13
Cán cân cung cu ngành thép Vit Nam Các sn phm thép chyếu được chia thành hai nhóm chính là thép dài và thép dt. Thép dài còn gi là thép xây dng (sdng trong ngành xây dựng) như thép hình, thép thanh và thép cây. Thép dẹt được sdng trong ngành công nghip nng như đóng tàu, sản xut ô tô, sn xut các máy móc thiết bcông nghip, bao gm các loi thép tm, lá, cán nóng và cán ngui. Nhu cu tiêu ththép xây dng chiếm hơn 56% và thép dt chiếm gn 44% tng tiêu thtoàn ngành. Trong những năm gần đây đã có sdch chuyển cơ cấu tiêu thsn phm thép gia thép dài và thép dt do nhu cu phát trin các ngành công nghip nặng tăng cao. Bng 1. Nhu cu thép dài 2008 – 2013E Bng 2. Nhu cu thép dt 2008 – 2013E Ngàn tấn - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Ngàn tấn - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Ngun:VSA Ngun: VSA Bng 3. Thphn sn xuất thép dài năm 2009 Bng 4: Thphn tiêu ththép dt năm 2009 Ngun:VSA Ngun: VSA BÁO CÁO NGÀNH NGÀNH THÉP

NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

Cán cân cung cầu ngành thép Việt Nam

Các sản phẩm thép chủ yếu được chia thành hai nhóm chính là thép dài và thép dẹt. Thép dài còn gọi là thép xây dựng (sử dụng trong ngành xây dựng) như thép hình,

thép thanh và thép cây. Thép dẹt được sử dụng trong ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, sản xuất ô tô,

sản xuất các máy móc thiết bị công nghiệp, bao gồm các loại thép tấm, lá, cán nóng và cán nguội.

Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng chiếm hơn 56% và thép dẹt chiếm gần 44% tổng tiêu thụ toàn ngành. Trong những năm gần đây đã có sự dịch chuyển cơ cấu tiêu thụ sản phẩm thép giữa thép dài và thép dẹt do nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp nặng tăng cao. Bảng 1. Nhu cầu thép dài 2008 – 2013E Bảng 2. Nhu cầu thép dẹt 2008 – 2013E

Ngàn tấn

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Ngàn tấn

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn:VSA Nguồn: VSA Bảng 3. Thị phần sản xuất thép dài năm 2009

Bảng 4: Thị phần tiêu thụ thép dẹt năm 2009

Nguồn:VSA Nguồn: VSA

BÁO CÁO NGÀNH

NGÀNH THÉP

Page 2: NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

NGÀNH THÉP www.kisvn.vn

2

Hiện nay công suất sản xuất thép dài (thép xây dựng) của Việt Nam đã đạt 8,5 triệu tấn/năm và năng lực sản xuất thực đã đạt 5,5 triệu tấn, trong khi đó nhu cầu hiện tại mới đạt trên dưới 4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên có một thực tại là mỗi năm Việt Nam cũng phải nhập khẩu rất nhiều thép, nhiều nhất là từ Trung Quốc, Nhật & Nga. Bán sản phẩm (phôi thép) cũng được nhập rất nhiều, chủ yếu là từ Trung Quốc, Nga và một phần từ Nhật. Sản phẩm thép xây dựng (thép dài) được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, thép dẹt cũng từ Nga & Trung Quốc. Nhìn chung, Việt Nam thường nhập khẩu các loại thép có chất lượng trung bình hoặc thấp từ Nhật (mặc dù Nhật là quốc gia chuyên sản xuất thép cao cấp). Ngoài ra thép nhập khẩu từ Nga, Ukraine và Trung Quốc đều thường có chất lượng thấp hơn thép từ Nhật. Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho các xưởng sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc các sản phẩm dành cho thị trường nội địa nhưng có yêu cầu gắt gao về chất lượng như các nước công nghiệp khác: thép dùng cho chế tạo vỏ ô tô, xe máy, thiết bị gia dụng, thép dùng chế tạo đồ nội thất xuất khẩu và thép chế tạo động cơ. Thị trường tiêu thụ của các loại thép này thường là doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Thị trường thép trung bình bao gồm các loại thép khác có chất lượng thấp hơn dùng trong ngành công nghiệp bao gồm các sản phẩm dùng trong ngành xây dựng. Cho đến nay, chủng loại thép mà Việt Nam vẫn thiếu là thép cho sản xuất công nghiệp như các loại thép hợp kim, thép không gỉ dùng cho chế tạo cơ khí (máy móc, đóng tàu) và thép tấm cán nóng (làm nguyên liệu cho cán nguội). Đây có thể là do nhu cầu ở Việt Nam cho thép cuộn cán nóng & thép tấm cán nguội là nguyên vật liệu chủ yếu trong ngành chế tạo cơ khí như sản xuất xe gắn máy, hoặc nhu cầu của các loại thép cao cấp hơn như thép lá loại dầy dùng trong công nghiệp đóng tàu và thép mạ dùng cho chế tạo xe hơi còn thấp. Ngoài ra một nguyên nhân khác có thể là khó khăn về công nghệ, trình độ kỹ thuật và tiềm lực tài chính. Theo hiệp hội thép Việt Nam, phải chờ khoảng vài năm nữa, khi các khu liên hợp sản xuất thép của Việt Nam đi vào hoạt động thì sản xuất được thép công nghiệp (thép dẹt) mới được đẩy mạnh. Nhìn chung, nhu cầu về các loại thép sẽ tương ứng với nhu cầu và tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp tại Việt Nam. Bảng 5. Nguồn cung thép dài 2005 – 2010 Bảng 6. Nguồn cung thép dẹt 2006 – 2010

