211
Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010” UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ……..oOo…….. DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2007-2010 (Chỉnh sửa theo ý kiến của Hội nghị góp ý kiến cho dự án ngày 27/10/2006) 1

Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bài báo cáo nêu lên tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực quan trắc sông ĐỒng Nai cho các đơn vị quản lý, đồng thời góp phần cải thiện môi trường nước sông Đồng Nai.

Citation preview

Page 1: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAISỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

……..oOo……..

DỰ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

GIAI ĐOẠN 2007-2010(Chỉnh sửa theo ý kiến của Hội nghị góp ý kiến cho dự án ngày 27/10/2006)

ĐỒNG NAI, 11/2006

1

Page 2: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAISỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

GIAI ĐOẠN 2007-2010(Chỉnh sửa theo ý kiến của Hội nghị góp ý kiến cho dự án ngày 27/10/2006)

Cơ quan chủ dự án Cơ quan tư vấn

ĐỒNG NAI, 11/2006

2

Page 3: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

MỤC LỤC

NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT THÔNG DỤNG..................................................................6MỞ ĐẦU....................................................................................................................................7CHƯƠNG I : XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI..............................................................10I.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI...........................................................10I.1.1. Quan trắc môi trường tại Thụy Điển...........................................................................10I.1.2. Quan trắc môi trường tại Thái Lan.............................................................................11I.1.3. Quan trắc môi trường tại Indônêsia............................................................................12I.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC..........................................................13I.2.1. Tổ chức mạng lưới........................................................................................................13I.2.2. Nội dung hoạt động.......................................................................................................21I.2.3. Kế hoạch xây dựng mạng lưới đến năm 2010.............................................................22I.3. XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI.......22I.3.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................................................22I.3.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................................23I.4. PHÂN TÍCH CƠ SỞ PHÁP LÝ......................................................................................24I.4.1. Các văn bản pháp lý cấp nhà nước..............................................................................24I.4.2. Các văn bản pháp lý cấp địa phương..........................................................................25I.6. PHÂN TÍCH CƠ SỞ KINH PHÍ....................................................................................26CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI................................................................................................28II.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI.......................................................................28II.1.1. Những hạn chế trong phát triển kinh tế...................................................................28II.1.2. Những hạn chế trong lĩnh vực xã hội........................................................................29II.2. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH TỈNH ĐỒNG NAI............................................................29II.2.1. Nhận định chung về chất lượng môi trường nước....................................................29II.2.2. Nhận xét chung về chất lượng môi trường không khí..............................................30II.2.3. Nhận xét chung về hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2005.....30CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÁC ĐỊA ĐIỂM LẬP CÁC TRẠM GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.................................................................................................................................33III.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ VÀ TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM GIÁM SÁT..............................................................................................................................33III.1.1. Các công đoạn xây dựng và hoạt động của mạng lưới giám sát môi trường........33III.1.2. Phương pháp luận của việc xây dựng mạng lưới giám sát môi trường................35III.1.3. Xử lý số liệu và đánh giá kết quả giám sát...............................................................47III.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KIỆN TOÀN MẠNG LƯỚI CÁC ĐỊA ĐIỂM GIÁM SÁT..............................................................................................................................50III.2.1. Hiện trạng mạng lưới quan trắc không khí và nước...............................................50

3

Page 4: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

III.2.2. Đánh giá mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai...............60III.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KIỆN TOÀN MẠNG LƯỚI CÁC ĐỊA ĐIỂM GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG BAO QUANH.........................................................................61III.4. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG.......................................................................................................................63III.5. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG.....64III.5.1. Phương pháp lập bản đồ mạng lưới quan trắc môi trường sau điều chỉnh, bổ sung...........................................................................................................................................64III.5.2. Bản đồ mạng lưới quan trắc môi trường sau điều chỉnh, bổ sung :......................64CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CHO TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG................................................................65IV.1. ĐỀ XUẤT DANH MỤC THIẾT BỊ TẠI CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM, TRẠM QUAN TRẮC VÀ THIẾT BỊ DÃ NGOẠI CHO CÁC PHÒNG TN-MT..........................65VI.1.1. Danh mục các thiết bị Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường hiện có. 65VI.1.2. Đề xuất thiết bị cần trang bị cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường...................................................................................................................................................68IV.2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG NHÂN SỰ.................................................75IV.2.1. Đề xuất cơ cấu nhân sự của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường......75IV.2.2. Nhu cầu tuyển dụng và đào tạo.................................................................................79IV.3. ĐỀ XUẤT DANH MỤC CÁC HÓA CHẤT, DỤNG CỤ THỦY TINH...................81IV.3.1. Đề xuất các danh mục hoá chất................................................................................81IV.3.2. Đề xuất các danh mục dụng cụ thuỷ tinh................................................................82IV.4. ĐỀ XUẤT DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI THỰC ĐIẠ VÀ CÁC THIẾT BỊ VĂN PHÒNG.......................................................................................................82IV. Đề xuất các phương tiện đi lại thực địa..........................................................................82IV. Đề xuất các thiết bị văn phòng........................................................................................82CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CƠ CẤU TỔ CHỨC NHẰM GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG.......................83V.1. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC........................................................................83V.1.1. Tổ chức cấp tỉnh nhằm phối hợp giám sát môi trường............................................83V.1.2. Các văn bản pháp lý Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Đồng Nai...............................................83V.2. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VỀ QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG – TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI..............................................................................................................................83V.2.1. Chức năng nhiệm vụ....................................................................................................83V.2.2. Cơ cấu tổ chức..............................................................................................................83V.2.3. Hoạt động của trung tâm.............................................................................................84V.3. NÂNG CẤP MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT Ở ĐỒNG NAI...........................................................................................................................................87V.3.1. Mục tiêu quan trắc nước mặt......................................................................................87V.3.2. Các thành phần môi trường trong hệ thống quan trắc nước mặt...........................87V.3.3. Yêu cầu về quan trắc nước mặt..................................................................................87

4

Page 5: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

V.3.4. Lựa chọn điểm quan trắc của Hệ thống quan trắc môi trừơng nước mặt của tỉnh Đồng Nai..................................................................................................................................88V.4. NÂNG CẤP MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ Ở ĐỒNG NAI...........................................................................................................................................95V.4.1. Mục tiêu quan trắc không khí.....................................................................................95V.4.2. Các thành phần môi trường trong hệ thống quan trắc không khí..........................96V.4.3. Yêu cầu về quan trắc không khí.................................................................................96V.4.4. Lựa chọn điểm quan trắc của Hệ thống quan trắc môi trừơng không khí của tỉnh Đồng Nai..................................................................................................................................96V.4.5. Thông số quan trắc chọn lọc về môi trường không khí............................................98V.4.6. Tần số quan trắc và tần suất thu mẫu........................................................................98V.4.7. Lập Trạm quan trắc không khí cố định....................................................................98V.5. QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM Ở ĐỒNG NAI..................................99V.5.1. Mục tiêu quan trắc nước ngầm:.................................................................................99V.5.2. Lựa chọn vị trí quan trắc...........................................................................................99V.5.3. Thông số quan trắc nước ngầm:...............................................................................100V.5.4. Tần số quan trắc........................................................................................................100V.6. QUAN TRẮC SA LẮNG..............................................................................................101V.6.1. Mục tiêu quan trắc sa lắng khô và sa lắng ướt........................................................101V.6.2. Vị trí đặt Trung tâm..................................................................................................101V.6.3. Thông số quan trắc :.................................................................................................102V.7. QUAN TRẮC CHẤT THẢI RẮN Ở ĐỒNG NAI......................................................102V.7.1. Mục tiêu quan trắc chất thải rắn.............................................................................102V.7.2. Điểm quan trắc chất rắn ở Đồng Nai :....................................................................102V.7.3. Thành phần chất thải rắn cần quan trắc :...............................................................103V.8. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở ĐỒNG NAI.................................................103V.8.1. Mục tiêu.....................................................................................................................103V.8.2. Lựa chọn các điểm quan trắc ở Đồng Nai..............................................................103V.8.3. Thông số quan trắc đặc trưng môi trường đất:......................................................104V.8.4. Mật độ lấu mẫu.........................................................................................................104CHƯƠNG VI: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP MẶT BẰNG VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN 105PHỤC VỤ CHO CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG..............................105VI.1. NHU CẦU SỬ DỤNG MẶT BẰNG (Cấp tỉnh, cấp huyện/thị)...............................105VI.1.1. Nhu cầu sử dụng mặt bằng cấp Tỉnh :..................................................................105VI.1.2. Nhu cầu sử dụng mặt bằng cấp địa phương :.......................................................106VII.2. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ..............................................................................................106VII.2.1. Nguồn vốn đầu tư...................................................................................................106VII.2.2. Cơ quan thực hiện...................................................................................................106VII.3. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH MẶT BẰNG................................................................106VII.4. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT..........................................................................................106VII.4.1. Các nguyên tắc thiết kế...........................................................................................106VII.4.2. Cơ sở thiết kế:.........................................................................................................107

5

Page 6: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

VII.5. KẾT CẤU CÔNG TRÌNH........................................................................................107CHƯƠNG VII: ƯỚC TÍNH KINH PHÍ ĐẦU TƯ CHO CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC...........................................................................................................................................MÔI TRƯỜNG VÀ TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ............................................................................108VII.1. ƯỚC TÍNH KINH PHÍ ĐẦU TƯ.............................................................................108VII.1.1. Kinh tế xây dựng.....................................................................................................108VII.1.2. Kinh phí đào tạo hướng dẫn vận hành trang thiết bị, chuyển giao công nghệ. 108VII.1.3. Kinh phí đầu tư cho dự án.....................................................................................108VII.2. NGUỒN VỐN VÀ VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ...........................................................109VII.2.1. Xác định nguồn vốn đầu tư....................................................................................109VII.2.2. Phân kỳ đầu tư cho từng năm đến năm 2010.......................................................110CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ........................................................................111VIII.1. KẾT LUẬN..............................................................................................................111VIII.2 KIẾN NGHỊ..............................................................................................................113TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................114PHỤ LỤC...............................................................................................................................115PHỤ LỤC 1:MỘT SỐ DANH MỤC THIẾT BỊ, VẬT TƯ, HOÁ CHẤT CỦA DỰ ÁN116PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ BẢN ĐỒ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁNPHỤC LỤC 3: MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

6

Page 7: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BVMT - Bảo vệ môi trườngCLMT - Chất lượng môi trường CNH -HĐH - Công nghiệp hoá - Hiện đại hóaCTNH - Chất thải nguy hạiCTRCN - Chất thải rắn công nghiệpĐTH - Đô thị hoá GEMS - Hệ thống giám sát môi trường toàn cầu GTSX - Giá trị sản xuấtKCN - Khu công nghiệpKCNC - Khu công nghệ caoKHH - Kế hoạch hoá KHHĐ - Kế hoạch hành độngKTTĐPN - Kinh tế trọng điểm Phía Nam KT-XH - Kinh tế – xã hộiLHQ - Tổ chức Liên Hợp QuốcMWO - Tổ chức khí tượng Thế giới ÔNMT - Ô nhiễm môi trường PTBV - Phát triển bền vữngQHBVMT - Quy hoạch bảo vệ môi trườngQHPT KT-XH - Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hộiQLMT - Quản lý môi trường QT&PTMT - Quan trắc và Phân tích Môi trường TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam TTCN - Tiểu thủ công nghiệpUNEP - Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc

7

Page 8: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

MỞ ĐẦU

Vấn đề ô nhiễm môi trường (ÔNMT) trong những thập niên gần đây đã vượt ra ranh giới điạ lý cuả một điạphương hay một Quốc gia mà đã trở thành vấn đề mang tính chất tòan cầu. Nhiều vấn đề do ô nhiễm, suy thoái chất lượng môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự cố môi trường đang được cả thế giới quan tâm.

Một trong những nội dung quan trọng cuả công tác bảo vệ môi trường là điều tra, giám sát hiện trạng môi trường thông qua hệ thống quan trắc lưu động và cố định. Trên thế giới, tại các đô thị, các khu dân cư tập trung và các khu công nghiệp người ta đã lắp đặt hệ thống giám sát ô nhiễm môi trường. Tuỳ theo mục đích giám sát mà người ta lựa chọn các thông số, thiết bị, thời gian và tần số giám sát tương ứng. Trong nhiều trường hợp các thông số được giám sát liên tục hàng ngày trong vòng hàng chục năm. Số liệu giám sát được xử lý, vẽ thành bản đồ ô nhiễm phục vụ cho công tác quản lý môi trường, cảnh giới ô nhiễm, xây dựng chiến lược khống chế ô nhiễm, và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Tuỳ theo quy mô và mục đích quan trắc mà Chương trình giám sát chất lượng môi trường có thể là chương trình điạ phương, quốc gia, khu vực hay toàn cầu. Nhiều Công ty sản xuất đã xây dựng chương trình giám sát ô nhiễm môi trường do chính hoạt động cuả mình gây ra . Tại hầu hết các nước hiện nay đã có hệ thống giám sát chất lượng môi trường trên quy mô Quốc gia như Mỹ, Nhật, CHLB Đức, Hà Lan, Cannađa, Singapore ... Trên phạm vi thế giới Hệ thống giám sát môi trường toàn cầu (GEMS) về nước, không khí thực phẩm đã được thành lập và hoạt động từ 1974 đến nay với sự tài trợ cuả Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức khí tượng Thế giới (MWO).

Hệ thống quan trắc quốc gia hoặc địa phương cần thiết kế đảm bảo 7 mục tiêu giám sát cơ bản sau đây :

(1). Kiểm tra sức khỏe và tác động lâu dài cuả các chất ô nhiễm trong môi trường .

(2). Đánh giá hiệu quả cuả chiến lược khống chế ô nhiễm .

(3). Cung cấp số liệu cho quy hoạch sử dụng đất .

(4). Nghiên cứu nguồn ô nhiễm .

(5). Quan sát chiều hướng ô nhiễm .

(6). Hiệu chỉnh mô hình lan truyền các chất ô nhiễm .

(7). Báo động và cảnh giới ô nhiễm .

(8). Đánh giá hiện trạng ô nhiễm .

(9). Nghiên cứu bản chất và tác động giữa các chất ô nhiễm

Tại Việt Nam vấn đề điều tra cơ bản về tài nguyên và chất lượng môi trường cũng đã được quan tâm từ lâu. Nhiều văn bản pháp lý cuả Nhà nước đã quy định và hướng dẫn các điạ phương phải đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường. Hiện nay trên quy mô toàn quốc đã thiết lập được mạng lưới quan trắc chất lượng nước, không khí, mưa axít, phóng xạ, đất, môi trường lao động, rác thải ... trên cơ sở huy động các phòng thí nghiệm hiện có thuộc các Viện, Trường đại học. Tuy nhiên, số lượng điểm giám sát và tần suất giám sát còn quá ít.

Đồng Nai là một tỉnh thuộc Vùng Đông Nam Bộ với diện tích tự nhiên là 5.895 km 2, dân số 2.185.694 người (năm 2004). Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương, phía

8

Page 9: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Trảng Bom và Cẩm Mỹ. Tỉnh Đồng Nai đã và đang chịu tác động môi trường bởi các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người. Nhiều vấn đề môi trường cấp bách đang đặt ra cho tỉnh phải giải quyết (ô nhiễm không khí, nước thải, rác thải,…), trong đó có nhiệm vụ quan trắc diễn biến môi trường. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật làm nhiệm vụ quan trắc môi trường cuả tỉnh còn rất thiếu thốn không thể đáp ứng được yêu cầu cấp bách đang đặt ra đối với tỉnh.

Mạng lưới vị trí quan trắc môi trường toàn Tỉnh được thiết lập từ những năm 1998-1999 khi Trạm Quan trắc và Phân tích Môi trường Đồng Nai được hình thành (nay là Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai). Phương pháp quan trắc, kỹ thuật quan trắc môi trường được tuân thủ theo hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN) và hướng dẫn kỹ thuật của Cục Bảo vệ Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hoạt động chuyên môn về quan trắc và phân tích môi trường của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường, đặc biệt về mạng lưới vị trí quan trắc được duy trì thực hiện trên cơ sở “Kế hoạch đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Đồng Nai”, được thông qua Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh Đồng Nai và ý kiến của Cục Môi trường, đại diện các Sở, ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai từ năm 2001 (biên bản hội nghị số 409/BB.KHCNMT ngày 13/4/2001 của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đồng Nai).

Trước khi triển khai thực hiện, kế hoạch quan trắc môi trường được thông qua bởi Hội đồng thẩm định – nghiệm thu các nhiệm vụ về môi trường (biên bản họp Hội đồng số 719/BB.TNMT và 1476/BB.TNMT ngày 14/4 và ngày 20/07/2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường), sau đó được Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chính thức phê duyệt kế hoạch quan trắc tại các Quyết định số 506/QĐ.TNMT ngày 16/5/2005 và Quyết định số 595/ QĐ.TNMT ngày 10/8/2005, xác định toàn bộ nội dung, khối lượng chuyên môn quan trắc, kinh phí quan trắc và thời gian thực hiện nhiệm vụ quan trắc trong năm 2005.

Căn cứ ý kiến của Hội đồng thẩm định – nghiệm thu các nhiệm vụ Nhà nước về bảo vệ môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai) tại cuộc họp nghiệm thu sản phẩm báo cáo kết quả quan trắc mùa khô năm 2005, báo cáo kết quả quan trắc mùa mưa năm 2005 đã được điều chỉnh hợp lý hơn.

Theo đó, nội dung báo cáo chú trọng làm rõ các vấn đề về nội dung và khối lượng quan trắc; làm rõ sơ đồ mạng lưới vị trí quan trắc, các thông số chất lượng môi trường (không khí, nước mặt, thủy sinh, nước ngầm), tần suất quan trắc, số mẫu quan trắc,…Từ đó, kết quả quan trắc sẽ giúp chỉ danh các vị trí ô nhiễm, cho thấy diễn biến về chất lượng các thành phần môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, báo cáo cũng sẽ thể hiện kết quả sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ quan trắc năm 2005 (kèm theo báo cáo thuyết minh tài chính chi tiết đối với nhiệm vụ này).

Vì vậy, dự án “Nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2010” có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp bách đối với tỉnh cũng như Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam.

9

Page 10: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

10

Page 11: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

CHƯƠNG I

XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

I.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

Trong những thập niên gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách mà mọi Quốc gia, mọi Tổ chức Quốc tế phải quan tâm giải quyết . Một trong những nội dung quan trọng cuả công tác quản lý môi trường là giám sát chất lượng môi trường thông qua các trạm giám sát liên tục cố định hoặc lưu động .

Theo quy mô và mục đích giám sát Chương trình giám sát môi trường có thể là chương trình toàn cầu, khu vực, quốc gia, điạ phương hay khu công nghiệp, một cơ sở sản xuất công nghiệp.

Trên quy mô toàn thế giới có Hệ thống giám sát môi trường toàn cầu (GEMS) về nước, không khí thực phẩm đã được hoạt động từ 1974 đến nay với sự tài trợ cuả Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức khí tượng Thế giới (MWO).

Trên quy mô khu vực Châu Á có hệ thống giám sát môi trường cuả các nước ASEAN. Trên quy mô Quốc gia đã có hệ thống giám sát chất lượng không khí tại hầu hết các nước như Mỹ, Nhật, CHLB Đức, Cannađa, Hà Lan,Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philipin, Trung Quốc, Miamar ...

Rất nhiều nước, kể cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển có thực hiện quan trắc môi trường. Tuy nhiên, không có một cấu trúc chung nào cho tất cả các nước mà mỗi nước thực hiện trên cơ sở hoạt động quan trắc truyền thống, nhu cầu về quản lý môi trường trong từng gia đoạn và khả năng kinh phí của mình.

Đề tài tham khảo mô hình quan trắc môi trường của một số nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Inđônêsia, Singapore và một số quốc gia phát triển như Đan Mạch, Thụy Điển để đánh giá tổng quát về tình hình chung, so sánh những điểm khác biệt để rút ra được đâu là những khó khăn chủ yếu trong hoạt động giám sát môi trường tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

I.1.1. Quan trắc môi trường tại Thụy Điển

Thụy Điển là nước có hệ thống quan trắc môi trường tổng hợp nhất, đã chứng tỏ được sự bền vững qua thời gian, và hệ thống này có nhiều điểm tương đồng với mạng lưới quan trắc và môi trường của Bộ KHCN&MT Việt Nam.

Mụch đích của hệ thống quan trrắc môi trường của Thụy Điển là theo dõi và mô tả tình trạng môi trường; đánh giá các mối đe dọa về môi trường; cung cấp cơ sở cho việc phân tích các tác động môi trường ở cấp quốc gia và quốc tế của các nguồn ô nhiễm khác nhau.Hệ thống quan trắc môi trường ở Thụy Điển là một hệ thống tổng hợp, bao trùm toàn bộ các thành phần môi trường nhằm cung cấp một bức tranh tổng hợp về môi trường chung và sự thay đổi của môi trường qua thời gian, qua đó xác định được mức độ và phạm vi của các vấn đề môi trường mà đất nước đang phải đối mặt. Hệ thống được thiết kế bảo đảm tính dài hạn và có khả năng tăng cường và mở rộng.

11

Page 12: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Điều hành toàn bộ hệ thống quan trắc môi trường ở Thụy Điển có Uy ban Quan Trắc Môi Trường do Chính phủ chỉ định. Hàng năm Uy ban trình lên Chính phủ về đề nghị phân bổ tài chính cho các hoạt động ưu tiên về quan trắc môi trường ở cấp vùng và cấp quốc gia phù hợp với các chương trình quan trắc đã được thiết lập để được thông qua. Uy ban có trách nhiệm điều hòa, lập kế hoạch, quản lý hành chính và báo cáo các kết quả của chương trình quan trắc quốc gia.

Các chương trình quan trắc quốc gia do Ủy ban điều hành được thực hiện thông qua các hợp đồng với các viện của các trường đại học hay các cơ quan tư vấn được trang bị tốt và có uy tín. Các hợp đồng có thời hạn 1 năm. Các chương trình quan trắc phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn do Uy ban ban hành, đồng thời các huớng dẫn này cũng là bắt buộc đối với các hoạt động quan trắc ở tất cả các cấp trong ban lãnh đạo của Chính phủ cũng như các ban ngành có liên quan.

Xử lý lưu trữ số liệu: Mục tiêu của xử lý và lưu trữ số liệu là phải tận dụng được tối đa các số liệu được quan trắc một cách rất tốn kém. Vì mỗi cơ quan sản xuất ra số liệu không có đủ điều kiện để duy trì một cơ sở dữ liệu tự động hóa một cách hiệu quả và hợp lý nên trong hệ thống quan trắc đã lập ra các chủ dữ liệu. Chiến lược được áp dụng là: dữ liệu được lưu trữ tại gần nơi phát sinh dữ liệu nhất. Thụy Điển có 21 tỉnh thì hiện nay có khoảng 10 chủ dữ liệu. Mỗi chủ dữ liệu thu nhận và lưu trữ dữ liệu trong một lĩnh vực đặc thù bằng các phương tiện xử lý dữ liệu tự động. Các chủ dữ liệu cũng cò nhiệm vụ tiến hành một số nghiên cứu khả thi, kiểm tra việc bảo đảm chất lượng dữ liệu và chịu trách nhiệm phân phối dự liệu cơ bản phù hợp với kế hoạch thỏa thuận, Uy Ban Quan Trắc Môi Trường và các Uy Ban Hành Chính tỉnh ký thỏa thuận với các chủ dữ liệu về bản quyền đối với các dữ liệu quan trắc.

I.1.2. Quan trắc môi trường tại Thái Lan

Tại Thái Lan, cơ quan chịu trách nhiệm về quan trắc chất lượng môi trường (CLMT) là Cục Kiểm Soát Ô Nhiễm, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) Thái Lan. Trong giai đoạn 1992 – 1996, Cục Kiểm Soát Ô Nhiễm, Bộ KHCN&MT Thái Lan, đã xây dựng được hệ thống mạng lưới các trạm quan trắc không khí xung quanh trên toàn lãnh thổ, bao gồm 54 trạm không khí xung quanh và 6 trạm khí tượng tại 5 vùng lãnh thổ. Mạng lưới này hoạt động liên tục và trực tuyến, các thông số quan trắc bao gồm: TSP, CO, NOx, SO2, O3, THC và các thông số khí tượng như tốc độ và hướng gió, nhiệt đo, độ ẩm và áp suất khí quyển, lượng mưa và bức xạ. Tất cả các số liệu quan trắc được truyền về các cơ sở dữ liệu vùng và sau đó truyền về trung tâm chính ở Bankok để xử lý trực tiếp và công bố các kết quả quan trắc.

(1). Đối với nước nội địa:

Được tiến hành tại các sông, kênh, hồ và các loại thủy vực khác, kể cả nước ngầm. Về quan trắc nước sông, có khoảng 300 trạm, lấy mẫu nước trên 50 con sông trong cả nước. Các thông số quan trắc bao gồm: nhiệt độ, pH, DO, BOD, COD, dầu mỡ, màu, kim loại nặng, xianua, phenol, clorua, sunphat, hợp chất nitơ, photpho, TBVTV, coliform và fecal coliform.

(2). Nước ven biển:

Có 200 trạm lấy mẫu nước ven biển, bao gồm các trạm ven bờ và ngoài khơi. Các thông số quan trắc được chọn theo mục đích sử dụng của khu vực, ví dụ khuẩn coli được quan trắc cho

12

Page 13: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

nước phục vụ bơi lội, các thông số kim loại nặng và TBVTV cho nước nuôi trồng thủy sản… Quan trắc chất lượng nước được thực hiện ít nhất 2 lần/năm vào mùa khô và mùa mưa.

I.1.3. Quan trắc môi trường tại Indônêsia

Tại Indônêsia, quan trắc môi trường được thực hiện trong nhiều năm qua nhưng trên cơ sở các ngành mà không liên kết vào một hệ thống quốc gia. Chính phủ Indônêsia đã thúc đẩy việc thực hiện một số chương trình quan trắc môi trường và đã thành lập 59 phòng thí nghiệm quan trắc môi trường cấp vùng. Riêng về không khí, Indônêsia đã thiết lập hệ thống quan trắc tổng hợp chất lượng không khí. Mục tiêu của hệ thống là thiết lập hàng ngày chỉ số môi trường tại 10 thành phố lớn tại Indônêsia và thông báo cho công chúng về giá trị của các chỉ số này. Để có được chỉ số đó, mỗi thành phố có một mạng lưới các trạm quan trắc chất lượng không khí hoạt động liên tục và tổng hợp.

Điểm yếu của công tác quan trắc môi trường tại Inđônêsia là thiếu kinh phí để hoạt động quan trắc và vận hành, bảo trì và kiểm chuẩn các thiết bị và trạm quan trắc. Các hướng dẫn chưa được chuẩn hóa, các chính sách về quan trắc do nhiều ngành xây dựng và thực hiện, chưa có sự thống nhất.

Như vậy đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thì những khó khăn trong trong quan trắc môi trường theo đánh giá của các chương trình nghiên cứu môi trường của Tổ chức Y tế Thế giới tập trung ở các vấn đề sau:

- Nhiều chương trình quan trắc mang nặng tính mô tả dữ liệu được tạo ra, nhưng lại không gắn bó với quá trình đưa ra quyết định;

- Thiếu các kỹ thuật viên lành nghề do tính đặc thù của quan trắc môi trường do phân tích hóa học đơn thuần và do kỹ thuật cũng như các thiết bị đo đổi mới rất nhanh. Quá trình đào tạo rất mất thời gian và tốn kém;

- Nhiều nước thiếu rất nhiều tiêu chuẩn quốc gia về môi trường. Các chương trình quan trắc thiếu các chương trình bảo đảm và kiểm soát chất lượng kèm theo;

- Nhiều chương trình quan trắc nước chưa sử dụng các phương pháp là những phương pháp bổ sung rất tốt cho các phương pháp hóa lý;

- Việc đo đạc, xử lý, lưu trữ số liệu chưa được tự động hóa.Việc Thái Lan đã xây dựng được hệ thống mạng lưới các trạm quan trắc không khí xung quanh trên toàn lãnh thổ Thái Lan và quan trắc đối với nước nội địa: được tiến hành tại các sông, kênh, hồ và các loại thủy vực khác, kể cả nước ngầm. Nước ven biển: có 200 trạm lấy mẫu nước ven biển, bao gồm các trạm ven bờ và ngoài khơi. Các yếu tố quan trắc như hệ thống mạng lưới, các chỉ tiêu quan trắc, số lượng quan trắc và tần suất quan trắc,,, đã nói lên được sự thành công cơ bản cho một hệ thống mạng lưới.

Ơ Việt Nam chúng ta, về mặt vị trí địa lý cũng như thời tiết khí hậu nhiệt đới mang tính chất vùng như ở Thái Lan. Vì vậy, chúng ta có thể học hỏi và áp dụng mạng lưới quan trắc như ở Thái Lan.

I.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

I.2.1. Tổ chức mạng lưới

Tại Việt Nam, hiện nay đã hình thành hệ thống giám sát môi trường trên quy mô toàn quốc, bao gồm các trạm vùng trong đất liền, các trạm vùng biển, các trạm chuyên đề và các phòng

13

Page 14: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

thí nghiệm phân tích môi trường. Qua gần 10 năm hoạt động, các trạm này đã được trang bị các thiết bị cơ bản để quan trắc môi trường nước, môi trường không khí, chất thải rắn, tiếng ồn, một số thiết bị quan trắc môi trường đất, quan trắc mưa axit và phóng xạ. Kết quả quan trắc của các trạm đã cung cấp các thông tin quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường nước ta và cung cấp các dữ liệu cơ bản để lập các báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam hàng năm. Tuy vậy mạng lưới các trạm này còn non yếu, chưa đáp ứng được đầy đủ nhiệm vụ và yêu cầu của công tác quan trắc và phân tích môi trường quốc gia.

Song song với mạng lưới các trạm quan trắc môi trường quốc gia nêu trên, một số bộ, ngành, địa phương cũng đã tiến hành một số quan trắc môi trường phục vụ nhiệm vụ công tác của mình. Trung tâm Khí tượng - Thuỷ văn Quốc gia, cùng với việc quan trắc các thông số khí tượng - thuỷ văn, đã tiến hành quan trắc bụi, khí SO2 và mưa axit ở một số địa điểm; Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường và các Trung tâm Y tế Dự phòng của Bộ Y tế, Viện NCKH Bảo hộ lao động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, các Trung tâm Môi trường Công nghiệp của Bộ Công nghiệp v.v.. đã tiến hành quan trắc đánh giá ô nhiễm môi trường ở nhiều nhà máy, xí nghiệp; các Trung tâm môi trường của các trường đại học và các viện nghiên cứu khoa học cũng đã tiến hành quan trắc ô nhiễm môi trường ở nhiều đô thị và các khu công nghiệp; một số địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh v.v.. cũng đã tiến hành một số quan trắc môi trường trong phạm vi địa phương của mình.

Mạng lưới các Trạm Quan trắc và Phân tích Môi trường (QT&PTMT) quốc gia được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở phối hợp giữa Bộ KHCN&MT và các Bộ, Ngành, các địa phương liên quan và do Bộ KHCN&MT (nay giao về cho Bộ TN&MT) điều hành quản lý chung. Mạng lưới bao gồm trung tâm đầu mạng (hiện nay thuộc Trung tâm Quan trắc và Dữ liệu Môi trường thuộc Cục Bảo vệ Môi trường – Bộ TN&MT), các trạm vùng đất liền, các trạm vùng biển, các trạm chuyên đề, trạm địa phương.

(1). Chức năng nhiệm vụ của trung tâm đầu mạng – Cục Bảo vệ Môi trường

- Lập kế hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới QT&PTMT quốc gia và quản lý thực thi kế hoạch đó;

- Lập kế hoạch công tác QT&PTMT của toàn quốc;

- Quản lý hoạt đọng của các trạm QT&PTMT;

- Xây dựng các văn bản pháp quy kỹ thuật về QT&PTMT;

- Quản lý và lưu trữ các dữ liệu cơ bản về kết quả QT&PTMT;

- Quản lý và điều hành hệ thống trao đổi thông tin tự động hóa của mạng lưới QT&PTMT quốc gia;

- Lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia;

- Thông tin hiện trạng môi trường;

- Quan hệ quốc tế về mặt QT&PTMT;

- Lập kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ QT&PTMT.

(2). Về tổ chức các trạm trong mạng lưới QT&PTMT

Các trạm QT&PTMT ở các trung tâm, viện nghiên cứu, trường Đại học chính là cơ sở nghiên cứu, đào tạo sẵn có, được giao nhiệm vụ QT&PTMT trên cơ sở thống nhất các nguyên tắc

14

Page 15: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

theo quy hoạch mạng lưới quan trắc quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt giữa Bộ KHCN&MT (cũ) và các ban ngành, địa phương chủ quản của các trung tâm, viện, trường.

Các trạm QT&PTMT thuộc các tỉnh, thành phố do UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập.

Kinh phí hoạt động QT&PTMT: kinh phí hoạt động quan trắc của các trạm ở các cơ quan Trung ương được cấp ngân sách Nhà nước do Bộ TN&MT phân bổ hàng năm; kinh phí hoạt động QT&PTMT các trạm địa phương do ngân sách địa phương cấp.

Chức năng nhiệm vụ của các trạm:

1). Trạm QT&PTMT vùng:

- Thực hiện nhiệm vụ QT&PTMT đối với tất cả các thành phần môi trường cần quan trắc ở một vùng lãnh thổ, biển hay đất liền, định kỳ báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho Cục Bảo vệ Môi trường;

- Hỗ trợ cho các phòng quản lý môi trường và các trạm QT&PTMT của cá Sở TN&MT về công tác quan trắc, phân tích môi truờng;

- Tham gia đào tạo và huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ cho các quan trắc viên môi trường trong vùng;

- Định kỳ báo cáo kết quả quan trắc của trạm theo yêu cầu của Bộ TN&MT;

2). Trạm QT&PTMT chuyên đề:

- Các trạm QT&PTMT chuyên đề là những trạm có nhiệm vụ quan trắc và phân tích một hay một số thành phần môi trường có tính đặc thù, như là quan trắc mưa axít, môi trường đất nông nghiệp, chất lượng nước ngầm, nước các hồ chứa, môi trường lao động, môi trường công nghiệp và phóng xạ. Các trạm thực hiện QT&PTMT được phân công và định kỳ báo cáo kết quả quan trắc cho Cục Bảo vệ Môi trường.

3). Các trạm QT&PTMT địa phương;

- Tiến hành QT&PTMT trong phạm vi lãnh thổ của địa phương;

- Tham gia vào quá trình quan trắc của mạng lưới quốc gia theo khả năng và yêu cầu của mạng lưới;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan như kiểm soát và thanh tra môi trường ở địa phương theo kế hoạch của địa phương;

- Định kỳ báo cáo kết quả QT&PTMT cho Sở TN&MT và Bộ TN&MT.

(3). Về địa điểm các trạm trong mạng lưới QT&PTMT

1). Địa điểm quan trắc của các trạm vùng đất liền:

Các trạm vùng đất liền chính là các trạm quan trắc tác động môi trường do nguồn ô nhiễm công nghiệp và đô thị (giao thông và sinh hoạt đô thị) gây ra. Vì vậy, địa điểm quan trắc của các trạm này tập trung vào các vùng phát triển công nghiệp và đô thị hoá tập trung của quốc

15

Page 16: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

gia như các thành phố lớn, các khu công nghiệp và các khu chế xuất. Hiện nay có 3 trạm vùng, tương lai tăng thêm một số trạm vùng nữa.

(a). Địa điểm quan trắc của Trạm vùng 1 (Miền Bắc và Bắc Trung Bộ)

- Hiện nay: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Hạ Long và khu công nghiệp than), Lào Cai, Vinh, Huế.

- Đến năm 2005 sẽ mở rộng thêm các địa điểm: Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hoá, Ninh Bình, Đông Hà, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình.

(b). Địa điểm quan trắc của Trạm vùng 2 (Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ)

- Hiện nay: Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tầu, Đồng Nai, Đắc Lắc. - Đến 2005 mở rộng thêm: Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Lạt, Kon-Tum, Bình Dương.

(c)..Địa điểm quan trắc của Trạm vùng 3 (Đồng bằng sông Cửu Long)

- Hiện nay: TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Long An, Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang.- Đến năm 2005 mở rộng thêm: Đồng Tháp, Trà Vinh, Bình Phước.

2). Ưng với mỗi địa điểm trên cần tiến hành quan trắc tại các điểm đo sau:

(a). Đối với môi trường không khí:

- Các điểm đo ở các khu dân cư cạnh các khu công nghiệp.- Các điểm đo ở nút giao thông.- Các điểm đo ở 1-2 khu dân cư, dịch vụ- thương mại điển hình trong thành phố.- Các điểm đo ở ngoại ô đầu hướng gió (điểm nền của thành phố).

(b). Đối với môi trường nước mặt:

- Đầu sông và cuối sông qua thành phố (nếu có).- Các điểm chịu tác động của các khu dân cư.- Các điểm chịu tác động của các khu công nghiệp.- Các kênh thoát nước chính của thành phố.- Các hồ chính của thành phố (nếu có).

(c). Đối với nước ngầm:

- Quan trắc chất lượng nước ngầm ở một số giếng khoan ở các đô thị chính (hiện nay chưa quan trắc).

(d). Đối với ô nhiễm tiếng ồn giao thông:

- Các điểm đo trên đường quốc lộ, đường liên tỉnh đi vào thành phố.- Các điểm đo trên đường phố ồn nhất của thành phố.- Các điểm đo trên đường phố ồn trung bình của thành phố.- Các điểm đo tại nút giao thông.

3). Địa điểm quan trắc của các trạm vùng biển:

16

Page 17: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Ngoài một số “điểm nền" của môi trường nước biển ( ở quần đảo Trường Sa, Bạch Long Vĩ, Phú Quý, Cồn Cỏ...) các điểm quan trắc môi trường biển còn lại là nhằm quan trắc và phân tích sự nhiễm bẩn của môi trường biển ven bờ và nước biển ngoài khơi do các hoạt động khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển, hoạt động đô thị, công nghiệp và du lịch ven bờ gây ra.

Sự nhiễm bẩn của biển ven bờ chủ yếu do sông thải ra và các hoạt động kinh tế trên biển, đặc biệt là hoạt động giao thông và khai thác dầu khí. Vì vậy các điểm quan trắc ô nhiễm biển chính là các điểm cửa sông và các cửa vịnh, cảng lớn.

(a). Trạm vùng biển 1:

- Hiện nay: Trà cổ, Cửa Lục (Vịnh Hạ Long), Đảo Bạch Long Vĩ (điểm nền), cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng, Nam Hà), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Đồ Sơn (Hải Phòng), Cửa Lò (Nghệ An).- Đến năm 2005 sẽ mở rộng thêm: TP Hạ Long, Bãi Cháy (Quảng ninh), Cửa Nhật Lệ (Quảng bình).

(b). Trạm vùng biển 2:

- Hiện nay: Đèo Ngang (tỉnh Hà Tĩnh), Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Cồn Cỏ (điểm nền), Đà Nẵng(Cảng Đà Nằng), Dung Quất, Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi), Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).

- Đến năm 2005 sẽ mở rộng thêm:, Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), Thuận An ( tỉnh Thừa Thừa Thiên).

(c). Trạm vùng biển 3:

- Hiện nay: Nha Trang, Đảo Phú Quý (điểm nền), Vũng Tàu, Cửa Định An (Trà Vinh), Rạch Giá (Kiên Giang), Phan thiết, Mũi Cà Mau.

(d). Trạm vùng biển 4:

- Hiện có: Vùng khai thác dầu khí Bạch Hổ, Vùng khai thác dầu khí Đại Hùng, Quần đảo Trường Sa.- Đến năm 2005 sẽ mở rộng thêm: Đảo Phú Quốc (Kiêng Giang).

(e) Trạm vùng biển 5:

- Côn Sơn (điểm nền), Vùng Tây Nam Bộ (Sông Đốc – Thổ Chu vùng Biển Cà Mau), Biển Cà Mau – Kiên Giang, Rạch Giá - Phú Quốc.

