8
WEEKLY STARFISH STRATEGY 03/03/2014 07/03/2014 Trang 1/8 MARITIME BANK SECURITIES TOP CP THANH KHON TUN QUA Giá (VND) KLGDBQ (CP) HSX ITA 8.300 10.227.364 FLC 12.400 8.160.836 HAG 27.200 6.757.304 SSI 25.800 5.693.576 SAM 12.200 5.552.884 HNX PVX 4.600 13.898.126 SHB 9.300 9.595.388 SCR 9.400 7.726.333 VCG 15.400 5.851.595 KLS 11.700 5.037.558 TOP CP TĂNG/GIẢM TUN QUA Giá (VND) % Tăng/Giảm TĂNG KST 9.000 55,2% HBE 10.100 44,3% CSC 16.000 41,6% VE8 6.600 37,5% DHT 38.500 36,5% GIẢM PXM 1.500 -25,0% DLR 6.200 -19,5% DNC 8.300 -16,2% AME 4.800 -14,3% SVT 6.3 -12.5% DIN BIẾN VĨ MÔ Chsgiá tiêu dùng CPI tháng 2/2014 của cnước tăng khá thấp, chtăng 0,55% so tháng trước, trong đó nhiều nhóm hàng có mức tăng thấp hơn mức tăng chung. Tháng 2 là tháng có dịp nghTết nguyên đán nên nhóm hàng ăn và dịch văn uống thường tăng cao. Trong tháng 2/2014, nhóm này tăng 1,15% so tháng trước đó. Cụ thể, lương thực tăng 0,68%, thực phẩm tăng 1,16% và ăn uống ngoài gia đình tăng mạnh nht vi 1,6%. Tt ccác nhóm hàng hóa và dịch vcòn lại đều có mức tăng dưới 1%, riêng nhóm bưu chính viễn thông và nhóm nhà ở và vật liu xây dựng có chỉ sgiá giảm so với tháng 1. Tính từ đầu năm, CPI tăng 1,24% so với cuối năm trước và tăng 4,65% so với tháng 2/2013. y ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chính thức bác bỏ thông tin sẽ nới room trong tháng 02/2014. Trước đó, vào tháng 11/2013, UBCKNN xây dựng dtho quyết định vvic tham gia của các tổ chức cá nhân nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, theo đó, sẽ ni tlshu cho nhà đầu tư nước ngoài ở các công ty niêm yết lên mức 60% thay vì mức 49% như hiện nay. Trên thị trường những ngày qua đã xuất hiện thông tin không chính xác về thời điểm dtho sbắt đầu có hiệu lực vào tháng 02/2014. Tuy nhiên, ngày hôm qua, UBCKNN đã chính thức bác bỏ thông tin sẽ ni room trong tháng tới, giúp ổn định lại tâm lý nhà đầu tư bị chi phi do nh hưởng của các thông tin đồn đoán. THTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Thtrường chứng khoán tiếp tc chuỗi ngày tăng điểm bt chp rủi ro đang lớn dần. Tính chung cả tun, chsVN-Index tăng tmốc 570,57 điểm lên 586,48 điểm, HNX-Index tăng từ 80,17 điểm lên 83,12 điểm. Sthn trng ca thtrường tăng cao đặc biệt sau phiên bán tháo lịch sth5 tuần trước. Tuy vy, vi tâm lý vững vàng cùng dòng tiền xoay vòng giữa các mã cổ phiếu, không rút ra khỏi thtrường. Do đó, thị trường vn tiếp tục đi lên nhưng tốc độ tăng đã giảm. Thc tế các mã cổ phiếu bluechips, đặc biệt là cổ phiểu ngân hàng vẫn đóng vai trò dẫn dt thtrường, duy trì đà tăng hiện có. Thanh khoản thtrường vn tiếp tc mức cao, không có dấu hiệu rút tiền sau phiên tháo chạy th5 tuần trước. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ VN-Index đang tiến sát ngưỡng 600 điểm, rủi ro theo đó cũng tăng cao hơn trước. Với nhìn nhận thtrường scó điều chỉnh khá mạnh trong ngn hn tại vùng giá 600 điểm, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư cần hết sc thn trong trong giao dch thời điểm này. Lựa chn cphiếu squyết định đầu tư thành công hay thất bi do thtrường hiện nay không tăng đồng lot. Dòng tiền chtìm đến nhng cphiếu có cơ bản tốt, có đột biến vkết qukinh doanh hoặc chưa tăng mạnh trong thi gian qua. Trong tun tới, chúng tôi cho rằng thtrường stăng trong 2 phiên đầu tuần, điều chnh trong 3 phiên cuối tuần và VN-Index dao động quanh vùng giá 595 +/- 5 điểm. 20,800 21,000 21,200 21,400 21,600 21,800 20-Feb-13 20-Jun-13 20-Oct-13 20-Feb-14 Đồng Tỷ giá USD/VND NHNN Liên NH TT tự do -60 -20 20 60 0 40 80 120 160 19/2/13 19/6/13 19/10/13 19/2/14 Nghìn tỷ Nghìn tỷ Repos trên OMO theo tuần Bơm/hút qua mua kỳ hạn Cung tiền

