39
1 THÂN NGUYÊN THỒNG NHẬT NHÓM LONGCHENPA

NH“M LONGCHENPA

  • Upload
    others

  • View
    15

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NH“M LONGCHENPA

1

THÂN NGUYÊN TỐ

HỒNG NHẬT

NHÓM LONGCHENPA

Page 2: NH“M LONGCHENPA

2

BỐN PHÁP ĐỊNH CẦN ĐỂ NHẬN ĐƯỢC

SỰ QUÁN ĐẢNH

CỦA BỔN TÔN VÀ THÀNH TỰU TẤT ĐỊA

I. Định Tâm Trong Cách Trì Tụng

1. Hoàn tất nền móng chính.

Trong sự nghiệp Mật bộ, nền móng chính ám chỉ thiền quán về sự tự phát

sinh. Đức Phật dạy cách tự lập phát sinh bằng tuần tự về 6 tướng Bổn tôn.

Cũng trong Vô Thượng Mật Bộ, chúng ta đem Tam thân vào pháp hành

trước khi tập quán về tự phát sinh, vì thế trong sự nghiệp bộ, chúng ta

quán 6 tướng Bổn tôn trước khi tự quán mình thành Bổn tôn. Dưới đây là

cụ thể 6 tướng.

A, Bổn Tôn là Không: Thí dụ tự quán thành Avalokitesvara thì Bổn Tôn

là Không, sau khi quy y, phát Bồ đề tâm… ta bắt đầu nhớ rằng ta không

hiện hữu thật sự và ngài Lokesvara cũng không. Ta nghĩ: “Ta không phải

là thân là tâm ta, nhưng ngoài thân ngoài tâm thì không có cái ta. Vậy ta

không có thật thể”. Bằng cách quán tưởng lý luận ta cố vượt qua cái

tướng ta thông thường và chỉ thấy Không. Sau đó ta áp dụng cùng một lý

luận cho Bồ tát Lokesvara và kết luận rằng Ngài cũng không thật hiện

hữu. Bởi vì tất cả đều không cùng một tánh nên “không cái ta” và “không

Lokesvara” chẳng khác nhau. Vì vậy ở mức tuyệt đối, chúng ta vốn bình

đẳng và không phân biệt. Nếu có 2 ly nước trên bàn, tánh của hư không

trong hai ly không khác. Vì thế nếu ly bể chúng ta không thể phân biệt hư

không của ly này hay ly kia.

Theo quan điểm tuyệt đối, ta và Quán tự tại Lokesvara giống như hư

không trong hai cái ly. Khi ta bắt đầu quán Không, ta cảm thấy chân tính

ta và chân tính Lokesvara có khác, nhưng khi ta vượt qua cái tưởng giả

định, ta ngộ ra chân tướng của cả hai đều đồng nhất, cả hai không thật thể,

ta và Lokesvara giống nhau như nước đổ vào nước. Quán tưởng về cái

không thật thể này ta nhận ra đó chính là Pháp thân. Tất cả Pháp biểu hiện

là Không, cái Không này là sự không tách của chân tính ta và của

Lokesvara. Quán tưởng này là sự đối trị ngã chấp.

Page 3: NH“M LONGCHENPA

3

B, Bổn Tôn là Âm Thanh: Sau khi quán tưởng Không, tưởng tượng rằng

từ trong trạng thái Không xuất hiện âm thanh của Mantra, chẳng hạn OM

MA NI PAD MÊ HUM giống như âm thanh tiếng sấm từ xa làm rung

động cả bầu trời. Ta không quán các chữ được viết ra mà chỉ nghe âm

thanh của thần chú qua tâm của ta mà thôi. Âm thanh không xuất phát từ

đâu riêng biệt mà vang tỏa khắp không gian, ta gán cái Ngã vào đó gọi là

Bổn Tôn âm thanh.

C, Bổn Tôn là Chữ: Sau khi để tâm quán âm thanh thần chú, ta quán

tưởng tâm ta biến thành một Mandala mặt trăng tròn sáng, âm thanh thần

chú tập hợp trên mặt trăng vào có dạng chữ cụ thể như đứng thuận chiều

kim đồng hồ trên chu vi Mandala mặt trăng. Ta nghĩ rằng cái Ngã được

gán vào các chữ, tức là Bổn Tôn là Chữ.

D, Bổn Tôn là Sắc Tướng: Sau đó quán tưởng các chú tự trên Mandala

phóng ánh sáng khắp mười phương, ở đầu mỗi tia sáng là Bổn Tôn, chẳng

hạn Lokesvara. Ánh sáng phóng đến đỉnh đầu của chúng sinh, gia trì,

thanh tịnh hóa các nghiệp thân, khẩu, ý của họ gây ra. Sáu cõi luân hồi

được thanh tịnh và tất cả chúng sinh biến thành Bổn Tôn. Ngay đó, vùng

được tẩy tịnh và các chúng sinh tan vào ánh sáng hòa vào các chữ Mantra

trong Mandala mặt trăng, kế đó biến thành thân Bổn Tôn như Lokesvara 1

mặt 2 tay, 1 mặt 4 tay, 3 mặt 4 tay, 11 mặt ngàn tay… Cái Ngã được gán

vào thân tướng Bổn tôn gọi là Bổn tôn sắc tướng.

E, Bổn Tôn là Ấn: Sau khi đã tạo cho chúng ta như là Bổn Tôn, chúng ta

cần phải gia trì 5 chỗ chính của thân Bổn Tôn với các ấn đặc biệt. Ta chắp

2 tay như đảnh lễ nhưng để các đầu ngón tay hơi tách ra như cánh hoa sen

bắt đầu nở và gấp ngón tay cái vào bên trong, tượng trưng cho ngọc quý

giấu trong hoa sen. Đây là Samaya Ấn của Liên Hoa Bộ (gia đình hoa

sen). Tay kết ấn khế này, ta chạm ngực, điểm giữa 2 chân mày, yết hầu,

vai phải, vai trái cùng lúc đọc Mantra: OM PAD MA WALBHAVAYE

SVAHA. Khi tay ấn chúng ta chạm ngực thì quán Phật Aksobhya (Bất

Động A Súc). Khi chạm giữa 2 chân mày quán Phật Vairochana (Đại

Nhật). Khi chạm yết hầu quán Phật Amitabha (A Di Đà). Khi chạm vai

phải quán quán Phật Ratnasambhava (Bảo Sinh). Khi chạm vai trái quán

Phật Amoghaiddhi (Bất Không Thành Tựu). Mặc dù Chư Tôn được đánh

dấu trên thân ta, nhưng đây không phải là Mandala bằng thân. Bởi vì cái

nhân chất liệu của Năm Tôn là tâm ta khác hơn phần thân của ta. Đây gọi

là Bổn Tôn là Ấn. Ta phát triển lòng tin chắc chắn rằng Năm Tôn là Tánh

của Bản Tâm ta và thiền về đó.

Page 4: NH“M LONGCHENPA

4

F, Bổn Tôn là các tướng tốt: Những dấu tích đặc thù trên thân Bổn Tôn

từ đầu đến chân, xem xét kỹ lưỡng để sự quán tưởng rõ ràng như trăng

rằm phản chiếu trong gương.

Mục đích quán Bổn Tôn là Không để thành tựu Tâm Bổn Tôn

Mục đích quán Bổn Tôn là Âm thanh và Chữ để thành tựu Khẩu, Ngữ Bổn

Tôn

Mục đích quán Bổn Tôn là Ấn, Sắc tướng và các tướng tốt là để thành tựu

thân Bổn Tôn.

Quán Bổn Tôn trong Mật giáo sự nghiệp bộ, nguyên tắc đều giống nhau

nhưng hơi khác nếu tạo mình thành Văn Thù. Khi quán Bổn Tôn là âm

thanh, ta tưởng tượng rằng toàn hư không đầy cả âm thanh thần chú OM

AH RA PA TSA NA DHI. Khi quán Bổn Tôn là sắc tướng và tướng tốt, ta

tự quán mình thành Văn Thù thân màu vàng cam, 1 mặt 2 tay, tay phải

cầm kiếm diệt vô minh, tay trái cầm 1 bông hoa sen, trên bông hoa sen có

bộ Kinh Đại Bát Nhã.

Cách quán Bổn Tôn là Ấn cũng khác, thay vì chạm 5 chỗ trên thân với

Samaya Mudra, ta quán ở đỉnh đầu chữ Om trắng, cổ yết hầu chữ Ah đỏ

và giữa ngực chữ Hum xanh dương, nhận thức rằng 3 chữ là tánh của

Phật Vairochana, Amitabha và Aksobhya. Sau đó ta thỉnh chư vị nhập vào

ta đồng thời tụng Mantra JAH HUM BAM HOH và các ấn thích ứng đã

giải thích trong cuốn “Hướng đạo về vùng đất Dakini”

2. Hoàn tất nền móng khác

Nền móng khác ám chỉ cho Bổn Tôn được phát sinh phía trước mặt. Nếu

ta hành pháp Lokesvara thì ta quán Ngài cùng quyến thuộc của Ngài trước

mặt ta. Đây là các huyễn thân biểu tượng (Samaya Sattva). Ta thỉnh các

Chư Tôn thực sự tức trí hữu tính (Prajna Sattva) hòa nhập vào tam muội

da tát đỏa và sau đó kính lễ, cúng dường, sám hối và cầu xin tất địa, cúng

dường Torma. Nếu có thời giờ, ta có thể quán một vòng chuỗi chú tự ở

tim vị Bổn Tôn đang hiện thân trước mặt ta và niệm Mantra. Những pháp

hành như vậy gọi là thành tựu nền móng khác

Page 5: NH“M LONGCHENPA

5

3. Hoàn tất nền móng tâm

Để hoàn tất nền móng tâm, sau khi quán tưởng Bổn Tôn là những tướng

tốt, ta quán tâm ta thành dạng một đĩa mặt trăng nhỏ xíu màu trắng nằm

ngang ở tâm ta, mặt trăng này được gọi là nền móng tâm. Với lòng tín

thành cho rằng màu trắng là tâm ta càng rõ càng tốt, sau rồi tập hợp tất cả

nội khí hướng vào trong nó và hòa tan nội khí vào mặt trăng.

Có 9 cửa mà khí đi vào và ra thân:

1. Lỗ mũi

2. Miệng

3. Đỉnh đầu

4. Điểm giữa 2 mắt

5. Hai con mắt

6. Hai lỗ tai

7. Rốn

8. Cơ quan sinh dục

9. Đường đại tiện

Cộng vào 9 cửa này, khí còn có thể vào thân qua các lỗ chân lông. Lý do

tại sao ta phải thường tắm rửa vì nếu không lỗ chân lông bị bít và ảnh

hưởng xấu đến sức khỏe.

Giống như con rùa rút mình vào vỏ và nằm bất động ngay bị khuấy phá,

vì thế ta phải quán tưởng rằng qua 9 cửa và các lỗ chân lông, nội khí rút

vào trong thân và hòa tan vào đĩa mặt trăng ở ngực ta, tập trung nhất tâm

vào đó một thời gian ngắn trong khi nín hơi. Dùng một phần tâm để nhớ

rằng khí của ta đang hòa tan vào đĩa mặt trăng, dùng một phần tâm khác

để quán về các vẻ đẹp của Bổn Tôn nhằm tăng cường sự rõ ràng và tự hào

thánh hóa. Khi đạt được hình ảnh rõ ràng về thân Bổn Tôn, ta nhất tâm

tập trung vào đó.

