25
BÀI THO LUN MÔN: TÂM LÝ QUN TRĐề tài tho lun: Đề tài 2: Hãy phân tích và chng minh ảnh hưởng c a vi ệc đáp ng nhu c u vnăng lực lãnh đạo c a nhà qun trdoanh nghi ệp thương mại c th. Giáo viên hướng dn: Nhóm sinh viên thc hi n: Nhóm 12. Thành viên nhóm 12: 1. Tô Minh Trí. 2. Trn ThTrang. 3. Nguyn Xuân Tùng. 4. Lê ThÁnh Tuyết. 5. Vũ Thị Thúy Vân 6. Đinh Thị Hng Xuân 7. Nguyn ThHi Yến. 8. Đoàn Thị Hi Yến. 9. Lê ThHi Yến. 10. Trnh ThXoan. 11. Vũ Tuyết Nhun

Nhom 12 de tai 2

Embed Size (px)

Citation preview

BÀI THẢO LUẬN

MÔN: TÂM LÝ QUẢN TRỊ

Đề tài thảo luận: Đề tài 2: Hãy phân tích và chứng minh ảnh hưởng của việc đáp

ứng nhu cầu về năng lực lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp thương mại cụ

thể.

Giáo viên hướng dẫn:

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 12.

Thành viên nhóm 12:

1. Tô Minh Trí.

2. Trần Thị Trang.

3. Nguyễn Xuân Tùng.

4. Lê Thị Ánh Tuyết.

5. Vũ Thị Thúy Vân

6. Đinh Thị Hồng Xuân

7. Nguyễn Thị Hải Yến.

8. Đoàn Thị Hải Yến.

9. Lê Thị Hải Yến.

10. Trịnh Thị Xoan.

11. Vũ Tuyết Nhun

LỜI MỞ ĐẦU

Lãnh đạo là một chức năng quan trọng của quản lý kinh doanh. Năng lực

lãnh đạo là tiêu chí để đánh giá trình độ và hiệu quả lãnh đạo, là tiền đề quan trọng

để trở thành nhà kinh doanh giỏi. Thực chất của vấn đề để lãnh đạo là tạo ra sự

tuân thủ, hay nói các khác là làm cho mọi người tự giác, tin tưởng trong quá tình

thực hiện nhiệm vụ của tổ chức. Người lãnh đạo là người thường xuyên giao tiếp

với con người, nên cần có những đặc điểm tâm lý cần thiết để tác động hiệu quả

đến người khác. Lãnh đạo được xác định nư một nghệ thuật, một quá trình tác

động đến con người, sao cho họ có ý thức và nhiệt huyết phấn đấu để đạt được các

mục tiêu của tổ chức. Đề thực hiện được hết các chức năng của mình cũng như tạo

được uy tín, phong cách lãnh đạo riêng, đòi hỏi nhà quản trị phải có những năng

lực nhất định đó là năng lực tổ chức và sư phạm. Trên cơ sở phát triển các năng lực

đó giúp nhà quản trị quản lý tốt doanh nghiệp đồng thời tạo ra được các phẩm chất

lãnh đạo của mình, góp phần tạo ra phong cách lãnh đạo riêng biệt, độc đáo.

Nhà quản trị có đầy đủ các năng lực đó sẽ mang tới những hiệu quả trong

công tác lãnh đạo, giúp doanh nghiệp có những bước tiến phát triển trong từng thời

kì nhất định. Một trong những nhà quản trị trẻ tiêu biểu của doanh nhân Việt Nam

là nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ – chủ tịch tập đoàn café Trung Nguyên. Cùng

với sự phát triển lớn mạnh và bền vững của café Trung Nguyên là sự dẫn đường,

chỉ đạo của nhà quản trị tài năng Đặng Lê Nguyên Vũ. Với những phẩm chất,

năng lực và kĩ năng của một nhà lãnh đạo xuất sắc, ông đã cùng café Trung

Nguyên trở thành một trong nhưng doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam.

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Khái niệm năng lực lãnh đạo.

Năng lực lãnh đạo là cả một quá trình mà trình mà tại đó một cá nhân có ảnh

hưởng lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu hoặc một hướng dẫn

nào đó theo phong cách kết nối với các kỹ năng lãnh đạo của mình, chẳng hạn như

long tin sự tôn trọng, cách ứng nhân sử thế, kiến thức, tính cách hoặc kỹ năng. Mặc

dù vị trí của bạn với tư cách quản lý, giám sát, trưởng các phòng ban,..sẽ đem lại

cho bạn các thẩm quyền để chỉ đạo người khác hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu

của công ty, tuy nhiên, quyền lực này không khiến bạn trở thành nhà lãnh đạo theo

đúng nghĩa của nó được. Đơn giản, nó chỉ giúp bạn ngồi vào vị trí xếp mà thôi.

Còn năng lực lãnh đạo đem lại sự khác biệt vì nó khiến tự bản thân các nhân viên

có mong muốn đạt được mục tiêu và hiệu quả cao hơn, trong khi làm xếp làm xếp

thường chỉ đơn thuần là sai khiến người khác.

2. Cấu trúc của năng lực lãnh đạo.

2.1 Năng lực tổ chức.

2.1.1 Khái niệm.

Năng lực tổ chức là 1 trong những đặc điểm tâm lý cá nhân quan trọng đảm

bảo cho người lãnh đạo thành đạt trong mọi hoạt động quản lý.

2.1.2 Đặc điểm của năng lực tổ chức.

Cấu trúc của năng lực tổ chức là tổng hòa các thuộc tính tâm lý hoàn chỉnh

như chí tuệ , ý chí, tính sang tạo, linh hoạt, tự tin và sự đam mê, yêu thích công

việc.

