15
Motif và biểu tượng trong HQuý Ly ca Nguyễn Xuân Khánh Lê Thị Huế K59- Lý luận Văn học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- LÊ THỊ HUẾ MOTIF VÀ BIỂU TƢỢNG TRONG HỒ QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2016

MOTIF VÀ BIỂU TƢỢNG TRONG HỒ QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUÂN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16959/1/02050004552.pdfvững nhất của không gian văn hóa” [7;220]

Embed Size (px)

Citation preview

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế K59- Lý luận Văn học

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

LÊ THỊ HUẾ

MOTIF VÀ BIỂU TƢỢNG TRONG HỒ

QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2016

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế K59- Lý luận Văn học

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

-----------------------

LÊ THỊ HUẾ

MOTIF VÀ BIỂU TƢỢNG TRONG HỒ QUÝ LY CỦA

NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận Văn học

Mã số: 60 22 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Long

HÀ NỘI - 2016

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế 1 K59- Lý luận Văn học

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 3

2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 4

3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu ........................................... 5

4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7

5. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 8

6. Những đóng góp mới của luận văn ..........................................................

CHƢƠNG 1. MOTIF VÀ BIỂU TƢỢNG NHƢ NHỮNG ĐƠN VỊ LIÊN

VĂN BẢN NGHỆ THUẬT

1.1.Khái niệm, kiểu dạng và chức năng của motif ....................................... 9

1.2.Khái niệm, kiểu dạng và chức năng của biểu tượng .............................. 10

1.3.Motif và biểu tượng-những đơn vị liên văn bản nghệ thuật ................... 13

CHƢƠNG 2. MOTIF TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY

2.1.Motif giấc mơ (chiêm mộng) ................................................................. 15

2.2.Motif hồng nhan bạc mệnh .................................................................... 30

2.3. Motif thù trong giặc ngoài .................................................................... 41

CHƢƠNG 3. BIỂU TƢỢNG TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY

3.1.Biểu tượng tín ngưỡng ........................................................................... 53

3.1.1. Biểu tượng Âm Dương ....................................................................... 53

3.1.2. Biểu tượng Lửa .................................................................................. 64

3.2. Biểu tượng về sinh hoạt văn hóa ........................................................... 70

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế 2 K59- Lý luận Văn học

3.2.1. Biểu tượng âm nhạc .......................................................................... 70

3.2.2. Biểu tượng về vẽ tranh ...................................................................... 79

3.3. Biểu tượng về không gian ..................................................................... 90

3.3.1. Biểu tượng chùa ................................................................................. 90

3.3.2. Biểu tượng vườn cảnh ........................................................................ 97

KẾTLUẬN................................................................................................ 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 117

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế 3 K59- Lý luận Văn học

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

“Văn hóa là những gì còn lại khi ta quên đi tất cả, là cái còn thiếu khi ta

đã học tất cả” (Edouard Herriot), một câu châm ngôn đầy ý nghĩa cho thấy

phạm vi vô cùng rộng lớn của văn hóa. Iu.Lotman đã chỉ cho chúng ta một

hướng tiếp cận văn hóa mới: “các biểu tượng là một trong những yếu tố bền

vững nhất của không gian văn hóa” [7;220]. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly của

Nguyễn Xuân Khánh viết về một giai đoạn lịch sử đầy biến động cuối Trần

đầu Hồ đưa đến cái nhìn mới về lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Hồ Quý Ly mở đầu thành công của tiểu thuyết gia Nguyễn Xuân

Khánh, trong seri tiểu thuyết viết về lịch sử của ông. Tiếp cận văn hóa học

đang là khuynh hướng thời sự trong nghiên cứu văn học thế giới, phân tích

các motif và biểu tượng của Hồ Quý Ly nằm trong khuynh hướng nghiên

cứu hiện đại đó.

