67
NGUYỆT SAN CỎ THƠM ONLINE SỐ 9 NĂM 2018 Tranh “Hoa và Chim” của Họa sĩ Cát Đơn Sa, California USA

NGUYỆT SAN CỎ THƠM ONLINE SỐ 9 NĂM 2018cothommagazine.com/CoThompdf/NSCT9/NguyetSanCoThomOnLine-So9-2018-Part... · Anh – Tiếng hát: B ạch Yến Paris ... Các giới

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

NGUYỆT SAN CỎ THƠM ONLINE

SỐ 9 – NĂM 2018

Tranh “Hoa và Chim” của Họa sĩ Cát Đơn Sa, California USA

NGUYỆT SAN CỎ THƠM ONLINE - SỐ 9 – NĂM 2018 MỤC LỤC

VĂN: HƯỚNG DẪN CON CÁI Ở TUỔI THIẾU NIÊN - Nguyễn Lâm

Kim Oanh

NGUYỄN LÂN VỚI TÁC PHẨM “SÔI NỔI” - Ngô Tằng Giao

THẦY ƠI, SAO ĐÊM VIỆT NAM LẠI DÀI ĐẾN THẾ! - Đoàn Xuân

Thu (Melbourne)

NỮ SĨ VI KHUÊ – Lê Xuân Nhuận

VỢ CHỒNG GIÀ - Nguyễn Phú Long

NON THIÊNG YÊN TỬ - Phạm Bá & Ỷ Nguyên

MÙA HÈ ĐÁNG NHỚ - Phương Duy.TDC

ĐẮNG CAY CỦA MỘT NGƯỜI TÙ - Đỗ Bình (Paris)

CHUYẾN TÀU BATAAN - Vưu Văn Tâm (Germany)

TRẢ ĐƯỢC MỐI THÙ - Diễm Châu Cát Đơn Sa

TƯ CỖI - Trường Đinh (United Kingdom)

TIẾNG RÚ TRONG ĐÊM - TT-Thái An

THẤY GÌ QUA TẬP “VIỆT NAM – NỖI ĐAU & NIỀM HY VỌNG”

CỦA TRẦN PHONG VŨ - Trịnh Bình An

CÔ GÁI HUẾ VỚI TRANH THIẾU NỮ CỦA ĐINH CƯỜNG –

Phạm Thành Châu

BIÊN KHẢO: VÀI NÉT ĐAN THANH VỀ NGUỒN GỐC THƠ MỚI –

Hải Bằng.HDB

JOSEPH R. KIPLING, VĂN HÀO NƯỚC ANH - Phạm Văn Tuấn

MÁY CHÉM GUILLOTINE - TP Nguyễn Văn Thành(1923)

THƠ:

SÔNG SEINE BUỔI CHIỀU TÀ - Bùi Thanh Tiên

SWEET AND LOW - Alfred, Lord Tennyson / DỊU DÀNG VÀ

ÊM ÁI - Chuyển ngữ: Ngô Tằng Giao

ĐÊM RU GIẤC MỘNG - Minh Giang

À TOI - Diễm Hoa

MỖI MÙA PHƯỢNG NỞ - Nguyễn Tường Vân

CÙNG MỘT BƯỚC ĐƯỜNG - Hạ Thái Trần Quốc Phiệt

CÀO LÁ NGOÀI SƯƠNG ĐÊM - Đinh Cường / thư họa: Vũ Hối

CHIÊU NIỆM MỘT DÒNG SÔNG & THÀNH CỔ CHIỀU MƯA -

Nguyễn Vô Cùng

PHÚ QUỐC ĐẤT LÀNH - Trần Quốc Bảo (Richmond, VA)

DUYÊN THƠ – Việt Hưng.PGH

BIỆT KHÚC - Vưu Văn Tâm

GIÓ ĐÊM - Tuệ Nga

BẤT CHỢT & NỢ & HOA BƯỚM – Phan Khâm

QUA ĐÈO NGANG / HỜN VONG QUỐC – Bà Huyện Thanh

Quan / Hồ Công Tâm (Thơ Xướng Họa)

GỌI GIÓ & NẮNG VỘI - Hoa Văn

TIẾC THUỞ XUÂN XANH & HOÀNG MAI - Nguyễn Kinh Bắc

CON LÀ CON MÈO TRẠNG QUỲNH CỦA MẸ - Huy Phương /

MAMA I AM YOUR SELF-CONTENTED CAT – Thanh Thanh

MỎNG MANH CÁNH BƯỚM / FRAGILE WINGS OF A

BUTTERFLY - Trường Đinh

CUỐI CÙNG – Lan Đàm / A FAREWELL – Chuyển ngữ: Phạm

Trọng Lệ

HỘI HỌA/NHIẾP ẢNH:

MẸ VÀ CON – Tranh: Bé Ký

HOA VÀ CHIM / LỚP MĂNG NON/ HỢP CA –

Tranh: Cát Đơn Sa

HOA XUÂN - Ảnh: Minh Châu / Phan Anh Dũng

LẠC VÀO KHUNG TRANH, PHẦN 2 – Nguyễn thị Ngọc Dung

“SUỐI TÓC” CỦA THÁI ĐẮC NHÃ – Lê Văn Khoa

TÌNH YÊU GIA ĐÌNH ĐẰM THẮM TRONG TRANH CỦA

CÁT ĐƠN SA – Biên soạn: Phan Anh Dũng

NHẠC:

KHÚC TÌNH CA HÀNG HÀNG LỚP LỚP – Nhạc & lời: Nguyễn

Văn Đông – Tiếng hát: Hoàng Cung Fa

ĐỢI CHỜ – Nhạc & lời: Trần-Nhật-Bằng & Phạm Đình

Chương – Tiếng hát: Tâm Hảo

TRONG NỖI NHỚ MUỘN MÀNG – Nhạc & lời: Ngô Thụy Miên

– Tiếng hát: Hiếu Trang

NHƯ MUÔN LỚP SÓNG – Nhạc & lời: Tuấn Khanh – Tiếng

hát: Đèo Văn Sách

GỬI GIÓ CHO MÂY NGÀN BAY – Nhạc: Đoàn Chuẩn – Lời: Từ

Linh – Tiếng hát: Như Hương

TƯỞNG NHỚ NHẠC SĨ NHẬT BẰNG (1930-2004) – Biên soạn:

Phan Anh Dũng

BẢN TÌNH CA THÁNG SÁU – Nhạc: Vĩnh Điện – Thơ: Phong

Thu – Tiếng hát: Đông Nguyễn

EM HÀ NỘI – Nhạc: Nguyễn Tuấn – Lời: thơ Phạm Thành Tài

– Tiếng hát: Đoan Trang

SÀI GÒN RA ĐƯỜNG – Nhạc: Vũ Trung Hiền – Lời: thơ Duyên

Anh – Tiếng hát: Bạch Yến Paris

ĐÊM RU GIẤC MỘNG – Nhạc:Nguyễn Văn Thơ - Lời: thơ

Minh Giang – Tiếng hát: Như Ly

FRAGILE WINGS OF A BUTTERFLY - Nhạc: Thương Duy – Lời:

thơ Trường Đinh

HƯỚNG DẪN CON CÁI Ở VÀO TUỔI THIẾU NIÊN Nguyễn Lâm Kim Oanh

Đa số chúng ta trong cuộc sống thường nhật phải đảm nhận rất nhiều vai trò khác nhau, từ một người chủ hay đồng nghiệp trong sở làm; hoặc một người lãnh đạo hay thành viên trong hội đoàn; thiện nguyên viên trong xã hội và cộng đồng, đến một người chồng, người vợ, người cha, người mẹ trong gia đình. Trong tất cả các vai trò ấy, không có vai trò nào khó hơn và quan trọng hơn vai trò làm cha, làm mẹ của con cái ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ 13 đến 19 tuổi – cái lứa tuổi “teenagers” mà khi nghe nhắc đến mọi người điều gật gù, đồng thương cảm! Những đứa con ngoan ngoãn, thuần tính, thích được lòng cha mẹ tự nhiên biến mất. Thay vào đó là những cô cậu tính tình vui buồn bất chợt, khi vui vẻ cười nói huyên thuyên, khi cau có lầm lì, ra vào không nói năng, lúc hỏi tới chỉ trả lời ầm ừ từng chữ! Tất cả những phương thức dạy dỗ con cái lâu nay bỗng nhiên không còn đem lại kết quả khả quan như trước. Làm sao bây giờ? Có người thì tự tách rời, bỏ mặc con, tránh không để ý đến cho yên chuyện. Các giới thượng lưu ở các quốc gia như Anh, Thụy Sĩ có thói quen gửi con vào các trường nội trú gọi là “academy” hoặc “prep schools” – nam riêng, nữ riêng – cho người khác dạy. Đến khi con qua lứa tuổi này rồi thì chúng cũng trở thành người xa lạ trong gia đình. Có bậc cha mẹ thì nhất quyết muốn uốn nắn con theo ý cha mẹ và truyền thống lâu nay của gia đình. Điều này thường gây ra sự xung đột và căng thẳng trong gia đình. Như vậy thì sao? Phải làm thế nào? Bản thân chúng tôi cũng đã từng loay hoay tìm những giải đáp cho câu hỏi trên. Chúng tôi cũng mua bao nhiêu là sách “dealing with teenagers,” sách dạy về “parenting”, và sách về tâm lý của tuổi thanh thiếu niên. Chúng tôi quan sát bạn bè có con trong lứa tuổi ấy và chất vấn bạn bè có con đã trưởng thành tốt đẹp. Có những điều đọc trong sách vở thì thấy quá dễ dàng và hiển nhiên nhưng khi có chuyện với con cái thì không nhớ tới để áp dụng. Có những lời chia sẻ của bạn bè đem về áp dụng thì lại áp dụng không đúng cách hoặc phải lúc. Suy đi nghĩ lại chúng tôi thấy rõ những điều nêu ra trong sách vở cũng như do bạn bày vẽ đều có giá trị nhưng làm sao để áp dụng hiệu quả là một vấn đề! Dần dần chúng tôi tự biến chế và qua những ẩn dụ chúng tôi đã áp dụng một vài định luật của khoa học tự nhiên vào khoa học nhân văn vật lý để bất cứ người cha và người mẹ của thanh thiếu niên nào cũng dễ dàng nhớ và áp dụng. 1. Go with the Flow – Thuận Theo Chiều Gió: Nếu bạn có thời giờ rảnh, nên có lúc ra bờ biển hay bờ hồ ngắm những chiếc thuyền buồm căng gió chạy trên mặt nước. Chiếc thuyền lướt nhẹ nhàng, uyển chuyển, vượt trên những đợt sóng, tiếp tục tiến tới đích. Người lái thuyền buồm dựa trên các định luật vật lý căn bản để xoay cánh buồm theo chiều gió (wind force), lái mũi thuyền theo dòng nước (water current) và giữ cho thuyền luôn di động (the law of motion). Người lái buồm luôn luôn để ý đến những nguyên tắc trên để thích nghi (adjust) với các yếu tố trong thiên nhiên, ứng dụng (adapt) môi trường mình đang có để đi đến đích (goal). Hướng dẫn con cái ở tuổi thanh thiếu niên cũng như điều khiển một chiếc thuyền buồm. Cuộc đời con cái chúng ta khi nào cũng đi tới, cũng có sự đổi thay. Dòng nước cuốn và cơn gió thổi là những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng. Chiếc thuyền buồm cuộc đời của con đang di động. Chúng ta không thể bắt thuyền quay về hướng chúng ta đã định cho con em chúng ta một cách gắt gao. Khi thấy con đi sai hướng, hãy nhìn hướng gió, dòng nước và điều chỉnh từ từ. Có thể con thuyền sẽ đi lâu hơn mới về tới đích nhưng nếu tiếp tục điều chỉnh và hướng theo chiều gió, có ngày sẽ đến. Điều quan trọng là không để mặc con thuyền trôi dạt không định hướng hay quặt tay lái bắt đổi hướng bất thình lình. Cả hai phương cách có thể làm con thuyền đi mất hoặc lật đổ rồi chìm luôn. Làm cha, làm mẹ, chúng ta là người lái thuyền buồm – cần sự uyển chuyển và kiên nhẫn cũng như cần quan sát, để ý, và nhận thức ngoại cảnh cũng như các yếu tố ảnh hưởng chung quanh đời sống con. Thuận buồm, xuôi gió, thuyền sẽ đến đích! Một câu truyện phản ảnh nguyên tắc trên: Có một gia đình bạn chúng tôi có cô con gái học rất giỏi và rất được bạn bè cùng thầy cô yêu quý. Cô ta là được bầu là “most popular” tại trường trung học của cô và được chọn là “prom queen” của năm lớp 10. Cô tham dự rất nhiều sinh hoạt của trường và có nhiều bạn. Ở lứa tuổi này, cô rất gần và trung thành với nhóm bạn của cô, cả trai lẫn gái. Khi lên lớp 11, cô hay đến nhà bạn chơi hay đi theo những sinh hoạt ở lại qua đêm

do trường tổ chức. Dần dần mối liên hệ mật thiết với bố mẹ của cô bị giảm đi. Mặc dầu cô vẫn duy trì sự lễ phép trong gia đình và chuyên cần trong việc học, cô ít tâm sự với bố mẹ hơn lúc trước. Những buổi họp mặt gia đình họ hàng bắt đầu vắng bóng cô vì cô bận học và bận tiếp xúc với bạn bè cùng lứa. Một vài lần, bố mẹ đã phải hốt hoảng lấy xe chạy đi khắp vùng tìm cô vì đã quá nửa đêm không thấy cô về. Đến khi về nhà, cô thản nhiên giải thích là cô đến nhà bạn chơi, nói chuyện và ngủ quên ở đó. Bố mẹ bắt đầu gặn hỏi cô rõ hơn về những người bạn cô thường giao du. Cô thú thật với bố mẹ là đám bạn của cô, tuy vẫn là những người cô đã từng quen biết lâu năm từ bậc tiểu học, bây giờ có những bạn đã vào băng đảng, đã từng bị bắt và bị tù. Tuy nhiên, đối với cô, những người này vẫn là bạn thân thiết của cô. Bố mẹ cô hoang mang. Tục ngữ ca dao vẫn có câu, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng,” nên bố mẹ khuyên cô nên tìm bạn mới. Cô trả lời là những người bạn này cần cô hơn lúc nào hết vì họ đang gặp khó khăn. Bố mẹ băn khoăn nhưng hiểu là nếu cấm thì dễ dàng tạo sự xung khắc và hai bên không còn trao đổi tâm sự được nữa. Một mặt khác, tâm lý tuổi thanh thiếu niên, điều gì càng bị cấm càng có hấp lực mạnh hơn. Bố mẹ cô đành phải thuận theo vì không có cách nào hơn. Từ đó, thỉnh thoảng bố cô tìm cách hỏi thăm về những người bạn này, nhất là những người đang ở trong tù. Một hôm, khi cô xin tiền bố mua quà vào tù thăm bạn thì không những bố cô vui vẻ cho tiền mà còn sẵn sàng chở cô vào tù thăm bạn. Từ đó thỉnh thoảng bố đi cùng cô vào tù thăm những người bạn trong băng đảng của cô. Trong thời gian này, cô tiếp xúc với đủ hạng người và bắt đầu chứng kiến những sự kì thị và bất công trong xã hội nên có những lúc cô chán nản và bỏ nhà theo bạn một vài ngày cuối tuần mà không cho bố mẹ biết. Đối với một gia đình Việt Nam, con gái bỏ nhà đi là một chuyện “tày trời!” Bố mẹ đau khổ nhưng không tỏ thái độ ruồng bỏ hay thất vọng khi cô trở về mà nhẹ nhàng khuyên nhủ cô đừng nên vì quá lo cho bạn bè mà xao lãng chuyện học. Bố mẹ tiếp tục thay phiên chở cô đi học buổi sáng và thỉnh thoảng cùng ghé vào nhà thờ cầu nguyện trước khi đến trường. Năm lên lớp 12 trung học, cô bắt đầu ý thức sự khác biệt giữa cô và bạn bè. Cô bắt đầu hiểu là mọi người đều có cơ hội và trách nhiệm trong cuộc sống. Cô không còn cảm thấy bị ràng buộc bởi những người bạn kia nữa và dần dần tập trung vào sinh hoạt trường và cuộc sống gia đình trở lại. Cuối năm, khi ra trường trung học, cô đạt được điểm cao và lên đại học hệ thống U.C. dễ dàng. Mỗi khi nghĩ lại khoảng thời gian ấy, bố mẹ cô còn rùng mình hãi hùng tưởng chừng như cơn ác mộng! Chính nhờ sự uyển chuyển và biết hướng dẫn con thuận theo chiều gió và điều chỉnh từ từ mà cơn ác mộng ấy đã không thành sự thật. Ngày nay, cô con gái là một giáo sư trung học thành công vì cô biết và hiểu tâm trạng của học sinh cô đang dạy. Nhờ sự hướng dẫn khôn khéo và tình thương yêu vô bờ của bố mẹ, cô trở thành người hữu dụng và đem được những kinh nghiệm khó khăn của tuổi mới lớn ra giúp người khác. 2. Action -> Reaction - Tác Động -> ‘ Tác Động Phản Kháng’: Đây là một định luật vật lý căn bản. Mỗi tác động đều nảy sinh một tác động phản kháng hoặc phản ứng lại tác động trước. Ví dụ như “Everything that goes up must come down,” – Cái gì đi lên cũng phải rơi xuống lại vì sức hút của trái đất. Khi một trái banh bị ném xuống đất thì nó dội lên lại. Định luật này cũng được áp dụng trong khoa học nhân văn. Tác dụng một lời khen đưa đến phản ứng vui vẻ của người được khen. Một lời chê đưa đến sự chống chế, bào chữa hay phật lòng. Mỗi tác động, bất cứ là một sự hành xử hay lời nói điều nảy sinh ra một phản ứng. Phản ứng này lại có tác dụng nảy sinh ra một phản ứng khác. Thông thường, chúng ta có thể dự đoán được phản ứng của người thân thuộc dựa trên tâm lý thông thường và những liên hệ quá khứ. Khi người chồng đi làm về bước vào nhà nét mặt đăm chiêu, đến chiếc ghế trước TV ngồi phịch xuống và vặn TV lên, người vợ biết là ông ta có chuyện không vui và phản ứng bằng cách lùa con ra sân chơi để bố nghỉ mệt và thư giãn. Khi cậu con trai đưa phiếu điểm cho bố mẹ xem, cậu biết là cha mẹ sẽ có phản ứng giận dữ vì những con “C” và “D” trong sổ điểm. Cậu gồng mình và phập phòng chuẩn bị lời phân trần biện hộ khi cha mẹ trách mắng. Sau đó, cậu sẽ về phòng và vặn nhạc thật lớn lên nghe, hay chơi một game trên internet với bạn để cho bớt bực bội. Qua tới ngày hôm sau thì cậu quên hết những lời la mắng, khiển trách của bố mẹ.. . cho tới chu kỳ sau! Cậu không phải là một đứa con hư, chỉ ham chơi hơn ham học. Những lời trách mắng cậu con trai 16 tuổi như nước đổ đầu vịt. Cha mẹ cậu sẽ cảm thấy chán nản, thất vọng, và bất lực! Theo định luật actio’reactio, nếu không có tác động, thì không có tác động phản kháng hoặc phản ứng. Nếu bố mẹ thay vì lớn tiếng trách cứ cậu con ham chơi hơn ham học, không hành xử như thế mà hành xử theo một

cách thức khác hoàn toàn mà cậu con không dự đoán được, phương trình actio’reactio’ action-‘reaction sẽ bị gián đoạn, đưa đến sự suy nghĩ, suy xét lại. Thông thường, một phản ứng quen thuộc lâu ngày thành một tác động phản xạ (a reflex) không cần suy nghĩ. Điều cần thiết là tạo cơ hội và môi trường cho lứa tuổi thanh thiếu niên dừng lại và suy nghĩ. Khi có sự suy nghĩ, con người không nhắm mắt làm ngơ trước những điều phải trái. Để thoát khỏi sự hành xử theo phản ứng, cha mẹ phải làm những điều “bất ngờ” làm cho con cái “mất thăng bằng” (off-balance) vì chúng không biết phản ứng như thế nào. Khi bị mất thăng bằng, chúng phải suy nghĩ lại (reflect) để điều chỉnh (readjust) sự suy nghĩ và hành động của mình. Lúc đó, cha mẹ và con cái có thể tìm một đường hướng mới để đi tới đích. Một câu truyện phản ảnh nguyên tắc trên: Một người bạn chúng tôi lâm vào tình cảnh “gà trống nuôi con” đã nhiều năm. Một buổi tối sau một ngày dài làm việc mệt mỏi người bố bước vào phòng cậu con trai út là một học sinh trung học 17 tuổi. Đây là thời gian cậu phải chuẩn bị học thi cho những kì thi lên đại học trong năm tới. Tuy nhiên, người bố thấy cậu đang nằm dài trên giường, vừa coi TV vừa “chat” với bạn trên internet. Trên bàn và trên kệ, chồng sách vở nằm ngay hàng thẳng lối, không có dấu hiệu gì của một người đang học thi. Khi thấy bố vào, cậu ngồi lên chào bố. Người bố hỏi, “Hình như ngày mai con có cuộc thi quan trọng phải không? Sao, con đã chuẩn bị kỹ càng chưa?” Cậu con trả lời, “Bố, con chán học lắm rồi. Con thấy học cho lắm cũng vậy thôi. Chả có gì quan trọng cả!” Người bố cảm thấy một cơn giận đang âm ỉ nổi dậy trong lòng. Bao năm tháng, ông cố gắng một mình lo toan mọi việc cho các con thong thả ăn học. Kỳ vọng duy nhất ông đặt vào các con là phải lo chăm học và giữ đạo nghĩa. Bây giờ cậu con út ngang xương tuyên bố không muốn học! Ông lặng người suy nghĩ. Sau đó người bố bình tĩnh trả lời, “Được rồi. Con không muốn học thì bố cũng không ép. Mấy sách vở này bây giờ con không cần nữa thì để bố dẹp cất đi cho rộng phòng.” Người bố ra garage, lấy vào mấy thùng giấy carton, thong thả xếp từng cuốn sách vào thùng rồi lấy băng keo dán lại. Ông khiêng từng thùng ra ngoài garage cất xong bước vào phòng đối diện với cậu con trai. Ông móc túi lấy tiền từ trong ví ra và nói, “Ngày mai, con không phải đi học thì con có thể đi chơi. Đây, bố cho con ít tiền mặt. Con cầm lấy mà tiêu.” Sau đó, người bố ngồi xuống bàn giấy của con, lấy giấy viết ra và nói, “Để bố viết một lá thư cho bà hiệu trưởng, xin phép cho con nghỉ học.” Viết lá thư xong, ông gấp lại, bỏ vào phong bì và đặt trên bàn rồi đứng dậy. “Thôi, bố mệt rồi, bố về phòng nghỉ. Con không phải đi học ngày mai thì con cứ tự nhiên thức khuya, coi TV. Không sao cả.” Nói rồi, người bố vào phòng riêng đóng cửa lại. Chừng một tiếng đồng hồ sau, có tiếng gõ cửa. Giọng người con trai rụt rè nói, “Bố, con muốn nói chuyện với bố.” Người bố mở cửa ra và cậu con bước vào phòng. Cậu nhìn bố nói, “Bố, con suy nghĩ lại rồi. Con muốn tiếp tục đi học!” Người bố vui vẻ trả lời, “Ồ, vậy thì mình xuống nhà đem sách ra lại con nhé.” Nói xong, hai bố con khiêng hai thùng sách từ garage trở lại phòng, mở ra, và sắp sách lại trên kệ y như cũ. Từ đó về sau, cậu con trai không bao giờ than phiền về chuyện học và người bố không bao giờ nhắc lại chuyện cũ! Năm nay cậu con trai ra trường, tốt nghiệp một lần hai môn và đã có việc làm tốt chờ sẵn. 3. The Necessary and Sufficient Condition - Điều kiện ắt có và đủ: Trong toán học và luận lý học, điều kiện phụ thuộc rất thông dụng, ví dụ như: “Nếu Y hiện diện thì X cũng xuất hiện.” Phần “nếu Y hiện diện” là mệnh đề điều kiện, phần “X cũng xuất hiện” là kết quả. Có hai loại điều kiện: ắt có và đủ. (a) Điều kiện ắt có là điều kiện khi thiếu không thể đem lại kết quả. Ví dụ: Nếu thiếu Y thì không có X. Nếu thiếu không khí thì không có sự sống. Điều kiện ắt có cho sự sống là không khí, tuy nhiên chỉ có không khí cũng chưa đủ để có và duy trì sự sống. (b) Điều kiện đủ là điều kiện tự nó bảo đảm kết quả, không cần phụ thuộc vào bất cứ một điều kiện nào khác. Nếu có X, tức nhiên phải có Y. Nếu là một hình vuông, tức nhiên phải có bốn gốc vuông. Đã có bốn gốc vuông thì chắc chắn là hình vuông. Trong vai trò làm cha làm mẹ của con em lứa tuổi thanh thiếu niên, điều kiện để dẫn đến sự thành công là gì? Điều kiện nào là điều kiện ắt có và điều kiện nào là điều kiện đủ? Để hiểu rõ hơn sự khó khăn, phức tạp và tế nhị đòi hỏi bậc cha mẹ trong lúc này, chúng ta mượn các khái niệm toán học. X cần thiết nhưng không đủ để đưa đến Z: X là tình thương cha mẹ dành cho con, nhưng thương không vẫn chưa đủ để giúp con nên người.

