51
Nhân Sinh Quan Đời sống dưới ánh sáng của Đạo Lý Duyên Khởi Trình bày: Liên Chúng IV / Vạn Hạnh I Htr. Tịnh Thanh Trần Tú Vân GĐPT TS Liên Hoa, Charlotte, NC Htr. Chơn Minh Phạm Đức Hưng GĐPT TS Liên Hoa, Charlotte, NC Htr. Đức Tuệ Bùi Lê Tuấn GĐPT Trúc Lâm, Chicago, IL Htr.Tâm Ân Lê Trọng Tâm GĐPT Trí Phổ, Wichita, KS Htr. Quảng Hương Hoàng Ngọc Quế GĐPT Phổ Hiền, Kansas City, MO Htr. Quảng Thiện Hoàng Quốc Huy GĐPT Thiên Ân, Minneapolis, MN Htr. Thiện Hà Võ Thanh Hải GĐPT Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, VA Htr. Nguyên Tấn Dương Văn Lộc GĐPT Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, VA Htr. Nguyên Túc Nguyễn Sung GĐPT Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, VA 1

Nhân Sinh Quan Đời sống dưới ánh sáng của Đạo Lý Duyên · PDF fileĐường Hướng Giáo Dục ... và thái độ, phương pháp tu tập của con người nhằm

  • Upload
    leminh

  • View
    227

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Nhân Sinh Quan

Đời sống dưới ánh sáng của

Đạo Lý Duyên Khởi

Trình bày: Liên Chúng IV / Vạn Hạnh I

Htr. Tịnh Thanh Trần Tú Vân GĐPT TS Liên Hoa, Charlotte, NC

Htr. Chơn Minh Phạm Đức Hưng GĐPT TS Liên Hoa, Charlotte, NC

Htr. Đức Tuệ Bùi Lê Tuấn GĐPT Trúc Lâm, Chicago, IL

Htr.Tâm Ân Lê Trọng Tâm GĐPT Trí Phổ, Wichita, KS

Htr. Quảng Hương Hoàng Ngọc Quế GĐPT Phổ Hiền, Kansas City, MO

Htr. Quảng Thiện Hoàng Quốc Huy GĐPT Thiên Ân, Minneapolis, MN

Htr. Thiện Hà Võ Thanh Hải GĐPT Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, VA

Htr. Nguyên Tấn Dương Văn Lộc GĐPT Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, VA

Htr. Nguyên Túc Nguyễn Sung GĐPT Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, VA

1

MỤC LỤC GIỚI THIỆU KHẢO LUẬN

Tìm Hiểu Khái Quát Về Nhân Sinh Quan So Sánh Nhân Sinh Quan của các Tôn Giáo Bạn Hiểu Sâu về Nhân Sinh Quan của Đạo Phật Nhân Sinh Quan Dưới Đạo Lý Duyên Khởi

Hiểu Về Giáo Lý Duyên Khởi Mười Hai Nhân Duyên Vận Hành Của Lý Duyên Khởi

ỨNG DỤNG Quan Niệm Truyền Thống Quan Niệm Hiện Đại Ứng Dụng Trong Đời Sống Tu Học của Người Huynh Trưởng Thực Thể GĐPT tại Hoa Kỳ Qua Bài Học Nhân Sinh Quan Phật Giáo Vài Gợi Ý Tâm Huyết

Tu Chính Nội Quy ­ Quy Chế Đường Hướng Giáo Dục Xác định lại vai trò của người lãnh đạo Tôn giáo

KẾT LUẬN Tài Liệu Tham Khảo Phần Phụ Bản: BIÊN BẢN CÁC CUỘC HỌP CHÚNG

BIÊN BẢN­01 BIÊN BẢN­02 BIÊN BẢN­03 BIÊN BẢN­04

2

GIỚI THIỆU

Nhân ­ Sinh ­ Quan là quan niệm về sự sống, cuộc sống của con người. Vậy

nhân sinh quan là sự xem xét, suy nghĩ về sự sống của con người, hoặc nhân sinh

quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân

loại và sự sống của con người, gộp thành hệ thống bao gồm lý tưởng, lẽ sống, lối

sống. Nhân sinh quan thể hiện bản chất con người, mối quan hệ giữa con người với

con người, trong đó những luận điểm về đạo đức, nhân, nghĩa được thể hiện rõ nét

và tạo động lực cho sự phát triển văn hóa ­ xã hội.Nhân sinh quan là quan niệm và

cách nhìn nhận về cuộc đời, là đạo làm người, là bản chất, mục đích thái độ và

hành vi của đời sống con người. Mỗi thời đại khác nhau, con người có một nhân

sinh quan khác nhau; Nhân sinh quan không thể tách khỏi sự phát triển của thời

đại. Nhân sinh quan Phật Giáo là toàn bộ những quan niệm chung nhất của Phật

Giáo về con người, cuộc sống của con người, bản chất của con người, đó là sự khổ;

và thái độ, phương pháp tu tập của con người nhằm mục đích giải thoát để đạt tới

Niết Bàn. 1

Phật Giáo bao gồm một hệ thống giáo lý hoàn thiện với mục tiêu là xây

dựng con người vị tha, từ bi, trí tuệ, tiến tới một cuộc sống với những lý tưởng cao

quý nhất của đời người và tiến lên hơn nữa là tạo ra con đường đi đến giác ngộ và

giải thoát. Chính vì vậy, những giáo lý đạo Phật đặt trên nền tảng của các luận

thuyết Duyên Sinh, Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Tính Không và Nhân Quả. Xuyên

suốt qua đó, giáo lý Duyên Khởi là nguyên tắc chung giải thích về sự hình thành

hay hủy diệt của các Pháp: “Cái này có nên cái kia có; Cái này sinh nên cái kia

3

sinh; Cái này không nên cái kia không; Cái này diệt nên cái kia diệt.”

Bốn đại ý trên kết tinh lại thành nội dung và ý nghĩa của Đạo Lý Duyên

Khởi. Duyên Khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà phát sinh và tồn tại. Không

những các sự kiện thuộc thế giới con người như sinh, trụ, dị, diệt, mà tất cả những

hiện tượng về thế giới tự nhiên như thành, trụ, hoại, không cũng điều tuân theo luật

duyên khởi mà sinh thành, tồn tại và tiêu hoại. Trong vũ trụ, bất cứ pháp hữu vi

nào cũng đều sinh thành hoại diệt hay vận hành theo quy luật duyên sinh hay

duyên khởi. Tức là các pháp sinh khởi theo duyên, theo các điều kiện và không có

một pháp nào tồn tại độc lập. Chúng phải nương vào các yếu tố và điều kiện khác

để phát sinh. Các pháp do duyên mà sinh và cũng do duyên mà diệt. Chúng không

bao giờ tồn tại độc lập. Qua bài tiểu luận này, chúng con / em sẽ triển khai đề tài

qua lăng kính của những tư duy trẻ trung về Nhân Sinh Quan ­ Đời Sống Dưới Ánh

Sáng của Đạo Lý Duyên Khởi với các phần nhận định về lý thuyết và giá trị đích

thực của các ứng dụng thực hành.

KHẢO LUẬN

Tìm Hiểu Khái Quát Về Nhân Sinh Quan

Chúng ta đa số thường hiểu rằng “Nhân” theo chữ Hán là "Người" ­ người

ở đây là có sự hiểu biết, có trí tuệ, tức có ngũ uẩn (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức) có

sự nhận thức, có yêu, có ghét, biết giận, biết thương, biết cái đúng cái sai. Người ở

4

đây có Trí Tuệ, có hình tướng như cái thân, cái đầu, cái mình, tay, cái chân... cái

thân thể hoặc còn gọi là “Tứ Đại” kết hợp. Người thì có sự sống, sống là nhờ

không khí để thở thì được sinh tồn, Sinh là sự tồn tại, sự sống, sự sinh hoạt, hoạt

động hàng ngày xuyên qua thời gian. Thời gian mà hiểu thì là theo kim đồng hồ để

đo ngày đo đêm. Ngày thì có ánh sáng và đêm thì là tối, nhờ có sự chuyển động

của trái đất mà khoa học đã chứng minh và vũ trụ tạo ra nó. Sinh ở đây là sinh

sống, sinh hoạt, sinh nhai... của con người. Mỗi người có một cách sinh hoạt và

hoàn cảnh khác nhau, ý nghĩ cũng khác nhau, làm việc để được sinh tồn cũng khác

nhau...cho nên gọi là Sinh hay Sinh sống. Chữ Quan ở đây là quan niệm, quan

sát, thấy, biết, nghe, hiểu... quan niệm theo trừu tượng của nó là nhìn tổng quát,

nhìn mà ý quán xét tất cả những biến tướng, giao diện, thấy nghe, thấy biết, ý

niệm, thức và tỉnh đó cũng chung vào cái "quán" tức quan niệm sự việc… hay

nhìn đời mà sống. Tựu trung lại, Nhân Sinh Quan là quan niệm của con người

trong cuộc sống. Quan niệm của mỗi người, mỗi Tôn Giáo về nhân sinh quan ra

sao thì tùy vào sự hiểu biết, sự chứng nhập, lý giải, phân tích...đều có khác nhau.

(như định nghĩa của phần giới thiệu)

So Sánh Nhân Sinh Quan của các Tôn Giáo Bạn

Trong thời đương đại, có khá nhiều những tôn giáo lớn nhỏ khác nhau; đơn

cử một số các tôn giáo lớn như Kitô Giáo, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, v.v…

để chúng ta có một vài điểm khái quát về nhân sinh quan của các tôn giáo này.

Nhìn chung các tôn giáo khác cũng có nhiều điểm tương đồng về nhân sinh quan

nên chúng ta sẽ tập trung và các nhận xét về nhân sinh quan của các tôn giáo đề cử

phía trên.

5

Dựa trên cơ sở thần học Do Thái, Kitô giáo ra đời với những chủ thể được

ghi rõ trong kinh thánh như lịch sử giáng thế của Chúa Giê­Xu, tội tổ tông, mầu

nhiệm đức Chúa trời, linh hồn và thể xác, sự tồn tại vương quốc vĩnh hằng, v.v…

Theo các tín đồ Kitô, kinh thánh là lời dạy trực tiếp của đấng Thượng đế quyền

năng. Nội dung giáo lý của kinh thánh gồm 2 bộ là Cựu ước và Tân ước. Kinh

Cựu ước nói về sự tạo dựng ra vũ trụ và con người và về tích ra đời của dân Do

Thái trên phương diện luật pháp cũng như phong tục tập quán. Trong khi đó, kinh

Tân Ước lại nói về cuộc đời, sự nghiệp, lời răn dạy, chỉ bảo về đạo lý của Chúa

Giê­Xu và các thánh tông đối với loài người. Quan điểm về thế giới theo Kitô giáo

là (1) Thiên chúa tạo ra vũ trụ và loài người từ hư không và chỉ tạo trong 6 ngày.

Ngày thứ 7 sau khi hoàn chỉnh công việc Thiên chúa nghỉ nên người ta gọi là ngày

Chủ nhật hay Chúa nhật.Trong Kitô giáo, tín đồ phải có đức tin, tức là phải chấp

nhận những tín điều một cách vô điều kiện và không được dùng phương pháp lý

luận hay kiến thức khoa học để phân tích hay chất vấn. Nói tóm lại, nguyên lý căn

bản của Thiên Chúa giáo là Thiên Chúa là đấng quyền năng sáng tạo ra tất cả nên

loài người phải chịu ơn và báo ơn Thiên Chúa bằng cách tín ngưỡng đạo và tôn thờ

Chúa. (2) Nếu tôn thờ Thiên Chúa thì sau khi chết sẽ được cứu rỗi về Thiên Đàng

vĩnh cửu, nếu không tôn thờ Thiên Chúa thì sẽ bị trừng phạt đời đời dưới Hỏa

Ngục.

