12
NĂNG LỰC, NĂNG LỰC CHUNG, NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT 1. Khái niệm về năng lực NL được định nghĩa theo nhiu cách khác nhau bng sla chn du hiu khác nhau. Có thphân làm hai nhóm chính: Nhóm ly du hiu tcht vtâm lý để định nghĩa: NL là mt thuc tính tích hp ca nhân cách, là thp các đặc tính tâm lý ca cá nhân phù hp vi nhng yêu cu ca mt hot động xác định, đảm bo cho hot động đó có kết qutt đẹp.NL được xây dng trên cơ stri thc, thiết lp qua giá tr, cu trúc như là các khnăng, hình thành qua tri nghim, cng cqua kinh nghim, hin thc hóa qua ý chí.(John Erpenbeck, 1998) Nhóm ly du hiu vcác yếu tto thành khnăng hành động để định nghĩa: NL là khnăng vn dng nhng kiến thc, kinh nghim, knăng, thái độ và hng thú để hành động mt cách phù hp và có hiu qutrong các tình hung đa dng ca cuc sng.(Québec- Ministere de lEducation, 2004). NL là khnăng làm chnhng hthng kiến thc, knăng, thái độ và vn hành (kết ni) chúng mt cách hp lý vào thc hin thành công nhim vhoc gii quyết hiu quvn đề đặt ra ca cuc sng.(Nguyn Công Khanh, 2012). NL là khnăng vn dng đồng bcác kiến thc, knăng, thái độ, phm cht đã tích lũy được để ng x, xlý tình hung hay để gii quyết vn đề mt cách có hiu qu.(Lê Đức Ngc, 2014). Tóm li, NL là khnăng ca chthkết hp mt cách linh hot, tchc hp lí các kiến thc, knăng, thái độ, động cơ, nhm gii quyết hiu quvn đề đặt ra ca cuc sng hoc đáp ng nhng yêu cu ca mt hot động, bo đảm cho hot động đó đạt kết qutt đẹp trong mt bi cnh (tình hung) nht định. Biu hin ca NL là biết sdng các ni dung và các kthut trong mt tình hung có ý nghĩa, chkhông tiếp thu lượng tri thc ri rc. 2. Khái nim vNL chung NL chung là nhng NL cơ bn, thiết yếu hoc ct lõilàm nn tng cho mi hot động ca con người trong cuc sng và lao động như: NL nhn thc, NL trí tu, NL vngôn ngvà tính toán, NL giao tiếp, NL vn độngCác NL này được hình thành và phát trin da trên bn năng di truyn ca con người, quá trình giáo dc và tri nghim trong cuc sng, đáp ng yêu cu ca nhiu loi hình khác nhau.

NĂNG LỰC CHUNG, NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆThoahocsupham.com/uploads/news/2016_07/nang-luc_1.pdf · ... NL là khả năng của chủ thể kết hợp ... không tiếp thu lượng

  • Upload
    vucong

  • View
    221

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

NĂNG LỰC, NĂNG LỰC CHUNG, NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT

1. Khái niệm về năng lực

NL được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bằng sự lựa chọn dấu hiệu khác nhau.

Có thể phân làm hai nhóm chính:

Nhóm lấy dấu hiệu tố chất về tâm lý để định nghĩa:

“NL là một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lý của cá nhân

phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết

quả tốt đẹp.”

“NL được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là các khả

năng, hình thành qua trải nghiệm, củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí.” (John

Erpenbeck, 1998)

Nhóm lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để định nghĩa:

“NL là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú

để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống.”

(Québec- Ministere de l’Education, 2004).

“NL là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết

nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn

đề đặt ra của cuộc sống.” (Nguyễn Công Khanh, 2012).

“NL là khả năng vận dụng đồng bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất đã tích

lũy được để ứng xử, xử lý tình huống hay để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả.” (Lê

Đức Ngọc, 2014).

Tóm lại, NL là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, tổ chức hợp lí các kiến

thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống hoặc

đáp ứng những yêu cầu của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp

trong một bối cảnh (tình huống) nhất định. Biểu hiện của NL là biết sử dụng các nội dung và

các kỹ thuật trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không tiếp thu lượng tri thức rời rạc.

2. Khái niệm về NL chung

NL chung là những NL cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt

động của con người trong cuộc sống và lao động như: NL nhận thức, NL trí tuệ, NL về ngôn

ngữ và tính toán, NL giao tiếp, NL vận động… Các NL này được hình thành và phát triển

dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc

sống, đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình khác nhau.

