20
MC LC Module 2: CÔNG NGHxDSL VÀ DCH VMEGAVNN I. Khái quát vcông nghxDSL: ....................................................................................... 2 1. Gii thiu .................................................................................................................. 2 2. Khái nim.................................................................................................................. 2 3. Ưu nhược đim ......................................................................................................... 2 4. Phân loi các công nghxDSL: ................................................................................ 3 4.1. IDSL – ISDN – digital – sucriber – line: ........................................................... 3 4.2. HDSL - high-bit-rate digital subscriber line ..................................................... 3 4.3. GSHDSL- single-pair, high-bit-rate digital subscriber line .............................. 4 4.4. VDSL - very-high-bit-rate digital subscriber line.............................................. 4 4.5. ADSL - Asymmetrical DSL................................................................................. 4 4.6. RADSL (rate-adaptive digital subscriber line) .................................................. 5 5. Tng kết tính cht các công nghxDSL: ................................................................. 5 6. Các dch vtrin khai trên mng VNPT dùng công nghDSL: .............................. 5 II. Gii thiu dch vMegaVNN: ....................................................................................... 6 1. Tng quan vdch vMegaVNN: ........................................................................... 6 2. Cơ chế hot động ca dch vInternet băng rng MegaVNN: ................................ 7 3. Các thành phn thiết bca dch vMegaVNN: ...................................................... 9 3.1. Các thành phn thiết bMegaVNN tphía khách hàng:................................. 10 3.2. Các thành phn thiết bMegaVNN tphía Nhà cung cp dch v(ISP): ....... 11 4. Kết ni mng........................................................................................................... 14 4.1.Các giao thc được sdng gia Modem và BRAS......................................... 14 4.2. Các tham sthiết lp cu hình ATM ............................................................... 15 4.3. Vai trò ca PPP ............................................................................................... 15 5. So sánh dch vMegaVNN vi các dch vtruy nhp dial up (VNN1260) .......... 15 III. Hin trng phân cp và mô hình qun lý mng MegaVNN................................ 17 1. Hin trng phân cp mng MegaVNN: .................................................................. 17 1.1 Mng do Tp đoàn VNPT đầu tư (gi là mng NGN):..................................... 17 1.2 Mng do VDC đầu tư (mng ADSL):................................................................ 18 2. Mô hình qun lý mng MegaVNN: ........................................................................ 19 2.1. Công ty Đin toán và Truyn sliu (VDC): .................................................. 19 2.2. Các Vin thông tnh, thành ph....................................................................... 19

MỤC LỤC - hoidap.vnn.vnhoidap.vnn.vn/Tai_lieu_megavnn/MegaVNN.pdf · Phân loại các công ... dịch vụ viễn thông nghiên cứu làm sao ... Dịch vụ ADSL mà chúng

  • Upload
    ngoanh

  • View
    216

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

MỤC LỤC

Module 2: CÔNG NGHỆ xDSL VÀ DỊCH VỤ MEGAVNN

I. Khái quát về công nghệ xDSL: ....................................................................................... 2

1. Giới thiệu ..................................................................................................................2 2. Khái niệm..................................................................................................................2 3. Ưu nhược điểm .........................................................................................................2 4. Phân loại các công nghệ xDSL:................................................................................3

4.1. IDSL – ISDN – digital – sucriber – line: ...........................................................3 4.2. HDSL - high-bit-rate digital subscriber line .....................................................3 4.3. GSHDSL- single-pair, high-bit-rate digital subscriber line..............................4 4.4. VDSL - very-high-bit-rate digital subscriber line..............................................4 4.5. ADSL - Asymmetrical DSL.................................................................................4 4.6. RADSL (rate-adaptive digital subscriber line) ..................................................5

5. Tổng kết tính chất các công nghệ xDSL: .................................................................5 6. Các dịch vụ triển khai trên mạng VNPT dùng công nghệ DSL: ..............................5

II. Giới thiệu dịch vụ MegaVNN:....................................................................................... 6

1. Tổng quan về dịch vụ MegaVNN: ...........................................................................6 2. Cơ chế hoạt động của dịch vụ Internet băng rộng MegaVNN: ................................7 3. Các thành phần thiết bị của dịch vụ MegaVNN:......................................................9

3.1. Các thành phần thiết bị MegaVNN từ phía khách hàng:.................................10 3.2. Các thành phần thiết bị MegaVNN từ phía Nhà cung cấp dịch vụ (ISP):.......11

4. Kết nối mạng...........................................................................................................14 4.1.Các giao thức được sử dụng giữa Modem và BRAS.........................................14 4.2. Các tham số thiết lập cấu hình ATM ...............................................................15 4.3. Vai trò của PPP ...............................................................................................15

