58
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI LÊ MINH THUÝ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÂY SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T.L.Wu), HỌ GỪNG (Zingiberaceae), TRỒNG TẠI HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2014

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

Embed Size (px)

DESCRIPTION

các bạn liên hệ e-mail: [email protected] hoặc sms via 0949 278 106 ( không nhận cuộc gọi ) để có thể có được file. Ngoài ra nhận tải mọi tài liệu ở trang http://125.235.10.97/opacdigital/ ( thư viện đại học dược hà nội)

Citation preview

Page 1: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ MINH THUÝ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA

CÂY SA NHÂN TÍM

(Amomum longiligulare T.L.Wu),

HỌ GỪNG (Zingiberaceae), TRỒNG TẠI

HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2014

Page 2: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ MINH THUÝ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA

CÂY SA NHÂN TÍM

(Amomum longiligulare T.L.Wu),

HỌ GỪNG (Zingiberaceae), TRỒNG TẠI

HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:

ThS. Vũ Xuân Giang

Nơi thực hiện

Bộ môn Dược liệu

HÀ NỘI – 2014

Page 3: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành khoá luận tại bộ môn Dược liệu

trường Đại học Dược Hà Nội, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn

của thầy cô, bạn bè và gia đình.

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới

PGS.TS Nguyễn Viết Thân người thầy tận tuỵ, nhiệt tình đã dìu dắt, giúp đỡ tôi

trong suốt thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Vũ Xuân Giang là người thầy trực tiếp

hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn, chỉ

bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật

viên của bộ môn Dược Liệu trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi

và giúp đỡ tôi trong toàn bộ thời gian thực hiện khoá luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội

đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt những năm học vừa qua.

Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới bố mẹ, gia đình,

bạn bè, những người thân đã luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ tôi trong suốt thời

gian học tập và hoàn thành khoá luận.

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Lê Minh Thuý

Page 4: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 2

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI AMOMUM ............................................................... 2

1.1.1. Vị trí phân loại chi Amomum ....................................................................... 2

1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Amomum ................................................. 2

1.1.3. Thành phần hoá học chi Amomum ............................................................... 4

1.2. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI AMOMUM CÓ Ở VIỆT NAM ... 5

1.2.1. Loài Amomum longiligulare T.L. Wu .......................................................... 5

1.2.2. Loài Amomum villosum Lour. .................................................................... 10

1.2.3. Loài Amomum thyrsoideum Gagn. ............................................................. 11

1.2.4. Loài Amomum ovoideum Pierre ex Gagnep. ............................................... 12

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ...................................................................................................................... 13

2.1. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu .......................................................... 13

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 13

2.1.2. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................. 13

2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 14

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu hiển vi ................................................................ 14

2.2.2. Phương pháp hoá học ................................................................................ 14

2.2.3. Nghiên cứu về tinh dầu .............................................................................. 15

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN .................................... 17

3.1. Nghiên cứu về thực vật ................................................................................ 17

Page 5: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

3.2. Nghiên cứu vi học vi phẫu dược liệu ........................................................... 17

3.3. Nghiên cứu vi học bột dược liệu .................................................................. 18

3.4. Xác định hàm lượng tinh dầu các bộ phận Sa nhân tím ................................ 22

3.5. Định tính bằng phản ứng hoá học ................................................................ 22

3.5.1. Định tính flavonoid. ................................................................................... 22

3.5.2. Định tính coumarin. ................................................................................... 23

3.5.3. Định tính saponin....................................................................................... 25

3.5.4. Định tính alcaloid. ..................................................................................... 25

3.5.5. Định tính tanin ........................................................................................... 26

3.5.6. Định tính anthranoid. ................................................................................. 26

3.5.7. Định tính glycosid tim. .............................................................................. 27

3.5.8. Định tính acid hữu cơ ................................................................................ 28

3.5.9. Định tính đường khử .................................................................................. 28

3.5.10. Định tính acid amin, polysaccharid .......................................................... 29

3.5.11. Định tính chất béo, caroten, sterol ............................................................ 29

3.5.12. Định tính iridoid ...................................................................................... 30

3.6. Nghiên cứu bằng sắc ký lớp mỏng ............................................................... 32

3.7. Nghiên cứu tinh dầu phần trên và dưới mặt đất ............................................ 33

3.7.1. Sắc ký lớp mỏng tinh dầu phần trên mặt đất và phần thân rễ Sa nhân tím .. 33

3.7.2. Sắc ký GC-MS tinh dầu phần trên mặt đất và phần thân rễ Sa nhân tím. .... 40

BÀN LUẬN .......................................................................................................... 43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 6: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Số thứ tự

HSCCC High-speed counter-current chromatography separation

(Phép ghi sắc ký ngược dòng cao tốc)

HPLC High performance liquid chromatography

(Sắc ký lỏng hiệu năng cao)

GC-MS Gas chromatography-mass spectrometry

(Sắc ký khí kết hợp khối phổ)

TT Thuốc thử

UV Ultra violet

EC50 Half maximal effective concentration

Page 7: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1. Các thành phần trong quả Sa nhân tím 7

Bảng 2. Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất của phần trên và dưới mặt

đất Sa nhân tím 31

Bảng 3. Thành phần và hàm lượng các chất trong tinh dầu phần trên và

dưới mặt đất Sa nhân tím 41

Page 8: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang

Hình 2.1. Bộ Soxhlet 14

Hình 2.2. Ống hứng tinh dầu theo kiểu dược điển Mỹ 15

Hình 3.1. Cây Sa nhân tím 19

Hình 3.2. Vi phẫu lá Sa nhân tím 20

Hình 3.3. Vi phẫu rễ Sa nhân tím 20

Hình 3.4. Vi phẫu thân rễ Sa nhân tím 20

Hình 3.5. Một số đặc điểm bột phần trên mặt đất Sa nhân tím 21

Hình 3.6. Một số đặc điểm bột phần dưới mặt đất Sa nhân tím 21

Hình 3.7. Sắc ký đồ dịch chiết Ether dầu hoả phần trên và dưới mặt đất Sa

nhân tím khi khai triển hệ dung môi Hexan-Ethylacetat-acid acetic (12:2:1) 33

Hình 3.8. Sắc ký đồ tinh dầu phần trên và dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai

triển hệ dung môi Toluen- Ethylacetat (93: 7) 34

Hình 3.9. Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá các vết của dịch chiết

Ether dầu hoả phần trên mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi

Hexan- Ethylacetat- acid acetic (12:2:1) ở UV 254 nm

34

Hình 3.10. Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá các vết của dịch chiết

Ether dầu hoả phần dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi

Hexan- Ethylacetat- acid acetic (12:2:1) ở UV 254nm.

35

Hình 3.11. Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá các vết của dịch chiết

Ether dầu hoả phần trên mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi

Hexan- Ethylacetat- acid acetic (12:2:1) ở UV 366nm

35

Page 9: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

Hình 3.12. Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá các vết của dịch chiết

Ether dầu hoả phần dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi

Hexan- Ethylacetat- acid acetic (12:2:1) ở UV 366nm

36

Hình 3.13. Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá các vết của dịch chiết

Ether dầu hoả phần trên mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi

Hexan- Ethylacetat- acid acetic (12:2:1) sau khi phun thuốc thử hiện màu.

36

Hình 3.14. Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá các vết của dịch chiết

Ether dầu hoả phần dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi

Hexan- Ethylacetat- acid acetic (12:2:1) sau khi phun thuốc thử hiện màu.

37

Hình 3.15. Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá của các vết tinh dầu

phần trên và dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi Toluen-

Ethylacetat (93:7) ở UV 254 nm.

38

Hình 3.16. Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá của các vết tinh dầu

phần dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi Toluen- Ethylacetat

(93:7) ở UV 254 nm.

38

Hình 3.17. Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá của các vết tinh dầu

phần trên mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi Toluen- Ethylacetat

(93:7) sau khi phun thuốc thử hiện màu.

39

Hình 3.18. Sắc ký đồ, đồ thị, bảng biểu diễn lượng giá của các vết tinh dầu

phần dưới mặt đất Sa nhân tím khi khai triển hệ dung môi Toluen- Ethylacetat

(93:7) sau khi phun thuốc thử hiện màu.

39

Page 10: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú, cây

cối quanh năm tươi tốt. Theo ước tính của các nhà thực vật, hệ thực vật nước ta có

tới khoảng 12.000 loài [2]. Theo đánh giá của Viện Dược liệu, cả nước có 3948 loài

thực vật và nấm lớn, 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng sản có

công dụng làm thuốc.

Sa nhân tím là cây thuốc quý chuyên trị các bệnh đường ruột, đã được sử dụng

lâu đời và là một trong những dược liệu có giá trị xuất khẩu ổn định nhất. Quả Sa

nhân tím vị cay, tính ấm, mùi thơm, vào kinh tỳ, vị, thận, có tác dụng tán hàn, tán

thấp, hành khí, khai vị, tiêu thực, kích thích tiêu hoá nên được dùng trị bệnh trướng

đau, ăn không tiêu, tả, lỵ, nôn mửa [5]. Hiện nay, Sa nhân tím được xuất sang một

số nước như Trung Quốc, Nhật Bản,… để dùng làm gia vị [1].

Sa nhân tím mọc tự nhiên dưới các tán rừng và được trồng chủ yếu ở các tỉnh

miền Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên,… Gần đây,

Sa nhân tím đã được đưa vào trồng với qui mô nhỏ ở Thanh Sơn (Phú Thọ), Thạch

Thất (Hà Nội). Tuy nhiên việc di thực này chưa được tổ chức theo quy mô sản xuất.

Để tạo cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế mà cây này mang lại khi được trồng tại

miền Bắc và góp phần cung cấp số liệu so sánh giữa các bộ phận cây, cũng như so

sánh với cây trồng tại miền Nam, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu về đặc điểm

thực vật và thành phần hoá học của cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare

T.L. Wu), họ Gừng (Zingiberaceae) trồng tại huyện Thạch Thất, Hà Nội” nhằm

mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về cây để sử dụng cây thuốc một cách

hợp lý.

Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, đề tài được tiến hành với các nội dung sau:

1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Sa nhân tím: Mô tả đặc điểm hình thái, đặc

điểm vi phẫu lá, thân rễ, rễ, đặc điểm bột phần trên và dưới mặt đất.

2. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Sa nhân tím: Định tính các nhóm chất

bằng phản ứng hóa học, sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí kết hợp khối phổ.

Page 11: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI AMOMUM

1.1.1. Vị trí phân loại chi Amomum

Theo khoá phân loại thực vật chí Đông Dương [20], vị trí phân loại chi

Amomum trong giới thực vật như sau:

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp Hành (Liliopsida)

Phân lớp Hành (Liliidae)

Liên bộ Gừng (Zingiberanae)

Bộ Gừng (Zingiberales)

Họ Gừng (Zingiberaceae)

Chi Amomum

1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Amomum

Theo thực vật chí Đông Dương quyển 6, họ Gừng (Zingiberaceae) có 13 chi,

164 loài [20].

Về hình thái chung các tài liệu đều thống nhất mô tả các loài trong chi

Amomum như sau:

Cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ khoẻ, đôi khi thân rễ mọc bò lan [20], [22].

Lá có lưỡi nhỏ, bẹ lá xếp sít vào nhau tạo thành một thân giả. Cụm hoa mọc từ thân

rễ, cuống hoa có vảy. Hoa thường dày đặc, đôi khi thưa. Lá bắc cấp một lớn hơn các

lá bắc mang hoa (lá bắc con). Đài hình ống, có 3 răng. Tràng hình ống có 3 thuỳ,

thuỳ lưng thường rộng hơn. Bao phấn không có mào hay có mào biến thiên về hình

dạng [20]. Bao phấn liền hoặc 3 thùy, các ô bao phấn xếp song song hoặc phân kỳ;

liên kết vượt ra ngoài đỉnh của bao phấn [22]. Chỉ nhị ngắn. Nhị lép giảm còn 2

răng, ngắn hay bằng không, hay không phân biệt với cánh môi mà có dính liền.