Giáo lý của Hồi giáo được ghi toàn bộ trong kinh Cô­ran. (3) Theo Hồi

giáo, Thánh A­la là thượng đế duy nhất là Đấng kiến tạo và điều khiển mọi sự sinh

tồn. Khác với Kitô giáo, (4) Hồi giáo không chấp nhận “tam vị nhất thể”, tức

Thiên chúa 3 ngôi Cha­Con­Thánh Thần. Cũng như Kitô giáo, Hồi giáo có cùng

6

quan điểm về con người có 2 phần thể xác và linh hồn. Thể xác là tạm thời còn

linh hồn là bất tử. Điều này cũng giống hầu hết các tôn giáo khác. Hồi giáo cho

rằng cuộc sống trần gian là ngưỡng cửa để bước vào cuộc sống vĩnh cửu. (5)

Người Hồi giáo phải sống theo giới luật và thực hành 05 cốt đạo: 1. Biểu lộ đức

tin, 2. Cầu nguyện 5 lần/ngày, 3. Chay tịnh tháng Ramadan, 4. Thực hiện bố thí, và

5. Hành hương về thánh địa Mecca.

Nhân sinh quan của Ấn Độ giáo không xem con người là đối tượng mà luôn

đóng vai trò chủ thể đi tìm siêu thoát chính mình. Đối với Ấn Độ giáo, con người

không phải là một triết lý về bản thể hay bản tính con người, nhưng luôn luôn là

triết lý về Đạo. Đạo đây không chỉ là sự tín ngưỡng, nghi lễ hay pháp chế, v.v…

mà là một chân lý nội tại đối với loài người, một chân lý toàn diện của sự hiện hữu

phổ quát, trải rộng từ lòng biển sâu thẳm tuyệt vời tới những miền xa xăm, và tới

cả thế giới vô hình và vô biên nữa. Chẳng hạn một hạt giống chính tự sức lực mầu

nhiệm trong nó khiến cho nó tự giải thoát khỏi sự kiềm hãm của chiếc vỏ cứng để

tiếp cận với thiên nhiên trở thành mầm non, lớn dần qua quá trính hô hấp tiếp nhận

dinh dưỡng phát triển thành cây rồi đơm hoa kết trái. Ấn Độ giáo quan niệm cái

Đạo của nhân loại cũng vậy. Khi vượt ra khỏi giới hạn đã có sẵn để vượt thoát sự

kiềm hãm đó là Đạo giải thoát,(6)thoát khỏi cái “ngã”, cái “tôi” để chứng đắc vô

biên của đại ngã. Do vậy chúng ta có thể thấy rõ tất cả những tư tưởng của Ấn Độ

giáo đều hướng đến huyền bí, nghị lực nhiệm mầu tàng ẩn của tự thân để vươn lên

cái mầu nhiệm cuối cùng của sự hiện hữu, nó không dừng lại ở hình tướng con

người hay thế giới hữu hình mà có thể đạt tới cái nhìn không thấu tới, lời nói hay

tư tưởng không thể diễn tả nên (7) quan niệm con người riêng biệt, tách khỏi cái

toàn thể vũ trụ là điều Ấn Độ không thể chấp nhận cho nên nhân sinh quan của Ấn

7

Độ bao gồm trong vũ trụ quan, mà vũ trụ quan bao gồm trong quan niệm về Ngã,

về Thượng Đế hay là Tuyệt Đối.

Theo quan niệm của Phật giáo, thông thường mỗi con người đề có sẵn một

vũ trụ quan riêng biệt nên sự nhận xét về cuộc sống có khác nhau. Dù quan điểm

có khác nhưng không ngoài hai điểm căn bản đời người khổ hay vui. Khổ, lạc là

tiêu chuẩn, là phạm trù để quán sát con người. Một số các tôn giáo hay luận thuyết

cho rằng cái quan niệm của Phật giáo bi quan khi (8) nhìn nhận thân phận con

người là bèo bọt, là bất tịnh, kiếp sống con người luôn luôn khổ đau do vô thường

gây ra bởi sanh, già, bệnh, chết. Tuy nhiên nếu hiểu thấu suốt thì chúng ta mới

thấy Phật giáo rất lạc quan dám nhận chân cuộc đời, nhìn đau khổ nhưng người

Phật tử vẫn sẵn sàng lăn mình vào dòng đời, vẫn can đảm nhận chịu một cuộc sống

dù dẫy đầy tai ách để tìm sự giải thoát ra khỏi những ràng buộc bi ai hay lạc thú.

Phật giáo nêu lên ưu điểm của con người. Như trong kinh đã dạy:(9)“Con người

có suy tưởng, có quả cảm, có trí tuệ, nên dễ tiến tu.” Đó là điểm đặc thù của loài

người so với các loài động vật khác trong thế giới kham nhẫn (Ta­Bà) này. Chính

vì sự thèm muốn, đam mê, say đắm dẫn con người đến chỗ hưởng được khoái lạc

tức thời nhưng lại khổ lụy trường canh vì sự tham đắm. Rốt cùng tất cả những

dòng tư tưởng thèm thuồng đó đều quy về một mối đó là hệ quả của sự vô minh.

Đức Phật là một Đạo sư chỉ cho muôn loài con đường để giải thoát khỏi sự vô

minh nhưng loài người vẫn là đối tượng chính vì sự tri thức cao hẳn so với mọi

loài. (10)Đức Phật đã từng dạy “Đọa địa ngục quá khổ sở, ngạ quỉ thì đói khát,

súc sanh nhiều ngu si, lên cõi trời đầy đủ dục lạc nên không thể tu được, chỉ có

làm người là đủ điều kiện tiến tu hơn cả”.Đức Phật còn chỉ rõ cho muôn loài nhận

thức rõ ngay cả cõi trời là cảnh giới sung sướng nhưng chính vì sung sướng nên dãi

8

đãi không có phút giây nào nghĩ đến sự tiến tu hoặc bị đọa vào tam ác đạo vì chịu

đau khổ cùng cực nên không còn lúc thảnh thơi để nghĩ đến việc tu hành cầu giải

thoát. Chỉ có cõi người là chiết trung giữa hai cực đoan ấy, nên đủ sức vươn lên.

Đó là giá trị đặc biệt của con người, Phật giáo đã vạch rõ. Phật giáo đã giúp loài

người dám trực diện với sự thật để vượt thoát vòng sanh tử luân hồi, thoát khỏi sự

vô minh. Dù con bè có cũ kỹ, trày trụa, hao mòn nhưng nếu vẫn còn khả năng hữu

dụng, chúng ta vẫn tiếp tục dùng để đưa chúng ta từ bờ bên này sông sang bờ bên

kia trước dòng nước xoáy. Cũng vậy, dù chúng ta biết mang thân này là ô uế, tạm

bợ, nhưng cần phải mượn thân này làm con thuyền qua bờ thanh tịnh, an lạc, giải

thoát. Đó là lý do quan trọng để chúng ta tìm hiểu nhân sinh quan Phật Giáo được

soi sáng dưới đạo lý duyên khởi.

Hiểu Sâu về Nhân Sinh Quan của Đạo Phật

Nhân sinh quan trong Phât Giáo không ra ngoài định luât Vô Thường và Vô

Ngã. Đăc tính hiên tượng giới của nhân sinh quan là do các duyên hợp lại theo luât

nhân quả mà duyên khởi trong pháp giới thì trùng trùng. Tất cả là môt sự liên kết,

liên quan và lê thuôc với nhau. Không một sự vật nào, một bản thể riêng biệt nào

đứng riêng lẻ mà có thể tồn tại vĩnh cửu được. Như chúng ta có nêu lên ở phần trên

là nếu cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sanh thì cái

kia sanh và cái này diệt thì cái kia diệt.

Tác giả Thị Hoa dùng thí dụ giải thích nhân sinh quan rất cụ thể dể hiểu qua

tác phẩm “Vũ trụ quan và nhân sinh quan của Phật giáo” được đăng trên trang

mạng Hoa Linh Thoại như sau: “Phật giáo tin có hiện tại, rồi căn cứ trên hiện tại

9

mà suy diễn rằng có quá khứ và tương lai. Cũng như ánh sáng đèn điện là sự biểu

hiện ra bên ngoài của luồng điện cực vô hình, cũng như thế ấy, con người chỉ là sự

biểu hiện ra ngoài của năng lực vô hình của nghiệp. Bóng đèn điện có thể bể và

ánh sáng có thể tắt, nhưng luồng điện vẫn còn và ánh sáng có thể trở lại khi gắn

vào đó một cái bóng khác. Cũng thế ấy, luồng nghiệp lực vẫn trôi chảy như

thường, không bị tan vỡ của cơ thể vật chất làm xáo trộn. Tâm thức của con người

lâm chung trong hiện tại chấm dứt và khi chấm dứt, tạo duyên cho một tâm thức

mới phát sanh trong kiếp sống kế. Nghiệp quá khứ tạo điều kiện cho kiếp sống

tương lai.”

Trong Phât Giáo, Nhân sinh quan liên quan chăt chẽ với luât Nhân Quả nên

Ngũ Uẩn đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này. Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng

uẩn, hành uẩn và thức uẩn là ngũ uẩn mà Đức Phât giảng thích rất kỹ lưỡng trong

Tứ Diêu Đế cho chúng ta hiểu rõ về sắc thân con người được cấu tạo ra sao? Công

theo là sự phụ thuộc của nghiệp từ kiếp trước. Vì có thiên nghiệp mà được trở lại

sanh làm người. Sự sống của con người không có sự bắt đầu và cũng không có sự

chấm dứt. Nó là môt chuỗi dài tiếp nối nhau của nhân quá khứ, quả hiện tại, nhân

hiện tại, quả vị lai. Vì nghiêp lực mà con người được sanh ra, Cha Mẹ công nghiêp

cung ứng vào phần vât chất cùng tất cả các nhân duyên tạo thành môt nguồn sống

qua bào thai. Với nhân của kiếp trước và hiên tại rồi quả của kiếp hiên tại và tương

lai mà xoay vòng trong sinh tử luân hồi. Không phải tôn giáo nào hoăc nền triết

học nào cũng giải thích Nhân Sinh Quan môt cách vẹn toàn và đích thực. Ngay cả

nền triết học của Ấn Đô, môt nền triết học khá gần và giống với Phât Giáo nhất

cũng không tân cùng vẹn toàn lý giải về vấn đề Sinh nhân quan hoăc giúp cho con

người trên phương diên thấu triêt nguồn côi và giải pháp ra khỏi cái vấn đề phức

10

tạp này. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc Giác Ngô, sau khi chứng ngộ dưới cội

Bồ­đề đã giảng giải về sự kiện chân thực của vạn pháp về vũ trụ và con người đều

tương quan tương duyên với nhau trong mối quan hệ không thể rời nhau. Riêng về

Nhân Sinh Quan, Ngài dạy, con người tốt hay xấu, giàu hay nghèo, ngu tối hay

thông minh và xã hội có mở mang hoặc thoái hóa, nguyên nhân chính vẫn là con

người, con người tự tạo nên mình, cũng chính con người tự hủy diêt lấy mình. Con

người bị trói buộc vào dục vọng như con ngựa bị ràng buộc vào cỗ xe, cứ phải kéo

mãi không bao giờ được cởi bỏ xuống. Nhưng nếu con người biết cách điều khiển

cuộc sống của mình thì mọi việc sẽ tốt đẹp. Trong kinh Hoa Nghiêm có dạy: “Con

người là hơn cả, vì có thể thực hiện mọi sự tốt đẹp ở đời”. Vì bên trong con người

có một đống rác tật xấu và một kho tàng đức hạnh. Trong Kinh Ưu Bà Tắc có dạy:

“Hoàn cảnh con người không quá khổ như địa ngục, không quá vui như thiên

đường và không ngu si như các loài sinh vật”. Tư tưởng, ý chí và viêc làm của con

người quyết định tất cả. Con người vốn hữu có Phật tánh và Phật tánh nơi con

người quyết định gầy dựng hạnh phúc của con người mà không cần van xin ở một

đấng thần linh nào khác; cái vốn trí tuệ, từ bi, bình đẳng, giải thoát và tự chủ nơi

con người sẽ làm chuyển hóa nỗi khổ đau, mê muôi trong cuộc sống và đưa con

người trở về với bản tánh thanh tịnh. Vì chính con người có đủ khả năng, trí tuê và

nghị lực, tự mình làm một hải đảo tự thân để kiến tạo thế giới Tịnh độ ngay giữa

nhân gian này. Đây là môt trong những nét đăc biêt của nhân sinh quan Phật Giáo.

Nhân Sinh Quan Dưới Đạo Lý Duyên Khởi

Khởi nguyên của sự sống con người nó không có sự bắt đầu và sự chấm dứt,

mà là vòng tiếp nối của Hoặc­Nghiệp­Khổ; vòng tròn mười hai nhân duyên được

11

nối tiếp của nhân quá khứ, quả hiện tại, nhân hiện tại, quả vị lai. Tư tưởng, ý chí và

hành động của con người quyết định giá trị và sự sống của con người. Con người

tốt hay xấu, giàu hay nghèo, ngu tối hay thông minh và xã hội có mở mang hoặc

thoái hóa, nguyên nhân chính vẫn là do con người, con người tự tạo nên mình,

cũng chính con người tự tiêu diệt lấy mình. Con người bị trói buộc vào dục vọng

như con ngựa bị ràng buộc vào cỗ xe, cứ phải kéo mãi không bao giờ được yên

nghỉ. 3 Con người có đủ quyền năng lựa chọn giữa điều phải và lẽ quấy, việc tốt và

việc xấu. Con người phải biết làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh của mình. Con

người có thể là bạn lành hoặc là kẻ thù địch của chính mình và cho người khác.