Năng lực tổ chức của người lãnh đạo biểu hiện ở sự phản ứng nhanh chóng,

chính xác và đầy đủ đối với các đặc điểm tâm lý của mọi người, xác định đúng

những diễn biến tâm lý của mọi người, xác định đúng những diễn biến của họ

trong những tình huống nhất định. Một nhà lãnh đạo giỏi là người có cái nhìn sắc

bén, nhận định chính xác về tính khí, tính cách, năng lực của mỗi người và xác

định được vị trí hợp lý của họ trong guồng máy hoạt đông của doanh nghiệp.

Một nhà tổ chức có tài, trong ý thức luôn có sẵn năng lực để dự đoán chính

xác tâm lý của người khác qua những biểu hiện về hình thức bên ngoài, qua hành

vi ứng xử trong giao tiếp…điều đó cho phép nhà quản lý có kêt luận tương đối

chính xác về 1 con người, thậm chí chỉ qua những cuộc tiếp xúc ngắn ban đầu

Người có năng lực tổ chức còn là người biết kết hợp nhuần nhuyễn khả năng

tư duy thực tế, óc tưởng tượng với những đặc điểm quan trọng của tính cách như

sự kiên trì, tính kiên quyết, kiên định, lòng dũng cảm,ý thức tự chủ để thắng lợi

những ý đồ thực hiện của nhà tổ chức

2.1.3 Các nhóm của năng lực tổ chức.

Nhóm 1: năng lực chuyên môn.

Quản lý tổ chức doanh nghiệp.

Quản lý các nguồn tài nguyên thông tin.

Áp dụng các công cụ và công nghệ thông tin.

Nhóm 2: năng lực cá nhân.

Nhóm năng lực cá nhân là 1 tập hợp những khía cạnh như thái độ (hành vi tổ

chức), kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trôi chảy, phỏng vấn, làm việc

nhóm, sử dụng các thiết bị văn phòng…và ngoại ngữ.

Kỹ năng phỏng vấn: nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm được những ứng

viên có kiến thức, có kỹ năng tốt và quan trọng nhất là có thái độ tốt. Đa

phần ứng viên thường không tự tin khi mình không có kinh nghiệm làm việc

(sinh viên mới tốt nghiệp thì không thể có kinh nghiệm làm việc) nhưng sợ

thiếu kinh nghiệm nên tự nghĩ ra kinh nghiệm, nhà tuyển dụng hỏi cụ thể

kinh nghiệm nêu trong sơ yếu lý lịch thì lung tung và không trả lời được như

vậy độ trung thực bị đánh giá thấp.

Những kỹ năng như thuyết trình, làm việc nhóm cũng là những kỹ năng cần

thiết trong bất kỳ môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động nào.

Ngoại ngữ là rất quan trọng trong thời gian hiện nay, chúng ta hiển nhiên

thấy rằng nguồn tài liệu có hàm lượng khoa học cao xuất phát từ các nước

phát triển, trong đó phải kể đến các ngôn ngữ chính được sử dụng là: tiếng

Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung và tiếng Nhật. Do vậy, trang bị cho mình ít

nhất một ngoại ngữ là điều hết sức cần thiết để có thể hiểu, đánh giá được

nội dung tài liệu.

Nhóm 3: năng lực cốt lõi

Nhóm năng lực này đảm bảo cho hai nhóm năng lực trên được phát huy có

hiệu quả

Tính nguyên tắc của nhà người lãnh đạo: nhà quản trị phải biết kìm nén

những cảm xúc nhất là những cảm xúc nhất thời để đánh giá 1 cách khách

quan đối với công việc của người khác, khen chê đúng mức.

Tính nhạy cảm của nhà lãnh đạo:

Tính đúng mực, tự chủ, có văn hóa: nhà lãnh đạo cần phải tự chủ tránh tình

trạng ba phải không quyết đoán.

2.2 Năng lực sư phạm.

2.2.1. Khái niệm.

Năng lực sư phạm ở người lãnh đạo là hệ thống những đặc điểm tâm lý cá

nhân đảm bảo cho họ có ảnh hưởng giáo dục hiệu quả đối với mọi thành viên trong

tập thể. Mục đích chủ yếu của giáo dục là nhằm hình thành, củng cố và phát triển ở

mỗi cá nhân những đặc điểm tâm lý, đọa đức cần thiết có lợi cho xã hôi, cho doanh

nghiệp.

2.2.2 Đặc điểm của năng lực sư phạm.

Đặc điểm cơ bản của năng lực sư phạm là sự quan sát đặc biệt tinh tế, từ đó

nhà sư phạm hiểu được những mặt mạnh, mạnh yếu của mỗi cá nhân, những khó

khăn mà mỗi người đang gặp phải, phát hiện năng lực cá nhân ở mỗi con người

nhằm tiếp cận, gây tác động ảnh hưởng đến họ, hướng họ vào những mục tiêu

chung của tập thể. Tuy nhiên, cần thấy rõ tính quảng giao giúp cho con người lãnh

dạo dễ dàng hòa nhập với quần chúng, nắm bắt kịp thời mọi tâm sư nguyện vọng

của họ tạo nên bầu không khí chan hòa gần gũi, tin yêu nhau.

Bình tĩnh và lạc quan cũng góp phần hco người lãnh đạo sáng suốt trong tư duy,

tránh được sai lầm trong ứng xử hàng ngày. Lạc quan giúp cho con người luôn vui

tươi, yêu đời, có tác dụng động viên mọi người xung quanh hăng say làm việc,

hướng tới tương lai. Thậm chí ngay cả nhưng khi gặp khó khăn, thất bại, sự lạc

quan sẽ giúp cho người lãnh đạo bình tĩnh tìm cách vượt qua cơn sóng gió, cổ vũ

mọi người, tạo nên bầu không khí vui tươi, lành mạnh.