Cánh môi nguyên, lõm, hình chữ V hay 3 thuỳ, rộng, ít khi hình dải hay dài. Bầu có

3 ô, noãn đính ở góc các ô, đảo. Quả nang hình cầu, hình trứng hay hình nón, không

mở, hơi nạc, nhẵn, có lông, có cánh hay có gai. Các hạt thường nhiều, có áo hạt

[20], [22]. Vòi nhuỵ mảnh, đầu nhuỵ hình phễu hoặc hình đầu mở [20].

Page 12: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

3

Phân bố: vùng nhiệt đới [20]. Châu Á và châu Úc có khoảng 150 loài [22].

Theo tài liệu phân loại thực vật của Trung Quốc [22], chi Amomum gồm 39

loài như sau:

Amomum austrosinense D.Fang

Amomum capsiciforme S.Q.Tong

Amomum chinense Chun

Amomum compactum Solander ex

Maton

Amomum coriandriodorum S.Q.Tong&

Y.M.Xia

Amomum dealbatum Roxburgh

Amomum dolichanthum D.Fang

Amomum fragile S.Q.Tong

Amomum gagnepainii T.L.Wu

Amomum glabrum S.Q.Tong

Amomum jingxiense D. Fang& D.H.Qin

Amomum koenigii J.F.Gmelin

Amomum kwangsiense D. Fang&

X.X.Chen

Amomum longiligulare T.L.Wu

Amomum longipetiolatum Merrill

Amomum maximum Roxburgh

Amomum menglaense S.Q.Tong

Amomum mengtzense H.T.Tsai &

P.S.Chen

Amomum microcarpum C.F.Liang &

D.Fang

Amomum muricarpum Elmer

Amomum neoaurantiacum T.L.Wu

Amomum odontocarpum D.Fang

Amomum paratsaoko S.Q.Tong &

Y.M.Xia

Amomum petaloideum S.Q.Tong

Amomum purpureorubrum S.Q.Tong &

Y.M.Xia

Amomum putrescens D.Fang

Amomum quadratolaminare S.Q.Tong

Amomum repoeense Pierre ex

Gagnepain

Amomum scarlatinum H.T.Tsai &

P.S.Chen

Amomum sericeum Roxburgh

Amomum subcapitatum Y.M.Xia

Amomum subulatum Roxburgh

Amomum thysanochililum S.Q.Tong &

Y.M.Xia

Amomum tsaoko Crevost & Lemarie

Amomum tuberculatum D.Fang

Amomum verrucosum S.Q.Tong

Amomum villosum Loureiro

Amomum yingjiangense S.Q.Tong &

Y.M.Xia

Amomum yunnanense S.Q.Tong

Theo Dược điển Việt Nam IV, Vị thuốc Sa nhân là quả gần chín đã bóc vỏ và

phơi khô của cây Sa nhân (Amomum vilosum Lour. và Amomum longiligulare T. L.

Page 13: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

4

Wu), họ Gừng (Zingiberaceae) [13]. Dược điển Trung Quốc qui định Sa nhân là quả

gần chín đã bóc vỏ và phơi khô của các loài Sa nhân Amomum vilosum Lour.,

Amomum villosum var. xanthoides Wall., Amomum longiligulare T. L. Wu) [18].

Tuy nhiên trên thực tế, dược liệu Sa nhân ở Việt Nam được thu mua từ nhiều

loài Amomum khác nhau, thậm chí các loài Alpinia (Sa nhân ngọn) [11].

Năm 1993, tác giả Phạm Hoàng Hộ [7] đã mô tả các loài Sa nhân ở Việt

Nam gồm: Amomum aculeantum Roxb

Amomum compactum Soland. ex Marton.

Amomum kravanh Pierre ex Gagn.

Amomum laetum Ridl.

Amomum longiligulare T.L Wu

Amomum ovoideum Pierre ex Gagn.

Amomum thyrsoideum Gagn.

Amomum truncatum Gagn.

Amomum tsao- ko Crevost & Lemarie

Amomum unifolium Gagn.

Amomum biflorum Jack.

Amomum vespertilio Gagn.

Amomum villosum Lour.

Amomum villosum var. xanthoides ( Wall.) Hu & Chen

Năm 1995, tác giả Đào Lan Phương đã bổ sung thêm 3 loài vào hệ thực vật

Việt Nam gồm: Amomum lappaceum Ridl., Amomum aurantiacum H.T.Tsai &

S.W. Zhao và Amomum pavieanum Pierre. [11]

1.1.3. Thành phần hoá học chi Amomum

Năm 1995, tác giả Đào Lan Phương đã nghiên cứu tinh dầu của các loài mang

tên Sa nhân ở miền Bắc Việt Nam: Amomum aurantiacum H. T. Tsai &

S.W.Zhao, Amomum ovoideum Pierre, Amomum lappaceum Ridl,….[11]. Cùng với

sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bằng kỹ thuật sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC-

Page 14: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

5

MS), người ta đã xác định được rất nhiều thành phần trong tinh dầu hạt, tinh dầu lá,

thân rễ của một số loài thuộc chi Amomum [11].

Quả Sa nhân chủ yếu chứa tinh dầu, hàm lượng khoảng 2-3 %. Tinh dầu Sa

nhân là chất lỏng trong suốt không màu hay màu vàng nhạt, mùi thơm, vị nồng và

đắng, nhẹ hơn nước [6]. Tinh dầu có các hằng số lý hoá như sau [11] :

Tỷ trọng D20 : 0,940- 0,956

Chỉ số khúc xạ n20D : 1, 465- 1,466

Năng suất quay cực α20D : + 38,20 - + 41,50

Chỉ số acid : 2,14

Chỉ số xà phòng : 110, 77 (38,63 % qui ra bornylacetat)

Chỉ số este sau khi acetyl hoá : 158,16 (45,42 alcol toàn phần, tổng số quy ra

borneol).

1.2. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI AMOMUM CÓ Ở VIỆT NAM

1.2.1. Loài Amomum longiligulare T.L. Wu

Tên thường gọi: Sa nhân lưỡi lá dài, Sa nhân tím.

Đặc điểm thực vật

Cây thảo, sống lâu năm, cao 1,5-2,5m. Thân rễ mọc bò lan trên mặt đất. Lá

mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 23-30cm, rộng 5-6cm, gốc hình nêm, đầu

nhọn, mép nguyên, lá màu xanh, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng; lưỡi bẹ mỏng, xẻ đôi;

cuống lá dài 5-10mm [1], [17]. Cụm hoa mọc từ thân rễ thành bông, có 5-7 hoa màu

trắng [1]; cuống dài 1-3cm [17]; lá bắc ngoài hình bầu dục, màu nâu, lá bắc trong

dạng ống, dài 1,5cm, có 3 răng nhọn; tràng hình ống dài 1,3-1,5cm, chia 3 thuỳ, mặt

ngoài có lông thưa, thuỳ giữa hình trứng ngược, hai thuỳ bên hẹp; cánh môi gần

tròn, đường kính 2-2,6cm, lõm, mép màu vàng, giữa có sọc đỏ, đầu cánh môi xẻ hai

thuỳ nhỏ gập ra phía sau, không có nhị lép, chỉ nhị dài hơn bao phấn; bầu hình trụ

tròn, hơi phình ở giữa, có lông trắng. Quả hình cầu, màu tím, đường kính 1,3-2cm,

mặt ngoài có gai ngắn, chia 3 ô; hạt có áo, đa dạng, đường kính 3-4mm [1]. Bên

ngoài mỗi quả có gờ phân nhánh, có sẹo của cuống hoa để lại. Hạt màu nâu sẫm,

Page 15: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

6

cứng. Khối lượng các hạt tương đối nhỏ, mỗi quả có 3 đến 24 hạt, đường kính 1,5-

2mm. Mùi thơm và vị hơi nhạt [13].

Phân bố

Sa nhân tím phân bố từ đảo Hải Nam Trung Quốc đến vùng Trung Lào và Việt

Nam. Ở Việt Nam, Sa nhân tím phân bố tập trung nhất ở các tỉnh Tây Nguyên

[1],[17]. Những nơi có nhiều Sa nhân tím nhất là huyện M’ Đrắc Đắc Lắc, An Khê

và K’ Bang (Gia Lai), Vĩnh Thạnh (Bình Định), Sông Hinh (Phú Yên), Ba Tơ

(Quảng Ngãi),… Ở đây, Sa nhân tím mọc tương đối tập trung xen lẫn với các loài

Sa nhân khác, trên diện tích hàng ngàn hecta rừng. Trong khi đó ở các tỉnh phía Bắc

như Phú Thọ, Thái Bình, Hoà Bình, Hải Dương thì Sa nhân tím mọc với trữ lượng ít

ở trạng thái hoang dại hoặc trồng ở vườn [1].

Thành phần hoá học

Ở Việt Nam, tinh dầu quả Sa nhân tím tách ra được 45 hợp chất [10]. Tinh dầu

từ quả (1,7-3%) có chứa borneol (19%), D-camphor (33%), bornyl acetat (26.5%),

D-limonen (7%), phellandren (2.3%), paramethoxy cinnamat (1%), α-pinen (1.8%),

linalool and nerolidol [17]. Ba hợp chất được tách từ quả Sa nhân tím được xác định

là amomumosid ((+)-angelicoidenol-2-O-β-D-glucopyranosid), quercitrin

(quercetin-3-O-α-L-rhamnopyranosid) and epicatechin [15].

Theo nghiên cứu của Đào Lan Phương (1995), thành phần tinh dầu của quả,

lá, thân rễ, thân khí sinh bao gồm: thành phần chính của tinh dầu quả là camphor

(37,4%), borneol (6,4%) và bornyl acetat (36,1%); thành phần chính của tinh dầu lá

và thân khí sinh là các hợp chất hydrocarbon monoterpenic chủ yếu là α-pinen,

camphen, β-pinen; đáng chú ý nhất là trong thân rễ khí sinh xuất hiện d-bornyl

acetat với hàm lượng 14,6 % [11].

Ở Trung Quốc, Hao Ying và cộng sự bằng HSCCC và HPLC đã nghiên cứu

thành phần quả Sa nhân tím gồm những thành phần sau [19]:

Page 16: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

7

Bảng 1. Các thành phần trong quả Sa nhân tím

STT Tên hợp chất Công thức

1 3,5-dihydroxy-7,4’-dimethoxyflavon

2 3,5,3’-trihydroxy-7,4’-dimethoxyflavon

3 3,5,7-trihydroxy-4-methoxyflavon

4 3-hydroxy-7-(4’’-hydroxyphenyl)-1-(4’-hydroxyphenyl)heptan

5 1,5-epoxy-7-(3”,4”-dihydroxyphenyl)1-(4’-hydroxyphenyl) heptan

6 3,5-dihydroxy-7-(4’’-hydroxy-3’’-methoxyphenyl)1-(3’,4’-dihydroxyphenyl) heptan

7 7-(4’’-hydroxyphenyl)-1-(4’-hydroxyphenyl)-5-hepten-3-on

8 7-(4’’-hydroxyphenyl)-1-(4’-hydroxyphenyl)-3- heptanon

9 3,5-dihydroxy-7-(4’’-hydroxyphenyl)-1-(3’,4’-dihydroxyphenyl)heptan

10 7-(3’’,4’’-dihydroxyphenyl)-1-(4’-hydroxyphenyl)-5-hepten- 3-on

Page 17: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

8

11 3,5-diacetoxy-7-(3’’,4’’-dihydroxyphenyl)-1-(3’,4’- dihydroxyphenyl) heptan

12 Acid 4-methoxybenzoic

13 4-(4-hydroxyphenyl)-2-butanon

14 Genistein-7-O-β-D-glucosid

15 Quercetin-3-O- β-D-glucopyranosid

16 Luteolin-8-C-α-L-arabinosid

17 Kaempferol-3-O-α -l- rhamnopyranosyl-(1-4)-β-D-glucopyranosid

Tính vị, công dụng

Quả Sa nhân tím vị cay, tính ấm, mùi thơm, vào kinh tỳ, vị, thận, có tác dụng

tán hàn, tán thấp, hành khí, khai vị, tiêu thực, kích thích tiêu hoá [5].

