2
THÔNG TIN DÀNH CHO BÁO CHÍ Nha Trang, ngày 23 tháng 5 năm 2016 Địa ch: Văn phòng thc địa dán, Vin Pasteur Nha Trang, S8 Trn Phú, Nha Trang, Khánh Hoà Đin thoi: (058) 356 1545 Hotline: 098 613 5753 Email: [email protected] Website: http://www.loaitrusotxuathuyet.vn 1 ng dng mui vn mang vi khun Wolbachia trong phòng, chng st xut huyết Dengue – Mt hướng đi mi Bnh st xut huyết Dengue (SXHD) hin đang là vn đề y tế công cng toàn cu và được Tchc Y tế Thế gii (WHO) đánh giá là mt trong nhng bnh nghiêm trng nht lây truyn qua động vt trung gian. Bnh lưu hành hơn 100 quc gia vi hàng trăm triu ca mc hàng năm. Ti Vit Nam, bnh SXHD xy ra cbn khu vc Bc, Trung, Nam và Tây Nguyên vi hàng chc nghìn ca mc mi năm. Bnh SXHD lây truyn qua mui vn (tên khoa hc là Aedes aegypti), là loi mui mt hu hết các tnh/thành phVit Nam. Loi mui này là trung gian truyn vi- rút tngười bnh sang người lành nhưng không làm phát sinh bt cloi vi-rút nào. Mui vn chbnhim vi-rút gây bnh SXHD khi hút máu người bnhim vi-rút và không truyn vi-rút cho thế hmui sau. Hin chưa có vc-xin phòng bnh cũng như chưa có thuc điu trSXHD đặc hiu, vì vy, vic phòng, chng SXHD chyếu da vào kim soát mui truyn bnh. Ti Vit Nam, Vin Vsinh Dch tTrung ương đã hp tác vi Vin Pasteur Nha Trang, SY tế tnh Khánh Hoà và Đại hc Monash (Australia) nghiên cu vvi khun Wolbachia tnăm 2006 trong khuôn khDán “Hướng ti Loi trst xut huyết ti Vit Nam”. Dán được trin khai đảo Trí Nguyên, TP. Nha Trang, tnh Khánh Hòa. Trước khi trin khai thí đim Australia, Vit Nam và các thc địa khác, các nhà khoa hc và các chuyên gia thuc nhiu lĩnh vc liên quan đã tiến hành đánh giá toàn din các nguy cơ có thxy ra khi sdng phương pháp Wolbachia. Hi đồng đã kết lun: phương pháp Wolbachia an toàn cho con người, động vt và môi trường. Mt điu quan trng na là mui mang vi khun Wolbachia không phi là mui biến đổi gen vì hthng gen ca mui không hbthay đổi cũng như không có bt cscan

Ứng dụng muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia · Loại muỗi này là trung gian truyền vi-rút từ người bệnh sang người lành nhưng không làm phát sinh bất

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ứng dụng muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia · Loại muỗi này là trung gian truyền vi-rút từ người bệnh sang người lành nhưng không làm phát sinh bất

THÔNG TIN DÀNH CHO BÁO CHÍ Nha Trang, ngày 23 tháng 5 năm 2016

Địa chỉ: Văn phòng thực địa dự án, Viện Pasteur Nha Trang, Số 8 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hoà

Điện thoại: (058) 356 1545 Hotline: 098 613 5753

Email: [email protected] Website: http://www.loaitrusotxuathuyet.vn

1

Ứng dụng muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia

trong phòng, chống sốt xuất huyết Dengue – Một hướng đi mới

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) hiện đang là vấn đề y tế công cộng toàn cầu và

được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh nghiêm trọng

nhất lây truyền qua động vật trung gian. Bệnh lưu hành ở hơn 100 quốc gia với hàng trăm triệu ca mắc hàng năm. Tại Việt Nam, bệnh SXHD xảy ra ở cả bốn khu vực Bắc,

Trung, Nam và Tây Nguyên với hàng chục nghìn ca mắc mỗi năm.

Bệnh SXHD lây truyền qua muỗi vằn (tên khoa học là Aedes aegypti), là loại muỗi có

mặt ở hầu hết các tỉnh/thành phố ở Việt Nam. Loại muỗi này là trung gian truyền vi-

rút từ người bệnh sang người lành nhưng không làm phát sinh bất cứ loại vi-rút nào.

