29
1 Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trong quản lý rác thải tại xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây : Luận văn ThS Khoa học Môi trường và Bảo vệ môi trường / Lê Hạnh Chi I. Tính cp thiết ca đề tài Rác thi làm gây ô nhim môi trường đang là vn đề ngày càng bc xúc không chcác đô th, thành phln mà ngay cđối vi các vùng nông thôn. Thành phn rác thi ca khu vc nông thôn chyếu là rác thi sinh hot, phát sinh tcác hgia đình. Công tác thu gom, xlý rác thi nông thôn còn mang tính tphát, chưa được các ngành, các cp quan tâm nên ô nhim môi trường do rác thi nhiu nơi đã mc báo động. Đồng thi, các cp cơ schưa thc hin tt vic huy động cng đồng trong qun lý rác thi. Đó cũng là mt trong các nguyên nhân quan trng dân đến tình trng ô nhim do rác thi khu vc nông thôn ngày càng gia tăng Xut phát tnhng thc tin trên, đề tài stiến hành nghiên cu gii pháp huy động cng đồng trong qun lý rác thi sinh hot nông thôn ti xã An M, huyn MĐức, tnh Hà Tây. Kết quca đề tài là cơ sđể kiến nghbin pháp huy động cng đồng trong QLRT nông thôn Vit Nam nói chung. II. Mc đích nghiên cu 1. Đánh giá thc trng công tác qun lý rác thi nông thôn cp xã vùng đồng bng sông Hng + Kết quđã đạt được

Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

1

Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trong

quản lý rác thải tại xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà

Tây : Luận văn ThS Khoa học Môi trường và Bảo vệ

môi trường / Lê Hạnh Chi

I. Tính cấp thiết của đề tài

Rác thải làm gây ô nhiễm môi trường đang là vấn đề ngày càng bức

xúc không chỉ ở các đô thị, thành phố lớn mà ngay cả đối với các vùng nông

thôn. Thành phần rác thải của khu vực nông thôn chủ yếu là rác thải sinh

hoạt, phát sinh từ các hộ gia đình.

Công tác thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn còn mang tính tự phát,

chưa được các ngành, các cấp quan tâm nên ô nhiễm môi trường do rác thải

nhiều nơi đã ở mức báo động. Đồng thời, các cấp cơ sở chưa thực hiện tốt

việc huy động cộng đồng trong quản lý rác thải. Đó cũng là một trong các

nguyên nhân quan trọng dân đến tình trạng ô nhiễm do rác thải ở khu vực

nông thôn ngày càng gia tăng

Xuất phát từ những thực tiễn trên, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu giải

pháp huy động cộng đồng trong quản lý rác thải sinh hoạt nông thôn tại xã An

Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Kết quả của đề tài là cơ sở để kiến nghị

biện pháp huy động cộng đồng trong QLRT ở nông thôn Việt Nam nói chung.

II. Mục đích nghiên cứu

1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải nông thôn cấp xã vùng

đồng bằng sông Hồng

+ Kết quả đã đạt được

Page 2: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

2

+ Những tồn tại và hạn chế cần phải khắc phục

Nhằm rút ra được những vấn đề tồn tại trong quản lý rác thải ở nông

thôn

2. Đề xuất các giải pháp huy động cộng đồng: Xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức

tỉnh Hà Tây, làm cơ sở để đề xuất giải pháp huy động cộng đồng trong

quản lý rác thải nông thôn cấp xã vùng đồng bằng sông Hồng

III. Nội dung nghiên cứu

1. Đánh giá hiện trạng các vấn đề về quản lý rác thải ở nông thôn cấp xã

vùng đồng bằng sông Hồng

2. Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải ở xã An Mỹ, huỵên Mỹ Đức, tỉnh

Hà Tây

3. Đề xuất giải pháp huy động cộng đồng trong quản lý rác thải tại xã An

Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây

4. Kiến nghị giải pháp huy động cộng đồng trong quản lý rác thải quy mô

cấp xã

IV. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu

1. Phương pháp lấy mẫu, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu

(i) Phương pháp điều tra thực địa

(ii) Phương pháp thống kê

(iii) Sử dụng phương pháp phân tích SWOT:

2. Phân tích các số liệu đã thu thập được theo các bước:

- Xếp loại các số liệu theo các chủ đề (Chính sách/Tổ chức bộ máy

quản lý/ Các áp dụng khoa học công nghệ).

- Đưa những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề còn tồn tại.

Page 3: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

3

- Đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của các giải pháp đã áp dụng.

V. Bố cục luận văn

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan các vấn đề về quản lý rác thải ở nông thôn cấp

xã vùng đồng bằng sông Hồng

Chương 2: Hiện trạng công tác quản lý rác thải ở xã An Mỹ, huyện Mỹ

Đức, tỉnh Hà Tây

Chương 3: Giải pháp huy động cộng đồng trong quản lý rác thải tại xã

An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây

Chương 4: Kiến nghị các giải pháp huy động cộng đồng trong quản lý

rác thải nông thôn quy mô cấp xã.

Chương 1

Tổng quan các vấn đề về quản lý rác thảI cấp xã vùng đồng bằng sông

hồng

1.1. Hiện trạng quản lý rác thải nông thôn ở Việt Nam

1.1.1 Khối lượng và thành phần rác thải

· Khối lượng rác thải

Mỗi năm Việt Nam có hơn 15 triệu tấn rác thải phát sinh từ nhiều

nguồn khác nhau. Khoảng hơn 80% (tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là rác

thải sinh hoạt. Tổng lượng rác thải công nghiệp khoảng 2,6 triệu tấn/năm

(chiếm 17%). Khoảng 160.000 tấn/năm (chiếm 1%) lượng rác thải phát sinh ở

Việt Nam được coi là chất thải nguy hại.