5. So sánh dịch vụ MegaVNN với các dịch vụ truy nhập dial up (VNN1260)..........15

III. Hiện trạng phân cấp và mô hình quản lý mạng MegaVNN................................ 17

1. Hiện trạng phân cấp mạng MegaVNN: ..................................................................17 1.1 Mạng do Tập đoàn VNPT đầu tư (gọi là mạng NGN):.....................................17 1.2 Mạng do VDC đầu tư (mạng ADSL):................................................................18

2. Mô hình quản lý mạng MegaVNN:........................................................................19 2.1. Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC): ..................................................19 2.2. Các Viễn thông tỉnh, thành phố .......................................................................19

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

2

I. Khái quát về công nghệ xDSL:

1. Giới thiệu Sự phát triển không ngừng của mạng điện thoại đã thúc đẩy các nhà cung cấp

dịch vụ viễn thông nghiên cứu làm sao cho đường dây điện thoại không chỉ dùng để truyền tín hiệu thoại mà còn có thể được dùng để truyền các tín hiệu cho nhiều ứng dụng khác nữa, để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của con người như xem truyền hình trực tuyến, hội nghị truyền hình, truy cập Internet băng thông rộng …..

Kết nối quay số dial-up đã trở nên quá chậm chạp, với tốc độ lý thuyết là 56 kps nhưng thực tế thì thấp hơn rất nhiều. Trước đây, đường dây điện thoại chỉ có thể truyền một kênh thoại băng tần 3,4 kHz. Nhờ áp dụng các công nghệ DSL, người ta có thể truyền 100 kênh thoại số hay 1 kênh video chất lượng cao trên một đường dây điện thoại.

2. Khái niệm DSL (Digital Subscriber Line: đường dây thuê bao số) là một công nghệ sử

dụng các phương pháp điều biến phức tạp, nhằm mục đích biến đổi các gói dữ liệu nhận được ở đầu vào thành tập hợp các tín hiệu có tần số cao ở đầu ra sao cho phù hợp với việc truyền tải trên đường dây điện thoại nhất.

Vì DSL tập trung vào công nghệ truyền tải trên đường dây điện thoại nên công nghệ này thường được áp dụng vào việc truyền dẫn giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ hay nói cách khác nó là công nghệ phục vụ mạng truy nhập.

3. Ưu nhược điểm Ưu điểm:

Ưu điểm lớn của công nghệ xDSL khi ra đời chính là khả năng truyền tải được nhiều ứng dụng khác nhau mà trước đây chưa thực hiện được, đồng thời lại tận dụng được mạng điện thoại sẵn có và rộng khắp. Một công nghệ mới ra đời được coi là hiệu quả khi tận dụng được các tài nguyên, và cơ sở hạ tầng sẵn có. Nhược điểm:

Tuy nhiên công nghệ xDSL cũng có một số hạn chế như: Yêu cầu chất lượng của cáp truyền dẫn tín hiệu DSL cao hơn nhiều so với yêu cầu của cáp truyền dẫn thoại. Điều này là do DSL truyền thông tin có băng tần lớn với tốc độ cao nên nếu chỉ có một nhiễu nhỏ thì lượng thông tin bị ảnh hưởng cũng rất lớn, hơn rất nhiều lượng thông tin thoại có tốc độ chậm. Hơn nữa. theo đáp tuyến tần số của đường dây đồng thì tín hiệu tần số cao có mức suy hao lớn hơn tín hiệu tần số thấp nên khoảng cách truyền tải của tín hiệu DSL không được xa. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

3

lớn đến chất lượng đường truyền DSL như: Nhiễu xuyên âm gần đầu cuối, xa đầu cuối, tín hiệu xâm nhập, phản xạ tín hiệu trên dây nhánh

4. Phân loại các công nghệ xDSL: Do có nhiều phương pháp biến đổi tín hiệu từ tần số thấp lên tần số cao để

truyền dẫn qua đường dây điện thoại, mỗi phương pháp này có đặc tính, ưu điểm, nhược điểm và khả năng ứng dụng khác nhau nên để nói chung cho tất cả các phương pháp này người ta dùng thuật ngữ xDSL. Chữ “x” có thể thay thế cho chữ H, SH, I, V, A, hoặc RA, tùy theo loại dịch vụ cung cấp bởi một loại hình dịch vụ DSL cụ thể.

4.1. IDSL – ISDN – digital – sucriber – line:

IDSL (đường dây thuê bao số ISDN) được phát triển từ ISDN tốc độ cơ bản (Basic Rate ISDL). Nó được gọi là ISDN DSL vì tốc độ dữ liệu của nó = 144 kbps, rất gần với tốc độ dữ liệu của ISDN 128 kbps. Công nghệ này sử dụng mã truyền tải của ISDN (điều biến 2B1Q). Trong khi đó ISDN là một dịch vụ chuyển mạch. Như vậy có thể thấy:

IDSL ISDN-BRI

Là loại mạng truy nhập Là một loại mạng chuyển mạch

Dịch vụ không quay số Dịch vụ quay số

Chỉ có một mạch duy nhất Có 2 mạch

Có thể đi vòng qua mạng điện thoại chuyển mạch công cộng

Phải đi qua mạng điện thoại chuyển mạch công cộng

4.2. HDSL - high-bit-rate digital subscriber line

HDSL ra đời trong phòng thí nghiệm vào năm 1986. Thực chất các thiết bị thu phát HSDL là sự kế thừa của ISDN nhưng ở mức độ phức tạp hơn. HDSL ra đời dựa trên chuẩn T1/E1 của Mỹ/châu Âu. HDSL1 cho phép truyền 1,544Mbps hoặc 2,048Mbps trên hai hay ba đôi dây. HDSL2 ra đời sau đó cho phép dùng một đôi dây để truyền 1,544Mbps đối xứng. HDSL2 ra đời mang nhiều ý tưởng của ADSL. Ưu thể của HDSL là loại công nghệ không cần các trạm lặp, tức là có độ suy hao thấp hơn các loại khác trên đường truyền. Do vậy HDSL có thể truyền xa hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng tín hiệu. HDSL được ưa dùng do có các đặc tính chuẩn đoán nhiễu (đo SNR) và ít gây nhiễu xuyên âm. HDSL được dùng bởi các nhà khai thác nội hạt (các công ty điện thoại) hay cung cấp các đường tốc độ cao giữa nhiều tòa nhà hay các khu công sở với nhau.

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

4

4.3. GSHDSL- single-pair, high-bit-rate digital subscriber line

G.SHDSL là một chuẩn quốc tế mới của SDSL (DSL đối xứng) được phát triển

bởi Tổ chức Viễn thông quốc tế (ITU). G.SHDSL là viết tắt của formal single-pair, high-bit-rate digital subscriber line/đường dây thuê bao số, một dây đôi đối xứng tốc độ cao. G.SHDSL là phiên bản mới nhất của họ công nghệ xDSL, có khả năng cho phép tăng tốc độ của dữ liệu lên tới 2,3 Mbps. Trong một số điều kiện, tốc độ này có thể đạt tới 4,6Mbps. Với chuẩn này, như đúng tên gọi của nó, việc truyền - nhận dữ liệu có tính chất đối xứng, điều đó có nghĩa là các thông tin được download/tải xuống về và upload/tải lên với cùng một tốc độ. Đây là sự khác biệt của G.SHDSL so với ADSL có tốc độ download/tải xuống nhanh hơn upload/tải lên. Một đặc điểm mới của công nghệ này so với các phiên bản của công nghệ xDSL trước đây là G.SHDSL có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở khoảng cách xa hơn 5 km. Các chuẩn xDSL trước đây thông thường chỉ cho phép cung cấp dịch vụ ở cự ly dưới 5km.

4.4. VDSL - very-high-bit-rate digital subscriber line VDSL là một công nghệ xDSL cung cấp đường truyền đối xứng trên một đôi

dây đồng. Dòng bit tải xuống của VDSL là cao nhất trong tất cả các công nghệ của xDSL, đạt tới 52Mbps, dòng tải lên có thể đạt 2.3 Mbps. VDSL thường chỉ hoạt động tốt trong các mạng mạch vòng ngắn. VDSL dùng cáp quang để truyền dẫn là chủ yếu, và chỉ dùng cáp đồng ở phía đầu cuối.

4.5. ADSL - Asymmetrical DSL ADSL chính là một nhánh của công nghệ xDSL. ADSL cung cấp một băng

thông không đối xứng trên một đôi dây. Thuật ngữ không đối xứng ở đây để chỉ sự không cân bằng trong dòng dữ liệu tải xuống (download) và tải lên (upload). Dòng dữ liệu tải xuống có băng thông lớn hơn băng thông dòng dữ liệu tải lên. ADSL ra đời vào năm 1989 trong phòng thí nghiệm. ADSL1 cung cấp 1,5 Mbps cho đường dữ liệu tải xuống và 16 kbps cho đường đường dữ tải lên, hỗ trợ chuẩn MPEG-1. ADSL2 có thể cung cấp băng thông tới 3 Mbps cho đường xuống và 16 kbps cho đường lên, hỗ trợ 2 dòng MPEG-1. ADSL 3 có thể cung cấp 6 Mbps cho đường xuống và ít nhất 64 kbps cho đường lên, hỗ trợ chuẩn MPEG-2. Dịch vụ ADSL mà chúng ta hay sử dụng hiện nay theo lý thuyết có thể cung cấp cung cấp 8 Mbps cho đường xuống và 2 Mbps cho đường lên.

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

5

4.6. RADSL (rate-adaptive digital subscriber line) RADSL là một phiên bản của ADSL mà ở đó các modem có thể kiểm tra đường

truyền khi khởi động và đáp ứng lúc hoạt động theo tốc độ nhanh nhất mà đường truyền có thể cung cấp. RADSL còn được gọi là ADSL có tốc độ biến đổi.

