302
NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG MARKUS WOLF và Anne McElvoy HI KÝ CỦA TRÙM GIÁN ĐIỆP CNG SẢN ĐÔNG ĐỨC

NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

NGƯỜI KHÔNG

CHÂN DUNG

MARKUS WOLF và

Anne McElvoy

HỒI KÝ CỦA TRÙM GIÁN ĐIỆP

CỘNG SẢN ĐÔNG ĐỨC

Page 2: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Mục Lục

Lời mở đầu

Lời tựa

Sơ Đồ Đảng, Nhà Nước và Bộ Công An

Sơ Đồ Tổ Chức của Bộ Công An

Chương 1 Cuộc đấu giá

Chương 2 Thoát khỏi ác bóng Hitler

Chương 3 Học trò của Stalin

Chương 4 Cộng Hòa Dân Chủ Đức lớn mạnh và tôi lớn theo

Chương 5 Vừa học vừa làm

Chương 6 Khrushchev mở mắt cho chúng tôi

Chương 7 Giải pháp bê-tông

Chương 8 Làm gián điệp vì tình

Chương 9 Hình bóng của Thủ Tướng

Chương 10 Nọc độc của sự phản bội

Chương 11 Tình báo và Phản gián

Chương 12 « Những biện pháp tích cực »

Chương 13 Phong trào khủng bố và nước CHDCĐ

Chương 14 Trong lòng địch

Chương 15 Cuba

Chương 16 Chấm dứt trật tự cũ

Chương 17 Lời kết

Page 3: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Mục Lục

Lời mở đầu

Lời tựa

Sơ Đồ Đảng, Nhà Nước và Bộ Công An

Sơ Đồ Tổ Chức của Bộ Công An

Chương 1 Cuộc đấu giá

Chương 2 Thoát khỏi ác bóng Hitler

Chương 3 Học trò của Stalin

Chương 4 Cộng Hòa Dân Chủ Đức lớn mạnh và tôi lớn theo

Chương 5 Vừa học vừa làm

Chương 6 Khrushchev mở mắt cho chúng tôi

Chương 7 Giải pháp bê-tông

Chương 8 Làm gián điệp vì tình

Chương 9 Hình bóng của Thủ Tướng

Chương 10 Nọc độc của sự phản bội

Chương 11 Tình báo và Phản gián

Chương 12 « Những biện pháp tích cực »

Chương 13 Phong trào khủng bố và nước CHDCĐ

Chương 14 Trong lòng địch

Chương 15 Cuba

Chương 16 Chấm dứt trật tự cũ

Chương 17 Lời kết

Page 4: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Markus Wolf: Người không chân dung

Hồi kí của trùm gián điệp Cộng Sản Đông Đức

Lời toà soạn: Chúng tôi xin gởi đến quý bạn, trong nhiều kỳ, toàn bộ bản dịch quyển« Man Without A Face » của Markus Wolf, trùm gián điệp của Cộng Hòa Nhân Dân Đức.Các hoạt động gián điệp của ông rất là tinh vi và lan tỏa khắp thế giới, nhưng chung quyông phục vụ cho quyền lợi của Liên Xô nhiều hơn là cho đất nước ông. Ông Wolf tin vàohệ thống xã hội chủ nghĩa và từ đó tin vào người anh cả Xô Viết đã cưu mang gia đìnhông. Nhưng khi bức tường Bá Linh sụp đổ, ông đã không được người anh cả Liên Xô giúpđỡ, trái lại chỉ muốn xua đuổi ông cho rảnh nợ. Bao nhiêu thông tin gom góp với baonhiêu hy sinh để cuối cùng chẳng giúp cho nước CHDC Đức tồn tại. Tất cả chỉ vì hệ thốngchính trị xã hội chủ nghĩa đã hư hỏng từ trong nội tạng, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn củatoàn khối xã hội chủ nghĩa Liên Bang Xô Viết và khối Đông Âu. Xin mời quý bạn theo dõinhật ký của ông Markus Wolf để thấy rõ nội tình và cách tổ chức tình báo của ông.

Lời Mở Đầu

Trong vòng ba mươi bốn năm tôi đã giữ chức vụ giám đốc cơ quan tình báo hải ngoại củaBộ Công An của nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Ngay cả những kẻ thù gay gắt nhất của tôicũng công nhân đây có lẽ là cơ quan năng lực và hiệu dụng nhất lục địa châu Âu. Chúngtôi thu thập nhiều bí mật chiến lược và kỹ thuật của những đội binh uy lực bày binh bốtrận để đánh chúng tôi và chuyển chúng,nhờ tay của tình báo Xô Viết, đến các bộ tư lệnhcủa Hiệp Ước Warsaw tại Moscow. Có rất nhiều người nghĩ rằng tôi biết nhiều về những bímật của Cộng Hòa Liên Bang Đức hơn cả Thủ tướng tại Bonn. Thực ra, chúng tôi cài đặtđiệp viên trong văn phòng riêng của hai vị thủ tướng, trong số khoảng một ngàn vănphòng mà chúng tôi đã xâm nhập vào trong tất cả mọi ngành của sinh hoạt chính trị TâyĐức, kinh doanh và các lãnh vực khác của xã hội. Nhiều người trong số những điệp viênnày là công dân Tây Dức, họ phục vụ cho chúng tôi hoàn toàn vì lý tưởng.

Tôi nhìn lại quãng đời cá nhân và nghề nghiệp của tôi như vòng cung lớn khởi sự từ cáigọi là lý tưởng cao đẹp theo tiêu chuẩn khách quan. Chúng tôi, những người Đông Đứctheo đuổi xã hội chủ nghĩa, cố gắng xây dựng nên một loại xã hội trong đó những tội áccủa nước Đức cũ sẽ không bao giờ có cơ hội lập lại. Trên hết mọi sự, chúng tôi quyết tâmkhông muốn chiến tranh tái diễn trên nước Đức.

Những tội lỗi và những sai lầm của chúng tôi cũng là những tội lỗi và sai lầm của tất cảmọi cơ quan tình báo. Nếu chúng tôi có khuyết điểm, và chắc chắn chúng tôi có, đó lànhững khuyết điểm của tính chất nghề nghiệp quá đam mê không được tôi luyện bởiđường chỉ không viền của cuộc sống bình thường. Giống như hầu hết mọi người Đức,chúng tôi tuân thủ kỷ luật đến độ sai lầm.Phương pháp của chúng tôi quá hữu hiệu nênchúng tôi đã vô tình phá hỏng sự nghiệp của một nhà chính trị có tầm nhìn xa nhất củanước Đức hiện đại, ông Willy Brandt. Việc sát nhập cơ quan tình báo vào trong Bộ CôngAn có nghĩa là cơ quan này và tôi gánh trách nhiệm về những cuộc đàn áp trong nội bộnước Cộng Hòa Dân Chủ Đức và hợp tác với bọn khủng bố quốc tế.

Thực không dễ kể chuyện về cuộc chiến tình báo từ khía cạnh của kẻ thua cuộc đứng ởbên này Bức Màn Sắt để cho những người sông bên kia hiểu được trọn vẹn. Kể lại câuchuyện của tôi về cuộc chiến độc nhất vô nhị thời Chiến Tranh Lạnh, tôi không có mục

Page 5: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đích van xin để được tha lỗi trong vị thế của một kẻ thua cuộc. Phía chúng tôi tranh đấuchống lại sự hồi phục của chủ nghĩa phát-xít. Chúng tôi tranh đấu cho một mẫu mực xãhội chủ nghĩa phối hợp với tự do, một mục tiêu cao cả nhưng đã hoàn toàn thất bại,nhưng tôi vẫn tin là vẫn có thể thực hiện được. Tôi vẫn giữ nguyên niềm tin của tôi, mặcdù ngày nay niềm tin này đã bị kiềm hãm vì thời gian và trải nghiệm. Nhưng tôi khôngphải là kẻ đào ngũ, và hồi ký này không phải là một lời thú tội để xin được chuộc lại lỗilầm.

Từ khi tôi tiếp quản cơ quan tình báo hải ngoại Đông Đức vào những thập niên 1950 chođến khi hình ảnh của tôi bị lén chụp năm 1979 và bị một kẻ đào thoát nhận dạng,phương Tây không hề biết mặt mũi của tôi ra sao. Họ gọi tôi là « người không chândung », một biệt hiệu đã hầu như biến những sinh hoạt điệp báo của chúng tôi và cuộcchiến tình báo giữa Đông và Tây thành ra lãng mạn. Nhưng nó chẳng lãng mạn tí nào cả.Người người đau khổ. Đời sống chật vật. Tha thứ hay nhân nhượng không có chỗ đứngtrong cuộc chiến giữa hai ý thức hệ. Cuộc chiến này đã bao trùm phần nửa thế kỷ củachúng ta và một cách nghịch lý đã cho phép châu Âu có được một thời kỳ hòa bình lâudài nhất kể từ khi đế quốc La Mã sụp đổ. Đôi bên đều phạm những tội ác trong cuộcchiến toàn cầu này. Giống như đa số những người trên thế giới, tôi cảm thấy hối hận.

Trong quyển hồi ký này, tôi cố gắng kể lại dưới nhãn quan của tôi toàn bộ những sự kiệnmà tôi được biết. Những độc giả, những nhà phê bình và các chuyên gia có thể xem xétchúng, tin chúng và kiểm chứng chúng. Nhưng tôi phản bác những lời tố cáo của một vàiđông hương của tôi là tôi không có quyền kể lại và xem xét trong từng chi tiết nhữngthành công và những thất bại trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của tôi. Tại Đức đã cónhững nỗ lực, bằng phương tiện tòa án hoặc phương tiện khác, nhằm đưa ra quyết địnhchỉ có một phương hướng duy nhất giải thích lịch sử được phổ biến. Tôi không đi tìm biệnluận đạo đức để tự bào chữa và cũng không đi tìm tha thứ, nhưng sau một thời giantranh đấu khốc liệt đây là thời gian để cả đôi bên suy gẫm.

Bất cứ lịch sử nào đích thực có danh xưng là lịch sử không thể chỉ do kẻ thắng trận viếtra.

Page 6: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Lời Tựa(của Graig R. Whitney)

Khi một quốc gia là kẻ thù độc hại nhất của chính mình, có được một cơ quan tìnhbáo hải ngọai giỏi nhất thế giới cũng chẳng giúp nên trò trống gì, điều này các lãnh tụcủa Đông Đức đã khám phá ra khi chính quyền Cộng sản sụp đổ như một toà nhà bằnggiấy vào năm 1989. Sự trớ trêu này không thoát khỏi nhận xét của Markus Wolf, nhânvật đã gầy dựng nên cơ quan tình báo Đông Đức và lãnh đạo trong vòng 34 năm vớinhững thành tích nổi bật . Đông Đức cần gián điệp, vì các cấp lãnh đạo Cộng Sản muốnđược an tâm trong những ngày đầu của cuộc Chiến Tranh Lạnh, vì vị thế vượt trội củanền kinh tế Tây Đức, cộng với sức mạnh quân sự của khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương(NATO) đe dọa chấn áp Đông Đức. Nhưng mặc dù họ có 4.000 nhân viên điệp báo,109.000 điềm chỉ viên làm việc cho Cơ Quan Công An Nhà Nước và cứ 105 công dân thìcó một tên điềm chỉ, cấp lãnh đạo Cộng sản không nhận ra cho đến khi quá trễ là chínhnhững sai lầm nội tại, những đường lối chỉ đạo hỏng tự căn bản của tất cả những hệthống xây dựng trên sự đàn áp và cưỡng ép, đã đánh đổ họ .

Vì những lý do cá nhân, ông Wolf đã tự ý xin về hưu năm 1986 và dọn đến ở mộtcăn phòng lầu 6 nhìn xuống con sông Spree, nơi trước đây là trung tâm của Đông Đức.Đây là một địa điểm chọn lọc chiếu theo mô hình tổ chức của Cộng Sản, kế cận một nơiđược chế độ tân trang để nhắc nhở lại không khí tiền chiến của Bá-linh (Berlin); đườngphố lót gạch xanh cho bộ hành và những cửa quán của những nghệ nhân chen lẫn vàocao ốc với màu sắc nước sán g nhạt nhằm gợi lên hình ảnh dĩ vãng thế kỷ thứ 18. Sau khiBức Tường Bá-linh sụp đổ năm 1989, những tờ báo lá cải gọi căn phòng của Wolf là cănphòng sang trọng, kiểu mẫu mà các chủ nhân ông trong Cơ Quan An Ninh Quốc Gia – cácvị « Stasi » đáng sợ, như người Đức thường gọi họ như vậy – tự dành riêng, không mộtthường dân Đông Đức nào có được. Báo chí thường hay nói quá đáng.

Có tất cả 99 bậc thang để lên lầu 6 và cao ốc này không có thang máy. Mặc dù ởvào trung tuần 70, ông Wolf vẫn còn sức để leo những bậc thang này. Trên lối đi xập xệđến căn phòng, có kẻ nguệch ngọac viết « Stasi chó má » trên hộp thư nhôm của ôngWolf, một hành vi có thể đưa vào tù tức khắc trong những ngày cai trị của Cộng Sản.Cách đó vài căn, con của ông Wolf trong cuộc hôn nhân trước đây nay kiếm tiền túi trongmột quán bán pizza nằm dưới gầm cầu xe lửa của nhà ga Friedrichstrasse S -bahn, ranhgiới đầu tiên giữa Đông và T ây khi quan khách đến trong những ngày Chiến Tranh Lạnh.Ông Wolf là một người đã tu ột dốc từ trên cao.

Không như các đồng nghiệp Stasi của ông, ông Wolf không bao giờ dùng họatđộng tình báo để làm giàu cho cá nhân mình. Bản thân ông Wolf có một sức quyến rũmạnh, ông cao 1 thước 83, người gọn ghẽ, đầu tóc màu xám, một khuông mặt cởi mở vàthon dài, đôi mắt nâu sâu sắc, bàn tay với ngón dài thon và thanh nhã của người trí thức.Giọng nói Đức của ông lịch lãm và hùng hồn. Ông nói chuyện về Goethe và Brecht hoặcvề Tolstoi và Mayakovsky cùng một vẻ lưu loát. Để giết thời gian trong giai đọan ông bịép buộc lưu đày (lần thứ hai) tại Moscow sau khi nước Đức thống nhất vào năm 1990,ông tổng hợp được quyển sách mang tựa đề Những Bí Quyết Nấu Nướng của nước Nga(Geheimnisse der russischen Küche), một mớ thực đơn hấp dẫn để thực hiện món bòStroganoff, blini, piroshki với hình ảnh và những mẩu chuyện dí dỏm từ công tác điệpbáo.

Nhưng nhìn ông ngày hôm nay, người ta không thể cầm lòng tự hỏi ông sẽ đóngvai trò nào nếu ông là người Tây Đức: có thể là một ông tướng hay là một bộ trưởngngoại giao, hay là giám đốc của một xí nghiệp lớn của Đức. Có lẽ ông sẽ thành công, cốnhiên là như vậy, giàu có và hãnh diện, có thể ông sẽ thêm ít ký -lô ở bụng và có mộtchiếc Mercedès trên lối đi vào nhà. Nhưng thay vì vậy, ông sống theo lối tiểu tư sản của

Page 7: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

cấp lãnh đạo Cộng Sản Đông Đức, những khuôn mẫu tầm thường già nua mà ông vẫntrung thành nhưng đồng thời cũng tự cảm thấy vượt lên trên trình độ trí thức của họ.Sống trong một trong những môi trường khắc nghiệt và đàn áp chính trị mạnh bạo nhấttại Châu Âu, ông đã thành công và sống sót nhờ trí tuệ, nhờ biết ứng dụng khả năng họchỏi và nét duyên dáng thu hút để thuyết phục người Tây Âu phản bội quốc gia mình vàphục vụ cho lý tưởng Cộng Sản. Nhìn lại lý tưởng thảm não của Đông Đức, câu hỏi đượcđặt ra là: làm sao một người tài giỏi và thông minh như vậy l ại có thể lãng phí tài sức chomột hệ thống tồi tệ như vậy?

*

Một cách trớ trêu, cuộc đời của Markus Wolf khởi sự tại Tây Đức. Sinh năm 1923tại Hechingen, một thành phố nhỏ tại Württemberg, phiá Tây Nam nước Đức, ông là contrai đầu lòng của một bi kịch sĩ, một tác giả và một y sĩ đồng liệu tương pháp tênFriedrich Wolf, một người Do -thái tôn thờ chủ nghĩa Mác. Giống như chồng, Else, bà mẹcủa ông Wolf, là một thành viên năng động của Đảng Cộng Sản Đức. Khi Quốc Xã lênnắm chính quyền năm 1933 và gia đình Wolf bị liệt kê vào danh sách truy nã, ông bố củaMarkus chạy trốn sang Pháp. Bà Else, Markus và em trai Konrad sau đó theo ông bố, vànăm 1934 cả già đinh tị nạn chính trị tại Moscow .

Tại đây, trong vòng mười năm, hai cậu bé được uốn nắn theo kiểu mẫu giáo dục,văn hóa và chính trị của Cộng Sản Nga. Konrad trở về Đức năm 1944 theo binh lính trongHồng Quân. Markus theo học ngành kỹ sư hàng không tại Nga và, năm 1945, lúc 22 tuổi,được phái trở về Đức theo lệnh của Đảng Cộng Sản Đức để giúp xây dựng một đài phátthanh tuyên truyền trong cảnh đổ nát của thành phố Bá-Linh.

Nhờ ăn nói lưu loát tiếng Nga và thấm nhuần tư tưởng cộng sản từ trong nôi, ôngWolf giao hảo mật thiết với các cấp lãnh đạo Hồng Quân trong vùng chiếm đóng của Ngatại Đông Đức và với các người Đức lư u vong và còn sống sót, được đưa lên hàng lãnh đạoCộng Hoà Dân Chủ Đức năm 1949. Cho dù có làm điều gì khác đi n ữa, Stalin đã cứu giađình Wolf thóat nạn Tiêu Diệt (Holocaust) của Đức Quốc Xã. Sự kiện này cùng với cảmgiác say sưa trong quyền lực khởi sự từ lúc ông nhận lãnh trách nhiệm trong một nướcCộng Sản đầu tiên trên mảnh đất Đức luôn luôn nặng cân hơn tất cả những gì MarkusWolf sau này khám phá về bộ mặt đen tối và đàn áp của chế độ cộng sản .

Chẳng bao lâu các cấp chỉ huy nhận ra ông Wolf rất có tài . Họ gởi ông sangMoscow với tư cách là nhà Ngọai Giao Đông Đức trong vòng vài năm và sau đó đưa ôngvề lại cơ quan tình báo hải ngọa i Đông Đức đang phôi thai, giao cho ông trách vụ lãnhđạo cơ quan này năm 1952, khi ông chưa đầy 30 tuổi. Một năm sau, cơ quan này đượcsát nhập vào Cơ Quan An Ninh Quốc Gia, biến ông Wolf thành một phó giám đốc hầu nhưđộc lập của cơ quan Stasi trong chức vụ giám đốc của HVA - HauptverwaltungAufklärung, « Tổng Cục Tình Báo Trung Ương », và ông mang quân hàm đại tướng trongcơ quan này.

Trong những ngày đầu bấp bênh của Đông Đức, có rất nhiều mối đe dọa từ ngoàiđến cần phải lưu tâm. Cộng Hoà Liên Bang Đức, về mặt diện tích to lớn nhất trong haiquốc gia hậu duệ của Quốc Xã Đức, đơn phương tuyên bố xác định tính cách chính thốnglịch sử của họ và sẽ không thiết lập ngọai giao với bất cứ quốc gia nào công nhận ngườianh em láng giềng Đông Đức. Dưới con mắt của Tây Âu, chẳng có gì đáng gọi là dân chủtrong nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức, và phần đông những quốc gia d ám chọc giận TâyĐức bằng cách thiết lập ngọai giao với Đông Đức là những nước vệ tinh chư hầu của Xô -viết hoặc là những nước đồng hội đồng sàn.

Trong những ngày đầu ngắn ngủi này, Bộ Trưởng phụ trách về an ninh quốc giacủa Đông Đức là Erich Mielke, một anh Cộng sản cáo già chuyên luồn lách thuộc thế hệđàn anh hơn ông Wolf 16 tuổi. Hai nhân vật này là hai mẫu người thật tương phản hiếm

Page 8: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

có. Mielke sinh trưởng trong một gia đình thuộc giới lao động tại Bá-Linh năm 1907,trong một môi trường cực kỳ khó nhọc, và đã gia nhập Đảng Cộng Sản năm 193 0. Bị bỏtù sau khi ám sát hai cảnh sát viên Bá-Linh năm 1931, y đã đào thoát và trốn sangMoscow. Sáu mươi hai năm sau, y bị kết án vì tội này theo những tang chứng mà y đãcất khóa kĩ lưỡng trong tủ sắt Stasi của chính y . Trong suốt thời gian đứng đầu bộ máycông an mật vụ của Cộng Hoà Dân Chủ Đức (GDR), Mielke, ám ảnh bởi mối đe dọa bịkhuynh đảo ngay trong nội bộ, đã biến Đông Đức thành một qu ốc gia công an hữu hiệuvà tàn bạo nhất Đông Âu.

Khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, Mielke trở thành một đối tượng mà mọi người kinhtởm. Cả ông Wolf cũng không có chút cảm tình nào đối với y. Ông mô tả Mielke là mộttên bạo chúa, một cấp lãnh đạo mà ông luôn phải đối đầu vật lộn trong những thủ tụchành chánh để bảo vệ tính cách độc lập và tự trị của ngành điệp báo của ông.

Nhưng cùng lúc, Wolf phủ nhận trách nhiệm về những họat động của Stasi có dính líu ítnhiều với điệp báo hải ngọai, chẳng hạn như những lệnh « bắn bỏ » được chỉ thị cho línhbiên phòng canh gác Bức Tường Bá -linh. Ông phủ nhận việc ra lệnh thủ tiêu các điệp viênngọai quốc. Ông phủ nhận mối quan hệ với Biệt Đoàn XXII của Stasi, biệt đoàn này chứachấp một thời gian ngắn bọn khủng bố và sử dụng bọn này như những thành phầnkhuynh đảo Tây Âu.

Biệt đoàn XXII theo dõi rất sát những thành phần cực đoan như Đoàn Hồng Quân(Red Army Faction) thô bạo của Tây Đức. Thành viên của Hồng Quân đã ám sát một chụckỹ nghệ gia và các viên chức cao cấp vào những thập niên 70 ; Ilyich Ramirez Sanchez,tên khủng bố quốc tế, mang bí danh là « Carlos »; và nhiều thành viên khác của Tổ ChứcGiải Phóng Palestine (PLO). Cơ quan Stasi dùng những tên khủng bố này để biến chúngthành những nhân tố khuynh đảo tại Tây Âu, giúp cơ sở lẩn trốn cho chúng tại Đông Đức.Chính một đại tá của Stasi đã cung cấp hơn 22 ký chất nổ cực mạnh cho tên phụ tá củaCarlos tại Đức năm 1983 vào lúc trước ngày đánh bom lãnh sự Pháp tại Tây Đức . Cũngnhư Wolf tường thuật lại trong quyển sách này, các sĩ quan của Stasi trong Biệt ĐoànXXII biết rõ kế họach của các nhà ngọai giao Lybia đánh bom một hộp đêm tại Tây Bá-Linh, nơi có đông đảo binh lính G.I. Mỹ thường lui tới. Bom nổ giết chết bốn người và gâythương tích cho hơn 200 người năm 1986, một vài tháng trước khi Wolf về hưu. NhưngĐông Đức không hề can thiệp để ngăn chặn việc này.

*

Ngay từ lúc đầu vào những thập niên 1950, nhiệm vụ chính của Wolf là tìm hiểunhững gì các cấp lãnh đạo Tây Đức bàn tính về cái nước Đông Đức thật nhỏ bé này. Dướisự lãnh đạo của ông, Đông Bá-linh hầu như đạt đến điểm cao chưa ai đạt được trong tròchời gián điệp với Tây Đức. Cơ quan của Wolf « lật ngược » các điệp viên Tây Đức, đưahọ trở qua lại Bức Tường Bá-linh để làm điệp viên ngược lại cho Cộng Sản. Họ kết nạpcác thương gia và các luật gia thuộc lẫn phe tả và phe hữu và nhờ họ xâm nhập để biếtđược những thông tin về đường lối kinh tế và chính trị của Tây Đức. Họ gởi đi những anhchàng « Romeo », những chàng trai độc thân quyến rũ, để tán tỉnh những phụ nữ độcthân đầy mặc cảm, những cô chỉ biết miệt mài với công việc làm thư ký cho các chính trịgia Bonn. Cơ quan của Wolf đã dẫn dụ quá nhiều thành phần chiêu hồi về với chủ nghĩaCộng Sản nên đã trở thành một mối bận tâm. Những thành phần chiêu hồi này bao gồmnhững viên chức trong ngành tình báo và phản gián của Tây Đức, có vấn đề rượu chè , lolắng về tài chánh hoặc có lòng ngờ vực về viễn tượng phục vụ suốt đới cho chính nghĩacủa liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạ o trên đất nước chia đôi của họ : « Probst », « Günter »,« Kohle », « Komtess », « Mauerer », và cuối cùng « Topaz » - tên thật là Rainer Rupp,một gián điệp thượng thặng của Wolf nằm trong tổng tham mưu Liên Minh Bắc Đại TâyDương (NATO) tại Brussels, không hề bị phát hiện cho đến khi Chiến Tranh Lạnh chấmdứt. (Sau khi mãn hạn tù tháng 12 năm 1998, Rupp được Đảng tân Cộng Sản Dân ChủXã Hội Chủ Nghĩa, trong một buổi họp sơ bộ của họ tại Quốc Hội Đức mời làm tham vấn,nhưng cuối cùng đã không dám mời vì bị đả kích dữ dội.)

Page 9: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

*

Wolf cũng nếm mùi thất bại, một điều chắc chắn: các cá nhân trốn chạy chủ nghĩacộng sản như Werner Stiller, đã đưa cho tình báo Tây Đức những tài liệu vi phim tươngđương với 20.000 trang giấy, cho phép Tây Đức phát hiện các điệp viện ẩn nấp và, mộtcách ngẫu nhiên, bức hình đầu tiên của Wolf từ 30 năm nay, từ trước cho đến giờ tronghồ sơ của họ vẫn là một « người không chân dung ». Nhưng những thất bại này khôngđáng kể so với những thắng lợi của ông.

Cơ quan của Wolf gởi đi hàng chục những « con chuột chũi », nấp sâu trong lòngcủa xã hội Tây Đức, suy tính rằng với thời gian và may mắn, một vài con chuột sẽ tìmđường lên gần đỉnh cao của những chính đảng Tây Đức và sẽ cung cấp những tin tức cógiá trị liên quan đến kế họach điều động quân số của Tây Đức và, quan trọng hơn hết chomối quan hệ chiến lược của Đông Đức với Liên Bang Xô-viết, ý định quân sự và chiến lượccủa Hoa kỳ trong trường hợp Chiến Tranh Lạnh trở nên nóng bỏng. Một trong những conchuột nằm vùng là Günter Guillaume và bà vợ Christel, đã xâm nhập Tây Đức vào giữanhững thập niên 50 với bí danh là « Hansen » và « Heinze » để tìm đường đạt đến cấpbậc cao của Đảng Dân Chủ Xã Hội tại Frankfurt . Họ đã thành công ngoài sức tưởng tượngcủa Wolf khi Guillaume trở thành phụ tá cho Thủ Tướng Willy Brandt năm 1972.

Khi bị phát giác là gián điệp, Guillaume đã kéo ông Brandt ngã theo vào năm1974. Có thể nói đây là một thất bại nặng nề nhất mà Đông Đức tự gieo lấy cho chínhmình trước khi sụp đổ 15 năm sau. « Ostpolitik » (Chính Sách Đông Âu) của ông Brandtđã cải thiện mối bang giao giữa các nước vốn kèn cựa với nhau. Chính quyền Bonn cuốicùng ngưng không đánh phá phe Cộng Sản và bắt đầu có những trao đổi ngọai giao.Nhưng lãnh tụ Cộng Sản Erich Honecker không tin Ostpolitik (Đông Sách) của Brandt, xếtrằng mối giao hảo giữa Tây Đức và Moscow đe dọa đến tính cách chính thống của ĐôngĐức. Chính vì vậy tại Đông Bá-linh, Wolf không bị khiển trách vì đã tác động đến việc ngãđài của ông thủ tướng Tây Đức.

Danh sách liệt kê tất cả điệp viên của Ông Wolf có thể đóng thành nhiều tập. ÔngWolf chỉ nhận diện những ai đã chết hoặc đã bị bắt và đem xử . Mặc dù có được một hệthống rộng lớn nhân viên nằm vùng và điệp viên, Ông Wolf đôi khi vẫn cảm thấy ấm ứcvề kết quả của trò chơi gián điệp của ông. Các điệp viên của ông đã thực hiện đượcnhững gì trên mô hình rộng lớn của các dữ kiện ? « Hầu hết tất cả những tài liệu mà LiênMinh Bắc Đại Tây Dương sản xuất ra, đóng dấu « mật » và « tối mật », mà chúng tôi đãbỏ bao nhiêu công sức để thu thập, truy xét c ho kỳ cùng chẳng đáng dùng làm giấy chùiđít », ông viết trong quyển nhật ký vào cuối năm 1974. Về phía Cộng sản ông cũng đánhgiá như vậy – hệ thống rộng lớn và to phù của nhóm thư lại sản xuất nhữ ng núi giấy vôdụng. Tại Moscow, tại Warsaw, tại Đông Bá-linh, bộ máy tiếp tục xay nghiền, cố gắngche chở, bảo vệ và lưu truyền một hệ thống không thể cứu vớt được nữa vì đã lầm tưởngtừ căn bản rằng hạnh phúc và phồn thịnh của con người có thể áp đặt lên đầu người dâ nbởi bộ máy hành chánh quyền uy của Cộng Sản.

Ở cả hai bên tuyến ngăn cách ý thức hệ, nhóm thư lại mà John Le Carré mô tả là« điệp lại » đào sâu vào lòng lãnh thổ địch, đưa những con chuột nằm vùng xâm nhập,âm mưu và bàn định kế họach, nhưng rồi cuối cùng họ chẳng làm được gì nhiều để thayđổi một cách cơ bản đời sống của người dân ở cả hai phía. Tại A-phú-hãn (Afghanistan),CIA gây điêu đứng cho Hồng Quân Nga, cung cấp cho nhóm chiến sĩ hồi giáo mujahidinhỏa pháo không-không Stinger, và cuối cùng đánh đuổi quân đội Nga ra khỏi nước.Nhưng thay thế vào đó là một bọn cuồng tín độc tài Hồi giáo đàn áp còn kinh khủng hơnchế độ Cộng Sản, và chẳng bao lâu ai cũng lo ngại các hỏa pháo Stinger lọt vào tay bọnkhủng bố cuồng tín. Tại Đông Âu, không phải CIA hoặc cơ quan tình báo Tây Đức, cơquan BND, đã làm sụp đổ chủ nghĩa cộng sản và khối Hiệp Ước Warsaw , nhưng là donhững dồn nén và những mâu thuẫn nội tại về chính trị, kinh tế và xã hội của xã hộicộng sản.

Page 10: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Ông Wolf đã không chờ cho đến khi quá muộn để công khai phê bình những sailầm trong hệ thống Cộng Sản trong một hồi ký nói về tuổi trẻ và lý tưởng Cộng Sản xuấtbản tại Đông Đức chỉ cách vài tháng trước khi Bức Tường Bá -Linh sụp đổ năm 1989.Quyển hồi ký Die Troika, tiếp nối công trình khởi sự bởi người em trai của ông Wolf, tênKonrad, trước khi qua đời năm 1982, là một trong những cố gắng hiếm hoi tại Đông Đứcnhằm khảo sát, mặc dù là dè dặt, những lỗi lầm các cấp lãnh đạo Cộng Sản tại Moscowavà những nơi khác nhân danh chủ thuyết Stalin. Mặc dù trước đó Nikita Khrushchev cũngđã làm, nhưng những lời chỉ trích như vậy chỉ xuất hiện tại Liên Bang Xô-viết sau khiMikhail Gorbachev nắm quyền lãnh đạo năm 1985 và đưa ra chính sách perestroika , mộtcố gắng nhằm cải tổ chủ nghĩa cộng sản, nhưng thay vì vậy ông đã khai tử nó, đún g nhưKhrushchev lo ngại vì cởi bỏ tất cả những hạn chế sẽ làm cho tan tành. Honecker khôngphải đương đầu với tình trạng này tại Đông Đức và vì vậy sách của ông Wolf đã tạo nênnáo động.

Nhưng vị thế của ông Wolf vào lúc đó không được các đồng hương của ông đánhgiá đúng mức cho đến khi nhân dân Đông Đức rốt cuộc xuống đường vào mùa thu đó đểđòi hỏi tự do. Trong một bài diễn văn đọc tại Bá-linh tháng 10 năm 1989, Gorbachev nóirõ là hơn nửa triệu Hồng Quân đồn trú tại Đông Đức sẽ không dùng súng và xe tăng đểđàn áp họ. Diễn ván này đánh dấu ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Đức. Chẳngbao lâu các cuộc biểu tình thoát vòng kiểm soát, càng lúc càng lớn tràn ngập Leip zig,Dresden và Bá-linh, và khi ông Wolf xuất hiện và đề nghị đem khả năng để giúp cải tổguồng máy, quần chúng tẩy chay và ông phải rút lui. Người Đông Đức muốn được tự dođi lại, muốn có Đức Mã, muốn những xe hơi Mercedes và BMW, và tất cả những tiện nghivật chất mà Tây Đức có, họ không muốn một cuộc cải cách hâm nóng chế độ cộng sản.Kế họach thống nhất hai nước Đức đang trên đà tiến mà không sức nào có thể cản nổi.

Ngày 3 tháng 10 năm 1990, Đông Đức không còn nữa, bị khóa chặt và chôn vùitrong nước Cộng Hoà Liên Bang Đức. Nước Đức thống nhất có nhu cầu thanh toán nhữngmón nợ với Markus Wolf. Khi đồng hồ gõ đúng 12 giờ đêm vào ngày đã mong đợi từ lâu,ông Wolf biết rằng mình sẽ vào tù. Một cách bình tĩnh, ông bắt đầu quay điên thọai gọibạn bè trong cơ quan KGB để bàn tính kế họach xin tị nạn tai Moscow.

*

Không những chính quyền Tây Đức có những món nợ cần thanh toán với ông Wolf,cả CIA cũng có nhiều ân oán với ông. Khoảng năm 1990, cơ quan tình báo của Hoa Kỳ bịkhủng hoảng trầm trọng. Liên Bang Xô-viết, kẻ thù chính và cũng là lẽ sống còn của CIA,đang trên tiến trình giải thể. Nhưng khoảng một chục điệp viên Xô -viết mà CIA kết nạpvà nuôi dưỡng với bao nhiêu khó khăn đã bị lộ tẩy và bị hành quyết, do sự phản bội củamột công dân Hoa Kỳ. Hành vi phản bội này được phát giác khi Aldrich Ames bị bắt 4năm sau, năm 1994. Năm 1990, CIA chỉ biết là có một người đang bán những bí mật sâukín nhất của họ và đã gây thiệ t hại chí mạng. CIA lúc đó nghĩ rằng ông Wolf có thể giúphọ tìm ra tên phản bội.

Ngày 22 tháng Năm, Gardner A. Hathaway, gần đây đã về hưu rời chức vụ phụ tágiám đốc về phản gián, đến căn nhà bồi dưỡng của ông Wolf, một căn nhà gỗ nhỏ nấpdưới những cây thông ở ngọai ô Đông Bắc Bá-Linh, tay cầm một bó hoa và một hộp xô -cô-la để tặng bà vợ Andrea của ông Wolf. Hathaway đưa ra một đề nghị rất đặc biệt: xingiúp chúng tôi và chúng tôi đưa ông ra khỏi Đức để sang Hoa Kỳ trước khi họ đến bắtông vào tháng Mười.

Đưa tôi sang Hoa Kỳ trước đã và chúng ta sẽ nói chuyện tại đó, ông Wolf đáp lờiđề nghị, nhưng ông Hathaway nhấn mạnh: không có thỏa thuận hợp tác thì không có vémáy bay. Ông Wolf nhìn nhận rằng lời mời rất là hấp dẫn mặc dù ông chỉ ước định nhữnggì CIA muốn ông giúp đỡ. CIA đã có một danh sách ghi vào vi phim của tất cả nhữngnhân viên của ông, ông biết chắc chắn như vậy, vì danh sách này đã được bí mật thu

Page 11: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

thập do các tay chiêu hồi hoặc tham lợi thuộc thành phần viên chức HVA cung cấp (CIAsau này xác nhận là họ có những thông tin này nhưng vào năm 1999 họ từ chối t rao lạidanh sách này cho chính quyền Đức khi chính quyền Đức chính thức yêu cầu). Nhưng cólẽ CIA muốn biết thêm tin tức nằm ngoài danh sách này. Có lẽ họ cũng muốn học hỏi ôngWolf về những phương thức hành động của Xô-viết với mục đích huy động nhân viênphản gián tại Langley (trụ sở của tình báo CIA tại Hoa Kỳ) để truy tìm những nhân viêncủa Moscow.

Khi ông quyết định không tiết lộ những gì ông biết, ông Wolf đã gây bực tức choWashington, và vì chính quyền Bonn đuổi sát bên nách, ông không còn lựa chọn conđường nào khác là trốn chạy nước Đức một lần nữa, giống như cha của ông trước đây.Ông vẫn còn những bàn tay giúp đỡ cao cấp tại Moscow, những người bạn như VladimirA. Kryuchkov, một người bạn Nga đồng nghiệp đã trở thành thủ lãnh của KGB. Sá u ngàytrước ngày 3 tháng 10 , ông Wolf và bà Andrea, người vợ nhỏ hơn ông 13 tuổi, đào thoátra khỏi Đông Bá-Linh và trốn qua biên giới Áo, và một vài tuần sau tìm đường tẩu thoát –dầu sao ông Wolf cũng biết khá rõ kỹ thuật này - sang Hungaria rồi sang Ukraine và đếnNga.

Nhưng khung cảnh mà ông Wolf đã được biết tại Nga nay đang thay đổi một cáchmau chóng. Đối với Gorbachev, chià khóa cửa ngõ tương lại của Nga không phải là cơquan KGB nữa mà là mối giao hảo với nước Đức và vị T hủ tướng, ông Helmut Kohl. ÔngWolf là biểu tượng của một quá khứ không đáng tin cậy, và khi bạn của ông Wolf,Kryuchkov gia nhập cuộc đảo chánh bất thành nhằm hạ bệ Gorbachev tháng 8 năm1991, ông Wolf biết rằng nước Nga sẽ không còn chấp chứa ông nữa. Một tháng sau, ôngtrở về lại nước Đức.

Ông Wolf ra đầu thú tại biên giới Áo và lập tức bị bắt, sau đó được tại ngọai hậutra nhờ sự can thiệp của bạn bè và các cộng tác v iên cũ tại Đông Bá-Linh. Ông rất ngạcnhiên khi nghe Cộng Hoà Liên Bang Đức có ý định kết án ông về tội phản bội. Vì ông chỉhuy một cơ quan gián điệp chống lại Cộng Hoà Liên Bang từ Bá-Linh và Bá-Linh bây giờđã trở thành trở lại thủ đô của nước Đức, các công tố viên không muốn kết án ông Wolfvới tư cách là một điệp viên ngọai quốc, nhưng buộc tội ông là một tên phản quốc.Trường hợp của ông có vẻ đen tối. Klaus Kinkel, một cấp lãnh đạo cũ của cơ quan tìnhbáo Liên Bang Đức, đương giữ chức vụ Bộ Trưởng Tư Pháp của Đức và do một sự ngẫunhiện kỳ lạ, ông cũng sinh đẻ ở Hechingen.

Toà án xét xử ông Wolf nằm tại Düsseldorf, cũng cùng một phòng ốc trong mộttoà nhà kiên cố, nơi mà trước đây gần 20 năm Günter Guillaume đã bị kết án, khởi sựvào mùa xuân 1993 và kết thúc vào tháng 12 với bản án kết tội và án lệnh 6 năm tù ở.Phải chờ cho đến giữa năm 1995, Toà Án Đức tương đương với Tối Cao Pháp Viện mớigác lại bản án này và ghi nhận tính cách vô lý của nó. Toà án tối cao phán quyết ÔngWolf không thể nào phạm tội phản bội kh i ông ta lãnh đạo cơ quan điệp báo của ĐôngĐức, bởi vì Đông Đức là một nước có chủ quyền mà lúc đó chính Tây Đức trong gần 20năm đã thừa nhận . Ngoài ra, chính bản thân ông Wolf không hề đặt chân lên đất Tây Đứcđể làm công tác điệp báo. Ông không thể nào phạm tội phản bội không khác gì YevguenyPrimakov lúc đó chuẩn bị lãnh đạo cơ quan KGB tại Moscow.

Các công tố viên lại tìm một lý cớ khác, kết tội ông Wolf lần nữa vào năm 1997dựa trên những tội hình nhẹ hơn – họ kết tội ông Wolf đã ra lệnh bắt cóc và đàn áp nhândân từ bên kia bên giới Đông Đức vào những thập niên 1950 và 1960, những tội trạngnày cũng phạm pháp chiếu theo luật pháp Đông Đức vào thời điểm đó. Tháng 5 năm1997, lần nữa tại Düsseldorf, ông Wolf bị kết tội với ba tội trạng như vậy và bị kết án hainăm tù treo thay vì một năm tù ở. Vì thiếu tiền để trả chi phí toà án mỗi lúc một nhiều,ông Wolf đã quyết định lên tiếng ghi nhận thắng lợi về mặt tinh thần và tiếp tục khángán.

Nhưng chính quyền vẫn không buông tha ông. Tháng Giêng năm 1998, họ lại mởphiên toà, yêu cầu ông Wolf làm chứng nhân trong vụ án của Gerhard Flämig, một luật

Page 12: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

gia của Tây Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Đông Đức trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.Ông Wolf từ chối trả lời những câu hỏi then chốt và, nhờ gần đến ngày sinh nhật 75 tuổicủa ông, đã bị bỏ tù ba ngày vì tội phỉ báng toà án. Đứa cháu trai 7 tuổi của ông đã gởicho ông bức hình vẽ bánh sinh nhật, trong đó có dán một cái dùi mài, làm như thể ôngcó thể dùng nó để cưa chấ n song để vượt ngục, nhưng các luật sư của ông Wolf đã khángán để bác bỏ tội phỉ báng. Ông Wolf lại được tự do lần nữa, nhưng tự do của ông khiếncho các kẻ thù cũ của ông tại Đức phải nghiến răng vì họ quyết tâm muốn ông phải tiếtlộ khai báo.

*

Hoa kỳ, hoặc vì những lý do riêng của họ hoặc vì lời yêu cầu của chính phủ Đức(Klaus Kinkel trở thành Bộ Trưởng Ngọai Giao của Đức năm 1992), cũng chơi cái trò đóvới Ông Wolf. Mặc dù Do-thái, từ trước đến nay vẫn e ngại những tên khủng bố tiềmtàng, đã tiếp đón Ông Wolf năm 1996, Hoa kỳ đã từ chối không cho ông bước chân vào.Khi các nhà xuất bản của ông Wolf mời ông sang Hoa Kỳ để giúp hoàn tất ấn bản đầutiên của quyển sách này, chính phủ Hoa Kỳ đã dùng những tình nghi liên lạc với khủng bốcủa ông để viện cớ không cho ông đặt chân lên lãnh thổ của Hoa Kỳ.

Bức thư Ông Wolf nhận ngày 12 tháng Ba năm 1996 của Tổng Lãnh Sụ Hoa Kỳ tạiBá-Linh tố cáo về tội phạm mà ngay cả chính quyền Tây Đức cũng không dám kết thànhtội :

Thưa ông Wolf,

Qua những trao đổi điện thọai ngày hôm qua, chúng tôi xác nhận Bộ Ngọai GiaoHoa Kỳ từ chối không cho ông vào Hoa Kỳ quy chiếu đoạn 212(a), chương 3(B) về LuậtDi Trú và Quốc Tịch của Hoa kỳ.

Theo chương 3(b), các ngọai kiều đã tham dự vào những hành vi khủng bố bịkhước từ không được vào Hoa Kỳ. Chương 3(b) liệt kê những loại hành vi khủng bố, trongđó có việc chuẩn bị và bàn định kế họach hành động khủng bố cũng như cung cấp nhữngvật liệu hỗ trợ cho những cá nhân thực hiện hay hoạch định những hành vi khủng bố.

Bộ An Ninh Quốc Gia của GDR (Cộng Hoà Dân Chủ Đức) tích cực khuyến khích vàcổ võ khủng bố quốc tế và khủng bố do quốc gia hỗ trợ. Với chức vụ Thứ Trưởng Bộ AnNinh Quốc Gia của GDR và là cựu thủ lãnh của điệp báo hải ngọai thuộc Bộ An Ninh QuốcGia của GDR, ông nắm giữ một vị thế quyết định và tham gia trong việc ấn định chínhsách và những đối tượng của Bộ này. Vì vậy ông có trách nhiệm trong những hành viphát xuất từ chính sách đó.

Dựa trên căn bản này chúng tôi thẩm định ông đã tham dự trong những hành vikhủng bố.

Vào thời điểm này, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ nghĩ không thuận lợi cho yêu cầu Sở DiTrú và Quốc Tịch cấp cho ông giấy phép đặc biệt để ông vào đất Hoa Kỳ.

Nay kính,Glen C. KeiserLãnh Sự Hoa Kỳ

Trong một lá thư bằng tiếng Anh khống mấy lưu loát của ông, Ông Wolf một tuần lễ sauđã yêu cầu Clinton can thiệp.

“Thưa Tổng Thống,

Page 13: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Tin tưởng nơi cá nhân Tổng Thống cũng như những lo ngại của tôi về những thủ tụchành chánh thư lại đã khiên tôi phải viết thư đích danh đến ông để xin ông phê chuẩncho đơn xin nhập cảnh của tôi vào Hoa Kỳ.

Viếng thăm quốc gia của ông có một tầm quan trọng vượt lên trên những lý do việndẫn của Bộ Ngọai Giao để từ chối đơn xin nhập cảnh của tôi. Tôi có ý định gặp tại NewYork (Nữu Ước) nhà xuất bản của tôi để hoàn tất ấn bản dứt khoát của bản biên tập taycủa quyển sách của tôi. Những lý do từ chối cấp hộ chiếu cho tôi có những hàm ý mà tôinghĩ là mâu thuẫn, không thế chấp nhận được. Lẽ cố nhiên, có những lý lẽ nhằm đánhgiá và duyệt xét quãng đường đời của tôi, những nẻo đường được đề cập đến trongquyển sách sẽ do Random House xuất bản. Tôi phải trả lời những câu hỏi liên quan đếncâu chuyện, kể cả những câu hỏi gây đau đớn cho bản thân tôi.

Những quốc gia Âu Châu tự nhận mình xã hội chủ nghĩa, trong số này có Đông Đức, đãthất bại và họ tự hào đã phụ c vụ cho một ảo vọng của nhân loại. Vào cuối cuộc đời củatôi, tôi tự hỏi trong quyển sách sắp xuất bản đây, bắt đầu từ lúc nào và khởi sự từ đâuchúng tôi đã sai lầm, bắt đầu từ thời điểm nào chúng tôi thấy những sai lầm nhưng đãqua muộn và do đâu chúng tôi thành thủ phạm. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Vì vậytôi cũng không muốn mang gánh nặng bị gắn ép phạm tội. Lời tuyên bố trong quyết địnhcủa Bộ Ngoại Giao cho rằng tôi dính líu đến những họat động khủng bố không có căn cơvà không đúng sự thật. Ông có thể thấy điều này trong thơ kháng án đính kèm của tôi.

Có nhiều nét trong cuộc đời và trong đường lối chính trị của ông mang tính chất phá lệkhông khô cứng trong khuôn mẫu đã làm cho tôi thán phục như tôi đã thán phục TổngThống John F. Kennedy và khuyến khích tôi bước một bước bất thường này. Đối với ông,gánh nặng của những hàm ý vô căn cứ và võ đoán cũng không xa lạ gì. Tin tưởng vàotinh thần công chính của ông, với lời cầu chúc tốt lành nhất cho ông, tôi luôn thành kínhnơi ông.”

Cho dù lá thư của Ông Wolf có giọng nịnh bợ họăc là một lối khiêu khích mỉa mai– tổng thống Clinton đã có phán ứng gì đi nữa nếu ông có đọc qua – lá thư này chẳnggiúp ông Wolf đi đến đâu cả. Một năm sau, khi quyển sách xuất bản, phát ngôn nhân BộNgoại Giao Nicholas Burns nói ông Wolf vẫn không đuợc vào nước Mỹ. “Chúng tôi nghĩrằng không thể cấp hộ chiếu cho một người đã ra công sức suốt cuộc đời mình chống lạimột nước Đức tự do , nước Tây Đức, chống lại nhân dân Đức, và một người có tinh thầnbài Mỹ và âm mưu lật đổ chính quyền của chúng tôi và đỡ đầu những họat động khủngbố đánh vào chúng tôi; tại sao chúng tôi phải cấp chiếu khán cho đương sự? Vì vậyđương sự không vào đựoc đất Hoa Kỳ. Đương sự có thể viết những quyển sách bán chạynhất, nhưng đương sự không thể nào an hưởng cuộc đời trên đất nước Hoa Kỳ cho đếnmãn đời của đương sự, chúng tôi chẳng liên can gì nữa”, ông Burns tuyên bố trong mộtcuộc họp báo của Bộ Ngoại Giao.

Khi được hỏi tại sao ông Wolf bị khước từ ở mọi địa điểm vào, trong khi đó nhữngngười như Bộ Trưởng Ngọai giao Primakov và lãnh tụ Palestin Yasser Arafat bây giờ đượ ctiếp đón, ông Burns trả lời “Chúng tôi có mối liên hệ tốt với Yevgeny Primakov. Ông là BộTrưởng Ngọai giao của một trong những nước bạn, một nước thân thiện với Hoa Kỳ .Markus Wolf là một người Cộng Sản không biết cảnh tỉnh, vẫn chủ trương khủng bố trênquy mô quốc gia chống lại Hoa kỳ. Đó là một sự khác biệt đáng kể”.

Cũng có một sự khác biệt khá lớn giữa việc kết tội chủ trương khủng bố và sự thậttại sao chính quyền Hoa Kỳ không muốn cho Markus Wolf nhập cảnh Hoa Kỳ. Các viênchức cao cấp Hoa Kỳ sau này thú nhận CIA tì nh nghi ông Wolf vẫn chưa nói hết những gìông biết. Mãi mấy năm sau khi Liên Bang Xô-viết tan rã, cơ quan CIA mới hồi phục lạisau những tổn thất mà các tên phản bội làm việc cho KGB đã gây nên. CIA nghi ngờ ôngWolf hoặc những đồng nghiệp cũ của Ông Wolf biết rõ những tên nội tuyến hiện vận cònhọat động. Họ muốn biết tên tuổi của những tên đó. Đầu năm 1998, đầu não của cơ

Page 14: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

quan phản gián Đức, ông Volker Foertsch, bị điều tra vì tinh nghi ông họat động gián điệpcho Nga. Cuộc điều tra không có kết quả vì thiếu bằng chứng.

Nếu chính quyền Hoa Kỳ mong đợi ông Wolf ra tay giúp họ, họ sẽ sớm thất vọng.Tình báo thời Chiến Tranh Lạnh rất phức tạp và là một trò chơi tốn kém vô cùng, nó cónhững lô-gích và những luật chơi của chính nó. Nguyên tắc căn bản là không để bị quamặt. Nhưng một khi bị qua mặt và lỡ rơi vào tay địch thủ, quý vị không nên bao giờ tiếtlộ những gì đối thủ đã biết rõ. Cả hai bên đã áp dụng luật chơi này trong thời ChiếnTranh Lạnh và lặng lẽ duy trì hệ thống trao đổi điệp viên để tưởng thưở ng những ai biếtkín miệng. Mặc dù sống trong sự điêu tàn của một thất bại chính trí lớn hơn, ông Wolfvẫn tỏ ra hãnh diện một cách ngoan cố về những thành tích nghề nghiệp của ông. Ôngsẽ không bán danh dự để có một chuyến đi sang Hoa Kỳ. Vì vậy Yevgeny P rimakov, bâygiờ là Thủ Tướng của Nga, lúc nào cũng được tiếp đón niềm nở, và ông Wolf sẽ luôn mãilà một người bất hảo (persona non grata).

*

Vì nhiều lý do, đây không phải là một quyển sách “thành thật khai báo ”. Ông Wolfvẫn tiếp tục là một nhân vật gây n ên nhiều tranh cãi, một phần vì ông cố bày tỏ cuộc đờicủa ông không phải là một thất bại đáng ghê tởm, trong khi đó các kẻ thù trước đây củaông cho rằng đúng là như vậy. Những điều không nói ra trong sách sẽ làm thất vọngnhững độc giả mong muốn tìm thấy lời khai thú trong đó, nhưng những lời khai thú trongnghề điệp báo thường là táng mạng, và ông Wolf là một con người cũng muốn thụ hưởngcuộc đời. Đọc ông Wolf để có một thoáng nhìn khâm phục, chỉ một thoáng thôi, để đi sâuvào tâm não đầy sức thu hút của một trong những bầc thầy điệp báo lớn của thời đạichúng ta, một người mang nặng ấn dấu của cuộc Hỏa Diệt Do Thái do quốc xã Đức phátđộng và sau đó là của cuộc phân tranh ý thức hệ thời Chiến Tranh Lạnh, một người đứngbên kia trận tuyến đối đầu với phần đông độc giả. Có lẽ ông có quyền đem một ít bí mậttheo ông xuống mồ.

Page 15: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Bộ chính trịĐảng

Chủ Nghĩa Xã HộiThống nhất

Erich HoneckerTổng Bí Thư

Trung Ương ĐảngChủ tịch Hội Đồng Nhà NướcLãnh tụ Đảng và Nhà Nước

Nhà Nước

Bí ThưTỉnh Ủy

Hermann ÃxenBộ Chính Trị,

Phụ trach Vấn đềQuốc Tế

Günther MittagBộ Chính Trị

Phụ trách vấn đềKinh tế

Erich Mielke,Bộ Chính Trị

Bộ Trưởng Công An

Egon KrenzBộ Chính trịPhụ Trách về

An ninh

Heinz KesslerBộ Chính Trị

Bộ Trưởng QuốcPhòng

Erich MückenbergerBộ Chính Trị

Liên Lạc Quốc TếTổng Cục Ủy Ban

Trung Uong

Bộ Ngoại Giao AlexznderSchalk-Golodkowski,

KoKo (Ủy BanPhối HợpMậu Dich)

Tổng Cục Trung Ương vềVấn Đề An Ninh

Ủy BanGiám Sát Đảng

Những Công Tyđa dạng

Các Ngành Địaphương của Bộ

Công An

Bộ Công An(Hành Chánh Trung

Ương)

Page 16: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 1Cuộc Đấu Giá

Vào mùa hè năm 1990, hai nước Đức chuẩn bị thống nhất sau bốn mươi năm chiacách và gây hấn khởi sự từ lúc trật tự hậu chiến do Đồng Minh chiến thắng đặt để vàonăm 1945 và được duy trì do sự xung đột tiếp nối của các cường quốc. Công trình đời tôi,cống hiến cho lý tưởng xã hội chủ nghiã, đang sụp đổ trước mắt tôi. Đất nước của tôi,nước Đông Đức, đã thất bại không đáp ứng được với danh xưng Cộng Hoà Dân Chủ Đức,đang phải chấp nhận một cuộc hôn nhân cưỡng ép với anh khổng lồ kinh tế Châu Âu,nước Tây Đức. Tiến trình hình thành một nước Đức độc lập đang trên đường hoàn tất, vàdù tôi không rõ một nước Đức thống nhất có ý nghĩa gì đối với Châu Âu, tôi biết chắc mộtđiều: Tôi sẽ bị truy lùng.

Ngày thống nhất được ấn định vào ngày 3 tháng 10 năm 1990. Đi đến đâu tôicũng thấy đất nước của tôi và hệ t hống đã gầy dựng nên nó đang trở thành vật phế thải.Những kẻ tìm kiếm kỷ vật nhộn nhịp mua bán huy chương và đồng phục, những gì đãtừng tạo nên niềm hãnh diện cho những ai khoác mặc tại Đông Đức. Nhưng tâm hồn tôilúc đó không hề vui hoặc có một nỗi buồn man mác nào cả.

Mặc dù chúng tôi đều là người Đức , có cùng một ngôn ngữ và một nền văn hóasâu sắc hơn cả những chia cắt của hàng rào kẽm gai thời hậu chiến tại Châu Âu, tinhthần của chúng tôi thuộc một loại tranh chấp đặc biệt. Đây không những là một cuộcchiến huynh đệ tương tàn, giữa người Đức với người Đức. Đây là một cuộc đối đầu giữanước Đức tư bản với nước Đức cộng sản, nằm trong bối cảnh toàn diện nhằm thanh toánnhững di sản của Mác và Lê-nin và những bất công thực hiện nhân danh chủ nghĩa xãhội. Đất nước tôi là môt minh chứng hùng hồn nhất về sự chia rẽ giữa hai bên ý thức hệsau Đệ Nhị Thế Chiến. Sự chia cắt này chấm dứt với một tốc độ mà không một ai ngờtrước được, cả Đông lẫn Tây.

Tôi vẫn luôn xác nhận công tác điều khiển cơ quan điệp báo mang một tráchnhiệm đặc biệt trong cuộc Chiến Tranh Lạnh. Trong một bài hát tôi giúp soạn tháo từkhuôn mẫu Xô Viết để huy động tinh thần các tân binh, tôi đặt công tác của họ nằmtrong «Chiến Tuyến Vô Hình». Đây không phải là một lối nói cường điệu. Trong vòng 40năm sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, chúng tôi luôn tự đặt mình vào vị thế chiếnđấu chống lại các thế lực của tư bản chủ nghĩa đang bủa vây chúng tôi.

Trung tâm điểm của công tác chúng tôi là Bá Linh, nơi phân chia giữa hai hệ thốngý hệ nằm trong trạng thái đông đặc. Các chiến lược gia và các chính trị gia ở cả hai bênđều nghĩ nếu có xảy ra chiến tranh thứ ba, có lẽ Bá Linh là điểm phát xuất. Nhưng tiếptheo sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh tháng 11 năm 1989 và cánh cửa Đông Đức mởtoang ra thế giới, nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức mau chóng tan biến và không còn là mộtquốc gia nữa. Thực sự, tôi không thể nào mường tượng được công trình của đời tôi lại cóthể chôn vùi trong sự sụp đổ toàn diện của nước Đông Đức tôi đã từng phục vụ. Bốn nămtrước khi Bức Tường sụp đổ, vì cảm thấy ngột ngạt trong những cơ cấu hành chánh sơcứng quanh tôi, tôi về hưu và rút lui khỏi cơ quan để bắt đầu cầm viết; dưới sự lãnh đạotrì trệ của một Erich Honecker đau yếu, tôi không thấy một triển vọng thay đổi nào phátxuất từ bên trong. Nhưng chính tôi cũng bị hoàn toàn bất ngờ vì tốc độ suy sụp của quốcgia này. Đối với rất nhiều người, màn kế t khi đến không vui chút nào cả; có người kể chotôi nghe nỗi nhục nhã của họ.

Các nhân viên thuộc Cơ Quan Công An Đông Đức, một trong những cột trụ chínhcủa nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức, đã bị kết tội bởi giới truyền thô ng, giới chính trị và tòaán, họ trở thành Kẻ Thù Công C ộng Số Một. Đây là một diễn biến không thể tránh khỏi , ở

Page 17: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

vào chừng mực nào đó, đây là một diễn tiến đau đớn mà những nguời công dân của mộtchế độ sụp đổ phải gánh chịu và đương đầu với thực tế của quá khứ.

Ngày 15 tháng Giêng 1990, đám đông giận dữ tràn vào tổng tham mưu của Bộ Công AnNhà Nước trên con đường Normannestrasse và tìm thấy một kho hồ sơ to lớn mà bộ đãlưu trữ dùng để rình rập các công dân mình. Tôi như đang sống trong một cái bẫy nghiệtngã đang xiết chặt lại. Tâm thần tôi lúc đó chỉ nghĩ đến rút lui và từ chức. Tôi biết tất cảmọi hy vọng cải tổ nhà nước xã hội chủ nghĩa bây giờ đã tan tành (có một vài người nghĩrằng những năm tôi về hưu là để trở thành một nhà cải cách tương lai theo kiểu MikhailGorbachev). Tôi cần một lối thoát tạm thời ra khỏi quốc gia nóng bỏng này.

Tôi hướng về Moscow, thành phố của thời niên thiếu của tôi, nơi đã cho gia đìnhtôi trú ẩn tránh nạn Hitler và nơi tôi luôn ghi đậm tâm tình. Trái ngược với suy luận bìnhthường, cuộc trốn chạy của tôi không có một kế hoạch rõ rệt nào cả. Tôi đang viết hồi kývề những biến cố năm 1989 và tôi cần thời gian và không gian để hoàn tất nó trong lặnglẽ. Nhưng tôi biết việc thống nhất có nghĩa là tôi sẽ bị giam cầm; đã có trát lệnh bắt tôitại Tây Đức ngay trước ngày sụp đổ, tố cáo tôi về tội gián điệp và phản bội. Những concá mập đang bủa vây.

Cô em gái dị bào Lena Simonova cho tôi trú ngụ tại dacha và căn phòng nằmtrong căn phố nổi tiếng Nhà trên Bờ Đổ Bộ, nhà của các thành phần uư đãi thuộc giới ưutú của Moscow kể từ những thập niên 1930. Mỗi lần tôi bước qua ngưỡng cửa đầy trangtrí của căn phố này, tôi không thể nào quên được hùng khí bừng lên trong lòng của thanhniên Cộng Sản tại Moscow, nơi chúng tôi nương thân với cha mẹ chúng tôi để trốn chạyĐệ Tam Đức Quốc (của Hitler). Bây giờ, nhìn xuống con Sông Moscow đông đặc vàotháng Hai, tôi cảm thấy an toàn trở lại. Gió mùa đông giá buốt kích thích đầu óc suynghĩ. Tôi rảo bước thật lâu qua nh đường phố chật hẹp của khu Arbat cũ, suy gẫm về cuộcđời mình và những thăng trầm đã đưa đẩy tôi, một người sanh đẻ ở miền Nam nước Đức,đến Moscow vào tuổi thiếu niên, đến nước Đức chia cắt vào tuổi trung niên , và bây giờtrở lại Moscow lúc tuổi hưu dưỡng.

Mục đích khác của chuyến đi sang Moscow này của tôi nhằm xem những đồngminh cũ trong KGB và điện Cẩm-linh có thể giúp đỡ tôi và các đồng nghiệp của tôi trongcộng đồng điệp báo đến chừng mực nào, nay quốc gia của chúng tôi đã thực sự tan vỡ.Chẳng có đồng chí anh em Moscow nào vồn vã hỗ tr ợ chúng tôi trong suốt mấy thángcăng thẳng vừa qua. Giống như chúng tôi, họ cũng hoàn toàn bị bất ngờ khi biến cố xẩyđến. Tình anh em muôn thuở vẫn thường được tán tụng năm này sang năm nọ nay trởthành một mớ giẻ rách. Nơi trước đây các đường giây điện thọai ưu tiên vẫn suốt ngàyreo giữa Moscow và Đông Bá Linh theo những cấp độ khác nhau giữa hai đồng minh, naychẳng còn trao đổi gì nữa. Thư từ không ai đáp lại. Im lặn g phủ kín.

Hộp thư tôi tràn ngập thư từ của các cựu sĩ quan trong cơ quan, cơ quan HVA(Hauptverwaltung Aufklärung, « Tổng Cục Tình báo Trung Ương » - cơ quan điệp báo hảingọai), họ than phiền bị bỏ rơi và đơn độc gánh chịu cơn thịnh nộ của đồng hương, naytất cả những thái quá của Bộ Công An Nhà Nước đã được phơi bày. Quần chúng phẫn nộkhi họ khám phá tầm kiểm soát rộng lớn của hệ thống công an trên khắp lãnh thổ. Mặcdù công tác của tôi trong cơ quan HVA không bao giờ nhắm vào 17 triệu dân tại ĐôngĐức mà mục tiêu chỉ nhắm tìm hiểu ý đồ của các quốc gia khác đối với khối Đông Âu, tôibiết chẳng có mấy ai có chút tinh tế để phân biệt các ngành trong cơ quan Stasi (tên tắtquần chúng thường đặc biệt dùng cho Ministerium für Staatssicherheit, mà cơ sở chúngtôi cũng trực thuộc; một danh từ không một nhân viên nào trong ngành sử dụng và chínhtôi cũng tránh dùng)*. Tôi muốn biết bây giờ chúng tôi còn trông nhờ được gì với tư cáchnhân viên của một cơ quan trước đây đã từng là cơ quan điệp báo giỏi nhất khối Xô Viết.

Khi tôi đến, tôi được tiếp đón như thường lệ ở ngọai ô phía Tây Nam Moscow tạitoà nhà lớn ở Yasenovo, trụ sở của Đại Tổng Cục KGB, trung tâm điều nghiên công tácđiệp báo quốc tế. Giám Đốc điệp báo hải ngọai Leonid Shebarshin và ban điều hành chào

Page 18: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đón tôi thật là niềm nở. Chúng tôi biết nhau từ chục năm nay. Họ đem Vodka và ân cầnthăm hỏi về điều kiện sinh sống của tôi tại Moscow. Nhưng rồi sau đó cơ quan KGB xemra không còn khả năng giúp đỡ chúng tôi đuợc nữa, vì họ ở thế kẹt trong cuộc tranhgiành quyền lực, bùng nổ vào giai đọan cuối bấp bênh khi Gorbachev cầm quyền.

Vì trường hợp của tôi và số phận các sĩ quan, nhân viên và điệp viên trong ngànhđiệp báo của Đông Đức quá sức tế nhị về mặt chính trị nên Tổng t hống Gorbachev đíchthân giám định. Tôi biết những mối liên hệ của tôi với điện Cẩm-linh đều qua trung giancủa Valentin Falin, một Ủy Viên Trung Ương có uy tín và cố vấn ngọai giao choGorbachev, một người tôi hiể u rõ qua những nỗ lực quan trọng trong việc thắt chặt liênhệ Xô Viết và Đức. Việc can thiệp của Falin, một người được Tây Đức biết tiếng và kínhtrọng, báo cho tôi biết tôi là một mối phiền toái chính trị tiềm tàng. Ông được giao nhiệmvụ không mấy gì là đẹp giúp đỡ tôi nhưng không được quá lộ liều để làm phiền phía Tây.

Đây không phải lần đầu trong cuộc đời của tôi, tôi nằm trong vị thế phải trông nhờBà Mẹ Nga cứu vớt tôi. Nhưng trái với những lời đồn đãi, tôi chẳng có liên hệ chính thứcnào với thượng tần lãnh đạo Moscow khi tôi rời cơ quan điệp báo hải ngọai năm 1986.Giám đốc KGB tại Bá Linh, trước đó là Wassily T. Shumilov và sau đó là Gennadi W.Titov,cả hai đều liên lạc mật thiêt với Erich Mielke, Bộ trưởng Bộ Công An nhà nước, và tránhtiếp xúc với tôi. Có một vài người đồn đãi tôi cùng với ông Cộng Sản cải cách HansModrow đang chuẩn bị đảo chánh Honecker. Nhưng mặc dù tôi đã cảnh báo Falin và cácđồng nghiệp khác tại Moscow chế độ Đông Bá Linh đang trên đà tan vỡ, tôi không hề yêucầu hoặc nhận trợ giúp để áp lực lên cơ cấu lãnh đạo sau khi Honecker bị hạ bệ nhằmthúc đẩy một cuộc đảo chánh lật đổ ông ta ngay trong nội bộ Bộ Chính Trị.

Thực tế mà nói, tôi có thể đoan quyết lý do khiến cấp lãnh đạo Nga tránh liên lạcvới tôi sau khi tôi về hưu nằm ngoài lý do trung tín và phép xã giáo. Trong thời gian ởMoscow, Falin và Sherbashin bàn luận rất cởi mở về những ưu tư của tôi đối với ĐôngĐức, nhưng họ bị lôi cuốn vào các vấn đề của perestroika. Sau khi Bức Tường sụp, cácbiến cố dồn dập với một tốc độ hầu như không một ai bắt kịp. Có lẽ đã quá trễ khi tôiviết một lá thư cho Gorbachev vào ngày 22 tháng 10 năm 1990 và trình bày như sau :

Chúng tôi là bạn của quý vị. Chúng tôi đeo trên ngực rất nhiều huy chương củaquý quốc. Chúng tôi được tiếng đã đóng góp rất lớn cho an ninh của quý vị. Bây giờ, tôithiết nghĩ quý vị sẽ không từ chối giúp đỡ chúng tôi.

Bức thư tiếp tục yêu cầu lãnh tụ Xô Viết có thể nào xin ân xá cho tất cả nhữngđiệp viên Đông Đức và lồng điều kiện này vào thỏa hiệp thống nhất nước Đức. Một bứcthư hồi âm của Vladimir Kryuchkov, giám đốc KGB, nói rằng Gorbachev đã phái Đại Sứđến Bonn để bàn thảo lời yêu cầu của tôi với Thủ Tướng Helmut Kohl. Thực ra ông Đại Sứđược ông Horst Teltschick, Đổng lý Văn Phòng của ông Kohl, tiếp chuyện. Họ bàn thảo vềviệc ân xá trong suốt mùa hè năm 1990 trước ngày Đồng Minh bàn đến việc thống nhấtnhưng họ không đạt đến một thỏa thuận nào cả. Kryuchkov nghĩ rằng Gorbachev sẽ khơiđộng vấn đề này lại nhân cuộc họp thượng đỉnh tại Arys, miền Caucasus, để hoàn tấtnhững chi tiết trong việc thống nhất. Lời hồi đáp không cỏ vẻ gì khả quan. Lần đầu tiên,tôi bắt đầu nghi ngờ về lòng thành của Gorbachev. Có thể nào ông giao chúng tôi mộtcách vô điều kiện cho chính quyền Tây Đức, kẻ thù trước đây của chúng tôi ?

Nhưng khi thỏa thuận việc thống nhất với Thủ Tướng Kohl tại Caucasus từ ngày 14đến 16 tháng 7 năm 1990, Gorbachev hoàn toàn bỏ rơi chúng tôi. Vào những ngày cuốicủa cuộc đàm phán, ông từ chối đưa ra bàn thảo lời yêu cầu miễn tố của chúng tôi. Lúcbấy giờ mối quan tâm bức thiết của ông là trưng bày một hình ảnh đèp đẽ đối với Tây Âuvà gọn ghẽ quên đi trước đây ông cũng là một ngườ i Cộng Sản. Chính quyền Tây Đức sẵnsàng bàn thảo vấn đề miễn tố cho những ai đã phục vụ cho Đông Đức, nhưng khi vấn đềđược đề cập nhanh chóng tại cuộc hội thảo, Gorbachev khoác tay và nói với Kohl là ngườiĐức nên tìm cách khôn khéo giải quyết vấn đề với nhau. Đây là lần phản bội tột cùng của

Page 19: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Xô Viết đối với những người bạn Đông Đức, những người đã từng làm việc hơn 40 nămnay để cung cố sức mạnh của Liên Bang Xô Viết tại châu Âu.

*

Trong khi các nhà đầu tư mua bán mặc cả các cơ sở kỹ nghệ và cơ quan củaĐông Đức, một cuộc đấu giá tuyệt mật khác khởi sự. Đó là cuộc đấu giá trên cá nhân tôihọăc chính xác hơn trên những hiểu biết tình báo và họat động của tôi. Và giá treo đắthơn hết mọi thứ : tự do của tôi.

Cuộc đấu giá bắt đầu từ một phía hoàn toàn bất ngờ, các địch thủ trước đây tạiTây Đức, cơ quan BfV (Bundesamt für Verfassungsschutz) Văn Phòng Liên Bang Bảo VệHiến Pháp, môt tổ chức tôi đã cài đặt các điệp viên và gián điệp nhị trùng xâm nhập vàongõ ngách thâm sâu của nó từ hàng chục năm nay.

Tháng 3 năm 1990, cuộc bầu cử đầu tiên sau năm 1945 diễn ra tại Đông Đức đưaĐảng Dân Chủ Thiên Chúa lên cầm quyền, đuợc hỗ trợ mạnh mẽ bởi liên minh lãnh đạocủa Thủ Tướng Kohl tại Bonn. Đây là một chính phủ biết chăm lo; công tá c chính là nângcao Đông Đức theo kịp đà thống nhất và đồng thời giảm thiểu những nội lọan. Ông BộTrưởng Nội Vụ là một người ăn mặc gọn ghẽ, một anh chàng có vẻ năng động tên Peter -Michael Diestel, xuất hiện từ một trong những đảng bảo thủ thành lập tại Đông Đức vàonhững ngày đầu Đông Đúc sụp đổ.

Lúc này, Erich Mielke, từng là Bộ Trưởng Bộ Công An của nước Cộng Hoà Dân ChủĐức và là cấp trên trực tiếp của tôi trước khi tôi về hưu, đã bị bắt và áp lực trên các nhânviên và sĩ quan cũ trong cơ quan của chúng tôi buộc họ phải tiết lộ những bí mật mỗingày một gia tăng. Phản bội lan tràn và có những cuộc mặc cả giữa các nhân viên kỳ cựuvà chính quyền Tây Đức. Cuộc thương lượng thường xoay quanh vấn đề miễn truy tố đổilấy những bí mật của Đông Đức. Các sĩ quan tình báo lo sợ họ phải nằm tù vào nhữngngày đầu của nước Đức thống nhất. Mỗi ngày tôi nhận điện thọai của các nhân viên tuyệtvọng yêu cầu tôi can thiệp. Tôi được biết hai nhân viên cao cấp trong Bộ đã tự vẫn. Bern,thằng con rể của tôi, chỉ huy một ban trong cơ quan HVA đặc trách về điệp báo nhắmvào cơ quan phản gián của Tây Đức, gần đây cũng được đề nghĩ miến tố và hưởng nửatriệu Đức Mã đổi lấy những hiểu biết về họat động điệp báo và những mục tiêu trư ớc đâycủa đương sự.

Đương sự bác bỏ lời đề nghị nhưng, vì tuyệt vọng bởi sự nghiệp đổ vỡ thình lìnhvà sụp đổ của một hệ thống mà đương sự đã từng tin tưởng với hết tâm can, rơi vàokhủng hoảng tinh thần và đã định tự sát. Giống như trường hợp của hàng chục ngườikhác cuộc đời dù đúng hay sai đã dính liền với hệ thống đổ nát này, đương sự cảm thấyhết thời và vô dụng. Họ không đư ợc một trợ giúp tâm lý nào cả; tinh thần tự trọng vàlòng tin vào chủ nghĩa của họ qua một đêm sụp đổ cùng với Bức Tường Bá Linh.

Vào lúc này, Diestel gọi cho tôi tại dacha ở Prenden, gần Bá Linh, và mời tôi đếngặp tại tư gia ông ta. Ngay từ lúc gặp gỡ đầu tiên tôi rõ biết ông ta làm việc theo lệnhcủa Bộ Trưởng Nội Vụ Tây Đức, ông Wolfgang Schäuble. Nhưng khác với các chính trị giamới, ông ta không lấy gì làm vui thú nhìn sự bất hạnh của tôi. Trái lại, anh ta mongmuốn tạo nên một bầu không khí thân thiện giữa hai chúng tôi. Mặc dù có những khácbiệt rất lớn trong chính trường Đông Đức (và tôi chắc chắn bất đồng với lập trư ờng cực kỳBảo Thủ của ông Diestel) cùng chung một quá khứ giúp chúng tôi có được một chút tâmcảm.

« Chúng ta cùng nhau dùng một bữa ăn tối và bàn thảo về những tiến triển tới,nhé ? » ông ta hỏi một cách nhẹ nhàng. Ông nói người phụ tá sẽ thu xếp mọi v iệc.

Một vài ngày sau, một chiếc xe BMW xanh lơ đến rước tôi, lọai phuơng tiện dichuyển mới của những kẻ có thế lực, thay thế cho những chiếc Citroën và Volvos trước

Page 20: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đây vẫn được các lãnh tụ Cộng Sản ưa chuộng. Tôi có ý định vặn hỏi ai trong cấp lãnhđạo trước đây được tài xế đưa rước cách đây vài tháng, nhưng tôi tế nhị không nói.

Tôi cảm thấy thú vị khi nhận ra những người hầu bữa ăn tối đều làm việc cho BộCông An trước đây. Diestel nói : « Những gì tôi đề nghị với ông bây giờ là tuyệt mật ».Ông giải thích chính quyền Tây Đức rất khổ sở trong cố gắng mổ xẻ tìm hiểu những họatđộng tình báo rộng lớn và tinh vi của Đông Đức, điều nghiên những tài liệu do hệ thốngcộng sản để rơi lại trong lúc sụp đổ không kèn không trống. Người kế vị tôi khi tôi rời bỏnhiệm sở năm 1986 ông Werner Grossmann và môt sĩ quan cao cấp khác, ông BerndFisher, đã được lệnh hướng dẫn các viên chức Tây Đức trong sồ lượng khổng lồ tài liệunhưng họ không theo dõi kịp danh sách những nhân viên điệp báo và điệp viên, và khôngcó một bảng tổng kết tương đối rõ rệt về những hiểu biết của họ. Ông Bộ Trưởng Nội VụSchäuble rất nôn nóng, đoan chắc các nhân viên điều tra của ông đã thất bại trong việctìm hiểu toàn bộ công trình của chúng tôi.

« Ai là người có thể giải thích rõ cho họ ngoài tác giả đã xây dựng tất cả nềnmóng này và điều khiển cho nó chạy như một cây kim đồng hồ? » Diestel thúc gịuc tôiđồng thời châm nước vào ly của tôi. Ông không chỉ đơn thuần xin tôi một ơn huệ. Lẽ cốnhiên là sẽ có phần thưởng : đuợc miễn truy tố về tội phản bội nhà nước Tây Đức. « Lênxe của tôi », ông nói, « và đến văn phòng của Boeden với tôi [Gerhard Boeden lúc đó làgiám đốc cơ quan phản gián của Tây Đức, cơ quan BfV ]. Nói cho chúng tôi biết khoảng10 hay 12 tên điệp viên cao cấp tại Tây Đức và giúp đỡ chúng tôi nhận diện những tai hạimà phía các ông đã làm, và chúng tôi sẽ dàn xếp để ông không bị truy tố».

Boeden, ông ta nói tiếp, sẵn sàng bảo đảm cho tôi được tự do không có chuyệnbẳt bớ nếu tôi chấp nhận khai báo cho đương sự. Cuộc thảo luận đã được cẩn thận dànxếp từ trước, Boeden sẽ nhẫn nại chờ đón tôi cách đó vài dặm để xác minh cho lời mờicủa Diestel. Chúng tôi cũng đề cập đến việc tôi cộng tác với cơ quan truy lùng khủng bốcủa Tây Đức với những hiểu biết sâu rộng của tôi.

Bây giờ đến lượt tôi thương thuyết. Tôi nói tôi chân thành cảm tạ đề nghị miễn tốnhưng tôi cũng có trách nhiệm với những thượng cấp và nhân viên của tôi trước đây.

Một đỗi sau Diestel cảm thấy chán ngán với cuộc dằng co này. « Ông Wolf » ôngnói, « Tôi thiết nghĩ ông biết rõ tất cả chúng ta sẽ vào tù không vì lý do này cũng vì lý dokhác. Vấn đề duy nhất là miếng ăn và điều kiện sẽ ra sao khi chúng ta vào trong đó».

Ông có ý ám chỉ những ai như chúng tôi đã từng phục vụ cho Đông Đức bây giờchẳng còn chỗ đứng nào trong nước Đức mới. Trường hợp của tôi nhất định không thểnào thoát tội phản quốc và chùi bò vài năm trong xà-lim.

Tôi sẽ là kẻ nói láo nếu tôi không nhìn nhận lời mời có sức quyến rũ mãnh liệt. Tôimuốn được tự do. Nhưng tôi cũng hiểu rõ tự do của tôi sẽ nguy hại đến tự do của cácnhân viên nam nữ đã cống hiến cuộc đời của họ cho cơ quan của tôi và, đối với các nhânviên làm việc bí mật tại Tây Đức, nguy cơ ngồi tù nhiều năm. Họ sẽ đánh giá tôi như thếnào, người mà họ vẫn gọi là Ông Xếp, nếu tôi bán đứng họ lúc này? Tôi cám ơn Diestelvề bữa cơm tối thân mật nhưng tôi từ chối lời đề nghị.

« Tôi để cho kẻ khác phản bội » tôi nói.« Sẽ không thiếu người ghi danh, » ông nói và đồng thời quay lưng ra đi. « Nếu

ông thay đổi ý kiến, sẽ luôn có xe sẵn chờ đưa ông cùng với tôi đến văn phòng củaBoeden .»

*

Quả không thiếu những người muốn mua chuộc tôi. Một lời mời khác phát xuất từ

Page 21: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

một nơi mà tôi không thể ngờ dù là trong những ước vọng điên cuồng nhất của tôi, giúptôi thẳng tiến trên đường tìm tự do.

Ngày 28 tháng 5 năm 1990, hai người Mỹ đến trước cổng nhà tôi ở dưới quê. Họtự giới thiệu với một vẻ bình thản lạ lùng , họ đại diện cho cơ quan tình báo CIA và đưamột bó hoa to và một hộp chô -cô-la cho vợ tôi. Không hiểu bó hoa đó để khen tặng hayđể đưa đám.

Người đàn ông cao niên, bộ mặt ốm và tóc hoa râm, mặc một bộ đồ đen xậm, áosơ-mi trắng toát ủi ngay ngắn và đeo cà-vạt sọc. Ông ta tự giới thiệu là Hathaway vàngười ủy nhiệm của ông William Webster, lúc đó là Giám đốc của Cơ Quan Trung ƯơngTình Báo của Hoa kỳ và thừa lệnh ông ta đến đây. Ông nói tiếng Đức chính xác và gãygọn.

« Một tên thư lại văn phòng » bà vợ Andrea tôi nói vậy, thì thầm nơi tai tôi khichúng tôi lui vào bếp để vợ đi kiếm bình bông, tôi đi kiếm thuốc lá và gạt tàn. Hathawaylà một trong những anh chàng cực đoan chống hút thuốc và yêu cầu tôi đừng mồi thuốc.Tôi hỏi đùa đây có phải là một chi ến dịch mới của CIA không và ông cười một cách xãgiao không có vẻ gì thực thà cho lắm.

Người tháp tùng, trẻ và béo mập hơn, vui vẻ tự giới thiệu là Charles và xưng làTrưởng Ban của cơ quan tại Bá Linh, nhưng theo nhận xét của tôi đương sự có vóc dángcủa một tên cận vệ. Hắn nói và phản ứng rất ít trong lúc trò chuyện, dù là mãi sau tôimới biết y cũng am hiểu tiếng Đức. Andrea nghĩ đến những anh chàng Mỹ được thấy trênphim truyền hình về chiến tranh Việt Nam.

Họ đã cẩn thận không dùng điện thoại để l iên lạc với tôi, hiển nhiên họ cảnh giácviệc KGB và chính phủ Tây Đức đặt đường giây nghe lén. Họ năm lấy cơ hội một ngườisưu tầm quân phục tại Hoa Kỳ để liên lạc với tôi, và hỏi tôi có sẵn quân phục Đông Đứcđể bán không. Qua đường dây tiếp cận mới này giữa Đông và Tây, họ quyết định liên lạcvới tôi.

Từ khi Bức Tường sụp đổ, tôi cũng có cơ hội bằng phương tiện fax nhận thơ thămhỏi của một người trước đây họat động cho CIA tại Âu Châu; đương sự hầu như chẳngbao giờ moi móc tôi một điều gì ; lời lẽ của đương sự biểu hiện thái độ thán phục phongcách của một địch thủ uy tín. Nhưng nay tôi tự hỏi đương sự có thể nằm trong kế họachtiếp cận tôi.

Dù thế nào đi nữa, có người trong tổng tham mưu CIA đã tìm ra được tên và địachỉ của Eberhard Meier người phụ tá thân tín của tôi, và đã liên lạc với đương sự để dọhỏi xem tôi có muốn tiếp hai đối tác Mỹ không. Họ tỏ ra rất là chuyên nghiệp, không baogiờ dùng điện thọai hoặc thơ từ để có thể bị tiếp thu, và luôn tìm những phương tiện khácđể gởi thông điệp đến tôi qua người phụ tá, không bao giờ trực tiếp. Tôi nói với anh phụtá mời họ đến biệt thư của tôi, một nơi gặp gỡ kín đáo hơn là căn phòng của tôi tại BáLinh. Tuy nhiên tôi vẫn ngẫm nghĩ không biết họ muốn gì. Đã 4 năm tôi rời cơ quan, tôiđâu còn gì để bắt cóc tôi, họ đeo đuổi việc gì đây?

Tôi không còn những phương tiện điệp báo như xưa nên tôi trở về với nhữngnguyên tắc thuở ban đầu và khôn khéo thu thanh cuộc họp mặt trong một máy ghi âmgiấu ở cạnh bàn. Bất cứ ai dù biết sơ sai kỹ thuật điệp báo cũng không bao giờ liên lạcvới một thế lực thù địch mà không ghi âm toàn bộ buổi họp để tự bảo vệ tránh sau này bịnạn xăng-ta.

Hathaway bỏ ra cả nửa ngày trình bày nỗi thông cảm với những khó khăn của tôitrong giờ phút thống nhất nước Đức và việc tất yếu tôi sẽ bị bắt giữ. Ông tâng bốc tôi caođộ và tôi danh tiếng trở thành một trong những cấp lãnh đạo tình báo đứng đầu thế giới.

Page 22: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Tôi cảm nhận ông ấy biết rất nhiều về tôi và ông đang cố gắng lựa lọc những địnhkiến của ông về tôi và chọn lựa những điều phù hợp với tình thế hiện tại. Thật ra, trongphong cách của một nhân viên tình báo có bản lãnh, ông tiết lộ rất ít về cá nhân ông đểcó được một tiết lộ quan trọng của người đối thọai. Ông nói ông đã từng họat động tại BáLinh vào những thập niên 1950 và theo dõi rất sát những năm đầu của tôi trong nghề.Tôi ước đoán trong lúc đối thọai ông cũng đã từng lãnh đạo trụ sở CIA tại Moscow.

« Ông là một người làm việc cần mẫ n và thông minh, » Hathaway nói.

Đầu tiên là củ cà -rốt, tôi tự nhủ, sau đó là cây gậy. Chúng tôi uống hình như làmột biển cà-phê. Tôi hút thuốc và người khách của tôi bất bình ra mặt. Cuối cùng tôikhông chịu đựng được.

« Thưa hai ông », tôi nói, « tôi thiết nghĩ hai ông từ đường xa đến đây không phảiđể ca ngợi cặp mắt tôi đẹp. Tôi đoan chắc hai ông cần tôi làm một chuyện gì đây ».

Cả hai đều phá lên cười, cảm thấy nhẹ nhọm, chiếc bánh rồi ra cũng được cắt đôi.Giọng của Hathaway trầm xuống.

«Ông là một người Cộng Sản kiên định, chúng tôi biết điều này. Nhưng nếu ông cốvấn và giúp chúng tôi, ông có thể làm việc chung với tôi. Không ai biết chuyện này cả.Chúng tôi có thể dàn xếp, ông biết rõ. Chúng tôi có thể thực hiện được công việc này».

Đầu óc của tôi bắt ngay những tín hiệu của ngôn ngự mật mã và chuyển sang mộttốc độ cao hơn. Đây là phái viên của chính phủ Hoa Kỳ, kẻ thù chính trong cuộc ChiếnTranh Lạnh, đang chuẩn bị cung cấp cho tôi nơi tá túc để tránh sự phục thù của mộtđồng minh trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), nước Đức thống nhất.

« California, » ông tiếp tục nói bằng tiếng Đức trôi chảy, « là một địa điểm rấtthoải mái. Khí hậu tốt quanh năm».

« Tây-bá-lợi-á cũng thoải mái lắm,» tôi nói đùa nhưng lại đau sót thấy cách nóichuyện trong ngành tình báo thực tế đôi lúc cũng giống văn phong của tiêu thuyết giánđiệp.

Chúng tôi đều phá cười, nhờ vậy tôi được một khoảnh khắc suy nghĩ.

« Vấn đề là tôi không biết rõ Hoa kỳ. Tôi không mường tư ợng được cuộc sống củatôi tại đó ».

Hathaway nói Webster muốn mời tôi đến tổng hành dinh của CIA tại Langley,Virginia, để bàn thảo. Ông tiếp tục : « Chúng tôi có thể cải trang hoặc sửa mặt cho ôngđể ông có thể cảm thấy an toàn hơn».

Tôi phải cố gắng hết sức để không phi cười khi tôi nghĩ đến những năm đầu tậptễnh học nghề gián điệp.

« Tôi mãn nguyện với hình thù nguyên vẹn của tôi », tôi trả lời.

Một lần nữa, người đối thọai với tôi cười gằn. Đương sự nói tiếp là một số tiền rấtlớn sẽ được trao cho tôi . Chúng tôi không đề cập đến những chi tiết, nhưng tôi biết một sĩquan của tôi phụ trách về điệp báo nhắm vào Hoa Kỳ, Jürgen Rogalla , đã được mộttrưởng ban CIA tại Bá Linh hứa trao một triệu Mỹ kim để đương sự khai hết những gìđương sự biết, nhưng anh ta đã từ chối. Chún g tôi xã giao bàn về những hậu quả của sựsụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và danh tiếng tốt của cơ quan do tôi chỉ huy.

« Lẽ cố nhiên, » ông nói « ông phải làm một việc gì đó cho chúng tôi ».

Page 23: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Lo ngại phải nhắc lại lời mời của chính quyền Đức trong việc khai tên các nhânviên của tôi để bù lấy tự do, tôi trả lời tôi không sẵn sàng trao danh tánh của bất cứ nhânviên nào của tôi.

« Chắc chắn sẽ có đền bù cho ông trong vấn đề này, lẽ cố nhiên là vậy »Hathaway nói.

Câu này gây cho tôi một cảm giác khó chịu, có lẽ vì nó gợi lại phong cách củachính tôi khi tôi dùng lối tâng bốc và kẻ cả để nói chuyện với nhân viên của tôi vào thờivàng song của tôi. Cái đám người này là cái thá gì mà dám nói với tôi như vậy.

« Thưa quý ông », tôi trả lời, « Tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong việc các ôngđang cố gắng làm hôm nay. Tôi biết rất rõ các ông nghĩ gì. Các ông đòi hỏi đối tác củacác ông rất nhiều nhưng đối tác của các ông không lấy gì làm vồn vã. Các ông phải biếtkiên nhẫn. Các ông phải bàn thảo rất nhiều chuyện và mổ xẻ kỹ lưỡng vấn đề trước khi đ iđến một quyết định chính thức ».

Đây là lối diễn tả khéo nhất những gì tôi suy nghĩ. Nhưng trong thâm tâm tôi chỉmuốn nói toẹt với Hathaway là đương sự lầm to, đương sự nói chuyện với tôi như thể nóichuyện với một nhân viên quèn mà đương sự có thể mua và bán dễ dàng. Tôi muốn nóithẳng với đương sự làm việc như vậy không được, chúng ta phải nói chuyện một cáchnghiêm chỉnh trên cấp độ của hai người biết chuyện quá thành thạo.

« Nhưng ông phải giúp chúng tôi, » Hathaway nói.

«Có lẽ điều này đúng nếu tôi cầu cứu đến các ông » tôi nói, lần này không cầndấu diếm sự bực tức của tôi, « Các ông có thể vặn hỏi tôi đóng góp được gì cho các ô ng.Nhưng đàng này tôi không nộp mình cho các ông. Chính các ông đến đây mời gọi tôi ».

« Vâng, vâng, » Hathaway vội vã nói « đúng là chúng tôi đặc biệt đến Bá Linh đểnói chuyện với ông ».

« Luôn luôn có giới hạn trong những cuộc bàn thảo như vậy, » tôi nói « Giới hạncủa tôi là tôi không bao giờ phản bội bất cứ ai làm việc cho tôi. Không tên tuổi gì hết.Nếu các ông còn muốn nói chuyện với tôi, hãy mời tôi sang Hoa Kỳ một cách chính thứcvà chúng ta sẽ nói chuyện nghiêm chỉnh, như nguời lớn. Tôi cần được biết đất nước củaquý ông để tôi có thể quyết định».

« Nhưng an ninh của ông ở đây không khả quan chút nào, » Hathaway phản bác,nhắc nhở cho tôi biết nếu tôi ở lại Đức, chỉ còn một vài tuần nữa tôi sẽ bị bắt và điều nàytôi biết quá rõ.

« Nước Nga luôn chờ đón tôi », tôi đáp lại.

Khi nghe câu này, người đối thoại với tôi thình lình trỗi dậy, cảm nhận đương sựđang đấu giá với một đối thủ uy thế khác.

« Chớ đi Moscow, » đương sự nói « Đời sống nơi đó cực lắm. Hãy nghĩ đến Andrea.Hãy đến một nước mà mọi sự sẽ thoải mái cho ông, nơi đây ông có thể làm việc và viếtsách một cách yên tĩnh. Theo ý kiến cá nhân của tôi, điều này chỉ có thể th ực hiện đượctại Hoa kỳ mà thôi ».

Viễn tượng về hưu sung túc và nằm phơi nắng tại California hoặc Florida hơn lànếm mùi vị của nhà tù Đức đối với tôi thật là quyến rũ. Nhưng tôi vẫn cảm thấy bất ankhi nhìn thấy viễn tượng nộp mạng làm con tin cho CIA. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu họquyết định siết chặt gọng kềm lên tôi? Đoán chừng họ cũng ghi âm buổi nói chuyện, vàhọ có thể hô hoán là tôi đã ngụy tạo cuộc họp nếu cuộc đàm phán bất thành. Tôi muốn

Page 24: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

có được bảo đảm là họ thật tâm muốn tiến xa hơn nữa để tôi có thể tiếp tục nói chuyện;vì vậy tôi yêu cầu họ viết thư mời tôi sang Hoa Kỳ, qua trung gian của một cơ quan ngoạivi của CIA.

Các vị khách của tôi không hài lòng với lời đề nghị của tôi , họ giải thích rằng họlàm việc trong một khuôn khổ giới hạn số khách ngọai quốc được mời, khó vượt qua. Lẽcố nhiên họ lo ngại Tây Đức sẽ khám phá việc trao đổi này. Dù sao đi nữa, việc âm mưuthu nhận một cán bộ cao cấp đã từng làm việc lâu năm cho kẻ thù như tôi được coi nhưmột phản bội lớn đối với các đồng minh tại Âu Châu và đặc biệt đối với Đức. Tôi đề nghịhọ tìm một nhà xuất bản hoặc một hãng phim gà n hà qua đó họ mời tôi với tư cách là tácgiả - một phương pháp hiệu nghiệm để ngụy trang một công tác. Đây chắc chắn làphương pháp để dàn xếp một cuộc trao đổi tại khối Đông Âu, và tôi thiết nghĩ CIA cóthừa phương tiện để kiếm ra một tổ chức viết thư mời rồi sau đó biến thành thường trútại Hoa Kỳ nếu cuộc trao đổi thành công.

Bầu không khí chìm trong im lặng một lúc lâu, sau đó Hathaway lắc đầu. Nhưngrồi họ bỏ lửng, tiếp tục nhấn mạnh tôi có thể có những đóng góp giá tri cho cơ quan CIAmà không phản bội các nhân viên của tôi. Lần hồi tôi mới hiểu rõ họ không như chínhphủ Tây Đức, họ không ưu tiên chú ý đến những việc làm của tôi với tình báo Đông Đức,nhưng chú ý đến những hiểu biết của tôi về KGB và cơ cấu của cơ quan tình báo Xô Viết.

« Thưa quý ông, » tôi nói, với hy vọng đưa cuộc thảo luận đi mau chóng vì tôi bắtđầu ưu tư, « tôi không biết rõ quý vị thuộc ngành nào trong cơ quan, nhưng tôi có thểđoán chừng. Có phải quý ông muốn tôi cung cấp một sự kiện rất đặc biệt cho quý ông, cóphải thế không? ».

Cuối cùng Hathaway nói toạc vấn đề.

« Ông Wolf, » ông nói nhỏ nhẹ, « chúng tôi đến đây vì chúng tôi biết ông cónhững thông tin trong đường dây họat động có thể có ích cho chúng tôi trong một trườnghợp đặc biệt trầm trọng. Chúng tôi đang tìm một tên nằm vùng ngay trong cơ quanchúng tôi. Y đã gây thiệt hại rất lớn cho chúng tôi. Đã xả y ra nhiều chuyện không tốt chochúng tôi khoảng năm 1985. Không những tại Bonn mà còn tại những nơi khác nữa,những nơi mà ông rất quen thuộc. Chúng tôi đã thiệt mạng vài người – có thể từ 30 đến35, và từ 5 đến 6 thuộc thành phần cao cấp ».

Ông có vẻ thông thạo Tình Báo Xô Viết và biết rõ ai chỉ huy ngành điệp vụ hảingọai và những công tác của ngành này. Điều này xác định nhận xét trước đây của tôitrong lúc nói chuyện, ông là một nhân vật cao cấp trong tình báo Mỹ. Chúng tôi nóichuyện dè dặt về những tên phản bội nổi tiếng của Xô Viết - Penkovsky, Gordievsky,Popov – những người đã thay l òng đổi dạ giúp cho Hoa Kỳ theo kịp tình báo Xô Viết. Ôngcảm phục tướng Kireyev, một người bạn đồng nghiệp của tôi, đứng đầu phản gián hảingọai tại Moscow và tôi đã từng phối hợp với ông trong nhiều cộng tác chống lại CIA. Ôngcũng biết đôi chút về những cơ sở này và muốn quay cuộc thảo luận sang ông FelixBloch, một nhân viên ngoại giao Mỹ mà CIA tình nghi đã bị Moscow móc nối, nhưng họkhông đưa ra tòa xét xử vì thiếu tang chứng. Tôi đoán chừng trung tâm Langley đã rấtkhổ sở tìm kiếm những mối giây liên lạc của tôi với KGB và họ hy vọng trong vấn đề nàyhọ có thể biết được danh tính của tên nằm vùng mà họ tìm kiếm .

Tôi không rõ việc này. Loại tin tức này được mấy ông Xô Viết bảo vệ rất chặt chẽ.Tôi cũng không hề báo cho Xô Viết biết danh tính của những điệp viên nằm vùng cao cấpcũng như nhân viên của tôi, mặc dù ngoài mặt chúng có cùng chung chí hướng anh em.Cùng lắm chúng tôi nói nhẹ nhàng với nhau chúng tôi có « người ngồi » trong lòng củađịch thủ, và không thêm một chi tiết nào khác.

Qua lối tiếp cận khẩn khoản và những cố gắng dai dẳng của Hathaway để dẫn dụtôi ngả theo phiá Hoa Kỳ, rõ ràng là CIA đang ở trong trạng thái hoảng hốt vì bị xâm

Page 25: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

nhập. Họ phải ngậm đắng nuốt cay để trình bày vấn đề của họ cho tôi. Hơn nữa, họ cóthể gây hiềm khích với đối tác Tây Đức khi họ tiếp xúc với tôi. Trong những trường hợpvô vọng như vậy, ngay cả những gắn bó ý thức hệ cao độ nhất cũng vỡ tan.

Ngày 29 tháng 5 họ trở lại lần nữa, nhưng chúng tôi không đạt đến một thỏa hiệpnào để chính thức mời tôi sang Hoa Kỳ. Hathaway nói ông sẽ báo cáo cho Webster vànếu tôi muốn xúc tiến vấn đề này, tôi có thể liên lạc với ông. Họ thật sự hy vọng, với áplực mỗi ngày một kề cận tội bị bắt gia m, tôi sẽ chấp thuận khép mình duới lọng che củahọ, theo những điều kiện họ muốn. Đến đây Charles nhập vào chuyện và nói với Andrea,mô tả những vui thú tại Hoa Kỳ. Trước khi lên đường, họ trao cho tôi một số điện thoạimiễn phí của trung tâm Langley, và chúng tôi trao đổi mật tự để liên lạc mai sau. Tôikhông cung cấp và cũng không hứa bất cứ điều gì với họ. Tôi biết họ đang chơi trò chờđợi và tình trạng của tôi mỗi ngày bi thảm hơn.

Vào trung tuần tháng 8 lời mời của chính quyền Đức do Peter-Michael Diestel đứngra làm trung gian mất đi hoàn toàn hiệu lực. Tôi nhận thấy những lựa chọn của tôi khôngcòn bao nhiêu. Cơ quan CIA lẽ cố nhiên cũng tiên đoán như vậy, vì họ liên lạc với tôi lầnnữa cũng theo con đường cũ. Chúng tôi thu xếp một cuộc gặp gỡ khác tại dacha của tôivà Hathaway một lần nữa nhắc nhở điều ông gọi một cách tế nhị « tình thế khó khăn »của tôi. Webster, ông nói tiếp, vẫn tiếp tục từ chối gởi lời mời đích danh cá nhân tôi,nhưng họ vẫn sẵn sàng mở cửa đón nhận tôi tại Hoa Kỳ với điều kiện tôi giúp họ săn lùngtên điệp viên nằm vùng. Lần này Charles có vẻ họat bát hơn. Y giải thích nếu tôi quyếtđịnh kêu gọi sự giúp đỡ của họ, tôi có thể phái Andrea đến trạm xe hỏa Bahnhof Zoo nằmphía Tây của Bá Linh và gọi một số điện thọai miễn phí. Andrea tự giới thiệu là Gertrudvà nói « Tôi muốn nói chuyện với Gustav ». Cuộc đào thoát của tôi như vậy đã được tínhtoán tại Bá Linh và một người tên Charles sẽ đảm nhiệm trường hợp của tôi.

Tôi đoán chừng từ đó mật hiệu Gertrud sẽ tự động chuyển sang Trung TâmLangley và đồng thời cho cả đầu giây CIA tại Bá Linh. Bốc tôi ra khỏi nước Đức khôngphải là một chuyên khó, có lẽ bằng máy bay, tương tự như Xô Viết đã làm khi họ đưa vịlãnh tụ thất sủng Erich Honecker ra khỏi Đông Đức trên một chiếc máy bay quân sự đểđến Moscow. Hồi tưởng năm 1945 ngồi trên một trong những chuyến bay đầu tiên trở vềnước Đức Cộng Sản từ Moscow sau khi Hitler sụp đổ, tôi suy gẫm tịnh huống trớ trêu củatôi chấm dứt sự nghiệp 45 năm sau lại trốn bỏ Bá Linh dưới sự bảo trợ của Hoa kỳ.

Chúng tôi có thêm một lần họp nữa, lần này tại căn phòng trong thành phố củatôi, và cuối tháng 9, nhưng không có một tiến triển nào trong lời mời của Hoa Kỳ.

Tới đây, Tòa Biện Lý Tây Đức trịnh trọng tuyên bố các sĩ quan cảnh sát đã bàybinh bố trận trước cửa nhà tôi vào đêm ngày 2 tháng 10 để bắt tôi. Tờ báo lá cải Bild-Zeitung đã gởi một đại diện đến đề nghị trả chi phí tòa án bào chữa cho tôi bù lại họ đượcđộc quyền đăng tải về việc bắt giam tôi. Tôi nói với họ tôi sẽ nghĩ đến việc này. Đây là cảmột trò hề dàn cảnh mà tôi không muốn tham dự vào. Tôi nói với tờ Bild-Zeitung tôikhông có ý định rời bỏ nước Đức. Điều này hầu như là đúng, vì chắc chắn tôi có ý định rờibỏ nước Đức một thời gian, nhưng tôi không biết phải đi nơi nào. Vì khi tôi từ chối trởthành một tên phản bội theo mệnh lệnh của Bonn, tôi đã từ bỏ mọi lựa chọn để ở lại Đứcđể tránh không phải ra tòa và cố nhiên vào tù.

Mãi sau này tôi khám phá ra tên tuổi của tay nằm vùng đã làm đau đầu CIA. Têncủa y là Aldrich Ames, tên phản bội tai hại nhất trong lịch sử gián điệp Hoa Kỳ. Ames đãlợi dụng vị thế của mình trong trách vụ truy lùng những công tác phản gián của Xô Viếttrên khắp thế giới để bán cho Xô Viết tên tuổi các điệp viên của Hoa Kỳ, và đã hữu hiệuphá vỡ mạng lưới tình báo của Hoa Kỳ tại Liên Bang Xô Viết từ bên trong. Hắn phục vụcho Moscow trong vòng 9 năm, cả dưới chế độ cộng sản và thời của Boris Yeltsin, trongchức vụ này và sau này trong ngành bài trừ ma túy. Qua cuộc buôn bán, hắn đã nhận2,7 triệu Mỹ kim; sự kiện này biến hắn trở thành tên nằm vùng đắt giá nhất trong lịch sửđiệp báo. Ông Gardner A. Hathaway, người khách từ Langley đến gặp tôi không chỉ là

Page 26: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

một đặc phái viên của William Webster, nhưng, sau này tôi được biết, ông là Giám Đốcngành phản gián Hoa kỳ, về hưu vài tháng trước khi đến thăm tôi.

Gus Hathaway, một sĩ quan kỳ cựu của Nha Giám Đốc Điều hành Công tác củaCIA, nhận trách vụ được hơn một năm, ghi nhận một số tín hiệu càng ngày càng nhiều cómột tên phản bội ở cấp cao trong cơ quan. Ông là một trong những người hiếm hoi biếtrõ những tổn thất nặng nề của điệp báo Hoa Kỳ trong lòng Liên Bang Xô Viết – mười vụhành quyết và một chục bị kết án tù nặng – và ông am hiểu rất rõ sự hiện diện của tênphản bội trong hàng ngũ đang làm xuất huyết tình báo Hoa Kỳ.

Tôi cũng tìm hiểu về Hathaway và có điều gì đó nơi ông làm cho tôi kính phục. Khitôi được biết ông ta vừa về hưu, tôi có phần tâm cảm với ông trong tư cách của một sĩquan tình báo về hưu. Giống như trường hợp của tôi, ông không có khả năng chấm dứtcuộc đời sự nghiệp của ông và đơn sơ hưởng những năm còn lại để làm vườn, nghỉ mát,và tận hưởng tất cả những thú vui gia đình mà c húng tôi mơ ước khi về hưu. Ông bị lôicuốn vào mớ bòng bong chết người mà ông đã bỏ những năm cuối làm việc để tìm cáchgỡ rối : Ai là kẻ phản bội liên tục ngay trong cơ quan của ông? Tôi liên tưởng đến ánhmắt của ông khi chúng tôi đối diện nhau ông thú nhận sự thất bại của CIA trong nhữnglời ngắn ngủi và đứt đọan. Có lẽ ông đã hy sinh tự ái rất nhiều để đi sang Bá Linh cầu cứuvới kẻ thù trước đây. Nhưng vì lương tâm nghề nghiệp và vì cá tính, ông bị ám ảnh trongviệc truy tìm tên Ames. Đơn vị truy lùng cũng được giữ bí mật ngay trong nội bộ CIA. Độitruy lùng phần đông gồm những sĩ quan về hưu để b ảo vệ bí mật và được gọi là ToánCông Tác Đặc Biệt. Toán này có một nữ sĩ quan cao cấp trong ngành điều nghiên – mộtsự kiện hiếm có trong CIA hoặc trong các cơ quan tình báo khác. Bà này đã tìm hiểutrường hợp của một tên nằm vùng gốc Trung Hoa làm việc cho CIA trong vòng 30 nămmà không hề bị phát giác và trường hợp của một đồng nghiệp đáng kính trong cơ quantình báo Xô Viết. Tôi khâm phục khả năng điều hành của Hathaway. Trong vị thế của ôngtôi sẽ hành sử đúng như ông đã hành sử và giữ số người trong đội càng ít càng tốt. Dùngnhững sĩ quan đã về hưu là một phuơng thức hành sử càng khôn ngoan hơn nữa, vì dùngnhững nhân viên làm việc trong Ban Điều Nghiên Xô-viêt của CIA sẽ có nguy cơ báo độngvà ngay cả tuyển chọn tên nằm vùng. Phương sách hoạt động trong những trường hợpnày phải là : bủa lưới một cách nhẹ nhàng.

Cuối cùng cơ quan FBI, đối thủ của CIA, phát giác hành tung của Ames. Tôi ngờnhững khó khăn Hathaway vấp phải là do thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu hiểu biết. Hơnthế nữa, ông không phải là một người có nhiều sáng kiến và, theo lời của một vài đồngnghiệp của ông, ông là người của bàn giấy. Nhưng tôi không trách lỗi ông đã thất bạitrong việc nhận dạng tên phản bội đã đánh phá tình báo Hoa Kỳ như con vi khuẩn độchại nằm trong ruột. Công việc bội bạc và mệt nhọc để truy lùng tên phản phé lúc nàocũng có vẻ giản dị khi nhìn lại hơn là lúc đang lâm cuộc. Những điểm then chốt lúc nàocũng có vẻ hiển nhiên – nhưng chỉ sau khi lùng bắt đuợc con mồi.

Tìm những điểm lạ trong phong cách của một tên nằm vùng là phương pháp đúngđắn. Nhưng rất nhiều người trong bất cứ ngành nghề nào - chưa kể đến nghề điệp báođầy bức xúc - cũng có vấn đề rượu chè, tư cách hoặc vấn đề gia đình, họ cảm thấy khôngđược cấp trên đánh giá đúng mức hoặc cần tiền nhiều hơn mức thu nhập lương thiện củahọ. Các nhân viên trong ngành điệp báo do môi trường bưng kín họ sống hoặc làm việcđược khuyến khích cảm nhận những nguyên tắc áp dụng cho những người khác nhưng lạikhông áp dụng cho họ. Các nhân viên CIA nỗ lực làm việc trong ngành phản gián Xô Viếtphải biết rõ tâm não của kẻ địch để rồi càng ngày càng dễ rơi vào lối suy nghĩ của địchthủ và rồi, như trong trường hợp của Ames, những mối ràng buộc với quốc gia và cơquan của mình tự nhiên tan biến do những mặc cảm thua kém và ấm ức dồn nén.

Khi Xô Viết móc nối Ames vào năm 1985, đương sự đuợc điều khiển bởi StanislavAndrosov, một nhân viên KGB thường trú ( sĩ quan KGB được chính thức bổ nhiệm) tại ĐạiSứ Quán Xô Viết tại Washington. Một năm sau Ivan Semyonovich Gromakov thay thếAndrosov. Tôi quen biết Gromakov từ năm 1960 khi ông làm giám đốc đơn vị KGB tại

Page 27: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Đức (Cục 4 của Đệ Nhất Tổng Cục). Tôi biết Gromakov nói được tiếng Đức, tôi không rõvề khả năng tiếng Anh của ông, vì vậy tôi hơi ngạc nhiên nghe tin bổ nhiệm ông tạiWashington. Người ông dáng dấp thấp béo và vui tính, mắt đeo gương. Ông có thói quenkhó chịu gầm thét làm người khác nhảy nhổm mỗi khi ông nâng ly chúc mừng sự thànhcông của KGB. Tôi không hề được nghe ông nói về việc bắt con mồi lớn này, như tôi cóthể mường tượng nỗi vui sướng của ông, khi ông làm việc ngay trong lòng địch và Amesrơi vào trong rọ của ông.

Khi câu chuyện phản bội của Ames được tiết lộ, tôi thật sửng sốt không ngờ hắnlàm việc không bị phát giác một thời gian khá lâu và phản gián Hoa Kỳ tỏ ra quá bất tàivà quá tuyệt vọng để buộc phải cầu cứu cấp lãnh đạo điệp báo của kẻ thù để tìm hắn.

Quý vị có thể lấy làm lạ vì tôi sẵn sàng nói chuyên với CIA. Dù sao đi nữa, tôikhông có ý định rời nước Đức và tôi đã chính thức tuyên bố tôi không có ý định di cư. Tôiphản đối Tây Đức với tư cách kẻ chiến thắng Chiến Tranh Lạnh đòi áp đặt hình thức phápluật của họ lên tôi và các đồng nghiệp của tôi; đối với tôi đòi hỏi này mang sắc thái mộtđòn trả thù. Lời mời của CIA lôi cuốn tôi chỉ vì nó cho phép tôi tam thời rời đất nước tôitrong những ngày đầu thống nhất hai nước. Tôi biết trong những tuần lễ và tháng đầulòng hăm hở trả thù lên cao . Nếu có thể, tôi muốn tránh giải pháp lánh nạn sangMoscow, vì sự biệt tích của tôi tại Moscow là một tín hiệu không tốt cho mối liên lạc củatôi với nước Đức mới, tạo nên lý cớ khuyến khích những người trong nước két án tôi. Tôisẽ bị tố cáo là trốn sang Moscow để đưa tên tuổi những điệp viên, lời đồn này đã đượctung ra khi tôi chạy sang Moscow ở hai tháng vào đầu năm 1990. Thực tế không phảinhư vậy. Tôi quá nhiều lo lắng trong việc tìm cách tránh đỡ cho cá nhân tôi cũng như chocác nhân viên cũ của tôi, các điệp viên và các người nằm vùng không bị truy tố để tôi cóthời giờ chơi trò nước đôi với Xô Viết.

Giả như CIA chuẩn bị đón nhận tôi sang Hoa Kỳ, có lẽ tôi sẽ đắn đo suy tính chấpnhận lời mời này như một giải pháp tạ m thời hữu lý. Nhưng tôi nghi ngại một khi thỏathuận xong xuôi và tôi bay sang Hoa Kỳ không có lời mời chính thức, CIA có thể phao tintôi xin đầu thú và ép tôi hợp tác với họ theo điều kiện của họ. Với phong cách hống háchcủa một cơ quan tình báo lớn, CIA chắc mẩm tôi mong ước làm việc với họ nên tôi sẵnsàng tự đặt vào một vị thế yếu kém, một trường hợp mà mọi người đào thoát khônngoan đều muốn tránh – bị ép buộc phải thương luợng trên lãnh thổ của kẻ địch. Mặc dùHathaway đích thân sang Bá Linh ngày 26 tháng 9 và chúng tôi đã chuẩn bị hành lý, cuộcthảo luận cuối cùng của chúng tôi cũng chỉ mệt nhọc quay luẩn quẩn không đi đến đâucả.

*

Điều mà không một ai có thể ngờ kể cả Hoa Kỳ, Nga vả Tây Đức, có một tay bímật khác nhảy vào đấu giá. Đó là Do-thái. Tôi là người Do thái, một điều không bìnhthường trong giới lãnh đạo tình báo cao cấp của khối Xô Viết. Chính xác hơn, tôi có nửaphần Do thái vì mẹ tôi là Gentile (người không theo đạo Do Thái). Nhưng cũng đủ thànhngười Do thái để bị phân loại và bị bách hại theo luật pháp phân biệt chủng tộcNuremberg được ban bố năm 1936 , nếu gia đình của tôi bị Đức Quốc Xã bắt kịp khichúng tôi trốn chay sang Pháp rồi sau đó sang Nga. Chủ thuyết tôi theo đuổi một khiChiến Tranh Lạnh chấm dứt có thể biến tôi thành kẻ kình địch của Israel . Nhưng tôi luônquan tâm theo dõi tình hình Do thái, và gia đình tôi đã cho phép tôi thừa hưởng truyềnthống Do thái, chưa kể đến đức tin Do thái.

Mối liên lạc của tôi với Tel Aviv (thủ đô Do thái) đến rất trễ nếu không muốn nói làbất ngờ, do sự xuất hiện của tôi nhân một buổi họp ngày 4 tháng11 năm 1989 tôi kêugọi cải cách trong chế độ Đông Đức. Tại đây tôi gặp một phụ nữ tên Irene Runge, ngườiđiều khiển trung tâm Văn Hóa Do thái, thành lập tại Đông Bá Linh vào những thập niên1980 sau hàng chục năm truyền thống Do thái bị đàn áp tại Đông Âu, do sự cấu kết giữaCộng Hòa Dân Chủ Đức với khối Ả -rập. Tôi trả lời cuộc phỏng vấn của Irene để đăng trên

Page 28: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

một nhật báo Do thái, và tôi tham dự một cuộc họp của hội bà ta với tư cách là khách,sau đó tôi không màng đến nữa.

Vào mùa hè năm1990, thình lình bà ấy gọi tôi để báo tin ông Rabbi Tsvi Weinman,một vị lãnh đạo cao cấp của Chính Thống Giao tại Jerusalem, muốn làm quen với tôi.Đúng hôm đó rơi vào ngày thứ sáu, có nghĩa là Ngày Sabbath Do thái sẽ khởi sự lúc mặttrời lặn và vị này không thể nào gặp gỡ tôi tối nay được. Tôi điện thoại cho ông và chúngtôi vui vẻ đùa cợt với nhau và đồng ý gặp nhau lần tới khi ông ghé Bá Linh. Không baolâu sau ông xuất hiện trở lại nói rằng lý do chính ông đến đây là để thăm trung tâm VănHóa Do-thái. Tôi mời ông đến căn phòng của tôi. Ông đến rất đúng giờ hẹn. Ông trạc 50tuổi, đội nón vành tròn đen và không có một dấu hiệu nào khác chứng tỏ ông là Do tháichính thống giáo. Ông ân cần hỏi thăm tình trạng của tôi, ở vị trí của một người có bảnsắc Do thái và kinh nghiệm bách hại, trước tình thế sắp đương đầu với tòa án chính trịcủa nước Đức. Ông khôn khéo tránh đề cập đến công việc trước đây của tôi, nhưng hỏitôi có muốn thăm viếng Israel không. Tôi liền suy nghĩ mục đích của ông Weinman khônglẽ chỉ vì vấn đề văn hóa. Liền sau đó tôi nhận được thư của một nhật báo Do -thái tờYediot Abranoth mời tôi sang thăm viếng Israel.

Tìm hiểu về Weinmann tôi được biết có lời đồn ông l àm việc cho Mossad (tình báoDo thái) hồi còn thanh niên. Ông đích thân phản bác chuyện này và nói ông đã phục vụtrong quân đội nhưng không hề làm việc cho ngành tình báo. Chúng tôi thường xuyênđiện thoại cho nhau và trông chờ chuyến đi của tôi, và tôi hình dung bộ mặt thiểu nãocủa Bonn, Moscow và Washington khi họ thấy những hàng tựa lớn đăng tin sự xuất hiệnthình lình của tôi tại Israel. Tôi đoán chừng Mossad cũng muốn dò xét những hiểu biếtcủa tôi về những nhóm Palestine và hoạt động của họ, một điều mà tôi biết rất ít, nhưngtôi quyết định bước qua cầu khi tôi đặt chân xuống Đất Thánh. Dù gì đi nữa, cuộc viếngthăm này cho tôi một cơ hội mới để thoát ra khỏi n ước Đức. Tôi không thể nào để chomiếng mồi này vuột khỏi tay tôi.

Hai tuần trước ngày thống nhất nước Đức, tôi nhận cú điện thoại bất ngờ củaWeinmann. Ông có vẻ thất thần và hơi ngượng ngùng. Cuộc viếng thăm bị bãi bỏ. Tờ báokhông còn chú ý đến tôi, ông nói, vì sự xuất hiện của một quyển sách chỉ trích Mossad vàphương pháp làm việc của cơ quan này đã gây phẫn nộ trong quần chúng. Bây giờ khôngđúng thời điểm để mời tôi sang. Tôi hiểu ngay là Do thái lạnh cẳng vào giờ phút chót,chắc chắn họ e sợ tất cả những dịch vụ tôi cung cấp cho họ không bù lại những tai hạimà tôi có thể gây nên cho mối giao hảo của họ với Tây Đức vì sự hiện diện của tôi tạiIsrael. Cánh cửa hy vọng vừa hé mở đã bị đóng xầm lại. Nhưng Tel Aviv không cắt đứthoàn toan mối dây liên lạc với tôi. Sau cuộc điện đàm với Weinmann, tôi nhận được mộtcú điện thọai khác từ tòa báo, hứa cấp cho tôi chiếu khán và vé máy bay vào một ngàykhác. Tôi dàn xếp để họ cất giữ cho tôi tại Vienna. Nhưng khi tôi kiểm soát lại một vàituần sau, tôi không nhận được gì cả. Nếu quả vé đó nằm tại đây thì nay nó không còn đónữa.

Đến đây áp lực rất mãnh liệt, và tôi biết chính quyền Đức nông nón nhìn thấy tôiđứng trước vành móng ngựa. Tôi trốn nơi nào đây? Và giá phải trả là bao nhiêu? Tôikhông còn lựa chọn nào đáng trông đợi nữa, và tôi không còn đủ thời giờ nữa.

Page 29: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

1

Chương 2Thoát khỏi ác bóng Hitler

Cha tôi, Friedrich Wolf, sinh tại Rhineland năm 1888, xuất thân từ một gia đình Do tháingoan đạo. Buổi thiếu thời, bố mẹ muốn ông trở thành thầy cả Rabbi, nhưng ông khángcự và đòi học y khoa. Lòng tôn thờ chủ nghĩa Mác-xít đạt đến cao độ năm 1928, vào lúcông 40 tuổi, và ông thấm nhập chủ thuyết này qua những nẻo đường ngoằn ngo èo. Ôngkhông thuộc diện trí thức phải bắn bỏ lúc khởi sự Cách Mạng Tháng Mười năm 1917 tạiNga. Xuất thân từ một gia đình tiểu tư sản Do thái - cha của ông là một thương gia - chatôi trôi nổi trong phong trào hiếu hòa và mộng tưởng, góp nhặt tư tưởng của Tolstoy,Strindberg, Upton Sinclair, Nietzsche và Kropotkin, trước thời kỳ hãi hùng Thế Chiến ThứNhất. Ông ta phục vụ trong quân đội của Kaiser (tước hiệu Đế Vương của nước Đức từ1871-1918) và bị trọng thương nhưng đồng thời ông cũng bị cấp sĩ quan Đức hất hủikhinh thường, khiến ông trở nên cực đoan và bài bác tinh thần quốc gia. Thất vọng vì sựthất bại của các nhà cách mạng Đức trong nỗ lực xây dựng một quốc gia công bằng vàbình đẳng vào năm 1918 và sau đó vào những năm đầu của Đệ Nhất Cộng Hòa Đức, ôngchuyển hướng sang ôm ấp những lời hứa hẹn đem hài hòa xã hội và kinh tế do Mác vàLê-nin đề xướng.

Friedrich Wolf với vợ Else và hai con Markus và Konrad

Page 30: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

2

Nhưng gia đình chúng tôi luôn có khuynh hướng cực đoan. Cha tôi thường nói với tôi giáodục chính trị của ông bắt đầu lúc ông 5 tuổi, khi bà ông bế ông đi xem Kaiser kéo mànkhai trương pho tượng của Friedrich Wilhelm, một nhà lãnh đạo Đức vào thế kỷ thứ 19.Trong lúc quần chúng tung hô vị lãnh tụ và ngóng cổ để nhìn cho rõ pho tượng, bà nângcao thằng bé lên và nói thẳng thừng, « Fritzsche, đây không phải là tay anh hùng, đây làmột quan vua ham chuộng súng đạn đã ra lệnh bắn các công nhân ». Bà ám chỉ cuộc tànsát đẫm máu của Friedrich Wilhelm dẹp cuộc nổi loạn đòi tự do năm 1848 tại Đức. Else,mẹ của tôi, cũng có đầu óc trái khoái. Trẻ hơn cha tôi 10 tuổi, có bộ tó c vàng của miềnRhineland, mẹ tôi đã đoạn tuyệt với gia đình khi quyết định lấy một anh Do thái.Cả đến khi chết cha tôi vẫn còn để lại một hình ảnh nhiều mâu thuẫn . Tại trung tâmbùng binh gọn ghẽ của thành phố nhỏ Neuwied, trên bờ sông Rhine về phía Nam củaBonn, có treo một tấm bảng tưởng nhớ ghi sinh nhật của ông ngày 23 tháng 12 năm1888. Gần đó cũng có một con đường mang tên ông, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhậtcủa ông. Việc treo dựng tấm bảng này suýt nữa tạo nên một cuộc nội chiến nhỏ chưatừng thấy tại thành phố Neuwied, vì cha tôi, ngoài danh tiếng quanh vùng là một y sĩnhiều kinh nghiêm và là một nhà biên sọan kịch, ông cũng là một người Cộng Sản năngnổ, một lọai anh hùng địa phương ít được tưởng niệm tại những thành phố ấm cúng củanước Đức.

Sau ngày xụp đổ của Đông Bá Linh, tôi may mắn được thăm viếng trở lại Neuwied. Tôi cócảm giác ngỡ ngàng khi rảo bước trê n những con đường thuộc nửa phần đất nước của tôi,những con đường tôi quen thuộc rất nhiều mà tôi chỉ nhìn thấy rất ít. Suốt thời gianChiến Tranh Lạnh, tôi không hề liều bước trên đường phố Tây Đức. Những chuyến đi rangoài khối Đông Âu trong những chục năm tôi làm giám đốc điệp báo Đông Đức chỉ nằmtrong dịch vụ những công tác cần thiết, thường để gặp gỡ các điệp viên vì vấn đề an ninhngăn cản họ di chuyển đến chúng tôi.

Friedrich Wolf Ảnh: Stadt Remscheid

Tôi sinh đẻ tại Hechingen, một thị trấn nhỏ theo đạo Công giáo vùng nông thôn nằm phíaNam nước Đức. Đó là ngày 19 tháng Giêng năm 1923, vào những năm lạm phát hoànhhành đến độ cha mẹ tôi cảm thấy an tâm mỗi khi cha tôi thu được y phí của các bệnhnhân vùng nông thôn dưới dạng bơ và trứng. Chúng tôi là một gia đình năng động, khácthường so với lối sống của phần đông dân cư trong vùng. Cuộc sống không thay đổi baonhiêu khi chúng tôi dọn đến ở Höllsteig, phiá Nam nước Đức gần biên giới Thụy Sĩ.

Cha tôi là một tín đồ điên cuồng của thể dục thể lực, ông ưa chuộng nhào nặn thân hìnhlực sĩ của ông đến mức toàn hảo. Ông cũng là người tiên phong chủ trương sống khỏathân. Vì vây trong gia đình có nhiều bức hình để lộ cha tôi, tôi và Konrad em trai nhỏ hơntôi gần ba tuổi trần truồng chồng chất lên nhau trong một tư thế thể thao uốn éo. Konivà tôi nghĩ chuyện này bình thường, mặc dù các bạn học cùng lớp khúc khích cuời mỗikhi chúng tôi đưa hình cho họ xem. Nhiều tấm hình như vậy được dùng làm mẫu cách trívà in trên sách của cha tôi, một quyển sách bán rất chạy tựa Die Naturols Arzt und

Page 31: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

3

Helfer(Dùng Thiên nhiên làm Thầy Thuốc và Thầy Trợ Giú p), một tiểu luận về đồng liệutương pháp ông viết khi chúng tôi ở Höllsteig, ông nói về mối tương quan giữa sức khỏevà điều kiện sống và làm việc của mỗi cá nhân. Những phát kiến như vậy sau này trởthành những hiểu biết thường thức ngày nay chúng ta gọi là y học phòng bệnh. Tuynhiên,vào thời đó, những điều này không được công nhận là chính thống, và cộng đoàn ysĩ tỏ ra khó chịu với cha tôi, vì họ thấy công trình nghiên cứu của cha tôi về nhữngnguyên nhân bệnh tật sẽ dẫn đến một cuộc thảo luận rộng lớn hơn về xã hội và tình cảnhcủa người nghèo, điều mà họ muổn tránh.

Nhưng quyển sách đạt thành công lớn trong quần chúng, bán được hàng ngàn bản, và trởthành một loại thánh kinh về sức khỏe mọi người bình thường phải có. Sách này đã trởthành một bài khoa học thường thức, và mấy năm về sau, nó thoát cao trào Đức Quốc Xãcấm đoán sách của tác giả Do thái. Thành tựu tài chánh của quyển sách đã cho phép giađình chúng tôi dọn đến một căn nhà khang trang tại Stuttgart, một thành phố có truyềnthống yêu chuộng nghệ thuật từ thời các vị vương công cấp tiến cùng với quần thần vớitư tưởng phóng khoáng.

Mẹ tôi là người điềm đạm và hiền hậu nhưng không thiếu can đảm, cho dù phải chịuđựng những lục soát thô bạo của Quốc Xã trong nhà hoặc của công an mật vụ Stalin.Dưới triều đại khung bố của Stalin, đã có lần bà cho trú ẩn gia đình của một người bị tù,một hành động có thể khiến bà vào tù hoặc tệ hơn nữa. Cũng vào thời kỳ gia đình chúngtôi lưu ngụ tại Nga, khi nghe mẹ của Lena, em gái cùng cha khác mẹ của tôi, bị bắt tạivùng Volga, mẹ tôi từ thủ đô tìm đuờng đến cứu giúp và đem Lena về ở với chúng tôi.Chính mẹ chúng tôi nuôi dưỡng chúng tôi khi cha chúng tôi lâu ngày vắng mặt vì đi tìnhtự hoặc vì hoạt động chính trị. Nhưng mặc dù vắng mặt cha chúng tôi vẫn đóng vai tròquan trọng khi ông gởi thơ nhắn nhủ và dậy dỗ cách ăn ở để trở nên con người xã hộichủ nghĩa đứng đắn và tự trọng. Lẽ tất nhiên ông là người có ảnh hưởng chính trị mạnhmẽ nhất vào thời niên thiếu của tôi. Mẹ chúng tôi phiền muộn rất nhiều vì những mối tìn hcủa ông với những người đàn bà khác. Do sự kiện này, ông có đầy con cái, anh em và chịem dị bào với tôi và Koni và chính con cháu của họ cũng rải rác hai bên bờ giới tuyến củaCuộc Chiến Tranh Lạnh. Đến nay, tôi có họ hàng tại Đức, tại Nga, và tại Hoa Kỳ do kếtquả những mối duyên tình của ông.

Người ngoại cuộc nhăn mày vì những mối tình lãng du này, nhưng tôi và Koni chẳngthèm để ý. Nó đã trở thành một phần thiếu th ời của chúng tôi mỗi khi cha tôi tuyên bốchúng tôi sẽ gặp gỡ một anh em hay chị em dị bào mới. Những đứa con khác mẹ nàyđược mẹ tôi đối xử như người trong gia đình với lòng rộng mở. Cuộc hôn nhân của họ vẫntồn tại vượt qua những mối tình kia và cha mẹ chúng tôi vẫn sống chung với nhau chođến khi ông qua đời tại Đông Đức năm 1953.

Tinh thần năng động của Friedrich thật đáng nể. Ông từ bỏ Đảng Dân Chủ Xã Hội ĐộcLập năm 1928, gia nhập Đảng Cộng Sản Đức, và ra ứng cử hội đồng xã Stuttgart với tưcách đảng viên Cộng Sản; ông nhận được 20 phần trăm số phiếu. Vở kịch « Cyanide »ủng hộ việc trụy thai năm 1929 đã đưa ông vào tù một thời gian ngắn ngủi và biến ôngthành phát ngôn nhân chính thức của cánh chính trị cực đoan. Năm 1931 ông vào tù lầnnữa, lần này ông bị tố cáo phá thai để tìm lợi nhuận. Sau khi ông và người biện hộ choông, cả hai được tha bổng, hai người rời Đức để đi Liên Xô, và sau đó trở lại Đức cùngnăm.

Koni và tôi theo học trường các nhà cải cách giáo dục có tinh thần cấp tiến mạnh mẽ củaĐức vào thời đó và chúng tôi được khuyến khích tìm hiểu vùng nông thôn và phát biểumột cách tự do. Cha mẹ chúng tôi bấy giờ cả hai đều là Cộng Sản; em trai Koni và tôi gianhập tổ chức thanh niên Cộng Sản, Thiếu Niên Tiền Phong, ngay khi chúng tôi còn ở Đức.Chúng tôi thắt khăn quàng đỏ với niềm hãnh diện lớn và chăm chú nghe những câuchuyện về Cách Mạng tại « Liên Bang Xô Viết vĩ đại ». Không khí trong gia đình đã có ảnhhưởng quyết định trên suốt cuộc đời chúng tôi, trừ việc kiêng chay vì cha mẹ tôi chỉ ănthực vật. Chúng tôi thèm chảy dãi nhìn những miếng thịt nguội và nước tương Đức trong

Page 32: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

4

hộp đựng thức ăn trưa của các bạn cùng trường, và thằn g em trai tuyên bố « khi nào emlớn, em sẽ ăn cả một con bò ». Nhưng ấn tượng sâu xa và lâu bền nhất họ để lại chochúng tôi là lòng yêu quí thiên nhiên và thể dục thể lực, và con đường chính trị cực tảlồng trong những vở kịch của cha tôi phô bày cuộc đấu tranh của nông dân và công nhânđuợc Đoàn Kịch Công Nhân Tây Nam lưu diễn. Tôi bắt đầu cảm thấy tô i là chiến sĩ chínhtrị, quyên góp ủng hộ cho nhưng công nhân thép đình công, tham dự các chiến dịch, vàlắng nghe những biện luận mạnh mẽ của người lớn trong những ngày cuối trước khi Hitlerlên nắm chính quyền.

Với đầu óc non nớt của một cậu bé trong một gia đình bố mẹ Cộng Sản tại Đức, tôi cảmnhận Stalin như một mẫu người khôn ngoan và xa cách, giống như một ông ảo thuật giagiàu lòng nhân từ trong những câu chuyện thần tiên. Tôi thường mộng tưởng và tự hỏiđời sống tại « Liên Bang Xô Viết vĩ đại » ra sao – trong hàng nhiều năm tôi vẫn nghĩ đó làtên chính thức của một quốc gia – và kết luận đó là một nước trắng xóa, tuyết bao phủvà đầy những người tốt lành dưới sự hướng dẫn của vị phù thủy tốt lành. Koni, em traitôi, có năng khiếu hơn tôi, đặt bút chuyển đổi ý tưởng ra hình, đã bỏ ra hàng giờ phóngvẽ những bức họa của vị lãnh tụ vĩ đại dưới hình dạng vị anh hùng trong chuyện thầntiên. Nhưng vào thơì điểm đó, tôi không trông mong gì tiếp cận được thực cảnh của XôViết.

Sau khi Quốc Xã lên nắm chính quyền năm 1933, đời sống của chúng tôi tại Đức trở nênbất kham. Việc đốt cháy Quốc Hội Đức tại Bá Linh và lời cáo buộc gian trá đổ tội bọnCộng Sản có trách nhiệm trong vụ này đã gây nên một cuộc săn lùng các thành phần TảPhái. Cha tôi, cảm thấy lâm nguy vì vừa là Do Thái vừa là Cộng sản , bỏ trốn sang Áo.Trong một trong những cuộc lục soát nhà cửa tiếp theo đó, tôi trả lời một cách trơ tráovới một trong những tên áo nâu SS. Y đẩy ép tôi vào tường và hăm dọa đưa tôi « vào trạiHeuberg » nếu tôi không khai báo hành tung của cha tôi. Heuberg là trại tập trung đầutiên ở trong vùng, nơi các người đối lập chính trị bị giam giữ. Người lớn khi đề cập đến nơinày họ chỉ thì thầm, và tôi bối rối không hiểu rõ những gì xảy ra trong đó; vào lúc thiếuthời, tôi nhìn xung đột giữa hai bên Quốc Xã và Phe Tả như một lọai đụng độ giữa haibăng đảng. Tôi biết những người mặc áo nâ u, biểu lộ tính chất bộ lạc, khác rất xa với giađình chúng tôi; và tôi cảm thấy mình là một chiến sĩ trẻ sẵn sàng chiến đấu.

Vào thời điểm này, lần đầu tiên tôi ý thức được căn cước Do Thái của tôi. Tôi còn nhớ saumột cuộc lục soát đặc biệt thô bạo, anh em chúng tôi rất đỗi phẫn nộ vì bọn côn đồ nhảyxổ vào phòng chơi của anh em chúng tôi , hất vung vãi đồ chơi và sách vở quý báu củachúng tôi, và mẹ tôi, lấy tất cả bình tĩnh để che giấu nỗi kinh hoàng trong lòng, đưachúng tôi đi xe đạp dạo qua cánh đồng tươi tốt vùng nông thôn Swabian để thăm MoritzMeyer, cậu của cha tôi mà chúng tôi thân mật gọi là « Öhmchen.»

Dân thành phố nhỏ Hechingen coi Öhmchen là một người hơi kỳ dị. Sau thời gian làmviệc chăm chỉ, ông về hưu để sống với ngỗng trong rừng và có một chút ít danh tiếngnhờ tài chữa bệnh thấn kỳ. Điều hầu như chắc chắn là ông đã ảnh hưởng đến cha tôi,khiến cha tôi chuyển từ ngành y khoa thông thường sang ngành điều trị đồng vi phânkháng tính và điều khoa dùng dược liệu thiên nhiên, và cha tôi hiến tặng quyển sách vềcách điều trị theo thiên nhiên của ông của cho ông cậu . Cuộc thăm viếng bằng xe đạpcủa chúng tôi nhằm ngày lễ Vượt Qua (lời của dịch giả : lễ Vượt Qua là ngày lễ người DoThái kỷ niệm ngày Thượng Đế trừng phạt dân Ai-cập, giết những đứa bé đầu lòng củangười Ai-cập và «vượt qua» những nhà có con cái Do-thái. Để nhận biết nhà Do thái,Thượng Đế nhắn dân Do Thái bôi máu cừu lên cửa nhà của họ. Dưới thời vua Ramsès ĐệNhị, dân Do Thái làm nô lệ cho Ai- Cập, và Môi-sen đã làm phép lạ rẽ đôi Biển Đỏ để đưadân Do Thái ra khỏi đất Ai-cập và tiến về miền đất hứa đi tìm tự do), vì vậy ông cậu chỉcho chúng tôi ăn bánh mì không men, không tạo hứng thú cho khẩu vị trẻ con của chúngtôi, vì vậy để bù trừ thiệt thòi này, ông cậu kể cho chúng tôi nghe câu truyện trangnghiêm và khích động lấy từ quyển Thánh Kinh Torah và giải thích ý nghĩa những ngày lễDo-thái.

Page 33: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

5

Một vài tháng sau, mẹ tôi, em trai tôi và tôi được đem đi trốn sáng Thụy sĩ với sự trợ giúpcủa các đảng viên Cộng Sản tại đây, đảng Cộng Sản lúc bấy giờ trở thành bất hợp pháp.Từ đó chúng tôi chạy sang Pháp, tại đây chúng tôi chính thức được xem là « những ngườingoại quốc bất hảo » và được đem đi trốn trên hòn đảo nhỏ Bréhat ở Brittany; nơi đâycha tôi gặp gỡ lại gia đình. Tại đây cha tôi biên sọan xong vở kịch Professor Mamlock,một áng văn chương đầu tiên làm chứng cho cảnh bách h ại dân Do Thái tại Đức. Trướckhi đem trình diễn lần đầu bằng tiếng Đức tại Zurich, vở kịch đã được diễn xuất tại cácnhà hát Do Thái tại Warsawa và Tel Aviv, và đã gạt hái những t hành công rực rỡ khắp nơitrên thế giới. Một phim dựa trên vở kịch đã được quay tại Liên Bang Xô Viết và mãi saunày Koni em trai tôi quay lại lần thứ hai. Nhờ phim được trình chiếu tại New York vàonăm 1939, tên tuổi cha tôi được biết đến tại Hoa kỳ.Không bao lâu sau bọn Quốc Xã phản ứng vì sức thành công của vở kịch này, - lẽ đươngnhiên chưa bao giờ được trình diễn tại Đức đương lúc họ cầm quyền. Tất cả của cải củachúng tôi bị tịch biên và tên của cha tôi được liệt kê trong danh sách những tác giả « cóbài viết tác hại và bất hảo ». Sau đó tất cả gia đình bị tước quyền công dân Đức và vàokhỏang năm 1937, không những tên tuổi của ông, mà tên tuổi mẹ tôi, tô i và em trai tôiđều xuất hiện trong danh sách truy nã của Nhà Nước. Điều này khiến mấy đứa th iếu niênchúng tôi cảm thấy mình đã thành người lớn. Nếu chỉ có một biến cố định hướng cuộcđời chính trị của một người, đối với tôi đây chính là biến cố: bị liệt kê là kẻ tội phạm bởichính đất nước của mình.

Nếu chúng tôi không lẩn trốn sang Thụy-sĩ, có lẽ chúng tôi đã chia sẻ số phận của cácthân bằng quyến thuộc Do Thái mà sau này tên tuổi được luôn mãi ghi tạc trên Bia TưởngNiệm Yad Vashem tại Jerusalem. Tỉ dụ như ông cậu Öhmchen, ông đã không thoát khỏiHọa Hỏa Diệt. Một tù binh Đức tại Moscow kể lại cho tôi ông cậu đã bị bắt đi và đã chếttrong trại tập trung Mauthausen tại Áo. Ông được tám mươi tuổi khi ông chết .Sáu mươi năm sau, dạo trên đường phố sạch bóng Hechingen, tôi tưởng nhớ đến ông cậuvà không khỏi rùng mình lạnh xương sống, một cảm gi ác chỉ có người Đức nhận biết khiđương sự nhìn tận mặt những người đàn ông đối diện cùng lứa tuôi và trộm nghĩ họ h ànhsử ra sao dưới thời Quốc Xã : Họ đã chứng kiến bao nhiêu việc và họ đã xóa bỏ bao nhiêuký ức tội lỗi? Có lẽ thành phố lớn dễ xóa nhòa dấu vết dĩ vang mau hơn các thị trấn nhỏtại Đức vì đầu óc tôi bất an khi suy nghĩ đến các đồng hương tôi khi tôi đến các thị trấnnhỏ.

Đến đây Quốc Xã thu hồi trương mục của chúng tôi trong ngân hàng và tịch thu tài sảncủa chúng tôi. Việc Liên Bang Xô Viết đón nhận chúng tôi là một cái phao cứu mạng chamẹ chúng tôi, Koni và tôi. Nhờ sự trợ giúp của Vsevolod Vishnevsky, bạn của cha tôi vàcũng là sọan giả bi kịch, cha tôi kiếm được m ột căn nhà nhỏ hai phòng tại Lộ NizhnyKizlovsky, một trong những con đường quanh co của thế kỷ 19 nằm trong trung tâm cổcủa Moscow, nấp đàng sau đại lộ chính, khu Arbat, nơi các n hà văn và trí thức yêuchuộng. Vào tháng Ba năm 1934, mẹ tôi, em trai tôi và tôi theo ông đến đây.

Chúng tôi hội nhập từ từ với ngôn ngữ và văn hóa lạ lùng, e ngại lối hành sử mạnh bạocủa những đứa trẻ chơi cùng sân. «Nemets-perets, kolbassa, kislaya kapusta, » bọnchúng hò hét: Bọn Đức - muối tiêu, tương, cải chua ». Bọn chúng cũng chế diễu áo khoácngắn của chúng tôi và chúng tôi nài nỉ mẹ tôi cho chúng tôi cái dài hơn. Cuối cùng bàxiêu lòng và thở dài: «Chúng bay trở thành người lớn sạch sẽ rồi đấy».

Chẳng bao lâu chúng tôi bị lôi cuốn bởi môi trường bao quanh. Trải qua thời niên thiếutrong một làng xã Đức quốc, chúng tôi choáng ngộp vì cảnh sinh động của thành thị vớiphong cách mạnh bạo và sắp sẵn. Thời kỳ này thiên hạ vẫn còn khạc nhổ vỏ hạt hướngdương xuống đất và cỗ xe ngựa kéo vẫn còn cọc cạch trên đường phố Moscow vẫn là một«ngôi làng lớn», một thành phố với lối sống của nông dân. Đầu tiên chúng tôi theo họctrường Đức Karl Liebknecht (một trường học cho con cái của những bố mẹ nói tiếng Đức,lấy tên của một nhà lãnh tụ Xã Hội theo phong trào nổi dậy Spartacist tháng Giêng năm1919, bị ám sát sau đó không bao lâu), sau đó, chúng tôi vào trường Trung Học Nga. Ởtuổi niên thiếu khó mà phân biệt chúng tôi với các bạn gốc bản xứ học cùng trường, vì

Page 34: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

6

chúng tôi dùng ngôn ngữ đàm thọai Nga với giọng Nga. Chúng tôi có hai người bạn đặcbiệt, đó là George và Victor Fischer, hai người con trai của ký giả Hoa Kỳ Louis Fischer.Chính họ đã gắn cho tôi biệt h iệu «Mischa»,và từ đó gắn chặt vào tên tôi. Em tôi, Koni, engại bị ngồi chầu rìa lấy tên Nga thu ngắn là «Kolia».

Thành phố Moscow vào thập niên 30 trong ký ức của tôi luôn là thời tranh tối tranh sáng.Thành phố thay đổi trước mắt chúng tôi. Bấy giờ tôi trở thành một thanh niên khá chữngchặc và không còn xem Stalin là ông ảo thuật gia nữa. Các cao ốc mới với nhiều tầng bắtđầu xuất hiện quanh điện Cẩm-linh và số lượng xe cộ di chuyển bất thình lình gia tăng,các xe sedan đen láy thay thế cho những xe ngựa kéo, làm như thể có ai vẫy một chiếcđũa thần biến Moscow của qua khứ trở thành một phong cảnh vị lai. Các hầm xe điệnkhang trang, với những bóng đèn kiểu Art Déco và cầu tháng máy thẳng giốc làm choángváng mặt mày, ồn ào sinh động, và chúng tôi bỏ cả một buổi trưa sau khi tan trường đixem những vòm trần,vang dội như ngôi nhà thờ lớn dưới hầm . Thảm cánh thiếu ăn thậpniên 20 chợt đến, nhưng mặc dù cảnh cao ốc mới mẻ, các bạn bè của gia đình chúng tôi,phần đông là trí thức Nga, phải sống chật chội trong những căn phong nhỏ bé. Diễn hànhngày 1 tháng Năm (Ngày Quốc Tế Lao Động) thật là ngọan mục. Những tin tức khích lệtrong ngày đem lại cảnh rực rờ của thời đại, chẳng hạn như cảnh cứu thoát can truờngcủa đội thám hiểm Chelyushkin khỏi băng đá trong vùng Biển Arctic sau khi họ chiếmđóng Bắc Cực. Chúng tôi theo dõi những biến cố này với hứng thú của những đứa trẻ TâyÂu xay mê đội bóng đá hoặc đội baseball của mình.

Với cùng một đam mê Koni và tôi, cả hai đều gia nhập Thanh Niên Tiền Phong Xô Viết –một tố chức thiếu niên Cộng Sản tương đương với Hướng Đạo – và chúng tôi học nhữngbài hát chiến trận ca tụng đấu tranh giai cấp và Tổ Quốc. Là Thanh Niên Tiền Phong,chúng tôi diễn hành trong ngày trọng đại Cách mạng tháng 11 tại Quảng Trường Đỏ kỷniệm Cách Mạng Xô Viết, hô to những khẩu hiệu vinh danh trước hình tượng nhỏ bé mặcáo choàng đứng ở lan can phía trên mộ của Lê -nin.Chúng tôi nghỉ cuối tuần ở ngọai ônông thôn Moscow, đi lượm nhặt dâu và nấm bởi vì cha chúng tôi mặc dù sinh sống tạithành phố nhất quyết bảo tồn lòng yêu mến thiên nhiên theo quan niệm sống của ông.Tôi vẫn thèm những món ăn của Đức và thấy chương trình ăn uống Nga với món ăn chínhlúa mạch đen và thịt ba rọi cùng với sữa chua, thật là tẻ nhạt. Nhưng từ khi tôi bắt đầuưa thích các thức ăn đa dạng của Nga, và nếu buộc lòng nói, tôi giỏi nhất về món nhồiPelmini ở vùng Tây-Bá-Lợi-Á. Nhưng tôi chẳng bao giờ ưa thích món thịt ba rọi với lúamạch đen, có lẽ vì tôi tiêu thụ hàng tấn món này hồi thiếu thời.

Mùa hè tôi được phái vào trại Thanh Niên Tiền Phong và được phong chúc trưởng banlãnh đạo. Tôi viết thơ than phiền với cha tôi về kỷ luật quân đội dữ t ợn và hèn hạ tại đây.Tôi nhận trở lại một lá thơ đặc biệt lạc quan , khuyến khích tôi kháng cự lại chế độ kỷluật này bằng cách thành lập một ủy ban bao gồm những bạn đồng đội thiêu niên. « Haynói với họ Đồng Chí Sta-lin và Đảng không thể chấp nhận lãng phí này. Phẩm chất làquan trọng. Bất cứ ở hoàn cảnh nào, với cương vị một Thanh Niên Tiền Phong và đặc biệtlà cấp lãnh đạo, con không nên cãi vã! Con và các trưởng nhóm khác phải đồng thanh lêntiếng với ban quản trị trại... Con không có quyền nản chí ».

Liên Bang Xô Viết bây giờ là gia đình duy nhất của chúng tôi, và vào ngày sinh nhật tôitròn 16 tuổi, năm 1939, tôi nhận căn cước Xô Viết đầu tiên của tôi. Cha tôi viết cho tôi từParis « Bây giờ con đã trở thành công dân thực thụ của Nhân dân Xô Viết », điều làm chotôi cảm thấy hãnh diện. Nhưng càng lớn lên, tôi ý thức được tinh thần mộng tưởng lâylan của cha tôi không phải là sở trường của tôi. Bản tính tôi thực tiễn hơn cha tôi. Lẽ cốnhiên, đây là một thời gian say đắm nhưng đồng thời cũng là thời kỳ thanh trừng; nhữngngười đã từng được ca tụng là anh hùng Cách Mạng nay bị tố cáo một cách dã man đãphạm tội và thường bị kết án tử hình hoặc bị giam tại các trại tù ở miền Bắc Cực. Mạnglưới do NKVD – cơ quan công an mật vụ tiền thân của Sở Mật Vụ KGB – bủa ra xiết chặtvòng vây các bạn di cư và nh ững người thân thuộc. Tình trạng này khiến các thanh niênchúng tôi bối rối, mù tịt và khó hiểu, vì chúng tôi được dậy dỗ trong truyền thống tintưởng Liên Bang Xô Viết là hải đăng của tiến bộ và tinh thần nhâ n bản.

Page 35: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

7

Nhưng trẻ con rất bén nhạy trước những im lặng và tránh né, và chúng tôi thầm hiểuchúng tôi không thể nào biết toàn bộ sự thật về môi trường quanh c húng tôi. Rất nhiềugiáo viên giảng dạy cho chúng tôi mất tích trong khoảng thời kỳ thanh trừng 1936-38.Trường học đặc biệt dậy tiếng Đức cũng đóng cửa. Trẻ con chúng tôi để ý người lớnkhông bao giờ nói đến những người « mất tích » trước mặt mọi người trong gia đình, vàchúng tôi tự động kiêng dè thói tục xã giao kỳ lạ này. Cho đến khi chúng tôi chạm trántính cách quy mô và kinh hoàng của những tội ác của Stalin và trách nhiệm của ôngtrong những vụ này. Nhớ lại thuở trước, ông là lãnh tụ, là hình ả nh của một người cha,với khuôn mặt chữ điền, với bộ râu ria, ánh mắt nhìn thẳng của một người có viễn kiếnqua những bức hình treo trong các lớp học của chúng tôi. Con người và công trình củaông đứng trên mọi phê bình, đứn g trên mọi nghi vấn. Năm 1937, khi guồng máy tàn sátbắt đầu chạy với mức độ hữu hiệu khủng khiếp, một trong những người quen biết của giađình chúng tôi, Whilhelm Wloch, người đã liều lĩnh làm việc cho Comintern (Cộng SảnQuốc Tế) trong bóng tối tại Đức và hải ngoại, bị bắt. Những lời cuối cùng ông nói với vợnhư sau: «Đồng chí Stalin không hề biết việc này».

Lẽ cố nhiên, cha mẹ chúng tôi che dấu chúng tôi những nỗi lo sợ về cảnh đổ máu này.Trong tâm trí của họ, mặc dù họ có những mối nghi ngờ và thất vọng, Liên Bang Xô Viếtluôn là «nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên » mà họ đã hã nh diện báo cho chúng tôi biết saukhi họ thăm viếng năm 1931.

Cha tôi, bây giờ tôi biết, lo sợ cho tính mạnh của ông mặc dù vợ và các con ông có quốctịch Xô Viết vì chúng tôi sống nơi này, ông sống phần lớn thời gian ở ngọai quốc và vì vậyông không có quốc tịch này. Tuy nhiên , ông vẫn có thể di chuyển với thông hành Đức,dù là quốc tịch này của ông đã bị thu hồi. Ông cũng đã nộp đơn xin phép chính quyền XôViết rời Moscow để đi Tây-Ban-Nha, tại đây ông muốn đem tài bác sĩ để phục vụ choChiến Đòan Quốc Tế đánh lại chế độ Phát-xít của tướng Franco thời kỳ nội chiến tại đây.Tây-Ban-Nha là một đấu trường quân đội Quốc Xã dùng để thử nghiệm tiềm năng tiêudiệt của họ, họ thực tập để chuẩn bị tấn công sau này các thế lực yếu kém khác. Khắpchâu Âu, các chí nguyện quân thiên tả đổ xô vào để giúp cánh Cộng Hòa chống lại nhómquân đội nổi dậy của Tây-Ban-Nha. Đối với nhiều người tại Liên Bang Xô Viết, tham dựchiến trận tại đây có nghĩa là rời khỏi Liên Bang Xô Viết và tránh xa không khí đàn áp củanhững cuộc thanh trừng. Một chục năm sau, một người bạn tin cậy trong gia đình kể chotôi nghe cha tôi tìm cách để đi Tây-Ban-Nha: «Mình không lẽ ngồi đây mãi để chúng đếnbắt». Tiết lộ này khiến tôi đau lòng, mặc dù tôi đ ã trưởng thành, vì sự kiện này cho tôithấy cha mẹ chúng tôi che dấu rất nhiều phiền muộn và chuyện thầm kín không cho trẻcon chúng tôi biết vào thập niên 1930, và không biết bao nhiêu sầu muộn đã được cấtgiấu quanh chúng tôi trong đám bạn bè của chúng tôi tại Moscow.

Cha tôi chẳng bao giờ đi được Tây -Ban-Nha. Đơn xin chiếu khán cả năm không được trảlời. Càng ngày càng nhiều bạn bè và người quen biết trong cộng đồng Đức bị mất tích vàcha mẹ chúng tôi không còn che dấu được mối lo âu. Có một hôm giữa đêm thình lìnhchuông cửa reo, cha tôi thói thường bình tĩnh đã nhảy nhổm và phát cáu. Khi được biếtngười khách lạ chỉ là ông láng giềng đến mượn một món vật gì đó, cha tôi bình tĩnh trởlại, nhưng tay ông run bần bật đến nửa tiếng đồng hồ mới hết.

Có lẽ ông có người đỡ đầu che chở trong cấp lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đức lưu vong.Tôi biết ông liên lạc với Whilhelm Pieck, một trong những khuôn mặt lớn vào thời đó vàPieck kính trọng cha tôi. Hay có lẽ ông gặp may. Dù sao đi nữa, ông được phép rờiMoscow năm 1938 và đi sang Pháp; tại đây vào lúc khởi sự Đệ Nhị Thế Chiến ông bị bắtgiữ một cách oái oăm vì là kẻ thù ngọai lai mang thông hành Đức. Tệ hại hơn nữa, saukhi Quốc Xã chiếm nước Pháp năm 1940, ông và các bạn cùng tù trong trại Le Vernetphải được trao trả cho chính quyền Đức, có nghĩa là chắc chắn ông sẽ bị giết. Nhưngcũng có thể nhờ vậy ông có cơ hội di cư sang Hoa Kỳ, nhưng trên đơn xin ông phải tuyênbố ông không bao giờ là đảng viên Cộng Sản, điều ông từ chối vì tính ông trung thành.Mẹ tôi ba năm trước đó đã hạch sách các cơ quan chính phủ tại Moscow, nơi ông tìm cách

Page 36: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

8

bỏ đi, để cha tôi có được quốc tịch Xô Viết và hồi hương. Cuối cùng ông trở thành côngdân Xô Viết vào tháng 8 năm 1940.

Nhưng đến đây Hiệp Uớc Hitler – Stalin ký kết tháng Tám năm 1939 khiến cho đời sốngcác di dân Đức tại Moscow khó khăn hơn bao giờ hết. Các cơ quan đã từng tiếp đónchúng tôi như những nạn nhân của nhà nước ác độc Đức nay nhận lệnh không được khơiđộng những cảm nghĩ xấu về Hitler. Đặc biệt đối với những gia đình như chúng tôi, đãphải trốn chạy khỏi nước Đức để tránh họa Quốc Xã, thật là khó hiểu khi cấp lãnh đạo XôViết lại có thể thỏa hiệp với họ. Vì chúng tôi là những thành phần năng động trongKomsomol (Đoàn Thanh Niên Cộng Sản), chúng tôi được thông báo đó là cách duy nhấtcủa Stalin để tránh Liên Bang Xô Viết bị tấn công, và các cường quốc Tây Âu mong muốnNước Cộng Sản của chúng ta phải « xuất huyết cho tới chết » vì ngọn gươm của Quốc Xã.Lối giải thích này có phần thuyết phục vào lúc đó, mặc dù chúng tôi cảm nhận đối vớicha mẹ chúng tôi đó là một xúc phạm khi Cộng Sản thỏa hiệp với tên độc tài mà họ trốnchạy.

Để hòa nhập vào môi trường mới của chúng tôi, Koni và tôi, chúng tôi tự Nga hóa chúngtôi một cách mau chóng. Chúng tôi nói tiếng Nga suốt ngày tại trường học cùng với cácbạn học, chỉ nghe tiếng Đức khi tối về trong phòng chúng tôi. Tôi cảm thấy thích thú khicác đứa trẻ khác kêu tôi Mischa, có nghĩa là người ta có thể nhận lầm tôi là người Nga.Chúng tôi lên giường ngủ, tai nghe đài phát thanh giọng thét của Hitler tung hô vinhquang của Đế quốc Đức.

Khi tôi kết thúc chương trình trung học, tôi bắt đầu học ngành kỹ sư hàng không. Nhưngthình lình tình hình biến đổi khi Quân Đội Hitler tấn công Liên Bang Xô Viết với một mãnhlực hung bao trong chiến dịch Barbarossa. Khi quân đội Đức tiến đến gần Moscow năm1941, gia đình các thành viên của Hội Đoàn Kết Văn Sĩ, trong đó có gia đình chúng tôi,được di tản đến Alma-Ata, thủ đô của Kazakhstan, cách Moscow 4 ngàn dặm ( khoảng640 cây số). Nỗi hãi hùng trong chuyến đi ba tuần lễ vượt qua vùng Ural vẫn còn sốngđộng trong ký ức của tôi. Chuyến xe hỏa của chúng tôi bò trên tuyến đường sắt, và cứmột tiếng đồng hồ xe chúng tôi phải rẽ tránh sang một bên để chuy ến xe hỏa đi ngượcchiều tiến về phía trận tuyến. Cha tôi chăm sóc bà Anna Akhmatova, thi sĩ nổi tiếng củaNga, tiều tụy và đau yếu. Hai người chồng của bà đều mất tích trong cuộc thanh lọc vàmột đứa con trai nằm trong trại tập trung. Tôi được phép lấy cho bà phần thức ăn cấpdưỡng gồm bốn trăm gram bánh mì đen và một ít nước ấm. Linh hồn của văn học Nganằm hôn mê và mệt mỏi, nay chính quyền chính thức coi bà như « vô danh », nhưng vẫnđược giới trí thức thờ phụng như một thần tượng đúng lúc họ đi cùng một chuyến xe hỏacủa Hội Đoàn Kết Văn Sĩ.

Alma-Ata là một nơi hẻo lánh và lạnh lẽo, chúng tôi cách biệt thông tin với Moscow, đừngnói chi đến thế giới. Phong cảnh đẹp, dân số chỉ gồm bốn ngàn người, Alma-Ata bỗngnhiên tràn ngập với một triệu dân tị nạn, và cuộc sống trở nên chen chúc và khổ cực.Năm 1942, Koni gia nhập Hồng Quân, nhưng vào lúc đó tôi được miễn vì ngành kỹ sưhàng không là một công tác quan trong. Tôi vẫn đang ở tuổi lạc quan và nghĩ không mộttai họa nào có thể đổ lên đầu tôi, mặc dù xôn xao có tin quân đội Nga tổn thất nặng nề.Mặc dù được miễn, tôi vẫn được huấn luyện quân sự, và vì tôi lớn nhất trong nhóm, tôiluôn phải vác trên cái chân chạng ba đại liên nặn g nề, nóng hơn một trăm độ Fahrenheit.Phần lương thực của chúng tôi bớt đi chỉ còn năm trăm gram, và tôi có thể nói thật đó làlần duy nhất trong đời tôi biết thế nào là đói. Nhưng có một vài trợ giúp và thay đổi nhờgiới trí thức lưu đày Nga, đặc biệt là văn phòng quay phim Moscow. Buổi tối chúng tôi tìmkiếm đến nhà đạo diễn đại t ài Sergei Eisenstein, và ông đọc cho chúng tôi nghe những vởđọan của phim Ivan The Terrible( Ivan Khủng Khiếp). Khi họ khởi sự quay phim, chúngtôi đóng những vai phụ, nhận làm hiệp sĩ Đức xâm chiếm nhưng rồi bị đẩy lui. Nhờ có tậpluyện nhảy dù, tôi giữ những vai trò mạo hiểm, nhờ đó tiền lương tôi tăng gấp ba và điềunày giúp tôi trút bớt được gánh nặng buồn nản và thiếu thốn.

Page 37: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

9

Đang học hành nửa chừng, t ôi nhận được một điện tín bí mật, ký tên « EKKI Vilkov ».Bốn chữ EKKI thay cho Executive Committee Communist International (Ủy Ban ĐiềuHành Quốc Tế Cộng Sản) của tổ chức Comintern , và do cấp lãnh đạo ngành nhân sự vàcán bộ ký tên. Tôi được lệnh di chuyển đ ến Ufa trước tiên, thủ đô cộng hòa tự trịBashkiria, nơi Cộng Sản Quốc Tế (Comintern) và cấp lãnh đạo lưu vong của Đảng CộngSản Đức được thuyên chuyển ra khỏi vòng vây Moscow.

Đảng quyết định gởi tôi đến trường Cộng Sản Quốc Tế, tại một ngôi làng nhỏKushnarenkovo, cách Ufa 60 cây số, nơi các đảng viên Cộng Sản của các nước Âu Châu bịchiếm đóng và nước Đại Hàn chuẩn bị giải phóng tổ quốc của họ và được huấn luyện đểđảm nhận trách nhiệm tương lai của họ. Tôi được dậy dỗ trong khuôn phép Thanh NiênCộng Sản nên tôi không thắc mắ c về các quyết định, mặc dù tôi nuối tiếc giấc mơ phácthảo họa đồ phi cơ Xô Viết bây giờ khó lòng thực hiện được. Ngoài những nuối tiếc này,tôi đoan quyết cuộc đấu tranh chống Hitler quan trọng và vinh dự hơn việc học hành củatôi.