3. Khái niệm về NL chuyên biệt

“NL chuyên biệt là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng

đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên

môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung chuyên môn và chủ yêu gắn với khả năng

nhận thức và tâm lý.”

“NL chuyên biệt là những NL được hình thành và phát triển trên cơ sở các NL chung

theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình

huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn

hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Hóa học,…”

Tóm lại, NL chuyên biệt (còn gọi là NL đặc thù) là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ

năng, kinh nghiệm của bản thân một cách chủ động nhằm thực hiện những nhiệm vụ chuyên

môn có ý nghĩa trong môi trường hoặc tình huống cụ thể, đáp ứng được yêu cầu hạn hẹp của

một hoạt động.

4. Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và NL của chương trình giáo dục cấp

trung học phổ thông

Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển, đối chiếu với yêu

cầu và điều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, các nhà khoa học giáo dục Việt

Nam đã đề xuất định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và NL của chương trình giáo dục

trung học phổ thông những năm sắp tới như sau:

4.1. Về phẩm chất

Các phẩm chất Biểu hiện

1. Yêu gia đình,

quê hương,

đất nước

a) Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các thành viên gia đình; tự hào về

các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; có ý thức tìm hiểu

và thực hiện trách nhiệm của thành viên trong gia đình.

b) Tôn trọng, giữ gìn và nhắc nhở các bạn cùng giữ gìn di sản văn

hóa của quê hương, đất nước.

c) Tin yêu đất nước Việt Nam; có ý thức tìm hiểu các truyền thống

tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

2. Nhân ái, a) Yêu thương con người; sẵn sàng giúp đỡ mọi người và tham gia

khoan dung các hoạt động xã hội vì con người.

b) Tôn trọng sự khác biệt của mọi người; đánh giá được t nh cách

độc đáo của m i người trong gia đình mình; giúp đỡ bạn bè nhận

ra và sửa chữa l i lầm.

c) Sẵn sàng tham gia ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường;

không dung túng các hành vi bạo lực.

d) Tôn trọng các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới.

3. Trung thực, tự

trọng, chí công

vô tư

a) Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; nhận xét được t nh

trung thực trong các hành vi của bản thân và người khác; phê phán, lên

án các hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống.

b) Tự trọng trong giao tiếp, nếp sống, quan hệ với mọi người và

trong thực hiện nhiệm vụ của bản thân; phê phán những hành vi

thiếu tự trọng.

c) Có ý thức giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ch chung

và đặt lợi ch chung lên trên lợi ch cá nhân; phê phán những hành động

vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

4. Tự lập, tự tin,

tự chủ và có tinh

thần vượt khó

a) Tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân

trong học tập, lao động và sinh hoạt; chủ động, t ch cực học hỏi

bạn bè và những người xung quanh về lối sống tự lập; phê phán

những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

b) Tin ở bản thân mình, không dao động; tham gia giúp đỡ những

bạn bè còn thiếu tự tin; phê phán các hành động a dua, dao động.

c) Làm chủ được bản thân trong học tập, trong sinh hoạt; có ý thức

rèn luyện t nh tự chủ; phê phán những hành vi trốn tránh trách

nhiệm, đổ l i cho người khác.

d) Xác định được thuận lợi, khó khăn trong học tập, trong cuộc

sống của bản thân; biết lập và thực hiện kế hoạch vượt qua khó

khăn của ch nh mình cũng như khi giúp đỡ bạn bè; phê phán

những hành vi ngại khó, thiếu ý ch vươn lên.

5. Có trách nhiệm

với bản thân, cộng

a) Tự đối chiếu bản thân với các giá trị đạo đức xã hội; có ý thức

tự hoàn thiện bản thân.

đồng, đất nước,

nhân loại và môi

trường tự nhiên

b) Có thói quen xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập; hình

thành ý thức lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân.

c) Có thói quen tự lập, tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

d) Sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội; sống

nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.

e) Quan tâm đến những sự kiện ch nh trị, thời sự nổi bật ở địa

phương và trong nước; sẵn sàng tham gia các hoạt động phù hợp

với khả năng để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

g) Có ý thức tìm hiểu trách nhiệm của HS trong tham gia giải

quyết những vấn đề cấp thiết của nhân loại; sẵn sàng tham gia các

hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân góp phần giải quyết

một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.

h) Sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên

nhiên; có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động

tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; lên án những hành vi

phá hoại thiên nhiên

6. Thực hiện

nghĩa vụ đạo đức

tôn trọng, chấp

hành kỷ luật,

pháp luật

a) Coi trọng và thực hiện nghĩa vụ đạo đức trong học tập và trong

cuộc sống; phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức và hành vi trái

với quy định của kỷ luật, pháp luật.

b) Tìm hiểu và chấp hành những quy định chung của cộng đồng;

phê phán những hành vi vi phạm kỷ luật.

c) Tôn trọng pháp luật và có ý thức xử sự theo quy định của pháp

luật; phê phán những hành vi trái quy định của pháp luật.