Msbs weekly starfish_strategy_20140303

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Msbs weekly starfish_strategy_20140303

WEEKLY STARFISH STRATEGY

03/03/2014 – 07/03/2014

Trang 1/8

MARITIME BANK

SECURITIES

TOP CP THANH KHOẢN TUẦN QUA

Mã Giá (VND) KLGDBQ (CP)

HSX ITA 8.300 10.227.364

FLC 12.400 8.160.836

HAG 27.200 6.757.304

SSI 25.800 5.693.576

SAM 12.200 5.552.884

HNX PVX 4.600 13.898.126

SHB 9.300 9.595.388

SCR 9.400 7.726.333

VCG 15.400 5.851.595

KLS 11.700 5.037.558

TOP CP TĂNG/GIẢM TUẦN QUA

Mã Giá (VND) % Tăng/Giảm

TĂNG KST 9.000 55,2%

HBE 10.100 44,3%

CSC 16.000 41,6%

VE8 6.600 37,5%

DHT 38.500 36,5%

GIẢM PXM 1.500 -25,0%

DLR 6.200 -19,5%

DNC 8.300 -16,2%

AME 4.800 -14,3%

SVT 6.3 -12.5%

DIỄN BIẾN VĨ MÔ

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 2/2014 của cả nước tăng khá thấp, chỉ tăng 0,55% so tháng trước, trong

đó nhiều nhóm hàng có mức tăng thấp hơn mức tăng chung. Tháng 2 là tháng có dịp nghỉ Tết nguyên đán nên

nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống thường tăng cao. Trong tháng 2/2014, nhóm này tăng 1,15% so tháng trước đó. Cụ

thể, lương thực tăng 0,68%, thực phẩm tăng 1,16% và ăn uống ngoài gia đình tăng mạnh nhất với 1,6%. Tất cả các

nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại đều có mức tăng dưới 1%,

riêng nhóm bưu chính viễn thông và nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá giảm so với tháng 1. Tính từ đầu năm,

CPI tăng 1,24% so với cuối năm trước và tăng 4,65% so với tháng 2/2013.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chính thức bác bỏ thông tin sẽ nới room trong tháng 02/2014. Trước

đó, vào tháng 11/2013, UBCKNN xây dựng dự thảo quyết định về việc tham gia của các tổ chức cá nhân nước ngoài trên thị

trường chứng khoán Việt Nam, theo đó, sẽ nới tỷ lệ sở hữu cho

nhà đầu tư nước ngoài ở các công ty niêm yết lên mức 60% thay vì mức 49% như hiện nay. Trên thị trường những ngày qua

đã xuất hiện thông tin không chính xác về thời điểm dự thảo sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 02/2014. Tuy nhiên, ngày hôm

qua, UBCKNN đã chính thức bác bỏ thông tin sẽ nới room trong tháng tới, giúp ổn định lại tâm lý nhà đầu tư bị chi phối do ảnh

hưởng của các thông tin đồn đoán.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thị trường chứng khoán tiếp tục chuỗi ngày tăng điểm bất chấp

rủi ro đang lớn dần. Tính chung cả tuần, chỉ số VN-Index tăng từ mốc 570,57 điểm lên 586,48 điểm, HNX-Index tăng từ 80,17

điểm lên 83,12 điểm. Sự thận trọng của thị trường tăng cao đặc biệt sau phiên bán tháo lịch sử thứ 5 tuần trước. Tuy vậy, với

tâm lý vững vàng cùng dòng tiền xoay vòng giữa các mã cổ phiếu, không rút ra khỏi thị trường. Do đó, thị trường vẫn tiếp

tục đi lên nhưng tốc độ tăng đã giảm. Thực tế các mã cổ phiếu bluechips, đặc biệt là cổ phiểu ngân hàng vẫn đóng vai trò dẫn

dắt thị trường, duy trì đà tăng hiện có. Thanh khoản thị trường

vẫn tiếp tục ở mức cao, không có dấu hiệu rút tiền sau phiên tháo chạy thứ 5 tuần trước.

CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ

VN-Index đang tiến sát ngưỡng 600 điểm, rủi ro theo đó

cũng tăng cao hơn trước. Với nhìn nhận thị trường sẽ có điều chỉnh khá mạnh trong ngắn hạn tại vùng giá 600 điểm,

chúng tôi cho rằng nhà đầu tư cần hết sức thận trong trong giao dịch thời điểm này. Lựa chọn cổ phiếu sẽ quyết định đầu

tư thành công hay thất bại do thị trường hiện nay không tăng

đồng loạt. Dòng tiền chỉ tìm đến những cổ phiếu có cơ bản tốt, có đột biến về kết quả kinh doanh hoặc chưa tăng mạnh

trong thời gian qua. Trong tuần tới, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ tăng trong 2 phiên đầu tuần, điều chỉnh trong 3

phiên cuối tuần và VN-Index dao động quanh vùng giá 595 +/- 5 điểm.