3. Mối quan hệ giữa năng lực tổ chức và năng lực sư phạm.

Năng lực sư phạm và năng lực tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ

sung và hỗ trợ cho nhau. Một nhà sư phạm không thể thực hiện tốt chức năng giáo

dục nếu không biết cách tổ chức, quản lý mọi thành viên cũng như nhà quản lý

không thể tiến hành công tác tổ chức hiệu quả nếu không có tài năng sư phạm để

giáo dục động viên quần chúng và mỗi cá nhân tập thể.

Thông thường các nhà lãnh đạo luôn dành thời gian và tâm chí để nâng cao

năng lực tổ chức mà ít quan tâm đến năng lực sư phạm, họ coi đó là nhiệm vụ của

các nhà sư phạm. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của tập thể lao động, các mối

quan hệ không diễn ra một cách bình thường. Những vi phạm về đạo đức, luật

pháp thường xuyên xảy ra ở một số người hay bộ phận nào đo, gây trở ngại, ách

tắc trong quá trinh thực hiện kế hoạch chung của tập thể, đòi hỏi lãnh đạo phải phát

huy cao đọ năng lục sư phạm để lập lại kỷ cương, đưa hoạt động của tập thể trở lại

bình thường.

4. Hiệu quả của việc đáp ứng nhu cầu lãnh đạo của nhà quản trị.

Ngày nay, với nền khoa học quản trị ngày càng phát triển, mọi người, đặc biệt

và giới doanh nhân ngày càng ý thức rõ ràng rằng một nhà lãnh đạo thực thụ, ngoài những khả năng thuộc về “phần cứng” như thiết lập tầm nhìn, chiến lược cho tổ

chức, xây dựng hệ thống, triển khai chiến lược và vận hành bộ máy hiệu quả… còn có những phẩm chất rất “mềm” nhưng lại có sức mạnh khiến những yếu tố như địa

vị, chức danh, quyền lực không còn mấy quan trọng nữa.

Đó là khả năng lãnh đạo bản thân, thấu hiểu những giá trị, nguyên tắc, động cơ

của chính mình, và xây dựng được niềm tin, sự kính trọng đối với nhân viên, khách hàng, đối tác, và thậm chí là đối thủ không phải qua những lời nói, thông điệp

truyền thông “có cánh”, mà bằng những hành động cụ thể, nhất quán, mạnh mẽ, dựa trên những giá trị, nguyên tắc và động cơ đúng đắn, tiến bộ.

Trên nền tảng thấu hiểu và lãnh đạo được bản thân mình, nhà lãnh đạo có thể xây dựng và dẫn dắt đội ngũ nhờ khả năng giao tiếp đồng cảm, thấu cảm, thiết lập một môi trường làm việc thúc đẩy tính đổi mới, sáng tạo, có văn hóa tiến bộ là nền

tảng để công ty tăng trưởng bền vững, kể cả trong những giai đoạn khó khăn.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế ở Việt Nam cho thấy

sự sụp đổ của hàng loạt công ty danh tiếng một thời. Điều này đã khẳng định một cách mạnh mẽ rằng chỉ những gì tạo ra giá trị thực mới có thể tồn tại bền vững qua

những biến cố của thời cuộc. Và tựu trung, một nhà lãnh đạo thực thụ phải là người không chỉ có khả năng lãnh đạo người khác, lãnh đạo tổ chức, mà còn phải có khả

năng lãnh đạo chính bản thân mình và lấy đó là nền tảng để tạo ra giá trị thực, tạo đà cho thành công bền vững của bản thân, của đội ngũ và của cả tổ chức.

PHẦN II: ỨNG DỤNG

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỀ NĂNG

LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ – CHỦ TỊCH

TẬP ĐOÀN CAFÉ TRUNG NGUYÊN.

1. Giới thiệu chung về nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ và tập đoàn Café

Trung Nguyên.

1.1 Giới thiệu chung về nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ.

Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971) là một doanh nhân Việt Nam. Ông là

người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc. Ông là người được National

Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là "Vua Cà phê Việt Nam". Ngoài

ra, có người cho rằng ông Vũ còn được biết đến như một nhà tư tưởng và đồng thời

là một nhà hoạt động cộng đồng không mệt mỏi.

Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại Nha Trang, Khánh

Hòa trong một gia đình nông dân nghèo.

- Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak,

tỉnh Đăk Lak, Việt Nam.

- Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Trong giai đoạn

này ông đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê.

Từ đó cho đến nay, các hoạt động của ông đều gắn liền và xoay quanh niềm

đam mê cà phê.

- Năm 1996, ông thành lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuật.

- Năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố

Hồ Chí Minh, mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu,

từ đó các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện

khắp mọi nơi trên toàn quốc.

- Năm 2003, cùng với việc phát triển thương hiệu cà phê hòa tan G7, Trung

Nguyên dần dần chiếm lĩnh thị trường cà phê Việt Nam, vượt qua cả

Vinacafe và Nestle (vốn đã thâm nhập thị trường Việt Nam 100 năm tính

đến 2012).

- Năm 2005, Trung Nguyên khánh thành nhà máy chế biến cà phê lớn nhất

Việt Nam tại Bình Dương. Cà phê Trung Nguyên đã được Bộ Ngoại giao

Việt Nam chọn làm Đại sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các nguyên

thủ quốc gia.

1.2 Giới thiệu chung về tập đoàn café Trung Nguyên

Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực:

sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân

phối, bán lẻ hiện đại và du lịch. Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương

hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế

giới.