5. Tổng kết tính chất các công nghệ xDSL:

Công nghệ Tốc độ dữ liệu Chiều Khoảng cách từ Văn phòng trung

tâm

Số lượng dây đồng

đôi IDSL 64- 128 – 144 kbps Đối xứng 18,000 feet 1

HDSL 2.048 Mbps/ 1.544 Mbps Đối xứng 12,000 feet 36,000

(dây/bộ lặp) 2

HDSL2 1.544 Mbps Đối xứng 12,000 feet 36,000 (dây/bộ lặp) 1

G.shdsl 256, 384, 768, 1544, 2304 kbps Đối xứng

17,500, 15,000, 12,000, 9,000, 6,000

feet (26 AWG) 1

Luồng xuống ADSL 384 kbps – 8 Mbps 16 - 768 kbps

Luồng lên 18,000-12,000 feet 1

Luồng xuống VDSL 13 - 52 Mbps 1.544 - 2.304 Mbps

Luồng lên

4,500 feet 1

VDSL 13 – 26 Mbps Đối xứng 3,000 –1,000 feet 1

6. Các dịch vụ triển khai trên mạng VNPT dùng công nghệ DSL: - Dịch vụ Frame Relay

- Dịch vụ thuê kênh riêng Leased Line ( Nx64 kbps)

- Dịch vụ MegaVNN, MegaWAN

- Dịch vụ VPN

- Đào tạo từ xa qua mạng Internet

- Game trực tuyến

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

6

II. Giới thiệu dịch vụ MegaVNN: 1. Tổng quan về dịch vụ MegaVNN:

Dịch vụ MegaVNN là thương hiệu dịch vụ dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) dựa trên công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL.

Với dịch vụ Internet băng rộng MegaVNN, bạn sẽ không phải ngồi đợi hàng giờ đồng hồ để tải về các tập tin có kích thước lớn hay xem các trang Web trên mạng Internet. Mọi thứ sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn so với hình thức kết nối Internet truyền thống (dial up) qua đường dây điện thoại.

Hiện nay, mạng MegaVNN đang cung cấp các loại tốc độ kết nối tối đa từ khách hàng đến POP gần nhất của VDC:

Gói dịch vụ Tốc độ tốc đa

Mega Easy 1024/512 Kbps

Mega Family 1536/512 Kbps

Mega Extra 2048/512 Kbps

Mega Maxi 3072/640 Kbps

Mega Maxi + 3072/640 Kbps

Mega Pro 4096/640 Kbps

Mega For Game 6000/640 Kbps

Mega Dreaming 8000/640 Kbps

VNPT sử dụng công nghệ ADSL để cung cấp dịch vụ truy nhập mạng Internet cho khách hàng vì ADSL khi được ứng dụng trong mạng truy nhập tỏ ra có những ưu điểm vượt trội so với PSTN & ISDN ( Những công nghệ này đã từng được dùng rất phổ biến trước đây). Ta có thể thấy được sự khác biệt giữa ADSL và PSTN & ISDN ở những điểm sau:

• PSTN và ISDN là các công nghệ quay số (dial-up)

o ADSL là 'liên tục / always-on" tức kết nối trực tiếp

• PSTN và ISDN cho phép chúng ta sử dụng fax, dữ liệu, thoại, dữ liệu tới Internet, dữ liệu tới các thiết bị khác

o ADSL chỉ chuyển tải dữ liệu tới Internet

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

7

• PSTN và ISDN cho phép chúng ta tuỳ chọn ISP nào mà ta muốn kết nối

o ADSL kết nối chúng ta tới một ISP định trước

• ISDN chạy ở tốc độ cơ sở 64kbps hoặc 128kbps

o ADSL có thể tải dữ liệu về với tốc độ tới 8Mbps

• PSTN ngắt truy nhập tới Internet khi chúng ta thực hiện cuộc gọi

o ADSL cho phép vừa sử dụng Internet trong khi vẫn có thể thực hiện cuộc gọi đồng thời.

• Kết nối internet qua đường PSTN và ISDN bằng phương thức quay số có tính cước nội hạt.

• ADSL không tính cước nội hạt.

2. Cơ chế hoạt động của dịch vụ Internet băng rộng MegaVNN: ADSL là đường thuê bao số không đối xứng. Nghĩa là tốc đố upload nhỏ hơn

tốc độ download. Ưu điểm của ADSL là tận dụng được đường cáp đồng của thoại để truyền dữ liệu (data). Vậy thì làm sao có thể vừa sử dụng cả thoại và vừa sử dụng Internet (tức là truyền data đồng thời trên cùng một thời gian). Để giải quyết được việc này thì trong dải tần số của cáp đồng, người ta sẽ chia từ 0 đến 25 kHz để sử dụng cho thoại, 25 đến 1104kHz để sử dụng cho data.

