21
ĐẢNG BỘ KHỐI DOANH NGHIỆP TW ĐẢNG ỦY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2013 BÁO CÁO THAM LUẬN CỦA CÁC BAN ĐẢNG TẠI HỘI NGHỊ Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW và 03 năm thực hiện Chỉ thị số 01-CT/ĐU của Đảng ủy ĐSVN về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng: A. Báo cáo tham luận của đồng chí Nguyễn Văn Đoán – Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Đường sắt Việt Nam Kính thưa các đồng chí đại biểu! Kính thưa Hội nghị! Để thực hiện có hiệu quả NQ số 22-NQ/TW – NQHN lần thứ VI – BCH TƯ khóa X, ngay sau Đại hội lần thứ X của Đảng bộ ĐSVN, Ban Thường vụ Đảng ủy đã ban hành chỉ thị số 01-CT/ĐU cùng với đề án “Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng”. Với trách nhiệm của Ban Tổ chức ĐU, trong quá trình tham mưu chỉ đạo, theo dõi thực hiện, tôi có một số ý kiến như sau: I. Xây dựng và bổ sung hoàn thiện các quy chế hoạt động của cơ sở: Theo BC đ/c Thạo trình bày, cấp ủy các cấp đã xây dựng hoặc bổ sung sửa đổi các quy chế, quy định của cấp ủy, UBKT; đồng thời, cấp ủy các cấp có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng và thực hiện các quy chế quy định trong nội bộ cơ sở nhằm phát huy dân chủ, thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở. Tuy nhiên, quá trình theo dõi, thông qua công tác kiểm tra, giám sát, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề như sau: 1 – Xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy: Có thể nói: 100% các cơ sở trực thuộc ĐU ĐSVN đã xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của cấp ủy. Tuy

MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

ĐẢNG BỘ KHỐI DOANH NGHIỆP TWĐẢNG ỦY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2013

BÁO CÁO THAM LUẬN CỦA CÁC BAN ĐẢNG TẠI HỘI NGHỊSơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW và 03 năm thực hiện Chỉ thị số 01-CT/ĐU của Đảng ủy ĐSVN về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến

đấu của tổ chức cơ sở đảng:

A. Báo cáo tham luận của đồng chí Nguyễn Văn Đoán – Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Đường sắt Việt Nam

Kính thưa các đồng chí đại biểu!

Kính thưa Hội nghị!Để thực hiện có hiệu quả NQ số 22-NQ/TW – NQHN lần thứ VI – BCH

TƯ khóa X, ngay sau Đại hội lần thứ X của Đảng bộ ĐSVN, Ban Thường vụ Đảng ủy đã ban hành chỉ thị số 01-CT/ĐU cùng với đề án “Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng”.

Với trách nhiệm của Ban Tổ chức ĐU, trong quá trình tham mưu chỉ đạo, theo dõi thực hiện, tôi có một số ý kiến như sau:

I. Xây dựng và bổ sung hoàn thiện các quy chế hoạt động của cơ sở: Theo BC đ/c Thạo trình bày, cấp ủy các cấp đã xây dựng hoặc bổ sung sửa

đổi các quy chế, quy định của cấp ủy, UBKT; đồng thời, cấp ủy các cấp có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng và thực hiện các quy chế quy định trong nội bộ cơ sở nhằm phát huy dân chủ, thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở.

Tuy nhiên, quá trình theo dõi, thông qua công tác kiểm tra, giám sát, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề như sau:

1 – Xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy:Có thể nói: 100% các cơ sở trực thuộc ĐU ĐSVN đã xây dựng và ban hành

Quy chế làm việc của cấp ủy. Tuy nhiên, chất lượng của mỗi quy chế có khác nhau, hoặc xây dựng và ban hành xong thì chưa bám sát quy chế để làm việc, do đó, hiệu quả, hiệu lực của QC chưa được phát huy. Cá biệt có CS xây dựng quy chế trái với quy định của ĐL Đảng. Ví dụ: do điều kiện đơn vị phân tán lưu động nên cấp ủy CS quy định sinh hoạt 03 tháng/kỳ, như vậy là trái với quy định của Điều 22 ĐLĐ: cấp ủy CS họp thường lệ mỗi tháng 01 lần, họp bất thường khi cần.

Trong QC làm việc của cấp ủy ở một số CS, chưa quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy viên trong thực hiện nhiệm vụ: nhiệm vụ do cấp ủy giao và nhiệm vụ công tác chuyên môn của người đảng viên đó đảm nhận, hưởng lương (chức trách,

Page 2: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

nhiệm vụ được giao), dẫn đến khi kiểm điểm tập thể cấp ủy định kỳ (hàng năm hoặc nhiệm kỳ) không chỉ rõ được trách nhiệm cá nhân trong tập thể cấp ủy.

2 - Về phân công nhiệm vụ trong cấp ủy: Như các đ/c biết, khi xây dựng đề án công tác nhân sự ĐH, có nội dung cơ cấu cấp ủy, trong cơ cấu ấy đã xác định những vị trí cần có để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy. Khi phân công nhiệm vụ trong cấp ủy, căn cứ nhiệm vụ công tác chuyên môn để phân công cho phù hợp giữa nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảng, lãnh đạo các đoàn thể quần chúng. Nhưng khi thực hiện thì đa số cấp ủy viên chỉ quan tâm đến nhiệm vụ chuyên môn, chưa quan tâm đến hoạt động chung của cấp ủy. Vừa qua, dự kiểm điểm với 01 tập thể cấp ủy, chúng tôi thấy có vấn đề nổi lên là:

+ Đ.chí cấp ủy viên là Phó Giám đốc công ty kiêm GĐ XN kiểm điểm thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, đã không tự kiểm điểm, không nhận trách nhiệm về nhiệm vụ được GĐ và cấp ủy CS phân công mà chỉ kiểm điểm chức trách nhiệm vụ là GĐXN, Bí thư chi bộ. Những tồn tại của Công ty thuộc trách nhiệm phụ trách của PGĐ-UVCH thì lại phân tích và trao trách nhiệm cho GĐ cty, là người điều điều hành chính.