4). Địa điểm quan trắc của các trạm chuyên đề

(a). Quan trắc mưa axít:

- Hiện nay: Hà nội, Lạng Sơn, Móng Cái, Lào Cai , Dung Quất, Đà Lạt, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Cần Thơ và Cà Mau.

- Đến năm 2005 sẽ mở rộng thêm ra một số địa điểm đặc trưng của vùng biên giới phía Bắc, các vùng công nghiệp phía Bắc, Miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long.

(b). Quan trắc môi trường đất:

17

Page 18: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Hiện nay: một số vùng nông nghiệp của Hà Nội, Bắc Giang, Nam Định, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Long An, Tiền Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đà Nẵng, Tây Nguyên.

- Đến năm 2005 sẽ mở rộng thêm ra một số vùng nông nghiệp phía Bắc, một số vùng xâm nhập mặn thuộc vùng Biển Tây như Minh Hải, Cà Mau, Kiên Giang và vùng nhiễm phèn Đồng Tháp Mười và một số vùng Miền Trung. (c). Quan trắc phóng xạ và hoá chất độc:

- Hiện nay: Hà Nội, Hà Tây (hoá chất độc), Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh.

- Đến năm 2005 sẽ mở rộng thêm: Cao Bằng, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận và một số tỉnh khác

(d). Quan trắc môi trường lao động:

- Hiện có: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.

- Đến năm 2005 sẽ mở rộng thêm: một số vùng đô thị, công nghiệp và một số vùng nông nghiệp đặc trưng trên toàn quốc.

(e) Quan trắc ôzôn:

- Hiện nay đã có ba trạm ở thành phố Hà Nội và bốn trạm ở thành phố Hồ Chí Minh đo ôzôn tự động.

- Đến năm 2005 sẽ xây dựng thêm một số trạm quan trắc tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải phòng và Đà Nẵng.

(f). Quan trắc nền không khí:

Do đặc điểm địa hình nước ta, cần có 3 địa điểm đo "nền không khí" như sau:

- Phía Bắc: Vườn Quốc gia Cúc Phương (đã có).

- Tây nguyên: Ngoại ô Tp. Đà Lạt.

- Miền Nam: Vùng nông thôn Đồng Tháp Mười.

(g). Mạng lưới các trạm quan trắc không khí tự động, cố định

- Hiện nay có 3 trạm quan trắc không khí tự động, cố định ở Tp.Hà Nội, 4 trạm ở Tp. Hồ Chí Minh và 1 trạm ở Hải Phòng.

- Từ nay đến năm 2005 cần xây dựng khoảng 15 trạm đo khí tự động cho 4 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

(h). Mạng lưới các trạm quan trắc không khí tự động di động

- Hiện nay có 1 trạm ở Hà Nội và 1 trạm ở Thành phố Hồ Chí Minh.

(i). Quan trắc nước ngầm:

- Sẽ có các điểm quan trắc theo dõi chất lượng nước của các bể chứa nước ngầm chính của nước ta, đặc biệt là ở các thành phố lớn đang sử dụng khai thác nước ngầm.

18

Page 19: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

(k). Quan trắc chất lượng nước đầu nguồn và lưu vực sông:Ơ nước ta có 9 hệ thống sông chính. Dự kiến có các điểm quan trắc nước đầu nguồn:

- Phía Bắc: Đầu nguồn sông Hồng ở Lào Cai (đã có), đầu nguồn sông Đà ở Lai Châu, đầu nguồn sông Lô ở Hà Giang

- Miền Trung: Đầu nguồn sông Mã ở Sơn La, đầu nguồn sông Cả ở Nghệ An, đầu nguồn sông Ba ở Gia Lai.

- Phía Nam: Đầu nguồn sông Đồng Nai ở Lâm Đồng, đầu nguồn sông Cửu Long ở An Giang.

- Quan trắc lưu vực sông: Lưu vực Sông Cầu (phía Bắc) và lưu vực Sông Đồng Nai – Sài Gòn (phía Nam).

(m). Quan trắc môi trường nước hồ

- Hiện nay: Hồ chứa Hòa Bình.- Đến năm 2005 sẽ mở rộng thêm: Hồ chứa Trị An, Hồ chứa Yaly, Hồ chứa Dầu Tiếng (dự án hồ Phước Hoà). 5). Địa điểm quan trắc (các trạm QT&PTMT) địa phương:

- Cho tới đầu năm 2006 những tỉnh, thành phố sau đã có hoặc đang xây dựng trạm QT&PTMT: Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Bình, Kiên Giang, Cần Thơ, Bình Định,....

- Trong các năm tới cần xúc tiến xây dựng các trạm địa phương tại Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bà Rịa- Vũng Tàu và một số trạm ở các tỉnh thành khác nữa. Các trạm QT&PTMT địa phương sẽ kết hợp chặt chẽ với các trạm vùng và trạm chuyên đề để phối hợp xác định các địa điểm quan trắc phù hợp, không trùng lặp trong phạm vi địa phương mình.

(4). Các thông số môi trường cần quan trắc

1). Môi trường không khí:

- Bụi lơ lửng, Bụi PM10, khí SO2, CO, NO2, CO2, chì và một số khí độc ngành công nghiệp.

- Song song với việc quan trắc ô nhiễm không khí cần tiến hành đo lường các thông số khí tượng như áp suất khí quyển, tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ và độ ẩm.

2). Nước mưa:

- Nhiệt độ, pH, Độ dẫn điện, NO2-, SO4

2-, NO3-, Cl-, NH4

+, Na+, Ca2+, Mg2+, K+, PO43-, lượng

mưa và các thông số khí tượng có liên quan.

3). Tiếng ồn giao thông:

- Đo mức ồn trung bình tương đương LA,eq, LA50 và cực đại của tiếng ồn.

- Song song với đo lường tiếng ồn giao thông tiến hành đếm số lượng xe chạy trên đường phố phân theo 4 loại xe (taxi và xe ca nhỏ, xe khách, xe vận tải, xe môtô).

4). Môi trường nước mặt lục địa và nước ngầm:

19

Page 20: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Nhiệt độ, pH, chất rắn lơ lửng, độ đục, độ dẫn điện, oxy hoà tan, BOD5, COD, NH4-N, NO3-N, PO4-P, Cl-, tổng lượng sắt, tổng số coliform.

- Ngoài ra, tuỳ theo tính chất của từng điểm đo mà bổ sung một số thông số cần thiết khác (kim loại nặng, thuốc BVTV...).

5). Môi trường biển ven bờ:

- Dòng chảy, nhiệt độ, độ muối, pH, DO, độ đục, chất lơ lửng, COD, BOD, NO2-, NO3

-, NH4

+, PO43-, SiO3

2-, CN-, độ phóng xạ, coliform, sinh vật phù du, tảo độc, sinh vật đáy, dầu trong nước, kim loại nặng trong nước và trong trầm tích, thuốc trừ sâu trong nước, trong trầm tích và sinh vật.

- Ngoài ra quan trắc thêm các thông số khí tượng biển như nhiệt độ không khí, độ ẩm, gió, trạng thái biển và theo dõi thêm hiện trạng vùng bờ khu vực quan trắc như: bồi, xói, sự thay đổi hệ sinh thái, rừng ngập mặn, san hô, thảm cỏ biển, đầm phá,...

6). Môi trường nước biển xa:

- Các thông số quan trắc là: Dòng chảy, sóng, nhiệt độ, độ muối, pH, độ đục, NO2-, NO3

-, NH4

+, PO43-, SiO3

2-, CN-, độ phóng xạ, sinh vật phù du, dầu trong nước, kim loại nặng trong nước. Ngoài ra quan trắc thêm các thông số khí tượng biển như nhiệt độ, độ ẩm, gió.

7). Quan trắc phóng xạ môi trường:

- Hàm lượng phóng xạ trong các thành phần môi trường không khí, nước, đất, sinh vật, lương thực thực phẩm.

8). Môi trường đất:

- pHH2O, pHKCl, độ dẫn điện, tổng số muối tan, Na trao đổi, Cl -, SO42-, hữu cơ tổng số, %

N, % P2O5, % K2O, NO3-, NH 4

+, P2O5 dễ tiêu, K2O dễ tiêu, CEC, % BS, Ca2+, Mg2+, K+, Fe3+, Al3+, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật và các thông số vật lý đất.

9). Chất thải rắn:

- Tổng lượng chất thải rắn trong ngày của mỗi thành phố, tổng lượng rác thải thu gom được, tổng lượng phân tươi, tổng lượng chất thải độc hại, riêng đối với một số thành phố lớn tiến hành phân tích chất thải rắn theo tỷ lệ % trọng lượng các thành phần cơ bản trong chất thải: giấy vụn, chất hữu cơ, chất dẻo, kim loại, thuỷ tinh, đất cát, độ ẩm, độ tro và các chất khác.

- Đặc biệt phải quan trắc được các thành phần độc hại trong chất thải rắn (hiện nay chưa quan trắc, kế hoạch đến năm 2005 sẽ bắt đầu quan trắc các thành phần độc hại này).

10). Môi trường lao động:

- Thông số về khí độc: CO2, Cl2, HC, HCl, H2SO4, H2S, phenol, formaldehyt, các dung môi hữu cơ, các kim loại nặng.- Bụi: bụi môi trường tổng số, bụi hô hấp tổng số, bụi hô hấp cá nhân.- Các thông số môi trường vi khí hậu và bức xạ nhiệt.

20

Page 21: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Ngoài ra còn khám bệnh định kỳ để phát hiện và theo dõi các bệnh nghề nghiệp như: bệnh bụi phổi silic, bệnh bụi phổi bông, viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp, bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh rung nghề nghiệp, đánh giá các rối loạn chức năng tâm sinh lý do các điều kiện lao động gây ra.

(5). Tần suất quan trắc

- Từ năm 1995 - 2000 thực hiện tần suất quan trắc môi trường 3 tháng 1 lần.- Năm 2001 - 2005 tăng tần suất quan trắc môi trường lên thành 2 tháng 1 lần.- Từ năm 2006 trở đi tần suất quan trắc môi trường đạt 1 tháng 1 lần.

Tuy vậy, cũng cần nhấn mạnh rằng: Tần suất quan trắc nói ở trên là tần suất trung bình. Thực tế đối với mỗi thành phần môi trường cần xác định tần suất đo cho thích hợp, nó phụ thuộc vào tính biến đổi nhanh hay chậm của thành phần môi trường đó. Thí dụ môi trường đất - biến đổi rất chậm, 6 tháng quan trắc 1 lần. Ngược lại môi trường không khí - biến đổi rất nhanh nên tần suất đo càng dày càng tốt.

I.2.2. Nội dung hoạt động.

Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia đang tiến hành quan trắc các nội dung sau: Môi trường không khí, môi trường nước lục địa, môi trường biển và ven biển, môi trường đất, chất thải rắn, tiếng ồn, phóng xạ và điện từ….

Địa điểm quan trắc và các trạm vùng đất liền : Các trạm vùng đất liền chính là các trạm quan trắc tác động môi trường do ô nhiễm công nghiệp và đô thị (giao thông và sinh hoạt đô thị) gây ra.

Địa điểm quan trắc của các trạm vùng biển : Ngoài một số điểm nền của môi trường nước biển (ở quần đảo Trường Sa, Bạch Long Vỹ, Phú Quý, Cồn Co …) các điểm quan trắc môi trường nước biển còn lại là nhằm quan trắc và phân tích sự nhiễm bẩn của môi trường biển ven bờ và nước biển ngoài khơi do các hoạt động khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển, hoạt động đô thị, công nghiệp và du lịch ven bờ gây ra.

Địa điểm quan trắc của các trạm chuyên đề: Tùy theo đối tượng chuyên đề cần quan trắc mà xác định địa điểm quan trắc cho phù hợp.

Địa điểm quan trắc của các trạm địa phương: Các trạm QT&PTMT địa phương sẽ kết hợp chặt chẽ với các trạm vùng và trạm chuyên đề để phối hợp xác định các địa điểm quan trắc phù hợp, tránh trùng lặp trong phạm vi địa phương mình.

I.2.3. Kế hoạch xây dựng mạng lưới đến năm 2010

Trạm vùng đất liền: Cho đến năm 2010 chỉ đầu tư tăng cường năng lực và bổ sung duy tu, bảo dưỡng các trang thiết bị cho 3 trạm hiện có.

Trạm vùng biển: Hiện nay đã có 5 trạm, đến năm 2010 đầu tư thêm 1 trạm để quan trắc vùng biển xa.

Trạm chuyên đề: Hiện có 10 trạm, sẽ đầu tư thêm 5 trạm nữa, tổng số trạm là 15 cho phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của cả nước..

21

Page 22: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Trạm địa phương: Bằng các nguồn vốn như viện trợ, vốn của địa phương và hỗ trợ ngân sách Trung ương, cho đến nay một số tỉnh, thành phố đã và đang hình thành trạm QT&PTMT để quan trắc các chỉ tiêu môi trường phục vụ cho địa phương, cụ thể gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Bình, Kiên Giang, Cần Thơ, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, BR – VT và đến năm 2010 sẽ tăng cường năng lực và đầu tư thiết bị quan trắc cho các tỉnh thành nêu trên. Trên cơ sở đó từng bước đưa các trạm của các tỉnh, thành hòa nhập vào mạng lưới QT&PTMT Quốc gia.

I.3. XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

I.3.1. Mục tiêu tổng quát

Hệ thống giám sát môi trường tỉnh Đồng Nai cần thiết kế đảm bảo 7 mục tiêu cơ bản sau đây :

(1). Kiểm tra sức khỏe và tác động lâu dài cuả các chất ô nhiễm .

(2). Đánh giá hiệu quả cuả chiến lược khống chế ô nhiễm .

(3). Cung cấp số liệu cho quy hoạch sử dụng đất .

(4). Nghiên cứu nguồn ô nhiễm .

(5). Quan sát chiều hướng ô nhiễm .

(6). Hiệu chỉnh mô hình lan truyền ô nhiễm .

(7). Báo động và cảnh giới ô nhiễm .

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm .- Nghiên cứu bản chất và tác động giữa các chất ô nhiễm

I.3.2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao năng lực quan trắc và phân tích môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, các Phòng Tài nguyên và Môi trường của TP.Biên Hoà, TX.Long Khánh, các huyện.

- Đào tạo kiến thức cơ sở về môi trường và quan trắc môi trường cho các cán bộ phụ trách địa chính và môi trường cấp xã.

- Lập kế hoạch đầu tư về nhân lực, trang thiết bị, kinh phí phục vụ thiết thực yêu cầu quản lý nhà nước về môi trường trong giai đoạn 2007-2010 và xây dựng tiền đề cho các năm tiếp theo, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chương trình quan trắc chất lượng môi trường ở tỉnh Đồng Nai về lâu dài sẽ đạt được các mục đích chủ yếu sau:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Đồng Nai, đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với quy định, tiêu chuẩn quốc gia để phục vụ công tác quản lý môi trường, báo động ô nhiễm trong vùng.

- Tạo cơ sở dữ liệu để đánh giá khả năng lan truyền ô nhiễm trong vùng và lưu vực, phục vụ công tác đánh giá và dự báo khả năng tác động môi trường do ô nhiễm.

22

Page 23: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Tạo cơ sở dữ liệu để dự báo và đề xuất các phương án phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và vùng KTTĐPN.

- Xây dựng tiềm lực về con người và thiết bị để có đủ khả năng quản lý, điều hành hệ thống quan trắc môi trường, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin GIS và các mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong lưu vực phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong khu vực.

Trong giai đoạn từ 2007-2010 Chương trình quan trắc sẽ đạt được một số mục tiêu cụ thể sau :

- Cung cấp cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai đủ trang thiết bị và con người được đào tạo để triển khai thành thạo việc lấy mẫu, đo đạc, phân tích các chỉ tiêu hoá lý cơ bản nhằm đánh giá ô nhiễm do nước thải, khí thải, chất thải rắn và giám sát chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí. - Cung cấp cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai trang thiết bị và đào tạo cán bộ để bước đầu triển khai giám sát chất lượng đất, giám sát thuỷ sinh trong nguồn nước mặt.- Cung cấp cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường 2 trạm giám sát chất lượng không khí tự động cố định, 1 xe giám sát chất lượng không khí di động, 4 trạm giám sát chất lượng nước tự động. Tiến hành nối mạng, truyền dữ liệu từ 2 trạm giám sát chất lượng không khí tự động và 4 trạm giám sát chất lượng nước tự động về Phòng Xử lý Dữ liệu Môi trường đặt tại Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường.- Cung cấp cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường các trang thiết bị và phần mềm để bước đầu đủ khả năng xử lý số liệu, tính toán chỉ số chất lượng không khí, chỉ số chất lượng nước, tính toán lan truyền ô nhiễm không khí và trong nước mặt, vẽ các sơ đồ/bản đồ phân bố ô nhiễm, tiến tới công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (Bảng điện tử, Đài phát thanh, Đài truyền hình …).- Cung cấp cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường các phương tiện giao thông phục vụ công tác lấy mẫu, giám sát thực địa (gồm 3 xe ô tô), các thiết bị văn phòng, các thiết bị phụ trợ khác (máy mạnh, điện thoại, Fax, mạng Internet …)- Cung cấp cho các Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Biên Hoà, Thị xã Long Khánh, các huyện khác các trang thiết bị đo dã ngoại cơ bản, bền, dễ sử dụng và bảo trì, chi phí vận hành thấp. Ngoài ra, dự án sẽ cung cấp cho các Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện/thị các thiết bị văn phòng thiết yếu phục vụ cho công tác lưu trữ số liệu, kết nối internet, lập báo cáo. Dự án cũng sẽ tiến hành đào tạo cán bộ môi trường cấp huyện để từng bước đáp ứng được yêu cầu theo phân cấp của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.- Dự án sẽ hỗ trợ đào tạo kiến thức cơ sở về môi trường và quan trắc, đánh giá môi trường cho cán bộ phụ trách địa chính và môi trường cấp xã.

I.4. PHÂN TÍCH CƠ SỞ PHÁP LÝ

I.4.1. Các văn bản pháp lý cấp trung ương

- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 cuả Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Chương 10, Điều 94 (quan trắc môi trường), Điều 95 (hệ thống quan trắc môi trường), Điều 96 (quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường) và Điều 97 (chương trình quan trắc môi trường)

- Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

23

Page 24: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003.

- Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 08 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.- Thông tư số 15/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22/2/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 876 /2006/ QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Cục Bảo vệ Môi trường về việc phê duyệt chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn.

- Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường (TCVN 1995, 2001, 2005), bao gồm:

+ TCVN 5937, 5938 – 1995 (về chất lượng không khí);

+ TCVN 5949 – 1995 (về chất lượng tiếng ồn);

+ TCVN 5942 – 1995 (về chất lượng nước mặt);

+ TCVN 5944 – 1995 (về chất lượng nước ngầm);

+ TCVN 5945 -1995, TCVN 6980, 6981, 6982, 6983, 6984, 6985 – 2001 về nước thải.+ TCVN 5937 - 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.

+ TCVN 5938 - 2005: Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

+ TCVN 5939 - 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

+ TCVN 5940 - 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

+ TCVN 5945 - 2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.

- Các tiêu chuẩn Bộ Y tế ban hành.

I.4.2. Các văn bản pháp lý cấp địa phương

- Quyết định số 842/2003/QĐ.CT.UBT ngày 25 tháng 03 năm 2003 của UBND tỉnh Đồng Nai v/v phê duyệt quy hoạch phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 (có tầm nhìn đến năm 2020).

- Quyết định số 5745/QĐ.CT.UBT ngày 25/11/2004 của Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai về việc ban hành định mức đơn giá cho hoạt động lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường không khí xung quanh, mẫu khí thải, mẫu nước mặt, mẫu nước sinh hoạt và mẫu nước thải.

- Quyết định số 246/QĐ-CNCL ngày 22/11/2005 của Giám đốc Văn phòng Công nhận chất lượng (Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ) về việc

24

Page 25: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

công nhận Phòng thử nghiệm của Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường đạt tiêu chuẩn ISO/IEC-17025.

- Quyết định số 876/QĐ-BVMT Cục trưởng cục Bảo vệ Môi trường ngày 29/06/2006, về việc phê duyệt chương trình Quan trắc tổng thể môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn.

I.5. PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC

Quan trắc chất lượng không khí, tiếng ồn, môi trường nước (nước thải, nước mặt, nước ngầm), môi trường đất, chất thải rắn ,... là quá trình theo dõi một cách có hệ thống sự biến đổi chất lượng môi trường theo thời gian và không gian, nhằm đánh giá diễn biến chất lượng môi trường tại vị trí quan trắc và phạm vi ảnh hưởng.

Nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại tỉnh Đồng Nai và VKTTĐPN, chương trình quan trắc phải được thiết kế trên cơ sở điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện môi trường. Một số kiểu quan trắc sẽ được thiết lập là:

- Quan trắc môi trường tác động là quan trắc tại những nơi bị tác động trực tiếp bởi các loại nguồn thải, dẫn đến sự tác động của chất lượng môi trường

- Quan trắc môi trường tuân thủ là quan trắc đánh giá mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường về chất lượng môi trường, quy định pháp luật về môi trường.

- Quan trắc môi trường nền là quan trắc môi trường trước phát triển kinh tế xã hội, sử dụng để so sánh và đánh giá mức độ tác động của các dự án, xu hướng biến đổi môi trường dưới tác động của quá trình pháp triển kinh tế xã hội.

Mỗi một lĩnh vực đầu tư trang thiết bị cũng như những phương pháp quan trắc, thí nghiệm cho mạng lưới quan trắc đều có cở sở khoa học cụ thể và sẽ được trình bày chi tiết ở những phần sau.

I.6. PHÂN TÍCH CƠ SỞ KINH PHÍ

Theo Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 cuả Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ năm 2006 ngân sách nhà nước cần có mục chi riêng cho sự nghiệp môi trường và đảm bảo đến năm 2006 đạt mức chi không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước. Mức chi này sẽ tăng dần theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Nai nói chung và ngành công nghiệp nói riêng ngày càng phát triển mạnh. Để đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường tại địa phương, trong thời gian qua tỉnh Đồng Nai đã từng bước đầu tư trang thiết bị, xây dựng trụ sở làm, đào tạo cán bộ cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường. Tuy nhiên, việc đầu tư còn chưa tương xứng với nhu cầu thực tế, chưa đồng bộ. Chính vì lý do đó Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét phê duyệt đầu tư dự án “Nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2010” bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh Đồng Nai .

25

Page 26: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

26

Page 27: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

CHƯƠNG II

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

II.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI.

Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong 5 năm qua, Đồng Nai đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng. Hiện nay, kinh tế Đồng Nai đang tăng trưởng với tốc độ nhanh, cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến theo hướng tích cực và phù hợp với xu thế chung của cả nước. Các ngành kinh tế có những thành tựu nhất định, là nền tảng để phát triển nhanh và bền vững hơn. Công tác thu hút vốn vào đầu tư phát triển được chú trọng và đã phát huy hiệu quả. Cơ sở hạ tầng kinh tế phục vụ nhu cầu phát triển ngày càng được đầu tư và phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao.

II.1.1. Những hạn chế trong phát triển kinh tế

Thiết bị công nghệ của doanh nghiệp ngành công nghiệp khu vực kinh tế trong nước (quốc doanh và ngoài quốc doanh) nhìn chung còn kém; chưa đáp ứng yêu cầu tiến trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới cũng như yêu cầu đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhìn chung còn thấp; số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển rất nhanh nhưng thiếu qui hoạch định hướng về ngành nghề, qui mô vốn và lao động thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế.

Lĩnh vực dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng cũng như yêu cầu đòi hỏi về sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các dịch vụ phục vụ yêu cầu các Khu công nghiệp tập trung phát triển còn chậm, chưa có triển khai qui hoạch và định hướng rõ ràng nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các khu công nghiệp tập trung, đặc biệt là các khu công nghiệp mới phát triển.

Trong sản xuất nông nghiệp tình hình tiêu thụ nông sản hàng hoá vẫn còn khó khăn, giá cả không ổn định nên hạn chế khả năng đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo qui hoạch định hướng chung của nhà nước. Chi phí sản xuất nông nghiệp còn cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập của nông dân.

Công tác qui hoạch, quản lý qui hoạch và quản lý xây dựng còn nhiều hạn chế, qui hoạch đô thị thực hiện chưa tốt, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập. Công tác qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung thực hiện chậm so với yêu cầu sự phát triển các khu công nghiệp, điển hình như hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước.

Công tác quản lý nhà nước sau khi cấp giấy phép đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện chưa thật chặt chẽ. Tình trạng khá phổ biến hiện nay là nhiều doanh nghiệp tự ý ngưng hoạt động, thay đổi địa điểm sản xuất kinh doanh, thay đổi ngành nghề kinh doanh mà không khai báo với cơ quan chức năng.

II.1.2. Những hạn chế trong lĩnh vực xã hội

27

Page 28: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ngành công nghiệp. Chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các vùng nhất là vùng sâu, vùng xa và vùng thành thị có giảm nhưng mức độ còn chậm.

Đời sống của một bộ phận dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn do thu nhập thấp, nghề nghiệp không ổn định, thiếu việc làm... Chênh lệch đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân thành thị và nông thôn trong tỉnh mặc dù có giảm dần song vẫn còn khoảng cách đáng kể.

II.2. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH TỈNH ĐỒNG NAI

II.2.1. Nhận định chung về chất lượng môi trường nước.

Nhìn chung chất lượng các nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh còn khá tốt, các thông số phân tích chất lượng nước của các sông hồ trên địa bàn tỉnh đa số nằm trong tiêu chuẩn môi trường theo phân vùng cho phép, một số mẫu phân tích có mức độ ô nhiễm cao chỉ mang tính cục bộ.

Trong những năm qua chất lượng nước sông Đồng Nai diễn biến khá ổn định và đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt theo quy định. Với ưu thế về chiều dài và lưu lượng dòng chảy lớn nên sông Đồng Nai có khả năng tự làm sạch rất cao. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng nước sông Đồng Nai đang có dấu hiệu ô nhiễm ở một số đoạn đi qua khu vực tiếp nhận nguồn thải của từ các khu dân cư, các KCN, khu nuôi cá bè và chăn nuôi gia súc gia cầm của hộ gia đình.

Ngoài ra, đặc biệt là sông Thị Vải tuy là một sông nhỏ nhưng tập trung các cảng nước sâu, các khu công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp năng lượng, hoá chất, luyện kim, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm sẽ tạp trung ven sông Thị Vải. Vì vậy, xác định hiện trạng mức độ ô nhiễm và tác động ô nhiễm sông Thị Vải đến chất lượng nước và thuỷ sinh trong sông Thị Vải và chi lưu.

Chất lượng nước tại một số con suối, đặc biệt là các suối nằm trên địa bàn thành phố Biên Hoà như suối Linh, suối Bà Lúa, suối Săn Máu đã bị ô nhiễm khá nặng, đặc biệt là vào mùa khô.

Chất lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn khá tốt, tuy nhiên kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm thường có thông số Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép, nguyên nhân vượt chủ yếu do vấn đề bảo quản nguồn nước dưới đất như nước giếng đào, giếng khoan chưa hợp vệ sinh.

Công tác xử lý chất thải tại các KCN, các cơ sở sản xuất, các khu dân cư đô thị tập trung,… còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi chưa có hệ thống xử lý chất thải, đã tạo nên áp lực lớn lên chất lượng nước nói riêng và chất lượng môi trường của tỉnh nói chung.

II.2.2. Nhận xét chung về chất lượng môi trường không khí.

(1). Đối với môi trường không khí KCN

Hiện nay chất lượng không khí tại các KCN còn khá tốt, thể hiện ở các thông số ô nhiễm cơ bản như bụi lơ lửng, SO2, NO2, CO và độ ồn đều nằm trong tiêu chuẩn chất lượng không khí

28

Page 29: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

xung quanh. Nhìn chung chất lượng không khí ở các khu vực này trong 5 năm qua đang diễn biến theo chiều hướng tốt, điều này chứng tỏ biện pháp quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh đối với các KCN đang phát huy hiệu quả, qua đó cũng thể hiện được sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong công tác phòng chống, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp mình.

(2). Đối với môi trường tại các đô thị

Nhìn chung chất lượng không khí tại các đô thị tỉnh Đồng Nai đang có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ, trong đó thông số vượt tiêu chuẩn cho phép chủ yếu là bụi lơ lửng, độ ồn vượt tiêu chuẩn ở mức độ không đáng kể, hầu hết các thông số ô nhiễm cơ bản còn lại đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân làm tăng nồng độ bụi trong không khí đô thị chủ yếu do khí thải của các phương tiện giao thông, bụi phát sinh từ đường giao, bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng,...Tuy nhiên, kết quả quan trắc không khí trong các năm gần đây cho thấy chất lượng không khí tại các khu đô thị của tỉnh trong năm nay đã được cải thiện so với các năm trước đây.

II.2.3. Nhận xét chung về hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2005

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 1993 và Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, công tác bảo vệ môi trường ở Đồng Nai đã có những tiến bộ khá rõ nét.

Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh gắn việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001 - 2005) với triển khai thực hiện đề án bảo vệ môi trường (theo Nghị quyết số 25/2001/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh) và các kế hoạch hành động của UBND tỉnh về bảo vệ môi trường đến năm 2005. Công tác quy hoạch về bảo vệ môi trường được chú trọng, nhất là quy hoạch hệ thống bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt và quy hoạch khu xử lý chất thải công nghiệp. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về môi trường bước đầu đã tạo nên những chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân. Trong thời gian qua, đã hình thành được hệ thống tổ chức làm công tác bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở, thành lập quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh, tăng cường năng lực quan trắc môi trường, tạo nên những bước phát triển mới trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Những kết quả trong công tác quản lý môi trường đã góp phần hạn chế được mức gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường, từng bước cải thiện chất lượng môi trường ở một số khu vực trọng điểm:

Chất lượng nước mặt của các sông hồ chính và nước dưới đất trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh thay đổi không nhiều.

Môi trường khu công nghiệp từng bước được cải thiện, một số doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng các công trình xử lý chất thải giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Môi trường đô thị được cải thiện đáng kể, tình hình ô nhiễm môi trường không khí có giảm so với các năm. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại thành phố Biên Hòa và các đô thị đã và đang từng bước được triển khai góp phần cải thiện môi trường.

Môi trường nông thôn được chú trọng đầu tư, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn được thực hiện có kết quả. Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 87,5%; số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh đạt 48%; số hộ có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 38%.

29

Page 30: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Công tác bảo vệ và phát triển rừng ngày càng hiệu quả, tình hình phá rừng, cháy rừng được hạn chế, các hệ sinh thái rừng dần được tái sinh, phục hồi.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều tồn tại và yếu kém.

Luật Bảo vệ môi trường chưa được chấp hành nghiêm chỉnh. Quy hoạch về bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý môi trường còn một số bất cập, việc đầu tư tài chính cho sự nghiệp môi trường còn hạn chế.

Nước thải công nghiệp và sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng lớn nhưng chưa được xử lý hoặc xử lý không đúng quy định gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước trong tỉnh, đặc biệt là chất lượng nguồn nước của sông Đồng Nai, sông Thị Vải và các sông, hồ chính.

Chất lượng không khí tại một số KCN đảm bảo tiêu chuẩn môi trường và có hướng cải thiện trong những năm gần đây. Nồng độ bụi, tiếng ồn tại các KCN đang trong giai xây dựng cơ sở hạ tầng còn cao hơn tiêu chuẩn. Chất lượng không khí tại các đô thị đang có chiều hướng gia tăng , nhất là đối với thông số bụi lơ lửng.

Ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp đang là vấn đề bức xúc của tỉnh Đồng Nai. Tỷ lệ thu gom và xử lý CTR công nghiệp so với lượng phát sinh còn thấp, đặc biệt đối với chất thải nguy hại, tỷ lệ này mới chỉ đạt khoảng 35-40%. Chất thải y tế thu gom xử lý đạt 65-70%, chưa thu gom và xử lý chất thải y tế từ các phòng khám tư nhân và các trạm y tế phường, xã trên địa bàn tỉnh.

Trong 5 năm qua, đầu tư xây dựng bãi rác Trảng Dài và tỷ lệ thu gom CTRSH tại thành phố Biên Hoà và các huyện/thị khác không ngừng tăng lên. Tuy nhiên công tác triển khai thực hiện nhìn chung chưa đồng bộ, CTRSH vẫn chưa được thu gom và xử lý hợp vệ sinh mà chủ yếu vẫn đang được đổ và xử lý tại các bãi rác hở tại các huyện/thị, nhiều nơi còn thiếu bãi chôn lấp phải đổ CTRSH tại các bãi tạm, một số hộ dân cư còn đem đổ vào các bãi đất trống hoặc xuống sông suối, kênh rạch gây ô nhiễm.

Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng vẫn còn bị đe dọa bởi các hoạt động khai thác, săn bắt trái phép.

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong nông nghiệp cùng với việc xả trực tiếp chất thải từ một số cơ sở chăn nuôi, các làng nghề và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn và khu vực đô thị chưa được xử lý triệt để gây ảnh hưởng đến môi trường.

Nhìn chung, quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đang đặt ra những vấn đề môi trường cấp bách đối với tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới như sau:

- Vấn đề thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.

- Vấn đề bảo vệ môi trường nguồn nước sông Đồng Nai.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề.

30

Page 31: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Vấn đề ô nhiễm do sử dụng phân bón hoá học và thuốc BVTV.

31

Page 32: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

CHƯƠNG III

LỰA CHỌN CÁC ĐỊA ĐIỂM LẬP CÁC TRẠM GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

III.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ VÀ TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM GIÁM SÁT

III.1.1. Các công đoạn xây dựng và hoạt động của mạng lưới giám sát môi trường

Vì các vấn đề môi trường mang tính liên ngành cao, thêm nữa hoạt động quan trắc môi trường là hoạt động rất tốn kém, vì vậy việc phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) và các Bộ khác có liên quan, giữa Bộ TN&MT với các Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành, địa phương là cực kỳ quan trọng.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Mạng lưới QT&PTMT tại địa phương cũng như Mạng lưới QT&PTMT toàn quốc hiện nay phải có sự phối hợp chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để tránh trùng lắp, gây tốn kém và lãng phí. Một số trạm quan trắc quốc gia hiện nay đã được xây dựng trên địa bàn các địa phương, do một số cơ quan nghiên cứu có sẵn cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực thực hiện. Cơ sở để thành lập các trạm này là các thoả thuận liên bộ giữa Bộ TN&MT và các bộ, ngành, địa phương liên quan. Việc tham gia của bộ, ngành, địa phương vào Mạng lưới quan trắc quốc gia cũng như mạng lưới quan trắc địa phương đã đem lại những ưu điểm sau:

(1). Đối với mạng lưới trạm quan trắc Quốc gia:

- Bộ TN&MT tận dụng được tiềm lực quan trắc sẵn có tại các bộ, ngành, địa phương: không cần đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu, sử dụng ngay nhân lực, kỹ thuật sẵn có để thực hiện quan trắc. Chính nhờ cơ chế này mà ngay từ năm 1995 Mạng lưới QT&PTMT quốc gia đã có thể thực hiện được kế hoạch QT&PTMT quốc gia đầu tiên với chất lượng ngày càng được nâng cao.

- Thông qua hoạt động trong Mạng lưới QT&PTMT quốc gia, các trạm có cơ hội được đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực và chất lượng quan trắc, tận dụng được tốt hơn trang thiết bị vốn có lẫn trang thiết bị mới đầu tư để phục vụ hoạt động chuyên môn của cả kế hoạch quan trắc quốc gia lẫn của bộ, ngành mình.

- Kết quả quan trắc có thể phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường quốc gia cũng như phục vụ cho công tác quản lý của các bộ, ngành chủ quản, đồng thời các trạm thuộc các bộ, ngành, địa phương trên cả nước có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, thống nhất về quy trình, thủ tục và phương pháp quan trắc.

Căn cứ vào mạng lưới quan trắc môi trường Quốc gia đã có, từ đó mới xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường địa phương cho phù hợp.

(2). Đối với mạng lưới quan trắc địa phương:

Trên cơ sở mạng lưới quan trắc Quốc gia đã có, mạng lưới quan trắc địa phương sẽ được thiết kế trên cơ sở bổ sung số điểm quan trắc, tăng thêm tầng suất quan trắc, bổ sung thêm một số

32

Page 33: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

thông số đặc thù sao cho mạng lưới quan trắc địa phương không trùng lắp với các trạm quan trắc quốc gia trên địa bàn địa phương.

Thực tế hoạt động QT&PTMT trong thời gian qua cho thấy các địa phương đã cố gắng sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị đã được đầu tư. Kết quả QT&PTMT đã giúp địa phương có dữ liệu phục vụ cho công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường và quản lý môi trường tại địa phương. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đang lúng túng trong việc triển khai công tác QT&PTMT và kết quả quan trắc còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện các trạm địa phương để từng bước hoà nhập vào mạng lưới quan trắc của quốc gia.

Chương trình hoạt động cuả mạng lưới giám sát môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm thu thập thông tin về hiện trạng môi trường toàn tỉnh, cập nhật thông tin về diễn biến chất ô nhiễm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại những ‘điểm nóng ô nhiễm’... để từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Các công đoạn xây dựng và hoạt động cuả mạng lưới giám sát môi trường là :

- Xác định mục tiêu giám sát.- Chọn địa điểm giám sát, thông số giám sát và thời gian giám sát.- Lựa chọn phương pháp lấy mẫu.- Lựa chọn thiết bị giám sát.- Chuẩn phương pháp.- Phân tích kết quả.- Xử lý số liệu.- Báo cáo kết quả.

Sơ đồ hệ thống giám sát môi trường được trình bày trong Hình III.1.

33

Page 34: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Hình III.1: Sơ đồ hệ thống giám môi trường

III.1.2. Phương pháp luận của việc xây dựng mạng lưới giám sát môi trường

III.1.2.1. Lựa chọn thiết bị cho trạm giám sát chất lượng nước và không khí:

(1). Cơ sở lựa chọn thiết bị :

Lựa chọn thiết bị cho trạm giám sát chất lượng nước và không khí cần dựa trên cơ sở trang thiết bị hiện có, nhu cầu đầu tư bổ sung, mục tiêu cần đạt được, nguồn lực có thể cung cấp.

Trang bị hệ thống giám sát chất lượng nước và không khí cho Trung tâm cần lựa chọn phù hợp với mục tiêu giám sát. Dạng các thiết bị phù hợp với từng mục tiêu giám sát được đưa ra trong bảng III.1 .

Bảng III.1 : Cơ sở lựa chọn thiết bị cho trạm giám sát nước và không khí

34

Mục tiêu

Chọn địa điểm Thông số giám sát Thời gian khảo sát

Phương pháp lấy mẫu

Lựa chọn thiết bị

Chuẩn phương pháp

Phân tích kết quả

Xử lý số liệu

Báo cáo đánh giá

Page 35: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Mục đích sử dụng Dạng thiết bị (a). Kiểm tra sức khỏe và tác động lâu dài cuả các chất ô nhiễm

Máy liên tục hoặc bán liên tục

(b). Đánh giá hiệu quả, chiến lược khống chế ô nhiễm Máy liên tục hoặc bán liên tục(c). Cung cấp số liệu cho quy hoạch sử dụng đất . Máy lấy mẫu đơn giản, gián

đoạn(d). Nghiên cứu nguồn ô nhiễm . Máy liên tục hoặc bán liên tục(e). Quan sát chiều hướng ô nhiễm . Máy lấy mẫu đơn giản, gián

đoạn(f). Hiệu chỉnh mô hình phát tán ô nhiễm Máy liên tục hoặc bán liên tục(g). - Báo động và cảnh giới ô nhiễm - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm . - Nghiên cứu bản chất, tác động giữa chất ô nhiễm

Máy liên tục hoặc bán liên tục

Các thiết bị hiện có đang được sử dụng tại Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường của tỉnh Đồng Nai chủ yếu là các thiết bị đơn giản, lấy mẫu trong thời gian ngắn, gián đoạn, không phù hợp với yêu cầu giám sát liên tục trong thời gian dài.