Đây là phương pháp thiền quán về tự quán thành Bổn Tôn. Khi tư tưởng

phân tán, các khí đi ra ngoài, bằng cách tập hợp các khí vào tâm, ta giảm

bớt sự phóng tâm có được sự tập trung vững chắc. Phương pháp này giúp

sự định tâm dễ dàng hơn.

Page 6: NH“M LONGCHENPA

6

4. Hoàn tất nền móng âm thanh

Nền móng âm thanh là tụng Mantra sau khi quán nền móng tâm, khi sự

tập trung bắt đầu yếu đi và cảm thấy cần buông xả. Nếu ta tự quán mình là

Lokesvara, quán giữa mặt trăng ở tâm ta chữ HRIH – chủng tự của Ngài

với thần chú OM MA NI PAD MÊ HUM đứng thuận chiều kim đồng hồ.

Chung quanh chủng tự HRIH bằng ánh sáng trắng là trí tánh của Ngài.

Các kinh điển thường nhấn mạnh việc xem Mantra và Bổn Tôn không

phân biệt vì Thân, Khẩu, Ý Bổn Tôn cùng 1 thể tánh nên Tâm Phật có

thể thị hiện thành âm thanh hay chú tự được viết ra.

Có 2 loại tụng Mantra: Tụng thô và tụng vi tế. Tụng lớn tiếng hoặc theo

hơi thở là tụng thô. Tụng vi tế là quán tưởng các chú tự đang trong mặt

trăng nơi tim phát âm thanh và lắng nghe âm thanh đó.

Có 5 lợi ích qua việc tụng Mantra:

A, Nhận sự gia trì của Bổn Tôn

B, Đến gần Bổn Tôn hơn

C, Đạt tất địa Bổn Tôn

D, Thành tựu các sự nghiệp: Tức tai (trừ các chướng, đuổi xấu ác, giải

trừ sự phá phách của ma quỷ…), Tăng ích (tăng tuổi thọ, công đức, thành

tựu thiện đức như văn tư tu…), Hàng phục (hàng phục ma chướng bằng

phương tiện nhẹ nhàng), Phẫn nộ (hành phục bằng phẫn nộ khi cần thiết)

E, Thanh tịnh các ác nghiệp và tích tụ phước báu

Kết quả của việc tụng Mantra tùy thuộc phước báu công đức đời trước và

đức tin, định tâm của đời này.

Nói chung sự nghiệp mật bộ có thể chia làm 2 loại: Định tâm qua đọc

tụng và Định tâm không cần đọc tụng.

Quán 6 tướng Bổn Tôn của nền móng chính, nền móng khác và nền

móng tâm là cơ sở pháp đọc tụng Mantra, còn nền móng âm thanh vốn tự

nó là tụng chú. Vì lý do đó 4 chi trong phần trên là Định Tâm Đọc Tụng.

Ba phần còn lại là Định Tâm Không Cần Đọc Tụng.

Page 7: NH“M LONGCHENPA

7

II. Định Tâm Không Cần Đọc Tụng

1. Định tâm trú trong lửa

Để tu tập định tâm trú trong lửa ta bắt đầu bằng cách quán Không và hòa

tâm ta vào đó. Kế đó ta quán tưởng rằng sự kết hợp giữa Tâm và Không

xuất hiện qua dạng một ngọn lửa nhỏ bùng cháy đều đặn trên đĩa mặt

trăng ở trên ngực ta. Trong lúc tập trung nhất tâm vào ngọn lửa, nhớ rằng

ngọn lửa là Tánh của tâm ta hòa với Không. Từ ngọn lửa phát ra âm của

Mantra. Ta không tụng chú ra miệng hay thầm trong tâm mà chỉ đang

như lắng nghe âm thanh Mantra từ lửa phát ra. Dùng ngọn lửa và âm

thanh như đối tượng của thiền định mà không bị hôn trầm, phóng tâm

hay phấn khởi.

Mục đích của cách này để đạt được định mau lẹ hơn, thành tựu trí vô

phân biệt và hơn nữa là khiến nguồn nhiệt bên trong ta được phát triển,

gia tăng hỷ lạc vô phân biệt, tâm kham nhẫn để uốn nắn. Ta không còn

cảm giác đói khát một thời gian dài lâu, tiểu tiện ít lại, những chướng

duyên bên trong, bên ngoài không làm hại ta.

2. Định tâm an trú trong âm thanh

Khi đã đạt được định kiên cố về lửa, ta có thể thực hành định an trú trong

âm thanh. Ta chấm dứt tướng ngọn lửa và chỉ tập trung chuyên nhất về

âm thanh. Ta quán đến khi nhờ lực của sự quen thuộc này, ta cảm thấy

rằng ta nghe thần chú trực tiếp qua thần thức cũng như nghe âm thanh

qua thần thức trong giấc mộng. Một vài hành giả đạt được giai đoạn này,

họ nghe Mantra 6 chữ: OM MA NI PAD MÊ HUM cùng một lúc.

Định an trú trong âm thanh có năng lực sinh ra sự kham nhẫn, đưa đến an

định về tinh thần, thể xác, thoát khỏi vọng tưởng, phát sinh hỷ lạc.

Trong sách “Ngọn đèn trên đường Giác ngộ”, ngài Atisa dạy rằng để đạt

sự định tâm chỉ nên trụ một đề mục. Nhưng theo hệ thống sự nghiệp Mật

bộ ta thay đổi đề mục 7 lần. Điều đó không có gì mâu thuẫn bởi ban đầu

cần thiết trụ một đề mục vì nếu ta liên tục đổi đề mục thì sự tập trung

không tăng trưởng, nhưng khi định đã kiên cố, ta nên đổi đề mục vi tế

hơn. Vì vậy, hành giả thiền quán chính yếu về nền móng tâm, sau đó

chuyển qua an trú trong lửa, khi đạt ấn chứng liền đổi sang an trú trong

âm thanh.

Page 8: NH“M LONGCHENPA

8

3. Định tâm về sự giải thoát vào cuối âm thanh.

Để hành trì pháp này, ta thiền quán một cách ngắn gọn từ quán Bổn tôn

là Không cho đến an trú trong tâm. Khi ta tiến từ nền móng tâm qua định

tâm trú trong lửa và sang trú trong âm thanh, đề mục quán càng lúc càng

vi tế hơn. Sau khi định tâm trú trong âm thanh một lúc, ta ngừng tướng

âm thanh, nhớ rằng chân không vốn không thực thể (rời xa các tướng) và

quán điều này với tâm hỷ lạc.

Dù rằng ta hiểu đúng về Không, nếu ta thất bại trong việc loại trừ các

tướng vọng niệm trong thiền định, ta sẽ không bao giờ ngộ trực tiếp chân

không, vì thế pháp thiền không có năng lực diệt trừ vô minh hay chướng

duyên giúp ta đạt Giác ngộ.

Nhiệm vụ chính của pháp định tâm này là các tướng đối đãi và an tâm

hoàn toàn vào Không. Để thành tựu điều này, hành giả tập pháp thiền

phân tích và pháp thiền an trú vào Không. Bước đầu tiên phải thay đổi

giữa 2 loại thiền này nhưng sau đó trí tuệ phát sinh, ta có khả năng phân

tích Không tính trong khi vẫn an trú nhất tâm vào Không. Với trí tuệ đặc

biệt này được gọi là cái thấy cao tột về quán sát tánh Không, hành giả có

sự hỷ lạc không vọng niệm mà không lìa cái Không này. Nhờ pháp định

tâm thứ tư này ta đạt được Pháp thân Phật hay Niết Bàn Vô Trụ.

Ba lối thiền định trước từ Bổn Tôn là Không tới định tâm trụ trong âm

thanh chính yếu khiến ta đạt sắc thân Phật.

Theo hệ thống sự nghiệp Mật bộ (Kriya Tantra) bốn định tâm này là

chủng tử cần cho hai Phật thân. Pháp định tâm thứ tư được gồm trong 3

Du già (yoga): Du già Đại thủ ấn thân, Du già khẩu của thần chú, Du già

ý của Pháp thân.

1. Du già thứ nhất Đại thủ ấn thân: Bao gồm thiền quán về 6 tướng

Bổn Tôn trong nền móng chính, nền móng khác, nền móng tâm, nền

móng âm thanh tạo ra sự thành tựu Phật thân.

2. Du già thứ hai Khẩu của thần chú: Gồm định tâm trú trong lửa và trú

trong âm thanh tạo ra sự thành tựu khẩu Phật

3. Du già thứ ba Ý của pháp thân: Là định tâm giải thoát vào cuối âm

thanh chính yếu tạo ra sự thành tựu tâm Phật.

Page 9: NH“M LONGCHENPA

9

Sự nghiệp Mật bộ bao gồm 3 du già này. Du già về thân và khẩu được

gọi là Du già hữu tướng. Du già về Ý gọi là Du già vô tướng.

Nhờ đạt được các ấn chứng thâm sâu của 4 pháp định tâm, ta có thể

thành tựu Tất địa thông thường hay thù thắng.

Tất địa thông thường gồm các pháp tức tai, tăng ích, hàng phục và phẫn

nộ. Những pháp này được thành tựu nhờ pháp hành trì về sự quán thành

Bổn Tôn của phần nền móng tâm và đọc tụng thô hoặc vi tế Mantra của

phần nền móng âm thanh.

Nhờ định tâm kiên cố an trú trong lửa, trong âm thanh và vào cuối âm

thanh ta sẽ thành tựu 8 viên mãn:

1, Thành tựu đơn thuốc giúp trị bệnh, tăng tuổi thọ và phước báu

2, Thành tựu thuốc khai nhãn (mở nhãn) thấy xa và xuyên qua núi

3, Thấy xuyên qua lòng đất, phát giác được bảo tạng.

4, Thành tựu về linh kiến khuất phục kẻ ác và phá giặc không đổ máu

5, Thành tựu về phép bay trên không

6, Thành tựu tàng hình không ai nhìn thấy

7, Thành tựu về thọ mạng (sống lâu) nhiều tiểu kiếp.

8, Thành tựu về giữ vẻ trẻ trung, thoát khỏi khổ về già, bệnh tật.

Cầu Cho Mọi Đức Hạnh Và Cát Tường Tràn Khắp!

OM DELEG SU GYUR CHIG

MAY THIS BE AUSPICIOUS!

Page 10: NH“M LONGCHENPA

10

KHÁI NIỆM VỀ 7 CHAKRAS TRONG ỐNG SINH LỰC

I. Luân Xa 1

Ở giữa xương cùng và cơ quan sinh dục (huyệt Hội Âm) là bông sen 4

cánh, trung tâm là hình vuông màu vàng biểu tượng cho nguyên tố Đất,

trong đó có con voi 7 ngà đem mưa tưới xuống đất Mẹ làm thịnh

vượng. Nơi đây là hạt giống tạo nghiệp quả có tên là Muladhara. 4

cánh hoa sen là biểu tượng 4 loại hỷ lạc, trong đó có những chủng tự

LAM ( ).