Hiện tượng đó là hiện tượng đổ lỗi trách nhiệm cho người khác. Khi kiểm điểm hoạt động hàng năm của các cấp ủy cơ sở, cũng chỉ kiểm điểm trách nhiệm chung, không kiểm điểm rõ trách nhiệm của cá nhân cấp ủy viên nào, dẫn đến có những khuyết điểm tồn tại lập đi lập lại mà không có biện pháp khắc phục cụ thể.

- Về vai trò của Bí thư cấp ủy: Theo NQ hội nghị lần thứ VI khóa X, NQ HN VI khóa XI và Nghị quyết số 01/2013 của ĐU KDNTW thì Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch hoặc GĐ DN, như vậy chúng ta có thể hiểu rằng: người giữ chức vụ Chủ tịch (CT, HĐQT) hoặc GĐ DN phải đồng thời có đủ tư chất làm Bí thư cấp ủy và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những trường hợp BT chưa thực sự đủ tư chất hoặc chưa thực sự quan tâm công tác xây dựng Đảng, hoặc thiếu công tâm, lợi dụng vị trí của mình để hạ uy tín của người khác, chưa thể hiện là trung tâm đoàn kết, lãnh đạo của ĐB, chưa chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm, phát sinh tại cơ sở; thậm trí, do phương pháp điều hành, không tập trung giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn, phát sinh, không kết luận những nội dung mà BCH đã thảo luận luận, hoặc không chỉ đạo kiểm điểm làm rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục, dẫn đến khuyết điểm được lập đi lập lại, tạo nên sự hoài nghi trong cán bộ, đảng viên.

3 – Về quy chế phối hợp công tác giữa cấp ủy với HĐQT (Chủ tịch, GĐ DN): hiện nay, tại các DN Nhà nước (Hạch toán phụ thuộc ĐSVN hoặc Vốn NN chi phối) hoặc các CTCP NN không chi phối nhưng bộ máy Lãnh đạo là đảng viên của ĐSVN thì việc xây dựng và thực hiện QCPH đang thuận lợi. Tuy nhiên, tại một số CTCP nhà nước không chi phối, có cổ đông lớn là người ngoài DN, ban lãnh đạo, hoặc có thành viên ban lãnh đạo không phải là đảng viên của ĐSVN việc xây dựng và thực hiện QC phối hợp có nhiều khó khăn như: không hợp tác để phát huy vai trò lãnh đạo của TCĐ, không tạo điều kiện để TCĐ hoạt động, không muốn đầu tư cho công tác cán bộ mà muốn dùng ảnh hưởng của cá nhân để chi phối hoạt động của Cty thông qua công tác cán bộ..., mặt khác, Quy định 288-

2

Page 3: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ trong CTCP NN không chi phối cũng quy định:

-Cấp ủy thông qua CBĐV... để nắm tình hình, chủ động tham gia với HĐQT trong việc xây dựng NQ về chiến lược đầu tư, phát triển, KHSXKD của CT.

- LĐ CBĐV thực hiện có hiệu quả NQ của ĐHCĐ, HĐQT... theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, CS,PL của NN, bảo toàn và phát triển Vốn của CT, của NN, hoàn thành nghĩa vụ đối với NN, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, người LĐ; LĐ, vận động các thành viên trong CT thực hiện tốt nhiệm vụ AN.QP, tích cực tham gia các HĐXH và giữ giàn TTAT trong CT.

- Phối hợp với HĐQT lãnh đạo thực hiện QCDC ở CS và các QC, QĐ của Cty, thực hiện chế độ thông tin và đảm bảo quyền được thông tin của ĐV

- Cấp ủy chủ động đề xuất với HĐQT trong công tác đào tạo nguồn nhân lực...

Như vậy, quyền chủ động trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tại CS của cấp ủy bị hạn chế. Theo tôi, trước mắt, chúng ta hãy sử dụng lợi thế của TCCS, tuy là CTCP Nhà nước không chi phối, nhưng có nguồn gốc hình thành và đang tồn tại trong ĐB ĐSVN, với đa số các CS có thành viên lãnh đạo là đảng viên của ĐSVN, hãy làm gì có lợi cho đảng cho DN tức là cho đát nước, cho người LĐ thì tổ chức đảng đó hãy làm hết khả năng. Ở các CS mà có thành viên là LĐ không phải là đv của ĐSVN thì TCĐ chủ động tiếp cận, thuyết phục, vận động để mọi hoạt động của CS đảng được thực hiện thuận lợi. Về phần mình, chúng tôi đã báo cáo đầy đủ với cấp trên để nghiên cứu, có giải pháp phù hợp nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong bất cứ hoàn cảnh nào theo đúng quy định của Hiến pháp nước CHXHCN VN.

4– Về việc xây dựng và thực hiện quy chế quản lý tổ chức, cán bộ:Ngày 21/11/2010, Ban Chấp hành đảng bộ ĐSVN đã ban hành quy chế

quản lý Tổ chức cán bộ kèm theo quyết định số 32-QĐ/ĐU, theo đó, đa số các tổ chức đảng TT đã xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế QLTCCB ở cơ sở, phù hợp với quy định của Đảng và NN. Tuy nhiên, Quá trình tổ chức thực hiện, có một số vấn đề xin được trao đổi như sau;

4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập các cơ quan tham mưu, giúp việc của các đảng bộ mà đảng

ủy được giao một số quyền cấp trên cơ sở hiên nay, cần có nghiên cứu điều chỉnh:- Về định viên cán bộ chuyên trách công tác Đảng, theo đúng quy định thì: Đảng bộ có dưới 1000 đv, số cán bộ chuyên trách ở cơ quan tham mưu

giúp việc không quá 03 người, đảng bộ có trên 1000 đv, không quá 05 người. Hiện nay, trong đảng bộ ĐS, do tồn tại lịch sử và điều kiện hoạt động phân tán, lưu động, địa bàn rộng nên định viên cán bộ chuyên trách tại các cơ quan tham mưu đang cao hơn quy định, tuy đã được Ban Tổ chức TW đồng ý, nhưng yêu cầu bố trí giảm dần. Đến nay đã chuyển số biên chế CB chuyên trách của Đảng và đoàn TNĐS sang hưởng lương do doanh nghiệp chi trả, trong điều kiện kinh doanh của