1.2.1 Lịch sử.

- 16/06/1996: Trung Nguyên được thành lập tại thành phố Buôn Ma Thuột –

thủ phủ cà phê Việt Nam.

- 20/08/1998: Cửa hàng đầu tiên khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh là

nước khởi đầu cho việc hình thành hệ thống quán Trung Nguyên tại các tỉnh

thành Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

- 2000: Nhượng quyền cửa hàng tại Nhật Bản.

- 2001: Công bố khẩu hiệu: “ Khơi nguồn sáng tạo” và được chắt lọc từ những

hạt café ngon nhất, công nghệ hiện đại, bí quyết Phương Đông độc đáo

không thể sao chép hòa cùng những đam mê tột bậc đã đưa Trung Nguyên

chinh phục người tiêu dung trên khắp cả nước.

- 9/2002: Nhượng quyền thành công tại Singapore.

- 2003: Nhãn hiệu cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ra đời vào ngày

23/11/2003 đã thu hút hàng ngàn lượt người tham gia và ghi dấu bằng cuộc

thử mùi bình chọn trực tiếp sản phẩm cà phê hòa tan ưa thích nhất giữa G7

và thương hiệu cà phê lớn trên thế giới. Kết quả đã có 89% người chọn G7

là sản phẩm ưa thích nhất.

- 2008: thành lập văn phòng tại Singapore nhằm mục đích phát triển thị

trường này thành một cứ điểm để phát triển thị trường nội địa là Asean và

chinh phục thị trường toàn cầu.

- 2010: Trung Nguyên xuất khẩu cà phê ra thế giới với hơn 60 quốc gia treent

oàn cầu, tiêu biểu như tại Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung

Quốc, Asean,…

- 2012: Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê được người tiêu dùng

Việt Nam yêu nhất với số lượng tiêu dùng cà phê lớn nhất . Có trên 11

triệu/17 triệu hô gia đình Việt Nam mua các sản phẩm cà phê Trung

Nguyên.

Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000

quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan,

Ukraina.Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm

như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối

G7Mart trên toàn quốc.

1.2.2 Tầm nhìn và sứ mạng:

- Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho

một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.

- Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong

cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.

1.2.3 Giá trị cốt lõi:

- Khơi nguồn sáng tạo.

- Phát triển và bảo vệ thương hiệu.

- Lấy người tiêu dùng làm tâm.

- Gây dựng thành công cùng đối tác.

- Phát triển nguồn nhân lực mạnh.

- Lấy hiệu quả làm nền tảng.

- Góp phần xây dựng cộng đồng.

1.2.4 Định hướng phát triển.

- Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất

động sản, chăn nuôi và truyền thông trong năm 2007. Hiện nay tập đoàn đã bao gồm các công ty: Công ty Cổ Phần TM&DV G7 (G7Mart), Công ty

Vietnam Global Gateway (VGG) và các công ty sản xuất cà phê…

- Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành

từ nay đến 2010, song lĩnh vực chủ đạo của Tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê.

- Công ty cổ phần Trung Nguyên và công ty Cổ phần TM&DV G7 (G7Mart)

đang ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và Singapore.

- Ngoài ra, Trung Nguyên sẽ xây dựng một trung tâm cà phê thế giới như một thiên đường cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột, dự án đã bắt đầu được khởi

động trong năm 2007.

1.2.5 Hệ thống nhượng quyền:

- Cà phê Trung Nguyên là Công ty Việt Nam đầu tiên áp dùng mô hình kinh

doanh nhượng quyền thương hiệu. Bằng sự năng động và sáng tạo, Trung Nguyên đã xây dựng được một hệ thống quán nhượng quyền rộng

khắp trong nước và tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và

Campuchia, với một phong cách thưởng thức cà phê rất riêng.

- Với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, các sản phẩm cà phê

Trung Nguyên được sản xuất từ những hạt cà phê ngon nhất của vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, kết hợp với công nghệ hiện đại và bí quyết riêng

được giới thiệu đến tất cả mọi người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.

- Ngày nay, với khoảng 1,000 quán cà phê nhượng quyền, Trung Nguyên

luôn đem đến cho người thưởng thức những tách cà phê hàng đầu Việt Nam

tại bất kì địa điểm quán nhượng quyền Trung Nguyên nào.

2. Bí quyết lãnh đạo của Nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ đi cũng với sự phát

triển của tập đoàn Café Trung Nguyên.

2.1 Những nhân tố tạo nên thành công của nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ.

2.1.1 Khát vong lam giau chinh đáng:

Đặng Lê Nguyên Vũ xuất thân trong một gia đình nghèo. Chính vì chứng kiến

được nỗi khó khăn vất vả, cực khổ của người nông dân đã làm thôi thúc và hình

thành nên ý chí làm giàu, thoát khỏi cảnh đói nghèo của ông.

Ông đã ý thức được về sự giới hạn của cuộc sống sinh viên nghèo và hoàn cảnh

gia đình đã tác động rất lớn tới những tư tưởng của ông,. Ông đã nuôi dương một

khát vọng , một mong muốn thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ mà ông và gia đình

đã trải qua. Chính cái khát vọng làm giàu đó nó luôn luôn xuất hiện ở trong tâm trí

của ông và đã trở thành một động lực rất lớn thôi thúc ông phải hành động, phải

làm điều gì đó trên mảnh đất quê hương của ông bằng chính sức lực của mình. Vì

vậy, ý tưởng về hãng café Trung Nguyên hình thành từ đó.

Trung Nguyên hiện đang xuất khẩu đến 60 quốc gia và tiếp cận sâu hơn vào thị

trường Trung Quốc và Mỹ. Do vậy,việt nam có thể tiếp tục phát triển để tham gia

vào chuỗi cung ứng của ngành có giá trị nhiều USD này. Đây cũng là nguồn cảm

hứng cho những ai muốn chấp nhận rủi ro để thành công trong xã hội đang thay

đổi .