Mục tiêu của Phật Giáo chính là trạng thái toàn giác (Sambodhi); tức là thấu triệt

được thực tướng của chính mình, tự hiểu biết chính mình đúng như thật của các

pháp, đó là tịnh hóa tâm thức khỏi những dục vọng thấp hèn, sự thấy rõ các pháp

do duyên sanh và cũng do duyên diệt. Sự giác ngộ cao siêu này có thể thành đạt

bằng cách nghiêm trì giới luật, trau dồi tâm tuệ giác và khai triển trí tuệ hoàn hảo.

Như vậy đặc tính chung của hiện tượng giới (nhân sinh quan và vũ trụ quan) đều

do các duyên tụ hội theo luật nhân duyên quả mà không có một bản thể riêng biệt

tồn tại vĩnh cửu, nên vũ trụ và nhân sinh đều có chung tánh chất: vô thường, vô

ngã. Người học Phật chúng ta nhìn nhận sự vật đúng như bản chất của chúng thì

mới mong đoạn trừ khổ đau, giải thoát an vui trong hiện tại và tự nơi cá nhân mỗi

người ý thức rằng: “Hành động được phát xuất từ ba nghiệp:thân, khẩu, ý sẽ định

hướng cho cuộc sống thiện ác của mình”.

Hiểu Về Giáo Lý Duyên Khởi

Khi nói về Giáo Lý Duyên Khởi ­ “nhân” là yếu tố quyết định, điều kiện

12

chính làm sinh khởi, có mặt của một hiện hữu. Nhân là năng lực tác động. Duyên

là điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ, tác động làm cho nhân sinh khởi và hình thành. Nhân

duyên trong mười hai nhân duyên hàm ý nghĩa "nhân duyên khởi": sự nương tựa

vào nhau mà sinh khởi, sự tùy thuộc phát sinh. Giáo lý duyên khởi giải thích nguồn

gốc của vòng sanh tử luân hồi là do vô minh tạo nghiệp mê lầm rồi cảm ra quả báo

khổ đau. 4 Để cắt đứt con đường luân hồi, hành giả phải đoạn diệt được một trong

mười hai chi phần nhân duyên. Mười hai nhân duyên, hay duyên khởi, là một giáo

lý rất đặc thù, là cốt lõi của nhân sinh quan Phật Giáo, được đề cập nhất quán trong

tất cả các kinh điển. Nhận thức rõ về giáo lý mười hai nhân duyên sẽ giúp người

học Phật hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác như nghiệp, luân hồi, tái sinh, nhân

quả... đồng thời gợi mở một hướng sống tích cực cho mỗi cá nhân trong cuộc sống

hằng ngày.

Mười Hai Nhân Duyên

Mọi thứ đến và đi do nhân duyên. Mười hai nhân duyên liệt kê mười hai

yếu tố để giải thích làm sao mà vô minh gây ra tuổi già, bệnh tật và cái chết, những

cốt lõi của khổ đau. Mười hai nhân duyên cũng còn được gọi là duyên khởihay

duyên sinh. Duyên khởi, tiếng Phạn là “Pratīya­samutpāda”. Pratīya là sự hướng

đến, nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này. Hán văn dịch

Pratīya là duyên và Anh văn dịch là Condition. Samutpāda có nghĩa là cùng sanh

khởi. Vậy, Pratīya­samutpāda có nghĩa là các duyên cùng hỗ trợ, cùng lệ thuộc

nhau và cùng sinh khởi, nên gọi là duyên khởi. Duyên khởi, tiếng Pali là

Paticcasamuppāda. Paticca là duyên hay điều kiện, phụ thuộc. Ở trong mười hai

chi duyên khởi, thì Paticca có nghĩa là tổng hợp và hỗ trợ các chi phần phụ thuộc

13

nhau để khởi sinh quả. Samuppāda, sam có nghĩa là cùng và uppāda là khởi.

Samuppāda, có nghĩa là cùng sanh khởi. Vậy, paticcasamuppāda có nghĩa là do

duyên hỗ trợ cùng sinh khởi, nên gọi là duyên khởi.

Trong Kinh Tiểu Bộ, Đức Phật dạy: “Do cái này có mặt, cái kia có mặt; do

cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này sinh, cái kia sinh; do cái

này diệt, cái kia diệt.” Đối với con người thì Đức Phật dạy về giáo lý mười hai

nhân duyên, tức là nhân duyên khởi. Chi phần trước vừa là nhân mà cũng vừa là

duyên cho chi phần sau tạo ra chuỗi móc xích không có đầu mối và chung cuộc.

Nhân là yếu tố phát sinh trong đó điều kiện hỗ trợ là duyên tác động phát khởi gọi

là nhân duyên khởi. Giáo lý mười hai nhân duyên là mối tương hệ phức tạp giải

thích sự hiện hữu hình thành của con người hay toàn bộ khổ uẩn tập khởi.

Mười hai nhân duyên bắt đầu từ vô minh và kết thúc với tuổi già và cái chết,

với mười mắc xích khác ở giữa. 5 Vô minh là nhân duyên đầu tiên. Vô minh khiến

tâm trí ta mất đi bản chất thanh tịnh chân thực của nó; vô minh khiến tâm trí ta

vọng động; sự vọng động tâm trí (hành) là nhân duyên thứ hai. Tâm vọng động tạo

nên ý thức (thức), nhân duyên thứ ba. Thức nhìn thế giới hình dáng và đặt tên cho

các hình dáng, đó là nhân duyên thứ tư (danh sắc ­ tên và hình ). Thế giới danh sắc

xâm nhập vào cơ thể và tâm trí chúng ta qua sáu lối vào (lục nhâp ), đó là nhân

duyên thứ năm. Lục nhâp sinh ra tiếp xúc với cơ thể và tâm trí chúng ta; tiếp xúc

(xúc ) là nhân duyên thứ sáu. Tiếp xúc mang đến cảm giác, cảm thọ (thọ ), nhân

duyên thứ bảy. Cảm giác (thọ ) khiến chúng ta sinh ham muốn (ái ), nhân duyên thứ

tám. Ham muốn (ái) làm ta muốn nắm giữ (thủ ), nhân duyên thứ chín. Nắm giữ

(thủ ) mang đến chiếm hữu (hữu ), nhân duyên thứ mười. Ham muốn, nắm giữ và

14

chiếm hữu (ái, thủ, hữu ) được cho là những yếu tố mang nghiệp lực của luân hồi

(the karmic force of samsara); khi chết, nghiệp lực luân hồi sẽ đưa chúng sanh trở

về tái sinh, vì thế sau hữu là sinh, nhân duyên thứ mười một. Và tất nhiên, sinh

mang đến tuổi già, bệnh tật và cái chết, và tất cả mọi đau khổ, nhân duyên thứ

mười hai. Cách giải thích thông thường về Thâp Nhị Nhân Duyên thường liên

quan đến khái niệm luân hồi và tái sinh. Tuy nhiên, cũng có cách giải thích

sinh­tâm­lý­học rằng ái dục, thủ đắc và chiếm hữu khiến chúng ta, trong mỗi giây

phút hằng ngày, liên tục chết đi và tái sinh trong khổ đau tâm trí. Vì thế, vô minh là

nguyên nhân cốt lõi gây nên khổ đau. Vô minh khởi đầu chuỗi nhân duyên mà cuối

cùng gây nên khổ đau. Nếu chúng ta xóa tan được vô minh, chúng ta sẽ xóa tan

được tái sinh, già, chết và đau khổ.

Vô Minh là không biết chân lý, không biết con đường đi đến giải thoát tất cả

khổ đau trong ba cõi, sáu đường. Chân lý ở đây là Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên.

Vô minh là không biết khổ, không biết nguyên nhân của khổ, không biết khổ diệt,

không biết con đường đưa đến khổ diệt. Không biết quá khứ, vị lai, không biết

Duyên Khởi và các pháp Duyên Khởi. Hành là động cơ tạo nghiệp thuộc về tư tâm

sở. Do vô minh mà có hành. Vì không sáng suốt cho nên tạo các nghiệp bất thiện

làm nhân tái sinh trong ba cõi. Hành có ba loại: thân hành, khẩu hành và ý hành.

Trong ba hành trên, ý hành có vai trò quan trọng hàng đầu và chi phối hai hành còn

lại như kinh Pháp Cú Phật dạy: “Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ ý tạo tác...”.

Thức: tức là nhận thức, phân biệt. Có sáu thức: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức,

Thiệt thức, Thân thức và Ý thức. Thức có vai trò nhận thức, phân biệt các pháp.

Ngoài ra thức còn làm nhiệm vụ thức tái sinh, nó làm động lực chuyển tiếp từ đời

sống nầy sang đời sống kế còn gọi là thức tái sinh hay kiết sinh thức. Thức vừa làm

15

động cơ tái sinh vừa mang những tập khí của vô minh, của hành trong quá khứ và

biểu hiện nó trong đời hiện tại. Danh sắc: Danh là phần tâm lý gồm Thọ, Tưởng,

Hành, Thức. Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư. Sắc là phần vật chất, gồm có Tứ Đại và

Tứ Đại Sở Tạo. Danh sắc là sự kết hợp giữa tinh thần và vật chất để hình thành

một chúng sinh. Danh sắc có ý nghĩa duyên sinh đặc biệt giữa hai yếu tố vật chất

và tinh thần. Trong 12 nhân duyên, Danh Sắc hàm chứa sự hiện hữu sơ khai của

một sinh mạng. Đồng thời Danh Sắc còn bao hàm cả mọi hoạt động của các chi

phần duyên khởi còn lại hay toàn bộ đời sống của một chúng sinh. Lục Nhập là sáu

cánh cửa tiếp nhận thế giới bên ngoài: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân và Ý căn. Sáu

cơ quan nầy tiếp nhận sáu Trần: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Như Nhãn căn

ghi nhận hình ảnh, Nhĩ căn tiếp nhận âm thanh, v.v… Trong sáu căn, 5 căn đầu

tiếp nhận một lĩnh vực riêng, còn ý căn có thể dung nhiếp các đối tượng của 5 trần

còn lại. Xúc là sự xúc chạm của các cơ quan cảm giác với các trần cảnh. Xúc là sự

kết hợp giữa hai yếu tố vật chất và tinh thần. Căn và Trần là phần vật chất. Tinh

thần gồm thức và các yếu tố tâm lý khác. Phật dạy phải có đủ ba điều kiện thì xúc

mới sinh khởi: “Do duyên con mắt và các sắc, Nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ hội

nên xúc khởi”. Duyên theo sáu căn nên có sáu xúc là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân,

Ý. Thọ là cảm giác, cảm thọ. Thọ do xúc sinh. Khi các giác quan tiếp xúc với các

trần cảnh thì sinh cảm thọ. Thọ thuộc về yếu tố tâm lý. Do sáu xúc nên có sáu thọ

là Nhãn thọ, Nhĩ thọ, v.v... Còn nếu chia theo cảm giác thì có ba thọ: khổ thọ, lạc

thọ, bất khổ bất lạc thọ. Ngoài ra thọ cũng có thể phân làm 5 là khổ thọ, lạc thọ, xả

thọ, hỷ thọ và ưu thọ. Trong năm thọ trên, ba thọ đầu thuộc về thân, hai thọ sau

thuộc về tâm. Ái là sự ưa thích, say mê, đắm nhiễm các đối tượng do sáu trần

mang lại. Ái phát sinh từ các cảm thọ. Các cảm thọ vui, khả ái, khả lạc, khả hỷ

thường làm sinh khởi tâm ái. Căn cứ vào sáu trần mà có sáu ái như Sắc ái, Thinh

16

ái, Hương ái, Vị ái, Xúc ái, Pháp ái. Tâm ái bao trùm cả ba cõi Dục giới, Sắc giới

và Vô Sắc giới. Sự ưa thích 5 trần ở cõi người hoặc cõi trời Dục giới gọi là dục ái,

đắm nhiễm các thiền chứng của cõi trời Sắc giới là Sắc ái, còn ở Vô Sắc Giới là Vô

Sắc ái. Thủ là tâm bám chặt, nắm giữ đối tượng ưa thích. Thủ giống như hình ảnh

của một người ôm khư khư một vật không chịu buông bỏ. Thủ có hai hình thức

được chia làm bốn loại. Thủ do ưa thích các dục gọi là Dục thủ; Thủ do bám chấp

các lý thuyết sai lầm như Ngã luận thủ, Kiến thủ, Giới cấm thủ. Thủ là tâm ái đã

được huân tập rất kiên cố đến nỗi tạo thành một sức mạnh lôi kéo chúng sinh vào

cảnh giới tương ứng. Hữu là do duyên Thủ mà có Hữu. Hữu là quá trình tích lũy,

thu thập nghiệp lực để hình thành kiếp sống tương lai. Hữu cũng chính là nghiệp

đưa đến tái sinh và hình thành các quả dị thục khổ vui của chúng sinh. Thế nên

Hữu có hai loại Nghiệp hữu và Sinh hữu. Nghiệp hữu tích lũy nghiệp đưa đến kết

quả khổ vui, còn Sinh hữu quyết định cảnh giới tái sinh trong tương lai. Nói đến

Hữu thì gồm cả hai loại Nghiệp hữu và Sinh hữu. Ngoài ra, tùy theo khuynh hướng

tạo nghiệp mà hữu chia ra làm ba thứ Dục hữu, Sắc hữu và Vô Sắc hữu. Sinh là do

có Hữu nên có Sinh. Một khi đã tạo nghiệp hữu nhất định phải bị nghiệp lôi kéo

vào vòng sinh tử luân hồi. Chúng sinh chết rồi theo nghiệp tái sinh trong tam giới

lục đạo gọi là sinh. Sinh là sự hình thành một đời sống mới, sự tạo thành thân năm

uẩn, sự xuất hiện hợp thể danh sắc. Từ sự khởi đầu của sinh mà con người phải

chịu những quả khổ vui trong đời sống hiện tại, đồng thời tiếp tục tạo các nhân

sinh tử ở tương lai. Do có sinh nên có già chết (lão tử), bất cứ ai một khi có sinh

nhất định phải có ngày chung cuộc. Già là trạng thái suy thoái của cơ thể biểu hiện

qua các tướng trạng như da nhăn, má hóp, răng rụng, mắt mờ, tai điếc, v.v... Tuy

nhiên không phải ai cũng trải qua giai đoạn già. Có người chết còn rất trẻ và có thể

chết bất cứ lúc nào. Thế nên chết là một điều chắc chắn. Cái chết đưa đến sự tan rã,

17

hoại diệt thân năm uẩn, sự chấm dứt đời sống, sự phân ly hợp thể danh sắc. Nhưng

chết không phải là hết, nó chỉ chấm dứt thân ngũ ấm hiện tại và khởi đầu cho một

sự sống mới.

