh này đã chứng

thật, thì căn cứ Kinh này để liên hệ đến các Kinh kia;nghĩa là nội dung các Kinh ấy có trình bày Niệm Phật là

Bổn nguyện của đức Phật, thì vẫn chuyên chở ý nghĩa

đã được chứng thật; tức là, chứng thật ở Kinh này thì ý

nghĩa ấy xuyên suốt các Kinh kia. Do thế, Đại sư Thiên

Thai ghi trong Thập Nghi Luận rằng:

“Lại nữa, kinh A-di-đà, kinh Đại Vô Lượng Thọ,

kinh Cổ Âm Thanh Đà-la-ni30 v.v... đều dạy: Khi đức

30. inh. inh Cổ Âm Tanh Đà-La-Ni: Gọi đủ là kinh  A Di Đà Cổ Âm

Tanh Đà-La-Ni.

Page 176: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 176/195

176 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

 Phật Thích-ca thuyết giảng Kinh này thì có vô lượng 

vô số chư Phật khắp thế giới trong mười phương, mỗi

vị đều hiện ra tướng lưỡi rộng dài che phủ cả một ngàn triệu Thái dương hệ, để chứng thật cho lời đức

Thích-ca là: Hết thảy chúng sanh niệm danh hiệu

đức Phật A-di-đà, vì nhờ vào năng lực thệ nguyện

 Đại bi Bổn nguyện của Phật, mà nhất định vãng sanh

thế giới Cực Lạc.”

Page 177: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 177/195

Page 178: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 178/195

178 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

mọi tai chướng ấy tự nhiên tiêu mất, trừ trường hợp

niệm Phật không chí thành.”

Trong Vãng Sanh Lễ Tán nói rằng: “Nếu ngườinào xưng niệm danh hiệu đức Phật để cầu nguyện

vãng sanh, thì luôn được vô lượng vô số chư Phật trong 

 sáu phương hộ niệm. Giờ đây, đã có Thệ nguyện tăng 

thượng làm bảo chứng; vậy, cớ sao các Phật tử không 

có tư tưởng dõng mãnh tiến tu!”Hỏi thêm rằng: Phải chăng chỉ có chư Phật trong

sáu phương hộ niệm hành giả?

Đáp: Không chỉ giới hạn chư Phật trong sáu

 phương mà đức Phật A-di-đà, Bồ-tát Quán Thế Âm

v.v... cũng cùng đến hộ niệm. Do thế, trong Vãng Sanh Lễ Tán nói rằng:

“Kinh Thập Vãng Sanh bảo rằng: Nếu chúng sanh

nào xưng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà để nguyện

cầu vãng sanh, thì đức Phật A-di-đà liền cử Hai mươi

lăm vị Bồ-tát đến bảo hộ hành giả; hoặc đi-đứng-nằm-

ngồi, hoặc ngày hay đêm, bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào

không để cho các Thần-Quỷ ác dữ làm hại. Kinh Quán

Vô Lượng Thọ cũng dạy rằng: Nếu người nào lễ lạy, xưng 

niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà để nguyện cầu vãng 

Page 179: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 179/195

HỘ NIỆM 179

 sanh thế giới ấy, thì đức Phật A-di-đà liền cử vô số đức

hóa Phật, vô số hóa Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Thế 

Chí đến hộ niệm hành giả; lại phối hợp với Hai mươilăm vị Bồ-tát nói trên v.v... bao quanh hành giả hàng 

trăm hàng ngàn vòng, không kể là đi-đứng-nằm-ngồi,

bất cứ chỗ nào, lúc nào, ngày hay đêm không bao giờ 

lìa xa hành giả. Giờ đây, đã có sự lợi ích thù thắng làm

bảo chứng, mong rằng các hành giả, mỗi người nênthành thật chí tâm cầu nguyện vãng sanh”.

“ Lại nữa, trong Quán Niệm Pháp Môn ghi rằng:

 Lại như đoạn văn phần sau của kinh Vô Lượng Thọ dạy:

 Nếu người nào chí tâm thường xưng niệm danh hiệu đức

 Phật A-di-đà và hai vị Bồ-tát Quán Âm, Bồ-tát Thế Chí;đồng thời, cùng những người đồng tu kết thành Thiện hữu

tri thức, thì các Ngài thường đi theo bảo hộ.”

