143
VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack Ngày soạn: ………………………….. Ngày dạy: …………………………… Tiết 1 - Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, Tại sao cần phải sống giản dị. 2.Kỹ năng: Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị. 3.Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ sống giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức. II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1. Giáo viên - Soạn, nghiên cứu bài giảng. - Tranh ảnh, câu chuyện, câu thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống giản dị. 2. Học sinh - Đọc kĩ bài trong sgk III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức Sĩ số: …………….. 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh. 3.Bài mới: Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng cần có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp để cho mọi người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị. Giản dị là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1 : GV Phân tích I. Truyện đọc: Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 1 - Bài 1: SỐNG GIẢN DỊI. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, Tại sao cần phải sống giản dị.2. Kỹ năng:

Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.3. Thái độ:

Hình thành ở học sinh thái độ sống giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1. Giáo viên

- Soạn, nghiên cứu bài giảng.- Tranh ảnh, câu chuyện, câu thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống giản dị.

2. Học sinh - Đọc kĩ bài trong sgkIII. Tiến trình bài dạy:1. Ổn định tổ chức

Sĩ số: ……………..2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh.3. Bài mới: Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng cần có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp để cho mọi người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị. Giản dị là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: GV Phân tích truyện đọc, giúp hs hiểu thế nào là sống giản dị.- HS: Đọc diễn cảm

? Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?

? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?

I. Truyện đọc:

- Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập

1, Cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác:- Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã ngả màu, đi dép cao su.- Bác cười đôn hậu vẫy tay chào.- Thái độ: Thân mật như cha với con.- Hỏi đơn giản: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”2. Nhận xét:- Bác ăn mặc đơn giản không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 2: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

- GV chốt lại những nội dung chính.

Hoạt động 2. Liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện đa dạng, phong phú của lối sống giản dị.? Em hãy nêu những tấm gương sống giản dị ở lớp, trường, ngoài xã hội hay trong SGK mà em biết?- GV bổ sung bằng câu chuyện: Bữa ăn của vị Chủ tịch nước.- GV chốt lại: Trong cuộc sống quanh ta, giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Giản dị là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người sống giản dị.Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm để tìm ra những biểu hiện trái với giản dị.- HS thảo luận 6 nhóm: Tìm 5 biểu hiện của lối sống giản dị và 5 biểu hiện trái với giản dị.- HS trình bày ý kiến thảo luận - GV chốt vấn đề: Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả tuỳ tiện trong nếp sống nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. Lối sống giản dị phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân, xã hội. Hoạt động 4 : Rút ra bài học và liên hệ? Thế nào là sống giản dị ?Biểu hiện của sống giản dị ?- HS trả lời, GV chốt ý, ghi bảng.

? ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống?

? Em hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ và danh ngôn ở sgk.Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập.- HS đọc yêu cầu BT a.- HS nhận xét tranh, trình bày.

- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, không lễ nghi.- Lời nói gần gũi, dễ hiểu, thân thương với mọi người.

*, Biểu hiện của lối sống giản dị.- Không xa hoa, lãng phí.- Không cầu kì, kiểu cách. - Không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bề ngoài.- Thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi người.

*, Trái với giản dị:- Sống xa hoa, lãng phí.- Phô trương về hình thức.- Học đòi ăn mặc.- Cầu kì trong giao tiếp.

II. Nội dung bài học: 1, Khái niệm: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.2, ý nghĩa: Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

III. Bài tập: Bài a/5:Bức tranh (3) thể hiện đức tính giản dị.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 3: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức - GV nhận xét ghi đểm.- HS đọc yêu cầu BT b- HS trình bày, Gv nhận xét.- GV nêu bài tập 3.- HS trình bày ý kiến.- - GV nhận xét, ghi điểm.

Bởi vì: Bức tranh (3) thể hiện đúng tác phong của người học sinh, trang phục nghiêm túc, phù hợp với lứa tuổi học sinh, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi.Hai bức tranh còn lại không phù hợp với lứa tuổi của học sinh: trang điểm son phấn, loè loẹt, mang giày cao gót, đeo kính râm, mặc áo phông, khi đến trường.Bài b/5:- Biểu hiện nói lên tính giản dị là: (2), (5)Bài c/5: - Biểu hiện của tính giản dị:   + Bạn Lan luôn mặc đồng phục khi đến trường.   + Sau khi phơi đồ xong, bạn Hoa gấp gọn gàng quần áo bỏ vào tủ.   + Bạn Hùng luôn cởi mở, vui vẻ khi giúp đỡ các bạn.   + Bạn Hường luôn buộc tóc gọn gàng.- Biểu hiện không giản dị:   + Bạn Hoa hay ăn mặc lòe loạt, tô son, nhuộm tóc.   + Hùng hay xin tiền bố mẹ đi chơi game, ăn vặt.   + Bạn Lan đòi mẹ mua bánh sinh nhật thật to và mua quần áo đắt tiền.Bài d/5: - Các em liên hệ bạn bè, thầy cô hay người thân về lối sống giản dị, được mọi người yêu quý và tôn trọng.Bài đ/5: - Biết giữ gìn quần áo, sách vở. Gấp gọn quần áo khi không sử dụng, giữa gìn sách không để nhăn nheo hay có vết bẩn.- Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh gia đình, không khoe khoang, phô trương.- Sống hòa đồng với bạn bè, không nên đố kị, ghen ghét, đua đòi.- Tôn trọng và chấp hành nội qui của nhà trường, không vẽ bậy, phá hoại của côngBài e/5: "Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ   Tự kiêu một chút cũng là thừa”   “Làm khi lành để dành khi đau”   “Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí”

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 4: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức    “Buôn tàu bán bè chẳng bằng ăn dè hà tiện”   “Ăn phải dành, có phải kiệm”   “Ở đời tham của thì thua. Của ăn thì hết, mà cái phỗng thờ vua hãy còn”

4. Củng cố : ? Thế nào là sống giản dị? Sống giản dị có ý nghĩa gì?

- GV khái quát nội dung bài học.5. Hướng dẫn học ở nhà :

- Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị.- Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân trở thành người học sinh có lối sống giản

dị. - Nghiên cứu bài 2: Trung thực.

*********************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 2 - Bài 2: TRUNG THỰCI. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức : Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải có lòng trung thực.2, Kỹ năng: Giúp HS biết phân biệt các hành vi biểu hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày; Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.3, Thái độ : Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những việc làm thiếu trung thực.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1. Giáo viên: - Soạn, nghiên cứu bài dạy.

- Tranh, ảnh, câu chuyện thể hiện tính trung thực.2. Học sinh : Xem kĩ bài học ở nhà.III. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức :

Sĩ số: …………….2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là sống giản dị? Em đã rèn tính giản dị như thế nào?3. Bài mới: Giáo viên dẫn ra tình huống: Vì không học bài ở nhà nên đến tiết kiểm tra Lan đã không làm được bài nhưng Lan đã quyết tâm không nhìn bài bạn, không xem vở và xin

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 5: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

lỗi cô giáo. Việc làm của bạn Lan thể hiện đức tính gì chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHoạt động 1: Phân tích truyện đọc giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực. - HS đọc diễn cảm truyện .

? Bra-man-tơ đã đối xử với Mi-ken-lăng-giơ như thế nào?

? Vì sao Bran-man-tơ có thái độ như vậy?

? Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào? ? Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy?

? Theo em ông là người như thế nào?

Hoạt động 2: Liên hệ thực tế để thấy được nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực. ? Tìm VD chứng minh cho tính trung thực biểu hiện ở các khía cạnh: Học tập, quan hệ với mọi người, trong hành động?

- GV kể chuyện: “Lòng trung thực của các nhà khoa học”.- GV: Chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người trung thực.Hoạt động 3: Tìm các biểu hiện trái với trung thực- HS thảo luận theo 4 nhóm. N1,2: Biểu hiện của hành vi trái với trung thực? N3,4: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào?- Nhóm trình bày ý kiến thảo luận- GV nhận xét, ghi điểm. GV tổng kết: Người có những hành vi thiếu trung thực thường gây ra những hậu

I. Truyện đọc: “Sự công minh, chính trực của một nhân tài”

- Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp.

- Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nối tiếp lấn át mình.- Oán hận, tức giận.

- Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là người vĩ đại.- Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc. - Ông là người trung thực, tôn trọng công lý, công minh chính trực.

*, Biểu hiện của tính trung thực - Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn...)- Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi.- Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai.

*, Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 6: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcquả xấu trong đời sống xã hội hiện nay: Tham ô, tham nhũng... Tuy nhiên không phải điều gì cũng nói ra, chổ nào cũng nói. Có những trường hợp có thể che dấu sự thật để đem lại những điều tốt cho xã hội, mọi người. VD: Nói trước kẻ gian, người bị bệnh hiểm nghèoHoạt động 4: Rút ra bài học và liên hệ.? Thế nào trung thực?

? ý nghĩa của tính trung thực?

? Em hiểu câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng như thế nào?? Em đã rèn luyện tính trung thực như thế nào?Hoạt động 5: Luyện tậpHS làm BT a, b SGK (8)

II. Nội dung bài học:1, Khái niệm:- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

2, ý nghĩa:- Trung thực loà đức tính cần thiết, quý báu của mỗi con người.- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá.- Làm lành mạnh các mối quan hệ XH- Được mọi người tin yêu, kính trọng.

III. Bài tập:Bài a/8: - Biểu hiện nào biểu hiện tính trung thực? (4,5,6)Bởi vì:     + Hành vi (4) không bao che khuyết điểm của bạn, mà góp ý phê bình thẳng thắn với tinh thần xây dựng mong bạn nhận ra khuyết điểm để tiến bộ.     + Hành vì (5) khi mình có khuyết điểm: ngay thẳng thật thà, dũng cảm nhận lỗi để sửa chữa những lỗi lầm trở thành người tốt     + Hành vi (6) biểu hiện của sự thật thà, không gian dối, không tham lam của người khác.Bài b/8. Bác sĩ dấu bệnh của bệnh nhân xuất phát từ lòng nhân đạo, mong bệnh nhân lạc quan, yêu đời.Bài c/8:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 7: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức- Những việc làm thể hiện tính trung thực:     + Khi làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu.     + Không nhắc bài cho bạn khi bạn không thuộc bài.     + Chấp hành tốt quy định đội mũ bảo hiểm đối với mọi người khi đi mô tô, xe gắn máy.- Những hành vi thể hiện tính không trung thực:     + Được của rơi không trả lại cho người mất.     + Đội mũ bảo hiểm có tính chất đốì phó khi có công an.     + Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra, bài thi.Bài d/8: * Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt.- Đối với cha mẹ, thầy cô giáo, phải thật thà ngay thẳng.- Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.Bài đ/8: + Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng+ Đường đi hay tối, nói dối hay cùng

4.Cũng cố, Dặn dò: - GV khái quát nội dung bài học. - Học bài, làm bài tập c,d,d.5. Hướng dẫn học ở nhà : - Đọc kĩ bài 3, tìm hiểu các hành vi có tính tự trọng

***********************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 3 - Bài 3 : TỰ TRỌNG

I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là tự trọng và không tự trong; Vì sao cần phải có lòng tự trọng.2, Kỹ năng:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 8: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.3, Thái độ: Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học :1, Giáo viên: - Soạn, nghiên cứu bài dạy.

- Câu chuyện, tục ngữ, ca dao nói về tính tự trọng.- Bút dạ, giấy khổ lớn.

2, Học sinh : Xem trước bài họcII. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức:

Sĩ số: ……………2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là trung thực? ý nghĩa của tính trung thực? ? Em đã làm gì để rèn luyện tính trung thực?3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài: GV kể câu chuyện thể hiện tính tự trọng để giới thiệu bài.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc

- 4 HS đọc truyện trong cách phân vai.? Hành động của Rô-be qua câu chuyện trên?

? Vì sao Rô-be làm như vậy?

? Em có nhận xét gì về hành động Rô-be?

Hoạt động 2: Liên hệ thực tế HS chơi trò chơi Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chia thành 5 bạn chơi.Nội dung: Viết các hành vi thể

I. Truyện đọc:“Một tâm hồn cao thượng”

- Hành động của Rô-be:+ Là em bé mồ côi nghèo khổ, bán diêm.Cầm một đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho tác giả.+ Bị xe chẹt kông trả tiền thừa được.+ Sai em đến trả lại tiền thừa.- Muốn giữ đúng lời hứa - Không muốn người khác nghĩ mình nói dối, lấy cắp. - Không muốn người khác coi thường, xúc phạm đến danh dự, mất lòng tin ở mình. - Nhận xét: + Là người có ý thức trách nhiệm cao.+ Tôn trọng mình, người khác.+ Có một tâm hồn cao thượng.* Biểu hiện của tự trọng:Không quay cóp, giữ đúng lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, cư xử đàng hoàng, nói năng lịch sự, kính trọng thầy cô, bảo vệ danh dự cá nhân, tập thể...

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 9: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

hiện tính tự trọng và không tự trọng.Hình thức: Viết vào giấy khổ lớnMỗi bạn viết mỗi thể hiệnThời gian: - GV nhận xét, đánh giá.- GV chốt lại: Lòng tự trọng biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, biểu hiện từ cách ăn mặc, cư xử với mọi người. Khi có lòng tự trọng con người sẽ sống tốt đẹp hơn, tránh được những việc làm xấu cho bản thân, gia đình và xã hội Hoạt động 3: Rút ra bài học.? Thế nào là tự trọng?

? Biểu hiện của tự trọng?

? ý nghĩa của tự trọng?? Giải thích câu tục ngữ:Chết vinh còn hơn sống nhục.Đói cho sạch rất cho thơm- GV nhận xét: Hoạt động 4. Luyện tập: - GV hướng dẫn HS làm BT a,b (12)- HS trình bày bài làm - GV nhận xết, ghi điểm

* Biểu hiện không tự trọng:Sai hẹn, sống buông thả, không biết xấu hổ, bắt nạt người khác, nịnh bợ, luồn cúi, không trung thực, dối trá...

II. Bài học:1, Khái niệm:_ Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.2, Biểu hiện:Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ.3, ý nghĩa: Là phẩm chất đạo đức cao quý, giúp con người có nghị lực nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân, được mọi người tôn trọng, quý mến.

III. Bài tập: Bài a/11. Hành vi thể hiện tính tự trọng (1), (2)- Hành vi (1), không làm được bài nhưng biết coi trọng và giữ gìn đạo đức, tư cách của mình, trung thực không vì bị điểm kém mà quay cóp hoặc nhìn bài của bạn, biểu hiện của người có lòng tự trọng.- Hành vi (2) là hành vi của người biết coi trọng lời hứa, coi trọng chữ tín, tôn trọng mình và tôn trọng người khác.Bài b/12:- Việc làm thể hiện tính tự trọng:   + Hường chấp nhận điểm kiểm tra miệng kém chứ không nghe bạn nhắc bài.   + Lan nhặt được ví tiền nhưng không tò mò mở ra xem, cũng không lấy ma tìm người trả lại.- Việc làm thiếu tự trọng:   + Trí nhờ bạn chép lời giải vào vở bài tập và

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 10: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

nộp cho cô để được điểm.   + An thường nói xấu những bạn An không thích để chia rẽ tình cảm các bạn trong lớp.Bài c/12: - Cư xử cho đàng hoàng, đúng mực. - Biết giữ lời hứa, nói là phải làm. - Luôn làm trong nghĩa vụ, trách nhiệm được giao phó. - Không để người khác phải chê trách, nhắc nhở. - Suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.Bài d/12: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em được nghe, em chứng chiến trong gia đình, làng xóm, trong trường.Bài đ/12: - Tục ngữ:+ Ăn có mời, làm có khiến.+ Đói cho sạch, rách cho thơm.+ Giấy rách phải giữ lấy lề.+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.+ Chết đứng còn hơn sống quỳ.- Ca dao:Thuyền dời nào bến có dờiKhăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.- Danh ngôn:“Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. - A.X.Pu-Skin-

4. Củng cố: - GV khái quát nội dung bài.? Em đã làm gì để rèn luyện tính tự trọng?5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, làm bài tập c, d vào giấy.- Nghiên cứu bài 4: Đạo đức và kỉ luật.

*********************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 4 - Bài 4: ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 11: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức: Giúp học sinh hiểu đạo đức và kỉ luật, mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật, ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỉ luật đối với mỗi người.2, Kỹ năng: Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của một cá nhân hoặc một tập thể theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học.3, Thái độ: Rèn cho học sinh tôn trọng kỉ luật và phê phán thói vô kỉ luật.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học :1, Giáo viên:

- Soạn và nghiên cứu bài dạy.- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn về đạo đức và kỉ luật.

2, Học sinh: Đọc kĩ bài ở SGK.III. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức:

Sĩ số: ………..2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là tự trọng? ý nghĩa?

- GV kiểm tra bài tập làm ở nhà của HS, nhận xét và ghi điểm.3. Bài mới: GV đưa tình huống: Vào lớp đã được 15’. Cả lớp 7A đang lắng nghe cô giáo giảng bài. Bỗng bạn Nam hoảng hốt chạy vào lớp và sững lại nhìn cô giáo. Cô ngừng giảng bài, cả lớp giật mình ngơ ngác. Bình tâm trở lại, cô giáo yêu cầu Nam lùi lại phía cửa lớp và nói với cả lớp: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Nam?

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết rõ thêm về hành vi

của bạn Nam thể hiện đức tính gì. GV ghi đề.Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện đọc: Một tấm gương tận tụy vì việc chung. - 1 HS đọc diễn cảm truyện.- GV tổ chức cho HS chơi TC “ Nhanh mắt, nhanh tay” bằng cách tìm phần đáp án gắn vào câu hỏi.- 3 HS chơi. ? Kỉ luật lao động đối với nghề của anh Hùng như thế nào?

? Khó khăn trong nghề nghiệp của anh Hùng là gì?

? Việc làm nào của anh Hùng thể hiện kỉ luật lao động và quan tâm đến mọi người?

I. Truyện đọc“Một tấm gương tận tụy vì việc chung”

- Huấn luyện về kỉ thuật; Dây bảo hiểm.- An toàn lao động; Thừng lớn, cưa tay, cưa máy.- Dây điện, dây điện thoại, quảng cáo chằng chịt; khảo sát trước; có lệnh công ty mới được chặt; trực 24/24h; làm suốt ngày đêm mưa rét, vất vả, thu nhập thấp.- Không đi muộn về sớm; vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ sẳn sàng giúp đỡ đồng đội; nhận việc khó khăn, nguy hiểm;

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 12: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

- GV đánh giá từng câu, ghi điểm HS.

? Em thấy anh Hùng là người có đức tính gì? GV nhận xét ghi điểm.Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học.- GV tổ chức cho HS thảo luận theo 3 nhóm.? Đạo đức là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống? (Nhóm 1)

? Kỉ luật là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống? (nhóm 2)

? Để trở thành ngưòi có đạo đức, vì sao chúng ta phải tuân theo kỉ luật? (Nhóm 3)- HS trao đổi nhóm.- Đại diện nhóm trình bày.- HS nhận xét, tự do trình bày ý kiến.- GV nhận xét, ghi điểm cho nhóm.

? Giải thích câu tục ngữ: “Muốn tròn phải có vuông, muốn vuông phải có thước” để kết luận phần này.- HS trình bày.- GV kết luận: Muốn làm tốt công việc mọi người phải chấp hành kỉ luật. Muốn có quan hệ lành mạnh, tốt đẹp mọi người phải tuân theo những quy định chuẩn mực ứng xử. Có những hành vi của con người vừa mang tính kỉ luật, đạo đức.Hoạt động 3: Liên hệ bản thân đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức và kỉ luật.- HS liên hệ.-GV nhận xét, ghi điểm.Hoạt động 4: Rèn luyện kỉ năng phân

được mọi người tôn trọng, yêu quý.

- Đức tính: - Có đạo đức. - Có kỉ luật.

II. Bài học.

1, Khái niệm- Đạo đức là những quy định, chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc, với tự nhiên và môi trường sống.- Mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện. Nếu vi phạm.Ví dụ: Giúp đỡ, đoàn kết, chăm chỉ.- Kỉ luật: Quy định chung của tập thể, XH mọi người phải tuân theo. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định.Ví dụ: Đi học đúng giờ, an toàn lao động, không quay cóp bài...2, Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật:- Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật.- Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.Ví dụ: Siêng năng học tập thường xuyên thực hiện nội quy.

III. Bài tập:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 13: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứctích hành vi ứng xử.- GV hướng dẫn HS làm bài tập a,b,c,d- HS trình bài tập, GV nhận xét, ghi điểm.