Nhưng nếu thiếu X thì không thể nào có Z – thiếu tình thương cha mẹ, chắc chắn con sẽ không có cơ hội thành công. Như vậy thì điều kiện ắt có (X) là tình yêu thương cha mẹ dành cho con; điều kiện đủ (Y) là tình thương không vị kỷ - nghĩa là cha mẹ đặt hạnh phúc và tương lai con trên hết; và kết quả (Z) là sự thành người của con sau này. Xã hội Việt Nam đặt nặng vấn đề sĩ diện và quan niệm dạy con chú trọng vào việc uốn nắn con theo khuôn khổ và truyền thống gia đình. Vì sĩ diện, khi con cái không làm theo ý cha mẹ, cha mẹ cảm thấy bị sỉ nhục và có những lời lẽ quyết liệt (ultimatum) ví dụ như: “Mày mà bước ra khỏi căn nhà này thì đừng bao giờ trở về nữa!” “Con mà đi theo băng đảng thì ba mẹ từ con luôn!” Khi con làm cha mẹ phật lòng, giận dữ cha mẹ lớn tiếng la mắng ngay cho thỏa sự tức giận và bực dọc. Có thương con, cha mẹ mới tức giận, buồn lòng. Tuy nhiên để đạt được kết quả (Z) – con nên người mai sau, chúng ta cần để ý hơn về yếu tố (Y). Giận và buồn bực là những cảm xúc không ngăn được khi có chuyện làm chúng ta phật lòng. La mắng, sỉ nhục, nặng lời, đánh đập, trừng phạt là những hành động chúng ta có thể kềm hãm được khi cân nhắc hậu quả và mục đích tối hậu – giúp con nên người. Yếu tố (Y) giúp người cha người mẹ nghĩ tới hành động và sự hữu hiệu trong việc hướng dẫn con. Yếu tố (Y) giúp cha mẹ không bỏ rơi (give up) con lúc khó khăn. Tình thương không vị kỷ (Y) giúp cha mẹ dám tâm sự, chia sẻ, tìm giải pháp và sự giúp đỡ bên ngoài để hướng dẫn con. Cha mẹ nào mà không yêu thương con? Yêu thương là điều kiện ắt có để hướng dẫn, dạy dỗ con nên người. Có yêu đủ hay không là yếu tố quan trọng để định đoạt sự thành công hay thất bại trong vai trò làm cha, làm mẹ. Trong hai ví dụ đưa ra trong hai định luật trước, những người bố người mẹ kia là người có thật, không phải do chúng tôi dựng lên để “make a point!” Nhưng khi chỉ nghe kể lại mà chưa tiếp xúc với họ thì có lẽ bạn cũng thấy “khó tin.” Thật ra họ cũng là những người bình thường như chúng ta thôi – họ cũng có lúc nóng giận, mất bình tĩnh, không kiên nhẫn, v.v.. Tuy nhiên khi là cha là mẹ thì họ yêu con họ hơn chính bản thân họ. Họ yêu con đủ để làm những chuyện bình thường họ không làm được. Họ yêu con đủ để đặt hạnh phúc và tương lai con lên trên cá nhân họ. Khi yêu con nhiều và đủ, người cha người mẹ có thể vượt qua tất cả để “cứu” con. * Một câu truyện khác Không phải chỉ có cha mẹ Á Đông hay Việt Nam mới biết yêu con hết lòng. Một trong những bạn và đồng nghiệp chúng tôi là một bà gốc Mỹ Latin. Khi hai vợ chồng ly dị thì cô con gái bà mới 15 tuổi. Từ bé đến lớn bà cho con theo học trường tư, trường đạo. Đến khi li dị phải dọn nhà đi xa, trong năm đầu, bà vẫn đưa con về trường cũ học, khá xa nhà. Sang tới năm sau, cô con gái đề nghị bà chuyển cô về một trường công lập gần nhà để cô dễ dàng có bạn cùng lớp cùng xóm. Bà mẹ cô là một nhà giáo dục thuần thành – vừa là counselor cho một trường đại học, vừa là một ủy viên giáo dục học khu trong vùng. Bà sinh hoạt nhiều trong cộng đồng nên được nhiều người biết đến. Bà đồng ý đổi trường cho con. Cô con gái, lúc trước sống trong khuôn khổ trường đạo khép kín và kỉ luật chặt chẽ, nay ra một môi trường mới, cô thay đổi rất nhanh. Trường mới của cô nằm trong khu vực trung lưu – đa số gia đình có mức lợi tức cao vì cả hai cha mẹ đều đi làm (2-income families); do đó, các cô cậu thanh thiếu niên có tiền tiêu rộng rãi nhưng thiếu sự kiểm soát của người lớn. Qua tới năm lớp 10 trung học, cô con gái bắt đầu theo bạn uống bia, rượu – lúc đầu chỉ vào những cuối tuần, dần dần qua những ngày giữa tuần. Có những buổi chiều bà mẹ đi làm về, vào phòng thấy con nằm dài, hơi thở nồng mùi rượu, say be bét. Bà mẹ bỏ làm chạy vào trường nói chuyện, tìm hiểu, và tìm cách giúp đỡ con. Bà khám phá ra là nạn uống rượu rất phổ biến trong trường và hầu như ai cũng làm ngơ. Miễn sao học sinh vẫn tiếp tục đến trường, không say sưa trong khuôn viên trường thì nhà trường không có trách nhiệm gì hết! Thất vọng, bà đưa con trở về lại trường cũ, hy vọng cô sẽ tách rời các bạn cũ ảnh hưởng xấu. Vì là một người mẹ độc thân, gia cảnh cô quạnh chỉ có hai mẹ con, bà vẫn phải đi làm và chỉ dò hỏi con lúc về nhà buổi tối. Cô con gái tỏ ra thuần thục hơn, ít đàn đúm bạn bè uống rượu hơn. Tuy nhiên, sau lưng bà, cô vẫn lén lút gặp đám bạn cũ. Không những thế, đám bạn bắt đầu cho cô nếm mùi thuốc phiện, cần sa, ma túy và không lâu sau, cô bị nghiền. Triệu chứng của những người nghiện thuốc mà vẫn có thuốc hút hoặc hít đầy đủ thì rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Đến khi bà mẹ biết rõ thì cô con gái đã nghiện nặng rồi. Cô bỏ bê trường lớp và không còn thiết

tha điều gì ngoài việc tìm chất thuốc phiện đưa vào người cho qua cơn nghiền. Có những đêm hai mẹ con lời qua tiếng lại và cô con gái mở cửa bỏ nhà đi. Bà mẹ đi tìm con miết không thấy phải báo cảnh sát. Đó là một sự nhục nhã cho bà vì bà vừa là một counselor, vừa là một ủy viên giáo dục và là dân cử. Tuy nhiên lúc ấy, bà chẳng nghĩ gì hơn ngoài việc tìm con, sợ con lang thang, vất vưởng ngoài đường giữa đêm khuya nguy hiểm. Trong suốt thời gian đó bà mẹ có cảm tưởng mình đang sống trong địa ngục. Bà vừa giận con, vừa thương xót cho con thân xác tàn tạ, vừa tủi hổ với chính bản thân mình. Bà yêu con và nhất quyết tìm cách giúp con. Sau khi nói chuyện với những người đồng nghiệp và nghiên cứu trên Internet, bà tìm một trung tâm chuyên giúp thanh thiếu niên cai nghiện và bắt kịp lại chương trình học. Trung tâm này tọa lạc tại một quần đảo hoang dã trong vùng biển Carribean. Đây là biện pháp cuối cùng dùng để cải huấn những thanh thiếu niên bị nghiện. Trung tâm này là nhà trọ nguyên năm của các cô cậu để vừa “cai” thuốc cho họ, vừa dạy kèm ráo riết để họ có thể trở về trường học cũ và ra trường cùng với chúng bạn. Chi phí cho trọn năm là 40 ngàn mỹ kim. Bà mẹ nhất quyết gửi con đi mặc dầu bà phải lấy hết tiền trong quỹ tiết kiệm và mượn thêm tiền của người anh họ. Sau khi tham khảo với người mẹ, trung tâm cho người đi theo cô con gái để quan sát trong hai ngày. Đến ngày thứ ba, họ đón cô khi cô vừa trong một khu phố Shopping Center bước ra. Hai người ập tới mang cô vào xe van có bà mẹ ngồi đợi. Bà mẹ ôn tồn giải thích cho cô là cô phải đi học ở xa, một năm sau mới về lại nhà. Mặc cho cô la khóc, nguyền rủa, chiếc xe chở cô lên phi trường với một xách hành lý người mẹ sắp sẵn. Họ đưa cô lên một chiếc máy bay tư, nhỏ đậu sẵn ở sân bay trong tiếng la khóc ai oán của cô con gái. Bà mẹ đứng lặng người nhìn theo, lòng quặn thắt, cầu mong mình đã hành xử đúng. Một năm sau, bà mẹ được tin lên đón con về. Bà phải đi hết hai chuyến máy bay, một chuyến xe đò và một cuốc xe ngựa mới lên đến nơi. Trung tâm nằm trên một ngọn núi nhìn xuống biển, bốn bề là rừng cây um tùm. Bên trong gọn gàng, sạch sẽ và chỉ có những tiện nghi tối thiểu, không hơn những nhà nội trú hoặc dòng tu. Các khóa sinh phải tự dọn dẹp, nấu nướng, giặt giũ và lau chùi nhà cửa, phòng ngủ của mình. Thức ăn dinh dưỡng nhưng đạm bạc. Kỷ luật của trung tâm rất chặt chẽ và khắt khe. Ngoài giờ ngủ, mỗi giờ đều được tính sẵn theo thời khóa biểu mọi người phải tuân theo. Khóa sinh phải học tập tất cả các bộ môn đang học trong trường, kể cả thể dục, ngoại ngữ, toán, sử, v.v.. Đa số các thanh thiếu niên đến từ những gia đình có tiền và chức tước ở Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu. Các cô cậu sau khi “thuần thành” và xuất trại, chẳng ai dám tái phạm vì không bao giờ muốn trở về lại chốn này lần thứ hai! Trong suốt tháng đầu khi trở về nhà, cô con gái đi học tử tế nhưng không nói lời nào với bà mẹ. Mỗi khi bà mẹ hỏi thăm, tìm cách trò chuyện, cô nhìn bà mẹ với một ánh mắt oán hờn. Sáu tháng sau, cô bắt đầu tường thuật lại những ngày “huấn nhục” cô trải qua trong trung tâm ấy. Một năm sau, khi đã hoàn toàn hòa nhập lại đời sống học sinh và theo kịp bạn bè, bất chợt một buổi tối cô ôm mẹ hôn và nói, “Con cảm ơn mẹ!” Hiện tại, cô vừa chuyển lên trường đại học bốn năm sau khi học hai năm đầu ở đại học cộng đồng. Cho tới bây, người mẹ mới tin là mình đã quyết định đúng! Lòng yêu con và sức mạnh của tình yêu con giúp bà không bỏ rơi con và làm đủ mọi cách để con vượt qua những khó khăn của tuổi trưởng thành. * “In Love” and “Love” – “Yêu” và “Thương” Cách đây không lâu, một người bạn đồng nghiệp của tôi khoe hình cháu ngoại, cháu nội mới nhận được và nói một cách đầy hứng thú và nhiệt tình, “I’m just in love with them!” Tôi ngạc nhiên nhìn bà hỏi, “Tại sao bà nói là “in love” thay vì “love”? Bà suy nghĩ một lúc và trả lời, “Mỗi lần tôi biết có cháu sắp đến chơi là tôi vui lắm. Nguyên ngày tôi chỉ mong đến chiều về để tôi gặp cháu. Khi đi shopping, tôi toàn nghĩ đến cháu và lựa áo quần đẹp cho chúng. Mỗi lần tôi nghe cháu bịnh là tôi lo lắng, gọi điện thoại thăm hỏi liên tục!” Bà ngưng một lúc rồi tiếp lời, “Lúc con tôi còn nhỏ, khi chúng còn là baby tôi cũng cảm thấy y như vậy. Lúc nào tôi cũng nghĩ đến con và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ con tôi và cho chúng được sung sướng hạnh phúc. Bây giờ thì tôi vẫn ‘love’ con tôi nhưng tôi thật sự là ‘in love’ với cháu tôi!” Lời chia sẻ của bà bạn làm chúng tôi suy nghĩ về sự khác biệt giữa hai trạng thái “love” và “in love” – bình thường chữ “in love” chỉ dùng trong sự liên hệ tình cảm giữa nam và nữ lúc hai người mới yêu nhau. Khi ấy tình cảm còn đang nồng nàn, sôi động, lúc nào cũng muốn gần nhau; trong mắt họ, không ai đẹp hơn người mình yêu; người kia làm gì, nói gì người nọ cũng thấy hay và hấp dẫn hết. Hai người đang yêu nhau cũng dễ sẵn sàng hy sinh cho nhau, kiểu “Romeo” và “Julliette.” Chúng tôi nhớ lại lúc con mình còn bé dại và hồi tưởng

lại cái cảm xúc hạnh phúc lúc bồng bế con trong tay và cái cảm tưởng là không ai đẹp hơn con mình và mình sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ con. Ai từng làm cha làm mẹ cũng đã trải qua những cảm xúc như thế. Do đó, dùng chữ yêu con lúc con mới ra đời và còn bé bỏng thật là chính xác. Trải qua nhiều năm tháng cái tình “yêu” con đằm thắm lại và chuyển thành “thương.” Nói như thế, chúng ta có thể cho chữ “yêu” tương đương với “in love” và “thương” là “love”. Lứa tuổi thanh thiếu niên – teenagers – là lứa tuổi “khó yêu” nhưng “đáng yêu” hay cần được yêu nhất! Trong lứa tuổi này, con cái bắt đầu muốn có sự tự lập, tự tách riêng khỏi lệ thuộc cha mẹ để chuẩn bị làm “người lớn” – đây là một tiến trình tự nhiên trong sự phát triển của con người, bất kể chủng tộc, văn hóa và màu da. Những câu phát biểu ý kiến trái ngược với cha mẹ, những hành vi chống đối hay tỏ ra bất cần đều nằm trong diễn tiến đi từ sự lệ thuộc (dependence) đến sự tự lập (independence) mà xã hội Âu Mỹ cho là tự nhiên. Ngoài sự thay đổi về tâm lý các cô cậu còn bị giao động về các biến chuyển thể lý. Trong giai đoạn này, vai trò cha mẹ chuyển đổi từ trách nhiệm “dạy dỗ” (teaching/nurturing) đến “hướng dẫn” (guiding/facilitating). Người cha người mẹ phải chấp nhận sự thay đổi từ “tập quyền” – cha mẹ là người nắm quyền quyết định tất cả những vấn đề quan trọng – đến “phân quyền” – cho phép con cái góp ý kiến và cùng quyết định những gì ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc đời chúng. Đây không phải là chuyện dễ làm, nhất là khi cha mẹ tin là mình khôn ngoan hơn, từng trải hơn, nhiều kinh nghiệm đời hơn, v.v.. như câu ca dao “Trứng làm sao khôn hơn rận.” Có thể trong một số gia đình Việt Nam hải ngoại cha mẹ vẫn áp dụng nguyên tắc “áo mặc sao qua khỏi đầu” một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, đa số gia đình chúng ta có lẽ nên “điều chỉnh” lại một tí để có sự dung hòa giữa Đông và Tây để bớt sự căng thẳng và xung đột giữa cha mẹ và con cái lứa tuổi teenagers. Cha mẹ có thể hướng dẫn con đi từ sự lệ thuộc, nương tựa vào cha mẹ (dependence) đến sự tương trợ (interdependence.) Đó là điển hình sự hòa hợp giữa Đông và Tây thích hợp cho gia đình người Việt hải ngoại. Lứa tuổi này với những phản kháng và chống đối là lứa tuổi “khó yêu” nhất. Tuy nhiên, đây là lúc cha mẹ cần “yêu” con nhất. Khi con cái biết chắc và tin tưởng vào tình yêu tuyệt đối của cha mẹ và gia đình, chúng sẽ từ từ vượt qua tất cả những khó khăn của lứa tuổi này để thành người. Ba nguyên tắc chúng tôi chia sẻ phần trên nghe thật đơn sơ nhưng không dễ áp dụng, trừ khi cha mẹ tìm cách “fall in love” lại với con cái mình. Trên kệ tủ phòng ngủ và quanh nhà, chúng tôi chưng hình các con lúc chúng còn bé dại. Mỗi lần chúng tôi cảm thấy bực mình, khó chịu vì chúng thì chúng tôi nhìn vào những khuôn mặt bụ bẫm và ngây thơ đáng yêu của chúng và sự khó chịu và bực dọc từ từ tan biến…

Nguyễn Lâm Kim Oanh - Người viết trong ngành giáo dục, giảng huấn tiểu học, trung học, đại học - Phó Giám Đốc Associate Director CLMER Center for Language Minority and Research Education, Đại học CSU Long Beach - Giám Đốc Executive Director SLI Strategic Language Initiative, California State University System, Hệ thống giáo dục đại học tiểu bang - Giám Đốc Director of Advanced Research and Training, IFLE International and Foreign Language Education US Department of Education, Nha Ngoại ngữ và Giáo dục quốc tế trong Bộ giáo dục Hoa Kỳ - Senior Advisor, White House Initiative on Asian Americans and Pacific Islanders, Ủy ban đặc trách người Mỹ gốc Á trực thuộc Tổng Thống Phủ

THẦY ƠI, SAO ĐÊM VIỆT NAM LẠI DÀI ĐẾN THẾ! Đoàn Xuân Thu Melbourne

Năm 1966, tôi xa Sài Gòn, xa ngã bảy Cộng Hòa, xa xuôi đường Hồng Thập Tự tới ngã tư Hai Bà Trưng quẹo trái

để nghe tiếng chuông nhà thờ Tân Định ngân nga chiều tan học. Xa những ngọn đèn đường thủy ngân cao áp

dọc tường rào nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi cho tôi bớt sợ ma những hôm về tối.

Về lại Mỹ Tho, thị xã quê hương, mà tôi đã bỏ ra đi khi tóc còn để chỏm. Tôi về lại Mỹ Tho với những ngọn đèn

néon vàng hiu hắt, về lại Mỹ Tho 9 giờ đêm đi ngủ, về lại Mỹ Tho đêm giới nghiêm chờ nghe pháo kích, chạy

cong lưng xuống tranchée.

Nhà tôi là Bưu Điện, sân sau là trụ phát tuyến đài vi ba, trên đỉnh có đèn lân tinh chiếu sáng về đêm, Việt cộng

lấy nó làm tâm chỉnh pháo, khi bắn vào thị xã Mỹ Tho.

***

Xa Petrus Ký, tôi về Nguyễn Đình Chiểu.

Thầy Lê Chí Nhơn là Tổng Giám Thị. Thầy cũng dạy tôi Pháp Văn năm lớp đệ tam

B4. Động từ Être, Avoir, Thầy dạy bữa nay, chưa tới sáng mai tôi đã trả lại hết

cho ông tây, bà đầm.

Thầy là bạn ba tôi nên thỉnh thoảng có đến nhà chơi. Nhác thấy bóng Thầy là

tôi, Tề Thiên, hô biến. Nhưng vào lớp không biến được thì tôi né. Vậy mà không

thoát, Thầy hay kêu tôi lên bảng trả bài. Thường là tôi đực mặt ra, chịu trận!

Ngay cả tiếng Anh, sinh ngữ chánh, tôi còn không thèm học, tôi bận học tiếng

Em, vì một lẽ rất đơn giản là : tôi đang tập tễnh vào đường yêu “có trăm lần vui,

có vạn lần buồn.”

“Sách Dinh”, con gái trường Lê Ngọc Hân, tóc Sylvie Vartan, tay em gầy guộc nhỏ. Em quậy đời tôi xôn xao

bằng cách pha ly cà phê sữa, khi trên đường tới lớp, tôi ghé quán em dưới tàng me đường Trương Định, ngang

Bịnh viện 3 dã chiến.

Ngoài ly cà phê sữa, em còn cho tôi “free of charges” những lá thư tình màu mực tím mồng tơi, ép pensé tím,

dấu trong sách vở. Em đâu biết tím là màu hoa tan vỡ để sau đó em… vui vẻ … lấy chồng.

Em pha cho tôi ly cà phê sữa, như tình em, mới đầu thì ngọt, cạn ly rồi sao đắng quá tay! Ôi! Con gái trường Lê

Ngọc Hân làm tan nát tim tôi. Tôi theo Huyền Kiêu “Hạ đỏ có chàng tới hỏi? Em thơ chị đẹp em đâu?”

(Nó lấy chồng rồi. Nó cho nị leo cây rồi …)

Một hôm, tôi nhận được bức thơ tình cuối cùng, bản “tuyệt tình ca” của em. Đọc xong, buồn quá, tan học, tôi

bỏ quên trong hộc bàn, bèn quay lại lấy. Khi trở ra cửa lớp thì Thầy đã đứng đó tự bao giờ.

Thầy hỏi: “Em đang làm gì đó?”

“Thưa Thầy! em bỏ quên sách học”

“Vậy mà tao tưởng bây rải truyền đơn chớ!”

Câu nói của Thầy làm tôi suy nghĩ. Thì ra cuộc chiến tranh kinh khiếp này không từ bất cứ chỗ nào, đã tìm cách

len lỏi đến tận trường tôi.

***

Rồi miền Nam thất thủ! Nối nghiệp Thầy, tôi đang dạy giáo. Cái khác là tôi không được những người chiến

thắng lưu dung. Lưu dung chứ hỏng phải lưu dụng. Lưu dung là dung thứ rồi xài lại. (Thầy giáo dạy cho học trò

biết chữ thì tội gì hỡi trời mà phải xin dung thứ). Thôi làm thầy giáo, thì tháo giầy, tôi đi chân đất.

Em tôi, Lệ Nga, con gái trường Lê Ngọc Hân, cũng giáo, ráng bám theo nghề để tháng tháng được hai chục ký

gạo cho cả nhà nheo nhóc ăn cháo cầm hơi.

Tình cờ em tôi đổi về Lương Hòa Lạc, Bến Tranh dạy chung với Thầy.

Thầy hỏi em tôi: “Thằng Thu giờ sao rồi?”

Tôi cũng muốn lên thăm Thầy cũ để thưa với Thầy rằng:

“Thưa Thầy! em ngộp quá rồi, chắc em lặn”.

Mà tôi lặn thiệt, lặn nhiều hơi, mới ra tới biển.

Bao năm ly hương, cho dù ông Trần văn Thủy kêu gào: “đi hết biển sẽ gặp lại quê hương”. Tôi cũng đã đi hết

biển, cũng gặp quê hương, nhưng hỏng phải quê hương của tôi, quê hương của người ta, của Úc trắng, Úc

đen, vừa xa, vừa lạ.

Quê người, thấy sang, tôi bắt quàng làm họ, dẫu là khách trú … tôi cũng nhận đại là quê hương … quê hương …

thứ hai. Tôi cắm sào, ghé bến, đậu lại trên bước đường phiêu dạt mà vẫn chưa chịu nghe theo lời ông Trần văn

Thủy dụ khị để lặn trở về.

Bao năm ly hương, cho dù ông Đỗ Trung Quân, nhà thơ nổi tiếng… sơn đông mãi võ … đánh phèng la, chập chõa, rao bán

cao đơn hoàn tán, thuốc dán, đau đâu dán đó, trật đâu sửa đó, cho chế độ toàn trị Việt Nam, kêu gào: “quê hương là

chùm khế ngọt” (Tôi thì chúa ghét khế ngọt, đã là khế thì phải chua để tôi ăn với chuối chát và cơm mẻ.) để tôi trở về rủng

rỉnh đô la, tôi vẫn chưa chịu nghe lời ông Đỗ Trung Quân dụ khị để lặn trở về …

Khi lặn nhiều hơi ra biển, tôi cũng đứt ruột bỏ lại nhiều thứ: Mỹ

Tho, Trường Nguyễn Đình Chiểu, Thầy Lê Chí Nhơn của tôi thời

thơ dại.

Cũng như những người Việt tha hương khác, tôi thường ước

mơ: ráng sống tới bình minh để lặn trở về.

Mà: “Thầy ơi! Đêm Việt Nam sao lại dài đến thế!”

Đoàn Xuân Thu Melbourne

BẤT CHỢT

Em vừa mới hết xuân xanh

Anh buồn ngơ ngẩn nhìn quanh hạ hồng

Môi em bất chợt hừng đông

Ngại gì thu tới ước mong vẫn còn…

Phan Khâm

NỢ

Nợ đời trĩu nặng trần gian

Nợ tình giăng bẫy quấn ngang nợ đời

Nợ đời chới với chơi vơi

Nợ tình ngắt nghẽo khóc cười nợ nhau

Nợ đời trước nối đời sau

Nợ em tóc rối, nợ nhàu áo anh

“ Nợ trả dần… cháo húp quanh…”

Phan Khâm

HOA BƯỚM

Hoa đang mời anh đến

Bướm xua đuổi anh đi

Đêm nào tắt ngọn nến

Tình trở chứng đôi khi

Phan Khâm

LẠC VÀO KHUNG TRANH ***

Nguyễn Thị Ngọc Dung PHẦN 2 – (Tiếp theo)

Tôi ra hiệu cho Robert chụp nhanh một cái hình, rồi đi vội ra khỏi cảnh trí, vì không muốn thiên hạ chụp cả tôi trong hình của họ. Ðã xem nhiều tượng từ phòng này qua phòng khác mà tôi vẫn háo hức nắm tay Robert đi nhanh sang phòng kế bên. Tôi vừa muốn xem kỹ vừa muốn xem nhanh và bồn chồn biết rằng triển lãm còn nhiều tượng phẩm hấp dẫn lắm. Tượng phẩm tiếp theo đó của J. Seward Johnson, Jr. là Sailing the Seine1[15] được đúc vẽ theo bức tranh Argenteuil (1874) của Edouard Manet. Tượng cảnh là một cặp tình nhân ngồi trên ghế gỗ dài bên bến sông. Người đàn ông to lớn khỏe mạnh, nước da nâu hồng, đội mũ rơm. Anh ta ngồi rất sát và âu yếm nhìn người đàn bà đẫy đà. Tay trái chàng thủy thủ đặt trên đùi với cây dù của nàng. Người đàn bà đội mũ kết nơ lớn, khuôn mặt bầu bĩnh, mũi thon, môi mỉm, đôi mắt lim dim như đang lắng nghe lời mật ngọt.

Trong tranh Manet, người ta không nhìn được toàn thể bộ váy của người đàn bà và đôi bàn chân mang giầy trắng, dây đỏ của người đàn ông. Nhưng trong tượng phẩm, Johnson, Jr. đã phải đúc vẽ thêm những chi tiết đó kể cả cánh tay mặt rắn chắc của người thủy thủ ôm hờ lưng người tình. Nhà điêu khắc cũng bầy đặt hoa và nơ lụa trên mái tóc chải lọn ôm gáy của người đàn bà. Phía sau tượng là tranh phong cảnh tầu, thuyền dừng bến sông. Robert ngồi xuống phần ghế trống bên cạnh người đàn bà và ra hiệu cho tôi chụp hình. Nếu không có tượng người đàn ông, trông Robert rất giống tình nhân của người đàn bà trong cảnh. Tượng được

đúc vẽ linh động như người thật. Từ bến Sông Seine của Johnson, Jr. chúng tôi ghé vào Chez le

Père Lathuille tại Clichy, nơi Edouard Manet thường lui tới và vẽ bức tranh mang cùng tên. J. Seward Johnson, Jr. đã dựa theo bức tranh này và đúc vẽ thành tượng phẩm mang tên Eye of the Beholder (1997). Tượng trong cảnh là đôi trai gái ngồi bên nhau trong tiệm ăn. Lẽ dĩ nhiên Johnson, Jr. phải đúc nguyên cả người với tóc, áo, váy, quần, chân giầy của họ dưới gầm bàn mà trong tranh của Manet ta chỉ thấy có nửa người. Bàn ghế, khăn trải bàn, bình hoa, bánh mì, bơ, fromage và chai champagne cũng đều bằng đồng, và được sơn vẽ trung thực với tranh Manet. Người thanh niên để ria ngắn, tay mặt đặt trên bàn, tay trái quàng qua lưng ghế người phụ nữ. Ðôi mắt chàng đắm đuối thiết tha thôi miên người đối diện. Nhưng nàng nhìn xuống, không dám chạm ánh mắt thôi miên ấy. Ðó là tại sao Johnson,

1[15] Xem du ký Theo Dấu Chân Ấn Tượng.

Argenteuil (1874): Edouard Manet

Chez le Père Lathuile (1879): Edouard Manet

Jr. có cái tên Eye Of Beholder cho tượng phẩm của ông. Ấy, chút nữa thì quên, trong tượng phẩm còn có thêm một nhân vật nữa là người tiếp đãi viên để râu

quai nón, mặc áo vest đen, sơ-mi trắng, nơ cổ màu đen, mang tablier trắng, tay cầm bình cà-phê, nách kẹp cái khăn lau ly chén. Ông ta đứng cách bàn của đôi trai gái vài bước và chăm chú nhìn đôi người hò hẹn. Vài cái bàn trải khăn trắng, ghế gỗ đỏ được đặt xung quanh bàn của cặp tượng. Nền tranh Manet được phóng lớn làm cảnh xung quanh tượng.

Tượng phẩm này được một tiệm ăn bên Ý mượn và để giữa các bàn thực khách. Nhìn thoáng qua , người ta không nhận ra người hay tượng.

Từ Chez le Père Lathuile chúng tôi đi vào Nhà Kiếng

Mùa Ðông của Manet (In the Conservatory, 1879). Chúng tôi lại được gặp một cặp nam nữ khác của J. Seward Johnson, Jr. đúc vẽ: A Thought to Consider2[16] theo tranh Manet. Trong nhà kiếng trồng hoa rực rỡ, lá xanh tươi, người đàn bà trẻ, ngồi thẳng ngay trên băng ghế sắt dài, dáng quý phái, thanh tú trong bộ xiêm y màu xám, mũ len, bàn tay mặt đeo bao tay và cầm cây dù cụp màu ngà đặt trên đùi, bàn tay trái để trần đặt lên thành ghế sắt; người đàn ông trung niên đứng khom người bên cạnh và đằng sau người đàn bà, đôi cánh tay khoanh tròn, tì trên thành ghế gần bàn tay để trần của người đàn bà. Người đàn ông nghiêng bộ râu quai nón rậm về phía nàng như đang nói chuyện, nhưng không nhìn nàng mà nhìn xuống bộ váy bóng lộn của nàng. Người đàn bà nét mặt nghiêm trang, không nhìn người bên cạnh, nhưng có vẻ như đang lắng nghe chàng nói. Phải chăng đó là ý nghĩa tượng phẩm của Johnson, Jr. , A thought to consider?

Một bức tranh nổi tiếng, The Bedroom (1889) Vincent Van Gogh vẽ một năm trước khi chết, cũng được J. Seward Johnson, Jr. dựng lại với tiêu đề Welcome Home, như để tặng Van Gogh một mái nhà mà suốt cuộc đời nghèo khó, người họa sĩ chưa bao giờ làm chủ. Johnson dựng lại căn phòng ngủ đầy màu vàng tươi rói, màu nắng ấm của miền Nam Nước Pháp, để mời Van Gogh trở lại, cùng Johnson mơ những giấc mơ xưa mà danh họa không được hưởng lúc sinh thời và mơ giấc mơ ngày nay Beyond The Frame mà Johnson đang theo

đuổi. Trong căn phòng có cái giường gỗ thông màu vàng chói, cái mắc ở đầu giường treo áo, mũ, ca-vạt., một cái khăn lông treo trên tường. Trên cái bàn sơn đỏ có bình nước uống, chậu rửa mặt, một bình không hoa, hai lọ thuốc, đĩa xà-vông, ly uống nước, một bàn chải lớn, loại dùng để cọ nhà bây giờ. Không lẽ Van Gogh dùng nó để chải quần áo, chải râu tóc hay cọ thân thể? Cửa sổ trước bàn rửa mặt chan hòa ánh nắng. Xin nhắc lại rằng những đồ vật kể trên vẫn là sculpture, cũng như sàn gỗ, ba cửa ra vào, và ba mảnh tường quanh phòng đều được đúc bằng đồng và được sơn vẽ cùng màu sắc với tranh Van Gogh, trừ cái mền, cái nệm giường và đôi gối là thứ thiệt. Người xem có thể xờ mó những vật đó để tìm cảm xúc với người họa sĩ đã về bên kia thế giới từ 114 năm qua và cảm thông với điêu khắc gia hiện đại. Trong thời gian thực hiện công trình tượng phẩm ba chiều Beyond The Frame, Johnson thường nghỉ trưa trên

2[16] Xem bút ký Theo Dấu Chân Ấn Tượng.