“Lại nói rằng, tương tự như trong Phẩm Hạnh của

kinh Bát Chu Tam-muội cũng ghi rằng: Đức Phật dạy:

 Nếu người nào tinh chuyên thực hành niệm Phật A-di-

đà Tam-muội, thì thường được hết thảy các vị Trời, vua

bốn cõi Trời, tám bộ Long-Thần luôn đi theo bảo hộ,

ưu ái hoan hỷ cho thấy thân tướng, để giúp hành giả

vĩnh viễn không bị các Thần-Quỷ ác dữ, tùy tiện gieo

Page 180: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 180/195

180 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

rắc thêm những tai chướng ách nạn bất ngờ. Điều này

trong Phẩm Hộ trì đã trình bày đầy đủ.”

“Lại nói rằng: Trừ khi tu tập đạo tràng Tam-muội,mỗi ngày đặc biệt niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà

một vạn lần, trọn đời liên tục như thế, thì được đức

 Phật A-di-đà gia tăng sự hộ niệm, giúp hành giả trừ 

được các tội chướng. Đồng thời, sẽ được đức Phật và

Thánh chúng thường đến hộ niệm, làm tuổi thọ hành giả được dài lâu hơn.”

Page 181: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 181/195

THA THIẾT PHÚ CHÚC 181

Chương XVI:

THA THIẾT PHÚ CHÚC Đoạn văn diễn bày: Đức Như Lai

Thích-ca chọn danh hiệu đức Phật 

 A-di-đà, tha thiết phú chúc cho các

đệ tử, như Tôn giả Xá-lợi-phất v.v...

Kinh  A-di-đà dạy rằng: “Khi đức Phật thuyết 

 giảng Kinh này xong, Tôn giả Xá-lợi-phất  cùng các vị

Tỷ-kheo, hết thảy Trời, Người, A-tu-la v.v… được nghe

đức Phật giảng dạy, đều rất hoan hỷ, tin tưởng thọ trì,

rồi đảnh lễ đức Phật lui về.”

Trong  Pháp Lễ Tán Đại sư Thiện Đạo giải thích

đoạn văn trên như sau:

“Thời pháp, Thế Tôn sắp kết thúc,

Tha thiết phú chúc hiệu Di-đà,

Page 182: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 182/195

182 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

Thời năm trược tăng nhiều nghi báng,

 Đạo đời đều ghét chẳng cần nghe,

Thấy người tu, khởi tâm sân dữ,Tìm cách phá, tranh nhau trút hận,

 Hạng người mù - Nhất-xiển-đề kia,

 Diệt Đốn giáo mãi bị trầm luân,

 Kinh qua số kiếp hơn cát bụi,

 Ba đường ác chẳng thể thoát ly,Thành tâm đại chúng đồng sám hối,

 Xưa nay đã phá hoại pháp mầu.”

- Nói thêm rằng, theo ý tứ trong ba Kinh, khi xét

về các pháp tu tập, thì pháp Niệm Phật được chọn lựa

làm tông chỉ.Trước hết, trong  Hai quyển Kinh có ba cách lựa

chọn: Thứ nhất,  Lựa chọn theo Bổn nguyện; thứ hai,

 Lựa chọn theo sự Tán thán; thứ ba,  Lựa chọn theo

 pháp tu được Lưu lại.

•Thứ nhất, Lựa chọn theo Bổn nguyện: Pháp Niệm

Phật là pháp tu để vãng sanh được Tỷ-kheo Pháp Tạng

lựa chọn trong hết thảy pháp tu của Hai trăm mười ức

thế giới của chư Phật. Ý thú vi tế này đã được trình bày

ở trước - Do thế mới bảo là Lựa chọn theo Bổn nguyện.

Page 183: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 183/195

Page 184: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 184/195

184 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

• Thứ hai,  Lựa chọn theo sự Hóa thân và Tán

thán: Những người vãng sanh vào Hạ phẩm Thượng

sanh (Sanh vào phẩm Thượng bậc Hạ), dù có thực hiệnhai pháp là nghe Kinh và niệm danh hiệu đức Phật;

nhưng đức hóa Phật A-di-đà chỉ lựa chọn pháp Niệm

Phật như đã ghi ở trước là: “Vì ông xưng niệm danh

hiệu đức Phật nên các tội chướng được tiêu trừ, Ta

đến nghinh đón ông đây.”- Do thế mới bảo là Lựa chọntheo sự Hóa thân và Tán thán.

•Thứ ba , Lựa chọn theo sự Phú chúc: Lại nữa,

tuy có xiển dương các pháp Định thiện, Tán thiện;

nhưng đức Phật Thích-ca chỉ duy nhất phú chúc một

 pháp Niệm Phật-Do thế mới bảo là Lựa chọn theo sự  Phú chúc.

