2
Đối với người nghèo, những cộng đồng và nhóm người yếu thế, đất đai là một tài sản quan trọng và là nguồn lực đảm bảo an ninh lương thực và kế sinh nhai. Do đó, sử dụng đất một cách hiệu quả và công bằng sẽ giúp họ mở rộng và đa dạng hoá các cơ hội lựa chọn kế sinh nhai. Với nhiều người, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số, đất và rừng còn là một phần của văn hoá và bản sắc dân tộc. Cải cách đất đai trước đây đã đóng góp một phần quan trọng giúp Việt Nam đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo. Hiện nay, đất đai đang phải chịu nhiều áp lực và những tranh luận liên quan đến đất đai ngày càng gia tăng. Thu hồi đất nông nghiệp mà không qua một quy trình đúng đắn, không đền bù thỏa đáng và không có nghề nghiệp thay thế sẽ đẩy người dân quay trở lại nghèo đói, thậm chí lâm vào cảnh cùng cực. Các chính sách và việc thực hiện chính sách về đất đai đang bộc lộ nhiều yếu kém. Các chính sách hiện tại thường khiến cho nông dân sản xuất nhỏ phải chịu nhiều thiệt thòi, trong khi đó lại làm lợi cho các nhà đầu tư. Người nghèo và các nhóm cộng đồng yếu thế phải đối mặt với và chịu hậu quả nhiều nhất của tham nhũng và lạm dụng liên quan đến đất đai. Do vậy, cách thức mà một quốc gia quản lý quyền tiếp cận và sử dụng công bằng nguồn lực đất đai – đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh và các nguồn lực ngày càng cạn kiệt – là vô cùng quan trọng để đảm bảo tăng trưởng bền vững, giảm nghèo và ổn định xã hội. Tổ chức Oxfam đánh giá cao các sáng kiến của Chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết những thách thức nói trên. Việc sửa đổi Luật Đất đai (năm 2003) rõ ràng là một bước đi quan trọng của Chính phủ để khắc phục các bất cập. Để có thể giải quyết một cách hiệu quả một loạt những thách thức liên quan đến đất đai, việc sửa đổi luật cần phải tiếp thu các bài học kinh nghiệm và nguyện vọng của người dân. Sửa đổi Luật là một việc làm quan trọng, bên cạnh đó các chính sách dưới luật và việc thực hiện chính sách cũng cần phải được đánh giá lại. Người dân, cộng đồng và các tổ chức đại diện cho họ phải được đóng vai trò tích cực trong quá trình này. Nhằm chuyển tải tới các nhà hoạch định chính sách những kinh nghiệm và nguyện vọng của nông dân và cộng đồng, tổ chức Oxfam phối hợp với Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số tổ chức chính trị xã hội và một số tổ chức phi chính phủ thực hiện các hoạt động tham vấn cộng đồng về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Quá trình tham vấn tập trung thu thập kinh nghiệm và khuyến nghị của nông dân sản xuất quy mô nhỏ, người nghèo, các nhóm yếu thế, nữ chủ hộ và dân tộc thiểu số. Nội dung tham vấn chú trọng đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thay đổi trong sử dụng đất, đất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số, định giá đất, thu hồi đất, đền bù và hỗ trợ tái định cư. Quá trình tham vấn sẽ lấy ý kiến của 1.200 người dân, một số doanh nghiệp, nông-lâm trường quốc doanh, ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức chính trị xã hội, và đại diện chính quyền địa phương, tại 28 xã, 14 huyện và 5 tỉnh. Sau mỗi cuộc tham vấn ở xã, sẽ có một cuộc họp thông qua kết quả tham vấn. Tiếp theo, mỗi tỉnh sẽ tổ chức một cuộc họp để tổng hợp kết quả tham vấn của tỉnh. Thông qua sáng kiến này, Oxfam hy vọng sẽ chuyển tải tới các nhà hoạch định chính sách những thực tiễn diễn ra ở Việt Nam. Tính đến nay, quá trình tham vấn đã được thực hiện tại ba huyện của tỉnh Hoà Bình. Tiếp theo là các tỉnh Yên Bái, Quảng Bình, Long An và An Giang. Kết quả tham vấn sẽ được chia sẻ với các cơ quan hoạch định chính sách như Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quốc hội trong tháng 2 và tháng 3 năm 2013.

Nhằm chuyển tải tới các nhà hoạch định chính sách những kinhoxfamblogs.org/vietnam/wp-content/uploads/2013/01/Leaflet-Land-V.pdftrung thu thập kinh nghiệm và

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nhằm chuyển tải tới các nhà hoạch định chính sách những kinhoxfamblogs.org/vietnam/wp-content/uploads/2013/01/Leaflet-Land-V.pdftrung thu thập kinh nghiệm và

Đối với người nghèo, những cộng đồng và nhóm người yếu thế, đất đai là một tài sản quan trọng và là nguồn lực đảm bảo an ninh lương thực và kế sinh nhai. Do đó, sử dụng đất một cách hiệu quả và công bằng sẽ giúp họ mở rộng và đa dạng hoá các cơ hội lựa chọn kế sinh nhai. Với nhiều người, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số, đất và rừng còn là một phần của văn hoá và bản sắc dân tộc. Cải cách đất đai trước đây đã đóng góp một phần quan trọng giúp Việt Nam đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo.

Hiện nay, đất đai đang phải chịu nhiều áp lực và những tranh luận liên quan đến đất đai ngày càng gia tăng. Thu hồi đất nông nghiệp mà không qua một quy trình đúng đắn, không đền bù thỏa đáng và không có nghề nghiệp thay thế sẽ đẩy người dân quay trở lại nghèo đói, thậm chí lâm vào cảnh cùng cực.