· Thành phần rác thải

Page 4: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

4

Thành phần rác thải sinh hoạt phần lớn là chất hữu cơ dễ phân huỷ (tỷ

lệ rác thải hữu cơ dễ phân huỷ chiếm 99% trong chất thải nông nghiệp và

65% trong rác thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn).

1.1.2 Chính sách đối với vấn đề quản lý rác thải nông thôn

Các điều luật và các chính sách pháp lý liên quan đến quản lý rác thải

a/ Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11

Trong Luật BVMT, vấn đề thu gom, xử lý rác thải đã được qui định cụ thể

cho các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vị từ trung ương tới địa phương và

đến hộ gia đình.

b/ Các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến hệ thống tổ chức quản lý

Nhà nước và dịch vụ thu gom, xử lý rác thải

c/ Các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến huy động cộng đồng

tham gia quản lý rác thải

Trong số các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước đã ban hành về

quản lý chất thải rắn, có 7 văn bản có liên quan đến huy động cộng đồng

trong thu gom, xử lý rác thải, trong đó: Có đến 2/7 văn bản qui định cho đô

thị và khu công nghiệp, 1/7 văn bản về khuyến khích đầu tư, 4/7 văn bản về

định hướng chung và chưa có văn bản nào qui định cụ thể cho khu vực nông

thôn.

Đánh giá chung về các về các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước

về bảo vệ môi trường.

Các văn bản đều đã đề cập đến việc nâng cao năng lực của các tổ chức

quản lý Nhà nước về môi trường và khuyến khích các thành phần kinh tế, các

tổ chức tư nhân tham gia các hoạt động dịch vụ môi trường. Hầu hết các xã

tiếp cận được một số các văn bản liên quan về thu gom, xử lý rác thải. Các xã

Page 5: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

5

cũng đã xây dựng hương ước các thôn quy định về việc giữ gìn VSMT và

quét dọn đường làng ngõ xóm theo định kỳ.

Tuy vậy các văn bản qui phạm pháp luật hiện có chủ yếu tập trung cho

khu vực đô thị và khu công nghiệp mà chưa có những hướng dẫn cụ thể về

quản lý Nhà nước về chất thải rắn đối với cấp cơ sở (huyện, xã/ thị trấn) và

thực tế năng lực của hệ thống quản lý môi trường cấp cơ sở còn nhiều yếu

kém, các tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải còn đang hình thành tự phát.

Đối với việc huy động cộng đồng tham gia quản lý chất thải, Nhà nước ta

mới xây dựng được khung pháp lý thông qua việc xác định vai trò trách

nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với quản lý chất thải trong các quá trình

hoạt động sản xuất; Đưa vào tiêu chí xếp hạng gia đình văn hoá, thôn văn

hoá, xã văn hoá; Luật khuyến khích đầu tư các doanh nghiệp các doanh

nghiệp, tư nhân có các hoạt động “đầu tư cải thiện môi trường sinh thái”, các

hoạt động nghiên cứu ứng dụng liên quan đến “xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm

môi trường, tái chế phế liệu, phế thải” và các hoạt động “đầu tư công trình xử

lý chất thải để bảo vệ môi trường, thu gom rác thải”.

1.2. Khái quát chung vùng Đồng bằng sông Hồng

1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

a/ Điều kiện tự nhiên

Đồng bằng sông Hồng được hình thành và phát triển trong vùng hạ lưu

của hệ thống sông Hồng và sông Thái bình với diện tích đất tự nhiên

1.481.200 ha. Tính đến năm 2006, đồng bằng sông Hồng có 1 thành phố trực

thuộc Trung ương là Hà Nội, 4 thành phố trực thuộc tỉnh, 14 quận, 8 thị xã,

86 huyện, 284 phường, 103 thị trấn và 1.861 xã

b/Tình hình kinh tế xã hội

Dân số và phân bố dân cư

Page 6: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

6

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh nhưng dân số

khu vực nông thôn của vùng ĐBSH vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Tính đến năm 2006,

khu vực thành thị là 4.546.800 người, chiếm 25%, khu vực nông thôn là

13.661.000 người, chiếm 75%

Thu nhập bình quân

- Thu nhập bình quân vùng Đồng bằng sông Hồng là 487.200

đ/người/tháng, bình quân lương thực theo đầu người là 395,4 kg/người,

đứng thứ 2 trong cả nước (sau ĐB sông Cửu Long)

- Tỷ lệ số hộ nghèo chung là 21%, thấp hơn trung bình so với cả nước 3%

- Tỷ lệ hộ nghèo lương thực là 4,3%, thấp hơn trung bình trong cả nước 1,8

lần

1.2.2 Khối lượng và thành phần rác thải nông thôn vùng ĐBSH

Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của người dân ở các vùng nông thôn

vùng ĐBSH trung bình là: 0,3 kg/người/ngày, chưa bằng 1/2 so với khu vực

đô thị (0,7 kg/người/ngày).