In the Conservatory (1879): Edouard Manet

The Bedroom (1889): Vincent Van Gogh.

giường Van Gogh. Ông có đôi dép luôn luôn để trong ngăn kéo bàn trong căn phòng ngủ đó. Có khách thưởng lãm nằm trên giường để chụp hình kỷ niệm. Robert ngồi xuống cái ghế bên đầu

giường để nghỉ chân. Cái ghế trông như ghế mây nhưng thực ra cũng được đúc bằng đồng và sơn vẽ rất trung thành với cái ghế trong tranh Van Gogh. Ông xã tôi ngoắc tay ra hiệu cho tôi chụp hình. Tôi ngồi xuống một ghế khác, hướng máy về phía Robert và chụp.

Người đời đã ngưỡng mộ, đã bái phục Vincent Van Gogh sau khi ông chết trong nghèo khó, bệnh tật và tuyệt vọng. Tranh của ông trị giá gần trăm triệu ngày nay, nhưng sao tôi vẫn ngậm ngùi khi ra khỏi “căn phòng Van Gogh”! Whispering Close của J. Seward Johnson, Jr. là tượng phẩm đúc vẽ theo bức tranh Dance in the City (1883) của Pierre-Auguste Renoir. Một cặp trai gái trẻ trung, quý phái, dịu dàng ôm sát nhau, vai kề vai, má kề má. Nàng mặc bộ xiêm y satin dài xếp gấp nhiều nếp. Người ta có thể đi xung quanh tượng để nhìn thấy phần trên của bộ xiêm y hở cổ, hở lưng và cánh tay trần nuột nà. Ðôi bao tay màu trắng, dài tới khuỷu. Ðôi giầy cùng màu áo. Chàng mặc bộ tuxedo đuôi tôm màu đen, áo sơ-mi trắng cổ cao, thắt nơ trắng, bao tay trắng. Cánh tay mặt của chàng ôm gọn eo lưng nàng, bàn tay trái nắm tay nàng đưa ngang.

Hai người trong tư thế luân vũ. Gấu váy nàng quét lê trên sàn gỗ bóng. Ðuôi áo chàng tung bay. Tranh đằng sau tượng phẩm vẽ phong cảnh tường, cột đá trắng, hoa lá cành trong một tòa lâu đài hay dinh thự sang trọng. Tiêu đề Whispering Close đã nói lên những nét dễ thương của tượng phẩm. Tôi chợt nghĩ tới những chuyện thần tiên, hoàng tử và công chúa một thời trẻ thơ mơ mộng đầu đời. Hình như thực tế hiện tại đã biến mất trong khoảnh khắc phù du.

Tượng phẩm A Turn of the Century của J. Seward Johnson, Jr. được cấu tạo theo bức tranh Dance at

Bougival (1883) của Pierre-Auguste Renoir. Cặp tượng phẩm này cũng giống hệt cặp tượng khổng lồ, cao 20 feet được đặt bên ngoài Viện Bảo Tàng Corcoran trong suốt thời gian triển lãm Beyond The Frame, chỉ khác cặp tượng bên trong cao lớn bằng người thiệt mà thôi. Vì quá vĩ đại nên cặp tượng khổng lồ đã được đúc làm ba khúc và đặt lên nhau để di chuyển dễ dàng hơn.

Dance in the City (1883): Pierre-August Renoir

Dance at Bougival (1883): Pierre-August Renoir

Dance in the Country (1883): Pierre-August Renoir.

Cái tiêu đề A Turn of the Century của J. Seward Johnson, Jr. muốn nói lên rằng luân vũ không còn chỉ dành

riêng cho giới quý tộc trong triều đình, trong lâu đài quyền quý. Luân vũ đã xâm nhập quán rượu bình dân như cặp nam nữ thường phục, ôm nhau nhảy trong bức tranh của Pierre- Auguste Renoir mà Johnson, Jr. đúc dựng lại rất sống động. Người nam đội mũ rơm, đắm đuối nhìn người nữ như muốn trao nụ hôn. Nàng đội mũ vải màu đỏ gắn chùm nho, tay để trần, cái nhẫn kim cương (?) lóng lánh trên ngón tay trái giáp út. Nàng nghiêng người ra xa như né tránh, nhưng đôi mắt khép hờ như đợi chờ… Có người thưởng ngoạn nào cảm thấy thân thể bừng bừng nóng như đang ôm ấp một hỏa diệm sơn bằng xương bằng thịt hay rạo rực trong vòng tay ai thuở nào không?

Tượng phẩm Time For Fun của J. Seward Johnson, Jr. được đúc vẽ theo bức tranh Dance in the Country của

Pierre-Auguste Renoir (1883). Cảnh trí cũng trong một quán rượu. Cặp trai gái có vẻ say mê, ôm nhau xoay tít thò lò. Cái mũ cói của anh chàng rớt trên sàn. Chàng mặc bộ complet xậm, áo sơ-mi trắng, thắt cà-vạt. Nàng đội mũ vải đỏ, vành rộng, khuôn mặt bầu bĩnh, thân hình tròn lẳn, tay mang bao da, cái quạt xòe trong bàn tay phải. Nét vẽ thể hiện vẻ ngốt ngát nóng bức pha chút mệt phờ trên hai khuôn mặt kề sát nhau, nhưng bước chân họ như vẫn nhảy chết thôi theo điệu vũ, quên trời bỏ đất. Hình như những bước khiêu vũ lả lướt quấn quít theo âm thanh vi vút xoay tròn thoát ra từ cặp tượng sống động này.

Rời cảnh ngốt ngát trước điệu vũ quay cuồng của đôi nam nữ trên, chúng tôi bước sang La Promenade thênh thang, mát mẻ, mưa giăng tím mờ của J. Seward Johnson, Jr. được dựng theo bức tranh Paris Street: A Rainy Day (1887) của Gustave Caillebotte3[17]. Nhà điêu khắc đúc vẽ một cặp nam nữ trong y phục mùa thu, khoác tay nhau, che ô đen rộng, đi trên một ngã đường phố lát đá cổ. Có lẽ trời mưa phùn, nên không nhìn thấy giọt mưa mà chỉ thấy người ngựa như đi trong sương mờø. Quang cảnh Paris này sao có vẻ quen thuộc, giống ngã tư trước nhà Godard, Phố Tràng Tiền Hà Nội thuở nào.

Paris Street: A Rainy Day (1887) của Gustave Caillebotte. Cũng có thể vì tôi du lịch Paris nhiều lần trước kia và đã gặp những ngày mưa, trời mây u ám nhiều hơn

nắng. Ðông đảo du khách chụp hình kỷ niệm với tượng phẩm. Tôi vừa đứng dưới ô của đôi nam nữ Parisien khoác tay nhau để Robert chụp hình, một bà du khách đề nghị chụp cho cả hai chúng tôi. Sau khi được chụp và cảm ơn bà ta, Robert bảo tôi dương dù lên chụp thêm một cái nữa. Nhưng tôi không muốn dù che lấp cảnh

3[17] Gustave Caillebotte: danh họa Ấn Tượng Pháp, 1848-1894.

Paris, nên chỉ đứng ở một góc tượng cảnh với đầu trần mà khi lên ảnh giống như tôi đang lang thang dưới mưa bụi Paris.

Một tượng phẩm làm tôi không ngừng tấm tắc khâm phục J. Seward Johnson, Jr. là Were You Invited?

4[18] dựa theo tranh Luncheon of the Boating Party (1880-1881) của Pierre-Auguste Renoir. Tôi không được mời nhưng cứ lên thuyền dự party và thầm ngưỡng mộ tài nghệ có một không hai của nhà điêu khắc. Trong tranh, Renoir chỉ có 15 nhân vật nửa người mờ nhạt. Trong tượng cảnh, Johnson, Jr. không những đúc vẽ tượng đó với nguyên thân hình, y phục mà còn thêm 6 tượng khác trong số đó có chính nhà điêu khắc Johnson, Jr. và 5 cộng sự viên của ông. Kẻ đứng người ngồi, kẻ nghiêng người ngả, kẻ ăn người uống, kẻ cười người liếc, kẻ nói người nghe chung quanh bàn tiệc đầy thức ăn, trái cây, pho-ma, bơ, rượu, ly, muỗng, dao, nĩa bừa bãi. Lại thêm một nàng đang ôm nựng nịu con chó xù. Một nàng cởi một chiếc giầy để khêu gợi cọ cựa bàn chân trần lên cái cẳng dưới gầm bàn của chàng ngồi bên cạnh. Tôi lấy tay thử kéo một cái ghế. Ghế không nhúc nhích. Có thể ghế được gắn chặt xuống sàn hay ghế và người ngồi trên ghế bằng đồng quá nặng? Không biết Johnson đã mất bao nhiêu năm mới thực hiện được tượng phẩm này, đừng nói đến cả công trình Beyond on the Frame.

Tượng phẩm cuối cùng của J. Seward Johnson, Jr. chúng tôi được xem là Lap of Choice5[19] dựa theo bức

tranh Young Girl at a Window (1883) của Mary Cassatt 6[20], nữ họa sĩ ấn tượng Hoa Kỳ độc nhất trong cuộc triển lãm này.

Johnson, Jr. đúc vẽ một thiếu nữ trong xiêm y, mũ áo trắng toát ngồi trên ghế mây bên cửa sổ chan hòa ánh nắng ban mai. Ðôi mắt mơ màng, đôi môi đỏ phụng phịu, tay nàng ve vuốt con chó nhỏ nằm gọn trên lòng cô chủ. Cái vẻ hiền hòa, trong sáng ở tượng phẩm này khác hẳn với những nét sống động, trần tục ở nhiều tượng phẩm khác.

Sau triển lãm Beyond the Frame, chúng tôi xuống Cafeteria dùng bữa trưa dưới lobby có mái kiếng cao

chót vót. Những cột đá trắng lớn, cao tới lan can lầu trên. Không khí thoáng mát. Chủ nhật ở đây có “buffet brunch, all you can eat” và có ca nhạc của những nhóm người nhà thờ trong vùng giúp vui. Có nhiều thực khách nhún nhẩy hát theo nhịp điệu. Tiếng vỗ tay ran sau mỗi bài hát. Món ăn bầy tràn trề trên mấy cái bàn

4[18] Xem bút ký Theo Dấu Chân Ấn Tượng. 5[19] Xem bút ký Theo Dấu Chân Ấn Tượng. 6[20] Mary Cassat, nữ họa sĩ ấn tượng Mỹ (1844-1926)

Luncheon of the Boating Party (1880-1881): Pierre-August Renoir.

dài, nhưng tôi chỉ ăn vài miếng saussages với khoai tây chiên, salad, trái cây, còn để bụng ăn bánh ngọt, uống cà-phê chứ! Nhìn những khay bánh ngọt hấp dẫn, tôi không thể bỏ qua được. Robert và tôi vừa ăn uống vừa giở sách và giấy tờ, đọc về Beyond the Frame. Tiểu sử của J. Seward Johnson, Jr. làm tôi ngạc nhiên. Tôi chia sẻ với Robert:

“Anh có biết Johnson, Jr. là ai không?” “Không?” Robert trả lời.

“Ông ta là con cháu nhà thuốc Johnson & Johnson làm baby powder của con bé Mai (cháu nội chúng tôi), có mùi rất thơm đấy. Ông ta được thừa hưởng một gia tài kếch xù, nhưng từ chối không chịu giữ một chức vụ nào trong hãng thuốc của gia đình mà lại đi học vẽ từ năm 20 tuổi?”

Tôi vừa dứt lời, Robert nhào người qua bàn ăn và với lấy quyển sách trên tay tôi, giành đọc tiếp về nhà điêu khắc.

Về sau, Johnson được bà vợ khuyến khích theo học ngành điêu khắc. Ông đã sáng tạo công viên tượng phẩm, Grounds for Sculpture, rộng 22 acres ở Hamilton, NJ. Tôi nói với Robert:

“Ðến mùa xuân, đẹp trời mình phải đi thăm cái công viên đó mới được.” “Ðúng đấy, có thể nó vĩ đại và đặc biệt hơn cái triển lãm này nữa. Chúng

mình phải đi xem.” Robert sốt sắng trả lời. Có điều gì tôi yêu cầu mà chàng từ chối đâu!

Beyond The Frame bắt đầu từ 15 tháng 9, mà tôi không biết. Ðã thế, suýt nữa thì hụt xem. Muốn theo dõi các cuộc triển lãm tại các bảo tàng viện vùng Hoa Thịnh Ðốn thì phải theo dõi mục Museums, Exhibitions của Washington Post Weekend.

Càng nghĩ tôi càng phục sự kiên chí, quyết tâm thực hiện công trình Beyond The Frame của J. Seward Johnson, Jr. Ông đã làm sống lại những tác phẩm lớn của Phái Ấn Tượng thế kỷ 19. Không thiếu gì các nhà điêu khắc tài hoa siêu đẳng trên thế giới, nhưng thực hiện được 18 tác phẩm với mấy chục bức tượng bằng đồng, mỗi bức tượng nặng cả ngàn pounds, rồi lại vẽ, sơn y như tranh nguyên bản thì phải có trí, kiên nhẫn tuyệt vời. Không biết ông J. Seward Johnson, Jr. đã mất bao nhiêu năm tháng để hoàn thành công trình đó. Lại nữa, viện bảo tàng đã tốn bao nhiêu công của để dựng Beyond The Frame? Không dễ gì người ta sẽ được xem lại triển lãm này tại Washington, D.C. lần thứ hai trong đời. Tôi nói những điều đó với Robert. Chàng gật gù:

“Chúng mình may mắn không hụt xem cái triển lãm lớn lao, mới mẻ này. Cảm ơn em đã rủ anh. Bây giờ chúng mình sang xem phòng triển lãm tranh Impressionism của Hoa Kỳ đi.”

Khu triển lãm The Impressionist Tradition in America của Viện Bảo Tàng Corcoran có tới 75 bức siêu họa phẩm (masterpieces) với nhiều tranh của giới Ấn Tượng Hoa Kỳ cũng rất tuyệt vời như Susan on a Balcony Holding a Dog (1883) của Mary Cassatt mà J. Seward Johnson, Jr. đã đúc vẽ thành tượng được trưng bầy trong triển lãm Beyond The Frame chúng tôi vừa xem. Ngoài ra còn có tranh của John Singer Sargent: Ms. Henry White (1883), The Oyster Gatherers of Cancale (1878). Nhiều bức tranh phong cảnh lớn bằng cả bức tường như Valley of the Seine Giverny Heights (1892) của Theodore Robinson; May Night (1906) của Wilard Metcalf. Bên cạnh khu triển lãm The Impressionist Tradition in America có một cái phòng được trạm trổ bằng vàng thiệt, The Salon Doré. Chung quanh tường có nhiều gương lớn làm cho phòng trông rộng hơn. Màn gấm đỏ thêu chỉ vàng rủ từ trên trần cao sơn vẽ trời mây, thiên thần, hoa lá mỹ lệ. Nguồn gốc

phòng này từ Khách Sạn Clermont ở Paris, được xây cất vào đầu thế kỷ 18, dành riêng cho giới quý tộc. The Salon Doré chẳng có gì huy hoàng so với những lâu đài vua chúa Âu Châu, nhưng nó có một sự tích đặc biệt.

Susan on a Balcony Holding a Dog (1883):

Mary Cassatt.

May Night (1906): Wilard Metcalf.

Cuối thế kỷ 18, Khách Sạn Clermont được một Bá Tước mua lại. Khi sắp cưới một cô công chúa, ông sửa sang một phòng thành The Salon Doré để dành riêng cho nàng. Sau cuộc cách mạng Pháp, ông bá tước lưu vong sang Ðức và chết nghèo khổ tại Vienna, Austria, năm 1809. Sau này, Khách Sạn Clermont thuộc về chính phủ. Năm 1904, những vật trang hoàng The Salon Doré được bán cho thượng nghị sĩ Montana, Hoa Kỳ, Ông William A. Clark. Ông Clark cho gắn The Salon Doré vào dinh thự của ông tại New York City. Năm 1925, khi ông chết, vợ con ông đã tặng cái phòng mạ vàng đó cho Bảo Tàng Viện Corcoran. The Salon Doré được mở cho công chúng xem từ năm 1928.

Căn phòng vàng đã trải qua bao thời thế biến chuyển, đã lưu lạc và được ưu đãi trên đất Mỹ, nhưng chủ cũ của nó thì đã chết lưu vong khốn khó từ 200 năm nay. Số phận The Salon Doré có khác gì những di dân đã đến tá túc trên xứ sở Hợp Chúng Quốc này. Nếu họ chịu khó học hành, làm ăn sẽ thành công, sẽ được trọng đãi. Có vô số người Việt di cư làm giầu hơn The Salon Doré rất nhiều.

Trước khi rời Corcoran, tôi vào Gift Shop mua mấy thứ kỷ niệm như thói quen rất con nít từ ngày đặt chân tới xứ Hoa Kỳ 32 năm về trước: một hộp thank you note in tranh Impressionist và một coffee mug in tranh Claude Monet với người đàn bà che cây dù trên cánh đồng hoa Poppies đỏ. Từ hai mùa xuân qua, hoa Poppies đã được trồng hai bên xa lộ 66, quãng đường trước khi rẽ vào khu chợ Eden của cộng đồng Việt Nam vùng Falls Church, Virginia. Những dải hoa Poppies này quá nhỏ hẹp bên xa lộ luôn luôn bị kẹt xe, nên người ta khó lòng liên tưởng tới những linh hồn chiến sĩ đã bỏ mình bên trời Âu vì tổ quốc họ và tổ quốc bạn. Trên đường ra xe, Robert ôm tôi sát người, vừa đi vừa mơ mộng:

“Vỉa hè này làm anh chợt nhớ tới hè Ðường Thống Nhất, trước cửa Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ngày nào, đã nhiều lần chúng mình hẹn hò đi trên đó nhỉ?”

“Hê, em cũng vừa nghĩ như vậy mới lạ chứ! Không biết bây giờ con đường đó ra sao?” Tôi reo khẽ vì sự đồng giao cách cảm của chúng tôi.

Con đường Thống Nhất ngày xưa bỗng hiện ra trong tâm trí tôi. Dinh Ðộc Lập ở một đầu đường, Sở Thú ở đầu kia; Nhà thờ Ðức Bà với Công Trường Kennedy; Hãng RMK nơi tôi làm việc vài năm; Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ nơi Robert đi tới đi lui làm việc 6 năm; Ðường Nguyễn Bỉnh Khiêm rợp bóng lá me xanh, chạy ngang Sở Thú tới trường Trưng Vương của Nguyễn Thị Ngọc Dung hơn 40 năm về trước. Robert ngậm ngùi:

“Chắc rằng chúng mình không có dịp thăm lại Sài Gòn cùng nhau nhỉ?” Thực vậy, người anh hùng của tôi đã thấm mệt mà đường về phương đông những 24 giờ bay một

chiều. Tôi cứ rập rình bao mùa Phượng Vẫn Nở Bên Trời Hà Nội mà vẫn chưa về thăm Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương. Khi muốn về thì nào vụ khủng bố 9/11 xẩy tới, rồi bệnh Sars, bệnh bò điên, cúm gà, cúm vịt…

Lên xe, Robert lại cầm tay tôi hôn nhẹ, một việc mà chàng không cần phải sức lực nhiều: “Cảm ơn cưng đã cho anh một buổi hẹn hò thật hạnh phúc. I love you, my dearest.” “Nếu không có anh, chắc chắn em cũng hụt xem Beyond the Frame. Em cũng cảm ơn anh nhiều. Mỗi

tuần anh nhớ xem các mục Museums, Exhibitions trong Washington Post weekend section nhé. Có gì đặc biệt thì chúng mình cùng đi xem.

Tôi cảm thấy tim óc như sáng thông, rộng mở, tinh thần sảng khoái như được uống một liều thuốc bổ rất cần thiết cho cuộc sống lắm nhiêu khê, nhiều phiền toái này. Hạnh phúc là tự nơi mình tạo ra, tự mình tìm thấy. Hãy “make time for your happiness.”

Ðường chúng tôi về trời vẫn còn nắng ấm như mùa xuân, chỉ khác cây rừng vẫn trơ trụi lá, những củ

hoa còn nằm ngủ dưới đất, những nụ hoa chưa nhú trên cành. Tôi tắt máy sưởi nóng, xuống kính xe, hít thở không khí trong lành khi qua dòng Sông Potomac mênh mông tràn đầy như hạnh phúc chúng tôi đang có

và đã có từ ba mươi mấy năm qua. ◆

NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

LÒNG TỐT CỦA CON NGƯỜI Vũ Nam

Hôm qua đi dự đám tang người bạn, bạn Trung, người ra đi với người em tên Trinh từ Vũng Tàu và

được tàu Cap Anamur của Đức vớt chung một lượt với tôi vào đầu tháng 10 năm 1980. Lên đảo Phi

Luật Tân một lượt, qua đến trại tạm cư ở thành phố Konstanz, nằm trên bờ hồ rộng lớn Bodensee

giữa hai biên giới Đức và Thụy Sĩ. Hai anh em Trung-Trinh rất hiền, gia đình theo đạo Thiên Chúa Giáo.

Bận rộn việc riêng tư, việc gia đình nên dù ở chung trại chúng tôi không có dịp chuyện trò thân mật

nhau nhiều. Trung sau khi học tiếng Đức tiếp tục đi làm, người em rời thành phố Konstanz đi học chữ

tiếp tục, rồi sau đó đi học nghề trong một trường nghề do nhà nước Đức chu cấp mọi chuyện.

Gia đình tôi rời xa thành phố Konstanz vì công ăn việc làm, sau đó Trung cũng bỏ Konstanz đi vì thành

phố du lịch, ít hãng xưởng. Trung về cư ngụ trong thành phố gần làng tôi ở, anh sinh hoạt trong Ca

Đoàn của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam nơi địa phương. Trung lập gia đình, lo đi làm và lo việc đạo.

Anh em thỉnh thoảng gặp nhau chào hỏi rồi thôi, vì cũng không có chuyện gì để nói. Trung đi làm được

hơn 30 năm rồi, đang làm bỗng dưng bị phát hiện bịnh và ra đi! Nghe tin tôi cũng bàng hoàng, vì

nhanh quá, sao có thể nhanh như vậy!

Gia đình Trung sau khi Trung-Trinh đến Đức, sau đó đã bảo lãnh đoàn tụ thêm cha mẹ và rất đông anh

em sang. Một gia đình có thể nói là hiền hòa nhân ái. Đặc biệt Trinh, thật hiền hậu từ tốn. Anh em lâu

lâu gặp nhau Trinh bao giờ cũng lễ phép thăm hỏi tôi và gia đình tận tình. Nói chuyện với Trinh qua

cung cách tôi có nhận xét riêng, trong người Trinh hình như có nỗi vui, nỗi buồn nhưng không bao giờ

có sự thù hận. Đời sống thế nhân nhiều chuyện buồn, vui, thù hận, nếu ai có cũng là bình thường,

nhưng với Trinh không có cái thứ ba này.

Mùa hè đã đến dù mới cuối tháng 5. Ngày làm lễ Tang của Trung nhiệt độ gần đến 30 độ, trời nóng.

Bao nhiêu năm dự nhiều lễ Tang ở địa phương này nhưng tôi chưa lần thấy một đám Tang nào đông

như đám Tang của Trung. Rất đông người dự, ngoài các vị Cha làm chủ lễ, các bạn trong Cộng Đoàn

Công Giáo Miền Tây Nam nước Đức, còn rất nhiều bạn hữu là Phật Giáo, Cao Đài, Tin Lành v.v…

Những bông hồng vàng, đỏ, ban tổ chức lễ Tang đã phát ra hết, không đủ phát cho một số lớn người

đứng sau. Nhưng không sao, tấm lòng và nắm đất nhỏ rải xuống quan tài cũng đã là trang trọng trong

ngày tiễn biệt người quá cố. Chắc linh hồn Trung cũng vui. Lâu lắm tôi mới gặp lại Trinh trong ngày

này vì Trinh đi làm ở xa lâu lâu mới về. Tôi đến chia buồn Trinh, nhìn Trinh cùng lúc nhìn vành tang

trắng trên đầu em như muốn chia xẻ nỗi đau mất mát người anh quá sớm của em.

Tôi lại gặp lại vài anh bạn trẻ, lòng tốt họ đã được người dân địa phương nơi đây đều biết. Anh em

đạo Phật, chuyện Chùa anh em rất sốt sắng trong việc phụ giúp xây cất chùa mới, nấu ăn trong những

ngày lễ Phật, nhưng vào những ngày Tang lễ cuả các gia đình anh em bên Công Giáo, các anh bạn trẻ

này bao giờ cũng phụ giúp chuyện bên ngoài, thức ăn tạm, nước uống cho người dự lễ v.v… Hầu như

lần tang lễ nào cũng vậy, cũng các anh em lo công việc này.

Tôi người Nam, theo Phật Giáo, nhưng có thể nói các bạn gọi là thân nhất nơi đây lại là người Bắc,

theo Công Giáo. Bởi vậy, thiển nghĩ, nếu tự lòng mình vượt qua được những địa phương tính, niềm

tin tôn giáo, thì người ta có thể hiểu nhau để sống hài hòa, đoàn kết, giúp đỡ nhau mà làm được

những điều thiết thực, an vui cho xã hội. Nước Đức hiện nay, dù chưa hoàn hảo một trăm phần trăm,

nhưng là nước đang tạo điều kiện để tất cả mọi người dân đoàn kết, sống theo luật pháp, không phân

biệt niềm tin tôn giáo, để cùng đưa đất nước càng ngày càng hùng mạnh hơn.

Bài viết ngắn nhân ngày lễ Tang của Trung hôm qua, ngày thứ sáu, 18 tháng 5, 2018 như một kỷ niệm

nhỏ tôi muốn gửi đến Trinh. Nguyện cầu linh hồn Trung sớm về Nước Chúa Trời.

Vũ Nam

Vũ Nam & con lúc mới tới Đức

TIẾC THUỞ XUÂN XANH Bồi hồi nuối tiếc thuở xuân xanh

Tàn cuộc binh đao, mộng chẳng thành

Xót kẻ lênh đênh ngoài biển vắng

Thương người vất vả giữa bùn tanh

Hỡi ơi chiến mã còn đâu nhỉ?

Nếu lại chinh yên chết cũng đành!

Những lúc sấm rền đêm xứ lạ

Tưởng chừng pháo địch dội cầm canh!

Nguyễn Kinh Bắc Philadelphia 5-18-18

HOÀNG MAI

Mai vẫn là mai của chốn xưa

Buồn theo đất mẹ trải bao mùa

Ta nay lang bạt ngoài sương gió

Mai đã dập vùi giữa nắng mưa

Khiến kẻ xa quê mà nhớ nước

Thương thời hẹn sớm lại chờ trưa

Mai ơi, kỷ niệm khung trời cũ

Rồi cũng như từng bọt sóng đưa…

Nguyễn Kinh Bắc

VÀI NÉT ĐAN THANH về NGUỒN GỐC THƠ MỚI - Hải Bằng.HDB

Vào khoảng hai thập niên 1930 và 1940 trên làng văn xuất hiện một loạt những

bài thơ mới do một trong những hậu quả của tinh thần đổi mới tư duy.

Mỗi bài gồm nhiều khổ (stansa); mỗi khổ gồm bốn câu bẩy chữ hoặc tám chữ.

Vần được đan kết với nhau bằng âm cuối câu một với câu hai và câu bốn. Có thể có những ngoại lệ.

Những bài thơ này đã khơi dậy những tình cảm bấy lâu bị dồn nén của các thanh niên nam nữ đặc biệt

là những tình cảm yêu đương, cho nên họ đã rất nồng nhiệt tán thưởng và chịu ảnh hưởng mãnh liệt bởi loại

thơ xuất phát từ Tây Phương này.

Người ta dành tiền ăn quà để mua thơ. Người không có tiền thì chép tay. Từ đó, phong trào mua thơ

lan rộng khắp cả Bắc, Trung, Nam khiến cho các nhà thơ đều có một cuộc sống tinh thần rất sảng khoái. Ðó là

thời Thơ Mới đạt tới cực điểm vinh quang.

Ðây là bài “Ði Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp (1914 – 1838) mà vần được đan kết ở cuối các

câu Một, Hai, và Bốn.

Hôm nay đi Chùa Hương

Cây cỏ mờ hơi sương

Cùng thầy me em dậy

Em vấn đầu soi gương

Hoặc hạ vần theo cảm hứng như trong bài “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư (1912):

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?

Bài “Ðây Thôn Vĩ Dạ” có mỗi câu 7 chữ của Hàn Mặc Tử (1912 – 1940):

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Thế Lữ với bài “Hổ Nhớ Rừng”:

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu

Ghét những cảnh không đời nào thay đổi

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng

Sau năm 1945, cuộc chiến tranh Pháp và Việt Minh bùng nổ, các nhà thơ tản cư về các làng quê. Lớp

cao tuổi thì làm thơ cũ; còn lớp trẻ vẫn tiếp tục phát huy thể thơ mới, nhưng chia làm hai xu hướng: một xu

hướng bán linh hồn cho chủ thuyết cộng sản vô thần thì làm những bài thơ ca ngợi đảng và kích động quần

chúng chém giết; một xu hướng bất khuất vẫn tiếp tục âm thầm sáng tác những bài thơ rất trung thực với lòng

mình và được nhiều người nhắc nhở.