Quả Sa nhân tím được dùng trị bệnh trướng đau, ăn không tiêu, tả, lỵ, nôn

mửa. Liều dùng 1-3g, có khi 4-6g. Trong thực phẩm nhân dân ta thường dùng Sa

nhân tím để làm gia vị và chế rượu mùi [1].

Page 18: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

9

Tác dụng dược lý

Tinh dầu và dịch chiết ethanol của quả Sa nhân tím có tác dụng kháng khuẩn

[16]. Tinh dầu Sa nhân tím còn có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống tiêu chảy.

Zhao Jin và cộng sự đã thử nghiệm các tác dụng này trên chuột. Kết quả như sau:

tinh dầu Sa nhân dầu tím pha trong xylen (liều 2 ml/kg) có tác dụng chống sưng

tương tự với indomethacin (10 mg/kg) khi tiêm trên chuột. Tinh dầu Sa nhân tím

pha trong xylen (liều 2ml/kg) còn có tác dụng giảm đau khi chuột bị đau bởi acid

acetic băng tương tự với tác dụng indomethacin (10mg/kg) khi tiêm trên chuột. Tác

dụng chống tiêu chảy của tinh dầu Sa nhân tím pha trong xylen (liều 2ml/kg) cũng

tương tự với tác dụng của smecta (5mg/kg) [21].

Dịch chiết và các hợp chất trong quả Sa nhân tím có tác dụng tương tự

estrogen. Trong bảng 1, các hợp chất 1, 2, 5, 7, 10, 11, 14 thể hiện tác dụng tương

tự estrogen ở nồng độ EC50 cỡ 10-8 (18,3×10-8 đến 62,7×10-8M). Dịch chiết thô và

các hợp chất 4, 6, 8, 9 thì có tác dụng tương tự estrogen ở nồng độ EC50 cỡ 10-7. Các

hợp chất 12, 13, 15, 16, 17 có tác dụng yếu hơn (nồng độ EC50 lớn hơn 10-6) [19].

Một số bài thuốc có vị Sa nhân tím

- Chữa có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không được: Sa nhân tím và

Hương phụ lượng bằng nhau, phơi khô tán bột. Mỗi lần uống 3-4g, ngày 3 lần.

Hoặc mỗi vị 8g đem sắc, chia làm nhiều lần uống trong ngày [1].

- Chữa tiêu chảy: Sa nhân tím, Trần bì, vỏ cây Vối, vỏ Rụt, Thanh bì, Thần

khúc, Mạch nha mỗi vị 2g. Tất cả tán thành bột mịn, có thể làm thành viên. Mỗi lần

4g uống với nước Tía tô ngày 2 lần [1].

- Chữa ăn không tiêu, nôn mửa, trẻ em cam tích: Sa nhân tím 4g, Mộc hương

6g, Chỉ thực 6g, Bạch truật 4g, tán bột, rây mịn. Dùng nước sắc Bạc hà nấu với gạo

thành hồ rồi trộn với bột dược liệu thành viên 0,25g. Mỗi lần uống 2-3 viên, ngày 2-

3 lần (Hương sa chỉ truật hoàn) [1].

- Chữa đau nhức răng: hạt Sa nhân tím phơi khô, giã thành bột chấm vào chỗ

đau răng, hoặc ngâm rượu rồi ngậm [1].

Page 19: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

10

- Chữa tê thấp: Thân rễ Sa nhân tím 10g, chặt nhỏ, ngâm với 100ml rượu trong

15 ngày, xoa bóp hàng ngày. Hoặc phối hợp với lá Hồng bì dại (Dâm hôi), nấu kỹ

với nước, ngâm chân lúc nước còn ấm.

1.2.2. Loài Amomum villosum Lour.

Tên thường gọi: Dương xuân sa.

Đặc điểm thực vật

Cây thảo cao 1-3m. Thân rễ mọc bò, chằng chịt trên mặt đất. Lá không cuống

mọc so le, dài 30-40cm, rộng 5-9cm, gốc tròn, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mặt

trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, hai mặt nhẵn; lưỡi bẹ nguyên. Cụm hoa mọc ở thân

rễ thành bông, có 5-11 hoa màu trắng; lá bắc ngoài có mũi nhọn ở đầu, lá bắc trong

có hai răng; đài dài 1,5-2cm, có 3 răng; tràng dài 2-2,5cm, chia ba thuỳ, thuỳ giữa

hình khum, hai thuỳ bên nhỏ, cánh môi dạng thìa tròn, đường kính 1,6-2cm, có sọc

đỏ tía ở giữa phiến, mép nguyên, đầu cánh môi chia 2 thuỳ nhỏ gập ra phía sau, chỉ

nhị dài bằng bao phấn; bầu gần hình cầu, có lông mịn. Quả hình cầu, có gai mịn,

nguyên hoặc xẻ đôi, chia 3 ô, hạt có áo sần sùi [1].

Loài Amomum villosum Lour. còn chia làm hai thứ: Amomum villosum

Lour.var. villosum T.L. Wu ex Senjen Chen và Amomum villosum Lour.var.

xanthioides T.L. Wu ex Senjen Chen [1].

Thành phần hoá học

Thành phần tinh dầu Amomum villosum Lour. gồm D-camphor (33,2%), D-

bornyl acetat (26,5%), borneol (19,4%), D-limonen (7%), camphen (7%),

paramethoxy trans-cinnamat, phellandren (2,3%), pinen (1,1%). Bằng sắc ký khí,

tinh dầu Amomum villosum Lour. phân tích được 38 thành phần gồm các

monoterpen, sesquiterpin, terpenoxyd của translinalol, caryophylen,… [1].

Công dụng

Amomum villosum Lour. là vị thuốc có tác dụng kích thích và giúp tiêu hoá

tốt, chữa tỳ vị khí trệ, ăn không tiêu, đau bụng lạnh, tiêu chảy, nôn, động thai, kiết

lỵ thuộc hàn. Ngoài ra, nó còn được dùng làm gia vị và điều chế rượu mùi. Ở Trung

Quốc, Amomum villosum Lour. được dùng trị rối loạn về dạ dày và tiêu hoá, nôn, ăn

Page 20: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

11

không ngon, khó tiêu, tiêu chảy. Ngoài tác dụng bổ, gây trung tiện, làm dễ tiêu,

Amomum villosum Lour. còn là thuốc điều kinh và hạ sốt, đôi khi được chỉ định

điều trị lao, ho ra máu, các bệnh về gan, thấp khớp. Tinh dầu có tác dụng ức chế vi

khuẩn [1].

1.2.3. Loài Amomum thyrsoideum Gagn.

Tên khác: Amomum gagnepainii T. L. Wu

Tên thường gọi: Sa nhân lưỡi lá ngắn.

Đặc điểm thực vật

Cây thân cỏ, bẹ lá dài xếp xít nhau tạo thành thân giả khí sinh cao 1,5-2m.

Thân rễ mọc bò trên mặt đất. được bao bọc bởi vảy màu nâu đất. Lá mọc so le xếp

thành hai dãy, không có cuống, phiến lá phẳng, hình elip dài 25-30cm, rộng 6-7cm,

mép lá nguyên, gốc lá tròn, mặt trên xanh đậm, bóng, mặt dưới xanh nhạt, hai mặt

nhẵn. Lưỡi nhỏ dài 1cm, xanh nhạt, dai, mép nguyên, ngọn thuôn đều, tròn. Cụm

hoa dạng bông mọc rải rác từ thân rễ, gần hay xa thân khí sinh, dài 8-13cm. Hoa 7-

10 trên một cụm, màu trắng, cuống hoa rất ngắn. Lá bắc ngoài hình elip, màu nâu,

dài 2,5cm. Lá bắc trong dạng ống, bao lấy phần dưới của ống đài và tràng, dài 1-

1,5cm, trên chia hai răng. Đài dạng ống, dài 1-1,2cm, màu trắng, ngọn chia 3 thuỳ,

màu nâu. Tràng dạng ống, phủ lông mịn, dài 2-2,5cm, trên chia 3 thuỳ, thuỳ giữa

hình trứng ngược, hai thuỳ bên bé hơn. Cánh môi tròn, hình thìa lõm, gốc cánh môi

do gân giữa kéo dài, uốn cong một góc 90o so với trục hoa, có 2 cánh nhỏ ở hai bên.

Bộ nhị có chỉ nhị dài bằng bao phấn. Bao phấn 2 ô. Cụm quả thường từ 5-10 quả.

Quả hình bầu dục, đường kính 2,3-2,7cm, bề mặt quả màu nâu, đỏ sẫm, có gai

mảnh, trong có 3 ô, nhiều hạt. Hạt có mùi thơm tinh dầu, vị cay [8].

Thành phần hoá học

Các hợp chất hydrocarbon monoterpenic (α-pinen, β-pinen, sabinen) là thành

phần chính của tinh dầu lá, nhưng trong tinh dầu quả tồn tại với tỷ lệ rất thấp.

Camphor, borneol, bornyl acetat là thành phần chính của tinh dầu hạt, trong đó

bornyl acetat chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 50%) [8].

Page 21: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

12

1.2.4. Loài Amomum ovoideum Pierre ex Gagnep.

Tên thường gọi: Sa nhân lưỡi lá rất ngắn

Đặc điểm thực vật

Cây thảo cao 1,5-3m. Thân rễ mọc bò trên mặt đất, được bao bọc bởi vảy màu

nâu đất. Lá xếp hai dãy, mọc so le, mọc xiên, phiến lá hình chỉ dài 30-35cm, rộng

6-7cm. Lưỡi nhỏ dài 2-3mm xanh nhạt, mép nguyên, tròn. Cụm hoa dạng bông mọc

rải rác từ thân rễ, cán cụm hoa mảnh, dài 4-8cm được bao bọc bởi vảy màu nâu đất.

Hoa màu trắng, cuống hoa rất ngắn. Lá bắc ngoài màu nâu dài 2cm, rộng 5mm, mép

nguyên. Lá bắc trong dạng ống. Đài dạng ống, màu trắng, phía trên màu nâu nhạt

chia 3 răng. Tràng dạng ống, phần trên chia 3 thuỳ, mép nguyên, ngọn có mũ. Bộ

nhị có chỉ nhị dạng bản, Bao phấn 2 ô song song. Cụm quả thường từ 3-7 quả, màu

nâu hồng, quả hình cầu hay bầu dục, đường kính 1,5-1,8cm, bề mặt quả phủ gai

cong. Hạt có mùi thơm tinh dầu, vị cay [8].

Thành phần hoá học

Tinh dầu quả có thành phần chủ yếu là camphor (47,1%), bornyl acetat

(39,1%), borneol (2,5%), các hợp chất hydrocarbon monoterpenic (α-pinen,

sabinen, β-pinen) tồn tại trong tinh dầu quả ở tỷ lệ rất thấp. Tinh dầu lá, thân khí

sinh chứa α-pinen (87,7%), sabinen (74,6%), β-pinen (30,0%). Đặc biệt, trong tinh

dầu thân rễ, terpinen-4-ol chiếm tỷ lệ cao (24,6%) [11].

Page 22: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là phần trên mặt đất (lá, thân giả) và phần dưới mặt đất

(thân rễ, rễ) cây Sa nhân tím được trồng và thu hái tại Thạch Thất, Hà Nội:

- Lần 1 (T1) lấy vào tháng 12/2013.

- Lần 2 (T2) lấy vào tháng 2/2014.

2.1.2. Phương tiện nghiên cứu

2.1.2.1. Hoá chất và dụng cụ

- Hóa chất và thuốc thử trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích theo Dược

Điển Việt Nam IV.

- Hóa chất: javen, acid acetic, xanh methylen, đỏ son phèn, nước cất, cloral

hydrat 25%, Natri sulfat khan.

- Dung môi hữu cơ: chloroform, ethylacetat, acid formic, ether dầu hỏa,

toluen…

- Thuốc thử: các thuốc thử dùng trong phản ứng định tính và sắc ký.