2.1.2 Kiên thức:

Ông là người có kiến thức tổng quát sâu rộng. Vào năm 1990, Việt Nam đã trở

thành một trong ba nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới nhưng hầu hết cà phê của

nước ta có chất lượng thấp và xuất khẩu với giá thấp. Nhu cầu uống café không

đơn thuần chỉ là giải khát mà đã trở thành một nét văn hóa mang đậm bản sắc của

người dân Nam Bộ. Từ những quan sát đó đã làm cho Đặng Lê Nguyên Vũ nhìn

thấy cơ hội phát triển của café trong thời kì đầy khó khăn và thử thách đó. Nhưng

ông đã tin tưởng rằng người Việt sẽ sản xuất ra được những loại cà phê thơm ngon,

sành điệu với chất lượng cao và giá cả hợp lý.

Gần đây khi mà Trung Nguyên đang đi xuống. Nhờ sự nhanh nhạy, sáng suốt

và tầm hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực của Đặng Lê Nguyên vũ đã làm cho

Trung Nguyên lại được xếp chung chiếu với gã khủng lồ Starbucks – thương hiệu

cà phê số một thế giới.

Ngoài những kiến thức tổng quát sâu rộng về các lĩnh vực ra thì để điều hành

quản lí hãng Trung Nguyên hiện nay thì Đặng Lê Nguyên Vũ còn am hiểu kiến

thức bên trong . Ông đã biết vận dụng các chiến lược kinh doanh một cách hiệu

quả , từ việc thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, chiến

lược marketing đều được Trung Nguyên sử dụng rất hợp lí, phù hợp với tình hình

thực tế của từng giai đoạn cụ thể.

2.1.3 Kha năng quan ly va kinh nghiệm tich luy:

Lúc mới thành lập, có rất nhiều khó khăn vất vả nhưng với ý chí muốn thoát

khỏi cảnh nghèo đã khiến cho ông cùng với ba người bạn đã bắt đầu khởi nghiệp

và có những kết quả đầu tiên.

Ông là mẫu người người quản lí năng động và không dễ nản lòng, từ bỏ mục

tiêu khi gặp thất bại. Ông luôn tìm kiếm những kinh nghiệm được rút ra từ những

khó khăn xảy ra. Từ đó tìm ra giải pháp để điều chỉnh cho phù hợp, nâng cao hiệu

quả công việc

Ông đã tạo ra đội ngũ quản lí trẻ, chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản. Ông

luôn luôn đề cao và gây dựng tinh thần đoàn kết trong nội bộ của công ty và điều

kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên có thể học hỏi và phát huy khả năng của mình.

Quá trình xây dựng Trung Nguyên như ngày hôm nay là minh chứng rõ ràng cho

thấy:Ông là người có khả năng nhìn xa trông rộng, có tư duy sáng tạo đột phá, khả

năng tiên đoán và phân tích tình huống để hoạch định cho mình những bước đi

trong tương lai. Thành công của Trung Nguyên chính là lời khẳng định cho khối óc

thông minh sáng tạo không ngững nghĩ của Đặng Lê Nguyên Vũ.

Trong chiến lược đinh giá sản phẩm của Trung Nguyên khi thâm nhập vào thi

trường của Nhật Bản đã thể hiện việc sáng tạo tuyệt đỉnh của Đặng Lê Nguyên Vũ.

2.1.4 Kha năng quan sát toan diện:

Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ra và lớn lên trên vùng đất cà phê và đã tiếp xúc với

cây cà phê từ nhỏ. Cùng với những kiến thức, sự tìm tỏi học hỏi của mình ông đã

đặt ra câu hỏi vì sao người trồng cà phê họ lại vẫn nghèo còn ở những nơi trên thế

giới không trồng được cà phê học vẫn giàu. Tại sao cà phê mình chỉ có thể xuất thô

mà không thể chế biến để xuất khẩu. Từ những câu hỏi đó đã định hướng con

đường làm giàu của ông sau này.

2.1.5 Tự tin:

Đặng Lê Nguyên Vũ đã thể hiện qua cá tính và những phát ngôn của ông tiêu

biểu nhất là sự kiện Starbucks vào thị trường việt nam. Ông là người luôn tự tin

vào khả năng của bản than mình, luôn tin tưởng vào Trung Nguyên có thể đánh bại

các đối thủ ngay cả trên thị trường của chính họ.

2.1.6 Kha năng lan truyền nghị lực va y chi:

Quyết tâm lập chí điển hình như trường hợp Israel từ quyết tâm trở thành một dân

tộc và quốc gia hàng đầu họ đã coi sáng tạo là năng lượng sống còn. Tài nguyên

trí não là thứ họ có chứ không phải là tài nguyên thiên nhiên hay vị trí địa lí. Biết

cách truyền thông được tầm nhìn và chiến lược quốc gia cho cả trong nước và

ngoài nước thấu hiểu. Khi truyền thông tốt trong nước sẽ giúp tất cả mọi người

cùng hiểu tầm nhìn và chiến lược ấy để đoàn kết hành động vì mục tiêu

chung.Truyền thông cho quốc tế hiểu thì họ sẽ ủng hộ và bảo mình.