Chữ LAM phát khiển trời Đế Thích Indra mà con voi là cỗ xe. Luân Xa

này còn có biểu tượng tam giác ngược, biểu thị âm tính và năng lực

sáng tạo, chính nơi đây sinh ra lực Kundalini tụ lại.

Đức Phật Amoghaiddhi (Bất Không Thành Tựu) ngồi trên luân xa thứ

nhất, mặc dù Ngài biểu tượng cho nguyên tố Gió màu xanh lá cây,

nhưng với mọi thành tựu tác nghiệp của Không tính, chuyển sự ganh tị

trên căn bản sợ hãi băn khoăn thành tiến trình Giác ngộ, mà sự sợ hãi là

mấu chốt cản ngăn tiến trình này. Ngài Bất Không Thành Tựu thị hiện

ấn vô úy.

Đức Phật Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) thuộc gia đình tác nghiệp này

(Karma Family). Khi hít vào OM TAYATA, thở ra MUNI MUNI, hít

vào MAHAMUNIYÊ thở ra SVAHA. Quán tưởng luân xa 1, tập trung

vào hơi thở và Mantra của Phật Sakyamuni.

Page 11: NH“M LONGCHENPA

11

Ngài xuất hiện trước mặt phát ra 3 ánh sáng từ trán, cổ họng, ngực với

3 màu trắng, đỏ, xanh dương xuống thân hành giả tương ứng với 3 chỗ:

tiêu hóa mọi ảo tưởng từ tâm thức. Đó là nhận sự quán đảnh. Xong

Đức Phật tan biến vào thân hành giả, hơi thở nhẹ dần và tâm hành giả

chìm vào sâu trong tĩnh lặng càng lâu càng tốt.

II. Luân Xa 2

Có tên là Svadhisthana, dưới rốn 4 bề rộng ngón tay là bông sen 6 cánh,

trong đó có mặt trăng lưỡi liềm màu trắng, biểu tượng nguyên tố là

Nước, chủng tự VAM, phát triển Thủy thiên Varuna có cá Makara nằm

tận đáy biển làm cỗ xe. Đây là trung tâm phát triển sự cảm thọ, lạc thú,

nhất là năng lượng tình dục. Nhờ thiền định về Bổn Tôn và Dakini trong

trạng thái hỷ lạc, hành giả làm thông luân xa này và chuyển hóa năng

lượng tình dục thành Hỷ Lạc không tính.

III. Luân Xa 3

Liên quan đến nguyên tố lửa, có tên là Manipura (bảo châu chiếu sáng),

là bông sen 10 cánh, trong đó Mandala lửa lật ngược trong đó có chữ

RAM ( ), biểu tượng lửa ái dục phát khiển Hỏa thiên Agni cỡi trên

con sơn dương RAM.

Page 12: NH“M LONGCHENPA

12

Đức Phật Bảo Sinh ngồi trên luân xa thứ 3 này, mặc dù Phật Bảo Sinh

biểu tượng cho nguyên tố đất màu vàng nhưng ở đây biểu tượng trí tuệ

bình đẳng của Ngài chan hòa mọi cảnh thọ bình đẳng Không tính, không

phân biệt các Pháp. Luân xa này chữa trị vùng tiêu hóa, gan, mật, lá

lách.

Biểu tượng Phật Bảo Sinh cánh tay phải đưa ra ấn thí nguyện, tay trái

ôm bảo châu biểu thị hành giả chuyển tâm ngạo mạn, xung đột với cái

ngã thành tâm đại lượng ấm áp khi luồng sinh lực thông qua chỗ này. (Ở

đây có thể dùng pháp thiền Vipasana ý thức trong mọi cảm xúc của tâm

thức)

IV. Luân Xa 4

Có tên là Anahata vì nó liên quan đến sự rung động vi tế của năng lực

sáng tạo từ tính Không như âm thanh OM. Luân xa này là bông sen 12

cánh đỏ sáng, bên trong có 2 tam giác màu khói đan vào nhau tạo thành

Mandala Vayu âm dương vũ trụ, biểu tượng cho nguyên tố gió, chủng

tự YAM ( ), phát triển Phong thiên Vayu cỡi trên con sơn dương

Antelope.

Page 13: NH“M LONGCHENPA

13

Luân xa này biểu tượng cho lòng từ và bi, những cảm giác vi tế. Đức

Phật Bất Động Aksobhya ngồi trên luân xa vùng tim này với Đại Viên

Cảnh Trí, phá tan mọi ảo kiến của sự vật bị phân tán, phản chiếu vào

tính Không mà đối tượng thù nghịch là lòng ganh tỵ, giận dữ. Lúc đó

hành giả giữ được trọn vẹn lời nguyện mang chúng sinh tới sự giải

thoát và thực sự là Bồ tát khi luân xa này được mở ra.

Hành giả hành thiền về Báo thân của Phật Bất Động là Đức Kim

Cương Tát Đỏa sẽ được 4 ấn chứng sau:

1. Năng lực của sự nâng đỡ, bảo vệ, phát triển Bồ đề tâm hướng tới

sự Giác ngộ.

2. Năng lực sợ tội lỗi và sám hối nghiệp chướng

3. Năng lực ngăn ngừa những hành động gây quả báo xấu

4. Năng lực của lòng vị tha và từ bi.

V. Luân Xa 5

Có tên là Visudha, nghĩa là thanh tịnh, nguyên tố là ether (ête) không

gian - ngoài 4 nguyên tố trên, là bông sen 16 cánh màu khói tím, vòng

tròn trắng biểu tượng nguyên tố ête, chủng tự HAM ( ) trong

Mandala Akasa có hình Yoni biểu tượng âm tính của năng lực sáng

tạo, bên trong Mandala này là con voi trăng giơ 1 ngà của nó trong 7

ngà của nó lên không. Đức Phật Amitabha A di đà là biểu tượng của trí

tuệ vô phân biệt ngự ở luân xa này, diệt trừ chủng tử tham dục.

Page 14: NH“M LONGCHENPA

14

Hành giả quán tưởng chữ Ah màu đỏ ở luân xa cổ họng giúp khí lực ở

vùng luân xa tim yếu hơn vì thế giấc ngủ nhẹ nhàng và sự tỉnh thức

mạnh hơn. Hành giả đắc Yoga giấc mơ sẽ phát hiện được ánh sáng

trong suốt của tính Không lúc thời điểm chết và được giải thoát ở giai

đoạn đầu.

Giai đoạn đầu của Bardo quan hệ đến trình độ tỉnh thức của luân xa thứ

6 và thứ 7, bởi sau giây phút chết đi, thần thức của chúng ta chưa nhận

biết đã tách đi khỏi thân xác và tưởng như một giấc ngủ, lúc này thần

trí mơ hồ, không nhận ra ánh sáng trong suốt.

Qua giai đoạn thứ 2 của Bardo, ta cảm giác sợ hãi vì năng lực ánh sáng

dữ dội của 5 thiền na Phật bởi ảo giác của tâm, đây là sự tắc nghẽn của

luân xa thứ 5.

Giai đoạn cuối cùng của Bardo liên quan đến sự tỉnh thức của luân xa

4, 3, 2 và 1 gọi là giai đoạn tìm kiếm sự tái sinh. Lúc đầu ta cảm thấy

sung sướng trong ảo cảnh, sau đó nó biến mất và nhường lại cho cảnh

giới xấu hiện ra làm ta sợ hãi, không rời được nữa và dính mắc vào

trong đó và được đầu thai.

Do đó, nếu không giữ được ánh sáng trong suốt giai đoạn đầu của

Bardo, ta có thể gặt hái sự giải thoát bằng sự nương nhờ Ngũ Trí Phật

xuất hiện ở giai đoạn 2 của Bardo bằng cách từ bỏ ảo tưởng, các

nguyên tố hòa tan vào năng lực trí tuệ của mỗi thiền na Phật, nhận thức

thân phận không phải là ta, liền hòa nhập vào Pháp thân.

Sau 5 ngày của mỗi thiền na Phật và Dakini của họ mà ta chưa nhận ra

thì qua ngày thứ 7 của Bardo, Ngài Vajradhara Kim Cương Trì xuất

Page 15: NH“M LONGCHENPA

15

hiện. Ngài dẫn ta vào cõi Không thuần tịnh bằng ánh sáng 5 màu. Nếu

ta vẫn thất bại thì những vị này sẽ biến thành 58 vị phẫn nộ tạo nên 1

mandala. Các vị phẫn nộ có năng lực chế ngự si mê và ái dục của ngã.

Nếu ta né tránh sẽ rơi vào các cõi thấp. Các vị du già thường làm quen

với Mandala của Chư thần phẫn nộ sẽ giải thoát ở giai đoạn này.

Do vậy, sự tỉnh thức từng bậc dẫn hành giả đến những thang bậc giác

ngộ, cuối cùng cao hơn hết là thành Phật.

Con đường giải thoát đi lên từ luân xa thứ 5 rất gian nan. Có 3 chuẩn bị

là: động lực từ bi để giác ngộ, quan điểm chính xác về tính Không và

trí tuệ sâu sắc. Đối tượng của sự dính mắc là ngã chấp, để diệt trừ nó ta

phải hành phương pháp cắt đứt ngã ái, ngã chấp gọi là CHOD.

VI. Luân Xa 6

Có tên là Ajna, nghĩa là Thiên Ý, trú tại trung tâm 2 chân mày, là hoa

sen 2 cánh, được kết hợp bởi Mandala Candra là biểu tượng Cam Lồ

chảy xuống từ luân xa đầu và 6 tầng thiền định hay sự giác ngộ bên

trong vùng tam giác lật ngược của Mandala Candra là chủng tự A ( ),

biểu tượng trí tuệ sâu thẳm của trí giác. Trên chữ A là 1 nada và 1 bindu

màu vàng kết hợp thành Mantra Pranava, biểu tượng ý nghĩa tính Không

và không thành tố sáng tạo.

Hai cánh sen này là 2 bán cầu não bên phải và trái. Luân xa này đôi khi

gọi là con mắt thứ 3. Những ai dùng trí não suy nghĩ nhiều thì năng lực

của vùng trán sẽ phát triển và nhô ra.

Page 16: NH“M LONGCHENPA

16

Hành giả quán chữ HAM ( ) lật ngược ở trung tâm luân xa này khi

hành pháp du già Bổn Tôn (chẳng hạn Chakrasambhara) chảy Cam Lồ

xuống chữ A ở luân xa thứ nhất trong pháp tu lửa tam muội hoặc

những du già loại khác.

VII. Luân Xa 7

Còn gọi là Sahasrasa (bông sen ngàn cánh). Những cánh bông sen này

nằm ngay mỏ ác phần mềm trên đầu em bé. Phần này trở nên cứng lúc

đứa bé được 6 tháng. Những hành giả du già tập để mở nó ra vì nó là

cổng trời giúp hành giả sau khi tắt hơi đạt sự giải thoát luân hồi và

không còn tái sinh.