- Bản mỏng tráng sẵn silicagel F254 của Merck.

- Dụng cụ: dụng cụ thủy tinh và các dụng cụ khác dùng trong phòng thí

nghiệm (cốc có mỏ, bát sứ, thuyền tán, đũa thủy tinh, lam kính, bình nón…)

2.1.2.2. Thiết bị nghiên cứu

- Kính hiển vi Labomed, tủ sấy, đèn tử ngoại.

- Cân kĩ thuật Sartorius, cân phân tích Precisa.

- Bộ dụng cụ cất tinh dầu có ống hứng theo Dược điển Mỹ.

- Máy xác định hàm ẩm Sartorious.

- Máy chấm sắc ký Camag linomat 5

- Máy chụp ảnh sắc ký Camag reprostar 3

- Máy vi tính với phần mềm winCATS và VideoScan.

- Hệ thống sắc ký khí kết hợp khối phổ Agilent Technologies.

Page 23: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

14

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu hiển vi

- Đặc điểm vi phẫu: Mẫu dược liệu (thân, lá) được cắt bằng dụng cụ cắt vi

phẫu cầm tay, chọn những lát cắt mỏng, tẩy và nhuộm theo phương pháp nhuộm

kép, lên tiêu bản, quan sát dưới kính hiển vi xác định và mô tả đặc điểm vi phẫu,

chụp ảnh [3, [14].

- Soi bột: lá, thân dược liệu được nghiền nhỏ thành bột bằng thuyền tán và cối

sứ, rây lấy bột mịn, lên tiêu bản và quan sát, mô tả các đặc điểm bột, chụp ảnh dưới

kính hiển vi [3], [14].

2.2.2. Phương pháp hoá học

- Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong mẫu dược liệu bằng phản ứng hóa

học [4], [14].

- Chiết phần trên và dưới mặt đất với dung môi ether dầu hoả bằng bộ dụng cụ

Soxhlet (Hình 2.1): Làm túi giấy lọc đựng dược liệu (chiều cao của túi phải đảm

bảo sao cho khi cho túi vào dụng cụ thì mặt trên túi phải thấp hơn đỉnh của ống dẫn

dung môi). Lắp dụng cụ, đặt lên nồi cách thủy, rót dung môi qua phễu đặt trên ống

sinh hàn. Chiết hồi lưu nhiều lần, cô dịch chiết, được dịch chiết chấm sắc ký lớp

mỏng [4].

Hình 2.1. Bộ dụng cụ Soxhlet

A. Ống sinh hàn, B. Soxhlet, C.Bình cầu

Page 24: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

15

- Sắc ký lớp mỏng: Sử dụng bản mỏng tráng sẵn Silicagel của Merck. Chấm

sắc ký bằng máy chấm sắc ký, hiện vết bằng đèn ở các bước sóng 254nm và 366nm,

phun thuốc thử hiện màu Vanilin/ H2SO4 đặc. Chụp ảnh sắc ký ở bước sóng

254nm, 366nm và sau khi phun thuốc thử hiện màu trong buồng chụp.

- Sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC-MS) gồm có thiết bị sắc ký khí kết nối với

detector khối phổ. Mẫu sau khi được tách trên cột phân tích của thiết bị sắc ký khí

sẽ được detector khối phổ nhận biết. Hiện nay phương pháp này được áp dụng phổ

biến để định tính (dựa vào thời gian lưu) hay định lượng (dựa vào chiều cao hay

diện tích peak) tinh dầu [6], [12].

2.2.3. Nghiên cứu về tinh dầu

2.2.3.1. Xác định hàm ẩm dược liệu tươi

Tiến hành lần lượt dược liệu phần trên mặt đất (T) và phần dưới mặt đất (D)

theo các bước sau: Cân chính xác khoảng 1g dược liệu tươi. Cho vào cối sứ nghiền

nhỏ. Đưa vào máy xác định độ ẩm. Ghi lại kết quả.

2.2.3.2. Cất tinh dầu

Cất tinh dầu bằng bộ dụng cụ định lượng tinh dầu có ống hứng tinh dầu theo

dược điển Mỹ (Hình 2.2).

Hình 2.2. Ống hứng tinh dầu theo kiểu dược điển Mỹ

Page 25: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

16

Tiến hành: Thái nhỏ dược liệu, nghiền nát bằng thuyền tán, cân dược liệu. Sau đó

cho dược liệu vào nồi cất tinh dầu, đổ nước vừa ngập dược liệu. Lắp bộ dụng cụ

đúng quy định. Cất cho đến khi lượng tinh dầu không tăng thêm (khoảng 3-4 tiếng).

Ngừng cất, sau 15 phút đọc thể tích tinh dầu ở phần chia vạch (điều chỉnh khoá để

tinh dầu nằm ở phần chia vạch). Sau đó tiến hành rút lấy tinh dầu.

Công thức tính hàm lượng tinh dầu trong dược liệu:

X% = a×mm

V×100%

Trong đó: X%: hàm lượng phần trăm tinh dầu (ml/g)

m: khối lượng dược liệu tươi (g)

a: Hàm ẩm dược liệu

2.2.4.3. Tiến hành sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC-MS) để xác định thành

phần tinh dầu.

Hệ thống máy sắc ký GC- MS: được thực hiện trên hệ thống GC: Agilent

Technologies 7890 A, hệ thống MS: Agilent Technologies 5975 C, cột sắc ký HP-

5MS với chiều dài cột 30m, đường kính cột 0,25mm. Khí mang Heli, tốc độ khí

mang 1 ml/phút, tinh dầu được pha loãng bằng dung môi Chloroform. Thể tích tiêm

mẫu 1 microlit, chia dòng 1:50. Cài đặt các thông số nhiệt độ thích hợp.

Phổ được so sánh với thư viện Willey, Flavor và Nist để phân tích kết quả.

Page 26: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

17

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN

3.1. Nghiên cứu về thực vật

Mô tả thực vật

Cây thân cỏ, bẹ lá dài xếp xít nhau tạo thành thân giả sinh khí cao 1,5- 3m.

Thân rễ mọc bò trên mặt đất, được bao bọc bởi vảy màu nâu đất. Lá mọc so le xếp

thành hai dãy, mọc xiên, phiến lá hình elip dài 20-35 cm, rộng 5-6 cm, mép lá

nguyên, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hai mặt nhẵn; cuống lá dài 0,5- 0,7

cm, ngọn nhỏ có đuôi dài 3-5 cm. Lưỡi nhỏ của lá hình mũi mác dài 3-5 cm dạng

màng mỏng, nhanh khô, mép nguyên (Hình 3.1).

3.2. Nghiên cứu vi học vi phẫu dược liệu

Tiến hành: Lá, rễ, thân rễ ngâm trong hỗn hợp cồn- nước (1:1) để bảo quản mẫu.

Làm riêng vi phẫu lá, thân rễ, rễ, cắt bằng máy cắt vi phẫu cầm tay, chọn các lát cắt

mỏng. Tấy lát cắt dược liệu bằng Cloramin B đã pha bão hòa tới khi lát cắt trắng

hoàn toàn. Rửa sạch bằng nước cất nhiều lần. Ngâm Cloralhydrat trong 10 phút.

Rửa lại nhiều lần bằng nước. Ngâm trong dung dịch acid acetic 5% để tẩy Clorid

của Cloramin B và Cloralhydrat còn sót lại. Nhuộm Xanh methylen (đã pha loãng

theo tỷ lệ 1:10) trong 15 phút. Rửa sạch nhiều lần bằng nước cất. Nhuộm đỏ son

phèn trong 5 phút. Rửa sạch nhiều lần bằng nước cất. Đặt vi phẫu vào một giọt

glycerin trên phiến kính, đậy lamen, soi trên kính hiển vi.

Kết quả

- Phần gân lá (Hình 3.2): Phía trên hơi lõm, phía dưới lồi nhiều. Biểu bì trên và

biểu bì dưới (1) gồm một lớp tế bào đều đặn hình chữ nhật xếp sát nhau. Mô mềm

(2) gồm các tế bào hình đa giác hay gần tròn xếp đều đặn. Tế bào tiết tinh dầu (3)

màu vàng cam nằm rải rác trong mô mềm. Mô khuyết (4) nằm xen kẽ giữa hai bó

libe-gỗ. Bó libe-gỗ (5, 6) gồm 3 hàng: hàng ngoài gồm bó libe-gỗ to nằm sát ngoài

biểu bì; hàng trong có bó libe-gỗ nhỏ hơn, nằm ở phần mô mềm; nằm gần sát biểu

bì trên có một hàng bó libe-gỗ nhỏ. Mô cứng (7) gồm tế bào đa cạnh màng dày, xếp

thành từng đám sát biểu bì trên.

Page 27: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

18

- Phần phiến lá (Hình 3.2): Biểu bì trên là một hàng tế bào hình chữ nhật có thành

dày, biểu bì dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều nhau. Mô cứng gồm

tế bào đa cạnh màng dày, xếp thành từng đám sát biểu bì trên. Mô mềm phiến lá

gồm các tế bào gần tròn hoặc có nhiều cạnh màng mỏng. Tế bào tiết tinh dầu màu

vàng cam nằm rải rác gần mô mềm. Bó libe-gỗ xếp một hàng hình vòng cung ở giữa

bẹ lá.

- Phần rễ (Hình 3.3): Biểu bì gồm một hàng tế bào hình chữ nhật có kích thước

tương đối đồng đều, có lông hút. Tế bào tiết tinh dầu (4) màu vàng cam nằm rải rác

gần mô mềm (3). Có một vòng mô cứng (5) nằm sát trụ bì (6). Libe (7) gồm những

tế bào nhỏ gần tròn. Gỗ, mạch gỗ và các mô mềm gỗ (8) xếp ngay sát phía trong

libe, mạch gỗ to dần từ ngoài vào trong. Bó libe-gỗ sắp xếp lộn xộn không có

hướng nhất định.

- Phần thân rễ (Hình 3.4): Biểu bì (1) là một dãy tế bào hình chữ nhật. Mô mềm

(2) gồm các tế bào hình đa giác hay gần tròn có thành mỏng. Nội bì (7) gồm những

tế bào đa cạnh xếp sát nhau. Tế bào tiết tinh dầu (8) màu vàng cam nằm rải rác gần

mô mềm. Bó libe-gỗ sắp xếp lộn xộn không có hướng nhất định.

3.3. Nghiên cứu vi học bột dược liệu

Tiến hành: Tách riêng phần trên và dưới mặt đất, sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ

600C, tán thành bột mịn bằng thuyền tán. Rây lấy bột mịn, dùng kim mũi mác lấy

bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đặt lamen và quan

sát dưới kính hiển vi. Xác định những đặc điểm vi học của bột phần trên mặt đất và

dưới mặt đất của Sa nhân tím, chụp lại ảnh bằng máy ảnh.

Kết quả:

- Phần trên mặt đất: bột màu xanh lá cây, mùi thơm, vị cay. Soi trên kính hiển vi

thấy: Mảnh biểu bì mang lỗ khí (1), mảnh mô mềm mang tinh bột (2), mảnh biểu bì

(3, 4), mảnh mạch (5), tế bào mô cứng (6,7), lông che chở đơn bào (8), tinh bột (9)

dẹt có kích thước 0,024-0,04 mm (Hình 3.5, Trang 22).

- Phần dưới mặt đất: bột màu vàng, mùi thơm, vị cay. Soi trên kính hiển vi thấy

các đặc điểm: Mảnh biểu bì cấu tạo từ những tế bào hình đa giác (1), mảnh mang

Page 28: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

19

màu (2), mảnh mô mềm mang tinh bột (3), mảnh mô mềm là những tế bào đa giác

xếp lộn xộn (4), mảnh mạch (5,6), lông che chở đơn bào (7), tinh bột (8) thường

tròn hoặc dẹt có rốn rõ, kích thước 0,024-0,04mm (Hình 3.6, trang 22).