20,800

21,000

21,200

21,400

21,600

21,800

20-Feb-13 20-Jun-13 20-Oct-13 20-Feb-14

Đồng Tỷ giá USD/VND

NHNN Liên NH TT tự do

-60

-20

20

60

0

40

80

120

160

19/2/13 19/6/13 19/10/13 19/2/14

Nghìn tỷ Nghìn tỷ Repos trên OMO theo tuần

Bơm/hút qua mua kỳ hạn Cung tiền

Page 2: Msbs weekly starfish_strategy_20140303

WEEKLY STARFISH STRATEGY

03/03/2014 – 07/03/2014

Trang 2/8

MARITIME BANK

SECURITIES

THỐNG KÊ GIAO DỊCH TRONG TUẦN

VN-INDEX

Ngày VN-

INDEX Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD Giá trị NN

mua Giá trị NN

bán NN Mua

Ròng

28/02/2014 586,48 +1,69(+0,29%) 119.408.907 2.241,70 tỷ 400,17 tỷ 385,07 tỷ 15,1 tỷ

27/02/2014 584,79 -5,02(-0,85%) 225.207.222 3.492,04 tỷ 265,19 tỷ 195,01 tỷ 70,18 tỷ

26/02/2014 589,81 +3,61(+0,62%) 157.700.690 2.759,43 tỷ 166,66 tỷ 130,89 tỷ 35,77 tỷ

25/02/2014 586,20 +9,62(+1,67%) 143.514.510 2.686,89 tỷ 313,77 tỷ 167,74 tỷ 146,03 tỷ

24/02/2014 576,58 +6,01(+1,05%) 119.028.370 1.968,48 tỷ 199,71 tỷ 237,14 tỷ -37,43 tỷ

Page 3: Msbs weekly starfish_strategy_20140303

WEEKLY STARFISH STRATEGY

03/03/2014 – 07/03/2014

Trang 3/8

MARITIME BANK

SECURITIES

THỐNG KÊ GIAO DỊCH TRONG TUẦN

HNX-INDEX

Ngày HNX-

INDEX Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD Giá trị NN

mua Giá trị NN

bán NN Mua

Ròng

28/02/2014 83,12 +0,49(+0,59%) 77.346.237 731,59 tỷ 20,80 tỷ 10,36 tỷ 10,44 tỷ

27/02/2014 82,63 -0,16(-0,20%) 110.822.832 1.061,69 tỷ 16,23 tỷ 10,16 tỷ 6,07 tỷ

26/02/2014 82,79 +0,54(+0,66%) 93.341.725 906,26 tỷ 12,11 tỷ 4,55 tỷ 7,56 tỷ

25/02/2014 82,25 +0,59(+0,72%) 95.086.461 856,19 tỷ 14,80 tỷ 10,37 tỷ 4,43 tỷ

24/02/2014 81,66 +1,49(+1,85%) 70.883.432 687,83 tỷ 11,01 tỷ 2,65 tỷ 8,36 tỷ

Page 4: Msbs weekly starfish_strategy_20140303

WEEKLY STARFISH STRATEGY

03/03/2014 – 07/03/2014

Trang 4/8

MARITIME BANK

SECURITIES

TỔNG HỢP TIN TỨC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

TIN TRONG NƯỚC

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2/2014 dự kiến giảm

10,3% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2013. IIP hai tháng đầu năm 2014 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 3%, công nghiệp chế biến,

chế tạo tăng 7,8%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,5%, ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải

tăng 5,8%. Cũng theo báo cáo này, chỉ số tồn kho thời điểm 1/2/2014 tăng 12,7% so với cùng thời điểm năm trước. Một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao là: sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu, sản xuất kim loại, sản xuất các sản

phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 2/2014 của cả nước tăng khá thấp, chỉ tăng 0,55% so tháng trước,

trong đó nhiều nhóm hàng có mức tăng thấp hơn mức tăng chung. Tháng 2 là tháng có dịp nghỉ Tết nguyên đán nên nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống thường tăng cao. Trong tháng 2/2014, nhóm này tăng 1,15% so tháng

trước đó. Cụ thể, lương thực tăng 0,68%, thực phẩm tăng 1,16% và ăn uống ngoài gia đình tăng mạnh nhất với

1,6%. Tất cả các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại đều có mức tăng dưới 1%, riêng nhóm bưu chính viễn thông và nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá giảm so với tháng 1. Tính từ đầu năm, CPI tăng 1,24% so với cuối

năm trước và tăng 4,65% so với tháng 2/2013.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chính thức bác bỏ thông tin sẽ nới room trong tháng

02/2014. Trước đó, vào tháng 11/2013, UBCKNN xây dựng dự thảo quyết định về việc tham gia của các tổ chức cá

nhân nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, theo đó, sẽ nới tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài ở các công ty niêm yết lên mức 60% thay vì mức 49% như hiện nay. Trên thị trường những ngày qua đã xuất hiện

thông tin không chính xác về thời điểm dự thảo sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 02/2014. Tuy nhiên, ngày hôm qua, UBCKNN đã chính thức bác bỏ thông tin sẽ nới room trong tháng tới, giúp ổn định lại tâm lý nhà đầu tư bị chi

phối do ảnh hưởng của các thông tin đồn đoán.