1.3 Hiện trạng quản lý rác thải quy mô cấp xã vùng ĐBSH

1.3.1 Bộ máy quản lý môi trường vùng nông thôn từ cấp tỉnh xuống cấp xã

a/Phòng quản lý môi trường thuộc sở Tài nguyên và Môi trường ở tỉnh

b/Phòng Tài nguyên và Môi trường ở huyện

c/Cán bộ quản lý môi trường ở xã

Đánh giá chung về hoạt động của hệ thống quản lý môi trường cấp cơ sở

- Năng lực quản lý Nhà nước ở lĩnh vực môi trường ở các cấp đều thiếu về

số lượng, yếu kém về chuyên môn, đặc biệt càng xuống các cấp dưới,

Page 7: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

7

huyện, xã các yếu kém nêu trên càng bộc lộ, chưa thực hiện được chức

năng quản lý môi trường trong nhiệm vụ được giao.

- Chưa có sự quan tâm thoả đáng của các địa phương như: Chưa dành ngân

sách cho thu gom, xử lý rác thải. Chưa thực hiện phân công trách nhiệm

giữa các cấp trong QLMT và thu gom rác thải.

- Tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải ở cấp xã, thị trấn hình thành tự

phát, không có qui hoạch, không có nguồn vốn đầu tư, không có định

hướng trong triển khai thực hiện, dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp và thiếu

bền vững.

1.3.2 Công tác thu gom, vận chuyển rác thải quy mô cấp xã cấp xã

a/Các tổ dịch vụ thu gom cấp xã

b/ Các phương tiện sử dụng trong thu gom, xử lý rác thải

1.3.3 Các giải pháp công nghệ trong xử lý rác thải nông thôn

Có rất nhiều phương pháp để xử lý rác thải nhưng có 3 phương pháp

được sử dụng nhiều hơn là chôn lấp, đốt và chế biến phân vi sinh. Tỷ lệ xử lý

rác thải bằng phương pháp chôn lấp chiếm 80%, làm phân vi sinh chiếm 6%

và các phương pháp khác chiếm 14%. Hiện nay, do điều kiện về kinh tế cũng

như điều kiện tự nhiên ở nông thôn chỉ phù hợp để áp dụng một số công nghệ

xử lý rác thải như sau:

· Xử lý bằng phương pháp Chôn lấp

· Xử lý bằng phương pháp Chế biến phân vi sinh

· Xử lý bằng phương pháp đốt

· Xử lý bằng phương pháp Tự tiêu huỷ:

1.4 Đánh giá tác động giữa chính sách hiện hành và hệ thống quản lý môi

trường ở vùng nông thôn

Page 8: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

8

1.4.1 Đánh giá chung

a/ Những mặt tích cực

Cùng với việc hình thành hệ thống quản lý môi trường các cấp, tuy còn

nhiều hạn chế do trong giai đoạn mới thành lập nhưng hoạt động của các hệ

thống quản lý môi trường các cấp cũng đã những bước khới đầu cho công tác

bảo vệ môi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng ở vùng nông thôn.

b/ Những hạn chế/ thiếu hụt

Việc điểm lại các chính sách quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và

quản lý chất thải rắn đã cho thấy những thiếu hụt về văn bản pháp lý và

những hạn chế trong các chính sách hiện hành đối việc triển khai thu gom, xử

lý rác thải ở các địa phương.

· Thiếu các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn cho khu

vực nông thôn.

· Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước cấp cơ sở chưa đủ về số lượng và

năng lực để quản lý môi trường.

· Chưa thực hiện phân công trách nhiệm quản lý và phối hợp giữa các cấp,

các ngành trong triển khai thu gom, xử lý rác thải.

· Hiệu lực thực thi của luật pháp và chính sách quản lý rác thải đối với các

cấp cơ sở còn yếu.

1.4.2 Đánh giá chung về hiện trạng quản lý rác thải ở cấp xã vùng ĐBSH

a/ Điểm mạnh

Về chủ trương chính sách

Về khoa học công nghệ

b/ Điểm yếu

Page 9: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

9

Về chủ trương, chính sách:

Về huy động cộng đồng

1.5 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, thu gom và xử lý

rác thải

1.5.1 Công tác triển khai các văn bản qui phạm pháp luật nhằm huy động

cộng đồng tham gia thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn

Dựa trên các văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ,

ngành liên quan. Các địa phương cũng đã triển khai một số văn bản liên quan

đến huy động cộng đồng tham gia thu gom, xử lý rác thải.

1.5.2 Một số điển hình của cộng đồng tham gia thu gom, xử lý rác thải ở

nông thôn

Trên cơ sở những đặc thù của nông thôn và những qui định chung của

pháp luật cũng như chính sách quản lý môi trường nói chung, sự tham gia của

cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường khu vực nông thôn hiện mới chỉ

mang tính chất tự phát.

1.3.3 Đánh giá những mặt tích cực, những tồn tại trong công tác huy động

cộng đồng tham gia thu gom, xử lý rác thải

a/ Những mặt tích cực

b/Những tồn tại, khó khăn

Chương 2

Hiện trạng quản lý rác thải tại xã an mỹ,

huyện mỹ đức, tỉnh hà tây

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

2.1.1 Vị trí địa lý

Page 10: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

10

Xã An Mỹ nằm ở trung tâm 9 xã phía Bắc huyện Mỹ Đức - Tỉnh Hà

Tây. Tổng diện tích đất tự nhiên xã An Mỹ là 579,63ha, với diện tích đất

nông nghiệp là 372,98 ha; chiếm 64,3% diện tích tự nhiên. Diện tích đất thổ

cư 58,49ha (chiếm 10,1% diện tích đất tự nhiên).

