20
E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh đạo tỉnh làm việc với Công ty TNHH Dong Yeon Industrial - Hàn Quốc Đ/c Đinh Khắc Hiển – Giám đốc Sở Công Thương và đ/c Nguyễn Thị Phượng - Chủ tịch Công đoàn ngành tặng quà gia đình khó khăn trong cơn bão số 3

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG

Lãnh đạo tỉnh làm việc với Công ty TNHH Dong Yeon Industrial - Hàn Quốc

Đ/c Đinh Khắc Hiển – Giám đốc Sở Công Thương và

đ/c Nguyễn Thị Phượng - Chủ tịch Công đoàn ngành tặng quà gia đình khó khăn trong cơn bão số 3

Page 2: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 2

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Kết quả hoạt động ngành Công Thương 9 tháng năm 2014

Kết quả các chỉ tiêu đạt được 9 tháng đầu năm: Giá trị SXCN (giá so sánh 2010) ước đạt 98.455 tỷ đồng, tăng 4,7 lần cùng kỳ, và hơn 2 lần KH năm; giá trị xuất khẩu ước đạt 4.456,9 tr.USD, tăng hơn 24 lần cùng kỳ, vượt 4,5 lần KH năm; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước đạt 13.322 tỷ đồng, tăng 13,4% so cùng kỳ, bằng 67,2% KH năm.

Tổng GTSXCN trên địa bàn (giá so sánh 2010): 47.864 tỷ đồng, tăng 55% so với thực hiện năm 2013. Trong đó: Công nghiệp Trung ương 15.965 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2013; Công nghiệp địa phương 16.015 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2013; Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 15.884 tỷ đồng, tăng hơn 7 lần so với năm 2013.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) là 19.837 tỷ đồng, tăng 20% so với thực hiện năm 2013.

Kim ngạch xuất khẩu: 1.000 triệu USD, tăng 5,8 lần so với thực hiện 2013.

1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

GTSXCN 9 tháng (giá so sánh 2010) ước đạt 98.455 tỷ đồng, tăng hơn 4,7 lần cùng kỳ và hơn 2 lần KH năm. Trong đó:

- Công nghiệp Trung ương (kể cả CN quốc phòng) ước đạt 9.570 tỷ đồng, bằng 60% KH năm.

- Công nghiệp địa phương ước đạt 9.334 tỷ đồng, bằng 58,3% KH năm.

- Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 79.550 tỷ đồng, hơn 5 lần KH năm.

Chỉ số SXCN trên địa bàn tháng 9/2014 tăng 2,04% so với tháng trước, gấp 3,7 lần cùng kỳ. Trong đó, Công nghiệp khai khoáng tăng 9,6% so với tháng trước, nhưng giảm 36,9% so với cùng kỳ; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,65% so với tháng trước, gấp 4,8 lần cùng kỳ; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước... tăng 1,06% so với tháng trước, tăng 3,51% so với cùng kỳ; Công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 12,14% so với cùng kỳ năm 2013.

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Các sản phẩm chủ yếu tăng so với cùng kỳ là: Công cụ, dụng cụ các loại ước đạt 14,3 triệu cái, tăng 44,5%; sản phẩm may ước đạt 28 triệu sản phẩm, tăng 32,7%, và bằng 69% KH năm; sản phẩm chịu lửa ước đạt 15,8 nghìn tấn, tăng 28%; phụ tùng khác của xe có động cơ ước đạt 2.421 tấn, tăng 22%; gạch xây dựng ước đạt 98,6 triệu viên, tăng 18,2%, bằng 53,3% KH năm; rác thải không độc hại đã thu gom không thể tái chế ước đạt 41,4 nghìn tấn, tăng 13,3%; quặng sắt và tinh sắt chưa nung ước đạt 252,7 nghìn tấn, tăng 10%; thiết bị và dụng cụ

khác dùng trong y khoa ước đạt 434,3 triệu cái, tăng 9,7%; điện thương phẩm ước đạt 1.244 triệu Kwh, tăng 6%, bằng 73,5% KH năm; nước máy thương phẩm ước đạt 9,6 triệu m3, tăng 5%, bằng 70,6% KH năm 2013.

Các sản phẩm chủ yếu giảm so với cùng kỳ là: Tấm lợp ước đạt 9,2 triệu m2, giảm 37,5%; than sạch khai thác ước đạt 763,2 nghìn tấn, giảm 24,6%, bằng 48,7% KH năm; đá khai thác ước đạt 1,45 triệu tấn, giảm 17,4%; xi măng ước đạt 1,5 triệu tấn, giảm 11,2%, bằng 56,6% KH năm; điện sản xuất ước đạt 425 triệu Kwh, giảm 8%; sắt thép các loại ước đạt 470 nghìn tấn, giảm 2%, bằng 48,5% KH năm 2013.

Kinh doanh thương mại, dịch vụ, chỉ số giá tiêu dùng

- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội:

Tính chung 9 tháng đầu năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 13.322,1 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ và bằng 67,2% KH năm. Trong đó khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 1.231 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước ước đạt 12.090 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ 2013.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 9/2014 đạt khoảng 1.548 tỷ đồng, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 15% so với cùng kỳ.

(Xem tiếp trang 3)

Page 3: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 3

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

… Chỉ số giá tiêu dùng: Chỉ

số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2014 tăng 2,99% so với bình quân cùng kỳ. Tính riêng tháng 9/2014, chỉ số giá tiêu tăng 0,28% so với tháng trước và tăng 2,66% so với cùng kỳ.

Giá trị xuất, nhập khẩu - Xuất khẩu: Giá trị xuất

khẩu 9 tháng ước đạt 4.457 Tr.USD, tăng gấp 24,2 lần so với cùng kỳ, vượt 4,5 lần so với KH năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu so với cùng kỳ: Dụng cụ cầm tay ước đạt 15,1 triệu cái, tăng 54,4%; thiếc ước đạt 245 tấn, tăng 36%, bằng 58,2% KH năm; dụng cụ y tế ước đạt 210 triệu cái, tăng 16,2%; sản phẩm may mặc ước đạt 21,2 triệu sản phẩm, tăng 15,5%, bằng 65% KH năm; giấy đế ước đạt 3,8 triệu tấn, tăng 2,8%, bằng 74,5% KH năm; điện thoại thông minh ước đạt 3,1 tỷ USD, chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu; máy tính bảng ước đạt 1 tỷ USD, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu; chè các loại ước đạt 3,8 nghìn tấn, giảm 37,4%, bằng 45% KH năm 2013.

Tính riêng tháng 9/2014, giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 831 triệu USD, tăng 1,4% so với tháng trước, gấp 40,6 lần cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 20,7 triệu USD, giảm 2,6% so với tháng trước, nhưng tăng 62,9% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 810,3 triệu USD, tăng 1,5% so với tháng trước, gấp 104,6 lần cùng kỳ năm 2013.

- Nhập khẩu: Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu 9 tháng

đầu năm 2014 ước đạt gần 4,6 tỷ USD, tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 432,8 triệu USD, tăng 57,8% so với cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 667 triệu USD, gấp 33 lần cùng kỳ, chiếm 90,6% tổng giá trị nhập khẩu. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là: Linh kiện điện tử ước khoảng 3 tỷ USD, chiếm 64% giá trị nhập khẩu; máy móc, thiết bị và phụ tùng ước đạt 1,34 tỷ USD, chiếm 30% giá trị nhập khẩu; vải và phụ liệu may mặc ước đạt 78,6 triệu USD; nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc ước đạt 19 triệu USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ; sắt thép các loại ước đạt 143 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2013.