3

Page 4: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

ĐSVN chưa có lãi, tự thân tổ chức đảng chúng ta cần bố trí lại cho hợp lý hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu bố trí đúng số lượng như quy định thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn hoạt động của chúng ta không tập trung. Để kiện toàn tổ chức cán Ban tham mưu của các đảng ủy được giao quyền cấp trên cần bám theo tiêu chí: mỗi ban có ít nhất 03 người, có thể có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách; cán bộ chuyên trách của cơ quan Đảng có thể là cán bộ của Ban này, kiêm cán bộ của Ban khác; ngoài cán bộ chuyên trách, cần có cán bộ kiêm chức; cán bộ kiêm chức có thể là cán bộ chuyên môn, cán bộ các đoàn thể trong đơn vị, do Ban thường vụ thống nhất với người đứng đầu các tổ chưc liên quan để phân công, và phải được coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ được giao nhiệm vụ. Hiên nay, đa số các tổ chức Đảng CS được giao quyền cấp trên CS đã thực hiện theo hướng trên nhưng chưa phát huy hết khả năng của cán bộ kiêm chức. Riêng Văn phòng, hiện nay chỉ còn 01 đảng ủy không có chức danh này, dẫn đến khó khăn trong việc ký văn bản của cấp ủy khi Thường trực vắng, hoặc ký các văn bản mang tính truyền lệnh (như thông báo, giấy mời nội bộ, báo cáo nhanh ... mà không nhất thiết phải do Thường trực ký)

4.1.2– Việc lập mới các đảng bộ, chi bộ: theo quy định cũ, việc lập mới các cơ sở đảng phải được cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý, nay, điều 21, Điều lệ quy định: ... ở cơ quan, doanh nghiệp ... có từ 03 đảng viên trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở hoặc chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở). Ở CQ, DN..., chi bộ trực thuộc ĐU được giao quyền cấp trên CS được xác định là chi bộ cơ sở phải có các điều kiện: có các tổ đảng trực thuộc, chính quyền cùng cấp phải là đơn vị cơ sở, có tư cách pháp nhân, có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, VH, QP, AN do ĐU được giao quyền cấp trên CS QĐ sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của ĐU cấp trên trực tiếp. Trên thực tế, khi đề cập lập chi bộ loại này là chi bộ trực thuộc ĐUCS cũng gặp khó khăn: không phát huy hết được vai trò của chi bộ, chức năng của một chi bộ ở một cơ sở độc lập trở thành chi bộ trực thuộc ĐUCS, SH ghép, làm khó cho cả cấp trên và bản thân chi bộ, nhưng nếu để là chi bộ CS thì tăng thêm đầu mối CS, có nơi không đúng quy định vì số lượng đảng viên ít, không có tổ đảng trực thuộc, nếu để là chi bộ CS thì không đúng với quy định. Trong điều kiện đang tái cơ cấu tổ chức SXKD, nếu gặp pjair những trường hợp tương tự, trước khi đề xuất với cấp ủy có thẩm quyền, đề nghị cơ quan tham mưu cần nghiên cứu, trao đổi kỹ để đề xuất cho phù hợp.

4.2 – Về quản lý cán bộ:Theo quy định, các tổ chức cơ sở đảng phải xây dựng và ban hành quy chế

quản lý tổ chức cán bộ, theo đó, cán bộ do cấp ủy cấp nào quản lý thì cấp ủy cấp đó quy hoạch, đào tạo và sử dụng; cán bộ do cấp trên quản lý nhưng công tác ở cơ sở nào thì cơ sở đó nhận xét, đánh giá và thực hiện quy trình công tác cán bộ theo yêu cầu của cấp trên; khi bổ nhiệm cán bộ phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo đầy đủ hồ sơ. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ sở ban hành quy chế quản lý tổ chức và cán bộ, nhưng khi thực hiện chưa tuân theo quy chế, dẫn đến lúng túng khi thực hiện: nhiều cơ sở chỉ thực hiện việc bổ nhiệm lại cán bộ do cấp trên quản lý, còn cán bộ do cơ sở quản lý thì không thực hiện việc bổ nhiệm lại. Hồ sơ bổ nhiệm CB tại một số cơ sở không đầy đủ: thiếu ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi cư trú, hoặc thiếu kê khai tài sản, thu nhập, có nơi CB được BN khai là kỹ sư, cử nhân, nhưng chỉ có xác nhận của Trường ĐH là đã bảo vệ tốt nghiệp từ cách đây nhiều năm

4

Page 5: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

được lưu trong HSCB mà CQ tham mưu về công tác cán bộ không yêu cầu nhân sự nộp Bằng tất nghiệp.

Hồ sơ bổ nhiệm cán bộ báo cáo cấp trên làm không đầy đủ theo quy định, nhiều đơn vị chỉ làm 01 bộ gửi chuyên môn, không gửi cho Đảng ủy nên khi thẩm định gặp khó khăn.

4.3 – Về quy hoạch cán bộ:Theo quy định, hàng năm vào cuối tháng 12 các cơ sở phải rà soát, bổ sung

quy hoạch cán bộ, đưa ra khỏi DS quy hoạch cán bộ quá tuổi hoặc không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên nhiều đơn vị làm không đúng quy trình, làm chậm, không nhắc thì không làm, đặc biệt là các công ty cổ phần thường làm không đạt yêu cầu: quy hoạch lại chức danh mà cán bộ đang đảm nhận, không báo cáo QH chức danh người đại diện VNN (hiểu thế nào cho đúng ...?).

Thực hiện KH số 16-KH/ĐU ngày 28/12/2012 của ĐU ĐSVN về quy hoạch cấp ủy và cán bộ LĐQL giai đoạn 2015 – 2020 (theo hướng dẫn của BTCTW và ĐUK), đa số các cơ sở thực hiện rất lúng túng, Thường trực ĐU đã nhắc nhở, phê bình một số đơn vị, nhưng vẫn chưa thực hiện đúng yêu cầu. Vừa qua, Ban TVĐU ĐSVN đã xem xét, bước đầu chấp nhận phê duyệt một số chức danh cán bộ LĐQL và cấp ủy ở một số cơ sở, còn lại yêu cầu các cơ sở tiếp tục bổ sung trong đợt rà soát cuối năm 2013. Ở đây cho thấy trách nhiệm, nhận thức của nhiều cơ sở trong công tác QH còn chưa rõ ràng, thiếu nghiêm túc trong thực hiện, ít trao đổi nghiệp vụ với cơ quan tham mưu khi gặp khó khăn trong thực hiện.