2.1.2 Dân số và phân bố dân cư

Dân số toàn xã An Mỹ là 6.424 người với 1.484 hộ. Tỉ lệ tăng dân số tự

nhiên năm 2005 là 0,8%. Dự báo tỉ lệ tăng dân số từ 2006 - 2015 là 0,72%.

Mật độ dân số tự nhiên là 1.108 người/km2; mật độ dân số trong khu dân cư

10.983 người/km2.

Toàn xã có 2.640 lao động (chiếm 41,1% dân số), trong đó 2.244 lao

động trong ngành nông nghiệp (chiếm 85% số lao động), 396 lao động phi

nông nghiệp bao gồm các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại và

các ngành nghề khác (chiếm 15%).

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã

a/ Sản xuất Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của An Mỹ. Với

96,6% số hộ trong xã tham gia sản xuất nông nghiệp, năm 2005 đã tạo ra giá

trị sản phẩm nông nghiệp chiếm tới 60,5% tổng giá trị kinh tế, trong đó trồng

trọt chiếm 65,8% và chăn nuôi 34,2%.

b/ Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Trên địa bàn xã có 98 hộ sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp vận tải,

chế biến nông sản, một tổ chức đào tạo thêu may xuất khẩu có 120 học viên

chuẩn bị đưa vào hoạt động. Giá trị sản phẩm tiểu thủ công nghiệp năm 2005

đạt 7,0 tỷ đồng. Năm 2005, cơ cấu ngành nghề này chiếm 21,8% tổng giá trị

kinh tế của toàn xã.

c/ Dịch vụ, thương mại và các ngành nghề khác

Page 11: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

11

Tập trung phát triển ở khu phố trung tâm xã gồm 83 hộ kinh doanh buôn

bán và dịch vụ, tổng giá trị sản phẩm năm 2005 đạt 5,6 tỷ đồng. Năm 2005,

cơ cấu ngành nghề này chiếm 17,7% tổng giá trị kinh tế của toàn xã.

2.1.4 Hiện trạng môi trường

a/ Nguồn nước dùng cho sinh hoạt

Toàn xã có 320 hộ sử dụng nước giếng khoan (chiếm 21,62%), 146 hộ

sử dụng nước giếng khơi (chiếm 9,86%), 671 hộ có bể chứa nước mưa (chiếm

45,34%) và vẫn còn 343 hộ sử dụng nguồn nước không an toàn là nước sông,

ao, hồ (chiếm 23,18%).

b/ Điều kiện vệ sinh

Đaị đa số các hộ đều đã có hố xí gia đình, trong đó 19,30% số hộ có hố

xí tự hoại, 54% số hộ có hố xí hai ngăn hợp vệ sinh, 25,15% số hộ có hố xí

không hợp vệ sinh và vẫn còn 1,55% số hộ không có hố xí gia đình và đi vệ

sinh ngoài trời.

c/ Tình hình sử dụng chất thải chăn nuôi

Các kết quả thống kê cho thấy toàn xã có 1.143 hộ có tham gia chăn nuôi gia

đình (chiếm 76,86% số hộ), 90% số chuồng trại của các hộ chăn nuôi không

đảm bảo vệ sinh, chuồng trại thường không có hố ủ phân và hố thu

d/ Hiện trạng hệ thống tiêu thoát nước thải và nước mưa

Mỗi thôn có một hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cư. Các loại

nước thải đều không được xử lý trước khi đổ ra hệ thống tiêu chung. Công tác

vệ sinh khơi thông cống rãnh không được làm thường xuyên nên nước tiêu

chậm làm ngập úng vào mùa mưa và nước bẩn tù đọng dọc các cống rãnh.

2.2 Hiện trạng quản lý rác thải xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây

2.2.1 Thành phần, khối lượng rác thải xã An Mỹ

Page 12: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

12

Các số liệu khảo sát được thống kê trong bảng 2.6 cho thấy mỗi ngày có

3.676,5kg rác thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư, khu dịch vụ thương

mại, các chợ và các cơ quan - trường học đóng trên địa bàn xã An Mỹ, tương

đương 1.341,9 tấn/năm .

Page 13: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

13

Bảng 2.6: Khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày (kg/ngày)

Xóm, phố

Nguồn phát sinh rác thải

Tổng

cộng

Khu

dân cư

Khu

DVTM

Chợ Cơ

quan

Xóm 1- Tảo

Khê

371,8 - - 93,0 371,8

Xóm 2- Kinh

Đào

370,8 - - - 370,8

Xóm 3- Đoan

Nữ

480,0 - - - 480,0

Xóm 4- Đoan

Nữ

405,0 - - - 405,0

Xóm 5- Đoan

Nữ

466,5 - 204,4 - 670,9

Xóm 6- Đoan

Nữ

338,0 - - - 338,0

Xóm 7- Đoan

Nữ

422,5 - - - 422,5

Phố Đào 110,7 153,0 253,6 7,2 524,5

Tổng: 2.965,3 153,0 458,0 100,2 3.676,5

Về lượng thải trung bình đối với hộ sản xuất nông nghiệp thuần nông là

0,43kg/người/ngày và hộ kinh doanh thương mại là 1,19kg/người/ngày, gấp

2,3 lần so với hộ sản xuất nông nghiệp.

b/ Thành phần rác thải

Page 14: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

14

Rác thải sinh hoạt tại An Mỹ có 3 thành phần chính: rác hữu cơ có thể

phân huỷ, rác có thể tái chế và rác vô cơ. Ngoài ra, còn có rác nguy hại với

khối lượng không đáng kể.