Hầu hết những nhà thơ ly khai này đều bị Đảng CS cô lập; hạn chế đi lại; không cho ra thành thị; không cho

việc làm. Tiêu biểu là thi sĩ Nguyễn Bính và Hồ Dzếnh đều chết sớm vì thiếu ăn, thiếu thuốc, và buồn u uất.

Sau 1975, cuộc sống của các nhà thơ, nhà văn, nhà viết nhạc bất khuất vẫn bị đảng Cộng Sản trù dập

không nương tay và còn tàn độc hơn cả chế độ chuyên chế của Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng chỉ ra lệnh

đốt sách và chôn khoảng 460 nho sĩ, đối lập, nhưng đảng Cộng Sản không những đốt sách, phá chùa và nhà

thờ mà còn tiêu diệt hết những Trí, Phú, Ðịa, Hào, Sư, Cố. Con số có thể lên tới hàng trăm ngàn người trong

hơn nửa thế kỷ nay.

*

Giai đoạn từ 1930 đến 1945 là thời kỳ vàng son của các nhà thơ mới.

Trong giai đoạn này cuộc sống ở thành phố và thôn quê tương đối an ổn. Gia đình nào cũng muốn con

cái học hành thành đạt để được tiếng là có chữ nghĩa. Dốt nát mà giầu có thì bị gán cho là “trọc phú”. Ðầu

trọc có nghĩa là không có tóc hay đúng hơn là không có mũ hay mão gì để mà đội mà chỉ là “dân quèn” hay

“phó thường dân”, bởi vì ngày trước, mũ hay mão, mà chữ Nho đọc là “quan”,thì chỉ có quan hay học sĩ mới

được đội, còn dân thường chỉ mang nón lá. (Ngoài Bắc có phân biệt nón và mũ.)

Chưa bao giờ tinh thần ham học của dân tộc lên cao như lúc đó. Các nhà thơ, nhà văn được kính nể và

hầu như không có một nhà thơ nào không có độc giả hâm mộ và có khi còn được trao cho cả trái tim thương

yêu nữa dù là chưa biết mặt. Ðó chính là trường hợp của nhà thơ thiên tài nhưng xấu số Hàn Mặc Tử.

Rồi khi cuộc chiến giữa Pháp và Việt Minh bùng nổ, chính quyền Việt Minh của Ðảng Cộng Sản nắm

toàn quyền kiểm soát các hoạt động văn học và nghệ thuật nên các nhà thơ và soạn nhạc không còn tự do

sáng tác nữa. Lập tức, các nhà trí thức và các văn nhân chia làm hai xu hướng có chiến tuyến rõ rệt.

Một xu hướng bán linh hồn cho chủ nghĩa cộng sản gồm những hạng người mang hai bộ mặt: trước

1945 thì thanh nhã và thơm mát như nhung lụa; sau 1945 trở nên hừng hực và tanh hôi như xương máu. Có

thể kể vài tên làm ví dụ: Giáo sư thạc sĩ triết học Hoàng Xuân Nhị7, nhà thơ và nhà văn Tố Hữu, Xuân Diệu,

Huy Cận, Hoài Thanh, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Ðình Thi, Nguyễn Công Hoan, và Hoàng Trung Thông.

Ðây, trước 1945, hãy nghe Xuân Diệu tâm tình:

Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần

Ðàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

(Nguyệt Cầm)

Nhưng sau 1945, Xuân Diệu lại hò hét như một tên đồ tể (giết người) khát máu:

Anh em ơi! Quyết chung lưng

Ðấu tranh tiêu diệt tàn hung lũ thù

Ðịa hào, đối lập ra tro

Lừng chừng phản động đến giờ tan xương

Thắp đuốc cho sáng khắp đường

Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay

Lôi cổ bọn nó ra đây

Bắt quỳ gục xuống, đọa đầy mới thôi!

Và đây là những câu thơ hô hào ghê tởm của Tố Hữu:

Giết giết nữa, bàn tay không phút ngưng nghỉ

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong

Cho Ðảng bền lâu cùng rập bước chung lòng

Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Stalin bất diệt

Những câu thơ này và còn rất nhiều bài văn khác nữa đã là những mồi lửa dẫn đến những vụ tàn sát có

tổ chức làm hàng trăm ngàn người chết oan uổng trong những vụ đấu tố, thanh trừng nội bộ, và trong chính

7 Ðảng CS cử Hoàng Xuân Nhị viết bài đả kích Nhóm Nhân Văn và ông bị sinh viên Bùi Quang Ðoài viết bài phản bác khiến HXN im tiếng (xem báo Nhân Dân số 4, ngày 5.11.1956.)

sách Cải Cách Ruộng Ðất trong những thập niên 1950 và 1960 nhằm mục đích răn đe mọi nguồn chống đối

Ðảng.

Xu hướng bất khuất gồm những con Người (viết hoa) mang tinh thần anh hùng của Hai Bà Trưng, Bà

Triệu, Lê Lợi, Nguyễn Biểu, Trần Hưng Ðạo, Quang Trung, v.v. Nhóm này đã kết hợp nhau lại chung quanh

những tờ báo như Văn, Trăm Hoa, Nhân Văn, Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Xuân, Văn Học, v.v. Họ

dùng ngòi bút như những roi sắt quất thẳng vào mặt những văn nô, bồi bút, và họ cam chịu chịu tù đầy, đói

rách, không một tiếng than van.

Nhóm này gồm Học Giả Ðào Duy Anh8, Thạc Sĩ Luật Nguyễn Mạnh Tường9, Thạc Sĩ Trần Ðức Thảo10,

kỹ sư Hồ Ðắc Liên, nhà văn, nhà thơ Phan Khôi, nhà thơ Nguyễn Bính, Hữu Loan, Quang Dũng, Hoàng Cầm,

Trần Dần và nhạc sĩ Văn Cao11 (tác giả bài “Tiến Quân Ca” được chọn là Quốc Ca), Bùi Quang Ðoài, minh

Hoàng, Phùng Cung, Trần Lê Văn, Hoàng Tích Linh, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc, Như Mai.

Riêng trường hợp nhạc sĩ Phạm Duy là một nhạc sĩ có tài viết ca khúc (song writer) thì lại được thong

thả trở về Hà Nội (?) rồi vô Nam, nhưng từ đó ông không còn sáng tác một bài nhạc hùng nào như hồi còn ở

với Việt Minh, mà chỉ toàn là loại nhạc ủy mị và dẫn đầu loại ca nhạc phản chiến. Mấy năm trước người ta

còn nghe ông tuyên bố “Tôi có chống Cộng đâu? Tôi chỉ chống gậy. (!)” Từ đó, nhiều người đã xa lánh và ít

còn nhắc nhở tới PD.

Phần lớn các nhà chống đối này vẫn phải giữ thân bằng tấm áo không chỉ trích chủ nghĩa CS và chỉ công

kích xây dựng nhằm sửa sai và loại những phần tử bất tài, vô hạnh. Tuy vậy, họ vẫn bị khủng bố trắng hoặc

đen và bị bỏ đói rách trong suốt cuộc đời.

Học giả Ðào Duy Anh viết trong bài “Muốn Phát Triển Học Thuật”:

Chính cái tư tưởng không tin và coi rẻ trí thức đã dẫn đến sự ứng dụng lệch lạc cái nguyên tắc rất đứng

đắn về quyền lãnh đạo của chính trị, do dó công tác dịch thuật của chúng ta về khoa học tự nhiên cũng

như về khoa học xã hội gặp nhiều cản trở và vẫn bị hãm vào tình trạng lạc hậu.

8 Ông gốc người Thanh Hóa; tham gia Phong Trào Tân Việt (1930); nổi tiếng là nhà làm từ điển và biên khảo. Tham gia Nhân Văn và Giai Phẩm với những bài công kích chính sách văn học của đảng CS như “Muốn Phát Triển Nghệ Thuật”,

9 Đỗ hai bằng Tiến Sĩ Luật & TS Văn năm 23 tuổi; ông có tư tưởng chống chế độ CS nên bị cho là phần tử “ngoan cố”. Ông bị bỏ cho đói khổ. Ông viêt hai bài “Vừa Khóc vùa Cười’ và Những Sai Lầm trong Cải Cách Ruộng Ðất”, và cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp “Un Communiste expulsé”.

10 Thạc Sĩ Triết và dạy ở Sorbonne, Pháp. Ở Pháp, ông thực sự say mê chủ thuyết cộng sản, nhưng khi về VN ông tỉnh ngộ và bị CS quy là phản động số một và là tay sai của đế quốc. bài viết: “Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do”, “Nỗ Lực Phát Triển Tự Do, Dân Chủ”.

11 Sinh ở Lạch Trai, Hải Phòng. Tác giả bài “Tiến Quân Ca” được Việt Minh chọn làm bài Quốc Ca. Nổi tiếng với các bản Không Quân VN, Hải Quân VN, Bắc Sơn, Thu Cô Liêu, Suối Mơ, Ðàn Chim Việt, Buồn Tàn Thu…

Thạc sĩ Trần Ðức Thảo viết trong “Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do”:

Chúng ta phải nỗ lực mở rộng dân chủ, phát triển phê bình trong nhân dân. Ðảng đã chỉ vạch đường

lối, nhưng không thể làm thay: Tự do không phải là cái gì có thể ban ơn.

Luật gia Nguyễn Mạnh Tường, trong bài diễn văn “Qua những Sai Lầm trong Cải Cách Ruộng Ðất, Xây

Dựng Quan Ðiểm Lãnh Ðạo” và bài “Vừa Khóc Vừa Cười”, ông ngạo nghễ lên tiếng dạy bọn lãnh đạo cộng sản

hoang tưởng coi như một lũ mắt mù, tai điếc với một số ý như sau:

Tôi xin phép quý vị được kính cẩn nghiêng mình trước kỷ niệm những người vô tội đã bị chết oan không

phải vì bàn tay của địch mà chính chúng ta. Quan điểm bạn-thù, ta-địch rất mơ hồ; phải trả lại cho Tư

Pháp tính chất biệt lập của nó. Tôi sợ người trí thức im lặng. Tôi nghi ngờ người trí thức cười. Kẻ thù

số một của trí thức: bọn chụp mũ. Kẻ thù số một của cấp lãnh đạo là các cán bộ chuyên môn và bọn vỗ

ngực, và cả bọn chụp mũ nữa.

Còn nhà thơ Phan Khôi thì để đời với bốn câu thơ hài hước đầy thách thức:

Làm sao thì cũng chẳng làm sao

Dẫu có thế nào thì cũng chẳng làm chi

Làm chi cũng chảng làm chi

Dẫu có làm gì thì cũng chẳng làm sao

Và đây nhạc sĩ tài hoa Văn Cao làm bài thơ “Anh Có Nghe Không” để nói lên nỗi thất vọng não nề của

con người nghệ sĩ:

Bao giờ chúng nó đi tất cả

Những con người không phải của chúng ta

Vẫn ngày ngày ngang nhiên sống

Chúng nó còn ở lại

Trong những áo dài đen nham hiểm

Bẻ cổ, bẻ chân, gieo tội ác cho người

Tóm lại, thơ mới được hoan nghênh như là một lối thoát cho tính gò bó của loại thơ cổ điển. Sau

đó, một số nhà thơ còn “phăng” ra loại thơ tự do, loại thơ hầu như không có vần hay điệu gì cả. Có câu thơ

chỉ có môt chữ. Thực tế cho đến nay, ít người chấp nhận loại thơ này.

*

XIN ĐỪNG VỘI GỌI TÔI LÀ THI SĨ -Hải Bằng.HDB

*

Xin đừng vội gọi tôi là thi sĩ Khi tôi đăng đàn gia nhập làng thơ Những bài thơ đâu làm nên thi sĩ Tấm áo choàng đâu tạo nổi thầy tu? Xin đừng vội gọi tôi là thi sĩ Khi thơ tôi không chuyên tải điều gì

Một điều gì xuất phát tự tư duy Của riêng tôi mà cũng chung tất tất cả Trái tim mọi người có trái tim tôi Chân lý hôm nay khác thời xa xưa Như hai lần tắm Không cùng một dòng nước chảy qua Không còn nữa … “Thời thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và thơ thẩn cùng mây” Vâng, xin đừng vội gọi tôi là thi sĩ Khi tôi chưa thực sống cho thơ Khi hồn thơ chỉ than tiếc vu vơ Cho những tình tự … Của một thời đã đi vào Qúa Vãng Không tìm ra một chân lý để tôn thờ Để tạo ra chất sống mới cho thơ Xin đừng vội gọi tôi là thi sĩ Khi thơ tôi không nói được cái gì Củ hàng triệu con tim hằng nức nở Cho cuộc đời đầy áp bức và bất công Cho ngày mai chưa lóe được vừng đông Thấy nhân loại đồng lòng chung một hướng Vâng, xin đừng vội gọi tôi là thi sĩ Khi tôi trình làng được mấy tập thơ Có thể tôi chỉ là kẻ thích mộng mơ Sính làm thơ mà không là thi sĩ

* Allentown, PA. Dec. 8, 1998

PLEASE HASTEN NOT TO CALL ME POET By William Hoang

* Please do not hasten to call me poet! When my poems are just for show Do poems ever make the poet? The cloak, does it make the monk? Please do not hasten to call me poet! When my poems convey no things Some thing crystallized from my thinking As the creations of my own for all to share Todat’s truths differ from by-gone days’ As one cannot bathe two times In the stream which has flown away

And it’s also hard to prove old truths For the youth to accept them today Because old notions have not taken any root In their full-loaded hearts and minds By so many programs for New Times Please do not hasten to call me poet When I have never lived for poetry My Muse only brings back to me Vague feelings of the days that all passed With no new truths to be hatched for guidances With no new vital substances for poetry to thrive Please do not hasten to call me poet B’cause my poems which speak up nothing For human hearts that throb For the ruins, terrors, and injustices of life For Tomorrow Dawn that never come in bright For how to humankind to find a common path to follow Please do not hasten to call me poet When I show up with my voluminuos poems Perhaps, myself, I’m just a person in reveries Who craves for weaving verses But I am never a poet to be!

*

Comments of Poetess Jerry Morton, Allentown, PA: This poem speaks to me of the gift of life and of the people and times with whom we share the gift. It speaks to me of our similar journeys and the uniqueness of oue lives and our experiences. It speaks to me of our search for a common path, a commom good, and the difficuties that can make the search appear at times fruitless. It speaks to me of the hope tomorrow’s dawn brings the great gift of hope. It speaks to me someone caring to consider the common threds of our lives and not miss the significance of our “ordinary” moments.

~*~

MÙA HÈ ĐÁNG NHỚ PHƯƠNG-DUY TDC

Nguyễn đi đến chỗ quầy vé hãng hàng không Nhật bản JAL tại phi trường San Francisco. Cô nhân viên trẻ và xinh người Nhật cho chàng biết: “Thưa ông, hôm nay chuyến bay từ Tokyo sang sẽ đến chậm hơn giờ đã thông báo chừng 45 phút.” “ Arigato gozaimass!” (Cám ơn cô nhiều lắm!) Cô nhân viên khi nghe chàng nói, nhìn chàng… “Ông này là người Nhật?” khi thấy khuôn mặt của Nguyễn có đôi mắt một mí lót, và trông như mở không ra! Tưởng là đồng hương đồng khói của nàng. Chiều hôm qua khi nhận cú điện thoại của Michiko báo cho chàng biết nàng sẽ về lại Hoa Kỳ, nhờ chàng ra đón nàng ở phi trường, Nguyễn rất vui mừng và suốt đêm qua chàng lại một phen mất ngủ vì nằm nghĩ mung lung, nên đôi mắt chàng hôm nay trông “không linh động và như không mở lớn được”. Nhìn thấy vài hành khách từ cổng “đến” đẩy hành lý ra, chàng vội rời ghế nơi phòng đợi đứng lên… Hành khách tiếp tục đi ra. Thân nhân chờ đợi chạy vội đến cười nói vui vẻ. Nguyễn trông ngóng người đẹp của chàng một cách sốt ruột mà chưa thấy xuất hiện. Có lẽ Michiko không để ý đến thời gian tâm lý vì “mỗi giây chờ đợi của Nguyễn lúc này sẽ xem như dài lâu vô tận.”. Rồi cũng đến lúc Michiko nhỏ nhắn, xinh xắn đẩy xe hành lý từ phía trong bước ra… Nàng là hành khách ra sau cùng… Nguyễn vội chạy đến nàng, đưa tay đỡ xe hành lý ngay. Michiko được rảnh tay. Nàng ôm Nguyễn. Hai bên chưa kịp nói. Hai môi đã gắn chặt vào nhau thay cho lời chào hỏi sau thời gian chờ đợi. “Michiko, em có mệt không? Có đói không?” Nguyễn hỏi. “Chuyến bay hôm nay gặp thời tiết xấu, nên chòng chành nhiều làm em buồn nôn nên không ăn gì được trên máy bay. Chịu trận mười mấy giờ trên không. Khi biết máy bay đã đáp an toàn trên phi đạo… em mừng.” “Bây giờ anh sẽ đưa em lên thành phố San Francisco kiếm cái gì bỏ vào bụng trước khi về lại San José nhé!”

***

Từ ngày Nguyễn quen với Michiko, chàng biết nàng thích ăn sea food, cơm Tàu và đủ loại trái cây như xoài, ổi, me, măng cụt, nhãn, lệ chi... cũng gần giống ý thích của chàng “ ăn cơm Tàu, ở nhà Tây và lấy vợ Nhật”. Ngày xưa khi còn sống bên Việt Nam, chàng thấy “nhà Tây”, đầy đủ tiện nghi, thoáng mát, rộng rãi. Nay định cư tại Mỹ lâu năm rồi, thấy “nhà Tây” chẳng bằng “nhà Mỹ”. Nhất là thời gian chàng qua Pháp tu nghiệp, mới thấy rõ “nhà Tây” thiếu nhiều tiện nghi tối thiểu nếu đem so sánh với nhà Mỹ thuộc loại trung bình: không có garage đậu xe, (dù chỉ một xe ô-tô nhỏ), nếu như lối sống ở Mỹ, mỗi người một xe hơi sẽ không biết để xe chỗ nào thuận tiện cho việc đi lại hàng ngày, phòng ốc chật hẹp, phòng khách nhỏ xíu (nếu sắm một TV cỡ lớn như ở Mỹ, không biết đặt ở đâu để có khoảng cách ngồi xem thoải mái). Nên nhập gia tùy tục, chàng đổi lại: “ăn cơm Tàu (lâu lâu mới ăn một lần vì chàng rất sợ mỡ, nhiều bột ngọt), ở nhà Mỹ, cưới vợ Nhật (sinh ra tại Mỹ) để khỏi làm thủ tục bảo lãnh giấy tờ phiền phức! Bây giờ chàng mới bắt đầu… đi từng bước vào sở thích.

Nguyễn lái xe trực chỉ khu bến tàu San Francisco. Quang cảnh nơi đây tấp nập, dưới biển nhiều chiếc thương thuyền lớn đổ neo đang đưa hàng hóa lên xuống. Thỉnh thoảng nghe những tiếng còi tàu rúc lên từng tràng âm thanh dài… Ngoài xa, những du thuyền chở du khách đi viếng thắng cảnh vùng vịnh. Trên bờ du khách đang dạo bước dọc theo công viên gần bến cảng. Gió biển thổi đưa hơi nước mát lạnh khi chàng mở cửa xe, bước ra. Dừng lại tại Pier 39 vì chàng thích nhà hàng có ghi tên bảng hiệu dài lòng thòng “Crab House at Pier 39 San Francisco”. Nhà hàng sang trọng chuyên các món cua, tôm nấu nướng rất ngon. Ngồi trong nhà hàng trang trí nhiều con cua trông như thật, qua cửa kính du khách có thể nhìn tàu bè hoạt động nơi bến cảng rất vui mắt. Nguyễn hỏi Michiko: “Michiko xem thực đơn rồi thích món gì thì gọi.” Michiko gọi món cua. Cô hầu bàn đem ra hai “tạp dề” mỏng như bao plastic nhựa trắng có in tên nhà hàng để khách choàng vào cổ khi ăn tôm, cua, không làm dơ quần áo của khách. Những con cua nấu nướng với gia vị đặc biệt theo khói tỏa ra thơm lừng đặt trên dĩa mới trông là thích ăn ngay. Hai người vừa ăn vừa trò chuyện rất tâm đầu ý hợp. Michiko nói: “ Trước kia em không nghĩ đến khi em quyết định về Nhật du học là phải xa anh một thời gian. Lúc đó em xem chuyện “xa nhau” không có gì phải bận trí. Nhưng khi ở xa anh, nhất là tháng đầu tiên, em cảm thấy vô cùng nhớ nhung… rồi sau đó nhờ phải lo bài vở… nên cũng qua được nỗi buồn nhớ khủng khiếp này. Còn anh?” “Lúc đưa em lên phi trường… anh cũng suy nghĩ lung tung và buồn lắm, nhưng nhờ nhận nụ hôn của em lúc chia tay, anh đã hiểu… và chờ… tiếp theo đó những lá thư của Michiko tới tấp gửi đến anh, đã làm anh tưởng chừng như sống bên cạnh em trong những chuyến em đi đây đi đó.” “Em cũng cùng tâm trạng với anh. Khi em đi đến một nơi nào, em cũng tưởng tượng có anh bên cạnh. Em gửi vào những lá thư, tình cảm thầm kín của em cho anh, cũng làm dịu cơn nhớ anh vô cùng.” Rời nhà hàng, Michiko chưa muốn về nhà vội. Nên Nguyễn lái xe qua cầu Golden Gate đến thành phố nhỏ Sausalito bên bờ vịnh phía bắc, ngồi nhâm nhi cốc cà phê Italia với Michiko nhìn sinh hoạt tàu thuyền và tiếp tục tâm sự. Thời gian mùa hè như đang ngừng trôi... khi hai con tim cùng một nhip đập, khi hai bạn trẻ cùng nhìn về một hướng. ***

Hôm nay, bạn bè của Michiko và của Nguyễn đều vui mừng khi đến nhà truyền thống Nhật Bản tại Nihonmachi

để chứng kiến “lễ hứa hôn” của hai người. Bên nhà gái chỉ có bà mẹ của Michiko, bên nhà trai chỉ có ông bố

của Nguyễn. Không còn bà con nào khác ngoài rất đông bạn bè của Michiko và Nguyễn.

Nguyễn và Michiko trao nhẫn “hứa hôn” cho nhau trong khi nhạc khúc đang nhè nhẹ trỗi lên như để nhắc nhở đôi bạn trẻ dừng quên những lời hứa tuy chưa nói ra nhưng vẫn vang dội rong tâm tưởng:

”Oui, devant Dieu, devant les hommes Oui, pour l’amour que tu me donnes. Et pour qu’un jour, je te pardonne Si malgré toi, tu m’abandonnes. Oui, pour les jois et pour les peines Et pour les lois qui nous enchainent. Oui, pour les promets quoi qu’il advienne De rester près de toi.

Dans tes yeux je vois des larmes de joie Et j’ entends en moi monter une voix Mon Dieu qui veillez sur ma vie Protégez mon amour je vous en prie. Oui, devant Dieu, devant les hommes Oui, prends mes jours je te les donne. Et plus que tout mieux que personne”

Đôi bạn trẻ đã ôm hôn nhau trước sự chứng kiến và đồng ý chúc mừng của cha, mẹ hai bên và bè bạn thân thiết và hứa với nhau chờ ngày thành hôn để yêu nhau mãi mãi. Je t’aimerai toujours. Ngày kế đôi bạn trẻ đưa nhau đi du lịch nước Pháp và Anh vì Michiko thích sử dụng vốn Pháp ngữ và Anh ngữ hai người đã tiếp thụ từ lâu. Tay trong tay, ngẩng cao đầu nhìn Tour d’ Eiffel, nhà thờ Cathédrale de Notre Dame, dòng sông Seine lững lờ trôi, Champs-Élysées, Arc de Triomphe, Jardin des Tuilleries, cung điện Versailles… Rồi đến Reims cụng ly champagne nơi sản xuất rượu ngon nổi tiếng, đến Bordeaux nếm ruợu vang lừng danh khắp thế giới. Sang Anh viếng “The city of Tea, Royalty, and James Bond (nhân vật 007 điệp viên cả thế giới hâm mộ)”. Nơi đây cũng là nơi khai sinh môn túc cầu football của thế giới. Tiếp xúc “bản tính lạnh lùng” của dân Ăng-lê. Đi ngắm dòng sông Thames, The Tower of London, Tower Bridge, đi thăm các viện bảo tàng danh tiếng “National Gallery, National Portrait Gallery, British Museum, Tate Britain, Victoria and Albert Museum… Một mùa hè đáng nhớ của Michiko và Nguyễn vừa trôi qua. Hai người bạn trẻ trở về Thung Lũng Hoa Vàng hưởng tiếp những ngày nghỉ hè còn lại… PHƯƠNG-DUY (TRƯƠNG DUY CƯỜNG) (trích tập truyện “MICHIKO” do PHI-ANH xuất bản tại USA 2016)

ĐÊM RU GIẤC MỘNG

Áo bà ba nét hiền hòa

Thuở xưa duyên dáng mặn mà dễ thương

Má em hồng ửng nắng vương

Bên anh chung ngắm ánh dương rạng ngời

Đồng quê sóng lúa đẹp vời

Đơn sơ lòng vẫn như thời ngày xưa

Vào đông băng giá về chưa

Cuối ngày bóng xế song thưa lặng thầm

Đêm ru giấc mộng trăm năm

Dốc đời tay mỏi ai thăm lạnh lùng

Ánh trăng vàng trải thẹn thùng

Nghe hơi sương rụng ngàn trùng cách xa

Gió ơi nhẹ thổi rơi hoa

Bay về muôn hướng lệ sa đôi dòng.

11-07

ĐT Minh Giang

Mời nghe “Đêm Ru Giấc Mộng” ở phần nhạc https://www.youtube.com/watch?v=K16Qv0ZvEAU

NNGGUUYYỄỄNN LLÂÂNN vvớớii ttáácc pphhẩẩmm SSÔÔII NNỔỔI Tâm Minh Ngô Tằng Giao

“Sôi Nổi” là tác phẩm đầu tay của Nguyễn Lân, gồm 8 truyện ngắn:

-“Giấc mơ” viết về những giấc mơ trong đó tác giả như là gặp gỡ lại cha mình là nhà văn, nhà cách mạng

Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long mà 50 năm trước đây đã bỏ mình bên Trung Quốc.

-“Huyền” tả về Huyền, một cô gái thông minh nhưng tai quái, ngỗ nghịch và phá phách khi còn nhỏ. Lúc lớn

lên thì nhiều tham vọng. Đã lập gia đình đến 3 lần nhưng chỉ là “già nhân ngãi non vợ chồng”. Nàng tiếp tục

tìm kiếm danh vọng, luôn cảm thấy bơ vơ…

-“Con Cầu Tự” tả về cuộc sống của Trân, con trai cầu tự của ông bà Quý. Trân nhỏ người nên yếu đuối, nhút

nhát. Tính lười biếng. Ham ăn chơi. Du học Pháp để trốn lính. Bỏ dở học hành. Uống rượu, hút thuốc liên

miên. Lấy vợ là con gái của bạn, nhỏ hơn mình cả 20 tuổi. Trân sống ỷ lại vào gia đình và xã hội. Buông xuôi

mọi việc…

-“U Tình” có tính cách huyền bí, nói về một mối tình bí ẩn và ma quái giữa Hồng Nhung, nữ sinh viên y khoa

người Việt bị “tự kỷ ám thị”, với ông thày Kapur người Ấn hơn nàng cả 30 tuổi.

-“Chút Gì Tiếc Nuối” là truyện về Hà Minh con gái ông bà kỹ sư Phước. Nàng xinh đẹp lại biết thương người.

Du học Mỹ. Chịu khó học hành. Luôn phải chống trả lại những người quen tìm cách cưỡng bức mình. Sau này

lấy chồng gặp bà mẹ chồng khó tính. Cố gắng chiều gia đình chồng… Luôn nuối tiếc một cái gì đó mà tuổi trẻ

chưa được hưởng…

-“Kiếp Trầm Luân” truyện thương tâm về đứa trẻ tên Côn. Mới sinh 6 tháng thì mẹ tự vẫn vì bố rượu trè,

trai gái. Không có tình yêu của cha. Chị của Côn là Uyên may mắn về sống với bên ngoại. Nó sống với bà nội rồi

trở thành hung hãn, bụi đời, xì ke, ma túy, trộm cắp. Mười lăm tuổi đã bị nhốt vào trại cải huấn cả năm năm

trời. Sau này lấy vợ và trở lại con đường lương thiện. Chết lúc chưa đầy 30 tuổi.

-“Sôi Nổi” tả về cuộc sống của Như Nguyện, một người đàn bà phóng đãng sống say đắm, buông thả theo

tình dục. Liên tiếp lấy hết người này đến người khác…

-" Bản Luân Vũ Cuối Cùng" có tính cách khoa học giả tưởng. Akira, một nhà khoa học Nhật đầy kiến thức

nhưng thiếu từ tâm, cuồng điên yêu một phụ nữ Việt là Hồng Thơ. Đôi bên phải chia lìa vì gia đình chàng phản

đối. Mãi sau này nàng thì chết thảm trong tay "người máy", do chàng sáng chế, khi nhảy một bản luân vũ. Còn

chàng thì tự tử chết. Một thảm kịch đầy kinh dị.