4.2. Về các NL chung

Các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã đề xuất định hướng chuẩn đầu ra về NL

của chương trình giáo dục trung học phổ thông những năm sắp tới gồm: NL tự học; NL

giải quyết vấn đề; NL sáng tạo; NL quản lý; NL giao tiếp; NL hợp tác; NL sử dụng công

nghệ thông tin và truyền thông; NL sử dụng ngôn ngữ và NL tính toán

Các NL chung Biểu hiện

1. NL tự học a) Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự

đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự n lực phấn đấu thực hiện.

b) Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện

các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân t ch

nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp:

các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo,

internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề cương

chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa; ghi chú bài giảng

của GV theo các ý ch nh; tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo

yêu cầu của nhiệm vụ học tập.

c) Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi

thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của GV, bạn bè;

chủ động tìm kiếm sự h trợ của người khác khi gặp khó khăn trong

học tập.

2. NL giải quyết

vấn đề

a) Phân t ch được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được

tình huống có vấn đề trong học tập.

b) Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn

đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

c) Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay

không phù hợp của giải pháp thực hiện.

3. NL sáng tạo a) Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định và làm

rõ thông tin, ý tưởng mới; phân t ch, tóm tắt những thông tin liên

quan từ nhiều nguồn khác nhau.

b) Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất

giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so

sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.

c) Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện một công

việc nào đó; tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết vào

tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lý.

d) Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá

lo lắng về t nh đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới,

t ch cực trong những ý kiến khác.

4. NL tự quản lý a) Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bản thân

trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được cảm xúc

của bản thân trong các tình huống ngoài ý muốn.

b) Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình; xây dựng và thực

hiện được kế hoạch nhằm đạt được mục đ ch; nhận ra và có ứng xử

phù hợp với những tình huống không an toàn.

c) Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lý của bản

thân trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.

d) Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiều cao,

cân nặng; nhận ra được những dấu hiệu thay đổi của bản thân trong

giai đoạn dậy thì; có ý thức ăn uống, rèn luyện và nghỉ ngơi phù hợp

để nâng cao sức khoẻ; nhận ra và kiểm soát được những yếu tố ảnh

hưởng xấu tới sức khoẻ và tinh thần trong môi trường sống và học

tập.

5. NL giao tiếp

a) Bước đầu biết đặt ra mục đ ch giao tiếp và hiểu được vai trò quan

trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp;

b) Khiêm tốn, lắng nghe t ch cực trong giao tiếp; nhận ra được bối

cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp;

c) Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp

với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.

6. NL hợp tác a) Chủ động đề xuất mục đ ch hợp tác khi được giao các nhiệm vụ;

xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng

hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp;

b) Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ

thể; phân t ch nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải

thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm

tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công;

c) Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như

kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong

nhóm các công việc phù hợp;

d) Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý

điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các

thành viên trong nhóm;

e) Biết dựa vào mục đ ch đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm;

nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.

7. NL sử dụng

công nghệ thông

tin và truyền

thông

a) Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm vụ cụ

thể; nhận biết các thành phần của hệ thống ICT cơ bản; sử dụng

được các phần mềm h trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ

chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên

mạng.

b) Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm

kiếm được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức

thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy

với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông

tin mới thu thập được và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ

học tập và trong cuộc sống;

8. NL sử dụng

ngôn ngữ

a) Nghe hiểu nội dung ch nh hay nội dung chi tiết các bài đối thoại,

chuyện kể, lời giải th ch, cuộc thảo luận; nói ch nh xác, đúng ngữ

điệu và nhịp điệu, trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương t nh

học tập; đọc hiểu nội dung ch nh hay nội dung chi tiết các văn bản, tài

liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen thuộc

hoặc cá nhân ưa th ch; viết tóm tắt nội dung ch nh của bài văn, câu

chuyện ngắn;

b) Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụng được thể

hiện trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ cảnh có

nghĩa; phân t ch được cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần

thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định,

câu đơn, câu ghép, câu phức, câu điều kiện;

c) Đạt NL bậc 2 về 1 ngoại ngữ

9. NL tính toán

a) Sử dụng được các phép t nh (cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, khai

căn) trong học tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sử dụng các

kiến thức, kĩ năng về đo lường, ước t nh trong các tình huống quen

thuộc.