(2).Tiêu chuẩn kỹ thuật cuả thiết bị :

Tiêu chuẩn để lựa chọn phương pháp và thiết bị giám sát bao gồm :

Độ chính xác và sai số . Độ nhậy và thang đo . Độ ổn định . Đặc trưng kỹ thuật . Thời gian lấy mẫu trung bình . Độ tin cậy . Yêu cầu bảo trì . Khả năng tác động của các yếu môi trường bên ngoài ( nhiệt độ, áp suất , độ ẩm ) Các đặc trưng hiệu chỉnh .

(3). Mức độ tự động hoá :

Theo khả năng thực tế mà lựa chọn độ tự động hoá của thiết bị .Tuy nhiên cần xem xét các yếu tố khác khi lựa chọn mức độ tự động hoá thiết bị như giá thiết bị, công lao động, lượng thông tin yêu cầu.

Đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng có thể lựa chọn các thiết bị rẻ tiền, vận hành bằng tay, bán tự động hoặc tự động, đủ cung cấp các số liệu cần thiết tối thiểu trên cơ sở mục tiêu quan trắc.

(4). Đầu tư :

Có 2 lĩnh vực cần đầu tư một cách đồng bộ là : Đầu tư cơ bản ban đầu : Cần thiết cho việc thiết lập mạng lưới giám sát bao gồm xây trạm, mua thiết bị giám sát và các phương tiện phụ trợ ( lắp đặt điện, nước, điện thoại, phương tiện vận chuyển...).

Đầu tư cho hoạt động các trạm giám sát : Cần thiết để đào tạo nhân lực, xử lý số liệu, bảo trì thiết bị, cung cấp các vật liệu tiêu hao khác. Giá thành đầu tư phụ thuộc nhiều vào số

35

Page 36: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

lượng, chất lượng số liệu và mục đích sử dụng số liệu. Đầu tư cho hệ thống giám sát tự động liên tục sẽ cao hơn đầu tư cho hệ thống giám sát gián đoạn, bán tự động .

III.1.2.2. Cơ sở để lựa chọn thông số giám sát :

(1). Thông số giám sát chất lượng không khí :

Các thông số giám sát chất lượng không khí là : Bụi lơ lửng, Bụi PM10, khí SO2, CO, NO2, tổng hydrocacbon và một số khí độc công nghiệp khác.

Song song với việc quan trắc ô nhiễm không khí cần tiến hành đo lường các thông số khí tượng như áp suất khí quyển, tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ và độ ẩm.

Nguồn ô nhiễm và các chất ô nhiễm chỉ thị tại tỉnh Đồng Nai rất đa dạng. Tuy nhiên, bụi và SO2 là các chất chỉ thị ô nhiễm đặc trưng nhất cho một đô thị, nó được sinh ra từ hầu hết mọi nơi trong một đô thị. Chính vì tính chất đặc trưng nêu trên mà trong Chương trình giám sát ô nhiễm không khí toàn cầu (GEMS) người ta đã lựa chọn 2 thông số giám sát là bụi và SO2 .

Trong chương trình giám sát ô nhiễm quy mô quốc gia, vùng hoặc điạ phương có thể giám sát các thông số khác như ôzôn, hydrocarbon, phóng xạ... Tuy nhiên, tuỳ theo mục tiêu giám sát, kinh phí đầu tư mà lựa chọn các thông số ô nhiễm phù hợp. Ví dụ : Đối với các khu công nghiệp hoặc các nhà máy xí nghiệp có thể giám sát các thông số ô nhiễm đặc biệt như thuốc trừ sâu , dung môi hữu cơ, HF, HCl, H2S, NH3 ...

(2). Thông số giám sát chất lượng nước mặt:

1). Quan trắc đa mục tiêu :

- Nhiệt độ, độ đục, độ trong, màu;- pH, oxy hoà tan (DO), độ mặn, độ dẫn điện (EC), chất rắn lơ lửng (SS);- Amoni (NH4

+), nitrat (NO3-), tổng nitơ (N), phosphat (PO4

3-), tổng Photpho (P);- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD);- Tổng sắt, nhôm, HCO3

-, Cl-, SO42-, Ca2+, Na+;

- Dầu mỡ, phenol;- Một số kim loại nặng thường có trong vùng như: Zn, Cu, Pb, Cd, Cr, Hg;- Một số hóa chất BVTV như: các Clo hữu cơ;- Vi sinh: tổng Coliform, E.Coli;

2). Quan trắc theo chuyên đề :

- Axít hóa, lan truyền nước phèn: pH, Al, Fe;- Xâm nhập mặn: EC, độ mặn, Cl-;- Phú dưỡng hóa: NH4

+, NO3-, tổng N, tổng P, DO, clorofil;

- Ô nhiễm do kim loại nặng: các kim loại nặng chọn lọc, pH;- Nước thủy lợi: EC, Cl-, tỷ số hấp thụ Na (SAR);- Nước thủy sản: độ mặn, EC, độ đục, độ trong, DO, BOD, NH4

+, một số kim loại nặng (chọn lọc), phenol, dầu mỡ, hóa chất BVTV (chọn lọc);

- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt: DO, BOD, NH4+, NO3

-, tổng N, tổng P, tổng Coliform, E.Coli;

- Nước bãi tắm: độ đục, độ trong, BOD, NH4+, NO3

-, một số kim loại nặng (chọn lọc), phenol, dầu mỡ, hóa chất BVTV, tổng Coliform, E.Coli;

36

Page 37: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Ô nhiễm do nước thải CN: pH, DO, BOD, dầu mỡ, kim loại nặng (chọn lọc), phenol và một số thông số bổ sung dựa theo bản chất nước thải từng ngành CN.

3). Đo đạc thủy văn :

Các thông số này được xác định theo quy trình của ngành khí tượng, thuỷ văn, bao gồm tốc độ dòng chảy, lưu lượng dòng chảy, mực nước ...

III.1.2.3. Cơ sở của việc xác định tần số :

Tuỳ theo mục đích sử dụng số liệu mà chúng ta lựa chọn thời gian lấy mẫu, tần số lấy mẫu và dạng thiết bị sao cho phù hợp tốn ít công sức và tiền bạc nhất mà vẫn đảm bảo các mục tiêu đề ra. Cơ sở lựa chọn thời gian và tần số lấy mẫu phù hợp với mục đích sử dụng số liệu được trình bày trong bảng III.2.

Bảng III.2 : Cơ sở lựa chọn thời gian và tần số giám sát theo mục đích sử dụng

Mục đích sử dụng Thời gian lấy mẫu

Tần số lấy mẫu

Ghi chú

(a). Kiểm tra sức khỏe và tác động lâu dài cuả các chất ô nhiễm .

Vài năm Cao Hàng giờ hoặc ngắn hơn

(b). Đánh giá hiệu quả cuả chiến lược khống chế ô nhiễm .

Một đến vài năm

Trung bình Vài giờ

(c). Cung cấp số liệu cho quy hoạch sử dụng đất .

Dưới 1 năm Thấp 24 giờ

(d). Nghiên cứu nguồn ô nhiễm . Vài tháng đến 1 năm

Thấp 24 giờ

(e). Quan sát chiều hướng ô nhiễm . Nhiều năm Thấp 24 giờ(f). Hiệu chỉnh mô hình phát tán ô nhiễm .

Dưới 1 năm Cao Hàng giờ hoặc ngắn hơn

(g). - Báo động và cảnh giới ô nhiễm Không xác định

Cao Hàng giờ hoặc ngắn hơn

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm . Không xác định

Cao Hàng giờ hoặc ngắn hơn

- Nghiên cứu bản chất và tác động giữa các chất ô nhiễm

Vài tháng tới vài năm

Cao Hàng giờ hoặc ngắn hơn

III.1.2.4. Cơ sở của việc lựa chọn phương pháp thu mẫu và phân tích :

(1). Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí :

1). Phương pháp lấy mẫu không khí

SO2 : Dung dịch hấp thu là HgCl2 với thể tích dung dịch hấp thu là 15 ml và vận tốc hút của máy là 0.5 lít/phút trong thời gian 60 phút ở 1 thời điểm và cả ngày qua 3 thời điểm là 180 phút . Dung dịch hấp thụ có thể là dung dịch H2O2 loãng được điều chỉnh đến pH 4.5.

Bụi : Bụi được lấy là bụi hô hấp (tức là hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 5 miconmet,có ảnh hưởng tới phổi) theo phương pháp dùng giấy lọc với vận tốc hút là 15 lít/phút, thời gian hút là 60 phút cho mỗi thời điểm .Bụi tổng cộng được lấy mẫu bằng phương pháp lọc qua giấy lọc sau khi sấy giấy lọc tới trọng lượng không đổi .

37

Page 38: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

NO2 : Dung dịch hấp thu là NaOH, với thể tích của dung dịch là 5 ml với vận tốc hút là 15 lít/phút,thời gian hút là 60 phút cho mỗi thời điểm .

CO : Dung dịch hấp thu là PbCl2, thể tích không khí hút vào bằng thể tích chai chứa đựng .

Hydrocarbon : Dùng ống phát hiện với máy polymeter .

Son khí :Son khí được thu gom trên giấy lọc nhờ các máy hút khí. Hai loại máy hút khí và 2 loại giấy lọc đã được sử dụng.Máy hút khí lớn 12-UC-24 với lưu lượng 760 m3/h trên giấy lọc Petrianov FPP-15-1,5 có diện tích mặt hút 0.48 m2 phục vụ cho quan trắc Cs-137, chì và các độc tố kim loại khác theo định kỳ hàng tháng (khoảng 100.000 m3/tháng).Máy hút thứ 2 nhỏ hơn với lưu lượng 25 m3/h, hút khí trên giấy lọc TFA-41 làm việc theo định kỳ hàng tuần phục vụ cho quan trắc những diễn biến chi tiết hơn cuả chì và hoạt độ phóng xạ beta .

2). Phương pháp phân tích :

Bụi : Nồng độ bụi được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng trước và sau khi đo nồng độ.

SO2 : Nồng độ SO2 được xác định bằng phương pháp chuẩn độ axít bazơ hoặc phương pháp so màu West-Gaeke với Fushin formaldehyd .Nồng độ SO2 còn được xác định bằng phương pháp chuẩn độ axít-bazơ. Dung dịch chuẩn là tetraborat natri (Na2B4O7.10H2O) .

NO2 : Nồng độ NO2 được xác định bằng phương pháp so màu dựa trên phản ứng của axit nitric với thuốc thử Griss-Ilosvay .

CO : Nồng độ CO được xác định bằng phương pháp so màu với thuốc thử Folin Ciocatleux .

Hydrocarbon : Nồng độ được tính theo sự biến đổi màu của ống phát hiện.

Chì : Chì được phân tích bằng phương pháp cực phổ trên máy Omega Metrohm 647 VA Stand series 05 System (Thụy Sĩ).Thiết bị có độ nhạy cao 40 ppb đối với chì, có bộ phận xử lý số liệu trên máy vi tính đi kèm .

(2). Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước :

- Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường:

Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường, các dụng cụ lưu giữ mẫu, bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu, tiếp nhận mẫu phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn trong các TCVN tương ứng và dựa theo quy trình/quy phạm quan trắc và phân tích môi trường của Cục Bảo vệ môi trường.

Các thủ tục đảm bảo chất lượng lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường phải được tuân thủ đúng theo hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc và phân tích môi trường của Cục Bảo vệ Môi trường

Dưới đây là một số vấn đề cần phải lưu ý đối với việc thực hiện lấy mẫu và đo đạc ngoài hiện trường:

- Các yếu tố thủy văn được đo ngay tại hiện trường bằng các máy móc có độ chính xác cao.

38

Page 39: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Tại mỗi điểm quan trắc để đảm bảo tính đại diện cao và tiết kiệm các chi phí quan trắc, mỗi mẫu đều được lấy ở 3 tầng khác nhau theo mặt cắt thẳng đứng hoặc thu mẫu ở 3 vị trí khác nhau: Bờ trái, bờ phải và giữa dòng theo các mặt cắt ngang. Mẫu đem phân tích là mẫu trộn chung của 3 mẫu tại 3 vị trí nêu trên.

- Các chỉ tiêu hóa lý (DO, pH, nhiệt độ, độ đục, độ dẫn điện, độ mặn) được xác định ngay tại hiện trường bằng thiết bị đo nhanh. Các thông số còn lại được xác định bằng cách thu mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Đối với các điểm quan trắc ở hồ, cho phép lấy duy nhất 01 mẫu đại diện tại vị trí thích hợp nhất.

- Khi tiến hành quan trắc tại hiện trường cần lập hồ sơ mẫu như: Địa điểm lấy mẫu, ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu, các thông số đo nhanh, phương thức lấy mẫu và bảo quản, các ghi chú nhận xét về nguồn lấy mẫu, điều kiện thời tiết, trạng thái màu nước …).

- Đối với một số vị trí đặc biệt (các điểm lấy nước vào nhà máy nước, sông Thị Vải), yêu cầu lấy nước theo các tầng độ sâu khác nhau tại vị trí giữa dòng nhằm phản ánh chính xác tình trạng chất lượng nước.

Phương pháp đo đạc và phân tích nước được thể hiện qua bảng III.3.Bảng III.3. Phương pháp đo đạc và phân tích

TT Thông số Phương pháp phân tích1 pH Đo bằng máy đo theo TCVN 4559 – 1998; TCVN 6492: 1999

Phương pháp đo điện thế pH APHA 4500 – H+B2 Nhiệt độ Xác định theo TCVN 4557 – 1998

Máy đo3 SS Phương pháp khối lượng sau khi lọc, sấy mẫu ở nhiệt độ 103 – 1050C

đến khối lượng không đổi theo TCVN 4560 – 1988.APHA – 2540D (Phương pháp xác định tổng chất rắn lơ lửng sấy khô ở 103 – 1050C).

4 Độ đục Đo bằng máy đo độ đục với các thang đo NTU hoặc FTU theo TCVN 6184 – 1996.APHA – 2130 B (Phương pháp Nephelometric).

5 EC Đo bằng máy đo độ dẫn điện6 Độ mặn Xác định bằng máy đo độ mặn chuyên dụng WTW 1977 DO Phương pháp Winkler theo TCVN 5499 – 1995

Phương pháp điện hoa ISO 5814 – 19908 COD Phương pháp oxy hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo TCVN

6491 – 1999APHA – 5220 B (Phương pháp hồi lưu mở)APHA – 5220D (Phương pháp chưng cất hồi lưu đóng, trắc quang)

9 BOD5 Phương pháp cấy và pha lõang theo TCVN6001 – 1995APHA – 5210 B (Xác định BOD5 ngay)

10 NH4+ Phương pháp chưng cất và chuẩn độ theo TCVN 5988 – 1995

Phương pháp trắc quang Nessler theo TCVN 4563 – 1998 hay TCVN 6179 – 1996APHA – 4500 D (Phương pháp điện cực chọn lọc ion)APHA – 4500 E (Phương pháp điện cực chọn lọc ion thêm chuẩn)

11 NO2- Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử theo TCVN 6178 – 1996

Phương pháp sắc ký ion theo ISO – 10340 – 1: 1992

39

Page 40: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

12 NO3- Phương pháp trắc quang theo TCVN 6180: 1996

Phương pháp sắc ký ion theo ISO - 10340 – 1: 1992APHA – 4500 NO3

-E (Phương pháp khử bằng Cadimi)13 PO4

3- Phương pháp trắc quang dùng amoni molipdat theo TCVN 6202 – 1996APHA – 4500P E (Phương pháp axit Ascorbic)

14 SO42- Phương pháp trọng lượng dùng BaCl2 theo TCVN 6200 – 1996

Phương pháp độ đục, APHA 4500 – SO4-2 E

Phương pháp sắc ký ion theo ISO 10340 – 1: 1992

* Ghi chú:

- Lấy và bảo quản mẫu nước hồ, ao tự nhiên và nhân tạo: theo TCVN 5992-1995 , TCVN 5993-1995 , TCVN 5994-1995- Lấy mẫu nước sông suối theo tiêu chuẩn : TCVN 5992-1995, TCVN 5993-1995, TCVN 5996-1995

III.1.2.5. Cơ sở của việc xác định vị trí đặt trạm :

Sau khi xác định rõ mục đích giám sát cần xác định vị trí đặt các trạm giám sát nhằm thu thập được số liệu đáp ứng yêu cầu đề ra. Vị trí đặt trạm giám sát có thể lựa chọn phù hợp với các mục tiêu sau :

- Xác định phân bố theo không gian mức độ ô nhiễm .

- Đánh giá mức độ ô nhiễm so với tiêu chuẩn chất lượng không khí hoặc nước.

- Xác định chiều hướng ô nhiễm .

- Xác định ảnh hưởng cuả các chất ô nhiễm đến sức khoẻ .

- Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm .

- Đánh giá hiệu quả cuả các chương trình khống chế ô nhiễm .

- Cảnh giới và báo động ô nhiễm .

(1). Xác định vị trí đặt trạm giám sát chất lượng không khí :

Quy mô không gian thiết đặt trạm giám sát không khí thường được thiết kế như sau:

- Quy mô nhỏ (vài mét đến 100 m)

- Quy mô vừa (khoảng 100 m đến 0,5 km)

- Quy mô lân cận (0,5 – 4,0 km)

- Quy mô đô thị (4 – 50 km)

- Quy mô vùng (từ 10 đến vài trăm km)

- Quy mô quốc gia và toàn cầu

Mối quan hệ giữa những mục tiêu giám sát và phạm vi vùng giám sát được trình bày trong bảng III.4.

Bảng III.4 : Mối quan hệ giữa những mục tiêu giám sát và phạm vi vùng giám sát

Mục tiêu giám sát Quy môMức ô nhiễm cao nhất Nhỏ, giữa, lân cận (một vài đô thị)

40

Page 41: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Sinh hoạt dân cưTác động nguồnPhông môi trường

Lân cận, đô thịNhỏ, giữa, lân cậnLân cận, vùng

Dựa trên những mục tiêu giám sát và quy mô thích hợp, có thể phỏng đóan quy mô một số trạm giám sát không khí ở trong vùng cần giám sát.

(2). Xác định vị trí đặt trạm giám sát chất lượng nước mặt:

Dựa vào đặc điểm khí tượng thủy văn, phân bố dân cư, công nghiệp, nông nghiệp và hoạt động giao thông thủy, Hệ thống Quan trắc Môi trường nước mặt tại Đồng Nai sẽ được lựa chọn ở phần dưới đây.

III.1.2.6. Hướng dẫn thiết lập và hoạt động các trạm giám sát chất lượng không khí và nước

(1). Giai đoạn chuẩn bị :

Theo kinh nghiệm cuả các nước trên thế giới, trước khi quyết định xây dựng hệ thống giám sát tự động chất lượng không khí hoặc nước cần thu thập và phân tích các số liệu liên quan đến vấn đề ô nhiễm trong thời hạn ít nhất 12 tháng trước khi bắt đầu thực hiện chương trình giám sát tự động. Vấn đề này đã được chuẩn bị tương đối kỹ tại Đồng Nai vì trong những năm qua đã có nhiều đề tài, dự án điều tra môi trường đã được thực hiện tại Đồng Nai. Vì vậy cơ sở dữ liệu về chủng loại, vị trí các nguồn thải, đặc điểm của các nguồn khí thải cố định và lưu động, hiện trạng sử dụng đất, tiêu thụ năng lượng... tương đối đầy đủ và được cập nhật. Ý nghĩa của công việc thu thập số liệu nêu trên là :

- Lựa chọn vị trí đặt trạm phù hợp .

- Lựa chọn thiết bị giám sát phù hợp .

- Giảm tối đa việc thu thập các thông tin trùng lặp .

- Cung cấp đủ thời gian để đánh giá phản ứng thưa kiện của cộng đồng

- Là cơ sở để đánh giá số liệu đo đạc trong tương lai .

- Quan hệ cộng tác với các cơ quan địa phương có liên quan

- Chuẩn bị điều tra sơ bộ nguồn khí thải .

- Lựa chọn và chuẩn bị đào tạo nhân sự .

Nếu lựa chọn hệ thống giám sát vận hành bằng tay thì các công việc trên cũng cần thiết nhưng việc đào tạo cán bộ phải được xem là nhiệm vụ đầu tiên .

(2). Đào tạo :

Việc đào tạo cán bộ là công việc cần tiến hành sớm .Cần chọn cán bộ đào tạo tại những nơi đang sử dụng các thiết bị tương tự với thiết bị sẽ được mua trong tương lai. Thời gian đào tạo tối thiểu là 3 tháng. Nội dung đào tạo bao gồm :

- Hiệu chỉnh thiết bị .

- Bảo trì và sửa chữa .

41

Page 42: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Lắp đặt và vận hành thiết bị .

- Xử lý và lý giải số liệu .

- Phân tích hoá học và phân tích công cụ các chất ô nhiễm .

Chương trình đào tạo không hạn chế đối với kỹ sư mà phải mở rộng cho cả kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và thực địa vì chất lượng công việc của họ sẽ đóng vai trò quan trọng vào chất lượng toàn bộ công trình giám sát .

(3). Nhân lực :

Nhu cầu nhân sự của các trạm giám sát tự động tương đối cao bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau . Đội ngũ cán bộ tham gia 100% thời gian hoặc một phần thời gian bao gồm :

- Chủ nhiệm dự án ( 100% thời gian ).

- Kỹ sư hoá hoặc thiết bị (100% thời gian ).

- Chuyên gia hoá học (TS, Th.S) ( 1 phần thời gian ).

- Chuyên gia thống kê ( 1 phần thời gian ).

- Chuyên gia khí tượng ( 1 phần thời gian ).

- Kỹ sư điện tử hoặc kỹ thuật viên lành nghề ( 100 % )

- Các kỹ thuật viên (100% thời gian ).

Số lượng nhân sự cho 1 dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu của chương trình, thời gian, số trạm và trình độ cán bộ .

Trình độ của kỹ sư điện tử rất quan trọng vì :

- Thiết bị điện tử thường xuyên trục trặc .

- Chuẩn bị đúng linh kiện và thay thế khi cần thiết .

- Đo sai kết quả .

(4). Tổ chức thực hiện :

Theo kinh nghiệm cuả nhiều nước đang phát triển cơ quan thực hiện chương trình giám sát thường là cơ quan quản lý môi trường hoặc cơ quan tài chính. Trong nhiều trường hợp các cơ quan nghiên cứu trang bị thiết bị và làm dịch vụ lấy mẫu phân tích kết quả. Điều này cho phép giảm kinh phí đầu tư ban đầu và tránh tăng nhân sự cho cơ quan quản lý môi trường Nhà nước mà vẫn thực hiện hiệu quả được chương trình giám sát chất lượng không khí vốn là chương trình lâu dài, phức tạp.

Chương trình giám sát môi trường tại Việt Nam hiện nay được tổ chức phù hợp với kinh nghiệm cuả nhiều nước trên thế giới. Cục BVMT, Bộ TN-MT là cơ quan quản lý mạng lưới giám sát. Các cơ quan nghiên cứu đã sử dụng thiết bị có sẵn để tham gia Chương trình giám sát dưới sự hỗ trợ kinh phí cuả Bộ TN-MT .

Ngoài ra, Chương trình giám sát chất lượng nước và không khí là đa ngành nên cần phải hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khoa học trong nước và Quốc tế .

(5). Hợp tác Quốc tế :

42

Page 43: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Chương trình giám sát chất lượng không khí và nước cần phải được hỗ trợ về tài chính, chuyên gia, thông tin, đào tạo của các Tổ chức Quốc tế hoặc Hợp tác song phương .

Hợp tác với WHO, UNEP và Chương trình giám sát ô nhiễm toàn cầu (GEMS) là rất quan trọng và cần thiết .

Ngoài ra cũng cần quan tâm tới hợp tác với các Tổ chức trong khu vực nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các nước có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tương tự Việt Nam .

(6). Trạm giám sát cố định :

Chương trình giám sát chất lượng không khí và nước phải thực hiện từng bước. Số thông số và số trạm tăng dần hàng năm khi có kinh nghiệm thực hiện ở một số khu vực trọng điểm. Kinh nghiệm cho thấy không nên chọn ngay thiết bị tự động hoàn toàn trong thời gian 5 năm đầu của Chương trình.

(7).Trạm giám sát lưu động :

Ưu điểm của giám sát lưu động là khả năng đánh giá chất lượng không khí và nước trên một địa bàn rộng với đầu tư có thể chấp nhận được thấp hơn so với Trạm cố định . Giám sát lưu động còn thuận tiện cho việc khảo sát chọn địa điểm xây dựng dự án mới và đánh giá các vấn đề ô nhiễm đặc thù ( ô nhiễm tại Nhà máy, xí nghiệp).

Trạm giám sát lưu động chất lượng cao cũng rất đắt . Tuy nhiên, có thể thực hiện giám sát di động với đầu tư không lớn trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Thiết kế an toàn và tháo ráp được .

+ Đặt tại các địa điểm có sẵn có người canh gác (Như trạm cảnh sát giao thông, các cơ quan có người bảo vệ ) .

+ Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan địa phương .

+ Vận chuyển thiết bị dưới dạng tháo ra lắp vào được .

(8). Lựa chọn và đặt mua thiết bị :

Chất lượng thiết bị và hãng cung cấp ảnh hưởng lớn tới chất lượng và số lượng số liệu giám sát . Mặc dù rất nhiều chủng loại thiết bị có bán trên thị trường thế giới nhưng chỉ có một số phù hợp cho các trạm giám sát tự động . Trên cơ sở xem xét các tài liệu có thể xác định được hạn chế của từng loại thiết bị .

Để đảm bảo lựa chọn đúng thiết bị giám sát cần tuân thủ các bước sau :

Chuẩn bị danh mục đặt hàng và lựa chọn .

Hỏi nhà sản xuất các thông tin cần thiết .

Thu thập catalog và hướng dẫn vận hành thiết bị .

Lựa chọn và đặt hàng (kèm theo phụ tùng thay thế) .

Sau khi lựa chọn thiết bị cần thực hiện các bước sau :

43

Page 44: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Yêu cầu nhà sản xuất cung cấp số liệu thử máy và bản cam đoan máy hoạt động đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật .

Chỉ trả tiền sau khi thử máy đạt yêu cầu .

Yêu cầu các nhà sản xuất cung cấp hướng dẫn bảo trì và xử lý sự cố khi trang thiết bị trục trặc .

Yêu cầu nhà sản xuất bảo hành miễn phí ít nhất 1 năm và cung cấp phụ tùng thay thế ít nhất 5 năm .

Hợp đồng cung cấp thiết bị bao gồm cả đào tạo nhân sự vận hành trong khoảng thời gian thích hợp .

Hợp đồng mua thiết bị yêu cầu các tiêu chuẩn hiệu chỉnh theo tiêu chuẩn trong nước và Quốc tế .

Sau khi nhận thiết bị cần thử máy trong vòng 1 tháng, nếu có sự cố trục trặc do vận chuyển cần khiếu nại với nhà sản xuất .

(9). Phụ tùng thay thế và bảo trì :

- Yêu cầu về phụ tùng cho đầu cảm biến (sensors) rất quan trọng và cần thiết vì đầu cảm biến không tìm được tại thị trường các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng .

- Để đảm bảo giám sát được liên tục cần đặt mua đủ và dự trữ sẵn các linh kiện cần thiết.

(10). Độ tin cậy của kết quả :

Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả cần chú ý đến các vấn đề sau :

Quy trình hiệu chỉnh .

Quy trình phân tích hàm lượng trong mẫu .

Bảo trì máy .

Xử lý số liệu .

Đối với máy giám sát liên tục cần kiểm tra hàng ngày .

(11). Mức độ tự động và giá thành :

Giá thành giám sát bao gồm giá đầu cư cố định và giá hoạt động. Đối với thiết bị tự động giá đầu tư cao nhưng giá hoạt động thấp, ngược lại đối với thiết bị hoạt động bằng tay giá đầu tư thấp nhưng giá hoạt động cao . Tuy nhiên, khi chọn thiết bị cần quan tâm đến các yếu tố sau :

Vốn đầu tư .

Lạm phát và chính sách xuất nhập khẩu .

Trình độ người sử dụng và sửa chữa máy móc .

Linh kiện, phụ tùng cần thiết .

44

Page 45: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

III.1.3. Xử lý số liệu và đánh giá kết quả giám sát

III.1.3.1. Xử lý số liệu giám sát :

Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu nhằm đạt được các mục tiêu giám sát như trình bày ở trên.

- Kết quả xử lý, tổng hợp số liệu phải đạt được các yêu cầu sau :

(1). Thống kê quản lý

+ Theo từng vị trí lấy mẫu+ Theo từng chỉ tiêu+ Theo từng địa phương+ Theo thời gian

(2). Đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu đánh giá mức độ độc hại ảnh hưởng tới môi trường.

Các phương pháp xử lý số liệu sẽ áp dụng bao gồm :

(1). Biểu diễn số liệu dưới dạng bảng số :

- Dòng : Ký hiệu các mẫu hoặc thông số đo đạc

- Cột : Thông số đo đạc hoặc ký hiệu các mẫu

(2). Tính giá trị trung bình số học:

Cùng một mẫu khi phân tích nhiều lần, bằng các phương pháp khác nhau người ta nhận được những kết quả khác nhau. Thông thường giá trị trung bình số học được coi là giá trị gần đúng nhất .

Xtb = ĨXi/n

Trong đó : Xi là kết quả đo lần i, n là số lần đo

(3). Tính sai số (standard deviation)

Sai số (hay độ lệch chuẩn tính toán ở xác suất tin cậy là 98%) được tính như sau :

= √Ĩ (Xi-Xtb)2/(n-1)

(4). Vẽ đồ thị sự phân bố kết quả

Trục tung : tần suất xuất hiện (%) Trục hoành : Kết quả đo đạc, phân tích

Phân bố tần suất và phân bố tần suất tích lũy (Dạng Column, Bar hoặc line).

Trên cơ sở chuỗi số liệu đo và đường phân bố tần suất tích lũy có thể xác định các giá trị sau đây :

45

Page 46: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Giá trị cực đại (Xmax)- Giá trị cực tiểu (Xmin)- Giá trị trung bình số học (Xtb)- Giá trị giữa (Xm) (Median hoặc 50-percentile)- Giá trị X0.75 (75-percentile)- Giá trị X0.25 (25-percentile)

Toàn bộ các kết quả này được biểu diễn dưới dạng "Box and Whisher " (Dạng Stock)

(5). Tìm giới hạn tin tưởng của giá trị trung bình

- Độ tin cậy (confidence) - Giới hạn tin cậy (confedence limit)

(6). Làm tròn số

(7). Trình bày kết quả bằng đồ thị (Line, XY Scatter, Area)

- Trục tung : Kết quả đo đạc, phân tích- Trục hoành : Thời gian

Hoặc :

- Trục tung : Kết quả đo tại trạm 1, - Trục hoành : Kết quả đo tại Trạm 2.Xác định hằng số tương quan.

(8). Đường hồi quy (Phương pháp bình phương cực tiểu)

Y = aX + b

Xác định chiều hướng ô nhiễm (tăng, giảm hay không đổi) (trend) (Dạng line)

(9). Biểu diễn kết quả dưới dạng sơ đồ :

Các loại sơ đồ biểu diễn (Dạng Pie)

(10). Phân bố kết quả theo không gian :

Vẽ các đường đồng mức (hay đồng đẳng) trên bản đồ GIS

III.1.3.2. Đánh giá kết quả giám sát

(1). Tiêu chuẩn đánh giá

Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCN&MT ngày 25 tháng 06 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng bao gồm 12 tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí, 2 tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn, 15 tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước, 1 tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng đất và 1 tiêu chuẩn liên quan đến rung động.

46

Page 47: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Ngoài ra, trong thời gian gần đây Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành 2 tiêu chuẩn chất lược không khí (TCVN 5937 – 2005, TCVN 5938 – 2005); 02 tiêu chuẩn khí thải (TCVN 5939 – 2005; TCVN 5940 – 2005) và 01 tiêu chuẩn nước thải công nghiệp (TCVN 5945 – 2005) (Xem mục I.4.1). Hiện nay, Bộ TN-MT đang xây dựng hệ số để công bố áp dụng các Tiêu chuẩn mới này.

(2). Xây dựng bản đồ ô nhiễm

Sử dụng các phần mềm tính toán và kỹ thuật GIS để xây dựng đường contour các mức ô nhiễm theo TCVN và chồng các layer mô tả phạm vi ô nhiễm lên bản đồ nền (có thể là bản đồ phân bố công nghiệp, sử dụng đất, dân cư, tự nhiên, phân vùng khí hậu...) theo yêu cầu đánh giá.

III.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ MẠNG LƯỚI CÁC ĐỊA ĐIỂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

III.2.1. Hiện trạng mạng lưới quan trắc không khí và nước

III.2.1.1. Các vị trí quan trắc

(1). Không khí

III.2.1.4. Nội dung và khối lượng quan trắc

Chất lượng không khí được giám sát tại các khu vực sau :

- Các khu công nghiệp tập trung của Tỉnh;

- Một số khu đô thị, khu dân cư lớn của Tỉnh;

- Một số trục đường giao thông chính trong Tỉnh.

Các thông số chọn lọc quan trắc gồm: Bụi, CO, NOx, SOx, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn.

Danh sách các vị trí quan trắc không khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2006 bao gồm 44 điểm giám sát tại các KCN; 12 điểm tại các khu dân cư và 10 điểm tại các trục lộ giao thông và ven đường được đưa ra trong bảng III.5.

Bảng III.5. Danh sách các vị trí quan trắc không khí tại tỉnh Đồng Nai

TT Địa điểm vị trí thu mẫu Ký hiệu mẫu Toạ độ

Khu công nghiệp

1 KCN Biên Hoà 1 K-KCN - BH1-Đ1-L 10055.40N  106051.69E

2 KCN Biên Hoà 1 K-KCN - BH1-Đ2-L 10054.86N  106052.12E

3 KCN Biên Hoà 2 K-KCN - BH2-Đ1-L 10055.08N 106054.41E

4 KCN Biên Hoà 2 K-KCN - BH2-Đ2-L 10054.92N 106055.27E

5 KCN Amata K-KCN - AMA-Đ1-L 10056.29N  106053.46E

47

Page 48: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

6 KCN Amata K-KCN - AMA-Đ2-L 10095.03N 106087.77E 

7 KCN Loteco K-KCN - LO-Đ1-L 10055.71N 106053.27E

8 KCN Loteco K-KCN - LO-Đ2-L 10055.12N 106053.77E

9 KCN Hố Nai K-KCN - HN-Đ1-L 10057.19N  106056.35E

10 KCN Hố Nai K-KCN - HN-Đ2-L 10056.11N  106055.47E

11 KCN Sông Mây K-KCN - SM-Đ1-L 10057.33N  106056.56E

12 KCN Sông Mây K-KCN - SM-Đ2-L 10096.98N  106095.60E 

13 KCN Gò Dầu K-KCN - GD-Đ1-L 10039.18N  107001.36E

14 KCN Gò Dầu K-KCN - GD-Đ2-L 10067.28N 107003.63E 

15 KCN Nhơn Trạch 1 K-KCN - NT1-Đ1-L 10044.15N  106055.78E

16 KCN Nhơn Trạch 1 K-KCN - NT1-Đ2-L 10041.33N  106049.51E

17 KCN Nhơn Trạch 2 K-KCN - NT2-Đ1-L 10043.37N  106055.32E

18 KCN Nhơn Trạch 2 K-KCN - NT2-Đ2-L 10044.65N  106054.47E

19 KCNNhơn Trạch 3 K-KCN - NT3-Đ1-L 10043.76N  106054.49E

20 KCNNhơn Trạch 3 K-KCN - NT3-Đ2-L 10044.23N  106056.51E

21 KCN Long Thành K-KCN - LT-Đ1-L 10048.60N  106055.60E

22 KCN Long Thành K-KCN - LT-Đ2-L 10047.80N  106056.72E

23 KCN Tam Phước K-KCN - TP-Đ1-L 10052.16N 106056.89E

24 KCN Tam Phước K-KCN - TP-Đ2-L 10051.79N 106055.70E

25 KCN Nhơn Trạch V K-KCN-1-L 10041.81N  106056.22E

26 KCN Nhơn Trạch V K-KCN-1-L 10042.15N  106055.47E

27 KCN Dệt may Nhơn Trạch K-KCN-2-L 10040.83N  106054.23E

28 KCN Dệt may Nhơn Trạch K-KCN-2-L 10038.92N  106053.72E

29 KCN An Phước K-KCN-3-L 10081.38N 106093.47E

30 KCN An Phước K-KCN-3-L 10081.47N 106093.38E

31 KCN Bàu Xéo K-KCN-4-L 10057.32N  107002.36E

32 KCN Bàu Xéo K-KCN-4-L 10057.22N  107001.13E

33 KCN Thạnh Phú K-KCN-5-L 110 00.72N 106051.11E

34 KCN Thạnh Phú K-KCN-5-L 110 00.49N 106051.09E

35 KCN Định Quán K-KCN-6-L 11019.69N 107035.53E

36 KCN Định Quán K-KCN-6-L 11017.25N 107037.41E

37 KCN Tân Phú K-KCN-7-L 11026.74N  107042.65E 

38 KCN Tân Phú K-KCN-7-L 11030.28N  107046.11E 

39 KCN Long Khánh K-KCN-8-L 10092.96N  107025.92E 

40 KCN Long Khánh K-KCN-8-L 10091.23N  107027.00E 

41 KCN Xuân Lộc K-KCN-9-L1 10054.93N 107024.18E 

42 KCN Xuân Lộc K-KCN-9-L2 10053.47N 107022.12E 

43 KCN Ông Kèo K-KCN-10-L1 10038.11N  106049.49E

44 KCN Ông Kèo K-KCN-10-L2 10045.23N  106042.37E

Khu dân cư

TP. Biên Hoà

48

Page 49: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

1 Phường Long Bình Tân K-KĐT – BH-LBT-L 10092.51N  106088.16E

2 Phường Long Bình K-KĐT – BH-LB-L 10052.17N 106041.75E

3 Phường Bình Đa K-KĐT – BH-BĐ-L 10053.23N 106049.72E

4 Phường Bửu Long K-KĐT – BH-BL-L 10096.35N 106080.49E

5 Phường Trảng Dài K-KĐT – BH-TD-L 10039.46N  106051.42E6 Xã Hoá An K-KĐT – BH-HA-L 10090.52N 106072.63E7 Xã Hiệp Hoà K-KĐT – BH-LBT-L 10093.29N 106083.37E8 Phường An Bình K-KĐT – BH-AB-L 10055.63N  106051.46EThị xã Long Khánh1 UBND Thị xã K-KĐT - TXLK-L 10055.55N  107014.49EHuyện Nhơn Trạch1 Xã Đại Phước K-KĐT - ĐP-L 10044.17N 106048.97E2 Xã Hiệp Phước K-KĐT – HP-L 10043.05N  106057.88E3 UBND huyện K-KĐT – NT-L 10043.41N  106053.02EGiao thông nội ô và ven đường1 Ngã tư Tân Phong K-GT-1-L 10058.03N  106051.24E2 Ngã tư Chợ Sặt K-GT-2-L 10058.22N  106053.54E3 Ngã Tư Vũng Tàu K-GT-3-L 10053.36N  106050.95 4 Ngã tư Tam Hiệp K-GT-4-L 10056.33N 106052.11E5 Ngã tư Biên Hùng K-GT-5-L 10094.83N 106082.53E6 Ngã tư Hoá An K-GT-6-L 10093.55N 106081.70E7 Ngã tư Hiệp Phước (NhơnTrạch) K-GT-7-L 10044.57N 106056.71E8 Ngã 3 Dầu khí (Nhơn Trạch) K-GT-8-L 10045.11N 106058.08E9 Ngã 3 Cua Heo (Long Khánh) K-GT-9-L 10045.41N 106057.75E10 Ngã 3 Dầu Giây (Trảng Bom) K-GT-10-L 10056.53N  106008.55E

Nguồn : Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường, 2005

(2). Nước mặt

Các khu vực quan trắc nước mặt là Hồ Trị An; Hồ Sông Mây; Hồ Thanh Niên; Sông Đồng Nai; Sông La Ngà; Sông Cái; Sông Thị Vải; Sông Đồng Môn; Sông Buông; Sông Nước Trong; Suối Săn Máu, suối Linh; Suối Chùa, suối Bà Lúa.