Trên mỗi cánh sen là 50 mẫu tự bằng Sanskrit bao vòng quanh luân xa

này từ phải sang trái. Ở trung tâm điểm bông sen là tam giác vô thượng

Kamakala – âm thanh vô thủy của sự sáng tạo. Luân xa trong mật giáo

biểu tượng là một ngọn lửa xanh dương (thigle), biểu tượng nguyên tố

ether.

Nơi luân xa này là nơi Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairochana) ngự, biểu

tượng trí tuệ pháp giới phá tan vô minh và tà kiến. Hành giả đạt được sự

thông suốt các pháp, hòa nhập vào vũ trụ, là một với sự tan biến, hòa

nhập vào Đại Lạc và tính Không trên con đường phục vụ, phụng sự

chúng sinh.

Page 17: NH“M LONGCHENPA

17

THÂN NGUYÊN TỐ

GIAI ĐOẠN HOÀN TẤT

Gồm 4 chương:

1. Định nghĩa giai đoạn hoàn tất

2. Các phần trong giai đoạn hoàn tất

3. Phương pháp từ thấp lên cao

4. Quả của giai đoạn hoàn tất

1. Định nghĩa giai đoạn hoàn tất

Giai đoạn hoàn tất là Du già hữu học được phát triển bằng cách dẫn các

khí năng nhập, trụ và hòa tan trong ống năng lực giữa nhờ định lực. Du

già hữu học ở đây không bao gồm con đường vô học là Phật Quả Vô

Thượng.

Khi chúng ta ngủ hay chết, khí năng tự nhiên nhập, trụ và hòa tan trong

ống năng lực giữa, lúc này cái tâm vi tế hiện ra nhưng chúng ta không

thể sử dụng được, thậm chí chúng ta cũng không nhận thức được tâm

này vì sự tỉnh thức của ta không còn hoạt động vào lúc đó. Nếu chúng ta

có thể nhờ định lực tập trung vào giữa các khí năng, ta có thể học được

cách giữ tỉnh thức dù khi tâm đang ở trạng thái vi tế và sử dụng tế tâm

này vào thiền quán.

Thực hành thiền quán với tế tâm hiệu quả hơn rất nhiều so với thiền

quán dùng thô tâm. Tế tâm khiến sự tập trung tự nhiên hơn vì khi các khí

năng hòa tan trong ống năng lực giữa thì các vọng niệm không còn bị

quản thúc. Lý do khác là tế tâm hòa với đề mục rất dễ. Nếu hiện tại

chúng ta hiểu tính Không qua trí thức thì sự quán Không cũng có ít năng

lực để chuyển hóa tâm vì tâm chưa được hòa nhập trọn vẹn và còn chấp

ngã. Tâm hòa nhập vào tính Không thì sắc tướng không còn là thật sự

hiện hữu. Nó sẽ yếu đi và sự chấp ngã giảm dần.

Bắt đầu chúng ta phải phát triển trí tuệ liễu ngộ tính Không, nhưng

chúng ta không có thể thỏa mãn với chúng. Cần phải thiền quán mãi để

đem tâm và tính Không gần nhau cho đến khi cuối cùng chúng trộn lẫn

Page 18: NH“M LONGCHENPA

18

vào nhau, không còn phân biệt. Chỉ có Tâm và Không này mới diệt được

ngã chấp và các lối khác.

Trong đề mục quán cái Không được giải thích trong Kinh giáo và Mật

giáo thì giống nhau. Cái Không mà các du già thiền quán cũng đích xác

là cái Không được dạy trong “Căn bản trí” của Long Thọ hay “Hướng

dẫn về Trung Đạo” của Nguyệt Xứng. Cái khiến các pháp thiền của

hành giả Du già đặc sắc hơn không phải là sự khác nhau trong đề mục

mà chính là sự khác nhau về chủ thể hay cái tâm dùng để quán Không.

Trong khi hành giả Kinh giáo quán Không bằng thô tâm thì hành giả du

già Mật giáo dùng tế tâm đầy hỷ lạc để thiền quán. Quán Không với cái

thô tâm giống như đứa trẻ dùng cái búa để đốn cây. Còn quán Không với

cái tâm đầy hỷ lạc giống như một thanh niên khỏe mạnh đốn cây.

Trong các chú giải về Đại Thủ Ấn Kim Cương Thừa như cuốn “Ánh

sáng thanh tịnh của hỷ lạc” thì sự giải thích về đề mục cái Không cũng

y hệt sự giải thích trong kinh điển nhưng sự giải thích cách để phát triển

tâm hỷ lạc dùng để quán Không chỉ có trong Vô Thượng Du Già Mật

Bộ.

Giai đoạn hoàn tất hay Du già vô tác, du già của giai đoạn thứ 2 là cùng

một nghĩa vì đề mục chính để thiền của giai đoạn này không phải do tâm

sinh ra mà là các ống năng lực, các hạt và các khí năng. Chúng vốn hiện

hữu sẵn trong thân nên không cần năng lực tạo tác qua quán tưởng. Giai

đoạn này gọi là giai đoạn thứ 2 để chỉ ra rằng: Trước tiên chúng ta phải

thực hành giai đoạn 1 là giai đoạn phát sinh trước khi chúng ta có thể

thành tựu giai đoạn hoàn tất.

Du già này được gọi là du già của giai đoạn hoàn tất vì chúng là những

giai đoạn dẫn đến sự hoàn tất mọi tướng của đề mục trí tuệ trong hỷ lạc

tự phát. Khi đạt được tịnh quang tướng của hỷ lạc thì ta nhận chân cái

Không một cách trực tiếp. Do biết kinh nghiệm về các tướng của đề mục

trí tuệ (không kể những tướng Không), chúng sẽ hòa tan trong Không và

Tâm hỷ lạc trở thành bất nhị với Không.

Đối với chúng ta thì các tướng của đề mục trí tuệ đã hoàn tất trong tánh

của sự thiền quán về hỷ lạc tự phát. Sự hỷ lạc này chẳng rời Không là vị

Heruka thực sự. Heruka có thân dạng, màu sắc… là Heruka dùng để

diễn tả.

Page 19: NH“M LONGCHENPA

19

Khi chúng ta chết, mọi tướng trong cuộc sống sẽ dần dần thu gọn và hoà

tan vào trong tịnh quang tướng của sự chết. Tất cả các tướng thông

thường ngừng lại và chúng ta chỉ còn nhận thấy ánh sáng thanh tịnh. Khi

thô tâm bắt đầu khởi lên lại, đời sống kế tiếp chúng ta lại bắt đầu và

chúng ta sẽ chỉ nhận thấy các tướng của đời sống đó. Sắc tướng hiện nay

của chúng ta tùy thuộc vào thô tâm của đời sống này và các tướng của

đời sống kế tiếp tùy thuộc vào thô tâm của đời sống kế tiếp. Tương tự

như khi chúng ta ngủ, mọi trần tướng ban ngày dừng lại, sau đó chúng ta

cảm thấy những tướng mới ở trong trạng thái mộng tùy thuộc vào mộng

tâm. Quán xét sự chết và mộng giúp ta liễu ngộ và sự xác quyết của Duy

thức rằng: Các Pháp đều do tâm thức hiện ra và quan niệm của Trung

Đạo (Prasamgika) là VẠN PHÁP DO TÂM SINH.

Milarepa có dạy: “Chúng ta phải làm quen với đời sống này, trạng thái

trung gian và đời sống kế tiếp trộn lẫn với nhau thành một khối”. Điều

này có nghĩa là chúng ta phải quen thuộc với mọi tướng trong cuộc sống

này, trong cuộc sống của thân trung ấm và trong cuộc sống kế tiếp xem

như là Tánh của Tâm hỷ lạc chúng ta. Điều này có thể đạt được khi

chúng ta có kinh nghiệm Heruka thực sự.

CÁC PHẦN TRONG GIAI ĐOẠN HOÀN TẤT

Trong bản gốc tựa đề “5 phần của giai đoạn hoàn tất”, ngài Long Thọ

liệt kê 5 phần:

- Khẩu Nguyên Tố (Tách biệt)

- Tâm Nguyên Tố (Tách biệt)

- Huyễn Thân

- Thường Tịnh Quang

- Và Hợp Nhất

Trong danh sách này là huyễn thân bất tịnh, huyễn thân thanh tịnh là một

phần của giai đoạn thứ 5. Thường tịnh quang của giai đoạn thứ 4 hàm ý

ánh sáng thanh tịnh. Còn thí dụ về tịnh quang tướng là một phần của tâm

nguyên tố.

Trong “ngọn đèn các hạnh nghiệp”, ngài Thánh Thiên (Aryadeva) dạy

rằng nếu ta thêm phần Thân Nguyên Tố của giai đoạn hoàn tất vào danh

sách này thì ta có 6 giai đoạn hoàn tất.

Page 20: NH“M LONGCHENPA

20

THÂN NGUYÊN TỐ CỦA GIAI ĐOẠN HOÀN TẤT

1. Định nghĩa

Đây là một Du già của giai đoạn hoàn tất trước khẩu nguyên tố mà chức

năng chính là vượt qua các tướng thân xác bình thường và các trần

tướng khác.

Một thí dụ là tâm hỷ lạc của giai đoạn hoàn tất trước khi tháo các nút

thắt ở tim nơi ống năng lực giữa là xem thân và các trần tướng như là

hóa hiện của Hỷ Lạc và Không hoặc trong các dạng tướng của Chư Tôn.

Thân nguyên tố của các giai đoạn phát sinh cũng xem thân và trần tướng

là hóa hiện của Lạc và Không nhưng khác ở điểm sự hỷ lạc.

Sự hỷ lạc trong giai đoạn phát sinh nhờ sự đốt chảy những hạt ở ống

năng lực nhưng không phải là ống năng lực giữa qua sự thiền định của

giai đoạn phát sinh. Trong khi hỷ lạc giai đoạn hoàn tất phát sinh từ sự

tan chảy của hạt nằm trong ống năng lực giữa nhờ lực thiền định của giai

đoạn hoàn tất.

Thân nguyên tố được đặt tên vì chức năng vượt qua các tướng bình

thường hay một ý niệm thông thường về thân xác. Thân xác ở đây không

ám chỉ sắc thân ngũ uẩn mà cho cả 5 uẩn, 4 đại, 6 căn, 5 trần, 5 trí.

Thân nguyên tố có nhiệm vụ diệt trừ các tướng và khái niệm thông

thường về 25 đối tượng này.

Page 21: NH“M LONGCHENPA

21

2. Phân loại

Có 2 loại

- Thân nguyên tố do định là quán Không với Hỷ Lạc trong giai đoạn

hoàn tất

- Thân nguyên tố do các thành tựu kế tiếp là kiến giải về thân xác và các

trần tướng như là sự hóa hiện của Hỷ Lạc và Không hoặc trong tướng

của Chư Tôn.

3. Cách tu tập

Có 2 phần: Trong thiền khóa và Sau khi hành thiền xong.

A, Cách tu tập trong thiền khóa: Dự bị và Thực hành

Bắt đầu ta phải tập cả 2 Hỷ Lạc và Tính Không rời nhau. Tu tập Hỷ Lạc

của giai đoạn hoàn tất bằng cách tham thiền về ống năng lực giữa, hạt và

khí năng sẽ giải thích dưới đây.