Từ tầm nhìn của mình ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã truyền bá tinh thần của mình

đến các học giả hàng đầu có tầm ảnh hưởng toàn cầu và đã nhận được sự đồng

thuận rất lớn ví dụ như GS osherolf thừa nhận những phát minh của ông nhờ vào

cà phê,…

2.1.7 Phong cách:

Phong cách của ông thể hiện qua các cử chỉ, nét mặt và lời nói. Các phát ngôn

của ông gây sốc cho mọi người như “ Starbucks không bán cà phê mà đang bán

nước có mùi cà phê với đường”, “ Nước khác làm được thì Việt Nam cũng làm

được”, qua các ngôn ngữ hình thể của ông,.. thể hiện được ông là một con người tự

tin và không ngại gian khó.

Ông là người rất đam mê công việc. Ông là người lãnh đạo có “tâm” và có

“tầm”. Cái tâm của ông được thể hiện qua sự quan tâm đến tâm tầng lớp thanh niên

trẻ và có mong muốn khơi dậy sự sáng tạo của họ,, cũng như việc mong muốn khởi

nghiệp sớm. Cái tầm của ông thể hiện “khi Starbucks nhảy vào thị trường việt nam

ông đã không ngừng lên tiếng bảo vệ thương hiệu Việt và táo bạo hơn là Trung

Nguyên group đã có bước đi chiến lược tại thị trường Mỹ, ngăn chặn mọi nguy cơ

dẫn đến mất thương hiệu ngay trên chính quê hương mình”.

2.2 Thành công của tập đoàn Café Trung Nguyên.

Không chỉ xuất hiện trên tất cả các chuyến bay của Vietnam Airlines, xuất khẩu tới hơn 60 quốc gia trên thế giới vầ hiện diện trên quầy kệ những chuỗi siêu thị

hàng đầu của Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn Quốc…cà phê Trung Nguyên, G7 được chọn đại diện cà phê Việt Nam tham gia các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu: ASEM,

APEC, ASEAN, ODA, WEF, Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu, Hoa hậu Trái Đất 2010 và trở thành quà tặng ngoại giao cho các quốc vương nguyên thủ.

Năm 2011, tại Làng cà phê Trung Nguyên tổ chức Tiệc ngoại giao cà phê, đón tiếp 500 khách mời là các đại sứ, khách mời quốc tế, các nhà trí thức, chuyên gia

trong nước và quốc tế đến Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột.

Cà phê khẳng định khát vọng Việt:

Nói đến hệ thống phân phối của Trung Nguyên thì không thể không nhắc đến “ nhượng quyền kinh doanh”, một chiến lược góp phần to lớn vào mạng lưới phân

phối của Trung Nguyên. Sau khi đã chinh phục nhanh chóng thị trường trong nước bằng chất lượng và phong cách riêng độc đáo của mình thì Trung Nguyên bắt đầu

đưa ra các thương hiệu của mình ra thị trường thế giới với chiến lược nhượng quyền kinh doanh dầu tiên tại Singapore vào năm 2000. Tuy nhiên thành công chỉ thật sự đến với Trung Nguyên vào năm 2002 khi họ xuất hiện ở Nhật Bản bên cạnh

400 của hàng trên tổng số 6000 của hàng của Starbucks – tập đoàn café lớn nhất thế giới của Mỹ với một loạt các nhãn hiện café Nhật Bản cũng không kém phần

đình đám. Thành công của Trung Nguyên ở Nhật Bản đã thực sự giúp nó nhẩy vọt. Đến nay, thương hiệu Trung nguyên đã có mặt ở Nhật Bản, Thái Lan, Singaore, …

Hiện nay, Đặng Lê Nguyên Vũ đang triển khai các hợp đồng tìm kiếm thị phần cho Café Trung Nguyên tại 15 quốc gia như Đức, Úc, Canada, Đài Loan, Malaysia,…

Sở hữu thế mạnh là 1 trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng giá trị ngành cà phê Việt Nam mang lại chỉ gần 2 tỷ usd/năm – hoàn toàn

không tương xứng với tầm vóc và tiềm năng của một ngành kinh tế nông sản mũi nhọn. Với vai trò và trách nhiệm của 1 thương hiệu hàng đầu, Trung Nguyên

nhiều năm qua xây dựng và đề xuất lên Chính phủ dự án “Cụm ngành cà phê quốc gia” với 3 mục tiêu: Thịnh Vượng, Bền vững và Bản sắc. Dự án triển khai sẽ tạo ra 5-6 triệu việc làm và mang lại giá trị 20 tỷ usd cho ngành cà phê Việt Nam trong

15 năm tới.

Kết quả khảo sát Thương hiệu châu Á mới đây do B&C Company và Nikkei BP Consultancy tiến hành tại Việt Nam cho thấy Cà phê Trung Nguyên là thương

hiệu Việt Nam được yêu thích nhất, bên cạnh những thương hiệu toàn cầu như Apple, Google, Nokia…Đồng thời, trong cuộc khảo sát mới đây của Công ty

nghiên cứu thị trường Taylor Nelsen, G7 là thương hiệu cà phê hòa tan được yêu thích nhất tại Việt Nam.

Khát vọng lớn và niềm đam mê đưa cà phê Việt Nam lên vị trí số một thế giới, trở thành niềm tự hào của quốc gia sẽ không xa vời khi Trung Nguyên đã

từng bước chinh phục được những người yêu, sành cà phê và trở thành cầu nối ngoại giao đặc biệt kết nối những tư tưởng lớn, khát vọng lớn.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, CT.HĐQT Tập đoàn Trung Nguyên nói “Cà phê chúng tôi ngon, tinh thần cà phê chúng tôi đầy sáng tạo và hài hòa bền vững thì

không có lý do gì chúng tôi không chinh phục được thế giới ”.

Các danh hiệu,giai thưởng ma cafe Trung Nguyên đạt được la:

- Chứng nhận FSSC 22000.

- Giải thưởng Thương hiệu quốc gia.

- Giải vàng chất lượng quốc gia năm 2011.