Hình 2.1: Thoại cơ bản sử dụng dải tần số từ 300Hz tới 3,400Hz.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét, thoại và dữ liệu (data) chia xẻ cùng một đường dây điện thoại ra sao. Trên thực tế, các bộ tách tín hiệu (splitter) được sử dụng để đảm bảo dữ liệu và thoại không xâm phạm lẫn nhau trên đường truyền.

Thiết bị chuyên dụng Splitter được sử dụng để tách riêng các tần số cao dùng cho ADSL và các tần số thấp dùng cho thoại. Như vậy, người ta thường đặt các Splitters tại mỗi đầu của đường dây - phía thuê bao và phía DSLAM.

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

8

Hình 2.2: Chức năng của Splitter

Tại phía khách hàng: các tần số thấp được chuyển đến máy điện thoại còn các tần số cao đi đến modem ADSL. Tại các tổng đài, các tần số thấp được chuyển sang mạng điện thoại công cộng PSTN còn các tần số cao đi đến mạng Internet .

Hình 2.3: Sơ đồ phân chia tín hiệu của Spliter

Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình hoạt động của dịch vụ MegaVNN

Hình 2.4: Quá trình hoạt động của dịch vụ MegaVNN

→ Khi muốn sử dụng dịch vụ, khách hàng bật máy tính, Modem/Router ADSL

→ Modem, Router sẽ bắt tay kết nối với mạng cung cấp dịch vụ của Nhà cung cấp dịch vụ ISP thông qua bộ tách tín hiệu (Splitter) của ISP như sau:

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

9

► Nếu là truy nhập Internet, tín hiệu từ máy tính truyền qua Modem/router, Modem sẽ thực hiện kết nối với một thiết bị tập trung tín hiệu từ các thuê bao có tên gọi DSLAM, khi đó người sử dụng sẽ đăng nhập vào mạng. Tín hiệu tiếp tục được truyền dẫn từ DSLAM tới trạm BRAS (trạm này có chức năng tập hợp tín hiệu từ nhiều DSLAM khác nhau) và đến mạng Internet của nhà cung cấp dịch vụ. Tốc độ của kết nối giữa modem ADSL và DSLAM phụ thuộc vào chất lượng đường truyền, khoảng cách từ modem thuê bao đến DSLAM và tốc độ tối đa được cấu hình sẵn trên cổng của DSLAM.

► Nếu gọi điện thoại, tín hiệu từ điện thoại truyền qua Modem/router, đến DSLAM qua bộ ghép tách Splitter rồi đến tổng đài thoại công cộng (PSTN). ► Nếu truy cập Internet và gọi điện thoại cùng lúc, Modem/router thực hiện

ghép/tách cả hai tín hiệu này thành gói dữ liệu chung truyền đến DSLAM, tại đây Splitter của ISP thực hiện việc tách tín hiệu thoại ra tổng đài điện thoại công cộng PSTN và truyền qua mạng điện thoại PSTN, còn tín hiệu truyền số liệu qua DSLAM đến BRAS ra mạng Internet.

Trên thực tế, ngoài các yếu tố kỹ thuật, tốc độ kết nối vào Internet còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như dưới đây:

1. Số người dùng kết nối vào cùng một DSLAM và thực tế có bao nhiều người dùng đang khai thác kết nối.

2. Tốc độ kết nối giữa DSLAM và BRAS.

3. Bao nhiêu card DSLAM cùng nối vào một BRAS và bao nhiêu người dùng đang khai thác thực tế kết nối.

4. Tốc độ kết nối giữa BRAS và ISP.

5. Bao nhiêu BRAS kết nối vào ISP và bao nhiêu người dùng thực tế đang khai thác.

6. Tốc độ của kết nối từ ISP tới mạng Internet toàn cầu.

7. Bao nhiêu thuê bao của ISP đang khai thác (qua các giao tiếp khác nhau như quay số PSTN/ ISDN và ADSL).

8. ISP tổ chức caching và proxy ra sao, liệu thông tin mà bạn cần khai thác đã được lưu trữ trên Cache chưa hay phải tải về từ Internet.

3. Các thành phần thiết bị của dịch vụ MegaVNN:

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

10

Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt mô tả chức năng của từng thành phần của ADSL, bắt đầu từ Modem ADSL của khách hàng tới Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).

3.1. Các thành phần thiết bị MegaVNN từ phía khách hàng:

Để sử dụng được dịch vụ MegaVNN, khách hàng phải có những trang thiết bị sau:

- Đường dây thuê bao đã đăng ký sử dụng dịch vụ Mega VNN.

- Máy vi tính cá nhân: Có hỗ trợ cổng USB hoặc card mạng Ethernet 10Base-T hay 100Base-T.

- Modem ADSL.

- Bộ tách lọc tín hiệu Splitter: Chỉ dùng trong 2 trường hợp:

• Modem không tích hợp sẵn splitter

• Cần chia tín hiệu ngay từ điểm đầu đường dây điện thoại vào nhà vì trong nhà có nhiều điện thoại nối song song.