Như vậy, trong dịp cuối năm 2013, nhiều cơ sở phải thực một số nội dung trong công tác quy hoạch:

- Rà soát, bổ sung QHCB giai đoạn 2011-2015 (cả các chức danh do cấp trên quản lý và cơ sở QL)

- Giới thiêu nguồn quy hoach cán bộ trẻ theo NQ số 03-NQ/ĐU.- Bổ sung QHCB LĐQL và cấp ủy giai đoạn 2015-2020 (các các chức danh

do Cấp trên QL và CSQL). Trong đó lưu ý:+ Số lượng các chức danh quy hoạch: mỗi chức danh QH tối thiểu là 02

người, tối đa là 04 người, ( chú ý chức danh Phó GĐ, Phó TGĐ phụ trách từng lĩnh vực cần QH riêng)

+ Hệ số quy hoạch từ 1,5 đến 2 lần (đối với cấp ủy)Vừa qua, có đơn vị đưa cán bộ quá độ tuổi vào QH, có CS QH chuyên viên

vào chức danh Bí thư, Giám đốc (mà sau mấy năm chưa bổ nhiệm được vào chức danh phó phòng và cũng không thực hiện việc luân chuyển, như vậy có thể xem như QH để BC chứ không phải QH để đào tạo)

5 – Về đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ trong quy hoạch: thường làm chậm và không đủ hồ sơ.

6 – Về tạo nguồn cán bộ trẻ:Ban Thường vụ Đảng ủy ĐSVN đã ban hành Nghị quyết về tạo nguồn cán

bộ trẻ và hiện nay đang triển khai thực hiện việc đào tạo bằng nhiều phương pháp

5

Page 6: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

khác nhau, nhiều cơ sở đã triển khai thực hiện tốt NQ này. Tuy nhiên, trong thực hiện cũng còn có nơi làm chưa tốt, có CS đã quên NQ này. Nay đề nghị các cơ sở một số việc như sau:

-Đảng ủy ĐSVN lựa chọn trong danh sách giới thiệu từ cơ sở những cán bộ có triển vọng phát triển, đã được bổ nhiệm từ Phó phòng cơ sở trở lên để đào tạo theo quy chế của Tổng giám đốc đã ban hành

-Đảng ủy cơ sở tiếp tục cùng Đảng ủy ĐSVN đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp bố trí, xử dụng, thử thách cán bộ đảm bảo điều kiện cho cán bộ trưởng thành.

-Những cán bộ trẻ khác, cơ sở đã lựa chọn để tạo nguồn cán bộ trẻ nhưng chưa được Đảng ủy ĐSVN lựa chọn thì cơ sở tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, giao việc, thực hiện luân chuyển để cán bộ có điều kiện trưởng thành tốt hơn.

-Hằng năm, cấp ủy cơ sở thực hiện việc đánh giá cán bộ trong nguồn đào tạo như đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở.

-Cơ sở phải hướng dẫn, động viên và yêu cầu cán bộ trong nguồn đào tạo đăng ký chương trình học tập, rèn luyện, phấn đấu và thực hiện theo chương trình đã đăng ký. Cán bộ nào không thực hiện được mà không có lý do chính đáng, không đánh giá là cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì xem sét đưa ra ngoài danh sách tạo nguồn cán bộ trẻ.

II – Chủ trương về bố trí cán bộ chuyên trách công tác Đảng và công tác đoàn TN trong ĐSVN:

Như các đ/c đã biết, Trung ương đã có chủ trương và hướng dẫn: biên chế cán bộ chuyên trách công tác đảng ở doanh nghiệp do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định và doanh nghiệp tự trả lương.

Tại Đảng bộ ĐSVN, là đảng bộ toàn ngành, được Trung ương giao biên chế và cấp kinh phí hoạt động cũng như tiền lương cho cán bộ CTCTĐ từ khi được thành lập đến hết năm 2012. Ngày 27/12/2012, tại công văn số 4754-CV/VPTW, Văn phòng TƯ thông báo: kể từ 2013,kinh phí hoạt động của Đảng ủy ĐSVN do Tổng CT ĐSVN đảm bảo theo đúng quy định ban hành kèm theo quyết định 99-QĐ/TW ngày 30/5/2012 của Ban Bí thư TƯĐ.

Sau khi có văn bản trên, ĐU ĐSVN đã nhiều lần có VB, nhiều cuộc làm việc, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền của TƯ, ĐUK, đến nay, được TƯ chấp nhận đảm bảo kinh phí hoạt động cho ĐU ĐSVN đến hết t6/2013, theo đó, Đảng ủy ĐSVN đã có công văn và quyết định chuyển cán bộ chuyên trách công tác Đảng về hưởng lương tại DN từ 1/7/2013, còn một số tồn tại đang tiếp tục giải quyết. Trước mát, xin được thông tin tới các đồng chí đã có trên 25 công tác có đóng BHXH, đủ 50 tuổi (nữ) và 55 tuổi (nam) trở lên, có bậc lương hiện hưởng cao hơn trên 01 bậc so với bậc lương cuối cùng, cùng ngạch được chuyển xếp, đang được Ban TC TƯ đề nghị Bộ LĐTB$XH và BHVN hướng dẫn bảo lưu theo hệ số lương tại thời điểm 30/6/2013 (là thời điểm thực hiện chuyển xếp lương cho cán bộ đảng trong toàn đảng bộ ĐS). Riêng đối với các đ/c đã xếp lương chức danh trong doanh nghiệp dộc lập không bị ảnh hưởng khi chuyển lương từ bảng lương 204 sang bảng lương 205/2004-NĐ/CP

6

Page 7: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

Để hoạt động của ĐU ĐSVN tiếp tục ổn định và phát triển với truyền thống là đảng bộ có gần 60 năm hoạt động và trưởng thành, Thường trực ĐU ĐSVN đang chỉ đạo hoàn thiện đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện cơ chế hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đảng và tổ chức quần chúng trong Đảng bộ ĐSVN”. Đề án này sẽ được hoàn thiện và tổ chức thực hiện trong năm 2013 này. Khi đề án được phê duyệt và triển khai thực hiện, đề nghị các tổ chức cơ sở đảng triển khai thực hiện thật tốt, đồng thời đề xuất các phương án khắc phục khó khăn có thể phát sinh.