- Giải thưởng Sao vàng đất Việt 2010.

- Giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao.

- Cà phê Trung Nguyên được Bộ Ngoại giao chọn là "Đại sứ Ngoại giao

Văn hóa".

PHẦN III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG

LỰC LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

3.1 Bài học từ việc đáp ứng nhu cầu lãnh đạo của nhà quản trị.

Qua những phân tích, tìm hiểu về cà phê Trung nguyên cũng như Tổng Giám

Đốc Đặng Lê Nguyên Vũ, có thể khẳng định chắc chắn rằng không phải chỉ dựa

vào may mắn, tiền bạc hay quan hệ mà Trung Nguyên trở nên thành công như ngày

nay, hiên ngang đứng cạnh những ông lớn trong ngành cà phê như Nescafe,

Starbucks hay Vinacafe. Thành công của Trung Nguyên có phần đóng góp rất lớn

của giám đốc đồng thời là người sáng lập Đặng Lê Nguyên Vũ. Ông Vũ không

những có đầy đủ tố chất của một nhà lãnh đạo hơn nữa ông còn vận dụng thành

thạo. Đặng Lê Nguyên Vũ tiết lộ “công thức” thành công dành cho những người

ôm khát vọng lớn là :” Khát vọng lớn+ năng lực lõi + lĩnh vực thế mạnh + hậu

thuẫn bởi chiến lược của chính phủ, quốc gia”.

Từ những câu chuyện tìm hiểu về giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ, chúng ta rút

ra những nguyên tắc lãnh đạo sau:

1. Hãy hiểu chính bản thân mình và hãy nỗ lực tự hoàn thiện mình. Để hiểu

chính bản thân mình, bạn phải biết rõ các đặc tính của bản thân: bạn là ai,

bạn biết những gì và bạn đang làm gì. Còn việc nỗ lực tự hoàn thiện mình

dồng nghĩa với việc không ngừng phát huy các đặc tính đó. Điều này có thể

được thực hiện thông qua việc tự học, qua các khóa học chính thức, qua suy

ngẫm chiêm nghiệm và giao tiếp với người khác.

2. Hãy là một người giỏi chuyên môn: với vại trò là nhà lãnh đạo, bạn phải

biết rõ về công việc của mình đồng thời có sự hiểu biết vững vàng về các

công việc của bản nhân viên dưới quyền.

3. Tìm hiểu và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm đối với hành động của bạn: hãy

tìm kiếm các cách để dẫn dắt công ty vươn tới tầm cao mới. và khi gặp rắc

rối, mà điều này thì sớm muộn gì chắc chắn cũng sẽ đến với bạn- không bao

giờ đổ lỗi cho người khác. Hãy phân tích tình huống, thực hiện biện pháp

chấn chỉnh, và tiếp tục bước tới để đương đầu với thách thức tiếp theo.

4. Hãy đưa ra quyết định hợp lý và kịp thời: bạn hãy sử dụng các kỹ năng và

công cụ tốt để giải quyết vấn đề, ra quyết định và lên kế hoạch.

5. Hãy gương mẫu: bạn phải là một tấm gương điển hình trong con mắt các

nhân viên. Họ không chỉ nghe mà sẽ còn nhìn vào những gì họ mong đợi.

khi đó hình ảnh của nhà lãnh đạo rất quan trọng. việc này thực sự không quá

khó, nó chỉ đòi hỏi ở bạn một suy nghĩ cẩn trọng trong công việc.

6. Phải thấu hiểu nhân viên và tìm cách chăm lo cho phúc lợi của họ: người

lãnh đạo giỏi cần thấu hiểu bản chất con người và tầm quan trọng của việc

chân thành quan tâm đến nhân viên của mình.

7. Hãy truyền tải thông tin đầy đủ cho nhân viên của bạn: bạn phải biết cách

giao tiếp và hỗ trợ nhân viên chủ động trong việc liên lạc và cung cấp thông

tin cho các nhà lãnh đạo. việc giao tiếp này không chỉ đơn thuần giữa nhân

viên với người phụ trách mà còn giũa nhân viên với các nhà quản lý cấp cao

hơn hay những nhân vật chủ chốt khác trong công ty

8. Phát triển ý thức tinh thần trách nhiệm của các nhân viên: điều này giúp phát

triển các tính cách tốt của nhân viên và sẽ giúp họ gánh vác tốt hơn trách

nhieemjtrong công việc của mình.

9. Đảm bảo rằng các nhiệm vụ khi giao phó đã được hiểu, được giám sát và

được hoàn thành: giao tiếp là yếu tố then chốt để thực thi trách nhiệm này

10. Tạo ra một tập thể gắn kết thực thụ: mặc dù nhiều nhà lãnh đạo tìm cách gọi

công ty, các bộ phận. phòng ban,… của mình là những tập thể đoàn kết,

nhưng thực ra đó vẫn chưa phải là một đội ngũ tập thể thực thụ, mà chỉ đơn

thuần là một nhóm người làm chung một công việc mà thôi. Nhà lãnh đạo

giỏi phải biết cách tạo ra một tập thể thực thụ.

11. Hãy sử dụng một cách toàn diện mọi năng lực của công ty bạn: bằng việc

thúc đẩy mạnh tinh thần tập thể, bạn sẽ có thể tận dụng toàn bộ năng lực của

công ty, của các phòng ban, bộ phận và nhân viên.

Không ai sinh ra đã có sẵn trong mình những tố chất lãnh đạo bẩm sinh. Để trở

thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải có ý chí, nỗ lực quyết tâm, có tích lũy

kinh nghiệm, không ngừng trau dồi kiến thức và học hỏi để hoàn thiện mình. Để

quản lý và truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn làm việc trong môi trường có

năng suất cao nhất, bạn cần phải thể hiện, phải biết và phải thực hiện.