Tính riêng tháng 9/2014, giá trị nhập khẩu trên địa bàn ước đạt trên 700 triệu USD, gấp gần 14 lần cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 33,2 triệu USD, tăng 6,6% so với tháng trước, tăng 8,8% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 667 triệu USD, giảm 0,2% so với tháng trước, gấp 33 lần cùng kỳ năm 2013.

2. Công tác quản lý thị trường

- Tình hình thị trường Thái Nguyên 9 tháng đầu năm 2014 tương đối ổn định. Tuy nhiên, hoạt động vận chuyển tàng trữ, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu trên thị trường vẫn diễn biến phức tạp. Lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất và kinh doanh về: Giá cả, chất lượng hàng hoá,

ghi nhãn hàng hoá, việc chấp hành các quy định về VSATTP... nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

- Kết quả 9 tháng đầu năm, trong tổng số 1.390 vụ kiểm tra, lực lượng QLTT xử lý 1.107 trường hợp vi phạm (Đầu cơ, găm hàng, vi phạm trong lĩnh vực giá 169 vụ; vệ sinh ATTP 144 vụ; hàng cấm, hàng nhập lậu 95 vụ; vi phạm trong kinh doanh 72 vụ; hàng giả và quyền SHTT 51 vụ; vi phạm khác 576 vụ).

- Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước là 1.986,828 triệu đồng.

3. Hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp

- Hoạt động khuyến công: Khuyến công quốc gia:

Hoàn thành việc xây dựng các đề án được phê duyệt tại Quyết định số 9850/QĐ-BCT ngày 23/12/2013 của Bộ Công Thương, với tổng số kinh phí hỗ trợ là 325 triệu đồng, gồm: Hỗ trợ thành lập cho 30 doanh nghiệp; hỗ trợ xây dựng và đăng ký 05 thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn.

Khuyến công địa phương: Đang triển khai thực hiện 28 đề án, với tổng kinh phí hỗ trợ là 2.958 triệu đồng đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1680/QĐ-UBND ngày 06/8/2014.

- Hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp: Triển khai thực hiện 04 hợp đồng với giá trị 276.365.147 đồng; tiếp tục hoàn thiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

(Xem tiếp trang 4)

Page 4: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 4

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

… 4. Hoạt động xúc tiến

thương mại Duy trì Trang website, Bản

tin Kinh tế Công Thương, Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Thái Nguyên; đưa thông tin: Thị trường các nước lên Sàn Giao dịch TMĐT tỉnh Thái Nguyên; Bộ thủ tục hành chính áp dụng tại Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên lên trang Website của Sở…một số hoạt động cụ thể:

- Tổ chức thành công Hội chợ Xuân Thái Nguyên 2014 với chủ đề “Mừng Đảng đón Xuân; Giao thương mua sắm” từ ngày 11-17/01/2014 tại Quảng Trường 20/8, thành phố Thái Nguyên; 04 phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi” trên địa bàn các xã, thị trấn của 04 huyện/thị trong tỉnh (Phú Xuyên - Đại Từ; Minh Lập - Đồng Hỷ; Bình Sơn - Sông Công; Bắc Sơn - Phổ Yên); 01 lớp tập huấn về Kỹ năng phát triển thị trường bán lẻ và ứng dụng Thương mại điện tử cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào ngày 20-21/3/2014 với sự tham gia của gần 100 học viên; Hội chợ triển lãm Tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên năm 2014 tại thị xã Sông Công từ ngày 13-20/9/2014 với chủ đề “Nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển kênh lưu thông hàng hóa”. Tham gia trưng bày 01 gian hàng quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm Trà Thái Nguyên trong chương trình Ngày hội Máy tính cho cuộc sống lần thứ nhất tổ chức trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

ngày 21-22/3/2014; Hội chợ Thương mại Quốc tế Festival Huế từ 11-18/4/2014; Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam - Vietnam Expo 2014 ngày 16/4/2014; Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương. Đưa doanh nghiệp tham gia Hội chợ triển lãm, phiên chợ tại tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Lai Châu, Phú Yên, Hải Dương, Lào Cai...

- Triển khai thực hiện các giải pháp phát triển thương mại hàng nông, lâm, thủy sản theo đề án được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 3293/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 (Đề án phát triển thương mại hàng nông, lâm, thủy sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020).

- Xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên thông qua các giải pháp cải tiến năng suất chất lượng” và đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên thông qua khóa đào tạo doanh nhân Empretec” trong chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên năm 2015 và các Đề án Xúc tiến thương mại Quốc gia (Đề án “Hội chợ triển lãm Festival trà Thái Nguyên năm 2015”, “Đưa

hàng Việt về miền núi năm 2015” tại huyện Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai và Phú Bình, “Đưa hàng Việt về nông thôn năm 2015” tại TP Thái Nguyên); Đề án “Hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” và Xây dựng chuyên mục phóng sự “Công Thương Thái Nguyên sát cánh đồng hành cùng doanh nghiệp”. Triển khai xây dựng website cho 20 làng nghề để ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá, giao dịch, mua bán hàng hóa; phối hợp với Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Thương mại Quân đội chuẩn bị các bước tổ chức: Triển lãm - Hội chợ Việt Bắc 2014 từ ngày 12/12/2014 đến 17/12/2014 với chủ đề “Thành tựu 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam” và Hội thảo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày 13/12/2014.

5. Công tác Quản lý nhà nước Hướng dẫn, giám sát, kiểm

tra việc thực hiện các Quy hoạch phát triển Công nghiệp, Thương mại, kết cấu hạ tầng thương mại, mạng lưới kinh doanh xăng dầu, khí hoá lỏng, Điện lực; các Quy hoạch khoáng sản: Sắt, titan, chì kẽm, nhóm kim loại, nhóm khoáng chất công nghiệp; quản lý phát triển các Khu, Cụm công nghiệp… và các chương trình, đề án, dự án của ngành năm 2013.

(Xem tiếp trang 5)

Page 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 5

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

…Trình UBND tỉnh phê duyệt đề cương, dự toán: Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2020, có xét đến 2030; Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035; Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CCN giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến 2030; Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất bổ sung: CCN số 5 thành phố Thái Nguyên; CCN Phú Lạc 2 huyện Đại Từ vào danh mục quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất: Lập mới các quy hoạch đã hết kỳ quy hoạch của Ngành; cho Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại HAVICO khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng CCN Điềm Thụy; cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy chế biến khoáng sản tại CCN Động Đạt - Đu; điều chỉnh tiêu chuẩn xuất khẩu tinh quặng gốc Ilmenite. Tham mưu UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư xây dựng TBA 110kV cấp điện cho KCN Điềm Thụy; điều chỉnh quy hoạch khu dân cư Tân Hương, huyện Phổ Yên. Tổ chức Hội nghị Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn Tỉnh; xây dựng kế hoạch triển khai Tháng vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2014; trả lời kiến nghị cử tri tại kỳ họp thứ thứ 8, HĐND tỉnh khóa XII; phản ánh ý kiến, kiến nghị tại kỳ họp thứ 7, thứ 8 Quốc hội khóa XIII; báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện điện khí hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh (1998-2013). Triển khai thực

hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP của Chính phủ; kiểm kê hoạt động chế biến quặng Bismut, đề xuất tháo gỡ khó khăn cho Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo; rà soát nợ đọng XDCB đến ngày 31/12/2014 và dự ước đến ngày 31/12/2015. Xây dựng Chương trình công tác ngành Công Thương năm 2014; Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo Tết và xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của ngành Công Thương dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014; các kế hoạch: Đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu nhằm ổn định thị trường tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014, công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2014.