- Lại nữa, trong kinh A-di-đà cũng có một cách

lựa chọn; đó là, Lựa chọn theo Chứng thật. Trong nhiều

kinh  đã trình bày rất nhiều các pháp tu tập để vãng

sanh, nhưng chư Phật trong sáu phương không chứng

thật các pháp ấy. Khi Kinh này trình bày pháp tu Niệm

Phật để vãng sanh, thì vô lượng vô số chư Phật trong

sáu phương, vị nào cũng hiện tướng lưỡi rộng dài, che

 phủ cả một ngàn triệu Thái dương hệ, nói lời thành thật

Page 185: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 185/195

Page 186: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 186/195

Page 187: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 187/195

Page 188: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 188/195

Page 189: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 189/195

THA THIẾT PHÚ CHÚC 189

nhà dưới, trong khi thầy lại ở trong phòng sạch sẽ;

thứ hai, thầy thường sai khiến người xuất gia làm việc

quá nhiều; thứ ba, thầy tạo dựng phòng xá làm tổnthương nhiều loại côn trùng. Thầy nên hướng về mười

 phương chư Phật để sám hối tội thứ nhất, hướng về 

chư Tăng trong bốn phương để sám hối tội thứ hai,

hướng về hết thảy chúng sanh để sám hối tội thứ ba. 

Đại sư Đạo Xước tư duy về hành động quá khứ củamình và xác nhận thực sự đã gây lỗi lầm như thế, rồi

theo cách thức ấy mà thành tâm sám hối; sau đó, đến

thăm ngài Thiện Đạo, bảo rằng, tội chướng của Thầy

đã tiêu trừ rồi! Đến khi Đại sư Đạo Xước thị tịch, có

một vầng hào quang trắng soi chiếu, đó là hành tướng biểu hiện sự vãng sanh của Đại sư.31 Qua đây, chứng tỏ

rằng, Đại sư Thiện Đạo đã thành tựu Niệm Phật Tam-

muội, kiến giải và sở chứng thật siêu việt, xứng đáng là

một bậc thầy của mọi người! Hơn nữa, người thời bấy

giờ truyền tụng rằng: “ Pháp của đức Phật từ khi truyền

vào Trung Hoa đến nay, chưa từng có một vị Thiền sư 

hoàn mãn công đức như thế.”- Thật là một câu ca ngợi

tuyệt luân, nếu không có thật chất mà được tôn xưng

31. Teo. Teo ân u Vãng Sanh ruyện.

Page 190: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 190/195

Page 191: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 191/195

Page 192: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 192/195

Page 193: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 193/195

Page 194: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 194/195

194 TUYỂN CHỌN PHÁP NIỆM PHẬT

chân chính, đều vãng sanh về Cực Lạc, đều thành

tựu quả Phật. Đây là ý nghĩa thỉnh cầu chư Thánh

 Phật hóa hiện để chứng thật cho tập Sớ này. Quađây, người viết sẽ trình bày nhất như với Kinh pháp,

không dám thêm hay bớt một câu, một chữ nào. Mong 

độc giả tri tường.”

 Nghiêm túc để nhận xét, Quán Kinh Sớ của Đại

sư Thiện Đạo là kim chỉ nam để vãng sanh Cực Lạc,là mắt, là chân của hành giả. Thế nên, là hành giả Tịnh

Độ, hẳn nhiên cần tôn trọng trân quý! Tóm lại, mỗi đêm

đều mộng thấy một vị Tăng đến truyền dạy ý nghĩa sâu

mầu, vị Tăng này có thể là đức Phật A-di-đà hóa hiện.

 Như thế, có thể nói tập Sớ này là do đức Phật A-di-đà lưu truyền; thêm nữa, thời Đại Đường cũng truyền

rằng: “ Đại sư Thiện Đạo chính là đức Phật A-di-đà

hóa thân”. Qua đây, có thể khẳng định rằng, tập Sớ 

giải này chính do đức Phật A-di-đà thuyết giảng , tương

ứng như trên đã nói: “Sẽ trình bày nhất như với Kinh

 pháp”, đây là câu chứng thật điều ấy vậy.

Tựu trung, xét về bản thân bần đạo33 khi nghiên

cứu về tập Sớ giải kinh Quán Vô Lượng Thọ, với sự

33 Bần đạo: ức Đại sư Pháp Nhiên.Bần đạo: ức Đại sư Pháp Nhiên.

Page 195: niemphat-thichgiacqua

7/30/2019 niemphat-thichgiacqua

http://slidepdf.com/reader/full/niemphat-thichgiacqua 195/195