Theo Tổng cục Thống kê, trong hai tháng đầu năm cả nước xuất siêu 244 triệu USD. Trong đó các doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xuất siêu 2,09 tỷ USD. Doanh nghiệp trong nước nhập siêu 1,85 tỷ

USD. Tổng kim ngạch xuất hai tháng ước đạt 21,06 tỷ USD, tăng 12,3% (2,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái, riêng xuất khẩu của khối FDI (tính cả dầu thô) đạt 13,85 tỷ USD, tăng 11,8% (1,46 tỷ USD) so với cùng kỳ. Kim

ngạch nhập khẩu hai tháng ước đạt 20,82 tỷ USD, tăng 17% (3,02 tỷ USD) so với cùng kỳ. Tính riêng khu vực FDI đã nhập khẩu 11,8 tỷ USD, tăng 17,1% (1,72 tỷ USD).

Đến 15/2, bội chi ngân sách ước khoảng 15,3 nghìn tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến 15/2/2014, tổng thu ngân

sách Nhà nước ước đạt 99,4 nghìn tỷ đồng, bằng 12,7% dự toán năm; trong khi tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 114,7 nghìn tỷ đồng, bằng 11,4% dự toán năm. Như vậy, tính đến ngày 15/2, bội chi ngân sách Nhà nước ước

khoảng 15,3 nghìn tỷ đồng, mới bằng 6,8% mức bội chi đã được Quốc hội phê duyệt cho năm 2014.

Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), chỉ số môi trường kinh doanh

(BCI) hàng quý thực hiện vào tháng 2/2014 cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng

đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang tăng rõ rệt. Chỉ số môi trường kinh doanh lần đầu vượt mức trung bình sau 2 năm, tăng từ 50 lên 59 điểm. Điều này khẳng định lòng tin của các DN Châu Âu với TT Việt Nam.

Theo dự thảo Thông tư hướng dẫn về việc bán đấu giá tài sản bảo đảm (TSBĐ) của VAMC, VAMC chỉ thực hiện việc bán đấu giá đối với TSBĐ của các khoản nợ xấu nếu không có thỏa thuận của các bên về xử lý

TSBĐ và tài sản đó có giá trị dưới 10 tỷ đồng hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để thực hiện cuộc đấu giá. Đối với TSBĐ của các khoản nợ xấu có thỏa thuận của các bên về xử lý

TSBĐ hoặc tài sản đó có giá trị từ trên 10 tỷ đồng trở lên hoặc khoản nợ xấu có thỏa thuận của các bên về xử lý tài

sản bảo đảm bằng bán đấu giá thì Công ty Quản lý tài sản ký hợp đồng thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản thực hiện việc bán đấu giá.

Sơ kết chương trình kết nối ngân hàng (NH) – doanh nghiệp (DN) năm 2013 trên địa bàn TP HCM, các NH thương mại trên địa bàn đã cho vay được trên 12.600 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi. Mục tiêu giải ngân

trong năm 2014 phải đạt ít nhất là 20.000 tỷ đồng khi các NH quốc doanh cùng vào cuộc. Các NH nên tính toán để

giảm thêm lãi suất cho vay, qua đó giúp DN giảm bớt chi phí vay vốn. Theo Thống đốc, để DN tiếp cận được vay vốn, các NH nên đưa ra mức lãi suất cho vay ngắn hạn xuống 7-8%, trung và dài hạn xoay quanh mức 10 -

10,5%/năm, cho vay bình ổn giá dưới 6%/năm. Riêng tiểu thương ở các chợ thì lãi suất cho vay dưới 9%/năm.

Page 5: Msbs weekly starfish_strategy_20140303

WEEKLY STARFISH STRATEGY

03/03/2014 – 07/03/2014

Trang 5/8

MARITIME BANK

SECURITIES

TIN QUỐC TẾ

Khu vực dịch vụ của Mỹ tăng trưởng chậm lại trong tháng 2. Theo báo cáo của Markit công bố hôm qua, chỉ số PMI dịch vụ tháng 2 của nước này giảm xuống 52,7 điểm từ mức 56,7 điểm của tháng trước. Trong đó, số liệu về

việc làm khu vực dịch vụ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm xuống 52 điểm. Tình hình thời tiết lạnh tiếp tục ảnh hưởng xấu tới hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thị trường vẫn trông đợi những số liệu

của các tháng tiếp theo để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thời tiết đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chỉ số giá tiêu dùng khu vực Châu Âu tháng 1/2014 chỉ tăng 0,8% so cùng kỳ, khá xa so với mục tiêu 2% của NHTW Châu Âu ECB. Theo Văn phòng thống kê Châu Âu, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 của toàn khu vực

giảm khá mạnh 1,1% so với tháng trước; và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2013. Chỉ số giá tiêu dùng loại trừ ảnh hưởng của giá thực phẩm và năng lượng giảm 1,4% so với tháng 12, song tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Trước

tình hình lạm phát thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu (2%), nền kinh tế Châu Âu vẫn tiếp tục đối mặt với nguy cơ thiểu phát. Trong một động thái liên quan khác, tại cuộc họp của nhóm các nước G20, chủ tịch ECB cho biết ông sẽ

xem xét toàn bộ các yếu tố trước khi quyết định có tiếp tục cắt giảm lãi suất hay không vào cuộc họp chính sách của

ECB sẽ diễn ra vào ngày 6/3 tới.