1

2

3

4

Hình 3.1: Cây Sa nhân tím

1. Toàn cây Sa nhân tím

2. Ngọn cây Sa nhân tím

3. Lá cây Sa nhân tím

4. Thân rễ, rễ cây Sa nhân tím

Page 29: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

20

3.2 3.4

3.3

Hình 3.2: Vi phẫu lá Sa nhân tím

Hình 3.3: Vi phẫu rễ Sa nhân tím

Hình 3.4: Vi phẫu thân rễ Sa nhân tím

Chú thích:

Hình 3.2: 1. Biểu bì; 2. Mô mềm;

3. Tế bào tiết tinh dầu; 4.Mô khuyết;

5. Gỗ; 6. Libe; 7. Mô cứng

Hình 3.3: 1. Lông hút, 2. Biểu bì;

3. Mô mềm; 4. Tế bào tiết tinh dầu;

5. Mô cứng; 6. Trụ bì; 7. Libe;

8. Gỗ; 9. Mô mềm ruột

Hình 3.4:

1. Biểu bì; 2. Mô mềm; 3. Libe; 4. Gỗ;

5. Mô cứng; 6. Mạch; 7. Nội bì;

8. Tế bào tiết tinh dầu; 9. Mô mềm ruột

Page 30: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

21

Hình 3.5: Một số đặc điểm bột phần trên mặt đất Sa nhân tím

1.Mảnh biểu bì mang lỗ khí, 2. Mảnh mô mềm mang tinh bột, 3,4. Mảnh biểu bì;

5. Mảnh mạch, 6,7. Tế bào mô cứng, 8. Lông che chở, 9. Tinh bột

Hình 3.6: Một số đặc điểm bột phần dưới mặt đất Sa nhân tím

1. Mảnh biểu bì, 2. Mảnh mang màu, 3. Mảnh mô mềm mang tinh bột,

4. Mảnh mô mềm, 5, 6. Mảnh mạch, 7. Lông che chở, 8.Tinh bột

Page 31: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

22

3.4. Xác định hàm lượng tinh dầu các bộ phận Sa nhân tím

Xác định hàm ẩm dược liệu tươi

Tiến hành lần lượt dược liệu phần trên mặt đất (T) và phần dưới mặt đất (D):

Cân khoảng 1g (T) và 1 g (D) đã nghiền nhỏ, bật máy đo độ ẩm, điều chỉnh nhiệt độ

80o, đổ lần lượt (T) và (D) lên đĩa cân, trải đều, đậy nắp. Đợi kết quả trên màn hình.

Làm từng mẫu 2 lần để lấy kết quả trung bình.

Kết quả: Hàm ẩm của phần trên mặt đất: aT= 74,35%

Hàm ẩm của phần dưới mặt đất: aD= 71,35%

Tiến hành cất tinh dầu

Cân phần trên mặt đất: mT= 6,2kg, phần dưới mặt đất: mD= 2,4kg. Tiến hành

cất riêng biệt một lần trong nồi cất lớn phần trên và dưới mặt đất.

Kết quả:

Phần trên mặt đất: VT= 2,5ml; phần dưới mặt đất: VD= 0,85ml

Tinh dầu phần trên mặt đất và dưới mặt đất không màu, trong, nhẹ hơn nước,

có mùi thơm đặc trưng.

Áp dụng công thức tính hàm lượng tinh dầu: X% = a×mm

V×100%

Ta được: Hàm lượng tinh dầu phần trên mặt đất: XT% = 0,16%

Hàm lượng tinh dầu phần dưới mặt đất: XD% = 0,12%

3.5. Định tính bằng phản ứng hoá học

Định tính riêng bột dược liệu phần trên mặt đất (T) và phần dưới mặt đất (D)

3.5.1. Định tính flavonoid.

Tiến hành lần lượt hai phần (T) và (D) theo các bước sau: Cân khoảng 10g bột

(T) và 10g bột (D) cho vào bình nón 100ml, thêm 50ml cồn 90°. Đun cách thủy 10

phút, lọc nóng, lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:

a. Phản ứng Cyanidin (Phản ứng Shinoda)

Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml dịch chiết. Thêm một ít bột magnesi kim loại

(khoảng 10mg). Nhỏ từng giọt HCl đậm đặc (3 – 5 giọt). Để yên một vài phút, dung

dịch phần (T) và (D) đều xuất hiện màu đỏ.

Page 32: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

23

Kết quả: Phần (T) và (D) đều có phản ứng dương tính.

b. Phản ứng với kiềm

- Phản ứng với hơi amoniac: Nhỏ 1 giọt dịch chiết lên tờ giấy lọc, sấy khô, rồi hơ

trên miệng lọ có chứa amoniac đặc đã mở nút, đối chiếu với tờ giấy nhỏ giọt dịch

chiết đối chứng thấy màu vàng của vết đậm lên rõ rệt.

Kết quả: Phần (T) và (D) đều có phản ứng dương tính.

- Phản ứng với dd NaOH 10%: Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết, thêm vài giọt

dung dịch NaOH 10%, thấy dịch chiết phần (T) và (D) đều chuyển từ vàng sang

vàng đậm, khi đun nóng thấy xuất hiện màu đỏ.

Kết quả: Phần (T) và (D) đều có phản ứng dương tính.

c. Phản ứng với FeCl3 : Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml dịch chiết. Thêm vài giọt

dung dịch FeCl3 5%.

Kết quả: Phần (T) và (D) đều xuất hiện tủa xanh đen → Phản ứng dương tính.

d. Phản ứng diazo hóa

Cho 1ml dịch chiết vào ống nghiệm, kiềm hóa bằng dung dịch kiềm (dung

dịch NaOH, KOH, Na2CO3), thêm vài giọt thuốc thử diazo mới pha, lắc đều, đun

nóng trên nồi cách thủy trong vài phút.

Kết quả: Phần (T) và (D) đều xuất hiện màu đỏ → Phản ứng dương tính.

Nhận xét: Phản ứng dương tính với kiềm, diazo, FeCl3 và cyanidin

Sơ bộ kết luận: phần trên và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều có chứa flavonoid.

3.5.2. Định tính coumarin.

Tiến hành lần lượt hai phần (T) và (D) theo các bước sau: Lấy khoảng 10g cho

vào bình nón 100ml, thêm 50ml cồn 90°. Đun cách thủy 5 phút, lọc nóng qua bông.

Dịch lọc thu được dùng làm các phản ứng sau:

a. Phản ứng mở đóng vòng lacton :

- Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml dịch chiết

Ống 1 thêm 0,5ml dung dịch NaOH 10%

Ống 2 để nguyên.

- Đun cả 2 ống nghiệm đến sôi. Để nguội rồi quan sát

Page 33: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

24

Ống 1: không có màu vàng hoặc tủa đục màu vàng

Ống 2: Trong

- Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2ml nước cất. Lắc đều rồi quan sát

Ống 1: Trong suốt

Ống 2: không có tủa

→ Phần (T) và (D) đều không có phản ứng đóng mở vòng lacton.

b. Phản ứng diazo hóa

Cho 1ml dịch chiết vào ống nghiệm, kiềm hóa bằng dung dịch kiềm (dung

dịch NaOH, KOH, Na2CO3), thêm vài giọt thuốc thử diazo mới pha, lắc đều, đun

nóng trên nồi cách thủy trong vài phút. Dung dịch của cả hai phần (T) và (D) đều

không đổi màu → Phần (T) và (D) đều âm tính với phản ứng diazo hoá.

c. Quan sát huỳnh quang của các vết coumarin dưới ánh sáng tử ngoại khi tác dụng

với dung dịch kiềm (Phản ứng chuyển từ đồng phân cis sang đồng phân trans dưới

tác dụng của tia tử ngoại)

Nhỏ vài giọt dịch chiết lên giấy lọc. Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch NaOH 5%.

Sấy nhẹ. Che một phần diện tích dịch chiết trên giấy lọc bằng một đồng xu rồi chiếu

tia tử ngoại trong một vài phút. Bỏ đồng xu ra, quan sát tiếp dưới đèn tử ngoại thấy:

phần không bị che có huỳnh quang không khác phần bị che.

→ Phần (T) và (D) đều âm tính với phản ứng huỳnh quang.

d. Vi thăng hoa

Cho một ít bột dược liệu vào nắp chai bằng nhôm. Đặt lên bếp điện có lưới

amian, cho bay hết hơi nước trong dược liệu. Đặt trên miệng nắp nhôm một phiến

kính trên đó có đặt ít bông thấm nước lạnh. Đun nhẹ dưới nắp nhôm, sau 5 phút lấy

lam kính ra, để nguội, soi dưới kính hiển vi không thấy tinh thể hình kim. Nhỏ thêm

1 giọt dd KI 10% lên phiến kính, soi dưới kính hiển vi vẫn không quan sát thấy tinh

thể hình kim → Phần (T) và (D) đều không có hiện tượng vi thăng hoa.

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều không chứa

coumarin.

Page 34: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

25

3.5.3. Định tính saponin.

Tiến hành lần lượt hai phần (T) và (D) theo các bước sau:

a. Quan sát hiện tượng tạo bọt: Cho vào ống nghiệm lớn 0,1g bột dược liệu, thêm

5ml nước. Lắc mạnh trong 5 phút. Để yên và quan sát hiện tượng tạo bọt.

Kết quả : Phần (T) và (D) đều có bọt bền vững sau 30 phút.

b. Phản ứng phân biệt Saponin steroid và Saponin triterpenoid: Lấy 1g bột nguyên

liệu cho thêm 5ml cồn đun sôi cách thủy trong 15 phút. Lấy 2 ống nghiệm cỡ bằng

nhau, cho vào ống thứ nhất 5ml HCl 0.1N (pH=1) và ống thứ hai 5ml NaOH 0.1N

(pH=13). Cho thêm vào mỗi ống 2-3 giọt dung dịch cồn chiết rồi bịt ống nghiệm,

lắc mạnh cả 2 ống trong 15s. Để yên thì quan sát thấy cả hai mẫu (T) và (D) đều có

cột bọt trong ống kiềm cao hơn → Phần (T) và (D) đều chứa saponin steroid.

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều có chứa

saponin steroid.

3.5.4. Định tính alcaloid.

Tiến hành lần lượt hai phần (T) và (D) theo các bước sau: Cân 10g bột dược

liệu cho vào bình nón dung tích 50ml. Thêm 15ml dung dịch acid sulfuric 1N. Đun

đến sôi. Để nguội. Lọc dịch lọc vào bình gạn dung tích 100ml. Kiềm hóa dịch lọc

bằng dung dịch amoniac 6N (khoảng 8ml) đến pH = 9 - 10 (thử bằng giấy quỳ).

Chiết alcaloid base bằng cloroform (chiết 3 lần, mỗi lần 5ml). Gộp các dịch chiết

cloroform, loại nước bằng natrisulfat khan, sau đó dùng để làm phản ứng định tính.

Lấy một phần dịch chiết cloroform đã được chuẩn bị ở trên, đem lắc với acid

sulfuric 1N hai lần, mỗi lần 5ml. Gộp các dịch chiết nước. Chia đều vào các ống

nghiệm nhỏ, mỗi ống 1ml. Nhỏ vào từng ống nghiệm 2 - 3 giọt lần lượt các thuốc

thử sau:

- Ống 1: thuốc thử Mayer, dung dịch cả hai phần đều không đổi màu cũng như

không xuất hiện tủa màu.

- Ống 2: thuốc thử Bouchardat, dung dịch cả hai phần đều không đổi màu cũng như

không xuất hiện tủa màu.

Page 35: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

26

- Ống 3: thuốc thử Dragendorff, dung dịch cả hai phần đều không đổi màu cũng như

không xuất hiện tủa màu.

→ Phần (T) và (D) đều âm tính với ba phản ứng trên.

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều không

chứa alcaloid.