Vận Hành Của Lý Duyên Khởi

Để hiểu rõ sự vận hành của Giáo Lý Duyên Khởi, chúng ta nên tìm hiểu ý

nghĩa của từng chi phần trong mười hai nhân duyên, còn gọi là sự vận hành của

duyên khởi. Nếu không có sinh thì khổ đau sẽ không có mặt. Không có hữu thì

không có sinh. Không có thủ thì không có hữu. Không có ái thì không có thủ.

Không có thọ thì không có ái. Không có xúc thì không có thọ. Không có lục nhập

thì không có xúc. Không có danh sắc thì không có lục nhập. Không có hành thì

không có danh sắc. Không có vô minh thì không có hành. Vô minh làm điều kiện

cho hành sinh khởi, hành làm điều kiện cho thức sinh khởi, thức làm điều kiện cho

danh sắc sinh khởi, danh sắc làm điều kiện cho sáu nhập sinh khởi, sáu nhập làm

điều kiện cho xúc sinh khởi, xúc làm điều kiện cho thọ sinh khởi, thọ làm điều kiện

cho ái sinh khởi, ái làm điều kiện cho thủ sinh khởi, thủ làm điều kiện cho hữu sinh

khởi, hữu làm điều kiện cho sanh sinh khởi, sanh làm điều kiện cho già chết sầu bi

khổ não sinh khởi. Như vậy có sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn ấy.

Vô minh là không hiểu rõ các pháp hữu vi là vô thường vô ngã, chấp các giả

tướng làm tự ngã, sanh khởi lên tham sân si; không nhận thức đúng về Tứ Diệu Đế,

sự thật về khổ, sự thật về nguyên nhân của khổ, sự thật về sự diệt khổ, sự thật về

con đường dẫn tới sự diệt khổ; không có sự nhận thức như thật mà mê mờ trong

18

thực tại ảo, tất cả khổ đau đều phát xuất từ vô minh. Hành là sự hoạt động bất thiện

của thân hành, khẩu hành, ý hành. Do vô minh làm nhân thúc đẩy mọi hành động

bất thiện, tạo nghiệp bất thiện, dắt dẫn bởi tham ái mà ta có mặt trong thế gian này.

Duyên vào hành mà thức sanh khởi, bắt đầu của kiếp sống hiện tại bởi kiếp

sanh thức nối liền kiếp sống quá khứ và hiện tại. Do duyên thức mà danh sắc hiện

hữu hay sự có mặt của thân và tâm. Danh thuộc lãnh vực tinh thần, sắc thuộc lãnh

vực vật chất. Tùy thuộc vào danh sắc mà lục nhập sanh khởi. Do lục nhập mà xúc

sanh khởi, sự giao tiếp của chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức, sáu thức

sanh khởi. Chính tiến trình này đưa con người từ kiếp sống này sang kiếp sống

khác. Sự giao tiếp dẫn đến ba phạm trù cảm thọ: lạc thọ, khổ thọ và xả thọ (cảm

thọ trung tính). Do duyên thọ mà ái sanh khởi, sự ham muốn với những đối tượng

nhận thức, gồm dục ái, sắc ái và vô sắc ái, chính là động lực làm cho bánh xe luân

hồi vận chuyển. Duyên vào ái mà thủ phát khởi, tiếp tục lưu chuyển trong vòng

sanh tử luân hồi. Thủ là sự nắm giữ, sự vướng mắc gồm có dục thủ, kiến thủ, giới

cấm thủ, ngã luận thủ. Vì vậy, nơi nào có ái, nơi ấy có sự chấp thủ của tự ngã.

Duyên vào thủ, hữu sanh khởi gồm có dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu làm nhân cho

sự tái sanh trong tương lai. Hữu có hai phương diện nghiệp hữu tức hành động tích

lũy của dị thục quả và sanh hữu là dị thục quả hướng đến tái sanh trong tương lai.

Duyên hữu sinh sanh khởi, là sự hiện hữu của năm uẩn, sự khởi đầu của một kiếp

sống mới do ái, thủ, hữu làm động cơ thúc đẩy đưa đến sự sanh trong tương lai.

Duyên sinh lão tử sanh khởi, chỉ cho sự suy thoái các căn gọi là lão, sự hoại diệt

các uẩn gọi là tử. Trong mối quan hệ hỗ tương giữa các chi phần nhân duyên,

chúng ta có thể kết luận: Khi một chi phần nhân duyên hiện hữu thì mười một chi

phần còn lại cũng hiện hữu, khi một chi phần nhân duyên đoạn diệt thì mười một

19

chi phần còn lại cũng đoạn diệt. Khi nguyên nhân được đoạn trừ thì quả không còn

hiện hữu. Với sự đoạn trừ vô minh hành được chấm dứt, với sự chấm dứt của hành,

thức được chấm dứt… cuối cùng dẫn đến sự chấm dứt của sanh già bệnh chết. Khi

nguyên nhân hiện hữu thì quả hiện hữu, với sự phát sanh của nhân thì quả phát

sanh. Đó là quá trình sanh khởi của khổ đau. Điểm khởi đầu từ chi thứ nhất là vô

minh và chi thứ 12 là lão tử. Lão tử là trạng thái khổ đau nhất của đời người, cho

nên lấy lão tử làm chi cuối cùng, biểu thị cho trạng thái tâm lý khổ đau. Như vậy,

vô minh là nhân của khổ. Đây là quan điểm chung nhất của Phật Giáo. Xuyên qua

quá trình này, nó gợi ý cho chúng ta thấy, muốn chấm dứt sự khổ đau đó thì chỉ có

một con đường duy nhất là diệt trừ cái nhân vô minh. Nếu như đạo Phật có đề cập,

chúng sinh có tám muôn bốn ngàn phiền não, do vậy Phật Pháp cũng có tám muôn

bốn ngàn pháp môn tu tập. Phương pháp thì có rất nhiều, nhưng điểm chung nhất

vẫn là tập trung diệt trừ vô minh. Sự vận hành của mười hai nhân duyên không chỉ

đơn giản là tiến trình hình thành một sinh mạng (từ ý niệm tối sơ về hiện hữu đến

hơi thở cuối cùng), mà sự vận hành của nó nói lên căn nguyên có mặt của con

người và cuộc đời, nó không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Bao giờ tham

ái, chấp thủ hoặc vô minh chưa được đoạn tận thì con người vẫn bị chi phối bởi sự

vận hành của mười hai nhân duyên ­ nghĩa là vẫn luẩn quẩn trong luân hồi, khổ

đau bất tận ­ khi mười hai nhân duyên đoạn diệt, đồng nghĩa với toàn bộ khổ uẩn

đoạn diệt.

Giáo Lý Duyên Khởi ngoài việc giúp cho chúng ta có một tầm nhìn rộng lớn

bao quát về thế giới vạn vật vận động theo quy luật duyên sinh, vô thường, vô ngã;

còn có giá trị rất trọng đại trong việc nhận thức tình trạng tồn tại của con người.

Giáo lý duyên khởi cho biết lý do vì sao chúng ta có thân năm uẩn với những hệ

20

lụy phiền não, phải cộng hành với sự vô thường, luân chuyển tái sinh đầy đau khổ.

Đó là do 12 chi phần duyên khởi luân chuyển không ngừng từ đời này qua đời

khác. Động cơ của duyên khởi đưa đến khổ đau không ngoài hai món vô minh và

tham ái. Ngày nào còn vô minh, tham ái thì 12 chi phần duyên khởi tiếp tục vận

hành, con người còn tiếp tục khổ đau. Muốn chấm dứt tình trạng trên thì phải dừng

ngay động cơ của nó. Nghĩa là phải tu tập chấm dứt vô minh và tham ái. Bởi thế

giác ngộ giáo lý duyên khởi cũng đồng nghĩa với việc biết cách ra khỏi vòng luân

hồi, sinh tử, khổ đau.

Đạo Lý Duyên Khởi bao quát bốn tiết đoạn, gồm quá khứ, hiện tại, vị lai:

Aticca kamma bhava: nghiệp quá khứ gồm những hành động trong quá khứ và

thuộc về vô minh và hành. Sự thật vô minh và hành này bao trùm cả ái, thủ và hữu.

Paccupanna vipàka bhava: quả hiện tại gồm những quả hiện tại do nghiệp đời

trước phát sinh, tức là thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ.

Paccuppanna kamma bhava: nghiệp hiện tại gồm những hành động trong hiện tại

và những hành động này sẽ phát sinh quả trong đời sau. Nghiệp hiện tại gồm ái,

thủ và hữu. Sự thật chúng bao gồm cả vô minh, và hành.

Anàgata vipàka bhava:quả vị lai ­ kết quả trong đời sau do những nghiệp hiện tại.

Những kết quả này tức là sanh và già chết. Sự thật sanh già chết này bao trùm cả

thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ. Bốn tiết đoạn này, một thuộc quá khứ, hai

thuộc hiện tại và một thuộc vị lai. Trong 12 pháp hình thành định lý duyên khởi, vô

minh và ái được xem là gốc rễ. Chỉ khi nào hai gốc rễ này được trừ diệt, bánh xe

sanh tử luân hồi mới có thể dừng lại được.

Nhận thức về duyên khởi qua ý nghĩa tôn giáo và ý nghĩa triết học là những

21

quan niệm, tư tưởng, thái độ của một cá nhân hay một nhóm người siêu việt. Triết

học có nghĩa là đi tìm chân lý bằng cách phân tích sự vật. Triết học là một nỗ lực

nghiên cứu cái căn bản, cái tổng quát của các vấn đề để đi tới chỗ tận cùng, đến

chỗ không thể nào tiến thêm được nữa, đến cái nền tảng của vấn đề. Triết học của

tôn giáo là sự nghiên cứu có tính triết lý về ý nghĩa và bản chất của tôn giáo; bao

gồm những sự phân tích các quan niệm, niềm tin tôn giáo cùng với những điều

luật, những lập luận và những điều thực hành của truyền thống tôn giáo. Nghiên

cứu triết học nhằm giúp ta phán đoán và đi tìm chân lý, đi tìm sự thật. Nếu hiểu

triết học là sự yêu mến trí tuệ giác ngộ thì Phật Giáo là một triết học, bởi vì Phật

Giáo đã hướng dẫn ta nhận thức sáng suốt về các hành động và tư tưởng của ta;

giúp ta phát triển trí tuệ giác ngộ, sự hiểu biết chân lý. Hầu hết người ta cho rằng

Phật Giáo như một tôn giáo. Tuy nhiên, Phật Giáo có một truyền thống phát triển

cao của tư tưởng triết học dựa trên các nguyên tắc của nhân và quả và được biểu

hiện trong nguyên lý duyên khởi. Tất cả sự phát sinh xuyên qua sự hợp tác của

nhiều nguyên nhân và điều kiện. Sự hiểu biết về các nguyên tắc duyên khởi hàm

chứa ý nghĩa tôn giáo và triết học. Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý duyên khởi nhấn

mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp ­ giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự

tồn tại của con người và thế giới.