Trên đây là một số ý kiến được rút ra từ thực tế công tác thamn mưu, chỉ đạo thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban Tổ chức ĐU, bổ sung cho báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện NQ 22-NQ/TW và 03 năm thực hiện Chỉ thị 01-CT/ĐU của ĐU ĐSVN.

Kính chức các đ/c sức khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống và thành công trong công việc.

BAN TỔ CHỨC ĐẢNG ỦY ĐSVN

7

Page 8: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

B. Báo cáo tham luận của đồng chí Nguyễn Tiến Hiệp – Chánh Văn phòng Đảng ủy Đường sắt Việt Nam

Kính thưa các đồng chí đại biểu!

Kính thưa Hội nghị!

Văn phòng ĐUĐS xin được tham luận với Hội nghị về các giải pháp nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sơ Đảng từ góc độ thực hiện nghiệp vụ văn phòng cấp uỷ:

I. Tầm quan trọng của công tác Văn phòng cấp ủy trong thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 01-CT/ĐU của Đảng ủy ĐSVN:

1. Văn phòng (nói chung) là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, tổ chức; là đầu mối giúp lãnh đạo thực hiện công tác quản lý, điều hành – nghĩa là trong bộ máy của cơ quan, tổ chức nào cũng phải có bộ phận Văn phòng.

Văn phòng cấp uỷ: Là cơ quan tham mưu tổng hợp của cấp uỷ: giúp cấp uỷ tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các cơ quan tham mưu.

Như vậy, một tổ chức cơ sở Đảng muốn mạnh thì trước hết phải xây dựng một Văn phòng cấp uỷ mạnh và ngược lại ở tổ chức cơ sở Đảng mạnh thì ở đó Văn phòng cấp uỷ mạnh.

2. Trong thực tiễn ở Đảng bộ ĐSVN, chỉ có Văn phòng ĐUĐS là một bộ máy tổ chức hoàn chỉnh (có nhân lực riêng, độc lập về cơ sở vật chất,…); Văn phòng các đảng bộ được giao một số quyền cấp trên cơ sở có bộ máy riêng nhưng nhân lực phải kiêm nhiệm, không độc lập về cơ sở vật chất; các đảng bộ cơ sở không cơ cấu bộ máy Văn phòng cấp uỷ riêng biệt mà nghiệp vụ văn phòng được thực hiện kiêm nhiệm (mà phần lớn các nghiệp vụ do đồng chí Phó bí thư thường trực hoặc cán bộ chuyên trách công tác đảng thực hiện). Trước thực tế này đòi hỏi cán bộ Đảng ở cơ sở phải cập nhật, nắm bắt các nghiệp vụ liên quan đến công tác văn phòng.

Như vậy, ở Đảng bộ ĐS, để nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng, cùng với các giải pháp đồng bộ khác, cần quan tâm xây dựng văn phòng cấp uỷ, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng cho cán bộ làm công tác đảng.

II. Tình hình thực hiện nghiệp vụ công tác Văn phòng cấp uỷ trong Đảng bộ ĐSVN:

1- Việc xây dựng Quy chế làm việc của văn phòng cấp uỷ:

8

Page 9: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

Văn phòng ĐUĐS có Văn bản quy định nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác và phân công nhiệm vụ cho từng chức danh. Cơ quan ĐUĐS có Quy chế nội bộ quy định trình tự giải quyết công việc (trong đó có công việc của Văn phòng). Quy chế làm việc của BCH Đảng bộ ĐSVN xác định thẩm quyền giải quyết công việc. Nội dung các văn bản này luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Ở hầu hết các cấp uỷ cơ sở, những vấn đề nêu trên được đưa vào nội dung của Quy chế làm việc của cấp uỷ. Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn quy định chung chung nên còn gặp một số vướng mắc trong quá trình thực hiện.

2- Việc xây dựng chương trình công tác:Hầu hết các cơ sở Đảng đều xây dựng chương trình công tác của Cấp ủy

cho nhiệm kỳ, từng năm và từng quý. Tuy vậy, qua kiểm tra cho thấy một số cấp ủy chưa xây dựng chương trình công tác toàn khoá nhiệm kỳ 2010 – 2015.

3- Thực hiện chế độ Thông tin, báo cáo: Đảng ủy ĐSVN đã có Quy định số 03 ngày 31/5/2011 về chế độ thông tin

báo cáo (Văn bản này đã xác định rõ: nội dung, phương thức trao đổi thông tin; bố cục, mẫu biểu báo cáo). Để thực hiện tốt quy định này, Văn phòng ĐUĐS thường xuyên tổng hợp theo dõi tình hình thực hiện, kịp thời thông báo để các đơn vị điều chỉnh khắc phục (đã có 2 văn bản vào tháng 8/2011 và 7/2013). Đồng thời ĐUĐS đã quan tâm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ nâng cao chất lượng thực hiện công tác thông tin 2 chiều (đầu tư nâng cấp thiết bị ở Cơ quan ĐUĐS, có văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện; ra các văn bản hướng dẫn thực hiện; tăng cường đưa thông tin qua hộp thư điện tử và qua trang web của ĐS).

Nhiều đơn vị trực thuộc đã gửi đủ báo cáo định kỳ về ĐUĐS (theo thống kê từ khi có quy chế đến nay, báo cáo quý thường đạt tỷ lệ 80%, báo cáo năm 100%). Một số đơn vị đã thường xuyên gửi thông tin về ĐUĐS qua hộp thư điện tử (năm 2011 không có đơn vị nào, hiện nay có 60% gửi báo cáo về hộp thư điện tử).