Nguồn:VSA Nguồn: VSA

Page 3: NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

NGÀNH THÉP www.kisvn.vn

3

Năng lực cạnh tranh trong ngành khá thấp so với các nước trong khu vực Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thép của Việt Nam khá thấp, trong khi Trung Quốc đã cấm các nhà máy có lò cao dưới 1000 m3 thì lò cao nhất ở VN mới chỉ 500 m3 như thép Thái Nguyên. Hiện nay hầu hết các nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam chỉ thực hiện công đoạn cuối cùng là cán thép. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp có lợi thế về địa lý như Thái Nguyên mới tự khai thác quặng và sản xuất thép theo công nghệ lò cao. Một số doanh nghiệp thành lập các năm gần đây như Hoà Phát, Pomina, Việt Ý ... nhập khẩu thép phế và sử dụng lò điện hồ quang để sản xuất phôi và thép. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp thép hiện nay chỉ đơn thuần là mua phôi về cán ra thép. Máy móc thiết bị tại các nhà máy cán thép của Việt Nam nhìn chung ở mức trung bình so với mặt bằng chung của thế giới. Các dây chuyền cán của các liên doanh nước ngoài như Vinakyoei, thép Việt Hàn hoặc các doanh nghiệp mới thành lập sau năm 2000 như Pomina, Hoà Phát, Việt Ý v.v. có công suất thường lớn hơn 200,000 tấn/năm, sử dụng công nghệ cán của một số nước như Italia, Nhật Bản. Một số ít các dây chuyền sản xuất với công suất nhỏ, sử dụng công nghệ cũ của Trung Quốc như Vinausteel, Tây Đô, Nhà Bè v.v. Hiện nay nhiều dây chuyền sản xuất nhỏ đang dần được xoá bỏ do hoạt động không hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường kém. Theo quy định trong chiến lược quy hoạch ngành thép giai đoạn 2007 – 2015 thì từ năm 2011 trở đi, các nhà máy sản xuất gang, phôi thép, cán thép mới được khởi công xây dựng phải sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, phải được trang bị các thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, thiết bị đồng bộ mang tính liên hợp cao và suất tiêu hao nguyên liệu, năng lượng thấp. Quy định về quy mô nhà máy mới bao gồm dây chuyền cán thép có công suất trừ 500,000 tấn/năm trở lên; lò cao BF có dung tích hữu ích lớn hơn 700 m3; lò điện có công suất tối thiểu 70 tấn/mẻ; lò thổi ôxy có công suất tối thiểu 120 tấn/mẻ; loại bỏ dần sử dụng cá công nghệ và máy móc lậc hậu như lò cao dưới 200m3. Như vậy trong tương lai, Việt Nam sẽ dần loại bỏ các nhà máy sản xuất thép có quy mô nhỏ, các nhà máy mới thành lập phải đảm bảo về quy mô cũng như yêu cầu về bảo vệ môi trường. Bảng 7. Quy trình sản xuất thép