Về mặt tích cực của Phật Giáo Đại Thừa, lý duyên khởi làm căn bản cho

giáo lý thuyên chuyển công đức, theo đây mỗi người chia sẻ lợi ích của hành động

tốt với những người khác. Phương pháp triết học với giáo pháp duyên khởi còn

được gọi là 12 mắc xích liên kết nhân quả. Những mắc xích này phân tích sự tồn

tại của con người hoặc muôn loài như là kết quả của một quá trình bằng 12 khía

cạnh, mô tả sự hình thành của một cuộc sống. Quan điểm này rất là quan trọng bởi

22

vì nó cung cấp một sự hiểu biết của tiến trình sống và tái sinh hay luân chuyển,

cung cấp nền móng cho các giá trị và sự quyết định bằng sự hiểu biết các điều kiện

khác nhau liên quan đến mạch nguồn sự sống. Tất cả mọi thứ đều trải qua một quá

trình thay đổi, rõ ràng nhất trong cuộc sống của chính chúng ta. Bởi vì mọi thứ đã

không có giá trị thiết yếu, sự mong muốn và bám víu của chúng ta gây cho chúng

ta nhiều đau đớn khi chúng ta gặp phải một cái gì đó mà chúng ta không thích hoặc

mất một cái gì đó chúng ta quý báu. Sự hiểu biết về bản chất thay đổi sẽ hỗ trợ

chúng ta trong việc xây dựng đời sống tinh thần.

ỨNG DỤNG

Quan Niệm Truyền Thống

Tư duy người Phật tử Việt nam với Nhân sinh quan Phật Giáo truyền thống

thì như thế nào? Theo thống kê trên mạng internet, hiện nay số người theo Phật

giáo tại Việt Nam chiếm khoảng 16% dân số. Thì như vậy 16% trên là những

người đã quy y hay chỉ là đến chùa cầu phước, cầu may hay mê tín, v.v..? Cho dù

là gì đi nữa thì người Phật tử Việt đều có sự hiểu biết về quan niệm sống rất căn

bản của Phật giáo là đạo nói sự thật, đạo của trí tuệ, từ bi và tự do. Trong phần Phật

Giáo nói sự thật, ở đây không đi sâu vào "Bốn sự thật" (Tứ diệu đế), là bài pháp

đầu tiên sau khi đức Phật thành đạo; mà xin được nói lên về lý Vô thường, lý Nhân

quả và lý Nhân Duyên. Theo Lý Vô thường, Kinh phật thường nhắc nhở chúng ta

về “vạn vật trên thế gian là vô thường". Tất cả chúng sanh từ con người đến muôn

vật luôn biến chuyển mãi không ngừng nghỉ. Ngay cả sự sống và chết cũng luôn

23

xảy ra trong từng hơi thở. Nếu chúng ta quan sát cơ thể mình, chúng ta có thể nhận

thấy rằng cái sinh và cái diệt đang diễn ra cùng lúc và liên tục. Trong từng sát na,

hàng ngàn tế bào trong cơ thể đang chết và cũng trong giây phút ấy hàng ngàn tế

bào mới được sinh ra. Với con người và vật đây là 4 tướng "Sanh, lão, bệnh, tử",

loài thực vật thì "Sanh, trụ, dị, diệt", ngay cả các khoáng chất và vật thể cũng

không thoát khỏi sự biến đổi "Thành, Trụ, hoại, không". Hiểu được lý Vô thường

sẽ giúp chúng ta thản nhiên, và không sợ hãi trước biến đổi của sanh, diệt, còn,

mất. Theo Lý Nhân Quả, để chứng được đạo giải thoát đức Phật đã phải trải qua

nhiều hy sinh, gian nan, thử thách, và với lòng quyết tâm mong cầu đạt đạo để cứu

giúp mình và chúng sanh. Sau 6 năm khổ hạnh rừng già, 49 ngày tọa thiền, ngài đã

đạt được đạo mong cầu viên mãn. Qua đó cho chúng ta thấy ngài đã gieo nhân lành

qua sự kiên trì tu đạo để đạt được quả giải thoát viên mãn. Theo Phật giáo, chúng

sanh gieo nhân gì sẽ được quả đó. Đúng như vậy, vạn vật trên thế gian không phải

do một đấng tạo hóa, hay một đấng bề trên nào đó tự nhiên ban cho chúng ta một

thân thể tốt lành, một cuộc sống thành công, sang giàu hay thất bại, nghèo khổ, mà

tất cả điều đó do chính chúng ta tự chủ mà quyết định lấy. Đây là sự thật của lý

Nhân quả. Hiểu và thực tập được lý Nhân quả, sẽ giúp chúng ta chánh niệm từ ý

nghĩ, lời nói, và hành động của chúng ta. Vì sự thật rõ ràng nếu chúng ta có ý nghĩ

xấu, lời nói ác, và hành động tội lỗi thì kết quả gieo nhân đau khổ thì trước sau gì

cũng được quả khổ đau. Trái lại với ý nghĩ tốt, lời nói lành, hành động thiện là gieo

nhân vui, bình an thì quả vui và an lạc sẽ đến. Theo Lý Nhân Duyên, người đời

mắc một cái tật rất thông thường là khi thất bại, hay gặp vấn đề khó khăn thường

kêu "Trời" hay đổ lỗi cho trời. Một vài tôn giáo khác cũng tin tưởng vào một đấng

tối cao hay một vị thần linh nào đó tạo ra và sắp đặt cho họ. Tuy nhiên với lý Nhân

Duyên đã cho chúng ta thấy rõ sự thật về tính duyên hợp, vô ngã của vạn vật. Cái

24

thân này do tứ đại hợp thành "đất, nước, gió, lửa" hay ngũ uẩn ( sắc, thọ, tưởng,

hành, thức ) hợp thành. Ngày nay với khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được

tất cả sự vật đều do duyên hợp mà thành. Ví dụ: Nước là sự kết hợp bởi oxygen và

hydro mà ra, ngay cả trái đất tươi đẹp cũng tự do duyên hợp từ sức nóng của hệ

mặt trời, mây bụi và khí lớn (hyđrô và heli) mà tạo thành trái đất. Đã là nhân duyên

thì mọi hình tướng đều không có thực thể, không cố định cho nên Phật dạy "Sắc

tức là không, không tức là sắc". Hiểu và thực tập lý Nhân duyên, để giúp chúng ta

thấy sự liên đới, ràng buộc giữa người với người, người với muôn vật rất mật thiết,

không ai có thể tách rời mình với mọi người và mình với muôn vật để từ đó phải

kính trọng, thương yêu, gìn giữ cho nhau. Bên cạnh những sự thật trên, đạo Phật

xem trọng trí huệ và từ bi, vì trí huệ như một ngọn đuốc soi sáng khiến chúng ta

thấy được chân lý của cuộc đời. Nhờ ngọn đuốc trí tuệ soi đường mà người tự thoát

khỏi vô mình cái gốc của khổ đau. Từ bi là tình thương mà người đời cần nhất vì

nó không có bản ngã, không có điều kiện, không gây khổ đau. Lòng từ bi được

thực hành qua việc giữ giới luật, đơn giản là năm giới, để rồi từ đó phát triển tâm

hạnh bố thí để giúp đỡ mọi người và làm lợi ích cho chúng sinh. Do đó trong đạo

Phật trí huệ và từ bi luôn luôn phải song đôi, phải cân bằng với nhau. Có từ bi mà

không có trí huệ là từ bi mù quáng, ngược lại có trí huệ mà thiếu tình thương thì trí

huệ đó cũng dẫn đến bại hoại cho mình và cho chúng sinh. Quan niệm sống trong

Phật giáo trải qua hơn hai ngàn năm trăm năm kể từ ngày đức Phật nhập diệt đến

nay vẫn phát triển và lan rộng khắp nơi. Nếu người Phật tử thực tập sống một đời

sống đơn giản, sống trọn vẹn với năm giới, hiểu rõ các sự thật của lý duyên khởi,

trau dồi trí huệ, và nuôi dưỡng tâm từ bi sẽ mang đến cho chúng ta sự Tự do, Tự

tại, và an vui trong trong từng hơi thở, đây chính là giác ngộ. "Ta là Phật đã thành,

chúng sanh là Phật sẽ thành".

25

Quan Niệm Hiện Đại

Thế còn người Phật tử Việt nam với Nhân Sinh Quan Phật Giáo qua Cái

nhìn hiện đại thì sao? Trải qua bao nhiêu khó nhọc trong bước đường tu hành khổ

hạnh, vượt qua biết bao thử thách cam go và với những chướng ngại trên con

đường tìm đạo. Cuối cùng Đức Phật đã giác ngộ, giác ngộ được nguyên nhân gây

ra đau khổ, giác ngộ tìm được con đường thoát khổ, giác ngộ được thực tướng của

các pháp: Khổ, Không, Vô ngã, Vô thường. “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một

mai tôi về làm cát bụi...”(Trịnh Công Sơn ). Theo chiều rộng của không gian và

chiều dài của thời gian thì giáo lý hay chân lý của Phật giáo có tính cách bất biến,

nhưng văn hóa hay nếp sống theo đạo Phật nói chung và những hình thái sinh hoạt

vật chất cũng như tinh thần nói riêng đã tùy duyên tùy thời mà thay đổi để thích

nghi với hoàn cảnh và môi trường sống. Hoàn cảnh và khuynh hướng của con

người trong cuộc đời, mỗi người mỗi khác nên quan niệm hay cái nhìn về cuộc

sống có thể không giống nhau, nhưng dường như ẩn sâu trong tiềm thức, trong tư

duy hay trong những ý nghĩ của mỗi người vẫn có ít nhiều những ý niệm chung về

những nỗi vui và khổ của cuộc đời đang sống. Cho dù nhìn từ khía cạnh nào trong

cuộc sống của con người thì chúng ta chỉ thấy có hai mặt Khổ và Vui. Do đó vấn

đề đặt ra ở đây không phải là để thấy để biết mà là tìm hiểu sâu xa hơn thực tế của

cuộc sống, nhất là cuộc sống hiện đại thực sự như thế nào, để chúng ta có một cách

sống tương ứng. Đời sống con người hiện nay có nhiều thay đổi, dựa vào những

tiến bộ vượt bậc của khoa học và kỹ thuật. Con người vì bản năng sinh tồn tất

nhiên cũng phải thay đổi quan niệm sống của mình cho thích hợp với xã hội hiện

đại. Theo cái nhìn khách quan thì đối với việc tăng thêm giá trị của nền văn hóa

26

hiện đại, nền văn minh vật chất đã có những cống hiến tốt đẹp và thiết thực cho đời

sống con người mà còn là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Thí dụ

như những phát minh của khoa học và kỹ thuật là những máy móc điện tử hiện nay

đang chi phối mọi sinh hoạt của con người trong các lãnh vực như giáo dục, y tế,

truyền thông, di chuyển, giải trí, v.v... nhờ vậy mà trong những thập niên gần đây

cuộc sống của con người chúng ta được thoải mái hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên

tính đến nay, tuy nền văn minh vật chất phát triển rất nhanh, nhưng nỗi khổ của

con người ở khắp nơi vẫn tồn tại và có chiều hướng gia tăng hơn. Phải chăng nền

văn hóa hiện đại quá thiên về vật chất và hưởng thụ cá nhân, nên các vấn nạn của

con người trong cuộc sống vẫn chưa được giải quyết? Nếu nói đến lòng tham vọng

hay tham dục của con người thì vốn vô tận và để thỏa mãn những nhu cầu, con

người không ngừng gây ra những tội ác lớn nhỏ, khiến cho cuộc sống chung không

ổn định và bất an. Đó là những mối nhân họa do con người tự gây ra cho chính

mình và làm cho đời sống mất đi sự trong sáng và dần dần quên đi những giá trị về

văn hóa và luân lý, đạo đức. Phật giáo cho rằng đời là bể khổ, nhưng một mặt khác

đứng trên lập trường tôn giáo và đạo đức lại thừa nhận cuộc đời có một ý nghĩa rất

sâu xa và Phật giáo cũng quan niệm rằng: Con người được sinh ra đời là do những

cơ duyên. Bởi vậy, theo nhân sinh quan của Phật giáo con người được sinh ra trong

một thế giới nhiều khổ đau, cuộc sống có giá trị và có ý nghĩa hơn là sinh ra trong

một thế giới đầy hoan lạc; vì nơi nào có nhiều khổ đau, con người mới ra sức phấn

đấu, đem hết nỗ lực của mình để cải tạo cuộc sống để mọi khổ đau được giải thoát

và cuộc sống vì thế mới có giá trị thực sự và có ý nghĩa cao đẹp hơn. Vì lẽ đó, con

người không thể nào đứng ở bên lề hay bên ngoài cuộc sống mà phải hội nhập

bằng một nhân sinh quan đúng đắn để nhận chân được sự tương quan tương duyên

27

của cuộc sống và cũng là đạo sống của con người. 1

Ứng Dụng Trong Đời Sống Tu Học của Người Huynh

Trưởng

Nói về nhân sinh quan trong đời sống tu học của người Huynh Trưởng:

mục đích của đạo Phật là đưa con người học Phật đến chỗ giác ngộ và giải thoát.