***

1) Đọc tác phẩm "Sôi Nổi" ta thấy các nhân vật đa số đều hướng về cửa Phật, hướng về Phật Giáo như là

một giải pháp mang lại sự cải thiện cho con người được tốt đẹp hơn.

Như trong truyện "Huyền", khi thấy Huyền là một đứa con gái quá ngỗ nghịch, mẹ của Huyền biết rằng

không thể răn dạy được con nên:"Cuối cùng, bà đề nghị với chồng đưa Huyền vào chùa Trà Am tạm một thời

gian; may ra trong cửa Phật con bé dần dần thuần tính." (tr.19). Sau này cha của Huyền trước khi lên đường đi

vào trại tù "cải tạo" đã ôm hôn từng đứa con và nói với Huyền giọng nghẹn ngào: "Cầu Phật phù hộ cho con.

Con cố dưỡng tâm, con hỉ?!" (tr.25).

Trong truyện “Con Cầu Tự” Trân nhận biết cha đã thất vọng vì mình: “…còn mẹ vẫn cố bám víu vào một

phép lạ, vẫn đi chùa cúng kiến cầu xin cho chàng đổi tính…” (tr.56).

Trong truyện “Chút Gì Tiếc Nuối” thời Hà Minh có cảm nghĩ: “Nhìn những tượng Phật bất động nhuốm đầy

sắc từ bi, nhìn những vị sư nét mặt thanh thản, Hà Minh thấy lòng mình lắng dịu…” (tr.128). Khi phải chiều ý

bà mẹ chồng khắc nghiệt, Hà Minh: “vẫn cầu xin Trời Phật cho nàng một đứa con trai đầu lòng để chồng và

nhất là bố mẹ chồng hả dạ” (tr.130). Về sau khi đã lấy được cảm tình của mẹ chồng thì Hà Minh lại: “…thầm

cảm ơn Trời Phật đã cho nàng thấy những tia sáng trong cuộc sống làm dâu họ Hoàng” (tr.134) .

2) Trong tác phẩm chữ “Hiếu” được ca ngợi. Tác giả đã để cho nhân vật Hà Minh tự nhủ lòng: “…với nàng

chữ hiếu phải được trả trước đã…” (tr. 102). Sau đó Hà Minh thầm nguyện khi du học thành tài rồi: “chắc chắn

nàng sẽ về nước làm cha mẹ mát lòng, nàng sẽ lo cho ông bà Phước để chẳng còn gì phải nuối tiếc…” (tr.104).

Còn thằng bé Côn tuy du đãng và mới đẻ ra mấy tháng mẹ đã chết, có thấy mẹ bao giờ đâu, nhưng bóng

dáng mẹ trên tấm ảnh nhỏ nó luôn dấu trong túi áo “mà chẳng bao giờ nó rời” (tr.152).

3) Các nhân vật trong truyện thường khuyên người ta làm việc lành, có từ tâm, biết “bố thí”. Như trong

truyện “Giấc Mơ” ông Hoàng, cha của Lân, nói lời dạy dỗ con: “Sau này lớn lên, muốn làm gì cũng được nhưng

làm gì mà ngửng mặt nhìn trời không thẹn với trời, cúi xuống nhìn đất mà không hổ cùng đất… và nên giúp đỡ

người nghèo, con ạ” (tr.4). Khi thấy Lân tỏ ra ghê sợ và xa lánh đứa trẻ ăn xin nghèo khổ ông Hoàng đã nghiêm

nghị dạy con không nên khinh người, bắt con phải kết thân với đứa trẻ đó: “Con hãy chào người bạn mới này

đi!”. Rồi ông cũng dạy cho Lân là phải biết bố thí: “Con hãy đưa đồng hào này cho bạn” (tr.4). Chính vì thế mà

sau này khi phải xa lìa quê hương trong lòng Lân: “…vẫn khắc khoải hướng về cố quốc với những đồng bào đói

khổ…” (tr.7).

Ông bà kỹ sư Phước, bố mẹ của Hà Minh trong truyện “Chút Gì Tiếc Nuối” được mô tả là những người có từ

tâm: “Ông bà dạy dỗ bốn người con thật kỹ lưỡng, nhất là trong cuộc sống cần biết thương người, giúp đỡ ai

yếu kém hơn mình” (tr.100). Chính vì thế mà Hà Minh thầm nguyện sau khi du học xong: “chắc chắn nàng sẽ

về nước làm những gì hữu ích cho người nghèo như nàng vẫn thường tâm nguyện” (tr.104). Hà Minh nhớ lại

lời cha nói với nàng trước kia: “bàn tay đẹp không phải là bàn tay mịn màng thon mướt mà bàn tay đẹp là bàn

tay có ích cho nhân quần, cho xã hội” (tr.137).

4) Tác phẩm đề cao tình người. Khi thiếu đi tình người thời con người dễ bị tha hóa. Như trong truyện “Kiếp

Trầm Luân” thằng bé Côn chính vì thiếu tình thương yêu của gia đình và xã hội nên đã đi vào con đường hư

hỏng. Còn trong truyện “Chút Gì Tiếc Nuối” thì chính vì Hà Minh ăn ở khéo léo đầy tình người nên nàng đã

vững tâm sống trong hoàn cảnh gò bó (tr.133) và sau này đã cảm hóa được bà mẹ chồng cay nghiệt (tr.135).

Trong truyện “Bản Luân Vũ Cuối Cùng” chính vì thiếu từ tâm, thiếu tình người mà Akira con người đam mê

cuồng tín đã tự hủy mình và hại người.

Tình người rõ rệt hơn nữa trong truyện “Giấc Mơ”. Lân luôn luôn như nghe được lời người cha văng vẳng

dạy dỗ mình khi xưa: “Con cố hành động theo khả năng, theo lương tri… những gì có ích cho dân tộc, cho nhân

loại. Đừng ham danh vọng, giầu sang, phú quí. Đừng ganh ghét. Đừng kiêu ngạo. Đừng sợ sệt. Ở tuổi con, ba

không cần nói nhiều. Ngày nào còn tồn tại trên cõi đời, hãy vui vẻ, hăng say sống… cho mình mà cũng cho

người…” (tr.10).

5) Khái niệm về “nghiệp” của Phật Giáo bàng bạc trong khắp tác phẩm “Sôi Nổi”. Khái niệm này hiển hiện rõ

rệt nhất trong cuộc đời của thằng bé Côn trong truyện “Kiếp Trầm Luân”. Khi nghe tin Côn chết, chị của Côn là

Uyên vội vã lấy vé máy bay từ Mỹ về Việt Nam. Ngồi trên xe từ phi trường về mà nước mắt Uyên ròng ròng!

Uyên nghĩ: “Thằng Côn sao xấu số, mồ côi mẹ từ thuở lọt lòng, một cuộc đời vào tù ra khám, một cuộc sống

thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần, ngày ra đi chưa đầy ba mươi tuổi, tiền kiếp của nó ra sao, tổ tiên đã làm

điều chi ác đức để cho thằng bé có một kiếp người khốn khổ, kiếp trầm luân!” (tr.167-168).

Song song với khái niệm về “nghiệp” người ta còn được biết đến một khái niệm khác, đó là “chuyển

nghiệp”. Do sự cố gắng bản thân mà con người có thể hoán chuyển được phần nào cái “nghiệp” cũ của mình.

Chính vì thế mà trong lúc rời Việt Nam để trở về Mỹ khi Uyên nghĩ đến đứa em bạc phước mà vừa nức nở

trong lòng, vừa cầu mong: “Côn ơi! Kiếp trầm luân này em đã trả, kiếp sau em sẽ có một cuộc sống bình

thường như em vẫn ước mơ” (tr.169).

Ngay khi còn sống chính bản thân Côn cũng đã tìm cách “cải tà quy chính”, tìm cách bỏ ác theo lành, bỏ con

đường xấu xa tội lỗi mà trở về cuộc sống tốt lành. Côn từng có ý nghĩ: “Đời sống tuy cực nhưng nhiều năng

hoạt, tự tại. Riêng Côn cảm thấy vô cùng thoải mái. Suốt cuộc đời lọc lừa dối trá; bây giờ có một đời sống

lương thiện, tiếp xúc với dân miền Thượng hiền lành, chất phác, hít thở không khí trong lành núi đồi sơn cước,

tận mắt ngắm nhìn những ngọn thác xủi bọt trắng xóa từ những đỉnh núi cao đổ xuống bất tận…” (tr.166).

6) Vấn đề “tình dục” có lẽ là vấn đề “sôi nổi” nhất trong tập truyện. Tác giả đưa ra hai hạng người điển hình,

“tốt” và “xấu”, như trong đa số các tác phẩm văn chương khác.

Một hạng người đáng được ca ngợi là thanh cao, xa lánh dục tình. Như Hà Minh. “Nàng cảm thấy khó chịu

khi một người đàn ông trân trối nhìn nàng hoặc mở miệng tán tỉnh” (tr.101). Mỗi lần bị đàn ông con trai theo

đuổi, Hà Minh lại nhớ tới lời dặn của mẹ: “đừng để cho tình trai gái chiếm mất thì giờ” (tr.103).

Hoặc như Hồng Thơ từng nói với người yêu cũ Akira rằng: “Chuyện chúng mình hơn hai mươi năm trước đã

là chuyện quá vãng. Em đã có gia đình, em phải có bổn phận với chồng con. Em thương yêu gia đình…”

(tr.256). Nàng còn nhấn mạnh: “Ví thử em bỏ chồng con theo anh, em không thể tha thứ được cho chính

mình” (tr.257).

Hạng người thứ hai là hạng buông thả theo tình dục. Thí dụ như Huyền “đã ba đời chồng” mà vẫn “nói đúng

ra là già nhân ngãi…” nên vẫn lao vào cuộc săn đuổi ái tình… (tr.16). Hoặc như cô sinh viên Hồng Nhung nằm

mơ thấy “làm tình” cùng ông thày người Ấn (tr.89). Hoặc như thày Cheng đuổi theo Hà Minh muốn cưỡng bức

(tr.108). Sau này khi Hà Minh về ở với một cặp vợ chồng người quen thì lại bị anh chồng là Cương lợi dụng lúc

vợ vắng nhà muốn cưỡng ép nàng làm tình… (tr.113).

Nhưng gây “sôi nổi” nhất về tình dục thì chính là nhân vật Như Nguyện trong truyện ngắn “Sôi Nổi”. Nàng là

“loại đàn bà có vóc dáng khêu gợi, những đường cong trên thân thể nàng làm đàn ông phải khao khát, nhất là

những người đầy dục tính…” (tr.174). Nàng sống phóng đãng, buông thả theo tình dục. Thay chồng như thay

áo. Đầu tiên là lỡ có bàu và lấy chàng ca sĩ nghèo Ngu Ý tại Việt Nam, sinh một con trai là Thạch Lang; Sau đó

bỏ chồng theo lấy John, thày dạy ở hội Việt Mỹ, di tản qua Mỹ; Lúc 38 tuổi đi du lịch một mình lại lấy Marcello

người Ý; Rồi lúc 45 tuổi lấy Kalani, thổ dân tại Hawai; cuối cùng gặp Hồng Chung từ Việt Nam qua Hawai làm

ăn, theo chàng này về Việt Nam làm đám cưới lúc đó gần 50 tuổi. Bất ngờ gặp lại con trai là Thạch Lang nhưng

con không còn muốn nhận người mẹ hư hỏng nữa…

Cuộc sống của Như Nguyện đầy trác táng, xa đọa, buông thả theo tình dục, theo những thú vui xác thịt một

cách quá đáng. Khi bị con khinh ghét bỏ đi, Như Nguyện lúc đó mới thấy cõi lòng nát tan, mới phần nào chợt

tỉnh ngộ, mới nhận ra rằng cả cuộc đời mình đã hoàn toàn sai lầm vì bị sức mạnh của đam mê lôi cuốn: "...Lễ

giáo, đạo lý đều vô nghĩa đối với Như Nguyện. Nhưng đến lúc này nàng mới thấy cái uy quyền của nó, nàng

tưởng đã vượt thoát với sức mạnh phi thường của đam mê, nhưng nàng vẫn bị trói buộc bởi những sợi tơ

vương giăng mắc của đạo làm người..." (tr.226). Trên máy bay rời Việt Nam trở về Mỹ Như Nguyện có cảm

tưởng như cuộc sống của mình bị bó trong tấm vải liệm: "Máy bay vút lên không trung, mây trắng bao kín thân

phi cơ cuốn tròn từng đợt như lớp lớp khăn sô phủ kín quan tài, liệm kín cuộc đời sôi nổi..." (tr.227). Còn lời

lên án thú vui xác thịt nào thấm thía hơn nữa!

***

Tại ngoại quốc đề tài về tình dục tràn lan trên báo chí, sách vở, phim ảnh, trên "internet" và các phương

tiện truyền thông khác v.v... Có người khai thác đề tài này để thỏa mãn "tính dâm" của con người mà kiếm

tiền. Trái lại "sinh lý" nhiều khi là đề mục giáo dục được các nhà mô phạm và chuyên gia về tâm sinh lý, y học

vv... nghiên cứu, ngay cả trong phạm vi học đường, nơi đây coi "sex" như một môn cần dạy dỗ cho con trẻ.

Trong lãnh vực văn học thật ra từ trước đây tại Việt Nam tình dục đã được nhiều lần khai thác. Thí dụ ngay

như "Truyện Kiều", được dùng làm sách giáo khoa trong trường trung học, cũng đã đề cập đến vấn đề này,

đoạn "vành ngoài bẩy chữ, vành trong tám nghề" v.v... tả cảnh nàng Kiều "tiếp khách làng chơi" trong thanh

lâu đã minh chứng. Bởi vậy cuộc sống về tình dục của nhân vật trong tác phẩm "Sôi Nổi" thật ra chẳng phải là

điều mới lạ và "sôi nổi" gì lắm, nhất là ở thời điểm đầu thế kỷ mới này.

Nguyễn Lân hoàn thành tác phẩm với tư cách một nhà văn viết truyện, không phải ngòi bút của một nhà

giáo viết sách “Quốc Văn Giáo Khoa Thư”. Tuy thế bên cạnh những nhân vật xấu xa, tham lam, độc ác, bất

lương, đôi khi đầy dâm đãng, Nguyễn Lân đã dựng lên những mẫu người tốt đẹp, từ bi, đạo đức, hiếu đễ và

thanh cao… Sự tương phản này có ngụ ý: “cái xấu sẽ chỉ làm cái tốt được đẹp thêm bội phần”. Mặt khác ngôn

ngữ của các nhân vật và những đoạn tả về những động tác sinh lý đã được tác giả tự giới hạn ở một mức độ

vừa phải. Tuyệt đối không có hậu ý khêu gợi lên những thú tính dâm dục thấp hèn của con người như “văn

chương” của một số cây viết khác.

Khi ngắm một pho tượng khỏa thân thì tùy ở cái “tâm” của người ngắm. Có người nhận ra những nét uốn

lượn điêu khắc đầy nghệ thuật, trong lúc kẻ khác chỉ nhìn thấy những đường cong của một thân hình khêu gợi

dục tình. “Thanh” do ta, mà “tục” cũng do ta. Có lẽ vì vậy mà trong phần “mở đầu” của tác phẩm Nguyễn Lân

đã viết: “Cá tính, hành động của mỗi nhân vật hay, dở, tốt xấu là tùy theo nhãn quan, tùy theo khả năng thâu

nhận, tùy theo quan niệm sống của mỗi người. Tác giả viết ra để độc giả đọc chơi mà suy ngẫm. Tác giả muốn

trình bầy trong cái ‘cõi tạm’ này không tìm đâu thấy sự toàn hảo”. Kế đó Nguyễn Lân tâm sự: “Mặc dầu chỉ là

những truyện ngắn mua vui, nhưng tác giả vẫn kỳ vọng sau khi đọc xong, độc giả gạn lọc được vài điểm nào đó

để cuộc sống tươi vui hơn, linh hoạt hơn, có ý nghĩa hơn”.

Quả thật độc giả đã gạn lọc ra được nhiều điều ích lợi, nhất là cảm nhận được thấm thía lời dạy của Đức

Phật trong Kinh Pháp Cú (2 câu 186-187) về lãnh vực tình dục:

“Dù cho mưa xuống bạc vàng Cũng đâu thỏa mãn lòng tham con người Người hiền trí biết rõ thôi Dục tình vui ít để rồi khổ thêm, Cõi trời cao ngất từng trên Dục tình dù có, chớ nên ham cầu, Người con Phật hiểu pháp mầu Chỉ mong tham ái được mau diệt trừ” Nguyễn Lân quả đã thành công trong tác phẩm đầu tay của mình vì đã tìm cách gửi đi được những lời nhắn

nhủ đầy đạo đức và nhuốm màu tôn giáo. Ước mong rằng cái thông điệp này sẽ được độc giả lĩnh hội một

cách đầy đủ trọn vẹn và nghiêm túc.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(Bài nói chuyện trong buổi ra mắt sách tại giảng đường

trường Đại Học Luật Khoa George Mason, Arlington, Virginia ngày 6-4-2003)

CHIÊU NIỆM MỘT DÒNG SÔNG (Thân tặng bằng hữu đã lớn lên bên dòng Thạch Hãn – Quảng Trị)

Dù phiêu bạt cuối chân trời

Dòng sông xưa vẫn một đời thiết tha

Đầy vơi mấy dãy phù sa

Lở bồi mấy chặng quan hà tái tê

Thủy chung một mối tình quê

Thăng trầm sông vẫn vỗ về yêu thương

Sông như lòng mẹ bao dung

Dù cho trải mấy phế hưng cuộc đời

Trăng xưa buồn đứng giữa trời

Cùng sông thề hẹn bao lời ái ân!

Trách chi trai gái phàm trần

Sông trăng hẹn ước lòng xuân dạt dào!

Ngàn xưa sông đã ngọt ngào

Ru đời bằng tiếng thì thào nỉ non

Đời bao ghềnh thác chon von

Sông bao khúc uốn quặn hồn tử sinh

Lớn lên đã thấy bên mình

Một dòng sông ấp ủ tình quê hương

Mồ hôi vạn nẻo đời vương

Dòng sông tuổi nhỏ vẫn thường ước mơ

Một hôm sông hết lững lờ

Lòng sông mấy khúc trơ vơ tháng ngày

Ngăn sông đắp đập ai bày

Cho bao uất nghẹn dâng đầy nguồn sông

Sông đau người cũng xé lòng

Một vùng máu ứ trên dòng sông quê

Còn nghe bên đập cuồng mê

Từng cơn lũ đổ nặng nề hờn căm!

Bên trời thiên lý xa xăm

Hồn sông xưa vẫn nghe gần tấc gang

Nhớ dòng sông, tủi vầng trăng

Nhớ sông, trăng cũng võ vàng héo hon!

Nguyễn vô cùng

THÀNH CỔ CHIỀU MƯA Năm tháng trơ vơ lớp gạch sầu

Mưa nguồn nào gội sạch niềm đau

Thành xưa mờ ảo khung hoài niệm

Dấu cũ hoang tàn đám sậy lau

Một thuở oai hùng bao trận chiến

Mà giờ nhếch nhác mấy hàng rau

Ếch buồn hồ chẳng còn sen mọc

Rền rĩ ngắn dài chuyện trước sau!

Nguyễn vô cùng

TIẾNG RÚ TRONG ĐÊM TT-Thái An

Trên lầu bốn của căn chung cư bốn tầng lầu này, phía bên trái là nhà ở của một gia đình họ Lý, có hai vợ

chồng và ba đứa con, hai gái lớn và một con trai út. Thằng út tên Lý Thạch.

Ông Lý trông cao ráo trắng trẻo và mặt mày sáng sủa; ông là một cựu sĩ quan theo quân Tưởng Giới

Thạch đến Đài Loan từ năm 1949. Bà Lý người bản địa, mù chữ, người hơi đẫy đà, đen đúa và có đôi mắt hí.

Mặt mày lúc nào cũng khó đăm đăm.

Bà Lý là người có ếng hay cãi cọ với hàng xóm. Đó là một điều khác thường ở Đài Loan. Dân Đài Loan

không phải là dân thích cãi nhau ồn ào với xóm giềng. Ngoài chợ cũng chẳng thấy ếng cãi vã ồn ào bao giờ.

Ấy thế mà hở ra là nghe ếng bà la chói lói nên ít ai chuyện trò với bà. Và bà cũng chẳng hỏi han ai. Mỗi lần

lên xuống cầu thang, nếu có gặp ai thì cả bà và người kia cứ phớt lờ như không trông thấy nhau. Không những

bà Lý thôi, cả chồng con bà cũng thế, chẳng bao giờ chào hỏi ai dù ở chung trong cái chung cư này cả chục

năm. Đó là điều rất hiếm hoi ở Đài Loan. Dân nh ở đây đâu đến nỗi lạnh nhạt nhà ai nấy ở, không ai cần biết

đến ai.

Có lần, người hàng xóm ở lầu ba chạy lên sân thượng bên trên lầu bốn phía căn nhà của họ để bắc ăng-

ten cho cái TV của mình. Bà Lý vội chạy lên la mắng, cấm anh kia không được dựng ăng-ten trên này dù chẳng

đụng chạm gì đến nhà bà, vì nhà bà ở phía bên kia cầu thang. Chưa hết, ở Đài Loan, sân thượng của một

chung cư là của mọi nhà phía dưới lầu cùng một phía, ai cũng có thể lên đó cắm ăng-ten được. Cái chung cư

này có một cầu thang đi chung, hai bên cầu thang là hai căn chung cư. Vậy, có sáu căn chung cư ở hai bên cầu

thang này. Vì hai căn từng trệt thì không cần đi cầu thang. Họ mở cổng thẳng ra đường.

Thế là hai bên cãi nhau ầm trời vì anh kia không chịu tuân cái lệnh quái gỡ của bà Lý. Bà Lý tự cho mính

quyền quản lý hai cái sân thượng này và nhiều quyền khác mà chẳng ai chấp nhận.

Bà Lý cũng quản lý chồng con rất nghiêm ngặt. Nên khi bà ở nhà, các con bà tan học ra là phải về nhà

ngay. Đứa nào về trễ một là chết với bà. Các con bà không được cho bạn bè đến nhà và chúng cũng không

được đến nhà bạn bè. Xem như chúng chẳng hề có bạn.

Bà Lý là người trong giáo phái tu tại gia. Giáo phái này không xây chùa. Quanh năm ăn chay trường

nên bà có nhiều bạn cùng giáo phái. Nghe nói vào những thế kỷ trước giáo phái này có tên là Bạch Liên Giáo,

một giáo phái trá hình để làm chính trị. Nhưng sau này, dần dần thành ra một giáo phái chánh thức tu hành tại

nhà. Mỗi lần đi tụng niệm ở đâu, họ đều mặc áo khoác như ni cô nhưng màu đen, không phải màu xám. Còn

lúc ở nhà thì vẫn mặc váy hoặc quần áo màu sắc bình thường như mọi người.

Nhưng hơn một năm nay (1988) ở Đài Loan có phong trào giảm cân nên các ệm cơm chay mọc lên

nhanh chóng. Cũng bởi thế, các bạn đồng giáo phái với bà Lý rủ bà hùn hạp mở ệm cơm chay. Bà Lý hùn vốn

ngay, vì từ xưa đến giờ gia đình bà chỉ sống nhờ vào ền hưu của chồng. Tiến hưu chẳng có là bao nên phải

cẩn thận lắm mới đủ êu dùng.

Từ ngày bà Lý mở ệm cơm chay, bà đi từ sáng đến tối mới về, đi một tuần bảy ngày. Nhờ thế, thằng

Lý Thạch con trai bà hay xuống lầu ba chơi với anh em thằng Vinh Quân. Lý Thạch đang học năm chót bậc ểu

học. Sang năm nó sẽ lên lớp Sáu, thuộc trung học rồi. Vì thế nó lớn hơn thằng Hồng Vinh Quân ba tuối, lớn

hơn thằng Hồng Quang Vinh bốn tuổi. Nó không dám đi ra ngoài căn chung cư này để kiếm bạn đồng tuổi, nó

tự an ủi được xuống tầng dưới chơi với mấy đứa bé này là tốt lắm rồi.

Nó chỉ dám đứng ngoài cửa, gần cầu thang, nói chuyện với hai anh em thằng Vinh Quân chứ không

dám vào hẳn trong nhà vì còn sợ ba nó gọi về mà không nghe thấy. Ba nó, ông Lý cũng thông cảm với con

chẳng mấy khi được ra ngoài chơi với bạn nên ông để nó xuống chơi với anh em thằng Vinh Quân mỗi ngày,

mỗi lần gần cả giờ.

Ngày cuối của niên học, học sinh đến trường cốt để vui chơi và chia tay với bạn bè vì hôm đó không có

lớp nữa. Nhiều học sinh đem quấn áo tắm theo để bơi lội. Thằng Lý Thạch và anh em thằng Vinh Quân cũng

thế.

Sau khi chơi đùa trong hồ bơi của trường được vài giờ, thằng Lý Thạch rủ hai anh em thằng Vinh Quân

ra bờ sông vì hôm đó trường cho học sinh về sớm. Lý Thạch bảo hai anh em Vinh Quân rằng bơi ở sông thích

hơn bơi ở hồ của trường. Hơn nữa hôm nay được về sớm, mình phải đi chơi thêm về nhà làm gì, uổng phí thời

gian.

Nó nói thế vì nghĩ thế thật. Mẹ nó mãi đến tối mới về. Chẳng mấy khi mà được tự do như thế này. Từ

lúc chị em nó đi học mẫu giáo cho đến nay, chưa ngày nào chúng nó dám về nhà trễ. Cả đời nó chỉ ngồi xe

buýt vài lần với cha hoặc mẹ nó đi công việc gì đó. Nếu có đau ốm thì đi bác sĩ gần nhà. Có lần ngồi trên xe

buýt đi ngang qua cầu Phú Hòa, nó trông thấy con sông bên dưới có nhiều người đang đi dạo gần đó. Nó ước

ao một ngày nào đó nó có thể đến đây.

Thế là ba đứa trẻ cùng nhau đi bộ ra bờ sông, đi ít nhất bốn mươi phút mới đến nơi.

Đêm hôm đó, khoảng sau mười giờ đêm, có ếng kêu thất thanh của bà Lý, sau đó là ếng rú, ếng gào

rống thảm thiết của bà suốt đêm không ngừng. Thỉnh thoảng ếng kêu rú ngừng lại một lúc, sau đó lại ếp

tục. Tiếng rú nghe như ếng voi rống, hay ếng gào hét của người điên, cuốn xoáy vào tai người nghe. Vì là

mùa hè, các cửa sổ đều mở toang nên cả bốn tầng lầu đều nghe thấy. Cả những căn chung cư phía trước, phía

sau cũng nghe thấy. Người ta đoán có việc gì ghê gớm lắm vừa xảy ra.

Sáng hôm sau bà Hồng, mẹ của anh em thằng Vinh Quân qua nhà hàng xóm đối diện cầu thang gõ cửa.

Vừa trông thấy bà Vương, bà Hồng hỏi ngay:

- Bà Vương này, tối qua bà có nghe ếng bà Lý la hét không?

Bà Vương trả lời:

-Có nghe. Việc gì mà bà ta la gào hét kinh thế?

Bà Hồng kể ngay:

-Thằng con bà ta chết đuối ở sông hôm qua rồi. Nó rủ hai thằng con tôi theo ra sông để bơi. May là hai

thằng con tôi nhát, không dám xuống bơi. Nó xuống bơi một mình để biểu diễn cho hai thằng con tôi xem.

Nhưng càng đi càng lún xuống sâu, không bơi được cũng không quay lại bờ được nữa, nó kêu cứu mà hai

thằng con tôi không dám xuống cứu. Chúng nó chạy dọc trên bờ vừa khóc vừa kêu cứu, có người nghe thấy

gọi cảnh sát cấp cứu giùm. Khi xe cảnh sát và xe cứu thương đến nơi thì thằng Lý Thạch đã chìm lâu rồi.

Bà Hồng ngừng một lúc để thở. Bà Vương hỏi ngay:

-Thế đã kiếm ra xác nó chưa?

-Cảnh sát phải cho người nhái lặn xuống kiếm. Từ hai giờ chiều cho đến 7 giờ tối mới kiếm ra xác nó

đưa lên bờ. Sau đó cảnh sát đưa hai đứa con tôi về rồi lên nhà ông Lý yêu cầu ông theo ra bờ sông nhìn xem

có phải là con của ông không.

Bà Vương bàng hoàng nghe n thằng Lý Thạch chết. Bà nói:

-May phước là bà Lý không xuống chửi hai thằng con bà rủ rê thằng Lý Thạch ra sông bơi khiến nó bị

chết chìm.