Chỉ số môi trường kinh doanh của Đức tăng khá mạnh trong tháng 2/2014 trước triển vọng kinh tế

sáng sủa hơn. Theo khảo sát của IFO, chỉ số môi trường kinh doanh của Đức tăng nhẹ 0,7 điểm lên mức 111,3 điểm trong tháng 2; cao hơn dự báo 110,6 điểm của giới phân tích. Số liệu này đạt mức cao nhất trong gần 2 năm

rưỡi qua cho thấy nền kinh tế lớn nhất khu vực Eurozone đang tiếp tục phục hồi khá nhanh. Trong đó, chỉ số đánh

giá nền kinh tế hiện tăng mạnh 2 điểm, trái lại chỉ số kỳ vọng giảm nhẹ 0,6 điểm so với tháng trước.

Tâm điểm cuộc họp của đại diện hai mươi nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) tập trung vào thúc đẩy cải

cách IMF và thông qua mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng. Cụ thể, kết thúc cuộc họp hai ngày vào 23/2 tại Sydney, nhóm G20 đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP thêm 2% trong vòng 5 năm tới. Để

tăng trưởng với tốc độ 2% trong xu hướng hiện nay, các nước đã cam kết "phát triển những chính sách tham vọng nhưng thực tế". Đồng thời, đại diện các nền kinh tế lớn cũng bày tỏ sự đáng tiếc khi những cải cách được IFM đặt ra

từ năm 2010 vẫn chưa được thực hiện và thúc giục Mỹ phải thực hiện những điều đó trước khi cuộc họp tiếp theo

diễn ra vào tháng 4 tới. Ngoài ra, nhóm G20 cũng chú ý tới tác dụng phụ của chính sách cắt giảm nới lỏng định lượng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Niềm tin tiêu dùng Mỹ giảm nhẹ trong tháng 2/2014 do lo ngại về điều kiện kinh doanh, công việc và thu nhập trong tương lai. Theo khảo sát của Conference Board, chỉ số niềm tin tiêu dùng đã giảm 1,3 điểm xuống

đứng ở mức 78,1 điểm trong tháng 2, thấp hơn mức dự báo 79,4 điểm của giới phân tích. Trong đó, chỉ số đánh giá

các điều kiện kinh doanh hiện tại tăng 4,4 điểm; trái lại chỉ số kỳ vọng giảm khá mạnh 5,1 điểm so tháng trước. Số liệu trong tháng 1/2014 cũng được điều chỉnh giảm 1,3 điểm xuống mức 79,4 điểm từ mức ước tính 80,7 điểm trước

đó.

Giá nhà tại Mỹ tăng quý thứ 10 liên tiếp. Theo Cơ quan tài chính nhà đất liên bang Mỹ (FHFA), giá nhà tại Mỹ

(HPI) trong quý IV/2013 tăng 1,2% so với quý trước và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá cả

các hàng hóa và dịch vụ chỉ tăng 0,7%. Chỉ số giá nhà HPI được tính toán dựa trên các thông tin về tài sản thế chấp được bán hoặc được đảm bảo bởi công ty địa ốc lớn Fannie Mae và Freddie Mac. Chỉ số HPI tăng ở cả 38 tiểu bang

trong quý IV/2013 (giảm từ mức 48 tiểu bang như báo cáo trong quý III); trong đó năm bang có mức tăng lớn nhất là: Neveda; California; Arizona; Oregon và Florida.

Cán cân thương mại là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng GDP của Đức trong quý IV/2013. Theo số liệu chính thức của Cơ quan thống kê Châu Âu Eurostat, tổng sản phẩm quốc nội GDP của Đức trong quý IV tăng

0,4% so quý trước; cao hơn so với mức tăng 0,3% của quý III/2013. So với cùng kỳ năm ngoái, GDP quý IV của Đức

tăng 1,3%. Trong đó, cán cân thương mại đóng góp 1,1% vào mức tăng trưởng GDP và là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng GDP trong quý IV. Trái lại, nhu cầu trong nước thấp làm sụt giảm 0,7% mức tăng GDP của quý IV.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nhu cầu trong nước sẽ được cải thiện trong năm 2014 khi chi tiêu gia đình tăng do mức lương tăng cao, lạm phát ở mức trung bình và lợi ích từ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục.