Thực hiện báo cáo: Tình hình hoạt động của BCĐ Tết và tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014; kết quả rà soát, điều chỉnh phương án quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; kết quả 03 năm thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp, TTCN và Làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015; tình hình phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong lĩnh vực công nghiệp, TTCN năm 2013; công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM 9 tháng đầu năm 2014; hiện trạng sử dụng hệ thống quản lý văn bản và hỗ trợ điều hành; quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo niên độ ngân sách hàng

năm. Tổ chức chương trình làm việc giữa lãnh đạo UBND Tỉnh, các Ngành của tỉnh với UBND các huyện, thành phố, thị xã và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về triển khai kế hoạch Công Thương năm 2014.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý đối với các loại xe 02 bánh chạy điện; các bước xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp và thương mại 5 năm 2016-2020; phát triển công nghiệp, TTCN, Làng nghề năm 2014; sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng năm 2014; chuyển đổi mô hình quản lý chợ; cung cấp thông tin lập quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; tổng hợp, hệ thống hóa các quy hoạch, đề án phát triển ngành Công Thương Thái Nguyên; triển khai điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển các CCN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; các dự án hóa chất theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030; thu thập số liệu nhu cầu điện khí hóa nông thôn; tổng hợp tình hình sử dụng điện ở các xã dự án Năng lượng nông thôn II, tỉnh Thái Nguyên trước và sau khi đóng điện; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014; Thông tư số 07/2013/TT-BCT...

(Xem tiếp trang 6)

Page 6: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 6

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

... ngày 22/4/2013 của Bộ Công Thương quy định việc đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp đến các đơn vị sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các doanh nghiệp Công Thương xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác an toàn trước mùa mưa bão. Tổ chức hội nghị phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng. Làm việc với Đoàn Giám sát của HĐND tỉnh Thái Nguyên về việc triển khai và thực hiện Luật ATTP tại ngành Công Thương.

Tham gia góp ý dự thảo: Nghị định quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Hệ thống thông tin trực tuyến của Mạng lưới TBT Việt Nam và CSDL về TBT; Bộ biểu mẫu, chỉ tiêu báo cáo phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Thông tư hướng dẫn thực hiện giá bán điện; Thông tư huấn luyện Kỹ thuật an toàn Hóa chất của Bộ Công Thương; Thông tư quy định về tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Thông tư về phí, lệ phí đối với sản xuất rượu, thuốc lá; Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2015; Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Quy chế làm việc của BCĐ tổ chức, thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh

Thái Nguyên giai đoạn 2012-2020; Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến 2020 và định hướng đến 2025; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 của các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; Quy định về thẩm tra thiết kế xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; quy định quản lý Nhà nước về giá, thẩm định giá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh; đề cương quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên; đề án tăng cường năng lực đơn vị thực hiện trợ giúp Doanh nghiệp nhỏ và vừa; đề án Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm khó khăn có đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; đề án Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020; đầu tư hạ tầng dịch vụ trên khu đất của Tỉnh đoàn; Phương án lựa chọn đầu tư Cụm cảng tại khu vực Mom Kiệu, huyện Phổ Yên. Tham góp các báo cáo đánh giá tác động môi trường... Thẩm tra dự án: Đầu tư nhà máy luyện gang xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ; mở rộng nhà máy gạch tuynel Gia Phong, xã Trung Thành, huyện Phổ Yên; nhà máy xử lý chất thải công nghiệp xã Minh Đức, huyện Phổ Yên; nhà máy xử lý chất thải thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình; nhà máy xử lý chất thải rắn Đá Mài, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên; nhà xưởng nhiều tầng Yên Bình; nhà

máy tuyển quặng chì kẽm và barit tại mỏ chì kẽm Côi Kỳ, xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ; nhà máy chiết nạp LPG tại Sơn Cẩm; kho chứa VLNCN tại mỏ đá Núi Hột, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ; kho chứa VLNCN Lân Đăm 3, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ; cụm kho chứa vật liệu nổ công nghiệp Đồng Chuỗng, tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; xưởng tuyển Đồng, Thiếc bismut tại xóm 2 và xóm Suối Vát, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ; khai thác lộ thiên mỏ than Khánh Hòa; đầu tư mới cửa hàng kinh doanh xăng dầu Dốc Đình, xã Hùng Sơn; nhà máy chế biến khoáng sản tại CCN Động Đạt - Đu; xưởng tuyển quặng sắt, Thác Lạc, thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ; khai thác mỏ than Minh Tiến; mỏ than Khánh Hòa; mỏ đá vôi Tân Long, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ và mỏ đá vôi Hang Trai, xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ; sản xuất Module màn hình cảm ứng của Công ty TNHH melfas Vina; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên; cơ sở giết mổ tập trung Cầu Mây, huyện Phú Bình; trang trại phát triển chăn nuôi giống bò thịt cao sản chất lượng cao, tại xã Phượng tiến, huyện Định Hóa; nhà máy may Tân Cương, thành phố Thái Nguyên; nhà máy may TNG Đại Từ; nhà máy sản xuất Vật liệu chịu lửa xã Phú Lạc, Đại Từ; nhà máy chiết nạp LPG tại xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương; điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến xỉ Titan An Khánh - AN3; thiết kế xây dựng 04 công trình chống...

(Xem tiếp trang 7)

Page 7: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 7

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

...quá tải các TBA năm

2013 (TBA khu vực huyện Phú Lương; khu vực huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai; khu vực huyện Đại Từ và huyện Định Hóa; khu vực Thành phố Thái Nguyên và Gang Thép); Xác nhận nhà máy chế biến sâu quặng titan tại xóm Suối Đạo, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương.

Thẩm định hồ sơ và cấp: Thẩm định hồ sơ và cấp: 89 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; 15 Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và 04 đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; 13 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu; 12 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP; 06 Giấy phép kinh doanh Rượu; 06 Giấy chứng nhận đầu tư; 06 ý kiến thiết kế cơ sở; 04 Xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; 02 Giấy phép kinh doanh hóa chất; 02 Đăng ký chương

trình khuyến mại; 01 Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá; 01 Đăng ký Văn phòng đại diện.

Chủ trì và phối hợp liên ngành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về: Công tác an toàn VSLĐ và tuần lễ vệ sinh ATLĐ lần thứ 14; công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn dịp Tết Trung thu 2014; hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, quản lý vật liệu nổ công nghiệp, công tác bảo vệ môi trường đối với 16 doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh; hoạt động kinh doanh xăng dầu tại các cửa hàng, đại lý kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh; hoạt động điện lực tại Công ty Điện lực Thái Nguyên và các Điện lực trực thuộc; hoạt động kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm của các đơn vị trên địa bàn tỉnh; quy định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất,

sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) đối với các đơn vị trên địa bàn tỉnh; việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn tỉnh; hoạt động kinh doanh điện nông thôn đối với các HTX dịch vụ điện tham gia Dự án Năng lượng nông thôn II (ReII) tỉnh Thái Nguyên; kiểm tra, rà soát các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh; kiểm tra tình hình thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung và tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung vào công trình xây dựng. Duy trì công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.