Đầu tiên, chúng ta chỉ tưởng tượng rằng mình có Hỷ Lạc nhưng nhờ sự

quen thuộc thường xuyên với kinh nghiệm này và nhờ sự tiến bộ trong

hành thiền, cuối cùng chúng ta sẽ đạt Hỷ Lạc thật sự trong giai đoạn

hoàn tất.

Tổng quát có nhiều loại Hỷ Lạc. Thí dụ hữu tình thông thường trải qua

vài Hỷ Lạc qua xác thịt. Vài thiền giả ấn chứng Hỷ Lạc đặc biệt nhu

nhuyễn trong khi nhập định do sự định tâm thanh tịnh của họ khi họ đạt

được sự tịnh chỉ. Hơn nữa khi hành giả nhờ giữ được các giới luật cao

cấp, đạt được sự an tịnh nội tại vĩnh viễn, xả bỏ được ngã chấp, ấn

chứng sự Hỷ Lạc thâm sâu cả ngày lẫn đêm, kiếp này sang kiếp khác.

Các loại Hỷ Lạc trên được chỉ dạy trong Kinh điển Phật giáo. Còn sự Hỷ

Lạc của giai đoạn hoàn tất hoàn toàn khác với những điều mà đã tả ở

trên và tối thượng hơn cả, đó là sự Hỷ Lạc có 2 đặc tính:

Page 22: NH“M LONGCHENPA

22

1. Tính của nó sanh khởi từ sự tan chảy của hạt Bồ đề tâm nằm trong

ống năng lực giữa.

2. Chức năng của nó là vượt qua các tướng đối đãi.

Không có dạng Hỷ Lạc nào khác có được 2 đặc tính này.

Sự Hỷ Lạc có 2 đặc tính này chỉ có thể ấn chứng bởi những hành giả tu

tập Vô Thượng Du Già Mật Bộ và Chư Phật mà thôi. Ngay cả các vị Đại

Bồ Tát trụ trong các Tịnh thổ cũng không có cơ duyên đạt được bởi vì

mặc dù cảnh chứng của họ rất cao nhưng thân của họ thiếu các điều kiện

vật chất cần thiết để sinh Hỷ Lạc với 2 đặc tính này. Các điều kiện đó là

gì?

Đó là 3 yếu tố: thịt, da và máu từ người mẹ và 3 yếu tố: xương, tủy và

tinh từ người cha. Đây là 6 yếu tố làm duyên tạo thành sự Hỷ Lạc, là con

đường mau chóng đạt Phật tính. Vì chỉ có loài người có những yếu tố

này nên Phật đã dạy Mật giáo cho chúng ta đứng vào hàng thứ nhất. Vì

thế chúng ta thật có phước hơn các vị Bồ tát trụ ở tịnh thổ đang vui

hưởng cảnh lạc. Các vị Bồ tát này phải nguyện sinh cõi người và gặp

được một vị Đạo sư Kim Cương Thừa để tu tập con đường mau chóng

đưa đến Giác ngộ.

Trong “Bài ca của Hoàng hậu mùa xuân” ngài Tsongkhapa dạy rằng:

Nếu không ấn chứng được sự Hỷ Lạc này, chúng ta không thể đạt được

giải thoát trong kiếp này.

Nếu chúng ta phát triển và trụ sự Hỷ Lạc này qua sự tu tập giai đoạn

hoàn tất, chúng ta có thể biến cái luyến ái của mình thành phương pháp

đặc biệt để hoàn tất con đường mau chóng đưa đến Giác ngộ. Trước khi

chúng ta đạt được sự Hỷ lạc này, sự luyến ái khiến chúng ta sinh tử luân

hồi nhưng khi chúng ta có sự Hỷ Lạc này thì sự luyến ái lại khiến chúng

ta thoát khỏi sinh tử luân hồi. Hơn nữa chúng ta có thể cắt đứt luân hồi

một cách mau lẹ. Nhân khiến luân hồi là tâm ngã chấp mà theo giáo

pháp của Vô Thượng Du Già Bộ, ngã chấp tùy thuộc vào các khí năng

chạy trong ống năng lực phải và trái. Ngã chấp sẽ không phát triển khi

không có các luồng khí năng lực này. Nhờ đạt được sự Hỷ Lạc của giai

đoạn hoàn tất, chúng ta có thể dần dần giảm bớt luồng nội khí của ống

năng lực bên phải, bên trái và cuối cùng đình chỉ chúng hoàn toàn. Khi

chúng ngừng thì ngã chấp sẽ ngừng và chúng ta đạt Giải thoát.

Page 23: NH“M LONGCHENPA

23

Do vậy chúng ta thấy rằng trong Kinh điển không có sự Giải thoát,

không chỉ dẫn sự Giác ngộ toàn diện. Giáo lý của Vô Thượng Du Già

Bộ là chỉ giáo tối hậu của Đức Phật. Giáo lý của kinh điển Hiển giáo chỉ

là nền móng cơ bản. Mặc dù có rất nhiều cách giảng dạy đạt Giải thoát

hay Niết Bàn trong Kinh điển nhưng nếu chúng ta xem xét đúng đắn thì

rất khó hiểu rõ cách để đạt được đạo quả Niết Bàn. Như vậy, nếu chúng

ta chưa từng nghe giáo lý Mật giáo và có người hỏi một cách chính xác

làm sao đạt được Niết Bàn, chúng ta không thể trả lời họ một cách hoàn

toàn.

Ngài Tsongkapa đã dạy: “Câu trả lời tối hậu chỉ có thể tìm thấy trong

Giáo lý Mật tông”

Sự Hỷ Lạc phát sinh do sự tan chảy những hạt trong ống năng lực khác

hơn ống năng lực giữa. Khi chúng sinh hoan lạc về xác thịt cũng khiến

khí năng bài tiết phía dưới của họ đi lên trên làm cho nội nhiệt gia tăng

trong ống bên phải và trái, nhất là ống bên trái. Kết quả là hạt đỏ của mẹ

cùng hạt trắng của cha tan ra và chảy trong ống năng lực trái. Sự chảy

của những hạt này khiến họ cảm thấy hỷ lạc nhưng rất ngắn ngủi và các

hạt liên tục được thảy ra. Dù có kinh nghiệm thoáng qua về Hỷ Lạc

nhưng họ không giữ lại được một hiệu quả tốt nào ngoại trừ một đứa bé.

Ngược lại, hành giả Mật tông chính thức thiền tập giai đoạn hoàn tất sẽ

được giảng giải sau đây, họ sẽ khiến nội khí tụ tập lại, an trụ và hoà tan

trong ống năng lực giữa khiến khí năng bài tiết phía dưới nằm sát rốn sẽ

đi lên. Thông thường khí năng này có nhiệm vụ bài tiết các hạt, nhưng

nay nó đi lên trong ống năng lực giữa làm các hạt tan chảy ra và chạy

trong ống này.

Đối với hành giả tu tập bộ Bổn tôn là tướng nam thì hạt trắng sẽ chạy từ

đỉnh đầu xuống. Khi nó đến vùng cổ, yết hầu, hành giả sẽ ấn chứng một

Hỷ lạc đặc biệt có 2 đặc tính. Khi hạt chảy đến tim, sự Hỷ lạc càng mạnh

hơn và bảo đảm hơn. Khi nó chạy đến rốn sự Hỷ lạc trở nên mạnh mẽ

hơn nữa. Khi nó đến đầu cơ quan sinh dục hành giả ấn chứng sự Hỷ lạc

cực lớn tự phát. Bởi vì khí năng bài tiết phía dưới chạy ngược lên mà hạt

này lại không bị tiết ra, lại chạy ngược lên qua ống năng lực giữa làm

cho hành giả phát sinh Hỷ lạc cực điểm.

Đối với hành giả như vậy, các hạt không bao giờ bị tiết ra và vì vậy

chúng chạy lên, chạy xuống trong ống năng lực giữa rất lâu và phát sinh

Page 24: NH“M LONGCHENPA

24

sự Hỷ Lạc không ngừng. Hành giả có thể khiến sự Hỷ lạc này phát ra bất

cứ lúc nào, giờ phút nào chỉ cần sự định tâm nhập vào luồng năng lực

giữa.

Sự Hỷ lạc càng mạnh thì tâm càng vi tế hơn, dần dần tâm chúng ta trở

thành an tịnh, mọi vọng niệm biến mất và chúng ta cảm thấy rất là nhu

thuận. Cái tâm này vượt bực hơn rất nhiều so với ấn chứng tịnh chỉ

giảng dạy trong Kinh điển. Hơn nữa khi tâm càng vi tế thì các tướng đối

đãi càng giảm xuống và cuối cùng tâm ta trở nên thanh tịnh quang tướng

của Hỷ lạc. Đây là sự thành tựu rất cao!

Khi thanh tịnh quang tướng Hỷ lạc tập trung vào tính Không, nó hoà lẫn

vào Không một cách dễ dàng vì vọng tưởng đã được tiêu trừ phần lớn.

Cuối cùng nó sẽ nhận chân được tính Không một cách trực tiếp mà trước

đó thất bại khi thấy tính Không và Hỷ Lạc là 2 điều khác nhau. Giờ đây,

cả hai thành một tánh, cái tâm hợp nhất giữa Hỷ lạc và tính Không gọi là

Thanh tịnh quang tướng.

Giây phút đầu tiên nhận chân sự thấy biết giữa Không và Hỷ Lạc là Kiến

Đạo của Vô Thượng Du Già Mật Bộ; dù chỉ là Kiến đạo nhưng nó có

năng lực loại trừ cả Sở tri chướng và Si mê sẵn có. Giây phút thứ 2 khi

hành giả khởi dậy từ định hợp nhất của Không và Hỷ Lạc là lúc hành giả

dứt bỏ mê hoặc và đạt được Giải thoát cùng lúc chứng được huyễn thân.

Bắt đầu từ lúc này thân hành giả là Kim Cương Thân không còn chịu

ảnh hưởng của già, bệnh, chết.

Trước đây hành giả còn bình thường, sử dụng thân xác mượn từ cha mẹ

và chấp nhầm thân thô trược này thuộc về ta, trong khi nó thật sự không

phải là thân thật mà được vay mượn từ người khác. Khi đạt được Kim

Cương Thân thì nó thể hiện chính bổn thân của họ và trở thành bất tử.

Chúng ta đã có Thân vi tế, Khẩu vi tế và Tâm vi tế từ vô thủy còn gọi là

Thường trụ thân, Thường trụ Khẩu, Thường trụ Tâm và Phật tính thật

sự. Phật tính được giảng dạy trong Kinh điển không phải là Phật tính

thật sự bởi vì nó là một đối tượng thô sẽ ngừng lại. Phật tính thật sự chỉ

được giảng trong Vô Thượng Du Già Mật Bộ.

Đối với người bình thường chỉ vào lúc ngủ say hay lúc chết thì Thân

Khẩu Tâm này mới thị hiện. Tuy nhiên ngay cả dù nó không thị hiện

một cách thông thường thì cái thân rất vi tế của chúng ta là chủng tử của

Phật khẩu và cái tâm rất vi tế của chúng ta là chủng tử của Phật tâm.