Doanh số bán lẻ tại Ý - nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng Eurozone - giảm trong tháng 12. Số liệu

chính thức từ Viện Thống kê Quốc gia Ý ISTAT cho biết, doanh số bán lẻ của Ý tháng 12 giảm 0,3% so với tháng trước, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng mặt hàng thực phẩm, doanh số bán lẻ cũng giảm 0,5% so cùng

kỳ. Theo điều tra của ISTAT, các cửa hàng càng lớn thì doanh số giảm càng nhiều. Doanh số bán hàng của siêu thị nhỏ giảm 3% trong khi siêu thị lớn giảm 3,3% so với cùng kỳ. Xu hướng ổn định kéo dài của cả năm đã bị đảo

Page 6: Msbs weekly starfish_strategy_20140303

WEEKLY STARFISH STRATEGY

03/03/2014 – 07/03/2014

Trang 6/8

MARITIME BANK

SECURITIES

ngược bởi người dân tiết kiệm chi tiêu, chờ đến Giáng sinh để mua hàng giảm giá.

Kinh tế Mỹ bất ngờ đón nhận thông tin tích cực từ khu vực nhà đất. Theo Bộ Thương Mại Mỹ, doanh số bán nhà mới tăng vượt dự báo trong tháng 1 với mức 9,6% tương đương 468 nghìn căn hộ. Đây là mức tăng trưởng cao

nhất kể từ tháng 7/2008 của chỉ số này. Mặc dù thời tiết lạnh trong tháng 1 song doanh số bán nhà mới vẫn tăng mạnh. Báo cáo này đi ngược với dự báo giảm của hầu hết các chuyên gia khiến nhiều người đã tỏ ra nghi ngờ tính

chính xác của số liệu.

Niềm tin tiêu dùng của Đức trong tháng 2/2014 tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây. Dựa trên một cuộc khảo sát khoảng 2.000 người, nhóm nghiên cứu thị trường GfK cho biết, chỉ số niềm tin tiêu dùng

Đức đã tăng 0,2 điểm lên mức 8,5 điểm, cao hơn mức dự đoán 8,2 điểm của giới phân tích và đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 01/2007. Cuộc khảo sát này cho thấy người tiêu dùng đã lạc quan hơn về thu nhập tương lai của

họ và kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực Eurozone trong năm nay.

Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Anh tăng trong quý 4/2013. Theo số liệu ước tính lần hai từ Văn phòng

Thống kê Quốc gia Anh, GDP quý IV/2013 của nước này tăng 0,7% so với quý trước. Số liệu này không thay đổi so

với ước tính lần một được đưa ra ngày 28/01/2014. So với cùng kỳ năm trước, GDP quý IV của Anh tăng 1,8%, giảm nhẹ so với mức 1,9% trong ước tính lần một. Chi tiêu hộ gia đình trong quý IV tiếp tục tăng 0,4% so với quý trước,

ghi nhận mức tăng liên tiếp trong vòng 9 quý trở lại đây. Số liệu điều chỉnh theo năm cho thấy, chi tiêu hộ gia đình đã tăng 2,4%; mức cao nhất kể từ năm 2007. Sản lượng xây dựng cũng tăng 0,2%; thấp hơn so với mức ước tính

lần một là 0,3%.

Theo báo cáo mới công bố của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), chỉ số giá dịch vụ trong tháng 01/2014 chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước sau khi đã tăng 1,1% trong tháng 12/2013. Trước đó, theo

khảo sát đối với các chuyên gia kinh tế, chỉ số này dự kiến tăng tới 1,2%. Như vậy, chỉ số giá đã tăng tháng thứ 9 liên tiếp. So với tháng trước, chỉ số giá dịch vụ giảm 0,6%, đây cũng là sự sụt giảm theo tháng đầu tiên trong 5

tháng gần đây.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ trong tuần trước tăng lên mức cao nhất trong vòng 1

tháng qua. Theo Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 22/02

tăng 14 nghìn đơn lên mức 348 nghìn đơn, vượt dự báo 335.000 đơn của giới phân tích. Thời tiết lạnh giá và những cơn bão tại Mỹ đang tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường lao động. Các chuyên gia hy vọng rằng, trong những tháng

tới, thời tiết bớt khắc nghiệt sẽ giúp các lĩnh vực kinh tế của Mỹ phục hồi, đặc biệt trong khu vực việc làm.

Số lượng đơn đặt hàng hóa lâu bền tại Mỹ giảm thấp hơn dự báo. Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, số

lượng đơn đặt hàng hóa lâu bền của Mỹ tháng 1 giảm 1% sau khi đã giảm 4,2% trong tháng trước và thấp hơn ước

tính giảm 1,5%. Số lượng đơn đặt hàng hóa lâu bền, loại trừ mặt hàng vận tải, tăng 1,1% trong tháng 1; ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 5/2013. Tuy nhiên, các cấu phần của chỉ tiêu này hầu hết đều giảm với sự sụt giảm của

đơn hàng máy móc, kim loại cơ bản, thiết bị điện và linh kiện, thiết bị đồ gia dụng. Điều này cho thấy thời tiết lạnh giá vẫn đang ảnh hưởng tới lĩnh vực sản xuất của Mỹ.