Tồn tại lớn nhất hiện nay là các đơn vị chưa thực hiện gửi báo cáo định kỳ về ĐUĐS đúng thời gian quy định; chưa thường xuyên gửi các báo cáo chuyên đề về ĐUĐS. Một tồn tại cũng cần phải lưu ý điều chỉnh, đó là chất lượng thông tin trong báo cáo định kỳ chưa thật sự tốt (thiếu số liệu hoặc không đồng nhất số liệu; ít đi sâu kiểm điểm thực hiện các trọng tâm công tác mà cấp ủy cấp trên đã định hướng).

4- Công tác tài chính Việc thu nộp, báo cáo đảng phí và quản lý tài chính hoạt động công tác

Đảng được hầu hết các đơn vị thực hiện đúng quy định. Tuy vậy, việc trích nộp và gửi báo cáo đảng phí của các đơn vị trực thuộc về ĐUĐS còn chậm (tính đến 30/9/2013 chỉ có 13/57 đúng thời hạn quy định - thậm chí đến nay còn 07đơn vị chưa nộp đảng phí quý 2/2013, đó là: Công ty CPCT2; CPDVVT khu vực 1; Cơ quan Tổng Công ty ĐSVN; Trung tâm y tế ĐS; Cty QLĐS: Thanh Hóa, Quảng

9

Page 10: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

bình; Thông tin tín hiệu ĐS Sài Gòn). Nhiều đơn vị cơ sở chưa sử dụng đúng hoặc chưa thường xuyên ghi chép sổ sách quản lý tài chính (mặc dù Đảng ủy ĐSVN thường kỳ cung cấp ấn chỉ cho tất cả các đơn vị).

5- Thực hiện nghiệp vụ văn thư, lưu trữ:Các tổ chức cơ sở Đảng đều quản lý văn bản của Đảng theo đúng quy định.

Tuy vậy còn nhiều đơn vị chưa làm tốt việc lưu trữ văn bản của các nhiệm kỳ trước.

Đánh giá chungCác nghiệp vụ công tác Văn phòng được thực hiện nền nếp trong toàn

Đảng bộ ĐSVN, góp phần củng cố nâng cao chất lượng tổ chức Đảng ở các cấp. Tuy vậy vẫn còn có một số tồn tại (như nêu cụ thể ở trên) cần được các cấp uỷ nghiêm túc quan tâm khắc phục.

III. Đề xuất, kiến nghị1- Văn phòng ĐUĐS tiếp tục nắm bắt tình hình để tham mưu sửa đổi hoàn

thiện Quy định về chế độ thông tin báo cáo (các đơn vị cần phản ánh vướng mắc trong thực hiện); phối hợp với các cơ quan chuyên môn sớm đề xuất với Hội đồng thành viên TCT ĐSVN ban hành quy định thực hiện Quyết định số 99 ngày 30/5/2012 của Ban Bí thư về chế độ chi hoạt động công tác đảng (khẳng định nguồn chi cho công tác đảng, cụ thể một số định mức chi, xác định chế độ phụ cấp cho cán bộ đảng, phương thức quản lý tài chính đảng – theo hướng, các đảng bộ cần có kế hoạch hàng năm, có tài khoản riêng).

Đề nghị cấp uỷ các đảng bộ quan tâm xây dựng, hoàn thiện các quy định liên quan đến công tác văn phòng ở cấp mình.

2- Mỗi đồng chí cán bộ làm công tác đảng phải thường xuyên cập nhật quy định liên quan đến nghiệp vụ công tác đảng, trau dồi kiến thức nói chung - đặc biệt là kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.

Toàn Đảng bộ tiếp tục quan tâm làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ Đảng.

3- Các đơn vị quan tâm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động văn phòng cấp ủy nói riêng, hoạt động của tổ chức đảng nói chung. Trước hết cần đẩy mạnh việc sử dụng hộp thư điện tử để trao đổi thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác Đảng và khai thác có hiệu quả trên trang Web của Đường sắt Việt Nam.

VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY ĐSVN

10

Page 11: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

C. Báo cáo tham luận của đồng chí Vũ Thị Hồng Minh – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Đường sắt Việt Nam

Kính thưa các đồng chí đại biểu!

Kính thưa Hội nghị!

Trong khuôn khổ của Hội nghị xây dựng đảng hôm nay, với vai trò là Ban tham mưu cho Đảng ủy ĐSVN về công tác Tuyên giáo và công tác dân vận; Ban Tuyên giáo Đảng ủy ĐSVN xin được trao đổi với Hội nghị về công tác lãnh đạo của đảng đối với nội dung Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Nội dung này, đã được Đảng ủy khối DNTW xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Ở ĐSVN, xây dựng VHDN cũng đã được Đại hội Đảng bộ ĐSVN (khóa X) xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt cả nhiệm kỳ, đưa vào Nghị quyết của Đại hội và các Nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy.

Để cụ thể hóa chủ trương này, ngày 31/10/2013 Ban Thường vụ Đảng ủy ĐSVN đã ban hành Chỉ thị 03 “về tiếp tục xây dựng VHDN trong ĐSVN”, nhằm mục đích lãnh đạo việc xây dựng VHDN theo một định hướng chung, có hệ thống từ Tổng công ty đến các đơn vị, doanh nghiệp thành viên trong toàn Ngành, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Khuyến khích mỗi đơn vị, doanh nghiệp trong ĐSVN phát huy tốt tính chủ động, tích cực phấn đấu xây dựng thương hiệu của DN mang bản sắc văn hóa ĐSVN.

- Có thể nói, Chỉ thị 03 là văn bản chỉ đạo xuyên suốt, mang tính tổng thể của Đảng ủy ĐSVN riêng về lĩnh vực văn hóa trong các doanh nghiệp ở ĐSVN theo định hướng của Đảng ủy khối DNTW và xu hướng mới hiện nay.

- Trên thực tế, ở giai đoạn trước (2006-2010), khi khái niệm VHDN chưa phổ biến, Đảng ủy ĐSVN cũng đã quan tâm triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị TW5 (khóa VIII) “về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đã bản sắc dân tộc”. Chúng ta đã có phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân viên chức lao động; ở hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành có hệ thống quy chế làm việc, các qui định về hành vi giao tiếp, ứng xử nơi công sở, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; phát triển mạnh hoạt động văn hóa-thể thao, đến nay đã trở thành truyền thống (toàn Ngành duy trì được hoạt động của 12 cụm văn hóa thể thao; nhiều đơn vị duy trì được “ngày hội văn hóa thể thao”);...Và đặc

11

Page 12: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

biệt là sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào “Chính quy-Văn hóa-An toàn” do Công đoàn ĐSVN và Chuyên môn phát động đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với các đơn vị khối hạ tầng và vận tải. Từ đây, đã ra đời các nhà ga văn hóa, đoàn tàu văn hóa; cung cầu, cung đường văn hóa;... Tất cả những phong trào này đã làm thay đổi căn bản diện mạo của ĐSVN sau những năm đổi mới.