1). Sông Đồng Nai

Danh sách 28 vị trí quan trắc chất lượng nước Sông Đồng Nai tại tỉnh Đồng Nai được đưa ra trong bảng III.6.

Bảng III.6. Danh sách các vị trí quan trắc nước Sông Đồng Nai tại tỉnh Đồng Nai

Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Toạ độĐoạn 1N-SĐN-A xã Nam Cát Tiên - h. Tân Phú 11026.07N 107024.97EN-SĐN-B xã Tà Lài - h. Tân PhúN-SĐN-C xã Phú Ngọc - h. Định QuánĐoạn 2

49

Page 50: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

N-SĐN-1 Sông Bé (cách hợp lưu S.Bé - sông ĐN 200m) 11006.780N 106057.880E

N-SĐN-2 tại hợp lưu sông Bé - sông Đồng Nai 11006.500N 106057.950E

N-SĐN-3 gần nhà máy đường Trị An 11005.470N 106056.880E

N-SĐN-3A xã Trị An - h. Vĩnh Cửu 11005.52N 106056.88EN-SĐN-4 gần nhà máy nước Thiện Tân 11001.600N 106055.930

EN-SĐN-4A xã Tân An - h. Vĩnh Cửu 11001.12N 106052.53EN-SĐN-5 gần bến đò Bình Minh-xã Bình Lợi-Vĩnh Cửu 11003.710N 106048.640

EN-SĐN-6 xã Tân Bình - Vĩnh Cửu 11001.900N 106048.750

EN-SĐN-6A xã Bình Hoà - h. Vĩnh Cửu 11000.52N 106046.79EĐoạn 3N-SĐN-7 cầu Hoá An 10056.890N 106048.160EN-SĐN-7A Cách nhà máy nước Biên Hoà 200m về phía

thượng lưu10055.87N 106045.22E

N-SĐN-8 nhà máy nước Biên Hoà 10056.114N 106049.374EN-SĐN-9 cầu Ghềnh 10055.107N 106049.374EN-SĐN-10 cầu Rạch Cát 10056.144N 106049.590EN-SĐN-11 bến đò Long Kiển – Đình Tân Mai 10056.912N 106050.776EN-SĐN-12 bến đò An Hảo 10055.067N 106050.694EN-SĐN-13 gần Công ty Ajinomoto 10054.599N 106049.354EN-SĐN-14 cầu Đồng Nai 10054.140N 106050.360EĐoạn 4N-SĐN-15 xã Long Hưng 10052.409N 106050.040

EN-SĐN-16 xã Phước Thiền 10047.438N 106051.987

EN-SĐN-17 xã Phú Hữu 10045.874N 106048.490

EN-SĐN-18 xã Phước Khánh 10039.332N 106048.480

EN-SĐN-19 xã Phước An 10036.282N 106055.546

EN-SĐN-20 xã Phước An - sông Lòng Tàu 10034.951N 106058.656

EN-SĐN-21 hợp lưu Gò Gia - Cái Mép (xã Phước An) 10033.990N 107000.610

ENguồn : Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường, 2005

2). Sông Thị Vải

Danh sách 06 vị trí quan trắc chất lượng nước Sông Thị Vải tại tỉnh Đồng Nai được đưa ra trong bảng III.7.

Bảng III.7. Danh sách các vị trí quan trắc nước Sông Thị Vải tại tỉnh Đồng Nai

50

Page 51: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Toạ độV1 Xã Long Thọ 10041.150N 106058.720E

V2 rạch nước lớn Vedan 10040.030N 107000.970E

V3 cảng Gò Dầu B 10039.260N 107000.980E

V4 gần phao số 21B 10038.240N 107000.950E

V5 nhà máy nhiệt điện 10036.530N 107000.900E

V6 phao số 7 - xã Phước An 10032.880N 107001.030E

Nguồn : Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường, 2005

3). Một số sông khác

Danh sách 04 vị trí quan trắc chất lượng nước một số sông khác tại tỉnh Đồng Nai được đưa ra trong bảng III.8.

Bảng III.8. Danh sách các vị trí quan trắc nước một số sông khác tại tỉnh Đồng Nai

Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Toạ độN-SĐM Sông Đồng Môn 100 76.35N 1060 88.34E

N-SNT Sông Nước Trong 100 82.63N 1060 94.14E

N-SBU Sông Buông 10 088.28N 106090.62E

N-SLN Sông La Ngà 11012.22N 107011.11E

Nguồn : Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường, 2005

4). Hồ Trị An

Danh sách 24 vị trí quan trắc chất lượng nước hồ Trị An tại tỉnh Đồng Nai được đưa ra trong bảng III.9.

Bảng III.9. Danh sách các vị trí quan trắc nước hồ Trị An tại tỉnh Đồng Nai

Ký hiệu mẫu

Vị tríToạ độ

N EN-HTA-1 gần cửa đập 11006.53 106059.52N-HTA-2 giữa hồ phụ 11007.03 107000.42N-HTA-3 cửa sông Hàng Đào đổ vào 11007.72 107001.32N-HTA-4 bờ phía thị trấn Vĩnh An 11006.72 107000.36N-HTA-5 gần cầu Mã Đà 11006.70 107002.59N-HTA-6 xã Cây Gáo - h. Thống Nhất 11005.70 107003.62N-HTA-7 giữa hồ chính 11009.15 107008.60N-HTA-8 bờ phía thị trấn Vĩnh An – hồ chính 11010.58 107007.98N-HTA-9 xã Ngọc Định - h. Định Quán 11009.76 107015.11N-HTA-10 cầu La Ngà - h. Định Quán 11010.03 107016.15N-HTA-11 sông La Ngà (cách cầu La Ngà 100 m) 11009.41 107016.13N-HTA-12 - - -N-HTA-13 - - -N-HTA-14 - - -

51

Page 52: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

N-HTA-15 sông La Ngà đổ vào 11009.19 107016.13N-HTA-16 - - -N-HTA-17 xã La Ngà - h. Định Quán 11012.03 107011.81N-HTA-18 - - -N-HTA-19 xã La Ngà - h. Định Quán 11012.10 107011.11N-HTA-20 xã Túc Trưng - h. Định Quán 11007.43 107008.69N-HTA-21 xã Suối Tượng - h. Vĩnh Cửu 11006.43 107003.96N-HTA-22 - - -N-HTA-23 xã Thanh Sơn 11011.58 107015.30N-HTA-24 xã La Ngà - h. Định Quán 11012.22 107011.50

Nguồn : Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường, 2005

Ghi chú :

- Các mẫu có ký hiệu theo thứ tự từ 1 đến 11 là những mẫu được khảo sát liên tục, cố định từ năm 1999 cho đến nay (2006);

- Các mẫu còn lại là những mẫu được thu thập bổ sung để tăng cường quan trắc chất lượng nước Hồ Trị An;

5). Hồ nhỏ

Danh sách 05 vị trí quan trắc chất lượng nước tại một số hồ nhỏ tỉnh Đồng Nai được đưa ra trong bảng III.10.

Bảng III.10. Danh sách các điểm quan trắc chất lượng nước tại một số hồ nhỏ tại tỉnh Đồng Nai

Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Toạ độN – HTN Hồ Thanh Niên 10041.150 N 106058.720EN – HSM Hồ Sông Mây 110.00.78 N 106097.720EN – HNL Hồ Núi LeN – HĐT Hồ ĐaTôn

N – HGU Hồ Gia Ui

6). Nước ngầm

Mẫu nước ngầm được thu từ các giếng khoan sẵn có (được chọn quan trắc định kỳ qua các năm), độ sâu giếng trung bình 30m, đa số do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đồng Nai (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Nai) thi công cho các công trình trụ sở Uỷ ban Nhân dân, các trạm y tế, trường học ở một số huyện thuộc Tỉnh, gồm: Thành phố Biên Hòa; Huyện Long Khánh; Huyện Xuân Lộc; Huyện Long Thành; Huyện Nhơn Trạch; Huyện Thống Nhất; Huyện Vĩnh Cửu; Huyện Trảng Bom; Huyện Cẩm Mỹ; Huyện Tân Phú; Huyện Định Quán.

Danh sách 22 vị trí quan trắc nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được đưa ra trong bảng III.11.

Bảng III.11. Danh sách các vị trí quan trắc nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

52

Page 53: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Stt

Vị trí thu mẫu Ký hiệu mẫu Toạ độ

1 Thị xã Long Khánh

xã Bàu Sen N-NN-LK1 100 55.187N 1070 12.822E

xã Xuân Thiện N-NN-LK2 100 50.750N 1070 14.122E

Thị xã Long Khánh N-NN-LK3 100 48.840N 1070 11.509E

2 Huyện Long Thành      

Trạm y tế xã Bình Sơn N-NN-LT1 100 47.476N 1070 61.474E

Trường tiểu học Tân Cang N-NN-LT2 100 54.870N 1070 56.819E

Trạm y tế xã Phước Bình N-NN-LT3 100 40.749N 1070 05.007E

3 Huyện Thống Nhất

UBND xã Gia Tân N-NN-TN1 110 03.445N 1070 18.220E

4 Huyện Vĩnh Cửu      

Trường mẫu giáo Vĩnh Tân N-NN-VC1 110 02.930N 1070 01.507E

Bưu điện xã Tân Bình N-NN-VC2 100 59.936N 106048.388E

Mã Đà - Vĩnh An N-NN-VC3 110 06.540 N 1070 32.273 E

5 Huyện Tân Phú

UBND xã Phú Lập N-NN-TP1 110 26.051N 1070 56.060E

Trường học Hoà Bình xã Phú Lộc N-NN-TP2 110 18.307N 1070 23.800E

UBND xã Phú Thịnh N-NN-TP3 110 12.165 N 1070 21.519 E

6 Thành Phố Biên Hoà

Phường Long Bình N-NN-BH1 100 55.790N 1060 52.600E

Xã Hoá An N-NN-BH2 100 55.790N 1060 52.600E

Trường tiểu học Trảng Dài N-NN-BH3 100 55.790N 1060 52.600 E

7 Huyện Nhơn Trạch

Trường tiểu học Hiệp Phước N-NN-NT1 100 43.960 N 1060 56.715E

Trường tiểu học Phước Thiền N-NN-NT2 100 45.542 N 1060 56.505E

Trường tiểu học Đại Phước N-NN-NT3 100 44.007N 1060 49.208E

Trường tiểu học Phú Hội N-NN-NT4 100 45.542N 1060 56.505E

8 Huyện Xuân Lộc

Xã Lang Minh N-NN-XL1 100 51.794N 1070 22.324E

UBND xã Xuân Định N-NN-XL2 100 53.977N 1070 15.953E

9

Huyện Định Quán

UBND xã Ngọc Định N-NN-ĐQ1 110 10.259N 1070 19.059E

UBND xã Túc Trưng N-NN-ĐQ2 110 05.445N 1070 12.462E

UBND xã Phú Cường N-NN-ĐQ3 110 05.445N 1070 12.462E

10

Huyện Trảng Bom

UBND thị trấn Trảng Bom N-NN-TB1 100 57.160N 1070 00.613E

UBND xã Đông Hoà N-NN-TB2 100 57.494N 1060 57.138E

Xã Bắc Sơn N-NN-TB3 100 56.597N 1070 04.287E

Xã Sông Trầu N-NN-TB4 100 58.741N 1070 04.257E

53

Page 54: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

11

Huyện Cẩm Mỹ

UBND xã Sông Ray N-NN-CM1 100 53.600N 1070 24.322E

xã Xuân Đường N-NN-CM2 100 50.750N 1070 14.122E

xã Nhân Nghĩa N-NN-CM3 100 48.840N 1070 11.509E

III.2.1.2. Nhân sự

Tính đến thời điểm hiện nay (11/2006), tổng số cán bộ công nhân viên của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường là 32 nguời trong đó bao gồm:

Trình độ thạc sĩ: 02 người (chiếm tỉ lệ 6,25%);

Đang hoàn tất chương trình đào tạo thạc sĩ: 02 người (chiếm tỉ lệ 6,25%)

Trình độ đại học: 13 người (chiếm tỉ lệ 40,6%);

Trình độ trung cấp, cao đẳng trở xuống: 15 người (chiếm tỉ lệ 46,9%).

III.2.1.3. Phương pháp phân tích - thử nghiệm và thiết bị

Phòng phân tích - thử nghiệm đã và đang sử dụng các phương pháp thử đã được Quốc tế công nhận (APHA) hoặc Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

Hoạt động đo đạc, phân tích về chất lượng môi trường tại Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai đã được công nhận đạt Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (Do Văn phòng Công nhận Chất lượng - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận). Hiện tại, Phòng Phân tích - Thử nghiệm của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường được công nhận phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia, có mã số VILAS-058 trong hệ thống các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn của Việt Nam.

Để duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, Phòng phân tích đã có nhiều giải pháp để thực hiện chính sách chất lượng đã công bố, cụ thể như: Kiểm mẫu đối chứng, kiểm tra tay nghề nội bộ, tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo trong và ngoài nước tổ chức:

Năm 1999, 2000: Chương trình thử nghiệm thành thạo do Hiệp hội hóa Việt Nam (VINATEST) tổ chức.

Năm 2001: Chương trình thử nghiệm thành thạo do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức (JICA PT 2001) tổ chức đối với chỉ tiêu kim loại trong nước.

Năm 2002: Chương trình thử nghiệm thành thạo do Hiệp hội hóa học úc (NATA) tổ chức đối với chỉ tiêu kim loại và hoá lý khác trong nước.

Năm 2003: Chương trình thử nghiệm thành thạo do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức (JICA PT 2001) tổ chức đối với chỉ tiêu kim loại trong nước.

Năm 2004: Chương trình thử nghiệm thành thạo do Hiệp hội hóa Việt Nam (VINATEST) tổ chức đối với chỉ tiêu kim loại và các chỉ tiêu hóa lý khác trong nước.

Ngoài ra, năm 2002, 2003 đoàn chuyên gia Nhật Bản của Tổ chức JICA đã sang và làm việc với Phòng thí nghiệm về thiết bị và phương pháp phân tích kim loại trong nước. Các chuyên gia chỉ dẫn một số điểm nhỏ cần khắc phục của thiết bị và khuyến cáo Trung tâm tiếp tục triển khai các phương pháp và thiết bị mà Trung tâm đang sử dụng để phân tích kim loại.

54

Page 55: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Nhìn chung, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Đồng Nai hiện có khả năng đo đạc, phân tích môi trường đạt chuẩn Quốc gia ở hầu hết các thông số hoá lý cơ bản.

Danh mục các thông số chất lượng môi trường được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 trong đo đạc, phân tích được chỉ ra theo bảng thống kê dưới đây (Bảng III.12).

Bảng III.12. Danh mục thông số đo đạc, phân tích môi trường được công nhận đạt chuẩn ISO/IEC 17025 tại Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi

TT

Thông số Phương pháp thử Thiết bị chính sử dụng

A. Mẫu không khí1 Nhiệt độ - độ ẩm TCVN 5508 -1991 -Thiết bị đo nhiệt độ - độ ẩm

-TESTO 6502 Vận tốc gió - hướng

gióTCVN 5508 -1991 Thiết bị đo vận tốc gió - hướng gió

(TESTO 425)3 Độ ồn TCVN 5508 -1991 Máy đo tiếng ồn kỹ thuật số4 Bụi TCVN 5067 -1995 Bộ lấy mẫu tốc độ cao-Đức

Bộ lấy mẫu tốc độ thấp-Đức5 CO TCN Bộ lấy mẫu khí - DESAGA6 NO2 TCVN 6137 -1996

TCNBộ lấy mẫu khí – DESAGAUV- Visible Spectrophotometer 1601 – Shimadzu

7 SO2 TCVN 5971-1995 TCN

Bộ lấy mẫu khí – DESAGAUV- Visible Spectrophotometer 1601 - Shimadzu

8 Bụi Chì TCVN 6996 - 2001 Bộ lấy mẫu khí – DESAGAUV- Visible Spectrophotometer 1601 - Shimadzu

9 NH3 Phương pháp Nessler

Bộ lấy mẫu khí – DESAGAUV- Visible Spectrophotometer 1601 - Shimadzu

B. Mẫu khí thải lò đốt10 Nhiệt độ lò đốt Đo bằng tia hồng

ngoạiCole - Parmer

11 Khí thải lò đốt: O2, P,CO,CO2,SO2,NOx...

Đo bằng đầu dò TEST 350XL

C. Mẫu nước các loại12 pH USEPA method

150.1691 pH Meter - Metrohm545 pH Meter – Corning

13 Độ dẫn điện (EC) APHA 2510.B Conductivity meter 4320 - Metrohm14 Tổng chất rắn hòa tan

(TDS)APHA 2540.C Conductivity meter 4320 - Metrohm

15 Độ đục APHA 2130.B UV- Visible Spectrophotometer 1601 - Shimadzu

16 Độ màu APHA 2120.B UV- Visible Spectrophotometer 1601 – Shimadzu

17 Tổng chất rắn lơ lửng APHA 2540.D Tủ sấy – Memmert

55

Page 56: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

(TSS) Analytical balance-Sartorius BP 210S18 Clorua (Cl-) APHA 4500.Cl-.B

hoặc APHA 4500.Cl-.D

Tủ sấy – MemmertAnalytical balance-Sartorius BP 210S

19 Độ cứng toàn phần APHA 2340.C Tủ sấy – MemmertAnalytical balance-Sartorius BP 210S

20 Oxy hòa tan APHA 4500-O.G Oxymeter 3000 – WTW YSI 52 - Mỹ

21 Nhu cầu oxy hóa học (COD)

APHA 5220.B hoặc APHA 5220.C

Tủ sấy – Memmert

22 Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (BOD5)

APHA 5210.B Incubator – ELE ĐứcIcubator - Gallenkamp Sanyo

23 Nitrit (N-NO2-) APHA 4500-NO2.B UV- Visible Spectrophotometer 1601

– Shimadzu24 Nitrat (N-NO3

-) APHA 4500-NO3

USEPA 352.1DR/2000 – HACHDR/2400 – HACH

25 Amoni (N-NH3) TCVN 5899-1995USEPAmethod350.3APHA 3500-NH3

DR/2400 – HACH

26 Nitơ ken dan APHA 4500-Norg.B Bộ chưng cất đạm27 Nitơ tổng TCVN 6624-1:2000 Bộ chưng cất đạm28 Photpho tổng số APHA4500-P.D

hoặcAPHA 4500-P.E

UV- Visible Spectrophotometer 1601 – Shimadzu

29 Sunphat (SO42-) APHA 4500-SO4

2-.E UV- Visible Spectrophotometer 1601 – Shimadzu

30 Xyanua (CN-) APHA 4500-CN-.C UV- Visible Spectrophotometer 1601 – Shimadzu

31 Clo dư HACH method 8038 DR/2000 – HACHDR/2400 – HACH

32 Phenol TCVN 6216-1996HACH method

Bộ chưng cất đạmDR/2000 – HACHDR/2400 – HACH

33 Dầu và mỡ APHA 5520.C Horiba OCMA 31034 Đếm vi khuẩn

ColiformBS 5763-1991 Tủ cấy vi sinh

35 Sắt tổng (Fe) APHA 3500-Fe.DHACH method 8008

UV- Visible Spectrophotometer 1601 – Shimadzu

36 Cr6+ TCVN 6658-2000 UV- Visible Spectrophotometer 1601 – Shimadzu

37 Thủy ngân (Hg) APHA 3112.B Atomicabsorption spectrophotometerAA-6701G- Shimadzu

38 Natri (Na) APHA 3500-Na.D Flame photometer - PFP 7 Jenway39 Kali (K) APHA 3500-K.D Flame photometer - PFP 7 Jenway40 Kim loại: đồng,

Mangan, Niken, Chì, Cadimi, tổng crôm

APHA 3113.BAPHA 3113.B

Atomic absorption spectrophotometerAA-6701G- Shimadzu

41 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc

APHA 6630.B Máy sắc ký khí ghép nối khối phổGas chromotography mass spectrophotometer

56

Page 57: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

photpho – Thermost42 Dư lượng thuốc bảo

vệ thực vật gốc cloAPHA 6630.B Máy sắc ký khí ghép nối khối phổ

Gas chromotography mass spectrophotometer – Thermost

Nguồn : Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 2005

III.2.2. Đánh giá về hiện trạng mạng lưới các điểm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Hiện nay mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Đồng Nai bao gồm :

- 66 điểm giám sát chất lượng không khí, trong đó có 44 điểm tại các KCN; 12 điểm tại các khu dân cư và 10 điểm tại các trục lộ giao thông và ven đường .- 67 điểm giám sát chất lượng nước mặt, trong đó có 28 điểm quan trắc chất lượng nước Sông Đồng Nai; 06 điểm quan trắc chất lượng nước Sông Thị Vải, 04 điểm quan trắc chất lượng nước một số sông khác tại tỉnh Đồng Nai; 24 điểm quan trắc chất lượng nước hồ Trị An ; 05 điểm quan trắc chất lượng nước tại một số hồ nhỏ tỉnh Đồng Nai.- 22 điểm quan trắc nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Qua xem xét sơ bộ mạng lưới giám sát chất lượng không khí, chất lượng nước mặt, nước ngầm có thể nhận xét rằng mạng lưới giám sát do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường xây dựng trong thời gian qua là phù hợp. Trong tương lai, khi tình hình phát triển kinh tế xã hội biến đổi, có thể bổ sung thêm các điểm giám sát mới nhằm quan trắc tác động của các hoạt động phát triển tới môi trường.

III.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU KIỆN TOÀN MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG BAO QUANH

Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường (trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) với tổng vốn đầu tư đến nay trên 10 tỷ đồng với trang thiết bị hiện đại và phòng thí nghiệm đã được VILLAS công nhận Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 : 2001 trên lĩnh vực nước và không khí từ năm 2000 đến nay.

Thực hiện chương trình quan trắc các thành phần môi trường nước mặt (sông, suối, hồ), nước dưới đất, không khí trên địa bàn tỉnh hàng năm trong mùa mưa và mùa khô. Số lượng mẫu quan trắc chất lượng nước mặt 750-800 mẫu/năm với tổng tần suất quan trắc là 12 lần/năm, quan trắc chất lượng nước dưới đất 32 mẫu/năm, quan trắc chất lượng không khí 130-160 mẫu/năm. Các số liệu quan trắc các thành phần môi trường góp phần cho việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm, quy hoạch môi trường và dự báo môi trường trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng về cơ sở vật chất (phòng làm việc, phòng thí nghiệm,..), trang thiết bị thí nghiệm, lấy mẫu, trang thiết bị văn phòng, nhân sự,.. hiện có của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường, chúng tôi xác định nhu cầu nâng cấp trang thiết bị, nhân sự,… cho phù hợp với mạng lưới quan trắc môi trường (Xem Bảng III.13).

Bảng III.13. Đánh giá tổng hợp về năng lực hiện có của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường

Hạng mục Năng lực

57

Page 58: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Đã có Còn thiếu Chưa cóTrang thiết bị lấy mẫu và quan trắcThiết bị quan trắc không khí

Lấy mẫu + -Trạm cố định 0Xe di động 0

Thiết bị quan trắc nước mặt

Lấy mẫu + -Đo tại hiện trường + -

Thiết bị lấy mẫu nước ngầm -Thiết bị lấy mẫu đất -Thiết bị lấy mẫu bùn lắng 0Thiết bị lấy mẫu thuỷ sinh 0Trang thiết bị phòng thí nghiệmThiết bị phân tích không khí + -Thiết bị phân tích nước mặt + -Thiết bị phân tích nước ngầm + -Thiết bị phân tích đất -Thiết bị phân tích sa lắng 0Thiết bịphân tích chất thải rắn 0Thiết bị xác định thuỷ sinh 0Cơ sở vật chấtVăn phòng làm việc + Phòng thí nghiệm + Xây dựng trạm cố định 0Nhân sự + -Thiết bị văn phòng + -

Ghi chú: Đã có : + Còn thiếu : - Chưa có : 0

Trên cơ sở xem xét thực trạng quan trắc môi trường tỉnh Đồng Nai có thể nhận xét như sau:

- Hiện tại, mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn Tỉnh tương đối hoàn thiện, tuy nhiên tần suất quan trắc còn thấp. Vì vậy, trong thời gian tới cần thiết phải bổ sung thêm kinh phí để gia tăng tần suất quan trắc.

- Hiện tại Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai đã có tương đối đầy đủ các trang thiết bị để triển khai lấy mẫu, đo đạc, phân tích các chỉ tiêu hoá lý cơ bản nhằm đánh giá ô nhiễm do nước thải, khí thải, chất thải rắn và giám sát chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí. Trung tâm chưa có trang thiết bị để giám sát chất lượng đất, giám sát thuỷ sinh trong nguồn nước mặt. Hiện tại trang thiết bị dã ngoại còn mang tính thủ công, chưa liên tục. Vì vậy, cần thiết phải đầu tư dự án để cung cấp trang thiết bị cho Trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý môi trường ngày càng cao của tỉnh.

- Hiện nay Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường chưa có các trang thiết bị và phần mềm để xử lý số liệu, tính toán chỉ số chất lượng không khí, chỉ số chất lượng nước, tính toán lan truyền ô nhiễm không khí và trong nước mặt, vẽ các sơ đồ/bản đồ phân bố ô nhiễm; chưa có đủ các phương tiện giao thông phục vụ công tác lấy mẫu, giám sát thực địa.

58

Page 59: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Hiện nay so với khối lượng công việc thì số lượng nhân viên của Trung tâm còn ít, chỉ đáp ứng được một phần công việc của Trung tâm. Trình độ của phần lớn cán bộ còn hạn chế, chưa được đào tạo nâng cao.

- Các Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Biên Hoà, Thị xã Long Khánh, các huyện khác chưa được cung cấp các trang thiết bị đo dã ngoại, thiếu các thiết bị văn phòng thiết yếu phục vụ cho công tác lưu trữ số liệu, kết nối internet, lập báo cáo. Cán bộ cấp huyện chưa được đào tạo chuyên môn về môi trường, vì vậy chưa đủ đáp ứng được yêu cầu theo phân cấp của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.

- Cán bộ phụ trách địa chính và môi trường cấp xã còn thiếu và yếu.

III.4. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC TRẠM QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG.

(1). Vị trí phòng thí nghiệm

- Phòng phân tích - thử nghiệm được đặt ngay tại Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.

- Ở các huyện/thị chỉ trang bị các máy đo nhanh, đo các chỉ tiêu cơ bản nên không xây dựng phòng thí nghiệm tại các huyện/thị .

(2). Vị trí dự kiến sẽ xây dựng 02 trạm giám sát không khí cố định, tự động.

Vị trí đặt 02 trạm giám sát không khí cố định tự động như sau :

+ Vị trí 1: Có thể đặt tại Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai hoặc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Đồng Nai.+ Vị trí 2: đặt tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai hoặc tại nhà điều hành KCN Nhơn Trạch

Diện tích cho một trạm giám sát không khí cố định là 3,6m x 2,6m = 9,36m chưa tính cho khoảng cách bảo vệ an toàn của trạm (khoảng cách bảo vệ an toàn tùy thuộc vào diện tích bố trí trạm), xung quanh trạm xây dựng hàng rào song sắt (cần khoảng 40 m2).

(3). Vị trí lập các trạm giám sát chất lượng nước cố định, tự động

Vị trí 4 Trạm quan trắc cố định, liên tục chất lượng nước là :

- Vị trí 1 : cạnh họng lấy nước của Nhà máy nước Biên Hoà - Sông Đồng Nai

- Vị trí 2 : khu vực cảng Gò Dầu B – sông Thị Vải

- Vị trí 3 : Tại hồ Trị An

- Vị trí 4 : Tại hợp lưu sông Bé và sông Đồng Nai

Diện tích đặt trạm : 20 m2/trạm

(4). Vị trí đặt Phòng Xử lý Dữ liệu Môi trường

59

Page 60: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Phòng Xử lý Dữ liệu Môi trường sẽ được đặt ngay tại Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai (Cần khoảng 20 m2 phòng làm việc).

60

Page 61: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

III.5. XÂY DỰNG SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Sơ đồ bố trí mạng lưới quan trắc môi trường được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 (Tỷ lệ 1:100.000) (Xem Phụ lục 2 của báo cáo).

61

Page 62: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

CHƯƠNG IV

ĐỀ XUẤT NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CHO TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

IV.1. ĐỀ XUẤT DANH MỤC THIẾT BỊ TẠI CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM, TRẠM QUAN TRẮC VÀ THIẾT BỊ DÃ NGOẠI CHO CÁC HUYỆN

VI.1.1. Danh mục các thiết bị hiện có tại Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường

Danh mục trang thiết bị lấy mẫu, phân tích tại các phòng thí nghiệm hiện có của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai tính đến năm 2006 như sau :

(1). Các thiết bị thu mẫu nước:

Các thiết bị thu mẫu nước của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường được trình bày trong Bảng IV.1

Bảng IV.1. Thiết bị thu mẫu nước để phân tích hóa lý

Stt Danh mục Số lượng

Ký hiệu (mã số, nơi sản xuất...)

1 Bộ lấy mẫu nước 1 Pháp2 Thiết bị lấy mẫu nước (bằng

nhựa)1 Đức

3 Thiết bị lấy mẫu nước (bằng kim loại)

1 Đức

4 Máy đo lưu tốc 2 1.No:14825, Model 0012/B(UK)2.No: 14826, Model 0012/B(UK)

5 Máy định vị tọa độ vệ tinh 2 1.No:8120434 (Mỹ-Ý)2.No:8120446 (Mỹ-Ý)

6 Bộ lấy mẫu tự động cho UV – 1601

1 No: IMS 834A-0110, Type ISMATEC - BVKC (Thụy Sỹ)

(2). Các thiết bị phân tích mẫu hóa lý, vi sinh.

Thiết bị phục vụ cho việc đo đạc và phân tích các chỉ tiêu hóa lý được trình bày trong bảng IV.2.

62

Page 63: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Bảng IV.2. Thiết bị đo đạc và phân tích các chỉ tiêu hóa lý

Tên thiết bị Công dụngMáy đo oxy hòa tan- Oxymeter 3000 - WTW - Đức- YSI-52 – Mỹ

đo nồng độ oxy hòa tan trong nớc

Máy đo pH- 691 pH Meter - Metrohm - Thuỵ Sĩ- 545 pH Meter - Corning – USA

Xác định pH trong dung dịch

Máy đo N-NH3 bằng điện cực692 pH/ Ion meter

Xác định độ nồng độ amonia trong dung dịch

Máy đo độ dẫn điệnConductivity meter 4320 – Metrohm

Xác định độ dẫn điện, tổng chất rắn hòa tan, độ mặn của mẫu nớc

Máy quang phổ so màuUV- Visible Spectrophotometer 1601 – Shimadzu

Xác định hàm lợng các ion: NO2-,

NO3-, PO4

-, SO42-, Xyanua, khí CO....

và kim loại (Fe, Cr (6+).....Máy quang kế ngọn lửaFlame photometer - PFP 7 Jenway

Xác định hàm lợng kim loại Natri, Kali

Máy so màu DR/2000 – HACH

Đo nhanh hàm lợng các ion và kim loại trong mẫu nớc

Máy quang phổ hấp thu nguyên tử lò graphicAtomic absorption spectrophotometerAA-6701G- Shimadzu

Xác định hàm lợng các kim loại nặng (Hg, Pb, Cd, Ni, Cr....) ở nồng độ thấp

Máy cực phổPolarographic and Voltametric apparatus746 VA Trace analyzer – Metrohm

Xác định hàm lợng kim loại nặng (Hg, Cd..) trong nớc nhiễm mặn

Máy sắc ký khí ghép nối khối phổGas chromotography mass spectrophotometer – Thermost

Xác định định tính và định lợng chất hữu cơ trong mẫu (thuốc BVTV, dầu khoáng....)

Tủ sấy Memmert

Xác định thông số COD và TSS

Lò nung Nabertherm

Dùng để tro hóa các loại mẫu

Nồi hấp tiệt trùng- Autoclave -- Autoclave - - Autoclave -

Dùng để tiệt trùng sản phẩm ở điều kiện áp suất và nhiệt độ cố định, phục vụ việc chuẩn bị môi trờng nuôi cấy vi sinh

Tủ ủ vi sinh ở 37oCIcubator – Gallenkamp

Duy trì chế độ nhiệt độ cố định để xác định thông số Ecoli

Tủ ủ vi sinh ở 44oCIcubator – Sanyo

Duy trì chế độ nhiệt độ cố định để xác định thông số Coliform

Tủ ủ BOD BOD Incubator - TS 606/3 – WTW

Duy trì chế độ nhiệt độ để xác định thông số BOD (nhu cầu oxy sinh hóa)

Hệ thống phân tích BOD 12 chaiOxitop IS 12 WTW

Phân tích thông số BOD tự động

Hệ thống bơm chân khôngRotary vane vacuum pump - Leybol S1.5

Lọc mẫu dới tác dụng của chân không, dùng để

Máy phân tích COD- Thiết bị đo COD - Palintest

Dùng để công phá mẫu xác định thông số COD

63

Page 64: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Thiết bị phá mẫu - Digital tubetests heater

(3). Các thiết bị thu mẫu và phân tích không khí:

Các thiết bị thu mẫu và phân tích không khí của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường được trình bày trong Bảng IV.3.

Bảng IV.3. Thiết bị thu mẫu và phân tích không khí

TT Danh mục Số lượng Tính năng ( mã số, nơi sản xuất...)1 Bộ lấy mẫu khí 2 GS212/170310-No:96376 ( Đức)

GS212/170310-No:96377 ( Đức)2 Bộ đo mẫu khí; 04 chỉ tiêu

cùng lúc1 TYPE 0632 3500-No: 50143( Đức)

3 Bộ định hướng gió, đo nhiệt độ, độ ẩm không khí

1 TYPE 4.3019.21.000-No:0198042 (Đức)

4 Bộ lấy mẫu bụi tốc độ cao 2 CODE 8013-04-No: 817728 (Nhật)CODE 8013-04-No: 817739 (Nhật)

5 Bộ lấy mẫu bụi tốc độ thấp 2 CODE 8012-154-No: 810245 CODE 8012-145-No: 810246

6 Tủ hút- lọc khí 1 MODEL: BFC 20-001 LC /FR/BS/2No: 3326/21/98( Anh0

7 Bơm chân không 1 No:Z 035496 ( Đức)8 Bộ lọc chân không 1 No: 5- 8070; 5-8063; 5-8068 (Mỹ)9 Tủ hút khí độc 1 No:AV 750 E-506, Model AURA 750E10 Máy định vị tọa độ vệ tinh 2 1.No:8120434 (Mỹ-Ý)

2.No:8120446 (Mỹ-Ý)11 Máy lấy mẫu khí 2 1.No: 98411,Model GS 212/170310 (Đức)

2.No: 98412,Model GS 212/170310 (Đức)12 Máy phát điện 1 No: EC 250 CX EXEN-9016375 (Nhật)

(4). Thiết bị phục vụ xử lý số liệu.

Thiết bị để xử lý số liệu nhằm tổng hợp và quản lý số liệu quan trắc hàng năm của Trung tâm. Thiết bị được trang bị đều cho các phòng ban để quản lý số liệu của phòng, các số liệu sau đó đuợc tập hợp cho vào máy chủ để xử lý. Các thiết bị hiện có của Trung tâm như sau:

- Máy vi tính: 07 cái- Máy in laser: 06 cái- Máy scanner-photo-in màu: 01 cái

VI.1.2. Đề xuất thiết bị cần trang bị cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai và các huyện

Như giới thiệu ở phần trên, trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường hiện có của trung tâm được trang bị, tuy tương đối đa dạng nhưng số lượng còn hạn chế, thiếu đồng bộ và chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu quan trắc và phân tích môi trường trong thời gian trước mắt cũng như trong tương lai. Có 80% số thiết bị hiện có tại Trung tâm là còn hoạt động được, trong đó có một số thiết bị đo nhanh tại hiện trường và độ chính xác không cao và tuổi thọ thấp, Trung tâm chưa có thiết bị phân tích chuyên sâu. Nhu cầu về trang thiết bị của Trung

64

Page 65: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường được nêu ở phần sau, trên cơ sở các trang thiết bị hiện có tại Trung tâm thì cần bổ sung thêm nhằm hoàn thiện hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác quan trắc và phân tích môi trường.

Trên cơ sở trang thiết bị hiện có tại các phòng thí nghiệm của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường, sẽ đề xuất bổ sung và mua mới các trang thiết bị để đạt được các mục tiêu đặt ra trong giai đoạn từ 2007-2010 như sau :

- Đầu tư bổ sung cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai các thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích các chỉ tiêu hoá lý cơ bản nhằm đánh giá ô nhiễm do nước thải, khí thải, chất thải rắn và giám sát chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí.

- Đầu tư mới cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai trang thiết bị để bước đầu triển khai giám sát chất lượng đất, giám sát thuỷ sinh trong nguồn nước mặt.

- Đầu tư mới cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường 2 trạm giám sát chất lượng không khí tự động cố định, 1 xe giám sát chất lượng không khí di động, 4 trạm giám sát chất lượng nước tự động. Đầu tư mạng truyền dữ liệu từ 2 trạm giám sát chất lượng không khí tự động và 4 trạm giám sát chất lượng nước tự động về Phòng Xử lý Dữ liệu Môi trường đặt tại Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường.

- Đầu tư bổ sung cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường các trang thiết bị và phần mềm để bước đầu đủ khả năng xử lý số liệu, tính toán chỉ số chất lượng không khí, chỉ số chất lượng nước, tính toán lan truyền ô nhiễm không khí và trong nước mặt, vẽ các sơ đồ/bản đồ phân bố ô nhiễm, tiến tới công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (Bảng điện tử, Đài phát thanh, Đài truyền hình …).

- Đầu tư bổ sung cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường các phương tiện giao thông phục vụ công tác lấy mẫu, giám sát thực địa (gồm 3 xe ô tô), các thiết bị văn phòng, các thiết bị phụ trợ khác (máy mạnh, điện thoại, Fax, mạng Internet …)

- Đầu tư mới cho các Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Biên Hoà, Thị xã Long Khánh, các huyện khác các trang thiết bị đo dã ngoại cơ bản, bền, dễ sử dụng và bảo trì, chi phí vận hành thấp. Ngoài ra, dự án sẽ cung cấp cho các Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện/thị các thiết bị văn phòng thiết yếu phục vụ cho công tác lưu trữ số liệu, kết nối internet, lập báo cáo.

Kế hoạch đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2007-2010 được trình bày trong Phụ lục 1.

Danh mục các thiết bị sẽ đầu tư trong năm 2007 được đưa ra trong bảng IV.4.