Page 15: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

15

Bảng 2.7: Thành phần rác thải xã An Mỹ

TT Thành phần Khối lượng Tỉ lệ

(%) Kg/ngày Tấn/năm

Rác hữu cơ 2.303,273 840,695 62,64

1 Phụ phẩm. thức ăn thừa... 790,298 288,459 21,493

2 Lá cành cây, mùn rơm rạ... 1.512,975 552,236 41,147

Rác có thể tái chế 439,401 160,381 11,957

3 Nhựa, nilon 211,464 77,184 5,751

4 Giấy, bìa catton 160,023 58,408 4,352

5 Kim loại 0,257 0,094 0,007

6 Thuỷ tinh 67,914 24,789 1,847

Rác vô cơ 931,678 340,062 25,338

7 Vải sợi 35,299 12,884 0,96

8 Đồ da 27,578 10,066 0,75

9 Chai lọ 57,729 21,071 1,570

10 Đất cát, xỉ than, sỏi đá... 810,815 295,947 22,051

Rác nguy hại 0,585 0,960 0,072

11 Pin, acquy, đèn tuýp... 0,340 0,124 0,0092

12 Rác thải đặc biệt (đồ điện

tử, mỹ phẩm...)

0,005 0,00018 0,00013

13 Rác thải y tế nguy hại 0,24 0,0876 0,0065

Vỏ bao thuốc BVTV 0,746 0,055

Tổng khối lượng: 3.677,00 1.342,00 -

2.2.2 Các biện pháp thu gom, xử lý rác thải tại xã An Mỹ

Theo kết quả điều tra năm 2005 về hiện trạng thu gom, xử lý rác thải tại

xã An Mỹ cho thấy các biện pháp thu gom, xử lý rác hiện đang áp dụng trên

địa bàn xã và tỷ lệ các loại rác được thu gom, xử lý như bảng 2.8.

Page 16: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

16

Bảng 2.8: Các biện pháp thu gom, xử lý rác thải tại xã An Mỹ

TT Hình thức xử lý Tỷ lệ % theo các loại rác (hoặc số lượng)

Sinh hoạt

Làng nghề

Xây dựng

Y tế Các khu công cộng

Khác

1 Đổ bừa bãi ven đường làng

10 0 0 0

2 Gia đình tự xử lý 10 50 100

3 Được thu gom 80 cùng rác SH

0 100

Thu tại cơ sở

80

4 Phân loại tại GĐ 0 0 0

5 Ploại T.Trung 0 0 0 0 0

6 Bãi rác lộ thiên 10 0 0 50 0

7 Chôn lấp hợp VS

80 50 0 0 80

8 Làm phân vi sinh

0 0 0 0 0

9 Tái chế rác vô cơ

5 0 0 0

10 Đốt (đốt thủ công)

5 50 0 50 20

Nguồn: UBND xã.

2.2.3 Tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn

Hình thức tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải hiện tại là đội thu gom

do xã thành lập và quản lý.

Đội thu gom gồm 10 thành viên, trong đó, 8 công nhân đảm trách thu

gom rác ở 8 xóm và 2 công nhân chuyên chở xe công nông. Ngoài ra, đội còn

có một cán bộ địa chính môi trường của xã phụ trách tổ chức và giám sát hoạt

Page 17: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

17

động.

Hoạt động của đội là thu gom rác thải sinh hoạt từ tất cả các xóm theo

ngày và thời gian quy định vào các ngày thứ 3 và thứ 7. Rác thải được thu

gom từ các xóm trong xã và tập kết tại 7 điểm rác tạm thời trong các xóm và

sau đó được chở tới bãi chôn rác tập trung của xã ở khu vực Gò Nải Ruối.

An Mỹ có 8 thôn và có tới 7 điểm tập kết rác thải, phần lớn các điểm tập

kết đều nằm ven đương, cạnh bờ ao, rất gần với khu dân cư nên ảnh hưởng

đến môi trường và mỹ quan thôn/ xóm.

2.2.4 Hiện trạng bãi rác thải của xã An Mỹ

Bãi rác thải tập trung của xã nằm ở khu vực gò Nải Ruối, thuộc thôn

Đoan Nữ. Bãi có diện tích 0,35 ha và cách khu dân cư 600m. Bãi rác nằm

giữa cánh đồng lúa và khu vực đất trồng dâu có địa thế cao, thoát nước .

Bãi rác được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 2003. Xung quanh bãi

rác có đê bao ngăn nước mặt bằng đất, chiều dài 70m, rộng 50m. Theo thiết

kế, bãi rác có 2 ô chôn lấp và 2 ngăn xử lý nước rích, tổng khối lượng chôn

lấp khoảng 5.160m3. Đáy và thành hố được đầm nện bằng đất pha sét.