Tuy nhiên giáo pháp của đức Phật có phân biệt từng trường hợp, từng hoàn cảnh;

tùy theo từng căn cơ của mỗi chúng sinh mà hướng dẫn mỗi cá nhân đi theo những

con đường nhanh hay chậm, trực tiếp hay gián tiếp. Mục đích của GĐPT là đào

luyện Thanh, Thiếu, Đồng niên thành Phật Tử chân chánh, góp phần vào việc xây

dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo. Qua hai điều trên, chúng ta thấy rõ mục đích

của GĐPT là một phần trong mục đích của đạo Phật. Mục đích của đạo Phật thì

rộng lớn, trong khi mục đích của GĐPT chú trọng đến thành phần trẻ của xã hội.

Tựu trung là hướng dẫn giới trẻ đến việc hoàn thiện bản thân, để tạo dựng một xã

hội lành mạnh, trật tự và hòa bình. Người Huynh Trưởng trong GĐPT là những

thành phần cốt cán của tổ chức, với nhiệm vụ hướng dẫn và giáo dục đoàn sinh,

giúp cho các em hiểu về đạo Phật, biết suy nghĩ để tránh xa các điều ác và làm các

việc lành. Điều này nghe tuy thấy đơn giản nhưng thực hành khó vô cùng. Do vậy

muốn làm được việc đó, người Huynh Trưởng cần phải thường xuyên học hỏi và tu

tập, ngõ hầu tạo dựng cho mình một căn bản nội điển vững vàng. Ngoài những căn

bản về Phật pháp, người Huynh Trưởng cần phải tư duy để có cái nhìn xuyên suốt

về nhân sinh quan và vũ trụ quan. Người Huynh trưởng cần phải tập cho mình sự

1 Tài liệu tham khảo: http://www.tuvienquangduc.com

28

tĩnh lặng cả về thân và tâm, hãy tạo ra những khoảng trống hư không trong cuộc

đời để: nhận biết rõ sự thật về thân, về tâm, về lẽ vô thường. Lý giải về cuộc sống

và những duyên kiếp mà con người sẽ gặp phải, từ đó giúp cho chúng ta tránh xa

những điều xấu, học hỏi điều hay lẽ phải. Hiểu tất cả là giả tạm ­ chức vụ, cấp bậc

trong GĐPT chỉ là hình tướng để làm việc ­ có vậy mới bớt tranh dành, hơn thua,

ganh ghét ­ luôn luôn nhớ mục đích chính của mình là phục vụ cho đàn em. Trong

các buổi họp, chúng ta cần buông bỏ những lý luận về được mất, tốt xấu, hơn thua,

phải trái, nên ngồi yên tĩnh lặng, để tự tâm mình suy xét. Trong cái "Không" của

Bát nhã ta sẽ nhận ra trực giác của chính mình. Trực giác là cái "Chân tâm" không

hơn không kém, không sinh không diệt; nhưng chỉ vì chúng ta si mê, tham vọng,

thích tranh cãi hơn thua phải trái nên bị che mờ đi mà thôi. Khi dứt vọng tưởng

không còn chấp chứa các pháp thế gian thì chân tâm sẽ hiển hiện, sáng như gương

chiếu rọi, giúp chúng ta biết được chính mình, biết được bản thể của mọi sự vật,

hiện tượng thế gian mà không cần phải tìm kiếm ở nơi đâu. Hiểu tất cả đều là do

duyên hợp ­ duyên tụ thì còn, duyên hết thì tan. Không có gì ràng buộc để cần phải

gây bè, kết phái, gây chia rẽ trong tập thể. Tóm lại, các triết lý trong đạo Phật nói

chung và nhân sinh quan nói riêng, sẽ giúp cho người Huynh trưởng chúng ta bổ

sung được những gì thiếu sót, để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn.

Thực Thể GĐPT tại Hoa Kỳ Qua Bài Học Nhân Sinh Quan

Phật Giáo

Đạo Phật ra đời vì con người, và cùng con người tìm phương cách giải quyết

29

khổ đau và đi đến một thế giới an lạc trên trái đất này. Từ đó, chúng ta thấy tổ

chức GĐPT được hình thành thật "vi diệu" với mục đích thật khế cơ khế lý (hợp

đạo lợi đời) theo nhân sinh quan Phật Giáo. Đây là điều vi diệu ­ vì việc sáng lập

tổ chức GĐPT nói lên sự sáng tạo của các bậc tiền bối với ý tưởng giáo dục Phật

giáo cho tuổi trẻ. Đây là ý tưởng mới nhất thời bây giờ, và chỉ có ở Việt Nam mới

hình thành được.

Năm 1938, bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám nói về vấn đề giáo dục tuổi trẻ

Phật giáo như sau: "KHÔNG CÓ MỘT THÀNH TỰU NÀOMIÊN TRƯỜNGMÀ KHÔNG NHẮMĐẾN

HÀNG NGŨ THANH THIẾU NHI. HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI KẾ THỪA CHÚNG TA TRONG NGÀY MAI."

Tuy nhiên, con người thay đổi, xã hội thay đổi, đối tượng giáo dục thay đổi, khi tổ

chức chỉ còn “khế cơ" (hành chánh, nội quy, quy chế, cấp bực ...) mà mất dần “khế

lý”, thì thật sự GĐPT sẽ chỉ còn là nhãn hiệu, mà không có thực tướng. Vì con

người, nên Đạo Phật tự thân luôn chuyển mình trong sứ mệnh “cứu khổ" ­ đẩy lùi

các quan điểm siêu hình, các triết lý khô cằn trừu tượng, để thở cùng nhịp thở sống

động của nhân gian con người. Vì đàn em, nên GĐPT cũng tự thân phải chuyển

mình để hội nhập vào các quốc độ khác nhau. Không đáp ứng được nhu cầu, và sự

hiểu biết của thế hệ trẻ thời đại, GĐPT sẽ “già cỗi", “rút lui" nhường vị trí của

mình cho các tổ chức giáo dục khác, đó là điều tất yếu.

Hiểu về lý Duyên Khởi, tổ chức GĐPT chúng ta cần chuyển hóa để đối diện,

và dung hợp với chính chúng ta. Những xu hướng, tư tưởng đối lập, mâu thuẫn cá

nhân, tư tưởng cục bộ đang mâu thuẫn lẫn nhau cần phải được hóa giải. GĐPT là

một tổ chức giáo dục tuổi trẻ Phật giáo mà bản thân GĐPT chưa có cách hóa giải

được những mâu thuẫn tự mình thì chắc hẳn sẽ không làm tròn được sứ mệnh giáo

30

dục tuổi trẻ kia. Khi tiếp cận với con người trong xã hội hiện đại, nếu bản thân tổ

chức mình không theo kịp, mình sẽ trở nên trì trệ; kêu gọi “cải tiến" nhưng thực

chất đang cản trở những bước tiến mới; kêu gọi “đoàn kết” nhưng thực sự đang

trên đà phân hóa; kêu gọi “tình thương" nhưng thực chất “nội kết" chưa muốn hóa

giải, bên này bên kia...

Dưới lăng kính Duyên Khởi, hơn bao giờ hết, GĐPT đang đề cao “danh

tướng" hơn sự thật; nặng nề về “lý tưởng" hơn là thực tế... mà con người GĐPT

đang thiếu đi sự tỉnh thức của đời sống giác ngộ. Vì vậy, thực tế sinh hoạt của

GĐPT tại Hoa Kỳ phải chăng cái Tự Tánh Thanh Tịnh, cái “bất biến” đang dần

“biến mất”­ mà chỉ còn cái Dụng và cái Tướng ­ nên đã dẫn đến sự mất phương

hướng, khủng hoảng lãnh đạo, và tới sự chia rẽ. Đâu rồi tinh thần “Tứ chúng đồng

tu" ? Đâu rồi sức chứa và sự dung nhập hòa ái từ mọi thành phần, lứa tuổi? lá cờ

Sen Trắng, hay tấm lòng Lam đã bị hạn hẹp rồi sao?

Xin được xét vài ví dụ để nói lên được những điều trên.

Năm 1994, tức là sau gần 20 năm tổ chức Áo Lam có mặt tại Hoa­Kỳ, chúng

ta có được gần 80 đơn vị gia đình với khoảng 6500 Huynh Trưởng và Đoàn Sinh.

Chúng ta biết rằng chúng ta có hàng trăm ngàn đoàn sinh ở Hải­Ngoại, tất nhiên,

số lượng đoàn sinh đi sinh hoạt và được ghi lại từ các văn phòng Tổng Thư Ký các

miền (ở Hoa­Kỳ) chỉ khiêm tốn ở khoảng 6500, như đã nêu ở trên. Vào năm 2004,

tức là sau gần 10 năm sau, có nhiều đơn vị gia đình mới được hình thành, và cũng

có những đơn vị tạm nghỉ sinh hoạt. Chúng ta có khoảng 80 đơn vị gia đình với

khoảng 3500 Huynh Trưởng và Đoàn Sinh.

31

Năm 92, ở một miền có sinh hoạt lớn mạnh và có thực lực nhất Hoa­Kỳ tổ

chức trại Anoma­Niliên với 150 trại sinh. Năm 1993, trại Lộc Uyển được tổ chức

với 75 trại sinh. Năm 96, Trại A Dục còn 46 trại sinh. Đến Trại Huyền Trang 2003,

thế hệ A Dục 1996 tham dự chỉ có 7 Huynh Trưởng. Sau Trại Huyền Trang 3, tại lễ

kết khóa đi dự chỉ có 2 Huynh Trưởng. Như vậy, một Miền mạnh với quá trình

huấn luyện 13 năm, từ 150 trại sinh chỉ còn tồn tại 2 Huynh Trưởng tham dự lễ kết

khóa Huyền Trang 3, mà trong 2 huynh trưởng đó, một anh đã không còn sinh họat

với đơn vị gia đình, chỉ sinh hoạt với Miền mà thôi.

Năm 2014, chúng ta có ít nhất 4 (bốn) Ban Hướng Dẫn cấp quốc gia tại Hoa

Kỳ; 3 (ba) ban hướng dẫn cấp quốc gia tại Việt Nam; thành phần BHD các cấp độ

tuổi trung bình trên 50 tuổi. Năm 2015, GĐPT tại Hoa Kỳ, chỉ có mỗi một miền

Tịnh Khiết vẫn duy trì được sinh hoạt, gắn giữ được chất lượng sinh hoạt với nhiều

huynh trưởng trẻ. Những bài học thực tiễn từ Miền Tịnh Khiết có thể được nghiên

cứu và chia sẻ với khắp nơi; tuy nhiên, đường hướng xa hơn của GĐPT tại Hoa Kỳ

cần phải có, để các Miền thoát khỏi cái vòng dây thân ái đang khép kín của mình.

Từ đó, chúng em thiết nghĩ GĐPT nên bắt đầu xác định lại vai trò, vị trí của mình

ở xã hội Hoa Kỳ ­­ nhằm tự thân thay đổi để đạt được mục đích giáo dục của tổ

chức.

Vài Gợi Ý Tâm Huyết

Tu Chính Nội Quy ­ Quy Chế

Hiểu GĐPT dưới ánh sáng của đạo lý Duyên Khởi, chúng ta cần nhanh

chóng và nghiêm túc tu chính nội quy, quy chế GĐPT. Cho dù bất cứ hệ thống tư

32

tưởng vĩ đại nào đi nữa, cũng chỉ là phương tiện tùy thời; không thể là chân lý

tuyệt đối để chúng ta phải rập khuôn theo. Cho nên, GĐPT cần có sự quan tâm đặc

biệt đến tu chính Nội Quy / Quy Chế để phát triển và hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ.

Thời gian qua, chúng ta từng có những lần tu chính nội quy; tuy nhiên, chúng ta

không tạo được sự quan tâm từ các huynh trưởng trẻ. Tại sao vậy? Có thể chúng ta

quan tâm về NỘI QUY QUY CHẾmà lơ là đi việc tìm hiểu những điều quan tâm thật

sự của thế hệ cha mẹ trẻ, thế hệ đàn em sinh ra lớn lên tại Hoa Kỳ? Hay có thể

chúng ta chưa có những nghiên cứu thực tế, nghiêm túc về thế hệ và xã hội Hoa

Kỳ? Hay có thể chúng ta chỉ biết việc làm tuần này là tiếp theo việc tuần trước ?