Bảng IV.4 : Danh mục các thiết bị sẽ đầu tư trong năm 2007

STT TênSố

lượngĐơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Ghi chú

A. TRANG THIẾT BỊ CHO PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CẤP HUYỆN, THỊ XÃ VÀ TP. BIÊN HÒAI Thiết bị giám sát ô nhiễm không khí Mỗi phòng

Tài nguyên 1 Máy đo độ ồn 12 25.000.000 300.000.000

65

Page 66: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

và Môi trường trang bị mỗi loại thiết bị là 01

II Thiết bị giám sát ô nhiễm nước

1Máy đo pH, độ dẫn điện, TDS cầm tay

12 10.000.000 120.000.000

2Máy đo độ đục, độ mặn cầm tay

12 20.000.000 240.000.000

3Máy đo oxy hòa tan trong nước

12 30.000.000 360.000.000

Cộng (I+II) 1.020.000.000B. TRANG THIẾT BỊ CHO TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNGI Thiết bị giám sát ô nhiễm không khí

1Máy phân tích khí thải tại nguồn

1 250.000.000 250.000.000 Đang thiếu

2Máy phân tích bụi tại nguồn

1 120.000.000 120.000.000 Đang thiếu

3Máy đo lưu lượng khí thải tại nguồn

1 50.000.000 50.000.000 Đang thiếu

4 Máy đo độ ẩm - nhiệt độ 2 25.000.000 50.000.000 Đang thiếu5 Máy đo độ ồn 1 25.000.000 25.000.000 Đang thiếu6 Bơm lấy mẫu khí 4 45.000.000 180.000.000 Đang thiếu

8Máy đo chỉ tiêu bụi xung quanh hiển thị số

1 120.000.000 120.000.000 Đang thiếu

9Máy đo hướng gió - vận tốc gió

2 35.000.000 70.000.000 Đang thiếu

10 Máy đo độ sáng 2 15.000.000 30.000.000 Đang thiếu11 Máy định vị tọa độ 2 30.000.000 60.000.000 Chưa có

12Máy đo nhanh chỉ tiêu SO2

1 50.000.000 50.000.000 Chưa có

13Máy đo nhanh chỉ tiêu Nox

1 50.000.000 50.000.000 Chưa có

14Máy đo nhanh chỉ tiêu CO

1 50.000.000 50.000.000 Chưa có

15Máy nén không khí xác định hàm lượng chất hữu cơ

1 100.000.000 100.000.000 Chưa có

II Thiết bị giám sát ô nhiễm nước

1

Máy quang phổ hấp thu nguyên tử-Graphit-ngọn lửa-bộ hóa hơi phân tích As, Hg

1 1.900.000.000 1.900.000.000 Chưa có

2Máy quang phổ so màu UV-VIS Spectrophotometer

1 320.000.000 320.000.000 Chưa có

3 Bơm lấy mẫu nước ngầm 1 70.000.000 70.000.000 Chưa có4 Máy đo độ sâu mực nước 1 160.000.000 160.000.000 Chưa có5 Thiết bị lấy mẫu nước 1 40.000.000 40.000.000 Đang thiếu

6Máy đo lưu lượng nước thải

1 150.000.000 150.000.000 Chưa có

7 Máy đo pH, độ dẫn điện, 1 10.000.000 10.000.000 Chưa có

66

Page 67: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

TDS cầm tayIII Thiết bị giám sát ô nhiễm đất

1 Thiết bị nghiền đất 1 50.000.000 50.000.000 Chưa có2 Tủ sấy chân không 1 155.000.000 155.000.000 Chưa có3 Thiết bị lấy mẫu đất 1 20.000.000 20.000.000 Chưa có

Cộng (I+II+III) 4.080.000.000Tổng cộng (A+B) 79 5.100.000.000

Danh mục các thiết bị chính đầu tư cho 3 năm tiếp theo 2008-2010 được tóm tắt trong bảng IV.5.

67

Page 68: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Bảng IV.5. Kế hoạch đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai

Thời gianNăm 2008 Năm 2009 Năm 2010

01 Sắc ký – Khối phổ + Phụ kiện ; Mỹ Các loại DetectorCác loại sensor Sensor đo CO, SO2 NO, NO2

Các loại cột mao quảnCột mao quản pha phân cựcBẫy ẩmBẫy oxyBẫy hydrocacbonImpinger

Máy so màu, PhotoLab S6, WTW – Đức Cuvét micro phục vụ phân tích tự động trên máy quang phổ UV VIS Cecil 7200Vương Quốc AnhPhần mềm Peaksimple 1 CH. Serial data system kitCổng bơm mẫu chia dòng và không chia dòngValt lấy mẫu khí 10 cổng, ĐK bằng điện tửValt cho lòBộ đưa mẫu tự động 20 Vial

Máy đo tổng muối hòa tan (TDS) xách tay, cond 330i SET, WTW – Đức

02 Hệ thống máy sắc ký khí – khối phổ (GC-MS) Model: CLARUS 500 GC – MS

Máy so màu và phụ kiện ; UV – Vis ; labomed ; Mỹ Máy so màu,

PhotoLab S6, WTW – Đức

03 Bơm chính xác nhiều kênh và ống bơm; hãng cung cấp Cole – Parmer; Mỹ

BOD – OxiDirea, TINTOMETER – Đức

Máy đo DO cầm tay, Oxi 330 SET, WTW – Đức Cuvét micro phục vụ phân tích tự động trên máy quang phổ UV VIS Cecil 7200

04 Máy pH để bàn, Senion 378, HATCH – Mỹ

Lò nung COD Máy pH để bàn, Senion 378, HATCH – Mỹ

05 Máy cấtnước, Aquartron A 4000, Bibby – Anh

Thiết bị phản ứng, CR 3200, WTW – Đức

Máy so màu và phụ kiện ; UV – Vis ; labomed ; Mỹ

06 Thiết bị đo ồn có phân tích giải tần; Quest; Mỹ. Thiết bị đo + cáp nối PC. Phần mềm

Gas Chromatograph, Chương trình nhiệt:

BOD – OxiDirea, TINTOMETER – Đức

07 Bộ dụng cụ, thiết bị đo bụi tại ống khói; Đức

Thiết bị đo cường độ điện – từ trường; Narda STS; Đức

Thiết bị phản ứng, CR 3200, WTW – Đức

08 Thiết bị đo nhiệt độ từ xa; OS 523; Mỹ

Thiết bị cô quay chân không ; Heidolph ; Đức ; Mod Rotavac, Phụ kiện

Máy cất nước, Aquartron A 4000, Bibby – Anh

09 Máy so màu và phụ kiện ; UV – Vis ; labomed ; Mỹ- Cuvét micro phục vụ

Bộ dụng cụ, thiết bị đo bụi tại ống khói; Đức

Bộ dụng cụ, thiết bị đo bụi tại ống khói; Đức

68

Page 69: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

phân tích tự động trên máy quang phổ UV VIS Cecil 7200

10 BOD – OxiDirea, TINTOMETER – Đức

Thiết bị sắc ký khí hiện trường tốc độ nhanh; Photovac, inc.; Mỹ

Thiết bị trạm quan trắc môi trường không khí cố định

11 Máy so màu, PhotoLab S6, WTW – Đức

Máy điều chế Hydro Các loại Detector

Thiết bị sắc ký khí hiện trường tốc độ nhanh; Photovac, inc.; Mỹ

12 Thiết bị đo ồn có phân tích giải tần; Quest; Mỹ. Thiết bị đo + cáp nối PC. Phần mềm

Thiết bị cho một trạm quan trắc không khí cố định

Thiết bị đo cường độ điện – từ trường; Narda STS; Đức

13 Bộ dụng cụ, thiết bị đo bụi tại ống khói; Đức

02 Trạm quan trắc tự động chất lượng nước mặt

Thiết bị đo khí thải CN Testo 360 – 3; Testo; Đức, thiết bị chính, phụ kiện (sensors + tay cầm nhiệt)

14 Thiết bị sắc ký khí hiện trường tốc độ nhanh; Photovac, inc.; Mỹ

Thiết bị cô quay chân không ; Heidolph ; Đức ; Mod RotavacPhụ kiện

15 Máy điều chế Hydro Thiết bị cho một trạm quan trắc không khí cố định

16 Máy lấy mẫu khí độc định lượng qua tuýp, Air Sampler S23; KYOMYO RIKAGAKU KOGYO K.K; Japan

Thiết bị xe quan trắc không khí di động

17 Thiết bị đo nhiệt độ từ xa; OS 523; Mỹ

Máy khuấy phục vụ jatest do hãng VELP (Italy) sản xuất

18 Máy siêu âm 1500W; Hãng cung cấp Cole – parmer; Mỹ

Máy lắc ; hãng cung cấp Cole – parmer ; Mỹ

Ngăn tạo dòng chảy liên tục dung lượng cao

02 Trạm quan trắc tự động chất lượng nước mặt

Dự kiến tổng kinh phí đầu tư trang thiết bị cho các huyện trong 3 năm 2008-2010 khoảng 4.500 triệu (trung bình mỗi năm 1.500 triệu)

VI.1.2.1. Đề xuất các trang thiết bị giám sát môi trường không khí cho trạm cố định và xe di động

(1). Trạm giám sát môi trường không khí cố định

69

Page 70: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Để giám sát liên tục chất lượng không khí tại một số khu vực trọng điểm của tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn 2007-2010 cần đầu tư 02 trạm giám sát không khí tự động cố định. Vị trí có thể lựa chọn tại TP. Biên Hoà và Khu vực huyện Nhơn Trạch.

Các trang thiết bị cho một Trạm giám sát môi trường không khí cố định (chứa trong 01 Công ten nơ S/N 98) như sau :

- Máy giám sát bụi SM200 S/N SM200-268- Bơm sử dụng cho máy giám sát S/N SM200-268, bao gồm 2 dụng cụ để bộ phận lọc - Hộp đựng 730 dụng cụ lọc SM200- Dây dựng bụi bao gồm cả chai đựng- Miếng đệm cho SM200- Máy cách PM 2,5 dùng cho SM 200 cho cả 2 dụng cụ lọc 37mm và dầu Dow Corning- Bộ phận cáp SM200- Bộ ống SM200- Ong thép không gỉ bao gồm cả các khớp nối- Cẩm nang SM200- Bích trần bằng PVC cho thiết bị giám sát bụi- Bích trần bằng PVC cho thiết bị giám sát không khí- Ong dẫn khí bằng thép không gỉ có lớp lóp bằng thuỷ tinh- Bộ ray dùng cho dây dẫn không khí- O cắm điện- Phận cách nhiệt cho SM200- Nhiệt kế cho SM200- UPS, S/N GS0003001932 và tài liệu hướng dẫn- Thiết bị phân tích M100A, S/N 1125 có bơm bên trong, multidrop, IZS và tài liệu hướng

dẫn- Thiết bị phân tích M200A, S/N 1404 với bơm bên ngoài (gắn vào giá đỡ 19 inch),

multidrop, IZS và tài liệu hướng dẫn- Thiết bị phân tích M300A, S/N 1266 có bơm bên trong, multidrop, IZS và tài liệu hướng

dẫn- Thiết bị phân tích M400A, S/N 336 có bơm bên trong, multidrop, IZS và tài liệu hướng

dẫn- Hệ thống khí zero M701, S/N 692 có bơm bên trong và các tài liệu hướng dẫn- Máy ghi dữ liệu, S/N DL256PRO-E-098- Máy giám sát 15 inch- Bàn phím- Thang (gắn lên cửa)- Ong thuỷ tinh cóống dẫn từ thiết bị phân tích (gắn vào giá đỡ 19 inch)- Hộp có chứa:- Khớp nối dùng cho phích cắm đen ở ống dẫn dưới đáy- Sơn- Silicon dùng cho mặt bích bằng PVC- Nắn dòng- Phích cắm PVC dùng cho ống dẫn bụi- Phích cắm PVC dùng cho ống dẫn không khí- Bộ phận nắng dòng cho telephone- Khớp nối dự trữ cho ống thuỷ tinh- Dụng cụ lọc SM200 dự trữ

70

Page 71: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Đầu dò gió, WS 510, S/N WM 34198- Đầu dò nhiệt độ PT100, S/N 156568- Phong tốc kế WS 520, S/N 000342- Hộp có các bộ phận radiello- Đầu dò áp suất BM100 S/N 2750632 (gắn phía ngoài côngtennơ)- Đầu dò độ ẩm HX110 S/N CY06907-0047 (gắn phía ngoài côngtennơ)- Đầu dò bức xạ GR80 S/N SKS 1110/S 069919126- Khớp nối cho GR80- Máy vi tính đã cài phần mềm- Máy giám sát 15 inch- Máy giám sát 19 inch- Bàn phím- Máy in màu EPSON 660- Máy in laser HL 1030- UPS của máy vi tính SN QS 9942122005- Hộp có chứa dây cáp, 2 chuột và một bộ phận điều khiển có 5 điểm vào

Trọng lượng của 01 côngtennơ là 1.600 kgKích thước : 3660 x 2240 x 2550 mm

Theo kinh nghiệm thực tế đã đầu tư mua Trạm giám sát không khí cố định tự động tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội thì kinh phí mua sắm trang thiết bị cho một Trạm quan trắc môi trường không khí cố định khoảng 3.000 triệu đồng. Kinh phí vận hành 1 trạm giám sát không khí cố định tự động khoảng 100 triệu đồng/trạm/năm.

(2). Xe giám sát môi trường không khí di động

Để phục vụ cho công tác giám sát lưu động không khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (giai đoạn 2007 – 2010) thì Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường cần được trang bị 01 xe quan trắc không khí di động.

Theo kinh nghiệm thực tế đã đầu tư mua xe giám sát không khí tự động, di động tại Viện Môi trường và Tài nguyên; Trung tâm Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp thì giá thành mua 01 xe quan trắc môi trường không khí di động vào khoảng 4.500 triệu đồng. Kinh phí hoạt động cho xe di động khoảng 300 triệu đồng/năm

Chi tiết trang thiết bị cho một xe quan trắc môi trường không khí di động như sau :

Hệ thống các thiết bị tiêu chuẩn (Casella ETi) được phát triển như một trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí di động có tính đa năng cao như một bộ phận không thể thiếu của chương trình quan trắc môi trường không khí (LANTERN). Nhằm tạo nên khả năng di động cao của cả trạm, trạm Casella Eti được đặt trong loại xe Mercedes chuyên dùng. Hệ thống cung cấp các dịch vụ phân tích về các loại khí như : khí CO, NO, NO 2, NOX và ôzôn. Ngoài ra, còn trang bị thiết bị R&P TEOM chuyên đo bụi lơ lững ở kích thước từ 2,5 – 10µm và SO2. Hệ thống thiết bị phân tích hoàn toàn tự động và xử lý thông tin bằng công nghệ tin học.

Hệ thống có thể hoạt động như một trạm cố định và lấy nguồn điện từ hai nguồn có cường độ 20 am (lưới điện) hoặc acquy. Nguồn điện ắc quy của hệ thống có thể đảm bảo hoạt động lấy mẫu và phân tích kết quả trong thời gian 10 giờ. Quá trình phân tích di động cũng có thể được

71

Page 72: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

kết nối với hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GPS) để tham chiếu thêm các thông số cần thiết. Trạm Casella Eti là công cụ thực hiện quản lý môi trường trên diện rộng.

Trạm được trang bị các thiết bị như sau :

- Máy phân tích CO- Máy phân tích NO- Máy phân tích SO2

- Máy phân tích ôzôn- Thiết bị TEOM 1400a đo bụi lơ lửng kích thước từ 2,5 – 10µm- Thiết bị chuẩn hoá: thiết bị khí môi trường và máy nén khí, các bộ khí chuẩn ,- Các hệ thống xử lý thông tin tin học- Moderm GSM- Thiết bị xác định địa hình : thiết bị đo nhiệt độ vá áp suất không khí, đo bức xạ mặt trời,

đo âm thanh, hệ thống GPS và các cổng cung cấp thông tin dữ liệu.

VI.1.2.2. Đề xuất các trang thiết bị giám sát môi trường nước cho trạm cố định tự động

Trạm quan trắc chất lượng nước liên tục, cố định sẽ thu mẫu nước liên tục (hàng giờ) và đo nhanh một số chỉ tiêu như : pH, nhiệt độ, DO, độ đục, độ dẫn điện, độ mặn, COD, Nitrit, Nitrat, Amoni.

Theo chào giá của một số nhà cung cấp thiết bị thì giá thành 01 trạm quan trắc chất lượng nước tự động cố định vào khoảng 1.500 triệu đồng/trạm. Kinh phí hoạt động cho 01 trạm cố định, tự động khoảng 100 triệu đồng/năm

IV.2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG NHÂN SỰ

IV.2.1. Đề xuất cơ cấu nhân sự của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường

- Cơ cấu nhân sự của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường (chưa tính nhân sự tại các quận/huyện) được chia làm 2 giai đoạn như sau :

+ Giai đoạn 2007 – 2008 : Tổng cộng 66 người+ Giai đoạn 2008 – 2010 : Tổng cộng 80 người.

- Nhân sự dành cho phần quan trắc môi trường thuộc phòng Tài nguyên và môi trường ở các quận/huyện được chia làm 2 giai đoạn như sau :

+ Giai đoạn 2007 – 2008 : Nhân sự dành cho quan trắc môi trường mỗi huyện sẽ là 02 người (thuộc quyền quản lý của Phòng Tài nguyên và môi trường).+ Giai đoạn 2008 – 2010 : Nhân sự dành cho quan trắc môi trường mỗi huyện sẽ tăng lên 03 người (thuộc quyền quản lý của Phòng Tài nguyên và môi trường).

72

Page 73: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Đề xuất nhân sự của dự án “Nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” Giai đoạn 2007 – 2008

Đề xuất nhân sự của dự án “Nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” Giai đoạn 2008 – 2010

GIÁM ĐỐC

P.Giám đốc phụ trách:- Quan trắc - Kỹ thuật- Dịch vụ - Tư vấn

P.Giám đốc phụ trách:- Hành chính – Tổng hợp- Phân tích – Thí nghiệm

Phòng Quan trắc - Kỹ thuật(20 người)

- Trưởng phòng : 01 người - Phó phòng : 01 người- Đo đạc thu mẫu : 18 người

Phòng Dịch vụ – Tư vấn(10 người)

- Trưởng phòng : 01 ng- Phó phòng : 01 ng- Tiếp thị-kinh doanh: 02 ng- Nội nghiệp, Tư vấn – Dịch vụ : 06 người

Phòng Hành chính-Tổng hợp(13 người)

- Trưởng phòng : 01 người - Phó phòng : 01 người- Tài xế: 01 ng- Tạp vụ : 02 ng- Bảo vệ : 02 ng- Nội nghiệp tổng hợp: 03 ng- Nội nghiệp hành chính: 03 ng

Phòng Phân tích-Thí nghiệm(20 người)

- Trưởng phòng : 01 người - Phó phòng : 01 người- Nội nghiệp, phân tích: 18 ng

GIÁM ĐỐC

P.Giám đốc phụ trách:- Quan trắc - Kỹ thuật- Dịch vụ - Tư vấn

P.Giám đốc phụ trách:- Hành chính – Tổng hợp- Phân tích – Thí nghiệm

Phòng Quan trắc - Kỹ thuật(25 người)

- Trưởng phòng : 01 người - Phó phòng : 02 người- Tổ không khí-khí thải: 10 ng- Tổ nước và nước thải: 10 ng- Tổ đất-chất thải khác: 02 ng

Phòng Dịch vụ – Tư vấn(12 người)

- Trưởng phòng : 01 ng- Phó phòng : 01 ng- Tổ ĐTM : 03 ng- Tổ giám sát MT : 03 ng- Tổ dịch vụ khác : 02 ng

Phòng Phân tích-Thí nghiệm(25 người)

- Trưởng phòng : 01 người - Phó phòng : 01 người- Tổ KK-khí thải: 03 ng- Tổ nước-nước thải: 15 ng- Tổ đất-chất thải khác: 02 ng- Tổ vi sinh, thuỷ sinh: 02 ng- Tổ độc chất : 01 ng 73

Page 74: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Phòng Hành chính-Tổng hợp(15 người)

- Trưởng phòng : 01 người - Phó phòng : 01 người- Tài xế, bảo vệ: 03 ng- Tạp vu, văn thự : 03 ng- Thủ quỹ : 01 ng- Thủ kho, tài sản : 02 ng- Quản trị mạng : 01 ng- Kế hoạch : 02 ng- Tổng hợp : 01 ng

74

Page 75: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

IV.2.2. Nhu cầu tuyển dụng và đào tạo

Nhu cầu cán bộ, công nhân viên về phân tích, đánh giá dữ liệu quan trắc, quản lý, sử dụng thiết bị quan trắc, vận hành trạm quan trắc cố định/lưu động, mua sắm và chuyển giao sử dụng các phần mềm tin học và xử lý số liệu quan trắc và dự báo diễn biến chất lượng môi trường như sau :

Dự kiến đào tạo nhân sự cho 3 bộ phân :

- Cán bộ trưởng phòng (Head of Lab – HL)

HL chịu trách nhiệm quản lý chung, điều hành hoạt động phối hợp với các phòng ban khác và bên ngoài. HL có trách nhiện quản lý tất cả các trang thiết bị, dụng cụ phân tích, bảo trì định kỳ, hiệu chuẩn thiết bị nhằm đảm bảo tất cả các thiết bị điều được sử dụng hiệu quả và luôn ở trạng thái tốt nhất.

HL chịu trách nhiệm về kết quả thí nghiệm, thử nghiệm mà phòng công bố.

HL chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc trung tâm và định kỳ báo cáo kết quả hoạt động cũng như kế hoạch bảo trì hiệu chuẩn các thiết bị tại phòng.

- Cán bộ thực địa (Monitoring Staff – MS)

MS có trách nhiệm thực hiện công tác lấy mẫu, điều tra thực địa, thu thấp số liệu và đo nhanh tại hiện trường.

MS tham gia phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm không hkí khi ở nhà. MS chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc Trung tâm.

- Cán bộ phân tích (Analyzing – Staff – AS)

AS có trách nhiệm phân tích tại phòng thí nghiệm, xử lý số liệu, viết báo cáo kết quả, quản lý tài liệu, số liệu của phòng thí nghiệm.

AS có thể tham gia đi thực địa khi được phân công. AS chịu quản lý trực tiếp của ban giám đốc Trung tâm.

IV.2.2.1. Tuyển dụng

- Việc tuyển dụng cán bộ sẽ được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và được kết thúc trước khi tiếp nhận thiết bị ít nhất là 05 tháng.

- Cán bộ chuyên trách trong các phòng thuộc Trung tâm quản lý phải được đoà tạo ở các trường trung học, cao đẳng, đại học và các viện nghiên cứu.

(1). Yêu cầu của cán bộ trưởng phòng (HL):

- Tốt nghiệp đại học ngành hoá (Nam – ưu tiên hoá phân tích)

- Có khả năng giao tiếp, dịch và biên soạn tài liệu bằng tiếng Anh

- Năng động trong công việc, tư duy quản lý

75

Page 76: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Ưu tiên am hiểu về hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng phòng thí nghiệm ISO guide 17025

(2). Yêu cầu của cán bộ thực địa (MS):

- Tốt nghiệp đại học ngành hóa

- Có khả năng giao tiếp, dịch và biên soạn tài liệu bằng tiếng Anh

- Năng động trong công việc, tư duy quản lý

- Chấp nhận đi công tác xa thường xuyên

(3) Yêu cầu của cán bộ phân tích (AS):

- Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc đại học hoá ngành hoá phân tích

- Năng động trong công việc, tư duy quản lý

- Tính cẩn thận, chăm chỉ

Yêu cầu thời gian làm việc nhân sự :

- Chủ nhiệm dự án ( 100% thời gian ).

- Kỹ sư hoá hoặc thiết bị (100% thời gian ).

- Chuyên gia hoá học (Dr, Th.S) ( 1 phần thời gian ).

- Chuyên gia thống kê ( 1 phần thời gian ).

- Chuyên gia khí tượng ( 1 phần thời gian ).

- Kỹ sư điện tử hoặc kỹ thuật viên lành nghề ( 100 % )

- Các kỹ thuật viên (100% thời gian ).

IV.2.2.2. Đào tạo

Đào tạo là một quá trình lâu dài, một sự đầu tư về nhân lực và đó cũng là điều cần thiết cho cơ chế, chính sách và mục tiêu hoạt động của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tỉnh Đồng Nai.

Nhu cầu đoào tạo nhân lực cho Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường được trình bày trong bảng IV.5.

Bảng IV.6. Nhu cầu đoào tạo nhân lực cho Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường

Stt Nội dung đào tạo Người được đào tạo

Nơi đào tạo

Đào đạo nhân lực tại các phòng làm việc tại chỗ

1 Chính sách và mục tiêu hoạt động của TTQT&PTMT

HL, MS, AS Các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành

2 Phương pháp thu thập số liệu, quan trắc MS, AS Các trường đại học, viện

76

Page 77: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

môi trường nghiên cứu chuyên ngành

3 Phương pháp thực hành quản lý chất lượng phòng thí nghiệp theo tiêu chuẩn ISO Guide 17025

MS, AS Các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành

Các tài liệu làm chuẩn cứ phân tích sử dụng trong phòng thí nghiệm

MS, AS Các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành

Đào đạo nhân lực làm việc bên ngoài

1 Phương pháp bảo trì, hiệu chuẩn các thiết bị phòng thí nghiệm

MS, AS Các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành

Sử dụng các thiết bị hiện trường MS, AS Các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành

Sử dụng các thiết bị trong phòng thí nghiệm

HL, MS, AS Các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm không khí (đo nhanh)

HL, MS, AS Các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm nước (đo nhanh)

HL, MS, AS Các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành

Vị trí trụ trách trang thiết bị thí nghiệm sẽ được các công ty cung cấp trang thiết bị cho Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường sẽ chịu trách nhiệm đào tạo sử dụng các loại trang thiết bị.

IV.3. ĐỀ XUẤT DANH MỤC CÁC HÓA CHẤT, DỤNG CỤ THỦY TINH

IV.3.1. Đề xuất các danh mục hoá chất

Danh mục các hoá chất chủ yếu phục vụ cho lấy mẫu và phân tích các thông số trong môi trường được đưa ra trong Bảng 1.6, Phụ lục 1.

Kinh phí mua sắm các loại hoá chất phục vụ cho lấy mẫu, phân tích của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2010 cho từng năm trung bình vào khoảng 156,910 triệu đồng (Xem chi tiết trong Bảng 1.6, Phụ lục 1 của báo cáo).

IV.3.2. Đề xuất các danh mục dụng cụ thuỷ tinh

Danh mục các dụng cụ thuỷ tinh chủ yếu phục vụ cho lấy mẫu và phân tích các thông số trong môi trường được đưa ra trong Bảng 1.5, Phụ lục 1.

Kinh phí mua sắm các loại dụng cụ thủy tinh dùng cho lấy mẫu, phân tích thuộc Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2010 khoảng 302,823 triệu đồng (Xem chi tiết trong Bảng 1.5, ở Phụ lục 1 của báo cáo).

77

Page 78: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

IV.4. ĐỀ XUẤT DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI THỰC ĐIẠ VÀ CÁC THIẾT BỊ VĂN PHÒNG

IV. Đề xuất các phương tiện đi lại thực địa

Các phương tiện đi lại, vận chuyển sẽ được đầu tư là :

- Năm 2008 sẽ mua 01 chiếc xe Landcruiser GX (giá 800 triệu, bao gồm thuế GTGT) để đi lấy mẫu thực địa.

- Năm 2010 sẽ thêm 02 chiếc Toyota Hiace 15 (giá 01 chiếc/420 triệu, bao gồm thuế GTGT) phục vụ công tác khảo sát thực địa, lấy mẫu, bảo hành các trạm đo cố định không khí.

IV. Đề xuất các thiết bị văn phòng

Danh mục các thiết bị văn phòng được đưa ra trong bảng 1.4, Phụ lục 1. Kinh phí mua sắm các loại thiết bị văn phòng như : Bàn ghế văn phòng, Máy vi tính (máy tính sách tay, máy tính để bàn), Máy điện thoại, Máy in laser, Máy scanner-photo-in màu, Các loại phụ trợ khác như : dao, kéo, keo dán,… cho Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2010 khoảng 1.777,7 triệu đồng (Xem chi tiết trong Bảng 1.4, Phụ lục 1 của báo cáo).

78

Page 79: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

CHƯƠNG V

ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CƠ CẤU TỔ CHỨC NHẰM GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG.

V.1. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Các Sở/ban ngành nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phối hợp giám sát môi trường nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Các Sở/ban ngành phối hợp như sau:

Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai

- Sở Tài nguyên và môi trường- Sở Tài chính- Sở Kế hoạch và Đầu tư- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- Sở Công nghiệp- Sở Xây dựng- Sở Giao thông Vận tải- Sở Khoa học và Công nghệ- Sở Giáo dục và Đào tạo- Sở Y tế- Ban quản lý các KCN- UBND TP.Biên Hoà, thị xã Long Khánh và các huyện/thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

V.2. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VỀ QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG – TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

V.2.1. Chức năng nhiệm vụ

V.2.1.1. Chức năng của trung tâm

Trung tâm có chức năng thực hiện các hoạt động về quan trắc, phân tích môi trường; cung ứng các dịch vụ kỹ thuật về môi trường theo nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất do nhà thẩm quyền giao và theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.

Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức nhân sự, biên chế và công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.

V.2.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức hoạt động của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai (không tính đến cơ cấu tổ chức ở thành phố, thị xã và các huyện/thị do nhân sự được sự quản lý của UBND các huyện) như sau :

Giám đốc Trung tâm quan trắc và kỹ thuật

môi trường

P.Giám đốc phụ trách:- Quan trắc - Kỹ thuật- Dịch vụ - Tư vấn

P.Giám đốc phụ trách:- Hành chính – Tổng hợp- Phân tích – Thí nghiệm

Phòng Quan trắc - Kỹ thuật

Phòng Dịch vụ – Tư vấn

Phòng Hành chính-Tổng hợp

Phòng Phân tích-Thí nghiệm

79

Page 80: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Hình 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường

V.2.3. Hoạt động của trung tâm

- Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là môt đơn vị Sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính Phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

V.2.3.1. Tổ chức, bộ máy, biên chế

Lãnh đạo Trung tâm :

- Lãnh đạo trung tâm có 01 Giám đốc và không quá 2 Phó giám đốc.

Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về toàn bộ hoạt động của Trung tâm và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Các Phó Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về các lĩnh vực công tác được phân công.

- Giám đốc Trung tâm do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Giám đốc Sở Nội vụ.

- Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm, sau khi đã thỏa thuận bằng văn bản với Giám đốc Sở Nội vụ.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm bao gồm

- Phòng Hành chánh - Tổng hợp

+ Giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ về: tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính, tổng hợp, hành chánh - quản trị

- Phòng Phân tích - Thử nghiệm

+ Giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ về: Phân tích và thử nghiệm mẫu môi trường và nghiệp vụ phòng thí nghiệm.

80

Page 81: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Phòng Quan trắc - Kỹ thuật

+ Giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ về: Thu mẫu, đo đạc về môi trường tại hiện trường; nghiệp vụ kỹ thuật môi trường.

- Phòng Dịch vụ - Tư vấn

+ Giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ về: Cung ứng dịch vụ và tư vấn về môi trường.

Lãnh đạo các Phòng chuyên môn thuộc Trung tâm được bố tri1 Trưởng phòng và 1 phó Trưởng phòng.

Trưởng, Phó các Phòng chuyên môn thuộc Trung tâm do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm và Chánh văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

V.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Chức năng:

Trung tâm có chức năng thực hiện các hoạt động về quan trắc, phân tích môi trường; cung ứng các dịch vụ kỹ thuật về môi trường theo nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất do nhà thẩm quyền giao và theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.

Nhiệm vụ:

- Thực hiện công tác quan trắc và phân tích môi trường (theo kế hoạch được duyệt hàng năm, theo nhiệm vụ do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Cơ quan thẩm quyền giao) nhằm thu thập, phân tích, xử lý các số liệu về chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Cung ứng dịch vụ và tư vấn về môi trường cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo các nội dung: đánh giá tác động môi trường, đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, kê khai môi trường, giám sát môi trường, xử lý và kiểm soát ô nhiễm, đo đạc về môi trường, truyền thông môi trường, lập hồ sơ đăng ký cấp hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường, lập kế hoạch bảo vệ môi trường, lập báo ký quỹ phục hồi môi trường, đăng ký quản lý chất thải, kiểm toán chất thải, thu mẫu và phân tích mẫu môi trường, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quan trắc hay nghiệp vụ phòng thí nghiệm môi trường, và các dịch vụ liên quan khác về môi trường.

- Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật về môi trường

- Tư vấn pháp luật về bảo vệ môi trường

- Tham gia, phối hợp thực hiện các đề tài, dự án về môi trường torng và ngoài tỉnh Đồng Nai (theo chỉ đạo của Cơ quan chủ quản, cơ quan có thẩm quyền)

- Báo cáo định kỳ hàng quí, 6 tháng, 1 năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh.

Quyền hạn:

- Được quyền tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động (hoặc chấm dứt hợp đồng lao động) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Bộ luật lao động.

81

Page 82: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền theo Phán lệnh Cán bộ công chức.

- Được quyền thuê mướn lao động ngoài hoặc hợp đồng với các đơn vị có chức năng, có tư cách pháp nhân để phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

V.2.3.3. Tài chính – tài sản

Kinh phí hoạt động: Được hình thành từ các nguồn sau

+ Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.

+ Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước giao

+ Kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế dôi ra do tinh giản.

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm.

+ Tiền thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước (phần được để lại đơn vị theo quy định). Mức thu, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.

+ Thu từ các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ của Trung tâm. Mức thu từ các hoạt động này do Giám đốc Trung tâm quyết định, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy.

Trung tâm chịu trách nhiệm căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước để chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ, để đảm bảo hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù khác của Trung tâm và có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định hiện hành của Nhà nước

V.2.3.4. Nhân sự

Tính đến thời điểm 30/11/2005, tổng số cán bộ công nhân viên của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường là 36 nguời trong đó bao gồm:

- Trình độ thạc sĩ: 02 người (chiếm tỉ lệ 6,25%);

- Đang hoàn tất chương trình đào tạo thạc sĩ: 02 người;(chiếm tỉ lệ 6,25%)

- Trình độ đại học: 16 người (chiếm tỉ lệ 40,6%);

- Trình độ trung cấp, cao đẳng trở xuống: 15 người (chiếm tỉ lệ 46,9%).

V.3. NÂNG CẤP MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT Ở ĐỒNG NAI

V.3.1. Mục tiêu quan trắc nước mặt

Mục tiêu cơ bản của các Trung tâm chất lượng và ô nhiễm nước là:

- Xác định chất lượng nước về mặt bản chất tự nhiện hoặc nguồn bị ô nhiễm.

82

Page 83: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Theo dõi các nguồn ô nhiễm và đường vận chuyển các chất độc hại trong nguồn nước (chủ yếu nước thải).

- Cung cấp số liệu để đánh giá tác động do sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt đối với chất lượng nước và đánh giá khả năng sử dụng nước theo các mục đích khác nhau

V.3.2. Các thành phần môi trường trong hệ thống quan trắc nước mặt

Trong hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt, các thành phần môi trường được xác định để quan trắc :

- Thủy văn (hướng dòng chảy, vận tốc và lưu lượng)- Thành phần hóa lý (các thông số hóa lý chọn lọc )- Thành phần thủy sinh (các sinh vật chỉ thị chất lượng và ô nhiễm nước)

V.3.3. Yêu cầu về quan trắc nước mặt

Việc lựa chọn các điểm quan trắc chất lượng nước phải dựa vào nhiều yếu tố thực tế mới đảm bảo đánh giá chính xác chất lượng nước, diễn biến chất lượng môi trường. Việc lựa chọn cựa trên cơ sở dưới đây.

- Tính đại diện

+ Vị trí các điểm quan trắc cần chọn ổn định và phải đại diện được cho môi trường nước mặt ở nơi quan trắc

+ Các mẫu nước cần phản ánh chất lượng nước ở từng mặt cắt tại Trung tâm thu mẫu. Muốn vậy tại mỗi mặt cắt cần thu mẫu nước ở nhiều thủy trực, tại mỗi thủy trực cần thu mẫu ở độ sâu khác nhau. Để kiểm tra độ đồng nhất cần phải xác định tại chổ cácthông số như s9ộ dẫn điện, oxy hoà tan, pH hay nhiệt độ. Vịêc kiểm tra độ đồng nhất phải lặp lại ở cả hai thời điểm mùa kiệt và mùa lũ và cả khi triều cường, triều ròng

- Xác định lưu lượng

+ Tại các Trung tâm việc đo lưu lượng là cần thiết nhằm tính tải lượng các thông số ô nhiễm đi qua mặt cắt. Trung tâm đo thủy văn tốt nhất là đặt ngay tại vị trí của Trung tâm giám sát chất lượng nước. Tuy nhiên Trung tâm thủy văn có thể đặt phía trên hoặc phía dưới Trung tâm thủy hóa sao cho vị trí đo thủy văn đạt mục đích đo lưu lượng chính xác.

- Các ảnh hưởng pha tạp

+ Nếu vị trí đặt Trung tâm ngay sau đập nước (thí dụ đập Trị An) hàm lượng oxy hào tan (DO) trong mẫu sẽ cao, không đặc trưng cho nguồn nước. Nếu vị trí đặ ngay ở điểm xả nước thải của thành phố, nhà máy, khu công nghiệp thì nồng độ các chất ô nhiễm sẽ cao hơn nhiều so với đặt tính chung của cả vùng cần quan trắc. Điểm thu mẫu sát bờ không đặc trưng cho tính chất nước của dòng sông. Để ngăn ngừa các ảnh hưởng pha tạp trên, vị trí điểm thu mẫu cần được chọn sao cho phản ánh đúng đặc điểm chất lượng nước của cả mặt cắt và từng đoạn trên dòng sông.

83

Page 84: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

V.3.4. Lựa chọn điểm quan trắc của Hệ thống quan trắc môi trừơng nước mặt của tỉnh Đồng Nai

Cắn cứ vào mạng lưới quan trắc Quốc gia và quan trắc vùng KTTĐPN, để từ đó lựa chọn điểm quan trắc cho phù hợp của mạng lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tránh những điểm quan trắc trùng và các điểm không quan trắc.

Vị trí quan trắc được lựa chọn dựa trên các cơ sở sau:

- Đặc điểm thủy văn, khả năng tự làm sạch của thủy vực.

- Mục đích sử dụng nguồn nước và vai trò của nguồn nước trong quá trình phát triển KT-XH trong lưu vực.

- Trên cơ sở đặc điểm các nguồn thải chất ô nhiểm phát sinh trong tỉnh và từ bên ngoài (các tỉnh kế cận) đưa vào nguồn nước.

- Dựa vào mục tiêu cần quan trắc để xác định vị trí và số lượng các điểm quan trắc. Mục tiêu cụ thể về quan trắc chất lượng nuớc được trình bày trong Bảng V.3.

- Mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được đề xuất trong Bảng V.3. Mạng lưới quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai được chia thành 4 phân đoạn. Việc phân đoạn dòng sông nhằm đánh giá diễn biến chất lượng nguồn nước theo chiều dài sông. Trong mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường nước các Trung tâm được phân thành 3 loại:

+ Trung tâm chính: việc xác định các Trung tâm chính nhằm tăng cường thông số quan trắc chất lượng nước. Có 19 Trung tâm chính trên tổng số 68 Trung tâm, tại các Trung tâm chính thực hiện quan trắc đồng thời cả thủy hóa, thủy sinh và thủy văn.

+ Trung tâm điểm nóng: mục tiêu xây dựng các Trung tâm điểm nóng nhằm tăng cường tần số quan trắc, để đánh giá kịp thời kiễn biến chất lượng môi trường, đánh giá các tác động đến chất lượng môi trường do hoạt động phát triển công nghiệp, phục vụ mạng lưới quan trắc môi trường công nghiệp. Tại các Trung tâm điểm nóng chỉ thực hiện quan trắc thủy hóa và thủy văn, có 5 Trung tâm điểm nóng được hình thành lập trên sông Đồng Nai từ cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai và trên sông Cái ( nhánh rẽ của sông Đồng Nai, đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa và khu công nghiệp Biên Hòa 1).

+ Trung tâm phụ: Trung tâm phụ được thiết lập ở hầu hết các sông, hồ, suối trong tỉnh. Tại các Trung tâm phụ chỉ thực hiện quan trắc chất lượng nước về thủy hóa. Mạng lưới quan trắc chất lượng nước của tỉnh Đồng Nai có 44 Trung tâm phụ.

Căn cứ vào hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường nước (điểm quan trắc) trên địa bàn tỉnh Đồng, từ đó đề xuất thêm 18 điểm quan trắc cho phù hợp đến giai đoạn 2010.Mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được đề xuất trong Bảng V.3.