Đánh giá những tồn tại của bãi rác đang hoạt động

+ Bãi rác không có hàng rào bảo vệ và dải cây xanh ngăn cách nên giấy,

nilon bay ra khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến các khu vực sản xuất lân

cận

+ Thời gian mới vận hành, khối lượng rác thải chưa nhiều và có sử dụng

chế phẩm vi sinh Micromix 3 nên bãi rác không có mùi hôi, ít ruồi muỗi và

côn trùng. Trong thời gian này, nước rỉ rác được xử lý sơ bộ bằng hồ sinh học

có thả bèo tây, các chỉ tiêu phân tích như bảng 2.10:

Page 18: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

18

Bảng 2.10: Kết quả phân tích nước rích bãi rác xã An Mỹ

(tháng 12/2005)

STT

Chỉ tiêu

phân tích

Đơn vị Kết quả TCVN 5945 -

1995

( Cột B)

1 pH - 7,35 5,5-9,0

2 EC Ms/cm 1491

3 COD mg/l 281,6 100

4 BOD5 mg/l 42,24 50

5 NO2- mg/l <0,01

6 NO3- mg/l 0,72

7 NH4+ mg/l 1,40

8 Độ đục NTU 128

9 Mầu Thang mầu Co 95,80

10 Chất rắn lơ lửng mg/l 102,4 100

11 PO43- mg/l <0,01

Nguồn: Dự án Tổng hợp, xây dung các mô hình thu gom, xử lý rác thải cho

các thị trấn, thị tứ, cấp huyện cấp xã

2.2.5 Phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải

Phương tiện thu gom vận chuyển rác thải hiện nay của xã An Mỹ bao

gồm xe đẩy thu gom rác được mua theo mẫu của công ty môi trường đô thị và

xe công nông chở rác.

2.2.6 Cơ chế, chính sách đã áp dụng trong thu gom, xử lý rác thải

a/ Các văn bản đã áp dụng

Page 19: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

19

(i) Trên cơ sở quyết định số 808/2004/QĐ - UB ngày 6 tháng 8 năm

2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây về việc ban hành mức thu các loại phí

thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tây.

(ii) Nghị quyết số 16 của Hội đồng nhân dân xã An Mỹ về việc thực hiện

hai chương trình quốc gia về vệ sinh môi trường và an toàn giao thông.

(iii) Quy chế địa phương về công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên

điạ bàn xã.

b/ Các biện pháp đã áp dụng

1- Phát động toàn dân làm tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, phát

quang bờ rào bụi rậm vào các dịp lễ tết trong năm.

2- Kết hợp với trung tâm nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường

nông thôn tỉnh Hà Tây tổ chức truyền thông cổ động về vệ sinh môi trường,

địa điểm tại trường THCS xã với hàng trăm lượt người tham gia.

3- Quy hoạch một bãi chôn lấp rác tập trung toàn xã với diện tích

3.600m2

4- Thành lập tổ thu gom, vận chuyển rác của xã (10 người)

Đánh giá chung về hiện trạng thu gom, xử lý rác thải ở xã An Mỹ

So với nhiều địa phương ở vùng nông thôn, tuy còn nhiều khó khăn về điều

kiện kinh tế do là một xã vùng thuần nông, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào

nông nghiệp nhưng xã An Mỹ là một trong những địa phương đầu tiên của

huyện Mỹ Đức triển khai thu gom rác thải. Tuy còn rất nhiều hạn chế nhưng

đã thể hiện được sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ và nhân dân địa phương. Một

số tồn tại trong tổ chức thu gom, xử lý rác thải ở xã An Mỹ như: Mức thu phí

thấp dẫn đến thu nhập của người thu gom rác thấp; Các điểm đổ rác tạm (trạm

trung chuyển) của các thôn khu phố đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường

Page 20: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

20

và mất mỹ quan khu dân cư; Bãi rác tập trung chưa được thiết kế, xây dựng

đảm bảo yêu cầu bãi rác hợp vệ sinh; Thiếu các cơ chế chính sách và cán bộ

chuyên môn trong triển khai công tác thu gom, xử lý rác thải; Thiếu các trang

thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển rác thải; Chưa định hướng được các giải

pháp kỹ thuật phù hợp trong thu gom, xử lý rác thải qui mô tập trung cho xã

Page 21: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

21

Kiến nghị

Nói chung để giải quyết các vấn đề về rác thải tại xã An Mỹ, có thể áp

dụng nhiều biện pháp như áp dụng các biện pháp chính sách, biện pháp tài

chính … nhưng để phù hợp với điều kiện với xã An Mỹ, là một xã thuần

nông, kinh tế còn có nhiều khó khăn, thì biện pháp huy động cộng đồng là

phù hợp hơn cả. Đó là huy động cộng đồng tham gia

Chương 3

Giải pháp huy động cộng đồng trong quản lý rác thải cho xã an mỹ,

huyện mỹ đức, tỉnh hà tây

3.1 Cơ sở pháp lý của giải pháp huy động cộng đồng

3.1.1 Các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước về thu gom, xử lý rác

thải khu vực nông thôn

- Luật bảo vệ môi trường năm 2005.

- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị

- Chỉ thị số 200- TTg ngày 29/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ về đảm

bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Thông tư liên tịch số 03/1999/TTLT-BKH-NN ngày 6/10/1999 của Bộ

Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Quyết định số 102/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính

Phủ.

- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLB-BKHCNMT- BXD ngày

18/1/2001 của liên bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây

dựng.

3.1.2 Các văn bản qui phạm pháp luật của tỉnh Hà Tây

Page 22: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

22

`a/ Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 7 tháng 4 năm 2005 của Ban thường vụ

Tỉnh uỷ về nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hoá hiện đại hoá giai đoạn 2005-2010 và những năm tiếp theo

b/ Quyết định số 808 /2004/QĐ - UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây về việc

ban hành mức thu các loại phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân

dân tỉnh Hà Tây.

3.2 Cơ sở lý luận để thực hiện huy động cộng đồng trong việc ban hành

chính sách

3.2.1 Về chính sách huy động bắt buộc

Chính sách huy động bắt buộc trong thu gom, xử lý rác thải phải dựa

vào các qui định chung do các cấp có thẩm quyền ban hành. Điều cần cụ thể

hoá các qui định bắt buộc về thu gom, xử lý rác thải là ở chỗ huy động chính

các các khoản thu bắt buộc đã thu cho công tác bảo vệ môi trường.