Bà Hồng cãi ngay:

-Thằng Lý Thạch lớn hơn hai thằng con tôi nhiều, nó rủ rê hai thằng con tôi chứ hai thằng bé nhà tôi

làm sao dám rủ nó đi bộ ra bờ sông xa như thế? May là hai thằng con tôi không việc gì. Nếu có sao, tôi sẽ

không để yên cho nhà bà Lý đâu.

Cả xóm chung cư này chẳng ai dám lên chia buồn với bà Lý dù họ đều cảm thấy tội nghiệp bà. Bà chỉ có

mỗi một thằng con trai xem như quý tử, để di truyền nòi giống cho họ Lý. Mà bây giờ nó đã chết, hai vợ chồng

bà đau đớn biết thế nào kể siết. Lúc này mà lên nói chuyện với bà ấy thì có thể lãnh đủ mọi phát súng a ra từ

miệng bà.

Sau khi chôn con xong, bà Lý bỏ ệm cơm chay, không buôn bán nữa.

Hết hè, trường ểu học Tú Lang lại khai giảng. Chiều chiều khi tan trường, cả con đường trước cửa nhà

tràn ngập học sinh ra về. Tiếng cười nói hồn nhiên của lũ trẻ vang rân. Ông Lý đứng trước ban công nhìn

xuống đường, nhìn quần áo đồng phục, quần xanh áo trắng và mũ lưỡi trai màu cam của bọn con trai khiến

ông nhớ đến con ông, thằng Lý Thạch. Nếu nó còn sống, giờ này nó đang học ở một trường cấp hai.

Mặt mày ông sầu thảm. Cứ đến giờ tan trường, ông đứng nhìn như thế hết ngày này qua ngày khác

suốt cả năm. Ông cứ ray rứt mãi, phải chi ông cũng khó khăn với nó như mẹ nó đối với nó thì có lẽ nó chưa

chết.

Về phần bà Lý cũng ray rứt mãi, phải chi bà đừng hùn hạp mở ệm cơm chay thì giờ này thằng Lý Thạch

hãy còn sống. Vì bà mở ệm cơm vừa được một tháng, chưa lấy lại vốn thì thằng con bà đã chết rồi.

Còn hàng xóm thì xì xầm với nhau rằng vì bà Lý khó khăn với con cái quá, chúng nó bị nhốt quanh năm

suốt tháng trong nhà, ba chị em ở chung một căn phòng. Vì căn chung cư của họ chỉ có hai phòng ngủ, một

phòng khách kiêm phòng ăn, một nhà tắm và một cái bếp. Nên hở ra là xổ lồng ngay. Vì thằng Lý Thạch ao

ước được bay thật xa lâu rồi.

TT-Thái An

5/14/2018

PHÚ QUỐC ĐẤT LÀNH

Hồi xưa …

Tôi ra Phú Quốc một lần

Trở về, lòng thấy muôn phần nhớ nhung

Đảo xinh xinh, đẹp vô cùng

Ở miền duyên hải, giáp vùng Cao Miên

Từ Phú Quốc, đến Hà Tiên

Khoảng trăm hải lý, tàu thuyền thông thương

Giữa đảo có một phi trường

Tiện cho du khách bốn phương tìm về

Lưa thưa trên đảo, dân quê

Trồng tiêu, chài lưới, làm nghề mưu sinh

Bắc Mũi-Trâu, Nam Mũi Hanh

Bảy mươi cây số, xanh xanh bóng dừa

Đêm vàng, Bãi-Dọc trăng mơ

Nắng hồng An-Thới cát bờ trắng tinh

Tuyệt vời cửa bể Hàm-Ninh

Muôn ngàn hải điểu, bình minh tựu về

Cá tôm nườm nượp thấy mê

Dư ăn; làm mắm tay nghề chuyên môn

Nước mắm Phú Quốc thơm ngon

Năm châu, bốn bể vẫn còn lừng danh!

Phú Quốc, đảo nhỏ đất lành

Mà nguồn lợi tức, rành rành kim cương

Tấc đất, là tấc máu xương

Giữ sao Tổ Quốc Quê Hương vẹn toàn!

Trần Quốc Bảo Richmond, Virginia

JOSEPH RUYDARD KIPLING (1865 – 1936)

Văn Hào của Nước Anh Lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương Năm 1907

Biên khảo của: Phạm Văn Tuấn

Joseph Ruydard Kipling là nhà văn kiêm nhà thơ người Anh, ra đời tại nước Ấn Độ, nổi tiếng vì các truyện trẻ em của ông như The Jungle Book (Truyện Rừng Xanh, 1894), The Second Jungle Book (Truyện Rừng Xanh Thứ Hai, 1895), Just So Stories (Các Truyện Như Vậy, 1902), Puck of Pook’s Hill (Ngọn Đồi của Pook, 1906), cuốn tiểu thuyết Kim (1901), các bài thơ Mandalay (1890), Gunga Din (1890) và If (Nếu, 1910)… Kipling được coi là nhà văn cải tiến về nghệ thuật của truyện ngắn, các truyện trẻ em của ông thuộc loại văn chương thiếu nhi cổ điển. Kipling là một trong các nhà văn người Anh được mọi người biết tới nhiều nhất, cả về văn xuôi lẫn thơ phú, trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nhà văn danh tiếng Henry James đã nói về Kipling như sau: “Kipling gây ấn tượng tới cá nhân tôi như là một thiên tài toàn hảo nhất mà tôi đã từng biết”. Vào năm 1907, Kipling được trao tặng Giải Thưởng Nobel Văn Chương, ông là

nhà văn viết tiếng Anh đầu tiên lãnh nhận Giải Thưởng cao quý này và cho tới ngày nay, ông là nhà văn trẻ nhất lãnh được vinh dự đó. Ngoài ra, Kipling còn được bầu là Thi Sĩ Khôi Nguyên của nước Anh (the British Poet Laureateship) và nhiều lần ông được đề nghị trao tặng tước vị Hiệp Sĩ (Knighthood) nhưng tất cả các danh vọng này đã bị ông từ chối. Vào lúc cuối cuộc đời, Kipling được nhiều người coi là “nhà tiên tri của chủ nghĩa Đế Quốc Anh (a prophet of British imperialism), theo như lời của nhà văn George Orwell. Người ta đã tìm thấy trong các tác phẩm của ông các thành kiến và chủ nghĩa quân phiệt (militarism) và cuộc tranh luận này đã kéo dài trong thế kỷ 20. Theo nhà phê bình Douglas Derr: “Khi chủ nghĩa đế quốc của châu Âu thoái hóa thì Kipling được coi là người có một không hai, ngay cả khi gây tranh luận, đã diễn tả đế quốc đã trải qua các kinh nghiệm như thế nào”. 1/ Thời niên thiếu của Joseph Rudyard Kipling Rudyard Kipling sinh vào ngày 30 tháng 12 năm 1865 tại Bombay, nước Ấn Độ thời đó còn là thuộc địa của nước Anh, là con của ông John Lockwood Kipling và bà Alice Kipling, với tên con gái là Alice MacDonald. Bà Alice là một phụ nữ hoạt bát còn ông Lockwood là một nhà điêu khắc, nhà vẽ kiểu đồ gốm, hiệu trưởng và giáo sư về điêu khắc kiến trúc (architectural sculpture) tại ngôi trường mới được thành lập tại Bombay, có tên là Trường Nghệ Thuật và Kỹ Nghệ Jejeebhoy (The Jejeebhoy School of Art and Industry). Trước kia, hai ông bà Lockwood đã gặp nhau bên bờ Hồ Rudyard thuộc miền thôn dã Staffordshire, nước Anh, họ đã say sưa với phong cảnh hữu tình của hồ nước nên họ đã đặt tên của người con đầu lòng là Rudyard Kipling. Kipling được cha mẹ nuôi nấng tại Bombay cho tới khi lên 6 tuổi thì theo tập tục của các người Anh làm việc tại Ấn Độ, Kipling và cô em gái Alice, còn được gọi là Trix, được gửi về nước Anh, cư ngụ tại Southsea (Portsmouth), sinh sống trong một gia đình nhận nuôi giữ các trẻ con mà cha mẹ ở nước ngoài. Hai đứa trẻ này đã lưu trú trong nhà của Đại Úy và bà Holloway tại Lorne Lodge trong 6 năm. Trong cuốn sách tự thuật mà tác giả phổ biến 65 năm về sau, Kipling đã nhớ lại thời kỳ này với sự kinh hãi bởi vì ông đã gặp cảnh tàn nhẫn và thiếu chăm sóc trong cách đối xử của bà chủ nhà Holloway. Người em gái Trix của Kipling thì cảm thấy dễ chịu hơn tại Lorne Lodge bởi vì bà Holloway muốn rằng sau này Trix sẽ kết hôn với một trong các con trai của bà ta.

Hai đứa trẻ này cũng có các người họ hàng sinh sống tại nước Anh nhờ vậy chúng được trải qua các kỳ nghỉ Lễ Giáng Sinh với bà dì ruột tên là Georgiana (Georgy) với ông chồng là nghệ sĩ Edward Burne-Jones tại nhà của họ tên là “The Grange” (Trang Trại) tại Fulham, London, nơi đây Kipling coi là “một thiên đường đã cứu giúp tôi”. Vào mùa xuân năm 1877, bà mẹ Alice Kipling từ Ấn Độ trở về nước Anh nên đã dẫn hai đứa trẻ ra khỏi miền Lorne Lodge. Tới tháng 1 năm 1878, Kipling được nhận vào trường United Services College (Đại Học Tổng Hợp Công Tác) tại Westward Ho!, Devon, đây là một ngôi trường mới được thành lập vài năm về trước để chuẩn bị cho các thiếu niên bước vào nghề quân sự. Đầu tiên lối sống tại ngôi trường này khá cực nhọc nhưng rồi Kipling đã có vài người bạn thân và nơi đây là khung cảnh để ông viết ra các truyện dành cho con trai có tên là Stalky & Co., xuất bản nhiều năm về sau. Trong thời gian này, Kipling đã gặp rồi say mê cô Florence Garrad, một cô bạn gái của Trix, cùng cư ngụ tại Southsea, nơi mà Trix đã trở lại. Cô Florence này là nhân vật Maisie mà Kipling mô tả trong cuốn tiểu thuyết đầu tiên có tên là “The Light that failed” (Ánh Sáng không còn, 1891). Vào cuối thời kỳ theo học bán quân sự, Kipling đã thiếu điểm văn hóa để được nhận học bổng của trường Đại Học Oxford và do cha mẹ cũng không có đủ tiền để trợ cấp học hành cho con, vì vậy ông Lockwood Kipling đã xin cho con trai một việc làm tại Lahore (bây giờ thuộc nước Pakistan), tại nơi này, ông Lockwood là Viện Trưởng của trường Đại Học Nghệ Thuật Mayo (the Mayo College of Art) và cũng là Giám Đốc Quản Thủ Viện Bảo Tàng Lahore. Tại Lahore, Kipling là phụ tá chủ nhiệm của một tờ báo địa phương nhỏ có tên là “Báo Dân Sự và Quân Đội” (the Civil & Military Gazette). Tới ngày 20/9/1882, Kipling xuống tầu đi Bombay rồi tới nơi này vào ngày 18/10/1882. 2/ Các cuộc Du Lịch Tờ “Báo Dân Sự và Quân Đội” tại Lahore được Kipling gọi là “người tình đầu tiên của tôi và là tình yêu thực sự nhất” (my first mistress and most true love). Tờ báo này xuất bản 6 ngày một tuần trong suốt năm và chỉ đóng cửa 1 ngày vào Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh. Kipling làm việc rất bận rộn với viên chủ nhiệm Stephen Wheeler nhưng dù thế, nhu cầu bài viết rất nhiều. Vào năm 1886, Kipling cho phổ biến tập thơ đầu tiên có tên là Departmental Ditties (các bài thơ ca ngắn cục bộ). Cũng vào năm này, tờ báo kể trên có viên chủ nhiệm mới là ông Kay Robinson, ông này đã cho phép Kipling làm việc tự do hơn và Kipling được mời đóng góp bằng các truyện ngắn cho tờ báo. Trước kia vào năm 1883, Kipling đã thăm viếng Simla (bây giờ là Shimla), là thủ đô Mùa Hè của Đế Quốc Anh tại Ấn Độ. Đây là trung tâm quyền lực và tiêu khiển với vị Phó Vương Ấn Độ, và chính quyền cũng di chuyển về đây trong 6 tháng. Tại Simla, ông Locwook được mời vẽ một bức tranh fresco cho nhà thờ Chúa Kitô, từ năm 1885 tới năm 1888, Kipling thường thăm viếng nơi này và đã dùng địa điểm này để viết ra 39 truyện ngắn cho tờ báo Gazette từ tháng 11 năm 1886 tới tháng 6 năm 1887. Tập truyện “Plain Tales from the Hills” (Các Truyện bình thường từ các Ngọn Đồi) được Kipling cho phổ biến tại Calcutta vào tháng 1 năm 1888, một tháng sau ngày sinh nhật thứ 22 của tác giả. Qua tháng 11 năm 1887, Kipling được đổi sang làm việc cho tờ báo lớn hơn tên là The Pioneer (Người Tiên Phong) tại thành phố Allahabad nhưng tác giả Kipling vẫn viết văn với tốc độ thực nhanh, nhờ vậy qua năm sau Kipling đã cho xuất bản 6 tuyển tập truyện ngắn, đó là các truyện Soldiers Three (Lính 3 Người), The Story of the Gadsbys (Truyện của Gadsbys), In the Black and White (Trong Màu Đen và Trắng), Under the Deodars, The Phantom Rickshaw (Con Ma Rickshaw) và Wee Willie Winkie, tất cả gồm 41 truyện với vài truyện khá dài. Ngoài ra Kipling còn làm phóng viên đặc biệt cho tờ báo The Pioneer tại miền phía tây của Raiputana, nơi đây ông đã viết ra nhiều tập phác thảo để về sau gom lại thành tập “Letters of Marque” (Các Bức Thư của Marque) rồi được phổ biến trong cuốn truyện “From Sea to Sea” (Từ Biển tới Biển) và “Letters of Travel” (Các Bức Thư Du Lịch).

Vào đầu năm 1889, Kipling bán bản quyền của 6 bộ truyện để lấy 200 bảng Anh và bán truyện “Plain Tales” (Các Truyện Bình Thường) lấy 50 bảng, rồi tờ báo The Pioneer trả lương 6 tháng cho Kipling, dùng số tiền gom lại này, Kipling di chuyển về London bời vì nơi đây là trung tâm văn chương của Đế Quốc Anh. Vào ngày 9 tháng 3 năm 1889, Kipling rời khỏi xứ Ấn Độ, đi du lịch qua Rangoon, Singapore, Hong Kong, Nhật Bản rồi tới San Francisco. Trong khi đi đường, Kipling vẫn viết các bài cho tờ báo The Pioneer, tất cả được gom lại trong tuyển tập “Letters of Travel” (Các Bức Thư Du Ngoạn). Tại Hoa Kỳ, Kipling đã thăm viếng rất nhiều nơi, đã gặp nhà văn Mark Twain tại Elmira, New York. Kipling vượt qua Đại Tây Dương, tới Liverpool vào tháng 10 năm 1889. Trong 2 năm kế tiếp, Kipling cho phổ biến cuốn tiểu thuyết “The Light that Failed” (Ánh Sáng không còn), đã gặp một nhà văn và cũng là nhà xuất bản tên là Wolcott Balestier, với ông này Kipling cộng tác trong cuốn tiểu thuyết “The Naulakha”. Qua năm 1891, Kipling đã dùng đường biển đi du lịch qua các xứ Nam Phi, Úc, Tân Tây Lan và Ấn Độ rồi ông hưởng Lễ Giáng Sinh với gia đình tại Ấn Độ. Khi nghe tin ông Balestier đột ngột qua đời vì bị bệnh sốt thương hàn, Kipling bèn trở về London nhưng trước khi đi, ông đã dùng điện tín để cầu hôn với cô em gái của ông Balestier, tên là Caroline (Carrie), đây là người thiếu nữ mà ông đã gặp 1 năm trước. Trong khi đó vào cuối năm 1891, Kipling cho xuất bản tại London truyện ngắn viết về người Anh tại Ấn Độ “Life’s Handicap” (Khuyết Tật của Đời Sống). Vào ngày 18/1/1892, cô Carrie Baristier (29 tuổi) và Rudyard Kipling (26 tuổi) đã thành hôn tại London, trong nhà thờ All Souls Church, Langhan Place, với Henry James là người dẫn cô dâu. Tân lang và tân giai nhân đã trải qua thời kỳ trăng mật tại Vermont, Hoa Kỳ, rồi Nhật Bản. Trong khi đang ở Yokohama, Nhật Bản, Kipling được tin ngân hàng của họ là The New Banking Corporation đã bị thất bại, vì vậy ông bà Kiping đã phải trở lại Hoa Kỳ và trong thời gian này, bà Carrie mang bầu đứa con đầu lòng, họ thuê một căn nhà nhỏ tên là Bliss Cottage, gần Brattleboro với tiền thuê một tháng là 10 đô la. 3/ Viết ra các tác phẩm danh tiếng Chính tại căn nhà Bliss Cottage, đứa con gái đầu lòng Josephine ra chào đời vào ngày 29/12/1892 trong khi bên ngoài có 3 feet tuyết rơi. Cũng chính trong căn nhà nhỏ này, Kipling bắt đầu viết cuốn “The Jungle Book” (Sách Rừng Xanh). Bé Josephine ra đời đã làm cho căn nhà nhỏ Bliss Cottage trở nên chật hẹp, vì vậy Kipling đã mua lại của người anh vợ 10 mẫu đất nhìn xuống giòng sông Connecticut và xây cất tại nơi đây một căn nhà mà ông đặt tên là Naulakha, đây là tên của một sợi dây chuyền trong truyền thuyết của một bà hoàng hậu Ấn Độ. Căn nhà một mái này ngày nay còn tồn tại trên Đường Kipling. Trong cuộc sống ẩn dật tại Vermont, cùng với sức khỏe tốt, Kipling đã viết ra, ngoài cuốn truyện “The Jungle Book”, còn có tuyển tập các truyện ngắn “The Day’s Work” (Công Việc trong Ngày), cuốn tiểu thuyết “Captain Courageous” (Thuyền Trưởng Can Đảm) và rất nhiều bài thơ, gồm cả tập thơ “The Seven Seas” (Bẩy Đại Dương). Tuyển tập thơ “Barrack-Room Ballads” được xuất bản vào tháng 3 năm 1892 trong đó có hai bài thơ nổi tiếng là “Mandalay” và “Gunga Ding”. Trong thời gian sinh sống tại căn nhà Naulakha, Kipling đã gặp lại cha là ông Lockwood khi ông về hưu năm 1898, gặp Arthur Conan Doyle và nhà văn này đã dạy cho Kipling cách đánh golf. Nhưng Kipling ưa thích nhất là phong cảnh tuyệt vời của miền Vermont khi lá vàng rực rỡ lúc mùa Thu sang. Vào tháng 2 năm 1896, đứa con gái thứ hai tên là Elsie ra đời nhưng gia đình của Kipling đã gặp cảnh bất hòa. Vào khoảng năm 1890, nước Anh và xứ Venezuela đã tranh chấp nhau vì miền Guiana thuộc Anh, rồi sau đó, vị Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ lại can thiệp vào vụ xung đột khiến cho hai nước Anh và Mỹ chuẩn bị chiến tranh. Cuộc khủng hoảng này khiến cho Kipling bị ngỡ ngàng trước các tình cảm chống Anh tại Hoa Kỳ. Về gia đình bên vợ, người anh Beatty bất hòa với em gái là Carrie. Tới tháng 5/1896, ông Beatty này say rượu, đã gặp Kipling ở ngoài đường phố và muốn hành hung người em rể, nên bị bắt. Tới tháng 7/1896, một tuần lễ trước khi vụ xử tiếp tục thì gia đình Kipling đã đóng hành lý, từ bỏ căn nhà Naulakha, Vermont, rồi vĩnh viễn rời Hoa Kỳ.

Trở lại nước Anh vào tháng 9 năm 1896, gia đình Kipling cư ngụ tại Torquay trên bờ biển Devon, một nơi sườn đồi nhìn ra biển. Kipling bây giờ đã là một nhân vật danh tiếng, thường viết các bài báo mang tính cách chính trị. Hai bài thơ “Recessional” (Bài thơ cuối lễ, 1897) và “The White Man’s Burden” (Gánh Nặng của người Da Trắng, 1899) đã tạo nên cuộc tranh cãi khi phổ biến. Vài người cho rằng các bài thơ này có tính cách tuyên truyền cho chế độ đế quốc và các thái độ kỳ thị chủng tộc. Trong thời gian sinh sống tại Torquay, Kipling đã viết cuốn truyện “Stalky & Co.”, đây là tuyển tập các truyện về trường học gồm các kinh nghiệm của tác giả tại trường The United Services College ở Westward Ho! Theo gia đình tác giả kể lại sau này, Kipling thường đọc lại vài mẩu truyện rồi cười lớn về cách pha trò của mình. Vào đầu năm 1898, Kipling và gia đình thường đi du lịch qua xứ Nam Phi (South Africa), đây là thói quen đi chơi vào mùa đông kéo dài tới năm 1908. Với danh tiếng là nhà thơ của Đế Quốc (the poet of Empire), Kipling được tiếp đón bởi các chính trị gia mạnh thế nhất tại Cape Colony, gồm có Cecil Rhodes, Sir Alfred Milner và Leander Starr Jameson. Ngược lại, Kipling cũng rất khâm phục 3 vị này với đường lối chính trị của họ. Thời kỳ 1898 – 1910 là giai đoạn lịch sử của xứ Nam Phi, kể cả cuộc chiến tranh Boer thứ hai (the Second Boer War, 1899-1902), tiếp theo là hiệp ước hòa bình và việc thành lập xứ Đoàn Kết Nam Phi (the Union of South Africa) vào năm 1910. Trở lại nước Anh, Kipling viết ra các bài thơ ủng hộ lý do của nước Anh trong cuộc chiến tranh Boer rồi một cuộc viếng thăm Nam Phi vào đầu năm 1900 đã khiến cho Kipling bắt đầu làm tờ báo “The Friend” (Bạn Hữu) dành cho quân đội Anh tại Bloemfontein, một thủ đô mới chiếm được của xứ Orange Free State. Kipling bắt đầu thu gom tài liệu để viết ra một truyện trẻ em cổ điển có tên là “Just So Stories for Little Children” (Các Truyện dành cho Trẻ Em nhỏ), tác phẩm này được phổ biến vào năm 1902, rồi tới cuốn truyện dài “Kim”. Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 1899, Kipling và người con gái lớn Josephine đã bị sưng phổi rồi sau đó, Josephine đã qua đời. Về phạm vi không giả tưởng, Kipling liên quan tới cuộc tranh luận về cách nước Anh đối phó với sự tiến triển của lực lượng Hải Quân Đức. Loạt bài viết này được ông cho phổ biến vào năm 1898 bằng cuốn sách A Fleet in Being (Hạm Đội đang hình thành). Vào thập niên thứ nhất của Thế Kỷ 20, Kipling ở đỉnh cao của danh vọng khi ông được trao Giải Thưởng Nobel Văn Chương vào năm 1907. Ủy Ban Nobel đã dẫn chứng về tác giả như sau: “Cứu xét về năng lực quan sát, nguồn gôc của trí tưởng tượng, sức mạnh của các ý tưởng và tài năng đáng kể về kể chuyện, và đây là đặc tính sáng tạo của tác giả danh tiếng này trên thế giới” (in consideration of the power of observation, originality of imagination, virility of ideas and remarkable talent for narration which characterize the creations of this world-famous author). Các Giải Thưởng Nobel được thành lập vào năm 1901 và Joseph Rudyard Kipling là tác giả người Anh đầu tiên được nhận lãnh danh dự này. Vào Buổi Lễ Phát Giải tại thành phố Stockholm ngày 10/12/1907, ông Tổng Thư Ký của Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã ca ngợi Tác Giả Rudyard Kipling cùng với 3 thế kỷ của nền Văn Chương Anh Quốc. Vào năm 1910, Kipling cho xuất bản tập thơ Rewards and Fairies (Các Phần Thưởng và các Nàng Tiên) trong dó có bài thơ “If – “ (Nếu - ). Bài thơ này được coi là nổi tiếng nhất của tác giả. Trong Thế Chiến Thứ Nhất, Kipling đã gặp thảm cảnh là đứa con trai duy nhất của ông tên là John đã bị tử trận vào năm 1915 trong Trận Loos (the Battle of Loos). Do thảm cảnh này, Kipling đã tham gia với Sir Fabian Ware vào Ủy Ban của Các Ngôi Mộ Chiến Tranh của Đế Quốc Anh (the Imperial War Graves Commission), bây giờ được đổi tên thành “Ủy Ban của các Ngôi Mộ Chiến Tranh của Khối Thịnh Vượng Chung” (the Commonwealth War Graves Commission). Vào năm 1922, Kipling đã dùng các bài viết và các bài thơ phú để nói về các công trình của các kỹ sư của trường Đại Học Toronto, Canada, rồi ông trở nên Viện Trưởng của Đại Học Saint Andrew (Lord Rector of St. Andrew University) tại Tô Cách Lan (Scotland), một chức vụ tới năm 1925.

Rudyard Kipling qua đời vì bị ung thư cuống bao tử (duodenal ulcer) vào ngày 18/1/1936, thọ 70 tuổi. Cốt tro của Kipling được chôn tại Góc của các Nhà Thơ (the Poets’ Corner) trong Tu Viện Wesminster Abbey, tại nơi này nhiều Văn Nhân danh tiếng của nước Anh được an nghỉ và tưởng niệm. 4/ Ảnh Hưởng của Nhà Văn Kipling Các bài viết và các bài thơ của Rudyard Kipling thường diễn tả các quan điểm xã hội và chính trị của tác giả và nhiều người đã chỉ trích các quan điểm này là kỳ thị chủng tộc (racist), chẳng hạn trong Tập Thơ Recessional (Bài thơ cuối lễ), các người dân thuộc địa bị coi là “nửa ác quỷ và nửa trẻ con” (half-devil and half-child). Các bài viết của Kipling trước Thế Chiến Thứ Nhất bị coi là mang giọng điệu “đế quốc” (imperialist tone). Các truyện và thơ của Kipling, ngoại trừ các truyện trẻ em, đã bị cấm đoán tại nước Ấn Độ, ngoài công việc dùng để tìm hiểu chủ nghĩa đế quốc (imperialism). Về một phương diện khác, ông Baden-Powell, người sáng lập ra Hướng Đạo Quốc Tế (Scouting) đã dùng nhiều đề tài trong cuốn truyện “Sách Rừng Xanh” (The Jungle Book) và truyện “Kim” của Kipling để thiết lập các sói con (the wolf cubs). Ngoài ra, cuốn “Sách Rừng Xanh” còn được chuyển thành nhiều bộ phim ảnh đầu tiên bởi nhà sản xuất Alexander Korda, rồi về sau do Công Ty Walt Disney. 5/ Các Địa Điểm mang Danh Kipling Khi một đường xe lửa được thiết lập dọc theo bờ phía bắc của Hồ Michigan, ông Giám Đốc điều hành đã yêu cầu hai thành phố được mang danh dự Kipling: thành phố Rudyard và thành phố Kipling tại Michigan. Ngoài ra còn có Núi Rudyard tại Tiểu Bang Montana. Trong nước Canada, ở phía tây của bang tỉnh Saskatchewan có thành phố Kipling. Đại Lộ Kipling là con đường chính trong thành phố Toronto, Canada. Tại Brighton, nước Anh, có Trường Tiểu Học Rudyard Kipling, rồi gần đó là con đường Rudyard. Đại Lộ Rudyard (Rudyard Avenue) trong thành phố Woodingdean là nơi không xa căn nhà mà tác giả Rudyard Kipling đã từng sinh sống tại Rottingdean. Ngoài ra còn nhiều địa danh khác trong nước Anh mang tên của Tác Giả “Sách Rừng Xanh”. 6/ Các Tác Phẩm của Joseph Ruyard Kipling Sau đây là một số Tác Phẩm chính của Rudyard Kipling: - The Story of the Gadsbys (1888) = Câu Chuyện của Gadsbys. - Plain Tales from the Hills (1888) = Các Truyện bình thường từ các Ngọn Đồi. - Mandalay (1890) (Thơ) - Gunga Din (1890) (Thơ). - The Light That Failed (1891) = Ánh Sáng không còn. - The Jungle Book (1894) (Các truyện ngắn) = Sách Rừng Xanh. - The Second Jungle Book (1895) (Các truyện ngắn) = Sách Rừng Xanh thứ hai. - If – (1895) = Nếu… (Thơ). - Captain Courageous (1897) = Thuyền Trưởng Can Đảm. - The Day’s Work (1898) = Công Việc trong Ngày. - Stalky & Co. (1899). - Kim (1901) (truyện dài). - Just So Stories (1902) = Các Truyện Như Vậy. - Puck of Pook’s Hill (1906) = Ngọn Đồi của Pook. - Life’s Handicap (1915) (Truyện ngắn) = Khuyết Tật của Đời Sống. - Ngoài ra còn nhiều tác phẩm khác.