3.5.5. Định tính tanin

Tiến hành lần lượt hai phần (T) và (D) theo các bước sau: Lấy khoảng 1,00g

bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50ml, thêm 20ml nước cất, đun sôi trong 2

phút. Để nguội, lọc. Dịch lọc được dùng để định tính.

a. Ống 1: lấy 2ml dịch lọc, thêm 2 giọt dung dịch FeCl3 5% (TT). Dung dịch cả hai

phần (T) và (D) đều xuất hiện màu hoặc tủa màu xanh đen hoặc xanh nâu nhạt.

b. Ống 2: lấy 2ml dịch lọc, thêm 2 giọt chì acetat 10% (TT). Dung dịch cả hai phần (T)

và (D) đều không xuất hiện tủa bông.

c. Ống 3: lấy 2ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch gelatin 1%. Dung dịch cả hai phần

(T) và (D) đều không xuất hiện tủa bông trắng.

Kết quả: Phần (T) và (D) dương tính với phản ứng với FeCl3, nhưng phản ứng

đặc trưng của tanin là phản ứng gelatin lại cho kết quả âm tính.

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều không có

tannin.

3.5.6. Định tính anthranoid.

Tiến hành lần lượt hai phần (T) và (D) theo các bước sau:

a. Phản ứng Borntraeger

Định tính anthranoid toàn phần (dạng glycosid và dạng tự do): Cho vào ống

nghiệm lớn 1g từng phần (T) và (D). Thêm 5ml dung dịch acid sulfuric 1N. Đun

trực tiếp trên nguồn nhiệt đến sôi. Tiếp tục lọc và chiết như ở trên.

- Lấy 1ml dịch chiết cloroform, thêm 1ml dung dịch amoniac. Lắc nhẹ. Lớp

nước của cả hai phần đều không đổi màu.

- Lấy 1ml dịch chiết cloroform cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 1ml dung dịch

NaOH 10%. Lắc nhẹ. Lớp nước của cả hai phần đều không đổi màu.

Page 36: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

27

→ Phần (T) và (D) đều cho phản ứng âm tính.

b. Vi thăng hoa:

Trải bột dược liệu thành lớp mỏng trong một nắp chai bằng nhôm, đốt nhẹ trên

đèn cồn để loại nước. Sau đó đậy lên nắp nhôm một miếng lam kính, bên trên có

miếng bông đã thấm nước, tiếp tục đun nóng trong khoảng 5 – 10 phút. Lấy lam

kính ra để nguội, soi kính hiển vi. Không nhìn thấy hình ảnh tinh thể ở cả hai phần

(T) và (D).

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều không có

anthranoid.

3.5.7. Định tính glycosid tim.

Tiến hành lần lượt hai phần (T) và (D) theo các bước sau: Lấy 3g dược liệu,

chiết soxhlet với n-hexan 1 giờ. Bã dược liệu sấy khô, cho vào bình cầu, đun hồi lưu

với ethanol 40% trong 1 giờ. Gạn dịch chiết vào cốc có mỏ, thêm khoảng 3ml chì

acetat 30%, khuấy đều. Lọc loại tủa, thử dịch lọc vẫn còn tủa với chì acetat, cho

thêm 1ml chì acetat nữa vào dịch chiết, khuấy và lọc lại. Tiếp tục thử đến khi dịch

chiết không còn tủa với chì acetat. Cho toàn bộ dịch lọc vào bình gạn và lắc kỹ với

hỗn hợp chloroform-ethanol tỷ lệ 4:1 (3 lần, mỗi lần 5ml), gạn lấy lớp chloroform

vào cốc có mỏ khô sạch. Chia dịch chiết vào 6 ống nghiệm nhỏ, bốc hơi dung môi

trên nồi cách thuỷ cho đến khô. Cắn còn lại để làm các phản ứng định tính sau:

a. Phản ứng của khung steroid: Phản ứng Liebermann – Burchardat

Cho vào ống nghiệm có chứa cắn ở trên 1ml anhydrid acetic, lắc đều cho tan

hết cắn. Nghiêng ống 450. Cho từ từ theo thành ống 0,5ml acid sulfuric đặc, tránh

xáo trộn chất lỏng trong ống.

Kết quả: Phần (T) và (D) đều xuất hiện vòng đỏ giữa hai lớp chất lỏng, lớp

dưới màu hồng nhạt, lớp trên màu xanh lá → Phản ứng dương tính.

b. Phản ứng của vòng lacton 5 cạnh

- Phản ứng Baljet: Cho vào ống nghiệm có chứa cắn ở trên 0,5ml ethanol 90%. Lắc

đều cho tan hết cắn. Nhỏ từng giọt thuốc thử Baljet (1 phần dung dịch acid picric

1% và 9 phần dung dịch NaOH 10%) mới pha.

Page 37: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

28

Kết quả: Phần (T) và (D) đều không xuất hiện màu đỏ cam đậm hơn ống

chứng → Phản ứng âm tính.

- Phản ứng Legal: Cho vào ống nghiệm có chứa cắn ở trên 0,5ml ethanol 90%. Lắc

đều cho tan hết cắn. Nhỏ 1 giọt thuốc thử Natri nitroprussiat 0,5% và 2 giọt dung

dịch NaOH 10%. Lắc đều.

Kết quả: Phần (T) và (D) đều không xuất hiện màu đỏ cam → Phản ứng âm

tính.

c. Phản ứng của phần đường 2,6 – desoxy: Phản ứng Keller – Kiliani

Cho vào ống nghiệm chứa cắn ở trên 0,5ml ethanol 90%. Lắc đều cho tan hết

cắn. Thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% pha trong acid acetic. Lắc đều.

Nghiêng ống 450. Cho từ từ theo thành ống 0,5ml acid sulphuric đặc, tránh xáo trộn

chất lỏng trong ống. Phần (T) và (D) đều chỉ xuất hiện vòng đỏ → Phản ứng dương

tính nhẹ.

Nhận xét: Chỉ có phản ứng của phần đường là dương tính (không đặc trưng)

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều không có

glycosid tim.

3.5.8. Định tính acid hữu cơ

Tiến hành lần lượt hai phần (T) và (D) theo các bước sau: Cân khoảng 3g bột

dược liệu cho vào ống nghiệm to, thêm 10ml nước cất đem đun sôi trực tiếp 10

phút, để nguội rồi lọc qua giấy lọc gấp nếp. Cho vào ống nghiệm nhỏ khoảng 2ml

dịch lọc, thêm một ít tinh thể Na2CO3. Phần (T) và (D) đều xuất hiện bọt khí thoát

ra → Phản ứng dương tính.

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều có chứa

acid hữu cơ.

3.5.9. Định tính đường khử

Tiến hành lần lượt phần (T) và (D) theo các bước sau: Cân khoảng 3g dược

liệu cho vào ống nghiệm to, thêm 1ml nước cất, đun sôi. Đối với cao sử dụng 1g và

hòa tan bằng nước nóng. Lọc qua giấy lọc vào 1 ống nghiệm khác. Thêm 1ml dung

Page 38: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

29

dịch thuốc thử Felling A và 1ml dung dịch Felling B. Đun cách thủy sôi vài phút.

Phần (T) và (D) đều xuất hiện tủa đỏ gạch → Phản ứng dương tính.

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều chứa

đường khử.

3.5.10. Định tính acid amin, polysaccharid

Tiến hành lần lượt hai phần (T) và (D) theo các bước sau: Cân khoảng 5g

dược liệu cho vào cốc có mỏ, thêm 30ml nước cất, đun sôi vài phút. Lọc qua giấy

lọc vào 4 ống nghiệm khác.

Định tính acid amin: Thêm vài giọt thuốc thử Ninhydrin 3% vào ống nghiệm thứ

nhất. Đun cách thủy sôi vài phút. Phần (T) và (D) đều không xuất hiệu màu xanh

đến tím.

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều không có

acid amin.

Định tính polysaccharid

Ống 2: 4ml dịch chiết + 5 giọt thuốc thử Lugol

Ống 3: 4ml nước cất + 5 giọt thuốc thử Lugol

Ống 4: 4ml dịch chiết.

Phần (T) và (D) có màu ở ống 2 nhạt hơn ống 3 và ống 4

→ phản ứng âm tính.

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều không

chứa polysaccharid.

3.5.11. Định tính chất béo, caroten, sterol

Tiến hành lần lượt hai phần (T) và (D) theo các bước sau: Cân khoảng 5g bột

dược liệu vào cốc có mỏ 100ml, thêm 10ml ether dầu hỏa, bọc kín, ngâm 1 giờ. Lọc

qua giấy lọc gấp nếp lấy dịch lọc.

Định tính chất béo: Nhỏ 1 giọt dịch chiết lên mảnh giấy lọc, sấy nhẹ cho bay hết

hơi dung môi. Phần (T) và (D) đều không để lại vết mờ trên giấy.

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều không

chứa chất béo.

Page 39: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

30

Định tính caroten: Cho vào ống nghiệm nhỏ khoảng 2ml dịch chiết ether dầu hỏa

trên, cô cách thủy đến cắn, nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào cắn. Phần (T) và (D) đều

không xuất hiện màu xanh lá.

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều không

chứa caroten.

Định tính sterol: Cho vào ống nghiệm nhỏ khoảng 2ml dịch chiết ether dầu hoả

trên, cô cách thủy đến cắn. Thêm vào ống nghiệm khoảng 1ml anhydride acetic, lắc

kỹ cho tan hết cắn. Để nghiêng ống nghiệm 450, thêm từ từ H2SO4 đặc theo thành

ống nghiệm. Phần (T) và (D) đều xuất hiện vòng phân cách màu tím đỏ, dung dịch

phía trên màu xanh lá → Phản ứng dương tính.

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều chứa

sterol.

3.5.12. Định tính iridoid

Tiến hành lần lượt hai phần (T) và (D) theo các bước sau: Cân khoảng 3g bột

dược liệu vào ống nghiệm to, thêm 10 dung dịch HCl 1% ngâm trong 5 giờ. Lọc

qua giấy lọc gấp nếp lấy dịch lọc. Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml dịch lọc trên, thêm

1ml thuốc thử Trim-Hill (10ml acid acetic + 1ml CuSO4 0,2% + 0,5ml HCl đặc).

Phần (T) và (D) đều không xuất hiện màu xanh.

Sơ bộ kết luận: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Sa nhân tím đều không chứa

iridoid.

Kết quả phản ứng định tính được tổng kết ở bảng sau đây:

Page 40: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

31

Bảng 2. Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất của phần trên và dưới mặt đất

Sa nhân tím

Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận

(T) (D) (T) (D)

1

Flavonoid

Phản ứng với hơi NH3 ++ ++

Phản ứng với dd NaOH 10% +++ +++ Phản ứng với dd FeCl3 5% + + Phản ứng Cyanidin ++ ++ Phản ứng diazo hóa + +

2

Glycosid tim

Phản ứng Libermann-Burchardt + + Không

Không

có Phản ứng Legal - - Phản ứng Baljet - -

3 Saponin Quan sát hiện tượng tạo bọt ++ ++ Có Có

4

Coumarin

Phản ứng mở, đóng vòng lacton - -

Không

Không

Phản ứng diazo hóa - - Phản ứng chuyển dạng đồng phân cis- trans

- -

Vi thăng hoa - -

5

Tanin

Phản ứng với dd FeCl3 5% + + Không

Không

có Phản ứng với dd gelatin 1% - - Phản ứng dd chì acetat 10% - -

6 Anthranoid Phản ứng Borntraeger - - Không

có Không

7

Alcaloid

Phản ứng với TT Mayer - - Không

có Không

có Phản ứng với TT Dragendorff - - Phản ứng với TT Bouchardat - -

8 Acid hữu cơ Phản ứng với Na2CO3 + + Có Có 9 Đường khử Phản ứng với TT Fehling A và B +++ +++ Có Có

10 Acid amin Phản ứng với TT Ninhydrin 3% - - Không

có Không

11 Chất béo Tạo vết mờ trên giấy lọc - - Không

có Không

12 Caroten Phản ứng với H2SO4 đặc - - Không

có Không

có 13 Sterol Phản ứng Liebermann + + Có Có

14 Polysaccharid Phản ứng với TT Lugol - - Không

có Không

15 Iridoid Phản ứng với TT Trim-Hill - - Không

có Không

có Trong đó: +++: dương tính rất rõ

++: dương tính rõ

+: phản ứng dương tính

- : phản ứng âm tính

Page 41: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

32

Nhận xét

Ngoài tinh dầu, phần trên và dưới mặt đất Sa nhân tím còn có flavonoid,

saponin, acid hữu cơ, đường khử, sterol. Trong đó các phản ứng với flavonoid và

đường khử cho phản ứng dương tính rõ.