3.2.2 Về chính sách huy động tự nguyện

Khuyến khích các phong trào thi đua như: Đoạn đường phụ nữ tự quản;

Đoạn đường thanh niên tự quản; Xanh nhà, Xanh đường phố… để giữ gìn

làng xóm trong sạch. Huy động sức lao động của hộ gia đình, của đoàn thanh

niên để bảo vệ môi trường như quét dọn, vệ sinh ngõ xóm.

3.3 Cơ sở lý luận để thực hiện huy động cộng đồng trong công tác thu

gom, và xử lý rác thải nông thôn

3.3.1 Các điều kiện cần thiết để thực hiện huy động cộng đồng

Đề xuất 2 loại hình dịch vụ là Tổ thu gom tự quản hoặc là Bộ phận

của HTX dịch vụ Nông nghiệp.

3.3.2 Sơ đồ quản lý rác thải xã An Mỹ

Page 23: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

23

3.3.3 Tổ chức dịch vụ môi trường

a- Phương án 1: Thành lập tổ thu gom tự quản do UBND xã quản lý

tổ trưởng kiêm nhiệm (01 người)

BP chuyên môn giúp việc kiêm nhiệm

(02 người)

Các tổ chuyên trách

1 tổ QL vận hành bãi rác (02 người)

1 tổ thu gom (09 người)

UBND xã AN mỹ

Nguồn phát sinh rác thải

Rác hữu cơ Rác còn lại

Khu xử lý rác

tập trung

ủ đống yếm khí

Hộ gia đình,

tổ chức

Tổ thu

gom

Phân loại tại nguồn

Chôn lấp

Hình 3.1: sơ đồ quản lý rác thải xã an mỹ

Khu xử lý rác

tập trung

Khai thác mùn

Page 24: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

24

b- Phương án 2: HTX dịch vụ Nông nghiệp kiêm dịch vụ môi trường (hình

3.3)

Nhiệm vụ, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và cơ chế hoạt động của tổ

thu gom tương tự như phương án 1.

3.4. Các biện pháp để thực hiện huy động cộng đồng

3.4.1 Xây dựng các quy định về quản lý rác thải

· Quy định về quản lý rác thải trên địa bàn xã An Mỹ.

· Xây dựng phương án thu phí và sử dụng phí thu gom, xử lý rác thải.

· Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý rác thải.

· Quy chế của xã An Mỹ về việc giao quản lý khu xử lý rác thải xã An

Hình 3.2: cơ cấu tổ chức tổ thu gom rác thải an mỹ

Tổ trưởng kiêm nhiệm (01 người)

BP chuyên môn giúp việc kiêm nhiệm

(02 người)

Các tổ chuyên trách

1 tổ QL vận hành bãi rác (02 người)

1 tổ thu gom (09 người)

Hình 3.3: sơ đồ tổ chức đội thu gom xã an mỹ

HTX DVnông nghiệp

Page 25: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

25

Mỹ.

· Quy chế hoạt động của tổ thu gom tự quản.

3.4.2 Đào tạo, tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng

· Tổ chức các cuộc họp góp ý cho các bản dự thảo quy định về quản lý

rác thải.

· Hướng dẫn kỹ thuật:

· Công tác truyền thông:

· Xây dựng phòng trưng bày:

3.4.3 Tổ chức thực hiện

a/Phân công trách nhiệm giữa các cấp

b/ Xây dựng mô hình Tổ chức quản lý rác thải xã An Mỹ

Kết quả thực hiện Huy động cộng đồng trong quản lý rác thải tại xã An

Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây:

- Người dân nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc

tham gia thu gom, phân loại rác thải tại chính hộ gia đình mình

- Người dân sẵn sàng đóng góp tiền vệ sinh cho các tổ thu gom rác cao

hơn

- Sở Khoa học Môi trường tỉnh Hà Tây sẽ hỗ trợ kinh phí để xây dựng

mô hình quản lý rác thải xã An Mỹ thành mô hình điểm của tỉnh Hà

Tây để phổ biến nhân rộng cho các địa phương khác

Chương 4

Kiến nghị áp dụng giải pháp huy động cộng đồng vào quản lý rác

thải nông thôn quy mô cấp xã

4.1. Chính sách huy động cộng đồng

4.1.1 Về chính sách huy động bắt buộc

Page 26: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

26

Chính sách huy động bắt buộc trong thu gom, xử lý rác thải phải dự

vào các qui định chung do các cấp có thẩm quyền ban hành. Điều cần cụ thể

hoá các qui định bắt buộc về thu gom, xử lý rác thải là ở chỗ huy động chính

các các khoản thu bắt buộc đã thu cho công tác bảo vệ môi trường.

4.1.2 Về chính sách huy động tự nguyện

Chính sách huy động tự nguyện chủ yếu sẽ nhằm vào sự đóng góp công

sức lao động của các hộ gia đình, các tổ chức phi sản xuất, kinh doanh... vào

các hoạt động bảo vệ môi trường như vệ sinh ngõ xóm thông qua các phong

trào môi trường định kỳ để tổ chức, phát động.