Đường Hướng Giáo Dục

Không nên cho rằng đường hướng giáo dục GĐPT xưa nay là vững bền

tuyệt đối ­ điều này giúp chúng ta tránh được cái nhìn chật hẹp, rào cây GĐPT vào

phạm trù làng xã ngày xưa, mà không đón nhận được cái nhìn mới, thoáng, và mở

rộng tầm nhìn của mình. Tốc độ phát triển của thế hệ các em sinh ra và lớn lên ở

Mỹ, cái nhìn và hiểu biết về lãnh đạo của các em đã vượt xa cái “tri thức, quan

niệm và kinh nghiệm" của chúng ta ngày nay. Chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng mở

cửa để đón nhận và làm tròn sứ mệnh giáo dục với thế hệ đó chưa? Theo anh Tâm

Ân Lê Trọng Tâm ­, “Chúng ta đã và đang chuẩn bị việc này, thông qua việc cải

tiến chương trình sinh hoạt và tu học, có chăng là không có nhiều nhân sự để đóng

góp cho sự nghiệp này. Có người việc làm thì không hết, nhưng có người thì không

biết phải làm việc gì?” Đây là bài toán lớn của các nhà lãnh đạo tổ chức tôn giáo.

Phải chăng chúng ta cần nghiên cứu nghiêm túc về đường hướng giáo dục GĐPT

33

tại Hoa Kỳ, để xác định tính “hấp dẫn" hoặc có tính “hiệu quả" của GĐPT với quốc

độ và thế hệ trẻ ở Hoa Kỳ?

Xác định lại vai trò của người lãnh đạo Tôn giáo

Trong thế giới hiện đại, nghề nghiệp lãnh đạo có thể là một việc không khó

khăn lắm ­ học là làm được. Nhưng, để trở thành một người lãnh đạo tinh thần giỏi,

thì thực sự rất khó khăn. Từ bài học Nhân Sinh Quan, chúng ta xác định rõ Huynh

Trưởng chính là những nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo với những phẩm chất đạo đức

được huân tập qua thời gian (Đạo đức cá nhân, Sự Trung Thực, Lòng Độ Lượng,

Cái nhìn về quyền lực, ..) nhằm tự hướng dẫn mình (tự giác) và hướng dẫn những

người khác một cách đúng đắn (giác tha). Một người lãnh đạo sở hữu những phẩm

chất đạo đức trên sẽ gặt hái thành công ở vị trí của mình (giác hạnh viên mãn).

Như vậy, cơ cấu tổ chức cần thay đổi để có thể có thể phát triển và tận dụng năng

lực của mỗi người. 2

Chúng ta cần thay đổi để tránh khỏi vết xe đổ vì dùng “quyền", “cấp", “cơ

cấu tổ chức" ... kinh nghiệm “biện luận" thuyết giảng, ngay cả chương trình giáo

dục để dập khuôn quan điểm của mình lên thế hệ kế tiếp. Thực tập Lục Hòa và Tứ

Nhiếp Pháp trong từng phút từng giây. Một điều rất quan trọng đối với một người

lãnh đạo là biết làm thế nào để vận dụng quyền lãnh đạo của mình. Một người lãnh

đạo mà không vận dụng quyền có được của mình một cách đúng đắn thì chắc

không thể trở thành một người lãnh đạo giỏi. Người lãnh đạo không được lợi dụng

2 Năm Phẩm Chất Đầu Tiên của Người Lãnh Đạo Tôn Giáo Thành Công ­ Nguyên Túc chuyển ngữ. https://docs.google.com/document/d/1XmbQbgPWEVnW8CKkVewF7D­kaTCbd0FnV­cAgXSYQC8/edit?usp=sharing

34

hoặc lạm dụng quyền lực của mình. Chúng ta phải biết giới hạn của quyền lực của

mình và vận dụng đúng thời cơ. Quan sát các người lãnh đạo của thế giới hiện đại,

chúng ta có thể nhận thấy rằng hầu hết các lãnh đạo đều lạm dụng quyền lực của

họ. Điều này phát sinh là bởi vì hầu hết các nhà lãnh đạo đó chưa “đủ điều kiện”

đứng ở vị trí đó. “Đủ điều kiện" có nghĩ là gì trong ngữ cảnh này? Ở đây 'đủ điều

kiện' có nghĩa là sự hành hoạt tương tác giữa đời sống tâm linh cùng với quyền lực.

Nếu một người lãnh đạo có đời sống tâm linh trống rỗng, người đó không biết giá

trị chân thực của quyền lực; một người mà không biết giá trị của một cái gì đó thì

cũng sẽ không có kiến thức để dùng nó một cách đúng đắn và hiệu quả.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh tin rằng sự lạm dụng quyền lực ắt xảy ra, vì như

con người sinh ra tự nhiên đã có tập tánh xấu có thể hại mình, hại người. Đó là

Tham lam và Sân hận ­ nguyên nhân gốc rễ của chúng là sự Vô minh. Để sử dụng

quyền lực một cách khéo léo, Sư Ông Thích Nhất Hạnh nói rằng chúng ta phải cắt

đứt tất cả những tập tánh xấu, có hại. Trước hết, chúng ta phải cố gắng để thoát

khỏi sự vô minh của mình. Thầy tin rằng ta phải làm chủ được hành vi của mình

thì mới vận dụng được quyền lực một cách đúng đắn và hiệu quả. “Hạnh đầu tiên

ta cần phải biết để sử dụng quyền lực của mình một cách khéo léo là hạnh của sự

“chặt đứt”. “Chặt đứt” những gì? Ta chặt đứt sự tức giận, tham ái, và sự thiếu hiểu

biết. Nói một cách khác, điều này là “sự Buông Xả.” Ta sẽ dần dần chuyển hóa

được lòng ái dục, giận dữ, sợ hãi và ảo tưởng. Nếu ta không có tự chủ bản thân, ta

có thể gây đau khổ cho mình và cho người khác, và mọi người sẽ không tôn trọng

ta.” Là Huynh Trưởng GĐPT ­ GĐPT là lẽ sống của cuộc đời mình, nhưng liệu 3

chúng ta có sống với đời thực của mình? ­ Hay là chúng ta đang sống “hời hợt" với

3 Hanh, Thich Nhat, ‘The Art of Power’ Harper One, New York, 2007 ‐P.34

35

sự tồn tại ngoi ngóp của tổ chức?

Đạo lý Duyên Khởi cho chúng ta niềm tin rằng; bằng Tình Thương lớn,

chúng ta đến với GĐPT và tự vác lên vai trách nhiệm giáo dục tuổi trẻ Phật giáo;

bằng Trí Tuệ lớn, chúng ta xây con thuyền GĐPT to lớn hơn, chở nhiều hơn, đi xa

hơn, an toàn hơn; và bằng Tinh Thần Dũng lớn, chúng ta có đủ can đảm để thay

đổi, làm mới con thuyền đó, để đủ điều kiện “tự lợi và lợi tha" để giữ gìn tổ chức

GĐPT. Hiểu được đạo lý Duyên Khởi, với cái nhìn sáng về con người ­ lý tưởng

GĐPT cho chúng ta sống một đời sống có ý nghĩa ­ vượt qua sóng gió đời, để tiếp

tục hạnh nguyện Bồ Tát.

KẾT LUẬN

Tổng luận của tất cả những điều đã được trình bày ở trên, chúng ta có thể đi

đến nhận định rằng: “Giáo Lý Duyên Khởi” là nền tảng của Thiền Quán nói riêng

và các giáo lý Phật Giáo thuộc các bộ phái khác nói chung. Giáo lý duyên khởi

không chỉ đơn thuần là một triết lý của Phật giáo, mà là cứu cánh để giúp con

người nhận thức đúng về sự tồn tại của nhân sinh và thực hiện giải thoát cho chính

mình. Giáo lý duyên khởi là sự thật của vạn hữu nên luôn luôn là ánh sáng chỉ

đường cho các tư duy có giá trị xây dựng hòa bình, an lạc,và hạnh phúc cho nhân

loại.

Nhờ sự chiếu rọi của ánh sáng duyên khởi, con người mới hiểu rõ sự khơi

ngòi của tiến trình luân hồi và khổ đau. Trong sự tương quan giữa bản thể và hiện

36

tượng của dòng sinh mạng con người, Nhân Sinh Quan Phật Giáo cốt lõi là muốn

hiển thị cho con người thấy rõ bản chất của mọi sự sống và tồn tại trên thế gian là

duyên sinh. Vì lẽ đó, con người không thể nào đứng ở bên lề hay bên ngoài cuộc

sống mà phải hội nhập bằng một nhân sinh quan đúng đắn để nhận chân được bản

chất thực tại của cuộc đời và đó chính là chân lý chung, là đạo sống của con người.

Đối với Người Huynh Trưởng trong tổ chức GĐPT, luôn mang trong mình

sứ mệnh cao cả đó là hướng dẫn và giáo dục thế hệ trẻ bằng tinh thần của giáo lý

duyên khởi trong đạo Phật. Người Huynh Trưởng cần phải tư duy để có cái nhìn

xuyên suốt về nhân sinh quan. Vì con người, nên Đạo Phật luôn tồn tại một hương

vị duy nhất là cứu khổ cho nhân loại. Vì đàn em, nên tổ chức GĐPT cũng phải tự

thân không ngừng đổi mới để hội nhập được vào mỗi hoàn cảnh sinh hoạt khác

nhau.

Khi đã hiểu rằng cội nguồn của tất cả các Pháp là duyên khởi, nếu mỗi

người đi vào cuộc đời, nhìn tất cả các pháp với cái nhìn của Duyên khởi thì tự

nhiên chúng ta sẽ được thong dong tự tại, và thành công trong cuộc sống ở đời

thường cũng như trên con đường tu đạo giải thoát. Phật Giáo vừa là một tôn giáo,

vừa là một học thuyết triết học được truyền bá rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.

Triết học Phật Giáo là một hệ thống những tư tưởng về thế giới quan, nhân sinh

quan thâm thúy, sâu sắc và tinh túy. Trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển tại Việt

Nam, những tư tưởng đó luôn hòa mình cùng lịch sử tư tưởng dân tộc, có ảnh

hưởng không nhỏ và chi phối đến đời sống con người và xã hội. Trong đó, đặc biệt

hơn cả là những tư tưởng nhân sinh quan Phật Giáo ­ một trong những nhân tố cấu

thành nền văn hóa dân tộc cũng như nhân cách, đạo đức Việt Nam. Nhân sinh quan

37

Phật Giáo luôn có ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam trong mọi thời đại, biến đổi

cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Nhân sinh quan Phật Giáo có ảnh

hưởng cả tích cực và tiêu cực, không chỉ đến đời sống văn hóa tinh thần, mà đến cả

đời sống xã hội Việt Nam nói chung. Những tác động của nhân sinh quan Phật

Giáo luôn sâu sắc và phong phú trong suốt chiều dài lịch sử. Những triết lý đầy

tính nhân sinh của Phật Giáo kết hợp với văn hóa truyền thống đã tạo nên sự phong

phú của đời sống tinh thần con người Việt Nam.

38

Tài Liệu Tham Khảo

1. Ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người

Việt Nam hiện nay

http://luanvan.co/luan­van/anh­huong­nhan­sinh­quan­phat­giao­trong­doi­song­tin

h­than­cua­con­nguoi­viet­nam­hien­nay­4762/

2. Định nghĩa Duyên Khởi

https://vi.wikipedia.org/wiki/Duy%C3%AAn_kh%E1%BB%9Fi

3. Vũ trụ quan và nhân sinh quan của Phật giáo ­ Thị Hoa

http://www.hoalinhthoai.com/news/detail/news­2199/60/Vu­tru­quan­va­nhan­sinh

­quan­cua­Phat­giao.html

4. Mười hai nhân duyên và đời sống đạo ­ Nhựt Chiếu

http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/059­nhanduyen.htm

5. Thập Nhị Nhân Duyên

https://niemphatthanhphat.wordpress.com/tag/thap­nhi­nhan­duyen/

(1), (3), (4), (5) ­ https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=2011030

6180115AAj51nK

(2) ­ http://aovongvagongcum.yolasite.com/thiên­chúa­giáo.php

(6), (7) ­ http://catechesis.net/index.php/triet­hoc/triet­dong/an­giao/900­vu­tru­

quan­va­ nhan­sinh­quan­cua­an­do­giao

(8), (9), (10) ­ http://thuongchieu.net/index.php?option=com_content&view=

39

article&id=2819:nhansinhquanphatgiao&catid=58:ppcanban&Itemid=330

(11) http://rongmotamhon.net/xem­sach_doi­chieu­anh­viet_ddsqkltd_show.html

40

Phần Phụ Bản: BIÊN BẢN CÁC CUỘC HỌP CHÚNG

BIÊN BẢN­01

PHIÊN HỌP LIÊN CHÚNG IV ­ VẠN HẠNH I (Chúng số 9 & 10 )

V/v: Chuẩn bị đề tài Thuyết Trình Khoá VI ­

"Nhân Sinh Quan : Đời Sống Dưới Ánh Sáng của Đạo Lý Duyên Khởi"

Thời gian: 8:00 pm (giờ NY), ngày 19 /01/2016

Viễn liên: 218­548­1485

Tham dự viên: gồm có

Htr. Tịnh Thanh Trần Tú Vân, GĐPT TS Liên Hoa, Charlotte, NC

Htr. Chơn Minh Phạm Đức Hưng, GĐPT TS Liên Hoa, Charlotte, NC

Htr. Nguyên Túc Nguyễn Sung, GĐPT Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, VA

Htr. Thiện Hà Võ Thanh Hải, GĐPT Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, VA

Htr. Đức Tuệ Bùi Lê Tuấn, GĐPT Trúc Lâm, Chicago, IL

Htr.Tâm Ân Lê Trọng Tâm, GĐPT Trí Phổ, Wichita, KS

Htr. Nguyên Tấn Dương Văn Lộc, GĐPT Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, VA

Htr. Quảng Hương Hoàng Ngọc Quế, GĐPT Phổ Hiền, Kansas City, MO

Htr. Quảng Thiện Hoàng Quốc Huy, GĐPT Thiên Ân, Minneapolis, MN

o Chủ tọa & Điều hợp: Htr. Tịnh Thanh Trần Tú Vân

o Thư Ký: Htr. Thiện Hà Võ Thanh Hải

41

Thời gian từ 8:00 ­ 8:15: chờ đợi quý chúng viên gọi vào đông đủ, một số

quý Anh/Chị có trên conference sớm đã dành thời gian thăm hỏi nhau.

Phiên họp chính thức bắt đầu lúc 8:15 pm.

Nghi thức: Htr. Chủ Tọa đại diện niệm Hồng Danh Đức Bổn Sư 3 lần cầu

gia bị cho buổi họp Liên Chúng.

Nghị sự:

1) Đề cử Thuyết Trình Viên cho Liên Chúng IV.

* Ý kiến thứ nhất: dựa theo chương trình và gợi ý của BHDTƯ, buổi họp Liên

Chúng IV hôm nay cần đề cử một huynh trưởng đại diện cho Liên Chúng IV để

thuyết trình về đề tài đã được Ban Hàm Thụ Trại VH I phân chia.

* Ý kiến thứ hai: xin đề nghị tất cả quý thành viên trong liên chúng đều tham

gia trình bày mỗi người một phần dưới hình thức là "Panel discussion".

* Ý kiến thứ ba: nên đề cử một huynh trưởng đại diện của chúng số 9, và một

huynh trưởng chúng số 10 làm thuyết trình viên, còn lại tất cả các chúng viên sẽ

ngồi dưới và chuẩn bị cho phần giải đáp các thắc mắc của hội thảo viên Vạn Hạnh

(nếu có).

* Lần lượt các ý kiến còn lại đều lặp lại ý kiến thứ nhất và thứ hai.

* Huynh trưởng Chủ tọa phiên họp đã cho liên chúng biểu quyết (vote) qua điện

thoại để lấy quyết định chung. Kết quả:

­ Thuyết Trình viên 1: Htr.Nguyên TúcNguyễn Sung (CS 10 đề cử, và đa

số thông qua )

­ Thuyết Trình viên 2: Htr.Quảng ThiệnHoàng Quốc Huy (CS 9 đề cử, và đa

42

số thông qua)

­ Thư Ký liên chúng: Htr. Thiện Hà Võ Thanh Hải (tình nguyện, và

đa số thông qua )

2) Thảo Luận các Đề Mục cho phần Thuyết Trình:

* Ý kiến thứ nhất: rút kinh nghiệm từ bài thuyết trình của Chúng 10 trong kỳ

Hội Thảo VH I / 2015 vừa qua, lần này nên chuẩn bị một bài luận văn chi tiết về

nội dung của đề tài: "Nhân Sinh Quan ­ Đời Sống Dưới Ánh Sáng của Đạo Lý

Duyên Khởi "trước khi chuẩn bị slideshow.

* Ý kiến thứ hai: dù diễn giải thế nào, nhưng bằng mọi cách phải khái quát và

làm sáng tỏ cho được hai nội dung chính đó là: "Nhân Sinh Quan Phật Giáo" và

"Đạo Lý Duyên Khởi"

* Sau thời gian 30 phút trao đổi qua lại và cân nhắc các đề mục cần chuẩn bị

cho đề tài thuyết trình, đa số đã đi đến thống nhất dàn bài khái quát như sau:

§ Phần giới thiệu:

1. Nhân sinh quan là gì?

2. Nhân sinh quan các tôn giáo?

3. Nhân sinh quan phật giáo? Nét đặc biệt của nhân sinh quan Phật

Giáo

4. Giáo lý Duyên Khởi Đạo Phật về nhân sinh quan

­ Nội dung của giáo lý Duyên khởi

­ Sự vận hành của Duyên khởi

­ Duyên khởi: ý nghĩa tôn giáo và ý nghĩa triết học.

§ Phần ứng dụng:

43

5. Tư duy người Phật tử Việt với Nhân sinh quan Phật Giáo truyền

thống

6. Tư duy người Phật tử Việt với Nhân sinh quan Phật Giáo (hiện đại)

7. Tư duy về Nhân sinh quan trong đời sống tu học của người Huynh

Trưởng

8. Thực thể GĐPT tại Hoa Kỳ và nhân sinh quan Phật Giáo

§ Kết Luận:

3) Phân nhiệm và lên kế hoạch cho sinh hoạt Liên Chúng trong thời gian đến:

* Chúng số 9 sẽ đảm trách phần phần "giới thiệu" (từ mục 1 đến mục số 4)

* Chúng số 10 sẽ đảm trách phần "ứng dụng" (từ mục 5 đến số 8)

* Htr. đặc trách thư ký sẽ hoàn tất phần "Kết Luận" và trình Liên Chúng để

review trước phiên họp thứ hai.

* Ấn định phiên họp kế tiếp sẽ vào ngày thứ Tư 10/02/2016 lúc 8:00 pm (giờ

NY)

Số điện thoại phòng họp: 218­548­1485 ­­­> access code: 2404318256#

(Wed­ 10 Feb 2016 @ 8:00 PM (EST)).

Đúc kết và hồi hướng:

Sau khi các đề mục đã được thảo luận rốt ráo, Htr. Chủ Tọa (Tịnh Thanh Trần

Tú Vân) đã đại diện đúc kết phiên họp liên chúng, và ngỏ lời cám ơn đến tất cả quí

anh/chị Chúng Viên trong liên chúng IV.

Phiên họp kết thúc lúc 10:15 PM cùng ngày sau khi Htr. Chủ tọa đại diện xướng

ngôn, và tất cả đồng nhiếp tâm hồi hướng công đức.

44

Chủ tọa Thư ký

// ký tên// // ký tên//

Tịnh Thanh Trần Tú Vân Thiện Hà Võ Thanh Hải

45

BIÊN BẢN­02

<sẽ được cập nhật sau>

46

BIÊN BẢN­03

PHIÊN HỌP LIÊN CHÚNG IV ­ VẠN HẠNH I (Chúng số 9 & 10 )

§ Thời gian: 8:00 pm (giờ NY), ngày 24 /02/2016

(Thời gian từ 8:00 ­ 8:30 : chờ đợi quí chúng viên gọi vào đông đủ )

Phiên họp chính thức bắt đầu lúc 8:30 pm

§ Viễn liên: 218­548­1485

§ Tham dự viên: gồm có

Htr. Tịnh Thanh Trần Tú Vân, GĐPT TS Liên Hoa, Charlotte, NC

Htr. Chơn Minh Phạm Đức Hưng, GĐPT TS Liên Hoa, Charlotte, NC

Htr. Nguyên Tấn Dương Văn Lộc, GĐPT Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, VA

Htr. Thiện Hà Võ Thanh Hải, GĐPT Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, VA

Htr. Đức Tuệ Bùi Lê Tuấn, GĐPT Trúc Lâm, Chicago, IL

Htr.Tâm Ân Lê Trọng Tâm, GĐPT Trí Phổ, Wichita, KS

Htr. Quảng Hương Hoàng Ngọc Quế, GĐPT Phổ Hiền, Kansas City, MO

Htr. Quảng Thiện Hoàng Quốc Huy, GĐPT Thiên Ân, Minneapolis, MN

§ Khiếm diện có lý do: Htr. Nguyên Túc Nguyễn Sung

o Chủ tọa & Điều hợp: Htr. Tịnh Thanh Trần Tú Vân

o Thư Ký: Htr. Thiện Hà Võ Thanh Hải

Ø Nghi thức: Htr. Chủ Tọa đại diện niệm Hồng Danh Đức Bổn Sư 3 lần cầu

gia bị cho buổi họp Liên Chúng.

47

Ø Nghị sự:

1) Nội dung chính của buổi họp Liên Chúng IV ­ kỳ thứ 3 là để hoàn

tất bài luận văn về đề tài " Nhân Sinh Quan ­ Đời Sống Dưới Ánh

Sáng của Đạo Lý Duyên Khởi "

2) Phần góp ý cho các phần trong bài luận văn như sau:

∙ Lời giới thiệu hơi dài, chưa cô đọng và súc tích đúng nghĩa là lời giới thiệu.

Đề nghị cần viết gọn lại chút nữa.

∙ Mục số (II.8) ­ "Hiểu thực thể GĐPTVN tại Hoa Kỳ qua cái nhìn Nhân

­Sinh­Quan Phật giáo": đa số quý anh/chị trong Liên Chúng đã góp ý và đề nghị

giữ nội dung nhưng cần viết lại với văn từ hoà ái và mang tính ái ngữ hơn để người

đọc không bị phản cảm hay hiểu lầm rằng bị xúc phạm đến vấn đề cá nhân đang

trong vai trò lãnh đạo của tổ chức GĐPTVN tại Hoa Kỳ.

∙ Mục số (II.4) ­ trong phần "Nội Dung Giáo Lý Duyên Khởi ", góp ý nên dời

phần định nghĩa những danh từ của mười hai nhân duyên xuống cuối bài viết trong

mục chú thích.

3) Phần góp ý cho Draft Slideshow do Htr. Thiện Hà gửi ra:

∙ Draft slide #3 có sự lặp lại " Nhân Sinh Quan Phật Giáo", cần gộp lại ý trong

lúc thuyết trình thay vì phải diễn đạt 2 lần.

∙ Draft slide#4: đây là nội dung chính của bài Thuyết Trình, cần triển khai các

ý nhiều hơn các phần khác.

∙ Draft slide#6: cần khai triển thêm vế vấn đề đời sống tâm linh, văn hóa, và

đạo đức bên cạnh việc khoa học kỹ thuật phát triển trong thời đương đại.

4) Nhắc nhở:

∙ Htr. Thiện Hà sẽ email cho Htr. Nguyên Túc trước về những góp ý của Liên

48

Chúng về việc yêu cầu viết lại mục (II.8) cho nhẹ nhàng hơn một chút. Hạn chót sẽ

là ngày 2 tháng 3/2016 (2 March 16)

∙ Htr. Thiện Hà sẽ chịu trách nhiệm re­format và layout hoàn tất bài luận văn

sau thời điểm gia hạn cho các phần viết có comments bên cạnh cần sửa đổi (2

March 16).

∙ Htr. Quảng Thiện sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra lỗi chính tả lần cuối trước khi

Liên Chúng gửi bài về Ban Khảo Thí.

∙ Htr. Quảng Thiện & Htr. Nguyên Túc sẽ hoàn tất PPT Slides và soạn notes

riêng để thuyết trình theo ý của hai huynh trưởng dựa theo nội dung của bài Luận

Văn. PPT Slides cần shared cho QAC trong Liên Chúng để review vào trước kỳ

họp thứ 4 (8:00 pm. Est Monday ­ 7 March 2016)

∙ Phiên Họp kỳ 4 của Liên Chúng sẽ vào lúc 8:00 pm (giờ New York ) tối thứ

Hai ­ ngày 7 tháng 3/2016 (7 March 16)

Ø Đúc kết và hồi hướng:

Sau khi các đề mục đã được thảo luận rốt ráo, Htr. Chủ Tọa (Tịnh Thanh Trần

Tú Vân) đã đại diện đúc kết phiên họp liên chúng, và ngõ lời cám ơn đến tất cả quí

anh/chị Chúng Viên trong liên chúng IV.

Phiên họp kết thúc lúc 10:30 PM cùng ngày sau khi Htr. Chủ tọa thay mặt

xướng ngôn, và tất cả đồng thành tâm hồi hướng công đức.

Chủ tọa Thư ký

// ký tên// // ký tên//

Tịnh Thanh Trần Tú Vân Thiện Hà Võ Thanh Hải

49

50

BIÊN BẢN­04

<sẽ được cập nhật sau>

51