Phòng KH-TC

Lãnh đạo Sở Công Thương và Công đoàn ngành thăm doanh nghiệp bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Chiều ngày 19/9/2014 đoàn cán bộ Lãnh đạo Sở Công Thương - Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Đinh Khắc Hiển - Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Công Thương làm trưởng đoàn đã đến thăm và động viên công nhân lao động Công ty Cổ phần An Phát Thái xã Cù Vân và Xí nghiệp than An Khánh xã An Khánh huyện Đại Từ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Theo báo cáo, Ban lãnh đạo công ty đã nắm bắt kịp thời thông tin về cơn bão nên đã cho công nhân lao động sơ tán kịp thời đảm bảo an toàn; về tài sản bị ảnh hưởng như nhà xưởng, văn phòng, chứng từ bị ngập ướt; một số hầm khai thác bị sạt lở và ngập úng không khai thác được, hiện nay Lãnh đạo công ty và công nhân đang tích cực khắc phục hậu quả ảnh hưởng của cơn bão lũ. Trước những thiệt hại nói trên, đồng chí Đinh Khắc Hiển đã động

viên toàn thể công nhân lao động và Lãnh đạo công ty nhanh chóng khắc phục khó khăn, sớm đi vào sản xuất, hoàn thành kế hoạch năm 2014; đồng chí Nguyễn Thị Phượng – Chủ tịch Công đoàn ngành động viên chia sẻ những khó khăn của 2 đơn vị và tặng một phần quà trị giá 4 triệu đồng cho công nhân lao động tại Xí nghiệp than An Khánh đang tích cực lao động khắc phục thiệt hại sau bão, lũ và một triệu đồng cho một gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn thuộc Công ty Cổ phần An Phát Thái.

Đại diện lãnh đạo của hai công ty đã cảm ơn sự quan tâm, động viên kịp thời của Lãnh đạo sở và Lãnh đạo Công đoàn ngành, đồng thời cũng khẳng định không để kéo dài thời gian ngừng sản xuất, người lao động tiếp tục sản xuất ổn định để đảm bảo đời sống./.

Quang Ngọc CĐN

Page 8: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 8

THÔNG TIN ĐẾN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Gỡ bỏ thêm một số “rào cản” về thuế

Ảnh minh họa,

Đề xuất bổ sung một số

giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Bộ Tài chính vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Theo đó, Thủ tướng đồng ý bỏ bảng kê hóa đơn hàng hóa mua vào, bán ra đối với loại phải kê khai thuế theo tháng, quý.

Theo lý giải của Bộ Tài chính, Luật Quản lý thuế quy định hồ sơ khai thuế đối với loại phải kê khai theo tháng, quý phải có bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra, bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp phải kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào bán ra là một trong các lý do dẫn đến số giờ khai thuế tại Việt Nam cao. Hơn nữa, qua làm việc với một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan, đơn vị đã kiến nghị bỏ Bảng kê hóa đơn hàng hóa

mua vào, bán ra đối với loại phải kê khai thuế theo tháng, quý để thực hiện từ ngày 1/7/2015 nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan hướng tới giảm thời gian kê khai, nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm các nước ASEAN.

Do đó, Bộ Tài chính đề xuất kể từ ngày 1/7/2015 trở đi, hồ sơ khai thuế đối với loại phải kê khai theo tháng, quý là tờ khai thuế tháng hoặc quý. Bên cạnh đó, nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, Thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất sửa đổi quy định khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại theo hướng bỏ quy định khống chế chi phí hoặc chỉ áp dụng đối với chi quảng cáo.

Về ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, theo quy định hiện hành đang áp dụng thuế

suất 20% trong năm 2014 và 2015 đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sử dụng thường xuyên trên 300 lao động và thực hiện bao tiêu sản phẩm thu hoạch cho người lao động không thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Từ ngày 1/1/2016, thu nhập của doanh nghiệp trên được áp dụng thuế suất 17%.

Theo quan điểm của Bộ Tài chính, với điều kiện phải sử dụng thường xuyên từ 300 lao động trở lên thì thực tế sẽ có rất ít doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Vì vậy Bộ Tài chính đề xuất bỏ điều kiện doanh nghiệp phải sử dụng tối thiểu 300 lao động.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan hoàn thiện báo cáo để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa 13 sắp tới.

Nguồn VnEconomy

Page 9: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 9

THÔNG TIN ĐẾN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Lợi ích kép từ việc kê khai thuế qua mạng điện tử

Nhân viên Công ty cổ phần Gỗ Phượng Anh, phường Tân Thành, (T.P Thái Nguyên)

kê khai thuế qua mạng điện tử.

Từ năm 2012 đến nay, thực hiện Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 của Tổng cục Thuế và Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chi cục Thuế T.P Thái Nguyên đã áp dụng triển khai hình thức kê khai thuế qua mạng điện tử. Điều này đã đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp cũng như cơ quan thuế.

Kê khai thuế qua mạng điện tử là hình thức doanh nghiệp và cơ quan thuế sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế. Người nộp thuế không cần phải trực tiếp đến cơ quan thuế nộp hồ sơ khai bằng giấy hoặc gửi qua đường bưu điện mà có thể lập hồ sơ khai thuế dựa trên phần mềm này và gửi dữ liệu đến cơ quan thuế qua mạng Internet. Dữ liệu qua mạng sẽ được chứng thực

chữ ký số và có giá trị như hồ sơ giấy đã được chủ doanh nghiệp ký tên đóng dấu. Sau hơn 3 năm triển khai, đa số các doanh nghiệp đều rất ủng hộ hình thức này, đặc biệt đối với những người nộp thuế ở cách xa trụ sở cơ quan thuế và những người nộp thuế có dữ liệu hồ sơ khai thuế lớn…

Chị Nguyễn Thị Lan, kế toán Công ty TNHH Thọ Hương (Phan Đình Phùng) cho biết: Trước đây, cứ đến hạn kê khai thuế, chúng tôi rất vất vả chen chúc xếp hàng để lập hồ sơ kê khai. Từ năm 2013, sau khi áp dụng hình thức kê khai thuế qua mạng Internet, chúng tôi có thể tận dụng thời gian rảnh, kê khai bất cứ thời điểm nào trong ngày mà không cần phải trong giờ hành chính. Quan trọng hơn, những thông tin và số liệu khai thuế của doanh nghiệp được gửi đến cơ quan

thuế một cách nhanh chóng, tính bảo mật cao.

Còn anh Hà Vạn Thọ, Giám đốc Công ty cổ phần gỗ Phượng Anh (phường Tân Thành) cho biết: Chúng tôi thấy có rất nhiều tiện ích thiết thực từ việc kê khai thuế qua mạng như: Khi doanh nghiệp kê khai sai và vẫn còn hạn nộp tờ khai, doanh nghiệp có thể gửi tờ khai thay thế với số lần gửi không hạn chế. Vì vậy sẽ tiết kiệm chi phí về thời gian, in hồ sơ, chứng từ và đi lại cho doanh nghiệp. Ngoài ra, trong trường hợp nếu chủ doanh nghiệp đi công tác, không có mặt ở trụ sở, người đại diện doanh nghiệp vẫn có thể tự ký chữ ký số và khai thuế thông qua mạng Internet hoặc có thể uỷ quyền quản lý chữ ký số cho người được tin cậy để ký và nộp tờ khai kịp thời…

(Xem tiếp trang 10)