Muỗi vằn chỉ bị nhiễm vi-rút gây bệnh SXHD khi hút máu người bị nhiễm vi-rút và không truyền vi-rút cho thế hệ muỗi sau. Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh cũng như

chưa có thuốc điều trị SXHD đặc hiệu, vì vậy, việc phòng, chống SXHD chủ yếu dựa vào kiểm soát muỗi truyền bệnh.

Tại Việt Nam, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hợp tác với Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế tỉnh Khánh Hoà và Đại học Monash (Australia) nghiên cứu về vi

khuẩn Wolbachia từ năm 2006 trong khuôn khổ Dự án “Hướng tới Loại trừ sốt xuất

huyết tại Việt Nam”. Dự án được triển khai ở đảo Trí Nguyên, TP. Nha Trang, tỉnh

Khánh Hòa.

Trước khi triển khai thí điểm ở Australia, Việt Nam và các thực địa khác, các nhà khoa

học và các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đã tiến hành đánh giá toàn diện các nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp Wolbachia. Hội đồng đã kết luận:

phương pháp Wolbachia an toàn cho con người, động vật và môi trường.

Một điều quan trọng nữa là muỗi mang vi khuẩn Wolbachia không phải là muỗi biến đổi

gen vì hệ thống gen của muỗi không hề bị thay đổi cũng như không có bất cứ sự can

Page 2: Ứng dụng muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia · Loại muỗi này là trung gian truyền vi-rút từ người bệnh sang người lành nhưng không làm phát sinh bất

THÔNG TIN DÀNH CHO BÁO CHÍ Nha Trang, ngày 23 tháng 5 năm 2016

Địa chỉ: Văn phòng thực địa dự án, Viện Pasteur Nha Trang, Số 8 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hoà

Điện thoại: (058) 356 1545 Hotline: 098 613 5753

Email: [email protected] Website: http://www.loaitrusotxuathuyet.vn

2

thiệp nào vào gen của muỗi. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia ở đảo Trí Nguyên là

muỗi của chính đảo Trí Nguyên, hoàn toàn không phải là muỗi ngoại lai.

Trên cơ sở khoa học và thực tiễn thu được qua các giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006

đến năm 2011 và đánh giá của các hội đồng khoa học về tính an toàn của phương pháp Wolbachia, muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia đã được thả tại một số hộ gia

đình trên đảo Trí Nguyên trong hai đợt, tháng 4-9/2013 và tháng 5-11/2014. Đến nay, muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia vẫn tự duy trì trên đảo và truyền vi khuẩn

Wolbachia có khả năng phòng bệnh SXHD cho các thế hệ muỗi sau qua con đường

sinh sản tự nhiên.

Kết quả giám sát dịch tễ bệnh SXHD trong các năm gần đây cho thấy, trong khi số ca

mắc SXHD ở thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hoà đều ở mức rất cao, thì riêng ở đảo Trí Nguyên chỉ có 1 ca được chẩn đoán xác định trong năm 2015.

Trước sự bùng phát của vi-rút Zika gây ra bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh trên thế giới, tháng 3/2016, phương pháp Wolbachia được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị là

một trong số các biện pháp phòng chống vi-rút Zika.

Tháng 5/2016, tạp chí khoa học Cell Host & Microbe (Mỹ) đã công bố kết quả nghiên cứu khẳng định vi khuẩn tự nhiên Wolbachia có khả năng làm giảm số lượng vi-rút Zika trong

cơ thể muỗi Aedes aegypti.

Các nhà khoa học đã gây nhiễm hai chủng vi-rút Zika được phân lập gần đây ở Brazil trên muỗi không mang Wolbachia và muỗi mang Wolbachia. Kết quả cho thấy số lượng

vi-rút Zika giảm đáng kể trong nước bọt của muỗi mang Wolbachia. Điều này chứng

minh Wolbachia có tiềm năng trong việc ngăn chặn sự lan truyền của vi-rút Zika.

Các thí điểm trên quy mô nhỏ tại các nước tham gia Chương trình nghiên cứu Loại trừ Loại trừ Sốt xuất huyết đều cho kết quả tốt và Chương trình đang hoàn thiện những

bước tiếp theo để áp dụng phương pháp Wolbachia trên quy mô rộng hơn./.