Page 25: NH“M LONGCHENPA

25

Thân vi tế là khí năng vi tế mà tâm đang ngự lên trên. Thân và tâm vi tế

này có mặt cùng một lượt vì chúng cùng một đặc tính và không bao giờ

tách biệt, gọi là khí năng bất hoại và tâm bất hoại. Sự hợp nhất giữa

tâm và khí bất hoại này được nằm trong hạt bất hoại bên trong ống năng

lực giữa ở vùng tim.

Cái tâm vi tế chỉ thị hiện khi mọi nội khí hòa tan trong ống năng lực

giữa. Khi xảy ra như vậy, ta dần dần trải qua 8 ấn chứng lúc ta vượt qua

các loại hòa tan khác nhau. Loại hòa tan sau cùng, tâm rất vi tế của

thanh tịnh quang thị hiện cùng một lúc với thân vi tế.

Trong lúc chết, nội khí hoà tan một cách tự nhiên và tràn đầy trong ống

năng lực giữa, lúc này thân tâm vi tế hiện ra nhưng ta không nhận thức

được nó. Tuy nhiên nhờ tu tập pháp thiền trong giai đoạn hoàn tất (sẽ

giải thích sau) ta có thể khiến thân tâm vi tế hiện ra trong lúc thiền quán.

Tới lúc nào ta nhận chân được (thành tựu) huyễn thân thì thân rất vi tế

của ta không cần giữ một vóc dáng hay màu sắc cố định nào nữa. Thí dụ,

nếu ta là hành giả tu pháp Vajra Yogini thì bất cứ lúc nào khi ta tự quán

thành Vajra Yogini thân màu đỏ, một mặt, hai tay… tức là ta đang xây

dựng nền móng căn bản cho huyễn thân. Trong tương lai khi thân rất vi

tế của ta biến thành huyễn thân thì nó giống như Vajra Yogini thực sự.

Trước đây nó chỉ là một thân quán tưởng nhưng bây giờ đã trở thành

thực sự. Đây là lí do rất cần để tu tập giai đoạn phát sinh một cách tín

thành.

Khi ta chứng huyễn thân thanh tịnh, ta sẽ không còn nghĩ cái thân thô

trược này là cái thân của ta. Cái căn sở để cho là ta sẽ hoàn toàn thay đổi

và ta bây giờ sẽ gán cái ta vào thân vi tế. Khi ta thành tựu phần này ta sẽ

trở thành bất tử vì thân và tâm sẽ không bao giờ tách rời. Sự chết là sự

phân ly của thân và tâm, nhưng thân và tâm của những người chứng

huyễn thân sẽ không bao giờ phân ly vì chúng bất hoại. Cuối cùng huyễn

thân thanh tịnh của ta sẽ biến thành sắc thân Phật. Sự hợp nhất giữa

Không và Hỷ Lạc sẽ biến thành Pháp thân Phật – sự hợp nhất của bậc vô

học.

Trong chương những lợi ích của Bồ đề tâm trong tác phần “Hướng dẫn

về Bồ tát hạnh”, ngài Shantideva dạy:

Page 26: NH“M LONGCHENPA

26

“Giống như Cam Lồ thượng hạng tạo được vàng. Bồ đề tâm có thể biến

thân bất tịnh này của ta thành ngọc báu của thân Phật. Vì vậy, hãy giữ

gìn kỹ Bồ đề tâm!”

Ở đây Cam Lồ hàm ý một chất đặc biệt có thể biến sắt thành vàng, giống

như các bậc Đạo Sư như Ngài Long Thọ từng sử dụng.

Vần thơ này dạy rằng Bồ đề tâm là một phương pháp đặc biệt giống chất

Cam Lồ tối thượng có năng lực biến thân bất tịnh thành sắc thân Phật,

Làm sao có thể làm được?

Theo Kinh giáo, một hành giả không thể đạt Chánh giác trong một đời

mà phải tu tập nhiều đời cho đến khi cuối cùng sinh vào Trời Sắc Cứu

Cánh (Akanishita) được thân thanh tịnh. Và chỉ với thân này hành giả

mới có thể đạt Phật tính. Không có cách nào trong Kinh hay Mật giáo để

biến thân bất tịnh, hiện tại của ta thành Phật thân. Cái thân bất tịnh này

phải chết đi, phải bỏ lại phía sau, ngay cả Đức Thích Ca Mâu Ni cũng bỏ

cái thân thô trược mượn tinh cha huyết mẹ khi Ngài nhập diệt. Vì vậy

nếu chúng ta hỏi làm sao Bồ đề tâm có thể biến thân bất tịnh này thành

Phật thân thì sẽ không có một câu trả lời chính xác trong Kinh giáo. Bởi

vì theo Kinh giáo, thân thô trược là thân thật, không đề cập đến Kim

Cương thân hay Thân vi tế.

Theo quan điểm Kim Cương Thừa, ta có thể giải thích như sau:

Thân ám chỉ bởi Ngài Shantideva không phải là thân thô trược mà là bổn

thân, là thường trụ thân. Đó là khí năng rất vi tế được tâm ngự lên. Hiện

tại đây là thân bất tịnh bởi vì nó bị mê hoặc và các chướng che phủ

giống như bầu trời mây che. Sự dơ bẩn này không phải là tánh của tế

tâm mà là dơ bẩn tạm thời. Phương pháp biến thân bất tịnh này thành sắc

thân Phật không phải là Bồ đề tâm quy ước mà là Bồ đề tâm tối hậu của

Vô Thượng Du Già Mật Bộ. Đó là sự hợp nhất của Không và Hỷ Lạc!

Bồ đề tâm tối hậu này có thể trực tiếp chuyển hóa thân thường trụ bất

tịnh đầu tiên thành huyễn thân thanh tịnh và cuối cùng thành sắc thân

Phật. Vì chính Shantideva cũng là một hành giả Mật giáo nên ta có thể

xác quyết rằng đây là quan điểm của Ngài.

Như đã chỉ, để sinh Hỷ Lạc có 2 đặc tính, ta cần tập hợp và hòa tan các

nội khí vào ống năng lực giữa.

Page 27: NH“M LONGCHENPA

27

Có 2 cách sau:

- Đem nội khí thâm nhập vào trong tự thân ta (Danh từ thân ở đây

tức Kim Cương thân hay các ống năng lực, hạt và khí năng của

ta) và thâm nhập tức là tập trung vào ống năng lực giữa, các hạt

và khí năng. Thiền quán về ống năng lực giữa gọi là Du già của

Ống Năng Lực giữa. Thiền quán về các hạt gọi là Du già của các

Hạt. Thiền quán về khí năng gọi là Du già của Khí Năng.

- Thâm nhập vào thân của kẻ khác nhờ vào một nghiệp ấn hay

người phối ngẫu và cùng họ giao tiếp xác thịt. Tuy nhiên nếu chỉ

thâm nhập vào thân kẻ khác sẽ không khiến nội khí của ta đi vào

ống năng lực giữa bởi thiếu kinh nghiệm hay quen thuộc với Du

già về ống năng lực, Du già về hạt và Du già về khí năng. Chỉ khi

có kinh nghiệm như vậy mới đúng lúc để nhờ vào một nghiệp ấn.

Có 10 cửa mà khí năng có thể đi vào ống năng lực giữa. Chúng nằm dọc

theo ống năng lực giữa:

1. Phần đầu tiên của ống năng lực giữa là điểm giữa 2 chân mày (ấn

đường)

2. Phần đầu dưới cùng của ống là đầu cơ quan sinh dục.

3. Trung tâm luân xa đỉnh đầu ở đỉnh xương sọ (bách hội)

4. Trung tâm luân xa cổ họng nằm phía sau cổ họng

5. Trung tâm luân xa tim nằm ở giữa 2 vú.

6. Trung tâm luân xa rốn

7. Trung tâm luân xa bí mật nằm ở dưới rốn, cách rốn xuống dưới bằng

chiều ngang 4 ngón tay.

8. Trung tâm luân xa bảo châu nằm ở trung tâm cơ quan sinh dục.

9. Luân xa gió: trung tâm luân xa giữa trán

10. Luân xa lửa: trung tâm luân xa nằm khoảng giữa luân xa cổ

họng và luân xa tim.

Giống như ta vào được nhà nhờ các cửa thông ra ngoài thì các khí năng

vào được ống năng lực giữa nhờ 10 cửa ở trên.

Ống năng lực giữa thực sự chỉ là một ống duy nhất nhưng được chia

làm nhiều đoạn khác nhau: Ống năng lực giữa của luân xa đỉnh đầu,

luân xa cổ họng, luân xa tim, luân xa rốn… vì có nhiều vị trí khác nhau.

Page 28: NH“M LONGCHENPA

28

Khi hành giả muốn đem các khí năng của mình vào ống năng lực giữa,

hành giả phải chọn một trong những cánh cửa này để tập trung vào.

Trong sách “Ánh sáng thanh tịnh của Hỷ Lạc” có giải thích đem các nội

khí vào ống năng lực giữa xuyên qua cửa thứ 6 trong 10 cửa là trung

tâm luân xa rốn. Ta thực hành bằng cách quán tưởng nội nhiệt bên trong

luân xa rốn có dạng chữ Ah ( ) và tập trung vào đó. Đây là phương

cách thông thường phù hợp với truyền thống 6 pháp du già Naropa. Nó

bắt nguồn từ bộ Hevajra Mulatantra giảng từ Đức Kim Cương Trì

(Vajradhara) và từ đó được nhiều hành giả Kagyu (áo vải) như Milarepa

sử dụng.

Tuy nhiên có một pháp tu tập Đại Thủ Ấn Kim Cương Thừa mà ngài

Tsongkhapa học trực tiếp từ Đức Văn Thù. Đức Văn Thù học trực tiếp

từ Phật Kim Cương Trì và dòng phái tu tập này truyền cho Togdan

Jambal Gyatso… Những vị Lama này dùng luân xa tim (một trong 10

cửa) để đi vào ống năng lực giữa. Nghi quỹ dạy:

“Xin gia trì cho con, hỡi bậc hộ pháp, mong Ngài đặt chân của Ngài

vào trung tâm của tám cánh hoa sen nơi tim con! Sao cho con có thể thị

hiện trong kiếp này Đạo về huyễn thân, thanh tịnh quang và hợp nhất!”

Bất cứ pháp thiền đặc biệt nào tu tập và hòa tan khí năng trong ống

năng lực giữa được gọi là thiền quán về sử dụng năng lực (sinh lực ở

đây ám chỉ nội khí)

Có 4 loại thiền định về sử dụng sinh lực:

- Thiền quán sử dụng sinh lực của thân nguyên tố.

- Thiền quán của khẩu nguyên tố.

- Thiền quán của tâm nguyên tố.

- Thiền quán sử dụng sinh lực khác ba loại trên.

Theo hệ Guhyasamaja, thực hành sử dụng sinh lực của thân nguyên tố,

quán hạt rất nhỏ trong ống năng lực giữa nằm ở đầu cơ quan sinh dục

khiến cho các khí năng tụ tập và hòa tan trong ống năng lực giữa.