Bảng V.3. Vị trí đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh

Điểm quan trắc

Vị trí Nội dung quan trắc

Phân cấp Trung

tâm- Sông Đồng Nai- Mục tiêu quan trắc

84

Page 85: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

+ Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên chất lượng nước sông Đồng Nai+ Đánh giá diễn biến ô nhiễm theo dòng sông, phục vụ cấp nước, thủy sản, bảo tồn thiên nhiên

1

2

3

+ Đoạn 1 (Từ thượng nguồn sông Đồng Nai đến hợp lưu sông Bé và sông Đồng Nai)+ Tà Pao (rừng Nam Cát Tiên, 11027.679N, 107024.977E)+ Bến đò ( 11026.077N, 107024769E)

TH+TS+TVTH

Chính

phụ

4

5

6

7

8

9

10

111213

Đoạn 2 (từ hợp lưu sông Bé và sông Đồng Nai đến cầu Hóa An)Sông Bé, cạnh điểm hợp lưu sông Bé và sông Đồng Nai (11006.780N, 106075.880E)Tại hợp lưu sông Bé và sông Đồng Nai (11006.500N, 106075.950E )Gần nhà máy Trị An, huyện Vĩnh Cửu 7 (11005.470N, 106056.880E)Xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu (11003.920N, 106056.910E)Xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu (11002.620N, 106054.880E)Nhà máy nước Thiện Tân(11001.600N, 106055.930E)Gần bến đò Bình Minh, Xã Bình Lợi(11003.710N, 106048.640E)Xã Tân Bình ( 11001.900N, 106048.750E)Xã Hoà Bình (10059.900N, 106046.610E)Cầu Hóa An (10056.890N, 106048.160E)

TH

TH+TS+TV

TH

TH

TH

TH+TS+TV

TH

THTHTH

phụ

chính

phụ

phụ

phụ

chính

phụ

phụphụđiểm nóng

1415

1617

18

Đoạn 3 ( Từ cầu Hóa An đến cầu (Đồng Nai)-Trước UBND Tỉnh (10056.551N, 106048.855E)-Ngang Công ty khoan cấp nước Biên Hoà (10056.313N, 106049.258E)- Ngang chùa Sắc Tứ (10055.107N, 106049.981E)-Ngang nhà máy Ajinomoto (10054.599N, 106050.354E)- Cầu Đồng Nai (10054.140N, 106050.360E)

THTH+TS+TV

THTH

TH+TS+TV

phụđiểm nóng

chínhphụ

điểm nóng

V.3.4.1 Quan trắc nước mặt về thủy hóa

(1). Tầm quan trọng

Quan trắc theo các thông số thủy hóa (tính chất vật lý và thành phần hóa học) là cơ sở chủ yếu để đánh giá chất lượng nước. Dựa vào kết quả phân tích về thủy hóa so sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nuớc có thể đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm nguồn nước (Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước của Việt Nam và nhiều quốc gia chỉ quy định theo các thông số thủy hóa).

(2). Thông số quan trắc

85

Page 86: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Trong giai đoạn trước mắt (từ nay đến năm 2008) Trung tâm thực hiện quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước với các thông số : pH, nhiệt độ, TDS, EC, SS DO BOD5, N-NH3, N-NO3, độ đục, Fe2+, Cl-, SO4

2-, PO43-, dầu mỡ khoáng, Coliform, N, P.

Từ năm 2008 đến năm 2010, Trung tâm sẽ tăng cường tần số và các thông số quan trắc nhằm đáp ứng và phù hợp với chương trình quan trắc của Cục Bảo vệ Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường cho việc đánh giá tổng thể diễn biến chất lượng môi trường, đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước về:

- Axit hóa, nước phèn

- Ô nhiễm hưũ cơ

- Phú dưỡng hóa

- Nhiễm mặn

- Nhiễm dầu

Ô nhiểm các chất độc hại (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, các polyclobiphenyl (PCB), phenols, dioxin)

Do đó các thông số lựa chọn quan trắc chất lượng nước dựa trên các thông số quan trắc môi trường của Cục Bảo vệ Môi trường được thể hiện trong bảng V.4.

Bảng V.4. Thành phần môi trường và thông số quan trắc

Nhóm thông số Thành phần môi trường quan trắcNước mặt Bùn lắng

Thuỷ văn Mực nước Vận tốc dòng chảyLưu lượng dòng chảyĐộ mặn

Hoá lý cơ bản pHNhiệt độĐộ đụcĐộ dẫn điện (EC)Tổng chất rắn hoà tan (TDS)Oxy hoà tan (DO)Nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD5)Nhu cầu oxy hoá (COD)Chất rắn lơ lững (SS)Amôni (NH4

+ ) Nitrat (NO3

- ) Nitrit (NO2

- ) Phốt phat (PO 3- ) Clorua (Cl - ) Tổng sắt (Fe)Sunphat (SO4

2- ) Sinh học Tổng coliform

Động vật nổi

86

Page 87: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Thực vật nổiĐộng vật đáy

Độc học Chì (Pb) Chì (Pb)Cadmi (Cd) Kẽm (Zn)Kẽm (Zn) Thuỷ ngân (Hg)Thuỷ ngân (Hg) Crom (Cr)Crom (Cr) Niken (Ni)Niken (Ni) Cadmi (Cd)Xyanua (CN) TOCPhenol Phenol Dầu mỡ Dầu mỡDư lượng hoá chất bảo vệ thực vật (Clo hữu cơ)

Dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật (Clo hữu cơ)PAHS

PCBS

Các chỉ tiêu phân tích ở bảng V.4. dựa trên các chỉ tiêu phân tích của Cục Bảo vệ Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường.

(3). Kiểu/loại hình quan trắc :

- Quan trắc môi trường nước mặt chủ yếu cho hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn thuộc kiểu quan trắc tác động.

(4). Cấu trúc mạng lưới quan trắc:

- Mạng lưới quan trắc tổng thể môi trường nước mặt trên toàn địa bàn tỉnh đồng nai được phân cấp như sau :

+ Mạng cấp 1: các điểm quan trắc quốc gia, tập trung trung quan trắc tại những vị trí mang tính đại diện cao trên các sông, hò chính. Thực hiện quan trắc các yếu tố thuỷ văn lẫn các yếu tố môi trường.

+ Mạng cấp 2: các điểm quan trắc địa phương, ưu tiên tập trung vào những khu vực đang chịu tác động cục bộ hoặc tổng hợp từ các hoạt động kinh tế – xã hội của từng địa phương : các khu đô thị, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,… và có thể lấn sâu vào tận các kênh rạch, sông suối nhỏ trên địa bàn của địa phương.

Mạng lưới này chỉ tiến hành quan trắc thành phần môi trường nước mặt theo chế độ định kỳ. Quan trắc nước mặt của mạng cấp 2 cũng sẽ tập trung vào 3 nhóm chỉ thị : hoá lý cơ bản, sinh học và độc học.

(5) Tần số quan trắc và tần suất thu mẫu

- Quan trắc môi trường nước:

+ Mạng cấp 1: Tần suất quan trắc là 04 đợt/tháng vào các tháng 3, 6, 9, 12

Riêng đối với các vị trí lấy nước vào nhà máy nước, tần suất quan trắc là hàng tháng (12 đợt/năm).

87

Page 88: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

+ Mạng cấp 2: tần suất và thời gian quan trắc được xác định tuỳ theo năng lực quan trắc của từng địa phương trên lưu vực, nhưng tối thiểu không ít hơn 4 đợt/năm.

(6). Lập Trung tâm cố định

Trung tâm cố định nhằm thực hiện chương trình quan trắc liên tục chất lượng nuớc sông Đồng Nai. Quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai là cơ sở cho việc phục vụ cấp nước sạch cho sinh hoạt và các mục đích khác.

Trong giai đoạn năm 2007 - 2010 có thể lập thêm 4 Trạm quan trắc liên tục chất lượng nước cố định. Các vị trí đề xuất lập Trạm quan trắc cố định chất lượng nước :

- Vị trí 1 : cạnh họng lấy nước của Nhà máy nước Biên Hoà - Sông Đồng Nai

- Vị trí 2 : khu vực cảng Gò Dầu B – sông Thị Vải

- Vị trí 3 : Tại hồ Trị An

- Vị trí 4 : Tại hợp lưu sông Bé và sông Đồng Nai

Trạm quan trắc chất lượng nước liên tục, cố định sẽ thu mẫu nước liên tục (hàng giờ) và đo nhanh một số chỉ tiêu như : pH, nhiệt độ, DO, độ đục, độ dẫn điện, độ mặn, COD, Nitrit, Nitrat, Amoni.

V.3.4.2 Quan trắc nước mặt về thủy sinh:

(1). Tầm quan trọng

Quan trắc thủy sinh nhằm xác định các chỉ tiêu sinh học để đánh giá bổ sung về chất lượng môi trường nước hệ thống sông Đồng Nai và các nguồn nước khác, đồng thời đánh giá tác động môi trường của việc ô nhiễm nguồn nước. Kết quả quan trắc xác định các loài ưu thế và đặc trung cho từng trạm thu mẫu, các loài có thể làm sinh vật chỉ thị cho tính chất môi trường. Trong đó loài ưu thế thể hiện đầy đủ các tính chất đặc trưng của môi trường nước ở khu vực quan trắc hay của đoạn sông.

(2). Thành phần thủy sinh chọn lọc quan trắc

Dựa vào mục tiêu trên, các thành phần thủy sinh được lựa chọn quan trắc và nội dung quan trắc được trình bày trong Bảng V.5. Việc quan trắc về thủy sinh chỉ được thực hiện ở các tạm ( điểm ) quan trắc chính.

Bảng V.5. Các thành phần quan trắc thủy sinh

Thủy sinh Nội dung quan trắc1.Phiêu sinh thực vật ( Phytoplankton) Phân loại định tính, định lượng, xác định chỉ

thị chất lượng nước2. Phiêu sinh động vật (Zooplankton ) -nt-3.Động vật đáy ( Benthos) -nt-4.Cá con, trứng cá ( Inchitoplankton) Phân loại, định lượng, xác định chu kỳ phát

triển và sự thay đổi về số lượng

88

Page 89: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

(3). Vị trí quan trắc

- Quan trắc thủy sinh trùng với các vị trí quan trắc nước mặt chỉ được thực hiện ở các Trung tâm chính ( Bảng V.3).

(4). Tần số quan trắc

- Tần số quan trắc thủy sinh trùng với tần số quan trắc thủy hóa

V.3.4.3 Quan trắc thủy văn:

(1). Tầm quan trọng

Quan trắc về thủy văn sẽ cho số liệu về lưu lượng dòng chảy, trên cơ sở lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm sẽ tính được tải lượng ô nhiễm, từ đó có thể xem xét tác động tiềm tàng của ô nhiễm dòng sông và dự báo khả năng lan truyền ô nhiễm. Do vậy quan trắc về thủy văn là không thể thiếu trong hệ thống quan trắc môi trường nước

(2). Vị trí trạm quan trắc thuỷ văn

Vị trí các trạm quan trắc thủy văn trùng với vị trí các trạm quan trắc thủy hóa. Tuy nhiên, số lượng các trạm quan trắc thủy văn ít hơn các trạm quan trắc thủy hóa. Quan trắc thủy văn chỉ thực hiện ở các trạm chính, các điểm nóng trên sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Thị Vải. Vị trí quan trắc thủy văn được trình bày trong Bảng V.3.

(3) Các thông số quan trắc thủy văn

- Mực nước (m)

- Tốc độ dòng chảy (m/s).

- Diện tích mặt cắt ướt (m2).

- Tần số quan trắc

- Tần số quan trắc thủy văn trùng với tần số quan trắc thủy hóa ở các điểm chính và các điểm nóng.

(4). Tần suất quan trắc :

Tần suất quan trắc là 04 đợt/tháng, mỗi đợt tiến hành quan trắc liên tục từng giờ (24/24 giờ mỗi dợt) bằng máy đo tự ghi.

V.3.4.4. Xác định tồn lưu các chất nguy hại (chất ô nhiễm đặc biệt) trong trầm tích.

Để đánh giá khả năng tồn lưu và tác động tiềm tàng do ô nhiễm công nghiệp và giao thông thủy, các chất ô nhiễm đặt biệt (chất nguy hại) tồn lưu trong trầm tích cần xác định gồm:

- Kim loại nặng (Pb, Hg, Cd, Cu, Cr)

- Dầu mỡ

- Hóa chất bảo vệ thực vật

89

Page 90: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Quan trắc tồn lưu tác nhân nguy hại trong trầm tích chỉ thực hiện trên sông Đồng Nai và sông Thị Vải ở các trạm chính, ở các điểm nóng và sẽ được thực hiện từ năm 2008 trở về sau. Tần số quan trắc tồn lưu các tác nhân ô nhiễm trong trầm tích trùng với tần số quan trắc hóa lý trong chương trình quan trắc chất lượng nước mặt.

V.4. NÂNG CẤP MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ Ở ĐỒNG NAI

V.4.1. Mục tiêu quan trắc không khí

Cắn cứ vào mạng lưới quan trắc Quốc gia và quan trắc vùng KTTĐPN, để từ đó lựa chọn điểm quan trắc cho phù hợp của mạng lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tránh những điểm quan trắc trùng và các điểm không quan trắc.

Mục tiêu cơ bản của các trạm quan trắc chất lượng và ô nhiễm không khí là:

- Xác định chất lượng không khí về mặt bản chất tự nhiên hoặc nguồn bị ô nhiễm.

- Theo dõi các nguồn ô nhiễm và đường vận chuyển các chất độc hại trong không khí (theo hướng gió chủ đạo)

- Cung cấp số liệu để đánh giá tác động do sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt đối với chất lượng không khí và đánh giá mức độ ô nhiễm theo các mục đích khác nhau

V.4.2. Các thành phần môi trường trong hệ thống quan trắc không khí

Trong hệ thống quan trắc chất lượng không khí, các thành phần môi trường được xác định để quan trắc :

- Khí tượng (hướng gió, vận tốc gió , nhiệt độ , độ ẩm …)

- Thành phần ô nhiễm (các thông số ô nhiễm )

V.4.3. Yêu cầu về quan trắc không khí

Việc lựa chọn các điểm quan trắc chất lượng không khí phải dựa vào nhiều yếu tố thực tế mới đảm bảo đánh giá chính xác chất lượng không khí, diễn biến chất lượng môi trường. Việc lựa chọn dựa trên cơ sở dưới đây.

- Tính đại diện

+ Vị trí các điểm quan trắc cần chọn ổn định và phải đại diện được cho môi trường không khí ở nơi quan trắc

+ Các mẫu không khí cần phản ánh chất lượng ở từng vị trí tại Trung tâm thu mẫu. Muốn vậy tại mỗi khu vực cần thu mẫu nước ở nhiều vị trí và tại mỗi vị trí cần thu với tần suất nhiều lần. Vịêc kiểm tra độ đồng nhất phải lặp lại ở cả hai thời điểm mùa khô và mùa mưa.

- Xác định tải lượng

+ Tại các Trung tâm việc đo các thông số khí tượng là cần thiết nhằm tính tải lượng các thông số ô nhiễm. Trung tâm đo khí tượng tốt nhất là đặt ngay tại vị trí của Trung tâm giám sát chất lượng không khí.

90

Page 91: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Các ảnh hưởng pha tạp

+ Nếu vị trí đặt Trung tâm ngay tại khu dân cư hay các nhà máy xí nghiệp thì nồng độ các chất ô nhiễm sẽ cao hơn nhiều so với đặt tính chung của cả vùng cần quan trắc. . Để ngăn ngừa các ảnh hưởng pha tạp trên, vị trí điểm thu mẫu cần được chọn sao cho phản ánh đúng đặc điểm chất lượng không khí của vùng quan trắc.

V.4.4. Lựa chọn điểm quan trắc của Hệ thống quan trắc môi trừơng không khí của tỉnh Đồng Nai

Vị trí quan trắc được lựa chọn dựa trên các cơ sở sau:

- Đặc điểm khí tượng.

- Trên cơ sở đặc điểm các nguồn thải chất ô nhiểm phát sinh trong tỉnh và từ bên ngoài (các tỉnh kế cận).

- Dựa vào mục tiêu cần quan trắc để xác định vị trí và số lượng các điểm quan trắc. Mục tiêu cụ thể về quan trắc chất lượng không khí được trình bày như sau:

- Các khu công nghiệp tập trung

- Các khu vực đông dân cư (thị trấn, thị xã)

- Khu vực nền (khu du lịch Bửu Long, Khu dự trữ sinh quyển Nam Cát Tiên)

Căn cứ vào hiện trạng mạng lưới quan trắc (các điểm quan trắc) môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ đó sẽ đề xuất thêm các điểm quan trắc cho phù hợp mạng lưới Các điểm quan trắc chất lượng không khí ở Đồng Nai chủ yếu là các vùng trọng điển như KCN, đô thị, giao thông, …

Vị trí lựa chọn đề xuất thêm mạng lưới quan trắc không khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (30 điểm). Dự kiến sắp tới (đến năm 2010) sẽ phát triển thêm 15 điểm vào hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường không khí. Đề xuất các điểm quan trắc chất lượng không khí ở Đồng Nai được thể hiện qua bảng V.6.

Bảng V.6. Vị trí đề xuất các điểm quan trắc chất lượng không khí ở Đồng Nai

Điểm quan trắc

Vị trí Nội dung quan trắc

Phân cấp Trung tâm

A Quan trắc các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp12345678910

Khu công nghiệp Biên Hòa IKhu công nghiệp Biên Hòa IIKhu công nghiệp AmataKhu công nghiệp LotecoKhu công nghiệp Nhơn Trạch IKhu công nghiệp Nhơn Trạch IIKhu công nghiệp Nhơn Trạch IIIKhu công nghiệp Nhơn Trạch VKhu công nghiệp Nhơn Trạch Vinatext Tân TạoKhu công nghiệp Long Thành

91

Page 92: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

11121314151617

Khu công nghiệp Tam PhướcKhu công nghiệp Định QuánKhu công nghiệp Gò DầuKhu công nghiệp Hố NaiKhu công nghiệp Sông MâyKhu công nghiệp Ông KèoKhu công nghiệp Bàu Xéo

B Quan trắc đô thị, các khu dâ cư1234

Khu dân cưThành Phố Biên HòaThị xã Long KhánhThành phố Nhơn Trạch (dự kiến)

Chínhphụ

C Quan trắc giao thông ( 6 điểm)12345

Đường Quốc lộĐường Tỉnh lộĐường nội bộ thành phố Biên HòaĐường nội bộ thị xã Long KhánhĐường nội bộ thành phố Nhơn Trạch (dự kiến)

V.4.5. Thông số quan trắc chọn lọc về môi trường không khí

Bụi lơ lửng, Bụi PM10, khí SO2, CO, NO2, CO2, chì và một số khí độc công nghiệp.

Song song với việc quan trắc ô nhiễm không khí cần tiến hành đo lường các thông số khí tượng như áp suất khí quyển, tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ và độ ẩm.

Tiếng ồn giao thông: Đo mức ồn trung bình tương đương LA,eq, LA50 và cực đại của tiếng ồn.

Song song với đo lường tiếng ồn giao thông tiến hành đếm số lượng xe chạy trên đường phố phân theo 4 loại xe (taxi và xe ca nhỏ, xe khách, xe vận tải, xe môtô).

V.4.6. Tần số quan trắc và tần suất thu mẫu

- Đối với các khu công nghiệp tập trung thì tần suất quan trắc: 2 tháng/lần- Đối với các khu dân cư thì thì tần suất quan trắc: theo mùa 2 lần/năm (mùa khô và mùa mưa).

V.4.7. Lập Trạm quan trắc không khí cố định

Trạm quan trắc không khí tự động cố định sẽ được đầu tư nhằm quan trắc liên tục chất lượng không khí làm cơ sở cho cho công tác quản lý môi trường.

Trong giai đoạn năm 2007 -2010 sẽ đầu tư 02 trạm quan trắc môi trường không khí cố định. Các phương án đặt các Trạm giám sát môi trường không khí cố định (diện tích đặt trạm không lớn) tại các điểm như sau :

- Quan trắc môi trường đô thị: có thể lựa chọn 1 trong 2 địa điểm sau :+ Đặt tại Trung tâm quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai

92

Page 93: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

+ Kết hợp với Trung tâm Quan trắc Khí tượng thuỷ văn của tỉnh Đồng Nai để đặt trạm

- Quan trắc môi trường công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp): Có thể lựa chọn 1 trong 2 địa điểm sau :

+ Đặt tại ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai+ Đặt tại nhà điều hành KCN Nhơn Trạch

Kinh phí đầu tư cho mỗi trạm quan trắc không khí cố định, tự động khoảng 3.000 triệu đồng/ 01 trạm.

Diện tích cho một trạm giám sát không khí cố định là 3,6m x 2,6m = 9,36 chưa tính cho khoảng cách bảo vệ an toàn của trạm (khoảng cách bảo vệ an toàn tùy thuộc vào diện tích bố trí trạm), xung quanh trạm xây dựng hàng rào song sắt.

V.5. QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM Ở ĐỒNG NAI

V.5.1. Mục tiêu quan trắc nước ngầm:

Quan trắc chất lượng nước ngầm nhằm đánh gía diễn biến chất lượng nước ngầm phục vụ cho công tác cấp nước. Cung cấp thông tin để đánh giá tác động của hoạt động sản xuất sinh hoạt đến chất lượng nước ngầm phục vụ quản lý môi trường.

V.5.2. Lựa chọn vị trí quan trắc

Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 09/HĐ-TNMT ký ngày 19/10/2005 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai và Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam, đến ngày 15 tháng 02 năm 2006, Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam đã tiến hành thi công tại 11 trong số 13 vị trí lỗ khoan quan trắc động thái nước dưới đất của dự án. Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường sẽ chọn 13 lỗ khoan để làm mạng lưới quan trắc. Các lỗ khoan đã thi công được liệt kê trong bảng V.7.

Bảng V.7 – Danh sách 10 lỗ khoan quan trắc đã thi công

STT Số hiệu lỗ khoanTầng chứa nước

nghiên cứuVị trí

I Huyện Nhơn Trạch1 ĐN24 n2 Ấp Bến Cộ – xã Đại Phước2 ĐN29 n2 UBND xã Vĩnh Thanh3 ĐN30 n2 Ấp Bà Trường – xã Phước An 4 ĐN25 n2 Xã Phú Thạnh 5 ĐN27 n2 KCN Nhơn Trạch 2 – Hiện Phước – Nhơn

TrạchII Huyện Định

Quán1 ĐN36 qp3 UBND xã Phú Lợi2 ĐN37 J1-2 Trường Mẫu giáo ấp 4 – xã Phú Ngọc3 ĐN38 J1-2 UBND xã La Ngà4 ĐN39 (n2 – qp1) UBND xã Phú Túc5 ĐN42 (n2 – qp1) UBND xã Suối Nho

93

Page 94: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

III Thị xã Long Khánh

1 ĐN43 qp2 Trung tâm Văn hóa xã Bình Lộc2 ĐN44 qp2 Trạm Y tế xã Bảo Vinh3 ĐN48 qp2 UBND xã Hàng Gòn – TX.Long Khánh

Trong quá trình thi công các lỗ khoan quan trắc, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam đã phối hợp tốt với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh và UBND các xã liên quan để kịp thời thỏa thuận và thống nhất chọn vị trí đặt các lỗ khoan vào nơi đất công để thuận tiện cho việc quản lý, bảo vệ trong quá trình vận hành mạng, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát chống ống và nghiệm thu các công trình khoan ngoài thực địa, cũng như các công tác khác.

Về cơ bản, các lỗ khoan quan trắc được thi công vào các vị trí phù hợp với vị trí thiết kế trong đề cương dự án được duyệt (trừ lỗ khoan ĐN36 và ĐN29). Tại mỗi vị trí lỗ khoan đều tiến hành khoan hết chiều sâu thiết kế được duyệt, đo và phân tích carota để tiến hành hiệu chỉnh lại bản vẽ thiết kế giếng sao cho đoạn ống lọc được đặt vào khoảng chiều sâu có khả năng chứa nước tốt nhất để kết cấu giếng khoan. Nhìn chung trừ 02 lỗ khoan ĐN24, ĐN48, cấu trúc thực tế của các khoan đã thi công còn lại gần như không có sự thay đổi lắm so với bản vẽ thiết kế đã được duyệt trong dự án.

Các lỗ khoan quan trắc trong đá cứng nứt nẻ được tiến hành khoan bằng đường kính 110mm đến chiều sâu 40m, chống ống nhựa PVC, đường kính 90mm, dày 5,5mm, ống lọc nhựa PVC đường kính 90mm, dày 5,5mm, đục lỗ.

Các lỗ khoan quan trắc trong trầm tích bở rời được tiến hành khoan đường kính dày 130mm, ống chống nhựa PVC, đường kính 90mm, dày 5,5mm, ống lọc nhựa PVC, đường kính 90mm, dày 5,5mm, quấn lưới.

V.5.3. Thông số quan trắc nước ngầm:

Các thông số quan trắc nước ngầm là nhiệt độ, pH, chất rắn lơ lửng, độ đục, độ dẫn điện, oxy hoà tan, BOD5, COD, NH3-N, NO3-N, PO4-P, Cl-, tổng sắt, tổng số coliform.

Ngoài ra, tuỳ theo tính chất của từng điểm đo mà bổ sung một số thông số cần thiết khác (kim loại nặng, thuốc BVTV...).

V.5.4. Tần số quan trắc

- Đối với các khu công nghiệp tập trung thì tần suất quan trắc: 2 tháng/lần

- Đối với các khu dân cư thì thì tần suất quan trắc: theo mùa 2 lần/năm (mùa khô và mùa mưa).

V.6. QUAN TRẮC SA LẮNG

V.6.1. Mục tiêu quan trắc sa lắng khô và sa lắng ướt

- Quan trắc quá trình chuyển tải và sa lắng khô và sa lắng ướt trong nước (hoặc cặn lắng) trong các hồ, sông, cảng và lưu vực để đánh giá mức độ sa lắng của nước nước đối với các thành phần môi trường tự nhiên.

94

Page 95: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Quan trắc sa lắng tại các hồ chứa nước (hồ Trị An) để xác định khả năng sình lầy, bồi lắp,… ảnh hưởng tới chế độ hoạt động của hồ.

- Quan trắc sa lắng tại các lòng sông (sông Đồng Nai, cảng Đồng Nai, cảng Thị Vải) để xác định khả năng bồi lấp lòng sông ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy, độ sâu cảng và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.

- Quan trắc sa lắng tại các lưu vực sông (sông Đồng Nai) để đánh giá khả năng xâm thực bồi lấp, sạt lở,…

V.6.2. Vị trí đặt Trung tâm

Vị trí quan trắc các điểm sa lắng trùng các điểm quan trắc nước mặt, nhưng chọn một số vị trí chính (cảng, sông và hồ). Các điểm quan trắc sa lắng được thể hiện trong bảng V.8.

Bảng V.8. Vị trí đề xuất mạng lưới quan trắc sa lắng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Điểm quan trắc

Vị trí Nội dung quan trắc

Phân cấp Trung tâm

1

2

+ Đoạn 1 (Từ thượng nguồn sông Đồng Nai đến hợp lưu sông Bé và sông Đồng Nai)+ Tà Pao (rừng Nam Cát Tiên, 11027.679N, 107024.977E

Sa lắng Chính

phụ

4

5

6

7

Đoạn 2 (từ hợp lưu sông Bé và sông Đồng Nai đến cầu Hóa An)Tại hợp lưu sông Bé và sông Đồng Nai (11006.500N, 106075.950E )Nhà máy nước Thiện Tân(11001.600N, 106055.930E)Cầu Hóa An (10056.890N, 106048.160E)

Sa lắng

chính

chínhđiểm nóng

0809

1011

Đoạn 3 ( Từ cầu Hóa An đến cầu (Đồng Nai)-Ngang Công ty khoan cấp nước Biên Hoà (10056.313N, 106049.258E)- Ngang chùa Sắc Tứ (10055.107N, 106049.981E)- Cầu Đồng Nai (10054.140N, 106050.360E)

Sa lắngđiểm nóng

chínhđiểm nóng

12131415

Vị trí cảng :- Phước Thái- Long Thành- Gas PVC Phước Thái- Cảng dầu NM điện Phú Mỹ 2-1

Sa lắng

V.6.3. Thông số quan trắc :

Các thông số quan trắc sa lắng tại các điểm sông, hồ và cảng như sau :

- Hàm lượng phù sa, độ lắng, pH, SS, DO, BOD, COD, comliform.

- Tần suất : 1 lần/năm

V.7. QUAN TRẮC CHẤT THẢI RẮN Ở ĐỒNG NAI

95

Page 96: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

V.7.1. Mục tiêu quan trắc chất thải rắn

- Xác định thành phần chất thải rắn và đối tượng bị ô nhiễm.

- Theo dõi các nguồn ô nhiễm phát sinh do quá trình xử lý chất thải rắn (nước rò rỉ) và khí thải (lò đốt rác và các bãi chôn lấp).

V.7.2. Điểm quan trắc chất rắn ở Đồng Nai :

Chủ yếu các bãi rác đang hoạt động của địa phương và các doanh nghiệp tham gia xây dựng lò đốt rác và các bãi chôn lấp.

Vị trí các điểm quan trắc chất thải rắn trên đia bàn tỉnh Đồng Nai thể hiện qua bảng V.9.

Bảng V.9. Vị trí các điểm quan trắc chất thải rắn trên đia bàn tỉnh Đồng Nai

Stt Vị trí quan trắc Nội dungquan trắc

Phân cấp Trung tâm

1 Bãi rác Trảng Dài (Tp.Biên Hòa) -Rác sinh hoạt-Rác thải công nghiệp không nguy hại-Bùn thải công nghiệp không nguy hại

2 Lò đốt chất thải Tân Phát Tài Chất thải rắn 3 Bãi rác tạm xã Suối Tre, huyện Long

KhánhRác thải sinh hoạt

4 Khu Liên Kim Sơn - thị trấn Long Thành, huyện Long Thành

Rác thải sinh hoạt

5 Bãi rác tại ấp Tân Cang - xã Phước Tân, huyện Long Thành

Rác thải sinh hoạt

6 Khu xử lý chất thải rắn nguy hại Giang Điền (huyện Trảng Bom)

Chất thải rắn nguy hại

7 Các điểm trung chuyển chất thải Rác thải sinh hoạt8 Các bãi rác các huyện Rác thải sinh hoạt

V.7.3. Thành phần chất thải rắn cần quan trắc :

- Tổng lượng chất thải rắn trong ngày của mỗi thành phố, tổng lượng rác thải thu gom được, tổng lượng phân tươi, tổng lượng chất thải độc hại, riêng đối với một số thành phố lớn tiến hành phân tích chất thải rắn theo tỷ lệ % trọng lượng các thành phần cơ bản trong chất thải: giấy vụn, chất hữu cơ, chất dẻo, kim loại, thuỷ tinh, đất cát, độ ẩm, độ tro và các chất khác.

Đặc biệt phải quan trắc được các thành phần độc hại trong chất thải rắn (hiện nay chưa quan trắc, kế hoạch đến năm 2007 sẽ bắt đầu quan trắc các thành phần độc hại này).

V.8. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở ĐỒNG NAI

V.8.1. Mục tiêu

Đánh giá mức độ ô nhiễm và khả năng thích nghi của đất đai trong quá trình sử dụng của con người vào công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất,…

96

Page 97: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

V.8.2. Lựa chọn các điểm quan trắc ở Đồng Nai

Hiện tại mạng lưới quan trắc môi trường đất của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tỉnh Đồng Nai chưa thực hiện, nhưng theo dự kiến kế hoạch sắp tới thì Trung tâm sẽ tiến hành lấy mẫu và phân tích ở một số điểm quan trọng như :

- Vùng đất nông nghiệp (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón)

- Vùng đất công nghiệp (các hàm lượng kim loại nặng cao)

Các lỗ khoan quan trắc nhiễm môi trường đất bố trí tại các khu công nghiệp, các bãi rác và ở nơi có nguồn ô nhiễm trên mặt.

Tại cùng một vị trí, các lỗ khoan quan trắc nhiễm bẩn được bố trí theo độ sâu khác nhau (được gọi là cụm lỗ khoan) để quan trắc sự dịch chuyển của các chất ô nhiễm theo phương thẳng đứng. Các lỗ khoan quan trắc nhiễm bẩn được thể hiện trong bảng V.10.

Bảng V.10. Các lỗ khoan quan trắc nhiễm bẩn

STT Số hiệu Vị trí Chiều sâu (m) Theo TCVN ban hành

1 1A Vĩnh An – Vĩnh Cửu2 2A Trà Cổ – Tân Phú3 3A Phú Thanh – Tân Phú4 4A La Ngà – Định Quán5 5A Bình Hòa – Vĩnh Cửu6 6A Trảng Dài – Biên Hòa7 7A TT. Trảng Bom8 8A Tây Hòa – Trảng Bom9 9A Tam Hòa – Biên Hòa10 10A Long Bình – Biên Hòa11 11A An Bình – Biên Hòa12 12A Tam Phước – Long Thành 13 13A An Phước – Long Thành14 14A Lộc An – Long Thành 15 15A Hiệp Phước – Nhơn Trạch16 16A Phước Thái – Long Thành17 17A Phước Khánh – Nhơn Trạch18 18A Suối Tr – TX. Long Khánh 19 19A Xuân Hiệp – Xuân Lộc20 20A Bảo Bình – Cẩm Mỹ

V.8.3. Thông số quan trắc đặc trưng môi trường đất:

Các thông số quan trắc đất là pHH2O, pHKCl, độ dẫn điện, tổng số muối tan, Na trao đổi, Cl-, SO4

2-, hữu cơ tổng số, % N, % P2O5, % K2O, NO3-, NH4

+, P2O5 dễ tiêu, K2O dễ tiêu, CEC, % BS, Ca2+, Mg2+, K+, Fe3+, Al3+, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật và các thông số vật lý đất.

97

Page 98: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

V.8.4. Mật độ lấu mẫu

Một năm 1 lần tại các phân vùng trọng điểm kinh tế của Tỉnh.

98

Page 99: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

CHƯƠNG VI

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP MẶT BẰNG VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN PHỤC VỤ CHO CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

VI.1. NHU CẦU SỬ DỤNG MẶT BẰNG (Cấp tỉnh, cấp huyện/thị)

VI.1.1. Nhu cầu sử dụng mặt bằng cấp Tỉnh :

(1). Nhu cầu sử dụng mặt bằng phòng thí nghiệm

Các Phòng phân tích - thử nghiệm được đặt ngay tại Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.

(2). Nhu cầu sử dụng mặt bằng xây dựng 02 trạm giám sát không khí cố định, tự động.

Vị trí đặt 02 trạm giám sát không khí cố định tự động như sau :

+ Vị trí 1: Có thể đặt tại Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai hoặc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Đồng Nai.+ Vị trí 2: đặt tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai hoặc tại nhà điều hành KCN Nhơn Trạch

Diện tích cho một trạm giám sát không khí cố định là 3,6m x 2,6m = 9,36m chưa tính cho khoảng cách bảo vệ an toàn của trạm (khoảng cách bảo vệ an toàn tùy thuộc vào diện tích bố trí trạm), xung quanh trạm xây dựng hàng rào song sắt (cần khoảng 40 m 2). Như vậy, nhu cầu mặt bằng 2 trạm giám sát không khí cộ định, tự động là 80 m2.

(3). Nhu cầu sử dụng mặt bằng xây dựng các trạm giám sát chất lượng nước cố định, tự động

Vị trí 4 Trạm quan trắc cố định, liên tục chất lượng nước là :

- Vị trí 1 : cạnh họng lấy nước của Nhà máy nước Biên Hoà - Sông Đồng Nai

- Vị trí 2 : khu vực cảng Gò Dầu B – sông Thị Vải

- Vị trí 3 : Tại hồ Trị An

- Vị trí 4 : Tại hợp lưu sông Bé và sông Đồng Nai

Diện tích đặt trạm : 20 m2/trạm. Như vậy tổng diện tích mặt bằng cần thiết là 80 m2.

(4). Nhu cầu sử dụng mặt bằng cho Phòng Xử lý Dữ liệu Môi trường

Phòng Xử lý Dữ liệu Môi trường sẽ được đặt ngay tại Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai (Cần khoảng 20 m2 phòng làm việc).

VI.1.2. Nhu cầu sử dụng mặt bằng cấp địa phương :

99

Page 100: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Ở các huyện/thị chỉ trang bị các máy đo nhanh, đo các chỉ tiêu cơ bản nên không xây dựng phòng thí nghiệm tại các huyện/thị.

VII.2. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

VII.2.1. Nguồn vốn đầu tư

- Theo Nghị định chính phủ số: 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 về việc Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì Dự án “Nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2010” theo phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình thì thuộc loại III -2, nhóm B từ 20 đến 400 tỷ đồng (Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông)

- Nguồn vốn đầu tư cho dự án : Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm.

VII.2.2. Cơ quan thực hiện

- Cơ quan chủ quản : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai

- Cơ quan thực hiện : Các cơ quan đối tác đầu tư được lựa chọn

VII.3. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH MẶT BẰNG

- Mặt bằng xây dựng Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai thuộc loại quy hoạch các công sở của tỉnh Đồng Nai.

- Nên đặt các vị trí Trạm quan trắc môi trường không khí cố định nằm trong các Sở ban ngành và Khu công nghiệp cho tiện việc dõi diễn biến ô nhiễm đô thị và công nghiệp, nên không xảy ra việc đền bù, giải tỏa.

VII.4. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã đi vào hoạt động nên không tính đến mà chỉ tính cho các trạm quan trắc môi trường không khí cố định.

VII.4.1. Các nguyên tắc thiết kế

- Tuân thủ các định hướng của quy hoạch tổng thể của tỉnh Đồng Nai

- Tôn trọng triệt để các dự án đã quy hoạch đã được phê duyệt trong thời gian vừa qua trên địa bàn Tỉnh

- Xác định và tính toán hệ thống kỹ thuật.

VII.4.2. Cơ sở thiết kế:

- Phải tính đến hiện trạng khu đất đạt trạm quan trắc môi trường không khí cố định

100

Page 101: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

- Phải đảm bảo đến tốc độ gió, khoảng cách vị trí trạm đo

- Tính đến cao độ thiết kế san nền khu đất, phải đảm bảo khống chế không ngập lụt, ngập úng.

VII.5. KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

Kết cấu công trình cho một trạm quan trắc môi trường không khí cố định:

- Cốt san nền không ngập lụt

- Cần gia cố về nền, móng, cột, đà. Diện tích đặt thiết bị chỉ cần 2,6m x 3,6m, không cần mở rộng thêm. Trước khi đặt trạm, nền sẽ được cải tạo sẽ là 7m x 4,2m = 29,4m 2. Quy định cải tạo bao gồm:

+ Làm sạch mặt nền trên diện tích đã định+ Kệ để đặt lớp thép theo thiết kế, ở cả 4 cạnh theo chu vi+ Đổ bê tông M200, gia cường sàn, dày 4cm, bằng đá mi+ Láng vữa tạo dốc M100, dày 2cm, chống thấm flinkote 3 lớp láng vữa và lót lại gạch khía 29,4m2.+ Mặt nền sau cùng, diện tích 29,4m2 sẽ cao hơn xung quanh 4cm.

CHƯƠNG VII

ƯỚC TÍNH KINH PHÍ ĐẦU TƯ CHO CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÀ TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ

VII.1. ƯỚC TÍNH KINH PHÍ ĐẦU TƯ

VII.1.1. Kinh tế xây dựng

Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cơ sở (đặt các trạm quan trắc môi trường không khí và nước cố định, tự động) cho Dự án “Nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2010” khoảng 440 triệu đồng, được phân bổ từ năm 2007 đến năm 2010.

Do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Đồng Nai đã xây dựng xong nên kinh phí xây dựng cơ bản không nhiều, chủ yếu xây dựng các nền nóng của 02 trạm quan trắc chất lượng không khí cố định.