7/ Bài Thơ If - , Bản Tiếng Anh. If you can keep your head when all about you Are losing theirs and blaming it on you, If you can trust yourself when all men doubt you, But make allowance for their doubting too; If you can wait and not be tired by waiting, Or being lied about, don’t deal in lies, Or being hated, don’t give way to hating, And yet don’t look too good, nor talk too wise: If you can dream—and not make dreams your master; If you can think—and not make thoughts your aim; If you can meet with Triumph and Disaster And treat those two impostors just the same; If you can bear to hear the truth you’ve spoken Twisted by knaves to make a trap for fools, Or watch the things you gave your life to, broken, And stoop and build ’em up with worn-out tools: If you can make one heap of all your winnings And risk it on one turn of pitch-and-toss, And lose, and start again at your beginnings And never breathe a word about your loss; If you can force your heart and nerve and sinew To serve your turn long after they are gone, And so hold on when there is nothing in you Except the Will which says to them: ‘Hold on!’ If you can talk with crowds and keep your virtue, Or walk with Kings—nor lose the common touch, If neither foes nor loving friends can hurt you, If all men count with you, but none too much; If you can fill the unforgiving minute With sixty seconds’ worth of distance run, Yours is the Earth and everything that’s in it, And—which is more—you’ll be a Man, my son!

RRUUDDYYAARRDD KKIIPPLLIINNGG (1865 -1936)

8/ Bài Thơ “Nếu…”, Thơ Chuyển Ngữ của Nhà Thơ Tâm Minh Ngô Tằng Giao.

Nếu con tự tại an nhiên Khi người chao đảo và phiền trách con;

Nếu con tin tưởng mình luôn Mặc người nghi kỵ không buồn tin con; Nếu con quyết chí chờ trông, Hay người gian dối, mình không theo người, Ai sân hận, mình thảnh thơi, Không khoe bản ngã, không lời tự kiêu;

Nếu con mơ ước đủ điều Không sùng bái mộng, sớm chiều buông lơi; Nếu con suy nghĩ chuyện đời Không dùng, lại bỏ ra ngoài mục tiêu; Nếu con đối xử hai điều Thành Công, Hoạn Nạn đồng đều như nhau; Nếu con nhẫn nhục trước sau Nghe chân lý vốn từ lâu đẹp lời Nay phường gian xảo dong chơi Cố tình xuyên tạc bẫy người vô minh; Hay con nhìn sự nghiệp mình Cả đời xây dựng, tan tành phút giây, Và con quyết tạo lại ngay Dù không phương tiện, trắng tay, tiêu điều; Nếu thâu góp của rất nhiều Đỏ đen nướng hết khi liều ăn thua Rồi con khởi nghiệp như xưa Không than tài sản mình vừa tiêu tan; Nếu con tâm trí lỡ làng Sức tàn, lực kiệt chẳng màng làm chi, Rồi vươn lên tiếp bước đi Giữ nguyên Ý Chí kiên trì: “Quyết tâm!” Nếu con đạo hạnh vẹn phần, Không phân Vua hoặc thường dân cận kề; Nếu thù hay bạn đôi bề Khó làm con bị não nề tổn thương, Nếu người tính toán đủ đường Nhưng con vẫn thấy tầm thường đáng chi; Nếu từng phút lãng trôi đi Con đều tận dụng không hề bỏ qua; Thì con ơi, cõi Ta Bà Cùng muôn sự vật: con là chủ nhân Và hơn nữa quý bội phần Con sẽ là kẻ Thành Nhân con à!

TTââmm MMiinnhh NNGGÔÔ TTẰẰNNGG GGIIAAOO (chuyển ngữ)

Mời nghe “Bản Tình Ca Tháng 6” ở phần nhạc

https://www.youtube.com/watch?v=MaUh4m_GIRs

CÀO LÁ NGOÀI SƯƠNG ĐÊM

Chiều mù cây nhánh trơ

Ta mù sương mất hút

Giữa muôn trùng lạnh tăm

Cuối năm rào lá đổ

Suốt ngày nghe tiếng quạ

kêu ngoài hiên xanh rêu

Đôi khi vờ ngủ muộn

Giấc mộng đầy quạnh hiu

Chiều ra sông bến lạ

Bên kia phố lên đèn

Mới biết mùa đông gọi

Một mặt trời không tên

Như người xưa nhớ bạn

Cánh nhạn nhờ đưa tin

Tôi một mình đứng lặng

Cào lá ngoài sân đêm

Đinh Cường

CÔ GÁI HUẾ VỚI TRANH THIẾU NỮ CỦA HỌA SĨ ĐINH CƯỜNG

Phạm Thành Châu

Trí nhớ, khoảng năm 1970, sau khi tốt nghiệp, tôi được bổ về Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, làm việc. Quảng

Điền cách Huế vài chục cây số, có cái địa danh rất nhiều người biết là phá Tam Giang với hai câu thơ: “Thương

em anh cũng muốn vô/ Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”.

Phá Tam Giang cách quận lỵ, là chợ Ngũ Xã, chừng một cây số. Thỉnh thoảng tôi ra đứng nhìn cái đầm nước

rộng mông mênh đó mà chẳng thấy một chút xúc động, mơ mộng nào. Phía bên kia mờ mịt bờ dương liễu

xanh thẫm, xa đến nỗi thành một vạch dài, chia cắt nước với trời. Sau lưng tôi là bờ đất với những cây dại rải

rác. Làng xóm ở tít đằng xa. Sau lũy tre xơ xác là những ngôi nhà tre lụp xụp bên cạnh những thửa ruộng,

những con đường quê vắng vẻ. Chiến tranh đã làm nhiều người chết, một số khác tìm về thành phố sống lây

lất, chỉ còn lại những người liều thân, sống bám ruộng đồng để săn sóc mồ mả tổ tiên, ông bà, cha mẹ...

Không rõ thời phát sinh hai câu thơ trên, phá Tam Giang nguy hiểm ra làm sao, chứ lúc đứng nhìn mặt nước

yên tĩnh, bao la, tôi chẳng thấy sóng gió gì cả. Vậy mà cái anh chàng bạc tình nào đó nỡ ngâm nga hai câu thơ

trên để nại lý do không thể vào Huế gặp “em”. Hay là anh ta cũng có cố gắng vượt truông nhà Hồ vào đến phá

Tam Giang, thấy cảnh vật quá đìu hiu, anh ta cụt hứng, tặc lưỡi một cái và quay về với cô hàng xóm? Đã vậy có

người còn bày đặt, thêm hai câu “Phá Tam Giang giờ này đã cạn/ Truông nhà Hồ Nội tán cấm nghiêm”. Cô nào

mà thèm nói như thế? Thứ con trai hèn nhát, “thiếu tư cách” cỡ đó mà người đẹp phải năn nỉ? Cô gái Huế, từ

bao đời nay, là tiểu thư khuê các, vương tôn công tử thiếu điều theo đuổi, chắc gì được để mắt đến, chưa nói

đến gia pháp nghiêm minh, kín cổng cao tường, làm sao có chuyện liên hệ nam nữ, dù là quen biết, với một

người con trai ở xa đến độ phải vượt truông nhà Hồ, vượt phá Tam Giang?...

Ủa? Thế còn tranh thiếu nữ của hoạ sĩ Đinh Cường đâu, sao không nói đến? Xin thưa, vì yêu cô gái Huế quá

nên tôi lạc đề. Mà cái tình yêu đó có nguyên nhân sâu xa nên tôi xin được phép dài dòng thêm chút nữa.

Năm đó tôi khoảng 15 tuổi, ở Hội An. Nhân dịp nghỉ hè, tôi rủ thằng bạn hàng xóm (đó là Đỗ Đình Tân), hiện

nay ở Philadelphia, làm một chuyến phiêu lưu ra Huế. Hai đứa tôi chưa biết Huế bao giờ, không có bà con nào

ở Huế, vậy mà cứ đón xe đi bừa. Trong túi chẳng có nhiều, chỉ đủ trả tiền xe đò, còn thừa chút đỉnh thì ăn

bánh mì không (không có nhân), uống nước máy bên đường. Chúng tôi xuống xe ở bến An Cựu, bắt đầu lang

thang khắp nơi. Đến dốc Nam Giao, qua nhà ga, thăm trường Đồng Khánh, trường Quốc Học, qua cầu Trường

Tiền, đến chợ Đông Ba, vào thăm Đại Nội... Nghĩa là đọc sách, rồi hỏi người ta nơi nào nổi tiếng ở Huế là đến.

Buổi chiều, sau khi rã cẳng, hai đứa tôi đến bãi cỏ trên bờ sông Hương, ngay trước nhà sách Ưng Hạ, nằm dài

ra, vừa chuyện trò vừa đón gió mát... Khi đèn đường sáng lên thì trời cũng chạng vạng. Hai đứa tôi chợt thấy

bên kia đường, một cô bé đi qua, tay ôm chiếc chiếu. Cô lớn hơn tụi tôi khoảng vài tuổi, người mảnh khảnh,

tóc ngang vai, mặt trái xoan dài trông vừa yểu điệu vừa ngây thơ. Có lẽ cô xem hai đứa tôi như em nên cử chỉ,

lời nói rất tự nhiên tuy trong lúc đối đáp cô không xưng chị mà cũng không gọi tụi tôi bằng em. Giọng vui mà

dịu dàng, cô nói là cho tụi tôi mượn chiếc chiếu để ngủ, sáng mai đem trả lại. Cô chỉ nhà cô, bên kia đường. Có

lẽ ba mẹ cô đứng trên lầu thấy hai thằng nhỏ vô gia cư nên sai con gái đem qua cho mượn chiếu. Chúng tôi rất

cảm động, lí nhí cám ơn. Đã tử tế cho mượn chiếu, cô còn ân cần hỏi thăm mấy câu “Nhà ở mô?”. “Ở Hội An”.

“Hội An là ở mô?”. “Đi vô Đà Nẵng rồi đi vô Hội An, xa lắm”. “Có đi học không?”. “Có, học trường Trần Quý

Cáp”. Cô cười, miệng rất đẹp, mắt cũng rất đẹp. “Con trai đi chơi sướng hỉ”. Cô đi qua đường, vô nhà rồi mà

hai đứa vẫn còn ngẩn ngơ. Được người đẹp nói chuyện thân mật như thế, là lần đầu trong đời nên tôi cứ

tưởng cô là cô tiên trong truyện cổ tích vậy. Và hình ảnh cô, lời cô nói, đôi mắt, miệng cười của cô, tôi nhớ mãi

đến bây giờ... Buồn ngủ lại gặp chiếu hoa, lại là chiếu do người đẹp đưa, chúng tôi trải lên cỏ, êm như nằm

nệm. Hai đứa tôi ngủ thẳng một giấc đến sáng. Tỉnh dậy mới biết là bị mất giày sandale (giày có quai) và cả mũ

hướng đạo (mũ rộng vành) nữa. Thời đó, giày có quai và mũ rộng vành là thời trang của học trò. Đành mua

một đôi dép rẻ tiền đi tạm. Chừng đó tuổi mà tôi đã biết mê gái, nên tôi dành phần đi trả chiếu. Lần này tôi

thấy cô đẹp hơn hôm qua, nhưng không biết làm thế nào để kéo dài thời gian gặp gỡ, tôi đành hỏi “Xuống

sông tắm có được không?” Cô nhìn tôi, mắt sáng trưng vẻ như ngạc nhiên và cô cười “Được”. Đoán chừng cô

sẽ lên lầu xem hai đứa tôi làm gì nên tôi nổi máu anh hùng, cởi đồ nhảy xuống sông biểu diễn bơi lội. Cái bờ

sông Hương rất cao, đứng nhìn qua bên kia, thấy gần nhưng xuống nước tôi bơi hoài, mỏi nhừ cả chân tay mà

vẫn chưa đến bờ. Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp thì sông Hương đâu phải hẹp. Khi đến bờ bên kia, tôi

sợ quá không dám bơi trở lại nữa. Thế là tôi cứ mình trần, mặc chiếc quần đùi ướt mem, chạy dọc bờ sông, lên

cầu Trường Tiền, chạy vòng về chỗ cũ. Xứ Huế, bấy giờ, các bà gánh hàng bán ngoài chợ còn mặc áo dài, thì

cảnh một thằng nhỏ cứ trần trùng trục chạy ngờ ngờ qua cầu trên đường phố là một chuyện lạ. Có lẽ họ tưởng

tôi điên. Khi về đến nơi, tôi nhìn qua bên kia đường, thấy cô bé đứng trên lầu, tựa lan can, nhìn tôi cười. Tôi

không nhớ mình có mắc cỡ không, nhưng tôi cũng nhìn cô cười. Và tôi yêu cô ta từ đấy. Tự nhiên mà yêu chứ

chẳng có nguyên nhân nào cả. Vì yêu cô bé đó mà tôi yêu lây tất cả các cô gái Huế. Tôi yêu lòng tốt của cha mẹ

cô và yêu thương luôn người dân Huế.

Thời đó còn nghỉ hè, trường học đóng cửa, nhưng tôi cũng có gặp được nhiều người đẹp trên các đường phố.

Cô nào cũng đẹp dịu dàng và làm điệu khi được con trai nhìn. Dĩ nhiên hai thằng nhà quê, ngơ ngáo như tụi tôi

thì cô nào mà thèm làm điệu.

Sau này, khi vào Sài Gòn học, xem triển lãm tranh của họa sĩ Đinh Cường, thấy tranh thiếu nữ của ông ta, tôi

biết ngay là ông vẽ các cô gái Huế. Đúng hơn, ông vẽ cô bé mà tôi yêu.

Nếu Từ Bi Hồng của Trung Hoa ngày xưa nổi tiếng vẽ về ngựa thì họa sĩ Đinh Cường vẽ tranh thiếu nữ là tuyệt

vời. Vị nào đã sống ở Huế một thời gian, đã thấm được cái hồn của Huế, đã cảm nhận được những gì giấu kín

sau gương mặt bình thản như lạnh lùng của cô gái Huế thì mới thấy tranh ông đã thể hiện được cái nội tâm bí

ẩn đó. Dòng sông Hương lặng lờ, những con đường yên tĩnh. Đại Nội, lăng tẩm, đền đài lúc nào cũng như ngủ

say với thời gian, ngay cả con người trên đường phố, cũng di chuyển từ tốn, thong thả... Nhưng không ai biết

rằng, trong những khu vườn tưởng chừng vắng vẻ, trong những ngôi nhà cổ kính im lìm, ngay cả trong những

cửa hàng buôn bán, những cuộc gặp gỡ quen biết, bao giờ cũng xôn xao những tin đồn, những lời đàm tiếu

khắt khe, có khi đến cay độc của những người đàn bà, những cô gái thì thầm về những người đàn bà, những

cô gái khác. Và thế là, như một truyền thống tất cả đều được giấu kín. Các cô, từ bé, đã được dặn dò là phải đề

phòng một thứ gió độc, vô hình nhưng nguy hiểm, đó là dư luận. Người lớn tuổi làm gương cho lớp trẻ thấy

cách thức che giấu những ý nghĩ, những tình cảm của mình. Nhưng khổ nỗi, tuổi mới lớn nào mà không mơ

mộng. Tâm hồn cô nào cũng như sợi tơ trước gió, chỉ một chút giao động là đã ngân lên biết bao âm điệu ngọt ngào,

thánh thót. Nhưng biết làm sao? Chỉ có họa sĩ Đinh Cường mới “vẽ” được những bâng khuâng, những mơ mộng vẩn

vơ đó ẩn dưới cái vẻ yểu điệu thục nữ, dưới gương mặt dịu dàng nhưng làm như vô tình của các cô gái Huế.

Thời còn đi học ở Sài Gòn trước 75, xem tranh Đinh Cường, bao

nhiêu năm rồi mà tôi vẫn còn nhớ hầu hết các tranh thiếu nữ của

ông, chân tay khẳng khiu, cổ cao, ngực chưa phát triển. Đó là

những cô bé điển hình trong những gia đình nền nếp ở Huế. Các

cô được nuông chiều quá nên thành nhõng nhẽo, khó tính. Các

bà mẹ thường kêu lên “Nó không chịu ăn. Có ngon bao nhiêu, dỗ

dành bao nhiêu, cũng chỉ ăn có chút xíu. Không biết tại sao nữa?”

Thì tại sao! Tuổi đó phải ăn quà rong mới lớn được. Tuổi đó phải

nô đùa, cười nói, chạy nhảy mới phát triển. Mà các bà mẹ Huế

thì cấm tiệt. Thỉnh thoảng lắm, các cô mới lén rủ nhau đi ăn chè

Cồn, ăn bánh bèo Vỹ Dạ. Bún mụ Rớt thì chỉ nghe người khác

khen ngon hoặc họa hoằn lắm mới liều đi ăn thử, để biết với bạn

bè. Ở nhà cũng có bún, có chè, nhưng các cô không thấy ngon vì

không có bạn bè cùng sì sụp với nhau. Các cô không thấy ngon vì

thiếu cái khung cảnh chộn rộn của quán ăn, thiếu làn gió mát

sông Hương, thiếu cây cỏ, đường đất khó khăn khi chở nhau trên

chiếc xe đạp và nhất là thiếu bóng dáng mấy cậu học trò cứ lởn vởn,

lượn lờ chung quanh với những lời chọc ghẹo vu vơ, bóng gió...

Tôi nhớ mãi bức tranh ông vẽ một cô, giống cô bé đã cho hai đứa chúng tôi mượn chiếc chiếu.

Cô choàng khăn nhiều màu rực rỡ. Có lẽ vào mùa thu, gió thổi tung chiếc khăn, thổi tung cả mái tóc, thổi tung

cả tâm hồn mới lớn, yêu người, yêu đời của cô... Và những cành lá của hàng cây bên đường cũng lao xao, rung

động. Nền là bầu trời xám nhưng vẫn còn sáng lên những tia nắng rực rỡ... Vẻ mặt cô điềm tĩnh, nhưng người

xem vẫn cảm nhận được những xao xuyến trong lòng cô. Một bức khác, vẽ những cô gái đi chơi xuân. Hoa nở

khắp nơi, hoa nở chung quanh các cô. Hàng cây bên đường cũng sáng lên như nở hoa. Vẫn những cô gái mới

lớn nhưng trông các cô vui và bối rối, như đang túm tụm, quýnh quýu với nhau. Người xem tranh cứ tưởng vì

mình ngắm các cô trong tranh khiến các cô mắc cỡ nhưng vui thích. Một bức khác vẽ một cô đi học, mắt nhìn

thẳng, vẻ tự tin và “xem thường bọn con trai”. Bạn có khi nào ra Huế và đứng ngắm các cô nữ sinh Đồng

Khánh đi học về chưa? Nếu bạn gặp các cô về trên con đường nhỏ trong Thành Nội thì càng thú vị. Nên thơ vô

cùng. Nhưng dù gặp bất cứ đâu, cũng chẳng có cô nào thèm nhìn bạn. Có điều bạn không ngờ, chỉ một cái liếc

mắt, dáng người, vẻ mặt cử chỉ bạn đã được các cô nhận biết rất rõ ràng, tỉ mỉ. Các cô còn biết bạn nhìn cô

nào nhiều nhất nữa. Nhưng tuyệt đối, không có cách nào bạn gợi chuyện mà các cô trả lời. Vì hễ trả lời là các

cô bị dư luận đàm tiếu ngay. Ở Huế, hàng cây bên lối đi, ghế đá công viên, đèn đường buổi tối, bờ sông lộng

gió... Chúng như có mắt có tai. Cô nào gặp ai ở đó, nói gì, làm gì, tức khắc, chúng kêu lên và cả thành phố đều

biết. Các cô uất ức lắm, chỉ muốn phá vỡ, đạp tung ra, nhưng không được. Vậy là các cô làm cách mạng trong

văn, thơ. Những chuyện tình nóng bỏng, những giao tiếp nam nữ nồng nàn, cuồng nhiệt... Các cô tung hê, rên

rỉ, chửi rủa. Và chửi rủa thẳng vào cái nề nếp cổ hủ, khắt khe, lạc hậu của dư luận xứ Huế. Đa số các nữ sĩ nổi

tiếng đều là người Huế. Có một cách giải thoát nữa là các cô theo gia đình ra khỏi Huế. Lúc đó các cô như chim

sổ lồng. Các cô vui tươi, thảnh thơi, thoải mái. Các cô cùng bạn bè thả rễu trên đường phố, liếng thoắng cười

nói, cãi vã, sà vào hàng quà rong, chép miệng, hít hà vì cay, vì ngon, chẳng thèm nhìn chừng chung quanh như

lúc còn ở Huế. Trong sân trường, các cô chạy nhảy, đuổi bắt nhau, rồi đốp chát, cả đến chọc ghẹo các bạn trai.

Thời còn trung học, ở trong Nam, lớp bạn có cô nào người Huế không? Thật tuyệt vời. Cả lớp như hân hạnh có

được cô bạn tiểu thư đến học chung. Bạn vào lớp mà lòng cứ háo hức, muốn nổi bật trước người đẹp, nhất là

khi được cô ta chuyện trò với bạn bằng thứ tiếng Huế pha giọng miền Nam, thì tim cứ mềm nhũn ra! Giọng cô

vừa thánh thót vừa ngập ngừng như nũng nịu. Nũng nịu vì biết bạn bè, cả bạn gái nữa, thương yêu, nuông

chìu.

Làm việc ở Huế, tôi thường lảng vảng trước nhà cô bé ngày xưa đã cho tôi mượn chiếc chiếu, trên đường Trần

Hưng Đạo, nhưng hình như nhà đã đổi chủ. Không thấy cô nhưng hễ đi ngang qua là tôi vẫn dòm chừng, vừa

hy vọng vừa buồn vẩn vơ. Tôi được biết họa sĩ Đinh Cường cũng ở Huế, ông dạy Hội họa ở trường Mỹ thuật, và

các trường Đồng Khánh, Quốc Học, Thành Nội (hèn chi ông vẽ các cô nữ sinh Đồng Khánh hay quá!), nhưng tôi

không quan tâm đến ông, chỉ chờ ông triển lãm tranh để đi xem mà thôi. Vả lại, mình không phải văn nghệ sĩ,

tiếp xúc với họ, mình thành lạc lõng ngay. Chuyện gặp gỡ sau đây, bạn sẽ thấy các ông văn nghệ sĩ, càng tài

hoa càng không giống “người phàm” chút nào. Một buổi tối, có người bạn đánh xe đến rủ tôi vào Đại Nội thăm

họa sĩ Đinh Cường. Xe chạy qua cửa Hiển Nhơn, vào các con đường hẹp, lát đá, hai bên là tường cao, cây cối

um tùm, đèn đường tù mù, vàng vọt. Đại Nội, tức hoàng cung là nơi gia đình nhà cửa ở và làm việc, nay bỏ

hoang. Ban ngày, vào Đại Nội, đã thấy vắng vẻ, ban đêm lại càng âm u như cảnh liêu trai, người lẫn lộn với hồn

ma, bóng quế. Nhà hoạ sĩ Đinh Cường ở cạnh trường Mỹ Thuật Huế, trước đây là văn phòng của hoàng đế Bảo

Đại khi ngài còn làm Quốc trưởng. Khi chúng tôi xuống xe, đã thấy trước nhà ông mấy vị ngồi quanh một cái

bàn nhỏ, tay cầm một ly rượu, im lặng như mấy pho tượng. Bạn tôi giới thiệu tôi với họ, chỉ thấy họ gục gặc

đầu thay lời chào. Tôi cũng làm như vậy cho hợp cách. Tôi được biết đó là những họa sĩ Văn Đen, Mai Chửng,

Hiếu Đệ, Bửu Chỉ, Trịnh Cung... và một số nhà văn nổi tiếng từ Sài Gòn ra. Rồi ông Đinh Cường từ trong nhà đi

ra. Ông rót cho chúng tôi ly rượu, tôi cũng cầm và ngồi xuống như họ. Ngồi một lát, tôi chán, đòi về. Lúc đó

ông Đinh Cường mới nhờ tôi sáng mai, chủ nhật, đưa giùm mấy người bạn từ Sài Gòn ra, đi xem lăng tẩm,

chùa chiền. Tôi nhận lời nhưng báo trước là xe tôi tệ lắm, sợ mất uy tín mấy ông mà thôi. Nguyên nhân, là khi

về nhận nhiệm sở thì không có phương tiện cho ông phó (là tôi) đi công tác. Tay sếp trưởng mới lôi chiếc xe

Jeep phế thải từ thời Thế chiến thứ hai ra, kêu mấy tay thợ sửa máy cày đến, đục đục, gõ gõ, lui cui mấy ngày

thì xe nổ máy, nhưng cái trần thì mục rã, thành một lỗ trống hoác phía trên. Sáng hôm sau, khi tôi đưa chiếc xe

cà tàng đó đến thì các ông đứng sẵn ở đấy cứ trố mắt ra mà trầm trồ, suýt soa, coi bộ khoái chí lắm. Khi xe

chạy, các ông chen nhau đứng lên, thò đầu qua cái trần xe thủng, nhìn phố xá, nói cười hí hửng như trẻ con.

Thiên hạ đi đường nhìn các ông mà kinh ngạc. Cả đến ông cảnh sát chỉ đường trước Ty Thông tin cũng đứng

nhìn sững, quên cả nhiệm vụ. Nhưng khi xe ra ngoại ô, đến chùa Từ Hiếu thì các ông trở lại yên lặng. Mỗi ông

đứng riêng một góc. Ông thì nhìn vô chùa, ông thì ngóng ra đồi thông, ông lại quay ra mấy cái mả... Chẳng biết

các ông suy nghĩ gì mà không nói với nhau tiếng nào? Tôi chán nhưng cũng đành ngồi ngáp gió, chờ các ông

chứ không bỏ về được. Xem thế đủ biết các ông văn nghệ sĩ không giống ai. Nhưng cũng có nhiều người lại

thích giao thiệp với họ, kiểu dựa hơi để kiếm chút thơm lây. Giống như tên đánh xe cho quan Tể tướng ngày

xưa bên Tàu vậy. Người ta chào quan Tể tướng mà tên đánh xe tưởng người ta chào hắn, mặt cứ vênh lên. Thì

chính tôi cũng là tên đánh xe, đang khoe nhặng lên đây nè!

Nữa, lại lạc đề rồi! Xin lỗi, tôi xin trở lại chuyện tranh thiếu nữ của họa sĩ Đinh Cường. Khi qua Mỹ, xui khiến

sao tôi và hoạ sĩ Đinh Cường ở cùng tiểu bang Virginia, nhà cũng gần nhau. Ông không nhớ ra tôi nhưng tôi thì

nhận ra ông vì ông trông giống hình ông Tổng thống Mỹ trong tờ trăm đô la.

Tôi xin phép được đến nhà ông để xem tranh. Tranh ông bây giờ tuyệt vời hơn trước, từ bố cục, đường nét

đến màu sắc. Nhất là màu sắc, ông đi màu như ông đã “ngộ” với màu, chìm đắm, hòa nhập với màu vào tranh.

Ông vẽ tranh bằng cái tâm, cái hồn của ông chứ không bằng tay,

bằng cọ... khiến người xem rung động, hạnh phúc... Nhiều nhà

văn, nhà thơ hải ngoại ra sách đều nhờ ông cái tranh bìa. Thơ,

truyện có hay có dở, nhưng rủi mua nhằm sách dở thì cái tranh

bìa Đinh Cường cũng an ủi rất nhiều. Cái bìa lộng lẫy, sang trọng

đã đáng tiền rồi. Có lần nghe đài RFI (Pháp) phỏng vấn, ông bảo

có chịu ảnh hưởng của họa sĩ Modigliani, nhất là về tranh thiếu

nữ, nhưng tôi vẫn thấy tranh ông có những nét độc đáo, rất Việt

Nam, rất Huế. Hình như ông đang mở ra một hướng mới cho

tranh ông. Có những bức tranh, phải vừa thưởng thức vừa suy tư

để tìm xem nhân vật trong tranh đang nghĩ gì, và sẽ làm gì?...

Tuyệt vời nhất là tranh khỏa thân. Chỉ vài đường cọ, tất cả hiện

nguyên một cô gái. “Dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên”.

Nhưng trông cô ngây thơ, hoang dã và thánh thiện đến độ người

xem không thấy ham muốn gì hơn là ao ước được ôm hôn cô và

cảm thấy mình cũng thánh thiện như cô.

Tôi nhớ cô bé ngày xưa, nhớ tranh thiếu nữ của ông quá. Tôi đến để tìm xem, nhưng ông không còn vẽ các cô

gái mới lớn nữa mà ông vẽ các cô đã trưởng thành, nẩy nở toàn vẹn, giống như tranh phụ nữ vài thế kỷ trước.

Nhưng tranh cổ điển quá khêu gợi, quá dung tục. Tranh ông kín đáo hơn. Chỉ để lộ một phần quần trắng ở chỗ

mông tròn lẳn, thơm tho, như mời gọi, mà tà áo dài không che hết được. Vẻ mặt cô gái như trầm ngâm, suy

tư... Tôi nghĩ đến cô bé ngày xưa đã cho tôi mượn chiếc chiếu, bây giờ có lẽ cô cũng đã lớn như thế. Nhưng

hiện nay cô ta ra sao? Cô ta ở đâu? Cô đâu có ngờ rằng, một lần cô vô tình nhìn tôi cười mà tôi nhớ đến cô

mãi.