Kí hiệu học như một bộ môn khoa học mới xuất hiện cách đây chưa

lâu, mặc dù ngay từ thế kỷ XVII, nhà triết học duy vật Anh J.Locke đã xác

định cực kỳ chính xác đối tượng và dung lượng của kí hiệu học, nhưng suốt

một thời gian dài, những tư tưởng sâu sắc của J.Locke không nhận được sự

ủng hộ. Khái niệm kí hiệu học, một khái niệm do các nhà ngôn ngữ học,

toán học và logic học cùng sáng tạo ra, đã trở thành khái niệm nền móng của

kí hiệu học. Không phải ngẫu nhiên kí hiệu học vẫn thường được gọi là khoa

học về các hệ thống kí hiệu. Iu.Lotman nhà nghiên cứu văn học, nhà văn

hóa học và kí hiệu học nổi tiếng thế giới một trong số những học giả hàng

đầu của thế kỷ XX, người đã đóng góp những tư tưởng lòng cốt làm nên Lý

thuyết kí hiệu học văn hóa.

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế 4 K59- Lý luận Văn học

Việc nghiên cứu nghệ thuật như một hệ thống kí hiệu là lĩnh vực đặc

biệt, ai cũng biết về tính tích cực xã hội của nghệ thuật, các kí hiệu được

nghệ sĩ và nhà văn ứng dụng mang lại giá trị xã hội vô giá. Nghiên cứu xem

nghệ thuật kết tụ trong bản thân thông tin có tầm quan trọng xã hội như thế

nào là nhiệm vụ thú vị của kí hiệu học.

Tác phẩm nghệ thuật là một phương thức tổ chức cực kỳ tiết kiệm, hàm

súc, thuận tiện cho việc lưu trữ và truyền đạt thông tin. Có thể lấy ví dụ như

thông tin về tính cách tham vọng đời sống của nhân vật được miêu tả thông

qua tên gọi, giấc mơ, loài hoa, loài vật yêu thích, khung cảnh và bố trí khu

vườn… Sức sống của vương triều qua hình ảnh cuả những người phụ nữ,

qua sự thay đổi của vườn ngự uyển, qua hình ảnh núi Yên Tử… Một lượng

thông tin khổng lồ được nén trong các biểu tượng thể hiện chiều sâu của

thông tin và ngụ ý nghệ thuật cuả tác giả vô cùng phong phú.

Hồ Quý Ly đã được tiếp cận nhiều trên phương diện nghệ thuật từ nghệ

thuật trần thuật đến thế giới nhân vật... Nhưng trên phương diện văn hóa

học, đi vào giải mã ký hiệu văn hóa ở tác phẩm là một hướng đi ít được

quan tâm. Bởi vậy tôi đã quyết định chọn đề tài Motif và biểu tượng trong

Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh như một thử nghiệm theo hướng đó.

2. Lịch sử vấn đề

Tiểu thuyết Hồ Quý Ly thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử xuất bản năm

2000, được tái bản rất nhiều lần, ngay từ khi ra đời tiểu thuyết đã nhận được

nhiều đánh giá, quan tâm của cả độc giả và giới nghiên cứu. Nhiều giải

thưởng đã được trao cho Hồ Quý Ly công nhận những nỗ lực của tiểu thuyết

gia U80 như: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết (1998 – 2000) của Hội nhà

văn Việt Nam, Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội, 2001, giải thưởng Mai

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế 5 K59- Lý luận Văn học

vàng của báo Người lao động, 2001, giải thưởng Thăng Long của ủy ban

nhân dân thành phố Hà Nội, 2002.

Đã có rất nhiều hội thảo, chuyên luận, luận văn nghiên cứu về tiểu

thuyết Hồ Quý Ly nói riêng và bộ ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

nói chung: tọa đàm Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn

Xuân Khánh, Vấn đề xây dựng nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly

của Nguyễn Xuân Khánh do viện Văn học tổ chức. Những bài báo Nỗi cô

đơn cuả trí thức trong Hồ Quý Ly và Hội thề (Nguyễn Thị Hương Quê), Bài

học canh tân trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh (Thái

Sơn), Nguyễn Xuân Khánh và sự va chạm với cái vảy ngược trên ngực của

những con rồng (Phan Tuấn Anh) được đăng trên WEBOOK thế giới sách

online của bạn. Các luận văn: Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh: từ lịch

sử đến tiểu thuyết của học viên Lê Thị Kim Loan (2012) (Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn Hà Nội), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý

Ly và Mẫu thượng ngàn của học viên Lê Thị Thúy Hậu (Đại học Vinh)…

Những công trình trên chủ yếu tiếp cận tác phẩm dưới góc nhìn nghệ thuật,

nhân vật, trần thuật, tự sự học.

Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, ở Việt Nam chưa có công trình

nào trực tiếp và chuyên sâu nghiên cứu đặc điểm, vai trò của các motif và

biểu tượng trong Hồ Quý Ly.

3. Đối tƣợng mục đích và phạm vi nghiên cứu

Luận văn sẽ đi vào khảo sát và cắt nghĩa các biểu tượng, motif trong

tác phẩm để thấy được những liên kết tạo nên sự đa dạng trong phương thức

biểu hiện tác phẩm.

Đối tượng nghiên cứu sẽ là các biểu tượng và motif được lặp đi, lặp

lại trong tác phẩm gắn liền với tình huống cốt truyện, số phận các nhân vật

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế 6 K59- Lý luận Văn học

và không gian của tiểu thuyết. Các biểu tượng sẽ được tìm hiểu từ việc giải

thích ý nghĩa văn hóa sau đó soi chiếu trong từng tình huống cụ thể của tiểu

thuyết.

Các motif trong tiểu thuyết được khảo sát ở ba motif chính là motif

Giấc mơ, motif hồng nhan bạc mệnh và motif thù trong giặc ngoài, sự sắp

xếp trình tự các motif cho thấy sự tăng dần phạm vi và tầm quan trọng của

vấn đề được khảo sát. Đi từ thế giới tinh thần của con người thông qua motif

giấc mơ, đến vấn đề thân phận con người mà ở đây là thân phận người phụ

nữ trong motif hồng nhan bạc mệnh và mở rộng ra là vấn đề của quốc gia

dân tộc ở motif thù trong giặc ngoài.

Ba nhóm biểu tượng được khảo sát là nhóm biểu tượng về tôn giáo,

nhóm biểu tượng về sinh hoạt văn hóa và nhóm biểu tượng về không gian.

Không chỉ khảo sát các biểu tượng chính được nêu ra ở mỗi nhóm biểu

tượng mà trong quá trình khảo sát còn mở rộng khảo sát các biểu tượng đi

kèm với các biểu tượng chính trong sự so sánh đối chiếu ý nghĩa của biểu

tượng trong văn hóa phương đông và văn hóa phương tây trong sự liên hệ

với bối cảnh và thời đại hiện nay.

Luận văn không chỉ đi tìm hiểu ý nghĩa của các biểu tượng trong bản

thân tác phẩm Hồ Quý Ly mà còn có sự so sánh với hai tiểu thuyết lớn của

Nguyễn Xuân Khánh là Mẫu thượng ngàn (2005) và Đội gạo lên chùa

(2011) để thấy được dòng chảy văn hóa và sự biến thiên của chúng theo thời

gian. Bởi bộ ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là một sự tiếp nối từ

thời gian cho đến sự kiện: Hồ Quý Ly là giai đoạn cuối Trần đầu Hồ cuối thế

kỷ XIV đầu thế kỷ XV, Mẫu thượng ngàn là cuộc kháng chiến chống Pháp,

Đội gạo lên chùa là khoảng giữa hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ, số phận của con người, tôn giáo và văn hóa trong dòng chảy lịch sử với