Số lượng người thất nghiệp tại Đức giảm tháng thứ ba liên tiếp, mức giảm mạnh hơn dự báo khi các công ty

trở nên lạc quan hơn về đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất khu vực Eurozone. Theo báo cáo của Liên đoàn lao động Đức, số lượng người thất nghiệp tháng 2 tại nước này giảm 14 nghìn người xuống mức 2.914 triệu người, sau

khi đã giảm 28 nghìn người trong tháng 1. Trước đó, các chuyên gia dự báo số lượng người thất nghiệp tháng 2 tại Đức sẽ giảm 10 nghìn người. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 2 vẫn duy trì ổn định ở mức 6,8%. Trong một động thái liên

quan khác, Ủy ban Châu Âu mới đây đã đưa ra dự báo Đức sẽ tăng trưởng 1,8% trong năm 2014 và 2% trong năm 2015. Dự báo này đều cao hơn 0,1% so với dự báo trước đó đưa ra hồi tháng 11.

Tỷ lệ lạm phát tại Đức bất ngờ giảm trong tháng 2, đặt ra thách thức đối với ECB trong việc xem xét giảm lãi

suất trong cuộc họp vào tháng 3 tới. Theo số liệu ước tính của cơ quan thống kê Destatis, lạm phát tháng 2 tại Đức tăng 1,2% so cùng kỳ, thấp hơn mức ước tính tăng 1,3% của giới phân tích. So với tháng trước, lạm phát tại Đức

tăng 0,5%, cũng thấp hơn dự báo 0,6% trước đó. Destatis cho rằng, lạm phát thấp tháng thứ hai liên tiếp chủ yếu do sự giảm giá của nhóm hàng năng lượng (giảm 2,7% so cùng kỳ sau khi đã giảm 1,8% trong tháng trước). Số liệu

chính thức về tỷ lệ lạm phát tháng 2 của Đức sẽ được công bố chính thức vào ngày 14/03 tới.

Page 7: Msbs weekly starfish_strategy_20140303

WEEKLY STARFISH STRATEGY

03/03/2014 – 07/03/2014

Trang 7/8

MARITIME BANK

SECURITIES

CHÍNH SÁCH MỚI TẠI MSBS

Sản phẩm mới: Phiên bản demo của mobile trading: Bạn muốn mở tài khoản chứng khoán tại MSBS nhưng còn lưỡng lự vì muốn tìm hiểu thêm về tiện ích giao dịch trực tuyến qua điện thoại di động của MSBS? Bạn đã có tài khoản tại

MSBS nhưng chưa có điều kiện trải nghiệm giao dịch trực tuyến qua điện thoại di động? Các băn khoăn của các bạn đã có câu trả lời. MSBS đã cho ra đời phiên bản demo của mobile trading. Nếu điện thoại của bạn có kết nối wifi hoặc 3G, hãy

thử 3 bước đơn giản sau:

1. Link đăng nhập: http://msmobile.msbs.com.vn/

2. Hệ thống mặc định user pass của tài khoản demo, bạn chỉ cần click “Đăng nhập TK Demo”.

3. Trải nghiệm những tiện ích và chức năng giao dịch đầy đủ, thuận tiện và nhanh chóng của MSBS qua

mobile.

Trong tương lai gần, MSBS sẽ cho ra đời 2 phiên bản giao dịch mobile app trên 2 dòng điện thoại IOS và Androi.

Nâng cấp MS-Trade Ver3.0: Với mục tiêu không ngừng gia tăng tiện ích cho khách hàng, MSBS vui mừng thông báo từ

ngày 24/02/2014, MSBS đã thay đổi hoàn toàn mới giao diện và nâng cấp rất nhiều tính năng trên hệ thống giao dịch trực tuyến MSTrade.

Thêm tính năng lưu PIN khi đặt lệnh: Giờ đây khi Quý khách hàng đặt lệnh nếu không muốn nhập lại mã PIN sau mỗi lần đặt lệnh, Quý khách hàng có thể click vào ô “Lưu mật khẩu đặt lệnh”. Chức năng này sẽ giúp Quý khách

hàng thao tác nhập lệnh nhanh hơn.

Giao diện hoàn toàn mới với các tính năng ưu việt: Chúng tôi đã tái cơ cấu lại và tinh giản màn hình giao dịch

theo hướng đơn giản hơn, rõ ràng và dễ hiểu hơn cho người sử dụng. Các thông tin về lệnh đặt, cũng như thông tin

quản lý về tiền, chứng khoán và cột bảng biểu giá được bố trí ngay phía trên của giao diện, giúp khách hàng dễ dàng kiểm soát giao dịch.

Bổ sung chức năng chia và hủy nhiều lệnh cùng lúc: Nhằm tiết kiệm thời gian giao dịch cho Quý khách hàng, MSBS bổ sung tính năng chia lệnh và hủy nhiều lệnh giao dịch cùng lúc. Khách hàng chỉ việc tích các lệnh cần hủy,

hệ thống sẽ tự động hủy đồng loạt các lệnh theo yêu cầu.