- Card mạng, các thiết bị chuyển mạch switch/hub:

+ Card mạng: Dùng để kết nối máy tính và modem ADSL. Nếu modem ADSL hỗ trợ chức năng đấu nối qua cổng USB thì không cần card mạng.

+ Switch/hub (tùy chọn): Thiết bị này cần thiết cho nhu cầu kết nối nhiều máy tính để phát triển mạng LAN cho nhiều người sử dụng.

Modem ADSL là gì?

Hình 2.5: Modem ADSL chủng loại DSL-500T

Modem là từ viết tắt của modulator-demodulator. Modem là một thiết bị hay một chương trình cho phép máy tính truyền dữ liệu thông qua dây điện thoại hoặc dây cáp. Thông tin của máy tính được lưu dưới dạng số (digital) trong khi thông tin truyền đi trên đường dây điện thoại lại dưới dạng tương tự (analog), do đó modem làm nhiệm

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

11

vụ chuyển tín hiệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại để truyền tín hiệu giữa các thiết bị. Có các dạng modem như modem ngoài (External Modem), Modem gắn trong (Internal Modem) (phân biệt theo phần cứng) hay các loại như Dial-up Modem, DSL Modem hay ADSL Modem, Cable Modem, Wireless Modem (Phân biệt theo protocol)

Trên thực tế có rất nhiều chủng loại modem ADSL như Zoom ADSL X3/X4/X5, Zoom modem ADSL X5V, SpeedCom ADSL, Zyxel, Aztech, Ecom ADSL... Đa số các modem ADSL đều có thể kết nối đến máy tính cá nhân thông qua cổng USB. Một số modem ADSL chỉ có thể kết nối đến máy tính cá nhân qua card mạng. Giá thành mỗi loại tùy thuộc vào nhà sản xuất và đại lý phân phối.

Splitter là gì?

Hình 2.6: Thiết bị Splitter

Đây là thiết bị dùng để tách tín hiệu thoại và dữ liệu, cho phép vừa truy nhập Internet vừa có thể dùng điện thoại. Hiện nay, một số modem ADSL có tích hợp luôn bộ tách lọc tín hiệu (Spliter).

3.2. Các thành phần thiết bị MegaVNN từ phía Nhà cung cấp dịch vụ (ISP):

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem các thiết bị cần có phía Nhà cung cấp dịch vụ (ISP). Như hình vẽ đã nêu ở trên, phạm vi ISP gồm có ba thành phần quan trọng :

• DSLAM - DSL Access Multiplexer

• BRAS - Broadband Access Server

• Splitter - Bộ tách tín hiệu.

DSLAM là gì?

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

12

Hình 2.7: Thiết bị DSLAM

DSLAM là thiết bị đặt ở phía tổng đài, là điểm cuối của kết nối ADSL. Nó chứa vô số các modem ADSL bố trí về một phía hướng tới các mạch vòng và phía kia là kết nối cáp quang.

Một thiết bị DSLAM có thể tập hợp nhiều kết nối thuê bao ADSL - có thể nhiều tới hàng trăm thuê bao - và tụ lại trên một kết nối cáp quang. Sợi cáp quang này thường được nối tới thiết bị gọi là BRAS - Broadband Access Server, nhưng nó cũng có thể không nối trực tiếp tới BRAS vì BRAS có thể được đặt tại bất cứ đâu.

Hình 2.8: Hoạt động của DSLAM

BRAS là gì?

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

13

Hình 2.9: Thiết bị BRAS

BRAS là thiết bị đặt giữa DSLAM và POP của ISP. Một thiết bị BRAS có thể

phục vụ cho nhiều DSLAM.

Các giao thức truyền thông được đóng gói để truyền dữ liệu thông qua kết nối ADSL, vì vậy mục đích của BRAS là mở gói để hoàn trả lại các giao thức đó trước khi đi vào Internet. Nó cũng đảm bảo cho kết nối của bạn tới ISP được chính xác giống như khi bạn sử dụng modem quay số hoặc ISDN.

Như chú giải ở trên, ADSL không chỉ rõ các giao thức được sử dụng để tạo thành kết nối tới Internet. Phương pháp mà PC và Modem sử dụng bắt buộc phải giống như BRAS sử dụng để cho kết nối thực hiện được.

Thông thường ADSL sử dụng hai giao thức chính là :

PPPoE – Point-to-Point Protocol over Ethernet Protocol

PPPoA – Point-to-Point Protocol over ATM

Hình 2.10: Hoạt động của BRAS

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

14

Splitter là gì? Là bộ lọc có chức năng tách riêng tín hiệu thoại và dữ liệu tại đầu nhà cung cấp

dịch vụ. Thông thường Spliter có thể được tích hợp cùng với DSLAM.

4. Kết nối mạng

4.1.Các giao thức được sử dụng giữa Modem và BRAS

Khi quay số PSTN/ISDN để truy nhập vào Internet, chúng ta sử dụng giao thức gọi là PPP để vận chuyển dữ liệu TCP/IP và kiểm tra cũng như xác thực tên và mật khẩu người truy nhập.