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của nhà quản trị

Hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo của nhà quản trị là một đòi hỏi khách

quan và mang tính năng động. Nó được hình thành thông qua quá trình tự rèn

luyện, giáo dục, tự đào tạo của cá nhân, sự tích lũy kinh nghiệm trong công tác.

Điều trước tiên là người lãnh đạo cần phải có kế hoạch nâng cao một cách có hệ

thống trình sộ chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ, tâm lý học… để nhanh

chóng hòa mình vào trào lưu đổi mới đất nước và tạo điều kiện hòa nhập với thế

giới, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu.

Trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng, những

kiến thức tích lũy chưa được qua đào tạo sẽ trở nên lạc hậu nếu bản thân không

chịu khó học tập, nâng cao trình độ, bổ sung kịp thời những kiến thức mới. Trong

những năm gần đây khoa học quản lý cũng có những đổi mới nhanh chóng đòi hỏi

người lãnh đạo phải bằng mọi cách, mọi con đường khác nhau để tiếp cận nhanh

những kiến thức mới thông qua các lớp học chính quy, bồi dương ngắn hạn, thông

qua các buổi hội thảo chuyên đề, tự nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của thế giới

thông qua sách báo, qua hệ thống truyền thông… và áp dụng một cách sáng tạo,

phù hợp với thực tiễn của nước ta và cho mỗi doanh nghiệp.

Một điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo là phải biết tiết kiệm và tranh thủ

thời gian để tự học, học cách đọc, học cách bút ký, cahs thu thập và xử lý thông tin,

biết tổng kết và phê phán để tìm ra phương pháp tối ưu nhất, áp dụng vào thực tiễn

hoạt động quản trị kinh doanh của bản thân.

KẾT LUẬN

Lãnh đạo và năng lực lãnh đạo có ỹ nghĩa to lớn và đóng góp một vai trò hết

sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiêp. Một doanh nghiệp thiếu

người lãnh đạo có năng lực được vĩ như một đơn vị chiến đấu thiếu vì tướng tài chỉ

huy hoặc một con thuyền vượt thác gềnh thiếu đi một người thuyền trưởng dũng

cảm, mưu trí.

Đối với năng lực lãnh đạo, năng lực lãnh đạo là sự tổng hợp của kiến thức,

kỹ năng và tố chất của một nhà lãnh đạo. Bởi vậy, để đảm bảo cho sự thành công

không chỉ trong ngắn hạn, mà cả trong dài hạn, doanh nghiệp cần phải tìm cho

mình một nhà lãnh đạo có năng lực thực sư, đủ sức chèo lái con thuyền doanh

nghiệp đi đến bến thành công trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều thay

đổi. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải hội đủ cả hai yếu tố là năng

lực lãnh đạo và năng lực sư phạm hay nói cách khác là hai yếu tố tầm nhìn chiến

lược, tư duy chiến lược và khai thác yêu tố tâm lý, khai thác yếu tố con người trong

công tác lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp. Khi một nhà lãnh đạo đã hội đủ hai yếu

tố này thì thành công doanh nghiệp sẽ đến là điều tất yêu. Bởi vậy, lãnh đạo có

năng lực và năng lực lãnh đạo có ý nghĩa sống còn đối với mọi doanh nghiệp.

CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 12

Thời gian hop nhóm: Sau ca 1 thứ 5 ngày 3 tháng 10 năm 2014.

Địa điểm hop nhóm : Nhà V đại học Thương Mại.

Thành phần tham gia: 11/11 thành viên nhóm 12.

Nội dung hop nhóm:

Cả nhóm thống nhất đề cương, dàn ý cho đề tài thảo luận. Sau đó nhóm trưởng tiến

hành phân chia công việc cho từng thành viên với mỗi phần cụ thể.

Các thành viên trong nhóm nhận nhiệm vụ và xác định phạm vi kiến thức nội dung

từng phần của mình. Thời gian nộp bài cá nhân là thứ 4 ngày 16 tháng 10 năm 2014.

Kêt thúc hop nhóm: 10h30 ngày 3 tháng 10 năm 2014.

Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 2014.

Nhóm trưởng

Vũ Thị Thúy Vân

CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 12

Thời gian hop nhóm: Sau ca 1 thứ 5 ngày 17 tháng 10 năm 2014.

Địa điểm hop nhóm : Nhà V đại học Thương Mại.

Thành phần tham gia: 11/11 thành viên nhóm 12.

Nội dung hop nhóm:

Cả nhóm tiến hành sửa chữa và bổ sung các bài cá nhân của từng thành viên để hoàn

thiện nội dung.

Phân công thành viên tổng hợp bản Word, làm silde và thuyết trình.

Các thành viên trong nhóm tiến hành đánh giá điểm cho từng thành viên.

Kêt thúc hop nhóm: 10h30 ngày 17 tháng 10 năm 2014

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2014.

Nhóm trưởng

Vũ Thị Thúy Vân

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 12

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SV ĐIỂM TỰ

ĐÁNH GIÁ

ĐIỂM

NHÓM ĐÁNH

GIÁ

KÍ TÊN

1 Tô Minh Trí

2 Nguyễn Xuân Tùng

3 Trần Thị Trang

4 Lê Thị Ánh Tuyết

5 Vũ Thị Thúy Vân

6 Đoàn Thị Hải Yến

7 Nguyễn Thị Hải Yến

8 Lê Thị Hải Yến

9 Đinh Thị Hồng Xuân

10 Trinh Thị Xoan

11 Vũ Tuyết Nhung

Nhóm trưởng

Vũ Thị Thúy Vân