Page 10: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 10

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

…Anh Bùi Xuân Khoa, Chi

cục phó Chi cục Thuế T.P Thái Nguyên cho biết: Ban đầu, khi mới triển khai thực hiện kê khai thuế qua mạng điện tử, một số doanh nghiệp có tâm lý ngại thay đổi do chưa yên tâm về độ chính xác, an toàn, bảo mật thông tin; ngoài ra, còn liên quan đến chi phí phải bỏ ra khi thực hiện khai thuế điện tử qua mạng Internet... nên vẫn còn đắn đo chưa mạnh dạn áp dụng. Trước thực tế trên, chúng tôi đã phối hợp với các phòng chức năng của Cục thuế tỉnh tổ chức các lớp tập huấn cho doanh nghiệp; hỗ trợ cài đặt miễn phí phần mềm kê khai thuế qua mạng; giới thiệu các nhà cung cấp dịch vụ mạng; cử cán bộ tin học trực tiếp hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện…

Với sự cố gắng của ngành Thuế cũng như phía các doanh nghiệp, đến nay toàn thành

phố đã có 1.397/1.570 doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng điện tử, đạt tỷ lệ 89%. Việc kê khai thuế qua mạng điện tử không chỉ đem lại tiện ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần giảm tải cho cơ quan thuế. Cụ thể, nếu như trước đây, vào các ngày từ 17-20 hằng tháng, bộ phận một cửa của Chi cục Thuế thành phố luôn tấp nập người xếp hàng chờ kê khai thuế thì giờ đã vắng vẻ. Chi cục đã rút 2 cán bộ ở đây đi làm việc ở bộ phận khác. Ngoài ra, việc tra cứu hồ sơ khai thuế phục vụ công tác kiểm tra thuế, công tác đối chiếu xác minh hóa đơn cũng được nhanh chóng, thuận tiện hơn, giảm được chi phí cho việc lưu trữ hồ sơ khai thuế cũng như tìm kiếm thông tin của cơ quan thuế.

Bên cạnh những ưu điểm trên, hiện việc kê khai thuế qua mạng điện tử còn một số hạn chế, nhất là một số doanh

nghiệp thiết bị máy tính đã cũ, không áp dụng được phần mềm mới; trình độ tin học của một số kế toán còn hạn chế… Trong thời gian tới, Chi cục Thuế thành phố sẽ tăng cường rà soát, đối chiếu số doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh chưa đăng ký kê khai thuế điện tử để có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện, đảm bảo tiện lợi, hiệu quả; phấn đấu đến hết tháng 10-2014, 100% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện kê khai thuế qua mạng điện tử.

Có thể thấy, việc kê khai thuế qua mạng Internet đã góp phần cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế, giảm thời gian, chi phí, tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

Lương Hạnh

Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của một số nước

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), ngay từ đầu những năm 2000, Chính phủ đã chủ trương phát triển ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, sau 14 năm nước ta vẫn chưa định hình được những sản phẩm CNHT cần tập trung xây dựng trên quy mô cả nước.

Kinh nghiệm từ các nước Theo GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chúng ta chưa có chiến lược đầu tư ưu tiên phát triển một vài loại CNHT quốc gia để tạo ra sản lượng quy mô lớn. Trong khi đó, ngay tại thập niên 90 của thế kỷ trước, Malaysia đã tập trung phát triển điện và điện tử (E&E) để phục vụ sản xuất trong nước và tạo ra mặt hàng xuất

khẩu chủ lực trên thị trường thế giới, năm 2000 chiếm 57% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Nhìn ra nước bạn là Thái Lan, họ khuyến khích FDI vào ngành công nghiệp ô tô, đã thu hút được 17 hãng sản xuất ô tô lớn của thế giới, năm 2012 đạt sản lượng 2,45 triệu chiếc, với khoảng 50% để xuất khẩu; 635 nhà cung ứng cấp 1 (chiếm 65%) là doanh nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh với nước ngoài với cổ phần chi phối là của người Thái; khoảng 1700 nhà cung ứng cấp 2 là người Thái Lan.

Cũng theo GS Nguyễn Mại, chính sách phát triển CNHT của nước ta chưa tạo lập mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ…

(Xem tiếp trang 11)

Page 11: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 11

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

… Theo số liệu điều tra của tổ chức JETRO (Nhật Bản) thì số linh kiện, nguyên phụ liệu nội địa cung ứng cho sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan chiếm 50-60%, của Việt Nam chỉ chiếm 27,8% giá trị sản lượng công nghiệp. Do vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam giao động từ 15 - 30%, kể cả những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn như may mặc và da giày.

Đánh giá thực trạng ngành CNHT của Việt Nam hiện nay, ông Shim Wonhwan, Tổng Giám đốc Tổ hợp SAMSUNG Complex (một tập đoàn điện tử lớn toàn cầu, doanh thu năm 2012 đạt 187,8 tỷ USD, ước tính cứ 30 phút có 23 nghìn điện thoại di động, 3000 TV nhãn hiện SAMSUNG được bán ra trên thế giới) thẳng thắn cho rằng, hiện nay, ở Việt Nam, trên thực tế công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực điện tử còn tương đối lạc hậu. Ngay tại Samsung, ở thời điểm này, các doanh nghiệp trong nước cũng chỉ cung cấp các loại mặt hàng như sản phẩm in ấn, bao bì cho chúng tôi. Do đó, chúng ta bắt buộc phải phát triển ngành công nghiệp sản xuất/chế tạo có sức cạnh tranh. Để làm được điều này, thì phát triển công nghiệp hỗ trợ là điều kiện tiên quyết.

Ưu tiên phát triển sản phẩm lợi thế

Làm sao để người lao động Việt Nam trong các nhà máy, trung tâm R&D của SAMSUNG học được kỹ năng tay nghề, trình độ quản lý, nghiên cứu sáng tạo ở môi trường công nghệ cao để hình thành đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu

xây dựng nền kinh tế hiện đại theo hướng phát triển bền vững? Làm thế nào để tăng dần giá trị gia tăng của các sản phẩm SAMSUNG từ khoảng 30% hiện nay lên cao hơn? Khó đưa ra được lời giải cho những câu hỏi đó, nhưng theo GS Nguyễn Mại, để giải quyết các vấn đề đó cần đề ra chương trình và tổ chức nghiên cứu một cách khoa học nhằm khai thác tốt hơn nữa sự hiện diện của SAMSUNG và những dự án công nghệ, dịch vụ cao của các công ty đa quốc gia (TNCs) tại nước ta làm cho các dự án này có sức lan tỏa ngày càng rộng đối với các doanh nghiệp trong nước.

Trong thế giới hiện đại, khi mạng lưới sản xuất và phân phối mang tính khu vực và toàn cầu thì mỗi nước cần dựa vào lợi thế so sánh của mình để tập trung đầu tư phát triển một số công nghiệp hỗ trợ đạt được giá trị sản xuất và tỷ trọng xuất khẩu chiếm thị phần chi phối ở khu vực và toàn cầu như cách mà Malaysia đã làm vào thập niên 90 của thế kỷ trước đối với linh kiện điện và điện tử. Việt Nam không thể phát triển bất cứ công nghiệp hỗ trợ nào, mà phải lựa chọn một số sản phẩm chủ lực để phát triển thành thương hiệu quốc gia; cũng không nên máy móc khi đặt vấn đề tỷ lệ nội địa hóa đối với từng loại sản phẩm như ô tô, xe máy, mà phải tính đến chi phí, giá thành, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sự phân công và hợp tác theo chuỗi giá trị toàn cầu.