Nguồn: VSA

Page 4: NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

NGÀNH THÉP www.kisvn.vn

4

Phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu lẫn thành phẩm từ nguồn nhập khẩu Hiện nay ngành thép Việt Nam đã chủ động được khoảng 6 triệu tấn phôi, sản lượng phôi thép nhập khẩu năm 2011 dự kiến sẽ dao động quanh 2 triệu tấn.Tuy nhiên, nếu tình hình cung cấp điện trong năm không đảm bảo (việc luyện phôi thép vốn “ngốn” điện nhiều gấp 5 lần gia công thép (khoảng 500-600 kWh/tấn phôi)) thì nguồn cung cấp phôi thép trong nước có thể bị sụt giảm sản lượng. Khi đó, các doanh nghiệp thép buộc phải nhập khẩu thêm phôi thép để đáp ứng nhu cầu thép trong nước. Nguồn nhập khẩu thép, phôi thép các loại và thép phế của Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc và một số nước khác trên thế giới như Mỹ, Nhật, Nga v.v. Như vậy có thể thấy ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ biến động về phôi và thép trên thế giới. Giá thép dự báo cũng sẽ tăng mạnh trong năm 2011 Giá thép trong tháng đầu năm biến động mạnh, tăng khoảng 300,000 đến 800,000 đồng mỗi tấn. Trên thị trường, giá bán thép hiện ở mức 15.5 triệu đồng đến 16.3 triệu đồng mỗi tấn (chưa bao gồm VAT, phí vận chuyển). Vừa qua, giá thép vật liệu trên thế giới tăng tới 30% do trận lụt tại Australia đã chặn nguồn cung than đá, nguyên liệu chủ yếu trong ngành luyện thép. Tại thị trường Trung Quốc, giá đồng loạt tăng trong những ngày đầu năm 2011 do giá quặng sắt nhập khẩu tăng. Thép tại thị trường Ấn Độ cũng tăng 33,2 USD mỗi tấn trong tháng 1. Tại Nhật Bản, giá tuần qua cũng duy trì ở mức cao và có xu hướng tăng. Sức tăng của tỷ giá và tình hình lũ lụt ở Australia đẩy giá than tăng cao làm cho thị trường thép trong nước có dấu hiệu nóng lên. Ngoài ra, ngành thép đang phải vay với lãi suất rất cao. Nhiều doanh nghiệp thép đang phải vay với lãi suất 17%-18% thay vì 14%-15% như ngân hàng công bố. Thêm vào đó, USD khan hiếm nên không ít công ty thép phải mua đôla chợ đen khiến giá liên tục bị đẩy lên. Áp lực cạnh tranh trong và ngoài nước Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trước thép nhập ngoại sẽ gay gắt hơn từ năm 2014 trở đi. Trong các năm qua, nhà nước vẫn bảo hội doanh nghiệp ngành thép thông qua điều chỉnh tăng giảm giảm thuế xuất nhập khẩu sắt thép và các nguyên liệu khi biến động của ngành thép bất lợi cho các doanh nghiệp. Theo cam kết hội nhập WTO từ năm 2014, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ ổn định (trung bình mặt hàng sắt thép là 13%). Khi đó các doanh nghiệp trong nước phải thực sự lớn mạnh cả về tiềm lực tài chính lẫn công nghệ và chất lượng sản phẩm mới có thể cạnh tranh được với thép nhập ngoại. Mặt khác cạnh tranh nội bộ ngành giữa các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng ngày càng gay gắt. Cạnh tranh trong ngành thép hiện nay chủ yếu là giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép dài, còn thép dẹt chủ yếu nhập khẩu nên cạnh tranh không rõ nét, tuy nhiên từ 2010 đến 2012 trở đi, một số dự án lớn sản xuất thép dẹt đi vào hoạt động thì mức độ cạnh tranh ở sản phẩm thép dẹt sẽ tăng lên.

Page 5: NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

NGÀNH THÉP www.kisvn.vn

5

MỘT SỐ CÔNG TY THÉP HÀNG ĐẦU TẠI VIỆT NAM

1. Thép Pomina (POM) Lợi thế cạnh tranh Hiện là một trong những nhà sản xuất thép có công suất lớn nhất nước, với năng lực

sản xuất gồm 03 dây chuyền cán thép (tổng công suất 1,1 triệu tấn/năm) và 01 dây chuyền luyện phôi (500 nghìn tấn thép/năm).

Với đặc thù ngành thép, việc sở hữu lợi thế theo quy mô là thuận lợi không nhỏ đối với POM so với các doanh nghiệp khác trong ngành.

Hiện tại POM là một trong số ít những doanh nghiệp trong ngành có khả năng tự chủ (một phần) nguyên liệu đầu vào.

Trong bối cảnh phôi thép và thép phế liệu chỉ đáp ứng được 60% và 45% nhu cầu trong nước, việc tự đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu là lợi thế lớn của POM. Sự giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu sẽ là một thuận lợi lớn của POM.

Từ 2012, khi nhà máy POM 03 đi vào hoạt động, với năng lực thiết kế gồm 01 dây chuyền luyện phôi (công suất 1 triệu tấn/năm) và 01 dây chuyền cán (500 nghìn tấn/năm). Khi hoạt động hết công suất, khả năng tự đáp ứng nguyên liệu đầu vào của POM sẽ tăng lên khoảng 90%.

Hiện tại, cổ đông hiện hữu lớn nhất của POM là công ty TNHH TM-SX Thép Việt với tỷ lệ nắm giữ 60,22% vốn điều lệ.

Hiện tại năng lực sản xuất của POM đang đứng đầu trong ngành. Giá phôi thép tự sản xuất của POM so với giá nhập khẩu rẻ hơn khoảng 10% - 15%. POM hiện đang sở hữu hai dây chuyền cán thép với tổng công suất là 600,000

tấn/năm và một dây chuyền sản xuất phôi là 500,000 tấn năm. Cho đến năm 2013 khi các dự án của POM đi vào hoạt động thì tổng công suất cán sẽ là 1,6 triệu tấn/năm và công suất luyện là 1,5 triệu tấn/năm. POM sẽ trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực Đông Nam Á.