3.6. Nghiên cứu bằng sắc ký lớp mỏng

Dịch chiết toàn phần trong Methanol của phần trên và dưới mặt đất Sa nhân

tím sau khi triển khai nghiên cứu trên các hệ dung môi sau: Toluen- Ethylacetat-

Acid formic (5:4:1), Toluen- Ethylacetat (93:7), Ether dầu hoả- Ethylacetat (8:2),

Hexan- Ethylacetat- acid acetic (12:2:1), Chloroform- Methanol (95:5), Buthanol-

Acid acetic- H2O (5: 1: 0,1), Diclomethan- Methanol- H2O (4: 1: 0,1) hoặc thay đổi

tỷ lệ thành phần chất trong hệ nhưng vẫn chưa tìm được hệ dung môi phù hợp. Do

đó tiến hành nghiên cứu dịch Ether dầu hoả của phần trên và dưới mặt đất.

Chuẩn bị dịch chấm sắc ký:

Phương pháp chiết Soxhlet: Cân chính xác khoảng 10g bột phần trên và phần dưới

mặt đất, chiết Soxhlet bằng dung môi ether dầu hoả. Cất thu hồi dung môi, lọc tạo

dịch chấm sắc ký.

Sử dụng máy chấm sắc ký để đưa dịch chiết lên bản mỏng. Triển khai sắc ký

lớp mỏng các hệ dung môi khác nhau:

Hệ 1: Toluen- Aceton- Acid formic (5:4:1)

Hệ 2: Toluen- Ethylacetat (93:7)

Hệ 3: Ether dầu hoả- Ethylacetat (8:2)

Hệ 4: Hexan- Ethylacetat- acid acetic (12:2:1)

Hệ 5: Chloroform- Methanol (95:5)

Sau khi triển khai dịch chiết trên các hệ dung môi trên thì nhận thấy hệ 4 có

khả năng tách chất tốt nhất. Sử dụng máy CAMAG REPROSTAR 3 để chụp ảnh

sắc ký ở bước sóng 254nm, 366nm và sau khi phun thuốc thử hiện màu. Sử dụng

phần mềm winCATS và VideoScan để phân tích hình ảnh. Sắc ký đồ dịch chiết

Ether dầu hoả khi khai triển ở hệ 4 được trình bày trong hình 3.7.

Page 42: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

33

3.7. Nghiên cứu tinh dầu phần trên và dưới mặt đất

3.7.1. Sắc ký lớp mỏng tinh dầu phần trên mặt đất và phần thân rễ Sa nhân

tím

Pha loãng 2 mẫu tinh dầu Sa nhân tím phần trên mặt đất và phần thân rễ với

xylen với tỷ lệ: Tinh dầu/ xylen= 1/10 thu được dịch chấm sắc ký lớp mỏng.

Sử dụng máy chấm sắc ký để đưa dịch chiết lên bản mỏng. Triển khai sắc kí

lớp mỏng các hệ dung môi khác nhau:

Hệ 1: Toluen- Aceton- Acid formic (75:20:2)

Hệ 2: Toluen- Ethylacetat (93:7)

Hệ 3: Ether dầu hoả- Ethylacetat (8:2)

Hệ 4: Hexan- Ethylacetat (8: 2)

Hệ 5: Chloroform- Methanol (9:1)

Sau khi triển khai dịch chiết trên các hệ dung môi trên thì nhận thấy hệ 2 có

khả năng tách chất tốt nhất. Sử dụng máy CAMAG REPROSTAR 3 để chụp ảnh

sắc ký ở bước sóng 254nm, 366nm và sau khi phun thuốc thử hiện màu. Sử dụng

phần mềm winCATS và VideoScan để phân tích hình ảnh. Sắc ký đồ dịch chấm

tinh dầu khi khai triển ở hệ 2 được trình bày trong hình 3.8.

Hình 3.7: Sắc ký đồ dịch

chiết Ether dầu hoả phần trên

và dưới mặt đất Sa nhân tím

khi khai triển hệ dung môi

Hexan-Ethylacetat-acid acetic

(12:2:1) ở:

a. UV 254nm

b. UV 366nm

c. Phun thuốc thử hiện màu

A1,B1,C1: Phần trên mặt đất

A2,B2,C2:Phần dưới mặt đất a b c

Page 43: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

34

Hình 3.8: Sắc ký đồ tinh dầu

phần trên và dưới mặt đất Sa

nhân tím khai triển hệ dung

môi Toluen- Ethylacetat (93: 7)

ở:

a. UV 254nm

b. Phun thuốc thử hiện màu

T1, T2: Phần trên mặt đất

D1, D2: Phần dưới mặt đất

a b

Hình 3.9: Sắc ký đồ,

đồ thị, bảng biểu

diễn lượng giá các

vết của dịch chiết

Ether dầu hoả phần

trên mặt đất Sa nhân

tím khi khai triển hệ

dung môi Hexan-

Ethylacetat- acid

acetic (12:2:1) ở UV

254 nm.

Page 44: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

35

Hình 3.10: Sắc ký đồ,

đồ thị, bảng biểu diễn

lượng giá các vết của

dịch chiết Ether dầu

hoả phần dưới mặt đất

Sa nhân tím khi khai

triển hệ dung môi

Hexan- Ethylacetat-

acid acetic (12:2:1) ở

UV 254 nm.

Hình 3.11: Sắc ký đồ,

đồ thị, bảng biểu diễn

lượng giá các vết của

dịch chiết Ether dầu

hoả phần trên mặt đất

Sa nhân tím khi khai

triển hệ dung môi

Hexan- Ethylacetat-

acid acetic (12:2:1) ở

UV 366 nm

Page 45: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

36

Hình 3.12: Sắc ký

đồ, đồ thị, bảng biểu

diễn lượng giá các

vết của dịch chiết

Ether dầu hoả phần

dưới mặt đất Sa nhân

tím khi khai triển hệ

dung môi Hexan-

Ethylacetat- acid

acetic (12:2:1) ở UV

366 nm

Hình 3.13: Sắc ký

đồ, đồ thị, bảng biểu

diễn lượng giá các

vết của dịch chiết

Ether dầu hoả phần

trên mặt đất Sa nhân

tím khi khai triển hệ

dung môi Hexan-

Ethylacetat- acid

acetic (12:2:1) sau

khi phun thuốc thử

hiện màu.

Page 46: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

37

Hình 3.14: Sắc ký

đồ, đồ thị, bảng biểu

diễn lượng giá các vết

của dịch chiết Ether

dầu hoả phần dưới

mặt đất Sa nhân tím

khi khai triển hệ dung

môi Hexan-

Ethylacetat- acid

acetic (12:2:1) sau

khi phun thuốc thử

hiện màu.

Nhận xét: Sắc ký đồ, đồ thị và giá trị lượng giá các vết dịch chiết Ether dầu hoả

phần trên và dưới mặt đất được phân tích bởi phần mềm VideoScan ở độ nhạy 30

cho kết quả sau: ở UV 254nm: sắc ký đồ phần trên mặt đất có 8 vết, phần dưới mặt

đất có 3 vết; ở UV 366nm: sắc ký đồ phần trên mặt đất có 13 vết, phần dưới mặt đất

có 6 vết; khi phun thuốc thử hiện màu: sắc ký đồ phần trên mặt đất có 9 vết, phần

dưới mặt đất có 10 vết. Nhìn chung, phần trên và dưới mặt đất giống nhau ở hầu hết

số vết, vị trí vết ở UV 254nm và khi hiện màu (các vết có khác nhau về cường độ

màu), điểm khác là vết số 11 ở phần trên mặt đất ở UV 254nm và khi phun thuốc

thử thì lên màu rõ rệt trong khi phần dưới mặt đất không có vết này. Ở UV 366nm,

phần trên mặt đất hiện rõ các vết đỏ của chlorophil.

Page 47: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

38

Hình 3.15: Sắc ký

đồ, đồ thị, bảng

biểu diễn lượng giá

của các vết tinh dầu

phần trên mặt đất

Sa nhân tím khi

khai triển hệ dung

môi Toluen-

Ethylacetat (93:7) ở

UV254 nm.

Hình 3.16: Sắc ký

đồ, đồ thị, bảng

biểu diễn lượng giá

của các vết tinh dầu

phần dưới mặt đất

Sa nhân tím khi

khai triển hệ dung

môi Toluen-

Ethylacetat (93:7) ở

UV254 nm.

Page 48: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

39

Hình 3.17: Sắc ký

đồ, đồ thị, bảng

biểu diễn lượng giá

của các vết tinh dầu

phần trên mặt đất

Sa nhân tím khi

khai triển hệ dung

môi Toluen-

Ethylacetat (93:7)

sau khi phun thuốc

thử hiện màu.

Hình 3.18: Sắc ký

đồ, đồ thị, bảng

biểu diễn lượng giá

của các vết tinh dầu

phần dưới mặt đất

Sa nhân tím khi

khai triển hệ dung

môi Toluen-

Ethylacetat (93:7)

sau khi phun thuốc

thử hiện màu.

Page 49: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

40

Nhận xét: Sắc ký đồ, đồ thị và giá trị lượng giá các vết tinh dầu phần trên và dưới

mặt đất được phân tích bởi phần mềm VideoScan ở độ nhạy 30 cho kết quả sau: Ở

UV 254nm, sắc ký đồ phần trên mặt đất có 3 vết, phần dưới mặt đất có 1 vết. Khi

phun thuốc thử hiện màu: sắc ký đồ phần trên mặt đất có và phần dưới mặt đất đều

có 10 vết. Nhìn chung, phần trên và dưới mặt đất giống nhau ở hầu hết số vết, vị trí

vết ở UV 254nm và khi hiện màu (các vết có khác nhau về cường độ màu), điểm

khác là vết số 10 ở phần trên mặt đất ở UV 254nm và khi phun thuốc thử thì lên

màu rõ rệt trong khi phần dưới mặt đất thì vết này mờ nhạt ở cả UV 254nm và khi

phun thuốc thử.

3.7.2. Sắc ký GC-MS tinh dầu phần trên mặt đất và phần thân rễ Sa nhân tím.

Tiến hành:

- Mẫu tinh dầu phần trên mặt đất và phần thân rễ Sa nhân tím được pha loãng bằng

dung môi Chloroform đến nồng độ 10-2

- Khởi động hệ thống sắc ký khí

- Cài đặt các thông số của chương trình nhiệt độ:

Thời gian (phút) Nhiệt độ ( oC)

Cột

0-2 50 2- 35,3 50- 150 35,3- 42 150- 250

42- 44 250

Nhiệt độ hoá hơi mẫu 250

- Bơm mẫu sau khi hệ thống khí và chương trình nhiệt độ đạt yêu cầu.

- Tiến hành chạy chương trình.

Kết quả: Phổ GC- MS của tinh dầu phần trên mặt đất và phần thân rễ sa nhân tím

được trình bày ở phụ lục 1, 2.