VII.1.2. Kinh phí đào tạo hướng dẫn vận hành trang thiết bị, chuyển giao công nghệ

101

Page 102: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Kinh phí đào tạo hướng dẫn vận hành trang thiết bị, chuyển giao công nghệ được tính vào chi phí mua trang thiết bị do Công ty cung cấp thiết bị chịu trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, hướng dẫn vận hành, chuyển giao công nghệ.

Ngoài ra, hàng năm Trung tâm cần một khoản kinh phí đào tạo bổ sung nhân sự, tập huấn và tham quan trong và ngoài nước. Kế hoạch đầu tư cho hoạt động đào tạo trong nước như sau :

Năm 2007 : 100.000 đồngNăm 2008 : 120,000 đồng Năm 2009 : 150,000 đồng Năm 2010 : 150,000 đồng

Kế hoạch tham quan, học tập ngoài nước dự kiến 100.000 USD cho 4 năm (Trung bình mỗi năm 25.000 USD), tương đương 1.600 triệu đồng hay 400 triệu đồng/năm

Kinh phí mua phần mềm tính toán lan truyền nước và không khí khoảng 1.000 triệu đồng.

VII.1.3. Kinh phí đầu tư cho dự án

Tổng chi phí đầu tư cho dự án “Nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2010” theo tính toán ở trên là 42.822,0 triệu đồng.

Dựa vào nhu cầu phát triển của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Đồng Nai và các huyện, kinh phí đầu tư sẽ được phân kỳ theo như trong bảng VII.1.

Bảng VII.1. Phân kỳ đầu tư dự án trong giai đoạn 2007-2010.

Đơn vị tính: triệu đồngDanh mục Kinh phí phân bổ theo các năm

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010Các thiết bị giám sát ô nhiễm nước/chất lượng nước

2.650,0 3.090,5 307,0 79,0

Các thiết bị giám sát ô nhiễm không khí/chất lượng không khí

1.205,0 2.711,6 869,4 41,0

Các thiết bị giám sát ô nhiễm đất/chất lượng đất

225,0 865,9 253,4 133,3

Các thiết bị văn phòng và phương tiện đi lại

- 1.482,7 325,0 850,0

Dụng cụ thuỷ tinh 90,0 90,0 60,0 60,0Các loại hoá chất 64,2 64,2 42,8 42,8Trạm quan trắc không khí cố định, tự động

- 3.000,0 3.000,0

Trạm quan trắc chất lượng nước cố định tự động

- 3.000,0 3.000,0

Xe quan trắc môi trường không khí di động

- 4.500,0

Đào tạo nhân sự, tập huấn và tham quan trong nước

100,0 120,0 150,0 150,0

102

Page 103: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Đào tạo nhân sự, tập huấn và tham quan nước ngoài

400,0 400,0 400,0 400,0

Mua phần mềm tính toán lan truyền chất lượng nước và không khí

- 500,0 500,0

Xây dựng cơ sở hạ tầng cho 02 trạm giám sát không khí cố định

- 100,0 100,0

Xây dựng cơ sở hạ tầng cho 04 trạm giám sát nước cố định

- 120,0 120,0

Kinh phí mua thiết bị cho các huyện 1.020 1.500 1.500 1.5005.754,2 10.324,9 10.627,6 14.076,1

Tổng cộng (2007 + 2008 + 2009 + 2010) = 40.782,8Kinh phí dự phòng (5%) 2.039,2Tổng kinh phí cho dự án = 42.822,0

Danh mục và kinh phí mua sắm trang thiết bị cho trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường tỉnh đồng nai giai đoạn 2007 – 2010 được đưa ra trong các Bảng 1.1-1.6, Phụ lục 1.

Ngoài chi phí đầu tư trang thiết bị, hoá chất, dụng cụ thuỷ tinh, kinh phí phục vụ cho hoạt động của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường của tỉnh sẽ được dự trù cho từng năm theo nhu cầu thực tế. Kinh phí vận hành cho 1 trạm quan trắc không khí tự động cố định khoảng 150-200 triệu đồng/trạm/năm. Kinh phí vận hành cho xe quan trắc không khí cố định di động khoảng 300-400 triệu đồng/năm.

VII.2. NGUỒN VỐN VÀ VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

VII.2.1. Xác định nguồn vốn đầu tư

Tổng kinh phí đầu tư cho dự án “Nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2010” vào khoảng 42.822,0 triệu đồng.

Nguồn vốn đầu tư là :

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản- Huy động tài trợ từ các Tổ chức Quốc tế.

VII.2.2. Phân kỳ đầu tư cho từng năm đến năm 2010

Phân kỳ đầu tư kinh phí cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai cho từng năm như sau :

- Kinh phí xây dựng cơ bản (từ năm 2007 đến 2010) là 440 triệu đồng

- Kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư, hoá chất, thiết bị phụ trợ được phân bổ theo các năm (được thể chi tiết nằm ở Bảng VII.1) như sau :

Kinh phí năm 2007 : 5.754,2 triệu đồng Kinh phí năm 2008 :10.324,9 triệu đồng Kinh phí năm 2009 : 10.627,6 triệu đồng Kinh phí năm 2010 :14.076,1 triệu đồng

103

Page 104: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Tổng cộng : 40.782,8 triệu đồng

Nếu tính thêm 5% kinh phí dự phòng, thì tổng kinh phí dự án sẽ là 42.822,0 triệu đồng.

104

Page 105: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

CHƯƠNG VIII

KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ

VIII.1. KẾT LUẬN

Trong thời gian qua tỉnh Đồng Nai đã đạt được rất nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đáng kể, tạo tiền đề bứt phá quan trọng cho việc thành đạt mục tiêu hoàn thành cơ bản quá trình CNH tỉnh vào năm 2010. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng luôn kèm theo các tác động môi trường tiêu cực gia tăng ở quy mô ngày càng cao, trong đó phát triển công nghiệp và đô thị sẽ có những tác động môi trường tiêu cực cao nhất và đáng kể nhất, làm cho chất lượng môi trường có chiều hướng suy giảm, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, sức khỏe của nhân dân và sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, nước mặt, nước ngầm trong các đô thị, các KCN, CCN tập trung của tỉnh Đồng Nai đang là vấn đề rất nổi cộm và cấp bách. Bởi vì, theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010, thì tỉnh sẽ phát triển tổng số 62 KCN, CCN và 33 đô thị.

Dự báo diễn biến môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã cho thấy rõ nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng trước các áp lực phát triển kinh tế – xã hội to lớn nêu trên. Vì vậy, UBND tỉnh đã có chủ trương thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020, mà trong đó bao gồm một dự án rất quan trọng là :“Nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2010” như một nhu cầu cấp thiết và là một hướng đi hoàn toàn phù hợp nhằm tạo nên một nền tảng cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu, quan trắc và theo dõi cơ bản về môi trường, có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật để triển khai nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ tốt công tác quan trắc, phân tích môi trường và quản lý, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn tỉnh.

Những nội dung chính của dự án như sau :

1. Hiện nay Trung tâm quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Đồng Nai đã quan trắc và phân tích cũng như đầu tư trang thiết bị được các lĩnh vực như :

- Quan trắc và phân tích chất lượng không khí tại các khu đô thị, KCN, CCN, giao thông, - Quan trắc và phân tích chất lượng nước mặt tại các sông, suối, ao, hồ trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai.- Quan trắc và phân tích chất lượng nước ngầm- Quan trắc và phân tích chất lượng đất

Tuy nhiên, mạng lưới quan trắc chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm và đất trên địa bàn tỉnh chưa phù hợp trong giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội tỉnh năm 2007 – 2010, cần phải bổ sung các điểm cần thiết trong hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Đồng Nai, thêm và đó là còn thiếu quan trắc và phân tích các lĩnh vực như : đa dạng sinh học, sa lắng, chất thải rắn.

2. Để đáp ứng nhu cầu thực tế cho mạng lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2007 - 2010, tổng kinh phí cần thiết đầu tư cho dự án là 42.822,0 triệu đồng, trong đó kinh phí mua sắm trang thiết bị chủ yếu là 33.648,3 triệu đồng, hoá chất 214,0 triệu đồng, dụng cụ thuỷ tinh

105

Page 106: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

302,8 triệu đồng, thiết bị văn phòng và phương tiện đi lại 2.657,7 triệu đồng, đào tạo nhân sự, tập huấn, tham quan, phần mềm là 3.520,0 triệu đồng, xây dựng cơ bản là 440,0 triệu đồng, kinh phí dự phòng là 2.039,2 triệu đồng..

3. Dựa vào nhu cầu phát triển Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai về mạng lưới quan trắc môi trường, để từ đó phân kỳ tiến độ đầu tư cho dự án :“Nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2010”. Kinh phí phân bổ theo từng năm được thể hiện trong bảng VII.1.

4. Để có đủ cơ sở đánh giá diễn biến chất lượng không khí, Trung tâm cần thiết đầu tư 2 trạm giám sát chất lượng không khí cố định với tổng kinh phí 6.000. triệu đồng. Dự kiến sẽ đầu tư từ vào 2 năm 2009, 2010. Vị trí dự kiến đặt trạm giám sát không khí cố định là:

- Vị trí 1: được lựa chọn đặt Trung tâm thành phố Biên Hòa (theo dõi diễn biến ô nhiễm của khu dân cư thành phố Biên Hòa). Có thể đặt tại Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Đồng Nai.

- Vị trí 2: đặt tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai hoặc tại nhà điều hành KCN Nhơn Trạch

5. Để kịp thời đánh giá mức độ ô nhiễm không khí, đặc biệt trong trường hợp có sự cố hay khiếu nại của nhân dân, cần thiết phải đầu tư 01 xe giám sát tự động di động. Kinh phí đầu tư là 4.500,0 triệu đồng, thời gian đầu tư là năm 2010.

6. Để có đủ cơ sở đánh giá diễn biến chất lượng nước, Trung tâm cần thiết đầu tư 4 trạm giám sát chất lượng nước cố định tự động với tổng kinh phí 6.000. triệu đồng. Dự kiến sẽ đầu tư từ vào 2 năm 2009, 2010. Vị trí dự kiến đặt 04 trạm giám sát chất lượng nước cố định là :

- Vị trí 1 : cạnh họng lấy nước của Nhà máy nước Biên Hoà - Sông Đồng Nai

- Vị trí 2 : khu vực cảng Gò Dầu B – sông Thị Vải

- Vị trí 3 : Tại hồ Trị An

- Vị trí 4 : Tại hợp lưu sông Bé và sông Đồng Nai

Dự án :“Nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2010 ” đã làm rõ các điểm như sau:

1. Đã làm rõ bối cảnh thực tiễn và nhu cầu cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Đồng Nai sao cho phù hợp và đáp ứng tốt những quy định về hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường địa phương do Bộ TN&MT, Cục BVMT đã ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

2. Đã xác định được các mục tiêu quan trắc và giám sát môi trường tỉnh Đồng Nai là nhằm bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước về bảo vệ môi trường (quan trăc tuân thủ), đồng thời bảo đảm theo dõi sát sao những biến động nhạy cảm trong các nguồn nước quan trọng (như hệ thống sông Đồng Nai, Thị Vải, La Ngà, hồ Trị An…), cũng như trong môi trường không khí, đất và đa dạng sinh học (quan trắc tác động).

3. Đã lựa chọn, giới thiệu các địa điểm các vị trí đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hệ thống mạng lưới quan trắc; thiết kế và khái toán sơ bộ cấu trúc mạng lưới quan trắc, giám sát môi trường tỉnh Đồng Nai cần nâng cấp đến năm 2010 và mở rộng sau năm 2010.

106

Page 107: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

4. Đã đề xuất các nội dung và kế hoạch đầu tư theo một lộ trình cụ thể, phù hợp trong giai đoạn 2007 – 2010 và mở rộng sau năm 2010, trong đó nhấn mạnh đặc biệt đến việc tạo nguồn vốn đầu tư đầy đủ cho việc tổ chức thực hiện theo lộ trình đã đề xuất.

5. Đã đề xuất hệ thống cơ cấu tổ chức các hoạt động quan trắc và giám sát môi trường theo nhu cầu nâng cao năng lực quan trắc môi trường tỉnh đến năm 2010, trong đó cần chú trọng nhất đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (quản lý và kỹ thuật) nhằm bảo đảm vận hành hiệu quả mạng lưới quan trắc sẽ được nâng cao, nâng cấp.

6. Đã đề xuất các giải pháp đáp ứng mặt bằng và tổ chức quá trình đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp theo lộ trình xác định trong dự án nâng cao năng lực quan trắc môi trường tỉnh Đồng Nai này.

7. Đã nghiên cứu và lựa chọn các phương án đầu tư cụ thể để chọn ra phương án đầu tư tối ưu. Trên cơ sở đó đã ước tính dự kiến kinh phí đầu tư cho chương trình nâng cao năng lực quan trắc môi trường,phù hợp với khả năng và nhu cầu đầu tư thực tế của tỉnh trong giai đoạn 2007 – 2010 và mở rộng sau năm 2010.

Nhìn chung, đây là một phương án đầu tư có hiệu quả thiết thực và hợp lý về đầu tư cho công tác quan trắc (monotoring), quản lý (management) và kiểm soát (control) môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh lân cận liền kề của vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam. Trên cơ sở mạng lưới các điểm quan trắc môi trường hiện có với các trang thiết bị lấy mẫu cũng như các phòng thí nghiệm phân tích còn chưa hoàn thiện, đã nghiên cứu đề xuất bổ sung thêm một số vị trí cần thiết, phù hợp, cũng như các trang thiết bị kỹ thuật thí nghiệm phân tích kèm theo để phục vụ cho các hoạt động quan trắc và phân tích cơ sở dữ liệu với độ tin cậy, chính xác cao hơn và được cập nhập nhanh chóng, đầy đủ hơn.

Việc cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác về hiện trạng và diễn biến môi trường tỉnh cho các cơ quan quản lý môi trường chức năng nói riêng và UBND tỉnh nói chung, sẽ phục vụ cung cấp các cơ sở tin cậy cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch bảo vệ môi trường, theo mục tiêu phát triển bền vững, lập báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh hàng năm và 5 năm, đồng thời đưa ra những dự báo và cảnh báo kịp thời về tình hình diễn biến môi trường để Chính quyền nhân dân tỉnh kịp thời có những biện pháp ứng phó và phòng chống hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp PTBV tỉnh trong tương lai.

VIII.2 KIẾN NGHỊ

Với mong muốn sớm thực hiện dự án “Nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2010” Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai kính trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai xem xét phê duyệt dự án nhằm đạt được mục tiêu và tiến độ đã đề ra.

107

Page 108: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. United State –Canada Air Quality Agreement, Progress Report 1994, 64 p.[2]. TS. Phạm Khôi Nguyên, Chính sách môi trường đối với vấn đề phát triển nguồn nhiên liệu mới, Tạp chí “Bảo vệ môi trường”, số 12/2000, trang 1-4.[3]. Nguyễn Thị Trà Vinh, Hiện trạng và diễn biến môi trường liên quan đến giao thông vận tải trong thập niên 90 và các vấn đề cần quan tâm, Tạp chí “Bảo vệ môi trường”, số 12/2000, trang 37-42.[4]. Bộ KHCN &MT, Báo cáo Hội nghị tổng kết 5 năm Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN trong lĩnh vực môi trường, tháng 12/2000, 59 trang. [5]. Phạm Ngọc Đăng, CTV. Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. NXB Xây dựng, Hà Nội, 2004, trang 599-613. [6]. Báo cáo tại Hội thảo “Thiết kế mạng lưới quan trắc môi trường tại Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam”, TP Hồ Chí Minh, 19/8/2005[7]. Quyết định cuả Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 (số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999).[8]. Bộ Xây dựng, Chương trình khung tổ chức thực hiện: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, NXB Xây dựng, Hà nội, 1999, 84 trang.[9]. Uy ban nhân dân Tp. HCM, Viện Kinh tế, Hội thảo quy hoạch bảo vệ môi trường Tp. HCM đến năm 2010, Tuyển tập các báo cáo tham luận, Tp. HCM tháng 8/1999.[10]. Sở KHCN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Báo cáo hiện trạng phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tp. Vũng Tàu, năm 2000, 92 trang.[11]. Sở KHCN&MT Tp. Hồ Chí Minh, Báo cáo hiện trạng phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường Tp. Hồ Chí Minh, Tp. HCM, năm 2000, 32 trang.[12]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Miền Nam, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể KTXH vùng Phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam thời kỳ 1996 – 2010, Tp. HCM, năm 1996, 183 trang.[13]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược Phát triển, chuyên đề Nghiên cứu môi trường sinh thái vùng Đông Nam Bộ, Hà Nội, năm 1995, 11 trang.[14]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 1996 – 2010, Hà Nội, năm 1996, 312 trang.[15]. Trung tâm nghiên cứu Kinh tế Miền Nam – Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam thời kỳ 1996 – 2010 - Tp. HCM 1996. 179 trang.[16]. Uy ban nhân Dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2010 - Bà Rịa – Vũng Tàu 1996. 114 trang.[17]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 1996 – 2010. Hà Nội 1996. 321 trang.

108

Page 109: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

PHỤ LỤC

109

Page 110: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ DANH MỤC THIẾT BỊ, VẬT TƯ, HOÁ CHẤT CỦA DỰ ÁN

110

Page 111: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Bảng 1.(1a) : Danh mục chi tiết thiết bị giám sát ô nhiễm nước/chất lượng nước

TTTên thiết bị, ký hiệu, hãng (nước) sản xuất

Công dụng và đặc tính kỹ thuật ĐV tính

Số lượng

Phân bổ trang thiết bị từng năm1998 1999 2000

01 Máy pH cầm tay, pH 100, YSI – Mỹ

Đo pH cầm tay, khoảng đo pH: - 2,6.. 16,0, khoảng đo: 5,0…100 0C, độ chính xác: 60,10 pH; 60,1K

Cái4 2 2

02 Máy đo tổng muối hòa tan (TDS) xách tay, cond 330i SET, WTW – Đức

Đo độ dẫn TDS, độ muối, nhiệt độ, thang đo: 0,0mS…500mS/cm, thang độ mặn: 0,0…70,0g/l, thang đo TDS: 0…1999mg/l, thang nhiệt độ: 5… 105 0C, độ chính xác: 65% giá trị đo

Cái

3 2 1

03Máy đo DO cầm tay, Oxi 330 SET, WTW – Đức

Đo Oxygen hòa tan trong nước, bộ nhớ 800 kết quả, thang đo: 0,00..19,99mg/l, thang đo áp: 0,0..199,9mbar, độ chính xác: 6 – 5% giá trị đo.

Cái

3 2 1

04 Testkit phân tích sắt, Mỹ

Bộ thử nồng độ sắt II/sắt III trong nước thang đo: 0 – 0,2 – 0,4 – 0,6 – 0,8 – 1 –3 – 5 – 7 – 10 mg/l FeII, FeIII

Bộ4 4

05 Testkit phân tích tổng cứng, Mỹ

Bộ thử độ cứng CaCO3 trong nước, thang đo 0…500mg/l

Bộ 4 4

06 Testkit phân tích Clo tự do, Mỹ

Bộ thử nồng độChlorine (gồm tự do, kết hợp, tổng) trong nước, thang đo; 0-0,2-0,4-0,8-1-1,5 – 2 – 3 – 5 – 8mg/l SCl2

Bộ4 4

07Máy pH để bàn, Senion 378, HATCH – Mỹ

Đo pH, thang đo pH: - 2..19.999 độ đọc được 0,001 pH, thang nhiệt: - 5…105 0C, độ đọc được 0,1 0C, độ chính xác: 60, 005 pH; 60, 1K.

Cái2 1 1

08

Lò nung COD Nhiệt độ phản ứng có thể lập trình được các nhiệt độ 70,100,120, 1500C. Thời gian có thể là 30, 60, 120 phút hay liên tục. Đường kính lỗ 16 mm x 25 vị trí. Có bộ vi

Máy

1 1

111

Page 112: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

xử lý PID. Công suất 400W, 220 – 240V, 50 – 60 Hz

09 Thiết bị phản ứng, CR 3200, WTW – Đức

Tạo môi trường phản ứng xác định chỉ tiêu COD, thang nhiệt độ: 25 – 170 0C, dung lượng mẫu: 24 chỗ cho ống nghiệm 16mm, bộ nhớ 4 chương trình: 148 0C – 2 giờ; 130 0C – 30 phút; 100 0C – 60 phút

Bộ

2 1 1

10 Máy cất nước, Aquartron A 4000, Bibby – Anh

Xử lý nước cấp cho thí nghiệm, công suất: 4 lít nước /giờ, tự động ngưng máy khi quá nhiệt độ, Chất lượng nước cất: độ pH nước cất: 5,0-6,5pH, độ dẫn điện: 1,5-2 (S/cm), nhiệt độ nước: 25-35 0C

Cái

2 1 1

11Máy khuấy từ, AF|GE, Velp – Italy

Khuấy trộn đều khi pha hóa chất hoặc khi tiến hành một số thí nghiệm, tốc độ khuấy điều chỉnh đến 1100 vòng/phút, dung tích mẫu đến 5 lít (nước)

Cái

3 2 1

12Máy so màu và phụ kiện ; UV – Vis ; labomed ; Mỹ

Bước sóng: 190 – 110nm 0.5nmPhần mềm điều khiển. Khoảng đo quang; 0 – 200%T. Phần mềm điều khiển – nối cổng RS 232. Hiển thị các thông số đo bằng LCD

Bộ

2 1 1

13 Máy so màu, PhotoLab S6, WTW – Đức

Dùng phân tích các chỉ tiêu: COD, NO3, độ đục, độ màu..của mẫu nước, thang bước sóng: 340 đến 640mm, độ chính xác: 2mm

Cái3 2 1

14 BOD – OxiDirea, TINTOMETER – Đức

Đo chỉ tiêu BOD của mẫu nước, bộ BOD 6 chỗ không dùng thủy ngân, thang đo: 0 – 40/80/200/400/800/2000/4000 mg/l BOD, mỗi ngày hiển thị BOD, thể tích, khoảng thời gian, thời gian đo

Bộ

2 1 1

15 Máy đo 6 chỉ tiêu chất lướng nước

pH, nhiệt độ, độ mặn, DO, độ đục, độ dẫn điện

Bộ 1 1

112

Page 113: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

16 Tủ mát BOD Thang nhiệt độ chuẩn 0-600C, 2 1 1

17

Hệ thống máy sắc ký khí – khối phổ (GC – MS) Model: CLARUS 500 GC – MS

Hệ thống máy sắc ký khí có chương trình điều khiển khí tự động PPC, hệ thống lấy mẫu tự động cho máy sắc ký khí, Detector phối phổ, phần mềm cho máy phối phổ với bộ xử lý dữ liệu. Đầu dò ion hóa ngọn lửa có chương trình điều khiển khí tự động. Đầu dò nitơ và phốt pho có chương trình điều khiển khí tự động. Đầu dò cộng kết điện tử có chương trình điều khiển khí tự động. Cột mao quản, phần cung cấp khí, phụ kiện cần thiết cho máy. Phụ kiện chuẩn bị cho lấy mẫu tự động

Bộ

1 1

Các loại Detector Cái 1Cái 1Cái 1Cái 1

Các loại sensorSensor đo CO Khoảng đo CO đến 500 Cái 1

Sensor đo CO Khoảng đo CO đến 40000 Cái 1Sensor đo NO Khoảng đo NO đến 5000 Cái 1Sensor đo NO2 Khoảng đo NO2 đến 3000 Cái 1Sensor đo SO2 Khoảng đo SO2 đến 5000 Cái 1Sensor đo O2 đến 23% Khoảng đo O2 đến 23% Cái 1Sensor đo CxHy Cái 1Sensor đo CO Cái 1Sensor đo NO Cái 1Sensor đo NO2 Cái 1Sensor đo SO2 Cái 1Sensor đo O2 Cái 1

113

Page 114: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Sensor đo CxHy Cái 1Các loại cột mao quản CộtCột mao quản pha không phân cực

- 1

Cột mao quản pha phân cực TB

- 1

Cột mao quản pha phân cực

- 1

Phụ kiện cho cột mao quản

- 1

Các loại bẫy CáiBẫy ẩm - 1Bẫy oxy - 1Bẫy hydrocacbon - 1

Bảng 1.(1b) : Danh mục chi tiết kinh phí mua sắm thiết bị giám sát ô nhiễm nước/chất lượng nước Đơn vị : Triệu đồng

TTTên thiết bị, ký hiệu, hãng (nước) sản xuất

Công dụng và đặc tính kỹ thuật ĐV tính

Số lượng

Đơn giá

Phân bổ kinh phí mua sắm thiết bịNăm 2008

Năm 2009

Năm 2010

01 Máy pH cầm tay, pH 100, YSI – Mỹ

Đo pH cầm tay, khoảng đo pH: - 2,6.. 16,0, khoảng đo: 5,0…100 0C, độ chính xác: 60,10 pH; 60,1K

Cái4 6,7 13,4 13,4

02 Máy đo tổng muối hòa tan (TDS) xách tay, cond 330i SET, WTW – Đức

Đo độ dẫn TDS, độ muối, nhiệt độ, thang đo: 0,0mS…500mS/cm, thang độ mặn: 0,0…70,0g/l, thang đo TDS: 0…1999mg/l, thang nhiệt độ: 5… 105 0C, độ chính xác: 65% giá trị đo

Cái

3 12,825,6

12,8

03Máy đo DO cầm tay, Oxi 330 SET,

Đo Oxygen hòa tan trong nước, bộ nhớ 800 kết quả, thang đo: 0,00..19,99mg/l,

3 16,0 32,0 16,0

114

Page 115: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

WTW – Đức thang đo áp: 0,0..199,9mbar, độ chính xác: 6 – 5% giá trị đo.

Cái

04 Testkit phân tích sắt, Mỹ

Bộ thử nồng độ sắt II/sắt III trong nước thang đo: 0 – 0,2 – 0,4 – 0,6 – 0,8 – 1 –3 – 5 – 7 – 10 mg/l FeII, FeIII

Bộ4 0,6 2,4

05 Testkit phân tích tổng cứng, Mỹ

Bộ thử độ cứng CaCO3 trong nước, thang đo 0…500mg/l

Bộ 4 0,6 2,4

06 Testkit phân tích Clo tự do, Mỹ

Bộ thử nồng độChlorine (gồm tự do, kết hợp, tổng) trong nước, thang đo; 0-0,2-0,4-0,8-1-1,5-2-3-5-8mg/l SCl2

Bộ4 1,4 5,6

07Máy pH để bàn, Senion 378, HATCH – Mỹ

Đo pH, thang đo pH: - 2..19.999 độ đọc được 0,001 pH, thang nhiệt: - 5…105 0C, độ đọc được 0,1 0C, độ chính xác: 60, 005 pH; 60, 1K.

Cái2 57,6 57,6 57,6

08

Lò nung COD Nhiệt độ phản ứng có thể lập trình được các nhiệt độ 70,100,120, 1500C. Thời gian có thể là 30, 60, 120 phút hay liên tục. Đường kính lỗ 16 mm x 25 vị trí. Có bộ vi xử lý PID. Công suất 400W, 220 – 240V, 50 – 60 Hz

Máy

1 31,6 31,6

09 Thiết bị phản ứng, CR 3200, WTW – Đức

Tạo môi trường phản ứng xác định chỉ tiêu COD, thang nhiệt độ: 25 – 170 0C, dung lượng mẫu:24 chỗ cho ốngnghiệm 16mm, bộ nhớ 4 chương trình: 148 0C – 2 giờ; 130 0C -30 phút; 100 0C-60 phút

Bộ

2 32,0 32,0 32,0

10 Máy cất nước, Aquartron A 4000, Bibby – Anh

Xử lý nước cấp dùng cho thí nghiệm, công suất: 4 lít nước /giờ, tự động ngưng máy khi quá nhiệt độ, Chất lượng nước cất: độ pH nước cất: 5,0 -6,5pH, độ dẫn điện: 1,5 – 2 (S/cm), nhiệt độ nước: 25 – 35 0C

Cái

2 33,6 33,6 33,6

11 Khuấy trộn đều khi pha hóa chất hoặc 3 2,4 4,8 2,4

115

Page 116: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Máy khuấy từ, AF|GE, Velp – Italy

khi tiến hành một số thí nghiệm, tốc độ khuấy điều chỉnh đến 1100 vòng/phút, dung tích mẫu đến 5 lít (nước)

Cái

12Máy so màu và phụ kiện ; UV – Vis ; labomed ; Mỹ

Bước sóng: 190 – 110nm 0.5nmPhần mềm điều khiển. Khoảng đo quang; 0 – 200%T. Phần mềm điều khiển – nối cổng RS 232. Hiển thị các thông số đo bằng LCD

Bộ

2 106,0 106,0 106,0

13Máy so màu, PhotoLab S6, WTW – Đức

Dùng phân tích các chỉ tiêu:COD, NO3, độ đục, độ màu..mẫu nước, thang bước sóng: 340-640mm, độ chính xác: 2mm

Cái3 35,2

70,435,2

14 BOD – OxiDirea, TINTOMETER – Đức

Đo chỉ tiêu BOD cmẫu nước, bộ BOD 6 chỗ không dùng thủy ngân, thang đo: 0-40/80/200/400/800/2000/4000mg/l BOD, mỗi ngày hiển thị BOD, thể tích, khoảng thời gian, thời gian đo

Bộ

2 37,6 37,6 37,6

15 Máy đo 6 chỉ tiêu chất lướng nước

pH, nhiệt độ, độ mặn, DO, độ đục, độ dẫn điện

Bộ 2 40,0 40,0

16 Tủ mát BOD Thang nhiệt độ chuẩn 0-600C, 2 8,0 8,0

17

Hệ thống máy sắc ký khí – khối phổ (GC – MS) Model: CLARUS 500 GC – MS

Hệ thống máy sắc ký khí có chương trình điều khiển khí tự động PPC, hệ thống lấy mẫu tự động cho máy sắc ký khí, Detector phối phổ, phần mềm cho máy phối phổ với bộ xử lý dữ liệu. Đầu dò ion hóa ngọn lửa có chương trình điều khiển khí tự động. Đầu dò nitơ và phốt pho có chương trình điều khiển khí tự động. Đầu dò cộng kết điện tử có chương trình điều khiển khí tự động. Cột mao quản, phần cung cấp khí, phụ kiện cần thiết cho máy. Phụ kiện chuẩn bị cho lấy mẫu tự động

Bộ

1 2,629,59

2.629,59

116

Page 117: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Các loại Detector Cái 1Cái 1Cái 1Cái 1

Các loại sensorSensor đo CO Khoảng đo CO đến 500 Cái 1

Sensor đo CO Khoảng đo CO đến 40000 Cái 1Sensor đo NO Khoảng đo NO đến 5000 Cái 1Sensor đo NO2 Khoảng đo NO2 đến 3000 Cái 1Sensor đo SO2 Khoảng đo SO2 đến 5000 Cái 1Sensor O2 đến 23% Khoảng đo O2 đến 23% Cái 1Sensor đo CxHy Cái 1Sensor đo CO Cái 1Sensor đo NO Cái 1Sensor đo NO2 Cái 1Sensor đo SO2 Cái 1Sensor đo O2 Cái 1Sensor đo CxHy Cái 1Các loại cột mao quản

Cột

Cột mao quản pha không phân cực

- 1

Cột mao quản pha phân cực TB

- 1

Cột mao quản pha phân cực

- 1

Phụ kiện cho cột mao quản

- 1

117

Page 118: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Các loại bẫy CáiBẫy ẩm - 1Bẫy oxy - 1Bẫy hydrocacbon - 1

Tổng cộng 3.090.5 307,0 79,0

Bảng 1.(2a) : Danh mục chi tiết trang thiết bị giám sát ô nhiễm không khí/chất lượng không khí

TTTên thiết bị, ký hiệu, hãng (nước) sản xuất

Công dụng và đặc tính kỹ thuật ĐV tính

Số lượng

Phân bổ kinh trang thiết bị từng nămNăm 2008 Năm

2009Năm 2010

01 Máy định vị GPS 76 CS hãng sản xuất: Garmin Đức

Kích thước: 6.2 h x2.7 W x1.2 D nặng 226 gram, màu sắc: 256 màu thu nhận 12 kênh vệ tinh, sử dụng pin AA liên tục 30 giờ bảo hành 1 năm

Cái 3 2 1

02 Thiết bị đo ồn có phân tích giải tần; Quest; Mỹ. Thiết bị đo + cáp nối PC. Phần mềm

Dải đo: 30 – 80 dBA, Memory 2Mb Bộ

3 2 1

03 Thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm cầm tay và độ chuẩn cho nhiệt-ẩm (khí thải CN); Đức

Nhiệt độ: 50 – 1.2000C/0,10CPin 1 x 9 Volt Bộ

3 2 1

04Bộ dụng cụ, thiết bị đo bụi tại ống khói; Đức

Kích thước bụi đo từ 3-50m, áp suất nguồn thải: 5-100hpa. Đường kính nguồn thải 0,5-5,0m

Bộ 2 2

06 Thiết bị đo cường độ chiếu sáng; Nhật

Khoảng đo: 0 – 500lux, pin 9vx1 Bộ 3 2 1

07Thiết bị đo áp suất khí quyển ; Extech ; Mỹ

Khoảng đo: - 1,97 đến +1,97atmĐộ phân giải ; 0.001at. Độ chính xác : 1% FS mbar : - 2000 đến + 2000 psi : - 29 đến + 29

Bộ 22

118

Page 119: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

08 Thiết bị đo hướng gió, tốc độ gió ; Testo ; Đức

Đo hướng gió Bộ 4 2 2

09 Pitet tự động 0,1 – 20ml (10 cở) Bộ 3 310 Thiết bị đo nhiệt độ từ xa;

OS 523; MỹDải đo: - 18 – 13700C. Cấp chính xác: 1% số đọc. Điều chỉnh được độ phát xa có tia laze dẫn hướng hiển thị các thông số đo, cảnh báo bằng âm thah hình, cổng PC RS 232. Điện thế: 220Volt

Bộ 2

1 1

11 Máy lấy mẫu khí độc định lượng qua tuýp, Air Sampler S23; KYOMYO RIKAGAKU KOGYO K.K; JapanTuýp lấy mẫu khí độc

0 – 5 lít/phút Cái

Hộp

4

20

3 1

12 Dụng cụ đo lượng khí thải; testo; Đức

Bộ 3 2 1

13Thiết bị đo áp suất khí quyển ; Extech ; Mỹ

Khoảng đo: - 1,97 đến +1,97atmĐộ phân giải ; 0.001at. Độ chính xác : 1% FS mbar : - 2000 đến + 2000 psi : - 29 đến + 29

Bộ 33

14 Thiết bị sắc ký khí hiện trường tốc độ nhanh; Photovac, inc.; Mỹ

Khoảng đo: ppb đến ppm. Các hợp chất hữu cơ, dung môi,... Trọng lượng 8,5 kg; nguồn điện DC

Bộ 11

15 Các dụng cụ khácMáy điều chế Hydro Bộ 1 1Bình khí NO2 và đồng hồ Bộ 1 1Máy nén khí Cái 1 1Dụng cụ bảo trì Bộ 1 1

16 Các loại bộ điều khiển BộĐồng hồ, bình khí He/N2, khối nối, dây,...

- 1 1

119

Page 120: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Đồng hồ, bình khí H2, khối nối, dây,...

- 1 1

Đồng hồ, máy nén khí, khối nối, dây,...

- 1 1

Máy vi tính, máy in HP1300 Bộ 1 117 Máy AAS Quang phổ hấp thụ nguyên tử và

phụ kiệnBộ 1 1

18 Thiết bị đo cường độ điện – từ trường; Narda STS; Đức

Dải tần số 3Hz-2kHz; 30Hz-2kHz; 3Hz-32kHz. Dải đo: 4nT đến 32mT; 0,7 V/m đến 100 kV/m. Dải đo STD: 0,4% - 200%; 5% - 200%. Bộ nhớ lưu được 3,600 giá trị

Bộ

1 1

19 Các phụ kiện khác của thiết bị lấy mẫu khí

20 Impinger Định mức dung dịch; 30 – 60ml Bộ 1 121 Hộp đựng impinger Bảo vệ impinger Hộp 1 122 Giấy lọc bụi Glass

Microfibre Filerd 600mm, cireles, lỗ xốp < 2,5 ; không hút ẩm

Hộp 50 1

23 Giấy lọc bụi Glass Microfibre Filer

d 110mm, cireles, lỗ xốp < 2,5 ; không hút ẩm

Hộp 100 1

24 Thiết bị đo bức xạ nhiệt; Testo 950; Đức

Dải đo: 200 – 1,1000C. Dải đo nhiệt độ bức xạ: 0 – 1200C kết nối máy tính qua cổng RS 232. Nguồn làm việc pin 1,5 V

Bộ 21 1

25 Thiết bị cô quay chân không ; Heidolph ; Đức ; Mod RotavacPhụ kiện

Bơm màg chống ăn mòn, dung lượng hút 0,6m3/h, chân không max : 12mbar, 220volt

Bộ 2 1 1

26 Các loại Detector Cái 8 827 Thiết bị đo khí thải CN Đo trực tiếp nguồn thải, hiển thị và 1 1

120

Page 121: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Testo 360 – 3; Testo; Đức, thiết bị chính, phụ kiện (sensors + tay cầm nhiệt)

lưu số liệu. Nhiệt độ làm việc tới 12000C

Bộ

Phụ kiện TESTO – 360 – 1; Đức

Cái 1 1

28 Thiết bị đo lưu lượng khí; hãng cung cấp Cole –Parmer; Mỹ

Khoảng đo: 0 – 3 sL/phútSai số: 1,5% toàn thangSai số theo nhiệt độ: 0,15% OC toàn thangSai số theo áp suất: 0,01% PSI toàn thangĐộ lặp lại: 0,5% toàn thangTín hiệu ra: 4 – 20 mANhiệt độ làm việc: 0 – 500CVật liệu SS 316Ap suất tối đa: 500 PSI

Bộ

2 1 1

Bảng 1.(2b) : Danh mục chi tiết kinh phí mua sắm thiết bị giám sát ô nhiễm không khí/chất lượng không khí

TTTên thiết bị, ký hiệu, hãng (nước) sản xuất

Công dụng và đặc tính kỹ thuật

ĐV tính

Số lượng

Đơn giá Phân bổ kinh phí mua sắm thiết bịNăm

2008Năm 2009

Năm 2010

01Máy định vị GPS 76 CS hãng sản xuất: Garmin Đức

Kích thước: 6.2 h x2.7 W x1.2 D nặng 226 gram, màu sắc: 256 màu thu nhận 12 kênh vệ tinh, sử dụng pin AA liên tục 30 giờ bảo hành 1 năm

Cái 3 28,0 56,0 28,0

02 Thiết bị đo ồn có phân tích giải tần; Quest; Mỹ. Thiết bị đo+cáp nối PC. Phần

Dải đo: 30 – 80 dBA, Memory 2Mb Bộ

3 85,5 171,0 85,5

121

Page 122: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

mềm03 Thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm

cầm tay và độ chuẩn cho nhiệt – ẩm (khí thải CN); Đức

Nhiệt độ: 50 – 1.2000C/0,10CPin 1 x 9 Volt Bộ

2 25,0 50,0 25,0

04Bộ dụng cụ, thiết bị đo bụi tại ống khói; Đức

Kích thước bụi đo từ 3-50m, áp suất nguồn thải: 5-100hpa. Đường kính nguồn thải 0,5-5,0m

Bộ 2 105,9 211,8

06 Thiết bị đo cường độ chiếu sáng; Nhật

Khoảng đo: 0 – 500lux, pin 9vx1

Bộ 3 15,0 30,0 15,0

07Thiết bị đo áp suất khí quyển ; Extech ; Mỹ

Khoảng đo: -1,97 đến +1,97atmĐộ phân giải ; 0.001at. Độ chính xác : 1% FS mbar : 2000 đến + 2000 psi : - 29 đến + 29

Bộ 26,7 13,4

08 Thiết bị đo hướng gió, tốc độ gió ; Testo ; Đức

Đo hướng gió Bộ 4 12,5 25,0 25,0

09 Pitet tự động 0,1 – 20ml (10 cở) Bộ 3 12,0 36,010 Thiết bị đo nhiệt độ từ xa;

OS 523; MỹDải đo: - 18 – 13700C. Cấp chính xác: 1% số đọc. Điều chỉnh được độ phát xa có tia laze dẫn hướng hiển thị các thông số đo, cảnh báo bằng âm thah hình, cổng PC RS 232. Điện thế: 220Volt

Bộ 2

45,9 45,9 45,9

11 Máy lấy mẫu khí độc định lượng qua tuýp, Air Sampler S23; KYOMYO RIKAGAKU KOGYO K.K; JapanTuýp lấy mẫu khí độc

0 – 5 lít/phút Cái

Hộp

4

20

10,5 31,5 10,5

122

Page 123: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

12 Dụng cụ đo lượng khí thải; testo; Đức

Bộ 3 15,5 31,0 15,5

13Thiết bị đo áp suất khí quyển ; Extech ; Mỹ

Khoảng đo: - 1,97 đến +1,97atmĐộ phân giải ; 0.001at. Độ chính xác : 1% FS mbar : - 2000 đến + 2000 psi : - 29 đến + 29

Bộ 36,7 20,1

14 Thiết bị sắc ký khí hiện trường tốc độ nhanh; Photovac, inc.; Mỹ

Khoảng đo: ppb đến ppm. Các hợp chất hữu cơ, dung môi,... Trọng lượng 8,5 kg; nguồn điện DC

Bộ 1349,0 349,0

15 Các dụng cụ khácMáy điều chế Hydro Bộ 1 60,9 60,9Bình khí NO2 và đồng hồ Bộ 1 11,8 11,8Máy nén khí Cái 1 17,3 17,3Dụng cụ bảo trì Bộ 1 11,6 11,6

16 Các loại bộ điều khiển BộĐồng hồ, bình khí He/N2, khối nối, dây,...

- 1 9,5 9,5

Đồng hồ, bình khí H2, khối nối, dây,...