Bài a/14. Hành vi biểu hiện đạo đức và kỉ luật là: (1), (3), (4), (5), (6), (7).Bài b/14: - Nói chuyện riêng trong lớp.- Nghỉ học vô tổ chức, không xin phép.- Trốn học đi chơi game.- Ra vào lớp tự tiện, không thưa gửi.- Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra.- Trộm đồ của người khác, làm hại người khác.=> Hậu quả của các việc làm trên là: kết quả học tập sẽ bị sa sút, đánh mất niềm tin với những người xung quanh. Đặc biệt, lâu ngày sẽ dẫn đến hình thành thói quen xấu, không sửa được, mất sự tôn trọng, tin tưởng, không thể trở thành con ngoan và trò giỏi, người công dân tốt.

Bài c/14: Em không đồng ý với ý kiến trên. Vì: Tuấn chỉ thỉnh thoảng vắng mặt trong những hoạt động do lớp tổ chức. Trước tiên, Tuấn có lí do chính đáng là đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ, hơn nữa những lần nghỉ Tuấn đều báo cáo vắng mặt chứ không phải là người nghỉ vô tổ chức. Việc làm này của Tuấn thể hiện là người sống có tổ chức, có kỉ luật và tôn trọng tập thể. Tuấn đã đồng thời làm tốt cả 3 việc: việc học, việc tham gia hoạt động và giúp đỡ bố mẹ.   - Nếu em học cùng lớp với Tuấn, em sẽ vận động các bạn trong lớp giúp đỡ, động viên Tuấn cả về vật chất và tinh thần. Cụ thể, em có thể quyên góp sách báo, quần áo, những đồ dùng học tập không còn dùng nữa có thể tặng lại cho Tuấn. Bên cạnh đó, sẽ động viên Tuấn để Tuấn có thể học tốt hơn, nhận được học bổng, hoặc quỹ khuyến học của nhà trường.Bài d/14:- Luôn phải đi học đúng giờ, chấp hành

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 14: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcđầy đủ, đúng nội quy của nhà trường, của lớp.- Luôn thật thà trong mọi việc, biết nhận khuyết điểm nếu làm sai, không bao che hành vi xấu.- Luôn ý thức được việc bảo vệ lẽ phải.- Không làm những việc mờ ám gây ảnh hưởng đến mọi người.

4. Củng cố: - HS làm vào phiếu học tập: Nêu hành vi trái với kỉ luật của một số bạn HS hiện nay .- GV gọi HS đọc phiếu.- GV nhận xét, ghi điểm.5. Hướng dẫn học ở nhà:- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về đạo đức, kỉ luật.- Làm bài tập d.- Đọc trước bài 5 : Yêu thương con người

********************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 5 - Bài 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜII. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của việc đó.2, Kỹ năng: Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến mọi người xung quanh.3, Thái độ: Rèn cho HS quan tâm đến mọi người xung quanh, gét thói thờ ơ, lạnh nhạt và lên án những hành vi độc ác đối với con người.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy hoc : 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy. - Tập tranh GDCD bài 5.2, HS: Đọc trước bài ở nhà.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn dịnh tổ chức:

Sĩ số:………………… 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là đạo đức? Thế nào là kỉ luật?? Những biểu hiện nào thể hiện tính đạo đức, hành động nào thể hiện tính kỉ luật? 1, Đi học đúng giờ. 2, Trả sách cho bạn đúng hẹn. 3, Quan tâm đến bạn bè.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 15: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

4, Đồ dùng học tập để đúng nơi quy định. 5, Không quay cóp trong giờ kiểm tra. 6, Đá bóng, học tập đúng nơi quy định. 7, Không đánh nhau, cãi nhau, chửi nhau. 8, Không đọc truyện trong giờ học.- GV nhận xét HS làm BT, ghi điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Một truyền thống nhân văn nổi bật của dân tộc ta là: “Thương người như thể thương thân”. Thật vậy: Người thầy thuốc hết lòng chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân, thầy giáo, cô giáo đêm ngày tận tụy bên trang giáo án để dạy học sinh nên người. Thấy người gặp khó khăn hoạn nạn, yếu đuối ta động viên, an ủi, giúp đở... Truyền thống đạo lý đó thể hiện lòng yêu thương con người. Đó chính là chủ đề của tiết học hôm nay. GV ghi đề.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHoạt động 1 : Tìm hiểu truyện đọc “ Bác Hồ đến thăm người nghèo” - 1 HS đọc diễn cảm truyện.? Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín thời gian nào? ? Hoàn cảnh gia đình chị ntn?

? Những lời nói, cử chỉ thể hiện sự quan tâm của Bác đối với gia đình chị Chín?

? Thái độ của chị đối với Bác Hồ ntn?? Ngồi trên xe về phủ Chủ tịch, Thái độ của Bác ntn? Theo em Bác Hồ nghĩ gì?

? Những suy nghĩ và hành động của Bác thể hiện đức tính gì?- HS trả lời.- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.Hoạt động 2: Liên hệ thực tế HS chơi trò chơi.? Kể lại mẫu chuyện của bản thân hoặc người xung quanh đã thể hiện lòng yêu thương con người.- HS thi trả lời nhanh.- GV tổng kết ghi điểm cho HS.Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.HS thảo luận 3 nhóm.N1: Thế nào là yêu thương con người?

I. Truyện đọc: Bác Hồ đến thăm người nghèo.

- Tối 30 tết năm Nhâm Dần (1962).

- Chồng chị mất, có 3 con nhỏ, con lớn vừa đi học, vừa trông em, bán rau, bán lạc rang.- Âu yếm đến bên các cháu xoa đầu, trao quà tết, hỏi thăm việc làm, cuộc sống của mẹ con chị.- Xúc động rơm rớm nước mắt - Bác suy nghĩ: Đề xuất với lãnh đạo thành phố quan tâm đến chị và những người gặp khó khăn.- Bác có lòng yêu thương mọi người.

II. Bài học:1, Khái niệm:

- Yêu thương con ngươig là:+ Quan tâm giúp đỡ người khác.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 16: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

N2: Biểu hiện của lòng yêu thương con người?

N3: Vì sao phải yêu thương con người?- Đại diện nhóm trình bày.- Nhóm khác bổ sung.- GV tổng kết ghi điểm.

+ Làm những điều tốt đẹp.+ Giúp người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.2, Biểu hiện: - Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.- Biết tha thứ, có lòng vị tha.- Biết hi sinh.3, ý nghĩa, phẩm chất của yêu thương con người.- Là phẩm chất đạo đức tốt đẹp.- Được mọi người yêu thương, quý trọng.

4. Củng cố: ? Em hiểu câu ca dao sau ntn?

“ Nhiểu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng”

- HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.- GV khái quát nội dung bài học.5. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài, xem trước bài tập ở sgk.

************************************* Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 6 - Bài 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của nó.2, Kỹ năng: Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến mọi người xung quanh.3, Thái độ: Rèn cho HS quan tâm đến mọi người xung quanh, gét thói thờ ơ, lạnh nhạt và lên án những hành vi độc ác đối với con người.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy, câu ca dao, tục ngữ, bài hát có nội dung yêu thương con người. - Tập tranh GDCD bài 5.2, HS: - Xem trước bài tập. - Gương tốt về yêu thương con người.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức:

Sĩ số: Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 17: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là yêu thương con người? Biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người?- HS trả lời. GV nhận xét, ghi điểm.3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu và biết được thế nào là yêu thương con người. Hôm nay chúng ta luyện tập để khắc sâu về vấn đề này.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng phân tích và rèn luyện phương pháp cá nhân.- GV hướng dẫn HS làm vào phiếu học tập.1, Phân biệt lòng yêu thương và thương hại.

2, Trái với yêu thương là gì? Hậu quả của nó?

3, Theo em, hành vi nào sau đây giúp em rèn luyện lòng con người?a. Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, gần gũi những người xung quanh.b. Biết ơn người giúp đỡc. Bắt nạt trẻ em.d. Chế giễu người tàn tật.e. Chia sẽ, thông cảm.g. Tham gia hoạt động từ thiện.- HS trình bày BT, GV nhận xét ghi điểm.Hoạt động 5: luyện tậpGV hướng dẫn HS làm BT ở SGK.- HS đọc yêu cầu BT a.- HS trình bày suy nghĩ của mình.- GV nhận xét, ghi điểm.

- HS làm bài tập b: Nêu các câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu thương con người. GV bổ sung các câu ca dao, danh ngôn, tục ngữ đã chuẩn bị.GV tuyên dương, ghi điểm cho HS.- HS làm bài tập d: Kể về những tấm gương có lòng yêu thương con người.

* Rèn luyệnLòng yêu thương- Xuất phát từ tấm lòng vô tư trong sáng.- Nâng cao giá trị con người

Thương hại.- Động cơ vụ lợi cá nhân

- Hạ thấp giá trị con người

* Trái với yêu thương là:+ Căm ghét, căm thù, gạt bỏ.+ Con người sống với nhau mâu thuẩn, luôn thù hận- Đáp án: a, b, e, g.

III, Bài tập:Bài a/16.- Hành vi của Nam, Long và Hồng là thể hiện lòng yêu thương con người.- Hành vi của Hạnh là không có lòng yêu thương con người. Lòng yêu thương con người là không được phân biệt đối xử.Bài b/17.Tục ngữ:- Thương người như thể thương thân- Lá lành đùm lá rách- Chia ngọt sẻ bùi- Yêu nhau chín bỏ làm mười- Chị ngã em nâng- Máu chảy ruột mềmCa dao:- Kính già già để tuổi cho- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 18: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcNgười trong một nước phải thương nhau cùng- Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn- Anh em như thể tay chânRách lành đùm bọc dở hay đỡ đầnDanh ngôn:“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. (Hồ Chí Minh)Bài c/17:Bố mẹ em đều là công nhân của nhà máy dệt. Hàng ngày khi em và em của em còn yên giấc ngủ ngon, bố mẹ đã phải dậy sửa soạn ra ngã tư để chờ xe ô tô của nhà máy chở đi làm.Thương bố mẹ vất vả có lúc về đến nhà đã 7 giờ tối, ngoài việc chăm chỉ học hành, em thay bố mẹ chăm sóc em bé, dỗ dành em ăn sáng, đưa em đi nhà trẻ, chiều đón em về tắm rửa cho em, nấu cơm, quét dọn nhà cửa...

4, Củng cố: - GV tổ chức trò chơi sắm vai: Gia đình bạn An gặp khó khăn. Lớp trưởng lớp 7A đã cùng các bạn quyên góp giúp đỡ.- GV phân vai cho HS.- HS: 2 nhóm thể hiện tình huống.- GV nhận xét, ghi điểm.- HS: Thi hát các bài hát có nội dung yêu thương con người.- GV: Nhận xét, ghi điểm.- GV: kết thúc bài: Yêu thương con người là đạo đức quý giá. Nó giúp chúng ta sống đẹp hơn, tốt hơn. Xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc, bớt đi nỗi lo toan, phiền muộn. Bởi vậy chúng ta rèn luyện đức tính này.5, Hướng dẫn học ở nhà: - Học kỹ bài.- Chuẩn bị: Đọc trước truyện : Bốn mươi năm nghĩa nặng tình sâu.

**************************** Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 19: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Tiết 7 - Bài 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo và vì sao phải tôn sư trọng đạo.2, Kỹ năng: Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có thái độ tôn sư trọng đạo.3, Thái độ: - Giúp HS biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy.- Tục ngữ, câu ca dao, bài hát có nội dung nói về tôn sư trọng đạo.- Giấy khổ to, đèn chiếu.2, HS: - Đọc trước bài ở nhà: Bài hát, câu ca dao, tục ngữ nói về thầy cô.III . Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức:

Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là yêu thương con người? Biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người?? Nêu những việc làm cụ thể của em về lòng yêu thương con người.- HS trả lời. - GV nhận xét ghi điểm.3. Bài mới:- GV dùng đèn chiếu để giới thiệu về mẫu chuyện tôn sư trọng đạo.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHoạt động 1: Tìm hiểu truyện: “Bốn mơi năm nghĩa nặng tình sâu”.- 1 HS đọc diễn cảm truyện.- Cả lớp thảo luận.? Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian.? Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy Bình.

? HS kể những kỉ niệm về những ngày thầy giáo dạy nói lên điều gì?Hoạt động 2 : HS tự liên hệ.? Em đã làm gì để biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ em?

- GV phát biểu học tập: Đámh dấu x vào ô những việc em đã làm được.+ Lễ phép với thầy cô giáo + Xin phép thầy cô giáo trước khi vào

I. Truyện đọc: Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu.

- Thời gian: Cách 40 năm sau ngày ra trường.- Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm, không khí cảm động, thầy trò tay bắt mặt, mừng, kể kỉ niệm, bồi hồi, lưu luyến.- Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 20: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứclớp.+ Khi trả lời thầy cô luôn lễ phép nói: “Em thưa thầy,cô” + Khi mắc lỗi, được thầy cô nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa lỗi.+ Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau.+ Cố gắng học thật giỏi.+ Tâm sự chân thành với thầy cô.+ Vui vẻ khi được thầy cô giao nhiệm vụ.+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao - HS trình bày bài làm.GV chấm 5 phiếu.? Ngoài những việc làm trên em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô?- 3 HS trình bày: GV tuyên dương HS.Hoạt động 3: Hướng dẩn HS tìm hiểu khái niệm.- GV giải thích từ Hán Việt

Sư: Thầy, cô giáo.Đạo: Đạo lí.

? Tôn sư là gì?

? Trọng đạo là gì?

? Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”.Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ trên có còn đúng nữa không?HS trả lời, GV nhận xét, kết luận.? Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? HS thảo luận nhóm.HS trình bày ý kiến thảo luận.GV nhận xét, kết luận.

? ý nghĩa của tôn sư trọng đạo?

Hoạt động 4: Luyện tậpBài a (19) GV tổ chức TC: 47 HS lên bảng thể hiện 4 động tác hành vi.

II. Nội dung bài học:

1, Khái niệm:- Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.- Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy trọng đạo lí làm người.

2, Biểu hiện: - Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo.- Hành động đền ơn đáp nghĩa.- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo3, ý nghĩa: - Là truyền thống quý báu của dân tộcThể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ.- Là nét đẹp trong tâm hồn con người, làm cho mối quan hệ người-người gắn bó, thân thiết.III. Bài tập:Bài a/19:- Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 21: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHS quan sát hành động của bạn và cho biết hành động đó thể hiện ở câu nào?- HS giải thích.- GV: NX. Bài b: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo?- HS nêu, GV bổ sung.

đạo là hành vi (1) và (3). Bởi vì:   (1) Năm đứng nghiêm và bỏ mũ chào cô. Đây là hành động thể hiện sự tôn trọng thầy cô, không qua loa, vội vàng mà đứng nghiêm trang, lễ phép.   (3) Anh Thắng viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy từ hồi cấp 1: Anh Thắng đã là sinh viên, nhưng thầy cô khi còn là lớp 1 anh vẫn còn nhớ và tỏ lòng biết ơn.- Hành vi cần phê phán là hành vi (2) và (4). Bởi vì:   (2) Hoa không biết vâng lời thầy, mải chơi nên không làm bài tập, không thể hiện sự ngoan ngoãn, nghe lời.   (4) Hành động vò nát bài tập là thiếu tôn trọng thầy giáo. Đó là sự vô lễ cần phải bị nên án.Bài b/19: - Cơm cha áo mẹ chữ thầyGắng công mà học có ngày thành danh   - Trọng thầy mới được làm thầy   - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư   - Mấy ai là kẻ không thầyThế gian thường nói: đố mày làm nên!   - Ở đây gần bạn gần thầyCó công mài sắt có ngày nên kimBài c/20:Câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo là câu (5)

- GV kết luận: Chúng ta khôn lớn như ngày nay, phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy, cô giáo. Các thầy cô giáo không những giúp ta mỡ mang trí tuệ mà giúp chúng ta biết phải sống sao cho đúng với đạo làm con, đạo làm trò, làm người. Vì vậy chúng ta phải có bổn phận là chăm học, chăm làm; vâng lời thầy cô giáo, lễ độ với mọi người.4. Củng cố: - HS thi hát về thầy cô giáo.- GV khái quát.5. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm bài tập c (20)- Chuẩn bị: Đọc trước truyện “một buổi lao động”

*****************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 22: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Bài 7 - Tiết 8: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ; ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ trong mối quan hệ giữa mọi người với nhau trong cuộc sống.2,Kỹ năng:

Giúp học sinh biết tự đánh giá mình về những biểu hiện đoàn kết, tương trợ. 3, Thái độ:- Rèn thói quen biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học : 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy.- Tục ngữ, câu ca dao, truyện về đoàn kết tương trợ. 2, HS: - Đọc trước bài ở nhà.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức:

Sĩ số: ………………..2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là tôn sư trọng đạo? ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? (1hs)? Cần rèn luyện ntn để có lòng tôn sư trọng đạo? Liên hệ bản thân(1H)- GV kiểm tra BT c (20), chữa BT.- GV nhận xét ghi điểm.3. Bài mới: Giới thiệu bài:

- GV kể chuyện bó đũa.Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc: Đoàn kết tương trợ.- GV hướng dẫn học sinh bằng cách phân vai.+ 1HS đọc lời dẫn.+ 1HS đọc lời thoại của Bình.+ 1HS đọc lời thoại của Hoà.- GV hướng dẫn HS đàm thoại.? Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì?

? Khi thấy công việc của lớp 7A chưa hoàn thành, Bình lớp trưởng 7B sang gặp Hoà lớp trưởng 7A nói gì?? Trước câu nói và việc làm của lớp 7B, lớp trưởng 7B tỏ thái độ như thế nào?? Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp.

I. Truyện đọc:

Đoàn kết tương trợ

- Khó khăn: Khu đất khó làm, có nhiều mô đất cao, rễ chằng chịt, lớp có nhiều bạn nữ. - Ngừng tay.... cùng làm.

- Xúc động.

- Các cậu nghĩ một lúc sang bên bọn mình ăn cam, ăn mía rồi cùng làm. 7B lấy mía, cam cho 7A ăn.- Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bình và Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 23: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

? Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B?Hoạt động 2: HS tự liên hệ.? Kể lại một câu chuyện trong lịch sử hoặc trong cuộc sống nói về tinh thần đoàn kết, tương trợ.- HS kể.- GV nhận xét và kết luận: Đoàn kết tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công.Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra khái niệm.? Đoàn kết là gì?

? Tương trợ là gì?

? Vì sao cần đoàn kết, tương trợ.- HS thảo luận nhóm.- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.- GV nhận xét, kết luận.

? Cần đoàn kết, tương trợ như thế nào?- HS trả lời, GV nhận xét, rút ra bài học thực tiễn.? Giải thích câu tục ngữ: - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.- Dân ta có một chữ đồng.Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng.? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về đoàn kết tương trợ.? Ngược lại với đoàn kế, tương trợ là gì và hậu quả của nó?- GV: Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm BT.- HS trả lời câu hỏi a, b, c.- HS chơi TC: Xữ lý các tình huống.+ Các tổ bốc thăm tình huống.+ Các tổ suy nghĩ + Đại diện tổ trình bày

Không khí vui vẻ, thân mật. - Cảm ơn các cậu đã giúp đỡ bọn mình.- Tinh thần đoàn kết, tương trợ.

II. Bài học.1, Khái niệm.- Đoàn kết: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó.- Tương trợ: Thông cảm, chia sẽ, giúp đỡ ( Sức lực, tiền của )Tương trợ hay hổ trợ, trợ giúp.2, ý nghĩa:- Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.- Được mọi người yêu quý.- Là truyền thống quý báu của dân tộc.3, Rèn luyện đoàn kết, tương trợ.

- Tinh thần đoàn kết, tập thể, hợp quần.- Sức mạnh, đoàn kết, nhất trí đảm bảo mọi thắng lợi thành công.

- Không chung lòng, chung sức, không giúp đỡ nhau làm việc.Đoàn kết >< chia rẽ.Tương trợ >< ích kỉ III. Bài tập:Bài a/22:  - Nếu là Thủy, em sẽ động viên Trung để bạn mau khỏe bệnh.   - Giúp Trung ghi chép bài vở trên lớp, giúp Trung có thể học ở nhà.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 24: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức+ GV nhận xét, ghi điểm. Bài b/22:

  Em không đồng ý với việc làm của Tuấn. Bởi vì:   - Việc làm của Tuấn là đang hại bạn chứ không phải giúp bạn. Bởi vì, Hưng học kém toán thì Tuấn phải giúp đỡ Hưng học toán, bằng cách giảng giải cho Hưng, cùng Hưng học nhóm.   - Việc làm hộ Hưng bài tập về nhà, sẽ làm Hưng ỷ lại không chịu học và kết quả Hưng sẽ càng học kém toán hơn.Bài c/22:Việc làm này của hai bạn là đúng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Sẽ làm cả hai bạn tiến bộ và học tốt hơn.Bài d/22:  - Những việc làm thể hiện tính đoàn kết, tương trợ của em đối với bạn hoặc đối với những người xung quanh:   - Khi có những bài tập khó, em sẽ giảng giải cho các bạn để cùng làm bài.   - Khi bạn bị hỏng xe, em đã giúp bạn đưa đi sửa, sau đó cho bạn đi nhờ đến trường.   - Em cùng các bạn cán bộ lớp, tổ chức trò chơi tập thể để các bạn gắn kết nhau hơn.   - Lớp em có một nhóm bạn học yếu môn Văn, nên em đã lập một nhóm để cùng giúp đỡ các bạn đó học tốt môn Văn.