b) Sử dụng được các thuật ngữ, k hiệu toán học, t nh chất các số và

của các hình hình học; sử dụng được thống kê toán học trong học

tập và trong một số tình huống đơn giản hàng ngày; hình dung và

có thể vẽ phác hình dạng các đối tượng, trong môi trường xung

quanh, nêu được t nh chất cơ bản của chúng.

c) Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố

trong các tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận dụng

được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống; biết sử

dụng một số yếu tố của lôgic hình thức để lập luận và diễn đạt ý

tưởng.

d) Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, t nh; sử dụng được máy t nh

cầm tay trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày; bước

đầu sử dụng máy vi t nh để t nh toán trong học tập.

Từ các phẩm chất và NL chung, m i môn học xác định những phẩm chất và NL

chuyên biệt và những yêu cầu đặt ra cho từng môn học, từng hoạt động giáo dục.

4.3. Các NL chuyên biệt của môn Hoá học

Mục tiêu chung của việc giảng dạy môn Hóa học trong nhà trường phổ thông là

HS tiếp thu kiến thức về những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các đối tượng Hóa

học quan trọng trong tự nhiên và đời sống, tập trung vào việc hiểu các khái niệm cơ bản

của Hóa học, về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hoá

học, môi trường và con người và các ứng dụng của của chúng trong tự nhiên và kĩ thuật.

NL chuyên biệt của môn hoá học trong nhà trường THPT gồm:

1. NL sử dụng ngôn ngữ hóa học

a) NL sử dụng biểu tượng hóa học.

b) NL sử dụng thuật ngữ hóa học.

c) NL sử dụng danh pháp hóa học.

2. NL thực hành hóa học

a) NL tiến hành thí nghiệm, sử dụng TN an toàn.

b) NL quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng TN và rút ra kết luận.

c) NL xử lý thông tin liên quan đến TN.

3. NL tính toán

a) Tính toán theo khối lượng chất tham gia và tạo thành sau phản ứng.

b) Tính toán theo mol chất tham gia và tạo thành sau phản ứng.

c) Tìm ra được mối quan hệ và thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức hóa

học với các phép toán học.

d) Vận dụng các thuật toán để tính toán trong các bài toán hóa học.

4. NL giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

a) Phân tích được tình huống trong học tập môn hóa học. Phát hiện và nêu được

tình huống có vấn đề trong học tập môn hóa học.

b) Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề phát hiện

trong các chủ đề hóa học.

c) Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề đã phát hiện.

d) Lập được kế hoạch để giải quyết một số vấn đề đơn giản.

e) Thực hiện được kế hoạch đã đề ra có sự h trợ của GV.

5. NL vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

a) Có NL hệ thống hóa kiến thức.

b) NL phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực

tiễn.

c) NL phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn để

các lĩnh vực khác nhau.

d) NL phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải

thích.

e) NL độc lập sáng tạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn.

NL chuyên

biệt

Mô tả các NL Các mức độ thể hiện

1. NL sử

dụng ngôn

ngữ hóa

học

a) NL sử dụng biểu

tượng hóa học

Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa

học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa

học (Kí hiệu, hình vẽ, mô hình cấu trúc phân

tử các chất, liên kết hóa học…)

b) NL sử dụng thuật

ngữ hóa học

- Viết và biểu diễn đúng công thức hóa học

của các hợp chất vô cơ và hữu cơ, các dạng

công thức (CTPT, CTCT, CT lập thể…), đồng

đẳng, đồng phân….

- Hiểu và rút ra được các quy tắc đọc tên và

đọc đúng tên theo các danh pháp khác nhau đối

với các hợp chất hữu cơ.

c) NL sử dụng danh

pháp hóa học

- Trình bày được các thuật ngữ hóa học,

danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của

chúng.

- Vận dụng ngôn ngữ hóa học trong các tình

huống mới.

a) NL tiến hành thí - Hiểu và thực hiện đúng nội quy, quy tắc an

2. NL thực

hành hóa

học

nghiệm, sử dụng TN

an toàn

toàn PTN

- Nhận dạng và lựa chọn được dụng cụ và

hóa chất để làm TN

- Hiểu được tác dụng và cấu tạo của các

dụng cụ và hóa chất cần thiết để làm TN

- Lựa chọn các dụng cụ và hóa chất cần

thiết chuẩn bị cho các TN.

- Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng TN,

hiểu được tác dụng của từng bộ phận, biết

phân tích sự đúng sai trong cách lắp .

-Tiến hành độc lập một số TN hóa học đơn

giản

- Tiến hành có sự h trợ của GV một số thí

nghiệm hóa học phức tạp.

b) NL quan sát, mô

tả, giải thích các hiện

tượng TN và rút ra

kết luận.

- Biết cách quan sát, nhận ra được các hiện

tượng TN.

- Mô tả chính xác các hiện tượng thí nghiệm.

c) NL xử lý thông

tin liên quan đến TN

Giải thích một cách khoa học các hiện tượng

thí nghiệm đã xảy ra, viết được các PTHH và

rút ra những kết luận cần thiết.

3. NL tính

toán

a) Tính toán theo

khối lượng chất tham

gia và tạo thành sau

phản ứng.

Vận dụng được thành thạo phương pháp bảo

toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích,

bảo toàn electron...) trong việc tính toán giải

các bài toán hóa học.

b) Tính toán theo mol

chất tham gia và tạo

thành sau phản ứng

Xác định mối tương quan giữa các chất hóa

học tham gia vào phản ứng với các thuật toán

để giải được với các dạng bài toán hóa học đơn

giản.

c) Tìm ra được mối

quan hệ và thiết lập

được mối quan hệ

giữa kiến thức hóa

học với các phép

toán học.

Sử dụng được thành thạo phương pháp đại số

trong toán học và mối liên hệ với các kiến

thức hóa học để giải các bài toán hóa học.

d) Vận dụng các

thuật toán để tính

toán trong các bài

toán hóa học.

Sử dụng hiệu quả các thuật toán để biện luận và

tính toán các dạng bài toán hóa học và áp dụng

trong các tình huống thực tiễn.

4. NL giải a) Phân tích được Phân tích được tình huống trong học tập,

quyết vấn

đề thông

qua môn

hóa học

tình huống trong học

tập môn hóa học;

Phát hiện và nêu được

tình huống có vấn đề

trong học tập môn

hóa học

trong cuộc sống;

Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề

trong học tập, trong cuộc sống.

b) Xác định được và

biết tìm hiểu các

thông tin liên quan

đến vấn đề phát hiện

trong các chủ đề hóa

học;

Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến

vấn đề phát hiện trong các chủ đề hóa học;

c) Đề xuất được giải

pháp giải quyết vấn

đề đã phát hiện.

Đề xuất được giả thuyết khoa học khác nhau.

d) Lập được kế

hoạch để giải quyết

một số vấn đề đơn

giản

- Lập được kế hoạch để giải quyết vấn đề đặt

ra trên cơ sở biết kết hợp các thao tác tư

duy và các PP phán đoán, tự phân tích, tự

giải quyết đúng với những vấn đề mới.

e) Thực hiện được kế

hoạch đã đề ra có sự

h trợ của GV

- Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo hoặc

hợp tác trong nhóm.

5. NL vận

dụng kiến

thức hoá

học vào

cuộc sống

a) Có NL hệ thống

hóa kiến thức.

Có NL hệ thống hóa kiến thức , phân loại

kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội

dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học

đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa

chọn kiến thức một cách phù hợp với m i

hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong

cuộc sống, tự nhiên và xã hội.

b) NL phân tích tổng

hợp các kiến thức hóa

học vận dụng vào

cuộc sống thực tiễn

Định hướng được các kiến thức hóa học một

cách tổng hợp và khi vận dụng kiến thức hóa

học có ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa

học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì,

ngành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và

xã hội.

c) NL phát hiện các

nội dung kiến thức

hóa học được ứng

dụng trong các vấn

Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa

học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y

học, sức khỏe, KH thường thức, sản xuất công

nghiệp, nông nghiệp và môi trường.

để các lĩnh vực khác

nhau

d) NL phát hiện các

vấn đề trong thực tiễn

và sử dụng kiến thức

hóa học để giải

thích.

Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện

tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của

hóa học trong cuộc sống và trong các lính vực

đã nêu trên dựa vào các kiến thức hóa học và

các kiến thức liên môn khác.

e) NL độc lập sáng

tạo trong việc xử lý

các vấn đề thực tiễn

Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp,

cách thức giải quyết vấn đề. Có NL hiểu biết

và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa

học liên quan đến cuộc sống thực tiễn và

bước đầu biết tham gia NCKH để giải quyết

các vấn đề đó.