- Tuy nhiên, nếu chiếu theo khái niệm, tiêu chí đánh giá VHDN của các chuyên gia nghiên cứu về VHDN hiện nay, thì đó mới chỉ là các hoạt động mang tính phong trào thi đua, chưa hình thành được cấu trúc VH chặt chẽ, có hệ thống mà một DN hiện đại, hoạt động trong môi trường cạnh tranh như hiện nay cần phải có.

- Xây dựng VHDN hiện nay được các doanh nghiệp hiện đại ở các nước phát triển sử dụng phổ biến như một công cụ mạnh dùng để quản trị doanh nghiệp. Bởi vì, xét ở góc độ quản trị doanh nghiệp thì VHDN có nhiệm vụ thực hiện ít nhất 9 nhiệm vụ sau:

1. Xây dựng triết lý kinh doanh đúng đắn cho doanh nghiệp

2. Định hướng phát triển chiến lược của DN trong thời gian dài

3. Phát triển hài hòa kinh tế và đạo đức

4. Xác định quy mô và cấu trúc DN phù hợp

5. Tạo lập môi trường làm việc thân thiện, sáng tạo, hiệu quả

6. Áp dụng những thành tựu của khoa học-công nghệ mới vào sản xuất

7. Không ngừng nâng cao đời sống người lao động và tích cực hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước và xã hội

8. Doanh nghiệp có khả năng quản trị rủi ro, vượt qua khủng hoảng, luôn luôn thích ứng với hoàn cảnh, phát triển bền vững, phát huy tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và quốc tế

9. Xây dựng thành công thương hiệu của DN, tạo lợi thế cạnh tranh với các DN khác trên thị trường.

Trở lại với nhiệm vụ xây dựng VHDN ở Đường sắt Việt Nam: với đặc điểm là một doanh nghiệp Nhà nước, đa ngành, đa nghề, đa sở hữu (gồm nhiều loại hình doanh nghiệp: TNHH MTV, cổ phần) thì việc quan tâm sử dụng VHDN làm công cụ quản trị DN ở cấp độ nào? Hay việc xác định, lựa chọn nội dung và cách thức tiến hành xây dựng VHDN như thế nào cho phù hợp? cho không bị sa vào

12

Page 13: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

phong trào, hình thức? Đây chính là vấn đề mà hiện nay BCĐ VHDN ở ĐSVN đang trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu.

Trên góc độ là cơ quan tham mưu cho BTV Đảng ủy ĐSVN ban hành các chủ trương của Đảng, Ban Tuyên giáo xin nêu một số ý kiến nhận xét việc thực hiện Chỉ thị 03 của BTV Đảng ủy về “tiếp tục xây dựng VHDN trong ĐSVN” gần 2 năm qua. Qua công tác giám sát, kiểm tra, theo dõi quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị, chúng tôi đánh giá có 3 điểm nổi bật sau:

Thứ nhất. Việc xây dựng VHDN trong ĐSVN hiện đang bắt đầu được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm có chủ đích hơn. Các Ban chỉ đạo xây dựng VHDN được thành lập có hệ thống từ cấp Tổng công ty xuống các doanh nghiệp thành viên. Toàn ngành hiện có 43 BCĐ VHDN với 357 thành viên gồm có đại diện lãnh đạo các tổ chức Đảng, đoàn thể, chuyên môn; trong đó tổ chức Công đoàn được phân công làm thường trực; Đoàn thanh niên là lực lượng nòng cốt tổ chức các phong trào thi đua trong doanh nghiệp.

Ban chỉ đạo VHDN của 03 công ty vận tải (Hành khách ĐS HN, Hành khách ĐS SG, Hàng hóa), Liên hiệp sức kéo và 23 đơn vị trực thuộc ĐSVN đã xây dựng được kế hoạch hoạt động; 11 đơn vị xây dựng được quy chế “VHDN”; “quy chế ứng xử và văn minh công sở”; sửa đổi chỉnh lý, bổ sung bộ quy chế quản lý doanh nghiệp.

Thứ hai. Các doanh nghiệp đã có sự chú trọng đến việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ, đảng viên, CNVC, người lao động bằng nhiều hình thức: mời chuyên gia nói chuyện chuyên đề, tư vấn cách tiến hành xây dựng VHDN; tập huấn kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp, tư thế, tác phong, thao tác phục vụ hành khách; biên tập tài liệu giới thiệu về truyền thống lịch sử đơn vị; sửa sang, tôn tạo phòng truyền thống của đơn vị; nhất là, quan tâm hơn đến việc quảng bá, giới thiệu rộng rãi hình ảnh của doanh nghiệp ra thị trường.

Thứ ba. Bên cạnh sự chuyển biến tích cực nêu trên, có thể do chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu “tự thân” của doanh nghiệp nên nội dung, cách làm phần nhiều vẫn mang tính hình thức; vẫn mang màu sắc của một phong trào thi đua; có doanh nghiệp mặc dù thành lập Ban chỉ đạo song chưa xác định được rõ nhiệm vụ của các thành viên, chưa xây dựng được lộ trình thực hiện, chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện các thủ tục hành chính (thành lập BCĐ, xây dựng các văn bản triển khai, đăng ký thi đua, tuyên truyền khẩu hiệu...);có DN vẫn lúng túng, chưa đồng nhất quan điểm trong việc lựa chọn hình thức, nội dung và phương pháp làm phù hợp.

13

Page 14: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

Kính thưa Hội nghị!