Page 50: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

41

Bảng 3: Thành phần, hàm lượng các chất trong tinh dầu phần trên và dưới mặt đất

Sa nhân tím

STT

Tên chất

Trên Dưới Thời

gian lưu Hàm

lượng (%) Thời

gian lưu Hàm

lượng (%)

1 1-S-α-pinen 8,122 7,44 8,126 5,85 2 Camphen 8,667 1,28 8,667 2,62 3 Sabinen 9,665 0,85 9,660 0,85 4 2-β-pinen 9,767 29,94 9,762 26,99 5 β-myrcen 10,405 1,14 10,410 1,18 6 Cymen 11,787 1,59 7 DL-limonen 11,953 4,09 11,958 4,42 8 1,8-cineol 12,051 6,95 12,055 7,96 9 Cis-ocimen 12,425 2,30 10 β-ocimen 12,873 2,98 11 α-Thujon 14,592 4,73 12 Bicyclo[2.2.1] heptan-2-on 14,597 2.39 13 Linalool L 15,186 0,90 14 Camphor 17,128 20,10 17,123 20,27 15 Borneol 18,122 0,57 18,117 1,72 16 Bicyclo[3.1.1] heptan-3-on 18,506 0,73 17 4-terpineol 18,672 1,09 18,672 1,64 18 α-terpineol 19,290 1,01 19,290 1,19 19 Naphthalen 18,808 1,38 20 Myrtenal 19,543 0,86 21 Fenchyl acetat 20,648 2,56 22 1-methylnaphthalen 23,760 2.93 23 2-methylnaphthalen 24,485 1,41 24 2,6-dimethylnaphthalen 29,100 0,83 25 Caryophyllen 29,295 4,58 29,295 1,89 26 β-selinen 32,027 1,18 32,026 1,15 27 Bicyclogermacren 32,460 4,13 28 Spathulenol 35,600 0,79 35,600 1,54 29 Caryophyllen oxide 35,780 1,26 30 1,2-dihydro-3-vinylphenanthren 36,978 0,85 31 Eudesm-4(14)-en-11-ol 37,431 0,59 37,431 0,96 32 Germacren B 37,518 0,65 33 Veridiflorol 37,518 2,00 34 2,6,10-cycloundecatrien-1-on 39,626 0,39

Page 51: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

42

Nhận xét: Kết quả GC-MS cho thấy trong tinh dầu phần trên và dưới mặt đất Sa

nhân tím đều có 2 thành phần chính là: 2- β- pinen (29,94% tinh dầu trên mặt đất và

26,99% tinh dầu dưới mặt đất), camphor (20,10% tinh dầu trên mặt đất và 20,27%

tinh dầu dưới mặt đất). Ngoài ra còn có các chất sau với hàm lượng thấp hơn: α-

pinen, bicyclogermacren, DL-limonen, 1,8-cineol, bicyclo[2.2.1]heptan-2-on, 1-

methylnaphthalen, 2-methylnaphthalen, caryophyllen.

Kết quả này có nhiều điểm khác với kết quả của Nguyễn Thị Phương Lan

(2004) [8] như sau: Tinh dầu phần trên mặt đất ở Thạch Thất có thành phần chính

β-pinen tương tự với mẫu tinh dầu lá, nhưng không có bornyl acetat chiếm tỷ lệ cao

như tinh dầu lá ở Ninh Thuận mà tác giả Nguyễn Thị Phương Lan phân tích, mặt

khác cả phần trên mặt đất và dưới mặt đất ở Thạch Thất lại có hàm lượng camphor

cao gần tương tự như tinh dầu quả mà tác giả Nguyễn Thị Phương Lan phân tích

được (hàm lượng các chất có thay đổi đôi chút cho sự khác nhau về địa điểm lấy

mẫu, thời gian thu hái và quy trình cất tinh dầu).

- Về hàm lượng: Tinh dầu phần trên và dưới mặt đất ở Thạch Thất có điểm

tương đồng với hàm lượng tinh dầu lá mà tác giả Nguyễn Thị Phương Lan thu hái ở

Ninh Thuận (<0,16%). Hàm lượng này thấp hơn nhiều so với tinh dầu quả (3,9-

5,4%) [8].

Page 52: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

43

BÀN LUẬN

Về phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản về đặc điểm hình

thái, vi phẫu, bột dược liệu, định tính sơ bộ các nhóm chất của dược liệu.

Sử dụng máy chấm sắc ký Linomat 5 để đưa dịch chiết lên bản mỏng. Sau khi

triển khai, chụp ảnh bằng buồng chụp Camag Reprostar 3, xử lý và phân tích sắc ký

đồ bằng phần mềm WinCATS và VideoScan nên kết quả thu được khá chính xác và

rõ ràng. Các thông số thu được rất hữu ích cho việc định tính và bán định lượng

thánh phần hóa học trong dịch chiết.

Về mặt thực vật học

Các tài liệu tham khảo cho thấy, cây Sa nhân tím hiện chỉ dừng ở mô tả đặc

điểm hình thái của cây và quả [8], [11]. Mà chưa mô tả đầy đủ về cấu tạo giải phẫu

hay đặc điểm vi học các bộ phận khác của cây. Việc tiến hành nghiên cứu cấu tạo

giải phẫu phần trên mặt đất, dưới mặt đất và đặc điểm vi học bột phần trên, dưới

mặt đất của đề tài được thực hiện lần đầu tiên đối với mẫu cây này. So với đặc điểm

hình thái của chi Amomum, nhận thấy cây Sa nhân tím có các đặc điểm chung của

chi như: cây thảo, thân rễ mọc bò lan, lá có lưỡi nhỏ, bẹ lá xếp sít vào nhau tạo

thành một thân giả, cụm hoa mọc từ thân rễ, cuống hoa có vảy,… Bằng việc so sánh

đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu với các tài liệu của chi, họ đã góp phần xác

định đúng tên khoa học của mẫu nghiên cứu.

Về mặt hóa học

Đã có một số công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của Sa nhân tím

nhưng chủ yếu là nghiên cứu về chiết xuất, nghiên cứu tác dụng dược lý của tinh

dầu quả và dịch chiết từ quả [8], [11], [16]. Thực tế ngoài quả, các bộ phận khác của

cây cũng chứa tinh dầu và nhiều chất khác. Khóa luận lần đầu tiên tiến hành nghiên

cứu một cách tổng thể về thành phần hóa học của các bộ phận cây Sa nhân tím.

Bằng các phản ứng định tính, xác định trong cây Sa nhân tím có chứa: flavonoid,

saponin, acid hữu cơ, đường khử, sterol. Sắc ký lớp mỏng tinh dầu, dịch chiết Ether

dầu hoả của phần trên và dưới mặt đất được triển khai lại nhiều lần và cho kết quả

Page 53: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

44

lặp lại giống nhau nên kết quả đáng tin cậy. Đồng thời, khóa luận còn xác định được

hàm lượng tinh dầu phần trên và dưới mặt đất, so sánh giữa các bộ phận cây, cũng

như so sánh với số liệu thu được trước đó của cây Sa nhân tím thu hái ở Ninh

Thuận. Đặc biệt, tinh dầu phần trên mặt đất ở Thạch Thất có hàm lượng camphor

cao gần tương tự như tinh dầu quả ở Ninh Thuận mà tác giả Nguyễn Thị Phương

Lan phân tích được [8].

Kết quả này bước đầu góp phần vào định hướng cho các nghiên cứu hóa học

sâu hơn và định hướng sử dụng các bộ phận cây Sa nhân tím.

Page 54: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau một thời gian thực nghiệm, đã thu được những kết quả sau:

Về thực vật

Đã xác định đặc điểm vi phẫu lá, vi phẫu thân rễ, rễ, đặc điểm bột phần trên

mặt đất và dưới mặt đất góp phần tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm dược liệu, chống

nhầm lẫn khi sử dụng.

Về hóa học

- Kết quả định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học cho thấy trong cây

Sa nhân tím có chứa: flavonoid, saponin, acid hữu cơ, đường khử, sterol; không

chứa glycoside tim, coumarin, tanin, anthranoid, alcaloid, acid amin, chất béo,

caroten, polysaccharid, iridoid.

- Ngoài ra, đã xác định được hệ sắc kí cho dịch chiết Ether dầu hoả, tinh dầu

phần trên và dưới mặt đất, chụp và xử lý hình ảnh bằng các phần mềm winCATS,

VideoScan góp phần làm cơ sở dữ liệu hóa học của cây.

- Đề tài đã xác định được hàm lượng tinh dầu của phần trên mặt đất là 0,16%,

phần dưới mặt đất là 0,12% tính theo dược liệu khô tuyệt đối, đã tiến hành SKLM,

GC-MS xác định được thành phần hóa học, hàm lượng các chất trong tinh dầu phần

trên và dưới mặt đất làm cơ sở dữ liệu để soạn tiêu chuẩn khi cần thiết.

KIẾN NGHỊ

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta quan tâm chủ yếu tới tinh dầu

trong quả của Sa nhân tím. Vì vậy, ngoài kết quả nghiên cứu của đề tài cũng như

những nghiên cứu đã công bố trước đó, chúng tôi đề xuất sử dụng tinh dầu các bộ

phận khác (lá, thân rễ, rễ) của Sa nhân tím, nghiên cứu thêm phương pháp chiết xuất

phần trên và dưới mặt đất của Sa nhân tím để tăng hiệu quả sử dụng.

Ngoài ra, Sa nhân tím cần được vào trồng ở miền Bắc để chủ động về nguồn

nguyên liệu và kiểm soát tốt các chỉ tiêu kiểm nghiệm.

Page 55: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đỗ Huy Bích, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II, NXB Khoa

học và Kỹ thuật, tr 643-645.

2. Lê Đình Bích- Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, Nhà xuất bản Y học, tr 207-

213.

3. Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Thực tập dược liệu

phần hiển vi.

4. Bộ môn Dược liệu, Trường đại học Dược Hà Nội (2006), Thực tập dược liệu

phần hóa học.

5. Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội (2011), Bài giảng dược liệu,

tập 1.

6. Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội (2011), Bài giảng dược liệu,

tập 2.

7. Phạm Hoàng Hộ (1993), "Cây cỏ Việt Nam", tr. 434- 437.

8. Nguyễn Thị Phương Lan (2004), Nghiên cứu các loài sa nhân mọc hoang ở các

xã miền núi tỉnh Ninh Thuận.

9. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà Xuất bản y học.

10. Nguyễn Đức Minh, Ngô Văn Thông, Đỗ Thị Hoa Viên, Lê Ngọc Tú (1994),

"Nghiên cứu thành phần hoá học của hạt Sa nhân tím Amomum longiligulare T.L

Wu", Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, tr. 464-466.

11. Đào Lan Phương (1995), "Nghiên cứu một số loài mang tên Sa nhân ở miền Bắc

Việt Nam".

12. Bộ Y Tế (2007), Hoá phân tích, Vol. 2, Nhà xuất bản Y học.

13. Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, tr. 872-873.

14. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi

tập I, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

15. Đỗ Thị Hoa Viên, Hostettman K., Lê Ngọc Tú, Ngô Văn Thông (1994),

"Nghiên cứu các phương pháp chiết tách và xác định cấu trúc hoá học của một số

Page 56: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

hoạt chất có trong phần không bay hơi của hạt Sa nhân tím (Amomum longiligulare

T.L Wu) của Việt Nam", Tạp chí Khoa học và công nghệ, tr. 29- 34.

16. Đỗ Thị Hoa Viên, Lê Ngọc Tú, Nguyễn Đức Minh, Ngô Văn Thông (1994),

"Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của hạt Sa nhân Amomum longiligulare T.L

Wu", Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, tr. 464-466.

Tài liệu tiếng Anh

17. T.K. Lim, Edible medicinal and non- medicinal plants Vol. 5, Springer.

18. Pharmacopoiea of the people's republic of China (2005), Chemical industry

Press, Beijing.

19. Hao Ying (2014), "Analysis and determination of oestrogen- active compounds

in fructus amomi by the combination of high- speed counter- current

chromatography and high performance liquid chromatography.", Journal of

chromatography B, pp. 36- 42.

Tài liệu tiếng Pháp

20. H. Lecomte (1907), Flore genseerale de L’ Indochine, Vol. VI.

Tài liệu tiếng Trung Quốc

21. Zhao Jin, Dong Zhi (2009), "Anti- inflammation, analgesic and anti- diarrhea

effect of volatile oil from Amomum longiligulare T.L. Wu", Chinese traditional

patent medicine.

Tài liệu trên internet

22.http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&taxon_id=101395

Page 57: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kết quả phân tích sắc kí khí tinh dầu phần trên mặt đất

Phụ lục 2. Kết quả phân tích sắc kí khí tinh dầu phần dưới mặt đất

Page 58: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( Amomum longiligulare T.L Wu) họ Gừng ( Zinggiberaceae) trồng tại huyện Thạch