Trong ADSL, PPP cũng thường được sử dụng để kiểm tra tên và mật khẩu truy nhập, và ATM thì luôn được sử dụng ở mức thấp nhất. Kết nối điển hình như dưới đây :

Hình 2.11: Sơ đồ kết nối ADSL điển hình

Vai trò của ATM

Hình 2.12: Vai trò của ATM

ATM - Asynchronous Transfer Mode - được sử dụng như là công cụ chuyển tải cho ADSL ở mức thấp. Lý do vì đó là cách thuận tiện và mềm dẻo đối với các công ty thoại muốn kéo dài khoảng cách kết nối từ DSLAM tới BRAS giúp họ có thể đặt BRAS ở bất cứ đâu trên mạng.

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

15

4.2. Các tham số thiết lập cấu hình ATM Có hai tham số cần phải thiết lập cấu hình một cách chính xác trên modem

ADSL để đảm bảo kết nối thành công tại mức ATM với DSLAM:

• VPI - the Virtual Path Identifier

• VCI - the Virtual Channel Identifier

4.3. Vai trò của PPP

Hình 2.13: Vai trò của PPP

PPP là giao thức dùng để vận chuyển lưu lượng Internet tới ISP dọc theo các kết nối modem và ISDN. PPP kết hợp chặt chẽ các yếu tố xác thực - kiểm tra tên/mật khẩu - và đó là lý do chính mà người ta dùng PPP với ADSL.

Mặc dù BRAS thực thi giao thức PPP và tiến hành việc xác thực, nhưng thực ra việc đó được thực hiện bằng cách truy nhập vào các cơ sở dữ liệu khách hàng đặt tại ISP. Bằng cách đó, ISP biết được rằng các kết nối do BRAS định tuyến tới - đã được xác thực thông qua giao dịch với cơ sở dữ liệu riêng của ISP.

5. So sánh dịch vụ MegaVNN với các dịch vụ truy nhập dial up (VNN1260)

Tiêu chí MegaVNN VNN1260

Công nghệ MegaVNN là "liên tục/ Always-on" tức kết nối trực tiếp. Công nghệ băng thông rộng.

Sử dụng các công nghệ quay số (Dial-up).

Tốc độ ADSL có thể tải dữ liệu về với tốc độ tới 8 Mbps.

VNN1260 chạy ở tốc độ cơ sở 56 Kbps.

Khả năng đáp ứng

Chỉ đáp ứng cho các thuê bao có khoảng cách cáp từ 2,5km trở lại. Với khoảng cách này tín hiệu mới ổn định.

Có thể đáp ứng cho các thuê bao ở xa có khoảng cách cáp trên 2,5km.

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

16

Giá cước MegaVNN không tính cước nội hạt. Chỉ tính cước khi gửi nhận dữ liệu. Tính theo dung lượng.

Kết nối Internet qua đường 1260 bằng phương thức quay số có tính cước nội hạt và cước kết nối.

Truyền dữ liệu ADSL chỉ chuyển tải dữ liệu tới Internet.

Cho phép chúng ta sử dụng fax, dữ liệu, thoại, dữ liệu tới Internet, dữ liệu tới các thiết bị khác.

Dùng chung Cho phép vừa sử dụng Internet trong khi vẫn có thể thực hiện cuộc gọi đồng thời.

VNN1260 ngắt truy nhập tới Internet khi chúng ta thực hiện cuộc gọi điện thoại hoặc Fax.

Tốc độ MegaVNN có thể tải dữ liệu về với tốc độ tới 8MB Mbps. Gấp 80 lần VNN1260

VNN1260 chạy ở tốc độ cơ sở 56 Kbps.

Khoảng cách sử dụng

Khoảng cách sử dụng internet của thuê bao có một giới hạn nhất định.

Khoảng cách thuê bao sử dụng Internet xa hơn.

Ứng dụng Có nhiều lợi thế khi phát triển các dịch vụ ứng dụng trên mạng như: Giáo dục và đào tạo từ xa, xem Video theo yêu cầu, trò chơi trực tuyến, nghe nhạc, hội nghị truyền hình…

Hạn chế một số dịch vụ gia tăng trên mạng do tốc độ truy nhập thấp

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

17

III. Hiện trạng phân cấp và mô hình quản lý mạng MegaVNN 1. Hiện trạng phân cấp mạng MegaVNN:

Hệ thống mạng cung cấp dịch vụ MegaVNN có thể chia làm các mảng lớn như sau:

- Mạng cung cấp dịch vụ ADSL do Tập đoàn VNPT đầu tư.

- Mạng cung cấp dịch vụ ADSL Tập đoàn VNPT cho phép công ty VDC đầu tư.

- Ngoài ra, một số Viễn thông tỉnh đã chủ động đầu tư hệ thống thiết bị MegaVNN để cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Các trang thiết bị này cũng tập trung kết nối vào các POP của VDC để đi ra quốc tế.