Họa sĩ Đinh Cường không còn vẽ tranh thiếu nữ tuổi mới lớn nữa. Ông đã để những cô bé mới lớn đó và cả

những mơ mộng, nhớ nhung vẩn vơ của tôi ở lại bên kia bờ đại dương xa xôi.

Phạm Thành Châu

Đinh Cường – Phạm Thành Châu

Con Là Con Mèo Trạng Quỳnh Của Mạ Mạ sinh con đang lúc nhà nghèo khó Một phần cơm, khoai sắn độn hai phần Thuở ấu thời, mắm cà cùng muối đậu Con đã quen ngon miệng món nhà bần. Lúc mớ rạm ngoài đồng đem ram muối Muà nước lên con bống thệ kho khô Những chột nưa mạ nấu cùng tí ruốc Rau tập tàng vị ngọt những ngày thơ. Đọi rau khoai ngọt ngào con tôm đất Hũ tép chua có những lát măng vòi Bánh tráng nướng còn thơm mùi mít trộn Những món quen con vẫn nhớ trọn đời. Ngày mưa bão, trên mâm thường trứng luộc Trưa mùa hè, nước rau muống thay canh Chút dưa, muối cũng vội vàng xong bữa Sao mạ hay – ngồi ăn cuối một mình. Con là con mèo Trạng Quỳnh cuả mạ Đã phận quen ăn những món ăn nghèo Trước những mâm đầy sơn hào hải vị Con dửng dưng như đứa trẻ quen chiều. Giờ con đã xa nửa vòng trái đất Biết khi mô mới trở gót quay về Trên bếp lưả chụm rơm chiều khói tỏa Con cá cơm mạ nấu bữa canh me. Cho ấm áp thêm cuộc đời trống lạnh Hạnh phúc này xoa diụ tấm lòng con Khi hơi toả thơm ngát mùi gạo mới Trên tay con, miếng cơm cháy thơm dòn. Con, đứa trẻ lạc loài trên xứ lạ Đang quay cuồng theo cơm áo, ngựa xe Mà thương mạ vẫn thường hay tựa cửa Bên mâm cơm, vắng bóng đứa con về.

Huy Phương

Mama, I Am Your Self-Contented Cat You gave birth to me while being destitute: Potato or cassava doubling rice each meal to suit. Salted egg-plants and peanuts since childhood, I had got accustomed to the poor people’s food. The crabs from the paddy-fields that you fried, The goby from inundation that you cooked dried, The chunks of taro you prepared with rousong, The sundry veg…, that with my youth got along. The sweet potato buds, with prawns as spices, The soured shrimps, with bamboo shoot slices, The grilled pancakes smelling jackfruit, thyme, The familiar dishes… I remember all my lifetime. On stormy days, on the salver were boiled eggs; In summer, water spinach for broth without dregs; A bit of pickle was enough for a quick repast… But you Mama always remained alone the last. Regals are rich, their cats have delicacies to try; I was Mama’s cat, only meagre dishes did satisfy. So content with my lot that feasts I did not enjoy, Indifferent, seeming kittle as a too coshered boy. Well, now that I have been a hemisphere away, I do not know when I will come back and stay There, on the straw fire under smoke you stoop To cook with anchovies the eve tamarind soup. So that warmth is added to my empty existence: Such bliss will appease my heart in this distance, With the cooking smelling the new harvest rice, And for me a crisp piece of burned rice as a price. As a lost young child lonely in a strange land, Being whirled along means of living’s demand, I feel so anxious for Mama against the door-case Or by the food tray always longing to see my face.

Translation by Thanh-Thanh

TRẢ ĐƯỢC MỐI THÙ Diễm Châu (Cát Đơn Sa)

** Truyện ngắn xã hội hiện thực **

Đã bao năm nay, đi làm Nail cho mụ chủ hà khắc, Thu thường mong mỏi có ngày trả cho được cái thù nhục

nhã đã mang nặng trong lòng! Cho dù bên ngoài lúc nào Thu cũng phải làm mặt giả nai, rất tử tế và tình cảm

với bả, lý do là mong bà đừng đuổi việc!

Không hiểu sao trong tiệm có bao nhiêu là thợ, mà bả không ghét lại ghét mình? Phải chi Thu là một người

chảnh choẹ, thích khoa trương hay đua đòi khiến bà ngứa mắt cho cam! Đàng nầy Thu lúc nào cũng bình

thường, áo quần sạch sẽ chứ không mốt miếc gì cả! Thời trang của Thu thường là quần Jean xanh đậm hoặc

lợt, áo sơ mi trắng, đen hay xanh da trời, thế thôi, vài màu ít kiểu…

Có điều bà chủ tên Thoa và Thu lại nhìn hơi giống nhau về nhân dáng, công tâm mà nói thì Thu dễ thương hơn

bà, tính tình lại hiền lành và có mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ… trong lúc bà Thoa tóc tém, rất chưng diện, đánh

phấn thoa son kiểu cọ hàng hiệu thay đổi mỗi ngày.

Nhưng dù có tiền, bà lại không phải là người biết cách làm đẹp! Quần áo mua hàng hiệu, nhưng không hợp với

tuổi tác và nhân dáng của bà. Còn son phấn thì bà trát cho nhiều lên mặt, tô xanh tô đỏ như phường tuồng,

không khéo tay và thiếu thẩm mỹ! Dầu thơm bà xức quá nhiều, khiến đôi khi nức mũi người khác!

Thu có dáng của một qúy bà phong lưu dù Thu nghèo, còn bà Thoa thì lắm tiền nhưng nhìn có vẻ rẻ tiền! Đó là

lời phê bình của những cô biết ăn diện vào làm, bị bà đuổi việc, đã tức giận mà thốt lên như vậy!

Điều bà Thoa bực mình nhất mỗi khi người ta lầm Thu là bà chủ! Điều nầy khiến bà thấy mình bị xúc phạm

nặng nề!

- Nghĩ sao vậy Trời! Tui ngồi đây mà lại hỏi bên đó là sao!

Thu cũng lật đật đính chính:

- Dạ, tôi chỉ là thợ, không phải bà chủ!

Nói xong nàng vội nhìn xuống, cắm cúi tiếp tục với công việc của mình!

Bà Thoa nhìn Thu khinh khi ra mặt. Dù không ưa Thu, nhưng bà chưa sa thải lý do dễ hiểu là Thu đi làm đúng

giờ, không hay lấy cớ nghỉ việc tầm bậy, chưa bao giờ bị khách khó chịu xài xể, và Thu còn nói tiếng Mỹ lưu

loát trong tiệm, gặp chuyện gì khó xử với khách hàng ngoại quốc… là Thu phải đứng ra dàn xếp cho êm.

Nhờ điều đó mà bà Thoa còn dung dưỡng cho Thu. Nếu trường hợp bà có tay thợ nào tin cẩn và biết rành

tiếng Mỹ, chắc Thu đã không còn ngồi đây!

Nhiều khi bực mình chuyện gì, thấy Thu đi qua, bà bĩu môi, khơi khơi phát ngôn:

- Lúc nào cũng có nhiêu đó… đúng là hãm tài… cục nợ đời trời bắt tui phải gánh hay sao vậy ta!

Đôi môi bà trề ra sau câu nói. Nhiều khi Thu tức, muốn hỏi:

- “Bà nói vậy là có ý gì? Bà ám chỉ ai?”

Nhưng Thu đã cố dằn miệng, vì bà ta không nói thẳng tên, hơi đâu mà tức cho thiệt thân! Thấy Thu lì bản mặt

ra, bà Thoa càng bực hơn! Bà cho rằng Thu coi thường mình… Bà chì chiết thêm vài câu nữa cho đã miệng, và

rốt cuộc trong tiệm cũng không ai hiểu bà muốn ám chỉ cái gì!

Vừa dũa nail, Thu vừa suy nghĩ nát óc, không biết mình phải làm nghề ngỗng gì cho có tiền ngoài nghề làm

nail! Thu có hai đứa con phải nuôi, thằng Phước mười lăm và con Hiếu mười bốn tuổi. Cũng may là chúng nó

tự lo cho bản thân được, nên Thu mới cắm đầu cắm cổ mà kiếm tiền!

Bị chồng bỏ từ mấy năm nay, khi Thu sống chết miệt mài với nghề nail để kiếm tiền, vì nàng bị thất nghiệp, đi

kiếm hãng điện khác không ai mướn!

Ông chồng Thu thấy vợ cứ lo đi làm thì chán, kiếm cớ theo bạn bè về thăm Việt Nam, được các em gái o bế,

chàng trở lại Mỹ Quốc đòi xé hôn thú với vợ, dứt áo một mình ra đi không thương tiếc, cũng không đòi chia

con chia của!

Chàng dư biết của không có để mà chia! Ngôi nhà thì ở mướn, tiền mỗi tháng chàng đưa cho vợ có vài trăm coi

như hùn trả tiền nhà tiền cơm… Con thì đi học trường chính phủ không phải tốn kém, vợ làm nail lậu vì trả tiền

mặt, không khai báo gì hết.

Thu lo chi tiêu trong nhà, tiền nàng kiếm được chồng không biết chính xác là bao nhiêu, nhưng anh ta nghĩ

rằng nhiều lắm, cho nên số tiền chàng đưa coi như là OK, bởi chàng nghĩ Thu kiếm cả bốn năm ngàn một

tháng, quá nhiều còn gì!

Thực tế thì từ ngày nền tài chính thế giới đi xuống, thì Thu cao lắm có được ngàn rưỡi một tháng, ít nhưng đâu

phải là thời làm nail huy hoàng như xưa mà muốn cho đầy túi. Nhiều người tay nghề vụng thì đói thê thảm,

chẳng ai thèm thuê! Mình vậy mà có khách, còn may mắn, chỉ bực là mụ chủ cứ chiếu tướng hoài!

Thu ngồi làm việc, vừa nói chuyện với khách, đôi khi lại mơ màng nghĩ đến việc mình trở nên giàu xụ, có một

cơ sở làm ăn lớn… Lúc đó khỏi còn lo lắng chuyện tiền bạc như hiện nay! Và mối hận thằng chồng bạc bẽo

không đoái hoài đến con cái, mối thù con mụ chủ hay hạch hoẹ và luôn mắng Thu như tát nước… bà sẽ cho

chúng mày biết thế nào là lễ độ, lẽ phải!

Nghĩ vậy cho đỡ tức, chứ cho dù giàu thiệt, thì chắc Thu sẽ chẳng bao giờ đi kiếm ai mà trả thù cả, vì cái tính

Thu vốn hiền lành xưa nay. Ngày xưa mẹ vẫn nói Thu lúc nào cũng hay cười và lành tính, có lẽ sau nầy cuộc đời

sẽ sung sướng!

Nhưng làm thế nào để giàu đây?

Tiếng chị bạn ngồi kế bên đang nói chuyện với bà Mỹ:

- Mega Millions nay lên đến hơn ba trăm triệu rồi, bà có mua chưa?

Bà Mỹ có vẻ không hứng thú:

- Thế à, tôi không chơi đâu, tôi thấy khó trúng lắm!

- Tui mua năm đồng, còn ông chồng tui thì tuần nào cũng tốn cả hai chục để chơi vé số đấy!

- Thế cơ à, tôi thấy trúng số khó còn hơn là bị sét đánh đấy!

Nghe bà Mỹ nói, Thu thấy buồn cười! Nếu bà không mua số, thì làm sao trúng! Mà trúng thì cũng có thể do

hên xui, làm gì mà cho là khó… Cũng có nhiều người Việt Nam được trúng số đấy thôi!

Có lần Thu nhớ một cô bạn đã nói với Thu rằng:

- Số phận của những người trúng số sau đó đa số đều bi thảm, không tốt chút nào… Trúng số là tới số!

Dù không chơi số, nhưng Thu không chịu lý lẽ đó, nàng cãi:

- Thu nghĩ có đa số người trúng số mà họ nghèo, trúng được mẻ lớn, theo thói thường là lao đầu vào ăn

chơi trác táng, nhất là rượu chè, hút sách, bài bạc… cho bõ những ngày cực khổ… thì chỉ vài năm sau là

hết tiền, lại thân tàn ma dại còn hơn xưa… nếu họ biết tính toán, đầu tư, làm phước để lấy đức… thì

đâu đến nỗi! Cũng có nhiều người giàu trúng, họ biết thuê luật sư lo giùm mớ tiền, chẳng những không

bị phiền toái, mà còn khuếch trương thêm cơ sở, thảnh thơi với cuộc sống giàu có… dĩ nhiên là đa số

họ cũng đều giúp cho nhiều cơ quan từ thiện… của trên trời rơi xuống phải chia bớt, không nên giữ

một mình!

Mặc cho những lời bàn ra tán vào, từ đó Thu chịu khó bỏ ra hai đồng mỗi tuần để mua vé số. Phải, không mua

số thì lấy đâu mà trúng! Mấy đứa nhỏ ngạc nhiên đôi khi thấy Thu thường chịu khó đừng xe ở mấy chợ để vào

mua vé số, chúng bàn tán:

- Khó trúng lắm mẹ ơi…

- Con thấy vé mẹ cứ vứt lung tung, mua chi cho uổng tiền!

Mấy đứa nhỏ nhận xét đúng. Thu nhớ mua vé, nhưng lại hay quên dò số. Có khi tấm vé số bỏ bóp nầy bóp nọ

rồi quên, những cái bóp mà nàng thay đổi hàng ngày, là thú đam mê trong đời Thu…!

Có khi Thu cũng chăm chỉ ngồi dò, nhưng được vài lần lại nản, mua thì mua và chẳng bao giờ theo sát chuyện

dò vé…

- Cả mấy triệu người mua vé số mỗi tuần… bon chen với bao nhiêu đó người, khác nào mò kim đáy biển!

Thôi kệ, mò cũng được, chỉ tốn hai đồng không bao nhiêu. Biết đâu cây kim lại nhảy vào tay mình thì sao!

Ngày mai là ngày bà chủ đãi tiệc kỷ niệm 10 năm mở cửa tiệm. Chẳng phải bà chủ tốt lành gì mà đãi ăn mọi

người chi cho tốn kém. Chỉ vì bà mới lượm được trong “parking” một chiếc nhẫn xoàn của ai làm rơi, bà đưa

vào tiệm vàng hỏi cho biết đồ thật hay giả, và bán được ba ngàn đô.

Với của lượm nầy, bà bèn ăn mừng bằng cách đi cắt mỡ hai mí mắt cho trẻ trung và nhìn trong sáng hơn, còn

dư hai ngàn thì đãi bọn thợ ăn một bữa để khánh thành cặp mắt, và nghe những lời khen sẽ tới tấp gởi cho

bà…

Nghĩ đến đó là bà khoái rồi.

Bà Thoa đứng trước gương tô xanh lè hai mí mắt của mình! Trong những màu dùng cho mắt, bà thấy màu

xanh “blue” là bà thích nhất. Nhìn vô là biết có trang điểm. Bà kẻ lên hai mí đường chì màu đen, nhưng mỗi khi

tô, tay bà cứ run rẩy, nên vệt kẻ lem luốc chứ không ngay hàng thẳng lối như người ta!

Cuối cùng thì bà cũng hài lòng với cặp mắt mới của mình!

Chọn chiếc áo hở vai hoa hòe đủ màu khoác vào, trông bà nổi lắm. Những người biết ăn mặc hay Thu mà thấy,

có thể nghĩ rằng bà là một con két xứ nóng di động!

- Nếu bả biết thời trang, thì bả trông sẽ qúy phái hơn là ăn mặc hở hang như thế!

Thằng Ryan nó rất thân với Thu, từng phê bình rằng:

- Bà Loan có tiền mà nhà quê!

- Ê… you nói lớn coi chừng bả nghe là toi đời!

- Nói thiệt chứ bộ!

- Mày ngon thì mày làm đi, phê bình người ta hoài… mà mầy thì cũng có bảnh bao gì đâu mà nói ai!

- Tui có tiền đâu mà diện hả bà!

Nghe Ryan trả lời chị kia, Thu phán ngay:

- Đợi đấy, khi nào trúng số tao sẽ chia cho mầy 1 triệu, để mày mua nhà, mua xe, và mở tiệm riêng cho

mầy, tha hồ ăn diện, cua đào…

- Tui mà có tiền thì tui sẽ mua một cái nhà nhỏ để ở, và tui cho trẻ em mồ côi, người già neo đơn…

- Cha, mày tốt quá há… chứ không phải chui vô sòng bài ngay à?

- Muốn biết tui có tốt hay không, thì chị cứ cho tui một triệu đi, tui làm cho chị coi! Không có tiền tui mới

vô sòng bài ăn chực, coi văn nghệ chùa… có tiền vô đó làm chi cho nó thu tóm hết!

- Hãy đợi đấy…

Câu nói nầy Thu chẳng lấy gì làm chắc chắn cho lắm! Mụ chủ thì lúc nào cũng nhìn Thu với cặp mắt hổng ưa,

còn ông chồng cũ ngoài những cô bồ sơ cua bên VN, thì nay cặp bồ với một bà rất đô con, kèm theo đức tính

dữ như chằng, họ đi đâu cũng có nhau, dính như đôi sam… Cứ nghĩ đến là Thu sôi gan! Cho dù không còn một

chút tình cảm nào sót lại trong lòng!

Thu ước ao một ngày nào đó, mình sẽ ngồi vào chiếc xe chiến, như Phantom Rolls Royce, yểu điệu từ trên xe

bước xuống, quần áo bóp xách sang trọng, mùi dầu thơm thượng hạng Clive Christian’s Imperial Majesty bay

thoảng ngạt ngào hương… cho mụ chủ và tên cựu chồng của Thu lé mắt chơi!

Bà chủ đã cho dẹp lại căn phòng thành khoảng trống vuông vức khá lớn, một chiếc bàn hình chữ nhật có phủ

khăn trắng bên trên, bày những thức ăn được “order” từ những người nấu nướng tại gia mang đến.

Thu nhìn vào những khay thức ăn, thấy có con heo sữa da quay dòn rụm, bánh bao, xôi gấc, gỏi chân gà, bánh

mì, cơm chiên, tôm chiên dòn, và cái bánh kem to tổ bố. Nàng ghé tai Ryan:

- Hôm nay mày tha hồ ăn, đồ ăn nhìn ngon.

- Tui có mang theo mấy cái bao ny lông sạch, chút nữa có gì dư, tui lấy về cho bạn và mai ăn tiếp!

Thu trố mắt:

- Lấy vậy không sợ người ta cười cho thúi đầu à?

Ryan biũ môi:

- Ai cũng sợ cười thúi đầu như bà… thì đồ ăn bỏ tội, tui “chụp giựt” lấy cho mấy người bạn “homeless”,

và cất mai ăn…

- Gì mà dùng danh từ “chụp giựt” nghe ghê vậy mày!

- Bà nầy ngây thơ! Bà thấy cứ cái gì free là người ta nhào vô tranh dành… ai cũng như bà thì không có

chiến tranh! Lát nữa bà cũng dành cho tôi vài thứ nghe…

Thu suy nghĩ, thấy thằng nầy nói cũng có lý! Bà Thoa thì chắc chắn là không phải dân chịu thương chịu khó, thu

lượm đồ ăn dư và cất tủ lạnh ăn dần! Thế nào hôm nay bả cũng sai mấy người thợ thu dọn, chia nhau mang về

mà ăn.

Trong số thợ, thì ai cũng ăn diện nhưng tinh thần nhường nhịn thì phải coi lại! Chút nữa, chắc là Thu sẽ lấy cho

thằng Ryan vài cái bánh bao và ít xôi.

Bà Thoa mở lời:

- Hôm nay chị muốn mời mấy cưng là vì cám ơn Trời Phật đã cho tiệm của chị sống được lâu dài, mới đó

mà mười năm rồi… Cám ơn mấy cưng đã làm với chị, nhất là chị Tám đã ở đây năm năm…

- Chúc chị ngày càng trẻ đẹp…

- Nhìn chị cứ y như là con gái!

- Tướng chị Thoa số sướng hiện rõ ra mặt… đời chị được sống trong lá ngọc cành vàng… nhiều người

nhờ phước đức của chị

Nghe cô Tim khen lộ liễu. Thằng Ryan ngứa miệng:

- Nếu không lượm được cái nhẫn, chị có đãi tụi em không?

Bà Thoa hơi quê, nhưng làm tỉnh:

- Thì đó, cũng nhờ nó mà mình ăn một bữa thoả thê hôm nay. Nào, mời mấy cưng nhập tiệc…

Chỉ đợi có thế, bà con thi hành lời mời ngay. Thằng Ryan hỏi đúng, nếu không lượm được của rơi, chắc chắn

không đời nào bà đãi nhân viên cả! Ngu sao móc tiền túi cho tụi nó ăn! Cái tính của bà lâu nay là chỉ chi cho

bản thân của mình thôi!

Vì vậy tuy cho là thằng Ryan cà chớn, nhưng bà Thoa không giận nó, vì nó là người bà sai vặt hợp tính nhất, hai

nữa nó hỏi đúng quá! Bà cần những người tính nết như nó để hiểu thêm về nhân viên … Trong đám nầy có ai

dám làm phiền lòng bà đâu… nếu không nói là luôn nịnh nọt để công việc của họ được thoải mái.

Lúc về, Thu xách tòng teng bịch đựng ba cái bánh bao, còn xôi gấc thì không có phần, vì người ta đã chia nhau

hết mất rồi. Nhưng Thu có bốn cái giò heo nho nhỏ, do chị Tám bỏ vào bao cho Thu:

- Lấy mấy cái giò nầy về hầm khoai tây cũng ngon đó em…

Thu hơi mắc cở, lí nhí:

- Cám ơn chị.

Gặp thằng Ryan ngoài bãi đậu xe, Thu đưa cái bao cho nó:

- Em có lấy được thức ăn nhiều không? Đồ ăn dư quá trời!

- Có chứ, em chạy ra chỗ mấy người bạn “homeless” ngay bây giờ, cám ơn chị.

Nhờ vậy mà Thu bớt mặc cảm khi cầm cái bao đồ ăn thừa nãy giờ! Thu nhớ rõ cặp mắt bà Loan sắc lạnh chiếu

tướng vào Thu rất soi mói, khi thấy nàng bốc ba cái bánh bao bỏ vào bịch, cái bịch ny long thằng Ryan đưa cho

Thu giữ trước đó!

- Nhà quê… đi ăn tiệc mà đem bao ny lông theo! Chuẩn bị sẵn sàng dữ hén!

Bà Loan nói ra câu bà nghĩ thầm trong đầu! Thu định trả đũa thì thằng Ryan trờ tới, hất nhẹ tay nàng một cái,

như nhắc nhở “một câu nhịn chín sự lành…”. Nhìn mắt thằng Ryan nháy lia, Thu hạ cơn tức, làm mặt lỳ quay

ra.

Phải chi mình giàu, mình trúng số thì Thu sẽ nói lý lẽ với con mụ cà chớn nầy cho biết mặt! Rồi không thèm làm

ở đây nữa, có khi mình còn mua bứt cái tiệm của nó, cho nó biết thân! Không biết bao giờ mình mới được

trúng số đây!

Bà Thoa chỉ cà khịa với Thu thôi, hôm nay là ngày vui, bà mặc kệ cho đám nhân viên dọn dẹp và thâu tóm đồ

ăn. Bà biết đưa về để vào tủ lạnh thì cũng được, nhưng rồi không ai ăn lại mất công vứt đi uổng! Lâu lâu bà

cũng muốn cho nhân viên có cơ hội như được của chùa, để họ vui.

Nhìn họ chia chác đồ ăn, bà cảm thấy như đang làm chuyện phước thiện, vì vậy bà khoan khoái, hài lòng.

Đưa cho Ryan cái bịch đồ ăn xong, Thu chậm rãi lái xe về nhà. Ngày nào cũng lái cái xe cà rịch cà tang nầy…

thấy chán!

Vừa ngừng xe lại, Thu thấy hai đứa con ló mặt ra cửa:

- Có gì ăn không mẹ?

- Sáng nay mẹ chiên cơm trên bếp đó, sao không ăn đi…

- Con không thích lạp xưởng… mẹ cho tiền con đi ra đầu đường mua gà chiên đi mẹ.

Thu gắt:

- Nghèo mà cứ muốn chơi sang!

Nói vậy, nhưng nàng cũng móc ra tờ mười đồng đưa cho hai đứa! Tội nghiệp, ăn cơm chiên mì gói mãi, cũng

chán!

Vào nhà, Thu rót ly rượu vang to bưng ra ngồi xuống bàn máy nốc một hơi ngon lành! Lúc nãy Thu cũng đã

uống mấy ly, có vẻ mệt rồi… uống thêm cho đã khát và dễ ngủ!

Thấy có tờ vé số ở trên bàn… “Chắc con Hiếu lại tìm thấy vé số trong bóp nàng, lấy ra bỏ đây cho Thu nhớ mà

dò”… Mở Internet, Thu bắt đầu dò số, và nàng chợt nghe tim đập thình thịch, trợn tròn mắt khi nhìn thấy

những con số ở tấm vé giống y như trên màn ảnh.

- Trời ơi, tôi trúng số rồi….

Phải trấn tĩnh lắm Thu mới thấy con tim mình bớt nhảy mạnh. Thành triệu phú rồi…. Phải làm gì bây giờ? Bao

nhiêu khôn ngoan trong đầu Thu bay đi mất trơn, nàng chẳng biết làm cái gì, chỉ còn bàn tay run rẩy nắm khư

khư tờ vé số, làm như sợ nó tan biết đi vậy!

Không thể cho hai con biết được! Cứ từ từ, để các con sinh hoạt như ngày thường… Mai, mình sẽ hỏi người

quen làm ở văn phòng luật sư…

Giờ thì Thu đang đứng trước mặt con mụ chủ dễ ghét, nàng bắt đầu tấn công trong lúc con mụ đang há hốc

miệng, trợn mắt mà nghe:

- Tôi nói cho bà biết, bà tưởng bà giàu lắm hả? Thật ra thì bà không đáng xách dép cho người ta! Bà

quen thói ăn hiếp tôi vì thấy tôi hay nhịn bà…. Hãy nhìn bà kìa, son phấn không biết đánh, nhìn thấy

gớm, mắt xanh lè như con tắc kè bảy màu, quần áo thì giống như đồ của bọn con nít tuổi “teen”, nhìn

bà tôi chỉ muốn đá cho một phát! Có tiền mà không biết gì là đẹp, chỉ biết a dua theo thời… kêu tôi là

thầy thì tôi sẽ dạy cho mà làm đẹp… Kiểu của bà thấy gớm… không tin hỏi tụi nó coi, mấy người ở đây

sợ bà đuổi việc nên phải nịnh bà thôi… Phải không mấy anh chị em?

Thu nhìn quanh, chẳng ai dám biểu đồng tình, nàng hét lên:

- Nói thật đi, rồi tôi sẽ tặng cho mỗi người vài ngàn đô xài chơi…

Chẳng mặt nào dám lên tiếng! Thu tức quá, biết vậy đi lãnh tiền trước rồi chửi con mụ chủ sau! Giờ chỉ có mấy

chục trong bóp, có đâu mà lôi ra cho bà con tin là mình giàu đây!

Bất ngờ, mụ chủ đứng bậy dậy, tay xỉa sói vào mặt Thu:

- Mầy là con cà chớn, khốn nạn… mày là cái gì mà dám chê tao hả mậy?

Miệng nói, tay bà túm lấy Thu… nàng hoảng hốt quơ quào, vung tay tát bốp bốp vào mặt bà ta được hai cái,

thì nghe tiếng con Hiếu và thằng Phước gọi lớn:

- Mẹ ơi, mẹ sao vậy… vô phòng ngủ đi mẹ…

Thu mở mắt ra, miệng thều thào:

- Để mẹ cho con mụ nầy một bài học cho nó chừa… không phải sợ nó nữa… mình trúng số giàu rồi con

ơi…

- Trúng số gì mẹ? Hôm qua mẹ dò số rồi, có trúng đâu!

- Cái vé số trúng mới đây đâu rồi?

- Vé nào?

Thì ra là Thu vừa nằm mơ! Nàng mới trải qua một giấc mộng sôi động mà trong đời sống thường nhật không

bao giờ dám bày tỏ! Thu vào phòng, hai mắt nhíu lại, nhưng cũng hơi tỉnh mà nghĩ ra rằng:

- Thôi, trúng số trong mơ vậy cũng sôi động và làm mình hả dạ lắm rồi…

Diễm Châu (Cát Đơn Sa)

Lớp Măng Non – Tranh: Cát Đơn Sa

À TOI

À toi, à notre dernier amour

Qui se transforme en poèmes

Moi qui t’aime toujours en silence

Comme tu m’ aimes dans mes rêves.

Des fois tu m’ensorcelles et je n’ose

Chercher un espoir dans ton regard

Je me tords, je me plie de ton amour

Je te supplie, juste un peu d’amour …

Perdu dans ton silence immortel Même dans ton regard qui me vacille Laisse-moi deviner tes paroles Qui me disent tant de chooses … Laisse-moi te dédier ce poème Rien que pour nous, je t’en supplie Lis-le en pensant à mon amour Avorté en plein nuit d’été. Diễm Hoa Août 2015

NGUYỆT SAN CỎ THƠM ONLINE

SỐ 9 – NĂM 2018