Đời sống tại trường Quốc Tế Cộng Sản, một tổ chức có nhiệm vụ đẩy mạnh cách mạng vôsản quốc tế, được tổ chức trong không khí bí mật, điều làm tôi tự cảm thấy rất trưởngthành. Ấn dấu của Đảng ăn sâu vào tâm khảm của tôi nên khi Đảng đòi hỏi nơi chúng tôimột việc gì, chúng tôi ngoan ngoan tuân thủ. Họ nói « Nhảy », chúng tôi trả lới « Caođến đâu?». Tính bí mật ngự trị tuyệt đối trong trường học. Người ta đạt cho chúng tôinhững bí danh – của tôi là Kurt Förster, theo tôi tên này nghe rất là hăng hái. Mặc dù tấtcả những thanh niên Đức biết nhau từ Moscow, chúng tôi dùng những tên nay để gọinhau – một cách huấn luyện sơ khới trong phương pháp ngụy trang. Chúng tôi được huấnluyện cách xử dụng tiểu liên, súng trường,và súng lục, chất nổ và lựu đạn , cách sử dụng« kỹ thuật hoạch định mưu kế » trong các buổi họp và việc chuyển thông tin, căn bảntrong ngành điệp báo. Việc huấn luyện chính trị của chúng tôi đều nhắm vào thời gianthắng lợi sau khi lật đổ Hitler. Chúng tôi quyết tâm thành lập một mặt trận chung baogồm tất cả các lực lượng chống phát-xít và dân chủ.Chúng tôi cũng được huấn luyện kỹ lưỡng về kỹ thuật tuyên truyền. Trong một lớp huấnluyện, một người được chỉ định để trình bày những lý luận của kẻ thù Quốc Xã đạt đếnmức thuyết phục tối đa, trong khi đó những người khác phản bác lại với những luận cứchống phát-xít. Tôi thích thú nhận thách đố đi sâu vào tư tưởng của kẻ thù và trình bàyrất rành mạch và với nhiều nhiệt huyết những lý luận ủng hộ Quốc Xã. Trong khi đó cáchọc viên chậm chạp hơn, có lẽ vì e ngại điểm sấu trong học bạ bi ghi nhận là thanh niênCộng Sản không kiên định, chỉ nhắc lại như con vẹt bài bản đã ghi giải thích sẵn khônglấy gì làm phấn khởi. Có một lần, các bạn học của tôi bị quở trách vì trả lời không đủ sâusắc và gẫy gọn chống lại những luận điệu của phát-xít, tôi nghĩ thế. Ông thầy chúng tôila hét: «Chúng bay làm nên trò trống gì nếu chúng bay phải lý l uận với một tên Quốc Xãthực sự? ». Tôi tranh đua thực sự trong những đấu trường ý thức hệ kỳ lạ này vớiWolfgang Leonhard; ông này vài năm sau, năm 1949, trốn chạy Đông Đức đế đi Nam Tư(Yougoslavia) và trở nên một nhà nghiên cứu lỗi lạc về Liên Xô tạ i Đức và sau này tại cácđại học Harvard và Yale. Một trong những oan trái của đời tôi là khi Giáo Sư Leonharddùng tài biện luận ông đã mài dũa trong trường Quốc Tế Cộng Sản (Comintern) để chốnglại hệ thống Xô Viết, còn tôi, tôi vẫn tiếp dùng khả năng của mình để bào chữa cho nó.Tại trường Quốc Tế Cộng Sản, tôi gặp Emmi Stenzer, người vợ tương lai của tôi. Tôi chưabao giời gặp một người đàn bà nào đem hết tâm can vào công tác chính trị như vậy, mộtcông tác mà cô ta cống hiến cho người cha , ông Franz Stenzer, môt dân biểu Quốc Hội bịQuốc Xã giết tại Dachau năm 1933. Cô có một người bạn trai người Tây-Ban-Nha khichúng tôi gặp nhau lần đầu, và chỉ sau khi chúng tôi rời trường Quốc Tế Cộng Sản và gặpnhau lại tại Moscow, chúng tôi yêu nhau. Tôi thán phục tinh thần độc lập và ý chí của côsau bao nhiêu khó khăn thời niên thiếu. Cô đã trải cuộc đời trong cô nhi viên của mộtthành phố kỹ nghệ thê lương của Ivanovo sau khi mẹ cô bị bắt tại Moscow vào nhữngthập niên 30 trong một cuộc bố ráp toàn diện các người ngọai quốc thường trú vì tìnhnghi có họat động chống Xô Viết (mẹ cô sau này được thả ra).

Bertolt Brecht viết cho vợ Helene Weigel và nói đến tầm quan trọng của « sự vật

Page 38: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

10

thứ ba » luôn luôn nằm giữa hai người – chia sẻ cùng một Hoài Bão – và trở nên mộtthành phần sinh động của mối tình của họ. Thời buổi bây giờ, thiên hạ có thể chế diểu,nhưng vào thời buổi tư tưởng chính trị có thể đưa đến cái chết hoặc tù tội, chúng trởthành cơ cấu tình cảm và trí t hức của đời người. Mặc dù tôi đã ly dị với Emmi sau gần bamươi năm ăn ở và đã tái giá hai lần, cô ta vẫn tiếp tục là bạn tri kỷ và giữ mối giây liênkết tước đây với tất cả gia đình tôi qua việc quản thủ Thư Viện Friedrich Wolf tại Bá Linh.Ngày 16 tháng Năm, cuộc đời của tôi thay đổi bất chợt qua một khúc quanh khác. Chúngtôi đến lớp học và thấy trên bảng ghi một thông báo giải thích vì « những sự khác biệt vềđiều kiện giữa các nước nâng đỡ chế độ độc đoán Quốc Xã và các dân tộc yêu chuộnghòa bình », Đảng Cộng Sản Quốc Tế và trường học cần phải giải tán. Lẽ cố nhiên cónhững lý do chính trị nấp đàng sau. Giải tán Quốc Tế Cộng Sản là một thỏa hiệp giữaStalin và các nước Đồng Minh Tây Âu, vì các nước này xem Quốc Tế Cộng Sản là một cơquan xách động cách mạng trong nước của họ.

Tôi cực kỳ may mắn vào thời điểm tôi được tuyển dụng. Lớp tố t nghiệp trước tôi đã đượcthả dù vào nước Đức nhưng họ rơi vào bẫy của phản gián Đệ Tam Quốc Xã , vì Quốc xãtruyền đi những tần sóng phát thanh đánh lừa các cơ quan trách nhiệm Xô Viết. Họ bị cơquan Gestapo (Mật vụ của Đức Quốc Xã) và cơ quan phản gián quân đội của Hitler bắt vàđem tử hình. Hy sinh của họ giúp cho đội xâm nhập của chúng tôi tránh chia sẻ cùng mộtsố phận với họ. Chúng tôi chuẩn bị một đội bảo trì máy móc ở trong một nhà nông trại vàchúng tôi chuyển nhưng kiện vật liệu lên trên bờ sông Belaya.

Tuy nhiên chúng tôi không khỏi bỡ ngỡ vì quyết định này. Phải chăng các vị giáosư của chúng tôi nói rằng Quốc Tế Cộng Sản là muôn năm, là thành tố cao đẹp nhất củ aĐảng? Nhưng toàn bộ huấn luyện nhằm mục đích dậy cho chúng tôi tuân lệnh không đặtvấn đề. Chúng tôi được học tập để chấp nhận tất cả những gì Đảng ra lệnh là đúng, vàchờ đợi những mệnh lệnh mới.

Có lẽ vì tôi là con của một tác giả có tiếng, cấp lãnh đạo Đảng nhận xét tôi thíchhợp với nhiệm vụ thông báo và bình luận trên Đài Phát Thanh của Nhân Dân Đức(Deutsche Volksender), tiếng nói của Đảng Cộng Sản Đức trên đài Moscow, vì vậy tôi trởvề Moscow. Tôi trở thành đảng viên chính thức lúc tôi hai mươi tuổi và tham dự các cuộchội họp trong khách sạn Hotel Lux cũ tại căn phòng của Wilhelm Piecke,

Wilhelm Piecke

sau này trở thành tổng thống đầu tiên của nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Chính tại đây,trong khách sạn sau này trở thành trung tâm thanh lọc các đảng viên cộng sản ngọaiquốc, tôi gặp lần đầu các vị, như Walter Ulbricht và những người khác nữa, sau này sẽquản lý đất nước sau chiến tranh.

Page 39: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

11

Walter Ulbricht

Emmi trong khi đó được gởi ra ngoài mặt trận để tuyên truyền tiêu cực qua máy vi âmphát thanh bằng tiếng Đức trong chiến dịch chiến tranh tâm lý. Cô ta đi qua đi lại sátchiến tuyến địch, la vang trong máy phóng thanh tuyên truyền chiến tranh đã chấm dứtvà kêu gọi binh lính Đức đầu hàng. Cô ta bị trọng thương tại Gomel, và vào ngày 24tháng 9 năm 1944, ngại rằng chúng tôi sẽ chẳng còn bao giờ gặp mặt nhau nữa, chúngtôi làm đám cưới. Tuy nhiên chúng tôi vẫn xa cách nhau trong những ngày tháng cuốicủa cuộc chiến.

Ngày Mừng chiến thắng Đức Quốc Xã cuối cùng được cử hành vào tháng 5 và chúng tôikhông bao giờ quên nỗi vui mừng của cha mẹ chúng tôi và tôi hòa nhịp với đám đôngMoscow hoan hỉ. Koni đã có mặt trên đất nước Đức và đã tham dự vào cuộc tiến công saucùng vào Bá Linh và được sáu huy chương khen thưởng vì lòng anh dũng. Em tôi gởi thơnói rằng nó đang chờ chúng tôi, và tôi bắt đầu đóng thùng tất cả tài sản của thời niênthiếu Nga. Tại trường Quốc Tế Cộng sản, chúng tôi biết chúng tô i đang chuẩn bị để trở vềĐức sau khi Đồng Minh chiến thắng. Thời cơ này đã đến.

Page 40: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 3Đệ tử của Stalin

Năm tôi mười một tuổi tôi rời nước Đức và đi Moscow và thêm mười một năm tôimới trở về Đức. Có người thường gọi đùa tôi có « nửa máu Nga », hàm ý có vẻ khennhưng đôi khi cũng soi bói, nhưng tôi không hề coi đó là một lời mắng nhiếc, việc bảo trợcủa người Nga là một yếu tố thiết yếu trong sự nghiệp của bản thân tôi. Các bạn đồng chíCộng Sản Đức biết cuộc đời niên thiếu của tôi được nhào nặn tại Liên Bang Xô Viết cùngvới tinh thần sâu xa của dân tộc Nga. Việc tiếp cận khắng khít với Liên Bang Xô Viết chophép tôi có một thẩm quyền hiểu biết mà tôi có thể dùng để á p đảo trong những cuộctranh luận.

Khi tôi trở lại thăm viếng Moscow sau này trong những chuyến công tác, tôi gỡ bỏmau chóng căn cước chính thức quốc tịch Đức của tôi để hòa nhập vào dáng dấp quenthuộc của một người dân Moscow , lang thang trên đường phố và trò truyện với mọi ngườ imột cách thân thuộc hơn cả đối với thành phố Bá Linh và người Bá Linh. Tôi tiến đến cănnhà cũ của chúng tôi tại Đại Lộ Nizhny Kizlovsky, bây giờ có bảng ghi dấu tưởng nhớ chatôi và em tôi, và tôi thăm viếng rất nhiều bạn bè cũ tại khu phố Arbat. Tôi sẽ cùng vớiông bạn Alik, mất một chân vì chiến tranh và nay là Giáo Sư dạy tiếng Đức, đi dạo ngangqua phố láng giềng cũ đến đường Gorky, bây giờ được gọi trở lại là Tverskaya như hồitrước Cách Mạng. Khi còn là sinh viên, chúng tôi đứng xếp hàng cả giờ để kiếm ghế ngồitại Nhà Hát Nghệ Thuật Moscow xem tài nghệ diễn xuất của đại kịch gia Tarasova trongvở Anna Karenina, hoặc xem Michoels, một ngôi sao sáng của kịch trường Do Thái, nằmbên cạnh trường học chúng tôi.

Chúng tôi yêu thích văn học cổ điển Nga và các nhà văn hào Châu Âu thế kỷ thứmười chín – Heine, Balzac – cũng như Galsworthy, Roger Martin du Gard và cú pháp chặtchẽ và mạnh mẽ của Hemingway. Khi chúng tôi có một buổi họp vào hè năm 1941,chúng tôi chèo ghe đến dưới một vòm cầu hẻo lánh của Sông Moscow và ngâm nhữngcâu thơ của Aleksandr Blok và Sergei Yesenin.

Mấy năm nay, mỗi khi tôi rời Moscow, tôi đau quặn lòng vì nhớ quê nhà, nhưngkhác với các bạn Đức của tôi đã định cư tại đây, tôi chẳng bao giờ muốn ở lại Moscow chođến mãn đời tôi. Nước Đức vẫn là Heimat (Tổ Quốc) của tôi, và đây là nơi tôi được mời vềđể thi thố những gì Quốc Tế Cộng Sản đã đào luyện cho tôi và áp dụng kinh nghiệm pháttuyến tôi đã học hỏi. Tôi tròn hai mươi ba tuổi và là một thanh niên khôn ngoan và nhiềutham vong nhưng đầu óc vẫn còn khờ dại khi tôi trở về lại Đức đối diện những thực tế tôiphải đương đầu. Việc huấn luyện chúng tôi đặt rất nặng trên nền tảng ý thức hệ và chútâm đến chiến dịch tẩy sạch những vùng lãnh thổ Quốc Xã b ị đánh bại. Chúng tôi khôngthể hình dung được sức chấn động nội tâm khi chúng tôi đối diện với các người đồnghương sau khi thế giới của họ sụp đổ, một cuộc bại trận to lớn của một quốc gia và mànkết thúc nhục nhã của tên độc tài đã làm cho họ say mê.

Chúng tôi, thanh niên Cộng Sản từ Moscow trở về, cảm nhận mình là những bóđuốc chính trị soi sáng, minh chứng bằng chính gương sáng của chúng tôi cho thấy pheTả tốt lành hơn phe Hữu. Lệnh ban đầu chúng tôi nhận được là không áp đặt cơ cấu CộngSản trên những vùng chiếm đóng của Xô Viết trên nước Đức, nhưng tạo nên một liênminh rộng lớn chống phát-xít do chính chúng tôi thành lập. Đây không phải đơn thuần làmột chiến thuật mà đối với chúng tôi và tất cả các đảng viên Cộng Sản, đó là một nhucầu. Chúng tôi học hỏi kinh nghiệm từ Hitler làm thế nào để tiêu diệt cánh Tả. Stalin,trên thực tế và thoạt tiên không hy vọng có cơ may xây dựng được một chính quyền theokiểu Xô Viết trên phần đất của Đức và muốn có những chọn lựa mở ngỏ với Đồng MinhTây Phương.

Page 41: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chúng tôi trở về nước Đức tiếp cận thực tế tàn nhẫn và khó chịu hơn hẳn những gìchúng tôi dự đoán. Em tôi, Koni, phản ánh sự kiện này mấy năm sau trong một bộ phimdiễn tả tâm trạng các thanh niên phải đối đầu với những cảnh tượng man rợ không bútnào tả xiết, Tôi Tròn Mười Chín Tuổi. Em tôi tô đậm nét tương phản giữa hình ảnh tuổithơ của trang thiếu niên anh hùng với một xã hội hỗn loạn, trong đó các thị trưởng thànhphố vội vã thu cất lá cờ Quốc Xã – hoặc đôi khi chỉ cắt vòng tròn và chữ vạn đen ở trungtâm lá cờ – khi Hồng Quân tiến đến gần.

Trong khi Koni, với trách nhiệm của một sĩ quan lãnh đạo của quân đội Xô Viết,góp sức thiết lập nền tảng guồng máy hành chánh hậu Quốc Xã trong vùng chiếm đóngcủa Liên Bang Xô Viết, tôi được lệnh đến Bá Linh tháp tùng bộ tham mưu Đảng. ÔngWalter Ulbricht, với đầu óc sắc bén và khuôn mặt râu rậm, hiện thân là lãnh tụ của ĐảngCộng Sản Đức lưu vong, đã rời Moscow để đến Bá Linh hồi tháng 4 cùng với khuôn mặtkhả ái của Whilhelm Pieck và một nhóm nhỏ tiên phong của đảng. Phần còn lại trongnhóm của chúng tôi bay về Đức một tháng sau, vào ngày 27 tháng Năm, trên chuyến phicơ quân sự Douglas DC-3 ; tất cả chúng tôi đều mặc quần áo dân sự mới cắt chỉ. Từ trênkhông trung, chúng tôi nhìn xuống chỉ thấy những tàn phá của chiến tranh.

Đoàn chúng tôi rất là hỗn tạp – Cộng Sản cũ và tù binh Đức con cái của nhữngđảng viên cộng sản cũ. Không ai có một chút ý niệm gì về những gì sẽ diễn ra và chúngtôi nói chuyện và bàn bạc về những gì chúng tôi có thể sẽ gặp. Chúng tôi cũng khôngbiết rõ Đảng Cộng Sản có được phép họat động tại Đức không . Không thấy ai đề cập đếný thức hệ để xây dựng một nước Đức mới. Công việc đầu tiên chúng tôi phải làm là mộtcông việc căn bản: tổ chức lại cuộc sống thường ngày để người Đức sinh sống .

Emmi cùng đi với tôi, lần đầu tiên chúng tôi sống chung với nhau như vợ chồng.Đối với cả hai chúng tôi, hành trình trở về quê nhà vừa phấn khởi vừa đau đớn khi chúngtôi nhìn thấy cảnh thảm não và tan nát của các thị xã và thành thị Đức . Chúng tôi cũngđã thoáng nhìn cảnh tàn phá của Warsaw trên đường bay về Bá Linh. Nó hoàn toàn bị tànphá, khói nghi ngút bay lên từ những đống gạch vụn như thể trong nhà táng. Phi cơ củachúng tôi là chiếc đầu tiên đáp xuống phi trường Tempelhof vừa mới mở lại; phi trườngnày ba năm sau đã được dùng làm trạm liên lạc không vận của Đồng Minh khi Bá Linh bịbế môn phong tỏa. Sự tàn phá của Bá Linh hầu như toàn diện không ai nghĩ có thể t áithiết lại được.

Vì chúng tôi là những đứa con của Quốc Tế Cộng Sản, chúng tôi có tinh thần quảquyết rất cao. Chúng tôi muốn gột rửa cho nhân dân vết nhơ quá khứ Quốc Xã và hếtlòng tin tưởng vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa chúng tôi được nuôi dưỡng để có thể rửasạch và tái tạo nước Đức. Tôi không ngờ việc hòa nhập sống chung với những người đãtừng tung hô Hitler và Goebbels khó khăn hơn tôi nghĩ. Phần đông hầu như không có khảnăng hoặc không muốn hiểu những gì Quốc Xã đã làm với sự trợ giúp của họ ho ặc nhândanh họ. Chẳng có mấy ai cảm thấy có tội hoặc có trách nhiệm với những gì đã xẩy ra.Emmi có lần nghe trộm một nhóm phụ nữ bàn thảo về báo cáo tội ác chiến tranh của Đứcdo đài phát thanh do tôi điều khiển loan truyền. Họ nói và dùng những ngôn ngữ củanhóm quốc gia cực đoan Hitler mà họ đã nghe từ mười hai năm nay « Người Đức khôngbao giờ làm một việc như vậy ».

Dưới nhãn quan của nhiều người Đức và của phần đông thế giới, chúng tôi trở lạitừ phía Đông mang theo với chúng tôi một chế độ độc tài khác. Nhưng chúng tôi khôngtự xem chúng tôi là những người thay thế chế độ độc tài Nâu bằng một chế độ độc tàiĐỏ, như Tây Âu sau này vẫn nhìn chúng tôi. Chúng tôi người Cộng Sản Đức có lẽ lànhững người ngoại quốc mù tịt nhất về những tội ác của Stalin, vì chúng tôi đã được LiênBang Xô Viết cứu khỏi cái chết hoặc tù tội tại Đức. Tất cả những mối nghi ngờ về nhữnggì đang xẩy ra bị che lấp bởi những biến cố dưới chế độ hung bạo của Hitler, và tôi khôngthể nào nhìn thấy hệ thống xã hội chủ nghĩa là một chế độ độc đoán. Đối với tôi và đốivới thế hệ Cộng Sản chúng tôi, đó là một lực lượng giải phóng . Có thể phương pháp của

Page 42: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

họ mạnh bạo, nhưng chúng tôi luôn luôn cảm thấy đó thực sự là một lực lượng lươngthiện và những cố gắng để thuyết phục tôi phải thay đổi suy nghĩ hầu như vô hiệu .

Nếp suy nghĩ này quyết định não trạng của chúng tôi tr ong suốt thời gian ChiếnTranh Lạnh. Điều này có nghĩa mỗi lần chúng tôi nghe mô tả một hình ảnh không đẹp đẽcủa phía chúng tôi, câu hỏi xuất hiện đầu tiên trong đầu óc không phải là « Điều này cóđúng không?» mà là « Bọn họ đang tìm cách che đậy gì đây khi họ tố cáo chúng ta điềunày?». Một khi hệ thống phòng thủ trí não đã được hoàn chỉnh, ít lời c hỉ trích nào có thểlàm suy xuyển nổi tinh thần chúng tôi.

Chúng tôi cũng còn ngây thơ. Tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều người Đức, sau khi bịchấn động vì bại trận, tỏ ra biết ơn được cởi bỏ ách của Hitler và ôm chầm đoàn quân XôViết như đoàn quân giải phóng. Thực tế có phần hơi khác. Nơi cư xá tôi ở, tôi nghe trộmcác người láng giềng cãi cọ xem ai là người sẽ được dời đến những căn phòng rộng rãi vàthông thoáng nằm đối diện với căn phố chúng tôi, nơi đây một gia đình Quốc Xã bị trụ cxuất. Sự sụp đổ của nước Đức, một cường quốc thế giới, đã không hủy diệt ước vọng củangười dân mong muốn có được « Lebensraum » (Không gian sinh tồn) * Lời dịch giả :Thuyết « không gian sinh tồn » được Quốc Xã sử dụng để biện minh cho chính sách bànhtrướng lãnh thổ của nước Đức .

Tôi cảm thấy đau xót vì vấn nạn này. Tôi tức điên tiết khi tôi nghe người khác kể lại giađình đòi căn phố này dựa trên chứng cớ họ không là đảng viên của Quốc Xã, nhưng thựcra họ bị ghi trong sổ hộ tịch địa phượng là « những kẻ tố cáo », họ đã tố giác năm đảngviên Công Sản cho chính quyền.

Làm sao tôi có thể ngu muội trước cảnh mỉa mai của lời kêu gọi của chúng tôinhằm thiết lập một trật tự nhân bản và yêu chuộng hòa bình ? Tôi chỉ có thể trả lời là mộtphần con người của tôi trải qua những năm tháng tại Liên Bang Xô Viết đã trở thành nửaNga và nhìn nhận phần nảo khát vọng trả thù vì những kinh hoàng mà Quốc Xã đã gieorắc. Tôi thiết nghĩ sau một cuộc tháo chạy tán lọan như vậy khát vọng trả thù sẽ lắng dịuvà sau đó chúng tôi có thể xây dựng mối liên hệ Đức Nga, không chút tham vọng chếngự lẫn nhau.

Một vài ngày sau khi chúng tôi đến, chúng tôi được lệnh trình diện Ulbricht từngngười một. Ngắn gọn, ông vạch rõ vai trò hành chánh của chúng tôi trong vùng kiểmsoát của Liên Bang Xô Viết. Tôi đuợc chuyển sang Đài Phát Thanh Bá Linh làm biên tậpviên; đây là một công thự đồ sộ tại Charlottenburg, nằm trong vùng kiểm soát của Anhquốc, trước đây là Đài Phát Thanh của Josef Goebbels nay rơi vào tay của quân đội XôViết. Lúc đầu tôi cự nự lệnh của Ulbricht, vì tôi được huấn luyện để trở thành kỹ sư hàngkhông và tôi không biết gì nhiều về kỹ thuật sách động – mặc dù khi tôi còn nhỏ tôisống trong khung cảnh đó, nhưng đây là một chương tình huấn luyện để chống lại chủthuyết Quốc Xã. Khi tôi hỏi ông Ulbricht đến khi nào tôi được phép hoàn tất học vấn vềhàng không tại Moscow, ông quát mắng « Anh thi hành công tác của anh đi. Chúng ta cónhiều việc phải lo toan hơn là làm tàu bay ». Mặc dù lo sợ lúc ban đầu, nhưng khi tôi làmphóng sự và bình giải chính sách ngoại giao (với bí danh là « Michael Storm ») tôi cảmthấy công việc hấp dẫn. Nằm xa khu vực kiểm soát Xô Viết, ngay trong khu vực Anhquốc, đài phát thanh của chúng tôi đúng là tiền đồn trong cuộc Chiến Tranh Lạnh bắt đầukhởi sự. Khoảng cách giữa Bộ Tham Mưu Đảng tại Bá Linh với nơi chúng tôi làm việc chophép chúng tôi hoạt động có ít nhiều phần độc lập. Tôi có một tập nhỏ do Ulbricht viếtkhi còn ở Moscow chỉ thị đường hướng của Đảng và nhấn mạnh công cuộc đấu tranhchung chống phát-xít, nhưng, trong thuở ban đầu, đó là tất cả chỉ thị chính trị mà tôinhận được.

Đôi khi tôi đụng độ với Ulbricht. Trong một chương trình tôi điều khiển gọi là« Diễn Đàn Dân Chủ », ông là phát ngôn viên của Đảng Thống Nhất Xã Hội Chủ Nghĩa(SED) (hiện nay là Đảng Cộng Sản, đượ c thành lập do sự phối hợp của đảng viên CộngSản với đảng viên Dân Chủ Xã Hội trong vùng chiếm đóng của Xô Viết năm 1946). Giọng

Page 43: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

the thé pha trộn với tiếng dân miền Saxon của ông tạo nên một cảm giác không lấy gìlàm thú vị cho thính giả. Với lòng cương trực nguy hiểm của tuổi niên thiếu, tôi đề nghịông nên để một xướng ngôn viên đọc bài của ông đồng thời ông nên trau dồi luyện giọng.Ông tỏ ra khó chịu ra mặt. Thật là một chuyện lạ, sự nghiệp tôi vẫn thăng tiến tại BáLinh với một bước đầu thật là vụng về .

Chúng tôi cố gắng đưa đài phát thanh đến gần quần chúng một cách sống độngbằng cách trả lời những câu hỏi về những vấn đề xem như cấm kị chẳng hạn như số phậncủa trăm ngàn tù binh Đức giam giữ tại Liên Bang Xô Viết, số phận của các công chứcnhỏ của Quốc Xã được xét xử như thế nào và biên giới mới thâu ngắn của nước Đức trêndòng sông Oder và Neisse ; điều đáng ngạc nhiên, những đề tài này không cấm kị đối vớicác sĩ quan Xô Viết giám sát đài phát thanh. Cuộc tranh đấu gay go của chúng tôi làchống lại lệnh các sĩ quan Xô Viết phải phát thanh giờ này sang giờ k hác những bài diễnvăn chán ngấy. Có một bài diễn văn hầu như dài vô tận đọc tại Liên Hiệp Quốc của bộtrưởng ngọai giao Andrei Vishinsky, rêu rao những cọ sát tro ng môi tương quan giữaMoscow và Đồng Minh phía Tây. Tuyên truyền loại này đưa đẩy thính giả vào tay của đàiphát thanh mới thành lập RIAS ( Radio in American Sector) đài phát thanh trong vùngkiểm soát của Hoa Kỳ.

Cũng có những vấn đề khác nữa. Chúng tôi không được phép tự do thông tin vềmối tương quan giữa nhân dân Đức với quân đội chiếm đóng Xô Viết, cũng không đượcnói về những vụ hãm hiếp v à cướp bóc diễn ra cùng với bước tiến của Hồng Quân vào BáLinh. Chiến dịch đối xử bạo tàn đối với đám quần chúng bại trận, đặc biệt tại Đông Phổ(East Prussia) không còn là một bí mật nữa. Như mọi người dân Đức, chúng tôi khiếpđảm vì những tin này, và chúng tôi cảm nhận phương cách duy nhất để dân Nga và dânĐức xích lại gần nhau là công khai nói về mọi tội ác chiến tranh. Cấp lãn h đạo Cộng SảnĐức tỏ ra phẫn nộ vì cách hàng xử của đám quân tội lệ của Hồng Quân khiến cho việcthu hút nhân tâm về phía chúng tôi càng trở nên khó khăn thêm. Chúng tôi cũng có ýkiến của chúng tôi nhưng chúng tôi không thể phát biểu công khai, và các sĩ quan Xô Viếtcó trình độ văn hóa cao hơn cũng âm thầm nhìn nhận những trò thô bạo như vậy khôngđược phép xảy ra. Nhưng chính ngay từ ngữ « Nga » đã được bộ máy tuyên truyền củaQuốc Xã liên tục sử dụng không ngừng nghỉ để khơi động lòng căm thù sơ đẳng, nay mộtlần nữa được gán ghép với sự sợ hãi.

Là đảng viên của Đảng Cộng Sản Đức, chúng tôi không lên tiếng phản đối nhữnglối hành xử tàn ác này mà đáng lý ra chúng tôi phải lên tiếng vì hai lý do chính. Thứ nhấtmột người Đức tỏ ra bất nhã khi chỉ trích người Nga về tính thô bạo, so với những tànphá của Quân đội Đức đã gieo trên đất của Liên Bang Xô Viết khi họ chiếm đóng. Tronglòng chúng tôi, những người trốn chạy nước Đức của Hitler, có lẽ vẫn còn một chút hậnthù đối với chính những người dân đã chấp nhận trở thành công cụ của Đệ Tam Quốc Đức(Third Reich). Lý do thứ hai đơn giản là chúng tôi gạt bỏ những mối nghi ngờ về hành vicủa quân đội Nga vì đề vấn đề ý thức hệ .

Có người hỏi tại sao tôi một thanh niên có giáo dục trong một gia đình có văn hóalại có thể gạt bỏ ra khỏi trí tuệ bao nhiêu những biến cố bất ổn định như vậy. Tôi cũng tòmò muốn biết những nhận định này, nhưng những từ ngữ chỉ thoáng lướt qua trong đầuóc của tôi, bởi vì chúng được gạn lọc bởi một màn g lưới ý thức hệ. Vào thời kỳ đảo lộncủa thời hậu chiến, lòng thù hận mong muốn báo thù phá lẫn với lòng đố kị, nơi đâu cũngcó bất công cả, tuy nhiên chúng tôi chú tâm đến việc ngăn chặn không cho chủ thuyếtQuốc Xã tiêm nhiễm trở lại nước Đức. Thực vậy, phần đông các thính giả viết thư chochúng tôi đều quan tâm đến việc xóa bỏ những tàn dư của Quốc Xã hơn là số phần củamột vài người có thể bị thương tổn trong quá trình của sự việc.

Khi các viên chức chiếm đóng Xô Viết tổ chức bắt giam hàng lọat các cựu đảngviên Quốc Xã và các thành phần chống đối Stalin, hàng ngàn đảng viên Dân Chủ Xã Hộichống đối Quốc Xã cũng bị càn quét và một vài người bị đưa vào trại lao động, đượcchính Quốc Xã một cách trớ trêu vừa mới xây dựng xong. Chúng tôi biết rất ít về những

Page 44: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

sự kiện này, và những gì chúng tôi biết chúng tôi cho đó là trò tuyên truyền gian ác củaTây phương. Ví dụ, tờ báo của Đảng Dân Chủ Xã Hội tại Tây Bá Linh, tờ Telegraph, đăngmột câu chuyện nói rằng tại một căn phòng của một ngôi nhà tôi ở, có người bị một biệtđội cảnh sát K-5 thẩm vấn và tra tấn. Tôi công khai phủ nhận hoàn toàn điều này và tốcáo tờ báo đã bịa đặt không những cảnh tra tấn mà ngay cả sự hiện hữu của biệt đội K -5.Mãi sau này, khi tôi được bổ nhiệm làm việc tại Bộ An Ninh Nhà Nước, tôi mới khám pháđội K-5 có thật và họ đã tra tấn những người tình nghi ngay dưới hầm căn nhà đó.

Trong suốt sự nghiệp của tôi, tôi bỏ qua, tôi cho là tiểu tiết hoặc tôi biện luận vềnhững giai đọan như vậy, và tôi chỉ biết nhắc nhở độc giả rằng tâm tính của tôi đượchuấn luyện để chống chủ nghĩa phát-xít; chúng tôi cảm nhận đối với một địch thủ độcđoán như vậy, hầu hết mọi phương tiện chống lại nó đều tốt. Trong tiến trình suy luận,chịu ảnh hưởng của bài diễn văn bí mật Nikita Khrushchev đọc trước Đại Hội lần thứ HaiMươi của Đảng Cộng Sản năm 1953, trong đó ông tiết lộ những tội ác của Stalin cho cácđảng viên Cộng Sản ủng hộ Stalin và sau đó tiết lộ cho thế giới , tôi bắt đầu có nhữngcảm nhận khác. Nhưng vào lúc đó và trong hầu hết quãng đời của tôi, tôi tin tưởng chúngtôi, những người Cộng Sản, đứng về phía canh tân và công bằng xã hôi. Điều này giúpchâm chế Moscow những kịch án thanh trừng, và bây giờ những bắt buộc của tình thếChiến Tranh Lạnh khiến cho chúng tôi bỏ qua những hành vi tấn công Đảng Dân Chủ XãHội Đức, một đảng vẫn còn tồn tại sau Quốc Xã. Trong những trường hợp cá biệt, tôixoay sở trong phạm vi khả năng của tôi, nhưng tôi không gặp nhiều những trường hợpnày. Có lẽ tôi cảm thấy tôi miễn nhiễm với mốt số tiêu chuẩn đạo đức, một cảm nhậnđược hỗ trợ bởi lòng tin rằng guồng máy Cộng Sản sẽ không bao giờ quật ngược lại tôi, vìtôi là một đứa con của guồng máy. Tôi không bao giờ nghĩ tôi có thể là nạn nhân. Cả chatôi cũng vậy, và có lẽ đó là một lý do chúng tôi còn tồn tại. Cha tôi có lần đã viết choStalin năm 1945, than phiền ông không trở về được nước Đức trên danh nghĩa một ngườiDo Thái, và khi cao trào tố cáo « bọn bác sĩ mưu đồ » vào những năm cuối của Stalinnhằm tạo nên cớ bài miệt Do Thái tại Liên Bang Xô Viết, cha tôi và tôi không ai đụngchạm đến. Cũng như vào lúc tình trạng bất an toàn diện và mối đe dọa trướ c chiến tranh,trong sự hỗn loạn sau chiến tranh, tôi không cảm thấy có nhiệm vụ làm suy yếu nh ữngngười đứng cùng phía với tôi để đấu tranh chống lại ác độc.

Lẽ cố nhiên tôi biết rất nhiếu về những tội ác kinh khủng vào thời Stalin ngay cảkhi chúng còn trong vòng dự mưu thực hiện. Người nào nói không biết gì cả là một thằngnói láo. Có nhiều điều tôi nhìn lại tôi cảm thấy không hãnh diện chút nào. Có lúc tôi đềcập đến vấn đề này với các cấp lãnh đạo Cộng Sản Đông Đức. Nhưng trong quá khứ cũngnhư hiện tại, tôi không bao giờ đem tội ác của chế độ Cộng Sản lên bàn cân so sánh vớitội ác của Quốc Xã. Điều khiến tôi đoan chắc không thể nào cân bằng hai thể chế đó lànhững sự kiện ghê rợn nổi bật trong những vụ xét xử tội ác chiến tranh của các cấp lãnhđạo Quốc Xã tại Nuremberg.

*

Tháng Chín năm 1945, tôi được đài phát thanh phái đến tòa án xét xử tội ác chiếntranh Nuremberg để làm phóng sự. Chúng tôi chỉ được biết những sự kiện xẩy ra tại QuốcXã Đức qua bộ máy tuyên truyền của Xô Viết, chú trọng đến số phần của các đảng viênCộng Sản Đức. Chúng tôi cũng được biết một số chuyện do lời kể của chính gia đìnhchúng tôi đến tai chúng tôi tại Moscow và từ những thư từ của cha tôi nói về những sựkiện khai mào sau này mọi người được biết là H ỏa Diệt (Holocaust). Tuy nhiên mãi saunày chúng tôi mới khám phá chiều sâu độc nhất vô nhị thảm cảnh tàn sát dân Do Tháinằm trong căn gốc của chủ nghĩa Quốc Gia Xã Hội (Quốc Xã). Nhưng tại tòa án, tương tựnhư trên bàn giải phẫu, bộ mặt thật của chủ nghĩa Quốc Xã được phơi bày rõ rệt và tấtcả thảm cảnh Hỏa Diệt dân Do Thái lần đầu tiên hiện ra trước mắt tôi.

Vì tôi là một người con của một gia đình Do Thái Cộng Sản, tôi rùng mình khi tôingồi đối diện những khuôn mặt đại diện còn sống sót của thời kỳ Quốc Xã. Lang thangtrên nhưng đổ nát của thành phố Nuremberg, trước đây được xem là « hộp quý trang của

Page 45: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

nước Đức » nhưng nay bị gắn liền với những luật pháp kỳ thị chủng tộc mà hàng triệudân Do Thái là nạn nhân, tôi bất chợt, lạnh lùng bừng tỉnh và nhận định chúng tôi đảngviên Cộng Sản và các đối thủ khác của Hitler đã hoàn toàn thất bại trong việc ngăn ngừacảnh tàn sát này, và tôi nguyện thề không để tình trạng này tái diễn một lần nữa trênđất nước Đức.

Chính vì lý do đó tôi thấy lòng căm phẫn của người Đức bại trận đối với quân độichiếm đóng Xô Viết khiến cho tôi tức giận thêm hơn. Tôi viết thư cho cha mẹ tôi một cáchngây ngô cho rằng «lòng hảo tâm của Hồng Quân coi như quần chúng đương nhiên đượcthụ hưởng mà quần chúng vẫn luôn than vãn. Hình như họ không nhìn thấy được tầmmức thảm họa Hitler đem đến cho nước Đức. Họ không hiểu cơ may mộ t trang sử mớiđang đến với họ».

*

Nước Đức chính thức chia ra làm hai thực thể chính trị sau cuộc cải cách tiền tệnăm 1948 tại ba vùng chiếm đóng của Tây Âu đưa đến sự củng cố nước Cộng Hòa Đức (Bundesrepublik) hay là Liên Bang Đức. Để trả lời, nước Công Hòa Dân Chủ Đức đượcchính thức thành lập tháng 10 năm 1949 cùng với diễn hành đêm đuốc, diễn h ành đôngđáo quần chúng và những bài ca ái quốc. Đối với một số thành viên Xã hội chủ nghĩa cónhiều cảm tính, tất cả những cảnh này giống một cách khó chịu như hệt họat cảnh cũcủa chính quyền Quốc Xã. Nhưng tôi thấy đây là giây phút lịch sử của mối bang giao ĐứcNga. Không bao lâu tôi được Trung Uơng Đảng vời về và tôi được thông báo tôi là ngườitrách nhiệm giúp thắt chặt tình hữu nghị này. Ngày 1 tháng 11, tôi được lệnh t rở vềMoscow với chức vụ Tham Vụ cho Tòa Đại Sứ Đông Đức tại đây. Để nhận nhiệm vụ nàytôi phải từ bỏ quốc tịch Xô Viết của tôi và một lần nữa tôi chính thức trở thành ngườiĐức. Chúng tôi đến Moscow vào ngày 3 tháng 11 năm 1949.

Vẻ sang trong và tính khoan thái của ngành ngoại giao mở lòng chúng tôi saunhững ngày sống trong cảnh hoang tàn của Bá Linh, và chúng tôi an hưởng trọn vẹn đờisống gia đình tại Moscow. Đúng là một đời sống gia đình ấm cúng: Trong khi tôi làmphóng viên tại Tòa Án Nuremberg năm 1946, đứa con đầu lòng của tôi, tốc vàng, mắtxám, được đặt tên là Michael, ra đời, sau đó là em bé gái tên Tatjana, sinh năm 1949.Emmi, không ưa thích vẻ bề ngoài của không khí trong Tòa Đại Sứ , được cơ hội chìm đắmtrong văn học Nga và khởi sự học trình lấy bằng tiến sĩ về Dostoyevsky.

Với tư cách đệ nhất tham vụ của Tòa Đại Sứ nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức, cuốicùng tôi được gặp Stalin, một biến cố đáng ghi nhận đối với tôi mặc dù bao năm đã qua.Nói chuyện với các bạn bè cùng thế hệ, tôi thấy Stalin vẫn đôi lúc xuất hiện trong giấcmơ của chúng tôi, có lẽ do một thoáng hồi nhớ cảnh diễn hành quần chúng chúng tôichứng kiến tại Quảng Trường Đỏ, vào lúc đó nhiệt độ thờ phụng của quần chúng che lấptất cả những cảm giác khác, hoặc nhớ lại những hình ảnh và tượ ng đài của Stalin – đãbiến mất từ lâu khỏi thành phố Moscow – tất cả những điều này khiến cho chúng tôi cócảm giác đang sống với một vị á thần.

Thực ra, cho dù tôi cố chú tâm với hiểu biết của con người trưở ng thành để kháchquan đánh giá những tội ác của ông, khía cạnh gần như huyền bí trong tâm trạng của tôiđối với Stalin không thể nào xóa nhòa được. Hình ảnh không thể xóa nhòa hoàn toàn nàycó thể có ích cho tôi, vì điều này luôn nhắc nhở tôi hấp lực của kẻ độc tài vẫn quan trọngvà mạnh mẽ, vẫn tồn tại ngay cả sau khi những bất công y gây ra đã được phơi bày.

Ấn tượng sống động nhất trong cuộc đời nghề nghiệp của tôi tại Tòa Đại Sứ là buổitiếp tân khoản đại lãnh đạo Trung Quốc ông Mao Trạch Đông tại đại sảnh tròn của KháchSạn Metropol vào tháng Hai năm 1950. Tôi đang đứng lưng quay ra cửa r a vào, thình lìnhtôi nghe tiếng xôn xao trong phòng. Quay trở ra, tôi thấy Josef Vissarionovich Stalinđứng cách tôi vài thước. Ông mang bộ Litevka nổi tiếng với cổ áo may cao. Ông khôngđeo một huy hiệu hoặc huy chương nào cả. Với vóc dáng thấp bé và trò n trịa lạ lùng, ông

Page 46: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

có đầu hói bóng lưỡng. Những chi tiết này hoàn toàn trái ngược với hình ảnh của Vozhd,« Vị Lãnh Tụ Vĩ Đại », được nuôi dưỡng trên phim ảnh và trình diễn trên những bức chândung. Tôi choáng váng trước tiên vì thất vọ ng nhưng sau đó vì hãnh diện. «Thì ra ôngcũng như một người bình thường », tôi nghĩ. « Tất cả những câu chuyện để tôn vinh cánhân ông đã được thêu dệt nhưng ông không được biết đến » .

Với tư cách là Tham Vụ Ngọai Giao, tôi thay mặt cho Đại Sứ vào dịp này , ngồi đốidiện với nơi các cấp lãnh đạo của cả hai phái đoàn nâng chén chúc mừng nhau. Trong khiChu Ân Lai, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Trung Quốc và đồng nghiệp Xô Viết, ông AndreiVishinsky trò chuyện với nhau, Stalin mồi hết điếu thuốc nọ đến hết điếu thuốc kia, điếuthuốc nặng mùi mang hiệu Herzegovina Flor (một lọai thuốc lá Nga dài đặc biệt quấngiấy papyrosi mà ông ưa thích). Sau đó ông đọc nhiều bài diễn văn chào mừng theo kiểucủa ông. Trong một bài, ông ca ngợi tính khiêm nhường và tinh thần đoàn kết của cấplãnh đạo Trung Quốc. Rồi, với vẻ đầy hăm dọa, ông nâng chén chúc mừng nhân dân NamTư (Yougoslavia), mà ông hy vọng một ngày gần đây lấy lại chỗ đứng của mình trong giađình các nước Xã Hội Chủ Nghĩa . Chỉ cách đó hai năm trước đây, Nam Tư đá bị khai trừđưa vào bóng tối do lệnh của Stalin, sau khi lãnh tụ Nam Tư đầy hấp lực Josip Broz Titođã từ chối khép mình theo phong hóa tôn vinh cá nhân lãnh tụ của điện Cẩm Linh và yêucầu được thêm phần tự trị nhiều hơn nữa trong việc cai quản quốc gia Balkan đa chủngtrong khi Moscow không muốn như vậy . Chúng tôi, tại các nước trung thành với đường lốicủa Xô Viết, nhìn nước Nam Tư với lòng sợ hại và kinh ngạc lẫn lộn là Tito đã cả ganthách thức ý nguyện của Stalin.

Chúng tôi nuốt từng lời của các vị lãnh đạo Xô Viết một cách kính cẩn. Đối với tôi,cũng như đối với tất cả các quan khách có mặt trong buổi tiếp tân, Stalin và Mao khôngphải là những người phàm tục. Họ là đền đài của lịch sử. Tôi không hề nghĩ đến viễntượng Trung Hoa - Xô Viết sẽ rạn nứt, nhưng tôi nhớ rõ một điều đáng chú ý họ Maokhông hề nói một câu nào suốt đêm đó . Tôi tự hỏi có phải đây là chỉ dâu tinh thần hộinhập nổi tiếng của người Trung Hoa.

Không phải tất cả biến cố trong hai năm trong ngành ngọai giao đều để lại ấntượng mạnh mẽ trong trí óc của tôi. Trong một cuộc tiếp tân kỷ niệm hai năm thành lầpnước Đông Đức, việc tranh chấp không liên quan gì đến vấn đề rạn nứt trong liên minhhoặc về một quốc gia Cộng Sản phản động, nhưng lại liên quan đến y phục phải mặchôm đó. Như thuờng lệ, các nhân viên ngọai giao trẻ bàn luận với ông trưởng phái đoàn,vị này muốn chúng tôi mặc y phục tiếp tân ban ngày áo đuôi tôm để đánh dấu vẻ trọngthể của ngày lễ. Vì không có áo đuôi tôm, chúng tôi chọn y phục thượ ng khách. Cuốicùng chúng tôi đi đến thỏa thuận mặc y phục thực khách mầu đậm với cà-vạt đen. Tuynhiên vào thời buổi đó chỉ có những nước xã hội chủ nghĩa công nhận Nước Cộng HòaDân Chủ Đức, và đa số, họ phủ nhận cà -vạt đen cho rằng đó là trang sức của bọn tiểu tưsản. Với tất cả danh tiếng sau này của chúng tôi là nô bộc Cộng Sản ngoan ngoãn nghelệnh, nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức rõ ràng vẫn mang ấn dấu c ủa quá khứ Phổ trongnhững năm phôi thai. Chúng tôi bối rối cực độ vì những người duy nhất tham dự mặc yphục như chúng tôi là những người hầu b àn. Khi ông Nikolai Krutitsky, Giám Mục ChínhThống Giáo Kinh Thành của tất cả tín đồ Nga, đứng dậy để từ giã và tôi xã giao tiễn ôngđến phòng mắc ao, ông lục lọi một lúc trong áo choàng nặng nể của ông để rồi mó c ra barúp và trao cho tôi một cách trịnh trọng để làm quà.

*

Tháng 8 năm 1951, tôi nhận văn thư khẩn cấp kêu tôi trở về Đông Bá Linh để gặpAnton Ackermann - tên thật là Eugen Hanisch – Bộ Trưởng Ngoại Giao Đông Đức và cũnglà một chiến lược gia lãnh đạo trong Bộ Chính Trị. Ông chào đón tôi tại Bộ Ngoại Giao bansáng, thăm hỏi sức khỏe của tôi và dặn tôi sau bữa ăn trưa cùng ngày đến một cănphòng nào đó trong dinh thự vĩ đại của Trung Ương Đảng. Tôi cảm thấy có gì bí mật –

Page 47: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

cho đến khi đến nơi gạp gỡ để rồi cũng gặp lại Đồng Chí Ackermann ngồi đàng sau mộtchiếc bàn khác, lần này trong chức vụ ủy viên Trung Ương Đảng. Cái trò vô lý này bày ralà do Ackermann nhất quyết bảo mật và thực thi phân cách quyền hành giữa Đảng vàNhà Nước, trên thực tệ tỏ ra kịch cỡm.

Anton AckermannAckermann đã được giao phó công tác thành lập một cơ quan tình báo chính trị,

và tôi được chỉ định để làm việc này, chia sẻ trách nhiệm để « soi sáng quốc gia tânlập ». Nói trắng ra, tôi trở thành gián điệp. Đây một lần nữa là một mệnh lệnh , và theothói thường lúc đó, tôi chẳng thắc mắc gì hoặc thậm chí suy gẫm về quyết định này cóảnh hưởng gì đến cuộc đời của tôi. Đảng đã cho tôi đi học trường Quốc Tế Cộng Sản.Đảng đã chỉ định tôi đi đến Moscow và đến trạm vô tuyên truyền thanh tại Bá Linh. Đảngđã phái tôi đi đến Moscow để làm nhân viên ngọai giao. Nếu Đảng nghĩ rằng tôi hữu íchtrong ngành tình báo, tôi cũng tuân lệnh. Tôi hãnh diện vì cấp lãnh đạo đã tin tưởng giaophó cho tôi công tác mật. Tinh thần kỷ luật mù quáng là một điều khó hiểu nhất đối vớicác quan sát viên Tây phương tìm hiểu hệ thống của chúng tôi, nhưng nếu không hiểuđược mãnh lực của Đảng trên tinh thần chúng tôi và phương pháp họ chỉ định công táccho thế hệ Cộng Sản chúng tôi, thì không thể nào hiểu nổi, chưa nói đến phán đoán vềcuộc sống của chúng tôi.

Ngày 16 tháng 8 năm 1951, tôi bắt đầu làm việc tại một cơ sở hoàn toàn mới ViệnNghiên Cứu Khoa Học Kinh Tế, một tên ngụy trang cho cao ốc nơi làm việc của hệ thốngtình báo phôi thai của Đông Đức. Sự nghiệp mới của tôi bắt đầu với cuộc diện kiến vớiRichard Stahlmann trên một chuyến xe Tatra li-mu-sin to lớn có tám xy-lanh, rất sangtrọng vào thời đó. Stahlman, mang trách vụ thiết lập công tác cho chúng tôi, là một nhàcách mạng chuyên nghiệp và tôi kính phục tác phong đường bệ của ông. Tên thật củaông là Artur Illner, nhưng vì ông công tác quá lâu trong thế giới bí mật Cộng Sản nên mọingười, kể cả vợ ông, dùng bí danh của ông như tên thật của ông. Ông là thành viên củaĐảng Cộng Sản Đức từ năm 1918 và ông trở thành ủy viên trong « Hội đồng Quân Sự »của Đảng năm 1923. Như mọi thành viên cựu trào, ô ng ít khi nói về quá khứ với quánhiều bí ẩn. Tuy nhiên ông chia sẻ với tôi những mẩu chuyện về những công tác của ôngtại Liên Bang Xô Viết, Anh quốc, Trung quốc, Tây-ban-nha, Pháp, Thụy Điển và Hoa Kỳ.Ông nhận lãnh tước hiệu bất hủ « Richard Kháng Chiến Quân» trong cuộc nội chiến taiTây-ban-nha và ông là bạn thân tín của Goergy Dimitrov, đảng viên Cộng Sản Bulgari bịQuốc Xã tố cáo âm mưu đốt tòa nhà Quốc Hội. Stalhmann đi cùng với Dimitrov khi mậtvụ Gestapo đến bắt Dimitrov, nhưng cả hai đều giữ bình tĩnh, mặc dù bị bắt và bị hạchhỏi một cách thô bạo. Sau này nhắc đến Stalhmann, Dimitrov luôn gọi ông « con ngựatốt nhất trong chuồng », một tước hi ệu giúp ông thăng tiến trong giới lãnh đạo Đông Đứcmới. Ông là người đầu tiên được tham khảo trong mọi vấn đề, và mỗi khi có trở ngạitrong việc thiết lập hệ thống tình báo, ông đến gặp Thủ Tướng Otto Grotewohl tại tư giavà các vấn đề được nhanh chóng giải quyết. Thường các vấn đề liên quan đến tiền bạc vànguồn tài trợ. Chúng tôi đói khát tiền bạc trong những năm đầu, và tiền mặt phải đợi đếncả tháng để đi qua các cửa ngõ công quyền. Đôi khi Stalhmann đến gặp bộ trưởng tàichánh và trở về với cặp sách tay chứa đầy ghi chú. Khi Czechoslovakia (Nam Tư) có nhãý tặng hai mươi bốn chiếc xe Tatra cho chính quyền Đông Đức, Stahlmann đã khéo léochuyển nửa số xe sang cơ quan còn nhỏ bé của chúng tôi, nhờ vậy khi chúng tôi hoạtđộng ngoài phạm vi của cớ sở chật hẹp của chúng tôi, chúng tôi có thể di chuyển trongmột tư thế sang trọng. Stahlmann hiểu rõ những tiểu tiết này giúp nâng cao vị thế của cơquan đối với chính phủ, và những cơ quan nào cố gắng hoạt động trong vòng eo hẹpthường gây chú ý hay bị cắt giảm ngân sách.

Page 48: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Lần đầu chúng tôi gặp gỡ tại Bohnsdorf, một ngoại ô phía Đông Nam Bá Linh.Chẳng ai nhớ rõ ngày họp mặt, và chúng tôi cũng chẳng ghi sổ sách, vì vậ y chúng tôichọn ngày 1 tháng 9 năm 1951 là ngày thành lập cơ quan tình báo. Ngay sau đó chúngtôi dời cơ quan đến một ngôi trường cũ trong khu vực P ankow của Đông Bá Linh, sátcạnh khu bảo vệ nơi các cấp lãnh đạo Đảng và nhà nước cư ngụ - một dấu hiệu chứng tỏchúng tôi được nể trọng.

Lúc ban đầu chúng tôi chỉ có tám người và bốn cố vấn Xô Viết, trong số đó có mộtnhân viên điệp báo NKVD lão thành tự xưng mình là «Đồng chí Grauer». Andrei Grauerđã từng là sĩ quan tình báo của Sứ Quan Liên Bang Xô Viết tại Stockholm. Ông giàu kinhnghiệm họat động và chúng tôi chăm chú và thán phục nghe những thành tích phát hiệnđiệp viên nằm vùng, xâm nhập cơ quan và các nhân viê n anh dũng. Chúng tôi học hỏi nơiông cách xây dựng hạ tầng cơ sở tình báo, biết phân nhiệm và tìm đánh vào điểm yếucủa địch thủ. Than ôi, sự nghiệp của ông kết thúc một cách thảm não vài năm sau đó.Ông càng lúc càng trở nên đố kỵ vì ông méo mó nghề nghi ệp trong môi trường sinh họatthời Liên Bang Xô Viết của Stalin. Ông và Ackermann, người lãnh đạo chính thức cơ quantình báo, trở thành những kẻ thù gay gắt, và Gra uer luôn ám ảnh nghi ngờ Ackermann.Một thời gian sau Grauer bị triệu hồi về Moscow. Sau này tôi nghe các bạn trong ngànhtình báo Xô Viết xấu hộ thú nhận ông bị bệnh tâm thần bách hại cuồng, nhìn đâu cũngthấy kẻ thù. Tinh thần cảnh giác cao độ của ông trước đây khiến ông trở nên một sĩ quantình báo tinh nhuệ nay đã lôi keo ông đi.

Trong nội bộ chính quyền và đảng, tên ngụy trang của cơ quan của chúng tôi làTổng Cục Nghiên Cứu Kinh Tế và Khoa Học (Hauptverwaltung für Wirtchafts -Wissenschaftliche Forschung). Danh xưng này chẳng có gì là bí mật, vì ngay cụm từ“tổng cục” nhắc nhở cho mọi người biết những biệt môn của Pervoye GlavnoyeUpravleniye, “Tổng Cục Số Một” của KGB, phụ trách về các công tác gián điệp. Năm1956, cơ quan tình báo hải ngoại được đặt tên là Die Hauptverwaltung Aufklärung – gọitắt là HVA – có thể dịch là “Tổng Cục Tình Báo”.

Các cố vấn Xô Viết của chúng tôi giữ một vai trò lớn, có thể nói là bao trùm. Lúcđầu các cấp lãnh đạo ngành của chúng tôi soạn thảo tất cả kế hoạch dưới sự kiểm soátcủa các cố vấn. Các vị này nhất mực theo phuơng pháp cực kỳ hành chánh của Xô Viết,làm cho chúng tôi phải điên đầu. Ngoài việc sao chép các điều lệ và các giấy tờ khácbằng tay, chúng tôi phải mất hàng giờ đóng chúng gọn ghẽ thành tập, một thủ tục dunhập của công an mật vụ Nga Hoàng trước thời Cách Mạng. Không ai hiểu nguyên ủy củathủ tục này, nhưng cũng chẳng có ai đặt câu hỏi thắc mắc.

Cơ cấu tổ chức của cơ quan chúng tôi phản ánh trung thực mẫu mực Xô Viết.Những ngôn từ trong đường hướng chỉ đạo để lộ nét phiên dịch từ tiếng Nga và vạch rõnhững mục tiêu công tác tương lai củ a chúng tôi. Đó là thâu thập tình báo chính trị củanước Tây Đức và Tây Bá Linh; tình báo khoa học và kỹ thuật trong lãnh vực vũ khí hạtnhân và hệ thống phân phối, về năng lượng hạt nhân, hóa học, thiết kế điện lực và điệntử, hàng không và vũ khí quy ước , và sau cùng nhưng không phải là cuối cùng, tinh báovề các đồng minh Tây Âu và những tính toán của họ đối với nước Đức và Bá Linh.

Một chi nhánh nhỏ, độc lập của Tổng Cục Tình Báo, gọi là “phản gián” ( Abwehr)được thành lập để giám sát và xâm nhập các cơ quan tình báo Tây Âu; nhưng nó xungđột trực tiếp với Bộ An Ninh Nhà Nước, vì bộ này cũng có một bộ phận giám sát tinh vihơn. Ngay cả khi chúng tôi sát nhập vào Bộ này năm 1953, cuộc xung đột vẫn tiếp di ễnvà phản gián vẫn nằm dưới sự kiểm sóat trực tiếp của Bộ. Những cuộc chiến hành chánhnày khiến cho những tin tức bức thiết liên quan đến những công tác trong ngay nội bộcủa chúng tôi không đến tay chúng tôi , đặc biệt những năm sau này khi các nhân viênphản gián bắt đầu làm việc với bọn khủng bố hải ngọai.

Người ta thường hỏi tại sao Moscow lại thành lập một cơ quan do người Đức chúngtôi điểu khiển để tranh đua với họ. Nhưng Stalin nhận định chính xác nước Đức thời hậu

Page 49: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

chiến sẽ là một khu vực các cơ quan Nga khó mà xâm nhập, và mộ t cơ quan vững chắccủa chính quốc gia đó như trong trường hợp cơ quan Đông Đức trong khu vực của Xô Viếtsẽ tạo niềm hãnh diện cho chúng tôi và nhờ đó bảo vệ quyền lợi của Xô Viết. Thọat tiêncác cố vấn Xô Viết nhận tất cả tin tức chúng tôi có, ngay cả đến bí danh của các nguồntin và các đơn vị cá nhân, mặc dù chúng tôi bắt đầu bảo vệ nguồn tin và cung cấp chocác sĩ quan liên lạc Xô Viết những tin tức chọn lọc.

Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là phụ tá điều nghiên cho Robert Korb, một bạn đồngnghiệp cũ của tôi tại Radio Moscow. Korb hiểu biết sâu rộng về chính trị và thấu hiểu cácsự kiện, và trình độ hiểu biết của ông rất cao. Tôi học hỏi rất nhiều nơi ông về những vấnđề không liên quan gì đến công tác của chúng tôi, ví dụ như Islam, lịch sử khúc mắc củaIsrael và những xung đột tôn giáo tại bán lục địa Ấn Độ. Ông là một chuyên gia điềunghiên sáng suốt; ông dậy cho tôi biết phân xét các bản báo cáo tại địa bàn công tác mộtcách lãnh đạm, và chúng tôi sớm đi đến kết luận việc duyệt đọc kỹ lưỡng báo chí thườngđem lại kết quả hữu hiệu hơn là các báo cáo mật của điệp viên, và các chuyên viên điềunghiên phải biết rút tỉa kết luận từ nhiều nguồn tin khác nhau để có thể thẩm định cácthông tin tình báo. Từ đó nhận định này luôn là hành trang cùng đi với tôi.

Korb, trong cung cách cũng như trong suy nghĩ cá biệt của ông, có thể gợi chú ýcủa cử tọa với óc tinh tế và lời lẽ mỉa mại ông thường biểu lộ khi ông trình bày vấn đềtrước các bậc trưởng thượng. Vì tôi chia sẻ tính bất nể phục này nên chúng tôi có nhiềuđiểm giống nhau. Mặc dù chúng tôi là những bày tôi trung kiên của nhà nước, chúng tôicố gắng giữ khoảng cách với tinh thần tận tụy quá đáng của các cấp lãnh đạo chính trịtrong việc truyền bá chủ nghĩa.

Cơ quan chúng tôi phát triển nhanh chóng và chúng tôi lại di chuyển từ khu BáLinh – Pankow đến một cao ốc lớn hơn trong khu vực Rolandufer tại trung tâm Đông BáLinh. Tôi sớm được thăng chức phụ tá giám đốc cơ quan tình báo hải ngọai vừa mới thànhlập bên cạnh ông Gustav Szinda , một người có hàng chục năm kinh nghiệm trong cáccông tác mật tại Tây-ban-nha và các nơi khác cho tình báo Xô Viết.

Không may cho cả hai chúng tôi, ông Szinda và tôi không ai biết cách thức khởi sựđối phó với tình báo Tây Đức ra sao; một cơ quan vừa được thành lập từ sự sụp đổ củachế độ Quốc Xã không hề bị một thiết hại nào. Các cấp lãnh đạo tình báo phục vụ choHitler nay làm việc với các chủ nhân mới tại một cái làng nhỏ, bao trùm nhiều bí mất củavùng Bavaria gọi là Pullach. Chúng tôi phải tìm kiếm tên của ngôi làng trên bản đồ khitên làng này xuất hiện trên báo chí . Đây là một thế giới xa lạ với chúng tôi và hầu nhưchúng tôi không với tới được, mặc dù với thời gian, chúng tôi rất quen thuộc với lề lối làmviệc của họ.

Tôi được biết đến danh tính của Tướng Reinhard Gehlen, cấp lãnh đạo đấu tiên củatình báo Tây Đức, trên trang nhất của tờ Daily Express tại Luân-đôn; tờ nay ghi rõTướng Của Hitler làm Gián Điệp trở lại – lần này với Mỹ kim.

Page 50: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Reinhard Gehlen thời Quốc Xã

Reinhard Gehlen sau nàySefton Delmer, một ký giả được biết có liên lạc với tình báo Anh, đã viết hàng

tựa này; vào thời kỳ chiến tranh, ông phụ trách phản gián Anh quốc tại đài phát thanhSoldatensender Calais. Bản tin của Delmer gây phẫn nộ. Nó không những tiết lộ hệ thốngtình báo cũ của Quốc Xã vẫn còn nguyên vẹn, mà còn cho biết cơ quan tình báo mới củaCộng Hòa Liên Bang chứa chấp nhiều cựu sĩ quan SS và chuyên viên an ninh quân đội đãhoạt động dưới thời Hitler tại Pháp và nhiều nơi khác. Chính Gehlen đã từng chỉ huy đơnvị điệp báo quân đội của Quốc Xã chống lại Hồng Quân. Nhờ Cơ Quan của Gehlen, saunày được biết, Hoa kỳ tiếp cận với tất cả các đường dây hệ thống tình báo cũ của QuốcXã; Hoa Kỳ ra lệnh cho giới tình báo Tây Đức cũng giống như Nga ra lệnh cho khối ĐôngÂu.

Cũng có tin đồn Tướng George S. Patton Jr. bao che cho một số sĩ quan cao cấpcủa Đức. Tôi lo âu nhận thức mục tiêu để đạt đến một Châu Âu hòa bình toàn diện khólòng thành tựu. Dây khóa mõm đã được cài đặt ở cả hai phía. Viễn ảnh hòa bình với baonhiêu hy sinh vừa qua rất mong manh. Châu Âu bị chia cắt và đường chia cắt nằm ngaytrên nước Đức.

Thủ tướng Tây Đức Konrad Adenauer dốc toàn lực ủng hộ “chính sách mạnh” củaHoa Kỳ và chiến lược đẩy lui chủ nghĩa công sản do John Foster Dulles đề xướng; ngườiem tên Allen Dulles chính là giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ (C.I.A.).

Reinhard Gehlen thời Quốc Xã

Reinhard Gehlen sau nàySefton Delmer, một ký giả được biết có liên lạc với tình báo Anh, đã viết hàng

tựa này; vào thời kỳ chiến tranh, ông phụ trách phản gián Anh quốc tại đài phát thanhSoldatensender Calais. Bản tin của Delmer gây phẫn nộ. Nó không những tiết lộ hệ thốngtình báo cũ của Quốc Xã vẫn còn nguyên vẹn, mà còn cho biết cơ quan tình báo mới củaCộng Hòa Liên Bang chứa chấp nhiều cựu sĩ quan SS và chuyên viên an ninh quân đội đãhoạt động dưới thời Hitler tại Pháp và nhiều nơi khác. Chính Gehlen đã từng chỉ huy đơnvị điệp báo quân đội của Quốc Xã chống lại Hồng Quân. Nhờ Cơ Quan của Gehlen, saunày được biết, Hoa kỳ tiếp cận với tất cả các đường dây hệ thống tình báo cũ của QuốcXã; Hoa Kỳ ra lệnh cho giới tình báo Tây Đức cũng giống như Nga ra lệnh cho khối ĐôngÂu.

Cũng có tin đồn Tướng George S. Patton Jr. bao che cho một số sĩ quan cao cấpcủa Đức. Tôi lo âu nhận thức mục tiêu để đạt đến một Châu Âu hòa bình toàn diện khólòng thành tựu. Dây khóa mõm đã được cài đặt ở cả hai phía. Viễn ảnh hòa bình với baonhiêu hy sinh vừa qua rất mong manh. Châu Âu bị chia cắt và đường chia cắt nằm ngaytrên nước Đức.

Thủ tướng Tây Đức Konrad Adenauer dốc toàn lực ủng hộ “chính sách mạnh” củaHoa Kỳ và chiến lược đẩy lui chủ nghĩa công sản do John Foster Dulles đề xướng; ngườiem tên Allen Dulles chính là giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ (C.I.A.).

Reinhard Gehlen thời Quốc Xã

Reinhard Gehlen sau nàySefton Delmer, một ký giả được biết có liên lạc với tình báo Anh, đã viết hàng

tựa này; vào thời kỳ chiến tranh, ông phụ trách phản gián Anh quốc tại đài phát thanhSoldatensender Calais. Bản tin của Delmer gây phẫn nộ. Nó không những tiết lộ hệ thốngtình báo cũ của Quốc Xã vẫn còn nguyên vẹn, mà còn cho biết cơ quan tình báo mới củaCộng Hòa Liên Bang chứa chấp nhiều cựu sĩ quan SS và chuyên viên an ninh quân đội đãhoạt động dưới thời Hitler tại Pháp và nhiều nơi khác. Chính Gehlen đã từng chỉ huy đơnvị điệp báo quân đội của Quốc Xã chống lại Hồng Quân. Nhờ Cơ Quan của Gehlen, saunày được biết, Hoa kỳ tiếp cận với tất cả các đường dây hệ thống tình báo cũ của QuốcXã; Hoa Kỳ ra lệnh cho giới tình báo Tây Đức cũng giống như Nga ra lệnh cho khối ĐôngÂu.

Cũng có tin đồn Tướng George S. Patton Jr. bao che cho một số sĩ quan cao cấpcủa Đức. Tôi lo âu nhận thức mục tiêu để đạt đến một Châu Âu hòa bình toàn diện khólòng thành tựu. Dây khóa mõm đã được cài đặt ở cả hai phía. Viễn ảnh hòa bình với baonhiêu hy sinh vừa qua rất mong manh. Châu Âu bị chia cắt và đường chia cắt nằm ngaytrên nước Đức.

Thủ tướng Tây Đức Konrad Adenauer dốc toàn lực ủng hộ “chính sách mạnh” củaHoa Kỳ và chiến lược đẩy lui chủ nghĩa công sản do John Foster Dulles đề xướng; ngườiem tên Allen Dulles chính là giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ (C.I.A.).

Page 51: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Allen Dulles, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ từ 1953 đến 1959

Giám đốc CIA từ 1953 đến 1961

Liên Bang Xô Viết đã giúp các nước Tây Âu đặt được hòa bình; nay Hoa -thịnh-đốn đangchuẩn bị huy động tất cả sức mạnh chính trị, tình báo, kinh tế và, nếu cần, sức mạnhquân sự của Hoa kỳ và đồng minh để phản công. Gehlen nhận biết lần xung đột mới nàylà cơ hội cho đương sự tạo ảnh hưởng trực tiếp lên đường hướng chính trị. Ông gặp gỡAdenauer trước khi Tây Đức thu hồi cơ quan tình báo khỏi tay CIA và ông được hỗ trợ vàcó quyền lực rất lớn. Điều này có nghĩa ông kiểm soát và dùng những hồ sơ để đánh cácđối thủ chính trị trong nước, trong dó có đảng Dân Chủ Xã Hội đối lập với chính quyềnDân Chủ Thiên Chúa G iáo tại Quốc Hội. Trong quân đội và các cơ quan hành chánh TâyĐức, các bày tôi trung kiên của Đệ Tam Quốc Xã một lần nữa giữ những địa vị then chốt,và các cựu sĩ quan Quốc Xã chỉ huy tổ chức của Gehlen.

Tên của Hans Globke, một trong những cố vấn thân tín của Adenauer và là đổng lý vănphòng của Thủ Tướng, đồng nghĩa với phương thức xâm nhập này. Là một cựu viên chứccao cấp trong Bộ Nội Vụ của Hitler, Globke là tác giả của bài bình luận nặng cân về luậtphân biệt chủng tộc Nuremberg nhằm hợp thức hóa việc phận biệt bằng võ lực và đưađến “Giải Pháp Cuối Cùng” của Quốc Xã. Globke làm đổng lý văn phòng cho Adenauertrong vòng mười năm.

Page 52: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

HansJosef Maria Globke

Trong bầu không khí xôi động này, thành phố Bá Linh vào thập niên 1950 thừa kế Viennatrở nên trung tâm điệp báo Châu Âu. Có khoảng tám mươi cơ quan điệp báo cùng vớinhiều ngành khác và tổ chức ngụy trang họat động tại thủ đô này . Tại các văn phòngngụy trang của Hoa Kỳ và của Nga được che đậy qua bình phong đủ các thứ hãng, từcông ty sửa ống nước và xuất khẩu mứt cho đến những việ n hàn lâm và các cơ quannghiên cứu, có cả một đội ngũ sĩ quan chuyên kết nạp và điều khiển các điệp viên c ủamình và những điệp viên này có thể di chuyển dễ dàng trong những khu vực Bá Linh vàcả hai phần của nước Đức vào những ngày trước khi Bức Tường, chia cắt thành phố vàđất nước Đức, được xây dựng vào năm 1961.

Đây cũng là lúc trước khi phép lạ kinh tế Tây Đức bắt đầu và do đó cũng là thời buổithiếu thốn và tan tác kinh tế. Hứa hẹn cung cấp thực phẩm hoặc được thăng tiến xã hộiđã khiến thiên hạ đi vào con đường điệp báo. Nhưng trong khi chính quyềnTây Đức cóthể dễ dàng trông cậy vào nguồn tài chánh, chúng tôi vẫn hoạt động trong cảnh nghèonàn và phải theo đuổi một lối tiếp cận có tính cách ý thức hệ hơn. Nhiểu điệp viên nằmvùng của chúng tôi tại Tây Đức, đặc biệt trong môi trường chính trị và kỹ nghệ, khôngphải là Cộng Sản nhưng họ làm việc cho chúng tôi vì họ muốn khuất phục tình trạng chiađôi nước Đức và nghĩ rằng chính sách của các Đồng Minh Tây Âu đang củng cố nó. Saunày chúng tôi mất một số điệp viên như vậy khi Bức Tường được xây và cho họ thấy biểutượng của nước Đức chia hai theo nghĩa đen đã được xây dựng bằng bê -tông.

Những chi tiết nhỏ nhặt trong việc xây dựng một cơ quan tình báo hoàn toàn mới chiếmhầu hết thời gian của tôi. Tôi chú ý đến các nước phương Tây và tôi cố gắng làm que n vớinhững chuyển biến chính trị tại Hoa Kỳ và tại Tây Âu và tôi theo dõi sát những tiến triểntrong ngành tình báo hậu chiến.

Chúng tôi phải thu thập những nguồn tin mới tại các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tếvà khoa học kỹ thuật của phía bên kia. Điều này nói dễ hơn là làm, vì những đòi hỏi anninh trong chính guồng máy của chúng tôi, do tình báo Xô Viết áp đặt, rất là gắt gao. Cảngàn thí sinh được gửi gắm đến phải được sàn lọc để có được một nhúm nhỏ khả dĩ chấpnhận được. Những ai có thân nhân ở Tây Âu đều bị loại bỏ, cũng như những người trảiqua những năm tháng chiến tranh làm người tị nạn hoặc là tù binh chiến tranh ở Tây Âu.Trái ngược với những lời đồn đãi cho đến nay vẫn còn, chúng tôi không có ý dùng nhữngcựu đảng viên Quốc Xã trong bộ máy của chúng tôi và chúng tôi kiêu hãnh có đạo đứchơn Tây Đức về mặt này.

Chúng tôi tiếp cận một số hồ sơ đảng viên Quốc Xã của Đệ Tam Đức Quốc và chúng tôidùng những hồ sơ này để thuyết phục những người Tây Đức đã xóa bỏ quá khứ cộng tácvới Quốc Xã về cộng tác với chúng tôi. Nhiều người khác tình nguyện làm việc cho chúngtôi và họ cho đó là một loại đền bù tinh thần cho những tổn hại họ đã gây ra trong quákhứ. Thoạt nhìn phong thái này có vẻ tử tế. Lý do thực sự là họ muốn được an toàn vàbảo vệ sự nghiệp mới của họ ở Tây Đức để tránh không bị chúng tôi lật tẩy sau này. Theongôn từ Đức, chúng tôi gọi là Rückversicherung, có nghĩa nguyên văn là “tái bảo hiểm”cho quá khứ. Nhờ Đảng Cộng Sản Tây Đức chúng tôi thừa hưởng được sự cộng tác củamột chính trị gia trong Đảng Dân Chủ Tự Do tên là Lothar Weihrauch ( au này làm việc

Page 53: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

trong Bộ Xử Lý Các Vấn Đề Chung Nước Đức của Tây Đức), người này cung cấp chochúng tôi rất nhiều tin tức chính trị cho đến khi chúng tôi khám phá đương sự đã phạmnhững tội ác chiến tranh khi đương sự giữ một chức vụ quan trọng vào thời kỳ Đức chiếmđóng Ba Lan. Chúng tôi cắt đứt liên lạc với y. Chúng tôi cũng đã kết nạp một cựu đảngviên Quốc Xã, trước đây là một đội viên xung kích, mang bí danh là Moritz. Người này đãgiúp chúng tôi trong cuộc đấu tranh chính trị chống lại sự thành lập của Cộng Đồng QuốcPhòng Châu Âu (cuối cùng đã bị ngăn chặn vì tinh thần chủ nghĩa quốc gia của nước Phápchứ không phải vì cơ quan tình báo chúng tôi phá vỡ dự án thành lập) .

Quá khứ là một vũ khĩ lợi hại trong ngành tình báo và cả hai bên không ngần gại dùng nóđể hăm dọa. Đúng vào lúc chúng tôi tìm phương kế để hạ bệ những chính trị gia hoặcnhững khuôn mặt kỳ cựu có ý đánh phá chúng tôi bằng cách tiết lộ sự đồng lõa của họvới Quốc Xã, một tổ chức ch ống Cộng tên là Ủy Ban Luật Sư Tự Do Tây Bá Linh do cácluật gia trốn chạy Đông Đức thành lập, cho xuất bản một quyển sách nhỏ ghi tên nhữngcông chức Đông Đức đã tìm cách gia nhập đảng Quốc Xã. Nhưng vì phần đông các sĩquan tình báo cao cấp và cấp lãnh đ ạo chính trị của chúng tôi đều sống lưu vong hoặc ẩnnúp vào thời Đệ Tam Quốc, chúng tôi ở Đông Đức chúng tôi đã thắng trong chiến trậntuyên truyền này.

Một vài thành phần Quốc Xã tìm cách chuyển hướng sang phía chúng tôi bằng cách chedâu quá khứ. Không bao lâu sau khi tôi bắt tay vào việc, một nhân viên trẻ trong đội đếngặp tôi và nói với tinh thần vô cùng hoang mang anh để ý thấy một người làm việc tạiban thẩm vấn trên cánh tay có xâm huy hiệu SS. Ban thẩm vấn là ban thô bạo nhất ởtrong Bộ, và tôi không muốn mang tai tiếng vì có những tay côn đồ này làm việc tại đây.Tôi mường tượng một kẻ nào đó ưa thích những việc làm như vậy ở chế độ trước lại cảmthấy an nhiên tự tại ở đây. Chúng tô i lặng lẽ thuyên chuyển y khỏi vị trí này.

Những màn hăm dọa đang diễn ra là một trò bần thỉu và tác hại nhưng cả hai bên đềudùng nó. Một vài thành phần Quốc Xã cũ ở Tây Đức giúp việc cho chúng tôi vì có lòng hốicải, một vài kẻ khác vì tiền, hoặc để phòng bị không bị lộ là người cộng tác với chế độQuốc Xã. Xô Viết có nhiều cơ hội đẻ hăm dọa hơn vì họ nắm giữ những hồ sơ của QuốcXã, và sai khiến những người này chẳng hạn như cựu chiến binh SS Heinz Felfe, đã từnggiữ chức vụ Obersturmführer (* ldg : tương đương với cấp Trung Úy) trong tổ chức tìnhbáo Quốc Xã, Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (Reichssicherheitshauptamt), và làm việc với TổChức của Gehlen thời hậu chiến. Felfe đã trở thành gián điệp nhị trùng của Xô Viết, tiết lộtất cả những thành quả của cơ quan tình báo Tây Đức cho Moscow và đã gây thiệt hạikhông thua những gián điệp nhị trùng có tầm cỡ như Kim Philby, George Blake vàAldrich Ames.

Heinz Felfe Kim Philby George Blake Aldrich Ames

*

Một trong những cơ hội đầu tiên của chúng tôi để xam nhập các cơ quan của Đồng Minhlà nhờ vào tình báo Đảng Cộng Sản ở Đức. Vào thế kỷ thứ mười chín phong trào Dân ChủXã Hội Đức đã tổ chức những nhóm bí mật để đối phó với sự đàn áp của Kaiser. ĐảngCộng Sản Đức (Kommunische Partei Deutsclands hoặc gọi tắt là KPD) đã được tôi luyện

Page 54: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

bởi những đối xử hà khắc thô bạo của chính quyền (lịch sử khởi đầu của họ đã ghi khắcviệc tàn sát những đảng viên Spartacist Rosa Luxemburg và Karl Liebnecht), bắt chướccác đảng viên Dân Chủ Xã Hội bằng cách phát triển hệ thống t ình báo riêng của họ. Cơcấu này đã tạo mối liên hệ chặt chẽ với cấp lãnh đạo của Comintern tại Moscow và các cơquan tình báo tại đây.

Đầu não đứng sau hệ thống tình báo của Đảng vào thế kỷ thứ hai mư ơi là ErnstSchneller, bị ám sát năm 1944 do lệnh của Hitler, và Hans Kippenberger, mà sau nàyđược biết là bị giết năm 1937 do lệnh của Stalin . Hệ thống này, chuyên thu thập nhữngtin tức khoa học kỹ thuật và quân sự để chuyển cho Liên Bang Xô Viết, là ng uồn cungcấp tin tức, vào thời Hitler cầm quyền, cho hệ thống tình báo danh tiếng Rote Kapelle –dịch sang tiếng Anh gọi là “Dàn Hòa Tấu Đỏ”.

Dàn Hòa Tấu Đỏ là một trong những tổ chức kháng chiến lớn nhất. Một vài thành viêntrong đó là Cộng Sản, và một phần ít ỏi là những nhân viên của các cơ quan tình báo XôViết (NKVD và GRU, quân báo).

Tem thư kỷ niệm Ernst Sneller năm 1960 ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức

Thử thách đầu tiên tôi phải đương đầu là kiểm nghiệm năng lực xây dựng một hệ thốngtình báo Cộng Sản mới. Tôi sớm biết hệ thống mới đặt trên con đường hệ thống cũ khôngthể nào tin tưởng được. Đ ặc biệt người Anh đã khéo đánh tráo một số những đảng viêncộng sản trước đây là những tù binh chiến tranh . Họ cũng đã vô cùng thành công trongviệc đánh tráo một vài người Cộng Sản di dân thời chiến cũng như nhiều điệp viên mớitrẻ của hệ thống tình báo mới thành lập này.

Một ví dụ điển hình để thấy hệ thống mới này đã bị lũng đoạn là trường hợp của Merkur,tên thật là Hans Joachim Schlomm. Tôi được biết đến đương sự trong lúc kiểm soát trongnúi hồ sơ, phần đông chưa được đối chiếu, để tìm những đầu mối trong những cơ quantình báo của Tây phương. Tôi nghiên cứu những hồ sơ cho biết đương sự có liên hệ vớiphản gián Tây Đức, được mệnh danh là Văn Phòng Bảo Vệ Hiến Pháp (Bundesamt fürVerfassungsschutz, BfV), đặt trụ sở tại Cologne. Đương sự cũng có nhiều mối liên hệ vớigiới hoạt động chính trị tại Bonn. Những báo cáo của đương sự về cho Đảng gây ấn tượngmạnh vì có nhiều chi tiết, đa dạng và sâu sắc, trong đó có cả những thông tin nội bộ củacác đảng phái chính trị trong quốc hội Tây Đức, những hồ sơ mật của bộ ngoại giao vàcác bộ khác. Trên bề mặt, đương sự có vẻ như là một nguôn tin lý tưởng, vì vậy tôi pháingười đi tìm đương sự ở Schleswig –Holstein, theo như hồ sơ cho biết chỗ ở của đươngsự. Merkur nói rằng y đã kiên nhẫn chờ đợi cú điện thoại của chúng tôi và không chútngần ngại chấp nhận lời mời để đến Bá Linh. Đương sự là điệp viên đầu tiên của tôi.

Đương sự đến nhà an toàn đúng giờ hẹn tại một biệt thư ở ngoại ô Bá Linh. Dáng ngườicao ốm, độ chạc ba mươi tuổi, đương sự có vẻ thích hợp với nghề nghiệp của mình , nghềcủa một kỹ sư điện. Đương sự giải thích đương sự đã cộng tác với Đảng Cộng Sản khi conlà sinh viên ở đại học Hamburg, làm việc cho cơ quan tình báo của Đảng, và theo lệnh

Page 55: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đảng đã gia nhập tổ chức thanh niên cánh hữu, cuối cùng đến làm thư ký cho Bác Sĩ FritzDorls tại Bonn. Rồi tôi hỏi đương sự khá lâu, nhưng có nhiều điều lạ; những câu trả lờicủa y về những người y nói y quen biết không phụ hợp với những lời ghi trong hồ sơ.Chúng tôi đưa y trở về Tây Bá Linh và mời y đến lại ngày hôm sau. Tôi lại dở xem nhữnghồ sơ của y.

Khi y trở lại, tôi đóng vai trò người trí thức và Szinda , kẻ thô bạo. “Đủ rồi, đồ khốn nạn”,Szinda nói đê báo hiệu là không còn đủ kiên nhẫn với anh điệp viên t iềm năng này. Khinhững mâu thuẫn trong những lời khai man của y bị lột trần, Merkur cuối cùng nhận làđầu năm 1948 y đã được tình báo Anh cài vào tổ chức tình báo Cộng Sản, hiện nay y vẫntiếp tục làm việc cho họ và những hồ sơ y cung cấp là những hồ sơ do họ cài đặt.Cuộc điều tra được giao phó cho Erich Mielke, người số hai làm việc tại Bộ Công An (đượcthành lập vào ngày 8 tháng Hai năm 1950) và là cấp lãnh đạo tại đây, vốn nghi ngờ cơquan của chúng tôi vì ông nghĩ nó cạnh tranh với bộ của ông. Ông này là một tay Stalin-nít kỳ cựu thô bạo và không mấy ưa thích Szinda từ những ngày còn là đồng chí thời NộiChiến Tây Ban Nha, và ông cũng chẳng ưa gì tôi. Mielke bắt giam Merkur vì tôi gián điệpnhị trùng và đem ra xử án, kết quả là án lệnh chín năm tù ở .

Trường hợp của Merkur gây báo động không những ở Tây phương mà ngay cả trong cơquan của chúng tôi. Chúng tôi kết luận từ những cuộc thẩm vấn và lời khai của y là y biếtquá nhiều về tổ chức tình báo của Đảng Cộng Sản và những mối liên hệ của tổ chức nàyvới các tổ chức khác, nhiều hơn mức độ của điệp viên ngụy trang. Ở thời điểm này chúngtôi nhận thức là chúng tôi phải kiểm tra lại tất cả mọi người trong c ác nhóm tình báoCộng Sản bí mật, mà tổng số lên đến từ bốn mươi đến năm mươi người. Giống như đểkết hợp những mẩu hình ghép, tôi bắt đầu hỏi những những sĩ quan giao liên và nhữngngười chuyển thư đã được gởi sang Tây Đức từ nước CHDCĐ, để cho những mối nghi n gờkhông bị đánh điên đi cho chính các điệp viên. Những gì họ nói cho tôi biết về những viphạm nguyên tắc trong công tác bí mật làm cho tôi nghi ngờ có nguy cơ bị xâm nhập.

Do đó tôi ngồi vào bàn và bắt đầu vẽ một sơ đồ những mối liên lạc ngang và chéo trongnhững hệ thống tình báo hiện có, nó giống như một màng nhện khổng lồ. Với kỹ năngcủa một kỹ sư hàng không kinh nghiệm, tôi thảo cái mà tôi gọi là “màng nhện” trên mộttrang giấy. Trên sơ đồ tôi liên kết tất cả các thư tín viên, các nhà an toàn, và những điềutương tự. Tôi tô màu đỏ những điệp viên tình nghi là nhị trùng, màu xanh dương nhữngnguồn tin và màu xanh lá cây các điệp viên thường trú. Những đường vẽ và những ôvuông cũng ghi dấu những trường hợp đáng nghi hoặc những mối liên lạc đáng nghi vớitổ chức địch. Đối với những người không hiểu biết, sơ đồ chẳng có ý nghĩa gì cả, nhưngđối với tôi, nó bắt đầu làm rõ nét khả năng khai triển và đào xâu công tác của chúng tôi.Có được một hình ảnh rõ rệt để tìm hiểu cơ quan này đã bị xâm nhập sâu đậm như thếnào là một điều cần thiết.

Tôi cuối cùng kết luận là nếu các cơ quan tình báo Tây phương muốn, họ có thể tiêu diệttoàn bộ hệ thống này. Trên mặt thực tế, họ chưa chắc đã khôn ngoan hoặc hữu hiệu nhưvậy, nhưng nguy cơ vẫn còn đó, đặc biệt đối với đảng Cộng Sản nếu hệ thố ng tình báo cũbị cài ngược hoặc bị bại lộ. Vì vậy tôi quyết định tốt hơn hết là giải tán hệ thống này vàbỏ rơi những mối liên hệ với điệp viên Cộng Sản ở Tây Đức.

Sơ đồ màng nhện của tôi được cuộn lại và kẹp dưới nách, tôi xin hẹn gặp Walter Ulbricht,là người phụ trách về tất cả các cơ quan tình báo vào lúc đó. Tôi nhấn mạnh về tính cáchbí mật tuyệt đối về những gì tôi báo cáo cho ông. Thay vì gọi tôi vào văn phòng của ông,ông mời tôi đến nhà ông ở khu Pankow, nơi mà người Đông Đức không thích mấy và họgọi là “thành phố nhỏ”. Những căn phòng của nhà lãnh đạo cho thấy sở thích của mộtanh thợ mộc chuyên nghệ ưa chuộng những đồ đạc rắn rỏi của giới trung lưu, có trạmtrổ.

Tôi trải sơ đồ lên trên bàn ăn của ông Ulbricht và trình bày những khám phá của tôi trongtừng chi tiết. Với sự đồng ý của Ackermann, tôi đã nói chuyện trước khi tôi đến đây, tôi

Page 56: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

quyết định cắt đứt tất cả mối liên lạc với hệ thống tình báo Cộng Sản tại Tây Đức và loạitất cả những điệp viên có ít nhiều dính líu đến nó. Sự kiên chính quyền Tây Đức đã chuẩnbị đặt đảng Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật – cuối cùng việc này bị xét là vi hiến vàonăm 1956 – giữ một vai trò quan trọng trong những tính toán của chúng tôi. Ulbrichtchấp nhận lợi đề nghị của tôi, và từ đó trở đi Đảng Cộng Sản Quốc Gia Đức ở Tây Đức làvùng cấm địa của cơ quan chúng tôi, cũng như tổ chức kế tục Đảng Cộng Sản Đức đượcthành lập trở lại năm 1968 vào thời buổi tư do hơn.

Năm 1952 chúng tôi triệu hồi tất cả điệp viên về, ngay cả những người Cộng Sản trungkiên nhất cũng bị cô lập trong một loại “giam biệt thự” và bị tra khảo gắt gao. Thiên hạthường hỏi chúng tôi dùng phương pháp gì trong những trường hợp như vậy. Đây là mộtloại áp lực tâm lý trên những người đàn ông và đàn bà đã gắn liền căn cước và lòng tựtrọng bản thân với tinh thần liên thuộc vào một nhóm cùng chung một lý tưởng. Khithình lình lòng tín nhiệm này không còn nữa, áp lực tâm lý trở nên gay gắt hơn. Ở đâykhông cần phải đe dọa hoặc trình lệnh để bắt họ. Nói chuyện với họ và coi họ như nhữngkẻ tình nghi và giám sát những lời khai của họ cũng đủ để cho chúng tôi biết là họ vô tộivà chúng tôi không thấy một điệp viên nhị trùng nào khác. Lẽ cố nhiên, vấn đề cài đặt họlại ở Tây Phương không được đặt ra. Họ được cảnh báo không nên tiết lộ những gì đã x ảyra. Tất cả mọi người đều giữ lời hứa đưng như tư cách của những đồng chí tốt.

Có một vài người đã có chiến công hiển hách chống lại Quốc Xã. Một người đã từng ởchung trại với cha tôi ở bên Pháp; chúng tôi cô lập đương sự trong một căn phòng trongnhiều tuần và sau đó đánh tan mọi nghi ngờ đối với đương sự.

Năm 1956, sau khi Khrushchev đọc bài diễn văn bí mật trong Đại Hội Đảng lần thứ HaiMươi, chúng tôi phục hồi danh dự cho phần lớn những đồng chí đã bị triệu hồi này, traocho họ huy chương và huân chương. Bruno Haid, đã từng chiến đấu với kháng chiến Phápthời chiến và đã bị triệu hồi và phái đến một cơ xưởng tại Karl -Marx-Stadt để làm mộtcông chức nhỏ và sau đó được phong chức phó ủy viên công tố của nước C HDCĐ. Ông tốcáo tôi đã dùng những phương pháp thô bạo gợi lại việc Lavrenti Beria, tổng giám đốcmật vụ của Stalin, phá vỡ hệ thống của Đảng – điều tôi không làm – nhưng cuối cùng,nếu không muốn nói là miễn cưỡng, ông chấp nhận quan điểm của tôi khi ông được biếttrường hợp của gián điệp nhị trùng Merkur.

Một vài nguôn tin “bảo tồn” của chúng tôi không bị triệu hội và sau đó được phục hoạt,tuy nhiên vẫn phân cách hoàn toàn không hề liên hệ với những đường dây mới. Tại saochúng tôi làm việc này? Đơn giản thôi, chúng tôi khám phá việc xâm nhập không có sâuđậm như chúng tôi lo sợ. Tây phương không có những phép lạ an ninh như chúng tôi.

Page 57: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 4Cộng Hòa Dân Chủ Đức lớn mạnh

và tôi lớn theo

Tháng Chạp năm 1952, tôi nhận được thơ của Walter Ulbricht, lãnh tụ Đông Đức, ra lệnhvời tôi về cao ốc của Ủy Ban Trung Ương, nằm trên giao điểm nhộn nhịp đườngLothringer Strasse (sau này trở thành Whilhelm Pieck Strasse) và đường Prenzlauer Alleetại trung tâm của Đông Bá Linh, không xa quảng trường Alexanderplatz. Tại cổng ra vàotôi nhận giấy phép thông hành, người canh gác cửa cẩn thận xem xét căn cước của tôi,mặc dù vấn đề an ninh không chặt chẽ và cao ốc không đồ sộ như tại Bộ Tham Mưu saunày được đặt tại Werderscher Markt. Mặc dù vậy, người ta cũng cảm nhận được sự lớnmạnh của thành phần ưu tú nhưng sau này tự cô lập với quần chúng.

Tôi trình diện tại văn phòng chờ đời của Ulbricht. Ông đang họp, sau một thời gian ngắnông xuất hiện, ăn mặc gọn ghẽ với hàm râu dựng đứng. Ông mời tôi sang văn phòng kếcận với văn phòng của vợ ông, bà Lotte, một cộng sự viên thân tín nhất. Tôi biết rõ bàkhi chúng tôi làm việc chung tại Đài Phát Thanh Nhân Dân Đức tại Moscow. Bà ân cầnchào hỏi tôi. Ulbricht mời tôi ngồi và ra dấu cho bà vợ đi ra. Tôi đã gặp ông nhiều lần vàông hay đùa bỡn, nhưng sau đó đi thẳng ngay vào vấn đề. Đó là phong cách của ông:Ngắn gọn, theo cung cách thương gia, tập trung vào những nét chính và không bao gi ờnhìn thẳng người đối thọai. Thản nhiên, Ulbricht báo cho tôi biết Anton Ackermann, ngườiđứng đầu cơ quan tình báo hải ngọai từ khi thành lập, xin từ nh iệm vì lý do sức khỏe . Tôibiết tình trạng sức khỏe của Ackermann không phải là lý do chính, nhưng Ulbricht bất tínnhiệm Ackermann vì Ackermann nói đến "con đường xã hội chủ nghĩa Đức" riêng biệt,khác với khuông mẫu Xô Viết. Ulbricht có khả năng đánh bật Ackermann vì Ackermann bịbắt quả tang phạm tội ngoại tình, điều cấm kị trong môi trường thanh khiết Đông Đứcvào những thập niên 1950.

Walter Ulbricht

Ulbricht nói: "Chúng tôi nghĩ anh phải đứng ra quản lý cơ quan". Danh từ "chúng tôi"mang tính cách kẻ cả – hoặc, chính xác hơn, "chúng tôi" có nghĩa là cấp lãnh đạo Đảng.Ông không hỏi tôi nghĩ thế nào về khả năng của tôi với chức vụ và cũng không muốn bànluận xa hơn nữa.

Tôi hầu như bị bất ngờ. Tôi chưa đầy ba mươi tuổi và tôi chẳng có một địa vị nổi bật nàotrong cơ cấu thứ bậc của Đảng. Tôi hỏi Ulbricht cơ quan tình báo hải ngọai báo cáo thếnào cho cấp lãnh đạo đảng và ông trả lời tôi có trách nhiệm trực tiếp với ông.

Không đầy mười lăm phút sau, tôi đã bách bộ ngoài đường, đầu óc lùng bùng. Khi tôi trởvề văn phong của tôi, Richard Stahlman, xử lý thường vụ cơ quan từ lúc Ackermann từnhiệm, đang chờ đợi tôi. Tôi băn khoăn về thái độ của ông; một người có trọng lượng và

Page 58: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

kinh nghiệm như ông ta không thể nà o chuyển nhượng quyền lực cho một tên trẻ tuổimới tập tễnh một cách tầm thường như vậy được . Nhưng ông lại tươi cười một cách sảngkhoái khi ông mở tủ sắt kín và trao cho tôi một số hồ sơ bên trong; giấy tờ không bao giờlà sở trường của ông và công việc hành chánh này sẽ là một phần quan trọng trong việclàm của tôi. Ông lướt chìa khóa trên bàn về phía tôi và nói: "Tất cả những thứ này là củaanh. Chúc anh may mắn. Tôi sẽ có mặt khi anh cần đến tôi". Lòng tôi đầy hãnh diện khitôi vội bước ra ngoài đi mua một bộ quần áo mới để khởi sự ngày đầu tiên ngồi vào bànlàm việc to lớn.

Lý do họ tuyển chọn tôi chỉ sau mười sáu tháng làm việc tại cơ quan tình báo cho đếnnay tôi vẫn không rõ. Nhưng Công Hòa Liên Bang Dân Chủ mới chỉ được thành lập vàotháng Mười năm 1949 và tất cả các quan chức phải học hỏi ngay trong khi làm việc.Ackermann dường như đã đề nghị tôi làm người kế vị ông và tôi đoan chắc việc cất nhắccủa tôi liên quan mật thiết với những mối liên hệ của tôi với Moscow. Đôi khi tôi tự hỏi tạisao tôi chấp nhận chức vụ này trong một cơ quan nằm trong một cơ cấu đàn áp. Trướctiên, tôi nghĩ rằng cơ quan tình báo không phải là một bộ phận trong cơ cấu đàn áp. Vàviệc từ chối không thể biện bạch được vì tinh thần trách nhiệm của tôi, vì kỷ luật củaĐảng và vì nhu cầu của chiến tranh lạnh.

Một trong những lời trách móc rất thường xuyên được đề cầp từ phía Tây về phong cáchcủa chúng tôi trong những thập niên 1950 là chúng tôi không thể nào đui mù không thấynhững gì đã xây ra trong thời gian thanh trừng tại Moscow vì chúng tôi đã thấy nhữngdấu hiệu trải qua những năm tháng kinh nghiệm tại đây. Điều này không đúng. Kinhnghiêm sống tại Moscow của chúng tôi lại có tác dụng trái ngược. Trong đầu óc chúng tôichúng tôi luôn có những bào chữa : Stalin phải tỏ chí phục thù vì ông đang chiến đấuchống một kẻ thù man rợ. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận quy mô dối tra dàn dựngtại Liên Bang Xô Viết trong thập niên 1920 và 1930, vì vậy chúng tôi không nhận ranhững dối trá, những nửa sự thật và những đòn trả thù đi kèm theo nỗ lực của chúng tôiđể bảo toàn những thắng lợi chiến lược của Liên Bang Xô Viết tại Đông Đức.

Trái lại chúng tôi tìm cách thích ứng lý tưởng của chúng tôi với những hành vi bẩn thỉubởi vì Hoa Kỳ và Đồng Minh Âu châu đang tìm cách phá hủy những nỗ lực xây dựng xãhội chủ nghĩa của chúng tôi trên đất nước Đức. Và tị nh huống viện cớ cứ tiếp tục nhưvậy, cho đến khi chúng tôi thức tỉnh ra khỏi cơn mê năm 1989. Tôi vẫn phủ nhận thái độquyết đoán cho rằng chế độ chúng tôi hoàn toàn dựa trên sự Dối Trá, nhưng tôi phảicông nhận phần lớn nó được xây dựng trên những bào chữa.

Khi tôi đứng ra lãnh đạo cơ quan tình báo hải ngoại, Ulbricht trực tiếp kiểm soát trongvòng nửa năm. Mùa Xuân năm 1953, cơ quan được đặt dưới quyền của Wilhelm Zaisser,

Page 59: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

một ủy viên của Bộ Chính Trị và đồng thời lãnh đạo Bộ Công An Nhà Nước. Ông có mộtquá khứ khiến mọi người Đông Đức phải kính phục. Trước Thế Chiến Thứ Hai, ông tổ chứcnhững công tác mật tại Trung Hoa và điều khiển Quân Đoàn 11 Quốc Tế tại Tây -ban-nha.Ông Zaisser và tôi làm việc nhịp nhàng với nhau, có nghĩa là ông phó mặc hoàn toàncông việc cho tôi. Ông chỉ dành cho tôi một tiếng đồng hồ mỗi tuần và thời gian qua mautôi không kịp trình bày những ưu tư của tôi. Là một sinh viên đam mê học thuyết Mác -xít, ông thích bàn thảo về các vấn đề chuyển ngữ tuyển tập Lê-nin sang ấn bản mới tiếngĐức, mà ông phụ trách in đăng hơn là nghe báo cáo của tôi. Những bản thảo thường nằmđầy trên bàn của ông thay vì những báo cáo tình báo.

Wilhelm Zaisser năm 1947

Ngay sau lễ Phục Sinh năm 1953, quả bom đầu tiên trong nghề nghiệp của tôi nổ. Mộtbiến cố sau này mọi người được biết đến là vụ Vulkan ( Vulkan, tiếng Đức có nghĩa là "núilửa"). Gotthold Kraus, làm việc trong đơn vị tình báo kinh tế của chúng t ôi, trở thànhnhân viên đào thoát đầu tiên của chúng tôi. Tôi xem việc này như một thất bại cá nh ânlớn khiến cho tôi khám phá cơ quan chúng tôi còn kém cẩn mật. Hơn nữa, y ra đi vàongày nghỉ cuối tuần và sự vắng mặt của y không ai để ý trong vòng nhiều ngày. Cơ quanphản giản Tây Đức có thời gian rộng rãi để khai thác những gì y biết về những điệp v iênĐông Đức trên lãnh thổ của họ và bắt họ trước khi chúng t ôi biết họ gặp nguy, chưa nóiđến việc triệu hồi họ về. Franz Blücher, Phó Thủ Tướng Tây Đức, tuyên bố trong một cuộchọp báo ba mươi lăm điệp viên đã bị bắt nhờ thông tin của Vulkan. Con số này thái quávì không một viên chức nào có thể biết danh tính của quá nhiều điệp viên họat động trênđất địch. Hóa ra phản gián Tây Đức, quá hồ hởi vì lần đầu tiên đã bắt được một mẻ lớn,quơ vào lưới một số thương gia vô t ội buôn bán với Đông Đức nhưng họ chắc chắn khôngphải là gián điệp.

Tuy nhiên chúng tôi phải trả giá đắt vì sự phản bội của Gotthold Kraus: ít nhất nửa chụcđiệp viên họat động toàn thời bị bắt, trong đó có Andrew Thorndike, một nhà làm phimtài liệu có tài mà chúng tôi mượn nghề nghiệp để làm bình phong cho những họat độnggián điệp của ông. Ông xuất thân từ giòng họ nổi tiếng thuộc hiệp hội buôn bán Hanse vàqua những mối liên hệ của ông chúng tôi tìm cách xâm nhập các câu-lạc-bộ có thế lựcchính trị và kinh tế vùng Hamburg. Vào lúc đó ông không có mặt tại Tây Đức nhưng ôngở Đông Đức, ông bị bắt vì một trò lừa thường tình: Phản gián Tây Đức gởi cho ông điệntín báo bà cô bị đau ốm. Ông đi sang Tây Đức và ông bị bắt. May mắn cho ông, họ khôngcó bằng chứng về những họat động của ông và được thả ra. Ông về Đông Đức và sốngcuộc đời thanh bạch quay phim ở phía bên này biên giới. Zaisser khi ển trách tôi một cáchnhẹ nhàng: "Mischa này, anh cần phải học hỏi nhiều hơn nữa".

Vào những ngày tháng sau này chúng tôi ráo riết tổ chức lại toàn bộ công tác trên nhữngđường dây hữu hiệu hơn. Việc tìm kiếm những thí sinh thích ứng và đáng tin cậy xem rakhó khăn và tốn kém. Điều tra về mức độ tín cẩn chính trị, những mối liên hệ cá nhân vàtính tình của họ đòi hỏi thời gian. Chúng tôi tìm kiếm những c ông dân trẻ, có động cơchính trị, có quyết tâm với xã hội chủ nghĩa và tin tưởng vào sứ mạng phục vụ đất nướcvà chính nghĩa. Chúng tôi không quan tâm cho dù các thí sinh có họ hàng bên Tây Đức,

Page 60: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

trái ngược với chính sách tuyển dụng các sĩ quan tại tổng tham mưu, họ bị loại trừ nếuhọ có họ hàng. Trên thực tế, họ hàng bên Tây Đức xem ra hữu dụng để giúp các điệpviên không phải qua các trại tị nạn để vào Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Mỗi một điệp viên được một người phụ t rách công tác tương lai huấn luyện theo từng cánhân, và có thêm phần huấn luyện đặc biệt nếu đó là mục tiêu khoa học và kỹ thuật. Mộtkhi đã vào được Tây Đức, các điệp viên thường bắt đầu công tác qua một thời gian âmthầm lao động tay chân để vượt qua hàng rao hành chánh và lập nghiệp tại Tây Đức. Vìvậy chúng tôi lựa chọn những thí sinh có tay nghề sành sỏi hoặc có kinh nghiệm thực tiễntrong ngành nghề. Hầu hết tất cả các sinh viên và khoa học gia mới tập tễnh di cư sangTây Đức vào những năm đầu đều kiếm được việc làm trong các công sở nghiê n cứu họăccác hãng mà chúng tôi để tâm đến – các cơ sở nghiên cứu hạt nhân của chính quyền liênbang tại Jülich, Karlsruhe và Hamburg; viện Batelle Institute tại Frankfurt, được Hoa Kỳxây dựng; Siemens, hãng điện tử lớn nhất của Đức; hãng IBM Đức hoặc hã ng hóa họckhổng lồ Đức BASF, Hoechst và Bayer. Vì chúng tôi dự kiến các nhà sản xuất vũ khítruyền thống của Đức – sau cơn bão tố về việc quân sự hóa nước Đức lắng động – có thểsẽ tiếp tục sản xuất những trang bị quân sự, nên chúng tôi cũng c ài người vào các hãngnhư Messerschmidt và Bölkow.

Có một vài điệp viên của chúng tôi đã le n lỏi vào những cơ quan rất chặt chẽ về mật anninh bảo mật, một số khác nắm chức vụ quản lý với lương bổng rất cao. Chúng tôi cũngkhai thác các mối liên hệ chính thức và cá nhân giữa các khoa học gia của hai vùng nướcĐức. Vấn đề cũng đơn giản vì khuynh hướng lúc bấy giờ khiến cho họ cảm thấy bất an vềhiểm họa vũ khí hạt nhân, sinh trùng và hóa học. Những ai đã từng cực kỳ xúc động vìnhững hệ lụy trong việc nghiên cứu vũ kh í hạt nhân trong thời chiến, họ đặc biệt lànhững đối tượng tốt của nhân viên chúng tôi.

*

Cái chết của Stalin vào tháng 3 năm 1953 là một chấn động lớn đối với khối chính trịCộng Sản, khởi sự cho một cuộc chiến tranh giành quyền lực tại điện Cẩm Linh và tạonên bất ổn trong giới lãnh đạo của các nước trong khối Đông Âu. Phản ứng của tôi, cũngnhư phản ứng của mọi tín đồ của Stalin, là một nỗi buồn vô hạn pha lẫn với cảm giác hỗnđộn ngổn ngang. Chúng tôi sống quá lâu dưới sự hướng dẫn của Stalin nê n cuộc sống saucái chết của ông khó mà mường tượng .

Ulbricht hy vọng vào thắng lợi của các lực lượng cứng rắn nhấ t trong các lực lượng cứngrắn thân cận Stalin. Để có được sự hỗ trợ của thể chế mới, ông nhất nhất theo đuổi chínhsách "tiến nhanh lên xã hội chủ nghĩa", có nghĩa là sưu thuế cao và trợ cấp xiết chặt,khiến cho các xí nghiệp tầm cỡ nhỏ bị đình trệ và các xí nghiệp tự túc khánh tận. Cácnông trại và các hãng nông nghiệp phải điêu đ ứng vì phải thình lình theo chiều hướngkinh tế xã hội chủ nghĩa toàn diện. Sinh họat tôn giáo của giáo hội Công giáo sau đó bịđình chỉ.

Chính sách này gặp sức kháng cự mãnh liệt . Các nông dân và các nhà sản xuất nhỏ phảnứng bằng cách làm việc không có hiệu năng hoặc, nếu họ thoát tội, chẳng làm gì cả.Tháng Chạp năm 1952, Thủ Tướng Đông Đức, Otto Grotewohl, cảnh báo nguy cơ thiếuhụt thực phẩm và những gia dụng cầ n thiết. Nhưng Ulbricht chẳng thèm để ý. Ông đánhgiá những kháng cự chống lại kế hoạch của ông qua lăng kính của chủ nghĩa Stalin chânchính, theo đó cuộc đấu tranh giai cấp sẽ gia tăng cường độ và tốc độ khi những thay đổichuyển dứt khóat sang xã hội chủ nghĩa.

Vào mùa Xuân năm 1953, lệnh gia tăng chỉ tiêu 10 phần trăm trong sản xuất được banhành cho các nhà máy, công xưởng và công trường xây cất lớn, kèm theo giá cả tăng vọtcủa các lọai thực phẩm căn bản. Không chịu đựng được gánh nặng của những biện phápbất công đặt để từ trên xuống, quần chúng bắt đầu than phiền công khai tại các hàngquán và các cơ xưởng. Bốn tháng đầu năm 1953, hơn 120.000 người trốn chạy Đông

Page 61: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Đức. Điều này cũng xảy ra ba mươi sáu năm sau, năm 1989; trong cả hai trường hợp,giới lãnh đạo quá sơ cứng để phản ứng trước cảnh đào thoát và không làm gì hơn ngoàiviệc oai dũng trách móch. “Chúng ta sẽ trong sạch hơn khi bọn kẻ thù giai cấp ra đi”,Ulbricht nghe đâu đã nhận định như vậy khi các công nhân cơ xưởng, các giáo viên, cáckỹ sư, các bác sĩ và các y tá gia nhập đoàn người ra đi .

Lo ngại cho sự bất ổn có thể dẫn đến sự xụp đổ hoàn toàn của quốc gia Đông Đức và bựcdọc vì sự cứng đầu của Ulbricht, Moscow can thiệp. Lavrenti Beria, lúc đó đang tranhgiành quyền lực trong giới lãnh đạo sau cái chết của Stalin, đảm trách việc soạn thảo mộttài liệu nhan đề "Biện Pháp Để Cải Thiên Tình Trạng tại Nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức".Sự kiện điện Cẩm Linh thú nhận tình trạng này trong khối Đông Âu xét ra ngày nay làmột thú nhận đáng ngạc nhiên trước thời kỳ "glasnost" khá lâu.

Giống như những cậu học trò ng ỗ nghịch, giới lãnh đạo của Bộ Chính Trị chúng tôi đượcmời sang Moscow và được lệnh phải đem ý kiến của Beria ra thực hành sớm chừng nàohay chừng đó. Điều này có nghĩa là phải khuyến khích các xí nghiệp nhỏ, bỏ rơi kinh tếđiều khiển của Ulbricht và nới rộng những hạn chế hà khắc chẳng hạn như đối với những«kẻ thù nội tại » của chủ nghĩa, trí thức tiến bộ và giáo hội Công Giáo. Mặc dù giới lãnhđạo Đông Đức không lấy gì làm hứng thú, mục đích của Beria là nuôi béo Đông Đức đểbán cho Tây Đức hầu nước Đức có được quy ch ế trung lập họăc ngay cả quy chế phi quânsự.

Từ những ngày đầu cho đến cuộc nổi dậy năm 1953 tại Đông Bá Linh, tôi nghỉ mát tạiBiển Baltic, đọc tiểu thuyết Hemingway và chơi đùa với các con. Đối với cấp lãnh đạo củamột cơ quan tình báo thú nhận điều này không lấy gì làm xây dựng cho lắm. Những ngàynghỉ hiếm hoi này có được là nhờ sự can thiệp của Wilhelm Zaisser, cấp trên của tôi. Ônggay gắt với tôi khi tôi thúc dục rất nhiều lần về tình trạng tài chánh nghèo nàn của cơquan tình báo hải ngoại.

“Mischa, có những điều quan trọng đang diễn ra ngay lúc này”, ông nói và rồi để xoa dịu“Anh đã không lấy ngày nghỉ từ bao lâu rồi? Anh lái xe đến Nhà Nghỉ Mát Xanh, rồi chúngmình sẽ tính”.

Thật là một vinh dự lớn cho tôi khi tôi được mời đến Nhà Nghỉ Mát Xanh tại Prerow, nơibồi dưỡng của Bộ An Ninh trên vùng biển Balt ic. Tại đây, trong ngôi biệt thự dacha khangtrang của chính phủ, tôi được biết đến lời thú nhận hoảng hốt đầu tiên của Bộ Chính Trịngày 16 tháng 6. Đó là một bản thông báo trong đó cả Bộ Chính Trị lẫn chính phủ chấpnhận sai lầm trầm trọng và tuyên bố thay đổi ngược lại tất cả những biện pháp gia tăngsản xuất và giá cả thực phẩm. Đầu tư vào kỹ nghệ nặng bị cắt giảm, sản xuất sản phẩmtiêu dùng gia tăng và các cơ sở tư nhân đã bị chính sác h khắc nghiệt của Ulbricht buộcphải đóng cửa nay được phép mở lại. Đây là một bước ngọăt chữ U của Ulbricht, nhưngđã quá trễ.

Vào sáng ngày 17 tháng Sáu, Đài Phát Thanh Khu Vực Hoa Kỳ (Radio in the AmericanSector – RIAS) thông báo các công nhân xây cất đang tiến từ đại lộ Stalinallee đến DinhCác Bộ (cũng là nơi trước đây Bộ Hàng K hông của Hermann Goering tọa lạc thời ĐứcQuốc Xã). Các công nhân đòi hủy bỏ những chỉ tiêu mới trong sản xuất kỹ nghệ và cảithiện lương bổng và điều kiện làm việc. Tòa nhà đ ược cảnh sát ngăn rào và tình thế rất làcăng thẳng. Các công nhân đình công mời gọi Ulbricht và Grotewohl. Fritz Selbmann, Bộtrưởng Bộ Kỹ nghệ, xuất hiện để chấn an đám đông, nhưng vô hiệu quả.

Có những ý kiến khác nhau về mức độ can thiệp của cơ quan tình báo Tây Âu, nói chochính xác hơn các mặt trận Tây Đức hàng đầu do Hoa Kỳ hỡ trợ, vào việc xúi giục cuộcnổi dậy này. Đã có những xâm nhập trong các xí nghiệp và cho những ai mong muốn sựsụp đổ của Tây Đức, đưa đến thống nhất hai nước, theo diễn biến của những ngày nàyđây là một cơ hội lớn. Nhưng ở đây lối quản lý kinh tế tồi dở của Đảng và tính chất lãnhđạo đàn áp của Ulbricht đã khiến dẫn đến tình trạng này. Ulbricht sau đó cũng cố gắng

Page 62: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

muốn xuất hiện, nhưng ông không đương đầu với đám biểu tình, lúc đó đang gào thét"Đả đảo Spitzbart!" (Đả đảo Râu nhọn!), họ liên tưởng đến chòm râu cằm nhọn của ông,trau truốt theo kiểu Lê-nin. Ông lựa cách xuất hiện tương đối an toàn hơn trong một cuộchội họp với các thành phần họat động để trả lời; tại đây phong cách cục mịch độc đoáncủa ông biến mất, ông tỏ ra lập lững và thiếu tập trung.

Đến chiều tối, Đài Phát Thanh Vùng Hoa Kỳ đóng vai trò điều hợp các biến chuyển, kêugọi biểu tình và thông báo rõ thời điểm và địa điểm. Các hãng xưởng lần hồi gia nhậpcuộc đình công. Đoàn người biểu tình kéo nhau về công trường Postdamer Platz của BáLinh, nơi cả bốn vùng kiểm soát của Đồng Minh gặp nhau. Từ phía Tây, những nhóm gàothét đòi lật đổ chế độ Cộng Sản cũng đang tiến đến Cổng Brandenburg. Một giờ chiều,quản trị viên Xô Viết của thành phố tuyên bố thiết quân luật và xe tăng di chuyển vàothành.

Tôi quyết định trở về Bá Linh. Khi tôi đến gần thành phố Neustrelitz, khoảng giữa đườngtừ bờ biển Baltic đến Bá Linh, xe của chúng tôi bị quân đội Xô Viết chặn tại một đọanđường. Thẻ căn cước đặc biệt của tôi tỏ ra vô dụng. Mặc dù chúng tôi phản đối, chúng tôibị giam giữ với các "phần tử đáng nghi" trong một căn phòng của trạm kiểm soát. Tạiđây tôi rủa thầm vài tiếng đồng hồ và tự hỏi ai là ng ười quản lý thực sự phần đất này củanước Đức. Nhờ về kiến thức tiếng Nga, trong đó có cả những tiếng lóng nặng nề, cuốicùng tôi được phép nói chuyện với cấp chỉ huy, tự giới thiệu mình một cách minh bạch vàtiếp tục cuộc hành trình.

Sau đó tôi về đến nhà tại khu Pankow của Đông Bá Linh, khu vực thành phố nơi cấp lãnhđạo ở. Các công nhân từ Bergmann-Borsig, một tập đoàn sản xuất các máy móc dụng cụlớn dùng cho kỹ nghệ nặng và vật liệu gia dụng, đi ngang trước nhà tôi và cha tôi thoáthiểm trong đường tơ kẽ tóc , suýt bị đám đông đánh tại trung tâm thành phố. Ông chắcchắn phần đông thành phần thanh niên biểu tình đến từ Tây Bá Linh và ông hồi tưởngđến bọn áo nâu tràn đầy thành phố thời buổi ban đầu của Hitler. Bây giờ lối phát ngônnày có thể bị đánh giá là kiểu tuyên truyền Cộng Sản, nhưng tưởng cũng không kémphần quan trọng nhắc nhở những biến cố trên xảy ra ch ỉ có tám năm sau sự sụp đổ chủnghĩa Quốc Xã tại Đức, và là điều rất là thường tình khi người ta cảm nhận, mượn lời củaBertolt Brecht, "con đĩ đã đẻ ra nó vẫn còn muốn động cỡn ".

Chúng tôi sửng sốt vì sức bạo động và lòng hận thù dâng cao xung quanh chúng tôi. Đốivới những ai như tôi sống trong lòng của xã hội mới này đây là một bừng tỉnh khó khănđể nhận thức hệ thống chúng tôi hàng mến chuộng đã làm mất lòng dân. Số lượng chínhxác người chết không hề được biết rõ, nhưng tổng số lên đến k hoảng 100 và 200 người.Tôi thấy rõ ý niệm "chủ nghĩa phiêu lưu phát-xít" và "lật đổ phản cách mạng" phát xuấttừ cấp lãnh đạo chỉ dùng để làm dụng cụ tuyên truyền mà thôi. Điều này không làm chotinh thần tôi bị lay chuyển. Tôi thích thú mường tượng chúng tôi học hỏi được từ cuộc nổidạy và đem áp dụng những kinh nghiệm tốt của bài học nà y cho việc quản lý tương lainhà nước.

Với trách nhiệm giám đốc cơ quan tình báo hải ngọai, công việc của tôi là tìm kiếm chứngliệu can thiệp của những lực lượng bên ngoài trong cuộc nổi dậy này. Tôi biết rõ, ngay lúcđó, đây cũng là một tiểu sảo để cung cấp những biện minh cho giới lãnh đạo trong lúcquân dội Xô Viết phơi bày sự bất lực của họ. Việc thâu thập bài vở trên nhật báo và tuầnbáo, sách vở và những tài liệu khác phơi bày kế hoạch của Tây Đức và Hoa kỳ nhằm xóabỏ Cộng Hòa chúng tôi không phải là một điều khó; lúc đó có một khuynh hướng hòa tấuchung trong mối bang giao quốc tế. Lý thuyết gia Hoa Kỳ James Burnham, trong quyểnsách nhan đề Defeating Soviet Imperialism (Đánh bại Chủ Nghĩa Đế Quốc Xô Viết), đã hôhào dùng những phương pháp khuynh đảo trên lãnh thổ của khối Đông Âu, kể cả việcdùng những "câu-lạc-bộ chui" để xúi giục, "phối hợp hành động để lật đổ chính quyềnCộng Sản", do các ông bạn được CIA trợ giúp tiên phong dẫn đầu tại Tây Bá Linh, ĐạoQuân Chống Phản Nhân Đạo (Kampfgruppe gegen Unmenschlichkeit –KGU) và Ủy BanĐiều Tra của Các Luật Gia Tự Do (Untersuchungousschuss Freitheitlicher Juristen – UFJ).

Page 63: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chúng tôi khám phá, nhờ một điệp viên của chúng tôi trong phái bộ Quân Sự Mỹ, giámđốc CIA, Allen Dulles và cô em gái, Eleanor Lansing Dulles, một viên chức của Bộ NgọaiGiao Hoa Kỳ, đã có mặt tại Tây Đức một tuần trước khi xảy ra cuộc nổi loạn. (Điệp viên,tên Bielke, là thông dịch viên cho đại diện địa phương của AFL -CIO tên là Baker. Công táccủa Baker là xâm nhập các tổ chức công đoàn thương mại của Cộng Hòa Dân Chủ Đức.)Chúng tôi cũng bắt được điện tín của Walter Sullivan, phóng viên của tờ New York Timestại Bá Linh, gởi cho trụ sở tại Manhattan, điện tín ghi: “Bất mãn sẽ không bao giờ bộc lộnếu không có đài Phát Thanh Hoa Kỳ RIAS. Từ 5 giờ sáng thứ Tư, đài phát thanh tuyêntruyền của Hoa kỳ tại Bá Linh phóng đi những chỉ thị chi tiết trên toàn lãnh thổ nướcĐức”.

Công việc của chúng tôi là thâu thập tin tức tình báo trong hậu trường của cuộc nổi dậy,nhưng chúng tôi không rõ cấp lãnh đạo rút tiả kết luận nào từ những báo cáo này.Ulbricht bất ngờ đặt nặng trong tâm lên một bản tin mà chúng tôi không mấy chú ý đến.Vào tối ngày 16 tháng Sáu, tố chức công đoàn thương mại tại Tây Đức dự trù một cuộcdu thuyền trên tàu hơi và mời các đồng nghiệp còn rơi rớt lại trong các công đoàn ĐôngBá Linh. Nguồn tin của chúng tôi báo rằng lời mời không gởi qua bưu điện nhưng quađiện thoại và các chữ "du ngọan trên thuyền hơi" đã được nhắc đi nhắc lại trong các lầnđiện thọai. Ulbricht lập tức xem đây là những mật mã khơi động những biến cố ngày 17tháng 6. Nhưng đây rõ ràng là một suy đoán thái quá.

Cuộc nổi dậy trớ trêu hơn nữa lại củng cố quyền lực của Ulbricht. Sau một cuộc nổi dậytầm cỡ lớn như vậy, cấp lãnh đạo Xô Viết không thể nào phiêu lưu tạo thêm bất ổn hấtchân ông ta và đằng nào cũng vậy Beria vừa mới bị thanh toán trong đợt khai trừ hậuStalin đầu tiên.

Zaisser và Rudolf Herrnstadt, chủ nhiệm tờ báo của Đảng Neues Deutschland, cả hai đềuủng hộ một cuộc cải cách và Ulbricht nhờ vậy có cớ chính đáng đẩy hai đối thủ này đi. Cảhai được thay thế bởi những người ủng hộ ông vô đ iều kiện. Ngay chính Ulbricht cũnghành xử một cách thô bạo như Stalin để tiêu diệt những kẻ đối kháng.

Một bầu không khí bất ổn và bất t ín nhiệm bao trùm khiến cuộc sống trở nên khó khăncùng khắp Đông Đức, và tôi cảm nhận điều này. Nhưng cái nhìn về thế giới và lòng thâmtín của tôi không hề suy xuyển, một điều mà các độc giả Tây phương cảm thấy bí ẩn. Tạisao, sau cuộc đổ máu trên đường phố và việc Ulbricht thanh lọc những phần tử mà chúngtôi biết là tốt, chúng tôi không tìm cách lánh xa ông hoặc phê bình chỉ trích ông. Chiếutheo tín thuyết và thực hành của tất cả các đảng Cộng Sản sau khi Lê-nin chết, bất cứ aicông khai tấn công Tổng Bí Thư đương nhiệm, người đó phục vụ cho quyền lợi của kẻ thùgiai cấp. Đối với một người Cộng Sản, điều này tương đương với việc xúc phạm của mộttín đồ Công Giáo ngoan đạo.

Những người bị Ulbricht thanh trừng chấp nhận những cáo buộc một cách lặng lẽ. V iệc họkhông phát biểu để tự bào chữa có lẽ chỉ có thể hiểu được bởi những ai đã từng trải quacác cuộc thanh trừng của Stalin và hiểu rằng kỷ luật trong Đảng là sức mạnh keo sơn.Những người này đã cống hiến cả cuộc đời của họ cho phong trào cách mạng và đối đầuvới Đảng sẽ là một đổ vỡ toàn diện. Họ giữ im lặng cũng vì một lý do khác : họ biết rằngtình trạng đã trở nên vô vọng , nói điều gì đi nữa cũng chỉ l àm cho tình hình tệ hại hơnnữa.

Page 64: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Rudolf Herrnstadt, 1953

Rudolf Herrnstadt và Wilhelm Zaisser là hai trong những nạn nhân trong tiến trình củngcố quyền lực của Ulbricht. Trước thời chiến, Herrnstadt làm việc cho GRU (GlanoyeRazvedyvatelnoye Upravleniye) cơ quan tình báo quân đội Xô Viết và đã gầy dựng mộthệ thống tình báo tuyệt hảo tại Warsaw. Hai điệp viên ông kết nạp Ilse Stöbe, người vợthứ nhất của ông, và Gerhard Kegel trong Tòa Đại Sứ Đức tại Moscow đã cung cấp tin tứctiên khởi về cuộc tấn công của Đức năm 1941. Có lẽ ông phiền lòng vì được biết nhữngcông tác trước đây của ông hiện không còn nghĩa lý gì cả. Trường hợp của Herrnstadt làmcho tôi xúc động mãnh liệt. Mặc dù ông là một viên chức không nổi tiếng, vào nhữngthập niên 1980, tôi thu xếp để ra lệnh phát hành một phim tài liệu cho các nhân viên trẻghi lại thành tích tình báo của ông. Ít ra ông cũng được vinh dự trong giới tình báo, mặcdù không chính thức.

Mãi sau này, tôi đọc được những giòng chữ Herrnstadt để lại trong khi ông làm việc tạiThư Khố Trung Uơng Nhà Nước tại Merseburg . Ngay tại đây, một câu hỏi nhức nhối luônám ảnh ông: "Tôi khôn ngoan hơn Đảng chăng?" Câu hỏi này dày vò ông mặc dù ông lànạn nhân của sự bất công do Đảng đỡ đầu và ông thấy những hệ quả sơ cứng của giáođiều của Đảng. Như Zaiser và Ackermann, ông giữ kín mối nghi ngờ trong lòn g và ghinhững giòng suy tư này trên những trang giấy cho thế hệ mai sau; họ bị ràng buộc bởimột im lặng đồng loã mà phần đông các đảng viên Cộng Sản thất sủng mắc phải. Họkiên định với nguyên tắc căn bản của một đảng viên Cộng Sản: Không bao giờ gây thịêthại cho Đảng.

Không một ai trong họ có thể sống được với tâm trạng hồ nghi nghĩ rằng họ cung cấp vũkhí cho những kẻ đánh phá quyền lực mà chúng tôi nhọc nhằn chiếm được. Giới trí thứccòn phải mang thêm gănh nặng khác là phải phấn đấu để được lòng tín cẩn của một đảngcống hiến cho sự toàn thắng của giới công nhân. Cha tôi, các văn sĩ và các triết giathường xuyên nuốt nhục phải hạ mình xuống trước những kẻ tra vấn hằn học trongnhững buổi họp của Đảng. Tại Đông Bá Linh, danh từ "trí thức" nghe ra lạc lõng trong nộibộ Đảng và Bộ Công An. Nhiều người đã cố gắng tự bào chữa để không bị tố cáo có "lốisuy nghĩ trưởng thượng" hoặ c "thiếu khiêm nhường", họ bày tỏ lòng phục tùng chấp nhậnvai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và phải ngậm họng trước những hành vi nguxuẩn nhân danh giai cấp. Đối với những ai không hiều rõ sức mạnh của não trạng này,tôi khó mà giải thích làm sao tôi có thể giữ được niềm tin trong những tháng năm săp tới.Việc cất chức Wilhelm Zaisser khỏi chức vụ Bộ Trưởng Bộ Công An đưa đến những hậuquả vừa có tính cách cá nhân và cũng vừa có tính cách tổ chức đối với cơ quan chúng tôi.Tôi vẫn giữ chức vụ của tôi và tôi được phong làm phụ tá cho Ernst Wollweber, vị giámđốc mới của cơ quan. Vị này không màng đến những chi tiết công tác nhưng đặc biệt chútrọng đến những tin tức chính trị mà chúng tôi thâu thập. Khi đề cập đến vấn đề này, ôngbước tới bước lui trên chiếc thảm đặt trong văn phòng của ông. Người ông nhỏ nhắn, tròntrịa, miệng luôn ngậm điếu xì-gà đã tắt ngẩm. Ông không thể nào ngồi yên trước bànmột khi ông bắt đầu bàn về những nhân vật, những mối liên lạc và những mâu thuẫn bên

Page 65: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Tây phương và khả năng ảnh hưởng của chúng đối với chúng tôi.

Ernst Wollweber

Wollweber cũng chẳng khác biệt gì nhiều với Erich Mielke, người trách nhiệm về phảngián và khử trừ gián điệp trong hàng ngũ chúng tôi. Mielke chống đối quyền kiểm soátcủa tôi trên tình báo hải ngoại; ông tự xem là đối thủ của tôi và luôn tìm cách phá tôi ,không những lúc chúng tôi ngang hàng với nhau mà ngay cả khi ông trở thành cấp trêncủa tôi sau này trong chức vụ Giám Đốc Bộ Công An. Ông thuộc đạo quân tiêu diệt củaĐảng Cộng Sản nhằm vào các băng đảng Quốc Xã năm 1930 và ông thẳng tay trừng trịkẻ thù. Tuy nhiên, năm 1953, ông vẫn còn đang bối rối vì một quyết đ ịnh Đảng xem xétkhả năng của ông do hệ lụy của cuộc nổi dậy năm 1953. Tôi được nâng quy chế, lên làmmột trong những phụ tá của Wollweber trước ông ta, điều mà ông vẫn còn hằn học chođến mãn đời của ông. Mấy năm sau, tôi được biết khi Wollweber bị cách chức, đại diệncủa KGB tại Bá Linh, ông Yevgeni P.Pitovranov, và Đại Sứ Xô Viết tại Công Hoà Nhân DânĐức, ông Georgi M.Pushkin, ban thảo với Ulbricht để tìm kiếm người thay thế Wollweber.Pitovranov nói :"Tại sao ông phải kiếm? Ông có người kế vị rồi – Wolf đấy". Nhưng Mielkeđược đề cử vào chức vụ này; ông là tai mắt của Ulbricht.

Mielke có một cá tính đầy uẩn khúc cho dù xét dưới khía cạnh đạo đức thông thường ápdụng cho thế giới điệp viên. Ông đam mê thể thao thể lực. Ông có thói tật thu thập dữkiện không những về những người tình nghi đối lập mà ngay cả các bạn đồng nghiệp.Ông cố moi tìm kiếm cho ra những tên phản bội trong giới lãnh đạo, ôn g hứa cho tôiquyền cao chức trọng nếu tôi tìm được trong Trung Tâm Tài Liệu Hoa Kỳ tại Bá Linh, nơidự trữ tài liệu của Quốc Xã sau năm 1945, một loại bằng chứng cho thấy chính tri giaĐông Đức cộng tác với Đệ Tam Cộng Hòa. Không có một sự kiện nào thoát sự chú ý củaông, không có một chi tiết nhỏ nào không rơi vào hồ sơ đỏ mà ông cất kín trong tủ sắtvăn phong.

Erich Mielke

Có một lần tôi nhận báo cáo của một nhân viên sửng sốt trong cơ quan của tôi, anh thấy

Page 66: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Erich Honecker, sau này là lãnh tụ Đông Đức, nhưng lúc đó ông đứng đầu tổ chức Thanhniên Đức Tự Do, rón rén qua các ngõ ngách đường phố sau khi ra lệnh cho tài xế về nghỉvào lúc trạng vạng tối. Đối với tôi điều này chứng tỏ là Honecker đang thăm viếng một côbạn gái vụng trộm, mặc dù lúc đó ông đã thành hôn với một cô bạn đồng nghiệp côngchức. Tôi đùa bỡn việc này với Mielke: “ Này, chúng ta đâu cần giữ sự kiện này trong hồsơ”, và tôi làm ra vẻ vứt báo cáo đó đi. “Không, không”, ông giám đốc phản gián vộivàng trả lời “Để tôi cất giữ nó. Mình phải cẩn thận không biết chuyện gì sẽ xảy ra saunày”. Báo cáo này đóng góp thêm chi tiết về những thành tích không lấy gì làm đẹp đẽcủa ông Honecker vào trong hộp đỏ của Mielke, để rồi hàng chục năm sau này vào năm1989 được phơi bày khi ông uỷ viên công tố tìm tòi trong văn phòng của Mielke.

Một khi đã khởi sự, c ác cuộc thanh trừng thật khó mà ngừng lại. Bốn năm sau, Wollweverbị khai trừ do một thủ đoạn khác của Ulbricht và Mielke chiếm chức vụ Bộ Trưởng BộCông An. Có lẽ Mielke vẫn giữ chức vụ đầu não công an nếu không có ngày ra đi lố bịchvào năm 1989, khi ông rời bỏ nhiệm sở với lời từ biệt miễn cưỡng trước quốc hội ĐôngĐức: "Tôi thương yêu hết mọi người ".

Page 67: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 5Vừa học vừa làm

Nước Đức vào những năm đầu của thập niên 1950 là một mạng lưới khổng lồ của nhữngmối liện hệ công khai và ngấm ngầm, những nỗi nhục thầm kín và lòng trung thành giấukín ở cả hai phía Hữu và Tả. Không có gì là chắc chắn, không thể tin ai một cách tuyệtđối, dễ lầm khi nhìn bề ngoài. Kết quả là một xúc cảm mãnh liệt và tính đa nghi, một bầukhông khí đã được Billy Wilder ghi nhận trong những bộ phim về cuộc sống trong vùngHoa Kỳ chiếm đóng – đặc biệt trong phim Foreign Affair – và được chính em tôi quay lạitrong những phim nói về những năm đầu trong vùng Nga chiếm đóng. Báo cáo chínhthức do người dân tự thẩm định chỉ là vỏ bề ngoài . "Cứ hai người trong nước là có mộtngười tham gia kháng chiến bí mật" cha tôi thuờng hay miả mai đùa cợt sau khi nghenhững báo cáo vô căn cứ của người dân Bá Linh về cách họ chống Hitler một cách ngấmngầm. "Nhưng rủi thay, họ chẳng bao giờ thấy người này ".

Cả hai nước Đức đều hô hào mục đích của họ là thống nhất đất nước. Chính tôicũng không tin điều này có thể thực hiện được trong tương lai gần vì những xung độtquyền lợi của những thế lực chiến thắng đã chia cắt nước Đức thời hậu chiến. Ngay cả tạiWashington và Luân-đôn, biến động tháng Sáu năm 1953 tại Đông Đức tạo thêm xácquyết là chiến lược đẩy lui quyền lực của Xô Viết sẽ thành công. Hy vọng thống nhất saunày tiêu tan dần vì áp lực chính trị, kinh tế và, chưa hẳn là tác động cuối, quân sự – việctái quân trang Tây Đức và việc Tây Đức gia nhập liên minh quân sự Tây phương là n hữngưu tiên trong lịch trình của Tây Phương. Tuy nhiên cấp lãnh đạo của Cộng Hoà Dân ChủĐức vẫn tiếp tục bám víu vào khẩu hiệu thống nhất nước Đức, mặc dù quá nhiều côngdân của họ đã bỏ nước ra đi.

Mối ưu tư hàng đầu của giới cầm quyền là cuộc đấu tra nh thiết lập một bộ mặtkhác biệt của phương Đông. Tình cảnh bấp bênh nội tại của "quốc gia Đức thứ hai" luônđeo đuổi trí não của họ. Điếu này buộc họ phải phát động việc tôn sùng lòng ái quốc đếnđộ vô lý. Chúng tôi mặc quân phục, tôi có ít nhất năm bộ, đây là một thành tích đáng kểcho một người không bao giờ phục vụ trong quân đội. Một trong những ý kiến kỳ quặcnhất của Ulbricht áp dụng vào thời kỳ này là việc sử dụng biểu tượng quân sự - một cuộcxoay chiều thấy rõ, vì chúng tôi chỉ trích việc dân Tây Đức vẫn tiếp tục truyền thống quốcgia quân sự của quân đội Hitler. Nhạc quân sự truyền thống cũng được phục hồi và côngkhai hoà tấu lần đầu tiên tại Đông Bá Linh tại Thế Vận Hội Thanh Niên khối Xô Viết năm1951. Như phần đông các đảng viên Cộng Sản đã đ ược đào tạo để đánh giá cách phatrộn quân sự với nhạc này chuẩn bị con đường đi đến chế độ Quốc Xã, tôi cảm thấy khóchịu. Khi những bài quân nhạc trổ lên, tôi quay sang nhà văn Nga gốc Do thái IlyaEhrenburg, đứng bên cạnh tôi trên khán đài, và hỏi ông nghĩ thế nào về quang cảnh này.Ông nhún vai theo kiểu cách nhẫn nhục của người Nga và nói : "Người Đức lúc nào cũngthích diễn hành".

*

Trong khi đó, cơ quan non nớt của chúng tôi cố gắng học hỏi xây dựng cơ sở vớiphong cách ít phô trương hơn. Mặc dù vậy, không phải lúc nào cũng được êm t hắm. Vàonhững năm đầu việc quản lý cơ quan điệp báo mới luôn có khuynh hướng ngả theo luậtcủa Murphy (Lời dịch giả: Murphy's Law: Điều gì mình nghĩ là hỏng nó sẽ hỏng) và môitrường khoa học kỹ thuật tạo vô số cơ hội để lầm lẫn và tính toán sai lầm.

Trong những thập niên 1950, hàng ngàn công dân Nước Cộng Hoà Dân Chủ Đứctràn qua biên giới Tây Bá Linh và Tây Đức lúc đó hầu như mở ngỏ. Con số gia tăng nhanhchóng sau cuộc nổi dậy tháng 6 năm 1953, và gần 500.000 ngườ i của một nước có dânsố 18 triệu người bỏ trốn trong vòng ba năm kế tiếp.

Page 68: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Điệp viên của chúng tôi trà trộn trong làn sóng người này không khó. Họ thường làthanh niên, có lý tưởng Cộng Sản cao độ và họ đặt nền tảng cho nhiều thành công củachúng tôi sau này. Mặc dù họ thường bị mời lên tra vấn tại các trại tị nạn một khi họsang phiá Tây, họ vẫn có cơ hội tốt để hoà nhập với đám đông mới đến nếu họ đượctrang bị một lý lịch khả tín, chẳng hạn như ước muốn đoàn tụ với thân nhân bên TâyĐức. Chúng tôi dùng nhiều lý cớ khác nhau: Một điệp viên có thể trình bày là y bị bắt tạitrận man khai quá khứ đảng viên Đảng Quốc Xã hoặc tố chức Waffen SS, hoặc y tỏ ý phêbình nét xấu của những chính sách của chính phủ. Chúng tôi đi xa hơn nữa cài đặt"những vết nhơ" trong lý lị ch cá nhân của các điệp viên trong hồ sơ các bộ để tăng cườngđộ khả tín nếu phản gián Tây Đức bằng phương cách nào đó lấy được hồ sơ của họ.Chúng tôi tránh kết nạp vào cơ sở chúng tôi những người có thân nhân bên Tây Đức, vìtôi nghĩ rằng những cơ quan tình báo Tây phương có thể dễ dàng xâm nhập cơ quanchúng tôi – như chúng tôi đã xâm nhập họ - qua liên hệ và áp lực gia đình.

Mỗi một người chúng tôi gởi đi đều có một công tác nhất định và mỗi một điệpviên được huấn luyện bởi một đội trách nhiệm về công tác này. Chúng tôi giới hạn việchuấn luyện trong những nguyên tắc sơ đẳng về tình báo và phương cách thu thập nhữngtin tức mà chúng tôi muốn. Việc huấn luyện những điệp viên về những v ấn đề và phươngthức không liên quan đến công tác của họ xét ra không cần thiết; trên một phương diệnnào đó, điều này có thể khiến cho công tác của họ nguy hiểm hơn vì công tác của họ sẽtrở nên phức tạp hơn một cách không cần thiết. Trong một vài trường hợp chúng tôi triệuhồi điệp viên từ Tây Đức và đưa họ trở về Đông Đức để huấn luyện bổ túc khi có thời cơthuận tiện.

Sự kiện chúng tôi gởi điệp viên sang Tây Đức, một nước có cùng ngôn ngữ và vănhoá, rõ ràng là một điểm lợi. Quả nhiên, việc đưa người của Liên Bang Xô Viết xâm nhậpHoa Kỳ và ngược lại là một việc khó khăn hơn nhiều. Khi cả hai nước Đức trưởng thànhtheo hai chiều chương khác nhau, công tác xam nhập trở nên khó khăn hơn, và việc xâycất Bức Tường Bá Linh hạn chế hẳn làn sóng di dân trong đó chúng tôi cài điệp viên. Điềunày có nghĩa là lý lịch ngụy tạo phải tinh vi hơn. Nhưng vào thời điểm này Tây Đức vẫnlép vế hơn, vì việc di dân từ Tây sang Đông rất hiếm và bị quan sát kỹ lưỡng. Mặt khác,Tây Đức không có nhu cầu gửi người đi: Họ có thể mua chuộc người trong đám đôngcông dân bất mãn tại Đông Đức chúng tôi.

Để khắc phục những khó khăn hành chánh trong việc định cư tại Tây Đức, phầnđông điệp viên của chúng tôi thường bắt đầu công tác bằng cách trải qua một thời gianlao động chân tay đơn sơ. Vì lý do này, chúng tôi thường chọn các thí sinh có tay nghềkhéo léo và có kính nghiệm thực tiễn trong một ngành nghề. Tuy nhiên, không phải aicũng đi qua nẻo đường này. Như đã đề cập trước đây , hầu hết các khoa học gia và sinhviên ngành khoa học di cư vào thời đó đều kiếm đuợc việc tại các hãng hoặc cơ sở nghiêncứu mà chúng tôi chú ý. Chúng tôi cũng thâu thập tin tức qua các mối liên lạc khôngchính thức với các khoa học gia Tây Đức. Nhiều người cảm thấy bồn chồn về hiểm họahạt nhân, vũ khi sinh trùng và hoá học. Họ bị chấn động mạnh vì hai quả bom nguyên tửthả xuống Hiroshima và Nagasaki, họ cung cấp cho các điệp viên chúng tôi rất nhiều cơhội và đề tài để bàn thảo.

Có một vài người của chúng tôi xâm nhập vào các khu vực có những nguyên tắcbảo mật khắt khe . Những người khác vào được những vị trí lãnh đạo , lương bổng caotrong các tổ chức xí nghiệp. Nhưng việc xâm nhập vào thâm cung của các trung tâmquân sự và chính trị tại Bonn, nơi những quyết định lớn được thực hiện, khó hơn nhiều.

*

Sau những cuộc nổi dậy năm 1953, cuộc họp thượng đỉnh của các Bộ Trưởng Bộ NgoạiGiao của phía Đông Minh năm sau đó là một mối quan tâm bức xúc nhất của chúng tôi .Đây là lần đầu tiên một biến cố như vậy diễn ra trước ngưỡng cửa chúng tôi và tôi khôngrõ tôi phải có những hoạt động tình báo nào. Như thường lệ, ông bạn Xô Viết yêu cầuchúng tôi có một kế hoạch hành động chính xác. Trong tinh thần ước vọng hơn là trông

Page 69: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

chờ, tôi cố gắng chuẩn bị một kế hoạch nhằm tạo nên nhu câu bức thiết để có được tintức phẩm chất cao từ các nhân viên của tôi .

Moscow phái một cố vấn đặc biệt đến để xem xét bản sơ đồ lớn nằm trên bàn củatôi và, giống như một anh thợ phát giác một lỗ hở trong máy, y nói : "Lẽ cố nhiên, quý vịcần có một "malina" trong thời gian công tác này". Tôi đâm ra bối rối. Malina theo tiếngNga có nghĩa là "quả mâm xôi", nhưn g chắc chắn ông bạn KGB không nói về trái cây ăntráng miệng. Hóa ra đương sự dùng tiếng lóng để chỉ động chị em ta, nơi đây các nhânviên của chúng tôi quyến rũ các viên chức lạc lối từ hội nghị ra trút bớt gánh nặng vàonơi có chút xa hoa.

Việc này diễn ra hàng mấy năm trước khi tôi khai triển chiến lược sử dụng tình dụctrong nghề điệp báo, nhưng tôi không muốn để lộ cho ông bạn đồng nghiệp Nga biế t làtôi quá ngây ngô. Chúng tôi cấp tốc biến một căn nhà nhỏ mà chúng tôi đôi khi dùng ởphía nam ngoại ô Đông Bá Linh thành vừa là nhà chứa và là trung tâm gài bẫy với đầydụng cụ nghe lén và máy quay phim có đèn hồng ngoại tuyến, giấu trong phòng ngủ cóánh sáng thích hợp. Ngày nay những dụng cụ này tỏ vẻ rất thô sơ, chính vì vậy các nhiếpảnh viên phải luồn lách trong tủ quần áo nhỏ và đứng chờ cho đến khi đối tượng họ quansát ra đi.

Vấn đề kế tiếp là kiếm các giai nhân. Chúng t ôi tiếp xúc một ông cảnh sát caoniên đã từng chỉ huy đội tuần tra thuần phong mỹ tục tại Bá Linh.(Điều ngộ nghĩnh, việckiểm soát mãi dâm và hình ảnh khiêu dâm được cả hai bên Đông và Tây cùng thực hiệngiữa những năm 1945 và 1949). Ông đi mòn giầy cao su biết hết những nơi hành nghềcủa chị em ta và những nơi họ trú ngụ vì nay cái nghề xưa nhất trái đất đã đi vào bóngtối trong một xã hội mới trong sạch của chúng tôi. Nhưng không may, ông dẫn chúng tôiđến khu Mulackstrasse, một khu từ xưa đến này luôn biểu tượng cho thị trường buôn bánda thịt hạ cấp nhất Bá Linh. Cấp trên của tôi lúc đó, đã từng trải cuộc đời trong nghề điệpbáo mặc dù điềm nhiên trước những sự kiện này, điện thoại cho tôi với giọng nhăn nhó :"Anh không thể nào đặt chân đến những nơi như vậy cho dù chỉ tốn một Đức Mã".

Đi ngược lại với chủ thuyết, chúng tôi hành động theo bản năng của một xí nghiệptự do. Tại một quán bán sữa trên đại lộ Karl Marx chúng tôi kiếm ra được nhiều cô gáihấp dẫn, mặc dù sống cuộc đời đáng kính ban ngày, chấp nhận sống một cuộc đời kémtrang trọng hơn về đêm nhân danh Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa. Kế hoạch dự tính gởi mộtđám điệp viên của chúng tôi đến trung tâm báo chí tại Tây Bá Linh và các quán ăn, quánrượu nằm xung quanh những nơi hội họp của các bộ trưởng ngoại giao. Họ có công tácmời mọc các viên chức và cố vấn đến giải khát và, nếu tình hình có vẻ khả quan, đưa họđến tham gia một "nhóm nhỏ" tại căn "malina", nơi đây bảo đảm có sự hiện diện củaphái nữ.

Sự việc diễn tiến êm xuôi. Nhưng vào giữa đêm, điện thoại của tôi reo vì xảy ramột "biến chuyển bất ngờ". Bà Tám yêu cầu kiểm soát vệ sinh kỹ lưỡng và khám phámột trong những cô nàng không lấy gì làm cảnh vẻ cho lắm. Cô ta có rận. Tôi ra lệnh rútcô ta ra khỏi nhóm công tác.

Cuộc họp bắt đầu, đội công tác chúng tôi trông chờ hành động, nhưng không thấyxuất hiện một anh bạn nào cả. Nhân viên tháp tùng năm nay hình như đạo đức một cáchbất thường, vì người duy nhất lọt bẫy, lại vào đêm cuối, là một ký giả Tây Đức. Nước vàthức ăn khai vị được trưng bày thịnh soạn, các giai nhân đứng vào vị trí của mình. Nhưngtrong lúc cao hứng, nhân viên trách nhiệm của chúng tôi đêm đó uống nhầm ly rượuchứa thuốc cường dương dành cho khách. Để k ết thúc đẹp, có chiếu phim khiêu dâm. Lẽcố nhiên những loại phim này bị cấm tại Đông Đức, nhưng cũng đuợc ông cựu cấp chỉhuy đội tuần tra thuần phong trình chiếu mỗi khi có dịp cần đến. Trong khi người củachúng tôi không phút nào rời đoạn phim, con mồi chúng tôi không hề chú ý một chút nàođến màn ảnh hoặc các cô gái và rút lui vào trong bếp để nói chuyện gẫu với cô gia nhân.

Ngày hôm sau, anh ký giả là người duy nhất có đầu ốc tỉnh táo. Anh ta hiểu chòtrơi và nói sẵn sàng làm việc cho chúng tôi. Đây cũng là một loại chiến thắng, nhưng quá

Page 70: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

bất xứng với công lao bỏ ra. Chúng tôi trả lương các cô chiêu đãi thất vọng và mời họ vềvới chỉ thị họ triệt để không được bàn tán về vở kịch hỏng n ày.

Sau đó sự vụ này tiếp diễn một cách kỳ lạ. Khi chúng tôi gởi điệp viên đến gặpanh ký giả, một người bạn đồng nghiệp đến thay anh ta, tên là Heinz Losecaat vanNouhuys, tự nhân làm việc tờ tuần bán danh tiếng Tây Đức Der Spiegel. Hoặc giả họ tựdàn xếp cuộc trao đổi hoặc việc này do phản gián Tây Đức tổ chức, tôi chẳng bao giờđoán ra sự thật. Nhưng ông van Nouhuys tỏ ra là một đi ệp có tinh thần cộng tác cao độ.Mặc dù tôi nghi ngờ lời nói của ông cho rằng những tin tức của ông lấy từ các Bộ ra, tintức ông cung cấp cho chúng tôi năm này qua tháng nọ ăn khớp với những báo cáo khác.Sau đó ông vào ban biên tập của tờ Quick. Tờ tuần báo cánh hữu rất phổ biến này chốngĐông Đức mãnh liệt, nhưng nơi đây ông vẫn tiếp tục làm việc cho chúng tôi.

Chúng tôi bắt đầu sử dụng hội chợ thương mại Leipzig để bắt liên lạc với giớithương dân, và qua họ bắt mối liên hệ với các chính trị gia bảo thủ và các khuông mặtnổi bật có lòng tin trong việc công tác với Đông Đức, họ bằng cách này hay cách nọmuốn duy trì không cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ giữa hai mảnh nước Đức. Các giao ướcthương mại Đông Tây tại đây phải tuân thủ lệnh cấm vấn của phương Tây trên nhữngmặt hàng có tinh chiến lược , ví dụ như những vật liệu căn bản như ống thép. Những hạnchế này khiến các thươ ng gia phải lập nên những mối liên lạc đáng tin cậy và gian xếpcác giao dịch kinh doanh bất hợp pháp, và một bộ phận của Uỷ Ban Trung Ương Đảngphụ trách về thượng lượng đút lót, cho dù sau này chúng tôi đảm nhiệm công việc này.Tôi thường hay đi Leipzig đóng vai trò nghiêm trang của một viên chức cao cấp thươngmại hoặc một đại diện của Hội Đồng các Bộ Trưởng.

Nhờ vậy tôi gặp Christian Steinrücke, người liên quan đến việc buôn bán thép tại TâyĐức. Steinrücke giao hảo với các kỹ nghệ gia lớn như Otto Wolff von Amerongen, gia đìnhông quản trị một công ty thép tiên phong giao thương với Liên Bang Xô Viết vào đầunhững thập niên 1920 và giúp xây dựng đường xe hoả Mãn-châu. Một hôm ngồi ăn tốivới Steinrücke, tôi nói với ông tôi là một vị tướng trong Bộ Nội Vụ Đông Đức, và từ đóchúng tôi tâm đầu ý hợp. Sáng hôm sau, tại một buổi họp kín của Liên đoàn Sắt và ThépTây Đức, ông giới thiệu tôi là đồng nghiệp của ông ta cho vị giám đốc, ông Ernst WolfMommsen. Nhờ sự bảo trợ của Steinrücke, không một ai trong nhóm tinh anh kín đáonày để ý đến sự hiện diện của tôi, nói gì đến chú ý đến tôi. Steinrücke có vợ thuộc giađình Wehrhahn, một trong những gia đình thế lực nhất của tư bản Đức. Anh của cô vợ làrể của Adenauer – tai tôi rung động vui mừng khi tôi nghe điều này – và hơn thế nữa, chịdâu của cô vợ là cháu của Hồng Y Frings, gương mặt kỳ cựu của giáo hội Công Giáo TâyĐức.

Mối liên lạc của chúng tôi kéo dài nhiều năm. Để duy trì mối hữu nghị này, đôi khitôi mời Steinrücke đến dùng cơm tối với tôi và ngụy tạo một gia đình thứ hai. Tôi chọnmột biệt thự tại Rauchfangwerder và một cô xướng ngôn viên xinh xắn tại đài truyềnhình Đông Đức để làm vợ. Hình con cái của cô ta được treo trên tường mỗi khi Steinrückeghé thăm tôi. Khi vấn đề buôn bán vũ khí trở nên phức tạp hơn, những cuộc đối thoại vớiđương sự càng lúc trở nên hữu ích, và đến kho ảng giữa thập niên 1970 ông là cố vấn củaLockheed Corporation với nhiều mối liên hệ với cấp lãnh đạo của Không Quân Tây Đức vàquan hệ với những sinh hoạt của Franz-Josef Strauss, lãnh tụ chính trị vùng Bavariađồng thời là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Tây Đức. Tôi c hưa hề đề nghị hoặc mời ông làmviệc cho chúng tôi, mặc dù ông cũng đoán được vai trò nếu không muốn nói đến tên tuổiđích thực của tôi. Mối liên lạc giữa chúng tôi bất đắc dĩ chấm dứt vì tôi cắt đứt do sự hiệndịên của người bạn Steinrücke, bác sĩ Walter Bauer.

Bauer tỏ ra vẻ là một thương gia khiêm tốn buôn bán mỡ của Tây Đức để đổi lấynỉ của Đông Đức trong vùng Lausitz của Đông Đức. Điều này không phù hợp với tài sảnBauer đương có. Mối nghi ngờ của chúng tôi không sai. Vào khoảng trước năm 1945, ônggiữ một chức vụ cao trong tổ hợp kỹ nghệ Flick, sở hữu tiền chiến của mỏ than phát đạtcủa vùng Lausitz. Hình ảnh của một thương gia tầm thường và tồi tàn của ông phảnnghịch với bức hình chụp chúng tôi tìm thấy ông ta đứng cạnh Konrad Adenauer trongmột hội nghị công giáo. Chúng tôi tình nghi nhiệm vụ chính của ông là giúp chủ nhân của

Page 71: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

ông có chân đứng tại Đông Đức nhân danh các kỹ nghệ gia lớn trông chờ ngày thốngnhất đất nước Đức. Theo đạo luật hình sự của chúng tôi, công tác của ông bị kết tội giánđiệp lẫn hoạt động phản động. Điều này cho tôi lý cớ để đưa Bauer vào tròng, tôi nghĩnhư vậy.

Tôi biết ông cũng là cộng sự viên thân cận với một người tên Hans Bern Gisevius, ngườiđã từng trong Đại Chiến Thế Giới Thứ Hai là giao liên giữa kháng chiến trung lưu Đức vàOSS (Office of Strategic Services), tiền thân của CIA. Trang bị với dữ liệu này, tôi quyếtđịnh tấn công trực diện với Bauer. Chúng tôi gặp nhau tại Johannishof, khách sạn dànhcho khách của chính phủ tại Đông Bá Linh. Trái với hình ảnh của một công tác viên nhãnhạn và phóng khoáng, Bauer là một người tròn trịa khoác một bộ quần áo cũ kỹ.

Steinrücke, có vẻ thích thú với vai trò trung gian mới này, cho y biết tôi là mộtviên chức cao cấp trong Bộ Nội Vụ đặc trách về những vấn đề kinh tế. Chúng tôi nóichuyện hàng tiếng đồng hồ và tôi dùng hết lá bài này sang lá bài khác nhưng không cókết quả. Bauer luôn có câu giải đáp hoặc lời giải thích cho những gì y làm và y không tỏvẻ lo sợ hoặc do dự khi bị áp lực, kể cả lúc tôi báo cho y tôi biết những đường giây liênlạc của y với Hoa Kỳ. Đây là lá bài tẩy của tôi nhưng tôi đã thất bại một cách thảm não.

Một thương gia chính tông hoá ra là một tay hoạt động điêu luyện , quá cứng rắnđể một sĩ quan trẻ háo thắng có thể áp đảo được. Ông cũng quen biết qua nhiều đểchúng tôi hăm dọa. Điều này dạy cho tôi một bài học quý giá, cho những nhân viên điệpvụ quá cường điệu.

Ước đoán của tôi về Bauer được xác nhận ngay sau đó khi Steinrücke không xuấthiện trong lần hẹn sau với tôi. Ông bị cơ quan tình báo Hoa Kỳ gắt gao thẩm vấn. Họ choông biết tôi thực sự là ai và cảnh báo ông nên tránh tiếp tục liên lạc với tôi và Steinrückeđã siêu lòng. Ông tiếp tục củng cố mối liên hệ với những khối áp lực sản xuất vũ khí củaĐức và Hoa Kỳ, điều khiến tôi trước đây thắc mắc về ông.

Vì cách hành xử hống hách của tôi đối với Bauer, tôi đã đánh mất đi một đườnggiây liên lạc quý báu, lý ra vẫn còn có thể tiếp tục trên căn bản hiểu biết đắn đo. Với thờigian chúng tôi hoàn chỉnh kỹ thuật nhằm thuyết phục thiên hạ làm việc cho chúng tôi vàghi nhận việc ép các đối tượng có khả năng trở thành điệp viên ký khế ước trên giấy tờ làmột điều dại dột, thiếu khôn ngoan. Phần đông những kẻ vì một lý do nào đó muốnthương lượng với cơ quan tình báo đối nghịch sẽ lẩn tránh vì không muốn cam kết mộtcách chính thức, họ muốn ở một vị thế trung hoà. Tôi khuyên các sĩ quan của tôi : nếucác anh nghĩ câu trả lời là không, các anh đừng đặt câu hỏi. Đừng ép uổng con người vàomột khuôn mẫu đã được các cơ chế hành chánh định trước. Hàng mấy năm nay chúng tôicố gắng rũ bỏ những ám ảnh hành chánh của các quan thầy Xô Viết. Điều này thích hợpvới chúng tôi.

Chúng tôi rất ham muốn xâm nhập đế chế kỹ nghệ Krupp và cố thu nạp CarlHundhausen, một thành viên của ban quản trị vừa có năng khiếu nghệ sĩ vừa hiểu biếtĐông Đức nhiều hơn các đồng nghiệp. Ông chỉ trích thái độ của chính quyền Bonn đối vớiviệc giao thương liên quốc Đức, nhưng sau đó ông nhận ra mối liên lạc với tôi vượt quámục tiêu tạo lợi nhuận cho nhóm Krupp.

Tại một hội nghị bàn về tính đồng nhất của nước Đức, chúng tôi gặp ông HeinrichWiedemann, một nhà hoạt động cho việc thống nhất của nước Đức và cũng là một ngườibạn của Joseph Wirth, cựu thủ tướng của Cộng Hoà Weimar. Tôi rất thích thu khi ngheWiedemann nói rằng những diễn văn chống lại việc củng cố liên minh Washington – Bonnvẫn chưa đủ và đương sự ngầm báo muốn chúng tôi đóng góp vốn liếng để thành lập mộtcơ sở kinh doanh tại Bonn. Một bản giao kèo được soạn thảo bảo đảm cho chúng tôi đượcthạm dự vào phần lợi nhuận của cơ sở. Đây là một phiêu lưu hiếm hoi của cơ quan tìnhbáo chúng tôi vào lãnh vực tư bản rủi ro; đồng thời với sự trợ giúp của chúng tôi,Wiedemann mở Văn Phòng Hỗ Trợ Kinh Tế cho những người Có Lương Bổng Cố Định , mộtnhóm áp lực có liên lạc với các bộ và nhân viên của họ . Qua ngã này, chúng tôi tạo đượcliên lạc với Rudolf Kriele, một cơ quan tham mưu trong Phủ Thủ Tướng Liên Bang đặc

Page 72: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

trách về chính sách quốc phòng và liên minh quân sự. Là một quan chức có thế lựcthường lui tới văn phòng lóp-bi của chúng tôi, Kriele chuốc rượu Rhine và nói chuyện tầmphào về những công việc nội bộ của các chính trị gia Đức.

Điều này kích thích tham vọng của chúng tôi. Chúng tôi dự tính khuếch trươngvăn phòng để trở thành một nơi trú ngụ bất hợp pháp (một danh từ trong trao đổi tìnhbáo để chỉ định một công tác ngụy trang lâu dài ), và sau này biến thành một điểm l iênlạc vào những thời điểm căng thẳng giữa Đông và Tây. Chúng tôi cung cấp cho điệp viênnhững dụng cụ để thu thanh những cuộc đối thoại của những viên chức ghé thăm vànhận, chọn lọc và chuyển thông tin về cho chúng tôi. Chúng tôi cũng tuyển dụng cô bạngái của Wiedemann, cấp trên của cô này làm việc tại Phủ Thủ Tướng, và chúng tôi đặtcho cô mã danh là Iris. Nhưng có một vấn đề khó xử. Wiedemann, mặc dù có năng khiếuthuyết phục, không phải là một thương gia đặc biệt giỏi, và chi phí điều hành văn phòngvượt quá xa lợi tức thu vào, một sự kiện khó có thể che dấu thiên hạ lâu được. Chúng tôilàm việc với tâm niệm là phản gián Tây Đức có khả năng tìm được hồ sơ thuế vụ và sẽsớm tự hỏi tiền từ đâu ra. Công tác kết thúc nhanh chóng hơn dự định của tôi khi một kẻđào thoát trốn bộ tổng tham mưu của chúng tôi sang Tây Đức, và chúng tôi bó buộc phảitriệu hồi điệp viên của chúng tôi vì mối nguy kẻ đào tẩu sẽ tiết lộ hà nh tung cho chínhphủ Bonn.

Giải an ủy là Iris, dù là niềm vui của chúng tôi bị suy giảm vì thượng cấp của côđược chuyển từ Phủ Thủ Tướng sang Bộ Khoa Học và Giáo Dục. Tại đây trong vòng 10năm, cô ta chuyển cho chúng tôi những chi tiết về những dự án nghiên cứu bén nhạy củachính quyền và g iúp chúng tôi lập kế hoạch do thám khoa học và kỹ thuật.

Trong thời gian văn phòng Wiedemann làm việc, một nữ khách đầy quyến rũ tạiBonn cũng tỏ ra đầy hưa hẹn vào thập niên đầu 1950. Chúng tôi đã ước đoán tiềm năngcủa cô ta khi chúng tôi biết đến tên Susanne Sievers trong khi duyệt xét danh sách cáctù bình Tây Đức bị giam giữ tại Đông Đức chờ ngày phóng thích do ân xá. Cô ấy bị cơquan phản gián của chúng tôi bắt trong một chuyến tham dự hội chợ Leipzig năm 1951và bị kết án tám năm tù ở vì tội làm gián điệp. Hồ sơ ghi nghề nghiệp của cô là ký gi ả tựdo, điều này làm cho chúng tôi chú ý. Một đại tá dàn xếp một cuộc gặp gỡ trước khi cô ấybiết sẽ được thả. Trong căn phòng thăm viếng, nhân viên của ch úng tôi đứng trước mộtngười đàn bà cao, mảnh khảnh vào khoảng trung tuần ba mươi. Phong cách nghiêmtrang và tự tin toát ra từ bộ áo tù và cô vẫn tiếp tục bàn cãi việc giam giữ cô là một bấtcông, cô không hề tìm ân huệ của những người bắt giam cô. Nhưng cô cũng nói đếnnhững vấn đề của nước Đức và chính sách thân Mỹ của Adenauer. Nhân viên chúng tôi dọhỏi cô ấy có muốn tiếp tục cuộc đối thoại trong một tình cảnh khác không. Sau đó côđược thả và họ gặp nhau trên Cầu Warsaw tại Đông Bá Linh, tại đây hai bên thỏa thuậnkhi cô ấy về Tây Đức, cô sẽ cung cấp tin tức cho chúng tôi. Chúng tôi đặt cho cô ấy bídanh là Lydia.