Theo pháp hành Đại Thủ Ấn Kim Cương Thừa của ngài Tsongkhapa,

quán hạt rất nhỏ bên trong ống năng lực giữa nằm ở tim.

Page 29: NH“M LONGCHENPA

29

GIẢI THÍCH PHÁP HÀNH

Trong pháp hành Đại Thủ Ấn đặc biệt có 2 lời dạy:

- Giới thiệu ống năng lực giữa, hạt và khí năng.

- Pháp hành thực sự.

1. Khái niệm về ống năng lực giữa, hạt (Bồ đề tâm) và khí năng.

Nếu ta không hiểu gì về ống năng lực giữa, hạt Bồ đề tâm và khí năng

thì không có cách gì để an trú vào trong đó. Cần phải hiểu rõ chúng

trước khi tập môn Du già (yoga) về ống năng lực giữa, Du già về hạt

Bồ đề tâm và Du già về các ống khí năng.

Tu tập 3 môn Du già trên cũng là đang tu tập hỏa hầu tam muội bởi vì 2

môn trên là cách dẫn các nội khí vào ống năng lực trung tâm và khi ta

thực hành, nội nhiệt tự nhiên gia tăng trong ống năng lực sẽ gây ra sự

Hỷ Lạc một cách tự nhiên.

Thiền quán vào ống năng lực chính là huyết mạch của pháp Vô

thượng Du già làm cho các hành giả thỏa mãn ước nguyện, thành tựu

vô cùng như con bò như ý có thể ban cho nguồn thực phẩm vô tận. Tuy

nhiên để đạt được những lợi ích như vậy, khi thiền quán vào ống năng

lực giữa, ta phải thiền tập với một Bồ đề tâm nguyện thật thanh tịnh!

Một cách tổng quát ta phải biết rõ 3 ống năng lực chính: ống năng lực

giữa, ống năng lực bên phải, ống năng lực bên trái và 6 luân xa chính.

Ống năng lực giữa như trục cây dù chạy xuyên qua trung tâm của các

luân xa. Còn ống năng lực trái và phải chạy dọc 2 bên ống giữa.

Ống năng lực giữa bên ngoài màu xanh dương nhạt có 4 đặc tính:

+ Thẳng như thân cây chuối.

+ Bên trong màu đỏ như máu tươi.

+ Ống trong suốt như ánh lửa cây nến.

+ Ống mềm mại dễ uốn như cánh sen.

Page 30: NH“M LONGCHENPA

30

Ống năng lực giữa nằm giữa thân như gần phía sau lưng hơn. Sát trước

xương ống cũng có 1 ống sinh lực hoàn toàn đặc ruột và phía trước ống

sinh lực này là ống sinh lực giữa bắt đầu từ Ấn đường (điểm giữa 2

chân mày chạy theo hình vòng cung lên tới đỉnh đầu (bách hội), và sau

đó chạy xuống thành 1 đường thẳng tới đầu cơ quan sinh dục.

Ở 2 bên ống năng lực giữa dính sát với nó không có cách quãng là ống

sinh lực trái và phải. Ống sinh lực trái màu trắng, ống sinh lực phải màu

đỏ. Ống phải từ lỗ mũi phải, ống trái từ lỗ mũi trái. Từ đây chúng theo

hình vòng cung lên tới đỉnh đầu rồi chạy xuống tới rốn. Chúng luôn

dính sát nhau và thẳng tắp từ đỉnh đầu tới rốn. Từ đây ống năng lực trái

tiếp tục đi xuống và hơi bẻ cong về phía bên phải, hơi xa ống năng lực

giữa và gặp lại ống năng lực giữa tại đầu cơ quan sinh dục. Tại đây ống

trái giữ nhiệm vụ thu hay xuất tinh, máu và nước tiểu. Còn ống phải từ

rốn tiếp tục đi xuống hơi bẻ cong một chút về bên trái và chạy tới đầu

của hậu môn, tại đây ống có nhiệm vụ thu hay tống phân.

2 ống năng lực trái và phải quấn xung quanh ống năng lực giữa ở nhiều

chỗ tạo thành các gút. Từ dưới lên trên 4 chỗ thắt là luân xa rốn, luân xa

tim, luân xa cổ và luân xa đỉnh đầu. Ở mỗi chỗ trừ tim đều có 2 nút thắt

tạo bởi sự quấn 1 vòng của ống phải và ống trái. Khi ống năng lực trái

và phải đến các chỗ này, chúng quấn quanh ống năng lực giữa bằng

cách vòng qua phía trước và cuộn quanh ống này xong chúng lại tiếp

tục đi lên tới gút thứ 2. Riêng ở tim có tới 6 gút do 3 vòng cuộn của ống

phải và 3 vòng cuộn của ống bên trái. Do vậy chỉ cần biết đủ 3 ống

năng lực là đúng.

Sau đó ta phải hiểu về các hạt, nhất là hạt bất hoại (hạt Bồ đề tâm).

Trong văn bản, hạt là tinh chất của máu và tinh. Luân xa ở tim có 6 nút

thắt dây là gút thắt khó khai mở nhất, nhưng khi được khai mở ta có đại

năng lực. Ống năng lực giữa ở tim bị siết ở 6 nút thắt, ở trung tâm điểm

của nút thắt có 1 khoảng trống không rất nhỏ. Bên trong đó có một hạt

gọi là hạt Kim Cương Bất Hoại cỡ hạt đậu nhỏ mà ½ bên trên màu

trắng, nửa phần dưới màu đỏ. Nửa trắng là tinh chất thanh tịnh của tinh.

Nửa đỏ là tinh chất thanh tịnh của huyết. Hạt này rất thanh tịnh, vi tế và

là tinh túy của các hạt. Tất cả các hạt trắng và đỏ trong thân đều từ hạt

này khởi nguồn. Hạt bất hoại này giống như hạt đậu cắt làm hai, tách ra

và nối liền lại, gọi là Kim Cương Bất Hoại vì 2 phần của hạt này không

bao giờ rời nhau chỉ trừ lúc chết. Khi ta chết tất cả nội khí hòa tan vào

trong hạt bất hoại này và khiến cho hạt này nứt ra. Khi 2 phần tách ra,

thần thức ta lập tức lìa khỏi thân và chuyển sang kiếp mới.

Page 31: NH“M LONGCHENPA

31

Bên trong hạt Kim Cương Bất Hoại lại có Tâm Bất Hoại và Khí Bất

Hoại. Đây là sự kết hợp giữa Tâm và Khí rất vi tế. Cái Khí rất vi tế này

là bổn thân của bạn hay Thường trụ thân. Tâm rất vi tế là bổn tâm của

ta hay Thường trụ tâm. Sự hợp nhất của Tâm và Khí này được mang tên

Tâm và Khí bất hoại. Sự hợp nhất này từ vô thủy chưa từng tách rời và

cùng tận vị lai không bao giờ phân ly. Nếu năng lực kết hợp của tâm khí

này dùng để truyền thông thì là Khẩu rất vi tế của bạn, là bổn khẩu sẽ

trở thành Phật khẩu trong tương lai. Tóm lại trong hạt bất hoại này có

thân, khẩu, tâm của chính bạn.

Như đã giải thích, khí bất hoại là nội khí rất vi tế. Các nội khí là thân

và chúng có nhiệm vụ làm chỗ ngự của tâm.

Có 3 loại nội khí: Thô, Tế và Vi tế.

Hành giả tập bộ Vajra Yogini (Du già Kim Cương Nữ) luôn luôn quán

tâm và khí bất hoại qua dạng chữ BAM ( ) ở tim, xem đây là tổng

hợp của tất cả 37 nữ sứ giả mandala thân và trí Giác ngộ Vô Thượng

của bổn Đạo Sư của mình. Với tri kiến này lúc thiền quán, hành giả tiến

triển dễ dàng vì đã quen thuộc với pháp hành tương tự.

Bạn phải xem lại ống năng lực giữa, hạt bất hoại như thế nào và trú ở

đâu. Khi biết rõ, bạn có thể tu tập thật sự 3 pháp thiền quán tập trung

mọi sinh lực về thân nguyên tố.

Page 32: NH“M LONGCHENPA

32

CÁCH TU TẬP THẬT SỰ (PHÁP HÀNH THỰC SỰ)

Gồm có 3 phần:

- Pháp Dự Bị

- Pháp Thiền Quán thật sự

- Hiệu Quả

A. Các Pháp Dự Bị

Khi ta thật sự tu tập, trong mỗi thời công phu, chúng ta phải luôn luôn

hành các pháp dự bị, đặc biệt trước khi thiền quán thật sự về ống năng

lực giữa, hạt Bồ đề tâm và khí năng. Thí dụ hành giả pháp Vajra Yogini

bắt đầu bằng cách tự quán mình thành Vajra Yogini và quán các nơi

chung quanh, các thú vui thân, khẩu, ý là tịnh thổ, thú vui thân khẩu ý

của Vajra Yogini.

Căn cứ vào các sườn đại cương này, hành giả hoàn tất bức tranh bằng

cách hành thiền về ống năng lực, các hạt, khí năng và những giai đoạn

hoàn tất khác.

Vajra Yogini

Page 33: NH“M LONGCHENPA

33

Chúng ta có thể sử dụng nghi thức “Cúng dường các bậc Đạo sư” hay

nghi thức ngắn hơn “Đại giải thoát” làm pháp dự bị. Tổng quát theo hệ

thống đạo đức độc nhất vô nhị “Cúng dường các bậc Đạo sư” được

dùng để chuẩn bị cho pháp hành Đại Thủ Ấn Kim Cương Thừa, dùng

trong các pháp Heruka, Vajra Yogini hay các Bổn tôn khác. “Đại giải

thoát” chỉ dùng cho Heruka và Vajra Yogini.

Hành giả pháp Heruka có thể dùng “Đại giải thoát” của cha, hành giả

pháp Vajra Yogini có thể dùng “Đại giải thoát” của mẹ. Cả 2 nghi thức

này cũng được kể vào pháp chuẩn bị thông thường để tích tụ phước báu,

tịnh trừ ác nghiệp và nhận lực gia trì của Chư Phật qua các vị Đạo sư

của ta.

B. PHÁP HÀNH (PHÁP THIỀN QUÁN) THỰC SỰ

1. THIỀN QUÁN VỀ ỐNG NĂNG LỰC GIỮA

Sau khi xong phần chuẩn bị theo pháp “Đại giải thoát” từ lúc quy y cho

đến lúc hòa ta Guru Vajradhara vào trong tâm bạn thành dạng chữ BAM

( ) màu trắng hơi đỏ tại tim. Tâm của bạn bắt đầu kiểm soát xem ống

năng lực giữa ra sao. Bạn nghĩ ống năng lực giữa nằm chính xác khoảng

giữa thân, đoạn giữa nửa thân phần trái và phải nhưng gần sát lưng hơn.

Sát phía trước xương ống có 1 ống sinh lực hoàn toàn đặc và trước ống

này là ống năng lực giữa. Nó bắt đầu từ điểm giữa 2 chân mày (ấn đường),

từ đó nó đi lên theo vòng cung tới đỉnh đầu và đi xuống theo đường thẳng

tới đầu có quan sinh dục. Nó màu xanh dương lợt bên ngoài và đỏ đậm

bên trong. Nó thật trong suốt và nhu nhuyễn.