- 1 9,5 9,5

Đồng hồ, máy nén khí, khối nối, dây,...

- 1 9,5 9,5

Máy vi tính, máy in HP 1300

Bộ 1 32,0 32,0

17 Máy AAS Quang phổ hấp thụ nguyên tử và phụ kiện

Bộ 1 550,0 510,0

18 Thiết bị đo cường độ điện – từ trường; Narda STS; Đức

Dải tần số 3Hz – 2kHz; 30Hz – 2kHz; 3Hz – 32kHz. Dải đo: 4nT đến 32mT; 0,7 V/m đến Bộ

1 234,7 234,7

123

Page 124: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

100 kV/m. Dải đo STD: 0,4% - 200%; 5% - 200%. Bộ nhớ lưu được 3,600 giá trị

19 Các phụ kiện khác của thiết bị lấy mẫu khí

20 Impinger Định mức dung dịch; 30-60ml Bộ 1 7,5 7,521 Hộp đựng impinger Bảo vệ impinger Hộp 1 1,4 1,422 Giấy lọc bụi Glass

Microfibre Filerd 600mm, cireles, lỗ xốp < 2,5 ; không hút ẩm

Hộp 50 52,0 52,0

23 Giấy lọc bụi Glass Microfibre Filer

d 110mm, cireles, lỗ xốp < 2,5 ; không hút ẩm

Hộp 100 96,0 96,0

24 Thiết bị đo bức xạ nhiệt; Testo 950; Đức

Dải đo: 200 – 1,1000C. Dải đo nhiệt độ bức xạ: 0 – 1200C kết nối máy tính qua cổng RS 232. Nguồn pin 1,5 V

Bộ 230,3 30,3 30,3

25 Thiết bị cô quay chân không ; Heidolph ; Đức ; Mod Rotavac. Phụ kiện

Bơm màg chống ăn mòn, dung lượng hút 0,6m3/h, chân không max : 12mbar, 220volt

Bộ 2 171,0 171,0 171,0

26 Các loại Detector Cái 8 248,0 248,027 Thiết bị đo khí thải CN

Testo 360 – 3; Testo; Đức, thiết bị chính, phụ kiện (sensors + tay cầm nhiệt)

Đo trực tiếp nguồn thải, hiển thị và lưu số liệu. Nhiệt độ làm việc tới 12000C

Bộ1 477,5 477,5

Phụ kiện TESTO – 360 – 1; Đức

Cái 1 66,7 66,7

28 Thiết bị đo lưu lượng khí; hãng cung cấp Cole –Parmer; Mỹ

Khoảng đo: 0 – 3 sL/phútSai số: 1,5% toàn thangSai số theo nhiệt độ: 0,15% OC toàn thangSai số theo áp suất: 0,01% PSI toàn thangĐộ lặp lại: 0,5% toàn thang

Bộ

2 21,2 21,2 21,2

124

Page 125: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Tín hiệu ra: 4 – 20 mANhiệt độ làm việc: 0 – 500CVật liệu SS 316Ap suất tối đa: 500 PSITổng cộng 2.711,6 869,4 41,0

Bảng 1.(3a) : Danh mục chi tiết trang thiết bị giám sát ô nhiễm đất/chất lượng đất

TTTên thiết bị, ký hiệu, hãng (nước) sản xuất

Công dụng và đặc tính kỹ thuật ĐV tính

Số lượng

Phân bổ trang thiết bị từng nămNăm 2008

Năm 2009

Năm 2010

01 Máy khuấy từ có gia nhiệt do hãng VELP (Italy) sản xuất

Kiểm soát tốc độ điện tử đến 1200v/pChế độ gia nhiệt có thể đặt trong khoảng

từ nhiệt độ phòng đến 3700C. Khu vực gia nhiệt có đường kính 155mm. Công suất

khuấy lên15 lít. Tiêu thụ điện 780W. Trọng lượng 2,9kg, 220-240 V, 50Hz

Bộ 4 2 2

Phụ kiện Phục vụ phá mẫu đất và bùn1. Bát bán cầu cho bình 1000ml

4 2 2

2. thanh từ 6* 35mm Cái 4 2 2Thanh từ 9.5*60mm Cái 4 2 2Que đỡ Cây 4 2 2

02 Máy khuấy phục vụ jatest do hãng VELP (Italy) sản xuất

Công suất 50W. Trọng lượng 17kg, môtơ có hộp số loại DC. Tốc độ có thể thay đổi ằng bộ vi xử lý từ 10 đến 300v/p với bước

nhảy 1v/p. Bộ định giờ có 2 thang : 0 – 999 phút,0-99 giờ. 220-240V, 50-60 Hz

Bộ

2 1 1

Phụ kiện1. Cốc thủy tinh beaker 1000ml 18 182. Ong thủy tinh hình chóp imhoff có chia độ

1000ml 18 18

125

Page 126: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

3. Giá đỡ 2 ngăn cho ống imhoff

12 12

03 Máy ly tâm Tốc độ từ 250 đến 6000v/p. Bộ định giờ từ 1 đến 30 phút. 220 – 240V, 50 – 60Hz Bộ

3 2 1

Phụ kiện Phục vụ pha mẫu đất và bùn1. Rô tơ Dạng gốc cố định. Công suất 6 x 50ml. tốc

độ lớn nhất 6000v/p6 4 2

2. Bộ gá ống Thể tích 15ml, kích thước lớn 17,5 x133mm

6 4 2

04 Bơm chân không;Hãng cung cấp Cole – parmer; Mỹ

Công suất không khí tự do 511/phút. Đồ chân không lớn nhất 609 mm thủy ngân;

áp suất 4,1 bar; 220V, 50Hz, 2A.Bộ

2 1 1

Phụ kiện 1. bộ dụng cụ cho đầu kép 2 1 12. Màng thay thế 2 1 13. Bộ lọc đầu V= 500ml, đường kính 70mm. Vật liệu

polyethersulfone; kích thước lổ 0,22 micromét

2 1 1

4. Màng 0,22 micromét 2 1 15. Bình chứa V= 500ml, kích thước cổ 45mm 2 1 1

05 Máy siêu âm 1500W; Hãng cung cấp Cole – parmer; Mỹ

1500W, 20kHz, 220V. Công suất cao nhất 100 l/h khi dùng ngăn tạo dòng liên tục

Bộ 1 1

Phụ kiện Xử lý bùn, nước qui mô pilotNgăn tạo dòng chảy liên tục dung lượng cao

2 2

06 Bơm chính xác nhiều kênh và ống bơm; hãng cung

Lưu lượng từ 0,007 đến 6000 l/phút. 8 kênh, số ổ quay 4, tốc độ 3,5 đến 200v/p. Bộ

2 1 1

126

Page 127: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

cấp Cole – Parmer; Mỹ 230VPhụ kiện Xử lý bùn, chất thải rắn; nước qui mô pilot

07 1. Bộ nối bơm microbore Đường kính trong của ống 0,89 mm Bộ 2 1 1Đường kính trong của ống 1,42 mm 2 1 1Đường kính trong của ống 2,06 mm 2 1 1Đường kính trong của ống 2,79 mm 2 1 1Đường kính trong của ống 0,19 mm 2 1 1Đường kính trong của ống 0,25 mm 2 1 1

082. Bộ kết nối mở rộng cho các ống bơm microbore

Đường kính trong của ống 0,89 mm 2 1 1

Đường kính trong của ống 1,42 mm 2 1 1Đường kính trong của ống 2,06 mm 2 1 1Đường kính trong của ống 2,79 mm 2 1 1Đường kính trong của ống 0,19 mm 2 1 1Đường kính trong của ống 0,25 mm 2 1 1

09 3. Bộ nối bơm manostat Đường kính trong 0,672 mm 2 1 1Đường kính trong 1,524 mm 2 1 1Đường kính trong 3,048 mm 2 1 1Đường kính trong 4,826 mm 2 1 1Đường kính trong 6,35 mm 2 1 1

10 4. Bộ kết nối mở rộng cho các ống bơm manostat

Đường kính trong 0,672 mm 2 1 1

Đường kính trong 1,524 mm 2 1 1Đường kính trong 3,048 mm 2 1 1Đường kính trong 4,826 mm 2 1 1Đường kính trong 6,35 mm 2 1 1

11 Ong đo quá trình biệt thức Phi 200 x cao 1000, dày 8 mm; thủy tinh Ong 5 1 2 2

127

Page 128: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

của kim loại trong môi trường đất

hữu cơ

12 Ong đo độ sa lắng của bùn đáy

Phi 200 x cao 1000, dày 8 mm; thủy tinh hữu cơ

Ong 5 1 2 2

13 Bộ ổn nhiệt dung dịch tự động; hãng cung cấp Cole – Parmer; Mỹ

6 lít; điều khiển số, nhiệt độ điều khiển từ 5 độ cao hơn nhiệt độ nước tới 2000C; độ ổn đinh 0,010C, công suất bơm từ 11 – 24 lit/phút; SUS 304; 230 V x 9,9 kW

Bộ

2 1 1

Phụ kiện1. Bộ ổn nhiệt an toàn Kèm theo 2

14 Máy lắc ; hãng cung cấp Cole – parmer ; Mỹ

Bộ lắc nhỏ dạng tương tự và số : 15,8kg tại 400v/p. Nhiệt độ môi trường từ 4 đến 400C. Tốc độ trung bình khoảng 15 – 500v/p. Đường kính vòng lắc 19mm. Kích thước 432 x 279 x 152mm, 240V, 50Hz

Bộ

2 1 1

Phụ kiện1. Bộ kế đa năng 279 x 330mm 2 1 12. Bộ kẹp cho đế đa năng 250ml 2 1 1

Bảng 1.(3b) : Danh mục chi tiết kinh phí mua sắm thiết bị giám sát ô nhiễm đất/chất lượng đất

TTTên thiết bị, ký hiệu, hãng (nước) sản xuất

Công dụng và đặc tính kỹ thuật ĐV tính

Số lượng

Dơn giá

Phân bổ kinh phí từng nămNăm 2008

Năm 2009

Năm 2010

01 Máy khuấy từ có gia nhiệt do hãng VELP (Italy) sản xuất

Kiểm soát tốc độ điện tử đến 1200v/pChế độ gia nhiệt có thể đặt trong khoảng

từ nhiệt độ phòng đến 3700C. Khu vực gia nhiệt có đường kính 155mm. Công suất khuấy lên 15 lít. Tiêu thụ 780W. Trọng

lượng 2,9kg, 220 – 240 V, 50Hz

Bộ 4 6,6 13,3 13,3

Phụ kiện Phục vụ phá mẫu đất và bùn

128

Page 129: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

1. Bát bán cầu cho bình 1000ml

4 1,7 3,5 3,5

2. thanh từ 6* 35mm Cái 4 0,08 0,2 0,2Thanh từ 9.5*60mm Cái 4 0,1 0,2Que đỡ Cây 4 0,5 1,0 1,0

02 Máy khuấy phục vụ jatest do hãng VELP (Italy) sản xuất

Công suất 50W. Trọng lượng 17kg, môtơ hộp số loại DC. Tốc độ có thể thay đổi ằng bộ vi xử lý từ 10 đến 300v/p bước

nhảy 1v/p. Bộ định giờ 2 thang : 0 – 999 phút hay 0-99 giờ. 220-240V, 50-60 Hz

Bộ

2 29,2 29,2 29,2

Phụ kiện1. Cốc thủy tinh beaker

1000ml 18 0,2 3,6

2. Ong thủy tinh hình chóp imhoff

1000ml 18 0,2 3,6

3. Giá đỡ 2 ngăn cho ống imhoff

12 1,0 12,0

03 Máy ly tâm Tốc độ từ 250 đến 6000v/p. Bộ định giờ từ 1 đến 30 phút. 220 – 240V, 50 – 60Hz Bộ

3 40,4 80,8 40,4

Phụ kiện Phục vụ pha mẫu đất và bùn1. Rô tơ Dạng gốc cố định. Công suất 6 x 50ml.

tốc độ lớn nhất 6000v/p6 14,8 59,2 29,6

2. Bộ gá ống Thể tích 15ml, kích thước lớn 17,5 x133mm

6 2,0 8,0 4,0

04 Bơm chân không;Hãng cung cấp Cole – parmer; Mỹ

Công suất không khí tự do 511/phút. Đồ chân không lớn nhất 609 mm thủy ngân;

áp suất 4,1 bar; 220V, 50Hz, 2A.Bộ

2 15,3 15,3 15,3

Phụ kiện 1. bộ dụng cụ cho đầu kép

2 0,7 0,7 0,7

2. Màng thay thế 2 0,5 0,5 0,5

129

Page 130: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

3. Bộ lọc đầu V= 500ml, đường kính 70mm. Vật liệu polyethersulfone; kích thước lổ 0,22

micromét

2 2,8 2,8 2,8

4. Màng 0,22 micromét 2 5,0 5,0 5,05. Bình chứa V= 500ml, kích thước cổ 45mm 2 3,0 3,0 3,0

05 Máy siêu âm 1500W; Hãng cung cấp Cole – parmer; Mỹ

1500W, 20kHz, 220V. Công suất cao nhất 100 l/h khi dùng ngăn tạo dòng liên tục

Bộ 1 188,0 188,0

Phụ kiện Xử lý bùn, nước qui mô pilotNgăn tạo dòng chảy liên tục dung lượng cao

2 84,0 168,0

06 Bơm chính xác nhiều kênh và ống bơm; hãng cung cấp Cole – Parmer; Mỹ

Lưu lượng từ 0,007 đến 6000 l/phút. 8 kênh, số ổ quay 4, tốc độ 3,5 đến 200v/p.

230VBộ

2 53,2 53,2 53,2

Phụ kiện Xử lý bùn, chất thải rắn; nước qui mô pilot

07 1. Bộ nối bơm microbore

Đường kính trong của ống 0,89 mm Bộ 2 1,1 1,1 1,1

Đường kính trong của ống 1,42 mm 2 1,1 1,1 1,1Đường kính trong của ống 2,06 mm 2 1,1 1,1 1,1Đường kính trong của ống 2,79 mm 2 1,1 1,1 1,1Đường kính trong của ống 0,19 mm 2 1,0 1,0 1,0Đường kính trong của ống 0,25 mm 2 1,0 1,0 1,0

082. Bộ kết nối mở rộng cho các ống bơm microbore

Đường kính trong của ống 0,89 mm 2 2,2 2,2 2,2

Đường kính trong của ống 1,42 mm 2 2,2 2,2 2,2Đường kính trong của ống 2,06 mm 2 2,2 2,2 2,2

130

Page 131: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Đường kính trong của ống 2,79 mm 2 2,2 2,2 2,2Đường kính trong của ống 0,19 mm 2 1,2 1,2 1,2Đường kính trong của ống 0,25 mm 2 1,5 1,5 1,5

09 3. Bộ nối bơm manostat

Đường kính trong 0,672 mm 2 1,3 1,3 1,3

Đường kính trong 1,524 mm 2 1,3 1,3 1,3Đường kính trong 3,048 mm 2 1,4 1,4 1,4Đường kính trong 4,826 mm 2 1,3 1,3 1,3Đường kính trong 6,35 mm 2 1,4 1,4 1,4

10 4. Bộ kết nối mở ống bơm manostat

Đường kính trong 0,672 mm 2 11,5 11,5 11,5

Đường kính trong 1,524 mm 2 1,3 1,3 1,3Đường kính trong 3,048 mm 2 1,5 1,5 1,5Đường kính trong 4,826 mm 2 2,0 2,0 2,0Đường kính trong 6,35 mm 2 2,2 2,2 2,2

11 Ong đo quá trình biệt thức kim loại môi trường đất

Phi 200 x cao 1000, dày 8 mm; thủy tinh hữu cơ

Ong 5 2,0 6,0 4,0

12 Ong đo độ sa lắng của bùn đáy

Phi 200 x cao 1000, dày 8 mm; thủy tinh hữu cơ

Ong 5 2,0 6,0 4,0

13 Bộ ổn nhiệt dung dịch tự động; hãng cung cấp Cole – Parmer; Mỹ

6 lít; điều khiển số, nhiệt độ điều khiển từ 5 độ cao hơn nhiệt độ nước tới 2000C; độ ổn đinh 0,010C, công suất bơm từ 11 – 24 lit/phút; SUS 304; 230 V x 9,9 kW

Bộ

2 45,2 45,2 45,2

Phụ kiện1. Bộ ổn nhiệt an toàn

Kèm theo 2

14 Máy lắc ; hãng cung cấp Cole – parmer ; Mỹ

Bộ lắc nhỏ dạng tương tự và số : 15,8kg tại 400v/p. Nhiệt độ môi trường từ 4 đến 400C. Tốc độ trung bình khoảng 15 – 500v/p. Đường kính vòng lắc 19mm. Kích thước 432x279x152mm, 240V,50Hz

Bộ

2 67,0 67,0 67,0

131

Page 132: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

Phụ kiện1. Bộ kế đa năng 279 x 330mm 2 18,1 18,1 18,12. Bộ kẹp cho đế đa năng

250ml 2 1,0 1,0 1,0

Tổng cộng 865,9 253,4 133,3

Bảng 1.4 : Danh mục thiết bị văn phòng

TTTên thiết bị, ký hiệu,

hãng (nước) sản xuất

Công dụng và đặc tính kỹ thuật ĐV tính

Số lượng

Tên nhà cung cấp

Đơn giá (triệu đồng)

Thành tiền (triệu

đồng)Năm 2007

01 Bàn ghế máy tính Cái 19 0,6 11,4

02 Bộ máy tính HP x w820 workstation

Ổ CD rewrite, pentium IV, 2.6GHz/512 MB RAM/800MHz, dung lượng đĩa cứng 100 GB, bàn phím, chuột quang HP, màn hình HP 17’’ LCD

Bộ 1 30,3 30,3

Màn hình có chân – sony Versatol

70 x 70 (178 x 178cm) - 100 Cái 2 Công ty CND

03 Máy ảnh kỹ thuật số (Sony – DSC – T1 – Nhật bản)

Độ phân giải 5.0 Mega Pixel CCD dạng Super HAD Zoom quang học gấp 5 lần Zoom kỹ thuật số gấp 10 lần ống kính Carl Zeiss Vario – Sonmar chụp hình trong điều kiện không ánh sáng O LUX (nightShot) Chức năng NightFraming chức năng giảm thiểu màu.

Cái 1 Siêu thị VDC

13,99 13,99

04 Máy chiếu (Sony – VPL CX75 – Nhật bản)

Độ sáng 2000 ANSI LUMENS, độ phân giải XGA 1027 x 768, tuổi thọ bóng đèn 2000 giờ, trọng lượng 2,9kg

Cái 1 Công ty CMD

55,0 55,0

05 Máy fax (SHAP_FO Laser, 6 giây/trang, giấy thường ,bộ Cái 1 Công ty 6,534 6,534

132

Page 133: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

3150) nhớ chuẩn, 1,8MB = 100 trang Thiên Minh

06

Máy in màu hp deskjet khổ a3 DJ 9650 (mã sản phẩm C8137A) nhà sản xuất HP – Nhật bản

Tính năng kỹ thuật; máy in ảnh chuyên nghiệp, máy in tốc độ cao 7 trang màu/phút độ phân giải 4.800 x 1.200 dpi khay nạp giấy 150 tơ giao diện: USB

Cái 1 8,0 8,0

07Máy in khổ A3 (Epson Stylus – 1160)

In phun đen + màu khôA3 +,1400dpi, LPT&USB, tốc độ in màu 9.2 trang/phút, đen trắng 9.5 trang/phút.

Cái 1 Công ty ROBO

5,1 5,1

08Máy in đen trắng HP Laserjet – 1160 (khổ A4)

In laser khổ A4, độ phân giải 1200 dpi, LPT& USB, bộ nhớ 16Mb, tốc độ in 19 trang/phút

Cái 2Công ty ROBO 6,1 12,2

09 Máy lưu điện (SANTAK – USA)

1000VA/600W, input voltage AC 165V – 220V 7V, Output voltage AC 220V 10%, backup time 6min under half load, recharge time 10 hours to 90% of the battery capacity.

Cái 3 2,1 6,3

10 Máy điều hòa Cái 4 8,500 34,00011

Máy tính để bàn

Pentium IV 3 GHz, màn hình Samsung 17 inch, DDRAM 256MB, Card màn hình 64M,chuột quanghọc, DVD room, CD Re-Write 52x24 x 52

Cái 19Công ty ROBO 15,0 258,000

12 Máy tính xách tay (HP INSPIRON 9300 – Mỹ)

Centrino 2.0 ghz, 533Mhz FSB, 80GB HDD, 17.1 WUXGADisplay 1920 x 1200, 1024MB Ram, DVDRW – CDRW, 6 cổng USB, 56K, Modem, Network Card 10/100, ATI Radeon X300 256MB Video, 1394 Firewire, SD memory Slot

Cái 1

Công ty Tân Thanh Hoa

45,0 45,000

13 Quạt treo tường Cái 8 0,3 2,400

133

Page 134: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

14 Quay phim kỹ thuật số, Sony (mã GR – DV 500 US) nhà sản xuất: Nhật - Việt

Hệ thống CCD 1/4 , 1,33 triệu điểm ảnh với độ nhạy sáng cực cao mang lại hình ảnh xuất sắc. Độ phân giải 450 dòng ngang nhờ bộ vi xử lý dải lần/kỹ thuật số 300 lần màn hình màu độ phân giải cao 2,5

Cái 1 15,0 30,0

15 Scanner HP 8200C (mã sản phẩm c9931A) nhà sản xuất Indonesia

Chức năng: quét màu đen trắng và phiên âm bản độ phân giải 4.800 dpi. Cổng USB đĩa CD cài đặt

Cái 1 8,0 8,0

16 Tủ lạnh Cái 1 6,5 6,5

17 Hệ thống mạng nội bộ

Kiểm soát thông tin dữ liệu 20 đầu mối toàn đơn vị, sử dụng máy chủ phân quyền cập nhật & bảo mật thông tin; đảm bảo thông tin thông suốt toàn đơn vị.

Bộ 1 150,0 150,0

Tổng cộng 682,7Năm 2008

18 Xe ô tô (Ford Escape – mỹ)

Loại 7 chỗ ngồi, chạy nguyên liệu xăng, có thể gập ghế phía sau chở thêm đồ phục vụ khảo sát dã ngoại

Cái 1 800,0 800,0

Năm 200919 Carmera + Car màn

hìnhBộ 1 15,0 30,0

20 Máy ảnh Cái 1 5,0 5,021 Máy định vị vi động Cái 1 5,0 5,022 Máy chiếu Overhaed Cái 1 25,0 25,023 Máy tính + Màn hình

kỹ thuậtChiếc 02 90,0 70,0

24 Bàn số hóa khổ A1 Chiếc 01 30,0 30,025 Máy quét khổ A3 Chiếc 01 30,0 30,026 Máy in màu Chiếc 01 90,0 90,0

134

Page 135: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Dự án “Nâng cao nâng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010”

27 Máy vẽ khổ A0 01 100,0 100,028 Bàn vẽ kỹ thuật 02 20,0 20,0

Tổng cộng 325,0Năm 2010

29 Xe Toyota Hiace – Nhật

Loại 15 chỗ ngồi, chạy nguyên liệu xăng, có thể gập ghế phía sau chở thêm đồ phục vụ khảo sát dã ngoại

Chiếc 02 850,0 850,0

135

Page 136: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Döï aùn “Naâng cao naâng löïc quan traéc moâi tröôøng treân ñòa baøn tænh Ñoàng Nai giai ñoaïn 2006 – 2010”Bảng 1.5 : Danh mục dụng cụ thuỷ tinh

TTTên thiết bị, ký hiệu, hãng (nước) sản xuất

Đặc tính kỹ thuật

ĐV tính

Số lượng

Nhà cung cấp

Đơn giá (triệu đồng)

Thành tiền(triệu đồng)

01 Cốc thủy tinh 100mL Cái 5 0,075 0,37502 Cốc thủy tinh 600mL Cái 5 0,046 0,23003 Cốc thủy tinh 250mL Cái 10 0,038 0,38004 Cốc thủy tinh 100mL Cái 10 0,035 0,35005 Cốc thủy tinh 50mL Cái 10 0,040 0,40006 Bình nón thủy tinh

500mLCái 5 0,039 0,159

07 Bình nón thủy tinh 250mL

Cái 10 0,040 0,400

08 Bình nón thủy tinh 100mL

Cái 10 0,036 0,360

09 Ống đong thủy tinh1000mL

Cái 2 0,361 0,722

10 Ống đong thủy tinh 500mL

Cái 2 0,243 0,468

11 Ống đong thủy tinh 250mL

Cái 5 0,167 0,835

12 Ống đong thủy tinh 100mL

Cái 5 0,128 0,640

13 Ống đong thủy tinh 50mL Cái 5 0,117 0,58514 Pitpet thủy tinh 25mL Cái 5 0,047 0,23515 Pitpet thủy tinh 10mL Cái 5 0,029 0,14516 Pitpet thủy tinh 5mL Cái 5 0,028 0,14017 Pitpet thủy tinh 2mL Cái 5 0,024 0,12018 Pitpet thủy tinh 1mL Cái 5 0,024 0,12019 Pitpet thủy tinh 100mL Cái 2 0,117 0,23420 Pitpet thủy tinh 25mL Cái 2 0,078 0,15621 Pitpet thủy tinh 25mL Cái 2 0,068 0,13622 Pitpet thủy tinh 10mL Cái 2 0,047 0,09423 Pitpet thủy tinh 5mL Cái 2 0,042 0,08424 Pitpet tự động, 5mL Cái 1 1,945 1,94525 Pitpet tự động, 2mL Cái 1 1,945 1,94526 Pitpet tự động, 1mL Cái 1 1,945 1,94527 Buret thủy tinh, 50mL Cái 3 0,405 1,21528 Buret thủy tinh, 25mL Cái 3 0,389 1,16729 Buret thủy tinh, 10mL Cái 3 0,389 1,16730 Bình định mức 1000mL Cái 5 0,034 1,67031 Bình định mức 500mL Cái 5 0,222 1,11032 Bình định mức 250mL Cái 5 0,181 0,90533 Bình định mức 100mL Cái 5 0,160 0,80034 Bình định mức 50mL Cái 5 0,170 0,85035 Bình định mức 50mL Cái 5 0,114 0,57036 Giá đỡ Buret, VN Cái 3 0,423 1,269

136

Page 137: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Döï aùn “Naâng cao naâng löïc quan traéc moâi tröôøng treân ñòa baøn tænh Ñoàng Nai giai ñoaïn 2006 – 2010”37 Quả bóp cao su 3 nhánh,

Đức Cái 2 0,110 0,220

38 Bình hút ẩm F300, Đức Cái 2 3,561 7,11239 Bình tia đựng nước cất -

ÝCái 2 0,053 0,106

40 Giá đỡ Pitpet (Italia) Cái 2 0,195 0,39041 Giá để ống nghiệm bằng

Inox (Việt Nam)Cái 2 0,264 0,528

42 Giá để dụng cụ bằng Inox (Việt Nam)

Cái 2 0,180 0,360

43 Dụng cụ kẹp Buret (Italia) Cái 6 0,251 1,50644 Phễu thủy tinh 12 Cái 5 0,139 0,69545 Phễu PE 8 Cái 5 0,020 0,10046 Giấy lọc số 1, 110, định

tính Hộp 10 0,129 1,290

47 Giấy lọc số 40, 100, định lượng

Hộp 10 0,307 3,070

48 Chai thủy tinh 100mL Cái 10 0,153 1,53049 Chai thủy tinh 100mL Cái 10 0,111 1,11050 Phễu Imhoff 1000mL,

Đức Cái 5 0,680 3,400

51 Bình nước cất thủy tinh 10L

Cái 2 4,208 8,056

52 Cốc thủy tinh 100ml, Đức Dùng làm thí nghiệm, chính xác cao

Cái 4 0,960 3,840

53 Cốc thủy tinh 500ml, Đức Dùng làm thí nghiệm, chính xác cao

Cái 4 0,640 2,560

54 Cốc thủy tinh 250ml, Đức Dùng làm thí nghiệm, chính xác cao

Cái 5 0,480 2,400

55 Cốc thủy tinh 100ml, Đức Dùng làm thí nghiệm, chính xác cao

Cái 5 0,432 2,160

56 Cốc thủy tinh 50ml, Đức Dùng làm thí nghiệm, chính xác cao

Cái 5 0,448 2,240

57 Bình nón thủy tinh 500ml, Đức

Dùng làm thí

Cái 4 0.460 2,560

137

Page 138: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Döï aùn “Naâng cao naâng löïc quan traéc moâi tröôøng treân ñòa baøn tænh Ñoàng Nai giai ñoaïn 2006 – 2010”

nghiệm, chính xác cao

58 Bình nón thủy tinh 250ml, Đức

Dùng làm thí nghiệm, chính xác cao

Cái 10 0,528 5,280

59 Bình nón thủy tinh 100ml, Đức

Dùng làm thí nghiệm, chính xác cao

Cái 10 0,496 4,960

60 Ong đông thủy tinh 100ml, Đức

Dùng làmđịnh lượng hóa chất, dd

Cái 2 5,280 10,560

61 Ong đông thủy tinh 500ml, Đức

Dùng làmđịnh lượng hóa chất, dd

Cái 2 3,520 7,040

62 Ong đông thủy tinh 250ml, Đức

Dùng làmđịnh lượng hóa chất, dd

Cái 4 2,576 10,304

63 Ong đông thủy tinh 100ml, Đức

Dùng làmđịnh lượng hóa chất, dd

Cái 4 1,200 4,800

64 Ong đông thủy tinh 50ml, Đức

Dùng làmđịnh lượng hóa chất, dd

Cái 4 1,200 4,800

65 Pitpet thủy tinh thẳng 25ml, Đức

Lấymẫu,hóachất làm thí nghiệm

Cái 2 0,800 1,600

66 Pitpet thủy tinh thẳng 10ml, Đức

Lấymẫu,hóachất làm thí nghiệm

Cái 2 0,416 0,832

67 Pitpet thủy tinh thẳng 6ml, Đức

Lấymẫu,hóachất làm thí nghiệm

Cái 5 0,400 2,000

68 Pitpet thủy tinh thẳng 2ml, Đức

Lấymẫu,hóachất làm thí nghiệm

Cái 5 0,336 1,680

69 Pitpet thủy tinh thẳng 1ml, Đức

Lấymẫu,hóachất làm thí nghiệm

Cái 5 0,320 1,600

70 Pitpet thủy tinh bầu 50ml, Đức

Lấymẫu,hóachất làm thí

Cái 5 1,408 2,816

138

Page 139: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Döï aùn “Naâng cao naâng löïc quan traéc moâi tröôøng treân ñòa baøn tænh Ñoàng Nai giai ñoaïn 2006 – 2010”

nghiệm

71 Pitpet thủy tinh bầu 25ml, Đức

Lấymẫu,hóachất làm thí nghiệm

Cái 2 0,992 1,984

72 Pitpet thủy tinh bầu 10ml, Đức

Lấymẫu,hóachất làm thí nghiệm

Cái 2 0,848 1,696

73 Pitpet thủy tinh bầu 5ml, Đức

Lấymẫu,hóachất làm thí nghiệm

Cái 2 0,640 1,280

74 Pitpet tự động, 5ml, Đức Lấymẫu,hóachất làm thí nghiệm

Cái 2 2,080 4,160

75 Pitpet tự động, 2ml, Đức Lấymẫu,hóachất làm thí nghiệm

Cái 2 1,440 2,880

76 Pitpet tự động, 1ml, Đức Lấymẫu,hóachất làm thí nghiệm

Cái 2 2,080 4,160

77 Buret thủy tinh, 50ml, Đức

Lấy mẫu, hóa chất

Cái 2 5,600 11,200

78 Buret thủy tinh, 25ml, Đức

Lấymẫu,hóachất làm thí nghiệm

Cái 2 5,600 11,200

79 Buret thủy tinh, 10ml, Đức

Dùng chuẩn độ

Cái 2 5,600 11,200

80 Giá đỡ Buret, Trung Quốc Dùng đỡi Buret

Cái 2 1,600 3,200

81 Dụng cụ kẹp Buret, Trung Quốc

Dùng giữ cố định Buret

Cái 4 0,640 2,560

82 Phễu thủy tinh 12, Trung Quốc

Dùng lọc mẫu

Cái 5 0,624 3,120

83 Phễu nhựa6, Trung Quốc

Dùng lọc mẫu

Cái 5 0,176 0,880

84 Bình định mức 1000ml, Đức

Định lượng hóa chất và dung dịch thí nghiệm

Cái 2 5,280 10,560

85 Bình định mức 500ml, Đức

Định lượng hóa chất và dung dịch thí nghiệm

Cái 2 3,040 6,080

86 Bình định mức 250ml, Đức

Định lượng hóa chất và dung dịch

Cái 2 2,720 5,440

139

Page 140: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Döï aùn “Naâng cao naâng löïc quan traéc moâi tröôøng treân ñòa baøn tænh Ñoàng Nai giai ñoaïn 2006 – 2010”

thí nghiệm

87 Bình định mức 100ml, Đức

Định lượng hóa chất và dung dịch thí nghiệm

Cái 5 1,760 8,800

88 Bình định mức 50ml, Đức Định lượng hóa chất và dung dịch thí nghiệm

Cái 5 1,760 8,800

89 Bình định mức 25ml, Đức Định lượng hóa chất và dung dịch thí nghiệm

Cái 5 1,600 8,000

90 Quả bóp cao su hút mẫu, Đức

Dùng hút dung dich

Cái 2 1,760 3,520

91 Bình thủy tinh 10 lít, Anh Bình đựng nước cất

Cái 2 4,480 8,960

92 Bình tia PE 500ml, Đức Bình đựng nước cất

Cái 2 0,256 0,512

93 Giá Inox, Việt Nam Dùng để dụng cụ thí nghiêm

Cái 2 2,240 4,480

94 Giá Inox, Việt Nam Dùng để ống nghiệm

Cái 2 1,280 2,560

95 Giá, Trung Quốc Dùng để pitpet

Cái 2 1,040 2,080

96 Bình hút ẩm, 400, Trung Quốc

Dùng hút ẩm giấy lọc, hóa chất

Cái 2 10,400 20,800

97 Chai thủy tinh, 1000ml Đựng và bảo quản hóa chất

Cái 10 1,120 11,200

98 Chai thủy tinh, 500ml Đựng và bảo quản hóa chất

Cái 10 0,880 8,800

99 Phễu Imhoff, Đức Dùng xác định chỉ số lắng của bun&

Cái 6 0,880 5,280

Tổng cộng 302,823

140

Page 141: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Döï aùn “Naâng cao naâng löïc quan traéc moâi tröôøng treân ñòa baøn tænh Ñoàng Nai giai ñoaïn 2006 – 2010”

Bảng 1.6. Danh mục các loại hoá chất

SttMột số tên các loại hoá chất Đvt Đơn giá Số lượng Thành tiền

1 CCl4 l 0,600 5 3,0002 CHCl3 l 0,150 3 0,4503 C2H5OH l 0,175 5 0,8704 CH3OH l 0,120 3 0,3605 Pyridin l 0,500 5 2,5006 H2SO4 l 0,150 5 0,7507 HCl l 0,130 5 0,6508 NH3 l 0,150 5 0,7509 Isoamyl alcol l 0,620 5 3,10010 H3PO4 l 0,320 5 1,60011 Natricitrat kg 0,270 5 1,35012 Kalinatri tartrat kg 0,685 5 3,40013 NaOH kg 0,045 5 0,22014 KOH kg 0,040 5 0,20015 EDTA(ống chuẩn) ống 0,035 10 0,35016 Bacbaturic chai 0,380 5 1,900

17Dietyl dithiocarbomat natri chai 0,260 5 1,300

18 Amoni molipdat kg 0,480 5 2,40019 HCOOH l 0,260 5 1,30020 Formandehýt chai 0,120 5 0,60021 O.pherartrolin chai 0,350 5 5,25022 Ag2SO4 chai 0,500 5 2,50023 Phênolftalein hộp 0,250 10 2,50024 Glixêrin l 0,250 5 1,25025 CH3COOH l 0,077 5 0,38026 ZrOCl2 chai 0,350 5 1,75027 AgNO3 chai 0,270 8 2,160

141

Page 142: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Döï aùn “Naâng cao naâng löïc quan traéc moâi tröôøng treân ñòa baøn tænh Ñoàng Nai giai ñoaïn 2006 – 2010”

28 cieso đỏ chai 0,280 10 2,80029 MgSO4 kg 0,060 10 0,60030 dd chuẩn pH4 chai 0,090 10 0,90031 dd chuẩn pH7 chai 0,090 10 0,90032 dd chuẩn pH10 chai 0,090 10 0,90033 Kẽm hạt kg 0,080 10 0,80034 KMnO4 kg 0,640 2 1,28035 Naphtylamin chai 0,090 1 0,090

36 a.sulfanilic chai  0,120 1 0,12037 Aceton 01L 0,243 1 0,24338 Aceton nitril 01L 0,548 1 0,54839 Nước cất 01L 0,321 1 0,32140 Hexan 2.5L 1,472 1 1,47241 Hydroperoxit (H2O2) chai 0,790 1 0,79050 Dung dịch tinh bột kg 0,110 1 0,11051 Sunfat sắt (Fe2SO4) kg 0,700 1 0,70052 Clorua nhôm (AlCl3) kg 0,900 1 0,900

42,81053 Các loại hoá chất khác 114,100

Tổng cộng 156,910

142

Page 143: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Döï aùn “Naâng cao naâng löïc quan traéc moâi tröôøng treân ñòa baøn tænh Ñoàng Nai giai ñoaïn 2006 – 2010”

PHỤC LỤC 2

MỘT SỐ BẢN ĐỒ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

143

Page 144: Nâng cao năng lực quan trắc sông Đồng Nai

Döï aùn “Naâng cao naâng löïc quan traéc moâi tröôøng treân ñòa baøn tænh Ñoàng Nai giai ñoaïn 2006 – 2010”

PHỤC LỤC 3

MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

144