Xây dựng VHDN là một nhu cầu cần thiết hiện nay của các doanh nghiệp. Song muốn xây dựng thành công VH ở một doanh nghiệp Nhà nước có nhiều đặc thù như ĐSVN, thì rất cần có sự đồng thuận, thống nhất, phối hợp công tác trên tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị. Và không thể xây dựng VHDN thành công nếu không có sự ủng hộ nhiệt tình của đại đa số tập thể cán bộ, công nhân viên, lao động; đặc biệt là vai trò vô cùng quan trọng của người đứng đầu doanh nghiệp.

Trên cơ sở những nhận thức đó, để việc xây dựng VHDN ở ĐSVN đạt được các mục tiêu như Chỉ thị 03 của Ban Thường vụ Đảng ủy ĐSVN đã đề ra Ban Tuyên giáo xin có một số ý kiến đề xuất sau:

Đối với Đảng ủy ĐSVN:

1. Cần có biện pháp chỉ đạo sát sao về công tác đào tạo đội ngũ lãnh đạo quản lý của ĐSVN. Hằng năm, ít nhất một lần đội ngũ lãnh đạo quản lý các đơn vị cơ sở được tham gia các khóa đào tạo bài bản; được học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo. Bên cạnh việc bồi dưỡng những lãnh đạo đương chức, ĐSVN cũng cần có chiến lược đào tạo bài bản đối với đội ngũ lãnh đạo chủ chốt cho tương lai.

(Tháng 5 năm 2013 Ban TCCBLĐ phối hợp với Trường cao đẳng nghề tổ chức được 01 khóa, gồm 02 lớp HN và TPHCM. Song có nhiều vấn đề bất cập như: thời gian ban hành kế hoạch gấp, đối tượng học viên bao gồm nhiều chức danh, vị trí khác nhau; chương trình đào tạo chưa chọn lọc sát với nhu cầu, mục tiêu đào tạo;...)

2. Cần ban hành quy định cụ thể cho việc định kỳ kiểm điểm, đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của các đồng chí cấp ủy viên được phân công phụ trách các công việc liên quan đến thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết do Đảng ủy ĐSVN ban hành. (Hiện nay, việc này chưa có quy định cụ thể, nên còn tình trạng một số việc có phân công người phụ trách, song chưa hoặc ít được kiểm đếm, đánh giá mức độ thực hiện).

Theo tôi, để thực hiện được phương châm “rõ người-rõ việc-rõ trách nhiệm”, có thể nghiên cứu áp dụng hình thức đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ thông qua bản mô tả công việc, định kỳ chấm điểm, đánh giá. Đây là cách làm đang được một số đơn vị trong ĐSVN áp dụng hiệu quả.

Đối với các cấp ủy đảng:

1. Từ nay đến hết năm 2013, cần lãnh đạo việc đánh giá kết quả 02 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 03 “về tiếp tục xây dựng VHDN” của Ban Thường vụ

14

Page 15: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

Đảng ủy ĐSVN; qua đó xác định đúng thực trạng việc xây dựng VHDN của đơn vị, doanh nghiệp mình hiện nay; chủ động xây dựng hệ thống các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa theo đặc điểm riêng của doanh nghiệp.

2. Lãnh đạo Thủ trưởng chuyên môn, tổ chức Công đoàn của đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện nội dung kế hoạch 951 ngày 08/5/2012 của Đường sắt Việt Nam và các hướng dẫn của Ban chỉ đạo VHDN Đường sắt Việt Nam. Trọng tâm từ nay đến cuối năm, là việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét công nhận “cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” gửi về thường trực BCĐ VHDN ĐSVN – Công đoàn ĐSVN trước ngày 31/12/2013.

3. Trên thực tế, không có một khuôn mẫu chung thống nhất cho VHDN ở mỗi doanh nghiệp khác nhau, mà VHDN luôn mang theo dấu ấn cá nhân của người chủ doanh nghiệp. Muốn hình thành được VHDN trong ĐSVN, thì theo tôi điểm xuất phát phải từ mỗi DN thành viên của ĐSVN, mà điểm mấu chốt ở đây - là người đứng đầu doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mọi tư tưởng, ý chí của người đứng đầu DN, Thủ trưởng cơ quan đều có ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đơn vị, DN. Chính vì thế, chúng tôi mong muốn người đứng đầu các đơn vị, DN trong ĐSVN cần phát huy hơn nữa tinh thần chủ động, trách nhiệm và quyết tâm cao.

Kính thưa Hội nghị!

Xây dựng VHDN, thực tế hiện nay ở hầu hết các doanh nghiệp trong ĐS chúng ta đang trong giai đoạn bắt đầu; đang vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp bên ngoài Ngành và cả việc học hỏi lẫn nhau của các DN trong Ngành. Nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng. Trong những khó khăn, lúng túng đó, có một phần về kinh phí, có một phần bị ảnh hưởng bởi việc toàn Ngành chúng ta đang trong giai đoạn tập trung cao độ cho tái cơ cấu tổ chức. Nhưng cái khó lớn nhất ở đây - theo tôi, vẫn là vấn đề về tư tưởng, về nhận thức. Tư tưởng mà chưa “thông”, nhận thức mà chưa thống nhất và người đứng đầu DN và tập thể lãnh đạo DN mà chưa có quyết tâm cao thì khó khăn chưa thể được tháo gỡ.

Tôi cho rằng: VHDN là cái không có sẵn trong tự nhiên, mà nó là kết quả của cả một quá trình nhận thức - quyết tâm - kiên trì xây dựng của con người trong một tập thể thống nhất, đoàn kết. VHDN chỉ hình thành khi chúng ta chủ động nghĩ đến nó, ý thức về nó và quyết tâm phấn đấu xây dựng nó để tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp mình.

15

Page 16: MỘT SỐ Ý KIẾN VỚI CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH ...vr.com.vn/uploads/intranet/CacBaoCaoThamLuan... · Web view4.1 - Về quản lý tổ chức: 4.1.1 - Việc lập

Trong khuôn khổ thời gian cho phép của Hội nghị, Thay mặt Ban Tuyên giáo Đảng ủy ĐSVN, Tôi có một vài ý kiến trao đổi với Hội nghị về VHDN và xây dựng VHDN ở ĐSVN như vậy. Rất mong nhận được sự quan tâm của các đồng chí.

Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Chủ trì, cảm ơn toàn thể Hội nghị.

Xin chúc sức khỏe các đồng chí!

VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY ĐSVN

16