4. Củng cố:- Học sinh thi hát các bài hát có nội dung về đoàn kết, tương trợ.- GV kết luận: Đoàn kết là đức tính cao đẹp. Biết sống đoàn kết tương trợ giúp ta vượt qua mọi khó khăn tạo nên sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là truyền thống quý báu của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta cần rèn luyện mình, biết sống đoàn kết, tương trợ, phê phán sự chia rẽ.5. Hướng dẫn học ở nhà:- Học kĩ bài, làm bài tập d (22) .- Đọc trước truyện: “ Hãy tha lỗi cho em”.

************************** Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 25: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Tiết 9: KIỂM TRA MỘT TIẾT I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:- HS nắm chắc các kiến thức đã học về sống giản dị, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo và đoàn kết, tương trợ.2,Kỹ năng:- Trình bày nội dung kiến thức rõ ràng, khoa học, chữ viết sạch sẽ.3, Thái độ:- Rèn thói quen tự lập, trung thực trong giờ kiểm tra.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1, GV: - Đề kiểm tra.2, HS: - Học kĩ bài đã học.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức:

Sĩ số: ……………..2. Kiểm tra bài cũ: không3. Bài mới:

1, GV nhắc nhở HS trước lúc làm bài.2, GV phát đề cho HS3, HS làm bài.

Đề bài:

I. Trắc nghiệm: (5đ).A.Khoanh tròn về những câu nói về đoàn kết tương trợ:

1, Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.2, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.3, Chung lưng đấu cật.4, Đồng cam cộng khổ.5, Cây ngay không sợ chết đứng.6, Lời chào cao hơn mâm cổ.7, Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn.8, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.9, Môi hở răng lạnh.10, Một cây làm chẵng nên non

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.B. Khoanh tròn những câu nói về tự trọng:

1, Sống buông thả2, Làm tròn chữ hiếu3, Không biết xấu hỗ4, Bắt nạt người khác5, Bảo vệ danh dự cá nhân và tập thể6,Sống luộm thuộm7, Không trung thực, dối trá8, Không quay cóp9, Cư xử đàng hoàng10, Dũng cảm nhận lỗi

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 26: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

II. Tự luận: (5đ).1, Tôn sư là gì? Trọng đạo là gì?

Vì sao phải tôn sư trọng đạo? 2, Hoa là bạn thân của em. Gia đình của Hoa có thu nhập bình thường ( Bố mẹ Hoa

đều là công nhân, lại nuôi 3 chị em Hoa ăn học ) nhưng Hoa rất kênh kiệu, ăn mặc đua đòi, lại lười học, không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

Các bạn trong lớp không vừa lòng về Hoa và ngày càng xa lánh Hoa. Em có đồng tình về thái độ của các bạn ấy không? Là bạn thân của Hoa em sẽ làm gì? (2đ)

Đáp án:I. Trắc nghiệm: (5đ)- HS làm được 10 câu (5đ)- HS làm đúng 1 câu (0,5đ)II. Tự luận: (5đ).

Câu 1 (3đ)- Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc. (1đ)- Trọng đạo là coi trọng và làm theo những lời thầy dạy, coi trọng đạo lí làm người.(1 đ)- Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc. Thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo cũ. Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn con người, làm cho mối quan hệ thầy - trò càng gắn bó, thân thiết (1đ).

Câu 2 (2đ). - Không đồng tình (0,5đ)- Tuỳ theo mức độ trả lời của HS để cho điểm nhưng phải có đủ các ý: Gần gũi, thân thiết, giúp đỡ Hoa học tập. Khuyên nhủ Hoa ăn mặc phải phù hợp với bạn bè. Cho các bạn trong lớp biết không nên xa lánh Hoa, cần phải giúp đỡ Hoa.* Lưu ý: Bài viết bẩn, chữ viết xấu, sai chính tả trừ 1đ.4. Củng cố:- GV thu bài.- Tuyên dương HS có ý thức làm bài tốt.- Phê bình HS có ý thức chưa tốt.5. Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc trước truyện: “ Hãy tha lỗi cho em”.

*******************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 10 - Bài 8: KHOAN DUNG I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:- Giúp HS hiểu thế nào là khoan dung và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp; hiểu ý nghĩa cỉa lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để có lòng khoan dung.2,Kỹ năng:- Rèn cho HS biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tử tế với mọi người, sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 27: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

3, Thái độ:- Rèn cho HS quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1, GV: - SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ.- Phiếu trắc nghiệm Đ- S- Tranh ảnh, câu chuyện liên quan2, HS: SGK, đọc trước bài ở nhà , sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương .III. Tiến trình bài dạy:1. ổn dịnh tổ chức: Sĩ số: ……………. 2. Kiểm tra bài cũ: - GV trả, chữa bài kiểm tra, nhận xét.3. Bài mới: Giới thiệu bài:- GV nêu tình huống < Ghi trên bảng phụ >.

Hoa và Hà học cùng trường, nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và thường nói xấu Hoa với mọi người.

Nếu là Hoa, em sẽ cư xử như thế nào đối với Hà?- 3HS trả lời.- GV dẫn dắt vào bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em.- HS đọc truyện theo lối phân vai.- HS thảo luận cá nhân.? Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào?? Cô giáo Vân đã có thái độ như thế nào trước thái độ của Khôi?

? Thái độ của Khôi sau đó như thế nào?

? Vì sao Khôi có sự thay đổi đó?? Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô Vân?? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?

Hoạt động 2: HS thảo luận theo 4 nhóm:Nhóm 1: Vì sao cần phải có lắng nghe và chấp nhận ý kiến người khác?- Tránh hiểu lầm, không gây sự bất hoà, không đối xử nghiệt ngã với nhau, tin tưởng và thông cảm với nhau, sống chân

I. Truyện đọc:Hãy tha lỗi cho em.

1, Thái độ của Khôi:- Lúc đầu: Đứng dậy, nói to.2, Cô Vân: Đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ tái, rơi phấn, xin lỗi HS.- Cô tập viết.- Tha lỗi cho HS.- Sau đó: Cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin lỗi cô.- Chứng kiến cảnh cô tập viết - Cô Vân kiên trì, có lòng khoan dung, độ lượng.=> Bài học:Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác.- Biết chấp nhận và tha thứ cho người khác.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 28: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcthành, cởi mở.Nhóm 2: Làm thế nào đẻ hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ ở lớp, trường.- Tin bạn, chân thành, cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý chân thành, không ghen ghét, định kiến, đoàn kết với ban bè.

N3: Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm, xung đột?- Ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, tạo điều kiện, giảng hoà.

N4: Khi bạn có khuyết điểm ta nên xử sự như thế nào?- Tìm nguyên nhân, giải thích, góp ý, tha thứ và thông cảm, không định kiến.- Các nhóm trình bày ý kiến.- GV nhận xét, ghi điểm.- GV kết luận: Bước đầu tiên, quan trọng để hướng tới lòng khoan dung là biết lắng nghe người khác, chấp nhận điểm khác biệt của nhau. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống trở nên lành mạnh, dễ chịu.Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.? Thế nào là lòng khoan dung?

?ý nghĩa của lòng khoan dung?

? Cần phải làm gì để có lòng khoan dung?

? Em hiểu câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại” như thế nào?- HS trình bày.- GV nhận xét, kết luận.Hoạt động 4: HS làm bài tập cá nhân.HS làm bài tập vào phiếu học tập.

II. Bài học:1, Khái niệm:- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ.- Tôn trọng và thông cảm với người khác.2, ý nghĩa:- Là một đức tính quý báu của con người.- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy.- Quan hệ của mọi người trở nên lành mạnh, dể chịu.3, Rèn luyện để có lòng khoan dung.- Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.- Cư xử chân thành, cởi mở.- Tôn trọng cá tính, thói quen, sở thích của người khác.

III. Bài tập:Câu đúng: a, c, d, đ, e.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 29: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcĐánh dấu x vào ô tương ứng:a, Nên tha thứ lỗi nhỏ cho bạn.b, Khoan dung là nhu nhược.c. Cần biết lắng nghe ý kiến của người khác.d, Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn.đ, Khoan dung là cách đối xữ đúng đắn khôn ngoan.e, Không nên chấp nhận tất cả mọi ý kiến, quan điểm của người khác.g, Khoan dung là không công bằng.- HS trình bày bài làm.- GV nhận xét.- HS làm bài tập b.

Bài a/25: Hs tự kể.Bài b/ 25: Theo em, những quan điểm thể hiện lòng khoan dung là: (1), (3), (5), (7). Bởi vì: những quan điểm này thể hiện sự bao dung, biết tha thứ cho người khác; biết nhường nhịn, không cậy quyền; giúp đỡ mọi người để họ nhận ra khuyết điểm của mình, biết lắng nghe để thấu hiểu, chia sẻ.Bài c/ 26:  Thái độ của Lan thể hiện sự thù ghét, muốn trả thù. Vì Lan cho rằng Hằng cố tình làm mình bị dây mực. Đây là hành động thô lỗ cần bị chê trách.Bài d/26: Nếu là Trung, em sẽ đứng dậy, nhẹ nhàng hỏi thăm xem bạn nữ có bị xây xát gì không. Sau khi hỏi han, em sẽ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc bạn nữ xô vào em.   Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân, em sẽ rộng lòng tha thứ cho bạn nữ (dù bạn cố tình hay vô ý). Giúp bạn hiểu ra lỗi lầm, cần phải đi lại cẩn thận hơn, hay khuyên bạn không nên làm như vậy (nếu bạn nữ cố tình)Bài đ/26:   Một lần Hường phát hiện ra Hoa ăn trộm tiền của mình để mua kẹo nên Hường giận Hoa lắm. Hường đã kêu gọi mọi người trong lớp tẩy chay Hoa. Hoa rất hối hận và xin lỗi Hường nhưng Hường đã không đồng ý.   Trong trường hợp này, nếu là em thì em sẽ tha lỗi cho Hoa và khuyên Hoa không nên làm như vậy, vì đó là việc làm không tốt. Em sẽ tha lỗi cho Hoa và cũng bảo mọi người trong lớp chơi với Hoa. Để mọi người cùng xây dựng tình bạn trong sáng, tốt đẹp.

4. Củng cố:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 30: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

- GV tóm tắt nội dug bài học.- HS chơi sắm vai bài tập c, d.- GV nhận xét, ghi điểm5. Hướng dẫn học ở nhà:- Làm bài tập: a, đ ( 25, 26).- Thường xuyên rèn luyện để có lòng khoan dung.- Học kĩ bài.- Chẩn bị: Đọc trước bài 9.

Gia đình văn hoá là gia đình như thế nào?Tìm những việc làm góp phần XD gia đình văn hoá. Học sinh tham gia như thế

nào?

******************************** Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 11 - Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:- Giúp HS bước đầu hiểu nội dung của việc xây dựng gia đình văn hoá; 2, Kỹ năng:- HS phân biệt được các biểu hiện đúng, không đúng của các gia đình trong việc XD nếp sống văn hoá.3, Thái độ:- Quý trọng gia đình, bước đầu thấy được bổn phận của mình trong việc XD gia đình văn hoá.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy.

- Tranh về gia đình, phiếu học tập cá nhân.2, HS: - Đọc kĩ bài.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức:

Sĩ số: …………2. Kiểm tra bài cũ (2 em)1, Thế nào là khoan dung? Vì sao phải khoan dung? 2, Em đã làm gì để có lòng khoan dung? - GV chữa bài tập a, đ.3. Bài mới : Giới thiệu bài: - GV nêu tình huống : Tối thứ bảy cả gia đình Mai đang trò chuyện sau bữa cơm tối thì bác tổ trưởng tổ dân phố đến chơi. Bố mẹ vui vẻ mời bác ngồi, Mai lễ phép chào bác. Sau một hồi trò chuyện, bác đứng lên đưa cho mẹ Mai giấy chứng nhận gia đình văn hoá và dặn dò, nhắc nhở gia đình Mai cố gắng giữ vững danh hiệu đó. Khi bác tổ trưởng ra về, Mai vội hỏi mẹ: “ Mẹ ơi gia đình văn hoá có nghĩa là gì hả mẹ?”

Để giúp bạn Mai và các em hiểu như thế nào là gia đình văn hoá, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 31: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHoạt động 1: Phân tích truyện: Một gia đình văn hoá.- HS đọc thầm truyện.- HS thảo luận nhóm:N1: Gia đình cô Hoà có mấy người? Thuộc gia đình như thế nào?N2: Đời sống tinh thần của cô Hoà ra sao?+ Mọi người chia sẻ lẫn nhau.+ Đồ đạc sắp xếp ngăn nắp.+ Không khí đầm ấm, vui vẻ.+ Mọi người chia sẻ vui buồn với nhau.+ Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn.+ Tú là học sinh giỏi, cô chú là CSĐT.

N3: Gia đình cô Hoà cư xử như thế nào đối với bà con hàng xóm láng giềng?- Quan tâm giúp đỡ lối xóm.- Tích cực giúp đỡ người ốm đau, bệnh tật.

N4: Gia đình cô Hoà đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào?- Tích cực xây nếp sống văn hoá ở khu dân cư.- Vận động bà con làm vệ sinh môi trường.- Chống các tệ nạn xã hội.

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận.-> GV chốt lại: Gia đình cô Hoà là một gia đình văn hoá tiêu biểu, thể hiện qua đời sống gia đình cô, qua cư xử và việc làm của gia đình cô.? Gia đình em có phải là gia đình văn hoá không?Hoạt động 2: Phát triển nhận thức của HS về quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình.

? Tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hoá?

? Em hãy kể về một số gia đình ở địa phương em trong việc XD gia đình VH.

I. Truyện đọc:Một gia đình văn hoá.

- 3 người.Là một gia đình văn hoá tiêu biểu.

* Tiêu chuẩn gia đình văn hoá: - Thực hiện xây dựng kế hoạch hoá gia đình.- Xây dựng gia đình hoà thuận tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh.- Đoàn kết với cộng đồng.- Thực hiện tốt nghiã vụ công dân.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 32: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức+ Gia đình không giàu nhưng vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc.+ Gia đình giàu nhưng không hạnh phúc.+ Gia đình bất hạnh vì nghèo.+ Gia đình bất hoà vì thiếu nền nếp gia phong.- HS kể và từng loại gia đình.- HS nhận xét - GV kết luận: Nói đến gia đình văn hoá là nói đến đời sống vật chất và tinh thần. Đó là sự kết hợp hài hoà tạo nên gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên xã hội ổn định, văn minh.

4. Củng cố: ? Gia đình em thực hiện tiêu chuẩn của gia dình văn hoá như thế nào?5. Hướng dẫn học ở nhà: ? Tìm hiểu các tiêu chuẩn cụ thể của gia đình văn hoá tại địa phương.?Em cần làm gì để xây dựng gia đình văn hoá?? Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì?? Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá?? Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội?

*********************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 12 - Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (Tiết 2)I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức: - Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá; hiểu mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống gia đình; hiểu bổn phận và trách nhịêm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hoá.2, Kỹ năng: - Giúp HS biết giữ gìn danh dự gia đình, biết tránh những thói hư, tật xấu có hại, thực hiện tốt bổn phận của mình để góp phần xây dựng gia đình văn hoá.3, Thái độ: - Tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài2, HS: - Làm BTVN.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 33: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Sĩ số: ………..2. kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá?Câu 2: Để có một gia đình văn hoá, theo em tình cảm của các thành viên trong gia đình, sinh hoạt văn hoá tinh thần như thế nào ?- HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.3. Bài mới : Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu và biết được các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá. Để hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa; bổn phận và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình ra sao trong công tác này, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài học

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHoạt động 1: HS tự liên hệ và rút ra bài học rèn luyện: - HS thảo luận theo nhóm bàn:1. Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì?

2. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá?

3. Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội?

4. Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá không? Nếu có thì tham gia như thế nào?- HS các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân.- Mục tiêu: Phát triển thái độ đối với KHH gia đình và vai trò của TE trong GĐ- GV phát phiếu, HS làm bài tập d (29)

* Tiêu chuẩn cụ thể:- Sinh đẻ có kế hoạch.- Nuôi con khoa học, ngoan ngoãn.- Lao động, xây dựng kinh tế gia đình ổn định.- Bảo vệ môi trường.- Thực hiện tốt nghĩa vụ của địa phương, nhà nước- Hoạt động từ thiện.- Tránh xa, bài trừ tệ nạn xã hội.-...II. Nội dung bài học: * Bài học:1. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên:- Thực hiện tốt- Sống giản dị, lành mạnh.- Không sa vào tệ nạn XH2. ý nghĩa:- Gia đình thực sự là tổ ấm -> nuôi dưỡng , giáo dục con người.- Gia đình bình yên->xã hội ổn định.- Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.3. Học sinh tham gia:- Chăm ngoan, học giỏi.-Kính trọng, giúp đỡ mọi người trong gia đình, thương yêu anh chi em- Không đua đòi, ăn chơi.- Không làm tổn hại danh dự gia đình

III. Bài tập:Bài a/28: Để thực hiện gia đình văn hóa, gia đình

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 34: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức- GV KL: Sự cần thiết phải thực hiện KHHGĐ và phê phán những quan niệm lạc hậu: Coi trọng con trai, tính gia trưởng, độc đoán, không biết tổ chức quản lý trong gia đình. - HS làm bài tập: e.- HS chơi trò chơi: Tự xây dựng tình huống và sắm vai.TH1: Khi bố mẹ gặp chuyện buồnTH2: Khi có sự bất hoàTH3: Gia đình bất hạnh vì con cái đông, túng thiếu- GV nhận xét, ghi điểm.

em đã:   - Mọi người đều sinh hoạt đúng giờ giấc, ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ.   - Bố, mẹ và em đều cùng chăm sóc, dọn dẹp nhà cửa, đều cùng nhau vào bếp.   - Tối đến bố và mẹ dạy em học bài.   - Em cố gắng học giỏi để đạt danh hiệu học sinh giỏi.   - Bố mẹ em chỉ sinh 2 người con là anh trai và em.Bài b/29:   - Gia đình đông con: bố mẹ không có nhiều điều kiên kinh tế để nuôi dưỡng. Sẽ dẫn đến các tình trạng như: con cái không được học đầy đủ, suy dinh dưỡng, dễ sa vào các tệ nạn vì bố mẹ thiếu quan tâm.   - Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi: con cái có điều kiện để được nuôi dưỡng, nhưng con cái ăn chơi, đua đòi sẽ dễ bị sa vào các tệ nạn xã hội, bị hư hỏng và kết quả học tập sẽ sa sút.   - Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm: gia đình này sẽ hạnh phúc vì chỉ sinh hai con sẽ có đủ điều kiện vật chất, đủ thời gian để lo các công việc.Bài c/29:Mỗi người đều có thói quen và sở thích khác nhau đó là điều không tránh khỏi. Theo em, mỗi người nên biết nhường nhịn, hạ cái tôi của mình xuống một chút vì người khác. Đặc biệt, phải tôn trọng sở thích của người khác, lắng nghe, chia se những góp ý về những sở thích không lành mạnh.Bài d/29:Em không đồng ý với ý kiến: (1), (2), (3), (4), (6), (7). Bởi vì, các quan điểm này mang tính phiến diện khi chỉ quy đối tượng xây dựng gia đình văn hóa là của một, hai người. Chẳng hạn, quan điểm (1)

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 35: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcviệc nhà là việc của mẹ và còn gái. Quan điểm này là sai trái, thể hiện sự bất bình đẳng giới. Công việc nhà là công việc chung, mỗi thành viên đều có trách nhiệm xây dựng và làm việc.Bài đ/29:Con cái có vai trò quan trọng không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Bởi vì, tài sản quý giá nhất của bố mẹ là con cái, gia đình có hạnh phúc hay không khi nhìn vào con cái chúng ta sẽ biết. Biện pháp giáo dục của cha mẹ dù có tốt đến đâu nhưng chính yếu vẫn phụ thuộc vào năng lực của những đứa con, khả năng thích nghi và vượt qua những cám dỗ là từ chính bản thân những đứa con.Bài e/29:  - Gia đình có cha mẹ bất hòa: điều này, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người con. Gia đình bất hòa nếu không giải quyết tốt sẽ dẫn đến cảnh rạn vỡ, bố mẹ chia li, con cái thiếu vắng tình yêu thương và không ai nuôi dạy.   - Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu (làm ăn bất chính, nghiện hút..) điều này, trước hết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm. Cha mẹ không gương mẫu, những người con sẽ bắt chước như vậy và trở nên hư hỏng theo.   - Gia đình có con cái hư hỏng (ăn chơi quậy phá, nghiện hút, đua xe...) thì gia đình đó sẽ không hạnh phúc được. Cha mẹ sẽ rất đau đầu, những đứa con lúc này sẽ trở thành gánh nặng của xã hội.Bài g/29:   - Cùng với mẹ dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh xóm làng.   - Không đua đòi, ăn diện, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.   - Chăm ngoan, học giỏi, biết giữ gìn tài sản công cộng.   - Ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ, giúp

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 36: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcbố mẹ chăm sóc em, nhường nhịn em.