Vào lúc khởi đầu, bạn quán tưởng ống năng lực giữa tương đối khá to, sau

đó quán nó nhỏ, nhỏ dần và cuối cùng có chiều rộng bằng ống hút sinh tố.

Bạn phải quán như thế liên tục cho đến khi nhận ra được 1 hình ảnh đại

cương về ống năng lực giữa này. Sau đó tâm bạn tập trung vào ống năng

lực giữa ở đoạn giữa tim và nhất tâm thiền trên ống năng lực ở giữa tim

này. Bạn phải hành pháp này nhiều thời khóa hàng tháng, hàng năm. Pháp

hành thiền này gọi là “Du già về ống năng lực giữa”.

Page 34: NH“M LONGCHENPA

34

Đức Vajradhara Kim Cương Trì

Page 35: NH“M LONGCHENPA

35

2. THIỀN QUÁN VỀ HẠT BẤT HOẠI (DU GIÀ VỀ HẠT).

Sau khi hoàn tất giai đoạn chuẩn bị như trước và hòa tan Guru Vajradhara

vào trong tâm bạn qua dạng chữ BAM ( ) màu hơi đỏ trắng, bạn phải

kiểm soát và biết rõ nơi Hạt Bất Hoại nằm và nó giống cái gì. Bạn phải

nghĩ: “Bên trong ống năng lực giữa ở ngang tim có một khoảng không rất

nhỏ. Bên trong khoảng không đó là Hạt Bất Hoại có dạng trái đậu nhỏ,

nửa phần trên màu trắng, nửa phần dưới màu đỏ. Nó giống như hạt đậu

tách đôi xong ráp lại. Nó là tinh chất của mọi hạt rất là thanh tịnh và vi tế,

ngay cả dù nó là chất tinh huyết, nó cũng có tánh rất trong sạch giống như

một trái banh thủy tinh nhỏ chiếu sáng.”

Bạn phải quán như thế mãi cho đến khi bạn nhận thấy hình ảnh đại cương

rất rõ ràng của Hạt Bất Hoại và nơi nó trú. Khi bạn nhận thấy 2 điều này,

bạn phải cảm thấy tâm bạn nằm bên trong hạt bất hoại và sau đó tập trung

nhất tâm vào hạt này càng lâu càng tốt. Đề mục chính của pháp này là hạt

bất hoại nhưng sự tập trung phải đạt 2 đặc tính:

- Nhận thấy và trụ ở hạt bất hoại cùng nơi nó nằm

- Cảm thấy dường như tâm bạn nằm bên trong đó

Pháp thiền này gọi Du già về hạt, có thể tập luyện hàng tháng, hàng năm.

Nó khiến ta ấn chứng sâu hơn sự hòa tan của khí năng bên trong ống

năng lực giữa hơn là pháp thiền giai đoạn đầu. Thí dụ tối hậu về tướng

ánh sáng thanh tịnh ta cần phải phát triển thân ấn chứng trong sự hòa tan

này. Vì lí do đó và để đặt nền móng cho pháp thiền sử dụng sinh lực của

khẩu nguyên tố, ta cần phải tiến đến giai đoạn thứ 3 về tâm và khí bất

hoại.

3. THIỀN QUÁN (DU GIÀ) VỀ KHÍ BẤT HOẠI.

Đề mục chính của pháp thiền này là sự hợp nhất của tâm và khí bất hoại

mà ta sẽ quán tưởng trong dạng chữ BAM ( ), sau khi đã hòa tan Guru

Vajradhara vào tâm ta ở tim. Phải nhận rõ đề mục bằng cách quán tưởng

sau: “Bên trong ống năng lực giữa ở tim là hạt bất hoại. Xét lại vị trí, kích

thước, hình thể, màu sắc và tánh của hạt xong ta nghĩ: Bên trong hạt bất

hoại là khí bất hoại và tâm bất hoại trong dạng chữ BAM ( ) nhỏ xíu

cỡ bằng hạt cải trắng. Nó màu đỏ bợt trắng, phóng ánh sáng năm màu.

Page 36: NH“M LONGCHENPA

36

Tánh của nó là vị Đạo Sư của tôi – Ngài là tổng hợp tất cả Chư Phật. Chất

của nó là khí năng bất hoại và bản tâm bất hoại của tôi. Hình thể của nó

là BAM ( ) – biểu tượng tâm của Vajra Yogini.

Ta phải nghĩ hạt bất hoại như cái nhà, tâm thức của ta trong chữ BAM

( ) giống như người cư ngụ trong cái nhà đó. Ta phải quán như thế liên

tục cho tới khi nhận ra toàn bộ chữ BAM ( ), hạt bất hoại và vị trí của

hạt này. Sau đó không quên hạt và vị trí của nó, tập trung chính yếu vào

chữ BAM ( ) nằm trong hạt và nhận thức nó như Tâm thật của ta.

Nếu ta luyện tập pháp thiền này liên tục ta sẽ ấn chứng càng sâu hơn

các khí năng hòa tan trong ống năng lực giữa hơn hẳn các pháp thiền

trước đây và đạt được thực chứng về Thân nguyên tố giai đoạn hoàn tất.

Nếu bạn là hành giả Heruka phải thực hành cùng một phương pháp như đã

dạy thì ngoại trừ trong pháp dự bị bạn phải sử dụng “Đại giải thoát” của

cha thì thay vì quán chữ BAM ( ) bạn phải quán chữ HUM ( ) – tánh

của tâm Heruka.

Tuy nhiên cho dù bạn là hành giả Heruka hay Vajra Yogini, bạn phải quán

chữ màu trắng hơi đỏ. Điều này biểu tượng cho Bồ đề tâm đỏ và trắng, nhắc

nhở chúng ta ấn chứng Hỷ Lạc.

Heruka

Page 37: NH“M LONGCHENPA

37

KẾT QUẢ:

Nếu hành thiền liên tục ta chắc chắn ấn chứng được nội khí nhập trụ và

hòa tan trong ống năng lực giữa, hơi thở chuyển động 2 bên lỗ mũi trở

thành vi tế, đều đặn cùng một lúc. Đó là dấu hiệu nội khí của ta đã đi vào

nhập vào ống năng lực giữa. Sau đó nếu hơi thở 2 bên lỗ mũi dừng hẳn,

cùng lúc sự chuyển động của bụng và mắt cũng ngừng lại thì đó là dấu

hiệu nội khí đã an trú trong ống năng lực giữa.

Có tất cả 7 loại nội khí khác nhau tuần tự hòa tan vào ống năng lực giữa.

Đó là: Địa khí (địa đại khí), Thủy đại khí, Hỏa đại khí, Phong đại khí,

Khí được ngự bởi tướng trắng của Tâm, Khí được ngự bởi tướng màu

đỏ tăng trưởng của Tâm và Khí được ngự bởi tướng gần thành tựu màu

đen của Tâm.

4 khí đầu (Đất – Nước – Gió – Lửa) là khí thô. 3 khí sau là khí vi tế.

Mỗi một khí khi hòa tan trong ống năng lực giữa thì ta có các ấn chứng

khác nhau:

+ Các phần thể lỏng của thân như máu, tinh, nước miếng…là thủy đại và

khí năng có nhiệm vụ trợ giúp sự tăng trưởng thủy đại là Thủy đại khí.

+ Nội nhiệt của thân ta là hỏa đại và nội khí có nhiệm vụ trợ giúp sự tăng

trưởng hỏa đại gọi là Hỏa đại khí.

+ Khí năng có nhiệm vụ trợ giúp sự tăng trưởng phong đại gọi là Phong

đại khí.

Một khi đã đạt được những ấn chứng đúng thì chứng tỏ các khí của ta

đã an trụ trong ống năng lực chính.

+ Nếu tiếp tục thiền quán ta nhận thấy tướng giống như ảo ảnh, đó là dấu

hiệu địa đại khí đã hòa tan trong ống năng lực giữa.

+ Sau đó ta nhận thấy tướng giống như khói, đó là dấu hiệu Thủy đại khí

đã hoà tan trong ống năng lực giữa.

+ Sau đó ta nhận thấy tướng giống như ngọn lửa trời lấp lánh, đó là dấu

hiệu Hỏa khí đã hòa tan

Page 38: NH“M LONGCHENPA

38

+ Sau đó nữa ta nhận thấy tướng giống như ánh lửa đèn cầy (nến), đó là

dấu hiệu Phong đại khí bắt đầu hòa tan.

4 dấu hiệu này là 4 ấn chứng bên trong. Thông thường trong tiến trình của

sự chết, ta sẽ tự nhiên cảm thấy 4 dấu hiệu này.

- Dấu hiệu bên ngoài của sự hòa tan Địa đại khí là thân xác của ta ốm

hơn và sức mạnh giảm xuống cực độ.

- Dấu hiệu bên ngoài của sự hòa tan Thủy đại khí là nước miếng và các

chất nước trong thân khô lại.

- Dấu hiệu bên ngoài của sự hòa tan Hỏa đại khí là hơi ấm thân thể giảm

dần.

- Dấu hiệu bên ngoài của sự hòa tan Phong đại khí là sức mạnh của các

sự vận chuyển trong thân giảm cực độ.

+ Khi đã được 4 ấn chứng bên trong và tướng giống như ánh lửa đèn

cầy, nếu nhờ định lực ta lại nhận thấy một tướng giống như hư không

màu trắng, đó là Phong đại khí đã hoàn toàn hòa tan vào ống năng lực

giữa.

+ Sau đó nếu nhận thấy tướng hư không màu đỏ thì đó là dấu hiệu của

khí được ngự bởi tướng trắng của tâm đã hòa tan.

+ Sau đó nếu nhận thấy tướng giống như hư không màu đen thì đó là

dấu hiệu của khí được ngự bởi tướng màu đỏ tăng trưởng của tâm đã

hòa tan.

+ Nếu ta nhận thấy một tướng giống như hư không tràn đầy trong ánh

sáng thanh tịnh trong suốt thì chứng tỏ khí được ngự bởi tướng gần

thành tựu của tâm đã hòa tan vào ống năng lực giữa.

Chi tiết diễn tả 8 dấu hiệu ấn chứng này được ghi lại đầy đủ trong cuốn

“Ánh sáng thanh tịnh của Hỷ Lạc”

Page 39: NH“M LONGCHENPA

39

+ Tâm kinh nghiệm tướng thứ 2 gọi là Tâm đỏ tăng trưởng

+ Tâm kinh nghiệm tướng thứ 3 gọi là Tâm gần thành tựu màu đen

+ Tâm kinh nghiệm tướng thứ 4 gọi là Tâm ánh sáng thanh tịnh

Nhờ sức khí năng hòa tan vào ống năng lực giữa, nội nhiệt bên trong ống

năng lực giữa sẽ gia tăng. Vì thế hạt đỏ hay trắng sẽ tan ra, chảy suốt trong

ống giữa, làm cho hành giả đạt sự Hỷ Lạc rất lớn và đạt được thành tựu

thực sự về ánh sáng thanh tịnh của Thân nguyên tố.

Đây là kết quả của 3 pháp thiền quán kể trên.

LAMA HỒNG NHẬT