Các chính sách và việc thực hiện chính sách về đất đai đang bộc lộ nhiều yếu kém. Các chính sách hiện tại thường khiến cho nông dân sản xuất nhỏ phải chịu nhiều thiệt thòi, trong khi đó lại làm lợi cho các nhà đầu tư. Người nghèo và các nhóm cộng đồng yếu thế phải đối mặt với và chịu hậu quả nhiều nhất của tham nhũng và lạm dụng liên quan đến đất đai. Do vậy, cách thức mà một quốc gia quản lý quyền tiếp cận và sử dụng công bằng nguồn lực đất đai – đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh và các nguồn lực ngày càng cạn kiệt – là vô cùng quan trọng để đảm bảo tăng trưởng bền vững, giảm nghèo và ổn định xã hội.

Tổ chức Oxfam đánh giá cao các sáng kiến của Chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết những thách thức nói trên. Việc sửa đổi Luật Đất đai (năm 2003) rõ ràng là một bước đi quan trọng của Chính phủ để khắc phục các bất cập. Để có thể giải quyết một cách hiệu quả một loạt những thách thức liên quan đến đất đai, việc sửa đổi luật cần phải tiếp thu các bài học kinh nghiệm và nguyện vọng của người dân. Sửa đổi Luật là một việc làm quan trọng, bên cạnh đó các chính sách dưới luật và việc thực hiện chính sách cũng cần phải được đánh giá lại. Người dân, cộng đồng và các tổ chức đại diện cho họ phải được đóng vai trò tích cực trong quá trình này.

Nhằm chuyển tải tới các nhà hoạch định chính sách những kinh nghiệm và nguyện vọng của nông dân và cộng đồng, tổ chức Oxfam phối hợp với Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số tổ chức chính trị xã hội và một số tổ chức phi chính phủ thực hiện các hoạt động tham vấn cộng đồng về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Quá trình tham vấn tập trung thu thập kinh nghiệm và khuyến nghị của nông dân sản xuất quy mô nhỏ, người nghèo, các nhóm yếu thế, nữ chủ hộ và dân tộc thiểu số. Nội dung tham vấn chú trọng đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thay đổi trong sử dụng đất, đất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số, định giá đất, thu hồi đất, đền bù và hỗ trợ tái định cư.

Quá trình tham vấn sẽ lấy ý kiến của 1.200 người dân, một số doanh nghiệp, nông-lâm trường quốc doanh, ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức chính trị xã hội, và đại diện chính quyền địa phương, tại 28 xã, 14 huyện và 5 tỉnh. Sau mỗi cuộc tham vấn ở xã, sẽ có một cuộc họp thông qua kết quả tham vấn. Tiếp theo, mỗi tỉnh sẽ tổ chức một cuộc họp để tổng hợp kết quả tham vấn của tỉnh.

Thông qua sáng kiến này, Oxfam hy vọng sẽ chuyển tải tới các nhà hoạch định chính sách những thực tiễn diễn ra ở Việt Nam. Tính đến nay, quá trình tham vấn đã được thực hiện tại ba huyện của tỉnh Hoà Bình. Tiếp theo là các tỉnh Yên Bái, Quảng Bình, Long An và An Giang. Kết quả tham vấn sẽ được chia sẻ với các cơ quan hoạch định chính sách như Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quốc hội trong tháng 2 và tháng 3 năm 2013.

Page 2: Nhằm chuyển tải tới các nhà hoạch định chính sách những kinhoxfamblogs.org/vietnam/wp-content/uploads/2013/01/Leaflet-Land-V.pdftrung thu thập kinh nghiệm và

www.oxfamblogs.org/vietnam www.oxfam.org/vietnam

Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:

Nguyễn Thu Hương [[email protected]]

Bert Maerten [[email protected]]

Lê Kim Dung [[email protected]]

Những hoạt động tham vấn đầu tiên đã được tổ chức tại một huyện của tỉnh Hoà Bình thu hút sự tham gia của 80 nông dân, và đại diện chính quyền địa phương của ba xã và huyện. Hai cuộc họp thông qua kết quả tham vấn cũng đã được tổ chức ở xã với sự tham gia của 32 đại diện nông dân và chính quyền địa phương. Tại các buổi tham vấn, rất nhiều vấn đề liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất và hỗ trợ tái định cư được cộng đồng đưa ra thảo luận, đặc biệt liên quan đến xây dựng các công trình thuỷ lợi tại địa phương. Các cộng đồng cũng bày tỏ quan ngại về thiếu minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân, cũng như việc người dân không có tiếng nói trong quá trình thu hồi đất. Cộng đồng, chính quyền địa phương và lâm trường quốc doanh cũng phản ánh những vấn đề liên quan đến tiếp cận đất đai, và sử dụng đất rừng và quản lý rừng bền vững. Những tranh chấp giữa các cộng đồng địa phương và lâm trường quốc doanh đã và đang diễn ra với mức độ thường xuyên hơn và ngày càng phức tạp hơn.

Oxfam tham gia vào Bài phát biểu chung của các Tổ chức phi chính phủ quốc tế về sửa đổi Luật Đất đai.

Oxfam tham gia đóng góp ý kiến và ký tên vào Bản Kiến nghị Chính sách chung về sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 của Việt Nam.

Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 17 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại 94 quốc gia trên thế giới. Chúng tôi là một phần của phong trào toàn cầu nhằm xây dựng một tương lai không có đói nghèo và bất công. Tại Việt Nam, Oxfam là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu, đặc biệt trong trong các lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu rủi ro thảm họa, phát triển xã hội dân sự và cộng đồng dân tộc thiểu số, nâng cao vị thế phụ nữ.