Là nước công nghiệp hóa đi sau, Việt Nam cần và có thể tận dụng lợi thế về thông tin

của những nước đi trước để vận dụng bài học thành công, tránh vết xe đổ nhằm tìm ra phương thức hữu hiệu trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách thu hút FDI của TNCs hàng đầu thế giới. Malaysia và Thái Lan là hai trường hợp điển hình để Việt Nam nghiên cứu. Cả hai nước này đều theo đuổi chính sách mở cửa để thu hút FDI, nhưng có sự khác biệt lớn. Trong khi Thái Lan điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng FDI thì Malaysia có vẻ tăng cường bảo hộ sản xuất trong nước, điển hình là công nghiệp ô tô.

Malaysia khuyến khích và bảo hộ nhãn hiệu ô tô Proton của nước này thì Thái lan mở cửa cho các hãng sản xuất ô tô lớn thế giới và đưa lại kết quả khác nhau, trong khi ô tô Proton chỉ tiêu thụ nội địa thì Thái Lan trở thành nước sản xuất và xuất khẩu ô tô lớn trong khu vực với giá trị gia tăng trên 50%, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Từ kinh nghiệm của phía bạn, chúng ta có thể xây dựng chiến lược riêng cho mình nhưng phải xác định rõ ràng rằng công nghiệp hỗ trợ không phải ngành công nghiệp mang tính chất “phụ trợ” mà đây là ngành đóng vai trò xương sống trong nền công nghiệp. Đây là ngành đóng vai trò then chốt trong khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, có tính chất quyết định đối với sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nếu không có công nghiệp hỗ trợ sẽ không thể có ngành công nghiệp chế tạo./. Nguồn Báo điện tử ĐCSVN

Page 12: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 12

HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Công đoàn ngành Công Thương tặng quà cho Nhà trẻ Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại TNG nhân ngày Khai giảng

Đồng chí Nguyễn Thị Phượng - Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương

tặng quà cho lớp Mầm non công ty

Sáng ngày 5/9/2014 đồng chí Nguyễn Thị Phượng - Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Thái Nguyên thay mặt Ban chấp hành Công đoàn ngành đã đến thăm và tặng quà cho các cháu lớp Mầm non Nhà trẻ khu tập thể công nhân Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại TNG nhân ngày Khai giảng; đây là Công ty đầu tiên trong Ngành quan tâm tổ

chức lớp Nhà trẻ cho con công nhân tại khu tập thể công ty.

Phát biểu với lớp, đồng chí Chủ tịch mong muốn và động viên các Cô giáo khắc phục khó khăn, luôn tạo điều kiện tốt, chăm sóc trẻ với tình yêu thương nhất để trẻ em mầm non có môi trường học tập tốt nhất giúp công nhân đang làm việc tại công ty yên tâm công tác./.

Theo Công đoàn ngành Công Thương

Hàng loạt ưu đãi thuế gỡ khó cho doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành nghị quyết về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động.

Theo đó, trong thẩm quyền của mình, Chính phủ thống nhất sẽ gia hạn thời hạn nộp thuế không quá 60 ngày đối với số tiền thuế giá trị gia tăng của máy móc, thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của

dự án đầu tư mà tổng giá trị nhập khẩu từ 100 tỷ đồng trở lên. Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước kiểm tra sau chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thuế nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hoàn thuế của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà

doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định; tổng số chi không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện. Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, cá nhân được lựa chọn phương pháp tính, nộp thuế 25% trên thu nhập từng lần chuyển nhượng; hoặc 2% trên giá bán từng lần chuyển nhượng…

(Xem tiếp trang 13)

Page 13: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 13

VĂN BẢN CHÍNH SÁCH MỚI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

…Đối với hoạt động chuyển

nhượng chứng khoán, cá nhân được lựa chọn phương pháp tính, nộp thuế 20% trên thu nhập năm và cuối năm quyết toán; hoặc tính, nộp thuế 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần chuyển nhượng và cuối năm không quyết toán thuế.

Cá nhân hộ kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán và cá nhân là đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp được tổ chức trả thu nhập khẩu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải quyết toán thuế. Người nộp thuế có doanh thu từ 50 tỷ đồng/năm trở xuống thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý.

Nghị quyết cũng đưa ra các giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Cụ thể, dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 5 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dựa án khai thác khoáng sản.

Trường hợp cần đặc biệt thu hút đầu tư thì được xem xét

kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% nhưng tối đa không quá 15 năm.

Áp dụng thuế suất 20% trong năm 2014 và 2015 đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sử dụng thường xuyên trên 300 lao động và thực hiện bao tiêu sản phẩm thu hoạch cho người lao động không thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Từ ngày 1/1/2016, thu nhập của doanh nghiệp trên được áp dụng thuế suất 17%.

Không thu thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

SONG HÀ

Ban hành quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia

Ngày 15 tháng 9 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 28/2014/TT-BCT quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia.

Thông tư số 28/2014/TT-BCT quy định nguyên tắc và trình tự thực hiện xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia nhằm nhanh chóng loại trừ sự cố, khôi phục lại chế độ làm việc bình thường của hệ thống điện quốc gia. Trường hợp mua bán điện qua biên giới, việc xử lý sự cố đường dây liên kết được thực hiện theo thỏa

thuận điều độ đã ký kết. Các đường dây có cấp điện áp từ 110 kV trở lên được kết lưới vận hành ở chế độ mạch vòng trừ các trường hợp lưới điện có sơ đồ hình tia hoặc lưới điện có sơ đồ mạch vòng nhưng phải mở mạch vòng do yêu cầu hạn chế dòng ngắn mạch, ngăn ngừa mở rộng sự cố hoặc các phương thức đặc biệt đã được các Cấp điều độ có quyền điều khiển tính toán xem xét cụ thể trên cơ sở đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy. Không kết lưới vận hành ở chế độ

mạch vòng trên lưới điện phân phối, trừ các trường hợp phải khép mạch vòng để chuyển tải hoặc đổi nguồn cung cấp nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện nhưng phải đảm bảo không gây mở rộng sự cố.

Cũng theo Thông tư, khi xảy ra sự cố phải xử lý theo đúng quy trình vận hành và xử lý sự cố của nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định để ngăn ngừa …

(Xem tiếp trang 14)

Page 14: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 14

VĂN BẢN CHÍNH SÁCH MỚI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

… sự cố lan rộng và khôi phục việc cung cấp điện cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất. Ở các khu vực xảy ra sự cố, phải báo cáo kịp thời, chính xác hiện tượng và diễn biến sự cố cho nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp. Ở những khu vực không xảy ra sự cố, phải thường xuyên theo dõi những biến động của sự cố qua thông số trên lưới điện thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp biết những hiện tượng đặc biệt, bất thường. Sau khi xử lý sự cố xong, nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp cung cấp thông tin tóm tắt về tình hình xử lý sự cố làm thay đổi chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện thuộc quyền điều khiển của nhân viên vận hành cấp dưới theo quy định về quyền nắm thông tin tại Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Khi xảy ra mất điện toàn trạm điện, nhân viên vận hành tại trạm điện thực hiện theo đúng trình trình tự: Thực hiện xử lý sự cố

theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố do đơn vị quản lý vận hành ban hành, chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng cấp lại điện tự dùng cần thiết cho trạm điện; Tiến hành cắt toàn bộ các máy cắt trong trạm điện. Các trường hợp đặc biệt do các yêu cầu về kỹ thuật không thể cắt toàn bộ các máy cắt phải có quy định riêng để phù hợp; Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong trạm điện; Báo cáo ngay về cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các máy cắt; Kiểm tra toàn bộ trạm điện để quyết định cô lập hay đưa trạm điện vào vận hành theo các điều kiện nêu rõ trong văn bản.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2014. Quyết định số 13/2007/QĐ-BCN ngày 13 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quy định về Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia hết hiệu lực thi hành từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương

Ban hành Đề án tôn vinh và trao giải thưởng "Sản phẩm,

dịch vụ thương hiệu Việt tiêu biểu" năm 2014 Ngày 29 tháng 8 năm 2014,

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 7756/QĐ-BCT về việc ban hành Đề án Chương trình tôn vinh và trao giải thưởng "Sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt tiêu biểu" năm 2014.

