25
M M T T Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và k ế hoạch tác chiến. Mục đích tối hậu của chiến tranh là nhằm đạt tới một giải pháp chính trị đã được quyết định ngắn hạn hay dài hạn. Nếu một giải pháp chính tr ị chưa được quyết định mà cuộc chiến tranh đã được khởi động thì đó là cuộc chiến tranh tốn kém, phản tâm lý, phi chính trị v à không thể đi đến chiến thắng tối hậu. Chiến tranh chính là một biến thể của chính trị khi chính tr ị không thể mang tới những giải pháp thỏa đáng quyền lực giữa các phe đối nghịch; vì thế, bất cứ ai chi ến thắng trong chiến tranh sẽ có một quyền lực chính tr ị lớn hơn kẻ bại. NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH DO TRUNG CỘNG PHÁT ĐỘNG HAY CAN DỰ Chỉ trong 39 năm kể từ khi CSTH nắm quyền lực tại Trung Hoa năm 1949 đến năm 1988, họ đã can dự hoặc phát động 10 cuộc chiến tranh lớn nhỏ khác nhau trong đó có 6 cuộc chiến tại Đông Dương và Biển Đông. Năm Chi ến Tranh Sơ lược 1949-1951 Tây Tạng Xâm chi ếm và sát nh ập nước Tây Tạng vào lãnh thổ Trung Cộng. 1950-1953 Chiến Tranh Triều Ti ên Vượt sông Áp Lục đẩy l ùi quân Liên Minh xuống vĩ tuyến 38 Bắc bán cầu. Cuộc đối đầu với Mỹ lần thứ nhất. 1954 Chiến Tranh Đông Dương I -Yễm trợ tích cực Việt Minh trong tr ận đánh Điện Biên Phủ. Cuộc đối đầu bằng vũ lực gián tiếp với Pháp. - Chiến tranh Đông Dương I kết thúc. Hiệp định Genève được ký kết ng ày 20 tháng Bảy 1954 đánh dấu việc Trung Cộng có một chư hầu Bắc Việt và ý đồ lấn chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 1962 Chiến Tranh Biên Giới Ấn-Trung Hai vùng tranh chấp phía Bắc v à Đông Bắc Ấn Độ.

Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

MMỘỘTTChúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và kế hoạch tác chiến. Mục đích tối hậu của chiến tranh là nhằm đạt tới một giải pháp chính trị đã được quyết định ngắn hạn hay dài hạn. Nếu một giải pháp chính trị chưa được quyết định mà cuộc chiến tranh đã được khởi động thì đó là cuộc chiến tranh tốn kém, phản tâm lý, phi chính trị và không thể đi đến chiến thắng tối hậu. Chiến tranh chính là một biến thể của chính trị khi chính trị không thể mang tới những giải pháp thỏa đáng quyền lực giữa các phe đối nghịch; vì thế, bất cứ ai chiến thắng trong chiến tranh sẽ có một quyền lực chính trị lớn hơn kẻ bại.

NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH DO TRUNG CỘNG PHÁT ĐỘNG HAY CAN DỰ

Chỉ trong 39 năm kể từ khi CSTH nắm quyền lực tại Trung Hoa năm 1949 đến năm 1988, họ đã can dự hoặc phát động 10 cuộc chiến tranh lớn nhỏ khác nhau trong đó có 6 cuộc chiến tại Đông Dương và Biển Đông.

Năm Chiến Tranh Sơ lược1949-1951 Tây Tạng Xâm chiếm và sát nhập nước Tây

Tạng vào lãnh thổ Trung Cộng.1950-1953 Chiến Tranh Triều Tiên Vượt sông Áp Lục đẩy lùi quân Liên

Minh xuống vĩ tuyến 38 Bắc bán cầu. Cuộc đối đầu với Mỹ lần thứ nhất.

1954 Chiến Tranh Đông Dương I - Yễm trợ tích cực Việt Minh trong trận đánh Điện Biên Phủ. Cuộc đối đầu bằng vũ lực gián tiếp với Pháp.- Chiến tranh Đông Dương I kết thúc. Hiệp định Genève được ký kết ngày 20 tháng Bảy 1954 đánh dấu việc Trung Cộng có một chư hầu Bắc Việt và ý đồ lấn chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

1962 Chiến Tranh Biên Giới Ấn-Trung Hai vùng tranh chấp phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ.

Page 2: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

1969 Chiến Tranh Biên Giới Liên Sô-Trung Hoa

Những cuộc chạm súng trên sông biên giới Ussuri và tại nhiều điểm trên biên giới dài 4.000 dậm giữa Trung Cộng và Liên Sô.

1960-1975 Chiến Tranh Đông Dương II - Can dự tích cực của CSTH vào chiến tranh Việt Nam. Những cố gắng lớn nhất được thực hiện gián tiếp đối đầu Mỹ lần thứ hai.- Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai thành công nhờ vào sức chiến đầu của CSVN.- Hổ trợ quân Khmer đỏ Pol Pot tạo ảnh hưởng tại Kampuchea chống lại sự lớn mạnh của CSVN.- Chính sách thù nghịch với Liên Sô.

1974 Chiếm đóng trái phép Quần Đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

- Giữa lúc Mỹ rút lui khỏi Nam Việt Nam, Trung Cộng tấn công chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, do Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ.

Feb.14, 1979 Chiến Tranh Biên Giới Việt-Trung

Chiến tranh xâm lược chiếm đất biên giới Việt Nam. Cuộc đối đầu gián tiếp với Liên Sô.

1979 Chiến Tranh Biên Giới với Lào Chiếm núi Khoang La Xan, tam điểm của biên giới Việt-Trung-Lào

1987 Chiến tranh biên giới Việt-Trung vẫn còn tiếp tục.

Không quân CSTH nói đã bắn rơi một phản lực cơ MIG-21 của CSVN khi chiếc phi cơ này bay sâu 20 dậm khoảng 32 cây số trong vùng trời mà CSTH đòi là Guangxi Chuang Tự Trị.i

Mar.16, 1988

Gây chiến, chiếm đóng trái phép nhóm đảo thuộc quần đảo Trường Sa

Tàu chiến CSTH xâm nhập nhóm đảo thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam (do CSVN trấn giữ) đã bắn cháy chìm hai tàu vận tải và một tàu tiếp cứu. Toàn bộ thủy thủ hải quân CSVN 80 người bị giết chết.ii

Page 3: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

BẢN ĐỒ BI

Hình 1 Bản đồ và đường biên giới Trung Hoa do các lchiến tranh lớn nhỏ mà quân Trung C

ẢN ĐỒ BIÊN GIÓI MỚI CỦA TRUNG CỘNG

ới Trung Hoa do các lãnh tụ Trung Cộng thực hiện. Có tất cả 10à quân Trung Cộng đã thực hiện bí mật hay công khai kể từ sau khi quân Trung

ực hiện. Có tất cả 10 cuộc ực hiện bí mật hay công khai kể từ sau khi quân Trung

Page 4: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

Cộng do Mao lãnh đạo thành công tại Hoa Lục. Hồng Kông được sát nhập sau khi Anh quốc trao trả hòn đảo cho Trung Cộng năm 1997. Mối đe dọa đối với Đài Loan là thường trực, cuộc tranh chấp về một đảo giữa biên giới lãnh hải Trung Cộng với Nhật Bản trong vùng biển Đông của Trung Hoa, những tranh chấp về biên giới với Ấn Độ về hai vùng đát biên giới phía Bắc và Đông Bắc của Ấn Độ, tranh chấp biên giới với Liên Sô dọc theo con sông biên giới Ussuri vẫn còn tồn tại. Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm chiếm đoạt những vùng đất biên giới trên lãnh thổ Việt Nam.

Hình 2: Bản đồ chi tiết cho thấy đường biên giới giữa Quangsi Zhuang Autonomous Region (KTT Quảng Tây Chương) và Việt Namiii. Tài liệu CSTH.

Page 5: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và
Page 6: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

Hình 3: Bản đồ bao gồm các tỉnh Quảng Đông, Hải Nam vcủa Trung Hoa. Đường biên giới KTT Quảng Tây Chgiữa KTT Quảng Tây Chương và Vigiới giữa tỉnh Vân Nam, KTT Quảng Tây Ch

NHỮNG BẢN ĐỒ BI

Hình 4: Bản đồ những bản đồ miền bắc Việt Nam vkhảo trong tuyển tập Sông Hồng.

ồm các tỉnh Quảng Đông, Hải Nam và Khu Tự Trị (KTT) Quảng Tây Chới KTT Quảng Tây Chương dài khoảng 1.500 km. Đ

ương và Việt Nam bắt đầu từ Móng Cáy-Đông Hưng đến tam điểm biới giữa tỉnh Vân Nam, KTT Quảng Tây Chương và Việt Nam (Mèo Vạc)iv. Tài liệu bản đồ CSTH

ỮNG BẢN ĐỒ BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG

ản đồ những bản đồ miền bắc Việt Nam và toàn đường biên giới Việt-Trung đưảo trong tuyển tập Sông Hồng.

ự Trị (KTT) Quảng Tây Chươngảng 1.500 km. Đường biên giới

ến tam điểm biên ệu bản đồ CSTH.

Trung được tham

Page 7: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

HHAAIII. NHỮNG THỎA THUẬN HIỆP ƯỚC LIÊN MINH TRƯỚC CHIẾN TRANH

A. Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác giữa Liên Sô và Việt Nam

Từ Mạc Tư Khoa, hảng tin AP cho biết Liên Sô và CSVN vừa ký kết một hiệp ước hữu nghị và hợp tác vào tối thứ Sáu. Hai bên ký kết gồm có Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẫn và Thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng, về phía Liên Sô gồm có Tổng Bí Thư Leonid Brezhnev và Thủ Tướng Aleyei Kosygin. Tại Washington, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Cyrus R. Vance nói trong mọt cuộc họp báo rằng CSVN rất muốn có những quan hệ bình thường với Hoa Kỳ mà không đòi hỏi sự giúp đỡ nào trước. Tuy vậy chính quyền Carter dường như lo sợ việc này sẽ làm Trung Cộng không hài lòng.Buổi lễ ký kết được phát đi trên đài truyền hình Liên Sô và cả bốn người ký kết đã ôm nhau và uống champagne chúc mừng nhau. Nội dung của bản hiệp ước này chưa được tiết lộ, nhưng một thông cáo chung của hai phía hy vọng sẽ được công bố. Hiệp ước vừa ký kết này sẽ làm nhiều người lo ngại trong đó có Trung Cộng, nhưng là một thành công của Liên Sô trong việc đưa ảnh hưởng Liên Sô tiến xa về phía Nam Trung Cộng, và đang tư thế đối đầu với Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Áv.

HHiiệệpp ƯƯớớcc

HHữữuu NNgghhịị vvàà

HHợợpp TTááccLiên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Sô và

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Ngày 03 Tháng Mười Một 1978vi

Page 8: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

Bản dịch và bản quyền © của Sông Hồng www.viettrade.net 1999-2005. Các ghi chú của Sông Hồng.

Phát xuất từ sự hợp tác gắn bó trong tất cả các lãnh vực trên tinh thần huynh đệ, từ tình bạn và sự kiên quyết không lay chuyển giữa hai nước trên căn bản các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và chủ nghĩa quốc tế Xã Hội Chủ Nghĩa.Vững chắc tin rằng nổ lực để kết hợp tình đoàn kết và hữu nghị giữa nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam1 và Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết2

thì phù hợp với các quyền lợi căn bản của hai dân tộc và trong các mối lợi của sự đoàn kết trong tình hữu nghị huynh đệ và sự cùng chung một ý chí3 giữa các nước trong cộng đồng chủ nghĩa xã hội.Phù hợp với các nguyên tắc và mục đích của chính sách ngoại giao xã hội chủ nghĩa và khát vọng bảo đảm những điều kiện quốc tế ưa chuộng nhất để xây dựng chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội.Xác nhận rằng các người ký tên cho hiệp ước nhận thức được sự ràng buộc quốc tế nhằm giúp đỡ nhau trong tình đoàn kết và duy trì sự thành tựu xã hội chủ nghĩa được ghi nhớ bởi hai dân tộc qua suốt các nổ lực anh hùng và sự lao động vô vị lợi của họ.Quyết tâm làm việc vì sự thống nhất tất cả các lực lượng vì hòa bình, sự độc lập quốc gia, nền dân chủ và sự tiến bộ xã hội.Diễn tả ý chí sắt đá của họ để góp phần vào sự liên kết vì hòa bình tại Á châu và khắp thế giới, và sự phát triển những mối liên hệ tốt đẹp và sự hợp tác có lợi hổ tương giữa các quốc gia có những hệ thống xã hội khác nhau.Hy vọng phát triển hơn nữa và làm hoàn hảo sự hợp tác trọn vẹn giữa hai nước.Thêm tính quan trọng vào sự phát triển tiếp nối và sự liên kết dựa trên căn bản pháp lý của các liên hệ song phương.Theo đuổi những mục đích và nguyên tắc của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.Đã quyết định ký kết bản Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác này và đồng ý như sau:

Điều I. – Theo đuổi các nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, hai bên ký tên vào hiệp ước này hứa sẽ tiếp tục cũng cố tình hữu nghị không gì lay chuyển được và sự thống nhất và sự giúp đở lẫn nhau trong tinh thần anh em. Hai bên sẽ phát triển không ngừng nghĩ những liên hệ chính trị và hợp tác trong mọi lãnh vực và quyết tâm giúp đở lẫn nhau trên căn bản tôn trọng sự độc lập quốc gia và chủ quyền, sự bình đẳng và không can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau. 1 Socialist Republic of Vietnam (SRV)

2 Union of Soviet Socialist Republics (USSR)

3 one-mindedness

Page 9: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

Điều II. – Hai bên ký kết bản hiệp ước này sẽ gắn bó những nổ lực nhằm cũng cố và mở rộng sự hợp tác ích lợi chung trong lãnh vực kinh tế và kỹ thuật khoa học nhằm thúc đẩy tiến tới sự thành lập chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản và lúc nào cũng nâng cao các tiêu chuẩn văn hóa và vật chất của hai dân tộc. Hai bên sẽ tiếp tục phối hợp các kế hoạch kinh tế quốc gia dài hạn của họ, đồng ý trên nguyên tắc dài hạn hướng tới việc phát triển những phần kinh tế quan trọng nhất, khoa học và kỹ thuật và trao đổi kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Điều III. – Hai bên ký kết hiệp ước sẽ đề cao sự hợp tác giữa các bộ phận nhà nước và các tổ chức quần chúng, và phát triển các liên hệ rộng rãi trong các lãnh vực khoa học và văn hóa, giáo dục, văn chương và nghệ thuật, báo chí, phát thanh và truyền hình, công tác y tế, bảo vệ môi trường, du lịch, huấn luyện thể thao và thể chất, và những điều khác. Hai bên sẽ khuyến khích sự phát triển những tiếp xúc giữa người lao động của hai nước.

Điều IV. – Hai bên ký kết hiệp ước sẽ luôn bền bỉ cố gắng cũng cố thêm các liên hệ anh em, và làm mạnh thêm sự vững chắc và đồng tâm giữa các nước xã hội chủ nghĩa trên căn bản chủ nghĩa mác lê nin và chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa.Hai bên sẽ cố gắng hết sức nhằm cũng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới và tích cực đóng góp cho sự phát triển và bảo vệ những thành quả xã hội chủ nghĩa.

Điều V. – Hai bên ký kết hiệp ước sẽ tiếp tục cố gắng tối đa để đóng góp bảo vệ hòa bình thế giới và an ninh mọi quốc gia trên thế giới. Họ sẽ tích cực đối đầu tất cả âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và những lực lượng phản động, yễm trợ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa nhằm tiêu diệt tận gốc rể tất cả hình thức và màu sắc của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa chủng tộc, yễm trợ cho cuộc đấu tranh phát động bởi những quốc gia không liên kết và các dân tộc Á châu. Phi châu và các nước Mỹ La tinh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và tân thực dân, vì sự cũng cố nền độc lập và bảo vệ chủ quyền nhằm kiểm soát các tài nguyên thiên nhiên, và vì sự thiết lập một mối liên hệ kinh tế thế giới không có sự bất bình đẳng, áp bực và lạm dụng, và yễm trợ cho tinh thần của các dân tộc Đông Nam Á vì hòa bình, độc lập và sự hợp tác giữa các quốc gia trong vùng này.Hai bên sẽ cố gắng phát triển các liên hệ giữa các nước với những hệ thống xã hội khác nhau dựa trên căn bản các nguyên tắc sống chung hòa bình vì mục đích phát triển và cũng cố tiến trình hòa dịu căng thẳng trong các liên hệ quốc tế và tiêu diệt tận gốc rể sự xâm lược và những cuộc chiến tranh xâm lược khỏi đời sống của tất cả các quốc gia, vì hòa bình, độc lập quốc gia, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Page 10: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

Điều VI. – Hai bên ký kết hiệp ước sẽ trao đổi quan điểm về những vấn đề quốc tế quan trọng liên quan các quyền lợi của hai nước. Trong trường hợp một bên bị tấn công hay bị đe dọa tấn công, hai bên ký kết hiệp ước sẽ ngay lập tức tham khảo ý kiến lẫn nhau với quan điểm nhằm loại bỏ mối đe dọa đó, vã sẽ áp dụng biện pháp thích hợp và hiệu quả để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước.

Điều VII. - Hiệp ước này không quan tâm các quyền lợi của hai bên và những sự ràng buộc bắt nguồn từ các thỏa thuận song phương hay đơn phương mà họ là những người ký kết và không nhằm ý định chống lại nước thứ ba nào.

Điều VIII. - Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn và sẽ đi vào hiệu lực vào ngày trao đổi công cụ và phê chuẩn, sẽ xãy ra tại Hà Nội càng sớm càng tốt.

Điều IX. - Hiệp ước này sẽ có hiệu lực suốt hai mươi lăm (25) năm và sau đó sẽ được tự động gia hạn trong thời gian mười (10) năm nếu không bên nào tuyên bố muốn chấm dứt hiệp ước này bằng cách thông báo bên kia mười hai (12) tháng trước khi hiệp ước hết hạn.Làm với bản sao4 bằng tiếng Việt và tiếng Nga, cả hai văn bản có giá trị như nhau.

Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamLê DuẫnPhạm Văn Đồng.

Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô ViếtL. I. BrezhnevA. N. Kosygin.

"The World and Japan" Database ProjectDatabase of Postwar Japanese Politics and International RelationsInstitute of Oriental Culture, University of Tokyo

[Title] Treaty of Friendship and Cooperation between the Socialist Republic of Viet Nam and the USSR

[Place] [Date] November 3, 1978[Source] Contemporary International Relations - Basic Documents, pp.246-257.[Notes] [Full text]

4 Photocopy

Page 11: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

The Socialist Republic of Viet Nam and the Union of Soviet Socialist Republics,

Proceeding from the close cooperation in all fields in a fraternal spirit, from the unshakeable friendship and solidarity between the two countries on the basis of the principles of marxism-leninism and socialist internationalism,

Firmly convinced that the endeavour to consolidate the solidarity and friendship between the Socialist Republic of Viet Nam and the Union of Soviet Socialist Republics is in conformity with the basic interests of the two peoples and in the interests of the consolidation of the frater-nal friendship and one-mindedness among the countries in the socialist community,

In keeping with the principles and objectives of the socialist foreign policy and the desire to ensure the most favourable international conditions for the building of socialism and communism,

Confirming that the signatories to the treaty acknowledge their international obligation to assist each other in the consolidation and preservation of the socialist achievements recorded by the two peoples through their heroic efforts and selfless labour,

Determined to work for the unity of all forces struggling for peace, national independence, democracy and social progress,

Expressing their iron-like determination to contribute to the consolidation of peace in Asia and throughout the world, and to the development of good relations and mutually beneficial cooperation among countries with different social systems,

Hoping to further develop and perfect the all-round cooperation between the two countries,

Attaching importance to the continued development and consolidation of the juridical basis of the bilateral relations,

In keeping with the objectives and principles of the United Nations charter,

Have resolved to sign this treaty of friendship and cooperation and have agreed as follows:

Article 1

In keeping with the principles of socialist internationalism, the two parties signatory to the present treaty shall continue to consolidate their unshakeable friendship and solidarity and assist each other in a fraternal spirit. The two parties shall unceasingly develop political relations and cooperation in all fields and endeavour to assist each other on the basis of respect for each other'snational independence and sovereignty, equality and noninterference in each other's internal affairs.

Article 2

Page 12: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

The two parties signatory to the present treaty shall join efforts to consolidate and broaden the mutually beneficial cooperation in the economic and scientific-technological field in order to push forward the building of socialism and communism and to constantly raise the material and cultural standards of the two peoples. The two parties shall continue to coordinate their long-term national economic plans, agree upon long-term measures aimed at developing the most important sectors of the economy, science and technology, and exchange knowledge and experience accumulated in the building of socialism and communism.

Article 3

The two parties signatory to the treaty shall promote cooperation between their state bodies and mass organizations, and develop broad relations in the fields of science and culture, education, literature and art, press, broadcasting and television, health service, environmental protection, tourism, sports and physical training, and others. The two parties shall encourage the development of contacts between working people of the two countries.

Article 4

The two parties signatory to the treaty shall consistently strive to further consolidate their fraternal relations, and to strengthen the solidarity and one-mindedness among the socialist countries on the basis of marxism-leninism and socialist internationalism.

The two parties shall do their utmost to consolidate the world socialist system and actively contribute to the development and defence of the socialist gains.

Article 5

The two parties signatory to the treaty shall continue doing their utmost to contribute to defending world peace and the security of all nations. They shall actively oppose all schemes and manoeuvres of imperialism and reactionary forces, support the just struggle for the complete eradication of all forms and colours of colonialism and racism, support the struggle waged by non-aligned countries and the peoples of Asian, African and Latin American countries against imperialism, colonialism and neo-colonialism, for the consolidation of independence and the defence of sovereignty, for mastery over their natural resources, and for the establishment of a new world economic relationship with no inequity, oppression and exploitation, and support the aspirations of the South-East Asian peoples for peace, independence and cooperation among countries in this region.

The two parties shall strive to develop the relations between countries with different social systems on the basis of the principles of peaceful coexistence, for the purpose of broadening and consolidating the process of easing tension in international relations and radically eliminating aggressions and wars of aggression from the life of all nations, for the sake of peace, national independence, democracy and socialism.

Article 6

Page 13: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

The two parties signatory to the treaty shall exchange views on all important international questions relating to the interests of the two countries. In case either party is attacked or threatened with attack, the two parties signatory to the treaty shall immediately consult each other with a view to eliminating that threat, and shall take appropriate and effective measures to safeguard peace and the security of the two countries.vii

Article 7

The present treaty does not concern the two parties' rights and obligations stemming from the bilateral or multilateral agreements to which they are signatories and is not intended to oppose any third country.

Article 8

The present treaty shall be ratified and shall enter into force on the date of the exchange of instruments of ratification, which shall take place in Hanoi as early as possible.

Article 9

The present treaty shall remain in force for 25 years and thereafter shall be automatically extended for periods of ten years if neither signatory party declares its desire to terminate the present treaty by informing the other party twelve months before the treaty expires.

Done in duplicate in the Vietnamese and Russian languages, both texts being equally authentic.

For the SRVN:

LE DUAN PHAM VAN DONG For the USSR:

L. I. BREZHNEV

A. N. KOSYGlN

B. Thông Cáo Chung Báo Chí Hoa Kỳ và Cộng Hòa Nhân Dân Trung HoaNguồn tin từ Washington cho biết Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa5 đã phổ biến một thông cáo chung báo chí giữa hai bên mà theo đòi hỏi của Hoa Kỳ có chứa đựng những phê phán được làm dịu dàng đối với Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết6 Văn bản thông cáo chung được gởi cho báo chí như sau:Các viên chức Hoa Kỳ tin rằng sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng không làm trở ngại cho hiệp ước hạn chế vũ khí giữa Liên Sô và Hoa Kỳ. Mặc dầu có những giọng điêu cứng rắn của Teng nhưng người ta tin rằng Liên Sô sẽ tiếp tục ký kết những hiệp ước hạn chế vũ khí. 5 Trung Cộng

6 Liên Sô

Page 14: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

Liên Sô đòi hỏi Hoa Kỳ nên công khai vấn đề của Phó Thủ tướng Teng và cho rằng những tuyên bố của Teng là gian manh và khiêu khíchviii.

TThhôônngg CCááooCChhuunngg BBááoo CChhíí

HHooaa KKỳỳ --CCHHNNDD TTrruunngg

HHooaaiixx

Bản quyền © Toàn văn bản dịch của Sông Hồng www.viettrade.net từ nguyên văn Anh ngữ phổ biến trên Nhật báo New York Times, Ngày 02 tháng Hai, 1979.

Theo lời mời của Tổng Thống Hoa Kỳ và bà Jimmy Carter, Phó Thủ tướng của Hội Đồng Quốc Gia của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa Teng Hsiao-ping và bà Cho Linđang trong cuộc thăm viếng chính thức Hoa Kỳ kéo dài từ ngày 29 tháng Giêng đến ngày 04 tháng Hai, 1979. Phó Thủ Tướng Teng và Tổng Thống Carter đã có những cuộc nói chuyện về những vấn đề liên quan hổ tương của hai nước. Cùng đi với Phó Thủ tướng Teng trong các buổi nói chuyện có Phó Thủ tướng Fang Yi, Bộ trưởng Ngoại giao Huang Hua và nhiều người khác.

Page 15: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

Cùng dự các buổi nói chuyện bên cạnh Tông Thống Carter là Phó Tổng thống Walter F. Mondale, Phụ tá Tổng thống về An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski và nhiều người khác. Những cuộc nói chuyện thân mật, xây dựng và có kết quả. Hai bên xem xét lại tình hình quốc tế và đồng ý rằng trên nhiều lãnh vực họ đã có những quan tâm chung và chia sẻ những quan điểm giống nhau. Hai bên cũng thảo luận về những lãnh vực trong đó họ có những nhận định khác nhau. Hai bên xác nhận thêm rằng họ chống lại những cố gắng của bất cứ nước nào hay nhóm nước nào nhằm thiết lập bá quyền hay thống trị trên những nước khác, và rằng hai bên quyết tâm đóng góp vào sự duy trì hòa bình quốc tế, an ninh và độc lập quốc gia. Hai bên xét rằng sự khác biệt về hai hệ thống xã hội không tạo chướng ngại cho sự cũng cố tình hữu nghị và hợp tác7. Hai bên cương quyết làm việc hướng đến mục đích này, và tin vững chắc rằng sự hợp tác đó là mối quan tâm của hai dân tộc và cũng là sự ổn định trên thế giới và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói riêng.Khoa Học Kỹ ThuậtPhó Thủ tướng Teng Hsiao-ping nhân danh Chính phủ Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa và Tổng thống Carter nhân danh Chính phủ Hoa Kỳ đã ký một thỏa ước8 về hợp tác trong lãnh vực khoa học và kỹ thuật và một thỏa ước văn hóa. Phó Thủ tướng Fang Yi và cố vấn khoa học của Tổng thống Frank Press đã ký và trao đổi thư từ về sự hiểu biết và hợp tác giữa hai nước trong lãnh vực giáo dục, nông nghiệp và không gian. Phó Thủ tướng Fang Yi và Bộ trưởng Năng lượng James Schlesinger đã ký kết một thỏa thuận đồng ý giữa hai nước về sự hợp tác trong lãnh vực vật lý năng lượng cao9. Bộ trưởng Ngoại giao Huang Hua và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Cyrus Vancecũng ký kết thỏa thuận về sự thành lập hổ tương10 những liên hệ cấp đại sứ và mở ra những tổng lãnh sự11 ở hai nước.Sự Cho Phép Báo Chí Mỗi bên cam kết làm dễ dàng cho phép các ký giả thường trú ở nước bên kia. Hai bên đồng ý kết thúc những thỏa ước thương mại, hàng không, vận chuyển. Những thỏa ước này sẽ được bàn thảo sau trong những chuyến viếng thăm Cộng Hòa

7 Ám chỉ Hoa Kỳ và Trung Cộng

8 Agreement

9 Accord

10 Mutual

11 Consulates general

Page 16: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

Nhân Dân Trung Hoa của Bộ trưởng Ngân khố Michael Blumenthal và Bộ trưởng Thương mại Juanita Kreps. Nhân danh Chính phủ Trung Hoa và Thủ tướng Hua Kuo-feng12, Phó Thủ tướng Teng Hsiao-ping đã đưa ra lời mời đến Tổng Thống Carter đi thăm Trung Hoa vào lúc ông thấy thuận tiện. Tổng Thống Carter đã nhận lời mời này. Tổng Thống Carter cũng gởi lời mời Thủ tướng Hua Kuo-feng sang thăm Hoa Kỳ. Phó Thủ tướng Teng nhân danh Thủ tướng Hua Kuo-feng đã nhận lời mời này. Thời điểm dành cho những cuộc thăm viếng này giữa các lãnh tụ cao cấp của hai nước sẽ được thảo luận và quyết định sau.

C. Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác Cambodia và CSVN

Nguồn tin UPI đánh đi từ Hong Kong cho biết hôm qua Chính phủ Cambodia do Heng Samrin lãnh đạo đã ký kết một hiệp ước 25 năm với Chính phủ CSVN do Thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng đang có mặt tại Nam Vang. Người ta không rõ toàn bộ nội dung của Hiệp ước này, nhưng có thể nó chứa đựng những cam kết giữa hai nước về một liên minh quân sự. Tổng Tham Mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (CSVN) Văn Tiến Dũng hiện cũng đang có mặt tại Cambodiax.Cuộc xâm lược của quân CSTH xẫy ra vào lúc đoàn đại biểu cấp cao của CSVN đến Nam Vang để ký kết Hiệp Ước gồm có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tham Mưu trưởng Quân đội Nhân Dân Việt Nam Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh cũng là Phó Thủ tướng và Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị. Nội dung bản hiệp ước không được tiết lộ, nhưng người ta nghĩ rằng nó cho phép CSVN được trú quân trên lãnh thổ Cambogde và những cam kết giúp đỡ giữa hai bên bằng mọi hình thức về quốc phòng và chính trị chống lại cái gọi là “những âm mưu và hành động khủng bố của bọn đế quốc và phản động quốc tế”.xi

II. TRƯỚC CƠN GIÔNG TỐ

Lịch sử là một cuộc chuyển động và những nhà cai trị, phải luôn biết học hỏi để lướt theo những cơn giông tố lớn xét ra không kìm hảm nổi. Merle Fainsod

Lịch sử Chiến Tranh Lạnh

Tuần qua, Bắc Kinh đã triệu hồi đại sứ TC về nước vì lý do sức khỏe và ra lệnh phía Việt Nam đóng cửa ba lãnh sự quán tại TC. Hai chiếc tàu mui trắng vận chuyển hành khách của TC có tên Minghua và Changli đang thả neo ngoài khơi hai cảng VN là Hải Phòng và Hồ Chí Minh. Hai tàu này không võ trang và nhằm đón nhận các cư dân Trung Hoa muốn rời Việt Nam13. Những mối liên hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng đã hoàn toàn suy sụp vì sự liên minh giữa Việt Nam và Liên Sô ngày mỗi gắn bó 12 Hoa Quốc Phong

13 Cư dân Trung Hoa thường sống tại khu vực tỉnh thành làm nghề thương mại.

Page 17: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

có thể làm thay đổi quyền lực mà TC thèm muốn tại khu vực Đông Nam Á. Tình hình nghiêm trọng hơn khi người ta được biết có khoảng 15 sư đoàn quân CSTH đang có mặt trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, và sự yễm trợ của TC đối với phe Pon Pot bằng cách mở rộng trận tuyến trên trên biên giới Kampuchea - Việt Nam để chống Việt Nam. Phó Thủ tướng Teng Hsiao-ping của TC cho biết vấn đề Đông Dương đã có từ lâu, nhưng giờ đây mới trở thành quan điểm, ông ta nói mối lo ngại nhất của CSTH là một chiến lược toàn cầu của Liên Sô và sự lo lắng cho việc một Liên Bang Đông Dương được thành lập thân Liên Sô. Việt Nam ngã về phía Liên Sô nhiều hơn khi TC rút đi khoảng 1.800 cán bộ kỹ thuật của họ về nước. Những nguồn tin khác cho biết CSVN đang điều động khoảng 5 sư đoàn lên biên giới.Đối với Hoa Kỳ cuộc đối đầu giữa TC và CSVN có thể lan rộng hơn nếu Liên Sô tham dự bảo vệ VN, Hoa Kỳ vẫn không muốn TC chiếm đóng VN, nhưng nếu CSVN thiết lập một khu vực dưới ảnh hưởng Liên Sô thì thật đáng ngạixii.

Nguồn tin AP từ Bangkok Thái Lan nghe được thì vào hôm thứ Năm CSVN cho biết đã đánh bật hai cuộc tấn công của quân CSTH khi chúng vượt sang biên giới tiến vào lãnh thổ Việt Nam, giết và làm bị thương nhiều lính Việt Nam. Đài phát thanh CSVN phát đi từ Hà Nội cho biết hàng ngàn quân CSTH đã đến tăng cường phía bên kia biên giới. Đài phát thanh Hà Nội cho biết tình hình biên giới rất nghiêm trọng và cho biết Bộ Ngoại giao CSVN kết án sự vi phạm biên giới có âm mưu là hành động tội ác. Phía CSTH không đề cập nhiều về các cuộc đụng độ này.Trung Cộng đã tố giác CSVN ngược đãi dân Trung Hoa sinh sống trên đất Việt Nam. Tình hình tồi tệ hơn khi có khoảng 160.000 người Trung Hoa đã bỏ xứ Việt Nam sang Trung Hoaxiii.Các bản tin Việt Nam cho biết một số lớn quân CSTH đã xâm nhập Việt Nam vào huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng sau đó cho biết thêm chúng đã xã súng bắn và thiết lập những trạm quan sát trước khi bị quân dân Việt Nam đánh đuổi vào tối thứ Tư. Đài phát thanh Hà Nội nói nhiều người Việt Nam bị giết chết và bị thương ở huyện Trùng Khánh. Không rõ số thương vong ở Cao Lộc nơi mà đài phát thanh CSVN cho là dân quân VN đã đánh lùi quân CSTH vượt sang biên giớixiv.

Chuyến Đi Thuyết Khách của Teng Hsiao-ping14

Nguồn tin AP từ Bangkok cho biết Trung Cộng sẽ tiếp tục một bước nữa trong chính sách ngoại giao toàn cầu bằng cách cử Phó Thủ tướng Trung Cộng Teng Hsiao-ping đi công du thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á, Hoa Kỳ, và Nhật Bản chống ảnh hưởng Liên Sô. Người ta được biết những mối liên hệ chặt chẽ của Trung Cộng về trợ giúp quân sự cho Kampuchea chống lại Việt Nam, cũng như viện trợ và huấn luyện cho các nhóm thân Trung Cộng tại vùng Bắc Thái Lanxv.

Nguồn tin từ Tokyo Nhật Bản cho biết Liên Sô đang gởi nhiều vũ khí và nhân viên quân sự sang Việt Nam để giúp Việt Nam sẳn sàng cho một kế hoạch quân sự quy mô.Một bản tin đánh đi từ Bắc Kinh cho biết CSVN đang di chuyển quân và các tiếp liệu chiến đấu đến gần biên giới Việt-Kampuchea. Hiện nay CSVN và Trung Cộng kết án nhau về những biến cố trên biên giới Việt-Trung. Phía CSVN tố cáo quân CSTH đã vượt sang biên giới hôm thứ Tư và đã tấn công giết hại nhiều lính CSVN, nhưng chúng đã bị đẩy lùi về bên kia biên giớixvi.

Phó Thủ tướng Trung Cộng Teng Hsiao-ping đã đến Thái Lan hôm nay trong chuyến công du chống lại ảnh hưởng Liên Sô và CSVN. Qua việc ký kết hiệp ước hữu nghị và hợp tác ngày 03 tháng 11 vừa 14 Đạng Tiểu Bình

Page 18: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

qua tại Thái Lan trong thời gian vừa qua đã có nhiều viên chức các quốc gia đến viếng như Kampuchea, Liên Sô, Việt Namxvii.

Bộ Ngoại giao CSVN hôm nay phát ra một văn bản dài 9 trang kết án Trung Cộng đang chuẩn bị chiến tranh “điên cuồng chống nhân dân Việt Nam.” Tài liệu cho biết từ tháng Giêng đến tháng Hai quân xâm nhập Trung Cộng đã giết chết và làm bị thương nhiều lính Việt Nam và hàng trăm thường dân, một số người đã bị bắt cóc mang đixviii.

Cuộc khủng hoảng Kampuchea-Việt Nam tạo nên sự lo ngại cho các nước trong khu vực; đặc biệt nhất là Thái Lan. Tuy nhiên, từ Singapore, các viên chức cao trong chính quyền nói rằng Kampuchea chẳng có làm gì hại cho ai, và nếu Việt Nam chiếm đóng nước ấy thì sẽ càng khiến Việt Nam tiếp tục cuộc hiếu chiến của họxix.

Người ta được tin một phái đoàn Trung Cộng gồm nhiều thành phần đã đến thăm Kampuchea, hai ngày sau ký kết hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt-Sô. Dẫn đầu phái đoàn là Wang Tung-hsing, quyền chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Hoa và cựu tư lệnh những đội cận vệ của Mao Tse-tung15, Wang là Ủy viên cao cấp nhất thứ năm của hệ thống lãnh đạo Trung Cộng, nhưng quyền lực của Wang hiện đang bị lấn át bởi Teng Hsiao-ping. Phái đoàn Trung Cộng thăm viếng Kampuchea không có một viên chức quân sự cho thấy Trung Cộng không đặt nặng ý nghĩa hoặc che dấu ý định yễm trợ quân sự cho Kampuchea.

15 Mao Trạch Đông

Page 19: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

Hình 5: Bắc Kinh đưa ra hình ảnh cho thấy người dân sống trên đất Việt Nam gần biên giới “có nguồn gốc Trung Hoa bị ngược đãi” đã phải vượt biên giới sang lãnh thổ Trung Hoa.xx Ảnh không có ngày tháng và không nói rõ nơi đâu.xxi

Ngày 8 tháng 11 tại Bangkok Thái Lan, quyền Thủ tướng Teng Hsiao-ping tuyên bố Hiệp Ước Hà Nội-Mạc Tư Khoa gây đe dọa cho hòa bình và an ninh thế giới. Teng nói hiệp ước vừa là một đe dọa cho Trung Cộng và là một âm mưu của Liên Sô. Ông ta cũng nhận định Việt Nam đang trở thành một Cuba ở phương Đông và thi hành mệnh lệnh của Liên Sôxxii.

Phản Ứng của Hoa Kỳ Trước Cuộc Khủng Hoảng Việt Nam –Kampuchea16

Hoa Kỳ trước cuộc khủng hoảng Việt Nam – Kampuchea, đã lên tiếng kêu gọi Liên Hiệp Quốc nên can thiệp để xoa dịu tình hình. Bức thư của Hoa Kỳ gửi các thành viên LHQ là một cảnh cáo Mạc Tư Khoa về sự trợ giúp CSVN trong âm mưu phản công Khmer đỏ khi mùa mưa chấm dứt.Cuộc phản công của Cộng Sản Việt Nam có thể thách thức Trung Cộng và sự xâm lăng ấy của CSVN nếu thành công sẽ phá vỡ thế cân bằng chiến lược trong khu vực.Người ta vẫn không rõ những biện pháp nào nhằm can thiệp vào tình hình Việt Nam-Kampuchea, nhưng người ta nghĩ rằng sự hiện diện của LHQ dưới các hình thức nhân đạo tại các khu vực biên giới là cần thiết. Sự việc chính quyền Khmer đỏ đàn áp và giết hại hàng ngàn người đã khiến Hoa Kỳ rất quan tâm, chính quyền Carter đã bị tám mươi thượng nghị sĩ hối thúc đưa vấn đề trước LHQ. Lá thư tố cáo của Hoa Kỳ đã hoàn toàn trái ngược với những điều mà Ngoại trưởng Ieng Sary của Kampuchea đã nói với Ông Tổng Thư Ký LHQ Kurt Waldheim khi mời ông sang thăm viếng Kampuchea rằng những cáo buộc ấy hoàn toàn sai sự thật.xxiii

Trung Cộng đã có một đoàn đại diện chính phủ sang Kampuchea hai ngày sau khi Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác được ký kết giữa Liên Sô và CSVN. Chuyến viếng thăm này có thể đặt trọng tâm vào sự trợ giúp của Trung Cộng đối với Kampuchea nhằm chuẩn bị chống lại ý định tấn công của CSVN đang tập trung quân gần biên giới Kampuchea.xxiv

Phó Thủ tướng Trung Cộng Teng Hsiao-ping đã bắt đầu một chuyến đi qua nhiều quốc gia nhằm đối phó với việc ký kết Hiệp ước Hợp tác và Hữu nghị giữa CSVN và Liên Sô.Người ta được biết ông Teng sẽ viếng thăm chính thức Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore và Mã Lai Á.

Đại sứ CSVN Hoàng Bảo Sơn tỏ ra rất lạnh nhạt khi ông bắt tay họ Teng và chỉ ở lại ít phút ngắn ngủi trong buổi đón tiếp. Sáng nay, Bộ ngoại giao CSVN có đưa Đại sứ Thái Lan ở Hà Nội một bản sao của Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác Sô-Việt. được hai nước ký kết hôm thứ Sáu tuần trước.xxv

Tại Kuala Lumpur, Mã Lai Á, ông Teng đã được đón tiếp trong không khí lạnh nhạt khác hẳn với không khí nồng nhiệt tại Bangkok. Chương trình thăm viếng của ông không được thông báo cho công chúng. Vào tháng trước Thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng đã đến thăm viếng Kuala Lumpur; tuy vậy, những nhóm nổi dậy Cộng Sản tại đây đa số là thiểu số Trung Hoa có những liên lạc lâu dài với Bắc Kinh.

16 Cambodge, Cambodia.

Page 20: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

Ông Teng sẽ rời Kuala Lumpur đi Singapore vào Chúa Nhật.xxvi

Ngày 7 tháng 11, Thống chế Dmitri F. Ustinov, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Sô lên án Trung Cộng đã phá hoại phong trào giải phóng quốc gia và cách mạng tại các nước đang phát triển. Thống chế Ustinov cho rằng các nhóm lãnh đạo Bắc Kinh đã phá hoại trầm trọng chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa xã hội. Trong buổi lễ người ta thấy sự gắn bó giữa CSVN và Liên Sô khi những cuộc diễn hành ngang Quảng trường đỏ với nhiều biểu ngữ đề cao tình đoàn kết Việt-Sô. Trong lúc hiệp ước hợp tác Sô-Việt được ký kết thì người ta cũng nhận được những tố cáo của CSVN về những xâm nhập có vũ trang của CSTH trên biên giới Việt-Trung, cũng như quân Khmer đỏ trên biên giới Miên-Việt.Washington tin rằng Liên Sô sẽ giúp đỡ nhiều khí cụ cho Việt Nam nhằm lật đổ chính quyền Kampuchea thân Bắc Kinh. Tuy nhiên Việt Nam đã không được đề cập trong bài diễn văn đọc trước quân đội Sộ Viết của Thống chế Ustinov. Người ta nhìn thấy lãnh tụ Leonid Brezhnev có vẽ xanh xao, mệt mõixxvii.

Theo Reuters từ Bắc Kinh đánh đi, CSTH đã lên án CSVN về biến cố đẫm máu trên biên giới Việt-Trung sau khi Việt Nam cho rằng họ không liên quan đến biến cố đó.Tân Hoa Xã cho biết đã chuyển thư phản đối đến Đại sứ quán Việt Nam và cho rằng CSVN cố ý tạo biến cố đẩm máu ngày 01 tháng 11 đó.Biến cố này làm gia tăng tình hình nghiêm trọng trong khu vực biên giới nhiều núi non giữa lúc có những cuộc lánh nạn tập thể của hơn 160.000 người Hoa vượt sang biên giới.Lá thư phản đối có đoạn viết “Chính phủ Trung Hoa cảnh cáo Chính phủ Việt Nam bằng tất cả sự quan tâm rằng Chính phủ Việt Nam không nên coi sự tự chế và nhẫn nhịn là sự yếu ớt và khuất phục. Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ gánh chịu mọi trách nhiệm về các hậu quả có thể xãy ra bắt nguồn từ sự kích động bài Trung Hoa và sự xâm nhập có vũ trang vào đất Ttrung Hoa trên vùng biên giới.” PhíaViệt Nam bác bỏ những kết án đó. Phía Trung Hoa cũng tố cáo rằng người Trung Hoa sống trên khu vực thuộc vùng tự trị Quảng Tây17 đã bị tấn công bởi người Việt Nam có vũ trang trong khi dẹp bỏ các chướng ngại vật trên đường và thanh tre vót nhọn và lấp các chổ hầm hố đào bất hợp phápxxviii.

Nguồn tin từ Mạc Tư Khoa hôm 7 tháng 11, 1978 cho biết trong buổi lễ duyệt binh của Quân Đội Liên Sô tại Quảng Trường Đỏ, Thống Chế Dmitri F. Ustinov, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Liên Sô đã lên án Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) phá hoại phong trào giải phóng quốc gia và cách mạng tại các nước đang phát triển. Liên Sô hiện đang lên án CSTH có âm mưu tấn công CSVN trong cuộc duyệt binh Quân Đội Liên Sô hằng nǎm hôm nay nhân kỹ niệm Cách Mạng Bolshevik, Thống Chế Dmitry K. Ustinov đã phát biểu tại lǎng Lê Nin trước sự hiện diện của Lê Duẫn, lãnh đạo cao cấp Đảng Cộng Sản Việt Nam như sau: “Theo đuổi mục đích bành trướng bá quyền và siêu cường, họ đã cấu kết với những lực lượng phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc và gây thiệt hại cho phong trào giải phóng quốc gia và cách mạng.”Trong thời gian qua Hà Nội đã từng tố cáo Trung Cộng và Cambodge đã có những cuộc đột kích xuyên qua biên giới xâm nhập Việt Nam. Vào hôm thứ Sáu 3 tháng 11, Việt Nam và Liên Sô đã ký một hiệp ước Hữu Nghị. Hiệp ước có giá trị trong 25 nǎm theo đó thì: “hai bên hợp tác khoa học kỹ thuật, kinh tế nhằm thúc đẩy sự xây dựng xã hội chủ nghĩa nhanh chóng cùng sự xây dựng Cộng Sản và Xã Hội chũ nghĩa.” Đây cũng chính là sự quan tâm của CSVN trong ý định chuyễn hướng nền kinh tế tư bản tự do ở Miền Nam Việt Nam sang kinh tế hệ thống xã hội chủ nghĩaxxix.

17 Quangxi Chuang autonomous region

Page 21: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

Với một quân số khoảng 130.000 CSVN đã mở cuộc tấn công chớp nhoáng chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Kampuchea. Các lực lượng Khmer đỏ bị đánh bật ra khỏi những thành phố và rút về những căn cứ địa rừng núi để kháng chiến chống quân CSVNxxx.

Chính phủ Kampuchea do Thủ tướng Pon Pot thân Trung Cộng lãnh đạo đã hoàn toàn sụp đổ. Quyền lực chính trị và quân sự nằm trong tay CSVNxxxi.

Những lời cảnh báo của Teng về cuộc tấn công trên biên giới Việt-TrungTừ Washington ngày 31 tháng Giêng 1979, Teng lên tiếng cảnh cáo rằng một cuộc tấn công của quân CSTH vào Việt Nam có thể xãy ra vì CSVN chiếm đóng Cambodge và những căng thẳng trên biên giới giữa Việt Nam và CSTH. Teng cho biết cần phải dạy Việt Nam một bài học. Người ta được biết CSTH đã tập trung một lực lượng khoảng 100.000 quân và 150 máy bay trên biên giới trong bốn tuần qua, phía CSVN cũng tăng cường quân tại các khu vực này.Trả lời một phỏng vấn của đài truyền hình liệu CSTH có tấn công CSVN, Teng cho biết nói là làm, nhưng họ sẽ xem xét cẩn thận các hoạt động của họ và xem biện pháp nào thích đáng.Tối hôm nay họ Teng sẽ tiếp kiến Thái tử Sihanouk, cựu Quốc trưởng Kampuchea trong khi ông này đang lưu đày tại Bắc Kinh hơn bốn nămxxxii.Những nguồn tin hôm qua nghe được từ Hồng Kông cho biết những đụng độ vũ trang biên giới giữa CSTH và CSVN đã gia tăng trong những ngày qua. Hai bên tố cáo lẫn nhau về sự tấn công và xâm nhập. Theo đôi bên thì đã có ít nhất 2 người Việt và 8 người TH chết trong nhiều hoạt động khác nhau. Phía CSTH cho biết có 8 lính biên phòng và dân làng bị giết chết, 17 người bị thương.Bộ Ngoại giao CSVN cho biết đã gởi kháng thư đến đại sứ CSTH, lên án máy bay TC đã bay trên không phận Việt Nam qua đèo Khang Chu Văn cùng lúc với sự xâm nhập bộ binh, một thung lũng hẹp đã chia giữa những đỉnh núi tách rời hai nước.Bản Kháng Thư tố cáo quân CSTH đã xâm nhập Lai Châu hôm thứ Tư (31 tháng Giêng) giết hại một nhân viên an ninh và bắt đi hai người khác Vào thứ Hai hoặc thứ Ba, kháng thư nói tiếp, một lính biên phòng đã giết hại, năm bị bắt cóc và nhiều người khác bị thươngTân Hoa Xã cho biết CSVN đã cài mìn bẩy về phía tỉnh Quảng Tây trên phần đất CSTH, giết hại ba người và bị thương 14 người khác.Theo Thông tấn xã Kyodo hai lính biên phòng bị giết chết hôm thứ Ba khi hơn 200 lính CSVN đã nổ súng gần tỉnh Quảng Tây.

Trung Tâm Nghiên Cứu Trung Á

Ngày 3 tháng Giêng: Theo Tass nghe được từ Hà Nội trong những ngày cuối tháng 12, Trung Cộng đã nhiều lần xâm nhập lãnh thổ Việt Nam và lính CSTH đã xâm nhập sâu vào lãnh thổ Việt Nam bắn phá thường dân và lính biên phòng.Ngày 4 tháng Giêng: Nhật báo Pravda thì Boris Orekhov cho biết ước lượng khoảng 200.000 quân Cộng Sản Trung Hoa hiện đang có mặt trên đường biên giới Việt-Trung Ngày 12 tháng Giêng. Nhật Bản đã chính thức phản đối Liên Sô vì vào ngày 5 tháng 12 Liên Sô đã có những máy bay trên không phận Nhật Bản thuộc Đảo Rebun.

Page 22: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

Ngày 22 tháng Giêng. Theo tin của Kyodo Nhật Bản, Lực lượng Tự Phòng Nhật Bản cho biết họ đã quan sát thấy ba tàu chiến Liên Sô di chuyển về phía Nam trong eo biển Tsushima (Tsushima Strait) trong lúc ba tàu chiến khác di chuyễn về phía bắc Okinawa.Theo Thông Tấn Xã Việt Nam Trong một thông điệp gởi Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Liên Sô Thống Chế Marshal Ustinov trong ngày Quân Đội Liên Sô, tướng CSVN Võ Nguyên Giáp viết: “Vào lúc này nhân dân và các lực lượng võ trang Việt Nam hãnh diện về các đồng chí anh hùng của họ, nhân dân và các lực lượng võ trang Liên Sô vì sự giúp đỡ và yễm trợ bao la của Liên Sô đối với Việt Nam.”Thống chế Ustinov trong Nhật Lệnh trong ngày Quân đội nói: “Chính phủ Liên Sô trong bản thông báo liên quan đến sự xâm lược của Bắc Kinh đã xác nhận rằng đất nước Liên Sô sẽ thực thi đầy đủ những cam kết theo Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác giữa Liên Sô và Cộng Sản Việt Nam.

Trích dẫn nguồn tin của chính phủ Hoa Kỳ theo dõi sự chuẩn bị tập trung quân CSTH trên biên giới Việt-Trung thì Yang Teh-chih, một viên tướng nhiều kinh nghiệm nhất của CSTH đã được chọn làm tư lệnh lực lượng khu biên giới. Nguồn tin còn cho biết Yang Teh-chih đã từng chỉ huy quân CSTH đánh quân Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Việc chọn lựa Yang Teh-chih để chỉ huy khu biên giới Việt-Trung cho thấy CSTH quyết theo đuổi chiến tranh với CSVNxxxiii.Quân CSTH đã tập trung đông đảo trên biên giới với Việt Nam đã làm Hoa Kỳ lo ngại việc CSTH tấn công Việt Nam có thể lôi kéo Liên Sô vào cuộc chiếnxxxiv.

Ngày 14 tháng Hai năm 1979 từ Hong Kong người ta ghi nhận một tiểu đoàn quân CSTH đã xâm nhập lãnh thổ Việt Nam và bắn phá các làng mạc mỗi ngày. Phía VN cho biết quân CSTH có khoảng 20 sư đoàn và hàng trăm máy bay đang tập trung trên đường biên giới. Thông tấn xã VN nói một tiểu đoàn quân CSTH xâm nhập tỉnh Lạng Sơn tuần qua. Quân TC đã chiếm một ngọn đồi khoảng một dậm Anh bên trong lãnh thổ VN, họ xây dựng hầm hố công sự và hằng ngày bắn trọng pháo và súng máy vào các làng mạc gây tổn thất nhân mạng VN.

Trung Cộng và Những Dự Định về Chiến Tranh Biên Giới18

Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, họ Teng từng ám chỉ một cuộc chiến tranh trừng phạt Việt Nam, và các nhà phân tích quân sự cho rằng cuộc chiến mà họ Teng nói sẽ có thể giống một cuộc chiến tranh mà CSTH đã phát động năm 1962-1963 trên biên giới phía Bắc Ấn Độ để thực hiện điều mà CSTH mong muốn là thiết lập một lằn ranh mới mà họ cho rằng đó là đường biên giới của họ. Như thế Trung Cộng chỉ lựa chọn những mục tiêu sát biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, … nhưng ít nhất quân CSTH phải có đủ khả năng uy hiếp Hà Nội hoặc Hải Phòng. Trung Cộng chắc chắn có ý định sử dụng hải quân để uy hiếp Hải Phòng nhưng hạm đội Liên Sô đã có mặt trên Biển Đông với sức mạnh vượt trội hải quân Trung Cộng. Trong chừng mực nào đó Trung Cộng có thể sử dụng không quân, nhưng có thể sẽ khó qua được mạng lưới phòng không của CSVN đã có nhiều kinh nghiệm trong thời gian chống Mỹ. Chính vì thế, người ta tin rằng mũi tiến công chủ yếu là từ Pingsian19 trên đất CSTH sang Đồng Đăng, Lạng Sơn Việt Nam nhưng phải đi với những mối đe dọa

18 Bài nhận định của Drew Middleton cho thấy các phân tích về cuộc chiến tranh mà CSTH phát động trên biên giới Việt Nam là khá chính xác. Bài nhận định này là một khái quất toàn thể cuộc chiến tranh đó và những tiên đoán cho thấy Việt Nam sẽ phải xác định một đường biên giới mới với CSTH sau khi chiến tranh kết thúc. Bài nhận định này đã được Sông Hồng trích theo ý chứ không theo nguyên văn viết của Drew Middleton.19 Bằng Tường

Page 23: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

dọc theo bờ biển, và những cuộc chiến cầm chân quân CSVN ở các nơi khác như Lào Kay, Cao Bằng, Hà Giang, …Nguồn tin tình báo cho biết Trung Cộng tập trung khoảng hai quân đoàn chủ lực (60.000 quân) là lực lượng tấn kích. Lực lượng yễm trợ là gồm khoảng 8 sư đoàn khác thuộc lực lượng địa phương trãi dài trên biên giới.Những đơn vị chủ lực được trang bị với những phương tiện kỹ thuật mà Trung Cộng hiện có là của Châu Âu thập niên 1950. Các lực lượng địa phương chỉ trang bị không nhiều vũ khí nặng.Ưu thế chính của quân CSTH là chiến trường Cambodge đã cầm chân những sư đoàn tinh nhuệ của CSVN cùng với những phương tiện chiến đấu mạnh nhất của nó. Cuộc phòng thủ Hà Nội Hải Phòngvà các khu vực trọng yếu dựa vào các sư đoàn phòng thủ còn lại gồm khoảng 80.000 quân trước khi các đơn vị thiện chiến ở Lào có thể kịp rút về tiếp cứu. Trung Cộng như vậy muốn rằng sẽ tấn công chớp nhoáng những mục tiêu trước khi các lực lượng tinh nhuệ của CSVN kịp thời phản công, rồi rút về phòng thủ các mục tiêu chiếm được. Một số đội hình của quân CSTH đã được rút từ mặt trận Đài Loan và tướng Yang Teh-chih với nhiều kinh nghiệm chiến trường được đề cử chỉ huy trưởng chiến dịch lần này. Để hổ trợ cuộc chiến tranh chớp nhoáng cần phải có sự yễm trợ của không lực và do đó CSTH đã di chuyển ít nhất 15 phi đội đến những căn cứ phía sau biên giới. Phần lớn các phi cơ này thuộc Mig-17, Mig-19, một số Mig-21 do Trung Cộng chế tạo. Tuy nhiên lực lượng không quân CSVN khá hùng mạnh gồm khoảng 120 chiếc Mig-23 mới, vài chiếc Mig-25 bay cao, ngoài ra còn khoảng 75 chiếc F-5 do quân đội VNCH bỏ lại sau cuộc chiến 1975. Chiến tranh theo đó sẽ xãy ra chớp nhoáng nhằm đánh bại CSVN về chiến thuật trước khi Hiệp ước Hữu Nghị và Hợp tác Việt-Sô ký ngày 3 tháng 11, 1978 đi vào hiệu lực. CSTH cũng còn phải thận trọng vì sự hiện diện của hơn 44 sư đoàn Liên Sô dọc theo biên giới Trung-Sôxxxv.

Hiệp Ước Việt-Sô và Thế Chiến Lược Trên Biển

Hiệp Ước Sô-Việt vừa ký kết giữa CSVN và Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết đã làm cho tình thế chiến lược tại Đông Á bị ảnh hưởng. Theo các nguồn tin tình báo, quân đội Liên Sô đã bành trướng sức mạnh trong khu vực này. Hàng không mẫu hạm loại Kiev có sức tải 40.000 tấn đã đến tăng cường cho Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Sô. Những sư đoàn Nga tại Tây Bá Lợi Á và các tỉnh ven biển đang được nới rộng.Việc ký kết một thỏa ước giữa CSVN và Liên Sô làm gia tăng mối quan tâm của Hoa Kỳ, Trung Hoa và Nhật Bản, nhất là thỏa ước có thể mở đường cho việc Liên Sô sẽ sử dụng cảng vịnh Cam Ranhquan trọng bên bờ biển Đông Việt Nam. Sau chiến thắng của quân CSVN tại miền Nam Việt Nam năm 1975, Liên Sô có vẽ sẽ sử dụng cảng Cam Ranh làm một căn cứ cho hạm đội Thái Bình Dương của họ, nhưng người ta không biết sự sử dụng cảng vịnh Cam Ranh có nằm trong thỏa uớc Sô Việt hay không. Hai nước Trung Hoa và Hoa Kỳ cho rằng nếu Liên Sô sử dụng cảng vịnh Cam Ranh sẽ làm suy yếu các vị thế hải quân của họ trong khu vực.Lực lượng hải quân Liên Sô có những căn cứ bố trí bao vây suốt các căn cứ hải quân Trung Cộng dọc theo bờ biển Nam Trung Hoa đến tận Việt Nam. Các đơn vị hải quân Liên Sô chắc chắn sẽ cân bằng với các đơn vị hải quân Hoa Kỳ có các căn cứ rải rác trong Thái Bình Bương. Những hoạt động quân sự của Liên Sô tại Việt Nam và Biển Đông làm tình hình thêm căng thẳng và làm ảnh hưởng các kế hoạch quân sự của Hoa Kỳ tại Nam Hàn và Nhật Bảnxxxvi.

Page 24: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

i Facts on File. Facts on File, Inc. New York, 1987, trang 800C2.ii Facts on File, Facts On File, Inc., New York, 1988.iii Atlas of the People’s Republic of China, ed. Sun Xiudong, Beijing, PRC, 1989.iv Atlas of the People’s Republic of China, ed. Sun Xiudong, Beijing, PRC, 1989.v New York Times, ngày 04 tháng 11, 1978, trang 16. Theo Nikki Finke.vi Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác giữa Cộng Hòa Liên Bang Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 03 tháng Mười Một, 1978 được Sông Hồng tuyển chọn từ “Thế Giới và Nhật Bản” Dự Án Dữ Kiện Cơ Sở. Cơ Sở Dữ Liệu về các Liên Hệ Quốc Tế và Chính Trị Nhật Bản Thời Kỳ Sau Chiến Tranh. Học Viện Văn Hóa Phương Đông. Trường Đại Học Đông Kinh. Nguồn tài liệu: Các Liên Hệ Quốc Tế Đương Thời – Các Văn Bản Căn Bản trang 246-257.vii “In case one of the parties becomes the object of attack or threats of attack, the high contracting parties will immediately begin mutual consultations for the purpose of removing that threat and taking appropriate effective measures to ensure the peace and security of their countries.” Los Angeles Times. Ngày 23 tháng Hai, 1979. Part1, page 11.viii New York Times Ngày 01 tháng Hai, 1979. Theo Terence Smith - Đặc biệt cho New York Times.ix Bản văn này trích từ Nhật Báo New York Times Thứ Sáu, Ngày 02 tháng Hai, 1979. Thông Cáo Báo Chí ít mang tính chính thức và không có ràng buộc. Hoa Kỳ rất quan tâm những từ ngữ sử dụng trong Thông cáo chung Báo chí này. Ngay từ ban đầu phía Trung Cộng cho rằng họ không có tập quán làm một thông cáo chung như vậy, nhưng Hoa Kỳ cho rằng báo chí sẽ ngờ vực có những vấn đề không giải quyết giữa hai nước; thứ hai, Trung Cộng muốn sử dụng từ ngữ “bá quyền (hegemony)” ám chỉ các hoạt động của Liên Sô, nhưng Hoa Kỳ muốn làm dịu tình hình sửa lại thành “domination (thống trị)” là một danh từ nghĩa sự xâm lược nói chung.x Los Angeles Times, ngày 18 tháng Hai, 1979.xi Theo Fox Butterfield. New York Times, ngày 19 tháng Hai, 1979: A10.xii Newsweek. Ngày 03 tháng Bảy 1978.xiii Theo Fox Butterfield thì 180.000 người Trung Hoa đã vượt biên giới.xiv New York Times, ngày 03 tháng Mười Một, 1978. Theo Denis Gray.xv New York Times, Ngày 04 tháng 11, 1978.xvi New York Times, ngày 04 tháng 11, 1978.xvii New York Times, Ngày 05 tháng 11, 1978.xviii New York Times, ngày 05 tháng 11, 1978.xix New York Times, ngày 07 tháng 11, 1978.xx New York Times, Thứ Bảy, 10 tháng Hai, 1979.xxi Có thể đây là sông Quây Xuân thuộc tỉnh Cao Bằng Việt Nam, nơi mà CSTH đòi là đất của Khu Tự Trị Guangxi

Chuang. Có nghĩa là CSTH sẽ đòi vùng đất này bên trong lãnh thổ Việt Nam nơi mà họ gọi là “những dân TH bị ngược đãi” đang sinh sống.

xxii New York Times. Theo Henry Kamm (Bản tin đặc biệt cho New York Times).xxiii New York Times, Ngày 06 tháng 11, 1978. Kathleen Teltsch đặc biệt cho New York Times.xxiv New York Times.Ngày 06 tháng 11, 1978.xxv New York Times. Henry Kamm.xxvi New York Times, 09 tháng 11, 1978. Henry Kamm.xxvii New York Times, 08 tháng 11, 1978. David K. Shipler.xxviii New York Times, 08 tháng 11, 1978.xxix New York Times, 8 Tháng 11 nǎm 1978 (Theo David K. Shipler).xxx New York Times. Ngày 02 tháng Giêng, 1979.xxxi Cuộc tấn công xâm chiếm lãnh thổ Kampuchea do CSVN thực hiện một cách khéo léo và phối hợp vừa các biện pháp quân sự và chính trị. Người ta không rõ về các cấp chỉ huy của quân CSVN và các chi tiết chiến dịch thần tốc ấy.

Page 25: Nh · MỘT Chúng ta chưa bao giờ tách rời chính trị ra khỏi quân sự mặc dù trong các tác phẩm chiến tranh chỉ nhằm mô tả những chiến trận và

xxxii New York Times, ngày 01 tháng Hai 1979. Fox Butterfield.xxxiii The NY Times, 15 tháng Hai, 1979.xxxiv New York Times, ngày 09 tháng Hai, 1979. Theo Bernard Gwertzman.xxxv New York Times, Drew Middleton.xxxvi New York Times, ngày 08 tháng 11, 1978. Drew Middleton.