Nhờ là công ty con của Thép Việt nên POM tận dụng được hệ thống phân phối của công ty này khiến chi phí bán hàng chỉ khoảng 0.2% so với doanh thu (trong khi của HPG và VIS đều lớn hơn 1%). Không đa dạng hóa kinh doanh sang nhiều mặt hàng như HPG nên POM không phải chịu nhiều chi phí quản lý; bộ máy lãnh đạo tương đối gọn nhẹ nên cũng là một lợi thế so với HPG.

Sản phẩm chủ chốt mang lại lợi nhuận Sản phẩm chủ lực là thép xây dựng (2 nhóm chính là thép thanh và thép cuộn). Doanh

thu từ thép chiếm 98% trong cơ cấu doanh thu hàng năm, phần còn lại thuộc về kinh doanh phế liệu và phôi.

Sản phẩm chính của POM hiện nay là các loại thép thanh và thép cuộn với chất lượng và mác thép cao như SD390… được sử dụng ở nhiều công trình lớn, thủy điện, xây dựng cầu đường và khu dân cư hiện đại.

Hệ thống phân phối Hệ thống phân phối của POM gồm có 7 tổng đại lý và hơn 800 đại lý cấp 2. POM là

công ty con của Thép Việt nên công ty tận dụng được mạng lưới phân phối với hơn 30 đại lý trên cả nước và tại Lào, Campuchia.

Thị phần tiêu thụ Thị trường kinh doanh chính của POM tập trung ở khu vực từ miền Trung trở vào, các

tỉnh ĐBSCL, ... Hiện tại POM đang chiếm giữ khoảng 30% thị trường khu vực phía

Page 6: NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

NGÀNH THÉP www.kisvn.vn

6

Nam và khoảng 14% - 16% thị phần cả nước. Sản lượng tiêu thụ hàng năm duy trì được tốc độ tăng trưởng từ 5% - 7%.

Hiện nay POM đang chiếm khoảng 30% thị phần cả nước và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên qua các năm. Thị trường tập trung ở khu vực miền Trung trở vào và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, các tỉnh Trung Bộ. POM cũng là một thương hiệu thép uy tín tại thị trường Campuchia khi chiếm 30% thị phần.

2. Thép Hòa Phát (HPG) Lợi thế cạnh tranh Với chu trình khép kín từ khâu tuyển quặng, luyện gang, sản xuất phôi, luyện thép và

chế biến thành phẩm, HPG là một trong những doanh nghiệp thép có quy mô lớn nhất nước với tổng tài sản hơn 10,000 tỷ. Quy trình sản xuất khép kín giúp HPG hiện chủ động được 60%-70% nguồn phôi đầu vào, sau khi Khu Liên Hiệp đạt 100% công suất thiết kế HPG có thể chủ động được hoàn toàn nguồn phôi cho quy trình cán thép, do vậy giá thành sản phẩm của HPG có tính cạnh tranh cao hơn so với nhiều sản phẩm của các đơn vị khác, đồng thời với mẫu mã đa dạng nhiều kích cỡ.

Thương hiệu Hòa Phát đã có bề dày hình thành và phát triển, tạo dựng niềm tin và tín nhiệm đối với khách hàng trong nhiều sản phẩm.

Sản phẩm thép của Hòa Phát được sản xuất trên dây chuyền thiết bị công nghệ của Italia với công suất thiết kế 250.000 tấn/năm (tối đa có thể đạt 300.000 tấn/năm). Tập đoàn Hòa Phát đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép với công suất đạt 180.000 tấn phôi/năm, giúp Công ty chủ động được 80% sản lượng phôi đầu vào phục vụ cho việc sản xuất.

Lợi thế chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào của Hòa Phát. Với nguồn nguyên liệu quặng ổn định, trữ lượng lớn từ các mỏ quặng tại Hà Giang,Yên Bái và dây chuyền sản xuất hiện đại với công suất cao, Hòa Phát sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả thời gian tới. Nằm trong top 3 doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu Việt Nam và chiếm 12,1% thị phần thép xây dựng trên cả nước.

HPG mới đưa vào hoạt động khu liên hợp (KLH) gang thép với công suất thiết kế hiện nay là 400,000 tấn/năm. KLH Gang thép Hòa Phát sản xuất thép theo công nghệ lò cao, lần đầu tiên được đầu tư ở Việt Nam. Công nghệ này khác với công nghệ lò điện, phổ biến ở các nhà máy thép trong nước hiện nay. Lò điện, sản xuất phôi thép từ thép phế (chủ yếu nhập khẩu) và sử dụng điện. Còn lò cao luyện quặng sắt (khai thác 100% trong nước) thành gang, từ gang luyện thành phôi thép. Nhiên liệu đốt lò cao chủ yếu là than cốc (coke) và sử dụng thêm một phần điện.

KLH Gang thép của HPG tại Hải Dương xây dựng trên khu đất rộng gần 140 héc-ta, gần cảng biển Hải Phòng, gần Quốc lộ 5, nên thuận lợi vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cả bằng đường bộ và đường thủy. KLH được đầu tư đồng bộ gồm: nhà máy sản xuất than coke đầu tiên với quy mô lớn tại Việt Nam, nhà máy nhiệt điện, nhà máy chế biến nguyên liệu, nhà máy luyện gang, nhà máy phôi thép và nhà máy cán thép. Các nhà máy sản xuất trong KLH tạo ra một chuỗi giá trị gia tăng, đem lại lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp cho sản phẩm.

Cụ thể, Nhà máy sản xuất than coke (than cốc), Hòa Phát (sử dụng 80% nguyên liệu là than mỡ nhập khẩu từ Úc) đã đầu tư xong giai đoạn I với công suất 350.000 tấn/năm, đang đầu tư giai đoạn II cũng với công suất 350.000 tấn/năm, nâng tổng công suất của Nhà máy lên 700.000 tấn/năm. 50% sản lượng than cốc sản xuất ra được sử dụng làm nguyên liệu cho KLH và 50% còn lại xuất khẩu chủ yếu sang châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Hòa Phát là công ty duy nhất ở Việt Nam sản xuất thép D55, với mác thép cao chuyên dùng xây dựng cầu lớn và nhà siêu cao tầng.

Page 7: NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

NGÀNH THÉP www.kisvn.vn

7

Sản phẩm chủ chốt mang lại lợi nhuận Sản phẩm thép của Tập đoàn là các loại thép cốt bê tông cán nóng bao gồm; thép

cuộn đường kính Ø 6mm, Ø 8mm,thép cuộn D8mm gai và thép thanh vằn đường kính D10mm – D41mm.

Sản phẩm thép xây dựng. Hoạt động sản xuất kinh doanh thép và ống thép có tính quyết định đến kết quả hoạt động của cả tập đo àn vì mảng này chiếm đến hơn 60% doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn.

Hệ thống phân phối Hiện nay HPG có 20 đại lý ở miền Bắc và hệ thống chi nhánh khắp cả nước.

Thị phần tiêu thụ Thị trường của sản phẩm thép Hòa Phát là thị trường trong nước. Thị phần tiêu thụ

thép xây dựng chủ yếu vẫn ở miền Bắc. HPG tập trung ở thị trường các tỉnh phía Bắc. HPG cũng tích cực mở rộng mạng lưới và thị trường tiêu thụ tại các tỉnh miền Trung — Tây Nguyên và Tây Đông Nam Bộ. Nhà máy ống thép của công ty tại tỉnh Bình Dương được đầu tư xây dựng từ năm 2008 và chạy thử vào năm 2009 đã bắt đầu cho sản phẩm vào đầu năm 2010. Thị trường của nhà máy này là các tỉnh Tây và Đông Nam Bộ—khu vực hiện nay đang có nhu cầu cao và ít đối thủ cạnh tranh. Vừa qua HPG cũng thành lập công ty con Hòa Phát— Bình Định mở rộng diện tích kho hàng cho khu vực lên tới 8,100m2.

3. Thép Việt Ý (VIS) Lợi thế cạnh tranh Được sự hỗ trợ của Tổng công ty Sông Đà cùng với công nghệ hiện đại. Dây chuyền

cán thép của VIS được nhập khẩu, lắp đặt và chuyển giao công nghệ toàn bộ bởi hãng hàng đầu thế giới về công nghệ luyện, cán thép Danieli (Ý). Tại thời điểm lắp đặt, công nghệ này được xem thuộc loại số 1 của Ý và trên thế giới.

VIS hiện đang sở hữu dây chuyền cán thép có công suất 250,000 tấn/năm và góp vốn thành lập CTCP Luyện thép Sông Đà tại Hải Phòng với công suất là 400,000 tấn/năm.

Sản phẩm chủ chốt mang lại lợi nhuận Các sản phẩm thép: thép cuộn Ø5.5 đến 12Ø và thép thanh từ D10 đến D40, sử dụng

làm bê tông, cốt thép chịu lực. Hệ thống phân phối Hệ thống phân phối gồm 28 đại lý phân bố rộng khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở

miền Bắc. Thị phần tiêu thụ Thị trường tiêu thụ chủ yếu là dân dụng và thị trường cho các dự án lớn. Sản phẩm

của Việt Ý chiếm thị phần lớn (10% SL tiêu thụ miền Bắc). VIS tập trung ở thị trường các tỉnh phía Bắc.

4. Thép DNY Lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần thép DANA - Ý (trước đây là Công ty cổ phần Đà Nẵng - Ý) là công ty

sản xuất thép xây dựng lớn nhất miền Trung và Tây nguyên, do đó sở hữu được lợi thế độc quyền phân phối.

Page 8: NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

NGÀNH THÉP www.kisvn.vn

8

Dây chuyền sản xuất khép kín sử dụng công nghệ Consteel từ khâu luyện kim đến khâu cán thép giúp tiết kiệm chi phí sản xuất. Dây chuyền khép kín có khả năng chuyển thẳng phôi nóng từ máy đúc sang máy cán, điều này giúp DANA-Ý tiết kiệm được khoảng 10% chi phí (so với dây chuyền sản xuất không liên tục được sử dụng chủ yếu trong ngành thép Việt Nam hiện nay), bao gồm chi phí hao hụt do đốt nóng và chi phí nguyên, nhiên liệu liệu trên mỗi tấn sản phẩm. Bên cạnh đó, khí thải phát tán giảm đáng kể (30%) giúp cho Công ty tiết kiệm chi phí cho xử lý chất thải - đây là vấn đề ngày càng được quan tâm nếu muốn phát triển bền vững, đặc biệt khi nhà máy của DANA-Ý lại đặt gần ngay tại trung tâm TP.Đà Nẵng. Công nghệ này hầu hết các nhà máy cũ khó có thể áp dụng do không có tính đồng bộ ngay từ khâu thiết kế mặt bằng và đường công nghệ ban đầu.

Với hơn 10% chi phí tiết kiệm được từ công nghệ và lợi thế chi phí đầu vào là thép phế liệu, hiện nay DNY đang yết mức giá thép thành phẩm thấp hơn từ 5 – 10% so với sản phẩm. (cạnh tranh về giá).

Lợi thế vị trí địa lý. Việc vận chuyển thép từ các khu vực sản xuất thép lớn như miền Nam, miền Bắc đến tiêu thụ tại miền Trung thường mất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển. Nhà máy sản xuất thép của DANA – Ý được đặt tại Khu Công nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng nên Công ty có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển và nhiều lợi thế khi tiêu thụ, khai thác khách hàng trong khu vực này.

DANA-Ý đã xây dựng được mạng lưới cung ứng nguyên liệu đáng tin cậy cả trong và ngoài nước, đặc biệt Công ty đã cử đại diện của mình sang định cư tại Mỹ - một nước có nguồn cung ứng sắt thép phế dồi dào nhất thế giới để thường xuyên cung cấp thông tin và liên hệ với các đối tác nước ngoài nhằm đảm bảo nguồn cung ứng thép phế ổn định cho Công ty.

Sản phẩm chủ chốt mang lại lợi nhuận Các sản phẩm chính của DNY là phôi thép, thép cuộn và thép thanh. Các sản phẩm của DANA-Ý bao gồm phôi thép, thép cuộn (fi6, fi8) và thép thanh vằn

(fi10, fi12). Hệ thống phân phối Hệ thống phân phối của DNY tập trung ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên như Đà

Nẵng, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Huế, Đông Hà… bao gồm 20 đại lý. Số lượng đại lý của DNY nếu như so sánh với một số thương hiệu khác như HLA, VIS

hay HPG thì có thể thấy mạng lưới kinh doanh trong nước còn mỏng. Thương hiệu của thép Dana Ý còn chưa có nhiều uy tín để có thể mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

DNY xây dựng mạng lưới tiêu thụ theo cấp đại lý: đại lý cấp 1 (doanh thu tiêu thụ từ 300 tấn trở lên), đại lý cấp 2 (doanh thu tiêu thụ từ 200 tấn trở lên), đại lý cấp 3 (doanh thu tiêu thụ từ 100 tấn trở lên).

Thị phần tiêu thụ Sản phẩm của DaNa Ý chiếm 60% thị phần tại Đà Nẵng (trước đây thuộc về Hòa

Phát). Nhu cầu sử dụng thép tại địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh miền trung năm 2008 chiếm 9,6% thị phần cả nước, năm 2009 ước chiếm khoảng 25% thị phần thép nói chung, tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn thép.

Mặc dù mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2009, nhưng đến nay DANA-Ý đã chiếm lĩnh khoảng 60% thị phần thép xây dựng tại Đà Nẵng và miền Trung.

Page 9: NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

NGÀNH THÉP www.kisvn.vn

9

Một số dự án đầu tư lớn của nước ngoài vào Việt Nam Bảng 8. Một số dự án đầu tư lớn của nước ngoài vào Việt Nam

Nguồn: VSA

Dự án thép Posco ở Bà Rịa Vũng Tàu & vịnh Vân Phong ở Khánh Hòa Posco đã có 3 dự án liên doanh sản xuất thép tại Việt Nam. Đó là Posvina hoạt động từ tháng 4/1992 với công suất 40.000 tấn thép xây dựng/năm; VPS hoạt động từ tháng 1/1994 công suất mỗi năm 200.000 tấn thép dây, thép thanh; và Vinapipe hoạt động từ tháng 5/1993 công suất mỗi năm 30.000 tấn thép ống. Những liên doanh này đều hoạt động tốt, có hiệu quả. Còn dự án lớn mà Posco đang tích cực triển khai là dự án xây dựng tại khu vực Vân Phong (Khánh Hòa) một nhà máy thép liên hợp mang tầm cỡ thế giới. Đây là nhà máy thép liên hợp đầu tiên tại Việt Nam. Tại châu Á cho đến nay mới chỉ có Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ là có nhà máy thép liên hợp. Trong công văn số 7461/VPCP-QHQT ban hành bởi Văn phòng Chính phủ ngày 31-10, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức không chấp thuận việc thực hiện dự án đầu tư nhà máy thép liên hợp do tập đoàn Posco (Hàn Quốc) đề xuất tại khu vực Đầm Môn, vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà. Theo ý kiến của Thủ tướng, nội dung dự án đầu tư nhà máy thép liên hợp do tập đoàn Posco đề xuất cho thấy sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng, định hướng phát triển trong tương lai của dự án cảng trung chuyển

Page 10: NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

NGÀNH THÉP www.kisvn.vn

10

quốc tế Vân Phong theo quy hoạch đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, dự án nhà máy thép cũng không đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường sinh thái biển tại khu vực này. Dự án thép Essar ở Bà Rịa Vũng Tàu Đây là dự án nhà máy thép cán nóng công suất 2 triệu tấn/năm giữa Tổng công ty Thép VN (VNSteel), Tổng công ty Cao su VN (Geruco) và Essar Steel VN Holdings Ltd (Ấn Độ) tại KCN Phú Mỹ 1 (Bà Rịa - Vũng Tàu) được cấp phép vào tháng 3-2007 cũng buộc phải dừng triển khai do đối tác Ấn Độ rút lui. Dự án ban đầu có tổng vốn đầu tư trên 527 triệu USD, trong đó vốn điều lệ trên 158 triệu USD với tỉ lệ VNSteel chiếm 20%, Geruco 15% và Essar 65%. Hơn một năm sau, tháng 4-2008, đối tác Essar xin chuyển nhượng lại phần vốn góp cho VNSteel để rút lui. Dự án trở thành 100% vốn đầu tư trong nước với tỉ lệ VNSteel nắm giữ 84%, Geruco 15% và Công ty Thép Đà Nẵng giữ 1%. Hiện dự án vẫn trong giai đoạn nằm chờ vì sau khi chuyển phần vốn góp sang cho VNSteel thì chủ đầu tư mới vẫn chưa có động tĩnh gì. Dự án thép của Tycoons Worldwide Group ở Dung Quất Tycoons Worldwide Group là nhà sản xuất thép tại Thái Lan, sản lượng hằng năm đạt 360.000 tấn phôi (tương đương sản lượng của gang thép Thái Nguyên hiện nay), doanh thu đạt 235 triệu USD. Đây là thành viên của Tycoon Group International do một người Đài Loan làm chủ tịch HĐQT. Chủ đầu tư đưa ra khá nhiều đề nghị: Thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt đời dự án, đồng thời họ muốn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 10 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập trong 10 năm tiếp theo; miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, tài sản cố định, khuôn mẫu... trong suốt thời gian dự án hoạt động, giá thuê đất 2 USD/m2/70 năm. Đặc biệt, sau khi nhận giấy phép đầu tư, trong vòng 15 năm Chính phủ không cấp phép cho bất kỳ dự án luyện thép lò cao nào khác tại VN. Tuy nhiên dự án thép của Tycoons Worldwide Group có nhiều yếu tố cần xem xét. Riêng đối với cơ sở sản xuất thép tại Đài Loan không có công nghệ làm Gang, sản xuất thép và sản phẩm cán phẳng. Có nhiều ý kiến nói rằng số tiền đầu tư 1,056 tỷ USD sẽ chắc chắn không đủ để xây dựng xưởng luyện thép tích hợp với công suất 5.5 triệu tấn/năm như đã đề ra. Mặt khác do dự kiến sẽ sử dụng công nghệ cũđể tiết giảm chi phí nên năng lực sản xuất và việc đảm bảo kiểm soát mức độ ảnh hưởng đến môi trường có thể không được tốt. Dự án thép của Formosa ở Hà Tĩnh Formosa Plastics Group, một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất Đài Loan) đã khởi công xây dựng ngày 6/07 năm 2008, có tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1 lên đến 7,8 tỷ USD tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Dự kiến khu liên hợp sẽ hoàn thành giai đoạn 1 vào cuối năm 2011. Dự án thép của Lion Group ở Ninh Thuận Dự án thép 9,8 tỷ USD ở khu Liên hợp thép Cà Ná, Ninh Thuận bao gồm khu liên hợp thép, nhà máy nhiệt điện và cảng biển với tổng diện tích dự kiến sử dụng cho cả 4 giai đoạn là 1,650 ha mặt đất và 330 ha mặt biển và có tổng vốn đầu tư dự kiến gần 9,8 tỉ đô la Mỹ có thể sẽ được thay thế nhà đầu tư khác vì nhà đầu tư nước ngoài hiện tại của dự án chậm triển khai. Đến thời điểm giữa năm 2010 mặc dù đã quá thời hạn đặt ra cho nhà đầu tư nước ngoài của dự án là công ty Maju Stabil SDN (thuộc tập đoàn Lion Group của Malaysia) về tiến độ triển khai thực hiện, thế nhưng, nhà đầu tư này vẫn không có nhiều động thái triển khai lại dự án sau thời gian dài trì hoãn. Dự án thép của Tata ở Hà Tĩnh Chính phủ đã cho phép VSC lựa chọn đối tác nước ngoài là Tata Steel cùng với VSC tiến hành nghiên cứu khả thi và triển khai thực hiện dự án. Đây là dự án trọng điểm trong quy hoạch phát triển ngành thép VN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm sử dụng tối

Page 11: NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

NGÀNH THÉP www.kisvn.vn

11

ưu nguồn tài nguyên quặng sắt của mỏ Thạch Khê tại Hà Tĩnh có trữ lượng 500 triệu tấn để sản xuất các sản phẩm thép phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế. Hiện Tata Steel là nhà sản xuất thép đứng thứ 6 trên thế giới, với công suất 25 triệu tấn thép/năm, hoạt động trên 45 nước. Tại VN, Tata đã có hai liên doanh với VSC trong các nhà máy cán thép tại VN. Một số dự án nhà máy luyện thép tích hợp ở khu vực Đông Á Bảng 9. Một số dự án nhà máy luyện thép tích hợp ở khu vực Đông Á

Nguồn: VSA

Page 12: NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

NGÀNH THÉP www.kisvn.vn

12

Khuyến cáo

Bản báo cáo này do Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) phát hành với sự đóng góp của các chuyên gia của KIS được nêu trong báo cáo. Báo cáo này được viết nhằm mục đích cung cấp thông tin cho khách hàng là các tổ chức đầu tư, các chuyên gia hoặc các khách hàng cá nhân của KIS tại Việt Nam.

Bản báo cáo này không nên và không được diễn giải như một đề nghị mua hoặc bán hoặc khuyến khích mua hoặc bán bất cứ khoản đầu tư nào. Khi xây dựng bản báo cáo này, chúng tôi hoàn toàn đã không cân nhắc về các mục tiêu đầu tư, tình hình tài chính hoặc các nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tư. Cho nên khi đưa ra các quyết định đầu tư cho riêng mình các nhà đầu tư nên dựa vào ý kiến tư vấn của chuyên gia tư vấn tài chính độc lập của mình và tùy theo tình hình tài chính cá nhân, mục tiêu đầu tư và các quan điểm thích hợp khác trong từng hoàn cảnh.

Khi viết bản báo cáo này, chúng tôi dựa vào các nguồn thông tin công khai và các nguồn thông tin đáng tin cậy khác, và chúng tôi giả định các thông tin này là đầy đủ và chính xác, mặc dù chúng tôi không tiến hành xác minh độc lập các thông tin này. KIS không đưa ra, một cách ẩn ý hay rõ ràng, bất kỳ đảm bảo, cam kết hay khai trình nào và không chịu bất kỳ một trách nhiệm nào đối với tính chính xác và đẩy đủ của những thông tin được đề cập đến trong báo cáo này.

Các nhận định, đánh giá và dự đoán trong báo cáo này được đưa ra dựa trên quan điểm chủ quan của chúng tôi vào thời điểm đưa ra báo cáo này và có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước.

KIS có thể đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư hoặc tiến hành các công việc kinh doanh khác cho các công ty được đề cập đến trong báo cáo này. Ngoài ra, KIS cũng như các nhân sự cấp cao, giám đốc và nhân viên của KIS có liên quan đến việc viết hay phát hành báo cáo này có thể đã, đang và sẽ mua hoặc bán có kỳ hạn chứng khoán hoặc chứng khoán phái sinh (bao gồm quyền chọn) của các công ty được đề cập trong báo cáo này, hoặc chứng khoán hay chứng khoán phái sinh của công ty có liên quan theo cách phù hợp hoặc không phù hợp với báo cáo và các ý kiến nêu trong báo cáo này. Vì thế, nhà đầu tư nên ý thức rằng KIS cũng như các nhân sự cấp cao, giám đốc và nhân viên của KIS có thể có xung đội lợi ích mà điều đó có thể ảnh hưởng đến nhận định.

Báo cáo này không được sao chụp, nhân bản hoặc xuất bản (toàn bộ hoặc từng phần) hoặc tiết lộ cho bất kỳ người nào khác mà không được sự chấp thuận bằng văn bản của KIS.

Page 13: NGÀNH THÉPdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/123155824-BC Nganh thep... · 2014. 10. 23. · Thị trường thép cao cấp gồm các sản phẩm thép dẹt chuyên cung cấp cho

NGÀNH THÉP www.kisvn.vn

13

Liên hệ

Trụ sở chính

Tòa nhà Maritime Bank Tầng 3, 180-192 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP.HCM. ĐT: +84 8 38386068-39148585. Fax: +84 8 38216898–38216899

Chi nhánh Hà Nội

249 Trần Đăng Ninh, Quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: (84-8) 3838-6068 - (04-39744448)

Phòng Phân tích

Trưởng phòng Phân tích Lê Đình Minh Phương [email protected]