27
Huế: Nạo vét sông Ngự Hà TTO - UBND TP Huế vừa khởi công nạo vét sông Ngự Hà băng ngang Thành nội Huế. Gần 3.500m của con sông từ sông Kẻ Vạn đến sông Đông Ba sẽ được khơi thông với lượng đất đá dự ước 200.000m3, tổng mức đầu tư gần 26,3 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 3-2012… Nạo vét ngự hà: Công trường nạo vét sông Ngự hà đoạn Tây thành Thủy Quan chiều 20-7 - Ảnh: Thái Lộc Đây là lần thứ ba kể từ năm 1975, sông Ngự Hà được nạo vét. Hai lần trước thực hiện vào các giai đoạn 1992-1996, và 2002-2004, song do kinh phí hạn hẹp, việc nạo vét chưa triệt để và dòng sông tiếp tục bị bồi lắng một vài năm sau đó. Lần này, cho dù dòng Ngự Hà sẽ được khơi thông, song dòng chảy sẽ trong tình trạng “đầu tóp đuôi nở”: đoạn đầu nguồn từ sông Kẻ Vạn vào hào hộ thành chỉ rộng 6m, trong khi phần lớn dòng sông rộng từ 35-42m. Đây từng được xác định là một trong những nguyên nhân chính đẩy nhanh sự bồi lắng lòng sông. Về việc này, ông Nguyễn Đình Cáng, giám đốc Ban đầu tư xây dựng TP Huế, cho biết không có cách nào khác do phải phụ thuộc vào khổ cầu đường bộ Thủy Quan và cầu đường sắt cạnh đó. Riêng phần kè đá cổ của sông Ngự Hà hiện đang thi công dang dở (Tuổi Trẻ đưa tin ngày 28-10-2010 và 27-11-2010), ông Cáng cho hay đang tiếp tục nghiên cứu phương án thực hiện phù hợp, dự kiến sẽ tiến hành thi công trong năm 2012. Giải tỏa các hộ dân nằm trong khu vực I di tích sông Ngự Hà: Sẽ hoàn thành trong quý I, năm 2012

nạo vét sông Ngự Hà

Embed Size (px)

DESCRIPTION

rất bổ ích cho bạn

Citation preview

Page 1: nạo vét sông Ngự Hà

Huế: Nạo vét sông Ngự Hà

TTO - UBND TP Huế vừa khởi công nạo vét sông Ngự Hà băng ngang Thành nội Huế. Gần 3.500m của con sông từ sông Kẻ Vạn đến sông Đông Ba sẽ được khơi thông với lượng đất đá dự ước 200.000m3, tổng mức đầu tư gần 26,3 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 3-2012…

Nạo vét ngự hà: Công trường nạo vét sông Ngự hà đoạn Tây thành Thủy Quan chiều 20-7 -

Ảnh: Thái Lộc

Đây là lần thứ ba kể từ năm 1975, sông Ngự Hà được nạo vét. Hai lần trước thực hiện

vào các giai đoạn 1992-1996, và 2002-2004, song do kinh phí hạn hẹp, việc nạo vét

chưa triệt để và dòng sông tiếp tục bị bồi lắng một vài năm sau đó.

Lần này, cho dù dòng Ngự Hà sẽ được khơi thông, song dòng chảy sẽ trong tình trạng

“đầu tóp đuôi nở”: đoạn đầu nguồn từ sông Kẻ Vạn vào hào hộ thành chỉ rộng 6m, trong

khi phần lớn dòng sông rộng từ 35-42m. Đây từng được xác định là một trong những

nguyên nhân chính đẩy nhanh sự bồi lắng lòng sông. Về việc này, ông Nguyễn Đình

Cáng, giám đốc Ban đầu tư xây dựng TP Huế, cho biết không có cách nào khác do phải

phụ thuộc vào khổ cầu đường bộ Thủy Quan và cầu đường sắt cạnh đó.

Riêng phần kè đá cổ của sông Ngự Hà hiện đang thi công dang dở (Tuổi Trẻ đưa tin

ngày 28-10-2010 và 27-11-2010), ông Cáng cho hay đang tiếp tục nghiên cứu phương

án thực hiện phù hợp, dự kiến sẽ tiến hành thi công trong năm 2012.

Giải tỏa các hộ dân nằm trong khu vực I di tích sông Ngự Hà: Sẽ hoàn thành trong quý I, năm 2012Một trong những vấn đề rất nóng trong dự án nạo vét, chỉnh trang sông Ngự Hà là việc

giải tỏa các hộ dân sống trong khu vực 1 khoanh vùng bảo vệ di tích sông Ngự Hà.

Trong quá trình giải quyết, UBND TP Huế nhận được gần 40 đơn thư khiếu nại, thắc

mắc của người dân liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. UBND TP

Huế, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư TP Huế cùng với các ban, ngành chức

năng của TP Huế đã kiểm tra thực tế theo đơn thư, thắc mắc và có nhiều sự điều chỉnh

hoặc có văn bản trả lời dứt điểm với người dân.

Page 2: nạo vét sông Ngự Hà

Việc giải tỏa các hộ dân cư ở đây để phục vụ cho việc nạo vét, chỉnh trang sông Ngự Hà

được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 đã hoàn thành việc giải tỏa nhà ở 97 hộ gia đình sống

ở 2 bên bờ sông Ngự Hà thuộc địa bàn các phường Thuận Hòa và Tây Lộc trong năm 2009,

với số tiền đền bù, giải tỏa trên 9 tỷ đồng. Các hộ này được bố trí tái định cư tại khu chung cư

phường Hương Sơ, TP Huế. Hiện, UBND TP Huế tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt

bằng dự án Ngự Hà đợt 2, gồm phường Thuận Thành và Thuận Lộc.

 

Một số hộ dân ở đường Phùng Hưng vẫn chưa bàn giao mặt

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư

TP Huế cho biết, trong lần giải tỏa đợt 2 có 268 hộ bị ảnh hưởng về tài sản và thu hồi toàn bộ

đất ở. Đến nay, có 65 hộ được bố trí đất tái định cư thuộc khu quy hoạch Hương Sơ; 87 hộ

được bố trí căn hộ chung cư trên trục đường Nguyễn Văn Linh. Tuy nhiên, có 40 hộ không

nhận căn hộ chung cư cam kết tự lo chỗ ở. Tính đến nay, HĐBTHT&TĐC TP Huế đã chi trả

tiền bồi thường cho các hộ dân (đã khấu trừ tiền đất, tiền nhà chung cư) với số tiền gần 50 tỷ

đồng. Hiện tại, 73 hộ bàn giao mặt bằng và nhận đất tái định cư. 195 hộ còn lại sẽ bàn giao

mặt bằng giải tỏa (gồm toàn bộ hoặc một phần nhà đất theo lộ giới giải tỏa) vào ngày

27/2/2011.

Ông Tuấn cho biết thêm, sở dĩ công tác giải phóng mặt

bằng không đảm bảo theo đúng kế hoạch đề ra là do nhiều

yếu tố khách quan và chủ quan. Đơn cử, tại kiệt 32 Lê Văn

Hưu và kiệt 378 Đinh Tiên Hoàng (đoạn tiếp giáp với Lầu

Tàng Thơ thuộc hồ Học Hải). Đoạn này có 15 hộ dân sinh

sống thuộc quy hoạch của 2 lộ giới (chỉ giới sông Ngư Hà

và chỉ giới lầu Tàng Thơ). Để thực hiện công tác giải phóng

mặt bằng, tạo điều kiện cho các hộ gia đình ổn định cuộc

sống, UBND TP Huế đã có chủ trương giải tỏa 1 lần. Tuy

nhiên, đa số các hộ không chấp nhận phương án này.

Được sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP Huế phải điều

chỉnh quy hoạch, giải tỏa bước 1 (theo lộ giới sông Ngự

Hà) đối với 15 hộ dân trong kiệt này. Ngoài ra, do việc thực

hiện Quyết định 18/2011/QĐ-UBND ngày 1/6/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành kèm

theo quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh,

Trong quá trình giải tỏa các hộ

dân thuộc dự án chỉnh trang và

tôn tạo sông Ngự Hà, UBND TP

Huế đã phê duyệt giá trị thưởng

di dời chỗ ở sớm cho 73 hộ với

tổng số tiền là 354 triệu đồng.

Sắp tới, UBND TP Huế sẽ tiếp

tục phê duyệt giá trị thưởng cho

những hộ còn lại trong 195 hộ di

dời chỗ ở và bàn giao mặt bằng

sớm.

 

Page 3: nạo vét sông Ngự Hà

một số hạng mục bồi thường chưa được quy định. Do đó, HĐBTHT&TĐC có văn bản báo

cáo UBND tỉnh điều chỉnh để phù hợp với thực tế. Theo đó, UBND tỉnh đã có quyết định điều

chỉnh bổ sung việc bồi thường, hỗ trợ các hạng mục chưa có như: la phông, trần nhà, nhà 3

tầng xây dựng dưới 11m… Đến nay, HĐBT&TĐC TP Huế điều chỉnh, bổ sung cho 128

trường hợp. Hơn nữa, việc khó khăn về kinh phí cũng là một yếu tố làm chậm thời gian bàn

giao mặt bằng. Theo kế hoạch, trong quý I, năm 2012, công tác bàn giao mặt bằng sẽ được

hoàn tất.

Trong quá trình bốc thăm nhận đất tái định cư, hộ bà Trương Thị Thu Nguyệt (392 Đinh Tiên

Hoàng) và hộ ông Lê Trường Biều (71 Phùng Hưng) không chấp nhận bốc thăm nhận đất và

yêu cầu được chọn đất. Chiếu theo Quyết định 18/2011/QĐ-UBND ngày 1/6/2011 của UBND

tỉnh là không có căn cứ. Riêng bà Nguyệt có nguyện vọng ở lại tại vị trí cũ. Tuy nhiên, phần

đất còn lại (sau khi giải tỏa) của bà Nguyệt nhỏ hơn 40m2, không thể xây dựng được nhà.

UBND TP Huế gửi văn bản trả lời cho 2 hộ dân trên. Đặc biệt, hiện nay vẫn còn 2 hộ dân

gồm, trường hợp của ông, bà Phạm Quang Định-Nguyễn Thị Huệ (trú tại 81/107 Phùng

Hưng) và hộ ông, bà Nguyễn Hồng Văn-Phạm Thị Lương (trú tại 12/133 Phùng Hưng) đang

được UBND tỉnh xem xét, giải quyết. Theo đó, căn cứ kết quả thẩm định của Phòng Tài

nguyên và Môi trường TP Huế, 2 hộ gia đình trên đã được cấp GCNQSD đất là có cơ sở

pháp lý để thực hiện việc áp giá để đền bù. Do 2 hộ trên không chấp nhận với lý do đề nghị

thực hiện việc đền bù theo quyết định hóa giá nhà và đất của UBND tỉnh vào năm 1990. Việc

này vượt quá thẩm quyền, dó đó UBND TP Huế gửi văn bản xin ý kiến giải quyết vướng mắc

đến UBND tỉnh và Hội đồng Tư vấn giải quyết vướng mắc về bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư tỉnh.

Với kết quả thẩm định bồi thường về đất của Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Huế đối

với 2 hộ trên là có cơ sở. Tuy nhiên, trên cơ sở quyết định giao đất của UBND tỉnh cho 2 hộ

trên vào năm 1990 với vị trí đất được giao xác định từ mép hồ vào, mặt khác các hộ trên sử

dụng ổn định từ khi giao đất đến nay, không có tranh chấp. Chiếu theo quy định tại khoản 2,3

điều 47 Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ và điểm b, c khoản 5, điều 4 Quyết định

18/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh nên việc bồi thường toàn bộ diện tích bị thu hồi cho 2 hộ

trên là có căn cứ, đúng với thực tế và đảm bảo quyền lợi đối với người bị thu hồi đất, cần

được UBND tỉnh sớm xem xét, giải quyết.

Ý   KIẾN   NGƯỜI   TRONG   CUỘC:

 

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Bảo tồ Di tích Cố đô Huế:

 

Giám sát về chuyên môn đối với việc tôn tạo, tu bổ di tích

sông Ngự Hà

 

Sông Ngự Hà là một trong những di tích thuộc Quần thể di tích

Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế

Page 4: nạo vét sông Ngự Hà

giới, nhưng quản lý sử dụng trực tiếp lại do UBND TP Huế. Hiện nay, UBND TP

Huế có dự án rất lớn để chỉnh trang, nạo vét và tôn tạo lại toàn bộ sông Ngự Hà. Hy

vọng đây là dự án giải quyết được nhiều vấn đề cho việc chỉnh trang cảnh quan đô

thị, cấp, thoát nước và đặc biệt là vấn đề chống ngập lụt đối với cư dân nội thành.

Tuy nhiên, khi khởi động dự án này, có nhiều vấn đề do ý thức của người làm dự

án, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý về mặt chuyên môn nên chính

TTBTDTCĐH đã đề nghị dự án cần phải dừng để kiểm tra lại những nội dung chưa

thỏa đáng về mặt di sản, di tích. Dự án đang được điều chỉnh và triển khai cho đúng

quy trình về bảo tồn, tôn tạo và phát huy. Trong quá trình đó, vẫn có sự giám sát về

mặt quản lý chuyên môn của TTBTDTCĐH.

 

Ông Hoàng Minh Đức, Chủ tịch UBND phường Tây Lộc, TP Huế:

 

Phải thực hiện nghiêm các quy định khi thi công

 

Sau khi giải tỏa xong 62 hộ dân nằm trong lộ giới sông Ngự Hà

thuộc địa bàn phường Tây Lộc, đơn vị thi công đã tiến hành nạo

vét bùn, đất ở lòng sông Ngự Hà nhằm tôn tạo lại di tích và

chỉnh trang đô thị. Với chiều dài khoảng 1,3km từ cống Thủy

Quan đến cống Vĩnh Lợi qua cống Khánh Linh về đường Lê

Trung Định tiếp giáp với phường Thuận Lộc, đơn vị thi công đã

nạo vét một số lượng bùn tương đối lớn. Trong quá trình chuyên chở về địa điểm

tập kết, đơn vị thi công đã làm rơi nhiều bùn, đất, gây ô nhiễm môi trường các tuyến

đường, như: Lê Trung Định, Trần Văn Kỷ, Ngô Thế Lân, La Sơn Phu Tử, Nguyễn

Trãi, Thái Phiên, Tôn Thất Thiệp… UBND phường đã nhiều lần nhắc nhở, làm việc

với đơn vị thi công về việc che chắn bạt; nhất là công tác vệ sinh các tuyến đường

này sau ngày làm việc. Tuy nhiên, tình trạng rơi vãi đất, bùn không được cải thiện

nhiều. Đến nay, việc nạo vét bùn, đất trên địa bàn phường cơ bản hoàn thành và vẻ

đẹp cho sông Ngự Hà đã bắt đầu hiện hữu. Tiếp đến việc thi công nạo vét sông

Ngự Hà sẽ được thực hiện ở phường Thuận Thành và Thuận Lộc. Để tránh gây ảnh

hưởng đến môi trường chung của người dân, đề nghị đơn vị thi công thực hiện

nghiêm các quy định đã đề ra.

 

Ông Trần Đức Thủy, Chủ tịch UBND phường Thuận Thành,

TP Huế:

 

Giải quyết các vấn đề sau khi người dân bàn giao mặt bằng

 

Việc giải tỏa, nạo vét, chỉnh trang sông Ngự Hà được sự đồng

thuận của rất nhiều hộ dân. Sau khi sông Ngự Hà đã được nạo

Page 5: nạo vét sông Ngự Hà

vét một phần, tình trạng lũ lụt tại 4 phường trong Thành nội không còn xảy ra như

trước đây nữa; nhất là trong năm 2011. Hiện nay, nhiều hộ dân thuộc phường

Thuận Thành đang chuẩn bị bàn giao mặt bằng. Tại đường Phùng Hưng (đoạn từ

đường Triệu Quang Phục đến khu tập thể Trường đại học Nông Lâm), nhiều hộ dân

đã nhận nhà tái định cư và tự nguyện bàn giao mặt bằng trước, bỏ lại khu vực này

nhiều cảnh nhếch nhác. Sau khi hoàn tất việc giao nhận mặt bằng, UBND TP Huế

phải cho san ủi lại mặt bằng tại các nơi này để đảm bảo mỹ quan đô thị. Ngoài ra,

những hộ có diện tích đất còn lại hơn 40m2 (sau khi đã thu hồi, giải tỏa), UBND TP

Huế và các ngành chức năng tạo điều kiện cấp phép xây dựng để họ tái định cư tại

chỗ, ổn định cuộc sống về lâu dài.

 

TTO - UBND TP Huế vừa khởi công nạo vét sông Ngự Hà băng ngang Thành nội Huế. Gần

3.500m của con sông từ sông Kẻ Vạn đến sông Đông Ba sẽ được khơi thông với lượng đất đá

dự ước 200.000m3, tổng mức đầu tư gần 26,3 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 3-2012…

Facebook Twitter 0 bình chọn   Viết bình luận  Lưu bài này

Đây là lần thứ ba kể từ năm 1975, sông Ngự Hà được nạo vét. Hai lần trước thực hiện vào

các giai đoạn 1992-1996, và 2002-2004, song do kinh phí hạn hẹp, việc nạo vét chưa triệt

để và dòng sông tiếp tục bị bồi lắng một vài năm sau đó.

Lần này, cho dù dòng Ngự Hà sẽ được khơi thông, song dòng chảy sẽ trong tình trạng “đầu

tóp đuôi nở”: đoạn đầu nguồn từ sông Kẻ Vạn vào hào hộ thành chỉ rộng 6m, trong khi

phần lớn dòng sông rộng từ 35-42m. Đây từng được xác định là một trong những nguyên

nhân chính đẩy nhanh sự bồi lắng lòng sông. Về việc này, ông Nguyễn Đình Cáng, giám đốc

Ban đầu tư xây dựng TP Huế, cho biết không có cách nào khác do phải phụ thuộc vào khổ

cầu đường bộ Thủy Quan và cầu đường sắt cạnh đó.

Riêng phần kè đá cổ của sông Ngự Hà hiện đang thi công dang dở (Tuổi Trẻ đưa tin ngày 28-10-2010 và 27-11-2010), ông Cáng cho hay đang tiếp tục nghiên cứu phương án thực hiện phù hợp, dự kiến sẽ tiến hành thi công trong năm 2012.

DỰ ÁN NẠO VÉT, CHỈNH TRANG SÔNG NGỰ HÀ: Phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản vốn cóNgày cập nhật: 20/02/2012 2 4:20:04 PM

 

TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN 9 THÁNG NĂM 2011

1. Quy hoạch:Phối hợp với các đơn vị tư vấn đẩy nhanh thực hiện dự án lập quy hoạch chi tiết phường

Hương Sơ – An Hoà; QHCT phường Hương Long, trình sở xây dựng thẩm định; hoàn chỉnh QHCT khu vực Thuỷ Xuân, Cồn Hến báo cáo UBND Tỉnh. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị tư vấn lập quy hoạch chung thành phố Huế; cắm mốc khu Trung tâm văn hoá phía Tây Nam và Khu dân cư phía Tây Thành phố; điều chỉnh quy hoạch khu trung tâm phía nam thành phố…

2. Xây dựng:Ngay từ đầu năm thành phố đã phân bổ vốn XDCB đến từng dự án để chủ đầu tư chủ

Page 6: nạo vét sông Ngự Hà

động thực hiện, ưu tiên bố trí vốn trả nợ, công trình chuyển tiếp, chương trình, dự án trọng điểm như: Tái định cư dân vạn đò, giải toả và chỉnh trang sông Ngự Hà – giai đoạn 2, đường Đặng Văn Ngữ - đoạn từ cầu An Cựu đến cầu Tam Tây, di dời giải tỏa dọc Thượng Thành, nạo vét xây dựng kè sông Đông Ba, hạ tầng các khu tái định cư, khu dân cư tạo quỹ đất để bán đấu giá, Trung tâm Hành chính Thành phố, Trụ sở Thành uỷ, nâng cấp sữa chữa các tuyến đường, thoát nước các khu vực ngập úng, kiên cố hoá trường, lớp học, trạm y tế, chuẩn bị đầu tư các dự án lớn,… Tổng vốn đầu tư đã giao kế hoạch 290,035 tỷ đồng cho 134 dự án, công trình[1]. Ngoài ra còn tiếp tục thực hiện dự án Định cư và cải thiện cuộc sống dân vạn đò, Nạo vét sông Ngự Hà, sông An Hoà… Giải ngân 9 tháng đầu năm 2011 là 204,412 tỷ đồng / 290,035 tỷ đồng (bao gồm nguồn vốn ứng còn lại của dự án định cư dân vạn đò) đạt 70,48%. Phê duyệt thêm 38 dự án tổng mức đầu tư 219,523 tỷ đồng, điều chỉnh 5 dự án tổng mức đầu tư 32,807 tỷ đồng, cắt giảm 12,021 tỷ đồng. Tăng cường chỉ đạo quyết toán vốn đầu tư công trình, đã quyết toán 63 công trình với giá trị 130,7 tỷ đồng.

3. Quản lý Đô thị - Vệ sinh Môi trường – Nhà đất:Tổ chức nhiều đợt tổng vệ sinh, trang hoàng, điện trang trí cây xanh, làm sạch, đẹp

đường phố, bảo vệ sinh môi trường trong dịp Tết, các ngày lễ lớn, Festival và bầu cử. Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô nhiễm môi trường, kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác các sạn trên sông Hương trái phép. Hoàn thiện phương án di dời những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong nội đô ra ngoại ô thành phố.

Công tác quản lý, cấp phép xây dựng:  Đã tiếp nhận 1.906 hồ sơ các loại, trong đó: giải quyết cấp 1.572 hồ sơ, trả lại không giải quyết 317 hồ sơ, đang giải quyết 17 hồ sơ. Kiểm tra, xử lý trong hoạt động xây dựng: 1.480 trường hợp. Trong đó: Có giấy phép xây dựng: 1.060 trường hợp (chiếm khoảng 71,6% trên tổng số kiểm tra) Trong đó: Sai giấy phép và sai thiết kế: 99 trường hợp (chiếm khoảng 9,3 % trường hợp có giấy phép); không có giấy phép xây dựng: 420 trường hợp (chiếm khoảng 28,4% trên tổng số kiểm tra). Xử phạt 179 trường hợp với tổng số tiền: 1.581 triệu đồng; xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm hành chính 01 trường hợp. Ngoài hình thức xử phạt trên, còn buộc còn buộc chủ công trình phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: xin giấy phép xây dựng: 103 trường hợp; đình chỉ giải tán thợ: 179 trường hợp; tháo dỡ phần xây dựng vi phạm: 76 trường hợp.

Lĩnh vực trật tự đô thị và vệ sinh môi trường: Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các cá nhân, đơn vị đổ rác thải, phế liệu xây dựng bừa bãi, các trường hợp lấn chiếm lòng lề đường, tháo dỡ các vật che chắn làm mất mỹ quan đô thị. Kiểm tra, xử lý về việc đổ vật liệu xây dựng 07 trường hợp; kiểm tra, xử lý trên lĩnh vực trật tự đô thị: 450 trường hợp[2], tạm giữ: 2.152 tang vật, phương tiện sử dụng. Bên cạnh đó công tác kiểm tra, xử lý trên lĩnh vực đường sông và hồ công cộng cũng đã được tăng cường; kiểm tra và xử lý việc tái trở lại sông nước của các hộ vạn đò đã tái định cư 06 trường hợp; kiểm tra, xử lý việc đổ đất, đá, phế liệu xuống sông, hồ công cộng 33 trường hợp lập biên bản xử phạt 12 triệu đồng. Tổ chức thu gom 99 đối tượng ( 62 nam giới, 37 nữ giới, 11 đối tượng dưới 16 tuổi) [3], đã xử lý đưa 92 người về Trung tâm Nuôi dưỡng Xã hội và 07 người về Trung tâm Bảo trợ Xã hội

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 9 tháng đã giải quyết được 1.133 hồ sơ xin đăng ký cấp chứng nhận. Luỹ kế đến nay đã cấp được 38.245 hồ sơ đạt tỷ lệ 86,2%. Công tác giải quyết khiếu nại kiến nghị đã tiếp nhận và giải quyết 66 đơn. 

Page 7: nạo vét sông Ngự Hà

Những năm gần đây, dự án giải tỏa, di dân và nạo vét, chỉnh trang sông Ngự Hà được người dân TP Huế đặc biệt quan tâm. Dự án không chỉ với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử sông Ngự Hà, tạo thành địa điểm phục vụ khách tham quan du lịch, mà còn góp phần chỉnh trang cảnh quan đô thị Huế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước cho Kinh thành Huế... Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện dự án này đã có rất nhiều ý kiến phản ánh của người dân, cần được chủ đầu tư và các đơn vị thi công quan tâm, giải quyết.

Chuyên chở bùn, đất gây ô nhiễm môi trường

Ngự Hà là dòng sông bán nhân tạo, được vua Gia Long tổ chức đào, uốn nắn từ năm 1805 và hoàn tất dưới triều Minh Mạng năm 1825. Ngay với tên gọi Ngự Hà, tức là “sông vua” được đặt ngay từ ban đầu cũng đủ thấy tầm quan trọng của nó đối với Kinh đô Huế ngày xưa. Ngự Hà trở thành một trong những công trình thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cùng với sự biến động của lịch sử và thời gian, hiện có hàng trăm hộ dân xâm phạm khu vực I của sông Ngự Hà để làm nhà ở. Người dân sống 2 bên bờ sông thải rác thải sinh hoạt, cộng với sự bồi lắng của bùn đất hàng năm, biến Ngự Hà trở thành một nơi ô nhiễm, do nước không lưu thông được. Sau mỗi trận lũ lụt, khi mực nước sông Hương trở lại bình thường, thì nước trong vùng nội thành vẫn còn úng ngập vài ngày sau mới rút xuống, ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại và sinh hoạt của nhân dân. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, UBND TP Huế tổ chức di dân và nạo vét sông Ngự Hà. Đây là lần thứ ba kể từ năm 1975, sông Ngự Hà được nạo vét. Hai lần trước thực hiện vào các giai đoạn 1992-1996 và 2002-2004, song do kinh phí hạn hẹp, việc nạo vét chưa triệt để và dòng sông tiếp tục bị bồi lắng. Lần này, dự án đầu tư nạo vét sông Ngự Hà được triển khai với quy mô lớn và tiến hành trong 2 năm, bắt đầu từ điểm nối với sông Kẻ Vạn đến sông Đông Ba dài khoảng gần 3,5 km, với tổng số vốn đầu tư trên 26 tỷ đồng, do Ban Đầu tư và Xây dựng TP Huế làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công gồm: Công ty CPXD Thủy lợi tỉnh, Công ty TNHH Anh Quốc và Công ty CPXD&TM An Bảo.

 

Ông Nguyễn Đình Cáng, Giám đốc Ban Đầu tư và Xây dựng TP Huế cho biết, dự án nạo vét sông Ngự Hà được thực hiện từ tháng 4/2011. Đến nay, đơn vị thi công nạo vét được 1.000/2.000m3 bùn, đạt 50% khối lượng công việc. Theo quy trình nạo vét, đơn vị thi công phải múc bùn lên bờ để cho ráo nước, sau đó mới xúc lên xe ô tô chở đi đổ. Tuy nhiên, do thi công vào mùa mưa nên trong quá trình chuyên chở đã để rơi nhiều bùn đất ra đường. Mặt khác, có xe còn đổ bùn không đúng nơi quy định. Ban Đầu tư và Xây dựng TP Huế đã có văn bản yêu cầu các đơn vị thi công phải dùng xe chuyên chở kín, từ 2 đến 3m3 và phải che chắn cẩn thận; đồng thời, phải thường xuyên vệ sinh tất cả các tuyến đường vận chuyển, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Tất cả bùn nạo vét phải được tập trung tại bãi đổ đã quy định tại địa bàn xã Hương Vinh. Ngoài ra, sau khi hoàn thành việc nạo vét đất bùn tại sông Ngự Hà phải hoàn trả lại nguyên trạng những đường bị hư hỏng do quá trình thi công gây nên.

 

Phục hồi nguyên trạng kè hai bờ sông

 

Đường Trần Văn Kỷ sau khi nạo vét, mặc dù chưa xây dựng kè nhưng đã rất đẹp

Page 8: nạo vét sông Ngự Hà

UBND TP Huế có Quyết định số 6246/QĐ-UBND ngày 25/10/2011 về việc phê duyệt dự án điều chỉnh dự án đầu tư công trình bảo tồn, tu bổ kè đá và chỉnh trang 2 bên bờ sông Ngự Hà - Kinh thành Huế với các hạng mục: Kè đá, lề đường, thoát nước, điện chiếu sáng, đường giao thông, bến thuyền và cây xanh, với tổng mức đầu tư trên 170 tỷ đồng. Theo dự án, đợt tu bổ, tôn tạo kè đá sẽ phục hồi lại nguyên trạng với chiều dài 173,4m. Ngoài đoạn được bảo tồn, các đoạn còn lại đều được tiến hành phục hồi hoàn toàn. Cùng với phục dựng lại hệ thống kè đá, dọc hai bên bờ sông sẽ được xây dựng hệ thống đường giao thông, trên cơ sở giữ nguyên hệ thống đường giao thông hiện có, bổ sung, xây dựng mới các đoạn đường dọc sông, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Lề đường có kết cấu lề lát gạch đất nung Bát Tràng và xây dựng hệ thống thoát nước dọc, thoát nước ngang, cửa xả thoát nước. Hệ thống điện chiếu sáng được bố trí trên vỉa hè phía sát hai bờ sông phù hợp cảnh quan. Xây dựng 21 bãi đỗ xe kết hợp thoát bùn. Phục hồi 5 bến thuyền dọc sông Ngự Hà phục vụ phát triển du lịch và dân sinh... Ngoài ra, còn có hệ thống cây xanh hai bờ sông, được trồng tuân thủ chủng loại cây theo quy hoạch cây xanh của thành phố, tạo bóng mát và vẻ đẹp cho dòng sông. Dự án được tiến hành trong 3 năm và sẽ triển khai trong thời gian tới.

 

Ông Nguyễn Đình Cáng, cho biết, năm 2009, dự án bảo tồn, tu bổ kè đá và chỉnh trang hai bờ sông Ngự Hà - Kinh thành Huế được UBND TP Huế phê duyệt và Cục Di sản (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) thông qua. Tuy nhiên, sau khi triển khai xây dựng một đoạn kè hơn 3 mét phía cống Thủy Quan, dự án này buộc phải dừng thi công theo đề nghị từ phía TTBTDTCĐH. Tại vị trí thi công đã phát lộ một bờ thành cũ với những lớp đá gan gà chồng khít lên nhau. Sau khi phát hiện bờ thành này, UBND TP Huế tiến hành khảo sát để điều chỉnh lại thiết kế dự án. Theo đó, sẽ giữ lại một đoạn kè còn nguyên vẹn theo kết cấu đã xây dựng từ trước. Các đoạn kè còn lại được xây dựng theo đoạn kè cũ; sử dụng đá gan gà ở các lớp bên trong kè cũ đưa ra xây bên ngoài, còn bên trong bù lại bằng bêtông… sao cho khi dự án hoàn thành, bờ kè sông Ngự Hà vẫn được tôn tạo, bảo tồn như nét cũ.

 

Sông Ngự Hà ngoài việc tạo không gian tô điểm cho vẻ đẹp kinh thành Huế, còn có ý nghĩa điều tiết môi trường sinh thái, chống úng ngập trong thành nội và phục vụ giao thông đường thủy. Vẻ đẹp và chức năng vốn có của dòng sông cần sớm được trả lại, để bảo tồn và phát huy giá trị vốn có của nó mà cha ông đã để lại. Đó cũng là mong mỏi của người Huế nói riêng và những người yêu Huế nói chung.Nạo vét sông Ngự Hà - Huế: Đã đến lúc không thể chậm hơn Thứ năm, ngày 04 tháng 08 năm 2011 cập nhật lúc 14:22

Sông Ngự Hà - Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dưới thời Nguyễn có vị trí đặc biệt, kết hợp với khoảng hơn 30 ao hồ tự nhiên lớn nhỏ trong thành nội tạo ra mạng lưới "thuỷ quan" lưu thông với nhau chảy ra sông Hương, điều tiết nước một cách khéo léo và hợp lý, làm giảm nạn úng ngập cho nội thành Huế.Cùng với sự biến động của lịch sử và thời gian, hiện có đến 452 hộ xâm phạm khu vực I của sông Ngự Hà. Hiện tại, hơn 1/2 diện tích đất đai và mặt nước của các sông hồ trong phạm vi kinh thành Huế bị khai thác để làm ruộng lúa và trồng hoa màu. Chính Ngự Hà và hệ thống ao hồ bị bồi lấp dần, gây nên hiện tượng úng ngập nhiều ngày ở thành nội Huế. Sau mỗi trận lũ lụt, khi mực nước sông Hương trở lại bình thường, thì nước trong vùng nội thành vẫn còn úng ngập vài ngày sau mới rút xuống, ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại và sinh hoạt của nhân dân. Hơn nữa, chính sự ngập lụt như bây giờ đã làm hư hỏng và bào mòn các công trình kiến trúc triều Nguyễn. Sông Ngự Hà còn trở thành một ổ ô nhiễm do nước không

Page 9: nạo vét sông Ngự Hà

lưu thông được, có lúc trở nên đen ngòm, hôi hám do vô số chất thải được đùn đẩy ra sông.Từ năm 2010, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế giao cho UBND thành phố Huế tổ chức di dân và nạo vét sông Ngự Hà. Quy mô đầu tư nạo vét sông Ngự Hà bắt đầu từ điểm nối với sông Kẻ Vạn đến sông Đông Ba dài khoảng 3,7 km. Việc giải tỏa các hộ dân cư ở đây để phục vụ cho việc nạo vét sông Ngự Hà cũng được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 đã hoàn thành việc giải tỏa nhà ở cho 97 hộ gia đình sống ở 2 bên bờ sông Ngự Hà thuộc địa bàn các phường Thuận Hòa và Tây Lộc. Các hộ này đã được bố trí tái định tại khu chung sư số 3 Hương Sơ. Thành phố Huế hiện tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án Ngự Hà. Ngoài các tuyến đường Ngô Thế Lân, Triệu Quang Phục, Trần Văn Kỷ đã giải toả, theo kế hoạch đến tháng 8/2011 sẽ hoàn tất phần giải phóng các đoạn còn lại (tức giai đoạn 2) ở đường Phùng Hưng, Lê Trung Đỉnh, Trần Quý Cáp, Lương Y, kiệt 390 Đinh Tiên Hoàng…Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, đặc biệt là vấn đề kinh phí gặp nhiều khó khăn nên công tác giải phóng mặt bằng khó có thể đảm bảo đúng kế hoạch.Vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư nạo vét sông Ngự Hà hiện đang gặp phải vướng mắc do các hạng mục trong quyết định phê duyệt đầu tư của UBND thành phố Huế đã được Cục Di sản (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ) thông qua, song trong quá trình triển khai dự án, đã phát sinh một số vấn đề không phù hợp nên phải dừng lại để điều chỉnh. Đáng chú ý, thành phố Huế đang tiến hành khảo sát để giữ lại một đoạn kè còn nguyên vẹn theo kết cấu đã xây dựng từ trước. Các đoạn kè còn lại được xây dựng theo đoạn kè cũ; sử dụng đá gan gà ở các lớp bên trong kè cũ đưa ra xây bên ngoài, còn bên trong bù lại bằng bêtông, che kín… sao cho khi dự án hoàn thành, bờ kè sông Ngự Hà vẫn mang dáng vẻ cổ xưa.Thiết nghĩ, trong khi chờ đợi kinh phí và các điều chỉnh về mặt kỹ thuật, thành phố Huế cần đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để vừa thuận lợi cho công tác thi công trở lại của dự án nạo vét sông Ngự Hà, vừa tạo điều kiện cho người dân thuộc diện giải toả "an cư lạc nghiệp"...

Đô thị Huế, những bước đổi thayNgày cập nhật 29/04/2012 05:53

(TTH) - 37 năm sau ngày giải phóng, TP Huế liên tục có bước phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Đáng chú ý, từ khi có Kết luận 48 của Bộ Chính trị, Huế đã và đang tập trung đầu tư nhiều về hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị.Nhiều công trình được đầu tư Sau 3 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị, nhiều dự án về hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn TP Huế được chú trọng đầu tư. Đó là các dự án: Định cư và cải thiện cuộc sống dân vạn đò, giải toả chỉnh trang sông Ngự Hà, hộ thành hào, Cải thiện môi trường nước, nâng cấp các tuyến đường, vỉa hè, điện chiếu sáng, nạo vét các sông, chỉnh trang công viên hai bờ sông Hương... Một trong những dự án đáng chú ý là Định cư và cải thiện cuộc sống dân vạn đò với tổng mức đầu tư 260 tỷ đồng. Quá trình triển khai dự án có nảy sinh những tồn tại nhất định, song phải khẳng định rằng dự án được triển khai là một thắng lợi lớn của TP Huế, của tỉnh. Nó không chỉ góp phần ổn định cuộc sống của 969 hộ dân mà còn tạo cho bộ mặt của đô thị Huế hiện nay và TP Huế trong tương lai khang trang hơn, văn minh hơn. 

Page 10: nạo vét sông Ngự Hà

 Để tạo cho bộ mặt đô thị Huế xứng tầm xanh, sạch, đẹp hơn, việc nạo vét, chỉnh trang, giải toả hai bên các bờ sông thuộc khu vực TP Huế cũng được quan tâm nhiều sau khi có Kết luận 48 của Bộ Chính trị. Cụ thể, TP đã triển khai nạo vét sông Ngự Hà, An Hòa với tổng mức đầu tư trên 26 tỷ đồng và đã hoàn thành 60% khối lượng công việc. Ngoài ra, việc di dời, giải toả chỉnh trang hai bờ sông Ngự Hà giai đoạn 2 cũng được tiến hành với tổng giá trị bồi thường trên 61 tỷ đồng. Các dự án này dù chưa hoàn thành nhưng bước đầu đã tạo nên một bức tranh phong thủy rất đẹp cho một vùng phía Bắc Kinh thành Huế. Cùng với các dự án trên, TP tiếp tục triển khai Dự án bồi thường, giải toả chỉnh trang kè sông Đông Ba với tổng kinh phí 28 tỷ đồng; chỉnh trang, xây kè hói Phát Lát với kinh phí trên 35 tỷ đồng. Trong 3 năm qua, Huế cũng bắt tay triển khai nhiều dự án xây dựng với quy mô lớn: Dự án Trung tâm Hành chính TP với tổng mức đầu tư trên 217 tỷ đồng; dự án Trụ sở Thành ủy với tổng mức đầu tư trên 49 tỷ đồng Các dự án này sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm nay. Riêng dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay là dự án Cải thiện Môi trường nước TP với tổng mức đầu tư 3.169 tỷ đồng hiện đã lựa chọn xong gói thầu dịch vụ tư vấn và đang lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu... Để Huế xứng tầm là đô thị hạt nhân, việc chỉnh trang đường phố Huế tiếp tục được chú trọng từ việc đầu tư sửa chữa nâng cấp đường nội thị đến việc mở rộng một số tuyến đường trung tâm TP, xây dựng hệ thống vỉa hè. Hiện nay, TP đang tập trung vào các dự án như giải toả, chỉnh trang đường Điện Biên Phủ, đường Đống Đa, điểm đỗ xe du lịch Nguyễn Hoàng... Chỉnh trang đô thị Để tiếp tục thực hiện tốt Kết luận 48 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 04/NQ-TU ngày 29/7/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành TP trực thuộc TW, có nhiều điều đặt ra đối với Huế; trong đó, vấn đề đầu tư nâng cấp hạ tầng đô thị để xứng tầm là đô thị hạt nhân là hết sức quan trọng. Theo ông Phan Trọng Vinh, Chủ tịch UBND TP Huế, trong năm 2012 và giai đoạn 2011-2015, TP Huế sẽ tiếp tục huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ cho phát triển kinh doanh và chỉnh trang đô thị nhằm tăng năng lực sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế TP. Công tác quy hoạch tiếp tục được quan tâm và hoàn thiện; đồng thời, hoàn thành các dự án di dời, giải toả chỉnh trang đã được triển khai và đẩy nhanh tiến độ dự án Cải thiện Môi trường nước. Cùng với các dự án xây dựng, TP sẽ chỉnh trang các công viên dọc hai bờ sông Hương, triển khai đề án di chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô và di dời các nghĩa địa ra khỏi TP... 

Page 11: nạo vét sông Ngự Hà

 Với vị trí là trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước, TP Huế tập trung đẩy mạnh đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng dịch vụ, du lịch, thương mại nhằm tạo ra một bước đột phá mới. Tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá trên địa bàn. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, TP sẽ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường học, trạm y tế theo chuẩn quốc gia. Trong đó, phấn đấu cùng với tỉnh xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm giáo dục -đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghệ cao của miền Trung và cả nước... Nhận thức được vai trò, vị trí của mình, TP Huế đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian đến. Tuy nhiên, để đạt được tốt những nhiệm vụ, giải pháp đó là điều không đơn giản, đòi hỏi đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP phải nỗ lực nhiều hơn, mạnh mẽ hơn. Thực tế thời gian qua cho thấy, tiến độ các dự án của Huế triển khai đều rất chậm, không đạt thời gian kế hoạch đề ra. Cho nên, rất dễ hiểu khi đầu năm 2012 này, UBND tỉnh có công văn chỉ đạo UBND TP và Ban Đầu tư - Xây dựng TP tập trung đẩy nhanh triển khai các dự án chỉnh trang trọng điểm trên địa bàn như dự án: Nâng cấp mở rộng đường Điện Biên Phủ, đường Đống Đa, chỉnh trang cửa ngõ Bắc, Nam TP Huế... 

Bên cạnh các dự án đầu tư hạ tầng, TP Huế cũng cần dốc sức cho công tác đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường trên địa bàn. Nhìn lại 3 năm qua, TP Huế đã quan tâm nhiều đến công tác này và có những biện pháp, những đợt ra quân khá rầm rộ, nhưng công tác đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường hiện vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, nề nếp. Ý thức của công dân đô thị Huế trong việc xây dựng TP vẫn còn nhiều điều đáng suy nghĩ, vì vậy rất cần những biện pháp mạnh từ chính quyền đô thị.Cử tri thành phố Huế kiến nghị có kế hoạch nạo vét, khơi thông dòng chảy, xử lý về vệ sinh môi trường đối với các tuyến sông: sông Phát Lát đến cầu Vân Dương, đoạn hói ở cống số 7, sông Như Ý, cống Chém, sông Ngự Hà, An Cựu, sông Đào, Kênh Tịch Điền.2011-03-10

UBND tỉnh xin trả lời như sau: - Về thoát nước sông Phát Lát: Hiện nay, sông Phát Lát (đến cầu Vân Dương) qua địa phận phường An Đông và Xuân Phú đang bị bồi lấp. Nguyên nhân, do không được nạo vét thường xuyên và bị ngăn dòng để thi công các cầu qua sông Phát Lát: cầu trên đường Trường Chinh, cầu Phát Lát trên đường Tố Hữu làm gia tăng tốc độ bồi lắng lòng sông. Trước mắt, UBND thành phố Huế đã chỉ đạo các ngành chức năng huy động nhân dân hai bờ sông tham gia nạo vét, vớt bèo trên mặt nước để khơi thông dòng chảy; đã chỉ đạo các Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ công trình

Page 12: nạo vét sông Ngự Hà

cầu qua sông Phát Lát và sớm thực hiện hoàn trả (cụ thể là phải nạo vét đất do đào móng trụ cầu, đắp đất chặn dòng để thi công), để trả lại hiện trạng lòng sông. Lâu dài, việc nạo vét sông Phát Lát nằm trong dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn I, sẽ thực hiện vào năm 2012. - Đoạn hói ở cống số 7: Đoạn hói này có điểm đầu là đường Bà Triệu và điểm cuối đổ ra sông Phát Lát, là hạ lưu thoát nước của khu Trung tâm Kiểm Huệ. Hiện nay, trên mặt hói ở cống số 7 xuất hiện nhiều bèo lục bình với mức độ dày đặc gây cản trở khả năng thoát nước. Đoạn hói này đang được thi công, do Ban Quản lý Phát triển Khu đô thị mới Tỉnh làm chủ đầu tư. UBND Tỉnh đã chỉ đạo Ban Quản lý Phát triển Khu đô thị mới Tỉnh tiến hành nạo vét lòng hói, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đưa vào sử dụng. - Về việc khơi thông dòng chảy sông Như Ý: Dự án xây dựng kè bờ sông Như Ý từ Đập Đá đến cầu Vân Dương đã được lập từ năm 2006 và dự án kè bờ sông Đông Ba từ Cống Thanh Long đến cầu Bãi Dâu do Sở NN&PTNT làm Chủ đầu tư. Đến nay, các dự án này được chuyển giao cho Ban Đầu tư và Xây dựng thành phố làm Chủ đầu tư, đang ở giai đoạn hoàn thiện hồ sơ dự án trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt. - Về thoát nước khu vực Cống Chém - phường An Hoà: Nguyên nhân gây ngập khu vực cống Chém: Hiện nay, toàn bộ lưu lượng thoát nước của cống Chém và các vùng lân cận đều đổ về vị trí cống đôi D1000 băng đường sắt chảy qua cống Chém theo hói Hàng Tổng đổ ra sông Bạch Yến, do đó lượng nước khu vực dồn về cống băng đường sắt là rất lớn, nước thoát không kịp, làm ứ đọng nước gây ngập khu vực này. Mặt khác, khu vực hạ lưu cống Chém, hói Hàng Tổng dẫn nước sông Bạch Yến hiện nay đã bị bồi lấp thu hẹp dòng chảy, một số đoạn hai bờ hói đã bị sạt lở làm giảm khả năng thoát nước. Để giảm bớt lưu lượng nước dồn về cống phía đường sắt, UBND thành phố Huế đã giao Công ty TNHHNN Môi trường và CTĐT Huế lập dự án thoát nước khu vực cống Chém ra sông Bạch Yến phía đường Lý Nam Đế, nhằm phân chia hướng thoát nước, tránh gây ngập khu vực cống Chém, đang trình thỏa thuận quy mô dự án, dự kiến sẽ triển khai thi công năm 2009. Thời gian tới, sẽ chỉ đạo chính quyền địa phương huy động nhân dân tham gia nạo vét, khơi thông dòng chảy của hói Hàng Tổng tăng khả năng thoát nước hạ lưu Cống Chém và gia cố những đoạn bị sạt lỡ. - Vấn đề khơi thông dòng chảy ở sông Ngự Hà: Sông Ngự Hà bắt đầu từ cống Thuỷ Quan và hạ lưu sông là cống Thanh Long chảy ngang qua địa phận 04 phường Kinh thành. Hiện tại, các hộ dân trồng rau muống trên sông Ngự Hà làm cản trở dòng chảy; quá trình bồi lắng làm thu hẹp dòng chảy ở hạ lưu sông (gần cống Thanh Long), làm giảm lưu lượng thoát nước ra sông Hương. Trước mắt, UBND Thành phố đã yêu cầu UBND các phường Tây Lộc, Thuận Hoà, Thuận Thành và Thuận Lộc thông báo, tuyên truyền cho các hộ dân sớm thu hoạch rau muống để trả lại nguyên trạng lòng sông, không được tái canh tác trên sông. Về lâu dài, sông Ngự Hà thuộc dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn II, để giải quyết kịp thời việc thoát nước tốt ra sông Hương. - Về nạo vét ở sông An Cựu: UBND Thành phố đã giao cho Ban Đầu tư và Xây dựng thành phố làm chủ đầu tư dự án nạo vét sông An Cựu kết hợp xây kè đoạn từ cầu Ga đến cầu An Cựu. Đến nay, dự án sắp hoàn thành. Đoạn còn lại, sẽ xem xét, kế hoạch bố trí vốn vào các năm tới để triển khai thực hiện. Thành phố cũng đang chỉ đạo lập Báo cáo đầu tư nạo vét các sông, hồ trên địa bàn thành phố Huế để làm việc với Trung ương xin nguồn kinh phí thực hiện. - Về thoát nước kênh Tịch Điền: UBND Thành phố đã phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: Thoát nước hói Tịch Điền, phường Tây Lộc, thành phố Huế với giải pháp thiết kế: Xây dựng tuyến cống đôi D1200 trên tuyến mương hiện có, chảy ra sông Ngự Hà. Công trình này, hiện tại Công ty TNHH NN Môi trường và CTĐT Huế đang thi công và hoàn thành trong năm 2008.

Chuyện chưa kể về 'dòng sông vua' Ngự HàTrong số các con sông ở Huế, Ngự Hà là một ngoại lệ. Nó là một con sông bán nhân tạo, được

đào men theo một nhánh cũ của sông Hương chảy từ chợ Kim Long đến Bao Vinh, dài gần

4km, phục vụ cho việc ra vào kinh thành Huế.

Bài văn bia “Ngự chế Ngự Hà bi ký” (văn bia vua viết về sông Ngự Hà) do chính vua Minh Mạng viết mở đầu bằng câu “Thử hà nguyên tiền Hương thuỷ chi phân lưu”. Tạm dịch là “Sông này nguyên trước là phân lưu của sông Hương”.

Được khơi đào lần đầu tiên dưới triều vua Gia Long vào khoảng năm 1805,

Page 13: nạo vét sông Ngự Hà

bắt đầu từ sông Đông Ba đến Võ Khố, lúc đầu được đặt tên là Thanh Câu. Lại khơi đào tiếp đến sông Kẻ Vạn dưới triều vua Minh Mạng vào năm 1825, sông được đổi tên thành Ngự Hà, có nghĩa là “dòng sông vua”. Con sông Ngự Hà như một phần trong bộ sưu tập “ngự” có sức hấp dẫn đặc biệt gắn liền với kinh thành, chốn Hoàng cung của Vương triều Nguyễn trong hệ thống di sản văn hoá Huế.

 

Sông Ngự Hà. Ảnh: Wordpress.com.

Trong một bài văn bia nhan đề “Ngự chế Khánh Ninh kiều bi ký” (văn bia vua viết về cầu Khánh Ninh, một trong 10 cây cầu bắc qua sông Ngự Hà), vua Minh Mạng đã nói đến hai chức năng của Ngự Hà. Đó là “rất tiện lợi cho mọi người trong đi lại” và nước sông có thể “cung ứng cho việc ăn uống và sử dụng của quân đội và dân chúng”.

Cũng trong một bài văn bia khác nhan đề “Ngự chế dẫn thượng”, vua Minh Mạng lại bàn đến chức năng cấp thoát nước tự nhiên cho địa bàn Thành Nội của sông Ngự Hà. Rằng: “dòng nước chẳng tiếp nối với đầu nguồn thì ứ đọng đục bẩn, không thể cung ứng cho việc ăn uống và sử dụng của quân đội và dân chúng”.

Nhớ về Ngự Hà, tôi lại nhớ nhiều hơn về một “dòng sông vua”. Được tạo nên bởi con người, dòng sông Ngự Hà góp phần tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho tổng thể kiến trúc kinh thành Huế.

Page 14: nạo vét sông Ngự Hà

Nến có chương trình lữ hành về khám phá sông Ngự Hà bí ẩn

Một thuở, nước sông Ngự Hà trong xanh, có nơi sâu đến vài mét, cá tôm nhiều và thuyền ra vào nhộn nhịp. Tôi lại được nghe kể, xưa vào mỗi mùa từ hạ sang thu, sen trắng sen đỏ ở Ngự Hà nở hoa như gấm dệt, khoe sắc toả hương cả một vùng. Và Ngự Hà- dòng sông vua, bao bọc kinh thành một thời vào những chiều hè mát mẻ hay những ngày xuân đẹp trời là nơi dạo chơi bằng thuyền rồng của các vua nhà Nguyễn. Cái cảm giác thú vị khi dạo thuyền rồng trên dòng Ngự Hà trong một đêm trăng đã được đức vua Thành Thái ghi lại trong một bài thơ Ngự chế: “Trăng sáng treo lơ lửng giữa trời/ Ngự Hà nước biếc cả dòng khơi…”.

một khúc sông Ngự Hà đang được nạo vét

Có thể cảm nhận được nỗi buồn lo khi một thời bị lãng quên, thiếu sự quan tâm nạo vét và bảo vệ của con người, Ngự Hà bị lấp dần và nó đã nổi tiếng theo một cách khác với các danh hiệu về “dòng sông bèo”, “dòng sông rau muống” và hơn thế là một “dòng sông chết”. Và lại cũng có thể cảm nhận

Page 15: nạo vét sông Ngự Hà

được niềm vui khi “dòng sông vua” hôm nay đang được cứu vãn bởi những dự án chỉnh trang và tôn tạo. Không chỉ là cuộc sống hiện tại, Ngự Hà - dòng sông vua đã là một phần của di sản Huế. Nó cần được gìn giữ như một tài sản quý báu mà ông cha để lại.

Những dòng sông ở Huế kêu cứuThứ hai, 10 Tháng năm 2004, 10:07 GMT+7

- Cùng với màu xanh hiền hoà của những hàng cây, những khu vườn tràn đầy ánh nắng, vẻ đẹp thơ mộng của thành phố Huế còn được tạo nên bởi màu xanh dịu dàng, trong mát của những dòng sông. Vậy nhưng màu xanh dịu dàng và trong mát ấy đã và đang dần mất đi...

Ô nhiễm về chất lượng nước và cảnh quan

 

Nhiều sông đang bị khai thác cát bừa bãi. 

Thị sát một vòng các dòng sông ở Huế, điều dễ dàng nhận thấy là tình trạng ô nhiễm của các dòng sông nhiều nơi đã đến mức báo động. Sông Hương nhìn trong xanh là thế nhưng càng vào gần bờ, càng thấy nhiều rác và bao nilon nổi lềnh bềnh. Tại đoạn sông Hương gần bờ phía chợ Đông Ba, nước trở nên đen ngòm như nước cống và đầy rác rưởi. Tuy nhiên so với các sông khác trong thành phố thì sông Hương vẫn còn khá “lý tưởng” bởi lượng rác và độ bẩn của nước ở các sông Bạch Đằng, sông Đông Ba, sông An Cựu... còn nhiều hơn gấp vài chục lần. Đoạn sông An Cựu phía chân cầu An Cựu đã ở mức độ ô nhiễm “báo động đỏ” vì nơi đây đã trở thành chỗ đổ rác lý tưởng của khu chợ và các hộ dân sống bên bờ.

Qua khảo sát của các cơ quan chức năng, các giá trị trung bình của thông số tổng coliform (chỉ mật độ vi khuẩn gây bệnh trong nước) tại các điểm khảo sát trên sông Hương và các sông khác đều vượt quá giá trị giới hạn cho phép từ 5 đến gần 30 lần. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc thải các chất thải vệ sinh (phân người và phân súc vật) cùng nhiều chất thải sinh hoạt khác vào nguồn nước một cách phổ biến của cư dân sống ven sông.

Bên cạnh ô nhiễm về chất lượng nước, đã bắt đầu xuất hiện sự ô nhiễm về cảnh quan trên nhiều dòng sông ở Huế. Đó là những bờ kè chống xói lở thỉnh thoảng lại xuất hiện từng đoạn trên các dòng sông trông như những "mảng cơm cháy". Nhiều nhà cửa ngang nhiên xây lấn ra sông... Tệ hơn là những nhà vệ sinh của nhiều hộ dân ven bờ cứ thản nhiên... quay mặt ra sông với đầy vẻ thách thức!?

Chưa có một giải pháp quản lý tổng thể...

Để đi tìm một giải pháp quản lý tổng thể cho các dòng sông Huế, chúng tôi đã đến tìm hiểu tại một số cơ quan chức năng và kết quả nhận được thật không như mong đợi. Ban quản lý (BQL) Dự án sông Hương là đơn vị có chức năng cùng các ban ngành khác tham mưu một số quy hoạch về phát triển và quản lý tài nguyên nước (chủ yếu là

Page 16: nạo vét sông Ngự Hà

sông Hương); là đầu mối cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện một số dự án quan trọng về khai thác và quản lý sông Hương, như dự án hồ Tả Trạch, đập Thảo Long.... Bên cạnh đó, BQL còn có chức năng xử lý những sự cố về môi trường do sạt lở, bồi tụ dọc hai bờ sông Hương và vùng bờ biển của tỉnh. Thế nhưng, BQL chưa có một dự án tổng thể nào hoàn toàn mang tính bảo vệ cảnh quan môi trường và chất lượng nước ngoài một số dự án nhỏ đã thực hiện như: dự án nạo vét cồn nổi, bãi cạn trước chợ Đông Ba, cồn nổi Kim Long và sắp tới là cồn nổi trước bia Quốc Học. Trong thời gian tới, BQL sẽ thực hiện một dự án lớn về sông Hương. Đó là Dự án quy hoạch chỉnh trị ổn định sông Hương và Dự án hợp tác quốc tế xây dựng chương trình quản lý tổng hợp lưu vực sông Hương. Đây là hai dự án có tầm chiến lược nhưng...

Thông tin từ Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn, để bảo vệ các dòng sông, nhiều lần Phòng thủy lợi thuộc Sở đã khuyến cáo các khách sạn, nhà máy, khu dân cư, bệnh viện không nên bố trí gần sông do chất thải không kiểm soát được sẽ gây ô nhiễm môi trường. Sở cũng đã có nhiều cố gắng nhằm "xanh hoá" các giải pháp bảo vệ dòng sông để trả lại vẻ đẹp tự nhiên cho dòng sông, chẳng hạn như đoàn đoạn kè Tuần, kè trước chùa thiên Mụ... Bên cạnh đó, Phòng Thuỷ Lợi đã lập một số dự án xin nước ngoài tài trợ như dự án nạo vét các sông, hói ở Thừa Thiên Huế nhằm đảm bảo cấp nước cho các ngành kinh tế quốc dân, đảm bảo thoát lũ nhanh và cải tạo cảnh quan môi trường. Về vấn đề ô nhiễm ở sông Như ý (đoạn Đập Đá), phòng cũng đề xuất cần có dự án cải tạo cảnh quan môi trường tại đây nhưng vẫn chưa được quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này mới thiên về chống xói lở là chính.

Tại Phòng Quản lý Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường), tình hình cũng không mấy khả quan. “Chỉ khi có sự cố lớn về mặn, nước đục, Phòng mới tiến hành lấy mẫu nước để đo đạc cục bộ, làm báo cáo yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý. Do vậy, thật khó để đánh giá về mức độ ô nhiễm môi trường ở các dòng sông vì số liệu ít lại không có tính hệ thống\'\' - anh Nguyễn việt Hùng, Trưởng Phòng Quản lý môi trường cho biết.

Chúng tôi lại tìm đến BQL các công trình xây dựng thành phố Huế. ở đây đã có nhiều dự án về sông nhưng cũng chỉ chuyên về dự án nạo vét sông và xây kè như dự án nạo vét sông Ngự Hà (1994), sông An Cựu (1999), dự án xây kè sông An Cựu... Theo anh Nguyễn Đình Cáng, Giám đốc BQL thì trong thời gian tới, BQL sẽ thực hiện dự án nạo vét sông Ngự Hà do dòng sông này đã bị lắng đọng bùn đất sau lũ lụt và một thời gian nạo vét đã khá dài.

Có thể nhận thấy một điều là hầu hết những điều mà các cơ quan chức năng đã làm mới chỉ trong khuôn khổ nhất định chứ chưa hề có một giải pháp tổng thể nhằm bảo vệ cảnh quan, chất lượng nước của các dòng sông. Mặc dù mức độ ô nhiễm của các sông ở Huế vẫn còn thấp hơn nhiều so với các dòng sông trong cả nước. Tuy nhiên, vẫn cần có những biện pháp và đề ra tiêu chuẩn môi trường riêng cho sông Hương nói riêng và các sông ở Huế nói chung, nếu không thì chỉ trong một thời gian không lâu nữa, mọi chuyện sẽ trở nên... quá muộn!?

Hệ thống sông ngòi ở Thừa Thiên Huế có các sông và hệ thống sông chính sau: Sông Ô Lâu (đổ vào phía bắc phá Tam Giang); sông Truồi, sông Nong, sông Cầu Hai (đổ vào đầm Cầu Hai); sông Bù Lu (chảy trực tiếp ra biển Cảnh Dương); hệ thống sông Hương có tầm quan trọng lớn nhất trong số các sông ở tỉnh ta. Hệ thống này gồm hai nhánh sông Tả Trạch và Hữu Trạch bắt nguồn từ những dãy núi phía Tây Nam gặp nhau tại ngã ba Tuần tạo thành dòng chính sông Hương. Sông Bồ cũng xuất phát từ vùng núi phía Tây Nam và nhập vào dòng chính sông Hương ở ngã ba Sình rồi chảy vào vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và ra biển qua cửa Thuận An. Sông Hương và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là nguồn tài nguyên nước nước mặt rất quan trọng của tỉnh ta. Sông Hương và các chi lưu của nó (sông Bạch Yến, Kẻ Vạn, Lợi Nông, Đông Ba, Như ý...) cung cấp nước cho mọi hoạt động của đô thị Huế và vùng phụ cận, nhưng nó cũng là nơi tiếp cận các chất thải từ mọi hoạt động của đô thị Huế, dân cư vùng ven bờ, dân

Page 17: nạo vét sông Ngự Hà

vạn đò...

Phường Thuận Lộc, TP Huế: Nhân dân đồng tình trong giải phóng mặt bằng trong thực hiện dự án chỉnh trang sông Ngự Hà

Dự án tôn tạo chỉnh trang sông Ngự Hà là một dự án trong điểm trong chương trình chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố Huế. Để tạo mặt bằng cho việc thi công, trong thời gian qua, Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư thành phố Huế đã phối hợp chặt chẽ với UBND các phường Thuận Lộc và Thuận Thành thực hiện tốt giai đoạn 2 công tác kiểm kê áp giá đền bù và di dời tái định cư đối với những hộ dân trong vùng thực hiện dự án. Ghi nhận của phóng viên về sự đồng tình của nhân dân phường Thuận Lộc trong quá trình thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Công tác thu hồi đất thực hiện dự án chỉnh trang tôn tạo sông Ngự Hà giai đoạn 2 thuộc 2 phường Thuận Lộc và Thuận Thành được Tp Huế thực hiện từ cuối năm 2010. Tổng diện tích đất thu hồi trong đợt này là 28.081 m2. Có 268 hộ có đất đai, tài sản thuộc diện giải tỏa thực hiện dự án. Qua công tác kiểm kê, áp giá đền bù, UBND thành phố Huế đã phê duyệt giá trị bồi thường hỗ trợ trên 65 tỷ đồng. Theo đánh giá của đại diện Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư thành phố Huế, tiến độ giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 diễn ra khá thuận lợi, nhất là trên địa bàn phường Thuận Lộc.

Trong giai đoạn 2 giải tỏa thực hiện dự án chỉnh trang tôn tạo sông Ngự Hà, phường Thuận Lộc có 172 hộ thuộc diện giải tỏa, với tổng diện tích đất thu hồi là 21.745 m2. Trong đó có 44 hộ được nhận đất tái định cư. Với người dân ở đây, họ đã chuẩn bị tâm lý cho việc giải tỏa di dời này từ nhiều năm nay, nên đại bộ phận nhân dân đều đồng tình với chủ trương của Nhà nước. Đến nay đã có trên 80% số hộ đã nhận tiền đền bù và tiến hành giải tỏa bàn giao mặt bằng cho Nhà nước. Trong đó có 50 hộ chấp hành giao mặt bằng sớm để nhận tiền thưởng. Tâm tư của nhân dân ở đây là ủng hộ chủ trương giải tỏa và mong muốn dự án sớm triển khai thực hiện sau khi người dân bàn giao mặt bằng.

Nhiều hộ dân đã giải tỏa sớm để nhận tiền thưởng

Theo lãnh đạo UBND phường Thuận Lộc, sở dĩ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn phường diễn ra khá thuận lợi là nhờ sự đồng tình ủng hộ của người dân. Bởi hơn ai hết, những người dân sống dọc sông Ngự Hà nhận thức được ý nghĩa của dự án trong việc cải thiện môi trường sống và chỉnh trang đô thị. Khi thực hiện việc kiểm kê áp giá đền bù, thành phố Huế đã tiến hành một cách công khai, kiểm kê đúng đối tượng, áp giá đúng quy định của Nhà nước, công khai minh bạch. Nơi bố trí tái định cư có điều kiện sống tốt hơn nơi ở

Page 18: nạo vét sông Ngự Hà

cũ. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã làm tốt công tác vận động, phổ biến những quy định của Nhà nước có liên quan, cũng như nắm bắt kịp thời những kiến nghị của nhân dân để đề xuất cấp trên giải quyết. Chính vì vậy trên địa bàn phường Thuận Lộc gần như không có khiếu nại về vấn đề đền bù thực hiện dự án này.

Sau khi giải tỏa, công tác nạo vét và xây dựng kè, đường sẽ được tiến hành

 Sẽ không còn cảnh nhà cửa nhếch nhác bên bờ sông như thế này

Với dự án chỉnh trang tôn tạo sông Ngự Hà, sau khi giải tỏa 2 bờ sông, chủ đầu tư sẽ tiến hành nạo vét lòng sông, kè đá bờ sông, xây dựng mới các tuyến đường và vỉa hè, hệ thống điện chiếu sáng, trồng cây xanh dọc 2 bờ sông, và xây dựng một số bến thuyền du lịch trên sông. Sau khi dự án hoàn thành, sông Ngự Hà sẽ trở thành 1 điểm tham quan du lịch, góp phần chỉnh trang cảnh quan đô thị Huế, giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước cho khu vực kinh thành Huế, ổn định cuộc sống của nhân dân trong khu vực. Kết quả ở phường Thuận Lộc cho thấy, khi nhân dân đồng thuận, chính quyền cơ sở quyết tâm thì công tác giải phóng mặt bằng sẽ diễn ra thuận lợi và đúng tiến độ đề ra.

Huế: giải cứu dòng Ngự Hà

Page 19: nạo vét sông Ngự Hà

Xem tin gốc Tuổi Trẻ - 25 tháng trước 76 lượt xem

TTO - Đây là lần thứ 3 dòng sông Ngự Hà được giải cứu bằng việc nạo vét (lần 1:1992-1996, lần

2:2002-2004) và làm kè để giải quyết tình trạng ô nhiễm, ngập úng nặng trên dòng sông này

(ảnh).

Facebook Twitter 0 bình chọn   Viết bình luận  Lưu bài này

Sông Ngự Hà vốn là dòng sông nổi tiếng một thời với vai trò lưu thông hàng hóa, cấp và

thoát nước cho khu vưc nội thành Huế. Đến nay, nó vẫn nổi tiếng nhưng lại theo một cách

khác với các “danh hiệu”: "dòng sông bèo", "dòng sông rau muống", "dòng sông chết";

thậm chí còn là "rốn nước", nguyên nhân gây ngập úng cho kinh thành Huế,…

Sau nhiều lần dư luận có ý kiến, đến nay, công trình làm kè trên sông Ngự Hà mới bắt đầu

được khởi công, ngay trong mùa mưa lũ miền Trung.

Có thể năm nay người dân phường Tây Lộc,Thuận Thành vẫn phải chịu tình trạng ngập

úng. Tuy nhiên việc thực hiện được kế hoạch vốn nằm trên giấy trong một thời gian dài là

điều đáng mừng về sự cố gắng của những bộ phận có trách nhiệm.

Hy vọng dòng sông Ngự Hà và bà con quanh vùng sẽ được giải cứu trong nay mai.

Bài, ảnh: TÚ OANH

Dự án sông Ngự Hà chậm tiên độ

Ban Đầu tư xây dựng thành phố Huế cho biết, hiện nay , các đơn vị thi công đang triển khai nạo vét sông Ngự Hà. Đây là gói thầu riêng từ nguồn kinh phí phân bổ của Bộ Tài nguyên Môi trường.

Đối với dự án chỉnh trang sông Ngự Hà thì hiện nay đang tạm dừng để chờ kinh phí và

Page 20: nạo vét sông Ngự Hà

những điều chỉnh về mặt kỹ thuật. Ban Đầu tư xây dựng thành phố Huế (đơn vị chủ đầu tư) giải thích: Mặc dù các hạng mục trong quyết định phê duyệt đầu tư của UBND thành phố Huế đã được cục Di sản thông qua, song trong quá trình triển khai dự án, đã phát sinh một số vấn đề không phù hợp với luật Di sản, nên phải dừng lại để điều chỉnh. Cụ thể, sẽ khảo sát để giữ lại một đoạn kè còn nguyên vẹn theo kết cấu đã xây dựng từ trước; các đoạn kè còn lại được xây dựng theo đoạn kè cũ; sử dụng đá gan gà ở các lớp bên trong kè cũ đưa ra xây bên ngoài, còn bên trong bù lại bằng bêtông, che kín… sao cho khi dự án hoàn thành, sông Ngự Hà vẫn mang dáng vẻ cổ xưa.

Đến nay, các đơn vị khảo sát tư vấn thiết kế đã cơ bản hoàn thành báo cáo kỹ thuật và sẽ trình với hội đồng khoa học tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, hiện nay nguồn kinh phí phụ thuộc chủ yếu từ ngân sách trung ương vẫn đang có những vướng mắc khiến việc thi công vẫn phải tiếp tục chờ đợi.Cùng với ngân sách địa phương, nguồn vốn cho công trình chỉnh trang tôn tạo sông Ngự Hà - kinh thành Huế đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, với nguồn vốn được thông báo chung cho cả 3 DA: Ngự Hà, Eo Bầu và Hộ Thành Hào là 242 tỉ đồng.

Hiện nay, thành phố tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án Ngự Hà. Ngoài các tuyến đường Ngô Thế Lân, Triệu Quang Phục, Trần Văn Kỷ đã giải toả, theo kế hoạch đến tháng 8.2011 sẽ hoàn tết phần giải phóng các đoạn còn lại ở đường Phùng Hưng, Lê Trung Đỉnh, Trần Quý Cáp, Lương Y, kiệt 390 Đinh Tiên Hoàng…Tuy nhiên, do nhiều yếu tố đặc biệt là vẫn đề kinh phí gặp nhiều khó khăn nên công tác giải phóng mặt bằng khó có thể đảm bảo đúng kế hoạch.

Dự án chỉnh trang sông Ngự Hà là một dự án lớn và có ý nghĩa đặc biệt trong công tác chỉnh trang đô thị, bảo vệ và tôn tạo các giá trị văn hoá, cảnh quan, môi trường. Những khó khăn phát sinh chắc chắn sẽ kéo dài thời gian thực hiện dự án quan trọng này.

Giới thiệu về sông Ngự HàNgự Hà là dòng sông bán nhân tạo. Một phần được đào mới, một phần được uốn nắn dòng chảy từ con sông Kim Long cũ, được vua Gia Long tổ chức đào, uốn nắn từ năm 1805 và hoàn tất dưới triều Minh Mạng năm 1825. Tổng chiều dài dòng sông là 3.700m, rộng 44-85m.Ngay với tên gọi Ngự Hà - "sông vua" được đặt ngay từ ban đầu cũng đủ thấy tầm quan trọng của nó đối với kinh đô Huế ngày xưa. Ngày nay nó trở thành một trong những thành phần chính của di sản văn hóa được UNESCO công nhận tại Huế.Sông Ngự Hà là một đoạn của sông Kim Long được đào vét, uốn thành hình chữ L, chảy quanh Kinh Thành Huế. Phần còn lại ở thượng lưu thuộc phường Kim Long, gọi là sông Lấp. Phần còn lại ở hạ lưu thuộc các phường Phú Hiệp và Phú Hậu.Nguyên trước kia sông Kim Long chảy phía sau phủ Phú Xuân. Năm 1803, vua Gia Long mở rộng Kinh Thành, từ đó, một phần sông Kim Long nằm trong lòng thành, dòng chảy không thông. Năm 1805, do nhu cầu vận chuyển hàng hoá ra vào Kinh Thành, vua cho khơi đào nạo vét đoạn từ Đông Thành Thuỷ Quan đến khu vực kho tàng của triều đình, gọi là sông Thanh Câu.Năm 1825, vua Minh Mạng tiếp tục cho đào đoạn từ khu vực kho tàng của triều đình đến Tây Thành Thuỷ Quan, nhập với sông Thanh Câu rồi đặt tên chính thức là Ngự Hà. Sông Ngự Hà nối liền sông Đông Ba với sông Kẻ Vạn, chia Kinh Thành ra hai phần Nam và Bắc.Trên sông Ngự Hà, từ Tây sang Đông có các cầu cống như: cống Thuỷ Quan, cống Tây Thành Thuỷ Quan, cầu Vĩnh Lợi, cầu Bình, cầu Khánh Ninh, cầu Son, cầu Ngự Hà, cống Đông Thành Thuỷ Quan, cầu Hàm Tế.Bờ Bắc sông Ngự Hà là các phường Tây Lộc, Thuận Lộc. Bờ Nam sông là các phường Thuận Hoà, Thuận Thành và một phần phường Thuận Lộc.

Dòng Ngự Hà bắt đầu chảy vào kinh thành Huế từ sông Kẻ Vạn băng qua tây thành Thủy Quan, chảy ra đông thành Thủy Quan và hòa mình vào sông Đông Ba đoạn cầu Thanh Long. Đây là trục cảnh quan, tiêu thoát nước, trục giao thông thủy chủ đạo... của khu vực kinh thành Huế. Vào những năm 2000, Ngự Hà đã được đưa vào khu vực I - khoanh vùng bảo vệ di tích - di sản văn hóa Huế.Sông Ngự Hà ngoài ý nghĩa dân sinh là hệ thống thoát nước duy nhất cho khu vực Thành nội Huế còn có giá trị to lớn về mặt văn hóa, lịch sử, thế nhưng nạn lấn chiếm, bồi lấp đang có nguy cơ biến Ngự Hà thành dòng sông “chết”. Những hộ dân sống hai bên bờ vô tư xả rác, nước thải xuống sông làm môi trường ở đây ô nhiễm

Page 21: nạo vét sông Ngự Hà

nghiêm trọng. Sông Ngự Hà nằm trong tuyến du lịch “Ấn tượng Huế xanh” nhưng chẳng du khách nào dám khám phá vẻ đẹp của dòng sông này bởi mùi hôi nồng nặc của rác, nước thải. Tình trạng ô nhiễm ở sông Ngự HàMấy năm trước dự án cải tạo sông Ngự Hà đã được thành phố Huế triển khai nhưng tiếc rằng dự án này tiến hành quá chậm, chỉ nạo vét được một số đoạn nhỏ. Dự án di dời các hộ dân sống hai bên bờ sông nhằm trả lại “dáng xưa” cho Ngự Hà thì vẫn còn “treo”. Giờ đây sông Ngự Hà không thể đảm nhiệm sứ mệnh thoát nước cho khu vực kinh thành trong mùa mưa lũ. Bằng chứng là những năm gần đây cứ vào mùa mưa lũ là hàng ngàn hộ dân phải chịu cảnh ngập úng, trong khi lũ đã xuống nhiều ngày. Mong rằng dự án cải tạo sông Ngự Hà tiến hành nhanh một tí để người dân đỡ khổ trong mùa mưa lũ

Dự án bảo vệ sông Ngự HàNgày 26-10, UBND TP Huế đã yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công bờ kè sông Ngự Hà – một di tích thuộc hệ thống kinh thành Huế – để kiểm tra lại toàn bộ dự án cải tạo chỉnh trang kè sông Ngự Hà theo đề nghị từ phía Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

Trước đó, trưa 24-10, tại bờ sông Ngự Hà thuộc đường Ngô Thế Lân, một chiếc xe xúc liên tục đào bới bờ kè bằng đá núi đã được xây dựng từ 200 năm trước. Dưới hố đào hiện ra những lớp đá gan gà dày chừng 60cm chồng khít lên nhau, nhiều viên đá vẫn còn lưu dấu đục đẽo của người xưa. Ông Lê Văn Lượng, trú số 33 Ngô Thế Lân, nói đây là một trong những đoạn kè còn nguyên vẹn nhất của sông Ngự Hà do được người dân gìn giữ từ xưa đến nay.

Tại đoạn kè ven đường Lê Trung Đình thuộc phường Thuận Lộc, đoạn gần đồn Mang Cá, một bờ kè vừa được xây mới bằng đá granit và vữa ximăng. Ông Nguyễn Trọng Khuyến, phó giám đốc Ban Đầu tư và xây dựng TP Huế, chủ đầu tư dự án, cho biết dự án chỉnh trang tôn tạo sông Ngự Hà đã được UBND TP Huế phê duyệt tháng 7-2010, bao gồm cải tạo chỉnh trang bờ kè và xây dựng nhiều hạng mục khác như đường đi, thoát nước, điện chiếu sáng, bến thuyền, cây xanh. Khởi công từ giữa tháng 9-2010, dự kiến tiến hành trong ba năm. Trong số 7.550m kè của cả hai bờ, theo dự án sẽ chỉ giữ nguyên 2.265m kè còn tốt, số còn lại sẽ tháo đá ra, xây mới hoàn toàn…

Theo ông Phùng Phu, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế – đơn vị quản lý di tích sông Ngự Hà, ngoài yếu tố về thủy đạo, Ngự Hà (được vua Gia Long tổ chức đào từ năm 1805, hoàn tất năm 1825) còn được quy hoạch theo phong thủy đặc biệt trong tổng thể kinh thành Huế. Vì vậy, việc chỉnh trang sông Ngự Hà phải là một dự án trùng tu di tích. Thế nhưng, hiện nó chỉ là một dự án xây dựng cơ bản nằm trong chương trình chỉnh trang đô thị Huế. Quá trình xây dựng và triển khai dự án lại thiếu sự phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, là đơn vị quản lý di tích này.

Đây là lần thứ 3 dòng sông Ngự Hà được giải cứu bằng việc nạo vét (lần 1:1992-1996, lần 2:2002-2004) và làm kè để giải quyết tình trạng ô nhiễm, ngập úng nặng trên dòng sông này.

Sông Ngự Hà vốn là dòng sông nổi tiếng một thời với vai trò lưu thông hàng hóa, cấp và thoát nước cho khu vưc nội thành Huế. Đến nay, nó vẫn nổi tiếng nhưng lại theo một cách khác với các “danh hiệu”: "dòng sông bèo", "dòng sông rau muống", "dòng sông chết"; thậm chí còn là "rốn nước", nguyên nhân gây ngập úng cho kinh thành Huế,…Sau nhiều lần dư luận có ý kiến, đến nay, công trình làm kè trên sông Ngự Hà mới bắt đầu được khởi công, ngay trong mùa mưa lũ miền Trung. 

Có thể năm nay người dân phường Tây Lộc,Thuận Thành vẫn phải chịu tình trạng ngập úng. Tuy nhiên việc thực hiện được kế hoạch vốn nằm trên giấy trong một thời gian dài là điều đáng mừng về sự cố gắng của những bộ phận có trách nhiệm.Hy vọng dòng sông Ngự Hà và bà con quanh vùng sẽ được giải cứu trong nay mai.

Cảm ơn đã lắng nghe