1.1 Mạng do Tập đoàn VNPT đầu tư (gọi là mạng NGN):

Hình 2.14: Mô hình mạng do tập đoàn đầu tư Các node cung cấp dịch vụ ADSL của tỉnh tập trung về node chính và đi vào mạng NGN. Mạng NGN có kết nối trục với mạng của VDC để truy nhập Internet. Trách nhiệm của các đơn vị như sau:

- Các Bưu điện tỉnh/Viễn thông tỉnh trực tiếp quản lý các thiết bị ADSL, cung cấp, cài đặt dịch vụ cho khách hàng.

- Công ty VTN quản lý mạng NGN, đảm bảo kết nối từ các tỉnh vào NGN, kết nối NGN với mạng của VDC.

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

18

- Công ty VDC trực tiếp quản lý hệ thống quản lý và tính cước của mạng, có nhiệm vụ chính là:

+ Quản lý, khai thác hệ thống quản lý và tính cước, định tuyến.

+ Đảm bảo kết nối thông suốt giữa mạng NGN sang mạng của VDC: Không có lỗi về vật lý như CRC, collision….

+ Phối hợp, trợ giúp các đơn vị liên quan (VTN và các Bưu điện tỉnh/Viễn thông tỉnh) kiểm tra, xử lý các sự cố liên quan đến định tuyến, nhận thực khách hàng.

1.2 Mạng do VDC đầu tư (mạng ADSL):

Hình 2.15: Mô hình mạng do VDC đầu tư

Các node mạng ADSL kết nối trực tiếp vào các POP Internet của công ty VDC tại các tỉnh. Như vậy, ngoài phần thiết bị và cài đặt, hỗ trợ khách hàng do Bưu điện tỉnh làm, VDC phải phụ trách toàn bộ phần việc còn lại bao gồm: Cấu hình, quản lý cấu hình các BRAS, DSLAM, kết nối với mạng Internet, hệ thống tính cước, chi tiết như sau:

POP Internet

DSLAM

PABX

Fax/Phoneor PABX

PSTNNetwork

ADSLmodem

ADSLmodem

Splitter

Splitter

USB

f0/0f0/1

BRAS

ATM

PPPoE

ATM

POP Internet

DSLAM

PABX

Fax/Phoneor PABX

PSTNNetwork

ADSLmodem

ADSLmodem

Splitter

Splitter

USB

f0/0f0/1

BRAS

ATM

PPPoE

ATM

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

19

- Quản lý, khai thác hệ thống quản lý và tính cước cho khách hàng: Hệ thống quản lý và tính cước cho khách hàng là chung cho toàn bộ mạng VNN. Do đó nếu hệ thống có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến việc truy nhập của toàn mạng, hoặc một vùng lớn hoặc một lượng lớn khách hàng. Tương tự như vậy kết nối và định tuyến của mạng cũng sẽ ảnh hưởng đến một node hoặc một vùng của mạng.

- Đảm bảo kết nối DSLAM, BRAS với POP Internet định tuyến

- Cấu hình, quản lý cấu hình các thiết bị DSLAM, BRAS.

- Phối hợp, trợ giúp các Bưu điện tỉnh/Viễn thông tỉnh cài đặt dịch vụ cho khách hàng, xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình khai thác dịch vụ.

2. Mô hình quản lý mạng MegaVNN:

Theo phân công của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), thì mô hình quản lý mạng MegaVNN như sau:

2.1. Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC):

- Là đơn vị chủ quản dịch vụ MegaVNN, có trách nhiệm chính trong việc quản lý, khai thác các thiết bị, mạng lưới, xây dựng hệ thống tính cước trên toàn mạng và đào tạo hỗ trợ cho các cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh doanh của các Viễn Thông tỉnh làm tốt các hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng tại địa bàn tỉnh.

- Phát triển thương hiệu, Logo cho các sản phẩm trong dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao ADSL trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu chung là khuyếch trương và làm nội bật hình ảnh của VNPT dưới nhiều hình thức khác nhau.

2.2. Các Viễn thông tỉnh, thành phố

- Được Tập đoàn phân cấp quyền quản lý trong các lĩnh vực sau:

• Quản lý mạng truy nhập bao gồm từ đầu khách hàng đến trước DSLAM tại bưu điện, gồm các công việc cụ thể sau:

o Cài đặt mới cho khách hàng tại địa bàn tỉnh quản lý

o Quản lý mạng cáp từ khách hàng đến DSLAM

o Hỗ trợ khách hàng khi có sự cố

o Các chương trình khuyến mại khách hàng trên địa bàn tỉnh.

o Phát triển khách hàng

o Quản lý các thuê bao trên địa bàn tỉnh.

Tài liệu tập huấn Kỹ thuât MegaVNN Module 2: Công nghệ xDSL và dịch vụ MegaVNN

20