Chúng tôi vui sướng khi Susanne chọn nơi cư ngụ tại một căn phòng ấm cúng tạiBonn, tại đây cô mở văn phòng tiếp khách có sự gặp gỡ của những khuông mắt thế giábàn về chính trị và văn hóa. Chúng tôi nhận được những thông tin quý giá về các tổ chứccực hữu của Tây Đức gọi là Cứu Nguy Tự Do (Rettet die Freiheit), dưới sự lãnh đạo củachính trị gia Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Rainer Barzel. Tổ chức này có mối liên hệ với cácnước Đông Âu qua ngã người di dân và có liên minh với Otto van Hapsbur g, một hậu duệcủa gia đình hoàng gia Áo-Hung rất năng động trong lãnh vực chính trị. Sau này Barzelluôn ám ảnh chúng tôi khi ông đạt đến chức vụ chủ tịch của CDU (Đoàn Kết Dân ChủThiên Chúa Giáo) và ứng cử chống lại Willy Brandt, cương quyết chống lại n ỗ lực củaBrandt muốn Tây Âu chấp nhận liên hệ ngoại giao với Đông Đức.

Trước khi cô bị Đông Đức bắt, Susanne đã có một mối tình say đắm với WillyBrandt khi ông là thị trưởng của Bá Linh. Ông đã viết một loạt thơ tình gởi cho cô, saunày được các đối thủ của Brandt tiết lộ công khai trong một mùa bầu cử quốc hội năm1961, trong đó có cả Franz-Josef Strauss. Chính nhờ những báo cáo của cô đã ép chúngtôi phải suy nghĩ lại về hình ảnh rập khuôn mẫu về Strauss, mô tả đương sự như một kẻthù bất cộng đái thiên của chủ nghĩa xã hội, hình ảnh mà đương sự muốn trình cho quần

Page 73: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

chúng. Cô nhận định Strauss là một người thực tiễn không đam mê. Khi cô tiết lộ Straussvà Brandt có hẹn nhau để gặp gỡ tại căn phòng của cô , có tin đồn một liên minh lớn sẽđưa nhóm Dân Chủ Xã Hội vào chính quyền lần đầu tiên kể từ khi Đệ nhị thế chiến bùngnổ. Brandt xác nhận những cuộc đàm đạo này trong hồi ký của ông nhưng không đề cậpđến khung cảnh và mối liên hệ của ông với Susanne.

Tôi thường hay tự hỏi điều gì đã khiến người đàn bà này quay ra thích thú vớinhững cuộc gặp gỡ mưu đồ tại Bá Linh và báo cáo về những tổ chức và cá nhân có quanđiểm chính trị gần gũi với cô hơn là chúng tôi, đặc biệt sau khi cô chịu cảnh tù đày vìnhững tội mà tôi cho là ngụy tạo. Cô chắc chắn biết rõ cô đang tiếp xúc với ai. Nếu cô làmột gián điệp nhị trùng, chắc chắn cô sẽ hỏi một số chuyện về công tác của chúng tôi,nhưng cô không bao giờ đặt vấn đề. Cô chỉ nhận những bù trừ cho những chi phí của cô,ngoài ra không có gì khác. Để có cớ sang Bá Linh, cô tạo dựng ra một người bạn gái sinhsống tại phía Tây thành phố.

Mối giây liên lạc với nguồn cung cấp cực kỳ quý giá này thình l ình bị cắt đứt vì BứcTường Bá Linh được xây năm 1961. Cô là một trong nhiều nguồn cung cấp bên Tây Đứcngưng làm việc với chúng tôi kể từ đó. Nhưng tôi tin rằng Susanne đóng góp hơn thếnữa ; có những chỉ dấu cho thấy cô bắt đầu làm việc với tình báo Tây Đức. Cô biệt tíchvới Fred Sagner, một đại tá của quân đội Tây Đức người đầu tiên thong báo cho cô về tổchức Cứu Nguy Tự Do, để đi Viễn Đông, tại đây y được bổ nhiệm vào các tòa đại sứ củ aCộng Hòa Liên Bang Đức với chức vụ tham tán quân sự. Đến năm 1968, cô làm việc chohệ thống tình báo dưới sự kiểm soát của một viên chức Tây Đức tên Hans Langemann,một đường giây của CIA để kiểm soát nhân viên tại Âu Châu và Viễn Đông.

Sau này Susanne Sievers - đã có lần Lydia trợ giúp chúng tôi - trở thành trưởngkhối Tình Báo Tây Đức (Bundesnach -richtendienst- BND) tại Hồng Kông với bí số 150,điều khiển các phó trạm tại Đông-kinh (Tokyo), Manila, Jakarta và Singapore. Hồ sơ củatình báo Tây Đức mà chúng tôi xem được vào những thập niên 1970 ghi cô đã nhận mộttài khoản 96.000 Đức Mã, như vậy vai trò của cô chắc chắn phải quan trong. Kh i KlausKinkel trở thành trùm điệp báo Tây Đức năm 1968, công việc đầu tiên của ông là quétsạch những điệp viên giả hiệu và chấm dứt những cơ cấu tổ chức vô lối do Gehlen để lại,lúc bây giờ vẫn là tiêu chuẩn, mặc dù đã có hai người khác lãnh đạo BND sau Gehlen.Susanne Sievers rời cơ quan và nghe nói đã nhận 300.000 Đức Mã để không tiết lộ việcBND nhúng tay vào chính trị nội bộ. Tôi không còn tin gì về cô, và cho đến nay cô là mộtkhuôn mặt mà lòng trung thành và ý nghĩa hành động vẫn còn là một bí ẩn đố i với tôi.

*

Bị tổn thương vì lỗi lầm của tôi trong vụ Steinrücke , tôi nhận thức bí quyết để xâm nhậpchính trị Cộng Hòa Liên Bang nằm trong tính đa dạng của các nguồn tin và cách vậndụng chúng một cách liên lỉ một khi đường dây đã được móc nối. Về phía cánh hữu,chúng tôi đã xây dựng đường giây liên lạc với Gü nter Gereke, một người Đức ái quốc ,một dân biểu tiền chiến đã bị bỏ tù vì chông đối Hitler và sa u này gia nhập nhóm âmmưu ám sát Hitler năm 1944. Về mọi mặt Gereke là một mẫu mực của nhóm bảo thủkiên quyết những rồi cuối cùng hợp tác với chúng tôi. Nhiều người không chịu đựng đượcAdenauer, phản bác ý niệm của ông nhằm bảo toàn sự tái sinh của nước Đức phải trôngcậy vào bà đỡ người Mỹ. Gereke phản đối bằng cách gặp gỡ Ulbricht công khai và bị tr ụcxuất khỏi đảng của Adenauer. Chúng tôi bám vào ông vì ông là một nguồn tin quý giátrong giới Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, mà ông báo cáo một cách tường tận.

Page 74: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Günter Gereke

Khi có tin tiết lộ phụ tá của Giereke là một điệp viên của tình báo Anh quốc, đốivới Gereke rõ ràng là chính phủ Bonn hầu như chắc chắn đang lập hồ sơ để đánh pháông, đồng thời cũng hy vọng hạ uy tín tất cả các đối thủ của chính sách phò Mỹ cho họ lànhững điệp viên cộng sản. Chúng tôi quyết định hành động nhanh và báo cho Gereke dichuyển sang Bá Linh. Đây là điều ông không hề nghĩ đến trong vị thế xã hội của ông,nhưng vào thời buổi này chúng tôi có phần bốp chát và ông không còn lựa chọn nàokhác. Dù sao danh tiếng của ông đã chấm dứt tại Tây Đức khi Adenauer quyết định biếnông thành một thí dụ điển hình.

Chúng tôi đưa ông ra trước cuộc họp báo tại Đông Bá Linh và ông giải thích lý domuốn giữ liên lạc như một người Đức yêu nước. Đây là một thắng lợi tuyên truyền đối vớichúng tôi, khiến cho cấp lãnh đạo của chúng tôi phải thích thú. Quá thích thú đến độkhiến cho họ có một mối thèm khát bệnh hoạn xui khiến kẻ khác đào thoát ngoạn mục,không thèm để ý đến sự kiện một điệp viên tốt tại chỗ thường đáng giá hơn một chụcngười đào thoát. Tôi từng có một nguồn tin, bí danh là Timm, một dân biểu CDU, tênthậy là Karlfranz Schmidt-Wittmack. Là một thành viên của ủy ban cho Vấn đề An Ninhchâu Âu và đứng đầu ủy ban bảo vệ của ngành thanh niên CDU, đương sự được các thếlực kỹ nghệ đỡ đầu và trên đường công danh đi đến đỉnh cao của đả ng. Tôi trở về sau lầnnghỉ hè năm 1954 và thấy giấy báo của Wollweber nói rằng Schmidt-Wittmack phải đượcrút về Đông Đức. Tôi phát cáu khi nghĩ một người cung cấp tài liệu cho chúng tôi ghi rõnhững chi tiết để Bonn gia nhập NATO (Liên Minh Bắc Đại Tây Dương) lại có thể bị hysinh cho một cuộc họp báo, và tôi biết đương sự sẽ miễn cường từ bỏ sự nghiệp thăngtiến để chốn chạy sang Đông Đức. Nhưng thẩm quyền không thuộc về tôi. Mắc dù cơquan tình báo có bản năng bén nhạy đến đâu đi nữa, họ luôn luôn là con cờ của chínhquyền mà nó phục vụ.

Tôi nghĩ tôi phải đích thân báo cho Schmidt-Wittmack. Những biện luận chính trịtôi cố bày vẽ không t huyết phục được đương sự tí nào : đương sự không muốn trở thànhmột con tốt trong cỗ xe quay không ngừng của bộ máy tuyên truyền. Tôi không còn lựachọn nào khác là nói dối và báo rằng phản gián Tây Đức đang theo dõi y và cơ may duynhất để tránh tù tội là trốn sang Đông Đức. Đương sự quyết định c ùng lúc với sự thỏathuận của vợ y. Chúng tôi ước định , mặc dù cô vợ quen thuộc với công tác của y choĐông Đức, cô ấy chẳng vui sướng gì khi nghĩ đến việc phải rời về đó. Chúng tôi thuyếtphục đương sự viết cho cô vợ trước khi đương sự trở về Hamburg để thu xếp đồ đặc, vàthư tín đi trước, cho cô vợ có thời gian tiêu thụ tin chấn động này. Buộc phải lựa chọngiữa một ông chồng bị thất sủng ở tù hoặc khởi đầu một cuộc sống mới nơi một căn nhàsinh sắn gần bờ hồ ở Đông Đức, cô vợ chọn giải pháp thứ hai.

Ngày 26 tháng Tám năm 1954, Schmidt-Wittmack xuất hiện trong một cuộc họpbáo tại Đông Bá Linh. Đương sự tiết lộ Adenauer đã giấu những thông tin quan trọng về ýđịnh của ông trong chính sách đối ngoại và an ninh. Như mọi trường hợp tương tự , chúngtôi bồi thêm cho tấn tuồng này bằng cách tiết lộ thông tin ngoại lệ từ những nguồn khác- trong trường hợp này là tình báo quân sự Liên Xô - để tố cáo rằng chính quyền Bonn,trái với những tuyên bố công khai, đã hoạch định thiết lập một đội quân với hai mươi bốnsư đoàn.

Page 75: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Schmidt-Wittmack được giao phó nhiệm vụ chủ tịch thương mại ngoại vụ, nhưngtôi luôn tiếc quyết định triệu hồi ông về và đôi khi tự hỏi chúng tôi đã hy sinh một ông bộtrưởng tương lai chỉ vì muốn nằm trên trang nhất của báo chí. Gereke trở thành một côngchức trong đảng Dân Chủ Quốc gia, một đảng tại Đông Đức đại diện cho cựu chiến binh,nghệ nhân và tiểu thương. Đây không phải là một phương cách đặc biệt hữu í ch cho thângià của Gereke sống qua những ngày tháng còn lại.

Người đào thoát ngoạn mục nhất của những năm đó đến với chúng tôi lại khôngdo chúng tôi chủ sự và đương sự cũng chẳng phải là một trong những nguồn cung cấp tincủa chúng tôi. Trái lại nghề nghiệp của đương sự là phát hiện và phơi bày các điệp viêncủa chúng tôi, người đó tên là Otto John, trưởng khối phản gián Tây Đức (Văn Phòng BảoVệ Hiến Pháp). Thời buổi bây giờ khó mà hình dung được cảm giác việc này gây nên lúccác câu chuyện cá nhân và lòng trung thành buổi ấy của tất cả người Đức vẫn bị kẻ thùtrước đó nghi ngờ và phe tả vẫn còn uy tín.

Là một người chống đối Quốc Xã, John biệt tăm khỏi Tây Bá Linh sau một buổi lễkỷ niệm năm thứ mười ngày lật đổ thất bại chống lại Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944 .Người ta thấy ông lần cuối tại Tây Đức đi cùng với một người quen thuộc , Bác sĩWolfgang Wohlgemuth, một chuyên gia về sản phụ và cuối cùng xuất hiện ngày 21 tháng7 năm 1954 tại căn cứ quân sự Xô Viết tại Karlshorst ở ngoại ô Bá Linh. Hiển nhiên cả haingười đã di chuyển vào Đông Bá Linh trên xe của Wohlgemuth.

Tiếp theo đó Tây Đức bấn loạn, họ giải thích trường hợp này là một cuộc bắt cócgây hấn do tình báo Cộng Sản tổ chức. Nhưng với một thời đ iểm trùng hợp khôi hài,đúng lúc phát ngôn nhân của chính phủ Bonn tuyên bố John không tự ý rời bỏ Liên BangĐức, ông trưởng khố i tình báo tuyên bố trên đài phát thanh Đông Đức là ông tự ý rời bỏvì Adenauer đã trở thành dụng cụ của Mỹ, « vì nhu cầu chiến tranh đánh lại binh sĩ ĐôngĐức… vui mừng đón tiếp những ai chưa rút tỉa bài học từ đại họa qua và chờ đợi g iâyphút để phục hận năm 1945 » . Khi ông đồng thời tuyên bố nhóm Quốc Xã khống chế hệthống tình báo của Tây Đức, lời của ông rất nặng ký.

Nhưng cũng như mọi biến cố vào lúc cao điểm Chiến Tranh Lạnh, biến cố nàykhông hoàn toàn diễn biến như người ta tưởng. Đây là lần đầu tiên sự thật mà tôi biếtđược về sự việc kỳ dị này.

Mấu chốt nằm ở kinh nghiệm của John trong thời chiến, khi ông trở thành ngườitin cậy của nhóm kháng chiến nhỏ nằm trong cơ quan phản gián của Quốc Xã nhằm âmmưu giết Hitler. Ông được giới thiệu với C laus Schenk Graf von Stauffenberg, sĩ quan đãtổ chức bất thành cuộc ám sát, và có nhiệm vụ ước định xem Đông Minh chấp nhận đềnghị hòa bình của nhóm âm mưu nếu họ khử trừ được Hitler. John, lúc đó làm việc tại thủđô Madrid trung lập cho một hãng máy bay thương mại của Đức, hãng Lufthansa, có bắtliên lạc với Tòa Đại Sứ Mỹ và đặc biệt với tùy viên quân sự đại tá William Hohenthal, vịnày có đường giây liên lạc ở cấp độ tối cao trong bộ tham mưu của Eisenhower. Johncũng có gởi thư tín để xin Luân Đôn hỗ trợ qua tòa đại sứ Anh tại Lisbon.

Mấy năm sau, John cho tôi biết ông nghĩ là bức điện của ông đã bị Kim Philbyngăn chặn, vào lúc đó ở đỉnh cao quyền lực trong vai trò điệp viên KGB nằm trong lòngtình báo Anh. Cấp lãnh đạo Nga chống đối quyết liệt mọi thương thuyết giữa phe đối lậpHitler tại Đức và Đồng Minh, vì họ lo sợ có một cuộc đảo chánh bảo thủ đánh tan tất cảvà kết hợp lại để chống lại Nga. « Những tài liệu tôi chuyển cho Philby có lẽ đã biến mấttrong đống hồ sơ của ông » John kể cho tôi nghe mãi sau khi Philby chết. « Tôi nghĩ rằngchúng tôi chẳng bao giờ đến Luân Đôn ».

Khi âm mưu thất bại và các kẻ âm mưu bị truy lùng và ám sát không nương tay,John tìm cách trốn sang Anh qua ngã Madrid và Lisbon. Ký giả Sefton Delmer bao checho ông và giao cho ông công việc của ngành ước tính trong hệ thống thông tấn. Sau thếchiến, John trưng bày bằng chứng cho tình báo Anh đương sự rất quen thuộc với nhữngvụ án của các Thống Tướng von Brauchitsch, von Rundstedt và von Manstein. Với quá

Page 76: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

trình như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi ông được bổ nhiệm đứng đầu cơquan phản gián Tây Đức, đặt trụ sở tại Cologne trong vùng chiếm đóng của Anh.

John không phải là một đồng minh khách quan của cựu quốc xã Reinhard Gehlen ,người đã được Hoa Kỳ đặt vào chức v ụ cai quản tình báo hải ngoại, kể cả các viên chứcQuốc Xã vây quanh Adenauer và ngay cả chính Adenauer cũng không ưa Gehlen vì giốngnhư phần đông cánh thủ cựu Tây Đức họ nhận xét âm mưu của nhóm Stauffenbergmang tính chất phiêu lưu. John muốn được bổ n hiệm trong ngành ngoại giao mới hìnhthành, nhưng, sau này ông cho tôi biết, ông không muốn gây dựng sự nghiệp trongngành này bởi vì toàn bộ tham mưu vẫn là một nhóm ngoại giao trước đây làm việc vớibộ trưởng ngoại giao Quốc Xã, Joachim von Ribbentrop. B ồi thêm nhục mạ vào phầnthương tổn, phó chủ tịch của cơ quan Gehlen, Olaf Radtke, được thuyên chuyển sangngành phản giản, mục đích rõ ràng để kiểm soát John. Người ta không lấy làm ngacnhiên là vào năm 1954 ông cảm thấy thất vọng và lần xuất hiện của ông bên Đông Đứcvào một ngày đẹp trời tháng Bảy được xem là một cảnh đào thoát.

Sụ thật hoàn toàn trái ngược và kỳ quặc hơn nhiều. John không hề có ý định đàothoát. Bác sĩ Wohlgemuth là một điệp viên của Nga Xô, ông quyết định lợi dụng tinh thầnsa sút của anh bạn để lừa y sang Đông Đức. Các bạn đồng nghiệp Xô Viết của tôi thềrằng họ không khuyến khích ông làm việc này, nhưng tôi có thể mường tượngWohlgemuth nói với sĩ quan điều hợp: «Tôi có thể đưa Otto John về cho anh ». Và sĩ quanđiệp báo Xô Viết lòng phân vân trả lời: «Được, chúng tôi tin anh nếu chúng tôi thấyđương sự ở đây».

Tuy nhiên, điều chắc chắn là nguồn tin kiểm chứng độc lập thấy John lần cuối làtrên xe của Wohlgemuth khi cả hai người băng qua biên giới Đông Bá L inh vào lúc nửađêm. Tôi đoán chừng John hoặc là đã say khượt hoặc đã bị ông bạn đánh thuốc. Cả haingười được thấy chệnh choạng đi qua các một dãy các hộp đêm, uống rượu để tưởng nhớcác bạn hữu chết trong lúc kháng chiến. Khi người lữ hành bất đắc dĩ thức giấc , vỡ lẽmình nằm trong khu quân đội Xô Viết tại Karlshorst, một ác mộng đối với một người đãtừng là trưởng khối phản gián của Tây Đức. Tôi nghĩ rằng họ cũng kinh ngạc về sự xuấthiện của John trong tay họ cũng như chính John vì họ gọi tướng Yevgeni P. Pitovranov,trưởng trạm KGB tại Bá Linh, và một người tên Turgarinov, đại diện cho Ủy Ban ThôngTin của Bộ Ngoại Giao dưới quyền của W.M.Molotov, để quyết định phương cách tốt nhấtđể khai thác John. John biết là số phần mình bấp bênh tột độ và, coi như đương sự làmột tù binh thực thụ tại Karlshorst, Nga Xô nắm sinh mệnh của y trong tay. Đương sự sẽvào tù khi trở về quê quán và sự nghiệp của đương sự coi như chấm dứt.

Sau khi đương sự xuất hiện công khai và cơn chấn động đã chìm lặng tại Cologne,Nga Xô như thường lệ vứt đồ phế thải lại cho chúng tôi. John tỏ ra cực kỳ lạc lõng, vì vậyưu tư đầu tiên của chúng tôi là tạo cho John một nhóm bạn để hỗ trợ . Chúng tôi để choJohn bắt liên lạc với Hermann Henselmann, kiến trúc sư trưởng của thành phố Đông BáLinh và Wilhelm Girnus, một người tôi quen biết vào thời tôi làm việc cho Đài phát thanhBá Linh, đồng thời chia sẻ một số bạn bè cũ chống Quốc Xã của John. Bộ An Ninh QuốcGia phái cận vệ để bảo vệ John không cho tình báo Tây Âu bắt cóc , nhưng họ làm việcbất cẩn. Mười bảy tháng sau khi xuât hiện bên Đông Đức, John biến mất, không kènkhông trống, rời một cuộc họp mặt tại Đại Học Humboldt, Đông Bá Linh để nói chuyệnvới một ký giả Đan Mạch tên Bonde-Henrickson. Cả hai người lên xe của Henrickson vàvội vã đi về hương Tây qua của ngõ Brandenburg.

Chuyện xảy ra năm 1955. Ba mươi bảy năm sau, tháng Tư năm 1992, tôi ngồi vớimột ông John tám mươi ba tuổi trong một quán ăn, nhìn sang cạnh Đại Học Humboldt nơiông đã trốn chạy trở về Tây Đức. Ông vẫn còn hậm hực khi ông t rở về Tây Đức, ông bịkết án bốn năm tù ở vì tội phản bội tổ quốc. Ông ta chỉ bị mười tám tháng, điều này chothấy chính phủ Tây Đức không quả quyêt về tội trạng của ông. Về vấn đề « đào thoát »sang Đông Đức, ông kể cho tôi rằng « Tôi bất tỉnh và tôi thức dạy tại Karlshorst. Tôikhông hề có ý định sang Đông Đức ». Ông nói ông không bao giờ cảm nhận Đông Đức lànhà của ông và ông quyết định một cách giản dị sau một năm ông quá chán ngán, ôngtìm cách liên lạc với ai đó để giúp ông trốn thoát.

Page 77: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Khi mọi việc đã xong, những kẻ đào thoát nổi danh không có một giá trị chiến lượcnào. Đúng vậy, Adenauer vì lời tiết lộ của một kẻ đào thoát bắt buộc phải công nhận ôngthương thảo để tái võ trang nước Đức. Và ảnh hưởng vương vất của cánh cựu Quốc Xã tạiBonn cũng đã được tiết lộ trong một trạng huốn g đầy kịch tích nên đối tượng vẫn trỗi d ậytrong tiến trình chính trị và vẫn lưu lại. Nhưng Tây Đức rồi ra cũng gia nhập khối NATO(Liên Minh Bắc Đại Tây Dương). Chúng tôi đã không thành công trong mục tiêu ngănchặn họ gia nhập liên minh Tây Âu, ngay cả trì hoãn cũng không được.

Page 78: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 6

Khrushchev mở mắt cho chúng tôi

Như mọi người sống trong thế giới Cộng Sản, tôi không có khả năng từ bỏ lòng kính phụcđối với Stalin và chủ nghĩa Stalin trong hàng nhiều năm. Động cơ xúc tác khiến c ho tôitỉnh ngộ là diễn văn bí mật nhưng lại công khai nhất thế giới của Nikita Khrushchev tạiHội Nghị Thứ Hai Mươi của Đảng Cộng Sản tại Moscow tháng Hai năm 1956 . Nguồn gốcđích xác của trình tự lâu dài và đau đớn của việc tôi cắt đứt với chủ nghĩa Stalin rất khóxác định; những nhen nhúm nghi ngờ thấm nhập hàng rào phòng thủ ý thức hệ của tôitrong không khí ái ngại của Đông Đức trong những những thập niên đầu 1950 có lẽ làkhởi đầu. Nhưng biến cố là m lay động thế giới quan mà tôi đã dầy công nuôi dưỡng cùngvới rất đông các đảng viên Cộng sản vào thế hệ của tôi chính là diễn văn củaKhrushchev, trong đó ông tiết lộ những tội ác của Stalin. Sau sự cố đó, mặc dù chúng tôivẫn còn tự xưng là những đảng viên trung kiên nhưng chúng tôi không thể nào tuyên bốchúng tôi vô tội được.

Nikita Khruschev

Cho đến mãi tháng Hai năm 1956, chân dung của Stalin vẫn treo phía trên bàn làm việccủa tôi, tay đang mồi ống điếu, gợi nên hình ảnh của một cha già dân tộc đầy lòng ưu ái.Một ngày trong tháng đó, báo chí Tây phương đến từng sấp dày như thương lệ. Tôi luônluôn đọc The New York Times và ấn bản Paris của tờ International Herald Tribune để ướcđịnh khuynh hướng của người Mỹ . Tôi cũng đọc một số tờ báo và tuần báo Tây Đức, kểcả tờ lá cải Bild-Zeitung, mặc dù nó có tính cách thỏa mãn thị hiếu quần chúng, đôi khinó có những tin tức cục bộ và tình báo chính xác hơn những đối thủ sang giá hơn nó. Tôicũng đọc The Times của Luân-đôn và tờ Le Monde. Việc đọc toàn bộ báo chí này là mộtđặc quyền trong công tác của tôi. Báo chí Tây phương bị cấm bên Đông Âu, lấy cớ khôngxác thực là chúng hàm chứa những luận điệu gây loạn chống thế giới Cộng Sản, nhưng lýdo thực sự là Bộ Chính trị biết trong tận đáy lòng thâm kín của họ những bài tường thuậtvề cuộc sống đàng sau bức Màn Sắt trong rất nhiều chi tiết quá sát với sự thực khiến chohọ không thể an tam.

Tại Đại Hội Đảng, Khrushchev cuối cùng đã thắng trong cuộc tranh giành quyềnlực phức tạp và đẫm máu sau cái chết của Stalin, tố giác kẻ độc tài, tiết lộ rằng trong số139 thành viên và ứng cử viên đắc cử vào Trung Ương Đảng năm 1934 tại Đại Hội lầnthứ Bảy của Đảng Cộng Sản Liên Xô, 98 người đã bị bắt giam và xử bắn. Trong số 1936đại biểu tại Đại Hội mà bậc cha mẹ chúng tôi long trọng báo cho thiếu niên chúng tôi lễtiến cử, quá nửa đã bị kết tội phản cách mạng và rất ít người sống sót. Khrushchev kếtluận cuộc đàn áp tàn bạo của Stalin đã vi phạm tất cả những quy chế chính thống cáchmạng.

Đây là một ngôn ngữ mà người cộng sản chúng tôi, vì quen với lối tẩy rửa tinhthần chao đao dù nhỏ nhặt đến đâu trong tổ chức, chưa bao giờ gặp. Bây giờ cái thây xác

Page 79: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

của hệ thống này đã được phơi bày công khai qua một cuộc mổ xẻ tận tình , chúng tôicảm nhận ngôn ngữ tố cáo Stalin của Khrushchev có vẻ mơ hồ và thiên kiến. Nhưng vàolúc đó, chẳng khác gì chúng tôi bị một nhát búa trên đầu. Khi tôi đọc xong bản diễn văntrên báo chí Tây phương, phản ứng đầu tiên của tôi là đem bức chân dung của Stalin treotrên tường xuống và đá nó vào một góc. Tôi không thể nói rằng những gì tôi vừa đọc gâ ychấn động cực kỳ nơi bản thân - vì tôi biết quá nhiều qua những kinh nghiệm cá nhâncủa tôi trong cuộc sống ở Liên Xô - nhưng từ đó xuất phát nỗi đau khi tôi nhìn xuống vựcthẳm hiển hiện những tội ác của ông. Cảm giác giống như chỉ một thoáng những sợ hãikinh hoàng nhất về chế độ mà chúng tôi gắn liền cuộc sống đã trở thành sự thật.

Thấm nhập qua Đông Âu qua ngã truyền thông của Tây phương và qua rỉ tai, diễnvăn nảy lửa của Khrushchev đã làm leo thang những mối bất bình tại Ba Lan và Hungary .Cuộc nổi dạy của Hungary vào tháng Mười và tháng Mười Một là kết quả trực tiếp củanhững lồi tố cáo của Khrushchev. Lãnh tụ cải cách của Hungary là Imre Nagy, người tôiquen biết tại Moscow từ năm 1943 đến năm 1945 khi ông lãnh đạo đài phát thanhHungary lưu vong trong khi tôi là đặc phái viên của Đài Phát Thanh Nhân Dân Đức.Chúng tôi cùng đi một chuyến xe buýt để về nhà khi phiên làm chấm dứt. Nagy, với bộrâu mép đặc thù của người Hung và khuôn mặt tròn, luôn luôn tỏ ra điềm đạm và vuitính và dễ kết bạn trong nhóm lưu vong quá khích. Bấy giờ tôi tin chắc ông với sự thỏathuận của cấp lãnh đạo Moscow sẽ tìm ra phương cách để tá i lập lại ổn định tại Budapest.Xe tăng rút ra khởi Budapest sau những ngày đầu nổi dạy và Nagy hứa sẽ có cởi mở tựdo.

Imre NagyNhưng những lời lẽ đó không đủ và cũng quá trễ. Các cuộc phản đối và đổ máu

vẫn tiếp diễn và xe tăng của Liên Xô trở lại ngày 4 tháng Mười Một. Xô Viết luôn gọi trênđường giây khẩn cấp của tôi và câu hỏi luôn đặt ra: NATO sẽ phản ứng ra sao? Tôi cũngchẳng lấy gì làm tự tin lắm. Một mặt có rất nhiều chỉ dấu cho thấy NATO đang chuẩn bịnhững công tác bí mật chống Liên Xô. Mặt khác, có những tín hiệu từ các nguồn tin củachúng tôi cho chúng tôi biết Tây phương tự kềm chế vì sợ leo thang. Tôi đánh liều và điệnbáo cho Moscow: “ NATO sẽ không can thiệp”.

Nếu tôi ước định sai - và tôi không lấy gì làm chắc chắn - sự nghiệp của tôi có lẽ đã chấmdứt, cho dù đây là điều cùng cực. Nhưng tôi đá có lý, và Nagy trở thành con vật tế củaLiên-Xô. Họ hứa không truy tố Nagy và những người Hung khác tại tòa Đại sứ Nam -Tư,nhưng họ nuốt lời hứa. Họ bắt cóc ông đưa ông ra khỏi tòa đại sứ Nam Tư, đưa ông sa ngRoumany, và hạ sát ông sau một màn tòa án bí mật lố bịch; đây là một lập lại phươngpháp tồi tệ nhất của đường lối S talin. Sau này, lãnh đạo của tình báo hải ngoại Hungary,Sandor Rajnai, tâm sự với tôi là ông bị dày vò tội lỗi vì vai trò cá nhân của ông ta trongviệc thẩm vấn Nagy. Ông nói « Mischa, việc như thế này không bao giờ nên tái diễnnữa ».

Page 80: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Xe tăng Liên Xô trên đường phố Budapest ngày 30 tháng 10

Hungary với hình ảnh tàn sát và hủy hoại là một bài học đắng cay cho tất cả anhem chúng tôi. Việc này có thể nhất thời cho phép nhóm giáo điều của Moscow gắn nhãnhiệu phản cách mạng cho thành phần cải cách, nhưng đối với những người Cộng sản biếtsuy nghĩ, tính cách phức tạp của cuộc nổi dạy khó nắm bắt vì những thông điệp trộn lẫntrong đó. Những câu hỏi khuôn mẫu cũ kiểu Lê-nin trở lại trong tâm não của tôi: Chúngta có nên hy sinh quyền lực mà chúng ta đã khổ nhọc chiếm đượ c? Tự do cho ai và chốnglại ai?

Chúng tôi có một cuộc họp tại Bộ An ninh Quốc gia vào tháng Ba năm 1956 đểbàn thảo về ý nghĩa của Đại Hội Moscow. Ernst Wollweber lúc đó vẫn còn tại chức, nhờvậy chúng tôi tránh được những loại hội họp kiểu Mielke, người kế vị của ông. Đối vớiMielke ý niệm thảo luận có nghĩa là đương sự nói hàng tiếng đồng hồ và sau đó giải tánphiên họp. Tôi lên tiếng và chào mừng phương cách các đồng nghiệp Xô Viết tiếp cận vớiquá khứ và bày tỏ lòng nhẹ nhõm bớt được gánh nặng nghi ngờ đã gây hoang mang nơitôi hàng mấy năm nay. Mielke tỏ vẻ kinh hoàng. Y nói « Tôi chưa bao giờ đau khổ phảigánh chịu một gánh nặng nào. Tôi không hiểu đồng chí Wolf muốn ám chỉ điều gì ». Ytiếp tục nói y không hề biết có một cuộc đàn áp nào tại Liên Bang Xô Viết và thòng mộtcâu để tỏ ra biết điều là Đông Đức cũng chẳ ng xảy ra việc này.

Lẽ cố nhiên nước chúng tôi không thể tránh khỏi một vài hệ quả của không khíđầm ấm này. Tám mươi tám tù nhân Đức bị tòa án quân sự Xô Viết kết án được trả tự dọvà thêm vào trước đó bảy trăm tội nhân được thả khỏi tù. Trong nội bộ Đảng, những biệnpháp kỷ luật đối với Anton Ackermann, Franz Dahlem, Hans Jendretzky và nhiều ủy viêntrong Trung Ương Đảng khác bị thất sủng (từ năm 1953) được bãi bỏ. Những kế hoạchcải cách thình lình lại được lôi ra khỏi ngăn cất hồ sơ của các vị công chức. Ngay trongTrung Ương Đảng, đã có những bàn thảo tìm kiếm cách xây dựng một nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa , một sự việc chỉ có thể xảy ra với một hình thức dânchủ nào đó. Tôi phục vụ trong một ủy ban nghiên cứu hỗn hợp trong đó có những chuyênviên về kinh tế, điều hành ngân hàng, chính trị , quân sự và các cơ quan an ninh. Kinh tếkhông phải là bộ môn sở trường của tôi, nhưng tôi chăm chú nghe. Tôi cảm thấy, về mặttri thức, sẵn sàng chấp nhận cách phân bố về tài sản tư hữu nhiều hơn và sâu sắc đặtvấn đề tương quan giữa tự do ngôn luận và giáo điều của nhà nước tuân theo nhữnghuấn thị của Đảng.

Nhưng Ulricht vẫn muốn tiếp tục đóng kín. Đúng hai tháng sau Đại Hội Đảng tạiMoscow, Bộ Chính Trị Đông Đức bỏ phiếu chống lại tất những bàn luận về những sai lầm,để tránh cung cấp đạn dược cho kẻ thù. Kỷ luật được tái lập qua những khẩu hiệu vô lý

Page 81: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

như « khắc phục những sai trái trên con đường tiến tới của chúng ta ». Tôi là một trongnhững người trong Đảng, đã có lần hy vong có những động lực mới, lại một lần nữa khépmình tuân phục trước kỷ luật toàn năng. Tuy nhiên, Đại Hội lần Thứ Hai Mươi của Đảng làbước đầu của một hành trình dài tiên tới điều mà sau này chúng tôi được biết đến làperestroika và glasnost, khởi đầu của một vòng cung mà đoạn kết sẽ được mô tả vàonăm 1989.

Phần tôi, tôi cũng phải trải qua con đường gồ ghề cho đến lúc tôi chấp nhận những ý kiếnmới và bỏ lại đàng sau cơ quan tình báo và những nét sơ cứng trong suy nghĩ của tôi.

*

Những bùng nổ về địa lý chính trị năm 1956 càng sói mòn mọi hy vọng thay đổi. Nhữngsự cố tại Poznan - nơi, trước khi xảy ra vụ Khrushchev tiết lộ, một cuộc đình công củacông nhân Ba Lan đã bị chính quyền Ba Lan đàn áp đẫm máu - cuộc nổi dậy tại Hungaryvà cuộc khủng hoảng kinh đào Suez, tất cả những dữ kiện này khiến cho chúng tôi phảisuy nghĩ trở lại theo chiều hướng Chiến T ranh Lạnh. Theo quan điểm của chúng tôi, tấtcả những gì chúng tôi chứng kiến là các đồng minh của hai siêu cường rất có kỷ luật kh ihọ cố gắng thực thi chính sách độc lập - Hungary do Moscow, và Anh và Pháp doWashington. Thế giới được chia thành hai khối và chúng tôi biết chúng tôi thuộc khối nào.

Tôi tự hỏi nếu tôi cầm quyền tôi có hành động khác không. Tôi hy vong là có,những tôi không dám đoan chắc. Khi tôi nói chuyện với Yuri Andropov vào thập niên1980 về những vấn đề cải cách - đề tài đề cập đến liên quan đến Ba Lan, không phải làĐức, nhưng vấn đề tương tự cho cả hai - tôi hỏi ông đảng viên Cộng sản tiến bộ này tạisao ông có quá ít ảnh hưởng lên trên những vấn đề này. « Đồng chí Wolf, » ông đáp lại,« khi bất cứ ai trở thành tổng bí thư , các anh có khoảng một năm để gây ảnh hưởng lênđương sự. Nhưng khi những người vây quanh đương sự nói rằng đương sự là thiên hạ đệnhất và hoan hô từng cử chỉ của đương sự, và lúc đó đã quá trễ. » Andropov kể đếnNicolae Ceaucescu ở Romania, vào những năm đầu có vẻ như đi con đường độc lập vớiMoscow để rồi mau chóng trở thành một kẻ độc tài.

Tôi nghe văng vẳng những chỉ trích cho rằng tôi phải chờ đến hai mươi năm đểđem ra áp dụng những điều tôi suy nghĩ. Nhưng sự thể nó đã như vậy . Tất cả căn bảnsuy tư của tôi về Chiến Tranh Lạnh là phương Tây và hệ thống xã hội của nó không trìnhbày một phương hướng khác khả dĩ chấp nhận được. Vào thời điểm này và nhiều năm vềsau, tôi không dự tính một bước đi nào hết, ngay cả trong đường hướng tư duy, để giúpcho đất nước của tôi và của các quốc gia khác trong khối Warsaw tiếp cận hệ thống tưbản. Tôi vẫn tin tưởng bất di bất dịch là hệ thống chủ nghĩa xã hội, cho dù nó có nhữngthất bại hãi hùng, biểu trưng một khuông mẫu có tiềm năng tốt đẹp hơn cho nhân loạihơn là phương Tây. Vào lúc thời điểm quyết định, cho dù tôi có bao nhiêu mối nghi ngờvề cách thực hiện của đảng Cộng Sản, tôi tin rằng chúng tôi không nhượng bộ trước ảnhhưởng của Tây phương. Tôi có viết trong đoạn mở đầu dài và khắc khoải của quyể n nhậtký của tôi viết năm 1968:

Cơ cấu quyền lực trong thời kỳ quá độ đã triển khai con đường tiến tới Xã hội chủnghĩa đích thực, nó có những luật lệ riêng biệt và có sức sống độc lập. Chúng được điềukhiển bởi những yếu tố chủ quan và quyền lợi.

Những cơ cấu này, những bộ máy này và những công chức này có thể đôi khi lạmdụng quyền hành đối với quần chúng theo những đường hướng chẳng phụ hợp tí nào vớiCách Mạng.

Sụ pha trộn giữa lòng trung tín nồng nhiệt và mối nghi ngờ ray rứt thấm nhập trínão của các đảng viên Cộng sản có trí tuệ. Nhưng cơn cám dỗ lúc nào cũng trực sẵn đểchôn vùi những câu hỏi bất an và thay vào đó tập trung vào những thắng lợi kỹ thuật vàkhoa học do hệ thống của chúng tôi lập nên và ảnh hưởng cân tanh của nó đối với các xã

Page 82: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

hội chậm tiến như Nga và Trung Hoa. Tất cả mọi thứ khác đều cho đóng băng cho đếnkhi chủ nghĩa xã hội trở nên ổn định hơn. Nhữ ng thay đổi không thể xảy ra vào thời đó vìsự kiện này nằm trong bản chất của chính hệ thống và mối căng thẳng của tình hìnhquốc tế. Bất cứ một chấp nhận cải cách nào đều xem như họ chấp nhận thất bại, và tựđộng biến thành chiến thắng của Tây phương. Đây là vòng tà ác mà tôi bị lôi cuốn vàotrong, liên tục năm này qua năm nọ.

*

Sau những cuộc nổi dậy năm 1956, mối ưu tư chính của Khrushchev là làm dịubớt các xung đột và căng thẳng trong khối Đông Âu để có thể tập trung vào các kế hoạchkinh tế đầy tham vọng của ông tại quê nhà. Một loạt những thống kê và diễn văn lạcquan của ông được các bạn đồng nghiệp đón nhận với một chút hài hước, nhưng ôngthực sự tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của ông, đất nước không những bắt kịp nhưngvượt trội sự phồn thịnh của Hoa Kỳ. Điều này đã được các cố vấn của Ulbricht chuyểnngữ một cách kính cẩn nhưng vụng về là « vượt lên trên mà không cần bắt kịp »(überholen ohne einzuholen), một câu mà ngài tổng bí thư của chúng tôi lập đi lập lạinhiều lần cho đến khi có người bạo dạn báo cho ông biết đây là một nghich lý.

Cũng đã có một số người cười thầm về lòng say mê của Khrushchev đối với ngũcốc, ông tin tưởng đây là vũ khí bí mật để giải quyết nạn khan hiếm thực phẩm của đấtnước rộng lớn của ông ta. Trong dịp viếng thăm đầu tiên Đông Đức năm 1957 Mielke vàtôi đưa ông đến cánh đồng sản xuất ngu cốc to lớn nhất của cộng hòa trong vùngMagdeburg. Tại đây ông gặp gỡ các kỹ sư nông nghiệp giúp soi sáng và làm vừa lòngông. Ông cẩn thận ghi lại tất cả các phương thức và sau này tôi nghe ông gây khốn khổcho các công chức của ông, mắng mỏ họ vì không bắt kịp được ngay cả mức sản xuất củaCộng Hòa Dân Chủ Đức.

Phong cách thô kệch của Khrushchev và những diễn văn giông dài của ông khiếncho một số người bực bội khi ông trở về nước, nhưng tại Đông Đức, nơi chúng tôi phảichịu trận nghe lười gỗ của Ulbricht, tính chất hồn nhiên của Khrushchev đã gây một ấntượng mạnh. Ông được tiếng tốt nhất trong giới lãnh đạo Xô Viết cho đến khi Gorbachevlên cầm quyền, nhưng không như Gorbachev, ông là một người bình dị với một bản chấtbẩm sinh thấu hiểu được tâm tư của người dân bình thường. Ông có thể nói hàng giờ vềquê mẹ Kalinovka của ông với đầy lòng hãnh diện, đồng thời tỏ ra thái độ chê bai rõ rệtphong cách ngoại giao mượt mà.

Tôi còn nhớ một sự việc sau buổi tiếp tân tiễn đưa tại Đông Đức để kết thúcchuyến viếng thăm nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức của Khrushchev. Đoàn tùy tùng thâncận được sắp xếp tiếp tân tại những căn phòng của Đại sứ Liên Xô tại tòa đại sứ để cấtchén tiễn đưa lần cuối. Anastas Mikoyan, ông chủ tich niên trưởng của Xô Viết Tối Caođột nhiên buồn ngủ sau một vài ly và không muốn di chuyển sang lâu đàiNiederschönhausen trong vùng ngoại ô Pankow, nơi nghỉ ngơi chính thức của các thượn gkhách, nhưng lại thích ngủ một đêm tại tòa Đại sứ. Ulbricht tỏ vẻ phiền lòng vì ông đãsắp xếp trên con đường từ Niederschönhausen đến phi trường hàng dãy người Đông Đứctrung thành vãy chào từ giã các quan khách.

Một cuộc bàn cãi tiếp diễn sau đó, cho đến lúc Khrushchev can thiệp « Anastasnày, không thể nào biện luận với Ulbricht được đâu. Người Đức họ cực kỳ chi ly ».Ulbricht giận tím gan nhưng không nói lời nào.

Ngày hôm sau, trên đường đi đến phi trường sau một đêm bắt buộc phải ngủ tạilâu đài, Mikoyan tỏ vẻ khó chịu. Ông phàn nàn quyết định của chủ nhà buộc ông phảiđương đầu lần cuối với đám đông ngoan ngoãn đứng xếp ngay hàng đón tiếp trên đườngđi, rồi ông ngủ gục trên xe. Khrushchev quay sang sang tôi và điềm đạm nói: «Trở về cơxưởng của chúng tôi tại Kalinovka, có lần chúng tôi có một nghệ nhân người Đức tênMüller. Một hôm hè anh đưa vị hôn thê của anh từ bên Đức sang. Anh ta rất lấy làm hãnh

Page 83: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

diện anh ta không hề đụng đến cô ta cho đến khi hai người chính thức lấy nhau trước luậtpháp. Chuyện này đến tai những anh em trong cơ xưởng và một người bạn của tôi tênVaska chụp ngay cơ hội. Y phục vụ cô nàng suốt một mùa hè . Đồng chí Wolf thấy không,tính chi ly của người Đức kh ông phải lúc nào cũng tốt đâu».

Lẽ cố nhiên Khrushchev có thể là một người thô kệch, khả năng trí tuệ giới hạn vàkinh nghiệm yếu kém của ông về các quốc gia khác trên thế giới đã khiến cho ông khôngthấy được những thiếu sót của chính đất nước ông. Ông cũn g không có khả năng thấuhiểu những hậu quả sâu rộng của bài diễn văn mật của ông, rốt cuộc điều này chứng tỏông vẫn còn gắn chặt với hệ thống cũ và phương cách tư duy của nó. Nhưng ông là mộtchính trị gia quả cảm, không phải là một anh thư lại và ông tin tưởng một cách cuồngnhiệt vào ý thức hệ của ông, đến độ ông thường hy sinh những ưu đãi ngoại giao để chỉthỏa mãn lối biện giải.

*

Khoảng năm 1956, sự xung đột giữa các siêu cường đã trở nên cảnh tượng màBertolt Brecht mô tả Ba Mươi năm Chiến tranh trong vở tuồng Người Mẹ Anh Dũng(Mother Courage): Nó xác định đúng tình hình lúc bấy giờ. Cả hai bên, kỹ nghệ súng ống,các chính trị gia và các cơ quan tình báo sống thoải mái nhờ lối làm ăn thịnh vượng này.

Vào một buổi sáng sớm cuối tháng Tư năm 1956, người trông nhà đánh thức tôidạy với một câu chào hỏi bất thường : « Ông bộ trưởng đang chờ ông ở cửa vườn nhà ».Tôi có lòng cảnh giác tức khắc. Nhìn qua kẽ màn, tôi thấy một chiếc xe Volkw agen nhỏ cũkỹ đậu ở dưới . Tôi đâm nghi ngờ thêm bội phần, vì đ ây không phải là phương tiên một bộtrưởng của nhà nước Đông Đức di chuyển. Cực kỳ thắc mắc, tôi chụp khẩu súng lục đãlên đạn tôi để trên tủ giường ngủ, bỏ vào trong túi áo ngủ, tôi bước xuống cầu thang,đến trước cửa nhà.

Trước mặt tôi, bóng dáng Wollweber đứng sừng sững, với mẩu xì-gà trên môi. Radấu về phía chiếc xe, tôi hỏi mọi sự đều bình thường chứ. Ông giải thích ông bị đánh thứcvì một cú điện thoại khẩn cấp của Xô Viết và để tiết kiệm thời gian, ông đã mượn chiếcxe của người hàng xóm thay vì chờ các cận vệ và tài xế của ông . Ông quở trách tôi:« Nhanh lên đi Mischa, anh không thể tưởng tượng những gì họ mới khám phá ».

Chúng tôi lạch cạch đi qua các đường phố vắng vẻ đến phi trường Schönefeld.Phiá sau Alt-Glienecke, khoảng bốn trăm thước cách biên giới khu vực Hoa Kỳ và ngaysát tường một nghĩa trang, chúng tôi thấy một nhóm bóng dáng hiện trong ánh sángmàu xám ban mai. Một nửa là binh lính Xô Viết, đang hì hục đào. Những người khác đứn gnhìn, tôi biết họ là những cấp chỉ huy cao cấp của tình báo quân sự Moscow tại Bá-linh.Một đường hầm gián điệp vừa được khám phá.

Binh lính đã đào được một đường khá sâu và chúng tôi tiếp tục quan sát, sững sờkhi thấy họ bước lên đó và đâm thọc vào một sườn sắt hình tròn nằm trong đất cứng.Trong đó là một cánh cửa sắt. Ổ khóa chảy nhão ra dưới sức nóng của ngọn lửa hàn vàhọ đẩy bật tung cánh cửa trước mắt chúng tôi. Một cách lạng lẽ, các anh lính dò mìn vàgỡ bom đi xuống để kiếm soát khoảng không gian trống vắng xem có bị gài mìn không.Họ không thấy gì cả. Người lính gác mời chúng tôi bước vào trong.

Tôi đứng trong một căn phòng rộng lớn bằng một căn phòng đọc sách. Có haichiếc ghế và một cái bàn nhỏ ở giữa. Dọc theo tường là từng bó giây cáp, phân chia rõrệt. Mỗi một bó đều có bộ phận khuếch đại gắn liền trước khi chạy trở lại bó cáp chính ởphía bên kia. Tín hiệu được đón bắt, được khuếch đại và tán phát đến một căn lều đặcbiệt được xây dựng cách đó năm trăm thước tại Tây Bá Linh. Đây là một đài nghe lénnguy trang tài tình.

Sau này tôi mới biết những chi tiết về tính chất tối tân của con đường hầm nhờcác đồng nghiệp Xô Viết. Người Mỹ đã khám phá dưới luống đất này đường giây cáp điện

Page 84: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

thoại chính thời tiền chiến nối liền với miền Nam nay trở thành Đông Bá Linh. Nó gồmluôn trong đó đướng giây gọi là Ve-Che (do danh từ viết tắt « tầng số cao » Vysokayachastota) nối liền Moscow với tổng tham mưu quân sự Xô Viết tại Wünsdorf, phía Nam BáLinh.

Không cần phải giàu tưởng tượng để biết đây là mộng ước củ a một điệp viên.Người Mỹ có thể đón bắt những cuộc đối thoại về việc thu mua vũ khí, khan hiếm, nhữngsai sót kỹ thuật và bí danh về kỹ thuật vũ khí vừa mới khai triển giữa Bộ Quốc Phòng tạiMoscow và căn cứ Đông Bá Linh tại Karlshorst, căn cứ lớn nhất Đông Âu. Họ cũng có thểnghe lén những kế hoạch công tác và những cuộc thảo luận về những khó khăn triềnmiên về tài khoản của quân độ Xô Viết.

Người Nga họ tin tưởng mãnh liệt vào hệ thống bảo toà n an ninh đường dây liênlạc Ve-Che của họ. Họ đã khai triển một kỹ thuật mới bơm hơi nén vào các trong cácđường dây nhỏ nằm trong cáp. Nó ghi nhận mọi biến động trong mạch điện đi qua đườngdây - điều này xảy ra mỗi khi một bộ phận nghe lén, dù cao siêu đến mấy, được gài đặtlên trên.

Là đứa con của thời Stalin tại Nga, tôi không bao giờ tin có một đường dây khôngthể nghe lén và cho đến nay tôi vẫn không tin. ( Mức độ người Nga tin tưởng vào đườngdây đặc biệt của họ ngay cả khi đã khám phá đường hầm kể trên được biểu lộ cho tôithấy đến mãi mấy năm sau này, khi, trong một cuộc viếng thăm đồng nghiệp KGB tại BáLinh, họ vui vẻ chià điện thoại cho tôi để nói chuyện với Yuri Andropov, lúc bấy giờ làgiám đốc KGB tại Moscow.)

Cơ quan tình báo Anh và Hoa kỳ trước tiên xây dựng một cái chòi sát biên giới bênphiá Tây để đánh cắp những trao đổi một cách an toàn. Họ thiết lập một cái nắp vòngcung để cho giống hình thù của một trạm tiên đoán thời tiết, đánh lạc hướng ở phía trênđể không ai để ý sinh hoạt thực sự dưới hầm để thu thập mọi nguồn cung cấp tín hiệucủa làn sóng vô tuyến.

Để tránh bị phát giác gây dao động trên cường độ vào lúc đường dây bị đón bắt,các kỹ sư Anh đã thiết kế một máy khuếch đại nhỏ cho mỗi một đường dây của hàngtrăm đường dây điện thoại nằm trong ba bó cáp lớn. Đây là một kỳ công kỹ thuật và tôiđoán chừng nếu không có sự giúp đỡ của KGB, chúng tôi không dễ gì đơn phương tìm rađường hầm này.

Chúng tôi lần mò đường hầm trong bóng tối và im lắng, chúng tôi chỉ có ánh sángcủa bóng đèn tay hướng dẫn. Tôi bắt gặp một mẩu bià cứng trắng và roi đèn để xem. Nơiđây, dưới lòng đất , qua lằn ranh chia cắt hai hệ thống và hai ý thức hệ, một nhân viêntình báo có đầu óc hài hước cao độ đã đặt một c uộn kém gai nhỏ và một miếng bià cứngtrên đó ghi bằng mực đen « Quý vị bước sang khu vực của Hoa Kỳ ». Tôi, một trongnhững kẻ thù bất công đái thiên của CIA, đến đây để chia sẻ trò khôi hải của mộ t anhnhân viên tình báo Hoa Kỳ! Lần đầu tiên trong suốt buổi sáng bất hủ này, tôi tự véo mìnhđể đoan chắc tôi không nằm mơ.

Lẽ cố nhiên, có một điểm sơ sót trong công trình thiết lập kỳ công kỹ thuật nàymà ngay cả một chuyên viên kỹ thuật tài giỏi nhất cũng không có thể sửa chữa: Liên Xôbiết sự hiện hữu con đường hầm này ngay từ đầu, nhờ anh gián điệp nhị trùng Anh,George Blake. Nhưng, trong khi họ bảo toàn những trao đổi bằng những phương tiệnnày, họ không hề cho chúng tôi biết bất cứ chuyện gì, để mặc cho chúng tôi không phòngbị và lộ trần. Đức tính tồi tệ này không nằm ngoài bản tính của Liên Xô. Đối với họ, tìnhbáo thông thường chỉ đi một chiều.

Tôi đã ngờ từ lâu có một điệp viên Anh cao cấp làm việc cho Liên Xô tại Tây BáLinh. Liên Xô đương nhiên tuyệt đối bí mật về điều này, nhưng một trong những ôngtướng của họ không kìm hãm nổi tính khoe khoang cho tôi biết ông đang điều khiển một

Page 85: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

công tác lớn trong lòng nước Anh. Nhưng Liên Xô muốn để cho Hoa Kỳ hoàn tất côngtrình vĩ đại này để có thể ước định trình độ kỹ thuật của họ. Hoa Kỳ rơi vào bẫy. Tình báoXô Viết quan sát công tác cài đặt trong khoảng một năm và sau đó công khai tiết lộ bímật.

Sau đó Blake bị bắt và vào tù năm 1961, để rồi ngoạn mục vượt ngục trốn khỏiLuân Đôn sang Liên bang Xô Viết năm năm sau. Ngay sau khi ông đã định cư tại Moscowvà lập một gia đình mới, Nga Xô vẫn ngần ngại cho phép ông di chuyển. Cuối cùng họchấp nhận lời thình cầu của ông để ông đi nghỉ hè và cho phép ông đi cùng với ngườicanh gác đến một trong những nơi nghỉ mát của bộ chúng tôi tại đảo Usedom trên biểnBaltic. Blake đến thăm viếng Đông Bá Linh tất cả bốn lần, luôn luôn có hộ vệ KGB theosau. Tôi mời ông phát biểu trước nhóm điệp viện đang được huấn luyện về những cuộcphiêu lưu của ông với hy vọng sẽ tạo tinh thần nhập thuộc và truyền thống trong cộngđồng tình báo Cộng sản.

George Blake

Đến lượt thăm viếng lần thứ ba, những người tháp tùng Blake có vẻ nới lỏng vàcho phép người vợ Nga đi theo ông. Ông cũng xin gặp gỡ riêng với tôi. Chúng tôi cùnglứa tuổi với nhau và chúng tôi nhanh chóng kết thân với nhau. Tôi có ấn tượng đặc biệtvới thói quen hạ xưng của người Anh của ông. Trong khi vợ ông đi phố, vui hưởng sựphồn thịnh của các cửa hàng quốc doanh Đông Đức sau những ngày tháng thiếu thốn tạiNga, chúng tôi ngồi trò chuyện tại một quán trọ. Ông rất giỏi về ngô n ngữ, ông thôngthao tiếng Ả-rập, tiếng Pháp và tiếng Hòa Lan, ngay bây giờ ông cũng nói lưu loát tiếngĐức và tiếng Nga, mặc dù ông có giọng nói của một người Anh lịch lãm có lẽ đã thấmnhập khi ông học Đại Học Cambridge.

Blake cho tôi biết ý kiến về đường hầm nguyên ủy phát xuất từ phía Anh. Sau khiông từ Triều Tiên trở về, tại đây ông giữ chức phó trạm trưởng Cơ Quan Tình Báo Anhtrong vùng. Blake cũng đã giữ chức vụ tương tự tại Vienna. Kế hoạch đào hầm khởi xuấttừ tổng tham mưu Quân Cảnh Anh qua đường Simm eringstrasse tại Vienna đến phái bộquân sự Xô Viết gặp trở ngại kỹ thuật nhưng có vẻ là một tiến trình khả quan. Vì ôngtham dự trong dự án đó, ông được kêu gọi tham khảo với Hoa Kỳ về đường hầm Bá Linh.

Sau khi Blake ra khỏi tù và đào thoát sang Moscow, chúng tôi lại gặp nhau mộtlần nữa, lúc đó tôi cùng đi với em Koni tô i, đến để trình chiếu ra mắt cuộn phim « Mama,I’m alive!»(Mẹ ơi, con còn sống !). Chuyện kể về các tù binh Đức tại Nga. Hôm đó là mộtbuổi tối êm ả, chúng tôi nói về phim sách của Nga. Ngay cả với tư cách một cựu điệpviên, ông kín đáo hơn thương lệ khi chúng tôi đề cập đến những chi tiết gút mắc vềthương trường. Ông nói tình bằng hữu với Kim Philby tại Moscow hỗ trợ cho ông vô kể.Tôi ngạc nhiên khi Blake tỏ ra rất đau khổ vì mang tiếng là một điệp viên bẩn thỉu vàmong thiên hạ coi ông ta là một người có lý tưởng. Mặc dù ông dấn thân cho chính nghĩaXô Viết, tôi có cảm tưởng ông từ chối chấp nhận trên thực tế ông là kẻ phả n bội đối vớiđất nước của ông và chính nước ông nhìn ông như kẻ phản bội. Có lẽ ông kém thôngminh hơn Philby, một người mà tôi cũng quen biết và thán phục vô cùng. Cả hai đều có

Page 86: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

vẻ nhẹ nhõm khi có người để nói chuyện và người này thấu hiểu sự dấn thân của họ chohệ thống xã hội chủ nghĩa đồng thời chia sẻ cái nhìn phê phán trên tiến trình tại Moscow.Đi trước Gorbachev, họ cũng tin tưởng cuộc thay đổi sẽ diễn ra từ bên trong.

Kim Philby

Mặc dù Philby và Blake cả hai đều có chức vụ thích hợp với hiểu biết của họ,nhưng cuộc sống của những điệp viên về vườn sau một cuộc sống náo động tại Tâyphương không thể nào dễ dàng, đặc biệt trong một nước đang vật lộn với nhiều mâuthuẫn như Liên Bang Xô Viết. Philby có bản tính cởi mở hơn Blake, tự tin, mềm mỏng vàthoải mái trong giao tiếp. Ông cũng có đến Đông Bá Linh nhiều lần để nghỉ hè và thụhưởng những đêm dài nói chuyện với bạn bè và đ ồng chí cũ, nhâm nhi vài chung rượu.Nhưng sau một vài năm sống tại Moscow, cái nhìn của ông về Liên Bang Xô V iết trở nênkhô khan hơn. Ông có lần than phiền với tôi về nền kinh tế khốn khó và hố ngăn cáchgiữa người lãnh đạo và nhân dân. Tôi luôn cảm thấy thú vị vì người Anh nghĩ mình làngười đầu tiên khám phá ra những sự thật hiển nhiên như sản phậm tiêu thụ khan hiếmvà hành chánh luộm thuộm. Philby không có nhiều cơ hội để nói chuyện với giới trí thứctại Moscow, nhưng tôi không đồng ý với những thông tin của Tây phương cho rằng ôngsống khốn khổ tại Moscow. Sự thật là ông không còn lựa c họn nào khác, nhưng Philby cókhả năng xoay xở giỏi hơn các điệp viên khác.

Tôi có cảm nghĩ rằng KGB thu xếp cho họ đi nghi hè tại các nước như Đông Đức vàHungary, nơi đây mức sống trung bình cao hơn tại Nga và đó là phương cách để nhữngngười như Philby và Blake xả xú-báp. KGB lo sợ những thành tích danh giá Tây phươngnày sẽ trở về xứ sở và giáng một đò n nặng cho bộ máy tuyên truyền của điện Cẩm Linhvà những chuyện tẩu thoát không có gì là khó khăn. Philby cho tôi biết tình báo Anh tìmcách đề nghị nhiều phương thức để mời ông trở về Anh.

Philby yêu chuộng cảnh đồng quê Đông Đức và khi ông đến thăm, chúng tôi bànvề nhiều vấn đề - sách vở, tư tưởng, và ngay cả nấu nướng ; chúng tôi cùng làm bánhPelmeni để chúng tôi so tài về cách làm món này, vì cách chọn lựa gia vị mang tính cáchcá nhân cao độ. Có một lần viếng thăm, ông đưa cho tôi một ấn bản về hồi ký của ôngvới lời đề tặng: « Gởi tặng đồng chí Thiếu Tướng Wolf , với lòng kính phục và biết ơn đãđược tiếp đón nồng hậu tại DDR, Kim Philby ». Đây là ấn bản Tây Đức và ông chua thêmtrong phần tái bút: « Bản dịch FRG (Cộng Hòa Liên Bang Đức) chưa được hoàn hảo .K.P. » Có lẽ ông nghĩ cần phải lịch sự đánh Tây Đức khi gởi tặng một món quà cho cấplãnh đạo của tình báo hải ngoại Đông Đức. Cho dù thế nào đi nữa, phần phụ chú này làmcho tôi cảm thấy thú vị về kiểu cách tỉ mỉ của Philby.

Philby và Blake có thứ hạng trong những khuôn mặt nổi tiếng trong lịch sử tìnhbáo. Những thành quả nghề nghiệp của họ rất lớn, bất kể khuynh hướng chính trị của họ.Đặc biệt buồn cho số phận của Blake vì ông mất tổ quốc không những một lần, khi ôngrời bỏ nước Anh, nhưng đến hai l ần khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ và ông bị bỏ rơi, sốngmột cuộc đời lầm lũi trên mảnh đất của một tổ quốc vay mượn đã từ bỏ lý tưởn g của

Page 87: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

ông. Philby, đã từng tham dự những biến cố lớn của thế kỷ, khởi sự với Cuộc Nội ChiếnTây Ban Nha, có lẽ là người may mắn nhất vì đã chết đúng lúc. Tôi không bận tâm việcPhilby là một tên phản bội đối với đất nước của ông, vì những gì ông làm là do quyếtđoán của ông. Ông đoan quyết ngay từ thuở ban đầu Liên Bang Xô Viết là quốc gia biểuhiện rõ rệt nhất lý tưởng chống p hát-xít của ông. Nếu quý vị có quyết tâm trong cuộcđời, quý vị đi theo con đường quý vị đã tự vạch sẵn và không đi lệch hướng - cho dù quývị có thể bắt gặp những điều kinh khủng trên đường đi. Lẽ cố nhiên, đường đi của mỗingười mỗi khác và thứ tự ưu tiên cũng khác. Có những người như Arthur Koestler, đãquyết định theo lý tưởng công bằng và bình đẳng của Cộng sản và sau đó quay lưng đi vìnhững thái quá trong chế độ Xô Viết. Điều này cũng xảy ra cho người bạn cũ của tôiWolfgang Leonhard. Đã có lần tôi không hiểu được họ, nhưng tôi có nói chuyện vớiLeonhard và tôi nghĩ rằng bây giờ chúng tôi đã hiểu nhau .

*

Nhờ quy chế hóa các luật lệ trong Chiến Tranh Lạnh, điệp viên không còn xuấthiện như là những nhân tố ác độc của phía bên kia nhưng đúng hơn là những món vật -đôi khi là con cờ - trong một cuộc chơi giữa Đông và Tây. Họ thường được giam giữ bởicơ quan tình báo đối nghich, sau khi bị bắt, chứ không bị xử bắn, mặc dù đôi lúc việchành quyết cũng xảy ra, rất thường khi một chính trị gia muốn gởi mộ t thông điệp chodân nước mình hoặc cho phía bên kia. Sự thay đổi này khiến cho tôi nhận biết nhữngcuộc trao đổi có thể trở thành một phần quan trọng trong kho vũ khí tình báo của chúngtôi. Tôi khởi sự xem xét tỉ mỉ phiá chúng tôi giam giữ những ai để có thể trao đổi vớinhân viên chúng tôi bị bắt giam bên Tây Đức.

Tai Đức, lề lối này đã trờ thành thủ tục nhờ các dịch vụ của Wolfgang Vogel, luậtsư Đông Bá Linh đai diện cho quyền lợi quốc tế của Cộng Hòa Nhân Dân Đức (GDR), vàJürgen Stange, đối tác bên Tây Đức. Ngày tháng trôi qua, việc thu xếp trao đổi qua bứcBức Tường Sắt trở nên dễ dàng hơn. Vogel làm ăn khá phá t đạt nhờ làm trung gian giữahai cường quốc kình địch.

Wolfgang Vogel, 1997

Cuộc trao đổi quốc tế quan trọng đầu tiên giữa Tây và Đông liên quan đến FrancisGary Powers, phi công của chiếc phi cơ thám thính bị bắn hạ năm 1960 trên không phậncủa Liên Xô.

Page 88: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Tòa Án Liên Xô xét xử Francis Gary Powers tháng 8, năm 1960

Việc này tạo bối rối chính trị lớn cho Tổng thống Eisenhower và sự cố tai hại này phá vỡcuộc họp thượng đỉnh với Khrushchev tại Paris. Tôi kinh qua một cảm giác ngại ngùng khitham dự phiên tòa xét xử Powers trong Đại Sảnh của Công Đoàn Thương Mại tại Moscow,nơi đây những màn xét xử của Stalin đã diễn ra vào thập niên 1930. Lúc đó tôi đang ởphố bận việc khác và quyết định đi xem. Tôi ngồi trên hàng ghế cứng dưới một trần nhàmàu lợt thật êm ả đối trọi với không khí lúc bấy giờ, trên bàn bày những chân đèn lónglánh thích hợp cho một phòng khiêu vũ hơn là một tòa án.

Đây là lấn đầu tiên kể từ khi Stalin chết, tòa án xét xử một gián điệp được côngkhai mở rộng và thiên hạ bàn tán về việc xét xử Powers suốt mùa hè tại Moscow. Thườngdân Moscow đi vòng dinh tòa án, tò mò tìm kiếm anh Mỹ đã bị bắn hạ trên không phậnXô Viết. Các bạn đồng nghiệp KGB rỉ tai rằng chính ông tổng thư ký sẽ đứng ra xác quyếtbản án và phán quyết.

Powers xuất hiện trong chiếc lồng tù, vẻ hơi bối rối vì những mệnh lệnh tòa ánđược phát biểu bằng tiếng Nga. Anh có một khuông mặt dịu dàng và thơ trẻ và có thóiquen nhíu mày thật mạnh khi anh không hiểu một câu hỏi. Phong cách nhã nhạn và phầnnào ngây ngô khiến tôi có chút cảm tình với anh ta, mặc dù anh ta làm việc cho phía bênkia. Nhờ qua một thông dịch viên mặt lạnh lùng, anh trả lời suông sẻ và chi tiết nhữngcâu hỏi của công tố viên, anh xác nhận nội dung của nhiệm vụ công tác của anh và anhphục vụ cho ai. « Đồ điên » tôi thầm tự nhủ.

Rồi ra, chính sự ngây ngô của Powers và sự cộng tác với Liên Xô đã giúp cáccường quốc đơn giản hóa lần trao đổi gián điệp quan trọng đầu tiên. Powers chỉ bị kết ánmười năm tù ở, và các bạn của tôi trong KGB giải thích bản án khoan hồng này là một tínhiệu của Moscow cho Washington biết rằng họ sẵn sàng trao đổi điệp viên.

Page 89: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Phia bên kia Đại Tây Dương, đại tá KGB Rudolf Ivanovich Abel bị giam trong tùcủa Liên Bang tại Atlanta. Con của một công nhân sinh sống tại Saint Petersburg, giòngdõi Đức, vui vẻ chọn theo chủ nghia bolshevik và gặp Lênin nhiều lần, Abel (tên thật làWilliam Fischer) đã được KGB lén lút cài đặt vào Hoa Kỳ nă m 1947, tại đây ông đội lốtmột nhiếp ảnh gia và họa sĩ tên Emil Goldfus. Từ căn nhà này tại Brooklyn ông điều khiểnmột chuỗi điệp viên có chân trong chính quyền, cơ sở thương mại và cơ mật quân sựtrước khi ông bị bắt năm 1956 và sau đó bị kết an ba mươi năm tù ở. Vogel làm trunggian thu xếp trao đổi Powers với Abel vào tháng 10 năm 1962.

Rudolph Abel khi bị FBI bắt năm 1956

Mấy năm sau, Abel đến Đông Bá Linh để thuyết trình cơ quan của tôi về nhữngkinh nghiệm của ông. KGB đã phong quân hàm đại tướng và giao cho ông nhiệm vụ lãnhđạo hệ thống Anh-Mỹ. Ông cũng dạy các tân binh của tôi và tôi thu xếp nhiều lần gặp gỡvới các sĩ quan cao cấp của tôi để vinh dự đón tiếp ông . Ông là người vui tính khi ônggặp đúng đối tượng và sau khi nâng ly chúc mừng thành công trong công tác gián điệpcủa mọi người, chúng tôi bàn về kịch trường của những thập niên 1920 và 1930, và luôncả các vở kịch của cha tôi. Abel là một người của thời Phục Hưng sống trong một thời đạitân tiến, rất ham thích môn hóa học và vật lý và đặc biệt say mê Albert Einstein. Nhữngbức họa của ông - ông dùng tại Brooklyn để làm bình phong che dấu hoạt động gián điệpcủa ông - tương đối đẹp. Tôi vẫn lưu giữ một vài phác họa nhỏ ông tặng tôi làm kỷ niệm.Sau khi ông chết vào năm 1971, bà vợ góa của ông phải áp lực mạnh với Xô Viết để ghitên thật của ông dưới tên KGB của ông trên bia mộ. Họ không bỏ nổi thói quen giữ bímật, ngay cả khi một trong những điệp viên xuất sắc của họ đã chết và được chôn.

Một dấu hiệu khác về tạp quán gay gắt của Chiến Tranh lạnh xuất hiện sau cuộcgặp gỡ thượng đỉnh giữa Khrushchev và Tổng thống Kennedy tại Vienna năm 1961. Tôiđược biết cuộc xung đột trở nên trầm trọng tột độ khi Khrushchev trở về nước tuyên bốvới quân đội và nâng cao vai trò của Tây Bá Linh. Do hai nguồn tin của chúng tôi - mộttại tư lệnh quân sự Anh tại Bá Linh và một tại tổng tham mưu NATO (Liên minh Bắc ĐạiTây Dương), chúng tôi biết những chuẩn bị nóng bỏng của phiá Hoa Kỳ để phản ứngchống lại trong trường hợp Moscow ra lệnh phong tỏa Bá Linh lần thứ hai. Khi tôi đọcnhững tài liệu lưu trữ được sắp xếp lại như m ột lắp lại những mẩu hình ghép rời rạc từmột mớ vi phim, tôi nhận thấy chỉ lỡ một bước kém khôn ngoan của cả hai phía là có thểđưa đến chiến tranh. Và nó sẽ khởi sự tại đây, tại Bá Linh.

Một tổ chức tối mật của Hoa Kỳ gọi là Live Oak (Cây Sồi Sống) đã được thành lậpnăm 1958 bởi ngoại trưởng Hoa Kỳ John Foster Dulles, và đặt dưới quyền chỉ huy củaTướng Lauris Norstad, chỉ huy trưởng khối NATO, cốt để phá vỡ việc phong tỏa Bá Linhlần thứ hai. Một hôm có người trình cho tôi một tài liệu do Norstad ký tên ghi rõ nhữngphần thiết yếu trong « Ước định Sơ khởi về Ý đồ của Xô Viết ». Tài liệu này, tôi có đượcqua một nguồn tin tại tổng tham mưu Anh tại Đức, vẫn còn được xem là mật tại Hoa Kỳmặt dù được viết cách đây 40 n ăm. Nếu việc hạch sách ở mức độ thấp cách loại xe củaquân đội di chuyền qua hành lang một trăm dặm nối liên Bá Linh với Tây Đức có chiềuhướng leo thang, kế hoạch của Live Oak đề nghị phái một đoàn quân xa để mở đườngvào phía Tây Bá Linh và thử phản ứng của Xô Viết. Tài liệu tiếp tục đề nghị những giảipháp quân sự rộng lớn hơn. Trước hết là một tiểu đoàn gồm có binh lính Hoa Kỳ, Anh vàPháp đi vào hành lang này. Rồi vào giai đoạn cuối của mức độ đọ sức, một sư đoàn gồm

Page 90: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

có quân đội của ba nước đi vào hành lang để khẳng định quyền được vào thành phố BáLinh. Chỉ có quân đội Hoa Kỳ, Anh và Pháp gia nhập trong công tác này, vì họ là nhữngngười duy nhất có quyền gởi quân đôi qua Đông Đức đế đến vùng chiếm đóng phía Tâycủa Bá Linh.

Tôi không dễ hoảng sợ, nhưng kế hoạch Live Oak làm cho tôi lạnh xương sống.Các nguồn tin tại Moscow cho tôi biết Khrushchev nói không ngừng về Bá Linh. Ông cũngcó nói với Đại sứ Hoa Kỳ Llewellin Thompson là giải quyết vấn đề Bá Linh là một vấn đề« uy tín cá nhân » của ông và ông đã « chờ đợi khá lâu » để tiến hành. Vì biết rõ lòng tựái cố chấp của Khruschev nên tôi đâm ra lo ngại hơn. Các cường quốc thường gây chiếnvới nhau chỉ vì muốn bảo vệ cái uy tín mong manh của các cấp lãnh đạo.

Điều mà tôi không biết vào lúc đó, có một chống đối mãnh liệt kế hoạch Live Oaktrong nội bộ của NATO. Mấy năm sau, cơ quan tình báo CIA giải mật tài liệu cho biếttrưởng khối quốc phòng Anh, Thống đốc Lord Mountbatten, đã hạch hỏi Kennedy về kếhoạch này:

Điều gì sẽ xảy ra cho sư đoàn nằm trên xa lộ? Nga sẽ cho nổ một chiếc cầu đàngtrước, một chiếc cầu đàng sau và lúc đó họ bán vé chỗ ngồi để thiên hạ đến xem và cườivào mặt. Nếu đây là một trò cười, một tiểu đoàn sẽ là một thảm kịch. Phải trải một mặttrận dài 30 dặm để tiến tới và có thể họ xem đây là một cuộc xâm chiếm Đông Đức vàđưa đến một cuộc chiến toàn diện.

Tôi càm thấy nhẹ nhõm khi nghe thấy con ngựa chiến già của Anh đã tỏ ra hiểu biết hơnvề tính cách phiêu lưu của kế hoạch Live Oak. Bộ tham mưu của Live Oak mãi đến năm1987 mới được NATO xác nhận, khi họ đeo huy hiệu SHAPE (Supreme Headquarters,Allied Powers Europe, Tổng Tham Mưu Tối cao Lực Lượng Đồng Minh Âu Châu) trên quânphục của họ, giống như những đội khác của NATO. Tổ chức này vẫn chưa giải tán ngay cảsau khi nước Đức đã thống nhất. May mắn thay, tầm quan trọng của cơ quan này trongchiến lược của Hoa Kỳ đã giảm đi sau khi Khrushchev quyết định không phát động chiếntranh cho một vấn đề riêng biệt của nước Đức. Ngược lại ông tìm kiếm một giải ph ápkhác và giải pháp này là đúc một bức tường bằng bê -tông.

Page 91: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 7

Giải pháp bê-tông

Khi Chiến tranh Lạnh được nhắc đến như là một trong những xung đột của những đếquốc lớn, và nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức đã trở thành một lời ghi chú nhỏ trong cácsách lịch sử, đất nước của tôi có lẽ sẽ được ghi nhớ là một nước đã dựng một bức tườngđể giữ chính công dân của mình không cho họ đào thoát. Hình ảnh của Bức Tường BáLinh không những chia cắt một thành phố lớn mà cả hai ý thức hệ và hai khối quân sựtranh đua nhau vì tương lai của nhân loại, bức tường luôn mãi là biểu tượng hùng hồnnhất của sự chia rẽ hậu chiến của châu Âu và của sự tàn bạo và vô nghĩa của chính cuộcChiến Tranh Lạnh.

Đối với tôi, một người đã sống và làm việc đàng sau bức tường sau khi nó được dựng vàongày 13 tháng 8 năm 1961 và cống hiến sức lức cho nền an ninh và sự phát triển của hệthống đã xây dựng nên nó, Bức Tường luôn luôn là biểu tượng của sức mạnh và sự yếukém. Chỉ có một hệ thống với sự tin tưởng mãnh liệt vào hệ tư tưởng chỉ đạo mới có thểthu xếp để chia cắt một thành phố và tạo nên một biên giới gần kề giữa hai phần củamột nước. Và chỉ có một hệ thống yếu kém và hư hỏng từ căn bản như hệ thống củachúng tôi mới phải làm như vậy trước tiên.

Vì vậy tôi biết trong thâm tâm, nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức đã đến ngày tàn khi, vàođêm ngày 9 tháng 11 năm 1989, tôi bật máy truyền hình và nghe tin các công dânCHDCĐ được phép đi lại qua biên giới và thấy đám người đầu tiên đổ dồn về ngã biên giớithình lình được mỏ ngỏ. Một nước như nước chúng tôi, mà sự sống còn lệ thuộc hoàntoàn vào sự ổn định nội bộ, không thể nào tồn tại với biến cố chấn động này. Làm thểnhư thực tại đã ngưng động. Bàng hoàng, tôi ngồi với vợ tôi nhìn hình ảnh người Đông vàTây Đức ôm chầm lấy nhau trên vùng đất vô chủ (no man’s land) tại biên giới Bá Linh. Cóvài người đi dép ngủ, làm như họ mộng du trong một đêm quyết định cho định mệnh củanước Đức và của châu Âu trong những năm tới.

Lẽ cố nhiên biên giới chưa bao giờ đóng cửa hoàn toàn. Nó được mở ngỏ cho những dukhách Đông Đức thi hành công vụ. Họ là những người đã được rà soát và thích hợp vớivai trò « cán bộ du lịch ». Điều này có nghĩa là họ đáng tin cậy về mặt chính trị, họkhông có thân nhân ở Tây Đức. Kể từ khi có sự nới lỏng những hạn chế vào thập niên1970, vào lúc mối giây liên lạc giữa hai nước Đức đã cải thiện, các người về hưu đượcphép du lịch dựa trên lý luận, tuy là lô-gíc nhưng không thiếu phần cay độc, nếu họ ở lạiTây Đức họ không phương hại đến nền kinh tế của Đông Đức và ngay cả việc từ bỏ tiềnhưu trí. Và đương nhiên, các điệp viên của tôi làm việc tại chỗ và các tiếp liên trao đổithư tín cho những nguồn cung cấp được phép du lịch sang Tây Đức với lý lịch giả.

Những ai có phép đi ra ngước ngoài rất được quần chúng thèm muốn; cơn sốt du lịch lêncao trong một quốc gia không có khách du lịch. Tôi đã du lịch không vì thú vị bản thânnhư phần đông các sinh viên trung lưu Hoa Kỳ. Mặc dù tôi có mọi đặc quyền, tôi chưabao giờ viếng thăm Viện Bảo Tàng Prado, Viện Bảo Tàng Anh Quốc, hoặc Viện Le Louvre.Tất cả chúng tôi sống một cuộc đời thu hẹp, mặc dù cuộc sống của tôi ít hẹp hòi hơn vìcông tác gián điệp đưa tôi đến Đông Châu Phi, các vùng hoang dã của Tây-bá-lợi-á,những bờ biển Hắc Hải, những cánh rừng Thuỵ Điển và sự dịu dàng của vùng nhiệt đớiCuba. Vì được ưu đãi nên tôi có một một căn phòng xinh xắn, một chiếc xe hơi và một tàixế, và được những ngày nghỉ thoải mái qua lời mời của các cơ quan tình báo khác trong

Page 92: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

khối Đông Âu. Những biệt đãi này luôn liên hệ đến công việc và trách vụ của tôi; xét racuối cùng thế giới rộng mở bên ngoài nhưng đối với tôi cũng như khép kín.

Mặc dù bọn chúng tôi không hưởng được sự thoải mái và tinh thần độc lập của một côngdân tương đối khá giả của Tây Âu, tôi hoàn toàn cách biệt với những công việc cực nhọcchi phối một công dân thường ở nước tôi. Chúng tôi thụ hưởng từ nhóm Xô Viết hệ thốngđặc quyền của giai cấp Nomenklatura. Sự việc khởi sự vào năm 1945, khi các công chức,các khoa học gia và những kẻ hữu dụng cho lý tưởng Cộng Sản nhận được một số ít phụtrội về lương thực, mà chúng tôi gọi là payoks, mượn từ tiếng Nga để chỉ phần chia lươngthực. Sau đó thành thói quen, như mọi sự việc, và trở thành một định chế dưới danhnghĩa một phân cục gọi là « an ninh cá nhân » và đã đương nhiên trở thành một đội ngũnăm ngàn người. Rồi những đặc quyền của chúng tôi được hợp thức hoá trong hệ thốngliên lạc với Bộ Thương Mại Hải Ngoại, để đảm bảo các đầy tớ tối cao của quốc gia khôngbị thu hẹp trong mớ sản phẩm thường là hạng nhì của chính quốc gia mình. Tất cả đềuđược phân chia tuyệt đối theo thứ bậc. Có những cửa hàng đặc biệt dành những mónhàng của phương Tây để cung cấp cho Bộ Chính Trị. Sau khi họ đã chọn lựa, phần còn lạiđược giao cho chúng tôi ở trong những cơ quan tình báo và tại đây các bộ khác và cơquan thương mại khác nhận phần của mình. Cuộc sống thật là đơn giản và thoải máicuộc sống. Tôi quá yếu đuối để từ chối những đặc quyền này, và những năm sau tôi thúnhận điều này khi sinh viên hỏi tôi. Họ hài lòng với câu trả lời của tôi, vì họ hiểu nhữngyếu đuối của con người trước những đặc quyền như vậy. Lẽ cố nhiện, nếu tôi không đượcsủng ái, những thứ này biến mất chỉ trong một đêm.

Ngoài những món ưu ái này và những nơi dừng chân đặc biệt, tôi sống một cuộc đời bàngiấy, kẻ thi hành lệnh của những chủ nhân ông chính trị của tôi. Đầu tiên chúng tôi làmviệc về đêm - giờ làm việc của Stalin - giống hệt các thượng tầng cơ sở của giới thư lại XôViết. Sau khi Stalin chết, Mielke làm việc suốt ngày, bắt đầu từ 7 giờ sáng và thường kếtthúc vào 10 giờ đêm, tuy nhiên sau này tôi nghĩ ông ta cố làm vẻ như ở trong văn phòngnhưng ông ta không ở. Tôi thường thèm muốn sự độc lập của những người làm việc trongcơ quan của tôi. Họ có thể đi công tác một cách thong dong và tự mình quyết định lấy giờlàm việc của họ, nhưng ngày làm việc của tôi dính liền với thời khoá biểu của cấp trêncủa tôi.

Tôi thức giấc vào lúc 6g30 sáng hoặc 7 giờ và tập thể dục cho cái lưng – tôi có vấn đề khicon nhỏ - và đến sở làm việc lúc 8g15 sáng. Trước tiên, tôi có tài xế và một thư kí và saunày hai thư kí và một người phụ tá đặc biệt, tiếng Đức gọi là người chỉ định. Các nhânviên trong văn phòng riêng của tôi rất gần gũi với tôi và hiếm khi thay đổi; người thứ kýchính của tôi bắt đầu làm việc với tôi năm 1954, vào năm thứ ba tôi làm Giám đốc TìnhBáo Hải Ngoại, và ở lại đó ba mươi ba năm cho đến khi tôi về hưu.

Tôi khởi sự ngày làm việc của tôi với những giấy tờ quan trọng, những báo cáo từ các chủnhiệm ngành và đôi khi từ các điệp viên. Vào mười năm cuối, giấy tờ trở nên quá nặng nềvà tôi phải trông cậy bản tóm tắt của ban nghiên cứu trong đó gồm có những hồ sơ mật,tóm lược về những sự cố thường nhật và tài liệu của các thông tấn xã.

Cơ quan HVA được chia vào khoảng hai mươi ban, trong đó có cả những nhóm riêng biệtđể giám sát các điệp viên và những thông tin tại các Bộ, các đảng phái chính trị, các côngđoàn, các giáo phái và các định chế khác của Tây Đức; tình báo quân sự, Hoa Kỳ, Mexicovà phần còn lại của thế giới; Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các tổng tham mưucủa Công Đồng Châu Âu tại Brussels; phản gián; phản thông tin; thông tin khoa học vàkinh tế của Tây Đức; ban gian điệp kỹ thuật chuyên về các hạ tầng cơ sở kỹ nghệ, những

Page 93: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

dụng cụ điện tử và khoa học, và hàng không học và không gian vũ trụ học; các sứ quán,các biên giới, huấn luyện và dịch thuật, và một ban để điều nghiên và đánh giá nhữngthông tin thô vẹn đổ về từ các ban khác.

Cứ bốn hoặc ba ngày tôi họp với các phụ tá của tôi và với giám đốc của mỗi ban dưới sựđiều khiển trực tiếp của tôi để thảo luận về những tiến triển của công tác và những dự ánquan trọng. Tôi phải đọc tất cả những báo cáo gởi lên ban lãnh đạo. Mielke không cắt xénnhững báo cáo của tôi, nhưng giữ lại một vài bản không đưa cho Honecker, nói rằng « Họkhông lấy gì làm thích thú lắm đọc những thứ này ». Tôi thường ăn trưa với các phụ tácủa tôi cùng với thư ký của Đảng tại sân của văn phòng bộ trên đườngNormannenstrasse , quận Lichtenberg. Chúng tôi trao đổi tin tức và những mẩu chuyện,nhưng ngay trong nơi kín đáo nhất của bộ chúng nói đến điệp viên của chúng tôi và ngaycả «người thường trú hợp pháp » trong toà Đại Sứ của chúng tôi, chúng tôi đều dùng bídanh để không tiết lộ danh tánh thật của họ và như vậy gây nguy hiểm cho họ nhiềuhơn.

Bộ Cộng An trên đường Normannenstrasse

Phạm vi to lớn của công việc này rất là nhàm chán. Tình báo chỉ là việc buôn bán bìnhthường để sàng lọc mớ thông tin hỗn độn và tìm ra một viên đá quý hoặc một sợi giâyliên lạc đáng giá, vì vậy tôi thay đổi lề thói hằng ngày của tôi bằng cách điều khiển mườihoặc mười hai điệp viên do tôi điều động trực tiếp. Theo như tôi được biết, tôi là mộtgiám đốc duy nhất trong tất cả các cơ quan tình báo trên thế giới làm điều này. Việc nàycho phép tôi đi ra ngoài và đôi khi gặp gỡ họ tại các nhà an toàn ở ngoại ô Bá Linh hoặc– điều mà tôi ưa thích – tại Dresden và các nơi khác, nơi không có nhiều người phía Tâyđể có thể chạm mặt với điệp viên đến đây.

Những tập quán này đương nhiên bị gián đoạn vì những sự việc bất ngờ, đặc biệt là việcbắt giữ những điệp viên của chúng tôi tại hải ngoại. Thông thường những tin tức mới nhấtdo báo chí loan tải, họ ít khi cho biết tên tuổi chính xác của điệp viên, vì vậy chúng tôiphải đoán mò có phải là điệp viên của chúng tôi hay là ai khác. Đôi khi tôi phải đến gặpgiám đốc ban để đón nhận tin không tốt, đặc biệt nếu đó là một hành vi đào thoát.Chúng tôi phải tự huấn luyện nhắm mắt làm ngơ những mất mát này qua từng giai đoạnvà cố gắng không loan truyền sự hoảng hốt; nỗi lo sợ đã quá đủ khi ông bộ trưởng đòihỏi lời giải thích.

Page 94: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Thay vì khiển trách, điều quan trong hơn là tìm kiếm hoặc xét xem ai khác có thể bị đedoạ vì việc bắt giữ hoặc đào tẩu. Chúng tôi phải thông tin vô tuyến nhanh chóng cho điệpviên của chúng tôi bằng mật hiệu, nhưng vì điệp viên không phải lúc nào cũng bật máyvô tuyến để nghe mỗi ngày, chúng tôi có thể dùng điện thoại để trực tiếp báo động chohọ bằng mật hiệu. Nếu trong tường hợp điệp viên của chúng tôi là một doanh nhân, lờibáo động có thể là « Cuộc gặp gỡ tới của chúng ta được rời sang ngày khác ». Chúng tôitránh những chỉ dấu quá lộ liễu như « Bà cô ở Dresden bị bệnh nặng ». Chúng tôi có mộtsố tín hiệu, chẳng hạn như đinh đóng trên thân cây hoặc dấu thập trên một họp thơ màđiệp viên đi qua mỗi ngày để anh ta kiểm chứng, nhưng không phải tất cả các điệp viênđều dùng cách này.

Trong thời gian mười năm cuối trong nghề, tôi thường làm việc đến 9 giờ tối, sáu ngàymột tuần lễ, chỉ có Chủ Nhật là ngày nghỉ. Cuộc sống xã hội của tôi rất ít, mặc dù tôi cốgắng đi xem kịch hoặc dàn hoà tấu ít nhất hai lần trong một tháng. Những thăm viếngtrao đổi với các cơ quan tình báo tại các nước bạn, hoặc phái đoàn của họ đến thămviếng Bá Linh, cho chúng tôi những cơ hội hiếm có mà chúng tôi vui vẻ đón nhận để đithăm viếng các viện bảo tàng và nhà hát. Vào những ngày cuối tuần, tôi tìm cách vềdacha của tôi trong một ngôi làng nhỏ Prenden, cách xa Bá Linh hai mươi dặm về phíaĐông Bắc. Và ở đây tôi tìm đủ mọi cách để bảo vệ đời tư của tôi để không bị công vụ xâmnhập. Khi những bàn bè tuổi thiếu thời ở Moscow, George và Louis Fischer ghé thăm BáLinh năm 1985, họ lấy làm ngạc nhiên khi khám phá tôi không có người hộ về bám sáttheo tôi và đi lại thong dong tự do. Mielke có người hộ tống bảo vệ và một lần ra lệnh bắttôi phải có một người hộ tống, nhưng rồi tôi xoay sở để đuổi anh này đi. Anh tài xế củatôi được huấn luyện đặc biệt để bảo vệ tôi nhưng đương sự chẳng màng đeo súng. Súngcủa tôi tôi cất trong tủ kín.

Cho dù tôi có mối nghi ngờ về hệ thống tôi đang phục vụ, một cuộc đời được ưu đãi, cótrách nhiệm và có lúc choáng ngộp sẽ khó lòng cho bất cứ ai từ bỏ việc vận động để thayđổi, đặc biệt một người như tôi tin rằng thay đổi chỉ đến từ cấp cao. Điều này nghe có vẻlạ lùng đối với một người ở trong vị thế của tôi, tưởng chừng như có ảnh hưởng, nhưngảnh hưởng của tôi chỉ giới hạn trong cơ quan của tôi, nơi đây phạm vi không gian khôngthuộc về tôi.

Günter Gaus, Đại Sứ Tây Đức đầu tiên tại Đông Đức, một người rất là thông minh, hiểubiết rất rõ những vấn đề của chúng tôi, gọi nước CHDCĐ là một cộng đồng những hanghốc. Phần lớn quần chúng không màng đến những vấn đề của đời sống công cộng, khôngđể ý đến những vấn đề của chính sách nhà nước, miệt mài thực hiện những mục tiêu cánhân và bảo vể không gian của bản thân. Tôi cũng có không gian riêng của tôi, và , xemnhư có vẻ mâu thuẫn, không gian riêng này chính là cơ quan của tôi. Tôi không thể làmkhác hơn.

Việc mô tả đời sống chúng tôi có thể tạo nên cảm tưởng là tôi sống một cuộc đời tồi tancủa một anh nô chức, chỉ thi hành nhiệm vụ để có những đặc quyền hiếm hoi. Thưakhông phải như vậy.Tôi hài lòng với nhiệm vụ lãnh đạo cơ quan tình báo. Tôi thâm tínrằng công việc này cần thiết và tôi cống hiến bản thân tôi cho công việc này. Tôi đãthành công cố tình tránh né mọi cơ hội để leo lên những cấp bậc cao hơn và gần gũi vớitrung tâm quyền lực hơn. Tôi cũng đã từ chối lời đề cử tôi trở thành cấp lãnh đạo vềtruyền thông đại chúng, một chức vụ trông coi về tuyên truyền. Ngay cả các con tôi cũngxin tôi từ chối việc thăng chức này, vì việc này sẽ đưa tôi đến gần kề chức vụ lãnh đạochính trị và chắc chắn sẽ tạo nên những mâu thuẫn.

Page 95: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Những ngày trước khi Bức Tường Bá Linh được dựng lên vào ngày 13 tháng 8 năm 1961,tôi cảm nhận có một biến cố quyết liệt sẽ diễn ra. Không khí của phiá Đông thành phốxem ra ảm đảm. Công ăn việc làm và thực phẩm mỗi tuần một khan hiếm. Một hôm, đingang qua một nhóm người xếp hàng trước một cửa hàng, tôi nghe một bà già nguyềnrủa trong tiếng địa phương của Bá Linh « chúng phóng được vệ tinh Sputnik, nhưng ngaygiữa mùa hè chúng ta không có một cọng rau tươi. Đấy là xã hội chủ nghĩa ».

Ai có thể khiển trách những thanh niên nếu họ đem tài năng của mình để làm việc bênkia biên giới, nơi đây họ có thể kiếm ra tiền và mua những sản phẩm mà những người ởlại mơ tưởng? Trong thâm tâm của họ, họ không phản bội một quốc gia, họ chỉ di chuyểnsang phần bên kia của nước Đức, nơi đây phần lớn có bạn bè hoặc thân nhân sẵn sànggiúp họ lập nên sự nghiệp.

Từ ngày thành lập Đông Đức vào năm 1949, 2,7 triệu người đã bỏ trốn sang Tây Đức,hơn một nửa dưới 25 tuổi. Tôi cũng tự hỏi mấy đứa trẻ trong gia đình cũng bỏ đi nếuchúng không nằm trong nhóm nhừng người sống chết với xã hội chủ nghĩa. Ngày 9 tháng8 năm 1961, con số tị nạn ghi trong sổ tiếp nhận của các trại ở Tây Bá Linh lên đến 1926người, con số cao nhất trong một ngày. Nhà nước đang mất đi nhân lực, mất đi nhữngngười mà nhà nước đã bỏ tiền ra huấn luyện, không có sự đóng góp của họ mức sống sẽxuống thấp hơn nữa. Tôi cảm nhận chúng tôi đang bơi lội trong bùn.

Nhà Nước của chúng tôi tố cáo phương Tây hút máu của phương Đông. Lột bỏ luận điềubệnh hoạn này, tôi biết điều này có nghĩa là sức thu hút của Tây Đức đang gia tăng vìnhững thịnh vượng mới và quần chúng sẵn sàng hy sinh những mối liên hệ huyết thốngvà nền an ninh êm ấm của nhà nước xã hội chủ nghĩa để đi đổi lấy những lời hứa hẹnbâng quơ của chủ nghĩa tư bản. Lẽ cố nhiên tôi chảng bao giờ tin lời giải thích của nhànước về Bức Tường – rằng việc đóng biên giới của chúng ta là một biện pháp để chống lạisự tấn cộng hoặc xâm nhập của các điệp viên ngoại bang. Nhưng việc xây dựng cái màĐông Đức gọi là « hàng rao bảo vệ chống phát-xít » và phương Tây gọi là « bức tường ônhục » đã làm thay đổi cuộc sống của chúng tôi trong một đêm.

Tôi không những hiểu những nguyên nhân thật sự xây Bức Tường mà còn đồng tình ủnghộ chúng. Tôi tin rằng không có phương cách nào khác để cứu nước chúng tôi vào thờibuổi đó. Chúng tôi thừa hưởng theo lịch sử phần yếu kém kinh tế của nước Đức và chúngtôi khởi sự từ một căn bản thật thấp, chưa kể những cách quản lý sai trái tạo nên nhữngkhó khăn. Thêm vào đó Tây Đức đã bị các lực lượng Xô Viết tước đoạt các máy móc kỹnghệ và ngay cả những dụng cụ nằm ở hạ tầng cơ sở chẳng hạn như đường sắt xe hoảmà họ xem là lợi phẩm đền bù chiến tranh. Tây Đức ngược lại đã có khả năng xây dựnglại đất nước nhờ vào tiền của Kế hoạch Marshall. Tôi vẫn nuôi mộng tưởng - bây giờ tôimới rõ là mộng tưởng - với những thay đổi tình hình quốc tế và những cải cách cần thiếttrong nước, mức sống của chúng tôi sẽ từng bước một bắt kịp phương Tây. Tôi tin giá trịcủa chủ nghĩa xã hội, trong một nền kinh tế chỉ định, sẽ xác định chỗ đứng của mìnhcũng như chúng tôi thường nói với nhau, rồi sẽ có một ngày phương Tây sẽ chiếm đóngBức Tường để đuổi không cho quần chúng tới gần! Thực ra vào cuối những thập niên1970 và 1980, một vài điệp viên và cảm tình viên ở phương Tây đặt câu hỏi chúng tôithực sự có cần hạn chế du lịch không bởi vì mức sống đã cải thiện đến độ những người dulịch từ CHDC Đức đã quay trở về. Nhưng vào năm 1961, chúng tôi phải lựa chọn giữa BứcTường hay là đầu hàng.

Page 96: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Ngày 13 tháng Tám năm 1961, Bức Tường Bá Linh được dựng lên

Tôi phải thú nhần, với nguy cơ mất uy tín là người hiểu biết rõ những gì xảy ra tại ĐôngBá Linh, việc xây dựng Bức Tường Bá Linh cũng gây ngạc nhiên cho tôi giống như mọingười bình thường vào tháng 8 năm 1961. Tôi chỉ đoán chừng Eric Mielke, người điềukhiển kế hoạch bí mật này, không thông báo cho tôi vì muốn tinh nghịch chọc ghẹo tôi.Như hàng triệu người khác, tôi nghe tin một bức tường đã được dựng ngang Bá Linh trênđài phát thanh vào sáng ngày 13 tháng 8. Phản ứng đầu tiên của tôi là giận dữ vì nghềnghiệp. Đáng lý ra tôi phải được báo trước về việc này vì tôi phải tiếp tục điều khiển cácđiệp viên ở bên kia biên giới. Bản chất của biên giới này đã thay đổi toàn diện chỉ quamột đêm. Kế hoạch xây dựng bức tường quá bí mật nên chúng tôi không kịp phối hợptrước với tổng tham mưu quân đoàn biên giới để đảm bảo liên lạc viên vẫn tiếp tục quađược Tây Bá Linh để thu thập nhũng tài li ệu mật của các điệp viên qua một biên giớithinh lình trở nên khó xuyên thủng.

Những ngày kế tiếp tôi bỏ hầu hết thời gian để kiểm soát xem nhân viên của tôi đã nhậngiấy tờ được vội vã thảo và đưa qua các trạm kiểm soát để cho họ kịp thời nhận công tácbên Tây Đức. Đây không phải là một vấn đề tiện nghi. Mối giây liên lạc trong điệp vụ đặtcăn bản trên sự tin tưởng tuyệt đối. Một khi sợi giây bị đứt, những điệp viên yếu đuốisanh ra lo sợ và guồng máy thu thập tình báo sẽ ngưng hoạt động.

Bây giờ chúng tôi phải dựng những câu truyện nguỵ trang cho những trạm tiêp liên để họcung cấp những lời giải thích thích hợp cho lính gác ở bên kia biên giới để nói lý do tạisao họ được quyền đi qua phía Tây trong khi số còn lại không làm được. Đối với các cơquan phương Tây, biên giới khép kín là một quà tặng bất ngờ vì nó ngăn lọc một số đôngthường dân và cho phép phản gián của đồng minh tập trung sức lực vào một số nhỏ côngdân bây giờ được phép qua biên giới, thường với tư cách là doanh nhân nhà nước, chẳnghạn như những viên chức thương mại nhà nước, các giáo sư hàn lâm và công dân bìnhthường lâu lâu được phép qua biên giới vì có việc gia đình khẩn cấp.

Khi tôi đi quanh Đông Bá Linh trên chiếc công xa, tôi đánh lạc hướng anh tài xế để tôi cóthể nhìn việc xây dụng bức tường trong lòng pha lẫn khâm phục và kinh hãi. Tất cả giađình thân thuộc nhất của tôi đều ở bên Đông, vì vậy tôi không mang vết đau thương của

Page 97: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

sự xa cách. Nhưng Bức Tường tạo nên vố số sự việc lạ lùng, một trong những sự việc nàyliên quan đến tôi và tên tuổi của cha tôi.

Con sông Spree tại Bá Linh

Trên một dải của con sông Spree, một đoàn những chiếc thuyền du ngoạn đi từ TreptowPark cho đến tận biên giới sát với vùng Neukölln của Tây Đức rồi sau đó ngoan ngoãn trởvề bến tại Đông Đức. Những chiếc thuyền mang tên của các văn sĩ người Đức trong đó cócha tôi. Một hôm, đúng sau ngày Bức Tường được dựng, con thuyền Friedich Wolf vui vẻđi về hướng Tây trong một trong những câu chuyện vượt biên lạ lùng vào thời đó. Nhândịp một đêm chiếc thuyền rời bến, ông đầu bếp và gia đình đã phục rượu ông thuyềntrưởng và xúi ông xả hết tốc lực đâm thuyền sang Tây Bá Linh trước sự kinh ngạc củalính gác. Đến đây họ nhảy tàu và bơi vào bờ để tìm tự do. Ông thuyền trưởng say gụctrên boong tàu. Khi ông tỉnh giấc, ông thiểu não lái tàu trở về khiến cho lính gác biên giớicàng ngạc nhiên hơn. Ông sẽ phải bị trừng phạt. Người vợ tuyệt vọng của anh thuyềntrưởng điện thoại cho mẹ tôi, lúc ấy bà phụ trách Công khố Friedich Wolf , và van xin mẹtôi giúp đỡ.

« Con có giúp được gì không ?» mẹ tôi hỏi tôi trong bữa cơm tối hôm đó. Tôi biết cha tôisẽ xem câu chuyện phiêu lưu của chiếc thuyền là một chuyện khôi hài, vì vậy tôi kêu gọikhoan hồng cho ông thuyền trưởng. Ông không bị vào tù nhưng tôi không cứu gỡ ôngkhỏi sự nhục nhã bị thuyên chuyển ra khỏi Bá Linh. Cuối cùng ông làm việc trên mộtchiếc tàu hơi trong một vùng kỹ nghệ nằm ở vùng an toàn cách xa biên giới.

Tình hình thay đổi cũng gia tăng căng thẳng giữa cơ quan tình báo hải ngoại của tôi(Aufklarüng) và cơ quan phản gián (Abwehr) trách nhiệm về an ninh biên giới. Mối liên

Page 98: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

hệ giữa hai ngành tình báo không bao giờ đằm thắm cả, cũng như những ai theo dõi lịchsử cạnh tranh giữa CIA và FBI đều biết. Trường hợp của chúng tôi, mối liên hệ cũng lạnhlùng không ít. Tôi từ chối trao cho họ danh sách các điệp viên và các thông tín viên cầnphải qua biên giới, vì điều này có thể gây tổn thất cho chúng tôi nếu không may các sĩquan trong các cơ quan mà tôi không kiểm soát phản bội.

Chúng tôi phải mất nhiều tuần – có khi hàng tháng trong một vài trường hợp đặc biệtkhó khăn – để đạt được một thỏa ước sống chung mới. Chúng tôi ở trong một vị thế mâuthuẫn là những kiểm soát bên phía chúng tôi có phần gắt gao và khó dàn xếp hơn là bênphía Tây Đức. Một trường hợp làm cho tôi nhức đầu là trường hợp của Freddy (khôngphải tên thật), một nguồn tin tức quan trọng nhất của chúng tôi nằm trong giới lãnh đạocủa đảng Dân Chủ Xã Hội tại Bá Linh. Tôi không gọi đích danh tên ông để tránh tai tiếngcho gia đình ông, nhưng các đảng viên Dân Chủ Xã Hội vào thời đó sẽ nhận ra ông. Làmột nhân vật khác thường, thích hưởng thụ, ông có giọng nói lớn và thuyết phục tronggiới lãnh đạo đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD) và có những mối giây liên lạc thân thiện vớiBonn – một người phò vua hơn vua, nhưng không phải vì vậy mà kém phần hữu dụng đốivới chung tôi. Ông trở về Đức mãi sau này khi chiến tranh chấm dứt sau thời gian bị HoaKỳ giam giữ. Ông không có một kỷ niệm tốt về việc này. Vào lúc thiếu thời ông đã làđảng viên, ông được đưa vào ngành tình báo. Thật ra, ông xâm nhập đảng SPD năm1950 theo lệnh của một trong những giới chỉ huy kỳ cựu của chúng tôi, Paul Laufer, vàsau này chính ông cũng điều khiển Günter Guillaume, gián điệp nằm trong Văn phòngcủa Thử Tướng Willy Brandt.

Freddy bảo vệ hăng say lý tưởng của SPD, và thất vọng vì những sự cố bên Đông Đức,không coi chủ nghĩa xã hội là biểu tượng nữa. Trong một thời gian dài, hầu như chúng tôimất liên lạc với đương sự. Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc với những người chúngtôi muốn giữ. Tôi đặc biệt chú trọng đến trường hợp của đương sự trong mục đích gặt háinhững tin tức có chất lượng cao mà tôi biết đương sự nắm giữ trong những cuộc bàn thảonội bộ của SPD về chính sách của họ đối với Đông Đức. Tuy nhiên, đương sự một mực từchối ghi âm hoặc nói bất cứ điều gì về các bạn đồng nghiệp làm việc tại Văn PhòngNghiên cứu Đông Đức của đảng SPD, một tổ chức tại Tây Bá Linh với mục đích tái lập dânchủ xã hội bên Đông Đức – đối với chúng tôi đây là một cơ quan hắc ám nhất hoạt độngở bên kia Bức Tường. Những cố gắng để dẫn dụ đương sự vào những cuộc thảo luậnchính trị hầu như luôn luôn kết thúc trong hãi hùng vì Freddy chửi Ulbricht là một thằngngốc theo chủ nghĩa Stalin.

Trước tiên Freddy và tôi có ý định gặp gỡ nhau tại những căn phòng nhỏ dùng làm nhàan toàn cho cơ quan của chúng tôi tại vùng Bohnsdorf nằm về phía Nam của Đông BáLinh. Nhưng tình thế lúc đó căng thẳng và năm 1955, tôi nảy sáng kiến thay đổi nơi gặpgỡ tại những căn nhà nhỏ kín đáo của những người quen khi tôi sống tại Moscow. Tôi lợidụng tinh thần lạc quan do Đại Hội Đảng lần thứ 20 thổi tới để điều chỉnh mối liên hệgiữa chúng tôi. Freddy rất có ấn tượng với những lời bài bác của Khrushchev lên án Stalinvà tội ác của ông. « Anh thấy chưa, » y nói với vẻ đắc thắng, « tôi có lý. Tôi đã nói vớianh là tình thế phải thay đổi ». Tôi cũng chia sẻ nỗi vui với y về « Con Đường Mới » củaMoscow – bây giờ chúng tôi được tự do nói về quá khứ và bàn thảo về những vấn đề củađảng, về tự do văn hoá, về kinh tế, vân vân… - và chúng tôi có thể ngồi hàng giờ trongcăn phòng đầy khói thuốc thảo luận về tương lai của Liên Bang Xô Viết và đồng minh.Cuối cùng tôi đạt được một kết quả nào đó. Đối với tôi, Freddy chỉ chấp nhận vai trò điềmchỉ viên nếu mối liên hệ của chúng tôi đặt trên căn bản tình bạn. Đương sự cũng khôngtừ chối việc lâu lâu nhậu nhẹt. Vì vậy trước ngày sinh nhật thứ 50 của y, tôi mời y đếngặp gỡ tôi tại một biệt thự nhỏ ở Rauchfangswerder bên cạnh một cái hồ, cái hồ mà

Page 99: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

chúng tôi đã dùng để dàn dựng cuộc du ngoạn malina một cách vô tích sự. Tại đây,không ai dòm ngó chúng tôi, chúng tôi buổi trưa ngồi nhâm nhi ly rượu long lanh với đálạnh và, khi chiều về, một két bia. Tôi phải uống nhiều để bắt kịp anh bạn của tôi và báocho người phụ tá của tôi, có trách nhiệm đưa chúng tôi tới đây và trở về,và bảo đảmchúng tôi không bị quấy rầy, phải tỉnh táo như một quan toà để khi chúng tôi đưa Freddytrở về Tây Đức, ít nhất có một người trong chúng tôi biết rõ đường đi nước bước của ôngbạn.

Lúc này Freddy nói không ngững và thổ lộ hết những bực tức về tình trạng Mỹ Hoá củaCông Hoà Liên Bang Đức và chửi rủa thậm tệ các chính trị gia và bơi móc đời tư của ngôisao sáng đang lên tại Tây Bá Linh, Willy Brandt. Chúng tôi trở về thủ đô vừa đúng trước12 giờ đêm. Tôi kêu anh tài xế đầu xe khá xa và hai đứa chúng tôi chập choạng đi ngangqua Công Viên Treptow đến gần cửa biên giới. Chúng tôi tiến gần đến tầm tai của anhlính gác thì Freddy thình lình nổi hứng hát những bài cách mạng và hát to « Khi chúng tacùng nhau lên đường » và bài « Quốc Tế Ca ». Tôi tỉnh cơn say tức khắc, nói Freddy immiệng với giọng không thân thiện và kêu anh tài xế đưa chúng tôi tới điểm kiểm soátbiên giới kế tiếp, nơi đây chúng tôi thả y xuống. Sau khi dặn dò y phải cúi đầu và nói tốithiểu khi qua biên giới, tôi nấp trong bóng tối nhìn y đi qua biên giới.

Tôi hầu như đứng tim, vì y đã say đến giai đoạn bất chấp hậu quả những gì mình nói haymình làm. Mối lo sợ lớn nhất của tôi là một trong những cảnh sát bên phía Tây Đức sẽnhận ra hắn là một nhân vật nổi tiếng trong vùng và để ý hắn đi qua biên giới trong lúcsay tuý luý vào lúc giữa đêm – một vụ tai tiếng đủ để chấm dứt sự nghiệp mặc dù đươngsự không bị tình nghi làm gián điệp. Bóng dáng lảo đảo của đương sự tiến về hướng trạmkiệm soát. Vào giờ phút chót, y quay ngược trở lại, vẫy tay hùng dũng và la l ớn về phíatôi : « Chúng ta sẽ uống cạn một ngàn ly với nhau, anh và tôi ! »

Tôi chửi thầm, nhưng không làm gì khác hơn được nữa. Những ngày sau đó, tôi lo âu ràsoát báo chí xem có âm hưởng gì không. Nhưng kẻ say sưa lại có trời độ và uy tín củaFreddy vẫn còn nguyên vẹn.

Đối với những nhân vật có tiếng tăm, việc tham dự những buổi họp bên Đông Đức quatrung gian của chính quyền luôn luôn là một việc làm phiêu lưu. Freddy lần hồi xét lại ýkiến của y đối với Willy Brandt và trở nên một cộng tác viên thân cận của ông thị trưởngtrẻ. Đương sự không thể mạo hiểm đến gặp gỡ chúng tôi một cách công khai, dù say haytỉnh táo. Chúng tôi bó buộc phải tìm ra một giải pháp mới và áp dụng một kế hoạch dànxếp tỉ mỉ và phức tạp để chúng tôi trao đổi quan điểm: Con đường thông quá của đồngminh phải đi ngang qua lãnh thổ của Đông Đức để tới Bá Linh.

Chúng tôi ước tính phản gián Tây Đức kiểm soát chặt chẽ con đường này, cũng giống nhưchúng tôi. Các sĩ quan kiểm soát ở cả hai phía ghi sổ ngày giờ mỗi chiếc xe đi vào và đira khỏi xa lộ, hoặc ở bên Tây Bá Linh hoặc ở biên giới Tây Đức. Vận tốc bị giới hạn ở 100cây số một giờ một cách triệt để, do đó thời gian phỏng định đi hết con đường có thể tínhra khá chính xác, và không thể có khả năng ngừng lại để làm bất cứ chuyện gì ngoài trừviệc trao đổi mau chóng những tài liệu.

Hơn nữa, cảnh sát lưu thông kiểm soát các trạm dừng và đặt máy quay phim trên nhữngtuyến đường ngoằn ngoèo. Tôi không thích cho cơ quan phản gián biết về những chi tiếtcông tác của tôi, vì vậy tôi quyết định không làm thủ tục xin họ ngưng quan sát khi tôigặp gỡ điệp viên của tôi. Với sự đồng ý của Freddy, chúng tôi bày một phương kế hàohứng và thoải mái để gặp nhau. Tôi hồi hộp chờ đón việc này, và cho dù tôi có kinh

Page 100: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

nghiệm, một điệp viên vẫn luôn là một người phiêu lưu, và tôi vẫn thích thú sắn tay áođể đôi lúc mạo hiểm. Chúng tôi đồng ý với nhau là Freddy sẽ rời Tây Bá Linh vào xế trưađể khi chúng tôi gặp nhau trời đã chạng vạng. Y sắp xếp chuyến đi cho ăn khớp với buổidạ tiệc kinh doanh tại Bonn để phù hợp với nguỵ trang.

Trước khi y rời Tây Bá Linh, tôi rời Đông Bá Linh trên một chiếc xe Mercedès xanh dươngđậm với bảng số tỉnh Cologne và một anh tài xế với giấy tờ Tây Đức giả. Vì không ai bênTây Đức biết rõ mặt mũi của tôi, tôi không cần phải cải trang và tôi đơn giản mặc y phụccủa một thương gia. Tại trạm xăng đầu tiên ngoài ô trên con đường thông quá Bá Linh –Munich, tôi kêu anh tài xế ngưng xe để đổ xăng và uống một ly cà-fê Đông Đức tại trạmxãng. Tôi ngôi ở đây chờ cho đến khi xe của Freddy đi ngang.

Việc này xem ra rất là thú vị. Các anh tài xê xe vận tải, nhìn lầm tưởng tôi là một ngườiphương Tây sau khi tôi tặng họ thuốc lá phương Tây, bắt đầu than phiền tình thế ở bênĐông Đức. Đây là cơ hội hiếm có để nghe người bình dân thực sự nghĩ gì trong khi tôingồi cao chót vót trên cấp bậc kỳ cựu của Đông Đức. Nếu họ biết họ đang trực tiếp thanphiền với một sĩ quan cao cấp của Stasi, họ sẽ hốt hoảng. Tôi nhớ một anh tài xế vận tảichửi rủa những đặc quyền của giới lãnh đạo Đông Đức sau khi tôi bịa chuyện tôi là mộtthương gia chào hàng dạo khá thành công xuất xứ từ vùng Ruhr. « Bọn đảng lại củachúng có lẽ cũng sống thoải mái như ông, sự khác biệt là ông thực hiện được một việc gìđó còn họ chẳng làm gì cả ». Markus Wolf chính hiệu cảm thấy hơi nhột vì lời nhận xétnày, nhưng tôi gật đầu đồng ý.

Khi Freddy đi ngang qua trặm dừng với vận tốc giới hạn 100 cây số một giờ, chúng tôimóc một dấu hiệu đặc biệt cho phép chúng tôi, những giới chức cao cấp mà anh bạn tàixế vừa mới chửi rủa, chạy nhanh hơn vận tốc ấn định. Chúng tôi chạy vào khoảng tốc độ150 cây số/giờ, thời gian và khoảng cách đã tính sẵn để phù hợp với tốc độ xe củaFreddy chúng tôi đến một ngã rẽ trên xã lộ dành riêng cho xe vận tải gỗ rừng và cảnhsát. Chúng tôi lái xe vào trong rừng để tránh tai mắt của những ống kính kiểm soát quayphim và những tài xế khác. Lặng lẽ và nhanh nhẹn như thể xác đồ sộ của anh cho phép,Freddy chui vào xe của tôi và tài xế của tôi chạy qua của anh. Cả hai xe đều lên đườngchạy ra khỏi nơi trốn, đèn tắt để tránh ống kính kiểm soát hoặc một đội tuần đi ngang.Chúng tôi cảm thấy sung sướng khi chúng tôi biết rằng chúng tôi đã thành công trong tròchơi này. « Việc này hay ho hơn cả chính trị » Freddy bâng quơ nói.

Có được giấy phép chạy nhanh cho phép chúng tôi có đủ thời gian để nói chuyện. Chạyxe trên xa lộ, chúng tôi nói chuyện thoải mái và Freddy trao cho tôi một vài tài liệu. Tôicùng có cơ hội đưa ra một số chỉ thị hoàn toàn bí mật. Trước khi rẽ vào một lối ra xa lộ,chúng tôi ngừng tại một trạm dừng xe trong bóng tối và chờ xe của Freddy (có tái xế củatôi) đến. Freddy trở lại xe của mình. Điều phiền với mánh khoé này là chúng tôi khôngphải là những người duy nhất khám phá ra nó. Với thời gian, các cơ quan phương Tâycũng sử dụng nó và hàng chục những tổ chức giúp người Đông Đức giúp người trốn trongnhững vận tải cũng dùng đến nó. Những ngõ ra xa lộ bất hợp pháp và các trạm xăng trởthành trọng điểm kiểm soát của chính cơ quan phản gián của chúng tôi. Họ bắt đầu xiếtmỗi lúc một chặt chẽ hơn và tôi lo ngại một ngày nào đó các bạn đồng nghiệp trong cơquan phản gián sẽ khám phá một trong những cuộc gặp gỡ của tôi. Tôi phải duyệt xét lạinhững quyết định trước đây của tôi và yêu cầu các ống kính kiểm soát được tắt trong lúcchính tôi hoặc sĩ quan của tôi thi hành công tác với các điệp viên nước ngoài.

Việc này tiến hành một thời gian, nhưng tôi lo ngại tình báo Tây Đức đã khám phá raphương cách kiểm soát chúng tôi, vì vậy nếu các ống kính bị tắt trong vòng mười phút

Page 101: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

hoặc hơn, điều này có nghĩa là một số hoạt động đáng nghi đang tiến hành và việc kiểmsoát biên giới trở nên gắt gao hơn. Tôi trở lại với phương pháp cũ và liều làm việc khôngthông báo cơ quan phản gián. Vì tôi lanh lẹ và chuẩn mực nên tôi chưa hề bị hai bên bắtgặp. Phương pháp này thành công không những với Freddy mà cả với một thông tín viênchính trị ở Bonn, một chính trị gia thuộc phe cấp tiên tên là William Borm. Đương sự cungcấp tin tức trong quốc hội Bonn.

Freddy qua đời một vài năm sau, tim của đương sự không làm việc một vài ngày sau khichúng tôi gặp nhau trên xa lộ. Tôi đoán chừng thể lực của đương sự không theo kịp cuộcsống chính trị sôi động, lối ăn uống vương giả và những cố gắng quá mức trong công tácnguỵ trang với chúng tôi của đương sự. Đương sự say mê với những kích thích và cảmgiác đương sự đang tạo nên những ảnh hưởng đặc biệt. Với cương vị của một chủ nhânông, chúng tôi luôn luôn giành tiền hưu trí cho những người vợ của các điệp viên, mặc dùlà, trong trường hợp của Freddy, bà không được thông báo về việc làm của y. Bây giờchúng tôi nằm trong một vị thế khó xử phải phái một sĩ quan đến báo cho bà biết là bàcó quyền hưởng tiền hưu trí bởi vì chồng của bà đã làm việc cho Đông Đức. Tôi không rõbà ấy có nghi ngờ chồng mình không, nhưng bà tiếp nhận tin tức rất là bình thản. Có mộtđiều nghề nghiệp dạy tôi là đàn bà biết rõ về chồng mình nhiều hơn là các ông tưởng.

Ngay sau khi Bức Tường được dựng, một vài dải đất biên giới nằm trong vùng thôn quêvẫn còn dễ thâm nhập. Nhân cơ hội này tôi thúc đẩy các điệp viên khoa học và kỹ thuật,có một vài người chưa được huấn luyện kỹ lưỡng, sang Công Hoà Liên Bang Đức, nhưngchúng tôi mỗi lúc một khôn ngoan hơn trong việc giả mạo căn cước. Các giới chứcphương Tây bẳt đầu đòi hỏi chứng cớ căn cước và những chi tiết về đời tư. Việc sử dụngcác máy vi tính giúp cho họ kiểm soát tin tức dễ dàng hơn khi họ đem so với những hồ sơlưu trữ ở nơi khác hoặc do các cơ quan chính quyền lưu giữ.

Nhưng cùng lúc Tây Đức nhanh chóng tìm phương pháp kiểm soát những người xâmnhập, chúng tôi tìm ra những phương pháp mới để đánh lừa họ. Đây là một cuộc chạyđua tuyệt vời và nhiều hào hứng. Chúng tôi có lợi thế trong việc này, tôi lấy một ví dụ,dùng căn cước của những người đã chết trong trận bom tại Dresden để làm bình phongcho các điệp viên định cư bên phương Tây, nhưng luôn luôn có cái rủi là một người sốngsót tình cờ xuất hiện và phá hỏng nguỵ trang của điệp viên. Điều này mỗi lúc xảy rathường xuyên hơn vì hệ thống máy vi tính của phản gián Tây Đức được mở rộng và đàosâu, vì vậy chúng tôi cuối cùng phải đình chỉ trò dựng xác chết dạy.

Nhưng tôi cũng gặp khó khăn với chính phe của tôi. Họ tìm cách tập trung hồ sơ. ErichMielke, cấp trên của tôi trong chức Bộ Trưởng Công An, nhất quyết buộc tôi cung cấpdanh sách tập trung các điệp viên của tôi. Tôi dứt khoát từ chối. Sự giằng co này keo dàimãi cho đến ngày tôi từ chức. Tôi hãnh diện nói rằng dưới sự chỉ đạo của tôi không cómột nơi nào trong cơ quan của tôi lưu trữ danh sách của tất cả những điệp viên. Tôiquyết định không lưu giữ một thẻ hoặc đĩa vi tính nào ghi lại tất cả các chi tiết hoạt độngcủa chúng tôi. Trái lại, tôi khai triển một phương pháp qua đó danh tính của người cungcấp tin chỉ có thể biết nếu ba trên năm chi tiết được tiết lộ. Để có thể tiếp tục tìm kiếm,mỗi một chi tiết cần phải được kiểm chứng với chi tiết khác. Chúng tôi có những thẻ củahàng trăm ngàn cá nhân, trong đó có rất nhiều tên của phương Tây, từ dân biểu QuốcHội cho đến những giám đốc kỹ nghệ, những thành viên của Uỷ Ban Kiểm Soát ĐồngMinh. Những danh thẻ riêng biệt của nhân viên chúng tôi được lưu giữ tại mỗi cục; mộtcục quản lý nhiều nhất là từ sáu chục cho đến một trăm nguồn tin, điệp viên, giao liên,vân vân. Mỗi một thẻ ghi bí danh, địa chỉ, vùng và số hồ sơ. Con số quy chiếu về một hồsơ chứa đựng tên thực của cá nhân điệp viên. Chồng thẻ nhỏ này trong mỗi cục thường

Page 102: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

được một sĩ quan cao cấp cất giữ. Bất kỳ ai muốn tìm kiếm hồ sơ phải trình bày lý do chosĩ quan này, và nếu hồ sơ liên quan đến một gián điệp, người phụ trách đã có sẵn câuchuyện nguỵ trang. Trong thời chiến hoặc những lúc căng thẳng, công việc của sĩ quan làđem cất giấu hồ sơ của điệp viên ra khỏi bộ và đem về tổng tham mưu tạm thời củachúng tôi.

Một người không thẩm quyền muốn xem những thẻ và hồ sơ này phải lặn lội qua một sốlượng khổng lồ giấy tờ để tìm ra hồ sơ thích hợp. Công tác tìm kiếm bí danh của một điệpviên cho ăn khớp với tên thật của y chắc chắn sẽ gây chú ý, trái ngược với những gì sẽxảy ra nếu những hồ sơ này nằm trên đĩa vi tính. Tính cách vô bổ của công tác tìm kiếmnày không phiền hà tôi tí nào vì tôi và các sĩ quan cao cấp của tôi lưu giữ tên tuổi củanhững điệp viên quan trọng nhất trong trí óc của chúng tôi. Từ đó trở đi, tôi dùng khuônmẫu màng nhện để nhận diện những mối giấy liên lạc giữa các hệ thống điệp viên tại Đứcthời hậu chiến. Tôi nhận thấy quả thật dễ dàng nhét những tên mới vào đầu tôi. Vớiphương cách này, việc đem tản mác hồ sơ đem lại an toàn cho chúng tôi. Khi chúng tôigặp phản bội trong hàng ngũ, sĩ quan đào thoát chỉ biết những mối giây y điều khiểnhoặc là những tin đồn y nghe ngóng qua những lời bất cẩn – mặc dù chúng tôi nghiêmcấm việc này, thường hay xảy ra trong những tổ chức rộng lớn.

Vào thập niên 1950, chúng tôi tiếp cận khá sâu sát với các gia đình quý tộc của Tây Đức.Một vài người trong giới này cảm thấy họ có bổn phận làm nguôi đi mặc cảm tội lỗi củagiai cấp của họ vì họ đã không ngăn cản được việc Hitler lên nắm chính quyền. Một sốkhác không đóng một vai trò nổi bật nào và đôi khi không được quyền sử dụng danh tướccủa mình trong chế độ Cộng Hoà Liên Bang mới này. Nhiều người bị ông thủ tướngAdenauer, một người bài bác chủ nghĩa quốc gia, ủng hộ Hoa kỳ, loại trừ ra khỏi chínhtrường. Họ vẫn có một ước vọng mãnh liệt tham gia chính sự và nhiều người xem việccộng tác với chúng tôi như là một cố gắng ngoại giao bí mật. Tôi chứa gặp một ai tự nhậnmình là kẻ phản bội cả.

Tuy nhiên có một vài người bị Max Heim phản bội. Max Heim là giám đốc phụ trách đánhphá đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo của Tây Đức, một phó cục của Cục 2. Đương sự đàothoát hai năm trước khi Bức Tường sụp đổ, tiết lộ tình hình hiểu biết của chúng tôi về cácđảng lãnh đạo tại Bonn và chỉ đường cho cơ quan phản gián Tây Đức đến bắt nhiều điệpviên của chúng tôi.

Trong số những người này có Wolfram von Hanstein. Nhờ vị thế xã hội cao ở phương Tây,ông đã xây dựng được một số đường giây liên lạc hữu dụng. Cha của ông và ông nội củaông là những giáo sư đại học và văn sĩ nổi tiếng, và Hanstein muốn tiếp tục truyền thốnggia đình của những người trí thức phong lưu. Trước thế chiến ông sống và có được chútuy danh bằng nghề viết tiểu thuyết dã sử . Ông từ chối không nhập ngũ và sống ẩn dậtvào thời kỳ chiến tranh, ông được đưa vào trại giam của Xô Viết và tại đây ông trở thànhcộng sản. Ông định cư tại Dresden và cống hiến cuộc đời cho chủ nghĩa cộng sản. Trướckhi von Hanstein và vợ sang phương Tây do lời yêu cầu của chúng tôi, họ cống hiến đấtvà biệt thự Dresden của họ cho nhà nước và sau đó giao cho Bộ Công An. Tại Bonn, viễnkiến nhân bản và tên tuổi của gia đình ông giúp ông nhanh chóng bước lên chức vị caonhất trong giới vận động nhân quyền. Ông thân thiện với Heinrich Krone, bộ trưởng đặctrách về vấn đề an ninh của Adenauer, và Ernst Lemmer, bộ trưởng thuộc đảng Dân ChủThiên Chúa Giáo, trông coi về bang giao giữa hai nước Đức. Ông cũng thông báo tườngtận về những hoạt động của Văn Phòng Đông của đảng SPD và xâm nhập nhiều tổ chứcchống cộng. Ngay cả lúc bị giam giữ sáu năm trong tù, ông tiếp tục chăm chỉ làm việc và

Page 103: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

bắt liên lạc được với các bạn tù sau này cho chúng tôi. Sau khi ông được thả ra, vonHanstein xin được trở về Đông Đức, nơi đây ông qua đời năm 1965.

Một điệp viên khác bị Heim phản bội là Baron von Epp. Là một hậu duệ của một nhà quýtộc đã hỗ trợ Hitler từ những ngày đầu của phong trào Quốc Xã, von Epp làm việc chochúng tôi để tìm cách chuộc lại mối nhục của gia đình. Khi ông bị bại lộ và bỏ tù, tôi thấytiếc việc ông ra đi, mặc dù tôi không lấy làm ngạc nhiên. Là một con bài bất kham, ôngcông tước tiếp cận với cơ quan chúng tôi và tuyên bố sẵn sàng hoạt động khủng bố,nhưng ông thất vọng vì chúng tôi nói chúng tôi cần những trợ giúp kín đáo và liên lỉ đểthu thập những tài liệu mật có tính hữu dụng.

Trước những ngày bầu cử năm 1969, chúng tôi phải đặc biệt theo dõi những thay đổitrong phong cảnh chính trị tại Bonn. Trong cuộc bầu cử này đảng Dân Chủ Xã hội đạt kếtquả tốt đẹp nhất trong thời hậu chiến và chuẩn bị con đường đưa họ lên đỉnh cao củaquyền lực. Vào đúng lúc này, xuất hiện một trong những điệp viên quái đản nhất mà tôisung sướng gặp gỡ, tài phiệt Hannsheinz Porst. Tôi đã từng gặp nhiều cỡ trí thức ủng hộchủ nghĩa Cộng Sản vì tất cả mọi lý do, cao cả và tầm thường có, nhưng tôi chưa bao giờgặp một nhân vật có sức thuyết phục và lương thiên như ông, trong phong cách đặc biệtcủa ông. Với dáng người bé nhỏ nhưng có uy lực, ông có phong cách của một doanh nhântrẻ nhiều sinh lực. Điều đầu tiên tôi phải làm quen là trong khi nói chuyện chỉ có một conmắt của ông nhìn tôi, con mắt kia đã bị hư hỏng vào ngày cuối chiến tranh vì một quảlựu đạn nổ kề mặt ông.

Mối giấy liên lạc với Porst được kết là nhờ một người anh em họ của ông, một người tênKarl Böhm. Cả hai người đều sinh trưởng tại Nuremberg, và vào lúc thiếu thời của Porst,Böhm đóng vai trò người anh cả, người tâm sự và mẫu mực. Khi nhóm Quốc Xã nắmchính quyền, Böhm bị bắt vì là đảng viên Cộng sản và bị kết án sáu năm tù trong trại tậptrung Dachau. Cậu bé Porst không hiểu tại sao người thân thuộc đáng kính đã bị bắt đivà mong người ấy trở về, mặc dù cha mẹ của cậu nói nhỏ cho cậu biết là đôi khi có ngườikhông trở về từ các trại này.

Khi hạn tù chấm dứt, cha của Hannsheinz giao việc làm cho Karl trong một cửa hàngchụp ảnh nhỏ. Đây là một bước can đảm của một người phi chính trị, nhưng ông có tiếnglà một người cần cù liêm chính. Nghề nhiếp ảnh phát triển vào thập niên 30, và khi chiếntranh bùng nổ, ông bố của Porst đã gầy dựng nên một kinh doanh phồn thịnh nhờ chụphình những chàng thanh niên bảnh bao mặc quân phục, thường là tấm ảnh cuối cùng màvợ và gia đình của họ còn giữ lại.

Vì mang lý lịch của một đảng viên Cộng Sản, Böhm bị đưa vào sư đoàn trừng giới đángsợ. Quốc Xã Đức xem những người này như những tên lính không đáng tin cậy về mặt ýthức hệ và đối xử thích nghi với họ bằng cách đẩy họ vào những công tác tự sát. NhưngBöhm vẫn sồng sót sau chiến tranh. Porst lúc đó làm sĩ quan phòng không ở đầu trậntuyến. Và khi họ được đoàn tụ trở lại, họ quyết định thành lập một nhà xuất bản. Porstsau này kể lại cho tôi « Karl nói về ý thức tuyệt đối để xây dựng một xã hội mới, an bình,và trong không khí giả dối của những năm tiếp sau 1945, tôi rất sung sướng được nghemột người nói lên điều này, một người đã từng đương đầu với bách hại, một người cóphong cách tri hành hợp nhất ».

Chiến tranh chấm dứt, Böhm tiếp tục công khai ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, và kết quả làchính quyền Hoa Kỳ không cấp môn bài kinh doanh cho các anh em họ Böhm. Böhm tứcgiận chạy sang Đông Đức và Porst ở lại Tây Đức. Porst tiếp tục làm việc với người cha và

Page 104: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

tỏ ra là một doanh nhân trẻ tài giỏi, đứng đầu một công ty trên đà phát triển trong vòngmười năm. Với cổ phần còn lại của công ty, ông mua máy in đặt ở ngoại ô Nuremberg vàcuối cùng trở thành một nhà in lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất tại nước Tây Đức mới.

Böhm cũng tìm đường sinh sống, mặc dù nằm trong một thế giới khác với những giá trịkhác. Böhm đã thành công trong nghề xuất bản tại Đông Đức, một ngành dưới sự kiểmsoát của nhà nước do Bộ Văn Hoá quản lý. Böhm là giám đốc của Văn Phòng Văn Hoá(Amt für Literatur). Văn phòng này che giấu cái gọi là trụ sở hợp pháp của cục tình báohải ngoại của tôi, trong đó gồm một đội từ một đến hai sĩ quan làm việc cho ngành xuấtbản của bộ. Tôi không rõ có phải là Böhm bắt liên lạc với Porst cho họ hoặc là theo nhưtôi được biết lúc đó, mối giấy liên lạc chỉ là một sự tình cờ. Nhưng dù gì đi nữa, vàonhững nửa thập niên 1950, hai điệp viên nguỵ trang gặp gỡ anh thanh niên chủ nhânkinh doanh tại phiên chợ Leipzig và thấy anh ta có cảm tình với mối lo âu của phía ĐôngĐức với việc tái vũ trang của Tây Đức. Chúng tôi tiếp cận với Porst và chúng tôi yêu cầuđương sự gia nhập đảng Đoàn Kết Dân Chủ Thiên Chúa Giáo của Adenauer và thông báocho chúng tôi về những sinh hoạt của đảng này.

Đây là một bước quá xa đối với một nhà kinh doanh có đầu óc độc lập. Anh ta thu xếp đểgặp người anh họ và cho biết anh ta rất sung sướng giúp Đông Đức biết về đường lốichính trị của Tây Đức, nhưng anh ta không thể là con cờ của họ. May mắn thay tôi ghéthăm Böhm vào mùa hè nắm đó tại Karlsbad, một trung tâm suối kháng của Tiệp, tại đâyBöhm đến chữa trị bệnh cao huyết áp. « Em họ của tôi có tính khí độc lập» Böhm nói vớitôi. « Nó không chịu ai dạy bảo hoặc bị sai khiến. Nhưng nó muốn nói chuyện về bối cảnhchính trị của hai nước Đức. Tại sao ông không liên lạc trực tiếp với nó ?».

Cuộc gặp gỡ đầu tiên với Porst là ở nhà nghỉ mát cuối tuần Böhm nằm ở ngoại ô Đông BáLinh. Porst không ngừng chỉ trích Cộng Hoà Dân Chủ Đức. Khi tôi cố gắng phản khángrằng phần lớn những thái quá của chúng tôi là do phản ứng chống lại những mối đe doạcủa phương Tây, đương sự lắc đầu giống như một chuyên viên tham vấn về quản lý đangxem xét một cơ xưởng không được quan lý tốt và nói với tôi rằng những vấn đề củachúng tôi phần lớn là do chúng tôi tự tạo ra, khởi sự là việc đối xử bất nhã đối với dukhách tại biên giới và kết thúc với tệ quan liệu hành chánh và tính chất không hiệu năngđang gây xáo trộn trong nền kinh tế của chúng tôi. « Cứ nhìn các cửa hàng quốc doanhtồi tệ của nhà nước, » đương sự lắp bắp nói. « Nếu tôi điều khiển chúng, chúng sẽ trởnên hấp dẫn và tạo lợi nhuận giống như những cửa hàng chụp ảnh của tôi ở nhà».

Lúc đó, tôi vẫn còn nhạy cảm đối với những lời phê bình như vậy, vì tôi bị vây hãm trongnão trạng phải nhìn những khía cạnh tốt của phe xã hội chủ nghĩa. Tôi bực tức ngồi ngheliệt kê danh sách những thất bại được trưng bày giống như làm kinh doanh. Nhưng cómột vài điểm tôi phải công nhận, chẳng hạn như sự trì độn khủng khiếp và tính cách mộtchiều của giới truyền thông chúng tôi.

Mặc dù hiểu biết về những khuyết điểm của Đông Đức, Porst tin rằng hệ thống xã hộichủ nghĩa ở đây, đặc biệt về hệ thống an sinh xã hội và truyền thống chống phát-xít,biểu trưng cho một đường lối đáng tin cậy khác với chủ nghĩa tư bản của Tây Đức. Mộttrong những chỉ dấu tinh tế và khuynh hướng chính trị của ông là phương thức ông khaitriển để chia sẻ quyền sở hữu cơ xưởng với nhân viên của ông. Giống như nhiều điệp viênkinh doanh của chúng tôi, Porst luôn luôn tìm cách khai triển sáng kiến của mình. Ông cóthể xoay tức khắc từ những phân tích cứng rắn trong quyết định nhập cảng những máychụp hình và các sản phẩm điện tử của Nhật Bản vào Tây Đức - phương cách này đã giúp

Page 105: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

cho ông trở thành triệu phú - sang viễn kiến lãng mạn của một nước Châu Âu công bìnhvà xã hội hơn.

Tôi sửng sốt vì những chi tiết trong công trình của ông và tôi hăm hở muốn biết thêm vềthế giới của đại tư bản, một chủ nghĩa chúng tôi lên án những chúng tôi chưa thực sựhiểu rõ. Mặt khác ông lại muốn bàn về lý thuyết của Mác. Có lẽ tôi muốn trở thành mộttay tư bản để thoát khỏi con người xã hội chủ nghĩa của tôi. Nhưng dù sao đi nữa, chúngtôi trở thành một mối hợp tác vượt lên trên những chi tiết tình báo.

Ông nói ông không thích gia nhập đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo vì họ có đầu óc quânbinh và tôn thờ những giá trị người Phổ. Họ làm cho ông liên tưởng đến đàng bảo thủTrung Tâm Công Giáo tiền chiến. Đảng này tỏ ra vô hiệu khi đối đầu với mối đe doạ củaHitler. Trái lại, ông tham gia đảng Dân Chủ Tự do, một nơi trú ngụ chính trị tự nhiên củacác nhà kinh doanh. Nhờ vào những mối liên hệ chặt chẽ với đảng trung hoà hậu chiếnnày, ông có khả năng thăm dò những nhân vật lãnh đạo như Walter Scheel, sau này trởthành tổng thống của Tây Đức, và cấp lãnh đạo của Dân Chủ Tự Do, Erich Mende. Mendekhông biết Porst là một điệp viên nhưng biết ông có liên hệ với Cộng Hoà Nhân Dân Đức.Có một số nhân vật tiếng tăm vạch một lằn ranh mỏng giữa lời nói và việc cộng tác vớimột thế lực ngoại bang.

Khi ông già Adenauer cuối cùng bắt buộc phải từ chức năm 1963, người kế vị, ôngLudwig Erhard, mời ông Mende gia nhập chính phủ. Ông Mende, một người chủ xướng tựdo, không muốn đưa đảng của mình vào một liên minh với một chính quyền thủ cựu,nhưng tôi nhận biết ông Mende có cảm tình với ý nghĩ hoà hợp và yêu cầu Porst thuyếtphục bạn của mình gia nhập chính phủ. Cuối cùng Mende trở thành bộ trưởng Bộ Nội VụTây Đức, một vị thế từ đó chúng tôi có thể tạo ảnh hưởng.

Chúng tôi không bao giờ tiếp cận với một bộ trưởng và ngu si đề nghi ông ấy trở thànhnguồn tin cho chúng tôi. Nhưng bao lâu ông ấy bàn chuyện với những người bạn cũ vàcác đồng nghiệp, và những người này báo cáo cho chúng tôi, chúng tôi không dùngphương pháp này. Chúng tôi đặt một bí danh cho Mende là Elk. Những trường hợp nhưvậy khi một nhân vật có tiếng tăm lại có bí danh trong một hồ sơ ghi lại những quanđiểm của mình, gây nên xáo trộn sau khi Đông Đức xụp đổ. Người ta cho rằng một tấmthẻ trong hồ sơ của chúng tôi có nghĩa là đối tượng đã ký kết hợp tác với chúng tôi.Nhưng chúng tôi hài lòng với rất nhiều người ở vị trị trung hoà xám không cần phải buộchọ đi quá xa, để cho họ vẫn trung thành với quốc gia của họ và xa lánh chúng tôi.

Khi chúng tôi quyết định săn lùng những thông tin có thể gây nguy hại về quá khứ củaBộ Trưởng Ngoại Giao Hans-Dietrich Genscher, chúng tôi đặt cho ông bí danh là Tulip.Ông ta hết sức khó chịu khám phá sự việc này sau năm 1989. Ông đặc biết rất cẩn thậntrong những mối liên lạc của ông bởi vì ông sinh trưởng ở Halle, thuộc Đống Đức, và ôngbiết rõ phương pháp của chúng tôi và đoán chừng chúng tôi chú ý rất kỹ đến ông . Lẽ cốnhiên chúng bới tìm quá khứ của ông, đọc tất cả các thơ ông viết cho ban bè cũ và giađình tại Halle và chúng tôi theo dõi ông khi ông viếng thăm. Có những vấn đề về mốiquan hệ của ông Genscher với chính quyền Xô Viết trong thời gian ông còn là sinh viêntại Halle và chúng tôi điều tra rất kỹ việc này. Và tôi có thể khẳng định là ông Genscherkhông có gì phải che dấu về thời quá khứ niên thiếu của ông.

Sau khi gia nhập đảng Dân Chủ Tự Do theo lời yêu cầu của chúng tôi, Porst có một thỉnhnguyện bất thường. Ông muốn trở thành đảng viên của đảng Thống Nhất Xã Hội ChủNghĩa của chúng tôi. Điều này thật mới lạ đối với tôi. Tôi tham khảo các đồng chí biết rõ

Page 106: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

về quy chế nội bộ đảng. Họ nói, theo thủ túc triệt để, không một ai có thể trở thành đảngviên nếu không là công dân của Đông Đức. Ngay cả chi nhánh Tây Đức của đảng chúngtôi cũng được đăng ký là một tổ chức biệt lập, đảng Thống Nhất Xã Hội Chủ Nghĩa tại TâyBá Linh.

Nhưng tôi phản đối là chúng ta khó có thể từ chối tư cách đảng viên của một người làmviệc cho chúng ta tại Tây Đức và sau đó có đặc cách. Sau hai năm dự bị đảng viên, thờigian để các thành viên trẻ chứng minh tinh thần trưởng thành và trách nhiệm của mình,nhà kinh doanh của chúng tôi được chấp nhận là đảng viên chính thức, người triệu phúđầu tiên và cũng là người triệu phú cuối cùng trong hàng ngũ của chúng tôi. Chúng tôiđưa cho ông xem quyển sổ đảng viên nhỏ màu đỏ, nhưng chúng tôi cất giữ nó kỹ trongtủ sắt kín tại Đông Bá Linh. Ông có vẻ hơi thất vộng vì chuyện này, nhưng chúng tôikhông bao giờ để lọt một tài liệu như vậy ra ngoài khi người sở hữu đang làm việc ở hảingoại. « Anh không thể nào mang thẻ này theo anh được, » tôi an ủi ông ta. « Anh thửtượng điều gì sẽ xảy ra nếu anh đánh rơi nó và cảnh sát khám phá nhà tài phiệtHannsheinz Porst là một tay cộng sảng Đông Đức !».

Đường giây liên lạc của Porst trong giới kinh doanh và chính trị đối với chúng tôi quá ưquan trọng nên chúng tôi quyết gởi đi một sĩ quan liên lạc để cho việc chuyển giao báocáo của ông được dễ dàng. Ông không nghĩ ông là gián đi ệp và vì vậy không thể cóchuyện huấn luyện đượng sự theo kiểu lén lút. Một sĩ quan bí danh Optic được đặc pháiđến phụ giúp ông với một ly lịch giả và một câu chuyện nguỵ trang là sĩ quan này đãvượt biên giới Đông Đức. Optic trở thành giáo viên riêng cho con cái của Porst, để tạo cớcho sĩ quan có mặt trong gia đình. Nhưng Optic không phải là chỉ làm liên lạc viên màthôi, đương sự cộng thêm vào với các báo cáo của Porst những đường giây liên lạc tạiBonn cũng như trong Viện Kỹ Nghê Tây Đức và nhiều hiệp hội các nhà kinh doanh khác.Tổ chức phát triển cho đến khi chúng tôi phải bổ nhiệm thêm một nhân viên nằm vùngkhác mang bí danh Eisert để hỗ trợ cho Porst và Optic.

Những mối lo ngại đầu tiên về Porst xuất hiện vào đầu thập niên 60, khi tôi khám pháđương sự chia sẻ những bí mật hoạt động của mình cho thư ký riêng của ông, PeterNeumann. Tôi ngờ lỗi lầm này là do bản tính đặc biệt vừa ngây ngô vừa kiêu hãnh củaPorst. Với tư cách là một nhà kinh doanh có ngàn nhân viên, có nhiều biệt thự và mộtchiếc phi cơ riêng, đương sự nghĩ là cuộc sống sẽ thoải mái và đội ngũ cộng tác trungthành tuyệt đối với mình. Nhưng đương sự lầm to.

Tuy nhiên, vào lúc này, mọi việc đều trôi chảy. Porst và tôi bỏ hàng giờ để bàn bạc vềphương cách thúc đẩy kỹ nghệ và thương mại giữa hai khối Tây và Đông Đức để đánh bạichủ thuyết Hallstein của chính quyền Bonn. Chủ thuyết này không công nhận một quốcgia thứ ba khác nếu quốc gia này công nhận Đông Đức, ép buộc quốc gia này phải lựachọn và ngăn cản những quốc gia khác công nhận Đông Đức trừ các nước theo khối LiênBang Xô Viết. Theo một chiều hướng nào đó, những mối giây liên lạc với những ngườinhư Porst cho phép chúng tôi có được một mối liên hệ ngoại giao với phương Tây, mặc dùnó nằm trên bình diện nguỵ trang.

Porst có bàn tới việc lập một nguyệt san để đề xướng tính cách hoà hoãn trong mối banggiao giữa hai nước Đức vào lúc giới truyền thông Tây Đức cực lực chống đối. Tôi hoài nghimột tờ báo ngoài luồng có thể đảo ngược tình thế, nhưng tôi ngạc nhiên khi biết ông đãtìm cách lập một đài truyền hình và một phụ trang báo giấy cho đài phát thanh tên làRTV để làm nền tảng cho một tập san có tầm ảnh hưởng chính trị lớn hơn.

Page 107: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Nhưng rồi năm 1967 tai hoạ xảy đến. Porst bị Neumann phản bội và chúng tôi bị chấnđộng mạnh vì tang chứng không ai khác hơn là Optic, nhân viên của chúng tôi. Anh nàyđể tự cứu lấy mạng sống đã tố cáo Porst.

Sau khi bị bắt, Porst tiếp tục khẳng định sự hợp tác của ông ta với cơ quan của tôi khôngmang tính chất phản bội. Ông tuyên bố :

Đúng tôi là một triệu phú theo Mác. Tôi đã từng là đảng viên của Đảng Dân Chủ Tự docủa Đức và Đảng Thống Nhất Xã Hội Chủ Nghĩa của Đức. Tôi cung cấp tiền bạc cho ĐảngDân Chủ Tự Do để họ vận động tranh cử và đồng thời tôi đóng góp phần liễm của tôi choĐảng Thống Nhất Xã Hội Chủ Nghĩa.Tôi sống tại đây và tôi bàn luận chính trị ở nơi khác. Có sự mâu thuẫn nào không?Tôi xin thưa là không.

Không may, chánh án biện lý không chấp nhận lô-gíc của ông và toà đã kết án hai năm,chín tháng tù ở. Phong cách của Porst không hề suy xuyển trong suốt phiên toà. Được hỏivề những liên hệ với tôi, ông trả lời toà :

Tướng Markus Johannes Wolf… tôi xem ông như một người bạn, mặc dù ông ông ấy dèdặt. Ông không tự hạn chế trong việc trao đổi ý kiến, ngay cả khi những ý kiến nàykhông nằm trong sự chỉ đạo của chính quyền. Ông cùng thể cách với tôi, ông ăn mặcchỉnh tề và không thiếu tính hài hước. Tôi phải nói là họ không như ông ta.

Cách mô tả này về tôi đã xuất hiện hàng nhiều năm trên tất cả báo chí, đính kèm vớihình ảnh của một người đàn ông nhã nhặn chắc chắn không phải là tôi. Tôi không hề biếtđương sự là ai, nhưng tôi đoán chừng vì họ không có hình của tôi nên họ tự sáng chế.

Lẽ cố nhiên thời nay, tại Đông Đức cũ, các đèn màu của các cửa hàng ảnh Porst tiếp tụcnhấp nháy tại các trung tâm thành phố cũng trên khắp nước Đức. Do đó cuối cùng anhbạn của tôi thực hiện được ước nguyện của mình, thấy được cơ cấu thị trường gây lợinhuận và có hiệu năng ở phía Đông. Điều đáng buồn và bạc bẽo của cuộc sống của haichúng tôi là để thực hiện được điều này là hệ thống mà một phần nửa tâm hồn của Porstvà tất cả tâm hồn của tôi tin tưởng vào phải sụp đổ.

*

Việc đóng cửa biên giới có nghĩa là phương pháp của cơ quan chúng tôi chắc chắn trở nênkhó khăn hơn và không may lại tốn kém hơn. Việc liên lạc với các nguồn tin, việc chuyênchở nhân viên, việc chuẩn bị những gặp gỡ mới, tất cả đòi hỏi phải có tiền bạc mặt vàthời buổi này càng lúc càng khó kiếm. Tôi cũng cần tiền mặt để mua phụ tùng hỗ trợ kỹthuật cho nhân viên, máy nghe lén, máy khuếch đại làn sóng cao tần đài phát thanh,máy giải mã và những dụng cụ khác chúng tôi thua kém xa Hoa Kỳ và Tây Đức. Hy vọnglớn nhất của chúng tôi là được một bộ phận mới nhất của một dụng cụ và cố gắng saochép lại với giá rẻ. Hầu hết các dụng cụ này đều nằm trong danh sách các món hàng cấmxuất cảng sang khối Đông Âu, vì vậy chúng tôi phải tìm người để thu mua những dụng cụnày mà không bị phát hiện. Tôi cũng cần tiền mặt để trả cho các nhân viên ở phương Tâyvà giữ mối liên lạc với các nguồn tin có tiềm năng. Tôi không dè sẻn trong việc này.Người phương Tây thích được một cơ quan tình báo vuốt ve, càng tiếp đón hoang phíchừng nào, cơ may họ cảm thấy được tân bốc và việc hợp tác càng cao. Nếu một trongnhững nhân viên của tôi ở Tây Đức đã xoay sở để tiếp cận với một nhân vật chính trị,ngoại giao hoặc kinh doanh tại Bonn và mời người này đi uống nước hoặc đi ăn, nhânviên này muốn một quán ăn sang trọng – không quá lộ liệu hoặc quá thời trang, nhưng là

Page 108: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

một nơi có tiếng biểu hiện tiền tài cho khách sành điệu. Rượu cũng là một yếu tố quantrọng. Tất cả những người phương Tây có địa vị và có ý nghĩ cung cấp bí mật cho chúngtôi phải cảm thấy là họ đang nói chuyện với một cơ sở đáng tin cậy và có nguồn tài trợlớn. Tôi chẳng bao giờ nghĩ phải làm việc trong sự eo hẹp như các đồng nghiệp Xô Viếtcủa tôi, vì tính chất bủn xỉn tiền bạc của họ ai cũng biết và phong cách của họ để lộ tầmnhìn giới hạn của họ.

Trong những ngày đầu, việc thu nhập tiền mặt để chi phí cho những nhu cầu trên chưađược tổ chức có hệ thống. Nhưng khi tổ chức phát triển và những công tác cũng được xúctiến và đồng thời Bức Tường được dựng, chúng tôi cần tiền mặt nhiều hơn nữa. Vì nhucầu này nên tôi biết đến ông phù thuỷ tài chánh của Đông Đức Alexander Schalck-Golodkowski. Shalck hay là Alex, như mọi người được biết, là một người to lớn với chiếccằm bạnh, ngực to rộng và tiếng nói oang oang. Tôi gặp ông ta vào giữa thập niên 1960do lời giới thiệu của một giám đốc trong cơ quan tôi, tướng Hans Fruck, người đã từng làGiám đốc của ngành công an rộng lớn Đông Bá Linh của Bộ Công An. Tại đây ông đã tiếpxúc với nhà kinh doanh Đông Bá Linh Simon Goldenberg và Michael Wischniewski. Tráivới lời đồn đãi ở phương Tây, các nhà kinh doanh tư nhân hiện diện trong khối Đông,nhưng họ chiếm một vị trí ẩn khuất trong xã hội và tất cả những hoạt động của họ bị nhànước kiểm soát cẩn thận, và vì vậy cuối cùng, phần đông các cơ sở này được đặt dướiquyền kiểm soát của Bộ Công An.

Alexander Schalck- Golodkowski và Franz Josef Strauss

Nhu cầu về tiền mặt của nước DCCH Đức bao giờ cũng lớn hơn lợi tức thu vào của ngànhxuất khẩu khiêm tốn của họ. Goldenberg và Wischniewski dàn xếp để chia sẻ lợi nhuậnvới nhà nước bù lại họ được phép tự do buôn bán hàng hoá và dự trữ. Schalk với tư cáchlà một giới chức nhiều tham vọng trong Bộ Liên Đức và Ngoại Thương đã ký kết thoảthuận này. Tiền được chuyển qua trung gian của Schalk cho Uỷ Ban Trung Ương ĐảngThống Nhất Xã Hội Chủ Nghĩa và được dùng một phần để tài trợ một vài nhóm tại TâyĐức và các nước khác. Nhưng Schalk là một chuyên gia giỏi nên đương sự không ngừngtại đây. Kể từ cuối thập niên 1960 trở đi, khi Tây Đức và Đông Đức bắt đầu xích lại gầnnhau, giới lãnh đạo tách rời phần bộ này ra khỏi cơ quan ngoại thương và tạo dựng mộttổ chức mới được nguỵ trang và do Schalk điều khiển. Mục đích thật đơn giản: đem tiềnmặt về cho CHDC Đức bằng hầu hết mọi phương cách.

Page 109: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chúng tôi cần một con thoi đi lại biết rõ thị trường phương Tây, biết những thủ tục củanhững nhà băng và những quy tắc không thành văn của họ, và Schalk là một thí sinhtoàn hảo. Đương sự được sự tự trị nhưng xét ra không được độc lập. Các thương gia vàcác cấp lãnh đạo phương Tây tiếp cận với đương sự không biết Schalk là một đại tá củaBộ Công An và chủ nhân thực sự của y là Mielke. Schalk cũng báo cáo trực tiếp cho ErichHonecker, người lãnh đạo đảng kế vị Ulbricht và Günter Mittag, một uỷ viên trong bộchính trị phụ trách về kinh tế. Chức vụ của Schalk là « sĩ quan đặc vụ », và nhờ mối liênhệ mật thiết với Cục Khoa Học và Kỹ Thuật của HVA (Cơ Quan Tình Báo Hải Ngoại),đương sự có khả năng lấy được những dụng cụ vi tính và hàng hoá siêu kỹ thuật bị cấmvận. Cơ quan của tôi giúp Schalk xem xét những nhà cung cấp phương Tây nào sẵn sàngbán cho phương Đông. Giới kỹ nghệ và quân sự chúng tôi sẵn sàng trả giá gấp đôi giá cảhiện hành.

Schalk đặt tên cho văn phòng của mình là Kommerziale Koordination (Phối Họp ThươngMại) gọi tắt là Koko. Đây là một phương cách thận trọng để tạo nên bề thế và đồng thờitạo nên hình ảnh năng động và tân tiến đối với người phương Tây. Tổ chức này phát triểnnhanh chóng dưới sự quản lý của Schalk – trên thực tế Schalk được mọi người biết đếndưới biệt hiệu Devisenbeschaffer – « người kiếm ra tiến »

Nguồn tài chánh dồi dào nhất đến từ những cuộc thương thuyết bí mật giữa nước CHDCĐức và chính phủ Tây Đức và các giáo hội lớn tại đây. Con tính vô cảm và đơn giản:chúng tôi buôn bán người đổi lấy hàng hoá mà chúng tôi có thể dùng hoặc bán lại để lấytiền mặt. Vào khoảng giữa những năm 1964 và 1990 nước CHDC Đức đã thả hơn 33.000tù binh chính trị và hơn 215.000 công dân để họ đoàn tụ gia đình và nhận tiền của TâyĐức hơn 3,4 tỷ Đức Mã. Schalk quản lý phần lớn số tiền này.

Cho đến năm 1989, hành tung của Schalk và sự hiện diện của Koko là một bí mật đối vớinhững ai nằm ngoài thế giới khép kín của giới tài chánh cao cấp của Tây Đức, và đươngnhiên đối với dân chúng Đông Đức. Những dịch vụ cá biệt của tôi với Schalk thường diễnra tại hội chợ Leipzig, nơi này là một cơ hội bằng vàng cho tôi để tìm những người cótiềm năng trở thành điệp viên mới trong giới kinh doanh Tây Đức. Tướng Hans Fruck, phụtá của tôi, phụ trách về tất cả công tác An Ninh trong lúc hội chợ. Tất cả màn kịch nàygiống như một trò chơi đến độ Fruck, phản lại mọi quy tắc tình báo, trở thành một vịkhách quý tại khách sạn cổ kính Astoria và mỗi tối ngồi ở cuối bàn ăn, có những nhà kinhdoanh Đông Đức và các đại diện thương mại ngoại quốc, trong số đó có Schalk, baoquanh đương sự.

Tất cả các Cục trong Bộ Công An đều muốn nắm bắt Schalk để học hỏi và nhất là để lấyđược dụng cụ và tiền bạc. Trong công việc này, có nhiều kẽ hở dễ thất thoát tài chánh vìkế toán cẩu thả. Năm 1982, Mielke và Schalk đều đồng ý phải xiết chặt kiểm soát nhữngdịch vụ giữa Bộ Công An và Koko. Tất cả các dịch vụ của các ngành trong Bộ thay vì đitrực tiếp với các hãng phương Tây theo lời dặn của Schalk nay phải qua văn phòng củaSchalk. Mỗi năm một lần đều có một cuộc họp với sự có mặt của Schalk, của người phụtá, Manfred Seidel, của Werner Grossman và tôi để hoạch địch kế hoạch cho năm tới. Tôicó ngân quỹ vào khoảng một triệu Đức Mã trích từ quý đặc biệt của Koko – ít hơn 10%chi phí tiền mặt hàng năm của chúng tôi. Phấn còn lại là do ngân quỹ Nhà Nước.

Bộ Công An cũng dùng hàng chục hãng bình phong mà Schalk đã thiết lập để che đậymọi việc buôn bán từ việc nhập cảng xe hơi cho đến việc chuyên chở lén lút những mỹthuật của nhà nước bán cho những con buôn phương Tây để bù đắp ngân quỹ thâmthủng của chúng tôi. Ngân quỹ trung ương của bộ chúng tôi tài trợ cho những công tác

Page 110: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

kỹ thuật – làm giấy thông hành giả, điều hành những phòng thực nghiệm đặc biệt vềphim ảnh và những vấn đề tương tự - trong khi đó những công ty này cung cấp chochúng tôi những hàng hoá bị cấm vận chẳng hạn như những chất hoá học và những dụngcụ vi điện tử. Schalk có thể cung cấp xe hơi, đầu máy vidéo, vật dụng và những hàng xaxỉ khác.

Tôi không thân thiết với Schalk, nhưng chúng tôi chúng tôi có gặp nhau một lần ở bờ biểnHắc Hải, nơi đây cả hai chúng tôi đã ghi danh để nghỉ hè. Tôi ấn tượng với sự bén nhậycủa ông và phong cách ông hoán chuyển từ một công chức trong ngành thương mại củaĐông Đức để trở thành một nhân vật hoạt bát đứng lên trên những cãi cọ ý thức hệ. Ôngxem sự xung đột giữa Đông và Tây như là một ngăn trở không đáng kể trong việc điềuhành kinh doanh, một điều mà ông yêu thích. Nhưng ông biết dùng người, bất kể nhữngthâm tín của họ. Ông là một người khôn ngoan và lạnh lùng.

Đến năm 1983, ảnh hưởng của Schalk quan trọng đến độ ông được Honecker và Mielkegiao phó cho một trong những nhiệm vụ nhạy cảm nhất về tài chành : giúp cho nền tàichánh không bị phá sản. Ông thương lượng tiền vay một tỉ Đức Mã để nhà nước ĐôngĐức đặc biệt cho các nhà băng Tây Đức vay. Honecker, nhất quyết muốn mua chuộc lòngdân, đã cho nhập cảng một số lượng gia tăng thực phẩm và đã chi phi một số tiền lớncho chương trình xây dựng nhà cửa và sổ sách kế toán không thể quân bình được. Nhờtrung gian của anh em März , người gốc Bavaria chuyên bán sỉ thịt bò xuất xứ từ ĐôngĐức (họ sản xuất những miếng thịt lườn rất khó kiếm ở nước chúng tôi, mặc dù mức sảnxuất thịt bò cao), Franz-Jozef Strauss hỗ trợ số tiền vay này, bù lại những cải tiến trongviệc du lịch của người Đức muốn thăm gia đình bên Đông Đức. Schalk và Strauss trởthành những người tín cậy về mặt chính trị và tạo nên những lời đồn đãi ở cấp cao, vàSchalk báo cáo trở về cho Bộ Công An. Nhìn vào những số tiền vay đa phương, việc xuấtkhẩu thịt, những điều kiện để qua biên giới và việc công nhận thể chế có lợi nhiều hơn làcó hại, tôi nghĩ là như vậy. Nhưng tôi cũng nghi ngờ có một số cá nhân làm giàu theonhững phương pháp không phù hợp triệt để với luật lệ.

Sau khi nước Đức thống nhất, các toà án Đức đã phí công bỏ mất nhiều năm để xét xemnhững hoạt động này có hợp pháp không. Có vài người chỉ trích Strauss đã hỗ trợ choviệc vay tiền vì việc này chỉ giúp cho Đông Đức tiếp tục tồn tại. Nhưng cuối cùng kết sốphá sản về mặt chính trị, kinh tế và nhân sự đã giết chết quốc gia này, chứ không phải làdo những kẻ thù tài chánh.

Nhìn lại quá khứ, tôi thường tự hỏi có thể nào sự việc có thể khác đi được không. Tôiquyết đoán Đông Đức không thể nào tồn tại dưới hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa mãisau năm 1961 nếu biên giới không khép kín. Áp lực kinh tế, cộng thêm với sự bất ổn nộitại vì chỉ còn là một phần nửa nước Đức (và theo truyền thống là một phần nửa nghèonhất) xem ra quá sức chịu đựng. Nhưng mầm mống của sự thoái hoá của nước Đức chiađôi bắt đầu xuất hiện khi biên giới được củng cố và bức tường bê-tông được dựng lên dọctheo đường chia cắt. Cắt đứt sự tiếp cận với phần hấp dẫn của nước Đức bên kia là mộtgiải pháp thô bạo và hữu hiệu, nhưng đó chỉ là một giải pháp ngắn hạn. Về dài hạn đó làmột tai hoạ. Nay tôi thấy trong chiến dịch chống Đông Đức mỗi lúc một mạnh thêm và cótính thuyết phục vì biểu tượng sừng sững của Bức Tường, một trong những lý do quyếtđịnh kết quả của Chiến Tranh lạnh. Không có một chuyên gia nào bên phiá chúng tôitrong hoạch định, kể cả ngành ngoại giao hoặc những nghệ thuật đen tối của ngành điệpbáo có thể phòng đoán được chuyện này.

Page 111: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 8

Làm Gián Điệp Vì Tình

Liên kết tình tự và điệp vụ không phải là một sáng chế của tôi. Từ thuở xa xưa, các cơquan an ninh đã dùng trò chơi cặp lứa này để gần gũi với những nhân vật đáng chú ý.Nhưng nếu tên tuổi của tôi đi vào lich sử gián điệp, có thể là tôi làm hoàn hảo thêm việcdùng phái tính để thi hành điệp vụ. Những anh chàng Romeo điệp viên của tôi có danhtiếng khắp thế giới trong việc thu hút trái tim của phụ nữ để thu thập những bí mật quốcgia và chính trị mà những mục tiêu của họ có quyền tiếp cận. Khi mới bắt đầu, tôi khôngtrông mong sẽ thu thập được thành quả. Về phần tôi, đó là một dụng cụ trong nhiềudụng cụ khác của một cơ quan tình báo thiếu tài chánh và thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên,những tiền lệ lịch sử xem ra rất đáng khích lệ.

Trong quyển thánh kinh thứ tư của Moi-sen, chúng ta được biết Thượng Đế ra lệnh choMoi-sen phái người đi đến vùng Canaan và thu thập tin tức về. Mười hai người được chọn,một người trong mỗi một bộ tộc, và một người mang tên giả - Joshua, tên thật là Hosea,con của Noon – hoàn toàn phù hợp với phương pháp làm việc của các cơ quan tình báo.Sau khi thu thập những tin tức về những người khổng lồ ở Canaan và chính sách nôngnghiệp của xứ sở đầy sữa và mật này, họ đốn một gốc nho sai trái đến độ hai người trongnhóm điệp viên phải dùng đòn gánh để khiêng về. Khi Joshua kế vị Moi-sen, hai trong sốnhững phái viên đi đến Jericho ngủ đêm tại nhà của Rahab, một người đàn bà nhẹ nết.Do đó hai nghề xưa nhất trên thế giới lần đầu tiên gặp nhau. Các thuộc hạ phản gián củaVua của thành Jericho báo cho ông biết là có hai kẻ lạ ngủ đêm tại nhà Rahab. Khi Rahabbiết được các vệ binh đạo đức sắp đến nhà, cô giấu những anh gián điệp lên trên nóc nhàvà nói với nhân viên điều tra là cô thực ra đã có tiếp hai người khách, nhưng họ đã đi rồi.Tôi mường tượng hình ảnh bà ra tay cứu mạng hai tay gián điệp cực kỳ hoảng sợ. Mộttrong những người thừa kế của Rahab trong nghiệp vụ tình ái và gián điệp là Mata Hari,một người đàn bà Hòa Lan đã thực hiện những nghiệp vụ hữu dụng cho nước Đức trongĐệ Nhất Thế Chiến, nhưng là một điệp viên kém cỏi và đã bị Pháp xử bắn năm 1917. Tôichắc chắn không ghi cô nàng này vào sổ phát lương của tôi.

Mata Hari, tên thật Margaretha Geertruida Zelle

Vào thế kỷ thứ hai mươi, phụ nữ bắt đầu trở nên hữu dụng tại các cơ quan tình báo trongnhững vai trò khác ngoài vài trò bán chôn và quyến rũ nam phái. Họ nhận lãnh công việctrước đây của đàn ông, làm thư ký cho các ông tai to mặt lớn và nhờ phong trào giảiphóng phụ nữ, họ trở thành những bộ trưởng, những cố vấn cho các chính trị gia, những

Page 112: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

giáo sư đại học và những người nắm giữ những bí mật quốc gia. Vì vậy không có gì là lạkhi đối tác nam phái của Mata Hari xuất hiện và trở thành gián điệp Romeo.

Anh chàng Romeo đầu tiên của tôi bắt đầu làm việc vào đầu thập niên 1950. Bí danh củađương sự là Felix và danh tính thật của đương sự vẫn được giữ kín cho đến ngày nay. Khicòn là sinh viên, anh đã gây sự chú ý của các sĩ quan cao cấp trong lúc họ trên đường rảotìm tại các tỉnh lỵ những điệp viên tiềm năng. Những chuyến đi này giống hệt những sinhhoạt trinh sát cho đội thể thao Đông Đức – vào lúc đó nhóm này được một ban kháctrong Bộ Công An điều khiển và họ đi lùng tài năng để tìm những vận động viên thể lựcnhỏ bé và các lực sĩ khác tại các sân chơi trường học. Tôi lấy làm hãnh diện là cơ quancủa tôi đã có những thành tích tương tự trên tầm vóc quốc tế về gián điệp Romeo.

Tiến trình tuyển lựa của chúng tôi rất khắt khe. Cứ trên một trăm thí sinh ban tuyểndụng chúng tôi tìm thấy trong Đảng, tại các đại học hoặc trong các tổ chức thanh niên,chúng tôi chỉ phỏng vấn mười người, sau khi chúng tôi đã nghiên cứu quá trình lý lịch vàthành tích của họ. Mùa Xuân 1952, tôi du hành với một đồng nghiệp cao cấp đến mộtthành phố nhỏ ở Đông Nam nước Đức, nơi đây Felix đang là sinh viên kỹ sư. Anh là mộtnghiên cứu sinh thông minh và sốt sắng, nhưng khi chúng tôi tiết lộ chúng tôi là ai vàchúng tôi muốn gì, anh ngạc nhiên và không hồ hởi lắm bởi vì anh lo lắng phải bở dở họctrình. Nhưng chúng tôi rất cần người làm việc ngụy trang ở Tây Đức và cố gắng thuyếtphục anh là đời sống của một điệp viên không đến nỗi tệ. Chắc chắn anh sẽ được trảlương hậu hĩnh hơn là một một công việc nào đó trong guồng máy của nhà nước.

Giống như mọi tân binh, chúng tôi trao cho Felix một công tác để thi hành. Anh đếnHamburg. Chúng tôi báo cho anh biết đây là cơ hội thực tế để chúng tôi đánh giá khảnăng phán đoán và hành dộng của anh trong lúc căng thẳng. Sau khi gặp gỡ sơ khởi vớimột giao liên tại nhà ga lớn, anh phải thu thập tài liệu trên sân ga. Chúng tôi đã dạy choFelix những phương pháp để biết là mình có bị theo dõi không. Anh chăm chỉ học nhữngsơ đồ chúng tôi vẽ để chỉ vẽ những góc độ nhìn từ đó dễ quan sát và làm sao tránh mộtvài vị thế trong đám đống. Lẽ cố nhiên, cho dù có nghiên cứu bao nhiêu sơ đồ đi nữa,không ai có thể quyết đoán được sự thể. Tôi đã biết có nhiều điệp viên có hàng chục nămkinh nghiệm bị thất bại vì họ đoan chắc họ không bị theo dõi khi họ đang trong tầmngắm của địch. Nguyên tắc căn bản, ngay cả cho cả điệp viên kỳ cựu nhất, là không baogiờ cho rằng mình không bị theo dõi.

Nghiên cứu sinh của chúng tôi xuống toa xe hỏa và lập tức nhận biết có người theo dõianh. Anh toát mồ hôi lạnh nhưng lại không tài nào vứt bỏ cái đuôi này, một người mặc áokhoác xám xuất hiện mỗi khi anh rảo bước. Khi anh bước tới gần chiếc cầu, anh đoanchắc là một đội binh khoác áo xám đi theo sau anh. Sự thật là những trang phục chẳnglấy gì hấp dẫn này đang là thời trang vào lúc đó nhưng không làm cho anh ngừng suynghĩ là bất cứ một người mặc áo khoác xám nào anh thấy có thể là nhân viên phản giánngụy trang của phía bên kia. Do đó anh ra tín hiệu cho người liên lạc đang chờ anh ở trêncầu một tín hiệu báo động đã thỏa thuận trước, bằng cách thay đổi vị trí của tờ nhật báoanh cặp dưới nách sang một góc độ đặc biệt để báo là công tác phải được hủy bỏ. Việcchuyển giao tài liệu đã không xảy ra.

Sau này, khi Felix đã trở thành một tay hoạt động lão luyện tại Bonn, chúng tôi cười đùavề buổi ban đầu hụt hẫng. Nhưng đây cũng là một bài học sinh tử cho tôi khi tôi phảigiám định những buổi làm việc thử thách. Không phải điệp viên nào cũng điêu luyện nhưJames Bond. Trong những trường hợp hiểm nghèo, chính điệp viên nào dày kinh nghiệm,

Page 113: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

cẩn thận và có phương pháp mới có nghị lực cần thiết để tỏ ra bình tĩnh và khôn ngoancân nhắc lợi hại.

Felix lập nghiệp tại Tây Đức với những giấy tờ giả và làm đại diện thương mại cho mộtcông ty có trụ sở ở Cologne bán dụng cụ làm tóc và mỹ phẩm. Chúng tôi muốn anh xâmnhập cơ quan phản gián của Tây Đức (Văn Phòng Liên Bang Bảo Vệ Hiến Pháp), có trụ sởtại Cologne. Những chuyến đi trình bán của đương sự tại Bonn chẳng bao lâu khiến chúngtôi chú ý đến Văn phòng Thủ Tướng, lúc đó do Hans Globke cầm đầu. Hans Globke là mộtcựu đảng viên Quốc Xã và tái sinh thành dân chủ và là một người thân tín của Thủ TướngAdenauer và chống đối mãnh liệt chủ nghĩa cộng sản.

Adenauer và Hans Globke

Chúng tôi không hài lòng với phẩm chất thông tin mà chúng tôi lấy ra từ giới thân cậnAdenauer. Chúng tôi không có đầu mối xác thực, cũng không có dụng cụ căn bản để tìmhiểu bất cứ định chế nào của chính phủ, thư mục số điện thoại nội bộ văn phòng – chưakể đến những thông tin liên quan đến những người nằm trong danh sách nào. Chúng tôichưa nghĩ ra được cách làm thế nào một anh chàng bán thuốc gội đầu có thể xâm nhậpmột nơi canh gác cẩn mật như vậy, nhưng vì muốn hiểu biết Adenauer và vì thiếu thôngtin nội bộ và đầu mối liên lạc nên chúng tôi không có lựa chọn nào khác để Felix thử thờivận.

Chính Felix đưa ra sáng kiến đầu tiên. Anh nói anh sẽ trà trộn vào trong đám đông ở mộttrạm xe buýt gần công thự nhất vào cuối ngày làm việc và thử xem có làm quen được vớiai không. Sau một vài lần hụt cẳng, cuối cùng anh gặp được một cô thư ký tóc xậm làmviệc trong văn phòng của thủ tướng, và chúng tôi đặt bí danh cho cô là Norma. Họ trởthành bạn và không bao lâu họ tình tứ và anh tìm hiểu được chút ít công tác của vănphòng thủ tướng.

Khi anh đã chính thức trở thành người bạn trai của Norma, Felix được mời đến gặp gỡ cácđồng nghiệp của cô để chơi lăn bóng gỗ hoặc tham dự những cuộc du ngoạn thuyền trênsông Rhine do văn phòng tổ chức. Nhờ có được duyên dáng của người miền Nam, anh trởthành cột trụ và linh hồn của buổi liên hoan, kể chuyện hài hước, nhảy đầm với mấy bàvà uống rượu vui vẻ với mấy ông. Norma vui sướng vì có được bạn trai. Cô không cónhan sắc và đối với chúng tôi cô là phương tiện để chúng tôi đạt mục đích. Nhưng bảnchất con người khó tiên đoán. Felix thực tình yêu cô này.

Họ dọn nhà về chúng sống với nhau, nhưng vấn đề hôn nhân không thể có được vì bất cứđiệp của nào của chúng tôi cũng đều mang căn cước giả, thường là mượn từ những công

Page 114: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

dân đã chết hoặc di cư. Chính quyền Tây Đức kiểm soát ngày sinh và sổ rửa tội ky-tôgiáo của những người muốn làm đám cưới và trong trường hợp của Norma, quy chế củacô tại phủ thủ thướng bắt buộc cô phải trải qua một cuộc điều tra an ninh về ngườichồng tương lai của cô. Vì vậy phần đông các điệp viên của chúng tôi phải nhấn mạnh họkhông phải là loại để cưới hỏi, họ là những người đã có vợ hoặc bịa những chuyện tươngtự như vậy.

Điệp vụ Romeo đầu tiên diễn tiến tốt đẹp trong nhiều năm. Felix không bao giờ nói côngviệc thực sự của anh vì có thể việc này sẽ làm chấm dứt mối liên hệ hoặc tệ hơn nữa. Mộthôm chúng tôi được một điệp viên nằm vùng trong Văn Phòng Bảo Về Hiến Pháp là banan ninh đang để ý đến người bạn của Norma và đang rà soát lý lịch về y. Chúng tôi phảitriệu hồi Felix có tốc độ về Đông Đức. Một hôm cô trở về nhà sau công việc sở và thấyngười tình biến mất không lời giải thích. Người phụ nữ xấu số chắc phải đau khổ vô cùngkhi khám phá ra người tình đã ra đi, nhưng trong sự chọn lựa giữa việc cứu một nhânviên và một cuộc tình, tôi phải nhẫn tâm quyết định.

Đây không phải là lần cuối tôi phải đóng vai một ông chú đau khổ. Tội nghiệp cho Felix,anh ở trong tình trạng khốn khổ khi anh trở về Đông Bá Linh. Cả hai chúng tôi cạn haichai vodka trong một đêm tại một trong những nhà an toàn trong khi anh giải bảy hếttâm sự của mình. Nhưng trong khi trái tim anh đau khổ, đầu óc của anh may thay vẫnlàm việc. Anh mách cho chúng tôi đầu mối liên quan đến một phụ nữ mà anh nghĩ sẵnsàng chấp nhận liên hệ với chúng tôi, một phụ nữ trung niên, vui đời, làm thư ký vănphòng của Globke tại phủ Thủ Tướng.

Chúng tôi không thấy một lý do hiển nhiên nào để đoan chắc người đàn bà này sẽ làmviệc với chúng tôi. Nhưng nhờ tiếp xúc trực tiếp nên Felix có cảm nghĩ một người đàn ôngbảnh trai với một lý lịch ngụy trang tốt có thể gây ảnh hưởng đến cô này. Chúng tôi đangở vào thập niên 1950, và cảnh trai thiếu thời hậu chiến được cảm nhận rõ ràng nơi các côthư ký trung niên, cô đơn, mong mỏi tìm kiếm một tấm chồng, một thiếu sót trên thịtrường mà chúng tôi giúp khỏa lấp với những anh chàng độc thân của chúng tôi.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng một số các thí sinh, chúng tôi chọn Herbert Söhler, bí danhAstor. Anh là một phi công tài tử, đã từng nằm trong đội ngũ của Thống chế Kesselringthời chiến. Sau khi bị bắt làm tù binh của Xô Viết, ông đã chuyển hướng đi theo chủnghĩa cộng sản. Vì ông là đảng viên của Đảng Quốc Xã và những mối liên hệ của với cácsĩ quan khác đã làm việc cho Kesselring, con đường sự nghiệp của ông bị ngăn chặn ởnước CHDCĐ, do đó ông chấp nhận xâm nhập Tây Đức vì chúng tôi với lòng vui vẻ vàtính chuẩn xác của quân đội.

Một vài người bạn của ông đã an cư ở Bonn khi Tây Đức bắt đầu tính đến việc tái vũtrang. Đây là lúc thuận lợi để cho các cựu quân nhân quyết định mình đứng phía bên nàocuộc chiến trên đất nước phân chia của họ. Chúng tôi không gặp khó khăn khi đưa ôngvề hướng này, đặc biệt là sau cuộc binh biến bất thành năm 1953 đã cho thấy mức độkiểm soát của Xô Viết tại Đông Đức và đã đẩy một số người do dự chay sang Tây Đức.

Söhler di chuyển về Bonn và tìm được việc làm trong ngành địa ốc. Ông gia nhập câu lạcbộ phi công tại Hangelar gần đó. Những thành viên ở đây bao gồm những nhân viênchính phủ đì tìm phiêu lưu cuối tuần. Không bao lâu ông bắt được liên lạc với Gudrun, bídanh chúng tôi đặt cho cô thư ký mà Felix đã nói đến. Lòng mong ước của chúng tôi mauchóng được toại nguyện. Cô bắt nhãn với Söhler, trong khi đó Söhler khám phá những sổghi chép những mối liên hệ của Adenauer với Reinhard Gehlen, giám đốc tình báo, đi

Page 115: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

ngang qua bàn làm việc của Gudrun . Sau một thời gian, ông đề nghị ông sẽ thử kết nạpcô trong vai trò của một sĩ quan tình báo Xô Viết. Việc này quả là lạ, nhưng chúng tôinhận thấy ông có trực giác bén nhạy. Gudrun công nhận Liên Bang Xô Viết là một cườngquốc có tầm vóc quốc tế trong khi đó cô không xem yêu sách của CHDC Đức muốn mìnhtrở thành một quốc gia – nhà nước là một việc chính đáng. Söhler kể lại những kinhnghiệm thời chiến: Những tàn phá do quân đội Hitlergây ra và sĩ quan người Nga có văn hóa cao đã thuyết giảng cho ông nghe trong trại tùvề mối quan hệ giữa nhân dân Nga và nhân dân Đức.

Reinhard Gehlen

Chúng tôi quyết định chính thức kết nạp cô tại một địa điểm nghỉ hè hẻo lánh trên vùngnúi Alps ở Thuy Sĩ để lo toán việc chúng tôi có thể rút lui mau chóng với Söhler nếu côphản ứng không thuận lợi với đề nghị của chúng tôi. Chúng tôi luôn cố gắng tránh trựctiếp đề nghị kết nạp một người Tây Đức trên lãnh thổ của nước Cộng Hòa Liên BangĐức, vì cơ quan phản gián Tây Đức dở trò xưa cũ theo dõi một kẻ tình nghi là kết nạpviên, gài mục tiêu của đương sự làm mồi nhử, và sau đó quay phim việc kết nạp để cótang chứng sinh hoạt gián điệp và bằng cớ để bắt tức khắc. Việc mời một đối tượng kếtnạp đến gặp gỡ những sĩ quan cao cấp tại Đông Đức hoặc ở nơi nào khác cũng là một lốithử nghiệm cuối cùng để xem đối tượng kết nạp đã sẵn sàng chấp nhận mối liên hệ điệpviên chưa. Vào thời điểm này, người tăm tối đến mấy đi nữa cũng hiểu bản chất của lờimời mà không cần phải nói điều gì cả.

Trong trường hợp này, kế hoạch kỹ lưỡng của chúng tôi để o bế Gudrun, đưa cô đến mộtquán ăn đắt tiền Thuy Sĩ hóa ra thừa thãi. Söhler có lẽ là bậc thầy trong nghệ thuậtthuyết phục, bởi vì việc kết nạp cô trở thành một thủ tục. Điều này chứng minh cho tôithấy nhiều phụ nữ được người đàn ông họ thương yêu tuyển dụng thường cảm nhậnngười đối tác làm việc cho phía bên kia, mặc dù trong thâm tâm họ không chấp nhận sựkiện này trong một thời gian dài. Sau vụ này, chúng tôi không bao giờ đánh giá thấp sựkiện các cô thư ký có thể nghi ngờ người chúng tôi là gián điệp, mặc dù điều này khôngđược tiết lộ. Điều này cũng có nghĩa là anh chàng Romeo phải có đường thoái lui nhanhchóng và an toàn về Đông Bá Linh nếu đối tượng Juliet dở chứng.

Không may Söhler bị chứng đau phổi trầm trọng nên kết thúc cộng tác với chúng tôi.Chúng tôi triệu hồi đương sự về Đông Đức và không bao lâu qua đời vì bệnh này. Tất cảmọi cố gắng để dẫn dụ Gudrun vào một cuộc tình điệp báo khác đều thất bại. Có một vàiphụ nữ bám víu vào ngành điệp báo – lòng phấn chấn và thân mật cùng chia sẻ một bímật – và họ có thể chuyển hướng sang một đối tác khác nếu người đầu tiên biệt tích vì lý

Page 116: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

do an ninh. Nhiều phụ nữ chỉ thích một người duy nhất, và chúng tôi không tài nào nài éphọ được. Gudrun là một trong những phụ nữ này. Nguy cơ họ trở về với Tây Đức, với lòngđầy ân hận và đem theo với họ những câu chuyện thích hợp cho tuyên truyền, quá lớn,và chính vì vậy chúng tôi chào tạm biệt cô Godrun.

Tuy nhiên, với những thông tin mà cô cung cấp, cuối cùng chúng tôi đã tung ra đượcchiến dịch đánh phá Globke. Việc này dẫn đến sự từ chức của y năm 1963, một thắng lọilớn cho chúng tôi trong việc khử trù một địch thủ ngoan cố của Đông Đức đồng thời tạođược sự chú ý của phương Tây về mức độ xâm nhập của các cựu đảng viên Quốc Xã phụcvụ trong chính quyền Tây Đức.

*

Mỗi lúc tôi thêm tin tưởng là các phụ nữ được những Romeo của chúng tôi kết nạp có thểcung cấp những thông tin chất lượng cao, nhưng càng dùng chiến thuật này càng nhiềuthì nguy cơ bị khám phá càng cao. Sớm hay muộn gì quả bóng phải nổ, nhưng lạ lùngthay, nó chỉ xảy ra vào năm 1979. Ingrid Garbe, môt cô thư ký trong phái đoàn Tây Đứclàm việc tại NATO ở Brussels, bị Tây Đức bắt vì tội làm gián điệp cho Đông Đức. Giớitruyền thông ở đây trình bày sự việc như một trường hợp phản bội trầm trọng nhất tronglịch sử của nước Cộng Hòa Liên Bang Đức. Sự thật là, về mặt tình báo, Garbe là mộtthành tố quan trọng nhưng không phải là thiết yếu. Chúng còn có những điệp viên khác.Nhưng bởi vì cô là phụ nữ nên đã đánh động những hồi ức xa mờ của Mata Hari. Hình ảnhcố hữu của “gián điệp vì tình” xuất hiện và báo chí không ngớt nói đến.

Tháng Ba, các hãng thông tấn báo tin Ursel Lorenzen, một nhân viên trong văn phòngTổng Thư Ký NATO, đã đào thoát sang Đông Đ ức. Trước sự ngỡ ngàng của những đồngnghiệp của cô tại NATO, cô thình lình xuất hiện trên đài truyền hình Đông Đức, giải thíchlà cô đã chọn tiết lộ những hiểu biệt về nội bộ tổ chức này.

Ursel làm việc cho NATO được mười hai năm, gần đây nhất trong Cục Công Tác, tại đâycô tiếp cận với những tài liệu định hoạch và những chi tiết trong cách quản lý khủnghoảng tại bộ tư lệnh. Những điều đáng chú ý mà cô cung cấp cho chúng tôi là nhữngthông tin liên quan đến những thủ tục tại văn phòng tư lệnh khẩn, nơi đây tất cả nhữngbáo cáo chính trị, quân sự và tình báo được tập trung và thẩm định và NATO soạn thảonhững báo cáo quan trọng nhất, những hồ sơ Nghiên Cứu về Đông Tây.

Sau khi Ursel đào tẩu, Imelda Verrept, một cô thư ký Bỉ tại NATO, cũng xin tị nạn tạiĐông Đức. Trong khi cấp lãnh đạo Đông Bá Linh lên mặt với những vụ đào thoát này, tôihết sức phiền lòng vì những chuyện này. Những vụ xuất hiện đột ngột của những cô thưký này ở Đông Bá Linh, mặc dù làm lợi cho đường lối tuyên truyền của cấp lãnh đạo, trênthực tế là một mất mát thông tin cho cơ quan chúng tôi. Thắng lợi vì có được nhữngnhân viên của NATO xin tị nạn ở Đông Đức, cho dù sự thay đổi có thú vị và có khác vớiviệc người Đông Đức xin tị nạn ở Tây Đức, xem ra thật mờ nhạt so với sự hữu ích có đượchọ trong lòng địch và cung cấp những bí mật tình báo có giá trị.

Vào mùa Xuân năm 1979, trong lúc tôi đi nghỉ trượt tuyết, một báo cáo khác lại đến chobiết một cô tên là Ursula Höfs, một cô thư ký làm trong bộ tham mưu của Đảng Dân ChủThiên Chúa Giáo. Lúc đầu tôi không đoán ra cô là ai, vị tại bộ tư lệnh chúng tôi chỉ dùngtên ngụy trang của các điệp viên và cất giấu tên thật của họ trên căn bản phân cách. Vìkhông muốn liều lĩnh điện thoại về Đông Bá Linh để xem cô là điệp viên nào của chúngtôi, tôi vội vã trở về, nghe báo cáo trên đài phát thanh Tây Đức và cố đoán xem ngườinào đã bị bại lộ.

Page 117: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Một tuần lễ sau khi Ursula Höfs mất tích, việc đào thoát của hai cô thư ký nữa ở Bonnxuất trên trang nhất của báo chí. Inge Goliath đã làm việc cho Werner Marx, một đầunão của đảng CDU chuyên về chính sách ngoại giao, quốc phòng, Châu Âu, và liên Đức.Cô đã cung cấp những tài liệu chiến lược về quốc phòng và chính sách thời Chiến TranhLạnh trong mười năm nay, và trong bầu không khí căng thẳng này, chúng tôi nghĩ antoàn hơn hết là rút cô về. Ngày hôm sau, tờ Bild-Zeitung đăng trên trang nhất : BÂY GIỜTHƯ KÝ CỦA BIEDENKOPF’S CŨNG CHẠY LUÔN. Một bức hình của Kurt BiedenKopf, chủtích nổi danh của đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo và là dân biểu lãnh đạo của đảng, đangtươi cười chụp chung với người phụ tá, cô Christel Broszey. Christel đã hành xử một cáchtuyệt vời khi nhận được lệnh phải rời bỏ nhiệm sở. Cô không để lộ sự sợ hãi, vui vẻ vẫychào chủ nhân của mình với những lời sau : “Tôi đi tiệm uốn tóc. Hẹn gặp ông ngày mai.”để rồi không bao giờ trở lại.

Báo chí nói cô là “siêu thư ký”, vì cô thường đứng trong số năm người đầu trong nhữnggiải vô địch nghề nghiệp trong ngành đánh máy và tốc ký. Những đức tính này gây ấntượng nơi ông Biedenkopf và hai người tiền nhiệm và hóa ra cũng cực kỳ hữu dụng chochúng tôi. Bởi vì Christel đã làm việc cho ba vị chủ tịch của Đảng Dân Chủ Thiên ChúaGiáo trong một thời gian dài, cho nên chính quyền Tây Đức không thể hình dung ra đượcmức độ hiểu biết của cô và những tổn hại do cô gây ra một cách chính xác. Một tuần lễsau Helga Rödiger, thư ký của ông Manfred Lahnstein, một công chức cao cấp trong BộTài Chánh, cũng đã giã từ chủ nhân và chạy sang Đông Bá Linh. Rödiger là một nguồn tingiá trị, vì Lahnstein là một chuyên gia cố vấn cho Helmud Schmidt khi ông này rời chứcBộ trưởng Tài chánh để lên làm Thủ Tướng.

Con đường để cho những điệp viên chúng tôi đào thoát đã được chuẩn bị từ trước. Điệpviên được lệnh bay qua những quốc gia được xem là ít nguy hiểm, chẳng hạn như Bỉ, HòaLan hoặc Thụy Sĩ và đến một trạm kiểm soát biên giới Đông Đức với bià giấy thông hànhTây Đức không có ruột. Các viên chức tại biên giới biết dấu hiệu thỏa thuận này. Ngườilính biên phòng gọi cấp trên đến và cấp trên này vẫy gọi người kia bước qua biên giới, rồiđưa những điệp viên đào thoát sang một phòng bên cạnh và liên lạc với chúng tôi bằngđường dây điện thoại đặc biệt.

Tôi bàng hoàng và mất hẳn tinh thần. Phần lớn các cô thư ký chỉ giống nhau ở một điểmlà chồng hoặc người đàn ông họ sống chung đều là những điệp viên mang tên giả ở TâyĐức. Có thể những người đàn ông này đã ghi danh ma và lấy tên của những người TâyĐức đã di cư nước ngoài. Có thể các cô Juliet nghĩ rằng ngụy trang của các cô đã bị lộ.Nhưng làm thế nào chính quyền lại có thể khám phá tên thật của các điệp viên của chúngtôi.

Tôi thấy rõ chính quyền Tây Đức đã khám phá những phương pháp xâm nhập của chúngtôi. Từ trước đến nay chúng tôi ngạo mạn cho rằng những phương pháp này an toàn,nhưng tôi nhanh chóng quyết định chúng tôi phải làm lại từ đầu. Chúng tôi đi đến mộtquyết định đau đớn nhưng cần thiết là triệu hồi một vài điệp viên nữ nữa về cùng vớinhững chàng Romeo. Lệnh này đến quá trệ với Ursula Höfs và người chồng. Họ bị xét xửvà kết án hai năm tù ở.

Những cuộc lùng bắt năm 1979 là do hậu quả của việc Bác Sĩ Richard Meier lên thay thếGünther Nollau nắm giữ vai trò lãnh đạo Văn Phòng Bảo Vệ Hiến Pháp (Cơ Quan PhảnGián Tây Đức). Ông nâng cơ quan lên một mức độ chuyên nghiệp cao – quá cao để tôi cóthể vừa ý – và cho mọi người thấy rằng lòng trung thành với cơ quan quan trọng hơn

Page 118: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

những môi liên hệ với đảng hoặc hệ phái chính trị. Ông phát động cái gọi là Chiến DịchĐăng Ký, một cuộc khảo sát tỉ mỉ lý lịch của tất cả những kẻ khả nghi.

Lúc đầu tôi không tài nào thấy được những thất bại của chúng tôi có điểm gì chung. Tôighi trong sổ nhật ký của tôi. :

Việc rà soát lại tường tận tất cả những cuộc tái định cư và thăm viếng từ hải ngoại về đãđược cơ quan tình báoTây Đức khởi động, một điều cho đến nay chúng tôi nghĩ khó xảyra hoặc không thể thực hiện được. Điều này làm cho ta điên đầu. Dù sao đi nữa, chúng taphải chấp nhận một phần thất bại và kiềm chế bớt việc đưa người xâm nhập, hoặc, trongmột vài trường hợp, chấp nhận rủi ro lớn. Đây là một cuộc đấu tranh sống chết thực sựvà địch thù đang hà hơi lên trên gáy của chúng ta. Bên ngoài không ai thấy có gì bi thảmcả, nhưng sự việc này tạo nên sự căng thẳng và bất an trong nội bộ. Ta phải có tinh thầnmạnh mẽ để sinh tồn, nhưng ta không nên quá chai lì.

Tôi không bao giờ quên đàng sau mỗi một trường hợp là một con người đã đặt tin tưởngnơi chúng tôi và đem tính mạng của mình ra chiến tuyến. Một giám đốc tình báo nhẫntâm hy sinh điệp viên của mình để theo đuổi mục đích riêng chẳng bao lâu mất đi lòngkính trọng và lòng tin tưởng của những người xông pha trong mặt trận vô hình.

Tôi vẫn bối rối và tiếp tục nghi vấn về phương pháp điều tra của chính quyền Tây Đứctrong lúc những tổn thất của chúng tôi gia tăng. Thường sau khi một điệp viên bị bắt ởTây Đức, chúng tôi bắt đầu điều tra tại bộ tham mưu vì tình nghi có kẻ nằm vùng đanghoạt động trong lòng của ban ngành phụ trách làm giấy thông hành giả. Những nghi ngờnhư vậy là một loại độc dược nguy hại nhất trong cơ quan tình báo, phá hoại sự tin tưởngmà tất cả công tác đặt lên trên đó và đôi khi làm nó khựng lại. Việc bắt giữ những nguồntin giá trị do sự bại lộ và thẩm vấn của các cán bộ điều khiển mà chúng tôi đã cài vàoTây Đức đặc biệt gây nhiều thiệt hại. Chúng tôi phải triệu hồi nhiều điệp viên về ĐôngĐức, nhưng vẫn chưa đoán được làm cách nào Tây Đức khám phá ra được những bí mậtcủa chúng tôi.

Trước tiên chúng tôi phải xem xét những đầu mối do một trong những nguồn tin cungcấp về một cuộc khảo sát tỉ mỉ của phản gián tại Cologne về tất cả những chuyến du lịchqua biên giới để vào Tây Đức. Chúng tôi được thông báo có một đội ngũ làm việc vănphòng, phần lớn là những người về hưu, đã lập bản doanh tại các văn phòng kiểm soátnhững khách viếng thăm ngoại quốc hoặc những người di chuyển từ vùng này sang vùngkhác buộc phải ghi tên nơi trú ngụ mới. Đội ngũ các ông cụ này phối hợp cẩn thận các hồsơ theo một số tiêu chuẩn. Chúng tôi không hình dung ra được họ tìm kiếm cái gì, mặcdù danh từ “thanh tra lý lịch” tiếp tục xuất hiện trên tất cả những báo cáo từ Tây Đức về.Tôi thành lập một nhóm làm việc trực tiếp báo cáo cho tôi, để tìm xem Tây Đức dùng tiêuchuẩn nào để loại bỏ những thành phần khả nghi.

Chúng tôi đã biết những du khách phái nam độc thân vào khoảng hai mươi lăm đến bốnmươi lăm đều có thể bị hỏi nếu họ mang một số ít hành trang hoặc nếu cách ăn mặc vàkiểu cắt tóc không ăn khớp hoàn toàn với giấy căn cước của họ. Điều chúng tôi khôngbiết, chỉ mãi sau này mới biết là tình báo Tây Đức để phát hiện một vài nét đặc thù củangười Đông Đức. Vào lúc phong trào híp-pi lan rộng khắp Tay Âu nhưng lại bị ngan cấmtại Đông Âu, các chàng trai híp-pi, đặc biệt nếu phải đi đây đó, có khuynh hướng để tócdài. Những tân binh của chúng tôi, thường là giáo viên, đầu tác cắt ngắn, và ngay kiểutóc ngắn cũng khác biệt giữa hai nước Đức. Đối với các giáo viên Đông Đức, việc tập

Page 119: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

luyện có thể cải thiện họ nhiều, nhưng biến họ thành một anh chàng híp-pi chân chínhgần như không thể thực hiện được.

Một khi được nhân viên bảo an xe lửa báo cho biết, những nhân viên ngụy trang nằmtại các trạm xe lửa theo dõi hành tung của kẻ khả nghi sau khi y rời trạm. Ví dụ, rất ítngười Đông Đức có thể tự kềm chế không đánh một vòng qua các cửa hành nằm bêncạnh trạm xe lửa để ngắm nhìn những sản phẩm không thông thường bày bán ở tủ kính,mà người Tây Đức chẳng mấy ai để ý. Nhũng điểm dị biệt nhỏ này được quan sát mộtcách kỹ lưỡng.

Mãi sau này chúng tôi mới khám phá ra những mưu mẹo này của Chiến Dịch Đăng Kýsau nhiều năm bối rối. Một cách oái oăm, chính Meier là người đã tiết lộ trò chơi này. Ônggiới tự thiệu mình là người lãnh đạo mới của tổ chức phản gián một cách khoa trương vàtuyên bố đã bắt được mười sáu điệp viên Đông Đức đã luồn lọt vào Tây Đức qua ngõ cácnước thứ ba. Báo chí đề cập tổng số bốn mươi vụ điều tra tiếp theo. Những tin tức nàychấm dứt những suy đoán của chúng tôi xét xem Tây Đức làm cách nào để sàn lọc con sốchính xác người của chúng tôi đang trà trộn trong hàng trăm ngàn du khách. Meier do đóchính thức xác nhận phương pháp ông đang dùng để khám phá những điệp viên củachúng tôi. Mặc dù thất bại của chúng tôi đau đớn thật, nhưng chúng tôi đã triệu hồi đượcmột số những điệp viên đang lâm nguy về và đình chỉ việc xâm nhập. Nếu ông giữ imlặng chiến thắng của ông, có thể ông buộc chúng tôi phải đoán mò trong một thời giandài phương pháp của ông. Bằng cách khoanh vùng mục tiêu để bắt giữ cẩn thận hơnhoặc chờ đợi cho đến khi kẻ khả nghi móc nối với một loạt các nguồn tin xong rồi ôngmới ụp tới, có lẽ ông gây thiệt hại cho chúng tôi nhiều hơn nữa. Tính khoa trương của cấplãnh đạo cơ quan có chiều hướng tạo nên một hình ảnh mỹ miều nhưng có nguy cơ hysinh những thành quả của mình.

Như thói thường trong những chiến dịch chiến tranh tâm lý, Bộ Nội VụTây Đức nhanhchóng yêu cầu các điệp viên của chúng tôi ra đầu thú trước khi bị bắt – một trò lừa bịpthông thường trong trò chơi gián điệp giữa hai nước Đức. Tuy nhiên, thủ đoạn này khôngcó ảnh hưởng gì lớn. Việc cộng tác với chúng tôi là một phần lẽ sống của phần lớn cácnguồn thông tin và các điệp viên ngụy trang, và nói chung họ miễn nhiễm với những lờimời như vậy. Đối với phần lớn các điệp viên của tôi, tính miễn nhiễm này là do sự phatrộn giữa thành ý chính trị, một sức đề kháng – do chúng tôi nuôi dưỡng – chống lạichiến tranh tâm lý,và ác cảm tự nhiên không muốn ra đầu thú. Tất cả mọi con người đềumuốn sống với hy vọng là mình, dù là đàn ông hay đàn bà, sẽ không phải uống chénđắng. Và tình hình vẫn không thay đổi, ít ra cho phần lớn và nếu không được như vậy,làm gì đi nữa cũng đã quá muộn để rút lui.

Hansjoachim Tiedge, một viên chức cao cấp làm việc trong Văn Phòng Bảo Vệ Hiến Pháp,đã đào thoát sang phía chúng tôi năm 1985, nói cho chúng tôi biết là Cologne đã khámphá ra không dưới hai trăm người tình nghi măng căn cước giả trong vòng mười năm.Giữa những năm 1972 và 1982, con số tổng kết, theo sự hiểu biết của tôi, lến đếnkhoảng ba mươi điệp viên của chúng tôi bị lộ, có nghĩa là b ị bắt tại Tây Đức, và gấp bacon số điệp viên này đã được chúng tôi triệu hồi về Đông Đức kịp thời. Vì các điệp viênmột khi được kéo về không thể nào được dùng lại trên lãnh thổ cũ một lần nữa, ChiếnDịch Đăng Ký đã làm cho chúng tôi phải mất khoảng một trăm điệp viên giá trị - mộtthiệt hại lớn.

Mặc dù ông thích làm nổi đình đám, tôi phải phục tài Meier đã biết khôn khéo điều khiểnchiến dịch phá vỡ hệ thống điệp báo và các trung tâm điều khiền của chúng tôi tại Tây

Page 120: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Đức. Kế tiếp đó ông quay sang đánh phá cá nhân tôi và tung tin đồn tôi “sắp bị cấtchức”. Tờ International Herald Tribune in ở trang đầu cột tin “MISCHA ĐÃ MẤT TAYNGHỀ?” Một tờ báo phương Tây khác nằm trên bàn tôi có ghi ở trang nhất WOLF LÀMVIỆC QUÁ ĐỘ.

Hansjoachim Tiedge

Nhưng sự thật xem ra không lấy gì làm ngoạn mục lắm; công việc vẫn tiếp tục và trongkhi chúng tôi tìm phương pháp để ứng phó với Chiến Dịch Đăng Ký, chúng tôi khôngngừng cố gắng. Tôi xét đến trường hợp của Helga Rödiger, bí danh Hannelore. Người đànông đã kết nạp cô phải bị triệu hồi bởi vì anh lo cho sự an toàn của anh. Vì không muốnmất cô, chúng tôi tìm trong hồ sơ và kiếm ra được một thí sinh Romeo khác, một điêpviên trẻ có bí danh là Gert đã được gài xâu trên lãnh thổ Cộng Hòa Liên Bang Dức. Anhđã lấy căn cước của một công dân Tây Dức đã di cư sang Tân Tây Lan (New Zealand).

Tôi quyết định đích thân giám sát cặp này, một phần bởi vì tôi tò mò muốn gặp Helga,công việc cô làm cho chúng tôi thật là xuất sắc, và một phần vì cô cho chúng tôi biết côđang lưỡng lự không biết chọn giữa việc thuyên chuyển cùng với cấp chỉ huy của cô sangBộ Tài Chánh và việc ở lại văn phòng của thủ tướng. Cô gởi một lá thư mã hóa đến ĐôngBá linh qua một giao liên hỏi chúng tôi cô phải làm thế nào : Một sự bối rối bất thườngcủa kẻ có nhiều tài vật. Một mặt , một nguồn tin tại phủ Thủ Tướng đối với chúng tôi rấtlà quan trọng. Mặt khác cô đã tạo được một mối liên hệ làm việc mật thiết với cấp trêncủa cô; ông tin tưởng trao phó cho cô những thông tin mật liên quan đến tài khóa vàchính sách nội bộ. Chúng tôi không nghĩ rằng cô có thể đạt được những thành quả nhưvậy ở tại phủ Thủ Tướng .

Thế vận hội mùa Đông tại Innsbruck, ở nước Áo, năm 1976 tạo một lý cơ tốt để gặp gỡ.Helga thuê một căn nhà nghỉ mát bun-ga-lô gần làng này. Ngay lần gặp gỡ đầu tiên, côtuyên bố sẵn sàng chấp nhận một trong những điệp viên của chúng tôi làm người trunggian của cô ở Tây Đức. Chúng tôi nhanh chóng giới thiệu Gert. Chúng tôi quan sát họ vàobuổi ăn tối, lòng đầy hy vọng, nhưng không thấy có chỉ dấu sớm họ thu hút nhau. Dù gìđi nữa, chúng tôi đi đến quyết định Bộ Tài Chánh là một lựa chọn an toàn hơn cho cô, vàdo đó cô thuyên chuyển và tiếp tục chuyển tài liệu mật cho chúng tôi.

Với thời gian, mối tình giữa Helga và Gert chớm nở. Và sau đó là một mối tình chân thậtvà lâu bên. Sau này, vào năm 1979 chúng tôi phải kéo cô về, Gert cũng được triều hồi vềĐông Đức, nơi đây cuối cùng họ được tự do cưới hỏi. Lễ cưới được tổ chức tại thành phố

Page 121: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đầy màu sắc Wernigerode ở trên núi và tôi trở thành thượng khách danh dự, vì tôi đứngra làm ông mai.

*

Như mọi người có thể dự đoán, các điệp viên Romeo của tôi đã trở thành đề tài nghiêncứu loạn xạ của thế giới tình báo phương Tây. Họ cũng gây hì nh ảnh ấn tượng nơi quầnchúng. Tờ Bild-Zeitung đã ghép hình của mười hai phụ nữ làm việc cho chúng tôi và đăngở cột nhất hàng chữ NHỮNG CÔ THƯ KÝ LÀM GIÁN ĐIỆP VÌ TÌNH. Trang bìa của một tuầnbáo đăng hình một cái mông trần truồng có gắn huy chương Đông Đức. Tôi cảm nhận làcác cơ quan tình báo phương Tây lo sợ về mức độ thành công của chúng tôi và rõ ràngđang bỏ thời giờ và tiền bạc để xây dựng cho mình hình ảnh của một nạn nhân trong giớitruyền thông. Các cô thư ký lúc nào cũng được mô tả như những nạn nhân đáng thương,bị lợi dụng, tất cả đều đứng tuổi, độc thân và thèm khát tình yêu, tứ cố vô thân rơi vàovòng tay bất hạnh.

Để gia tăng áp lực ngăn chặn, công an Tây Đức luôn cho rằng các gián điệp Romeo lợidụng lòng yêu thương của đối tượng chinh phục một cách lạnh lùng, sau đó biệt tích khiđánh hơi thấy nguy hiểm rập rình. Nhưng một bản báo cáo nội bộ do HerbertHellenbroïch thảo, lúc đó là phó giám đốc cơ quan phản gián Tây Đức, huỵch toẹt thúnhận “Phần lớn những môi liên hệ chớm nở không hề có áp lực hay có tính hăm dọa. Tiềnbạc cũng không đóng một vai trò quan trọng. Thông thường là một cuộc đối thoại về ýthức hệ hoặc chỉ là sự mến mộ đã thú hút những phụ nữ này.”

Sụ thực là chúng tôi hiếm khi chấm mục tiêu những Cô Gái Choàng Khăn Đỏ yếu duối vàchỉ đặc biết nhắm họ khi – như trường hợp của Söhler – chúng tôi được một trong nhữngnhân viên của chúng tôi mách nước. Phương thức làm việc thông thường diễn tiến nhưsau: Khi chúng tôi gởi một điệp viên nam sang Tây Đức với điệp vụ đặc biệt, chúng tôinói với đương sự “Được rồi, anh sẽ có một cuộc sông riêng như mọi người, nhưng nếuanh rơi vào một cô thư ký, và cô thư ký này ở vị trí tốt đẹp, điều này càng có lợi chochúng ta”. Những việc còn lại là do anh này quyết định. Lẽ cố nhiên không phải anh đànông nào cũng tự động để các cô thư ký thu hút, nhưng quý v ị phải nhớ rằng những điệpviên của chúng tôi là những người tuyệt đối trung thành với lý tưởng, họ quen thuộc vớinhững hy sinh và chấp nhận những gò bó cá nhân để thực hiện điều mà họ tin tưởng.

Trái với những lời đồn đãi, họ không được huấn luyện trong nghệ thuật yêu đương khi họtrở về Đông Bá Linh. Một vài người giỏi hơn người khác trong vấn đề này. Họ là nhữngngười hoạt động, ý thức được tình dục có thể làm nên nhiều chuyện. Điều này đúng trongkinh doanh và trong nghề điệp báo bởi vì nó mở những đường dây liên lạc nhanh hơnnhững lối tiếp cận khác.

*

Tuy nhiên tôi không diễn tả trung thực hình ảnh của họ nếu tôi không tiết lộ chi tiếtnhững công tác kỳ lạ và ngoạn mục trong đó các nhân viên của tôi tham dự vào. Họ lànhững siêu Romeo, mỗi người một vẻ và ở những địa bàn hoạt động khác nhau. Ngườithứ nhất là Roland G., ông vua bi kịch.

Roland G. là giám đốc của nhà hát nhỏ nhưng nổi tiếng ở Đông Đức tại Annaberg trêndãy núi Erzgebirge, một nơi mà các nghệ sĩ có tài muốn đáp an toàn khi họ thấy làm việctại các nhà hát lớn ở các thành phố quá nhiều rủi ro về mặt chính trị. Anh nổi tiếng nhờkiệt tài diễn xuất về Faust trong vở kịch của Goethe nói về một người thèm khát trên hết

Page 122: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

mọi sự có được kinh nghiệm quyến rũ và ruồng bỏ một cô gái tên là Margarete. Là mộtngười rất thông minh, nét mặt khôi ngô và có tài thay đổi hình dáng của một nghệ sĩ,anh đúng là một thí sĩ Romeo tuyệt hảo. Tôi có một văn phòng chi nhánh địa phương tạiKarl-Marx-Stadt ( sau ngày thống nhất đổi tên là Chemnitz), nổi tiếng vì tài thiết kếnhững kế hoạch táo bạo và những dự án kỳ dị, và những sĩ quan tại đây nhận diện tàinăng của Roland G. và lòng yêu sống của y. Năm 1961, anh được phái đi Bonn để tiếpcận một phụ nữ tên Margerete, một thông dịch viên tại Tham Mưu Tối Cao Lực LượngĐồng Minh Âu Châu (SHAPE = Supreme Headquarters Allied Powers Europe), trung tâmchỉ huy của NATO, lúc đó đặt tại Fontainebleau gần Paris.

Vì muốn công tác có tầm vóc quốc tế, Roland G khoác căn cước của một người ngoạiquốc. Không bao lâu anh thủ một cách hoàn hảo vai trò Kai Petersen, một ký giả ĐanMạch, nói tiếng Đức giỏi có pha giọng nói của người vùng Scandinavia. – không có vấn đềđối với một kịch sĩ giỏi. Margerete, môt cô gái dễ thương, độc thân và rất mực tôn sùngThiên Chúa Giáo, làm việc cần mẫn tại NATO và sống một cuộc đời bình thản. Ba trongsố các điệp viên của chúng tôi đã thử thời vận nhưng không tài nào chinh phục được tráitim cô. Roland G. thuộc loại rắn rỏi. Anh tìm cách dàn xếp để đi du lịch với cô sangVienna, chứng tỏ mình là một người đàn ông biết chăm sóc, giới thiệu cho cô gái nhútnhát này những hình ảnh khỏa thân khêu gợi của các danh họa Ý trưng bày tạiKunsthistorisches Museum (Viện Bảo Tàng Lịch Sử Nghệ Thuật), đưa cô đến TrườngHuấn Luyện Ngựa Tây Ban Nha, và cuối cùng đến quán cà-phê đắt tiền Dehmel để ănbánh hảo hạng và uống cà-phê Vienna – tất cả, lẽ cố nhiên, do sự đài thọ của cơ quantình báo chúng tôi. Đôi khi số tiền chi tiêu của đương sự làm cho cán bộ điều khiển phảixửng sốt vì quá cao, ngay cả đối với một đối tượng như vậy, nhưng cán bộ này là mộtngười khôn ngoan biết rằng ngành điệp vụ cung cấp cho Roland G. một tài khoản rộng rãivà kếch sù để y có thể hưởng những hàng thượng lưu mà y không có tại nước Đông Đứckhắt khe.

Một đêm, sau một buổi dạ hội thành công tại Burgtheater, cô đền bù công lao chăm sóccủa đương sự với một nụ hôn và những lời : “Tôi chưa bao giờ được hưởng những giâyphút đẹp đẽ như thế này với bất cứ ai trước đây”. Họ qua đêm lần đầu tiền với nhau vàsáng hôm sau anh thổ lộ hết tâm sự của mình cho cô – một vài điều thôi. Anh kể chongười tình mới biết anh là một sĩ quan trong ngành tình báo của quân đội Đan Mạch, vàgiải thích những nước như Đan Mạch thường bị cho ra rìa trong khối NATO và cần cónhững thông tin để dùng trong nội bộ.

Margerite chấp nhận chuyện này và rất lấy làm sung sướng khi anh nói, trong lúc côngtác, anh thường đi ngang qua Paris và mong muốn gặp gỡ nàng ở đây. Cô chấp nhậncung cấp cho anh những tài liệu mật của NATO. Đôi lúc, anh gặp cô tại một khách sạnnhỏ và cô tiết lộ một số chi tiết trong công việc làm, đặc biệt là những chuẩn bị và ướctính về các vận động quân sự của liên minh. Điều này cho chúng tôi có một cái nhìnchính xác về cách tổ chức này tự xem xét sức lực và khuyết điểm của mình, một hiểubiết có tính cách sinh tồn cho kế hoạch của khối Hiệp Ước Warsaw. Cô cũng cung cấp chochúng tôi những thông tin hữu dụng về hậu cần của hải quân và lực lượng bộ binh nơi côđôi lúc đến làm thông dịch viên.

Chính quyền Xô Viết – chúng tôi đương nhiên chia sẻ những thông tin này cho họ - khônghài lòng với kết quả này. Họ rất muốn chiếm đoạt giải tối thượng: Các kế hoạch dàn trảicủa NATO và điểm đích cùng với thời điểm chính xác của những vũ khí hạt nhân khi họphát động đợt đầu tiên tấn công Tây Âu. Thống Tướng Koshevoi, tổng tư lệnh quân đội

Page 123: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

tại Đông Đức, đã có lúc vuốt ve lòng tự ái của tôi khi ông dỗ ngọt để tôi trao kế hoạchchiến tranh hạt nhân của NATO.

Thống Tướng Nga Xô Viết Petr Kirillovich Koshevoi

“Các anh, người Đông Đức, rất giỏi. Có thể nào các anh lấy cho chúng tôi thêm tọa độkhông?” ông vừa nói vừa ám chỉ địa đồ chính xác các căn cứ của NATO, mà người Xô Viếtmuốn triệt hạ trước tiên trong cuộc xung đột hạt nhân. Với giọng nói đầy thiện cảmnhưng hãi hùng ông nói : “Chúng tôi chẳng cần những giấy tờ của các ông. Chúng tôi chỉcần những tọa độ đó, và chúng ta có thể thả một quả bom lên đầu chúng và xẻ đường đivào Tây Âu.”

Tôi buồn phiền về chuyền này, vì tôi vẫn tự hào là cơ quan của tôi có khả năng cung cấpnhững thông tin phân tích có chiều sâu hơn những đường vạch chằng chịt trên sơ đồ. Tuynhiên, lúc trong chúng tôi muốn giúp Moscow có được hầu hết những tọa độ này, chúngtôi không tài nào thiết lập được toàn bộ sơ đồ, có lẽ bởi vì Ngũ Giác Đài khôn ngoankhông để cho đồng minh Tây Đức nắm giữ những dữ liệu quan trọng này, vì họ nghĩ rằngTây Đức không ngăn ngừa được việc tiết lộ - và họ làm việc này không phải không có lýdo chính đáng.

Trong khi đó, Margerete đau khổ vì lương tâm bị giằn vật giống như nhân vật cùng têntrong vở kịch của Goethe. Cô không còn bình tâm nữa, trái tim của cô bị cấu xé, như nhàbi kịch nổi tiếng người Đức đã biên soạn. Chúng tôi đã phải mất một thời gian dài đểthuyết phục cô trao tài liệu chúng tôi cần ngay cả cho người cô yêu và cũng là người củacái gọi là cơ quan tình báo Đan Mạch vô hại kia. Và lòng sùng bái Thiên Chúa Giáo La Mãđã khiến cho cô bứt rứt không an tâm để tiếp tục một cuộc tình đi ra ngoài vòng tôngiáo.

Điểm các điệp viên của chúng tôi giống những anh hùng trong những quyển tiểu thuyếtgián điệp là cái thú mến mộ những phụ nữ xinh đẹp và những địa điểm đài các, do đócặp uyên ương này hủ hỉ với nhau nhân dịp lễ Giáng Sinh và Năm Mới 1962-1963 trongkhách sạn Arosa, ở Thụy Sĩ. Nơi đây cô nói với anh ta là cô không muốn tiếp tục làm giánđiệp và cuộc tình lãng mạng này nếu cô không gặp được một vị linh mục để được giải tộivà có lời cầu hôn chính thức. Roland G , suy nghĩ thực tế, nói rằng việc hôn nhân khôngthể thực hiện được bởi vì công việc của y ở Copenhagen buộc y phải đi xa bất cứ lúc nàotrong một thời gian dài.

Page 124: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Để đáp ứng ước nguyện của Margarete được xưng tội, mặc dù Roland G. biết rõ luật lệcủa Tòa Thánh La Mã về tính cách tuyệt đối cẩn mật của tòa giải tội, anh cũng biết rõmột điệp viên tốt không thể chấp nhận rủi ro. Vì vậy anh nói với Margarete đợi cho đếnlúc anh kiếm ra được một vị linh mục Đan Mạch. Để làm điều nay lẽ cố nhiên anh khôngkiếm ở Đan Mạch nhưng tại một chi nhánh của bộ tư lệnh cơ quan tình báo của chúng tôitại Karl-Marx-Stadt. Tại đây lời yêu cầu của anh đã hầu như gây náo động. Chúng tôiphải sắn tay áo, nhưng sản xuất theo yêu cầu những linh mục nói tiếng Đan Mạch khôngphải là công việc của họ. Nhưng vì Roland G. đã hứa nên cơ quan tình báo, như mộttrượng phu, luôn cố gắng giữ lời hứa cho một trong những nhân viên của mình.

Chúng tôi dàn xếp để tạo nên một kiểu “hôn phối Potemkin” – trên bề mặt – biến mộtnhân viên của chúng tôi thành một linh mục tuyên úy. Người này được huấn luyện đểđóng vai linh mục giải tội, nhưng giọng Đan Mạch của đương sự không có, vì vậy chúngtôi phải gởi anh đi học một khóa cấp tốc để học một vài chữ chào hỏi và tiễn đưa cho phùhợp với sự thực và quan trong hơn nữa là thay giọng mũi phổ cập của người dân miềnSaxony của Đức bằng một giọng người miền Bắc Âu thích hợp hơn. Chúng tôi tìm ra đượcmột ngồi nhà thờ nhỏ và ít người đến trong một làng ở Jutland và chờ lúc vắng vẻ, ngườicủa chúng tôi luồn vào trong tòa giải tội và cô Margerete được mời vào để phơi bày tâmhồn cho đương sự nghe. Không có gì đáng ngạc nhiên là ông linh mục này tỏ ra thôngcảm hết mức và nói nàng cứ tiếp tục làm gián điệp với phúc lành của Thượng Đế.

Tôi lo sợ tất cả màn kịch này có thể kết thúc một cách lố bịch, nhưng tôi ngạc nhiên thấynó thành công. Đôi lúc trong trò chơi gián điệp, những mưu chước quái gở lại thành côngtrong khi đó một chước tầm thường lại thất bại. Về mặt đạo đức, tôi thường được hỏi làtôi có cảm thấy có tội hoặc xấu hổ đã dàn dựng lên những trò ma giáo này. Xét chocùng, câu trả lời lương thiện là không. Nhìn lại quá khứ, chúng tôi đã không kềm hạmđược một số việc, nhưng vào lúc đó chúng tôi nghĩ rằng cứu cánh biện minh cho phươngtiện.

Mối liên hệ của chúng tôi với Margarete chấm dứt khi chúng tôi triệu hội Roland G ra khỏiTây Đức vì chúng tôi lo ngại anh đang bị điều tra tại đây. Trong một thời gian ngắn côtiếp tục làm việc với một Romeo kế tiếp, nhưng sự phối hợp này không đem lại kết quảmong muốn. Việc tham gia điệp vụ của cô chỉ là vì yêu Roland G.. Khi anh này đi, côkhông còn động lực để tiếp tục.

Một Romeo cao thủ khác, không giống Roland G., là một người không ai nghĩ rằng anh cóvóc dáng thích hợp với vai trò này. Tên của đương sự là Herber Schröter, một tên Đứckhông lấy gì làm lịch sự, tướng ta của anh là của một người đô vật: Vạm vỡ, mặt vuôngvức, vai rộng và tiếng nói oang oang. Tôi vẫn không hiểu đương sự có điều gì để quyếnrũ đàn bà đến như vậy, nhưng anh ta phải có một điểm gì đặc biệt, bởi vì trong suốt quátrình hoạt động của anh, anh đã xoay xở và thuyết phục hai cô thư ký ở vị trí cao và đầytài năng làm gián điệp cho chúng tôi. Nhưng tiếc thay đương sự không đem may mắnđến cho những phụ nữ có liên hệ với y. Mặc dù không phải lỗi của đương sự, cả hai ngườinày đều bị bắt, và mỗi lần như vậy anh lại thoát thân. Câu chuyện của anh cho thấynhững điệp vụ Romeo là những trò may rủi ngẫu hợp. Đôi lúc chiến thuật này dẫn đếnnhững mối tình thành thực và lâu bền, đôi lúc nó dẫn đến thảm cảnh.

Chúng tôi phái Herbert đến Alliance Française tại Paris vào đầu thập niên 1960. Cơ sởnày là nơi tuyển dụng chúng tôi ưa chuộng, nổi tiếng là nơi tập trung các cô thư ký vì cáccông chức được gởi tới đây để học Pháp ngữ. Tại đây đương sự làm quen với một cô mườichín tuổi tên Gerda Osterrieder, một cô gái hoạt bát và mảnh khảnh. Họ thân mật với

Page 125: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

nhau và đúng thời điểm đương sự tiết lộ lý lịch thực sự của mình. Cô chấp nhận thuyênchuyển sang Văn Phòng Hải Ngoại và trở thành nguồn cung cấp tin tức cho chúng tôi,một công tác cô thực hiện một cách hoan hỉ và hiệu quả. Đầu năm 1966 cô làm việc tạiTelco, trung tâm giải mã của Văn Phòng Ngoại Giao Bonn, nơi đây tất cả các điện tín từcác tòa đại sứ ở các nước khác gởi về để giải mã. Ngụy trang của Herbert tại Bonn lànhân viên thương mại.

Phương pháp làm việc tại Telco, của đáng tội, thật là cẩu thả. Lúc đó, các báo cáo đềuđược gởi về bằng băng giấy của máy in điện báo. Gerda đã bỏ vào túi sách to của cô cảmấy cuộn băng và đem ra ngoài cơ quan mà không hề có một ai kiểm soát. Năm 1968,cô được gởi đi Washington ba tháng để xả hơi và cô làm việc giải mã tại tòa đại sứ TâyĐức, tại đây cô đã nỗ lực làm việc cho chúng tôi và chuyển những báo cáo về tình trạngliên hệ giữa Bonn và Washington cũng như những nhận xét của đại sứ về chính sách nộibộ và ngoại giao của Hoa Kỳ. Sau này cũng cùng năm đó, Gerda và Herbert tiếp tục nỗlực làm việc cho chúng tôi tại Bonn. Năm năm sau, cô được thuyên chuyển sang Warsaw.Mối liên hệ với Herbert bị gián đoạn và cô đau khổ phải xa cách, và bắt đầu say sưa rượuchè, nhưng chúng tôi phải giữ Herbert ở lại Tây Đức, vì một cuộc di chuyển về hướng BaLan sẽ gây nên nghi ngờ.

Không may cho chúng tôi, cô tìm an ủi nơi một ký giả Tây Đức, và người này được tiết lộlà một nhân viên phản gián ngụy trang của Bonn. Cô tiết lộ cho người này là cô chuyểnthông tin cho chúng tôi, và y thuyết phục cô nên đầu thù. Ít ra sự trung thành của cô đốivới cá nhân Herbert vẫn còn nguyên vẹn nên cô đã điện thoại cho Herbert đúng lúc. Câunói – “Hãy đến tìm gặp những bàn bẹ của chúng ta. Quan trọng lắm” – là một tín hiệubáo động đã hội ước trước để đương sự đào thoát sang Đông Bá Linh trước khi lưới bủasập vào.

Những gì xảy ra sau đó là một loại thảm kịch thường xảy ra trong tiểu thuyết gián điệpgiả tưởng nhưng ít khi xảy ra trong công tác tình báo thực sự. Herbert trở về với chúngtôi, thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc. Gerda bị giam giữ trong một ngôi biệt thự của đạisứ Tây Đức tại Warsaw để không còn cơ hội tiếp xúc với các chủ nhân ông cũ. Chúng tôinhận được tin là hai sĩ quan tình báo Tây Đức đến đây để thẩm vấn cô.

Đêm hôm đó những đường dây điện thoại khẩn cấp của tôi không ngừng reo bởi vì tôivẫn hy vọng là Gerda sẽ thay đổi ý nghĩ và chạy về với chúng tôi. Tôi liên lạc với cácđồng nghiệp ở bên tình báo hải ngoại Ba Lan và họ đồng ý với tôi là họ sẽ làm mọi cốgắng để ngăn trở sự ra đi của cô. Công tác này không đơn giản. Tôi luôn cảm thấy phiềnphức khi một quốc gia xã hội chủ nghĩa khác bị lôi cuốn vào chuyện điệp báo của hainước Đức, đặc biệt là Ba Lan, vì lòng tự ái quốc gia của họ không chấp nhận sự kiệnchúng tôi giám sát mối liên hệ của họ với Tây Đức. Ngay cả trước khi công đoàn ĐoànKết nổi dạy, mối quan hệ giữa Đông Bá Linh và Warsaw rất nhạy cảm, và tôi đoán khôngsai là nếu công tác chúng tôi thất bại, tôi sẽ nhận được một bài học lên lớp của đồngnghiệp Miroslav Milevski, một người quốc gia cực đoan và là giám đốc của cơ quan tìnhbáo hải ngoại của Warsaw, sau này trở thành bộ trưởng nội vụ Ba Lan.

Chúng tôi thiết lập một “đường dây cứu cấp” cuối cùng. Trong lúc ông trưởng phái đoànTây Đức đưa nguồn tin của chúng tôi ra phi trường và đi qua trạm kiểm soát cuối cùng,một nhân viên tình báo Ba Lan ngụy trang bước ra và mời cô đi tị nạn. Trong một thoángchốc Gerda do dữ và nhân viên ngoại giao khựng lại, lòng hoảng hốt vì sẽ đi vào lich sửngoại giao như người đã đánh mất ngay tại đây trên phi đạo một điệp viên làm việc cho

Page 126: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Cộng Sản, đã đầu thú. Tuy nhiên cuối cùng, Gerda lắc đầu và bước lên phi cơ củaLufthansa.

Trở về Düsseldorf, cô bị xử vị tội gián điệp “trong một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”và bị kết án ba năm tù, ngắn hơn thời hạn bình thường vì cô đã khai cho Tây Đức nhữngchi tiết công việc cô đã làm trong quá khứ. Chúng tôi đã táo bạo thử cứu cô nhưng đãthất bại. Tôi phiền muộn vì tất cả những sự kiện này và nghĩ rằng chúng tôi đã để vuộtmất cuộc tình giữa Gerda và Herbert vì chúng tôi quá ngạo mạn. Hơn thế nữa, chúng tôibây giờ bị kẹt với Herbert, một kẻ lừa phỉnh và vụng về. Đương sự không bao giờ có thểthích hợp với công việc ở bộ tư lệnh và đã bại lộ tung tích gián điệp vì Gerda đã trở vềTây Đức. Để có thời giờ suy nghĩ, chúng tôi cho hắn đi nghỉ hẻ ở vùng biển Hắc Hải ởBulgaria.

Một vài tuần sau y trở về, trông có vẻ rất là tự mãn. “Tôi nghĩ là tôi đã tìm ra đư ợc mộtcô bạn gái hữu dụng khác”. Tôi ngạc nhiên vô cùng.

Trên bãi biển, y đã gặp được một cô gái tóc nâu cực kỳ hấp dẫn tên là Dagmar Kahlig-Scheffel. Y tự giới thiệu với một tên giả khác (y thay đổi tên quá nhiều lần trong nhiềunăm, tôi tự hỏi không biết y có nhớ hết những tên đó không). Bây giờ y tên là HerbertRichter. Dagmar nói với y là cô đi nghỉ hè để lấy lại tinh thần sau khi đã phải đau khổ lydị. Ông Richter nói rằng đương sự cũng là người đã từng ly dị và thông hiểu nỗi đau này.Sau đó hai người tình tứ nghỉ hè với nhau. Một buổi trưa tại phòng của cô, y lần dở mộttạp chí trong tuần và rầu rĩ nhìn thấy một bài phóng sự dài viết về vụ xử án của Gerda.Và trên đó có hình của đương sự đứng sát bên cạnh Gerda và đương sự xuất hiện rất rõnét. Người yêu của cô được mô tả qua những chi tiết khủng khiếp như là một con quỷhiện thân, phá hoại đời của các phụ nữ. Đương sự không còn lựa chọn nào khác là thúnhận đương sự là điệp viên Đông Đức Schröter với cô bạn gái mới này. [ Lời dịch giả:Margarete tên thật là Margarethe Lubig và Roland G. tên thật là Roland Pandt(http://archiviostorico.corriere.it/1997/marzo/30/spie_dell_Est_missione_speciale_co_0_97033013773.shtml)]

May thay, cô lại thán phục tính chất lương thiện của y và hai người vẫn tiếp tục tình tứ.Vì Herbert là người bất hảo tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, chúng tôi phải mời cô sangĐông Bá Linh vào cuối tuần. Cô đang làm phụ tá cho một ký giá ở Munich, việc này đốivới chúng tôi chẳng khai thác được gì. Thời gian trôi qua, cô muốn bày tỏ lòng biết ơn vìđã trải qua những cuối tuần êm ấm ở Đông Đức và cô không từ chối làm việc cho chúngtôi. Chúng tôi đề nghị cô nên học tiếng Pháp và tốc ký, trả lệ phí cho cô, và ngay cả đàithọ cho đứa bé gái của cô vào học trong một trường nội trú ở Thụy Sĩ.

Dagmar di chuyển về Bonn theo lời yêu cầu của chúng tôi, nhưng việc huấn luyện của côvẫn chưa hoàn tất để cô kiếm được việc làm trong chính phủ. Nhưng chúng tôi khôngchịu thua – tôi nghĩ lòng kiên nhẫn của chúng tôi vượt xa tất cả những cơ quan tình báokhác. Cô nhận một chân phụ tá cho một giáo sư đại học. Nhờ sự gởi gắm nồng nhiệt củaông, sau một năm làm việc với ông, cô kiếm được việc làm tại văn phòng của Thủ TướngHelmut Schmidt vào mùa thu năm 1975.

Những tuần lễ đầu trong một cuộc dàn trận như vậy luôn luôn căng thẳng đối với chúngtôi ở tại Đông Bá Linh. Vòng đai an ninh đã được xiết chặt và lúc đó thời hạn thử tháchmười tuần được thực hiện, trong thời gian này lý lịch của nhân viên mới và những ngườiquen biết được sưu tra kỹ lưỡng. Dagmar vượt qua thử thách này một cách tốt đẹp. Lẽ cố

Page 127: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

nhiên, chúng tôi phải ngưng những chuyến đi của cô sang Đông Bá Linh và thu xếp chocô gặp Herbert tại Vienna, Geneva và Innsbruck.

Chúng tôi đạt bí danh cho cô là Inge và cô làm việc cho chúng tôi nhiều năm, chuyền chochúng tôi những thông tin về những công việc nội bộ của nhóm ông Schmidt và tinh thầncủa cấp lãnh đạo tại Bonn. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến những báo cáo của cô về khôngkhí căng thẳng vào lần tiếp xúc đầu tiên của ông Schmidt với Tổng Thống Carter để bànvề an ninh của châu Âu. Cô là một thứ ký siêng năng, được các đồng nghiệp mến chuộngvì cô sẵn lòng giúp và ở lại trễ nếu công việc đòi hỏi và để thay thế vào giờ phủ chót hoặcđổi ngày nghỉ cho những đồng nghiệp bận bịu với gia đình. Trong những giờ yên tĩnh này,cô bận rộn làm việc tại phòng sao chụp, chuẩn bị những bản sao cho chúng tôi hoặc chụpvi phim những tài liệu quan trọng lúc không có ai dòm ngó.

Mối quan hệ của cô với Herbert rất là chặt chẽ, mặc dù họ xa cách nhau trên phương diệnđịa lý. Dagmar rất mong muốn làm đám cưới. Nhưng theo luật lệ thông thường củachúng tôi, chúng tôi muốn tránh việc này, nhưng e rằng cô sẽ rời bỏ tổ chức của chúngtôi, chúng tôi lại dàn dựng một đám cưới Potemkin khác. Chúng tôi làm căn cước ĐôngĐức cho cô với tên thời con gái của cô và đưa cô từ Bonn sang Vienna để đến Đông BáLinh, ở đây cô được đưa đến phòng hộ tịch ở quận Lichtenberg cách không xa bộ tư lệnhcủa bộ chúng tôi tại Normannenstrasse.

Tất cả mọi thủ tục đều được tiến hành. Viên chúc hộ tịch hỏi Dagmar và Herbert họ có tựdo để làm đám cưới không và đọc một bài diễn văn về sự ràng buộc trong suốt cuộc đờivà tính chất hệ trọng của đời sống vợ chồng. Họ trao đổi nhẫn cho nhau và nhạc khúchôn phối trổi lên. Mặc dù hai người đều ký vào sổ hôn phối, cả hai đều không biết trangnày đã bị lấy ra khỏi sổ và bị tiêu hủy sau khi họ rời cao ốc. Mãi sau này khi Dagmarkhám phá, sau khi cô bị bắt, là hôn phối của cô, vì không được ghi rõ ràng vào sổ bạ nênkhông có giá trị, cô lấy làm phẫn nộ.

Sự nghiệp của cô chấm dứt vào năm 1977 mặc dù không phải do lỗi của cô. Người ta tìnhnghi Peter Goslar, cán bộ điều khiển của cô ở Tây Đức, được chúng tôi cài và cho định cưở Düsseldorf với người vợ tên Gudrun với căn cước giả. Vợ chồng Goslar được đưa vàoCộng Hòa Liên Bang Đức qua ngã Luân Đôn, ở đây họ được cấp căn cước Anh với tên vợchồng Anthony Roge. Nhưng trong một cuộc sưu tra với máy vi tính về những vụ định cưbất bình thường từ ngoại quốc vào Tây Đức, cặp vợ chồng này đã bị phản gián Tây Đứcđể ý đến. Họ bị theo dõi một thời gian, và, khi căn phòng của họ bị lúc soát, các viênchức nhà nước tìm thấy tài liệu giấu trong giỏ trái cây và trong phòng tắm. Những tài liệunày gồm có những ghi chú của Schmidt về một cuộc đối thoại mật với Thủ Tướng AnhJames Callaghan, và vị này đã than phiền Tòa Bạch Ốc không nắm vững tình thình ởChâu Âu và dùng danh từ “ngạo mạn” và “ngu xuẩn” để mô tả chính quyền Hoa Kỳ.

Đội điều tra không bao lâu khám phá những ghi chú này phát xuất từ đâu. Họ quay phimnhững cuộc gặp gỡ của vợ chồng Goslar với Dagmar. Kế tiếp đó khi hai vợ chồng vắngmặt, họ lục lọi căn phòng lần nữa, tìm thấy những tài liệu tang chứng của văn phòng ThủTướng Schmidt về vị thế của Tây Đức tại hội nghị kinh tế thương đỉnh tại Luân Đôn năm1978. Dagmar bị bắt, bị xử và bị kết án bốn năm và ba tháng tù ở. Trong lần xét xửchính bản thân tôi, tôi gặp một linh gác thâm niên tại Tòa Án Düsseldorf đã từng gặpmột số cô thư ký gián điệp. Cô Dagmar nổi trội hơn những người trong ký ức của ông, vàông nói với tôi : “Cô ấy là một người đàn bà đẹp tuyệt vời từ trước tới nay tôi chưa từngthấy”. Về phần Schröter, những ngày vinh quang đã chấm dứt. Đương sự phải buộc trở

Page 128: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

về sống một cuộc sống bình lặng ở Đông Đức, không còn những ngày nghỉ thơ mộng nớixứ lạ nữa.

*

Cô Gabriele Gast là một nhân vật hiếm có trong môi trường phần đông là đàn ông và đãtrở nên người phụ nữ có địa vị cao nhất trong Cơ Quan Tình Báo Liên Bang (BND), lênđến chức vụ chuyên viên phân tích cao cấp về Liên Bang Xô Viết và Đông Âu. Những báocáo xâu sắc của cô về sự phát triển của khối Đông Âu thường nằm trên bàn làm việc củaThủ Tướng Helmut Kohl. Điều mà cả ông Thủ Tướng lẫn các cấp chi huy của cô trong sởBND đều không biết là chúng cũng nằm trên bàn làm việc của tôi.

Trường hợp của Gaby bắt đầu bằng một mối tình Romeo, tuy nhiên tôi miễn cưỡng mô tảcô là một Juliet vì cô là một người phụ nữ xuất sắc, đã hành động theo thâm tín và ý nghĩcủa bản thân. Xuất thân từ một gia đình trung lưu bảo thủ, cô là thành viên của PhongTrào Thanh Niên Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, một tổ chức cực hữu, và năm 1968 sangthăm viếng Đông Đức để soạn một tiểu luận về vai trò chính trị của phụ nữ tại nước CộngHòa Dân Chủ Đức.

Tại Karl-Marx-Stadt, cô gặp một công nhân cơ khí tên là Karl-Heinz Schmidt; phải mấthai mười năm cô mới biết tên thật của đương sự là Schneider. Việc gặp gỡ này không cógì là ngẫu nhiên. Schmidt/Schneider làm việc cho Bộ Công An tại Saxony và sau nàyđược thăng cấp thiếu tá. Là một con người mộc mạc dễ dãi, anh có nét duyên dáng củakẻ vô sản đặc biệt gây sự thu hút đối với các phụ nữ trung lưu được cưng chiều. Cô thấytên công giáo cũ kỹ của anh quá cứng rắn và trìu mến gọi anh là Karlizcek. Anh tận tìnhve vãn và đưa cô đi du ngoạn ở vùng quê, và hưởng thụ một mùa hè thơ mộng với nhau.Sau đó anh tiết lộ thân phận thực sự của anh và giới thiệu cô lên cấp trên của mình, mộtsĩ quan tình báo giàu kinh nghiệm tên là Gotthold Schramm.

Gaby choáng ngộp vì bất ngờ thấy được tận nguồn công tác nội bộ của Đông Đức. Khinhững người mới quen biết này yêu cầu cô hợp tác với họ, cô do dự cho đến lúc họ nói côsẽ không còn được gặp Karlizcek nếu cô từ chối. Sau đó cô chấp nhận và trở về Tây Đứcđể tiếp tục học vấn tại Aachen nhưng cô sang Đông Đức mỗi ba tháng để được huấnluyện điệp báo và gặp người bạn trai.

Các cán bộ điều khiển của cô tại Đông Đức chưa có kế hoạch rõ rệt cho cô lúc ban đầunhưng dự định hướng nghiệp cô về Bonn, có lẽ vào làm việc tại một bộ nào đó. Tuynhiên, ở thời điểm này, chúng tôi phó thác cho số mạng. Chúng tôi không phải là nhữngngười duy nhất chú ý đến Gaby. Người đỡ đầu luận án của cô là một giáo sư nổi tiếng vớinhững nghiên cứu về các quốc gia Đông Âu, ông Klaus Mehnert. Ông Mehnert có liên hệvới cơ quan tình báo BND và ai cũng nghĩ rằng ông là một trong những người kết nạp chohọ trong giới đại học. Gaby là một sinh viên sáng giá của ông và khi cô trình luận án năm1973, cô được mời nhận một chức vụ ai cũng thèm muốn là chuyên viên phân tích chínhtrị tại học viện Pullach của BND gần Munich, một học viên rất được ngưỡng mộ.

Chúng tôi lẽ cố nhiên sung sướng với chuyển biến này. Chúng tôi giữ lời hứa và cho phépcô tiếp tục thăm viếng Karlizcek. Không bao lâu họ tổ chức lễ đính hôn tại một nhà antoàn ở Đông Âu. Schramm nhận trách nhiệm khui rượu Champagne Nga và đem theomột băng ca-xét với những lời chúc mừng của giám đốc tình báo địa phương. Chúng tôiluôn luôn quan tâm đến khía cạnh thơ mộng của những mối liên hệ này.

Page 129: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Việc làm của Gaby không thể chê chỗ nào được. Cô cung cấp cho chúng tôi một bối cảnhchính xác về sự hiểu biết của phía Tây và những phán đoán của họ về toàn bộ khối ĐôngÂu. Điều này có tầm quan trọng sinh tử đối với chúng tôi để xử lý đà tiến của Công ĐoànĐoàn Kết tại Ba Lan vào đầu thập niên1980. Nhờ có óc quan sát tinh tế để nhận diệnnhững tài liệu đáng chú ý, cô là một chuyên viên phân tích xuất sắc và không ngần ngạitìm tòi trong những núi tài liệu mật của Tây Đức nói về sự phát triển chính trị và kinh tếtrong khối Đông Âu và Liên Bang Xô Viết, và tóm tắt lại những điểm mà cô nghĩ chúng tôicần ở Đông Bá Linh.

Nếu chúng tôi muốn có bản chính, cô chụp vi phim và cất giấu chúng trong những chaikhử mùi hôi nách giả.Chúng tôi lúc ban đầu dạy cho cô cách cất giấu trong những bồnnước trong nhà tiêu trên toa xe lửa di chuyển từ Munich qua biến giới để tới Đông Đức.Sau này chúng tôi xét thấy việc này quá mạo hiểu và bất tiện để theo kịp lượng thông tincô cung cấp cho chúng tôi. Một người đàn bà làm giao liên sẽ đến gặp cô tại hổ tắm ởMunich và hai người sẽ trao đổi thông tin cho nhau trong phòng thay quần áo. Nhữngphòng này đã được ấn định qua những điện thư mã hóa được chuyển qua đài vô tuyếnchúng tôi gởi đi từ Đông Bá Linh.

Trong nhiều năm cô cộng tác với chúng tôi, Gaby rất hài lòng với những gì cô làm trênphương diện nghề nghiệp. Cô vẫn tiếp tục gặp người tình Karliczek vào những lần nghỉhè. Chúng tôi chăm sóc kỹ lượng cho đôi uyên ương này, cho họ đi nghỉ ở vùng núi Alphoặc trên bờ biển Địa Trung Hải. Nhưng với thời gian mối liên hệ đã được cài đặt ban đầukhông còn quan trọng đối với cô. Tôi nghĩ cô bám víu vào con người chẳng lấy gì làm đặcbiệt của Karliczek bởi vì cô thích tiện nghi xuất phát từ mối liên hệ này và cô là một phụnữ kiên quyết và độc lập, không thích có mối liên hệ thông thường tại quê nhà.

Cô cũng mang theo một gánh nặng tình cảm phụ trội. Chị dâu của cô nhận nuôi một đứabé khuyết tật nặng, nhưng xem ra quá sức chịu đựng của họ. Vì không muốn gởi đứa bévào một cơ quan từ thiện, Gaby chịu chăm sóc thằng bé mặc dù việc này đòi hỏi thời giờvà năng lực của cô. Cô cũng tỏ ra lo lắng không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho đứa bé nếucô bị phát hiện. Cô có những cơn sốt lo âu và đôi khi cô nói đến việc cắt đứt liên lạc vớichúng tôi.

Tôi quyết định phải giữ cô lại và năm 1975 bất thường đích thân đến gặp cô tạiYugoslavia. Ban đầu bầu không khí xem ra căng thẳng, bởi vì chưa có một hình ảnh nàocủa tôi xuất hiện ở Tây phương và đối với cô, tôi là một cấp lãnh đạo không chân dungcủa tình báo Đông Đức. Nhưng không bao lâu cô lấy lại phong độ và thảo luận với rấtnhiều nhiệt huyết về chính sách Ostpolitik và tình hình nội bộ của Đông Đức, một thựctrạng mà cô không nuôi ảo tưởng. Tôi thăm hỏi tình trạng cá nhân và đời sống của cô tạisở làm – lẽ cố nhiên Karliczek cũng có mặt tại đó – và chúng toi cũng bàn thảo vềphương cách để cô có thể tiến thân trong cơ quan BND. Tôi cam đoan với cô là tôi sẽ giữtuyệt đối bí mật danh tính của trong cơ quan và hỗ trợ cho cô tối đa. Sau đó, chúng tôigặp gỡ nhau ở những nơi khác chẳng hạn như tại một ngôi nhà sinh sắn ở Split trên bờbiển Dalmatia của Yugoslav, một địa điểm nghỉ mát không nghi ngại cho các điệp viêncủa chúng tôi ở Tây Đức và cũng không nguy hiểm cho tôi.

Những chiến dịch của báo giới Tây Đức nhằm đánh phá tôi và đe dọa phơi bày nhữngnhững điệp viên của chúng tôi chỉ làm cho cô quyết tâm hơn nữa và sự dấn thân về ýthức hệ của cô mỗi lúc mạnh mẽ thêm với thời gian. Giống như nhiều thanh niên Tây Đứcđã kinh qua những phong trào phản kháng năm 1968, cô quả quyết nghĩ rằng nước CộngHòa Liên Bang Đức đã không thực tâm giải quyết quá khứ Quốc xã. Cô có lần gởi cho tôi

Page 130: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

một quyển sách về tòa án Nuremberg, nơi các đảng viên Quốc Xã đã tổ chức những cuộctập họp quy mô và cũng là nơi sau này phe Đồng Minh chiến thắng đã truy tố họ về tộiác của họ. Cô ghi trên quyển sách : “Đám cũ vẫn còn lấp ló đằng sau bề mặt của CanhTân. Ba mươi năm sau vự xử Nuremberg, cuốc đấu tranh cho Canh Tân vẫn tiếp tục”.

Tôi không dám bạo miệng nói rằng, sau lần đầu hổ hởi gặp gỡ Karliczek, Gaby có thực sựyêu y không. Nhưng tôi biết chắc chắn là cô đã khai triển một loại mối tình với cơ quancủa chúng tôi. Cô tỏ ra lãng mạng trong mối quan hệ với chúng tôi và cô cảm thấy hàilòng về mặt tình cảm cũng như trên mặt nghề nghiệp, tính chất lãng mạng này cô khôngtìm thấy trong quan hệ với những người đàn ông. Sự so sánh này có vẻ kỳ lạ, nhưngnhững xa xỉ cung cấp cho một gián điệp giỏi, những chăm sóc tận tình cho phúc lợi củacác điệp viên có thể thay thế cho những mối liên hệ cá nhân. Trong trường hợp củaGaby, yếu tố con người đặc biệt quan trọng và chúng tôi quan tâm tới việc trọng thưởngcông việc tốt của cô bằng cách đưa cô sang Đông Đức hội họp. Những việc này đã nângđỡ mặt tình cảm của cô và do đó tạo nên nhiều thú vị cho cô.

Cô rất mến mộ hai sĩ quan cao cấp đã coi cô như con. Khi một trong hai người chết, côthu xếp để gởi hoa đặt lên mộ của người này ở vùng quê Đông Đức. Cảm tình của cô đốivới tôi xem ra khó phân biện hơn. Cô muốn cảm nhận tôi cần cô và tôi đích thân quantâm đến cô. Tôi thực sự thích cô và sự khôn ngoan và sự nhạy cảm của cô thu hút cánhân tôi. Đây là mối liên hệ chặt chẽ nhất tôi chưa từng có với một điệp viên.

Đôi lúc những thư tín của cô hàm chứa giọng điệu đau buồn của một tình nhân được xemnhư của trời cho. Nhưng những lần viếng thăm Đông Bá Linh tạo cho cảm giác liên thuộcmột điều mà cô không tìm thấy ở chính đất nước mình. Cô đến gặp Karliczek ở Vogtland,một vùng đẹp đẽ không xa biên giới Bavaria. Đây là cảnh thơ mộng đồng quê pha vớimột ít lãng mạng của thế kỷ thứ mười chín đang phát triển mau chóng tại những vùnghẻo lánh của Đông Đức.Cô được bà chủ nhà tên Linda chăm sóc tận tình và cô thích mónbánh bao mịn mượt vùng Vogtland và giọng địa phương khó hiểu của bà chủ nhà. Tại đâycô được nghe chính ngôn ngữ của cô như chưa bao giờ cô được nghe và cô được nếmmón ăn Đức như chưa bao giờ cô được nếm. Những kinh nghiệm này thường quyến rũnhững người Tây Đức được chúng tôi đưa sang Đông Đức. Chúng tôi phải cân nhắc kỹlưỡng để tổ chức những chuyến đi này vì nó cung cấp hỗ lực tình cảm nhưng mỗi lúccàng trở nên nguy hiểm hơn. Mỗi chuyến đi Đông Đức thật là nguy hiểm đối với nhânviên điệp báo không được phép đến đó do vị thế nhạy cảm của họ ở Tây Đức, đặc biệt làtrong những tổ chức như BND. Lần hồi chúng tôi rút ngắn những viếng thăm này bởi vìcó nguy cơ về mặt an ninh, và điều này làm cho cô đau khổ.

Đã có lần Gaby viết cho tôi để bày tỏ những lo ngại về những mối nguy cô có thể gặpđương khi cô được thăng tiến trong sự nghiệp tại cơ quan tình báo Tây Đức. Tôi cảmnhận cô đang cầu cứu để chúng tôi hỗ trợ cho cô được vững dạ hơn nữa và tôi mời côsang thăm viếng Đông Đức thêm một lần nữa. Cô trả lời : “Một lần gặp gỡ và trò chuyệnvới ông ở một nơi ẩn náu đượm không khí gia đình thúc đẩy và sẽ luôn luôn thúc đẩy tôiđể tôi đặc biệt hoàn tất công tác, cho dù hoàn cảnh có khó khăn đến mấy đi nữa”. Tôiphải đương đầu với một sự kiện là, với tất cả những đức tính của cô, cô không phải làmột điệp viên dễ tính. Chúng tôi gặp nhau bảy lần trong suốt thời gian cô làm việc.

Tôi thường để ý thấy cảm giác liên thuộc với một cộng đồng đặc biệt, một nhóm ưu tú vàmột câu lạc bộ bí mật đấu tranh cho một lý tưởng cao đẹp có tầm quan trọng đặc biệtđối với những người Tây phương thuộc giới thượng trung lưu có cá tính mạnh mẽ và phứctạp. Có lẽ điều này phần nào trả lời câu hỏi thiên hạ không ngùng đặt cho tôi về lý do tại

Page 131: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

sao những người như vậy kéo nhau vào làm việc cho chúng tôi. Những gì chúng tôi cúnghiến cho họ là cơ hội để họ hòa lẫn lý tưởng với sự dấn thân của cá nhân, một điều màphần lớn những xã hội tân tiến không có.

Vào thập niên 1980, Gaby dồn hết nỗ lực trong việc phân tích và nghiên cứu Đông Tâycủa NATO và những hệ quả của chính sách chống cộng gây hấn của Ronald Reagan. Côchia sẻ mối lo âu của tôi về sự trì trệ sâu đậm của khối Xô Viết sau khi Andropov chếtnăm 1984. Vào lúc này A Phú Hãn đã trở thành gánh nặng cho Moscow. Cả hai chúng tôiđều thấy rõ những sai lầm trầm trọng trong chính sách của Xô Viết và hậu quả của nótrên toàn thể cộng đồng xã hội chủ nghĩa.

Tôi ngạc nhiên khi bắt đầu cuối thập niên 1970 cô nói đến viễn tượng các phong trào cảitiến tự trị lan rộng ra ngoài Ba Lan và lây sang các quốc gia chư hầu khác. Đây là mộtquan điểm gây chấn động nơi tôi nhiều hơn hết bởi nó phản ánh những nhận thức mớichớm nở trong trí óc của tôi, và tôi chưa sẵn sàng hoặc có khả năng đẻ bày tỏ mạch lạc.Thực tế mỗi lúc một xa rời với những lời tuyên bố của chính quyền và đi trái ngược hoàntoàn với lý thuyết Mác Xít. Một cảm giác khó chịu đang xâm chiếm lòng tôi nhưng tôi vẫntiếp tục đè nén nó.

Sự nghiệp của Gaby tiến triền nhảy vọt. Lòng tin cậy cô tạo được có thể đo lường qua sựkiện năm 1986 cô nhận trọng trách thảo một báo cáo rất nhạy cảm cho Thủ Tướng vềviệc các công ty Tây Đức dường như dính líu trong việc xây cất một xưởng chế tạo vũ khíhóa học tại Lybia. Một năm sau cô được phong phó giám đốc ban nghiên cứu chính trị XôViết của cơ quan BND, một vị thế cao choáng voáng đối với một phụ nữ. Chúng tôi đểcho cô tự ý quyết định những gì cô gởi cho chúng tôi. Giống như các đồng nghiệp của côở Tây Đức, chúng tôi tin tưởng hoàn toàn nơi chuyên viên của chúng tôi.

Một câu hỏi được đặt ra trong thế giới gương phản chiếu: Cô là chuyên viên phân tích củaai đây? Tôi có thể nói là cô cung cấp cho chúng tôi và cơ quan BND những phân tích hoàntoàn khách quan. Cô biết những điều chúng tôi quan tâm và tóm tắt những thông tinchúng tôi cần vào những câu ngắn gọn trong những báo cáo dài bốn hoặc năm trang. Côlẽ cô đền bù sự thiếu vắng tình cảm bằng cách đem hết trí tuệ và năng lực vào công việctrước mắt của cô cho dù là cho chúng tôi hay cho kẻ thù của chúng tôi. Điều quan trọngnhất đối với chúng tôi là những gì chúng tôi tìm hiểu qua cô cơ quan BND nghĩ gì về khốiĐông Âu và về chúng tôi, nhờ đó chúng tôi có thể thấy giới qua con mắt của họ. Gabylàm việc cho chúng tôi vì lòng thâm tín ở một lý tưởng, nhưng – cũng như những trườnghợp của các nguồn tin giá trị khác – công việc hoàn bị cho phía bên kia là điều kiện cầncó để có thể tiếp cận những thông tin chúng tôi muốn có.

Qua những báo cáo, chúng tôi cũng bắt được đầu mối tìm ra những điệp viên có thể doBND gài ở Đông Đức, mặc dù đây chỉ là chuyện thứ yếu. Điều quan trọng hơn là chúngtôi có một tầm nhìn thế giới rộng rãi hơn nhờ cái mà BND gọi là thông tin “băng vàng”,mà cho đến nay ít ai biết đến. Đây là kết quả của việc cơ quan BND dòm ngó chínhnhững đồng minh của nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, phần lớn phát xuất từ đài nghemang bí danh là “Eismeer” (biển băng giá) gần Conil và Cadiz trên bờ biển Đại TâyDương. Sự có mặt của đài nghe là do mối liên hệ mật thiết giữa nước Đức Quốc Xã vànước Tây Ban Nha của Franco vào những thập niên 1930; chiến dịch có bí danh là“Delikatesse” (điều tinh tế), giám sát những đường giây liên lạc từ châu Âu sang Tây PhiChâu và Bắc và Nam Mỹ được các Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và các trạm của CIA xử dụng. Tấtcả những bản chuyển mã của BDN liên quan đến những đồng minh của Tây Đức đều đượcđánh dấu bằng một vạch vàng để không chuyển lộn cho người khác, tiết lộ cho đồng

Page 132: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

minh biết những gì Tây Đức đã nghe lóm. Tây Đức, với những sĩ quan điệp báo và cảnhsát đã được huấn luyện kỹ thuật, trên lý thuyết có thể giải mã những tín hiệu của mườibốn nước đồng minh. Họ có mối liên hệ chặt chẽ với tình báo Turkey, và trong cuộc chiếnFalklands năm 1982 là cơ quan duy nhất giải mã được lượng thông tin vô tuyến củaArgentina cho chính quyền Anh. Tay nghề của Tây Đức và khả năng của chúng tôi cài đặtvào đây nhờ tay của Gaby và các nguồn tin khác đã cho phép chúng tôi giảm thiểu nhữngcố gắng thu thập tin tình báo. Tây Đức dở trò bẩn thỉu dòm ngó đồng minh Hoa Kỳ vàchúng tôi ăn cáp những thông tin này.

Mãi sau này, sau khi nước Cộng Hòa Dân Chủ xụp đổ và Gaby bị lộ, tôi thường mong ướccô ấy sớm rời chúng tôi để chúng tôi – và cô ấy – có thể tẩy xóa vết tích của cô một cáchhoàn hảo hơn. Cho đến giờ phút chót cô không phạm một sai lầm nào. Đầu năm 1990,khi chúng tôi nhận biết việc thống nhất không thể tránh được, người thừa kế của tôi mờicô đến họp tại Salzburg để nói với cô là chúng tôi chấm dứt công tác và tất cả những tàiliệu ghi chép những cộng tác của cô đã bị tiêu hủy.

Nhưng trên đường đi đến thống nhất, một số nhân viên cũ trong cơ quan của chúng tôitìm cách để được miễn truy tố bằng cách bán rẻ người khác. Sự phản bội tệ hại nhất làdo một trong những sĩ quan cao cấp của chúng tôi, Đại Tá Karl- Christoph Grossmann (không nên lẫn lộn với người kế vị tôi làm giám đốc tình báo hải ngoại Werner Grossman).Mặc dù đương sự không biết trực tiếp danh tính của Gaby hoặc sinh hoạt của cô, đươngsự đã nghe lỏm được trong một cuộc đối thoại là cơ quan chúng tôi cài được một ngườiđàn bà rất giỏi có chức vị cao trong cơ quan tình báo Tây Đức và cô này có một đứa conkhuyết tật.

Bấy nhiêu cũng đủ để tố cáo đích danh cô, và sau này cô bị bắt vào năm 1990 khi cô điqua biên giới Đức Áo để gặp lần cuối cùng các cán bộ điều khiển. Tôi nghĩ rằng họ chuẩnbị trao cho cô một phần thưởng danh dự vì công cộng tác lâu năm. Cho đến giờ phútchót, những dấu hiệu biết ơn có nhiều ý nghĩa đối với cô.

Đã có nhiều bình luận và có nhiều sách báo phân tích tại sao những phụ nữ này đã hànhxử như họ đã hành xử. Tất cả đều là những công dân của Tây Đức làm việc cho cơ quancủa nhà nước trước khi họ nhận làm việc cho chúng tôi. Một vài người chấp nhận lý tưởngxã hội chủ nghĩa vì lòn g thâm tín. Nhưng phần đông thực sự yêu đương và gắn liền vớichúng tôi vì đã gắn liền với một người đàn ông. Họ biết họ phải hy sinh mối liên hệ giađình và mức sống cao sang ở Tây Đức để được sống an toàn tại Đông Đức, một quốc giaít người biết đến và hình ảnh của quốc gia này đối với quần chúng không lấy gì làm đẹp.Nhiều người đã lập cuộc đời mời ở đây sau khi đã chấm dứt công tác gián điệp.

Ursel Höfs đã phải thi hành toàn bộ án lệnh của Cộng Hòa Liên Bang Đức bởi vì cô đã từchối thu hồi đơn xin sang Đông Đức của cô sau khi cô được trả tự do. Christel Broszey vàchồng sang định cư ở vùng Thuringia ở Đông Dức và nuôi một đứa con nuôi. Sau này côsung sướng vì hai vợ chồng cũng sanh được một đứa con ruột. Inge Goliath cuối cùng đãvề sống bình thản với người chồng ở vùng quê ngoại ô Bá Linh. Helga Rödiger đã dichuyển cùng với chồng đến ở Bá Linh và ở lại đây sau khi chồng chết. Tôi chỉ gặp cô cómột lần tại một buổi liên hoan sinh nhật mùa hè năm 1996.

Cuộc chuyển đổi sang một hệ thống xã hội khác phải công nhận là khó đối với các phụ nữnày. Phương sách của chúng tôi là giúp họ sống một cách thoải mái nhưng lại bình lặngtối đa. Sau những năm phấn khởi phục vụ cho một cơ quan tình báo, điều này xem ra làmột phần cảm hứng trong cuộc đời của họ. Cô Christel Broszey là một trong những người

Page 133: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

từ chối cuộc sống bình lặng. Cô nài ép giới lãnh đạo đảng ở địa phương để họ tìm cho cômột công việc đầy thách đố trong ban thiết kế của một xưởng dệt. Tại đây cô chỉ trích dữdội lề lối vô hiệu quả của lối quan trị xã hội chủ nghĩa và cải tiến phương thức làm việctrong xưởng theo kinh nghiệm của cô ở Tây Đức.

Tôi không nghĩ là phương thức để đạt thành công của cơ quan chúng tôi khác với phươngthức làm việc của các cơ quan tình báo hải ngoại Tây Đức. Chúng tôi không độc quyền vềviệc xử dụng gián điệp Romeo. Chính quyền Tây Đức cài một điệp viên ở Hoa Kỳ mangtên là Karl Heinz Stohlze. Năm 1990 đương sự tiếp xúc một cô thư ký kỳ cựu làm việccho một công ty quốc phòng ở Boston, quyến rũ cô và có ý đ ịnh kết nạp cô để hy vọnglấy thông tin cho Bonn về kỹ thuật phân cách di tố của Hoa Kỳ. Đương sư lén thu băngnhững mẩu đối thoại trong đó cô nói rằng cô sẵn sàng làm gián điệp kỹ nghệ cho TâyĐức. Khi cô mất bình tĩnh, đương sự hăm dọa sẽ phanh phui chuyện này với những cuộnbăng thâu lén. Sự việc kết thúc một cách hỗn loạn vì cô này dự tính tự tử.

Một chàng Romeo của cơ quan BND được phái đến Paris năm 1984 và được lệnh quyến rũmột vị phu nhân của một viên chức Đông Đức tại UNESCO và hăm dọa để buộc bà phảichuyển thông tin về chinh sách của Đông Bá Linh và ý định đầu phiếu của họ tại LiênHiệp Quốc. Những viên chức an ninh ở tòa Đại Sứ chúng tôi biết được chuyện này, và cảhai vợ chồng đều được triệu hồi trước khi xảy ra chuyện không lành cho chúng tôi. Mộttrường hợp đặc biệt khác xảy ra tại Oslo cũng vào thời điểm này. Cơ quan phản gián NaUy khám phá qua đường dây nghe lén điện thoại bà vợ của một đại sứ Đông Đức dính líutrong một mối liên hệ đồng tính luyến ái với một phụ nữ Na Uy. Qua những nguồn tinkhác chúng tôi khám phá ra Tây Đức đã có kế hoạch hăm dọa tố giác bà vợ của ông đạisứ. Cặp vợ chồng này được hối hả triệu hồi về nước.

Những chàng Romeo tôi đã mô tả trong chương này không phải là những tay Don Juan cókinh nghiệm, cũng không hẳn là những Adonis (* lời dịch giả = Adonis là một vị thầntrong huyền thoại Hy Lạp, rất đẹp trai, được hai nữ thần Aphrodite và Perséphone mếnmộ giành giựt lẫn nhau. Vị chúa tể các thần là Zeus, để giải quyết mối tranh chấp này đãquyết định để cho Adonis một phần ba tháng ở với Aphrodite, một phần ba ở vớiPerséphone và phần còn lại ở với người mà ông thích). Họ là những người tầm thường cóthể đi trên đường phố mà chẳng ai ngoái nhìn lại. Khi tôi ngẫm nghĩ về những đóng gópcủa họ cho công trình của chúng tôi và một vài hệ quả liên lụy đến họ, tôi phải thú nhậnlà trong nhiều trường hợp, giá phải trả về thương tổn nhân lực quả là cao vì có nhữngcuộc đời bị phân ly, những trái tim tan nát và những sự nghiệp bị tiêu hủy. Tôi cũng hốihận vì đã để mối liên hệ giữa Roland G và cô Margarete của anh trở nên quá sâu đậm vàkéo dài quá lâu. Cứu cánh không phải lúc nào cũng biện minh được cho những phươngtiện mà chúng tôi đã dùng. Nhưng tôi phiền lòng là người Tây Đức lại có giọng điệu chátchúa dạy đời với tôi trong vấn đề này. Bao lâu còn gián điệp, bấy lâu sẽ còn nhữngRomeo quyến rũ bất kể những cô Juliet nào tiếp cận với những điều bí mật. Dù sao đinữa, tôi điều khiển một cơ quan tình báo chứ không phải một câu lạc bộ của những tráitim cô đơn.

Page 134: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 9

Hình bóng của Thủ Tướng

Thủ Tướng Willy Brandt là một người nhiệt huyết, thông minh, có tinh thần đạo đức cao,một nhân vật nổi bật trong lịch sử hậu chiến nước Đức. Ông có những phong thái thíchhợp – ông nghiêng mình quỳ gối để tưởng nhớ đến các người Do Thái bị sát hại khi ôngđến thăm vùng ghetto ở Warsaw – và thành tâm cúng hiến sức mình để khoả lấp hốngăn cách giữa Đông và Tây Đức, và giữa hai thế giới Cộng Sản và Tư Bản. Chúng tôibiết ông từ khi ông là một trong những lãnh tụ chống Cộng ở Bá Linh vào thời chiến tranhlạnh. Khi ông trở thành lãnh đạo của chính phủ ở Bonn và thực thi chính sách hoà giải vớiĐông Âu – lẫn Đông Đức và tất cả các nước trong khối Đông Âu – được biết là Ostpolitik,chúng tôi có tất cả những lý do để xem xét kỹ lưỡng rằng ông thực sự muốn trở thànhđối tác của chúng tôi và không còn là kẻ thù của chúng tôi.

Việc khám phá một nhân viên điệp báo của tôi đã xâm nhập văn phòng của Thủ TướngBrandt đã thình lình kết thúc sự nghiệp lãnh đạo nước Đức của ông Brandt. Đây là phầntrách nhiệm của tôi và tôi vẫn cảm thấy bồi hồi sau khi ông đã qua đời. Câu hỏi tại saotôi làm điều này, kèm theo những lời trách móc « trong số những chính khách, lại nhằmông Brandt », là một câu hỏi tôi luôn phải đối đầu. Lẽ công bằng duy nhất mà tôi có thểtrả lại cho người quá cố Willy Brandt là giải thích từng chi tiết trong vụ việc gián điệp xấuxa vào thời nước Đức hậu chiến đã xảy ra như thế nào và lý do tại sao.

Ngày 21 tháng 10 năm 1969 Willy Brandt, khi còn là một thị trưởng trẻ của Bá Linh đãbuồn phiền nhìn Bức Tường dựng lên trước mắt ông tám năm về trước, được bầu làm ThủTướng Tây Đức. Ba tuần lễ sau, một người tên là Günter Guillaume trình diện tại vănphòng của ông Brandt ; ông được lãnh tụ công đoàn Georg Leber gởi gắm để đảm nhiệmchức vụ phụ tá cấp thấp cho Thủ Tướng với trọng trách liên lạc với các thương đoàn vácác tổ chức chính trị khác, và anh nhận công việc này. Chỉ đơn giản có thế, chúng tôi càiđặt một gián điệp bên cạnh một vị lãnh tụ của một quốc gia nằm trong mục tiêu hàngđầu của chúng tôi.

Chúng tôi không bao giờ từ bỏ hy vọng xâm nhập đầu não của Bonn, nhưng không một aicó thể ngờ lại có thể gần gũi đến như vậy. Tôi cũng không trông mong Guillaume, vớimật danh là Hansen, sẽ là người hoàn tất sứ mạng gián điệp lịch sử. Giống như hàngchục thanh niên trẻ khác, Günter, đã làm việc trong ngành ấn hành tại Bá-Linh, một chinhánh của Bộ Công An, và người vợ Christel, đã được phái sang Tây Đức theo chỉ thị củachúng tôi vào giữa thập niên 1950, hoà nhập vào làn sóng di dân. Bà Erna Boom, mẹ củaChristel, một công dân Hoà Lan, đã định cư tại Frankfurt-am-Main và mở một quán bánthuốc lá. Tôi hồi tưởng Christel là một cô thư ký toàn hảo – vững chắc, tự tin, tầmthường. Günter, trái lại, là một người vạm vỡ, vui tính và thích hợp với đám đông.

Page 135: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Thủ Tướng Willy Brandt từ 1969 đến 1974

Nhờ gia thế của gia đình Christel và sự hiện diện của bà mẹ cô tại Frankfurt, cặp vợchồng này may mắn không phải vào những trại giành cho người Đông Đức và thoát khỏihàng rào hành chánh do chính quyền dựng lên để giúp cơ quan phản gián giám sátnhững người mới đến. Chúng tôi quyết định để cặp vợ chồng phải cố gắng tìm cách gâydựng sự nghiệp trong đảng SPD để làm bình phong. Cả hai vợ chồng nhanh chóng thăngtiến trong vai trò đảng viên Dân Chủ Xã Hội. Mục đích của họ không phải là lên đến cấplãnh đạo đảng ; họ được dùng để chỉ huy những nguồn cung cấp tin tức trong đảng SPD.Nhưng họ đã tỏ ra năng động và cần mẫn hơn mong ước của chúng tôi.

Vợ chồng Guillaume sống trong một căn phòng ấm cúng tại Frankfurt, tại đây họ mở mộtquán sao in và có một đứa con trai tên Pierre. Cả hai đều làm việc cật lực, Günter kiếmthêm tiền với nghề ký giả chụp ảnh độc lập. Trong môi trường thiên tả của Đảng Dân ChủXã Hội, chẳng bao lâu các thành viên hữu khuynh chú ý đến anh chàng Guillaume rất ư làbảo thủ. Christel làm bước nhảy vọt đầu tiên và được cử vào chức vụ chánh văn phòngcủa Willy Birkelbach đầu thập niên 1960. Birkelbach một trong những người xốc vác màmỗi đảng đều có để điều động các vùng. Ông là thành viên trong uỷ ban điều hành củaĐảng, là chủ tịch của Nhóm Xã Hội trong Quốc Hội Châu Âu và là thứ trưởng trong vùngsinh quán của ông tại Hessen. Ông tiếp cận những hồ sơ chiến lược của NATO (Liên MinhBắc Đại Tây Dương) ví dụ như tập nghiên cứu « Diện Mạo của Chiến Tranh » và những kếhoạch phản ứng khẩn cấp về hạt nhân.

Günter chuyển những thông tin này qua vi phim, cất giấu trong một ống xì-gà rỗng traocho một người giao liên giả làm khách đến tiệm của bà mẹ vợ. Chúng tôi giữ liên lạc vôtuyến điện với họ - có phần quá đáng vào lúc ban đầu - vào những thời điểm và ngàynhất định trong tháng, dùng một chuỗi những con số mã hoá. Sau này chúng tôi ngắngọn thủ tục, giảm bớt sô lượng thông điệp và thay đổi tần số để rồi Günter tuy càu nhàunhưng hãnh diện tìm cách giải mã những thông tin gởi đến đương sự.

Khi đảng Dân Chủ Xã Hội chuẩn phê một chương trình làm việc không theo Marx tại hộinghị Bad Godesberg năm 1959, chúng tôi bắt đầu chú ý đến đảng này. Việc chuyểnhướng chủ trương đã thăng ti ến đảng SPD về mặt chính trị và họ có cơ hội rõ rệt để thamgia chính phủ. Chúng tôi khuyến khích Günter tập trung vào sự nghiệp chính trị củamình, và khoảng năm 1964 anh trở thành quản trị viên điều hành thường vụ của đảng tại

Page 136: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Frankfurt. Chúng tôi nhận biết sự nghiệp của đương sự tiến rất nhanh nên chúng tôi phảicẩn thận hơn nữa trong công tác điều hành đương sự. Điểm yếu trong quá trình lý lịchcủa đương sự là đương sự là người tị nạn và đào tẩu khỏi Đông Đức, đương sự được xemkhông còn mối liên hệ nào với Đông Bá-Linh. Có một lần, trên đường lái xe đến một địađiểm gặp gỡ tại một căn phòng an toàn dùng cho việc này tại Đông Bá Linh, đương sựngừng tại một ngã tư và bắt gặp một người bạn thân đã làm việc trong quá khứ tại nhàin lái xe ngược chiều. Người này sẽ nghĩ gì nếu y ngước nhìn và thấy anh bạn GünterGuillaume nghe nói đã đào thoát, trốn đi ? Pierre cũng tạo nên những vấn đề của tất cảmọi đứa bé vì lời nói thẳng. Trường hợp ở đây còn khó khăn hơn vì nó vô tình tố giác chanó. Trong một lần Günter ghé thăm Đông Đức, đưa bé được một sĩ quan có giọng đặcbiệt của vùng Saxony đưa đi dạo vườn bách thú. Khi trở về Tây Đức, Pierre bắt chướcgiọng địa phương của miền Đông và hỏi Günter tại sao người này nói kiểu này. Bố của nócảm nhận ngay sự căng thẳng mà mọi điệp viên phải kinh qua: Nhận biết rằng đời sốnghai mặt đã tước đi quyền tự do mà mọi công dân cho là đương nhiên. Đương sự đồng ýphải chấm dứt những cuộc viếng thăm bí mật tại bộ tham mưu của chúng tôi.

Nhưng tinh thần kỷ luật và lòng trung kiên của đương sự không hề suy giảm. Đương sựtrở nên thành viên của hội đồng thành phố Frankfurt và đứng đầu nhóm SPD. Do khảnăng tổ chức của Guillaume, cùng với tư thế bảo thủ cứng rắn vào thời buổi thay đổi lớnvề ý thức hệ trong lòng đảng SPD, Georg Leber đã chú ý đến Guillaume. Georg là ngườilãnh đạo công đoàn công nhân xây cất và sau này là bộ trưởng giao thông trong đại liênminh năm 1966 – 1969 giữa đảng SPD và đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo. Ông cần mộtngười cổ động để giúp ông đoạt chức đại diện quốc hội trong hàng ngũ cử tri của mìnhđối địch với một ứng viên thiên tả trẻ Karsten Voigt. Mặc dù ông là một khuôn mặt nặngký và đáng kính nể ở chức vụ lãnh đạo đảng, Leber phải khó khăn tranh đấu để được đềcử. Cánh Tả, được cao trào thiên tả cực đoan năm 1968 hỗ trợ, nhất quyết chống lại liênminh chính phủ của chính đảng họ với đối thủ ý thức hệ đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo.

Với sự trợ giúp hành chánh không mệt mỏi của Guillaume, Leber đắc thắng trong cuộcbầu cử tháng 9 năm 1969. Đảng Dân Chủ Xã Hội lần đầu tiên xuất hiện là một đảng lãnhđạo sau đệ nhị thế chiến, và tình thế rất thuận lợi cho Guillaume, người đã có công đónggóp trong kết quả của một trong những cuộc bầu cử gay go nhất của nước Đức. Leber lậptức hứa sẽ đưa Guillaume đi Bonn. Chúng tôi quan sát từ Đông Bá Linh và cảm thấy thíchthú và ngạc nhiên nhưng cũng có phần lo ngại. Gốc tích làm việc trong ngành in ấn củaanh ở Đông Bá Linh không còn là một bí mật nữa, nhưng trong mọi trường hợp chúng tôibiết việc đặt để anh vào một chức vụ trong chính phủ trung ương sẽ dẫn đến một cuộcđiều tra lý lịch tỉ mỉ hơn là lúc anh chỉ là một con ong thợ làm việc trong tổ của một đảngtại Frankfurt.

Chúng tôi ra lệnh cho Günter và Christel phải chơi trò nấn na và không nên tiến thân vàocơ quan hành chánh mới này. Họ phải an vị đợi chờ. Như chúng tôi đã dự đoán, bánh xean ninh nghiền nát rất nhuần nhuyễn. Heribert Hellenbroich, sau này là giám đốc TìnhBáo Hải Ngoại của Tây Đức (Bundesnachtrichtendienst), xác nhận rằng Guillaume đãđược điều tra kỹ lưỡng hơn hết mọi người – nhưng không phát hiện điều gì đáng khả nghicả. Tuy nhiên đã có hai lời mách mơ hồ của các chuyên viên thẩm định trong ngành phảngián của Tây Đức (Nha Bảo vệ Hiến Pháp, Bundesamt für Verfassungsschutz – BfV) vàHorst Ehmke, đổng lý văn phòng của Brandt và vì vậy chịu trách nhiệm về nhân sự tạiđây, quyết định đối chất trực tiếp với Guillaume để làm sáng tỏ những mối nghi ngờ này.

Phản ứng và phong cách của Guillaume trong lúc giải thích việc làm của mình tại nhàphát hành Volt und Velt xem ra quá tự nhiên, sau này Ehmke ngạc nhiên nhận xét, đến

Page 137: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

độ mọi sự nghi ngờ đều được bỏ qua. Có một người vẫn tiếp tục không tin tưởngGuilaume, đó là Egon Bahr, cố vấn thân tín nhất của Brandt và là kiến trúc sư của chínhsách Ostpolitik. Bahr nói với Ehmke là ông phiền lòng đưa Guillaume đến gấn Brandt vànói « Có thể tôi làm khó với y nhưng quá khứ của y nguy hiểm quá .»

Những đắn đo của các cơ quan an ninh đều bị dẹp sang một bên với lời giải thích rằngviệc tố giác các người Đông Đức trốn chạy sang Tây Đức rất là thông thường. Có nhiềungười di dân cảm nhận họ phải vấy bẩn lên các người đồng hương để chứng minh thànhtích chống Cộng của họ với chính quyền Tây Đức. Dù sao đi nữa, có nhiều viên chức caocấp trong chính phủ Tây Đức xuất phát từ Đông Đức, trong đó có Hans Dietrich Gencher,bộ trưởng nội vụ của Brandt và là đảng viên Đảng Dân Chủ Tự Do. Mặc dù gốc gác củaông, ông phụ trách về đường hướng chính trị của cơ quan BfV.Các đảng viên Dân Chủ Xã Hội đơn thuần không ưa phong cách lấy lòng của Guillaume vàthói quen lẩn quẩn hậu trường trong những cuộc thảo luận không liên quan gì đến anh.Xét cho cùng, điều anh làm không có gì khó hiểu cả! Nhưng ban chấp hành mới nàyquyết định dứt khoát đoạn tuyệt với quá khứ. Lòng dấn thân, năng lực và động lực quantrọng hơn con đường xây dựng sự nghiệp truyền thống thư lại. Quan điểm mới này có lợicho những người như Guillaume, không có trình độ học vấn cao hoặc có liên hệ gia đìnhhỗ trợ đàng sau sự nghiệp chính trị. Lẽ cố nhiện việc đỡ đầu cũng cần thiết, và anh cómột Leber tương đắc và có thế lực bên cạnh anh. Do đó vào ngày 28 tháng Giêng năm1970, anh nhậm chức và chúng tôi không phải cố gắng nhiều, chúng tôi có người củachúng tôi trong văn phòng của Thủ Tướng .

Guillaume xem ra là một lựa chọn tế nhị. Leber và các đoàn viên nghiệp đoàn muốn cómột người đáng tin cậy nằm trong văn phòng Thủ Tướng để thúc đẩy chương trình cảicách xã hội và chính trị, và sau này, ông Brandt muốn có đường dây liên lạc với các côngđoàn. Một năm sau khi được bổ nhiệm, Guillaume được tiến chức vào chức vụ mới tạo lậplà trưởng văn phòng phụ trách liên lạc với quốc hội, các cơ quan của chính phủ và cácchức sắc tôn giáo. Một năm sau, anh được thăng chức vào ngạch công chức cao cấp vàtrực tiếp chịu trách nhiệm với đổng lý văn phòng của Thủ Tướng, ông Horst Ehmke.Ehmke không nghi ngờ khả năng của Guillaume, nhưng không bao giờ quên hẳn sự bựcdọc của ông trong việc đề cử Guillaume.

*

Người ta vẫn thường hỏi tôi Guillaume có giúp cho cơ quan của chúng tôi đánh giá đúngđắn ý nghĩa của chính sách Ostpolitik của ông Brandt không. Nói cách khác, nguy cơ gâytổn hại cho chính sách của Brandt có tương xứng với những thành quả tình báo không?Điều mà chúng tôi mong đợi trên hết mọi sự từ nguồn tin phát xuất tại văn phòng ThủTướng là những cảnh báo đúng lúc về những khủng hoảng quốc tế có thể xảy ra. Ưu tiêncủa Guillaume là cảnh tỉnh. Trước khi anh đi Bonn, tôi có nói với anh và những nhân viênđặc tình khác là chúng tôi không trông chờ chính phủ mới của ông Brandt chệch hướng rakhỏi chính sách của NATO hoặc từ bỏ việc gia tăng vũ khí. Nhưng tôi nghĩ đi ều này có thểtiến theo chiều hướng làm giảm bớt căng thẳng tại Châu Âu, một triển vọng chúng tôicần phải để ý.

Công việc của Guillaume thuần túy là chính trị và chúng tôi dùng anh để giám sát tìnhhình của chính phủ Brandt, ngay từ ban đầu đã có những dằng co nội bộ và bất đồng vềnhững ý định trong đường hướng ngoại giao, đặc biệt là đối với Cộng Hòa Dân Chủ Đức(GDR) và Moscow. Gần đến buổi họp giữa ông Brandt và Thủ Tướng GDR Willi Stoph vàotháng Ba năm 1970, Guillaume tiếp cận một vài kế hoạch của Tây Đức, nhờ vậy, phối

Page 138: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

hợp với những thông tin từ các nguồn khác, chúng tôi thấy rõ những ý định và lo âu củaông Brandt.

Günter Guillaume và Willy Brandt

Günter đã trở thành một giá trị vững vàng hơn đối với chúng tôi. Để chuẩn bị cho đại hộicủa đảng SPD tại Saarbrücken vào trung tuần tháng 5 năm1970, một văn phòng chínhphủ phải được thành lập để giải quyết những công việc thường nhật của đất nước.Guillaume đảm trách văn phòng này và ngẫu nhiên biến anh là người liên lạc giữa vănphòng và cơ quan tình báo hải ngoại Tây Đức! Anh thành công dễ dàng trong cuộc trắcnghiệm này – mọi người đều khen tính hiệu dụng và khả năng làm việc mạnh mẽ củaanh – và do đó anh hoàn toàn thông qua an ninh.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của anh đối với chúng tôi là bản năng chính trị của anh. Nhờsự phán đoán của Guillaume, chúng tôi có thể kết luận sớm hơn thường lệ là chính sáchOstpolitik của Brandt, mặc dù có những mâu thuẫn, đánh dấu một cuộc thay đổi thực sựtrong chính sách ngoại giao của Tây Đức. Dưới khía cạnh này, công việc của anh giúp làmbớt căng thẳng giữa Đông và Tây, tạo cho chúng tôi lòng tin để tiếp tục tin tưởng về ýđịnh của ông Brandt và đồng minh.

Ngôi sao của Guillaume tiếp tự bay cao. Peter Reuschenbach, giám đốc vận động tranhcử của đảng SPD, đang tìm một ghế tại quốc hội và đề nghị anh thay thế chỗ của đươngsự để chuẩn bị bầu cử cho năm 1972. Brandt vừa mới nhậm chức vào năm 1969, vì vậynhiệm kỳ của ông còn lâu mới chấm dứt, nhưng việc đầu phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội(Bundestag) về Hiệp Ước Căn Bản với Cộng Hòa Dân Chủ Đức hầu như thất bại. Chúngtôi giúp ông Brandt thoát hiểm bằng cách mua chuộc Julius Steiner, một đảng viên củaĐảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, năm chục ngàn Đức mã để mua phiếu của y, nhưng sốphiếu quá ít đã khiến cho vị Thủ Tướng phải sớm tổ chức một cuộc bầu cử vào ngày 27tháng Tư năm 1972. Anh nhân viên nhanh trí, làm việc không biết mệt của chúng tôiluôn ở bên cạnh ông trong thời gian đảng Dân Chủ Xã Hội Tây Đức đi vận động tranh cửtrên chiếc xe lửa đặc biệt.

Trong suốt thời gian này anh mỗi lúc gần gũi hơn với Brandt và có cơ hội để quan sátnhững yếu điểm cá nhân của ông. Không phải là một bí mật gì vì ai cũng biết WillyBrandt là một người thích gái gẩm và chuyện tình của ông với nữ ký giả Wiebke Brunsvẫn tiếp tục trong thời gian vận động tranh cử. Trừ khi bà vợ Na-Uy, tên Rut, của Brandtcó mặt trên xe lửa (trong trường hợp này bà ở ngay phòng bên cạnh), căn phòng củaGuillaume và của ông Brandt được ngăn cách vỏn vẹn bằng một bức tường mỏng.Guillaume khám phá ông Brandt rất thường xuyên ngoại tình và thay đổi đối tượng. Vàogiờ phút này, người của chúng tôi là một thành viên tín cẩn của nhóm này, và mối lo lắng

Page 139: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

duy nhất của chúng tôi là những cơ hội anh phải cụng ly với những đồng nghiệp chính trịcó thể làm anh mất đi sự tập trung.

Liên minh hai đảng Dân Chủ Xã Hội và Dân Chủ Tự Do đắc thắng bất ngờ trong cuộc tổngtuyển cử năm 1972. Lần đầu tiên trong lịch sử Tây Đức, một chính phủ không có đảngDân Chủ Thiên Chúa Giao chiếm đa số trong quốc hội, điều này có nghĩa là chính sáchOstpolitik sẽ được tiến hành. Trong lúc đài truyền hình trình chiếu lễ hội ăn mừng củađảng SPD sau ngày bầu cử, chúng tôi thấy Günter vui mừng cụng ly với ông tân ThủTướng Brandt cùng với tất cả đội ngũ của ông.

*

Mùa hè năm đó, Willy Gronau một điệp viên khác của chúng tôi, bí danh Felix, bị bắt tạiTây Bá-Linh. Đương sự là giám đốc của cái gọi là Văn Phòng Đông của Hiệp Hội ThươngĐoàn Tây Đức và là một trong những đặc tình lâu năm của chúng tôi. Anh ta bị bắt tronglúc gặp gỡ với sĩ quan chủ nhiệm đến từ Đông Đức. Chúng tôi không rõ anh hay là sĩquan chủ nhiệm đã bị cơ quan phản gián BND chú ý.

Guillaume và Gronau có những mối liên lạc nghề nghiệp, nhưng cả hai đều không biếtngười kia là đặc tình của Đông Đức. Chúng tôi không hề nghĩ những điệp viên làm việchiện trường có thể biết nhau, càng không thể gặp gỡ nhau. Nhưng có lẽ có một định luậtchưa được khoa học chứng minh ghi rằng những người lý ra không thể gặp gỡ nhau lạiluôn luôn tìm gặp nhau. Gronau lúc đó đến gặp chúng tôi và báo cho chúng tôi biếtGuillaume là một đối tượng kết nạp tốt và chúng tôi nên kết nạp anh ta! Điều này gâynên một trận cười nhưng cũng báo động tại bộ tham mưu của chúng tôi. Chúng tôi đangtìm cách tách hai người này ra và định mệnh đã can thiệp dưới hình dáng của phản giánTây Đức, và tội nghiệp cho Gronau, sự nghiệp coi như kết liễu.

Vì họ quen biết nhau và cùng đứng trong mặt trận chính trị, tôi không lấy làm là chínhquyền điều tra Gronau tới hỏi Guillaume về việc này. Nhưng tư cách cố vấn thân cận ThủTướng là một đảm bảo gạt bỏ những nghi ngờ khi anh mới được tuyển dụng.

Lúc này Guillaume tham dự tất cả những cuộc họp của đảng và các cấp lãnh đạo củađảng SPD trong quốc hội. Anh học hỏi được nhiều vì anh là người kín đáo và im lặng chịunghe ngóng trong những lần đối thoại của Brandt trong một nhóm nhỏ. Chúng tôi giatăng những biện pháp an ninh để bảo vệ Guillaume hơn nữa. Mối liên lạc của chúng tôivới anh giảm thiểu đến mức tối thiếu. Chúng tôi không gởi những thiệp chúc mừng sinhnhật nữa; chỉ có những tin tức đặc biệt quan trọng được gởi đi, và được chuyển qua bằnglời.

Tháng Bảy năm 1973, đợt thương thuyết đầu tiên để thành lập Hội Đồng An Ninh và HợpTác Châu Âu (CSCE) bắt đầu. Henry Kissinger, lúc đó là cố vấn an ninh cho Tổng ThốngNixon, tuyên bố một chuyển hướng chiến lược gọi là Tuyên Bố Đại Tây Dương, theo đónhững thành viên châu Âu của Liên Minh Bắc Đại Tây Dướng (NATO) chấp nhận vai tròđại cường quốc của Hoa Kỳ trong chiến lước quốc phòng bảo vệ lục địa châu Âu. KhiWashington tiếp tục đàm phán riêng biệt với Luân Đôn và Bonn sau lưng các đối tác đồngminh khác nhằm đẩy mạnh tiến trình này, sự bất bình gia tăng trong nội bộ đồng minh.Đặc biệt là nước Pháp, họ phản đối điều mà họ xem là một nỗ lực cô lập họ.

Chúng tôi không lấy làm ngạc nhiên là phần lớn các thông tin vị Thủ Tướng nhận được vềchính sách ngoại giao trong thời gian ông nghỉ mát tại Na-Uy tập trung vào những cuộcđàm phán trong nội bộ NATO về tương lai của Tuyên Bố Bắc Đại Tây Dương, lúc đó đã

Page 140: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đạt đến cao điểm. Guillaume phụ trách xem xét những telex và chuẩn bị các công văncủa Brandt nhận cùng lúc với thời báo mới ra. Một đội truyền hình đến để quay một phimtài liệu tại nơi nghỉ mát và tĩnh tâm của Thủ Tướng gần Hamar. Người cầm máy quayphim ghi hình ảnh Guillaume ngồi cạnh máy giải mã đang đọc nhũng công văn telex gởiđến và không hề biết đương sự đang quay một tay trùm gián điệp đang làm việc. Tổngkết lại, Guillaume đã bỏ công chép được ba thông tin tối quan trọng.

Thứ nhất, vào ngày 3 tháng 7 năm 1973, là nội dung của một lá thơ bằng tiếng Anh doRichard Nixon gởi đến trong đó ông tìm sự trợ giúp của Brandt để áp lực Pháp phải ký lờituyên bố này. Lá thơ được ghi « mật » và có chữ ký của Nixon. Thứ hai là một báo cáochi tiết của Đại Sứ Tây Đức tại Washington nói về những đàm phán mật giữa Bộ TrưởngNgoại Giao Tây Đức Walter Scheel và Kissinger và Nixon cho biết là bản tuyên bố là mộtáp lực có tính toán do Nixon tạo ra để củng cố sức mạnh của Hoa Kỳ trước khi có đàmphán tại Hội Đồng An Ninh và Hợp Tác Châu Âu, và ông không thấy có lý do nào để ngườichâu Âu phải đương nhiên chấp nhận đường hướng này. Kissinger và Nixon cũng bày tỏnỗi lo âu Liên Bang Xô Viết đã có những tiến triển về chiến lược hạt nhân đến mức độHoa Kỳ không thể nào báo đảm một cuộc tấn công tiên trước về hạt nhân chống lạinhững tiến công trên bộ của Xô Viết nếu NATO không củng cố về mặt kỹ thuật. Tài liệuthứ ba Guillaume lấy từ máy Telex của Thủ Tướng trong đó có ghi câu trả lời lãnh đạmcủa cố vấn trên toàn bộ vấn đề, yêu cầu Brandt tảng lờ áp lực của Hoa Kỳ và tiếp tục mốibang giao tốt với Pháp.

Có những phát biểu tố giác Hoa Kỳ của các đồng minh châu Âu xuất phát từ máy và rơitrực tiếp vào bàn tay hăm hở của Günter Guillaume. Anh đọc qua những lời phản bác củangười Anh đối với chiến lược của Hoa kỳ. Paris nặng lời hơn nữa ; Bộ Trưởng Ngoại GiaoPháp Michel Jobert tố cáo Hoa Kỳ hành động như những tay lính cứu hỏa nổi lửa đốt đểcó thể chạy vào cứu.

Đã đến lúc Brandt phải viết một lá thư cho bộ trưởng ngoại giao của mình để bày tỏ tháiđộ. Nhưng ông Thủ Tướng không hài lòng với bản thảo của anh cố vấn, đã được gởi điBonn, và bỏ cả giờ để sửa chữa lại và dùng đầu bút nỉ xanh. Brandt trao cho Guillaumebản đã được sửa chữa để gửi về Bonn qua máy telex. Guillaume, viện cớ bản chính khôngđược gọn ghẽ để chuyển vào phòng telex với dạng bừa bãi như vậy, đã đánh lại một bảnsạch sẽ. Không ai hỏi bản chính của Brandt đã ra sao.

Sau này, khi Guillaume ra tước tòa, chánh án biện lý nhấn mạnh sự kiện chuyển giao choLiên Bang Xô Viết những thông tin về sự chia rẽ trong nội bộ NATO

Có thể làm suy giảm tiềm năng ngăn chặn của NATO đối với Liên Bang Xô Viết, một tiềmnăng xác định trên quyết tâm khả tín của các quốc gia thành viên để thành lập một nềnquốc phòng chung, một sự liên đới thực thụ giữa các đồng minh và một sự quân bìnhchiến lược của các lực lượng quân sự. Điều này có thể khiến Liên Bang Xô Viết trongnhững chọn lựa chính trị và chiến lược dùng những biện pháp nhằm phá vỡ liên minh Tâyphương và sau này biến chúng thành những biện pháp cưỡng ép chính trị.

Trong hồi ký của mình, viết ra một phần để tạo thêm bối rối cho Bonn trong vụ việc này(sau khi được cơ quan của tôi cho nhào nặng và thiết kế để phổ biến phản tin – để bảovệ những nguồn tin khác của chúng tôi – và là một hình thức quảng cáo tốt cho công việccủa chúng tôi và sự cần thiết của chúng, Guillaume nhấn mạnh việc chuyển giao nhữngtài liệu của Brandt cho chúng tôi là một thành quả lớn của khối tình báo Xô Viết. Anh kếtluận về ngày nghỉ mát của ông Thủ Tướng tại Na-uy :

Page 141: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Thánh địa trên hết các thánh địa của Bonn bây giờ nằm ở thánh địa trên hết các thánhđịa tại Bá Linh.

Qua câu nói này, anh muốn nói là sau khi đã chụp những tài liệu và bỏ chúng vào một cáicặp để chuyển sang Đông Bá Linh. Lời khoe khoang này, được xem từ đó là một dữ kiện,mấy năm về sau này đã trở thành một câu định mệnh đối với tôi.

Sự thất đáng tiếc, chưa bao giờ được tiết lộ, là chúng tôi không nhận được những mẩuđối thoại thú vị này phơi bày sự rạn nứt giữa Washington và các đối tác Châu Âu trongnhững chi tiết bất cẩn như thế. Đây là lý do tại sao : Những lo lắng của chúng tôi về vợchồng Guillaume bắt đầu từ mùa hè 1973. Ngay sau thời gian ở lại Na Uy, Christel bắtđầu lo sợ mình đã bị theo dõi. Lúc đầu chúng tôi nghi ngờ mối lo âu này. Việc thường xảyđến cho những điệp viên nằm vùng, ngay cả đối với những tay điêu luyện, là họ bắt đầuthấy những con chuột trắng. Trong những trạng huống hoàn toàn bình thường họ bắt đầutưởng tượng họ bị theo dõi hoặc tất cả hành tung của họ đều bị ghi nhận.

Nhưng sự thật mỗi lúc rõ ràng. Christel nhận biết một trường hợp bị theo dõi trong vườncủa một quán ăn Casselruhe tại Bonn, nơi đây cô đôi lúc gặp gỡ người giao liên. Có haingười đàn ông ngồi sát bên cạnh bàn của cô. Một người mở cái cặp sách quay về phía côvà cô thoáng thấy một ống kính quay phim bên trong. Hôm đó chính là ngày Christel gặpgiao liên Anita và trao những tài liệu vi phim phát xuất từ Na Uy, may mắn thay việc traođổi đã hoàn tất trước khi hai người đàn ông đến. Hai người phụ nữ hành động một cáchđiêu luyện, thản nhiên uống hết ly nước của họ và rời bàn. Khi người giao liên rảo đitrong thành phố với vi phim giấu trong bóp, cô đoan quyết có một người đàn ông đangtheo dõi. Cô lấy chuyến xe lửa nội địa đi Cologne, tại đây cô đổi xe tram nhiều lần, lẩn vàlen lỏi vào đám đông, đúng phương cách một điệp viên đã được đào luyện.Nhưng cô không làm sao dứt được cái đuôi. Khi cô ta tìm cách vượt xa người đàn ông vàrẽ vào một góc để đến gần bờ sông, cô chọn lựa an toàn và vứt cái gói xuống sông.Heinrich Böll đã đề tặng quyển tiểu thuyết mới nhất của ông , « Những Phụ Nữ trongPhong Cảnh Sông Ngòi» cho dòng sông Rhine và tất cả những bí mất nó chuyên chở. Tôicó thể giúp ông với ví dụ điển hình này.

Khi Guillaume bị xử, chánh án biện lý cho rằng những tài liệu Na Uy đã đến tay chúng tôi.Chúng tôi ra lệnh anh không được nói điều gì, những chúng tôi không muốn cho chínhquyền Tây Đức bẽ cái lầm là chúng tôi đã gây tác hại tối đa. Đây cũng là vấn đề thể diệncủa Guillaume. Anh cũng đã chán ngán n hững lời kết án dài lê thê, nhưng có một điềuanh lấy làm an ủi –xem ra anh cũng là một người có tính tự đắc– anh biết anh nổi tiếngthế giới là siêu gián điệp Đức. Với sự đồng ý của chúng tôi, anh tạo dựng nên huyền thoạitrong quyển sách của anh là việc trao những tài liệu từ Na Uy là một thành công tuyệthảo của anh.

Một trong những nhược điểm của chức vụ giám đốc tình báo là không ai tin mình khimình có nói thật. Nhưng ở đây tôi có thể nói là mọi tìm kiếm về những tài liệu Na Uy củaông Brandt sẽ vô bổ, không phải vì chúng đã bị thiêu hủy năm 1989. Những tài liệu nàyquá cũ không nằm trong ưu tiên để xé vụn trong lúc hoảng hốt ngày sau khi Bức Tườngxụp đổ. Chúng không có ở đó bởi vì ngay cả tôi cũng như bất cứ nhân viên nào của tôichưa hề đọc qua. Tin tức duy nhất chúng tôi biết được là do những tiết lộ tình cờ của phíaTây Đức trong lúc xét xử Guillaume. Và chúng tương đối ít so với số lượng hồ sơ liênquan nguyên bản.

Page 142: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Phản gián Tây Đức có đủ chứng tích để nghi ngờ những hoạt động của Guillaume vàomùa hè năm 1973. Một nhân viên phản gián đã chú ý đến cái tên Guillaume trong khianh theo dõi một công tác khác. Anh đã quen thuộc với hình ảnh của Guillaume là bạnvới Willy Gronau. Không có sợi giây nào liên kết hai người này với nhau, nhưng cái tênPháp nổi bật này lúc nào cũng xuất hiện. Đặc biệt nguy hại là sự kiện sĩ quan điều khiểntại bộ tư lệnh của chúng tôi, đã bị bắt cùng lúc với Gronau ở Tây Bá Linh đã không tuânthủ quy tắc sơ đẳng trong công tác tình báo: Y đã cất giữ trong người một miếng giấynhỏ trong đó y ghi một vài chữ quan trọng để nhớ. Một trong những chữ đó là Guillaume.Y viết chữ này vì y được lệnh yêu cầu Gronau không được tiếp tục liên lạc với Günter, vìchúng tôi thấy hai người quá thân mật.

Tên bất thường của Guillaume đóng một vai trò định mệnh. Nếu anh tên là Meyer hoặcSchultz, tai họa đã sớm xảy đến. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên quyết định số phần củaanh. Nhân viên phản gián Tây Đức đã ghi nhận sự trùng lập của cái tên Gullaume mộthôm ngồi cùng bàn tại nhà ăn của sở với một bạn đồng nghiệp đang theo dõi những tínhiệu vô tuyến không rõ gốc tích. Hai nhân viên này nói về công tác của mình và tình cờđã phá hỏng sự nghiệp của Guillaume.

Trong thập niên 1950, cơ quan của tôi đã dùng hệ thống giải mã của Xô Viết thời Đệ NhịThế Chiến để giữ liên lạc với những điệp viên ở hải ngoại. Mỗi một điện thư bắt đầu bằngmột con số để chỉ định một cá nhân riêng biệt đàn ông hay đàn bà. Hệ thống này đã bịcác cơ quan Tây phương chọc thủng từ lâu nhờ máy vi tính. Một khi đã biết rõ một con sốám chỉ một người đàn ông hay một người đàn bà đang sinh hoạt, mỗi lần điện đều đượcghi lại và đem ra đối chiếu. Những bức điện tín này được ghi chú và cuối cùng giải mã.Mỗi một điệp viên nhận điện tín đều có một hồ sơ riêng. Công việc còn lại của phía bênkia là đặt tên lên những con số của người nhận.

Ngay khi chúng tôi biết được sự việc này, chúng tôi lẽ cố nhiên đổi mã số và phương cáchliên lạc. Chúng tôi đặt quy tắc chung là không bao giờ nói đến tên người, địa điểm hoặccác cuộc hội họp trên điện đài vô tuyến. Sau khi chúng tôi đã cho kiếm soát tất cả nhữngđiên thư vô tuyến phát đi của chúng tôi, chúng tôi đoan chắc là những điện thư gởi choGuillaume không để tiết lộ những chỉ dấu về tên tuổi của họ. Than ôi, chúng đã quênphứt đi thông lệ gởi điện chúc mừng sinh nhật, Năm Mới, hoặc những sự kiện trong giađình. Người Đức rất chi ly đối với những vấn đề này, và đối với các điệp viên điều nàynhấn mạnh họ là một phần thân thuộc của gia đình rộng lớn của chúng tôi. Nếu chúng tôibớt chi ly, có lẽ Guillaume sẽ không bị lộ.

Nhiều điện thư đã được gởi đi năm 1957 cho một điệp viên có tên là G. Một điện thư đểchúc mừng G, cái thứ hai cho vợ của G. Điện thư thứ hai ghi « Chúc mừng cho Người ThứHai ». Mười sáu năm sau, trong căng-tin tại Cologne, nhân viên điều tra, vẫn chăm chỉtheo dõi những trường hợp chưa được giải quyết về những điện thư đã được chặn bắt vàanh suy nghĩ về những lời của anh bạn đồng nghiệp, nhớ lại trường hợp chưa giải quyếtcủa một điệp viên tên G. Điệp viên này hoạt động từ cuối thấp niên 1950, có liên hệ vớiSPD và có tầm quan trọng để nhận những lời chúc mừng của những chủ nhân ông.

Nhân viên theo dõi điện thư lấy hồ sơ ra và thấy bức điện thư trêu ngươi này. Bức điệnmơ hồ nói đến người thứ hai xem ra lạ nhất. Thực ra chúng tôi gởi nó đi vào ngày sinhnhật của Pierre, người con trai đầu tiên và duy nhất của Günter và Christel. Hai nhânviên phản gián suy nghĩ về việc này một thời gian cho đến khi một trong hai người nóirằng điện thư này nói đến ngày sinh của một đứa bé trai. Họ luc lọi trong hồ sơ của cácđảng viên SPD trong đó xuất hiện tên tuổi những người đã nằm trong những cuộc điều

Page 143: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

tra khác. Ở đây, do vụ của Gronau, tên của Guillaume xuất hiện. Tuy vậy, chúng tôi vẫncòn cơ may thoát hiểm. Sau này tôi được biết nhờ Kuron, điêp viên cao cấp nằm vùngtrong cơ quan phản gián Tây Đức, là lời đề nghị đầu tiên cho rằng người này là Guillaumebị đội điều nghiên gạt bỏ sang một bên vì Guillaume chỉ cho một con và điện thư cho biếtđứa trẻ mới sanh là đứa thư hai. Phải có đầu óc bén nhạy hoặc là một gia trưởng theo lềlối xưa mới biết giải thích người cha theo truyền thống là người đàn ông thứ nhất tronggia đình và đứa con trai đầu lòng là người đàn ông thứ hai.

Giai đoạn kế tiếp là quyết định phương pháp thu thập tang chứng rõ ràng để kết tộiGuillaume đồng thời tránh gây thêm thiệt hại cho những quyền lợi của Tây phương. Cóhai lựa chọn: Tìm ngay tức khắc những bằng chứng và điều tra nhanh chóng, hoặc đểnguyên Guillaume ở vị trí cũ và giám sát những mối liên hệ của anh. Cologne chọnphương thức thứ hai. Để tránh gây sự nghi ngờ của Guillaume, trước tiên họ theo dõi vợcủa anh, theo như đúng dự đoán của họ là những mối liên lạc của chồng với Đông Đứcphải thông qua bà. Một cuộc trao đổi vật liệu của bà với một người giao liên sẽ cung cấptang chứng họ còn thiếu sót.

Hans-Dietrich Genscher - Klaus Kinkel

Cho đến giờ, mọi sự vẫn bình thường. Nhưng những gì xảy ra kế tiếp đã gợi nên nghi vấnkhông phải tất cả những chính trị gia đều ưa thích đường lối của Brandt. Ngày 29 tháng 5năm 1973, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Hans-Dietrich Genscher được Günter Nollau, giám đốccơ quan phản gián, thông báo về trường hợp của Guillaume. Trong lời chứng sau này củahọ trước ủy ban điều tra của Quốc Hội, hai người đã trình bày hai lời giải thích khác nhau.Genscher và người đổng lý văn phòng Klaus Kinkel – sau này làm giám đốc cơ quan tìnhbáo, Bộ Trưởng Tư Pháp và cuối cùng làm Bộ Trưởng Ngoại Giao sau khi Genscher về hưu– nhấn mạnh là Nollau chỉ nói tình nghi và không hề nói đến những tang chứng mà cơquan của ông đã thu thạp được trong từng chi tiết. Khi Genscher thông báo cho Brandtvề cuộc đối thoại và những đề nghị của cơ quan phản gián có ý lưu giữ Guillaume đểgiám sát, hình như ông đã trình bày một cách ngẫu nhiên để cho Brandt biết phớt qua vàkhông thèm để ý tới nữa.

Nollau nhấn mạnh cho đến lúc chết là anh đã lên tiếng cảnh báo mạnh mẽ, mặc dù vậyông vẫn phải chịu khiển trách và từ chức. Những mâu thẫn giữa lời chứng của Bộ TrưởngNội Vụ và giám đốc cơ quan tình báo tạo nên lời đồn đãi là Genscher đã cố ý giảm thiểumức độ quan trọng của những thông tin liên quan đến trường hợp của Guillaume và đổhoàn toàn trách nhiệm lên đầu của Brandt, như sự việc đã xảy ra.

Page 144: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Klaus Kinkel, Hans-Dietrich Genscher và Henry Kissinger

Những giả thuyết khả dĩ có thể giải thích sự việc là gì? Giả thuyết thứ nhất là Genscherđầy tham vọng, thấy rõ chính quyền Brandt gặp khủng hoảng, đặt tin tưởng vào ĐảngDân Chủ Tự Do của mình, lúc đó nắm giữ cán cân quyền lực trong Quốc Hôi, chuyển sựhổ trợ sang cho Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo và đã có những gặp gỡ với Helmut Kohl.Có lẽ, chúng ta giả sử Genscher và Nollau cùng quyết định, vì những lý do chinh đáng, đãra lệnh không thay đổi gì cả và để sự việc vẫn tiếp tục tiến hành để tìm thêm chứng cớđối với Guillaume. Trong trường hợp này, Guillaume không thể nào được phép tiếp tụcđảm nhận công tác nhạy cảm làm cố vấn cho Thủ Tướng. Nếu tôi là Willy Brandt, sự tứcgiận của tôi sẽ trực chỉ trước tiên và trên hết nhắm vào Genscher.

Sự kiện rõ rệt là từ khi cơ quan phản gián thông báo cho Gencsher là họ đang theo dõiGuillaume cho đến ngày anh bị bắt, họ không tìm thấy thêm được một tang chứng nàokhác với những gì họ đã có. Trong suốt một năm, khoảng thời gian Guillaume vẫn tiếptục được giao phó những hồ sơ tuyệt mật, những người biết rõ bí mật này chấp nhận cómột tay gián điệp sát bên cạnh Thủ Tướng và quản lý những hồ sơ mật của chính quyềnmà lý ra họ có bổn phận phải bảo vệ. Trong lúc chúng tôi chắc chắn không muốn nổi lửa, những người khác, trong đó có Genscher và Kinkel, đã bật diêm nổi lửa đốt cháy Brandtvà họ cho phép nó cháy quá lâu và quá mức cần thiết.

Genscher có lẽ phải đau khổ che dấu vai trò kém minh bạch của mình khi ông trình trướcQuốc Hội sau khi Guillaume bị bắt là cả một hệ thống điệp viên đã bị càn quét. Đây làphương cách duy nhất để biện minh sự chậm trễ trong việc bắt giữ người của chúng tôi.Vì tôi chẳng có lợi lộc gì ở đây, tôi có thể nói là câu chuyện về hệ thống gián điệp chỉ làbịa đặt. Vợ chồng Guillaume là cặp vợ chồng gián điệp đơn độc.

*

Sau lần báo động của Christel, chúng tôi ra lệnh cho cô và Günter cả hai phải ngưng hoạtđộng điệp báo của họ. Tại sao chúng tôi không kéo họ về ngay lập tức? Chắc chắn đây làmột sai lầm lớn vì đã không kéo họ về, nhưng đây không phải chỉ là một vấn đề bất cẩn.Tôi suy nghĩ rất kỹ có nên rút Günter về hay không. Nhưng phương cách theo dõi thôthiển Christel đã làm chúng tôi cho chúng tôi lầm tưởng nghĩ rằng tình hình của chồngcủa cô chưa đến nỗi khẩn cấp. Georg Leber lúc bấy giờ đã trở thành Bộ Trưởng QuốcPhòng và đề nghị Christel làm phụ tá trong văn phòng của ông. Chúng tôi biết rằng điềunày sẽ dẫn đến một cuộc kiểm soát kỹ lưỡng về an ninh và cho rằng việc theo dõi cô làhệ quả của lời đề nghị này. Cuối cùng chúng tôi để cho cặp vợ chồng họ tự quyết định,

Page 145: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

cho họ cơ hội để trở về Đông Đức nếu họ nghĩ rằng họ gặp nguy hiểm. Cả hai người đềukhông thấy lý do gì để trở về.

Thay vào đó, chúng tôi đồng ý nên có một thời gian lắng động. Ở thời điểm này, tôi báocáo cho Mielke. Như tôi đã trình bày, mối liên hệ của chúng tôi không được mặn mà vàtôi vẫn muốn bảo vệ tính cách độc lập của ban ngành của tôi và tự tôi điều khiển điệpviên của tôi. Chỉ khi nào kế hoạch của chúng tôi có nguy cơ dẵm lên lãnh vực chính trịcủa cấp lãnh đạo, tôi mới phải làm sáng tỏ vấn đề với các cấp trên của tôi. Trong trườnghợp của Guillaume, vì vị thế chính trị tế nhị của anh, tôi phải báo cáo cho ông bộ trưởng.Mielke đồng ý việc tốt nhất là chờ đợi. Tôi nghĩ ông không hề báo chuyện này choHonecker hoặc người nào khác.

Trong nhiều tháng không có chuyện gì xảy ra cả, cho đến tháng Hai năm 1974. Vợ chồngGuillaume đề nghị phục hoạt công tác tình báo, nhưng tôi khuyên họ nên tạm ngưng sinhhoạt cho đến mùa Thu năm 1974.

Trong thời gian nghỉ hè ở miền Nam nước Pháp vào tháng Tư, Günter để ý thấy anh bịmột đám xe Pháp cũng như xe Đức giám sát theo dõi anh một cách lỗ liễu. Nhưng đếnkhi anh lái xe trở về nhà lúc đêm khuya qua ngã Paris và Bỉ đoàn xe này biến mất. Đây làmột cơ hội bằng vàng. Bản năng tự vệ và khả năng đào luyện của anh lý ra đã báo choanh biết đây là cơ hội để đào thoát. Anh vẫn còn khả năng lựa chọn.

Nhưng báo cáo đầu tiên cho biết họ đã bị bắt vào ngày 24 tháng Tư năm 1974 đã gây bấtngờ cho tôi cũng như cho Willy Brandt. Ông Brandt biết tin ở tại phi trường khi ông trở vềsau chuyến viếng thăm Ai Cập. Guillaume rời đấu trường với nhiều phong độ, nhưngkhông theo phong độ mà chúng tôi trông đợi ở một điệp viên của chúng tôi. Khi cảnh sátđến nhà vào lúc sớm sủa ban mai với trát lệnh bắt giữ, anh hô to : « Tôi là công dân củanước CHDC Đức và là sĩ quan. Xin quý vị tôn trọng điều này. »

Điều này thật là tai hại, bởi vì nó giống như một lời thú tội nhưng lại chưa nghe lời kếttối. Với lời tuyên bố này, anh đã trút đi sự lúng túng của phản gián Tây Đức và các cơquan hình sự tư pháp vì họ không có chứng cớ đích xác để kết tội anh. Tôi không tìmđược lời giải thích về sự thú nhận này. Sau khi anh trở về Đông Đức năm 1981 và đượcphép viết hồi ký cho một số độc giả giới hạn, anh giải thích phản ứng của anh là do giờgiấc sớm sủa và sự có mặt của đứa con trai. Chắc chắn Pierre đóng một vai trò lớn trongđời của Günter, và người cha đã chịu đau khổ vì gánh nặng phải che dấu những thâm tínthực sự của bản thân và nghề nghiệp của mình không cho con mình biết. Pierre đã lớnlên và trở thành Thanh Niên Xã Hội Chủ Nghĩa của một đảng tả phái, lại thấy cha mình làmột kẻ phản bội đối với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Thâm tâm của Günter muốn nói vớiPierre : « Ta không phải là người con lầm tưởng ». Có lần tôi có nói chuyện với Günter vềkhả năng bị bắt giữ và dùng những lời : «Hãy vững tin ». Có lẽ trong lúc lờ mờ sáng vàPierrre nhìn ông một cách sững sờ, kỹ năng và bản năng của anh đã bị rối loạn.

Nhưng thực sự việc này không thể biện minh được. Một gián điệp luôn chuẩn bị tinh thầnđể ứng phó với trường hợp bị bắt giữ. Chúng tôi huấn luyện nhân viên của chúng tôi rấtlà nghiêm ngặt trong vấn đề này. Đứng trước mặt một sĩ quan đến bắt mình, họ chỉ trìnhtên tuổi, địa chỉ và ngày sinh theo như luật pháp Tây Đức bắt buộc và không nói gì khácnữa ngoài việc yêu cầu được liên lạc với phái bộ Đông Đức ở Bonn, và ở đây họ sẽ đề cửmột luật sư kinh nghiệm đến. Nếu tiến trình này được tuân thủ chuẩn mức, bằng chứngkết tội hoàn toàn do chính quyền Tây Đức phải tìm ra.

Page 146: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Nhưng sự thật – vẫn được che dấu cho đến nay – là hôn nhân của Guillaume đã gặp khókhăn từ lâu trước khi anh bị bắt. Anh có một cô tình nhân và muốn bảo vệ cô này; anhtrở về từ miền Nam nước Pháp để lấy đồ đặc của anh ra khỏi căn phòng của cô ta. Đây làmột sai lầm nặng nề và cũng là một cử chỉ vô ích đối với người phụ nữ này, một cô thưký, vì cô đã tự quyên sinh khi cô nghe anh đã bị bắt vì tội gián điệp.

Trong trại giam tạm thời ở Cologne, Guillaume đau khổ vì cảm thấy mình thất bại vàcũng vì môi trường khắc nghiết mới này. Nhưng điệp viên bại lộ của chúng tôi đã chuộclại lỗi lầm trong thời gian bị giam cầm vượt lên trên mong muốn của chúng tôi. Anh từchối tất cả những lời dỗ ngọt muốn anh trao đổi thông tin về những điệp viên khác để đổilấy việc giảm án.

Guillaume đã công nhận lỗi lầm của mình. Nhưng còn l ỗi của chúng tôi thì sao? Có phảichúng tôi đã không coi trọng việc theo dõi sớm sủa trước đây mà chúng tôi đã biết?Trong việc phòng chống gián điệp, một việc khá thông thường là chính quyền sẽ giám sáthàng loạt những người vô tội cũng như k ẻ phạm pháp. Người ta đôi khi có cảm tưởng lànửa thành phố Bonn được dùng để canh chừng người kia. Trong trường hợp củaGuillaume, chúng tôi bị đánh lừa vì tính chất tài tử của những vụ theo dõi. Nhưng trênhết mọi việc chúng tôi bị ru ngủ vì sự kiện anh vẫn được phép gần gũi với ông ThủTướng. Chúng tôi nghĩ rằng việc một gián điệp được phép tiếp tục ở lại trong một thờigian dài trong vòng thân cận của cấp lãnh đạo quốc gia không thể nào xảy ra được. ÔngBrandt và tôi có cùng ý nghĩ như nhau. Trong quyền hồi ký của ông, ông Brandt thanphiền là điệp viên này đã được lưu giữ sát bên cạnh ông và nói thêm : « Thay vi bảo vệThủ Tướng, họ đã biến anh này thành gián điệp xách động của chính cơ quan tình báonước này».Những sai lầm nghề nghiệp mà tôi và các cộng sự viên đã phạm phải thuộc một diệnkhác. Trong lúc điều nghiên những nguy cơ Guillaume có thể gặp, chúng quên hoàn toànnhững điện thư vô tuyến đã gửi đi cách đó mười lăm năm, và chúng tôi biết rõ đã bị giảimã. Chúng tôi thực tình không nhớ đến chúng. Chỉ sau này trong lúc chính quyền TâyĐức điều tra chúng tôi mới nhớ đến ý nghĩa định mệnh của nó.

Sau nhiều tháng trong tiến trình tố tụng, tối cao pháp viện tại Düsseldorf kết án Christelvà Günter Guillaume. Cô ta bị kết án tám năm tù ở và anh ta mười ba năm. Án lệnh nàyso với các quốc gia khác được xem là nhẹ, nhưng ở tại Đức việc kết án này xem ra khánặng. (Án lệnh của nước Đức liên quan đến điệp vụ thông thường là ngắn vì mọi ngườiđều biết sức quyến rũ và nhịp độ gián điệp giữa hai nước Đức). Trong suốt thời gian thửthách, cặp vợ chồng này đã tỏ cho thế giới họ kiên kết với nhau và can đảm không để lộmột sứt mẻ nào trong hôn nhân của họ để người ta có thể lợi dụng khai thác tin tức củacả hai người.

*

Con của Guillaume, Pierre, hoang mang tột độ và cha của em, hầu như bấn loạn vì lo âu,đã viết cho tôi những thư khẩn cầu, buộc tôi phải hứa trông nom đứa bé và biến y thànhmột công dân mà nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức lấy làm hãnh diện. Điều dễ nói hơn làm vìnó đòi hỏi thời gian, nhân sự và năng lực tinh thần ví như chúng tôi cần cả một ban đểphục dịch đứa bé. Lẽ cố nhiên đây không phải là lỗi của nó. Nó đã được dạy dỗ trong mộtmôi trường hoàn toàn khác lạ và phản độc đoán, khuyến khích cá nhân tính trong cáchăn mặc, lời nói và phong cách. Làn sóng này may mắn thay không tràn qua Bức Tường

Page 147: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Bá Linh và một loại trật tự Phổ vẫn còn ngự trị trong các trường hợ ở Đông Bá Linh.Nhưng chúng tôi tìm được trường thích hợp nhất cho nó, nơi đây các cô giao quen đối phóvới những đứa trẻ xem ra hư hỏng trong các gia đình thượng lưu ở Đông Đức. Nhữngđoàn viên trung thành và tích cực trong tổ chức Thanh Niên Đức Tự Do và những ngườithiện nguyện từ các gia đình mà cơ quan tình báo xét đáng tin c ậy được lệnh đến làmbạn với đứa bé. Tất cả chẳng đem lại kết quả gì. Pierre chẳng thèm đến trường học, vàkhi nó đến, nó tỏ ra phá phách và thiếu lễ độ. Không bao lâu sau, chúng tôi kinh hãinghe nó nói nó muốn trở về Bonn, nơi đây nó có một cô bạn gái mà người cha là đảngviên Bảo Thủ trong Bộ Nội Vụ. Mỗi khi Pierre lên đường sang Tây Đức để thăm cha ởtrong tù, chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể mất nó.

Pierre Boom (con của Günter Guillaume) 2004

Do đó chúng tôi tìm mọi phương cách để giữ nó lại. Nó thích nhiếp ảnh, cơ quan chúngtôi mua cho nó những dụng cụ mới nhất và cho nó học nghề mà ai cũng thèm muốn tạimột nhà in màu tối tân nhất chúng tôi kiếm được. Vào đúng thời điểm, nó kiếm được mộtcô bạn gái mới, người Đông Đức mà người cha là một sĩ quan trong cơ quan của tôi. Mộtnăm sau hoặc hơn nữa, tôi được biết cả hai đứa xin phép rời Đông Đức. Chúng tôi khôngtài nào thuyết phục để chúng ở lại. Chúng tôi đành chịu thua và hết sức mau chóng làmthủ tục hành chánh để chúng ra đi, từ biệt chúng với lòng nhẹ nhõm. Tôi đã hết sức cốgắng giữ lời hứa với Günter, nhưng anh tỏ ra thực sự thất vọng. Phải mất nhiều nămtrước khi hai cha con hàn gắn lại được sự rạn nứt.

Chúng tôi khuyên Guillaume giữ im lặng ở trong tù trong lúc chúng tôi âm thầm tìm cáchtrao đổi anh với các điệp viên Tây phương. Nhưng cơ hội để trao đổi nhanh chóng tù bìnhxa dần do việc ông Brandt bó buộc phải từ chức năm 1974. Helmut Schmidt, người kế vịông, nhấn mạnh Guillaume phải thi hành án lệnh «cho đến ngày cuối». Vụ này đã trởthành mộtcuộc đá bóng chính trị và không riêng gì ở Đức. Washington và Moscow cũngnhảy vào cuộc khi Anatoly Sharansky, người đối lấp Xô Viết gốc Do Thái đang bị cầm tù,được đề nghị đem ra trao đổi. Nỗ lực này tiếp nối nỗ lực khác và ngày tháng trôi qua làmnản lòng các nhân viên trẻ của chúng tôi. Tranh đấu để thu hồi những điệp viên bị bắtcủa chúng tôi không những là một bổn phận tinh thần nhưng còn là một phương cáchquan trọng để tạo sự vững tâm của những bạn đồng nghiệp trong những công tác nguyhiểm ở hiện tại và trong tương lai.

Tháng Ba năm 1981, Christel Guillaume được trả tự do trong chương trình trao đổi đaphương nhân viên tình báo. Án tù của Günter còn kéo dài đến tám năm nữa. Một trongngười Tây Đức liên quan đến vụ trao đổi này tố giác chính quyền Bonn đã không ra côngđể bốc những nhân viên của mình ra khỏi tù Đông Đức. Việc này đã thức đẩy năng lựcguồng máy trao đổi và Guillaume cuối cùng được trao đổi vào cuối mùa thu năm đó.

Page 148: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Cầu Glienicke, nơi trao đổi tù binh

Vào một ngày mùa Thu ảm đạm anh trở về quê quán, nơi anh đã khởi sự phục vụ cáchđây hai mươi lăm năm. Tôi thu xếp một cuộc tiếp tân để đón mừng anh tại một trongnhững địa điểm bí mật của chúng tôi ở vùng quê. Vì muốn ngày trở về của Günter làngày tưởng thưởng, chúng tôi phái các cán bộ điều khiển đến gặp anh ngay tại biên giớivà đưa anh đến thẳng nhà tiếp tân. Anh mặc bộ y phục sản xuất hàng loạt không đúngkhổ được các vị cai ngục tặng làm quà từ giã. Anh đến nơi tin thần bàng hoàng vì hít thởkhông khí tự do. Chúng tôi quay phim ngày trở về của anh để làm một tập tài liệu nhanđề Sứ Mạng Hoàn Tất, sau này chúng tôi dùng trong chương trình huấn luyện. Tôi biếtanh vẫn còn buồn phiền vì đã không được trao đổi sớm sủa, vì vậy tôi muốn cho anh biếtrõ chúng tôi xem anh như một vị anh hùng.

Sau những năm tháng tù và những lo lắng cho gia đình, anh trông xanh xao và bất an.Mặc dù vậy, anh đáp lại lời chào của tôi: « Mừng anh đã về, Günter, may quá thời gianchờ đợi đã qua.». Anh đáp lại: « Cám ơn anh đã lo mọi sự cho tôi ». Tôi vội vàng nóingay là chúng tôi phải cám ơn anh mới phải, và sau đó chúng tôi trao đổi qua lại dôngdài những lời cám ơn.

Sau đó anh gặp cô vợ Christel đứng chờ anh . Mặc dù hôn nhân họ gặp nhiều khó khăntrước đây và họ sẽ phải tiếp tục đương đầu, hai người ôm chầm lấy nhau. Không thể nàokhông cảm động trước cảnh này. Chúng tôi cung cấp cho họ một nơi trú ngụ tiện nghi vàcho họ được riêng tư một vài ngày để thu xếp công việc. Christel đã cho chúng tôi biết làcô không muốn trở về với Günter, và đây là một cú sốc mạnh sau bao nhiêu hy vọng hàngắn trở lại được nuôi dưỡng trong thời gian dài bị cầm tù.Tinh thần và sức khỏe của anh sa sút, nhưng ước vọng của anh rất cao. Tôi nghĩ anhmong được làm cánh tay mặt của tôi, thình lình xuất hiện trong hành lang của cơ quanđể lý giải cách điều khiển điệp viên ở Tây Âu. Nhưng đã anh đã nằm ngoài cuộc quá lâu.Tôi nhớ có lần tôi hỏi vị bác sĩ chăm sóc bệnh tình của anh chúng tôi nên hành xử ra saovới Günter. Vị bác sĩ, đã từng chăm sóc nhiều vị cao tuổi trong số cán bộ chính trị caocấp và không trông mong gì nhiều vào khả năng của họ, có đầu óc hai hước nhưng lại tỏvẻ nghiêm nghị, và khi tôi nói rằng điều duy nhất có thể làm hài lòng Günter là được mộtghế trong Bộ Chính Trị, ông trả lời « Ồ, thêm một người hay bớt một người cũng chẳngcó khác gì bao nhiêu ».

Page 149: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Sự hiện diện của phụ nữ trong những lúc như vậy rất là cần thiết, và chúng tôi phái mộtcô y tá tuổi trung tuần, dễ thương, thứ nhất là đến chăm sóc bệnh thận và bệnh tuầnhoàn của Guillaume, thứ hai là để thử tình tứ. Sự việc đã thành công và không bao lâusau họ làm đám cưới và định cư tại một căn nhà khang trang ở vùng quê ngoại ô Bá Linh,một món quà tưởng thưởng cho Günter vì công vụ cho đất nước Cộng Hòa.

Phương Tây đánh giá và cho rằng Guillaume mắc chứng tâm thần phân lập. Người ngoàikhó mà hiểu được một người như Guillaume lại có thể phục vụ cho hai chủ nhân hoàntoàn tương phản mà không gánh chịu những hậu quả tai hại về tâm lý. Để đạt được mụcđích mà anh đã được lệnh ấn định, một điệp viên ẩn nấp đàng sau vai trò mình đangđóng phải trước tiên phải gìn giữ lòng sắt son với lý tưởng đã thúc đẩy mình đóng vai trònày. Guillaume đã thành công trong nhiệm vụ của mình khi đạt mục đích đến gần ôngBrandt, nhưng điều này không ngăn cấm anh kính phục con người này vì những đặc tínhcá nhân và nghề nghiệp và những thành quả ông đã gạt hái. Trong lúc tiến hành chínhsách Ostpolitik, Guillaume tin rằng anh đã trong khả năng của mình đóng góp sự thônghiểu mới giữa hai bên.

*

Tôi vẫn luôn xác định là vụ của Guillaume không phải là nguyên nhân mà chỉ là cớ để hạbệ ông Brandt vào ngày 4 tháng 5 năm 1974, không bao lâu sau khi Guillaume bị bắt.Trong hồi ký, ông Brandt cho rằng việc khám phá một gián điệp trong vòng thân cậnkhông thể nào là lý do để buộc ông phải từ chức. Theo nhận xét của tôi, ông là nạn nhâncủa những khó khăn nội bộ của đảng SPD và một cuộc khủng hoảng lòng tin nơi cấp lãnhđạo, phát xuất ít ra từ mô hình quyền lực tam giác mà ông chiếm một góc. HerbertWehner, lúc đó là nghị viên phụ trách tổ chức của đảng SPD trong quốc hội, chiếm gócthứ hai ; và

Willy Brandt, Helmut Schmidt và Herbert Wehner

Helmut Schmidt, Bộ Trưởng Tài Chánh và là người kế vị Brandt, chiếm góc thứ ba. Nhữngbáo cáo của Guillaume cho thấy rõ ngay trước khi xảy ra vụ tai tiếng, những kẻ thủ củaBrandt nằm trong nội bộ văn phòng của ông không kém hung hãn so với những ngườiđược gởi đi từ Đông Bá Linh. Người mạnh nhất trong nhóm này không ai ngoài Wehner.Wehner với vẻ mặt đanh đá và miệng lưỡi bén nhạy là một di sản của thế giới mưu môcủa phe Tả Đức thời tiền chiến, cực kỳ phân hóa giữa Dân Chủ Xã Hội và Cộng Sản trướcthế chiến. Vào thập niên 1930, ông có chức vụ trong ban lãnh đạo của Comintern, tại

Page 150: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đây, sau này người ta mới phát hiện, ông đã phản bội một vài đồng chí và tố cao họ vớiNKVD (lời dịch giả : NKVD = Narodnii Komissariat Vnoutrennikh Diél, Ủy Ban Nhân DânĐặc Trách Nội Vụ là một cơ quan công an chính trị Stalin dùng để kiểm soát dân chúngvà guồng máy nhà nước). Trong thời chiến, tại Thụy Điển, ông bị bắt và khai hết nhữnghiểu biết của ông về Đảng Cộng Sản và những đảng viên làm việc tại Đức cho cảnh sátThụy Điển. Sau này là đảng viên đảng Dân Chủ Xã Hội hậu chiến, ông là chính trị gia caocấp duy nhất của Tây Đức biết rõ những thành viên của ban lãnh đạo Đông Đức từ nhữngngày tiền chiến, trong đó có Erich Honecker. Họ xa cách nhau trên nhiều năm, trên nhiềubí mật; họ chua cay và đổ lỗi cho nhau về số phần của nước Đức, nhưng họ đặc biệt gắnliền với nhau vì họ có cùng một quá khứ xã hội và ý thức hệ, giúp cho họ nối liền nhịpcầu phân chia của Chiến Tranh Lạnh. Mặc dù vóc dáng hãi hùng của ông (có người nóinửa đùa nửa thật là các gia súc trong nhà đều chui xuống gầm ghế trường kỷ mỗi khiông xuất hiện trên màn ảnh truyền hình), Wehner rất thông cảm với những khó khăntrong đời sống cá nhân của người dân vì hậu quả chia cắt nước Đức. Ông giản dị hóa thủtục trao đổi tù binh trong cuộc hội họp mặt đối mặt với Honecker vào tháng 5 năm 1973.Ông sợ Liên Bang Xô Viết một cách bệnh hoạn vì những kinh nghiệm thời chiến của ôngtại đây, ông có lần thú nhận ông run sợ trước khi lên đường du hành sang Moscow lầnđầu tiên. Nhưng ông và Honecker cảm nhận thời niên thiếu của họ trong phong tràoCộng Sản giúp họ có được mối liên hệ gần gũi giống như tình bạn. Tôi có thể nói cuộchành trình của Wehner từ chủ nghĩa Cộng Sản chuyển sang dân chủ xã hội đã đưa ôngđến gần Đông Đức hơn vào cuối cuộc đời của ông – mặc dù ông không thuận ý về mặt ýthức hệ – bởi vì ông cảm thấy gần gũi với nước CHDC Đức dưới sự chỉ đạo của Honeckerhơn là với đảng của ông.

Ngay từ ban đầu Brandt đã nghi ngờ Wehner có liên hệ với chúng tôi, ông đoan quyếtông bạn đồng nghiệp đang thương lượng với chúng tôi đàng sau lưng ông. Tôi nghĩ rằngban lãnh đạo trong Đảng Dân Chủ Xã Hội biết rõ kể từ thập niên 1950 những liên hệ kínđáo này, nhưng tôi không rõ ông Brandt biết được ở mức độ nào và bao nhiêu chi tiết.Brandt nghi ngờ Karl Wienand, đồng nghiệp thân cận nhất của Wehner, làm việc cho KGBhoặc cơ quan của tôi. Đây không phải là một mối nghi ngờ vô cớ; sau ngày thống nhất,Wienand, đã từng là thư ký của đảng SPD tại Quốc Hội Đức, bị tố cáo làm gián điệp chocơ quan của tôi. Tất cả

Karl Wienand

Tất cả các chính trị gia lãnh đạo của đảng SPD làm chứng trong phiên tòa xét xửWienand, kết thúc vào giữa năm 1996, mọi người đều xác nhận là Wehner đã dùngWienand để duy trì mối liên hệ với chúng tôi. Tuy nhiên, không một ai trong họ biết rõnhững chi tiết của những mối liên hệ này. (*Lời chú thích của tác giả : Wienand bị kết ánhai năm rưỡi tù ở và được lệnh phải trả tiền phạt một triệu Đức Mã. Vẫn chưa thấy đươngsự kháng án)

Page 151: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Thực ra, Wehner và Honecker chẳng có âm mưu bí mật gì cả và cũng chẳng có nhữngliên hệ mờ ám gì giữa Wehner và Liên Bang Xô Viết. Tuy nhiên Brandt cảm thấy bị phảnbội và mối nghi ngờ của ông đã trở nên gần như bệnh hoạn. Nhưng, theo ngạn ngữ xưa,ngay cả những kẻ mắc bệnh cuồng hãi cũng có kẻ thù và tôi quyết đoán Wehner vì lý dochính trị đã dùng sự hiểu biết của mình về sự giám sát bất bình thường – và vi hiến –những việc riêng tư của Brandt do cảnh sát hình sự Tây Đức điều động trong lúc xảy rasự vụ Guillaume. Sau khi Guillaume bị bại lộ, Horst Herold, giám đốc Nha Hình Sự LiênBang (Cảnh Sát) (Bunderskriminalamt) viết một bản báo cáo dựa trên bản thẩm vấn củađội bảo vệ ông Brandt về đời sống cá nhân của ông thủ tướng, một bản mục lục vềnhững chuyện tình ái của ông với các cô ký giả, những quen biết ngẫu nhiên và các côgái mãi dâm. Bản báo cáo đã trình những luận điệu cho thấy Guillaume là người tráchnhiệm tìm gái cho ông Brandt.

Guillaume lẽ cố nhiên đã luôn báo cho chúng tôi về loại phong cách này và thường có ýđịnh làm áp lực ông Brandt về cuộc sống cá nhân của ông. Chúng tôi chẳng bao giờ thựchiện việc này. Trước tiên vì chúng tôi biết báo giới, vì muốn bao che cho thế giới chính trịtại Bonn, họ sẽ không đụng đến thông tin này. Trong mọi trường hợp, điều này khôngđem điều lợi nào cho chúng tôi, vì chúng tôi chẳng được lợi ích khi đánh phá ông, nhất làvì chúng tôi biết cách ứng xử với ông, biết rất rõ về ông, và tuân theo châm ngôn của tấtcả các cơ quan tình báo: thà làm việc với tên quỷ dữ ta quen biết còn hơn là bắt đầu làmquen với tên quỷ mới.

Vốn là người muốn tỏ ra nết na, Wehner là người đầu tiên nhận xét những hệ luy củaphong cách của Brandt và khai thác chúng. Ông thẳng thắn cảnh báo Brandt về nguy cơtai tiếng nếu Guillaume tiết lộ những chi tiết sốt dẻo về đời sống tình dục của vị thủtướng. Wehner cũng cảnh báo Brandt đã trở thành đối tượng tống tình của Đông Bá Linhmặc dù tôi không nghĩ rằng Wehner thực sự tin việc này có thể xảy ra. Nó không đem lợiich nhiều cho chúng tôi và Wehner hơn hết mọi người quá biết Honecker để thực hiệnviệc tống tình loại này không thích hợp với phương cách làm việc cẩn thận của lãnh tụĐống Đức. Helmut Schmidt lúc đó đã có tham vọng thay Brandt trong chức vụ Thủ Tướngtỏ ra kín đáo hơn nhiều nhưng ông cũng chẳng giúp được gì. Vì vậy ông Brandt tuy đượccông đồng quốc tế trọng vọng lại bị cô lập trong chính đảng phái của ông để rồi nhận biếtmình không những đã bị một cơ quan địch thủ hải ngoại dò xét kể từ khi lên cầm quyềnmà chính cành sát và cơ quan an ninh của đất nước ông còn giám sát những sơ hở củaông và những hồ sơ của họ địch thủ có thể dùng đánh phá ông bất cứ lúc nào. Ông đã bịlọt bẫy, và theo sự ước lượng của ông, ông chỉ còn có mỗi một nước là từ chức.

Dự đoán trước những phán ứng không thuận lợi của khối Đông Âu và của Moscow khi họkhám phá chúng tôi do thám ông Brandt, tôi đã viết một bài nghiên cứu nhan đề “Khaitriển về Khủng Hoảng Liên Minh và Việc Brandt Từ Chức” để trình lên Honecker. Tôi đềcập đến vấn đề này vì Brezhnev và sau này Honecker tuyên bố họ phiền lòng khiGuillaume bị phát hiện và họ nói họ không hề biết đến chuyện này, huống chi là điệp vụcủa anh. Điều này có lẽ đúng sự thật, nhưng một tháng sau khi Brandt từ chức, tôi đượcMielke thông báo là Moscow đồng ý với quan điểm của tôi cho rằng nguồn gốc phát sinhchuyện tai tiếng là do chuyện nội bộ chính trị của Tây Đức. Tại Đông Đức, nơi đây ngườidân thường mến mộ Brandt là vì chính sách Ostpolitik có nghĩa họ có thể gặp lại gia đìnhthân nhân của họ ở Tây Đức, việc ông bị hạ bệ không được quần chúng ủng hộ. TạiNeustrelitz, có những bàn tay bí mật viết lên bảng chỉ đường ĐƯỜNG WILLY BRANDT, vàtại Erfurt, nơi ông Brandt đặt chân lần đầu tiên trên đất Đông Đức năm 1970, có nhữngbích chương vô danh lên án việc phản bội ông. Trạm bưu điện ở phiá Bắc thành phốGüstrow tiếp nhận một bức điện tín bày tỏ thiện cảm của ba phụ nữ có y định gởi cho

Page 152: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Brandt , ghi như sau : “Chúng tôi hy vọng người kế vị ông có can đảm hoàn thành tốtđẹp tiến trình ông đã khởi động”. Mặc dù vậy, tôi khó có thể quên được việc hạ bệ ông làmột thảm họa cho cả hai bên Đông và Tây Đức và cơ quan của tôi đã bị khiển trách.

Ngược lại, có quan điểm cho rằng việc xâm nhập của Guillaume vào phủ Thủ Tướng làthành quả lớn nhất của tôi. Những người ngưỡng mộ ông Willy Brandt – số người này rấtlớn ở tại Đông Đức cũ – không tha thứ cho tôi vì vai trò của tôi trong sự xụp đổ của ông.Vì lý do này và đồng thời để cho mọi người biết, tôi phải nhấn mạnh là tôi xem trườnghợp của Guillaume là một thất bại lớn nhất mà tôi phải gánh chịu vào lúc đó. Vai trò củachúng tôi trong việc hạ bệ ông Brandt tương đương với việc xút bóng vào chính khungthành của phe ta. Nhưng một khi chuỗi biến cố đã vận chuyển, chúng có sức năng độngriêng của chúng. Tôi phải kêu chúng ngừng ở giai đoạn nào?

Mối liên hệ giữa chính trị và tình báo thông thường là khó khăn. Từ lúc Andropov lên cầmquyền tại Moscow và dưới thời của Gorbachev, đường hướng căn bản là việc do thám tìnhbáo không được phép gây trở ngại cho không khí hòa hoãn. Cùng vào lúc đó, họ lại giatăng áp lực để buộc chúng tôi tìm ra những bí mật của NATO. Chúng tôi, giống như ngạnngữ của nước Nga cổ xưa có nói, phải tắm rửa cho con gấu nhưng không để cho bộ lôngnó bị ướt. Một trong những phương pháp để tránh không bị chỉ trích trong trường hợpnày là tuyệt đối không làm gì cả. Mốt số bạn đồng nghiệp của tôi đã áp dụng chiêu thứcnày, họ không đạt được thành quả lớn nhưng họ có một cuộc sống an bình. Thành côngcó hai mặt tưởng thưởng và trừng phạt.

Hai tuần lễ sau khi ông Brandt từ chức, tôi cố gắng an định tâm thần và viết trong nhậtký :

“B. đã để lại dấu ấn của mình trên thời đại của chúng ta và hướng đi của nó. Công trìnhcủa ông không nhỏ. Ông được thiên hạ kính nể phần lớn chính là sự yếu đuối của ôngtrong môi trường chính trị thực tế. Vì vậy, đột nhiên, chúng ta đã phải đóng vai tròNemesis bất đắc dĩ (lời dịch giả : Nemesis là một nữ thần trong huyền thoại Hy Lạp biểutượng cho sự rửa hận và công lý cào bằng, văn hóa Tây Âu dùng danh từ Nemesis để ámchỉ kẻ thù không đội trời chung).

Bây giờ quý vị có thể tự hỏi công sức đầu tư vào việc này có quá nhiều không, nguy cơ cóquá lớn không khi chúng tôi lưu giữ Guillaume tại văn phòng của ông Brandt. Người lãnhđạo phải luôn nhớ rằng tình hình có thể trở nên xấu và ước định giá phải trả khi thất bạingay từ ban đầu . Nhưng điều này thực hiện được không? Phải ngừng lại ở nơi nào? Hậuquả tất yếu là dẹp tất cả các cơ quan tình báo. Điều này theo tôi nhận xét khó lòng cóthể xảy ra trên thế giới, ít ra chưa phải lúc này.

Mãi sau này, trong một tình huống khác, cá nhân tôi đã đặc biệt chứng kiến tấm lòng caothượng của ông Brandt, không bao lâu trước khi ông mất năm 1993, nhân dịp một cuộchọp báo thông báo việc phát hành ấn bản tiếng Pháp quyển nhật ký của ông năm 199,ông đã phát biểu chống lại việc khởi tố hình sự cá nhân tôi. Tôi trông mong có được cơhội đích thân xin lỗi ông, nhưng ông đã từ chối không muốn gặp tôi hoặc Guillaume, ôngviết “điều này sẽ gây cho tôi quá nhiều đau đớn”.

Vào giữa năm 1995, Guillaume chết sau một cơn bệnh kéo dài khá lâu. Tôi có đến dựđám tang của anh tại một nghĩa trang mới vô hồn ở Berlin-Marzahn, một công trình xâycất dân cư rộng lớn để tỏ lòng tri ân Honecker vĩ đại, một viễn ảnh thiển cận của nướcCộng Hòa của công nhân. Vào giờ phút cuối trước nghi lễ an táng thế tục bắt đầu, cánhcửa của tòa cao ốc bật tung ra và một khuôn mặt dằm mưa dãi nắng vội vã bước vào. Tôi

Page 153: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

quay người nhìn về phía sau, lòng mong ước gặp lại Christel hoặc Pierre, một đứa bé đãtrưởng thành quá sớm, nhưng lại biết quá muộn cha mình có hai cuộc sống, và nó chỉbiết đến mặt giả. Trong danh sách các nạn nhân của những điệp vụ, trẻ con cần phảiđược đề cập đến nhiều hơn và tác động liên quan đến đời sống của chúng cần được chú ýnhiều hơn nữa.

Nhưng Pierre và Christel không ai đến cả. Cả hai người đều lẩn tránh, những vết thươngcủa quá khứ quá sâu đậm đã không lành lại được trước khi anh chết. Người đến trễ làElke, người vợ thứ hai của anh, người phụ nữ chúng tôi đã lựa chọn để chăm sóc cho anhvà trở thành ngươi yêu vào cuối cuộc đời của anh. Cô ngồi im lặng, mắt liếc nhìn cácquan khách lạ lẵm, tưởng nhớ đến một người mà cô đã quen biết và yêu thương, khôngphải là anh chàng Guillaume nổi danh hay bỉ ổi nhưng là một người đã về hưu cố gắngđem lại một ý nghĩa nào đó cho cuộc sống của mình trong khi đó hệ thống chính quyềnmà anh quen biết và đã phục vụ một cách quá can đảm đang xụp đổ bên cạnh anh.Chúng tôi cùng nhau đi ra nghĩa trang đầy cỏ bụi, không người canh gác và chiếc quantải đi vào lòng đất. Theo truyền thống của đảng Cộng Sản, tôi đặt lên trên đó một cánhbông hồng lẻ loi.

Page 154: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 10

Nọc độc của sự phản bội

Việc phản bội không hạn hiếm như chúng ta tưởng. Trong đời sống thường ngày bạn bèvà người thân bỏ rơi chúng ta, và trong công việc làm, các cộng sự viên gần gũi vớichúng ta quay lưng lại chúng ta hoặc âm mưu đáng gục chúng ta để đi lên. Điều nàyđáng ghét nhưng đó là một phần có thể tiên liệu được trong cuộc sống của chúng ta. Tuynhiên phản bội đất nước của mình được số đông xem là một vị phạm trầm trọng củangười công dân, bất luận quan điểm chính trị về hệ thống trong đó mình đang sống. Tôibiết rất nhiều thành phần phản bội và họ hành động do những động cơ cao cả và thấphèn, và trong đó có những người đàn ông và đàn bà tôi đã đề cập đến, sẵn sàng tiết lộ bímật cho một thế lực ngoại bang vì ý thức hệ, vì tiền bạc, vì chính trị, hoặc vì những lý dohoàn toàn cá nhân.

Nhưng có một hạng phản bội khiến cho người ta kinh hoàng nhưng đồng thời cuốn hútcon người một cách vô cùng mãnh liệt và cần được đặc biệt phân tích: kẻ phản bội nằmtrong một cơ quan tình báo tự bán mình và bán hiểu biết bí mật của mình cho kẻ khác.Một vài người nghĩ rằng ý muốn phản trác các đồng nghiệp có thể khiến cho những ailàm việc trong môi trường điệp báo được miễn nhiễm không bị ngỡ ngàng khi việc phảnbội xảy ra ngay trong hàng ngũ của mình. Điều này sai. Phản bội là một độc tố của tất cảmọi cơ quan tình báo, thuốc ngừa chủng mà chúng tôi có chỉ có hiệu quả giới hạn.

Văn hóa tâm lý của cơ quan tình báo giống như văn hóa của một nhóm hoặc của một bộtộc, trong đó cá nhân gắn bó với nhau vì một lý tưởng cao đẹp và chia sẻ với nhau cùngmột bản sắc, cùng một tư tưởng hoặc một điều gì đó. Khi hệ thống này bị mở toang, nọcđộc bất tín sẽ xâm nhập hệ thống. Các điệp viên trên chiến trận, ngay cả khi việc làmcủa họ không dính líu gì đến khu vực bị phản bội, cảm thấy lạnh gáy và dễ bị thương tổnkhi họ đến gần hộp thư chết lần sau (một nơi bí mật mà điệp viên nhận và gởi một láthư, một thông điệp, vi phim và vân vân) hoặc bắt đài để nhận lệnh đã được mã hóa từbộ tham mưu. Ai cũng đều biết là thu nạp những điệp viên mới sau một lần đào thoátngoạn mục rất là khó khăn.

Đối với cán bộ điều khiển điều này cũng gây nên những hậu quả khôn lường. Một cơ quantình báo đột nhiên trở thành đối tượng được các chính trị gia chú ý đến khi lòi ra có điềugì không ổn đã xảy ra. Thí dụ, quý vị thử nhìn xem cơn động đất đã làm cho CIA hầu nhưtê liệt sau khi họ khám phá sự phản bội của Aldrich Ames. Kẻ phản bội nằm trong lòngcủa cơ quan tình báo phản bội bội phần các con số những điệp viên nam nữ mà y đã tiếtlộ. Y phản bội sự toàn vẹn của cơ quan mình.

Lẽ cố nhiện có phương thức để giảm thiểu những rủi ro này. Một là tạo nên một cảm tìnhđoàn kết mãnh liệt, tinh thần đồng đội trong đó mỗi một người chăm sóc cho sự an nguyvà an sinh của người khác trên phương diện cá nhân và nghề nghiệp. Một cách khác làxây dựng trên những cơ cấu trung thành đã có sẵn - ý thức hệ, chính trị và địa lý – bắtđầu từ thưở thơ ấu, bảo đảm mỗi một sĩ quan có ý nghĩ muốn trở thành kẻ phản bội cócảm nhận là mình làm như vậy mình phản bội chính bản thân của mình. Sự thống ngựcủa nhóm WASP (ldg : White Anglo-Saxon Protestants = Người Da Trắng Anglô Saxontheo đạo Tin Lành), nhóm East Coast (Người Mỹ vùng Biển Tây) trong CIA, mạng lướiOxford và Cambridge trong nội bộ cơ quan tình báo Anh, và những triều đại dòng tộctrong nội bộ tình báo Xô Viết tất cả là những cơ chế bảo về phòng chống phản bội.

Page 155: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Việc bội phản có những hậu quả quá đỗi trầm trọng cho nên ngay cả một mối nghi ngờnhỏ cũng phải được xem trọng. Tôi không bao giờ làm việc với ảo tưởng là các sĩ quancủa tôi không bị cám dỗ, mặc dù tôi biết trong các cơ quan khác của khối Đông Âu, cácgiám đốc tình báo khó mà chấp nhận việc chứa chấp một nhân viên đặc tình phá hoạitrong hàng ngũ của họ.

Trong tất cả các mối liên hệ giữa các cơ quan tình báo Đông Âu, liên hệ của nước CộngHòa Dân Chủ Đức với người Ba Lan là đáng sợ nhất. Cho dù đảng viên Cộng Sản có trungthành đến mấy với Moscow và đồng minh, lịch sử Châu Âu đã ghi dấu ấn những hiềmkhích về quyền lực của cả hai nước Đức và nước Nga đã để lại những vết thương. Nhữngcông tác phối hợp của chúng tôi đòi hỏi rất nhiều khéo léo trong vấn đề ngoại giao cũngnhư tình báo.

Một lần tôi nhận được thông tin của một điệp viên nằm vùng trong cơ quan tình báo TâyĐức báo cho biết có một nhân viên cao cấp của Bộ Nội Vụ Ba Lan sẵn sàng làm gián điệpcho Tây Đức qua trung gian một viên chức làm việc trong ban giải mã của Tòa Đại SứBonn tại Warsaw. Tôi quyết định đến Ba Lan một cách âm thầm để cảnh báo cho cácđồng nghiệp của tôi và nhận lời mời đã có từ lâu của ông Thứ Trưởng Công An BaLan,Franciszek Szlachcic để đi săn cuối tuần tròng vùng săn bắn dành riêng cho Bộ tại vùngThượng Silesia. Trong lúc chúng tôi lùng heo rừng trong các lùm cây rậm rạp, tôi báo choông biết việc trên. Chúng tôi đồng ý phương thức tốt nhất là gặp gỡ riêng với giám đốcphản gián của ông và lập kế hoạch để gài bắt. Kế hoạch là bắt kẻ tình nghi tại trận bằngcách vời y về để thi hành một công tác ma trong đó một vài sĩ quan của tôi sẽ giả dạnglà người Tây Đức.

Trong buổi họp mặt riêng với giám đốc cơ quan phản gián, tôi ngã ngửa thấy Szlachcic, vìmuốn chứng tỏ với tôi là ông quan tâm nhiều đến vấn đề này, mời một số sĩ quan caocấp để giúp hoàn thiện kế hoạch. Quá nhiều thầy thợ nên nồi cơm hỏng . Chúng tôi dàndựng bẫy và vô công chờ mãi không thấy người này đến điểm hẹn tại quán hoa. Một lầnhẹn khác cũng không thấy gì. Tôi thấy rõ là đã có thất thoát trong nội bộ Bộ Công An BaLan từ một người trong số những người biết chuyện. Điều cuối cùng tôi nghe là kẻ chựcphản bội Ba Lan đã tiếp xúc với phía bên Anh. Tôi không còn hứng thú để bố trí lại toànbộ cộng tác và để mặc cho người Ba Lan giải quyết.

Tôi chưa bao giờ quả quyết cơ quan của tôi không có những phần tử xấu. Bài học đauđớn trước đây của những vụ đào thoát không cho phép tôi tin vào tinh thần đạo đức caocủa nhân viên tôi, mặc dù tôi nghĩ rằng sự gắn bó ý thức hệ đã thắt chặt chúng tôi lại vớinhau là một gắn bó chặt chẽ. Thách đố của hai cơ quan tình báo của hai nước Đức saucuộc thế chiến là xây dựng một cảm nhận căn cơ đồng nhất và nhập thuộc mạnh mẽ đểgiảm thiểu nguy cơ bị phản bội từ bên trong. Chúng tôi làm việc này hiệu quả hơn ngườiTây Đức, vì họ luôn xem những hoạt động tình báo là một sinh hoạt phụ thuộc vào sinhhoạt xã hội dân sự thay vì cố gắng thúc đẩy, như chúng tôi đã làm, tinh thần huynh đệchi binh, tình đồng chí để ứng phó với những hiểm nguy vốn sẵn có trong ngành điệpbáo.

*

Mỗi một cuộc đào thoát đều có tiến trình riêng và mỗi lần đều có bài học để rút tiả. Cuộcđào thoát gây chấn thương mạnh nhất đối với tôi xảy ra năm 1979, lúc Chiến Tranh Lạnhđặt đến độ căng thẳng nhất tại Châu Âu. Nó liên quan đến một sĩ quan nằm trong một

Page 156: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

trong những ban bí mất và hiệu quả nhất của tôi, Ban B, thuộc Ngành Khoa Học và KỹThuật, được biết theo chữ tắt tiếng Đức là SWT (SektorWissenschaft und Technik).

Ngày 19 tháng Giêng năm 1979, ngày sinh nhật của tôi, tôi đang ngồi trong một buổihọp với các giám đốc tình báo trong vùng Karl-Marx-Stadt. Buổi họp chưa kịp bắt đầu thìcó điện thoại gọi tôi. Một trong những phụ tá của tôi ở đầu giây và tôi cảm nhận sự căngthẳng trong tiếng nói. Anh đi thẳng vào vấn đề : « Tại SWT, có người đã bỏ đi rồi!». Phảnứng tức khắc của tôi, tôi nghĩ cũng được các giám đốc tình báo thế giới chia sẻ, là lêntiếng chửi rủa thậm tệ. « Nhưng, thưa Xếp, chưa hết chuyện tai hại », giọng nói đầu giâytiếp tục : «Tủ an toàn bị mở, có vài giấy tờ bị mất và, tổ sư nó, căn cước thông hành đểqua biên giới cũng đi luôn». Đây là thông hành - mỗi ban chỉ có một cái - để cho nhânviên của ban này có kinh doanh dùng để di qua cửa ngõ chính biên giới Bá Linh, trạmkiểm soát Friedrichstrasse. Các vệ binh canh gác biên giới Đông Bá Linh cho phép ngườinày đi qua phía Tây Bá Linh.

Hai ngày trước đó, tại một buổi họp cán bộ cao cấp của tôi trong khuôn khổ Đảng, tôingỏ lời chúc mừng Năm Mới theo truyền thống. Tôi nói : « Các đồng chí, đừng bao giờquên, điều tệ hại nhất có thể đến với chúng ta là kẻ thù tìm cách len lỏi xâm nhập vàohàng ngũ của chúng ta». Đó là một huấn thị đạo đức, nhưng bây giờ việc này xảy ra vàtôi đâm ra bàng hoàng. Đặc biệt đau đớn cho tôi khi tôi được biết việc đào thoát xuấtphát từ SWT, một ban mà tôi đặc biệt chú ý vì tôi tin tưởng là điệp báo giỏi nhất thế giớicũng vô dụng nếu chúng tôi không bắt kịp với đà tiến triển khoa học và kỹ thuật của TâyPhương.

Trong cuộc điều tra, vệ binh tại biên giới cho biết là thông hành đã được sử dụng vào lúc9g 30 chiều hôm qua, như vậy kẻ đào thoát đã đi được 12 tiếng đồng hồ rồi mới bị phátgiác. Y đã cẩn thận chọn lựa thời điểm, vào mùa nghỉ mùa Đông. Tại bộ Tham Mưu củaTình Báo Hải Ngoại HVA ở Đông Bá linh, một kiến trúc to lớn và kiên cố được bảo vệ chặtchẽ tại đường Normannenstrasse, họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu những thu xếp ngàynghỉ của nhân viên và điện thoại về nhà họ, với mục đích tìm kiếm sĩ quan đang vui thúhưởng thụ ngày nghỉ mùa Đông và xem ai là kẻ phản bội.

Họ thiết lập danh sách các người tình nghi. Và khi tôi đến Đông Bá Linh ba giờ sau, chúngtôi phát hiện người chúng tôi tìm là Đại Úy Werner Stiller, một sĩ quan Phó Ban 1, chuyênvề vật lý hạt nhân, hóa học và vi khuẩn học. Là một trong những sĩ quan xuất sắc trongBan, anh lả một người dễ thương, có nhiều tự tin và vừa mới được chọn làm đệ nhất bíthư Đảng trong Ban của mình, một chức vụ trao cho một người được xem là đặc biệtcứng cỏi và đáng tin cậy. Stiller chắc chắn là một biến cố đào thoát tệ hại nhất xảy ratrong mười năm nay. (Năm 1959 Đại Tá Max Heim, một khuôn mặt trụ cột trong công tácđánh phá đảng Dân Chủ Xã Hội đã đào thoát, dẫn đến việc bắt giữ hành chục điệp viêncủa chúng tôi. Năm 1961, Walter Glasse, một sĩ quan có trách nhiệm công tác đánh phácác tổ chức Hoa Kỳ tại Tây Đức, đào thoát và làm nguy hại đến một số công tác củachúng tôi. Cả hai người sinh sống tại Bá Linh và hợp tác với tình báo Tây Đức mỗi khi họcần đến.

Page 157: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Tất cả những báo động cấp bách đều vận chuyển. Những điện thư được gởi đến các điệpviên và mật báo viên do Stiller điều khiển ở Tây Đức, báo cho họ biết phải án binh bấtđộng và hủy bỏ tất cả những hồ sơ liên lụy, trong khi đó các chuyên viên nghiên cứu củachúng tôi xem xét danh sách các hồ sơ, cố gắng tìm những vật liệu Stiller đã đánh cắp.Chúng tôi phải chạy đua gấp báo những người dễ bị tổn thương trước khi tình báo TâyĐức khai thác những vật liệu do Stiller cung cấp để đánh vào những điểm này.

Họ nhận ra Stiller đã đánh cắp những hồ sơ danh sách các mật báo viên. Trong hồ sơ cónhững danh sách gọi là ban đồng hành thông tin của cả Ban Khoa Học và Kỹ Thuật,những bản tóm tắt những báo cáo gần đây của các điệp viên và nguồn tin và bí danh củanhững người đã soạn thảo. Chúng không tiết lộ danh tính và nơi ở của các điệp viên vànguồn tin, nhưng phản gián tại Cologne có thể dùng chúng để xác định những nghi ngờhọ có trước đó. Tôi phải thú nhận là Stiller bạo gan và chuẩn bị chu đáo việc đào tẩu củay. Lấy cắp những hồ sơ của mật báo viên có nghĩa là đương sự có món quà cụ thể đểbiếu cho phiá bên kia khi anh sang đến Tây Bá Linh. Đương sự nhất quyết đào thoát đểsẵn sàng chấp nhận án tử hình nếu bị bắt trên tay với những vật liệu này. Điều này cónghĩa là kẻ thụ đã mua chuộc anh hoặc anh có ý định nhận sự mua chuộc.

Đúng vào lúc tôi nghĩ không còn gì tệ hại hơn nữa thì sự việc xảy đến. Giọng nói hốthoảng của Mielke ở đầu bên kia đường giây điện thoại khẩn cấp báo cho tôi là một loạtnhững hồ sơ không còn trong tủ sắt kín nữa: những hộp đựng những diễn văn và lệnhcủa ông. Vì những lời tuyên bố thường lúc ngoắt nghéo và trùng lập của Mielke, việc nàykhiến cho tôi không biết ăn nói làm sao và xem ra đây là một vấn đề trầm trọng nhấttrong ngày. Nhưng ông bộ trưởng không nhìn dưới khía cạnh này. Tôi không dứt ông rađược khỏi đầu giây. « Đ. mẹ, lộn xộn quá! Mời mẹ kẻ thù nó đến họp với chúng ta và cấukết với chúng cho rồi! Tao chán bọn bay quá rồi».

Tôi bậm môi để kìm hãm cơn giận, mặc dù tôi vẫn muốn quát lại. Nhưng tôi đã kinh quanhững cơn giận trẻ con của ông và để cho ông xả hơi. Sau đó tôi làm bản sao những tàiliệu của ông từ một văn khố khác và gởi đi với ghi chú như sau: « Đính kèm đây là bảnsao những tài liệu có chữ ký của ông, hiện nay nằm trong tay kẻ địch». Điều này choông thời gian để tiếp thu chấn động trước khi những tài liệu này được các kẻ thù trongtình báo Tây Đức vui vẻ giao cho báo giới và theo đó được phát hành để cho mọi ngườiđọc.

Page 158: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Để hiểu sức công phá ghê gớm do việc đào thóat của Stiller gây nên, quý vị phải hiểutầm mức quan trọng của ngành điệp báo khoa học và kỹ thuật vào lúc đó tại các nước xãhội chủ nghĩa. SWT được tổ chức vào thập niên 1950 dưới hình thức một tiểu ban nhỏgiúp chúng tôi bắt kịp đà phát triển của Tây phương về kỹ thuật làm vũ khí hạt nhân.Nhiều chuyên viên cao cấp về vật lý học và sinh vật học của Tây Phương, lo sợ viễntượng Tây Đức tái trang bị vũ khí, bắt đầu báo cáo cho chúng tôi là việc xây cất các lònguyên tử tại Tây Đức được tổ chức sao cho những công trình biến hóa những nhiên liệuvà phân cách chất đồng vị có thể chuyển biến nhanh để dùng cho mục đích quân sự.

Đây là vào lúc chiến tranh tuyên truyền không ngừng nghỉ. Quần chúng phản ứng mộtcách lo ngại đối với tất cả những ý kiến cho rằng tái trang bị quân sự có thể dùng choviệc sản xuất vũ khí hạt nhân.Chúng tôi bận rộn theo dõi Tây Đức trong quá nhiều hoạtđộng kín ; những tiến bộ kỹ thuật trong việc chiết xuất plutonium tiến nhanh, một thế hệdoanh nhân mới thời hậu chiến đầu tư vào các nước Thế Giới Thứ Ba có tham vọng đượckỹ thuật hạt nhân, chẳng hạn như Brazil, Argentina, Libya, Pakistan và Nam Phi.

Nhưng vấn đề hạt nhân cũng rất nhạy cảm tại Đông Đức. Nước chúng tôi không cóchương trình khai thác tách biệt với Liên Bang Xô Viết. Moscow đã kiểm soát những hoạtđộng khai thác quặng mỏ uranium của Đông Đức và tiếp tục kiểm soát chặt chẽ cho đếnkhi Đông Đức sụp đổ và nước Đức thống nhất năm 1990. Hãng Wismut AG, có trụ sởchính tại miền Nam CHDCĐ, ngoài mặt là do liên hợp Đức - Xô Viết quản lý nhưng trênthực tế là một nước trong một nước do quân đội Nga điều khiển các quản trị viên, kỹ sưvà khoa học gia người Đức.

(Em trai của tôi, Koni, đã phát hành một trong những phim hay nhất về Wismut,Sonnensucher - Đi tìm mặt trời – trong đó Koni mô tả thực tế của thế giới hầm mỏuranium trong những năm đầu, một loại Miền Đông Hoang Dã đầy những kẻ vô công rỗinghề, tội phạm và quân nhân giải giới tìm cách kiếm tiền nhanh chóng dưới sự giám sátchặt chẽ của những mật báo viên và của quân đội. Koni dự định trình chiếu phim này đểtrình bày lần đầu tiên một cách tương đối lương thiện về sự hiện diện của Xô Viết tạiĐông Đức và vết chấn thương tồn tại giữa hai quốc tịch trước đây là kẻ thù đáng ghétnay cố gắng tìm cách hòa thuận với nhau. Bích chương của phim được gắn khắp cùng BáLinh vào năm 1956, và chúng tôi đang chuẩn bị trình chiếu lần đầu thì Walter Ulbrichthoảng hốt vì ông được biết Đại Sứ Xô Viết, Pyotr Abrassimov, không muốn đề cập đếnnhững công trình hạt nhân. Các vệ binh của sư đoàn Felix Dzerzhinsky, các binh lính củaBộ Công An được phái đi về đêm để gỡ bỏ những bích chương và cuộn phim được cất vàokho chờ 10 năm nữa.)

Page 159: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Việc kiểm soát liên tục của Nga vẫn còn sau khi tất cả những hợp tác khác đã được giaolại cho chúng tôi, đồng thời với việc Xô Viết chuyển tải những tài nguyên giá trị của ĐôngĐức cho nhu cầu của quân đội họ, đã khiến cho dự án về uranium là một dự án nhạy cảmnhất về chính trị trong nước.

Tình thế bấp bênh về năng lượng và những vấn đề cán cân chi phó của nước chúng tôiđưa đến những lời kêu gọi chúng tôi phải thiết lập chương trình năng lượng hạt nhân chochính nước chính tôi. Điều này đã được khoa học gia Klaus Fuchs ủng hộ. Klaus Fuchs đãđịnh cư tại Dresden sau khi ông ra khỏi nhà tù Anh Quốc vì tội chuyển giao những bí mậtcủa phưong Tây về bom hạt nhân cho Moscow. Fuchs cũng đoan quyết Liên Bang Xô Viếtđã đánh lừa nước CHDCĐ khi trả giá uranium quá thấp.

Tôi nghĩ là ông nói đúng và cơ quan c ủa tôi nằm ngay trong thế kẹt. Một mặt chúng tôitrao cho Xô Viết phần lớn những thông tin khoa học và kỹ thuật chúng tôi thu thập được.Mặt khác, các khoa học gia trong nước biện luận chúng tôi chỉ có thể cạnh tranh vớiphương Tây bằng phương cách phát triển chính kỹ thuật của mình. Cấp lãnh đạo càng lúccàng chú ý đến việc lượng định các loại máy phát điện và áp lực đè nặng lên Ban KhaoHọc và Kỹ Thuật của tôi ép chúng tôi phải cung cấp những thông tin nhưng không chongười Xô Viết biết chúng tôi đang tính đến chuyện này.

Tôi đến gặp Heinrich Weinberg, đầu óc già dặn khôn ngoan của SWT, để hỏi ý kiến vềđường hướng tình báo chúng tôi phải đi. Ông là một học giả hàn lâm và giống như mộtloại quái nhân không phù hợp với nhóm thủ cựu Cộng Sản ẩn nấp thời tiền chiến và naychiếm giữ phần lớn những chức vụ quan trọng trong bộ máy Công An Nhà Nước. Thực ra,kinh nghiệm chính trị duy nhất ông có là gia nhập Phong Trào Thể Thao Đỏ và ông là tayđua xe đạp say mê. Ông không hề có lối suy nghi đẳng cấp, một lối suy nghĩ phổ biếntrong văn hóa văn phòng của chúng tôi, khinh khi những lợi thế của chức vụ mình vànhất quyết đi làm trên chiếc xe đạp. Điều này biến ông thành đối tượng chế diễu của cácnhân viên trung cấp và cao cấp vốn thích khoe khoang có được những chiếc xe ngoạinhập Golf VW hoặc Citroën và Ford dành riêng cho những viên chức thượng cấp.

Weiberg muốn soi sáng cho tôi tất cả những chi tiết về máy phát điện, cho dù tôi có hiểuhay không hiểu những gì ông nói. Tôi quen thuộc với những câu trả lời ngắn gọn của cácgiám đốc ban, nhưng ông không biết cách chuyển đạt nào khác là thuyết trình dài dòng,vì vậy tôi nhã nhặn xin đị học lớp tốt nghiệp về vật lý học. Weiberg tin tưởng mãnh liệtvào các lò phản ứng hạt nhân trung tử nhanh nhạy đang được xây cất tại Tây Đức. Chúngtôi bị kẹt với lò mẫu Xô Viết và Weiberg xét thấy có nhiều rủi ro. « Chúng ta phải tiến

Page 160: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

lên, đồng chí Wolf. Anh có thể nói cho họ (Bộ Chính Trị) biết đây là đầu mối của tươnglai ».

May mắn cho chúng tôi quyết định khởi sự chương trình hạt nhân của chúng tôi khôngbao giờ được thực hiện, phần lớn vì chi phí nhưng cũng vì c ấp lãnh đạo lo ngài những hệlụy với Moscow. Một vài năm sau, sau giai đoạn này, Tây Đức bỏ rơi kỹ thuật trung tửnhanh vì không giải quyết được vấn đề làm nguội sodium. Lợi ích duy nhất của khóa cấptốc về vật lý hạt nhân đem lại cho tôi là tiếng tăm không lấy gì làm thích đáng tạiMoscow tôi là một loại người thời Phục Sinh có thể bắt nắm khoa học cũng như nhữnglãnh vực chuyên môn khác của tôi. Tôi học hỏi khá nhiều những luận điểm của Weibergđể có thể hỏi những câu hỏi chính xác khi tôi đến tham quan một trung tâm nghiên cứunguyên tử lực gần quê quán Ulyanovsk của Lênin trên sông Volga. Họ gởi báo cáo về chocác đồng nghiệp Moscow khen ngợi sự ám tường vấn đề của tôi.

*

Vào giữa thập nhiên 1960, tôi thấy rõ Đông Đức lê lết trong cuộc chay đua về cải tiến kỹthuật. Hàng triệu bạc đã được đổ vào nghiên cứu và phát triển tại Tây Đức, trong khi giớilãnh đạo của chúng tôi, ngăn chặn những cơ hội bộc phát phấn khởi trong một vài dự ántrong lúc ngẫu hứng, không cung cấp phương tiện cho các khoa học gia và phung phí tiềntiết kiệm thay vì thỏa mãn nhu cầu của người tiêu thụ và nhờ đó ngăn ngừa quân chúngdấy động. Sau một cuộc đối thoại với những khoa học gia nản chí mà tôi có quan hệ, tôichợt tìm ra phương thức để thoát khỏi cảnh khốn khổ này. Nếu các điệp viên của chúngtôi có thể xâm nhập giới ưu việt chính trị ở Bonn và những bộ tham mư của NATO tạichâu Âu, không có lý do gì để họ không tiếp cận những bí mật kỹ thuật. Mặc dù kỹ năngvà trọng tâm chính của tôi nằm trong tình báo chính trị, càng lúc tôi càng lưu tâm tớitiềm năng của ban SWT. Gia đình tôi nói đùa với tôi đây là phần đền bù chậm trễ chogiấc mộng không thành lúc thiếu thời học làm kỹ sư hàng không tại Moscow ; tôi vẫn ghidanh mua dài hạn những tập san hàng không tôi có dưới tay từ Đông sang Tây.

Nhưng tôi cũng thấy trong ngành hóa học, vi động cơ, động cơ học và quang học, chúngtôi có những khoa học gia tài ba, vì phương Tây cấm vận xuất khẩu kỹ thuật sang khốiĐông Âu và chính quyền Đông Đức giới hạn những cơ hội di chuyển của họ, đang tìmcách phát minh những kỹ thuật cao tương đương trong nỗ lực sáng chế lại bánh xe. Tôi lýluận một chút tiếp cận không chính thức với ngành nghiên cứu cao đẳng của phương Tâycó thể giúp chúng tôi tiến xa và mặt khác, lòng ngưỡng mộ của cấp lãnh đạo đối với cơquan tình báo sẽ gia tăng nếu chúng tôi giúp họ làm cân bằng cán cân kỹ nghệ.

Chúng tôi cần những chuyên gia nhiều hơn con số hiện nay. Tôi thảo luận vấn đề với cácsĩ quan cao cấp của tôi và chúng tôi đồng ý việc khởi đầu là kết nạp đầu tàu trong số cácsinh viên ngành khoa học. Một trong những người đầu tiên được kết nạp là WernerStiller.

Một trong những người lùng kiếm tài năng địa phương tìm ra Stiller, một sinh viên khoahọc có khả năng tại Đại Học Karl Mã tại Leipzig. Khi chính quyển sở tại biết chắc đươngsự là một viễn tượng đáng tin cậy, họ gởi đương sự đến chúng tôi tại Bá-Linh, nơi đâyđương sự ký một tài liệu tuyên thệ « với lương tâm và tất cả sưc lực » phục vụ cho nướcCộng Hòa Dân Chủ Đức trong Bộ Công An. Để ghi nhớ những chuyện phiêu lưu Cộng Sảnthời niên thiếu, đương sự dùng bí danh Stahlmann - « người thép » -, trùng với tên củaông xếp cũ của tôi. Vừa ký xong, y và hai sĩ quan trách nhiệm rủ nhau cụng ly cognac.

Page 161: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Stiller là môt thanh niên đẹp trai, vạm vỡ, có vóc dáng cởi mở và thông minh. Tôi khôngđích thân đến gặp anh ta vì anh ta thuộc lại tép riêu, mặc dù sau này anh khoác lác anhđã gặp tôi. Do tính tình, tôi xếp anh vào loại người tính toán và cứng cỏi hơn là loạichuyên cần ý thức hệ. Stiller được phái đến Tiểu ban 1. Tiểu ban này có mục tiêu là bắtkịp những nghiên cứu hạt nhân của Tây Đức và giám sát sự triển khai tất cả những hệthống vũ khí mới tại đây.

Vào thời điểm y đào thoát, Stiller phụ trách khoảng một chục nguồn tin không chính thứctại CHDCĐ và bảy điệp viên Tây Đức anh đã kết nàp, trong đó có Rolf Dobbertin, mộtnhà vật lý học chuyên về hạt nhân ở tại Paris (Sau năm năm ở tù Pháp, trong một phiêntòa tái thẩm, Dobbertin được trắng án tội gián điệp. Dobbertin không bao giờ phủ nhậnđã trao thông tin, nhưng ông gọi đó là « giúp đỡ phát triển khoa học cho các đồng nghiệpCHDCĐ); Reiner Fülle, một chuyên viên nghiên cứu lão thành tại Trung Tâm Nghiên CứuHạt Nhân tại Karlsruhe; một doanh nhân làm việc cho Siemens và một người khác trongkỹ nghệ hạt nhân tại Hanover. Stiller đem theo với y những thông tin giúp cho Tây Đứckhám phá giáo sư Karl Hauffe, giám đốc chương trình nghiên cứu hạt nhân tại Đại HọcGöttingen, làm việc hco KGB, mặc dù chúng tôi điều khiển ông từ Bá Linh.

Ngoài những sinh hoạt đặt trọng tâm vào lãnh vực phát triển hạt nhân, ban này cũngkhuếch trương điệp báo trong kỹ nghệ, thăm dò kỹ nghệ rộ phát của phương Tây về kỹnghệ vi tính và tìm những mối liên lạc để gỡ thế cấm vận của phương Tây. Một trongnhững điệp viên giỏi nhất của chúng tôi trong lãnh vực này là Gerhard Arnold, bí danhStorm, một thanh niên đã được gởi sang Tây Đức để « nằm vùng ». Tứ đó anh leo cấpbậc trong Hãng IBM Đức và chuyển những tài liệu nội bộ về khai triển hệ thống mới vànhu liệu. Arnold là một trường hợp quái lạ vì anh ta từ lâu không gần gũi chính trị vớichúng tôi và từ chối nhận tiền của chúng tôi nhưng vẫn tiếp tục chuyển thông tin chochúng tôi bởi vì anh cảm thấy vẫn còn tình cảm quyến luyến với Đông Đức.

Nghiên cứu vi tính đặc biệt có giá trị đối với Đông Đức vì nó nhằm thúc đẩy hãng đứngđầu về vi điện tử Robotron. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi thua xa Hoa Kỳ và NhậtBản. Phương cách duy nhất để Robotron bắt kịp họ là thu thập những hiểu biết và nhuliệu của phương Tây bị cấm vận ngăn chặn. Rập theo mô hình IBM, Robotron tùy thuộckhá nhiều vào những tiến bộ kỹ thuật của IBM mà chúng tôi lén lút lấy được vì vậy, trênthực chất, nó là một loại công ty chi nhánh bất hợp pháp.

Nhờ gạt hái được nhiều thành quả, Stiller sớm được quân hàm trung úy. Y đang trên conđường thăng tiến khi y quyết định đào tẩu vì , theo sự hiểu biết của tôi, lý do hoàn toàndựa trên ước vọng sống một cuộc đời thoải mái hơn tại Tây Đức. Hôn nhân của y bấpbênh và y có một tình nhân, một cô chiêu đãi tên Helga có người anh ở Tây Đức. Quangười anh này, Stiller tiếp xúc với tình báo Tây Đức, có lẽ vào giữa thập niên 1960.Đương sự thương lượng thông báo cho Tây Đức về những công tác trong ban của anh vớimột số tiền lớn và sau cùng là một chuyến đi sang Tây Đức sống cuộc sống an toàn. Đâylà một dàn xếp thường thấy nơi các kẻ chuẩn bị đào tẩu. Tuy nhiên,vấn đề là sau khi kẻđịch đã bám chặt một cá nhân, họ thấy lợi ích lưu giữ ở nơi cũ kẻ mới kết nạp - để cungcấp những thông tin giá trị ngay trong lòng địch - hơn là tiếp nhận họ vào lãnh thổ củamình. Lẽ cố nhiên kẻ phản bội không suy nghĩ như vậy, đặc biệt khi ngày tháng trôi quavà nguy cơ bị lộ mỗi lúc một gia tăng. Hậu quả thường là một cuộc đấu tranh ý muốntrong đó cả hai bên trong cuộc thương lượng đều tìm cách áp lực nhau.

Cơ may của Stiller mỗi lúc giảm nhanh. Năm 1978, cơ quan phản gián của chúng tôi, vớinhiệm vụ ngăn chặn điệp báo tại nước CHDCĐ, bắt được một lá thơ mã hóa do y gởi cho

Page 162: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

một địa chỉ ở Tây Đức mà chúng tôi biết là bình phong của tình báo hải ngoại của TâyĐức (BND). Giám đốc cơ quan phản gián của chúng tôi không tìm ra được cách giải mãhoặc tìm ra kẻ gởi đi, nhưng ông ra lệnh tất cả các thư từ gởi sang Tây Đức trong cùngmột vùng bưu điện mà họ đã chặn bắt lá thơ phải được rà soát. Quả nhiên, họ chận bắtmột điện tín bưu điện vài tháng sau. Lần này cơ quan phản gián tìm ra được mật mã.Điện tín viết : “Tôi không thể đáp ứng lời yêu cầu của quý vị”. Các chuyên viên nghiêncứu nét viết cho biết đây là chữ viết của một người đàn bà; đó là Helga chuyển lời củaStiller cho các cán bộ điều khiển Tây Đức thông báo là y không thể chuyển giao gói viphim.

Chúng tôi không có lý do chính xác nào để nghi ngờ Stiller ngoại trừ cơ quan phản giántình cờ khám phá một cuộc gặp gỡ với một người vào một thời điểm và nơi trốn không ănkhớp với những báo cáo của chính y với các nguồn tin của y. Chúng tôi chưa vội vã kếtluận, nhưng năm 1976, khi tôi ra lệnh đình chỉ tất cả những hoạt động ngoại trừ nhữngcông tác thiết yếu tại Tây Đức bởi vì có một cuộc săn lùng điệp viên tại Bá Linh, chúng tôibắt đầu theo dõi những chuyến đi của y sang Tây Bá Linh. Tuy nhiên đượng sự vẫn đượcphép di chuyển sang Zagreb tại Tiệp Khắc để gặp một trong những nguồn tin Tây Đứccủa đương sự. Nơi đây, đương sự cũng cảnh báo cho BND biết là chúng tôi đã phối hợpnhững phân tích của máy vi tính với những quan sát trực tiếp để bắt một số những điệpviện của họ đã xâm nhập vào hàng ngũ quân đội Đông Đức.

Vào cuối năm 1978, Stiller bắt đầu lo bởi vì y sợ sắp bị bại lộ - y lo ngại rất đúng và saunày tôi mới biết nhưng đã quá trễ. Đương sự hối thúc cơ quan BND và cơ quan này hứasẽ chăm sóc cho y ở Tây Đức và chấp nhận y đào tẩu. Không hiểu là họ cố ý hay là bấtcẩn (cả giới tình báo của chúng tôi cũng như của đồng nghiệp CIA Hoa Kỳ ai cũng biết cơquan tình báo Tây Đức nổi tiếng là như vậy), họ đưa cho y những giấy căn cước giả mạoquá thô sơ nên không dùng được. Stiller đành quyết định tự tìm kế thoát thân khỏi ĐôngĐức với giấy thông hành của ban mình.

Giấy thông hành dùng một lần duy nhất trong mỗi ban đều được trưởng ban cất khóa kỹvà phải có chữ ký mỗi khi có người dùng đến để đi kinh doanh tại trạm Friedrichstrasse.Giao điểm chính ở Bá Linh giữa Đông và Tây là một ổ hoạt động tình báo, với một dãyhộp khóa ( tiện lợi để làm hộp thơ chết) trong những hành lang ngoằn ngoèo. Trạm xehỏa này, về mặt thuần túy kỹ thuật, nằm trên phần đất của Đông Bá Linh, nhưng trênthực tế được chia cắt mỗi bên Đông và Tây một nửa, biến giới kiểm soát nằm ở giữa. Bấtcứ một người Đông Đức nào bước lên xe lửa ở phía Tây cũng vẫn có thể bị chính quyềnĐông Đức bắt và lôi cổ về.

Những nhân viên trong Ban Khoa Học và Kỹ Thuật than phiền việc phải ký giấy thônghành mỗi khi đến trạm xe hỏa là một dấu hiệu bất tín và sỉ nhục. Tôi nghĩ điều này tệthật nhưng không có phương thức nào khác. Để đơn giản hóa thủ tục, giám đốc ban đềcử cô thư ký của mình là người giữ giấy thông hành kỳ diệu này. Cô lưu giữ hồ sơ nhữnglần đi và về và được kiểm soát hàng ngày; nhưng nếu có một sĩ quan cô quen biết và tintưởng đến hỏi thông hành, cô vui vẻ cấp giấy tờ này như thể đưa chia khóa vào phòngtắm rửa.

Trong mọi trạng huống, sự khéo léo và bản năng tự vệ cực cao của Stiller giúp anh tathoát hiểm. Thay vì liều lĩnh dùng những giấy tờ kém chuẩn bị, đương sự cậy tủ an toàncủa ban mình để lấy thông hành và lựa chọn những hồ sơ có giá trị nhất trong ban đểlàm hộ thân bên Tây Đức. Y giả mạo giấy công tác ban chỉ thị cho y đi qua địa phận Tâycủa trạm xe hỏa Friedrichstrasse và đặt một va-ly vào một trong những ngăn khóa ở

Page 163: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đây. Đối với người kiếm soát việc qua lại đang thi hành nhiệm vụ đêm đó tại trạm, việcnày hoàn toàn thông thường. Đây là chuyến đi Stiller vẫn bình thường làm hàng chúc lầntrước đây trong khi thi hành nhiệm vụ.

Stiller lấy búa cậy tủ sắt Hình ảnh tang chứng trong hồ sơ của Stasi

Hồ sơ về đêm định mạng hôm đó cho thấy hai người đã trao đổi vui vẻ về thời tiết tồi dởvà Stiller, cố ý đánh lạc hướng viên sĩ quan không để cho người này xem xét kỹ lưỡnggiấy tờ của mình, nói đùa “Có thể tôi sẽ xin thuyên chuyển về Ban của anh. Anh chỉ ngồisuốt ngày trong góc vuông ấm áp này. Tôi có lẽ cũng thích hợp việc này”. Anh bảo vệ lầngiở những trang tài liệu: có một sự vụ lệnh đóng dấu “tối mật”, giấy phép nơi làm việc,giấy phép đặc biệt qua biên giới, và giấy thông hành. Khi thấy Stiller nhanh nhẹn trìnhtoàn bộ những giấy tờ cùng một lúc, anh bảo vệ không xem xét xa hơn nữa. Kẻ phản bộiđi qua hai lần cửa sắt để bước sang phần đất Tây Đức. Hai cửa này bật mở cách nhautám giây, đủ thời giờ để viên sĩ quan bảo vệ bấm nút khóa nếu anh bất thình lình thayđổi ý kiến và quyết định kiểm soát xem tất cả những con dấu trên những tài liệu đều ănkhớp với nhau không. Anh không có ý nghĩ này.

Stiller nói chuyện với sĩ quan bảo vệ Bấm nút mở cửa

Bước lên sân ga, Stiller chậm rãi bước qua các cửa sát và một cách chính thức và khôngthể vãn hồi bước sang phần đất Tây Đức của nhà ga. Biết rõ các sĩ quan phản gián ĐôngĐức luôn hoạt động tại đây, y vờ loanh quanh tại các hộp khóa. Rồi, khi nghe tiếng rầm rìcủa toa xe sắp đến, y chạy nốt đoạn đường cuối và nhảy lên toa cùng lúc đèn đỏ nhấpnháy và lơì phát âm tự động : “Mọi người lên xe! Cửa đóng lại”. Mười phút cuối cùng củachuyến đi này trên chuyến xe hỏa lọc cọc trên lãnh thổ Đông Đức và đương sự vẫn cònnằm trong vòng tầm nã của chúng tôi, chắc đã gây căng thẳng cho Stiller không ít. Khixe hỏa cập bến Lehrter, trạm ngưng đầu tiên bên phía Tây Đức, y biết là y đã được tự do.

Page 164: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Stiller bước lên toa xe lửa định mệnh

Cuối cùng Stiller đi xa hơn nữa trên tuyến đường , đổi xe hỏa và trực chỉ trạm cảnh sátgần nhất, nằm trong khu vực ảm đạm ngoại ô Reinickendorf của giới trung lưu thấp kém.Viên sĩ quan trực ca trễ, chỉ trông chờ nhìn thấy diễn hành thường lệ các tài xế say rượu,những kẻ lắm mồm và những bọn trực ăn cắp xe, có lẽ ngạc nhiên cực độ khi một ngườiđàn ông ăn mặc tươm tất bước vào và lịch sự chào hỏi: “Chào ông, tôi là sĩ quan Bộ CôngAn của nước CHDCĐ vừa mới đào thoát khỏi Đông Bá Linh. Xin ông làm ơn thông báo cho[Cơ Quan Tình Báo Tây Đức] Pullach.”

Ngay đêm hôm đó anh đến Pullach. Tôi muốn biến thành con ruồi để xem y mở chiếc cặpda chứa đầy những tài liệu đánh cắp trong tủ an toàn. An ủi duy nhất của tôi là Stiller,mặc dù không thể chối cãi tài năng của y, chỉ là một sĩ quan trung cấp. Nhờ vào hệ thốngan ninh tôi đã cẩn thận thiết kế, tôi đoan quyết là y không biết danh tính của các điệpviên khác ngoài bảy người do y điều khiển. Nhưng những tài liệu y đánh cắp trong tủ sắtcó những ám chỉ có thể giúp phản gián Cologne tìm ra hai mươi đến hơn hai mươi lămngười nữa và chúng tôi phải xóa dấu vết của những người này.

Bổn phận của chúng tôi là cảnh báo cho các giao liên và điệp viên của y. Chuyên viên lòhạt nhân Johannes Koppe và người vợ đã kịp trốn nhờ nhanh trí. Khi cảnh sát gõ cửa nhàhọ tại Hamburg và hỏi ông có phải là Herr Koppe không, ông trả lời không và nói ngườinày ở trên lầu hai. Koppe và bà vợ rời bỏ ngay căn phòng của họ vỏn vẹn với bộ quần áotrên người và đi thẳng đến Bonn và tìm trú ẩn nơi Tòa Đại Sứ Xô Viết, và Tòa Đại Sứ đưahọ trốn khỏi nước Đức. Cơ quan phản gián của chúng tôi phải đương đầu với một côngviệc khó nhọc: Koppe là một người đam mê thích chơi xe hỏa, ông sưu tầm những thờikhóa biểu của hơn một chục quốc gia và tệ hơn nữa, một bộ xe hỏa tiểu ly chạy ngoằnngoèo trong căn phòng của ông. Nhân viên Tây Đức khổ sở khám xét và tháo gỡ toàn bộsưu tầm này để tìm tang chứng gián điệp nhưng không thấy gì cả. Cuối cùng, để tưởngthưởng cho một điệp viên bị bại lộ, tôi thu xếp để mua những chiếc xe hỏa này khi họđem bán đấu giá tại Tây Đức (Mielke không bằng lòng chuyện này vì ông không thấy cầnthiết chúng tôi tỏ vẻ quá nhiệt thành) và gởi chúng về cho Koppe để rồi Koppe dựng lênlại trong căn phòng nhỏ bé hơn ở Đông Bá Linh, nơi đây ông sống chật chội nhưng vuisướng hơn.

Một nguồn tin khác của Stiller, Reiner Füller thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Hạt Nhân tạiKarlsruhe, cũng đào thoát trong đường tơ kẽ tóc. Ông nhận điện thoại báo trong khi cácsĩ quan đến bắt ông đã vào tận căn phòng của ông để bắt ông. Trên đường từ xe đếntrạm cảnh sát, một trong những người dẫn độ ông trượt ngã trên nền đất đông giá vàđập đầu xuống đất. Füller vụt chạy bỏ rơi các sĩ quan đuổi bắt và chạy trốn vào pháiđòan quân sự Xô Viết tại Wiesbaden và từ đó ông được giao lại cho chúng tôi tại Đông BáLinh (Vài năm sau này, trong thời gian tôi bị đưa ra tòa tại Karlsruhe, tôi cũng được chínhanh nhân viên đã để cho Füller tẩu thoát đêm tháng Giêng đó. “Ông đừng dở trò này vớichúng tôi nhé Herr Wolf ”, anh cười đùa. Ở tuổi tôi, tôi không thể nào có cơ may thoát).Füller không thích hợp với đời sống tại Đông Đức và thu xếp, hai năm sau, để liên lạc với

Page 165: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

cơ quan phản gián Tây Đức giúp anh trở qua lại Tây Đức. Thông thường trong nhữngtrường hợp như vậy, chúng tôi biết những vấn đề của một điệp viên đã ngừng sinh hoạtvà nghi ngờ anh ta sẽ nhảy qua biên giới để sang Tây Đức. Trong trường hợp của Füller,chúng tôi quyết định để cho anh đi, nghĩ rằng anh chẳng còn gì để báo cho chính quyềnbên kia sau thời gian ngắn anh sống dưới sự bảo trợ và kiểm soát của chúng tôi. Nhưngkhông phải lúc nào chúng tôi cũng dung thứ trong những trường hợp như vậy. Một điệpviên khác của Stiller, Arnulf Raufeisen, là một địa vật lý học gia tại trung tâm nghiên cứuHannover, đã bỏ trốn sang Đông Bá Linh sau khi được chúng tôi báo động và cũng có ýđồ trở về lại Tây Đức năm 1981. Anh bị bắt tại biên giới Hungary trên đường trốn sangnước Áo. Lần này, lệnh từ trên muốn đem anh ra làm gương; mặc dù anh là một điệpviên cũ của Đông Đức, anh bị kết án là điệp viên tại Đông Đức và bị xử tù chung thân.

Tôi bị dằn vặt về chuyện của Raufeisen. Anh đã làm việc cho cơ quan của tôi hai mươinăm và tôi muốn dàn xếp một cuộc trao đổi hoặc ân xá. Nhưng tôi đã thất bại và anhchết trong tù năm 1987, một nạn nhân của sự phản bội của Stiller và công lý tùy hứngcủa CHDCĐ. Vào lúc Stiller đào thoát, chúng tôi mang một mối hận rất sâu đậm; tôi nghĩRaufeisen đã nhận lãnh án mà chúng tôi muốn Stiller phải đau khổ đón nhận.

Stiller trao cho cho địch thủ trong cơ quan tình báo Tây Đức một điều không sờ mó đượcnhưng lại rất quan trọng khi y đào tẩu, đó là việc xác nhận chân tướng của bản thân tôi.Mặc dù tôi lãnh đạo tình báo hải ngoại Đông Đức đã hai mươi năm khi y đào tẩu, khôngmột ai bên phía Tây kiếm ra một bức hình của tôi, vì vậy tôi có biệt danh khen ngợi“người không chân dung”. Thực ra, cơ quanTình Báo Liên Bang đã có hình của tôi nhưnghọ không biết là ai. Tôi bị lén chụp mà tôi không biết trong một chuyến đi Thụy Sĩ để gặpBác Sĩ Friedrich Cremer, một đầu mối đầy hứa hẹn trong đảng Dân Chủ Xã Hội Tây Đức.Tôi sang đây vào mùa hè 1978 để gặp gỡ ông trên một lãnh thổ trung lập; chúng tôithường dùng Thụy Điển, Phần Lan và Áo vào mục đích này. Mặc dù chuyến đi là mộtphần lấy cớ để đi ra khỏi văn phòng, đi du ngoạn với vợ - và bao lâu tôi vẫn còn ở ThụyĐiển - gặp gỡ Cremer, tôi còn có một lý do khác để hiện diện. Lý do chính của chuyến đilà để gặp gỡ một nguồn tin quan trọng ở trong NATO.

Có lẽ vì chúng tôi quá cẩn thận về vấn đề an ninh quanh công tác quan trọng này, nênchúng tôi bất cẩn thả lòng khi công tác này đã hoàn tất, đúng vào lúc tôi gặp Cremer, vớinhững hậu quả không đẹp cho ông. Các nước Scandinavia rõ rệt trung lập mang một bầukhông khí yên tĩnh và chậm rãi và cơ quan phản gián của họ cũng không quá siêng năng,mặc dù tôi biết họ ngả về phía Tây Âu. Tôi gặp những điệp viên của tôi ở vùng phụ cậntòa Lâu Đài lộng lẫy Gripsholm, phía Tây Stockholm, nơi đây chúng tôi hy vọng không aiđể ý đến chúng tôi trong đám người xem phong cảnh. Sau này, tôi nhớ lại có thấy mộtcặp vợ chồng đứng tuổi ngồi trong xe hơi nơi bãi đậu. Chiếc xe có bảng số Đức, nhưngkhông có dấu hiệu gì đáng nghi cả nên tôi tiếp tục cuộc tiếp xúc trên sân của lâu đài. Cácbạn đồng nghiệp của tôi thông báo cho biết họ đã thu xếp để tôi đến gặp Cremer tạiStockholm.

Page 166: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Lâu đài Gripsholm

Chiều hôm đó, khi tôi đi lang thang trong trung tâm Stockholm, để giết thời giờ trong khichờ đợi gặp Cremer, một cặp vợ chồng xôn xao, có lẽ là người Hungary, hối hả đến gặptôi và báo cho tôi biết tôi đã bị chụp lén. Điều nay khiến cho tôi khó chịu, mặc dù tôikhông thấy mối tương quan hợp lý nào với cặp vợ chồng trong xe. Tôi tiếp tục công việcdự định trong ngày, gặp gỡ Cremer tại một căn phòng thường được Tòa Đại Sứ CHDCĐdành cho các viên chức đi du lịch.

Sai lầm của chúng tôi là lựa chọn cảng Kappelskar nằm phía cùng Bắc làm nơi nhập cảnhđến từ Phần Lan, theo nguyên tắc cẩn thận điệp viên tránh di chuyển thẳng từ nơi mình ởđến lãnh thổ mà minh dự định gặp gỡ mối giao liên. Như thương lệ đi từ Phần Lan quaThụy Điển, chúng tôi đi qua biên giới không ai hỏi thông hành chúng tôi, vì vậy sự hiệndiện của chúng tôi không ghi vào hồ sơ. Nhưng tại hải cảng, sĩ quan tình báo lưu trú t ạiTòa Đại Sứ ở Thụy Điển đến rước chúng tôi. Phản gián của Thụy Điển dầu sao cũng làmviệc miệt mài. Họ ghi số xe thuê của chúng tôi vào trong máy vi tính và bắt đầu giám sátchúng tôi khi chúng tôi đi vào Stockholm.

Việc chuẩn bị bất bình thường cho một vị khách đặc biệt đã làm tình báo Thụy Điển chú ýđến chuyến đến bí mật từ Đông Đức và họ thông báo cho đồng nghiệp tình báo Tây Đức,với kết quả là tôi bị hai mạng lưới theo dõi chặt chẽ khi tôi đặt chân lên lãnh thổ củaThuy Điển. Tình báo Tây Đức trở về nhà với hình ảnh của tôi chụp tại Stockholm, nhưngkhông ai đoán biết người Đông Đức bí mật kia là ai cả.

Tấm hình được cất vào tủ sắt kín cùng với những tấm hình mờ do phản gián Tây Đứcchụp những khuôn mặt đáng nghi nhưng không nhận dạng được đích thực là ai. KhiStiller sang Tây Đức, tất cả những tấm hình này được trải trước mặt y để y nhận dạngtheo thông lệ. Đương sự tức khắc nhận ra tôi và từ ngày đó trở đi, tâm hình đí ch thực củatôi xuất hiện trên các bài phóng sự của báo chí.

Biết rõ mặt mũi của người lãnh đạo cơ quan tình báo cũng chẳng đem lại một lợi ích thiếtthực gì cho kẻ địch, nhưng trong trường hợp của tôi, đối với Tây Đức việc này có lợi vì nóphá vỡ hình ảnh thần bí bao bọc cơ quan tôi và bản thân tôi. Tôi không còn là trùm giànđiệp không chân dung mà chỉ là một con người bình thường. Vì Cremer bị bắt và hình củatôi bị lộ, chúng tôi tiếc là phải cắt đứt liên lạc với nguồn tin của NATO, lý do chính củachuyến đi sang Thuy Điển. Việc cắt đứt liên lạc này cuối cùng là một tổn thất lớn nhất doStiller gây ra.

Sau khi Stiller đào thoát, các chủ nhân Tây Đức của Stiller giao y cho CIA ở Hoa Kỳ mộtvài năm. Y được cấp căn cước giả và ẩn nấp, theo sự hiểu biết của tôi, tại Chicago, nơiđây y học kháo cấp tốc tiếng Anh và lấy chứng chỉ quản lý ngân hàng. Đương sự khôngphải là một loại người kết thúc cuộc đời trong sự nghèo khó dưới bất cứ chế độ nào. Khi y

Page 167: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

trở về Đức và bắt đầu làm việc cho một ngân hàng tại Frankfurt với một tên giả, chúngtôi biết được tin nay nhờ hành lang tình báo. Một trong những nhân viên của chúng tôiđem cả địa chỉ của y về và xin được hậu đãi lớn nếu đưa được Stiller ra đến tận biên giới.Mielke tức tốc gọi tôi vào văn phòng và nói với giọng điệu thô bạo cố hữu của ông :“Thằng chó đẻ Stiller, chúng ta bắt nó về được không?”. Tôi biết ngay ông muốn nói gì:Ông nhắc đến những vụ bắt cóc điệp viên trong thập nhiên 1950. Nhưng nay là thập niên1980. Chính sách Ostpolitik và tinh thần hòa hoãn không cho phép có những lối hànhđộng khiên giáo loại này. Trước sự bực bội của ông Bộ Trưởng, Stiller vẫn nhởn nhơ tự dovà trở nên giàu có, điều khiến công ty của mình tại Frankfurt. Tôi xem Stiller là ngườithắng cuộc duy nhất trong những hành trình dài đáng buồn của sự nghiệp của tôi.

*

May thay nghề nghiệp của tôi không chỉ có tin buồn mà thôi. Một buổi sáng đầu mùa thunăm 1981, một phong bì lớn xuất hiện trong hộp thư của Tòa Đại Sứ Đông Đức tại Bonn.Đó là một lá thư gởi cho giám đóc Cục 9 của HVA, Cơ quan Tình Báo Hải Ngoại. Cục 9,phụ trách xâm nhập các cơ chế tình báo của Tây Đức, là cục lớn thứ nhì trong cơ quansau Cục Khoa Học và Kỹ Thuật và là một trong những cục bận rộn nhất. Đây là cục tôigắn bó nhất. Khác với hầu hết những người tình nguyện gia nhập - một danh từ để chỉnhững người tự nguyện góp sức cho hàng ngũ địch - tác giả ẩn danh của lá thư này ghiđịa chỉ chính xác, chứng tỏ đương sự biết rõ cơ cấu tổ chức của tình báo Đông Đức.

Trong phong bì là một tờ giấy bạc hai mươi Đức Mã, con số thứ tự in trên giấy bạc đểdùng làm mật mã trong những liên lạc tương lai. Người gởi tự giới thiệu là một chuyênviên cao cấp trong ngành tình báo sẵn sáng cung cấp thông tin với giá là 150.000 ĐứcMã mỗi lần trao đổi và một lệ phí hàng tháng gấp đôi tiền lương của tình báo Tây Đức. Láthư của đương sự viết với những hàng chữ in lớn. Để gợi sự thèm khát của chúng tôi,đương sự thông báo một tin mật Tây Đức đang có kế hoạch kết nạp Christian Streubel,cấp chỉ huy của Stiller trong SWT.

Chúng tôi không rõ danh tính của người gởi. Máy ghi hình an ninh nằm ngoài Tòa Đại SứĐông Đức tại Bonn chỉ thâu được hình ảnh của vóc dáng một người che mặt đang bỏ thơ.Mặc dù là mùa hè, đương sự đội nón khuất mặt và y có một vết thẹo trên mặt. Nhữngnét chữ in tự tín và vuông vắn là tất cả những gì chúng tôi biết.

Do một sự tình cờ chúng tôi khám phá được nét chữ này của ai. Đã lâu, cơ quan của tôivà chính quyến Tây Đức đọ sức với nhau trong một trò chơi lâu dài và phức tạp xoayquanh một trong những nhân viên của tôi có với bí danh Wieland. Tên thật của y làJoachim Moitzheim.

Là một sinh viên của các cha dòng Tên, Moitzheim, đã từng bị giam tại Liên Bang Xô Viếtthời chiến, làm việc cho chúng tôi từ năm 1979 tại vùng Cologne và đã thử kết nạp mộtnguồn tin trong cơ quan phản gián Tây Đức (BfV) tại đây. Người này tên là Carolus, phụtrách máy điện toán phản gián (tên là Nadis) tập trung danh sách những người đã đượcđiều tra và xem là an toàn và những người vẫn còn phải sưu tra và hồ sơ của họ.Moitzheim tặng cho Carolus một ngàn Đức Mã nếu Carolus rà soát một tên tuổi làm việccho Hoa Kỳ. Carolus đánh hơi đây là một cái bẫy bởi vì y biết CIA đã xâm nhập vào đượcNadis và y báo cáo việc này cho cấp trên.

Có hai người trong phản gián Tây Đức biết thủ đoạn này, một là sĩ quan cao cấp tài giỏiKlaus Kuron và hai là Hansjoachim Tiedge, giám đốc của Siêu Tra An Ninh của BfV. Côngviệc của họ là bảo vệ không để Đông Đức xâm nhập cơ quan của họ. Tiedge và Kuron

Page 168: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

mời Moitzheim đến một khách sạn, tại đây họ chận họng y nói rằng đã biết hắn muốnmua chuộc Carolus. Họ đe dọa kết án tù dài hạn Moitzheim và ép y phải làm gián điệpnhị trùng cho họ. Tây Đức lo ngại chúng tôi khám phá trò chơi này, nên họ không muốndùng Moitzhem làm người cung cấp tin sai đầu tiên cho chúng tôi. Trái lại, họ cung cấpcho y một mạch tin mật trong đó có tên tuổi của hơn một trăm thí sinh khả dĩ kết nạpcho phản gián Tây Đức và những người làm việc trong nhiều dự án quốc phòng mật. Đâylà một sai lầm lớn và nhờ đó chúng tôi thu hoạch được nhiều ich lợi.

Trong khi tiếp tục nhận lương hàng tháng 2.000 Đức Mã của Tây Đức, Moitzheim vẫn cònlưu luyến với ý thức hệ Đông Đức. Y báo cáo cho chúng tôi biết là Kuron và Tiedge đã thửmua chuộc y và y chấp nhận trở thành gián điệp tam trùng, làm việc cho chúng tôi. Nhờở vị thế này mà Moitzheim nhận diện được những chữ in trên phong bì là của KlausKuron, người được xem là cấp chỉ huy của y trong vai trò gián điệp nhị trùng.

Khi xảo thuật đạt đến trình độ này, chúng tôi phải cẩn thận tối đa. Các cán bộ điều khiểnphải luôn luôn đặc biệt chú ý gián điệp nhị trùng (và ngay cả tam trùng). Một khi mộtngười đã trở mặt một lần, người ta có thể dè chừng y sẽ trở mặt lần nữa. Cái trò đặc biệtnày diễn ra một cách tốt đẹp trong một thời gian, trong đó Wieland/Moitzheim báo cáocho cấp chỉ huy tại Cologne những cuộc gặp gỡ láo với những thành viên của bộ thammưu của tôi tại Đông Đức – và thông báo cho chúng toi là y đã báo cáo cho họ. Đồng thờichúng tôi yêu câu anh gián điệp tam trùng của chúng tôi cung cấp những tin thật từtrung tâm phản gián Tây Đức. Chúng tôi yêu cầu đương sự kiểm soát tên những doanhnhân mà chúng tôi tình nghi có dính líu đến các cơ quan an ninh, và chính quyền Tây Đứcnghi họ làm việc cho chúng tôi. Vì chúng tôi được coi như không biết là phản gián TâyĐức tại Cologne cảnh giác về mối liên hệ tam trùng của Moitzheim, nên họ phải gởinhững thông tin trung thực để bảo đảm tính khả tín của Moitzheim. Bằng không họ sợchúng tôi sẽ bắt đầu nghi ngờ y là gián điệp nhị trùng. Nhưng chúng tôi khó lòng biếtchắc chắn những tin tức họ lấy từ máy vi tính ở Cologne có bao nhiêu phần là thật, cóbao nhiêu phần là giả. Giáo dục của các cha dòng Tên là một nền tảng thuận lợi trongmột thế giới gương phản chiếu.

Cologne về phần mình cố lượng định tầm mức hiểu biết của chúng tôi qua những câu hỏichúng tôi đặt cho Moitzheim. Bây giờ chúng tôi phải đương đầu với một trò trở cờ thứ tưtrong màn khiêu vũ phức tạp của làng tình báo. Kuron, vị sĩ quan đã t ừng điều khiểnMoitzheim, nay cũng muốn làm việc cho Đông Đức! Điều này quá đặc biệt, ngay cả đốivới những mối giây chằng chịt của thế giới gián điệp.

Kuron là một mẻ bắt lớn không có tiếng xấu lại nằm ngay trong trung tâm của phản gián,một điều mà tất cả các cơ quan tình báo đều mơ ước. Nếu chúng tôi được sự công táccủa đương sự, chúng tôi có thể đánh giá được mức độ hiểu biết của Tây Đức về nhữngcông tác của chúng tôi và chúng tôi có thể ứng biến cách phòng thủ của chúng tôi. Điềunày giống như phá hủy hệ thống đề kháng của trung tâm phản gián Tây Đức, phầnthưởng lớn nhất trong những phần thưởng. Nhưng trong một thế gián điệp nhị trùng vàtam trùng , chúng tôi muốn biết chắc là hành động của Kuron có phải là một cái bẫykhông.

Đúng vào thời điểm đã đ ịnh, Kuron liên lạc qua số điện thoại mã hóa. Chúng tôi thu xếpgặp gỡ và chúng tôi quay phim từ trên nóc nhà để có tang chứng đương sự chủ động tiếpcận chúng tôi nếu không may điều này là một dàn cảnh đánh lừa chúng tôi của phản giánTây Đức. Nhưng Kuron, tự xưng mình là Kluge (tiếng Đức có nghĩa là “kẻ khôn ngoan”)khi đương sự thương lượng với Moitzheim, quả nhiên danh bất hư truyền.

Page 169: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Đương sự gởi thư tiếp, nói rằng y thích chậm rãi tiếp cận vấn đề, vì vậy không có diễnbiến gì mới. Vào năm 1982, khi chúng tôi thuyết phục đương sự đến gặp chúng tôi tạiVienna. Tất cả những liên lạc được xử dụng qua những biến thái của con số mật mã trêngiấy bạc nhà băng y đã gởi cho chúng tôi. Bởi vì tính chất cao cấp của y trong làng tìnhbáo Tây Đức, chúng tôi giảm thiểu mối nguy kiểm chứng chồng tréo. Mỗi lần y muốn nóichuyện với chúng tôi, y dùng một trong nhiều số chúng tôi cung cấp. Rồi y rà soát bằngcách nghe một loạt những con số mật mã trên radio làn sóng điện ngắn và rút trừ nhữngcon số ghi trên từ giấy bạc. Hầu như không có ai có thể giải mã những liên lạc của chúngtôi.

Mặc dù vậy, tôi phải mòn mỏi trông tin cuối tuần từ Vienna. Cho đến giai đoạn cuối cùngđi đến sự hợp tác với Kuron, chúng tôi không hề loại trừ lời đề nghị của Kuron là một cáibẫy. Karl-Christoph Grossmann, giám đốc cục 9 (công tác của cục bao gồm việc điềunghiên những hoạt động của phản gián Tây Đức, di chuyển sang Áo với một đồng nghiệptrẻ. Günther Neels, phó giám đốc cục 9, cũng được đặc cách gởi sang Áo để quan sátcuộc thương thảo, cùng với một sĩ quan trẻ dùng làm liên lạc viên. Những chuẩn bị côngphu này giống như tuồng hát Vienna, Người Thứ Ba, có nhiều uẩn khúc.

Nơi gặp gỡ đánh dấu thành tích đáng kể nhất của cơ quan tôi đối với tổ chức tình báo củađịch là cổng vào của Công Viên Schönbrunn, một nơi nằm trong truyền thống mưu đồ vàlãng mạn vào thời Hapsburg. Các sĩ quan lần lượt tới, mỗi người cẩn thận xem xét có bịtheo dõi hay không. Grossmann định vị trong một quán cà-phê phía đối diện với côngviên.

Công viên Schönbrunn

Đúng vào giờ đã định, dáng vóc mạnh mẽ và thẳng đứng của Kuron xuất hiện. Cùng lúcđó, Neels tiến gần đến cổng. Nếu có người lạ đứng xem, họ sẽ thấy hai người đàn ông, xalạ và xuất phát từ hai cơ chế đối địch, chào hỏi nhau như những bạn bè lầu đời. Và họtiến bước qua các vườn tược của công viên. Khi thấy con mồi của mình đến đầu bên kia

Page 170: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

an toàn, Grossmann leo lên taxi và sau đó Kuron và người giao liên lên xe theo. Cả bađến một tiệm ăn. Tọa vị một cách thoải mái, Kuron tỏ vẻ thư thái.

Đương sự không băn khoăn về việc phản phé này và mô tả nỗi ấm ức trong nghề nghiệp.Đương sự là hình ảnh của những tham vọng không thành, làm cho y day dứt trong suốtcuộc đời công tác dân sự . Sinh trưởng trong một gia đình đơn sơ, ông tiến thân trongngành tình báo, mặc dù ông không có bằng cấp đại học. Những thành tựu của ông đềuđược tất cả những cộng sự viên công nhận, nhưng vì ông không tốt nghiệp theo tiêuchuẩn ấn định ông không được thăng chức. Tiền lương 48.000 Đức Mã (vào lúc đó là25.000 Mỹ Kim) tương xứng với cuộc sống thoải mái nếu không muốn nói là sang trọng,nhưng ông biết ở nơi này ông không còn cách gì thăng tiến cao hơn được nữa.

“Tôi đã vật lộn nhiều” ông nói. “Mọi người đều biết tôi có tài, nhưng tôi không thể tiến xahơn nữa.” Giọng của ông có vẻ chua chát và điềm đạm, “Ở Tây Đức, họ nói là có tự do vàcơ may đồng đều cho mọi người để phát triển tài năng của mình. Tôi không cảm nhậnđược điều này. Tôi có thể làm việc cho đến khi ngã quị và người ta vẫn xem tôi là con rối.Rồi bọn họ đưa một tên quan lại ngốc ngếch được bố trả tiền cho đi học và có con đườngsáng lạn trước mắt cho dù nó làm gì đi nữa. Tôi không chịu đựng được cảnh này nữa”.

Mối ưu tư lớn nhất của Kuron là bốn đứa con của mình phải có phương tiện để lên đạihọc, vì đương sự không đủ tài chánh để đắp thêm vào số tiền tài trợ của chính phủ. Khimọi người biết đến chuyện của ông sau khi nước Đức thống nhất, báo chí Tây Đức bôinhọ Kuron, cho ông là một tên gián điệp lạnh lùng và tham lợi. Nhưng tôi nhận định khácđộng cơ thúc đẩy ông. Tôi xem quyết định của ông làm việc cho chúng tôi là hành độngcủa một người đã nhập tâm thông điệp thôi thúc của xã hội tư bản và vứt bỏ tất cảnhững điều khác và hành động theo đó không một chút cắn rứt. Khi nhìn thấy nhữngngười thành công và được trọng vọng xung quanh anh đã mua phương tiện để tiến thân,ông bán tài nghệ của ông cho thị trường duy nhất mà ông biết.

Klaus Kuron (tài liệu của Thomas Knauf)

Có một vài kẻ phản bội, ít nhất là trong đầu óc của họ, không ảo tưởng là mình phục vụcho hai chủ nhân khi họ nhận tiền của kẻ địch nhưng vẫn làm việc cho đất nước củamình. Vào lúc Kuron liên lạc với chúng tôi, ông đã đánh mất hết tinh thần nhập thuộc vớicơ quan của mình. Sau này khi ông đứng trước tòa án để làm nhân chứng trong phiên tòaxét xử cá nhân tôi, ông cho biết ông không có cảm tính nào khác ngoài sự hận thù đối vớicơ quan ông làm việc. Việc chuyển đổi lòng trung thành của một điệp viên nằm vùngchấp nhận ở lại nhiệm sở là một giấc mơ toại nguyện của ông trùm tình báo. Điều nàyhiếm khi xảy ra, nhưng một khi đã đến, nó xứng đáng với lượng chi phí cao. Phần đôngnhững người tiếp cận địch thủ và đề nghị làm người nằm vùng mong muốn làm được như

Page 171: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

vậy trong một thời gian ngắn và sau đó, như Stiller, mua đường tẩu thoát sang một nướcthứ ba.

Tôi liên tưởng trường hợp duy nhất tương tự với Kuron là Aldrich Ames, người đã hàophóng cộng tác với KGB. Trong một khía cạnh quan trọng, Ames có cùng một vóc dángtâm lý. Giống như Kuron, đương sự cảm thấy bị đánh giá thấp, không được CIA tưởngthưởng xứng đáng, đoan quyết là mình sáng giá hơn nhiều những gì họ trả cho y. Cả haiđều thích tiền và một cuộc sống xa hoa. Cả hai đều nhận thấy công việc lương thiện củahọ không được tưởng thưởng tương xứng. Cả hai đều am hiểu thấu đáo cơ quan của mìnhvà họ biết nếu họ khéo léo thương lượng, họ sẽ được phía địch mà họ phục vụ bảo vệchặt chẽ.

Nhờ Kuron, chúng tôi có một điệp viên nằm vùng siêu đẳng. Đương sự là người tuyển mộcác điệp viên Đông Đức và Xô Viết và dùng họ làm điệp viên cho Tây Đức. Bây giờ ôngchuẩn bị cung cấp cho chúng tôi thông tin này. Giá phải trả cho ông cao thật và ôngmuốn số tiền này được bỏ vào một chương mục danh số tại một nước thứ ba, nhưng tiềmnăng khai thác thật là to lớn. Là một điệp viên chuyên nghiệp cao, ông yêu cầu một sốnhững “điều khoản miễn hành”, giống như minh tinh Hollywood thương lượng cho mộtcuộn phim, nhưng một lần nữa chúng tôi vẫn muốn đánh liều. Ông cũng muốn bảo đảmnhững gián điệp nhị trùng mà ông tiết lộ danh tính cho chúng tôi, chúng tôi không đượcbắt. Đây không phải là chỉ dấu của một nét đạo đức nào hết. Những gì Kuron tiên đoán làmột loạt những vụ bắt chắc chắn sẽ dồn nghi ngờ về phía cơ quan phản gián tại Cologne.Tôi đồng ý.

Chúng tôi quá vui mừng chớp được manh mối này và đặt cho đương sự mật danh là NgôiSao. Danh tính của đương sự được xem là tối mật và tên thật của đương sự tuyệt đốikhông được nói ra, ngay cả trong vòng nội bộ kín đáo của tôi mặc dù được xem là khôngcó máy ghi âm. Những cuộc gặp gỡ khác tiếp diễn theo sau tại Áo, Tây BanNha, Ý,Tunisia và Kuron tiết lộ tên tuổi của những điệp viên Đông Đức mà cơ quan của ông đãtuyển mộ.

Cả hai người chúng tôi đều rất cẩn thận về nơi gặp gỡ, và chúng tôi chọn những nơi thíchhợp cho nghỉ mát.

*

Việc dàn xếp những yêu cầu của ông thật là xuất sắc. Kuron yêu cầu cá nhân tôi xácnhận những điều khoản này. Trước khi tôi xin Mielke chấp thuận trả tiền nhiều hơn bất cứmột nguồn tin nào tại Tây Đức, tôi muốn đích thân gặp Kuron. Với giấy thông hành ngoạigiao CHDCĐ, ông đến Vienna thông quá Bratislava trong một chuyến bay đặc biệt điDresden, tại đây con rể của tôi, Bern, đến rước ông và dẫn ông đến một nhà an toàn ởvùng quê. Kuron là một trong những loại người thích hợp nhanh chóng với bất cứ ngoạicảnh nào, ngay cả trong một nhà an toàn tại một nước thù địch. Chúng tôi thương lượngtài chánh với phong cách đặc biệt của người Đức. Ông cũng sẽ nhận tiền hưu bổng trongcông việc tráo trở này. Lương của ông tương đương với lương của một đại tá tình báoĐông Đức. Ngày hôm đó, ông tiết lộ hai nhân viên của chúng tôi, Horst Garau và ngườivợ Gerlinde, giao liên làm việc cho cơ quan của tôi chuyển giao những thư từ của các điệpviên chúng tôi ở Tây Đức, nằm trong danh sách trả lương của Tây Đức.

Garau báo cho phản gián Tây Đức danh tính của những gián điệp y biết. Không có vụ bắtbớ nào tiếp sau đó, vẫn theo giả thuyết là việc này sẽ bại lộ tung tích nhị trùng của Grau.Nhưng những thông tin như vậy cho phép Tây Đức theo dõi hành tung của điệp viên và

Page 172: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

biết họ gặp gỡ những ai. Nhưng qua Kuron bây giờ chúng tôi biết tất cả hành động củahọ.

Khi thương lượng xong xuôi, chúng tôi dùng cơm tối và uống rượu do đội đặc biệt tuyểnchọn của Bộ Công An phục vụ. Kuron kể chuyện tếu và tôi cho ông xem những phim nghỉmát của Đông Đức, nơi đây tôi nói tôi hy vọng thấy ông xuất hiện nhiều. Ông cũng đềcập đến tên của cấp trên của ông, Hansjoachim Tiedge. “Một khối óc khôn ngoan” ôngnói. “Y tiêu sai hàng trăm Đức Mã như không và có tật uống rượu”. Tôi ghi hồ sơ chi tiếtnày để dùng trong tương lai, nhưng không bao giờ ngờ ông Tiedge hào phóng lại có thểgặp tôi mà chúng tôi không hề mất công sức tìm đến ông.

Điều gì đã xảy ra cho những điệp viên hay người nằm vùng bị Kuron tố giác? Theo sựhiếu biết của tôi, cả hai cơ quan bên Đông và Tây Đức không hề tìm cách giết họ, cho dùđể trả thù hoặc ngăn ngừa họ phát tán thông tin. Nhưng cả hai không thể phủ nhận họđã khai thác và mua chuộc. Ví dụ, để buộc Moitzheim trở cờ, Tây Đức một cách thô bạocho anh lựa chọn giữa án tù dài hạn và hợp tác. Chúng tôi có lẽ cũng làm như vậy.

Các điệp viên, khác vói sĩ quan điều khiển trong cơ quan tình báo, không bị kết án tửhình sau thập nhiên 1950. Việc giam giữ những gián điệp Tây Đức tầm vóc có giá trị hơnnhiều vì họ có thể trao đổi với người của chúng tôi vào lúc thuận lợi. Kết án nặng nề nhấtdành cho các sĩ quan phản bội đất nước mình, như Werner Teske, một sĩ quan trong CụcKhoa Học và Kỹ Thuật bị bắt quả tang năm 1981cất giấu hồ sơ của cục trong máy giặt ởnhà. Y có ý định đào thoát sang Tây Đức và đem những tài liệu này làm quà tặng chotình báo Tây Đức để đổi lấy một cuộc sống tốt đẹp ở phía bên kia.

Teske là người bị xử tử cuối cùng tại Đông Đức năm 1981, một ghi chú thảm thươngtrong lịch sử. Lý do quyết định hành quyết Teske vẫn còn là một bí mật đối với tôi. Tôithường bị trách, trong trách vụ lãnh đạo cơ quan tình báo hải ngoại, đã để cho y bị giếthoặc ít ra không ngăn ngừa việc này. Tôi cảm nhận có trách nhiệm về cái chết của ykhông ? Để trả lời một cách lương thiện, tôi phải phân biệt nhiều loại trách nhiệm.

Khi Cục Phản Gián phát hiện Teske phản bội, họ cùng với Tổng Cục Tra Vấn đã bắt đươngsự, cả hai Cục này đều nằm dưới quyền điều khiển của Mielke và sau đó giao cho, như tấtcả những vụ án gián điệp tại Đông Đức, toàn án quân sự kín. Vào thời điểm này, cơ quanchúng tôi không còn quyền lực gì nữa. Tuy nhiên, vào đầu thập nhiên 1980, bản án tửhình vì tôi phản bội thường được chuyển sang án tù chung thân. Mặc dù tôi biết tương lạicủa Teske mờ tối, tôi không nghĩ đương sự sẽ bị giết. Án tử hình mặc dù là kỳ quặc đãđược thi hành vào tháng 6 năm 1981 tại nhà giam Leipzig, không kèn trống, theo khuônmẫu của Xô Viết một phát súng đàng sau gáy. Án lệnh nghiệt ngã này không phải dùngđể răn đe vì ngay cả các sĩ quan của tôi cùng không hay biết chuyện này. Điều này chứngtỏ cho tôi thấy não trạng lúng túng của một quốc gia đang vào thời kỳ suy sụp.

Năm trước đó, năm 1981, Winifried Zarkrzovski, bí danh Manfred Baumann, một đại úythủy quân trong mạng lưới tình báo, đã tiết lộ tên tuổi của các điệp viên Đông Đức làmviệc tại Tây Đức. Mielke rất phẫn nộ. Trong cuộc họp với các sĩ quan cao cấp năm 1982ông kêu gọi triệt hạ những kẻ phản bội. “Những sai lầm như vậy khổng thể xảy ra vàonăm thứ 32 [xây dựng đất nước Đông Đức]… Chúng ta đồng tâm nhất trí về vấn đề này.Chúng ta không tránh được sự hiện diện của kẻ khốn nạn trong hàng ngũ của chúng ta.Nếu tôi biết hắn là ai, tôi sẽ ra tay một lần cho tất cả”.

Sự bực tức này chứng tỏ Mielke không bằng lòng với sự khoan hồng của luật pháp đối vớitội phản bội. Mặc dù tòa án trên danh nghĩa độc lập trong những lãnh vực này, cấp lãnh

Page 173: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đạo vẫn có thể áp lực trong những trường hợp đặc biệt. Số mạng của Teske là kết quảcủa những áp lực này. Theo luật pháp Đông Đức, đương sự có thể bị hành quyết dựa trênbằng chứng là việc phản bội đã xảy ra. Trước đây đã có tiền lề trong trường hợp của mộtsĩ quan tên Walter Thräne đang chuẩn bị đào thoát thì bị bắt. Tòa án từ chối yêu câu tửhình hoặc ngay cả tù chung thân của biện lý cục, trên căn bản là ý định phản bội đã rõràng nhưng hành vi phạm tội chưa xảy ra. Vì vậy dựa trên căn bản của chính luật phápkhắt khe của chúng tôi, việc hành quyết Teske là bất hợp pháp.

Tôi không đồng ý với những lời phê bình cho rằng tôi trực tiếp trách nhiệm về cái chếtcủa Teske. Nhưng tôi phải thú nhận là tôi đã không sớm mạnh mẽ lên tiếng phản đối đểtiến trình của hệ thống luật pháp không quá gần gũi với nhà nước và có thể bị khiến dẫntheo quyền lợi của họ. Tất cả những sĩ quan Đông Đức biết là án tử hình là kết quả rànhmạch của sự phản bội. Họ đã tuyên thệ khi họ nhận chức vụ đầu tiên của mình: “ Nếu tôiphản bội lời thề long trọng này, tôi có thể bị nghiem khắc trừng trị theo luật pháp củaCộng Hòa với sự khinh thường của nhân dân lao động”. Án tử hình vẫn được duy trì tạiĐông Đức cho đến năm 1987.

Nhưng người ta không thể biện minh cho án tử hình khi làm gián điệp thời bình. Nhìn lạinhững trường hợp phản bội mà tôi được biết ở cả hai phía, tôi giám quả quyết cái chếtkhông hẳn là biện pháp để ngăn chặn. Những động cơ thúc đẩy quyết định làm việc chophía bên kia rất là phức tạp và thường đi đôi với mức độ tự tin và hãnh tiến khiến cho kẻphản bội cảm thấy hiểm nguy không thể đụng chạm đến họ.

Còn về những “công tác mò tôm”, hoặc là những vụ thủ tiêu bất hợp pháp trong điệp báovẫn còn tiếp diễn ra. Tôi không dám bạo gan liệt kê tất cả những vụ mất tích bí mật doCIA làm, vì tôi lại phải làm ngơ xóa bỏ những vụ vi phạm luật pháp của cơ quan tình báoXô Viết. Vào thập nhiên 1950, chính quyền Bulgaria và Ba Lan nổi tiếng là những cơ quansẵn tay nhất. Cơ quan phản gián Đông Đức cũng không vô tội, mặc dù tôi lại nhấn mạnhmột lần nữa tất cả những chuyện nổi tiếng và thường được thêm thắt về những vụ bắtcóc và giết những kẻ phản bội là kết quả của việc xử dụng liều lượng quá độ thuốc ngủtrong lúc bắt cóc chứ không phải là có ý thủ tiêu.

Trên thực tế, giết kẻ phản bội là một chỉ dấu của sự yếu kém, không phải là sức mạnh,và tôi loại bỏ hành vi này ra khỏi tiêu chuẩn nghề nghiệp cũng như đạo đức của chúngtôi. Việc thủ tiêu ngoạn mục trong tiểu thuyết gián điệp là một giải pháp sơ đẳng và bấtlợi so sánh vơi phương pháp chúng tôi dùng và khai thác những nguồn tin như Moitzheimlàm gián điệp nhị trùng và sau đó tam trùng để có mối lợi tốt nhất. Mặc cảm tội lỗi chúngtôi có nằm trong việc khai thác các cá nhân, nhược điểm và lòng tham. Và những hoạtđộng này không chỉ giới hạn trong giới điệp báo Đông Đức.

*

Kuron lấy làm hãnh diện trên phương diện nghề nghiệp khi cộng tác với chúng tôi, ôngthường giúp chúng tôi trong những dự án nằm ngoài những khế ước ký kết. Vì ông quálợi ích cho chúng tôi, nên tôi thu xếp cho ông có được một số điện thoại đặc biệt túc trựcđêm ngày để những thông tin khẩn cấp được chuyển ngay sang Đông Đức. Là một thànhviên của Cơ quan phản gián Tây Đức tại Cologne, ông tiếp cận những công tác kết nạpcao cấp. Thông thường, ông để những diễn tiến công tác tiếp tục bình thường và thôngbáo cho chúng tôi, vì ông và chúng tôi cả hai đều không có lợi gây sự nghi ngờ bằng cáchphá vỡ những cố gắng kết nạp của Tây Đức.

Page 174: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Tuy nhiên, cũng có một biệt lệ. Mười năm nay chúng tôi có tại Bonn một điệp viên trongđảng Đoàn kết Dân chủ Thiên Chúa Giáo (CDU), đảng của Helmut Kohl. Đương sự là mộtbạn lâu đời của Kohl từ những bước chính trị chập chững của vị thủ tướng ở Rheinland vàđã hoàn tất nhiều công việc cho công ty khổng lồ Flick, đại diện quyền lợi của công tytrong đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo kể từ năm 1981 trở đi. Ông biết tất cả những uẩnkhúc của những thương lượng giữa chính trị và kỹ nghệ tại Tây Đức và là một nguồn tinđáng tin cậy trong thông tin nội bộ chính trường Tây Đức cho chúng tôi.

Một đêm, Kuron, trong lúc làm việc trong văn phòng phản gián tại Cologne, nhận đượctin qua một đồng nghiệp có một người tình nghi là gián điệp Đông Đức đã bị theo dõi điđến họp mặt với một điệp viên chính trị nằm vùng của chúng tôi tại Bonn. Cả hai đều vàomột căn phòng và bị phản gián Tây Đức theo sát. Họ chuẩn bị ập vào để bắt hai người.Kuron nhận định tức thì nếu hai người này bị bắt cùng một lượt, tôi sẽ mất đi một điềmchỉ viên chính trị quý giá tại Tây Đức. Do đó ông vội vàng báo qua số điện thoại khẩn cấpmã hóa “Người của ông bị theo dõi tại Andernachstrasse”. Chúng tôi vô cùng liều lĩnhđiện thoại trực tiếp đến căn phòng và dùng mật hiệu báo động cho điệp viên tẩu thoát,bằng cách dùng một thổ ngữ báo đây là số điện thoại sai.

Chúng tôi mường tượng họ sẽ đổi ca canh gác về đêm vì đội canh gác đã được đổi mộtlần rồi. Nếu họ ra tay bắt, chỉ có thể vào lúc sáng sớm. Vì vậy hai người tắt đèn, vờ nhưđi ngủ và vừa quá 12 giờ đêm, điệp viên của chúng tôi chuồn đi qua ngã hầm đậu xe vàlập tức trở về Đông Đức qua ngả Thụy Sĩ. Ngày hôm sau, người nằm vùng của chúng tôirời căn phòng và cơ quan phản gián Tây Đức chạy ùa vào cao ốc nhưng người khách bímật đã biệt tích và không thấy một tang chứng nào về hoạt động điệp báo của ngườikhách này.

Người nằm vùng ở Tây Đức sau này bị lộ và bị kết án tù nhẹ. Xét cách đối xử nghiêmkhắc với các điệp viên nằm vùng khác, tôi đinh ninh đâu đó trong hệ thống liên lạc chínhtrị nội bộ của Bonn, ông có người cầu bầu sự khoan dung nhân danh cá nhân ông.

Trong vòng sáu năm, Kuron đã làm những việc giá trị cho chúng tôi. Với sự trợ giúp vôtình của đứa con trai vị thành niên của ông, ông đã tìm ra phương cách thu những tínhiệu của máy vi tính lên trên cuộn băng ghi âm của máy điện thoại hồi âm với tốc độ cựcnhanh. Đây là một cải tiến trong hệ thống cũ của chúng tôi, theo đó những tiếng bíp vàxoáy của những chữ mã hóa có thể bị máy của phản gián Tây Đức rất dễ nhận chân. Vớihệ thống của Kuron, âm thành được phóng nhanh, vì vậy những gì tai có thể nghe đượcchỉ là một biến thái nhanh chóng hoặc một tiếng bíp ngắn giống như đường giây có trởngại kỹ thuật. Ở đầu dây bên kia, thông tin được tự động chuyển vào máy vi tính để thulên băng ghi âm và có thể giải mã khi cuộn băng được quay lại nhanh hơn vận tốc gởi đi.Kuron đi xa hơn bằng cách chuyển thông tin trực tiếp vào đĩa của máy vi tính. Chuyênviên điều nghiên chỉ cần bỏ đĩa vào máy vi tính để kiểm soát an toàn cao độ và đọc tàiliệu trên màn ảnh. Việc này rút ngắn nhiều thời gian đáng kể tiến trình giải mã.

Những thành quả của chúng tôi cho đến năm 1989 cho thấy sự vượt trội kỹ thuật cũngchỉ có hữu dụng giới hạn nếu những cơ cấu cơ bản của của cơ quan không được sử dụngđúng mức. Loại kỹ thuật chuyên môn này có thể mua được, nhưng tổ chức giỏi, kỷ luậtchặt chẽ và bản năng bén nhạy không thể mua được trên thị trường. Ví dụ, lý ra cácđồng nghiệp của Kuron phải thấy đương sự sống cao hơn mức lợi tức của mình, càng lúccàng nhiều hơn khi năm tháng trôi qua. Khác với Aldrich Ames, Kuron rất thận trọngtrong việc tiêu dùng và bịa những câu chuyện ngụy trang. Ông rất chuyên nghiệp trongphong cách ông giữ liên lạc với chúng tôi và sống một cuộc sống kỷ luật. Hơn nữa, người

Page 175: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

phụ trách về thông quá an ninh trong cơ quan BfV (Nha Bảo Vệ Hiến Pháp) tại Cologne,ông Hansjoachim Tiedge, một người nghiện rượu có rất nhiều vấn đề gia đình và nợ bàibạc, không ở tư thế để chú ý.

*

Tôi chuẩn bị hành trang để lên đường nghỉ mát tại Hung Gia Lợi mùa hè 1985 thì chuôngđiện thoại reo. Cú điện thoại phát xuất từ vùng Magdeburg trên biên giới với Tây Đức.Một người tự nhận mình là Tabbert bất ngờ đến và yêu cầu được nói chuyện với một đạidiện của cục tình báo hải ngoại. Qua Kuron chúng tôi được biết Tabbert chính là mã danhcủa Tiedge, nên tôi ra lệnh đưa y qua Bá Linh sớm chừng nào tốt chừng ấy và không hỏigì thêm. Chợt nhớ vệ binh biên giới có chiều hướng không tiếp đón niềm nở những dukhách sang Đông Đức, tôi nói tiếp là phải cho y bia và thức ăn. Karl-ChristophGrossmann, người đã thành công tiếp đón Kuron lần đầu tiên và Cục 9 của đương sự đãxâm nhập phản gián Tây Đức, được lệnh đón y tại ngã tư xa lộ trên đường đến Bá Linh đểbảo đảm an ninh chặt chẽ khi đi qua thủ đô.

Ngay từ ban đầu tôi biết đây là một mẻ lớn và Tây Đức rất muốn thu hồi viên chức anninh then chốt này về, vì có lẽ đương sự đào tẩu trong một lúc ngẫu hứng. Đương sựđược đưa vào nhà an toan tại Prenden, ở vùng quê ngoài Đông Bá Linh. Nơi trú ngụ củatôi ở vùng quê cũng nằm ở đây, và chỉ cách đó vài trăm thước là hầm boong-ke do bộchính trị xây cất để không chết cháy nếu chẳng may Hoa Kỳ thả bom nguyên tử. Vùngnày vì vậy được canh gác rất cẩn mật. Nguy cơ anh bạn mới của chúng tôi bị phía bên kiabắt cóc trở về xem ra rất khó xảy ra.

Tiedge muốn gặp tôi trực tiếp, nhưng tôi từ chối. Tôi đã chuẩn bị về hưu và , vì biết đâylà một trường hợp đặc biệt có nhiều hệ lụy, tôi nghĩ tốt hơn hết là giao lại cho người kếnghiệp tôi, Werner Grossmann. Tôi lý luận Tiedge cần tín nhiệm tuyệt đối với nhữngngười y gặp đầu tiên tại Đông Đức; như vậy chúng tôi tránh thay đổi cán bộ điều khiểngiữa đường.

Người này ở trong tình trạng thảm não khi anh được thẩm vấn. Vì vóc dáng bê tha và cặpmắt đỏ ngầu của y không ai nghi rằng y là một thành viên cao cấp của cơ quan an ninhcủa Tây Đức. Để cho chắc ăn, chúng tôi yêu cầu y trình giấy phép an ninh, chứng nhận ylà một nhân viên của Văn Phòng Bảo Vệ Hiến Pháp (BfV) tại Cologne. Đương sự tự xưnglà Hansjoachim Tiedge và, với giọng cao và mệt mỏi giải thích: “Tôi tới và ở lại đây. Quývị là cơ hội cuối cùng của tôi”. Tôi điện thoại cho Mielke báo tin vui. Ngay cả với việc đàothoát có giá trị cao này, Mielke thông thường chỉ nghĩ đến chức vị của mình và than phiềnlà trưởng ban an ninh tại Magdeburg đã không thông báo ngay cho đương sự và gằngiọng nói người Bá Linh “tất cả những món hàng mất và tìm lại được phải giao cho tôitrước tiên”.

Page 176: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Hansjoachim Tiedge

Tiedge xác nhân những gì chúng tôi biết qua Kuron về đời tư thảm não của y. Y là mộttay say mê cờ bạc và rượu chè. Vợ của ý chết trong một tại nạn xảy ra trong nhà sau khihai người say rượu đánh nhau. Người ta điều tra xem có án mạng không, nhưng rồi toàtuyên phán đây là một cái chết vì tai nạn. Y có những đứa con bất kham không bao giờtha thứ đương sự vì cái chết của mẹ chúng và y gặp khó khăn trong công việc, vì đờisống cá nhân xô bồ của y đã khiến y bị kỷ luật. Bây giờ y biết lý do duy nhất y còn ở lạicơ quan phản gián là để giữ kín những hiểu biết của y và cấp trên có thể kiểm soát y. Tấtcả nhân cách của y, y nói, đã bị phá hủy. “Nếu một trường hợp như tôi được đệ trình đểnghiên cứu,” đương sự suy nghĩ với một sự lương thiện đáng nể, “tôi sẽ phê đuổi y rakhỏi cơ quan tức khắc.”

Tôi trạnh nghĩ, sau này khi đọc bản báo cao, cấp lãnh đạo của một quan điều tra an ninhTây Đức, một chức vụ đòi hỏi một cuộc sống thanh đạm, lại có một lối sống thích hợp vớimột nhân vật ủy mị trong tuồng kịch. Chúng tôi thấy một người đã tụt xuống hỏa ngụctâm lý đến độ chỉ còn hai lối thoát, tự vẫn hoặc đào tẩu. “Tôi không có can đảm để tựvẫn,” y nói với cán bộ thẩm vấn.

Một câu hỏi nhiều người thắc mắc Tiedge có phải là điệp viên của chúng tôi trước khi đàotẩu. Lần đầu tiên, tôi có thể khẳng định ông không phải là người của chúng tôi. ViệcTiedge chạy sang Đông Đức làm cho tôi và tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Tôi nghi ngờlà đương sự trôi dạt về phía chúng tôi vì tình hình càng lúc càng tệ hại đối với y tạiCologne, nhưng chúng tôi không tìm cách liên lạc với y. Y tìm đến chúng tôi vào một đêmy nhảy lên xe hỏa và sang Đông Đức. Đương sự là kẻ đào thoát ngay thẳng một cách bấtbình thường. Trên thực tế y là người duy nhất. Tôi chưa bao giờ gặp một ai tự mô tảmình là kẻ đào tẩu một cách thẳng thắn như vậy. Đương sự không tìm cách biện minhquyết định của mình qua những câu chuyện thay đổi ý thức hệ. Đương sự nói : “ Tìnhhình của tôi ở nước Đức thứ hai khá hơn nước thứ nhất”.

Quả nhiên là đúng. Chúng tôi bỏ thời giờ, tiền bạc và công sức để xây dựng lại con ngườinày từ một anh say rượu khố rách lúc anh nhảy qua biên giới. Với đôi mắt lợt lạt thấtthần và quầng đen, đương sự trông giống như một con gấu panda khi y đến nhà an toàn.Chúng tôi cung cấp cho y một y tá, một bác sĩ và một huấn luyện viện thể lực. Họ giúp

Page 177: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đương sự ngừng uống rượu và mất đi 30 cân trong một tháng. Thiếu rượu và phải triệt đểkiêng mỡ, Tiedge cần được bảo bọc ở một khía cạnh nào đó và chúng tôi phát hiện y rấtham muốn nhục dục. Chúng tôi có đàn bà sẵn cho y, họ là nhưng đảng viên làm việctrong ngành an ninh trong vùng Postdam; họ được mời làm bạn với một kẻ đào tẩu vàbắt đầu đi lại với y. Vì bị căng thẳng tinh thần trong lúc thẩm vấn, phần lớn đàn ông chínmuồi để tỉm an nủi nơi người đàn bà. Chúng tôi lựa chọn những phụ nữ sẵn sàng chấpnhận ăn nằm với những người này.

Họ không phải là gái mãi dâm, nhưng là những phụ nữ rất thực tế, đảng viên và trungthành với đất nước, sẵn sàng làm việc này để đổi lấy cái chúng tôi gọi là lòng biết ơn củanhà nước, có nghĩa là m ột căn phòng tươm tất hoặc là đứng đầu danh sách chờ đợi nhànước cung cấp xe hơi. Dù sao đi nữa, thí sinh đầu tiên của chúng tôi không chịu đựngđược Tiedge. Chúng tôi kiếm một thí sinh khác, một cô giáo, và cô đã hoàn thành sứmạng của mình, và làm cho chúng tôi nhẹ nhõm. Tiedge là một loại đàn ông đặc biệtchẳng có gì hấp dẫn và tôi suy nghĩ cô phải là một người rất yêu nước. Nhưng ngay cảnhững chuyện đồi bại nhất cũng có kết quả đáng khích lệ hơn chúng tôi mong đợi. Saunày hai người cưới nhau và đương lúc tôi đang viết họ vẫn còn ở với nhau.

Tiedge có trí nhớ như máy vi tính về tên tuổi và các mối liên lạc, nhờ đó điền vào chỗtrống trong hồ sơ của chúng tôi, mặc dù không nhiều như y nghĩ, bởi vì y không biếtKuron làm việc cho chúng tôi.

Việc báo giới tiết lộ sự bất hợp của Tiedge đối với cơ quan phản gián, dẫn đến sự đàothoát của y phản ánh hình ảnh xấu xa của cơ quan này. Thêm vào đó, người vừa được bổnhiệm chức vụ giám đốc Tình Báo Liên Bang, Heribert Hellenbroich, một người bạn cũ vàcấp trên của Tiedge trong cơ quan phản gián, bị buộc phải từ chức vì thiếu khả năng.Chúng vui mừng nhìn sự xáo trộn này, mặc dù sau này tôi biết Hellenboich là một trongnhững cấp lãnh đạo lương thiện và đáng kinh của cơ quan tình báo Tây Đức.

Tôi có phần nào thiện cảm với tình thế khó xử của ông vì không những ông có một màhai tay nằm vùng đào hầm phá sập sự nghiệp của ông.

Sụ hiện diện của Tiedge ở Đông Đức tạo cớ cho chúng tôi để bắt Horst và Gerlinde Garau,những người Kuron đã thông báo cho chúng tôi nhưng chúng tôi chưa dám bắt vì làm nhưvậy chúng tôi sẽ tiết lộ chúng tôi có người nằm vùng bên đó. Theo sự hiểu biết của phảngián Tây Đức, họ đã bị Tiedge phản bội. Horst và Gerda Garau bị bắt và người đàn ông bịkết án tù chung thân vào tháng Chạp 1986. Garau được thả ra sau bốn tháng và cảnhcáo không được nói về trường hợp bắt giam của mình. Chồng của bà ta chết vào giữanăm 1988 tại trại tù Bautzen. Gerlinde vẫn cho rằng tôi đã hạ lệnh giết ông chồng.

Thực ra không phải như vậy. Horst Garau là một người nhạy cảm và nhiều danh dự đặcbiệt không thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của trại tù. Tôi chắc chắn y đã tự tửtrong tù sau khi y biết rõ y không nằm trong danh sách các thí sinh gián điệp được traođổi. Mặc dù y bị xúc động mạnh vì trường hợp của mình – y bị phản bội hai lần bởinhững người y tín nhiệm trong tình báo Tây Đức – theo tôi y là một gián điệp lợi hại. Ykhông đáng chết, nhưng tội y phải vào tù.

Ngày 5 tháng Mười năm 1990, hai ngày sau khi nước Đức thống nhất, Kuron chay quaĐông Bá Linh để bàn thảo về tương lai của đương sự với các sĩ quan cao cấp của tôi.Lòng phản trác xuất hiện vô số kể khi thiên hạ đổ sô tìm cách cứu mạng. Một trongnhững sĩ quan ưu tú của tôi đã sa ngã trước lời mời mọc giúp Tây Đức truy lùng nhữngđiệp viên của chúng tôi. Đương sự là Đại Tá Karl Christoph Grossmann, chính sĩ quan này

Page 178: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đã giúp kết nạp Kuron và tiếp đón Tiedge. Cái vòng tố giác đã hết chu kỳ của nó. Cũngngười này đã đư ợc tín nhiệm để bảo vệ hai thành viện cao cấp chúng tôi kết nạp từ phảngián Tây Đức đã chính mình trở thành kẻ phản bội. Tôi nhìn những sự cố diễn ra với chútcay đắng trước sự oái oăm này.

Grossmann phản bội có nghĩa là sự nghiệp của Kuron cũng như của rất nhiều nhân viêncủa chúng tôi coi như chấm dứt. Kuron cũng biết điều này. Không nói một lời, y lấy lầncuối cùng sổ tiền mười ngàn Đức Mã từ một sĩ quan cao cấp và chấp nhận lời mời duynhất mà cơ quan tình báo hải ngoại Đông Đức có thể đề nghị để bảo vệ những điệp viêncủa mình đang bị đe dọa, lời giới thiệu đến cơ quan tình báo KGB và cơ hội để đào thoátsang Moscow với sự trợ giúp của tình báo Xô Viết.

Vì phải lo cải thiện mối liên hệ với chính quyền Tây Đức, Liên Bang Xô Viết giúp chúng tôirất ít. Sau khi Werner Grossmann, người kế thừa chức vụ giám đốc tình báo hải ngoạicủa tôi, năn nỉ dông dài và áp lực trực tiếp, cơ quan KGB chấp thuận cho tất cả các nhânviên điệp báo ưu tú của chúng tôi nếu họ muốn được tị nạn bên họ. Ban đầu Kuron chấpnhận nhưng sau đó lại thay đổi ý kiến, vì y sợ rằng y sẽ không bao giờ ra khỏi được LiênBang Xô Viết một khi anh đã vào.

Với lý lẽ trở về Cologne để bàn thảo với vợ về lời đề nghị này, Kuron điện thoại cho bankiểm tra an ninh của cơ quan phản gián Tây Đức và giải thích y cần bàn một chuyện mày tế nhị cho đó là một vấn đề. Y định chơi ván bài cuối cùng. Y nói với cấp chỉ huy là y đãđược tình báo KGB tiếp xúc và y chấp nhận làm gián điệp nhị trùng cho Tây Đức. Y đềnghị kể lại cho phản gián Tây Đức những gì cơ quan Xô Viết tìm cách khám phá – giốngnhư việc y vẫn thường làm cho phía bên kia từ bao lâu nay. Một kẻ đào phản, bị áp lựcnhư Kuron đang phải gánh chịu và phải có thay đổi tâm lý lớn để nhảy sang phía bên kia,thường có khả năng trở cở thêm lần nữa. Đây là một thủ đoạn xảo quyệt vì bị áp lực,nhưng cơ may của Kuron đã chấm dứt.

Ngay lúc y bước vào văn phòng tại Cologne, nơi y đã xây dựng sự nghiệp, y bị bắt tứckhắc và bị thẩm vấn. Đêm hôm đó, tên gián điệp khôn ngoan nhất Đông và Tây Đức giơtay đầu hàng và thú nhận, và sau này y cũng nhận tội tại tòa án, y thực sự chỉ phục vụcho một bên, cho cơ quan Tình Báo Hải Ngoại Đông Đức. Mặc dù có những chứng liệu củaKarl-Christoph Grossmann từ trong nội bộ của cơ quan chúng tôi, chính quyền Tây Đứcphải mất một năm rưỡi để gom góp những tang chứng kết tội Kuron, vì sinh hoạt điệpbáo của y quá rộng rãi. Cuối cùng năm 1992 y bị kết án 12 năm tù giam tại Rauschied.Y tỏ ra bất khuất cho đến cùng. Y bình luận về số phần của y: “ So với cuộc đợi đángthương của một số người luôn phải nhìn văn phòng ảm đạm của mình suốt ngày, tôi đãsống được năm cuộc đời”.

Tiedge chạy trốn sang Liên Bang Xô Viết không bao lâu sau ngày thống nhất và sốngtrong một tiện nghi đơn sơ, do KGB đỡ đầu trước tiên và sau đó nhiều cơ quan có tênkhác nhưng căn bản vẫn là cơ quan kế nghiệp tương tự. Có lời đồn y vẫn tiếp tục làmviệc cho họ để đánh phá Tây phương, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Sau bao nhiêuchuyển đổi bất ngờ trong những năm gần đây của lịch sử gián điệp tại Đức, tôi biết nhờthông tin với bạn bè trong các cơ quan cũ và mới của Moscow tình báo Nga có cái nhìnnghi ngại về cơ quan tình báo của cả hai nước Đức. Khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, họ điđến kết luận, mà cho đến này họ vẫn giữ, là không thể nào đoan quyết biết được mộtđiệp viên Đức làm việc cho phía bên nào.

Page 179: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 11

Tình báo và phản gián

Nay Chiến Tranh Lạnh đã đi vào lịch sử, người ta dễ dàng kết luận Liên Bang Xô Viết làmột sinh vật ghẻ lở, thiếu phối hợp, thua kém trong nhiều lãnh vực so với địch thủ muônđời Hoa Kỳ và chắc chắn thất bại ngay từ lúc phôi thai. Nhưng trong thời gian 40 năm,xung đột giữa các cường quốc đã chi phối sinh hoạt thế giới, tình thế không đơn giản nhưvậy. Trái lại, Tây phương lo ngại Moscow sẽ thực hiện được lời hứa của Nikita Khrushchevlà bắt kịp và vượt trội các quốc gia tư bản. Chính mối lo ngại này là động cơ thúc đẩysinh hoạt điệp báo và tuyên truyền ở một mức độ chưa từng thấy trong lịch sử. Hơn thếnữa, suy diễn chính trị của Tây Phương bị những thành tích hào nhoáng của điệp báo XôViết ảnh hưởng sâu đậm. Điệp báo và phản gián của khối Đông Âu hoạt động do động cơlo sợ chính sách đè bẹp của Tây phương và mối đe dọa chiến tranh tinh tú của Reagan.Mỗi bên đều lo sợ phía bên kia chiếm thế thượng phong về mặt chiến lược.

Với tư cách của một cựu giám đốc của một cơ quan được công nhận là hữu hiệu và nănglực nhất trong tình báo Cộng sản, tôi ở vị trí then chốt để đánh giá những thành quả vànhững thất bại của ngành điệp báo chúng tôi.

Trong giới tình báo Đông và Tây, tôi mang tiếng là người của Moscow trong khối ĐôngÂu. Điều này vừa Đúng vừa Sai. Nếu người ta nghĩ rằng mỗi sang thứ hai tôi gọi cho ĐiệnCẩm Linh hoặc cho KGB để thảo luận về những công tác trong tuần, người ta lầm to.Nhưng nếu họ có ngụ ý cho rằng tôi có được một mối liên hệ tín nhiệm và tương kính hỗtương với một vài khuôn mặt ảnh hưởng nhất của Liên Bang Xô Viết từ những ngày hậuStalin cho đến sự sụp đổ của khối Đông Âu, họ có lý. Nhờ tôi thông thạo tiếng Nga vànhững cội rễ tôi có tại đây trước đó và trong thời Thế Chiến Thứ 2, tôi ở một vị trí độcđáo để nhìn với cặp mắt của người bên trong và bên ngoài những tư duy của Liên BangXô Viết và những hoạt động của các cơ quan tình báo của họ trong suốt thời gian chiếntranh lạnh.

Cơ quan tình báo Xô Viết đã đạt được những thành tích vẻ vang nhất tại Châu Mỹ vàChâu Âu trước và sau Đệ Nhị Thế Chiến, trong thời gian họ trông cậy vào Đảng Cộng Sảnvà giới trí thức của nhiều quốc gia, đặc biệt tại Đức và Anh quốc, và cả Hoa Kỳ. Liên BangXô Viết là đỉnh cao thu hút những người mến mộ vào sinh hoạt tình báo vì lòng thâm tín.Những điệp viện được kết nạp vào lúc đó là những thành phần giỏi nhất, cung cấp choLiên Bang Xô Viết cơ hội để bắt kịp cuộc chạy đua về vũ khí hạt nhân, và nhiều người vẫnkhông bị phát giác, ngay cả sau thời kỳ McCarthy và việc đào thoát của Igor Gousenkosang Canada năm 1945.

Page 180: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Igor Gousenko

Ngay từ lúc bắt đầu, chúng tôi ở Đông Đức xem nghề tình báo là một nghề đáng kínhtrọng. Chúng tôi có khả năng gầy dựng trên kinh nghiêm và những huyền thoại do cácđiệp viên nổi tiếng đã làm việc chống Quốc Xã – Richard Sorge và các trợ tá RuthWerner, bí danh Sonya, đã từng làm việc tại Trung Hoa, Danzig, Thụy Sĩ và Anh cho XôViết trong thời kỳ chiến tranh, và Max Christansen - Klausen, chuyên viên phát tuyến củaSorge; Ilse Stöbe, làm điệp báo ngay trong lòng của Bộ Ngoại Giao Hitler; và HaroSchulze-Boysen, một sĩ quan trong ngành không quân của Goering và là chỉ huy trưởngcủa đội Rote Kapelle (Dàn Hòa Tấu Đỏ), trông đó có Arvid và Mildred Harnack, Adam vàMargarethe Kuckhoff. Chính cơ quan của chúng tôi cũng có nhiều đoàn viên kỳ cựu củaphòng trào Cộng Sản thời Third Reich, chẳng hạn như các cấp lãnh đạo đầu tiên của tôiWilhelm Zaisser, Richar Stahlmann, Robert Korb và Ernst Wollweber. Cá nhân tôi say mênhững chuyện về họ và thấy cần phải giới thiệu họ cho các thí sinh mới vào, xem họ làgương mẫu trong vai trò của một nghệ sĩ điệp viên dưới chế độ vững chắc của xã hội chủnghĩa. Chúng tôi có một danh từ khá kiêu hãnh cho tất cả việc này: Traditionspflege, haylà bảo tồn truyền thống. Một phần trong sự khác biệt giữa quan điểm Đông và Tây đểđiều khiển một cơ quan tình báo thể hiện rõ, theo tôi nghĩ, trong ngôn ngữ chúng tôidùng để tự mô tả. Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA và cơ quan tương xứng Tây ĐứcBND, ấn định cấp bậc trên sinh hoạt dân sự, trong khi đó chúng tôi theo truyền thốngcủa Xô Viết đặt phẩm trật dựa theo quân đội; Bộ Trưởng Bộ An Ninh có cấp bậc Tướngbốn sao và từ đó đi xuống. Chúng tôi có cả bài hát chiến trận và đoàn ca của bộ xướnglên lời thề trung thành với Lý Tưởng. Tôi dịch một trong những bài hát từ tiếng Nga tặngcho những điệp viên làm việc trên lãnh thổ ngoại quốc. Nó khởi sự bằng những câu:

Cơ Quan của chúng ta là ánh sángTên phải giữ bí mật

Thành quả của chúng ta kín đáo,Luôn luôn trong tầm ngắm của địch.

Có một bài hợp xướng nâng cao khí thế các chiến sĩ trong mặt trận vô hình, một câu gâyxúc động trích từ lời của các Chekist, nhân viên mật thám đầu tiên của Lênin. Chúng tôikhông bao giờ tự gắn cho chúng tôi cái tên gián điệp nhưng là Kundschafter, một ngườitốt, một danh từ của người Đức theo Luther có nghĩa là người cung cấp tin tức. Chúng tôikhông bao giờ dùng danh từ “gián điệp” cho phía chúng tôi nhưng dành nó để chỉ định kẻthù của chúng tôi. Tất cả đây là tấm lý ngôn ngữ cơ bản, nhưng đã thành công trong việctạo bầu không khí trong đó các sĩ quan một cách tự nhiên xem mình là người đáng kínhvà kẻ địch là người xảo trá.

Tôi phải lưu ý khiá cạnh quân đội chỉ là thứ yếu so với khiá cạnh ý thức hệ, nhưng Tây Âukhông đi sâu vào việc xây dựng những huyền thoại. Theo như tôi biết những cơ quan tình

Page 181: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

báo như CIA, MI6 của Anh và phần lớn các cơ quan khác của Tây Âu đều có chung mộtnhãn quan ảm đạm về nghề nghiệp và cá nhân mình. Tôi không muốn nói là họ khôngchuyên nghiệp – còn lâu tôi mới có ý như vậy – nhưng họ được khuyến khích để họkhông tự hào là hấp dẫn hoặc có gì đăc biệt mà họ chỉ là những con ong thợ, thu thập tintức để cho những đầu óc cao kiến khác quyết định. Có lẽ chúng tôi đã đi quá xa trongchiều hướng đối nghịch bằng cách đưa cơ cấu quân đội và mức độ nghiêm chỉnh cao vềtác phong cá nhân và tình thần đạo đức vào tổ chức. Nhưng nó tạo một nên tinh thầngắn bó mãnh liệt, căn bản hỗ trợ cho lòng trung thành; nếu không có lòng trung thànhkhông có một cơ quan tình báo nào có thể vận hành được.

Tôi tin chắc ít ai trở thành một kẻ phản bội chỉ vì tiền mà thôi. Cơ quan CIA luôn cókhuynh hướng dùng tiền để kết nạp đối tượng, và KGB cũng không ngần gại làm việctương tự. Đặc biệt tại Hoa Kỳ, KGB không thể nào kết nạp đủ điệp viên có lòng thâm tínvà họ phải dùng đến tiền. Trong những năm cuối, những thành quả lớn nhất của họ, caođiểm là vụ Aldrich Ames, là những người gia nhập vì tiền, không phải là những điệp viênkết nạp qua một kế hoạch xâm nhập một định chế, một phương thức cơ quan chúng tôithường dùng lúc đầu trong thời đối tượng điệp viên tiềm năng còn là sinh viên.

Đối với những điệp viên như Klaus Kuron trong cơ quan phản gián Tây Đức, lẽ cố nhiênchúng tôi chi tiền đầy đủ, nhưng đây là điều ngoại lệ chứ không phải là nguyên tắc thôngthường. Các cán bộ kết nạp Xô Viết khôn ngoan hơn nhận biết trong lúc tìm những điệpviên tiềm năng ở phương Tây, họ phải ghi nhớ là luôn có những yếu tố khác đan chenvào. Một trong những yếu tố này là điều mà tôi gọi là sự hấp dẫn tình dục của Đông Âu.Ở đây tôi không ám chỉ các cô gái mãi dâm và các phim video mát mẻ đôi khi được cungcấp để giúp các vị khách giải trí qua giờ, nhưng là lòng hăm hở của các vị khách cảmthấy được đón tiếp và ăn mừng ở phiá bên kia Bức Màn Sắt. Lâu lâu chúng tôi tổ chứcnhững cuộc thăm viếng vô tích sự nước Đông Đức hoặc ngay cả Liên Bang Xô Viết chonhững người chúng tôi chọn kết nạp, bởi vì những cảnh tượng không quen thuộc (lẽ cốnhiện chúng tôi đã chọn lựa kỹ), có khuynh hướng làm mủi lòng những người Tây Âu dễám thị.

Tôi có lần dùng đến phương pháp này để kết nạp một đảng viên cao cấp của Đảng DânChủ Xã Hội Tây Đức có mã danh là Julius. Đương sự là chủ nhiệm của một tờ báo địaphương và là một người có địa vị tương đối cao, có nhiều mối liên lạc, trong số đó cóWilly Brandt và những khuôn mặt lãnh đạo khác của đảng ông. Đương lúc tôi nghỉ hètrên một chiếc tàu đi câu cá trên sông Volga, đồng thời lúc đó đương sự được mời đi mộtvòng thăm viếng trạm máy phát điện Xô Viết và tham quan Stalingrad, nằm trên sôngVolga. Biết được tính đương sự thích phiêu lưu, tôi mời Julius lên một chiếc thuyền đisông, và chúng tôi xuống thuyền và thăm viếng một ngôi nhà nhỏ của công nhân và ăncháo cá. Bầu không khí lúc đó chan hòa trong tình hữu nghĩ và lòng hi ếu khách. Tôi làmthông dịch viên trong khi đó Julius hỏi về đời sông, gia đình và trận chiến Stalingrad -người này là một trong những người chiến đấu bảo vệ Stalingrad - và nói về tình hìnhchính trị và kinh tế. Anh công nhân chỉ trích chính quyền Moscow và chúng tôi thảo luậnvề những thất bại của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tính cách thẳng thắn này gây ấn tượngnơi Julius. Ngày hôm sau, chúng tôi đi thăm một biệt thư đăng được chuẩn bị để đón tiếpTổng Thống Eisenhower, nhưng ông không bao giờ đến. Tôi ký tên trong sổ lưu niệm vớitoàn bộ danh vị của tôi Trung Tướng Markus Wolf, điều này khiến cho Julius cảm thấy bấtan vì tên của ông ta nằm cạnh tên tôi.

Nhưng một chuyến nghỉ hè nhỏ sâu trong lòng đất địch đã giúp đương sự vứt bỏ mối losợ vì đã giúp Liên Bang Xô Viết gìn giữ hòa bình thế giới, như chúng tôi kêu gọi. Nó cũng

Page 182: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

gây cho đương sự những cảm giác khoái trá vượt qua cấm kị. Đương sự trở thành nguồntin chính trị trong đảng của y, và do đó chúng tôi tài trợ để giúp văn phòng riêng củaông, một loại quỹ đen không lạ gì với các nền dân chủ phương Tây.

Tôi thường nói với các đồng nghiệp Nga: “Các anh không dùng vũ khí tối hảo của cácanh. Các anh cho họ xem nhà máy phát điện, nhưng không cho xem người. Những ngườinày có thể sinh sống trong những căn nhà nghèo nàn, nhưng nó đánh động người ngoạiquốc hơn bất cứ điều gì khác”.

Chúng tôi rập theo kiểu mẫu tình báo Xô Viết và trong những ngày đầu họ là thầy dạychúng tôi về tình báo hải ngoại. Khởi sự vào thập niên 1950 chúng tôi qua Moscow đểgặp các giám đốc tình báo hải ngoại trong Tổng Cục 1 và để được giám đốc KGB chỉ dẫnchi tiết. Khi trở về nước chúng tôi không còn hoài nghi gì về những vị chủ nhân, họ xemchúng tôi như những con chốt nằm ngoài biên cương của một đế quốc hãnh tiến.

Việc học tập của chúng tôi diễn ra trong căn phòng khách tại Kolpachny Pereulok, trướcđây thuộc về Viktor Abakumov, kẻ hung ác đứng đầu hệ thống khủng bố SMERSH tác giảnhững vụ thủ tiêu các kẻ thù giả và thật của Stalin thời Đệ Nhị Thế Chiến. Abakumov bịbắn sau khi Lavrenti Beria chết năm 1953.

Được xây cất theo kiểu hùng vĩ tiền Cách Mạng, tòa nhà ba tầng có nhiều phòng, mộtcầu thang máy, lò sưởi ấm, và một phòng tắm lớn lót gạch cẩm thạch và một bồn tắm cũlớn.Tủ đựng bát đĩa trong phòng ăn chứa đầy bộ xứ và ly pha lê, và có một bàn ăn hìnhtrái xoan trên đó có đèn treo thấp; chúng tôi ngồi ở đó để bàn về chính sự thế giới vớicác chủ nhân. Cửa sổ có treo những tấm màn dày. Nhà này có một tủ sách quý giá gồmnhững tác phẩm cổ điển Nga (ít khi dùng đến), một phòng bi-da, một phòng chiếu phim;tòa nhà được xem như một vật kỳ diệu ngay cả đối với các viên chức cao cấp của KGB vìhọ yêu thích sự pha trộn sở thích trưởng giả cổ với xa xỉ tầm thường của kẻ mới giàu.Người ta được biết Abakumov đã đích thân tra tấn các tù nhân và bắt chước thói củaBeria bắt cóc những cô gái xin đẹp ở ngoài đường phố, đem họ về nhà rồi hiếp. Bao nhiêucảnh kinh hoàng đã xảy ra trong những căn phòng này, nơi mà chúng tôi đương giải tríhoang toàng? Sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, phòng thông tin của Cơ Quan Tình BáoNga được đặt tại đây.

Viktor Semyonovivh Abakumov

Mielke thích được các bạn Xô Viết chiều chuộng trong khung cảng hùng vĩ trong khi đó tôithích du ngoạn thành phố hơn là vào ở các ngôi dacha ấm cúng tận rừng sâu, khiến tôi

Page 183: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

nhớ lại thời thơ ấu. Mielke chưa hề thoát khỏi nỗi bất an của kẻ mang gốc gác thợthuyền. Y muốn tôi ngủ cùng phòng với y vì y cảm thấy cô đơn – hoặc có thể y sợ cảnhgiới xung quanh. Về đêm, ông bạn đồng hành của tôi ngáy to như sấm, báo hiệu cho mộttuần lệ không lấy gì làm thoải mái.

Sau năm 1953, mối quan hệ với KGB bị tắc nghẹn do những xáo trộn trong nội bộ cấplãnh đạo Xô Viết sau cái chết của Stalin và việc hành quyết tên đao phủ thủ của ông,Lavrenti Beria.

Lavrenti Beria

Sergei Kruglov, kế vị Beria, được Ivan Serov thay thế và Serov có nhiệm vụ thiết lập cơcấu tình báo Xô Viết tại Đông Đức: Văn phòng đồ sộ KGB tại Bá Linh, việc cài đặt tất cảnhững đại diện của KGB trên tất cả các quận của Cộng Hòa Liên Bang Đức, và thiết lậpCục Quân Báo to lớn tại Postdam. Serov chủ trương để cho CHDCĐ tự quản lý độc lậptình báo và phản gián của mình. Tôi gặp ông lần đầu trong một hội nghị của các đại diệncơ quan tình báo khối Đông Âu vào tháng Ba năm 1955. Ông luôn mặc quân phục, ngaycả ở bề ngoài và trong tư tưởng và diễn văn của ông, ông luôn yêu cầu tất cả mọi ngườidồn mọi nỗ lực để đánh kẻ thù chung là Hoa Kỳ. Người anh đỡ đầu Xô Viết của tôi làAlexander Panyushkin, cựu đại sứ tại Hoa Thịnh Đốn và sau này là người trách nhiệm liênlạc các viên chức ngoại quốc của Trung Ương Đảng.

Có một lần tôi đi một vòng xe ngựa qua khu rừng săn bắn dành riêng cho Bộ Công An tạiWolletz, cách Bá Linh 40 dặm, cùng với Serov và sĩ quan thường trú KGB tại Bá Linh,Aleksandr Korotkov. Korotkov đã hoạt động trước thời chiến với bí danh « Erdmann »,người điều khiển Dàn Hòa Tấu Đỏ tại Bá Linh. Họ trò chuyện với nhau hồi tưởng lại thờiđồng chí chiến đấu dẹp tan cuộc nổi loạn tại Hungary. Nghe họ nói chuyện, tôi có cảmtưởng rất nhiều cấp tướng của KGB đã tham dự vào cuộc đàn áp này.

Serov được Aleksandr Shelepin thay thế và Shelepin chỉ tại vị được ba năm cực nhọc (vàothời gian này, đương sự đã tán đồng việc ám sát lãnh tụ khuynh hướng quốc gia UkraineStepan Bandera tại Munich và đích thân gắn huy chương cho điệp viên đã thi hành việcnày). Là một con người cao ngạo và nhiều tham vọng, Shelepin đã bị khai trừ vì đã ủnghộ một cuộc đảo chánh bất thành nhằm lật đổ Khrushchev năm 1961 và được VladimirSemichastny thay thế. Đương sự là một người dễ mến và thân thiện, đức tính trôngmong của một người đã từng lãnh đạo Komsomol, cánh thanh niên của Đảng.

Page 184: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Đài tưởng niệm Stepen Bandera tại Ukraine

Mặc dù hiền từ, Semichastny có đầu óc bén nhạy, một người lý tưởng cộng sản cao đãbước nhanh chóng lên những cấp bậc của cơ quan KGB và khôn khéo uốn theo chiều giókhi Krushchev bị hạ bệ năm 1964 và Leonid Brejnev lên thay thế. Semichastny luôn bịám ảnh lo sợ hệ thống tư tưởng cộng sản bị ô nhiễm ngay trong nội bộ các văn nghệ sĩcủa Xô Viết; ông là người đã tổ chức việc tố khổ Boris Pasternak với tiểu thuyết Dr.Zhivago. Ông không chú ý đến tình báo hải ngoại, ông giao việc này cho AleksandrSakharovsky và Sakharovsky được nhiều người trong đội ngũ kính trọng cũng như bảnthân tôi kính trọng ông. Sakharovsky đối xử với tôi như một người con, chiếu theo tuổitác.

Tôi cố gắng tách rời cơ quan tình báo hải ngoại của chúng tôi với những “thái quá côngtác” của các cơ quan điệp báo ở Đông Âu; họ cũng trông theo KGB để được hướng dẫn.Mặc dù những hình ảnh rập khuôn vẫn được các phim ảnh và tiểu thuyết gián điệp đề cậpđến, bạo lực thân xác là một ngoại lệ chứ không phải là một quy luật. Tôi không nghĩ haibên có ý định ám sát đối thủ và phần lớn những người bị giết là vì tai nạn sau khi đãnhận được một liều thuốc gây mê quá mạnh, thường xảy ra trong những vụ bắt cóc.Những vụ chết như vậy đã được phương Tây khai thác để trơ trẽn tuyên truyền, nhữngtrang thời sự trắng đen của thập niên 1950; quả thật như vậy, chúng tôi thường thấynhững cái chết đó trên báo chí phương Tây vì họ không có những loại sự cố như vậy đểhuyênh hoang tự phụ.

Điều này không có nghĩa là chúng tôi đôi lúc không mạnh bạo trong phương pháp củachúng tôi. Cơ quan tình báo hải ngoại, vì được hòa nhập vào Bộ Công An vào giữa thấpniên 50 và chiếu theo kiểu mẫu Xô Viết, dính liền với phản gián qua nhiều đường dây. Vídụ, nếu Cục 20 của Bộ Công An, trách nhiệm về văn hóa, chú ý đến một “phần từ phảnđộng - tiêu cực” - dùng theo ngôn ngữ phản gián – và nếu chúng tôi thấy tên của ngườiláng giêng người này nằm trong hồ sơ của tình báo hải ngoại HVA, anh ta hoặc cô tađược dùng để thông tin và báo cáo về người này, bao lâu điều kiện an ninh cho phép.Cụm từ mập mờ “phản động - tiêu cực” được áp đặt lên bất cứ cá nhân chống đối, bấtđồng, hoặc bất đồng phần nào với chính sách của cấp lãnh đạo. Đây là một trong nhữngdụng cụ tồi tàn nhất của Stasi để bắt bớ. Nếu cơ quan tình báo hải ngoại HVA nhận được

Page 185: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

thông tin về những sinh hoạt và đường dây liên lạc của các văn sĩ Đông Đức sống ở ngoạiquốc, thông tin này được cung cấp cho cơ quan phản gián. Về phần chúng tôi, chúng tôinhận được từ cơ quan phản gián những thông tin về những mối liên lạc của công dânĐông Đức với Tây Đức.

Những trao đổi thông tin như vậy là thủ tục thông thường trong khối Đông Âu, cũng nhưTây Âu. Có một vài người cho rằng việc cơ quan tình báo hải ngoại cộng tác với cục phảngián của Bộ Công An biến tôi thành công cụ giám sát và đàn áp công dân Đông Đức củaBộ. Tôi không dám nói là không liên quan gì đến những vụ đàn áp, nhưng sự phân cáchtương đối nghiêm ngặt trong Bộ có nghĩa là cơ quan c ủa tôi rõ rệt không dính líu gì đếnnhững sinh hoạt phản gián nội bộ. Cơ quan HVA luôn luôn là cơ quan tình báo hải ngoại,và mặc dù chúng tôi hợp tác trên phương diện hành chánh với cơ quan phản gián, bảnthân chúng tôi chưa hề tổ chức những vụ bắt bớ hoặc kết án nào cả. Tuy nhiên, chúng tôibiết rõ những gì đang xảy ra và những phương pháp hung bạo của phản gián. Vào nhữngthời gián cuối trong sự hợp tác giữa cơ quan HVA và cục phản gián của Bộ Công An, việcdùng bạo lực là một ngoại lệ chứ không phải nguyên tắc, không có sĩ quan nào ra lệnhhoặc tán thành việc này. Tuy nhiên đã có những biện pháp đem ra áp dụng để phá vỡ vàham dọa những nhóm đối lập và hậu quả tâm lý có lẽ cuối cùng gây thiệt hại hơn bất cứmột cuộc tra tấn thể xác nào.

Những phương pháp như vậy, khó hình dung về chiều sâu và có tính chất tinh vi bỉ ổi,được dùng để đánh phá khoa học gia Robert Havemann. Là một đảng viên Cộng Sản kiêncường đã bị kết án tử hình thời Hitler và được quân đội Xô Viết giải thoát từ cùng một tùvới Erich Honecker, Havemann, vào cuối thập niên 1960, chỉ trích công khai đường lốilãnh đạo của Cộng Hòa Dân Chủ Đức và yêu cầu cải cách dân chủ hệ thống chính trị trìtrệ của chúng tôi. Ngôi nhà nhỏ của ông tại Grünheide, gần Bá Linh, bị bủa vây và phongtỏa giống như căn cứ địa của kẻ thù. Tất cả thân nhân trong gia đình, mọi vị khách đếnthăm đều bị giám sát bởi các điềm chỉ viên, những người này bao bủa mọi sinh hoạt củahọ, và những lời vu cáo được tung ra để bôi nhọ các bà vợ, kể cả những câu chuyện bịađặt về những mối tình vụng trộm. Một cựu nhân viên trong cơ quan của tôi tên là KnutWallenberger được cài vào nhóm đòi hỏi dân chủ của Havemann để gây áp lực và khuynhđảo họ.

Robert Havemann, 1960

Những biện pháp tương tự cũng được áp dụng một cách có hệ thống cho thi sĩ và ca sĩWolf Biermann, một người bạn của Havemann và cũng là thành viên của nhóm dân chủ

Page 186: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

của ông. Sau khi đi trình diễn một vòng Tây Đức, ông không được phép trở về CHDCĐ vàbị tước một cách bất hợp pháp quyền công dân của mình.

Wolf Biermann, 2003

Karl Winkler, một thi sĩ trẻ và cũng là một ca sĩ mến mộ Havermann và Biermann, bị bắtvới những tội danh giả tạo “công khai gièm pha” năm 1979 và bị đày sang Tây Đức saumột phiên tòa kết tội anh. Anh cho phát hành một quyển sách mô tả cách tra tấn tâm lýtrong lý ở tù; chúng tôi làm quen với nhau – có lẽ làm bạn với nhau – sau năm 1989, khitôi xuất hiện trong một cuộc tụ tập tại Alexanderplatz để đòi hỏi cải cách. Anh đến ủnghộ tôi trong thời gian tôi ra tòa vào hè năm 1993. Năm sau, Winkler bị chết đuối ở biểnĐịa Trung Hải và cho tới nay không ai biết rõ trong trường hợp nào.

Robert Havemann và Wolf Biermann tại Grünheide(đầu thập niên 1970)

Tất cả mọi nhà tù phá hủy nhân cách con người, nhưng một phần lớn tùy thuộc ngườiđiểu tra sơ khởi và bản chất của cai ngục sau khi phiên tòa kết thúc. Tôi được các nhân

Page 187: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

viên của tôi cho biết về cách tra tấn tâm lý dùng biệt giam, những ai đã phải chịu cáchhành hạ này trong các nhà tù phương Tây. Tôi chưa bao giờ thấy nhà tù Đông Đức,nhưng tình trạng tại đây thông thường chắc chắn là tồi tệ. Những lời tường thuật củaWinkler về 13 tháng tra vấn và giam giữ của bản thân anh trước khi bị tống xuất là mộtminh chứng ngột ngạt về việc coi thường nhân cách của tù binh, một kinh nghiêm mà tấtcả các tù binh đều chia sẻ. Sau này anh tổ chức những chương trình viếng thăm Bộ CôngAn và nhà tù của bộ, và hai chúng tôi hiểu nhau và quý mến những ưu tư của nhau.

Nghe được những trải nghiệm của Winkler, một lần nữa tôi cảm thấy xấu hổ vì mặt tráiđen tối của cái Bộ mà tôi đã từng giữ chức vụ cao cấp bấy lâu nay. Tôi cũng không cócảm giác khác khi tôi gặp Walter Janka, một đảng viên Cộng Sản kỳ cựu và là bạn đồnghành của cha tôi. Ông kể cho tôi nghe việc ông bị truy tố và giam giữ sau biến cổ nổi dậynăm 1956, sau đó ông bị giam vào nhà tù nổi tiếng Bautzen. Tháng 12 năm 1989, Jankavà tôi chủ tọa Đại Hội Đảng và cố gắng muốn biến Đảng Đoàn Kết Xã Hội thành mộtđảng dân chủ xã hội. Tôi giúp soạn thảo một bản tường trình về những tội ác của chủthuyết Stalin và quá khứ của chúng tôi, ngỏ lời xin lỗi với nhân dân CHDCĐ. Những nămsau đó, tôi và người kế vị Werner Grossmann luôn nhắc nhở cơ quan chúng tôi không thểtrốn trách nhiệm và những vụ đàn áp nội bộ, và chúng tôi xin được thứ lỗi.

Việc cơ quan công an nhà nước dùng võ lực để đối phó với các công dân bất đồng chínhkiến, hoặc những ai tìm cách rời bỏ quê hương mà mình không còn mến yêu không khácgì việc chà đạp lên lý tưởng của các vị sáng lập nên chủ nghiã cộng sản. Do đó, cơ hội đểcải cách đã bị bỏ lỡ, và trách nhiệm và tội lỗi của chúng tôi do khiếm khuyết vẫn còn làmột gánh nặng ray rứt cho đến ngày nay.

Tôi tuyệt đối chống những hành vi bạo lực khủng bố tinh thần và xâm hại đến tâm lý,nhưng điều này lại không được áp dụng cho những cơ quan “bạn”. Một hôm, tôi nhận mộtcú điện thoại của giám đốc trưởng phòng tình báo Bulgari tại Bá Linh yêu cầu chúng tôiphái đến một bác sĩ đáng tin cậy để giữ bí mật để giúp họ trong một “vụ khó khăn”. Khiđược gạn hỏi y chỉ trả lời “Chúng tôi đang chuyên chở hàng hóa nhưng e rằng nó hư hỏngrồi”.

Không bao lâu tôi được biết là nhóm Bulgari đã đánh thuốc một người mà họ đã “bắt cóc”và không cân nhắc liều thuốc. Một bác sĩ đáng tin cậy có mối dây liên lạc với cơ quan tìnhbáo có nghĩa là đương sự không dễ gì bị chấn động. Vào khoảng một giờ sau đến tòa ĐạiSứ Bulgari, anh ấy điện thoại cho tôi. “Quá muộn”, “Bọn điên này cho anh kia một liềumạnh có thể giết một con ngựa. Họ trói và đem nhốt người này trong thùng xe. Không cókhông khí, lại chích cho y một liều thuốc cực mạnh. Một hỗn hợp với kết quả dễ tiênđoán”.

Anh nhân viên tình báo Bulgari điện thoại trở lại, lần này giọng nói run rẩy. Vì đã vô ýgiết một kẻ đào tẩu, có thể là họ đã bắt cóc người này ở Tây Đức để đem về Sofia đểtrakhảo, đầu của anh Bulgari hiện nay bị đặt trên thớt.

“Có thể nào chúng tôi để lại món hàng cho quý vị được không?”, anh ta nan nỉ. Tôi trả lời“Chắc chắn là không được “.

Chúng tôi đôi co một lúc và cuối cùng trình việc này lên Mielke. Mielke quyết định thi thểnày thuộc thẩm quyền của Bulgari. Chúng tôi sua đuổi chiếc tàu chở hàng buồn bã nàylên đường trước khi cái xác kia khô cứng lại.

Page 188: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Hình như tôi khó lòng thuyết phục người khác là tôi không dùng những phương pháp này.Tuy nhiên, những giải thích và phương pháp làm việc của chúng tôi trong những trườnghợp đã được trình bày trong quyển sách này cho những người tin hoặc chỉ muốn tin rằngJames Bond là con người thật thấy rằng chúng tôi không cần chơi trò “bẩn thỉu” và thuốcngủ để điều khiển một cơ quan tình báo hữu hiệu.

Nhưng tôi vẫn biết, ngay cả sau khi Stalin đã chết, các ông Xô Viết vẫn còn một ban tiếptục khai triển phương pháp thủ tiêu kẻ thù của mình một cách quái gở. Ngay trong nội bộKGB sự hiện hữu của ban này là một bí mật được giữ thật kín. Ngoài việc ám sát Banderavới viên đạn tẩm độc, KGB còn ám sát người đào tẩu Truchnovich, người đứng đầu tổchức xuất ngoại Nga trong Liên Đoàn Công Nhân, tại Bá Linh, khi họ tìm cách bắt cócông. Một nhân viên KGB được phái đi khắp khối Đông Âu tìm khách mua những loại hàngnhư độc tố thần kinh bất khả phát hiện và thuốc độc ngoại da để đổ lên núm cửa. Mónhàng duy nhất tôi nhận của hắn là một túi “thuốc sự thật”, mà y khoe là “vô địch” vớilòng hón hở của một anh chào hàng tư gia. Mấy năm nay nó vẫn nằm trong tủ kín củatôi. Một hôm vì tò mò, tôi nhờ một bác sĩ đã đư ợc cẩn thận chọn lọc đem chất này điphân tích. Ông ta trở lại lắc đầu kinh hãi: “Dùng những thứ này mà không có y sĩ theodõi có nhiều cơ may là người ông muốn khai thác sự thật sẽ lăn đùng ra chết trongkhoảnh khắc”. Chúng tôi không bao giờ dùng “thuốc sự thật”.

Nhưng cái chết luôn luôn là một rủi ro bất kể quý vị ở phía bên nào. Giá phải trả của mộtngười bị phát hiện phản trác lúc mới bắt đầu Chiến Tranh lạnh thường là hành quyết saukhi bị xét xử. Nạn nhân đầu tiên tôi nghe nói đến là một phụ nữ tên Elli Barczatis, thư kýcủa Thủ Tướng Đông Đức Otto Grotewohl.

Elli Barczatis Otto Grotewohl

Grotewohl đã từng là đảng viên Dân Chủ Xã Hội trước khi đảng SPD và nhóm Cộng Sảnxuất hiện ở Đông Đức năm 1948, và các đồng nghiệp SPD cũ ở Tây Đức vẫn hy vọng ôngrời bỏ nhóm Xô Viết và tách rời ra khỏi đảng lãnh đạo Đông Đức. Tây Đức bám sát ôngrất kỹ, nhưng vì ông tỏ ra lãnh đạm, họ chuyển sang cô thư ký của ông. Cô Barczatis bịmột nhân viên tình báo Tây Đức dẫn dụ và, sau này được biệt trong lúc thẩm vấn, đượcbiết cô có bí danh là “Daisy”. Theo sự hiểu biết của tôi, đây là lần đầu tiên sau Đệ NhịThế Chiến phương pháp Romeo được cả các cơ quan tình báo của cả hai phía dùng đểdẫn dụ một người thân cận với một khuôn mặt chính trị hợp tác với kẻ thù.

Số phận của Barczatis trở nên hẩm hiu vì trường hợp của cô xuất hiện trước công chúngngay sau khi Julius và Ethel Rosenberg bị xử tử vì tội gián điệp, tiết lộ tài liệu nguyên tửcủa Hoa Kỳ. Trò chơi trong nghề gián điệp, cũng như trong nhiều phương diện khác của

Page 189: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chiến Tranh Lạnh, là sòng phẳng. Cô bị kết án tử hình và bị chém đầu tại Frankfurt-an-der-Oder ở biên giới Ba-Lan.

5/4/1951, vợ chồng Julius và Ethel Rosenberg

Trong bầu không khí chính trị này, tôi không thể nào không biết ngay từ lúc đầu chò trơinày đã trở nên gay go. Tôi không dám nói là tôi không biết những hung bạo của cuộcsống trong nước chúng tôi; những vụ bắt bớ tùy tiện và những mối lo sợ xâm chiếm cáccấp chỉ huy Cộng Sản trong thập niên 1950 cảnh báo cho tôi biết không ai có thể tránhnhững tội quy phản bội.

Tình hình thay đổi hoàn toàn và có chiều hướng tốt hơn khi Andropov làm giám đốc KGBnăm 1967. Cuối cùng đây là khuôn mặt tôi ngưỡng mộ, không kiểu cách và không can dựvào những mưu chước nhỏ nhen mà các vị tiền nhiệm mắc phải. Ông không có thái độhống hách của phần đông các viên chức Xô Viết vì họ thường tự cho mình là một đế quốclớn bất khả xâm phạm. Khôn ngoan hơn tất cả mọi nhân vật lãnh đạo ở Moscow, ôngnhận biết việc can thiệp quân sự vào Hungari năm 1956 và sau này vào Czechosloavkianăm 1968 là một chỉ dấu yếu kém hơn là sức mạnh. Ông không muốn những biến cố nhưvậy tái diễn lại. Andropov nổi bật hơn các bậc tiền nhiệm và các người kế nhiệm nhờnhững đức tính chính trị và nhân bản của mình. Viễn kiến của ông vượt xa những ngườinày. Ông hiểu những khía cạnh chính trong chính sách nội bộ và ngoại giao, những vấnđề ý thức hệ và lý thuyết, nhu cầu phải thay đổi và cải cách cơ bản, nhưng ông cũngnhận biết những rủi ro và những hệ lụy.

Lần đầu tiên tôi gặp gỡ Yuri Andropov và nói chuyện sâu sát với ông là vào năm 1968,không bao lâu sau khi quân đội Nga dẹp tan mùa Xuân Praha. Ông đã thu xếp để viếngthăm Đông Đức mùa hè năm đó, nhưng cuộc viếng thăm đã được dời lại vì những biếnchuyển ở Prague. Trời đã sang Thu khi ông đến gặp chúng tôi và chúng tôi vẫn còn bànghoàng vì những gì đã xảy ra và do dự không biết phải nói năng như thế nào cho thíchhợp. Trong tất cả những buổi tiếp tân của nhà nước tôi đã tham dự, buổi tiếp tân này đểlại ấn tượng trong lòng tôi. Chúng tôi ăn tại một trong những tòa nhà của Bộ ở phía Bắcquận Pankow vùng Đông Bá Linh. ( Trong những năm đầu, cấp lãnh đạo Đông Đức tất cả

Page 190: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

sống tại đây trong một phạm vi chật hẹp, san sắt bên nhau, sau đó vì vấn đề an ninh họphải di chuyển ra khỏi thành phố để đến ở khu dinh thự Wandlitz vào thập niên 1950.)

Nhà tiếp khách ở Pankow là một biệt thự, đã được lựa chọn với con mắt ngoại giao, trangbị đầy đủ và sang trọng vừa đủ để bày tỏ sự kính trọng đối với các vị quan khách màkhông quá lộng lẫy vượt lên trên những trình diễn trong phầm ẩm thực mà các bạn XôViết dành cho chúng tôi. Những vị khách phía bên Đức là Erich Mielke, mười một sĩ quancao cấp của Bộ Công An và tôi. Không khí buổi tiếp tân đêm đó thật là thoải mái, mộtcách để tỏ lòng tôn kính đối với Andropov trong những thay đổi ông đã đem l ại cho tổchức. Nỗi lo sợ canh cánh - hiện diện trong thập niên 1950, mười năm đã qua mặc dùKhrushchev đã giảm thiểu sự căng thẳng nhưng vẫn còn dấu ấn của Stalin - đã tan biến.Andropov giữ phong cách và, không như nhiều người đồng hương của ông, vẫn còn vănminh sau một vài chung. Quý vị có thể thấy mọi người đều thở phào nhẹ nhóm. Đây làmột cuộc họp mặt chỉ toàn là đàn ông. Ngay cả những người chiêu đãi cũng là đàn ôngđược lựa chọn từ danh sách đặc biệt những người chiêu đãi đáng tin cậy nhất trong Bộ.

Câu chuyện xoay qua tình hình của Czechoslovakia, mà tôi tiên đoán thể nào cũng đượcnói đến. Mielke suốt đời luôn bị ám ảnh vì nhóm Dân Chủ Xã Hội Đức mà ông trách cứ là“chệch hướng ý thức hệ” trong phong trào chủ nghĩa xã hội. Ông thấy buổi cơm tối này làmột cơ hội để xả xú-báp và gây ấn tượng với vị khách của chúng tôi, bày tỏ tinh thầnđoàn kết với Liên Bang Xô Viết trong quyết tâm dập tan phong trào cải cách tại Prague.Ông đứng dạy và nói về nhu cầu ngăn chặn “đà suy thoái” do ảnh hưởng của nhóm dânchủ xã hội, lúc đó đang ngự trị trong giới cải cách tại Prague.

Mọi người gật gù tán thành. Sau đó Andropov nói: “Đây chưa phải là toàn bộ vấn đề”,ông nói, một cách thiện cảm nhưng cứng rắn. “Chúng ta có hai lựa chọn: can thiệp quânsự, việc này sẽ làm hoen ố thanh danh chúng ta, hoặc là để Czechoslovakia tự chọn conđường của mình, với tất cả những hậu quả sau này cho Đông Âu. Đây là một lựa chọnkhông có gì lý thú”.

Andropov cầm ly lên và uống một ngụm nước lạnh, cả bàn đều im lặng, tất cả mọi ngườiđều chú ý nhìn ông.

“Chúng ta phải nhìn vào tình thế của mỗi một nước và xem xét những căng thẳng vànguyên do của những giằng co từ đâu ra. Chính quyền (Cộng Sản) mới sẽ gặp rất nhiềukhó khăn tại Czechoslovakia. Còn về phần các nhóm Dân Chủ Xã Hội, tôi nghĩ chúng taphải cẩn thận xem xét mối liên hệ của chúng ta đối với họ và ở các nơi khác họ có mộttầm vóc nào không”.

Những điều cấm kỵ vừa mới được vứt bỏ làm cho mọi người nín thơ. Để khởi đầu, ông gạtsang một bên những phân tích có tính cách giáo điều ý thích hệ về việc can thiệp thaythế vào đó việc xét nghiệm những vấn đề nội bộ của một nước. Lời bình luận củaAndropov còn có ngụ ý là các đảng viên Cộng Sản Czechoslovakia đã chậm chạp khôngnhận ra quy mô rộng lớn của sự phản đối và công việc cần phải làm để cải thiện tìnhhình. Ưu tư của Andropov về số phần của giới lãnh đạo mới trực tiếp đi ngược lại vớiđường hướng chính thức, vẫn cho rằng đám đông quần chúng tuân thủ luật pháp cảmthấy sung sướng thấy trật tự đã trở lại và đảng Cộng Sản đã nắm vững trở lại quyềnhành. Và những lời bàn sau đó của ông, cổ võ những mối liên hệ với tất cả khối Dân ChủXã Hội, chỉ trích thoáng nhẹ mối hận thù thâm căn giữa cấp lãnh đạo Đông Đức và cánhđảng tả lớn mạnh nhất của Tây Đức. Người ta cũng tiên đoán điều này, vì năm kế tiếpđó, nhóm Dân Chủ Xã Hội Tây Đức phát động phong trào Ostpolitik để tìm hiểu Đông Đức

Page 191: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

rõ hơn. Ông Andropov gây ấn tượng nơi tôi vì ông đã mạnh dạn xác định được vai tròchúng tôi đang mong đợi nơi ông và qua lối nói chuyện thẳng thắn tại một diễn đànthông thường chỉ là lời nịnh bợ và giáo điều. Hứng khởi vì thái độ của ông, chúng tôi rótthêm rượu vào ly.

Dịp này cũng không ngăn cấm Mielke tiếp tục tuyên bố những lời lẽ thái quá. Cho đếnmãi thập niên 1970, ông vẫn tiếp tục ăn mừng Stalin và yêu cầu “tung hô ba lần ngườigương mẫu và nguồn cảm hứng của chúng ta” với một cử tọa càng lúc càng chán ngấy.Ông cũng ám chỉ một cách lộ liễu là Liên Xô đã phạm một sai lầm lớn khi muốn tránh xanhững thành quả của Stalin. Nhưng lẽ cố nhiên ông chỉ nói trong nội bộ. Khi người XôViết có mặt, đó lại là một chuyện khác.

Không như các vị tiền nhiệm, Andropov chú trọng đến chính sách ngoại giao và tình báohải ngoại. Ông cũng thay đổi cơ cấu quản lý của KGB và lập ra một hệ thống có nhiềutrách nhiệm hơn. Trong những công tác hải ngoại, ông mau chóng nhận biết cách làmviệc từ xưa tới nay đem cài đặt các điệp viên vào các tòa đại sứ, các phái bộ ngoạithương và những các phái đoàn khác đại diện cho Liên Bang Xô Viết không phải là mộtphương thức tốt để hoạt động. Tôi biết, do chính những cố gắng bất thành của tôi nhằmđiều khiển các điệp viên từ Tòa Đại Sứ của chúng tôi tại Washington, rất khó rời khỏi tòađại sứ mà không có một nhân viên FBI bám đuôi, mặc dù những năm sau này tôi gặpIvan Gromakov, trước đây là nhân viên thường trú của KGB tại Washington, và ông vẫncho rằng sự canh chừng của FBI dễ phát hiện và chưa bao giờ là một trở ngại cho côngviệc ông tiếp xúc với các nguồn tin của ông. Một bất lợi khác trong công tác núp dướibóng ngoại giao là nguy cơ bị trả đũa trục xuất ngoại giao, có nghĩa là tất cả những nhânviên tình báo thường trú tại Tòa Đại Sứ hoặc có chức vụ tương tự có xác xuất cao bị tốngxuất ra ngoài trong những đợt trục xuất quanh năm. Các tòa đại sứ Liên Bang Xô Viếtđày tràn những loại điệp viên này nên có một năm Anh Quốc đã trục xuất tất cả là 105người tình nghi là điệp viên nằm trong Tòa Đại Sứ Liên Bang Xô Viết tại Luân Đôn. Lề lốicủa Andropov chuyển sang dùng các nhân sự bất hợp pháp (đưa một điệp viên xâm nhậplãnh thổ địch với căn cước giả, giấy giả và một lý cơ bao biện cho sự hiện diện của mìnhtại đây), góp phần cải tiến ngành điệp báo, xem ra không được các cán bộ tán thành, vìhọ muốn được sự hỗ trợ của cơ chế.

Việc chuyển đổi dùng các nhân viên bất hợp pháp là một thực tế mà chúng tôi phải épbuộc tuân theo vì nhu cầu. Bởi vì nước CHDCĐ không được các nước phương Tây thừanhận trên mặt ngoại giao cho đến khi Hiệp Ước Cơ Bản được ký kết với Tây Đức, chúngtôi trong mọi trường hợp không thể nào có được hào phóng để dùng các Tòa Đài Sứ nhưnhững căn cứ gián điệp và chúng tôi dùng « đường dây bất hợp pháp » (chúng tôi dùngcả cú pháp của đội Bolshevik xưa). Andropov xem xét kỹ lưỡng phương pháp của chúngtôi và đi đến kết luận có ít điệp viên được hưởng tiện nghi của một cuộc sống có định chếvà nên gởi các điệp viên bất hợp pháp ra ngoài nhiều hơn để họ tự xoay sở.

Ông nghiên cứu kỹ lưỡng sự phát triển của tình báo Đông Đức và yêu cầu tôi cung cấpnhững ví dụ cụ thể về phương thức điều khiển điệp viên. Tôi cảm thấy hãnh diện đượcông hỏi và tôi vui vẻ làm việc này.

Chúng tôi không bao giờ cung cấp cho nhau tên của các điệp viên. Quy tắc thứ nhất củatruyền thống điệp báo có từ thời khởi đầu đường hướng của đảng Cộng Sản cách mạng,và đó là một người chỉ được tiếp cận những gì người đó cần biết. Cách ngăn cấm tế nhịnày phòng hờ sự khiển trách lẫn nhau trong trường hợp có kẻ phản bội, phòng hờ cơquan nọ khiển trách cơ quan kia.

Page 192: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Việc Andropov tiếp nhận những thông tin nằm ngoài KGB cũng cho thấy ông cảm nhậnđược mối tương quan thực sự giữa các nhân viên ngoại giao và các sĩ quan tình báo trúngụ tại Tòa Đài Sứ để kiểm chứng những báo cáo chính thức. Phong cách đôi lúc hốnghách của KGB khiến cho những lúc làm việc giữa các vị đại sứ và ủy viên thường trực củaKGB rất cằn thẳng trong nhiều tòa đại sứ. Điều này càng rõ nét hơn nữa vì tài lực củaKGB dồi dào hơn ; họ luôn được tài trợ đầy đủ, và các nhân viên sắm sửa được xe cộ chobản thân, trong khi đó chỉ có các nhà ngoại giao cao cấp của Xô Viết mới có xe riêng màthôi ; các nhân viên ngoại giao khác bắt buộc phải tùy thuộc vào đội ngũ xe của tòa đạisứ. Những oái ăm nay không những là nguồn gốc tạo nên lòng bất mãn, nó cũng giúpcho các cơ quan phản gián ngoại quốc phát hiện những điệp viên của KGB làm việc ẩnnúp dưới danh nghĩa ngoại giao.

Về ảnh hưởng chính trị rộng lớn của Andropov, tôi được biết ông là người khởi xướngnhiều ý kiến cải cách mà sau này Gorbachev nhận là của ông. Ông nhìn nhận một trongnhững nguyên nhân kinh tế của Xô Viết tụt hậu quá xa so với phương Tây là vì chỉ huytập trung và sự tách biệt hoàn toàn giữa khu vực quân sự và dân sự. Những đầu tư to lớncủa chính quyền trong những tập hợp công nghệ quân sự tại Hoa Kỳ và các nước tư bảntiên tiến có thể nhờ các công ty tư nhân biến cải thành những tiến bộ dân sự lợi ích trongngành kỹ thuật cao chẳng hạn như ngành hàng không phản lực và máy vi tính. Nhưng tạiLiên Bang Xô Viết, việc tôn sùng bí mật đã tạo nên một sức cản không thể dứt ra được,như các bộ trưởng của CHDCĐ có thể chứng nhận do kinh nghiệm bản thân với các bộliên quan đến quân đội của Xô Viết. Khi tôi đề cập những vấn đề này với Andropov, ôngnói với tôi ông đang cố gắng đem đường hướng suy nghĩ này ra áp dụng trong các ủy banông đã thành lập với các chuyên viên dân sự và quân đội có nhiệm vụ phải học hỏi từnhững so sánh giữa hai hệ thống kinh tế đang tranh đua. Andropov công nhận tình báo làmột dụng cụ quan trọng để học hỏi phía bên kia để cải tiến hệ thống xã hội chủ nghĩa vàtâm trí sẵn sàng xem xét những đường hướng khác của ông tương phản với sự trì trệxung quanh ông. Ông suy tưởng đến khả năng “con đường thứ ba” dân chủ xã hôi doHungari đề xướng và một vài nhóm tại CHDCĐ, và ngay cả trong thời kỳ đàn áp các nhàbất đồng chính kiến, mà ông có phần trách nhiệm trong đó, ông ta kín đáo bàn thảo vềnhững kinh nghiệm của Hungari trong bối cảnh đa nguyên chính trị cũng như bối cảnh tựdo kinh tế.

Tôi vẫn thường tự hỏi ông Andropov có thể làm được những gì nếu ông sống được mườinăm tại chức thay vì một vài năm sống đau yếu. Chắc chắn ông sẽ không làm những gìGorbachev làm. Ông tỏ ý hy vọng có thể chuyền hóa sở hữu xã hội chủ nghĩa sang thịtrường tự do cũng như cởi mở chính trị, và chắc chắn những bước tiến đi đến cải cách sẽđược cân nhắc kỹ lưỡng.

Page 193: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Yuri Vladimirovitch Andropov

Khi làm việc với các nước xã hội chủ nghĩa khác, Andropov không bao giờ ra vẻ kẻ bềtrên theo kiểu cách của Brezhnev, người tiền nhiệm, hoặc Chernenko, người kế nhiệm.Vyacheslav Kochemassov nhớ lại khi ông được bổ nhiệm làm đại sứ Xô Viết tại Bá Linh,Andropov nói với ông: “Chúng ta cần một vị đại sứ mới ở nước CHDCĐ, chứ không phảimột ông thống đốc thuộc địa”. Chấm dứt lề thói phong liêu đế quốc cũ của Nga có thểnào đưa đến việc cải cách thành công xã hội chủ nghĩa đó vẫn còn là một vấn đề tranhcãi.

Có lẽ những hồi ức này giúp soi sáng những mâu thuẫn mà Andropov cho phương Tâythấy. Người ta quảng cáo ông là một tự do trong phòng, ngay cả là một người mếnchuộng jazz – nhưng những nhà nghiên cứu thấy điều này khó dung hợp với việc đối xửtàn bạo với các người bất đồng chính kiến. Nhưng họ lầm. Tôi có thể làm chứng là ôngchắc chắn mong muốn cải cách, nhưng nó sẽ không đến theo kiểu dân chủ của phươngTây, mà ông cho là hỗn loạn. Những cải cách của Andropov được áp đặt từ trên xuống,với tất cả những giới hạn đi theo. Nhưng tôi tin rằng những cải cách như vậy theo mộtđường hướng chừng mực hơn và có cơ thành công hơn.

Sự kiện tôi ái mộ ông Andropov không có nghĩa là tôi luôn luôn theo đường hướng củaông, nhất là khi tôi tìm cách dàn xếp trao đổi gián điệp với Günter Guillaume năm 1978.Tôi nghĩ rằng chính quyền Bonn sẽ chỉ đổi Guillaume với một nhân vật tầm cỡ của phiábên Xô Viết. Điều này sẽ làm họ rạng danh vì họ sành điệu trong trò chơi ngoại giao, vàmột số các điệp viên Tây Đức được thêm vào danh sách để chuyện đổi trác có phần nhẹnhàng cho tiêu thụ nội bộ. Trong lúc tôi nguệch ngoặc những tên tuổi khả dĩ đem trao đổitrên một phong bì, tôi thấy mấu chốt – và là vấn đề – chính là Anatoly Sharansky. Hayđúng hơn, nỗi ám ảnh của điện Cẩm Linh đối với ông.

Page 194: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Anatoly Sharansky

Giống như nhà đạo đức và tác giả tố cáo Gulag (tù) Alexandr Solzhenitsyn và nhà khoahọc và bất đông chính kiến Andrei Sakharov, cha đẻ của bom hạt nhân và sau này trởthành người tranh đấu cho nhân quyền, ông Sharansky, trong vòng năm năm nhờ phátđộng phong trào nhân quyền cho người Do Thái đã trở thành một đối tượng tôn kínhtrong giới bất đồng chính kiến. Đây là một vấn đề uy danh cũng như may mắn trong việcgặp gỡ đúng nơi đúng lúc các ký giả có cảm tình – có hăng trăm người bất đồng chínhkiến khác cũng dấn thân như vậy nhưng không ai để ý đến tại Liên Bang Xô Viết. Vì đãthành công nên ông viện sĩ nhút nhát này đã trở thành đối tượng thù ghét cá nhân caođộ trong KGB lẫn cả Đảng. Tôi biết theo kinh nghiệm của tôi trong việc đối phó củaMoscow đối với các kẻ nội thù, việc này thường xuất phát từ một quyết định muốn tốngkhứ cá nhân khuấy nhiễu này; Solzhenitsyn bị đem lên máy bay để đưa sang Đức ;Sakharov đã bị (do chính tay Andropov) đi đày nội xứ tại Gorky. Tại sao lại không tốngkhứ luôn Sharansky? Nhưng Andropov không theo lối lý luận này.

Ông nói “Đồng chí Wolf có biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tung ra tín hiệu nàykhông? Người này là một tên gián điệp [Andropov nghĩ rằng Sharansky dính líu với CIA],nhưng quan trọng hơn nữa, y là người Do Thái, và y lên tiếng cho người Do Thái. Có quánhiều nhóm đã bị đàn áp trong nước chúng ta. Nếu chúng ta chấp thuận bước đầu cănbản này cho người Do Thái, người nào sẽ là kẻ kế tiếp? Người Đức ở vùng Volga? NgườiTartar ở vùng Crimea? Hoặc có thể là nhóm Kalmuck hay Chechen?”.

Ông đề cập đến những nhóm sắc tộc do Stalin lưu đày xa xứ trong một chiến dịch nhằmnhổ tận gốc những mầm mống chống đối dứt họ khỏi cội rễ địa lý. Cơ quan KGB có mộtdanh từ hành chánh mà tôi chưa bao giờ nghe nói đến để gọi các nhóm này :kontingentirovannye. Kontingent ám chỉ “những thành phần”, hoặc nhưng hạng, quầnchúng không đáng tin cậy. Những “thành phần” này được xem như những kẻ thù tiềmtàng bất mãn, và Andropov đưa ra một con số tổng kết kinh hãi là tám triệu năm trămngàn người.

“Chúng ta không thể bất cẩn tìm cách giải quyết tất cả những vần đề này trong lúc thờibuổi khó khăn này”, ông nói tiếp “Nếu chúng ta mở tất cả các van khóa ngay lập tức, và

Page 195: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

quần chúng bắt đầu bày tỏ những nỗi bất bình, mọi việc sẽ đổ dồn vào và chúng takhông có phương tiện để ngăn chặn sự việc này”.

Đây là con người thẳng thắn của Andropov mà tôi được biết, đoạn tuyệt với những lối giảithích ôn hòa và sai trái của giới lãnh đạo cũ, ông nói huỵch toẹt lý do tại sao Liên BangXô Viết kiến quyết trong vấn đề nhân quyền: lo sợ - sợ tiềm năng xung đột do di sản củaStalin để lại, di sản những kẻ thù tiềm tàng ngay trong nước. Sharansky có thể trở thànhngọn cờ đầu không những cho nhóm Do Thái tại Liên Bang Xô Viết, nhưng cho hàng hàsa số các kontingentirovannye.

Ngày nay không có bằng chứng cho thấy Sharansky có liên hệ với CIA, nhưng Andropovnhất quyết cho rằng đương sụ dính líu. Ông không có lý do gì để nói láo sự việc này, nhấtlà đối với tôi. Nhưng vượt lên trên những mối liên hệ điệp báo, mối ưu tư chính củaAndropov nằm ở nơi khác, và tôi rất kinh ngạc ông đã công khai đề cập đến những vấnđề sắc tộc tiềm tàng. Andropov tiếp tục nói : “Đương sự sẽ cầm cờ cho tất cả dân DoThái. Những chống phá thái quá nhắm vào người Do Thái của Stalin đã khiến cho nhữngngười này rất hận chính quyền Xô Viết và họ có những bạn bè thế lực ở ngoại quốc.Chúng ta không cho phép việc này xảy ra trong lúc này”. Ông cũng rất thẳng thắn về đàsuy thoái của Liên Bang Xô Viết, khởi đầu vào lúc ông, nhắc đến cuộc gặp gỡ của chúngtôi cách đây mười bốn năm, xác định cuộc xâm lấn Czechslovakia năm 1968.

Tôi cố gắng nhiều lần thuyết phục Andropov chấp nhận trao đổi Sharansky nhưng lần nàotôi cũng thất bại. Andropov bực bội mỗi lần nghe đến tên người này, và ông trở nên nóngnảy và la hét: “Hắn là một tên gián điệp, có vậy thôi”. Và cuộc đối thoại chấm dứt tạiđây.

Cuối cùng bệnh tình của Guillaume (giống như Andropov, anh bị bệnh suy nhược thận)đã cho phép ông rời tù nhanh hơn. Chính quyền Tây Đức phải chấp nhận tính toán, chodù họ không muốn tỏ ra khoan hồng, họ không được lời gì nhiều trong cuộc trao đổi vớimột xác chết. Thêm vào đó, Erich Honecker, sau khi kế nghiệp Ulbricht, bắt đầu chú ýđến vấn đề này và ra tín hiệu cho Helmut Schmidt biết phải có một động thái nào đó nếukhông ông sẽ giới hạn việc trao đổi tù binh và đoàn tụ những gia đình phân ly vì đất nướcchia đôi.

Tôi gặp lại Andropov năm 1980 khi tôi bay sang Moscow với Mielke để trao huy chươngcho các sĩ quan lãnh đ ạo KGB nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập bộ của chúng tôi. Cảhai bên đều rất trân trọng những nghi thức này, KGB và các cơ quan tình báo trong khốiĐông Âu, và đạt tới mức độ tiên đoán hỗ tương: họ trao tặng huy chương cho chúng tôinhân dịp những ngày kỷ niệm của họ, chúng tôi đáp lễ tương tự trong những dịp lễ củachúng tôi. Điều này được lập lại khắp khối Đông Âu và không ai có thể nhớ hết con sốhuy chương các cấp lãnh đạo KGB nhận lãnh. Một người thợ may đặc biệt làm việc tạitổng tham mưu KGB để đảm bảo các sĩ quan đeo huy chương đúng theo quy cách trongmỗi một dịp. Dịp này Andropov nhận một huy chương vàng đánh dấu ba mươi năm hợptác hữu nghị với bộ của chúng tôi. Ông đang ở bệnh viện nhưng ông nhận huy chương tạiđây.*

*Lần cuối tôi gặp Andropov, năm 1982, thiểu não hơn nhiều. Tôi bay sang Moscow đểtham dự một cuộc họp các cấp lãnh đạo tình báo hải ngoại của khối Đông Âu.Tuy nhiênkhi tôi đến nơi, tôi được thông báo bệnh trạng cấp tính không cho phép Andropov đếntham dự cuộc họp. Tôi là người đầu tiên biết thực trạng sức khỏe yếu kém của ông. Tôiđược đưa đến gặp ông tại Bệnh viện Cẩm linh đặc biệt tại Kunzevo, một khoảnh thành

Page 196: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

phố canh gác cẩn mật, nơi Stalin trước đây dùng để nghỉ hè. Vị trí phòng vệ của bệnhviên không cho phép người ngoài nhìn vào bên trong. Trong đó, Andropov có cả một cănphòng dành riêng cho ông, có phòng ngủ và phòng chữa trị ngăn cách bởi một hành langdài chan hòa ánh sáng, có trang bị máy ghi hình an ninh. Phiá đối diện là phòng làm việcvà phòng tiếp khách. Ông trông vẻ xanh xao và mệt mỏi. Tôi đứng chờ ở ngoài với ngườiphụ tá của Andropov, Vladimir Kryuchkov, trong khi đó Andropov đích thân nói chuyệnriêng với Mielke. Không ai nói rõ căn bệnh của ông, và cũng không ai nói mức độ trầmtrọng của căn bệnh. Tất cả những gợi ý về bệnh tình sắp chết của ông tổng thứ ký là điềucấm kỵ. Sau một vài phút im lặng, Kryuchkov hỏi tôi có giới thiệu được một bác sĩchuyên khoa tiết niệu giỏi nào không, và vội vã nói thêm bệnh tình của cấp trên lẽ cốnhiên là một bí mật tuyệt đối.

Năm 1980 là một năm khó khăn trong mối bang giao Xô Viết - Hoa Kỳ. Viện cớ việc XôViết trải dàn các tên lửa di động SS-20 tại phía Tây nước Nga và Đông Đức cần phải cóbiện pháp đề phòng, NATO (Liên Minh Bắc Đại Tây Dương) đã quyết định vào cuối năm1979 dàn trải các phi tiễn hạt nhân trên bốn nước Châu Âu, trong đó có Tây Đức, nếuviệc tháo gỡ các tên lửa không được thương lượng trong vòng 2 năm tới, vào tháng 12năm 1981. Việc này sẽ đưa những tên lửa có tiềm năng đánh phá phần lớn các thành phốlớn Châu Âu nằm sát ở hai biên giới Chiến Tranh Lạnh. Bây giờ hạn kỳ đã chấm dứt vàtình hình giữa hai nước Tây và Đông Đức xem ra đen tối. Một vài nhà bình luận đem sosánh tình hình này với những thời gian trước khi xảy ra Đệ Nhất Thế Chiến năm 1914, khichiến tranh đang đe dọa và chỉ một bước sai lầm là chiến tranh bùng nổ. Nhóm bảo thủcho đây là một trò hù dọa của nhóm tả phái, nhưng tôi biết Helmut Schmidt cũng cónhững so sánh lịch sử tương tự như vậy với một phái viên của Honecker.

Lúc đó nỗi lo sợ xung đột hạt nhân thấm nhập xâu đậm vào tâm trí mọi người. Trong lúcđối thoại riêng với Günter Mittag, cố vấn kinh tế của Honecker và là người trung gianthường xuyên qua lại giải quyết công vụ giữa hai nước Đức, Schmidt than phiền áp lựccủa Washington lên Tây Đức và nói thêm: “Mọi sự đều thoát khỏi tầm tay. Chúng ta phảithường xuyên giữ liên lạc”. Ông nói lòng hoảng hốt có thể gia tăng mau chóng, nhưngHonecker có thể tin rằng nước Cộng Hòa Liên Bang Đức đáng tín nhiệm. “Chuyện điên rồkhông thể xảy ra bên phía Tây Đức”, ông kết luận. Nói cách khác, trong khi các cườngquốc chơi trò chiến tranh của họ, chúng ta người Đức cần phải thương lượng với nhau vàgiữ thái độ khiêm tốn.

Andropov nghĩ rằng Hoa Kỳ đang có nỗ lực để đánh đổ sức mạnh lấn áp hạt nhân của XôViết. “Đây không phải là lúc chúng ta tỏ ra yếu kém”, ông nói, viện dẫn lời của TổngThống Carter, của cố vấn Zbigniew Brzezinski và của Ngũ Giác Đài là trong một vàitrường hợp Hoa Kỳ có thể biện minh việc sử dụng vũ khí hạt nhân để ra tay tấn côngtrước Liên Bang Xô Viết. Andropov cũng băn khoăn về những thất bại gia tăng của quânđội Xô Viết trong việc đương đầu với phiến quân Hồi giáo toàn nguyên tại A-phu-hãn, vàtôi thử hỏi suy nghĩ của ông về tương lai của chiến dịch này. Ông chỉ nói: “Bây giờ, chúngta không thể lùi được nữa”.

Những lời bỉ báng nhất ông dành cho Thủ Tướng Schmidt, vì ông Schmidt đã chấp thuậnchiến lược thương lượng song hành của NATO đồng thời lập kế hoạch dàn trải các tên lửahạt nhân di động tại Tây Đức. “Con người này hai mặt” ông than phiền. “Nhưng y thực sựngả theo Hoa Kỳ. Chúng ta không nên có những tiếp xúc cấp cao với loại người như vậy”.Tôi đoán chừng điều này liên tưởng đến lần đối thoại riêng trước đây với Mielke về nhữngmối liên hệ giữa Erich Nonecker và Schmidt, nhiều khi Xô Viết không được biết đến, mộtnguyên do quanh năm gây phiền lòng cho họ. Moscow về cơ bản không tin tưởng những

Page 197: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

cởi mở giữa Đông và Tây Đức mà chính sách Ostpolitik chủ trương và họ muốn kiểm soátmọi cố gắng sáp lại gần nhau. Andropov và Bộ Trưởng Ngoại Giao Andrei Gromyko đặcbiệt không muốn Honecker thăm viếng Bonn. Tình hình quốc tế càng căng thẳng baonhiêu, Honecker và Schmidt cả hai càng cố gắng cải thiện mối liện hệ cá nhân bấy nhiêu.Họ liên lạc với nhau trên một đường giây điện thoại đặc biệt, trong khi đó Tây Đức muatự do cho một loạt không ngừng các tù binh Đông Đức, gương phản ánh tình trạng củamối liên hệ. Do những nguồn tin tình báo của chúng tôi tại Bonn, chúng tôi biết lòngtrung thành của Tây Đức đối với NATO bị thử thách hết sức vào lúc đó. Schmidt đã tựđưa mình vào một vị thế khó khăn bởi vì ông là người đầu tiên khơi mào vấn đề quốcphòng của Châu Âu sau khi Moscow và Washington đã thương lượng với nhau để hạn chếcác lực lượng tên lửa hạt nhân trên đầu các quốc gia Châu Âu. Bây giờ lời kêu gọi củaCarter tẩy chay Thế Vận Hội Moscow là giọt nước làm tràn bờ ly. Điều này gây phân cáchtrong chính phủ vốn đã chia năm sẻ bảy, và chúng tôi được một nguồn tin trong SPDthông báo là ông có thể thắng bằng cách đe dọa từ chức nếu việc tẩy chay không đượcthông qua. Qua những nguồn tin từ các văn phòng chính yếu tại thủ đô Tây Đức, chúngtôi thu thập mức độ bực mình của họ dưới áp lực của Hao Kỳ. Chính sách cứng rắn củaHoa Kỳ đối với Moscow ép buộc ông phải hủy bỏ một cuộc viếng thăm Đông Bá Linh đãhoạch định trước. Mặc dù vậy ông tiếp tục suy nghĩ về việc duy trì mối liên hệ giữa hainước Đức hơn là theo trò chơi của các siêu cường. Ông nhất quyết thẳng thừng hủy bỏchuyến viếng thăm Đông Bá Linh, chứ ông không tìm cách gài Honecker vào một tình thếép Đông Đức phải thu hồi lời mời.

Cơ quan của tôi có trách nhiệm thông báo cho Moscow vị trí đề nghị và những chi tiết kỹthuật của các phi tiễn Pershing II và Cruise của Hoa Kỳ đã được cài đặt năm 1982 nếucác cuộc thương thuyết thất bại. Thực ra, tôi biết nhiều về chiến lược hạt nhân của HoaKỳ hơn là việc dàn trải tên lửa của Xô Viết tại Đông Âu, phần lớn là do nguồn tin chínhcủa chúng tôi tại NATO, ông Rainer Rupp. Vị trí của các phi tiễn di động SS-20 được cẩnthận giữ bí mật ngay cả đối với chúng tôi, mặc dù chúng tôi là đông minh gấn gũi nhấtcủa Moscow – và phần lớn những phi tiễn tuyến đầu, dù gì đi nữa , cũng nằm trên lạnhthổ của chúng tôi. Sự hống hách của Xô Viết làm cho rất nhiều người Đông Đức trungkiên cảm thấy bực bội và muốn xa cách. Các nhân viên trong cơ quan của tôi được mờigọi chỉ để tham dự những tập trận đặc biệt để chuẩn bị ứng phó bài bản bức thiết nhất làNATO ra tay tấn công trước.

Page 198: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Dàn phóng tên lửa Pershing di động

Vì chương trình tái trang bị vũ khí của Hoa Kỳ và nhóm hiếu chiến của ông Reagan thắngthế, các bạn Xô Viết của chúng tôi bị ám ảnh bởi nguy cơ Hoa Kỳ tấn công bằng phi tiễnhạt nhân, mà họ đặt cho một tên tắt là RYAN, từ câu Nga Raketto yadenoye napadeniye.Cơ quan tình báo hải ngoại HVA được lệnh truy cứu và phát hiện tất cả những kế hoạchcủa Tây Âu nhằm tấn công bất thình lình, và chúng tôi thành lập một đội và một trungtâm xem xét tình hình đặc biệt cũng như những trung tâm tham mưu khẩn cấp, để làmviệc này. Đội ngũ này phải trải qua huấn luyện quân sự và tham dự những tập trận báođộng. Như phần đông trong giới tình báo, tôi thấy những trò chơi chiến tranh này là mộtlãng phí thời giờ nặng nề, nhưng những lệnh này không thể bàn cãi được cũng như nhữnglệnh khác từ trên đưa xuống. Tôi không tin có thể xảy ra chiến tranh nguyên tử ở ChâuÂu, mặc dù tôi nghĩ sự xung đột giữa hai hệ thống đối địch sẽ gia tăng trên bình diệnchính trị, kinh tế và các bình diện khác. Đông thời, tôi càng thêm nghi ngờ các vị lãnhđạo chính trị ở cả hai bên có thể hiểu và hành động theo những biến chuyển đang diễn ratrên thế giới. Tôi bắt đầu tìm phương cách chấm dứt sự nghiệp tình báo của tôi và quaysang nghề viết, nhưng những áp lực mỗi lúc gia tăng trong công việc của tôi trong mộtbầu không khí đương đầu mãnh liệt khiến tôi cứ phải dời quyết định này.

*

Mặc dù Moscow rầm rộ tuyên truyền, tôi vẫn biết Liên Bang Xô Viết trước đường hướngmạnh bạo của Hoa Kỳ yếu thế hơn nhiều so với những gì họ rêu rao. Các cuộc thươnglượng SALT II (ldg : Strategic Arms Limitation Treaty = Hiệp Ước Giới Hạn Vũ Khí ChiếnLược) về việc giải giới giữa Brezhnev và Nixon đã cho tôi thấy rõ. Tuy nhiên, chúng tôikhông phòng bị việc Jimmy Carter đắc cử tồng thống ; những hồ sơ tiên khởi về ông chỉcó một ít thông tin về ông ngoài việc mô tả ông là một nhà nông sản xuất đậu phộng

Page 199: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

không tiếng tăm. Tôi lấy làm an ủi là các nguồn tin tình báo từ Bonn báo cáo là Tây Đứccũng không biểu lộ một điều gì đối với vị tổng tham mưu trưởng mới này. Nhưng khiCarter tuyên bố ngân sách quốc phòng $157 tỷ Mĩ Kim để trang bị các tên lửa MX vàTrident, tên lửa Cruise, các tiểm thủy đỉnh nguyên tử nhiều hơn và một lực lượng dự bịmười một ngàn người, phản ứng của Moscow là hoảng hốt khá rõ. “Chúng ta không thểđánh lại bọn họ với số tài khoản này”, một chuyên gia cao cấp về chiến lược nguyên tửXô Viết tâm sự với tôi. “Nhờ Trời chúng ta giỏi trong các lãnh vực khác”.

Vào lúc này, những dị biệt trong chính sách giữa Đông và Tây Đức không còn nữa, độclập với các bậc thầy Moscow và Washington. Herbert Wehner, người quản lý hậu trườngquốc hội và có ảnh hưởng lớn trong đảng cầm quyền Dân Chủ Xã Hội tại Bonn, bị hụthẫng vì chính sách hạt nhân của Hoa Kỳ nên đã cố gắng giữ liên lạc không để đứt đoạngiữa Bonn và Đông Đức. Nhờ tay của phụ tá của Wehner, Karl Wienand, chúng tôi cóđược một tài liệu mật do chính Wehner viết cho thấy mức độ bất tín của ông đối vớinhững ý đồ của Washington. Wehner không dè dặt chút nào trong lời chỉ trích: “Cơ quanCIA đã tán phát con vi khuẩn gây chiến tranh giữa hai nước Đức. Đây không phải làchuyện bịa đặt. Bom trung hòa tử đã được nhắm sẵn vào Ruhr và Bá Linh. Tôi chia sẻnhững hoài nghi của Schmidt về Carter. Không phải vì ông này có những ý đồ đen tối,những vì ông có khả năng thử nghiệm mọi biến thể. Phương pháp này có thể đưa đến sailầm rất dễ dàng”.

Như đã đề cập trước đây, tôi nghĩ Wehner biết mối liên hệ của người phụ tá với Đông BáLinh. Sự vỡ mộng của ông đối với chủ nghĩa cộng sản ngăn cản không cho phép ông trởthành nguồn cung cấp tin tức trực tiếp cho chúng tôi, nhưng ông vui vẻ cho chúng tôibiết điều này, bất chấp những rủi ro chính trị cho bản thân ông, ông sẽ thông báo choĐông Đức nguy cơ hạt nhân dù nhỏ đến đâu đi nữa để bảo toàn quyền lợi của nướcĐức.Wehner sau này phát triển liên hệ với nước Công Hòa Dân Chủ Đức qua trung giancủa luật sư trao đổi gián điệp Wolfgang Vogel. Cuối cùng, tôi nghĩ Wehner tin tưởngHonecker hơn là những cấp lãnh đạo của chính đảng của ông. Chúng tôi được các đườngdây liên lạc bên Tây Đức mách bảo Wehner đã để lại chỉ thị đem những tài liệu cá nhâncủa ông cất giữ bên Đông Đức sau khi ông chết.

Cùng vào lúc đó, cũng như chúng tôi bị dao động vì những thay đổi khó hiểu trong chínhsách của Hoa Kỳ, bản chất thay đổi của chính sách ngoại giao Xô Viết trong suốt thời kỳnày đã gây nên một số vấn đề cho chúng tôi. Honecker chưa kịp thích nghi với chính sáchOstpolitik mới và chuyển sang hướng suy diễn phóng khoáng hơn về nền dân chủ xã hộicủa Tây Đức, thì Moscow báo hiệu cho chúng tôi phải ngưng. Những câu hỏi của sĩ quanliên lạc Xô Viết thân thiết với tôi, Vladimir Budakhin, đặt ra cho tôi cho tôi thấy, mặc dùcó những lần cụng ly và những lời nói ấm áp, mối liên hệ giữa Moscow và Đông Bá Linhphải chịu số phận bi đát hiểu lầm nhau. Trong việc xây dựng một xa lộ giữa Hamburg vàBá Linh trên lãnh thổ của chúng tôi, việc khai thông kinh đào giữa Đông và Tây Đức,hoặc là những thương lượng mậu dịch với các công nghiệp to lớn Krupp hoặc Hoechst củaTây Đức, người Xô Viết luôn luôn đặt câu hỏi và lên tiếng phản kháng. Thông thường kếtquả là dời ngày thêm một lần nữa cuộc gặp gỡ mong ước bấy lâu nay giữa Honecker vàSchmidt.

Lòng vẫn ôm ấp kiểu cách tôn sùng cá nhân theo khuôn mẫu của điện Cẩm Linh,Honecker mang ảo tưởng ông có thể giải quyết những vấn đề như vậy một mình. Khi ôngbiết qua Wehner những mối liên lạc mật giữa Xô Viết và Bonn mà Đông Bá Linh không hềđược thông báo, ông chỉ vỏn vẹn nói: “Họ không thể quyết định được gì nếu không cóchúng ta”. Lịch sử chứng minh đây là sai lầm lớn nhất của ông.

Page 200: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Tôi cũng phạm phải một lỗi lầm to lớn vì đã coi nhẹ những hệ quả sự lệ thuộc toàn diệncủa chúng tôi vào Liên Bang Xô Viết. Mối liên hệ lâu bền với Moscow và tình hữu nghị tôithụ lãnh với tình báo Xô Viết khiến tôi - một cách sai lầm - nghĩ rằng KGB làm việc vớiHVA trong tinh thần bình đẳng. Tôi biết chúng tôi đã gởi một số lượng tin tức như thác đổcho Moscow: tin tình báo chính trị và quân sự của kẻ địch ở tuyến đầu, sách kỹ thuật vềtình báo điện tử của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA), tên tuổi và phương pháplàm việc các nhân viên CIA, và những lượng thông tin khoa học và kỹ thuật mà sĩ quanliên lạc Nga cần phải có thêm một phụ tá để xử lý. Chỉ có một chút ít đáp ứng từ phiábên kia. Nhưng những vị đối tác tình báo kỳ cựu của tôi công nhận điều này và tìm cáchsửa sai trên mức độ cá nhân, và tính chất chậm chạp của những thay đổi khiến tối nghĩrằng chúng tôi luôn nằm trong những ưu tiên hàng đầu trong mối bang giao quốc ngoạicủa điện Cẩm Linh. Đây chắc chắn là tình cảnh đã có dưới thời Stalin, Khruschev,Andropov và Chernenko. Vì vậy quyết định không thể hiểu được của Gorbachev trongviệc bỏ mặc số phận chúng tôi vào tay của NATO năm 1989 là một đột biến thô bạo.

Nói vậy chứ chúng tôi quá quen thuộc với phong cách của người Xô Viết, ít nhất về mặtquân sự, giống như một thế lực xâm lăng không hề màng đến tâm tư tình cảm của chúngtôi. Honecker luôn bày tỏ với Moscow mối ưu tư về sự tập trung vũ khí, binh lính, và bâygiờ thiết bị hạt nhân trên lãnh thổ của chúng tôi. Tôi vẫn cảm thấy lo lắng vì biết sự cáchbiệt giữa thế lực thực sự của ông và những gì ông cảm nhận là thế lực của ông. Trên thựctế sự cách biệt này khá xâu, nhưng phương cách dối lòng này là một phần lối sống củachúng tôi trên tiền đồn tuyến đầu của đế quốc Xô Viết. Trong lúc việc giằng co về tên lửagiữa Moscow và Washington sôi nổi năm 1979 và Moscow dọa dàn trải thêm vũ khí trênlãnh thổ Đông Đức, một hôm Mielke nói với tôi: “Không có phương cách nào để bỏ rahàng tỷ cho kẻ khác và đốn cây để kiếm chỗ đồn trú cho xe tăng và dàn phóng tên lửa.Anh sẽ thấy chẳng có gì xảy ra đâu. Chỉ có thương thuyết thêm nữa thôi”.

Dàn phóng tên lửa SS-20 lưu động

Lẽ cố nhiên, khi các tên lửa khổng lồ SS-20 của Xô Viết tiến vào phần đất của Đông Đứcvào lúc đêm khuya, cải trang thành việc chuyển giao củi, các khu rừng bị đốn trụi màkhông ai được phép bản thảo thêm nữa.

*

Có lẽ tôi khen ngợi ông Andropov quá đáng. Ông chắc chắn phải bị phê phán, ngay cảngười mến mộ ông vì cách đối xứ của ông đối với những người bất đồng chính kiến thậtlà thô bạo. Quyết định ( ất cả là những việc ông làm đều có chủ đich) tước bỏ quyềncông dân của Solzhenitsyn và đày Sakharov đi Gorky là vì ông vẫn còn mang một nãotrạng không chịu buông tha giống như trường hợp của Sharansky. Ông theo đuổi sự ổnđịnh của Liên Bang Xô Viết trên hết mọi tính toán. Mối quan tâm của ông đến những hìnhthức đa nguyên chính trị chỉ giới hạn trong việc quan sát kinh nghiệm cộng sản“goulash” của Hungari (danh từ nửa khôi hài, nửa miệt thị chúng tôi dùng để chỉ chế độHungari) trong khi đó ông thực hiện một chủ thuyết cứng rắn hơn ở trong nước. Nhưng

Page 201: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

ông cẩn thận hơn Gorbachev trong việc thay đổi Ủy Ban Trung Ương và phát động chiếndịch chống tham nhũng ở một mức độ mạnh mẽ hơn các người kế vị của ông.

Quyết định của Andropov thăng chức Vladimir Kryuchkov lên làm Tổng Giám Đốc củaKGB là một quyết định lô-gíc nhưng không khôn ngoan. Kryuchkov là một phụ tá thâncận của Andropov kể từ biến cố Budapest năm 1956. Ông biết Kryuchkov hiểu rõ chínhsách ngoại giao và nghĩ rằng giao công việc tình báo hải ngoại cho một người đã đượcđào tạo theo hình ảnh của mình sẽ tránh việc phạm lại những rạn nứt nội bộ và lối nhìnthiển cận.

Vị thế của Kryuchkov trong KGB được củng cố vào thời kỳ can thiệp vào A-phú-hãn, nơiđây ông được giao trách nhiệm tổ chức những công tác đặc biệt sau khi xâm chiếm.Nhưng ông không có tầm nhìn sâu rộng của Andropov và thiếu phong cách của mộtngười lãnh đạo. Không có thầy dìu dắt, người số hai đầy khả năng và thông minh nàycảm thấy hụt hẫng. Tôi tình cờ nhìn thấy lòng sùng bái của Kryuchkov đối với Andropovkhi tôi đến viếng thăm ông năm 1982 để chúc mừng ông thăng chức giám đốc KGB. Sauđó, sau bữa ăn tối, ông đọc cho tôi nghe một vài bài thơ của Andropov. Đây là lần đầutiên tôi biết đến những vấn thơ này và chúng đặc biệt hay, có phần sầu muộn và lãngmạng, mô phỏng theo Pushkin và Lermontov, tâm sự về tình yêu đã mất và những nuốitiếc của tuổi già. Điều này gia tăng sự kính phục của tôi đối với Andropov nhưng tôi thấykhôi hài là người kế vị ông ta trong chức giám đốc của KGB lại bận tâm học thuộc lòngnhững bài thơ tình của ông tổng bí thư mới của Đảng Cộng Sản Liên Bang Xô Viết.

Vladimir Kryuchkov

Khi tôi đến Moscow, Kryuchkov luôn luôn mời tôi vào một phòng riêng đàng sau vănphòng chính của ông, rót cho tôi một ly Scotch lớn và nói: “Anh kể cho tôi nghe chuyệngì đã xảy ra”. Khi Mielke ở bên cạnh, sự việc không trực tiếp như vậy, cả hai bên đềukhua chiêng múa trống, không ngừng nâng rượu ăn mừng vinh quang Cách Mạng vàthành quả của chủ nghĩa cộng sản, một điều khá kỳ lạ vì hơn hết mọi người hai ông giámđốc cơ quan an ninh là những người biết rõ tình hình không được tốt đẹp trong nước họ.

Kryuchkov không bao giờ bỏ lỡ cơ hội ghé thăm nhà hát mỗi khi ông đến viếng thăm -.Ông hay đi xem và lấy làm hãnh diện đã xem hết tất cả những màn diễn xuất lớn ởMoscow và sưu tầm những chương trình, mà ông cất giữ trong văn phòng của ông. Điềunày tạo nên danh tiếng ông là người có học thức. Thực ra, lòng quyến luyến với sân khấulà do ông thích sưu tầm những món vật trên hết mọi sự. Tôi khám phá điều này trong

Page 202: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

một lần viếng thăm của ông tại Đông Đức trong thập niên 1980. Vở kịch Faust đang đượctrình diễn tại Nhà Hát Quốc Gia Weimar. Kryuchkov không mấy thông thạo tiếng Đức, tuynhiên ông nài ép để đi vì ông biết rõ vở này là một trong những nghệ thuật chủ yếu trongkinh điển của văn chương thế giới. Tám tiếng đồng hồ theo dõi vở Faust đòi hỏi một sựtập trung mà ngay cả tôi cũng phải cố gắng với tiếng mẹ đẻ của tôi, những tôi hài lòng vìđã thu xếp việc này cho tình hữu nghị Đức-Xô Viết. Một tiếng hoặc khoảng đó sau khi vởkịch bắt đầu, tôi liếc nhanh sang vị khách và thấy ông ta nhắm mắt. Rõ ràng, Goethexem ra cũng khó nuốt đối với ông. Vào cuối phần một, tôi thấy rõ ông không hiểu nhữnggì đang diễn trên sân khấu. “Tôi nghĩ là tôi đã hi ểu hết rồi”, ông nói, “chúng ta bỏ phầncòn lại”. Ông hãnh diện rời nhà hát, tay nắm chặt tờ chương trình để bỏ thêm phần mớinhất vào bộ sưu tầm của ông.

Mặc dù tôi không kính trọng ông bằng Andropov, tôi có mối liên hệ tốt với ông. Tôi rấtbàng hoàng về sau này khi được tin vào tháng 8 năm1991, trong thời gian tôi ở Moscow,ông thất bại trong âm mưu tai tử lật đổ Gorbachev. Những nhóm chủ yếu trong ngành anninh và bộ máy đảng rất bất mãn cách chuyên quyền của Gorbachev trong việc nhượngbộ các cộng hòa Xô Viết, vì vậy tôi không bàng hoàng về âm mưu này mà chỉ sững sờ vìphương cách phường chèo của âm mưu lật độ này. Các bạn đồng nghiệp KGB cũ thanphiền với tôi họ chẳng được thông tin gì về sự việc xảy ra. Khi họ thấy bản chất vô tổchức của cuộc lật đổ và tính chất bất dự liệu của những người tham gia, lẽ cố nhiên là họtừ chối công khai ủng hộ.

*

Cảm giác đặc biệt nhập thuộc vào một gia đình gắn bó với KGB và những cơ quan phụthuộc là một trong những nguyên do tạo nên ưu thế của KGB Xô Viết. Nhưng KGB cũngcó những nhược điểm, chính yếu là bộ máy quan liêu đảng nặng nề và nền tảng bất tínnhiệm ngay trong nội bộ tổ chức. Lòng bất tín này phản ánh sự vô năng của họ, mặc dùAndropov và Kruychkov đã có nhiều nỗ lực tìm cách vứt bỏ hình bóng của Stalin và Beria.

Hơn thế nữa, trong một thời gian dài, bên cạnh cảm tính được khéo léo nuôi dưỡng nhậpthuộc nhóm quý phái KGB là sự thiếu hụt toàn diện lòng biết ơn đối với các điệp viên đãhy sinh tính mạng cho tổ chức – họ thường bị bỏ rơi hoặc bị ruồng bỏ khi họ không cònsử dụng được nữa. Đông Đức, được xem là nơi đáng tin cậy nhất trong khối Đông Âu theongôn từ tình báo, là đất phế thải cho một số điệp viện bị bại lộ mà Moscow muốn đemgiấu. Đây là một gánh nặng về tài chánh cũng như về tổ chức cho Đông Đức, vì kế toánnội bộ của khối Đông Âu luôn thuận về phía Liên Bang Xô Viết. Khi một điệp viên về hưuđến với chúng tôi, đương sự có nguồn tài chánh eo hẹp không đủ để cung cấp cho đươngsự một căn phòng tiện nghi và một việc làm thích hợp.

Cả hai cơ quan KGB và GRU (Tổng Cục Tình Báo của Tham Mưu Trưởng Xô Viết, QuânBáo của Xô Viết) tuyển người Đông Đức. Mặc dù có những liên hệ chặt chẽ giữa hai nướcvà hai cơ quan tình báo, họ muốn đích thân điều khiển người của họ và họ không thôngbáo danh tính những người này cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ được biết họ dùng ngườiĐông Đức để làm gián điệp, thường là ở Tây Đức hoặc NATO, sau khi họ bị bắt. Sau khimột nhân viên điệp báo đã hết thời hoặc được trao đổi với một điệp viên của Tây Âu,người Xô Viết muốn chúng tôi phải chăm sóc đặc biệt cá nhân này về mặt tài chánh. Đâylà một trò xảo trá. Khi một điệp viên đã bị lộ ở Tây Âu chúng tôi không thể dùng họ ở nơinày nữa. Tôi cũng không thích những người này làm việc trong Bộ An Ninh, nơi đây họ cóthể tiếp cận những bí mật hoặc nghe trộm những thông tin nhạy cảm.

Page 203: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Tệ hơn nữa, họ thường mắc chúng bệnh sa sút thần kinh hoặc bệnh trạng tâm lý khác, vìngười Xô Viết không hỗ trợ nhiều hoặc tưởng thưởng xứng đáng cho họ trong công việcvà sự hy sinh của họ. Lối xua đuổi lạnh lùng này khiến cho nhiều người cảm thấy chủnhân Xô Viết khiển trách họ vì họ đã bị bắt, mặc dù phần lớn nguyên do thất bại nằm ởnơi khác, thông thường là kế hoạch hoặc thi hành bất cẩn trong lúc gặp gỡ các cán bộđiều khiển Xô Viết (“giao liên” theo Tây Âu) hoặc là sự phản bội của một ai đó tạiMoscow. Tôi nản lòng vì người Xô Viết không cố gắng để tưởng thưởng những điệp viên bịcháy, không có đến cả một huy chương cho những khổ nạn của họ.

Một trong những điệp viên như vậy của Xô Viết mà tôi rất kính trọng là gián điệp bí mậthạt nhân Klaus Fuchs. Ông đã đóng một vai trò quan trọng trong chương trình hạt nhâncủa Xô Viết bằng cách cung cho Beria, người giám sát chiến lược hạt nhân, những chi tiếttiến hành của Hoa Kỳ và Anh quốc về bom plutonium và uranium -235. Do đó ông đã gópcông to lớn nhất cho Moscow có được khả năng chế tạo bom nguyên tử. Ông di tản sangAnh quốc trước khi xảy ra chiến tranh để trốn Quốc Xã, ông làm việc trong chương trìnhhạt nhân tại Phòng Nghiên Cứu Harwell (Harwell Research Station) tại Anh quốc. Fuchscũng nằm trong khuông thước của những người như Sorge và Philby, và giống như họ,người đàn ông giỏi dang này đã tự nguyện đem sự hiểu biết của mình đề phục vụ choLiên Bang Xô Viết. Họ đều tin tưởng là chỉ có Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang XôViết (USSR) mới co thể đánh bại Hitler. Biết được tin các khoa học gia của Đức Quốc Xãđang thực hiện bom hạt nhân đã thúc đẩy Fuchs chuyển những bí mật của mình choMoscow.

Lòng kiên định với chủ nghĩa cộng sản của Fuchs sâu đạm hơn vì ông đã nghiệm qua chếđộ Đức Quốc Xã. Ông hiện diện khi quả bom nguyên tử đầu tiên do Hoa Kỳ thử nghiệmnổ tại Alamogordo, New Mexico, ngày 16 tháng 7 năm 1945 và báo tin nhanh chóng choMoscow đến độ Stalin không có vẻ gì là ngạc nhiên khi Tổng Thống Truman gợi ý về mộtvũ khí mãnh liệt mới chỉ tám ngày sau tại hội nghị các nước chiến thắng tại Postdam.

Theo chỉ thị của quân báo Xô Viết, Fuchs giữ im lặng trong vòng ba mươi năm sau khiông bị bắt tại Anh Quốc năm 1950, ông cũng không hề viết hồi ký, cũng không ra mắtbáo chí phỏng vấn, ngay cả cho các nhà xuất bản của Xô Viết hoặc Đông Đức. Sau khiông được Anh Quốc trả tự do năm 1959, ông sống tại Dresden, nhưng trong một thờigian dài ngay cả chúng tôi cũng không được phép tiếp cận ông. Thập niên 1970, ông cuốicùng chấp nhận cộng tác với Ban Khoa Học và Kỹ Thuật để cho một vài ý kiến về chínhsách năng lực. Tôi hiểu rõ là chúng tôi không được bàn thảo về những thành tích giánđiệp của Fuchs.

Ý nghĩ con người đã có công đóng góp lớn nhất trong điệp báo nguyên tử đang sống trênđất nước của chúng tôi, trả lời định kỳ cho những thắc mắc về những hệ thống làm lạnhvà những điểm phức tạp của vật lý hạt nhân cho các đồng nghiệp của tôi nhưng lại khôngđược nói chuyện về ngón nghề tình báo tuyệt hảo của ông khiên cho tôi bồn chồn. Tôi đãbỏ rất nhiều công sức để xây dựng ý nghĩa truyền thống và tinh thần nhập thuộc trongnội bộ cơ quan bằng cách ghi lại trên phim ảnh và trên sách vở cuộc sống và thành tíchcủa những điệp viên tên tuổi ở phia chúng tôi. Tôi biết Klaus Fuchs sẽ là một đề tài lýtưởng để nghiên cứu. Lẽ cố nhiên, không thể nào có chuyện tôi tiếp cận ông mà không cósự đồng ý chính trị của cấp trên. Tôi nhiều lần cố gắng thuyết phục Erich Honecker hỗ trợcho tôi để cố gắng nài nỉ Fuchs kể lại chuyện của ông. Sau một thời gian chờ đợi, tôi cuốicùng được phép viếng thăm ông cùng với một sĩ quan cao cấp đồng nghiệp có chút hiểubiết về vật lý nguyên tử. Chúng tôi là những người duy nhất không phải là người của KGBhay GRU được phép phỏng vấn về quá khứ của ông, sáu khi ông định cư tại Đông Đức.

Page 204: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Cuộc gặp gỡ ông năm 1983 được diễn ra với sự thỏa thuận của chúng tôi là nội dung chỉđể sử dụng trong nội bộ cơ quan của tôi. Chúng tôi xin phép Fuchs để quay vào phimvideo và cuộn băng này là cuộn băng duy nhất về ông tại Công Hòa Dân Chủ Đức.

Tôi gặp ông tại nhà khách ở Ba Linh, ông ở lại đây trong lúc họp Đảng. Ông là thành viêncủa Ủy Ban Trung Ương. Tôi thấy vóc dáng của một người không thích hợp với vai trò củamột siêu gián điệp. Ông là hình ảnh hi họa của một khoa học gia tài giỏi, trán cao và đeokính không vành với đôi mắt trầm ngâm chăm chú nhìn khi tôi dồn dập đặt câu hỏi. Ánhmắt này khiến mọi người có ấn tượng khi gặp ông, kể cả giáo sư Max Born, thầy đỡ đầucủa Fuchs và cũng là cộng tác viên trước đây trong nghiên cứu hạt nhân tại Edingburrgh.Ông Born ghi nhớ hình ảnh một cậu bé dễ thương với đôi mắt to và buồn trong thời gianFuchs còn là sinh viên. Đôi mắt này trở nên linh động khi Fuchs bắt đầu nới về vật lý họclý thuyết. Ông vẫn còn sự hăng say của tuổi trẻ trong vấn đề này và có thể thao thao bấttuyệt về lý thuyết quantum và về công trình nghiên cứu xuất sắc của ông trong việc chếtạo bom nguyên tử: việc khám phá phép tính biến thiên trong lúc quả bom plutonium nộiphát. Ông vẫn đích thị là một nhà nghiên cứu.

“Tôi chưa bao giờ tự xem mình là một gián điệp”, Fuchs nói với tôi. “Tôi không hiểuphương Tây có lợi gì nếu không chia sẻ sự hiều biết về quả bom nguyên tử với Moscow.Điều gì đó trong tiềm năng công phá không thể tưởng tượng được của trái bom phảiđương nhiên được chia sẻ đồng đều cho các cường quốc. Tôi không tài nào chịu đựng nổimột bên có khả năng đe dọa kẻ khác với một sức mạnh ghê gớm như vậy. Tôi không baogiờ nghĩ tôi làm một điều trái với lương tâm khi tôi chuyển giao những bí mật choMoscow. Đối với tôi không làm điều này là một sơ xuất độc hại”.

Ursula Beurton với Don Chapman năm 1981

Năm 1941, Fuchs liên lạc với quân báo Liên Xô (cơ quan GRU) qua người bạn kinh tế giaJürgen Kuczinsky. GRU giao phó trách nhiệm cho ông một loạt các đầu dây giao liênthường xuyên thay đổi. Người ông thường tiếp xúc là em gái của Kuczynski, UrsulaBeurton, tức Ruth Werner, mật danh là Sonya. Bà Werner đầy tài năng này sống, theobiểu hiện bề ngoài, như một bà mẹ trầm lặng với hai đứa con tại Oxford. Thực ra, bà làmột trong những gián điệp thượng thặng của Liên Bang Xô Viết tại Anh Quốc và sau nàybà được ban khen cấp bậc danh dự hiếm có Đại Tá trong Hồng Quân – người đàn bà duynhất nhận được cấp bậc này. Bà Werner đi xe đạp cùng với Fuchs để vào một khu rừngcạnh ngôi nhà gia đình Churchill tại Blenheim. Lúc đó ông chuyển giao tài liệu mật và bàđem cất giấu dưới yên xe. Fuchs không được huấn luyện về tình báo và từ chối học mậtmã vô tuyến hoặc chụp vi phim. Ông đơn thuần sao chép những tin tức ông muốn hoặcđang nghiên cứu, và sau đó viết lại nhờ trí óc nhiếp ảnh ghi nhớ phi thương. Hệ thốngchuyển giao rất đơn sơ, có phần ngây ngô là đàng khác theo nhãn quan tình báo. Không

Page 205: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

có hộp thơ chết. Các tài liệu mật được trao tận tay, điểm này là một món quà cho phảngiản nếu họ theo dõi. May thay, lúc đó người Anh chưa nghi ngờ Fuchs. Ông không thấyấn tượng nào với các giao liên Xô Viết. “Không như Ruth, họ tỏ ra sợ sệt khi tôi hiệndiện”, ông nói. “Có một người đặc biệt lúc nào cũng dòm quanh để xem chừng tôi có bịtheo dõi không. Tôi không phải là tay chuyên nghiệp trong vấn đề này, nhưng phongcách này gây chú ý đến chúng tôi hơn là cách chúng tôi hành xử tự nhiên”.

Ruth Werner, một cách tài tình đã tìm cách trốn ra khỏi nước Anh sau khi Fuchs bị bắt,trở thành một người bạn thân thiết với tôi khi bà trở lại Đông Đức. Có một lần bà thúnhận với tôi bà đã lén nhìn các tài liệu mật nhưng không hiểu một chữ nào cả - “Chúngnhư một chuỗi những cổ tự hy lạp và công thức viết nhỏ tí tí trông giống như nhữngđường nguệch ngoạc “.

Những đường nguệch ngoạc này đã làm thay đổi cán cân quyền lực thế giới bằng cáchphá vỡ độc quyền vũ khí hạt nhân sơm hơn dự liệu. Fuchs dè dặt với chúng tôi về vai tròcủa ông trong việc phát triển bom nguyên tử của Xô Viết, và thực ra Moscow chỉ báo choông biết giá trị của những thông tin này hai năm trước khi ông chết. Đây là một nỗ lựcđánh lừa phương Tây để họ lầm tưởng người Xô Viết còn có những gián điệp nguyên tửkhác chưa bị lộ. Trò gạt gẫm này chỉ chấm dứt khi điện Cẩm Linh cho phép xuất bản hồiký của Giáo Sư Igor Kurchatov. Kurchatov xác nhận những thông tin của Fuchs đã giúpcho ông tiết kiệm được nhiều năm nghiên cứu nhờ ông mô phỏng theo những gì ông đãhọc được trong phương cách tiếp cận thành công của Hoa Kỳ để chế tạo trái bom nguyêntử đầu tiên ở Los Alamos.

Khi tôi thận trọng đề cập đến việc ông bị bắt năm 1950, tôi thấy rõ ràng là tôi đã khơiđộng lại vết thương ba mươi năm vẫn chưa lành. Fuchs nhất định không mủi lòng trướcmặt chúng tôi, nhưng cố gắng tự kiềm chế hiện lên trên nét mặt căng thẳng và co giậtcủa ông. Ông kể cho chúng tôi nghe lỗi lầm lớn nhất của ông với lòng hối hận và xúcđộng sâu đậm, xem chừng như ông lập lại lời thú tội lần thứ hai.

Tôi chắc chắn ông đau khổ nhiều vì sự kiện, từ khi ông ra khỏi tù năm 1959, ông khôngcó cơ hội đề nói trực tiếp về những khám phá của ông với cán bộ điều khiển Xô Viết. Tôikhông hiểu tại sao, trong vòng hơn hai mươi năm, Moscow không chủ động làm việc này.Không một lời biết ơn, không một lời đền đáp công việc của ông, cũng không hề cónhững câu hỏi tại sao thất bại. Sự im lặng của một quốc gia ông đã phục vụ hoàn toàn vìlương tâm và phải trả giá rất đắt cho tự do và sự nghiệp của ông đã đè nặng lên ônghàng ngày.

Fuchs không có ý kiến gì về những sơ sót. Nhưng tôi nghĩ lý do của sự im lặng ác độc nàylà vì Xô Viết tình nghi ông đã tiết lộ tên tuổi của các giao liên hoặc của những điệp viênkhác trong thời gian ông bị MI 5 tra khảo. Tuy nhiên tôi tin tưởng không có bằng chứngnào về lỗi lầm của Fuchs.

Fuchs kể cho tôi nghe khi ông biết người Anh tình nghi ông, ông tự tin có thể đánh lạchướng mối nghi ngờ này. Ông bị tra vấn sau khi khoa học gia người Anh Allan Nunn Maybị bắt năm 1946 vì tội gián điệp, nhưng ông có cảm tưởng phản gián Anh kiểm tra tất cảcác khoa học gia đã gặp gỡ Nunn May và cảm thấy ông đã may mắn thoát nạn. “Áp lựcgia tăng vào năm 1950, khi tôi dược mời lên làm việc nhiều lần với các viên chức thẩmquyền tại Harwell và các sĩ quan phản gián Anh cũng có mặt tại chỗ”, ông kể lại. “Tôi vẫncòn tự tin. Nhưng rõ ràng họ điều tra tôi, bởi vì họ biết cha tôi đã đi sinh sống ở Đông

Page 206: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Đức và họ cũng hỏi tôi về vấn đề này. Cuối cùng họ nói về những tin tức từ Nữu-Ước(New York) và lúc đó tôi biết là CIA đã thông báo về tôi”.

Tình thế khó chịu này tiếp tục một thời gian. Khó mà biết được lý do tại sao Xô Viếtkhông tìm cách bốc Fuchs ra khỏi nước Anh, xét mức độ chú ý của thẩm quyền tạiHarwell. Có thể phỏng đoán họ không làm như vậy vì lý do đơn giản họ muốn khai thácdữ liệu của Harwell càng nhiều càng tốt, và an nguy của Fuchs chỉ là thứ yếu đối với côngtác này. Điều này cũng có thể giải thích nỗi sầu muộn của Fuchs nhiều năm sau khiFuchs bị bắt.

Cuối cùng chỉ một sảo thuật tâm lý chứ không phải vì những tang chứng rõ rệt đã khiếncho Fuchs rơi vào bẫy. Ông phó giám đốc Harwell, một người bạn thân của Fuchs, thẳngthắn nói với ông họ tình nghi ông là một gián điệp. Ông này chỉ hỏi Fuchs chuyện này cóthật hay không. Nếu Fuchs nói không, người bạn nhấn mạnh, tất cả Harwell sẽ kết hợplại để ủng hộ và bênh vực ông.

Tôi mường tượng đây là một chiến thuật đã được phản gián Anh khốn khéo hoạch định,họ đã sử dụng hệ thống định hình tâm lý một cách tuyệt hảo. Họ nhận thấy Fuchs biếtkhôn khéo trả lời thẩm vấn; ông sẽ không thú nhận với những phương cách tương tự, vìvậy họ thử một phương thức hoàn toàn khác biệt. Khi quan sát ông làm việc tại Harwell,họ đi đến kết luận Fuchs rất coi trọng tình bạn. Họ đã mớm những lời nói vào miệng củaông phó giám đốc, và biết rằng đối với Fuchs ý nghĩ nói dối ngay trước mặt người bạn làmột điều đau đớn vô kể. Người Anh đã thành công.

Fuchs, vì không biết nói dối, lắp bắp và sau đó im lặng trước câu hỏi của người bạn. “Kểtừ giờ phút đó, Fuchs kể cho tôi, “tôi thất thần. Tôi che dấu nỗi sợ hãi bằng cách làm việcnhiều hơn và xua đuổi ý nghĩ đó ra khỏi trí óc của tôi. Cũng có những chỉ dấu đáng khíchlệ. Không một viên chức an ninh nào tại Harwell nghĩ rằng tôi là kẻ phản bội, và họ từchối không muốn thẩm vấn nữa. Khi họ đến bắt tôi, tôi chợt nghĩ “Đến đây là chấm dứt”.

Tôi ngạc nhiên thấy Fuchs quá ngây ngô trong vấn đề điệp báo vì ông không hề nghĩ đếnán lệnh ông sẽ phải gánh chịu “Tôi bước lên những bậc thang để vào chỗ ngồi của bị cáotrong tòa án như thể trong một giấc mộng” ông nói: “Họ hỏi tôi. Nếu họ phán quyết ôngcó tội, ông có biết án lệnh chờ đợi ông là gì không?”. Và tôi nói, “Tôi nghĩ là tội tử hình”,bởi vì tôi đã đọc đâu đó điều này xảy ra cho những gián điệp. Họ nói: “Không, mười bốnnăm”, và tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Vào lúc đó tôi mới nghĩ tôi sẽ sống và vẫn còn tươnglại”.

Chín năm sau ông được trả tự do và được đưa sang Đông Đức theo lệnh của Xô Viết. Cólẽ ông trông chờ ít ra họ sẽ gặp gỡ ông tại đây. Nhưng từ giây phút ông bước chân rakhỏi tù, ông được chuyển giao cho ngoại giao Đông Đức như một kiện hàng. Chỉ sau khitôi liên lạc với ông năm 1983, các cán bộ điều khiển cũ của ông tại Moscow, VladimirBarkovsky và Alexander Feklisov, được phép gặp ông trở lại và ghi nhận lòng biết ơnmuộn màng của Liên Bang Xô Viết đối với việc làm của ông.

Fuchs là một con người nhạy cảm và yếu mềm. Ông không có tư chất để làm điệp báo vàtính quý trọng bạn bè đến độ không có khả năng nói dối với họ, chứng tỏ bản chất nhânbản của ông, lại là một nhược điểm của một điệp viên. Đúng như lời của một văn hàoAnh E.M. Forster, ông thà phản bội đất nước mình hơn là phản bội bạn.

Page 207: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 12

« Những biện pháp tích cực »

Trong một vở kịch nghiêm trang về lề lối của chủ nghĩa cộng sản, The Measure Taken(Biện pháp phải dùng), Bertolt Brecht phân tích những hoạt động cực đoan được áp dụngđể củng cố Cách Mạng như sau:

Không có hành động đê tiện nào mà nhà ngươi không dám làm,Loại bỏ hành động đê tiện ư?

Nếu ngươi có khả năng thay đổi thế giới,Việc gì ngươi lại không làm?Chìm đắm trong vũng bùn

Hãy ôm chầm lấy tên đồ tể nhưngHãy thay đổi thế giới.Thế giới cần đến nó.

Mặc dù không một ai trong đội ngũ của tôi biết đến đoản văn này, tất cả anh em chúngtôi đã ghi tâm tư duy này để theo đuổi một thế giới xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn. Chúngtôi cảm nhận chúng tôi có thể làm hầu hết tất cả mọi sự miễn làm sao nó phục vụ cho LýTưởng là được.

Trong trường hợp của tôi, điều này có nghĩa là ch ỉ huy một nhóm nhỏ nhưng hiệu quả cótên là Biện Pháp Tích Cực (Aktive Massnahmen). Mục đích về chính trị của chúng tôi làlàm suy yếu vị thế quốc tế của Bonn, làm suy yếu Chủ thuyết Hallstein, vì chủ thuyết nàychỉ thị việc cô lập ngoại giao Đông Đức, và ngăn chặn sự tái vũ trang của Tây Đức. Nhiệmvụ chính yếu của chúng tôi không phải là « nói dối » hoặc «cố tình đánh lạc hướng »,nhưng dùng phương pháp tán phát những sự kiện gây bất ổn và bối rối. Đặt cho nó cáitên là chiến tranh tâm lý. Chúng tôi góp phần trong những trò bẩn thìu, nhưng đó khôngphải là nhiệm vụ chính của chúng tôi. Chúng tôi phối hợp những thông tin thật và giả vàtán phát chúng làm thế nào để củng cố chính sách của chúng tôi, làm suy yếu chính sáchvà tổ chức của Tây Đức, và gây tổn hại cho uy tín của những cá nhân. Phản thông tin đốivới chúng tôi không cần vì bao lâu các đảng viên Quốc Xã cũ nằm ở các địa vị then chốttại Tây Đức, chính quyền Cộng Hòa Liên Bang Đức bị áp lực phải thực thi chương trình táivũ trang quá sớm ngay sau sự thất bải thảm não của đất nước trong cuộc phiêu lưu quânsự của Hitler, và báo giới Tây Đức luôn chực sẵn để đăng những vụ chính trị xấu xa.

Nhóm nhỏ chuyên về « những biện pháp tích cực » trưởng thành trong Tổng Cục 10 củacơ quan Tình Báo Hải Ngoại HVA, được chính thức thành lập năm 1956 với mục đích mauchóng tác động đến truyền thông Tây Âu và Hoa Kỳ để thích ứng với chính sách của họđối với khối Xô Viết. Người cha tinh thần của tổ chức này là Ivan Ivanovich Agayang, mộtchuyên viên tình báo có học thức uyên bác mà các người thừa kế trong KGB khống đángcột dây giày cho ông.

Nước Đức trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh là một nơi lý tư ởng để áp dụng những biệnpháp này. Chúng tôi lẽ cố nhiên có cùng một ngôn ngữ và lịch sử. Đông Văn Phòng củaĐảng Dân Chủ Xã Hội tung bong bóng và ném truyền đơn vào lãnh thổ của chúng tôitheo lệnh của tình báo Hoa Kỳ, vì vậy chúng tôi đương nhiên không phải là người duynhất dùng trò này ngay từ lúc khởi đầu. Bộ Quốc Phòng của chính quyền Bonn cũng thiếtlập một bộ phận « Quốc phòng Tâm lý », không liên quan gì đến quốc phòng và chỉchuyên chú về chiến tranh tâm lý. Chúng tôi biết được điều này do một cựu đại úy khu

Page 208: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

trục hạm Wilhelm Reichenburg, đã làm việc trong bộ phận này với mật danh Admiral (Đôđốc) và cung cấp những tài liệu tình báo mật cho chúng tôi. Sau khi ông về hưu nămnăm 1978, ông trở thành chủ tịch của nhóm nghiên cứu chính sách quốc phòng của ĐảngThống Nhất Xã Hội Thiên Chúa Giáo Bavaria tại Munich, cho đên khi ông bị bắt năm1984; ông bị tố cáo làm gián điệp cho chúng tôi vì tiền trong vòng mười bốn năm. Trướckhi Reichenburg bị bắt, chúng tôi tìm cách báo động cho ông và những giao liên trongcuộc gặp gỡ tại Viện Bảo Tàng Vương Quốc ở Amsterdam dưới bức tranh Canh Khuya(Night Watch) của Rembrandt, nhưng cuộc hẹn đã không thành. Dù sao đi nữa, những lờichứng trong lúc xét xử Reichenburg gây tổn thương cho một viên chức lãnh đạo trongphản gián Tây Đức có mối liên hệ mật thiết với ông. Về phần chúng tôi, đây không phảilà hiệu ứng không mong muốn của chúng tôi vì nó đã gây tổn hại đến uy tín của phảngián Tây Đức, mặc dù người của chúng tôi bị lộ.

Cơ quan CIA cũng phát động một chương trình chiến tranh tâm lý vào những thập niên1950 và 1960. Ai cũng biết rõ mối liên hệ giữa CIA và các tổ chức như Radio Free Europe(Đài Châu Âu Tự Do) và RIAS (Radio In America Sector, Đài Phát Thanh trong Khu VựcHoa Kỳ); trong tất cả những phương tiện dùng để ảnh hưởng đến quần chúng để đánhphá Đông Âu trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, tôi đánh giá những cơ quan này hiệunghiệm nhất. Chúng cung cấp những phương tiện toàn hảo để phản tuyên truyền, dùngnhững tin tức của những nhóm đối lập và của các công dân đã trốn chạy các nước chưhầu bởi vì họ chống đối về mặt ý thức hệ với chế độ. Hơn nữa họ rất nhạy bén khi có bấtcứ chỉ dấu bất ổn nào xảy ra trong khối Đông Âu, họ cung cấp những dữ kiện đúng thờiđiểm và đầy đủ chi tiết để những kẻ đối lập có thể hoạch định và phản ứng nhanh chóngvới những sự cố đã bị các cơ quan truyền thông Cộng Sản bưng bít hoặc che đậy.

Tôi biết khá rõ công việc này, và kinh nghiệm của tôi trong Đài Phát Thanh Nhân DânĐức (Deutsche Volkssender) tại Moscow trong những thập niên 1940 là một căn bản hữudụng. Khuôn mẫu của đài phát thanh, kêu gọi các thính giả Đức đứng dạy chống Hitler, làĐài Phát Thanh Calais của Lính (Soldatensender Calais), phát thanh từ nước Anh, doSefton Delmer khôn khéo điều khiển một cách điêu luyện. Ý định của Delmer là cung cấpnhững thông tin xác thật nhất, thông báo những sự cố có thật pha lẫn với những câuchuyện chế biến về mức độ chống đối trong hàng ngũ quân đội Đức, trong Đảng Quốc Xãvà dân về SA. Những câu chuyện được truyền thanh trong một ngôn ngữ bình dị - gầngũi với những tiếng lóng và truyện khôi hài của lính Quốc Xã - của dân thường, khác vớigiọng điệu khoa trương và trịnh trọng của ngành tuyên truyên Xô Viết. Qua các tù bìnhchiến tranh và các lá thơ của binh lính được thu hồi, chúng tôi biết việc này có hiệu quảvà tác động suy nghĩ chống lại cấp lãnh đạo Quốc Xã và chiến tranh.

Page 209: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Sefton Delmer phát thanh sang Đức(Ảnh của Delmer estate)

Chúng tôi quyết định xem xét lại toàn bộ Đài Phát Thanh Nhân Dân Đức để điều chỉnhcho giống đường hướng của đài phát thanh Delmer và tạo dựng những câu chuyện đểđược phát thanh từ trong lòng nước Đức chứ không phải từ Moscow. Một huyền thoạiphức tạp về mối liên hệ với kháng chiến ẩn núp được dàn dựng và chúng tôi tuân thủnguyên tắc của Delmer là pha lẫn sự nguy tạo với những sự kiện có thực, cân nhắc tỷ lệcho đến khi chúng tôi hoàn thành, theo sự lạc quan của tôi, một đài phát thanh có thểtranh đua với những cố gắng thời chiến của Hoa Kỳ và Anh Quốc.

Tại Tổng Cục 10, chúng tôi cũng theo một mô hình tương tự, tìm kiếm liên hệ với nhữngký giả phương Tây thích hợp. Chúng tôi có khuynh hướng tránh né những phóng viênđược công nhận tại Đông Bá Linh, bởi vì chúng tôi nghĩ họ có thể do phản gián Tây Đứccài vào. Chúng tôi tập trung vào những loại ký giả sưu tra tự do vì họ không cầu kỳ vớinhững mối liên hệ họ có và những người họ đi cùng, và họ sung sướng nhận một tài liệutừ bất cứ ai miễn là họ có được một câu chuyện lấy ra từ đó.

Chúng tôi cũng có liên lạc với Gerd Heidemann, ký giả lập dị của tuần báo Stern đã từngtung ra thị trường nhật ký giả mạo của Hitler trong những thập niên 1980, mặc dù vàolúc đó chúng tôi không hề biết công việc này của ông. Theo sự hiểu biết của chúng tôi,khi chúng tôi liên lạc với ông ta, ông để ý đến việc tìm kho tàng nghe nói là đưa lên mộttrong những chiếc phi cơ Đức cuối cùng rời nước Đức khi Đồng Minh tiến vào Bá Linh.Heidemann đoan chắc vật giấu đã được các cảm tình viên của Quốc Xã chôn vùi đâu đógần biên giới Đông Đức với Czechoslovakia, và trong một cuộc thương lượng phúc tạptrong những điều kiện tuyệt mật với Bộ Công An, ông được phép đào ở vùng này. Nhưngthan ôi, kho tàng không thấy đâu cả, nhưng danh tiếng là người đã có những môi liên lạc

Page 210: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

kín đáo với Đông Đức cho ông cái cớ tuyệt hảo để thình lình xuất trình nhật ký đã bị thấtlạc bấy lâu nay và tuyên bố nó xuất phát từ Moscow. Sáng chế này cuối cùng bị bại lộ vàtài liệu là đồ giả mạo, những trước đó nó đã làm ô danh một số các nhà xuất bản Tâyphương đã nhúng vào chuyện này và các sử gia đã xác minh tài liệu này là thật.

Gerd Heidemann của tuần báo Stern với Hồi ký Hitler giả

Mặc dù cơ quan tình báo hải ngoại HVA không dính lìu gì với trò xỏ lá này, những trò giảmạo là một phần sáng chế của Tổng Cục 10. Cho dù chúng tôi nhắm vào chính quyềnTây Đức, cơ sở kinh doanh lớn, nhà xuất bản hoặc một đảng phái chính trị, mục đich làluôn luôn hủy hoại sự tín nhiệm của quần chúng trong các cơ quan mới và phần lớn chưatrưởng thành của đất nước và do đó gieo nghi ngờ về đường hướng chính trị của phươngTây. Các tổng cục trưởng đều có khuynh hướng theo lời chỉ dẫn của cha đẻ phong trào CơĐốc Giáo, Martin Luther: « Mỗi một dối trá cần có bảy dối trá theo sau để cho nó giốngvới sự thật và có hào quang của sự thật ».

Tuy nhiên, nguyên tắc của tôi là bám sát tối đa với sự thật, đặc biệt khi có quá nhiều đểdễ dàng hỗ trợ cho mục tiêu của tổng cục. Chúng tôi tán phát những thông tin thật vềnhững những mối liên hệ Quốc Xã của nhiều chính trị gia lãnh đạo Tây Đức và các quantòa, không kể đến Chủ tịch Heinrich Lübke; thủ tướng Kurt-Georg Kiesinger, một thànhviên cũ của đội tuyên truyển của Goebbels; và Hans Filbinger, thủ tướng của Baden-Württemberg, vào thời ông là ủy viên công tô Quốc Xã đã kết án tử hình binh sĩ và nhiềungười khác.

Công việc phá vỡ uy tín Tây phương là một công việc chuyên biệt rất cao. Các sĩ quanđánh giá nội dung câu chuyện nghe lén qua điện thoại giữa các bộ trưởng hoặc nhữnggiám đốc ngân hàng, tìm kiếm những tin tức không phổ biến cho quần chúng về nhữngvấn đề nhạy cảm như việc xuất khẩu vũ khí hoặc những thủ đoạn chính trị. Sau khi nhận

Page 211: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

diện được điểm yếu và những màn che dấu, họ sẽ gài thông tin này vào trong một hồ sơ,và dùng các điệp viên ngụy trang tại Tây Đức và Tây Bá Linh, trao tận tay các ký giả màchúng tôi biết sẽ theo dõi câu chuyện. Bản sao thường được chuyển không sửa đổi, vàchúng tôi cố gắng lèo lái mối nghi ngờ sang phía Tây phương là nguồn cung cấp tin tứcnghe lén trên điện thoại, và mọi người ai cũng biết là Cơ Quan An Ninh Quốc Gia của HoaKỳ (NSA) dàn trải trên một quy mô rộng lớn. Bối rối vì thông tin thật nhưng bị cắt xénđược tung ra ngoài, các đối tượng nằm trong vị thế không thể tự bào chữa, còn tệ hạihơn cả những lời tố cáo được bịa đặt.

Nhưng rủi thay, chuyên nghệ cao cấp này có những động năng của nó, và các sĩ quanlàm việc này tỏ vẽ hãnh tiến vì đã cung cấp những tài liệu sao chép có tính thuyết phụctheo kiểu mẫu phát biểu hoặc lối hành văn đặc biệt của hàng trăm cơ quan khác nhaucủa Tây Đức. Những người này có khuynh hương dùng tài năng của mình một cách điênrồ, mà tôi phải ân hận nói rằng tôi đã cho phép họ làm để không ngăn cản sáng kiến vàtrí óc sáng tạo của họ. Họ vượt lên trên giới hạn cho phép của một cơ quan tình báo,chẳng hạn như ngụy tạo những lời khai của kỹ nghệ gia Đức Hans-Martin Meyer bị độiHồng Quân bắt cóc trước khi họ sát hại ông năm 1977. Trớ trêu thay, Herbert Bremer,người trong Tổng Cục 10 đã từng miệt mài để xuất trình tài liệu giả này từ một núi thôngtin thật, là người đầu tiên bán câu chuyện này cho báo giới sau khi Cộng Hòa Dân ChủĐức sụp đổ.

Không như các đồng nghiệp đầy năng lực và sáng kiến, trong thâm tâm tôi không tin loạicông việc mờ ám này sẽ đánh đổ trật tự của khối tư bản. Một cách đơn thuần hơn, tôithấy sự hữu dụng của nó là hạ bệ trong trò chơi tuyên truyền những kẻ chống đối ĐôngĐức đặc biệt ngoan cường và nhiều sáng kiến, có nhiều ảnh hưởng đến chính sách và dưluận quần chúng. Trùm báo chí Axel Springer là kẻ thù chính của chúng tôi trong trậnchiến này. Đế chế của Springer bao trùm tờ báo phổ biến rộng rãi Bild-Zeitung cũng nhưtờ Die Welt, tờ báo có uy tín trong chính quyền Tây Đức và giới hành chánh. Springerchống đối kịch liệt việc công nhận ngoại giao Đông Đức. Cho đến giũa những thập niên1980, những tờ báo của ông in những chữ tắt của Cộng Hòa Dân Chủ Đức, DDR(Deutsche Demokratische Republik), trong ngoặc kép. Springer dùng những tờ báo nàyđể đả phá những hiệp ước công nhận sự chia đôi nước Đức và việc bình thường hóa kinhdoanh giữa hai miền bị cắt đôi. Cấp lãnh đạo của chúng tôi, vì lo lắng cho việc thế giớicông nhận và những cơ hội trao đổi thương mại và ngoại giao phát xuất từ những thỏaước này, ra chỉ thị cho các cơ quan tình báo áp dụng tất cả mội biện pháp cần thiết đểphản bác lại những tiếng nói của Tây Đức.

Giống như những tờ lá cải của Springer, tuần báo phổ biên rộng rài Quick cũng là môitrường để bày tỏ những tiến nói như vậy. Chúng tôi gặp may mắn lớn: người chủ bútHans Losecaat van Nouhuys, trước đây là nguồn tin tức chúng tôi bắt gặp trong lần dàndựng một ổ mãi dâm trá hình, vẫn còn là điệp báo làm việc cho cơ quan của tôi trongnhững thập niên 1950 với bí danh Nante, cung cấp những tài liệu giá trị lấy từ trong nộitình của chính giới của Bonn. Vào khoảng giữa những thập niên 1960, sự công tác củaông với chúng tôi bị đình chỉ, nhưng ông lại những tưởng công tác sẽ hoàn toàn chấm dứtvà sẽ không bao giờ trở lại ám ảnh ông nữa. (Điều làm tôi kinh ngạc là các điệp viênphương Tây đã từng dính líu với cơ quan tình báo của địch nghĩ rằng họ làm chủ đượcvận mạng của họ. Không có một hợp tác nào với cơ quan tình báo lại bị bỏ quên. Họ cóthể khuấy động trở lại và quay ngược chống lại anh cho đến khi anh chết mới thôi).

Chúng tôi quyết định gạt sang một bên nguyên tắc không bao giờ tiết lộ danh tính củanhân viên điệp báo và loan báo chủ nhiệm của một tuần báo chống đối quyết liệt những

Page 212: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

hiệp ước với Đông Đức đã nhận tiền lương của Đông Bá Linh nhiều năm qua. Chúng tôiphối hợp việc tiết lộ này với một công tác khác, đặc biệt là vụ điều tra cái chết của mộtdoanh nhân Tây Đức tên Heinz Bosse, đã từng có mối liên hệ tốt với Bonn và đã tửthương trong một tai nạn lưu thông ở Đông Đức. Thực ra Bosse có một vài liên hệ vớitình báo Đông Đức và qua đây để tham viếng xã giao không ngờ xe của ông ta trượtbánh trên đường trơn ướt trên đường trở về Tây Đức. Tin đồn được tức khắc phổ biếnquanh cái chết bí mật của một người đã từng có những mối liện hệ bí mật với cả Đônglẫn Tây Đức, trong đó có Karl Wienand, một dân biểu của đảng SPD. Tai nạn này chỉ làmột tai nạn lưu thông bình thư ờng và chúng tôi cố tìm cách chứng minh điều này bởi vìnhững mối nghi ngờ về cái chết của ông là một mãnh lực khiến cho các nguồn tin và điệpviên Tây Đức khác của chúng tôi không dám di chuyển đôi lúc sang Đông Đức để thamkhảo hoặc để chuyển giao tài liệu. Chúng thực hiện một việc hi hữu là mời phóng viênđiều tra của tuần báo Stern để tìm hiểu về tai nạn này và cho phép họ vào phòng giảonghiệm và tiếp cần những biên bản liên hệ.

Chúng tôi lợi dụng chuyến đi của ký giả tuần báo Stern để kín đáo gây sự chú ý về hànhtung của van Nouhuys. Chúng tôi không phải tốn công sức nhiều, vì tờ Stern - thường cóđường hướng bảo thủ - là đối thủ kịch liệt nhất của Quick. Câu chuyên xuất hiện trên tờStern đúng như chúng tôi dự liệu. Van Nouhuys bị đuổi, nhưng Quick đã nhảy vào mộttrận chiến luật pháp kéo dài vụ kiện tuần báo Stern để biết câu chuyện có thật haykhông. Tòa án phải mất nhiều năm để phán quyết thuận lợi cho Stern, một chỉ dấu chứngtỏ sự khó khăn trong việc giải quyết qua phương pháp của luật pháp những cái vã phátxuất từ thế giới phức tạp của tình báo.

Những câu chuyện cá nhân tại Đức có khuynh hướng thay đổi rất là oái ăm. Không baolâu sau khi Đông Đức sụp đổ và các hồ sơ của Stasi công khai rộng mở, trong đó nhữngchi tiết về sự phản bội của Van Nouhuys vẫn còn được lưu giữ, cùng với hàng trăm ngàncâu chuyện đời định mệnh, đáng quở và thảm khốc của những người khác, tôi mở xemmột tờ báo lá cải và thấy lời chú giải của Hans van Nouhuys đập vào mắt tôi. Luôn thayđổi để thích ứng với thời thể, anh ta đã tự chuyển hóa để biến thành một chuyên gia vềBộ Công An và cơ quan tình báo hải ngoại Đông Đức.

*

Cái khó khăn của các cục « phản thông tin », như mọi giám đốc tình báo trên thế giớiđều biết, là họ có khuynh hướng đáng tiếc tự phát.Các chuyên gia làm việc trong nhữngcục này nặn ra càng lúc càng nhiều những chuyện hoang đường và táo báo. Một trongnhững giai đoạn mà tôi vẫn còn cảm thấy ghê tởm cực độ phát xuất từ tổng cục tráchnhiệm về tôn giáo và đối lập; cơ quan này không do tôi kiểm soát, và trong trường hợpnày kẻ thủ phạm được Moscow nâng đỡ và xúi giục. Vào đầu những thập niên 1980, sợrằng các sinh hoạt tân Quốc Xã tại Tây Đức lan tỏa và ảnh hưởng đến giới thanh niênĐông Đức, tổng cục này đã tự ý sản xuất những tài liệu tuyên truyền tân Quốc Xã saochép văn phong lỗ mãng và cuồng loạn của phương Tây và gởi sang Tây Đức. Như họmong đợi, những tờ rơi này làm cho mọi người tưởng chúng là thật, đưa đến việc bànthảo tại Quốc hội (Bundestag). Tôi thấy cái trò bẩn thỉu thật là nguy hiểm; một vài vịquan Xô Viết đỡ đầu cho sáng kiến này cảm thấy sung sướng thấy chúng tôi cuối cùng đềcao những tập hợp tân Quốc Xã trong mục đích gây rối loạn hàng ngũ Tây Đức.

Yếu kém cơ bản của khối tình báo Xô Viết là áp lực chính trị liên tục để sản xuất chứng cớvề thói hư tật xấu của phương Tây và dùng chúng trong tuyên truyền quy mô để chốngphá kẻ thủ. Trận chiến tuyên truyền của Chiến Tranh Lạnh dùng những từ ngữ đạo đức

Page 213: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

để che dấu trên thực tế bản chất kỹ thuật và quân sự của cuộc xung đột. Nhưng để choquần chúng ở hai bên bức màn sắt tiêu thụ, chính quyền của đôi bên vì vấn đề sinh tửphải biến kẻ thù thành quỷ dữ và từ đó họ tuyên bố họ hành động có chính nghĩa và cóluân lý trong khi đó kẻ đối nghịch phá vỡ nguyên tắc cư xử văn minh.

Hậu quả độc hại của việc này là lâu lâu có những sĩ quan tình báo b ịa chuyện hoàn toànđể chứng tỏ với bộ tổng tham mưu họ đang phản công kể thù trong khi họ chẳng làm gìhết. Người ta được biết các sĩ quan tình báo Moscow cư t rú tại các sứ quan ở ngoại quốclâu lâu gởi báo cáo về đã gặp gỡ các điệp viên và các nguồn tin ma, để xuất hiện trướcmắt cấp trên của mình như một người chăm chỉ làm việc.

Loại phong cách này không thể che dấu được lâu trong tình báo hải ngoại, bởi vì tất cảthông tin do điệp viên và nguồn tin thâu lượm được đều được các sĩ quan nghiên cứu kỹlưỡng không chậm trễ, do đó những mánh khóe và những trò quái gở sẽ bị phát giácnhanh chóng một khi thông tin nguyên thủy được đem ra đối chiếu. Tuy nhiên, nguy cơcó những hành động như vậy rất dễ xảy ra trong cơ quan phản gián. Nơi đây, Mielke tạonên một không khí nhà kính bằng cách ép buộc các sĩ quan thực hiện những việc khôngthực tế để chứng tỏ với nhóm Xô Viết và cấp lãnh đạo của chúng tôi chỉ có nhân viên củaông mới đánh bật được gián điệp của phương Tây ra khỏi nước CHDCĐ. Năm 1979 phongcách này cuối cùng dẫn đến sự việc đáng tiếc của ASA.

Đôi lúc các kẻ đào thoát từ Quân Đội Nhân Dân sang Tây Đức và cảm thấy cuộc sống ởđây không quyến rũ và dễ dàng như họ thấy trên màn ảnh truyền hình, xin trở về ĐôngĐức. Vị thế của những kẻ đào ngũ như v ậy luôn luôn bấp bênh. Họ được phép như vậy vìsự trở về của họ là một phương tiện tuyên truyền tốt và ngăn cản rất hưu hiệu những ýđồ đào thoát sau này. Cùng lúc đó, kẻ đào thoát trở về không được chính quyền tintưởng. Để có một căn nhà ở hoặc việc làm tươm tất, họ phải chứng minh trước nhữngcâu hỏi dồn dập và chẳng nhã nhặn tí nào là lần này họ phải trung thành với nhà nước xãhội chủ nghĩa. Không cần phải là tâm lý gia Freud, mọi người đều biết ở thời điểm này vềtâm lý họ rất dễ uốn nắn.

Một trong những mục đích của cuộc thẩm vấn là khám phá xem kẻ trở về có bị tình báoTây Đức kết nạp không, và nếu có, phương pháp nào đã được áp dụng. Khốn thay, vănphòng Tổng Cục 9 của Bộ Công An tại vùng Suhl (Tổng Cục 9 phụ trách về thẩm vấn)không gạt hái được nhiều thành quả trong lãnh vực này. Ít ai trong số những người bịthẩm vấn có cơ hội gặp gỡ các cán bộ tình báo Tây phương để được kết nạp, hoặc nếucó, chỉ ở mức độ tổng cục trưởng không xem là quan trọng để gây ấn tượng với bộ tổngtham mưu ở Đông Bá Linh.

Một hôm, hai sĩ quan trung cấp báo cáo là họ đã chấm dứt việc thẩm vấn một lính đàongũ trở về thú nhận đã nhận tiền của người Mỹ. Đây là một khám phá hay ho hơn là mộtngười làm việc cho Tây Đức. Các sĩ quan báo cáo người này đã được sĩ quan Hoa Kỳ huấnluyện kỹ thuật khuynh đảo bạo động tại những căn cứ tái định cư cho những người ĐôngĐức đào thoát. Những năm tháng tuyên truyền về những kế hoạch của phương Tây nhằmphát động một cuộc chiến ngấm ngầm tại Đông Âu đang đem lại kết quả. Người này nóirằng Hoa Kỳ đặt tên cho mỗi một người Đông Đức là một « điệp viên công tác hạ tầng cơsở đặc biệt » hoặc là ASA, viết tắt từ danh từ Đức Agent mit spieller Auftragstruktur.

Điều này lý ra phải gây báo động. Khởi sự, đây là một cụm từ có âm hưởng Đức, khôngcó âm hưởng Hoa Kỳ - đặc biệt hơn nữa, đây là tiếng Đông Đức bình dân có tính cáchkhoe khoang. Một sự pha trộn giữa những lời mớm của sĩ quan thẩm vấn và cảm nghĩ

Page 214: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

của kẻ đào ngũ trở về cho rằng câu chuyện hoang đường của mình càng màu mè chừngnào càng được chính quyền chiếu cố chừng ấy đã khiến cho mọi người thi nhau nhậnmình là ASA. Bộ tổng tham mưu của Tổng Cục 9 ở Bá Linh cũng nhúng tay vào, và cácquận khác cũng tham dự; Rostock trên vùng biển Baltic cũng đóng góp một câu chuyện,do lời khai báo của một ASA, về một chiếc tàu ngầm bí mật.

Mielke vui mừng nghe những tin này, vì chúng xác quyết những tiên đoán báo động vềmức độ xâm nhập của phương Tây vào Đông Âu và nhu cầu giám sát kỹ lưỡng quầnchúng. Trong một cuộc họp với Andropov tôi có mặt, ông khoe khoang ông có những tintức xác thực về hiểm họa của một cuộc chiến tiềm tàng. Ông trao cho Andropov một tàiliệu tối mật vạch rõ những nơi chốn của chiếc tàu ngầm tí hon và, liếc nhìn tôi một cáchđắc thắng, giải thích dông dài đây là kết quả của công trình phản gián của ông chứ khôngphải là của cơ quan Tình Báo Hải Ngoại HVA do tôi lãnh đạo.

Không ai dám hỏi người Xô Viết đã làm gì với những tài liệu này, vì không bao lâu sau đó,một đồng nghiệp trong quân báo của Bộ Quốc Phòng báo cho biết một vụ xì-căng-đanđang âm ỉ. Những chuyên gia hàng hải và chiến lược của họ tuyên bố, khi phân tíchnhững dữ kiện này, về mặt vật lý Hoa Kỳ hoặc bất kỳ ai không thể nào đặt một chiếc tầungầm dưới biển nơi điệp viên công tác hạ tầng cơ sở đặc biệt nói trên đã thấy nó. Lầnlữa, những lời khai của điệp viên ASA tan theo mây khói. Việc khám phá những lời khainày hoàn toàn bịa đặt là do luật sư nổi tiếng Wolfgang Vogel chứ không do những cuộcđiều tra trong nội bộ cơ quan. Ông Vogel được mời gọi bào chữa cho những ASA kémmay mắn này (những kẻ đào ngũ mặc dù thú nhận đã tham gia trong công tác ASA đểđược nhẹ tội vẫn bị truy tố về tội đào ngũ). Một cách khôn ngoan, Vogel điều tra tỉ mỉnhững câu chuyện của họ và khám phá phần lớn là do các thẩm vấn viên trong Tổng Cục9 tự gài đặt vào. Tệ hơn nữa, xem ra các vị sĩ quan cao cấp trong ngành điều tra khônghề tin những lời khai của những ASA, nhưng vì họ bị tràn ngập với những lời khai lý thúnày và sự thèm khát những câu chuyện như vậy trong ngành phản gián tại Đông Bá Linh,họ không thể hoặc không muốn ngăn chặn cái trò này để nó không tự khai triển độngnăng của nó.

Mielke phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ. Ông cách chức Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 9và ra lệnh điều tra. Ông cho một bài lên lớp nghiêm chỉnh về nhu cầu các cơ quan anninh phải tôn trọng pháp luật. Ông kêu gọi kiểm sóat kỹ lưỡng hơn các thẩm vấn viên vàluôn tôn trong quyền người công dân. Ông quát tháo: « Một lời thú tội không thay thếcho nhu cầu triển khai sự thật một cách độc lập. Phương châm thà bất nhiều hơn bắt ítkhông thể chấp nhận được ». Chúng tôi tự hỏi đây có phải là một Mielke mới không ? Mọingười cảm thấy nhẹ nhõm khi ông kết thức bài giảng với lời khích đông: « Các đồng chí,kẻ thù phải được đối xử như kẻ thù – không nhân nhượng ! ». Cuối cùng chúng tôi thấyông đã trở lại bình thường.

Tôi không biết ông có tự thú nhận cái trò ASA là do bầu không khí lồng kính hâm nóngông đã tạo nên. Toàn bộ sĩ quan cao cấp trong Tổng Cục 9 tại Suhl đã được âm thâmthay đổi, tuy nhiên không một người trách nhiệm nào bị trừng phạt. Rõ ràng ông bộtrưởng nghĩ rằng sự kín đáo là một lối hành xử khôn ngoan.

*

Một trong những áp lực lớn nhất lên trên các chính phủ Đông và Tây trong những thậpniên 1970 và 1980 xuất phát từ phong trào phản chiến lan rộng. Lo ngại về một cuộcxung đột hạt nhân đã khơi dạy những ý kiến chông đối mãnh liệt nơi người công dân vốn

Page 215: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

lãnh đạm với việc phản đối. Ba trăm ngàn người tụ họp để biểu tình phản chiến tại Bonnchống đối quyết định của NATO đặt phi tiễn tại châu Âu. Những cuộc biểu tình phản đốichống chiến tranh hạt nhân này phù hợp với mục đích của chúng tôi, vì chúng gây khókhăn cho các chính khách của NATO. Áp lực chính trị thường xuyên gây khó chịu đến độchúng tôi bị các cấp lãnh đạo Tây phương tố cáo đã xúi giục những cuộc biểu tình quy môvà kiểm soát phong trào.

Thực ra, những cuộc biểu tình phản đối nhận hỗ trợ tài chánh của phía Đông; trong khiđó chúng tôi cũng phải đương đầu với những khó khăn của chúng tôi. Chúng tôi nàmtrong một vị thế khó xử, một mặt hỗ trợ cho phong trào phản chiến ở Tây Âu để dùnglàm vũ khí tuyên truyền chống lại Washington, một mặt công an chìm ở Đông Âu nỗ lựcđàn áp « lạc hướng ý thức hệ » của những nhóm phản chiến đang trổi dạy trong nước.Những cuộc biểu tình đông đảo như ở Bonn và ở Greenham Common tại Anh quốc khôngdễ gì được phép tại các quốc gia trong khối Đông Âu, nhưng chúng tôi ý thức phong tràophản chiến đã bắt rễ trong các xã hội của chúng tôi và là mối thách thức tiềm ẩn đối vớiảnh hưởng của Xô-Viết. Tại Đông Đức, chủ đề này đặc biệt gây bối rối cho cấp lãnh đạođã quen thói dùng phản chiến làm lý tưởng của người Cộng Sản. Nhưng việc Xô-Viết dàntrải những tên lửa SS-20 tại Đông Đức năm 1980 gây bất an cho quần chúng địa phương.Mặc dù cách biệt nhau bấy lâu nay, người Đông và Tây Đức nhận ra bản sắc của nhaumột cách mãnh liệt là họ đều ghê sợ bom nguyên tử. Vấn đề này đã gây nên những mốibất bình lớn trong xã hội chúng tôi. Giáo hội Tin Lành đã cung cấp nhiều nhà hoạt độngphản chiến từ trong giới giáo phẩm, và họ dùng sự che chở của giáo hội để tiết chếnhững phản kháng không che dấu về chính sách hạt nhân.

Wolf Biermann

Hơn nữa, nhờ phong trào phản chiến một nhóm trí thức đã xuất hiện trước quần chúng.Họ là những người ủng hộ tích cức những người chống đối Xô Viết và khối Đông Âu, trongđó có Solzhenitsyn, bị lưu đày ở Hoa Kỳ; Wolf Biermann, một ca sĩ và thi sĩ nổi tiếng củaĐông Đức, đã chịu chung số phần của Solzhenitsyn và bị tước quyền công dân; HeinrichBöll, một văn sĩ Tây Đức được Giải Nobel. Tại các Bộ Chính Trị tại Moscow và Đông Âu, họlo sợ những người ủng hộ lời kêu gọi của những khuôn mặt đáng nể này sẽ kết hợp lại đểphản đối các chế độ Cộng Sản trên những vấn đề khác. Chúng tôi cũng lo ngại các cấplãnh đạo hoạt động phản chiến Tây Đức, vì sau Hiệp Ước Helsinki về Nhân Quyền đượcLiên Bang Xô Viết ký kết năm 1975, rất khó biện minh việc ngăn cấm những người nàyvào trong khối Đông Âu.

Trách vụ của tôi với tư cách là giám đốc tình báo hải ngoại, cộng với sự hiểu biết rành rọtvề không khí chính trị của Tây Đức, là tập trung vào tác dụng của phong trào giải giới

Page 216: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

trên chính sách đối ngoại của các nước trong khối NATO và làm thế nào để Đông Âu thụlợi do sự chia rẽ trong nội bộ liên minh Tây Âu về vấn đề nhạy cảm này.

Tại Đức, Hiệp Hội Đức vì Hòa Bình (Deutsche Friendens-union – DFU) được các ngườithân cận và không ít thì nhiều dính líu đến Đảng Cộng Sản Đức thành lập tiếp theo saucuộc biểu tình của sinh viên năm 1968. Đây không phải, ít nhất trong giai đoạn đầu, làthành quả của kế hoạch khéo léo dàn xếp của chúng tôi. Moscow và Đông Bá Linh tỏ vẻsung sướng để mặc cho nhà hoạt động cực tả thành lập những nhóm như vậy và chờxem những diễn biến sau này. Chính tôi cũng ngạc nhiên vì tốc độ nhanh chóng nhữngsáng kiến này thấm nhập rộng rãi vào xã hội. Năm 1979 trong lời nhắc nhở của tôi chonhân viên, tôi có viết:

« Trong những số thanh niên thuộc những gia đình khá giả đang có một chuyển hướngcăn bản về giá trí. Việc tiến thân cá nhân và phúc lợi vật chất không còn quan trọng đốivới thành phần này của xã hội. Dấn thân vào những vấn đề rộng lớn hơn của nhân loại,tinh thần tương thân và «đồng cảm », hoặc gia nhập vào một nhóm có cùng mối quantâm và lý tưởng để phản bác lại những giá trị của nhóm tư bản được xem là những việcthực sự đáng làm »

Thay đổi này cung cấp cho chúng tôi một môi trường mới để kết nạp những nguồn tintình báo. Nhưng chúng tôi phải hành động cẩn thận và quyết định không tuyển dụng trựctiếp từ phong trào phản chiến. Những rủi ro luôn xảy ra trong ngành điệp báo, và nếungười ta khám phá chúng tôi đang khiến dẫn các nhân vật lãnh đạo trong phòng tràophản kháng chống hạt nhân , họ sẽ mất đi tín nhiệm và sẽ bị những người ủng hộ và đạiđa số quần chúng coi họ là những bù nhìn của Xô Viết. Tuy nhiên trong một số trườnghợp, chúng tôi tiếp cận những đối tượng thích ứng; nếu họ chấp nhận làm việc cho chúngtôi, chúng tôi khuyên họ nên rút lui khỏi những sinh hoạt trong những chiến dịch giải trừquân bị. Đây là một sự thận trọng gấp đôi, vì các công dân phản chiến bị các cơ quanphản gián của nước họ theo dõi kỹ lưỡng để phòng những mối liên hệ đáng nghi.

Trong cuộc chiến giữa những người ủng hộ và chống đối chính sách dùng vũ khí nguyêntử để hăm dọa, quan điểm của quần chúng về ý đồ của Moscow và Washington rất làquan trọng. Chúng tôi chủ yếu phản bác tuyên truyền của Hoa Kỳ về mối đe dọa của XôViết.Trong nhiệm vụ này, công việc của một tổ chức vượt lên trên các tổ chức khác . Nólà một chi nhánh nhỏ trong phong trào phản chiến, có một cái tên có vể mâu thuẫn về từngữ, nhưng ảnh hưởng của nó lên trên cuộc thảo luận giải quân bị thật là mạnh mẽ sovới tầm vóc của nó. Tên của nó là Tướng vì Hòa Bình (Generale für den Frieden).

Được thành lập năm 1981, nhóm này bao gồm các vị cựu tướng và đô đốc đã từ nhiệm vìhọ bất đồng với học thuyết hạt nhân của NATO. Họ là Đại Tướng Bá Tước Wolf Wilhelmvon Baudissin trong Bundeswehr (quân đội Tây Đức), con của một gia đình quý tộc và làmột người có ảnh hướng xã hội và chính trị lớn tại Bonn; Đại Tướng Michael Harbottle ởAnh Quốc; Đô Đốc John Marshall Lee ở Hoa Kỳ; Đô đốc Antoine Sanguinetti ở Pháp; ĐạiTướng D.M.H. von Mayenfeldt ở Hòa Lan; Đại Tướng Nino Pasti ở Ý; và Đại TướngFrancisco da Costa Gomes ở Portugal (Bồ đào nha). Không bao lâu Đại tướng về hưu GertBastian, trước đây là chỉ huy trưởng Sư Đoàn 12 thiết giáp Panzer tinh nhuệ, cũng gianhập. Ông là một binh sĩ rất được kính trọng vì đã từng bị thương ở mặt trận Nga và làcố vấn của Bộ Quốc Phòng. Ông đã bước lên cấp bậc đại tá, thiếu tướng và đại tướng đểcuối cùng nhận phẩm trật cao quý chỉ huy trưởng Sư đoàn 12 thiết giáp Panzer. Lo sợ vìnhững khuynh hướng thoái lui trong quân đội Tây Đức và tinh thần luyến tiếc thời QuốcXã của một số sĩ quan cao cấp đồng nghiệp, ông cực lực phản đối việc dàn trải vũ khí hạt

Page 217: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

nhân Hoa Kỳ trên đất Đức, và năm 1980 ông từ nhiệm và dành hết thời gian cho phongtrào phản chiến. Đời sống riêng tư của ông được chia sẽ giữa người vợ Charlotte bị bệnhlâu nay và cô tình nhân mới, có dáng dấp sang trọng và phong cách thu hút, Petra Kelly.Sức quyến rũ của bà có thể khiến những kẻ hiếu chiến nhất trong nhóm diều hâu nghelời khuyên dụ của bà để thực hiện chính sách mềm mỏng hơn.

Petra Kelly, 1987

Trí tuệ và động lực đứng đàng sau lưng tổ chức « Các Tướng Vì Hòa Bình » là một ngườitên là Gerhard Kade, một cựu sĩ quan hải quân Đức, sau này trở thành sử gia tại Đại HọcHamburg và một nhà văn viết nhiều về hòa bình. Là một nhà nghiên cứu thâm sâu vềnhững mối liên lạc giữa các sĩ quan cao cấp và công nghệ sản xuất vũ khí tại Đức và HoaKỳ, ông vốn là một cái gai đối với lực lượng quốc phòng.

Thông điệp của nhóm Các Tướng Vì Hòa Bình giống hệt với thông điệp của các chiến dịchgiải giới rải rác khắp châu Âu, nhưng những người phản chiến luôn bị giới quân sự thuhút, và chín vị tướng nhận ra họ là những thần tượng trong phong trào. Tất cả đều cókinh nghiệm trục tiếp trong cuộc Đê Nhị Thế Chiến, và nhiều người vẫn còn mang thươngtích chiến trận. Điều này tạo cho họ thẩm quyền mà phần đông các cấp lãnh đạo trẻ củaphong trào phản chiến không có. Ở vị thế tột đỉnh trong nghề nghiệp của họ trong nướccủa họ, họ có thêm quyền uy vì đã tham dự phác thảo kế hoạch chiến lược dàn trải vũkhí nguyên tử để cảnh báo. Không ai có thể nói là họ không biết gì về những vấn đề này.

Kade và von Meyenfedt thực hiện phần lớn công việc thành lập hội Các Tướng Vì HòaBình. Nhưng những gì các bạn và đồng nghiệp của Kade trong và ngoài hội Các Tướng VìHóa Bình không biết và họ sẽ hoảng sợ nếu họ khám phá ra phần lớn ý kiến của Kadephát xuất từ Moscow và một số tiền đáng để và những trợ giúp khác phát xuất từ tìnhbáo hải ngoại Đông Đức.

Tôi không ra lệnh chó các nhân viên của tôi xâm nhập hội Các Tướng Vì Hòa Bình. Điềunày không cần. Các sĩ quan cáo cấp trong Biện Pháp Tích Cực, Tổng Cục 10, biết côngviệc của họ là tìm cách gián tiếp ủng hộ tất cả những nhóm ở phương Tây có những hoạtđộng hữu ích cho chúng tôi, và hội Các Tướng Vì Hòa Bình, với đường lối chống NATO, vớisự ủng hộ của quần chúng và một chút đóng góp mượt mà của giới truyền thông, là mộtđối tượng hợp lý.

Page 218: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Vào cuối năm 1980, một trong những sĩ quan của tôi báo cáo cho tôi biết những thànhquả công lao của cục của họ. Họ đã hội họp với Gerhard Kade nhà một nguồn tin ởHamburg. Kade đề nghị một cuộc họp và chúng tôi phái hai sĩ quan của cơ quan chúngtôi đến, với lý cớ mong manh họ là những đại diện cho Viện Chính Sách và Kinh Tế, mộtdanh tính chúng tôi đôi khi dùng để ngụy trang. Điều lợi ích trong việc này là một ngườiphương Tây, nếu đương sự có một ít hiểu biết về Đông Đức hoặc có óc phán đoán, có thểsuy ra là mình đang nói chuyện với cơ quan tình báo hải ngoại ngoại quốc mà không cảmthấy bối rối hoặc sợ hãi do vì lời giới thiệu chính thức có thể gây ra. Chúng tôi dùng tranhtối tranh sáng để ẩn núp, không giống người Mỹ, và tôi luôn ngạc nhiên họ quá sẵn sàngchấp nhận công khai họ là người của CIA hoăc FBI.

Sau vài lần gặp gỡ, Kade được các sĩ quan của tôi đặt mật danh là Super. Điều này khôngcó nghĩa là họ xem đương sự dứt khoát là một điệp viên – chúng tôi thường đặt bí danhcho những người chúng tôi đang sưu tra. Nhưng trong trường hợp của Kade, tôi đoán việcđặt cho đương sự một bí danh tâng bốc có nghĩa là họ đã thỏa thuận hợp tác với đươngsự. Chắc chắn đương sự đã có nêu lên vấn đề của hội Các Tướng Vì Hòa Bình và cho họbiết là tổ chức này cần tài trợ nếu phải phổ biến quan điểm của mình một cách rộng rãiđể ảnh hưởng dư luận quần chúng. Các sĩ quan thương lượng một tài khoản hàng năm vàtôi đồng ý.

Tiền được trao trực tiếp cho Kade . Đây không phải là một số tiền lớn, nhưng con sốtương đối nhỏ các thành viên của tổ chức này cho thấy số tiền này đóng góp vào việctrang trải chi phí di chuyển và ấn hành. Đồng thời , Kade cũng có những mối liên lạc vớicục tình báo hải ngoại của Bộ Công An ở Moscow và soạn thảo những tài liệu bàn thảo,căn cứ một phần trên những tham khảo với nguồn KGB, tạo nên nền tảng của nhữngchiến dịch của hội Các Tướng Vì Hòa Bình.

Quý vị có thể sai lầm nếu quý vị vội vã kết luận tất cả những ai trong hội Các Vị Tướng VìHòa Bình đều biết Kade có liên lạc với tình báo hải ngoại, hoặc là tất cả những tài liệuhoặc những lời tuyên bố của hội Các Tướng Vì Hòa Bình đều chịu sự chi phối của Moscowhoặc Bá Linh. Các tướng hành động vì lòng thâm tín. Tuy nhiên, họ thường dùng đườnglối lý luận do Kade cung cấp. Ví dụ quý vị hãy nghe Gert Bastian trong một cuộc phỏngvấn đải truyền thanh ở Đông Bá Linh năm 1987:

Người phỏng vấn: Ông có nghĩ rằng diễn văn của Bộ Trưởng Ngoại Giao Xô Viết(Gromyko) có thể giúp củng cố sức mạnh duy trì hòa bình ?Bastian: Đúng, tôi nghĩ đúng như vậy. Tôi tin là những gợi ý mới đây của Moscow có rấtnhiều tính cách xây dựng và tôi hy vọng là họ có được lời đáp ứng tích cực của phươngTây. Trường hợp này đã có trong một khuôn khổ nhỏ, nhưng không đủ soi sáng và khôngđược định nghĩa rõ ràng, theo sự nhận xét của tôi. Tôi hy vọng điều này cải tiến và đượcthực hiện trong lúc vị Chủ Tịch hiện nay còn tại chức, chúng tôi bước một bước cụ thểtrong chiều hướng đúng đắn: đó là gỡ bỏ tất cả các vũ khí nguyên tử ra khỏi Châu Âu.(Đài Berliner Rundfunk, phát thanh về cuộc viếng thăm của phái đoàn các Tướng Vì HòaBình tại Đông Bá Linh, ngày 10 tháng 8 năm 1987).

Tôi không có bằng chứng Bastian biết xuất xứ tài trợ cho hội Các Tướng Vì Hòa Bình. VonMayenfeld, rất gần gũi với Kade và hiện diện ngay từ lúc tổ chức khởi đầu, có nhiều lý dođể nghi ngờ nếu không muốn nói là biết rõ sự can thiệp của KGB và của Bộ Công An.

Vì cái chết bi thảm năm 1992 của Gert Bastian và Petra Kelly, có lẽ họ đòng lòng quyênsinh, tôi bị tràn ngập câu hỏi của những phóng viên, bạn bè và ký giả tìm hiểu có thể nào

Page 219: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

việc công khai hóa những hồ sơ của bộ an ninh đã khiến dẫn Bastian tự kết liễu đời mìnhvà đời của Kelly. Theo như tôi biết, những hồ sơ này không tiết lộ những điều gì khácngoài những hồ sơ theo dõi thông lệ khi họ đến Đông Đức. Để trả lời cho một vài đồngminh xưa kia của Phong Trào Xanh tỏ ý nghi ngờ những hồ sơ liên hệ đã bị phá hủy, tôixin trả lời: Một số hồ sơ tình báo tối nhạy cảm đã bị phá hủy vào giữa tháng 11 năm1989 và tháng Giêng năm 1990. Nhưng theo sự hiểu biết của tôi, nó chỉ bao gồm nhữnghồ sơ liên quan đến những điệp viên và những nguồn tin còn sống , được chúng tôi xếpvào hạng tối quan trọng. Tôi không nghĩ hồ sơ về Bastian và Kelly nằm trong loại này.Gerhard Kade, đã qua đời tại Bá Linh năm 1995, không bao giờ thú nhận có liên lạc vớicác cơ quan an ninh của khối Đông Âu, và được tưởng nhớ như ông mong muốn là mộtnhà nghiên cứu và hoạt động cho hòa bình.

Lẽ cố nhiên điều tối quan trọng là chúng tôi không bị lộ là người đỡ đầu cho tổ chức này,sự tín nhiệm vào tổ chức này đặt căn bản trên sự kiện họ không là con tin của NATO vàkhối Hiệp Ước Warsaw. Kade đã thuyết phục chính quyền Xô Viết đề cử một vị tướngtham gia vào tổ chức này để tạo ấn tượng cân bằng. Khác với Các Tướng Vì Hòa Bình đãphải tự tách biệt họ ra khỏi chính quyền và quân đội để thành lập tổ chức này, vị tướngXô Viết phải rời bỏ công việc thường nhật của mình để được đơn thuần phái đi làm côngtác một ông tướng đấu tranh cho hòa bình và không hề vui thú với nhiệm vụ này.

Khi chiến dịch các tướng đạt nhiều thành quả, các Cục ở Đông Đức vội vã nhận vơ cônglao thuộc về họ. Phiền lòng cho chúng tối nhất chính là em rể của Erich Honecker,Manfred Feist, một anh công chức vô năng, có vị thế giám đốc tuyên truyền hải ngoạitrong Trung Ương Đảng nhờ liên hệ gia đình, nói với lãnh tụ của Đông Đức tất cả việc nàylà do sáng kiến của anh ta.

*

Các Tướng không là những người duy nhất chúng tôi tìm cách chi phối. William Borm làmột người rất lớn tuổi mà người ta thường thấy ở hàng đầu trong cuộc biểu tình chốngtên lửa. Vào thời Quốc Xã ông là giám đốc xí nghiệp; sau này ông bị chính quyền ĐôngĐức bắt, lý do không được rõ – ông có liên hệ mật thiết với cơ quan tình báo hải ngoạiAnh – và bị kết án mười năm tù ở. Sau chín năm, vào cuối những thập niên 1950, ôngđược thả ra. Chúng tôi trong cơ quan tình báo hải ngoại nhận dược danh sách nhữngngười được thả ra, và tôi quyết định liên lạc với Borm, lúc đó đã định cư tại Tây Bá Linh.Tôi và ông ta trở thành bạn, và tôi thấy rõ Borm là người theo khuynh hướng kinh tế tựdo lỗi thời, thủ cựu và quý tộc, nhờ hội Tam Điểm (Freemasonry) với lý tưởng công lý vàbình đẳng ông đã qua khỏi những nhằn nhọc của cảnh tù đày. Tại đây ông nghiên cứuhọc thuyết Marx và tìm thấy lý tưởng này phù hợp với lý tưởng của ông. Ông kính nể tôivà những người khác vì chúng tôi theo Marx, mặc dù bản thân ông không bao giờ trởthành Mác xít.

Năm 1965, khi ông được bầu vào quốc hội (Bundestag) với tư thế đảng viên Dân Chủ TựDo ở Tây Bá Linh, ông công tác chặt chẽ với Brandt, lúc đó là lãnh tụ của đảng Dân ChủXã Hội và đóng một vai trò quan trọng trong việc tranh đấu chống Chiến Tranh Lạnh.Chúng tôi tài trợ cho văn phòng của Borm trong quốc hội và ông cung cấp tin tức về đảngcủa ông và những hiệp ước Ostpolitik của Brandt với Ba-Lan và Liên Xô – thông tin khôngkhác bao nhiêu với những gì một nhà ngoại giao nhận được tại nước ngoài, nhưng vào lúcđó chúng tôi không có đại diện ngoại giao nào tại Bonn. Ông hô hào trong những bài diễnvăn của ông chính sách mở cửa với Đông Đức của Brandt, trong đó bao gồm Hiệp ƯớcCăn Bản nhìn nhận hai nước Đức. Khi Hans-Dietrich Genscher rời bỏ đảng Dân Chủ Xã

Page 220: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Hội và xoay qua ủng hộ Helmut Kohl, Borm từ chối đi theo, mặc dù chúng tôi thúc giụcông làm như vậy để củng cố vị thế của ông trong đảng Dân Chủ Tự Do. Nhưng Borm nhấtquyết bám chặt vào nguyên tắc của ông và tổ chức riêng ra một đảng Dân Chủ Tự Do,mặc dù khó có thể thành công và quả nhiên sau đó rã hàng. Khi Borm xuất hiện đứngđầu các cuộc biểu tình chống đối, ông đánh mất lý trí của ông; chúng tôi biết phản giánTây Đức từ đó trở đi theo dõi ông rất sát. Tuy nhiên, nhờ sự tài trợ của chúng tôi, Bormđã đạt được một vị thế ảnh hưởng, và chúng tôi tin tưởng ông sẽ tiếp tục lèo lái công việctheo một chiều hướng thuận lợi. Không may, cái chết của ông vào ngày 2 tháng 9 năm1987, lúc ông được 92 tuổi, đã chấm dứt những sinh hoạt đáng kính của ông.

*

Nếu có ai hỏi tôi, tôi có hối tiếc về việc khiến dẫn những con người chân thật ủng hộ tổchức Các Tướng Vì Hòa Bình và nhờ thế lực của họ trong cuộc tranh đấu chống mối đedọa chiến tranh nguyên tử, tôi xin trả lời là không. Trong trường hợp này tôi không cónhững ngại ngùng như những người khác. Chúng tôi không thành lập tổ chức Các TướngVì Hòa Bình. Điều chúng tôi làm là hỗ trợ về mặt định chế và tài chánh cho một tổ chứcđã lớn mạnh xuất phát từ những lo ngại chính đáng của các thành phần trong quân độicho rằng cuộc chạy đua vũ trang đang nguy hiểm vướt ra khỏi tầm kiểm soát. Điều nàyphản ánh quan điểm của phần lớn quần chúng. Đây là một vị thế rất đáng kính trọngtrong thời buổi gay cấn và tôi vẫn hoan nghênh những ai dám đương đầu với sự phẫn nộcủa các quân nhân đồng nghiệp và sự xua đuổi của bạn bẻ và thân nhân vì đã dám làmnhư vậy. Và lẽ cố nhiên không một ai trong chúng tôi có thể tiên đoán trong những ngàylo âu đó vào đầu thập niên 1980 cuộc chạy đua vũ trang kết thúc không phải trong việcnổ bom nguyên tử mà là trong tiếng thở hắt của sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết.

Page 221: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 13

Phong trào khủng bốvà Cộng Hòa Dân Chủ Đức

Ngày 13 tháng 9 năm 1993, Yasser Arafat, chủ tịch của Tổ chức Giải Phóng Palestine vàYitzhak Rabin, thủ tướng Israel, bắt tay nhau trên sân cỏ Tòa Bạch Ốc niêm ấn hiệp ướcbiểu tượng cho một bước tiến lịch sử trên con đường đi đến hòa bình ở Trung Đông. Mộtnăm sau cả người Palestine và người Do Thái được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình.Trong những năm trước khi xảy ra sự kiện nức lòng này, mối liên hệ với Arafat hoặc tổchức của ông bị kết án tức khắc là kẻ a dua hoặc ngay cả là kẻ đỡ đầu cho khủng bốquốc tế. Gần hai năm sau, vào ngày 4 tháng 11 năm 1995, Rabin đã phải trả mạng sốngcủa mình vì ban tay của những kẻ khủng bố Do Thái. Đây là những miả mai của lịch sử.

Mọi người đều nói các sử gia trong tương lai sẽ coi nước Cộng Hòa Nhân Dân Đức là mộttrong những nước ủng hộ tích cực phong trào khủng bố. Tôi và công trình của tôi bị gạtphăng trong những vụ tố cáo, và lời tố cáo nặng nề nhất đến từ phía người Hoa Kỳ. Hìnhnhư họ đã quên chính công việc lâu nay của họ là đã ủng hộ những tên độc tài tàn bạo vàtấn cống các chính quyền hợp pháp, một cách công khai và một cách ngấm ngầm, từ việclật đổ Mossadegh tại Iran, Arbenz Guzman ở Guatemala, và Allende ở Chili để hỗ trợ chonhóm độc tài gia đình trị Somoza ở Nicaragua và rất nhiều kẻ khác giống như họ trênkhắp thế giới.

Những mối liên kết xấu xa này của cả hai bên là hệ quả bi thảm của Chiến Tranh Lạnh.Việc công khai hóa những hồ sơ của Bộ Công An không hề cho thấy ngành tình báo hảingoại chúng tôi, cơ quan HVA, có ít nhiều cộng tác với những tổ chức như là Tổ Chức GiảiPhóng Palestine (PLO) và Cộng Hòa Dân Chủ Đức hỗ trợ cho một vài nhóm có liên canđến phong trào chính trị khủng bố.

Bởi vì tôi là giám đốc của ngành cơ quan tình báo của bộ, cho nên không ai lấy làm ngạcnhiên là tôi phải biết tất cả về những mối liên hệ của chính quyền của tôi với nhóm khủngbố. Trên thực tế tôi biết Đông Đức có mối liên hệ với các tổ chức mà phương Tây chorằng họ là khủng bố. Nhưng, như tôi giải thích sau đây, tôi không được biết những chitiết công tác quan trọng. Trách nhiệm hàng đầu của tôi là tình báo: thu thập tin tức, nhấtlà tin mật. Đó là điệp báo chứ không phải là khủng bố. Cá nhân tôi chưa hề can dự trongviệc lập kế hoạch hoặc thực hiện những hành động khủng bố.

Để hiểu nghịch lý của một anh trùm gián điệp không hề biết những mối quan hệ chằngchịt của ngoại giao, tôi cần phải viết hai điều: thứ nhất, những cuộc đấu tranh giải phóngcủa Thế Giới Thứ Ba đã vướng mắc như thế nào vào trong Chiến Tranh Lạnh; và thứ hainhư thế nào nguyên tắc phân ly cứng rắn của Bộ Công An đã tạo nên sự tôn thờ tuyệt đốiđầu óc mưu đồ và che dấu bí mật.

Những giải thích trên không phải là để tìm cách bào chữa cho những gì đã xảy ra và tôimuốn mọi người thấy rõ mục đích của tôi không phải là để chạy tội. Thức tế là nướcCHDCĐ và các cơ quan tình báo hỗ trợ kỹ thuật và tài chánh cho những tổ chức màchúng tôi xem là chính đáng, và một vài tổ chức đi vào con đường khủng bố giết hạithường dân trong chính sách của họ. Nước này cũng bảo vệ những kẻ khủng bố trốn chạyLiên Bang Đức. Tôi không tham gia vào việc này, những người khác đều nhưng tay. Họlàm việc của họ, tôi làm việc của tôi. Có lẽ may mắn cho tôi là Mielke, bộ trưởng Bộ Công

Page 222: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

An, không muốn cho tôi biết, bởi vì điều này sẽ làm tôi sao lãng không tập trung công tácthu thập những bí mật ở hải ngoại.

Có quá nhiều trách nhiệm cần được chia sẻ và quá nhiều hối tiếc cần phải bày tỏ. Tôiphải nhấn mạnh tất cả những sai trái chúng tôi đã làm không thể nào bào chữa được vớinhững gì phương Tây đã làm dưới chính ngọn cờ của họ trong cuộc chiến chống lại chủnghĩa cộng sản, đã khiến cho Việt Nam và một vài nước ở Trung Mỹ và châu Phi phải điềutàn sau khi cuộc chiến địa lý chính trí đã kết thúc. Đây là phương cách cuốc chiến đã diễnra trên một vài chiến tuyến; tôi không tiếp tay cho kẻ khủng bố theo đường hướng này,nhưng chúng tôi chắc chắn đã huấn luyện và đào tạo những con người theo nhữngphương pháp mà sau này họ lạm dụng.

Điều này nghe có vẻ phi đạo lý, xuất phát từ một người sống trong một đất nước đã từngbị những báo cáo của Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế) chỉ trích trong cách đối xửvới những người bị bỏ tù vì tội chống lại nhà nước. Tôi không dám nói là việc thẩm vấnvà tiến trình gửi trả về trại giam trong nước chúng tôi không có gì để chê trách, cũngkhông dám nói là tôi đã lên tiếng đủ để chống lại sự hà khắc của họ vào lúc đó. Nhưngtôi vẫn phân biệt rõ rệt giữa những chế độ trong đó phẩm cách và tự do của con người bịtước đoạt vì chính sách quá tích cực của công an nhà nước – đó là hệ quả của việc đàn áptại Đông Đức – và việc tra tấn có phương pháp để trừng trị những người đối lập chính trị.Lằn ranh giữa phong cách quá tích cực và sự tàn bạo đã bị vượt qua tại Thế Giới Thứ Ba,và chó dù không cố ý, chúng tôi và các đối thủ phương Tây giúp họ bước qua lằn ranhnày. Thử hỏi chúng tôi có ý thức được những gì chúng tôi cung cấp có thể được dùngtheo những đường hướng mà chúng tôi không đồng ý ? Lẽ cố nhiên, nhưng tôi không tinrằng Honecker và ngay cả Mielke tìm cách chế tài những hành vị khủng bố hoặc vũ lựcđối với dân thường. Với tư cách là một giám đốc của một cơ quan tình báo hải ngoại, tôichấp nhận trách nhiệm về những lạm dụng này – nhưng không phải là nhận tội. Đây làmột phân biệt về đạo đức mà tôi hy vọng độc giả chấp nhận để chấm dứt những thái quácủa thời buổi đó.

Cuộc tranh luận về những định nghĩa khác nhau của « phạm tội » và « trách nhiệm » đãtrở nên mỗi lúc một sôi động hơn trong những năm gần đây. Để đem những danh từ nàytrở về khung cảnh lịch sử của nó, chỉ có một thiểu số dân Đức có tội vì đã phạm nhữngtội ác dưới thời Quốc Xã, nhưng tất cả những Đức sống thuận theo chế độ Quốc Xã cótrách nhiệm về những hành vi này. Đây không phải là một sự phân biệt có tính cách hànlâm. Tội ác thuộc phạm vi xét xử của luật pháp, trách nhiệm thuộc pham vị của lươngtâm. Nếu chiếu theo pháp luật, chỉ cần nói tất cả những hồ sơ lưu trữ được đội ngũ cầnmẫn của những ủy viên công tố của Liên Bang Đức xem xét, họ không đưa ra được chứngcớ nào, chưa nói đến tang chứng, về sự đồng lõa của tôi trong những hành động bạo lực.Tôi cũng đệ ba đơn kiện những tờ báo nói rằng tôi biết Cộng Hòa Dân Chủ Đức chứa chấpnhững kẻ khủng bố Tây Đức khi Bộ Công An làm việc này; tôi không hề biết. Hơn thếnữa, tôi bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từ chối không cấp chiếu khán viện cớ là tôi đã có lầnthương thảo với bọn khủng bố. Tôi không thấy họ trưng bày chứng cớ để hỗ trợ chonhững lời kết án này. (Cũng nên chú ý là CIA không hề thắc mắc khi họ mời tôi sang HoaKỳ năm 1990, mặc dù là Bộ Ngoại Giao hầu như không biết chuyện này khi họ ngăn cấmtôi sáu năm sau.)

Như câu chuyện của tôi sẽ làm sáng tỏ, các bộ trong cùng một chính quyền, ngay cảnhững ngành có liên lạc mật thiết với nhau như cục đối ngoại và cục tình báo hải ngoại,không nhất thiết phải biết cục kia làm gì – cho dù cục này nằm ở tại Langley, Virginia, chinhánh lớn của Washington, D.C, có biệt danh là Foggy Bottom (Cái Đáy Mờ Ảo), hoặc là ở

Page 223: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

tại Đông Bá Linh khi nó vẫn còn là thử đô của Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Tôi sẽ đề cập ởđây những gì tôi biết và tôi để độc giả xem xét tội phạm của tôi, mà tôi từ khước, đốinghịch lại với trách nhiệm tinh thần của tôi, mà tôi chấp nhận.

*

Tôi đang nói đến những mối tương quan với Thế Giới Thứ Ba mà chúng tôi liên kết trongnhững phong trào giải phóng, và điều này chuẩn bị và điều kiện hóa chúng tôi để dễ chấpnhận những tổ chức giải phóng áp dụng chính sách khủng bố. Nhìn lại, tiến trình này xemra không thể nào tránh được, nhưng vào lúc đó vẫn có thể tránh được. Tất cả khởi sự tạichâu Phi trong khoảng nửa quãng lịch sử ngắn ngủi của Đông Đức. Vào ngày 18 thángGiêng năm 1964, nước Cộng Hòa Zanzibar nhỏ bé, bao gồm hai hòn đảo nằm ngoài khơiĐông Phi, tuyên bố độc lập. Đậy là mọt sự kiện chẳng lấy gì làm to tát lắm đối với thếgiới. Vào thời buổi này, các thuộc địa châu Phi luân phiên nhau tuyên bố độc lập, ngoàinhững người sưu tập tem lạ, chẳng mấy ai để ý đến Zanzibar.

Quốc gia tân lập này gây sự chú ý của chúng tôi khi họ thình lình muốn có quan hệ ngoạigiao với Đông Đức. Họ khiến quốc gia này trở thành một quốc gia không theo xã hội chủnghĩa đầu tiên thách thức chủ thuyết Hallstein của Bonn, theo đó Tây Đức ép buộc tất cảcác nước trừ Liên Bang Xô Viết lựa chọn một trong hai nước Đức. (Moscow là một ngoạilệ để nhấn mạnh quan điểm của Bonn cho chúng tôi chỉ là bù nhìn của Moscow; họ lànhững người duy nhất có quyền giữ liên hệ với cả hai nước Đức.) Zanzibar chọn chúngtôi; chúng tôi không chọn họ. Rất có thể ông tổng thống Sheikh Obeid Karume khôngbiết rõ hệ quả của sự ràng buộc ngoại giao trong sự lựa chọn này khi, do sự khuyến khíchcủa một vài thành viên trong tổ chức thanh niên của ông đã có lần thăm viếng một khóahọc hè tại Đông Đức, ông chính thức công nhận đất nước chúng tôi. Ngoài những hệ quảngoại giao rộng rãi hơn, việc công nhận của một quốc gia châu Phi có nghĩa là chúng tôicó những cơ hội mới cho những dịch vụ tình báo. Hoặc thảng tổng thống Karume khôngngoan hơn chúng tôi nghĩ, vì bên cạnh công hàm công nhận ngoại giao còn kèm theo mộtloạt yêu cầu trợ giúp tài chánh và cố vấn an ninh, đặc biệt trong lãnh vực thu thập tìnhbáo nội địa và bảo vệ biên giới. Danh tiếng của chúng tôi đã quả nhiên lan rộng và đâycũng là một cách tán tụng chúng tôi.

Phình mũi do sự chiếu cố này, Mielke tìm kiếm một thí sinh để làm cố vấn cho cơ quan anninh mới ra đời của Zanzibar. Chúng tôi đồng ý đề cử TUosng Rolf Markert, một cựu tùbinh của trại tập trung Buchenwald và trở thành sĩ quan cảnh sát cao cấp sau chiếntranh và hiện nay làm giám đốc vùng của Bộ Công An. Vì chúng tôi không hề có hiện diệnngoại giao tại châu Phi vào lúc bấy giờ, mội người đồng ý là phải có một người hiểu biếtvề các vấn đề ngoại giao tháp tùng Markert. Tôi chợt nảy ý và đề nghị chính tôi tháptùng.

Đây là một ý nghĩ táo bạo để một giám đốc tình báo hải ngoại du hành đến một nơi màsự tâm phục chưa được rõ, đi ngang qua những lãnh thổ có mối liên kết chặt chẽ vớiNATO để mà đến đó. Mielke có do dự đôi chút những cuối cùng cũng đồng ý. Tôi phải mộtbài giảng dài về nhu cầu tuyệt đối bảo mật và cành báo không được đề cập công tác nàyngay cả vớii phó giám đốc của tôi. Mielke đich thân thu xếp vấn đề an ninh cho tôi vàngay cả giám sát một kế hoạch cấp cứu khẩn cấp trong trường hợp tôi rơi vào một cặmbẫy. Markert và tôi được cấp một loạt những thông hành Đông và Tây Đức giả với nhiềutên khác nhau. Tuổi của chúng tôi được thay đổi trên giấy tờ và chúng tôi, với lòng thíchthú, khăn gói lên đường đến nhà một nghệ sĩ cải trang để làm mặt nạ. Mielke nhất địnhbuộc chúng tôi phải mang nó trong suốt hành trình. Cải trang của chúng tôi lẽ cố nhiên

Page 224: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

ăn khớp với hình ảnh trên những giấy tờ căn cước giả mạo và trên đây chúng là nhữngchuyên viên về giáo dục người lớn.

Chúng tôi khởi hành vào tháng Hai năm 1964, và trạm ngưng đầu tiên của chuyến bay làCairo. Markert và trưởng phái đoàn ngoại giao thực sự ngồi ghế thượng hạng, nhưng đểkhông ai chú ý đến tôi, tôi ghi tên là một đệ nhất tham vụ nhỏ bé và ngồi nghế hạng dulịch. Khích động đầu tiên là một trận bão cát đã buộc chúng tôi phải hạ cánh xuốngAthens, đúng như mối lo ngại của Mielke, sợ tôi bị bắt trên lãnh thổ của NATO. Markertvà tôi , hai chúng tôi phân cách nhau và ngủ trọ tại hai khách sạn khác biệt. Điều nàygây lo ngại, bới vì chúng tôi biết thông hành Đông Đức không có sức bảo vệ nào trênlãnh thổ của NATO. Sáng hôm sau, tôi phải mất nửa tiếng đồng hồ để dán râu giả vào vịtrí thích hợp với hình ảnh trên giấy thông hành.

Có những trạm thông quá ở lại lâu dài ở Cairo, Adis Abeba và Mogadishu. Cuối cùngchúng tôi đến Nairobi, nơi đây chúng tôi bị lấy thông hành và chúng tôi không được phéplấy chuyến máy bay liên kết. Chúng tôi đoán chừng tuyến đường của chúng tôi đã bị theodõi từ Cairo, nơi đây chúng phải kê khai với các viên chúc Anh để có chiếu khán để điLiên Hiệp Đông Phi (Zanzibar, Tanganyika, Kenya, Uganda). Sau một thời gian chợ độisốt ruột, chúng tôi không bị điều tra hơn nhờ sự can thiệp của bộ trưởng ngoại giaoKenya Oginga Odinga, sau này trở nên phó tổng thống. Con của ông đang học tại ĐôngĐức, và khi thấy tên quen thuộc của thứ trưởng ngoại giao Wolfgang Kiesewetter trêndanh sách của phái đoàn chúng tôi trình đệ cho ông ta, ông ra lệnh cho phép chúng tôitiếp tục cuộc hành trình. Khi chúng tôi tới Zanzibar, toàn bộ chính phủ ra đón chúng tôi,một đội lính danh dự đóng bộ quân phục thời đế quốc Anh cũ và một ban nhạc cảnh sáthòa tấu những bài van-sơ Áo. Họ đã yêu cầu chúng tôi đem theo quốc ca của Đông Đức,nhưng trong lúc chờ họ tập hòa nhạc chúng tôi phải nghe những bài của Strauss. Ông thứtrưởng ngoại giao gặp rất nhiều trở ngại trong lúc diễn hành quan sát đội lính danh dựvới nhịp điệu du dương của bài Giòng Sông Xanh (Blue Danube). Làm người Đông Đức ởtại một nước Zanzibar thời hậu thuộc địa quả là một thú vị. Vào những ngày nghỉ trọngthể như ngày 1 tháng 5 của chúng tôi, được đưa vào Zanzibar để vinh danh chúng tôi,chúng tôi được quần chúng nhận diện nhanh chóng và bao quanh. Quần chúng vui vẻtiếp thu những mong đợi của chính phủ về chúng tôi. Các ca sĩ dẫn dắt đám đông hátnhững lời ca tán túng vẻ đẹp và sự phồn thịnh của nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Rõ ràngnước CHDCĐ đã đạt được vị trí một đất nước thơ mộng và giàu có trong trí tưởng tượngcủa quần chúng.

Cho dù những buổi ăn mừng có đẹp đến đâu, tình hình không mất tốt đẹp. Những nỗ lựccủa chúng tôi nhằm đặt để những kế hoạch làm việc vững bền và những công việcthường nhật trong thời gian chúng tôi ở lại đây đều vô vọng. Thường xuyên, chúng tôiđến họp để chỉ thấy người này bị đuổi việc và một người khác không rõ diễn tiến củacuộc thương thảo hoặc của kế hoạch lại ngồi đó. Thoạt đầu, những điều này xem có vẻnhư những trở ngại nhỏ so với những đêm dài dạo mát quanh những biệt thự sang trọng, nơi chúng tôi ở, sân đánh golf nay không còn ai chơi, nghĩa đ ịa Ấn độ, và những cái chòiđất ở ngoại ô thành phố. Tại đây, những người đàn ông ngồi tán gẫu và hút thuốc chođến mờ tối trong khi các bà tiếp tục công việc đồng áng.

Những giao thiệp với Ibrahim Makungu, sau này được bổ làm giám đốc an ninh, lúc banđầu xem ra khó khăn. Chúng tôi cần biết những nhận định chân thật về ưu tiên của đấtnước anh ta, nhưng Makungu đã nhận được lệnh của ông tổng thống không tiết lộ điềugì hết và tìm cách khai thác chúng tôi tối đa. Thực ra, anh quá kín đáo đến độ từ chốikhông cho chúng tôi biết tên thật của anh. Tôi chỉ khám phá tên thật của anh khi anh để

Page 225: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

quên những mẩu giấy anh thường ghi chép những điều bí ẩn bằng tiếng Swahili trong đóông hủy bỏ một cuộc họp mặt đã dự bị trước, kết thúc bởi những hành chữ sau: « Côngviệc của chúng ta khó khăn và bí mật. Simba ». Tôi hỏi anh đầu bếp Simba là ai vậy vàtôi được biết không những tên đầy đủ của anh mà cả một số chuyện về anh. Anh đầu bếpnói, trong quá khứ, Makungu đã làm việc với Ngành Đặc Biệt của Cảnh Sát thuộc địaAnh.

Đến từ một nước trong đó tất cả mọi người trong đảng cẩm quyền đoàn kết với nhau đểthực hiện những mục tiêu đã định, chúng tôi không quen thuộc với một chính quyền gồmnhững cá nhân chia rẽ nhau vì những mục tiêu và quyền lợi khác biệt. Một vài đối tác củachúng tôi tự xem mình là người của Xã Hội Chủ Nghĩa, trong khi đó những người Hồi Giáonhìn họ và chúng tôi với cặp mắt nghi ngờ. Nhưng không ai ngại ngùng xin xỏ và sau đóchỉ trích chúng tôi vì chúng tôi không cung cấp được hàng hóa. Họ thiểu não đưa chochúng tôi xem những chiếc tàu mục nát, những đài phát thanh cũ và những đường dâyđiện thoại sờn cũ do người Anh để lại, họ hy vọng chúng tôi có thể trang bị lại hạ tầng cơsở của cả một nước.

Quyền lãnh đạo Zanzibar được chia sẻ giữa Tổng Thống Obeid Karrume, trước đây là thủlãnh của công đoàn thuyền nhân, nói chuyện như đoàn viên nghiệp đoàn Anh và nhữngphó tổng thống của ông, Abdullah Kossim Hanga và Abdulrahmann Nbabu. Họ hỗ trợ tráingược nhau và cùng một bầu nhiệt huyết mô hình Cộng Sản Xô Viết và Trung Hoa, lúcbây giờ đang kình chống nhau dữ dội. Hanga đã đi du học tại Liên Bang Xô VIết, trongkhi đó Nbabu biểu hiện lòng mến mộ Mao Trạch Đông cho vặn bài « Quốc Tế Ca » trênđĩa hát sao chép trầy trụa thật lớn trong những buổi tiếp tân. Cái túi hổ lốn ý thức hệ nàycó lẽ giải thích tại sao Zanzibar đã chọn Đông Đức làm đối tác hàng đầu. Tôi mau chóngthấy sự hiện diện của chúng tôi tại đây đơn thuần do một tính toán chính trị. Bởi vì LiênHiệp các Quốc Gia Đông Phi lệ thuộc về mặt kinh tế vào trao đổi thương mại truyềnthống và liên hệ tài chánh với Anh Quốc, mối liên hệ trực tiếp với một trong hai cườngquốc Cộng Sản xem ra không khôn ngoan. Chúng tôi khá tiến bộ về mặt kinh tế để trởthành người cố vấn hữu dụng và người cung cấp hạ tầng cơ sở an ninh ( phải mất nhiềunăm trời để Zanzibar tiến bộ và có được những kỹ thuật cần thiết), nhưng không lớn đểtránh làm phiền lòng những nguồn cung cấp lợi tức khác.

Một vài tháng sau khi chúng tôi đến, hòn đảo rúng động vì những lời đồn hai nướcZanzibar và Tanganyika sát nhập thành một. Điều này liên quan đến chúng tôi, bởi vìJulius Nyerere lãnh đạo Tanganyika và vẫn giữ những mối liên lạc mật thiết với Luân-đôn. Nếu việc kết hợp thành công , chung tôi e rằng chính phủ Anh sẽ áp lực Zanzibarchấm dứt cộng tác với chúng tôi. Tệ hơn nữa, chúng tôi đang ở vị thế bất ổn làm cố vấntình báo cho một nước mà không một ai trong số những đối tác có ý định cho chúng tôibiết chuyện gì đang xảy ra trong nước.

Ngày 24 tháng Tư năm 1964, chúng tôi nhận được tin sự kết hợp đã thành hình và têncủa tân quốc gia này là Tanzania. Ngày trước hôm đó, tôi được bảo đảm là chuyện nàykhông được trù tính và đã bay sang hòn đảo nhỏ Pemba để kiểm tra văn phòng an ninhmới. Tôi nhận được tin này trong khi tôi đang ngồi cùng với những tân binh mới kết nạpđể trả lời những câu hỏi về mối liên hệ giữa chủ nghĩa Marx và tôn giáo cho đến tờ mờtối. Tôi bực bội chấm dứt cuộc thăm viếng và bay trở về đảo lớn. Một chiếc tầu hàng hóaĐông Đức đã dời chuyến lên đường để đưa tôi về nước, nhưng sau ba tháng công tác ấmức, tôi không chấp nhận rời bỏ để chính mắt tôi phải thấy Zanzibar có còn trung thànhvới chúng tôi không. Chúng tôi hiện nay có những vốn liếng cá nhân và tài chánh tạiZanzibar, vì chúng tôi đã thành lập một hạm đội thuyền nhỏ cho lính biên phòng, thủy

Page 226: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

thủ và công binh có huấn luyện tại Đông Đức. Trái với những điều lo lắng của chúng tôi,Zanzibar giữ được tính cách tự trị của mình ở mức độ cao. Chân dung của Nyerere đượctreo thấp hơn chân dung của Karume một ít tại các công sở.

Những nỗ lực của chúng tôi không bị tiêm nhiễm bởi tinh thần bất chấp đạo lý mà saunày nó thấm nhập những mối quan hệ của chúng tôi với Thế Giới Thứ Ba. Chúng tôi nghĩrằng giúp Zanzibar là chúng tôi đóng góp cho tự do của nhân dân châu Phi và giúp họ cảithiện đời sống. Tôi thiếu thành thật nếu tôi nói chúng tôi không cảm thấy thú vị làm đạidiện cho tình báo Đông Đức trong việc điều khiển công tác tại một phần của thế giới, nơichính quyền Anh và Tây Đức là những ông vua trong khu rừng tình báo. Tôi nhớ mộtcuộc hành trình đưa chúng tôi đến một trạm tiếp liên vệ tinh của Hoa Kỳ tại Zanzibar.Đứng ở ngoài là một anh lính cầm súng rất to và khi chúng tôi đến anh ta chĩa súng vềphía chúng tôi trong lúc chúng tôi tìm lời giải thích. Cuối cùng chúng tôi thuyết phục anhta cho chúng tôi vào. Trong chuyến đi đầu tiên vào thế giới tư bản, tôi đứng cạnh mộttrạm tiếp liên vệ tinh của Hoa Kỳ, ngon chưa.

Trên nhiều phương diện chúng tôi ngô nghê về những hiệu quả của những can thiệp củachúng tôi tại các nước Thế Giới Thứ Ba. Kỹ năng thu lượm tin tình báo, tôi luyện nhờ kinhnghiệm Thế Chiến Thứ Hai và Chiến Tranh Lạnh, được truyền luyện nhờ các sĩ quan liênlạc có tay nghề cao và các chuyên viên của chúng tôi. Nhờ sự chuyên cần, cơ quan anninh ở Zanzibar đặt đến một kích thước khôi hài. Tương quan với dân số, chẳng bao lâuhọ có kích thước lớn hơn chúng tôi và mau chóng tạo nên một động năng mà tầm ảnhhướng của chúng tôi không còn đụng chạm đến nữa. Karume, vướt sự tiên đoán củachúng tôi, thích gây cạnh tranh giữa các quyền lực ngoại bang, và vị thế của chúng tôi bịsói mòn vì người Trung Hoa ồ ạt đổ vào năm 1965. Chúng tôi cảm thấy đặc biệt chua xótkhi chúng tôi , vừa xoay sở song để giao những tàu đánh cà bằng lưới rà cho họ vì chínhquyền của họ nài xin chúng tôi cung cấp, thấy món quà của chúng tôi bị che lấp bởi việcphái đoàn Trung Hoa đến và đem theo những thiết bị nông nghiệp. Chúng tôi càng lúngtúng hơn khi nhận ra những chiếc tàu này không thích hợp với vùng biển hoạt động.

Người Trung Hoa tỏ ra rất khôn ngoan trong việc sinh cơ lập nghiệp. Trong vòng một vàituần lễ, hình ảnh của Ulbricht hoặc là đã bị tháo gỡ tại các công sở hoặc bị lấn lướt bởinhững hình ảnh to lớn và hùng vĩ của Mao. Moscow ghi nhận rất kỹ lưỡng những biểuhiện này và yêu cầu báo cáo có bao nhiêu bức hình của vị lãnh tụ Trung Hoa được trưngbày và ở đâu. Chúng tôi làm một công tác vô bổ để đếm những hình ảnh này.

Trước khi tôi rời Zanzibar, có một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đã ghi khắc trong tấm trí củatôi. Tất cả những người ngoại quốc được mời đi gặt nhổ cây sắn, thức ăn quan trọng nhấttrong vùng. Chúng tôi được các đội nhạc và ca vũ tiếp đón và sau đó mọi người bắt đầuđốn và thu góp cho đến khi lưng chúng tôi nhức mói. Cạnh bên tôi, một người nhỏ bénhưng mạnh mẽ, có dáng dấp nhanh nhẹn đang làm việc, đó là lãnh sự Hoa Kỳ tạiZanzibar. Cải hai chúng tôi được mởi ra và được báo với những lời lẽ thật là nhã nhặnchúng tôi đã nhìn lầm những bó cấy mỉ nhỏ mềm mại là cỏ dại, nhổ chúng đi và ném vàođống rác. Tôi tự hỏi không biết ông Mỹ này có tên là Frank Carlucci, không những là mộtnhà ngoại giao Hoa Kỳ tài ba mà còn là phó giám đốc của CIA, có biết tôi là ai không.

Mặc dù trải qua kinh nghiệm ở Zanzibar, động cơ thúc đẩy ban đầu của chúng tôi nhằmtrải rộng công tác ở Thế Giới Thứ Ba không tan biến. Chúng tôi tiếp tự tìm kiếm côngnhận ngoại giao cho nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Khoảng năm 1969, chúng tôi bị trànngập vì những thăm viếng và những lời yêu cấu trợ giúp. Syria và Ai Cập phá vỡ chủthuyết Hallstein và tìm kiếm chúng tôi, tiesp theo là Soudan, cả hai nước Nam và Bắc

Page 227: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Yemen, Công/Brazaville, Kampuchea và phong trào giải phóng Rhodesia, ZAPU(Zimbabwe African People's Union ). Một buổi tiếp tân bộ trưởng nội vụ Ai Cạp có nghĩa làtất cả những cửa sổ phải được lau chìu sạch sẽ hai lần do lệnh của Mielke, và sân trongcủa bộ đày những đội binh danh dự và ca đoàn thiếu niên. Tôi bắt đầu cảm thấy nhữngmối liên hệ này là một gánh nặng không thú vị và vô bổ, cho dù việc thăm viếng nhữngnói lạ lẫm có tính chất phiêu lưu ngoạn mục. Chúng làm cho cả hai chúng tôi Mielke vàtôi xa rời nhiệm vụ căn bản chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến tình báo hải ngoạiở Châu Âu. Tôi luôn luôn tập trung những cố gắng của tôi vào Tây Đức, nhưng bây giờnhững sĩ quan trung cấp đã bị trưng dụng vào những công tác ở Thế Giới Thứ Ba trongmột thời gian dài, kiềm hãm chúng tôi trong một số quốc gia do những chính quyền yếukém và những con người mở ảo lãnh đạo. Cho dù tôi cảm thấy bức bối, những công tácnày thoát khỏi tầm kiềm soát của chúng tôi. Đường hướng chỉ đạo cho những hợp tácnhư vậy phát xuất từ cấp lãnh đạo chính trị, và các cơ quan tình báo chỉ biết tuân lệnh.

Trong một thời gian ngắn, mối liên hệ của chúng tôi với Ai Cập xét ra đặc biệt hữu ích.Sau Chiến Tranh Sáu Ngày năm 1967, Tổng Thống Gamal Abdel Nasser cho biết qua bộtrưởng nội vụ Tướng Sharawi Gomaa, ông muốn trao đổi thông tin tình báo với chúng tôi.Phụ tá của tôi đi qua Cairo và được tiếp đón theo nghi lế ngoại giao trịnh trọng. Nassermuốn chúng tôi giúp đỡ điều tra sự xâm nhập của Israel trong chính quyền và quân độicủa Ai Cập – Nasser nghĩ rằng đó là lý do tại sao Ai Cập bại trận.

Nasser tỏ vẻ thất vọng khi chúng tôi báo với ông chúng tôi không có điệp viên ở Israel,nhưng đó là sự thật. Thực ra, trong ba mươi ba năm lãnh đạo tình báo hải ngoại, chúngtôi chưa bao giờ tìm cách xâm nhập tình báo Israel. Moscow cũng có áp lực để ép chúngtôi thục hiện việc này, và đã có vài cố gắng vào những năm đầu để tuyển dụng nhữngngười di dân Do Thái đến ở Israel, nhưng chẳng bao giờ thành công. Xét cho cùng, tôiđành chấp nhận tiếp thu những thông tin chúng tôi cần về Trung Đông do những nguồntin tại Hoa Kỳ và Tây Đức và , sau cùng, từ các cơ quan an ninh của Tổ Chức Giải PhóngPalestine (PLO). Tôi lo lắng chúng tôi sẽ vướng mắc vào Trung Đông, nhưng chính quyềnXô Viết nhất quyết xem Israel là kẻ thù. Tôi sẽ không bao giờ lãng phí thời giờ và tiền tàiđể thu thập tin tình báo chỉ để trả đũa quốc gia Do Thái nhân danh khối Ả Rập. Tôi xemDo Thái như bất cứ một nước đối tượng nào. Một khi tôi thấy rõ tỷ lệ cố gắng và kết quảkhông tương xứng về mặt xâm nhập, tôi ngưng nỗ lực cài đặt điệp viên tại Israel.

Dù sao đi nữa, cũng có những chỉ dấu là Ai Cập cũng chơi trò nước đôi trong việc đề nghịtrao đổi thông tin. Chúng tôi muốn có tin tình báo về những hoạt động tình báo của cácnước trong khối NATO tại Trung Đông và chúng tôi được giới thiệu đến cấp lãnh đạo củatình báo Ai Cập, cơ quan Muhabarat. Ông ta tỏ ra láu lỉnh và dùng bí danh khi gặp chúngtôi lần đầu. Chúng tôi biết ông ta cũng hành xử như vậy với CIA và chúng không muốnphiêu lưu để những câu hỏi của chúng tôi được chuyển cho người Hoa Kỳ. Để gây thêmtin tưởng của chúng tôi đối với họ, các đối tác của chúng tôi ở Cairo dẫn người đại diệncủa chúng tôi thăm viếng một cơ sở bí mật sản xuất tên lửa, được một công ty Áo vơi sựgiúp đỡ của Pilz, một đồng nghiệp cũ của nhà khoa học phi tiễn Đức Wernher von Braun.Người Ai Cập nghĩ rằng cơ xưởng này đã bị phá ngầm và họ muốn chúng tôi tìm ra kẻgây rối. Sợ rằng cơ quan chúng tôi có thể bị xem là một loại cơ quan tham vấn tình báocó thể thuê báo bất cứ lúc nào đẻ giải quyết những vấn đề nội bộ của các nước, tôi từchối lời mời.

Tôi tin rằng chúng tôi phải chứng tỏ một tinh thần dấn thân và đoàn kết chính trị trongnhững công tác hải ngoại hơn là chấp nhận những thỏa hiệp tức thì với những quốc giamà rốt cuộc lòng trung thành không nghiêng về phía Liên Bang Xô Viết và Đông Âu.

Page 228: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Trong một thời gian ngắn, tôi thấy rõ là những trao đổi với Ai Cập không có những hiệuquả mong ước, chúng tôi chấm dứt ngay, mặc dù chúng tôi vẫn giữ mối liên hệ các nhânvới Gomaa và Bộ Trưởng Nội Vụ của ông. Sau khi Naser chết vào năm 1970, người kế vị,Anwar Sadat, tố cáo Gomaa về tội phản nghịch. Đường giây liên lạc của chúng tôi tạiCairo giảm xuống chỉ còn một sĩ quan liên lạc ở trong tòa Đại Sứ CHDCHĐ, mà trọng tâmcông việc của đương sự là an ninh của tòa đại sứ và của toàn nhân viên. Chúng tôi tincậy vào những nhân viên thường trú – thành viên của những ngành tình báo cải tranglàm nhân viên ngoại giao trong tất cả các tòa đại sứ ở ngoại quốc, để thâu thập tin tức vềTây Đức, Hoa Kỳ và những sinh hoạt tình báo của NATO tại Cairo. Thường trú của chúngtôi tại Cairo gởi những tin tức về Ban 3 của HVA, trông coi về Trung Đông, rồi sau đóđược chuyển cho giám đốc Tổng Cục 3, trách nhiệm về Thế Giới Thứ Ba, rồi chuyển chophụ tá của tôi, tướng Horst Jänicke. Ông sẽ chuyển cho tôi những thông tin ông xét làquan trọng. Điều này cũng áp dụng cho thường trú của chúng tôi tại Washington và tạitrụ sở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước. Họ gởi hồ sơ cho Tổng Cục 11, đặc trách về Hoa Kỳ,và sau đó chuyển lên cho giám đốc Tổng Cục XI, và từ đây được gạn lọc để đệ trình lênJänicke.

Một vài tháng trước khi Nasser chết, tháng Năm 1969, một nhóm sĩ quan cấp tiến đãcướp chính quyền tại Sudan dưới sự lãnh đạo của Gaafar Mohammad Numeiry, chỉ huytrưởng trường cao đẳng quân sự Sudan. Quên đi những nhọc nhằn của chúng tôi tạiZanzibar, chúng tôi xét thấy Suadan là một lãnh thổ đầy hứ hẹn và có thể là đầu cầu đivào Trung Đông. Bộ Tư Lệnh Cách Mạng có ý định thiết lập một kiểu chủ nghĩa xã hội ẢRập và yêu cầu trợ giúp an ninh và kinh tế của Đông Đức.

Hiểu biết của tôi về Sudan thực ra còn mơ hồ. Tôi chỉ biết phía Bắc của quốc gia này cómột truyền thống lâu dài chiến đấu chống chế độ thuộc địa của Anh. Người Sudan khôngtin cậy Ai Cập bởi vì Ai Cập đã từ lâu là nước ủy nhiệm của Anh trong vùng. Cuộc tranhgiành nội bộ giữa người Hồi phía Bắc và người Công Giáo duy linh phía Nam gây nên xáotrộn. Làn sóng người tị nạn từ Congo, Zaire và Ethiopia khiến cho nạn nghèo đói trầmtrọng hơn.Vì vị thế chiến lược của nó nên nó nhung nhúc cơ quan tình báo và lính đánhthuê, hoạt động không ai kiểm soát và rất thường có những mục tiêu chồng chéo lênnhau ngay trong cánh của mình.

Lần đầu trong một cuộc viếng thăm ngay sau khi cách mạng thành công, tôi nhận thấycác sĩ quan trẻ tôi đã gặp chỉ có một ý niệm mơ hồ về xã hội chủ nghĩa mà bây giờ họphải bảo vệ. Động cơ thúc đẩy họ là những yếu tố khác: lòng mong ước dộc lập, tinhthần huynh đệ chi binh và lòng mong muốn củng cố đúc tin Hồi giáo dưới một danh xưngkhác. Một người hãnh diện nói với tôi anh ta là người xã hội chủ nghĩa vì mỗi thứ sáu anhcho người nghèo ăn uống. Thái độ nói chuyện của tôi với Numeiry xem ra lạnh nhạt và đithẳng vào vấn đề. Tôi có lần đi cùng với anh đến một cuộc họp mặt công cộng và quansát anh nhảy ra khỏi chiếc xe jeep, đọc một bài diễn văn ngắn ngắt đoạn với những tiếnghuýt sáo của đàn ông và tiếng la hét của đàn bà, và dàn xếp những đoàn tán tụng, rồianh ta lại nhảy lên chiếc xe jeep, rồ máy chạy, tất cả chỉ trong vòng một vài phút. Tôi cónhững mối liên lạc mật thiết hơn với Faruq Othman Hamadallah, lãnh đạo các Bộ Nội Vụvà Công An. Phần đông các nhân viên cảnh sát và an ninh học nghề từ người Anh hoặcngười Ai Cập và trông ra phong cách của họ giống hệt người Anh. Khi họ vào hoặc rờiphòng, họ cặp giữa nắm tay và cùi chỏ một cây gậy ngắn, và quay tròn trong bước quânhành.

Tôi gặp lần đầu tiên Hamadallah tại vườn nhà ông ta. Ông cao lớn, lực lưỡng và màu dađen của ông tràn đầy sinh khí. Ông vẫy tay mời gọi tôi vào trong khi tay kia vuốt ve con

Page 229: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

chó chăn cừu. Ông ngắn gọn nói cho tôi biết những khó khăn trong việc thành lập một cơquan an ninh kiên quyết và khách quan để đối phó với những phức tạp của đất nước tolớn của ông. Ông giới thiệu mau chóng một người ngồi cùng bàn với chúng tôi, một ngườimặc y phục kaki nhỏ bé hơn, mang một tên Ả Rập. Sau này tôi gặp lại ông này khi ĐôngĐức giao thiệp với Nam Yémen – ông tên Mohammed Saleh Mutea, giám đốc an ninh, vàsau này làm bộ trưởng ngoại giao của Yémen; cuộc đời ông chấm dứt khi ông bị đầu độctrong tù vì bất đồng với đảng cầm quyền.

Hamadallah là một trong những chính trị gia hiếm hoi tôi có mối liên lạc thân tình cũngnhư tình bạn đồng nghiệp. Ông đến thăm tôi nhiều lần ở Đông Bá Linh và nói chuyên cóchiều sâu và nhiệt tình đối với những vấn đề của đất nước và bối cảnh phức tạp của mốiliên hệ giữa thế giới Ả Rập và châu Phi đen. Mặc dù trước đây ông chưa bao giờ viếngthăm một nước xã hội chủ nghĩa, ông có những nhận định đúng đắn về con đường khả dĩđưa châu Phi đến chủ nghĩa xã hội. Ông bày tỏ nỗi lo ngại của ông cho tôi rằng Numeirycó thể giải tán hội đồng cách mạng và thúc đẩy mối quan hệ với phương Tây. Ông buồnbã nói « Ông không thể giúp chúng tôi trong việc này. Chúng tôi phải tự giải quyết vấnđề này. »

Quả nhiên lời tiên đoán của ông đã xảy ra. Năm 1970, Numeiry thay đổi đường hướng vàđuổi Hamadallah và các thành phần thiên tả khác ra khỏi hội đồng cách mạng. Năm sau,tiếp theo một cuộc đảo chánh bất thành của nhóm thiên tả, Numeiry thanh lọc tất cảthành phần xã hội chủ nghĩa ra khỏi chính quyền. Hamadallah lúc đó đang ở Luân Đôn vàkhông nghe lời khuyên nhủ của chúng tôi, quyết định trở về nước để quy tụ lại lực lượngchống Numeiry. Chiếc máy bay chở ông về bị ép phải hạ cánh tại Lybia do lệnh của lãnhtụ Đại Tá Muammar Qaddafi và họ nhanh chóng dẫn dộ Hamadallah và một người đồngnghiệp trả về Sudan và giao cho Numeiry. Ông bị kết án tử hình tại Sudan. Sau đó, tôithấy hình ảnh của ông trên đài truyền hình, trước khi lời kết ấn được tuyên bố, ông điềmđạm nói chuyện với lính gác và đang hút một điếu thuốc. Một giờ sau khi đọan phim kếtthúc, ông bị hành quyết. Tôi cảm thấy buồn và mất mát khi nghe tin. Lại thêm một ngườibạn đã thua một trận đấu đẹp và đáng giá. Ngay cả bây giờ, tôi vẫn nghĩ Sudan mất điHamadallah là mất đi một trong những người tài giởi nhất của đất nước họ, ông đã đitrước thời cuộc và đất nước của ông. Trong không khí chính trị bạo động và thay đổi này,chúng tôi không thể nào tiếp tục làm cố vấn tình báo cho Sudan. Chúng tôi rời Sudannăm 1971 và không bao giờ trở lạo nữa.

Không bao lâu trước khi rút khỏi Sudan, tôi đụng chạm với một trong những tay línhđánh thuê nổi tiếng của thế kỷ này, Julius Steiner ( không nên lẫn lộn với Julius Steinermột dân biểu trong quốc hội Tây Đức mà chúng tôi hối lộ). Sinh tại Munich năm 1933,Steiner là một mẫu lính đánh thuê điển hình. Đương sự bắt đầu sự nghiệp trong hàngngũ Lính Lê Dương Hải Ngoại của Pháp với trong Đơn Vị Hành Quân Đặc Biệt, đánh lại cáclực lượng của Hồ Chí Minh vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam giành độc lập chống Pháp.Sau khi Pháp thua trận năm 1954, đương sự đem khả năng hiếu chiến của mình vàochiến trường Algeria và cuộc chiến kết thúc khi Algeria giành lại độc lập nơi tay ngườiPháp năm 1962. Cuộc phiêu lưu độc lập đầu tiên của y là cuộc nội chiến tại Nigeria, xảyra năm 1967 vì vấn đề tranh chấp quyền lợi về dầu hỏa. Trong vùng có nhiều dầu hỏanhất, tự tuyên bố tự trị lấy tên là Biafra, y giúp huấn luyện các biệt kích Biafra, và từ đóbắt đầu liên lạc với một số cơ quan tình báo Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Steinerđã biến Biafra trở thành một lãnh thổ quân sự hóa nhất ở Châu Phi, được Tây Đức và cácthương buôn vũ khí cung cấp vũ khí trị giá 20 triệu Mỹ kim, bao gồm cả loại tên lửaCobra và Roland tối tấn nhất thời đó. Đội quân riêng của y gồm vài ngàn người và tuânhành dưới lá cờ sọ người với hai khúc xương đan chén nhau.

Page 230: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Khi việc mạo hiểm này của y sụp đổ, Steiner được quân phiến loạn Sudan phía Nam thuêmướn. Cơ quan tình báo Anh hưởng lợi trong dịch vụ này. Steiner được Beverley Barnardvà một đồng nghiệp Anthony Duvall cung cấp bản đồ và thiết bị đài vô tuyến truyềnthanh. Barnard trước đây là tùy viên quân sự ở Sudan và là chủ nhân của công tySouthern Airmotive và Duvall là đại diện cho cơ quan tình báo Anh, có nhiều kinh nghiệmnhờ làm việc dưới danh nghĩa một cơ quan cứu trợ nhân đạo của Tây Đức.

Thông tin của chúng tôi cho biết qua ngã đường này, Steiner có liên lạc với CIA và CIAxem y là một phương tiện để lật đổ chính quyền Numeiry. Qua một trạm bưu điện tạiKampala, ở Uganda, Steiner chuyển danh sách nhu cầu vũ khí đến người Mỹ qua trunggian ông Preston làm việc trong Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Kampala. Tự xưng mình là đạidiện của Hội Châu Phi Xúc Tiến Trợ Giúp Nhân Đạo ở Nam Sudan, Steiner tổ chức huấnluyện và trang bị vũ khí cho lực lượng du kích hung bạo, gây đổ máu cho thường dân ởphía Nam cũng như tấn công cảnh sát và quân đội Sudan. Steiner đã thiết lập tổng hànhdinh và sân bay tại một vùng hẻo lánh Tafeng, gần Juba.Juba là thành phố chính ở phíaNam Sudan và là nguồn cung cấp nhân lực và vũ khí cho Uganda. Chính quyền Ugandalại do các cố vấn quân sự Israel hỗ trợ. Đây là hoàn cảnh rất giống với thế giới Châu Phihỗn loạn và vui nhộn được Joseph Conrad mô tả trong quyển Heart of Dakness (Trungtâm bóng tối). Trong những buổi lễ hội ăn mừng tiếp đón chúng tôi, chúng tôi nhìn nhữngmàn vũ bộ lạc, mê hoặc vì tiếng trống và cử động của các vũ công. Thình lình, một ngườiđàn ông lớn tuổi, thân thể trét đầy tro, chạy về phia chúng tôi, dơ một cây lao ngắn vàmột con cá. Những hộ vệ của tôi nhảy ra che chắn cho tôi, một người bảo vệ thân thểcủa tôi và hai người khác bắt lấy ông này. Sau đó, họ nói với tôi rằng tôi đã thoát mộtâm mưu ám sát do bọn phiến lọan tổ chức.

Trong những cuộc đàm phán mật tổ chức tại Khartoum với cấp lãnh đạo Sudan và Lybia,chúng tôi chấp nhận bắt Steiner. Công việc đã thành công một phần nhờ những cố gắngtình báo của chúng tôi dò xét tung tích đích xác của Steiner trong một ngày cố định vàcũng một phần nhờ chính quyền Uganda không còn hỗ trợ y nữa do áp lực của Tổ ChứcCác Quốc Gia Châu Phi (OAS).

Một khi y đã bị bắt và chờ hành quyết, chúng tôi chấp nhận lời yêu cầu của chính quyềnSudan để giúp họ thẩm vấn Steiner. Công việc chính của chúng tôi là dạy cho ngườiSudan biết việc thẩm vấn dùng để lấy những thông tin hữu dụng từ tù binh về nhữnghoạt động phản nghịch đang diễn ra hoặc trên đà dự tính, chứ không phải là để trả thùbằng cách hăm dọa và tra tấn. Nhưng ảnh hưởng của chúng tôi xem ra quá nhỏ và chúngtôi bất lực khi thấy những lời khuyên của chúng tôi không dùng đúng chỗ, cho dù ởZanzibar hoặc các quốc gia khác mà chúng tôi vẫn giữ mối quan hệ mật thiết trong nhiềunăm, chẳng hạn như Nam Yemen, Ethiopia và Mozambique. Kỹ thuật của chúng tôi dựavào sự cô lập và cảnh cáo, không dùng hình phạt thể xác hoặc khủng bố tinh thần,nhưng ít khi nghe họ biết tự chế trong vấn đề này.

Vai trò cố vấn của chúng tôi trong phương pháp thẩm vấn chỉ là thứ yếu, và tại Zanzibarchúng tôi không có những chuyên viên về phương pháp thẩm vấn. Những gì chúng tôimuốn truyền đạt là nguyên tắc mà mọi thành viên của cơ quan an ninh của nước CHDCĐphải biết: một lời thú tội không có bằng chứng không có giá trị pháp lý, và một lời khaithú moi ra nhờ vũ lực không có một giá trị nào. Các thẩm vấn viên của nước CHDCĐ phảitrải qua một kỳ huấn luyện pháp lý đặc biệt , và ngành điều tra, Tổng Cục IX, báo cáotrực tiếp lên bộ trượng công an. Tôi không biết rõ chi tiết về việc huấn luyện pháp lý củahọ nhưng tôi đoan chắc những nguyên tắc thu thập những chứng tích pháp lý đã đượcdạy. Lẽ cố nhiên phương thức thẩm vấn cũng được dạy, nhưng tôi nghi ngờ những

Page 231: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

phương pháp họ dùng để cho một tù nhân khai thú khác xa với những phương pháp dùngở phương Tây. Việc tra tấn và áp bức thể xác đều cấm kị, và nếu có ai sử dụng nhữngphương pháp này, họ đã đi trái l ệnh. Tôi đoan chắc những cuộc thẩm vấn ngoại pháp đãđược tiến hành ở phương Tây. Sheik Bakari, thành viên của hội đồng cách mạng phụtrách về vấn đề an ninh, có lần đến gặp tôi tại Zanzibar và hãnh diện tuyên bố ông đãghi lời thú của một kẻ thù của tổng thống bằng cách ra lệnh đương sự tự đào mồ chônvà các người bắt giữ bắn chỉ thiên hai lần. Ví dụ tàn ác nhất là ở Ethiopia, nơi đây việcgiết người và tra tấn quá đỗi kinh hãi đến độ chúng tôi khó lòng chấp nhận nghe báo cáo.Giống như các địch thủ phương Tây, chúng tôi lòng buồn khám phá ra cảnh sát và các lựclượng an ninh tai châu Phi bị những người cầm quyền chỉ xem như là dụng cụ để tùy tiệnxử dụng trong những tranh chấp muôn mặt của bộ lạc, của chủng tộc và cá nhân, họkhông dùng đó làm phương tiện để tìm kiếm tin tức.

Trong trường hợp của Steiner, tôi xoay xở để thuyết phục chính quyền Sudan một ngườitầm cỡ như y với những đòn tâm lý khéo léo có thể cung cấp những dữ kiện hữu ích nếuy được đối xử tử tế. Hai thẩm vấn viên của nước CHDCĐ được phép thăm viếng y. Mặcdù y kháng cự mãnh liệt từ chối trả lời những câu hỏi trước đó, y rõ rệt tỏ vẻ an lòng khithấy người Đức bước vào phòng giam của ý để nói chuyện, cho dù họ đại diện cho phenước Đức bên kia, mà y chiến đấu chống lại ý thức hệ trên những vùng thế giới. Tôiquyết định chiến thuật tốt nhất là dùng liên hệ cá nhân với y. Chúng tôi tìm ra người vợAlgeria của y trong tập hình đám cưới và thu xếp cho một vài thân nhân gởi thơ cho y.Hành cử này làm mềm lòng anh lính đánh thuê , khiến cho y bắt đầu nói một cách tự dohơn về sự tham gia của y trong cuộc xung đột nhiêu khê của Sudan . Cuối cùng nhờ ychúng có được một bức họa toàn diện của mạng lưới của những nhóm quyền lợi, các tôchức tiên phong và các cơ quan tình báo.

Nhưng trong khi chúng tôi giật một mớ giây trong vùng, tình báo Tây Đức và đồng minhcũng mài miệt giật những sợi giây khác. Trong một loạt biến cố phức tạp dẫn đến việcNumeiry ngả về phương Tây, Steiner cuối cùng được thả ra để về sống ở Tây Đức.

Những câu chuyện của Steiner và Sudan cho thấy rõ tầm mức và giới hạn ảnh hưởng củacông tác tình báo trong Thế Giới Thứ Ba. Mặc dù chúng tôi xem xét nnhuwnxg yếu tốchiến lược, kinh tế và quân sự trước khi chúng tôi can thiệp vào một quốc gia đang trềnđà phát triển, chúng tôi, giống như phương Tây, chủ yếu xem những hoạt động củachúng tôi là một phần vụ trong cuộc đấu tranh rộng lớn hơn để gây ảnh hưởng và cốgắng tô một thoáng màu đỏ trên bản đồ thế giới. Nhưng với thời gian, chúng tôi nhậnbiết được công nhận ngoại giao để dổi lấy sự trợ giúp về tình báo và quân sự đã đưa đẩychúng vào một vòng xoắn hao tổn tiền tài. Lâu lắm trước khi tôi rời nhiệm sở, bộ thammưu của tôi và các đồng nghiệp trong Ủy Ban Trung Ương mà tôi đã từng cộng tác đều điđến kết luận là những nỗ lực để xuất khẩu toàn bộ hệ thống kinh tế đến các nước đangphát triển không hề có hiều quả cũng không được mong muốn. Những nỗ lực này thiêuhủy năng lực và tài lực nhưng không đem lại đền bù tương xứng cho chúng tôi hoặc choquốc gia tiếp nhận. Chúng tôi tiêu phí nhiều hơn chúng tôi thu nhận, và giải an ủi là đểđược một số các nước rời rạc không lấy gì làm quan trọng công nhận ngoại giao xem rakhông tương xứng.

Tuy nhiên, có một thời gian vào cuối thập niên 1960 và đấu những thập niên 1970 lúcliên minh của chúng tôi với Thế Giới Thứ Ba và những hoạt động của chúng tôi đã làmcho chúng tôi cảm thấy dường như chúng tôi đang thắng Chiến Tranh Lạnh. Chúng tôicẩm nhận chúng tôi là những người đóng góp làm lan tỏa ảnh hưởng của khối xã hội chủnghĩa, đẩy cán cấn quyền lực thế giới về phía chúng tôi. Leonid Brezhnev, tin tưởng

Page 232: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

mãnh liệt rằng tương quan lực lượng đang ngả về phía Liên Bang Xô Viết, tìm cách thựchiện một chính sách bao quát hỗ trợ chính quyền cực tả ở ARaajp Trung Đông và xuốngmãi tận Mũi Nhọn Châu Phi.

Điều này phù hợp với não trạng của Honecker. Đắc thắng vì đã ký kết Hiệp Ước Căn Bảnvới Bonn năm 1972, công nhận ngoại giao nước CHDCĐ có hoàn toàn chủ quyền, ông tatự do thám hiểm những phấn đất trên thế giới thân cận với chúng tôi cho đến nay vàkhám phá chúng với lòng hớn hở của một đứa trẻ. Do đó, ông thêu dệt mộng trở nên mộtnguyên thủ quốc gia có tầm vóc quốc tế. Về mặt tâm lý, chúng ta dễ dàng hiểu động cơthúc đẩy Honecker đem đất nước của ông can thiệp vào những vấn đề của thế giới. Ônglà một người có viễn kiến giới hạn nhưng lòng kiêu hãnh rất lướn. Mục đích của ông ta làđược tưởng nhớ như một người đã cải thiện đời sống của công nhan tại Đông Đức (chođến cuối đời ông, ông có thể lưu loát thuật lại bao nhiêu ngôi nhà và cầu tiêu ông đã xâydựng dưới thời cai trị của ông). Nhưng ông biết lịch sử của phong trào Cộng Sản tại Đứcluôn xếp ông dưới hạng người tiền nhiệm Walter Ulbricht, người lãnh tụ đầu tiên củaĐông Đức. Với việc công nhận giao, Honecker nhắm vượt trội thành quả của Ulbricht.

Trong tham tâm chúng tôi, chúng tôi biết hàng loạt mối liên hệ với các lãnh tụ của ThếGiới Thứ Ba của ông và hy vọng được tiếp đón tại Washington, Tokyo và Bonn là thắnglợi của tham vọng đè lên lẽ thường, nhưng đất nước nhỏ bé của chúng tôi tự tấn phongvới cảm nghĩ sai lầm về tầm quan trọng của mình. Não trạng, kết hợp với folie desgrandeurs (tham vọng vĩ cuồng) và đầu óc hẹp hòi, được mô tả chính xác trong một khẩuhiệu chế diễu được rỉ tai để làm chuyện khôi hài giữa những kẻ bạo gan trong môi trườngngoại giao: « Nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức của chúng tôi là một nước Cộng Hòa Dân ChủĐức lớn nhất từ trước tới nay. »

Ngoài mục đích của Honecker muốn trải rộng những mối liên lạc của chúng tôi đến nhữngquốc gia Ả Rập, chúng tôi cũng muốn chứng tỏ lòng hãnh diện được Liên Bang Xô Viết coilà đối tác tình báo hữu hiệu và liều lĩnh nhất khối Đông Âu. Chúng tôi được sự kính nểcủa Moscow qua những công tác hải ngoại mà Mielke lúc ban đầu không muốn ôm đồm.Vì được huấn luyện để trở thành một nhân viên phản gián cứng rắn, lòng tự hào và niềmsung sướng của ông là lột mặt nạ những điệp viên của kẻ địch, có thực hoặc tưởngtượng, trong lòng Đông Đức. Trong những cuộc họp với những đối tác KGB ông khoekhoang về những con số bắt giữ do những đội phản gián của chúng tôi thực hiện. Xô Viếtđáp ứng một cách lạnh nhạt, họ thấy con số chẳng hơn con số họ dự đoán. Trái lại, uy tincủa chúng tôi đối với họ được đo lường theo số lượng thông tin chúng tôi gạt hái đượcqua tình báo hải ngoại về những quốc gia trong khối NATO và những thành quả chúng tôigạt hái được tại châu Phi và sau này tại Trung Đông.

Vì vậy đã có một sự tiến triển đều đặn từ sự can thiệp của chúng tôi vào châu Phi đếnviệc giao tiếp vói Trung Đông và với những tổ chức dùng khủng bố làm phương tiện đểgây chú ý với quốc tế. Chiếc cầu nối châu Phi và thế giới Ả Rập đã nhất thiết trở thànhnước Nam Yemen. Sau khi chế độ cách mạng chiếm chính quyền tại đây năm 1969,chúng tôi thiết lập một đoàn to lớn những cố vấn tại Aden. Những mối liên lạc với NamYemen được rộng mở nhiều hơn những nơi khác, trong đó bâ gồm viện trợ kinh tế, hỗ trợkyc thuật và giáo dục, và cung cấp những cố vấn quân sự và những chuyên viên thu thậptin tức tình báo nội địa và hải ngoại. Tất cả đất nước này là sân chơi của chúng tôi, vàphần vụ tại đây –« học cưỡi lạc đà » như chúng tôi nói đùa – là huấn luyện cả một thế hệsĩ quan của chúng tôi.

Page 233: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Không giống tình trạng những công tác khác tại Trung Đông, chúng tôi được đón tiếpniềm nở ở Aden. Quốc gia này đang mở một trận tình báo khốc liệt với quốc gia lánggiềng Bắc Yemen, được Saudi Arabia hỗ trợ. Sự kiện chúng tôi đến từ một quốc gia bịchia cắt và phát động cuộc chiến tình báo với những anh em Tây Đức cách biệt đã khiếncấp lãnh đạo ở Aden coi hứng tôi là những đối tác có khả năng nhất hieru họ và giúp đỡhọ. Chính quyền Xô Viết, vì muốn có những báo cáo đáng tin cậy từ vùng bất ổn này vànâng đỡ đồng minh của mình tại Aden, khuyến khích chúng tôi tham gia mạnh mẹ vàođây.

Cũng có Mozambique và Ethiopia. Chúng tôi bước vào Mozambique, cùng với Liên BangXô Viết và Cuba, sau khi chế độ độc tài Portugal sụp đổ và chính phủ Mác-xít Frelimo lêncầm quyền năm 1975. Chính quyền mới này luôn bị phiến quân Renamo bủa vây, đámnày do các chế độ da trắng ở Rodhesia và Nam Phi hỗ trợ. Chúng tôi có nhiều hy vọnglàm thay đổi tình hình; những chương trình huấn luyện dài hạn các sĩ quan tình báo,quân đội và cảnh sát được tổ chức tại Đông Đức. Trong vòng sáu năm bộc của chúng tôiđón tiếp trên một ngàn thực tập sinh, chúng tôi huấn luyện họ phần lớn về phản gián,thiết lập những trạm kiểm soát biên giới hữu hiệu và ngăn ngừa buôn lậu. TạiMozambique, trưởng trạm của chúng tôi điều khiển việc huấn luyện; tôi đến Mozambiquemột lần duy nhất nhưng tôi thông thường được bao về những gì xảy ra tại đây. Nội chiếntại Mozambique, một công tác hao tổn tiền tài và thời gian đối với chúng tôi, là một cuộcchiến đầu tiên chúng tôi buộc phải đương đầu với với thực tế là khi hỗ trợ Frelimo chínhchúng tôi đã trở thành mục tiêu. Tám chuyên gia nông nghiệp của Đông Đức bị lực lượngcủa Renamo giết hại năm 1983. Ngay cả thời gian tôi thăm viếng trước đó một năm,chúng tôi không còn nắm vững tình hình dù ở một mức độ nhỏ.

Những tranh chấp quyền lực nội bộ trong chính quyền càng trầm trọng thêm vì sự tranhcãi giữa quân đội Xô Viết và KGB về phương pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột đangcó chiều hướng vượt ra khỏi tầm kiểm soát của họ. Tôi nhận thấy những đề nghị haynhất của chúng tôi để gia tăng mức độ hữu hiệu của những cố gắng chung không thấuđến tai của Moscow và chúng tôi bắt đầu giảm thiểu sinh hoạt, mặc dù chúng tôi tiếp tụccung cấp vũ khí và hỗ trợ kỹ thuật cho đến năm 1987.

Tại Angola, chúng tôi hỗ trợ về tình báo và quân sự cho một trong ba nhóm, tổ chứcMPLA (Movimento Popular de Libertação de Angola =Phong trào Nhân Dân Giải PhóngAngola), một nhóm Mác-xít thành lập năm 1961 để chống lại chế độ thuộc địa củaPortugal, nhưng chúng tôi vui lòng nhường cho Cuba giám thị chiến lược quân sự trongcuộc chiến chính trị phức tạp này. Ban đầu, ít ra, người Cuba tỏ ra hồ hởi và hãnh diệnđược Fidel Castro phái đi chiến đấu ở đầu bên kia thế giới. Họ chiến đấu giỏi, nhờ tài khéoléo và kinh nghiệm trực giác về chiến tranh du kích, nhưng cuộc chiến ở Angola xem rakhông có hồi kết thúc và là một lãng phí to lớn về nhân mạng và tài nguyên, và rất cóthể sự can thiệp của CIA một bên và của Cuba với sự hỗ trợ của Xô Viết một bên kéo dàisự hấp hối của Angola.

Cũng như đối với Ethiopia, cơ quan tình báo của Xô Viết và Cuba tại đây xem chúng tôikhông hơn là nguồn cung cấp vũ khí, nơi đây chúng tôi bị Xô Viết và Cuba lôi cuốn.Đường hướng của Moscow là cường ép. Công việc này được giao cho KoKo (KommerzielleKoordination = Phối Hợp Thương Mại), một cơ quan buôn bán vũ khí bí mật của nướcCHDCĐ. Tại một số nước chúng tôi làm cố vấn cho bộ tư lệnh quan đội chúng tôi hỗ trợvà xem những kỹ thuật phương Tây và những vũ khí điện tử nào thích hợp nhất với khíhậu cùng cực của Châu Phi, và trong một vài trường hợp khẩn cấp, chúng tôi gởi vũ khitrực tiếp đến quốc gia khách hàng qua ngã KoKo.

Page 234: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chúng tôi may mắn thoát họa tại Angola, nhưng tình hình ở Ethiopia trở nên tồi tệ đối vớichúng tôi. Chúng tôi bị lôi cuốn vào với Xô Viết và Cuba. Mục đích của chúng tôi không rõràng và tính chất dã man của hai cuộc chiến với láng giềng Somalia, một nước đã chuyểnhướng thân thiện với Xô Viết sang thân thiện với Hao Kỳ năm 1977, và lãnh thổ Eritrea,đang tìm cách tách rời Ethiopia, xem ra rất khó ảnh hưởng, chưa nói đến việc chúng tôikiểm soát. Một biến cố thảm thương biểu hiện rõ sự bất lực của chúng tôi khi chúng tôicàng lúc càng sa lầy vào những sự cố đẫm máu tại Mụi Nhọn châu Phi.

Năm 1973, Đông Bá Linh quyết định Werner Lamberz, một ủy viên bộ chính trị trẻ, vàPaul Markowsky, lãnh đạo ngành ngoại giao trong Trung Uong Đảng, sẽ đi thương thuyếtngưng bắn giữa các phe phái ở Ethiopia bằng cách mời trước tiên Eritrea đến bàn hội nghịđể chứng tỏ thiện chí. Moscow hỗ trợ tiến trình này và cả hai người lên đường với HorstJänicke, người phụ tá của tôi.

Lamberz và Markowski bay bằng trực thăng từ Tripoli, ở Lybia đến thăm viếng Đại TáMuammar Qaddafi tại lêu trại của ông ở sa mạc và cố gắng thuyết phục ông để ông áplực cấp lãnh đạo Eritrea. Trên đường trở về, chiếc trực thăng rơi và cả hai đều chết.Những tin này làm tôi chấn động. Tôi biết rõ hai người này và họ là những người hiếmhoi, ngay cả trước thời Gorbachev, có thể nói là có chiều hướng cải tổ. Đặc biệt Lamberzlà ứng cử viên tín nhiệm của giới trí thức và của nhiều đảng viên trẻ để kế tục Honeckertrong một tương lai xa.

Hoàn cảnh bí mất của cái chết của Lamberz đã tạo nên những lời đồn đãi có thể đâykhông phải là tai nạn. Tôi cũng quan tâm có thể đây là công tác phá hoại và tôi có tráchnhiệm xem xét những báo cáo về tai nạn này. Chuyện xảy ra là phi công chiếc trực thăngkhông có kỹ năng lái về đêm nhưng Lamberz cố nài ép y lái trở về. Đây có lẽ là giải thíchchính xác về tại nạn định mệnh này.

Thảm cảnh làm nản lòng thiện chí muốn liên lạc trực tiếp với Lybia, mặc dù sau nàyTripoli yêu cầu chúng tôi giúp đỡ về mặt kỹ thuật quân sự trên căn bản tài chánh. Lybialà một số ít quốc gia trong vùng có khả năng và sẵn sàng trả hậu hĩnh những kỹ nănghoặc những thiết bị đặc biệt Đại Tá Qaddafi yêu cầu. Chỉ có một khế ước đáng ghi nhậnkhác được ký kết: hộ vệ cá nhân của Qaddafi được huấn luyện tại một trại bí mật nằmngoài Đông Bá Linh do Tổng Cục của Bộ Công An cung cấp vệ sĩ.

Sau đám tang của Lamberz và Markowski tại Đông Bá Linh, phụ tá của tôi và một đâịdiện khác của Đảng thay chỗ của họ tại Addis Abeba để cố gắng thương thuyết một dànxếp hòa bình vì danh dự của hai đồng nghiệp đã chết. Nhưng họ đã thất bại vì sự chốngđối mãnh liệt của tổng thống Ethiopia Haile Mengistu Mariam, một dấu hiệu sớm cho thấycông trình của chúng tôi với Ethiopia coi như thất bại. Mặc dù chúng tôi được chính thứcmời đến đây để huấn luyện các viên chức tình báo, chúng tôi sớm thấy chúng tôi khôngcòn ảnh hưởng gì đối với họ và chỉ có một ít hiểu biết về cơ cấu an ninh thường là hungbạo và vô cảm của họ. Người Xô Viết cũng gặp những vấn đề tương tự, mặc dù họ có khảnăng cung cấp nhân lực và trợ giúp kỹ thuật nhiều hơn.

Đại diện duy nhất của khối xã hội chủ nghĩa có vẻ thành công tiếp cận với vòng vậnchuyển vòng trong của quốc gia Ethiopia chính là người Cuba. Nhờ tự tin và năng lựcchuyên nghiệp, họ trở thành những chuyên viên tình báo giỏi nhất tại châu Phi. Họ thấuhiểu não trạng của lục địa này và cảm nhận được tịnh huống tại đây, một điều chúng tôithiếu sót.

Page 235: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Ngay từ lúc đầu, Moscow phạm phải cùng một lỗi lầm như tại Ethiopia và họ lập đi lập lạisai lầm này trong những cuộc xung đột ở hải ngoại. Họ cố dùng những giải pháp quan sựtại những nước mà cơ cấu và địa hình địa thế khiến phương pháp tiếp cận này trở thànhvô vọng. Chúng tôi và người Cuba nghĩ trong trương hợp những giải pháp chính trị khôngthành, các phong trào du kích là một phương pháp tranh đấu hữu hiệu hơn. Một nguyênnhân bất đồng khác là mức độ can thiệp của chúng tôi. Tôi tin rằng, bằng cách, ví dụ, tậptrung vào Ethiopia, chúng tôi có thể phát triển mạnh hơn là trải rộng tải lực của chúngtôi. Nhưng cuối cùng, vấn đề này không còn cần thiết. Tất cả chúng tôi đều chạm trễnhận ra các cấp lãnh đạo quốc gia châu Phi, bất kể màu sắc ý thức hệ, cuối cùng họ theoviễn kiến của chính họ trong việc phát triển đất nước của họ. Bất kể ý định hặc phươngpháp của chúng tôi, chúng tôi không thể lay động họ. Vào cuối những thập niên 1970,chúng tôi giảm thiểu sự hiện diện của chúng tôi, trong lòng nuối tiếc chúng tôi đã phảitrả những giá đắt về tài chánh và về nhân sự để có một kết quả không đáng kể.

Hoa kỳ cũng phạm phải một lỗi lầm tương tự, bị xa lây trong quá nhiều chiến dịch khôngthể thắng nổi và về mặt đạo đức khó mà bào chữa và kết quả là chính quyền của họthường được chính người dân của nước họ xem họ là kẻ đối địch. Chúng tôi có một ít lợiđiểm hơn phương Tây trong những chiến dịch ở Thế Giới Thứ Ba: chúng tôi có khả nănggiữ bí mật những hoạt động của chúng tôi, hoặc ít ra mờ ảo đối với quần chúng, bởi vìchúng tôi có quốc hội không quyền hạn và chúng tôi kiểm soát truyền thông.

Ngay sau khi Liên Bang Xô Viết xâm chiếm A phú hãn năm 1979, Vladimir Kryuchkov, chỉhuy trưởng công tác KGB tại đây, yêu cầu CHDCĐ cung cấp sĩ quan để đóng góp trongviệc thu thập tình báo tại nơi xa xôi, hang ổ của những bộ tộc. Lần này tôi quyết địnhnhúng tay vào, báo cho Mỉelke biết chúng tôi đã trải rộng quá sức trong những công tácvà chẳng có ích lợi gì cho chúng tôi trong việc tham gia cuộc xung đột tại A phú hãn. Mộtchữ không cộc lốc để trả lời yêu cầu của Moscow xem ra rất bất bình thường, nhưngchúng tôi đã thắng, và những sự kiện xảy ra chứng tỏ chúng tôi đã khôn ngoan tránhkhỏi vùng lầy này. Đóng góp của chúng tôi giới hạn trong việc trợ giúp thiết lập một bệnhviện và tổ chức nơi họp tại Bá Linh cho các cấp lãnh đạo của mujahideen và người hùngNajibullah của Moscow tại Kabul.

*

Là đảng viên Cộng Sản, chúng tôi luôn ghi nhớ những lời của Lênin đã thốt ra sau khingười anh Alexander của ông bị hành quyết vì đã âm mưu ám sát Nga Hoàng « Chúng tađi ngả khác». Lý thuyết cơ bản và cách mạng chúng tôi theo đuổi không cho phép chúngtôi đi vào con đường khủng bổ bừa bãi. Khủng bố bừa bãi đối với chúng tôi giống nhưném cục gạch vào cửa sổ của nhà băng: có thể đắc ý vào lúc đó, nhưng điều này khôngngăn cản nhà băng mở cửa như thường lệ ngày hôm sau. Vào cuối những thập niên1970, bộ và ngành của chúng tôi can dự trong một số liên minh với những lực lượngdùng khủng bố làm chiến thuật: Tổ Chức Giải Phóng Palestine; tên khủng bố vô chủ vàsát nhân người Venezuela Ilyich Ramirez Sanchez (một cách mỉa mai được đặt với cái tênkhông khác với Lênin), được thiên hạ biết với tên Carlos Chó Rừng; và nhóm khủng bốTây Đức tự nhận là Nhóm Hồng Quân (Red Army Faction, RAF), nhưng cũng được biết vớidanh xưng là băng Baader-Meinhof, đặt theo tên của hai tay đầu đảng Andreas Baadervà Ulrike Meinhof. Lòng vui mừng của chúng tôi đối với những đối tác như vậy thay đổitừng trường hợp một, mặc dù vào lúc đó chúng tôi không dám nhìn nhận công khai.

Năm 1969, thường trú của đặc tình chúng tôi tại Cairo bắt đầu liên lạc bí mật với YassirArafat của Tổ Chức Giải Phóng Palestine và George Habash, lãnh tụ cực đoạn hơn của

Page 236: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Mặt Trận Nhân Dân Giải Phóng Palestine. Mối liên lạc sơ khởi phát xuất trực tiếp từ tìnhcảm chúng tôi dành cho những phong trào giải phóng quốc gia. Theo quan điểm củachúng tôi, người Palestine là nhóm duy nhất trong các quốc gia được giải thoát thực dânđô hộ từ thời Đệ Nhị Thế Chiến không được công nhận quyền chủ thể quốc gia chínhthống. Họ bị phủ nhận quyền có lãnh thổ không những bời Israel mà cả bởi Ai Cập vàJordan. Cô lập về mặt trí thức giống như nước CHDCĐ chúng tôi, chúng tôi biết khôngnhiều về những phức tạp của cuộc tranh chấp Ả Rập – Israel, và mặc dù tất cả chúng tôiđều biết việc tiêu diệt người Do Thái của Hitler, ngay bản thân tôi là Do thái, tôi cũngcũng không biết nhiều về cuộc tranh đấu của Israel để tự thành lập.

Vào cuối năm 1972, Đông Đức chính thức liên lạc với Tổ Chức Giải Phóng Palestine vàHonecker tiếp đón Arafat tại Đông Bá Linh. Lập tức ngay sau buổi họp, cơ quan củachúng tôi được lệnh mở đường dây liên lạc tình báo với TCG Palestine. Moscow vội vã hỗtrợ hoạt động này, vì PLO (Tổ Chức Giải Phóng Palestine) đang được xét quy chế quan sátviên tại Liên Hiệp Quốc, và Liên Bang Xô Viết rất mong phát triển những mối dây liên lạcvới cấp lãnh đạo PLO.

Nhưng cũng có mặt trái đen tối cho Xô Viết và lòng hồ hởi của chúng tôi đối với PLO.Tháng Tám năm1972 , đang lúc Thế Vận Hội Munich, quân khủng bố Palestine của nhómTháng Chín Đen (Black September) đã xông vào khu ở của các lực sĩ Israel, giết chết haingười kháng cự và bắt chín con tin (một cuộc tấn công gây kinh ngạc cho chúng tôi cũngnhư cho thế giới). Công tác cứu cấp do Hans-Dietrich Genscher sắp đặt, lúc đó là BộTrưởng Nội Vụ, là một công tác tài tử dẫn đến cái chết của tất cả các con tin cũng nhưcủa hung thủ, và sau đó đã bị kich liệt lên án tại Tây Đức và Israel. Đối với chúng tôi ởĐông Bá Linh, một biến cố như vậy trên lãnh thổ của nước Đức (cho dù nó ở phần bênkia nước Đức) là một cảnh báo cho thấy kẻ khủng bố dễ dàng xuất khẩu thù hận ra nướcngoài. Một nhóm làm việc, trong đó có một vài người của văn phòng chúng tôi, được lệnhsoạn thảo một bản báo cáo về những mục tiêu của phong trào Palestine theo quan điểmý thức hệ của họ và nền an ninh của chúng tôi. Tặng cho cánh PLO củaYassir Arafat quychế bán ngoại giao tại Đông Bá linh xem ra là một động thái cẩn tắc hữu ích để tránh trởthành mục tiêu những cuộc tấn công. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến kỳ Đại Hội ThanhNiên Thế Giới sắp tới được tổ chức tại Đông Bá Linh.

Những cuộc đàm phán sau đó được tổ chức tại Moscow giữa Arafat và giám đốc ngànhchúng tôi đặc trách về các nước Ả Rập. Chúng tôi đồng ý giúp PLO với điều kiện là họngưng những cuộc tấn công khủng bố ở Châu Âu. Arafat đồng ý và đề cử Abu Ayad ( tênthật của ông là Salah Chalaf) là người tiếp xúc với chúng tôi trong tương lai. Không baolâu, các chiến sĩ Palestine được mời đến trại bí mật của Bộ Công An ở vùng đồng quêĐông Đức để được huấn luyện tình báo và phản gián, và sử dụng súng, chất nổ và chiếnthuật du kích. Đây là huấn luyện thông thường cho những nhóm giải phóng quốc gia vàđược ngành cơ quan của tôi giám sát cùng với hai cục của Bộ Công An, Cục HA-II (phảngián) và AGM (Arbeits gruppe des Ministers, Nhóm Công Tác các Bộ), phụ trách về côngtác quân sự và huấn luyện.

Để đền đáp sự hỗ trợ và huấn luyện của chúng tôi, chúng tôi hy vọng tiếp cận đượcnhững thông tin của PLO về an ninh Hoa Kỳ, chiến lược toàn cầu, và các vũ khí. Chúngtôi khâm phục công trình thu thập tình báo chính trị của Palestine và chúng tôi tin AbuAyad khi ông khoe những đường dây liên lạc của ông ngay trong lòng chính quyền HoaKỳ, NATO và những vụ buôn bán vũ khí. Chúng tôi nể vì hệ thống liên lạc toàn cấu củangười Palestine qua các cộng động của những chuyên gia có kỹ năng cao rải rác trên thế

Page 237: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

giới và không riêng gì ở Trung Đông và chúng tôi hy vọng họ đem lại cho chúng tôinhững chi tiết về những cuộc họp thượng đỉnh và những kinh thông tin rộng mở màngười Xô Viết cất giấu không cho chúng tôi biết. Chung cuộc, chúng tôi phải thất vọng.Thực ra, tin tình báo duy nhất có giá trị chúng tôi nhận được từ PLO trong suốt thời gianchúng tôi làm việc với họ là những báo cáo về những chuẩn bị và nội dung của hiệp ướctại Camp David giữa Israel và Ai Cập.

Người Palestine cung cấp những báo cáo sâu sắc về những chuyển biến chính trị, nhữngliên minh, và những tranh chấp tại Trung Đông, nhờ đó nâng cao trình độ hiểu biết củachúng tôi về vùng này. Những mối liên lạc chính thức với PLO tạo điều kiện dễ dàng chonhững công tác của những sĩ quan tình báo của chúng tôi tại Damascus và Aden. Qua họchúng tôi biết được mức độ xâm nhập của CIA và của Tây Đức vào trong các vấn đề củavùng và danh tính của các sĩ quan thường trú tại đây, và những thông tin này luôn luônhữu ích khi chúng được chuyển qua cho các trạm khác theo thư từ ngoại giao. NgườiPalestine cũng nhận diện những nguồn cung cấp thông tin cho những điệp viên này, nhờvậy chúng tôi biết được ai theo phe ai.

Ngược lại, cơ quan chúng tôi chỉ có ít thông tin cung cấp cho PLO. Họ chắc chắn khôngnhận được tin tình báo đặc biệt nào về Israel từ phía chúng tôi, bởi vì chúng tôi chẳng cógì. Mục tiêu của chúng tôi vẫn là Tây Đức, nước đứng đầu chiến tuyến trong Chiến TranhLạnh, và mục tiêu này không phải là ưu tiên hàng đầu của PLO. Tuy nhiên chúng tôi vẫnhuấn luyện. Các sĩ quan cao cấp của tôi được mời thuyết trình về công tác thu thập tintức, nhập mã và giải mã, và truyền những kinh nghiệm về kỹ thuật phản gián cho các vịkhách Palestine. Chúng tôi cũng ước chừng những thông tin này cũng có thể truyền sangnhững toán biệt kích khủng bố để đánh phá Israel hoặc những huấn luyên viên của họ.

Vào lúc Israel thô bạo tấn công Lebanon năm 1982, sự hiện diện khiêm nhường củachúng tôi lại có một ý nghĩa vượt trội. Khi Beiruth điêu tàn, có một khoảng thời gianMoscow mất liên lạc với Tòa Đại Sứ của họ và các sĩ quan KGB tại thủ đô Lebanon. Sĩquan của chúng tôi là những người duy nhất còn giữ được liên lạc vô tuyến và cá nhânvới cấp lãnh đạo PLO và, hành động với sự ủy nhiệm của Moscow, người của chúng tôinhận lệnh chuyển những phản ứng của PLO về biến cố này. Họ phiêu lưu, mạo hiểm tínhmạng giữa lằn đạn và bom để gặp đối tác Palestine. Sự thô bạo đồi bại và tàn ác củacuộc tấn cống Israel vào trại tị nạn Sabra và Shatila, và số thường dân chết sau đó đãchấn động tâm não của các sĩ quan, mặc dù họ không xa lạ gì với những tranh chấp tạiTrung Đông và họ bị ảnh hướng sâu đậm vì hình ảnh này.

Lòng đồng tình của chúng tôi đã bị đường hướng thân Ả Rập của Moscow ảnh hưởng, vàsự can thiệp của Israel xô đẩy các sĩ quan này về phía Ả Rập nhiều hơn nữa. Lẽ cốnhiên, việc tìm hiểu lịch sử tranh chấp lâu dài giữa Israel và Palestine không được khuyếnkhích. Hiểu biết về Thánh Kính ( quan trọng trong truyền thống của nước Đức theoLuther giáo) không quan trọng tại các trường học xã hội chủ nghĩa. Nguồn gốc Do Tháicủa tôi cho tôi một chút nhạy cảm về vấn đề này mà người khác không có, và tôi cũngbiết mối giây liên lạc với người Ả Rập của nước Đức thời Hitler. Tôi không khỏi bức xúc vàbực bội mỗi khi tôi thăm viếng Trung Đông gặp những anh tài xế hoặc anh bán rong,nghe tiếng Đức ngoài đường, chạy theo sau chúng tôi la hét «Heil Hitler! »

*

Mielke về cơ bản không tin tưởng nơi tôi vì tôi được xem như thuộc thành phần trí thứcvà có lẽ vì nhiều lý do khác (mặc dù tôi chưa bao giờ nghe ông có những lời dèm pha kỳ

Page 238: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

thị Do Thái ngoài thỉnh thoảng một vài chuyện khôi hài bài Do Thái); hơn thế nữa, bộ củachúng tôi thấm nhập văn hóa chuộng bí mật trải những hàng rào định chế ngăn chặn sựliên lạc. Tôi còn ở lại bởi vì Mielke biết tôi có dù che ở cấp cao nhất trong KGB, điều nàylẽ cố nhiên hữu ích cho ông nhưng cũng nguy hiểm nếu ông thách đố. Đối với Mielke, tôivề cơ bản là một người thu thập và phân tích thông tin giỏi nhưng không thích nghi vớicuộc đấu tranh giai cấp gay go đã tạo nên con người của ông ở ngoài vỉa hè của Bá Linh,và khi ông muốn loại tôi ra khỏi vòng, ông làm ngay. Lúc khởi đầu của cơ quan Tình BáoHải Ngoại HVA, ông đặt Cục Công Tác Đặc Biệt – công tác phá hoại đằng sau chiến tuyếnđịch, phá hoại ống dầu và hơi đốt và các trạm biến điện nguyên tử - dưới sự kiểm soátcủa ông, mặc dù tại Moscow những nhiệm vụ này được đặt dưới quyền của Đệ Nhất TổngNha, có nghĩa là tình báo hải ngoại, tương đương với HVA. Sau khi tôi về hưu, cục nàyđược trả về cho người kế vị của tôi tại cơ quan tình báo hải ngoại.

Do đó những liên lạc với những nhóm khủng bố không do HVA tổ chức nhưng do mộtnhóm trong Bộ có tên là Tỏng Cục XXII. Họ báo cáo cho Tướng Gerhard Neiber, mộttrong bốn thứ trưởng bộ công an và nhiệm vụ chính của họ là chỉ huy việc kiểm soát biêngiởi *

*[Vào lúc đó cho đến năm 1975 những phụ tá của Mielke là Rudi Mittig, Neiber, WolgangSchwanitz và tôi. Schwanitz, nhạy bén và nhiều tham vọng, là người trẻ nhất; anh phụtrách về hệ thống kỹ thuật gián điệp và thông tin liên lạc. Mittig phụ trách việc giám sátkinh tế, chuyên chở, hành chánh, đối lập, tôn giáo và những cơ sở văn hóa trong nước.Đây là một trong những chức vụ đáng ghét nhất của chế độ. Cho đến năm 1982, Mielkelúc đó có một đệ nhất thứ trưởng Bruno Beater, một tay lươn lẹo đã làm việc cho cơ quantừ lúc khởi đầu dưới sự giám hộ của Xô Viết. Sau khi Beater về hưu, không ai được chínhthức đề cử giữ chức vụ đệ nhất thứ trưởng để Mielke dễ bề rút sự hỗ trợ công khai củamình đối với bất kỳ thí sinh nào kế vị. Rudi Mittig trở thành thứ trưởng cho Mielke khi ôngbộ trưởng vắng mặt. Khi Mielke cuối cùng bị cách chức năm 1989, Schwanitz lãnh đạoNha An Ninh Quốc Gia (Amt für Nationale Sicherheit –ACNS), cơ quan thay thế Bộ CôngAn, nhưng nhiệm kỳ của ông chẳng được bao lâu.]

Gerhard Neiber

Tổng Cục XXII là một cục phản gián song song và không nằm trong pham vi quản lý củatôi. Neiber từ từ trở thành người phụ trách về phản gián trong quân đội và cảnh sát vàcuối cùng trách nhiệm về những hoạt động chống khung bố. Neiber là một người thânthiện, và điều hành nhiều nhà tiếp khách khang trang. Ông là một chủ nhà tốt chuyêntiếp đón những phái đoàn của những cơ quan tình báo nước ngoài. Ông không phải là loạingười đặt bút ký lệnh giết người, không phải là một người thô bạo, nhưng chắc chắn ônglà người tuân thủ mệnh lệnh. Vì vậy, sau ngày thống nhất, ông bị kết án vì tham gia

Page 239: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

trong một cuộc hành quyết một người tên Gartenschläger, đã nhảy qua hàng rào biêngiới bốn hoặc năm lần và phá hủy một phần hàng rào.

Neiber báo cáo trực tiếp với Mielke, và Tổng Cục XXII về mặt kỹ thuật là một đơn vịchống khủng bố. Cho đến năm 1979, cục này tương đối nhỏ, nhưng quyết định mở rộngmối liên hệ với « những lực lượng tham gia trong cuộc tranh đấu vũ trang », như chúngtôi đặt tên cho họ, có nghĩa là nó ph ải phát triển mau chóng. Trong vòng một vài năm,nó có đến hơn tám trăm nhân viên, mặc dù tôi đoan chắc chỉ có khoàng hai mươi ngườitrong số họ biết những mối liên lạc trực tiếp với những nhóm khủng bố. Đước biết lànhững mối liên hệ này bao gồm nhóm Quân Đội Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan (IRA), phong tràoPhân Lập Basque ETA và Carlos Chó Rừng. Vào lúc đó tôi không hề biết những liên hệnày và thực tế tôi chưa bao giờ gặp Carlos hoặc các ngôi sao khủng bố quốc tế. Tôi giaotrách nhiệm liên lạc với Palestine cho chuyên viên Trung Đông của tôi, và mật danh củangười này là Roscher (tôi không nêu tên thật của đương sự ở đây). Roscher duy trì nhữngmối liên hệ hạn chế với các công chức của PLO, nhân viên an ninh PLO và George Habashthuộc Mặt Trận Giải Phóng Palestine. Tuy nhiên đương sự không liên lạc với Abu Nidalhoặc Carlos, và những thông tin về những hoạt của những người này phát xuất gián tiếptừ các công tác viên trong PLO. Việc Roscher tránh Abu Nidal và Carlos là do lệnh tôi chỉthị cho các nhân viên của tôi là tránh những tay khủng bố và phương sách khủng bố,theo hiểu biết của tôi đương sự đã kiên định theo chỉ thị này. Roscher chỉ được thông báomột cách nhỏ giọt về những mối liên hệ của Tổng Cục XXII. Không một ai trong cơ quancủa tôi biết những mối liên hệ này.

Roscher báo cáo cho tôi về những liên hệ của đương sự khi đương sự đánh giá thông tinnày liên quan đến công tác tình báo của chúng tôi. Thông thường chỉ là những yêu cầuhuấn luyện, hỗ trợ và vân vân. Tôi báo cáo những yêu cầu này lên Mielke và ông quyếtđịnh về những việc này. Sau đó, tôi không can dự gì nữa, vì những chương trình huấnluyện được thực hiện không cần đến sự can thiệp của tôi hoặc sự hỗ trợ cá nhân của tôi.

Phần đông các tay khủng bố A Rập ẩn náu tại CHDCĐ đi qua biên giới theo diện trá hìnhngoại giao Ả Rập, không thuộc thẩm quyền của tôi. Cộng thêm với việc phản đối TổngCục XXII trên căn bản chính trị - tôi lo ngại điều này sẽ quật ngược trở lại cơ quan của tôi- tôi chống đối việc này trên căn bản mà tất cả các vị thư lại có thể hiểu: Tổng Cục XXIIgiẫm chân lên sân nhà của tôi, xâm chiếm nhiệm vụ tình báo hải ngoại của chúng tôibằng cách thiết lập một cơ quan song hành. Tôi biết điều này sẽ chẳng đem lại tốt lànhcho tôi và cho toàn thể đất nước của tôi, và tôi đã có lý.

Thời gian trôi qua, sự việc hiển nhiên là PLO coi chúng tôi là một mắt trong dây xíchguồng máy của họ và ước vọng kiểm soát những sinh hoạt của họ xem ra hão huyền.Chúng tôi cũng lo ngại việc thiên hạ đồng hóa chúng tôi với cánh PLO của Arafat sẽ biếnchúng tôi thành mục tiêu trả thủ của những nhóm khác, vì vậy chúng tôi dần dần mở cửatiếp nhận và huấn luyện một lô những chiến sĩ Palestine. Trong số này có Abu Nidal.Theo lời dặn dò của Roscher, vì đương sự biết rõ về tính chất hung bạo của tổ chức củaAbu Nidal qua nhưng mối liên hệ thường xuyên với tình báo của Arafat, tôi ký một giácthư ngăn cản mọi liên lạc với đương sự, nhưng không có kết quả, và giảng viên quân sựcủa Đông Đức huấn luyện cho Abu Nidal tại Liên Xô kỹ thuật sử dụng phóng tên lửa.

Page 240: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Abu Nidal

Khi chúng tôi muốn có một cử chỉ thân thiện nhưng không muốn liên lụy quá mức, chúngtôi cung cấp những nơi nghỉ mát hoặc những cơ hội học hành. George Habash có một cănphòng ở Dresden để thăm viếng con gái, một sinh viên đại học kỹ thuật ở đây.

Năm 1979, Mileke ra lệnh cho các chuyên viên của Bộ Công An lập một bản nghiên cứumật. Tựa đề là « Về những sinh hoạt của những đại diện của Phong Trào Giải PhóngPalestine và các nhóm khủng bố quốc tế và những nỗ lực lôi kéo CHDCĐ vào việc chuẩnbị những hành vi bạo lực tại các nước ở Tây Âu », bản báo cáo này liẹt kê những hoạtđộng khủng bố của những nhóm chúng tôi giúp đỡ và cho biết chúng tôi có tin tức PLO vànhững đồng minh của họ đang lập kế hoạch để dùng cửa ngõ của Đông Đức làm vị thếtiên phong để từ đó họ phát động những cuộc khủng bố. Sự kiện gần gũi với Tây Bá Linhvà lối ra vào dễ dàng ở đây rất hữu ích cho họ. Nội dung báo cáo sau này được Bác SĩRichard Meier, trước đây là đối thủ của tôi ở Tây Đức, in trong một quyển sách tố cáo tôilà tiếp tay cho phong trào khung bố. Ông đã khéo léo quên đi một phần quan trọng củabáo cáo, trong đoạn tóm lược, đã cảnh báo: « Những hoạt động này trên lãnh thổ củanước CHDCĐ sẽ có những hệ quả chính trị nguy hiểm và nguy hại đến an ninh của quốcgia ».

Bản báo cáo Mielke đã yêu cầu soạn thảo không phải là một lời tán thành mà hóa ra làmột lời cảnh báo.

Nhưng không hề có cuộc thảo luận nào về vấn đề này tại buổi họp của Bộ, cũng không cónhững thảo luận chính thức về những sinh hoạt của Tổng Cục XXII, hoặc giá trị đạo đứchay bất cứ vần đề nào liên quan đến những liên hệ với các tổ chức khung bố. Lâu lâu tôicó nghe một vài bình luận hoặc biểu kiến khiên cưỡng nên tôi thấy rõ những ý kiến đốichọi trong nội bộ của Bộ Công An về công tác tiếp tay cho những tay khủng bố tiềm tàng.Một số chỉ đơn thuần nhận chỉ thị và không cần xem xét kỹ về những hậu quả của nhữnggì họ huấn luyện cho những đối tác Palestine hoặc Nam Yemen. Có một vài người lêntiếng phản đối trên phương diện thực dụng – sợ bị bắt quả tang. Mielke rất sợ mối liênlạc với Palestine của chúng tôi bị tiết lộ. Ông đặc biệt lo lắng là những tin về việc huấnluyện và hỗ trợ PLO sẽ lộ ra trong những buổi họp thượng đỉnh nhạy cảm với các cấplãnh đạo thế giới. Và kết quả là chương trình thường bị cấp tốc đình chỉ trong lúc chúngtôi khẩn xin Abu Ayad từ bỏ võ lực. Phương pháp này có hiệu quả trong một thời gianngắn, nhưng về dài hạn chỉ là một hy vong mỏng manh.

*

Page 241: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Mục đích chính của chúng tôi - tránh không để lãnh thổ của chúng tôi trở thành căn cứđịa cho phong trào khủng bố - đã bị vô hiệu hóa một khi Bộ Công An kết thân với CarlosChó Rừng. Y là một vị khách gây nhiều vấn đề nhất. Y đến Đông Đức lần đầu tiên năm1979 qua đường dây Nam Yemen. Đương sự không có phong cách của một cấp lãnh đạo,nhưng phong cách ồn ào của đương sự đã khiến đương sự trở thành một ngôi sao tronggiới truyền thông, mặc dù cơ quan của tôi không hề lèo lái y hoặc ngay cả gặp gỡ y theonhư tôi được biết. Câu chuyện về y, như tôi tổng hợp lại, cũng nên kể lại để mô tả tìnhthế chúng tôi tự đâm đầu vào. Nó giống như quý vị bắt được con cọp đằng đuôi.

Carlos Chó Rừng

Carlos cho thấy y thích Đông Bá Linh, có lẽ vì thành phố có nhiều tiện nghi và một cuộcsống về đêm hoàn hảo hơn phần lớn các nơi khác y ẩn nấp. Đương sự trú ngụ tại PalastHotel trong một dãy buồng và nhân viên an ninh của chúng tôi phải điên đầu vì du kháchphương Tây ưa chuộng khách sạn Palast. Carlos du hành với thông hành ngoại giao Syriavà có thói quen thông báo ngày đến trước đó một hay hai ngày. Thực ra, bộ của chúngtôi thu xếp để giới hạn những ngày y tạm trú chỉ có vài lần thôi.

Tôi và các sĩ quan của tôi không phải là những người hâm mộ Carlos. Theo báo cáo củacơ quan, y là một tay to mồm, một tay tiểu tư sản biến thành tay khủng bố, xem thườngnhững nguyên tắc căn bản về kín đáo, do đó làm nguy hại đến những người cộng tác vớiy. Khi y đến Đông Bá Linh, cơ quan phản gián luôn theo dõi hành tung của y. Y khôngthèm để ý đến những lời yêu cầu của họ mong y ở lại trong phòng một cách lặng lẽ; tráilại y la cà khuya khoắt trong quán với khẩu súng lục móc ở thắt lưng, rượu chè say sưavà tán gái. Các chị em ta tất cả đều báo cáo cho Bộ Công An, nhưng đáng nghi ngại là ycó thể bị nhận diện và chúng tôi lo ngại y có thể bị phát hiện.

Ưu tư chính của chúng tôi là tống khứ hắn ra khỏi nước càng sớm càng tốt, nhưng việcnày không dễ. Một trong những khía cạnh khó khăn nhất trong mối tương quan vớinhững kẻ khủng bố như Carlos là tương quan quyền lực giữ bọn họ và chúng tôi có chiềuhướng trái ngược. Thoạt đầu, Carlos biết ơn vì đã đư ợc trợ giúp để thu xếp cuộc sống ẩnnúp của y. Nhưng một khi y cảm thấy chúng tôi không tha thiết với sự hiện diện của y, ytrở mặt ngay. Y bắt đầu giở giọng hăm doa chúng tôi giống như đối với các chính phủ thùđịch, cảnh báo những người khuyên y đừng đến Bá Linh nữa y sẽ tìm những mục tiêu củaĐông Đức tại hải ngoại. Khi Magdalena, người vợ Đức của Carlos bị bắt tại Pháp năm1982, y yêu cấu chúng tôi giúp đỡ đưa cô ấy ra khỏi tù. Khi chúng tôi từ chối, y hăm dọasẽ tấn công tòa đại sứ chúng tôi ở Paris. Chúng tôi rơi vào trong một tình thề quái gở làphải tăng cường an ninh để bảo vệ tòa đại sứ.

Tại sao chúng tôi lại dung túng những người dính líu với những hoạt động khủng bố?Mielke, là người đích thân thương lượng với bọn họ, quan niệm rằng những người này cóthể sử dụng trong « trường hợp nguy kịch nhất » - một cụm từ ám chỉ cuộc chiến toàndiện với các nước trong khối NATO. Tôi chưa bao giờ nghe ông trực tiếp đề cập đến vấnđề này, nhưng suy luận của ông cho rằng nhóm khủng bố chúng tôi làm bạn hoặc, giống

Page 242: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

như trường hợp của Cánh Hồng Quân (Red Army Faction), chúng tôi chứa chấp có thểdùng làm lực lượng biệt kịch đàng sau phòng tuyến địch để phá hoại phương Tây. Nếu tôicó được hội ý về lối suy luận nông nỗi này, tôi chắc chắn phản đối. Chúng tôi khó có thểkiểm soát một người như Carlos ngay tại Đông Đức trong thời bình, làm thế nào để cóthể trong cậy được y hoặc y trở thành hữu dụng trong lúc hỗn loạn chiến tranh? Đối vớitôi đây là một lối suy luận hão huyền, và tôi nghĩ Mielke một mặt mang mặc cảm tự ti đốivới phương Tây và Liên Bang Xô Viết, và mặt khác để lộ sự ngạo mạn cao độ. Ông muốntrở thành một người có tiếng tăm quốc tế - cho dù phải cấu kết với những tổ chức nhưPLO và Cánh Hồng Quân.

Mặc dù PLO và các tổ chức khác xác quyết giữ lời hứa với chúng tôi, hai cuộc tấn cốngkhủng bố lại phát xuất từ lãnh thổ Đông Đức. Việc đánh bom tòa lãnh sự Pháp tại Bá Linhnăm 1983 và vũ trường La Belle năm 1986 trên nhiều phương diện là hậu quả tất yếucủa quyết định cho phép bọn khủng bố dùng Đông Bá Linh làm cứ địa tạm thời. Mielkekhông bao giờ ngờ việc này có thể xảy ra, nhưng việc giao du với nhóm khủng bố đãvượt quá tầm kiểm soát.

Bộ chúng tôi có một cách để giảm phần nào những hoạt động của những nhóm này, đó làkiểm soát những gì họ đem vào và đem ra trong hành lý của họ. Giống như mọi ngườinhập cảnh, những nhóm này đi qua trạm kiểm soát tại phi trường và chúng tôi thườngbắt gặp họ đem theo hoặc chuyên chở vũ khí. Trạm kiểm soát biên phòng đã quyết địnhcho phép họ đem theo vũ khí, vì mang vũ khí theo ngư ời là một thói quen của họ.

Ngày 5 tháng Tư năm 1986, vụ nổ tại vũ trường La Belle ở Tây Bá Linh, một nơi lính Mỹthường lui tới, đã làm chết hai binh sĩ và một người đàn bà, một trăm năm chục người bịthương. Hoa kỳ cho rằng cuộc tấn công này do đại sứ quan Lybia tại Bá Linh chủ mưu vàtrả đũa bằng việc đánh bom những căn cứ quân sự và những trung tâm tình nghi huấnluyện bọn khủng bổ. Tòa Bạch Ốc cũng tuyên bố chính quyền Đông Đức đã ít nhất biếttrước ý định tổ chức cuộc tấn công này, nếu không muốn nói là biết rõ.

Thực ra, cuộc tấn công La Belle cũng là hậu quả của một lỗi lầm nghiêm trọng của sựchểng mảng và sự hèn nhát tội lỗi của Bộ Công An. Các sĩ quan biên phòng của Neiberbáo cáo các nhân viên ngoại giao Lybia đã đem chất nổ trong hành lý của họ vào tronglãnh thổ Đức. Danh tính và những mối liên hệ khủng bộ của họ ai cũng biết. Nhữngnguồn tin phản gián tại Trung Đông báo cáo những kế hoạch tấn công của Lybia ở mộtnơi nào đó tại Tây Bá Linh, vì vậy có nhiều lý do nghi ngờ những chất nổ này dùng chomục đích đó.

Sau khi nước Đức thống nhất, cơ quan tình báo hải ngoại của tôi được xác định là khônghề biết những hành động đi đến việc đánh bóm hoặc việc đánh bom lãnh sự Pháp tại TâyBá Linh năm 1983. Tuy nhiên còn có một bí mật khác: Hoa kỳ đã biết những gì và có thểnào họ ngăn chặn cuộc đánh bom? Không đầy một ngày Tổng Thống Reagan tuyên bốHoa Kỳ có bằng chứng xác thức về sự can dự của Lybia. Cho dù những cái gọi là chứngcớ này đúng nhờ Nga chỉ điểm, còn có một số chuyện lạ khác. Người chủ mưu cuộc đánhbom, tên là Chreidi, đã qua lại một cách dễ dàng giữa Đông và Tây Bá Linh trong thờigian có những biện pháp an ninh nghiêm ngặt tại Checkpoint Charlie. Điều đáng nghingại hơn nữa, các nguồn tin của PLO, trích dẫn vẫn được lưu trữ tại Bộ, cho biết Chreidikhông phải là một tên khủng bố tầm thường, nhưng thực ra là một nhân viên được HoaKỳ sử dụng.

Page 243: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Mười ngày sau khi tuyên bố, Tổng Thống Reagan ra lệnh tấn công ào ạt vào Lybia. Tổngcộng 160 chiếc phi cơ thả hơn sáu chục tấn bom, đánh trượt mục tiêu – đich thị làQaddafi. Cho dù nhiều người trong chúng tôi nhận thấy việc đánh bom La Belle kinhkhủng, nhưng khó mà phân giải xem việc giết những binh lính và một người đàn bà tạiTây Bá Linh hay là việc giết thêm nhiều thường dân Lybia là một hành động khủng bốnào dã man hơn.

*

Ngoài việc bao che những tay khủng bố ngoại quốc tại Đông Đức, Tổng Cục XXII cũngchăm sóc những thành viên của Cánh Hồng Quân (RAF) được Đông Đức cung cấp nơi trúẩn. Cánh RAF xuất phát từ tinh thần cực đoan của những thập niên năm 1960 và bạo lựccủa truyển thống chính trị Đức. Họ phát động một chiến dịch khủng bố và ám sát cáclãnh tụ chính trị và đặc biệt kinh tế của Tây Đức để phá hủy chủ nghĩa tư bản bằngnhững phương pháp người Cộng Sản chúng tôi ở Đông Âu đã từ lâu thề từ bỏ. Mặc dùnhững lãnh tụ của họ Andreas Baader và Ulrike Meinhof đã tự vẫn trong tù ở Tây Đức,những người ủng hộ họ cho đến ngày nay vẫn nghĩ rằng họ bị chính quyền ám sát.Những năm sau ngày thống nhất , tên tuổi của tôi lại được cài với các thành viên củaCánh Hông Quân, nhưng cũng giống như trường hợp các tay khủng bố Ả Rập, tôi và cơquan của tôi không hề biết đến sự hiện diện của Cánh Hồng Quân trên lãnh thộ của nướcCHDCĐ.

Một vài thành viên ẩn nấp của Cánh Hồng Quân được Bộ Công An cung cấp căn cước mớivà môt cuộc sông mới, trong số đó có Susanna Albrecht, bị kết án dẫn đầu toán ám sátđến nhà của một người bạn của cha cô, Jürgen Ponto, tổng giám đốc Dresdner Bank;Christian Klar và Silke Maier-Witt, dính líu trong vụ bắt cóc và ám sát Hans-MartinSchleyer, chủ tịch Hiệp Hội các Kỹ Nghệ Gia Đức. Ba thành viên của RÀ – Inge Viett,Regina Nicolai,và Ingrid Siepmann – trốn Tây Đức chạy sang Tiệp Khắc, tại đây chínhquyền hỏi họ có muốn liên lạc với Tây Đức không. Họ chấp nhận và cuối cùng được đưasang Bá Linh do lệnh của Mielke.

Cánh Hồng Quân đang trên đà suy thoái trong vòng một năm hay khoảng đó sau khinhững người thiên tả ủng hộ họ tuyên bố tại Tây Đức không công nhận họ nữa. Cấp lãnhđạo của nhóm này lo ngại một đợt bắt bớ hàng loạt và quyết định tất cả những ngườihoạt động muốn rút lui có thể rút lui mà không phải sợ trừng phạt hoặc phản bội. Nhữngphương thức tái định cư được một nhóm sĩ quan thâm tín trong Tổng Cục XXII dàn xếp.Danh tính của những sĩ quan được giữ bí mật, ngay cả tôi cũng không biết, và cơ quantình báo hải ngoại khồng hề dính líu đến việc tái định cư những thành viên của CánhHồng Quân. Mielke luôn luôn muốn giám sát những việc chỉ có một minh ông biết. Ôngkhông có lý do gì trên phương diện công tác để không chia sẻ những thông tin như vậyvới tôi, nhưng vì Tổng Cục XXII báo cáo trực tiếp cho ông, vì vậy ông chẳng có lý do nàođể thông báo cho tôi. Dù sao đi nữa, đường hướng của tôi ngay từ lúc đầu là tránh càngxa càng tốt những thành viên của Cánh Hồng Quân bởi vì một vài người có thể bị tìnhbáo Tây Đức trở cờ và gài vào chúng tôi.

Nếu có nguy cơ những tay khủng bố của Cánh Hồng Quân chuẩn bị trên lãnh thổ ĐôngĐức để tấn cống những mục tiêu ở Tây Đức, tôi chắc chắn tôi sẽ được cơ quan phản giánthông báo. Tôi nghĩ nguy cơ này không có. Chúng tôi khuyên họ sống một cách thầmlặng tối đa. Mỗi một tay khủng bố đều có một lý lịch giả mạo. Một người nọ có thể nói họgặp khó khăn với cảnh sát Tây Đức vì những sinh hoạt ủng hộ xã hội chủ nghĩa cực đoan,một cô khác có thể cho biết là cô muốn gần gũi với thân nhân già nua ở bên Đông Đức.

Page 244: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Họ được lệnh không đề cập đến quá khứ khủng bố của họ, tuy nhiên vì họ là những conngười có ước vọng nói lên sự thật, một vải người đã tiết lộ những hành vi tàn ác của RAFcho những ông chồng hoặc bà vợ mới ở Đông Đức. Họ nổi bật trong số những đồngnghiệp mới trong các cơ xưởng và văn phòng tại Đông Đức vì họ năng nổ tôn sùng xã hộichủ nghĩa. Ví dụ, sau khi Đông Đức xụp đổ năm 1989, báo chí tiết lộ Inge Viett, sống tạiMagdeburg với tên giả Eva Maria Schnell, đã quở trách các bạn đồng nghiệp trong cơxưởng của Đảng vì họ đã vội vã chấp nhận đồng tiên chung với Tây Đức! SigridSternbeck, định cư với tình nhân ở vùng cực Bắc nước Đức, cho biết là những đồngnghiệp trong cơ sưởng mới của cô không tin chuyện dàn dựng của cô, và họ rỉ tai cô làmột trong những gián điệp của tôi kéo từ Tây Đức về.

Nguyên do quyết định nhận những thành viên cũ của RAF có lẽ phát xuát từ lòng lo ngạitrở thành mục tiêu tiềm tàng. Nhưng trong trường hợp của Cánh Hồng Quân, Mielke có ýmuốn gây bối rối cho Tây Đức bằng cách giúp các tay khủng bố cũ thoát khỏi tầm taytruy nã của luật pháp. Một số thành viên của RAF được huấn luyện tại Syria và NamYemen để sử dụng những súng ống và những kỹ thuật dùng chất nổ tân tiến tiện lợi hơnlà đem chúng ra khỏi Đông Đức, và có một kỳ huấn luyện đặc biệt để chỉ cho họ cách sửdụng súng chống chiến xa Xô Viết RPG-7. Có những khóa huấn luyện tại Đông Đức chonhững thành viên về hưu của RAF nhưng vẫn còn sống ở Tây Đức. Những tài liệu ghinhận trong những năm 1981 và 1982 một nhóm được huấn luyện dùng vũ khí khi ngồitrên xe Mercedes. Một con chó săn cừu bị cột chặt để làm mục tiêu, con chó bị bắn chếtvà chiếc xe nổ tung, và các học viên khủng bố được chỉ cách thủ tiêu tàn dư.

Mielke nghĩ rằng RAF cho thấy chiều sâu của xã hôi Tây Đức và đồng thời sự hiện diệncủa họ ở trong nước sẽ che chở chúng tôi không bị vũ lực của họ xâm nhiễm, nhưng hìnhảnh đáng sợ trong việc bộ công an cố gắng hoàn chỉnh kỹ năng của một tay khủng bố đãchính thức về hưu khiến tôi quyết đoán Mielke tiếp tục nuôi dưỡng ý đồ dùng họ trongmột cuộc chiến có thể xảy ra giữa Đông và Tây Đức. Ông cọi rất trọng khả năng này.

Tình báo Tây Đức chắc chắn nghi ngờ những người đàn ông và đán bà có hình ảnh dántại nhà bưu điện trong dánh sách « những tội nhân phải bắt » đang ở Đông Đức. Sự hiệndiện của những kẻ bị xã hội Tây Đức ruồng bỏ này có lẽ nhắc nhở lại cho Honecker vàMielke thời thanh xuân của họ ở Đức làm chiến sĩ chiến đấu chống lại Quốc Xã. Nhưng tôitrộm nghĩ bất cứ tình thần đại nghĩa nào cũng s ẽ bị chôn vùi vì lâu ngay tiếp cận vớinhững đứa trẻ điên loạn phần lớn thuộc giai cấp trung lưu này. Phong thái đấu tranh củahọ ít khi đòi hỏi họ lòng can đảm và trí khôn ngoan, những yếu tố đã cho phép ĐảngCộng Sản và hệ thống tình báo của họ tiếp tục hoạt động tại Đức dưới thời Hitler. Tôikhông thể viết hay hơn Helmut Pohl, một thành viên của Cánh Hồng Quan RAF bị bỏ tùvà tình nghi là một trong những người lập kế hoạch sinh hoạt cho những tổ chức khủngbố tồi tệ này. Đề cập đến việc huấn luyện của y tại Đông Đức, y nói trong một cuộcphỏng vấn: « Chúng tôi không thể nào chịu nổi những lý thuyết và những thủ tục vànhững danh từ vĩ đại về hòa bình thế giới. Vì lợi ích nó cung cấp, chúng tôi phải đọc tờNeues Deutschland [tờ báo của Đảng Cộng Sản Đông Đức]. Có một bầu không khí khóchịu thường xuyên giữa chúng tôi. Cuối cùng, có lẽ chúng tôi không chịu đựng được họcũng như họ không chịu đựng được chúng tôi ».

*

Lằn ranh ngăn cách giữa chiến sĩ tự do và khủng bố thường được quyết định do anhthuộc phe nào. Một cuộc đấu tranh chúng tôi đóng góp về quân sự cũng như tài chánh đãkhông khiến tôi phải hối hận đó là sự trợ giúp cho Hội Đồng Quốc Gia Châu Phi (ANC –

Page 245: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

African National Congress), một phong trào đấu tranh giải phóng ở Nam Phi. Chúng tôikhông có toan tính chiến lược gì trong việc trợ giúp ANC. Chúng tôi xem cuộc chiến đấuchống chế độ kỳ thị của họ là một cuộc chiến đấu giải phóng chính đáng, mặc dù chúngtôi không xem họ là một lực lượng có thể lên nắm quyền, một dự đoán tôi phải mỉm cườinhiều năm sau vì tính chất oái oăm của nó khi thôi thấy Nelson Mandela vui vẻ nhận lãnhnhững tiện ích và gánh nặng của quyền lực tại Nam Phi mà không hề bị ngăn chặn bởimột luật pháp phân chia màu da.

Tuy nhiên vẫn có động cơ chính trị pha lẫn vào sự trợ giúp của chúng tôi. Chúng tôi muốncủng cố cánh tả của ANC, và chúng tôi lẫn Xô Viết, cả hai phải rất cẩn thận trong việcnày. Chúng tôi thấy không có lợi gì để đào xâu ngăn cách giữa cánh tự do và cánh thiênCộng Sản trong phong trào giải phóng, làm như vậy sẽ tạo thêm sức mạnh cho giới cầmquyền da trắng vốn dĩ theo truyền thống chống cộng. Chúng tôi và Moscow đồng ý vớinhau chiến lược tốt nhất để bảo đảm sự hỗ trợ cho đường hướng xã hội chủ nghĩa củaANC là giúp đỡ càng nhanh và càng rộng rãi trong khả năng của chúng tôi, ngõ hầuchúng tôi được xem là những đồng minh trong một cuộc tranh đấu rộng lớn hơn.

Kể từ giữa những thạp niên 1970, Đông Đức huấn luyện những du kích quân của ANC.Việc này thuộc lãnh vực của quân đội hơn là hợp tác tình báo và do AGM (Nhóm Làm Việccủa Bộ) và tướng Alfred Scholz đảm trách. Hai nhóm gồm bốn mươi hoặc năm chiến sĩANC được huấn luyện trong một trường học đảng tại vùng thôn quê Đông Đức. Quân báoĐông Đức, hoạt động biệt lập với cơ quan tình báo hải ngoại, phụ trách những kế hoạchdi chuyển và lẽ cố nhiên được hoàn toàn giữ bí mật. Họ di chuyển thông qua Tanzaniahoặc Angola để bay sang Luân Đôn, và sau đó đổi máy bay để lên máy bay nhà nướcĐông Đức đi thẳng đến Đông Bá Linh. Con đường này là con đường hoàn hảo nhất để chemắt tình báo Nam Phi. Kế hoạch lẩn tránh này đã thành công.

Chương trình huấn luyện quân sự của họ tại Đông Đức không hề bị tiết lộ. Tôi khám pháviệc này vào cuối những thập niên 1970, khi Joe Slovo, lãnh tụ của Đảng Cộng Sản NamPhi, gởi một lá thư qua Trung Ương Đảng Đông Đức yêu cầu chúng tôi huấn luyện nhữngnhóm nhỏ các thành viên ANC về phản gián. Ông giải thích ANC có nguy cơ bị điệp viêncủa chính quyền Nam Phi xâm nhập và họ thiếu những hiểu biết căn bản để thiết lập mộthệ thống phản gián để ngăn ngừa việc này. Thư này của Slovo được chuyển cho chúngtôi từ văn phòng của Honecker với lời ghi chú: « Tổng bí thư đã đồng ý ».

Chúng tôi thu xếp cho tám đến mười người để được huấn luyện trong một cục đặc biệtcủa Trường Luật Pháp của Bộ (Juristische Hochschule) tại Postdam, ở ngoại ô Bá Linh.Trường đại học này, một sáng chế của chúng tôi, là một định chế để dùng cho nhiều việc,tất cả đều liên quan đến Bộ Công An . Các sĩ quan về hưu giảng dạy tại đây từ những vấnđề ngoại giao căn bản cho các tân binh cho đến những bài học ngăn ngừa gián điệp. Dướisự giám sát chặt chẽ của một vị tướng trong số những sĩ quan ưu tú của chúng tôi trongngành phản gián, ANC học cách tìm phát hiện những kẻ nằm vùng, đối chứng với chúngvà theo dõi họ mà không bị lộ tẩy.

Chương trình học bắt đầu mỗi ba cho đến năm tháng, và người Nam Phi là những sinhviên chăm chỉ, tiếp thu tất cả những hiểu biết chúng tôi thấy có thể cung cấp cho họ mộtcách an toàn về những phương pháp cơ quan địch thường dùng và tâm lý phỏng vấn. Cómột số bài căn bản về nguyên lý chủ thuyết Mác-Lê cũng được trình bày, nhưng nhữngbạn khách sinh viên của chúng tôi một cách nhã nhặn đã nói thẳng họ đến đây khôngphải để nghe những điều này. Vào giai đoạn này, nguyên tắc căn bản của mọi cộng tácnhư vậy xét ra không khôn ngoan ép đối tác của chúng tôi theo quan điểm thế giới đại

Page 246: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đồng của chúng tôi. Qua đường dây liên lạc này với ANC, chúng tôi hy vọng một ngàythiết lập phương cách để hợp thức hóa những điệp viên chúng tôi muốn gởi ra hải ngoạibằng cách gởi họ đến Nam Phi trước tiên, tại đây họ lập căn cước giả với sự trợ giúp củanhững đường dây tình báo mới ở đây. Việc này mới bắt đầu đem lại kết quả vào năm1988, do đó chúng tôi chưa bao giờ có cơ hội để biết xem việc này có thực hiện đượckhông.

*

Khi đề cập đến sự trợ giúp của nước CHDCĐ cho những nhóm khủng bố, và đặc biệt lànhững cuộc tấn công vào lãnh sự Pháp và vũ trường La Belle, những người không liên canđến việc này có thể tránh câu hỏi về trách nhiệm cá nhân, tội phạm và đồng lõa. Nhữngngười chết không phải là những nạn nhân chết trong một trận đánh giành tự do; họkhông chấp nhận quan điểm của chúng tôi và ngay cả chủ thuyết an ninh thái quá củachúng tôi. Những loại tấn công như vậy, như âm mưu năm 1993 của một nhóm khủng bốnhỏ ở tại World Trade Center, cho thấy rõ trách nhiệm mà mọi người phải gánh chịu khiphải đương đầu với những lực lượng như vậy cho dù họ có động cơ nào đi nữa. Nhưngđây là những cảm nhận hậu cuộc. Việc chúng tôi cộng tác với PLO nằm dưới quyền chihuy của Arafat và các nhóm khác là một phần trong những động thái chính trị phức tạptrong đó cá nhân tôi có một phần trách nhiệm, và tôi nhận biết điều này. Đây là một sựhợp tác để phục vụ cho cấp lãnh đạo chính trị, và chúng tôi thực hiện đường hướng cũngnhư thi hành công tác ở Thế Giới Thứ Ba trong qua khứ, nhất cử nhất động đều theođộng cơ chính trị.

Trong lúc đánh giá những sinh hoạt của chúng tôi ở Thế Giới Thứ Ba và công tác vớinhững nhóm được xem là khủng bố, tôi hy vọng những ước vọng tích cực của đôi bêntrong cuộc đụng độ cực kỳ mãnh liệt thời Chiến Tranh Lạnh, sẽ để lại một vài dấu tích.Máu của Patrice Lumumba, Che Guavara, Salvador Allende, Yitszhak Rabin và của nhiềunạn nhân mà tên tuổi chỉ có gia đình và bạn bè họ biết không ám ảnh và che khuấtnhững tiến bộ của thời cuộc. Hình ảnh của cuộc bầu cử dẫn đưa Nelson Mandela lên làmTổng Thống Nam Phi và tay bắt mặt mừng của người Do Thái và Palestine phải là nhữnggì gây cảm hứng nơi chúng ta.

Page 247: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 14

Trong Lòng Địch

Thế giới tình báo, Đông và Tây, là vương quốc của bóng tối đạo đức. Những cách hành xửcủa nó đôi khi kém đạo đức, phương pháp của nó bẩn thỉu. Vì vậy CIA đối với tôi ở vàomột vị thế đặc biệt bất lợi vì đã góp phần vào trò múa rối dân chủ để thỏa mãn nhữngđòi hỏi của Hiến Pháp Hoa Kỳ, bất chấp chúng có phù hợp hay không với công tác tìnhbáo. Không một cơ quan tình báo nào có thể trở thành dân chủ và, cho dù nhiều chính trịgia mong mỏi điều này, luôn bị xoi bói mà vẫn có thể thực hiện công tác một cách đúngđắn. Tại cơ quan CIA, phần lớn các sĩ quan cao cấp bỏ thời giờ để soạn thảo tài liệu vàtổng kết công việc của họ để trình ra bên ngoài, luôn luôn phải chú ý đến phản ứng củagiới chính trị và báo chí.

Ở Đông Âu, chúng tôi lạc lối trong một chiều hướng trái ngược. Mặc dù chúng tôi viết tàiliệu và báo cáo lên cấp trên, có nghĩa là cũng có giám sát công tác tình báo của chúngtôi, nhưng không có việc giám thị thực sự. Các chủ nhân chính trị của chúng tôi về cơbản họ cảm thấy bất an nên họ nhất định lấy cho bằng được mọi thông tin có tiềm năngđe dọa vị thế của họ và họ chẳng thèm để ý đến phương cách thu thập nó. ErichHonecker chuyên mách lại cho các chính trị giá Tây Đức mà ông mong tìm sự tín cậy làtình báo Đông Đức được lệnh không đụng chạm đến họ. Nhưng một khi trở về nhà, ôngngốn nghiến và chăm chú đọc những báo cáo tình báo về những người này và tỏ ý muốncó thêm thông tin chứ không kém đi.

Phong thái của phản gián CIA, theo kinh nghiệm cá nhân tôi đã trình bày ở phần đầusách này, cho tôi thấy họ chú tâm đến việc chấn an lo âu có một kẻ nằm vùng hoạt độngtrong lòng CIA hơn là tìm cách phát hiện tay này. Gus Hathaway trình bày cho Ủy BanTinh Báo Thượng Viện năm 1985: « Chưa bao giờ có một điệp viên của Xô Viết nào nằmtrong lòng của CIA. Có thể chúng tôi không tìm ra tên này, nhưng tôi nghĩ điều này khócó thể xảy ra ». Mặc dù xảy ra sự việc kẻ đào tị Edward Lee Howard, bị CIA đuổi đi cáchđó hai năm vì tội sử dụng ma túy và ăn cắp vặt, đã sau đó ti ết lộ những bí mật về nhữngcông tác của cơ quan tại Moscow nhắm vào Xô Viết, CIA không phát giác được hành độngphản bội của y nhưng lại được một sĩ viên chúc cao cấp KGB Vitaly Yuchenko sau khi đàothoát sang Hoa Kỳ tiết lộ. Nói cho ngay, lời tuyên bố của Hathaway phù hợp với sự thật,vì Howard không còn làm việc cho cơ quan khi đương sự tiết lộ những bí mật của cơquan. Nhưng lời bảo đảm của ông không chắc chắn. Đã từng gặp Hathaway và đánh giáông là một sĩ quan tình báo nghiêm ch ỉnh và cần cù, tôi tự hỏi tại sáo ông lại hài lòng chedấu những khuyết điểm của cơ quan bằng phương cách này. Tôi đoán chừng ông lo ngạibôi xấu CIA trước công chúng vào lúc danh tiếng của của cơ quan đang suy sụp.

Những âm mưu bất thành của CIA nhằm lật đổ Fidel Castro và những chiến thuật liềulĩnh tại Trung Mỹ đã hạ bệ uy tín của họ đối với phe bảo thủ cũng như đối với phe cấptiến. Những lượng định của các sĩ quan của chúng tôi tại các trạm ở Hoa Thịnh Đốn vàNữu Ước liên quan đến tình báo Hoa Kỳ cho thấy vào những thập niên 1970 và 1980 họkhông được kính nể như vào những thập niên 1950 và 1960. Điều này, theo như mộttham vấn quản trị có thể nói, ảnh hướng đến tinh thần của những sĩ quan. Tổ chức khôngnhững được xem là bí mật và nham hiểm – hầu như là những đánh giá bình thường đốivới một cơ quan tình báo có quyền lực – nhưng mờ ám, một danh tiếng mà không cơquan tình báo nào có thể đương nổi. Cơ quan tình báo là một nơi bất ổn về mặt tâm lý vànão trạng phản ánh mau chóng lên việc làm. Những báo cáo về tên phản bội Aldrich

Page 248: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Ames cho thấy tâm lý chán ghét bản thân cao độ trong nội bộ CIA. Ames không nhữngchán ghét cơ quan của mình, y còn khinh khi nữa là đàng khác. Tôi không nghĩ tâm trạngnày giống tâm trạng của tay phản bội Xô Viết như Oleg Gordievsky. Những tay phản bộicủa Moscow đổi cánh do sự hỗn hợp những lý do ý thức hệ và cá nhân, nhưng, mặc dù họbiết rõ những điều tồi bại trong KGB, họ không mất lòng kính sợ đôi với nó cho đến khiGorbachev lên nắm quyền.

Ames không phải là người tồi dở đầu tiên được CIA tưởng thưởng. Vào những thập niên1970, Hoa Kỳ dùng một điệp viên mật danh là Thielemann, có nhiệm vụ liên lạc vớinhững nhân viên ngoại giao Đông Đức, những doanh nhân và những viện sĩ đến thămviếng Tây Đức và tìm cách kết nạp họ. Đây là một sáng kiến tốt về mặt cơ bản của CIAnhằm thu dụng những người Đông Đức khi họ du hành ra nước ngoài và ít nguy hiểm hơnlà kết nạp họ ở tại Đông Đức. Nhưng chúng tôi biết đến hoạt động của Thielemann khi,vào năm 1973, chúng tôi bắt đầu tiến hành những điều nghiên ráo riết về những hoạtđộng của CIA tại Bonn. Bằng cách đơn giản quan sát những cuộc tiếp xúc ngẫu nhiên củacác người đồng hương chúng tôi tại các buổi liên hoan, các câu lạc bộ thể thao, quánnước và cà phê và những nơi tụ họp công cộng khác, chúng tôi thiết lập được danh sáchnhững người làm việc cho CIA.

Năm 1975, Thielemann đóng chốt toàn thời tại Bonn. Đương sự hoặc CIA không biếtchúng tôi tìm ra tên thật của y là Jack Falcon. Lúc đầu chúng tôi chỉ theo dõi y, ghi nhânnhững đối tượng của y và nghiên cứu những điều y tìm kiếm. Lần hồi, chúng tôi cung cấpcho y những đối tượng – những điệp viên làm việc cho chúng tôi và vờ để cho Falcon kếtnạp làm nguồn tin và cung cấp cho y một mớ hỗn hợp bí mật không quan trọng và thôngtin sai lạc. Mục đích là dẫn đưa Hoa Kỳ vào những đường dây giả trong lúc nỗ lực tìmhiểu và đưa họ đến những kết luận sai lầm về công tác của chúng tôi. Tội nghiệp choFalcon vì y nghĩ đang làm một công việc tuyệt vời là kết nạp được qua nhiều người ĐôngĐức sẵn sàng cộng tác và lại có hiểu biết. Y khoe khoang với một nguồn tin đặc biệt đángtin cậy là CIA đã thăng chức và tăng lương cho y vì y đã thành công trong công tác k ếtnạp. Điều này đã làm cho tổng cục phản gián trong Bộ Công An của chúng tôi phải phìcười. Chính các sĩ quan cao cấp tại đây đã bịa phần lớn những bí mật không giá trị này.

Thực ra, việc phát hiện những đặc vụ của CIA tại Bonn quá dễ dàng. Gần như trái ngượcvới những lời dặn dò của tôi cho những chuẩn bị kỹ lưỡng và chậm chạp, những tiếp cậngần như tinh tế với những đối tượng kết nạp, họ luôn phát động một loạt những cuộc tiếpxúc. Các đối tượng chúng tôi gài vào thường than phiên là những đặc vụ CIA có trình dộhiểu biết thấp về tình hình kinh tế của Đông Đức, khiến cho họ không biết phải theophương hướng nào để quay vì những hiểu biết căn bản về Đông Đức của những đặc vụquá sơ sài. Có một lúc vào cuối những thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, phẩm chấtnhững đặc vụ Hoa Kỳ quá tồi dở và công tác của họ thiếu phương pháp đến độ các cấplãnh đạo của chúng tôi lo ngại tự hỏi có lẽ Washington coi Đông Đức chẳng ra gì.

Sau này, chúng tôi biết Hoa Kỳ thu thập những dữ liệu then chốt về Đông Đức nhờ vàohệ thống giám sát điện tử tại Tây Bá Linh và Tây Đức. Thật là quái gở khi CIA bỏ công gởingười rình mò một cách vô bổ tại đất liền trong khi phần lớn những tin tức giá trị họmuốn có lại ở trên không gian. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, không có phương phápkỹ thuật nào có thể thay thế trí tuệ và óc phán đoán của con người và – cho dù những cốgắng của họ thiếu khả năng – có người trong CIA phải đồng ý về chuyện này. Quý vị cóthể nghe lén một cú điện thoại, nhưng thiếu hiểu biết về bối cảnh, người ta dễ dàng đánhgiá sai lầm; một bức hình vệ tinh có thể cho quý vị thấy vị trí những tên lửa, nhưng mộtnguồn tin ở bộ tư lệnh có thể cho quý vị biết nó nhắm về hướng nào. Vấn đề của tình báo

Page 249: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

máy móc chính là những thông tin không được ước định. Tình báo máy móc chỉ thu thậpđược những gì đang diễn ra nhưng không ghi nhận những gì sẽ xảy ra trong tương lai.Nguồn tin do người cung cấp thông báo về kế hoạch, có thể điều nghiên những viễntượng chính trị và quân sự, và có thể đặt những tài liệu và mẩu đối thoại vào trong bốicảnh của nó. Như mọi sĩ quan tình báo đ ều biết, quá nhiều công sức đã được bỏ ra đểsàn lọc trong đống núi dữ liệu để tìm ra hạt tin giá trị; sự lệ thuộc quá mức vào tình báomáy móc có thể làm gia tăng gấp đôi con số hạt tin, nhưng chắc chắn sẽ làm tăng lêngấp ba kích thước của quả núi dữ liệu cần phải sàn lọc. Mặc dù vai trò của tình báo máymóc kỹ thuật sẽ gia tăng và hỗ trợ cho những gì vẫn thường được sức người đảm nhiệmvới nhiều phí tổn và rủi ro, nó không thể nào thực sự thay thế. Chính yếu tố con ngườitạo nên sự thành công của công tác tình báo, chứ không phải dụng cụ siêu kỹ thuật làmnên nó.

Cuối thập niên 1980, chúng tôi ở một vị thế ai cũng thèm thuồng vì biết được không mộtđiệp viên CIA nào làm việc tại Đông Đức mà không biến thành gián điệp nhị trùng hoặclàm việc cho chúng tôi ngay từ lúc khởi đầu. Theo lệnh của chúng tôi , tất cả những ngườinày được cung cấp những tin tức chọn lựa kỹ lượng và những thông tin sai cho Hoa Kỳ.Chúng tôi biết điều này bởi vì Edward Lee Howard đã làm việc cho văn phòng của ĐôngĐức. Đương sự gặp Falcon sau khi Falcon trở về tổng tư lệnh CIA ở Langley và đượctưởng thưởng vì đã thành công gài đặt điệp viên ở Đông Đức. Theo sự tiết lộ của Falcon,Howard biết chỉ có sáu hoặc bảy điệp viên làm việc cho CIA tại Đông Đức. Chúng tôi điềukhiển họ theo đúng kế hoạch của chúng tôi. Điều này đã được chính CIA xác nhận. Họtiết lộ sau khi Đông Đức sụp đổ tất cả những điệp viên của họ hóa ra đã bị Bộ Công Ansai khiến.

Những năm 1987 và 1988, Howard lúc đó đến thường trú tại Moscow và được KGB bảotrợ, thăm viếng Đông Bá Linh và kể cho các cán bộ điều khiển của mình trong cơ quantình báo hải ngoại tất cả những chi tiết công tác của CIA và mục tiêu điệp vụ hàng đầucủa họ về các thiết bị quân sự và các viện nghiên cứu. Điều thực sự mới mẻ với chúng tôilà Howard cho biết CIA có danh sách mục tiêu hướng về các giáo sư kinh tế ưu tú và cáchàn lâm sĩ của Đông Đức. Nếu có ai trong số người này xin hộ chiếu thăm Hoa Kỳ, têntuổi của người đàn ông hay người đàn bà này được chuyển từ lãnh sự về cơ quan tình báoHoa Kỳ và sau đó nhập vào kho dữ liệu to lớn. Trong thời gian thăm viếng của những cánhân này ở Hoa Kỳ, mỗi khi tên của ông hay cô này được đề cập trong một cuộc đối thoạitrên điện thoại, trên fax, hoặc máy telex, chính quyền Hoa Kỳ ghi âm và chuyển cho CIAđể điều nghiên. Đông Đức vốn có tiếng là hay rình mò và lén nghe, nhưng riêng nhữnggiới hạn về kỹ thuật của chúng tôi cũng đủ bảo đảm chúng tôi không thể nào sánh kịp vớiHoa Kỳ về điểm này.

Một yếu điểm về cơ cấu tổ chức của tình báo Hoa Kỳ là trường hợp của Ames lý ra đã chothấy sự yếu kém của nó đối với những tác động chính trị. Trong những năm gần đây,chức vụ giám đốc Trung Ương Tình Báo giống hệt chức vụ của một ông bầu bóng đá saumỗi một mùa bóng tồi tệ là bị mất chức.

Khi Werner Stiller đào thoát, tôi chỉ ra lệnh đổi cấp lãnh đạo trực tiếp của y. Không hề cóáp lực đè lên tôi hoặc đè lên bộ trưởng buộc chúng tôi phải từ chức. Làm như vậy có íchlợi được gì? Tốt hơn hết là vẫn giữ vị thế cũ và tìm phương pháp để ngăn ngừa điều nàyxảy ra lần nữa. Một cách tình cờ, tôi không hề thấy CIA bình tĩnh ngồi lại và tìm phươngcách ngăn ngừa việc này. Một vài ban trong những đặc vụ của họ - tôi đặc biệt liên tưởngđến ban trách nhiệm về Xô Viết – hình như làm việc trên mây và với lời cầu nguyện. Nếuhọ điều tra kỹ lưỡng sau vụ Howard đào thoát, Ames có thể đã bị bắt từ lâu rôi.

Page 250: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Các cơ quan tình báo không có lợi gì để nghe lời kêu gọi của các chính trị gia thiếu hiểubiết yêu cầu hạ bệ người lãnh đạo mỗi khi một tai nạn như vậy được quần chúng biếtđến. Tôi luôn có cảm tình với Heribert Hellenbroich vì sự nghiệp giám đốc tình báo hảingoại của ông tan tành khi Tiedge đào thoát. Hellenbroich, đã từng chỉ huy Nha Bảo VệHiến Pháp, mới vào làm việc tại BND (Bundesnachrichtendienst= cơ quan Tình Báo LiênBang Đức ). Ông có một vài bất đồng các cố vấn của tân Thủ Tướng (đặc biệt là KlausKinkel) và trở thành con vật tế vì những thất bại chính do lỗi của đội tuyển dụng và thiếuhoàn toàn kiểm soát, một việc đặc hữu của môt cơ quan bí mật.

Cuộc gặp gỡ của tôi với Gus Hathaway lẽ cố nhiên là một kết thúc kỳ quái của mối liên hệcủa tôi với Hoa Kỳ thời Chiến Tranh Lạnh. Trong ba mươi lăm năm đứng đầu cơ quan tìnhbáo hải ngoại Đông Đức, Hoa Kỳ đối với tôi là một nước xa lạ và thù địch. Bắt chước đồngnghiệp Xô Viết, chúng tôi dùng danh từ Đức ngữ Hauptgegner, « kẻ thù chính » (tiếngNga là glavni protivnik ) để mô tả Hoa Kỳ. Đối với Moscow và đối với chúng tôi, Hoa Kỳ lànguồn gốc phát sinh mọi tội của đế quốc. Tuy nhiên tôi không đem lòng hận thù cá nhânđối với Hoa Kỳ. Lẽ cố nhiên tôi biết và kinh tởm những hoạt động chống cộng ngoan cốcủa Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy và những vi phạm luật pháp với sự hỗ trợ của CIAtại Châu Mỹ La tinh. Nhưng tinh thần quốc tế của tôi ngăn cản không cho tôi rơi vào nãotrạng chống Mỹ ngu xuẩn mà phần đông các thành phần xã hội chủ nghĩa đều mắc phải.Hiểu biết của tôi về nước Mỹ dựa trên những gì tôi học ở Liên Bang Xô Viết từ các ngườibạn Mỹ, từ kinh nghiệm cá nhân khi làm phóng viên đài truyền thanh tại Bá Linh và theodõi những vụ án tại Nuremberg, và từ các báo chí và tuần báo phương Tây tôi đọc mỗingày. Lẽ cố nhiên tôi đặt lăng kính đượm nặng nề màu sắc ý thức hệ lên những gì tôiđọc, vì công tác của tôi là thảo luận về những giả thuyết và những kết luận về chính trịvà ý thức hệ ghi trong bản báo cáo và biện minh cho vị thế của Xô Viết với tất cả nănglực của tôi. Điều này đã gây nên hiềm khích không thể tránh khỏi giữa tôi và các bạn HoaKỳ như George Fischer. Trong cương vị cấp lãnh đạo văn phòng Eisenhower, ông thườngđến Bá Linh ngay sau thời kỳ kết thúc chiến tranh... Chúng tôi sung sướng gặp lại nhau,nhưng không thể nào quên được lòng nghi kỵ đã tiêm nhiễm vào trong mối quan hệ này.

Phần lớn những hiểu biết về lề lối suy nghĩ, ý định và mối e ngại của Hoa kỳ mà tôi tiếpthu là do hai người điệp viên Hoa Kỳ đầu tiên của tôi. Họ chưa bao giờ bị phát giác, mặcdù cả hai đã qua đời, tôi không có ý định tiết lộ danh tính của họ ở đây ngoài những bídanh chúng tôi đặt cho họ : Maler (« Thợ Sơn ») và Klavier (« Dương Cầm »). Cả haingười đều sinh đẻ tại Đức và gần gũi với phong trào cộng sản lúc còn thanh niên, và cảhai đều là người Do Thái. Cả hai đều phải bỏ quê hương xứ sở vì mối đe dọa Quốc Xã, ancư tại Hoa Kỳ, và hoàn tất việc học hành của họ tại đây, một người là kinh tế gia, ngườikia là một luật sư. Nhưng do nguồn gốc sinh đẻ ở Đức và có tay nghề, cả hai đều đượckết nạp vào Nha Công Tác Chiến Lược (Office of Strategic Services = OSS), tiền thân củaCIA. Vào thời kỳ truy lùng của Thượng Nghị Sĩ McCarthy trong những đầu thập niên1950, OSS bị tố cáo là hang ổ của bọn trí thức tả khuynh. Một cách nghịch lý, Stalin lấycớ Noel Field có liên hệ với OSS và dùng Field (*)để ra tay thanh trừng đẫm máu nhữngđảng viên Cộng Sản tại nhiều quốc gia trong những năm 1951-1952, trong đó có TiệpKhắc, Hungari và Đông Đức. Theo những gì tôi biết về Field, tôi quả quyết Field chưa baogiờ là một gián điệp nhưng chỉ là một người có lý tưởng nhưng ngây thơ, đã ra tay giúpnhững người chống phát-xít và vì vậy có mối liên hệ với OSS. Nhưng vụ án của ông làmột ví dụ về những mánh khóe độc địa của Stalin và Beria để biện minh việc thanh trừngở Đông Âu.

(*) Thời kỳ Đại chiến Thế Giới Thứ II, Noel làm việc cho một tổ chức nhân đạo, UnitarianUniversalist Service Committee (Ủy Ban Công Tác Nhất Thể Phổ Độ), ngoài những công

Page 251: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

tác khác họ giúp những người di dân Công Sản. Do đó Field bắt được liên lạc với AllenDulles trong OSS)

Trong bầu không khí này, nhiều sĩ quan tình báo của chúng tôi thận trọng trong việc kếtnạp người Mỹ, việc này có thể khiến cho họ bị kết tội là rơi vào bậy của Hoa Kỳ. Nhưngtôi biết chúng tôi muốn biết về lề lối suy nghĩ của người Mỹ. Chúng tôi bắt liên lạc với anhkinh tế gia Maler, qua một người bạn quen biết thời còn là sinh viên dưới chế độ Quốc Xã.Hai người là thành viên một nhóm kháng chiến Do Thái đã có lần âm mưu cho nổ mộtbuổi triển lãm Quốc Xã. Phần lớn thành viên của nhóm đều bị bắt và ba mươi lăm ngườibị giết. Maler tìm cách xuất ngoại; anh bạn của ông thoát chết trại tập trung. Người bạnnày là một khuôn mặt kỳ cựu trong thế giới tài chánh của Đông Đức, qua người nàychúng tôi dàn xếp để bắt liên lạc với Maler với hy vọng là khơi động những môi liên hệtrong OSS.

Nhưng hóa ra những mối liên hệ rộng lớn của Maler tại Hoa Kỳ cũng đáng lưu ý. Ông làngười một biết suy nghĩ xâu xa và đặc thù và ông vẫn tự nhận mình là người Cộng Sản.Ông có nhiều bạn bè thế lực ở Washington và, theo yêu cầu của chúng tôi, ông đã gặp gỡđại sứ Hoa Kỳ tại Bonn và trưởng phái đoàn ngoại giao tại Bá Linh với sự giới thiệu củaJohn Foster Dulles. Hữu dụng nhất đối với chúng tôi là việc ông thông báo những mối liênhệ tình báo mà Ernst Lemmer, lúc đó là bộ trưởng Tây Đức đặc trách về những vấn đềLiên Quốc (có nghĩa là, thương thảo với Đông Đức, đã cài đặt trong thời chiến khi ônglàm phóng viên cho những tờ báo ngoại quốc tại Bá Linh), từ những hệ thống tại Pháp vàThụy Sĩ cho đến những mối liên lạc với người Nga. Tôi không bao giờ dùng tài liệu này đểđối phó với Lemmer, nhưng trong tủ sắt của tôi tôi có giữ một bản sao văn kiện do ôngký nhận làm việc cho KGB. Maler là một người giàu có và chỉ lấy tiền bồi hoàn của chúngtôi vì những chi phí chứ không bao giờ lấy tiền vì việc làm, một việc ông mô tả đem lạiánh sáng đến những vùng tăm tối của Tây phương?

Trong lúc Maler chú tâm đến châu Âu, Klavier, mặc dù thường trú tại Đức, là một đặc vụnội gián thường xuyên về Hoa Kỳ. Klavier là người Đức được huấn luyện trong ngành luậtđã di cư sang Hao Kỳ, tại đây ông làm luật sư và sau này tham gia OSS. Bất mãn về cáchgiải quyết vấn đề tội phạm chiến tranh tại Tây Đức, ông cung cấp những tin tức nội bộcho các sử gia nước CHDCĐ. Ông làm việc cho chúng tôi với điều kiện là người vợ khôngbao giờ được biết việc này – bà là người Tây Đức và, theo như lời quả quyết của ông, làkẻ thù không đội trời chung với Đông Đức. Tuy nhiên, ông nhận tiền của chúng tôi để xâycất một căn nhà dưỡng lão ở Thụy Sĩ. Klavier là một thành viên trong ban công tố trongcác vụ xử ở Nuremberg, ông đặc trách về hồ sơ khởi tố trúm sắt thép Friedich Krupp củaĐức, người đã cung cấp nguồn hỗ trợ tài chánh chính cho Hitler lên nắm quyền và sự hỗtrợ kỹ nghệ của ông thiết yếu cho guồng máy quân sự của Quốc Xã. Động cơ thúc đẩyKlavier làm việc cho chúng tôi là nỗi lo sợ Tây Đức sẽ lần hồi trở lại chế độ Quốc Xã. Ôngkhông chấp nhận sự phục hồi dễ dàng của những cựu đảng viên Quốc Xã, vào lúc đó họtrở về với công việc cũ của họ trong ngành tư pháp, kỹ nghệ và tài chánh.

Nguồn gốc Do Thái của Klavier có ảnh hưởng lớn nhất trên những suy nghĩ chính trị củaông và ông thu thập một hồ sơ khổng lồ, mà ông trao cho tôi, trong việc khởi tố Kruppvà Adolf Eichmann tại Jerusalem. Chính nhờ qua ông tôi mới ý thức được hành trình củacha tôi từ khuynh hướng nhân bản chuyển sang cộng sản bị ảnh hưởng mãnh liệt do ýthức xã hội của một người Đức có nguồn gốc Do Thái. Klavier cũng là b ạn của ký giả uythế Walter Lippmann, có những môi liên hệ mặt thiết với gia đình Kennedy. Trước cuộchọp thượng đỉnh của Tổng Thống Kennedy với Khruschev, Klavier đã cho chúng tôi biếtqua những cuộc đối thoại của ông với Lippmann là Kennedy sẽ theo đường hướng cứng

Page 252: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

rắn. Chúng tôi chuyển tin này cho Moscow, nhưng tôi không biết việc này có ảnh hưởnggì đến cuộc họp thượng đỉnh không. Sự việc xảy ra là Khruschev hùng hổ với Kennedybằng cách tỏ vẻ cứng rắn hơn đối tác Hoa Kỳ.

Tôi đánh giá cao những thông tin của các phóng viên và bình luận gia ngoại quốc vì đốivới tôi họ biết rõ vấn đề và ít thiển cận hơn các nhà ngoại giao phương Tây. Trong vònghàng chục năm, chúng tôi có gắng kết nạp một số ký giả Hoa Kỳ và Anh để làm nguồntin, nhưng chúng tôi thất bại. Những nguồn tin báo chí duy nhất của chúng tôi là Đức, vànhất thiết là các tờ báo nhỏ. (Trong số các ký giả của Đông Đức chúng tôi, chúng tôikhông thấy đúng đắn kết nạp họ trực tiếp, mặc dù các chủ nhiệm Thông Tấn Xã ĐôngĐức và các báo chí của chúng tôi nằm ở ngoại quốc hội họp thông thường với các thànhviên của văn phòng tình báo thường trú hải ngoại tại các tòa Đại sứ của chúng tôi). Tráivới đường lối của giám độc cục phản gián, tôi không ngăn cấm phóng viên ngoại quốc đilại trong nước. Chính sách trước đây hạch sách họ và tạo khó khăn cho việc đi đứng củahọ đối với tôi là phản tác dụng. Tôi dự đoán tất cả mọi người trong họ có thể là một nhânviên tình báo và chúng tôi nên chuyển tải những thông tin sai lạc cho họ, cấp cho nhữngthông tin sốt dẻo và những chi tiết dù gì cũng có lợi cho chúng tôi hơn là đuổi họ đi vớilòng đầy oán giận.

Việc Đông Đức được quốc tế công nhận trong thập niên 1970 cho phép chúng tôi thuthập tin tức dễ dàng về châu Mỹ. Cục Nghiên Cứu Châu Mỹ tại Đại Học Humboldt ở BáLinh và Ban châu Mỹ của Viện Cao Đẳng Ngoại Giao được thiết lập với sự hỗ trợ củachúng tôi và các cấp lãnh đạo đều trung thành với chúng tôi. Nhưng chúng tôi kiêng dèdanh tiếng của phản gián Hoa Kỳ và Anh quốc (cơ quan FBI và MI5) và điều nghiên rấtkỹ lưỡng trước khi phát động công tác tại các nước này.

Chúng tôi liệt Anh quốc vào loại Quốc Gia Hạng 2, liên quan đến quyền lợi tình báo củachúng tôi. Nước Anh do tổng cục đặc trách về Pháp và Thụy Điển lo liệu. Chúng tôi tìmcách cài đặt nhiều người qua ngả lãnh sự Tây Đức tại Edinburg , vì tại đây thủ tục kiểmsoát lỏng lẻo hơn ở Luân Đôn, nhưng rất ít điệp viên loại này ở lại Anh Quốc bởi vì chínhphủ của chúng tôi có ý muốn giữ mối giao hảo với Luân Đôn, đặc biệt vì ảnh hưởng chínhtrị của các siêu cường trên mối liên hệ của chúng tôi với Hoa Kỳ. Một trong những mụctiêu của chúng tôi là tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International). Mielke nghĩ rằng đólà tổ chức khuynh đảo và mong muốn xâm nhập nó để khám phá những nguồn tin từLiên Bang Xô Viết và Đông Âu. Chúng tôi chẳng bao giờ thành công. Một lý do khác đểchúng tôi không dòm ngó nhiều đến Anh Quốc (ngoài việc thu thập tin tình báo thôngthường do tình báo hải ngoại thường trú tại Tòa Đại Sứ Đông Đức tại Luân Đôn) là vìchúng tôi có nguồn tin khác – tại Bonn. Trong vòng mười năm bắt đầu từ giữa nhữngthập niên 1970, một cố vấn chính trị tại Bộ Ngoại Giao của Tây Đức, bác sĩ Hagen Blau,cung cấp cho chúng tôi tất cả tin tình báo của Tây Đức về Anh Quốc và là một trongnhững nguồn tin tốt nhất trong Bộ Ngoại Giao Tây Đức. Ông có vợ là người Nhật và nhờđó ông cung cấp những thông tin giá trị khi ông làm việc tại Tokyo.

*

Cho đến đầu những thập niên 1970, chủ thuyết Hallstein đã lèo lái chính sách ngoại giaocủa Tây Đức; chính quyền Bonn từ chối công nhận tất cả những nước công nhận ĐôngĐức, vì vậy những mối liên hệ chính thức với Hoa Kỳ rất hiểm hoi. Những điệp vụ chínhcủa chúng tôi trên lãnh thổ Hoa Kỳ chú trọng đến việc mở rộng tầm hiểu biết của chúngtôi về khoa học và kỹ thuật của họ. Đây là một tiến trình chậm chạp. Cơ quan FBI tỏ rahiệu nghiệm, nếu không muốn nói là nặng tay trong cách tiếp cận với những người xứ lạ

Page 253: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đáng nghi, và vì chúng tôi không có tòa đại sứ hoặc cơ quan đại diện nào khác nên bất cứmột công dân Đông Đức nào tìm cách định cư tại Hoa Kỳ sẽ tức khắc gây sự chú ý củaFBI. Tôi thiết nghĩ một công tác nào trên lãnh thổ của Hoa Kỳ cần phải được bố trí vàthực hiện cẩn thận để bù đắp những rủi ro nâng cao con số những điệp viện trong danhsách tống xuất trả đũa trong tương lai, một nét đặc biệt trong mối liên hệ Đông Tây thờiChiến Tranh Lạnh.

Chúng tôi thu xếp cài đặt một số nhỏ điệp viên. Họ được cấp căn cước đôi, có nghĩa là lýlịch của họ nhập vào lý lịch của những người có thực và một vài người đã chết, họ lấy têncủa những người này. Điều này giảm thiểu nguy cơ những nạn nhận rơi vào lưới kiểmsoát bất kỳ xuất ý của Hoa Kỳ, tên tuổi của họ không được chính thức xác nhận. Vớiphương pháp của chúng tôi, họ hiện diện thực sự - hai người cùng chung một căn cước.Họ phải được hợp thức hóa ở một nước thứ ba, nơi đây thủ tục kiểm soát không quá khắtkhe. Chúng tôi thường dùng nước Úc, Nam Phi hoặc Châu Mỹ LaTinh để làm việc này. Họphải sống ở nước tạm trú này một vài năm trước khi di cư sang Hoa Kỳ để không gâynghi ngờ và chúng tôi dặn họ không được kết nạp nguồn tin nào hết trong một thời giansau đó. Chúng tôi đôi lúc nói đùa với nhau chờ tới khi những người bất hợp pháp này bắtđầu hoạt động toàn thời, chúng tôi không nhớ họ là ai hoặc tại sao chúng tôi gởi họ đi.

Khuyết điểm lớn của hệ thống này là nó cũng dễ bị phát giác với phương pháp do phảngián Tây Đức dùng một cách hữu hiệu vào nửa thập niên 1970. Nhiều điệp viên củachúng tôi ở Hoa Kỳ bị bại lộ vì phương pháp sàn lọc dựa trên một số đặc tính – ví dụ, độcthân, tuổi trung niên, thay đổi nghề nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau, và tiếp tục nhưvậy – khi tổng hợp lại để thu hẹp con số tình nghi trong đám quần chúng. Đây là số phầncủa một trong những điệp viên có nhiều triển vọng của chúng tôi, Eberherd Lüttich, bídanh Brest. Sau khi y bị bắt năm 1979, Lüttich khai báo tất cả những gì anh biết vềnhững công tác của chúng tôi cho người Mỹ để mong trao đổi một bản án nhẹ hơn. Đâylà một đòn đặc biệt nặng đối với chúng tôi, vì trước khi đưa y định cư ở ngoại quốc,đương sự đã làm việc trong guồng máy tình báo của Đông Đức, nơi đây ông mang cấpbậc một sĩ quan cao cấp phụ trách công tác đặc biệt (Offizier in besonderem Einsatz).Chúng tôi đặt hết kỳ vọng vào đương sự, cài đặt đương sự trước tiên ở Hamburg, ở đâyđương sự được một công ty chuyên dọn nhà quốc tế và sau đó thu xếp thuyên chuyểnđương sự sang Nữu Ước. Nhiệm vụ của Lüttich là giám sát việc quản lý các nguồn tin tìnhbáo tại Hoa Kỳ trong những trường hợp đặc biệt khó khăn và sự bại lộ đã gần kề. Đươngsự dùng bình phong nghề nghiệp để thông báo cho chúng tôi về những tuyến đường đượcquân đội Hoa Kỳ dùng để chuyên chở thiết bị và kết nạp những nguồn tin để thông báocho chúng tôi về trang bị vũ khí và những di chuyển của những đoàn quân.

Lüttich bị bắt năm 1979 trong một chiến dịch hỗn hợp của hai chính quyền Hoa Kỳ vàTây Đức. Đương sự phản bội và tiết lộ danh tính người làm việc tại Tây Đức và địa chỉchúng tôi dùng để chuyển chỉ thị từ Đông Bá Linh. Tệ hơn nữa, đương sự mách cho TâyĐức và gián tiếp qua cho Hoa Kỳ là Đông Bá Linh có thể tiếp vận những điện thư mộtchiều cho các điệp viên ở Hoa Kỳ nhờ một máy phát tuyến mới được xây dựng tại Cuba.Chúng tôi phải mất hàng chục năm làm việc để thiết lập một phát tuyến bén nhậy để làmviệc này và nó đã hỗ trợ mạnh mẽ cho những mối liên lạc toàn cầu của chúng tôi.

Một bất lợi khác của phương pháp xâm nhập này là chúng tôi rất hiếm gởi đi một cặp vợchồng, vì việc thu xếp hai căn cước giả đồng hành với nhau là một công việc cực kỳ khókhăn. Chúng tôi có khuynh hướng gởi những người đàn ông độc thân và sau đó họ nângcấp vị thế di cư bằng cách cưới hỏi phụ nữ Hoa Kỳ. Nhưng chiến thuật Romeo rất thànhcông tại Tây Đức lại không áp dụng được tại Hoa Kỳ. Trưởng đoàn công tác của tôi ở Hoa

Page 254: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Kỳ giải thích là vào thập niên 1980, phụ nữ Hoa Kỳ quá phóng khoáng để dẫn dụ họ vàocon đường hôn nhân. Ngoài ra hình như họ có một thói quen bất tiện là khai thác mặt tốtcủa đấng phu quân rất tài hoặc theo quan điểm tình báo khai thác mặt xấu. Trong mộtvài trường hợp, người của chúng tôi tiết lộ cho vợ của họ hoặc bạn gái của họ nghềnghiệp thực sự của minh mà không có phép của chúng tôi. Chúng tôi chỉ chấp nhận giaiđoạn này khi mối liên hệ đã trở nên gắn bó theo thời gian và do đó có lý do để tin rằngngười vợ chấp nhận cuộc sống hai mặt của người chồng. Nhưng Hoa Kỳ là một xã hộichuộng tâm sự, và ước muốn khai hết mọi sự cũng lây lan đến hầu hết các điệp viênchúng tôi cài đặt ở đây. Trong những trường hợp như vậy chúng tôi phải ngưng cộng tácvới họ. Phần lớn ở lại Hoa Kỳ với căn cước giả và tiếp tục cuộc sống công dân bìnhthường mà chúng tôi đã dàn xếp để làm bình phong che dấu những sinh hoạt nay khôngcòn lý do để duy trì.

Tiếp theo sự bại lộ của Lüttich, tôi quyết định triệu hồi tất các điệp viên ở Hoa Kỳ. Điềunày có nghĩa là hủy bỏ và làm lại từ đầu tất cả công tác tình báo không được điều khiểntừ Tòa Đại Sứ chúng tôi ở Washington và phái đoàn đại diện của chúng tôi tại Liên HiệpQuốc. Với lòng buồn phiền, tôi ra lệnh triều hồi những điệp viên đầy hứa hẹn, trong số đócó một cặp vợ chồng đã ở Hoa Kỳ năm năm và họ làm phụ tá cho các giáo sư chuyên vềnghiên cứu khoa học và công việc giảng dạy tại Đại Học Missouri, và một sĩ quan độcthân được cài đặt trong tịnh huống giống như Lüttich.

Về phần các đại diện chính thức của chúng tôi, công tác tình báo của họ không có kếtquả mặc dù chi phí rất lớn bởi vì theo kinh nghiệm tôi được biết, các nhà ngoại giao ĐôngÂu đã bị FBI giám sát kỹ lưỡng thành ra họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc móc nốihoặc khai thác một nguồn tin bất ngờ. Mặc dù sự hiện diện tình báo của chúng tôi tươngđối nhỏ, Hoa kỳ đặt chúng tôi ở mức độ nguy hiểm cao và bỏ ra những phương tiệnkhổng lồ để giám sát những sinh hoạt của các tòa đại sứ của chúng tôi. Trong suốt thờigian tôi làm giám đốc tình báo, chúng tôi chưa bao giờ kích hoạt được những nguồn tinqua ngã này. Các nhân viên thường trú tại Washington và những phái đoàn tại Liên HiệpQuốc chú trọng nhiều hơn đến việc bảo vệ các nhà ngoại giao không đề họ sa bẫy vàonhững vụ nguy hại đến uy tín của họ, đến việc kiểm soát các cao ốc xem có bị Hoa Kỳ gàimáy nghe lén không, và trong việc hoàn chỉnh những điều kiện an ninh trong những cuộcđối thoại mật. Các nhà ngoại giao cung cấp thông tin cho cục phản gián của Bộ Công An,nhưng những thông tin này không tiết lộ những chi tiết ngọan mục về những gì tạo nênđộng lực của người Hoa Kỳ.

Nhiều khi các sĩ quan tình báo tại Tòa Đại Sứ Đông Đức tại Washington chuyển một vàicâu phê bình tình cờ nghe lỏm của Tổng Thống Reagan hoặc Bush, một câu nói tầm phàonhưng gay cấn của các thượng nghị sĩ, hoặc là những nhận định sâu sắc của một kỹ nghệgia hàng đầu. Thông thường những điều này một vài ngày sau cũng sẽ xuất hiện trênbáo chí.

Tôi không nghĩ là chúng tôi nắm vững tình hình để làm thế nào sinh hoạt thành công tạiHoa Kỳ. Liên Bang Xô Viết, họ đã từng nghiên cứu kỹ lưỡng những nét tâm lý chung củangười Hoa Kỳ, họ hiểu biết về xã hội này rõ hơn chúng tôi. Tuy nhiên, Liên Bang Xô Viếtnghĩ rằng vị thế tuyến đầu địa lý của chúng tôi tại Châu Âu và sự tiếp cận trực tiếp củachúng tôi với khu vực Hoa Kỳ tại Bá Linh và Tây Đức tạo cho chúng tôi những lợi điểmnhất định để xâm nhập Hoa Kỳ. Kể từ những thập niên 1950, KBG kêu gọi chúng tôi cungcấp tin tức về « kẻ thù chính » cũng như giám sát những mối liên hệ của Hoa Kỳ với TâyĐức và sinh hoạt của họ tại đây. Mặc dù công tác của chúng tôi ở Hoa Kỳ xem ra phứctạp và không được hài lòng, chúng tôi có khả năng bù đắp điều này tại Đức nhờ vào một

Page 255: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

mâm thịnh soạn những nguồn tin ngay đàng trước ngưỡng của của chúng tôi. Những yếutố xã hội trợ giúp chúng tôi dể kết nạp người Hoa Kỳ tại Châu Âu là thái độ phản chiến vàchống định chế cầm quyền vào thập niên 1960, cộng với danh tiếng trong giới trí thức trẻcủa những bài viết của triết gia chính trị Herbert Marcuse, chẳn hạn như bài One-Dimensional Man (Con Người Nhất Phiến). Con số lớn công dân Hoa Kỳ làm việc với quânđội Hoa Kỳ tại Đức và các phái đoàn hùng hậu của Hoa Kỳ cung cấp cho chúng tôi môitrường kết nạp rộng lớn. Hơn thế nữa, chiếu theo hiệp ước của Đồng Minh về quy chế củaBá Linh, nhiều người trong số này được phép tự do vào Đông ĐỨc, do đó họ không gâynghi ngờ khi họ qua thăm viếng phía chúng tôi.

Mục tiêu chính của chúng tôi là bộ tư lệnh của quân đội Hoa Kỳ tại Heidelberg. Ở đâychúng tôi cũng thấy dễ tiếp xúc với những nguổn tin tiềm năng. Không giống như ngườiAnh và người Pháp có khuynh hướng giữ kín chức vụ của mình, người Mỹ thường vui vẻlàm bạn và không dè dặt nhiều khi nhận lời mời của một người tương đối lạ đến uốngmột ly nước, ăn một bữa cơm và tán gẫu về đời sống như một người Mỹ tại Châu Âu.Chúng tôi khám phá người Mỹ có khuynh hướng ham mê thích làm giàu nhanh chóng mộtcách trái quy ước. Liên Bang Xô Viết, có kinh nghiệm hơn chúng tôi nhiều, vẫn nghĩ rắngquyền lợi vật chất, như họ nói, thường là lý do thúc đẩy người Hoa Kỳ giúp một chínhquyền ngoại quốc, ngay cả lúc ban đầu họ có nhiều tiền. Chúng tôi để ý mỗi lần các sĩquan Hoa Kỳ tìm cách nhử mồi người Đông Đức để hợp tác với CIA, một trong nhữngbước đầu là đề nghị một số tiền lớn, trong khi đó chúng tôi tiếp tục dùng ý thức hệ hoặcđôi khi dùng động cơ trả thù để kết nạp. Chỉ khi nào việc này không thành, hoặc ngay từlúc đầu đối tượng kết nạp không có tiền chúng tôi đề nghị đưa tiền.

Có nhiều đề nghị mà chúng tôi gọi là « biến thái thương mại » đạt kết quả tốt qua trunggiang một người môi giới Thổ Nhĩ Kỳ tên là Hussein Yildrim. Anh này là thợ sửa động cơxe tại một căn cứ quân đội Hoa Kỳ. Công tác của Yildrim tạo những cơ hội lý tưởng đểnghe được những mẩu đối thoại của các chuyên viên kỹ thuật. Anh hiểu biết sâu sắc vềlợi tức của thiên hạ và có thể đoán qua những lúc nói chuyện về những chiếc xe họ ướcmơ nhân viên nào không hài lòng với lợi tức của mình và có thể tìm cách gia tăng lợi tứcbằng cách bán những thông tin mật. Anh giới thiệu cho chúng tôi nhiều nguồn tin tiềmtàng trong quân đội Hoa Kỳ.

Không có đầu mối liên lạc nào quan trọng hoặc hữu ích hơn Chuyên Viên James Hall, mộtngười Mỹ làm việc trong ngành điệp vụ điện tử của cơ quan an ninh National SecurityAgency. Cơ quan thông tin và liên lạc này quá bí mật nên các viên chức Hoa kỳ được lệnhkhông hề nghe biết đến cơ quan này, và các nhân viên trong ngành thường đùa cợt vớinhững chữ tắt NSA có nghĩa là « không có cơ quan nào mang tên này » (« no suchagency »). Xâm nhập được vào đây là một đòn ngoạn mục. Yildrim chọn Hall vì thấy Hallphản ứng tức tối giá đồng khi đô la mất giá gây ảnh hưởng đến lối sống của y và gởi gắmchúng tôi nên tiếp cận với y.

Hall đồn trú tại Teufelsberg, mà chúng tôi biết qua danh hiệu Tai Lớn (Big Ear) của HoaKỳ. Được xây trên ngọn đồi bị tàn phá thời chiến tranh ở Tây Bá Linh – do đó đồi này cótên là « ngọn núi quỷ » - một môi trường các chuyên viên cho là đặc biệt thuận lợi đểtiếp nhận những tín hiệu điện tử từ trường, Đài Từ Trường Bá Linh, một danh hiệu trunghòa, là một trung tâm kiểm soát điện tử của Hoa Kỳ tại châu Âu, một hệ thống lớn chằngchịt những trang bị những máy móc điện tử tinh vi nghe lén với những chi nhánh đặt rảirác dọc theo biên giới Đông và Tây Đức. Cơ quan này dùng một ngàn ba trăm chuyênviên kỹ thuật có kỹ năng cao để chặn bắt những điện thư vô tuyến và điện thoại, rồi sauđó nghiên cứu và lượng định giá, sau đó chuyển cho giới chức Hoa Kỳ và NATO những

Page 256: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

thông tin giá trị hàm chứa trong đó. Công tác này vượt hẳn tất cả những gì khối Hiệp ƯớcWarsaw đã thực hiện, vì vậy đối với Liên Bang Xô Viết phương cách hay nhất là đánh phávòng kiểm soát này bằng cách đơn giản là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về nó và tìmcách tránh né nó.

Trước khi Hall được kết nạp, chúng tôi không biết nhiều về số lượng âm thanh trạm đàinày có thể thu thập, hoặc là do từ đâu ra. Chúng tôi được biết một ít về cấu trúc cơ bảndo một số nguồn tin ở Teufelsberg, nhân viên tại đây làm việc cho Nhóm thứ 6912 AnNinh Điện Tử của Hoa Kỳ và Đội Pháp Tuyến thứ 26 của quân đội Anh. Chúng tôi biếtTeufelsberg là một trung tâm tiếp thu đường dây liên lạc điện thọai của Đảng Cộng Sảnnước CHDCĐ, lưu lượng trao đổi vô tuyến và điện thoại của không lực Đông Đức, vànhững liên lạc của Bộ Công An. Chúng tôi cũng khám phá quá trễ là Hoa Kỳ đã tìm cáchgiải mã những tín hiệu vô tuyến trong đó báo cáo thường nhật về chính sách nội bộ vàđối ngoại được chuyển tải đến Trung Ương Đảng.

Günter Mittag, người phụ trách về chính sách kinh tế của nước CHDCĐ, dùng nhữngđường dây liên lạc có kiểm soát này để thông tin liên hệ với các văn phòng trung ươngkinh tế và tài chánh, vì vậy ông đã bỏ những hình ảnh thương nhật mới mẻ về nền kinhtế của chúng tôi vào trong rọ của người Mỹ. Chính quyền Tây Đức yêu cầu không ngừngđể có được những thông tin này, nhưng luôn bị từ chối bởi vì người Mỹ không tin là họ cóđủ khả năng giữ kín những tin tình báo giá trị này ngoài tầm tay của chúng tôi. Tôi nghĩđây là một quyết định sáng suốt - mặc dù nếu chính quyền Tây Đức có được những báocáo của Mittag và kiểm chứng chúng với những hiểu biết của họ về trao đổi thương mạigiữa hai nước Đức, tôi nghi ngờ họ có khả năng sớm đi đến kết luận Đông Đức đã ngã quịvề mặt kinh tế.

Nhưng với sự hiện diện của Hall, chúng tôi nhận đều đặn một loạt những tài liệu mật vàtối mật về cách vận hành của trạm Teufefsberg. Hall và Yildrim, cả hai đều mạnh mẽthèm khát tài chánh. Klaus Heichner, phụ tá giám đốc Cục 9 của tình báo hải ngoại HVA,trách nhiệm về việc lượng định những thông tin do Hall cung cấp. Đôi khi Eichner báo cáotrực tiếp với tôi và tôi đánh giá cao giác quan và lối suy nghĩ có phương pháp của ông.Ông nói: « Chúng ta đào đúng mỏ vàng rồi. Bao lâu nguồn tin này cẩn mật, điều này cóthể tiếp diễn lâu dài ». Trong năm năm Hall làm gián điệp cho chúng tôi, chúng tôi trảlương cho đương sự vượt lên trên gấp hai lần tiền lương y lãnh của quân đội – tổng cộnglà $100.000 Mỹ kim và, trong một giai đoạn đặc biệt hoạt động tích cực, có đến $30.000mỹ kim trong một năm. Đây là một số tiền lớn so với tiểu chuẩn của chúng tôi, nhưngkhông đáng là bao so với giá trị của những thông tin này đối với chính quyền của chúngtôi và Moscow. Trong thời gian này Hall được thăng chức giám sát viên trong ban điềunghiên tình báo điện tử, và chất lượng thông tin đương sự cung cấp cũng gia tăng theo.Sau khi trở về Hoa Kỳ để bổ túc huấn nghệ năm 1985, Hall được phái đến sư đoàn quânbáo của Sư Đoàn 5 tại Frankfurt, cuối cùng được thăng chức giám đốc chiến tranh điện tửvà công tác tình báo pháp tuyến.

Tại Frankfurt, Hall gặp gỡ Yildrim tại siêu thị quân đội PX và trong lúc mua hàng trao mộtgói plastic chứa tài liệu đánh cắp. Yildrim sau đó lại xe một mình về phòng Hall đã thuê ởtrong thành phố và sao chép lại tài liệu. Và rồi anh người Thổ lái xe trở về Bá Linh và Hallđem trả tài liệu về nơi cũ. Để kiếm tiền nhiều hơn, Hall bắt đầu cung cấp thêm nhiềuthông tin, đến độ, trên thực tế, những chuyên viên điều nghiên của chúng tôi than phiềnlà họ không theo kịp. Vì lý do này, tôi đề nghị là vật liệu nên chuyển sang cho phía XôViết, vì ngoài những chi tiết liên quan đến quyền lợi của Đông Đức, còn có những thông

Page 257: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

tin có tính cách chiến lược, có thể được Moscow khai thác hữu ích hơn – mặc dù chúng tôichưa bao giờ tiết lộ nguồn tin của chúng tôi cho họ hoặc thực chất của công tác chúngtôi.

Chúng tôi cũng đưa những tài liệu này cho giám đốc Cục Tình Báo Pháp Tuyến và PhảnGián thuộc Bộ Công An để họ nghiên cứu, vì các chi tiết kỹ thuật vượt lên trên khả nănghiểu biết của các chuyên viên thông thường của chúng tôi. Báo cáo sau này của ông ghinhận một điểm nổi bật mà ngành tình báo cho đến nay không hề biết đến nhưng lại cótầm quan trọng sinh tử cho kế hoạch quân sự. Báo cáo cho biết hệ thống chiến lược điệntử ELOKA (Elektronische Kampfführung) cung cấp cho Hoa Kỳ và các đồng minh NATOnhững tin tức chính xác về nơi chốn của những trung tâm biệt kích của Khối Hiệp ƯớcWarsaw và những di chuyển quân sự từ Đông Đức sang Liên Bang Xô Viết. Nói một cáchkhác, mặc dù các tướng lãnh của khối Warsaw có cố gắng ngụy trang những di chuyểnquân đội và vũ khí, mọi thay đổi quan trọng đều được quân báo Hoa Kỳ ở Teufelsberg ghinhận tức khắc và thông báo cho Washington hoặc Brussels.

Trong số những tài liệu quan trọng nhất chúng tôi nhận được từ Hall là Danh Sách PhốiHợp Tình Báo Pháp Tuyến (National Sigint Requirements List), một tập tài liệu bốn ngàntrang mô tả phương cách dùng tình báo pháp tuyến (« sigint » = signals intelligence) đểkhỏa lấp sự ngăn cách giữa tình báo quân sự và chính trị. Từ tập tài liệu này chúng tôi cóđược những thông tin hữu ích về những mặt nào CIA và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cảm thấythiếu sót. Đây là một tài liệu vô cùng giá trị vì chúng tôi có thể phỏng đoán nơi nào họgia tăng sinh hoạt và từ đó chúng tôi có những biện pháp phản công thích hợp. Mộtthành công nổi bật khác là chúng tôi có được bản báo cáo mang bí hiệu Canopy Wing,trong đó liệt kê những loại chiến thuật điện tử được đem ra áp dụng để vô hiệu hóa cácbộ tư lệnh của Liên Bang Xô Viết và khối Hiệp Ước Warsaw trong trường hợp xảy ra chiếntranh toàn diện. Nó chỉ dẫn trong chi tiết phương pháp để ngăn chặn những liên lạc vôtuyến cao tầng mà Bộ Tư Lệnh Tối Cao Xô Viết dùng để ra chỉ thị cho quân đội của mình.Một khi chúng tôi chuyển tin này cho quân đội Xô Viết, họ có thể trang bị những dụng cụthay tần số vô tuyến và những biện pháp phản công khác.

Số lượng tài liệu do Hall cung cấp quá to lớn nên chúng tôi đề nghị đương sự nên giảmbớt lại để không bị nghi ngờ. Một gói của đương sự chứa tới mười ba tập tài liệu toàn bộgồm có những chỉ thị và những kế hoạch hành động của NSA và Bộ Tư Lệnh Tình Báo vàAn Ninh (Intelligence and Security Command) và trong đó có những chi tiết kế hoạchphát triển tình báo pháp tuyến của Hoa Kỳ cho mười năm tới. Đương sự cũng cung cấpnhững thông tin mật về chương trình chiến tranh tinh tú mà Ronald Reagan ấp ủ để ngănngừa tên lửa. Cơ quan phản gián của quân đội Hoa Kỳ, mà chúng tôi thấy đáng sợ tạiHoa Kỳ, lại không làm ra trò trống gì tại Teufelsberg. Khi Hall trở về Hoa Kỳ, đương sựvẫn giữ liên lạc với chúng tôi. Nhưng không may, lòng tham của y đưa y vào bẫy vì muốngia tăng gấp đôi lợi tức bất hợp của mình bằng cách bán những tài liệu tương tự cho XôViết, hành động này đã gây nên sự chú ý của FBI. Đương sự bị bắt vào tháng 12 năm1988 cùng với Yildrim sau khi họ tham dự một cuộc họp tại một khách sạn ở Savannah,tiểu bang Georgia, với một nhân viên FBI cải trang lả một sĩ quan tình báo Xô Vi ết. Bảncáo trạng về những hoạt động của Hall đọc trước tòa án xác định những tài liệu do yđánh cắp giúp cho cơ quan chúng tôi phá hỏng công tác theo dõi của Hoa Kỳ trên lãnhthổ của Đông Âu trong vòng sáu năm. Hall nhận hết mười tội trong khi làm gián điệp vàbị kết án bốn mươi năm tù ở. Yildrim, tên đỡ đầu Mephistopheles quỷ quyệt của y, cũngbị truy tố về tội gián điệp.

Page 258: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Những tin tức chúng tôi biết được về điệp vụ điện tử của Hoa Kỳ do James Carnay – bídanh Kid - cung cấp cũng có tầm quan trọng thiết yếu. Carnay là một trung sĩ khôngquân và là một người giỏi ngôn ngữ, chuyên viên về thông tin liên lạc, phục vụ trại phitrường Tempelhof ở Tây Bá Linh, dùng làm căn cứ không quân của Hoa Kỳ. Tự bộ tư lệnhNSA tại Fort Meade tại tiểu bang Maryland có một đường dây liên lạc trực tiếp với các cơsở châu Âu tại Frankfurt và thẳng đến Bá Linh – Teufelsberg. Thông tin của Carney chochúng tôi biết phương cách hệ thống liên lạc này có khả năng chỉ định đích xác một chụcyếu điểm của khối Hiệp Ước Warsaw trong vòng vài phút khi chiến tránh bùng nổ. Mộtvài khả năng của hệ thống này xem ra rất kỳ diệu đối với tôi nên tôi cho mời một chuyênviên để lượng định và giải thích chúng theo ngôn ngữ bình thường. Ví dụ, có một đội tạiTây Bá Linh theo dõi căn cứ không quân của Xô Viết tại Eberswalde, cách Đông Đức haimươi tám dặm về phía Đông Bắc. Tài liệu do Carney cung cấp cho thấy Hoa Kỳ đã tìmcách xâm nhập hệ thống liên lạc không - bộ của căn cứ này và đang tìm phương cách đểngăn chặn chỉ thị trước khi đến tai của những phi công Nga và thay vào đó lệnh từ TâyĐức. Nếu việc này thành công, những phi công MiG sẽ nhận lệnh từ kẻ thù Hoa Kỳ. Điềunày xem giống như chuyện khoa học giả tưởng, nhưng theo sự đánh giá của các chuyênviên của chúng tôi, điều này có cơ xảy ra nếu họ muốn giở trỏ này, vì họ chi phí khổng lồvà dùng sức mạnh kỹ thuật của không quân Hoa kỳ cho việc nghiên cứu này.

Nhược điểm của Carney trong vai trò của một điệp viên là tình trạng tâm lý của y, vốn dĩyếu kém. Đương sự là một người đồng tính luyến ái và mắc bệnh hoang tưởng truy khắc,và đời sống cá nhân của y có thể làm y mất uy tín trong quân đội, vì trong quân đội đồngtính luyến ái bị ngăn cấm. Năm 1984, sau khi trở về Hoa Kỳ, anh xin tị nạn ở Đông Đức,nói rằng người ta đã tìm thấy xác người yêu làm việc chung ngành tuyền tin với anh chếttrong bồn tắm, đầu bị chùm bao plastic và đây là công tác điệp báo mờ ám để tìm bắtanh. Chúng tôi lo ngại anh sắp sửa khai báo sự thật, và mặc dù chúng tôi không biết cónên tin hay không chuyện trong bồn tắm, chúng tôi sợ đương sự đang bị theo dõi và rấtcó thể bị bắt nếu đương sự tìm cách trốn khỏi Hoa Kỳ. Làm thế nào để bốc đương sự rakhỏi tình thế hiểm nghèo này? Chúng tôi quyết định dùng một chiến thuật liều lĩnh màchúng tôi chỉ dùng trong những trường hợp khẩn cấp nhưng luôn luôn thành công: chúngtôi cấp giấy tờ căn cước Cuba giả mạo để đưa anh ra khỏi Hoa Kỳ sang Havana. Và từ đóchúng tôi cấp chuyến máy bay cho đương sự bay qua Moscow để đến Ba Linh.

Một khi đương sự ở lại với chúng tôi, một công việc năng nhọc khác là làm cho đương sựcảm thấy thoải mái tối đa. Điều này không dễ, vì nhịp sống kém nhộn nhịp tại Đông Đứcvà sự khan hiếm tương đối về sản phẩm tiêu thụ và thú ăn chơi. Những chúng tôi rất longại và ngăn ngừa đương sự rời vào tình trạng khủng hoảng tâm thần và chay sang tòađại sứ Hoa Kỳ để khai hết mọi chuyện. Carney được giao một công việc theo dõi nhữngđiện thư pháp tuyến Anh ngữ của ác tòa đại sứ Anh Quốc và Hoa Kỳ và các học viện tạiTây Bá Linh và ghi lại trên giấy những chi tiết đáng lưu ý cho chúng tôi. Đây không phảilà một công tác tình báo có chất lượng cao – tôi không cảm thấy đương sự có tâm trí ổnđịnh hoặc đáng tính cậy để làm công tác tình báo cao cấp – nhưng ít ra đương sự còn giữđược mối liên hệ với đất nước của đương sự.

Năm 1989, khi ngày tàn của Đông Đức gần kề, sĩ quan điều khiển đương sự và trưởngban tình báo ở khu vực Hoa Kỳ phải quyết định nhanh để giải quyết tình trạng của đươngsự. Họ đề nghị cho anh định cư ở Nam Phi với sự đài thọ của Bộ Công An nhưng đương sựkhông đồng ý. Đương sự cũng không thích cuốn gói sang Moscow. Chúng tôi không cònđường nào khác là cung cấp cho anh một căn phòng và một số vốn để sinh sống tại Suhl,ở phía Nam Đông Đức, nơi đây anh ít bị lô hơn. Đầu năm 1990, Carney biến mất khỏiSuhl. Một vài sĩ quan của chúng tôi nghĩ rằng đương sự đã bị CIA bắt cóc. Nhưng đúng ra

Page 259: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

họ thấy y cô đơn và chán trường, họ tìm cách thuyết phục đương sự trở về quê nhà. Nếucác người săn lùng đương sự hứa khoan hông cho đương sự, họ đã không giữ lời hứa.Cuối năm đó Carney bị tòa án Hoa Kỳ kết án ba mươi tám năm tù.

Trong trường hợp của cả Hall và Carney, điều chắc chắn là họ đã phản bội đất nước củahọ để phục vụ cho Đông Đức. Nhưng một trường hớp khác không rõ rệt như vậy, đó làtường hợp của Jeffrey Schevitz, người Mỹ cuối cùng bị xử án vì tội làm gián điệp choĐông Đức. Nhưng không ai rõ đương sự làm gián điệp cho ai, hoặc cho chính xác hơn,anh do thám ai để có thêm lợi nhuận. Schevitz đến Tây Bá Linh để hoạt động phản chiếnnăm 1976 và chuyển thông tin cho chúng tôi từ Viện Đại Học Tự Do John F. Kennedy(JFK Free University Institute for American Studies) trong thời gian làm nghiên cứu sinhtại Hội Nghiên Cứu Chính Sách Ngoại Giao tại Bonn và sau này, từ một trung tâm nghiêncứu hạt nhân tại Karlsruhe, tại đây đương sự làm việc từ 1980 cho đến 1994. Schevitzchuyển tin tức liên quan đến những cố gắng của Tây Đức để làm suy yếu chính sáchkhông bành trướng của Hoa Kỳ và về những quy tắc của COCOM (CoordinatingCommittee for East-West Trade Policy = Ủy Ban Phối Hợp Chính Sách Thương Mại ĐôngTây) bao trùm việc xuất khẩu những kỹ thuật công nghệ cao. Chính Schevitz công nhậnđương sự có được những tin tức này là nhờ mối liên hệ với cựu giám đốc tình báo trongPhủ Thủ Tướng của Helmut Kohl. Nhưng Schevitz cũng khai cán bộ điều khiển Hoa Kỳ củađương sự là Shepard Stone, giám đóc của Viện Aspen tại Bá Linh, một nơi gặp gỡ củanhững chính trị gia và trí thức hàng đầu, và những ký giả của Đông và Tây Đức, vàđương sự làm gián điệp nhị trùng cho Hoa Kỳ ngày từ lúc bắt đầu. Schevitz khẳng địnhStone đã hứa với y sẽ thừa nhận những mối liên hệ của y trong trường hợp y bị bắt,nhưng Stone chết năm 1990 mà không để lại một tài liệu nào nói đến Schevitz. Tòa ánbác bỏ lời giải thích này nhưng một cách lạ lùng chỉ tuyên án đương sự có mười támtháng tù treo.

Tôi không biết rõ hết nội vụ chuyện này. Cơ quan của tôi biết Sherpard Stone dính líu vớiCIA, nhưng không phải như kiểu Schevitz khai báo. Chúng tôi đoan chắc những mẩu đốithoại tại Aspen được thường xuyên thâu thanh và chuyển cho CIA. Nhưng về mối liên hệgiữa Shepard và Schevitz, chúng tôi không có bằng chứng nào cả.

Song song và phụ trợ cho những điệp vụ thời Chiến Tranh Lạnh chống lại Hoa Kỳ, chúngtôi chú trọng đến kế hoạch chiến lược của NATO. Tôi đã trình bày công tác của côMargarete, nguồn tin tại SHAPE (Supreme Headquarters Allied Powers Europe = Bộ TổngTham Mưu Tối Cao Quân Lực Đồng Minh Châu Âu) trong thập niên 1960. Chúng tôi cũngmay mắn kết nạp và lưu giữ trong vòng mười bảy năm một điệp viên giá trị hơn nhiều,đó là một viên chức NATO người Đức tên Rainer Rupp, được sự trợ giúp của bà vợ ngườiAnh tên Anne-Christine, họ chuyển giao một vài bí mật quan trọng nhất của NATO choĐông Đức.

Rupp đúng là con người của thập niên 1960. Hàng ngàn thanh niên Tây Đức đã giận dữxuống đường năm 1967 phản đối quyết định của Thủ Tướng Kurt-Georg Kiesinger và PhóThủ Tướng Willy Brandt tiếp đón trọng thể Quốc Vương Iran, thể chế phản dân chủ củavương quốc được củng cố do chính sách khủng bố của cảnh sát mật vụ. Những cuộc biểutình chống cuộc viếng thăm của vị Shah sanh ra bạo động, và trong lúc hỗn độn, BennoOhnesorg, một sinh viên thuộc Cộng Đoàn Sinh Viên Cơ Đốc Giáo, bị bắn chết. Sáu chụcngười bị bắt và phong trào sinh viên trỗi dạy. Rupp, đang là sinh viên học kinh tế tạiDüsseldorf, gia nhập phong trào phản kháng toàn quốc kế tiếp. Trong một lần xuốngđường anh đi bên cạnh một người lớn tuổi và người này mời anh sau đó đi uống bia và ăn

Page 260: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

một bát goulash, và nói chuyện chính trị. Người đàn ông tự xưng là Kurt chia sẻ ưu tưcủa Rupp là chủ thuyết cấp tiến cực hữu đang lên. Hai người bạn biểu tình kêu thêm biavà nói chuyện về thái độ đạo đức giả của nước Tây Đức dân chủ khi tiếp đón những kẻsát nhân như quốc vương Shah với sự trang trọng và danh dự, tất cả chỉ vì dầu hỏa củaIran.

Bất thình lình Kurt lái câu chuyện ra khỏi cuộc biểu tình. Kurt nói với Rupp « Đôi khi mộtngười có thể đáng giá hơn cả một đạo binh». Đây là một toan tính táo bạo và nhanhnhẹn để kết nạp Rupp, và đã thành công.

Rupp nhận ra người đối tác uống rượu là người Đông Đức – nhưng tôi không dám quyếtđoán là đương sự có nhận ra được Kurt là một điệp viên sinh hoạt tại Bonn vào lúc đó.Anh sinh viên hai mươi hai tuổi, thù địch với trật tự của thế giới quanh mình, chấp nhậntức khắc gặp gỡ Kurt tại Đông Bá Linh. Hai sĩ quan khác gặp gỡ Rupp và vui mừng vìnhững tài năng tiềm ẩn của đương sự. Anh nói Anh ngữ và Pháp ngữ và thương số thôngminh vượt trội và nắm vững tình hình kinh tế chính trị. Một trong những sĩ quan đề nghịmột công việc tại NATO, bấy giờ đặt trụ sợ tại Brussels. Rupp chưa có dự tính gì cho sựnghiệp tương lai khi anh tốt nghiệp, và anh đồng ý. Anh rời Đại Học Düsseldorf và ghi têntại Brussels vào lúc cá nguyệt cuối để có thể dễ dàng đăng ký công việc tại đây. Anh đậucao và sau khi tốt nghiệp anh nhận chức vụ chuyên viên nghiên cứu tại Viện Kinh Tế ỨngDụng. Và từ đó anh dễ dàng chuyển sang làm việc với NATO, viết những bài nghiên cứuvề ảnh hưởng của công nghệ vũ khí lên trên kinh tế quốc gia. Rupp chuyển tất cả nhữngtài liệu này và nhận xét của anh về công việc và phong cách làm việc trong nội bộ của BộTổng Tham Mưu NATO qua những trạm tiếp liên cho chúng tôi tại Đông Bá Linh. Chúngtôi đặt cho anh bí danh là Topaz. Vợ của anh, anh lập gia đình trong khi làm việc tạiNATO là người chất phác và vui tính; cô ta không hề để ý đến sự kiện là họ đang hưởngtuần trăng mật trên lãnh thổ của Đông Đức.

Sau khi lập gia đình, Rainer được thăng chức trong NATO và chẳng bao lâu cung cấp chochúng tôi những tin tức về khả năng quốc phòng của tất cả các nước thành viên củaNATO. Cho đến năm 1977, Anne Christine, lúc bấy giờ đã hiểu được nội dung của nhữngchuyến đi bí mật của chồng minh sang Amsterdam đề gặp cán bộ điều khiển và việc chụphình những tài liệu trong căn buồng nhỏ, tích cực giúp chồng. Cô đã đổi việc và sang làmở NICSMA (Nato Integrated Systems Management Agency), Cơ Quan Quản lý Hệ ThốngHội Hợp của NATO), nơi đây cô cũng lén chuyển thông tin ra ngoài. Cô ngưng hoạt độngđiệp vụ sau khi sanh con. Rainer Rupp tiếp tục cho đến năm 1989, không hề suy xuyểntrong sự dấn thấn để cung cấp những tài liệu tinh tế của NATO ví dụ như quyển CrisisHandbook (Cẩm nang giải quyết khủng hoảng), tài liệu ba trăm trang Armed Forces Plan(Kế Hoạch của Quân Đội), và quyển Final Document on Preventive Measures (Tài LiệuĐúc Kết về những Biện Pháp Phòng Ngừa), và vào đầu thập niên 1980, những chi tiết vềý định đánh phủ đầu của liên minh. Nhưng giá trị chính của Rupp nằm ở nhận thức bénnhậy trong những trang báo cáo và khả năng tổng kết và chuyển đạt cái mà chúng tôigọi ngôn từ khó hiểu của NATO thành những từ ngữ dễ hiếu cho mọi người – ngôn ngữmờ ảo của những từ viết tắt của môi trường làm việc của tổ chức này. VladimirKryuchkov, giám đốc của KGB, rất khâm phục những tài liệu do Rupp viết và muốn xemngay cả bản thảo tiếng Anh để đương sự có thể tự hào đã đọc đúng những gì các tướngNATO đã đọc.

Tôi đã ước vọng rằng quyển sách này sẽ được viết ra nhưng không lồng trong đó chuyệncủa Rupp – mong rằng việc làm của ông cho chúng tôi không bị lộ. Nhưng những gì đãtừng được chúng tôi giấu rất kín nay đã được phơi bày trên bàn mổ xác của một hệ thống

Page 261: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đã quá vãng. Tuy nhiên tôi tin rằng sẽ không còn điệp viên tầm cỡ nào bị tiết lộ nữa vì hệquả của cuộc phơi bày những công tác của tình báo hải ngoại Đông Đức. Khi nước CộngHòa Dân Chủ Đức sụp đổ, tôi không thấy lý do gì để Rupp có thể bại lộ. Vị trí của ôngtrong lòng của NATO tại Brussels đã tạo cho ông một nới an toàn, tôi nghĩ như vậy, hơnlà các điệp viên ở trong nước Đức. Tôi tin tưởng mặc dù có mối nghi ngờ một điệp viênnằm vùng trong NATO, không ai có thể đoán được danh tính thật của y. Nhưng rồi bídanh của ông bị Heinz Busch, một chuyên viên điều nghiên quân báo trong cơ quan củatôi, đã phản bội và tiết lộ. Busch chuyển tin cho cơ quan phản gián Đức BND năm 1990.Busch biết bí danh này, nhưng không rõ tên tuổi thực của Rupp. Năm 1994, Rupp bị kếtán mười hai năm tù và bị phát 300.000 Đức Mã vì tội tiết lộ bí mật, theo quyết định củatòa án, có thể gây nên những hậu quả tai hại trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Tôikhông đồng ý với lời lên án này. Tôi nghĩ quyết định của Rupp chia sẻ những bí mật củaNATO cho chúng tôi đóng góp cho xu hướng hòa hoãn. Không có Rupp, chúng tôi khôngbiết nhiều về NATO và sợ họ hơn.

Giống như những người khác, tôi xem việc kết án Rupp là một hành vi rõ ràng bất hợppháp. Nguyên tắc của luật pháp quốc tế và hiến pháp của nước Đức bảo đảm quyền bìnhđẳng của công dân đối với pháp luật. Làm thế nào sau khi hai nước đã thống nhất đượccông pháp quốc tế công nhận, lại có chuyện gián điệp của một nước không bị trừng phạt,ngay cả được đền bồi trong trường hợp bị giam cầm, trong khi đó những ai làm việc choquốc gia kia bị kết án tù dài hạn và bị phạt một số tiền nặng nề? Đối với một số gián điệpChiến Tranh Lạnh đã chấm dứt, những đối với một số khác nó vẫn tiếp tục.

Page 262: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 15

Cuba

Tôi chẳng bao giờ dám một mình tự ý quyết định đi sang Hoa Kỳ, nhưng tình cờ xui khiếncuộc tiếp xúc đầu tiên của tôi với lục địa này xảy ra tại New York, một thành phố tôi chỉbiết qua thơ văn của Brecht, qua âm nhạc của Kurt Weill, và qua những phim kẻ cướptrong đó Peter Lorre thủ vai. Năm đó là năm 1965. Bốn năm đã qua từ khi Batista, kẻđộc tài trị vì Cuba, đã bị hạ bệ, và theo lời mời của Cuba, tôi lấy máy bay sang Havanađể cố vấn cho chính quyền Fidel Castro thành lập một cơ quan tình báo hữu hiệu. Saunày, Cuba cùng với Tiệp Khắc (Czechoslovakia) nhập vào liên đoàn ưu tú của những nướcxã hội chủ nghĩa có kỹ năng về tình báo, nhưng trở lại thời này họ chỉ là những tay mớibắt đầu chập chững. Tôi được lệnh cố vấn về mọi vấn đề từ những nguyên tắc sơ khởicông tác ngụy trang cho đến việc thiết lập hệ thống giải mã và cài mã an toàn. Cubađược giải phóng gần đây và điều này cho tôi nhiều hưng thú đối vì đây là một hòn đảonhỏ bẻ trôi dạt trên biển cả của tư bản chủ nghĩa. Con đường bình thường đi từ Đông BáLinh đến Havana phải đi qua Prague với những lần quá giang tại Scotland hoặc Canada.Tuy nhiên trong trường hợp của tôi, Mielke cương quyết không cho tôi đậu trên lãnh thổcủa một quốc gia thành viên NATO. Ông nghiêm trọng nói: « Không ai có thể ngờ đượcnhững gì họ biết về anh và chuyện gì sẽ xảy ra nếu có chuyện không may». Thay vào đó,tôi phải bay qua Moscow và chuyển sang chuyến bay thường không quá giang trực tiếpđến Havana.

Tôi đi cùng với hai sĩ quan đáp xuống Moscow vào ngày 6 tháng Giêng năm 1965, đúngvào mùa rét căm căm. Nhiệt độ đã tụt xuống dưới không độ Farenheit, và chúng tôi rétrun khi chúng tôi hối hả bước trên phi trường Sheremyetevo để bước lên những chiếc xeca đưa chúng tôi đến nói chuyện với Vladimir V. Semichastny (15/1/1924 – 12/1/2001),

Vladimir V. Semichastny

giám đốc KGB và Alexandr Sakharovsky, trưởng ban tình báo hải ngoại. Họ chỉ dẫn chochúng tôi về những mối liên lạc của họ với Bộ Nội Vụ Cuba và thông tin cho chúng tôi vềnhững con số và những sinh hoạt của các sĩ quan liên l ạc KGB đã có mặt sẵn tại đây.

máy bay phản lực AN-124

Tối hôm đó chúng tôi lại lên đường bước lên chiếc máy bay phản lực AN-124, một phi cơchuyên chở to lớn nhất của đội hàng không Xô-Viết Aeroflot. Cô chiêu đãi viên Maria,

Page 263: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

chắc chắn là một nhân viên của KGB, nuông chiều phái đoàn nhỏ bé của chúng tôi. Phầnlớn các hành khác là sĩ quan hải quan hoặc chuyên viên quân sự Xô Viết du hành với giađình đến trụ sở làm việc mới ở nơi chân trời xa xôi của thế giới Cộng Sản. Chúng tôi nằmtrong một bầu không khí đi tiên phong khai khẩn. Hai người khách lạ khác là người TrungHoa, xem ra là những liên lạc viên ngoại giao. Họ ngồi đối diện trực tiếp với chúng tôi,tay họ nắm chặt lấy quai sách của cái cặp da, làm như họ sợ chúng tôi nhảy chồm vồ lấyvà đánh cắp hành lý ngoại giao của nước Cộng Hòa Nhân Dân Đức. Phiá sau chiếc máybay hoàn toàn trống rỗng. Các ghế ngồi đã được dỡ đi để cho máy bay nhẹ đi, và để bảođảm, như chúng tôi được thông báo để cho chúng tôi an tâm, là nhiên liệu còn đầy đủđến địa điểm đắp, cách đó khoảng tám ngàn dặm.

Chúng tôi bay thâu đêm và khi mặt trời mọc chúng tôi thoáng nhìn thấy bờ biển Canadaqua cửa sổ. Vài giờ nữa trôi qua và theo dự tính của tôi, chúng tôi đang tiến gần đếnCuba. Chiếc máy bay đã từ từ hạ thấp. Tôi đang cao râu để chuẩn bị cuộc tiếp đón tạiHavana nhưng tôi để ý thấy mặt trời không nằm ở phía dự đoán. Tôi trở về chỗ ngồi vìnáo động không khí làm cho phi cơ rung lắc đáng sợ, và sau đó thình lình đâm nhàoxuống. Thật là khó chịu không có ai thông báo có một việc bất thường đã xảy ra, và tôithấy biển đang tiến về phía chúng tôi. Tôi chỉ có một vài giây chợt nghĩ đây là cảm giáckhi phi cơ rớt xuống, nhưng tiếp đó tôi lại biết phi cơ chúng tôi đang nhảy trên phi đạo vàtiếng bánh xe thắng kêu rít lên. Đầu nóng bưng, tôi dí mắt nhìn qua cửa sổ và thấy mộtbảng tiếp đón ghi những hàng chữ: « Chào mừng quý khách đến Phi Trường John F.Kennedy ».

Chúng tôi ngồi im lặng và sững sờ, đầu óc quay cuồng nghĩ ngợi cùng một câu hỏi hiểnnhiên. Chuyện gì đã xảy ra? Phi cơ hết xăng? Có tại nạn gần kề? Anh phi công Xô Viếtthình lình quyết định tương lai của anh nằm ở Thế Giới Tự Do? Tôi đặc biệt tự hỏi chúngtôi, những người phái viên của cơ quan tình báo khối Đông Âu trên đường đi đến ngườibạn đồng minh duy nhất ở phía bên kia thế giới đầy bất trắc, bây giờ làm gì đây, nay đãbị xô đẩy vào Hoa Kỳ, ngay trong lòng của kẻ địch.

Trong lúc động cơ máy bay gầm lên để rồi ngưng chạy, một đoàn xe cảnh sát chạy đếnđể bao vây chiếc phi cơ. Còi hụ. Anh bạn bên cạnh tôi văng tục: « Cục cứt ». Chúng tôigồng mình chờ đợi cảnh sát đổ xô lên phi cơ. Nhưng không có gì xảy ra cả. Trong hàngtiếng đồng hồ, chúng tôi ngồi chờ trong chiếc phi cơ trên phi đạo chờ đợi, lòng bồn chồnvà nôn nóng duyệt những kịch bản có thể xảy đến. Không có một kịch bản nào đem đếnsự yên tâm. Cả ba chúng tôi trong phái đoàn đều có thông hành ngoại giao của nướcCộng Hòa Dân Chủ Đức nhưng Đông Đức chưa được Hoa Kỳ hoặc Liên Hiệp Quốc côngnhận. Tôi mang theo trên người một tài liệu nhỏ trong đó cho biết rõ nghề nghiệp thậtcủa chúng tôi. Tôi lặng lẽ cất giấu nó dưới tấm nệm trải trên chiếc xe lăn trẻ con, nhờAeroflot hạn chế hành lý, nằm cạnh bên tôi trên lối đi.

Có lẽ bây giờ các nhiếp ảnh gia và ký giả đã bao vây phi cơ. Tôi để ý thấy có một ngườigắn trên mũ nỉ giấy thông hành ký giả của tờ The Front Page. Họ đang kèo nài các nhânviên an ninh Hoa Kỳ cho họ lên phi cơ. Tôi nguyện thầm mong các nhân viên an ninh sẽtừ chối, lo sợ phản ứng ngược ở Đông Bá Linh khi hình của tôi - Tây phương vẫn chưabiết rõ hình ảnh của tôi – được trưng bày cho mọi người thấy, và ngay trên trang đầu củatờ New York Times, không hơn không kém. Đây là lần đầu tiên, sau này tôi mới biết, từkhi xảy ra khủng hoảng Cuba năm 1962, một chiếc máy bay Xô Viết hạ cánh hoặc mộtchiếc tàu cập trên lãnh thổ của Hoa Kỳ. Sự xuất hiện thình lình của phi cơ chúng tôi đãgây náo động. Qua cửa sổ, tôi thấy các nhiếp ảnh gia yêu câu chúng tôi vẫy tay. Tôi kéo

Page 264: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

màn chắn xuống. Sự hiện diện của báo chí khiến cho chúng tôi lấy lại tinh thần khôi hài,người bạn đồng hành tốt nhất trong những trạng huống như vậy. Chúng tôi bắt đầu nháinhững câu trả lời giả định của Mielke khi đương sự khám phá giám đốc tình báo hải ngoạivà hai sĩ quan tình báo cao cấp của ông, trong tay đầy áp những thông tin và chi tiết kỹthuật để trợ giúp cho kẻ thù của Hoa Kỳ nằm ngoài biển khơi cách đó chín mươi dặm,đang bị kẹt trên sân bay của phi trường JFK. Chúng tôi mường tượng những gì ông sẽ nóivới Moscow: « Các đồng chí, tôi gởi gắm họ vào tay các đồng chí để các đồng chí đảmbảo sự an toàn tuyệt đối công tác của họ. Bây giờ tôi được biết họ không những phảiđương đầu với kẻ thù, họ được giao ngay vào tay của địch ».

Đàng sau những nhà chứa máy bay tôi thấy xa lộ rộn ràng xe cộ ban mai. Đầu óc của tôisuy nghĩ miên man đến những giả thuyết chưa hề được khai thác. Tình hình sẽ như thếnào nếu tôi là một hành khách bình thường ? Có thể nào tôi thản nhiên tản bộ đến cổngNơi Đến, trình thẻ thông hành ngoại giao và ví dụ gọi điện thoại cho George Fischer?Hoặc Leonard Mins, một người Cộng Sản khác sống tha hương đã từng là ban bè thânthiết với bố mẹ tôi trong những ngày sinh sống đang sau khu phố Arbat? Ông là đườnggiây qua đó cha tôi liên lạc với chúng tôi khi ông bị giam giữ ở Pháp. Một anh em cùngcha khác mẹ với tôi tên Lukas, một tác phẩm của cha tôi từ lần cưới đầu tiên, có lẽ đangsống đâu đó gần New York, nếu tôi nhớ không lầm. Tôi cảm thấy tự do lạ lùng. Đây lànhững giây phút hiếm hoi và thoáng qua trong cuộc sống bình thường nhưng lại được trảinghiệm qua những trạng huống ép buộc vì sự trộn lẫn giữa lịch sử, định mệnh con ngườivà những điều tôi thâm tín.