MSBS giảm phí vay giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán, cầm cố chứng khoán: Mức phí dịch vụ tài chính mới

chính thức áp dụng cho các khoản giải ngân mới từ ngày 09/12/2013 tại MSBS như sau:

Dịch vụ giao dịch ký quỹ (MS-Margin): 14,5%/năm tương đương 0,04%/ngày.

Dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán (MS-Advance): 14,5%/năm tương đương 0,04%/ngày.

Dịch vụ cho vay giao dịch chứng khoán kết hợp bên thứ 3 (MS-TopUp): 16%/năm tương đương 0,044%/ngày.

Dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán (MS-Mortgage): 16%/năm tương đương 0,044%/ngày.

Lãi suất áp dụng theo cơ chế bậc thang vẫn không đổi: 12%/năm cho 10 ngày làm việc đầu tiên và 18% cho

khoảng thời gian còn lại của khoản vay.

DANH MỤC CỔ PHIẾU GIAO DỊCH KÝ QUỸ TẠI MSBS

Quý Khách hàng vui lòng bấm vào đây để cập nhật thông tin về Danh mục cổ phiếu được giao dịch ký quỹ áp dụng tại MSBS từ ngày 18/02/2014.

Page 8: Msbs weekly starfish_strategy_20140303

WEEKLY STARFISH STRATEGY

03/03/2014 – 07/03/2014

Trang 8/8

MARITIME BANK

SECURITIES

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MARITIME BANK

Trụ sở chính:

Tầng 1&3, Tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (04) 3776 5929 - Fax: (04) 3776 5928

Chi nhánh TP Hồ Chí Minh:

Tầng 7, Maritime Bank Tower, 180-192 Nguyễn Công Trứ, Q1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 3521 4299 - Fax: (08) 3914 1969

Website: www.msbs.com.vn

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU

Nguyễn Mai Phương (CFA Charter Pending) – Head of Research

Email: [email protected]

Tiến sỹ Lê Đức Khánh – Chief Economist / Head of Trading Strategy

Email: [email protected]

Đặng Trần Hải Đăng – Head of Equity Research

Email: [email protected]

Trịnh Thị Hồng – Analyst

Email: [email protected]

Để nhận các sản phẩm nghiên cứu của MSBS, vui lòng đăng ký qua email:

[email protected]

Để đọc trực tuyến các sản phẩm nghiên cứu và tương tác trực tiếp với MSBS, vui lòng truy cập:

https://facebook.com/MaritimeBankSecurities

Khuyến cáo: Các thông tin trong báo cáo được xem là đáng tin cậy và dựa trên các nguồn thông tin đã công bố ra công chúng được xem là đáng tin cậy. Thông tin trong báo cáo này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và chúng tôi không đảm bảo về độ chính xác của thông tin.

Ý kiến, dự báo và ước tính chỉ thể hiện quan điểm của người viết tại thời điểm phát hành, không được xem là quan điểm của MSBS và có thể thay đổi mà không cần thông báo. MSBS không có nghĩa vụ phải cập nhật, sửa đổi báo cáo này dưới mọi hình thức cũng như thông báo với người đọc trong trường hợp các quan điểm, dự báo và ước tính trong báo cáo này thay đổi hoặc trở nên không chính xác.

MSBS có thể sử dụng các nghiên cứu trong báo cáo cho hoạt động mua bán chứng khoán tự doanh, với tư cách là một khách hàng sử dụng sản phẩm nghiên cứu. Trung tâm Nghiên cứu MSBS hoạt động độc lập với bộ phận Tự doanh, bộ phận Tự doanh của MSBS có thể giao dịch cho chính Công ty theo những gợi ý về giao dịch ngắn hạn của các chuyên gia phân tích trong báo cáo này và cũng có thể tham gia vào các giao dịch chứng khoán trái ngược với ý kiến tư vấn và quan điểm thể hiện trong báo cáo này.

Nhân viên của MSBS có thể có các lợi ích tài chính đối với các chứng khoán và các công cụ tài chính có liên quan được đề cập trong báo cáo. Báo cáo nghiên cứu này được viết với mục tiêu cung cấp những thông tin khuyến cáo chung với tất cả các khách hàng mà không cân nhắc khẩu vị rủi ro, năng lực rủi ro, các tiêu chí đầu tư cụ thể, tình trang tài chính cụ thể hay nhu cầu cụ thể của bất kỳ người nào nhận được hoặc đọc báo cáo này. Nhà đầu tư phải lưu ý rằng giá chứng khoán luôn biến động, có thể lên hoặc xuống và những diễn biến trong quá khứ, nếu có, không hàm ý cho những kết quả tương lai.

Không ai được phép sao chép, tái sản xuất, phát hành cũng như tái phân phối bất kỳ nội dung nào của báo cáo vì bất kỳ mục đích nào nếu không có văn bản chấp thuận của MSBS. Khi sử dụng các nội dung đã được MSBS chấp thuận, xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn.