109
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH *************** PHAN THỊ MỸ HẠNH NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU LÁ CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC HỌ ĐƯỚC (Rhizophoraceae) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LÂM NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2011

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU LÁ CỦA MỘT SỐ LOÀI …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · i bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

***************

PHAN THỊ MỸ HẠNH

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU LÁ CỦA MỘT

SỐ LOÀI THUỘC HỌ ĐƯỚC (Rhizophoraceae) TẠI

KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2011

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

***************

PHAN THỊ MỸ HẠNH

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU LÁ CỦA MỘT

SỐ LOÀI THUỘC HỌ ĐƯỚC (Rhizophoraceae) TẠI

KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. VIÊN NGỌC NAM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2011

ii

LỜI CẢM ƠN

Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến Tiến sĩ Viên Ngọc Nam –

Một nhà khoa học say mê nghiên cứu và mang nhiều hoài bão lớn – Một người

Thầy đáng kính đã hết lòng dạy dỗ, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt

quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành kính gửi lời cảm ơn đến:

Cha, Mẹ, Em trai đã luôn tin tưởng, làm chỗ dựa tinh thần cho tôi, luôn ủng

hộ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể toàn tâm học tập trong suốt

quãng đường sinh viên.

Thầy Quách Văn Toàn Em - Trưởng phòng Thí nghiệm Di truyền - Tiến hóa -

Thực vật, Khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Chú Sáu thuộc tiểu khu 10C, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đã nhiệt

tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu mẫu tại Vườn Sưu tập thực vật cây ngập mặn

tại Cần Giờ.

Quý Thầy, Cô trong khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố

Hồ Chí Minh đã đào tạo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Các anh, chị đang công tác tại Phòng Kỹ thuật của Ban Quản lý rừng phòng

hộ Cần Giờ, đặc biệt anh Bùi Nguyễn Thế Kiệt đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá

trình thực hiện khóa luận.

Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, kiến thức bản thân có hạn nên không

tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của quý Thầy,

Cô và bạn bè để khóa luận có thể hoàn thiện hơn.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Mỹ Hạnh

iii

TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá của một số loài thuộc họ

Đước (Rhizophoraceae) tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí

Minh” được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2011 tại địa bàn huyện Cần Giờ,

Tp. HCM.

Kết quả đề tài thu được:

- Đã xây dựng 12 phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu của các loài cây

nghiên cứu: Gồm 6 phương trình tương quan giữa chiều rộng và chiều dài lá gồm 6

phương trình và 6 phương trình tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều

rộng của lá.

- Vẹt dù là loài có chiều dài lá trung bình lớn nhất, Trang ổi là loài có chiều dài

lá trung bình thấp nhất.

- Vẹt dù là loài có chiều rộng lá trung bình lớn nhất, Trang ổi là loài có chiều

rộng lá trung bình thấp nhất.

- Tỷ lệ chiều dài với chiều rộng (L/W) của lá giữa các loài đều khác nhau: Mỗi

loài có một tỷ lệ (L/W) khác nhau đặc trưng, dựa vào tỷ lệ này để phân loại các loài

thuộc họ Đước.

- Diện tích lá giữa các loài có khác nhau: Vẹt dù có diện tích lá trung bình lớn

nhất trong 6 loài, Trang ổi có diện tích lá trung bình nhỏ nhất.

- Ở lá, sự hình thành cấu trúc để giữ nước nhằm pha loãng nồng độ muối cao

của hạ bì là đáp ứng môi trường nước mặn gây bất lợi cho cây. Cấu trúc ngăn cản sự

mất nước như có tầng cutin dày ở biểu bì lá, giúp cây sử dụng nước tiết kiệm trong

điều kiện thiếu nước ngọt. Rải rác trong thịt lá có các thể cứng tăng sự vững chắc

cho lá. Một số loài còn có thêm vòng mô cứng bao quanh bó dẫn.

- Đưa ra được bộ tiêu bản cố định về giải phẫu lá của 6 loài cây.

iv

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các chữ viết tắt viii

Danh sách các hình x

Danh sách các bảng xii

1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3. Phạm vi nghiên cứu 3

2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1. Tổng quan về rừng ngập mặn 4

2.1.1. Khái niệm về rừng ngập mặn 4

2.1.2. Phân bố RNM 4

2.1.2.1. Trên thế giới 4

2.1.2.2. Ở Việt Nam 4

2.2. Các công trình nghiên cứu về giải phẫu các loài cây RNM 5

2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới 5

2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 6

2.3. Tổng quan về hệ sinh thái RNM Cần Giờ 7

2.3.1. Sơ lược về RNM ở Cần Giờ 7

2.3.2. Vai trò của RNM Cần Giờ 8

3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 11

v

3.1. Nội dung 11

3.2. Phương pháp nghiên cứu 11

3.2.1. Thu thập tài liệu 11

3.2.2. Ngoại nghiệp 11

3.2.2.1. Thu mẫu, bảo quản và làm tiêu bản cố định 11

3.2.2.2. Phương pháp đo kích thước tế bào ở kính hiển vi 14

3.2.3. Nội nghiệp 15

3.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 16

3.3.1. Vị trí địa lí 16

3.3.2. Địa hình 17

3.3.3. Thổ nhưỡng 18

3.3.4. Khí hậu 18

3.3.5. Mạng lưới sông rạch 19

3.3.6. Chế độ thủy triều 19

3.3.7. Độ mặn 19

3.4. Đối tượng nghiên cứu 19

3.4.1. Đặc tính các loài cây nghiên cứu 20

3.4.1.1. Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica (L.) Blume) 20

3.4.1.2. Vẹt tách (Bruguiera parviflora (Roxb.)) 20

3.4.1.3. Vẹt đen (Bruguiera sexangula (Lour.) Poir. in Lamk.) 21

3.4.1.4. Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) LamK) 22

3.4.1.5. Trang (Kandelia candel (L.) Druce.) 23

3.4.1.6. Trang ổi (Kandelia obovata Sheue, Liu và Yong) 24

3.4.2. Cấu trúc và chức năng của lá cây 24

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

4.1. Hình thái lá của 6 loài cây nghiên cứu 26

4.2. Đặc trưng thống kê các chỉ tiêu lá của các loài cây 27

4.2.1. Thống kê mô tả chiều dài (L) của lá ở các loài cây 27

4.2.2. Thống kê mô tả chiều rộng (W) của lá ở các loài cây 28

vi

4.2.3. Thống kê mô tả diện tích (S) của lá các loài cây 29

4.2.4. Thống kê mô tả tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lá của các loài cây 30

4.3. Tương quan giữa các yếu tố của lá ở các loài cây 34

4.3.1. Tương quan giữa chiều dài (L) và chiều rộng (W) lá của các loài cây 34

4.3.1.1. Vẹt trụ 34

4.3.1.2. Vẹt tách 35

4.3.1.3. Vẹt đen 36

4.3.1.4. Vẹt dù 37

4.3.1.5. Trang 38

4.3.1.6. Trang ổi 39

4.3.2. Tương quan giữa diện tích (S) với chiều dài (L) và chiều rộng (W) của lá

ở các loài cây 42

4.3.2.1. Vẹt trụ 42

4.3.2.2. Vẹt tách 43

4.3.2.3. Vẹt đen 43

4.3.2.4. Vẹt dù 44

4.3.2.5. Trang 45

4.3.2.6. Trang ổi 46

4.4. So sánh các chỉ tiêu lá của các loài cây 47

4.4.1. Chiều dài lá 47

4.4.2. Chiều rộng lá 48

4.4.3. Diện tích lá 49

4.4.4. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lá 49

4.5. Cấu tạo giải phẫu lá của các loài cây họ Đước 50

4.5.1. Lá Vẹt trụ 51

4.5.2. Lá Vẹt tách 52

4.5.3. Lá Vẹt đen 52

4.5.4. Lá Vẹt dù 53

4.5.5. Lá Trang 54

vii

4.5.6. Lá Trang ổi 54

4.5.7. So sánh các tế bào lá sau khi giải phẫu của 6 loài 55

4.5.8. So sánh hình dạng gân lá sau khi giải phẫu của 6 loài 56

4.6. Bộ tiêu bản giải phẫu 6 loài cây 57

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1. Kết luận 58

5.2. Kiến nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 62

viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc

RNM Rừng ngập mặn

CNM Cây ngập mặn

L Chiều dài lá (cm)

LTB Chiều dài trung bình lá (cm)

W Chiều rộng lá (cm)

WTB Chiều rộng trung bình lá (cm)

S Diện tích lá (cm2)

STB Diện tích trung bình lá (cm)

L/W Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng

(L/W)TB Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng trung bình

XTB Giá trị trung bình

Xmax Giá trị lớn nhất

Xmin Giá trị nhỏ nhất

SE Sai số tiêu chuẩn

CV % Hệ số biến động (%)

R2 Hệ số xác định

F Hệ số Fisher

P Mức độ ý nghĩa

STT Số thứ tự

cs Cộng sự

Bg Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) LamK)

Bs Vẹt đen (Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.in LamK.)

Bp Vẹt tách (Bruguiera parviflora (Roxb.))

Bc Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica (L.) Blume)

ix

Kc Trang (Kandelia candel (L.) Druce.)

Ko Trang ổi (Kandelia obovata Sheue, Liu và Yong)

x

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 3.1 Thước đo tế bào lá trên kính hiển vi 14

Hình 3.2 Hình biểu thị các chỉ tiêu của lá Vẹt trụ 15

Hình 3.3 Bản đồ địa lý huyện Cần Giờ 17

Hình 3.4 Cây Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica (L.) Blume) 20

Hình 3.5 Cây Vẹt tách (Bruguiera parviflora (Roxb.)) 20

Hình 3.6 Cây Vẹt đen (Bruguiera sexangula (Lour.) Poir. in Lamk.) 21

Hình 3.7 Cây Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) LamK) 22

Hình 3.8 Cây Trang (Kandelia candel (L.) Druce.) 23

Hình 3.9 Cây Trang ổi (Kandelia obovata Sheue, Liu và Yong) 24

Hình 4.1 Hình thái lá của 6 loài cây 26

Hình 4.2 Đồ thị biểu thị các mức tỷ lệ L/W lá của 6 loài 32

Hình 4.3 Đồ thị so sánh chiều dài, tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài lá các loài 33

Hình 4.4 Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá của loài Vẹt trụ 35

Hình 4.5 Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá Vẹt tách 36

Hình 4.6 Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá Vẹt đen 37

Hình 4.7 Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá Vẹt dù 38

Hình 4.8 Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá Trang 39

Hình 4.9 Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá Trang ổi 40

Hình 4.10 Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá của 6 loài 41

Hình 4.11 Hình giải phẫu lá Vẹt trụ 51

Hình 4.12 Hình giải phẫu lá Vẹt tách 52

Hình 4.13 Hình giải phẫu lá Vẹt đen 52

Hình 4.14 Hình giải phẫu lá Vẹt dù 53

xi

Hình 4.15. Hình giải phẫu lá Trang 54

Hình 4.16 Hình giải phẫu lá Trang ổi 54

Hình 4.17 Hình dạng gân lá sau khi giải phẫu của 6 loài 56

Hình 4.18 Bộ tiêu bản giải phẫu lá của 6 loài cây 57

xii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG

Bảng 4.1 Thống kê mô tả chiều dài (L) của lá ở các loài cây 27

Bảng4.2 Thống kê mô tả chiều rộng (W) của lá ở các loài cây 28

Bảng 4.3 Thống kê mô tả diện tích (S) lá của các loài cây 29

Bảng 4.4 Thống kê mô tả tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của lá các loài cây 30

Bảng 4.5 Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của lá cây Vẹt trụ 34

Bảng 4.6 Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của lá cây Vẹt tách 35

Bảng 4.7 Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của lá cây Vẹt đen 36

Bảng 4.8 Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của lá cây Vẹt dù 37

Bảng 4.9 Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của lá cây Trang 38

Bảng 4.10 Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của lá cây Trang ổi 40

Bảng 4.11 Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Vẹt trụ 42

Bảng 4.12 Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Vẹt tách 43

Bảng 4.13 Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Vẹt đen. 44

Bảng 4.14 Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Vẹt dù 44

Bảng 4.15 Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Trang 45

Bảng 4.16 Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Trang ổi 46

Bảng 4.17 Phân tích ANOVA chiều dài lá của các loài 47

Bảng 4.18 Phân tích ANOVA chiều rộng lá của các loài 48

Bảng 4.19 Phân tích ANOVA diện tích lá của các loài 49

Bảng 4.20 Phân tích ANOVA tỷ lệ L/W lá của các loài 50

Bảng 4.21 Bảng so sánh các tế bào lá sau khi giải phẫu của 6 loài 55

1

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất

liền, chiếm một phần đáng kể trong các kiểu rừng ngập nước thường tồn tại ở vùng

nhiệt đới. RNM là một tài nguyên vô cùng quý giá và đóng vai trò quan trọng trong

hệ sinh thái rừng. RNM xuất hiện ở vùng ven biển nhiệt đới, nơi mà nước triều

thường xuyên xảy ra, nó thường phân bố ở các vùng bờ biển có bùn, các cửa sông

lớn, các vịnh cạn và các đầm mặn tiếp giáp với biển, là hệ sinh sinh thái độc đáo,

các loài cây trong hệ thống rừng ngập mặn chủ động thích nghi với môi trường sống

khắc nghiệt, phát triển tốt trong điều kiện đặc biệt mà ít có loại cây nào có thể sống

được, hệ thống rễ có khả năng loại bỏ muối rất hiệu quả, không ngừng bồi đắp phù

sa, đó cũng là điểm đặc trưng của thực vật sống trong quần xã rừng ngập mặn. Rừng

ngập mặn có vai trò rất lớn đối với môi trường, là lá chắn gió, bão giữ cho vùng bờ

ven biển không bị xói mòn, nơi cư trú của nhiều loài động vật. Tạo nên một hệ sinh

thái đa dạng, có giá trị về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội rất cao là nguồn tài

nguyên ven biển quý giá và hữu ích.

Rừng ngập mặn Cần Giờ có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với thành phố

Hồ Chí Minh và các vùng lân cận trong việc điều hòa khí hậu, phòng chống bão,

nơi cư trú của các loài động thực vật, là “lá phổi xanh” và khu dự trữ đa dạng sinh

học của thành phố.

Trước năm 1975, RNM Cần Giờ là rừng nguyên sinh bao phủ một vùng rộng

lớn trên 40.000 ha thuộc tỉnh Gia Định và một phần Biên Hòa – Đồng Nai [1]. Hàng

năm thông qua công tác tỉa thưa chăm sóc rừng đã cung cấp hàng chục ngàn stere

củi, cừ, cột và chất lợp cho nhân dân địa phương, thành phố và các vùng lân cận, tạo

2

công ăn việc làm cho nhân dân, góp phần cải tạo môi trường cho thành phố và các

vùng phụ cận. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, rừng ngập mặn Cần

Giờ đã bị bom đạn, thuốc khai quang và bị chặt phá bừa bãi đã làm cho rừng trở nên

nghèo kiệt. Từ năm 1978 đến nay, việc trồng lại RNM đã đem lại kết quả, nhất là

khôi phục lại hệ sinh thái đa dạng của RNM. Ngoài ra, RNM Cần Giờ cũng là nơi

trú ẩn cho các loài động vật và là vùng đất sản sinh môi trường sống của một số loài

có giá trị kinh tế cao. Rừng Cần Giờ cũng đã bảo vệ bờ biển để hạn chế xói mòn, cố

định đất và lấn biển, cản gió, bão và hạn chế các phá hoại của thiên nhiên.

Trong thời gian qua, qua từng thời kỳ rừng ngập mặn Cần Giờ đã là rừng kinh

tế, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên và được UNESCO công nhận là Khu Dự

trữ sinh quyển của thế giới và là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam vào

năm 2000 [1]. Sau 25 năm khôi phục, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đã được

phục hồi và nổi tiếng trên thế giới do việc tái tạo lại rừng ngập mặn với diện tích

lớn sau chiến tranh. Vì thế RNM Cần Giờ rất có ý nghĩa về môi trường, kinh tế – xã

hội cho nhân dân địa phương, thành phố và cả thế giới.

Rừng ngập mặn Cần Giờ chịu ảnh hưởng của mực nước biển, độ mặn, nhiệt độ

không khí, dinh dưỡng của đất nền, rừng đa dạng với hệ động thực vật phong phú

và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Rừng có hệ rễ rất đặc biệt và còn là nơi cư trú

của nhiều loài thuỷ sản, lá cây rừng khi rụng xuống qua thời gian phân hủy tạo

thành lớp mùn là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài phiêu sinh vật, chúng là nguồn

thức ăn quan trọng cho các loài cá, tôm, cua… Tạo nên một nguồn thực phẩm thuỷ

sản lớn cung cấp cho người dân nơi đây. Do những lợi ích RNM đem lại mà hiện

nay lượng khai thác tài nguyên rừng ngày càng tăng mạnh theo chiều hướng tiêu

cực, khai thác bừa bãi, sử dụng tài nguyên rừng một cách rất hoang phí, không có

trách nhiệm bảo vệ… Con người ngày càng phải đối mặt với những hiểm họa về

môi trường sống do ô nhiễm, thiên tai, sự nóng dần lên của trái đất.

Để góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên nói chung và hệ sinh thái rừng

ngập mặn Cần Giờ nói riêng thì hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về đa dạng

3

sinh học, về cấu trúc của rừng ngập mặn Cần Giờ, nhưng có ít tài liệu nghiên cứu về

hình thái và cấu tạo giải phẫu các loài.

Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá

của một số loài thuộc họ Đước (Rhizophoraceae) tại Khu Dự trữ sinh quyển

Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nắm bắt sự đa dạng về hình thái các bộ

phận cây, để có thể nhận biết và phân biệt dễ dàng hơn nhằm phục vụ cho việc tham

quan học tập đồng thời góp phần vào việc bảo tồn và phát triển RNM Cần Giờ.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu hình thái và giải phẫu lá của một số loài thuộc họ Đước.

- Giải phẫu lá 6 loài cây thuộc họ Đước làm tiêu bản để góp phần giáo dục cho

học sinh, sinh viên.

1.3 Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu 6 loài cây thuộc họ Đước tại

Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

- Giới hạn nghiên cứu: Do giới hạn của khóa luận tốt nghiệp, nên đề tài chỉ tập

trung nghiên cứu các chỉ tiêu về hình thái và giải phẫu lá của 6 loài: Vẹt dù

(Bruguiera gymnorrhiza (L.) LamK), Vẹt đen (Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.in

LamK.), Vẹt tách (Bruguiera parviflora (Roxb.)), Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica (L.)

Blume), Trang (Kandelia candel (L.) Druce.), Trang ổi (Kandelia obovata Sheue,

Liu và Yong) tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

4

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về rừng ngập mặn

2.1.1 Khái niệm về rừng ngập mặn

Thuật ngữ rừng ngập mặn (mangrove), rất khó định nghĩa chính xác. Theo một

số tác giả từ ‘mangrove” được dùng để chỉ các loài thực vật hoặc một khu rừng có

nhiều loài cây sống trong môi trường đầm lầy ven biển. Quần xã thực vật ngập mặn

bao gồm nhiều chi và họ thực vật đa số không có quan hệ họ hàng, nhưng vẫn có

những nét chung các đặc tính hình thái, sinh lý và sinh sản phù hợp với môi trường

hết sức khó khăn là ngập mặn, thiếu không khí và đất không ổn định.

2.1.2 Phân bố RNM

2.1.2.1 Trên thế giới

- RNM phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo và nhiệt đới hai bán cầu (phần lớn

thuộc về khu vực bờ biển khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương).

- Tổng diện tích RNM trên toàn thế giới còn khoảng 15 triệu ha [25].

- Một số loài có thể mở rộng khu phân bố lên phía Bắc tới Bermuna (32020’

Bắc) và Nhật Bản (31022’ Bắc) như Trang (Kandelia candel), Vẹt dù (Bruguiera

gymnorrhiza), Đâng (Rhizophora stylosa)… và về phía Nam là Newzealand (38003’

Nam) và phía Nam Australia (38043’ Nam) chỉ có loài Mắm biển (Avicennia

marina).

2.1.2.2 Ở Việt Nam

- Việt Nam thuộc Đông Nam Á, có đường bờ biển trên 3.000 km [23].

- RNM Việt Nam theo thống kê năm 1943 là hơn 400.000 ha, đến năm 1982 còn

khoảng 252.000 ha. Năm 2002, diện tích RNM ước tính còn khoảng 155.000 ha [23].

5

- RNM Việt Nam phân bố và phát triển mạnh ở miền Nam, đặc biệt là ở bán

đảo Cà Mau – đồng bằng sông Cửu Long.

2.2 Các công trình nghiên cứu về giải phẫu các loài cây RNM

2.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới

- Nghiên cứu hình thái, giải phẫu trên một số loài CNM có Areschoug. D

(1902), Mullan. C (1931), Walter. H (1936), Metcalfe. D và Chalk. H (1950),

Chapman. V (1975), Youssef. T và cs (1996). Các tác giả cho thấy, trong cấu trúc

giải phẫu của chúng hình thành tổ chức chứa nước và ngăn cản sự thoát hơi nước

như có lớp tế bào hạ bì, tầng cutin dày [13].

- Walter. H (1961), Jennings. D. H (1968), Joshi. G và cs (1975). Dựa vào khả

năng điều chỉnh muối trong cơ thể CNM lại chia thành 3 nhóm:

+ Nhóm cây cản muối (salt – excluding) gồm các loài thuộc họ Đước

(Rhizophoraceae).

+ Nhóm tiết muối ra ngoài (salt – excreting) có tuyến tiết muối gồm các loài

thuộc chi Mắm (Avicennia), Ô rô (Acanthus) và Sú (Aegiceras).

+ Nhóm cây tích tụ muối (salt – accumulating) tích tụ muối ở lá sắp rụng

gồm các loài thuộc chi Bần (Sonneratia), Cóc (Lumnitzera) và Giá (Exccecaria

agallocha) [13].

- Đặc điểm lớp biểu bì dày, tầng cutin dày ở mặt trên lá có tác dụng làm giảm

sự mất nước. Saenger. P (1982) đã nghiên cứu sự sinh trưởng của chi Đước và chi

Bần ở môi trường có độ muối cao cũng cho thấy xuất hiện sự mọng nước là phản

ứng thích nghi của cây với NaCl. Ông cho rằng lá của hầu hết CNM mang hàng loạt

đặc điểm của cây chịu hạn với chức năng bảo toàn nước. Mọng nước là đặc điểm

của lá cây RNM và nó cũng là đặc tính của cây chịu hạn [13].

- Tomlinson (1986) nghiên cứu về thực vật RNM cho rằng: Các loài CNM có

những đặc điểm thích nghi với môi trường sống rất độc đáo. Sống trong điều kiện

ngập nước, các loài CNM đã có một hệ rễ vững chắc như Chi Đước, chi Vẹt có hệ

rễ chống, chi Mắm, chi Bần có hệ rễ hô hấp. Ở chi Sú, chi Ô rô, chi Mắm có tuyến

6

tiết muối để loại muối ra khỏi cơ thể. Một số loài có hiện tượng sinh hạt nảy mầm

sau khi chín và không có thời kỳ nghỉ [20].

- Nandy Datta, Paramita, Das, Sauren và cs (2007). Nghiên cứu ảnh hưởng của

độ mặn lên quá trình quang hợp, cấu tạo giải phẫu lá, sự tích lũy ion và việc sử dụng

nitơ tổng hợp có ảnh hưởng đến 5 loài CNM ở Ấn Độ [3].

2.2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

- Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu những đặc điểm giải phẫu của

rễ, thân, lá, trụ mầm một số loài cây sống trong môi trường lầy mặn của một số tác

giả như N. T. Chỉnh (1981), T. V. Ba (1984), V. T. X. Dung (1984), N. T. B.

Khanh (1984), Chu Thị Thìn (1984), N. K. Lân (1996), N. T. H. Liên (1998), Trần

Thị Phương (2002). Các nghiên cứu cho nhận xét lá các cây sống trong môi

trường ngập mặn có một số đặc điểm cấu trúc tương tự nhau như: Lá có tầng hạ bì,

gân lá phát triển mạnh, các mạch của gân bé, thành dày, các tế bào thịt lá có kích

thước bé (trừ tế bào mô nước), biểu bì có vách thẳng có nhiều lỗ khí. Cấu trúc

thân, rễ có các khoảng gian bào chứa khí và có các tổ chức cơ học có tác dụng

nâng đỡ cho cây [12].

- Nguyễn Khoa Lân (1997) nghiên cứu giải phẫu hình thái thực vật. Kết quả

cho thấy: Để thích nghi ở môi trường đất lầy ngập mặn, ở loài Đước có rễ chống với

lỗ vỏ lớn. Ở Bần, Mắm có rễ thở với mô mềm vỏ rễ có nhiều khoảng gian bào để

chứa khí. Thân Sú có những tế bào mô cứng hình vòng. Các tinh thể oxalat calxi có

nhiều ở thân Đước, Vẹt. Ở thân Mắm có vòng mô cứng bao quanh phần trụ, nhiều

vòng mạch gỗ nằm xen với các sợi gỗ. Ở Bần và Cóc, mô giậu có ở cả hai mặt lá,

biểu bì thường có cutin dày, ở Mắm, Sú, Ôrô lá có nhiều tuyến tiết muối [9].

- Phan Nguyên Hồng và cs (1998) đã nghiên cứu vai trò của RNM Việt Nam

kỹ thuật trồng và chăm sóc, kết quả nghiên cứu cho thấy các loài cây RNM có

những đặc điểm thích nghi với điều kiện sống. Sống ở nơi có độ mặn cao, đất ngập

nước, thiếu không khí, điều kiện khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới, cây có khả năng

giữ cân bằng sinh lý giữa điều tiết muối, điều tiết nước và quang hợp có hiệu quả.

CNM có hệ rễ hô hấp hoặc rễ chống, các tinh thể làm tăng thêm độ rắn cơ học của

7

thân, lá, đặc biệt, ở lá của một số loài còn có tuyến tiết muối nhờ đó mà cây có thể

cân bằng muối, thích nghi và tồn tại [5].

- Phan Nguyên Hồng và cs (1995, 1997), N. H. Trí (1999) cho rằng: CNM

thích nghi với môi trường mặn thể hiện qua hình thái, cấu tạo giải phẫu của rễ, thân,

lá, qua đặc điểm sinh lý, sinh hoá và sinh sản của cây và chúng mang đặc điểm của

cây chịu hạn [5].

- Bùi Văn Toàn (2002) nghiên cứu tăng trưởng của cây Cóc trắng (Luminitzeta

racemosa) trồng trong đầm nuôi tôm bỏ hoang và tái sinh tự nhiên ở Lâm viên Cần

Giờ, trong đó có nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu lá. Kết quả cho thấy, lá Cóc trắng

trồng ở môi trường ngập nước thường xuyên 10 – 15 cm có độ dày của mô dậu trên

ít hơn và độ dày của mô nước nhiều hơn lá Cóc trắng tái sinh ở ven rạch – nơi chỉ

ngập 5 cm khi triều lên [17].

- Quách Văn Toàn Em (2007) nghiên cứu tăng trưởng của các loài cây Cóc đỏ

(Lumnitzets littorea (Jack) Voigh) với các chế độ muối khác nhau ở giai đoạn vườn

ươm. Khi so sánh cấu tạo giải phẫu của lá và thân cây Cóc đỏ non ở các độ mặn 0

%, 25 % và 100 % độ mặn nước biển, tác giả kết luận nồng độ muối cao và thấp

giữa các thí nghiệm không gây sự biến đổi trong cấu trúc giải phẫu của lá và thân

cây Cóc đỏ nghiên cứu. Song nồng độ muối cao làm thay đổi kích thước của lớp tế

bào chứa nước [3].

2.3 Tổng quan về hệ sinh thái RNM Cần Giờ

2.3.1 Sơ lược về RNM ở Cần Giờ

- Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam của thành phố Hồ Chí

Minh, diện tích của huyện là 7.042 km2. Địa hình chia cắt bởi sông, rạch, không có

nước ngọt. Về mặt tự nhiên, là một phần của đồng bồi Đồng Nai, có tên là Rừng

Sác Gia Định [18].

- RNM Cần Giờ nằm trong khu vực thứ tư theo phân chia của Phan Nguyên

Hồng (1988) [4], tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh. Do vị trí địa lí nên nó có vai

trò đặc biệt như một mô hình điển hình về việc quản lý bảo vệ rừng Việt Nam.

8

- RNM Cần Giờ vốn là khu rừng nguyên sinh xuất hiện cùng với quá trình

hình thành bãi bồi vùng cửa sông ven biển với các loài phổ biến như: Đước

(Rhizophora apiculata), Dà (Ceriops spp), Vẹt (Bruguiera spp), Đưng (Rhizophora

mucronata)…

- Tính đến nay, ở Cần Giờ có 19.096 ha rừng trồng các loại với loài cây chính

là Đước đôi (Rhizophora apiculata). Sau khi trồng lại rừng ngập mặn, rừng đã phát

huy vai trò lấn biển, tạo điều kiện cho cây rừng tái sinh tự nhiên ngày càng nhiều,

10.820 ha rừng tự nhiên, trong đó loài Mấm trắng (Avicennia alba) và Bần trắng

(Sonneratia alba) là loài cây tiên phong chiếm diện tích đáng kể trong số diện tích

rừng tự nhiên [10].

- Về thực vật ở Cần Giờ cũng phong phú và đa dạng gồm: thực vật rừng ngập

mặn, vùng trên cao, vùng đồi núi (Núi Giồng Chùa), các cồn cát ven biển. Thực vật

RNM có 2 nhóm: Thực vật rừng ngập mặn thực sự và thực vật gia nhập rừng ngập

mặn. Qua những đợt khảo sát gần đây cho thấy ở Cần Giờ có 36 loài CNM thực sự,

trong đó có những loài quý hiếm như Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), Đước lai

(Rhizophora lamarkii), Ráng đại thanh (Acrostichum speciosium) cần được bảo tồn

và phát triển cùng với 53 loài cây gia nhập RNM [10].

- Với hệ thống sông rạch chằng chịt và RNM che phủ là môi trường, nguồn

thức ăn, chỗ cư trú và nơi sinh sản thuận lợi cho các loài động vật rừng ngập mặn

sinh trưởng và phát triển.

2.3.2 Vai trò của RNM Cần Giờ

Sau khi rừng ngập mặn Cần Giờ được khôi phục lại, nó đã phát huy tích cực

vai trò nhiều mặt của mình [11]:

- RNM Cần Giờ là “chiếc cầu nối” giữa biển và đất liền, cụ thể là biển Đông

với thành phố Hồ Chí Minh, là cầu nối giữa Thành phồ Hồ Chí Minh với quốc tế

thông qua đường thuỷ đi qua rừng ngập mặn Cần Giờ.

- Là “bức tường” che chắn ven biển nhằm cản gió mạnh, hạn chế tác động của

bão cũng như bờ kè nhằm bảo vệ bờ sông, hạn chế xói mòn. Rừng ngập mặn cũng

hạn chế được nhiều tác hại do gió, bão và sóng biển gây ra. Trong đợt sóng thần vào

9

tháng 12/2004 cho thấy những nơi có rừng ngập mặn đã che chắn và hạn chế được

nhiều thiệt hại về người và của.

- RNM Cần Giờ được xem như là “ngôi nhà” ở cho nhiều loài sinh vật, chim,

thú, tôm cá là nơi trú ngụ cũng như sinh sản và vườn ươm giống cho các loài thủy

sản. Trong vòng đời của một số loài thủy sản ở giai đoạn đầu các ấu trùng được sinh

sản từ ngoài biển và bơi vào sống và sinh trưởng trong rừng ngập mặn đến khi

trưởng thành lại ra biển để sinh sản, như thế rừng ngập mặn đã đóng vai trò là nơi

sống cho các sinh vật rừng ngập mặn.

- Trong RNM Cần Giờ có nhiều loài cây có giá trị làm thuốc để chữa bệnh cho

con người. Trong chiến tranh, bộ đội ta ở Cần Giờ đã dùng một số loài cây rừng

ngập mặn để chữa bệnh như võ một số loài CNM chứa chất chát (tanin) có tác dụng

chữa bệnh tiêu chảy hoặc một số loài cây khác có giá trị làm thuốc như Mấm trắng,

Dừa lá, Sơn cúc hai hoa, Ô rô, Quao nước, Cóc kèn, Giá, Ngọc nữ biển, Lức…

- Trước chiến tranh RNM Cần Giờ là nơi cung cấp gỗ để hầm than, xây dựng

cho Sài Gòn lúc bấy giờ, sau chiến tranh rừng ngập mặn cũng là nơi cung cấp gỗ củi

cho nhân dân địa phương, đặc biệt trong giai đoạn 1986 - 1999 có tỉa thưa rừng đã

cung cấp một số lượng gỗ, củi đáng kể đồng thời giải quyết việc làm cho nhân dân

địa phương và các tỉnh lân cận.

- Từ lâu nay người ta đã nêu lên vai trò của RNM Cần Giờ như là “lá phổi

xanh” của thành phố do làm sạch không khí, cung cấp oxy không những cho Cần

Giờ mà còn cho cả thành phố và các tỉnh lân cận.

- RNM Cần Giờ là “quả thận hay một nhà máy xử lí nước thải”, nó nằm ở hạ

lưu sông Sài Gòn và Đồng Nai, nguồn nước trước khi thải ra biển đều đi ngang

qua nó và được lọc trước khi đổ ra biển cũng như hạn chế sự lan truyền khi có sự

cố tràn dầu.

- Ngoài các chức năng trên, rừng ngập mặn Cần Giờ hay Khu Dự trữ sinh

quyển còn có vai trò như “một ngân hàng Carbon”, hấp thụ CO2 làm giảm hiệu ứng

nhà kính của trái đất.

10

- Do vị trí gần thành phố với số lượng học sinh, sinh viên khá đông, rừng ngập

mặn Cần Giờ là nơi cho các em tham quan, học tập, nghiên cứu và thí nghiệm, thực

hành nhiều lãnh vực như môi trường, sinh thái, thực vật, động vật, địa chất, thổ

nhưỡng… Trong những năm qua rừng ngập mặn Cần Giờ là nơi nghiên cứu cho

nhiều nghiên cứu sinh, thạc sĩ và sinh viên làm luận văn tốt nghiệp đại học trong

nước. Ngoài ra RNM Cần Giờ cũng là nơi cho các sinh viên nước ngoài đến nghiên

cứu và học tập hệ sinh thái rừng ngập mặn và trao đổi kiến thức khoa học chuyên

môn về lãnh vực RNM.

- Người ta không phủ nhận vai trò quan trọng của RNM như là “nhà bếp” cung

cấp thức ăn không những cho con người mà cho các loài động vật sống trong rừng

ngập mặn, thể hiện qua chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, qua việc

cung cấp tôm, cá, mật ong các loài rau như Sơn cúc hai hoa, Lìm kìm, đọt non của

Ráng, đọt Chà là. Trong chiến tranh, bộ đội ta đã lấy trái Mấm để ăn thay cơm.

Hàng năm, từ khu RNM Cần Giờ đã cung cấp nhiều nguồn thực phẩm thủy sản như

Nghêu, Sò huyết, tôm, cá các loại.

- RNM Cần Giờ được coi là công viên lớn của Thành phố, nơi đây đã góp

phần cải thiện sức khoẻ cho con người, nơi vui chơi, giải trí sau nhưng ngày làm

việc và học hành căng thẳng, đặc biệt rừng ngập mặn Cần Giờ mang tính xã hội

cao, không phân biệt người giàu, kẻ nghèo mọi người đều tự do và bình đẳng đến

công viên.

11

Chương 3

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM

KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung

- Thu mẫu, nghiên cứu hình thái lá của 6 loài cây: Vẹt dù (Bruguiera

gymnorrhiza (L.) LamK), Vẹt đen (Bruguiera sexangula (Lour.) Poir. in Lamk.),

Vẹt tách (Bruguiera parviflora (Roxb.)), Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica (L.)

Blume), Trang (Kandelia candel (L.) Druce.), Trang ổi (Kandelia obovata Sheue,

Liu và Yong).

- Tiến hành đo các chỉ tiêu của lá: Chiều dài L (cm), chiều rộng W (cm), diện

tích S (cm2), tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng W/L của 6 loài cây nghiên cứu.

- So sánh hình thái lá giữa các loài trên cơ sở các chỉ tiêu vừa đo được.

- Giải phẫu lá của 6 loài cây thuộc chi Đước.

- Xây dựng bộ tiêu bản ảnh về giải phẫu lá của một số loài thuộc chi Đước.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập số liệu ở rừng ngập mặn Cần Giờ, sau đó xử lí bằng những phần

mềm chuyên dụng.

3.2.1 Thu thập tài liệu

Thu thập các tài liệu có liên quan quan đến rừng ngập mặn, Khu Dự trữ sinh

quyển Cần Giờ và các tài liệu về các cây thuộc họ Đước: Sách, báo, tạp chí, các

trang web, các bản đồ...

3.2.2 Ngoại nghiệp

3.2.2.1 Thu mẫu, bảo quản và làm tiêu bản cố định

* Thu mẫu

- Thu thập số liệu tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

12

- Xác định các loài cây, số cây cần để thu mẫu lá trên thực địa.

+ Chọn những cây sinh trưởng phát triển bình thường, không sâu bệnh để

lấy mẫu.

+ Dùng kéo để cắt mẫu lá.

+ Thu mẫu để so sánh các chỉ tiêu: Ở mỗi loài thu 32 lá có kích thước

khác nhau, những lá này được lấy ở các vị trí 1/3, 2/3 chiều dài tán cây và những

tán cây này nằm ở vị trí 1/3, 2/3 trên thân cây. Tổng số lá phải thu: 32 lá/loài x 6

loài = 192 lá.

- Sau khi thu mẫu phải giữ cho các lá được thẳng bằng cách ép trong khung gỗ.

Khi thấy lá hơi héo thì cho vào máy để scan ngay. Mỗi lá lưu lại dưới dạng ảnh số

và có ký hiệu riêng.

- Số liệu thu được sử dụng để mô tả và xây dựng các phương trình tương quan

giữa các chỉ tiêu của lá.

* Bảo quản

Các mẫu lá ngay sau khi cắt rời khỏi cây phải được ngâm cố định trong dung

dịch focmon 5%. Những mẫu lá này phải được đặt chìm hẳn vào trong dung dịch và

xung quanh nó không có các lớp bọt khí bao bọc. Nhằm mục đích: Ngăn chặn quá

trình tự phá hoại do men hay sự thối rữa trong các mô, làm cho các mô cứng hơn

qua đó dễ cắt và dễ nhuộm hơn.

* Làm tiêu bản giải phẫu cố định

Muốn giữ lâu dài tiêu bản giải phẫu thực vật thì phải cố định vi phẫu trong một

môi trường đặc biệt. Người ta thường dùng bôm Canada đã pha loãng trong xylen

(C6H4(CH3)2) để làm môi trường cố định. Các bước tiến hành như sau:

- Cắt mẫu

Mẫu thực vật được cắt bằng tay theo kiểu cắt ngang là kiểu phổ biến nhất,

lát cắt nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục của vật cắt. Chúng tôi tiến hành cắt

như sau: Cắt một khoanh khoai lang đặt làm thớt cắt, cầm vật cắt ở tay trái, kẹp giữa

2 ngón cái và ngón giữa, ngón trỏ được dùng như điểm tựa cho lưỡi dao. Tay phải

cầm lưỡi dao lam mỏng thật sắc để cắt.

13

- Nhuộm mẫu

+ Những mẫu vi phẫu sau khi cắt được nhuộm màu bằng phương pháp

nhuộm kép với trình tự các bước như sau:

B1. Vi phẫu sau khi cắt ngâm ngay trong nước Javen 15 – 30 phút để loại

hết nội dung của tế bào.

B2. Rửa sạch mẫu bằng nước thường để loại Javen.

B3. Ngâm mẫu trong axic axetic trong 2 phút để loại hết vết nước Javen

còn dính lại.

B4. Rửa mẫu bằng nước thường để loại axic axetic.

B5. Nhuộm đỏ mẫu trong dung dịch cacmin – phèn chua trong 30 phút.

B6. Rửa sạch mẫu bằng nước thường rồi nhuộm xanh bằng dung dịch

xanh metylen trong 1 phút.

B7. Rửa sạch bằng nước thường sau đó quan sát trong một giọt glixerin.

Màng tế bào bằng xenluloza sẽ bắt màu đỏ, màng tế bào hóa gỗ, hóa suberin bắt

màu xanh.

+ Kết quả nhuộm màu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất hoá lý

của vật nhuộm, chất lượng của thuốc nhuộm, nồng độ và độ pH của dung dịch

nhuộm, nhiệt độ và thời gian nhuộm, phương pháp tẩy và rửa sau khi nhuộm v.v…

- Loại nước: Vi phẫu cần phải loại hết nước trước khi đưa vào môi trường cố

định. Những vi phẫu được cắt từ lá thực vật thường mềm và mỏng, do đó để hạn

chế hiện tượng bị co rúm trong khi loại nước phải loại nước từ từ trong những độ

cồn cao dần: 150, 300, 450, 600, 750, 900, 990. Cách làm như sau:

+ Ở những nồng độ thấp: Cồn 150, cồn 300, cồn 450. Ngâm vi phẫu trong

khoảng từ 5 đến 10 phút, ở mỗi nồng độ cồn sẽ rửa từ 2 – 3 lần.

+ Những vi phẫu được rửa nhanh từ 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 phút trong cồn

có nồng độ cao: 600, 750, 900.

+ Chuyển vào cồn tuyệt đối 990, rửa 2 – 3 lần, mỗi lần ngâm 10 phút.

+ Cuối cùng, chuyển vào xylen nguyên chất, rửa 2 lần, mổi lần để 10 phút.

Và ngâm vi phẫu cố định trong xylen.

14

- Lên kính

+ Nhỏ lên phiến kính 1 giọt bôm Canada (đã được pha loãng trong xylen).

+ Đặt vi phẫu đã loại hết nước vào giữa giọt bôm Canada sao cho vi phẫu

nằm chìm dưới bôm, rồi đậy lá kính lên.

+ Để tiêu bản nằm ngang ở nơi thoáng gió, ít nhất trong một tuần, để cho

xylen bay hơi, đến khi bôm khô cứng lại là được [8].

3.2.2.2 Phương pháp đo kích thước tế bào ở kính hiển vi

- Để đo kích thước của những vật nhỏ đang quan sát ở kính hiển vi thì người

ta so sánh kích thước của vật cần đo với một thước đo thị kính được lắp thêm vào

kính hiển vi. Từ giá trị của mỗi khoảng cách tên thước đo này (ở mỗi độ phóng to

khác nhau, đã được tính trước nhờ một thước đo vật kính) sẽ suy ra kích thước của

vật đo.

Hình 3.1: Thước đo tế bào lá trên kính hiển vi

- Đặt thước đo vật kính lên mâm kính, điều chỉnh kính hiển vi để nhìn rõ các

vạch chia tên đó. Lắp thước đo thị kính vào kính hiển vi. Nhìn vào thị kính và điều

chỉnh cho 2 thước đó nằm song song và hơi chập vào nhau. Tiếp tục điều chỉnh để

cho 1 vạch ở thước đo thị kính trùng với 1 vạch trên thước đo vật kính. Tìm một

vạch thứ 2 nào đấy cũng trùng nhau như vậy. Ví dụ ở kính hiển vi có độ phóng to

32 (thị kính 10x, vật kính 3,2x) thì 5 khoảng cách của thước đo thị kính (a) trùng

hoàn toàn với 22 khoảng cách của thước đo vật kính (b). Người ta đã biết mỗi thước

15

đo vật kính dài 10 µm. Vậy chiều dài của một khoảng cách trên thước đo thị kính ở

độ phóng đại nói trên là:

(b x 10) / a = (22 x 10) / 5 = 44 µm

- Sau đó, bỏ thước đo vật kính ra và thay vào đó tiêu bản có mang vật cần đo

kích thước.

- Điều chỉnh mâm kính, thị kính (nếu trong đó có đặt thước đo thị kính, để cho

thước đo nằm đúng chiều cần đo trên mẫu vật). Đọc số vạch trên thước đo thị kính

tương ứng với vật đo. Kích thước đo được (tính bằng µm) sẽ bằng số vạch nói trên

nhân với chiều dài của một vạch [8].

3.2.3 Nội nghiệp

- Xử lý ảnh bằng phần mềm ACDSee Photo Manager 12.

- Sử dụng phần mềm Excel 2003 và Statgraphic Plus 3.0 để xử lý các số liệu

thu thập.

- Sử dụng phần mềm ImageJ để tính diện tích lá S (cm2), chiều dài lá L (cm)

và chiều rộng lá W (cm) được đo ở vị trí trung bình chiều dài của lá.

Hình 3.2: Hình biểu thị các chỉ tiêu của lá Vẹt trụ

16

- Sử dụng ANOVA để so sánh chiều dài lá L (cm), chiều rộng lá W (cm), tỷ lệ

L/W của lá giữa các loài với nhau.

3.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu

3.3.1 Vị trí địa lí

- Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí

Minh [13].

- Tọa độ địa lí:

+ Vĩ độ Bắc: 1002’14’’ – 100040’09’’

+ Kinh độ Đông: 106046’12’’ – 107000’59’’

- Ranh giới :

+ Bắc giáp huyện Nhà Bè.

+ Nam giáp biển Đông.

+ Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Tây giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

- Chiều dài của khu vực từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây là

30 km.

17

Hình 3.3: Bản đồ địa lý huyện Cần Giờ [21]

3.3.2 Địa hình

- Địa hình từng khu vực có nhiều biến đổi nhưng không chênh lệch cao, đa số

địa hình cao trung bình 0 – 1,5 m, trừ núi Giồng Chùa là điểm cao nhất khu rừng có

độ cao 10,1 m ở Tiểu khu 14 [8].

18

- Do lực tương tác sông - biển tạo thành địa hình theo hai xu hướng chính:

- Trên tuyến sông Soài Rạp, do dòng chảy của sông mạnh, sự bồi tích và lắng

đọng chiếm ưu thế tại cửa sông. Theo thời gian, hình dạng của rừng ngập mặn Cần

Giờ có xu hướng chuyển dần về hướng Đông từ phía sông Soài Rạp, quá trình bồi

lắng tạo ra các vùng đất cao ráo và dần nâng cao lòng sông về hướng Tây.

- Trên tuyến sông Lòng Tàu – Gò Gia – Thị Vãi (đặc biệt là cửa sông Gò

Gia), do lực tác động mạnh của biển mạnh hơn, ở đây ta thấy là hình dạng rừng

ngập mặn dịch chuyển theo hướng Tây Bắc ở hệ thống sông này.

3.3.3 Thổ nhưỡng

- Đất hình thành tại Cần Giờ được tổng hợp bởi quá trình lắng tụ trầm tích

sét, quá trình phèn hóa, quá trình nhiễm mặn. Có 4 loại đất cơ bản có thể tìm

thấy tại đây:

+ Đất mặn

+ Đất mặn, phèn ít.

+ Đất mặn phèn nhiều.

+ Đất các mịn có pha ít bùn ven biển.

- Đất Cần Giờ có phần giới hạn trong việc sử dụng của con người, tuy nhiên

nguồn lợi tự nhiên của rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú [8].

3.3.4 Khí hậu

- Khí hậu rừng ngập mặn Cần Giờ nóng ẩm, với hai mùa mưa nắng rõ rệt, chịu

chi phối của quy luật gió mùa cận xích đạo.

- Lượng mưa: Tại Cần Giờ là khu vực có lượng mưa thấp nhất thuộc thành phố

Hồ Chí Minh, trung bình từ 1.300 mm – 1.400 mm hàng năm.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 25,80C, nhiệt độ có hơi giảm dần từ

phía Bắc xuống Nam nhưng không đáng kể.

- Bức xạ: Lượng bức xạ trung bình ngày là trên 300 calo/cm2/ngày, cao nhất là

tháng 3 với 14,2 cm/Kcal/tháng, thấp nhất tháng 11 với 10,2 Kcal/cm2/tháng.

- Gió: Chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là:

19

+ Gió mùa Nam – Tây Nam, xuất hiện từ tháng 5 – 10, trùng với mùa mưa,

sức gió mạnh nhất thường vào tháng 7- 8.

+ Gió mùa Bắc - Đông Bắc, xuất hiện từ tháng 11 – 4, trùng với mùa khô,

mạnh nhất vào tháng 2 và 3 [8].

3.3.5 Mạng lưới sông rạch

Diện tích sông rạch chiếm 31,76 % tổng diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ,

mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đan xen nhau. Có sự hòa trộn đáng kể giữa nước

mặn và nước ngọt tại hai cửa sông chính hình phểu là vịnh Đồng Tranh và vịnh

Gành Rái.

Sông rạch phần lớn chảy theo hướng Đông Nam dạng uốn lượn, từ đó ảnh

hưởng làm thay đổi địa hình khu vực và thay đổi thực vật cảnh. Hai sông Lòng

Tàu và Soài Rạp là hai sông chính chi phối toàn bộ chế độ thủy văn của hầu hết

các kênh rạch khác.

3.3.6 Chế độ thủy triều

Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không

điều. Biên độ triều khoảng 2 m khi triều trung bình, 4 m khi triều cường. Biên độ

triều cực đại từ 4,0 – 4,2 vào loại cao nhất. Đỉnh triều cao nhất trong năm thường

vào tháng 10 và 11, thấp nhất vào tháng 4 - 5.

3.3.7 Độ mặn

Độ mặn chịu ảnh hưởng của sự kết hợp thủy triều giữa biển Đông – lưu

lượng nước ở thượng nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai: vào khoảng tháng 4,

nước biển chiếm ưu thế hơn trong mối tương tác sông – biển, nước mặn xâm nhập

sâu hơn vào trong đất liền, do đó độ mặn của rừng cao. Vào tháng 9 đến tháng 10,

khi các sông giữ vai trò ưu thế, lúc đó nước ngọt từ sông đẩy ra làm giảm độ mặn

của nước trong khu vực. Ngoài ra độ mặn cao hay thấp còn phụ thuộc vào lượng

mưa của từng vùng.

3.4 Đối tượng nghiên cứu

RNM Cần Giờ với nhiều loại thực vật phong phú, đa dạng, trong đó họ Đước

chiếm diện tích rất lớn, một số cây như: Vẹt trụ, Vẹt tách, Vẹt đen, Vẹt dù, Trang,

20

Trang ổi... dùng làm nhà, đóng đồ mộc, có thể làm đồ mỹ nghệ, xẻ ván. Ở vùng Cà

Mau, Đước được sản xuất làm than có nhiệt lượng rất cao, rất được ưa thích, là sản

phẩm than cao cấp có giá trị kinh tế hơn các loại than hầm bằng gỗ khác. Trồng cây

rừng phòng hộ cố định đất, lấn biển, chắn sóng vùng ngập mặn, nhựa dùng trong

công nghệ chế biến vecni, sơn, mực in...

3.4.1 Đặc tính các loài cây nghiên cứu

3.4.1.1 Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica (L.) Blume)

- Cây gỗ trung bình, gốc có bạnh thấp. Vỏ thân màu xám nhạt có bì khổng. Lá

hình bầu dục dài 7 – 12 cm, rộng 3 – 6 cm. Cuống lá dài 1 – 3 cm, lá kèm dài 2 – 5

cm dạng chồi búp. Cánh đài ở quả dựng đứng lên về phía cuống. Trụ mầm dài 8 –

15 cm, khi già màu nâu có khía. Cây mọc rãi rác trong các rừng ngập mặn, thủy

triều thường ngập. Mùa hoa tháng 5 – 6, quả chín tháng 10 – 11.

- Về giá trị sử dụng: Gỗ màu đỏ, thớ mịn dùng trong xây dựng...

Hình 3.4: Cây Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica (L.) Blume)

3.4.1.2 Vẹt tách (Bruguiera parviflora (Roxb.))

Hình 3.5: Cây Vẹt tách (Bruguiera parviflora (Roxb.))

21

- Cây gỗ trung bình, vỏ thân màu nâu xám có sọc, gốc có bạnh vè, rễ thở hình

đầu gối. Phiến lá hình trái xoan, đầu nhọn, gốc hình nêm, cỡ 10 – 12 cm x 3 – 5 cm,

với 7 – 10 cặp gân bên chìm, cuống lá dẹp dài 2 cm, lá kèm dài từ 5 – 7 cm. Hoa

mọc cụm 2 – 5 hoa ở nách lá, đài màu vàng, phía dưới hợp thành ống có nhiều khía,

trên xẻ 8 – 10 thùy ngắn tồn tại ở quả và quay xuống dưới như Vẹt đen. Cánh hoa

cũng màu vàng, phân thành 2 thùy, đầu thùy cũng 3 lông. Quả thịt, hình trụ dài 1,5

– 2 cm, rễ mầm dài 10 – 12 cm, rộng 0,4 – 0,5 cm.

- Về đặc tính sinh học: Mùa hoa tháng 5 – 6, mùa quả tháng 10 – 11.

3.4.1.3 Vẹt đen (Bruguiera sexangula (Lour.) Poir. in Lamk.)

- Cây nhỏ hoặc nhỡ. Vỏ màu nâu nhạt. Rễ chống cao 1 – 2 m. Lá đơn mọc đối

hình ngọn giáo, đầu và đuôi nhọn dần, dài 8 – 12 cm, rộng 2,5 – 3 cm, gân bên 7 –

11 đôi, cuống dài 1 – 3 cm mép lá nguyên không cuộn. Lá kèm màu lục nhạt, sớm

rụng. Hoa mọc lẻ ở nách lá, thường thõng xuống. Đài màu nâu vàng nhạt, hình

chuông, có 9 – 12 thùy hình dải, thùy dài hơn ống và sống dai trên quả. Tràng xẻ

đến giữa, đỉnh mỗi thùy thường có 3 lông cứng, nách thùy có lông dài. Nhị 10 – 12,

bao phấn hình giải. Bầu 2 – 4 ô. Quả có ống đài bao bọc. Thân mầm hình trụ dài 6 –

8 cm có 6 cạnh.

- Về đặc tính sinh học và sinh thái học: Cây mọc chậm, khả năng tái sinh chồi

kém, là loài ưa sáng và mọc trên bãi bồi có Bần, Mắm và Đước mọc cố định.

- Về phân bố: Phân bố nhiều ở ven biển các tỉnh miền Trung và Nam bộ.

Hình 3.6: Vẹt đen (Bruguiera sexangula (Lour.) Poir. in Lamk.)

22

3.4.1.4 Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) LamK)

Hình 3.7: Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) LamK)

- Cây gỗ nhỡ và nhỏ có thể cao tới 30 m. Vỏ nâu đen, nứt dọc. Quanh gốc

nhiều rễ chống hình nơm có khi cao trên 2 m. Lá đơn mọc đối hình trái xoan, ngọn

giáo, đầu và đuôi nhọn dần, mặt trên nhẵn, gân giữa màu đỏ nhạt, gân bên 9 – 10

đôi nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá thô, dài 2 – 3 cm. Lá kèm nhỏ, hình dải, sớm rụng.

Hoa mọc lẻ ở nách lá, thường thõng xuống. Đài màu đỏ hình chuông, có 10 – 14

thùy sống dai hơn quả. Tràng hoa mỏng, màu trắng 4 – 5 cánh, cánh tràng xẻ sâu

thành 2 thùy, nách thùy có một lông dài, đỉnh mỗi thùy có 3 – 4 lông cứng. Nhị gấp

đôi số cánh hoa, bao phấn hình giải, mở lỗ. Bầu 3 ô. Quả có ống đài bao bọc. Thân

mầm hình trụ, dài 15 – 25 cm.

- Về đặc tính sinh học và sinh thái học: Cây mọc chậm, ra hoa tháng 5 – 11,

cây non rụng lá tháng 12 – 1, ưa sáng, mọc trên bãi bồi có Bần, Mắm và Đước cố

định, khả năng tái sinh chồi kém.

- Về giá trị sử dụng: Gỗ nâu đỏ, nặng, xoắn, ít bị biến dạng, có thể dùng trong

xây dựng, đốt than hầm, làm củi, vỏ chứa nhiều tanin dùng để thuộc da làm lưới,

quả và thân mầm còn có thể dùng để chăn nuôi.

- Về khẳ năng kinh doanh, bảo tồn: Cây tái sinh hạt tốt, dễ trồng, có giá trị

nhiều mặt, là loài cây trồng rừng chủ yếu ở các tỉnh có rừng ngập mặn.

- Về phân bố địa lý: Phân bố trong rừng ngập từ Bắc vào Nam.

23

3.4.1.5 Trang (Kandelia candel (L.) Druce.)

- Cây gỗ nhỏ, gốc thường có bạnh vè nhỏ và rễ chống. Cành nhiều sẹo tròn. 1

bó mạch nổi rõ ở sẹo. Lá đơn mọc đối, hình trái xoan, đầu tròn hơi lõm ở đỉnh, đuôi

nêm, dài 5 – 12 cm, rộng 2,5 – 6 cm, gân bên nỗi rõ ở mặt dưới và nối gần nhau ở

gần mép lá. Cuống lá dài 0,5 – 1cm. Lá kèm sớm rụng. Hoa tự xim 2 ngả ở nách lá,

mỗi cụm thường 3 – 5 hoa. Cuống hoa tự dài 2 – 4 cm, mỗi hoa có hai lá bắc mọc

đối. Đài hợp thành ống, phía trên xẻ 5 – 6 thùy hình giải. Cánh tràng 5 – 6, xẻ 2

thùy sâu, mỗi thùy xẻ 3 – 4 sợi dài. Nhị 20 – 25, bao phấn 2 ô. Bầu dưới, 1 ô, vòi

nhụy dài, đầu nhụy xẻ 3. Quả mọng hình trứng, dài 2 cm. Đài sống dai trên quả

quặp về phía cuống. Thân mầm dài 25 – 40 cm.

- Về đặc tính sinh học và sinh thái học: Cây ưa sáng, mùa hoa tháng 5 – 6.

Mùa quả tháng 10 – 11. Mọc được trên đất bùn lầy nước lợ ven biển, hàng ngày có

thủy triều lên xuống. Thường sống chung với Đước, Bần và Sú.

- Về giá trị sử dụng: Gỗ nhỏ thường được dùng làm củi, vỏ chứa nhiều tanin

dùng để nhuộm, lá chứa nhiều Iode dùng làm thuốc, cùng với Đước, Bần chắn sóng,

giữ đất.

Hình 3.8. Trang (Kandelia candel (L.) Druce.)

24

3.4.1.6 Trang ổi (Kandelia obovata Sheue, Liu và Yong)

Hình 3.9. Trang ổi (Kandelia obovata Sheue, Liu và Yong)

- Trang ổi là loài mới được các nhà khoa học phát hiện năm 2002, phân bố ở

các vùng khí hậu lạnh. Ở Cần Giờ có khoảng 20 cá thể được trồng ở Lâm viên lấy

nguồn giống ở Quảng Ninh.

- Cây gỗ nhỏ, lá hình elip hay hình trái xoan dài, rễ gốc bạnh vè, không có rễ

khí sinh, quả trụ mầm dài.

3.4.2 Cấu trúc và chức năng của lá cây

- Lá có những đặc điểm đặc biệt về hình thái và giải phẫu thích hợp với chức

năng quang hợp.

+ Lá thường có dạng bản, mang đặc tính hướng quang ngang, có khả năng

vận động sao cho mặt lá vuông góc với tia sáng mặt trời để nhận được nhiều nhất

năng lượng ánh sang.

+ Về giải phẫu: Dưới lớp biểu bì trên của lá là lớp tế bào mô dậu dày chứa

nhiều lục lạp. Các tế bào mô dậu được xếp khít với nhau theo từng lớp, nhằm hấp

thu được nhiều năng lượng ánh sang. Đây là lớp mô đồng hóa của lá. Sát với lớp mô

đồng hóa là lớp mô khuyết, có các khoảng trống gian bào lớn – nơi chứa CO2 cung

cấp cho quá trình quang hợp. Trong lá còn có mạng lưới mạch dẫn chằng chịt làm

nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng cho hoạt động quang hợp. Cuối cùng là hệ

thống khí khổng dày đặc ở mặt trên và mặt dưới lá, giúp cho CO2, O2, H2O đi vào

và đi ra khỏi lá dễ dàng.

25

- Lá là một bộ phận của cơ quan dinh dưỡng của cây, thực hiện chức năng dinh

dưỡng rất quan trọng như: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.

- Là cơ quan tạo ra chất hữu cơ cho cây nhờ các diệp lục tố.

- Là cơ quan hoạt động mạnh mẽ nhất để thể hiện sự thích nghi với điều kiện

môi trường giúp cây thích nghi tốt hơn.

- Nhờ hệ thống lá mà các sinh vật cư trú dưới tán cây rừng có bóng mát cư trú,

còn là nơi làm tổ của nhiều loài chim.

- Cây quang hợp bằng cách nhận CO2 ngoài môi trường và thải ra O2, nhờ đó

cây được xem như lá phổi xanh giúp cải thiện môi trường đang dần bị ô nhiễm trầm

trọng như hiện nay.

- Đặc biệt với những cây rừng ngập mặn thì lá cây có vai trò vô cùng quan

trọng, là cơ quan tích tụ muối thừa để thải ra ngoài, giúp cây thích nghi tốt với

điều kiện khắc nghiệt của rừng ngập mặn, cũng là đặc điểm đặc trưng của cây

rừng ngập mặn.

26

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Hình thái lá của 6 loài cây nghiên cứu

Lá Vẹt trụ Lá Vẹt tách Lá Vẹt đen

Lá Vẹt dù Lá Trang Lá Trang ổi

Hình 4.1: Hình thái lá của 6 loài cây

Lá của 6 loài cây nghiên cứu đều là loài lá đơn, nhưng ở mỗi loài có những

điểm đặc trưng riêng:

- Lá Vẹt trụ: Phiến lá có dạng thuôn, hình đỉnh lá nhọn.

- Lá Vẹt tách: Phiến lá có dạng thuôn, đỉnh lá có hình chữ V hơi lài ở đáy.

- Lá Vẹt đen: Phiến lá có dạng thuôn, hình đỉnh lá nhọn nhất trong 6 loài và có

gai nhọn.

- Lá Vẹt dù: Phiến lá có dạng thuôn, hình đỉnh lá nhọn.

- Lá Trang: Phiến lá có hình trứng ngược, đỉnh lá lồi và có khía.

- Lá Trang ổi: Phiến lá hình trứng ngược, đỉnh lá cong xuống và có khía.

27

4.2 Đặc trưng thống kê các chỉ tiêu lá của các loài cây

Đã tiến hành đo chiều dài lá (L), chiều rộng lá (W), diện tích lá (S) của 6 loài

cây nghiên cứu. Trước hết tính toán các đặc trưng thống kê của các chỉ tiêu của lá.

4.2.1 Thống kê mô tả chiều dài (L) của lá ở các loài cây

Bảng 4.1: Thống kê mô tả chiều dài (L) của lá ở các loài cây

STT Loài Xmax (cm) Xmin (cm) XTB (cm) CV (%)

1 Vẹt trụ 11,38 6,06 08,97 ± 0,57 18

2 Vẹt tách 12,54 6,35 09,62 ± 0,48 14

3 Vẹt đen 13,38 6,88 10,30 ± 0,67 18

4 Vẹt dù 16,33 9,86 13,05 ± 0,59 12

5 Trang 12,02 6,57 09,19 ± 0,55 17

6 Trang ổi 12,14 5,82 08,67 ± 0,64 20

- Qua bảng 4.1 cho thấy:

+ Loài Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica (L.) Blume) có chiều dài lá lớn nhất là

11,38 cm, chiều dài lá nhỏ nhất là 6,06 cm, chiều dài trung bình dao động trong

khoảng từ 8,4 cm - 9,54 cm , hệ số biến động là 18 %.

+ Loài Vẹt tách (Bruguiera parviflora (Roxb.)) có chiều dài lá lớn nhất là

12,54 cm, chiều dài lá nhỏ nhất là 6,35 cm, chiều dài trung bình dao động trong

khoảng từ 9,14 cm – 10,1 cm, hệ số biến động là 14 %.

+ Loài Vẹt đen (Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.) có chiều dài lá lớn nhất

là 13,38 cm, chiều dài lá nhỏ nhất là 6,88 cm, chiều dài trung bình dao động trong

khoảng từ 9,63 cm – 10,97 cm, hệ số biến động là 18 %.

+ Loài Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam.) có chiều dài lá lớn nhất

là 16,33 cm, chiều dài lá nhỏ nhất là 9,86 cm, chiều dài lá trung bình dao động trong

khoảng từ 12,46 cm – 13,64 cm, hệ số biến động là 12 %.

28

+ Loài Trang (Kandelia candel (L.) Druce) có chiều dài lá lớn nhất là 12,02

cm, chiều dài lá nhỏ nhất là 6,57 cm, chiều dài lá trung bình dao động trong khoảng

từ 8,64 cm – 9,74 cm, hệ số biến động là 17 %.

+ Loài Trang ổi (Kandelia obovata) có chiều dài lá lớn nhất là 12,14 cm,

chiều dài lá nhỏ nhất là 5,82 cm, chiều dài trung bình dao động trong khoảng từ

8,03 cm – 9,31 cm, hệ số biến động là 20 %.

- Từ bảng 4.1 cho thấy Vẹt dù là loài cây có chiều dài lá trung bình từ 12,46

cm – 13,64 cm dài nhất trong 6 loài nghiên cứu, Trang ổi là loài có chiều dài trung

bình 8,03 cm – 9,31 cm ngắn nhất. Hệ số biến động ở loài Vẹt dù 12 % là nhỏ nhất

và ở loài Trang ổi 20 % là lớn nhất.

4.2.2 Thống kê mô tả chiều rộng (W) của lá ở các loài cây

Bảng 4.2: Thống kê mô tả chiều rộng (W) của lá ở các loài cây

STT Loài Xmax (cm) Xmin (cm) XTB (cm) CV (%)

1 Vẹt trụ 5,45 2,31 3,94 ± 0,32 22

2 Vẹt tách 4,90 2,34 3,67 ± 0,19 15

3 Vẹt đen 5,15 2,35 3,80 ± 0,27 20

4 Vẹt dù 6,74 3,68 5,45 ± 0,29 15

5 Trang 4,66 2,59 3,57 ± 0,22 17

6 Trang ổi 4,41 2,28 3,29 ± 0,22 19

- Qua bảng 4.2 cho thấy:

+ Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica (L.) Blume) có chiều rộng lá lớn nhất là

5,45 cm, chiều rộng lá nhỏ nhất là 2,31 cm, chiều rộng trung bình dao động trong

khoảng từ 3,62 cm – 4,26 cm, hệ số biến động là 22 %.

+ Vẹt tách (Bruguiera parviflora (Roxb.)) có chiều rộng lá lớn nhất là 4,90

cm, chiều rộng lá nhỏ nhất là 2,34 cm, chiều rộng trung bình dao động trong khoảng

từ 3,48 cm – 3,86 cm, hệ số biến động là 15 %.

29

+ Vẹt đen (Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.) có chiều rộng lá lớn nhất là

5,15 cm, chiều rộng lá nhỏ nhất là 2,35 cm, chiều rộng trung bình dao động trong

khoảng từ 3,53 cm – 4,07 cm, hệ số biến động là 20 %.

+ Loài Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam.) có chiều rộng lá lớn nhất

là 6,74 cm, chiều rộng lá nhỏ nhất là 3,68 cm, chiều rộng trung bình dao động trong

khoảng từ 5,16 cm – 5,74 cm, hệ số biến động là 15 %.

+ Loài Trang (Kandelia candel (L.) Druce) có chiều rộng lá lớn nhất là

4,66 cm, chiều rộng lá nhỏ nhất là 2,59 cm, chiều rộng trung bình dao động trong

khoảng 3,35 cm – 3,79 cm, hệ số biến động là 17 %.

+ Trang ổi (Kandelia obovata) có chiều rộng lá lớn nhất là 4,41 cm, chiều

rộng lá nhỏ nhất là 2,28 cm, chiều rộng trung bình dao động trong khoảng từ 3,07

cm – 3,51 cm, hệ số biến động là 19 %.

- Từ bảng 4.2 cho thấy Vẹt dù là loài có chiều rộng lá trung bình là 5,16 cm –

5,74 cm, lớn nhất trong 6 loài nghiên cứu, Trang ổi là loài có chiều rộng trung bình

là 3,07 cm – 3,51 cm, nhỏ nhất trong 6 loài nghiên cứu.

4.2.3 Thống kê mô tả diện tích (S) của lá các loài cây

Bảng 4.3: Thống kê mô tả diện tích (S) của lá các loài cây

STT Loài Xmax (cm2) Xmin (cm2) XTB (cm2) CV (%)

1 Vẹt trụ 41,83 9,66 24,82 ± 3,35 37

2 Vẹt tách 43,65 10,76 25,03 ± 2,61 29

3 Vẹt đen 45,03 11,06 27,33 ± 3,54 36

4 Vẹt dù 75,54 24,46 48,76 ± 4,46 25

5 Trang 43,01 12,70 25,67 ± 3,02 33

6 Trang ổi 40,51 10,45 22,58 ± 3,09 38

- Qua bảng 4.3 cho thấy: Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica (L.) Blume) có diện

tích lớn nhất là 41,83 cm2, diện tích nhỏ nhất là 9,66 cm2, diện tích trung bình dao

động trong khoảng từ 21,47 cm2 – 28,17 cm2, hệ số biến động 37 %.

30

+ Vẹt tách (Bruguiera parviflora (Roxb.)) có diện tích lớn nhất là 43,65

cm2, diện tích nhỏ nhất là 10,76 cm2, diện tích trung bình dao động trong khoảng từ

22,42 cm2 – 27,64 cm2, hệ số biến động 29 %.

+ Vẹt đen (Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.) có diện tích lớn nhất là

45,03 cm2, diện tích nhỏ nhất là 11,06 cm2, diện tích trung bình dao động trong

khoảng 23,79 cm2 – 30,87 cm2, hệ số biến động 36 %.

+ Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam.) có diện tích lớn nhất là 75,54

cm2, diện tích nhỏ nhất là 24,46 cm2, diện tích trung bình dao động trong khoảng từ

44,30 cm2 – 53,22 cm2, hệ số biến động 25 %.

+ Trang (Kandelia candel (L.) Druce) có diện tích lớn nhất là 43,01 cm2,

diện tích nhỏ nhất là 12,70 cm2, diện tích trung bình dao động trong khoảng 22,65

cm2 – 28,69 cm2, hệ số biến động 33 %.

+ Trang ổi (Kandelia obovata) có diện tích lớn nhất là 40.51 cm2, diện tích

nhỏ nhất là 10,45 cm2, diện tích trung bình dao động trong khoảng từ 19,49 cm2 –

25,67 cm2, hệ số biến động 38 %.

4.2.4 Thống kê mô tả tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lá của các loài cây

Bảng 4.4: Thống kê mô tả tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lá của các loài cây

STT Loài Xmax Xmin XTB CV (%)

1 Vẹt trụ 2,78 1,95 2,31 ± 0,07 8

2 Vẹt tách 2,99 2,33 2,63 ± 0,05 5

3 Vẹt đen 3,56 2,27 2,73 ± 0,09 9

4 Vẹt dù 2,71 2,09 2,41 ± 0,05 6

5 Trang 3,03 2,36 2,58 ± 0,05 5

6 Trang ổi 3,25 2,26 2,64 ± 0,09 9

31

- Qua bảng 4.4 cho thấy

+ Vẹt trụ có tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lá lớn nhất bằng 2,78. Tỷ lệ

giữa chiều dài và chiều rộng lá nhỏ nhất bằng 1,95. Tỷ lệ trung bình giữa chiều dài

và chiều rộng lá dao động trong khoảng từ 2,24 - 2,38. Hệ số CV (%) là 8 %.

+ Vẹt tách có tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lá lớn nhất bằng 2,99. Tỷ lệ

giữa chiều dài và chiều rộng nhỏ nhất bằng 2,33. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng

trung bình dao động trong khoảng từ 2,58 - 2,68. Hệ số biến động CV (%) là 5 %.

+ Vẹt đen có tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lá lớn nhất bằng 3,56. Tỷ lệ

giữa chiều dài và chiều rộng lá nhỏ nhất bằng 2,27. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều

rộng trung bình dao động trong khoảng từ 2,64 - 2,82. Hệ số biến động CV (%) là 9

%.

+ Vẹt dù có tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lá lớn nhất bằng 2,71. Tỷ lệ

giữa chiều dài và chiều rộng lá nhỏ nhất bằng 2,09. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều

rộng trung bình dao động trong khoảng từ 2,36 - 2,46. Hệ số biến động là 5 %.

+ Trang có tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng đạt giá trị lớn nhất bằng 3,03.

Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng nhỏ nhất bằng 2,36. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều

rộng trung bình dao động trong khoảng 2,53 - 2,63. Hệ số biến động CV (%) là 5 %.

+ Trang ổi có tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lá lớn nhất bằng 3,25. Tỷ lệ

giữa chiều dài và chiều rộng lá nhỏ nhất bằng 2,26. Tỷ lệ trung bình giữa chiều dài

và chiều rộng dao động trong khoảng từ 2,55 - 2,73. Hệ số biến động là 9 %.

- Từ những số liệu tỷ lệ L/W cao nhất, L/W thấp nhất, L/W trung bình của 6

loài cây, để xây dựng biểu đồ so sánh.

32

1,952,33 2,27

2,092,36 2,262,31

2,63 2,732,41

2,58 2,642,782,99

3,56

2,713,03

3,25

0

0,5

1

1,5

2

2,5

3

3,5

4

Vẹt trụ Vẹt tách Vẹt đen Vẹt dù Trang Trang ổi

Xmin XTB Xmax

Hình 4.2: Đồ thị biểu thị các mức tỷ lệ L/W lá của 6 loài

+ Qua hình 4.2 cho thấy tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài lá của 6 loài cây:

Vẹt trụ, Vẹt tách, Vẹt đen, Vẹt dù, Trang, Trang ổi dao động trong khoảng từ 1,95 -

3,56. Vẹt trụ tỷ lệ trung bình giữa chiều dài và chiều rộng lá thấp nhất (2,24 - 2,38).

Cao nhất là Vẹt đen có tỷ lệ trung bình giữa chiều dài và chiều rộng lá (2,64 - 2,82).

+ Hình 4.2 cho thấy 6 loài này có tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài lá khác

nhau khá rõ, đây cũng là chỉ tiêu xác định lá các loài cây. Tỷ lệ L/W lá trung bình

của Vẹt trụ là 2,31 dao động trong khoảng từ 2,24 - 2,38. Lá Vẹt tách có tỷ lệ L/W

trung bình là 2,63 dao động trong khoảng từ 2,58 - 2,68. Lá Vẹt đen có tỷ lệ L/W

trung bình là 2,73 dao động trong khoảng từ 2,64 - 2,82. Lá Vẹt dù có tỷ lệ L/W

trung bình là 2,41 dao động trong khoảng từ 2,36 - 2,46. Lá Trang có tỷ lệ L/W

trung bình là 2,58 dao động trong khoảng từ 2,53 - 2,63. Lá Trang ổi có tỷ lệ L/W

trung bình là 2,64 dao động trong khoảng từ 2,55 - 2,73. Nhìn chung độ biến động

tỷ lệ L/W lá của các loài thấp.

- Từ những số liệu thu thập được đề tài tiến hành xây dựng đồ thị biểu thị chiều

dài (L) và tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của lá ở 6 loài cây rừng ngập mặn.

33

1,5

2,0

2,5

3,0

3,5

4,0

5 7 9 11 13 15 17L (cm)

L/W

Vẹt trụ Vẹt tách Vẹt đen Vẹt dù Trang Trang ổi

Hình 4.3: Đồ thị so sánh chiều dài, tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài lá

giữa các loài

+ Qua hình 4.3 cho thấy đám mây điểm của Vẹt trụ và Vẹt dù nằm gần

nhưng không trùng với những đám mây của 4 loài còn lại. Đám mây điểm của Vẹt

tách, Vẹt đen, Trang và Trang ổi thì nằm sát và xen kẽ vào nhau.

+ Chiều dài của lá Vẹt trụ ngắn, chiều dài chỉ đứng thứ 4 trong 6 loài và tỷ

lệ L/W thấp cũng đứng thứ 4 trong 6 loài.

+ Chiều dài lá Vẹt tách là ngắn nhất, nhưng tỷ lệ L/W cao đứng thứ 2 so

với 6 loài.

+ Chiều dài lá Vẹt đen khá dài đứng thứ 2 trong 6 loài và có tỷ lệ L/W là

cao nhất.

+ Lá Vẹt dù là dài nhất nhưng tỷ lệ L/W tương đối thấp chỉ cao hơn L/W

của Trang ổi.

+ Loài Trang có chiều dài và chiều rộng đều đứng thứ 3 trong 6 loài.

+ Chiều dài của Trang ổi ngắn, chỉ dài hơn lá của Vẹt tách và có tỷ lệ L/W

thấp nhất.

34

4.3 Tương quan giữa các yếu tố của lá ở các loài cây

Trong khi thu thập số liệu về các chỉ tiêu: chiều dài (L), chiều rộng (W), diện

tích (S) của lá cho thấy các yếu tố này luôn có tương quan với nhau. Từ đó ta tiến

hành xây dựng các phương trình tương quan: tương quan giữa chiều dài và chiều

rộng của lá, tương quan giữa diện tích lá với chiều dài và chiều rộng của lá. Phương

trình được chọn phải thỏa các chỉ tiêu sau: R2 (hệ số xác định) lớn nhất trong các

phương trình được xét, SE (sai số ước lượng) là nhỏ nhất, F (hệ số Fisher) lớn nhất.

Sau đó xét phương trình nào thỏa hết cả 3 hoặc 2 chỉ tiêu trên và phương trình đơn

giản dễ sử dụng thì ta chọn.

4.3.1 Tương quan giữa chiều dài (L) và chiều rộng (W) lá của các loài cây

Để tìm phương trình tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của lá, chúng tôi

tiến hành xây dựng phương trình bằng cách tính chiều rộng lá dựa vào chiều dài vì

trong quá trình đo chiều rộng tương đối phức tạp hơn khi đo chiều dài.

4.3.1.1 Vẹt trụ

Ở Vẹt trụ được khảo sát với 5 phương trình tương quan như sau:

Bảng 4.5: Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của Vẹt trụ

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 W = (-0,6419 +1,2002*ln(L))2 0,9217 352,9 0,064 0,000 0,000 0,000

2 W = -5,5194 + 3,1707*sqrt(L) 0,9214 351,6 0,252 0,000 0,000 0,000

3 W = -0,8427 + 0,5332*L 0,9207 348,2 0,253 0,003 0,000 0,000

4 W = (-0,4506 + 0,8122*sqrt(L))2 0,9203 346,3 0,065 0,002 0,000 0,000

5 W = exp(2,5685 - 10,6294/L) 0,9200 345,0 0,068 0,000 0,000 0,000

Năm phương trình đều thỏa các chỉ tiêu đã đưa ra, với mức ý nghĩa (P – Value)

nhỏ hơn mức cho phép (P < 0,05). Xét 5 phương trình trên cho thấy phương trình 1

có hệ số xác định cao nhất (R2 = 0,9217), sai số tiêu chuẩn thấp nhất (SE = 0,064),

hệ số F cao nhất (F0,05 = 352,9). Các chỉ tiêu ở phương trình 1 đều tối ưu nhất vì vậy

chọn phương trình 1 là thích hợp nhất.

35

W = (-0,6419 + 1,2002*ln(L))2 [4.1]

R2 = 0,9217; SE = 0,064; F = 352,9

Phạm vi giới hạn: 6,06 cm < L (cm) < 11,38 cm

L (cm)

W (

cm)

W = (-0.641903 + 1.20017*ln(L))^2

6 7 8 9 10 11 12

2.3

3.3

4.3

5.3

6.3

Hình 4.4: Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá

của loài Vẹt trụ

4.3.1.2 Vẹt tách

Vẹt tách được khảo sát trên 5 phương trình tương quan như sau:

Bảng 4.6: Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của Vẹt tách

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 W = (-0,2325 + 0,9509*ln(L))2 0,8868 235,0 0,049 0,107 0,000 0,000

2 W = -3,5944 + 2,3483*sqrt(L) 0,8863 233,8 0,184 0,000 0,000 0,000

3 W = exp(-1,0133 + 1,0216*ln(L)) 0,8850 230,8 0,053 0,000 0,000 0,000

4 W = (-0,0195 + 0,6239*sqrt(L))2 0,8848 230,5 0,049 0,880 0,000 0,000

5 W = 0,0042 + 0,3813*L 0,8840 228,6 0,186 0,987 0,000 0,000

Năm phương trình đều thỏa các chỉ tiêu đã đưa ra, với mức ý nghĩa (P – Value)

nhỏ hơn mức cho phép (P < 0,05). Dựa vào bảng trên ta thấy phương trình 1 là

phương trình tối ưu nhất nhưng phương trình này có giá trị P – Value của a: Pa =

W = (-0,6419 + 1,2002*ln(L))2

36

0,107 > 0,05 nên phương trình này không đưa vào sử dụng. Xét 4 phương trình còn

lại cho thấy phương trình 2 và phương trình 3 đều có hệ số xác định và hệ số Fisher

cao, nhưng phương trình 3 có sai số tiêu chuẩn thấp và phương trình đơn giản hơn

nên ta chọn phương trình 3.

W = exp(-1,0133 + 1,0216*ln(L)) [4.2]

R2 = 0,8850; SE = 0,053; F = 230,8

Phạm vi giới hạn: 6,35 cm < L (cm) < 12,54 cm

L (cm)

W (

cm)

W = exp(-1.01332 + 1.02161*ln(L))

6.3 8.3 10.3 12.3 14.3

2.3

2.8

3.3

3.8

4.3

4.8

5.3

Hình 4.5: Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá Vẹt tách

4.3.1.3 Vẹt đen

Ở Vẹt đen đã đưa ra 5 phương trình tương quan thỏa các chỉ tiêu với P < 0,05

Bảng 4.7: Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của Vẹt đen

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 W = 1/(0,0072 + 2,6530/L) 0,8215 138,1 0,024 0,757 0,000 0,000

2 W = 1/(0,9041 - 0,2723*ln(L)) 0,8067 125,2 0,025 0,000 0,000 0,000

3 W = exp(-0,9285 + 0,9693*ln(L)) 0,8037 122,8 0,091 0,000 0,000 0,000

4 W = exp(2,2558 - 9,3578/L) 0,8034 122,6 0,091 0,000 0,000 0,000

5 W = exp(-0,6486 + 0,6146*sqrt(L)) 0,7990 119,3 0,092 0,001 0,000 0,000

W = exp(-1,0133 + 1,0216*ln(L))

37

Từ bảng trên cho thấy phương trình 1 và 2 là hai phương trình tối ưu nhất

trong 5 phương trình đã đưa ra. Phương trình 1 có giá trị P – Value của a (Pa =

0,757) lớn hơn 0,05 nên ta không chọn phương trình 1 mà chọn phương trình 2.

W = 1/(0,9041 – 0,2723*ln(L)) [4.3]

R2 = 0,8067; SE = 0,025; F = 125,2

Phạm vi giới hạn: 6,88 cm < L (cm) < 13,38 cm

L (cm)

W (

cm)

W = 1/(0.904104 - 0.272263*ln(L))

6.8 8.8 10.8 12.8 14.8

2.3

2.8

3.3

3.8

4.3

4.8

5.3

Hình 4.6: Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá Vẹt đen

4.3.1.4 Vẹt dù

Vẹt dù được khảo sát qua 5 phương trình tương quan như sau:

Bảng 4.8: Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của Vẹt dù

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 W = 1/(-0,0307 + 2,807/L) 0,8661 194,1 0,012 0,062 0,000 0,000

2 W = exp(2,7762 - 14,0171/L) 0,8626 188,3 0,060 0,000 0,000 0,000

3 W = (3,5563 - 15,7646/L)2 0,8564 179,0 0,069 0,000 0,000 0,000

4 W = exp(-1,1952 + 1,1245*ln(L)) 0,8501 170,2 0,062 0,000 0,000 0,000

5 W = (-0,9174 + 1,2675*ln(L))2 0,8478 167,1 0,071 0,001 0,000 0,000

W = 1/(0,9041 – 0,2723*ln(L))

38

- Năm phương trình đều thỏa các chỉ tiêu đưa ra, với mức ý nghĩa (P – Value)

nhỏ hơn mức cho phép (P < 0,05). Từ bảng trên cho thấy phương trình 1 và 2 là hai

phương trình tối ưu nhất trong 5 phương trình. Phương trình 1 có giá trị P – Value

của a (Pa = 0,062) lớn hơn 0,05 nên không chọn phương trình 1 mà chọn phương

trình 2.

W = exp(2,7762 – 14,0171/L) [4.4]

R2 = 0,8626; SE = 0,060; F = 188,3

Phạm vi giới hạn: 9,86 cm < L (cm) < 16,33 cm

L (cm)

W (

cm)

W = exp(2.77623 - 14.0171/L)

9.8 11.8 13.8 15.8 17.8

3.6

4.6

5.6

6.6

7.6

Hình 4.7: Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá Vẹt dù

4.3.1.5 Trang

Bảng 4.9: Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá của Trang

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 W = exp(-0,8682 + 0,9644*ln(L)) 0,9076 294,5 0,053 0,000 0,000 0,000

2 W = 1/(0,0120 + 2,4705/L) 0,9078 295,3 0,016 0,466 0,000 0,000

3 W = exp(-0,6944 + 0,6461*sqrt(L)) 0,9074 293,9 0,053 0,000 0,000 0,000

4 W = (0,0622 + 0,6024*sqrt(L))2 0,9067 291,6 0,050 0,565 0,000 0,000

5 W = (0,9609 + 0,1002*L)2 0,9062 289,9 0,050 0,000 0,000 0,000

W = exp(2,7762 – 14,0171/L)

39

- Năm phương trình đều thỏa các chỉ tiêu tương quan đưa ra, với mức ý nghĩa

(P – Value) nhỏ hơn mức cho phép (P < 0,05). Hệ số xác định cao nhất R2 = 0,9076,

thấp nhất R2 = 0,9062 sự chênh lệch không cao nên chỉ tiêu R2 của các hàm đều đạt.

Xét thêm các chỉ tiêu khác: Sai số tiêu chuẩn SE, hệ số F…

Phương trình 2 có hệ số Fisher cao nhất, sai số tiêu chuẩn SE thấp nhất nhưng có

giá trị P – Value của a (Pa = 0,466) lớn hơn mức cho phép là 0,05 nên không chọn

phương trình này.

- Xét 4 phương trình còn lại ta thấy: Hệ số F cao nhất chứng tỏ phương trình 1

có độ chính xác cao hơn, sai số tiêu chuẩn SE thấp, phương trình đơn giản. Do đó

chúng tôi chọn phương trình 1.

W = exp(-0,8682 + 0,9644*ln(L)) [4.5]

R2 = 0,9076; SE = 0,053; F = 294,5

Phạm vi giới hạn: 6,57 cm < L (cm) < 12,02 cm

L (cm)

W (

cm)

W = exp(-0.868191 + 0.964355*ln(L))

6.5 7.5 8.5 9.5 10.5 11.5 12.5

2.5

2.9

3.3

3.7

4.1

4.5

4.9

Hình 4.8: Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá Trang

4.3.1.6 Trang ổi

Ở Trang ổi đã đưa ra 5 phương trình tương quan. Năm phương trình đều thỏa

các chỉ tiêu tương quan đưa ra, với mức ý nghĩa (P – Value) nhỏ hơn mức cho phép

(P < 0,05).

W = exp(-0,8682 + 0,9644*ln(L))

40

Bảng 4.10: Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của Trang ổi

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 W = 1/(0,0647 + 2,0784/L) 0,8070 125,5 0,026 0,008 0,000 0,000

2 W = 1/(0,8565 - 0,2533*ln(L)) 0,8066 125,1 0,026 0,000 0,000 0,000

3 W = exp(-0,5482 + 0,8047*ln(L)) 0,8051 124,0 0,084 0,001 0,000 0,000

4 W = exp(-0,4515 + 0,5546*sqrt(L)) 0,8051 123,9 0,084 0,004 0,000 0,000

5 W = exp(0,3538 + 0,0945*L) 0,8013 121,0 0,085 0,000 0,000 0,000

Khảo sát 5 phương trình ở bảng trên cho thấy phương trình 1 có hệ số xác định

R2 và hệ số Fisher cao nhất, sai số tiêu chuẩn SE thấp nhất. Các chỉ tiêu ở phương

trình 1 đều tối ưu nên chọn phương trình 1 làm phương trình tương quan giữa chiều

dài và chiều rộng của Trang ổi.

W = 1/(0,0647 + 2,0784/L) [4.6]

R2 = 0,8070; SE = 0,026; F = 125,5

Phạm vi giới hạn: 5,82 cm < L (cm) < 12,14 cm

L (cm)

W (

cm)

W = 1/(0.0646698 + 2.07842/L)

5.8 7.8 9.8 11.8 13.8

2.2

2.6

3

3.4

3.8

4.2

4.6

Hình 4.9: Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá Trang ổi

W = 1/(0,0647 + 2,0784/L)

41

- Sau khi xây dựng 5 phương trình tương quan giữa chiều rộng và chiều dài

của 6 loài: Vẹt trụ, Vẹt tách, Vẹt đen, Vẹt dù, Trang, Trang ổi. Tiến hành vẽ đồ thị

biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá.

2

3

4

5

6

7

8

5 7 9 11 13 15 17

L (cm)

W (

cm)

Vẹt trụ Vẹt tách Vẹt đen Vẹt dù Trang Trang ổi

Hình 4.10: Đồ thị biểu thị tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá

của 6 loài

+ Hình 4.10 cho thấy các đường thẳng đều có hướng đi lên và gần sát vào

nhau. Đây có lẽ là đặc điểm chung của các loài thuộc họ Đước.

+ Hai đường thẳng biểu thị sự tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá

của loài Vẹt tách và loài Trang gần như trùng nhau, và gần sát với đường thẳng của

Vẹt đen và Trang ổi. Bốn đường thẳng này đi lên với độ dốc tương đối thấp so với

trục L (cm).

+ Hai đường thẳng biểu thị sự tương quan giữa chiều dài và chiều rộng lá

của Vẹt trụ và Vẹt dù có hướng đi lên với độ dốc cao hơn so với trục L(cm), nằm

tách rời với 4 đường bên dưới dù cho khoảng cách gần nhau.

42

4.3.2 Tương quan giữa diện tích (S) với chiều dài (L) và chiều rộng (W) của lá

ở các loài cây

- Xây dựng phương trình tương quan tính diện tích dựa trên hai yếu tố chiều

dài và chiều rộng của lá, khi đo được chiều dài và chiều rộng thì sẽ tính được diện

tích dễ dàng hơn. Để xây dựng được phương trình thích hợp ta cũng dựa vào các chỉ

tiêu sau:

- R2 (hệ số xác định) lớn nhất trong các phương trình được xét, SE (sai số ước

lượng) là nhỏ nhất, F0,05 (hệ số Fisher) có giá trị lớn nhất. Phương trình thỏa hết cả 3

hoặc 2 chỉ tiêu trên và phương trình đơn giản sẽ được chọn.

4.3.2.1 Vẹt trụ

Bảng 4.11: Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Vẹt trụ

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 S = 0,5791 + 0,6609*L*W 0,9989 26.976 0,315 0,001 0,000 0,000

2 S = -21,8327 + 2,6414*L + 5,8224*W 0,9921 1.824 0,853 0,000 0,000 0,000

3 S = 7,4904 + 0,0495*L2*W 0,9894 2.790 0,974 0,000 0,000 0,000

4 S = -23,8576 + 3,7690*L+W 0,9891 2.711 0,988 0,000 0,000 0,000

5 S = -2,2340 + 0,3113*L2+W 0,9746 1.150 1,506 0,013 0,000 0,000

- Ở Vẹt trụ đã đưa ra 5 phương trình tương quan. Năm phương trình được đưa

ra có hệ số xác định lớn từ 0,9746 đến 0,9989, sự chênh lệch giữa các hệ số xác

định thấp, sai số tiêu chuẩn thấp nhỏ nhất là 0,315 và lớn nhất chỉ là 1,506, hệ số F

của các phương trình cao (1.150– 2.790) nên nhìn chung các phương trình trên đều

thỏa mãn các điều kiện đã đề ra.

- So sánh 5 phương trình với nhau ta thấy phương trình 1 là phương trình tối

ưu nhất, nó có hệ số xác định cao nhất 0,9989, sai số tiêu chuẩn SE thấp nhất là

0,315 và có hệ số F cao nhất 26.976. Do đó chọn phương trình 1 làm phương trình

tương quan giữa diện tích (S) với chiều dài (L) và chiều rộng (W) của lá Vẹt trụ:

43

S = 0,5791 + 0,6609*L*W [4.7]

R2 = 0,9989; SE = 0,315; F0,05 = 26.976.

6,06 cm < L (cm) < 11,38 cm và 2,31 cm < W (cm) < 5,45 cm

4.3.2.2 Vẹt tách

Ở Vẹt tách được khảo sát trên 5 phương trình tương quan như sau:

Bảng 4.12: Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Vẹt tách

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 S = -1,1795 + 0,7285*L*W 0,9933 4.460 0,602 0,007 0,000 0,000

2 S = 7,6916 + 0,1264*L*W2 0,9894 2.792 0,759 0,000 0,000 0,000

3 S = -26,1507 + 3,0121*L + 6,0466*W 0,9709 484 1,277 0,000 0,000 0,000

4 S = -26,4307 + 3,8715*L+W 0,9678 903 1,320 0,000 0,000 0,000

5 S = -1,4811 + 0,2707*L2+W 0,9661 854 1,356 0,125 0,000 0,000

Năm phương trình đều thỏa các chỉ tiêu tương quan đưa ra, với mức ý nghĩa

(P – Value) nhỏ hơn mức cho phép (P < 0,05). Từ bảng trên cho thấy trong 5

phương trình được đưa ra thì phương trình 1 là phương trình tương đối đơn giản,

có hệ số xác định cao nhất là 99,33 %, sai số tiêu chuẩn thấp nhất là 0,602 và

phương trình này còn có hệ số F cao nhất thể hiện độ chính xác của phương trình

là cao nhất. Chính vì những điều kiện tối ưu ở phương trình 1 là lý do chọn

phương trình này làm phương trình tương quan giữa diện tích với chiều dài và

chiều rộng lá của Vẹt tách.

S = -1,1795 + 0,7285*L*W [4.8]

R2 = 0,9933; SE = 0,602; F0,05 = 4.460.

6,35 cm < L (cm) < 12,54 cm và 2,34 cm < W (cm) < 4,90 cm

4.3.2.3 Vẹt đen

Ở Vẹt đen đã đưa ra 5 phương trình tương quan thỏa mãn các chỉ tiêu ở mức ý

nghĩa 95 %.

44

Bảng 4.13: Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Vẹt đen

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 S = -0,2063 + 0,6823*L*W 0,9936 4.623 0,802 0,634 0,000 0,000

2 S = 8,1657 + 0,0435*L2*W 0,9852 1.991 1,217 0,000 0,000 0,000

3 S = -25,6897 + 2,5307*L + 7,09*W 0,9828 830 1,332 0,000 0,000 0,000

4 S = 8,9039 + 0,1127*L*W2 0,9774 1.297 1,502 0,000 0,000 0,000

5 S = -26,1207 + 3,7904*L+W 0,9690 936 1,761 0,000 0,000 0,000

- Căn cứ vào các điều kiện đã đề ra: R2 (hệ số xác định) lớn nhất trong các

phương trình được xét, SE (sai số ước lượng) là nhỏ nhất, F0,05 (hệ số Fisher) có giá

trị lớn nhất. Qua bảng trên cho thấy phương trình 1 là thích hợp nhất, nhưng ở

phương trình này có Pa = 0,634 > mức cho phép là 0,05 nên không đưa phương

trình này vào sử dụng.

- Xét 4 phương trình còn lại trong bảng trên, phương trình 2 sẽ được chọn vì

phương trình này có các chỉ tiêu tối ưu nhất. Phương trình 2 có R2 = 98,52 % là cao

nhất, F0,05 = 1.991 là cao nhất (phương trình có độ chính xác cao nhất), SE = 1,217

thấp nhất và phương trình tương đối đơn giản dễ sử dụng.

S = 8,1657 + 0,0435*L2*W [4.9]

R2 = 0,9852; SE = 1,217; F0,05 = 1.991 .

6,88 cm < L (cm) < 13,38 cm và 2,35 cm < W (cm) < 5,15 cm

4.3.2.4 Vẹt dù

Bảng 4.14: Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Vẹt dù

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 S = 0,1722 + 0,6716*L*W 0,9972 10.826 0,661 0,723 0,000 0,000

2 S = -44,1453 + 3,8975*L + 7,7080*W 0,9899 1.422 1,286 0,000 0,000 0,000

3 S = 14,3714 + 0,0354*L2*W 0,9876 2.386 1,402 0,000 0,000 0,000

4 S = -46,2746 + 5,1356*L+W 0,9850 1.965 1,543 0,000 0,000 0,000

5 S = -1,3029 + 0,2463*L2+W2 0,9723 1.052 2,095 0,418 0,000 0,000

45

- Ở Vẹt dù được đưa ra 5 phương trình tương quan. Ta thấy hệ số xác định của

các phương trình chênh lệch không đáng kể từ 97,23 % đến 99,72 %, sai số tiêu

chuẩn thấp nhỏ nhất là 0,661 và lớn nhất 2,095, hệ số Fisher của các phương trình

cao (1.052 – 10.826) nên nhìn chung các phương trình trên đều thỏa các chỉ tiêu.

- Bảng 4.14 cho thấy rằng: Phương trình 1 có Pa = 0,723 và phương trình 5 có

Pa = 0,418, hai phương trình đều có Pa lớn hơn 0,05 nên 2 phương trình dù có các

chỉ tiêu là tối ưu cũng không thể chọn đưa vào sử dụng, do đó chỉ lựa chọn trong 3

phương trình còn lại.

- Xét 3 phương trình theo thứ tự 2, 3, 4 trong bảng trên, chọn phương trình 2.

Do phương trình 2 có hệ số xác định cao nhất và sai số tiêu chuẩn thấp nhất.

S = -44,1453 + 3,8975*L + 7,7080*W [4.10]

R2 = 0,9899; SE =1,286; F0,05 =1.422.

9,86 cm < L (cm) < 16,33 cm và 3,68 cm < W (cm) < 6,74 cm

4.3.2.5 Trang

Ở Trang được đưa ra 5 phương trình tương quan như sau:

Bảng 4.15: Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Trang

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 S = 7,9523 + 0,0546*L2*W 0,9918 3611 0,774 0,000 0,000 0,000

2 S = -24,9156 + 2,7256*L + 7,1624*W 0,9903 1474 0,856 0,000 0,000 0,000

3 S = 8,1293 + 0,1391*L*W2 0,9897 2885 0,865 0,000 0,000 0,000

4 S = -24,8786 + 3,9633*L+W 0,9852 2003 1,035 0,000 0,000 0,000

5 S = -0,5264 + 0,2904*L2+W 0,9758 1209 1,326 0,510 0,000 0,000

Năm phương trình đều thỏa mãn các chỉ tiêu tương quan đã đề ra, với mức ý

nghĩa (P – Value) nhỏ hơn mức cho phép (P < 0,05). Từ bảng trên cho thấy trong 5

phương trình đã đưa ra thì phương trình 1 là phương trình có hệ số xác định cao

nhất 99,18 %, sai số tiêu chuẩn thấp nhất là 0,774, hệ số F cao nhất F0,05 = 3.611 thể

hiện độ chính xác của phương trình là cao nhất, phương trình đơn giản dễ sử dụng.

46

Do vậy chọn phương trình 1 làm phương trình tương quan giữa diện tích với chiều

dài và chiều rộng lá cho loài Trang.

S = 7,9523 + 0,0546*L2*W [4.11]

R2 = 0,9899; SE = 0,774; F = 3.611.

6,57 cm < L (cm) < 12,02 cm và 2,59 cm < W (cm) < 4,66 cm

4.3.2.6 Trang ổi

Bảng 4.16: Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng của Trang ổi

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 S = -0,2887 + 0,7765*L*W 0,9982 16.238 0,374 0,142 0,000 0,000

2 S = -22,2311 + 2,4924*L + 7,0564*W 0,9894 1.356 0,911 0,000 0,000 0,000

3 S = 7,0126 + 0,1509*L*W2 0,9833 1.763 1,126 0,000 0,000 0,000

4 S = -20,6935 + 3,6185*L+W 0,9768 1.262 1,326 0,000 0,000 0,000

5 S = 11,7846 + 0,0015*(L2)*(L2) 0,9055 287 2,676 0,000 0,000 0,000

- Ở Trang ổi được đưa ra 5 phương trình tương quan. Năm phương trình đều

thỏa các chỉ tiêu tương quan đưa ra, với mức ý nghĩa (P – Value) nhỏ hơn mức cho

phép (P < 0,05). Đặc biệt phương trình 1 có Pa = 0,142 lớn hơn 0,05 nên phương

trình này không được đưa vào sử dụng.

- Từ bảng trên cho thấy: Trong 4 phương trình còn lại phương trình 2 là

phương trình có hệ số xác định cao 98,94 %, sai số tiêu chuẩn thấp là 0,911 và

phương trình này còn có hệ số F cao F0,05 = 1.356. Do vậy chọn phương trình 2 làm

phương trình tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá cho loài

Trang ổi.

S = -22,2311 + 2,4924*L + 7,0564*W [4.12]

R2 = 0,9894; SE = 0,911; F = 1.356

5,82 cm < L (cm) < 12,14 cm và 2,28 cm < W (cm) < 4,41 cm

47

4.4 So sánh các chỉ tiêu lá của các loài cây

Qua kết quả phân tích ANOVA cho thấy chiều dài của lá, chiều rộng của lá,

diện tích của lá, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của lá giữa các loài đều khác

nhau.

4.4.1 Chiều dài lá

Bảng 4.17: Phân tích ANOVA chiều dài lá của các loài

STT Loài LTB (cm)

1 Trang ổi 8,67a

2 Vẹt trụ 8,97ab

3 Trang 9,19ab

4 Vẹt tách 9,62bc

5 Vẹt đen 10,30c

6 Vẹt dù 13,05d

Bảng 4.17 cho thấy sự so sánh về chiều dài trung bình của 6 loài cho kết quả

khá đa dạng, giữa các loài có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,00 <

0,05) và cả sự khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,00 > 0,05):

- Chiều dài trung bình của loài Trang ổi khác với chiều dài trung bình của Vẹt

đen, Vẹt dù, Vẹt tách nhưng lại không khác với loài Trang và Vẹt trụ.

- Chiều dài trung bình của loài Vẹt trụ không khác với LTB của loài Trang ổi,

Trang, Vẹt tách nhưng có khác với Vẹt đen, Vẹt dù.

- Chiều dài trung bình của Trang khác với chiều dài trung bình của Vẹt đen,

Vẹt dù nhưng không khác với Trang ổi, Vẹt trụ, Vẹt tách.

- Chiều dài trung bình của Vẹt tách khác với chiều dài trung bình của Trang ổi,

Vẹt dù nhưng không khác với Vẹt trụ, Trang, Vẹt đen.

- Chiều dài trung bình của Vẹt đen khác với chiều dài trung bình của Trang ổi,

Vẹt trụ, Trang, Vẹt dù nhưng không khác với Vẹt tách.

48

- Vẹt dù có chiều dài trung bình khác với chiều dài trung bình của cả 5 loài còn

lại.

4.4.2 Chiều rộng lá

Bảng 4.18: Phân tích ANOVA chiều rộng lá của các loài

STT Loài WTB (cm)

1 Trang ổi 3,29a

2 Trang 3,57ab

3 Vẹt tách 3,67bc

4 Vẹt đen 3,80bc

5 Vẹt trụ 3,94c

6 Vẹt dù 5,45d

Bảng 4.18 cho thấy kết quả so sánh chiều rộng trung bình của các loài như sau:

- Chiều rộng trung bình của loài Trang ổi là nhỏ nhất khác với chiều rộng

trung bình của Vẹt tách, Vẹt đen, Vẹt trụ, Vet dù và sự khác nhau này rất có ý nghĩa

về mặt thống kê. Nhưng không khác với chiều rộng trung bình của Trang.

- Chiều rộng trung bình của Trang khác với Vẹt trụ, Vẹt dù nhưng không khác

với Trang ổi, Vẹt tách, Vẹt đen.

- Chiều rộng trung bình của Vẹt tách khác với chiều rộng trung bình của Trang

ổi, Vẹt dù và không khác với Trang, Vẹt đen, Vẹt trụ.

- Chiều rộng trung bình của Vẹt đen khác với chiều rộng trung bình Trang ổi,

Vẹt dù nhưng không khác với Trang, Vẹt tách, Vẹt trụ.

- Chiều rộng trung bình của Vẹt trụ khác với chiều rộng trung bình Trang ổi,

Trang, Vẹt dù và không khác với Vẹt tách, Vẹt đen.

- Vẹt dù có chiều rộng trung bình lớn nhất, khác hẵn với 5 loài còn lại và sự

khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê.

49

4.4.3 Diện tích lá

Bảng 4.19: Phân tích ANOVA diện tích lá của các loài

STT Loài STB (cm2)

1 Trang ổi 22,58a

2 Vẹt trụ 24,83ab

3 Vẹt tách 25,03ab

4 Trang 25,67ab

5 Vẹt đen 27,33b

6 Vẹt dù 48,76c

Kết quả phân tích ANOVA về diện tích lá ở bảng 4.19 cho thấy:

- Diện tích trung bình của Trang ổi là nhỏ nhất, khác với diện tích trung bình

của Vẹt đen và Vẹt dù nhưng không khác với 3 loài còn lại.

- Diện tích trung bình giữa 3 loài Vẹt trụ, Vẹt tách và Trang là không có sự

khác biệt, cùng không khác với Trang ổi và Vẹt đen (hay sự sai khác này không có

ý nghĩa về mặt thống kê), nhưng cùng khác với Vẹt dù.

- Diện tích trung bình của Vẹt đen khác với loài Trang ổi, Vẹt dù nhưng không

khác với 3 loài còn lại.

- Diện tích trung bình của Vẹt dù là lớn nhất và khác với diện tích trung bình

của 5 loài còn lại.

4.4.4 Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lá

- Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lá ở các loài đều khác nhau ở mức ý nghĩa

95 % (P = 0,00 < 0,05).

50

Bảng 4.20: Phân tích ANOVA tỷ lệ L/W lá của các loài

STT Loài (L/W)TB

1 Vẹt trụ 2,31a

2 Vẹt dù 2,41b

3 Trang 2,58c

4 Vẹt tách 2,63c

5 Trang ổi 2,65cd

6 Vẹt đen 2,73d

- Qua bảng 4.20 cho thấy những nhóm có tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lá

trung bình khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05):

+ Trang khác với Vẹt đen, Vẹt dù, Vẹt trụ.

+ Trang ổi khác với Vẹt dù, Vẹt trụ.

+ Vẹt đen khác với Vẹt dù, Vẹt tách, Vẹt trụ.

+ Vẹt dù khác với Vẹt tách, Vẹt trụ.

+ Vẹt tách khác với Vẹt trụ

- Qua bảng 4.20 cho thấy những nhóm có tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lá

trung bình khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05):

+ Trang khác với Trang ổi và Vẹt tách.

+ Trang ổi khác với Vẹt đen và Vẹt tách.

4.5 Cấu tạo giải phẩu lá của các loài cây họ Đước

Cấu tạo giải phẫu của lá gồm gân lá và phiến lá. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về

cấu tạo lá chúng tôi chỉ so sánh về cấu tạo giải phẫu của phiến lá ở 6 loài cây ngập

mặn.

51

4.5.1 Lá Vẹt trụ

Hình 4.11: Hình giải phẫu lá Vẹt trụ

1. Biểu bì trên 2. Hạ bì 3. Lục mô dậu 4. Lục mô khuyết

5. Bó dẫn 6. Biểu bì dưới.

Cấu tạo giải phẫu của lá Vẹt trụ gồm có phiến lá và gân chính (bó dẫn). Quan

sát phiến lá từ trên xuống cho thấy:

- Biểu bì trên: Gồm 1 lớp tế bào, ngấm cutin, chiếm 4,01 % độ dày lá.

- Hạ bì: Có 1 – 2 lớp tế bào, chiếm 11,42 % độ dày lá.

- Lục mô dậu: Gồm 2 – 3 lớp tế bào có dạng hình trụ, chiếm 29,32 % độ dày lá.

- Lục mô khuyết chiếm đến 35,80 % độ dày lá.

- Biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào, chiếm 3,09 % độ dày lá.

52

4.5.2 Lá Vẹt tách

Hình 4.12: Hình giải phẫu lá Vẹt tách

1. Biểu bì trên 2. Hạ bì 3. Lục mô dậu 4. Lục mô khuyết

5. Bó dẫn 6. Biểu bì dưới

Qua hình 4.12 cho thấy cấu tạo của phiến lá loài cây Vẹt tách sau khi giải phẫu

từ trên xuống gồm:

- Biểu bì trên: Gồm 1 lớp tế bào, ngấm cutin, chiếm 2,87 % độ dày lá.

- Hạ bì: Có 2 lớp tế bào, chiếm 14,37 % độ dày lá.

- Lục mô dậu: 2 – 3 lớp tế bào có dạng hình trụ, chiếm 26,15 % độ dày lá.

- Lục mô khuyết chiếm đến 64,37 % độ dày lá.

- Biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào, chiếm 3,45 % độ dày lá.

4.5.3 Lá Vẹt đen

Hình 4.13: Hình giải phẫu lá Vẹt đen

53

1. Biểu bì trên 2. Hạ bì 3. Lục mô dậu 4. Lục mô khuyết

5. Bó dẫn 6. Biểu bì dưới

Cấu tạo giải phẫu lá của loài Vẹt đen qua hình 4.13 cho thấy:

- Biểu bì trên: Gồm 1 lớp tế bào, ngấm cutin, chiếm 4,27 % độ dày lá.

- Hạ bì: Có 2 lớp tế bào, chiếm 6,01 % độ dày lá.

- Lục mô dậu: Gồm 2 lớp tế bào có dạng hình trụ, chiếm 13,11 % độ dày lá.

- Lục mô khuyết chiếm đến 57,32 % độ dày lá.

- Biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào, chiếm 3,96 % độ dày lá.

4.5.4 Lá Vẹt dù

Hình 4.14: Hình giải phẫu lá Vẹt dù

1. Biểu bì trên 2. Hạ bì 3. Lục mô dậu 4. Lục mô khuyết

5. Bó dẫn 6. Biểu bì dưới

- Biểu bì trên: Gồm 1 lớp tế bào, ngấm cutin, chiếm 5 % độ dày lá.

- Hạ bì: Có 1 lớp tế bào, chiếm 6,75 % độ dày lá.

- Lục mô dậu: Gồm 3 - 4 lớp tế bào có dạng hình trụ, chiếm 30 % độ dày lá.

- Lục mô khuyết chiếm đến 42,25 % độ dày lá.

- Biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào, chiếm 3,25 % độ dày lá.

54

4.5.5 Lá Trang

Hình 4.15: Hình giải phẫu lá Trang

1. Biểu bì trên 2. Hạ bì 3. Lục mô dậu 4. Lục mô khuyết

5. Bó dẫn 6. Biểu bì dưới

Cấu tạo giải phẫu lá của loài Trang qua hình 4.13 cho thấy:

- Biểu bì trên: Gồm 1 lớp tế bào, ngấm cutin, chiếm 3,64 % độ dày lá.

- Hạ bì: Có 1 lớp tế bào, chiếm 11,82 % độ dày lá.

- Lục mô dậu: Gồm 2 – 3 lớp tế bào có dạng hình trụ, chiếm 30,68 % độ dày lá.

- Lục mô khuyết chiếm đến 48,64 % độ dày lá.

- Biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào, chiếm 2,95 % độ dày lá.

4.5.6 Lá Trang ổi

Hình 4.16: Hình giải phẫu lá Trang ổi

55

1. Biểu bì trên 2. Hạ bì 3. Lục mô dậu 4. Lục mô khuyết

5. Bó dẫn 6. Biểu bì dưới

Cấu tạo giải phẫu lá của loài Trang ổi qua hình 4.16 cho thấy:

- Biểu bì trên: Gồm 1 lớp tế bào, ngấm cutin, chiếm 4,41 % độ dày lá.

- Hạ bì: Có 1 lớp tế bào, chiếm 10,05 % độ dày lá.

- Lục mô dậu: Gồm 2 - 3 lớp tế bào có dạng hình trụ, chiếm 20,83 % độ dày lá.

- Lục mô khuyết chiếm đến 44,36 % độ dày lá.

- Biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào, chiếm 3,19 % độ dày lá.

4.5.7 So sánh các tế bào lá sau khi giải phẫu của 6 loài

Bảng 4.21: Bảng so sánh các tế bào lá sau khi giải phẫu của 6 loài

STT Tế bào

Loài

Biểu bì trên

(Lớp)

Hạ bì

(Lớp)

Lục mô giậu

(Lớp)

Biểu bì dưới

(Lớp)

1 Vẹt trụ 1 1 - 2 2 - 3 1

2 Vẹt tách 1 2 2 - 3 1

3 Vẹt đen 1 1 2 1

4 Vẹt dù 1 1 3 - 4 1

5 Trang 1 1 2 - 3 1

6 Trang ổi 1 1 2 - 3 1

Qua bảng 4.22 cho thấy sự đa dạng của các loài, mỗi loài đều mang những đặc

trưng riêng rất phong phú.

- Biểu bì: 6 loài thuộc họ Đước ở lớp biểu bì đều có tầng cutin dày ở phía

ngoài, trong chứa nhiều lục lạp.

- Hạ bì: Lá các loài CNM nghiên cứu có hạ bì chỉ ở mặt trên của lá; gồm 1 – 2

lớp tế bào hạ bì. Các tế bào của tầng hạ bì có màng mỏng, kích thước lớn. Các tế

bào hạ bì có thể phát triển như mô chứa nước có tác dụng góp phần pha loãng muối,

giảm bớt tác hại gây độc của muối đối với cây dùng loại bỏ muối, bảo vệ cây.

56

- Lục mô dậu trên: Lục mô dậu có ở mặt trên của lá ở tất cả các loài nghiên

cứu. Sống trong môi trường có độ mặn cao nên các tế bào mô dậu thường có xu

hướng giảm thể tích, thường lớp tế bào ngoài dài càng vào trong càng ngắn hơn.

Lớp tế bào mô giậu chứa các hạt lục lạp làm nhiệm vụ đồng hoá, tổng hợp chất hữu

cơ cho cây.

- Lục mô khuyết: Các loài nghiên cứu đều có lục mô khuyết, chiếm diện tích

lớn trên tổng độ dày của lá. Các tế bào mô khuyết xếp xít nhau, chừa ra những

khoảng trống chứa khí. Tương tự như lớp tế bào mô dậu, lớp tế bào mô khuyết chứa

hạt lục lạp làm nhiệm vụ đồng hoá.

4.5.8 So sánh hình dạng gân lá sau khi giải phẫu của 6 loài

- Gân chính của các loài được phân biệt qua hình dạng đặc thù của các bó dẫn.

a. Vẹt trụ b. Vẹt tách

c. Vẹt đen d. Vẹt dù

e. Trang f. Trang ổi Hình 4.17: Hình dạng gân lá sau khi giải phẫu của 6 loài

57

Hình 4.17 cho thấy mỗi loài có những đặc trưng riêng về bề dày, hình dạng bề

mặt lá, hình dạng bó dẫn…

- Vẹt trụ có bề mặt lá hình chữ V, hình dạng bó dẫn giống hình hạt đậu.

- Vẹt tách có bề mặt lá lồi và hơi cong xuống ở giữa, hình dạng bó dẫn có hình

quả thận với nhiều chỗ lồi, lõm.

- Bề mặt lá Vẹt đen lài ở hai bên và cong xuống ở giữa, bó dẫn có hình tim.

- Vẹt dù có bề mặt lá như hình mái nhà ngược, bó dẫn có hình dạng như hình

quả thận.

- Loài Trang có bề mặt lá lồi và ở giữa cong xuống như hình chữ V, bó dẫn có

dạng như hình elip.

- Trang ổi có bề mặt lá lồi, bó dẫn có dạng hình tròn.

4.6 Bộ tiêu bản giải phẫu lá của 6 loài cây

Vẹt trụ Vẹt tách

Vẹt đen Vẹt dù

Trang Trang ổi

Hình 4.18: Bộ tiêu bản giải phẫu lá của 6 loài cây

58

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Kết quả nghiên cứu của 6 loài CNM bao gồm: Vẹt trụ, Vẹt tách, Vẹt đen, Vẹt

dù, Trang, Trang ổi có những kết luận sau:

- Sau khi xử lý số liệu, có 12 phương trình được đưa ra cho sự tương quan giữa

các chỉ tiêu lá của các loài nghiên cứu:

+ Phương trình tương quan giữa chiều rộng và chiều dài của lá gồm 6

phương trình: Phương trình tương quan giữa 2 chỉ tiêu chiều dài và chiều rộng gặp

nhiều nhất ở dạng: W = exp(-a + b*ln(L)).

+ Phương trình tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá

gồm 6 phương trình: Về mặt tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng

lá thì phương trình được chọn phổ biến nhất là: S = -a + b*L*W

- Chiều dài lá của 6 loài thuộc họ Đước: Vẹt trụ, Vẹt tách, Vẹt đen, Vẹt dù,

Trang: Vẹt dù là loài có chiều dài lá trung bình lớn nhất, Trang ổi là loài có chiều

dài lá trung bình thấp nhất. Nhìn chung chiều dài lá của 6 loài khác nhau về mặt

thống kê ở mức tin cậy là 95 %.

- Chiều rộng lá trung bình: Vẹt dù là 5,45 cm là loài có chiều rộng trung bình

lớn nhất, Trang ổi là 3,29 cm là loài có chiều rộng trung bình thấp nhất. Chiều rộng

lá trung bình giữa các loài có sự tương đồng, chỉ có Vẹt trụ là có sự khác biệt. Nhìn

chung chiều rộng lá của 6 loài khác nhau về mặt thống kê ở mức tin cậy là 95 %.

- Tỷ lệ chiều dài với chiều rộng (L/W) của lá giữa các loài đều khác nhau: Mỗi

loài có một tỷ lệ (L/W) khác nhau đặc trưng, dựa vào tỷ lệ này để phân loại các loài

thuộc họ Đước. Nhìn chung tỷ lệ giữa chiều dài với chiều rộng (L/W) lá của 6 loài

khác nhau về mặt thống kê ở mức tin cậy là 95 %.

59

- Diện tích lá giữa các loài có khác nhau : Vẹt dù có diện tích lá trung bình lớn

nhất trong 6 loài, Trang ổi có diện tích trung bình nhỏ nhất. Nhìn chung diện tích lá

của 6 loài khác nhau về mặt thống kê ở mức tin cậy là 95 %.

- Ở lá, sự hình thành cấu trúc giữ nước để pha loãng nồng độ muối cao của hạ

bì là đáp ứng môi trường nước mặn gây bất lợi cho cây. Cấu trúc ngăn cản sự mất

nước như có tầng cutin dày ở biểu bì lá, giúp cây sử dụng nước tiết kiệm trong điều

kiện thiếu nước ngọt. Rải rác trong thịt lá có các thể cứng tăng sự vững chắc cho lá.

Một số loài còn có thêm vòng mô cứng bao quanh bó dẫn.

- Đã xây dựng 6 tiêu bản cố định của 6 loài để cho học sinh, sinh viên tham

quan RNM hiểu rõ hơn về hình thái và giải phẫu lá.

5.2 Kiến nghị.

- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu không chỉ giới hạn trong họ Đước mà tiến

hành nghiên cứu tất cả các họ cây khác thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ để có cái

nhìn tổng quan hơn về loài cây RNM.

- Cần có thêm những nghiên cứu về đặc điểm của tất cả các loài cây ở RNM

Cần Giờ cũng như hoàn thiện bộ sư tập ảnh cấu tạo giải phẫu thích nghi về rễ, thân,

lá của tất cả các loài cây ở đây.

- Cần xây dựng bộ mẫu tiêu bản cố định về cấu tạo giải phẫu thích nghi của

các loài cây rừng ngập mặn ở Cần Giờ, để làm tài liệu tham khảo cho các nghiên

cứu sau này.

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT [1]. Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, 2006. “Rừng ngập mặn Cần Giờ”, trang

20 – 23.

[2]. Lê Mộng Chân – Lê Thị Huyên, 2006. “Thực vật rừng”, Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, trang 294 – 303.

[3]. Quách Văn Toàn Em, 2007. “Nghiên cứu tăng trưởng của các loài cây Cóc đỏ (Lumnitzets littorea (Jack) Voigh) với các chế độ muối khác nhau ở giai đoạn vườn ươm”, trang 7 – 10.

[4]. Nguyễn Thượng Hiền, 2005. “Giáo trình thực vật và đặc sản rừng”, khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, trang 150 – 153.

[5]. Phan Nguyên Hồng (chủ biên), Trần Văn Ba, Hoàng Thị Sản, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai Sĩ Tuấn, Lê Xuân Tuấn, 1998. “Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam kỹ thuật trồng và chăm sóc”, NXB Nông Nghiệp, trang 32 – 59.

[6]. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thục Hiền, 2007. “Vai trò của hệ sinh thái rừng ngặp mặn và rạn san hô trong việc giảm nhẹ thiên tai và cải thiện cuộc sống ở vùng ven biển”, NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang 57 – 70.

[7]. Phan Nguyên Hồng, 1999. “Rừng ngập mặn Việt Nam”, NXB Nông nghiệp, trang 24 – 60.

[8]. Trần Công Khánh, 1981. “Thực hành hình thái và giải phẫu thực vật”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội, trang 19 – 34.

[9]. Nguyễn Khoa Lân, 1997. “Giải phẫu hình thái thích nghi thực vật”, NXB Giáo dục, trang 74 – 80.

[10]. Viên Ngọc Nam. Chuyên đề “Tài nguyên rừng ngập mặn và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ”, 6 trang.

[11]. Viên Ngọc Nam, Phạm Văn Ngọt. Chuyên đề “Tổng quan và cập nhật thông tin về hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ”, 13 trang.

61

[12]. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan, 1998. “Sinh thái rừng”, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

[13]. Trần Thị Phương, 2002. “Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của loài Đước Vòi (Rhizophora stylosa Griff.) và loài Trang (Kandelia candel (L.) Druce) với các độ mặn khác nhau”, luận án tiến sĩ sinh học, trường Đại học Sư phạm, trang 39 - 57.

[14]. Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Thuận Châu, 2005. “Giáo trình sinh lý thực vật”, NXB Hà Nội, trang 47 – 48.

[15]. Hoàng Minh Tấn (chủ biên), Vũ Quang Sáng, Nguyễn Kim Thanh, 2003. “Giáo trình sinh lý thực vật”, NXB Đại học Sư phạm, trang 99 – 103.

[16]. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, 1996. “Sinh lý thực vật”, NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang 47, 48.

[17]. Bùi Văn Toàn, 2002. “Nghiên cứu sự tăng trưởng của cây Cóc trắng (Luminitzeta racemosa) trồng trong đầm nuôi tôm bỏ hoang và tái sinh tự nhiên ở Lâm viên Cần Giờ”, trang 9 – 12.

[18]. Lê Đức Tuấn, Trần Thị Kiều Oanh, Cát Văn Thành, Nguyễn Đình Quí, 2002. “Khu Dự trữ sinh quyễn rừng ngập mặn Cần Giờ”, NXB Nông nghiệp, trang 1 – 123.

[19]. Lê Thanh Thúy, 2007. “Xác định hình thái lá của một số loài cây thuộc họ Đước (Rhizophoraceae) ở Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, huyện Cần Giờ”, khóa luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học Mở TP.HCM, 75 trang.

TIẾNG NƯỚC NGOÀI

[20]. Tomlinson, 1986. “The botany of mangrove, the press Syndicate of the University of Cambridge”, 122 pages.

[21]. Chiou-Rong Sheue, Ho-Yih Liu và Jean Yong. W. H, 2003. Kandelia obovata (Rhizophoraceae), “A new mangrove species from Eastern Asia”, 1 pages.

WEB

[22]. Bản đồ huyện Cần Giờ của TP. Hồ Chí Minh, 2009. http://diaoc24g.com - Theo trang web thành phố Hồ Chí Minh.

[23]. Đến 2010 sẽ phục hồi 85 % diện tích RNM, 2004. http://vnexpress.net. [24]. Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, 2011. http://tim.vietbao.vn.

[25]. RNM biến mất nhanh hơn rừng trên cạn, 2010. http://www.thiennhien.net.

62

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

SỐ LIỆU CHỈ TIÊU LÁ CỦA 6 LOÀI CÂY

P.1.1 Vẹt trụ

STT L (cm) W (cm) S (cm2) L/W

Bc - 1 7,16 2,98 14,81 2,40

Bc - 2 7,88 4,05 22,24 1,95

Bc - 3 9,77 4,51 29,84 2,16

Bc - 4 11,37 4,76 36,59 2,39

Bc - 5 7,04 2,87 13,85 2,45

Bc - 6 8,38 4,14 24,02 2,02

Bc - 7 9,68 4,65 30,03 2,08

Bc - 8 11,38 5,45 41,83 2,09

Bc - 9 6,85 2,77 13,06 2,47

Bc - 10 8,18 3,39 19,26 2,42

Bc - 11 9,32 4,20 26,66 2,22

Bc - 12 11,27 5,06 38,73 2,23

Bc - 13 6,89 2,93 13,99 2,35

Bc - 14 8,48 3,55 20,51 2,39

Bc - 15 9,63 4,33 28,28 2,22

Bc - 16 10,85 4,93 35,82 2,20

Bc - 17 7,33 3,00 14,95 2,45

Bc - 18 8,48 3,78 22,28 2,24

63

Bc - 19 9,83 4,47 29,48 2,20

Bc - 20 10,90 5,01 36,14 2,18

Bc - 21 8,23 3,26 17,98 2,52

Bc - 22 9,83 4,09 27,06 2,40

Bc - 23 10,53 4,69 32,76 2,24

Bc - 24 11,18 5,38 40,32 2,08

Bc - 25 6,06 2,31 9,66 2,62

Bc - 26 7,10 2,55 12,51 2,78

Bc - 27 8,08 3,15 17,74 2,57

Bc - 28 9,88 4,52 29,55 2,19

Bc - 29 7,10 3,19 15,14 2,22

Bc - 30 7,97 3,23 17,41 2,47

Bc - 31 9,71 4,04 26,13 2,40

Bc - 32 10,84 4,91 35,77 2,21

P.1.2 Vẹt tách

STT L (cm) W (cm) S (cm2) L/W

Bp - 1 2,50 6,35 10,76 0,39

Bp - 2 3,31 8,79 20,41 0,38

Bp - 3 3,63 9,98 24,43 0,36

Bp - 4 4,90 12,39 42,79 0,40

Bp - 5 3,48 8,11 19,62 0,43

Bp - 6 3,97 9,58 25,71 0,41

Bp - 7 3,99 10,44 28,87 0,38

Bp - 8 4,34 12,09 37,56 0,36

Bp - 9 3,28 8,89 20,10 0,37

Bp - 10 4,26 10,07 30,75 0,42

Bp - 11 4,11 11,23 32,50 0,37

64

Bp - 12 4,71 12,54 43,65 0,38

Bp - 13 2,34 6,98 11,91 0,33

Bp - 14 3,20 8,52 19,06 0,38

Bp - 15 3,74 9,35 24,33 0,40

Bp - 16 4,05 10,47 29,59 0,39

Bp - 17 3,01 8,43 17,80 0,36

Bp - 18 3,33 9,08 20,18 0,37

Bp - 19 3,76 9,38 24,68 0,40

Bp - 20 3,94 9,88 27,26 0,40

Bp - 21 3,25 8,55 18,98 0,38

Bp - 22 3,47 9,29 22,29 0,37

Bp - 23 3,96 9,97 28,14 0,40

Bp - 24 4,06 10,44 28,76 0,39

Bp - 25 3,38 8,94 20,71 0,38

Bp - 26 3,40 9,33 21,66 0,36

Bp - 27 3,75 10,17 25,68 0,37

Bp - 28 3,94 10,24 27,65 0,38

Bp - 29 3,58 9,24 22,52 0,39

Bp - 30 3,72 9,45 24,28 0,39

Bp - 31 3,53 9,80 23,69 0,36

Bp - 32 3,63 9,90 24,78 0,37

P.1.3 Vẹt đen

STT L (cm) W (cm) S (cm2) L/W

Bs - 1 8,78 3,25 19,11 2,70

Bs - 2 9,40 3,64 23,05 2,58

Bs - 3 10,47 3,78 26,27 2,77

Bs - 4 11,38 4,55 33,59 2,50

65

Bs - 5 7,56 2,79 13,90 2,71

Bs - 6 9,96 3,36 22,25 2,97

Bs - 7 10,09 3,66 25,47 2,76

Bs - 8 11,16 4,52 34,34 2,47

Bs - 9 7,33 2,70 13,46 2,72

Bs - 10 9,07 3,23 19,02 2,81

Bs - 11 11,93 3,35 26,22 3,56

Bs - 12 13,03 4,48 39,40 2,91

Bs - 13 6,88 2,35 11,06 2,93

Bs - 14 9,40 4,14 25,61 2,27

Bs - 15 11,18 4,16 30,79 2,69

Bs - 16 12,64 4,80 39,74 2,63

Bs - 17 7,90 2,98 16,41 2,65

Bs - 18 9,90 3,50 23,32 2,83

Bs - 19 10,98 4,43 32,64 2,48

Bs - 20 12,62 4,90 40,85 2,58

Bs - 21 8,74 3,01 17,79 2,90

Bs - 22 10,31 3,85 27,98 2,68

Bs - 23 12,37 4,67 39,47 2,65

Bs - 24 13,28 4,81 45,03 2,76

Bs - 25 7,94 3,07 16,71 2,58

Bs - 26 9,89 3,13 20,94 3,16

Bs - 27 11,52 3,60 29,11 3,20

Bs - 28 13,38 4,72 44,55 2,83

Bs - 29 7,79 3,14 16,74 2,48

Bs - 30 9,31 3,60 22,84 2,59

Bs - 31 11,17 4,34 34,22 2,57

Bs - 32 12,24 5,15 42,72 2,37

66

P.1.4 Vẹt dù

STT L (cm) W (cm) S (cm2) L/W

Bg - 1 11,94 4,85 38,81 2,46

Bg - 2 12,80 5,64 47,80 2,27

Bg - 3 13,85 5,68 53,09 2,44

Bg - 4 15,04 6,32 63,29 2,38

Bg - 5 10,15 4,14 28,63 2,45

Bg - 6 12,55 5,39 46,09 2,33

Bg - 7 13,87 5,61 52,03 2,47

Bg - 8 14,26 6,32 59,68 2,26

Bg - 9 10,98 4,46 33,50 2,46

Bg - 10 12,42 5,79 49,16 2,15

Bg - 11 13,44 5,75 51,35 2,34

Bg - 12 14,06 6,74 65,02 2,09

Bg - 13 10,19 4,22 29,13 2,41

Bg - 14 11,50 4,27 34,34 2,69

Bg - 15 13,95 5,56 53,21 2,51

Bg - 16 14,48 6,33 61,43 2,29

Bg - 17 10,28 4,07 28,40 2,52

Bg - 18 12,56 5,53 46,70 2,27

Bg - 19 13,89 6,32 58,55 2,20

Bg - 20 14,82 6,23 62,48 2,38

Bg - 21 12,65 5,49 46,89 2,30

Bg - 22 13,89 5,31 49,79 2,62

Bg - 23 14,27 5,76 55,05 2,48

Bg - 24 16,33 6,74 75,54 2,42

Bg - 25 9,86 3,68 24,46 2,68

67

Bg - 26 12,40 5,24 42,54 2,37

Bg - 27 13,44 5,83 52,73 2,31

Bg - 28 14,38 5,76 55,58 2,50

Bg - 29 11,76 4,35 34,74 2,71

Bg - 30 12,10 5,35 42,92 2,26

Bg - 31 14,26 5,88 56,14 2,43

Bg - 32 15,30 5,91 61,37 2,59

P.1.5 Trang

STT L (cm) W (cm) S (cm2) L/W

Kc - 1 8,42 3,29 20,38 2,55

Kc - 2 9,68 3,95 29,09 2,45

Kc - 3 10,72 4,21 33,91 2,55

Kc - 4 11,89 4,66 42,90 2,55

Kc - 5 7,20 2,99 16,40 2,41

Kc - 6 9,38 3,75 26,49 2,50

Kc - 7 10,09 4,05 31,21 2,49

Kc - 8 12,02 4,61 43,01 2,61

Kc - 9 6,95 2,84 15,48 2,45

Kc - 10 8,08 3,34 20,25 2,42

Kc - 11 9,46 3,34 23,88 2,83

Kc - 12 10,63 4,51 36,62 2,36

Kc - 13 6,95 2,64 13,60 2,64

Kc - 14 8,63 3,24 21,56 2,66

Kc - 15 9,84 4,05 30,30 2,43

Kc - 16 11,31 4,11 35,44 2,75

Kc - 17 7,29 2,99 16,30 2,44

Kc - 18 9,43 3,80 27,63 2,48

68

Kc - 19 10,34 4,00 32,09 2,58

Kc - 20 10,98 4,26 35,71 2,58

Kc - 21 7,29 2,69 15,09 2,71

Kc - 22 8,29 3,24 20,60 2,56

Kc - 23 9,09 3,50 24,84 2,60

Kc - 24 10,05 3,70 28,33 2,72

Kc - 25 7,08 2,64 14,50 2,69

Kc - 26 8,42 3,14 20,43 2,68

Kc - 27 9,38 3,10 22,35 3,03

Kc - 28 10,34 4,00 31,55 2,58

Kc - 29 6,57 2,59 12,70 2,54

Kc - 30 8,16 3,19 19,58 2,56

Kc - 31 9,46 3,80 27,51 2,49

Kc - 32 10,59 3,90 31,70 2,71

P.1.6 Trang ổi

STT L (cm) W (cm) S (cm2) L/W

Ko - 1 7,00 3,04 16,47 2,30

Ko - 2 9,42 3,50 26,17 2,69

Ko - 3 10,65 4,06 32,98 2,62

Ko - 4 12,14 4,31 40,51 2,82

Ko - 5 6,53 2,53 12,64 2,58

Ko - 6 7,71 2,99 17,03 2,58

Ko - 7 9,51 3,85 27,91 2,47

Ko - 8 10,97 3,80 32,29 2,89

Ko - 9 6,83 2,79 14,38 2,45

Ko - 10 8,63 3,45 22,10 2,50

Ko - 11 10,30 4,21 33,45 2,45

69

Ko - 12 11,69 4,06 37,00 2,88

Ko - 13 6,41 2,84 13,84 2,26

Ko - 14 8,55 3,15 20,53 2,72

Ko - 15 9,34 3,45 25,22 2,71

Ko - 16 10,63 4,41 36,23 2,41

Ko - 17 6,32 2,38 11,39 2,65

Ko - 18 7,20 2,94 16,57 2,45

Ko - 19 9,46 3,35 24,68 2,83

Ko - 20 10,01 4,21 32,40 2,38

Ko - 21 5,95 2,28 10,45 2,61

Ko - 22 7,50 3,04 16,63 2,46

Ko - 23 8,79 3,30 22,14 2,67

Ko - 24 10,89 3,60 29,51 3,03

Ko - 25 6,87 2,64 14,24 2,61

Ko - 26 7,70 2,53 14,97 3,04

Ko - 27 8,92 2,84 19,54 3,14

Ko - 28 10,06 3,10 23,84 3,25

Ko - 29 5,82 2,48 10,94 2,34

Ko - 30 7,16 3,04 16,48 2,35

Ko - 31 8,54 3,04 19,74 2,81

Ko - 32 10,01 4,00 30,41 2,50

70

PHỤ LỤC 2

CÁC ĐẶC TRƯNG THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC CHỈ TIÊU CỦA LÁ

CÁC LOÀI CÂY

P.2.1 Vẹt trụ

Chỉ tiêu thống kê L (cm) W (cm) S (cm2) L/W

Mean 8,97 3,94 24,82 2,31

Standard Error 0,28 0,16 1,64 0,03

Median 8,90 4,07 25,08 2,24

Mode #N/A #N/A #N/A #N/A

Standard Deviation 1,59 0,88 9,29 0,19

Sample Variance 2,53 0,78 86,31 0,03

Kurtosis -1,25 -1,17 -1,16 0,06

Skewness 0,00 -0,08 0,18 0,37

Range 5,31 3,13 32,17 0,84

Minimum 6,06 2,31 9,66 1,95

Maximum 11,38 5,45 41,83 2,78

Sum 287,18 126,14 794,39 73,83

Count 32 32 32 32

Confidence Level(95.0%) 0,57 0,32 3,35 0,07

CV % 17,7 22,4 37,4 8,1

P.2.2 Vẹt tách

Chỉ tiêu thống kê L (cm) W (cm) S (cm2) L/W

Mean 9,62 3,67 25,03 2,63

Standard Error 0,23 0,10 1,28 0,02

Median 9,51 3,67 24,38 2,64

Mode #N/A 3,63 #N/A #N/A

71

Standard Deviation 1,33 0,54 7,24 0,14

Sample Variance 1,76 0,29 52,44 0,02

Kurtosis 1,13 1,03 1,37 0,65

Skewness 0,07 -0,20 0,75 0,03

Range 6,18 2,56 32,89 0,66

Minimum 6,35 2,34 10,76 2,33

Maximum 12,54 4,90 43,65 2,99

Sum 307,86 117,48 801,07 84,10

Count 32 32 32 32

Confidence Level(95.0%) 0,48 0,19 2,61 0,05

CV % 13,8 14,7 28,9 5,2

P.2.3 Vẹt đen

Chỉ tiêu thống kê L (cm) W (cm) S (cm2) L/W

Mean 10,30 3,80 27,33 2,73

Standard Error 0,33 0,13 1,74 0,05

Median 10,20 3,65 25,91 2,70

Mode #N/A 3,60 #N/A #N/A

Standard Deviation 1,87 0,75 9,83 0,25

Sample Variance 3,48 0,56 96,60 0,06

Kurtosis -0,98 -1,09 -1,01 2,78

Skewness -0,08 0,06 0,28 1,23

Range 6,50 2,80 33,97 1,29

Minimum 6,88 2,35 11,06 2,27

Maximum 13,38 5,15 45,03 3,56

Sum 329,57 121,64 874,59 87,30

Count 32 32 32 32

Confidence Level(95.0%) 0,67 0,27 3,54 0,09

CV % 18,1 19,7 36,0 9,3

72

P.2.4 Vẹt dù

Chỉ tiêu thống kê L (cm) W (cm) S (cm2) L/W

Mean 13,05 5,45 48,76 2,41

Standard Error 0,29 0,14 2,19 0,03

Median 13,44 5,63 50,57 2,42

Mode 13,89 6,74 #N/A #N/A

Standard Deviation 1,63 0,81 12,38 0,15

Sample Variance 2,66 0,66 153,20 0,02

Kurtosis -0,46 -0,44 -0,43 -0,18

Skewness -0,36 -0,57 -0,23 0,13

Range 6,47 3,06 51,08 0,62

Minimum 9,86 3,68 24,46 2,09

Maximum 16,33 6,74 75,54 2,71

Sum 417,67 174,52 1560,42 77,01

Count 32 32 32 32

Confidence Level(95.0%) 0,59 0,29 4,46 0,05

CV % 12,5 14,9 25,4 6,3

P.2.5 Trang

Chỉ tiêu thống kê L (cm) W (cm) S (cm2) L/W

Mean 9,19 3,57 25,67 2,58

Standard Error 0,27 0,11 1,48 0,02

Median 9,40 3,60 25,66 2,56

Mode 8,42 3,34 #N/A #N/A

Standard Deviation 1,52 0,60 8,39 0,14

Sample Variance 2,31 0,36 70,32 0,02

Kurtosis -0,90 -0,99 -0,69 2,17

Skewness -0,03 0,03 0,30 1,10

73

Range 5,44 2,08 30,31 0,67

Minimum 6,57 2,59 12,70 2,36

Maximum 12,02 4,66 43,01 3,03

Sum 293,99 114,13 821,42 82,58

Count 32 32 32 32

Confidence Level(95.0%) 0,55 0,22 3,02 0,05

CV % 16,5 16,9 32,7 5,4

P.2.6 Trang ổi

Chỉ tiêu thống kê L (cm) W (cm) S (cm2) L/W

Mean 8,67 3,29 22,58 2,64

Standard Error 0,31 0,11 1,51 0,04

Median 8,71 3,12 21,32 2,61

Mode #N/A 2,53 #N/A #N/A

Standard Deviation 1,77 0,61 8,56 0,25

Sample Variance 3,15 0,38 73,32 0,06

Kurtosis -1,06 -1,00 -0,96 -0,05

Skewness 0,10 0,27 0,41 0,70

Range 6,32 2,13 30,06 0,99

Minimum 5,82 2,28 10,45 2,26

Maximum 12,14 4,41 40,51 3,25

Sum 277,49 105,18 722,65 84,45

Count 32 32 32 32

Confidence Level(95.0%) 0,64 0,22 3,09 0,09

CV % 20,5 18,7 37,9 9,5

74

PHỤ LỤC 3 TƯƠNG QUAN CÁC CHỈ TIÊU CỦA LÁ CÁC LOÀI CÂY

P.3.1 Vẹt trụ

Simple Regression - W vs. L

Dependent variable: W

Independent variable: L

Square root-Y logarithmic-X model: Y = (a + b*ln(X))2

Coefficients

Least Squares Standard T

Parameter Estimate Error Statistic P-Value

Intercept -0,6419 0,1397 -4,5962 0,000

Slope 1,2002 0,0639 18,7857 0,000

Analysis of Variance

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Model 1,4664 1 1,4664 352,90 0,000

Residual 0,1247 30 0,0042

Total (Corr.) 1,5911 31

Correlation Coefficient = 0,9600

R-squared = 92,1651 percent

R-squared (adjusted for d.f.) = 91,9039 percent

Standard Error of Est. = 0,0645

Mean absolute error = 0,0456

Durbin-Watson statistic = 2,6416 (P=0,9549)

Lag 1 residual autocorrelation = -0,3342

The Statadvisor

The output shows the results of fitting a square root-Y logarithmic-X model to

75

describe the relationship between W and L. The equation of the fitted model is

W = (-0,6419 + 1,2002*ln(L))2

Multiple Regression - S

Dependent variable: S

Independent variables: L*W

Standard T

Parameter Estimate Error Statistic P-Value

CONSTANT 0,5791 0,1578 3,671 0,001

L*W 0,6609 0,0040 164,243 0,000

Analysis of Variance

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Model 2672,92 1 2.672,92 26.975 0.000

Residual 2,97 30 0,0991

Total (Corr.) 2.675,89 31

R-squared = 99,89 percent

R-squared (adjusted for d.f.) = 99,89 percent

Standard Error of Est. = 0,3148

Mean absolute error = 0,2496

Durbin-Watson statistic = 1,7167 (P=0,2107)

Lag 1 residual autocorrelation = 0,1388

The Statadvisor

The output shows the results of fitting a multiple linear regression model to describe

the relationship between S and 1 independent variables. The equation of the fitted

model is

S = 0,5791 + 0,6609*L*W

76

P.3.2 Vẹt tách

Simple Regression - W vs. L

Dependent variable: W

Independent variable: L

Multiplicative model: Y = a*Xb

Coefficients

Least Squares Standard T

Parameter Estimate Error Statistic P-Value

Intercept -1,0133 0,1519 -6,6717 0,000

Slope 1,0216 0,0672 15,1931 0,000

NOTE: intercept = ln(a)

Analysis of Variance

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Model 0,6483 1 0,6483 230,83 0,000

Residual 0,0843 30 0,0028

Total (Corr.) 0,7325 31

Correlation Coefficient = 0,9407

R-squared = 88,50 percent

R-squared (adjusted for d.f.) = 88,12 percent

Standard Error of Est. = 0,0530

Mean absolute error = 0,0409

Durbin-Watson statistic = 2,9932 (P=0,9978)

Lag 1 residual autocorrelation = -0,5092

The Statadvisor

The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the

77

relationship between W and L. The equation of the fitted model is

W = exp(-1,0133 + 1,0216*ln(L)) or ln(W) = -1,0133 + 1,0216*ln(L)

Multiple Regression - S

Dependent variable: S

Independent variables: L*W

Standard T

Parameter Estimate Error Statistic P-Value

CONSTANT -1,1795 0,4067 -2,9002 0,007

L*W 0,7285 0,0109 66,7799 0,000

Analysis of Variance

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Model 1.614,57 1 1.614,57 4.459,55 0,000

Residual 10,86 30 0,3621

Total (Corr.) 1.625,43 31

R-squared = 99,33 percent

R-squared (adjusted for d.f.) = 99,31 percent

Standard Error of Est. = 0,6017

Mean absolute error = 0,4363

Durbin-Watson statistic = 1,4374 (P=0,0503)

Lag 1 residual autocorrelation = 0,2726

The Statadvisor

The output shows the results of fitting a multiple linear regression model to describe

the relationship between S and 1 independent variables. The equation of the fitted

model is

S = -1,1795 + 0,7285*L*W

78

P.3.3 Vẹt đen

Simple Regression - W vs. L

Dependent variable: W

Independent variable: L

Reciprocal-Y logarithmic-X model: Y = 1/(a + b*ln(X))

Coefficients

Least Squares Standard T

Parameter Estimate Error Statistic P-Value

Intercept 0,9041 0,0565 15,9975 0,000

Slope -0,2723 0,0243 -11,1901 0,000

Analysis of Variance

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Model 0,0805 1 0,0805 125,22 0,000

Residual 0,0193 30 0,0006

Total (Corr.) 0,0998 31

Correlation Coefficient = -0,8982

R-squared = 80,67 percent

R-squared (adjusted for d.f.) = 80,03 percent

Standard Error of Est. = 0,0254

Mean absolute error = 0,0187

Durbin-Watson statistic = 1,5386 (P=0,0627)

Lag 1 residual autocorrelation = 0,1692

The Statadvisor

The output shows the results of fitting a reciprocal-Y logarithmic-X model to

describe the relationship between W and L. The equation of the fitted model is

79

W = 1/(0,9041 – 0,2723*ln(L))

Multiple Regression - S

Dependent variable: S

Independent variables: L2*W

Standard T

Parameter Estimate Error Statistic P-Value

CONSTANT 8,1657 0,4804 16,9984 0,000

L2*W 0,0435 0,0010 44,6249 0,000

Analysis of Variance

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Model 2.950,88 1 2950,88 1.991 0,000

Residual 44,46 30 1,48

Total (Corr.) 2.995,33 31

R-squared = 98,52 percent

R-squared (adjusted for d.f.) = 98,47 percent

Standard Error of Est. = 1,2173

Mean absolute error = 0,8991

Durbin-Watson statistic = 1,4119 (P=0,0456)

Lag 1 residual autocorrelation = 0,2829

The StatAdvisor

The output shows the results of fitting a multiple linear regression model to describe

the relationship between S and 1 independent variables. The equation of the fitted

model is

S = 8,1657 + 0,0435*L2*W

80

P.3.4 Vẹt dù

Simple Regression - W vs. L

Dependent variable: W

Independent variable: L

S-curve model: Y = exp(a + b/X)

Coefficients

Least Squares Standard T

Parameter Estimate Error Statistic P-Value

Intercept 2,7762 0,0802 34,6043 0,000

Slope -14,0171 1,0214 -13,7237 0,000

NOTE: intercept = ln(a)

Analysis of Variance

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Model 0,6675 1 0,6675 188,34 0,000

Residual 0,1063 30 0,0035

Total (Corr.) 0,7738 31

Correlation Coefficient = -0,9288

R-squared = 86,26 percent

R-squared (adjusted for d.f.) = 85,80 percent

Standard Error of Est. = 0,0595

Mean absolute error = 0,0463

Durbin-Watson statistic = 1,8493 (P=0,2665)

Lag 1 residual autocorrelation = 0,0623

The Statadvisor

The output shows the results of fitting a S-curve model model to describe the

81

relationship between W and L. The equation of the fitted model is

W = exp(2,7762 – 14,0171/L)

Multiple Regression - S

Dependent variable: S

Independent variables: L

W

Standard T

Parameter Estimate Error Statistic P-Value

CONSTANT -44,1453 1,8873 -23,3912 0,000

L 3,8975 0,3424 11,3844 0,000

W 7,7080 0,6893 11,1822 0,000

Analysis of Variance

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Model 4701,62 2 2.350 1422 0,000

Residual 47,93 29 1,6527

Total (Corr.) 4749,55 31

R-squared = 98,99 percent

R-squared (adjusted for d.f.) = 98,92 percent

Standard Error of Est. = 1,2856

Mean absolute error = 0,9370

Durbin-Watson statistic = 1,7033 (P=0,1964)

Lag 1 residual autocorrelation = 0,1375

The StatAdvisor

The output shows the results of fitting a multiple linear regression model to describe

the relationship between S and 2 independent variables. The equation of the fitted

82

model is

S = -44,1453 + 3,8975*L + 7,7080*W

P.3.5 Trang

Simple Regression - W vs. L

Dependent variable: W

Independent variable: L

Multiplicative model: Y = a*Xb

Coefficients

Least Squares Standard T

Parameter Estimate Error Statistic P-Value

Intercept -0,8682 0,1242 -6,9895 0,000

Slope 0,9644 0,0562 17,1617 0,000

NOTE: intercept = ln(a)

Analysis of Variance

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Model 0,8290 1 0,8290 294 0,000

Residual 0,0844 30 0,0028

Total (Corr.) 0,9134 31

Correlation Coefficient = 0,9527

R-squared = 90,76 percent

R-squared (adjusted for d.f.) = 90,45 percent

Standard Error of Est. = 0,053

Mean absolute error = 0,0393

Durbin-Watson statistic = 2,7586 (P=0,9804)

Lag 1 residual autocorrelation = -0,3794

83

The Statadvisor

The output shows the results of fitting a multiplicative model to describe the

relationship between W and L. The equation of the fitted model is

W = exp(-0,8682 + 0,9644*ln(L)) or ln(W) = -0,8682 + 0,9644*ln(L)

Multiple Regression - S

Dependent variable: S

Independent variables: L2*W

Standard T

Parameter Estimate Error Statistic P-Value

CONSTANT 7,9523 0,3250 24,4668 0,000

L2*W 0,0546 0,0009 60,0918 0,000

Analysis of Variance

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Model 2162,19 1 2.162,19 3611 0,000

Residual 17,96 30 0,60

Total (Corr.) 2.180,15 31

R-squared = 99,18 percent

R-squared (adjusted for d.f.) = 99,15 percent

Standard Error of Est. = 0,774

Mean absolute error = 0,6262

Durbin-Watson statistic = 2,3947 (P=0,8724)

Lag 1 residual autocorrelation = -0,2005

The Statadvisor

The output shows the results of fitting a multiple linear regression model to describe

the relationship between S and 1 independent variables. The equation of the fitted

84

model is

S = 7,9523 + 0,0546*L2*W

P.3.6 Trang ổi

Simple Regression - W vs. L

Dependent variable: W

Independent variable: L

Double reciprocal model: Y = 1/(a + b/X)

Coefficients

Least Squares Standard T

Parameter Estimate Error Statistic P-Value

Intercept 0,0647 0,0228 2,8370 0,008

Slope 2,0784 0,1856 11,2011 0,000

Analysis of Variance

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Model 0,0868 1 0,0868 125 0,000

Residual 0,0208 30 0,0007

Total (Corr.) 0,1076 31

Correlation Coefficient = 0,8984

R-squared = 80,70 percent

R-squared (adjusted for d.f.) = 80,06 percent

Standard Error of Est. = 0,0263

Mean absolute error = 0,0204

Durbin-Watson statistic = 2,1707 (P=0,6168)

Lag 1 residual autocorrelation = -0,0940

The StatAdvisor

85

The output shows the results of fitting a double reciprocal model to describe the

relationship between W and L. The equation of the fitted model is

W = 1/(0.0646698 + 2.07842/L)

Multiple Regression - S

Dependent variable: S

Independent variables: L

W

Standard T

Parameter Estimate Error Statistic P-Value

CONSTANT -22,2311 0,8909 -24,9549 0,000

L 2,4924 0,2037 12,2364 0,000

W 7,0564 0,5882 11,9958 0,000

Analysis of Variance

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Model 2248,87 2 1124,44 1356 0,000

Residual 24,05 29 0,8291

Total (Corr.) 2272,92 31

R-squared = 98,94 percent

R-squared (adjusted for d.f.) = 98,87 percent

Standard Error of Est. = 0,9106

Mean absolute error = 0,6912

Durbin-Watson statistic = 1,9173 (P=0,4056)

Lag 1 residual autocorrelation = 0,0346

The StatAdvisor

The output shows the results of fitting a multiple linear regression model to describe

86

the relationship between S and 2 independent variables. The equation of the fitted

model is

S = -22,2311 + 2,4924*L + 7,0564*W

87

PHỤ LỤC 4

PHÂN TÍCH ANOVA SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU LÁ

GIỮA CÁC LOÀI CÂY

P.4.1 Chiều dài

ANOVA Table for L by Loài

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Between groups 416,56 5 83,3111 31,47 0,000

Within groups 492,44 186 2,6475

Total (Corr.) 908,1 191

Table of Means for L by Loài with 95.0 percent LSD intervals

Stnd. error

Loài Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit

Trang 32 9,19 0,29 8,79 9,59

Trang ổi 32 8,67 0,29 8,27 9,07

Vẹt đen 32 10,30 0,29 9,90 10,70

Vet dù 32 13,05 0,29 12,65 13,45

Vẹt tách 32 9,62 0,29 9,22 10,02

Vẹt trụ 32 8,97 0,29 8,57 9,38

Total 192 9,97

Multiple Range Tests for L by Loài

Method: 95.0 percent LSD

88

Loài Count Mean Homogeneous Groups

Trang ổi 32 8,67 X

Vẹt trụ 32 8,97 XX

Trang 32 9,19 XX

Vẹt tách 32 9,62 XX

Vẹt đen 32 10,30 X

Vẹt dù 32 13,05 X

Contrast Sig. Difference +/- Limits

Trang - Trang ổi 0,52 0,80

Trang – Vẹt đen * -1,11 0,80

Trang – Vẹt dù * -3,86 0,80

Trang – Vẹt tách -0,43 0,80

Trang – Vẹt trụ 0,21 0,80

Trang ổi – Vẹt đen * -1,63 0,80

Trang ổi – Vẹt dù * -4,38 0,80

Trang ổi – Vẹt tách * -0,95 0,80

Trang ổi - Vẹt trụ -0,30 0,80

Vẹt đen - Vẹt dù * -2,75 0,80

Vẹt đen - Vẹt tách 0,68 0,80

Vẹt đen - Vẹt trụ * 1,33 0,80

Vẹt dù - Vẹt tách * 3,43 0,80

Vẹt dù - Vẹt trụ * 4,08 0,80

Vẹt tách - Vet trụ 0,65 0,80

* denotes a statistically significant difference.

89

P.4.2 Chiều rộng

ANOVA Table for W by Loài

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Between groups 94,27 5 18,85 37,37 0,000

Within groups 93,83 186 0,51

Total (Corr.) 188,10 191

Table of Means for W by Loài with 95.0 percent LSD intervals

Stnd. error

Loài Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit

Trang 32 3,567 0,13 3,40 3,74

Trang ổi 32 3,29 0,13 3,11 3,46

Vẹt đen 32 3,80 0,13 3,63 3,98

Vẹt dù 32 5,45 0,13 5,28 5,63

Vẹt tách 32 3,67 0,13 3,50 3,85

Vẹt trụ 32 3,94 0,13 3,77 4,12

Total 192 3,95

Multiple Range Tests for W by Loài

Method: 95.0 percent LSD

90

Loài Count Mean Homogeneous Groups

Trang ổi 32 3,29 X

Trang 32 3,57 XX

Vẹt tách 32 3,67 XX

Vẹt đen 32 3,80 XX

Vẹt trụ 32 3,94 X

Vẹt dù 32 5,45 X

Contrast Sig. Difference +/- Limits

Trang - Trang ổi 0,28 0,35

Trang – Vẹt đen -0,24 0,35

Trang - Vẹt dù * -1,89 0,35

Trang - Vẹt tách -0,11 0,35

Trang - Vẹt trụ * -0,38 0,35

Trang ổi - Vẹt đen * -0,51 0,35

Trang ổi - Vẹt dù * -2,17 0,35

Trang ổi - Vẹt tách * -0,39 0,35

Trang ổi - Vẹt trụ * -0,65 0,35

Vẹt đen - Vẹt dù * -1,65 0,35

Vẹt đen - Vẹt tách 0,13 0,35

Vẹt đen - Vẹt trụ -0,14 0,35

Vẹt dù - Vẹt tách * 1,78 0,35

Vẹt dù - Vẹt trụ * 1,51 0,35

Vẹt tách - Vẹt trụ -0,27 0,35

* denotes a statistically significant difference.

91

P.4.3 Diện tích

ANOVA Table for S by Loài

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Between groups 15.321 5 3.064 34,54 0,000

Within groups 16.499 186 88,71

Total (Corr.) 31.820 191

Table of Means for S by Loài with 95.0 percent LSD intervals

Stnd. error

Loài Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit

Trang 32 25,67 1,67 23,35 27,99

Trang ổi 32 22,58 1,67 20,26 24,91

Vet đen 32 27,33 1,67 25,01 29,65

Vet dù 32 48,76 1,67 46,44 51,09

Vet tách 32 25,03 1,67 22,71 27,36

Vet trụ 32 24,83 1,67 22,50 27,15

Total 192 29,04

Multiple Range Tests for S by Loài

Method: 95.0 percent LSD

Loài Count Mean Homogeneous Groups

Trang ổi 32 22,58 X

Vet trụ 32 24,83 XX

Vet tách 32 25,03 XX

Trang 32 25,67 XX

Vet đen 32 27,33 X

Vet dù 32 48,76 X

92

Contrast Sig. Difference +/- Limits

Trang - Trang ổi 3,09 4,65

Trang - Vẹt đen -1,66 4,65

Trang - Vẹt dù * -23,10 4,65

Trang - Vẹt tách 0,64 4,65

Trang - Vẹt trụ 0,85 4,65

Trang ổi - Vẹt đen * -4,75 4,65

Trang ổi - Vẹt dù * -26,18 4,65

Trang ổi - Vẹt tách -2,45 4,65

Trang ổi - Vẹt trụ -2,24 4,65

Vẹt đen - Vẹt dù * -21,43 4,65

Vẹt đen - Vẹt tách 2,30 4,65

Vẹt đen - Vẹt trụ 2,51 4,65

Vẹt dù - Vẹt tách * 23,73 4,65

Vẹt dù - Vẹt trụ * 23,94 4,65

Vẹt tách - Vẹt trụ 0,21 4,65

* denotes a statistically significant difference.

P.4.4 Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng

ANOVA Table for L_W by Loài

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value

Between groups 4,08 5 0,82 21,97 0,000

Within groups 6,94 187 0,04

Total (Corr.) 11,02 192

Table of Means for L_W by Loài with 95.0 percent LSD intervals

93

Stnd. error

Loài Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit

Trang 32 2,58 0,03

2,53 2,63

Trang ổi 33 2,65 0,03

2,60 2,69

Vẹt đen 32 2,73 0,03

2,68 2,78

Vẹt dù 32 2,41 0,03

2,36 2,46

Vẹt tách 32 2,63 0,03 2,58 2,68

Vẹt trụ 32 2,31 0,03 2,26 2,35

Total 193 2,55

Multiple Range Tests for L_W by Loài

Method: 95.0 percent LSD

Loài Count Mean Homogeneous Groups

Vet trụ 32 2,07 X

Vet dù 32 2,08 X

Trang 32 2,81 X

Vẹt tách 32 2,63 X

Trang ổi 33 2,65 XX

Vẹt đen 32 2,73 X

Contrast Sig. Difference +/- Limits

Trang - Trang ổi -0,06 0,09

Trang - Vẹt đen * -0,15 0,10

Trang - Vẹt dù * 0,17 0,10

Trang - Vẹt tách -0,05 0,10

94

Trang - Vẹt trụ * 0,28 0,10

Trang ổi - Vẹt đen -0,08 0,10

Trang ổi - Vẹt dù * 0,24 0,10

Trang ổi - Vẹt tách 0,02 0,10

Trang ổi - Vẹt trụ * 0,34 0,10

Vẹt đen - Vẹt dù * 0,32 0,10

Vẹt đen - Vẹt tách * 0,10 0,10

Vẹt đen - Vẹt trụ * 0,42 0,10

Vẹt dù - Vẹt tách * -0,22 0,10

Vẹt dù - Vẹt trụ * 0,10 0,10

Vẹt tách - Vẹt trụ * 0,32 0,10

* denotes a statistically significant difference.

95

PHỤ LỤC 5

KÍCH THƯỚC CÁC TẾ BÀO SAU KHI GIẢI PHẪU LÁ

Loài Biểu bì trên Hạ bì trên Lục mô dậu Mô khuyết Biểu bì dưới Độ dày lá

Mẫu 1 1,4 4,2 11,2 12,25 1,05 43,4

Mẫu 2 1,4 4,9 11,55 12,6 1,05 32,2 Vẹt trụ

Mẫu 3 1,75 3,85 10,5 15,75 1,4 37,8

Trung bình 1,52 4,32 11,08 13,53 1,17 37,80

% 4,01 11,42 29,32 35,80 3,09 100

Mẫu 1 1,75 5,6 10,85 18,9 1,4 40,6

Mẫu 2 1,4 6,3 10,5 26,25 1,05 37,8 Vẹt tách

Mẫu 3 0,35 5,6 10,5 33,25 1,75 43,4

Trung bình 1,17 5,83 10,62 26,13 1,40 40,60

% 2,87 14,37 26,15 64,37 3,45 100

Mẫu 1 1,75 2,45 5,6 25,9 1,05 47,6

Mẫu 2 1,4 2,1 5,25 18,55 1,75 35 Vẹt đen

Mẫu 3 1,75 2,45 4,2 21,35 1,75 32,2

Trung bình 1,63 2,33 5,02 21,93 1,52 38,27

% 4,27 6,10 13,11 57,32 3,96 100

Mẫu 1 2,45 3,5 14,35 18,2 1,75 51,8

Mẫu 2 2,1 3,15 13,65 19,95 1,4 44,8 Vẹt dù

Mẫu 3 2,45 2,8 14 21 1,4 43,4

Trung bình 2,33 3,15 14,00 19,72 1,52 46,67

% 5 6,75 30 42,25 3,25 100

Mẫu 1 2,1 6,65 14,70 25,2 1,4 51,8

Mẫu 2 1,4 5,95 15,75 24,85 1,75 57,4 Trang

Mẫu 3 2,1 5,6 16,80 24,85 1,4 44,8

96

Trung bình 1,87 6,07 15,75 24,97 1,52 51,33

% 3,64 11,82 30,68 48,64 2,95 100

Mẫu 1 1,75 4,9 10,85 21,35 1,75 51,8

Mẫu 2 2,1 5,25 10,15 19,95 1,4 47,6 Trang ổi

Mẫu 3 2,45 4,2 8,75 22,05 1,4 43,4

Trung bình 2,10 4,78 9,92 21,12 1,52 47,60

% 4,41 10,05 20,83 44,36 3,19 100