Thực tế đã mau chóng chiếm ngự suy nghĩ. Tôi rà soát những hệ quả tình báo tiềm tàngvề sự có mặt bất ngờ của tôi trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có thể tố cáo tôi điều gì nếuhọ nhận diện ra tôi? Chỉ cần giam giữ tôi hoặc đem tôi ra xét xử tại đây? Vào lúc đóchúng tôi đang trong tiến trình huấn luyện những điệp viên xuất sắc để xâm nhập Hoa Kỳvới những căn cước giả. May mắn thay, chưa có một ai được cài đặt trên đất Mỹ bởi vìchương trình xâm nhập đã bị gián đoạn vì đã xảy ra việc nhân viên trong một ban củatình báo hải ngoại HVA đào thoát, ban này phụ trách về những sinh hoạt của những cơchế Hoa Kỳ trong phần kiểm soát phiá Tây của Bá Linh. Một trong những người bị bắt liềntheo cuộc đào thoát này là một thông dịch viên trong phái bộ quân sự của Hoa Kỳ tại BáLinh, đã cung cấp cho chúng tôi những tin tức mật về chính sách của Washington đối vớihai bên nước Đức chia đôi. Chúng phát xuất từ những bản tốc ký ghi chép lại trongnhững cuộc viếng thăm của bà Leonor Lansing Dulles, em gái của John Foster Dulles vàlà một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ đặc trách về chính sách ở Bá Linh. Vìđã trao cho chúng tôi toàn bộ tài liệu về quan điểm của người phụ nữ hoạt bát này, ngườicung cấp tin tức này đã bi kết án khá nặng vì tội phản bội. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bịbắt và bị nhận diện là viên chức phụ trách về công tác này?

Dòng suy nghĩ miên man của bị gián đoạn vì cái thúc của một bạn đồng nghiệp. Anh ấychỉ về phía hai ông Tàu ngồi đối diện chúng tôi. Hai liên lạc viên ngoại giao đã mở sáchtay và đang nhai ngấu nghiên mớ tài liệu trong đó. Chúng tôi cảm kích lòng tận tụy củahọ với công tác. Nhai và nuốt là những vũ khí suy nhất họ có để chống trả lại kẻ thù giaicấp. Nhưng bó hồ sơ khá dày và họ không có nước để giúp họ tiêu thụ món ăn khôngngọn miệng này. Chúng tôi có nên, nhân danh quốc tế vô sản, giúp họ không ? Chúng tôibàn thảo ngắn gọn với nhau và quyết định với lòng thoải mái việc làm này có thể là mộtsự can thiệp không xác đáng vào nội tình của Trung Quốc với những hậu quả không thểlường trước cho bang giao giữa hai nước.

Page 265: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Bây giờ nhiệt độ trong máy bay đã hạ xuống. Luồng thông khí duy nhất là do không khímát lạnh được đưa từ bên ngoài vào. Hàn thời biểu đã hạ dưới mức độ đông lạnh. Vì ănmặc theo khí hậu nhiệt đới của Cuba nên hành khách phát run. Một vài tiếng đồng hồnhẫn nhục trôi qua trước khi ông lãnh sự Xô Viết cuối cùng xuất hiện với những bìnhnước trà nóng. Ông không cho chúng tôi biết gì nhiều hơn: «Moscow đang thương thuyếtvới Washington », ông lập lại. Ông giải thích chúng tôi phải hạ cánh bởi vì phi cơ khôngcòn nhiên liệu. Tiếp theo cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba xảy ra năm 1961, tất cảnhững hiệp ước cho phép phi cơ của khối Xô Viết hạ cánh và tiếp tế nhiên liệu đê baysang Cuba đều bị đình chỉ, chiếu theo chương trình chế tài Fidel Castro. Tổng cộng phảimất mười tám tiếng đồng hồ trước khi cô chiêu đãi KGB xin đẹp nói nhỏ với tôi làWashington sẽ để cho phi cơ lấy nhiện liệu và lên đường, mặc dù đã có hai sĩ quan củaAir France bước lên máy bay để quan sát, và chắc chắn họ được lệnh quan sát kỹ nhữnghành khách.

Tôi định thông báo tin vui này cho các ông Trung Hoa nhưng chỉ làm cho họ hoảng hốtthêm. Bây giờ, khả năng tiêu thụ của họ đã cạn kiệt và họ bắt đầu thay phiên nhau vàonhà vệ sinh để trút bớt bội thực trong việc tiêu hủy tài liệu. Trước khi họ đóng cửa tôithấy một trong hai người đứng trước bồn rửa mặt, lấy xà bông cứng Xô Viết chà sát lêntờ giất tơ trên đó có lẽ ghi những mệnh lệnh mật đã được mã hóa. Có lẽ đây là mật lệnhcho các nhóm du kích Mỹ Châu La Tinh, nhiều nhóm nhận lệnh trực tiếp từ Chủ Tịch Mao.Bằng bất cứ giá nào, những mệnh lệnh này chỉ đến tai người nhận qua lời nói. Cứ độ nămphút nhà vệ sinh lại có tiếng nước tháo ồn ào trổi lên. Chúng tôi cất cánh trở lại vào lúcnửa đêm. Đây là lần đầu tiên tôi ở trên lục địa Bắc Mỹ Châu. Tôi chẳng thấy gì nhiềungoài chân trời khêu gợi của New York và xa lộ bên cạnh phi trường.

Trời vẫn còn tối khi chúng tôi cuối cùng thấy những dấu hiệu khích lệ chào mừng chúngtôi tại Phi trường José Marti ở Havana. Tuy nhiên, câu chuyện phiêu lưu vẫn chưa chấmdứt. Chính quyền Cuba không được thông báo về sự hiện diện của hai sĩ quan Hoa Kỳtrên máy bay và rồi lại có một thời gian chờ đợi lâu dài để chờ quyết định cho phép mộtngười nào đó của chúng tôi rời phi cơ hay là đưa tất cả chúng tôi trở ngược về lạiMoscow. Đây là những thú vị của chuyến bay quốc tế vào thời buổi Chiến Tranh Lạnh.

Cuối cùng, các sĩ quan an ninh của Cuba thu xếp bốc phái đoàn chúng tôi ra. Phần còn lạihành khách phải chờ đợi. Chúng tôi lướt nhanh trong màn đêm tren một chiếc Buick rộngrãi. Tôi thích thú với những chiếc xe hơi cũ Hoa Kỳ, được lái một cách thư thái trên nhữngcon đường lót đá của thủ đô. Anh tài xế Enrico đưa chúng tôi đến một biệt thự trắng rộngrãi và chúng tôi được Umberto, người anh nuôi tương lai của chúng tôi với quần áo bộmàu đen chỉnh tề, áo sơ mi trắng và cà vạt, báo cho biết nhà này thuộc quyền sở hữucủa một tỉ phú trước khi Cách Mạng đến. « Trước khi Các Mạng đến » là một câu chúngtôi nghe hàng chục lần trong ngày và luôn luôn tương phản với lợi ích đi cùng với sự lãnhđạo xã hội chủ nghĩa của Castro. Đến từ một nước có một thể chế cộng sản do HồngQuân áp đặt tiếp nối theo sự thất trận của Quốc Xã, tôi cảm thấy một niềm tự hào ấm ápvà hãnh diện đối với những người này vì họ đã nắm vận mệnh của họ trong tay và làmcuộc cách mạng do chính sức lực của họ. Umberto giới thiệu anh tài xế Enrico là tay thiệnxạ giỏi nhất Cuba. Chúng tôi không phải lo lắng về vấn đề an ninh trên hòn đảo này,Umberto nghiêm nghị nói.

Mặc dù chúng tôi mệt lả người, chúng tôi không thể nào cưỡng lại ham muốn đánh mộtvòng quanh vườn. Không khí ban đêm có sự tĩnh mịch khó tả khiến cho tôi thích thú.Chúng tôi kinh ngạc trước sự sung túc của cây cỏ, màu nhung đen của bầu trời và tiếngve sầu thánh thót bên tai. Anh bạn trẻ nhất trông đội chúng tôi nói « Hay tưởng tượng

Page 266: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội đich thực ở một nơi như vậy!». Đây là hình ảnh gầngũi nhất anh có thể mường tượng thiên đàng trên trần gian. Tôi không đến nỗi quáchoáng váng, nhưng vẫn cảm thấy phấn chấn với ý nghĩ hòn đảo đẹp đẽ và đã có lần bịđàn áp này đã tranh đấu để tìm đường giải phóng cho chính mình.

Một ngày sau khi chúng tôi đến, cũng như tất cả những vị khách viên chức, chúng tôiđược dẫn đến thăm viếng tượng đài của José Marti, cha đẻ của chủ nghĩa quốc gia Cubavà cũng được dắt đi xem những chiến hạm của Hoa Kỳ neo ngoài bờ biển, một hình ảnhmãnh liệt nhắc nhở quốc gia luôn nắm dưới tầm quan sát của kẻ địch. Cuộc nổi dạychống chế độ Batista vẫn còn hàng ngày nằm trong ký ức, những vết đạn trên tường vẫncòn nguyên vẹn. Không giống như những buổi tiếp tân tôi thường phải chịu đựng tạiMoscow và các nước xã hội chủ nghĩa khác, người Cuba có một phương cách lạ lùng đưangười khách lạ vào kinh nghiệm sống của họ. Chúng tôi nhận lệnh mặc quân phục và điđến Bãi Colorado tại tỉnh Oriente, nơi Castro và tám mươi hai người tùy tùng đổ bộ năm1956, tại Granma sau khi họ đi ngang qua Mexico để bắt đầu cuộc chiến đấu giải phóngCuba. Chúng tôi thăm viếng Vịnh Con Heo (Bay of Pigs) và họ hãnh diện chỉ cho chúngtôi xác vặn vẹo của chiếc phi cơ ném bom Hoa Kỳ B-52.

Ở đây tôi không cần nhắc lại sự kém cỏi của những chiến dịch của CIA tại Cuba. Chỉ cómột điều là chúng tôi rất kinh ngạc một tổ chức có được những chuyên viên nghiên cứuchiến lược hàng đầu của phương Tây lại có thể làm nên một trò hỗn độn trong việc canthiệp như họ đã làm trong việc tổ chức xâm nhập tồi tệ của kiều bào Cuba. Lên tiếng dạyđời chẳng có gì là hay ho cả, nhưng khi ký giả Hoa Kỳ hỏi tôi với giọng điệu lên án vềnhững mối liên lạc của cơ quan chúng tôi với những kẻ khủng bố trong chiến tranh giảiphóng, tôi không thể nào không đặt ngược lại câu hỏi là những chiến dịch phá hoại và đốtphá Cuba với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ có phản ảnh đúng quan điểm của một xã hội dân sựkhông.

Đối tác tình báo của tôi ở Cuba là Manuel Pineiro. Anh phát xuất từ nhóm các ông râuxòm, những người có râu quai nón đã sông sốt thời trường chinh của Castro qua dãy núiSierra Maestra và những cuộc chiến ác liệt trên núi trước khi chiếm lĩnh Havana. RaulCastro, người em trai của Fidel và người thứ nhì trong bộ chính trị, và Ramiro Valdez, lúcđó là Bộ trưởng Nội vụ, họ có ý định xây dựng một cơ quan an ninh có thể cung cấp chohọ đúng thời đúng lúc và chính xác những báo động về ý định của Hoa Kỳ đối với hònđảo. Valdez cũng như phần lớn cấp lãnh đạo Cuba làm cho tôi phải ngạc nhiên khi thấyhọ sút kém trong vài trò nguyên thủ quốc gia hơn là trong vai trò một anh chàng phiêulưu hoạt động lúc nào cũng sẵn sàng ra tay hành động. Trong cuộc hành trình của chúngtôi, ông ra lệnh cho tài xế và người hộ vệ ngồi ở phía sau chiếc xe Cadillac và mời tôi lênngồi phía trước, và ông lái xe lến đến tốc độ một trăm dặm một giờ. Tôi giả vờ sợ hại vàla lên: «Patria o muerte », một khẩu hiệu cách mạng « Tổ quốc hay là chết ». Ông khoáitrá với lối kịch câm này và lái nhanh hơn nữa cho đến khi tôi sợ thực sự. Đam mê củaông là bóng chày (baseball) và ép chúng tôi phải đi xem đội bóng của ông chơi. Khi độicủa ông không làm vừa lòng ông, anh nhảy sổ vào trong sân, đuổi anh chàng mà ông cholà dở nhất ra ngoài, chiếm chỗ của đương sự cho đến hết chiều hôm đó.

Valdez chú trọng đến việc thu thập và điều nghiên những thông tin chính trị và quân sự.Nhưng, tôi cảm thấy rất khó xử, ông trong đợi quá nhiều về trợ giúp kỹ thuật chúng tôicó thể cung cấp. Trên bàn văn phòng của ông chất đống những sách vay mượn của Tâyphương ghi mục lục những kiểu mẫu mới nhất những thiết bị nghe lén và điều khiển vôtuyến điện từ xa, những micrô có thể thu tiếng nói ngoài trời trên một khoảng cách lớnhoặc thu thanh những đối thoại xuyên qua tường, những máy nhận tuyến và phát tuyến

Page 267: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

tiểu vi, những vũ khí tí hon và cũ kỹ không sử dụng được nhưng được ưa chuộng, chẳnghạn như những cây viết phun nọc độc và những con dao dấu dưới gót giày. Đây là mộtquan điểm ấu trĩ về công tác tình báo, một kho vũ khí xuất phát từ óc tưởng tượng củaông và không có giá trị nhiều để quyết định những hành động của một kẻ địch hùngmạnh có kỹ thuật luôn vượt trội những gì Cuba có thể sản xuất. Tôi có gắng giải thíchmột nước nhỏ phải tìm một phương thức khác để thắng cuộc chiến tình báo và trong mọitrường hợp Liên Bang Xô Viết chứ không phải nước CHDCĐ là người phụ trách cung cấpcho Havana những kỹ thuật chuyên biệt. Cuộc đối thoại của chúng tôi đi vào vòng luẩnquẩn và ông càng lúc càng lộ thất vọng vì ông vốn xem tôi là anh chào hàng thiết bị giánđiệp.

Vai trò của các cố vấn Xô Viết được giữ hoàn toàn bí mật trong những năm đầu. Valdezkhông bao giờ đề cập đến họ và tỏ ra bối rối khi tôi đề nghị ông nên hỏi họ để có trợ giúpvề vật liệu. Không giống người Đông Đức có thói quen mời các nhân viên tình báo Xô Viếttham dự những buổi lễ xã hội quần chúng và nhấn mạnh khía cạnh hợp tác, người Cubađể cho ra rìa, có lẽ để củng cố hậu thuẫn của quần chúng cho Castro và cho họ thấyCastro điều hành mọi việc. Người Cuba muốn giữ chuyện này thật sự bí mật nên khi tôimuốn gặp một người của KGB tôi biết được tên ở Moscow, họ cố hết sức ngăn cản tôi.Cuối cùng tôi phải lắc cái đuôi theo dõi tôi bằng cách đánh lạc hướng sự chú ý của y vàbất thình lình không cho y nhìn thấy để tôi tự tìm đường đến Tòa Đại Sứ Xô Viết. Mãi saunày mối quan hệ mới bớt căng thẳng. Một lý do khác khiến người Cuba xa lánh người XôViết là sự bất tín nhiềm do vấn đề khủng hoảng tên lửa tại Cuba gây nên. Valdez thanphiền về quyết định của Krushchev tháo gỡ tên lửa hạt nhân ra khỏi Cuba nằm trongthoả hiệp để giải quyết khủng hoảng. Ông nói: « Khi sự việc xảy đến, các cường quốc chỉnhìn đến quyền lợi của mình. Chúng ta những nước nhỏ phải gắn bó với nhau».

Đảng Cộng Sản Cuba vẫn còn trong thời kỳ phôi thai, vì vậy những rạn nứt chính trị còntồn đọng không thể nào che dấu được. Đi khắp hòn đảo, tôi nhận biết vẫn còn rất nhiềutâm tư phiền lòng dai dẳng đối với Castro và nhóm râu xồm của ông trong hàng ngũđảng Cộng Sản nguyên thủy và các phong trào công nhân. Phái Cộng Sản kỳ cựu cókhuynh hướng bất tín nhiệm việc sùng bái cá nhân Castro và cảm thấy ông cần nhiều sựhỗ trợ hơn nữa và một hạ tầng cơ sở xã hội rộng rãi hơn nhóm bộ trưởng hiện nay. Khitôi trở về Havana và gặp lại Ramiro Valdez hoặc Raoul Castro, tôi thấy rõ ngay tức khắcnội dung những cuộc đối thoại của tôi ở các tỉnh đã được hồi báo cho họ. Đây là một cảmgiác thú vị đối với một tay trùm gián điệp đã bỏ hết cuộc đời mình để thu thập và nghiêncứu những báo cáo như vầy về kẻ khác. Nhưng người Cuba rất thẳng thắn và không thấyxâu hổ vì việc làm này nên việc than phiền xem ra nhỏ mọn. Có một lúc Valdez nói thẳngkhi đề cập đến một câu hỏi tôi đặt lúc ở vùng ngoại ô về vấn để ổn định nội bộ và kiênkết trong chính quyền Castro, ông trả lời với tất cả mọi chi tiết.

Tôi không tài nào cưỡng lại việc dùng sự luôn nghe ngóng của các bạn chúng tôi để chơimột trò tinh nghịch với họ. Một buổi tối khuya khoắt tôi trở về biệt thự thấy những đồngnghiệp đang chờ tôi với một bó hoa và một chai vodka mà họ đã đánh cắp khi thông quáMoscow. Họ nhớ đến ngày sinh nhật của tôi, điều tôi quên bãng vì lòng nôn nóng lênđường. Dù sao tôi không có ý định ép buộc người Cuba phải làm một buổi lễ sinh nhậtrình rang, lẽ cố nhiên sẽ có những bài diễn văn dài lê thê về sức khỏe và hạnh phúc củatôi. Vì vậy chúng tôi uống một vài hớp vodka với nhau và đi ngủ. Ngày hôm sau,Umberto đã cho người điều tra và nhất quyết muốn biết về nguyên nhân của cuộc ănmừng đêm đó. Với vẻ trịnh trọng tôi nói là chúng tôi đã thành công phóng một phithuyền Sputnik đầu tiên của Đông Đức. Lẽ đương nhiên chỉ có một Sputnik mà thôi, vàchiếc này đã được Liên Bang Xô Viết phóng lên không gian cách đó vài năm. Nhưng

Page 268: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Umberto tin toàn bộ chuyện này, kêu thêm một chai rượu và vài ly uống, và bắt đầu nóidài dòng văn tự về dự án không gian của Đông Đức và nó đánh dấu – không rõ bằngcách nào – một bước tiến lớn trong mối bang giao Cuba và Đông Đức.

Nhưng có một vấn đề khác khiến cho ông thực sự ngạc nhiên: Làm thế nào tôi có thểnhận được những tin sốt dẻo này mà ông lại không biết? Tôi bắt ông thề giữ tuyệt đối kínchuyện này, tôi nói với ông là tin tức của việc phóng vệ tinh Sputnik đến với chúng tôiqua một máy vô tuyến truyền tin tiểu ly, nhỏ đến độ có thể bỏ vào trong túi và đủ mạnhđể nhận những tín hiệu từ Đông Bá Linh. Tôi đặt tên cho thiết bị tưởng tượng này là« Gogofon » và nói cho anh chàng dễ tin Umberto biết vật này là bí mật quốc gia hàngđầu, và tôi có cái máy duy nhất trên thế giới và hiện này nó vẫn nằm trong giai đoạn thửnghiệm. Umberto thề với mạng sống mình sẽ không nói cho ai biết hết.

Anh ta cố gắng giữ lời hứa thề mình của mình trong suốt một ngày trời. Đêm hôm sau,trong một bữa cơm do ông bộ trưởng nội vụ thết đãi, chúng tôi bị tứ phía dồn dập hỏi vềtin tức bên nhà ở Đông Bá Linh. Tôi trả lời chúng tôi hầu như mất liên lạc với xứ sở tạiCuba. Có một sự im lặng nặng nề và sau đó Thượng Úy Pineiro bật miệng hỏi: « Còn cáiGogofon ra sao rồi? ». Tôi phải thú nhận với mọi người là chúng tôi đùa với với anh nuôicủa chúng tôi, và sau đó Umberto được mệnh danh là Gogofon.

Những mối liên hệ của tôi với Pineiro mỗi lúc một sâu đậm hơn với ngày tháng. Mặc dùlúc ban đầu có vẻ tài tử, cơ quan tình báo Cuba phát triển nhanh chóng và tốt đẹp. Mốiquan hệ ban đầu với sự lãnh đạo của Castro có nghĩa là tôi đôi lúc có thể dùng hòn đảođể cất giấu người. Để đáp ứng trở lại, tôi cung cấp cho Pineiro những dụng cụ nghe lén,giải mã và những dụng cụ đặc biệt về nhiếp ảnh mà ông muốn. Sau khi Salvador Allendebị ám sát tại Chile năm 1973 và chiến dịch khủng bố đanh phá cánh Tả dưới sự lãnh đạocủa Tướng Augusto Pinochet, chúng tôi có thể dùng Cuba làm con đường đào thoát chonhững người tị nạn Chile. Con gái của Erich Honecker lấy chồng người Chile, vì vậy ĐôngĐức cố gắng giúp đối lập nơi đây. Honecker tỏ ý muốn Đông Đức giúp về mặt nhân đạocho những ai túng thiếu. Giúp Chile và các nước Châu Mỹ La-tinh, nơi đây cánh Tả bịquân đội và những chính quyền cực hữu thanh lọc, là một việc giới thanh niên ở Đông Âután đồng. Không phải là một điều quá đáng khi nói rằng những công tác trong nhữngthập niên 1970 đã củng cố sức mạnh của Đông Đức bằng cách bôi phết một lớp sơn uytín cho quốc gia bị vây hãm.

Pineiro cũng kể cho tôi nghe những mẩu đối thoại cuối cùng với Che Guevara ngườiArgentina trước khi người hùng đơn độc của nhóm du kích rút lui ra khỏi Cuba, thất vọngcay đắng vì quyết định của Xô Viết kết thúc cuộc khủng hoảng Cuba bằng cách thu hồiphi tiễn về nước. « Che nghĩ rằng ông có thể tái lập mô thức Cuba bất cứ ở đâu và bớtgánh nặng cho chúng tôi ». Pineiro nói: « Nhưng trường hợp của Cuba là độc nhất, và tôinghĩ rằng chúng tôi đều biết điều này trước khi ông lên đường».

Khi Guevara bị giết tại Bolivia năm 1967, một cô thiếu nữ người Đức tên Tamara Bunke,cùng chết với ông. Cha mẹ của cô đã di cư từ Đức sang Argentina khi cô còn bé. Cô làthông dịch viên tháp tùng phái đoàn thanh niên Đông Đức tại Havana và cô ở lại đâykhông giấy phép, cô yêu Che và đi theo ông trên con đường kháng chiến cuối cùng. Sựphối hợp giữa tình tứ lãng mạn và tinh thần cách mạng đã biến cô trở thành thần tượngđược thiếu niên Đông Đức ái mộ.

Page 269: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Tamara Bunke (bí danh Tania)

Sau khi cô chết, phụ tá của tôi nhắc nhở cho tôi biết đã có một gặp gỡ lâu ngày đã quênkhi chúng tôi đến Havana lần đầu. Đương sự đã dừng lại để nói một vài câu với một thiếunữ trẻ đẹp mặc quân phục đứng ở cửa ra vào của Bộ Nội Vụ Cuba. Đó là cô Tamara. Sauđó không bao lâu cô biệt tích với Che. Tôi đoán chừng vào thời điểm tôi đến Cuba, Pineirođang giúp họ chuẩn bị lên đường đi Bolivia, nhưng tên tuổi của Che Guevara không hềđược đề cập tới khi tôi tới Havana. Người Cuba đã tuân thủ nguyên tắc đầu tiên và quantrọng nhất cho một công tác tình báo thành côn : Không ai được biết điều gì ngoài nhữnggì đương sự cần biết.

Fidel Castro và Che Guevara

Trái ngược với Pineiro và Valdez, tôi nhận thấy Raul Castro điềm tĩnh, có trình độ hơn hẳnhai người này và là một nhân vật chính trị có tầm vóc. Không giống với các đồng nghiệpđầy cảm tính, ông có một viễn kiến chiến lược sáng suốt về tình thế của Cuba. Tôi chưabao giờ nghe ông đề cập ít nhiều gì đến sự thất vọng đối với Liên Bang Xô Viết. Ông làngười duy nhất tại đây đến đùng giờ hẹn, một đặc tính hiếm có của người Cuba. Các bạnông chế diễu ông về sự đúng hẹn và đặt biệt hiệu ông là người Phổ. Ông bận bịu nghiêncứu lý thuyết Mác và chủ thuyết quân sự trong lúc ông lưu vong ở Mexico và hớn hở trìnhbày cho khách đến viếng thăm biết là mặc dù khoảng cách địa lý giữa Cuba và Liên BangXô Viết cùng Đông Âu, ông rất thành thạo về những bàn luận ý thức hệ của chủ nghĩacộng sản và về kỹ thuật quân sự.

Năm 198, từ Cuba tôi đến thăm viếng Managua, Nicaragua do lời mời của bộ trưởng bộnội vụ Thomas Borge. Chúng tôi ăn mừng kỷ niệm sáu năm Cách Mạng Sandinista và tôirất ấn tượng về phương cách dân Nicaragua đã phối hợp thần học giải phóng, chủ thuyếtnhân đạo và lý thuyết Mác để thành một phương án chính trị kiên kết của chính phủ. Tôi

Page 270: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

luôn bị khích động do năng lực cách mạng của người Cuba và Nicaragua, họ đã hy sinhrất nhiều để thay đổi xứ sở của họ. Không hề có - ít nhất vào thời đó – những lời thanphiền và khiển trách kẻ khác về những bất hạnh mà tôi vẫn thường nghe ở bên nhà. Tôiganh tị với những quốc gia đã tự mình làm lấy cuộc cách mạng, và trong thâm tâm tôibiết các nước Đông Âu sẽ luôn oán hận việc chiếm đóng hậu chiến của Xô Viết, đã buộchọ phải chấp nhận những chính quyền xã hội chủ nghĩa.

Những viếng thăm đáp lễ của Cuba tại Bá Linh luôn luôn gây lo âu cho chúng tôi về mặtan ninh. Fidel Castro thích du lịch ngoại quốc và vì gánh nặng trách nhiềm ở trong nướcmỗi lúc một tăng, ông cảm thấy thoải mái khi ông viếng thăm các nước bạn xa xứ sở. Lẽtất nhiên thoải mái đối với người Cuba dũng cảm có phần khác với phương thức ngườiBắc cứng cỏi chúng tôi quan niệm. Đội phụ trách về an ninh cá nhân của Castro và pháiđoàn trong lúc họ viếng thăm phải tái mặt khi nhớ lại những đêm dài họ ca hát và nhảymúa, và người Cuba có khuynh hướng làm thân với người hoàn toàn lạ - thông thường lànhững thiếu nữ Cuba xinh xắn đến Đông Bá Linh để học – và mời họ về nơi trú ngụ đểvui chơi. Tôi nghe nói Fidel, ấm ức vì những nỗ lực của các anh nuôi buộc ông phải lêngiường sớm, đã trèo ra khỏi phòng và tuột ống máng xối để gia nhập những nhóm liênhoan đâu đó. Sau sự việc này, chúng tôi phải tìm phương cách tốt nhất để giải trí nhữngvị khách của chúng tôi một cách hoàn hảo hơn. Có người đã nghĩ mời mọc các cô trongđoàn vũ balê của đài truyên hình nhà nước để ve vãn và nhảy múa với khách Cuba thâuđêm đề cho tránh cho bị phiền hạ. Gác những bất tiện sang một bên, mỗi khi tôi ngheđến sức thèm khát sống của người Cuba, tôi trạnh nghĩ đến cuộc sống của chúng tôi xemra buồn tẻ hơn, chỉ biết miệt mài với hai nguyên tắc chuyên cần của người Đức bổn phậnvà công khó.

*

Chúng tôi cộng tác với Nicaragua ít hơn nhiều so với Cuba. Người Cuba than phiền vớichúng tôi rất nhiều về sự kiện Managua lộ tin như máy sàng. Trong những ngày đầu saucách mạng ở Nicaragua, việc tham gia trong hàng ngũ chiến đấu vũ trang được xem làmột chứng điểm trung thành. Việc sàng lọc kém kỹ lưỡng trong cơ quan an ninh là một lýdo giúp nhóm phản cách mạng do Hoa Kỳ đỡ đầu phát triển mạnh. Chúng tôi cố gắng tìmđối tác tại đây trong hàng ngũ những người đáng tin cậy nhất của cơ quan an ninh. Có lẽvì tự hiểu rõ danh tiếng bế bối của mình, họ nhất quyết giữ bí mật trong lúc thương thảovới chúng tôi và nhất định đòi họp mặt với chúng tôi ngoài trời chứ không ở trong bộ tưlệnh của Bộ Nội Vụ.

Đóng góp chính của chúng tôi cho an ninh của Nicaragua là huấn luyện nhân viên an ninhcho tổng thống và các bộ trưởng. Điều này đã gần như thành thủ công gia đình của BộCông An Đông Đức. Danh tiếng của chúng tôi về tổ chức an ninh cá nhân rất cao nên cácnước ở châu Mỹ La tinh và Châu Phi thay phiên nhau mời những chuyên viên của chúngtôi huấn luyện cận vệ cho họ. Chúng tôi thông thường vui vẻ đáp ứng, lòng cảm thấy nhẹnhõm vì đã tìm được phương cách giúp các bạn đồng minh đang cần trợ giúp mà khôngbị lôi cuốn vào những công tác an ninh nội bộ của họ. Chúng tôi cũng cung cấp một ít kỹthuật chẳng hạn như những trạng bị rửa hình và phóng đại đặc biệt. Trái lại những trangbị chúng tôi cung cấp cho các nước châu Phi luôn luôn được bảo trì kỹ lưỡng và họ hãnhdiện trừng bay khi chúng tôi trở lại thăm viếng.

Đối với Chile chúng tôi đã phải cố gắng hết sức mình. Vào lúc cuộc đảo chính SalvadorAllende tháng Chín năm 1973, cơ quan tình báo của chúng tôi không hề có đại diện tạithủ đô Santiago. Tôi đã hạ lệnh giảm thiểu nhân lực và chỉ còn giữ đúng hai nhân viên

Page 271: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đặc vụ cách đó hai năm, mặc dù chúng tôi không hoàn toàn dẹp bỏ sinh hoạt tình báo ởđây. Đầu năm đó, cơ quan của tôi đã báo đ ộng cho Allende và Luis Corvalan, lãnh tụ củaĐảng Cộng Sản, biết một cuộc đảo chánh quân sự đang âm ỉ, nhưng họ không thèm đểtâm vì họ nghĩ rằng quan đội của Chile có cội nguồn quá ăn sâu vào truyền thống kiểmsoát của xã hội dân sự để xen vào chính trị. Lời cảnh báo của chúng tôi dựa trên nhữngthông tin từ tình báo Tây Đức, lúc đó hoạt động tích cực tại Chile và biết rõ ý định củanhóm nổi dạy và của CIA.

Trong lúc giao đấu mãnh liệt tại Santiago, một vài giới lãnh đạo của đảng Unidad Popular(Đoàn Kết Nhân Dân) xin tị nạn tại Tòa Đại Sứ Đông Đức. Người có danh tiếng nhất trongđám họ là Carlos Altamirano, tổng bí thư của Đảng Xã Hội. Đông Bá Linh đã cắt đứt liênhệ ngoại giao Santiago, điều này có nghĩa là trên mặt chính thức chúng tôi không thể làmgì được để giúp họ. Nhưng Erich Honecker, lúc đó muốn nới rộng mối liên hệ songphương và ảnh hưởng của Đông Đức, quyết định giúp các đảng viên Đảng Xã Hội trốnthoát. Con gái của ông đã lấy một đồng chí của Altamirana, vì vậy số phận của các đảngviên Xã Hội bị bức bách có tầm quan trọng về tình cảm cũng như về chiến lược đối vớiông.

Chúng tôi chuẩn bị một trong những công tác cứu cấp phức tạp nhất từ trước tới nay. Mộtđội ngũ bao gồm những sĩ quan giỏi nhất của chúng tôi được mau chóng phái đi từ BáLinh để đến tận nơi tìm kiếm những kẽ hở trong việc kiểm soát biên phòng tại các phitrường Chile, tại hải cảng Valparaiso, và tại những con đường đi ngang qua Argentina. TừArgentina, chúng tôi ứng biến một công tác phi thường. Các tù binh được lén lút đưa rakhỏi nước trên những chiếc xe ca có chỗ nấp, được thiết kế giống như những chiếc xe cấtgiấu những kẻ đào tẩu nước CHDCĐ để vượt qua Bức Tường. Khi những cuộc kiểm soátbất thần trở nên gắt gao và việc này trở nên quá nguy hiểm, chúng tôi chuyển các tàuthủy chở hang đến Valparaiso và lén đưa các tù binh nằm trong những bao bố lên tàu chởtrái cây và cá hộp. Chúng tôi phải mất hai tháng mới đưa Altamirano ra khỏi Chile –thông qua Argentina đến Cuba và tiếp tục lến đường đi Đông Bá Linh.

Altamiro

Công trình của chúng tôi tại Chile đã được tình báo Hoa Kỳ chú ý đến. Thương thuyết vớiHoa kỳ, Wolfgang Vogel đã thành công trong việc trao đổi Corvalan với VladimirBoukovsky, một văn sĩ và trí thức đối lập bị Xô Viết giam cầm. Đối với Cuba, bài học củaAllende tại Chile là một bài học đau đớn. Raul Castro kể cho tôi nghe cuộc đảo chánh tạiđây đã gây xáo trộn trong hàng ngũ lãnh đ ạo của Havana và chương trình phòng thủ dânsự đã được mở rộng, và đương sự và Fidel ngừng không du hành chung với nhau hoặcxuất hiện trên cùng một khán đài công cộng.

Khi tôi nghĩ đến Cuba ngày nay, tôi cảm thấy lòng nuối tiếc và buồn bã, vì niềm hy vọngtrước đây họ biểu tượng đã sụp đổ. Viếc thăm Cuba năm 1985 đã là một bài học thực tếhai mươi năm sau khi lần đầu tiên tôi đặt chân xuống đây. Sự thiếu hụt triền miên vàthất bại kinh tế khiến cho người Cuba ở khắp mọi nơi đã phải vỡ mộng. Và rồi cảm giáckhó chịu nhận biết mình bị bỏ rơi và yếu kém tràn ngập cả tâm hồn. Một viên chức an

Page 272: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

ninh cao cấp than phiền: “Bây giờ ai sẽ giúp chúng tôi nếu Hoa Kỳ xâm chiếm?”. Đúngnhư vậy. Moscow đang phải ôm gánh nặng A phú hãn. Mikhail Gorbachev mở rộng cánhcửa ra phương Tây có nghĩa là trợ giúp thực sự cho Cuba sẽ giảm thiểu. Khi phi cơ của tôiđến gần Havana – lần này không phải ép buộc thông quá New York – cảm giác bất an vàthất vọng xâm chiếm tâm thần của tôi. Việc thực thi cộng sản chủ nghĩa xem ra càng lúccàng xa vời và càng cách biệt với lý tưởng tôi hằng ấp ủ từ thiếu thời và mang theo nókhi tôi trở về Đức năm 1945. Có một hố sâu to lớn giữa những ước vọng của các chính trịgia - trong đó có Castro - và thực tế người dân phải kinh qua hàng ngày. Gorbachev lêncầm quyền tạo được một chút hy vọng và tôi nghĩ ngợi có lẽ sự thay đổi này ở Moscow sẽgiúp Cuba và Nicaragua tìm ra những phương thức mới để gỡ rối tình hình địa lý chính trịkhông mấy sáng sủa của họ đối với Hoa Kỳ.

Điều tôi không đánh giá đúng mức là đường hướng mới của Gorbachev có thể cô lập hoàntoàn Cuba và đưa đến thất bại của nhóm Sandinista tại Nicaragua. Các nước xã hội chủnghĩa ở Châu Mỹ La Tinh bị dứt khoát tách biệt với Moscow trên phương diện an ninh, vàlần đầu tiên điện Cẩm Linh cho thấy rõ ràng họ chấp nhận và tôn trọng vùng ảnh hưởngcủa Hoa Kỳ. Vào lúc Gorbachev trị vì, tôi nghĩ sự kiện này sẽ tạo nên một phong trào tựdo hóa và gia tăng tự do cá nhân trong chế độ xã hội chủ nghĩa Cuba. Tôi bẽ cái lầm.

Tôi viến thăm Cuba lần cuối cùng vào mùa Xuân năm 1989, và trong thời gian này tôi bịngập lụt trong những vấn đề của chính nước Đức và Cuba cũng gặp những vấn đề tươngtự. Cả hai nước chúng tôi từ chối áp dụng chính sách cởi mở chính trị và cải cách kinh tếcủa Gorbachev – hai chính sách song song glasnost (trong sáng) và perestroika (canhtân). Trong thâm tâm tôi đầy linh cảm khi nhìn thấy những đường dài xếp hàng trướcnhững cửa hàng chẳng có bao nhiêu để bán. Tôi không thể nào mường tượng được làmthế nào chính quyền Castro có thể tồn tại được với cảnh tượng này. Đúng là một trongnhững oái ăm đắng cay của lịch sử là chính đất nước chúng tôi, được các chuyên giaĐông và Tây phương đánh giá vững chắc hơn Cuba nhiều, lại sụp đổ một vài tháng sau.Erich Honecker, đã từng đưa tay của Đông Đức giúp đỡ những anh em xã hội chủ nghĩabại trận của Chile, kết thúc cuộc đời trên đất nước này 26 tháng Năm năm 1994, vì đã b ịMoscow từ chối không cho tị nạn lâu dài.

Tôi thấy xung quanh tôi sự thất bại của lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Chủ thuyết dân chủ xãhội của Allende bị dập tan trong máu lửa tại Chile. Cơ cấu đa nguyên và những canh tânđã từng tạo nên Cuba vào những năm sau cuộc Cách Mạng và đã tạo niềm hứng khởi chotôi cũng đã suy sụp, chỉ còn lại một chế độ độc đoán. Tôi chăm chú theo dõi với một ítđau buồn cố gắng của Castro nhằm mở rộng tự do và tái tạo động lực trong nội bộ,nhưng lại không có sự giúp đỡ ngay cả tượng trưng của Liên Bang Xô Viết. Chắc hẳn ôngcảm thấy là người cô đơn nhất trên thế giới. Về điều này, tôi có cùng ý nghĩ với GünterGrass, một văn hào danh tiếng người Đức còn sống. Ông viết: “Tôi luôn luôn chống đốihệ thống giáo điều tại Cuba. Nhưng khi tôi ngày nay thấy chế độ đi vào giai đoạn cuối màkhông có một lối thoát nào khác, ít nhất không ai ngoài Batista, do đó tội ủng hộ Castro”.

Page 273: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 16

Chấm dứt trật tự cũ

Việc thành lập một công đoàn độc lập Đoàn Kết tại Ba Lan dưới sự lãnh đạo của LechWalesa năm 1980 tạo một luồng sóng làm chấn động khôi Đông Âu. Láng giềng trực tiếpcủa Ba Lan, nước CHDCĐ cảm nhận mãnh liệt việc này. Người ta lo ngại những cuộc nổidậy có thể tràn qua biên giới. Vai trò lãnh đạo của các công đoàn trong cuộc nổi dậy tạiBa Lan đặc biết gây bối rối cho giới lãnh đạo Cộng Sản bởi vì các cuộc đình công sẽ gâyhại khốc liệt đến uy tín của Đảng vốn tự nhận là đại diện cho giới công nhân.

Cơ quan HVA (tình báo hải ngoại) cung cấp những tin tức tình báo chính xác vào cuốithập niên 1970 về làn sóng bất mãn tại Ba Lan. Chúng tôi có những nguồn tin của chúngtôi trong vòng thân cận của Walesa và của người trí thức lãnh đạo Adam Michnik. Nhưngmối liên hệ tình báo giữa Warsawa và Đông Bá linh luôn luôn khó khăn, và chính quyềnBalan không xem trọng lời cảnh giác của chúng tôi về tình trạng bất ổn này.

Ông Adam Michnik, 2008

Thấy tương lai có nhiều hiểm họa, chúng tôi thành lập một nhóm công tác đặc biệt về BaLan trong bộ của chúng tôi tại Bá Linh và tại các bộ tư lệnh tỉnh gần biên giới của Ba Lan.Đối với cơ quan tình báo hải ngoại của tôi, ưu tiên trên hết là khám phá những ý đồ củacác chính quyền, các chính đảng, các cơ quan mật vụ và các tổ chức tư nhân chẳng hạnnhư những công đoàn ngoại quốc hổ trợ cho Solidarnosc. Các bạn đồng nghiệp đối tác BaLan nhờ chúng tôi theo dõi những tổ chức Ba Lan di cư, đặc biệt tại Đài Phát Thanh ChâuÂu Tự Do tại Munich và tập san Kultura tại Paris. Trong thời kỳ náo động cao độ chúng tôicũng thu thập tin tức ngay trên đất của Ba Lan với sự đồng ý của Bộ Nội Vụ Ba Lan.

Chúng tôi đề ra những biện pháp để gây ảnh hưởng lên trên dư luận quần chúng Ba Lanvà cũng được biết những gì ban phụ trách về di cư của tình báo Tây Đức tại Ba Lan đanglàm để chúng tôi có thể phản công.

Nhưng lời cảnh báo của chúng tôi và cả chương trình theo dõi của chính Ba Lan cũngkhông làm thay đổi được điều gì. Công đoàn Đoàn Kết là một tổ chức cách mạng thựcthụ, đã làm thay đổi lề lối suy nghĩ của các nhà đối lập Đông Âu vốn cho rằng ổn địnhkinh tế và xã hội phải là căn bản của mọi cải cách. Trái lại, các công nhân đình công tìmcách đối đầu với chính quyền Cộng Sản trên mọi lãnh vực và chứng minh rằng chính phủthiếu tự tin để phản công. Việc áp đặt thiết quân luật do Tướng Wojciech Jaruzelski ban

Page 274: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

hành vào tháng Chạp năm 1981 chỉ làm chậm lại tiến trình của một động năng đã tự vậnchuyển.

Vào năm 1981, tôi đã chuẩn bị tinh thần để về hưu. Không những tôi đã hoàn thành hầuhết những điều tôi dự liệu trong đời sống nghề nghiệp nhưng tiến trình được Hiệp ƯớcCăn Bản đề ra năm 1972 đã bị đình chỉ, và Erich Honecker đã trở thành một lãnh tụ giànua bám víu vào quyền lực. Đã có những thảo luận về việc đưa tôi vào Trung Ương Đảngvà có thể cất nhắc đưa vào Bộ Chính Trị, nhưng sự đề bạt chính trị trong những điều kiệnnhư vậy tôi không ưa muốn chút nào. Dù sao đi nữa, Mielke quyết định ngăn chặn tôi.Tôi không lên tiếng nhưng có ghi lại trong quyển nhật ký của tôi :

“Mielke không hiểu rằng điều này không còn là điều tôi muốn nữa. Điển hình, điều này cónghĩa là tôi ti ếp tục bị ràng buộc và sẽ tác động lên nhưng lựa chọn của cá nhân tôi.Chọn con đường này sẽ làm cho tôi mất thêm sinh lực, vì quyền lực bầu bán của chúngtôi không có giá trị thực sự. Tại sao phải để tâm lo nghĩ?”.

Tôi đã bắt đầu đọc sách nhiều hơn bao giờ hết, cởi mở tinh thần để đón nhận những ýmới và phê phán hệ thống của chúng tôi, điều chúng tôi gọi là “chủ nghĩa xã hội thực tế”.Một trong những quyển sách gây ảnh hưởng nhiều nhất là quyển The Aesthetics ofResistance (Mỹ học của đề kháng) của Peter Weiss, nội dung đề cập đến phương phápđiều trị nguyên nhân và hậu quả của chủ thuyết Stalin cùng với những hồi ức cá nhân vàlời văn hùng hồn. Tôi cũng bỏ hàng giờ nói chuyện với Koni em của tôi về một ý định làmphim hoặc viết một quyển sách tựa đề là The Troika. Em tôi quyết định kể lại tình bạnthời niên thiếu của mình tại Moscow với Lothar Wloch, con của một gia đình Cộng SảnĐức nổi tiếng, và với Victor và George Fischer (Em tôi có ý phối hợp hình ảnh của Victorvà George thành một nhân vật, tạo nên một bộ ba và ý nghĩa của tựa đề The Troika). Bamươi năm sau chiến tranh, cả bốn người gặp lại nhau tại Hoa Kỳ. Koni đã từng chiến đấutrong hàng ngũ Hồng Quân và đã trở thành một đạo diễn danh trọng và là giám đốc HọcViện Nghệ Thuật của Bá Linh. Lothar đã trở về Đức sau khi cha của ông trở thành nạnnhân trong cuộc thanh trừng của Stalin, và sự tan vỡ hiệp ước 1939 với Hitler đã mở conđường đưa ông đến phục vụ không quân Lutfwaffe đánh lại Liên Bang Xô Viết. Sau cuộcchiến, ông định cư tại Tây Bá Linh và trở thành một doanh nhân thành công trong ngànhđịa ốc. George Fischer trở thành Đại Úy trong quân đội Hoa Kỳ, và tôi tình nghi ông cóliên hệ với tình báo Hoa Kỳ. Mặc dù họ có cuộc sống và lý tưởng rất khác nhau, bộ banày khám phá lửa ấm của tình bạn trước đây vẫn còn tồn tại sau Chiến Tranh Lạnh.

Đến năm 1980, Koni chuẩn bị quay phim, lúc đó em tôi đã bị bệnh ung thư. Em tôi chếtvào tháng Ba năm 1982, và tôi phải hoàn tất công trình của em tôi? Mỗi ngày tôi đemtheo những giấy tờ ghi chú và phác họa của em tôi vào sở làm, điền với những ghi chúcủa tôi và tìm kiếm tài liệu. Và tôi bắt đầu thấy rõ là công trình này có một giá trị lâu bềnhơn là cứ tiếp tục điều khiển một cơ quan tình báo hữu hiệu. Sự rạo rực trước đây tôi vẫnthường cảm thấy khi kết nạp những điệp viên mới và phòng bổ công tác nay chỉ xuấthiện khi tôi soạn thảo quyển sách. “Tuyệt vời, (tôi viết trong nhật ký của tôi), tôi cảmthấy Koni sống động lại … Nhiều người trông chờ một cách gần như hồn nhiên là tôi phảitiếp tục công trình bỏ dở của em tôi. Có nhiều niềm hy vọng và quan hệ nhân sinh cầnphải giữ cho sinh động. Điều này xem ra quan trọng đối với tất cả những ai đã quen biếtem tôi. Lần đầu tiên trong đời, tôi nhận biết là thời gian đang trôi nhanh. Đã đến lúc phảichiều theo sự vật”.

Đầu năm 1983, tôi nhận được bản báo cáo tường tận nhưng nản lòng về tình hình củaHiệp Ước Warsaw. Rainer Rupp, điệp viên nằm vùng tại NATO của chúng tôi, đã xoay sở

Page 275: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

gởi đến cho chúng tôi một bản sao chụp vi phim của một tài liệu nghiên cứu cán cân lựclượng tổng quát Đông Tây. Đây là một tài liệu nghiên cứu ưu việt về những yếu kém củahệ thống Xô Viết và sự thoái lui về tính chất hữu hiệu trong quân đội và quyền lực kinhtế. Tôi biết bản nghiên cứu của phương Tây về những trăn trở của khối Đông Âu là chínhxác và tôi cũng biết là chẳng có hy vọng gì những « cái đầu đá cứng » - danh từ các nhàphê bình đùng để nói xỏ các vị lãnh đạo già nua của chúng tôi – sẽ ra sức để thay đổitình thế. Chúng tôi hình như bị khóa chặt vào vòng xoắn nhanh chóng đi xuống. Tất cảnhững điều này làm nhụt tinh thần nghề nghiệp và năng lực của tôi, khiến cho tôi cảmthấy chán nản và lòng đầy nghi ngại.

Tôi chuẩn bị tinh thần để trình Mielke tập tài liệu, kèm theo đó là những phấn tích củachúng tôi. Và sau đó, tài liệu này sẽ được trao cho Viktor Chebrikov, giám đốc KGB tạiMoscow và cho Tổng Bí Thư Konstantin Chernenko. Giọng điệu trong lời «bình luận củachúng tôi » phải chừng mực và tôi làm việc với đội ngũ trẻ giỏi nhất của tôi để đảm bảolời bình luận không che dấu hình ảnh ảm đạm được NATO trình bày và cũng không biểulộ một cách trịch thượng nỗi vui mừng trên sự đau khổ của kẻ khác về sự mô tả hình ảnhthiểu nảo của Liên Bang Xô Viết.

Nhân dịp tôi bay sang Moscow tháng Tám năm 1983, tôi nói với Mielke tôi đang suy tínhvề thời điểm tôi về hưu. Tôi đã sáu mươi tuổi và Mielke bảy mươi lăm. Đã đến lúc cả haichúng tôi nên nghĩ đến việc tìm người kế vị. Ông khoát tay bác bỏ. Tôi cố nài nỉ và saumột lúc do dự, ông chấp nhận trên nguyên tắc việc về hưu của tôi nhưng ngạo mạn nóithêm ông sẽ quyết định ngày giờ. Ông đã nghe nói tôi muốn tiếp tục công trình của Konitrên vở The Troika và nhạo báng: « Giám đốc tình báo không được làm phim » Nhưng ítra vấn đề đã được đề cập đến.

Bất mãn về chính trị và xã hội lan tràn khắp nước đã thẩm thấu qua bức tường dày củaBộ Công An. Trong nhà tắm hơi đặc biệt, nơi đây các viên chức cao cấp cảm thấy thoảimái nói lên những điều họ không dám nói ở các nơi khác, hai viên chức cao cấp trong BộNgoại Giao kể cho tôi nghe nỗi ấm ức của họ đối với giới lãnh đạo già nua và vô cảm tạiMoscow và Bá Linh. Các người đối thoại với tôi trong nhà tắm hơi tâm sự là giữa ĐôngĐức và Moscow cơm không lành canh không ngọt. Chernenko bất tín nhiệm việcHonecker xích lại gần với Helmut Kohl và lo sợ Tây Đức cổ võ một căn cước quốc gia phòĐức và sẽ lấn áp tinh thần đoàn kết xã hội chủ nghĩa. Trong một cuộc họp mặt tạiMoscow năm 1984, ông cảnh báo Honecker nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức sẽ là «nạn nhânsau cùng của tất cả sự việc này ». Ông nói thêm : « Quý vị phải nhớ mối phát triển quanhệ giữa Đông và Tây Đức phải tôn trọng quyền lợi an ninh của Liên Bang Xô Viết trên hếtmọi sự ».

Lời cảnh báo này rõ ràng muốn đè bẹp tham vọng của Honecker muốn đến thăm viếngchính thức Bonn. Cuộc họp, hai người bạn trong phòng tắm hơi nói, đã chấm dứt trongmột bầu không khí lạnh nhạt. Honecker, lòng tức tối vì bị xỉ nhục, đã nổi cơn giận hiếmthấy một khi ông trở lại với phái đoàn và chế giễu hành động lên mặt thầy đời củaChernenko. Khi ông trở về Đông Bá Linh, Honecker giãi bầy hết sự căm giận với Mielkevà tuyên bố, cho dù Moscow có phản đối, ông nhất quyết tìm phương cách để thămBonn. Báo chí của Xô Viết trong khi đó bắt đầu chiến dịch bôi nhọ Honecker.

Nhờ tôi thông thạo tiếng Nga và có nhiều liên hệ với Moscow, tôi được mời để can thiệpvà điện thoại cho Chebrikov. Chebrikov gạt phăng tôi ra và nhắc nhở những vấn đề nàylà vấn đề của Đảng chứ không phải của cơ quan tình báo.

Page 276: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Sụ bế tắc trong ý định của Honecker muốn thăm viếng Bonn chế ngự tất cả những vấnđề khác với Moscow. Tôi chưa bao giờ thấy tình hình căng thẳng như lúc này. Phải mấtnhiều tháng để thu xếp một đường điện thoại trực tiếp giữa Honecker và Chernenko, vìcả hai đều không muốn chứng tỏ mình sẵn sàng nhượng bộ. Qua đường kiểm soát điệnthoại, chúng tôi nghe được một mẩu đối thoại giữa Klaus Bölling, phát ngôn nhân củachính quyền Bonn, và một viên chức Tây Đức khác nói về cuộc đối đầu gay go giữaMoscow và Đông Bá Linh. « Lần này hóa thành ra chuyện lớn », Bölling nhận xét, «Nóthú vị hơn là cả hai vở Dallas và Dinasty cộng lại! »

Hội nghị thượng đỉnh tháng Tám năm 1984 giữa Honecker và Chernenko chỉ vỏn vẹnđúng một ngày và kết quả là thất bại. Ông Tổng Bí Thư của chúng tôi nằm vào vị thếgiống như vị thế của hàng triệu công dân của mình: không được thăm viếng Tây Đức.Ông bị ép buộc phải thay đổi hẳn thái độ đối với Tây Đức và ông mau chóng làm điều nàybằng cách tuyến bố « khí tượng toàn bộ » không thuận lợi cho hội nghị thượng đỉnh Đôngvà Tây Đức, vì vậy cuộc họp thượng đỉnh phải bị đình chỉ. Ông nghiến răng và điềm đạmnói với các phụ tá « «đình chỉ » không có nghĩa có nghĩa là «hủy bỏ ».

Honecker cảm thấy mình bị Liên Bang Xô Viết bỏ rơi khi bị hoạn nạn, về mặt kinh tế cũngnhư về mặt ngoại giao, bởi vì Moscow đã giảm thiếu số lượng dầu xuất khẩu sang ĐôngĐức với giá hạ so với thị trường. Ông nói: « Chúng ta chỉ trông nhờ vào chính sức củachúng ta». Ông bị ám ảnh với ý tưởng khuấy nhiều Moscow bằng những hành động vô ýnghĩa như là cải thiện mối liên hệ với Trung Quốc.

Vào lúc đó, những người có đầu óc ở CHDC Đức cũng cảm nhận được những biến chuyểnđang diễn ra trên đất nước, trong khối Đông Âu và cá nhân cũng thay đổi. Trong thờigian này tôi gặp gỡ Hans Modrow, lãnh đạo Đảng Cộng Sản tại vùng Dresden, một ngườiăn nói nhỏ nhẹ, tóc bạc, có những suy tư thâm trầm và phong cách nhã nhạn. Hầu nhưkhông giống phong cách tự mãn nhưng lại thiếu suy nghĩ của phần đông các viên chứcCộng Sản cao cấp, ông sống đơn sơ trong một căn nhà ba phòng, lái một chiếc xe tầmthường, và không bao giờ lạm dụng những ưu đãi dành cho các ông lớn trong Đảng. Ôngđược chú ý vì lời nói thẳng thắn của ông, một nghệ thuật ít được dùng trong đảng, mộtnơi mà quy tắc buộc phải phân giải mặt ngoài của sự thật. Ông nói với tôi: « Tôi được trảlương không phải để kê những đơn thuốc của bác sĩ ». Tôi đã gặp một người tri kỷ để giảibày những ấm ức của tôi.

Page 277: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Hans Modrow Manfred von Ardenne

Chúng tôi nói chuyện về Manfred Von Ardenne, một nhà vật lý học xuất thần từ gia đìnhquý tộc đã từng xây dựng học viên của mình trên ngọn đồi ở ngoại ô Bá Linh. Đây là mộtmẫu người hiếm hoi đã xoay sở thoát khỏi vòng cương tỏa và làm việc độc lập, ông thànhcông vì những thành quả của ông vượt hẳn tất cả những gì nhà nước cung cấp. VonArdenne, lúc đó đã hơn tám chục tuổi, có cái nhìn vững trãi về đất nước và toàn khốiĐông Âu. Ông lo ngại chúng tôi không thể nào bắt kịp Tây Phương về khoa học và cạnhtranh kỹ thuật và cuối cùng việc này sẽ đưa chúng tôi đến diệt vong.

Modrow chỉ là một bí thư tỉnh ủy và không có triển vọng gì để vào Bộ Chính trị. Vì nằm ởvòng ngoài Trung Ướng Đảng tôi không tạo được ảnh hưởng gì lên đường hướng củaĐảng dưới sự chỉ huy của Honecker, và von Ardenne quá già và chẳng hồ hởii gì vớinhững chuyện tranh giành thế lực trong nội bộ chính trị của nước CHDC Đức và khônglàm gì khác hơn là tranh đấu trong phạm vi nghiên cứu khoa học của ông. Vì vậy chúngtôi đặt hy vọng vào Modrow để tạo thay đổi cần thiết.

Những cuộc gặp gỡ của chúng tôi cuối cùng tạo nên những lời báo cáo kì dị cho rằngchúng tôi, sau này được gọi là những nhà cải cách trong nội bộ Đảng, đang âm mưu đưaModrow lên làm lãnh tụ và đặt để lối cải cách của Xô Viết lên Đông Đức. Sự thực, than ôi,khiêm nhường hơn nhiều. Khi Mikhail Gorbachev kế vị Chernenko vào tháng Ba năm1985, Modrow và tôi thấy đây là một cuộc thay đổi phi thường và đáng hoan nghênh. Tôiviết trong nhật ký của tôi :

« Giờ đây cuối cùng, kế vị những vị lãnh tụ già nua và bệnh hoạn trong điện Cẩm linh,một tổng bí thư mới và niềm hy vọng mới xuất hiện. Đây xem như là một kỳ công. Chođến nay, chính chúng ta tự hãm hại chúng ta nhiều nhất. Không có kẻ thù nào có thểthực hiện được những gì chúng ta đã thực hiện về mặt vô năng, ngu dốt, tự kiêu, vàphương cách chúng ta tự tách rời khỏi căn bản tư tưởng và cảm xúc của con người bìnhthường».

Sau đó, Modrow và tôi gặp gỡ nhau hai lần trong một năm để bàn thảo, nhưng tôi khôngtìm cách thúc đẩy ông lên nắm quyền lực. Nếu có như vậy thì bây giờ tôi đã hãnh diệntuyên bố điều này. Sự thật đau lòng là cả hai chúng tôi đã quá chậm chạp không kịp thờibày tỏ nỗi thất vọng của chúng tôi. Sự kiện là cả hai chúng tôi không che dấu sự bất mãncủa mình với bạn bè và các đồng nghiệp thân tín không bào chữa cho chúng tôi vì chúngtôi đã không tích cực hoạt động để cải tiến chế độ xã hội chủ nghĩa. Cũng như phần đôngnhững người ít có ảnh hưởng, chúng tôi mỏi mòn chờ mãi không thấy một vị cứu tinhxuất hiện để kế vị Honecker phát xuất từ trong lòng chế độ và vẽ ra một đường hướngmới.

*

Tôi có một lý do khác hoàn toàn cá nhân để xin rút lui. Cuộc hôn nhân thứ hai của tôigặp khó khăn. Tôi đã yêu một người đàn bà khác. Trước đây tôi đã ngắn ngủi gặp gỡAndrea trong một lần thăm viếng Karl-Marx-Stadt, quê quán của Christa, người vợ thứhai của tôi, và sau đó một lần nữa khi cô và chồng của cô đến thăm viếng dacha của tôinăm 1985. Khi còn là thiếu nữ, cô đã vào tù bốn tháng vì tội tìm cách trốn ra khỏi nước.Nghe lại câu chuyện của cô mấy năm về sau làm cho tôi cay nghiệt hồi tưởng đến việcđàn áp trên đất nước tôi. Tôi xem công việc của tôi trong ngành tình báo hải ngoại là mộtsinh hoạt riêng biệt và thuộc một lãnh vực khá dĩ có thể bào chữa, nhưng tôi không thể

Page 278: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

không lấy làm xấu hổ về những phương cách bạo tàn đối với những người đối lập trongnước và đối với những ai chỉ có mỗi một ước vọng là rời bỏ đất nước.

Đầu năm 1986, tôi đến gặp Mielke và báo cho ông biết sự việc. Vì là một người theo đạođức cực thanh lỗi thời trong phong tục luyến ái, nên ông nổi giận. Khi ông bình tĩnh trởlại, ông cố gắng thuyết phục tôi vẫn tiếp tục giữ cuộc sống vợ chồng để giữ thể diện vànói ông sẽ thu xếp để Andrea đến cư ngụ Đông Bá Linh để tôi có thể gặp cô bắt cứ lúcnào. Ông không phải là một con người hiểu biết gì nhiều về vấn đề tình ái. Mối lo lắngcủa ông là an ninh. Vợ tôi làm việc trong Bộ Công An tại Karl-Marx-Stadt và cô biết nhiềuvề việc làm của tôi. Ông ta hoảng sợ trong ý nghĩ là vợ tôi, tức giận, sẽ tiết lộ những câuchuyện của tôi và những công tác của tôi ở hải ngoại.

Tôi từ chối lời đề nghị này và nhất định đòi cưới Andrea. Mielke tỏ ra rất bực bội. Tôi đượcbiết qua các bạn đồng nghiệp ông ra lệnh đặt máy nghe đường dây điện thoại của tôi.Bây giờ tôi đang kinh qua mối bất an của một công dân thường Đông Bá Linh vì một lý donào đó bị nhà nước tình nghi. Người vợ trước của tôi cũng bị theo dõi gắt gao vì e rằng côsẽ bắt liên lạc với địch. Tuy nhiên cô đã tìm cách thoát khỏi vòng kiểm soát và nhân dịpnghỉ hè tại Bulgaria đã liên hệ với một doanh nhân Tây Đức mà Mielke chắc chắn là ngườiđược cơ quan tình báo phái đến để dụ dỗ cô vào bẫy tình Romeo. Tôi rơi vào nghịch cảnhnhìn thấy phương sách Romeo của chính tôi được đem áp dụng vào người vợ cũ của tôi.Trong một thời gian tôi chuẩn bị tinh thần tiếp nhận tổn thương nhìn thấy hình ảnh củacô vợ cũ và những chi tiết của cuộc sống lứa đôi của chúng tôi phơi bày trên báo chí TâyĐức. Nhưng cuối cùng, sau khi Bộ Công An dàn xếp tiền bạc và công ăn việc làm (và cólẽ nghi ngờ là cô đã bị lừa vào cặm bẫy tình của tình báo Tây Đức ) cho cô, cô quyết địnhở lại Đông Đức.

Mielke cuối cùng chấp nhận cho tôi về hưu vào mùa xuân năm 1986, sau khi WernerGrossmann, người tôi đã chuẩn bị để thay thế tôi, đã sẵn sàng đón nhận trách nhiệm.Việc ra đi của tôi là một thay đổi lớn trong cơ quan tình báo sau gần ba mươi làm việc, vàchúng tôi thu xếp để sự việc diễn biến nhẹ nhàng và hết sức tự nhiên. Tôi thương lượngsự ra đi của tôi với Mielke, trong đó có một căn phòng mới tại Bá Linh nhìn ra con sôngSpree, nơi tôi cư ngụ cho đến ngày nay. Tôi biết tất cả những ưu đãi giành cho giới đảngviên thượng lưu trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, suy nghĩ cho cùng, đều dính liền vớicông việc của chúng tôi. Nhà nước cho và nhà nước cũng có thể lấy lại. Tôi yêu cầu cóđược một tài xế, một thư ký, và một văn phòng trong bộ để tôi ghi lại những kinh nghiệmtình báo của tôi để cho Bộ dùng, và soạn thảo quyển The Troika. Bù lại, tôi phải luôn sẵnsàng để cố vấn người kế vị tôi và Mielke.

Nghi thức tiễn đưa tôi về hưu tháng Mười Một năm 1986 diễn ra với tất cả trang trọng.Mielke muốn tuyên bố ngắn gọn và theo truyền thống Xô Viết : “Vì tình trạng sức khỏe…”Nhưng tôi hoàn toàn khỏe mạnh và không có lý gì để bắt đầu cuộc sống mới ngoài phạmvi của cơ quan tình báo với một câu nói láo. Tôi yêu cầu một lời tuyên bố trung thực vàkín đáo: “Theo ước nguyện của mình, Tướng Markus Wolf đã từ chức khỏi Đại Tổng Cục(tình báo hải ngoại)”. Lời tiễn đưa chính thức gượng gạo tương phản với buổi liên hoannhỏ do tôi tổ chức sau buổi tiễn đưa chính thức. Tại đây, xum vầy với các đồng nghiệpthân tín nhất, tôi bày tỏ lời cảm mến chân thành đối với đồng đội của tôi đồng thời đềcập nhẹ nhàng đến những mối lo âu, những ấm ức và những khó khăn họ chia sẻ với tôi.Tôi nói với họ, trích lời châm biếm nhất của Bertolt Brecht: “Một người Cộng Sản tốt cónhiều vết lõm trên nón của mình. Và một vài vết là do kẻ thù”.

Page 279: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Tôi ca ngợi công trình cải cách của Gorbachev. Các sĩ quan trao đổi ánh mắt, vì biết rằngý tưởng thay đổi và trong sáng đã bị giới lãnh đạo của chúng tôi gạt phăng đi. Tôi traocho họ một bài thơ do cha tôi viết tựa đề là « Xin lỗi, vì tôi chỉ là Con Người » (Verzeiht,Dass Ich Ein Mensch in…) một lời tóm tắt chính xác về bản tính của ông và tôi nghĩ cũnglà của chính tôi. Tôi xin nôm na dịch như sau :

Và nếu tôi thù ghét quá nhiềuVà tôi yêu quá điên cuồng và phóng túng.

Xin tha lỗi cho tôi vì tôi là con ngườiĐạo đức thánh hiền tôi không theo kịp.

Andrea và tôi tìm nơi ẩn cư tại vùng nông thôn và tôi trầm mình vào trong những tranggiấy của Koni viết về tình bạn tam phương đã tồn tại sau Chiến Tranh lạnh. Tôi, lần đầutiên trong nhiều năm qua, cảm thấy sung sướng và mãn nguyện với bản thân. Tôi biếtquyển sách này, với những phê bình về đường lối của Stalin và đề cao sự bền bỉ của mốiliên kết tình người mặc dù có sự đối trọi của hai ý thức hệ, có thể là một biến cố trongthế giới của chúng tôi. Tôi quyết định khai thác một vấn đề từ trước tới nay chưa bao giờđược công khai bàn cãi tại Đông Đức: cuộc khủng bố của Stalin và tính chất tùy tiện củanhững vụ bắt bớ hàng loạt. Quyển sách được hai nhà phát hành tại Đông Đức (Aufbau)và Tây Đức (Classen) phát hành cùng một lúc trong khuôn khổ của chương trình minhbạch của Gorbachev, đã bị Honecker khước từ không lấy đó làm khuôn mẫu cho đất nướcchúng tôi.

Với một người bạn giám đốc phim ảnh, tôi cũng nhất định thực hiện một phim về cuộcđời của cha tôi. Khi phim Xin lỗi, tôi chỉ là con người sắp được trình chiếu, tôi được thôngbáo là một đoạn về những tội ác của Stalin sẽ bị cát xén. Tôi phản đối, nhưng rồi cũng bịrút ngắn trong khi tôi di ra nước ngoài. Chứng kiến cố gắng vô nghĩa xóa bỏ quá khứ (vàtừ đó xóa bỏ hiện tại) là giọt nước làm tràn ly. Không như đa số các người Tây Đức, tôi cóđược may mắn gặp gỡ ông Tổng Bí Thư. Tôi kể cho Honecker nghe những giai thoại củanhững người khác đã bị cưỡng ép và phải bó tay vì những đoạn liên quan đến chính trịtrong tác phẩm của họ đã bị cắt xén một cách tùy tiện. Honecker, lúc nào cũng vậy, tỏ ravô cùng nhã nhặn và đồng ý với tôi đây là cách hành xử không đẹp vì không thông báocho tôi hoặc những người khác là đã có thay đổi. Rồi ông thú nhận rằng cá nhân ông đãra lệnh cắt những đoạn nói đến những hành động hung ác của Stalin trong phim vàkhông nhân nhượng về nội dung. Khi tôi than phiền là không thể nào mô tả những thậpniên 1930 tại Liên Bang Xô Viết mà không quy chiếu đến những tội ác của Stalin, ông trảlời: « Anh có thấy không, ngày nay lịch sử đã bị bóp méo mỗi ngày. Sự minh bạch phảitrả lời rất nhiều trên phương diện này».

Tôi tiếp tục đào xâu.

« Ông không thể nói với người dân từ chục năm nay tất cả những gì Liên Bang Xô Viếtlàm là đúng và sau đó quay phắt lưng lại với những điều này. Tại đây, thiên hạ đặt nhiềuhy vọng vào Gorbachev. Họ không chấp nhận những gì ông làm là xấu. Họ so sánh tinhthần cởi mở của ông với những chính sách đối với giới truyền thông ở đây, và họ muốn cótự do ngôn luận và ấn hành nhiều hơn nữa. Đây không phải là điều sẽ phôi pha với thờigian ».

Honecker ngoan cố hất hàm trả lời : «Tôi sẽ không bao giờ để những gì xảy ra ở LiênBang Xô Viết xảy ra tại đây ».

Page 280: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Tôi mong đợi một câu trả lời thực tiễn và tôi hỏi ông có biết con số gia tăng những ngườichống đối đang tìm sự hỗ trợ tinh thần của giáo hội Tin Lành tại Đông Bá Linh và Leipzig– những người trong vòng mấy tháng tới sẽ là cốt lõi của cuộc cách mạng ôn hòa tạiĐông Đức.

« Họ là những tên điên khùng và mộng du », ông nói, « Chúng ta có thể đối phó vớinhững hạng người như vậy ».

Tháng Ba năm 1989, quyển sách đầu tiên của tôi, The Troika, được phát hành trong mộtbầu không khí xã hội căng thẳng. Chính quyền Đông Bá Linh vừa mới cấm lưu hành ấnbản của tuần báo Liên Xô Sputnik trong đó đăng tải những nghiên cứu mới về tội ác củaStalin. Sự xung đột giữa nước CHDC Đức và Liên Xô nay đã trở thành công khái, Đông BáLinh đóng vai trò kiểm duyệt Liên Bang Xô Viết.

Tôi quyết định dùng việc phát hành quyển sách cùng một lúc tại Đông và Tây Đức đểcông khai tuyên bố ủng hộ perestroika và phản biện lại chế độ thoi thóp này. Tôi khôngtán thành việc ngăn cấm tờ Sputnik và nói với một phóng viên đài truyền hình Tây Đứckhi được hỏi tôi cảm nghĩ gì về ông Gorbachev: « Tôi vui mừng và sung sướng ông đãhiện diện ở đây».

Ngày hôm sau, tôi được biết tôi trở thành đối tượng bàn thảo trong cuộc họp hàng tuầncủa Bộ Chính Trị. Mielke điện thoại cho tôi biết là quan điểm của tôi được xem là tấn côngvào giới lãnh đạo Đảng và thông báo cho tôi biết là Bộ Chính Trị đã quyết định tôi khôngđược phép chấp nhận phỏng vấn về quyển sách này trong lần hội chợ sách sắp tới tạiLeipzig. Tôi mượn một câu nói sống sượng nhưng chính xác của chính giới Hoa Kỳ, tôinhận biết được cảm giác thế nào là đứng ngoài lều đái vào trong sau khi trải qua một đờingười đứng ở trong đái ra ngoài. Tôi không coi thường trực tiếp lệnh của Bộ Chính trị,nhưng tôi vẫn tiếp tục đi thuyết trình khắp nước. Việc này trùng hợp với tình trạng sa súttrong cơn khủng hoảng của xã hội Đông Đức. Đã có những lời oán thán về những trò bầucử gian lận cho phép Đảng Xã Hội Thống Nhất tiếp tục cầm quyền mà không có ai phảnkháng sau cuộc bầu cử tháng Năm.

Sang đến hè, dân Đông Đức lũ lượt bỏ sang phương Tây qua biến giới vừa mới mở ởHungary. Giống như một số đông các bạn đồng nghiệp thận trọng hơn vì biết rõ phongthái của Bộ Công An, tôi lo ngại sẽ xảy ra bao động. Những uất ức âm ỉ từ hàng chụcnăm nay đã gần đến mức sôi bỏng. Tôi đến gặp Egon Krenz, con người vạm vỡ và là mộtcông chức không có óc quyền biến mà mọi người trông đợi sẽ thay thế Honecker. Tôi nóivới ông là tôi sợ đổ máu nếu những lực lượng an ninh nóng máu được tung ra để ngănchặn đoàn biểu tình và họ không biết cách phản ứng với một tình thế mà chỉ họ biết quasách vở. Tôi trao cho ông một bản tóm tắt ghi nhớ về những bước đi cần thiết sắp tới,nhưng ông tỏ vẻ chán ngán: « Tôi biết, Mischa, », ông nói và lập lại những lời tôi đã nghemấy năm trước đây của Andropov, « nhưng anh biết Bộ Chính Trị làm việc ra sao rồi. Nếutôi chỉ nói một lời ghi trong sổ này tại đó, tôi sẽ mất việc ngay ngày hôm sau. Anh nênnhớ Gorbachev chỉ trở thành tổng bí thư sau khi ông đã ngậm miệng trong suốt thời giantrị vị của ba người tiền nhiềm».

Ngày 18 tháng Mười, cuối cùng Honecker rời chức vụ trong phong cách đúng thời điểmcủa các nhà lãnh đạo đã mất đi sự kính phục của các đồng chí thân cận nhất và yêu cầuphải ra đi. Không ai nhận trách nhiệm này, nhưng không một lãnh tụ nào của nước CộngHòa Dân Chủ Đức có thể bị bãi chức nếu không có sự đồng ý săn sái của Mielke. Krenzđược lên làm tổng bí thư và xuất hiện trên truyền hình để phát biểu những lời nói xoa dịu

Page 281: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

ngổn ngang. Nhưng ông không được chuẩn bị để đối phó với công việc cực kỳ khó khănông phải đương đầu.

Tôi biết giờ phút của những lời lẽ âm thầm đã chấm dứt khi Johanna Schall, cô cháu gáiđầy năng lực và nguyên tắc của Bertolt Brecht, mời tôi tham dự một cuộc biểu tình ngày4 tháng Mười Một tại quảng trường Alexander-platz ở Đông Bá Linh để kêu gọi một cuộcthay đổi ôn hòa. Tôi tham gia với các văn sĩ Christa Wolf, Stephan Heym, và HeinerMüller và các lãnh tụ của nhóm đối lập Diễn Đàn Mới Barbël Bohley và Jens Reich. Nhìnmột biển bích chương ghi

Bà Johanna Schall Markus Wolf , 1989

bằng tay yêu cầu chấm dứt quy tắc một đảng duy nhất, tôi thấy rõ tính chất độc quyềncủa Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất của tôi đã chấm dứt. Đối với tôi, điều này cónghĩa là từ bỏ một ý thức hệ mà tôi đã theo đuổi cả đời. Tôi vẫn tin rằng nước CHDC Đứccó thể - ít nhất trong một thời gian dài - tách biệt với Tây phương với sự hiện diện củamột chính quyền hiện thân cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa nhưng cho phép có được tự dongôn luận, tự do hội họp và có quyền sở hữu nhiều hơn. Tôi cố gắng thuyết phục nửatriệu người tập hợp tại đây và cả triệu người nữa đang xem truyền hình không nên dùngđến võ lực, nhưng trong lúc tôi nói, phản đối bầu không khí kết tội biến tất cả nhữngthành viên của những cơ quan an ninh thành những con vật tế thần cho chính sách củagiới lãnh đạo cũ, tôi hơi ngợ một phần trong đám đông huýt sao chế nhạo tôi. Họ khôngcòn đầu óc để nghe những lời nhắn nhủ gìn giữ phong cách của cựu tướng của Bộ CôngAn.

Và tôi đau đớn nhận biết trong những giây phút này tôi không trốn chạy được quá khứcủa tôi. Tôi phải nhẫn nhục nhận lãnh trách nhiệm về những sinh hoạt của cơ quan tôilàm việc và những đường hướng của một chế độ tôi đã từng phục vụ và nuôi dưỡng, mặcdù nó nằm ngoài quyền kiểm soát, sự hiếu biết hoặc sự đồng tình của tôi. Tôi không thểnói phản ứng của đám đông làm tôi bất chợt kinh ngạc, nhưng lòng tôi cảm thấy nhẹnhõm và tràn đầy hãnh diện vì cuối cùng tôi đã đứng lên và dám nói sự thật. Đêm hômđó, tôi trở về nhà và ngủ một cách say sưa lần đầu tiên trong suốt nhiều tuần.

Ngày 28 tháng Mười Một, Thủ Tướng Tây Đức Helmut Kohl ban hành chương trình mườiđiểm để thống nhất nước Đức. Kể từ ngày đó, đặc biệt vào ngày 4 tháng Chạp, vào mỗi

Page 282: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

ngày thứ hai biểu tình tại Leipzig, các bích chương rời rạc xuất hiện đòi hỏi Nước Đức,Một Tổ Quốc (DEUTSCHLAND, EINIG VATERLAND). Nhưng vào ngày đó không có nhữnglời kêu gọi như vậy tại Đông Bá Linh. Có nhiều quan điểm khác nhau được phát biểu trênloa phóng thanh và do dân chúng xuống đường hô hào về hình thái tương lai của đấtnước họ, nhưng có một bầu không khí kiến tạo chung nhất. Nhìn lại, tôi cho rằng đây làngày cuối cùng của giấc mơ xã hội chủ nghĩa. Năm ngày sau, tôi có mặt tại câu lạc bộcác văn sĩ ở Postdam bàn bạc về quyển The Troika, thình lình một thanh niên tung cửavào và hét lớn: « Biên giới đã được mở». Lịch sử đã được viết nhanh chóng như vậy.Trong vòng một đêm, thế giới cũ, thế giới mà tôi đã cống hiến cả công trình của cuộc đờitôi tan biến. Đêm hôm đó, màn ảnh vô tuyến truyền hình khắp nơi chiếu những hình ảnhBức Tường Bá Linh xụp đổ. Hàng rào bê-tông đã thực chất củng cố sự ngăn cách ý thứchệ chỉ trong vài ngày đã trở thành những mảnh kỷ vật. Kể từ nay tôi phải thích nghi vớithế giới mới, một thế giới mà tôi vẫn xem là kẻ thù và nay tôi đã trở thành kẻ xa lạ trongđó, một kẻ tị nạn đến từ thế giới không tưởng đã xụp đổ.

*

Ngày 15 tháng Giêng năm 1990, một đám đông giận dữ - trong đó có nhiều nhóm đã cóchuẩn bị trước – tràn vào cơ sở bộ cũ của tôi và tóm thâu những hồ sơ và sau đó trao chocác cơ quan tình báo phương Tây. Những phần đã được lựa chọn kỹ lường được đem rađăng tải, và vì tên tuổi của Mielke và tôi là những tên tuổi quen thuộc duy nhất đối vớiquần chúng, hầu như không có ngày nào mả tôi không bị tấn công dữ đội, nhất là vì họkhám phá những tên khủng bố trước đây của Cánh Hồng Quần (RAF=Red Army Faction)đã được nước CHDC Đức chứa chấp. Họ không cần phân biệt đâu là bằng chứng haykhông bằng chứng hoặc tang chứng chứng tỏ là tôi có dín líu đến Cánh Hồng Quân; việctôi làm việc trong một cơ quan khác của Bộ có dính líu đến vụ việc là đủ để cho kẻ tố khổkết án tôi. Tôi không còn ngờ vực gì nữa vào ngày Thống Nhất Đất Nước, ngày 3 thángMười năm 1990, tôi sẽ bị bắt. Sau khi tham khảo cả luật sư lẫn bạn bè, tôi quyết định rờibỏ xứ sở một thời gian. Tôi hy vọng làm việc từ nước ngoài để bảo vệ đội ngũ trước đâycủa tôi, trong số đó người cuối cùng rời khỏi bộ vào tháng Tư năm 1990. Trước khi đi, tôiviết thư cho Tổng Thống Liên Bang Richard von Weizsäcker, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hans-Dietrich Genscher và Willy Brandt nói rằng một chuyến di cư khác ra khỏi nước Đức làđiều khó xử đối với tôi:

Đây là đất nước của cha mẹ tôi. Ở đây họ tìm thấy lãnh vực sinh hoạt cho họ, sau khi đãphải di cư lâu ngày. Cha mẹ tôi và em trai tôi đều an táng tại Bá Linh. Và đối với tôi,nước Đức là nơi tôi bỏ công khó, là sức mạnh của tôi, là tình yêu, là những sinh hoạt củatôi theo chiều hướng tích cực cũng như trong những nỗ lực không thành và sai trái.

Và tôi viết cho ông ủy viên công tố liên bang Alexander von Stahl :

Đối với tôi và đối với các nhân viện trong đội ngũ cơ quan tình báo đã từng tham giatrong Chiến Tranh Lạnh trong trường hợp tương tự như các nhân viên của các cơ quankhác, chiến tranh có vẻ như vẫn tiếp tục. Đã có kẻ thắng trận và kẻ bại trận, trả thùkhông chút thương sót.

Tôi muốn khẳng định cho mọi người biết, trong lúc tôi lên đường rời khỏi nước Đức trongmột thời gian, tôi sẽ trở về không ngần ngại một khi việc tòa án xét xử công bằng đượcbảo đảm. Tôi cũng có nói với Anatoly G.Novikov, giám đốc KGB tại Bá Linh, tôi có ý địnhrời nước Đức một thời gian. Ông mỉm cười và nói rằng KGB biết Tây Đức đang tìm cáchmiễn khởi tố để đổi trác với thông tin. Ông không nói cho tôi biết ông làm cách nào để

Page 283: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

biết chuyện này, nhưng ông nói KGB rất hài lòng là tôi đã không tuân theo. Một vài ngàysau, sau khi ông báo cáo cuộc gặp gỡ của chúng tôi lên Moscow, tôi nhận được thư củaông báo cho biết có thể liên lạc với KGB bát cứ lúc nào khi tôi lâm nguy.

Chúng tôi đồng ý là vợ tôi và tôi sẽ vào giờ phút chót tìm cách ra khỏi nước Đức để tránhkhông để Liên Bang - Xô Viết mang tiếng can thiệp trong việc tôi trốn thoát. Nếu cần, tôisẽ điện thoại đến một số bí mật và họ sẽ đến giúp tôi ngay. Đây là lựa chọn tốt nhấttrong những đề nghị tồi dở. Tôi vẫn mong mỏi nếu tôi có thể trốn đâu đó ở châu Âu màkhông ai để ý trong một vài tuần, cuộc săn lùng ở Đức sẽ giảm cường độ và tôi có thể trởvề.

Andrea và tôi cuốn gói hành lý một cách kín đáo vào ngày 28 tháng Chín, sáu ngày trướckhi thống nhất, và lên đường đi Áo. Chúng tôi dùng thông hành thật của chúng tôi vàchính xe của tôi – tôi quyết định không để bị bắt trong tình trạng bất hợp pháp và khôngbao giờ dùng giấy tờ giả - và lái qua biên giới giống như mọi du khách cuối hè đi lên miềnnúi. Lính gác biên giới liếc nhanh giấy tờ của chúng tôi và vẫy cho chúng tôi đi qua. Khichúng tôi đi xa khỏi tầm mắt của họ, chúng tôi ngừng lại và ôm nhau mừng rỡ giống nhưtrẻ con trốn trường nội trú nghiêm ngặt để đi chơi.

Trong vòng hai tháng, Andrea và tôi lái đi khắp vùng quê nước Áo, trú ngụ tại nhữngkhách sạn nhỏ và nhà trọ và đôi khi đến nhà bạn bè quen biết thuộc cánh tả Áo. Chúngtôi không hóa trang, và khi họ phát giác sau ngày 3 tháng Mười tôi đã trốn khỏi nướcĐức, hình ảnh của tôi bắt đầu xuất hiện thường xuyên trên trang nhất những nhật báo, lẽcố nhiên được bày biện trong phòng khách và bàn tiếp tân của khách sạn. Nhưng mộtcách lạ lùng, chẳng ai để ý xem tôi có giống với « tên gián điệp bị truy nã nhất » đã trốnđâu mất. Một hoặc hai lần, Andrea để ý người nào đó để ý nhìn kỹ đến tôi hoặc nghenhững lời thi thầm ngạc nhiên, chúng tôi vội trốn tránh không kèn không trống. Đây làmột thời gian đặc biệt vừa đáng sợ hãi vừa đáng vui mừng. Tôi cảm thấy trẻ hẳn ra.Nhưng chúng tôi không thể nào tiếp tục sống theo kiểu Bonnie và Clyde Đức được.

Chúng tôi khơi động đường dây Israel nhưng không có kết quả. Mặc dù đã có những lờihứa trước đây, chúng tôi không nhận được thông hành ở Vienna, và tôi không muốn họđể ý đến tôi vì tôi lẩn quẩn ở thủ đổ Vienna. (Tôi không đi Israel cho mãi đến năm 1995,khi nhật báo Do Thái Ma’ariv quảng cáo rầm rộ mời tôi sang thăm viếng các cựu nhânviên tình báo Mossad và gặp gỡ với cựu thủ tướng Yitzhak Shamir). Một đêm, trong lúcăn tối tại một ngôi làng Áo, tôi nhìn khuông mặt xin xắn nhưng lo âu của Andrea tôi biếtlà chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài Moscow. Tôi vẫn còn hy vong mongmanh là Gorbachev, vốn là bạn của Helmut Kohl, sẽ ngỏ lời kêu gọi khoan hồng chochúng tôi. Từ Áo tôi viết thư cho ông nhưng tôi không nhận được hồi đáp. Tháng MườiMột năm 1990, tôi lấy số bí mật đã được trao cho tôi ở Bá Linh để liên lạc với KGB trướckhi tôi lên đường, đọc mã số cho người Nga đầu dây và báo là thời cơ đã chín mùi.

Hai ngày sau, Andrea và tôi, chúng tôi được một giao liên Nga đến bốc đi tại biên giớiHungary và đưa chúng tôi băng qua đồng bằng Hungary. Sau một ngày nghỉ, chúng tôivào lãnh thổ Ukraine, và từ đó chúng tôi đến Moscow. Chúng tôi đến nơi mệt mỏi nhưnglòng thật nhẹ nhõm biết rằng những ngày bôn ba đào tẩu đã chấm dứt.

Page 284: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Markus Wolf và vợ Andrea Stingl (AFP)

Tại Moscow, Leonid Shebarshin tiếp đón chúng tôi tại bộ tư lệnh cơ quan tình báo hảingoại tại Yasenevo và chúng tôi nâng ly ăn mừng việc đào thoát của tôi. Nhưng bầukhông khí lúc đó đã căng thẳng. Các vị chủ nhà tỏ ra bối rối vì tôi không nhận được sự hỗtrợ nhiều hơn của Gorbachev. Mặc dù ông quen biết tôi nhiều, Kryuchkov gởi lời chào quaValentin Falin và Trung Ương Dảng chứ không đích thân đến gặp tôi. Giám Đốc KGBkhuyên tôi không nên trở về Đức. Rõ là giới lãnh đạo tiến thoái lưỡng nan về sự hiện diệncủa tôi. Một mặt, họ cảm thấy ràng buộc với quá khứ để cho tôi trú ngụ tại Moscow. Mặtkhác họ không muốn làm to chuyện về sự hiện diện của tôi ở đây, vì mối bang giao vớiBonn có ưu tiên hơn.

Lần đầu tiên trong đời của tôi, những nơi trước đây vẫn luôn trả lời có tại Moscow nay bắtđầu trả lời không. Hoặc là, trong phong cách khó diễn tả của người Nga, họ không trả lời.Để tìm kiếm tài liệu cho quyển sách này, tôi tìm cách tham khảo một vài tài liệu cũ củaNATO đã được các nhân viên của tôi thu thập và do tôi gởi đi Moscow. Chúng không baogiờ xuất hiện. Lẽ cố nhiên, người ta không từ chối tôi thẳng thừng. Tôi được báo là nhữngbí mật chính tay tôi đã gởi đến Moscow không thể tiếp cận được nữa vì “lý do kỹ thuật”.

Tôi bỏ thời giờ đi tìm kiếm sự hỗ trợ chính trị và hợp pháp cho các nhân viên cũ trong cơquan của tôi, cho các điệp viên và cho chính bản thân tôi, và tôi cũng đi tìm những bạnbè cũ thời thiếu niên và tìm tòi những món ẩm thực, thu thập những công thức món ănNga để in thành sách mà sau này tôi xuất bản. Con trai Sascha của tôi, được Claudia, congái của Andrea với chồng trước, trông nom, lâu lâu đến thăm chúng tôi.

Tôi sống thoải mái ở Moscow cho đến tháng Tám năm 1991. Nhưng tôi có nhu cầu gầngũi với gia đình tôi và các đồng nghiệp cũ ở Đức. Sống ở lại Liên Bang Xô Viết có nghĩa làsống bình dị, như một người di cư. Vào mùa hè, Andrea và tôi được Trung Ương Đảngmời đi nghỉ mát ở Yalta, trên bãi biển Hắc Hải, trong một ngôi dacha dành riêng cho đảngviên cao cấp. Cùng lúc đó, Mikhail Gorbachev cũng đang nghỉ hè không xa – đây là mùanghỉ mát cuối cùng của ông với tư cách lãnh đạo Liên Bang Xô Viết. Vì ở tại đây ông phảiđón tiếp một phái đoàn các đồng nghiệp trong Bộ Chính Trị từ Moscow đến mà ông khônghề mời để nghe tin đảo chánh do không ai khác Kryuchkov, giám đốc KGB, cầm đầu.

Page 285: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Vladimir Kryuchkov

Kryuchkov không phải là ông xếp tôi mến chuộng, nhưng tôi không bao giờ nghĩ mộtngười tầm cỡ như ông lại dính líu đến một hành động thiếu chín chắn như vậy. Một vịgiám đốc tình báo không thể nào không thấy đây là một trò đùa ngay từ lúc khởi đầu.

Cuộc đảo chính hụt là một đòn chí mạng đối với chúng tôi. Các luật sự của tôi đến gặp tôihai lần để bàn thảo về ngày trở về Đức. Bây giờ việc quyết định bỏ đi đã trở nên gấp rút.Ngày tàn của Gorbachev đã gần kề và Boris Yeltsin sẽ sớm chiếm lĩnh quyền hành tuyệtđối. Tôi không trông mong ân huệ gì nơi ông cả.

Vì vậy vào cuối tháng Tám, lúc đó Gorbachev trong vị thế lung lay đã trở về điện CẩmLinh, tôi hẹn gắp với Leonid Shebarshin. Ông đã tạm thời lên nắm quyền cơ quan KGB vìbây giờ Kryuchkov đã thất sủng và bị giam giữ. Ông trông vẻ bàng hoàng và căng thẳngvì áp lực của những biến cố. Hiện tình Liên Bang Xô Viết đang rối loạn và KGB bị tách làmhai giữa người ủng hộ và chống đối cuộc đảo chánh, nên cá nhân tôi và những vấn đềcủa tôi là điều phiền nhiễu cuối cùng ông cần đến. Tuy vậy, có lẽ ông muốn giữ tôi lại,làm một cử chỉ đẹp cuối cùng để bày tỏ tình đoàn kết đối với một sĩ quan tình báo.

Ông chăm chú nghe tôi nói trong lúc tôi giải thích ý định trở về Đức, rồi ông ngửa lòngbàn tay theo kiểu người Nga để diễn tả nỗi thất vọng. “Anh thấy sự việc ở đây rồi,Mischa. Anh là người bạn tốt đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi chẳng giúp được gì choanh bây giờ. Ai có thể ngờ được sự thể lại kết thúc như vầy! Thượng đế chúc phúc choanh”.

Chúng tôi quyết định đi nghỉ ít ngày ở Áo trên đường trở về, không phải chỉ để lấy lại sứckhỏe sau những khủng hoảng của những tuần qua, nhưng vì đây là một cứ địa từ đó tôicó thể liên lạc với các luật sư Đức và thu xếp ngày trở về của tôi cho thật êm suôi. Nhưnghóa ra đây chỉ là ảo vọng. Chính quyền Xô Viết, vì bất cẩn hơn là có ác ý, đã tiết lộ tronglời tuyên bố chính thức việc tôi rời bỏ Liên Xô là tôi đã đi sang Áo. C ảnh sát Áo và cơquan mật thám được lệnh truy nã tôi và bắt giữ. Sau đó họ sẽ giao cá nhân tôi cho cácđồng nghiệp Đức.

Tuy nhiên, tôi không thấy có lý do gì để tuân theo guồng máy quảng cáo và trở về sớm.Chúng tôi tiếp tục du lịch. Nhưng các nhà bình luận, các họa sĩ hí họa bắt đầu chê cười vànhạo báng sự bất lực của chính quyền Áo không có khả năng tìm ra trùm gián điệp vềhưu trong một nước tí teo. Báo cáo hàng ngày xuất hiện trên báo chí và tất cả sự việc trởthành một trò lố bịch, do đó tôi đến Vienna và tự nộp mình. Cảnh sát Áo tỏ ra rất nhãnhặn, hơn nữa không có. Họ tìm cho chúng tôi một nơi kín đáo xa lánh báo chí, và, saugần một năm tôi rời nước Đức, với sự trợ giúp của các luật sư chúng tôi thu xếp trở vềquê nhà.

Chính quyền Đức thu xếp để sự việc diễn ra gọn gàng. Bước qua Bayerisch Gmain, chúngtôi nhìn thấy lính gác chờ đón chúng tôi ở biến giới. Một cách lịch sự, họ mời chúng tôi rakhỏi xe và lục xét qua loa hành lý của chúng tôi – để tìm vũ khí, một viên chức bối rối

Page 286: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

giải thích cho chúng tôi. Michael, con trai lớn nhất của tôi đã di chuyển đến để gặp tôi ởbên phía Áo, vui mừng được tham dự vào vở tuồng. Nó lái xe của tôi, trong khi đó Andreavà tôi được đưa vào một chiếc xe Mercedes đạn bắn không thủng một khi chúng tôi bướcqua biên giới. Một chiếc xe thứ hai giống như vậy theo sau trong đó có ủy viên công tố vàluật sư của tôi.

Ngay sau biên giới chính quyền Đức thu xếp để ngừng tại một khách sạn để giải khát.Trong phòng khách, ông ủy viên công tố nghiêm nghị móc lệnh bắt và đọc cho tôi nghe.Và chúng tôi lên đường đến văn phòng tối cao pháp viện tại Karlsruhe. Mặc dù giờ giấc đãkhuya khoắt, ông ủy viên công tố đã thu xếp việc giam giữ tôi tức khắc. Không bao lâutrước mười hai giờ đêm tôi được đưa đến phòng giam có hai lần khóa duy nhất tại trạigiam Karlsruhe. Sau mười một ngày, tôi được tại ngoại hậu tra nhờ sự can thiệp của luậtsư. Tiền bảo lãnh được ấn định quá cao đến độ tôi chỉ gom góp được số tiền này với sựtrợ giúp của bạn bè và trong những điều kiện phải gọi đúng là đầy hận thù.

*

Có huyền thoại cho rằng trong lúc tôi thăm viếng dài hạn ở Moscow, một lần vào mùaXuân năm 1990 và một lần nữa vào tháng Mười Một 1990, tôi đem theo những hồ sơ tìnhbáo của nước CHDC Đức và đưa cho KGB. Ý nghĩ thú vị này phát xuất từ những lời đồnđãi liên quan đến những hồ sơ này, nhưng tất cả đều sai tất vì lý do đơn giản là phươngcách làm việc của tình báo. Tôi đã rời cơ quan được ba năm khi nước Đông Đức sụp đổ vàtôi đã chọn Werner Grossmann làm người kế vị. Vì là một người siêng năng nênGrossmann được thành phần trẻ thuộc giới kỹ trị trong cơ quan ưa chuộng. Tôi chẳng baogiờ có ý định câu thúc phương pháp làm việc của người kế vị sau khi tôi đã về hưu. Hạnhữu lắm ông mới tham vấn tôi để hỏi ý kiến về những vụ việc đã khởi sự khi tôi còn chỉhuy, nhưng thông thường ông theo phương pháp của ông. Một trong những lời dặn dò tôicó nới với ông khi tôi trao chìa khóa văn phòng làm việc của tôi là đừng bao giờ để hồ sơcủa các điệp viên vào trong đĩa vi tính dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi đã mất thời giờ lúcban đầu khi máy vi tính bùng phát để chống cự lại áp lực của đám nhân viên trẻ giỏikhăng khăng cho rằng hệ thống thiết lập hồ sơ của chúng tôi nặng nề và thiếu hiệu quả.Những hồ sơ của Bộ Công An, như mọi người đều biết, nhờ các bài viết kinh hãi của báochí, chiếm đến hàng mấy dặm trong kho. Tuy tôi không chối cãi là công an nhà nước củaĐông Đức có lề thói ám thị thu thập và ghi vào hồ sơ tất cả những thông tin về công dâncủa mình và những ai mà bộ cảm nhận là kẻ thủ ở hải ngoại, tôi chỉ xin nhắc nhở với cácvị chạy tít hàng đầu báo chí lý do của sự thể này là tìn trạng sơ khai của nền vi tính củaĐông Đức. Tôi không nghĩ là CIA thiếu hồ sơ, nhưng tôi chắc chắn là họ lưu trữ chúngmột cách ngăn nắp trong những vi mạch điện tử và băng nhựa từ trường.

Như tôi đã nói trước đây, khi bắt đầu khá sớm trong nghề, tôi đã nghĩ ra một hệ thốngquy chiếu chồng chéo phức tạp, có nghĩa là b ất kỳ ai muốn nhận diện một điệp viêntrong hồ sơ của chúng tôi sẽ cần phải tham khảo từ ba đến năm mẩu thông tin riêng biệt(tùy theo múc độ an ninh) và phải thông qua kiểm tra an ninh để đọc ba mẩu tài liệu cóliên hệ với nhau. Hồ sơ lưu trữ trung ương bao gồm tên tuổi của điệp viên (được xếp theohọ, tên, ngày sinh và nơi sinh) cùng với tên tuổi của hàng trăm ngàn người khác được ghivào đó với nhiều lý do khác nhau. Thẻ lưu trữ được lưu giữ riêng biệt trong mỗi một ban,và mỗi ban quản lý nhiều nhất từ sáu chục đến một trăm điệp viên. Mỗi một điệp đều cómột thẻ ghi bí danh, địa chỉ và lãnh thổ làm việc – có thể là bộ, là công ty hoặc một tổchức, nơi đương sự làm việc. Các thẻ không bao giờ ghi tên thật của điệp viên, chiếc thẻnhỏ lưu trữ ở mỗi ban thường được một sĩ quan cao cấp đáng tin cậy cất giữ. Trường hợpxảy ra khung hoảng hoặc chiến tranh, công việc của sĩ quan này là lấy những thẻ này đi

Page 287: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

đem cất ở bộ tư lệnh lâm thời. Những ai không có phép tham khảo sẽ phải thực chất ràsoát qua một khối lượng khổng lồ giấy tờ để tìm ra hồ sơ đối hợp. Công tác lỗ liệu đểphối hợp bí danh của điệp viên với tên thật của đương sự chắc chắn sẽ gây chú ý – hầunhư trái ngược lại với những gì có thể xảy ra nếu tất cả những hồ sơ này nằm trên nhữngđĩa vi tính. Việc làm hao tổn công sức trong công tác tìm kiếm không gây phiền hà gìnhiều cho chúng tôi vì tôi và các sĩ quan cao cấp lưu giữ tên tuổi của các điệp viên quantrọng ở trong óc chúng tôi. Tôi hiếm khi phải tìm kiếm danh tính của một điệp viên hoặclãnh vực đương sự đang họat động.

Về máy vi tính, an toàn cho những thông tin như vậy được gìn giữ nhờ ở mức độ kiểmsoát và mật mã. Đã nhiều lần các chuyên gia cố thuyết phục tôi là hệ thống máy vi tínhbảo đảm là an toàn. Họ lúc nào cũng tỏ vẻ quả quyết cho đến cách đó vài tuần hoặc vàitháng sau báo chí cho biết có một thiếu niên mười hai tuổi đã xâm nhập được vào máy vitính quân đội từ phòng ngủ của mình. Tôi không bao giờ tin máy vi tính.

Những gì cần phải được bảo vệ bằng mọi giá là bảng mục lục mã hóa ở trung ương, vìđây là chìa khóa để tìm danh tính và công tác của điệp viên. Tôi không nói chính xác việcgì đã xảy ra cho bảng mục lục này. Nếu tôi còn làm việc, những hồ sơ này có lẽ đã lênđường đi Moscow khi Đông Đức sụp đổ, nhưng không hề có lệnh chính thức đối với nhữnghồ sơ này trong trường hợp quốc gia sụp đổ. Chúng tôi ở cơ quan HVA cho rằng trongthời chiến những hồ sơ này phải được gởi đến bộ tư lệnh trung ương thời chiến tại Gosen,ở phía Đông biên giới Bá Linh, nhưng tất cả các ban đều có những cứ điểm lưu trữ trongtrường hợp khẩn trương. Năm 1989, nơi lưu trữ những hồ sơ này do người lãnh đạo cơquan tình báo nước CHDC Đức quyết định. Khó mà biết được chính quyền Nga đã dùngnhững hồ sơ thẻ này đến đâu nếu họ có chúng trong tay. Đã có nhiều người dự đoán làMoscow sẽ khơi động những điệp viên này cho quyền lợi riêng họ và tiếp tục dùng tàinăng của họ để dòm ngó Tây phương. Điều này đối với tôi rất khó thực hiện. Nếu tôi làcấp lãnh đạo tình báo hải ngoại của Nga, tôi xem những gián điệp này quá nguy hiểm đểcó thể sử dụng. Kinh nghiêm đau thương trong những năm cuối cùng đầy khuấy độngcho chúng ta thấy biến động xã hội có thể biến những người tưởng chừng trung thành trởnên những kẻ phản bội. Sự thống nhất của nước Đức là một đòn đau điếng cho tất cảchúng tôi và là một thách đố cho lòng trung thành vì hiện nay khó có thể đo lường đượcphản ứng của các điệp viên, các sĩ quan và những nguồn tin. Vào giữa năm 1990, họ biếtlà chúng tôi đã bị chính quyền Xô Viết bỏ rơi. Các sĩ quan chúng tôi oán hận cao độ chínhquyền Xô Viết, và khi các sĩ quan cao cấp đến thăm tôi câu chuyện cuối cùng cũng trở vềviệc Moscow không trợ giúp họ sau bao nhiều lần cùng nhau uống rượu ăn mừng. Cuốinăm này tôi nghe tin đồn trong nội bộ KGB là điã vi tính chứa những hồ sơ tối mật của cơquan HVA đã đến tay của CIA và đã đư ợc giải mã trong một công tác quy mô. Đây là lầnđầu tiên tôi nghe những dữ liệu như vậy được ghi vào đĩa vi tính. Sau đó không lâu,Rainer Rupp và ngay cả những đầu mối liên lạc như Karl Wienand đều bị bắt. Những dữliệu nguyên chất để khám phá ra những người này chỉ phát xuất từ sổ trung ương có ghinhững chi tiết về những điệp viên sinh hoạt ở phương Tây.

Những hồ sơ này từ đâu ra? Chúng đã được chuyển vào trong đĩa vi tính? Nỗi lo sợ chiếntranh vào đấu thập niên 1980 đã buộc chúng tôi phải tính đến những biện pháp tinh vi đểsơ tán và ngay cả xây dựng một boong-ke đặc biệt kiên cố ở Gosen, và từ đó tôi giả sửvẫn tiếp tục chỉ huy các điệp viên – làm như tôi có khả năng liên lạc với họ bằng vô tuyếnđiện hoặc bằng những phương tiện khác trong trường hợp có đại chiến nguyên tử. Tôinghĩ công trình có hơi điên rồ, và tôi chỉ viếng boong-ke có một lần, nhận xét rằng nếu

Page 288: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

chiến tranh nguyên tử bùng nổ, chúng tôi chẳng bao giờ có thì giờ để đến đó. Bây giờ tôinghĩ là những thẻ ghi danh các điệp viên đã được tập trung và cho vào máy điện tính,theo lệnh của ai tôi không biết. Một khi chuyện đã thực hiện, sao chép đĩa vi tính là mộtcông việc tương đối đơn giản đối với một sĩ quan cao cấp.

Vì vậy tôi kết luận là một trong những nhân viên của chúng tôi đã bán những dữ liệu nàycho CIA với một giá tiền kếch sù và lời hứa miễn tố của ủy viên công tố Đức. Quy vị nênnhớ, trưởng ban phụ trách về Hoa Kỳ của tôi đã từ chối lòi đề nghị một triệu Mỹ kim chỉriêng cho thông tin này. Một lý do tôi nghĩ hồ sơ này rơi trực tiếp vào tay CIA, mà khôngphải là người Nga, là vì có những câu chuyện xuất hiện trên báo chí nói rằng tình báonước Cộng Hòa Dân Chủ Đức đã trao những hồ sơ cho chính quyền Nga tại căn cứ củaKGB ở Karlhorst, tại Bá Linh. Vì nhiều lý do, việc này khó có thể xảy ra và tôi cho rằngcâu chuyện là một trò phản thông tin để che dấu cuộc thương lượng trực tiếp giữa CIA vàmột trong những sĩ quan của chúng tôi.

Nếu tôi đoán chính xác, đây là một mẻ lưới độc nhất vô nhị trong lịch sử tình báo. Chínhquyền Đức không còn giấu sự kiện là phần lớn những thông tin họ dựa trên đó để truy tốmột chục điệp viên của chúng tôi được Hoa Kỳ chuyển giao để làm một cử chỉ bày tỏthiện chí. Trong lúc tôi và một số người khác điều tra, rõ ràng là các thẩm vấn viên đanglàm việc trên danh sách các bí danh và tìm cách khám phá tên thật của những người này.Ví dụ, Heinz Busch, một trong những chuyên viên nghiên cứu trong cơ quan tình báo cũcủa tôi, nói với ủy viên công tố trong lúc bị thẩm vấn vào năm 1990 là chúng tôi có mộtđiệp viên tại NATO và tiết lộ bí danh của đương sự. Nhưng Rainer Rupp không bị lộ chođến cuối mùa hè năm 1993, sau khi báo chí Đức cho biết là CIA đã cho phép tình báoĐức điều tra một vài tên tuổi – được lưu trữ ở một hồ sơ riêng biệt.

Việc này diễn ra tại bộ tổng tham mưu của CIA tại Langley, Virginia và không phải chođến hai hoặc ba năm sau khi họ có được tên. Tại sao CIA lại chờ lâu như vậy ? Theo CIA,việc nhận diện những điệp viên Đông Đức chỉ là một phó sản của một chiến dịch mà tầmcơ và cường độ cho thấy đây là vụ việc khác. Đối tượng của họ nằm ngay trong nội bộcủa họ, kẻ nằm vùng vẫn tiếp tục gậm nhấm năm này qua năm nọ, ngay tại trung tâman ninh của Hoa Kỳ. Họ biết là nó hiện diện nơi đây. Họ biết những tác hại do hắn gây ra.Nhưng họ không biết tên tuổi của hắn và chính vì việc này mà Gus Hathaway đến gặp tôivào mùa Xuân 1990.

Khi Gaby Gast, điệp viên tài giỏi của chúng có vị trị cao trong cơ quan tình báo Liên BangBND ra tòa năm 1991, rõ ràng cô đã b ị bán rẻ sớm hơn và với giá rẻ hơn. Karlizcek, tìnhnhân của cô, muốn tự cứu mạng và bỏ rơi cô nên đã từ chối trưng những bằng cớ làmgiảm bớt tội trạng cho cô và công khai tuyên bố họ không có cùng một tương lai. Vì làcông dân của nước CHDC Đức cũ, đương sự hưởng án treo về những sinh hoạt tình báo(trong tất cả mọi vụ án lệnh đều là như vậy trừ trường hợp của tôi). Tuy nhiên, vì là côngdân Tây Đức, cô được xem là kẻ phản bội đất nước và nhận án sáu năm rưỡi tù ở.

Karlizcek ăn mừng vì được tự do trong một bữa cơm trưa hoang phí tại một quán ăn Ý đốidiện với tòa án, trong khi tình nhân hai mươi năm của y bị nhốt vào nhà tù Neudeck dànhcho phụ nữ tại Munich. Rõ ràng là lòng trung thành của y không thuộc về cô cũng khôngthuộc về chúng tôi; đối với y đây chỉ là công việc.

Việc Gaby bị bắt giữ và bị kết án là một đòn đau nhất cho tôi trong thời gian đầy thấtvọng và thảm bại cá nhân. Trong một lá thư viết từ trong tù, Gaby giận giữ bày tỏ sựuất hận đã bị một sĩ quan lãnh đạo tình báo Đông Đức phản bội. Tôi cảm thấy mình có

Page 289: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

lỗi, vì tôi đã hứa chắc chắn là cô sẽ không bao giờ bị lộ và chúng tôi luôn bảo vệ cô.Nhưng một tên Judas đã tố giác cô và lòng tôi cảm thấy ngổn ngang vì tôi không có khảnăng giúp cô. Ý nghĩ Gaby ở trong xà lim tù, lo lắng cho đứa con, lòng luôn tự trách vàcái cảnh báo giới Đức đầy hiềm khích bóp méo động cơ và hoạt động của cô, đốt cháytim óc của tôi.

Có lẽ điều duy nhất tôi có thể làm là giúp Gaby có thêm nghi lực. Cô lo rằng những lời anủi đoàn kết của tôi chỉ là trò chơi chữ, và tôi đã nói bất kể điều gì để thuyết phục cô làmviệc cho chúng tôi và bây giờ những lời tuyên bố của tôi nghe ra trống rỗng. Để trả lời cô,tôi viết một lá thư nhắc nhở cô: « Chưa bao giờ cô là một bộ phận nhỏ trong cỗ xe, hoặcchỉ là một trong những người mà số phần dính liền với những biến cố, ở chừng mực nàođó, biến chúng ta thành những nạn nhân. Những điều này rất khó diễn tả trong một láthư, và bao lâu tôi còn nghĩ tôi hi ểu cô, kinh nghiệm sống của chúng ta luôn luôn khácnhau – trong những năm vừa qua và hơn thế nữa. Tuy nhiên, chúng ta bị ràng buộc vìtình thế. [Những quy chiếu của tôi về tinh thần đoàn kết] không thể nào là những xáongữ nghe mệt mỏi tai. Chúng phản ánh chân thật và thâm sâu những gì tôi cảm nhận. »

Chúng tôi lại trở lại nếp xưa trao đổi thư từ hỗ trợ lẫn nhau. Cô thường điện thoại cho tôivà nói rằng mối liên hệ kéo dài giữa hai chúng tôi cho cô sức mạnh để chịu đựng hìnhphạt đương đầu với quá khứ. Cô trở thành người tích cực trong một nhóm hoạt độngnhằm chấm dứt việc truy tố những điệp viên mà việc tố tụng đang trên đường đi đến tòaán. Thời buổi bây giờ những liên lạc của chúng tôi không cần phải mã hóa hặc phải quacác ngã bí mật. Đây là món quà tặng nói lên sự kiện trong nghịch cảnh thảm khốc nhấthai điệp viên đã trở thành hai người bạn.

Mặc dù tình nhân của Gaby đã tránh được tội phản bội dựa trên cơ sở đương sự là côngdân Đông Đức, nhưng lô-gích này không được áp dụng cho bản thân tôi. Ngày 4 tháng Banăm 1993, tôi tìm lối đi giữa đám ký giả nài nỉ và đám đông hiếu kỳ để vào tòa án tối caocủa tỉnh Düsseldorf để đường đầu với việc thẩm tra sự nghiệp của đời tôi. Đi cùng với hailuật sự, tôi và Andrea len lỏi vào tòa. Ngước mắt lên nhìn tòa tháp trên đầu dinh thự, tôilướt nhìn con đại bàng, biểu tượng uy nghi của Đế Quốc Đức, đôi cánh xòe ngang, một ditích hiếm hoi thời hậu chiến dưới triều đại của Kaiser. Một đám phóng viên tụ tập trướccửa, nhất định phát hành cho kỳ được tin sốt dẻo trong ngày. Họ thèm thuồng ùa về phíachúng tôi.

Đối diện với tôi, các ủy viên công tố mặc áo trùng tím ngồi ở phía bên kia dãy ghế vònghình U. Tôi bắt đầu quen biết những khuôn mặt của họ từ ngày tôi bị bắt tại biên giới Áovà một lần trình diện ngắn ngủi tại Tòa Thượng Thẩm ở Karlsruhe. Trong tòa không cònmột ghế trống nào.

Sự hiện diện của tôi tại tòa có nhiều điều oái ăm. Giờ đây tôi, cấp lãnh đạo của tình báohải ngoại Đông Đức, xuất hiện trước bộ máy tư pháp của nước Đức thống nhất vì tội làmgián điệp chống lại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Lạ lùng hơn nữa, cũng chính tại căn phòngnày Günter Guillaume và vợ Christel đã bị xử năm 1975. Toàn án đã được đặc biệt xâycất thành khối để việc nghe lén không thực hiện được trong khi xét xử, trong đó các bộtrưởng và các viên chức của cơ quan tình báo BND và cơ quan phản gián BfV(Bundesamt für Verfassungsschutz) đứng ra làm chứng nhưng phải giữ bí mật.

Chọn lựa đầy cảm tính này không phải là một sự ngẫu nhiên. Văn phòng của ủy viêncông tố liên bang tại Karlsruhe đã đặc biệt đệ kiến nghị lên tòa án Düsseldorf để vụ ánđược xử tại đây. Trước khi Guillaume bị đưa ra tòa, Tòa Án Düsseldorf nổi tiếng khắt khe

Page 290: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

không nhân nhượng trong lúc tuyên án. Các quan tòa được xếp vạo hàng nghiêm ngặtnhất trong nước. Danh sách tội danh dài đến 389 trang. Nội dung và lối hành xử cộc lốccủa văn phòng ủy viên công tố đối với những lời phản biện của luật sư biện hộ của tôitrước khi tòa án xét xử khiến cho tôi không còn nghi ngờ gì về những việc sắp tới đangchờ đợi tôi.

Năm vị quan tòa xuất hiện và ngồi vào ghế của mình. Cuộc xét xử chính thức bắt đầu. Ởgiai đoạn đầu, tôi quan sát những khuông mặt của các quan tòa. Họ gồm có bốn ngườiđàn ông và một phụ nữ. Tôi đã có lần gặp họ trước đây, năm ngoái khi tôi đến tòa để làmnhân chứng trong việc xét xử Kuron.

Phiên tòa xét xử Kuron là một hình ảnh cảnh báo khó chịu cho những gì sắp tới, và hìnhảnh của đương sự ngồi trên ghế của bị cáo lụm khụm và già nua vì tinh thần bị căngthẳng, làm tôi giật mình. Thì ra, tôi nghĩ, đây là hình ảnh của sự thống nhất đất nước khichúng ta nhìn thật kỹ. Trước đây tôi chỉ cần trưng bày chứng cớ rồi đứng dậy ra đi,nhưng bây giờ tôi bị kẹt cứng ở đây với những quan tòa cũ, ngồi chễm chệ trong bộ yphục đen, dưới tượng con đại bàng khổng lồ. Trông họ có vẻ kỳ dị, giống như nhữngnhân vật trong những bức tranh của Hieronymus Bosch hoặc là thế giới ác mộng củaGoya. Trong bảy tháng kéo dài lê thê, tôi quen thuộc những nét mặt của họ và ngay cảnhững cử chỉ của họ.

Tranh của Hieronymus Bosch

Ông chánh án Klaus Wagner có khuông mặt rộng, cử chỉ vô hồn và cặp mắt soi mói,những nét này khiến cho người ta thấy ông giống một cách lạ lùng con cú vọ già. Ông tỏa

Page 291: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

ra một tinh thần khiêm nhường và điềm đạm nhưng có thể xuất kỳ bất ý tấn công mộtnhân chứng không có gì đáng nghi ngờ cả. Ngồi giữa ông và một thẩm phán nữ cókhuông mặt mỏng (có vẻ như vội vàng viết tất cả những lời trong phiên xử) là một thẩmphán trẻ có những nét bạch tạng. Ông tỏ vẻ như muốn chứng tỏ ông là người kế vị chánhán Wagner nhưng lại không được phép phát biểu và tự hãm mình trong vai trò rót nướcvào ly của cấp trên.

Thẩm phán thứ tư hình như có nhi ệm vụ chính là xuất trình chứng liệu về mỗi một tộidanh trong hồ sơ của tôi và vội vàng vùi đầu vào núi hồ sơ và giấy tờ. Còn vị thẩm phánthứ năm tôi không định vị được, ông có vẻ như chẳng có vai trò gì trong việc khởi tố vàgiới hạn vai trò của mình trong việc đôi lúc bí hiểm mỉm cười, một nụ cười vụt xuất hiệnvà cũng mau chóng biến mất trên khuông mặt của ông.

Khi tôi nhìn những vị đại diện cho cái mà tôi gọi là hệ thống tư pháp của kẻ thù, tôi buộclòng nghĩ đến nỗi oái oăm của đời tôi: thành công của tôi chính là sự suy vi của tôi. Tôiphải ngồi ghế của bị cáo vì đã chỉ huy một cơ quan tình báo thành công nhất ở châu Âu,Đông hoặc Tây.

Luật sư biện hộ cho tôi yêu cầu đình hoãn việc xét xử chờ cho đến khi có quyết định củaTòa Án Hiến Pháp Liên Bang tại Karlsruhe, tòa án có thẩm quyển cao nhất nước Đức, đểxem có nên tiếp tục khởi tố hay không. Tôi hy vọng nhiều vào việc này vì Tòa án Bá Linhchuẩn bị xét xử Werner Grossman, người kế vị tôi, đã từ chối xét xử vụ này cho đến khinào có pháp lệnh quy định cơ sơ hợp pháp vững chắc để xét xử những gián điệp củaĐông Đức tại một tòa án Đức thống nhất. Nhưng vị thẩm phán ở Toàn Án Hiến Pháp gạtphăng lời phản đối của luật sư biện hộ cho tôi.

Lần biện hộ thứ hai của chúng tôi là chứng minh, mặc dù các nhân chứng đã đi ều trần vàcó chứng liệu trong những hồ sơ của chính quyền, về mặt pháp lý không có sự khác biệtđáng kể nào giữa những sinh hoạt của những cơ quan tình báo Đông và Tây. Điều này sẽbiến điểm chính trong việc xét xử của ủy viên công tố không còn giá trị, đích danh là tôiphạm tội phản bội vì đã chuyển giao tin tức tình báo cho KGB. Chúng tôi cũng có thểchống đỡ là Cơ quan Tình Báo Liên Bang (BND) cũng không kém mau mắn trong việcchuyển giao tín tức cho đồng minh Hoa Kỳ, cơ quan CIA.

Không may cho tôi, việc so sánh giữa hai công tác như vậy đã không diễn ra tại tòa án, vìvị thẩm phán bác bỏ lời phản đối của chúng tôi trên căn bản là những sinh hoạt của cơquan BND không liên can gì đến tòa án này. Vì vậy luận cứ chính trong việc truy tố củaủy viên công tố là khẳng định cơ quan tình báo của tôi là kẻ thừa hành của một chế độbất chính. Vì vậy ông biện luận cơ quan chúng tôi về mặt cơ bản có tính chất gây hấn,trong khi đó những cơ quan tương tự ở phía bên kia trong lúc Chiến Tranh Lạnh trái lại cótính cách phòng thủ và vì vậy có thể chấp nhận được. Căn bản pháp lý của lời biện luậncủa ông dựa trên Bộ Luật Căn Bản của Tây Đức (Grundgesetz), theo đó nước Cộng HòaLiên Bang có chủ quyền trên tất cả lãnh thổ nước Đức trước đây.

Lập tức sau khi Tối Cao Pháp Viện ở Düsseldorf bác bỏ lời thỉnh cầu của nhóm luật sưbiện hộ của tôi, tôi nghĩ rằng tôi có thể giúp thu ngắn thời gian cho Tòa bằng cách tuyênbộ trước bản án kết tội tôi. Công tố viên cho rằng tôi từ nhiều năm nay đứng đầu cơ quantình báo hải ngoại của nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức, Tổng Cục Tình Báo; rõ ràng chẳngcần chứng cớ hoặc nhân chứng để chứng minh điều này. Ủy viên công tố tuyên bố thêmông có những bằng chứng chứng tỏ là cá nhân tôi đã gặp gỡ và ra lệnh cho các điệp viên.Tôi thấy không cần phải quấy rầy Tòa để truy xét những cuộc gặp gỡ này, vì tôi không có

Page 292: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

ý định phủ nhận những việc này. Tôi lấy làm hãnh diện là một người lãnh đạo xả thânmình làm việc và không phải là kẻ ngồi đàng sau bàn ra lệnh cho kẻ khác nhảy vào conđường hiểm nguy của điệp báo.

« Tôi tham dự vụ xử này bởi vì tôi muốn sống tại một đất nước vì đó là tổ quốc của tôi.Tôi thượng tôn pháp luật của nước Cộng Hòa Liên Bang Đức cho dù tôi không đồng ý vớihọ » tôi nói, « Tôi chỉ thành công dân của nước Cộng Hòa Liên Bang vào ngày 3 thángMười năm 1990. Cho đến ngày này, tôi là công dân của một nước khác ».

Danh từ phản bội trong tiếng Đức là Landersverrat có nguyên nghĩa là « phản bội đấtnước.». Theo lý lẽ thông thường, những lời tố cáo này là vô lý: Tôi phản bội nước nàođây? Tôi chắc chắn không phản bội đất nước của tôi, cũng không phản bội những ngườiđã làm việc cho tôi, và tôi thấy không có lý do thiết thực nào để buộc tôi phải ngồi ghếbị cáo vì đã phản bội một người nào khác.

Trong suốt bảy tháng kế tiếp, tôi bị tố cáo điều khiển ba mươi điệp viên quan trọng,trong đó có một vài người xuất hiện làm nhân chứng. Việc này cho tôi cơ hội quan sát vàgặp gỡ trở lại nhiều người có liên hệ với tôi vì công tác và vì chính kiến. Về điểm này, ítra, tôi phải oan nghiệt mang ơn tòa án. Giống như trường hợp của tôi, họ phần đôngchứng kiến sự sụp đổ bất khả phục hồi của trật tự thế giới mà họ hằng tin tưởng. Tuy vậylòng tự tin và lòng tự trọng của họ vẫn còn nguyên vẹn và đem lại niềm an ui và khích lệlớn.

Một luồng người kỳ lạ xuất hiện ở ghế gồi nhân chứng. Phát xuất từ nhiều tầng lớp xã hộicủa Đông và Tây Đức, họ cộng tác với cơ quan của tôi vì nhiều lý do. Gặp gỡ Gaby làcuộc gặp gỡ đau sót nhất. Khi cô bước vào phòng xử án của tôi, cô ngoảnh mặt khôngnhìn tôi. Báo chí theo dõi phiên tòa coi đây là một cử chỉ ruồng bỏ, nhưng đây là kết quảcủa một giây phút cực kỳ xúc động. Hiện thân một nhân chứng điềm đạm, cô từ chối hạmình chiều theo những nỗ lực của công tố viên tô vẽ hình ảnh tôi trở thành một Svengalichuyên thuê và kiềm chế những điệp viên phụ nữ bằng những lời đe dọa và những áp lựckhác. Cô trông xanh xao và mệt mỏi lúc cô vận dụng tất cả trí tuệ để trả lời những câuhỏi của các quan tòa, và tôi biết đây là một cực hình đối với cô. Lòng tin của cô, giốngnhư lòng tin của Kuron, lại nhắc nhở cho tôi biết là danh dự mà tôi những tưởng là bấtdiệt trong cơ quan của tôi đã không đứng vững trước những thử thách của thời buổi khác.

Một khuôn mặt nổi bật khác là Hannsheinz Porst, một doanh nhân tỉ phú đã muốn dùngnhững mối liên hệ với chúng tôi – vào thời buổi những mối liên hệ như vậy là một tội đốivới chính quyền liên bang – để đẩy mạnh việc bình thương hóa mối bang giao giữa hainước Đức. Việc thống nhất cũng đặt ông vào tình thế khó khăn và người mà tôi đã gặp gỡlần chót với hình ảnh của một thanh niên trẻ và nhanh nhẹn nay xuất hiện trên ghê nhânchứng với hình ảnh của một người đàn ông đứng tuổi, tóc nhuỗm bạc và râu rậm rạp.Ông vẫn mong muốn theo đuổi tinh thần hòa giải dân tộc, điều đã thúc đẩy ông làm việcvới Đông Đức và mô tả tội danh phản bội gắn cho tôi là vô lý.

Herbert Schröter, một trong những chàng « siêu Romeo », cũng xuất hiện. Nhìn thấyđương sự, bao nhiêu ký ức về những âm mưu liều lĩnh và mưu mẹo táo báo trở lại. Saukhi những thành tích của Herbert được liệt kê, công tố viên nhận xét: « Tôi đoán chừnganh nghĩ anh là món quà của Thượng đế cho phụ nữ? ». Vụng về và huênh hoang nhưthường lệ, anh cựu sĩ quan của chúng tôi tiến đến gần hàng ghế của tôi, nghiêng mìnhchào và hô to: «Làm việc với Đại Tướng, thật là thú vị». Đó là lần cuối tôi gặp đương sự.

Page 293: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Tòa án mở toang vết thương cũ vào ngày Günter Guillaume xuất hiện làm nhân chứng.Không ai có thể nhận biết chính ông là người trước đây đã từng là cánh tay mặt của WillyBrandt. Bảy năm tù sau khi bị lộ và sau đó một trận đau tim đã để lại dấu ấn trên conngười của ông. Ông chỉ chấp nhận ra làm chứng sau khi văn phòng ủy viên công tố dọaông có thể bị đem ra xét xử lần thứ hai nếu ông không chịu làm chứng. Nhưng khi hỏicảm nghĩ gì về việc đánh lừa ông Brandt trong một thời gian dài, Guillaume bình tĩnh trảlời: « Tôi kính trọng và phục vụ cho hai người với tất cả tâm can trong cuộc đời của tôi:đó là ông Markus Wolf và ông Willy Brandt ». Có một lúc thật thú vị, đó là lúc ông lập lạiviệc ông đã thành công chuyển những tài liệu Na Uy của ông Brandt cho chúng tôi, và tôikhông thể nhịn mỉm cười tán thành đương sự. Nhưng luật sư biện hộ cho tôi và chính tôicũng đồng ý là tôi sẽ không nói gì để có thể làm tổn hại đến Guillaume hoặc khiến dẫnđến việc xét xử đương sự thêm lần nữa: cả hai đồng nghiệp chúng tôi không muốn phảiđấu khẩu với nhau.

Klaus Kinkel, lúc đó là Bộ trưởng Ngoại giao nước Đức thống nhất, được luật sư biện hộcủa tôi yêu cầu ra làm chứng bởi vì lúc đó ông đã làm việc trong Bộ Nội Vụ vào thời ôngBrandt từ chức trước khi trở thành giám đốc cơ quan tình báo Tây Đức. Kinkel dính líusâu đậm trong cuộc đấu hậu trường bẩn thỉu trong vụ xét xử này và lý ra quần chúng đãphải biết từ lâu mà cho đến bây giờ quần chúng mới biết rõ qua vụ xét xử này. Chúng tôiđều sinh đẻ tại cùng một thành phố nhỏ Hechingen nằm dưới lâu đài của các vua chúadòng họ Hohenzollen.

Klaus Kinkel

Tại đây, ông cựu giám đốc tình báo hải ngoại của Đông và Tây Đức chạm chán nhau tạitòa án. Những sinh hoạt của tôi đã đưa đẩy tôi đến đây ngồi ghế bị cáo, trong khi đóKinkel đã tiến thân trở thành một viên chức cao cấp của chính phủ, được tiếp đón tạiWashington, London, và Moscow mà không ai màng đến quá khứ tình báo của ông. Ngườicủa Kinkel dùng mọi phương kế để chúng tôi không chạm mặt nhau trên đường đi đếnphòng xét xử. Tôi biết ông ghét tôi thậm tệ và cực kỳ khó chịu với ý nghĩ là thế giới bênngoài, nhìn chúng tôi đối đầu trong tòa án, tìm thấy một thoáng đạo đức tương đươngtrong những gì chúng tôi làm ở vị thế đối nghịch. Vì vậy Kinkel đến vào giờ phút chót đểngồi vào ghế nhân chứng. Sau một lúc lâu, ông có vẻ như cảm thấy hổ thẹn vì khôngthèm nhìn tôi, và gượng chào về phía tôi.

Kinkel trả lời một vài câu hỏi không có giá trị đáng kể nào, nhưng cuộc chạm chán vớiông trên nhiều phương diện biểu trưng cho sự bấn loạn của người Đông Đức phải đươngđầu sau ngày thống nhất. Cuộc đời của họ như nằm trên bàn mổ và chính quyền Tây Đứcnắm cán dao mổ. Bậc thầy ở Tây Đức tố cáo bậc thầy ở Đông Đức là giáo viên tồi dở, chỉ

Page 294: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

vì ông dạy dỗ trong môi trường đối nghịch, cho dù bậc thầy Đông Đức có chuyên nghiệpvà được mọi người kính nể. Các nhà ngoại giao Đông Đức mất việc vì họ nằm trong, theodanh từ nghề nghiệp mới, « hệ thống nội tại », trong khi đó những viên chức ngoại giaoTây Đức mà trước đây họ đã gần đây từng tiếp xúc để thương lượng lại được thăng chứctrên nấc thang sự nghiệp. Gián điệp ở phía Đông Đức cuối cùng ngồi ở ghế bị can, giánđiệp ở phía Tây Đức lại ngồi ở ghế chứng nhân.

Mặc dù việc truy tố cá nhân tôi có tính chất vô lý và có những lời lên tiếng liên tục về tínhcách hợp pháp của việc này, tòa án vẫn kết tội tôi vào ngày 6 tháng Chạp năm 1993. Tộidanh phản bội bị kết án sáu năm tù ở và tòa án kết tội tôi. Luật sự biện hộ của tôi khángán quyết định này lên Tối Cao Pháp Viên, và Tối Cao Pháp Viên phải hội ý của Tòa ÁnHiến Pháp để quyết định. Tháng Sáu năm 1995, Tòa Án Hiến Pháp Liên Bang phán quyếtlà những sĩ quan của cơ quan tình báo nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức không thể bị truy tốvề tội phản bội và làm gián điệp. Do đó, ngày 18 tháng Mười năm 1995, Tối Cao PhápViện Liên Bang phải tiếp nhận đơn thỉnh cầu của luật sư biện hộ của tôi và phủ quyết ánlệnh và gởi lệnh này trở lại tòa án Düsseldorf.

Nhìn những cựu nhân viên và điệp viên nằm vùng trước đây lần lượt xuất hiện trước mặttôi trong tòa án, tôi tự đặt câu hỏi tất cả những công việc vừa qua có tương xứng không.Đây là câu hỏi tôi phải liên tục đối đầu khi tôi nhìn lại cuộc đời của tôi để viết quyển sáchnày. Ý định của tôi từ trước tới nay là xem xét những giao biến lịch sử đánh đấu nửaphần của thế kỷ hai mươi, và nhìn lại những đóng góp của tôi trong vai trò lãnh đạo cơquan tình báo mà thành quả vượt bực không ngăn cản nổi sự sụp đổ của hệ thống nóphục vụ. Thời chiến tranh lạnh không phải là thời phân biệt trắng đen rõ ràng, nhưng cónhiều vùng màu sám. Chúng ta không thể nhìn những gì đã xảy ra mà không liên tưởngđến tình trạng này, và chúng ta không thể nào tiếp tục đi tới mà không ghi nhớ điều nàytrong ký ức. Cũng như tôi đã nói trước tòa trong lúc tôi bị xét xử:

Không có một tiến trình nào của tòa án có thể soi sáng một giai đoạn của lịch sử đầymâu thuẫn, ảo tưởng và sai trái… Hệ thống trong đó tôi sống và làm việc là sản phẩmcủa sự không tưởng, mà, từ đầu thế kỷ thứ mười chín, hàng triệu người theo đuổi, trongđó có những nhà tư tưởng lỗi lạc, vì họ tin vào khả năng cởi trói nhân loại khỏi cảnh đànáp, bị khai thác và tình trạng chiến tranh. Hệ thống này đã sụp đổ vì người dân sốngtrong đó không còn hỗ trợ nó nữa. Nhưng tuy vậy tôi nhấn mạnh không phải tất cảnhững gì trong lịch sử bốn mươi năm của nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức đều là xấu và cầnphải xóa bỏ, và tất cả những gì ở Tây Đức đều là tốt và chính đáng. Thời gian biếnchuyển lịch sử này không thể nào giải đoán một cách thỏa đáng với những khuôn mẫuphân chia một bên là « quốc gia chính đáng » và bên kia là « quốc gia không chínhđáng ».

Điều này có phải là không có khiển trách và không có ai trách nhiệm cả? Lẽ dĩ nhiên làkhông. Chiến Tranh Lạnh là một cuộc đấu tranh tàn khốc, cả hai bên đều làm nhữngchuyện gớm ghiếc để mong thắng trận. Nhưng nay Chiến Tranh Lạnh và nước CHDC Đứcđã không còn trên trang nhất của những tờ báo và đi vào những trang sách lịch sử,chúng ta không nên quên rằng những sự việc chẳng bao giờ rõ rệt đúng như bộ máytuyên truyền của cả hai bên muốn cho chúng như vậy. Chúng ta nên ghi nhớ những lờicủa một đại triết gia Nhật Bản đương thời Daisaku Ikeda: « Chúng ta không thể, tronglúc thiếu suy nghĩ, biến người này thành sứ giả của lòng quảng đại và người kia thànhnhững kẻ ti tiện, đánh giá họ theo những tiêu chuẩn tương đối tích cực hoặc tiêu cực.Những điều này, giống như mọi điều khác, thay đổi tùy theo hoàn cảnh lịch sử, bản chấtcủa một xã hội, thời điểm và quan điểm chủ quan ». Chỉ khi nào nhìn những sự việc dưới

Page 295: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

ánh sáng hiểu biết như thế, chúng ta mới có thể học được những bài học do Chiến TranhLạnh và cuộc sống của mỗi một người chúng tôi cống hiến để chống trả nó cung cấp chochúng ta.

Page 296: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Chương 17

Lời Kết

Cả cuộc đời sống trong thế giới tình báo là một sự pha trộn giữa vinh quang trong lúcthành công, khốn khổ khi công trình không được ghi nhớ và công việc tầm thường hàngngày trong bất cứ văn phòng hành chánh nào trong đó công việc chính thường là chuyểnđạt những thông tin không hay cho những vị chủ nhân chính trị. Tôi không nghĩ cácchuyên viên cao cấp mà chúng tôi đương đầu trong Chiến Tranh Lạnh cảm thấy có sựthay đổi gì nhiều trong cuộc sống của họ, ngoại trừ sự việc là phiá của họ đã thắng. Cuộcđời của tôi không những được ghi ấn dấu do vai trò của tôi trong những cuộc chiến bí mậtcủa Chiến Tranh Lạnh nhưng còn chứng kiến những lạm dụng quyền lực nhân danh lýtưởng xã hội chủ nghĩa, một lý tưởng cho đến nay tôi vẫn theo đuổi.

Tôi luôn nhận được cảm hứng và cố gắng gây cảm hứng cho cơ quan của tôi từ nhữngmẩu chuyện của những điệp viên tiền bối đã sinh hoạt trước chúng tôi. Truyền thống nàythúc đẩy những sĩ quan của tôi và các điệp viên ở hai bên biên giới, nhưng vẫn luôn cómột câu hỏi ám ảnh. Trong thời gian Hitler cai trị nước Đức và đe dọa thế giới, những anhhùng như Richard Sorge, Harro Schulze-Boysen và Leopold Trepper đã chuyển nhữngthông tin báo động về những kế hoạch quân sự của Đức; nhiều mạng sống có thể đượccứu vớt nếu những cảnh báo này được lưu ý, tuy nhiên Stalin đã không thèm để ý đến.Thảm cảnh của những vị này là họ phục vụ cho một chế độ không chấp nhập những đầuóc biết phê phán và chỉ có một người quyết định và phán quyết tất cả. Một chế dộ khôngcho phép bất đồng ý kiến cũng thường bỏ qua những thông tin không theo luồng chínhthống. Và đó cũng chính là chế độ cuối cùng đã hình thành nên nước Cộng Hòa Dân ChủĐức, một chế độ cũng không chấp nhận bất đồng chính kiến và những đầu óc phê bình.

Richard Sorge Harro Schulze-Boysen Leopold Trepper

Vào những năm cuối, tôi tìm cách liên lạc với những người sống sót của tổ chức RoteKappelle (Dàn Hòa Tấu Đỏ). Những chi tiết về tổ chức này tôi dễ dàng thu thập đượctrong những tài liệu phát hành ở phương Tây hơn là trong văn khố của chính Bộ chúngtôi. Mielke lưu giữ những tài liệu về thời Quốc Xã dưới quyền kiểm soát của cá nhân ôngtại một ban đặc biệt của Cục Điều Tra, và tôi cố gắng đến mấy cũng không tham khảođược những tài liệu này. Tôi muốn biết làm cách nào những vị này với quá trình hoạtđộng và tư tưởng chính trị khác nhau đã xả thân mình để kháng cự Hitler. Họ đã thắngđược những nỗi e ngại, nỗi lo sợ bằng cách nào? Căn nguyên của sức mạnh nội tâm họlấy ở đâu ra để lội ngược thủy triều và chiến đấu chống lại chế độ toàn trị và hung bạo?Những vấn đề đạo đức như vậy cũng như trách nhiệm lịch sử của những cá nhân này đãphần lớn rơi vào lãng quên không được sách báo nước CHDC Đức chú ý đến.

Chúng tôi đã từng tham gia Chiến Tranh Lạnh làm việc ở một mức độ kém cao thượnghơn những người đối kháng chế độ Quốc Xã. Nếu việc tường thuật cuộc đời tôi chứng

Page 297: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

minh được một điều gì, đó chính là giới hạn của sự thành tựu của ngành tình báo. Chúngtôi có thể nhìn lại công trình của chúng tôi với lòng thỏa mãn không phải vì chúng tôi đãlật đổ được phía bên kia mà chính vì lý do trái ngược. Các cơ quan tình báo đã đóng gópcho nửa thế kỷ hòa bình – một nền hòa bình lâu nhất Châu Âu chưa từng có – bằng cáchcung cấp cho các lãnh đạo quốc gia một phần nào an tâm là họ không bị phía bên kia độtkích.

Các cấp lãnh đạo chính trị ở cả hai bên, những vị khách hàng của chúng tôi, không mấykhi chấp nhận điều này. Lòng can đảm phải có và những nhục nhằn phải chịu đựng đểthu thập những thông tin này không liên quan gì đến ý nghĩa của chúng. Theo kinhnghiệm của tôi, hiệu quả của một cơ quan tùy thuộc rất nhiều vào quyết tâm của nhữngngười nhận những thông tin này, quyết tâm để ý đến chúng khi chúng đi ngược lại vớiđịnh kiến của họ. Vấn đề ở đây là số người giới hạn có quyền thường xuyên tiếp cậnnhững báo cáo này và phương cách họ lấy quyết định. Vì họ bị tràn ngập thông tin nênhọ có ít thời giờ để tiêu hóa, bộ máy thư lại vận chuyển những dữ kiện này đến họ đóngmột vai trò then chốt trong phẩm chất các quyết định họ cuối cùng chọn lựa. Thôngthường có một bức tường bí mật giữa hệ thống thư lại này và các cơ quan tình báo, vàtrong thời gian tôi đương nhiệm những cơ hội tham khảo rất hiếm hoi để biết được điềunào cần thiết. Cuối cùng kết quả của công trình làm việc công khai và bí mật của cácđồng nghiệp của tôi nằm trên một số rất giới hạn bàn giấy, phần lớn được lựa chon dongẫu hứng của Mielke.

Trong một xã hội độc đoán, những sai lầm phán đoán trên thực tế không thể nào tránhđược. Những cuộc thảo luận của Bộ chính trị trong đảng SED (SozialistischeEinheitspartei Deutschlands = Đảng Xã Hội Thống Nhất) thường thoái hóa thành mộtcuộc chay đua theo hình thức, tốn kém thời giờ. Trong những buổi họp hiếm hoi tại BộCông An, độc thoại dài dòng của Mielke thường được nối tiếp bằng những cuộc thảo luậnvề những chuyện tầm thường và những vấn đề hời hợt và vô bổ.

Các nước dân chủ Tây phương hình như cũng không tìm ra đư ợc phương thức giải quyếtvấn đề tương tự trong việc đánh giá ý nghĩa của tình báo. Thảm bại tại Vịnh Con Heo làmột minh chứng hùng hồn về vấn đề này. Quyết định tiến hành cuộc mạo hiểm vô vọngnày được một cơ quan tình báo hải ngoại tồi dở chiều theo mộng tưởng của các chính trịgia đần độn trình lên Tổng thống Kennedy. Tại Tây Đức, những báo cáo của cơ quan tìnhbáo BND trình lên văn phòng Thủ tướng thường bị phần lớn những người nhận chúng tạiBonn coi như một mớ giấy lộn, theo sự hiểu biết của tôi. Helmud Schmidt, trở thành Thủtướng sau vụ gián điệp của Guillaume và thường phải nhức đầu với những vụ khác tươngtự trong thời gian ông làm việc, đã có lần phát biểu lời bình luận gay gắt nhưng có tínhchất tiêu biểu với Michael Kohl, đại sứ nước CHDC Đức tại Bonn. Ông Schmidt nói: « Anhnên ngưng những điệp vụ khốn nạn này. Dù sao đi nữa anh cũng chẳng hiểu biết gì hơnvới những thông tin rác rưởi này. Chúng nó toàn là những tin cũ rích. Cả hai bên chẳngcó bên nào thu thập được những thông tin quân sự mà họ thực sự cần đến… Những bímật thực sự quan trọng đã được cả hai nước Hoa Kỳ và Liên Xô bảo vệ cẩn thận. Lấy tiềnchi phí cho điệp vụ là điều không cần thiết và chỉ tổ làm cho các cơ quan tình báo cảmthấy mình quan trọng để xác minh tài khoản và duy trì mức độ nhân viên của họ».

Tuy nhiên, cơ quan BND vẫn nằm dưới quyền điều khiển trực tiếp của vị Thủ tướng, vàông và người đổng lý văn phòng là những vị khách thường xuyên của bộ tư lệnh BND ởPullach. Trong nhật ký của tôi, năm 1977 tôi nhận định những cơ quan tình báolà « những sinh vật có cuộc sống riêng của nó. Cho dù chúng tôi có thâu thập được haykhông những tin tức xác thực và hữu dụng, danh tiếng của chúng tôi có một ảnh hưởng

Page 298: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

nào đó. Mọi người đều biết không có một sự kiện nào hoặc một công tác nào có thể giữkín lâu dài được. Chỉ điều này không cũng có tác dụng để bảo đảm hòa bình và để camkết những nghĩa vụ quốc tế phải được thực thi ».

Tiết mục này nghe như có vẻ tự bào chữa và có thể dễ dàng tạo nên cảm tưởng là tôiđáng giá quá cao sức mạnh và ý nghĩa của những thông tin do cơ quan của tôi cung cấp.Nhưng tôi vẫn thường hoài nghi giá trị của công việc của tôi, đặc biệt vào thời gian trùnghợp với những ngày lễ ăn mừng của quốc gia tôi. Ngay lập tức sau ngày kỷ niệm thànhlập nước CHDC Đức năm 1974, tôi có viết: « Bàn về sự cần thiết của cơ quan tình báo,ngoài câu hỏi cui bono (có lợi cho ai?), câu hỏi những gì họ làm có cần thiết hay khôngluôn trở lại mỗi lúc một dồn dập hơn. Và ai trong chúng tôi, những người trong cuộctrung thực, có thể trả lời được mà không suy nghĩ chính chắn? Vấn đề không những liênquan đến các cơ quan tình báo – quân đội cũng nuốt chửng hàng tỉ ngân khoản quốcgia. Hơn nữa, hầu hết những tập giấy do NATO sản xuất và được đóng mộc ấn « vũ trụ »hoặc « tối mật », khi quý vị đọc kỹ, chúng không đáng để dùng làm giấy vệ sinh ».

Có những lời phê bình khác so sánh những sinh hoạt của chúng tôi giống như trò chơi trẻcon – điệp viên KGB rình rập điệp viên CIA, rồi CIA cùng với BND, với Mossad hoặc cơquan tình báo Anh cùng nhau theo dõi KGB. Một trong những người phê bình nói: « Đểlàm chuyện này, các cô gái điếm ngủ chung với các nhà ngoại giao, đầu mũi nhọn ô dùcó tẩm thuốc độc, và những cô thư ký phương Tây lỡ thời được những chàng phong mãĐông Âu tán tỉnh. Không có một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại mà không cầnđến cơ quan tình báo. Công việc chính của phần lớn các cơ quan béo phì này là gây khókhăn lẫn nhau. Người Đức, trong một đất nước bị chia đôi, đã nâng công trình này lênhàng quán quân, hết thắng lợi này sang thắng lợi khác với giá trả quá đặt. »

Đối với người ngoại cuộc, thế giới tình báo đôi lúc có vẻ như phi lý, những sinh hoạt củahọ may mắn lắm là những trò chơi vô nghĩa và tệ hại lắm là những trò chơi vô đạo đức.Nay Chiến Tranh Lạnh đã chấm dứt, giá trị của họ được cân phân với những phí tổnkhổng lồ một cách rộng lớn hơn, công khai hơn và khẩn trưởng hơn bao giờ hết. Cơ quanCIA được đặc biệt ưu ái vì đã tiêu dùng hàng t ỉ mĩ kim mà không tiên đoán được sự suysụp nội bộ của Liên Bang Xô Viết và đã bị một tên nằm vùng xâm nhập và phá hoại toànbộ mạng lưới tình báo trong lòng Liên Bang Xô Viết.

Tôi nghĩ là bộ máy khổng lồ của cả hai bên cố thể cắt giảm ít nhất đi một nửa mà khôngmất đi hiệu quả. Tuy nhiên, phải công nhận là vào thời đại vệ tinh và gian tế xâm nhậpmấy vi tính, con người phải sử dụng tình báo bằng kỹ thuật mặc dù là chi phí không rẻ,các điệp viên bằng xương bằng thịt không thể nào thay thế hoàn toàn được. Kỹ thuật chỉcó thể diễn giải tình hình vào lúc đó; những vệ tinh tối tân nhất không thể tìm ra nhữngkế hoạch bí mật, những lựa chọn và những yếu tố cần phải cân nhắc khác.

Hơn thế nữa, việc kết nạp và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao không tùythuộc vào tầm vóc của đội ngũ cán bộ tại bộ tư lệnh. Trái lại tôi cũng nhận chân con sốgián điệp thượng thặng của các quốc gia tỉ lệ nghịch với kích thước bộ máy thư lại. Tôilàm việc với nhãn quan này trong cơ quan của tôi, đối nghịch với chính sách thịnh hànhtại những ban ngành khác trong Bộ Công An. Sau cùng đội ngũ của họ lên đến tám chụcngàn nhân viên, một chuyện không thể hiểu được trong một quốc gia nhỏ có mười bảytriệu dân và cuối cùng cũng chẳng giúp ich gì cho sự tồn tại của nó. Tôi luôn chống cự vớiluật của Parkinson (ldg luật Parkinson: Work expands to fill the time available =Công việcđược trải rộng để bù đắp vào thời gian sẵn có). Khi tôi rời bỏ nhiệm sở tình báo hải ngoạinăm 1987, đội ngũ nhân viên có đến ba ngàn người, nhưng sau đó một ngàn người được

Page 299: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

bổ sung vào trước khi nó bị giải tán bốn năm sau – tất cả thời gian này cũng chỉ để điềukhiển cùng một số điệp viên ở phương Tây. Những điệp viên này lên đến một ngàn ngườitại Liên Bang Đức trong thời gian mười năm cuối, và chỉ hơn một phần mười điệp viênnày là những nguồn tin quan trọng.

Vì vậy cho dù các cơ quan tình báo không thể thiếu vắng, kích thước của chúng có thểgiảm xuống rất nhiều nếu nhiệm vụ của họ được xác định rõ ràng. Họ chắc chắn cần thiếttrong công tác phòng chống khủng bố và băng đảng mafia buôn ma tuy đang xuất hiệntrên khắp thế giới và sự hợp tác là điều thiết yếu trong việc hạn chế bành trướng vũ khíhạt nhân. Nhưng xem ra các điệp viên của chính phủ không đóng một vai trò hữu dụngnào trong các điệp vụ kỹ nghệ vì chính các công ty cũng đã thiết lập cơ quan của họ đểtìm tòi bí mật của đối thủ cạnh tranh.

Nhưng điều tôi lo ngại nhiều hơn là nếu các cơ quan mật vụ - vốn phi dân chủ vì bản chấtcủa nó - không giảm thiểu số nhân viên, chính quyền luôn luôn có khuynh hướng ngay cảtại những nước dân chủ rình rập và kiểm soát công dân của mình. Không cần phải diễngiải nhiều, mật vụ đương nhiên được dùng để khống chế quyền công dân tại các quốc giaphi dân chủ như nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức, nhưng việc kiểm soát những cơ quan tìnhbáo ngay cả với luật pháp dân chủ rất là khó khăn nếu không muốn nói là không thựchiện được. Bản chất của các nhân viên điệp báo giới hạn tối đa và thường ngăn ngừakhông cho phép những loại tiết lộ phân giải trách nhiệm trước quần chúng – quả thựcđây có lẽ là điểm then chốt. Ngay cả những ủy ban giám sát, giới hạn trong một số nhỏđược lựa chọn trong số dân biểu quốc hội, như chúng ta thấy ở Quốc Hội Đức hoặc QuốcHội Hoa Kỳ, cũng không có khả năng chọc thủng màn bí mật. Những chuyện dài vềnhững xì-căn-đan tại tất cả các nước dân chủ nghị viện là một bằng chứng.

Bao lâu còn có những xung đột chính trị và các lực lượng võ trang nói là để sẵn sàng giảiquyết chúng, không có một quốc gia nào không cần đến một cơ quan để do thám ý địnhvà khả năng của đối thủ tiềm lực. Trong những điều kiện hoàn hảo nhất, những nghị việndân chủ và các chính phủ chỉ có thể cố gắng giám sát xem họ thi hành nhiệm vụ đã phânđịnh mà thôi. Nhưng cuộc chiến trong bóng tôi sẽ vẫn tiếp tục. Cuộc chiến này, cho dùkết quả có ra sao đi nữa, không phải là một trò chơi. Nó xảy ra trong thực tế và sẽchuyển hóa thành những năm tháng tù tội, phá hủy những sự nghiệp và có thể đòi hỏisinh mạng. Đây là một giá phải trả cao để có được thông tin, nhưng thông tin này khôngthể định đoạt đường hướng chính trị của một nước và chỉ có thể ảnh hướng đến nó màthôi. Vào cuối cuộc đời của tôi trong ngành tình báo, tôi phải tự hỏi xem cái giá đó quáđắt hay không.

Tôi kết thúc việc xét xử tôi tại tòa án Düsseldorf với lời tuyên bố như sau: « Ở vào tuổibảy mươi, quý vị có thể tự hỏi giá trị của cả một cuộc đời ra sao. Danh từ «phản bội » đãđược nêu lên nhiều lần [trong vụ án này], và tôi tự hỏi có thể nào trên thực tế tôi đãphản bội những nguyên tắc đạo lý mà tôi hằng ấp ủ trong suốt cuộc đời của tôi, nhữngnguyên tắc mà gia đình tôi, bạn bè tôi và những ai tôi tìm cách noi gương vẫn hằng trânquý. Tôi biết chúng tôi thường xuyên lỗi lầm, chúng tôi đã phạm nhiều lỗi lầm trầmtrọng, và quá nhiều lần nhìn nhận sai lầm và những nguyên do gây nên sai lầm khi đãquá muộn. Nhưng tôi vẫn trung thành với những lý tưởng và những giá trị đã dìu dắtchúng tôi trong cố gắng muốn thay đổi thế giới».

Khi kể chuyện đời tôi, tôi hy vọng cho mọi người thấy rõ là tôi không bao giờ chủ tâmphản bội lý tưởng của tôi, và vì vậy tôi không thể nào có cảm giác đời tôi không có mụcđích. Tôi cũng như rất nhiều bạn bè và những người cùng thời, không sống vô ích, cho dù

Page 300: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

những quyết định của chúng tôi đôi lúc xem ra đáng ngờ vực, cho dù chúng tôi có gâynên những vết thương đau đớn – cho chính chúng tôi và cho người khác.

Khi tôi nghĩ đến những ngày thiếu thời của tôi ở Liên Bang Xô Viết, hình ảnh xuất hiệnđầu tiên trong trí óc không phải là những tội ác của Stalin hoặc việc thỏa hiệp với nướcĐức Quốc Xã, nhưng là những kỷ niệm của một cuộc sống trong thời chiến. Đệ Nhị ThếChiến là một biến cố hệ trọng đối với đời sống của hàng triệu người, và may mắn thay đólà một cuộc chiến chấm dứt Đệ Tam Quốc Xã. Làm thế nào một người đã từng chiến đấuchống lại đám người hung bạo của Hitler lại có thể xem mình như một kẻ phản bội nướcĐức? Những đóng góp của chính bản thân tôi và của gia đình tôi trong cuộc chiến này cóthể là nhỏ bé, nhưng dù sao đi nữa tôi cũng hãnh di ện về việc này.

Tôi cũng có cùng một cảm giác về những cố gắng của tôi sau cuộc chiến nhằm quảng bávà làm cho thế giới nhận chân những nguyên ủy của chế độ độc đoán Quốc Xã, những tộiác khủng khiếp của nó đối với nhân loại, và sự hiện hữu của những cự đảng viên Quốc Xãtrong cơ cấu quyền lực của Tây Đức. Hình bóng to lớn của Hitler là một trong những lý dotoi chấp nhận ý định làm việc cho một cơ quan mật vụ. Đây không phải là phản bội.

Nếu có phải bỏ qua những hệ lụy của chế dộ Quốc Xã và cuộc chiến đấu của chúng tôichống lại nó vì sợ hãi nó, tôi cũng lấy làm vinh dự chỉ vì tôi đóng góp trong việc duy trìtrạng thái quân bình của châu Âu, một trạng thái đã có lúc căng thẳng và lạnh lẽo nhưngđã cuối cùng tránh được một điều không thể tưởng tượng được – nhưng cũng có thể xảy– chiến tranh hạt nhân.

Nhưng niềm hãnh diện này đã bị giảm thiểu. Bao lâu tôi còn nhu cầu kêu gọi đánh giácông minh nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức, và bao lâu tôi muốn nhấn mạnh đến nguồn gốcchống phát-xít, tôi không bao giờ muốn coi nhẹ khía cạnh lịch sử đen tối của nó. Tôi biếtnước CHDC Đức đã làm rất nhiều điều sai trái, trong đó việc đàn áp chiếm một số lượngkhủng khiếp. Tôi biết tôi có một phần trách nhiệm về việc này. Tôi là một bộ phận củachế độ, và nếu người ta tấn công tôi (như họ thường làm) như thể tôi là lãnh tụ quốc gia,như thể tôi có quyền kiểm soát tuyệt đối trên hết mọi sự việc xảy tại nước CHDC Đức,trong trường hợp này đây là một điều mà tôi sẽ phải gánh chịu.

Kể từ những biến cố quan trọng năm 1989, tôi đã tự hỏi nhiều lần tại sao nước Cộng HòaDân Chủ Đức đã thất bại một cách thảm não và ngoạn mục như vậy. Tôi đã tự hỏi khôngbiết là tôi đã chờ đợi quá lâu để lớn tiếng nói lên những gì tôi thực sự suy nghĩ và cảmnhận. Không phải vì thiếu can đảm mà vì tính chất vô bổ của những lời phản đối trongsuốt quá trình lịch sử của nước CHDC Đức đã khiến cho tôi phải tĩnh lặng. Đã quá nhiềulần tôi đã chứng kiến những lần phản kháng mãnh liệt chỉ đi đến việc gia tăng đàn áp vàtước bỏ quyền tư duy độc lập hơn nữa. Tôi tin rằng những cuộc thương thuyết kiên trì vàbình lặng cuối cùng sẽ hiệu quả hơn trong một nước mà mọi thảo luận công khai sẽ bịbóp nghẹt vì giới lãnh đạo xem ra quá kích động và bất an để hành xử một cách tế nhị.Tôi nghĩ sai chăng? Có thể như vậy nhưng không may chẳng còn cách nào để trở lại quákhứ và hành động cách khác. Tôi thường nghĩ đến, nhất là khi tôi ở cùng với một trongmười đứa cháu, một lá thư cha tôi viết cho em tôi vào năm 1944. Ông khuyên em tôiđừng bao giờ tự gò hãm việc bày tỏ ý kiến của mình. Nay tôi xin thêm vào câu này điềuquan trọng là có can đảm tranh đấu cho ý kiến của mình nếu cần, ngay cả khi đối đầu vớiđàn áp. Tôi đã học được bài học là cá nhân mình phải biết tôn trọng lối suy nghĩ củangười khác và không bao giờ ép buộc người khác vào khuôn khổ. Nhưng trong phần lớnđời tôi và sự nghiệp của tôi, tôi đã lựa chọn kiên nhẫn chờ đợi thay đổi.

Page 301: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

Tôi hồi tưởng rõ ràng chúng tôi đều nôn nóng chờ đợi thay đổi cấp lãnh đạo ở Moscow,biết rằng việc này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng mãnh liệt đến Đông Đức. Khi những cảicách mong đợi từ lâu cuối cùng đã đến nhờ Gorbachev lên cầm quyền, không ai vui mừngcho tương lai của chúng tôi bằng bản thân tôi. Nhưng chúng tôi không tiên liệu được cuộcthay đổi này đã đến quá trễ; tính minh bạch khó lòng giải quyết thực sự tất cả những vấnđề của chúng tôi. Giờ đã điểm cho chủ thuyết hoang tưởng đã được nặn ra ở Nga vàonăm 1917.

Như vậy, còn lại những gì ? Hồi tưởng và ghi nhớ lại lúc chúng tôi tin tưởng chúng tôi cóthể thực hiện chủ thuyết của Marx và Engel, chúng tôi có thể xây dựng một xã hội trongđó những lý tưởng cao đẹp như tự do, bình đẳng và tình anh em cuối cùng đã thành hình,đôi lúc ngẫm nghĩ không thể hiểu làm thế nào mà chúng tôi lại thất bại. Khi chúng tôicòn trẻ, chúng tôi cảm thấy sức mạnh của lòng tin của chúng tôi cũng đủ để thay đổi thếgiới. Bây giờ tôi phải công nhân chúng tôi thất bại không phải vì chúng tôi quá tin vàochủ nghĩa xã hội, nhưng bởi vì chúng tôi hành xử không đủ đúng theo chủ nghĩa xã hộivề mặt thực dụng. Những tội ác của Stalin không phải là hệ quả tất nhiên của chủ thuyếtCộng Sản, nhưng là một vi phạm của chủ thuyết cộng sản. Tuy nhiên, việc hy sinh tự docá nhân cho chủ thuyết của đảng, việc khiến dẫn quần chúng và việc bóp méo lịch sử tấtcả đều xuất phát từ Liên Bang Xô Viết của Stalin và nhanh chóng được phần lớn các quốcgia ở phía bên này của Bức Màn Sắt bắt chước theo. Thực tế phũ phàng của nước CộngHòa Dân Chủ Đức liên quan nhiều đến những lạm dụng quyền hành hơn là chế độ dânchủ và xã hội chủ nghĩa, và chính vì vậy Đống Đức cuối cùng bị chết ngộp. Tôi thành thậtthú nhận là chế độ của chúng tôi thua kém xã phần lớn các nền dân chủ đa nguyên củaphương Tây, kể cả những tiện lợi về hệ thống an sinh xã hội của chúng tôi. Bài học chủyếu tôi đã học được do sự suy thoái và sự sụp đổ của Đông Đức là tự do tư tưởng và phátngôn cũng quan trọng đối với một xã hội tân tiến như những tiện ích mà chúng tôi đã gầydựng và lấy làm hãnh diện.

Đối với phần lớn các đồng hương của tôi, đời sống tại nước Đức thống nhất xem ra kémquyến rũ hơn h ọ mong tưởng – công việc thường là khó kiếm, tiền thuê nhà quá cao vàkhó mà trang trải, và nhiều người cảm thấy vô cùng hụt hẫng vì thiếu tinh thần tương trợthường ngày, trước đây là dấu ấn tiêu chuẩn của đời sống ở nước Cộng Hòa Dân ChủĐức. Xem ra cũng không công bằng và hợp lý nếu đem đánh giá đời sống tại nước dânchủ kiểu Tây phương như nước Đức bằng cách so sánh nó với một xã hội xã hội chủnghĩa lý tưởng, nhưng tôi biết có nhiều người trong chúng tôi không thể chấp nhận ý nghĩtrở thành một bộ phận của một xã hội nơi đó kẻ giàu có mỗi lúc giàu có hơn tính theotừng phút trong khi đó người nghèo tiếp tục nghèo hơn. Tôi tự hỏi làm thế nào người dânở Hoa Kỳ, vốn hãnh diện với đất nước của mình và những thành quả của nó, có thể chấpnhận sự kiện ít nhất có đến bốn mươi triệu người Mỹ sống trong cảnh nghèo đói cùngcực. Tôi cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy viễn tượng một xã hội và một nền văn minh đặtcăn bản duy nhất trên tiền tài, nhưng tác dụng của nó thường ít khi thấy nhưng lại khôngkém phần tàn bạo. Trong khối Đông Âu, việc lạm dụng quyền lực bắt đầu bằng mánh lớivận dụng lý tưởng; tại các nước tư bản, ý tưởng tự do cá nhân thường chỉ để che đậynhững quyền lợi kinh doanh. Có lẽ chính vì vậy có rất nhiều công dân không hài lòng vàhoài nghi về vai trò của các chế độ chính trị trong việc giải quyết những vấn đề.

Tuy vậy, tôi vẫn còn là một con người đầy lý tưởng và đầy lạc quan. Tôi chắc chắn nhữngthanh niên trẻ vẫn ước mơ một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người, một thế giới nhânbản hơn thế giới hiện nay của chúng ta. Tôi không tin là những ý nghĩ hoang tưởng là vôlý, nhưng là một điều nhân loại vô cùng cần đến. Thực vậy, nếu chúng ta không có niềmtin vọng ảo chúng sẽ gặp nguy cơ trở về tình trạng cực kỳ man rợ, rơi vào trạng thái tàn

Page 302: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG

ác có thể dẫn đến sự phá hủy không những của một nước mà còn cả hoàn cầu. Tôi chắcchắn thế hệ trẻ sau này và những thế hệ sắp tới sẽ tìm thấy con đường để thực hiện lýtưởng mà tôi đã từng đeo đuổi và cho đến nay vẫn còn trân quý.

Cách không xa căn phòng của tôi ở Bá Linh có một tượng đài kỷ niệm Marx và Engels.Vào mùa Thu năm 1989, khi Đông Đức sụp đổ, có một bạn trẻ nào đó xịt sơn lên trêntượng đài viết lên hàng chữ KHÔNG CÓ TỘI. Họ có lý. Tôi mong ước họ chia sẻ niềm tincủa tôi vào tiềm năng của chủ thuyết Marx. Chiến Tranh Lạnh đã chấm dứt và công việccủa tôi cũng có lẽ đã hoàn tất, nhưng tôi vẫn không mất niềm tin. Tôi thường hay lấy từkệ sách của tôi một quyển sách của khoa học gia Thụy Sĩ Jean Ziegler. Tựa của quyểnsách gói ghém thật đúng cảm nghĩ của tôi vào cuối thế kỷ, vào lúc tôi trên đường đi đếnđoạn cuối của cuộc đời, mà tôi đã trải qua với những biến cố tốt và xấu vượt xa những gìtôi mường tượng hồi còn trẻ : A demain Karl. Hẹn tái ngộ Karl.

Markus WolfTrọng Khiêm dịch