4. Củng cố:- HS tự liên hệ, đánh giá việc góp phần xây dựng gia đình văn hoá của bản thân.? Những việc em đã làm để góp phần xây dựng gia đình văn hoá?? Những việc em dự kiến sẽ làm?? Tìm các câu ca dao, tục ngữ VN có liên quan đến chủ đề bài học?- Thà rằng ăn bát cơm rau - Thuyền không bánh lái thuyền quàyCòn hơn cá thịt nói nhau nặng lời Con không cha mẹ, ai bày con nên- Cây xanh thì lá cũng xanh - Con người có bố có ông Cha mẹ hiền lành để đức cho con Như cây có cội như sông có nguồn- Gái mà chi, trai mà chiSinh ra có nghĩa có nghì là hơn

* Trên kính, dưới nhường- GV tóm tắt nội dung bài học.- Kết luận toàn bài:

Vấn đề gia đình và xd gia đình văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng. Gia đình là tế bào XH; là các nôi hình thành nhân cách con người. XD gia đình văn hoá là góp phần làm cho XH bình yên, hạnh phúc. HS chúng ta phải góp cho gia đình có lối sống văn hoá. Giữ vững truyền thống dân tộc: Học giỏi, rèn luyện đạo đức.5. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm BT: b (29) Trong gia đình mỗi người đều có những thói quen và sở thích khác nhau, làm thế nào để có được sự hoà thuận?

****************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 13 - Bài 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ

I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:

- Giúp HS hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và ý nghĩa của nó; hiểu bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìnvà phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.2, Kỹ năng:- Giúp HS biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ cần phát huy và những tập tục lạc hậu cần xoá bỏ; phân biệt hành vi đúng sai đối với truyền thống của gia đình, dòng họ; biết tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.3, Thái độ:- Rèn cho HS biết trân trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị :Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 37: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

1, GV: - Tranh ảnh, câu chuyện, tục ngữ về truyền thống gia đình, dòng họ.2, HS: - Đọc kĩ bài ở nhà.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức:

Sĩ số: …………..2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Thế nào là gia đình văn hoá? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hoá?HS2: Trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá? Liên hệ bản thân.- GV chữa bài tập b.3. Bài mới :Giới thiệu bài: - Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Vậy trong một gia đình, dòng họ của chúng ta có những TT tốt đệp nào ? Việc giữ gìn và phát huy nó ra sao ? ...Chúng ta sẽ làm rõ qua bài học hôm nay.- GV giới thiệu ảnh về gia đình, dòng họ.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHoạt động 1. Tìm hiểu biểu hiện qua nghiên cứu truyện đọc: - 1HS đọc diễn cảm câu truyện.- HS thảo luận nhóm: Câu 1 Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của

mọi người trong gia đình trong truyện đọc thể hiện qua những tình tiết nào?Câu 2: Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đạt được

là gì?Câu 3: Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật "Tôi" đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình?- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.- Cả lớp quan sát, nhận xét.? Việc làm của gia đình trong truyện thể hiện đức tính gì?- GV kết luận: Sự lao động mệt mỏi của các thành viên trong truyện nói riêng, của nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ ỷ lại hay chờ vào người khác mà phải đi lên từ sức lao động của chính mình.

I. Truyện đọc:Truyện kể từ trang trại.

- Hai bàn tay cha và anh trai tôi

dày lên, chai sạn vì phải cày, cuốc đất, bất kể thời tiết khắc nghiệt không bao giờ rời “Trận địa”- Biến quả đồi thành trang trại kiểu

mẫu, có hơn 100 ha đất đai màu mỡ; trồng bạch đàn, hoè, mía, cây ăn quả; nuôi bò, dê, gà.- Sự nghiệp nuôi trồng của tôi bắt đầu từ chuồng gà bé nhỏ.- 10 gà con đến 10 gà mái đẻ.- Tiền có được mua sách vở.

- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 38: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHoạt động 2: HS liên hệ về truyền thống của gia đình, dòng họ.? Em hãy kể lại những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình?- HS phát biểu, GV ghi bảng.Hoạt động 3: Thảo luận về ý nghĩa và cách giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.- HS thảo luận theo bàn.? Giữ gìn và phát huy truyền thống là gì?? Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đến mỗi con người trong gia đình, dòng họ như thế nào?? Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?? Cần phải làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Hoạt động 4: Rút ra bài học.- 3 HS đọc phần bài học SGK.

Hoạt động 5: Luyện tập.- GV đưa bài tập c(32) lên máy chiếu.

VD: Nghề đan mây tre, đúc đồng, thuốc nam, truyền thống hiếu học, may áo dài, quê em là xứ sở của làn điệu dân ca.

II. Nội dung bài học: 1. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ là:- Bảo vệ, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống.- Biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì được hưởng ,<=> Đạo lý người VN2. ý nghĩa - Tạo ra sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau vươn lên tiếp nốilàm rạng rỡ thêm truyền thống.- Tăng thêm sức mạnh, làm phong phú TT , bản sắc dân tộc.3. Bổn phận, trách nhiệm của mỗi người - Chúng ta phải trân trọng, tự hào; sống trong sạch, lương thiện; - Không bảo thủ, lạc hậu, không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ; - Biết làm cho những TT đó được rạng rỡ hơn bằng chính sự trưởng thành, thành đạt trong học tập, lao động, công tác của mỗi người.III. Bài tập : Bài a/32:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 39: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

- HS đọc yêu cầu bài tập.- HS làm BT vào phiếu.- 1HS trình bày phiếu. GV chấm 5 phiếu.- Đáp án đúng: 1, 2, 5.

Em tự viết.Bài b/32:Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên. Bởi vì, mỗi dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Nếu như trong việc học hành, chưa có ai đỗ đạt thì Hiên càng phải cố gắng học tập, để đem lại sự tự hào cho quê hương, dòng họ của Hiên.Bài c/32: Em đồng ý với ý kiến: (1), (2) và (5). Bởi vì:   - Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp. chúng ta cần có trách nhiệm phát huy những truyền thống đó làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn.    Chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Đây cũng là sự tri ân với những người có công gây dựng, làm rạng danh truyền thống.   - Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.Bài d/32: Em tự sưu tầm và kể lại.Bài đ/32: - Bản thân em đã cố gắng học tập, chăm chỉ lao động, học hỏi kinh nghiệm, đọc thêm nhiều sách về y học để tiếp nối truyền thống gia đình.   - Em dự định sẽ cố gắng học thật tốt để thi vào trường Đại học Y. Sau khi ra trường, em sẽ trở thành một bác sĩ, em sẽ đến vùng quê hẻo lánh, gặp khó khăn để khám chữa bệnh.

4. Củng cố - HS giải thích câu tục ngữ sau:

+ Cây có cội, nước có nguồn.+ Chim có tổ, người có tông.+ Giấy rách phải giữ lấy lề

- GV tổng kết: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên. Thế hệ trẻ chúng ta

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 40: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

hôm hay đã và đang kế tiếp truyền thống ông cha ngày trước. Lấp lánh trong trái tim chúng ta là hình ảnh “Dân tộc Việt Nam anh hùng”. Chúng ta cần phải ra sức học tập, tiếp bước truyền thống của nhà trường, của bao thế hệ học sinh, thầy cô để xây dựng trường chúng ta đẹp hơn.5. Hướng dẫn HS học ở nhà - Làm bài tập còn lại ở SGK.- Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện, tục ngữ, ca dao về truyền thống gia đình, dòng họ.

*****************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 14 - Bài 11: TỰ TIN I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:

- Giúp HS hiểu thế nào là tự tin và ý nghĩa thế nào là tự tin trong cuộc sống, hiểu cách rèn luyện để trở thành một người có lòng tự tin.2,Kỹ năng:- Giúp HS nhận biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh; biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong những công việc của bản thân.3, Thái độ:- Hình thành ở HS tính tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên, kính trọng những người có tính tự tin, ghét thói a dua, ba phải.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1, GV: Soạn bài, câu chuyện về tự tin, phiếu học tập.2, HS: - Đọc trước bàiIII. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức:

Sĩ số: …………..2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? ý nghĩa??Em cần làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?- GV kiểm tra bài tập về nhà, chấm 5 em.3. Bài mới :Giới thiệu bài: - GV cho HS giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. (Khuyên chúng ta phải có lòng tự tin trước những khó khăn, thử thách, không nản lòng, chùn bước.)GV: Lòng tự tin sẽ giúp con người có thêm sức mạnh và nghị lực để làm nên sự nghiệp lớn. Vậy tự tin là gì? Phải rèn luyện tính tự tin như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc: “Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin - ga - po.- 1HS đọc diễn cảm chuyện.

I. Tuyện đọc:Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin - ga - po.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 41: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức- HS thảo luận 3 nhóm:N1: Bạn Hà đọc tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào?

N2: Bạn Hà được đi học nước ngoài là do đâu?

N3: Biểu hiện của sự tự tin của bạn Hà?- Các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. GV nx, chốt ý.- GV hướng dẫn học sinh liên hệ.? Nêu một việc làm mà ban trong nhóm em đã hành động một cách tự tin.? Kể một việc làm do thiếu tự tin nên đã không hoan thành công việc.- HS trình bày.- GV nhận xét kết luận: Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực sáo tạo và làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối.Hoạt động 2: Rút ra bài học.? Tự tin là gì?

? ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống?

? Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào?

Hoạt động 3: Luyện tập.GV: Chuẩn bị bài ở bảng phụ.- HS thảo luận theo phiếu cá nhân.

1, Điều kiện, hoàn cảnh.- Góc học tập là căn gác nhỏ ỏ ban công, giá sach khiêm tốn, máy catset cũ kĩ.- Chỉ học ở SGK, sách nâng cao, học theo chương trình trên tivi.- Cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài.2, Bạn Hà đựơc du học là do:- Bạn Hà là một học sinh giỏi toàn diện.- Nói tiếng Anh thành thạo.- Vượt qua kì thi tuyển chọn của người Xin - ga - po.- Là người chủ động và tự tin trong học tập.3, Biểu hiện :- Tin tưởng vào khả năng của mình.- Chủ động trong học tập: Tự học.- Là người ham học.

II. Nội dung bài học:1, Tự tin: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chăn, không hoang mang, dao động.- Tự tin bằng cương quyết, dám nghĩ, dám làm.2, ý nghĩa : - Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực, sáng tạo.3, Rèn luyện : - Chủ động, tự giác học tập, tham gia các hoạt động tập thể.- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.III. Bài tập:Bài a/34: Em tự nhận xét.Bài b/34:  Em đồng ý với ý kiến: (1), (3),

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 42: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức- HS thảo luận.- HS trình bày.- GV nhận xét.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập b(34).

(4), (5), (6). Bởi vì: những quan điểm này nói đúng nhược điểm của những người tự ti ⇒ sẽ không bao giờ thành công. Còn đối với người tự tin sẽ hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra.Bài c/34: HS tự ghi lại cảm nghĩ.Bài d/34:  - Hân là người không có lập trường, chính kiến, là người ba phải. Không tự tin về năng lực của mình.   - Hoang mang dao động khi thấy kết quả của mình khác với các bạn.   - Hân làm bài kiểm tra thiếu nghiêm túc, hậu quả bài sẽ bị điểm kém.Bài đ/34:  - Tham gia các hoạt động tập thể, làm MC, dẫn chương trình trong các câu lạc bộ.   - Chủ động làm bài, giữ vững quan điểm, bảo vệ những quan điểm đúng.   - Không dựa dẫm vào người khác, ba phải, rụt rè; tự ti, suy nghĩ tích cực.

4. Củng cố: ? Để suy nghỉ và hành động một cách tự tin con người cần có phẩm chất và điều kiện gì?- HS phát biểu.- GV kết luận: Để tự tin con người cần kiên trì, tích cực, chủ động học tập không ngừng vươn lên, nâng cao nhận thức và năng lực để có khả năng hành động một cách chắc chắn.5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc nội dung bài.- Làm bài tập: a, c, d.- Ôn tập các nội dung đã học.- Chuẩn bị: Sưu tầm các loại biển báo giao thông đường bộ.

********************************** Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 15: ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:- Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học ở học kì I một cách chính xác, rõ ràng.2, Kỹ năng: Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 43: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

- Rèn luyện cho HS cách trình bày các nội dung bài học chính xác, lưu loát.- Giúp HS thực hành nhận biết, ứng xử đúng với các chuẩn mực đạo đức.3, Thái độ:- Giúp HS có hành vi đúng và phê phán những biều hiện, hành vi trái với đạo đức.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1, GV: Soạn, nghiên cứu bài.

- Câu hỏi thảo luận.- Tình huống.

2, HS: - Xem lại các bài đã học.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức:

Sĩ số: …………………2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS (Bảng tóm tắt các bài học Bài 7, 8, 9, 10, 11) 3. Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: HS chơi trò chơi “Hái hoa”.- HS hái hoa ( Trong các hoa đã viết các vấn đề đạo đức), chọn câu trả lời phù hợp.1. Thế nào là sống giản dị?

2. Thế nào là trung thực?

3. ý nghĩa của trung thực?

4. Thế nào là đạo đức?

5. Thế nào là kỉ luật?

6. Thế nào là yêu thương con người? Vì sao phải yêu thương con người?

7. Thế nào là tôn sư, trọng đạo?

8. Em đã làm gì để thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo?

9. Thế nào là đoàn kết tương trợ?

10. Thế nào là khoan dung?11. Em đã rèn luyện như thế nào để có

I. Ôn tập các nội dung học kì 1.

- Sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, bản thân và xã hội.- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.- Là đức tính cần thiết và quý báu của con người. Sống trung thực nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh quan hệ xã hội, được mọi người tin yêu, kính trọng.- Quy định, chuẩn mực ứng xử giữa con người người, công việc, môi trường.- Quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội buộc mọi người phải thực hiện.

- Quan tâm, giúp đỡ, làm điều tốt đẹp cho người khác.

-Là truyền thống quý báu của dân tộc.- Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo, coi trọng và làm theo điều thầy dạy.

- Thông cảm, chia sẻ, có việc làm cụ thể giúp đỡ người khác.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 44: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt lòng khoan dung?12. Gia đình văn hoá là gia đình như thế nào? Em cần làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá?

13.Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình? Dòng họ?14. Tự tin là gì?15. Em đã rèn luyện tính tự tin như thế nào?

- HS trả lời, cả lớp nhận xét, GV nhận xét cho điểm 1 số em.Hoạt động 2: Nhận biết các biểu hiện của các chuẩn mực đạo đức đã học- GV nêu các biểu hiện khác nhau của các chuẩn mực đạo đức, HS lần lượt trả lời

đó là biểu hiện của chuẩn mực đạo đức nào .Hoạt động 3: Giải bài tập tình huống- SH thi giải quyết tình huống đạo đức.1. Tiết kiểm tra Sử hôm ấy, vừa làm xong bài thì Hoa phát hiện ra Hải đang xem tài liệu. Nếu em là Hoa thì em sẽ làm gì?2. Giờ ra chơi. Hà cùng các bạn nữ chơi nhảy dây ở sân trường, còn Phi cùng các bạn chơi đánh căng. Bỗng căng của Phi rơi trúng đầu Hà làm Hà đau điếng. Nếu em là Hà em sẽ làm gì?

- Thông cảm, tôn trọng, tha thứ cho người khác.- Hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

- Tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

- Tin tưởng vào khả năng của bản thân.- Chủ động trong công việc, dám tự quết định và hành động một cách chắc chắn.

II. Bài tập.

- HS giải quyết tình huống.

4. Củng cố:- GV khái quát các nội dung cần nhớ.5. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại các bài đã học.

- Chuẩn bị kiểm tra học kì I.

******************************* Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 16: KIỂM TRA HỌC KÌ II. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 45: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

- HS nắm được các kiến thức về sống giản dị, tự trọng, trung thực, đạo đức và kỉ luật, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo và khoan dung.2, Kỹ năng: - Nhận biết, nhận xét, đánh giá các vấn đề liên quan các chuẩn mực dạo đức đã học.- Giải quyết được một số tình huống đạo đức thường gặp trong cuộc sống.3, Thái độ:- Tự giác, trung thực khi làm bài.- Có thói quen ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1, GV: Đề kiểm tra - Đáp án2, HS: - Học kĩ bài.

III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức :

Sĩ số: ……….2. Kiểm tra bài cũ: không3. Kiểm tra:- GV nhắc nhở HS trước lúc kiểm tra.- GV phát đề kiểm tra.- HS làm bài.

Đề số 1:Câu 1 (2 điểm) Khoan dung là gì ? Em đã thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với người xung quanh bằng cách nào ?Câu 2: (2 điểm) Tại sao phải xây dựng gia đình văn hoá ? Nêu 4 việc làm không đúng của các gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá.Câu 3 (1 điểm) Người tự tin là người như thế nào ?Câu 4 (2 điểm) Cho tình huống:

Trong giờ kiểm tra toán cuối học kì I, Kim đã làm xong bài của mình. Nhìn sang bạn Lan bên cạnh thấy kết quả các bài làm của bạn khác kết quả của mình, Kim liền sửa bài của mình lại theo đúng các kết quả của bài bạn Lan.

Em hãy nhận xét việc làm của bạn Kim ? Theo em, Kim nên làm gì cho đúng trong trường hợp này ?Câu 5 (3 điểm) Bài tập: Trong dòng họ của Hoà chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hoà xấu hổ, tự ti về dòng họ và không bao giờ giới thiệu dòng họ của mình với bạn bè.

Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao? Em sẽ góp ý gì cho Hoà?

Đề số 2:

Câu 1 (2 điểm) Thế nào là đoàn kết, tương trợ ? Nêu 2 ví dụ thể hiện sự đoàn kết , tương trợ của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Câu 2 (2 điểm) Gia đình văn hoá là gia đình như thế nào? Là con, cháu trong gia đình, em cần làm gì để gia đình mình luôn là gia đình văn hoá ? Câu 3 (2 điểm) Hãy nêu ý nghĩa của tính tự tin? Học sinh chúng ta cần làm gì để khắc phục sự thiếu tự tin trong học tập, rèn luyện hàng ngày ?

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 46: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Câu 4 (1 điểm) Hãy nêu 2 việc làm của em nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.Câu 5 (3 điểm)

Em sẽ xử sự như thế nào trong những tình huống sau:a/ Trong lớp em có một bạn nhà rất nghèo, không có đủ điều kiện học tập.b/ Một bạn ở tổ em bị ốm, phải nghỉ học. c/ Có 2 bạn ở lớp em cãi nhau và giận nhau.

************************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 17: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG : GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:

- HS nắm được thực trạng, nội dung của bảo vệ môi trường.2, Kỹ năng:- Giúp HS nhận biết được hiện tượng, tác hại của phá hoại môi trường. 3, Thái độ:- Giúp HS có ý thức bảo vệ môi trường bằng chính các hoạt động của mình. II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1, GV: - Soạn giáo án điện tử;nghiên cứu : Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong môn gáo dục công dân. - Thông tin, số liệu về MT thế giới, VN.- Phiếu HT.2. HS: - Thu thập thông tin , hình ảnh về MTIII. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức:

Sĩ số: ……………..2. Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là tự tin? ý nghĩa của tự tin? Phải làm gì để có lòng tự tin?- GV kiểm tra bài tập: a, b, c, d của 5HS.- GV nhận xét bài tập ở nhà, ghi điểm cho HS.3. Bài mới : Giới thiệu bài: GV nêu tính cấp thiết của vấn đề BVMT -> liên hệ để vào bài học

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHoạt động 1: - GV nếu câu hỏi:? Theo em, thế nào là môi trường ?

Hoạt động 2:

1. Môi trường là gì ?" MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, SX, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật" (Đ.3 Luật bảo vệ môi trường 2005)2.Chức năng của môi trường :

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 47: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức? MT giữ vai trò như thế nào đối với đờì sống của con người ?- HS trình bày ý kiến, thảo lụân. GV nhận xét.

Hoạt động 3: Tìm hiểu thực trạng của MT Việt Nam hiện nay

Hoạt động 4: GV cho HS quan sát một số hình ảnh,thông tin về môi trường trên thế giới và Việt Nam. - GV dùng máy chiếu các hình ảnh, số liệu cho HS quan sát.

A, Môi trường là không gian sống cho con người và sinh vậtB, Môi trường chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.C, Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất.D, Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thong tin cho con người.3. Thực trạng của MT Việt Nam hiện nay a,Về đất đai:b,Về rừng:c, Về nước:d,Về không khíe,Về đa dạng sin học:g, Về chất thải:

4. Củng cố: ? Em hãy cho biết MT là gì ?? Tình hình MT tại địa phương (xã, huyện, tỉnh ta)5. Hướng dẫn học ở nhà: Ôn tập bài cũ.

******************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 18: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:

- Giúp HS nắm được các nội dung đã học ở kỳ I; các vấn đề thường xuyên xảy ra ở địa phương có liên quan đến nội dung bài học.2,Kỹ năng:- Giúp HS có kĩ năng giải quyết được các tình huống có thể xảy ra ở địa phương3, Thái độ:- Giúp HS đồng tình và làm theo các quan niệm đúng dựa trên các chuẩn mực đạo đức đồng thời phê phán việc làm sai.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1, GV: Sưu tầm bài báo có nội dung về yêu thương con người và tôn sư trọng đạo.- Tình huống đạo đức.2, HS: - Các vấn đề đạo đức (Phi đạo đức) xảy ra ở địa phương.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức: Sĩ số: …………………….

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 48: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

2. Kiểm tra bài cũ - HS 1: Mô tả biển báo “ Đường dành cho người đi bộ”, “Đường người đi bộ sang ngang” và “ Cấm người đi bộ”.- HS2: Khi tham gia giao thông trên đường, muốn rẽ trái “rẽ phải”, chúng ta cần làm gì?3. Bài mới :Giới thiệu bài: - Chúng ta đã được học các nội dung về sống giản dị, trung thực, tự trọng, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo… Hôm nay chúng ta sẽ thực hành, ngoại khoá về các nội dung đó.Triển khai bài: Ôn các nội dung đã học.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: - HS bốc thăm các câu hỏi, trả lời các yêu cầu của thăm.- GV nhận xét, ghi điểm.? Tình yêu thương con người của em được thể hiện như thế nào?? ở địa phương em, mọi người có thực hiện tốt tình yêu thương con người không? Lấy dẫn chứng minh hoạ.? Các bạn của em đã đối xử với các thầy (Cô) giáo như thế nào?? Em hãy đưa ra tình huống xãy ra ở địa phương em thể hiện việc thực hiện tốt (Chưa tốt) các chuẩn mực đạo đức mà chúng ta đã học? HS đóng vai các tình huống. HS nhận xét, khen việc làm đúng, phê phán việc làm sai.

1. Yêu thương con người là:a. Quan tâm người khác.b. Giúp đỡ người khácc. Cả hai ý trên.

2. Khoan dung là:a. Chia sẻ với người khác.b. Tha thứ cho người khác.c. Chê trách người khác.

3. Trung thực là:a. Tôn trọng chân lí, lẽ phải.b. Tôn trọng người khác.c. Tôn trọng mình.

4. Tôn sư trọng đạo là:a. Tôn trọng, kính yêu thầy, cô giáo.b. Vô lễ với thầy cô giáo.

4. Củng cố:- GV đưa ra tình huống, HS giải quyết:

Em sẽ làm gì:a. Khi gặp một cụ già rách rưới ăn xin.b. Khi người khác chê, cười mình là một người xấu.c. Khi một bạn trong lớp rủ trốn học đi chơi.

- GV nhận xét, HS giải quyết tình huống.5. Hướng dẫn học ở nhà:- Ôn lại các kiến thức

**********************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 49: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Tiết 19 - Bài 12: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (tiết 1)

I. Mục tiêu cần đạt:1, Kiến thức:

- Giúp HS biết nội dung cơ bản và yêu cầu cần đạt khi thiết kế của 1 bản kế hoạch; 2, Kỹ năng: - Nhận xét, đánh giá về kế hoạch làm việc của HS hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kỹ năng điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.- Bước đầu biết xây dựng kế hoạch làm việc hợp lý.3, Thái độ:- Rèn cho HS có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc. Có nhu cầu sống và làm việc có kế hoạch, đồng thời biết phê phán lối sống tuỳ tiện ở những người xung quanh.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:1, GV: Giấy khổ lớn, bút dạ, máy chiếu.2, HS: Đọc trước bài ở nhà.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức:

Sĩ số: …………………..2. Kiểm tra bài cũ:Không 3. Bài mới :- GV đưa tình huống (lên máy chiếu):

“ Cơm trưa mẹ đã dọn nhưng vẫn chưa thấy An về mặc dù giờ tan học đã lâu. An về nhà với lý do mượn sách của bạn để làm bài tập. Cả nhà đang nghỉ trưa thì An ăn cơm xong, vội vàng nhặt mấy quyển vở trong đống vở lộn xộn để đi học thêm. Bữa cơm tối cả nhà sốt ruột đợi An. An về muộn với lý do sinh nhật bạn. Không ăn cơm, An đi ngủ và dặn mẹ: “ Sáng mai gọi con dậy sớm để xem đá bóng và làm bài tập”.? Những câu từ nào chỉ về việc làm của An hàng ngày?? Những hành vi đó nói lên điều gì? GV nhận xét và bổ sung: Để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng chúng ta cần xây dựng cho mình kế hoạch làm việc. Kế hoạch đó chúng ta xây dựng như thế nào chúng ta cần tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu các chi tiết trong bản kế hoạch.Thảo luận nhóm- GV treo bảng kế hoạch đã kẻ ra giấy khổ to treo lên bảng: N1,2. Em có nhận xét gì về thời gian

biểu hàng tuần của bạn Hải Bình ?

(Cột dọc, cột ngang, thời gian tiến hành công việc, nội dung có hợp lí

1. Tìm hiểu các chi tiết trong bản kế hoạch.- Cột dọc là thời gian từng buổi trong ngày và các ngày trong tuần.

- Hàng ngang là công việc trong một ngày.

- Nội dung: Học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí.

2. Yêu cầu của bản kế hoạch (ngày, tuần).Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 50: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt không)?- Kế hoạch chưa hợp lí và thiếu:+ Thời gian hàng ngày từ 11h30’ 14h và từ 17h 19h.+ Chưa thể hiện lao động giúp gia đình.+ Thiếu ăn ngủ, thể dục, đi học.+ Xem ti vi nhiều quá không?.N3,4:?Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình?+ Chú ý chi tiết mở đầu của bài viết : "Ngay sau ngày khai giảng...."* Tính cách bạn Hải Bình:- ý thức tự giác.- ý thức tự chủ.- Chủ động làm việc.N5, 6:? Với cách làm việc như bạn Hải Bình sẽ đem lại kết quả gì?* Kết quả:- Chủ động trong công việc.- Không lãng phí thời gian.- Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.- Các nhóm trình bày ý kiến thảo luận.- GV nhận xét, kết luận: Không nhất thiết phải ghi tất cả công việc thường ngày đã cố định, có nội dung lặp đi, lặp lại, vì những công việc đó đã diễn ra thường xuyên, thành thói quen vào những ngày giờ ổn địnhHoạt động 2: Xác định yêu cầu cơ bản khi thiết kế 1 bản kế hoạch làm việc trong 1 ngày, 1 tuần.

- GV treo lên bảng kế hoạch của bạn Vân Anh.- HS quan sát, ghi ý kiến vào phiếu học tập.- GV đặt câu hỏi (đèn chiếu)

- Có đủ thứ, ngày trong tuần- Thời gian cần chi tiết cho rõ công việc trong mỗi ngày- Nội dung công việc cần cân đối, toàn diện (5h sáng-23h hàng ngày; đầy đủ, cân đối giữa học tập, nghỉ ngơi, lao động giúp gia đình, học ở trường, tự học, sinh hoạt tập thể, xã hội )- Không quá dài, phải dễ nhớ

* Nhận xét:- Nội dung đầy đủ, cân đối, quá chi tiết.*, So sánh:

Hải Bình- Thiếu ngày, dài, khó nhớ.- Ghi công việc cố định lặp đi lặp lại.

Vân Anh- Cân đối, hợp lí, toàn diện.- Đầy đủ, cụ thể, chi tiết.

=>Tồn tại: Cả hai bản còn quá dài, khó nhớ.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 51: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Em có nhận xét gì về kế hoạch của bạn Vân Anh?? So sánh kế hoạch của hai bạn.- HS trình bày ý kiến cá nhân.- GV nhận xét, kết luận: kế hoạch của Vân Anh đày đủ hơn, tuy nhiên lại quá dài.

- GV treo bảng kế hoạch ra giấy khổ to để HS quan sát.- GV phân tích bảng kế hoạch.4. Củng cố: H quan sát phân tích với sự HD của GV về 1 bản KH hợp lý:

BuổiThứ/ngày

Sáng Chiều Tối

Thứ 2Ngày...Thứ 3Ngày...

Chuẩn bị kiểm tra

môn GDCD

Học lớp nhạc(14-16h)

Thứ 4Ngày...Thứ 5Ngày...

Học tin học 15-17 h Ôn tập Văn, Địa lý

Thứ 6Ngày...

- Thi Văn (tiết 3)

- Kiểm tra Địa tiết 4

Học Toán ở trường (14-16h30)

Xem tường thuật bóng đá quốc tế

Thứ 7Ngày...

Sinh hoạt CLB Văn nghệ

(146-18h) CNNgày...

Dự sinh nhật bạn

Hùng

16h30 dọn nhà và tổng VS khu tập thể

19h di thăm thầy giáo cũ cùng các bạn...

- GV: Từ ưu nhược điểm của hai bản kế hoạch, chúng ta có thể đưa ra phương án nào để tránh các nhược điểm trên?5. Hướng dẫn học ở nhà:- Tự lập bảng kế hoạch công việc của cá nhân trong tuần.

**************************************** Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 52: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Tiết 20 – Bài 12: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (Tiết 2)I. Mục tiêu cần đạt:1, Kiến thức:

- Giúp HS biết nội dung cơ bản và yêu cầu cần đạt khi thiết kế của 1 bản kế hoạch; 2, Kỹ năng: - Nhận xét, đánh giá về kế hoạch làm việc của HS hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kỹ năng điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.- Bước đầu biết xây dựng kế hoạch làm việc hợp lý.3, Thái độ:- Rèn cho HS có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc. Có nhu cầu sống và làm việc có kế hoạch, đồng thời biết phê phán lối sống tuỳ tiện ở những người xung quanh.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:1, GV: Giấy khổ lớn, bút dạ, máy chiếu.2, HS: Đọc trước bài ở nhà.III. Tiến trình bài dạy:2. ổn định tổ chức:

Sĩ số: …………………………….2. Kiểm tra bài cũ:Không 3. Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, tác

dụng của làm việc có kế hoạch.- HS thảo luận cá nhân:? Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc không có kế hoạch?* ích lợi:- Rèn luyện ý chí, nghị lực.- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì.- kết quả rèn luyện, học tập tốt.- Thầy cô, cha mẹ yêu quý.* Làm việc không có kế hoạch có hại:- ảnh hưởng đến người khác.- Việc làm tuỳ tiện.- Kết quả kém.

- GV liên hệ đến bạn Phi Hùng trong bài tập b.? Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì?- Tự kiềm chế hứng thú, ham muốn.- Đấu tranh với cám dỗ bên ngoài.? Bản thân em làm tốt việc này chưa?

1, Làm việc có kế hoạch là:- Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý.- Quyết tâm thực hiện kế hoạch có chât lượng, kết quả cao2, Tác dụng:- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.- Đạt kết quả cao trong công việc.- Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.3, Trách nhiệm của bản thân:- Vượt khó, kiên trì, sáng tạo.- Làm việc theo kế hoạch, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 53: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - HS trả lời - bổ sung- GV nhận xét, bổ sung: Làm việc có kế hoạch sẽ ích lợi hơn, rèn luyện được ý chú, nghị lực, từ đó học tập và rèn luyện có kết quả cao hơn và các em sẽ được mọi người yêu quý, đồng thời có thời gian tốt đẹp hơn.Hoạt động 2:Rút ra kết luận bài học.- HS thảo luân.? Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.? ý nghĩa của làm việc có kế hoạch.? Trách nhiệm của bản thân khi thực hiện kế hoạch:- HS trả lời ý kiến thảo luận.GV nhận xét, kết luận.

1. 2 HS đọc bài học ở SGKHoạt động 3 : Luyện tập- HS nêu kế hoạch bài tập d đã làm ở nhà, nhận xét? Khi lập kế hoạch, em có cần trao đổi ý kiến với bố mẹ hoặc những người khác trong gia đình không ? Vì sao ?- Giải thích câu:“ Việc hôm nay chớ để ngày mai” -> Quyết tâm, tránh lãng phí thời gian, đúng hẹn với bản thân, mọi người, làm đúng kế hoạch đề ra.

4. Luyện tậpBài a/37: Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.Bài b/37: Cách sống và làm việc của Vân Anh và Phi Hùng hoàn toàn trái ngược nhau:   - Vân Anh sống và làm việc có kế hoạch, biết đặt ra mục tiêu và thực hiện mục tiêu đó. Nhưng cách làm việc của Vân Anh không cứng nhắc, khi nào có việc bận bạn ý đều điều chỉnh cho hợp lí. Vân Anh nhất định sẽ học tập và làm việc hiệu quả.   - Phi Hùng không biết làm kế hoạch gì, sống không có kế hoạch, tổ chức. Không điều chỉnh thời gian hợp lí, bạn ý nhất định sẽ không đạt kết quả học tập tốt.Bài c/38:  - Ưu điểm của Hải Bình là tương đối hợp lí nhưng dành nhiều thời gian xem tivi và thiếu bảng cột về thời gian nghỉ

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 54: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ngơi, ăn uống.   - Ưu điểm của Vân Anh cũng tương đối hợp lí nhưng bản của Vân Anh quá chi tiết, những nội dung công việc hàng ngày đều làm thì không nhất thiết đưa vào bản kế hoạch.Bài d/38: Em không đồng tình với ý kiến trên, vì: có thể xây dựng kế hoạch sống, làm việc trong nhiều năm (không cần chi tiết), định hướng phấn đấu nghề nghiệp cho tương lai của bản thân.Bài đ/38:  - Học sinh hãy tham khảo kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh để tự xây dựng một kế hoạch phù hợp cho bản thân dựa trên các công việc mình phải làm.   - Khi xây dựng kế hoạch hãy tham khảo ý kiến bố mẹ, vì họ sẽ giúp các em điều chỉnh thời gian và lượng công việc cho phù hợp.Bài e/38:  - Từ bản kế hoạch làm việc một tuần em vừa lập nên, hãy trao đổi với bạn trong tổ, trong lớp về việc thực hiện kế hoạch của em.   - Hãy nêu những kế hoạch em làm được, những kế hoạch chưa làm được, tìm nguyên nhân và tìm ra giải pháp thực hiện tốt nên nhé.

4. Củng cố:- HS chơi trò chơi, đóng vai.+ Tình huống 1: Bạn Hà cẩu thả, tuỳ tiện, tác phong luộm thuộm, không có kế hoạch, kết quả học tập kém.+ Tình huống 2: Bạn Minh cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kết quả học tập tốt, được mọi người yêu mến.- Mỗi nhóm 3 HS tự thảo luận và chơi đóng vai.- GV nhận xét, ghi điểm. GV đưa gương về sống, làm việc có kế hoạch: Trương Quế Chi.- GV kết luận: Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của mỗi người. Trong thời đại KH-CN phát triển cao thì sống và làm việc có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao động. HS chúng ta phải học tập,

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 55: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

rèn luyện thói quen phải làm việc có khoa học để đạt kết quả tốt trong học tập xứng đáng là người con ngoan trò giỏi.5. Hướng dẫn học ở nhà:- Làm BT còn lại; lập kế hoạch hàng tuần cho bản thân-> đánh giá việc thực hiện - Lớp suy nghĩ lập kế hoạch Tập trò chơi dân gian cho cả lớp trong tháng 2 -2009.- Chuẩn bị bài 13 - Sưu tầm tranh ảnh nội dung về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam.

**************************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 21 – Bài 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ TRẺ EM VIỆT NAM

I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:- Giúp HS biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam, hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó.2, Kỹ năng: - Giúp HS biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam, hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó.3. Thái độ: - Giáo dục HS biết ơn sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của xã hội và gia đình; phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng với bổn phận của mìnhII. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1. GV: Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự, Luật bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em,

Luật giáo dục; Tranh ảnh đèn chiếu. 2. HS: Tranh ảnh.III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức:

Sĩ số: ……………………2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Ý nghĩa? - Trách nhiệm của bản thân em khi thực hiện kế hoạch?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạtHoạt động 1: HS xem tranh về các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em.? Nêu tên 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em đã học ở bài 12, lớp 6. (Công ước…)? Trẻ em Việt Nam nói chung và bản thân các em đã được hưỡng các quyền gì?? Quan sát các hình vẽ SGK và cho biết

- Nhóm 1: Quyền sống còn.- Nhóm 2: Quyền được bảo vệ.- Nhóm 3: Quyền phát triển.- Nhóm 4: Quyền tham gia.- Quyền được học tập, khám bệnh, chăm sóc, ăn mặc,….

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 56: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

mỗi hình vẽ thể hiện quyền gì của TE ?GV: Để làm rõ hơn quyền của trẻ em được văn bản nào quy định và được quy định như thế nào chúng ta học bài hôm nay. GV ghi đề.Hoạt động 2: Khai thác nội dung truyện đọc- HS đọc truyện “Một tuổi thơ bất hạnh”- HS thảo luận nhóm. (4 nhóm)

Nhóm 1: Tuổi thơ của Thái đã diễn ra như thế

nào? Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì?- Tuổi thơ của Thái: Phiêu bạt, bất hạnh, tủi hờn, tội lỗi.- Thái đã vi phạm: Lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi, bỏ đi bụi đời, chuyên cướp giật < 1-2 lần/ngày>Nhóm 2: Hoàn cảnh nào dẫn đến hành vi vi phạm của Thái? Thái đã không được hưởng những quyền gì?- Hoàn cảnh của Thái: Bố mẹ li hôn khi 4 tuổi; bố mẹ đi tìm hạnh phúc riêng; ở với bà ngoại già yếu; làm thuê vất vả.- Thái không được hưởng quyền: Được bố mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo (Đi học, có nhà ở).Nhóm 3: Thái phải làm gì để trở thành người tốt? - Thái phải làm: Đi học, rèn luyện tốt, vâng lời cô chú, thực hiện tốt nội quy của trường; Chịu khó làm việc, không nghe theo kẻ xấu; vừa đi học, vừa đi làm.Nhóm 4: Mọi người chúng ta cần giúp đỡ Thái như thế nào ? - Mọi người cần giúp Thái có điều kiện tốt trong trường giáo dưỡng, ra trường giúp Thái hoà nhập cộng đồng; được đi học và có việc làm tốt; quan tâm, động viên, không xa lánh.- Các nhóm trình bày ý kiến thảo luận.* GV nhận xét, kết luận: Công ước LHQ về quyền trẻ em được Việt Nam tôn

I. Truyện đọc: “Một tuổi thơ bất hạnh”

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 57: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

trọng và phê chuẩn năm 1990 và được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của nước ta. Chúng ta sẽ được nghiên cứu các quyền cơ bản đó.Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.- GV giới thiệu các loại luật liên quan đến quyền trẻ em của Việt Nam.- GV chiếu lên màn hình:+ Hiến pháp 1992.+ Luật bảo vệ. Chăm sóc và giáo dục trẻ em.+ Bộ luật dân sự.+ Luật hôn nhân gia đình năm 2003- GV chiếu lên máy quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam:? Phân loại 5 quyền ứng với 5 hình ảnh?- Hình 1- Quyền d.- Hình 2- Quyền b.- Hình 3- Quyền a.- Hình 4,5- Quyền c.- GV chiếu lên máy quyền được bảo vệ, GD và chăm sóc TE. - GV: Khi được hưởng các quyền lợi thì chúng ta nghĩ đến bổn phận của chúng ta với gia đình và XH ?- HS: Nêu bổn phận của TE với gia đình và XH. GV cho 2 nhóm chơi.HS ghi ý kiến lên bảng.- GV nhận xét, ghi điểm cho 2 nhóm.- HS thảo luận cá nhân theo phiếu:

? ở địa phương em đã có những hoạt động gì để bảo vệ chăm sóc, GD trẻ em?? Em và các anh chị, bạn bè mà em biết còn có quyền nào chưa được hưởng?? Em có kiến nghị gì với cơ quan chức năng ở địa phương về biện pháp để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em? - GV thu 2 phiếu mỗi câu hỏi để chữa.- 2HS đọc lại toàn bộ nội dung bài học.

II. Nội dung bài học:1. Các quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam.a. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.b. Quyền được sống chung với bố mẹ, được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.c. Quyền được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động văn hoá, thể thao.d. Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục.e. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể danh dự và nhân phẩm.

* Bổn phận của trẻ em:- Trong gia đình: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo,vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ; yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em- Trong XH: yêu quê hương đất nước; có ý thức XD và bảo vệ TQ; tôn trọng và chấp hành pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh; tôn trọng, lễ phép với người lớn; Bảo vệ tài nguyên môi trường; không tham gia tệ nạn XH; chăm chỉ HT rèn luyện đạo đức.2. Trách nhiệm của GĐ, NN, XH:- Cha mẹ (người đỡ đầu) chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em.- Nhà nước và XH tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của TE.Có trách nhiệm chăm sóc GD và bồi dưỡng cấc em trở thành người công dân có ích.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 58: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động 4: Luyện tập.- GV hướng dẫn HS làm bài tập a, d.

III. Bài tập:Bài a/41:  Hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em là: (1), (2), (4), (6)Bài b/41:- Tổ chức tiêm phòng sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản cho trẻ em.- Tổ chức các chương trình thiện nguyện, tặng quà cho trẻ em khuyết tật, ung thư...- Xây dựng trường học cho trẻ em đặc biệt như làng trẻ em...- Tổ chức các chương trình cho trẻ em như: chương trình ngày tết thiếu nhi, tết trung thu...Bài c/41: - Học tập tốt, lao động tốt.- Giữ gìn tài sản của gia đình và nhà trường.- Tôn trọng, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ, anh chị- Tôn trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.- Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.Bài d/42:Em sẽ làm theo 2 phương án (1) và (3)Bài đ/42: - Tú không làm tròn bổn phận phụ giúp bố mẹ (nhà nghèo).- Không thực hiện đúng quyền hạn học tập.- Đua đòi, ăn chơi trong khi nhà nghèo.- Không nghe theo sự giáo dục, răn đe của bố mẹ.- Không tôn trọng pháp luật.

4. Củng cố: - GV chốt lại nội dung chính, kết luận: “Trẻ em như búp trên cành” là sự quan

tâm đặc biệt của Bác Hồ. Trẻ em là niềm tự hào, là tương lai của đất nước, là

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 59: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

lớp người xây dựng và bảo vệ tổ quốc mai sau nên cần được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ. Đúng như lời dạy của Bác Hồ: Vì lợi ích mười năm trồng câyVì lượi ích trăm năm trồng người.

5. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm bài tập b,c,đ.- Sưu tầm tranh ảnh tài nguyên, môi trường.

******************************* Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 22 – Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGVÀ TÀI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:- Giúp HS hiểu khái niệm môi trường, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, XH.2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.- Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiểm môi trường. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên thiên nhiên.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1.GV: Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên; Thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 2. HS: Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên và môi trường.III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức: Sĩ số: ……………………

2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu các quyền và bổn phận của trẻ em?- Bản thân em đã thực hiện các quyền và bổn phận của mình như thế nào? 3. Bài mới: - GV cho HS quan sát tranh về rừng, núi, sông, hồ, động thực vật, khoáng sản.

Sau đó yêu cầu học sinh mô tả tranh.GV kết luận: Những hình ảnh các em vừa quan sát là những yếu tố tự nhiên bao quanh con người, tác động đến đời sống, sự tồn tại phát triển của con người. Đó chính là môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Vậy, môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạtHoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm. I. Khái niệm:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 60: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạt- HS thảo luận cá nhân.? Nêu tên các thành phần của môi trường ?(Không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông hồ, biển,sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên)? Thế nào là m.trường?- Học sinh trình bày ý kiến.- GV nhận xét, ghi bảng.? Kể tên 1 số tài nguyên thiên nhiên? Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?*Tên 1 số tài nguyên thiên nhiên: động thực vật, đất, sông hồ, biển, các mạch nước ngầm, khoáng vật, khoáng chất- HS trình bày ý kiến.- GV nhận xét, ghi bảng.* GV cho HS làm quen 1 số khái niệm: Thành phần môi trường, ô nhiễm môi trường, Suy thoái môi trường, Sự cố môi trườngHoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên+ Một HS đọc phần thông tin, sự kiện ở SGK.+ HS quan sát tranh về lũ lụt, chặt phá rừng, môi trường bị ô nhiễm.+ HS thảo luận nhóm.Nhóm 1-2: Nêu suy nghĩ của em về các thông tin và hình ảnh mà em vừa quan sát.Nhóm 3-4: Việc môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi dẫn đến hậu quả ntn?Nhóm 5-6: Em hãy nêu các hành vi làm ô nhiễm MT ?HS trình bày ý kiến.+ GV kết luận: Hiện nay môi trường và tài nguyên nhiên nhiên đang bị ô nhiểm, bị khai thác bừa bãi. Điều đó có dẫn đến hậu quả: Thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khoẻ, tính mạng con người.? Môi trường và tài nguyên nhiên nhiên có tầm quan trọng ntn đối với đời sống

1. Môi trường: Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. - Những điều kiện tự nhiên có sẵn trong tự nhiên (Rừng, núi, sông), hoặc do con người tạo ra (Nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, rác, khói bụi,…).2. Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người (tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước, sinh vật biển, khoáng sản…).Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường. Mọi hoạt động khai thác thiên nhiên đều có ảnh hưởmg đến môi trường.

II. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người.- Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. - Tạo phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức con người.- Tạo cuộc sống tin thần cho con người.Làm con người vui tươi, khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tin thần.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 61: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạtcon người?+ HS trao đổi ý kiến cá nhân.+ GV ghi lên bảng ý kiến đúng.GV kết luận: Môi trường và tài nguyên nhiên nhiên có tầm quan trọng như vậy cúng ta cần thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ m.trường và tài nguyên thiên nhiên . (T.2)

4. Củng cố: - HS làm BT b (46 SGK) - Đáp án: Hành vi gây ô nhiểm phá huỷ m.trường: 1,2,3,6- GV khái quát nội dung chính của bài.5. Hường dẫn học ở nhà: - Học bài.- Nghiên cứu phần III - Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Học sinh tham gia các hoạt động nào ?- Làm BT (47)

********************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 23 – Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGVÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:- Giúp HS hiểu và nắm biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ; một số quy định của pháp luật; hiểu trách nhiệm của công dân và của chính học sinh.2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.- Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiểm môi trường. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên thiên nhiên.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1. GV: - Phiếu học tập cá nhân. - Thông tin mới liên quan bài học - Tình huống. - Đèn chiếu.2. HS: Nghiên cứu bài ở nhà; sưu tầm tranh ảnh.II. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức: Sĩ số: ………………..2. Kiểm tra bài cũ:? M.trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Cho VD.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 62: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

? M.trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng ntn đối với đời sống con người? Cho VD chứng minh?3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạtHoạt động 1: tìm hiểu các hành vi làm ô nhiễm m.trường, phá hoại TNTN.- GV sử dụng PP động não yêu cầu HS tìm. Vứt rác, chất thải bừa bãi; Đổ nước thải, chất thải CN vào nguồn nước; sử dụng phân hoá học quá mức; sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách hoặc dùng thuốc độc trừ sâu; Đốt rừng làm nương; Dùng thuốc nổ, chất hoá học đánh bắt cá.? Em hãy cho biết tác hại của các hành vi trên ? - GV kết luận: Gây mất cân bằng sinh thái, môi trường bị suy thoái -> lũ lụt, mưa bão, hạn hán, ảnh hưởng xấu trực tiếp đến đời sống sinh hoạt con người.

Hoạt động 2: HS tìm hiểu các biện pháp bảo vệ m.trường và TNTN.- HS thảo luận truyện do GV đọc SGV: Kẻ gieo gió đang gặt bão.? Em hiểu giữa BVMT và sự phát triển có mqh gì với nhau ?? Vậy thế nào là bảo vệ m.trường, bảo vệ TNTN?- HS trả lời.

- Thảo luận nhóm về biện pháp BVMT: 4 nhóm:? Em hãy chỉ rõ các biện pháp hữu hiệu nhằm BVMT và TNTN ? ? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ m.trường và TNTN?- Thảo luận lớp:? Em có nhận xét gì bảo vệ TNTN ở nhà trường và địa phương em?? Pháp luật có quy định gì về bảo vệ m.trường? ( ND ở bảng phụ)- GV treo bảng phụ: các quy định của pháp luật về bảo vệ m.trường và TNTN.-1 HS đọc.- 2 HS đọc phần d SGK.

I. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: 1, Khái niệm:- Bảo vệ m.trường là giữ cho m.trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện m.trường; ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và TN gây ra.- Bảo vệ TNTN là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn TNTN;phục hồi, tái tạo TN có thể phục hồi được.2, Biện pháp:- Ban hành, thực hiện nghiêm quy định của PL về bảo vệ tài nguyên m.trường.- Giáo dục - Rèn thói quen biết tiết kiệm các nguồn TNTN.- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ m.trường và TNTN.- Tố cáo hành vi VPPL.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 63: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạtHoạt động 3: Luyện tập- HS làm BT a (46 SGK)- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS làm BT trên phiếu.- HS trình bày.- GV nhận xét, đưa đáp án đúng

- GV đưa tình huống lên máy chiếu: Trên đường đi học về, Tuấn phát hiện thấy một thanh niên đang đổ một xô nước nhờn màu khác lạ và mùi nồng nặc, khó chịu xuống một hồ nước. Theo em Tuấn sẽ ứng xử ntn?- HS đọc yêu cầu.- HS tranh luận, lựa chon giải pháp phù hợp.- GV kết luận: Khi có người làm ô nhiểm m.trường hoặc phá hoại TNTN phải lựa lời can ngăn và báo cho người có trách nhiệm biết.về bảo vệ m.trường,TNTN.

II. Bài tập:1, Đánh dấu + vào ô trống tương ứng với hành vi em cho là vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ m.trường, TNTN? Giải thích sự lựa chọn đó?a. Đốt rác thải. b. Giữ vệ sinh nhà mình vứt rác ra hè phốc. Tự ý đục ống dẫn nước để sử dụng.d. Xây bể xi măng chôn chất độc hại.đ. Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch.e. Dùng điện ăc quy để bắt cá.g. Trả động vật hoang dã về rừng.h. Xã rác, bụi bẩn ra không khí.i. Đổ dầu thải ra ống thoát nước.k. Nhóm bếp than ở ngoài đường để tránh ô nhiểm trong nhà.

Bài a/46: Biện pháp nào góp phần bảo vệ mồi trường: (1), (2), (5).Bài b/46:  Hành vi gây ô nhiễm, phá huỷ môi trường là: (1), (2), (3), (6).Bài c/46:Theo em, nên chọn phương án 2. Vì: việc sử dụng công nghệ tiên tiến là việc làm rất quan trọng cho phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu đầu tư thêm kinh phí cho bảo vệ môi trường sẽ đảm bảo cân bằng giữa 2 việc: phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Dù giá thành có thể sẽ cao hơn, nhưng về lợi ích lâu dài, của thế hệ sau thì đây là giải pháp tốt nhất.Bài d/47: Học sinh tự viếtBài đ/47: - Cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, làng xóm, trường học.- Lao động công ích, giữ gìn sạch sẽ các khu di tích, danh lam.- Đấu tranh phê phán những hành vi hủy hoại môi trường.- Gọi điện tố cáo những hành vi săn

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 64: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạtbắt động vật cấm lên đường dây nóng.- Tham gia trồng cây, trồng rừng, tiết kiệm điện, nước.Bài e/47: HS tự sưu tầm.Bài g/47: Câu thành ngữ trước tiên có ý nói: rừng là vàng, biển là bạc. Rừng và biển là 2 tài sản quý giá của nước ta. Chính vì quý giá, vô giá nên mỗi người cần phải có ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng và biển, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.

4. Củng cố: - GV đưa tình huống lên máy chiếu. Tình huống:1, Trên đường đi học về, em thấy bạn vứt vỏ chuối xuống đường.2, Đến lớp học, em thấy các bạn quét lớp bụi bay mù mịt.- HS chơi đóng vai.+ N1,2: TH1.+ N3,4: TH2- GV nhận xét, đánh giá.- GV kết luận: M.trường, TNTN có vai trò đặc biệt đối với cuộc sống của con người vì vậy chúng ta cần tích cực bảo vệ m.trường, TNTN . Biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất là thực hiện tốt các quy định của pháp luật5. Hường dẫn học ở nhà:- Học thuộc nội dung bài học.- Làm BT: c, d, đ (46,47)- Sưu tầm tranh, ảnh về các di sản văn hoá.

************************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 24 - Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (Tiết 1)I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:- Giúp HS hiểu, phân biệt các khái niệm về di sản văn hoá, bao gồm: Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, sự giống nhau và khác nhau giữa chúng; 2, Kỹ năng: - Giúp HS có kỹ năng nhận biết, phân tích, so sánh về các loại hình khác nhau thuộc di sản văn hoá; Trình bày, bảo vệ ý kiến của mình.3, Thái độ:- Giáo dục HS ý thức tự hào -> ý thức bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá, bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 65: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

1. GV: - Soạn, nghiên cứu bài dạy. - Băng hình, đèn chiếu.2. HS: Tranh ảnh về các di sản văn hoá.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức: Sĩ số: ……………………..2. Kiểm tra bài cũ:HS 1: Thế nào là bảo vệ m.trường và tài nguyên thiên nhiên?HS 2: Để bảo vệ tốt m.trường và TNTN chúng ta cần phải làm gì? Liên hệ bản thân. - GV chữa BT c, d, đ.3. Bài mới: Giới thiệu bài

Trong những năm gần đây, tổ chức UNESCO đã có một chương trình bảo vệ di sản văn hoá và đã được triển khai ở hàng trăm nước. Còn ở Việt Nam tháng 7-2000, Quốc Hội đã thông qua Luật di sản văn hoá, TW Đảng ra Nghị quyết V về giữ gìn và phát huy bản sắc VH dân tộc. Vậy di sản văn hoá là gì và vì sao cả nhân loại, dân tộc đều đang quan tâm đến di sản văn hoá? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạtHoạt động 1: Nhận biết về các DSVH.- GV cho HS quan sát 3 bức ảnh ở SGK qua màn hình.? Em hãy nhận biết và phân loại 3 bức ảnh trên?Nhóm 1,2: ảnh 1Nhóm 3,4: ảnh 2Nhóm 5,6: ảnh 3- HS nhận biết, giải thích.- GV giới thiệu ảnh.

? Em hãy nêu một số VD về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử?- Hãy trình bày. GV nhận xét.- HS trình bày tranh sưu tầm được về các di sản văn hoá phân loại.- GV tuyên truyền HS.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm.- HS đọc phần bài học ở SGK- GV đưa ND bài học lên màn hình.? Di sản văn hoá vật thể khác di sản văn hoá phi vật thể ntn?

*, Nhận xét ảnh:ảnh 1: Di tích Mỹ Sơn là công trình kiến trúc văn hoá, thể hiện quan điểm kiến trúc, phản ánh tư tưởng XH (văn hoá, nghệ thật, tôn giáo) của nhân dân thời kỳ phong kiến. Được Unesco công nhận là DSVHTG ngày 1.12.1999ảnh 2: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp tự nhiên, đã được xếp hạng là Thắng cảnh Thế giới.ảnh 3: Bến nhà Rồng là di tích lịch sử vì nó đánh dấu sự kiện Chủ Tịch HCM ra đi tìm đường cứu nước- một sự kiện LS trọng đại của DT.

I. Khái niệm:1, Di sản văn hoá.- bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể- là sản phẩm tinh thần

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 66: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạtDSVH phi vật thể

- Sản phẩm tinh thần- lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết.- Lưu truyền = t. miệng, truyền nghề, trình diễn,….- Gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyển miệng, diển xướng dân gian, lễ hội, trang phục truyền thống, Vhoá ẩm thực, tri thức về y dược cổ truyền.

DSVH vật thể- Sản phẩm vật chất

- Tồn tại: công trình, đồ vật,…

- Gồm di tích lịch sử- VH, khoa học, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật QG.

? Di tích lịch sử khác danh lam thắng cảnh ntn?- HS trả lời, GV nhận xét.

Di tích lịch sử- Công trình XD, địa điểm, di vật, bảo vật, cổ vật.

Danh lam thắng cảnh- Cảnh quan thiên nhiên,- địa điểm kết hợp giữa CQTN với công trình kiến trúc có giá trị LS, khoa học, thẩm mĩ.

? Em hãy cho ví dụ về các DSVH vật thể và DSVH phi vật thể?

DSVH Vật thể- Cố đô Huế.- Phố cổ Hội An.- Thánh địa Vĩnh Sơn- Vịnh Hạ Long.- Bến cảng Nhà Rồng.- Động Phong Nha

DSVH Phi vật thể- Kho tàng ca dao, tục ngữ.- Chử Hán Nôm.- Trang phục áo dài truyền thống.- Nghề đan mây, tre, thêu. - Nhã nhạc CĐ Huế, không gian VH cồng chiêng Tây nguyên

Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của BVDSVH.? Theo em, bảo vệ DSVH, DTLS có ý nghĩa như thế nào?Hoạt động 5: Luyện tập- GV chiếu lên màn hình đoạn băng về các di sản văn hoá.- HS xem và phân loại di sản văn hoá.- HS thực hiện theo bàn.

hoặc vật chất- có giá trị lịch sử, Văn hoá, khoa học- được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.a, DSVH vật thểb, DSVH phi vật thể- Di tích LS-văn hoá- DL thắng cảnh

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 67: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạt- HS trình bày theo nhóm.- GV nhận xét.- HS làm BT trên phiếu: Phân loại di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.Đáp án:- Di tích lịch sử: Bảo tàng HCM, Cồn Đảo, Chùa Một Cột, Pác Bó.- Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ long, Sầm Sơn, Rừng Cúc phương, Ngũ Hành Sơn, BT Cửa Tùng,….- HS trình bày BT trên phiếu.GV nhận xét.4. Củng cố:? Việt Nam có những di sản nào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới?- HS chơi trò chơi: 2 nhóm thi viết nhanh tên các di tích LS - văn hoá ở địa phương QTrị.GV nhận xét HS chơi, ghi điểm.GV khái quát bài, kết luận: VN có rất nhiều di sản văn hoá, thể hiện truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc, rất đáng tự hào. 5. Hướng dẫn học ở nhà:- Học bài, làm BT c, d.- Nghiên cứu trước phần Quy định của PL về BVDSVH; trách nhiệm của mỗi chúng ta?- Sưu tầm các bài hát, bài thơ viết về các di sản văn hoá.

***********************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 25 - Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:- Hiểu một số quy định của PL về BVDSVH - hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá.2, Kỹ năng: Hình thành hành động cụ thể; biết tham gia ngăn ngừa, tuyên truyền giữ gìn, bảo vệ DSVH.3, Thái độ: - ý thức tôn tạo, bảo vệ; Ngăn ngừa hành động xâm hại đến DSVH (cố ý,vô ý) II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1. GV: - Soạn, nghiên cứu bài dạy. - Băng hình, đèn chiếu.2. HS: Tranh ảnh về các di sản văn hoá.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chứcSĩ số: ………………….

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 68: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

2. Kiểm tra bài cũ:HS1: Thế nào là di sản văn hoá? Cho VDHS2: Di sản văn hoá vật thể khác di sản văn hoá phi vật thể ntn? Cho VD.3. Bài mới:Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

Chúng ta đã học và biết được dân tộc VN có một kho tàng quý báu, rất phong phú các di sản văn hoá. Việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hoá có ý nghĩa ntn cũng như quy định của PL về bảo vệ các DS đó ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp qua bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạtHoạt động 2: Giới thiệu ý nghĩa và xác định trách nhiệm của mỗi CD.- GV nêu câu hỏi:? ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá?- HS trả lời, GV nhận xét.GV kết luận: + ý nghĩa LS: Dấu ấn của sự phát triển của DT, giúp ta thấy rõ cội nguồn của DT+ ý nghĩa văn hoá: Phản ánh giá trị đặc sắc riêng của DT Việt Nam. + Giá trị kinh tế-văn hoá: Ngày nay DSVH có ý nghĩa kinh tế không nhỏ. ở nhiều nước, du lịch sinh thái đã trở thành ngành kinh tế có thu nhập cao, được gọi là ngành kinh tế công nghiệp không khói, đồng thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế trong thời đại hội nhập cùng phát triển.+ Bảo DSVH còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, một vấn đề bức xúc của nhân loại hiện nay. - HS lấy VD chứng minh.-GV: Để làm tốt vấn đề này, Đảng và nhà nước ta đã ban hành Luật di sản văn hóa.- GV đưa ND luật DSVH ngày 29-06-2001 lên máy chiếu. 2HS đọc.? Em hãy nêu tóm tắt quy định của PL về BVDSVH ?? Nêu một vài tấm gương tốt (xấu) về việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hoá mà em biết.- GV cho HS biết thực trạng BVDSVH ở nước ta qua thông tin sự kiện- GV cho HS nghe Điều 272 Bộ luật hình

2. ý nghĩa:- BV tài sản quý của DT- DS VH là bằng chứng hùng hồn về LS dựng nước và giữ nước-> biết cội nguồn của DT-> nuôi dưỡng lòng tự hào DT, yêu quê hương, đất nước- Góp phần phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;- Đóng góp vào kho tàng văn hoá di sản văn hoá thế giới.- BV môi trường tự nhiên, MT sống

3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ DSVH.- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.- Nhà nước bảo vệ quyền, ích lợi hợp pháp của chủ sở hữu DSVH. Chủ sở hữu DSVH có trách nhiệm bảo vệ, phát huy giá trị DSVH.- Nghiêm cấm:+ Chiếm đoạt, làm sai lệch DSVH.+Huỷ hoại, gây nguy cơ huỷ họai DSVH.+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 69: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạtsự ? Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá?(Bảo vệ, sử dụng hợp lý, không làm trái các quy định của PL)- HS nêu - nhận xét.? Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và bảo vệ DSVH? (Giữ gìn sạch đẹp, đi tham quan không vứt rác bừa bãi, tố giác kẻ ăn cắp các cổ vật, di vật, chống mê tín dị đoan, tham gia các lễ hội truyền thống.)

Hoạt động 3: Luyện tập.- GV chiếu nội dung BT a lên máy chiếu, HS làm vào phiếu học tập.- GV chữa bài.

dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc DSVH.+ Trao đổi, vận chuyển DSVH ra nước ngoài.+ Lợi dụng bảo vệ và phát huy giá trị DSVH để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

II. Bài tập:Bài a/50: - Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá: (3), (7), (8), (9), (11), (12)- Hành vi phá hoại di sản văn hoá: (1), (2), (4), (5), (6), (10), (13)Bài b/50:Em đồng tìn với quan điểm của bạn Dung. Vì: bạn Dung đã thực hiện đúng trách nhiệm của công dân với các danh lam thắng cảnh là đấu tranh phê phán những việc làm hư hỏng danh lam. Hơn nữa, bạn Dung không vì thú vui của mình làm ảnh hưởng xấu đến quốc gia. Bạn vừa có ý thức tham quan vừa có ý thức muốn bảo vệ.Bài c/51: HS tự sưu tầmBài d/51: HS tự tìm hiểuBài đ/51: - Quét dọn đền, chùa.- Thấy cổ vật xuất hiện trong nhà thì giao cho cơ quan nhà nước.- Sưu tầm cổ vật và bàn giao lại cho nhà nước.- Không xây dựng trái phép trên các di sản văn hóa.Bài e/51:   + Sáng xuất phát từ nhà, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động.   + Đến di tích A tham quan, thắp hương viếng các anh hùng liệt sĩ.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 70: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạt   + Sau tham quan thì tổ chức dọn dẹp, phân công nhiệm vụ.   + Sau dọn dẹp, để các đồ vật đúng vị trí ban đầu.   + Ra về.

4. Củng cố:GV kết luận: Xã hội càng văn minh, càng phát triển thì người ta càng có xu hướng quan tâm đến DSVH. Đó là một nhu cầu của cuộc sống. Thế hệ mai sau có quyền biết được giá trị văn hoá nói chung và DSVH nói riêng. Với trách nhiệm là một công dân tương lai, chúng ta phải biết gìn gữ và phát huy những giá trị văn hóa đó, để làm giàu đất nước, để góp phần làm phong phú hơn văn hoá nhân loại.5. Hướng dẫn học ở nhà:- Làm bài tập: b, d, e (60, 51).- Học ôn các bài: 12, 13, 14, 15.- Chuẩn bị kiểm tra viết 1 tiết.

*****************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 26: KIỂM TRA VIẾT MỘT TIẾT I. Mục tiêu bài học :1, Kiến thức:- HS hệ thống được các kiến thức đã học về sống và làm việc có kế hoạch, quyền và nghĩa vụ của trẻ em, bảo vệ m.trường và TNTN, bảo vệ di sản văn hoá một cách khoa học, chính xác.2, Kỹ năng:- Rèn cho HS kỹ năng nhận xét, so sánh sự việc.- Trình bày bài sạch, đẹp, khoa học.3, Thái độ:- HS tự giác, trung thực trong bài làm. II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1. GV: Đề kiểm tra.2. HS: Học kĩ bài.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức: Sĩ số: ………………….. 2. Kiểm tra:- GV nhắc nhở HS trước lúc làm bài.- GV phát đề.- HS làm bài.

THIẾT LẬP MA TRẬN

MỤC TIÊU CÁP ĐỘ TƯ DUY

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 71: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng1. Sống và làm việc có kế hoạch

Câu 2. Ý 1 TL (1 điểm)

Câu 2. Ý 2 TL (2 điểm)

2, Bảo vệ di sản văn hoá

Câu 1, TN ( 0,5 điểm)

3, Bảo vệ môi truơng ,tài nguyên thiên nhiên

Câu 3, TN (1 điểm)Câu 2, TN ( 0,5 điểm)

4, Quyền được bảo vệ chăm sóc…

Câu 1: (1 điểm)TL

Câu 3: (3 điểm)TL

5.Biểu hiện một số chuẩn mực pháp luât.

Câu 4, TN (1 điểm)

Tổng số câu hỏi 4 3 1Tổng điểm 3,5 4 3

Tỉ lệ % 3,5% 3,5% 30%

ĐỀ THITrường ……………………………… Ngày ….. tháng…năm …..Họ và tên : ........................................... ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN: GDCD 7 (Thời gian làm bài 45 phút)

Điểm Lời phê của thầy cô giáo

ĐỀ BÀII - TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)Câu 1: Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm : ( 0,5 điểm )

a. Là những bài hát, điệu múa, làng điệu dân ca, phong tục tập quán, các món ăn .

b. Là những cảnh đẹp do con người làm ra .c. Là những di tích lịch sử, văn hoád. Là những cảnh đẹp như Phong Nha Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Thánh Địa Mĩ

Sơn..Câu 2 : Trong các hành vi sau, hành vi nào gây ô nhiễm phá huỷ môi trường ? ( 0,5 điểm )

a. Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc .b. Đổ rác đúng nơi quy định c. Bảo vệ nguồn nước và đôngj vật quý hiếmd. Khai thác thuỷ, hải sản bằng chất nổ.

Câu 3: (1 điểm) Hãy điền những cụm từ còn thiếu sao cho đúng với khái niệm: Môi trường là gì?

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 72: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Môi trường là toàn bộ các điều kiện ……………………,(1) …………………….. bao quanh con người , có tác động tới dời sống, sự tồn tại, phát triển của………………… ………………………( 2) Câu 4: (1 điểm) Hãy nối thông tin A voái B sao cho đúng nhất:

Quy định pháp luật Biểu hiện Nối1, Bảo vệ di sản văn hoá A, Lập kế hoạch làm việc mỗi

ngày…...nối….

2,Bảo vệ môi truơng, tài nguyên thiên nhiên

B. Buôn bán, vận chuyển cổ vật trái phép

…...nối….

3, Quyền được bảo vệ chăm sóc…

C. Chúc mừng mẹ nhân ngày 8/3 …...nối….

4, Sống và làm việc có kế hoạch D. Hiếp dâm trẻ em 1 tuổi …...nối….E. Giữ gìn vệ sinh trường lớp …...nối….

II.TỰ LUẬN : ( 7 điểm )Câu 1 : ( 1 điểm )Em hãy nêu các quyền của trẻ em được ghi nhận trong Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam?Câu 2 : ( 3 điểm ) Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Tại sao phải làm việc có kế hoạch? Nếu làm việc không có kế hoạch thì có lợi, có hại gì ?Câu 3: ( 3 điểm ) Khi đào mống nhà, chị Hương phát hiện một hũ vàng rất giá trị, chi đã đem bán xây nhà lớn hơn dự kiến.

Ông Tân làm như vậy là đúng hay sai, Vì sao?Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ làm gì?

BÀI LÀM……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN

I.TRẮC NGHIỆM: : 3.0 đCâu 1 : ( 0,5 điểm ) a. Là những bài hát, điệu múa, làng điệu dân ca, phong tục tập quán, các món ăn .Caâu 2: ( 0,5 điểm ) d, Khai thác thuỷ, hải sản bằng chất nổ.Câu 3: ( 1 điểm ) Điền các từ: ( 1) tự nhiên và nhân tạo (2) con người và thiên nhiênCâu 4: ( 1 điểm ) 1 nối B, 2 nối E, 3 nối D, 4 nối AII.T Ự LUẬN : 7.0 đCâu 1 : ( 2 điểm) ( 1đ )-Quyền của trẻ em :

+ Quyền được bảo vệ .

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 73: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

+ Quyền được chăm sóc .+Quyền được giáo dục .

Câu 2 : ( 3 điểm )( 1đ )-Hs nêu đúng khái niệm .( 1đ )-Phải làm việc có kế hoạch vì: chúng giúp ta chủ động, tiết kiệm thời gian,

công sức và đạt hiệu quả trong công việc. ( 1đ )

Có lợi-Rèn luyện ý chí nghị lực, tính kỷ luật, kiên trì.-Kết quả rèn luyện học tập tốt.-Kiềm chế hứng thú, ham muốn, đấu tranh với cám dỗ bên ngoài .

Có hại- Ảnh hưởng đến người khác .-Việc làm tuỳ tiện, kết quả kém .

Câu 3: A, Yêu cầu HS nêu dược: ( 0,5 điểm )- Chị Hương làm như vậy là sai. Vì hũ vàng đó không thuộc quyền sỡ hữu của chị , nên chị không có quyền đem bán để sử dụng vào mục đích riêng. Theo quy định của Pháp luật thì mọi di sản trong lòng đất thuộc sở hữu toàn dân.B. Nếu chứng kiến em sẽ:- Vận động chị Hương đem nộp cho cơ quan văn hoá, hoặc chính quyền tại địa phương. ( 0,5 điểm )- Giải thích cho chị hiểu: ( 0,5 điểm ) + Nghĩa vụ công dân phải nộp bình cổ cho cơ quan Nhà nước.

+ Để các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ, gìn giữ và có kế hoạch nghiên cứu, giới thiệu phát huy giá trị của di sản văn hoá đó.

**************************** Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 27 - Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (Tiết 1)I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:- Giúp HS hiểu được tôn giáo là gì, tín ngưỡng là gì, mê tín là gì? Tác hại của mê tín dị đoan; Sự giống nhau và khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo.2, Kỹ năng: - HS phân biệt được tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín.3, Thái độ:- Giúp HS có thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.- Tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng tôn giáo.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:1. GV: SGV, SGK; Điều 70 Hiến pháp 1992; Điều 129 Bộ luật hình sự; Một số thông tin, tình huống liên quan;

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 74: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

2. HS: Chuẩn bị bài ở nhà; Sưu tầm các câu chuyện về tín ngưỡng, tôn giáo, mêt ín dị đoanIII. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chứcSĩ số: ………………. 2. Kiểm tra bài cũ:? Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá??: Trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ DSVH là gì ? (Nêu 1 số việc làm không tốt )?: Pháp luật nước ta đã quy định như thế nào về BVDSVH ?3. Bài mới:Hoạt động 1: Giới thiệu bài.? Tại sao ở nước ta cũng như nhiều nước trên TG lại có hiện tượng có người thì theo tôn giáo này, có người thì theo TG khác, có người thì không theo 1 tôn giáo nào ?? ở gia đình em có bàn thờ tổ tiên không? Bố mẹ em có thường xuyên thắp hương thờ cúng tổ tiên không? Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và trả lời các câu hỏi này.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạtHoạt động 2: Tìm hiểu thông tin, sự kiện.- HS đọc thông tin, sự kiện về tình hình tôn giáo ở VN.- HS thảo luận nhóm.? : Em hãy kể tên 1 số tôn giáo chính ở nước ta ? Địa phương Quảng Trị ta có những tôn giáo nào ?? Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng ?? Tôn giáo và tín ngưỡng giống nhau và khác nhau như thế nào ?? Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo?

- HS trình bày ý kiến .- Cả lớp nhận xét, bổ sung.- GV kết luận - GV cho HS xem ảnh về một số tôn giáo và nghi lễ của các TG.- GV đưa câu ca giao.

“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

? “Tổ” trong câu ca giao trên là ai? Vì sao phải giỗ tổ? Biểu hiện của việc làm đó như thế nào? - Tổ: Vua Hùng. Người có công dựng nước. Thờ cúng vua Hùng thể hiện truyền thống nhớ ơn tổ tiên.? Nhà Lan theo đạo phật, nhà Mai theo đạo

I. Thông tin sự kiện: 1, Tình hình tôn giáo ở VN.- Có nhiều loại tôn giáo, tín ngưỡng.- Gồm: Phật giáo, thiên chúa giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành.II. Khái niệm:1. Tín ngưỡng: lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.)2. Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. - Tôn giáo = Đạo.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 75: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạtthiên chúa thì thờ ai?- Đạo phật thờ, thờ tổ tiên bằng cách lập bàn thờ, thắp hương, tụng kinh.- Đạo thiên chúa, thờ đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo.

- GV đọc cho HS nghe chuyện “ Một thiếu nữ chết vì chữa bệnh bằng đồng cốt” Báo tiền phong số 223 ngày 7-11-2002.- GV cho HS lấy VD về mê tín dị đoan?? Thế nào là mê tín dị đoan ?? Tại sao phải chống mê tín dị đoan?

3. Mê tín dị đoan: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.

4. Củng cố: ? Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan khác nhau ntn?- GV kết luận ND chính tiết 15. Hướng dẫn học ở nhà.- Học bài, àm BT a, b+ Tìm hiểu ND quyền TD tín ngưỡng và TG+ Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương và quy định nào về TN, TG+ Hành vi VPPL về TN và TG ?+ Trách nhiệm của CD trong việc thực hiện quyền ?

****************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 28 - Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN (tiết 2)I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:- Giúp HS hiểu được nội dung quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?2, Kỹ năng: - HS biết tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân- Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ kợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật. 3, Thái độ:- Giúp HS có thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.- Tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1. GV: Hiến pháp VN 1992, điều 70; Bộ luật hình sự , Điều 129. Tình huống đạo đức. Tranh ảnh.2. HS: Chuẩn bị các tình huống thực tế liên quan (địa phương, báo chí)III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức: Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 76: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Sĩ số: ………………………… 2. Kiểm tra bài cũ:GV nhận xét bài kiểm tra, trả bài, vào điểm.3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạtHoạt động 1: Tìm hiểu tt mục ĐVĐ? Em hãy nhận xét chung về tình hình tôn giáo ở Việt Nam ?(tích cực và tiêu cực)a. Tích cực:- Là người lao động.- Có tinh thần yêu nước.- Góp nhiều công sức XD và bảo vệ TQ.- Thực hiện tốt chính sách p.luật.- Hàng chục đạo thanh niên có đạo hy sinh trong chiến tranh bảo vệ TQ.b. Tiêu cực:- Trình độ thấp mê tín.- Bị kích động lợi dụng vào mục đích xấu.- Hoạt động trái pháp luật.- ảnh hưởng tới sức khoẻ, tài sản.- Tổn hại lợi ích quốc gia.Hoạt động 2:Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. - HS đọc và tìm hiểu thông tin ở SGK về chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước ta đối với tôn giáo. - HS thảo luận nhóm:N1,2: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo? N3,4: Đảng và nhà nước ta có những chủ trương và quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng và TG ? Những hành vi như thế nào thể hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?N5,6: Những hành vi như thế nào là thể hiện sự tôn trọng quyền TDTNVTG ?? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng và TG của CD ?(học tập văn hoá; nắm chắc pháp luật; không mê tín dị đoan; không tin điều nhảm nhí, luôn nâng cao hiểu biết,…)N7,8: Thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?- HS trình bày ý kiến thảo luận - nhận xét.- GV nhận xét, ghi điểm.

4. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.- Công dân có quyền theo, không theo 1 tín ngưỡng, tôn giáo nào; khi đã theo có quyền thôi không theo, bỏ để theo một tín ngưỡng tôn giáo khác.

5. Trách nhiệm của công dân: Chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.- Tôn trọng nơi thờ tự: Chùa, miếu, đền, nhà thờ.- Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.6. Nghiêm cấm: việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 77: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạtHoạt động 3: tóm tắt ND BH.- GV hướng dẫn HS tóm tắt ND cơ bản của BH theo SGK và ND vừa thảo luận, HS ghi vởHoạt động 4: Luyện tập.- HS làm bài tập: e, g (54).

II.Bài tập: Bài a/53: Người có đạo là người có tín ngưỡng. Vì bất kì đạo nào đó suy cho cùng đều là tôn giáo, mà tôn giáo là hình thức tổ chức tín ngưỡng cao.Bài b/53: Xét về giống nhau thì mê tín dị đoan và tín ngưỡng, tôn giáo đều tin vào một điều thần bí, hư ảo, vô hình. Nhưng:- Mê tín, dị đoan lại tin một cách thái quá, không hợp với lẽ thường, được lập ra để lợi dụng lòng tin của người khác và hoạt động vì mục đích kiếm tiền là chính.- Khác với mê tín, dị đoan, tín ngưỡng - tôn giáo hướng cho chúng ta đến vs những điều tốt đẹp, làm cho con người tin tưởng những quan niệm giáo lí đúng với lẽ tự nhiên như ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.Bài c/53: Những hành vi nhạo báng, thiếu tôn trọng, nghiêm cấm các tôn giáo hoạt động là những hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.Ví dụ:   + Thu hồi trái phép tài sản của tôn giáo.   + Nhạo báng một tôn giáo nào đó.   + Nghiêm cấm các tôn giáo tổ chức các hoạt động...Bài d/53: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 24 quy định:1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 78: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạt2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.Bài đ/53: Để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân em sẽ:   + Không nhạo báng các tôn giáo khác tôn giáo của mình.   + Tôn trọng hoạt động của các tôn giáo.   + Có lập trường vững vàng để không bị dụ dỗ, lôi kéo....   + Thực hiện các quy định của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.Bài e/53: Các hành vi thể hiện sự mê tín: (1) (2) (3) (4) (5)Bài g/53: Theo em, học sinh ngày nay có hiện tượng mê tín dị đoan. Chẳng hạn:   + Rủ nhau đi xem bói về đường công danh, sự nghiệp, học hành, tình yêu.   + Kiêng ăn trứng, thịt vịt trước khi thi.Để không bị các hiện tượng mê tín, dị đoan ảnh hưởng. Theo em, chúng ta nên nâng cao mức hiểu biết của mình về tín ngưỡng và các vấn đề mê tín, dị đoan. Bên cạnh đó, chúng ta chuyên tâm vào học hành, nâng cao tri thức, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề để không bị các đối tượng xấu lợi dụng.

4. Củng cố:- HS làm bài tập lên phiếu: 1. Những hành vi nào sau đây cần phê phán:

a. Nói năng thiếu văn hoá khi đi lễ chùa.b. Quần áo thiếu lịch sự khi đi lễ chùa.c. Tuân theo quy định của nhà chùa về thời gian, tác phong và hành vi khi đi lễ.d. Đọc báo, hút thuốc khi nghe cha giảng đạo.e. Nghe giảng đạo đức một cách chăm chú.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 79: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

2. Những hiện tượng sau có phải là tín ngưỡng không? Vì sao?HS trước khi đi thi: Một số ngày kiêng kỵ

1. Đi lễ để được điểm cao.2. Không ăn trứng.3. Không ăn xôi lạc.4. Không ăn chuối.5. Sợ gặp phụ nữ.

- Mùng năm mười bốn hai ba.Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn.- Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba.

* GV kết luận bài học: Gia đình các em cũng như bao gia đình khác trên đất nước ta có thể theo đạo phật, đạo thiên chúa… và có thể không theo đạo nào. Dù là đạo gì cũng là mục đích hướng vào điều thiện, tránh điều ác, việc làm đó thể hiện sự sùng bái, tôn kính, mhớ về cội nguồn, tổ tiên, tôn vinh người có công với nước.5. Hướng dẫn học ở nhà:- Học bài, làm bài tập a, c, d, đ.- Xem trước bài 17.

***********************************

Tiết 29 - Bài 17: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:1, Kiến thức:- Giúp HS hiểu được nà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai (Đảng nào) lãnh đạo. Cơ cấu tổ chức nhà nước của nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào. Phân chia thành mấy cấp và tên gọi của từng cấp. Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.2, Kỹ năng: - HS phân biệt được cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước từ TW-địa phương3, Thái độ:- Hình thành ở HS ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, sống và học tập theo pháp luật, tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:1. GV: Hiến pháp 1992, Điều 126,127, 137- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước2. HS: Xem trước bài ở nhà. III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức: Sĩ số: …………….2. Kiểm tra bài cũ:? Pháp luật của nhà nước ta đã quy định ntn về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?- GV nhận xét, ghi điểm.3. Bài mới:Giới thiệu bài: - GV cho HS xem đoạn băng có hình ảnh Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử.- GV: Để hiểu được vấn đề nhà nước, cơ cấu chức năng và quyền hạn, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay: “ Nhà nước CHXHCNVN ”

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 80: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạtHoạt động 1: 1 HS đọc phần thông tin, sự kiện ở SGK.- HS thảo luận nhóm.- N1,2: Nước ta - Nước VNDCCH - ra đời từ bao giờ và khi đó ai là chủ tịch nước?- N3,4: Nhà nước VNDCCH ra đời từ thành quả cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do ai lãnh đạo?N5,6: Nhà nước ta đổi tên thành CHXHCNVN vào năm nào? Tại sao đổi tên như vậy?

? Nhà nước ta là nhà nước của ai?

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày phần trả lời?- GV nhận xét, bổ sung.- GV chiếu lên máy lời trích tuyên ngôn độc lập của chủ tịch HCM.? Suy nghĩ, tình cảm của em đối với Bác Hồ khi đọc: “Tuyên ngôn độc lập”? Bài thơ nào nói lên ý chí dành độc lập của cha ông ta ngày trước?- GV kết luận: Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Một nhà nước Việt Nam DCCH. Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam á.Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.- HS quan sát sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước.? Bộ máy nhà nước ta được phân chia thành mấy cấp? Tên gọi của từng cấp?? Bộ máy nhà nước cấp TW gồm có những cơ quan nào?? Bộ máy nhà nước cấp tỉnh - Tphố gồm có những cơ quan nào?? Bộ máy nhà nước cấp Huyện (Quận, thị xã) gồm những cơ quan nào?

I. Thông tin, sự kiện:1. Nhà nước:

- Nước Việt Nam DCCH ra đời ngày 02-09-1945. Bác Hồ làm Chủ tịch.

- Nhà nước Việ Nam DCCH ra đời là thành quả của cuộc Cách mạng tháng 8-1945, do ĐCSVN lãnh đạo.- Ngày 2.7.1976 Quốc hội đổi tên…Vì: Chiến dịch HCM lịch sử đã giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cả nước bước vào thời kì quá độ lên CNXH.- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do ĐCSVN lãnh đạo.

2. Phân cấp bộ máy nhà nước:4 cấp: TW, tỉnh, huyện, xã.- Quốc hội, chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao.- HĐNH, UBND, TAND, VKSND tỉnh-thành phố.- HĐNH, UBND, TAND, VKSND huyện (quận, thị xã)- HĐND - UBND xã (Phường, thị trấn).

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 81: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạt? Bộ máy nhà nước cấp xã (Phường, thị trấn) gồm những cơ quan nào?- GV nhận xét, ghi bảng.4. Củng cố:? Vì sao nói: “Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân?”

( Vì: Nhà nước ta là thành quả của cách mạng Tháng 8 do nhân dân thực hiện, do dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân).- HS chơi trò chơi “ Nhanh tay nhanh mắt”. Tìm và gắn nhanh các cơ quan vào bộ máy nhà nước.- GV nhận xét HS chơi, ghi điểm.5. Hướng dẫn học ở nhà:- Học bài, làm bài tập e(59).

**************************** Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 30 - Bài 17: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(Tiết 2)I. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức:- HS hiểu chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.2, Kỹ năng: - Giúp và GD HS biết thực hiện đúng pháp luật của nhà nước, những quy định của chính quyền địa phương và quy chế học tập của nhà trường. Báo cáo kịp thời cho những cơ quan chức năng khi thấy những trường hợp vi phạm pháp luật hoặc khả nghi. Giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.- Đấu tranh, phê phán những hiện tượng tự do vô kỷ luật.3, Thái độ:- Hình thành ở HS ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, sống và học tập theo pháp luật, tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1. GV: Sơ đồ phân cấp, phân công bộ máy nhà nước.

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 92.2. HS: Xem trước bài học.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức: Sĩ số: …………………… 2. Kiểm tra bài cũ:? Nhà nước ta ra đời vào thời gian nào? Với tên gọi là gì? Lúc nào đựơc đổi thành nhà nước CHXHCN Việt Nam?Nhà nước ta là nhà nước của ai, do Đảng nào lãnh đạo?? Ghép các miếng ghép để có sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước.? Làm bài tập e (59).3. Bài mới:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 82: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạtHoạt động 1: Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.- GV Đưa sơ đồ phân công bộ máy nhà nước, HS quan sát.- GV nêu câu hỏi: ? Bộ máy nhà nước gồm những loại cơ quan nào? Mỗi loại cơ quan bao gồm những cơ quan cụ thể nào?

- HS hoạt động nhóm:? Cơ quan nào là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực cao nhất? Vì sao?- GV đưa Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Điều 83,84 HS đọc.

? Vì sao HĐND được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực của NN ở địa phương? Nhiệm vụ của HĐND là gì?- HS đọc Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam điều 119, 120

? Chính phủ làm nhiệm vụ gì? Vì sao Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?- HS đọc điều 109 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992.- GV cho HS phân biệt: “Quyền lực” và “Chấp hành” (Quyền lực: Quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về chính trị và sức mạnh để đảm bảo việc thực hiện quyền ấy).

1. Bộ máy nhà nước: Là hệ thống tổ chức bao gômg các cơ quan nhà nước cấp TƯ và cấp địa phương gồm 4 loại cơ quan:- Cơ quan quyền lực nhà nước, đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra, bao gồm Quốc hội và HĐND các cấp (Tỉnh, huyện, xã).- Cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm chính phủ và UBND các cấp.- Cơ quan xét xử, bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh, huyện, toà án quân sự.- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân ( Tối cao, tỉnh, huyện, VKS quân sự).- Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn, bầu ra, tham gia làm những việc quan trọng nhất của nhà nước:+ Làm Hiến pháp, luật để quản lý xã hội.+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại.+ Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của nhà nước về nghệ thuật và hoạt động của công dân.- HĐND là cơ quan bao gồm những người có tài, đức do nhân dân địa phương lựa chọn bầu ra, tham gia công việc nhà nước ở địa phương:+ Ra NQ về các biện pháp thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật ở địa phương.+ Ra NQ về kế hoạch phát triển KT - XH, ngân sách, GD, quốc phòng, AN ở địa phương.- Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vì chính phủ do quốc hội bầu ra. Nhiệm vụ:+ Tổ chức thi hành hiến pháp, các luật và nghị quyết quốc hội; báo cáo công tác trước quốc hội.+ Tổ chức điều hành thống nhất trong toàn quốc việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, VH-XH,...- UBND do HĐND cùng cấp bầu ra. Nhiệm vụ: Quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương, các VB nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND.

- Toà án nhân dân là CQ xét xử có nhiệm vụ giải

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 83: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạt? UBND làm nhiệm vụ gì? Vì sao UBND được gọi là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính NN ở địa phương?- HS đọc điều 123 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992.? TAND có nhiệm vụ gì?? VKSND có nhiệm vụ gì?- HS đọc điều 126, 127, 137 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992.- HS trả lời câu hỏi - GV kết luận.

? Trách nhiệm của nhà nước và công dân đối với việc XD, BV nhà nước là gì?- HS làm BT: So sánh bản chất NN XHCN với TB.Hoạt động 2: Luyện tập

- GV tổ chức cho 2 đội chơi BT d.Thi nhanh tay, nhanh mắt.- GV nhận xét, Ghi điểm.Bài tập: d. Đáp án: 2, 4, 7

quyết các tranh chấp và xét xử các vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân GD con người ý thức tuân theo pháp luật, giữ gìn trật tự kĩ cương.- VKSND có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp. Trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng - tội phạm thì VKSND thực hiện quyền công tố NN (Khởi tố, truy tố người có hành vi phạm tội ra trước Toà án).

2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân.(SGK)

Nhà nước XHCN- Của dân, do dân, vì dân.

- ĐCS lãnh đạo.

- Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.- Đoàn kết, hữu nghị.

Nhà nước TB- 1 số người đại diện cho giai cấp TS- Nhiều Đảng chia quyền lợi.- Làm giàu giai cấp TS.

- Chia rẽ, gây chiến tranh.

III. Bài tập: Bài a/59: - Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:   - Nhà nước ta do nhân dân bầu ra. (nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp).   - Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân.Bài b/59:   - Cơ quan đại biểu của nhân dân và cơ quan quyền lực của nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.   - Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội.   - Bởi vì: Quốc hội do Nhân dân bầu ra, là cơ

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 84: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạtquan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân. Chỉ Quốc hội mới có quyền thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân thành luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi công dân trong xã hội.Bài c/59: - Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp.- Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Chính phủ.Bài d/59: - Chính phủ làm nhiệm vụ: (2) - Chính phủ do: (2) - Ủy ban nhân dân do: (3)Bài đ/59:  - Pháp luật duy trì trật tự của xã hội, không tuân theo pháp luật thì xã hội rối loạn, cuộc sống không đảm bảo an ninh, nên mọi công dân phải tuân theo pháp luật để duy trì trật tự của xã hội.   - Pháp luật được bahn hành vì để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân vì vậy công dân vừa có quyền hạn vừa có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.Bài e/59:- Đăng kí hoạt động kinh doanh của bố mẹ em.- Đăng kí kết hôn của bố mẹ em.- Đăng kí quyền sử dụng đất của bố mẹ em.- Làm giấy khai sinh cho em và anh trai.

4. Củng cố:? Bản chất của nhà nước ta.? Nhà nước ta do ai lãnh đạo?? Bộ máy nhà nước ta bao gồm cơ quan nào?- HS chơi TC: Đặt các từ thích hợp vào ô cần thiết.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

N.Dân

QH

hội

CP

HĐND UBND

Page 85: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

GV tổng kết: Ngày 2.9.1945, tại quảng trường Ba Đình. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. Đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mỗi chúng ta phải ra sức học tập, thực hiện tốt các chính sách của NN, góp phần xây dựng xã hội bình yên, hạnh phúc.5. Hướng dẫn học bài ở nhà:- Học bài.- Nghiên cứu trước bài 18.

*********************************** Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 31 - Bài 18: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ

(XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN) (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được bộ máy cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào? 2. Kỹ năng- Giúp và giáo dục HS biết xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương mà mình cần đến để giải quyết những công việc của cá nhân hay gia đình như cấp, sao giấy khai sinh, đăng kí hộ khẩu. Tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương thi hành công vụ.3. Thái độ:- Hình thành ở HS tính tự giác trong công việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và những quy định của chính quyền nhà nước ở địa phương.- Có ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh, trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:1. GV: Sơ đồ bộ máy nhà nứơc ở địa phương.

Kế hoạch phát triển kinh tế- XH- VH địa phương năm 2005.2. HS: Nghiên cứu bài.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức: Sĩ số: ……………..2. Kiểm tra bài cũ:- HS1: Bộ máy nhà nước gồm có những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?- HS2: Em hãy nêu nhiện vụ của 4 cơ quan trong bộ máy nhà nước?3. Bài mới:- Hoạt động 1.Giới thiệu bài? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực, cơ quan nào là cơ quan hành chính? Khi gia đình (Cá nhân) chúng ta có việc cần giải quyết: Làm (Sao) giấy khai sinh, xin xác nhậ hồ sơ lý lịch, xác nhận hồ sơ xin vay vốn ngân hàng,... thì chúng ta đến đâu làm?GV: Để hiểu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở chúng ta học bài hôm nay.Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 86: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạtHoạt động 2: HS quan sát sơ đồ PCBMNN.Tìm hiểu tình huống SGK.2HS đọc tình huống.? Mẹ em sinh em bé. Gia đình em xin cấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?1. Công an thị trấn.2. Trường THCS.3. UBND thị trấn.? Khi làm mất giấy khai sinh thì cần đến đâu xin lại? Thủ tục?

Hoạt động 3: Luyện tập.- HS làm BT theo nhóm.- HS trình bày bài tập.- HS nhận xét.- GV nhận xét, ghi điểm.- HS làm bài tập.

I. Tình huống:* Sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm:- HĐND xã (Phường, thị trấn).- UBND xã (Phường, thị trấn).

- Khi bị mất giấy khai sinh thì đến UBND nơi mình cư trú để xin cấp lại.- Thủ tục:+ Đơn xin cấp lại giấy khai sinh.+ Sổ hộ khẩu.+ Chứng minh thư.- Các giấy tờ khác để chứng minh việc mất giấy khai sinh là có thật.- Thời gian: Qua 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.II. Luyện tập:Bài a/62:- Bố em xin giấy khai sinh cho em và anh trai.- Bố em công chứng (sao giấy khai sinh) cho em và anh trai.- Anh trai em xin sơ yếu lí lịch (xác nhận lí lịch) cá nhân để làm hồ sơ xin việc.Bài b/62:   Theo em, ý thứ 2 đúng: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do Hội đồng nhân dân trực tiếp bầu ra. Đây là cơ quan chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước của địa phương.Bài c/62: - Công an: A1, A3.- Ủy ban nhân dân xã: A4, A5, A6, A7.- Trường học: A9.- Trạm y tế (bệnh viện): A8.

4. Củng cố:- GV nhắc lại nội dung cần nhớ.5. Hướng dẫn học ở nhà:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 87: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

- Học bài:- Làm bài tập a(62)- Chuẩn bị: + Nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở.

+ Các ban ngành đoàn thể ở địa phương.*************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 32 - Bài 18: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ (XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN) (Tiếp)

I. Mục tiêu bài học:1. Kiến thức: Nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan nhà nước cấp cơ sở (UBND, HĐND xã (Phường, thị trấn)).2. Kỹ năng- Giúp và giáo dục HS biết thủ tục, yêu cầu đến chính quyền địa phương để giải quyết những công việc của cá nhân hay gia đình như cấp, sao giấy khai sinh, đăng kí hộ khẩu. Tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương thi hành công vụ.3. Thái độ:- Hình thành ở HS tính thực tiễn, năng động, tự tin .- Có ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh, trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:1. GV: Soạn bài, SGV, BTTH, STKTPL, hình ảnh về hoạt động của UBND, HĐND.2. HS: Đọc trước bài ở nhà, làm BT.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức: Sĩ số: …………….. 2. Kiểm tra bài cũ:? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực? Cơ quan nào là cơ quan hành chính? Các cơ quan đó do ai bầu ra?- Chữa bài tập a.3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạtHoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và

quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở.

- 2HS đọc thông tin ở SGK.? HĐND thị trấn (Xã, phường) có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND thị trấn (Xã, phường):- Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng (XD kinh tế - XH, AN, QP, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.- Giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND xã, giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã. HĐND chịu trách nhiệm trước nhân dân về:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 88: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạt

? UBND có nhiệm vụ gì?- HS làm bài tập: Xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc về HĐND và UBND thị trấn:1. Quyết định chủ trương biện pháp xây dựng và phát triển địa phương.2. Giám sát thực hiện nghị định của HĐND.3. Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo địa phương.1. Quản lý hành chính địa phương.2. Tuyên truyền giáo dục pháp luật.3. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.4. Bảo vệ tự do bình đẵng.5. Thi hành pháp luật.6. Phòng chống tệ nạn xã hội.- HS trình bày, GV nhận xét ghi điểm.? Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở?- HS trả lời, GV nhận xét.Hoạt động 2 : Luyện tập.- HS làm bài tập trên phiếu.1. Bạn An kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở như sau:

a. HĐND xã.b. UBND xã.c. Công an xã.d. Trạm y tế xã.e. Ban văn hoá

xã.

f, Đoàn TNCS HCM xã.g, Mặt trận Tổ quốc xã.h,HTX nông nghiệp.i.Hội cựu chiến binh.k,Trạm bơm.

- Theo em, ý nào đúng?2. Bạn An 12 tuổi đi xe máy phân khối lớn, rủ bạn đua xe, lạng lách, đánh võng, bị CSGT huyện bắt giữ. Gia đình An đã nhờ ông Chủ tịch xã bảo lãnh và để UBND xã xử lý.a. Việc làm của gia đình An đúng hay sai?b. Vi phạm của An xử lý thế nào?

+ ổn định kinh tế.+ Nâng cao đời sống.+ Củng cố AN-QP2. Nhiệm vụ của UBND.- Chấp hành nghị quyết của HĐND.- Quản lý NN ở địa phương.- Tuyên truyền GD pháp luật.- Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản.- Chống tham nhũng và tệ nạn XH.

3. Trách nhiệm công dân:- Tôn trọng và bảo vệ.- Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước.- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật.- Quy định của chính quyền địa phương.

Luyện tập:

Đáp án: a, b, c, d, e.

- HS thảo luận nhóm, tự do trình bày ý kiến.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 89: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạt

4. Củng cố:* Những hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nơi em ở?1. Chăm chỉ học tập.2. Chăm chỉ lao động.3. Giữ gìn môi trường.4. Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.5. Phòng chống tệ nạn xã hội.Học sinh trả lời, GV nhận xét.* HS chơi trò chơi: Sắm vai tình huống xảy ra ở điạ phương.GV kết luận: HĐND và UBND là cơ quan nhà nước cấp cơ sở trong hệ thống bộ máy nhà nước. Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan cấp cơ sở thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. Với ý nghĩa đó chúng ta phải chống lại những thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng của một số quan chức địa phương để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Như vậy chúng ta đã góp phần nhỏ bé vào công việc đổi mới của quê hương.5. Hướng dẫn học ở nhà:- Học bài.- BT: Tìm hiểu gương cán bộ giỏi ở địa phương.

**************************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 33 : THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC

I. Mục tiêu bài học:1. Kiến thức:- Củng cố và bổ sung những hiểu biết của HS về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, về bộ máy nhà nước.2. Kỹ năng- HS nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.3. Thái độ:- Hình thành ở HS thái độ tích cực như yêu quý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cảu người khác, tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương làm nhiệm vụ. đồng thời giúp HS biết phản đối việc làm sai, làm ô nhiễm, phá hoại môi trường, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để làm điều sai trái: Bói toán, phù phép…, lợi dụng quyền hành để tham ô tài sản nhà nước.II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:1. GV: Giấy khổ to, bút, băng dính. Tình huống. Hoa.2. HS: Gương cán bộ giỏi ở địa phương.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức:Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 90: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

Sĩ số: …………………2. Kiểm tra bài cũ:HS1: Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND, UBND ở địa phương.HS2: Thái độ và trách nhiệm cuẩ chúng ta đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở.GV nhận xét, ghi điểm.3. Bài mới:Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Chúng ta được học và biêt về môi trường và tài nguyên thiên, về tự do tín ngưỡng và về bộ máy nhà nước. Hôm nay cô cùng các em ôn lại các kiến thức đó và tìm hiểu thực tế địa phương về các vấn đề này.Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế địa phương.HS thảo luận theo nhóm tổ.? Vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em hiện nay như thế nào?? Vấn đề tự do tín ngưỡng ở địa phương em hiện nay như thế nào?4. Củng cố:

- GV nhận xét giờ ngoại khóa. 5. Hướng dẫn học ở nhà:

- GV đưa câu hỏi ôn tập, học sinh chuẩn bị ở nhà. ******************************

Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KÌ III. Mục tiêu bài học: 1.kiến thức: - Hệ thống các bài đã học ở kỳ II trên cơ sở đó các em biết liên hệ vận dụng vào thực tế .2.Kĩ năng: - Các em biết dựa vào kiến thức để đánh giá hành vi của mình.3.Thái độ: - Rèn ứng dụng thực hành giải các bài tập tình huống.II.Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học: 1.GV: Chuẩn bị các câu hỏi. 2.HS: Ôn tập ở nhà.III. Tiến trình bài dạy:1. ổn định tổ chức:Sĩ số: …………………2. Kiểm tra bài cũ:HS1: Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND, UBND ở địa phương.HS2: Thái độ và trách nhiệm cuẩ chúng ta đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở.GV nhận xét, ghi điểm.3. Bài mới:I. Câu hỏi ôn tập :1) Trách nhiệm của TN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là gì?2) Nêu những quy định của PL nước ta về hôn nhân?3) Quyền tự do kinh doanh và đóng thuế được quy định như thế nào? Tác dụng của

việc đóng thuế.4) Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân được nhà nước quy định như thế nào? 5) Nêu các hình thức vi phạm PL và trách nhiêm pháp lí do nhà nước quy định.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack

Page 91: Ngµy so¹n: 5/9/2007 · Web view2, Kỹ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên

VietJack.com Facebook: Học cùng VietJack

6) Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân được Pl quy định như thế nào?

7) Bảo vệ tổ quốc là gì? Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc.sống có đạo đức và PL có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nêu rõ 1 vài ví dụ.

II. HD học sinh làm đề cương và các bài tập SGK. 4. Củng cố: Ngoài các câu hỏi ở các bài đó các em cần đọc lại các bài không có câu hỏi để áp dụng làm BT trắc nghiệm. 5. Hướng dẫn học ở nhà: Làm tốt đề cương và học thuộc để KT.

*********************************** Ngày soạn: …………………………..Ngày dạy: ……………………………

Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KÌ II

( Có đề - đáp án kèm theo của Phòng Giáo Dục)

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học cùng VietJack