Mục tiêu của Đề án nhằm phát hiện, tôn vinh, động viên kịp thời các doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ có các sản phẩm, dịch vụ chất luợng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ đựoc người tiêu dùng trong nuớc ưa chuộng và tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt

Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong giai đoạn từ năm 2009-2014; Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa nhằm nâng cao vị thế các doanh nghiệp tích cực tham gia, hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" theo chủ trương của Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đề án cũng vinh danh và nâng cao vị thế cho doanh nghiệp trong nước đạt thành tích cao trong việc tích cực tham gia Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", các hoạt động bình ổn giá, đưa hàng về nông

thôn tiếp tục nỗ lực góp phần xóa dần khoảng cách giữa các vùng, miền, xóa đói, giảm nghèo và tôn vinh sản phẩm, thương hiệu Việt; Từng bước thay đổi tâm lý, tập quán tiêu dùng và định hướng người tiêu dùng hướng tới các sản phẩm nội địa chất lượng cao; Tăng cường năng lực, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ và lưu thông phân phối tại thị trường trong nước.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Cổng thông tin điện tử

Bộ Công Thương

Page 15: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 15

HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Lãnh đạo tỉnh tiếp nhà đầu tư Dong Yeon - Hàn Quốc

Lãnh đạo tỉnh làm việc với Công ty TNHH Dong Yeon Industrial - Hàn Quốc

Chiều 25-9, đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với ông Im Jim Hyuk, Chủ tịch Công ty TNHH Dong Yeon Industrial - Hàn Quốc. Đây là một trong những nhà đầu tư thứ cấp của Tập đoàn Samsung.

Trước khi có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Công ty TNHH Dong Yeon Industrial đã ký biên bản ghi nhớ thuê 16ha đất tại Khu công nghiệp (KCN) Điềm Thụy (Phú Bình), do Ban Quản lý các KCN tỉnh làm chủ đầu tư hạ tầng. Được biết, tại đây, Công ty này sẽ đầu tư Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử cung cấp cho Samsung với số vốn đăng ký 267 triệu USD.

Tại buổi làm việc, ông Im Jim Hyuk bày tỏ mong muốn được tỉnh nhanh chóng hỗ trợ giải phóng mặt bằng và thực hiện kết nối hạ tầng giao thông giữa KCN Điềm Thụy với KCN Yên Bình (Phổ Yên), nơi Nhà máy điện tử Samsung Thái Nguyên đã đi vào sản xuất. Ngoài ra, ông Im Jim Hyuk cũng đề nghị tỉnh khẩn trương hỗ trợ về thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để dự án sớm được khởi công. Phía Công ty cam kết, sau 45 ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sẽ tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy.

Đồng chí Dương Ngọc Long nhấn mạnh: Tỉnh hoan nghênh

và cảm ơn ý định cũng như quyết tâm đầu tư của Công ty TNHH Dong Yeon Industrial vào KCN Điềm Thụy. Tỉnh sẽ đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam để Dự án sớm được khởi động. Đồng chí đề nghị, phía Công ty cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ Dự án theo trình tự, trong đó quan tâm đến công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Tỉnh giao cho Ban Quản lý các KCN làm cơ quan đầu mối cùng với Công ty hoàn thiện các thủ tục theo quy định hiện hành.

Ngọc Sơn

Page 16: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 16

THÔNG TIN ĐẾN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Danh sách các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cung cấp mặt hàng nông, lâm sản

TT Tên đơn vị Mặt hàng Địa chỉ

I Sản phẩm trà xanh

1 Công ty Cổ phần chè Hà Thái

Chè Đinh, chè Tôm nõn, chè Bát Tiên, chè Kim Tiên, chè Hoa Nhật Kim, chè Phúc Vân Tiên, chè Mạn.

Xã Hà Thượng - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên

2 Hợp tác xã chè an toàn Nguyên Việt

Chè mộc, chè Trung du, chè 777, chè Bát Tiên, chè Kim Tuyên, chè Phúc Thọ, chè Nõn, chè Nõn tuyển chọn

Xóm Cà Phê 1 - Xã Minh Lập - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên

3 Hợp tác xã chè Minh Thu

Chè Đinh Ngọc, chè Tôm nõn, chè Tôm lửng, chè Tân Cương: đặc biệt; đặc sản; búp xanh

Xóm Hồng Thái 2 - Xã Tân Hương - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh TN

4 Hợp tác xã chè Tuyết Hương

Tuyết Hương trà (hộp), Tuyết Hương trà Xanh (túi), Tuyết Hương Bát Tiên trà, Tuyết Hương Kim Tuyên trà

Xóm Na Long – Xã Hoá Trung - Huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên

5 Hợp tác xã chè Thiên Phú An

Chè Tôm, chè Móc câu, chè Tôm nõn, chè Đinh, chè Gạo

Xóm Nhà Thờ - Xã Phúc Trìu - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên

6 Làng nghề chè truyền thống xóm 5 Sông Cầu

Chè Bát Tiên, chè Phúc Vân Tiên, chè Kim Tuyên, chè Nhật, chè Tâm trà, chè Trung du, chè Tâm trà Kim Sơn

Xóm 5 - Thị trấn Sông Cầu - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên

7 Công ty Cổ phần ngoại thương Việt Thái

Tâm trà, Lộc trà, Thiết Bảo trà, Cao Sơn trà

Xóm Tân Ấp 1 - Xã Phúc Thuận – Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên

8 Công ty TNHH MTV Thương mại Hùng Thái

Trà xanh Hùng Thái, trà xanh Thái Nguyên, trà xanh Tân Cương, tín trà Hùng Thái, trà ngon Hùng Thái….

Đội 2 - Xã Hùng Sơn - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên

9 Hợp tác xã chè La Bằng

Thanh Hải trà, chè Tôm nõn, Búp chè vàng, Thái Nguyên trà

Xóm Đồng Tiến - Xã La Bằng - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên

10 Làng nghề chè truyền thống Yên Thủy 4

Chè cành, chè Trung du, chè cành lai 1, chè cành Kim Tuyên, chè Phúc Vân Tiên, chè 777, Thanh Túc trà

Xóm Yên Thủy 4 – Xã Yên Lạc – Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên

11 Làng nghề chè truyền thống Sơn Phú

Chè TRI 777, chè Kim Tuyên, chè Bát Tiên, chè Long Vân, chè Thúy Ngọc

Thôn Phú Hội 2 – Xã Sơn Phú – Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên

(Xem tiếp trang 17)

Page 17: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 17

THÔNG TIN ĐẾN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

12 Làng nghề trồng và chế biến chè Tân Bình

Chè Trung du, chè TRI 777, chè LDP1, chè Kim Tuyên, chè Phúc Vân Tiên, chè DT95

Xóm Tân Bình – Xã Vô Tranh – Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên

13 Làng nghề trồng và chế biến chè, long vải nhãn Bình Long

Chè Trung du, chè Lai LBT1, chè 777, chè Kim Tuyên, chè Phúc Vân Tiên

Xóm Bình Long - Xã Vô Tranh – Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên

14 Làng nghề chè Phú Đô xóm Phú Nam 7

Chè Trung du, chè TRI 777, chè Kim Tuyên, chè Bát Tiên, chè DP1

Xóm Phú Nam 7 - Xã Phú Đô – Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên

15 Làng nghề chè Phú Đô xóm Phú Nam 3

Chè Trung du, chè GT1, chè 777, chè Kim Tuyên, chè Bát Tiên

Xóm Phú Nam 3 - Xã Phú Đô – Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên

16 Làng nghề truyền thống chè La Bằng

Chè Trung du, chè Kim Tuyên, chè Lai I, chè Bát Tiên, chè Keo

Xóm Rừng Vần – Xã La Bằng – Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên

17 Làng nghề truyền thống chè La Bằng

Chè Trung du, chè Kim Tuyên, chè Bát Tiên, chè Keo, chè TGI

Xóm Kẹm – Xã La Bằng – Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên

18 Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại du lịch Phú Lâm

Trà Bát tiên quy vị, trà Keo Long Tuyền, trà Phúc Lộc, trà Búp Ngọc, trà Như Lai, trà Việt Cổ, trà túi lọc Phú Lâm 2g, trà Tân Cương…..

Xóm Làng Cả - Xã Thịnh Đức - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên

II Sản phẩm nấm ăn

1 Công ty Cổ phần Nhật Sơn Nấm linh chi, nấm sò, mộc nhĩ

Xóm Cây Châm - Xã Động Đạt - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên

2 Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phú Gia

- Nấm: trà tân, hào hương, ngô, hương tươi, nâu tây, dạ dày, hương khô, ly - Mộc nhĩ: tươi, khô - Chân nấm hương khô, giống nấm các loại

Xã Hùng Sơn - Huyện Đại Từ - Tỉnh TN

III Sản phẩm miến dong, mỳ gạo

1 Hợp tác xã miến Việt Cường Miến dong

Xóm Việt Cường - Xã Hóa Thượng - Huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên

2 Làng nghề truyền thống miến Việt Cường Miến dong

Xóm Việt Cường - Xã Hóa Thượng - Huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên

3

Hợp tác xã chế biến kinh doanh dịch vụ lương thực hoàng gia Nam Hoà

Mì gạo Xóm Đồng Cỏ - Xã Nam Hoà - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên

(Xem tiếp trang 18)

Page 18: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 18

THÔNG TIN ĐẾN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

IV Mặt hàng lương thực, thực phẩm

1 Lạc - Xã Tân Khánh Lạc củ Xã Tân Khánh – Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

2 Hộ chăn nuôi lợn - Gia đình anh Nguyễn Văn Thành Lợn Xóm Trạng Đài – Xã Tân Kim –

Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

3 Hộ chăn nuôi lợn rừng – Gia đình bà Nguyễn Thị Thái Lợn rừng Xóm Đồng Chúc - Xã Tân Kim –

Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

4 Hộ chăn nuôi gà – Gia đình anh Vũ Thành Tuyến

Gà mía, gà chọi

Xóm La Đuốc – Xã Tân Kim – Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

5 Hợp tác xã chăn nuôi gia súc, gia cầm Tân Thành

Gà lai chọi, gà mía, gà đông cảo, vịt, lợn

Xóm Đồng Bốn – Xã Tân Thành – Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

V Sản phẩm mật ong

1 Cơ sở sản xuất mật ong rừng – Gia đình ông Nông Văn Soi Mật ong Xóm Đèo Khê – Xã Tân Kim – Huyện

Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên

2 Hợp tác xã ong mật Phúc Thuận Mật ong Xóm Phúc Tài - Xã Phúc Thuận - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên

VI Hàng lâm sản, thủ công mỹ nghệ

1 Làng nghề mộc Giã Trung

Giường, tủ quần áo, bàn ghế, kệ thờ, kệ tivi…

Thôn Giã Trung - Xã Tiên Phong - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên

2 Làng nghề dệt mành cọ thôn Làng Bầng Mành cọ Thôn Làng Bầng - Xã Đồng Thịnh –

Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên

3 Làng nghề mây tre đan Thù Lâm Giần, sàng, rổ, rá, thúng, mẹt

Thôn Thù Lâm - Xã Tiên Phong - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên

4 Làng nghề mây tre đan Phấn Mễ Thúng, sảo, mẹt, rổ, rá, giần, sàng….

Xóm Phú Yên – Xã Phấn Mễ - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên

VII Trái cây

1 Hợp tác xã Tiên Trường 3 Bưởi Tiên Hội Xóm Tiên Trường 1 + Xóm Tiên Trường 2 - Xã Tiên Hội - Huyện Đại Từ - Tỉnh TN

Thông tin chi tiết, liên hệ: Trung tâm XTTM Thái Nguyên, gặp Chị Hoàn. ĐT: 0973.999.728

Cộng tác viên XTTM

Page 19: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 19

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Mời tham gia Triển lãm – Hội chợ “Việt Bắc 2014”

Page 20: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNGcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/news/2-10-2014/Ban tin thang 9-2014.pdfMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG THÁNG Lãnh

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 20

THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ TRONG NƯỚC

Diễn biến chỉ số giá cả một số mặt hàng thiết yếu tỉnh Thái Nguyên tháng 9 năm 2014

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3% so với

cùng kỳ và tăng 1,29% so với tháng 12/2013: Chỉ số giá lương thực ổn định so với tháng trước, nhưng tăng 5,87% so với cùng kỳ và tăng 1,08% so với tháng 12/2013; chỉ số giá thực phẩm tăng 0,58% so với tháng trước, tăng 1,83% so với cùng kỳ và tăng 0,73% so với tháng 12/2013.

- Nhóm đồ uống và thuốc lá ổn định so với tháng trước, nhưng tăng 6,95% so với cùng kỳ và tăng 1,93% so với tháng 12/2013.

- Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,26% so với tháng trước, tăng 2,66% so với cùng kỳ và tăng 1,97% so với tháng 12/2013.

- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,33% so với tháng trước, nhưng tăng 4,35% so với cùng kỳ và tăng 0,19% so với tháng 12/2013.

- Nhóm thiết bị đồ dùng gia đình ổn định so với tháng trước, tăng 1,25% so với cùng kỳ và tăng 0,47% so với tháng 12/2013.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế ổn định so với tháng trước và tháng 12/2013, nhưng tăng 0,36% so với cùng kỳ.

- Nhóm giao thông giảm 1,78% so với tháng trước, nhưng tăng 0,43% so với cùng kỳ và tăng 1,6% so với tháng 12/2013.

- Bưu chính viễn thông ổn định so với tháng trước, nhưng giảm 0,05% so với cùng kỳ và tháng 12/2013.

- Nhóm giáo dục tăng 3,87% so với tháng trước, tăng 4,3% so với cùng kỳ và tăng 4,18% so với tháng 12/2013.

- Nhóm văn hoá, giải trí và du lịch ổn định so với tháng trước, tăng 1,68% so với cùng kỳ và tăng 1,23% so với tháng 12/2013.

- Vàng, ngoại tệ: Trong tháng 9/2014 chỉ số giá vàng giảm 1,81% so với tháng trước, giảm 4,71% so với cùng kỳ, nhưng tăng 1,08% so với tháng 12/2013; Chỉ số giá USD giảm 0,09% so với tháng trước, nhưng tăng 0,23% so cùng kỳ và tăng 0,45% so với tháng 12/2013.

Phòng KH-TC