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế 7 K59- Lý luận Văn học

những thăng trầm và đổi thay. Không phải ngẫu nhiên mà trong bộ ba tiểu

thuyết lớn của mình Nguyễn Xuân Khánh đã gạt hết mọi đề tài mang tính cá

nhân, để hướng đến ba giai đoạn lớn đất nước bị ngoại bang xâm lấn những

sự kiện lịch sử đầy tính nhạy cảm mà phần đa vẫn đang né tránh, bàn về

chuyện quốc gia dân tộc về những vấn đề lớn lao mang tính vận mệnh thể

hiện tầm nhìn bao quát của con người sống qua hai thế kỉ với con mắt bao

dung công tâm và nếm đủ các trải nghiệm để hiểu được bản thân và những

giá trị đích thực của cuộc sống.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học, có kết

hợp phương pháp tiếp cận văn hóa học.

Phương pháp tiếp cận thi pháp học được vận dụng để nghiên cứu hình

thức của tác phẩm, tìm đến những nội dung được thể hiện trong những hình

thức ấy, khảo sát văn bản, hướng đến nội dung tư tưởng, thông điệp tác giả

gửi gắm thông qua tác phẩm.

Phương pháp tiếp cận văn hóa học là phương pháp thuộc khoa học xã

hội nhân văn nghiên cứu bản chất, những quy luật tồn tại và phát triển của

văn hóa, nghiên cứu ý nghĩa nhân bản của văn hóa. Văn hóa học có đối

tượng là văn hóa với tư cách là tổng thể các hình thái giá trị, chuẩn mực và

biểu tượng chi phối cá nhân, xã hội dân tộc và nhân loại. Văn học là một dạng

biểu hiện của văn hóa, nghiên cứu văn học nếu tách khỏi văn hóa sẽ không

hiểu được môi trường đã sinh ra nó và những liên hệ với môi trường ấy.

Phương pháp tiếp cận văn hóa học mà chủ yếu là kí hiệu học văn hóa để

tiếp cận các motif và biểu tượng, cắt nghĩa từng biểu tượng trong từng bối cảnh

văn hóa xã hội, khả năng liên kết xâu chuỗi của nó trong kết cấu tiểu thuyết.

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế 8 K59- Lý luận Văn học

Ngoài hai phương pháp nghiên cứu trên, trong luận văn cũng vận

dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích, tổng hợp.

Phương pháp thống kê nhằm mục đích chỉ ra số lần xuất hiện, tần xuất

của mỗi biểu tượng, motif trong tiểu thuyết, liệt kê các sự kiện trong tác

phẩm để thấy được giá trị và ý nghĩa biểu đạt cũng như sự liên kết của các

motif và biểu tượng.

Phương pháp phân tích từng biểu tượng và motif giúp hiểu rõ ý nghĩa

và vai trò biểu hiện, liên kết tác phẩm của chúng cũng như ngụ ý nghệ thuật

của tác giả trong việc sử dụng và móc nối các chi tiết trong tiểu thuyết.

Phương pháp so sánh cho thấy sự xuất hiện của mỗi biểu tượng và motif

trong bối cảnh khác nhau thể hiện hoàn cảnh riêng cũng như tâm trạng của

nhân vật, để dự báo cho những sự việc xảy ra sau đó.

5. Cấu trúc luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Motif và biểu tượng như những đơn vị liên văn bản nghệ thuật

Chương 2: Motif trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly

Chương 3: Biểu tượng trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly

6. Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn đã phần nào cắt nghĩa được các motif và biểu tượng trong

Hồ Quý Ly nói riêng và trong đời sống văn hóa nói chung.

Luận văn đi vào tìm hiểu các biểu tượng và motif được lặp đi lặp lại

trong tác phẩm gắn liền với tình huống cốt truyện, số phận tính cách các nhân

vật và không gian tiểu thuyết. Các biểu tượng và motif tạo nên sự đa dạng

trong phương thức biểu hiện trở thành công cụ thông tin giao tiếp giữa các

nền văn hóa với ngôn ngữ khác nhau.

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế 9 K59- Lý luận Văn học

Luận văn không chỉ tìm hiểu ý nghĩa của các biểu tượng trong tác phẩm

Hồ Quý Ly mà còn so sánh với các tác phẩm khác để thấy được giá trị văn hóa

kết tinh trong từng motif biểu tượng. Mở ra một hướng tiếp cận mới cho tác

phẩm văn học theo hướng văn hóa học.

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế 10 K59- Lý luận Văn học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc

gia Hà Nội.

2. Chevalier, Jean & Gheebrant, Alain (2002), Từ điển biểu tượng văn

hóa thế giới, (Phạm Vĩnh Cư chủ biên dịch), Nxb Đà Nẵng –Trường viết văn

Nguyễn Du.

3. Huyền Cơ (2007), 10 Đại mỹ nhân Trung Quốc, Nxb Trẻ, Hà Nội.

4. Hà Minh Đức (2007), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Hoàng Quốc Hải (2010), “Bão táp triều Trần” và “Tám triều vua Lý”,

Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

6. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

7. IU.M. Lotman (2015), Kí hiệu học văn hóa, (Lã Nguyên - Đỗ Hải

Phong - Trần Đình Sử dịch), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Xuân Khánh (2007), Hồ Quý Ly, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

9. Nguyễn Xuân Khánh ( 2014), Đội gạo lên chùa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

10. Nguyễn Xuân Khánh (2007), Mẫu thượng ngàn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội

11. Phương Lựu (2012), Lý thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

12. Vũ Dương Ninh (2006), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

13. Vanessa Diffenbaugh (2014), Mật ngữ của hoa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

14. http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=det

ail&id=17951

15. http://www.maxreading.com/sach-hay/thu-phap-va-hoi-hoa-trung-

quoc/tan-man-ve-thu-phap-37192.html

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế 11 K59- Lý luận Văn học

16. http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/hoa-sen-va-y-nghia-tam-

canh-hoa-sen-trong-phat-hoc.html

17. rome..69i57.8082j0j7&sourceid=chrome&es_sm=93&ie=UTF-8

18. http://www.baomoi.com/Ban-ve-tieu-thuyet-lich-su/c/9470229.epi

19. http://khoavanhoc-

ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=47

40%3Atrich-yu-lun-an-tin-s-ng-vn-qmotif-trong-nghien-cu-truyn-k-dan-

gian-ly-thuyt-va-ng-dng-trng-hp-motif-tai-sinhq&catid=120%3Alun-vn-ca-

ncs-hvch-a-sv&Itemid=186&lang=vi

20. Sự tích về hoa đại

http://hoa.quatang.com/su-tich-ve-hoa-dai/

21. Bài học canh tân trong tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” của Nguyễn Xuân Khánh

http://www.chungta.com/tracuu/bai_hoc_canh_tan_trong_tieu_thuyet_ho_

22. Tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại – phác họa một số xu hướng

chủ yếu:

http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/phe-binh/3817-tieu-

thuyet-lich-su-viet-nam-duong-dai-phac-hoa-mot-so-xu-huong-chu-yeu.html

23. Suy nghĩ về lịch sử và tiểu tuyết lịch sử: Trần Đình Sử:

https://trandinhsu.wordpress.com/2013/04/03/suy-nghive-lich-su-va-

tieu-thuyet-lich-su/

24. Về việc vận dụng lý thuyết liên văn bản vào việc dạy ngữ văn ở phổ thông:

http://khoaspnv.vinhuni.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/ly-luan-van-

hoc/seo/ve-viec-van-dung-ly-thuyet-lien-van-ban-vao-day-hoc-ngu-van-o-

truong-pho-thong-54444

25. Nỗi cô đơn của người trí thức trong Hồ Quý Ly và Hội thề:

http://webook.vn/noi-co-don-cua-tri-thuc-trong-ho-quy-ly-va-hoi-

the_0F900F.aspx

26. Nguyễn Xuân Khánh và sự va chạm với cá vảy ngược trên ngực của

những con rồng:

http://webook.vn/nguyen-xuan-khanh-va-su-va-cham-voi-cai-vay-

nguoc-tren-nguc-cua-nhung-con-rong_0B9007.aspx

27. Đàn bà con gái trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh:

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế 12 K59- Lý luận Văn học

http://webook.vn/dan-ba-con-gai-trong-tieu-thuyet-cua-nguyen-xuan-

khanh_0F9007.aspx

28. Mẫu thượng ngàn cuốn tiểu thuyết hay về văn hóa Việt:

http://webook.vn/mau-thuong-ngan---cuon-tieu-thuyet-hay-ve-van-

hoa-viet_0F9207.aspx

29. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: tự do trên “sân chơi” tiểu thuyết lịch sử:

http://webook.vn/2F004F/nha-van-nguyen-xuan-khanh-tu-do-tren-

san-choi-tieu-thuyet-lich-su.aspx

30. Vấn đề xây dựng nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của

Nguyễn Xuân Khánh:

http://webook.vn/0F900E/van-de-xay-dung-nhan-vat-lich-su-trong-

tieu-thuyet-ho-quy-ly-cua-nguyen-xuan-khanh.aspx

31. Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích người Việt:

http://123doc.org/document/897486-mo-tip-hoa-than-trong-truyen-co-

tich-cua-nguoi-viet.htm

32. Liên văn bản – sự triển hạn đến vô cùng của tác phẩm văn học:

http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=view

Artwork&artworkId=792

33. Bí ẩn giác mơ báo trước cái chết của những người nổi tiếng:

http://phunutoday.vn/kham-pha/bi-an-giac-mo-bao-truoc-cai-chet-cua-

nhung-nguoi-noi-tieng-114825.html

34. Sự tích bài thơ Lá diêu bông – Hoàng Cầm:

http://nlsbaoloc.info/index.php?option=com_content&view=article&i

d=1427:s-tich-bai-th-la-dieu-bong-hoang-cm&catid=113:chuyn-vn-hc-vn-

chng&Itemid=317

35. Đinh Bộ Lĩnh – Truyền thuyết con ngựa đá:

http://vnthuquan.org/(S(4e0oxmfvgezk3rf451omsw55))/truyen/truyen.

aspx?tid=2qtqv3m3237n1n3nnn2n31n343tq83a3q3m3237n1n&AspxAutoD

etectCookieSupport=1

36. Hồ Quý Ly 3 công 6 tội: có nên ca tụng Hồ Quý Ly quá đáng không:

http://nguyenxuanhung.com/page/detailinfo/idc/8/id/275/ho-quy-ly-3-

cong-6-toi-co-nen-ca-tung-ho-quy-ly-qua-dang-khong.html

37. Văn bản và liên văn bản:

Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Lê Thị Huế 13 K59- Lý luận Văn học

http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=view

Artwork&artworkId=4890

38. Ký hiệu học văn hóa ở trường phái Ký hiệu học Tartu - Moskva:

https://languyensp.wordpress.com/2013/10/07/ky-hieu-hoc-van-hoa-o-

truong-phai-ky-hieu-hoc-tartu-moskva-2/

39. Nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ type và motif:

http://text.123doc.org/document/1929351-nghien-cuu-van-hoc-dan-

gian-tu-goc-do-type-va-motif-nhung-kha-thu-va-bat-cap-phan-1-pot.htm

40. Motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian: Lý thuyết và ứng dụng –

trường hợp motif tái sing

http://www.vnuhcm.edu.vn/?ArticleId=8ad3635c-e462-47a8-bcf8-

77c06682c116

41. Biểu tượng văn hóa trong thơ Mai Văn Phấn

http://maivanphan.vn/maivanphan/32/398/788/5130/luan-van-thac-si--

khoa-luan-ve-tho-mvp/bieu-tuong-van-hoa-trong-tho-mai-van-phan--de-tai-

nghien-cuu-khoa-hoc----dang-thi-tuyet.aspx