4.2 Nội dung hướng dẫn huy động cộng đồng trong quản lý rác thải nông

thôn cấp xã

4.2.1 Nội dung Huy động bắt buộc

Các qui định bắt buộc đối với cộng đồng trong quản lý rác thải bao gồm:

i. Tất cả các nhân, hộ gia đình và các tổ chức (cơ sở sản xuất, kinh

doanh, cơ quan, trường học, bệnh viện...) có nghĩa vụ đóng phí thu

gom rác thải.

ii. Các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức phân loại rác thải tại

nguồn theo qui định của địa phương.

iii. Chấp hành các qui định của địa phương về thu gom, xử lý rác thải.

iv. Ban quản lý các khu kinh doanh, thương mại, nhà hàng ăn uống,

dịch vụ công cộng phải quản lý phế thải, vệ sinh trong khu vực của

mình quản lý.

v. Đối với rác thải xây dựng: Các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức

khi tiến hành xây dựng, cải tạo, phá dỡ trên địa bàn địa phương

phải đăng ký với tổ chức thu gom, xử lý rác thải hoặc UBND xã,

Page 27: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

27

trước khi khởi công về biện pháp giải quyết phế thải.

vi. Các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có các hoạt động phát sinh rác

thải nguy hại phải được tách riêng, ký hợp đồng với cơ quan

chuyên môn để thu gom và xử lý theo qui định về quản lý chất thải

nguy hại.

vii. Tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao nhận

thức về môi trường, tích cực hưởng ứng các phong trào vệ sinh

môi trường do địa phương tổ chức.

4.2.2 Huy động tự nguyện

i. Huy động lực lượng thanh thiếu niên, các tổ chức hội phụ nữ, hội

nông dân tập thể, hội cựu chiến binh... tham gia các hoạt động

quản lý rác thải.

ii. Các đoàn thể, chính trị, xã hội làm nòng cốt phát động các phong

trào toàn dân tham gia quản lý rác thải, xóa bỏ các tụ điểm tập

trung rác thải.

iii. Đưa các nội dung giữ gìn, bảo vệ và cải thiện môi trường trở thành

tiêu chí xét công nhận đơn vị, thôn, làng văn hóa mới, chi bộ vững

mạnh...

iv. Xây dựng và thực hiện các qui ước, hương ước, cam kết bảo vệ

môi trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng

dân cư.

v. Huy động lao động công ích để thực hiện các hoạt động thu gom,

xử lý rác thải.

vi. Xây dựng các đội học sinh, sinh viên, thanh niên tình nguyện tham

gia các hoạt động bảo vệ môi trường, hướng dẫn thu gom, xử lý

Page 28: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

28

rác thải.

4.3 Chính sách khuyến khích nhằm huy động cộng đồng

+ Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham các hoạt

động dịch vụ thu gom, xử lý rác thải được tạo mọi điều kiện

thuận lợi để hoạt động theo các qui định hiện hành của Pháp

luật Việt Nam và các chính sách của địa phương.

ii. Cá nhân, hộ gia đình tự xử lý rác thải tại nguồn được hỗ trợ thiết

bị, hướng dẫn kỹ thuật.

iii. Các tổ chức vệ sinh nông thôn (tổ, đội thu gom, HTX dịch vụ môi

trường) được hỗ trợ trang thiết bị, bảo hộ lao động và được hưởng

các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp độc hại...

iv. Khuyến khích người dân nông thôn sử dụng các sản phẩm phân

hữu cơ chế biến từ rác thải.

v. Thực hiện chế độ khen thưởng công khai, nêu gương tốt, điển hình

tiên tiến về thu gom, xử lý rác thải thông qua các đợt phát động

phong trào thi đua trong nhà trường và các khu dân cư .

vi. Khuyến khích hình thành các quĩ bảo vệ môi trường trong các cơ

quan, tổ chức.

4.4 Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc huy

động cộng đồng

a/ Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân Xã.

b/ Trách nhiệm của các tổ chức dịch vụ môi trường (HTX, tổ thu gom...).

c/ Trách nhiệm của người thu gom rác thải (công nhân, xã viên HTX...).

d/ Trách nhiệm của các tổ chức cá nhân:

Page 29: Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng trongrepositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38416/1/V_L1... · khu vực đô thị và khu công nghiệp mà

29

4.5 Các biện pháp tổ chức cho cộng đồng tham gia thu gom, xử lý rác

thải

+ Tuyền truyền, phố biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước,

tỉnh, huyện, địa phương đến cộng đồng dân cư.

+ Xây dựng các hương ước, qui ước trong cộng đồng dân cư, thường

xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các qui ước, hương ước.

+ Xây dựng các mô hình điểm, các điển hình tiên tiến về tổ chức thu

gom, xử lý rác thải để phát động phong trào toàn dân tham gia quản

lý rác thải.

+ Thực hiện chế độ khen thưởng, xử phạt nghiêm minh trong hoạt

động quản lý rác thải.

Kết luận

Trên đây là giải pháp hướng dẫn huy động cộng đồng tham gia quản lý

rác thải nông thôn cấp xã. Để thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý rác thải

cần phải có sự tham gia của các cấp chính quyền, có cơ chế, chính sách thích

hợp và nguồn tài chính ổn định. Nếu mọi người không quan tâm thoả đáng tới

rác thải hôm nay, thì ngày mai rác thải sẽ loại bỏ chính con người ra khỏi môi

trường sống.

Sức mạnh của cộng đồng được phát huy trong việc tham gia tích cực và

chủ động vào việc quản lý rác thải sẽ làm cho môi trường sống của chính

cộng đồng được cải thiện lên rất nhiều. Điều đó sẽ kéo theo rất nhiều những

tác động có lợi cho chính cộng đồng.